🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phòng, Chống Ma Tuý Học Đường
Ebooks
Nhóm Zalo
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY HỌC ĐƯỜNG
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS. TS. NGUYỄN THẾ KỶ
Phó Chủ tịch Hội đồng
TS. HOÀNG PHONG HÀ
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
PGS. TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
(Chủ biên)
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY HỌC ĐƯỜNG
NHÀ XUẤTBẢN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰTHẬT HÀNỘI - 2015
NHÀ XUẤTBẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
CHỦ BIÊN
PGS. TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
TẬP THỂ TÁC GIẢ
1. PGS. TS. NGUYỄN MINH ĐỨC 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN NHẬT 3. TS. PHẠM VĂN LONG
4. TS. NGUYỄN MINH HIỂN 5. ThS. NGUYỄN XUÂN HỮU 6. ThS. TẠ THỊ MINH KIÊN 7. ThS. NGUYỄN THÀNH ĐOÀN 8. ThS. ĐẶNG ANH TUẤN 9. CN. ĐINH THÀNH AN
N
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
hững năm qua tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy diễn biến khá phức tạp, nhất là tình trạng nghiện
ma túy, trong đó có cả giáo viên và học sinh, sinh viên. Ma túy đã xâm nhập vào cả trường học, gây ra những hậu quả đáng tiếc như học sinh buôn bán ma túy, trộm cắp, gây rối ngay trong nhà trường. Không ít học sinh, sinh viên do thiếu
hiểu biết, tò mò đã bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm tội và tệ nạn nghiện hút.
Trước tình trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy để tự phòng, chống, làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội;
đấu tranh làm giảm tội phạm ma túy và nguồn cung cấp chất ma túy; kiềm chế và giảm số người nghiện ma túy; từng bước đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, tạo môi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách đó đồng thời trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản về
5
ma túy, tội phạm về ma túy và tệ nạn nghiện ma túy... Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Công an nhân dân giới thiệu cuốn sách Phòng, chống ma túy học đường đến học sinh, sinh viên trong cả nước, được
thực hiện bởi các chuyên gia, các nhà khoa học - luật học của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 8 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
6
Phần 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ MA TÚY, TỆ NẠN MA TÚY VÀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY
1. Khái niệm các chất ma túy
Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn thế giới và riêng ở nước ta, tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong một bộ phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội. Không chỉ tác hại do gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ mà chính phương cách sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm cho việc lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Mặc dù những thông tin về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện trên các phương tiện truyền thông đã được thực hiện khá nhiều nhưng vẫn còn không ít người chưa thấy rõ được mức độ nguy hiểm của những tác hại do ma túy gây ra.
Theo nghĩa Hán Việt, ma túy được hiểu với nghĩa:
7
“ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Như vậy, ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để dịch chữ nước ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất. Trong tiếng Việt thuật ngữ “ma túy” mới xuất hiện cách đây khoảng 40 năm. Vào năm 1960 tại Việt Nam, lần đầu tiên người ta dùng cụm từ “xì ke ma túy”. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý thì mãi đến sau này trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, thì thuật ngữ “ma túy” mới được xuất hiện tại Điều 203: Tội tổ chức dùng chất ma túy.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”.
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005: “Ma túy là hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể”.
Theo Bộ luật hình sự hiện hành: Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả, cây cần sa; lá cây côca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain; các chất ma túy khác ở thể lỏng hay thể rắn. Các chất ma túy khác đó là những chất ma túy không nêu trong Bộ luật hình sự nhưng nằm trong danh mục quy định
8
trong các Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy1.
Theo Luật phòng, chống ma túy hiện hành của nước ta thì khái niệm chất ma túy được hiểu như sau: “Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”.
Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy hiện hành.
Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có
____________
1. Gồm ba công ước:
- Năm 1961: Công ước thống nhất về các chất ma túy. - Năm 1971: Công ước về các chất hướng thần.
- Năm 1988: Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần.
9
chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về các thuật ngữ nêu trên có thể hiểu khái niệm các chất ma túy như sau: “Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa nó vào cơ thể người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó, làm cho người sử dụng phải lệ thuộc vào nó và có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho người sử dụng và cộng đồng”.
2. Khái niệm tệ nạn ma túy
Trong những năm gần đây tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Ma túy đã vào trường học, rình rập từng nhà, từng ngõ ngách, gây ra những cái chết dần chết mòn không những cho người nghiện, mà cả gia đình họ. Nghiện ma túy cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác. Đa số người nghiện ma túy, để có tiền mua ma túy đều phạm tội trộm cắp, cướp giật, lừa đảo. Vậy hiểu thế nào là tệ nạn ma túy, tội phạm về ma túy và người nghiện ma túy. Theo quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, có thể hiểu các khái niệm này như sau: Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.
- Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này (người nghiện sử dụng các loại ma
10
túy trên bằng các hình thức: hút, hít, chích, uống, qua da,...).
* Hút ma túy: Người nghiện cho ma túy như (nhựa thuốc phiện, bột hêrôin,...) vào trong điếu thuốc rồi hút; hoặc người nghiện quấn lá cần sa (bồ đà) thành điếu thuốc rồi hút; hoặc xắt nhỏ lá cần sa thành sợi thuốc lá rồi quấn thành điếu như điếu thuốc lá rồi hút, nhưng thường gặp nhất là dùng một chai nước suối loại 500ml đục một lỗ nhỏ rồi trộn lẫn sợi cần sa lẫn thuốc lá rồi hút như hút thuốc lào.
* Hít ma túy: Người nghiện để ma túy (như bột hêrôin) lên mặt trên tờ giấy bạc và dùng lửa đốt phía dưới để hêrôin bốc thành khói trắng bay lên rồi hít khói đó qua một ống (dùng tiền cuốn lại) hay hút trực tiếp từ miệng; hoặc nếu nghiện nặng thì có thể hít trực tiếp bột hêrôin vào trong mũi.
* Chích ma túy: Người nghiện hoặc chủ chích pha ma túy vào trong hũ nước, có khi pha thêm những chất như: mủ xương rồng, nước vôi trong, thuốc vệ sinh phụ nữ, nước đái, nước miếng, nước ngọt, thuốc súng... và đặc biệt nguy hiểm là họ còn có thể pha những thứ mà họ tưởng tượng ra là có thể gây cảm giác hơn như nhớt xe gắn máy, thuốc súng vào rồi chích; các loại thuốc dạng nước như morphine, thuốc ngủ cũng thường được dùng dưới dạng chích.
* Uống ma túy: Uống thuốc phiện, có khi uống sái (chất cặn) thuốc phiện cho qua cơn nghiện; hoặc uống các loại thuốc ngủ hay an thần khác.
11
* Nhai ma túy: Người nghiện nhai một số loại lá như lá côca, lá cần sa khi nhai có tạo nên ảo giác.
* Cá biệt có những trường hợp nghiện nặng, các mạch máu đã bị hư hoại, người nghiện có thể rạch tay, rạch chân rồi chà, xát ma túy vào những nơi rạch đó để ma túy thấm vào trong máu1.
Có hai hình thức lệ thuộc vào ma túy: Đó là lệ thuộc về mặt thể chất và về mặt tâm lý. Lệ thuộc ma túy về mặt thể chất, người nghiện phải tiếp tục dùng ma túy bằng bất cứ giá nào, bởi vì nếu ngưng ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã do thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng. Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chất người ta thường thấy có hiện tượng tăng liều là hiện tượng người dùng ma túy phải tăng liều lượng mới có cảm giác sảng khoái giống như ban đầu. Ví dụ: Hêrôin gây lệ thuộc thể chất người nghiện, hêrôin luôn có khuynh hướng tăng liều lượng sử dụng. Đầu tiên chỉ thử dùng một “tép” hêrôin, nhưng về sau tăng dần đến 2-3 “tép” mỗi ngày, hoặc đầu tiên chỉ dùng hêrôin dạng bột để hút, hít thì về sau phải chuyển sang tiêm chích hêrôin, đặc biệt nghiêm trọng hơn là có thể đi đến hòa trộn hêrôin với thuốc tân dược. Lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý, có sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải sử dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Đây mới chính là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù ____________
1. Xem Nguyễn Minh Đức: Tìm hiểu Luật phòng, chống ma túy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.21.
12
đã được điều trị không còn vật vã, người nghiện vẫn dùng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây những cơn vật vã nhưng người dùng vẫn nghiện không bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này. Ví dụ: cần sa, amphetamine có thể gây lệ thuộc về mặt tâm lý. Còn các chất như thuốc phiện, morphine, hêrôin, côcain gây lệ thuộc cả hai mặt tâm lý và thể chất với mức độ gây nghiện rất cao nên là những loại ma túy nguy hiểm nhất.
Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, tính tới cuối tháng 6-2012 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy. So với cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm. Người nghiện ma túy đã có 63/63 tỉnh, thành phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay đổi đáng kể. Nếu như giữa những năm 1990, nghiện ma túy chủ yếu phổ biến ở người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ giữa những năm 2000 đã tăng mạnh xuống vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Đông Nam Bộ. Năm 1994 có tới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc khu vực các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc thì tới năm 2009 tỷ lệ này là gần 30%. Ngược lại, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc vùng đồng bằng sông Hồng trong tổng số người nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ 18,2% lên 31% trong cùng kỳ. Tương tự, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã tăng từ 10,2%
13
lên 23%.
Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. Cuối năm 2010, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 trong khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng đang có xu hướng tăng trong những năm qua1.
Theo số liệu khảo sát cuối năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ; khoảng 12% được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma túy.
Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi phức tạp. Thay cho vai trò của thuốc phiện trong hơn 10 năm trước đây, hêrôin hiện là loại ma túy được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam, có tới
____________
1. Báo cáo số 69/BC-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Công tác cai nghiện ở Việt Nam thời gian qua ngày 8- 9-2011.
14
96,5% người nghiện thường xuyên sử dụng hêrôin trước khi tham gia cai nghiện. Mặc dù tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích thích dạng amphetamine (ATS hay ma túy tổng hợp) tương đương nhau, khoảng 1,2% -
1,4% nhưng theo đánh giá của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), việc lạm dụng ATS, đặc biệt là methamphetamine, đang có xu hướng gia tăng người nghiện ma túy tại Việt Nam, nhất là khi Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực chiếm 1/2 số người lạm dụng loại ma túy này trên toàn thế giới. Việc gia tăng lạm dụng các loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn.
Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995 chỉ có chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn 88% chủ yếu hút, hít thì tới cuối năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn 3/4 tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm chích với việc dùng chung bơm kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong nhóm người nghiện chích ma túy (17,2%). Theo số liệu từ Bộ Y tế, người nghiện chích ma túy cũng là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người nhiễm HIV ở Việt Nam (41,1% tính đến cuối tháng 6-2011).
Bên cạnh những hậu quả liên quan tới HIV/AIDS, xấp xỉ 50% số người nghiện được khảo sát năm 2009
15
cho biết họ đã gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, ảo giác, căng thẳng thần kinh trong 12 tháng trước khi tham gia cai nghiện, trong đó 11,4% thường xuyên hoặc luôn luôn gặp những vấn đề như vậy. Một tỷ lệ tương tự người nghiện ma túy thường gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất.
Bên cạnh những hệ lụy về tài chính và sức khỏe do sử dụng ma túy, hơn 1/3 số người nghiện ma túy tham gia cuộc khảo sát trên còn cho biết đã gặp những khó khăn, mâu thuẫn trong quan hệ với người thân trong gia đình.
Ngoài ra, nghiện ma túy là nguồn gốc, nguyên nhân tiềm tàng phát sinh nhiều loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội như giết người, cướp của, trộm cắp, cố ý gây thương tích, bạo lực gia đình... Số liệu khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, có gần 38% số học viên được tiếp nhận và hỗ trợ cai nghiện tại các trung tâm đã có tiền án hoặc tiền sự. Theo số liệu từ Bộ Công an, khoảng 11% trong tổng số 143.196 người nghiện có hồ sơ quản lý của cả nước cuối năm 2010 đang được quản lý tại các trại giam, cơ sở giáo dưỡng, trường giáo dưỡng do ngành công an quản lý do có các hành vi vi phạm pháp luật hình sự1.
____________
1. Báo cáo số 69/BC-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Công tác cai nghiện ở Việt Nam thời gian qua ngày 8- 9-2011.
16
Như vậy, có thể thấy tình hình lạm dụng ma túy ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma túy mới, hình thức sử dụng ma túy không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề và không có việc làm ổn định, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, kinh tế khó khăn, nhiều người không được sự hỗ trợ của người thân, gia đình. Do vậy, việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp họ từ bỏ sự phụ thuộc vào chất gây nghiện, đồng thời trang bị, phục hồi cho họ những kỹ năng sống và kỹ năng lao động để bảo đảm thực hiện đầy đủ các vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
- Tội phạm về ma túy là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy.
Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về ma túy: Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma túy. Đối tượng tác động của các tội phạm trong nhóm này là các chất ma túy hoặc các dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Mặt khách quan của tội phạm: Cấu trúc của các tội phạm ma túy đều có cấu thành tội phạm hình sự. Vì vậy, trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan luôn thực hiện bằng hành động. Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên (trừ
17
Điều 201, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác, thì chủ thể là người có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng các chất ma túy). Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội này.
- Các hành vi trái phép khác về ma túy là những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống ma túy hiện hành, gồm 9 nhóm hành vi: Trồng cây có chứa chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có; Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy; Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; Các hành vi trái phép khác về ma túy.
18
3. Nhận diện các chất ma túy và tác hại của các chất ma túy
a) Các chất ma túy tự nhiên
- Thuốc phiện: Cây thuốc phiện có tên khoa học là Papaversomniferum-L, nó còn có các tên khác như: A phiến, Anh tử túc, Anh túc... Cây thuốc phiện sống nhiều năm hoặc hai năm, thân mọc thẳng, cao 0,7-1,5 m, ít phân cành. Lá cây thuốc phiện mọc so le, lá ở phía dưới thân cây có cuống ngắn, lá mọc phía trên thân cây không có cuống mà ôm lấy thân cây. Phiến lá hình trứng dài, đầu nhọn, gốc lá hình hơi tròn hay hình trái tim. Mép lá có khía răng nhọn nhưng các khía không đều nhau. Hoa cây thuốc phiện có hình phễu, cuống dài có màu trắng, màu hồng hay màu tím, hoa mọc riêng lẻ ở đầu cành hay ngọn thân cây. Quả thuốc phiện hình cầu hay hình trụ, quả chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng xám, cuống quả phình to ra và đỉnh quả còn lại núm. Quả khi chín mở ra bằng những lỗ nhỏ ở phía dưới đầu nhụy còn lại. Trong quả thuốc phiện có nhiều hạt nhỏ, gần giống hình quả thận, màu xám. Trên thân cây bấm chỗ nào cúng có nhựa chảy ra, nhưng nhiều nhựa nhất vẫn là ở quả đã già mà chưa chín. Khi quả đã già nhưng chưa chín, người ta rạch những đường song song trên mặt quả để lấy nhựa.
19
Cây, quả và hoa thuốc phiện
Nhựa thuốc phiện có màu trắng đục như sữa, để lâu trong không khí sẽ dần dần đặc quánh lại và chuyển dần thành màu nâu, nâu đen và cuối cùng là màu đen. Người ta dùng dao nhỏ hoặc cật nứa cạo lấy nhựa này. Đây chính là nhựa thuốc phiện hay còn gọi là thuốc phiện tươi.
Những vùng trồng cây thuốc phiện trên thế giới: nếu nói châu Mỹ là trung tâm trồng cây côca để lấy nguyên liệu tinh chế côcain, thì châu Á là trung tâm trồng cây thuốc phiện để lấy nguyên liệu để điều chế hêrôin. Việc trồng cây thuốc phiện ở châu Á tập trung tại hai khu vực chính, mà chúng ta thường gọi là vùng “Tam giác vàng” và “Lưỡi liềm vàng”.
Vùng “Tam giác vàng” là khu vực thuộc Đông Nam Á, bao gồm các nước: Mianma, Thái Lan và Lào có diện tích khoảng 150.000 km2, có điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho việc trồng cây thuốc phiện. Ngoài ra, khu vực này còn có nguồn nhân công rẻ mạt và cũng là thị
20
trường tiêu thụ một khối lượng không nhỏ thuốc phiện sản xuất được. Theo ước tính hằng năm khu vực này sản xuất khoảng 1.000 tấn thuốc phiện thô, chiếm tới 70% số thuốc phiện bất hợp pháp trên toàn thế giới. Số thuốc phiện trồng được và đem điều chế thành hêrôin cung cấp cho thị trường Tây Âu. Tuy vậy, một phần không nhỏ số thuốc phiện sản xuất được tại đây, được vận chuyển vào Hồng Kông, cung cấp cho các cơ sở chế biến hêrôin bí mật.
Vùng “Lưỡi liềm vàng” là khu vực thuộc Tây Nam Á, bao gồm các quốc gia: Pakixtan, Ápganixtan và Iran. Đây là khu vực trồng cây thuốc phiện lớn thứ hai trên thế giới sau vùng “Tam giác vàng”.
Ngoài hai khu vực trên cây thuốc phiện còn được trồng tại Ấn Độ, Trung Quốc, và các nước Trung Á thuộc Liên Xô (SNG). Hiện nay, Ấn Độ là nước duy nhất trên thế giới được trồng cây thuốc phiện hợp pháp, dưới sự kiểm soát của Liên Hợp quốc, để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc phục vụ dân sinh trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, cây thuốc phiện được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và Nghệ An. Tại Lâm Đồng, cây thuốc phiện mọc rất tốt nhưng chưa thành đại trà và chưa được khảo sát về chất lượng nhựa, và đặc biệt là tỷ lệ morphine trong nhựa thuốc phiện.
21
Quả thuốc phiện tươi và khô
Nhựa thuốc phiện có tên khoa học là opium, nó còn có tên gọi khác là á phiện. Nhựa thuốc phiện là một hợp chất tự nhiên được lấy từ vỏ của quả cây thuốc phiện đã già nhưng chưa chín. Nhựa thuốc phiện sau khi lấy bằng phương pháp thủ công được sấy khô trong điều kiện không khí bình thường. Nhựa thuốc phiện có màu nâu
22
hoặc nâu đen, có mùi ngái rất đặc trưng, rất khó nhầm lẫn với các loại cao khác. Nhựa thuốc phiện có vị đắng, khó tan trong nước. Thành phần nhựa thuốc phiện bao gồm hơn 40 alkaloid khác nhau. Nhưng trong đó có 5 chất được xem như là những chất cơ bản nhất: morphine, codeine, narcotine, papaverine, thebaine. Hàm lượng các alkaloid nói trên có trong nhựa thuốc phiện sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như điều kiện khí hậu, chế độ thổ nhưỡng, tính chất thời vụ và độ tuổi của cây, v.v.. Tuy vậy, nhìn chung hàm lượng trung bình của các alkaloid cơ bản có trong nhựa thuốc phiện như sau:
+ Morphine là một alkaloid cơ bản nhất có trong nhựa thuốc phiện thường chiếm hàm lượng từ 4-21% (trung bình là 10%).
+ Narcotine có hàm lượng từ 2-8%. Narcotine đôi khi không được coi là chất ma túy độc lập vì nó thường lẫn trong morphine.
+ Codeine có trong thuốc phiện với hàm lượng từ 0,7-3%. Nó thường có trong thành phần morphine thô dùng để điều chế hêrôin bằng cách tạo ra acetylcodeine.
+ Papaverine thường có hàm lượng từ 0,5-1,3%. + Thebaine có hàm lượng từ 0,2-1%.
Ngoài ra, trong nhựa thuốc phiện còn chứa các chất khác như đường, mỡ, nước và một số chất hữu cơ cao phân tử. Nhựa thuốc phiện tồn tại dưới các dạng sau
23
đây:
+ Thuốc phiện sống (còn gọi là thuốc phiện tươi): Là loại nhựa thuốc phiện đông đặc, màu đen sẫm, không tan trong nước. Nó được lấy từ quả thuốc phiện, chưa qua một quá trình chế biến nào nên còn gọi là thuốc phiện thô. Trong thành phần thuốc phiện thô nước chiếm một tỷ lệ khá cao.
+ Thuốc phiện chín (còn gọi là thuốc phiện khô): Là thuốc phiện đã được bào chế từ thuốc phiện sống, bằng phương pháp sấy khô. Thuốc phiện khô được sử dụng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á dùng để hút.
+ Xái thuốc phiện: Là phần sản phẩm cháy còn lại trong tẩu sau khi hút. Thông thường trong xái thuốc phiện vẫn còn lại một lượng nhất định của morphine, nên ở khu vực Đông Nam Á người ta thường trộn xái thuốc phiện với thuốc phiện tươi để dùng lại.
+ Thuốc phiện y tế (còn gọi là thuốc phiện bột): Được chiết xuất và sấy khô trong điều kiện nhiệt độ ổn định, thường có hàm lượng morphine từ 9,5- 10,5%. Người ta thường thêm vào bột thuốc phiện một số loại bột khác như bột gạo, bột ca cao, bột đường lactoza. Vì vậy chúng thường có màu sắc của các loại bột đó. Khi sử dụng trong y học, thuốc phiện được quản lý rất chặt chẽ. Thuốc phiện được chế biến thành các dạng như cao thuốc phiện, cồn thuốc phiện, bột thuốc phiện, viên nén dùng làm thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc chữa bệnh ho...
24
Hậu quả của việc sử dụng thuốc phiện là tạo ra cảm giác êm dịu, đê mê, sảng khoái kéo dài từ 3 đến 6 giờ. Khi đã nghiện thuốc phiện thì suy sụp về sức khỏe, da xám dần, không muốn ăn, ăn không ngon, tiêu hóa kém, người gầy yếu, hốc hác, sợ nước, sợ rượu, đi đứng không vững, lúc nào cũng thèm thuốc phiện, nếu không đáp ứng được sẽ lên cơn nghiện, nạn nhân có thể chết do suy tim mạch và kiệt sức.
Nhựa thuốc phiện
- Morphine: Morphine là một alkaloid chính của nhựa thuốc phiện có công thức phân tử là C17H19NO3. Có trọng lượng phân tử là 285,3. Trong điều kiện bình thường morphine kết tinh dạng bột tinh thể màu trắng, có vị đắng. Lần đầu tiên vào năm 1805 một dược sĩ người Pháp tên là Serturner đã chiết xuất từ nhựa thuốc phiện được một chất kết tinh có màu trắng, ông đặt tên cho nó là morphia. Sở dĩ ông đã đặt tên như vậy, vì chất này có tác dụng gây ngủ, mà trong sử thi Hy Lạp nữ thần ngủ có tên là Morphia. Tuy nhiên, lúc bấy giờ ông
25
vẫn chưa xác định được công thức phân tử của nó, tới năm 1831 Justus von Liebig, một nhà hóa học người Đức mới xác định công thức phân tử của nó là C34H36N2O6. Nhưng công thức này chưa phải là công thức đúng của morphine. Sau đó, Hendrik Lorentz, một nhà vật lý người Hà Lan đã xác định lại công thức của morphine là C17H19NO3. Năm 1850, công thức hóa học của morphine đã được khẳng định nhờ công trình nghiên cứu tổng hợp toàn phần về morphine là đúng như công thức của Hendrik Lorentz đã đưa ra1. Hiện nay, trong y học người ta sử dụng morphine làm thuốc giảm đau và nguyên liệu để sản xuất thuốc ho, thuốc chữa bệnh ỉa chảy và nhiều loại thuốc khác. Morphine được dùng dưới dạng muối morphine hydroclorid.
____________
1. Xem Vũ Ngọc Bừng: Các chất ma túy, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.43-46.
26
Moóc phin (Morphine)
Morphine hydroclorid tồn tại dưới dạng tinh thể có hình kim dài, màu trắng, để lâu ngoài không khí thì có màu hơi vàng và chuyển dần thành màu xám. Loại này dễ tan trong nước, khó tan trong cồn etilic, gần như không tan trong ete và clorofooc. Dung dịch morphine hydroclorid trong nước không có màu và có vị rất đắng.
Dạng tồn tại thứ hai của morphine trong y học là dạng thuốc viên. Để điều chế thuốc viên người ta dùng morphinesulfate ngậm 5 phân tử nước. Công thức phân tử của nó là C17H19NO3.H2SO4.5H2O, chất này tồn tại dưới dạng tinh thể hay dạng bột kết tinh màu trắng. Nếu để lâu trong không khí thì chuyển thành màu xám nâu. Loại này dễ hấp thụ qua con đường tiêu hóa, một phần hấp thụ qua dạ dày, phần lớn hấp thụ qua ruột non để phân tán vào các cơ quan của cơ thể. Sau khi uống từ 30 - 60 phút là lúc morphine loại này có tác dụng mạnh mẽ nhất.
Morphine có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương nhất là vỏ não. Nó gây ức chế nhiều trung tâm như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm gây ho, nhưng đồng thời lại kích thích nhiều trung tâm khác như: gây nôn, gây co đồng tử, gây chậm nhịp tim, gây hưng phấn.
Khi dùng thuốc ngủ như barbiturate, tất cả các trung tâm ở vỏ não đều bị ức chế, lúc đó người bệnh ngủ mới hết cảm giác đau. Nhưng nếu dùng morphine, những
27
trung tâm vỏ não vẫn còn hoạt động, mà cảm giác đau đã mất. Điều đó chứng tỏ rằng tác dụng giảm đau của morphine rất chọn lọc. Do thuốc morphine làm giảm đau nên người bệnh sẽ ngủ được. Morphine còn gây ngủ và làm giảm hoạt động tinh thần, liều cao có thể gây mê, làm mất tri giác, đặc biệt liều thấp nó gây hưng phấn mạnh.
Nếu dùng morphine với liều từ 1 - 3mg thì nạn nhân mất ngủ, phản xạ tủy tăng, ý nghĩ đến nhanh nhưng lộn xộn. Với liều điều trị morphine làm thay đổi tư thế, làm tăng trí tưởng tượng, mất hết buồn rầu khổ đau, mất hết sợ hãi, tạo ra trạng thái lạc quan, nhìn màu sắc thấy rất đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói.
Morphine làm giảm tiết dịch, giảm tiết niệu, trái lại mồ hôi tiết nhiều nguyên nhân là do gây co cơ vòng bàng quang, dẫn đến bí đái. Tác dụng của morphine làm giảm oxy hóa gây tích lũy axit trong máu, làm giảm dự trữ kiềm nên người nghiện bị phù, móng tay móng chân, môi bị thâm tím.
Morphine khi được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch thì sau 2 phút có tác dụng ngay, còn nếu tiêm bắp hay tiêm dưới da thì sau 15 phút mới có tác dụng. Sau đó, hàm lượng morphine trong máu và trong các bộ phận của cơ thể giảm đi, vì morphine sẽ bị đào thải nhanh trong cơ thể. Sau 8 giờ hàm lượng morphine trong cơ thể bị đào thải ra con đường nước tiểu 80%. Tuy vậy, với các phương tiện khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay, thì sau từ 72 - 100 giờ người ta vẫn có thể phát hiện
28
được morphine trong nước tiểu của người sử dụng. Nếu uống morphine thì tác dụng và sự đào thải chậm hơn so với tiêm chích. Sau khi uống 24 giờ thì từ 70-90% morphine được thải ra qua đường nước tiểu, 10% được thải qua đường mật. Nếu những người nghiện sử dụng morphine nhiều lần thì morphine sẽ tích lũy ở các tế bào sừng như tóc, móng tay, móng chân. Khi đối tượng sử dụng morphine quá liều sẽ dẫn tới bị ngộ độc. Trường hợp ngộ độc cấp tính triệu chứng xuất hiện nhanh sau 10 - 15 phút kể từ khi sử dụng. Bắt đầu là giai đoạn kích thích ngắn gây đau đầu, chóng mặt, nóng ran, miệng khô, mạch nhanh, buồn nôn. Sau đó, nạn nhân ngủ càng ngày càng sâu, đồng tử khép nhỏ, và không có phản ứng với ánh sáng. Cuối cùng ngạt thở, mồ hôi nhễ nhại, mặt tím xanh, đồng tử giãn và chết trong trạng thái trụy tim mạch. Còn trong trường hợp ngộ độc mãn tính thì người nghiện morphine bị rối loạn về tâm lý, nói dối, lười biếng, ít chú ý vệ sinh thân thể, có những triệu chứng như ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn, sút cân, mất ngủ, già trước tuổi. Người nghiện chống nhiễm khuẩn kém nên dễ chết do các bệnh truyền nhiễm. Khi cai thuốc người nghiện có triệu chứng đại tiện lỏng, rối loạn tuần hoàn, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm... hiện tượng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Nhưng các triệu chứng này sẽ mất ngay nếu dùng lại morphine, độc tính của morphine gấp từ 10 - 12 lần
29
so với thuốc phiện.
- Hêrôin: Hêrôin có tên khoa học là diaxetyl morphine. Có công thức phân tử là C21H23NO5 và trọng lượng phân tử là 3695. Hêrôin còn có các tên gọi khác là bạch phiến, axetomorphine, hamer, scag, smack, junk, horse, boy.
Hêrôin được điều chế lần đầu tiên vào năm 1874, nó là chất bán tổng hợp được tạo thành bằng cách cho morphine tác dụng với anhydricaxetic. Sau đó 25 năm (1899), nó được một công ty dược phẩm của nước Đức sản xuất thành dạng thuốc chữa ho với tên thương mại là “Hêrôin”. Lúc đầu, người ta tin rằng hêrôin tác dụng chữa ho có hiệu lực cao hơn và ít gây nghiện hơn morphine. Nhưng thực tế sau này cho thấy rằng hêrôin gây nghiện cao hơn morphine từ 5 đến 8 lần và khó cai nghiện hơn morphine rất nhiều lần. Bình thường hêrôin tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, nếu có lẫn tạp chất thì có các màu sắc khác nhau, từ màu trắng đến màu xám. Hêrôin có vị đắng, tinh thể hêrôin dễ bị phân hủy trong dung dịch kiềm.
30
Hêrôin (Heroin)
Hiện nay hêrôin được sản xuất dưới các dạng sau: Dạng bột mịn, dạng bột được đóng bánh hình chữ nhật, nặng 350g hay 360g, phổ biến ký hiệu ở bên ngoài là hình hai con sư tử chầu quả cầu, ký hiệu 9999, ký hiệu ba sao và nhãn biểu tượng con voi... Quá trình vận chuyển hêrôin từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng các đối tượng buôn lậu thường pha trộn thêm vào hêrôin một số chất nhằm tăng khối lượng để thu lợi cao hơn. Các đối tượng thường pha trộn lẫn vào hêrôin các chất như: caffein, quinin, cinchomin, procaine, mahpyrilen, meprobamat, ephedrin, cocaine, aspirin, methylphenidat, methacabamon, probenecid, babiton, strych, amphetamine, phenobabital, phecetyl, lactaza (đường sữa), sucroza (đường mía), destroza, maniton, sorbiton, matoza, tinh bột, acidboric, mazesunfat, v.v..
Các đối tượng nghiện hêrôin thường sử dụng dưới các dạng sau: Tiêm chích hêrôin vào tĩnh mạch (còn gọi là tiêm ven). Người ta hòa hêrôin vào trong nước, dụng cụ pha thường bằng một chiếc thìa nhôm, hơ thìa có
31
chứa nước và hêrôin trên ngọn lửa của bật lửa hoặc ngọn nến... cho đến khi hêrôin tan hết, dùng xilanh tiêm hút lấy dung dịch qua bông lọc hoặc đầu lọc thuốc lá, có khi không cần lọc. Người nghiện chích hêrôin vào tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch cẳng tay, tĩnh mạch cẳng chân, tĩnh mạch bẹn, mu bàn tay, mu bàn chân... Người nghiện có thể tự tiêm hoặc tiêm cho nhau. Hít hêrôin là một thói quen sử dụng ở phương Đông. Hít hêrôin bao gồm việc đốt nóng hêrôin trên một mảnh kim loại, thường là các loại giấy vỏ bạc trong bao thuốc lá, giấy vỏ bạc của kẹo cao su, khói hêrôin sẽ bốc lên và người ta hít lấy khói đó.
Hêrôin màu nâu (Brown heroin)
Một cách hít khác, người ta sử dụng một dụng cụ để hít khói hêrôin, có thể là một cái tẩu hình chữ T, một tẩu hít cuốn hình sâu kèn bằng giấy hoặc tiền giấy, đôi khi còn sử dụng một đoạn ống bằng kim loại tận dụng. Hêrôin tạo ra được một trạng thái cảm giác êm dịu, đê mê kéo dài từ 3 đến 6 giờ.
- Cần sa và các sản phẩm ma túy từ cần sa gây ảo 32
giác: Cây cần sa có tên khoa học là Cannabis - Satina L. Nó còn có các tên khác là cây gai dầu, cây lanh mèo, cây gai mèo, cây đại ma, cây lanh mán, cây hỏa ma, cây bồ đà.
Có hai loại cần sa chính: Cần sa Ấn Độ (Cannabis Sativa L.Var Indica) và cần sa Trung Quốc (Cannabis sativa L.Var Chinensis). Cần sa là loại cây thân thảo, mọc cao từ 2-3m, thân vuông có rãnh dọc, mọc thẳng đứng, lá cần sa xẻ ra từ 5-7 thùy hình chân vịt, mép khía răng cưa. Phía dưới lá mọc đối, cuống dài, phía trên lá mọc so le, cuống ngắn có lá kèm. Hoa cần sa là loại hoa đơn tính, mọc riêng gốc, màu xanh nhạt, hoa đực mọc rủ xuống, hoa cái mọc thành bông. Hạt cần sa hình cầu, đập nát ngửi có mùi thơm, trong có nhân dẹt, có nôi nhũ.
Hiện nay, cần sa được trồng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, nhưng chủ yếu là ở Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Mỹ Latinh và còn được trồng ở vùng Địa Trung Hải, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu và Bắc Mỹ, ở Liên Xô trước đây, cần sa được trồng rộng rãi để lấy sợi, lấy dầu.
Tư liệu khảo cổ cho biết việc sử dụng cần sa làm thuốc hút, thuốc nhai, thuốc hít, thuốc uống đã có từ hơn 2000 năm trước Công nguyên. Trong thời hiện đại, cần sa đã được sử dụng cho mục đích giải trí, tôn giáo hoặc tâm linh và chữa bệnh. Liên Hợp quốc ước tính rằng trong năm 2004 khoảng 4% số người lớn
33
trên thế giới (162 triệu người) có sử dụng cần sa hằng năm, và khoảng 0,6% (22,5 triệu người) có sử dụng nó hằng ngày.
Lá cây cần sa (Cannabis plants)
Vỏ thân cây cần sa dùng làm sợi bện thừng, may mặc. Hạt cần sa dùng làm thuốc, làm thức ăn, là nguồn cung cấp dầu ăn cho người, bã ép hạt cần sa là nguyên liệu giàu phytin (là loại thuốc bổ có chứa phốt pho) và là nguồn thức ăn giàu đạm cho gia súc. Hoa và lá cần sa được dùng làm thuốc an thần cho người và gia súc.
Người ta trồng cần sa, bằng cách gieo hạt cần sa vào tháng 8, phải làm đất thật tơi rồi mới gieo hạt. Kiến rất thích ăn hạt cần sa, nên khi gieo hạt phải làm bầu để riêng vào trong các chậu nước với mục đích chống kiến. Sau một tháng khi cây cần sa mọc cao từ 7-10 cm, thì người ta đánh cẩn thận cây cần sa con ra trồng đại
34
trà. Sau từ 3-4 tháng thì cây cần sa ra hoa, có loại cây đực cho hoa đực, loại cây cái ra hoa cái. Để tăng năng suất hạt người ta thường thụ phấn nhân tạo cho cây. Đến tháng 2 hay tháng 3 năm sau thì thu hái hoa cái. Trong hoa cái có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh và có tính gây nghiện. Tỷ lệ các hoạt chất này phụ thuộc vào từng loại cần sa, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng trọt. Cần sa tồn tại dưới các dạng sau:
35
Hoa tươi và khô cần sa
+ Cần sa thảo mộc: Cần sa thảo mộc gồm có lá, hoa và quả. Những người sản xuất cần sa thu hoạch ba bộ phận trên của cây cần sa đem phơi khô, ép thành từng bánh giống bánh thuốc lào, rồi đưa ra bán ở thị trường. Một số người, sau khi phơi khô ba bộ phận trên của cây cần sa thì cuộn thành điếu, giống điếu thuốc lá, mỗi điếu nặng từ 2-4g rồi mang cho con nghiện để hút.
Ngoài phương pháp hút, các con nghiện còn dùng cần sa thảo mộc để pha nước uống như pha nước chè, hoặc luộc cần sa thảo mộc tươi để ăn giống như ăn rau luộc. Loại cần sa thảo mộc Tây Ban Nha không có hạt, chỉ gồm lá và hoa cây đực, nhưng lại có hàm lượng chất tetrahydro-cannabinol (THC) là chất gây nghiện rất cao. Nên loại này được nhiều người ưa chuộng trên thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ.
36
Ở miền Tây Nam Bộ nước ta và ở Campuchia nhiều gia đình thường trộn lá cần sa vào thức ăn cho lợn, gà, vịt... Các loại súc vật được ăn theo chế độ thức ăn này thì chóng lớn và ít bệnh tật. Bởi vì, lá cần sa có tính chất an thần, khi ăn vào súc vật sẽ ngủ nhiều, ít hoạt động, ít đi lại, nên chóng lớn. Lá cần sa ít độc hơn so với hoa và quả.
Lá cần sa tươi và khô - Ganja (Cannabis)
37
+ Nhựa cần sa: Nhựa cần sa được chiết từ tất cả các bộ phận của cây cần sa bao gồm lá, rễ, thân, vỏ, hoa, quả và đều được chiết xuất trên máy ép. Nhựa cần sa thu được có màu đen sẫm giống như thuốc phiện. Nhựa cần sa thường có nồng độ các chất gây nghiện cao gấp 8-10 lần so với cần sa thảo mộc. Nhựa cần sa được đưa vào khuôn, đóng thành từng bánh, đóng nhãn hiệu, trọng lượng mỗi bánh nặng 0,5 kg hoặc 1 kg, rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhựa cần sa có hai loại chính: Nhựa cần sa vùng Địa Trung Hải có màu vàng hoặc màu xám, có mùi hắc. Nhựa cần sa vùng Ấn Độ thường có màu đen, được đưa vào khuôn với trọng lượng 0,25 kg, 0,5 kg hoặc 1 kg/1bánh. Hoặc có nơi người ta làm thành các viên tròn có đường kính 1 cm hoặc 8 cm.
Nhựa cần sa
+ Tinh dầu cần sa: Tinh dầu cần sa có màu hơi tối và mùi hắc, được chiết xuất từ cần sa thảo mộc hoặc nhựa cần sa bằng các dung môi hữu cơ như metanol, etanol, axeton... Nồng độ các chất gây nghiện trong
38
tinh dầu cần sa rất cao. Tinh dầu cần sa có độc tính gấp 3-4 lần so với nhựa cần sa.
Dầu cần sa (Hashish oil)
Từ năm 1830, người ta đã phát hiện ra một số tính chất kích thích và gây nghiện có trong cần sa. Từ đó đến nay do trình độ khoa học - kỹ thuật phát triển, người ta tìm ra trong cần sa có hơn 30 alkaloid khác nhau (được gọi là các chất ma túy gây ảo giác). Nhưng có ba chất chủ yếu sau đây:
Tetrahydrocannabinol (gọi tắt là THC): Tồn tại dạng tinh dầu, được chiết xuất từ cần sa, hòa tan được trong axeton, cồn etylic. Hàm lượng của nó có trong cần sa thô là 0,5%-5%; trong nhựa cần sa là 2%-10%; trong tinh dầu cần sa là 10%-30%, độ tan của THC trong nước là 3mg/1 lít nước. Một điếu cần sa thô có khối lượng từ 2g-4g thì có hàm lượng THC từ 2,5mg-5mg.
Cannabinol (gọi tắt là CBN): Công thức hóa học của CBN là C21H2602; Trọng lượng phân tử là 310,4; Tồn tại
39
ở dạng tinh dầu chiết từ cây cần sa, nhiệt độ sôi 760C 770C; Dễ hòa tan trong cồn etylic, clorofooc, không tan trong nước.
Cannabidiol (gọi tắt là CBD): Tồn tại ở dạng tinh dầu được chiết từ cây cần sa. Nhiệt độ sôi 660C-670C, dễ hòa tan trong cồn etylic, clorofooc, không tan trong nước.
Trên đây là ba chất quan trọng nhất trong số hơn 30 chất có trong cần sa, chúng là những chất gây nghiện mạnh, tác dụng nguy hiểm của các chất này là gây ảo giác. Nó gây cho người sử dụng những ảo ảnh khác thường. Sau những ảo ảnh, ảo giác, họ trở nên mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ chập chờn và mộng ảo. Trong y học dân gian, nhiều nước còn dùng cần sa để làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm mềm cơ và chữa các bệnh thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Người ta dùng cần sa để chữa chứng bệnh động kinh, chữa ho, chữa hen xuyễn. Y học hiện đại dùng THC có trong cần sa làm thuốc an thần, chống nôn mửa cho những người bị ung thư ác tính. Hiện nay, cần sa là một chất ma túy phổ biến, tác dụng nguy hiểm nhất của cần sa là gây ảo giác, tức làm cho sai lệch về tinh thần. Tùy thuộc vào thần kinh của từng con nghiện cụ thể, mà cần sa có những tác động gây ảo giác khác nhau.
Ví dụ: Có những thanh thiếu niên khi hút cần sa thì bỗng cười to dữ dội, lăn ra mà cười, bò quanh dưới đất mà cười. Nhưng cũng có những người khác lại khóc lóc, than thở hoặc có nhiều hành vi hoạt động rất vô nghĩa
40
khác.
Lá cần sa ép thành thỏi - Buddha stick (Cannabis)
Khi sử dụng cần sa con nghiện có những ảo ảnh khác thường, màu sắc xung quanh họ trở nên chói chang, rực rỡ hơn, những người đứng trước họ trở nên to hơn, đẹp hơn, hay hung tợn hơn. Các cơn ác mộng với những cảnh tượng kinh khủng như đâm chém nhau, người đứt thành từng đoạn rồi bay lơ lửng trên những đám mây nhiều màu, tràn trề ánh sáng. Sau những ảo ảnh, ảo giác đó họ trở nên mệt mỏi, buồn ngủ. Họ ngủ chập chờn và đầy mộng ảo. Những con nghiện cần sa lâu năm thì gầy gò, ốm yếu, ủ dột và bị loạn thần kinh. Họ có thể nhịn ăn nhưng không thể nhịn hút cần sa được.
Khi hút, chỉ sau vài phút các chất có trong cần sa được hấp thụ nhanh chóng vào máu và đạt nồng độ tối
41
đa sau từ 5-30 phút. Sau đó, nó sẽ chuyển thành các chất khác trong các mô tế bào do các tác động sinh hóa của cơ thể. Khi uống, do hấp thụ kém qua đường tiêu hóa, nên hàm lượng các chất có trong cần sa hấp thụ vào máu chậm hơn. Sau từ 1,5-3 giờ các chất mới được hấp thụ vào máu qua hệ thống tuần hoàn và chuyển hóa phần lớn ở trong gan, tụy.
- Côcain: Côcain là một hoạt chất được chiết ra từ lá của cây côca, cây côca là loại cây gỗ, có nguồn gốc từ Nam Mỹ chủ yếu ở Bôlôvia và Pêru.
Từ xưa người dân Nam Mỹ, nhất là người Pêru đã dùng lá côca để nhai như người Việt Nam nhai lá trầu. Họ nhai lá côca trộn với vôi, thì sẽ cảm thấy không đói, không mệt nhọc, dùng một thời gian thì sẽ bị nghiện.
Bụi cây côca (Coca bush)
Cây côca có thể cao đến 6m, nhưng ở các đồn điền trồng côca, người ta chỉ cho cây phát triển chiều cao đến 1-1,5m với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho
42
việc thu hoạch lá hằng năm. Cây côca có lá mọc so le, cuống ngắn có 2 lá kèm nhỏ, biến đổi thành gai. Phiến lá nguyên hình bầu dục, hai bên gân giữa có hai đường cong lồi tương ứng với 2 nếp gấp của lá. Hoa côca là hoa nhỏ, mọc đơn tập trung 3-4 hoa, ở kẽ lá. Quả côca có hình trứng, khi chín có màu đỏ, có mang lá dài còn sót lại, đựng một hạt có nội nhũ. Người ta thu hoạch các quả côca chín để trồng các cây mới.
Cây côca được trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ và Trung Mỹ. Người Hà Lan còn đưa cây côca sang trồng ở đảo Java của Inđônêxia. Đây cũng là nơi sản xuất và xuất khẩu lá côca sang Hà Lan và Nhật Bản. Cây côca còn được trồng ở Xri Lanca và ở miền Tây Ấn Độ. Cách đây hơn 50 năm, cây côca được đưa vào Việt Nam. Trong thời gian gần đây có một số vườn hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh trồng cây côca để làm cây cảnh và trang trí, vì quanh năm lá côca xanh tươi, lại có hoa màu trắng, quả màu đỏ. Mỗi cây côca có thể cho thu hoạch được lá trong vòng 40 năm, mỗi năm có thể hái nhiều lần. Cứ 1 ha thu được 300-400 kg lá côca khô trong một lần thu hoạch. Đồn điền trồng cây côca lớn nhất thế giới là Putumay ở Côlômbia với diện tích khoảng 10.000 ha. Tại đồn điền này người ta còn tìm thấy hơn 50 phòng thí nghiệm để chế biến côcain từ côca và nhiều vũ khí của bọn buôn lậu ma túy.
Trong lá côca thì côcain chiếm tỷ lệ từ 0,3-1% và là chất có hoạt tính sinh học duy nhất trong lá côca. Để
43
tận dụng các alkaloid khác có cấu trúc hóa học gần giống nhau, người ta tiến hành chiết xuất alkaloid toàn phần của lá cây côca, sau đó thủy phân để thu được ecgonine. Từ ecgonine, người ta bán tổng hợp thành côcain, như vậy sẽ thu được một lượng côcain lớn hơn nhiều so với lượng côcain có trong lá côca. Lá côca được dùng chủ yếu để chiết xuất côcain. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nước giải khát Coca - Cola.
Lần đầu tiên vào năm 1855, dược sĩ Gedecke đã chiết được côcain từ lá của cây côca, lúc đó chất này còn được gọi là lrytroxelin. Đến năm 1959, Albert Nieman, dược sĩ người Đức mới đổi tên nó thành côcain. Côcain là alkaloid chính trong cây côca, hoặc có thể bán tổng hợp được từ ecgomin. Côcain tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng, xốp, có vị đắng, nhiệt độ nóng chảy là 960C - 980C, hòa tan trong nước theo tỷ lệ 1/600, trong cồn etylic 1/7. Các sản phẩm của côcain lưu hành trên thị trường thường gặp ở một số dạng sau đây:
44
Lá và hoa côca (Coca leaf)
+ Bột nhão côca: Bột nhão côca còn được gọi các tên khác là basuco; susuko; pacta; basica; decocina. Nó được lưu hành thông dụng và được nhiều con nghiện ma túy ở Nam Mỹ ưa dùng. Bột nhão côca là sản phẩm trung gian trong quá trình chế biến lá côca thành côcain. Trong giai đoạn đầu lá được tán nhỏ ngâm với nước vôi hoặc dung dịch kiềm khác. Sau đó dùng dầu hỏa, xăng hoặc một dung môi khác (nhưng thông thường là dầu hỏa và xăng vì rẻ tiền và sẵn có) để
45
ngâm phần lá côca đã được nghiền nhỏ. Lúc đó côcain và các alkaloid khác trong lá côca tồn tại dưới dạng bazơ và tan trong dầu hỏa hay xăng. Người ta tiếp tục axít hóa bằng axid sulfuric loãng hay axid clohydric loãng, lúc này côcain và các alkaloid khác được chuyển thành dạng muối sunfat hay muối clorua. Các muối này không tan trong xăng, dầu nên kết tủa phía dưới, cho bay hơi xăng dầu ta được bột nhão màu nâu. Có thể làm khô bột nhão này bằng cách sấy. Thông thường bột nhão côca chứa 40-50% côcain.
+ Cocaine clohydrat: Sau khi có bột nhão côca, muốn thu được côca người ta phải qua giai đoạn tinh chế để loại bỏ tạp chất và các alkaloid khác. Tuy nhiên, hiện nay người ta điều chế côcain bằng cách thủy phân alkaloid
toàn phần của lá côca để thu được ecgonin, sau đó methyl hóa và benzoyl hóa để thu được côcain. Bằng cách này, người ta thu được côcain với hiệu suất cao hơn. Ngoài ra, côcain còn có thể được điều chế bằng phương pháp bán tổng hợp và tổng hợp toàn phần mà không nhất thiết phải đi từ nguyên liệu ban đầu là lá côca nữa.
Cocainclohydrat tinh khiết là loại bột kết tinh màu trắng, tơi xốp như tuyết với những tinh thể nhỏ mượt mà. Tuy nhiên, trên thị trường có thể gặp ở những dạng màu hơi ngà hoặc xám, tùy thuộc vào mức độ tinh khiết của nó, để lâu nó bị hút ẩm chảy nước. Chất cocainclohydrat tan được trong nước. Những người nghiện côcain vẫn thường dùng cả hình thức hít lẫn hình thức tiêm vào tĩnh mạch. Hít côcain bằng mũi thì
46
gây ra cảm giác hưng phấn tức thời, mức độ hưng phấn tối đa sẽ đạt được sau khi hít khoảng 15-30 giây. Hiện nay, nhiều con nghiện đang có xu hướng dùng kết hợp côcain với các chất ma túy khác để tăng độ khoái cảm. Ví dụ chất spedball là một hỗn hợp giữa hêrôin và côcain, nó có tác dụng rất mạnh và được nhiều con nghiện đang thích dùng.
Côcain tinh thể màu trắng (White cocainef)
+ Côcain bazơ: Chất cocaine bazơ thu được bằng cách hòa tan cocainclohydrat vào trong nước, sau đó cho tác dụng với một chất kiềm. Để tách cocaine bazơ ra khỏi nước chúng ta dùng dung môi hữu cơ như ete, clorofooc... để tách chiết. Tiếp tục cho bay hơi dung môi thì ta sẽ có cocaine bazơ nguyên chất. Cocanie bazơ có tác dụng mạnh hơn côcain ở dạng nước clohydrat. Nó thường được sử dụng dưới dạng hút.
47
+ Crack: Là một dạng của côcain thu được bằng cách hòa tan cocainclohydrat vào trong nước, thêm natribicacbonat. Sau đó, đun nóng hỗn hợp trên lò điện siêu âm. Côcain được tạo thành dưới dạng những tinh thể nhỏ sáng bóng liên kết với nhau thành những khối nhỏ như những hòn đá cuội. Thực tế, crack không phải là côcain nguyên chất. Bởi vì, khi điều chế bằng phương pháp trên thì đã có một ít soda đã nằm trong đó. Sự có mặt của soda làm cho khi hút crack có những tiếng kêu tí tách. Chính vì thế, mà người ta gọi nó là crack. Crack có thể được dùng để hút hoặc để hít. Cả hai hình thức này đều có tác dụng gây hưng phấn tối đa. Crack là một sản phẩm được ưa dùng nhất trong các loại sản phẩm của côca.
Côcain cục (Crack)
Côcain là hợp chất thiên nhiên đầu tiên mà con người phát hiện được tác dụng gây tê của nó. Năm 1880, Anrep đã xác định được côcain có khả năng làm giảm hay làm liệt các đoạn cuối của các dây thần kinh cảm giác và ức chế sự dẫn truyền qua các sợi
48
dây thần kinh đó. Ngoài tác dụng đối với hệ thần kinh ngoại biên, côcain còn có tác dụng rõ rệt lên hệ thần kinh trung ương. Trước hết, nó có tác dụng gây hoang tưởng, kích thích, sau đó có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Những con nghiện dùng côcain lâu dài thường gây ra rối loạn các chức năng của hệ thống thần kinh, hệ thống tiêu hóa, hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp. Nếu hít côcain nhiều, hít liên tục thì có thể làm cho niêm mạc mũi bị ăn mòn và bị thủng.
Do độc tính cao như vậy, nên trong y học hiện đại việc dùng côcain rất hạn chế, nó chỉ được dùng gây tê bề mặt trong nhãn khoa, tai mũi họng. Nếu dùng liều cao thì côcain gây ra ảo giác, chóng mặt và có thể tử vong do liệt hô hấp. Côcain là một chất độc mạnh có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và gây nghiện cao nên rất nguy hiểm. Các con nghiện thường sử dụng côcain dưới dạng hút hay tiêm chích. Sau khi sử dụng, con nghiện bị kích thích có những phản xạ hưng phấn, khoái cảm và sau đó có thể bị mê man, bất tỉnh. Côcain được người nghiện sử dụng bằng cách hút, hít, uống, tiêm chích và bôi côcain lên những vùng cơ thể có khả năng hấp thụ.
49
Côcain dạng bột (Pharmacopoeia cocaine)
+ Hít côcain: Khi hít bằng mũi, ngay lập tức côcain được hấp thụ qua các mao mạch của niêm mạc mũi, miệng rồi thấm vào máu. Cách hít côcain rất đơn giản, người ta tiến hành như sau: Cho bột côcain lên một mảnh giấy hoặc mảnh kính hay mảnh gương nhỏ, dùng một ống nhỏ hoặc các ống tự tạo cuộn bằng giấy hoặc bằng tiền giấy, hít vào bằng lỗ mũi, mỗi lần khoảng 10mg. Người ta cũng có thể cho côcain vào lọ thủy tinh nhỏ có nắp kín, mỗi lần dùng thì mở nắp ra cho vào mũi hít. Lượng côcain được hấp thụ một cách nhanh chóng, tạo ra trạng thái kích thích cao độ. Người sử dụng có những kích thích và phản xạ hưng phấn, trạng thái này kéo dài từ 20 phút đến 90 phút. Khi cơn hưng phấn đó qua đi, thì một trạng thái hoàn toàn trái ngược xuất hiện thôi thúc các con nghiện tiếp tục sử dụng để khôi phục lại trạng thái hưng phấn, kích thích ban đầu. Kết quả dẫn đến nghiện đòi hỏi phải tăng liều và dễ dàng dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu người nghiện ngừng sử dụng côcain, họ thường rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, khó có thể chịu đựng được.
+ Tiêm chích côcain: Những năm gần đây, người 50
nghiện thường tiêm chích côcain qua tĩnh mạch. Khi tiêm qua tĩnh mạch, người sử dụng sẽ đạt được sự hưng phấn nhanh hơn, mạnh hơn và rõ rệt hơn so với hít qua con đường mũi. Người nghiện ngày càng thích tiêm chích côcain hơn là hít, bởi vì tiêm chích qua tĩnh mạch rẻ tiền hơn và tác dụng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, tạo cảm giác hưng phấn “phê” nhanh hơn.
Côcain bao bì đóng dấu sno (tuyết)
+ Ngoài ra, một số người còn sử dụng côcain bằng cách xoa côcain vào các vùng nhạy cảm khác nhau. Côcain sẽ tác dụng lên các đầu dây thần kinh ngoại vi, gây tăng huyết áp, gây giảm nhịp tim, cùng với mức độ gây mất cảm giác ở những vùng xoa côcain, gây nên một phấn khích cao độ.
b) Các chất ma túy tổng hợp toàn phần
Khác với thuốc phiện, morphine, hêrôin và các chất opiat khác, các chất ma túy tổng hợp toàn phần được điều chế từ các hóa chất trong phòng thí nghiệm. Về mặt cấu tạo hóa học chúng đơn giản hơn nhiều so với
51
morphine. Tuy nhiên, về tác dụng giảm đau, chúng có hiệu lực không thua kém, thậm chí có những chất còn có tác dụng mạnh hơn morphine. Các chất này có tính gây nghiện và khả năng bị lạm dụng rất cao. Ban đầu chúng được nghiên cứu để bào chế thuốc dùng trong y học thay thế morphine, nhưng do tính gây nghiện và tác dụng về tâm sinh lý giống với morphine, thuốc phiện, hêrôin và các chất opiat, nên các con nghiện vẫn thường dùng. Vì vậy, tạo ra một thị trường bất hợp pháp về các chất ma túy này. Nguồn cung cấp các chất này chủ yếu là từ các cơ sở hợp pháp.
- Methadon: Về mặt cấu tạo hóa học, methadon không giống với morphine, hêrôin và các chất opiat khác. Nó có cấu tạo hóa học đơn giản hơn nhiều so với morphine và hêrôin. Tuy nhiên, về tác dụng tâm sinh lý thì methadon giống như morphine và hêrôin. Trong mấy thập kỷ qua, methadon được sử dụng trong chương trình điều trị giải độc cho những người nghiện hêrôin, mặc dù tác dụng của methadon là một chất ma túy.
Như tất cả các chất ma túy, methadon có tính chất lệ thuộc xen lẫn với hêrôin. Methadon là một loại chất ma túy ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, buồn bực. Điều quan trọng hơn là, methadon có hiệu lực kể cả khi được uống, không nhất thiết phải tiêm tĩnh mạch hay hút như hêrôin và morphine. Methadon có hiệu lực kéo dài tới 24 giờ. Tính năng này khiến methadon có tác dụng trong việc kiềm chế sự nghiện ma túy thường
52
xuyên1.
Chất methadon
- Pethidine: Pethidin là sản phẩm tổng hợp toàn phần, có cấu tạo hóa học không giống với morphine và các chất opiat khác, nhưng lại có tác dụng giảm đau và tác dụng tới tâm sinh lý giống như morphine, ít độc và ít gây nghiện hơn, nên nó là một trong những chất ____________
1. Theo ông Trần Xuân Sắc, Trưởng phòng 06, Cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì methadone hiện nay được coi là một loại ma tuý hợp pháp, công thức của nó giống các loại ma tuý thuộc nhóm opiat (hêrônin là một loại ma tuý thuộc nhóm này). Hợp pháp vì con người sản xuất ra để thay thế các loại ma tuý bất hợp pháp khác của nhóm opiat. Nhấn mạnh điều này vì, rất nhiều người nhầm đây là thuốc cai nghiện. http://tuvanmatuy.com/methadone/
53
được sử dụng rộng rãi nhất thay thế morphine. Chất pethidin tồn tại dưới dạng tinh dầu lỏng, để lâu lắng đọng dưới dạng tinh thể. Pethidin còn có dẫn chất pethidin hydrocloride, công thức hóa học của dẫn chất là C15H21N02.HCl. Chất pethidinhydrocloride tồn tại dạng bột tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy là 1860C-1900C. Tan nhiều trong nước, trong cồn etylic và clorofooc và hầu như không tan trong ete. Nó thường được dùng dưới dạng thuốc tiêm 2ml chứa 100 mg pethidin hoặc viên nén.
- Pentazocin: Pentazocin được sử dụng làm thuốc giảm đau, có hiệu lực mạnh hơn morphine, nhưng lại ít độc và ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, nó vẫn bị lạm dụng và gây nghiện.
- Lysergide (LSD): Lysergide tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy từ 800C-850C. Hòa tan trong nước, trong cồn metylic, lysergide là một trong các loại ma túy gây ảo giác mạnh nhất mà loài người biết đến.
54
Viên Methamphetamine (LSD) M = Methamphetamine
A = Amphetamine E=EphedrineF=Fenproporex Các viên ma túy tổng hợp (“thuốc lắc” LSD)
Tính gây ảo giác của nó được khám phá vào năm 1930 và người ta đã sử dụng nó nhiều năm để điều trị các bệnh rối loạn thần kinh. Lần đầu tiên lysergide được phát hiện, lưu hành trên thị trường bất hợp pháp vào năm 1960. Các sản phẩm lysergide thường tồn tại ở các dạng khác nhau. Người ta thường nhỏ một ít giọt lysergide vào các loại chất hấp phụ như giấy lọc, gạc, bông, viên đường, bột phụ gia dược liệu
55
trong viên con nhộng vỏ gelatin. Đôi khi nó còn ở dạng viên nén có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau.
Hàm lượng lysergide trong các viên thường dao động từ 20-50 microgam (1mg = 1.000 microgam). Các viên trên cực kỳ nhỏ thịnh hành vào những năm 1970 có đường kính 1,6mm, thường chứa hàm lượng 100 micorogam lysergide trong 1 viên. Những năm 1980, trên thị trường nhiều nước thường gặp lysergide tồn tại ở dạng viên giấy. Người ta nhỏ một ít giọt dung dịch lysergide vào trong viên giấy có diện tích khoảng 5mm2 tương đương với số lượng 30-50 microgam lysergide.
Chất gây ảo giác lysergide là một chất bán tổng hợp được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Lysergide là dietylamin của axitlysergic. Trong quá trình bán tổng hợp các alkaloid có trong nấm cựa mạch trần có tác dụng cầm máu tử cung và chữa bệnh đau nửa đầu. Một hiện tượng bất ngờ xảy ra tại phòng thí nghiệm của hãng dược phẩm Thụy Sĩ CIBA nổi tiếng vào năm 1943 khi Giáo sư Hotman bỗng nhiên cười to, cười liên tục trong phòng thí nghiệm
trong lúc ông đang tiến hành các phản ứng để điều chế các alkaloid nói trên. Sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân và xác định được tác dụng gây cười này đối với giáo sư là do chất lysergide được tạo ra trong quá trình phản ứng. Khi thủy phân các alkaloid của nấm cựa mạch trần thì được axitlysergic từ chất này bằng phản ứng axit hóa đã được chất lysergide và chính chất này với
56
liều lượng rất nhỏ đã gây ra những trận cười trên. Lysergide có tác dụng gây ảo giác rất mạnh với liều 50 microgam. Nó được dùng để chữa một số trường hợp bị bệnh tâm thần phân lập.
Các nhà khoa học đã tiến hành điều chế hàng loạt các dẫn chất khác nhau của lysergide, nhằm vào các mục đích khác nhau. Một số phòng thí nghiệm của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã điều chế lysergide
nhằm sử dụng vào mục đích tình báo. Do lysergide có tác dụng gây ảo giác và làm sai lệch tinh thần rất mạnh, nên đã gây ra nhiều cái chết đau đớn cho người sử dụng. Có người do sử dụng lysergide cảm thấy mình rất anh hùng, rất dũng cảm nên đã nhảy từ nhà cao tầng xuống mặt đất, có người lao đầu vào đoàn tàu hỏa đang chạy... Hiện nay lysergide là chất gây ảo giác rất mạnh và rất nguy hiểm. Chỉ cần dùng một liều từ 20-500 microgam là đủ gây ra những hoang tưởng.
Hiện nay, trên thị trường “đen” xuất hiện một số loại ma túy tổng hợp (lysergide) mới với những tên gọi khác nhau:
+ Ma túy “đá” là một loại ma túy tổng hợp xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 2006 - 2007. Đó là một loại ma túy tổng hợp, tồn tại dưới dạng tinh thể kết tinh từ dẫn chất amphetamine, niketamid, methamphetamine...
Sự có mặt của “cái chết lạnh” này đã làm thay đổi hoàn toàn sự chế ngự của thuốc lắc - loại ma túy tổng hợp vốn được giới ăn chơi ưa chuộng một thời. Dân
57
chơi đổ xô đi mua “đá” ngày một nhiều hơn. Có ma lực như vậy là bởi độ “phê”, độ ảo do nó đem lại gấp nhiều lần so với thuốc lắc, ketamin... trước đây. Ngôn từ được dân chơi ám chỉ mỗi khi sử dụng ma túy “đá” là “đập đá”. Tuy nhiên tại một số địa phương khác, cách gọi trên còn được dân chơi biến thể thành “phá núi”, “phá đá”... “Chấm” là đơn vị dùng để định lượng cho ma túy “đá”. Mỗi “chấm đá” có hàm lượng tương đương với 1 gam,
một “áo” như cách gọi của ketamin.
Ma túy “đá” - cái chết lạnh
“Chấm đá” gồm nhiều cánh nhỏ có kích thước, hình dạng tựa như cánh mỳ chính. Số “chấm đá” này được các đối tượng đầu nậu đựng bên trong túi ni lông nhỏ trong suốt. Việc sử dụng ni lông trong suốt để đựng “đá” nhằm giúp dân đi mua “đá” không phải tốn nhiều thời gian trong quá trình kiểm định hàng.
Mỗi một “chấm đá” được dân “đập đá” (khoảng 7 đến 8 người) sử dụng hết trong vòng khoảng 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, thời gian sử dụng “đá” cũng sẽ thay
58
đổi theo độ “phê” của dân “đập đá” trong lúc sử dụng. Giá của “đá” màu ngà vàng trên thị trường đen hiện dao động trong khoảng từ 1.600.000 đồng đến 1.800.000 đồng, còn đối với “đá” trắng thì đắt hơn,
khoảng 200.000 đồng.
Dụng cụ chính để “đập đá” là chiếc bình thủy tinh - loại dụng cụ vốn được sử dụng trong các thí nghiệm hóa học hoặc bình nhựa do chính dân “đập đá” chế tác ra.
Bình “đập đá” luôn được đổ lưng mực nước, để cản lại làn khói chết người do ma túy “đá” tạo ra (theo giải thích của dân “đập đá”). Trên thân bình có gắn chiếc tẩu dài khoảng 60 đến 80 cm. Chóp của bình “đập đá” được đính thêm một chiếc “coóng” - cách gọi của dân chơi miền Bắc (“nỏ” - theo ngôn từ của miền Nam) với chức năng đựng “đá”. Luồng khí trắng kết quả từ việc đốt các muỗng “đá” sẽ được tuồn vào bên trong bình “đập đá” rồi sau đó mới theo tẩu tuồn vào khí quản của người sử dụng.
Điểm đáng chú ý và khác biệt lớn nhất giữa dân “đập đá” và dân “bay lắc” là ở chỗ, trong quá trình “chơi”, dân “đập đá” không bao giờ thích bật nhạc ầm ĩ như dân “bay lắc” vẫn thường làm. Trong khi “phê”, dân “đập đá” thường kể những chuyện tào lao không rõ nội dung, cốt truyện.
Mặc dù dân “đập đá” giảm độ tác hại từ khí “đá” gây ra bằng cách hút gián tiếp thông qua bình lọc đựng nước, tuy nhiên nó vẫn có độ tàn phá hệ thống dây
59
thần kinh, hủy hoại não bộ gấp nhiều lần so với thuốc lắc. Người sử dụng “đá” thường xuyên sẽ nhanh chóng bị các triệu chứng như: mất ngủ, rối loạn hệ thống thần kinh, loạn thị, suy nhược cơ thể, v.v.. Hơn hết, nếu người hút “đá” trong thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ đột quỵ do hiện tượng thiếu máu não, tăng nhịp cơ tim gây ra.
+ “Bùa lưỡi” - hay “tem thư”, “viên giấy”... đó chỉ là tên gọi đường phố mà dân chơi đặt cho một loại ma túy có tên khoa học là lysergic acid diethylamide đã xuất hiện từ lâu ở nước ngoài và nước ta cũng đã cấm sử dụng, buôn bán - vận chuyển từ lâu. “Bùa lưỡi” là cách gọi của dân “chơi” áp cho loại ma túy dạng miếng dán mới xuất hiện nhỏ lẻ trên thị trường đen trong thời gian qua. Chính cái tên gọi này đã kéo theo việc dân sử dụng “bùa lưỡi” thường được gọi là “đoàn phù thủy”, các thành viên tham gia là “phù thủy” hay “phù thủy gia” thay vì cách gọi “phi hành đoàn” (dùng cho dân sử dụng thuốc lắc), “đoàn leo núi” (dùng cho dân sử dụng ma túy “đá”) như trước đây. Mặt khác, ngoài tên gọi trên, một số dân chơi còn gọi “bùa lưỡi” là “tem thư”, “phai”, “kẹo dán”, “trip”... Mỗi miếng “bùa lưỡi” thông thường có kích thước khoảng 1,5cm x 1,5cm. Giá bán lẻ của nó hiện nay dao động từ 150.000 đồng - 200.000 đồng/miếng.
60
“Bùa lưỡi” - LSD
Khác với các loại ma túy tổng hợp dạng nước (GHB), dạng viên (thuốc lắc), dạng bột (hàng đá)... “bùa lưỡi” được gắn một lớp nilon mỏng có khả năng tan trong nước trên bề mặt. Đồng thời, nó có tác dụng trực tiếp vào cơ thể người sử dụng thông qua cơ quan vị giác (lưỡi). Đáng chú ý, thời gian mà “bùa lưỡi” tan hết trong miệng các “phù thủy” thường là 2 - 3 tiếng. Song, “thuốc” phát huy tác dụng thì chỉ cần cách thời điểm đính “bùa lưỡi” chưa đầy 5 phút là đủ (thậm chí còn sớm hơn khi có rượu, bia kích thích). Các “phù thủy” sau khi chơi “bùa lưỡi” sẽ “phê” trong vòng 6 tiếng. Mặt khác, để tăng thêm độ “phê”, ảo giác, các “phù thủy” thường nạp thêm rượu, bia hoặc nước suối - đối với dân không có thể lực. Mọi ảo giác như nhìn một tivi thành hai, cảm nhận như đang bay trên mây, cưỡi trên chổi... kế đó cũng xuất hiện.
Đặc điểm để phân biệt với các loại ma túy tổng hợp
61
thông thường khác đó chính là việc các “phù thủy” sau khi đính “bùa lưỡi” chỉ thích tiếng nhạc nhảy được mở nhỏ nhẹ (không chát chúa, đinh tai như dân “lắc”, “nước biển” vẫn thường thích), khoảng không gian xung quanh thì vắng lặng, đèn mờ ảo, không có ánh sáng trắng (như nhà nghỉ, quán karaoke phòng riêng). Bên cạnh đó, “bùa lưỡi” thường làm bạn với nhóm “đập đá” vì tác dụng của “bùa lưỡi” hiện được nhiều dân chơi ví như chất xúc tác kích hoạt thêm độ phê sau khi đã sử dụng ma túy “đá”.
Loại ma túy “bùa lưỡi” trên hiện chưa được dân nghiện sử dụng rộng rãi bởi số lượng các đầu nậu có loại ma túy này không nhiều. Lượng hàng nhập về chỉ lẻ tẻ theo con đường “xách tay”, tiểu ngạch. “Bùa lưỡi” thuộc nhóm chất gây ảo giác điển hình, kích thích rất mạnh tới não bộ, làm tăng nhịp tim cơ thể người sử dụng. Hệ thần kinh của người khi bị thuốc tác dụng sẽ nhanh chóng bị kích động mạnh. Hiện tượng ảo giác, lung linh huyền ảo cũng như rùng rợn theo đó cũng xuất hiện. Ví dụ như đang đứng trên tầng 5 nhìn xuống tầng 1 chỉ có cảm giác cách 1m chiều cao mà thôi, nhìn một tivi thành 2-3 chiếc...
“Bùa lưỡi” vốn dĩ là một chất không màu, không mùi, kết tinh dạng bột. Tuy nhiên, thời gian qua, các dân chơi nước ngoài thường tẩm chất trên vào giấy để tạo ra đặc thù của “bùa lưỡi” hiện nay. Đặc biệt, nếu sử dụng nhiều, con người sẽ rất dễ phụ thuộc vào nó, hành vi nhân cách theo đó bị rối loạn. Nguy cơ tử vong
62
là rất cao đối với người sử dụng bị sốc, không được cấp cứu kịp thời. “Bùa lưỡi” là loại ma túy rất độc hại, nó có đặc tính kích thích ảo giác cũng như gây hại nhất hiện nay trong bảng thống kê các chất ma túy tổng hợp. Do vậy, giới trẻ cần phải cảnh giác trước những hệ lụy do nó gây ra. Do vậy, mặc dù mới xuất hiện lẻ tẻ, song bên cạnh việc giới trẻ phải cẩn trọng trước sự mê hoặc của “bùa lưỡi”, các cơ quan chức năng cần chung tay ngăn chặn nguy cơ bùng phát dạng ma túy mới này.
+ Ma túy “Nước biển” (GHB) - không phải là dạng ma túy mới, đó chỉ là cách chiết xuất lysergide dưới dạng nước lỏng. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài loại ma túy này có thể bị phát điên. Thực ra không có loại ma túy nào tên là “Nước biển”, đó chỉ là cách gọi dân dã của giới nghiện mà thôi. Bản chất ma túy “Nước biển” là chất hóa học tổng hợp có tên đầy đủ là gamma hydroxy axit butyrat, viết tắt là “GHB”. Hợp chất này được sản xuất dưới dạng nước hoặc sirô nên khả năng thẩm thấu vào máu và tác động lên hệ thần kinh nhanh hơn các loại khác. Đây không phải là dạng ma túy mới vì bản chất chúng vẫn là ma túy tổng hợp gây kích thích thần kinh ảo giác. Chẳng qua, chúng được chiết xuất dưới dạng khác thông thường. Dạng nước này vẫn không bằng dạng tiêm chích, vì khi tiêm chích chúng trực tiếp đi vào máu, nhanh chóng chuyển lên hệ thần kinh trung ương, não.
63
Bình “đập đá” do “dân chơi” tự chế và ma túy “nước biển” (GHB)
Các chế xuất GHB này có xuất xứ tại Thái Lan, Mianma và các nước khu vực lân cận từ vài năm nay1. Tuy nhiên, chúng không được ưa chuộng do thuốc được đựng trong lọ, gây ra sự cồng kềnh, khó vận chuyển. Chính vì vậy, thị trường ma túy tổng hợp ở các nước trong khu vực thường thiên về dạng viên nén nhiều hơn. Những năm gần đây, ma túy “nước biển” - GHB đã được nhiều “dân chơi” (ở nước ngoài) ưa chuộng, sử dụng trong các cuộc ăn chơi thác loạn. Do đó nó đã bị cấm. Còn tại Việt Nam, sự bành trướng của “nước biển” trong thời gian qua là không lớn. Nó chỉ mới xuất hiện và được dân chơi biết đến khoảng năm 2010 trở lại đây. “Nước biển” mà một bộ phận “dân chơi” sử dụng ở Hà Nội thời gian qua thường được đựng trong các chai nhựa có dung tích dao động từ 50 - 100ml. Song bên cạnh đó, có một số “đầu nậu” còn nhập nguyên các chai loại to (500 - 750ml) từ nước ngoài về chia nhỏ ra để phân phối cho khách hàng. Mỗi chai “nước biển” loại 50ml có giá dao động từ 800.000 đồng - 1.400.000 đồng. ____________
1. http://www.nationmaster.com/
64
Trong mỗi buổi thác loạn, dân chơi có sức thì cũng chỉ uống được 2-3 nắp chai “nước biển” (khoảng 10ml) là “phê”.
Về cơ chế gây nghiện của ma túy “nước biển” - GHB, chính chuỗi hydroxy axit khiến hoạt chất trở nên linh động, dễ kết hợp với các hóa chất khác, tạo ra sự kích thích thần kinh. Chính vì vậy, khi sử dụng GHB sẽ khiến con người cảm thấy tỉnh táo, không thấy buồn ngủ, đặc biệt là khả năng ảo giác như không ăn vẫn không cảm thấy đói (do thuốc có tác dụng huy động axit béo vào chu trình kreps tạo ra ATP năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể). Ảo giác còn thể hiện ở chỗ, nhạc càng to, càng cảm thấy bé, cảm giác hưng phấn cực độ, rất dễ bị kích động dẫn đến hành hung người khác... Có lẽ vì thế mà những người sử dụng ma túy tổng hợp sau đó thường hay gây gổ đánh nhau, đập phá. Một điểm đáng lưu ý đó là, ma túy tổng hợp GHB rất khó phát hiện khi hòa vào nước, vì vậy, những bạn trẻ khi tham gia các bữa tiệc sinh nhật, nhất là các bạn nữ nên cảnh giác với những đồ uống từ những đối tượng có nghi vấn. Nếu chẳng may uống phải thứ nước này, bạn nữ có thể không làm chủ được hành vi, hậu quả sẽ khôn lường. Nhưng điểm nguy hiểm nhất của loại ma túy tổng hợp này là để lại những ảnh hưởng cực nghiêm trọng về sau. Ngoài khả năng gây nghiện ma túy “nước biển” - GHB còn làm suy kiệt cơ thể và rối loạn tâm thần. Có những người sau một thời gian dài sử dụng ma túy tổng hợp đã không còn làm chủ được hành vi của mình mà dân gian thường gọi là người điên. Họ có
65
khi cởi quần áo chạy ra ngoài đường, thậm chí cười nói vô cớ.
- Amphetamine: Là chất lỏng, không màu, bay hơi chậm, hấp thụ CO2 trong không khí tạo thành cacbonat. Nhiệt độ sôi 2000C - 2030C, hòa tan trong nước theo tỷ lệ 1/50, tan trong cồn etylic, clorofooc và ete, tan hoàn toàn trong các axít. Trên thị trường, amphetamine tồn tại dạng bột, dạng viên con nhộng, dạng viên nén, dạng ống thuốc tiêm.
Amphetamine lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1887, nhưng mãi đến năm 1932, các nhà dược học Mỹ mới sử dụng amphetamine làm thuốc giãn phế quản, có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương rất mạnh, dưới tên gọi là “Benzedrin”. Amphetamine làm co các mạch máu ngoại biên, tăng co bóp của tim, tăng huyết áp. Với liều vừa phải, amphetamine có tác dụng làm tăng khả năng lao động chân tay và lao động trí óc, làm giảm chứng buồn ngủ, tăng sức lực, amphetamine còn có tác dụng chữa chứng bệnh trầm uất.
Những năm 1960, 1970 amphetamine được dùng rộng rãi trong giới sinh viên, học sinh trong các kỳ thi căng thẳng, làm thuốc giảm béo, thuốc chống đói. Hiện nay, điều chế được nhiều chất có cấu trúc hóa học gần giống amphetamine, được gọi là nhóm amphetamine, có tác dụng kích thích thần kinh mạnh hoặc gây ra các ảo giác, trong đó điển hình là ecstasy (MDMA: methylenedioxy methamphetamine), được dùng hợp pháp ở Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Đồng minh đã dùng loại này để chống buồn ngủ, vào cuối
66
những năm 1970 ecstasy trở thành loại ma túy phổ biến trên toàn thế giới, do chúng có nhiều tác hại đến sức khỏe nên bị cấm lưu hành và sử dụng.
Nguồn MDMA từ nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu qua các tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, đường hàng không quốc tế và đường bưu điện. Việc xuất hiện nhiều MDMA trên thị trường hiện nay phần lớn do tính siêu lợi nhuận của nó. Theo tài liệu nước ngoài, chỉ cần 1.000 USD để mua hóa chất là có thể sản xuất được 1 kg ma túy tổng hợp, bán với giá 20.000 USD. Tại Việt Nam, một viên ma túy tổng hợp có giá bán từ 300.000 - 700.000 đồng, tùy theo hàm lượng chất ma túy MDMA.
Ma túy tổng hợp MDMA, với các tên gọi viên lắc, thuốc điên, viên chúa, viên hoàng hậu, max, xì cọp, ecstasy, mecsydes... có thể gây nghiện gấp 50 lần so với thuốc phiện, 5 lần so với hêrôin. Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an thì, đây là loại ma túy tổng hợp không có gốc tự nhiên, mà được tổng hợp và sản xuất bí mật từ các loại tiền chất ma túy (hóa chất) và được đóng, dập dưới dạng viên nén, viên con nhộng, có kích thước, hình dạng giống như các loại thuốc chữa bệnh thông thường, gọn nhẹ, dễ vận chuyển, dễ cất giấu. Chính vì vậy mà người sử dụng không cần phải đến các ổ chứa, chủ chứa, nơi ẩn khuất, không phải dùng bơm kim tiêm, giấy bạc, bật lửa, không sợ lây truyền các bệnh viêm gan, lao phổi, HIV/AIDS... Khi cơn nghiện đến tùy theo mức độ người nghiện uống 1-2 viên.
67
Ma túy tổng hợp kích thích gây ảo giác (MDMA)
MDMA là chất ma túy tổng hợp rất nguy hiểm, gây ảo giác giả tạo, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh thị giác, hệ thần kinh vận động, không phân biệt sáng tối, không còn khái niệm về thời gian và không gian, gây ra những cơn co cơ ở các vùng đầu, mặt, cổ và các chi. Vì vậy đối tượng sử dụng loại ma túy tổng hợp này có thể “lắc” thâu đêm không biết mệt, dẫn đến sai lệch về nhận thức và hành vi như hò hét, cởi quần áo, dâm ô, mại dâm..., gây ảo giác bay bổng dễ tự sát, gây tai nạn giao thông và các hành vi cướp của, giết người và không loại trừ số đối tượng đua xe sử dụng MDMA. Khi hết thuốc thân xác rã rời, nhức mỏi, choáng váng, nôn nao, cảm thấy chán nản, phiền muộn, gây ra nhũn não, mất trí nhớ... luôn đòi hỏi phải có ma túy.
- Methamphetamine: Là chất lỏng, không màu, bay hơi chậm, nhiệt độ sôi 2140C, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Nó thường được sử dụng dưới dạng muối amphetamineclohydrat. Đây là chất tồn tại ở
68
dạng bột kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, khó tan trong dung môi hữu cơ. Là chất ma túy hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, methamphetamine là một loại chất ma túy rất nguy hiểm, khi sử dụng con người luôn có xu hướng hành động mang tính bạo lực, hay còn gọi là “ma túy bạo lực”. Nó được sử dụng dưới dạng viên nén, viên con nhộng dạng thuốc tiêm hay dạng bột.
Công thức hóa học của Methamphetamine
Methamphetamine gây kích thích mạnh ở thần kinh trung ương, tạo ra sinh lực và trạng thái tâm lý phấn khích. Có thể được sử dụng bằng cách uống hoặc tiêm, nếu dùng nhiều sẽ gây bệnh hoang tưởng.
69
Methamphetamine (dạng lỏng)
- Mephedrone: Là tiền chất để tổng hợp nên hợp chất gây nghiện, còn gọi là ma túy tổng hợp. Dân “chơi” gọi là ma túy tổng hợp “meo meo”. Hiện nay ở nước ta, chưa có nhiều tài liệu hay công bố nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về các chất ma túy tổng hợp “meo meo”. Mephedrone trước đây được sản xuất để chữa bệnh suy nhược cơ thể, trong một số trường hợp mất ngủ, có tác dụng như loại thực phẩm chức năng, nhưng một số người lợi dụng để sản xuất ma túy tổng hợp từ đầu thế kỷ XX. Công ước về các chất hướng thần năm 1971 đã cấm sử dụng loại thuốc này, vì thế, chất này không được sử dụng trong y học. Công thức hóa học là 4-methylmethcathinone (4-MMC) hay 4- methylephedrone, kích thích thần kinh ảo giác, gây nghiện, hưng phấn tâm thần, suy nhược cơ thể, dùng quá liều tăng huyết áp, vỡ động mạch (đột quỵ) và tử vong.
Những người nghiện thường sử dụng chất này trong các sàn nhảy, vũ trường để kích thích ảo giác,
70
nhạc càng to, càng cảm thấy bé, cảm giác hưng phấn tột cùng, dễ bị kích động dẫn đến hành hung người khác, thậm chí còn tự cấu xé bản thân trong vài tiếng đồng hồ. Nhận biết chất này không dễ, nhất là khi bị hòa tan vào rượu có tác hại đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, các bạn trẻ nên cảnh giác với đồ uống từ những đối tượng nghi vấn. Khi uống vào, sẽ có những hành động không thể lường trước được hậu quả.
Ma túy “meo meo”4-
methylmethcathinone (4-MMC)
Một gói bột “meo meo”
Ma túy “meo meo” là chất đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người khi sử dụng. Chất này bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào tháng 1-2008, từ Ixraen. Đến cuối năm 2008, đầu năm 2009, chất này xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, hiện được sản xuất từ các phòng thí nghiệm của Trung Quốc, sau đó lan ra các nước châu Âu, nhất là Anh, Pháp... Ma túy “meo meo” rất đa dạng, có dạng bột, dạng viên, dạng nhộng; trong đó, dạng viên và dạng bột thường được người nghiện sử dụng nhiều hơn.
71
Khi sử dụng chất này, nó tăng độ cảnh giác thức tỉnh, khoái cảm, cảm giác bị kích thích mạnh, muốn nói, cởi mở, hưng phấn tâm thần quá mức. Ngoài ra còn có tác dụng phụ, lo âu, hoang tưởng ảo giác, co giật, tăng nhịp tim, co cơ, run, rối loạn thần kinh do nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt nguy hiểm, gây ra chết người ngay lập tức nếu dùng chung với các chất gây nghiện khác, hoặc bỏ vào rượu. Nếu dùng quá liều, hay cơ thể người dùng không thích ứng sẽ dẫn đến tử vong ngay lập tức, chậm nhất là sau 18 tháng, người dùng loại thuốc này có ảo giác kéo dài, kích động, trầm cảm... dần dần nguy hiểm đến tính mạng.
- Các chất ma túy là thuốc ngủ có tính gây nghiện. + Các chất barbiturate: Là một nhóm chất ma túy, có tính chất gây ức chế. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Việc sử dụng các barbiturate đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bởi vì, chúng là những chất gây nghiện, đồng thời nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây triệu chứng mất trí nhớ, nói ngọng, gây ảo giác, đần độn và tổn thương đến hệ tuần hoàn. Sử dụng liều cao có thể gây tử vong.
72
Thuốc ngủ Barbiturate
Thuốc ngủ Barbiturate là một nhóm gồm rất nhiều chất, được điều chế từ khung cơ bản là axít barbituric. Về phương diện y học, các barbiturate được dùng làm thuốc ngủ, thuốc tê và thuốc chống co giật. Những thuốc này được xếp loại tùy theo thời gian tác dụng lâm sàng như: thuốc có hiệu lực lâu, hiệu lực trung bình, hiệu lực ngắn và cực ngắn. Hiện nay, có hơn 2.500 loại thuốc ngủ là chế phẩm của barbiturate, chúng đều là những chất tổng hợp toàn phần. Trong số này có 12 loại được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế theo Công ước về các chất hướng thần năm 1971.
+ Thuốc ngủ Methaqualone: Là chất bột tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 2500C, tan trong nước, trong cồn etylic. Methaqualone lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1951 và đến năm 1965 được dùng rộng rãi như một loại thuốc ngủ, không gây nghiện, được sử
73
dụng hợp pháp ở nhiều nước. Lúc đầu, người ta thấy methaqualone có ích, nhưng sau đó đã phát hiện ra tính gây nghiện của nó. Việc nghiện và lạm dụng loại thuốc này ngày càng tăng đã làm cho rất nhiều nước phải cấm dùng. Chất này ở châu Mỹ đã cấm sử dụng thuốc này từ năm 1983. Hiện nay việc buôn bán và sử dụng thuốc này được coi là bất hợp pháp. Nó được liệt kê vào hạng mục các chất ma túy trong Công ước về các chất hướng thần năm 1971.
Trên thị trường methaqualone là một thứ bột màu xám hoặc màu trắng có hàm lượng từ 30-70%. Màu sắc tùy thuộc vào độ nguyên chất của nó trong hỗn hợp. Dạng sản xuất có thể là viên nén hay viên con nhộng. Đôi khi nó được dùng pha trộn với hêrôin, trong những trường hợp này hàm lượng của methaqualone chỉ chiếm 30%. Tác dụng gây ngủ hoặc làm dịu thần kinh khi bị kích thích quá căng thẳng, là chất độc có tính gây nghiện cao.
+ Chất mecloqualon: Tính chất mecloqualon là chất rắn, dạng tinh thể, nhiệt độ nóng chảy 1250C-1280C, tan trong cồn etylic, ete, clorofooc và không tan trong nước, tồn tại dưới dạng bột, dạng viên nén, dạng con nhộng. Mecloqualon là chất tổng hợp toàn phần, lần đầu tiên được điều chế vào năm 1960 và được sử dụng hợp pháp ở rất nhiều nước để làm thuốc ngủ. Cũng như methaqualon lúc đầu người ta chưa thấy hết được tác dụng của mecloqualon. Sau này, các nhà khoa học mới
74
thấy rằng mecloqualon có tính gây nghiện và bị lạm dụng. Vì vậy, mecloqualon cũng chịu sự kiểm soát quốc tế theo Công ước về các chất hướng thần năm 1971.
Việc phát hiện những người nghiện thuốc ngủ barbiturate, methaqualon, mecloqualon và các loại thuốc ngủ khác được dựa vào các đặc điểm sau đây: Khi sử dụng đúng liều các loại thuốc ngủ barbiturate, methaqualon, mecloqualon thì người nghiện có vẻ thư giãn và vui vẻ hơn. Mặc dù, hoạt động và các phản ứng khác của cơ thể người nghiện chậm chạp hơn so với người bình thường. Với liều cao, người nghiện nói líu nhíu, nói lắp, đi đứng loạng choạng, có xu hướng đánh rơi các vật đang cầm trong tay và ngủ với giấc ngủ nặng nề. Trong một số trường hợp, khi dùng các loại thuốc ngủ trên làm cho người nghiện bất tỉnh. Những triệu chứng này tương tự như những người say rượu.
- Các chất ma túy an thần có tính gây nghiện: Các dẫn xuất của benzodiazepine là một nhóm thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Lần đầu tiên nó được sử dụng trong y học vào năm 1950. Các chất này có tác dụng làm giảm nỗi lo âu, giảm căng thẳng, an thần nhẹ. Nó thường được dùng cho những bệnh nhân luôn luôn lo âu, trầm uất, căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, rối loạn, co giật và những triệu chứng mệt mỏi, buồn bực. Với liều dùng thấp các chất này gây thư giãn, làm dịu thần kinh. Chúng còn có tác dụng phụ như: gây trạng thái buồn ngủ, phát ban, buồn nôn và các bất bình thường về máu. Nếu liều cao làm giảm chức năng hô
75
hấp, bất tỉnh, hôn mê, thậm chí gây tử vong. Sử dụng thuốc này trong một thời gian dài sẽ gây nghiện. Đây là nhóm thuốc an thần có nhiều chất và được sử dụng rộng rãi. Việc lạm dụng các thuốc này từ lâu đã trở thành mối lo ngại cho đời sống xã hội có tính quốc tế.
Tóm lại, các chất ma túy hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến hiện nay đang được tội phạm mua bán cung cấp cho người nghiện sử dụng chủ yếu là thuốc phiện, hêrôin, các chất ma túy tổng hợp (còn gọi là “thuốc lắc”). Tệ nạn ma túy có tác hại nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. Có thể tổng hợp lại những tác hại của ma túy như sau:
- Khi ma túy tác động vào sự sống của con người thì cực kỳ nguy hiểm, các chất ma túy tác dụng trực tiếp đến tế bào thần kinh trung ương. Đầu tiên là ức chế vỏ não, sau đến hành tủy, cuối cùng là tủy sống.
- Các chất ma túy làm đảo lộn sự hưng phấn của trung tâm hô hấp, giảm tiết dịch tiêu hóa. Nghiện nặng có thể dẫn đến lao phổi, suy tim, suy thận, rối loạn tâm thần và hàng loạt các loại bệnh khác. Qua điều tra cho thấy một người nghiện ma túy mỗi ngày có thể tiêu tốn từ 100.000 đồng đến vài trăm ngàn đồng. Để có tiền tiêm chích ma túy nhiều phụ nữ đã dấn thân vào con đường xa đọa, trụy lạc.
- Ma túy và mại dâm đã trở thành bạn đồng hành gắn chặt với nhau. Việc dùng chung dụng cụ tiêm chính và quan hệ tình dục bừa bãi đã trở thành cầu nối
76
thuận lợi cho căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, lây truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Có người dùng ma túy ắt có người cung cấp ma túy, để trốn tránh pháp luật và dành nguồn lợi từ ma túy cho mình, các băng đảng buôn bán ma túy hoạt động ngày càng tinh vi hơn, ác liệt hơn. Chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt để có tiền hút, chích, ăn chơi. Chúng dùng nhiều thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, dọa nạt, thậm chí cưỡng bức dân lành để có thêm bạn đồng hành.
- Khi cơn nghiện đến, người nghiện không kiểm soát được hành vi của mình, họ sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để thỏa mãn cơn nghiện. Ma túy làm cho người sử dụng không còn điểm dừng trong hành động, tội trộm cắp, cướp giật và nhiều tội ác man rợ khác đã xảy ra, đối tượng gây án thường là những người nghiện ngập.
- Ở đâu có người nghiện ma túy, ở đó có thể có nạn nhân là trẻ em. Ma túy với sự cám dỗ ma quái của nó đã trở thành một nạn dịch lây lan khắp toàn cầu. Ma túy sẵn sàng hủy diệt bất cứ ai đi trên con đường của nó, đến với nó dù chỉ một vài lần.
- Khi một người sử dụng chất ma túy sẽ có tác hại đối với bản thân trên các mặt sau:
+ Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp, gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp nhất là khi dùng quá liều, nhiều
77
trường hợp ngưng thở không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Một số trường hợp sử dụng côcain có thể bị phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, nên tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản... một số trường hợp dẫn đến ung thư phổi.
+ Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành, tạo nên cơn đau thắt ngực, có thể gây nhồi máu cơ tim. Chất ma túy cũng gây nên tình trạng co mạch, làm tăng huyết áp, có người sau khi hút thử vài hơi cần sa đã bị nhồi máu cơ tim, gây tai biến hệ tuần hoàn.
+ Đối với hệ thần kinh: Sử dụng ma túy giai đoạn đầu có thể gây hưng phấn, lệ thuộc thuốc... sau đó sẽ xảy ra những tai biến như co giật, xuất huyết, đột quỵ...
+ Đối với hệ sinh dục: Hầu hết người nghiện ma túy khả năng tình dục giảm rõ rệt, và điều này còn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian dài. Nam giới dùng ma túy lâu sẽ bị chứng vú to và bất lực, phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. Ngoài ra, người dùng ma túy còn bị những tác hại như hủy hoại tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
- Khi một người sử dụng chất ma túy sẽ có tác hại đối với gia đình: Tệ nạn nghiện ma túy phá vỡ hạnh phúc của hàng vạn gia đình. Nhiều người nghiện ma túy đánh đập vợ con, chém giết bố mẹ, ông bà để đòi
78