🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phong Cách Bác Hồ Đến Cơ Sở Ebooks Nhóm Zalo Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hồng Khanh Phong cách Bác Hồ đến cơ sở / Hồng Khanh. - Tái bản. - H. : Chính trị Quốc gia, 2018. - 256tr. ; 15cm 1. Hồ Chí Minh, 1890-1969, Lãnh tụ cách mạng, chính trị gia, Việt Nam 2. Phong cách 3. Lối sống 4. Truyện kể 959.704092 - dc23 CTF0336p-CIP 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng, người cộng sản vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhưng đồng thời cũng là một con người bình dị, gần gũi, ai cũng có thể học và làm theo, đặc biệt về phong cách của Bác. Trong đời sống hằng ngày, ngoài những lúc làm việc và tiếp khách, Bác thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với các cụ già, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, trở thành điều tâm niệm suốt đời của Người. 6 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Theo một thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính trong vòng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955 - 1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Bác đã trên 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội..., từ miền núi đến hải đảo để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 60 lần Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Đó là một kỷ lục khó ai có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ ở tuổi 70. Mỗi người dân Việt Nam đều giữ trọn trong trái tim mình hình ảnh Bác Hồ trong bộ quần áo bình dị, lội ruộng với nông dân, cùng tát nước chống hạn, cùng cuốc đất, đẩy xe với người lao động. Mỗi khi đi thăm các cơ sở, Người không cho báo /ª, NHr ;8y7 BtN 7 trước. Người muốn biết thực chất tình hình của cơ sở, chứ không chỉ nghe qua báo cáo. Khi xuống đến cơ sở, điều quan tâm đầu tiên của Người là xem nơi ăn chốn ở, đến nhà ăn tập thể, nhà vệ sinh trước rồi mới ra hội trường nói chuyện với mọi người. Tác phong sâu sát, tỷ mỷ, cụ thể thiết thực của Người là mẫu mực của phong cách người lãnh đạo, người “đầy tớ của nhân dân”. Bác đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Mọi nghi thức đối với Người đều trở thành không cần thiết. Để tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, học tập và làm theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn sách: Phong cách Bác Hồ đến cơ sở của Nhà báo Hồng Khanh - Nguyên Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân dân. 8 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Thông qua lời kể của các đồng chí nhiều năm được sống và làm việc cùng Bác, Nhà báo Hồng Khanh đã ghi lại những câu chuyện Bác Hồ đi thăm cơ sở, từ lên mặt trận, ra cánh đồng, vào xưởng máy, dự lớp học đến vui đón Tết. Mỗi câu chuyện đều thể hiện phong cách giản dị, gần gũi nhưng rất tinh tế của Bác. Lối sống, tác phong quần chúng của Bác luôn là chuẩn mực nhân cách con người cách mạng nhưng lại không xa lạ với mỗi con người bình thường, mà ai cũng có thể soi mình, học tập, noi theo. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 9 LỜI NÓI ĐẦU Ngày 06-3-1947, không khí bớt se lạnh, ánh sáng mặt trời tỏa dần sau những đám mây mỏng. Tại nhà ông Hoàng Văn Nguyên ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, Bác Hồ và tám đồng chí trực tiếp giúp việc cho Bác đang ngồi bàn công tác xoay quanh ý định làm sao nhanh chóng thực hiện được “quân sự hóa”. Nghĩa là bộ phận trực tiếp giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải tổ chức gọn nhẹ, dễ cơ động, linh hoạt, bí mật, hiệu quả, đi không ai biết, đến không ai hay, cho nên mỗi người phải có một cái balô. Ngoài ra còn có một cái balô để đựng máy chữ của Bác Hồ mang từ Hà Nội lên. 10 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Cuộc họp vừa kết thúc, cả tám đồng chí đang ngồi quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh bỗng lấy làm phấn khởi khi thấy Bác nhìn âu yếm từng người một. Đó là đồng chí Võ Chương, quê ở Thừa Thiên Huế, nguyên là giáo viên hoạt động ở Hà Nội, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trở thành chiến sĩ trong Đội cứu quốc thành Hoàng Diệu, được đồng chí Nguyễn Lương Bằng chọn bổ sung vào tổ bảo vệ Bác Hồ. Đồng chí Nguyễn Cần quê ở huyện Thường Tín, Hà Nội, từng tham gia thanh niên phản đế trường Bưởi, Hà Nội, bị Sở Mật thám Pháp bắt giam ở Hỏa Lò năm 1943, tháng 9-1945 vượt ngục, trở về công tác cùng đồng chí Trần Đăng Ninh. Đồng chí Nguyễn Văn Lý quê ở tỉnh Thái Bình, tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào công nhân từ trước năm 1940, bị địch bắt /ª, N, Đx8 11 giam ở Sơn La, rồi vượt ngục trở về hoạt động ở căn cứ địa Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Đồng chí Nguyễn Hữu Văn, quê ở tỉnh Hải Dương, từng hoạt động trong phong trào Thanh niên cứu quốc Hà Nội, cuối năm 1945 được tuyển vào tổ bảo vệ Bác Hồ. Đồng chí Hoàng Văn Lâm, người dân tộc thiểu số, sớm giác ngộ cách mạng. Đồng chí Chu Phương Vương, người dân tộc Tày, quê ở tỉnh Cao Bằng, giúp việc cho Bác Hồ từ tháng 7-1945. Đồng chí Nguyễn Quang Chí, đồng chí Trần Đình, dân tộc Nùng, quê ở tỉnh Cao Bằng, chiến sĩ giải phóng quân. Cả tám đồng chí nói trên đang ngồi lặng im chờ ý kiến của Bác thì bỗng thấy Bác vừa đưa tay chỉ từ trái sang phải theo thứ tự hình vòng tròn, vừa chậm rãi, nhẹ nhàng nói: 12 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ - Từ hôm nay Bác đặt tên của mỗi chú như sau: Chú Võ Chương là Trường, chú Nguyễn Cần là Kỳ, chú Nguyễn Văn Lý là Kháng, chú Nguyễn Hữu Văn là Chiến, chú Hoàng Văn Lâm là Nhất, chú Chu Phương Vương là Định, chú Nguyễn Quang Chí là Thắng, chú Trần Đình là Lợi. Nói xong, lặng giây lát, Bác lại nhắc tên tám đồng chí vừa mới đặt: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Rồi Bác nhẹ nhàng nói một câu: - Các chú có biết tại sao Bác đặt tên các chú như vậy không? Cả tám người liếc nhìn nhau, suy nghĩ, chưa ai lên tiếng. Bác giải thích luôn: - Nhân dân ta vừa giành được chính quyền chưa bao lâu thì đã phải bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp /ª, N, Đx8 13 trở lại xâm lược nước Việt Nam. Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Bác là cùng với Đảng, Chính phủ, Mặt trận lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến đến ngày thắng lợi. Bác đặt tên các chú theo khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” là để hằng ngày Bác gọi đến tên các chú, hay nhớ đến các chú là nhắc nhở Bác phải làm sao tìm mọi mưu kế, biện pháp để hoàn thành bằng được nhiệm vụ cao cả đó. Niềm vinh dự tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên mình gắn với ý chí và quyết tâm của toàn dân tộc đang bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược đầy khó khăn, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi càng thôi thúc tám đồng chí không ngừng 14 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ vươn lên làm tốt nhiệm vụ. Từ đấy, hai tiếng Bác Hồ chính thức được gọi thay cho năm chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” với cả tấm lòng kính trọng, biết ơn, gần gũi và thương yêu vô hạn. Đối với những người được vinh dự trực tiếp giúp việc cho Bác Hồ càng hết sức vui mừng được Bác gọi bằng “Chú” với tình thương ân cần, trìu mến, giúp đỡ, dạy bảo, không hề có chút cách biệt. Nhiều đồng chí đã lấy tên mà Bác đặt cho mình làm tên chính thức suốt đời, như: Kỳ - tức Vũ Kỳ - tức Nguyễn Cần; Kháng - tức Hoàng Hữu Kháng - tức Nguyễn Văn Lý; Chiến - tức Tạ Quang Chiến - tức Nguyễn Hữu Văn, v.v.. Vài ba đồng chí do yêu cầu công tác phải chuyển sang đơn vị khác, Bác lại đặt tên cho đồng chí mới đến thay như tên đồng chí /ª, N, Đx8 15 đã chuyển. Câu khẩu hiệu: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” luôn ở bên Bác. Vì thế, khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã có ba đồng chí mang tên Trường, hai đồng chí mang tên Nhất, hai đồng chí mang tên Thắng. Một hôm, trong không khí hòa bình, mới về lại Thủ đô Hà Nội, sau khi miền Bắc được giải phóng, nhân lúc Bác cháu đang nói chuyện vui sau bữa cơm chiều, một đồng chí quá lạc quan, đề nghị với Bác: - Thưa Bác! Để phù hợp với tình hình mới, xin Bác cho đổi tên của hai đồng chí Kháng và Chiến thành hai tên Hòa, Bình! Bác nhẹ nhàng trả lời, nhưng nét mặt hơi nghiêm: - Có kháng chiến mới có hòa bình. Song hiện nay chưa thể gọi là hòa bình, còn phải chuẩn bị kháng chiến ở miền Nam, vì đế 16 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn chưa dễ gì ngoan ngoãn làm theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Vì vậy, chớ có chủ quan. Câu nói của Bác như một lời tiên tri. Thực tế đã diễn ra như vậy. Từ đấy, trong hoàn cảnh miền Bắc được giải phóng, miền Nam còn tạm thời trong tay Mỹ - ngụy, tính chất công việc ở bộ phận trực tiếp giúp Bác Hồ lại càng đòi hỏi mỗi người phải làm việc sâu sát hơn, tỷ mỷ hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn, năng nổ hơn, luôn luôn phát huy tinh thần truyền thống khẩu hiệu: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. Lời hứa khẳng định đó của Bác, 30 năm sau trở thành hiện thực. Những đồng chí nói trên được vinh dự trực tiếp giúp việc cho Bác Hồ và được Bác đặt tên theo khẩu hiệu chiến lược ấy, /ª, N, Đx8 17 sau khi đến tuổi nghỉ hưu có thêm thời gian rỗi rãi, nhớ lại, suy ngẫm, càng nhớ như in những chuyến lần lượt thay nhau đi theo Bác đến cơ sở. Bởi vì, mỗi lần Bác đi cơ sở chỉ có ba hoặc bốn người giúp việc cần thiết đi theo, rất đơn giản, gọn nhẹ, không kềnh càng, nặng nề, gây phiền toái cho ai. Chuyến đi nào cần có cán bộ hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó đi cùng thì Bác bảo bộ chủ quản lĩnh vực ấy cử một người đến cùng đi với Bác. Cách tổ chức đi như vậy, theo ý Bác vừa là linh hoạt, tiện cơ động, mau lẹ, không cần phải có một bộ phận thường trực ở văn phòng Bác, vừa nâng cao trách nhiệm. Đến cả những lần đi nước ngoài (trừ những lần đi thăm chính thức theo nghi lễ phải có đoàn này, bộ nọ), Bác chỉ cho “biên chế” ba người gồm: Bác, đồng chí Vũ Kỳ, đồng chí 18 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ cần vụ. Bác nói Bác chỉ cần một khoang nho nhỏ trên máy bay. Nghĩa là Bác vẫn đi chung với hành khách trong một máy bay. Phiên dịch thì Bác bảo sang đến nước bạn, lấy một người trong số cán bộ, sinh viên của ta đang học ở bên đó. Thầy thuốc thì Bác nói Bác không ốm đau gì mà cần đến thầy thuốc đi theo. Nếu có ốm đau thì một thầy thuốc Việt Nam cũng chẳng giải quyết được. Còn bảo vệ thì Bác cho rằng có đem theo một tiểu đội cũng không làm gì được nếu có sự cố xảy ra. Nói tóm lại, Bác luôn luôn nghĩ đến dân, tin vào dân và cơ sở. Bác coi việc đến với dân như sự sống cần đến không khí. Bác coi đây là một “kênh” rất quan trọng không thể thiếu được để kiểm tra nhận thức, kết quả của cán bộ, người dân ở cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, /ª, N, Đx8 19 chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời cũng qua sự tiếp xúc này mà gợi ý, bổ sung, giáo dục, động viên những mặt được, uốn nắn, nhắc nhở, phê phán những nhận thức, hành động không đúng, giúp cán bộ cơ sở và người dân quyết tâm thêm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Bác ít khi mời dân tới mà Bác đến tận nơi người dân đang lao động, cùng trò chuyện, làm việc với dân. Cho nên những đồng chí này thấy mình có vinh dự và trách nhiệm giúp phần kể lại mỗi khi có dịp được gặp đồng chí, bè bạn, bà con xóm phố, để ai cũng có thể được nghe, được biết, cố gắng học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ. Là một người gần 40 năm có vinh dự làm phóng viên Báo Nhân dân, đi, viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở 20 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Vĩnh Linh, Quảng Trị, chiến dịch Đại thắng mùa Xuân năm 1975, sau đó về lại Tòa soạn Báo Nhân dân chuyên đi viết về kinh tế, lưu thông phân phối, xây dựng... cho đến khi tuổi nghỉ hưu, tôi cũng có thời gian nhiều lần đến nhà những đồng chí nói trên như Vũ Kỳ, Tạ Quang Chiến, Cù Văn Chước, Lê Hữu Lập, Hoàng Phát Hiền, Ngô Văn Các, Nguyễn Văn Mùi, v.v., để nghe các đồng chí kể lại những lần được vinh dự đi theo Bác Hồ đến cơ sở. Đồng chí nào cũng ít nhiều nhận được sự bày vẽ, giúp đỡ, giáo dục của Bác Hồ trong quá trình trực tiếp giúp việc cho Người, nên đều có chung một ý nghĩ là việc nào nắm vững thì sẵn sàng kể lại một cách ngắn gọn, đầy đủ những nội dung chính. Việc nào không nắm chắc thì khiêm tốn, giới thiệu những người hiểu /ª, N, Đx8 21 rõ để người viết đến tìm hiểu. Và sau mỗi lần kể lại, các đồng chí này, nhất là đồng chí Vũ Kỳ không quên nhắc lại ba ý của Bác Hồ về viết hồi ký, để cho tôi lấy đó mà suy ngẫm cho định hướng khi cầm bút viết. Ba ý đó là: Thứ nhất, phải có tác dụng giáo dục; Thứ hai, sự việc, tình hình diễn ra phải hợp lý; Thứ ba, bảo đảm tính chính xác. Thế là từ đó tôi càng có thêm tư liệu “sống”. Suy ngẫm, chọn lựa, “thai nghén” dần (từ năm 2003 đến nay) cuốn sách Phong cách Bác Hồ đến cơ sở, nhằm góp phần nhỏ của mình cùng cả nước không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để bạn đọc tiện theo dõi, tôi sắp xếp nội dung cuốn sách này theo thứ tự: - Lên mặt trận - Ra cánh đồng 22 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ - Vào xưởng máy - Dự lớp học - Chuẩn bị đi Nam - Vui đón Tết. Hy vọng qua cuốn sách này, chúng ta sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống và công việc. Tác giả HỒNG KHANH 23 LÊN MẶT TRẬN 1 Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước cuộc mít tinh của hàng chục vạn đồng bào tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Người dõng dạc tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, ai cũng phấn khởi và mong muốn đất nước hòa bình, ổn định, lâu dài, Bắc - Nam sum họp một nhà, có điều kiện phát huy tinh thần độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống mới. Nào ngờ chỉ sau đó ba tuần lễ, ngày 23-9-1945, nhân dân Nam Bộ 24 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ đã phải đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Tình thế đất nước lúc đó như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa phải kêu gọi đồng bào đứng lên kiên quyết chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc, vừa phải động viên, khuyến khích mọi người dân, nhất là thanh niên gia nhập lực lượng chiến đấu. Hà Nội lúc đó, bộ đội chiến đấu mới ở chiến khu về có khoảng ba tiểu đoàn. Lực lượng công an xung phong có khoảng một trung đội. Tự vệ có khoảng 10.000 người, trong đó có khoảng 1/5 là tự vệ chiến đấu làm nòng cốt. Lực lượng dân quân mới hình thành, đang bám giữ ở các huyện ngoại thành, v.v.. /ˆN 0‚7 75|N 25 Trước tình hình lực lượng ta còn mỏng, vũ khí, đạn dược phần lớn là súng trường, súng kíp, giáo mác thô sơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ tìm mọi cách tranh thủ hòa hoãn với đối phương để có thời gian xây dựng lực lượng chiến đấu. Ngày 06-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ với đại diện Chính phủ Pháp là Xanhtơni tại số nhà 38 Lý Thái Tổ (nay là phía sau Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội). Sau đó không đầy hai tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại phải ba lần gặp và hội đàm với Cao ủy Pháp là Đô đốc Đácgiăngliơ khi thì ở trên chiến hạm Emile Bertin đậu tại vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi thì ở Bắc Bộ phủ. Đoán được ý đồ của Pháp đánh chiếm Nam Bộ rồi sẽ mở 26 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ mặt trận đánh ra phía Bắc, để có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng chiến đấu lâu dài cho quân và dân ta, dù bận trăm công nghìn việc của Chính phủ cách mạng, ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lên đường sang Pháp để tiếp tục tìm kế hòa hoãn với Chính phủ Pháp. Trong chuyến đi đột xuất ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946. Trong gần ba tháng làm thượng khách ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 40 cuộc tiếp xúc với giới báo chí, với các bộ trưởng và 14 tướng lĩnh trong Chính phủ Pháp, gặp Thủ tướng Pháp G. Biđôn. Trong tất cả những cuộc tiếp xúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nêu /ˆN 0‚7 75|N 27 rõ nguyện vọng chính đáng của Nhân dân Việt Nam là mong muốn giữ mối quan hệ Việt - Pháp không có tiếng súng. Thể hiện rõ nhất là khi đến tham quan khu di tích lịch sử ở Noócmanđi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy bàn tay mình bịt miệng khẩu đại bác với dụng ý nói lên ý chí và tinh thần quyết tâm giữ gìn hòa bình, kiên trì ngăn chặn chiến tranh. Biểu tượng đó cũng là thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Nhân dân Việt Nam gửi tới nhân dân Pháp và những người cầm quyền nước Pháp lúc đó. Ở Hà Nội thời gian ấy đang trong không khí nô nức hưởng ứng những chủ trương, kế hoạch của Chính phủ và của Thành ủy về thi đua chống giặc đói, 28 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhân dân Hà Nội cũng như Nhân dân cả nước đều nghĩ nước nhà đã độc lập, tự do, thực hiện chế độ dân chủ mới; sẽ có điều kiện phát triển theo đà thuận buồm xuôi gió. Mối quan hệ Việt - Pháp sẽ duy trì và phát triển. Nhưng ngờ đâu, chỉ ít lâu sau, lợi dụng thi hành Hiệp định sơ bộ ngày 06-3-1946 mà Pháp đã ký với Chính phủ ta, chúng đưa ào ạt 15 vạn quân ra Bắc, vào cảng Hải Phòng và lên Hà Nội để thay thế 200 nghìn quân Tưởng Giới Thạch (tràn vào lấy cớ là quân của Đồng minh để giải giáp quân đội Nhật vừa đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai rút về Trung Quốc). Pháp còn lén lút ký Hiệp ước Trùng Khánh với quân Tưởng để chia phần nhân /ˆN 0‚7 75|N 29 nhượng nhau: Đối với miền Bắc Việt Nam, âm mưu của quân Tưởng là “diệt cộng cầm Hồ” nghĩa là diệt cộng sản, bắt giữ Cụ Hồ; đối với miền Nam, quân Pháp đã chiếm được Sài Gòn thì đánh mạnh rộng ra chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Lợi dụng thời gian Bác Hồ đang ở Pháp, tại Hà Nội, chúng câu kết với bọn Quốc dân Đảng phản động tìm cách chống lại Chính phủ Cụ Hồ. Chúng in truyền đơn nói xấu cách mạng, rình bắt và thủ tiêu một số cán bộ của ta. Chúng lợi dụng nhân ngày Cách mạng Pháp 14-7 tổ chức mít tinh, kỷ niệm bằng cách cho một số quân Pháp chuẩn bị diễu hành quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Khi quân Pháp diễu hành, chúng sẽ cho một số phần tử cực đoan 30 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ ném lựu đạn vào đoàn diễu hành để quân Pháp lấy cớ đó đánh trả lại lực lượng cách mạng. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, của Thành ủy, quân và dân Hà Nội càng nóng lòng mong Bác Hồ về nhanh, càng ra sức quyết tâm thực hiện mọi biện pháp chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trên bờ tường hè phố xuất hiện nhiều khẩu hiệu: “Hỡi quốc dân đồng bào! Bọn thực dân Pháp cố ý làm cho chiến tranh lan rộng. Tình thế mỗi lúc thêm nghiêm trọng. Toàn dân gấp gáp chuẩn bị kháng chiến! Chúng ta quyết kháng chiến để bảo toàn lãnh thổ và giữ vững chủ quyền!”. Những lời lừa phỉnh, xuyên tạc của chúng đều bị /ˆN 0‚7 75|N 31 nhân dân Hà Nội tẩy chay. Xóm phố nào cũng tích cực đào hào, đắp ụ, triển khai việc thực hiện sẵn sàng chiến đấu. Việc chuẩn bị sơ tán những máy móc thiết yếu, kho tàng quan trọng ra ngoại thành, lên chiến khu được gấp rút tiến hành... Lực lượng Công an xung phong của ta luồn sâu, ép sát, phát hiện được chứng cứ cụ thể của bọn Quốc dân Đảng phản động, báo cáo kịp thời với đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng, với cụ Huỳnh Thúc Kháng - Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức quyền Chủ tịch nước thay Bác Hồ đang đi công tác ở Pari. Trên cơ sở có bằng chứng cụ thể đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng quyết định cho lực lượng Công an xung phong của ta bóc trần âm mưu 32 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ của chúng. Những hố chôn cán bộ ta bị chúng bắt cóc và thủ tiêu trong vườn ở một số nhà của phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều gần hồ Thiền Quang) được nhanh chóng khai quật lên. Những dụng cụ lén lút in truyền đơn, tài liệu, kế hoạch chống phá cách mạng đều bị công an ta phanh phui ra trước công chúng. Không còn đường nào chối cãi, bọn Quốc dân Đảng phản động thất bại, đứng cúi gằm mặt trước nhân dân Hà Nội. Ngày 21-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về lại Hà Nội. Trong niềm mong mỏi lâu nay, được tin Chủ tịch nước đã về, hàng vạn người già trẻ, gái trai ở Hà Nội đã đổ ra đường tiến hành cuộc biểu tình tuần hành từ ga Hàng Cỏ về /ˆN 0‚7 75|N 33 đến phố Lê Lai chào đón Người. Những tiếng hô vang dội khắp đường phố quanh Hồ Hoàn Kiếm: Bác Hồ đã về! Bác Hồ đã về! Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Một tháng sau, ngày 21-11-1946, quân Pháp lật lọng, phá bỏ bản Tạm ước ngày 14-9 đã ký với ta, trắng trợn đưa quân đánh chiếm Lạng Sơn, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Yên. Mười ngày sau, xe camnhông Pháp từ Hà Nội qua cầu Long Biên sang Gia Lâm dùng súng bắn chết hai người dân đang đi trên đường, chúng trắng trợn khiêu khích. Hôm sau, ngày 02-12, lính Pháp xông vào nhà ở phố Hàng Buồm xé lá cờ đỏ sao vàng đang treo ngay ngắn trước cửa và cướp đi bảy tút thuốc lá rồi trắng 34 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ trợn hăm dọa người dân lương thiện. Chúng còn móc nối với những phần tử phản động, mua chuộc lôi kéo một số đồng bào Công giáo, nhất là ở vùng giáp ranh giữa hậu phương của ta với những nơi chúng mới chiếm được gây nên các điểm “nóng”. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng đó, sau Tết Nguyên đán Đinh Hợi (ngày 09-02-1947) được ít ngày, tại nơi tạm sơ tán ở chùa Một Mái, xã Sài Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (cũ), Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đi công tác vào Ninh Bình và Thanh Hóa, tạo ra Mặt trận mới, sẵn sàng đương đầu với giặc Pháp xâm lấn tới. Hai đồng chí Hoàng Hữu Kháng và Tạ Quang Chiến được lệnh đi theo làm nhiệm vụ tháp tùng, bảo vệ Bác. /ˆN 0‚7 75|N 35 Ngày 19-02-1947, trời đầy mây, se se lạnh, không một tia nắng, chuyến đi “tạo mặt trận” bắt đầu. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng đi trước đưa đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi giữa, đội chiếc mũ cát, khăn vòng quanh cổ che kín bộ râu điểm bạc. Đồng chí Tạ Quang Chiến đi sau cảnh giới. Cả ba thầy trò ra khỏi núi Thầy, đi bộ qua con đường xóm dài hơn một trăm mét, đến nơi có chiếc xe Jeep cũ màu đen do đồng chí Phạm Văn Nền lái đang chờ sẵn. Khi xuất hành, xe đi theo đường liên tỉnh, vòng ra đường số 6, qua vùng núi nhấp nhô Xuân Mai, rẽ vào đường 21. Đến đồn điền Chi Nê, gà đã gáy canh ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định dừng chân và nghỉ lại đây. Sáng hôm sau, ngày 20-02, 36 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ vào lúc 8 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nơi sơ tán của Bộ Canh nông, 10 giờ, Người đến thăm Nhà máy in tiền thuộc Bộ Tài chính và thăm gia đình ông Đỗ Đình Thiện - một thành viên trong Đoàn Việt Nam đàm phán với Pháp năm 1946 ở Phôngtennơblô, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Đúng 10 giờ sáng ngày 20-02-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mặt tại rừng thông, cách thị xã Thanh Hóa chừng 3 km về phía tây1. Tại đây, đứng dưới những cây thông xanh đậm lá, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hàng trăm cán bộ, nhân dân, đại biểu 1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.68-70. /ˆN 0‚7 75|N 37 thân hào, trí thức của địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: - Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong Nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được. Nói về ý nghĩa cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược đang ngày càng lan rộng ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng hình ảnh so sánh, dễ hiểu, thuyết phục. Người nói: - Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái 38 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí. Hàng trăm người đứng nghe vỗ tay ran, đồng tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tiếp: - Pháp có xe tăng, đại bác, thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng! Những tiếng vỗ tay lại vang lên lan tỏa khắp khu rừng thông. Mười sáu giờ ba mươi phút chiều hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên xe rời thị xã Thanh Hóa, về thẳng đồn điền Chi Nê và nghỉ đêm tại đây. Sáng hôm sau, ngày 21-02-1947, vào lúc 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự /ˆN 0‚7 75|N 39 cuộc họp đã dự kiến trước do ông Vũ Đình Huỳnh ở lại tổ chức. Cuộc họp này gồm nhiều vị chức sắc Thiên Chúa giáo thuộc vùng Bùi Chu - Phát Diệm, có cả giám mục Lê Hữu Từ, người đứng đầu giáo hội ở vùng này. Sau mấy lời thăm hỏi sức khỏe các đại biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu tóm tắt tinh thần nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946. Người nhấn mạnh đến chính sách đoàn kết lương giáo, sẵn sàng mở ra mặt trận trên vùng này để tiếp tục kháng chiến đến thành công, thực sự bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc. Nói xong, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi chăm chú nghe các vị đại biểu nêu ý kiến, chất vấn, thảo luận. Khoảng 40 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ hơn một giờ sau, Người kết luận cuộc họp. Người khẳng định rõ chính sách tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng của Chính phủ cách mạng, vận động mọi người không nên mắc mưu lừa phỉnh, chia rẽ của thực dân Pháp; phải đề cao lòng yêu nước, kính Chúa trong đồng bào giáo dân. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về lại địa điểm sơ tán ở chùa Một Mái, Sài Sơn thì thực dân Pháp lại dùng máy bay ném bom, bắn phá Chi Nê, Nhà máy in tiền thuộc Bộ Tài chính và nhà ông Đỗ Đình Thiện, làm hư hỏng nhiều tài sản, may mà không ai bị thương nhờ phòng tránh kịp. Chuyến đi bí mật, khẩn trương, đến với dân, với cơ sở một cách bất ngờ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp /ˆN 0‚7 75|N 41 thời chuẩn bị tạo ra mặt trận mới về phía nam Hà Nội và càng thấy Người luôn nhìn xa trông rộng. 2 Đầu tháng 9-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với vài người giúp việc lặng lẽ rời thôn Khâu Lấu, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Một tuần lễ sau, được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mặt ở Tả Phầy Tử, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, mọi người trong cơ quan giúp việc Chủ tịch mới khẳng định là Người đã lên mặt trận biên giới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa làm xong một số việc cần thiết, được tin 42 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Chủ tịch nước đã tới Tả Phầy Tử liền vội vàng lên ngựa phóng nhanh qua những đoạn đường lầy lội để đến đón Bác. Thấy Bác gầy và đen sau gần một tuần đi len lỏi theo đường rừng, Đại tướng không nén nổi xúc động. Nhưng Đại tướng chưa kịp lên tiếng hỏi thăm sức khỏe Bác thì Bác đã cởi mở với Đại tướng: - Dự xong cuộc họp Chính phủ ngày 02-9-1950, Bác đi ngay, chẳng mấy ai biết Bác lên đây. Năm nay ở cơ quan Trung ương không tổ chức kỷ niệm ngày độc lập 2-9. Trên này chắc các chú bận việc cũng quên! Đại tướng niềm nở thưa với Bác: - Dạ! Thưa Bác, chúng cháu không quên, nhưng không tổ chức gì. /ˆN 0‚7 75|N 43 Rồi Đại tướng lễ phép mời Bác về Sở chỉ huy chiến dịch. Trên đường đi, Bác trùm chiếc khăn bông che bộ râu lốm đốm bạc, đội mũ và ngồi lên ngựa cùng Đại tướng hành quân đến địa điểm đặt Sở chỉ huy chiến dịch biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn tại Nà Lạm, cách cụm cứ điểm Đông Khê khoảng 10 km, tiện cho việc trực tiếp quan sát. Tại Sở chỉ huy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo với Bác quyết tâm của Bộ chỉ huy chiến dịch là mở đầu bằng trận tiêu diệt Đông Khê, tiếp theo là diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cùng là tập trung lực lượng giải phóng Cao Bằng. Với đà hứng khởi đó, Bác Hồ dùng ngón trỏ bàn tay phải, chỉ vào thứ tự bốn ngón bàn tay trái xòe ra, và nói: 44 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ - Một là đánh Đông Khê, hai là đánh quân viện, ba là đánh Thất Khê, bốn là đánh Cao Bằng. Tất cả là bốn bước. Rồi Bác nói tóm tắt ý nghĩa chiến dịch Cao Bằng - Lạng Sơn này là rất quan trọng, “chỉ được thắng không được thua”. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và số cán bộ ngồi dự họp đồng thanh: “Dạ” lên. Bác nói tiếp: - Đông Khê tuy không lớn nhưng rất quan trọng. Vì mất Đông Khê thì Cao Bằng hoàn toàn bơ vơ. Địch buộc phải cho quân ứng cứu. Bộ đội ta sẽ có cơ hội đánh vận động. Nói đến đây, như sực nhớ ra điều cần biết, Bác hỏi các cán bộ dự họp: /ˆN 0‚7 75|N 45 - Bộ đội ta không biết đã quen đánh vận động lớn chưa? Đại tướng lên tiếng trả lời: - Dạ! Chúng cháu đã có dự kiến. Rồi Đại tướng thưa tiếp: - Mùa hè vừa rồi đã được luyện tập. Anh em tiến bộ nhiều. Cao Bằng là địa hình rừng núi, sẽ thuận lợi cho đánh vận động. Bác ngồi lặng im, trầm ngâm trong bộ quần áo bộ đội bạc màu đang mặc. Ai cũng bất ngờ và lấy làm hãnh diện về sự có mặt của Bác ở mặt trận này, ở chiến dịch quan trọng này. Rồi chỉ lặng im trong chốc lát, sau khi đưa mắt nhìn âu yếm các cán bộ dự cuộc họp, Bác lên tiếng tiếp: - Bộ chỉ huy chiến dịch nói các chú họp lần cuối cùng này để chuẩn bị trận 46 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ đánh. Đây chưa phải là lần cuối cùng! Chưa đánh thắng thì chưa được coi là đã chuẩn bị xong. Quân sự thì phải chuẩn bị mãi. Thắng xong trận này cũng chỉ mới là chuẩn bị xong một đợt. Khi nào toàn thắng thì mới là chuẩn bị xong. Trong quân sự phải kiên quyết và bạo dạn. Bạo dạn, dũng cảm không phải là liều. Liều là dại, dũng cảm là khôn. Không phải chỉ một người kiên quyết và bạo dạn mà phải toàn bộ, tất cả mọi người. Muốn toàn bộ kiên quyết và dũng cảm thì phải có kỷ luật. Kỷ luật là động lực giữ sức mạnh cho bộ đội. Các chú đã nghe Bộ chỉ huy chiến dịch phổ biến quyết tâm của Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên giới. Các chú đã được giao nhiệm vụ cụ thể. Bác không có gì phải nói thêm. Chỉ nhắc các chú: /ˆN 0‚7 75|N 47 Thời gian lúc này vô cùng quý báu. Cần tranh thủ thời gian thật tốt để chuẩn bị chiến đấu cho đầy đủ. Chỉ có chuẩn bị đầy đủ thì mới giành được chiến thắng lớn và đỡ tốn xương máu chiến sĩ. Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng này rất quan trọng. Chúng ta phải quyết tâm đánh thắng trận này. Nói đến đây, Bác lặng im giây lát rồi bỗng lên tiếng hỏi to: - Các chú có quyết tâm không? Tất cả đồng thanh trả lời: - Thưa Bác, có ạ! - Bác chúc các chú thành công. - Chúng cháu chúc Bác khỏe luôn! Khỏe luôn! Hai tiếng “Khỏe luôn” vang vọng lan xa núi rừng. 48 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Ngày 16-9-1950, quân ta nổ súng tiến công Đông Khê, mở đầu chiến dịch lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi mặt trận Đông Khê (Cao Bằng) trong chiến dịch Biên giới năm 1950 Khi mặt trận Đông Khê rền vang tiếng súng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc không ngừng, khi thì đứng ở điểm cao quan sát, khi thì vào trong một lán /ˆN 0‚7 75|N 49 lợp cỏ tranh do anh em vệ binh dựng tạm để liên lạc với một số đầu mối chỉ huy qua điện thoại. Ngày 19-5-1950, trời bắt đầu se lạnh. Nói qua đường dây điện thoại tới trực ban tác chiến chiến dịch, giọng Bác sang sảng: - Hỡi các chiến sĩ yêu quý! Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thắng trận này. Để đánh thắng trận này, các chiến sĩ ở mặt trận phải kiên quyết, dũng cảm trăm phần trăm. Các chiến sĩ, các khu, các mặt trận phải ra sức thi đua giết giặc lập công, kiên quyết kiềm chế địch, tiêu diệt địch, không cho chúng tiếp viện mặt trận Cao - Bắc - Lạng. Bác đang chờ để khen thưởng các chú! Sáng 16-9-1950, Bác và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dậy từ lúc trời còn mờ 50 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ tối và đi lên đài quan sát đặt trên một mỏm núi liền với bản Nà Lạn. Ngọn núi này cách Đông Khê chừng 10 km theo đường chim bay. Tại đây có thể theo dõi qua ống nhòm tình hình chung của trận đánh. Khi sương tan hết, trời sáng tỏ, tại đây nhìn qua ống nhòm thấy rõ vị trí Đông Khê nằm trên đường số 4 với những vị trí Thìa Khóa, Câm Thấy, đồi Yên Ngựa và những dãy nhà dọc phố. Đúng 6 giờ, pháo 75 ly của ta bắt đầu nhằm vào đồn chính của địch nhả đạn. Sau đó tất cả các loại pháo của ta đều nhả đạn vào mục tiêu. Cả vùng Đông Khê chìm trong khói pháo. Thung lũng Đông Khê ầm ào như sôi lên. Máy bay địch bắt đầu xuất hiện. Từ đài quan sát, ta nhìn rõ sáu máy bay Hencát bám nhau lồng lộn trên bầu trời. /ˆN 0‚7 75|N 51 Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên đài quan sát nhìn rõ những vị trí máy bay địch lao xuống bắn phá rồi đối chiếu với bản đồ căng rộng ra. Người không nói gì, bình thản để cán bộ chỉ huy chiến dịch giải quyết. 8 giờ 30 phút ngày 17-9-1950, đồng chí Hoàng Văn Thái ra lệnh cho quân ta tiến vào công kích. 4 giờ 30 phút ngày 18-9-1950, bộ đội ta đánh vào sở chỉ huy địch ở Đông Khê, bắt sống viên đại úy đồn trưởng và các sĩ quan tham mưu. Mười giờ cùng ngày, trận đánh kết thúc. Ta toàn thắng. Địch chết và bị bắt ba trăm tên, một số chạy thoát về Thất Khê. Ta thu toàn bộ vũ khí. Số thương vong của ta lớn hơn dự kiến. Tổng hợp toàn trận đánh phải kéo dài 52 giờ. 52 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Bác viết ngay một bức thư gửi các chiến sĩ bị thương: “Chính phủ, đồng bào đều nhớ ơn các chú. Tôi gửi lời khen ngợi các chú và chúc các chú mau lành mạnh để trở lại hàng ngũ tiếp tục chiến đấu giết giặc...”1. Hôm hội nghị tổng kết chiến dịch Biên giới được tổ chức tại Lam Sơn, tỉnh Cao Bằng2, Bác dự và phát biểu: - Chiến dịch này có nhiều kinh nghiệm, tốt xấu đều có, cần phải tổng kết, phổ biến và học tập. Lặng giây lát, Bác tóm tắt mấy điểm chính: - Trung ương lãnh đạo sáng suốt, các cấp địa phương chỉ đạo đúng đắn. 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.442, 457-461. /ˆN 0‚7 75|N 53 Các cơ quan quân, dân, chính đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, hành động nhất trí. - Chiến sĩ ta hăng hái, anh dũng. Những gương chặt nốt tay bị thương cho dễ xung phong, ôm thuốc nổ nhảy xổ vào công sự địch, nhịn đói ba, bốn ngày đánh vẫn cứ hăng, tích cực và quả cảm chiến đấu, v.v., đã tỏ rõ điều đó. - Nhân dân ta rất tốt. Chưa bao giờ có những đoàn phụ nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng... đi tiếp tế vận tải đông đảo như vậy. Khó nhọc, khổ sở, nguy hiểm mà vẫn hăng hái, vui vẻ, dũng cảm, thật là đáng khâm phục... - Giặc chủ quan, khinh địch, không ngờ ta mạnh như vậy và tiến bộ nhanh như vậy, nên chúng hớ hênh không đề phòng cẩn thận... 54 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ Rồi Bác nói chậm lại: - Chớ chủ quan tếu, cho rằng từ nay về sau sẽ thắng lợi mãi, không gặp khó khăn thất bại nữa. Trận thắng này mới chỉ là một thắng lợi bước đầu, ta còn phải cố gắng nhiều, giành nhiều thắng lợi như thế hay lớn hơn nữa mới chuyển sang tổng phản công được. Từ nay cho đến khi hoàn toàn thắng lợi, ta còn gặp nhiều khó khăn, có thể còn phải trải qua nhiều thất bại. Đánh nhau có thắng có bại là thường. Điều cốt yếu là ta giành được thắng lợi cuối cùng... Bác nói tiếp: - Chớ khinh địch. Không phải địch co lại để nằm yên, mà co lại để rồi nhảy ra. Chúng đang cố tranh thủ thời gian chuẩn bị để trả thù. /ˆN 0‚7 75|N 55 Ta cũng phải tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đó là một điều kiện để thắng đối phương. Trong quân sự, thời gian là rất quan trọng. Có tranh thủ thời gian, mới bảo đảm được yếu tố thắng địch. Cũng để tranh thủ thời gian... Nói đến đây, Bác đưa mắt nhìn khắp lượt hội nghị, lặng giây lát rồi bỗng nói to hơn: - Cũng để tranh thủ thời gian mà hội nghị này phải họp ngắn. Báo cáo phải gọn gàng, nêu cho được điểm chính cần thiết, không nên nói dài dòng, mất thì giờ vô ích. Hội nghị vỗ tay ran, đồng loạt hô to: “Bác Hồ muôn năm!”, “Chúc Bác sống lâu!”. Trong lòng mỗi người dự hội nghị tổng kết mặc dầu đã biết những con 56 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ số thắng lợi của chiến dịch Cao - Bắc - Lạng là ta đã bắt và tiêu diệt 8.000 quân địch gồm 8 tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ và hai tiểu đoàn ngụy. Số lính Âu - Phi bị ta bắt chiếm 55% lực lượng cơ động trên chiến trường Bắc Bộ, tức 41% lực lượng cơ động của chúng trên toàn chiến trường Đông Dương. Ta đã làm chủ trên đường số 4 gần 200 km, gấp ba độ dài dự kiến khi vạch kế hoạch chiến dịch, mở thông đường giao lưu quốc tế về phía bắc, nới rộng ra và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, và đã giải phóng 17 thị trấn, 5 thị xã có tầm quan trọng về chiến lược của ba tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và cũng thấm thía lời nói hết sức ngắn gọn, súc tích, đầy đủ ý chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong /ˆN 0‚7 75|N 57 Hội nghị tổng kết chiến dịch này. Trong đó có hai câu gắn liền nhau làm phương hướng chỉ đường: “Đánh nhau có thắng bại là thường. Điều cốt yếu là ta giành được thắng lợi cuối cùng”1. Bác Hồ lội suối lên thăm các chiến sĩ ở Việt Bắc 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.460. 58 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ 3 Năm 1966, Tổng thống Mỹ Giônxơn điên cuồng mở rộng việc dùng máy bay đánh phá miền Bắc vượt quá phạm vi Hà Nội. Vào một sáng tháng 5-1966, tại một số địa điểm cách xa Hà Nội khoảng 40 km về phía tây nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số đồng chí lãnh đạo họp bàn công việc. Họp xong lúc 11 giờ 30 phút, về phòng nghỉ một lát, Bác Hồ đi đi lại lại rồi nói với đồng chí Vũ Kỳ, người giúp việc Bác: - Chú Kỳ ạ! Cách sơ tán thế này cũng phải tính thêm! Bỏ dân ở Hà Nội mà mình lên đây sao đành! Dân ở Hà Nội địch đến ném bom thì sao? Đồng chí Vũ Kỳ lễ phép thưa lại: /ˆN 0‚7 75|N 59 - Dạ! Báo cáo Bác, Bộ Chính trị mời Bác lên đây họp cho yên tĩnh. Còn ở Hà Nội, dân đã có kế hoạch phòng tránh bom đạn giặc rồi ạ! Ăn cơm trưa xong, Bác nằm nghỉ, nhưng cứ trăn trở không ngủ, chốc chốc Bác lại hỏi đồng chí Vũ Kỳ máy bay địch đánh phá miền Bắc ra sao, miền Nam chúng cho quân đi càn quét vùng nào, v.v.. Nghỉ được một lát, Bác nói với anh em giúp việc: - Về thôi! Bác cháu ta cứ ngồi đây mãi làm gì? Ở Hà Nội còn bao nhiêu việc cần. Thế là vào khoảng 3 giờ chiều, Bác lên xe về Hà Nội. Lần sau, mời Bác đi sơ tán, Bác đành chấp hành ý kiến của Bộ Chính trị, 60 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ nhưng trong lòng cứ băn khoăn, thao thức. Thỉnh thoảng Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ: “Bác là người đứng đầu đất nước, xa dân những lúc này sao đành”. Thế là theo ý kiến của Bác, Bộ Chính trị giao cho Bộ Quốc phòng xây dựng một hầm phòng không tại chỗ làm việc và ở của Bác, để Bác không phải đi sơ tán nữa và có điều kiện ra mặt trận gần hơn. Từ đó, hễ mỗi lần có tiếng còi báo động là đồng chí giúp việc mời Bác xuống hầm. Tiếng còi báo yên, Bác lại về chỗ làm việc, hoặc cùng vài người giúp việc ra mặt trận tại Hà Nội thăm những cán bộ, chiến sĩ, quân đội đang trong niềm vui chiến thắng. Và mỗi lần bom địch ném xuống Hà Nội, rung chuyển đến căn hầm phòng tránh của Bác, /ˆN 0‚7 75|N 61 khi còi báo yên, lên khỏi hầm, bao giờ câu đầu tiên Bác hỏi mọi người cũng là: “Địch ném bom nơi nào đó, có ai can gì không?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô, tháng 9-1966 Suốt những năm tháng giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, đánh phá Hà Nội, Bác Hồ 62 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ kính yêu của chúng ta vẫn sống và làm việc ở giữa lòng Thủ đô kiên cường. Trong đó có không ít đơn vị bộ đội chủ lực, dân quân tự vệ đã được vinh dự đón Bác tại mặt trận còn đang mùi bom đạn, thuốc súng. Chẳng hạn Tiểu đoàn 80 thuộc Tiểu đoàn tên lửa 257, có nhiệm vụ bảo đảm tên lửa cho cả trung đoàn chiến đấu. Nhưng để bảo đảm bí mật, bất ngờ, tiểu đoàn phải phân tán việc lắp ráp tên lửa ra nhiều địa điểm, cách xa nhau trên dưới mười cây số. Bộ phận lo nhiên liệu thì đặt ở Phùng. Bộ phận lắp ráp thì đặt ở Đại Mỗ. Bộ phận kiểm tra lại hoàn chỉnh một tên lửa thì đặt ở Phúc Thọ. Từng bộ phận của một quả tên lửa như: cánh, đế, khoang cũng cất giấu, phân tán ra nhiều nơi. Nhưng cả /ˆN 0‚7 75|N 63 tiểu đoàn có sự hỗ trợ của dân quân, tự vệ nơi đó, đã khắc phục kịp thời nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển, làm việc không có thời gian nghỉ, quên mệt, bảo đảm lắp ráp đủ tên lửa cho xe vận chuyển đến bệ phóng để chiến đấu khi có lệnh. Có ngày Tiểu đoàn 80 lắp ráp, sửa chữa, kiểm tra được 4 quả đạn tên lửa và tiếp nhận hàng chục quả đạn mới từ Lạng Sơn, Suối Hai chở đến, rồi kịp thời hoàn thiện theo yêu cầu của bộ đội tên lửa chiến đấu hiệu quả trong những ngày giặc Mỹ điên cuồng bắn phá Hà Nội. Còn bộ đội pháo cao xạ, như Đại đội 2 chẳng hạn, đặt trận địa bên bờ đông hồ Trúc Bạch, chiến đấu kiên cường nhiều lần với máy bay phản lực Mỹ, 64 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ đã bắn rơi 11 máy bay “con ma” các loại. Đại đội 33 pháo cao xạ thuộc đoàn Tam Đảo đã chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa trong thời gian Mỹ bắt đầu ném bom đánh phá miền Bắc. Sau khi Đại đội 33 pháo cao xạ này được lệnh cấp trên điều ra Hà Nội góp sức chiến đấu, bảo vệ Thủ đô, đơn vị đã có vinh dự được Bác Hồ đến thăm ngay tại trận địa. Dạo đó, vào khoảng giữa năm 1967, trời nắng dịu. Đến trận địa đứng trong công sự với một số chiến sĩ, Bác đội thử chiếc mũ sắt của một pháo thủ, rồi hỏi: - Các cháu đội chiếc mũ sắt có nặng đầu không? Cả cán bộ và chiến sĩ đứng quanh Bác liền trả lời chân thật: /ˆN 0‚7 75|N 65 - Dạ! Thưa Bác, có nặng nhưng chúng cháu chịu khó để chiến đấu ạ. Bác động viên thêm: - Các cháu chịu khó thế là tốt! Rồi Bác lấy bao thuốc lá trong túi ra phân phát cho số cán bộ, chiến sĩ đó mỗi người một điếu và nhắc nhở thêm: - Các cháu nhớ khi đánh trả máy bay giặc Mỹ, dùng ít đạn pháo mà có hiệu quả là tốt. Thực hiện lời Bác dặn, ít lâu sau, Đại đội 33 pháo cao xạ chỉ sau một loạt đạn đã bắn rơi tại chỗ một máy bay phản lực Mỹ, bắt sống giặc lái, triệt ngay thủ đoạn hung hăng táo tợn, bay lén luồn bất ngờ xuống tầng thấp vùng trời phía tây Hà Nội. Vài tháng sau, Đại đội 33 pháo cao xạ lại mưu trí 66 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ dũng cảm bắn rơi một máy bay phản lực Mỹ ngay khi chúng vừa gây tội ác trút bom xuống một xóm phố. Mảnh xác máy bay rơi đúng bể đựng xỉ than của Nhà máy Nhiệt điện Yên Phụ, có mảnh rơi xuống giữa đường phố Lê Trực, Thủ đô Hà Nội. 67 RA CÁNH ĐỒNG 1 Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 10-10-1954, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ chuyển trụ sở làm việc về Thủ đô Hà Nội. Từ đó, dù bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian nhất định đến cơ sở tùy theo nhu cầu đòi hỏi của từng ngành, địa phương, đơn vị. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, ít nhất mỗi tháng Bác dành từ 5 đến 7 ngày đi ra cánh đồng cùng bà con 68 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ nông dân cày bừa, tát nước, gặt hái... tìm biện pháp đưa năng suất cây trồng lên để sớm khắc phục tình trạng đói nghèo, góp phần cùng đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ - ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vụ đông - xuân năm 1956 - 1957 gặp phải hạn hán kéo dài, gần đến Tết Nguyên đán mà lúa chiêm vẫn chưa cấy được. Bà con nông dân xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội đang gò lưng thay nhau tát nước từ dưới ao hồ lên ruộng, bỗng thấy Bác Hồ đi đôi dép cao su, hai ống quần xắn đến gối, đầu đội chiếc mũ bần, đến cùng với bà con nông dân, tay cầm dây gầu giai nhịp nhàng cùng bà con chuyển từng 5$ CÁNH ĐỒNG 69 gầu nước đục ngầu lên ruộng đất đã phơi ải để có nước cấy lúa cho kịp vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quai Chảo, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ngày 12-01-1958 Vùng đất huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội có nhiều chỗ cao nhấp 70 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ nhô bạc màu, thường xuyên bị hạn, mưa xuống nước trôi tuột nhanh trở thành khô khốc. Bác Hồ đã về thăm vùng này và khuyên bà con trồng thêm nhiều đồi cây dày tán lá lâu năm để giữ được nước. Năm 1961, sông Hồng nước nguồn đổ về, lũ dâng cao, đe dọa tuyến đê Yên Duyên. Nghe tin vậy, Bác Hồ động viên cán bộ, bà con Yên Duyên bồi đắp thêm tuyến đê đang bị lung lay đe dọa, giữ vững cuộc sống yên lành cho bà con. Vụ gặt lúa đông xuân năm 1963, Bác Hồ đến tận ruộng ở một xã ngoại thành Hà Nội. Trên đường đi ra đồng, mấy đồng chí bảo vệ và cán bộ địa phương có dụng ý mời Bác đến những ruộng khô, sát đường đi để Bác đỡ vất vả và tiện 5$ CÁNH ĐỒNG 71 Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại trại thí nghiệm trồng lúa, Hà Nội, ngày 16-7-1960 bảo vệ, nhưng Bác kiên quyết không xuống ruộng đó. Bác cởi dép, xắn quần cao quá gối, lội xuống đồng, bước về phía những thửa ruộng nước ngoài xa mà bà con đang gặt. Thế là cán bộ địa phương cũng cởi dép, xắn quần xuống 72 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ ruộng bước theo Bác. Đến thửa cùng bà con đang gặt, Bác Hồ vừa đưa tay nâng những bông lúa chín vàng, vừa hỏi chuyện bà con về cách chọn giống có Bác Hồ thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954 5$ CÁNH ĐỒNG 73 năng suất, về cách bón phân tưới nước, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, làm sao lúa lên xanh, béo đòng, sai hạt. Thấy Bác vừa làm vừa hỏi, ai cũng thoải mái, vui vẻ thưa với Bác, nhất là những ông cụ, bà cụ, làm ăn đã từng trải một nắng hai sương trên đồng đất này. Khi được tin làng Đại Từ, huyện Thanh Trì xây dựng hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của ngoại thành Hà Nội, Bác tranh thủ đến tận nơi tìm hiểu tình hình, động viên, căn dặn bà con xã viên phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn, giúp nhau xây dựng thành công hợp tác xã. Trước lúc ra về, Bác nói với xã viên: - Sang năm tới, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Từ đạt năng suất lúa chiêm 74 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ 25 tạ một hécta, năng suất lúa cả năm trên 7 tấn một hécta là sẽ giữ được danh hiệu hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến ở Hà Nội. Còn về Hợp tác xã Lỗ Khê trong quá trình xây dựng chưa có nhiều cái tốt mà lại vấp phải cái xấu, có hiện tượng tham ô, làm mất mát tiền của, công sức của xã viên đóng góp. Biết được tình hình Lỗ Khê như vậy, Bác về tận nơi, chỉ rõ cho Lỗ Khê cái chưa làm được, và những khuyết điểm, thiếu sót, làm cho xã viên yên tâm, quyết tâm sửa chữa cái xấu và sau đó Lỗ Khê đã trở thành hợp tác xã vững mạnh. Rồi bao nhiêu hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội như Kiều Mai, Tiên Hội, Cầu Diễn, Vĩnh Ngọc, 5$ CÁNH ĐỒNG 75 Cổ Loa... đã được trực tiếp đón Bác Hồ đến thăm, động viên, cổ vũ, hướng dẫn cách làm ăn chứa chan tình thương yêu của Bác. 2 Ngày 18-8-1962, Bác Hồ đến thăm nhân dân và cán bộ tỉnh Phú Thọ1. Thấy nhân dân và cán bộ trong tỉnh có nhiều cố gắng và đã đạt thành tích khá về nhiều mặt, Bác đã vui lòng khen ngợi. Ví dụ về nông nghiệp, Bác nói: Hợp tác xã nông nghiệp phát triển khá mạnh và đã củng cố dần. Nhờ làm ăn tập thể mà tăng vụ, vỡ hoang, chăn nuôi, 1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.442-448. 76 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ nghề phụ, v.v., mỗi năm một tiến bộ. Như so với năm 1960, thì năm 1961 diện tích trồng trọt tăng 26.500 mẫu tây, trong đó gần 15.500 mẫu là đất vỡ hoang. Do đó mà số lượng lương thực đã tăng hơn 55% và tỉnh ta đã từ chỗ thiếu lương thực tiến đến chỗ đủ lương thực và thừa ít nhiều lương thực. Nói chung thì thu nhập của xã viên tăng thêm; đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. “Có thực mới vực được đạo”. Sản xuất lương thực làm khá, cho nên các ngành khác (công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội, v.v.) đều có tiến bộ. Có kết quả đó là do: 1. Cán bộ đi sâu đi sát, lãnh đạo thiết thực. 2. Các đoàn thể, nhất là thanh niên và phụ nữ cố gắng nhiều. 5$ CÁNH ĐỒNG 77 3. Đồng bào hăng hái tăng gia sản xuất. Đó là những ưu điểm mà đồng bào và cán bộ cần phát triển thêm mãi. Bây giờ nói đến mấy điểm mà đồng bào và cán bộ phải cố gắng để tiến bộ hơn nữa. Hợp tác xã nông nghiệp - Xã viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể, phải thực hiện khẩu hiệu Cần kiệm xây dựng hợp tác xã. Các ban quản trị phải do đại hội xã viên chọn lọc kỹ càng, bầu ra một cách dân chủ và do toàn thể xã viên giám sát và đôn đốc. Quản lý phải dân chủ, tài chính phải công khai - Sổ sách phải minh bạch. Phải chống quan liêu, lãng phí, tham ô. (Hiện còn có hợp tác xã bỏ sơn, cọ không 78 PHONG CÁCH BÁC HỒ ĐẾN CƠ SỞ thu, đất cày rồi không cấy, không săn sóc để trâu bò chết; mỗi lần “liên hoan” có xã giết từ 30 đến 50 lợn, lãng phí bừa bãi của hợp tác xã và của xã viên). Số ngày lao động - Ngày lao động nhiều thì sản xuất nhiều. Sản xuất nhiều thì thu nhập của xã viên tăng. Nhưng hiện nay hợp tác xã nào lao động nhiều cũng chỉ 178 ngày, ít thì chỉ 142 ngày. Như thế là trong một năm, hơn 200 ngày không lao động cho hợp tác xã. Lao động ít, mà muốn thu nhập nhiều, thì rất vô lý. Phải tăng số ngày lao động thêm nữa. Công cụ cải tiến - Ai cũng biết rằng một người dùng công cụ cải tiến thì làm việc bằng ba, bốn người. Nhưng ở tỉnh ta, bình quân độ 10 người lao động chỉ có