🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phiên Dịch Việt – Hán Hán – Việt
Ebooks
Nhóm Zalo
LÊ ĐÌNH KHẨN
PHIÊN DỊCH VIỆT—HÁN, HÁN-VIỆT
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q u ố c GIA TP. H ồ CHÍ MIN*'
LỜI NÓI ĐẦU
Phiên dịch là một hoạt động ngôn ngữ có từ xa xưa. ở đâu có iện tượng song ngữ hay đa ngữ thì ở đó có phiên dịch, trong iảng dạy và học tập ngoại ngữ, phiên dịch như là một phần hông thể thiếu vắng, từ một bảng đôi chiếu từ ngữ đến một lời iải thích mẫu câu trong giáo trình học ngoại ngữ đều cần đến hiên dịch.
Vai trò của phiên dịch trong hoạt động ngôn ngữ hết sức to ín. Nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ và ở khắp mọi nơi trên thế iới. Tuy nó chưa trở thành một ngành khoa học độc lập, đủ lạnh, nhưng không vì thế mà thiếu cơ sở lý luận soi sáng trong
uá trình hoạt động.
Tập sách đơn sơ này thu thập những ý kiến của các học giả rong ngoài nước, cộng thêm quan điểm cá nhân người biên soạn ề phiên dịch, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho Igười học.
Trong quá trình biên soạn tác giả quyển sách đã sử dụng một ố cứ liệu, ngữ liệu của các học giả uy tín trong và ngoài nước, rong các tài liệu từng dùng làm giáo trình đại học. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Phiên dịch và phiên dịch Việt-Hán, Hán-Việt ra đời rong thời điểm chưa thật thuận lợi cả về phương diện chù quan ẫn khách quan. Vì thế sai sót là điều khó tránh khỏi. Xin được :hỉ giáo.
T P H C M 9/2005
T S Lè Đ ìn h K h ản
T rư ớ n g bộ m ô n Đ ông A học
K hoa Đ ông phươ ng học
T rư ờ n g ĐH K H X H & X V
Đ ại học Quốc g ia T P HCM
3
Phần một
Lý thuyết phiên dịch
. 1. Khái quát
Trong nội bộ một dân tộc, người ta dùng tiêng noi nung để giao tiếp, để trao đổi những suy nghĩ, thống n hât ành động, sáng tạo ra văn minh và thúc đầy xã hội phát •iển. Nhưng xã hội loài người thì lại do nhiều dân tộc bat ồng ngôn ngữ tạo nên, giữa các dân tộc không có ngôn gữ chung để làm công cụ giao tế. Dân tộc này và dân tộc ia muôn hiểu được nhau n hất định lại phải nhờ những gười am hiểu ngôn ngữ của cả hai dân tộc làm môi giới, ối liền họ với nhau, quá trình ấy gọi là phiên dịch.
Để làm nổi bật đặc trưng cơ bản của phiên dịch, trong hững tài liệu chuyên về lý thuyết phiên dịch, người ta đã có há nhiều cách cắt nghĩa về khái niệm này. Chẳng hạn như:
- Phiên dịch tức là dùng một loại ngôn ngữ B để biểu đạt một cách chính xác và đầy đủ m ột ngôn ngữ A khi mà ngôn ngữ A vốn là m ột th ể hoàn chỉnh không thể tách rời giữa hai m ặt nội dung và hình thức.
- Phiên dịch là quá trình cải biến m ột ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác trong điều kiện không có sự thay đổi về nội dung và ý nghĩa.
- Phiên dịch là dùng một văn bản tài liệu tương đương về giá trị để thay th ế một văn bản tài liệu.
- Phiên dịch là kiểu hoạt động ngôn ngữ, nó dùng một loại ngôn ngữ biểu đạt lại một cách hoàn chỉnh và chính xác nội dung tư duy mà một ngôn ngữ khác đã biểu đạt.
- Phiên dịch là dùng ý nghĩa một loại ngón ngữ văn tư để tái hiện lại một loại ngôn ngữ khác có phương thức biểu hiện thích ứng.
5
Những định nghĩa trên tuy lối diễn đạt có khác nhau, nhưng nội dung cơ bản của chúng thì giống nhau. Mọi người đều cho rằng phiên dịch tức là dùng ý nghĩa một ngôn ngữ văn tự để diễn đạt ý nghĩa của một loại ngôn ngữ khác. Đó chính là bản chất của phiên dịch. Những khái niệm như là “biểu đạt”, “cải biến”, “thay thế” v.v... nếu đem so sánh nội dung và hình thức nguyên bản, liệu có “hoàn chỉnh”, “chính xác” hay “tương đương” không? Đó chính là vấn đề chất lượng văn bản dịch mà chúng ta sẽ bàn kỹ trong một phần khác.
1.2. Các hỉnh thức phiên dịch
Ngôn ngữ là phương tiện giao tế và phương tiện tư duy quan trọng nhất của nhân loại, vì thế phạm vi hoạt động của nó cực kỳ rộng lớn. Tất cả mọi hoạt động của xã hội loài người đều được phản ánh trong lĩnh vực ngôn ngữ. Phiên dịch là một hoạt động ngôn ngữ, nên phạm vi của nó tấ t nhiên cũng nhất định phải rộng lớn.
Có thể chia ra thành các kiểu loại chính như sau: 1.2.1. D ịch nói và dịch viết
Đó là cách phân loại dựa theo phương thức tiến hành. Gọi là dịch nói khi mà cả nguyên văn lẫn lời dịch đều được thể hiện ở hình thức khẩu ngữ, bằng miệng. Còn dịch viết thì cả nguyên văn và bản dịch đều được thể hiện dưới hình thức bút ngữ, viết.
Chúng ta cần lưu ý điều này, khi nói đến khẩu ngữ và bút ngữ là nói về phong cách ngôn ngữ. ơ đây, như đã trình bày, kiểu phân loại này chỉ chú trọng phương thức tiến hành, chứ không nói về phong cách. Bởi vì trong thực tế, có khi người ta “dịch miệng” một văn bản viết, và ngược lại, có khi người ta lại phải “dịch viết” cả một đoạn đàm thoại.
7
Dịch miệng cũng có thể chia ra hai tiểu loại: „ 1) Dịch phân đoạn: tức là người phiên dịch đợi cho ngươi nói phát ngôn hết một câu hay một đoạn rồi mới dịch.
2) Dịch đuổi: tức là nghe đến đâu dịch đến đấy, dịch ngay những phát ngôn ngắn gọn. Vì thế, người ta có cảm giác như bản dịch liền mạch và có tốc độ nhanh.
Khi tiến hành dịch phân đoạn, người phiên dịch không tài nào có thể nhớ tấ t cả mọi từ ngữ trong câu trong đoạn. Họ chỉ cần nắm b ắt lấy những từ ngữ quan trọng, những “nhãn tự”. Đó là cốt lõi, là nội dung chủ yếu của thông báo m à người phát ngôn cần chuyển đạt. Chẳng hạn với một câu như: “X in ông vui lòng làm ơn đóng giùm cái cửa sổ kia lại cho tôi". Người dịch (nghe để dịch) cần giữ lại trong trí nhớ của m ình các từ như: ông, đóng, của. Vì đó là điều cốt lõi m à người nói muốn chuyển đạt đến người nghe. Công việc này đòi hỏi người phiên dịch nhạy bén, nghe và chọn lọc nhanh trước khi cần ghi nhớ. Khả năng này chỉ có thể có được nhờ vào quá trình rèn luyện kỹ năng thông qua hoạt động thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm; nó rấ t cần đến những hiểu biêt cơ bản về lý luận hoạt động ngôn ngữ học, và trong chừng mực nào đó cũng rấ t cần đến m ột chút năng khiếu có tính thiên bẩm.
Dịch đuổi là kiểu phiên dịch thường được sử dung trong các hội nghị quốc tế có quy mô lớn. Nó đòi hỏi người phiên dịch có khả năng cùng một lúc có thể xử lý được nhiều việc khác nhau; vừa nghe vừa nói, vừa tiếp thu vừa chuyển đạt v.v. nghĩa là phải có một kỹ năng thuần thục về phiên dịch, hay còn gọi là kỹ xảo phiên dịch. Để có được thứ kỹ xảo ấy, người phién dịch khong
8
thể không trải qua một thời gian dài khổ công rèn y luyện và tìm kiếm trong hoạt động thực tiễn.
1.2.2. D ịch đ ồ n g đ ạ i và dịch lịch dại:
Đó là kiểu phân loại dựa theo tình trạng tiếp xúc của ngôn ngữ.
1) Dịch đồng đại: Tức là dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia (giữa hai ngôn ngữ khác nhau). Chẳng hạn, dịch tiếng Anh sang tiếng Hán, dịch tiếng Hán sang tiếng Việt, dịch tiếng Nhật sang tiếng Hàn, dịch tiếng Nga sang tiếng Đức v.v...
2) Dịch lịch đại: Trong cùng một ngôn ngữ, nhưng có thể ở thời kỳ cổ xưa không giống với thời hiện đại (do quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của ngôn ngữ sinh ra). Để thê hệ con cháu ngày nay hiểu được tiếng nói của tổ tiên xa xưa, phải có phiên dịch. Việc phiên dịch từ ngôn ngữ cổ ra ngôn ngữ hiện đại gọi là dịch lịch đại. Chẳng hạn, dịch từ tiếng Hán cố ra tiếng Hán hiện đại, dịch từ văn bản Hán Nôm ra tiếng Việt hiện đại v.v...
Trong thời đại toàn cầu hóa, mối quan hệ giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc trên thê giới ngày càng mật thiết. Ngôn ngữ với tư cách là một công cụ, đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu. Chính vì thế, dịch đồng đại là một hoạt động rất được coi trọng. Nhưng trong nội bộ của một ngôn ngữ, một dân tộc thì hoạt động dịch lịch đại phải là một hoạt động không một giây được ngưng nghỉ. Chúng ta thử hình dung, nếu không có bước phiên dịch từ tiếng Hán cô ra tiếng Hấn hiện đại, thì quảng đại quần chúng nhân dân Trung Quốc làm sao có thể đọc hiểu nổi những tác phẩm vô
9
giá về mọi lãnh vực được viết từ hàng nghìn năm t r ư ớ c đây. Và tấ t nhiên, nguy cơ đánh m ất kho di sản đõ sọ về văn hóa dân tộc là điều khó trán h khỏi- Thiệt thoi ấy không chỉ thuộc riêng người Trung Quốc, mà la cua cả nhân loại. Nếu không có nhiều thê hệ ngLíời phiên dịch cần m ẫn kiên trì, thì làm sao nhân loại biêt đên Kinh thánh, đến những tác phẩm triế t học, thiên văn học, đến những bộ sử thi, những tác phẩm văn học dân gian bát hủ thời cổ xưa. Cũng tương tự, nếu không có công sức của các nhà H án Nôm học đổ ra để chuyển đổi các văn bản dạng H án Nôm sang tiếng V iệt hiện đại, thì đại đa sô người Việt Nam làm sao cảm thụ được những tuyệt tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du v.v...
.2.3. P h â n loại d ịc h th u ậ t th eo p h o n g cá ch c ủ a văn b ản d ịc h (Cũng có thể gọi là theo ngữ thể)
Người ta có thể từ góc độ tu từ học xem xét các văn bản beo đặc điểm phong cách của chúng, rồi gọi tên cho các iểu loại phiên dịch các văn bản ấy. Chẳng hạn, có thể có ác loại thường gặp như là:
1) Dịch tác phẩm văn học nghệ thuật
2) Dịch văn bản chính luận
3) Dịch tài liệu khoa học kỷ thuật
4) Dịch công văn hành chính sự vụ v.v
Mỗi thể loại văn bản đều được thế hiện bằng những phong cách ngôn ngữ riêng. Ví dụ, đặc trưng chủ yêu của phong cách ngôn ngữ trong những tác phẩm văn hoc nghệ thuật là tính hình tượng. Hiện thực khách q
được phản ánh thông qua hình tượng nghệ thuật T ' phẩm chính luận thì trình bày các vấn đề lién quan r
10
đời sống chính trị xã hội, cho nên nó có tính chất cổ vũ và tính khuynh hướng rõ rệt. Tài liệu khoa học kỹ thuật thì phản ánh những hiện tượng tự nhiên, những hiện tượng về tư duy của con người, cũng như những quy luật nội tại của chúng. Ngôn ngữ ở những loại tài liệu này đòi hỏi phải chính xác, nghiêm túc và súc tích. Các loại công văn là công cụ chủ yếu để cơ quan nhà nước truyền đạt chủ trương chính sách, phổ biến pháp luật, thỉnh thị và phúc đáp, chỉ đạo và bàn bạc công tác, báo cáo tình hình, trao đổi kinh nghiệm v.v... Vì thế, đặc điểm cơ bản về m ặt ngôn ngữ của loại văn bản này là phải chính xác, cô đọng và bài bản.
Phiên dịch những văn bản loại này không chỉ đòi hỏi phải chính xác, trôị chảy, mà phải phù hợp về mặt phong cách ngôn ngữ.
Yêu cầu cụ thể về mặt ngôn ngữ ở từng loại là gì, chẳng hạn phải sử dụng lớp từ vựng nào, mẫu câu nào cho phù hợp v.v... Chúng ta sẽ bàn tiếp ở một mục khác.
ở đây chúng ta cần lưu ý, trong trường hợp gặp phải những văn bản có tính chuyên môn sâu, nghĩa là nó có hẳn một hệ thống thuật ngữ chuyến môn, thì người dịch nếu chỉ dừng lại ở việc thông thạo hai thứ tiếng là chưa đủ, mà phải thực sự am hiểu về chuyên môn mình muốn dịch. Hoặc ít nhất phải có chuyên gia làm cô vấn, mới có hy vọng làm tốt công việc dịch thuật của mình.
1.2.4. D ịch toàn văn và trích dịch (hay lược dịch) Khi tiến hành dịch một văn bản, tùy theo nhu cầu mà người ta có thê dịch toàn bộ văn bản, không bỏ phần nào cả, gọi là dịch toàn văn. Nhưng cũng có thể chỉ tuvển chọn đế phiên dịch những phần nội dung nào đó của văn bản, gọi là trích dịch hoặc lược dịch.
11
1.3. Các bưóc tiến hành phiên dịch
Như đã bàn ở phần trên, phiên dịch là một hoạt động ngôn ngữ đầy tính sáng tạo, nó phải trải qua một quá trình rấ t phức tạp. ít n h ất cũng phải trải qua hai bước chính, đó là: bước tìm hiểu và bước diễn đạt. Gọi là hai bước để cho dễ hình dung, còn trong hoạt động thực tiễn phiên dịch, mọi người đều thấy rằng, chúng khó có thể phân doạn rạch ròi. Chẳng hạn, chúng ta định dịch một văn bản từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B, thì việc đầu tiên (bước 1) là tìm hiểu ý nghĩa của A. Chính trong lúc tìm hiểu nội dung ý nghĩa ấy thì đồng thời cũng xuất hiện trong đầu hình thức diễn đạt ở ngôn ngữ B m ột cách rấ t tụ nhiên. Và, khi đi tìm hiểu hình thức diễn đạt ở B có nghĩa là người phiên dịch đang tiến hành so sánh giữa A và B. Điều đó giúp người phiên dịch tìm hiểu sâu hơn nội dung nguyên bản. Có thể nói, tìm hiểu và diễn đạt là hai bước không thể tách rời nhau trong quá trình phiên dịch.
1.3.1. T ìm h iể u n g uyên văn (ngôn ngữ nguồn) Tìm hiểu kỹ nguyên văn có thể xem là tiền đề của công việc phiên dịch. Một nhu cầu không thế thiếu và là rấ t cc bản đối với người phiên dịch là phải hiếu một cách thấi đáo nội dung và phong cách của nguyên văn.
1) Tìm hiểu về mặt ngôn ngữ
Ngôn ngữ vừa như là công cụ vừa như la chất liệu đé tạo nên nội dung một văn bản. Muốn tìm hiéu nội dung văn bản, cần làm một thao tác ngược, phản tích các đơr vị ngôn ngữ đã tạo nên nó. Có thê bắt đáu tư những đơr vị ở cấp độ thấp (như: từ, ngữ) đến nhừng đơn vị a cấp độ cao (như: câu, đoạn, bài...). Dù là ờ đơn vị nào th: chúng cũng được xem xét từ những góc độ khác nhau đẻ
12
tìm ra bản chất thực sự của chúng. Chẳng hạn, khi cần làm rõ một từ T nào đó trong văn bản, thì hướng tiếp cận của chúng ta sẽ là đi tìm các loại “nghĩa” của T, bao gồm nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp, nghĩa tu từ, nghĩa văn bản v.v... Một loạt các câu hỏi về T như là
- T đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ nào?
- T thuộc từ loại nào?
- T là từ bản ngữ hay từ ngoại lai?
- T là từ cổ hay từ hiện đại?
- T là từ phổ thông hay từ địa phương?
- T là từ khẩu ngữ hay bút ngữ?
- T có sắc thái biểu cảm âm tính (chê bai), dương tính (khèn ngợi) hay trung tính (khách quan)?
- T mang nghĩa đen (nghĩa ban đầu, nghĩa gốc) hay nghĩa bóng (nghĩa phái sinh)?
Và, còn nhiều thông tin khác cần biết về T. Dĩ nhiên, T phải đặt trong bối cảnh cụ thể mà nó xuất hiện trong văn bản cần dịch. Nếu những câu hỏi trên được trả lời đúng, thì công việc tìm kiếm một đơn vị tương ứng trong bản dịch sẽ trở nên đơn giản và chính xác. Ví dụ, trong câu tục ngữ tiếng Việt “Đời cha ăn mặn đời con
khát nước”, từ “ăn mặn" được hiểu theo nghĩa đen, thì câu nói trở nên phi hiện thực, vô nghĩa. Nhưng “ăn mặn" được hiểu theo nghĩa phái sinh, nghĩa bóng: “làm điều không tốt", thì câu nói trở thành câu triết lý nhân sinh được diễn đạt bằng hình ảnh ví von, rất bóng bấy và có giá trị giáo dục cao.
13
Cũng tương tự như vậy, từ “vuông”, “tròn' trong câu thành ngữ quen thuộc “mẹ tròn con vuông' đã không con mang nghĩa gốc, nghĩa cụ thể nữa. Nghĩa của “vuông”, “tròn” ở đây là sự hoàn chỉnh, hoàn thiện, trọn vẹn theo th ế giới quan của người Việt. Thành ngữ này chuyên dùng trong trường hợp nói về phụ nữ sinh con, nên “vuông tròn” ở đây là “an toàn khỏe mạnh".
Cứ theo cung cách như vậy, người dịch phải hiểu rõ mọi đơn vị ngôn ngữ trong nguyên văn trước khi nghĩ đến những đơn vị tương ứng trong bản dịch.
2) Tìm hiểu những yếu tố ngoài ngôn ngữ
Trong quá trình phiên dịch, có lúc người phiên dịch đã làm chủ được các hiện tượng ngôn ngữ trong nguyên văn, nhưng vẫn không dịch được hoặc dịch sai nội dung mà một số từ ngữ trong nguyên văn muôn biểu đạt (xem bảng đôi chiếu sau):
V iệt H án
. + -ÍÉ*R (_)
lớp 12. (+)
• + # (-)
(điểm) 10 điểm (+)
. m i t m m (+)
H án V iệt
• lấy vợ, lấy chồng ~ i
• kết hôn (+) (-)
• không có ai cả (
• một người cũng khónơ có
Tại sao như vậy? Đó là vì người phiên dịch tr.K-u nhữngo 14
hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, v.v. của dân tộc nguyên ngữ (ngôn ngữ nguồn). Những yếu tố ngoài ngôn ngữ này thường hay gặp trong khi phiên dịch các tác phẩm văn học nghệ thuật. Do vậy, để có thể trở thành người phiên dịch chuyên nghiệp, người ta không chỉ phải rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, mà còn cần tích lũy tri thức về đất nước học.
Ví dụ, một người nước ngoài không am hiếu về lịch sử Việt Nam sẽ cảm thấy khó dịch cụm từ “hồi chín năm” trong câu: cha bị Tây bắn chết hồi chín năm, mẹ mới bị dại bác của giặc giết hồi năm ngoái". (Nguyễn Thi, N hững đứa con trong gia đình). Bởi vì “chín năm” là cách rút gọn, cách gọi tắ t một thời kỳ kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Đó là thời kỳ “chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược". Những người cách mạng ở miền Nam Việt Nam khi nhắc đến thời kỳ này, chỉ nói gọn “hồi chín năm”.
Cũng tương tự như vậy, người ta sẽ lúng túng khi phải dịch cụm từ “trên chữ s này”, xuất hiện trong câu "... Đó là vì con người sống bàng lao động trí óc đơn thuần chưa ra dời trên chữ s này." (Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới), ơ đây, một chút hiểu biết về địa lý Việt Nam, sẽ giúp ích cho công việc này. Trên bản đồ, Việt Nam có hình dáng giống chữ s, nên tác giả tạm thời lấy tên chữ để thay cho tên nước, một kiểu hoán dụ nghệ thuật. Chữ s = đất nước Việt Nam. “Trên chữ s này" = “trên đất nước Việt Nam này”.
3) Tìm hiểu những hiện tượng mơ hồ về ngôn ngữ trong nguyên văn
Trong nguyên văn cũng có thể có những hiện tượng mơ hồ. Đó là những trường hợp mà một từ, một ngữ,
15
một câu nào đó có khả năng tạo ra hai hay nhiều cách hiểu khác nhau. Tức là tạo hiện tượng đa nghĩa. Người phiên dịch cần xác định nghĩa nào là nghĩa mà nguyên văn thực sự muốn diễn đạt. Đây là công việc không đơn giản. Nó yêu cầu người phiên dịch biết dựa trẽn vốn tri thức và kinh nghiệm sống, phân tích tỉ mỉ mối quan hệ logic giữa các thành tố trong văn cảnh để tìm ra nghĩa đích thực (hợp lý nhất) của những đơn vị tạo ra mơ hồ.
Trong bước tìm hiểu nội dung nguyên văn, chúng ta chú ý đến ba phương diện: yếu tố ngôn ngữ, yếu tố ngoài ngôn ngữ, và hiện tượng mơ hồ. Tuy tách làm ba, nhưng chúng là những khâu trong hệ thông móc xích liên quan lẫn nhau, bô sung cho nhaư. Vì vậy trong thực tiễn phiên dịch, người ta thường tiến hành tìm hiểu cùng một lúc chứ không tách bạch từng khâu một. T ìm h iể u nộ i d u n g n g uyên văn là bước k h ở i đ ầ u q u a n trọ n g q u yết đ ịn h c h ấ t lư ợng của bản d ịch . Đê hiểu chính xác nội dung nguyên văn, người phiên dịch không thể không khảo sát kỹ càng ba phương diện nói trên.
1.3.2. D iễn đ ạ t
Nếu như tìm hiểu nguyên văn là bước khời đẩu bước chuẩn bị, thì diễn đạt là bước đi đến đích cuối cùng của công việc phiên dịch. Nó phản ánh kêt qua và chất lượng của suốt cả một quá trình - quá trình phién dịch
Như thế nào gọi là d iễn dạt?
Giả sử A là ngôn ngữ của nguyên văn ngón ngữ nguồn), còn B là ngôn ngữ của bản dịch ngón ngữ đích), thì diễn đạt tức là tìm kiếm những hình thức phu hợp và chuẩn mực nhât trong B đê thể hiện một cách chính xác đầy đủ tấ t cả những nội dung tìm hiéu va lình
16
hội được từ A. Làm thê nào để diễn đạt được tốt? Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng lĩnh hội nguyên văn cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn linh hoạt ngôn ngữ B của người phiên dịch.
Ớ bước diễn đạt này, người ta thường hay nhắc đến hai thuật ngữ là đối dịch (cũng gọi là trực dịch) và dịch ý (diễn dịch). Diễn đạt như thê nào thì gọi là đối dịcli, diễn đạt như thế nào thì gọi là dịch ý? Hãy tìm hiểu một số ý kiến sau đây.
• Đối dịch là khi mà điều kiện ngôn ngữ B cho phép, bản dịch giữ nguyên cả nội dung lẫn hình thức của nguyên văn, đặc biệt giữ nguyên văn cả cách ví von, hình ảnh, cũng như sắc thái dân tộc, màu sắc địa phương của nguyên văn.
Còn khi nội dung tư tưởng của nguyên văn không phù hợp với hình thức diễn đạt của bản dịch, không dùng lối đối dịch thì người ta dùng cách dịch ỷ.
Dịch ý yêu cầu bản dịch diễn đạt chính xác nội dung của nguyên văn, mà không cần chú ý lắm đến hình thức của nguyên văn.
Cũng có người không tán thành với ý kiến trên, vì cho rằng đôi dịch và dịch ý là hai khái niệm không rõ ràng, làm sao phân biệt được đâu là đối dịch, đâu là dịch ý. Vả lại, làm sao có được hai ngôn ngữ giông nhau về từ ngữ cũng như các phạm trù ngữ pháp để người phiên dịch có thế cứ một đôi một mà phiên dịch từ A sang B được.
Lại cũng có người cho rằng chỉ có một phương pháp dịch thôi, không phân biệt thành “đối dịch” và “dịch ý”, mà cách dịch tốt nhất là bao gồm cả hai. Còn cái kiêu
17
dịch mà thay đổi hình thức hoặc lược bỏ cả ý nghĩa cùa nguyên văn thì đừng gọi là “dịch ý” mà nên gọi là “cải biên”, cũng không nên lấy cớ “trung thực” với nguyên bản để rồi “đối dịch”, “trực dịch” một cách sống sượng, đưa luôn cả cấu trúc ngữ pháp xa lạ trong nguyên bản vào bản dịch.
Có người ngay từ đầu đã xác định nhiệm vụ trung tâm của người phiên dịch là phải đưa những nội dung thông tin mà nguyên văn cần chuyển đạt sang bản dịch, chứ không phải là đưa từng từ từng từ một trong cách thể hiện cửa nguyên văn sang bản dịch. Những người này chủ trương lấy câu làm đơn vị phiên dịch, gọi là cú
dịch. Cú dịch tức là, trước tiên người phiên dịch cần hiểu chính xác ý nghĩa của một câu, sau đó diễn đạt theo tập quán ngữ pháp ngôn ngữ dịch. Nếu dịch sát được từng từ thì tốt , còn nếu như trong ngôn ngữ dịch quả không có từ đôi ứng thì đành hy sinh những từ không có đối ứng ấy, chứ không cần phải tìm bằng được sự tương đương.
Về vấn đề diễn đạt, cũng có tác giả nhắc đến ba khái niệm: tín đạt nhã m . Căn cứ vào nghĩa từ nguyên thì “tín” là độ tin cậy, tính trung thực, và giá trị thông tin; “Đ ạt” là thông đạt, đạt đến, thực hiện được hoặc chuyển đến, truyền đến; còn “nhã” là chính quy
chuẩn mực, đẹp và tao nhã.
Họ cho rằng, nói chung có ba cách đê có gắng làm cho nội dung và tư tưởng chủ đề của bản dịch phu hợp với nguyên tác. Một là, dịch thẳng, dịch một cách cứng nhắc, sống sượng từng từ từng câu một. Do ngừ pháp của hai ngôn ngữ khác nhau nên từ chỗ theo đuổi chữ
18
“tín”, người dịch đã không thể chuyển tải được nội dung nguyên văn sang bản dịch.
Hai là, vừa chú trọng chữ “tín” vừa chú trọng chữ “đạt”. Và như th ế thì không thể cứ dịch theo kiểu một đối một được từng từ từng câu. Trong trường hợp này người phiên dịch phải cố gắng tìm cách hiểu ý nghĩa nội hàm của các từ, dựa vào văn cảnh, phản ánh một cách chính xác thực chất tinh thần và ý nghĩa của nguyên văn vào bản dịch. Phần đông dịch giả thường sử dụng phương pháp này, nó đòi hỏi suy nghĩ nhiều.
Ba là, về phương diện nghĩa từ, chữ “tín” được đặt vào hàng thứ yếu, chú ý nhiều đến “đạt” và một mức độ nào đó chữ “nhã”. Có thể xem cách làm này như một kiểu “tái sáng tạo”, đôi khi bản dịch như là tác phẩm của chính dịch giả (chứ không còn là bản dịch nữa).
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá
Ngành phiên dịch đã đặt ra một số tiêu chuẩn, và xem đó như những chuẩn tắc để đánh giá, để thẩm định chất lượng của bản dịch. Đồng thời qua đó người làm công tác phiên dịch có được một mục tiêu để phấn đấu, một phương hướng để cố gắng nâng cao trình độ phiên dịch của mình. Những người mới bắt đầu tham gia công tác phiên dịch, thường không thể biết được chất lượng của bản dịch của mình ra sao. Nhưng khi đã có một tiêu chuẩn rõ ràng, thiết thực và khả thi, thì họ có thể tự kiểm tra và đánh giá chất lượng bản dịch của mình. Điều đó rất có lợi cho việc từng bước nâng cao kỹ năng và chất lượng phiên dịch.
• Về nguyên tác (đối tượng của phiên dịch)
Nguyên tác (nguyên văn) bao giờ cũng là một khối thống nhất có quan hệ mật thiết giữa nội dung và hình thức.
19
Nội dung thường phản ánh về một thực tẽ. giãi thích một sự kiện, miêu tả những cảnh vật, hay thê hiẹn những quan điểm, tư tưởng, lập trường, tình cám của tác giả v.v... Còn hình thức là hệ thống ngôn ngữ dùng đê thể hiện những nội dung ấy, gồm từ vựng, ngữ pháp, và cả những thủ pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng.
Khi phiên dịch, nội dung tư tưởng của nguyên tác cần được phản ánh đầy đủ, chính xác, hình thức ngôn ngữ của nguyên tác cần được chuyển đổi sang bản dịch một cách thông thoát.
Có thể nói ngắn gọn về chuẩn tắc phiên dịch như sau: (phiên dịch là) dùng thông thoát ngôn ngữ dịch để diễn đạt chính xác đầy đủ nội dung tư tưởng và phong cách ngôn ngữ của nguyên tác.
Vấn đề cần nhấn m ạnh là, bản dịch phải trung thực với nguyên văn. Bản dịch không được cắt xén, thêm th ắ t hoặc phóng đại nội dung nguyên văn, mà phải truyền đạt m ột cách trung thực nội dung ý nghĩa của nguyên văn.
Thuật ngữ “phong cách” mà người ta hay nhắc đến, đó là muốn nói về phong cách ngôn ngữ của tác giả. Có những tác giả thì thích dùng những biện pháp tu từ này, có tác giả thì thích dùng những biện pháp tu từ khác. Tác phẩm mà họ tạo ra do đó cũng không giống nhau. Người phiên dịch cần thấy được đều đó, để không làm biến đổi phong cách của nguyên tác; càng không thể lấy phong cách của người dịch thay cho phong cách tác giả.
Một bản dịch được xem là thông thoát khi trên cơ bản nó diễn đạt chuẩn xác trôi chảy và dễ hiếu khônẽo
20
có tình trạng dịch rời rạc cứng nhắc từng từ, tạo trúc trắc khó hiểu.
Chuẩn xác và thông thoát là hai mặt của một vấn đề. Muốn chuẩn xác thì phải thông thoát. Một bản dịch không thông thoát thì không thể nào diễn đạt chuẩn xác nội dung tư tưởng và phong cách của nguyên văn. Muốn bản dịch thông thoát thì trước tiên phải chuẩn xác, nếu không, nó sẽ trở thành một kiểu “cải biên” chứ không phải phiên dịch.
Cần tránh hai xu hướng sau đây: một là quá chú ý m ặt hình thức của nguyên văn, đến mức phụ thuộc hoàn toàn, nên khi dịch bê nguyên xi một cách sống sượng cứng nhắc, kết quả là tuy hình thức của văn dịch giống với hình thức của nguyên văn, nhưng lại không phù hợp với quy phạm ngôn ngữ dịch do đó trở thành xa lạ khó hiểu đối với người đọc văn dịch.
So sánh:
Tiếng Hán: - ' h
Dịch sang tiếng Việt:
a) Trong lớp học đến một người củng không có. b) Trong lớp học ngay cả một người cũng kliông có. c) Trong láp chẳng có ai.
d) Trong lớp chẳng có ma nào cả.
e) Lớp chẳng có mông nào.
Câu a), b) dịch rất sát với nguyên văn, nhưng xa lạ với cách nói của người Việt.
Xu hướng thứ hai là, chỉ chú ý đến sự thông thoát của vãn dịch, quá “thoáng”, đến mức phớt lờ ý nghĩa nội
21
dung nguyên văn, tùy tiện thêm th ắ t hoậc bórt xén. kêt quả là bản dịch tuy thông thoát nhưng nội dung thì xa rời, sai lệch so với nguyên văn.
Do đó, muốn có một bản dịch vừa “sát” (trung thực) vừa lưu loát, thì cần sử dụng một phương thức diễn đạt linh hoạt. Trước tiên cần chú ý đến tình hình quy phạm của ngôn ngữ toàn dân của ngôn ngữ dịch, cố gắng bảo luu diện mạo nguyên tác, nhưng cũng phải biết cách thoát ra khỏi sự ràng buộc hình thức của nó lúc cần th iết
Vấn đề tiêu chuẩn đánh giá về phiên dịch là vấn đề được đưa ra tranh luận trong suốt mấy trăm năm qua, tính thông nhất trong các quan điểm chưa th ậ t cao, thậm chí có những ý kiến trái ngược. Những “chuẩn tắc” mà chúng ta vừa bàn ở trên, chỉ có giá trị tương đối, vì nó được nhiều người thừa nhận. Trước m ắt, những người phiên dịch cần xem đó như mục tiêu để phấn đâu.
Để có một cái nhìn hệ thống, chúng ta thử điểm lại vài nét cơ bản về lịch sử vấn đề này trong quá trình phát triển và những diễn biến cúa nó như sau.
Theo sự nghiên cứu về lịch sử dịch thuật thì xưa nay vẫn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược nhau, từ cổ đại, trung đại, cho đến hiện đại vẫn thế.
- Khuynh hướng thứ nhất cho rằng, ban dịch phải trung thực với nguyên tác đến từng câu từng từ. Do đó dù muốn hay không cũng sẽ tổn hại đến sự diễn đạt nôi dung tư tưởng của nguyên văn. Bản dịch cùng sẽ làm tổn hại đến sự trong sáng và tính thông thoát cua ngón ngữ dịch (ngôn ngữ đích).
!2
— Khuynh hướng thứ hai lại cho rằng, bản dịch cần phải tìm cách chuyển tải cái “tinh thần” của nguyên văn, tức là chuyển tải nội dung tư tưởng và sức thu hút nghệ thuật của nguyên văn; không nên quá chú ý đến từ và ngữ pháp của nguyên văn.
Những ví dụ điển hình cho xu hướng thứ nhất là bản dịch bộ Kinh thánh bằng tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh; bản dịch những tác phẩm triết học của Aristôt bằng một số ngôn ngữ khác ở châu Âu v.v...
Còn người dịch cuốn “Cựu ước” ra tiếng Hy Lạp đã phát biểu quan điểm của mình bằng một câu ngắn gọn như sau: “(phiên dịch) không phải là từ một từ đến một từ, mà là từ một tư tưởng đến một tư tưởng”.
Vào thời kỳ Vãn hóa phục hưng ở chầu Âu, khoảng thế kỷ XVI — XVII, Cervantes đã bày tỏ sự hoài nghi về tính hiệu quả của văn dịch theo một cách nói hình tượng, đại ý như sau: (Khi chúng ta) đọc một bản dịch thì cũng giống như khi chúng ta xem mặt sau của một bức tranh thêu hoa vậy, vẫn nhìn thấy hoa đấy, nhưng màu sắc và đường nét đều mờ nhạt, không còn rõ ràng đẹp đẽ và hấp dẫn như khi xem mặt trước của nó nữa.[91
Đến thế kỷ XVII - XVIII khuynh hướng “dịch ý” phát triển mạnh, dường như chiếm ưu thế. Có một hiện tượng đáng được lưu ý là, giới dịch thuật châu Âu đã đưa ra chuẩn tắc “duy mỹ” và chủ nghĩa cổ điển trong phiên dịch. Nó được khởi xướng từ nước Pháp rồi nhanh chóng lan truyền đến khắp các nước phương Tây. Nó thịnh hành từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. về vấn đề này, Puskin đã từng phát biểu như sau: Cả một thời
23
gian dài, người Pháp đã xem thường ngôn ngữ cua các nước láng giềng, họ cho rằng chỉ có ngôn ngữ cũa họ là ưu việt. Họ luôn đánh giá thấp cách thê hiện cùa các tác giả nổi tiếng nước ngoài. Họ muốn ép buộc mọi người phải tuân theo những quy tắc và thông lệ do các nhà phê bình người Pháp đặt ra.
Florian đã đê lộ quan điểm của mình về dịch thuật trong một vài trường hợp cụ thể như sau: “Trong đó (nguyên văn) có khá nhiều chỗ dư thừa, có khá nhiều biểu hiện tầm thường, tại sao phải giữ lại những thứ ấy mà không m ạnh dạn vứt bỏ chúng đi”.
Xuất phát từ những quan điểm ấy một sô dịch giả chủ trương cần phải chỉnh lý và sửa đổi nguyên văn trước khi tiến hành phiên dịch.
Humboldt, một nhà ngôn ngữ học so sánh người Đức, đã phát biểu: “Theo tôi nghĩ, bất cứ dịch giả nào cũng đều mong muốn hoàn thành một nhiệm vụ không thể hoàn thành được. Hoặc là vì trung thực với nguyên văn mà làm tổn hại đến tính trong sáng của ngôn ngữ dân tộc; hoặc là vì sự trong sáng của ngôn ngừ dân tộc mà hy sinh một phần nội dung của nguyên văn. Chi có thể theo một trong hai con đường ấy, không có con đường thứ ba”.
Mopoy Taynt, nhà ngữ học th ế kỷ XIX lại có một cái nhìn bi quan về dịch thuật, cho rằng: “Phiên dịch tức là tiêu diệt nhận thức”.
Gơte, nhà thơ nổi tiếng người Đức viết: "Có haj nguyên tắc về phiên dịch: nguyên tắc thứ nhất la xem tác giả ngoại quốc như người trong nước rồi giá: thiêu với mọi người; nguyên tẩc thứ hai, trái lại, mọi ngươi
24
phải tiếp cận người ngoại quốc xa lạ ấy và thích nghi hoàn toàn môi trường sống của anh ta. Người phiên dịch giỏi là người biết kết hợp một cách khéo léo và có kết quả hai nguyên tắc ấy”.
Savery đã khái quát những ý kiến khác nhau về phiên dịch như vừa nêu trên thành sáu cặp đối lập sau đây:
© - Bản dịch phải phản ánh ý nghĩa toàn bộ từ ngữ trong nguyên tác.
- Bản dịch phải phản ánh toàn bộ nội dung tư tưởng của nguyên tác.
© - Bản dịch đọc lên phải có cảm giác giống như nguyên tác (không để lộ dáng vẻ của văn dịch).
- Bản dịch đọc lên phải thể hiện rõ màu sắc đặc thù cửa văn dịch (không giống nguyên tác).
® — Bản dịch phải phản ánh trung thực văn phong của tác giả.
- Bản dịch phải có văn phong đặc thù của người dịch. © - Bản dịch đọc lên cảm thấy giống như một tác phẩm xuất hiện cùng thời với nguyên tác.
- Bản dịch đọc lên cảm thấy giống như một tác phẩm xuất hiện đồng thời với bản dịch.
© - Bản dịch phải ăn khớp với nguyên văn. - Bản dịch có thể không ăn khớp với nguyên văn. © - Bản dịch phải cùng thể loại với nguyên văn (thơ ca thì dịch thành thơ ca, vãn xuôi thì dịch thành văn xuôi).
- Bản dịch có thể khác thế loại với nguyên vãn.
Tóm lại, lý luận phiên dịch có mấy vấn đề cơ bản mà người dịch cần lựa chọn như sau:
25
- Dịch từng từ hay là dịch tự do, dịch ý?
- Dịch trung thực hay là dịch theo cái đẹp?
- Dịch chính xác hay là dịch tự nhiên khoáng đạt? Chọn giải pháp nào là tùy thuộc vào con đường tiep xúc của người phiên dịch: người phiên dịch chú ý ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ của nguyên văn) hay ngôn ngữ đích (ngôn ngữ của bản dịch).
Có người cho rằng chỉ có hai con đường chính để tiên hành phiên dịch:
• Phiên dịch ngữ nghĩa (semantic translation) • Phiên dịch giao tiếp (communicative translation) Con đường thứ n h ất yêu cầu người phiên dịch sử
dụng các cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ đích để chuyên đạt một cách chính xác, hoàn chỉnh nội dung nguyên tác.
Con đường thứ hai yêu cầu bản dịch tác động đến độc giả qua hiệu quả cảm thụ vốn có trong nguyên tác. Phiên dịch giao tiếp là cách làm phù hợp với nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ học, xem các đơn vị ngôn ngữ là những đơn vị thông báo, xem hệ thống ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Để đánh giá chất lượng bản dịch người ta cho rằng tiêu chuẩn quan trọng nhất là bản dịch có trung thực với nguyên văn không. Như th ế nào mới được gọi là tính trung thực? Thực ra chúng ta không nén hiểu môt cách máy móc về khái niệm “trung thực”, rãnơ từng câu từng chừ trong bản dịch phải tương ứng một dối một với nguyên văn. Điều đó phi thực tế. Bản dịch chi có thể giúp người đọc có sự cam thụ không thua kém 31 mấy so với khi đọc trực tiếp nguyên văn, bản dịch phai truvền được cái “th ần ” của nguyên vãn. Cái “thần" ấy u 't nhiên
26
nằm trong từng câu từng chữ, nhưng cũng có trường hợp nằm ngoài. Quan hệ giữa cái “thần” và câu chữ trong tác phẩm là một mối quan hệ có tính biện chứng. Nó luôn đòi hỏi ở người dịch một phương pháp xử lý linh hoạt.
1.5. Sự tu dưởng cần thiết đối vói người phiên dịch Thoạt nhìn, có một số người đã cho rằng, phiên dịch là một công việc đơn giản, ai cũng có thể làm được, chỉ cần ngoài tiếng mẹ đẻ ra biết thêm một ngoại ngữ là đủ. Đó là kiểu suy nghĩ từ thực tế học ngoại ngữ, một thứ ngôn ngữ có sau tiếng mẹ đẻ. Người học đã phải dùng cái có sẵn để tiếp nhận cái chưa biết, những đơn vị thể hiện những khái niệm ở ngoại ngữ được đem ra so sánh với những đơn vị tương đương trong tiếng mẹ đẻ. Đó là bước sơ bộ của phiên dịch. Từ vỡ lòng đến khi nắm được một ngoại ngữ, người ta đã lặp đi lặp lại thao tác ấy trong vô số lần với những hình thức khác nhau, lúc thì ngấm ngầm khi thì bộc lộ. Nó đã trở thành động hình.
Nhưng đối với phần đông những người đã thực sự tham gia công tác phiên dịch và làm đúng với tên gọi của công việc ấy thì đều có chung một nhận xét: phiên dịch là một việc khó khăn. Đại văn hào Lỗ Tấn sau khi tham gia phiên dịch, đã có một sự so sánh như sau: Trước đây tôi vẫn luôn nghĩ rằng phiên dịch thì dễ hơn sáng tác, vì ít nhất thì việc phiên dịch cũng chẳng mất công cấu tứ (tìm tòi ý tưởng). Nhưng sau khi bắt tay vào phiên dịch mới phát hiện ra những vấn đề nan giải. Chẳng hạn, khi sáng tác nếu bí một từ nào đó (một danh từ, một động từ...), không nghĩ ra thì bỏ luôn; nhưng ở trường hợp này nếu là phiên dịch thì không thể, mà phải tìm cho bằng được cái từ cần dịch... (Sđd. trích lại)
07
Đôi với những người mới chập chững đến với phiẽn dịch thì, đây quả là con đường đầy chông gai, khó khản chông chất. Vậy thì, chúng ta phải làm gì để có thể tham gia tôt công tác phiên dịch?
Mỗi cá nhân đều phải không ngừng cố gắng để nâng cao trình độ cả ngoại ngữ lẫn tiếng mẹ đẻ về hoạt động thực tiễn ngôn ngữ. Khả năng song ngữ như là một nhu cầu thiết yếu, giống như con người phải đi bằng cả hai chân vậy. Chỉ giỏi tiếng mẹ đẻ nhưng trình độ ngoại ngữ còn thấp thì không thể dịch tốt được. Ngược lại chi lo học ngoại ngữ trong khi kiến thức về tiếng mẹ đẻ lại có nhiều lỗ hổng thì cũng không thể nào làm tốt phiên dịch được. Khi nói về hai bước cơ bản tiến hành phiên dịch với bước một là tìm hiểu nguyên văn, bước hai là biểu đạt, diễn đạt, thì cũng có nghĩa là chúng ta đã đặt yêu cầu nắm vừng cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích rồi. Chỉ cần một trong bai bước ấy không tốt thì cả quá trình cũng sẽ không thể tốt được.
Khi so sánh tiếng Hán với tiếng Việt, người ta thấy chúng rấ t giông nhau. Giống về cấu trúc, về hoạt động cú pháp v.v... Đặc biệt trong tiếng Việt có một số lượng lớn từ ngữ vay mượn tiêng Hán. Thế là, có người vội nghĩ rằng vấn đề phiên dịch V iệt-H án, hay H án-V iệt chẳng có gì phai bàn. Nó đơn giản lắm. Đó là một kiểu suy nghĩ phiến diện rất dễ dẫn đến nhầm lẫn. Bởi vì, chỉ ra chỗ khác nhau giữa hai đôi tượng gần giống nhau là một công việc cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng và tinh tế, không hề đơn giản.
Các đơn vị Hán (tiếng, từ, ngữ...) khi vào hoạt rlộng trong tiếng Việt đã bị Việt hóa, chúng có diện mạo mớ' thậm chí bản chất cùng khác hăn. Nghĩa, cũng như phương
28
thức hoạt động, khác với khi còn là những đơn vị thành viên của tiếng Hán. ( S ẽ trở lại vấn đề này trong những phần sau).
Ớ đây, chúng ta cũng chưa nhắc đến những yếu tố ngoài ngôn ngữ, những đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc trong sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn, người Trung Quốc lấy “m áu” (huyết) để định nghĩa màu đỏ. Người Việt thì nói “đỏ như gấc”. Trong khi người Việt muốn đánh giá trí tuệ ai đó là thấp kém thì nói là “ngu như bò”, người Trung Quốc lại dùng “lão hoàng ngưu” (con bò) để ví với mẫu người siêng năng, cần mẫn, không khoe khoang. Người phương Tây xem con chó như là người bạn gần gũi thân mật, người Trung Quốc và người Việt Nam lai dùng để ví với kẻ thù đáng khinh bỉ: “Cẩu Nhật đích” (bon chó người Nhật), hoặc “Má thét lớn, tụi bay đồ chó” v.v... Khi cần chỉ đường đi cho ai đó, người Trung Quốc thường lấy vũ trụ làm chuẩn, chẳng hạn nói: đi về phía đông, đi về phía bác V.V., còn người Việt thì thường lấy con người làm chuẩn, như là bên trái, bên phải, phía trước U.V., hoặc những vật chuẩn gần gũi như, cái cầu, ngã ba, cây đa v.v...
Hiểu được những điều đó, người phiên dịch sẽ tránh được những lỗi ngớ ngẩn khi chuyển trực tiếp những cách nói trên sang văn bản dịch.
Nói tóm lại, để có thể tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ phiên dịch, người phiên dịch cần am hiểu và sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và ít nhất là một thứ tiếng nước ngoài. Ngoài ra những tri thức về đất nước học (lịch sử, văn hóa, dân tộc, ...) cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc quyết định chất lượng của vãn bản dịch. Đó là những thứ cần có trước khi được trang bị những tri thức cơ bản về lý thuyết phiên dịch.
29
Phần hai
Phiên dịch Việt - Hán 30
2.1. Những vắn đề về từ ngữ
2.1.1. Đ ại từ n h ả n xư ng trong tiến g Việt
Có thể nói, đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là một loại từ hết sức phức tạp. Bởi vì, nó có số lượng lớn, lại luôn luôn mang giá trị biểu cảm (cảm tình sắc thái). Tất cả các danh từ chỉ quan hệ gia tộc thân thuộc đều có thể dùng làm dại từ nhân xưng. Có một vài đại từ như: tôi, họ v.v. người ta tưởng như chúng khách quan, là trung tính; nhưng trong thực tế không phải thế, chúng luôn luôn tiềm ẩn khả năng biểu cảm, và sẵn sàng bộc lộ khi cần đến. Trong nói năng giao tiếp để có được cách xưng hô phù hợp, nhiều khi cũng phải trải qua những bước tìm hiểu, đánh giá. Chẳng hạn, cần phải biết người đối thoại với mình bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp, chức vụ gì v.v... Đó là những “thao tác” mà đối với những người sử dụng những ngôn ngữ khác là thừa. Người ngoại quốc (kể cả người Trung Quốc) khi học tiếng Việt đều cảm thấy việc sử dụng đại từ nhân xứng là một việc khó khăn. Hình thức đối ứng giữa xưng (ngôi 1) và gọi (ngôi 2) cũng không đơn giản chút nào. (Xin xem bảng liệ t kê)
X ư ng (ngôi 1) Gọi (ngôi 2)
tôi
chúng tôi
ông, anh, em, bác, chú, cậu, cụ, ngài... bà, chị, em, bác, cô, dì, cụ, mợ, thím ... các ông, các anh ...
các bạn, các bà, các chị, các người, ... mình, bố nó, bố mày, mẹ mày, ba nó, má nó, nhà, ông anh, bà chị, chú em, cô em
thiếp chàng
ta ngươi, các người, nàng
tớ cậu,
chúng tớ các câu
tao mày
chúng tao, tụi chúng mày, tụi mày, bay, tụi bay tao
mình bạn,cậu
chúng mình các bạn, các cậu
đây đấy, đằng ấy
người ta mình, đằng ấy
người này ai
thằng (con) này ai, thằng (con) nào
ai đằng ấy ...
ông cháu, mày, các cháu,
chúng ông chúng mày, chúng bay
bà cháu, mày,
các bà các cháu, chúng mày, chúng bay
anh em, chú (mày), cô (em), dì (né), cậu các anh (nó)
chị em, chú (mày), cô (em), dì (nó), cáu ínó) các chị các em, các chú, các cô, các dì. các câu
em anh, chị, bác (cháu), ông. ba. cãu 32
chúng em các anh, các chị, các bác, các ông, các bà, các cậu...
bác
các bác chú
các chú
cậu
các cậu
cô
các cô
dì
các dì
thím
các thím
cháu, chú (nó), mày
các cháu, các chú
cháu, anh (nó), chị (nó), mày
các cháu, các anh, các chị, chúng mày, tụi bay
cháu, anh (nó), chị (nó), mày
các cháu, các anh, các chị, chúng mày, tụi bay
cháu, anh (nó), chị (nó), mày
các cháu, các anh, các chị, chúng mày, tụi bay
em (học sinh), con (học sinh), các em (học sinh), các con (học sinh)
cháu, anh (nó), chị (nó), mày,
các cháu, các anh, các chị, chúng mày, tụi bay
cháu, anh (nó), chị (nó), mày
các cháu, các anh, các chị, chúng mày, tụi bay
cha, ba, bô' con
mẹ, má, u, bầm con
con cha, ba, bố, mẹ, u, má, bầm ...
cháu ông, bà, bác, chú, cậu, dì, thím, mợ, cô
Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 trong tiếng Việt cũng khá phong phú và đa dạng. Ở mỗi từ, mỗi cách nói. bao giơ cũng để lộ thái độ đối lập tôn/ty, yêu/ghét, thản/sơ cua người nói đối với nhân vật được nhắc tới. (Xem bảng đại từ nhân xưng ngôi 3)
S ố ít S ố n h iề u
người
ngài
nó chúng nó, chúng, bọn chúng, họ hắn
y
thị
gã
ông ấy, ông các ông ấy, các ông
bà ấy, bà các bà ấy, các bà
anh ấy, anh các anh ấy, các anh
chị ấy, chị các chị ấy, các chị
bác ấy, bác các bác ấy, các bác
chú ấy, chú các chú ấy, các chú
cậu ấy, cậu các cậu ấy, các câu
dì ấy, dì các dì ấy, các dì
thím ấy, thím các thím ấy, các thím
mợ ấy, mợ các mợ ấy, các mơ
bạn ấy các bạn ấy
34
Trong phương ngữ nam bộ Việt Nam, có một sô trường lỢp được chuyển đổi cả cách phát âm lẫn cách viết so với Ảếng Việt phổ thông như sau:
ông ấy = Ổng; bà ấy = bả; chị ấy = chỉ; thằng cha ấy = :hả; con mẹ ấy = mẻ v.v.
Trong khi dịch tiểu thuyết nếu gặp những trường hợp này thì chúng ta quy về cách nói phổ thông đã được số 3ông biết và sử dụng.
2.1.2. Đ ại từ n h ă n xư ng trong tiến g H án
Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Hán phổ thông ỉã được chuẩn hóa, tương đối ổn định. (Xem bảng đại từ nhân xưng tiếng Hán)
N y n g ô i I II III
SỖ \
ít n ử' ® ffe ÍÈ ■É
n h iều mu mn mn mn eo
Chỉ có từ mang nghĩa biểu cảm (chỉ sự tôn kính), những từ còn lại đều là trung tính. Chúng không biểu thị thái độ của người nói, mà hoàn toàn khách quan. Chúng được dùng phổ biến và chính thức trong giao tiếp xã hội như là chuẩn mực của tiếng Hán. Trong chừng mực nhất định, trong bối cảnh nhất định, người Trung Hoa cũng có dùng một số danh từ chỉ quan hệ gia tộc thân thuộc lâm thời làm từ xưng hô. Nhưng tính biểu cảm không rõ ràng và mạnh mẽ như trong tiếng Việt.
2.1.3. X ử lý n h ư th ế nào k h i d ịch các đ ạ i từ n h ă n xư ng tiến g V iệt sang tiến g H án?
Sự khác biệt giữa hai hệ thống đại từ nhân xưng giữa
tai ngôn ngữ rấ t rõ ràng. Một bên thì khá dơn giãn, một ên thì rấ t phức tạp (phức tạp về cách dùng và nhiều về số -íợng); một bên thì tương đối khách quan, còn một bên thì ất chủ quan. Có thể nói, khó tìm thấy những căp đại
ihân xưng hoàn toàn tương ứng về mọi phương diện nghĩa iữa tiếng Việt và Tiếng Hán. Trong hầu hết các trường hợp, Igười phiên dịch đành bỏ mất nét nghĩa biểu cảm khi phải lịch những đại từ nhân xuCng tiếng Việt sang tiếng Hán.
Ví dụ, đây là câu nói của một chiến sĩ cách mạng trước tòn tra khảo của kẻ địch: “Màv và tất cả chúns mày đểu là nọt lũ chó săn, chúng m àV có giết chết tao, tao củng không Iao giờ đầu hàng!”.
Qua cách xứng hô, b ất cứ người Việt bình thường nào ũng có thể nhận ra thái độ của người nói đối với người Lghe. Nhưng khi dịch câu này ra tiếng H án thì những dại
ừ mày, chúng mày, tao, cũng chỉ có thể dịch là » , M I ,
05. Mà những đại từ đó trong tiếng H án thì chỉ là những ừ có biểu cảm trung tính.
Trong câu “Cần gì mày cứ gặp tao”, thì tao, mày, lại có giá rị biểu thị sự thân m ật bình dị không hề khách sáo giữa
Ìgười nói và người nghe. Còn như ÍỂ rPt
hì không có sắc thái đó.
36
(b) Chúng tôi xin trình bày với các ngài một quan niệm văn hóa mới.
Trong ví dụ (a) đại từ Người (viết hoa) thể hiện sự tôn kính và trìu mến. Người phiên dịch đã không dùng
ÍẾ một cách đơn độc, mà dịch là
MKÌỀ, íẺgẢMmsk&E.mtùo Trong ví dụ (b) đại từ các ngài biểu thị sự tôn trọng, lịch sự, vì vậy người dịch đã không dịch m n , mà chọn từ để sát với nghía biểu cảm của nguyên văn hơn.
(Lưu ý thêm, trong tiếng Việt người ta thường dùng chúng tôi để thay từ tôi với ý nghĩa tỏ sự khiêm tốn, vì
thế câu 2 tác giả dùngỉẾđể dịch chúng tôi). Ớ mục 2.1.1 chúng ta đã nhắc đến hiện tượng dùng danh từ chỉ quan hệ gia tộc để làm đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Vì thế nên đã xảy ra tình trạng một từ có thể đóng nhiều vai, phải dựa vào tình huống giao tiếp mới biết nó thuộc ngôi nào. Trong trường hợp ấy, người phiên dịch cần phải xác định nghĩa từ trong tiếng Việt trước khi dịch sang tiếng Hán.
Ví dụ:
(a) Con ăn ccnn chưa?
(b) Con ăn cơm rồi.
Có thể đây là mẩu đàm thoại giữa bố hoặc mẹ với con. Như thê thì con ở câu (a) là ngôi thứ hai (dịch là
, con ở câu (b) là ngôi thứ nhất (dịch là S ) . 37
Nhưng đây cũng có thể là mẩu đàm thoại giữa hai vợ chồng về con của mình. Trong tình huống này thì con ơ câu (b) thuộc ngôi thứ ha (dịch là-ffe), con ớ câu (a) có thể để dạng danh từ nguyên gốc hoặc đại từ ngôi thứ ba như câu (b).
2.1.4. T ừ n g ữ gốc H á n tro n g tiế n g V iệt
Do hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử, hiện tượng tiếp xúc văn hóa và ngôn ngữ H án-V iệt đã xẩy ra hàng ngàn năm trước đây và hiện vẫn còn tiếp diễn.
Kết quả của quá trình tiếp xúc ấy là tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngôn ngữ Hán. Người Việt đã vay mượn một khối lượng lớn từ ngữ H án đưa vào kho từ vựng của ngôn ngữ dân tộc. Lớp từ ngoại lai này có vị trí cực kỳ quan trọng trong tiếng Việt. Nó chẳng những có uu th ế về số lượng mà còn có khả năng chi phối sự hoạt động của tiếng Việt. Vì th ế khi bàn về vấn đề phiên dịch V iệt-H án chúng ta cần hết sức chú ý đến bộ phận từ ngữ này. Từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt có tổ chức phức tạp (xem Lê Đ ình K hẩn, Từ vựng gốc H án tro n g tiế n g V iệt, NXB Đại học Quôc gia TPH CM , 2002), ở đây chúng ta chỉ nhắc đến một số trường hợp mà trong khi tiến hành công việc của mình người phiên dịch thường bị nhầm lẫn.
Về nguyên tắc, tấ t cả các đơn vị từ vựng H án (từ tố, từ, ngữ ...) khi muốn trớ thành thành viên của tiếng Việt thì đều phải chịu sự chi phối của tiếng Việt. Hay nói cách khác là, chúng đều có khả năng bị Việt hóa về các mặt như ngữ âm, ngữ nghĩa, hoạt động ngữ pháp, đặc điểm tu từ v.v... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thav đối cua từ ngữ Hán sau khi vào tiếng Việt. Và sự thay đõi cua chúng cũng ở những mức độ khác nhau, thậm chí có những từ
38
không còn liên quan gì về nghĩa so với từ gốc. Thường chúng đi theo hai xu hướng trái ngược là thu hẹp hoặc mở rộng hàm nghĩa từ. Đứng ở góc độ đồng đại mà xét thì có thể nói một số trường hợp tiếng Việt chỉ mượn cái vỏ hình thức của từ Hán để chứa đựng một nội dung nghĩa mới.
Lại cũng có một số từ ngữ có cấu trúc hai từ tố trở lên được tạo thành trong quá trình hoạt động của tiếng Việt, hoàn toàn không thể có trong kho từ vựng tiếng Hán. Loại này tuy có số lượng không lớn nhưng sự nhầm lẫn mà chúng gây ra trong quá trình dịch V iệt-H án là đáng cảnh báo.
Chứng ta lần lượt xem xét các bảng đối chiếu sau:
T ừ V iệt gốc H án T ừ H án h iện đ ạ i tương đương về nghĩa
áo
quần ^ m*
-**• ông 3)5
bà ìễầ m s , M , * * bát ÍẬ
súng &ỉ tè
sách iîfl" *
thư 4^ m
bàn ồ ! M ĩ
hiểu ÍỊtE 11
điểm JS\ #
39
Từ ngữ V iệt gốc Hán Từ ngữ Hán hiện đại tương dương
bác sĩ 1 ậ i Ẽ 'Jíp,
tiến sĩ i m ±
giáo sư Ệ& !)ĩp « c s
trường sở PỈT
sinh viên m
cử nhân ^
thư ký iB I M *
bí thư ^ Ì H
thứ trưởng
quyền (bộ trưởng) k ( )
hưu trí
thường xuyên 1 ^1 J11 nhuận bút
từ trần
cam kết "0" ịp
hoa hậu
40
( SP-IS:)
ì i t t
# Ì Ĩ E
iấ H M ip
hoa khôi
khôi ngô
phong lưu M ,m ra To
ý tứ M S L , 9 t t tử tế i ỉ ế ữ m ± ,
xung phong /4 1 ÍỆ i ^ n bồng bột ỈÊỆÌ) 5 $ b ,
lưu ý m M. £ j f t , m u
lam lũ ÍH níế 5 6 *
phong trào M, /H ì ẽ ^ J
chi tiết 4 Í » 1 1 * , m a
thương hại $ } 1 * 1 « , É «
phiêu lưu W f è , Í T $ ầ
khổ tâm M ' t \ * 3 t
đinh ninh D]" Ut
bồi hồi
biểu tình /ỒÊÍT,
tội nghiệpw t p
41
phương tiện I I , m s m tự ái [Éj
kỹ lưỡng í ỉ m m , m
cứu cánh § 1$
khốn nạn
tói tàn M ĩ ế ỉ m , M É rỷ-1 HE
yên trí IM. Ẽ L to , £ ' ù s
hội đồng ■èíp] i m ế
\lỵ j\
đang tâm 3 /L/N
lý sự 5 1 ® - í& tE ,
đáo để ỈỊjjỊ& J Ẽ ^ , Ế Ế M
lâm ly l l " ® ,
ám ảnh 0 3Ẽ B t t, i r a t , W ầ doanh nghiệp 'r=ì & Ê ,
dung dị íB
điều khiến m Ì 8n m , ± f t ,
Trong tiêng Việt cũng tồn tại những từ ngữ Hán Việt có cấu trúc hoàn toán giống với từ Hán trong tiếng Hán nhưng không hé có trong các từ điên Hán, vì chúng la sản
42
phẩm mà người Việt tạo ra trong quá trình vay mượn từ ngữ Hán.
T ừ H án V iệt T ừ n g ữ H án tương đương tiểu đội m
tiểu đoàn yJN Ẽ9 s
tiểu ban 'Mẫ
đại liên
trung liên ^ ÌẾ m m
tiểu liên
trung đoàn ^ 01 m
ca sĩ d t
nhạc sĩ í t
thi sĩ Ì^F i ì # À
khán giả w ^ MA
Những từ ngữ nêu làm ví dụ trong các bảng đối chiếu trên đã cảnh báo chúng ta một điều là: trong quá trình tiến hành dịch V iệt-H án, cần hết sức thận trọng khi ta lợi dụng những từ ngữ Hán có sẵn trong tiếng Việt. Sự khác nhau giữa từ ngữ Hán trong tiếng Hán với từ ngữ Hán trong tiếng Việt là điều đương nhiên, hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ.
43
Khi gặp những từ ngữ gốc Hán (nhất là loại từ Hán Việt) chúng ta cần có sự thẩm định trước khi dịch. Trong quá trình học môn luyện dịch V iệt-H án, cũng như sau này có dịp tham gia công việc này, chúng ta cần có tối thiểu 3 cuốn từ điển có chất lượng thuộc các loại sau:
- Từ điển tiếng H án hiện đại
- Từ điển tiếng Việt hiện đại
- Từ điển V iệt-H án hiện đại
Chúng sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những từ ngữ dễ nhầm lẫn trên.
Một số từ H án sau khi vào hoạt động trong tiếng Việt, đã trở thành từ đa nghĩa. Vì thế, việc xác định nghĩa từ cần dựa vào ngữ cảnh cụ thể.
2.1.5. Thành ngữ và việc d ịch th àn h ngữ
1) Thành ngữ
Thành ngữ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. về phương diện ngữ pháp, nó tương đương với từ. Đó là m ột loại “từ” đặc biệt, nó không chuyển tải thông tin bằng khái niệm, mà chủ yêu là bằng hình tượng qua mô tả. Vì th ế giá trị tu từ của thành ngữ rất cao. Lượng thông tin do nó chuyển tải phong phú, sâu sắc về nội dung và hấp dẫn về m ặt hình thức. Ngoài việc làm công cụ cho một ngôn ngữ, nó còn là tấm gương phản chiếu văn hóa của một dân tộc. Ngành tu từ học rấ t xem trọng đơn vị ngôn ngữ này chính là vì thế. Một thành ngữ nếu được dùng đúng lúc đung cho sẽ tiêt kiệm lời, mà vẫn chuyên tải được thông tin can thiet, đông thời tạo được sự hấp dẫn cho người tiếp thu và gây được ấn tượng sâu sắc.
44
Vì vậy việc sử dụng thành thạo hệ thống thành ngữ trong một ngôn ngữ đã là khó, việc dịch thành ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác lại càng khó khăn hơn. Việc dịch thành ngữ Việt sang tiếng Hán cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã ấy.
Đơn vị như th ế nào được gọi là thành ngữ? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa, tựu trung có những đặc trưng để nhận diện như sau:
(1) Thành ngữ là tổ hợp từ gồm hai từ trở lên luôn tồn tại trong đầu óc người sử dụng dưới dạng có sẵn khi cần đến là có ngay.
(2) Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng, ẩn dụ, quy ước, có tính võ đoán, không phải chỉ là phép cộng của nghĩa các thành viên cấu tạo nên nó. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa thành ngữ với tổ hợp tự do.
(3) Thành ngữ có cấu trúc cố định, nói chung không thể đảo lộn vị trí các thành tố, cũng không thể chêm xen các yếu tố khác vào giữa các thành tố.
(4) Thành ngữ luôn có tính thống nhất về từ vựng - ngữ pháp. Một thành ngữ không kể có quy mô cấu trúc tương đương với từ hay câu, trên tổng thể nhất định phải thuộc về một từ loại, khi hoạt động trong câu có chức năng cú pháp nhất định.
Tiếng Hán xem trọng tiêu chí 1 và 3, còn tiếng Việt lại rất chú ý đến tiêu chí thứ 2.
Tiếng Việt đã vay mượn một số lượng lớn thành ngữ Hán. Trong số gần 4000 thành ngữ (trong “T hành ngữ tục ngữ từ điển” do Thương Vụ Ân thư quán Bắc K inh ấn h àn h năm 1995) có khoảng 2500 thành ngữ có mặt trong tiếng Việt, và phần lớn còn giữ được nghĩa gốc.
45
2) Việc dịch thành ngữ Việt sang tiếng Hán
Theo kinh nghiệm của những người đã trải qua công việc này thì thường có những cách thức sau:
(1) Cố gắng tìm kiếm những thành ngữ H án có cà ý nghĩa lẫn hình thức tu từ (hình tượng, ví von ...) tương tự với thành ngữ Việt cần dịch để thay thế.
Ví dụ:
không khảo mà xưng
ăn không ngồi rồi
một trời một vực
mềm nắn rắn buông
ngồi trên lưng cọp : H A « T
m iệng ăn n ú i lở
Khi tìm kiếm thành ngữ H án tương tự để dịch thành ngữ Việt, chúng ta cần lưu ý đến nét nghĩa biểu cảm của thành ngữ. Chẳng hạn câu thành ngữ Việt “ngựa quen đường củ” nói về người không bỏ được tật xấu, còn “lão mã thức đồ" P ò ẳ thì lại nói về người có kinh nghiệm có thê giúp người khác. Trong trường hợp này
thì chúng ta phải ưu tiên nghĩa thành ngữ. Phải dịch là
(2) Cô gắng giữ lại hình tượng sinh động trong thành ngữ Việt.
Một trong những đặc trưng về hình thức cua thành ngữ Việt cũng nhu thành ngữ Hán là dùng những hình
46
tượng sinh động để “ngầm chỉ” một điều gì đó. Điều ngầm chỉ ấy chính là “nghĩa của thành ngữ”. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có cách lựa chọn hình tượng của mình. Vì thế, hình tượng luôn mang màu sắc văn hóa của dân tộc của địa phương. Khi phiên dịch ngoài “nghĩa” ra, cần cố gắng bảo lưu màu sắc văn hóa ấy trong chừng mực vẫn có thể. Điều này đôi khi còn khó hơn cả việc dịch nghĩa thành ngữ.
Thử xem một vài ví dụ sau:
đứng núi này trông núi nọ : iỀ Í E ìằ ili= lS 2 f ê iJ j|Ị } đóng cửa bảo nhau
mượn lược thầy tu
chó chê mèo lắm lông',
ông nói gà bà nói vịt :
ăn cháo đái bát
chùa dất phật vàng
liệu bò lo chuồng : -ll
Đối chiếu từng cặp một chúng ta thấy phần dịch đã rất trung thực với nguyên văn, về nghĩa cũng như cách dùng hình tượng. Tuy nhiên, có một đặc điểm rất tinh tế mà ngôn ngữ dịch chưa thể hoặc không thể làm được đó là: tiết tấu và vần điệu của thành ngữ Việt. Ví dụ: “ông nói gà bà nói vịt” (gà /bà = vần, gà Ivịt = đối, ôngIbà = đối, nói Inói = điệp), “chùa đất phật vàng” (đất/phật - vần, chùa I phật = đối, đất /vàng = đối). “liệu bò lo chuồng” (bò Ilo = vần, liệu/lo = điệp nghĩa,
47
bò Ichuồng = đối), “ăn cháo đá bát” (ăn cháoIđá bát - nhịp) v.v...
Đây cũng là minh chứng cho sự rơi rụng về m ặt nghệ thuật của văn dịch.
(3) Bỏ qua hình thức, chỉ xem trọng nội dung ý nghĩa mà thành ngữ Việt muốn biểu đạt. Đó là trường hợp những hình tượng sử dụng trong thành ngữ Việt không phù hợp với văn hóa Hán, nếu dịch bám sát nguyên bản có thể người H án sẽ không cảm thụ được, không hiểu. Ví dụ:
đi guốc trong bụng
nửa úp nửa mở
ôm rơm rặm bụng
nghèo rớt mồng tơi
miệng hùm gan sứa
cú nói có vọ nói không chín bỏ làm mười
miệng ai tai nấy
cẩm cân nẩy mực
ăn cả tiêu rộng
(4) Dịch thành ngữ gốc Hán.
— m — m yy, Ỷin *in
s
ị m m
# ¿ 1 - 1 1 0
Có khoảng trên 2500 thành ngữ gốc Hán đang hoạt động trong tiêng Việt theo ba dạng chính sau: 1) Thành ngữ Hán Việt
2) Thành ngữ cải biên
3) Thành ngữ sao phỏng [4]
48
Trừ một số ít đã bị Việt hóa sâu sắc đến mức xa lạ đối với tiếng Hán về m ặt ý nghĩa, còn hầu hết vẫn giữ được nghĩa gốc. Đó là một thuận lợi lớn trong quá trình dịch thành ngữ Việt ra tiếng Hán. Tuy nhiên việc nhận diện chúng cũng là điều mà người dịch cần quan tâm, trong ba loại nêu trên, thì thành ngữ Hán Việt là loại dễ dàng nhận ra nhất, bởi vì nó giữ nguyên hình thái - ngữ nghĩa và đọc theo âm Hán Việt. Đây là loại thành ngữ Hán có số lượng lớn nhất, chúng vào tiếng Việt bằng con đường văn tự, sách vở.
Ví dụ:
an cư lạc nghiệp
hào hoa phong nhã
ích kỷ hại nhân : & B S Á
phàm phu tục tử
quyết cliién quyết thắng
VỊ th ế của loại này trong kho thành ngữ tiếng Việt rấ t vững vàng vì các lý do như: có cấu trúc ổn định (bốn chữ, bôn tiếng), ít tính bóng bẩy (kém hình tượng), có khả năng bù đắp “ô trống” cho thành ngữ tiếng Việt (tiếng Việt hầu hết diễn tả ý nghĩa bằng hình tượng).
Loại thành ngữ cải biên khác loại vừa nêu ở chỗ, một số thành tố tạo nên thành ngữ đã được thay thế bằng các yếu tô tiếng Việt, hay nói cách khác nó đã được “dịch bộ phận”. Loại này nghe rất gần với thành ngữ Việt.
Ví dụ:
sao châu củi quế
rồns bay phượng múa
49
áo gấm đi đèm bán nước cầu vinh
: Í S * & Í T
nshiêns nước nshiêns thành : i l «
(chữ gạch dưới là thành tô Việt)
Loại thành ngữ sao phỏng là kiểu “dịch hoàn toàn’ sang tiếng Việt.
Ví dụ:
ếch ngồi đáy giếng
chim sa cả lặn
mò kim đáy bể
thuốc đáng giã tật
ngậm máu phun người
Loại thành ngữ này không khác gì thành ngữ Việt chính gốc. Cũng hình tượng, cũng bóng bẩy, và rất dễ hiểu, rấ t thông dụng trong tiếng Việt hàng ngày.
Chính vì thế mà cũng có những ý kiến cho rằng việc sao phỏng có thể được tiến hành trước đây theo chiều ngược lại từ xa xưa, nhưng tiếng H án nhờ có văn tự ghi chép lại, nên người ta cứ nghĩ rằng loại thành ngữ này ra đời ở đó (tiếng Hán).
Do chỗ, thành ngữ H án có số lượng lớn, nội dung đề cập đèn mọi m ặt trong đời sống xã hội, nén khi cần dịch các thành ngữ Việt người dịch có rất nhiều cơ hội để lựa chọn những thành ngữ phù hợp nhất. Chẳng những thế, mà trong khi dịch còn có thê sử dụng thành
50
ngữ Hán để thể hiện một cụm từ nao đó, nếu thấy “đắt”, có hiệu quả cao.
Các nhà dịch thuật và lý luận dịch thuật đi trước, khi nói về việc dịch thành ngữ loại này hay nhắc đến những hiện tượng có hình thức Hán nhưng nội dung thì lại là
Việt, kiểu như “lang bạt kỳ hồ” ( ỉ â & Â í S ) , “kiến giả
nhất phận” ( £ # - # ) v.v... Thực ra loại này số lượng không nhiều, vả lại, chúng ta sẽ có từ điển giúp đỡ, rồi ngữ cảnh cụ thể cũng sẽ là một hướng quan trọng cho người dịch xác định nghĩa thực của thành ngữ muốn dịch.
2.1.6. X ử lý những hiện tượng m ơ hồ trong tiến g Việt trước khi dịch sang tiến g Hán
M ơ hồ là thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ sự diễn đạt không rõ ràng không dứt khoát, tạo khả năng đa nghĩa, gây lúng túng cho người tiếp nhận thông tin (người nghe, người đọc). Hiện tượng mơ hồ vừa có vai trò tích cực vừa có vai trò tiêu cực. Nó xẩy ra có khi do vô ý nhưng cũng có khi người ta cố tình tạo ra. Cái mơ hồ trong cách diễn đạt của thơ Hồ Xuân Hương là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật của nhà thơ để có được. Nó được dùng như một biện pháp tu từ rất hữu hiệu. Mơ hồ xẩy ra do trình độ thấp kém của người nói, người viết lại là điều đáng tiếc. Ví dụ, có cách viết như sau: “...... thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của chính phủ”. Người đọc sẽ băn khuăn là không biết ai chông ai buôn lậu (xem thêm Nguyễn Đức D ân, T iếng Việt, NXB Giáo dục, 1998). Tuy mơ hồ có thể do những cấp độ, những phương thức khác nhau tạo ra, nhưng người ta thường gọi là câu mơ hồ, vì xem nó là đơn vị thông báo cơ bản.
51
Khi phiên dịch V iệt-H án chúng ta cũng lấy câu làm đdD vị. Việc xem xét một câu nào đó có phải là câu mơ hố hay không trước khi dịch nó là rấ t cần thiết. Mặc dầu trong một ngữ cảnh cụ thể, trong một tình huống cụ thề thì nghĩa câu thường được xác định tương đối rõ ràng, nhưng khả năng xẩy ra mơ hồ là rất có thể. Việc này liên quan trực tiếp đến văn dịch của chúng ta. Ví dụ:
(a) Người sinh viên mới đi đến.
câu này, từ mới sẽ được dịch sang tiếng Hán là $ĩ hay m ? Việc này tùy thuộc vào cách hiểu của người dịch về vai trò của từ mới. Nó là định tố của danh từ sinh viên, hay là trạng tố của động từ đi ?
(b) Mẹ con đi chợ chiều mới về.
Câu tiếng Việt có vẻ đơn giản này, lại có thể làm người nghe, người đọc hiểu không dưới 10 cách khác nhau. Nếu người nói (viết) thể hiện sự ngưng ngắt bằng các dấu phẩy [,] thì câu nói chắc không quá mơ hồ như vậy:
Mẹ con đi chợ chiều mới về.
Trong trường hợp này người phiên dịch cần phải xử lý như thê nào ?
Một là, tìm một câu mơ hồ tương tự trong tiêng Hán, nêu biêt chăc đó là một kiểu mơ hồ cô ý trong thơ ca, hay là kiểu chơi trò chữ nghĩa trong văn phong nghệ
52
thuật. Nhưng trong thực tế, giải pháp này “phi hiện thực”. Vì cách đó vốn dĩ là “nỗi khiếp sợ” của những người chuyên dịch thơ và văn phong nghệ thuật xưa nay.
Hai là, người dịch phải tự quyết định chọn một nghĩa trong th ế giới nghĩa mơ hồ ấy, bằng cách dựa vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp như truyền thống xưa nay người ta vẫn làm. Đó là biện pháp khả thi. Nhưng liệu người đọc (ở đây là người dịch) có hiểu đúng nghĩa mà người viết muốn diễn đạt không, đó lại là một chuyện. Dẫu sao cũng không thể làm khác được.
(c) “Cảm nghĩ nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Pháp”
Đó là tựa đề một bài báo. Người dịch chắc chắn sẽ rất bối rối, không biết dịch thế nào cho đúng ý của người viết. Một câu hỏi được đặt ra là “cảm nghĩ" ở đây là “cảm nghĩ của tổng thống” hay “cảm nghĩ của người
viết bài trước một sự kiện”? Câu hỏi này chỉ có thể được giải đáp sau khi đã đọc hết bài báo.
(d) Em củng yêu ba anh như anh.
Câu này ít nhất có hai cách hiểu, và do đó cũng không dưới 4 cách dịch ra tiếng Hán:
+ Em yêu ba anh (giống) như anh y iu ba anh. + Em yêu ba anh (giống) như yêu anh.
(e) Tôi có người bạn học ở Bắc Kinh.
Dịch là:
53
v ấ n dề cần xác định là mức độ gắn bó giữa người, bọề và học.
(a) Tấm ảnh người con trai để trên bàn.
Một câu như vậy nếu không có sự trợ giúp của ngũ cảnh, của tình huống giao tiếp thì chắc chắn người dịch đành bó tay. Rõ ràng từng từ một dều hiểu nhưng toàn câu thì không hiểu. Hay nói đúng hơn là nó cho phép
chúng ta có trên 10 cách hiểu.
(b) Tôi học với anh nó.
-
-
- t e S W Ä S W « ! W o
2.2. N hững vấn đề về đoản ngữ
Nhìn tổng thể, cú pháp tiếng Việt và cú pháp tiêng Hán có những nét tương đồng cơ bản:
- Chúng đều lấy phương thức trậ t tự từ, hư từ và ngữ điệu làm trọng.
- Câu đơn được cấu tạo theo mô hình cơ bản
chủ ngữ + động từ + tân ngữ (bổ ngữ): s + V + o. Nhìn cục bộ thì giữa chúng có nhiều chỗ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau:
- Vị trí của định ngữ với danh từ trung tâm
- Vị trí cua trạng ngữ, bổ ngữ với động từ nòng cốt. - Sự biếu cảm hay không biểu cảm của câu bị động.
54
- Sự đảo lộn cấu trúc svo -V.V...
Người phiên dịch bao giờ cũng cần lợi dụng triệt để sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ, nhưng đồng thời cũng phải chỉ ra được sự khác nhau đó để tránh lầm lẫn trong quá trình dịch thuật.
Chúng ta lần lượt tìm hiểu những vấn đề vừa nêu trên, như một dịp hệ thống hóa lại những hiểu biết về hai ngôn ngữ mà chúng ta cần dịch.
2.2.1. D anh n g ữ (cụm d a n h từ)
Danh ngữ là một kiểu kết cấu chính phụ, gồm hai phần: (1) trung tâm ngữ (danh từ trung tâm), (2) định ngữ (định tố)
1. D anh n g ữ tiến g H á n ( 7^ ÌỆ]tẺÌẶJắỄ, É ÌẶ]$ễÌẼ') T rật tự các bộ phận trong danh ngữ tiếng Hán là: danh từ trung tâm luôn luôn đứng sau, định tố luôn luôn đứng trước, giữa hai bộ phận thường được nối bằng trợ từ .
( » )
À M
tẲ /Ễ
ÊL
M I
i+ * tì
55
tt
m n m m n [!|