🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phát Triển Hệ Thống Đổi Mới Quốc Gia Tại Một Số Nước Châu Âu: Kinh Nghiệm Và Những Gợi Mở Cho Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
Ch u trách nhi m xu t b n
GIÁM C - T NG BIÊN T P
PGS.TS. PH M MINH TU N
Ch u trách nhi m n i dung
Y VIÊN H I NG BIÊN T P - XU T B N TS. VÕ V N BÉ
Bi n t p n i dung: V N TH THANH H NG NGUY N TH H I BÌNH
NGUY N TH TH O
NGUY N VI T HÀ
Trình bày bìa: LÊ TH HÀ LAN Ch b n vi tính: NGUY N TH H NG c sách m u: NGUY N TH TH O TR N PHAN BÍCH LI U
S ng ký k ho ch xu t b n: 1128-2022/CXBIPH/23-85/CTQG. S quy t nh xu t b n: 1241-Q /NXBCTQG, ngày 18/4/2022. N p l u chi u: tháng 4 n m 2022.
Mã ISBN: 978-604-57-7682-7.
ĐỒNG CHỦ BIÊN
TS. HOA HỮU CƯỜNG
PGS.TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG
THAM GIA BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN AN HÀ
TS. BÙI VIỆT HƯNG
ThS. NGUYỄN THỊ HÒA MAI ThS. TRỊNH THÀNH VINH
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Hiện nay nhân loại đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những thành tựu mà cuộc Cách mạng này mang lại đã tác động toàn diện, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thế giới ngày càng phải đối mặt với những thách thức không thể lường trước như suy thoái kinh tế, đại dịch, khủng bố, chiến tranh... Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới. Điều đó thúc đẩy các nước phải tìm ra các nguồn tăng trưởng mới và bền vững hơn.
Để đáp ứng yêu cầu và ứng phó với những thách thức trong bối cảnh phát triển mới, các quốc gia phải đưa ra những chính sách và chương trình hành động để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc xây dựng và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của nền kinh tế đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh quá trình cải tiến và đổi mới công nghệ. Đây chính là yếu tố cốt lõi tạo ra động lực tăng trưởng mới và bền vững đối với mỗi quốc gia.
Việc phát triển hệ thống đổi mới quốc gia là thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nó làm thay đổi phương thức tư duy, hành vi và kích thích sự nhiệt tình sáng tạo của con người.
5
Hoạt động này là nhân tố trực tiếp thúc đẩy sự phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Vì vậy mà nhiều nước đang đặt sự đổi mới sáng tạo thành trung tâm của chiến lược phát triển và rất chú trọng đến chỉ số đổi mới sáng tạo.
Cuốn sách Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước châu Âu: Kinh nghiệm và những gợi mở cho Việt Nam của tập thể tác giả công tác tại Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam do TS. Hoa Hữu Cường, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng (Đồng chủ biên) trên cơ sở trình bày một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề lý luận về hệ thống đổi mới quốc gia và thực tiễn đổi mới quốc gia tại một số nước châu Âu, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc phát triển hệ thống đổi mới quốc gia.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo và trở thành quy luật không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển kinh tế của thế giới, hệ thống đổi mới quốc gia (National Innovation System) trở thành một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia. Trong những thập niên gần đây, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường sự kết hợp giữa đổi mới khoa học và công nghệ với tăng trưởng kinh tế; đồng thời đề ra nhiều chiến lược, chính sách và biện pháp để thúc đẩy hệ thống đổi mới quốc gia phát triển.
Hệ thống đổi mới quốc gia là khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia thuộc EU. Trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ dẫn tới việc phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng hơn trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính phủ các nước đang tích cực tìm cách nâng cao các lợi thế quốc gia trong các chuỗi giá trị toàn cầu để thu hút các phân đoạn liên quan đến đổi mới sáng tạo (nghiên cứu và phát triển, thiết kế...) để đạt được giá trị cao nhất và tạo việc làm. Các quốc gia thuộc EU đang cạnh tranh
7
nhau để thu hút và giữ chân nhân tài và các tài sản trí tuệ thông qua các “hệ sinh thái” nghiên cứu quốc gia để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hay tích hợp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tính hấp dẫn của hệ thống đổi mới quốc gia các quốc gia EU quan tâm đặc biệt thông qua: tăng cường năng lực của các trường đại học; hạ tầng nghiên cứu và mở rộng hợp tác quốc tế, bao gồm các cơ hội việc làm cho các nhà nghiên cứu nước ngoài; mở chi nhánh; các kế hoạch lưu chuyển; các sản phẩm đào tạo và môi trường học tập tiên tiến. Chính sách khuyến khích ưu đãi thuế cũng là một hình thức cạnh tranh giữa các nước để thu hút các trung tâm nghiên cứu và phát triển nước ngoài.
Một thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy hệ thống đổi mới quốc gia đang trong quá trình hoàn thiện, điều này hoàn toàn trái ngược với một số nước phát triển khi hệ thống đổi mới quốc gia được ưu tiên cao trong hoạch định chính sách quốc gia, khái niệm về hệ thống đổi mới quốc gia đã được nhận thức đầy đủ và cũng chính vì vậy hệ thống đổi mới quốc gia được hình thành và thực hiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ tại Việt Nam cũng chưa được ưu tiên cao và hầu như không được lồng ghép trong các chính sách công nghiệp, đầu tư và thương mại, chính sách thúc đẩy, khuyến khích tạo ra và phát triển công nghệ gần đây mới được đề cập. Tuy nhiên, khá nhiều chính sách (đặc biệt là chính sách thuế và tài chính) còn nhiều điểm chưa thích hợp. Chính sách công nghiệp của Việt Nam ít quan tâm đến phát triển năng lực công nghệ trong nước như là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa. Chính sách đầu tư, đặc biệt
8
khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ hướng nhiều vào tạo việc làm, trong khi ở một số quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặc biệt được sử dụng để nâng cấp năng lực công nghệ trong nước. Trong chính sách thương mại, công cụ quan trọng nhất ở Việt Nam là thuế quan lại không được sử dụng một cách hiệu quả để thúc đẩy học hỏi công nghệ như ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Quan điểm, chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam là hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, gặt hái được những lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng trên thế giới và ở Việt Nam. Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) nhằm thích ứng với xu thế mới của thời đại, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển quan trọng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh”1. “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”2. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi
______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.27-28. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.226.
9
phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ từ thể chế, hạ tầng tới nguồn nhân lực, không chỉ hội nhập về kinh tế nói chung mà còn hội nhập về khoa học công nghệ, về giáo dục đào tạo, phát huy tốt nhất những lợi thế so sánh... và là một bài toán khó cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công trong hoàn thiện và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia như: Cộng hòa Liên bang Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn làm kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia.
Cuốn sách gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về hệ thống đổi mới quốc gia.
Chương II: Thực tiễn phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Chương III: Hàm ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển hệ thống đổi mới quốc gia.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đây là một chủ đề nghiên cứu khá phức tạp và còn nhiều tranh luận nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả.
TM NHÓM TÁC GIẢ
TS. HOA HỮU CƯỜNG
10
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Đức giai đoạn 2007 - 2017 và so sánh với Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản 61
Bảng 2.2. So sánh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên thế giới giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: tỷ USD) 63 Bảng 2.3. So sánh kết quả bằng sáng chế (RPA) giai đoạn 2017 - 2018 của Đức với Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU 64 Bảng 2.4. So sánh kết quả PISA Toán học và Đọc hiểu của Đức với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác thuộc OECD năm 2015 77 Bảng 2.5. Chi tiêu hằng năm cho các viện giáo dục công tính trên 1 học sinh so với GDP giai đoạn 2013 - 2018 80 Bảng 2.6. So sánh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ở một số ngành của Đức với các nước EU năm 2013 và năm 2018 81 Bảng 2.7. So sánh năng lực đổi mới quốc gia của Đức với các nước trên thế giới 94 Bảng 2.8. Số lượng các doanh nghiệp Ba Lan năm 2018 155 Bảng 2.9. Số lượng đơn nộp đến Văn phòng cấp bằng sáng chế của Ba Lan giai đoạn 2006 - 2015 159 Bảng 2.10. Số bằng sáng chế do Văn phòng cấp bằng sáng chế của Ba Lan cấp trong giai đoạn 2006 - 2015 160 Bảng 2.11. Số lượng đơn nộp bằng sáng chế cho Văn phòng sáng chế châu Âu cấp giai đoạn 2006 - 2015 161
11
Bảng 2.12. Số lượng bằng sáng chế do Văn phòng sáng chế châu Âu cấp giai đoạn 2006 - 2015 162 Bảng 2.13. Các chỉ số chính chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Ba Lan giai đoạn 2014 - 2018 177 Bảng 2.14. Các chỉ số thể hiện năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia của Ba Lan và một số nước/khu vực 179 Bảng 2.15. Chi tiết năng lực đổi mới của Ba Lan năm 2019 180 Bảng 3.1. Tổng chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 - 2019 204
12
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hệ thống đổi mới quốc gia của Cộng hòa Liên bang Đức 49 Hình 2.2. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Đức giai đoạn 2015 - 2019 62 Hình 2.3. Các yếu tố quan trọng trong Chiến lược Công nghệ cao của Đức 68 Hình 2.4. Khái quát hóa quy trình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học ở Đức. 89 Hình 2.5: GDP của Đức giai đoạn 1984 - 2020 96 Hình 2.6. Hệ thống đổi mới quốc gia của Tây Ban Nha 103 Hình 2.7. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Tây Ban Nha giai đoạn 1964 - 2010 108 Hình 2.8. Tỷ lệ phần trăm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên GDP của Tây Ban Nha giai đoạn 1964 - 2010 109 Hình 2.9. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Tây Ban Nha giai đoạn 2000 - 2018 110 Hình 2.10. Kết quả nghiên cứu khoa học của Tây Ban Nha giai đoạn 2000 - 2010 114 Hình 2.11. Số lượng nhà nghiên cứu và lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới 115
13
Hình 2.12. Số lượng các công ty đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ cao ở Tây Ban Nha giai đoạn 2005 - 2010 117
Hình 2.13. So sánh tỷ lệ % đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên GDP ở các vùng của Tây Ban Nha so với EU27 năm 2011 117
Hình 2.14. Tỷ lệ GDP chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của các nước thành viên EU năm 2005 139
Hình 2.15. Sơ đồ các cơ quan tham gia vào hệ thống đổi mới quốc gia của Ba Lan 142 Hình 2.16. Mô hình hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) được thực hiện từ năm 2016 152 Hình 2.17. Tỷ lệ của các doanh nghiệp đổi mới Ba Lan so với các quốc gia EU28 155 Hình 2.18. Tỷ lệ % số doanh nghiệp Ba Lan giới thiệu các sản phẩm có ứng dụng công nghệ mới ra thị trường thế giới 157 Hình 2.19. So sánh các chỉ số đổi mới về tài sản trí tuệ giữa Ba Lan với các quốc gia trong khu vực 162 Hình 2.20. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học của Ba Lan so với các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế năm 2016 163 Hình 2.21. Tỷ lệ xuất bản các công trình nghiên cứu ra quốc tế năm 2016 165 Hình 2.22. Tăng trưởng GDP của Ba Lan giai đoạn 2016 - 2019 174 Hình 2.23. Cơ cấu chi nghiên cứu và phát triển phân loại theo các nguồn lực tài chính 177
14
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
I. QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN KHI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
1. Quan điểm về hệ thống đổi mới quốc gia
Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, chứng kiến sự bùng nổ của nhiều học thuyết lý giải tại sao trên thế giới, có quốc gia tụt hậu, có quốc gia lại thành công trong lĩnh vực đổi mới. Để lý giải hiện tượng này, các học thuyết đã đề cập hệ thống đổi mới quốc gia để giải thích sự khác biệt là sự phát triển hệ thống đổi mới quốc gia của các quốc gia đó.
Quan điểm về hệ thống đổi mới quốc gia được các học giả trong và ngoài nước đề cập nhiều trong các nghiên cứu, tựu chung có một số quan điểm tiêu biểu như sau:
a) Các quan điểm trên thế giới
Freeman, Nelson và Lundvall là những học giả đầu tiên đưa ra quan điểm về “hệ thống đổi mới quốc gia”. Các quan điểm cho rằng hệ thống đổi mới quốc gia sẽ là cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường đổi mới công nghệ. Cụ thể:
15
Theo Freeman1: “Hệ thống đổi mới quốc gia là một mạng lưới các tổ chức, thiết chế trong các khu vực tư nhân và công cộng cùng phối hợp hoạt động lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu, nhập khẩu, cải tiến và phổ biến các công nghệ mới”.
Theo Lundvall2: “Hệ thống đổi mới quốc gia gồm những yếu tố và các mối quan hệ tương tác trong các hoạt động sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức mới có ích lợi về kinh tế... diễn ra trong hoặc bắt nguồn từ bên trong biên giới của một quốc gia”.
Tiếp đến là Pate và Pavitt3cho rằng: “Hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các tổ chức thiết chế trong nước, hệ thống các kích thích và năng lực quyết định tốc độ và chiều hướng cải tiến công nghệ (hoặc là tốc độ và cấu thành của các hoạt động tạo ra đổi mới) trong một nước”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra quan điểm “hệ thống đổi mới quốc gia” khá toàn diện: “Đổi mới là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các chủ thể và tổ chức khác nhau. Sự biến đổi của khoa học và công nghệ không phải dựa trên sự hoàn thiện của phương thức tuyến tính, mà là kết quả của sự phản hồi và tác dụng lẫn nhau giữa các yếu tố trong nội bộ hệ thống. Cốt lõi và trung tâm của hệ thống này là doanh nghiệp; hệ thống đổi mới quốc gia là phương thức để tổ chức doanh nghiệp tạo ra, đổi mới và có
______________
1. Học giả kinh tế người Anh.
2. Giáo sư danh dự về kinh tế tại Khoa Kinh doanh và Quản lý tại Đại học Aalborg, Đan Mạch.
3. Học giả người Anh trong lĩnh vực quản lý đổi mới và chính sách khoa học và công nghệ.
16
được tri thức bên ngoài. Nguồn gốc chủ yếu của tri thức bên ngoài chính là doanh nghiệp khác, cơ quan nghiên cứu công hoặc tư, đại học và tổ chức trung gian”1. Quan điểm này của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cho rằng hệ thống đổi mới quốc gia là tập hợp các thể chế liên quan mà trọng tâm được thiết kế nhằm sáng tạo, khuếch tán và phù hợp với tri thức công nghệ mới (các doanh nghiệp, các trường đại học, các cơ quan nhà nước) và kết nối với tri thức, tài chính, nhân lực, các quy định và dòng chảy thương mại.
b) Các quan điểm của Việt Nam
Hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) là một chủ đề còn khá mới ở Việt Nam nhưng đã nhận được sự quan tâm của các học giả trong nước, trong các nghiên cứu của mình các tác giả đã đưa ra quan điểm về hệ thống đổi mới quốc gia, có thể kể đến:
Quan điểm của Vũ Đình Cự: “Hệ thống đổi mới quốc gia là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm khoa học và công nghệ nói riêng và của toàn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu thông qua việc đổi mới công nghệ. Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các cơ sở khoa học và công nghệ, các tổ chức quy hoạch chiến lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý khoa học và công nghệ nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành, doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi toàn quốc gia”2.
______________
1. OEDC: National Innovation Systems, 1997, tải ngày 19/9/2020, tại http://www.oecd.org/dataoecd/35/56/2101733.pdf.
2. Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm: Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
17
Quan điểm của Đặng Hữu: “Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia là rường cột, định hình cho nền kinh tế tri thức. Xây dựng được hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia năng động, hiệu quả là yếu tố quyết định để nước ta trở thành nước phát triển dựa vào sáng tạo”1.
Nói chung hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống đổi mới quốc gia nhưng xét về tổng thể, theo quan điểm của nhóm tác giả: Hệ thống đổi mới quốc gia là tập hợp tất cả các thể chế và cơ chế cả khu vực công lẫn khu vực tư nhằm thiết lập mối quan hệ tương tác và liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia từ nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian để kích thích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển quá trình đổi mới, sáng tạo của một quốc gia cả về chất và lượng.
2. Cách tiếp cận khi nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia
Trong nghiên cứu của Freeman về chính sách công nghệ của nền kinh tế Nhật Bản xuất bản năm 1987 đã đề cập cách tiếp cận khi nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia. Công trình nghiên cứu này rất toàn diện, bao hàm những đặc trưng nội bộ và tổ chức của doanh nghiệp, quản trị công ty, hệ thống giáo dục và vai trò của Chính phủ trong hệ thống đổi mới quốc gia.
______________
1. Đặng Hữu: Khoa học và công nghệ: Nguồn lực của nền kinh tế tri thức, 2019, tại: http://vjst.vn/vn/tin-tuc/1371/khoa-hoc-va-cong-nghe-- nguon-luc-cua-nen-kinh-te-tri-thuc.aspx.
18
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong các nghiên cứu của mình, Lundvall (năm 1992) và R. Nelson (năm 1993) cũng đề cập cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đổi mới quốc gia.
Hiện nay, trên thế giới khi nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia có nhiều cách tiếp cận nhưng các tiếp cận phổ biến là tiếp cận theo quá trình và tiếp cận theo hệ thống.
Cách tiếp cận theo quá trình cho rằng hệ thống đổi mới quốc gia là một quá trình mà trong đó có các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp liên kết với nhau. Nhân tố trọng tâm của đổi mới là vấn đề tổ chức nội bộ doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, vai trò của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của ngành tài chính, hoạt động nghiên cứu và phát triển, các tổ chức nghiên cứu và phát triển.
Như vậy, đổi mới là một quá trình tổng hợp của nhiều mối liên hệ phức tạp giữa nhiều thành tố, bao gồm nhiều khâu, đòi hỏi một loại năng lực tổng hợp để chuyển những phát minh, sáng chế còn chứa đựng rất nhiều rủi ro thành những sản phẩm và dịch vụ mới trên thị trường, tạo ra thu nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chủ thể chính của quá trình đổi mới không phải là các cơ quan nghiên cứu và phát triển mà chính là các doanh nghiệp. Nếu như phát minh là kết quả của các hoạt động nghiên cứu và phát triển, là việc đưa ra và thực hiện một ý tưởng mới, phát hiện ra cái có thể về mặt kỹ thuật, hoặc khoa học thì đổi mới lại là cả một quá trình: “Chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới/hoàn thiện để đưa ra thị trường, thành một quy trình được đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra một cách tiếp cận mới trong các dịch vụ xã hội”.
19
Cách tiếp cận theo hệ thống đề cập mối quan hệ cấu trúc đã từng bị bỏ qua trước đây đối với các biến số liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới. Ý tưởng sử dụng “hệ thống” khẳng định rằng đổi mới là kết quả của một quá trình năng động ở trong một môi trường có cấu trúc. Đó không phải là một hành động tách biệt, cũng không phải diễn ra theo mô hình từ nghiên cứu cơ bản đến phát triển rồi đến ứng dụng. Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố của quá trình đổi mới. Các yếu tố trong hệ thống không tách rời mà tương tác và thay đổi thông qua sự học hỏi. Việc học hỏi bao hàm những phản hồi từ thị trường và những kiến thức thu được từ những người dùng kết hợp nhuần nhuyễn với kiến thức được tạo ra và những sáng kiến kinh doanh. Như vậy đổi mới được xem là một quá trình học hỏi tương tác và tích lũy kiến thức.
Cách tiếp cận hệ thống đã làm thay đổi việc hoạch định các chính sách tại các quốc gia, theo đó các chính sách phát triển đã chuyển từ những quan tâm một cách chuyên biệt đến hệ thống khoa học và công nghệ, hệ thống nghiên cứu và phát triển sang hệ thống đổi mới quốc gia. Cách tiếp cận này tập trung vào chính sách đổi mới, thay cho chính sách khoa học và công nghệ. Vấn đề quan trọng của phát triển không phải là năng lực nghiên cứu và phát triển mang tính chuyên môn mà là năng lực đổi mới mang tính chất bao trùm từ năng lực đổi mới quốc gia cho đến năng lực đổi mới sản phẩm, dịch vụ và các quy trình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp để có thể đưa ra thị trường.
Trong hệ thống và mạng lưới này có nhiều yếu tố và tác nhân như các viện nghiên cứu, các trường đại học, phòng thí nghiệm, thông tin sáng chế, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cơ sở hạ tầng về khoa học và công nghệ, các liên minh
20
chiến lược và quan hệ đối tác. Tất cả đều tương tác xoay quanh các hãng, các công ty như là hạt nhân của hệ thống. Chuỗi các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng chỉ là một trong số nhiều thành tố khác cùng tham gia vào mạng lưới liên kết tạo thành một hệ thống tổng thể.
Bản chất của mô hình là liên kết toàn hệ thống, lấy các doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới. Các doanh nghiệp được đặt trong một hệ thống bao gồm các nhà cung cấp đầu vào, với đầu ra là các khách hàng thường xuyên chịu sự tác động của các nhân tố cạnh tranh như các đối thủ, các bạn hàng. Trong quá trình đổi mới công nghệ và sản phẩm, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các thông tin sáng chế, hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm để thực thi các ý tưởng đổi mới sản phẩm và dịch vụ.
II. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA
HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, hệ thống đổi mới quốc gia là hệ thống có sự tương tác giữa các chủ thể tham gia từ: doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan chính phủ được tổ chức ở tầm quốc gia nhằm tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa khu vực nghiên cứu khoa học với quá trình sản xuất để thúc đẩy quá trình phát minh và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển sản xuất và kinh tế quốc gia. Những đối tượng tham gia vào hệ thống hoặc các hoạt động bị ảnh hưởng mạnh bởi chức năng của hệ thống, cụ thể:
21
Chủ thể thứ nhất là các doanh nghiệp: bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước cho đến doanh nghiệp tư nhân. Đây là chủ thể cốt lõi của hệ thống đổi mới quốc gia. Với tư cách lực lượng chủ yếu của nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hệ thống đổi mới quốc gia. Hoạt động đổi mới của doanh nghiệp chịu sự thúc đẩy và điều tiết của thị trường. Vì thế, hoạt động nghiên cứu và triển khai của phần lớn doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào ứng dụng công nghệ và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Có thể nói, doanh nghiệp là cầu nối gắn kết thành quả đổi mới với thị trường. Đổi mới của doanh nghiệp không chỉ bao gồm đổi mới kỹ thuật, công nghệ mà còn bao gồm đổi mới quản lý, đổi mới thể chế, đổi mới tổ chức và đổi mới văn hóa. Là một chủ thể của hệ thống đổi mới quốc gia, năng lực đổi mới của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực đổi mới của một quốc gia. Tuy nhiên, chính tính không xác định của hoạt động đổi mới làm cho doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình đổi mới. Đây là một nhân tố làm cho một số doanh nghiệp chưa thật mạnh dạn trong đổi mới. Vì thế, Nhà nước cần ban hành các chính sách có liên quan để thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.
Chủ thể thứ hai là Nhà nước: Chính phủ và các cơ quan ban hành chính sách, một số cơ quan của Quốc hội, các Ủy ban quốc gia (như Ủy ban quốc gia về khoa học và công nghệ đóng vai trò hàng đầu trong thiết lập các chính sách và các chương trình; Ủy ban quốc gia về kế hoạch phụ trách trực tiếp vấn đề tài chính cho các chương trình khoa học và công nghệ quan trọng; Ủy ban quốc gia về giáo dục phụ trách các cơ quan giáo dục và đào tạo; Ủy ban quốc gia về kinh tế và
22
thương mại đóng vai trò quan trọng trong đổi mới công nghệ của doanh nghiệp...); các bộ; các viện quan trọng (như các viện nghiên cứu chiến lược, đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu quốc gia vì sự phát triển khoa học và công nghệ, các viện chính sách khoa học và quản lý khoa học của viện hàn lâm khoa học). Ngoài ra có thể còn có các cơ quan khác ở cấp tỉnh và thành phố. Chủ thể nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo, kết nối, tạo môi trường chính sách, thể chế thúc đẩy quan hệ tương tác giữa các chủ thể khác của hệ thống đổi mới quốc gia như doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, tổ chức tài chính... thúc đẩy quá trình đổi mới, sáng tạo và ứng dụng cũng như chuyển hóa các nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng vào trong thực tế phát triển của sản xuất, thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển.
Chủ thể thứ ba là các tổ chức khoa học và công nghệ: các tổ chức nghiên cứu trong khu vực nhà nước cũng như khu vực tư nhân gồm cả dân sự và quân sự là chủ thể quan trọng tham gia vào hệ thống đổi mới quốc gia tại mỗi quốc gia. Hoạt động đổi mới, sáng tạo của các tổ chức nghiên cứu thường hướng tới mục đích phi lợi nhuận và chú trọng vào nghiên cứu cơ bản. Trong đó, các tổ chức nghiên cứu khoa học của nhà nước chủ yếu triển khai thực hiện những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia và an sinh xã hội. Đây cũng là những nghiên cứu có độ rủi ro cao, cần nguồn lực lớn mà doanh nghiệp thường không thể hoặc không muốn thực hiện. Các tổ chức nghiên cứu tư nhân hướng tới nghiên cứu những vấn đề đổi mới, sáng tạo mang tính ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống xã hội. Nhưng nhìn chung, chức năng chủ yếu của các tổ chức nghiên cứu cả khu vực nhà nước cũng như khu vực tư nhân đều là sáng tạo tri thức,
23
truyền bá tri thức và bồi dưỡng nhân tài cho hoạt động đổi mới, sáng tạo của quốc gia, doanh nghiệp...
Chủ thể thứ tư là các tổ chức giáo dục và đào tạo với vai trò cốt lõi là trường đại học. Chủ thể này với chức năng chủ yếu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý cho hệ thống đổi mới quốc gia. Thông qua hoạt động chính là đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng đối với đổi mới và thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào trong thực tiễn hoạt động sản xuất của nền kinh tế quốc gia. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều tổ chức giáo dục, đào tạo vừa thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, vừa thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chủ thể thứ năm là các tổ chức tài chính: tổ chức tài chính nổi bật nhất trong hệ thống đổi mới quốc gia là các ngân hàng với chức năng cung cấp vốn vay cho các hoạt động khoa học, công nghệ và các hoạt động gắn với đổi mới các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu. Bên cạnh các ngân hàng, còn có các quỹ đầu tư mạo hiểm của cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia tài trợ cho hệ thống đổi mới quốc gia.
Ngoài các thành phần chủ yếu kể trên, một hệ thống đổi mới quốc gia hoàn chỉnh cần thêm thành phần khác là: các tổ chức ban hành và quản lý về tiêu chuẩn: các cơ quan
24
bảo vệ sở hữu trí tuệ; các cơ quan bảo vệ an ninh, y tế và môi trường; các cơ quan phụ trách về tiêu chuẩn, đo lường và kiểm định.
Trong hệ thống đổi mới quốc gia, mối quan hệ giữa năm thành phần cơ bản trên luôn gắn kết, hòa nhập với nhau và cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành, quốc gia. Ngoài ra nó còn thể hiện sự hòa nhập, gắn kết giữa năng lực nghiên cứu, triển khai công nghệ trong nước với năng lực đổi mới nước ngoài. Có thể nói, khi nền kinh tế dựa trên tri thức càng ngày người ta càng khó phân biệt ranh giới đâu là khoa học, đâu là công nghệ, và đâu là các quá trình sản xuất, đâu là tiềm lực khoa học công nghệ và đâu là tiềm lực sản xuất, tiềm lực kinh tế. Nhà doanh nghiệp giờ đây phải đồng thời là nhà quản lý am hiểu về công nghệ, cạnh tranh, đổi mới, văn hóa môi trường.
Mối quan hệ tương tác và liên kết của các chủ thể tham gia hệ thống đổi mới quốc gia được thể hiện như sau: các tổ chức đào tạo và các viện nghiên cứu chính là nơi sản sinh ra tri thức, làm nền tảng cho quá trình đổi mới; doanh nghiệp chính là nơi diễn ra và thực hiện quá trình thương mại hóa tri thức được sản sinh từ các trường đại học và các viện nghiên cứu, đóng vai trò trung tâm của quá trình đổi mới; nhà nước cùng với hệ thống tài chính đóng vai trò điều phối, hỗ trợ và tạo lập môi trường thuận lợi cho quá trình sản sinh ra tri thức cũng như thương mại hóa tri thức thông qua hệ thống chính sách đổi mới.
25
III. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
1. Thúc đẩy phát triển của nền kinh tế đổi mới - sáng tạo
Thế giới hiện nay ngày càng phải đối mặt với những thách thức không thể lường trước như: suy thoái kinh tế, đại dịch, khủng bố, chiến tranh... những yếu tố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu trong những năm tới. Những tác động này sẽ làm tốc độ tăng năng suất chậm lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và cạnh tranh của các quốc gia. Điều này sẽ thúc đẩy các nước phải tìm ra các nguồn tăng trưởng mới và bền vững hơn. Để đáp ứng những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh phát triển mới, chính phủ của các quốc gia phải đưa ra những chính sách và chương trình hành động để giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng và thịnh vượng trong tương lai. Đổi mới và cải tiến liên tục năng lực công nghệ chính là yếu tố cốt lõi tạo ra động lực tăng trưởng mới và bền vững đối với mỗi quốc gia. Khía cạnh này được thể hiện rõ thông qua tính tất yếu khách quan và những lợi ích mà đổi mới và cải tiến công nghệ trên các phương diện như:
Thứ nhất, đổi mới và cải tiến liên tục công nghệ cùng với ứng dụng tri thức vào trong thực tế cuộc sống là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết những khó khăn mà các quốc gia trên thế giới đang vấp phải trong việc tìm ra động lực tăng trưởng mới. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp và các quốc gia trong việc tìm ra những lợi thế so sánh để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Mục tiêu của đổi mới và cải tiến
26
công nghệ không chỉ tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng mà còn giúp các quốc gia ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu đang tăng lên như biến đổi khí hậu, sức khoẻ, an ninh lương thực và nghèo đói. Những thách thức toàn cầu đòi hỏi những đáp ứng dựa trên đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ.
Thứ hai, đầu tư vào đổi mới và cải tiến năng lực công nghệ là yếu tố cốt lõi mà các quốc gia kém phát triển chú trọng sẽ là cách để nâng cao sức cạnh tranh của mình và chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Đổi mới và cải tiến năng lực công nghệ đã tạo ra nhiều ngành sản xuất mới góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đồng thời thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Thứ ba, sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế và xã hội. Tài nguyên của các quốc gia là có hạn, trong khi đó năng lực sáng tạo của con người là vô hạn. Chính vì vậy, muốn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì nền kinh tế cần phải dựa chủ yếu vào năng lực đổi mới và sáng tạo. Thực tế đã cho thấy, một số quốc gia đã tập trung vào việc phát triển hệ thống đổi mới quốc gia thông qua việc đổi mới chính sách và môi trường kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, phát triển mạnh các ngành công nghiệp tri thức, đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin, các nền kinh tế phát triển nhất đã khắc phục được các cuộc khủng hoảng vốn có, đạt tốc độ tăng trưởng dài hạn cao, thất nghiệp giảm, lạm phát thấp. Quá trình các quốc gia phát triển tiến tới kinh tế tri thức là một quá trình tự nhiên, hợp quy luật. Trước xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, các quốc gia đang phát triển cần phải ý thức được ưu thế
27
vượt trội của kinh tế tri thức so với kinh tế công nghiệp; cần chủ động triển khai các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức. Hội nhập quốc tế, khai thác những ưu thế của kinh tế tri thức toàn cầu để phát triển đất nước, trong đó đổi mới và nâng cấp công nghệ là sự lựa chọn khả dĩ nhất đối với quốc gia đang phát triển.
2. Đẩy mạnh quá trình cải tiến và đổi mới công nghệ
Việc xây dựng và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ của quốc gia, đó là:
Thứ nhất, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tạo ra cơ hội cho các quốc gia trong việc tích hợp năng lực của các thành tố khoa học và công nghệ ở trong nước, cũng như với nước ngoài, chuyên môn công nghệ và ngoài công nghệ để sử dụng hiệu quả hơn tri thức và đổi mới công nghệ nhanh hơn, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Tư duy về hệ thống đổi mới quốc gia sẽ tạo ra sự cộng lực, liên kết, tận dụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia, mà nòng cốt trong đó là các thành phần chủ yếu trong hệ thống đổi mới quốc gia nhằm hướng vào cạnh tranh và thông qua cạnh tranh trên thị trường, thông qua vai trò tham dự của tất cả các thành phần để phát huy vai trò tự chủ của đất nước. Chỉ có sức mạnh tổng hợp và sự cộng lực của cả hệ thống đổi mới quốc gia về khoa học và công nghệ thì mới có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập. Thiếu đi quan điểm lợi ích quốc gia, thiếu đi sức mạnh tổng hợp và quan điểm hệ thống thì tăng trưởng không thể có tốc độ cao, không
28
thể bền vững về chỉ số môi trường mà còn không bền vững về cả kinh tế, văn hoá, xã hội,...
Thứ hai, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia mở ra cơ hội lớn cho các nước đi sau, nguồn lực, tiềm lực khoa học và công nghệ còn yếu có thể thông qua cơ chế liên kết hệ thống đổi mới quốc gia để nhanh chóng bắt kịp với các quốc gia đi trước.
Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia mở ra cơ hội lớn trong việc tích hợp năng lực của các thành tố khoa học và công nghệ trong các nước đang và kém phát triển với năng lực công nghệ của các nước phát triển, qua đó tiếp cận với chuyển giao công nghệ, chuyên môn công nghệ và ngoài công nghệ để đẩy nhanh và có hiệu quả công nghệ trong nước. Từ đó cho phép các quốc gia này có khả năng thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển.
Thứ ba, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia sẽ giải tỏa thế khép kín và khó liên kết trong hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, do đó thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ.
Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia nếu được vận dụng, trước hết sẽ hướng tới và góp phần tạo ra một mạng lưới với các tổ chức khoa học và công nghệ tự chủ hơn, có thể tự sắp xếp và chuyển đổi trong hệ thống, tự liên kết và hoạt động gắn kết với các doanh nghiệp, nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ cho các sản phẩm có tính chất cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Như vậy sẽ khắc phục được tính tự thân và nhiều khó khăn trong sắp xếp các viện nghiên cứu theo kiểu hành chính. Đồng thời, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia mở ra không gian hoạt động và liên
29
kết rộng rãi hơn cho các hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời tự loại bỏ các hình thức liên kết chủ quan, duy ý chí và kém hiệu quả.
Thứ tư, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia sẽ có đóng góp thiết thực vào việc tạo ra và nâng cao hàm lượng tri thức và công nghệ.
Tư duy và cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia về khoa học và công nghệ sẽ làm cho các hoạt động khoa học và công nghệ tự chủ hơn, năng động hơn và do đó có đóng góp thiết thực vào việc tạo ra và nâng cao hàm lượng tri thức và công nghệ. Nhờ đó nâng cao chất lượng cho sản phẩm, doanh nghiệp, một số ngành sản xuất mũi nhọn có tính chất quyết định năng lực cạnh tranh lâu dài của đất nước.
Sự tiếp cận này bắt nguồn từ thực tế tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn, các yếu tố ngoài công nghệ, đặc biệt là tổ chức, thiết chế chính sách, giáo dục đào tạo và văn hóa kinh doanh có vai trò ngày càng lớn làm cho đổi mới công nghệ ngày càng mang tính tổng hợp, hệ thống và tích hợp trong nó nhiều tư duy xa lạ với cách tiếp cận truyền thống, chuyên môn hóa về công nghệ như trước đây. Tư duy và cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia về khoa học và công nghệ là chìa khóa để thay đổi quan niệm truyền thống trước đây, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ của mỗi quốc gia.
Tóm lại, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia có tầm quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ. Cách tư duy này mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia nhằm giải quyết những thách thức lớn
30
về tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn nó góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thế giới.
IV. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
Với cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đổi mới quốc gia là tiếp cận theo hệ thống, nội dung trọng tâm của hệ thống đổi mới quốc gia là tạo môi trường chính sách thúc đẩy đổi mới sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, tổ chức, quản lý để gắn các hoạt động nghiên cứu và phát triển với các hoạt động kinh tế - xã hội, khắc phục vai trò tồn tại tự thân của bất kỳ một yếu tố nào trong hệ thống, đặc biệt là các yếu tố khoa học và công nghệ.
Một là, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia mang tính hệ thống.
Đây là nội dung mang tính bản chất nhất của cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia. Nó thể hiện ở tính hệ thống. Các yếu tố thuộc hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm:
Các yếu tố, loại hoạt động: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thương mại hóa sản phẩm mới, tạo môi trường văn hóa, các hoạt động giáo dục, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ (thông tin, tiêu chuẩn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, v.v..).
Các tổ chức: Chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp nhân dân có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách và thành quả khoa học và công nghệ.
31
Các chính sách: công nghiệp, thương mại, khoa học và công nghệ, tài chính, tiền tệ, môi trường, v.v..
Các yếu tố này bao gồm tất cả các nhân tố, các tổ chức và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Ở đây, một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ thống các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh (cả nhà nước và tư nhân), các trường đại học, chính phủ và các yếu tố thị trường mỗi khi có mục tiêu chung sẽ lập tức được huy động và phối kết hợp với nhau một cách linh hoạt để hướng tới tiêu điểm chung là tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng.
Hai là, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia phải gắn các hoạt động nghiên cứu và phát triển với các hoạt động kinh tế - xã hội, gắn kết giữa các năng lực nghiên cứu và phát triển trong nước với các năng lực đổi mới nước ngoài cũng như phát triển hệ thống đổi mới quốc gia mang tính mở.
Mục tiêu phát triển hệ thống đổi mới quốc gia không chỉ là thúc đẩy đổi mới sản phẩm, công nghệ mà quan trọng hơn đó là hòa nhập, gắn kết các hoạt động khoa học và công nghệ với các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì thế hệ thống đổi mới quốc gia thể hiện rõ tính mở.
Tính mở được thể hiện trước hết ở sự hòa nhập, gắn kết của các hoạt động khoa học và công nghệ với các hoạt động kinh tế - xã hội. Sở dĩ có tính mở là vì trong khuôn khổ của hệ thống đổi mới quốc gia, các hoạt động đều cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời
32
nâng cao được năng lực cạnh tranh của quốc gia, ngành và doanh nghiệp.
Ngoài ra, tính mở còn được thể hiện ở sự hòa nhập, gắn kết giữa các năng lực nghiên cứu và phát triển trong nước với các năng lực đổi mới ngoài nước. Sự tham gia của các năng lực đổi mới ngoài nước vào quá trình tích lũy và nâng cao năng lực đổi mới trong nước là một quá trình phức tạp và đa chiều. Một mặt, thông qua cạnh tranh trên thị trường quốc tế, những đổi mới sản phẩm của một hãng, một quốc gia tạm thời thống trị thị trường sản phẩm đó trong một thời gian nhất định. Mặt khác, cũng không kém phần quan trọng là thông qua cạnh tranh, sản phẩm của một hãng, một quốc gia vốn đang thống trị thị trường bị những đổi mới được tiến hành tại các hãng khác, quốc gia khác vượt qua. Chính sự thất bại trong đổi mới mà thị trường bên ngoài áp đặt cho một hãng, một quốc gia lại là động lực kích thích đổi mới, thậm chí là tạo nên một xung lực đổi mới quan trọng đến mức không thể thiếu được trên thị trường.
Tính mở trong quan niệm về hệ thống đổi mới quốc gia còn thể hiện ở xu thế nhất thể hóa giữa khoa học và công nghệ với kinh tế - xã hội. Khái niệm nền kinh tế dựa trên tri thức là một bằng chứng cho thấy khoa học và công nghệ đã thâm nhập và trở thành nền tảng, thành cơ sở và trụ cột của nền kinh tế và của xã hội trong tương lai. Bằng chứng tiếp theo thể hiện ở xu hướng mở rộng khái niệm công nghệ. Nếu như ban đầu, công nghệ chỉ được hiểu theo nghĩa chuyên môn kỹ thuật thuần tuý, hạn hẹp ở phần cứng của sản xuất (máy móc hoặc thiết bị) thì giờ đây nó ngày càng được mở
33
rộng và đưa vào thêm các yếu tố về tri thức khoa học và cả các quy trình sản xuất, yếu tố quản lý, thậm chí cả các sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói, càng ngày khi nền kinh tế tri thức hình thành, người ta càng khó phân biệt ranh giới đâu là khoa học, đâu là công nghệ và đâu là các quá trình sản xuất, đâu là tiềm lực khoa học - công nghệ và đâu là tiềm lực sản xuất, tiềm lực kinh tế. Nhà kinh doanh không chỉ thuần tuý là một nhà tài chính, mà phải đồng thời là một nhà quản lý am hiểu về công nghệ, về cạnh tranh, về đổi mới, về văn hóa và về môi trường.
Ba là, phát triển hệ thống đổi mới quốc gia phải gắn nghiên cứu với quá trình sản xuất.
Trên thực tế, những ý tưởng đổi mới có thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và phổ biến công nghệ mới. Thực tế này đã là cơ sở của mô hình đổi mới mang tính liên kết và hệ thống, nhưng lấy doanh nghiệp làm trung tâm liên kết sẽ phù hợp với quan niệm của hệ thống đổi mới quốc gia.
Trong hệ thống và mạng lưới này có nhiều yếu tố và tác nhân như các viện nghiên cứu và phát triển, các trường đại học, phòng thí nghiệm, thông tin sáng chế, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cơ sở hạ tầng về khoa học và công nghệ, các liên minh chiến lược và quan hệ bạn hàng. Tất cả đều tương tác xoay quanh các doanh nghiệp như là hạt nhân của hệ thống. Chuỗi các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng chỉ là một trong số nhiều thành tố khác tham gia vào mạng lưới liên kết tạo thành hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống đổi mới tập trung vào quá trình luân chuyển tri thức trong
34
khuôn khổ của nền kinh tế tri thức. Theo quan niệm này, các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên thâm dụng tri thức, gia tăng các ngành công nghệ cao và nhu cầu ngày càng tăng về lao động có trình độ, chuyên nghiệp. Cách tiếp cận hệ thống đổi mới phản ánh vai trò kinh tế của tri thức, theo đó năng lực phân phối tri thức được xem là yếu tố quyết định đối với tăng trưởng và cạnh tranh.
Với cách tiếp cận này, không một hoạt động nào, yếu tố nào, tổ chức nào, một khâu nào trong chuỗi các hoạt động đổi mới được tiến hành riêng rẽ, độc lập với doanh nghiệp. Tất cả đều được tiến hành song song, trong sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm mục đích gắn liền khu vực nghiên cứu với khu vực sản xuất.
Nói tóm lại, với những nội dung và đặc trưng trên, hệ thống đổi mới quốc gia bao quát được tổng thể các yếu tố, các loại hoạt động cùng với các mối liên kết bên trong, bên ngoài của một hệ thống chỉnh thể trong quá trình đổi mới. Quản lý các hoạt động đổi mới nghĩa là phải quản lý rất nhiều các yếu tố, các loại hoạt động, các tổ chức, thiết chế và chính sách cùng với mạng lưới vô cùng phức tạp của các mối liên hệ, các dòng di chuyển tri thức. Như vậy, thay vì chú trọng các yếu tố nguồn lực, tổ chức, cách tiếp cận hệ thống đổi mới chú trọng các mối liên kết giữa các nguồn lực và các thành tố của hệ thống, chú trọng các sản phẩm được đổi mới ở đầu ra hơn các nguồn lực được cung cấp ở đầu vào, chú trọng nhu cầu động, linh hoạt hơn năng lực cung cấp tĩnh, lấy doanh nghiệp chứ không phải là các tổ chức nghiên cứu và phát triển làm trung tâm sự phát triển.
35
V. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
1. Các yếu tố về thể chế
Với nhận thức rằng đổi mới sáng tạo là nguồn động lực chi phối tăng trưởng, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng cho mình các chính sách thúc đẩy đổi mới tăng trưởng. Các nước đều hiểu rằng thị trường chỉ dựa vào các tín hiệu về giá cả sẽ không đạt được hiệu quả như trong trường hợp có sự hợp tác công - tư thông minh để thúc đẩy năng suất và đổi mới mạnh hơn. Các chính phủ có thể và cần phải đóng một vai trò có tính xây dựng trong việc giúp khu vực tư nhân cạnh tranh. Vì vậy, họ coi việc thúc đẩy đổi mới là trọng tâm trong các chiến lược cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của nước mình. Sau cùng, các chính sách đổi mới của các nước nhằm mục tiêu vào việc liên kết khoa học, công nghệ và đổi mới với tăng trưởng kinh tế và việc làm, vạch ra một kế hoạch có hiệu quả để các thành phần tham gia có thể cạnh tranh và có lợi trong hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo. Một chính sách đổi mới hiệu quả cần chú trọng vào việc tận dụng triệt để hệ sinh thái đổi mới toàn cầu bằng cách bảo đảm rằng, đổi mới được truyền bá đến tất cả các ngành kinh tế và tổ chức bằng việc tạo điều kiện cho những đổi mới ở mô hình kinh doanh mới để có thể tham gia và cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.
Việc thiết kế một chính sách đổi mới thích hợp đòi hỏi các nước phải làm chủ được ba thành phần trong hệ sinh thái đổi
36
mới, đó là môi trường kinh doanh, môi trường luật pháp, và môi trường chính sách đổi mới. Trong đó, môi trường chính sách đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới. Các chính sách này bao gồm hỗ trợ nghiên cứu công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghệ số (như các mạng thông minh, băng thông rộng, hệ thống giao thông vận tải thông minh, chính phủ điện tử,...); hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để thúc đẩy hiện đại hóa và tăng năng suất lao động; đẩy mạnh giáo dục và nâng cao kỹ năng có hiệu quả, đặc biệt là các kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), thu hút người nhập cư có kỹ năng cao.
Chính sách đổi mới nhận thức được rằng để khu vực tư nhân có thể dẫn đầu hoạt động đổi mới, trong một thời đại đổi mới toàn cầu hóa và các thị trường cạnh tranh quyết liệt, các chính phủ có thể và cần đóng một vai trò tạo năng lực quan trọng trong việc hỗ trợ cho các nỗ lực đổi mới của khu vực tư nhân.
2. Sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống đổi mới quốc gia
Đổi mới là động cơ tăng trưởng kinh tế, bất luận là quốc gia phát triển hay là công ty đa quốc gia đều coi đổi mới là chiến lược trung tâm của sự phát triển. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với trung tâm nghiên cứu về khoa học công nghệ có thể thực hiện bổ sung lợi thế cho nhau, chia sẻ nguồn lực,
37
phân tán mạo hiểm, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển. Điều này đã trở thành sự lựa chọn phổ biến tiến hành đổi mới công nghệ của doanh nghiệp các nước. Chủ thể đổi mới công nghệ này là doanh nghiệp và viện nghiên cứu theo nguyên tắc “chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro, bổ sung lợi thế cho nhau, cùng phát triển”, cùng triển khai hoạt động đổi mới công nghệ, từng bước thực hiện tốt chu kỳ nghiên cứu khoa học - sản phẩm - thị trường - nghiên cứu khoa học. Sự kết hợp này là sản phẩm tất yếu của kết hợp kinh tế thị trường và kinh tế tri thức, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống đổi mới quốc gia.
Sự liên kết này là hoạt động hợp tác kinh tế như nghiên cứu khoa học, sản xuất, tiếp thị, dịch vụ tư vấn được tiến hành bởi 3 bên hoặc 2 bên doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học tổ chức liên kết nhu cầu thị trường với toàn bộ lợi ích chung với nhau theo cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng nhiều phương thức và phương pháp. Cơ sở của hợp tác là mỗi bên làm việc mình cần, bổ sung lợi thế cho nhau, phát huy đầy đủ lợi thế nguồn lực tổ chức của các bên, thu được hiệu ứng hài hòa trong quá trình hợp tác.
Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và trường đại học, trung tâm nghiên cứu là con đường quan trọng thực hiện chuyển hóa khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất, cũng là biện pháp có hiệu quả bố trí tối ưu hóa nguồn lực khoa học và công nghệ, nguồn lực kinh tế và các yếu tố của lực lượng sản xuất, tích hợp khoa học và công nghệ và kết cấu hệ thống kinh tế quốc gia.
38
Năng lực đổi mới của quốc gia chủ yếu thể hiện trong việc nâng cao năng lực đổi mới của quốc gia và nâng cao hiệu quả đổi mới, tiếp đó là nâng cao sức cạnh tranh quốc gia. Các yếu tố trung tâm của nó bao gồm doanh nghiệp, cơ quan giáo dục và đào tạo, cơ quan nghiên cứu và cơ quan liên quan khác, trong đó giữa các yếu tố hình thành quan hệ tương tác. Phát triển doanh nghiệp định hướng phương pháp nghiên cứu trong hợp tác các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và trường đại học, trung tâm nghiên cứu, cho phép thành quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tế hơn; thành quả nghiên cứu trong hợp tác doanh nghiệp, trường đại học và trung tâm nghiên cứu thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp.
Liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và trung tâm nghiên cứu là con đường cơ bản thực hiện đổi mới quốc gia; là cơ sở thực hiện chiến lược chấn hưng đất nước bằng khoa học giáo dục; là con đường có hiệu quả thúc đẩy doanh nghiệp trở thành chủ thể đổi mới công nghệ; có lợi cho phát huy đầy đủ lợi thế tích hợp của doanh nghiệp, trường đại học và cơ quan nghiên cứu khoa học. Mối liên kết này trở thành con đường và hành động quan trọng tăng cường xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia, nâng cao năng lực đổi mới độc lập của quốc gia.
3. Cách mạng khoa học công nghệ
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi rôbốt thay
39
thế con người trong nhiều lĩnh vực thì đổi mới sáng tạo càng trở nên mạnh mẽ. Những ngành nghề nào ứng dụng công nghệ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và vượt trội hơn so với các ngành khác, những ngành truyền thống không chịu thay đổi sẽ bị tụt hậu nhanh chóng. Các nhóm ngành đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu nano, năng lượng, logistics, kỹ thuật y sinh... Bên cạnh các nhóm ngành công nghệ, nhóm ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn; nhóm ngành thiết kế sáng tạo; nhóm ngành dinh dưỡng và ẩm thực; nhóm ngành điện tử, cơ khí, tự động hóa; nhóm ngành quản trị, nhóm ngành công nghệ chế biến... là những ngành mà rôbốt, máy móc không thể thay thế con người hoàn toàn, thì máy móc chính là công cụ bổ trợ hiệu quả hơn. Ngoài ra, đối với nhiều ngành nghề có nguy cơ bị xóa bỏ do bị thay thế bằng công nghệ lại càng đòi hỏi sự đổi mới sáng tạo để phù hợp với xu thế mới.
4. Thương mại hóa các sản phẩm của quá trình đổi mới, sáng tạo
Thương mại hóa các sản phẩm khoa học - công nghệ là việc đưa các kết quả từ hoạt động đổi mới và sáng tạo vào thực tiễn và được coi là khâu cuối cùng trong chuỗi hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nếu khâu cuối cùng này không được thực hiện thì hoạt động đổi mới và sáng tạo mới dừng ở khía cạnh lý thuyết, mà chưa được kiểm chứng trong đời sống thực tế. Đây là giai đoạn thách thức nhất của quá trình đổi mới.
40
Trong hệ thống đổi mới quốc gia, nhiệm vụ của thương mại hóa bao gồm một chuỗi các hoạt động liên quan tới việc triển khai dự án đổi mới, biến các ý tưởng đổi mới thành hiện thực; đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường hoặc ứng dụng quy trình mới vào sản xuất - kinh doanh; duy trì và liên tục phát triển thị trường; hoặc là nhượng quyền cho đơn vị khác để thu hồi vốn đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận từ đổi mới. Thương mại hóa cho đổi mới là hoạt động thiết yếu. Nó phối hợp những nỗ lực của nhiều tổ chức khác nhau, của nhiều bộ phận trong cùng một tổ chức và của nhiều cá nhân theo một định hướng và mục tiêu cụ thể. Khả năng thu được lợi ích từ hoạt động thương mại hóa cho đổi mới rất đa dạng và tùy thuộc nhiều vào đặc điểm đổi mới, môi trường ngành sản xuất - kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp. Các cơ hội mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm được từ hoạt động thương mại hóa cho đổi mới bao gồm: Xây dựng đơn vị kinh doanh mới; sản xuất sản phẩm mới trên nền tảng vật chất kỹ thuật của đơn vị hiện tại; bán/mua bản quyền (bằng sáng chế); giao công nghệ; nhượng quyền và cấp lixăng; xây dựng mối quan hệ đối tác và cùng khai thác sản phẩm/dịch vụ mới.
5. Yếu tố về tổ chức
Đổi mới là mối quan tâm của toàn bộ tổ chức, không chỉ ở các khía cạnh kỹ thuật và kinh doanh, mà cả ở hành vi và thái độ của tất cả các cá nhân và các nhóm trong tổ chức.
Văn hóa đổi mới: Quản trị đổi mới nói chung và thương mại hóa cho đổi mới nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được bầu không khí khuyến khích sự sáng tạo, trình bày
41
ý tưởng mới và các cá nhân biết chấp nhận rủi ro. Doanh nghiệp phải tạo cơ chế và thực hiện các quy trình cho phép khám phá và thất bại, khuyến khích hành vi đặt câu hỏi để nhận diện vấn đề/cơ hội, học hỏi kỹ năng mới, liên kết niềm tin và giá trị cá nhân với mục tiêu đổi mới của tổ chức.
Vai trò người lãnh đạo: nhà lãnh đạo đổi mới là người có tầm nhìn sáng tạo, có tư tưởng lớn và quan trọng hơn hết là họ có thể truyền cảm hứng, khích lệ những người xung quanh biến ý tưởng thành hiện thực, cùng với toàn bộ sự nhiệt tình và nhiệt huyết của mình.
Nguồn nhân sự và tài chính: Thực hiện quá trình đổi mới - sáng tạo rất tốn kém cả về sức người và sức của. Doanh nghiệp cần phải thu hút được nguồn vốn bên trong và bên ngoài, chấp nhận rủi ro liên quan tới những chi phí đầu tư khởi điểm. Bên cạnh đó, sự thành công còn được quyết định bởi chất lượng tác nghiệp, sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cá nhân và các bộ phận với nhau. Cần phải có nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất, và phải tạo cơ hội và môi trường thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của lực lượng lao động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm củng cố, phát triển năng lực đổi mới để thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp đề ra trong từng giai đoạn phát triển.
Năng lực kỹ thuật: Năng lực kỹ thuật tập trung vào cách thức doanh nghiệp tiếp cận với đổi mới hiện có hay đổi mới mong muốn trong tương lai. Năng lực này có thể phát triển từ bên trong hoặc mua từ bên ngoài. Nó bao gồm các điều
42
kiện kỹ thuật, vật chất và các máy móc thiết bị cần thiết để chế tạo và thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ mới.
Năng lực thị trường: Để thương mại hóa cho đổi mới thành công thì không chỉ cần có năng lực kỹ thuật mà cần có các kỹ năng thị trường để có thể tiếp cận và thuyết phục thành công khách hàng thử dùng sản phẩm/dịch vụ mới, giúp họ vượt qua rào cản tâm lý ngại rủi ro và thay đổi thái độ tiêu dùng.
6. Môi trường pháp lý
Một môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh và thực thi tốt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ và khuyến khích rất nhiều hoạt động đổi mới phát triển. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013, đề án phát triển thị trường công nghệ, v.v. đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và đổi mới. Nhưng trên thực tế, việc thúc đẩy hệ thống đổi mới quốc gia phát triển còn gặp nhiều khó khăn do các kết quả nghiên cứu hầu như rất ít được thương mại hóa và đặc biệt sự liên kết và tương tác giữa các chủ thể tham gia như: nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học cũng như các quỹ đầu tư còn lỏng lẻo. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng phần lớn là do cơ chế triển khai chưa đủ mạnh và công cụ thực thi pháp luật chưa đầy đủ, nghiêm minh.
43
VI. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
Qua quá trình tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến phát triển hệ thống đổi mới quốc gia trong và ngoài nước, các tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu khi đánh giá tính hiệu quả và mức độ phát triển của hệ thống đổi mới quốc gia đều căn cứ vào các tiêu chí nhất định. Sau đây là một số tiêu chí được sử dụng phổ biến:
Thứ nhất, năng lực sáng tạo ra tri trức và sản sinh tri thức, điều này phụ thuộc từ yếu tố nhân lực và đầu tư cho nghiên cứu, phát triển tới công bố quốc tế và đăng ký sáng chế. Hệ thống đổi mới quốc gia được đánh giá có hiệu quả khi chiến lược và kế hoạch phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào hệ thống đổi mới quốc gia cũng như đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển, có cơ chế khuyến khích và thúc đẩy gia tăng số lượng công bố quốc tế và đăng ký phát minh sáng chế.
Thứ hai, khả năng hấp thụ tri thức được thể hiện qua việc thu hút các luồng vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hàm lượng công nghệ cao cũng như nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển. Đây là một tiêu chí quan trọng thể hiện sự hội nhập và tiếp thu những tri thức mới, công nghệ mới của một quốc gia để vận dụng vào phát triển khoa học và công nghệ.
Thứ ba, ứng dụng tri thức thể hiện qua việc áp dụng khoa học - công nghệ trong việc nâng cao năng suất, số lượng
44
các doanh nghiệp khởi nghiệp gia tăng, các sản phẩm và đầu ra công nghệ đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP.
Thứ tư, thương mại hóa các sản phẩm khoa học - công nghệ. Đây là tiêu chí cho thấy mức độ phát triển của hệ thống đổi mới quốc gia thông qua việc các sản phẩm và đầu ra của đổi mới - sáng tạo được thị trường chấp nhận và được triển khai rộng rãi trong thực tiễn sản xuất và phát triển của nền kinh tế.
Cuối cùng, ngoài các tiêu chí kể trên để đánh giá sự phát triển của hệ thống đổi mới quốc gia còn dựa vào các chỉ số đánh giá của các tổ chức quốc tế, trong đó đáng chú ý là Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) và Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) trong đó có trụ cột “năng lực đổi mới sáng tạo” (của Diễn đàn Kinh tế thế giới - WFE).
45
Chương II
THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC
THUỘC LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
I. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
ĐỔI MỚI QUỐC GIA TẠI MỘT SỐ NƯỚC EU
Việc nghiên cứu thực tiễn triển khai hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước trên thế giới đã đạt được những thành công nhất định sẽ là kinh nghiệm quý báu cho các nước đi sau như Việt Nam trong phát triển hệ thống đổi mới quốc gia. Để phát triển được nền kinh tế dựa trên sự đổi mới, sáng tạo thì Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan đều rất chú trọng đến phát triển hệ thống đổi mới quốc gia thông qua việc thiết lập cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia, các quốc gia kể trên cũng gặp những khó khăn và thách thức từ việc tổ chức cho đến triển khai. Qua nghiên cứu thực tiễn phát triển hệ thống đổi mới quốc gia của ba quốc gia kể trên sẽ giúp cho Việt Nam tham khảo kinh nghiệm không chỉ cách thức xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia vững chắc từ các nước tiên tiến mà còn qua đó tránh những hạn chế, sai lầm trong quá trình xây dựng hệ thống này, từ đó thiết lập một hệ thống đổi mới quốc
46
gia phù hợp với điều kiện của Việt Nam và phát huy được tối đa những tác dụng của hệ thống đổi mới quốc gia.
1. Thực tiễn phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại Cộng hòa Liên bang Đức
1.1. Lịch sử phát triển hệ thống đổi mới quốc gia Hệ thống đổi mới quốc gia bắt đầu phát triển ở Đức từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ban đầu, hệ thống đổi mới quốc gia ở Đức chỉ tập trung vào các hãng dược phẩm lớn. Vào thời điểm đó, các ngành khoa học ở Đức đã phát triển mạnh và được giảng dạy rộng rãi trong các trường đại học và viện nghiên cứu. Còn các hãng dược phẩm lớn của Đức khi đó hầu hết được thành lập từ những người có hiểu biết chuyên sâu về ngành dược. Họ dùng chính những chuyên môn đó để thương mại hóa. Sự kết hợp giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các hãng dược phẩm được hình thành và tạo tiền đề cho sự phát triển của đổi mới sáng tạo ở Đức. Các nhà hoạch định chính sách Đức dần nhận ra những giá trị cộng sinh từ việc kết hợp tri thức hàn lâm với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, công ty, từ đó hoạch định các chính sách đổi mới và mở rộng chúng ra nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác trên toàn nước Đức. Tuy nhiên, có một đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia ở Đức, đó là, do cơ cấu chính trị của Cộng hòa Liên bang Đức mà rất nhiều chính sách ở cấp quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính quyền của các bang, hay còn gọi là Lander1. Lander có thể bổ sung vào các chính sách ở cấp độ ______________
1. Lander (federal states); nước Đức được thành lập từ 16 bang (tiếng Đức: Land (số ít) hoặc Lander (số nhiều)).
47
quốc gia. Vì vậy, đặc điểm hệ thống đổi mới quốc gia ở Đức là có sự thay đổi ở các bang (Lander).
Cho đến nay, hệ thống đổi mới quốc gia của Đức vẫn được đánh giá rất cao trên thế giới. Trong Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2020, Đức xếp hạng thứ 9 trên tổng số 131 quốc gia1. Cũng năm 2020, trong Báo cáo chỉ số đổi mới của Liên minh châu Âu, Đức là một trong những quốc gia đi đầu, chỉ xếp sau Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển2. Hệ thống đổi mới quốc gia ở Đức được hình thành dựa trên những nền tảng cơ sở vững chắc là nền khoa học công nghệ tiên tiến vào loại bậc nhất thế giới và nền sản xuất quy mô lớn hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong phát triển công nghệ mới, giáo dục đào tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, hiện nay, trung bình hằng năm, khu vực doanh nghiệp của Đức đầu tư khoảng 12% tổng ngân sách cho nghiên cứu ở các trường đại học, đây là tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu cao nhất trong các nước OECD.
1.2. Các chủ thể tham gia vào hệ thống đổi mới quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức có hệ thống đổi mới quốc gia rất đa dạng, nguyên nhân do cấu trúc thể chế của đất nước theo mô hình liên bang và truyền thống khoa học lâu đời của đất nước. Hệ thống đổi mới quốc gia của Cộng hòa Liên bang Đức có đặc điểm là khuyến khích nhiều lĩnh vực nghiên cứu
______________
1. WIPO: Global inovation index 2020, 2020, https://www.wipo.int/colocs/ en/wipo pub gii 2020.pdf).
2. EC: European inovation scoreboard 2020, 2020, https://ec.europa.eu/ docsroom/documents/U2981.
48
phong phú và tạo điều kiện chuyên môn hóa cao trong các lĩnh vực cốt lõi. Trong hệ thống đổi mới quốc gia có sự khác biệt cơ bản giữa tài trợ nghiên cứu và phát triển và các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu. Hệ thống đổi mới quốc gia của Cộng hòa Liên bang Đức gồm nhiều chủ thể tham gia như: Chính phủ liên bang và bang, các tổ chức nghiên cứu công, các doanh nghiệp, các tổ chức trung gian, các tổ chức nghiên cứu công nghiệp. Các chủ thể này có vai trò, chức năng cụ thể nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Cụ thể:
Hình 2.1. Hệ thống đổi mới quốc gia
của Cộng hòa Liên bang Đức
Nguồn: BMBF Federal Report on Research and Innovation 2018.
49
a) Các cơ quan quản lý nhà nước
* Cấp độ Liên bang
Ủy ban đánh giá về giáo dục, nghiên cứu và công nghệ: cơ quan này sẽ thảo luận về các nội dung như: dự thảo luật, chương trình hành động. Kết quả của các cuộc thảo luận của Ủy ban về một nội dung cụ thể được chuyển đến Quốc hội dưới dạng “khuyến nghị cho một quyết định”, cùng với một báo cáo, đưa ra tiến trình của quá trình thảo luận. Quốc hội sẽ biểu quyết với khuyến nghị này có hoặc không có tranh luận. Các phiên điều trần với sự tham gia của các chuyên gia từ các lĩnh vực nghiên cứu và doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong công việc của Ủy ban.
Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang (Bundesministerium für Bildung und Forschung, BMBF): là cơ quan chính trong việc xác định và thực hiện các chính sách nghiên cứu chi tiết. Trách nhiệm của Bộ bao gồm: tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu cho các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học công, cơ sở hạ tầng nghiên cứu công, tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển trong các cơ sở nghiên cứu công, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân (chủ yếu thông qua các chương trình chuyên đề), chuyển giao công nghệ, nghiên cứu theo định hướng đổi mới các hoạt động kết nối và các yếu tố liên bang của chính sách giáo dục đại học, bao gồm các hoạt động liên quan đến sự sẵn có và tính di động của sinh viên, nhà khoa học.
Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang (BMWi): chịu trách nhiệm về chính sách đổi mới và công nghệ liên bang. Các hoạt động bao gồm: thúc đẩy đổi mới, hợp tác nghiên cứu,
50
công nghệ và chuyển giao kiến thức, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các lĩnh vực cụ thể (ví dụ: năng lượng, hàng không, truyền thông đa phương tiện), phát triển các điều kiện tích cực cho các hoạt động đổi mới và kinh doanh. Ngoài ra, Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang chịu trách nhiệm cho một số tổ chức dịch vụ liên bang có liên quan đến nghiên cứu và đổi mới.
Ở một mức độ hạn chế, một số bộ khác của Liên bang cũng đang thúc đẩy hoặc tài trợ cho các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và đổi mới trong các lĩnh vực mà họ quan tâm (ví dụ như Bộ Y tế và Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân của Liên bang). Các điều kiện khung quan trọng cho nghiên cứu cũng được đặt ra bởi Bộ Tài chính (tập trung vào các vấn đề ngân sách) và Bộ Tư pháp (ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với nghiên cứu, bao gồm các quy định về sở hữu trí tuệ, v.v.) với sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang và với các bộ khác có liên quan.
* Cấp độ bang
Chính quyền của các bang (Lander) chịu trách nhiệm về các chính sách và thể chế giáo dục, bao gồm cả nghiên cứu do các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác thực hiện dưới sự bảo trợ của họ. Ngoài ra, chính quyền các bang cũng đồng tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu công và xây dựng chính sách nghiên cứu và đổi mới cho bang của mình.
* Phối hợp giữa Liên bang và các bang
Các chính sách do Chính phủ Liên bang và các bang được điều phối bởi các ủy ban chung như:
51
Ủy ban Lập kế hoạch giáo dục và xúc tiến nghiên cứu (BLK) của bang Bund là diễn đàn thường trực để thảo luận về tất cả các vấn đề về xúc tiến giáo dục và nghiên cứu mà Liên bang và các bang quan tâm. BLK đưa ra các khuyến nghị cho Chính phủ Liên bang và các bang trong việc lập kế hoạch giáo dục và xúc tiến nghiên cứu.
Hội nghị thường trực Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa của các bang tại Cộng hòa Liên bang Đức (Kultusministerkonferenz, KMK) thống nhất các bộ trưởng và thượng nghị sĩ của các bang chịu trách nhiệm về giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu cũng như các vấn đề về văn hóa. KMK là một công cụ quan trọng cho quan hệ đối tác hợp tác giữa các bang và Chính phủ Liên bang và là đại diện cho lợi ích chung của các bang ở cấp Chính phủ Liên bang và Liên minh châu Âu. Điều này được thể hiện qua sự phối hợp đào tạo tại nơi làm việc (trách nhiệm của Chính phủ Liên bang) và đào tạo nghề (năng lực của các bang).
Ở cấp độ khu vực hoặc địa phương, tồn tại nhiều phương pháp tiếp cận chính sách nghiên cứu riêng lẻ, ví dụ như trong các lĩnh vực của các cụm khu vực. Về phía khu vực công, những cơ quan này thường được quản lý và điều hành bởi các cơ quan quản lý khu vực công địa phương.
b) Các tổ chức trung gian và các tổ chức thực hiện nghiên cứu
Hội đồng Khoa học (Wissenschaftsrat, WR) là cơ quan tư vấn quan trọng nhất cho Chính phủ Liên bang và các bang. Hội đồng Khoa học đưa ra các tuyên bố và khuyến nghị cũng
52
như chuẩn bị các báo cáo chủ yếu liên quan đến hai lĩnh vực chính của chính sách khoa học, đó là: sự phát triển của các tổ chức khoa học (đặc biệt là cấu trúc và hiệu quả hoạt động, phát triển và tài chính) và các vấn đề chung liên quan đến hệ thống giáo dục đại học (ví dụ như các khía cạnh cấu trúc của nghiên cứu và giảng dạy, hoạch định chiến lược và đánh giá các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể). Các thành viên của Hội đồng Khoa học do Tổng thống Đức bổ nhiệm, bao gồm 24 nhà khoa học và 8 nhân vật quan trọng khác, trong đó có 5 đại diện cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc khu vực tư nhân.
Các Hiệp hội khoa học và nghiên cứu có vai trò kép, cụ thể, họ tập trung kinh phí vào các viện nghiên cứu. Đồng thời, họ có mức độ độc lập cao để xây dựng và thực hiện các chính sách nghiên cứu của riêng mình và phân bổ ngân sách phù hợp với các ưu tiên mà họ xác định. Theo nghĩa này, họ hoạt động một phần như “các nhà hoạch định chính sách trung gian”. Các hiệp hội này bao gồm:
+ Quỹ Nghiên cứu Đức (Deutsche Forschungsgemeinschaft, DFG) là quỹ lớn nhất tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản tại Cộng hòa Liên bang Đức. Quỹ Nghiên cứu Đức tài trợ cho các dự án nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học và học giả làm việc tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu trên cơ sở cạnh tranh và minh bạch. Quỹ Nghiên cứu Đức là của một hiệp hội hoạt động theo luật tư nhân. Thành viên Quỹ Nghiên cứu Đức bao gồm các trường đại học của Đức, các tổ chức nghiên cứu phi đại học, các hiệp hội
53
khoa học cũng như của Viện Khoa học và Nhân văn. Khi đưa ra các quyết định sẽ có đại diện của chính quyền liên bang và các bang tài trợ nhưng quyết định vẫn do các nhà khoa học và học giả nắm đa số.
+ Hiệp hội Max Planck vì sự phát triển khoa học (Max Planck Society for the Advancement of Science, MPG) là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận và hoạt động độc lập. Nhiệm vụ của tổ chức này chủ yếu thúc đẩy và hỗ trợ cho các nghiên cứu cơ bản tại các viện thuộc hệ thống của mình. MPG cam kết hợp tác nghiên cứu với các trường đại học ở địa phương và với các đối tác khác (bao gồm nghiên cứu, phát triển của khu vực tư nhân) và chuyển giao kiến thức, công nghệ. Để thúc đẩy hoạt động sau này, MPG đã thành lập một công ty riêng vào năm 1970 là Garching Innovation (GI) để tư vấn cho các viện về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, cố vấn pháp lý và tư vấn cho các nhà nghiên cứu về thủ tục đăng ký bằng sáng chế ở Đức cũng như ở nước ngoài. Trong những trường hợp đặc biệt, GI cũng tiếp cận các doanh nghiệp tư nhân có sáng chế xuất phát từ các viện thuộc MPG.
+ Hiệp hội Helmholtz là tổ chức tài trợ của 15 trung tâm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và sinh học - y tế. Các trung tâm này được ủy quyền thay mặt cho Nhà nước và xã hội trong việc tài trợ các nghiên cứu dài hạn. Hiệp hội sẽ tài trợ cho các nghiên cứu để ứng phó với những thách thức lớn mà xã hội, khoa học và công nghiệp phải đối mặt trong sáu lĩnh vực cốt lõi như: năng lượng, Trái đất và môi trường, y tế,
54
công nghệ nguồn, cấu trúc của vật chất, giao thông và không gian. Để xác định các dự án tài trợ, Thượng viện đưa ra khuyến nghị với các nhà tài trợ tài chính về các ưu tiên chuyên đề và tài trợ cho các chương trình nghiên cứu. Khuyến nghị được đưa ra trong cuộc họp với thành phần tham dự là Hiệp hội Helm hoetz (đại diện là Chủ tịch Hiệp hội sẽ đóng vai trò chủ trì cuộc họp), 2 thành viên thượng viện Đức, 5 Bộ trưởng Liên bang hoặc bang, 2 đại diện của các hội khoa học khác, 6 nhà khoa học bên ngoài và 6 đại diện của khu vực tư nhân.
+ Hiệp hội Khoa học Gottfried Wilhelm Leibniz (Wissenschaftsgemeinschaft Gottfried Wilhelm Leibniz e.V., WGL) bao gồm 84 viện nghiên cứu không thuộc các trường đại học và các cơ sở dịch vụ. Hoạt động của các viện này được nhóm lại trong năm bộ phận (nhân văn và giáo dục; khoa học kinh tế và xã hội; khoa học đời sống; khoa học vật lý và nghiên cứu môi trường). Các viện hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các đối tác tư nhân. Hiệp hội sẽ điều phối lợi ích chung của các viện liên kết, đại diện cho các viện trước công chúng và chịu trách nhiệm phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Các viện được đánh giá bên ngoài theo định kỳ bởi các chuyên gia độc lập. Hiện tại, không có đại diện khu vực tư nhân nào trong các cơ quan quản lý của Hiệp hội Khoa học Gottfried Wilhelm Leibniz. Nhưng đến tháng 11/2005, Chủ tịch của Hiệp hội là Giám đốc điều hành trước đây của Công ty International Business Machines (IBM) tại Đức và đồng thời là Chủ tịch
55
IBM Đức và Chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp Đức (BDI). Để thúc đẩy các hoạt động, Hiệp hội đã thành lập công ty LeibnizX với nhiệm vụ hỗ trợ việc tạo ra giá trị từ kết quả nghiên cứu của các viện thành viên, tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm phụ và kích thích tinh thần kinh doanh.
+ Hiệp hội Fraunhofer (Fraunhofer Gesellschaft, FHG) thực hiện các nghiên cứu ứng dụng về tiện ích trực tiếp cho khu vực công và tư nhân nhằm mang lại lợi ích rộng rãi cho xã hội. Hiệp hội có 80 đơn vị nghiên cứu thành viên. Các nghiên cứu của Hiệp hội được đặt hàng bởi khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ và hành chính công. Nguồn kinh phí hằng năm của Hiệp hội khoảng 900 triệu Euro, trong đó khoảng 2/3 là từ các hợp đồng với ngành và từ các dự án nghiên cứu được tài trợ công, 1/3 còn lại là do Chính phủ Liên bang và các bang của Đức đóng góp. Với nguồn kinh phí như vậy sẽ hỗ trợ các viện thuộc Hiệp hội Fraunhofer theo đuổi các nghiên cứu cơ bản hơn trong các lĩnh vực được dự đoán có khả năng trở nên phù hợp với ngành và xã hội trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm.
+ Liên minh các Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Đức bao gồm 7 Viện Hàn lâm Khoa học. Liên minh điều phối “Chương trình Học viện”, một chương trình nghiên cứu lớn của Đức trong các lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và nhân văn.
+ Bên cạnh các Hiệp hội khoa học và nghiên cứu còn có khoảng 350 Tổ chức Giáo dục đại học của Đức đóng vai trò là trụ cột thứ hai của khu vực nghiên cứu công. Thông qua Hội nghị Hiệu trưởng Đức (Hochschulrektorenkonferenz, HRK),
56
các trường đại học sẽ tham gia chuyên sâu vào các vấn đề về chính sách giáo dục và nghiên cứu. Hội nghị Hiệu trưởng Đức hoạt động như một diễn đàn cho quá trình hình thành ý kiến chung của các cơ sở giáo dục đại học và là “tiếng nói” chính trị và công chúng của các trường đại học. Với vai trò này, Hội nghị Hiệu trưởng Đức cung cấp cho các thành viên những thông tin cũng như xây dựng và đại diện cho các thành viên trong việc tư vấn chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước của Liên bang và các bang.
c) Khu vực doanh nghiệp
Khu vực doanh nghiệp đang điều phối và đại diện cho lợi ích của mình thông qua các hiệp hội ngành của mình như: + Hiệp hội Công nghiệp Liên bang Đức (Bundesverband der Deutschen Industrie, BDI) thành lập phòng Chính sách công nghệ và đổi mới để đưa ra các vấn đề chính sách nghiên cứu và đổi mới. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn thành lập một nhóm thường trực về nghiên cứu và công nghệ, bao gồm đại diện cấp cao của các doanh nghiệp thành viên, đóng vai trò là nền tảng để thảo luận về các vấn đề liên quan đến sự phát triển của khu vực doanh nghiệp như: chính sách nghiên cứu thực tế, sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; chuẩn bị và phối hợp cũng như giao tiếp với các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ. Hiệp hội Công nghiệp Liên bang Đức duy trì liên lạc thường xuyên và thảo luận với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang và các tổ chức nghiên cứu - hoạch định chính sách khác để đưa ra các tuyên bố riêng một cách thường xuyên, khởi xướng các nghiên cứu về những vấn đề
57
ưu tiên, tổ chức hội thảo, hội nghị và đưa ra các sáng kiến riêng. Ví dụ, tháng 12/2005, một “Chỉ số Đổi mới của Đức” đã được đưa ra với sự hợp tác của Quỹ Deutsche Telekom, nhằm cung cấp các biện pháp cho hiệu suất đổi mới của Đức và các điều kiện khung liên quan làm cơ sở cho các khuyến nghị cải tiến.
+ Hiệp hội Công nghệ quang học, Y tế và Cơ kỹ thuật Đức (SPECTARIS) đã thành lập một nhóm làm việc thường trực để hỗ trợ và tài trợ cho các nghiên cứu cũng như đại diện cho lợi ích của các thành viên đối với các nhà hoạch định chính sách. Nhóm này đề cập các chương trình tài trợ nghiên cứu quốc gia và quốc tế về công nghệ hiện đại.
+ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) có bộ phận “Chính sách kinh tế, doanh nghiệp vừa và đổi mới”, phụ trách về các chủ đề khác trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ ở tầm quốc gia và khu vực. DIHK thường xuyên đưa ra các chính sách đổi mới và nghiên cứu thực tế. Ngoài ra, các phòng khu vực (Industrie - und Handelskammern, IHKs) cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến nghiên cứu và đổi mới cho các thành viên của họ.
+ Liên đoàn các Hiệp hội Nghiên cứu công nghiệp Đức (AiF; Arbeitsgemeinschaft Industrialrieller Forschungsvereinigungen “Otto von Guericke” e.V.) thúc đẩy nghiên cứu và phát triển ứng dụng vì lợi ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Liên đoàn hỗ trợ việc sử dụng hiệu quả và nâng cao hiệu quả các chương trình nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông
58
qua mạng lưới đổi mới dựa trên ngành, bao gồm rất nhiều hiệp hội nghiên cứu công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức nghiên cứu liên kết. AiF hoạt động như một cầu nối giữa ngành công nghiệp và khoa học nhằm cung cấp hỗ trợ tư vấn về đổi mới và nghiên cứu dựa trên thực tiễn. Ngoài ra, nó hoạt động như một cơ quan quản lý các biện pháp hỗ trợ R&D của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các trường Đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschulen).
+ Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân vừa đóng vai trò là những người quan trọng thực hiện các nghiên cứu được tài trợ công (với 6,5% Chỉ tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp BERD), vừa là nhà cung cấp quỹ cho nghiên cứu khu vực công. Các doanh nghiệp đóng vai trò cốt lõi trong vận hành hệ thống đổi mới quốc gia của Cộng hòa Liên bang Đức, khu vực này đóng góp 2/3 chi phí nghiên cứu và phát triển của quốc gia. Các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm các dự án nghiên cứu và phát triển của chính doanh nghiệp và các dự án nghiên cứu phối hợp với các đối tác trong lĩnh vực công nghiệp và khoa học.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp tại Cộng hòa Liên bang Đức được định hướng mạnh mẽ vào các nghiên cứu ứng dụng và triển khai với mục tiêu bao trùm là thu được các kết quả có thể được từ hoạt động thương mại hóa trực tiếp các sản phẩm đổi mới và sáng tạo. Sự khác biệt rất lớn trong việc phân bổ các hoạt động
59
nghiên cứu và phát triển phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, mặc dù có tỷ trọng khiêm tốn hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty mới khởi nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào thành tích phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh của quốc gia với sự năng động của mình, các nghiên cứu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cộng hòa Liên bang Đức luôn dẫn đầu trong những đổi mới đột phá. So với các quốc gia khác, các doanh nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức có mức độ tập trung cao hơn vào năng lực nghiên cứu và phát triển trong công nghệ trình độ cao.
1.3. Các biện pháp, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới quốc gia
1.3.1. Đẩy mạnh tài trợ cho các nghiên cứu và phát triển Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Đức được đánh giá cao hơn nhiều so với các nước trong EU khác mặc dù không quá 3% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này và đáp ứng vừa đủ hạn mức đầu tư nghiên cứu và phát triển được phê duyệt trong chương trình nghị sự Lisbon của EU. Bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm đầu tư GDP (gọi tắt là GERD) cho nghiên cứu và phát triển ở Đức giai đoạn 2007 - 2017 so với một số quốc gia phát triển hàng đầu khác. Có thể thấy, năm 2017, hơn 2/3 GERD được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp ở Đức, trong khi ở Anh dưới một nửa được tài trợ bởi khu vực tư nhân trong nước. Từ năm 2007 đến năm 2017, tỷ lệ GERD đến từ Chính phủ Đức đã giảm từ 37,5% xuống còn 30,4%.
60
Bảng 2.1: Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Đức giai đoạn 2007 - 2017 và so sánh với Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016 2017
Tổng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển - tính trên tỷ lệ % GDP (GERD)
Đức
2.2
2.2
2.2
2.2
2.3
2.4
2.5
2.5
2.5
2.5
2.5
Anh
2.0
1.9
1.9
1.8
1.8
1.9
1.9
1.8
1.8
1.8
1.7
Hoa
Kỳ
2.4
2.5
2.5
2.6
2.6
2.6
Nhật Bản
2.8
2.9
2.8
2.9
3.0
3.0
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển từ khu vực công nghiệp
Đức
60.4
60.0
59.6
61.3
62.4
65.4
66.0
65.7
65.5
66.3
66.8
Anh
50.3
48.2
47.6
49.9
47.6
48.3
48.3
45.6
43.6
42.3
44.2
Hoa
Kỳ
58.5
60.2
62.4
64.0
64.8
66.5
68.6
66.6
64.6
61.4
Nhật Bản
68.2
67.1
73.4
74.0
72.6
72.2
72.4
73.0
73.9
74.5
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển từ khu vực chính phủ
Đức
37.5
37.9
38.1
35.9
34.8
32.1
31.4
31.4
31.6
31.2
30.4
Anh
32.7
32.8
31.5
30.7
30.6
29.2
30.2
28.8
28.8
31.6
32.8
Hoa
Kỳ
37.0
35.4
33.2
31.5
30.1
28.4
25.8
27.5
30.3
30.4
Nhật Bản
18.1
19.4
18.7
18.2
19.3
19.6
19.6
18.6
18.2
17.7
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển từ khu vực nước ngoài
Đức
1.7
1.8
2.0
2.4
2.5
2.1
2.1
2.5
2.4
2.3
2.5
Anh
12.3
14.5
16.3
14.6
16.9
17.3
16.0
19.8
21.6
20.4
17.2
Hoa
Kỳ
Nhật Bản
0.1
0.1
0.1
0.3
0.3
0.4
0.4
0.4
0.4
0.3
Nguồn: Frietsch, R., Patente in Europa und der Triade: Strukturen und deren Ver¨¨anderung. Fraun-hofer Institut f¨ur Systemund Innovationsforschung Studien zum deutschen Innovationssystem, 2017, tr.9.
61
Giai đoạn 2015 - 2019, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Đức đã tăng lên hơn 3,9 tỷ Euro từ mức 13,7 tỷ lên 17,6 tỷ Euro, chủ yếu cho giáo dục bậc cao và cho các hoạt động nghiên cứu khác (xem Hình 2.1).
Hình 2.2. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở Đức giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Eurostat (2019).
Bảng 2.2 thể hiện mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Đức so với một số nước trên thế giới. Có thể thấy giai đoạn 2018 - 2020, Đức đứng thứ 4 trên thế giới trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển. Năm 2019 và 2020, Đức được ước tính đã đầu tư lần lượt 128,3 tỷ đôla và 130 tỷ đôla cho nghiên cứu và phát triển, chiếm tỷ lệ lần lượt 5,4% và 5,3% đầu tư nghiên cứu và phát triển toàn cầu.
62
Bảng 2.2: So sánh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên thế giới giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: tỷ USD)
Quốc gia
2018
Tỷ lệ
2019
Tỷ lệ
2020
Tỷ lệ
Hoa Kỳ
565,8
24,7%
596,6
25,2%
609,7
25,0%
Trung Quốc
499,6
21,8%
532,8
22,5%
563,7
23,2%
Nhật Bản
189,5
8,3%
190,6
8,0%
191,0
7,8%
Cộng hòa Liên bang Đức
126,6
5,5%
128,3
5,4%
130,0
5,3%
Ấn Độ
89,2
3,9%
95,8
4,0%
96,5
4,0%
Hàn Quốc
89,5
3,9%
90,3
3,8%
92,2
3,8%
Tổng
1.560,2
68,2%
1.634,4
68,9%
1.683,1
69,1%
Nguồn: Nghiên cứu và phát triển World1.
Như vậy, có thể thấy đầu tư cho nghiên cứu ở Đức từ năm 2018 đến năm 2020 không ngừng tăng. Đức sẵn sàng đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống đổi mới quốc gia của mình. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Cộng hòa Liên bang Đức tăng đều đặn kể từ những năm 1990 của thế kỷ XX.
Nghiên cứu và phát triển được thực hiện ở một loạt các tổ chức công và tư. Sự đa dạng của hệ thống nghiên cứu và đổi mới của Đức thể hiện ở các nguồn tài trợ khác nhau: các dự án nghiên cứu và phát triển tại các tổ chức thuộc khu vực công do Chính phủ tài trợ cũng nhận được tài trợ của bên thứ ba, trong khi một số nghiên cứu tư nhân trong các công ty cũng được nhận tài trợ.
______________
1. https://www.rdworldonline.com/global-rd-investments-unabated-in spending-growth/.
63
Về bằng sáng chế, giống như Nhật Bản, Đức luôn được biết đến là quốc gia có tiềm lực mạnh trong các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ từ trung bình tới cao như ngành ô tô, cơ khí, điện và các phân ngành liên quan tới điện. Đức là một trong những quốc gia chú trọng tới đổi mới công nghệ nhất thế giới, hơn cả Nhật Bản. Họ đầu tư rất lớn cho đổi mới trong các ngành công nghiệp công nghệ trung bình và công nghệ cao.
Bảng 2.3 cho thấy lợi thế bằng sáng chế tương đối (RPA) của một số quốc gia trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Điểm RPA được tính bằng cách so sánh số lượng bằng sáng chế trong một lĩnh vực cụ thể ở một quốc gia nhất định với tổng số bằng sáng chế trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong quốc gia đó. Tỷ lệ này sau đó được so sánh với tỷ lệ trên toàn thế giới. Sau khi được chuyển đổi để tính thành điểm số, RPA sẽ cho thấy mức độ tạo ra bằng sáng chế của một quốc gia trong các lĩnh vực đơn lẻ. RPA+ thể hiện mức độ chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó của một quốc gia so với toàn cầu, RPA- lại thể hiện rằng quốc gia đó không tập trung nhiều vào lĩnh vực đó.
Bảng 2.3. So sánh kết quả bằng sáng chế (RPA) giai đoạn 2017 - 2018 của Đức với Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU
Các lĩnh vực
Đức
Hoa Kỳ
Nhật Bản
EU
Máy bay và tàu vũ trụ
8
28
- 82
15
Thiết bị xử lý dữ liệu
-51
27
7
-31
Kỹ thuật điện y tế
-41
35
-10
-29
Hóa chất vô cơ
9
-15
29
-4
Công nghệ sinh học, dược phẩm, y tế
-31
35
-34
-15
64
Các lĩnh vực
Đức
Hoa Kỳ
Nhật Bản
EU
Động cơ và máy móc
41
-46
28
15
Thiết bị cơ khí chuyên dụng
15
10
-3
3
Thuốc
-38
36
-45
-15
Phương tiện, đầu máy phương tiện và các bộ phận của nó
63
-71
28
36
Thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ
-4
28
-47
-9
Thiết bị đo lường
-1
4
14
-6
Tàu chiến, vũ khí
47
-36
-89
36
Đèn, pin
12
-38
54
-13
Thiết bị rađio và ti vi...
-81
-32
48
-50
Thiết bị y tế
-45
48
-57
-25
Máy móc
43
-49
-30
28
Nhạc cụ giá trị cao
34
-23
-23
20
Công cụ máy móc
45
-41
-5
25
Thiết bị truyền thông
-39
5
-11
-13
Thiết bị trong công sở
-48
-14
75
60
Sản xuất và phân phối điện
26
-54
40
3
Điều hòa và máy lọc không khí
15
7
-42
12
Thuốc nhuộm và bột màu
24
-16
40
-3
Máy móc nông nghiệp và máy kéo
52
-44
-83
44
Polyme
12
1
37
-4
Thiết bị quang học
-50
1
53
-34
Máy phát quang và máy ảnh
-38
7
52
-40
Sản xuất cao su
-56
-20
68
-53
Chất hữu cơ
-36
-28
58
-27
Tàu điện và xe điện
68
-94
-60
49
Pháo hoa
31
-3
-71
23
Quang hóa
-88
52
48
-73
Chất phóng xạ và lò phản ứng hạt nhân
12
21
-60
15
Tinh dầu
6
19
-22
19
Nguồn: Frictsch, 2018, tr.21.
65
Bảng 2.3 cho thấy hệ thống đổi mới của Đức khá mạnh ở các lĩnh vực như động cơ xe hơi, phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị nông nghiệp, xe lửa và xe điện. Trong khi đó, Đức tương đối yếu trong các lĩnh vực như thiết bị xử lý dữ liệu, thiết bị điện y tế, công nghệ sinh học, dược phẩm, thiết bị phát thanh và truyền hình, quang học và thiết bị quang học. Trong tương lai, những lĩnh vực này mới là động lực chính để tăng trưởng kinh tế và việc làm trên toàn cầu, do đó, hệ thống đổi mới quốc gia của Đức đang phải tìm cách để cân bằng lại những lĩnh vực họ còn yếu.
1.3.2. Ban hành chính sách công nghệ quốc gia Chính sách công nghệ của Đức có 3 yếu tố chính. Yếu tố đầu tiên tập trung vào việc Chính phủ xây dựng những mục tiêu cho các nhà nghiên cứu ở cả khu vực công và tư. Yếu tố thứ hai trong chính sách công nghệ tập trung vào việc cải thiện nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng (gồm các cơ sở nghiên cứu và các thiết bị đòi hỏi chi phí lớn). Yếu tố cuối cùng, chính sách công nghệ tìm kiếm giải pháp cải thiện các kỹ năng và khả năng của các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học, những người vừa làm việc vừa có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo ở Đức. Trên thực tế, 3 yếu tố này không hoàn toàn tách rời nhau mà chúng có sự liên kết với nhau. Chẳng hạn như nguồn quỹ dành cho việc cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng cho đổi mới sáng tạo ở Đức cũng tạo ra những
66
ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển và hợp tác của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các mô hình đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng và con người mới thực sự là những nhân tố quyết định tới sự thành công của các chính sách công nghệ ở Đức.
Trong nỗ lực nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ, Chính phủ Đức đã xây dựng Chiến lược Công nghệ (HTS) cao từ tháng 8/2006. Đây là lần đầu tiên một chiến lược quốc gia được phát triển mở rộng tới tất cả các bộ, ngành ở Đức. Mục đích của Chiến lược Công nghệ cao của Đức là nhằm đưa Đức trở thành quốc gia có điều kiện thuận lợi nhất trên thế giới cho đổi mới sáng tạo. Cũng từ Chiến lược này, Chính phủ Đức đặt ra mục tiêu đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao đồng thời bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng vấn đề môi trường.
Chiến lược Công nghệ cao của Đức tập trung vào 5 hạt nhân cơ bản, bao gồm:
- Ưu tiên các thách thức;
- Chuyển đổi;
- Đổi mới năng động trong công nghiệp;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới;
- Đối thoại và hợp tác.
67
Hình 2.3. Các yếu tố quan trọng
trong Chiến lược Công nghệ cao của Đức
Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Program for International Student Assessment, 2019, tr.24.
Chiến lược Công nghệ cao ở Đức tập trung vào việc thay đổi chính sách công nghệ theo 4 hướng chính:
Thứ nhất, xác định các mục tiêu cho 17 lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất tới vấn đề việc làm và thịnh vượng của nền kinh tế Đức trong tương lai. Đối với từng mục tiêu của 17 lĩnh vực này, nhiều sáng kiến, ý tưởng được lên kế hoạch. Những sáng kiến này tập trung vào việc cải thiện các điều kiện phát triển công nghệ cao. Ngoài ra, mục tiêu của Chiến lược còn vừa xây dựng thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo, vừa nâng cao tầm quan trọng của các thị trường kinh tế hiện tại. Ba trong số 17 lĩnh vực công nghệ được coi là có tầm quan trọng chính trong tương lai là lĩnh vực sức khỏe, an ninh và năng lượng.
68
Thứ hai, Chính phủ Liên bang đặt mục tiêu khai thác các khả năng đổi mới khoa học ở cả khu vực tư nhân trong Chiến lược công nghệ cao. Để làm được như vậy, các dự án hợp tác và liên kết sẽ được thúc đẩy ở mức độ lớn hơn nhiều so với trước đây. Theo đó, một sáng kiến nghiên cứu sẽ được giới thiệu rộng rãi để giúp cho các viện nghiên cứu thu hút được nhiều sự quan tâm và tài trợ hơn từ khu vực tư nhân. Sẽ có nhiều hỗ trợ hơn cho các viện nghiên cứu và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao.
Thứ ba, Chiến lược công nghệ cao đặt mục tiêu đưa các kết quả nghiên cứu nhanh chóng ứng dụng vào các sản phẩm, dịch vụ và quy trình đổi mới sáng tạo. Để đạt được điều đó, những giải pháp mới đã được ra đời nhằm đơn giản hóa việc đánh giá giá trị và khả năng kinh tế của các kết quả và ý tưởng nghiên cứu. Chiến lược Công nghệ cao còn hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong việc xây dựng những tiêu chuẩn công nghiệp một cách nhanh chóng. Qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các tổ chức thương mại.
Thứ tư, Chiến lược Công nghệ cao của Đức còn nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs. Chiến lược Công nghệ cao sẽ giúp các nhà sáng lập công ty dễ dàng tiếp cận với thị trường công nghệ, cải thiện mối liên kết giữa các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, tạo điều kiện chuyển các hoạt động tập trung vào đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp SMEs thành các sản phẩm mới và đơn giản hóa các cơ chế hỗ trợ cho SMEs.
69
Một biện pháp cụ thể đã được thực hiện để cải thiện các điều kiện cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ là cải cách thuế doanh nghiệp. Biện pháp khác là thúc đẩy đầu tư mạo hiểm ở Đức. Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của Chiến lược Công nghệ cao lên hệ thống đổi mới quốc gia của Đức.
Vào đầu mỗi nhiệm kỳ lập pháp, Chiến lược Công nghệ cao (HTS) tập hợp kinh phí nghiên cứu và đổi mới giữa các cơ quan chính phủ. Chiến lược tập trung các hoạt động nghiên cứu và chính sách đổi mới của Chính phủ Liên bang vào các lĩnh vực, nhiệm vụ ưu tiên và các chủ đề chính có liên quan đến xã hội. Kể từ năm 2006, nó đã là công cụ để bảo đảm chỗ đứng của Đức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu và tạo ra một môi trường khuyến khích việc chuyển giao ý tưởng thành các sản phẩm và dịch vụ có khả năng tiếp cận thị trường.
Cách tiếp cận trên diện rộng của chiến lược công nghệ cao được cả quốc gia và quốc tế công nhận như một kinh nghiệm tốt, với các chương trình khung như Horizon 2020 cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự.
Trong Chiến lược Công nghệ cao của mình, Chính phủ Liên bang hỗ trợ các đổi mới công nghệ và phi kỹ thuật, tức là các đổi mới xã hội, cũng như các mô hình kinh doanh mới và đổi mới quy trình. Bên cạnh những đổi mới xã hội, người ta còn nhấn mạnh đến sự tham gia của công chúng vào việc tiếp tục phát triển và thực hiện Chiến lược Công nghệ cao. Công nghệ kỹ thuật số đang tạo ra những cơ hội mới và đặt ra những tiêu chuẩn mới trong cuộc đối thoại chính trị xã hội. Chính phủ Liên bang đang tiếp tục truyền thống đối
70
thoại trong các chính sách nghiên cứu và đổi mới của mình, phát triển chúng một cách có hệ thống với các hình thức tham gia mới.
1.3.3. Đưa ra Sáng kiến chung cho nghiên cứu và đổi mới Ngày 23/6/2005, Chính phủ Liên bang Đức và 16 bang đã thông qua Sáng kiến chung cho nghiên cứu và đổi mới. Kết quả là từ năm 2006 đến nay hầu hết các viện nghiên cứu lớn như: Hiệp hội Hermann von Helmholtz, Max Planck, Fraunhofer, Hiệp hội Khoa học Leibniz và Quỹ Nghiên cứu Đức đã nhận nhiều hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Điều này góp phần rất lớn tăng cường hiệu suất làm việc của các hiệp hội nghiên cứu, tạo điều kiện cho sự hợp tác mạnh mẽ và sâu rộng giữa các cơ sở nghiên cứu cũng như thúc đẩy sự phát triển của các nhà nghiên cứu trên toàn nước Đức. Ngoài ra, Sáng kiến này còn có các điều khoản cho phép các dự án đổi mới, sáng tạo độc đáo nhận được các khoản tài trợ ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, mục đích cao hơn của Sáng kiến này là nhằm tăng cường sự hình thành của các cụm công nghiệp. Thông qua Sáng kiến này, phụ nữ cũng được hỗ trợ nhiều hơn trong nghiên cứu khoa học. Chính phủ Liên bang và các bang đã tăng ngân sách cho các viện nghiên cứu thêm ít nhất 3% (hoặc một khoản tương đương của 150 triệu Euro) trong các năm từ năm 2006 tới năm 2010. Ngân sách bổ sung nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu và đổi mới ở Đức thực chất đã được tài trợ thông qua Chiến lược Lisbon (Lisbon strategy) của EU. Chiến lược này được Hội đồng châu Âu (EC) khởi xướng từ năm 2000. Mục tiêu của nó là tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển ở các nước thành
71
viên EU lên 3% GDP vào năm 2010. Năm 2017, tỷ lệ này ở Đức là 2,5%1.
1.3.4. Thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển Nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, Chính phủ Liên bang Đức đã giành phân bổ thêm khoảng 6 tỷ Euro ngân sách cho các dự án nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, Chính phủ Đức rất quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ có tác động trực tiếp làm tăng hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm. Chính vì vậy, các khoản đầu tư của Chính phủ sẽ ưu tiên tài trợ cho việc thúc đẩy đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích kinh tế và như vậy sẽ bớt đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và dài hạn, bởi đây là những nghiên cứu và sự thành công và lợi ích kinh tế thường rất khó đoán trước.
Chương trình 6 tỷ Euro này có thể được xem như một thành quả thiết thực của Chiến lược Công nghệ cao của Đức. Chiến lược này ưu tiên các hoạt động nghiên cứu được tài trợ rộng rãi và cố gắng tối đa hóa kết quả từ những nguồn lực hiện có. Chương trình 6 tỷ Euro tập trung vào việc cung cấp thêm tài chính vào các khu vực hứa hẹn mang lại hiệu quả cao nhất cho cả tăng trưởng kinh tế và việc làm. Do đó, bằng cách phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho các nghiên cứu dài hạn và các nghiên cứu có sự định hướng từ thị trường trong ______________
1. Grupp, H., Dominguez-Lacasa, I. and Friedrich-Nishio, M: The National German Innovation System:its development in different governmental and terri-torial structures, in Economics, Evolution and the State: The Governance of Complexity (ed K. Dopfer), Elgar, Cheltenham, UK, 2005, tr.239-273.
72
chương trình 6 tỷ Euro, Chính phủ Liên bang sẽ phần nào dự đoán được thị trường và đi trước thị trường trong tương lai. Ngoài ra, một giải pháp bổ sung cho chương trình 6 tỷ Euro là việc toàn bộ ngân sách dành cho nghiên cứu của Chính phủ Liên bang sẽ được gộp chung lại nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn cho xã hội.
Những lĩnh vực công nghệ được ưu tiên nghiên cứu trong chương trình 6 tỷ Euro là công nghệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, năng lượng, an ninh, sinh học và công nghệ nano. Các nguồn tài trợ bổ sung sẽ dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị cho sản xuất các thiết bị y tế và dược học. Nhờ vậy mà trên thế giới hiện nay, Đức là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về thiết bị y tế, tuy nhiên về mặt sáng chế thì đây lại là lĩnh vực mà Đức còn yếu. Chính vì vậy, một phần nguồn tài trợ sẽ được dùng để thúc đẩy nghiên cứu về các hợp chất và quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh trong y học.
Nhờ thấy được chất lượng và số lượng nghiên cứu lâm sàng là những nhân tố hạn chế sự cạnh tranh của ngành công nghiệp dược phẩm ở Đức, Chính phủ Liên bang tài trợ rất nhiều cũng như tạo nhiều điều kiện để những nghiên cứu về lâm sàng được cải thiện. Ngoài ra, nhiều nguồn quỹ bổ sung theo chương trình 6 tỷ Euro còn được đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường.
1.3.5. Đẩy mạnh tài trợ cho đổi mới
Phần lớn nguồn tài trợ dành cho các hoạt động nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu nhà nước được đến từ Chính
73
phủ Liên bang và Lander. Tuy nhiên, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển phần nhiều đến từ khu vực tư nhân. Chính phủ Liên bang thông qua nhiều sáng kiến nhằm khắc phục hạn chế này. Theo Hiệp hội đầu tư và đầu tư mạo hiểm tư nhân Đức (BVK1), hằng năm có 50 triệu Euro đã được đầu tư dưới dạng tài trợ hạt giống bởi các nhà đầu tư mạo hiểm. Tức là chiếm gần 6% tổng số 840 triệu Euro đầu tư bởi các nhà đầu tư mạo hiểm trong năm đó. Phần lớn tài trợ dành cho việc mở rộng (50%) và khởi nghiệp (36%). Trong khi đó ở Anh, theo Hiệp hội đầu tư và đầu tư mạo hiểm tư nhân Anh (the British Private Equity and Venture Capital Association), có khoảng 242 triệu Euro đã được đầu tư bởi các nhà đầu tư mạo hiểm ở Anh cho hoạt động khởi nghiệp, gần 300 triệu Euro được dùng để hỗ trợ tài chính cho hoạt động mở rộng công ty của các nhà đầu tư mạo hiểm ở Anh2. Do đó, đầu tư mạo hiểm ở Đức không chú trọng nhiều cho việc mở rộng các doanh nghiệp hiện có như ở Anh.
Nói một cách tổng quát hơn, tài chính của các công ty đang chuyển từ hệ thống dựa vào ngân hàng sang hệ thống dựa vào thị trường. Các ngân hàng có thể cung cấp cho các công ty những “khoản vốn kiên nhẫn” hay vốn lâu dài tập trung vào những lợi ích dài hạn. Ngược lại, các nguồn tài chính từ thị trường hay các nhà đầu tư có tổ chức thường tập ______________
1. The German Private Equity and Venture Capital Association, or Bundesver band deutscher Kapitalbeteiligungsgesellshaften. 2. Hall, P.A. and Soskice, D.: Introduction, inVarieties of Capitalism: The Institutional Foundationsof Comparative Advantage (eds P.A. Hall and D.Soskice), Oxford University Press, Oxford, 2001, tr.1-68.
74
trung vào những lợi ích ngắn hạn. Do đó, việc cung cấp tài trợ của các ngân hàng có thể cho phép các công ty thực hiện các hoạt động mà họ không thể thực hiện nếu họ được tài trợ phần lớn bởi các cổ phiếu được mua và bán bởi các nhà đầu tư có tổ chức (những người tập trung vào các công ty có lợi nhuận tài chính ngắn hạn). Khả năng các công ty ở Đức áp dụng cách tiếp cận dài hạn hơn nhằm giúp phát huy kỹ năng chuyên biệt của nhân viên sẽ là một ưu thế trong các ngành công nghiệp như chế tạo phương tiện và máy móc vì nó đòi hỏi lao động có kỹ thuật chuyên sâu và có kiến thức tốt về sản phẩm.
1.3.6. Phát triển hệ thống giáo dục tập trung vào đổi mới, sáng tạo
Chính sách giáo dục chủ yếu nằm trong phạm vi trách nhiệm của các bang. Điều này có nghĩa là, có thể có sự khác biệt đáng kể giữa các bang về thời gian dành cho các trường khác nhau và mức độ nhấn mạnh vào các môn học khác nhau.
- Đối với giáo dục bậc thấp:
Khi học sinh ở độ tuổi trung học phổ thông, thì tất cả học sinh đều cùng học một loại trường. Sau đó dựa vào trình độ của bản thân học sinh sẽ lựa chọn theo học tiếp 3 loại trường nữa. Sự lựa chọn của học sinh ở độ tuổi này phần lớn là theo loại hình giáo dục sẵn có và giúp ích cho các em trong cuộc sống sau này. Chẳng hạn, các trường trung học phổ thông (Hauptschulen) sẽ chuẩn bị cho học sinh học lên các trường về đào tạo nghề (VET) nếu các em có sự hạn chế trong học tập, còn học sinh muốn theo đuổi học thuật (Gymnasien) sẽ nhận được một nền giáo dục hàn lâm hơn và nếu họ muốn và
75
vượt qua các kỳ thi liên quan, họ có thể vào đại học. Điều này là không thể đối với học sinh tại các trường trung học phổ thông Hauptschule.
Trình độ của học sinh trong các trường học ở Đức thường được đánh giá cao. Tuy nhiên, trong chu kỳ đánh giá về năng lực của học sinh quốc tế (PISA)1vào năm 2012, học sinh Đức bị đánh giá là có trình độ thấp hơn nhiều so với trình độ của học sinh ở các nước phát triển khác. Để khắc phục hạn chế này, Chính phủ Liên bang và chính quyền các bang đã thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường học cũng như cải thiện khả năng học tập cho học sinh. Cụ thể: Chính phủ Liên bang đưa ra các gói tài trợ để tăng giờ học ở các trường (Ganztagsschulen). Trước khi biện pháp này được đưa ra, gần như tất cả các trường học ở Đức đều chỉ học nửa ngày. Đến nay, có khoảng 3.000 trường học đã hưởng lợi từ chương trình học thêm giờ học này.
Nhờ những biện pháp kịp thời được đưa ra, đến chu kỳ đánh giá năm 2015, khả năng học tập của học sinh ở Đức đã được cải thiện trong bảng đánh giá PISA, ví dụ như: điểm đọc của học sinh Đức đã tốt hơn mức trung bình của OECD, học sinh Đức xếp hạng thứ 15 trong số 45 quốc gia OECD và không thuộc OECD về môn Đọc hiểu. Trong Toán học, học sinh ở Đức cũng thể hiện năng lực tốt hơn, đạt điểm trung bình môn Toán là 504 điểm, cao hơn so với mức trung bình của học sinh các nước OECD (498 điểm). Nhờ đó, Đức xếp hạng
______________
1. The Programme for International Student Assessment - PISA.
76
thứ 17 trong số 40 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia kiểm tra PISA môn toán học.
Bảng 2.4. So sánh kết quả PISA Toán học và Đọc hiểu của Đức với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác thuộc OECD năm 2015
Quốc gia
Điểm số
môn toán
Điểm số
môn đọc
Phần Lan
548
556
Hồng Kông (Trung Quốc)
547
542
Hàn Quốc
547
536
Hà Lan
531
527
Nhật Bản
523
507
Đức
504
507
Thụy Điển
502
498
Ai Len
501
495
Mức trung bình của OECD
498
495
Pháp
496
494
Anh
495
492
Hunggary
491
488
Nauy
490
484
Tây Ban Nha
480
483
Mỹ
474
482
Italia
462
469
Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (2016).
77
Có thể nói nhờ sự điều chỉnh kịp thời và quan tâm đúng lúc của Chính phủ, hệ thống giáo dục tại Đức đã có những bước tiến đáng kể bằng chứng là kết quả PISA 2015 và năm 2018 cho thấy thành tích trong học tập của học sinh Đức đã được cải thiện đáng kể so với các chu kỳ đánh giá trước1và cao hơn đáng kể mức trung bình của OECD trong các môn học chính là Toán học và kỹ năng Đọc hiểu. Tuy nhiên, các kết quả khoa học vẫn không thay đổi kể từ PISA 2015, khi chỉ số này được đưa vào đánh giá.
Bên cạnh đó, hiếm có quốc gia nào tham gia OECD làm tốt hơn Đức trong việc tăng tỷ lệ học sinh chuyên cần và giảm số học sinh bỏ học sớm. Cụ thể, nếu vào năm 2006 có 75.900 thanh niên ra trường nhưng không có chứng chỉ giáo dục trung học (Hauptschulab-schluss) thì đến năm 2016 con số này giảm xuống còn khoảng 49.200 thanh niên.
______________
1. Khảo sát PISA được tổ chức 3 năm một lần ở ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học. Mặc dù mỗi kỳ đều kiểm tra kiến thức thuộc ba lĩnh vực chính, nhưng lĩnh vực trọng tâm sẽ được lựa chọn quay vòng, để từ đó các dữ liệu chi tiết được cập nhật liên tục theo chu kỳ đối với mỗi lĩnh vực, và được so sánh đánh giá chuyên sâu sau 9 năm một lần. Đến chu kỳ 2006, PISA đánh giá thêm kỹ năng giải quyết vấn đề. Đến chu kỳ PISA 2009, PISA đánh giá thêm một số năng lực mới là: Năng lực tài chính. Đến chu kỳ 2012, PISA đánh giá thêm Năng lực sử dụng máy tính. Đến chu kỳ 2018, PISA đánh giá thêm Năng lực công dân toàn cầu.
78