🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phát huy tiềm năng cùng NLP - Tập 1 Ebooks Nhóm Zalo Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP Tập 1 Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/ Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi NLP – Neuro Linguistic Program – Lập Trình Ngôn Ngữ Tƣ Duy – là bộ môn khoa học về hoàn thiện bản thân với những phƣơng pháp hiệu quả nhất, giúp cho bạn có thể trở thành ngƣời xuất chúng. Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP là khai thác những khả năng tiềm ẩn trong tƣ duy bằng cách thay đổi tận gốc của hành vi. Bất luận bạn là ai, đang ở hoàn cảnh nào, Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP sẽ giúp bạn có đƣợc sự tự tin để đƣơng đầu với thách thức. MANG CHẤT LƢỢNG VÀO KIẾN THỨC TGM Books đƣợc thành lập vào tháng 9 năm 2007 bởi ba thành viên: chuyên gia đào tạo dịch giả Trần Đăng Khoa, dịch giả Uông Xuân Vy, chuyên gia đào tạo Trần Đăng Triều. Sau này, vào tháng 2 năm 2009, TGM Books đƣợc sát nhập vào TGM Corporation. Từ những ngày đầu thành lập, khát vọng của chúng tôi là xuất bản ra những quyển sách có giá trị, đƣợc đầu tƣ công phu cả về nội dung lẫn hình thức, nhằm mang lại cho độc giả không chỉ kiến thức mà còn là một trải nghiệm mỗi khi cầm từng quyển sách của TGM Books trên tay. Với phƣơng châm không xuất bản ồ ạt mà chỉ xuất bản những quyển sách chất lƣợng cao từ nội dung đến hình thức, các ấn phẩm của TGM Books đƣợc trải qua nhiều công đoạn từ chọn lọc nội dung kỹ lƣỡng đến dịch thuật chính xác, rồi biên tập lại với ngôn từ trong sáng, dễ đọc, dễ hiểu, gần gũi với văn hóa Việt Nam. Không chỉ dịch sách, chúng tôi còn mong muốn góp phẩn nhỏ nhoi làm giàu đẹp thêm ngôn ngữ tiếng Việt thông qua những quyển sách của mình. Chính vì thế, các ấn phẩm của TGM Books đã và đang mang lại những giá trị to lớn cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau bao gồm: sinh viên học sinh, các bậc phụ huynh, công nhân viên chức, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo, doanh nhân... trở thành những đầu sách mang tính hiện tƣợng, bán chạy nhất tại Việt Nam hiện nay, và đƣợc yêu quý bởi hàng triệu độc giả trong và ngoài nƣớc. TGM Books có đƣợc những thành quả này là nhờ sự quan tâm và ủng hộ của những độc giả tâm huyết nhƣ bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn vì tình cảm tốt đẹp đó. Mang chất lƣợng vào kiến thức www.TGMBooks.vn ANNÉ LINDEN cùng Kathrin Perutz MINDWORKS - AN INTRODUCTION TO NLP The secrets of your mind revealed PHÁT HUY TIỀM NĂNG CÙNG NLP 1 Dịch giả: Uông Xuân Vy - Trần Đăng Khoa Hỗ trợ thực hiện: Bùi Hoàng Thanh Dung - Đinh Hải Đăng Nguyễn Hồng Vân TGM BOOKS NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ Cảm nhận của độc giả Tôi đã quan tâm theo dõi công việc của Anné Linden trong hơn 20 năm qua và tôi biết bà là một nhà huấn luyện NLP (Lập Trình Ngôn Ngữ Tƣ Duy) lão luyện và giàu kinh nghiệm. Tôi rất vui mừng khi biết cuối cùng bà đã chọn đƣợc cách chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình với nhiều ngƣời hơn bằng việc cho ra đời quyển sách này. Nếu bạn chƣa quen với NLP thì quyển sách này sẽ giới thiệu một cách đơn giản nhƣng đầy đủ tất cả những gì mà bạn muốn biết. Anné viết rất dễ hiểu và thể hiện vốn hiểu biết của bà trong từng trang sách. Julian Russel, Huấn luyện viên cấp cao, Công ty tƣ vấn PPD Anné Linden là một nhà giáo bậc thầy, một tấm gƣơng xuất chúng. Với cách viết vô cùng giản dị và trong sáng, bà đã mang đến cho độc giả những nguyên tắc hiệu nghiệm của việc thay đổi. Bà khiến cho NLP trở nên dễ tiếp cận và tôi rất lấy làm vui mừng và nôn nóng giới thiệu quyển sách của bà đến tất cả sinh viên, đồng nghiệp và bạn bè của tôi. Chúng tôi chắc chắn sẽ đƣa tác phẩm này vào hiệu sách Learning Alliance của mình. Tiến sỹ Rev. Joyce Liechenstein, Phó giám đốc, One Spirit Learning Alliance and One Spirit Interfaith Seminary, Thành phố New York, www.joyceliechenstein.com Chúc mừng tác phẩm “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” của Anné Linden đƣợc tái bản. Quyển sách đƣợc viết bằng lòng nhiệt thành, với phong cách trò chuyện nhẹ nhàng và sẽ là quyển cẩm nang để bạn tìm hiểu về NLP cũng nhƣ hiểu rõ hơn về bản thân mình. Bà đã tận dụng các kỹ năng của một diễn viên và một nhà giáo để mang đến cho bạn đọc nhiều lựa chọn phong phú về những bài tập thực tiễn, những lời gợi ý, những câu hỏi, mẩu chuyện, ẩn dụ sâu xa và thậm chí cả những màn kịch ngắn... tất cả khiến cho khái niệm NLP trở nên sống động trong đời thực. Đây là một quyến sách hƣớng dẫn thú vị có kết cấu chặt chẽ về NLP và quan trọng không kém, quyển sách chú trọng đến việc khám phá và học hỏi kiến thức về NLP đối với mỗi cá nhân. Bề dày kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực NLP của tác giả chắc chắn sẽ tỏa sáng cùng với sự chân thành, tính sáng tạo và niềm đam mê không bao giờ tắt. Một quyển sách tuyệt vời dành cho mọi ngƣời, những ngƣời mới biết đến khái niệm NLP, những ngƣời xem việc tìm hiểu về NLP nhƣ cách phát triển bản thân và cả những ngƣời thích thú đón nhận những ví dụ có thật, sống động và nhiều màu sắc minh chứng cho tác dụng lớn lao của NLP trong cuộc sống - và dành cho cả những ngƣời muốn đƣợc nhiệt tình khích lệ trải nghiệm NLP. Judith Lowe, PPD Learning, Luân Đôn Một quyển sách đẹp. Nó không chỉ đong đầy suy nghĩ sâu sắc, mà còn đƣợc thể hiện bằng văn phong tao nhã và lôi cuốn nhất. Chỉ những ngƣời thật sự thông suốt về một chủ đề nào đấy mới có thể viết trôi chảy và đầy phong cách nhƣ thế. Anné Linden chắc chắn là một bậc thầy nhƣ vậy. Chỉ với cách viết đầy lôi cuốn cũng đã đủ để bạn say sƣa đọc nó. Đối với tôi, đây là tất cả những gì về NLP... quyển sách này chắc chắn là một ví dụ xuất sắc. Sue Knight, tác giả của NLP at Work (NLP trong Công Việc), Nhà tƣ vấn, đào tạo và huấn luyện viên quốc tế, www.sueknight.co.uk Thông thƣờng, mỗi khi tôi cố giải thích các khái niệm phức tạp của NLP cho những ngƣời không rành về tâm lý học, tôi nhận đƣợc một trong hai phản ứng. Một là “ánh mắt khó hiểu” của những ngƣời cảm thấy điều tôi nói quá sức rắc rối. Phản ứng còn lại là sự hăng hái của những ngƣời chập chững bƣớc vào và xem NLP là con đƣờng phát triển bản thân. Cả hai dạng ngƣời này đều cần một phƣơng pháp tiếp cận dễ hiểu về NLP, để giúp họ nhận ra những ứng dụng của NLP trong việc giao tiếp cực kỳ hiệu quả, tiếp cận nguồn lực, gặt hái kết quả, biến thất bại thành thông tin phản hồi, có thêm nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong những tình huống thƣờng nhật. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” của Anné Linden (viết cùng Kathrin Perutz) chính là lời giải đáp. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” chính là “quyển sách hƣớng dẫn cho não bộ”, nó cho phép ngƣời đọc “tận dụng tối đa sức mạnh và nguồn lực sẵn có”. Quyển sách này đƣợc chia làm bảy phần, mỗi phần nói về một giả định cơ bản của NLP: • Ý nghĩa của giao tiếp chính là phản hồi mà bạn nhận đƣợc. Phần này nói về việc giao tiếp hiệu quả trong các mối quan hệ cá nhân: tạo sự kết nối, kỹ năng quan sát, cách thức biểu hiện và diễn đạt (ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ), thời gian hoạt động và thời gian chết, sự tƣơng đồng và khác biệt, kỹ năng đồng điệu và dẫn dắt ngƣời khác. • Bạn có tất cả những nguồn lực bạn cần. Phần này hƣớng dẫn cho độc giả cách tiếp cận các nguồn lực của chính mình và nâng cao sở trƣờng cũng nhƣ tài năng của họ. Những công cụ NLP cần thiết trong việc này là giác quan nội tại, neo, thiết lập phản ứng cho tƣơng lai và ngôn ngữ cơ thể. • Thành công là khả năng đạt đƣợc những kết quả mong muốn. Trong phần này, quyển sách đào sâu vào việc thiết lập mục tiêu, giá trị sống, kết quả, động lực, sự suy xét về môi trƣờng và chiến lƣợc. • Bạn có thể chuyển thất bại thành thông tin phản hồi. Phần này là những định hƣớng về mặt triết học trong lĩnh vực chuyển hóa ý nghĩa của thất bại - để khám phá về việc học hỏi, để nhìn thấy những cơ hội mới ẩn chứa trong mỗi thất bại, và để nhận ra rằng điều tốt đẹp tồn tại song song, hoặc bất chấp, những điều tồi tệ. • Tấm bản đồ không phải là một vùng đất. Trong phần khám phá vẻ các mô thức ngôn ngữ này, Anné Linden sẽ hƣớng dẫn cho chúng ta về Phƣơng thức Meta - cách đặt câu hỏi để có câu trả lời cụ thể và đầy đủ ý nghĩa. • Có một ý định tích cực đằng sau mỗi hành vi. Ở mục này, quyển sách nêu ra những hành vi vô thức của chúng ta và cách kiểm soát chúng bằng việc hiểu rõ “từng phần”, ý định tích cực và chuyển hóa ý nghĩa. • Luôn có nhiều lựa chọn. Chủ đề của phần này là sự linh hoạt. Linden đƣa ra những công cụ cho sự thay đổi: chuyển đổi giác quan và khuôn mẫu can thiệp. Kết luận: Quyển sách này khiến NLP trở nên dễ chấp nhận đối với những đối tƣợng không chuyên - những ngƣời đơn giản chỉ muốn áp dụng NLP vào cuộc sống thƣờng ngày. Linden lồng những bài hƣớng dẫn vào những mẩu đối thoại vui vẻ cùng những câu chuyện mẫu, ví dụ và ẩn dụ. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” là quyển cẩm nang hàng đầu dành cho những ai bắt đầu tìm hiểu NLP. Tiến sĩ Judith E. Pearson là chuyên gia tƣ vấn, nhà thôi miên và nhà huấn luyện NLP đƣợc chứng nhận. Bà mở văn phòng riêng tại Springfield, bang Virginia. Bà cũng vừa xuất bản quyển The Weight, Hypnotherapy and You Weight Reduction Program: An NLP and Hypnotherapy Practitioner‟s Manual. Địa chỉ trang web của bà là www.engagethepower.com. Lời Nói Đầu “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” là quyển sách đặc biệt về phát triển bản thân, nó viết về những gì bạn đã biết. Điểm chính khi đọc quyển sách này không phải nằm ở những thông tin mới mẻ, mà là học cách sử dụng những thông tin bạn có trong tay nhƣng không biết hoặc chƣa dùng đến. Quyển sách này viết cho bạn và về bạn. Mục đích của nó là giúp bạn đạt đƣợc những mục tiêu của mình, bất kể đó là gì - để mở ra những lựa chọn cụ thể cho bạn. Vì vậy, xin bạn đừng đọc suông mà hãy sử dụng nó! Những kỹ năng đề cập trong quyển sách này sẽ chẳng có lợi ích gì, trừ khi bạn thực hành chúng. Chúng không phải là những gợi ý trí tuệ, cũng không phải là những giải pháp trí tuệ. Thậm chí nếu bạn đã quen với việc giải quyết vấn đề bằng logic và lý luận thì hãy tạm ngƣng cách suy nghĩ đó để tiếp nhận quyển sách này. Hãy để nó phát huy phép mầu của mình. Hãy để nó khơi dậy phép mầu trong bạn. Khi làm các bài tập - hãy thật sự làm chúng thay vì bận tâm nghĩ ngợi - bởi bạn sẽ tác động đến sự thay đổi, một cách có ý thức và vô thức, có tác dụng dẫn đến sự lựa chọn. Hãy đọc quyển sách này theo trình tự, từ đầu đến cuối, sau đó quay lại tập trung vào những phần cụ thể, kỹ năng hoặc phƣơng pháp nào đó. Hãy mang tất cả khả năng, nguồn lực, nỗi sợ hãi và thói quen của bạn vào trong sách. Hãy biến nó thành của riêng bạn và cuối cùng, bạn sẽ khám phá ra rằng bộ não là nơi thú vị nhất mà bạn từng biết. Lời Cảm Ơn TÔI XIN gửi tất cả lòng biết ơn và kính trọng của mình đến Richard Bandler và John Grinder, những ngƣời sáng lập ra Lập Trình Ngôn Ngữ Tƣ Duy (NLP), những ngƣời thầy đầu tiên của tôi. Quyển sách này dựa trên công trình nghiên cứu của họ. Một số bài tập và phƣơng pháp đƣợc phát triển từ những khóa huấn luyện của họ. Tôi đặc biệt muốn thể hiện tấm lòng trân trọng của mình để tƣởng nhớ Milion H. Erickson, một trong những vị “tiền bối” có ảnh hƣớng lớn nhất đến NLP, ngƣời mà tôi đã đƣợc vinh dự học hỏi, và sự thông thái của ông vẫn thấm nhuần trong công việc của tôi, tiếp thêm nghị lực cho tôi trong cuộc sống. Tôi cũng muốn ghi nhận công lao của Robert Dilts, tác giả của ý niệm chuyển đổi quan điểm. Tôi xin cám ơn ngƣời bạn yêu quý Murray Spalding đã giúp quyển sách này ra đời; cảm ơn Susan James, sự nhiệt tình và hỗ trợ không mệt mỏi của cô bao giờ cũng là điểm tựa và niềm khích lệ đối với tôi; cám ơn Joanne Fabris đã mang Kathy đến với tôi, quyển sách này sẽ không bao giờ hoàn tất nếu thiếu cô ấy. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Jane Dystel, ngƣời đã giúp quyển sách này thành hiện thực. Lời Giới Thiệu: Đánh Thức Phép Lạ AI CŨNG CÓ NHỮNG ƢỚC MƠ, lớn và nhỏ, xa vời và trong tầm tay. Ƣớc mơ về những cuộc phiêu lƣu, về tình yêu và thành công trong mọi chuyện: dám đứng lên chống lại kẻ trƣớc nay luôn trấn áp bạn, nấu một bữa ăn không thể nào quên, viết một quyển sách, giành đƣợc huy chƣơng vàng, học tiếng Pháp, đƣa ra những quyết định trọng đại, làm chủ cuộc đời mình. Hãy hình dung một bức tranh trong tâm trí về ƣớc mơ của bạn, một điều gì đó bạn muốn thực hiện, một điều bạn tự hứa với lòng, một mục tiêu mà bạn hy vọng mình sẽ đạt đƣợc. Hãy làm cho hình ảnh ấy nhỏ, mờ nhạt và ở phía xa. Giữ bức tranh ấy trong vài giây. Để ý đến những cảm xúc của bạn lúc này. Rồi xóa nó ra khỏi đầu. Bây giờ, bạn hãy làm cho bức tranh ấy to ra, sáng hơn và kéo nó lại gần bạn hơn. Hãy in nó vào tâm trí bạn. Cảm nhận cảm xúc của bạn vào lúc đó. Rồi để hình ảnh ấy mất đi. Cách miêu tả ƣớc mơ nào trong số hai cách trên khiến bạn cảm thấy có động lực theo đuổi nó hơn? Hình ảnh nào trong hai hình ảnh đó khiến bạn tin tƣởng mạnh mẽ hơn vào khả năng đạt đƣợc ƣớc mơ của mình? Não bộ của bạn vô cùng mầu nhiệm. Có thể bạn sẽ cần một thời gian trƣớc khi có thể tạo ra hình ảnh, âm thanh và cảm xúc trong đầu một cách dễ dàng nhƣ điều chỉnh tivi, nhƣng bạn sẽ làm đƣợc điều đó sớm hơn bạn tƣởng. Tất cả chúng ta đều tạo ra những hình ảnh trong tâm trí, phát đi phát lại chúng và nói chuyện với chính mình; đó là cách não bộ thể hiện các trải nghiệm. Khi bạn nghĩ về một điều gì đó đã xảy ra, một điều có thể xảy ra hoặc một điều bạn muốn nó xảy ra, bạn sẽ nhìn, nghe và cảm nhận nó thông qua các giác quan. Đó là cách chúng ta suy nghĩ, dù phần lớn thời gian chúng ta không nhận thức đƣợc mình làm nhƣ thế nào. Để đạt đƣợc mục tiêu, giải quyết vấn đề hoặc sắp xếp các giá trị sống, chúng ta phải kết nối với các bộ phận có chức năng điều khiển hầu hết những gì chúng ta làm nhƣ: đi đứng, nói năng, hít thở, di chuyển và hàng trăm những hành vi tự động khác giúp ta tồn tại mỗi ngày. Tôi đang nói đến phần tâm trí vô thức (gọi tắt là vô thức). Để thực hiện những thay đổi trong cuộc sống, chúng ta cần chạm đến phần vô thức này, để kết nối những suy nghĩ có ý thức với vô thức. Đã có rất nhiều bài viết về giao tiếp, đặc biệt là về những khó khăn trong giao tiếp bởi sự cách biệt giữa các thế hệ, giới tính, kỳ vọng, chủng tộc hoặc nền tảng giáo dục. Giao tiếp giữa các cá nhân với nhau - giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời, giữa bạn với ngƣời khác - là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp xã hội hàng ngày của bạn. Bạn phải chắc chắn rằng thông điệp bạn gửi đi sẽ đƣợc tiếp nhận và hiểu đúng. Bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn hiểu đúng những gì ngƣời khác muốn nói. Trong nhiều loại hình công việc, khả năng giao tiếp là không thể thiếu, và chắc hẳn không có mấy mối quan hệ có thể duy trì mà không cần giao tiếp. Tuy vậy, ít nhất thì khả năng giao tiếp rõ ràng với ngƣời khác cũng quan trọng không kém việc giao tiếp với chính mình. Giao tiếp trong tâm trí nghĩa là thực hiện trong chính bạn những điều tƣơng tự nhƣ những gì bạn làm để tạo dựng mối thông hiểu và sự kết nối với ngƣời khác: lắng nghe, thật sự chú tâm, tạo ra bầu không khí tin cậy và an toàn. Chỉ khi bạn tin vào chính mình, bạn mới có thể giao tiếp. Và chỉ bằng cách giao tiếp với bản thân, bạn mới có thể khám phá ra cách mình suy nghĩ. Rồi bạn mới có thể thay đổi cách nghĩ của mình để giải quyết khó khăn, trở ngại và phá vỡ những thói quen và mô thức không có lợi cho bạn hoặc hạn chế khả năng của bạn. Bạn bắt đầu quá trình thay đổi này bằng cách khám phá những gì sẵn có, những nguồn lực và khả năng mà bạn sở hữu, những việc bạn làm để thúc đẩy hoặc kiềm chế bản thân. Bạn bắt đầu bằng cách nói ra suy nghĩ của mình. Bạn miêu tả những mục tiêu hoặc ƣớc mơ với bản thân ra sao? Bạn có thật sự tƣởng tƣợng về nó hay không? Nếu bạn không thể nhìn thấy ƣớc mơ của mình ngay trƣớc mắt thì bạn theo đuổi nó bằng cách nào? Nếu bạn không biết mình đang tìm kiếm điều gì thì làm sao mà bạn biết đƣợc khi nào bạn đạt đƣợc nó? Một khi bạn đã hình dung rõ (theo nghĩa đen là “tạo ra hình ảnh”) về điều mà bạn hy vọng thực hiện hoặc nơi bạn sẽ đến, xem nhƣ bạn đã gần đạt đƣợc nó. Rất có thể đó là điều bạn đang làm vào lúc này. Đó là điều tất cả chúng ta đều làm, dù ta có nhận thức về nó hay không. Nếu may mắn, bạn đã vẽ ra cả một bức tranh to lớn, rực rỡ về bất cứ điều gì bạn muốn đạt đƣợc, thậm chí ngay cả khi bạn không hề nhận ra điều đó. Hoặc bạn đang trò chuyện với chính mình, tự lên dây cót tinh thần cho mình bằng câu nói, “Mình sẽ làm đƣợc!” và những lời động viên khác. Nhƣng cũng có thể bạn đang làm điều ngƣợc lại - một lần nữa, dù bạn có nhận ra hay không. Có thể bạn đang tự nhủ, “Mình sẽ không bao giờ làm đƣợc việc đó” hoặc “Mình thật ngu ngốc” hoặc “Ai cũng giỏi hơn mình”. Bạn có thể lặp đi lặp lại điều này trong đầu cho đến khi bạn thật sự tin là nhƣ vậy. Hãy thử làm việc này: Chọn một thông điệp mà bạn thƣờng nói với chính mình khiến bạn không thể hoàn thành những việc lớn nhỏ mà bạn mong muốn đạt đƣợc, và cứ để nó phát đi phát lại trong đầu. Lặp lại những từ ngữ bạn thầm nhủ trong lòng: “Mình sẽ không bao giờ hoàn thành đƣợc việc này” hoặc “Mình không đủ thông minh” hoặc bất cứ điều gì bạn nói. Hãy vặn nhỏ dần tiếng của âm thanh đó rồi làm cho nó nghe có vẻ xa xăm. Giờ bạn hãy vặn âm thanh lớn lên. Để cho thông điệp đó vang lên oang oang trong đầu. Lồng nhạc có tiết tấu vui nhộn vào thông điệp đó. Điều gì sẽ xảy ra? Ngôn từ thì vẫn vậy, nhƣng ý nghĩa của nó sẽ thay đổi. Cách bạn làm, hoặc suy nghĩ, hoặc cảm nhận về một điều gì đó quyết định sức ảnh hƣởng của nó. Bạn có thể thay đổi cách bạn cảm nhận bằng việc thay đổi cách nghĩ. Bạn có thể dùng ý thức để điều khiển những hành vi vô thức của mình. Trong đầu bạn bây giờ có hàng ngàn sự lựa chọn mà bạn chƣa hề biết tới. Bạn không nhận ra rằng có vô vàn hƣớng thay đổi đang chờ bạn khám phá. Có thể cho đến lúc này, bạn vẫn đang ngồi ở băng ghế sau trên chuyến xe cuộc đời mình và để mặc cho nó lao đi. Đã đến lúc bạn giành lại quyền kiềm soát. Bằng việc học cách điều khiển tâm trí, bạn có thể làm mọi thứ: chuyển hƣớng, lùi lại hoặc tiến lên, thực hiện những gì bạn mơ ƣớc, giải quyết những khó khăn, thay đổi thói quen và lật sang một trang khác. Bạn có thể ngồi sau vô-lăng và trở thành thuyền trƣởng con tàu cuộc đời mình. Điều này không có nghĩa là bạn luôn đạt đƣợc những gì mình muốn. Nhƣng nó có nghĩa là bạn có toàn quyền lựa chọn cách mình nghĩ và cảm nhận, nghĩa là bạn chủ động điều khiển bộ não hoạt động theo ý mình, thay vì để mặc cho nó “chạy” tự động. Nếu bạn xác định rõ điều mình cần thay đổi và có trong tay công cụ để thực hiện sự thay đổi đó, kết quả sẽ vô cùng kỳ diệu. Trong giây lát, bạn có thể từ chỗ cảm thấy bị kiềm tỏa trở nên thấy mình cực kỳ mạnh mẽ, tự do. Con ngƣời chúng ta không ai giống ai. Chúng ta cảm nhận thế giới theo cách của riêng mình. Mỗi chúng ta đều có những cái riêng biệt, hình thành từ những gì chúng ta trải nghiệm trong quá khứ: con ngƣời, sự kiện, hành vi và cảm xúc. Tuy vậy, chúng ta vẫn có khả năng giao tiếp với ngƣời khác. Chúng ta làm điều đó nhƣ thế nào? Làm thế nào tôi có thể chắc chắn rằng nếu tôi nói ra một điều gì đó tốt đẹp, bạn sẽ hiểu đúng điều tôi muốn nói? Hoặc về tình yêu thì sao? Mỗi ngƣời gợi lên trong đầu những hình ảnh khác nhau, những liên tƣởng khác nhau khi nghe đến từ yêu, tuy vậy ai cũng mong đối tƣợng thấu hiểu mình khi ta thốt ra ba từ “Anh yêu em” hoặc “Em yêu anh”. Giao tiếp giữa các cá nhân với nhau là cách chúng ta liên kết giữa mình với ngƣời khác. Đó là những gì đang diễn ra giữa bạn và tôi thông qua trang sách này. Tôi truyền đạt những suy nghĩ của tôi tới bạn; bạn phản ứng hoặc đáp lại bằng những suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình. Có thể bạn đang thầm tranh luận với tôi; hoặc bạn đang hình dung xem quyển sách này viết về cái gì hoặc nó sẽ ảnh hƣởng đến bạn nhƣ thế nào. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” là quyển cẩm nang cho trí não. Nó sẽ bày cho bạn một số kỹ thuật, tất cả đều hết sức đơn giản, cho phép bạn tận dụng tối đa sức mạnh và những nguồn lực sẵn có. Nếu bạn có một cái đèn pin nhƣng lại không có pin, bạn sẽ chẳng thấy đƣờng mà đi trong đêm tối. Nếu bạn có pin nhƣng vẫn không biết cách lắp pin thì bạn cũng chẳng khiến đèn sáng lên đƣợc. Để soi sáng con đƣờng mình đi, bạn cần một cái đèn pin, pin và một vài lời hƣớng dẫn. Quyển sách này sẽ cung cấp cho bạn những lời hƣớng dẫn ấy. Những thứ còn lại bạn đã có sẵn rồi. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” dựa trên những nguyên tắc về Lập Trình Ngôn Ngữ Tƣ Duy - Neuro Linguistic Programming (viết tắt là NLP). Đó là những nguyên tắc mà tôi giảng dạy và thực hành trong gần hai mƣơi năm qua với tƣ cách là nhà sáng lập và giám đốc của Viện đào tạo NLP New York (New York Training Institute for NLP). Nay tôi mang những nguyên tắc và kỹ thuật của phƣơng pháp phi thƣờng này đến với bạn, đến từng độc giả của quyển sách này. Đây là những kỹ năng hoặc công cụ có thể mở ra cho bạn những lựa chọn mới, dựa trên những gì bạn có và hoàn cảnh của riêng bạn. NLP đƣợc phát hiện vào giữa thập kỷ 70 bởi Richard Bandler và John Grinder (ngƣời thầy và đồng sự của tôi), kết hợp thêm một số công trình nghiên cứu của nhiều nhà tƣ tƣởng khác trong lĩnh vực ngôn ngữ, tâm lý, nhân loại học và các lĩnh vực khác, về bản chất, NLP nêu lên những phƣơng pháp thực tiễn để thay đổi hành vi, thông qua việc giao tiếp rõ ràng với chính mình và với ngƣời khác. Đúng nhƣ tên gọi của nó (neuro - bộ não, linguistic - ngôn ngữ, programming - mô thức thói quen của hành vi, nhƣ suy nghĩ, đƣợc tạo ra bởi tác động của ngôn ngữ trong não), NLP chỉ cho chúng ta cách “tái lập trình” bản thân. Điều này có nghĩa là, trƣớc tiên, chúng ta phải nhận thức đƣợc những mô thức và hành vi mà ta thƣờng làm nhƣng không ý thức về chúng. Tiếp theo, chúng ta có thể thách thức lại những giả định chúng ta dùng đến mà không nghĩ đến, tận dụng những nguồn lực mà ta thậm chí không biết rằng mình có, và cuối cùng, bằng cách “thay đổi” tâm trí, chúng ta có thể thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình. NLP quan tâm đến cách thức bộ não chúng ta hoạt động - những mô thức mà chúng ta dùng để tổ chức thông tin, cách mà chúng ta thúc đẩy (hoặc kiềm chế) bản thân - cách chúng ta có thể sửa đổi những phản ứng theo thói quen để chấp nhận những lựa chọn mới, hành vi mới, cách suy nghĩ và cảm nhận mới. Bởi vì NLP tập trung giải quyết những vấn đề trƣớc mắt, thay vì đào bới lại quá khứ, thế nên kết quả đạt đƣợc rất nhanh, có khi ngay lập tức. NLP đƣợc thể hiện thông qua những công cụ trí tuệ cụ thể mà chúng ta sẽ thảo luận trong suốt quyển sách này, những công cụ nhắm đến sự thay đổi hiệu quả và tức thời, gần nhƣ một phép lạ. Những công cụ này đƣợc biết đến dƣới dạng những lời hƣớng dẫn đơn giản, thƣờng là những câu hỏi, về cách bạn kiểm soát hoạt động của trí não. Ai cũng từng nếm trải sự diệu kỳ của những điều nhƣ: trí óc ta có thể nhớ về đƣờng viền màu xanh dƣơng của chiếc áo khoác ngày xa xƣa, hoặc một bản nhạc ta mới nghe qua một lần; trí óc cũng có thể nghĩ về tƣơng lai, sáng tác những vần thơ, giải những đề toán khó, yêu một ai đó và thấu hiểu nhu cầu của ngƣời khác. Trí óc con ngƣời phức tạp hơn bất cứ thứ gì trong vũ trụ này, nhƣng chúng ta có thể điều chỉnh nó, tinh chỉnh nó, thay đổi những mô thức của nó chỉ bằng một câu hỏi. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” là sách hƣớng dẫn dành cho ngƣời dùng, về cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật nói trên. Tên gọi của một số kỹ năng này có thể nghe xa lạ với bạn, nhƣng bạn sẽ nhận ra cách thức hoạt động của chúng rất quen thuộc. Giống nhƣ một nhân vật trong vở kịch của Molière phát hiện ra rằng trƣớc giờ những gì anh ta nói ra đều ở dạng văn xuôi, bạn cũng sẽ nhận ra mình vẫn thƣờng áp dụng NLP dƣới hình thức này hay hình thức khác. “Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP” đƣợc chia làm bảy phần, mỗi phần nói về một nguyên tắc nền tảng của NLP, đƣợc xem nhƣ những giả định, về mặt ngôn ngữ, giả định là những gì mà bạn cho là đúng để điều bạn nói ra có ý nghĩa. Nếu tôi nói, “Con mèo nhảy từ trên bàn xuống,” thì giả định đằng sau câu nói của tôi là con mèo đã từng đứng trên bàn. Nếu tôi nói, “Đóng cửa sổ lại,” thì giả định là cửa sổ đang mở. Những giả định cơ bản trong NLP phác họa những gì chúng tôi cho là đúng, cùng với những kỹ năng và kỹ thuật cụ thể. Khi dừng quyển sách này, bạn sẽ khám phá ra rằng sẽ hiệu quả nhất nếu bạn chấp nhận những giả định đó. Bạn không cần phải tin vào chúng (ít nhất là chƣa phải bây giờ; tôi nghĩ bạn sẽ tin khi bạn đọc hết quyển sách này), nhƣng chúng sẽ mang lại hiệu quả lớn nhất, nếu bạn hành động nhƣ thể chúng là đúng. (“Nhƣ thể” là một kỹ năng NLP chúng tôi dùng để định hình kết quả.) Hãy hành động nhƣ thể các giả định là đúng, bạn sẽ khám phá ra nó tác động đến suy nghĩ, thái độ của bạn đối với ngƣời khác và với bản thân mình nhƣ thế nào. Đây là những giả định sắp xếp theo thứ tự mà chúng ta sẽ thảo luận: 1. Ý nghĩa của giao tiếp chính là phản hồi mà bạn nhận đƣợc 2. Bạn có tất cả những nguồn lực mà bạn cần 3. Thành công là khả năng đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong đợi 4. Bạn có thể biến thất bại thành thông tin phản hồi 5. Vấn đề địa lý không phải là giới hạn 6. Có một ý định tích cực đằng sau mỗi hành vi 7. Luôn có nhiều lựa chọn Học về NLP, đối với nhiều ngƣời, là cách mới mẻ để hiểu về những điều mà bạn đã biết. Đó là bản hƣớng dẫn dành cho chƣơng trình của riêng bạn, là hệ thống sử dụng những nguồn lực của bạn, để phát huy khả năng, sở trƣờng và giao tiếp với bản thân cũng nhƣ ngƣời khác một cách thoải mái, rõ ràng. Nếu bạn muốn có thêm thông tin về bất cứ mô thức, kỹ năng hoặc khái niệm nào đề cập trong quyển sách này, vui lòng liên hệ Anné Linden, 20 Hawksview Lane, Accord, NY 12404 hoặc vào trang web: www.nlpcenter.com. PHẦN MỘT Ý nghĩa của giao tiếp chính là phản hồi mà bạn nhận đƣợc CHƢƠNG 1 Nói Ra Điều Bạn Muốn Nói “Bạn nên nói những gì bạn nghĩ,” Thỏ March tiếp tục. “Nhất định rồi,” Alice vội vã đáp; “ít ra - ít ra tôi thật sự nghĩ những gì tôi nói.” - Lewis Carroll Alice Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên BẠN CÓ NHẬN BIẾT những gì bạn nói hay không? Tất nhiên rồi. Nếu không bạn sẽ chẳng nói làm gì, đúng không? Có thể là nhƣ vậy. Nhƣng điều bạn nói và điều ngƣời khác hiểu có thể là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Có một cách để biết xem điều bạn nói có đƣợc hiểu đúng hay không là chú ý đến phản hồi mà bạn nhận đƣợc. Giao tiếp của bạn đƣợc cấu thành bởi cả thông điệp bạn muốn gửi đi lẫn thông điệp mà bạn nhận lại. Giao tiếp giữa ngƣời này với ngƣời kia, giống nhƣ từ trƣờng, cần có hai cực: bạn và tôi. Thông điệp giữa chúng ta, và điều bạn nói là những gì tôi hiểu bạn muốn nói, phải giống với những gì bạn nghĩ là bạn đang nói ra. Ý NGHĨA TRONG THÔNG ĐIỆP CỦA BẠN CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƢỢC VỀ ĐIỀU BẠN NÓI HOẶC LÀM. Giao tiếp giữa các cá nhân với nhau: là sự trao đổi giữa ngƣời với ngƣời. Nghe rất đơn giản, đúng không? Vậy mà nguyên nhân số một đẩy con ngƣời đến với các nhà trị liệu tâm lý chính là giao tiếp kém hiệu quả: ngƣời này không hiểu điều ngƣời kia nói. Vợ và chồng, cha mẹ và con cái, sếp và nhân viên, bác sĩ và bệnh nhân, đối tác và khách hàng - tất cả đều gặp vấn đề giống nhau. Họ không thể nắm bắt đƣợc thông điệp gửi đi. Bởi con ngƣời thƣờng đặt nặng vào việc nói năng lƣu loát, thế nên một nửa phƣơng trình còn lại bị bỏ quên. Bạn không thể có từ trƣờng nếu chỉ tồn tại một cực, bạn không thể có cái gọi là giao tiếp nếu không có đối tƣợng tiếp nhận những gì đƣợc truyền tải: thính giả lắng nghe ngƣời phát biểu, khán giả xem ngƣời biểu diễn, ngƣời này quan sát ngƣời kia làm việc. Không có ngƣời nghe sẽ không có đối thoại. Và có nghĩa là không tồn tại việc giao tiếp hiệu quả. Nếu bạn không biết lắng nghe, bạn sẽ không bao giờ biết đƣợc liệu ý mình nói ra ngƣời khác có nắm bắt đúng hay không. Một ngƣời biết lắng nghe còn phải quan sát kỹ lƣỡng trong suốt quá trình nghe. Tôi học đƣợc điều này khi còn là một nghệ sĩ trẻ: để màn diễn xuất có sức thuyết phục, bạn phải đáp lại các tín hiệu; không chỉ từ phía bạn diễn hoặc từ ngƣời nhắc tuồng mà còn với tất cả những gì diễn ra xung quanh bạn. Trên sân khấu thế nào thì cuộc đời thế đấy: Cả thế giới này là một sân khấu, và việc bạn hành động hiệu quả và đáng tin cậy đến mức nào, phụ thuộc vào việc bạn truyền đạt điều mình muốn nói dễ dàng ra sao. Nếu tôi đóng vai một nhân vật gây xúc động, Phu nhân Macbeth, mà khán giả lại cƣời nghiêng ngả thì tôi cam đoan rằng mình diễn không đạt. Phản ứng của khán giả cho tôi biết rằng ý nghĩa trong thông điệp của tôi - điều tôi muốn nhắn gửi - không đƣợc ngƣời nghe tiếp nhận. Tôi phải dừng lại và kiểm tra lại hành vi của mình. Do giọng điệu của tôi chăng? Hay những động tác của tôi? Liệu tôi có cƣờng điệu quá mức, hoặc nói nhanh quá, khiến giọng tôi nghe nhƣ tiếng súng tiểu liên? Vẫn từng ấy câu chữ, bất kể ngƣời nói là ai - nhƣ câu “Biến đi, vết bẩn đáng ghét” - thì việc nó đƣợc nói ra nhƣ thế nào cũng quan trọng không kém nội dung mà nó truyền tải. Điều Shakespeare muốn thể hiện qua lời thoại của nhân vật Phu nhân Macbeth chính là trạng thái muốn xua đi cảm giác tội lỗi sau khi bà phạm tội giết ngƣời. Nếu những lời lẽ đó đƣợc thốt ra nhƣ thể một ngƣời chủ đang xua con chó đốm của mình ra khỏi nhà bếp, thì ý định ban đầu hoàn toàn tiêu tan. Biết nhƣ thế nào cũng quan trọng không kém việc bạn biết gì. Đó là lý do tại sao có những nghệ sĩ xuất chúng và những nghệ sĩ tầm thƣờng. Và đó cũng là lý do tại sao một số ngƣời có thể giao tiếp dễ dàng và khéo léo, trong khi ngƣời khác dƣờng nhƣ không thể bày tỏ những gì mình muốn nói. Những ngƣời không thể giao tiếp tốt, nhìn chung là ngƣời lẫn lộn giữa ý định và kết quả. Họ tin rằng chỉ cần họ nói điều mà họ muốn nói, tức là việc giao tiếp đã hoàn thành. Nếu Bill bảo Susan “Anh yêu em,” với hàm ý rằng anh thật sự yêu cô ấy, và Susan đáp lại “Vâng, chắc chắn rồi, em cũng yêu anh,” bằng giọng điệu không khác gì lúc cô nói, “Đưa lọ mù tạt đây”, thì rõ ràng Susan không hiểu được thông điệp mà Bill đang cố gắng gửi đến cô. Thông thường, khi một người cảm thấy mình không được thấu hiểu, anh ta sẽ bắt đầu đổ lỗi cho người kia. “Em bị làm sao vậy? Tại sao em không bao giờ lắng nghe khi anh nói chuyện với em?” hay đại loại thế. Hoặc một cảnh như thế này: Bill đi làm về và nói với Susan, “Anh yêu em”, nhưng cô ấy chẳng hề đáp lại. 15 phút sau, cô nói “Anh chẳng bao giờ thể hiện tình cảm của anh đối với em.” Bill nổi giận. “Anh vừa thể hiện đó thôi,” anh khăng khăng, “ngay khi bước chân vào nhà. Em còn đòi hỏi gì hơn nữa?” Susan đã không chú tâm nghe anh nói. Cô chúi mũi vào thái hành, hai mắt cô cay xè và tất cả những gì cô nhận biết khi Bill bước vào nhà là có vẻ anh đang rất vui. Điều anh nói ra và điều cô nghe được không giống nhau. Tình cảm mà anh muốn chuyển tải không đi đến đích. Tình yêu của anh dành cho Susan không được tiếp nhận - thậm chí không được biết đến. CHƢƠNG 2 Gửi Thông Điệp Đi: Hướng về người khác và tạo sự kết nối “EM YÊU ANH NHƯ THẾ NÀO? Để em đếm xem có bao nhiêu cách,” Elizabeth Barrett Browning đã viết như thế cho chồng, Robert Browning. Giữa không gian tĩnh lặng, khi họ lắng nghe tiếng mưa rơi nhè nhẹ đều đều trên mái hiên, hoặc khi ngắm nhìn những ngọn lửa xanh lá và vàng cam nhảy nhót trong lò sưởi đêm đông, Susan và Bill có thể nói về tình yêu như những nhà thơ, âu yếm và thì thầm, họ nói với nhau bằng đôi môi, ngôn từ và cả đôi tay. Nhưng vào một buổi chiều cuối hè oi ả, trong gian bếp nóng nực, miễn cưỡng chuẩn bị bữa tối thiết đãi người bạn học cũ của Bill, Susan không thể có được bất kỳ cảm xúc yêu đương nào. Cô không hề nghe hay phản hồi lại tình cảm mà Bill đang cố gắng truyền tải. “Anh đã nói là anh yêu em,” Bill lặp lại, “ngay lúc bước vào nhà. Em không nghe thấy à? Tại sao em không lắng nghe khi anh nói chuyện với em?” “Những gì anh nói chẳng có ý nghĩa gì hết,” Susan trả lời. “Anh nói vậy chỉ vì anh đang vui trong lòng. Em không cảm thấy anh đang nói với em. Có vẻ như anh không biết em đang làm gì ở đây.” Bill phẫn nộ. “Không đúng, em biết điều đó là không đúng mà! Anh bước đến bên em, hôn em. Em điếc chắc. Lúc nào anh chẳng nói với em, tại em không thèm nghe thôi. Anh đã cố gắng để hòa hợp với em.” Đúng là Susan đã không nghe thấy Bill nói. Hoặc nếu có chăng nữa thì cũng chỉ như một thứ tạp âm xen giữa cô và những củ hành mà cô đang thái. “Điều đó thì có ý nghĩa gì,” cô nói với Bill. “Hai chân em đang đau nhức, như thể em phải chôn chân trong cái bếp khốn kiếp này mãi mãi, không khí thì đặc quánh như mật và chắc chắn em không thể cảm nhận được rằng anh thật sự hiểu em, hoặc anh quan tâm đến em. Tất cả những gì anh nói chỉ là cảm xúc của chính anh mà thôi.” Điều Susan muốn nói với Bill là: thông điệp mà anh cho rằng đã gửi đến cô không bao giờ đến được người nhận, mặc dù cô không ý thức về những gì mình nói. Và về phần mình, Bill cũng không hiểu được ý sâu xa đó của cô. Họ trao đổi trên hai kênh thông tin khác nhau, nói qua nói lại nhưng không hề biết điều mà người kia muốn nói là gì. Ý NGHĨA TRONG THÔNG ĐIỆP CỦA BẠN CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƢỢC. ĐIỀU NÀY KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO Ý ĐỊNH CỦA BẠN. Đối với tất cả chúng ta, chỉ có một số mối quan tâm nhất định mà ta có khả năng kiểm soát một cách có ý thức. Từ có ý thức ở đây rất quan trọng. Chúng ta nghe, nhìn, cảm nhận và đáp lại vô số tác nhân kích thích mà không nhận ra một cách có ý thức việc mình đang làm. Chắc bạn vẫn còn nhớ thuở bé, khi bạn đang mải mê chơi game, mẹ bạn gọi khản cổ vẫn không thấy bạn ra khỏi phòng hoặc xuống lầu ăn cơm, cuối cùng bà phải đến tận nơi - chất vấn, “Tại sao con không trả lời khi mẹ gọi?” - và bạn trả lời mẹ, vẻ thành khẩn, “Con có nghe mẹ gọi đâu?” Nói đúng ra là có thể bạn nghe tiếng mẹ gọi. Tai bạn chắc hẳn tiếp nhận những xung động và tần số từ tiếng gọi của mẹ. Nhƣng nó không có bất cứ ý nghĩa gì đối với bạn. Nó không phải là một phần trong trò chơi mà bạn đang chơi, nó không liên quan gì đến những thứ bạn đang chú tâm vào. Bạn đang hòa mình vào một thứ khác và chẳng còn tâm trí cho tiếng gọi của mẹ. Não bộ của bạn không xử lý những thông tin cụ thể này, bởi trung tâm xử lý của bạn đã hoàn toàn bị một vấn đề khác chiếm cứ, mà theo bạn là điều quan trọng hơn vào thời điểm ấy. Khi chúng ta lớn lên, nhiều thứ thay đổi. Chúng ta đạt đƣợc mức độ kiểm soát bản thân có ý thức mạnh mẽ hơn bằng nhiều cách, nhƣng chúng ta vẫn chỉ có thể tiếp nhận một lƣợng thông tin có giới hạn vào một thời điểm nhất định. Tầm chú ý của chúng ta có hạn - tầm chú ý đƣợc định nghĩa là khoảng cách từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay út khi bạn xòe rộng bàn tay; về nghĩa đen, nó ám chỉ những gì trong tầm tay ta cầm nắm đƣợc. Tâm trí có ý thức của ta chỉ có thể chú ý đến khoảng bảy mẩu thông tin, có thể cộng hoặc trừ hai, tại một thời điểm bất kỳ. Có nghĩa là bạn chỉ xoay sở đƣợc tối đa chín mẩu thông tin một lúc. Thử tƣởng tƣợng khi bạn uống nƣớc. Bạn phải xác định vị trí từng ngón tay mình trên ly nƣớc, đƣa ly nƣớc lên miệng, há miệng ra và điều chỉnh những cơ cần thiết để nuốt - tất cả những điều này sẽ là một nhiệm vụ quá phức tạp đối với bất kỳ ai nếu đƣợc yêu cầu thực hiện từng bƣớc một, một cách có ý thức. Hoặc hãy nghĩ về việc lái xe hơi, nhất là xe số sàn. Bạn rà xe chầm chậm bằng số một, điều khiển xe leo lên đồi - và bạn thấy một tấm biển yêu cầu ngừng ngay trên đỉnh đồi. Hoặc có thể là đèn đỏ. Sao cũng đƣợc, cái nào cũng có thể khiến bạn hoảng hốt. Bạn cố nhớ các động tác - nào là thắng, côn, cái nào nhả, cái nào đạp, rồi sang số - và nếu vấn đề này không xảy ra khi bạn chạy chầm chậm để dừng lại, nó cũng sẽ xảy ra khi bạn muốn nhấn ga chạy tiếp: Nhiều khả năng là bạn sẽ bị tắt máy. Sau một vài tuần hoặc vài tháng, khi bạn đã học đƣợc cách điều khiển xe và bạn không còn phải “nghĩ” đến từng động tác trong lúc lái xe nữa. Các động tác đó trở thành tự động (thậm chí cả việc sang số tay); sự chú ý của bạn bây giờ đƣợc tự do tập trung vào những thứ khác. Mặc dù sự chú ý có ý thức của chúng ta bị giới hạn bởi một lƣợng thông tin tối thiểu trong một lúc nào đó, chúng ta vẫn có quyền lựa chọn thông tin nào ta cần chú ý. Chúng ta có thể chọn hƣớng sự chú ý của mình vào việc gì, về mọi thứ xung quanh, về ngƣời khác, nhƣ ánh đèn pha sân khấu dõi theo một vũ công hoặc một diễn viên; hoặc chúng ta có thể hƣớng luồng sáng của sự chú tâm về chính bản thân ta. Sự chú ý có ý thức của ta không phải tự nhiên mà hoạt động. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nơi mình dành sự chú ý, hƣớng ngoại về phía ngƣời khác, hoặc hƣớng nội về phía bản thân mình. Khi chúng ta gửi một thông điệp đến ngƣời khác, (nên nhớ, đây là giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, trái với việc tự giao tiếp, nghĩa là giao tiếp với chính mình) tốt nhất là ta nên hƣớng sự chú ý có ý thức của mình về phía ngƣời đó. Chúng ta nhìn nhận và lắng nghe những biểu hiện cụ thể cho chúng ta biết thông điệp có đƣợc tiếp nhận hay chƣa, tiếp nhận khi nào và đôi khi cả cách mà nó đƣợc tiếp nhận nữa. Trong NLP, chúng ta gọi đó là hƣớng về ngƣời khác. Hƣớng về ngƣời khác nghĩa là tập trung sự chú ý của bạn về phía ngƣời đối diện, và đến những dấu hiệu hoặc biểu hiện mà ngƣời đó đƣa ra, những biểu hiện về hành vi của ngƣời đó nói cho ta biết thông điệp đã đƣợc tiếp nhận hay chƣa. Ngƣời ấy có hiểu đƣợc thông điệp của bạn không? Bạn có bày tỏ những gì bạn muốn nói một cách dễ hiểu không? Làm sao bạn biết đƣợc điều đó? Ngƣời kia có biểu hiện gì chứng tỏ họ hiểu được điều bạn muốn nói không? Có giống với những điều bạn nói không? Có nắm được luận điểm của bạn không? Những từ in nghiêng chỉ ra những phƣơng tiện tiếp nhận khác nhau, qua đó con ngƣời thu thập, tổ chức, và lƣu giữ thông tin: thị giác, thính giác và xúc giác. Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn ở phần sau. Thông tin mà bạn có đƣợc bằng cách chú ý đến những biểu hiện hồi đáp của ngƣời đối diện sẽ cho bạn biết phần nào của thông điệp mà bạn gửi đi đƣợc tiếp nhận, còn phần nào thì chƣa; nó mở ra những hƣớng mới về sự lựa chọn cách trình bày hoặc chuyển hoá ý nghĩa thông điệp của bạn cho ngƣời khác hiểu. Để giao tiếp một cách hiệu quả nhất, bạn cần liên tục đánh giá lại những gì bạn nói để xem nó đƣợc tiếp nhận nhƣ thế nào. Giao tiếp, một khi đã bắt đầu, giống nhƣ một vòng lặp - giữa thông điệp gửi đi và thông điệp nhận lại. Chúng tác động lẫn nhau, cái này sinh ra cái kia. Nhƣng trƣớc tiên, bạn phải khai thông mối liên kết giữa bạn và ngƣời đối diện, đồng thời thiết lập nền tảng cho sự giao tiếp. Có nghĩa là trƣớc hết bạn phải thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời kia. Nếu đối tƣợng giao tiếp không sẵn lòng nghe bạn nói, thì cũng chẳng đi đến đâu, dù bạn có thông minh, nổi bật, hoặc vui vẻ, gây ngạc nhiên đến mấy chăng nữa. Cũng nhƣ một đứa trẻ mải chơi lò cò, dù đó là giờ ăn tối, nó cũng chẳng nghe bạn nói gì đâu. Điều này không chỉ áp dụng với những ngƣời mà bạn làm việc cùng; nó còn đúng trong tất cả các loại hình giao tiếp khác, thậm chí cả với những ngƣời gần gũi với bạn. Quy luật đầu tiên trong giao tiếp hiệu quả là thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời kia. Và để làm đƣợc điều đó, bạn phải tạo sự kết nối với đối tƣợng. Tạo sự kết nối là khả năng thu hút đƣợc sự chú ý của đối tƣợng và tạo dựng cảm giác tin cậy. Nghĩa là bạn gieo vào lòng nhau cảm giác thấu hiểu; rằng bạn thực tâm đặt lợi ích của đối tƣợng lên trên hết và bạn là ngƣời họ có thể tin tƣởng khi tìm đến. Có một cách để tạo sự kết nối, điều mà chắc bạn đã từng làm nhƣng không ý thức về nó, đó là điều chỉnh hành vi cho tương xứng. Nghĩa là bạn làm theo những gì ngƣời kia đang làm - hoặc gần giống với họ. Nếu ngƣời kia đang ngồi, bạn sẽ tìm một chiếc ghế thay vì đứng. Nếu ngƣời kia nói bằng giọng nhẹ nhàng, bạn cũng điều chỉnh âm lƣợng của mình. Đó là những việc ta làm một cách vô thức, nhất là trong những tình huống mới: đi theo sự dẫn dắt của ngƣời khác, mà không nhận thức mình đang làm gì. Bằng cách trở nên nhận thức, có nghĩa là lựa chọn tập trung sự chú ý có ý thức của mình vào việc đồng điệu với ngƣời đối diện, chúng ta có thể khiến ngƣời kia có cảm giác kết nối. Bạn làm một việc tƣơng tự nhƣ việc ngƣời kia đang làm, để tạo trong họ cảm giác rằng bạn cũng giống họ, rằng bạn hiểu họ. Sự tƣơng hợp trong hành vi thật sự gia tăng khả năng thấu hiểu ngƣời khác của bạn, bởi vì bạn buộc mình phải tƣơng thích với họ, nói rõ hơn là bạn đặt mình vào vị trí của họ, và việc gia tăng cảm giác thấu hiểu này không phải giả vờ, mà thật sự là nhƣ vậy. Tuy nhiên, nó không giống với bắt chƣớc, một hành động gần nhƣ chắc chắn phản tác dụng và phá vỡ sự kết nối. Bắt chƣớc một ai đó, nhại y hệt giọng điệu của họ, hoặc dáng điệu của họ, hoặc lặp lại nguyên văn lời họ nói là một dạng trêu chọc hoặc mang họ ra làm trò đùa. Hơn hết, nó hàm ý xúc phạm, bất kính. Trong khi điều bạn muốn là tạo ra bầu không khí tôn trọng và thấu hiểu đối với ngƣời kia. Nói một cách cụ thể, bạn cần đồng điệu với ngƣời đối diện về điệu bộ, âm điệu và nhịp điệu. Nếu ngƣời đó đang ngồi thì bạn không nên đứng, bởi vì bạn không muốn đặt mình vào vị thế cao hơn ngƣời đó; nó sẽ tạo ấn tƣợng rằng bạn đang nói chuyện với tƣ thế bề trên và đó không phải là cách tốt nhất để tạo mối quan hệ. Trong công việc, với những mối quan hệ cá nhân, hoặc thậm chí với những mối quan hệ mới và chƣa rõ ràng, bạn hãy bắt đầu trò chuyện ở vị trí ngang tầm mắt. Nếu ngƣời kia nói chậm rãi, điều bạn nên làm (và để gia tăng sự kết nối) là nói chậm lại; bạn sẽ nói nhỏ hơn hoặc lớn lên tùy thuộc vào những dấu hiệu mà bạn nhận đƣợc. Đồng điệu với ngƣời khác cũng nhƣ trong khiêu vũ, bạn phải theo sự dẫn dắt của bạn nhảy. Sự đồng điệu tạo nên cảm giác hai ngƣời có chung một tần số. Tôi làm theo những động tác của bạn để chúng ta nhảy cùng với nhau; những chuyển động của tôi phản ánh những chuyển động của bạn; chúng ta hòa điệu cùng nhau, có cùng nhịp bƣớc, nhìn vào mắt nhau và ăn ý với nhau. Khi bạn không đồng điệu trong hành vi với đối tƣợng giao tiếp, bạn sẽ bị lỗi nhịp. Bạn sẽ theo một nhịp điệu khác - hoặc âm điệu và điệu bộ khác - và gần nhƣ chắc chắn điều đó sẽ gây bực bội cho ngƣời đối diện đến mức thông điệp của bạn không có cơ hội đến đƣợc ngƣời nghe. Ví dụ: Bạn là một nhà môi giới địa ốc đang cố gắng thuyết phục một khách hàng mua nhà. Ngƣời này ngồi hơi ngả về phía trƣớc và nói năng chậm rãi, còn bạn ngả ngƣời ra sau ghế và nói liên thanh. Không có sự kết nối. Không bán đƣợc nhà. Hết cách. Bạn, nhà môi giới địa ốc, là dân thành thị đã quen với nhịp độ hối hả và hay giữ khoảng cách với ngƣời đối diện. Khách hàng của bạn lại là ngƣời tỉnh lẻ quen với cung cách chậm rãi, cần nhiều thời gian và tỏ vẻ thân mật. Nếu bạn hơi nghiêng nửa ngƣời về phía trƣớc, thể hiện mình thật sự quan tâm và sẵn sàng dành thời gian nghe họ nói, đồng thời nói năng từ tốn, ý tứ, nhiều khả năng họ sẽ mua nhà từ bạn. Nếu lần này không thành, sẽ có lần sau. BÀI TẬP CHO SỰ KẾT NỐI 1. Chọn một ngƣời mà đôi khi bạn gặp khó khăn trong việc làm cho họ hiểu đúng ý bạn. 2. Dành ra một vài phút quan sát điệu bộ của anh ấy/cô ấy và lắng nghe nhịp độ cũng nhƣ âm điệu giọng nói của họ. 3. Cố gắng đồng điệu (một cách tƣơng đối) với dáng vẻ, nhịp độ và âm điệu của anh ấy/cô ấy. 4. Để ý xem điều đó có giúp cho thông điệp của bạn đƣợc hiểu đúng không. Nếu bạn muốn thử nghiệm, trƣớc tiên hãy cố tình lỗi nhịp với dáng vẻ, nhịp điệu và âm điệu của ngƣời kia. Ghi nhận những phản ứng của ngƣời ấy. Sau đó, tìm cách đồng điệu với dáng vẻ, nhịp điệu và âm điệu của họ. Chú ý phản ứng của họ. Hỏi xem ngƣời ấy cảm thấy nhƣ thế nào. Cách nào giúp chuyển tải thông điệp của bạn đến với ngƣời nghe tốt hơn? CHƢƠNG 3 Điều Khiển Ý Thức: Thời gian hoạt động ĐỂ GIAO TIẾP MỘT CÁCH HIỆU QUẢ, chúng ta cần tạo sự kết nối với ngƣời khác. Chúng ta làm điều này bằng cách chú ý đến những dấu hiệu trong hành vi của ngƣời đối diện. Và muốn thế, chúng ta phải hƣớng sự chú ý của mình đến ngƣời khác, hƣớng ngoại. Tất cả những điều này chúng ta có thể làm một cách tự động. Chúng ta thƣờng tự hòa hợp với ngƣời khác; sự kết nối có vẻ xảy ra một cách tự nhiên; giao tiếp đôi khi diễn ra rất trôi chảy. Nhƣng cũng có khi những điều tốt đẹp này không xảy ra, và dù ai cũng biết giao tiếp rất cần thiết cho kế sinh nhai, sức khỏe, hạnh phúc hoặc đơn giản là sự quân bình trong cuộc sống, nhƣng chúng ta không thể kiểm soát đƣợc nó. Những lúc nhƣ thế, chúng ta cần các công cụ hoặc kỹ thuật hữu ích. Chúng ta cần làm cho những hành động tự động của mình trở nên có ý thức, nhằm hiểu đƣợc nguyên nhân hình thành chúng. Sau đó, chúng ta có thể áp dụng những hành động hoặc hành vi này vào những tình huống mới, cho đến khi chúng lại trở thành tự động. Nói cách khác, chúng ta phải đảo ngƣợc việc học hỏi, chọn ra một thứ ta vốn đã biết cách thực hiện, và học xem ta đã làm điều đó nhƣ thế nào, để trong tƣơng lai ta có thể tiếp tục thực hiện mà không cần phải suy nghĩ về nó. Để tập trung vào những kỹ năng giao tiếp sao cho chúng ta có thể áp dụng chúng khi cần, chúng ta phải hiểu đƣợc mình nghĩ như thế nào, điều khiển ý thức hệ của mình ra sao. Các phƣơng pháp chỉ hữu ích khi chúng có sẵn vào đúng thời điểm và ta biết cách sử dụng chúng. Có đƣợc những kỹ năng đáng tin cậy có nghĩa là ta có thể lái sự chú ý của mình về phía mục tiêu hoặc đối tƣợng một cách có ý thức, chứ không phải một cái gì khác. Việc điều khiển ý thức có liên hệ đến khái niệm rằng tâm trí của chúng ta chỉ có thể tập trung suy nghĩ vào khoảng năm đến chín mẩu thông tin tại một thời điểm xác định. Thậm chí kể cả khi chúng ta cố gắng hết mức, với chín mẩu thông tin, thì vẫn chƣa đủ để chúng ta đi qua đi lại trong phòng. Chúng ta không thể di chuyển từ cửa ra vào đến chỗ cửa sổ, nếu chúng ta phải tập trung ý thức vào mọi dạng cử động duỗi ra, co lại, thay đổi tƣ thế và di chuyển cơ thể. Phần tâm trí có ý thức trong ta rất giới hạn, trong khi phần tâm trí vô thức thì vô hạn. Ý thức ám chỉ đến tất cả các hoạt động mà ta nhận thức đƣợc ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vô thức lại đƣợc tạo thành bởi tất cả ký ức, kiến thức, trải nghiệm - và cách chúng ta phân loại tất cả những thông tin và kinh nghiệm này, dán nhãn cho chúng và quy cho chúng một ý nghĩa nào đó. Tất cả những điều này thuộc về phần vô thức của con ngƣời, sâu xa và mênh mông nhƣ đại dƣơng. Nhận thức của chúng ta lƣớt đi trên bề mặt vô thức nhƣ một con thuyền nhỏ, một chấm nhỏ so với khôn cùng sâu thẳm bên dƣới. Nhƣng chúng ta có thể điều khiển phần nhận thức của mình; chúng ta có thể chọn ra một lƣợng nhỏ thông tin ta cần mọi lúc mọi nơi và dùng nó để lái con tàu - cũng chính là bản thân ta - đến bất cứ nơi nào ta muốn. Cũng chính bởi phần ý thức của ta rất hạn chế, nhờ vậy mà ta có thể kiểm soát hƣớng đi của nó. Hầu hết mọi ngƣời không nhận ra mình có lựa chọn này. Họ không biết rằng ý thức của mình có giới hạn và vì vậy có thể tiếp cận đƣợc nó. Thông thƣờng, họ rơi vào trạng thái lẫn lộn, với ba bốn mẩu thông tin (tối đa!) hƣớng ra bên ngoài, còn lại năm hoặc sáu mẩu thông tin hƣớng vào bên trong. Nói cách khác, trong phần lớn thời gian, chúng ta hƣớng sự tập trung vào chính mình (thậm chí ta còn không nhận thức về điều đó): về những gì ta cảm nhận hoặc suy nghĩ, về những điều ta tự nói với bản thân (“Mình có thể làm việc này, mình không thể làm việc kia”), về những gì chúng ta ghi nhớ thông qua hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, cảm giác và cảm xúc. Thông thƣờng, khi chúng ta không điều khiển sự tập trung của mình một cách có ý thức - khi ta trôi nổi trên đại dƣơng mênh mông của ý thức, mặc cho những suy nghĩ của mình cuốn theo những gì đang diễn ra - thì khi ấy chúng ta tập trung vào chính mình nhiều hơn vào ngƣời khác. Khi ý thức đƣợc hƣớng vào bên trong theo cách này, chúng ta gọi nó là thời gian chết. Thời gian chết có thể hữu ích cho nhiều dạng hoạt động sáng tạo, suy tƣởng và nghiền ngẫm, và nó có thể là một lựa chọn có ý thức - để trí tƣởng tƣợng của bạn tự do bay nhảy - giúp mở rộng ý thức về bản thân bạn. Tuy nhiên, đó là chốn riêng tƣ, nơi bạn giao tiếp với chính mình, không phải với ai khác. Khi ý thức của bạn đƣợc hƣớng ra ngoài, vào cái bạn nhìn thấy, nghe đƣợc, chạm tới, tức là bạn đang ở trong thời gian hoạt động. Đó là lúc bạn gặp gỡ ngƣời khác. Điều này hỗ trợ và cho phép bạn hƣớng ngoại, nơi bạn phải quan sát phản ứng của ngƣời đối diện về những điều bạn nói, đánh giá phản ứng của họ để chắc chắn rằng ngƣời ấy nghe những gì bạn nói, để xem thông điệp bạn muốn gửi đi có giống với những gì mà họ tiếp nhận hay không. Thời gian hoạt động là thời điểm tuyệt vời nhất để quan sát ngƣời khác, chú ý mọi thay đổi nhỏ và ẩn ý trong từng cử chỉ, lời lẽ và dáng điệu đáp lại của ngƣời đối diện, một chuyển động nhỏ ở chân mày hoặc cách ngón tay gõ gõ lên mặt bàn. Những lúc ấy, nó đẩy mọi suy nghĩ ra khỏi đầu bạn trong một lúc, những thông điệp bí mật mà bạn gửi vào tâm trí thông qua hình ảnh, ngôn từ và độc thoại với bản thân. Nó tạo ra một trạng thái về căn bản, đƣợc gọi là “vô ngã”. Ý thức của bạn đƣợc điều khiển để hƣớng về những gì bạn nhìn thấy và nghe đƣợc ở thế giới bên ngoài. Cái tôi hay bản ngã phải tạm ngƣng hoạt động nhƣ con tàu đƣợc cài ở chế độ lái tự động; chức năng kiểm soát của ý thức bị vô hiệu hóa. Trong thời gian hoạt động, hiện hữu một kênh liên lạc nối giữa phần ý thức và vô thức: lời lẽ xuất hiện; ý nghĩ của bạn lên tiếng. Thời gian hoạt động là cách bạn giải phóng mình ra khỏi bản thân. Bạn không còn bận tâm về việc bạn đang nhƣ thế nào nữa, thay vào đó bạn để cho mọi chức năng hoạt động một cách tự nhiên và hƣớng sự chú ý của mình ra thế giới chung quanh. Bạn làm điều này nhƣ thế nào? Bạn bƣớc vào khoảng thời gian hoạt động bằng cách nào? Đó là việc dễ nhất trần đời, nhƣ đánh thức ý thức hoặc dùng ngôn từ để nắm bắt một ý nghĩ. Nhƣng thƣờng việc dễ dàng nhất cũng chính là việc khó khăn nhất - tựa nhƣ đi những bƣớc đầu tiên. Hãy tập trung vào những gì xảy ra bên ngoài. Hãy quan sát một ai đó hoặc một điều gì đó thật kỹ càng. Tập trung toàn bộ sự chú ý vào những gì bạn nhìn; dùng mắt và cả đôi tai của bạn. Hãy ghi nhận các chi tiết. Hãy đề ra cho mình một bài tập quan sát đơn giản. Nhìn một ai đó thật chăm chú: xem ngƣời ấy mặc gì trên ngƣời, màu sắc trang phục, kiểu tóc, cách đi đứng, âm điệu của giọng nói, lƣu ý chi tiết nhƣng không đƣa ra bất kỳ đánh giá nào cũng nhƣ bất kỳ kết luận nào. Từ đó, bạn bắt đầu hƣớng sự chú ý của mình ra bên ngoài và bƣớc vào thời gian hoạt động một cách tự nhiên. Bạn bắt đầu nhận ra những biểu hiện trên nét mặt của ngƣời khác, sự thay đổi tƣ thế, cử chỉ - một cái gật đầu hoặc nhịp nhịp bàn chân khi họ ngồi bắt chéo chân - và bạn lắng nghe những từ ngữ, nhịp độ và âm điệu, chú ý đến mọi thứ, nhƣng hãy gạt mọi phán xét, suy diễn sang một bên, chỉ quan sát mà không phán xét. Thậm chí danh sách ngắn ngủi này còn lớn hơn khả năng mà ý thức có thể xử lý vào bất cứ lúc nào; đây chỉ là một tác động nhỏ, một cách để bạn bƣớc vào thời gian hoạt động, một cách để tâm trí thoát khỏi trạng thái chỉ quan tâm đến mình và hƣớng ngoại bằng cách tập trung vào một đối tƣợng, sự vật hoặc con ngƣời cụ thể. Bƣớc vào thời gian hoạt động là cách tiếp thêm sinh lực cho bản thân, trở về với thế giới chung quanh, soi sáng con đƣờng trƣớc mặt. Bƣớc ra khỏi thế giới riêng của mình, cả về mặt cảm xúc lẫn thể chất. Hãy đi ra ngoài, nhìn ngắm, lắng nghe và cảm nhận bằng mọi giác quan của cơ thể. Hãy trở nên năng động! Nghĩa là luôn hƣớng sự chú ý của bạn về phía trƣớc. Ngắm nhìn những hàng cây hai bên đƣờng, dáng đi của mọi ngƣời, cảm nhận ánh nắng, cơn gió hoặc những hạt mƣa trên làn da mình, tiếng ồn của xe cộ, tiếng nƣớc chảy hoặc tiếng ngƣời trò chuyện. Khi bạn đi mua thức ăn, hãy đến quầy bán rau và trái cây, chọn một thứ có màu bắt mắt hoặc hình thù khác thƣờng: cầm nó trên tay, ngắm nghía thậm chí có thể ngửi nó. Hãy cảm nhận vẻ đẹp của vật thể ấy. Thời gian hoạt động gia tăng niềm hứng khởi của bạn trong cuộc sống. Hãy thử làm những bài tập sau để bƣớc vào thời gian hoạt động. BÀI TẬP VỀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 1 1. Ra khỏi nhà đi dạo một quãng ngắn, chừng mƣời mấy phút. 2. Tìm càng nhiều những thứ sau đây càng tốt: • Một bông hoa • Một vật có màu cam/tím/vàng • Một vật có hình tam giác, hình vuông, hình tròn • Một tòa nhà có hình thù kỳ lạ • Một vật bằng chất liệu mềm, óng mƣợt • Một vật bằng chất liệu thô • Tiếng chim hót - bạn có nghe thấy tiếng chim không? • Tiếng gió xào xạc trên cành • Tiếng trẻ con vui chơi, cƣời đùa 3. Lên danh sách những gì bạn tìm đƣợc. Thậm chí bạn có thể tự mình săn tìm kho báu, tìm kiếm những vật dụng cụ thể nào đó (nhƣ một hòn đá màu đen, một đồng tiền cổ chẳng hạn) mà bạn có thể mang về nhà. 4. Lặp lại bài tập này hàng ngày cho đến khi nó trở thành thói quen tự nhiên. Khi bạn ra ngoài đi dạo, hãy ngắm nhìn và lắng nghe thế giới bên ngoài. BÀI TẬP THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 2 1. Giả vờ bạn là một ngƣời sao Hỏa, đến từ một hành tinh khác. Sinh vật này có hai công tắc: BÊN NGOÀI và BÊN TRONG. Khi bật công tác BÊN TRONG, bạn sẽ chỉ truy cập đƣợc những thông tin và trải nghiệm bên trong bản thân. Khi bật công tắc BÊN NGOÀI, bạn sẽ chỉ tiếp cận đƣợc những thông tin và trải nghiệm từ thế giới bên ngoài. 2. Hai công tắc này nằm ở hai bên thái dƣơng của bạn. Thái dƣơng bên trái kiểm soát BÊN TRONG, thái dƣơng bên phải kiểm soát BÊN NGOÀI. 3. Ấn vào thái dƣơng bên trái và đi quanh phòng. Nhớ rằng bạn chỉ nhận thức về những trải nghiệm bên trong: cảm giác, hình ảnh, ý nghĩ, âm thanh, lời lẽ mà bạn nói với chính mình. Hãy đi quanh phòng một vài lần. 4. Bây giờ, bạn hãy chạm vào thái dƣơng bên phải và lặp lại bài tập đi quanh phòng. Lần này bạn chỉ ghi nhận các trải nghiệm bên ngoài: màu sắc và hình dạng của những đồ vật trong phòng, chất liệu của những món đồ nội thất, hình dáng cửa sổ, nhiệt độ, gió, những âm thanh đến từ bên ngoài. Hãy đi quanh phòng một vài lần. 5. Khi bạn đã điều khiển tốt những “công tắc” này, hãy thực hành giữa hai bài tập bên trong và bên ngoài. Hãy làm điều này một cách thuần thục đến mức chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng có thể khiến bạn đi từ thế giới trải nghiệm này sang thế giới trải nghiệm khác. 6. Nhận ra rằng khả năng chuyển từ thời gian chết sang thời gian hoạt động luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn và luôn sẵn sàng cho bạn sử dụng vào bất cứ lúc nào. CHƢƠNG 4 Quan sát Việc quan sát khơi dậy sức mạnh trong ta. - W. B Yeats NHỮNG AI THƢỜNG NGỒI uống cà phê lề đƣờng hoặc ngồi trên ghế đá công viên hàng giờ ngắm nhìn mọi sự diễn ra xung quanh, cũng đều nếm trải cảm giác thú vị khôn cùng của việc quan sát động thái con ngƣời. Dù bạn ngồi trong nhà hàng, phòng đợi ở sân bay hoặc tiền sảnh khách sạn; ngồi trên xe buýt, xe hơi, đi trên đƣờng; nhìn từ cửa sổ văn phòng hay lớp học; khi xếp hàng - dù ở bất cứ đâu thì việc quan sát hành động của mọi ngƣời cũng là một thú vui nhân loại. Ai trong chúng ta cũng có một chút tính cách của nhà nhân loại học. Hoặc có thể đó là thói tò mò tự nhiên. Chúng ta muốn biết điều gì đang xảy ra với ngƣời khác: Cô ấy đang nghĩ gì? Anh ấy cảm thấy ra sao? Điều gì đang diễn ra? Đôi khi ta tự thêm thắt vào câu chuyện của những ngƣời chúng ta quan sát - ngƣời này đang yêu, ngƣời kia chắc vừa trải qua chuyện buồn. Việc làm này có vẻ vui và giàu trí tƣởng tƣợng, nhƣng không đáng tin cậy. Nếu bạn muốn biết điều gì đang thật sự diễn ra, ngƣời khác đang có tâm trạng gì, và bằng cách nào bạn có thể thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời đối diện, bạn phải để tâm đến từng biểu hiện trong hành vi của họ. Bạn quan sát hành vi để biết đƣợc những đặc điểm nào nhất quán, những đặc điểm nào khác biệt. Quan sát tức là xem xét, xác định mức độ chênh lệch hoặc khác biệt so với tiêu chuẩn hoặc tiêu chí thông thƣờng. Con ngƣời có khả năng phi thƣờng trong việc này; chúng ta có thể phát hiện ra những khác biệt nhỏ nhặt nhất, một thay đổi nhanh trong giọng nói, biến đổi trên nét mặt hoặc dáng đi của ngƣời khác; chúng ta có thể nhận ra tâm trạng của ngƣời bên kia đầu dây điện thoại ngay tức khắc hoặc chỉ cần nhìn dáng đi từ xa của một ngƣời đang tiến đến gần. Nhƣng làm thế nào để bạn quan sát đƣợc suy nghĩ của ngƣời khác? Cảm xúc? Liệu có cách nào tôi chỉ nhìn thấy bạn là biết đƣợc chiều hƣớng suy nghĩ của bạn không? Có tiêu chuẩn nào tiết lộ cho tôi biết liệu bạn có hiểu đúng những điều tôi muốn nói hay không? Liệu bạn có lắng nghe tôi không? Liệu bạn có hiểu những điều tôi muốn nói hay không? Tôi không thể đọc đƣợc suy nghĩ của bạn, nhƣng tôi có thể biết khá rõ về tâm trạng hoặc trạng thái tinh thần của bạn lúc ấy, hoặc bạn đang suy nghĩ theo chiều hƣớng nào, bằng cách nhìn và lắng nghe những biểu hiện trong hành vi của bạn. Tôi quan sát những gì bạn làm - qua cơ thể, giọng nói, chuyển động mắt, tất cả những chi tiết nhỏ nhặt trong hành vi mà có thể chính bạn cũng không nhận ra. Những dấu hiệu này phát đi một thông điệp mà ai cũng thấy và nghe đƣợc, nếu họ biết cách. Quan sát nghĩa là biết cách đọc ngƣời khác - cần chú ý đến những yếu tố gì, những hành vi đặc trƣng nào bộc lộ tâm trạng và cảm xúc của ngƣời đó. Đây là một cách để bạn tìm thấy dấu hiệu. Quan sát là việc bạn luôn trong tƣ thế sẵn sàng, nhƣ con mèo đang căng ngƣời chăm chú theo dõi từng động thái của chú chim trên cành, hay nhƣ một con chó mải mê sục mũi theo dấu vết của con mồi. Đó là việc bạn dành hết tâm trí của mình cho đối tƣợng (hƣớng về ngƣời khác) và luôn sẵn sàng, hoặc tò mò ghi nhận từng manh mối, dấu hiệu, và dữ kiện từ phía ngƣời kia, mà không suy diễn hay phán xét - chỉ đơn giản là tiếp nhận thông tin. Điều này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn trở nên linh hoạt hơn, có sức thuyết phục hơn trong giao tiếp. Tốt. Vậy cụ thể những dấu hiệu trong hành vi là gì? Bạn cần tìm chúng ở đâu, lắng nghe điều gì? Hãy hình dung trong tâm trí một cái ao giữa rừng, vào mùa hè. Có nhiều ếch sống trong cái ao đó. Có thể bạn nghe thấy tiếng chúng hòa ca vang vọng, một dàn hợp xƣớng ồn ào. Nhƣng biết tìm chúng ở đâu? Chính những bong bóng sủi trên mặt nƣớc sẽ chỉ cho bạn. Bạn hãy để ý những chiếc lá bông súng xòe trên mặt hồ, rồi những cành cây nhỏ nằm xung quanh ao. Hàng trăm con ếch ở trên đó. Tất cả chúng bất ngờ xuất hiện trƣớc mặt bạn. Làm sao bạn không nhìn thấy chúng đƣợc cơ chứ? Điều này cũng tƣơng tự với việc bạn đọc ngƣời khác, bằng cách để ý đến những dấu hiệu và biểu hiện vốn sẽ cho bạn biết điều gì đang diễn ra bên trong con ngƣời ấy. Chẳng khác nào những bong bóng nổi sủi trên mặt hồ: bỗng dƣng ngƣời ấy nói nhanh hơn, thở gấp hơn, cơ mặt căng ra. Cái chính là bạn nhận ra những thay đổi đó. Tìm kiếm những thay đổi trong dáng điệu, cử chỉ, cƣờng độ hay tốc độ thở (đang thở sâu sang thở nông, từ thở nhanh thành thở chậm), những biểu hiện trên nét mặt (cơ mặt căng ra hay thả lỏng, những nếp nhăn hằn sâu hay giãn ra, thay đổi sắc mặt), trong giọng nói - âm điệu từ cao sang thấp, thay đổi về âm lƣợng - và tốc độ nói, có thể biến đổi giữa nhanh và chậm. Hãy cẩn thận khi bạn suy diễn - tỉ nhƣ khi thấy ai đó cau mày, bạn suy ra rằng ngƣời đó có ý chê bai, chỉ trích; nghe ai đó nói lớn tiếng, bạn suy ra rằng ngƣời ấy đang giận dữ. Làm thế chẳng ích lợi gì và có thể cũng chẳng chính xác nữa. Về những thay đổi cụ thể trong tƣ thế, hãy chú ý đến vị trí vai, đầu và xƣơng sống. Khi bạn quan sát cử chỉ, điều đặc biệt quan trọng là ghi nhận thời điểm họ bắt đầu thay đổi và kết thúc. Hầu nhƣ ai cũng có những điệu bộ đặc trƣng thể hiện con ngƣời họ là ai, không kém gì chất giọng hoặc cách nói năng của họ. Nét đặc trƣng trong cử chỉ đi cùng với con ngƣời họ nhƣ hình với bóng, thể hiện rõ bản chất của họ. Ngƣời này hay nhịp mấy ngón tay lên mặt bàn, ngƣời kia thƣờng dùng ngón tay chải tóc; có ngƣời mà hai bàn chân cứ nhƣ đang đạp hai cái pê-đan vô hình; ngƣời lại nhƣ sắp xua mấy con ruồi trong tƣởng tƣợng. Nhƣng ngoài những cử chỉ cá nhân đặc trƣng thì còn có những động tác đi kèm với câu nói. Nếu chịu khó quan sát, bạn có thể thấy ngƣời phát ngôn nhấn mạnh vào một số từ nào đó bằng việc dùng ngón trỏ chỉ vào khoảng không trƣớc mặt hoặc huơ tay trong không khí. Ngƣời nói cũng có thể bật ngón tay tanh tách, kéo dái tai, vỗ vỗ vào thái dƣơng; họ muốn thể hiện với bạn điểm quan trọng trong những gì họ nói. Những cử chỉ đó nhấn mạnh một số từ nhất định, hoặc ngƣợc lại họ muốn che đậy hoặc thậm chí loại bỏ một số từ. Chắc bạn từng thấy những ngƣời đƣa tay lên bụm miệng, nhƣ thể họ muốn ngăn không cho lời nói thốt ra. Bạn hãy bật ti vi lên nhƣng tắt tiếng đi. Thử xem bạn hiểu đƣợc bao nhiêu phần trăm. Tôi cá là bạn hiểu đƣợc rất nhiều. Con ngƣời có thể dễ dàng thấy điều ngƣời khác đang nói. Hãy tìm những dấu hiệu trên nét mặt: một cái chau mày, một cái nghiến răng, thay đổi sắc mặt, môi mím lại hoặc trề ra, bất kỳ sự thay đổi nào mà bạn nhận thấy. Hãy nhớ, điều quan trọng là sự thay đổi. Sự thay đổi báo hiệu một điều gì đó đang diễn ra bên cạnh những từ ngữ đƣợc sử dụng. Đôi khi nó chỉ đơn giản là sự hòa hợp hay tán thành với ngôn từ - hoặc nó có thể nhấn mạnh hoặc thậm chí chỉ ra điều trái ngƣợc. Bây giờ, bạn hãy bật tiếng tivi và chỉnh cho hình ảnh tối hoặc mờ đi. Bạn tiếp thu đƣợc nhiều thông tin hơn hay ít hơn so với trƣớc? Bạn nghe đƣợc những dấu hiệu nào? Bạn có nhận ra đƣợc những thay đổi nếu chỉ căn cứ vào chất giọng? Hãy lắng nghe những chỗ lên giọng xuống giọng báo hiệu sự nhấn mạnh, bất thình lình lên giọng (lớn tiếng) hoặc đột ngột hạ giọng thành tiếng thì thầm; tốc độ nói; hai hoặc ba giọng nói hòa vào nhau nhƣ thế nào, nối tiếp nhau ra sao khi ngƣời ta cùng nói, nhƣ một vũ điệu của thính giác. Hoặc bạn hãy nghĩ đến việc lắng nghe lời thoại trong một bộ phim tiếng nƣớc ngoài mà không có phụ đề. Tôi chắc bạn có thể nắm đƣợc nội dung nhiều hơn bạn tƣởng; một khi bạn đã quen với ngữ điệu hoặc nhịp điệu của ngôn ngữ đó, bạn có thể nhận ra đƣợc sự thay đổi, bất thình lình biến chuyển trong âm điệu, tiếng ồn, tiếng thì thầm và mặc dù bạn lắng nghe ngôn từ, bạn vẫn có thể hiểu đƣợc ý nghĩa qua những “vũ điệu” của âm thanh phi ngôn ngữ. Dĩ nhiên, những cử chỉ dứt khoát, cử động cơ thể bất thình lình, môi mím lại, sự thay đổi trên nét mặt cũng tiết lộ cho bạn nhiều thứ, và bạn có thể khám phá ra rằng dù không có phụ đề, bạn vẫn hiểu đƣợc phần lớn những gì đang diễn ra. Con ngƣời luôn là con ngƣời và mặc dù chúng ta giao tiếp với nhau bàng một thứ ngôn ngữ nhất định nào đó, chúng ta vẫn có thể nói lên nhiều điều mà thậm chí không cần đến ngôn từ hoặc bổ sung cho ngôn từ. Ngoài ngôn ngữ, chúng ta có thể “nói” với nhau bằng nhiều cách, thƣờng là vô thức. Ngôn từ đóng vai trò chƣa đến 20% trong giao tiếp. Phần còn lại của giao tiếp đƣợc chuyển tải thông qua những kênh khác, phi ngôn ngữ. Mỗi ngƣời chúng ta đều có những điệu bộ cử chỉ riêng, những điệu bộ này tiết lộ và là một phần cá tính của chúng ta, giống nhƣ những dấu ấn nhận dạng từng ngƣời và phân biệt ta với những ngƣời còn lại. Đọc hiểu những dấu ấn này - những biểu hiện trong hành vi - là con đƣờng nhanh nhất để tiếp cận ngƣời khác và cảm nhận đƣợc những gì họ muốn nói. Điều này sẽ tạo ra sự kết nối, giúp cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau đây là một số điểm đặc trƣng bạn cần tìm kiếm và lắng nghe trong khi quan sát một ai đó. ĐỂ Ý NHỮNG THAY ĐỐI TRONG: • Cử chỉ, điệu bộ • Dáng vẻ • Những nếp nhăn trên mặt • Màu sắc của phần mặt và cổ • Độ căng hoặc thả lỏng của các cơ bắp • Độ khép hoặc mở mắt • Môi giãn ra hay mím lại, màu sắc thay đổi trên đƣờng viền môi • Hơi thở (nhanh hơn/chậm lại; sâu hơn/nông hơn) LẮNG NGHE NHỮNG THAY ĐỔI VỀ: • Âm lƣợng • Âm điệu • Tốc độ • Những chỗ ngắt quãng • Nhịp điệu Khi bạn nhìn và lắng nghe dạng thông tin này, bạn đang hƣớng sự chú ý của mình ra ngoài. Bạn bƣớc vào quãng thời gian hoạt động và trở nên hƣớng ngoại. Quan sát ngƣời khác không chỉ là một trong những hoạt động lôi cuốn nhất và cực kỳ hấp dẫn mà bạn có thể làm, nó còn là công cụ hữu hiệu nhất trong việc thiết lập nền tảng vững chắc trong giao tiếp. Chỉ khi nào bạn có thể để ý đến đối tƣợng mà không đƣa ra những phán xét chủ quan về ý nghĩa của những điều đó, bạn mới có thể khiến đối tƣợng chú ý đến mình. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với một diễn viên là khả năng lắng nghe ngƣời khác và quan sát những gì đang diễn ra. Thậm chí đó có là lần diễn thứ một ngàn đi chăng nữa thì ngƣời nghệ sĩ vẫn phải diễn nhƣ thể lần đầu tiên. Chỉ khi ấy, diễn xuất của họ mới thật đối với khán giả. Sân khấu thế nào thì cuộc đời thế ấy. Để ngƣời khác lắng nghe và chú ý đến mình, bạn phải mở to hai mắt và dỏng hai tai. Bằng cách quan sát phản ứng của ngƣời khác, bạn sẽ biết bằng cách nào để thông điệp của mình đƣợc đón nhận. Đó là cách mọi thứ diễn ra hàng ngày. Một ngƣời bán hàng đang thuyết phục khách mua chiếc xe thể thao mui trần đời mới. Anh ta huyên thuyên đủ chuyện với khách hàng, nhằm tìm ra một chủ đề mà khách quan tâm nhất. “Anh có thích đội Red Sox không? Anh có nghĩ là họ giành đƣợc cờ luân lƣu trong năm nay không?” “Hè này anh có định đi nghỉ ở đâu không?” “Anh có con chƣa?” Tất cả đều là những câu hỏi có-không. Khi vị khách hàng tiềm năng trả lời, ngƣời bán hàng nghiên cứu kỹ từng phản ứng nhỏ. Anh ta nhận thấy khi khách hàng trả lời “có” thì lông mày họ nhƣớn lên, sắc mặt hồng hơn và giọng nói to hơn. Bằng cách quan sát, ngƣời bán hàng biết cách đánh giá khi nào khách hàng có thể gật đầu mua hàng, và anh có thể mang về hợp đồng bán chiếc xe mui trần vào lúc khách hàng của anh cao hứng nhất. Hãy xem xét trƣờng hợp này: một phụ nữ ứng tuyển vào vị trí quản trị trong một công ty lớn và chị đƣợc chính vị chủ tịch công ty phỏng vấn. Chị nhận thấy ông ta hay cau mày - tuy nhiên, ngay sau cái cau mày, ông lại hít một hơi thật sâu và thả lỏng hai vai. Hơn nữa, chị nhận thấy ông cau mày mỗi khi chị đặt ra câu hỏi. Chị kết luận rằng cái cau mày thật ra chỉ là dấu hiệu về sự tập trung của ông chủ tịch, chứ không phải là do ông không tán thành. Khi nhận ra điều đó, chị tiếp tục buổi phỏng vấn với cảm giác tự tin và thoải mái. Hoặc bạn thử xem xét trƣờng hợp này: giả sử bạn đi chơi với một ngƣời bạn, nhƣng ngƣời này không bao giờ bày tỏ với bạn điều cô ấy thật sự muốn, rồi rơi vào tâm trạng cáu kỉnh. Chuyện này từng xảy ra vài lần, và cô ấy không muốn hoặc không thể nói cho bạn biết điều cô không bằng lòng. Nhƣng hôm nay bạn quan sát cô ấy. Bạn nhận thấy - sau vài lần - mỗi khi cô ấy muốn làm một điều gì đó, cô ấy thở nhanh hơn, đầu gật nhẹ và giọng trầm hẳn xuống. Thế nhƣng, khi cô ấy nói “có” trong khi thật lòng không muốn, hơi thở của cô chậm lại, ngắt quãng, giọng hơi the thé, toàn thân cứng đờ và không có cử động gì rõ ràng. Khi đã quan sát đƣợc những điều này, bạn có thể biết khi nào cô ấy thật sự nói “có” và khi nào cô ấy chỉ nói có nhƣng thật sự không muốn. Quan sát chính là xem xét; nghĩa là bạn để ý từng thay đổi nhỏ nhất nơi ngƣời khác trong quá trình giao tiếp. Những thay đổi này thể hiện cách họ phản hồi; nó cho bạn biết ngƣời kia đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao. Quan sát, đơn giản là nhìn và lắng nghe những điều ngay trƣớc mắt bạn. Giống nhƣ những bong bóng nƣớc sủi lên mặt ao, những hành vi này rất dễ thấy một khi bạn chịu để ý. Tất cả những điều bạn cần làm là quan sát đủ lâu - và bỗng nhiên bạn thấy chúng rõ nhƣ ban ngày, ngƣời đối diện dƣờng nhƣ đang bày tỏ cho bạn thấy những gì họ nghĩ đằng sau ngôn từ. CHƢƠNG 5 Hệ Thống Biểu Hiện CON NGƢỜI KHÔNG AI GIỐNG AI. Mỗi ngƣời phản ứng với môi trƣờng xung quanh, với ngƣời khác và với thế giới theo một cách khác nhau, trong khi tất cả chúng ta đều có cấu tạo giống nhau. Mỗi cá thể là một sự sắp xếp khác nhau, một tổ chức đặc trƣng, một giải pháp riêng biệt cho cùng một vấn đề cơ bản trong cuộc sống. Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không ai giống ai chính là các hệ thống biểu hiện. Đó là những cổng giác quan mà chúng ta dùng để tìm hiểu thế giới - để suy nghĩ, cảm nhận/ghi nhớ - và để sắp xếp những thông tin chúng ta thu thập đƣợc, sẵn sàng cho những lúc cần thiết. Hệ thống biểu hiện là phƣơng tiện qua đó chúng ta xử lý các trải nghiệm và nhìn nhận thế giới. Đó là những bộ lọc giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm) mà chúng ta dùng để tái hiện lại thế giới trong tâm trí chúng ta. Bởi trong một lúc chúng ta chỉ có thể xử lý một lƣợng thông tin rất giới hạn (tối đa chín mẩu), những bộ lọc giác quan này đóng vai trò hỗ trợ việc tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn. Về cơ bản, chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh, âm thanh và cảm giác. (Đôi khi, khứu giác và vị giác cũng là những bộ lọc quan trọng đối với một số ngƣời, nhƣng nó không phổ biến lắm và chúng ta không đề cập đến ở đây.) Những bộ lọc giác quan mà chúng ta dùng để hiểu và tƣơng tác với thế giới không khác mấy so với những bộ lọc chúng ta dùng trong nhà bếp, phòng thí nghiệm hoặc ở tiệm chụp hình. Các bộ lọc giúp bạn tiếp nhận thông tin có chọn lọc; chúng cùng cho phép bạn loại bớt những thông tin không cần thiết hoặc không mong muốn trong một thời điểm nhất định. Là một nhà nhiếp ảnh, bạn có thể chọn loại ống kính để tạo độ tƣơng phản cao hơn, nhấn mạnh vào những điểm trắng đen, loại bỏ các tông màu xám. Hoặc bạn có thể chọn ống kính làm mờ ảnh, kết hợp màu sắc và ánh sáng để tạo hiệu ứng ấn tƣợng, và loại bỏ hoàn toàn độ tƣơng phản trong ảnh. Một miếng lọc bằng vải mùng trong nhà bếp có thể giữ lại những mẩu vụn thức ăn và làm cho nồi nƣớc dùng hoặc nồi súp của bạn trở nên trong hơn. Bộ phin cà phê cũng có tác dụng tƣơng tự với cà phê xay. Các bộ lọc loại bỏ một số khía cạnh của một sự việc hoặc trải nghiệm nhằm củng cố các khía cạnh khác. Bộ lọc giác quan cho phép chúng ta xử lý các thông tin mới mà không bị rơi vào tình trạng quá tải. Bạn có thể hình dung về chúng nhƣ những cổng vào có nhiều kích cỡ - lớn, trung bình và nhỏ. Bộ lọc thị giác chính là cổng vào lớn nhất, tiếp nhận phần lớn những gì bạn nhìn thấy, bộ lọc thính giác chủ yếu tập trung vào những gì bạn nghe và bộ lọc cảm giác lấy vào những gì bạn cảm nhận đƣợc. Nhƣ thế không có nghĩa là các hệ thống giác quan khác không ảnh hƣởng gì đến bạn; vấn đề nằm ở mức độ. Mỗi ngƣời chúng ta đều sở hữu một tập hợp các bộ lọc giác quan này, sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Cổng vào lớn nhất tiếp thu phần lớn thông tin và vì vậy chúng ta có khuynh hƣớng phụ thuộc vào nó. Tất nhiên, đôi khi chúng ta cũng dùng những bộ lọc khác cho các dạng thông tin khác (thậm chí những ngƣời hay sử dụng bộ lọc thị giác nhất cũng phải dùng thính giác khi đến xem buổi hòa nhạc hoặc nghe ngâm thơ), nhƣng hầu hết ai cùng ƣu tiên sử dụng một loại giác quan nào đấy thƣờng xuyên. Một số ngƣời trong chúng ta thiên về thị giác, những ngƣời khác thiên về thính giác và những ngƣời còn lại thiên về cảm giác, giống nhƣ nhân vật trong bài thơ của Theodore Roethke mang tên The Waking (Thức Giấc) là ngƣời thể hiện thế giới qua cảm giác: „„Chúng ta suy nghĩ bằng cảm nhận.” Chúng ta nhận thức về một trải nghiệm thông qua một giác quan nào đó, mã hóa rồi lƣu giữ kinh nghiệm ấy dƣới một định dạng riêng, hoặc bộ lọc, thông qua những hình ảnh, âm thanh, ngôn từ và cảm xúc. Những dữ liệu giác quan này trở thành ký ức của ta, ngân hàng lƣu trữ thông tin mà ta căn cứ vào đó để suy tính và đƣa ra các quyết định hàng ngày: khả năng xác định đâu là trải nghiệm tốt và xấu, điều gì cần tích lũy thêm, điều gì cần tránh, làm sao để thúc đẩy bản thân, làm thế nào để học hỏi. Các hệ thống biểu hiện chính là phƣơng cách suy nghĩ của con ngƣời, và hệ thống biểu hiện chủ đạo của ta chính là điều ta nhận thức rõ nhất trong một tình huống cụ thể. Vậy, có cách nào để bạn truyền đạt thông điệp của mình đến một ngƣời có vẻ nhƣ không nghe bạn nói, hoặc dƣờng nhƣ không hiểu những gì bạn đang bày tỏ không? Bạn hãy phiên dịch điều bạn muốn nói sang ngôn ngữ giác quan của ngƣời ấy. Bạn hãy diễn đạt ý mình bằng những thuật ngữ giác quan đó, dựa trên một kênh giác quan cụ thể mà đối tƣợng sẽ đáp lại một cách tích cực nhất (dù ngƣời ấy có nhận ra là mình làm điều đó hay không). Nếu một ai đó dùng ngôn ngữ thị giác thì bạn đừng đáp lại bằng ngôn ngữ thính giác hoặc cảm giác. Bạn phải nói cùng ngôn ngữ với họ. Có nghĩa là: Nếu một ai đó hỏi bạn, “Anh/chị có thấy điều đó là sai không?” (từ “thấy” ở đây là một từ thuộc thị giác) thì thay vì trả lời, “Tôi có thể hiểu đƣợc” (“hiểu” ở đây thuộc về cảm giác), bạn nên sử dụng cách biểu hiện của họ bằng việc trả lời, “Tôi thấy (thị giác) điều anh muốn nói.” Hoặc nếu một ai đó nói, “Tôi nghe rồi” (thính giác) thì thay vì trả lời, “Tôi mừng vì anh thấy đƣợc mọi chuyện” (thị giác), bạn cần đồng điệu với họ bằng ngôn ngữ thính giác và trả lời, “Tôi rất vui vì ta đã nghe thấy nhau.” Hoặc nếu ai đó hỏi, “Bạn có nắm đƣợc ý tôi không?” Câu này thể hiện suy nghĩ kiểu cảm giác. Thay vì trả lời, “Tôi thấy điều anh muốn nói” (thị giác) hoặc “Tôi nghe anh mà” (thính giác), là ngƣời giao tiếp hiệu quả, câu trả lời của bạn phải là “Tôi có thể nắm đƣợc ý anh.” Lần sau khi bạn đi ăn nhà hàng, hãy làm một thí nghiệm đơn giản sau: khi ngƣời bồi bàn đến để bạn gọi món, bạn hãy nói “hai ly cà phê” nhƣng lại xòe ra ba ngón tay, và chờ xem bạn nhận đƣợc điều gì. Ngƣời bồi bàn sẽ thực hiện theo lời bạn nói (thính giác) hay điều bạn ra hiệu (thị giác)? Hoặc bạn có thể quan sát hiện tƣợng tƣơng tự trong một buổi tập ở câu lạc bộ thể thao. Khi huấn luyện viên đứng đối diện học viên và nói “Giơ chân phải lên”, hãy để ý xem có bao nhiêu ngƣời thực hiện theo lời hƣớng dẫn ấy và bao nhiêu ngƣời mô phỏng lại động tác của huấn luyện viên (trong trƣờng hợp này, họ sẽ giơ chân trái lên). Bảng ví dụ dƣới đây sẽ giúp bạn nhận diện những từ ngữ chỉ giác quan và diễn dịch nó từ một hệ thống biểu hiện (giác quan) này sang một hệ thống khác. Bạn có thể dùng danh sách này nhƣ một gợi ý giúp bạn lắng nghe những dấu hiệu cho thấy hệ thống chính mà ngƣời đối diện dùng là gì. Hoặc bạn hãy tự kê ra cho mình một danh sách từ ngữ về một giác quan nào đó, những từ liên quan đến nhìn, nghe và cảm nhận. (Bạn có thể thêm các từ liên quan đến ngửi và nếm, nhƣng xin nhớ, đó không phải là những hệ thống mà đa số mọi ngƣời thƣờng dùng.) Tiếp tục thêm vào các từ hoặc cụm từ khi bạn bắt gặp chúng; điều này sẽ giúp bạn duy trì nhận thức về mức độ tinh tế và sự khác biệt trong cách mỗi ngƣời chúng ta hiểu về thế giới và về ngƣời khác. Mỗi khi bạn nghe một ai đó dùng những từ ngữ ám chỉ giác quan nhƣ trên, bạn có thể chắc chắn rằng, ít nhất tại thời điểm đó, họ đang suy nghĩ bằng một hệ thống biểu hiện cụ thể nào đó. Và khi bạn dùng loại ngôn ngữ giác quan phù hợp, bạn sẽ mang lại cho họ cảm giác kết nối mạnh mẽ - rằng bạn quan tâm và hiểu những gì họ nói. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi vì nói cho cùng, bạn đang dùng đúng ngôn ngữ mà ngƣời kia suy nghĩ trong đầu. Nhƣ thể bạn có khả năng đọc đƣợc tâm trí của ngƣời khác vậy. CHƢƠNG 6 Cách Diễn Đạt Của Hệ Thống Biểu Hiện: Ngôn ngữ giác quan CHÚNG TA ĐỀU BIẾT ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong giao tiếp. Nhƣ đã thảo luận trong Chƣơng 4, việc quan sát cử chỉ, sắc thái trong quá trình nói chuyện cực kỳ có ý nghĩa. Bạn có thể hiểu nhiều điều trong mối tƣơng tác xã hội mà không nhất thiết phải biết ngôn ngữ ngƣời ta đang dùng. Đó là trên phƣơng diện chung. Trong một bộ phim nƣớc ngoài, chúng ta có thể đoán đƣợc tâm trạng nhân vật, dù trong khung cảnh bạo lực hay lãng mạn, mơ mộng bay bổng hay thực tế. Nhƣng để biết chính xác và hiểu đƣợc một cách rõ ràng cụ thể, chúng ta cần đến ngôn từ. Từ ngữ, suy cho cùng, là yếu tố quan trọng để truyền đạt ý nghĩa. Và loại từ ngữ chúng ta dùng đóng vai trò đáng kể trong việc giao tiếp hiệu quả. Chúng ta hãy quay lại câu chuyện của Bill và Susan một chút. Họ đang ở trong bếp, Susan trách móc Bill vì anh không thật sự quan tâm đến cảm xúc của cô, còn Bill thì cho rằng Susan không bao giờ thèm nghe anh nói. “Anh bình tĩnh đi,” cô nói. “Đừng tự thƣơng xót bản thân nữa.” “Anh đấy à?” Bill đáp. “Anh mà lại thƣơng xót bản thân mình ƣ? Anh có nghe nhầm không?” Bill xoay ngƣời nhìn quanh bếp với vẻ cƣờng điệu. “Những gì em nói thế nào cũng dội lại đây. Em tự lắng nghe em đi.” “Em đâu có khởi xƣớng chuyện này, anh biết vậy mà.” “Chính em là ngƣời chuyện bé xé to rồi tự nhiên sƣớt mƣớt, vô lý.” “Em không có vô lý!” cô hét vào mặt anh. Nghe thì có vẻ hài hƣớc đấy, nhƣng đa số chúng ta đều đã từng trải qua tình huống tƣơng tự này và chẳng thấy vui chút nào. Mỗi chúng ta đều có khuynh hƣớng đổ lỗi cho ngƣời khác không hiểu mình, nhƣng lại không cân nhắc về cách ngƣời đó tiếp nhận thông điệp của chúng ta. Chúng ta đơn giản phớt lờ phản ứng mà mình nhận đƣợc. Chúng ta khăng khăng làm theo kịch bản của mình, tuân thủ kế hoạch của mình và cứ lặp đi lặp lại một việc mà không quan tâm đến những tác động của nó. Giống nhƣ một ngƣời mải cao giọng nói với một ngƣời khác bằng thứ ngôn ngữ mà ngƣời kia không hiểu, chúng ta vẫn tiếp tục dùng những từ ngữ đó, mỗi lúc nói một to hơn, nhƣ thể bạn mong rằng việc làm đi làm lại cùng một việc, bằng một cách nào đó (nhƣ có phép mầu!), sẽ cho ra kết quả khác hẳn. Bạn sẽ không tiếp tục lên giọng nếu ngƣời kia không biết tiếng Việt. Thay vào đó, bạn có thể tìm một ngôn ngữ chung, hoặc thể hiện điều bạn muốn nói bằng ngôn ngữ cơ thể. Hoặc bạn có thể tìm thông dịch viên. Nhƣng khi cả hai cùng nói tiếng Việt, bạn nói, “Anh yêu em,” và nhận đƣợc câu trả lời, “À, vâng, em cũng yêu anh,” thì bạn biết có điều gì đó không ổn trong quá trình giao tiếp. Cứ nhƣ thể - ít nhất là ngay tại thời điểm ấy - mỗi ngƣời dùng một loại ngôn ngữ riêng. Để ngƣời khác hiểu đƣợc ý định đằng sau thông điệp, bạn cần phiên dịch nó hoặc tìm một ngôn ngữ chung. Bất kể bạn đang ở đâu, trong phòng khám bác sĩ, cố gắng dàn xếp một khoản vay ở ngân hàng, nói chuyện với khách hàng mới hoặc cha mẹ vợ/chồng tƣơng lai - quan sát kỹ lƣỡng hành vi của ngƣời đối diện sẽ giúp bạn đoán xem thông điệp của mình có đến đƣợc ngƣời nghe hay không và bằng cách nào. Nhƣng để biết loại ngôn ngữ giác quan mà ngƣời kia quen thuộc nhất, bạn cần chú ý đến loại từ ngữ mà ngƣời ấy đang dùng. Loại từ ngữ mà một ngƣời dùng sẽ nói cho bạn biết ngƣời ấy nhận thức về thế giới nhƣ thế nào. Anh ấy hoặc cô ấy nhìn thấy hình ảnh, lắng nghe âm thanh hoặc ngôn từ hay cảm nhận mọi thứ xung quanh? Ngƣời ấy tiếp nhận một trải nghiệm nhƣ thế nào? Suy nghĩ đƣợc truyền qua những bộ lọc giác quan chính nào? Trong số ba bộ lọc chính - thị giác (mắt), thính giác (tai) và cảm giác (cảm nhận/vận động) - ngƣời đó chủ yếu dựa vào bộ lọc nào? Giả sử tôi đang xin vay tiền ngân hàng để mở rộng kinh doanh. Bởi vì tôi chủ yếu dùng thị giác, tôi có thể nhìn thấy kết quả kinh doanh mong đợi của mình bằng đôi mắt của tâm trí. Mục tiêu của tôi rõ nhƣ ban ngày - đối với tôi là nhƣ thế. Tuy nhiên, vị quản lý ngân hàng có thể không thuộc tuýp ngƣời dùng thị giác. Nếu ông ấy thiên về thính giác, ông ấy sẽ đồng cảm với tôi hơn nếu tôi biết cách dùng từ ngữ sao cho ông nghe đƣợc. Hoặc, trong trƣờng hợp ông ấy dùng đến cảm giác, tôi có thể thu hút sự quan tâm của ông ấy bằng cách gợi ý rằng việc mở rộng kinh doanh lần này có thể là một cơ hội làm ăn có một không hai và thuyết phục ông ấy rằng mình có linh cảm rất tốt về dự án này. Điều mà tôi làm ở đây là sử dụng cùng một ngôn ngữ với ngƣời đối diện - vẫn đảm bảo nội dung và câu chuyện của mình, chỉ thay đổi ngôn ngữ. Hãy xem nó có tác dụng nhƣ thế nào. Ở đầu chƣơng, chúng ta biết Bill và Susan đang cãi nhau, mỗi ngƣời khăng khăng sử dụng hệ thống biểu hiện của riêng mình, nói bằng ngôn ngữ giác quan riêng biệt. Bill thì khăng khăng rằng mình đã nói câu “Anh yêu em.” Susan thì lý luận rằng mình không cảm nhận đƣợc sự quan tâm của anh. Cô nói rằng chân cô đau nhức, cô lăn lộn trong bếp suốt cả ngày, không khí ở đó đặc quánh nhƣ mật, và tất cả những gì Bill nghĩ chỉ là cảm giác hài lòng với bản thân anh ấy. Susan đang dùng ngôn ngữ cảm giác. Trong khi ấy Bill, ngƣời nhất quyết rằng Susan không nghe anh nói, ràng cô bị điếc hay đại loại thế, lại dùng ngôn ngữ thính giác. Nếu cứ tiếp tục nhƣ vậy, họ sẽ gặp tai họa trong giao tiếp. Susan: Em có cảm giác như mình đã đứng thái hành cả thập kỷ rồi. Trời thì nóng bức, đầu em nhức như búa bổ, không sao thở nổi - vậy mà anh chẳng quan tâm gì đến em, anh hoàn toàn không biết gì cả. Bill: Được rồi, nếu em cứ bịt tai mình lại và không thèm nghe những lời anh nói thì tốt thôi. Anh đã nói là anh yêu em. Anh đang nói, anh đang đứng đây, anh đang cố gắng nói chuyện với em, còn em thì cứ làm như thể anh đang nói chuyện với chính mình. Susan: Đó là cảm giác của em. Anh chỉ biết nói “anh, anh, anh.” Anh chỉ biết đến cảm xúc của mình thôi - anh chẳng hề biết điều gì đang xảy ra với em hết. Bill: Bởi vì em điếc. Em không thèm nghe những lời anh nói với em. Em gạt anh sang một bên. Bây giờ, chúng ta hãy giả sử rằng Bill đã đọc chƣơng sách này và học về việc hƣớng về ngƣời khác và những ngôn ngữ giác quan. Bill: Anh rất tiếc là em đang cảm thấy tồi tệ. Anh biết thật là phiền toái khi phải nấu cơm đãi bạn anh tối nay, nhất là giữa cái nóng thế này. Chắc em rất mệt rồi - hay để anh thái nốt mấy củ hành rồi anh sẽ giở ngón nghề số một của mình để mát-xa cổ cho em nhé? Anh thật sự muốn làm em cảm thấy dễ chịu hơn. Susan: (dịu xuống một chút): Thật hả anh? Có thể em hơi cáu gắt một chút. Tại trời nóng nực quá, anh biết đấy, còn mớ hành quái quỷ này làm mắt em cay xè. Bill: Anh hiểu cảm giác của em, vừa nóng nực vừa bực mình. Mọi thứ khiến em quay cuồng. Em cần cảm thấy tốt hơn. Susan: Vâng. Bill: Hay ta làm cái gì khác nhé? Anh có thể bế em lên. Dìu em một điệu Waltz ra khỏi nơi này. Susan: (gật đầu): Tại sao lại không nhỉ? - có điều anh chưa từng học nhảy Waltz mà. Bill: Vậy mình nhảy điệu simmi đi. (Susan cười.) Em biết tình cảm của anh đối với em như thế nào mà, em yêu. Anh đã cảm thấy như vậy ngay từ giây phút đầu tiên em bước vào cuộc đời anh. Susan: Em nhảy vào cuộc đời anh thì đúng hơn. Anh nhớ không? Em suýt nữa xô anh ngã vào cái ngày chúng ta gặp nhau. Bill: Mọi thứ vẫn như xưa. Em à, anh yêu em. (Họ hôn nhau. Bill đã thành công trong việc chuyển tải thông điệp của mình.) Ta hãy cùng xem một tình huống khác. Vị quản lý của một công ty chuyên sản xuất phần cứng máy tính đang cố gắng thuyết phục chủ tịch công ty rằng việc bành trƣớng kinh doanh và mở thêm chi nhánh ở thành phố khác là một ý hay. Quản lý: Fred, ông xem. Công việc kinh doanh đang ngày một khởi sắc. Chủ tịch: Phải, đúng là thế. Tôi cũng nghe vậy. Nhưng theo báo cáo quý thì cũng không đáng để ca ngợi gì. Quản lý: Tôi muốn nói đến bức tranh toàn cảnh. Tôi có thể nhìn thấy thời cơ của chúng ta đang đến rất gần. Đã đến lúc bành trướng rồi. Rõ ràng đây là thời điểm thích hợp để tiến đến chân trời mới. Chủ tịch: Tôi không biết, nhưng nghe ra quá mạo hiểm ở thời điểm này. Có nhiều trở ngại quá. Doanh thu đang đi xuống và tôi không nghe thấy tin gì chứng tỏ nền kinh tế được cải thiện cả. Lời đề nghị dƣờng nhƣ đi vào ngõ cụt. Nhƣng nếu vị quản lý bắt đƣợc những tín hiệu thính giác từ lời đối thoại của chủ tịch, ông có thể thay đổi kết quả: Quản lý: Được rồi, Fred! Tôi nghe ông nói mà. Và tôi biết là có những người thích nói về chuyện làm ăn cẩn trọng, chờ đợi thay đổi. Nhưng hãy nghe tôi, ông chẳng thể nào nhận được lời tán dương mà ông đáng được nhận vì đã gây dựng nên công ty này, trừ phi ông bắt tay vào một cuộc đầu tư lớn hơn. Ông cần lên tiếng, khẳng định tiếng nói của mình và biến mọi thứ thành có thể. Chủ tịch: Ông biết không, tôi bắt đầu thích nghe chuyện này rồi đấy. BÀI TẬP NGÔN NGỮ GIÁC QUAN 1. Chọn một ngƣời mà bạn thƣờng xuyên giao tiếp, một ngƣời bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình với họ. 2. Lắng nghe ngƣời đó nói trong vài phút. Xác định loại ngôn ngữ ngƣời này thƣờng dùng nhất. 3. Dùng loại ngôn ngữ khác. Chú ý phản ứng bạn nhận đƣợc. 4. Sử dụng loại ngôn ngữ giống ngƣời ấy. Chú ý phản ứng bạn nhận đƣợc. BÀI TẬP TỰ THỰC HÀNH NGÔN NGỮ GIÁC QUAN 1. Chú ý đến loại ngôn ngữ mà bạn thƣờng dùng nhất. 2. Chú ý xem loại ngôn ngữ nào xa lạ với bạn nhất. 3. Dành ra mƣời phút để sử dụng ngôn ngữ ấy. Bạn nhận ra điều gì trong việc sử dụng một bộ lọc khác? CHƢƠNG 7 Cách Diễn Đạt Của Hệ Thống Biểu Hiện: Chuyển động mắt BẠN CÓ THỂ BIẾT một ngƣời sử dụng hệ thống biểu hiện nào bằng cách lắng nghe ngôn từ họ sử dụng. Bạn cũng có thể đọc đƣợc ngƣời khác dùng hệ thống nào để tƣ duy bằng cách theo dõi chuyển động mắt của ngƣời ấy. Khi ngƣời ta suy nghĩ - không phải nhìn ngắm sự vật chung quanh mà đi sâu vào tâm trí để ghi nhớ, suy xét một điều gì đó, hoặc đƣa ra quyết định - mắt họ thƣờng chuyển động. Chuyển động của mắt có liên quan đến hệ thần kinh. Chúng cho biết ngƣời kia đang suy nghĩ nhƣ thế nào, bộ não xử lý những suy nghĩ này dƣới dạng nào: hình ảnh, âm thanh, ngôn từ hay cảm xúc. Rất đơn giản: Khi mắt họ nhìn lên, nghĩa là họ đang hình dung. Nhìn sang hai bên tức là họ đang lắng nghe; khi ấy họ nghe thấy ngôn từ, âm điệu, hoặc những tiếng động khác, nhƣng ngôn ngữ vẫn là chủ yếu. Khi họ nhìn xuống về phía bên trái, họ đang tự nói chuyện với bản thân, nhiều khả năng là đấu tranh nội tâm. (“Làm - Không làm”, “Bỏ đi, trốn chạy! - Ở lại và chiến đấu đến cùng!”). Khi họ nhìn xuống về phía bên phải nghĩa là họ đang kết nối với cảm xúc của mình. Bạn có thể học cách quan sát khuôn mặt để xác định cách suy nghĩ của ngƣời đó và làm theo họ. Nếu mắt ngƣời đối diện luôn nhìn lên, bạn biết ngay họ đang tạo ra hình ảnh và bạn có thể thu hút sự quan tâm của họ bằng cách sử dụng ngôn ngữ thị giác. Nếu mắt họ nhìn lên về một phía (thƣờng là bên phải của ngƣời đó), có nghĩa là họ đang hình dung trong đầu một điều gì đó, một khung cảnh hay một bức tranh: họ đang xây dựng hình ảnh. Mắt nhìn lên về một hƣớng khác (thƣờng là bên trái), có nghĩa là ngƣời này đang nhớ lại một hình ảnh, một sự việc mà ngƣời ấy đã nhìn thấy trƣớc đây. Đồng tử nở rộng (mắt không tập trung) nghĩa là ngƣời này đang tạo ra một hình ảnh trong tâm trí, có thể bằng cách nhớ lại hoặc tự dựng lên, và có thể họ nhìn thấy hình ảnh ấy ngay khoảng không giữa bạn và ngƣời đó, hoặc phía sau bạn, hoặc ngay chỗ bạn. Mắt không ngừng dịch chuyển từ bên này sang bên kia thể hiện những hình ảnh về thính giác - về một phía (bên phải, đối với những ngƣời ngăn nắp), tức là những hình ảnh ấy đang đƣợc tạo dựng; ngƣời này đang nghĩ về điều cần nói hoặc có thể đang sáng tác một giai điệu (trƣờng hợp này ít gặp hơn). Mắt nhìn sang bên trái đồng nghĩa với những ký ức thuộc thính giác - một điều do ai đó nói ra, một giọng nói đáng nhớ, một bài hát ƣa thích. Nhìn xuống về phía bên trái là những âm thanh nội tại, nghĩa là ngƣời này đang nói chuyện với chính mình, nói qua nói lại, có thể là đang tranh cãi về hai mặt của một vấn đề. Nhìn xuống về phía bên phải là dấu hiệu cho thấy ngƣời này đang dùng bộ lọc cảm giác nghĩa là cảm xúc và tình cảm. Khác với thị giác và thính giác, chuyển động mắt thuộc về cảm giác không có sự phân biệt giữa việc nhớ lại hay tạo dựng hình ảnh; tất cả chỉ là cảm xúc. Khả năng nhìn thấy ngƣời khác suy nghĩ nhƣ thế nào - biết đƣợc tâm trí họ đang ở đâu bằng cách quan sát chuyển động mắt của họ - nghĩa là bạn có thể hƣớng họ đến một nơi nào đó, dẫn dắt họ đi từ quá khứ đến tƣơng lai, từ thính giác sang thị giác; hoặc nếu bạn muốn ngƣời ấy nắm bắt thông tin mới, có thể bạn phải tách họ ra khỏi cảm xúc của bản thân họ trƣớc đã. Giả sử bạn đang dạy một lớp học môn thống kê. Một trong những sinh viên trong lớp dƣờng nhƣ khó nắm bắt đƣợc những điều bạn giảng dạy; bạn nhận thấy mắt cô ấy thƣờng nhìn xuống và về phía bên phải của cô. Đó chính là ngôn ngữ cảm giác, bạn nhận ra điều đó, và để giúp cô xử lý tốt những con số trong môn học, bạn giúp cô ấy nhìn lên. Bạn có thể làm điều này bàng cách chỉ tay vào một cái gì đó cao cao trên bảng, hoặc nhƣớng mắt lên hoặc giơ tay lên - bất cứ điều gì khiến cô ấy ngƣớc mắt nhìn lên và đƣa cô vào vùng thị giác, nơi cô có nhiều khả năng hiểu về môn thống kê hơn là vùng cảm giác. Hoặc bạn đang huấn luyện bóng chày cho một đội thiếu niên. Trong số các cầu thủ, có một cậu bé gặp khó khăn trong việc tiếp xúc bóng. Mỗi khi đến lƣợt cậu đánh bóng, cậu cứ đứng ngây ngƣời ra, liếc mắt từ bên này sang bên kia, rồi nhìn xuống về phía trái. Cậu đang tự vấn bản thân, và bạn biết có thể là cậu đang nói với mình những câu nhƣ, “Mình không thể làm đƣợc; Mình sẽ đánh trƣợt; Mình thật kém cỏi; Ai cũng biết mình không thể chơi bóng đƣợc; Mình sẽ biến mình thành một trò hề.” Chừng nào cậu còn nói những lời nhƣ vậy thì gần nhƣ cậu tự đẩy bản thân mình đến thất bại. Cơ hội đánh trúng bóng của cậu là rất ít. Nhƣng bây giờ, bạn, với tƣ cách là huấn luyện viên, hãy bảo cậu bé nhìn lên, để tâm trí cậu dự đoán xem trái bóng sẽ bay về hƣớng nào, và tƣởng tƣợng xem cậu sẽ đánh bóng ra sao. Hãy giúp cậu thoát khỏi trạng thái tồi tệ, những dự đoán tiêu cực để nhìn thấy hình ảnh của thành công. Hình vẽ khuôn mặt phía dƣới chỉ cho bạn cách “đọc” một số chuyển động cơ bản của mắt để biết đối tƣợng đang suy nghĩ theo chiều hƣớng nào. Ht = Tạo dựng hình ảnh; tưởng tượng về một điều bạn chưa từng thấy qua - ngôi nhà trong mơ, sống trên một hòn đảo nhiệt đới xa xôi, nhận giải Nobel hoặc huy chương vàng Olympic; nghĩa là bạn tạo ra hình ảnh. Hg = Gợi nhớ hình ảnh: hình dung về một điều gì đó trong quá khứ - khuôn mặt của mẹ bạn, cái cà vạt cũ bạn từng dùng, một bộ phim, văn phòng làm việc cũ của bạn; nghĩa là nhớ lại những hình ảnh bạn đã từng thấy trước đây. At = Tạo dựng âm thanh: nghĩ về những lời bạn sẽ nói - hoặc đóng kịch hoặc hát; nghĩa là bạn tạo ra âm thanh hoặc đoạn hội thoại. Ag = Gợi nhớ âm thanh: nghe lại một điều gì đó - cha bạn bảo bạn đứng thẳng người lên, thầy giáo gọi tên bạn, một khẩu hiệu quen thuộc, một bài ca do chính bạn hát hoặc một ai đó hát. C = Cảm giác nhận thức về những cảm giác trên cơ thể - nhiệt độ, áp lực, chuyển động - hoặc cảm xúc - sợ hãi, giận dữ, phấn khích. An = Âm thanh nội tại (ngôn từ): “Có thể anh ấy thích tôi,” “Tôi chưa đủ giỏi,” “Không biết họ đang nói gì về tôi.” Đồng tử giãn nở: người này đang hình dung, tưởng tượng. Sơ đồ trên thể hiện cái ta gọi là “biểu hiện đặc trƣng” và nó đúng với đa số những ngƣời thuận tay phải. Những ngƣời thuận tay trái thƣờng ngƣợc lại, đảo nghịch vị trí của những “biểu hiện đặc trƣng” trên. Bằng việc quan sát mắt ngƣời đối diện, bạn có thể đọc đƣợc tâm trí của ngƣời đó: không phải họ nghĩ gì mà họ là đang nghĩ nhƣ thế nào. Điều chỉnh ngôn ngữ của bạn theo quan sát này, và bạn có thể hƣớng một ngƣời từ trạng thái tƣ duy không hiệu quả sang trạng thái hiệu quả hơn. Bởi thƣờng ngƣời ta hoàn toàn không ý thức về xu hƣớng bản thân, thế nên bạn xuất hiện nhƣ một ngƣời có khả năng đọc đƣợc suy nghĩ của ngƣời khác, chỉ nhờ dựa vào những dấu hiệu bạn nhận đƣợc. “Anh cứ nhƣ đi guốc trong bụng tôi vậy”, họ sẽ nói một cách đầy ngạc nhiên và hài lòng vì tìm đƣợc một ngƣời hiểu đƣợc mình. Nếu bạn nói chuyện với ngƣời khác theo cách mà họ tự nói chuyện với chính mình, bạn sẽ đƣợc lắng nghe, tin tƣởng và chắc chắn là đƣợc tôn trọng. Nhƣng khi hai ngƣời dùng những hệ thống biểu hiện khác nhau - ngôn ngữ khác nhau - ngƣời này sẽ cảm thấy ngƣời kia trái ngƣợc mình hoặc không chịu lắng nghe hoặc chú ý đến mình. Có thể là không cố ý nhƣng một trong hai ngƣời hoặc cả hai sẽ có cảm giác họ lỗi nhịp với nhau, không ai hiểu ai, mỗi ngƣời một tần số. Việc xác định đƣợc tại sao ngƣời khác nói nhƣ vậy, họ sử dụng bộ lọc nào để nhận thức về thế giới, chính là cơ sở tạo sự kết nối, cảm giác tin tƣởng và thấu hiểu lẫn nhau. BÀI TẬP GIAO TIẾP 1. Chọn một ngƣời quan trọng đối với bạn. 2. Nói chuyện với ngƣời ấy và quan sát chuyển động mắt của họ. 3. Lƣu ý chuyển động nào mà ngƣời đó làm nhiều nhất. 4. Hãy hỏi về điều đó. • “Bạn đang thấy hoặc tƣởng tƣợng về điều gì?” • “Bạn đang nói gì với chính mình?” • “Bạn đang cảm thấy ra sao?” Để ý cách họ trả lời những câu hỏi của bạn. CHƢƠNG 8 Nhận Biết Về Điểm Tƣơng Đồng Hoặc Khác Biệt CHÚNG TA MÃ HÓA VÀ LƢU TRỮ thông tin thông qua hệ thống giác quan của mình và mỗi ngƣời đều có xu hƣớng thiên về một giác quan nào đó. Loại bộ lọc ta thƣờng sử dụng nhiều nhất (thị giác, thính giác hoặc cảm giác) quyết định loại trải nghiệm mà ta nhận đƣợc. Đến dự một bữa tiệc tổ chức tại một câu lạc bộ, ngƣời thiên về thị giác sẽ thấy một không gian nhiều màu sắc, ánh sáng rực rỡ, trang phục lộng lẫy, son môi đỏ, mắt màu xanh lục, cách bày biện quầy bar và cách sắp xếp những món ăn. Ngƣời thiên về thính giác tập trung vào tiếng động, âm nhạc và những câu chuyện, tiếng cƣời, tiếng những vòng tay leng keng chạm vào nhau, tiếng xe cộ chạy bên ngoài cửa sổ, tiếng còi hụ từ đằng xa, tiếng cửa tủ lạnh đóng mở trong nhà bếp. Ngƣời thiên về cảm giác cảm nhận sự gần gũi giữa đám đông, những cặp đôi ôm nhau nhảy, sàn nhà trơn hay thô ráp, hơi ấm của những cơ thể chuyển động cùng nhau, cử chỉ khi họ nói và v.v... Đó chính là cách não bộ phân loại thông tin nhờ vào những bộ lọc của hệ thống biểu hiện. Não bộ xử lý thông tin thành hai loại: tƣơng đồng hoặc khác biệt. Điều này có nghĩa là bạn nhận ra thứ này giống với hoặc tƣơng tự một thứ khác; hoặc bạn để ý nó khác với những thứ khác. Một lần nữa, cũng nhƣ bộ lọc giác quan (thị giác, thính giác và cảm giác) và ngôn ngữ giác quan mà bạn thƣờng dùng nhất, quá trình xử lý thông tin này diễn ra trong vô thức. Bạn không thể quyết định việc mình lƣu ý sự giống nhau hoặc khác nhau; đây là quá trình nhận thức tự động, một trong những cách tổ chức thông tin. Ly nƣớc nửa vơi hay nửa đầy? Ngày hôm nay ít nắng hay nhiều mây? Bạn chú ý nhiều đến cái mất đi hay cái còn lại? Khi bƣớc vào phòng khách nhà ai đó, bạn để ý đến cửa sổ (không gian) hay các bức tƣờng? Bill và Susan đến dự một bữa tiệc ở câu lạc bộ. Với Bill, đó là âm thanh của đám đông, tiếng ồn ào huyên náo của mọi ngƣời trộn lẫn vào nhau, âm nhạc sôi động, mọi ngƣời cƣời nói - tất cả đều gợi lên sự thành công của bữa tiệc. Anh nghĩ đến những bữa tiệc thú vị khác mà anh từng tham dự và cảm thấy thật tuyệt vời, cảm giác đƣợc ở ngay giữa một sự kiện đang diễn ra. “Bữa tiệc hết ý,” anh nói với Susan. “Chắc vậy,” cô nói, không có vẻ gì chắc chắn. Điều đầu tiên mà cô để ý khi đi vào tòa nhà là nó không có thang máy. Bƣớc vào phòng tiệc, cô nhận ra không phải nhạc sống, đèn không đủ sáng để nhìn tỏ tƣờng mọi vật, nhiệt độ trong phòng không mấy dễ chịu và cô cũng chẳng quen nhiều ngƣời ở đây. Lúc này cô chỉ mong đƣợc ở nhà, trong không gian quen thuộc. Cô thấy mình lạc lõng. Bill nhìn thấy những thứ nhắc nhở anh về những bữa tiệc khác mà anh ƣa thích - điểm tƣơng đồng; còn Susan thì nhận thấy bữa tiệc này không giống với những bữa tiệc khác - điểm khác biệt. Khuya hôm ấy, họ đi taxi về nhà cùng với một số ngƣời bạn cũ có mặt tại bữa tiệc, Amanda và Felix. Amanda trầm trồ, “Thế mới là tiệc chứ! Tuyệt quá phải không?” “Không đến nỗi tồi,” Felix đáp. “Không đến nỗi tồi! Ý anh là sao? Tuyệt vời mà!”, Amanda lặp lại. Bill gật gù tán thành. “Anh nói là không đến nỗi tồi,” Felix nói. “Anh không thích à?” Bill hỏi bạn. Felix nhìn Bill vẻ ngạc nhiên. “Thì tôi đã bảo anh rồi. Không tồi mà.” Bất kể Bill châm chọc thế nào (Amanda đã quá quen với kiểu của Felix, cô để anh yên mỗi khi anh nói “nhƣ thế”), Felix vẫn không thể khen bữa tiệc hết chỗ chê hay tuyệt vời gì cả. Susan thì hiểu; bởi cô cũng có cảm nhận tƣơng tự nhƣ Felix. Không phải cô cố tỏ ra mình khác ngƣời. Nguyên nhân nằm ở cách cô tổ chức thông tin theo từng loại (mà không nhận thức đƣợc việc mình làm), cô nhận thấy những cái nào không phù hợp với nhau. Cô chú ý đến điểm khác biệt. Trong khi Bill và Amanda cũng sắp xếp thông tin theo từng loại. Nhƣng họ chú ý xem cái nào đi với với cái nào, cái nào phù hợp, điểm giống nhau hoặc tƣơng đồng với những cái khác. Những quá trình khác nhau này - nhận định điểm tƣơng đồng hoặc khác biệt - diễn ra trong vô thức, điều này không liên quan gì đến chuyện bi quan hay lạc quan, đồng ý hay không đồng ý. Bạn thấy ly nƣớc vơi đi một nửa hay còn đầy một nửa? Bạn mặc quần áo gần xong hay bán khỏa thân? Bộ phim này có hay không? “Hay”, Bill nói. Susan thì nhận xét, “Diễn viên đóng đạt, nhƣng giá nhƣ kịch bản mạch lạc hơn một chút.” Hiểu về những khác biệt trong quá trình xử lý thông tin có thể giúp bạn tránh đƣợc thất bại thƣờng gặp trong giao tiếp. Đôi khi, những cặp đôi đã sống với nhau một thời gian dài nhƣ Bill và Susan hoặc Amanda và Felix vẫn sẽ tiếp tục tranh luận về những điều họ vốn đồng ý với nhau. Chẳng qua là họ chƣa học đƣợc cách quan sát dấu hiệu ngôn ngữ, tức là những từ và cụm từ thể hiện ngƣời kia thuộc tuýp “tƣơng đồng” hay “khác biệt”. Ngƣời này nhận thức một trải nghiệm bằng cách xem nó giống với một trải nghiệm trƣớc đó của anh ta nhƣ thế nào? Còn cô ấy chú ý đến những điểm khác biệt của nó? Clarissa là một họa sĩ đồ họa, ngƣời thƣờng có chuyện lấn cấn với sếp. Mặc dù cô rất ngƣỡng mộ khả năng nhận xét của ông nhƣng cô cảm thấy ông chƣa công nhận tài năng của cô; ông không thật sự đánh giá cao kết quả làm việc của cô. Mỗi khi Clarissa trình cho sếp một mẫu thiết kế mới, ông bao giờ cũng chỉ ra những chỗ chƣa ổn. “Cũng đƣợc đấy,” ông thƣờng nói, “trừ một điều là góc này hơi quá sáng, màu sắc chƣa rõ ràng lắm.” Và Clarissa thƣờng ra về với cảm giác bị phủ nhận và không đƣợc trân trọng. Một hôm, cô than phiền với Susan, thuộc tuýp ngƣời “khác biệt” (mặc dù cô ấy không biết điều đó), Susan lập tức nhìn ra vấn đề nằm ở đâu. “Sếp không coi thƣờng cậu đâu,” cô bảo bạn. “Mình chắc chắn nhƣ thế. Điều ông ấy muốn là giúp cậu thực hiện những mẫu thiết kế tốt nhất trong khả năng của cậu. Và khi ông ấy nhìn qua các mẫu thiết kế thì điều ông ấy thấy là cậu nên cải thiện nhƣ thế nào, những gì đang còn thiếu.” Và cô gợi ý, “Lần sau, sao cậu không đi trƣớc một bƣớc, bằng cách thử chỉ ra cho ông ấy một vài chi tiết mà cậu cho rằng nhiều khả năng sếp sẽ yêu cầu chỉnh sửa?” Lần sau, khi Clarissa trình bày bản thiết kế, cô chủ động nói trƣớc, “Bản thiết kế đây, nhìn chung tôi rất ƣng ý, tuy nhiên” - sếp cô nhìn lên, hơi ngạc nhiên khi bắt gặp vẻ ngập ngừng trong giọng nói của cô - “ở góc dƣới phía bên trái, sự phối hợp màu sắc của đƣờng viền chƣa đƣợc tốt lắm, và ở đây nữa” - cô chỉ vào bản vẽ - “màu xanh da trời ở chỗ này chuyển sắc nhanh quá, và chắc ông sẽ không thích đƣờng vẽ mỏng ở phía sau, chỗ này.. .” Ông dán mắt vào những điểm cô nói một cách háo hức. “Không,” ông nói, “thế này ổn rồi. Đừng sửa gì hết.” Do Clarissa đã chỉ ra những điểm khác biệt (và chắc chắn là không đạt tiêu chuẩn so với cả bản thiết kế) nên sếp của cô không phải làm điều đó nữa. Susan đã đúng: ông không có ý định phê phán kiểu cá nhân, và ông đánh giá cao thành quả của Clarissa. Việc ông bới lông tìm vết, nhƣ Clarissa diễn giải, chẳng qua là ông xem từng chi tiết nhỏ của toàn bộ bản thiết kế mà thôi. Thực tế, đó chính là khả năng không ngừng cải thiện, luôn thay đổi để phù hợp và tiến bộ hơn, điều giúp cho sếp của Clarissa thành công rực rỡ trong công việc của ông. Nắm đƣợc sự khác biệt cơ bản trong nhận thức giữa ngƣời này với ngƣời kia là điều không thể thiếu trong mọi loại hình giao tiếp, cá nhân cũng nhƣ công việc. Nhƣng điều đáng nói là đa số những ngƣời đã sống và làm việc với nhau trong nhiều năm lại không bao giờ nhận ra rằng họ không hề đối nghịch nhau về ý kiến, chẳng qua đó chỉ là cách hiểu và diễn đạt thông tin khác nhau mà thôi. “Chiếc áo anh đang mặc đẹp quá,” Bill khen Keith. “Anh nên thấy cái áo tôi mặc ngày hôm qua cơ,” Keith đáp. Anh ta thuộc tuýp ngƣời “khác biệt”. Nếu bạn nói với anh ta rằng món gà hầm anh ta nấu rất ngon thì chắc chắn anh ta sẽ càm ràm rằng lẽ ra món đó nên cho thêm lá húng tây. Khi anh ta vừa đi hớt tóc về, bạn khen kiểu đầu mới rất bảnh thì anh ta sẽ nói rằng tóc của anh ta sẽ đẹp hơn sau một tuần nữa. Không phải Keith không đồng ý với bạn, chỉ là anh ta nhận thấy sự khác biệt. Nhƣng nếu bạn bảo Clarissa là kiểu tóc tối nay của cô ấy trông rất đẹp, cô ấy sẽ mỉm cƣời và cảm ơn bạn. Khi bạn nhận xét rằng câu hỏi cô ấy đặt ra cho diễn giả trong buổi hội thảo tuần trƣớc rất thông minh, Clarissa sẽ cho bạn biết câu nói ấy đã khiến cô ấy vui sƣớng đến mức nào. Clarissa thiên về sự tƣơng đồng. Cô chú ý thứ này đi với thứ kia ra sao. Khi diện trang phục, cô luôn đeo những phụ kiện hợp tông với nó. Khăn quàng này, đôi giày kia, túi xách nọ. Áo này phải mặc cùng váy kia. Nếu một ngƣời xem việc ngƣời khác chỉ ra sự khác biệt là công kích cá nhân, điều đó có thể gây nên sự hiểu lầm nghiêm trọng, tuy vậy đó là điều hoàn toàn có thể tránh đƣợc, gần nhƣ không để lại bất cứ rắc rối nào. Tuýp ngƣời “khác biệt” không có ý công kích cá nhân ai cả, chẳng qua đó là cách họ nhận thức về thế giới. Họ nhận xét không có nghĩa là họ chỉ trích bạn hoặc hạ thấp bạn, nó thuần túy là sự quan sát. Đó là cách họ sắp xếp thông tin. Bạn có thể chỉ ra một ngƣời thuộc tuýp “tƣơng đồng” hay “khác biệt” căn cứ vào điều họ nói; họ chú ý đến sự giống nhau hay khác nhau? Bạn cũng có thể để ý đến những từ khóa sau đây: Khi bạn hỏi một ai đó, “Ngày hôm nay của anh thế nào?”, hãy chú ý đến câu trả lời: “Rất tuyệt, tôi không bị kẹt xe và sếp tôi không ở trong tâm trạng xấu” hoặc “Tuyệt lắm, đƣờng xá dễ đi, nhanh chóng, còn sếp tôi thì tâm trạng rất tốt.” Tạo động lực cho những ngƣời chú ý đến điểm khác biệt là một việc dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần làm là nói với họ những lời nhƣ, “Tôi không nghĩ là anh có thể ...” hoặc “Chắc là cô không thích ...” Nói cách khác, hãy mang đến cho họ một hình ảnh trái ngƣợc - những gì còn thiếu thay vì những gì sẵn có - để họ sẽ điền vào chỗ trống. Khi bạn muốn làm cho một ngƣời bạn cảm thấy vui hơn hoặc giúp họ cảm thấy khá hơn, bạn thƣờng cố gợi cho họ nhớ lại một thời điểm hạnh phúc hoặc nghĩ về những gì họ trông đợi trong tƣơng lai. Với một ngƣời thuộc tuýp “khác biệt”, nếu bạn hỏi, “Anh có nhớ…?” và đƣa ra một ví dụ cụ thể - “Anh có nhớ khi anh ký đƣợc hợp đồng với khách hàng mới không?” thì ngƣời này sẽ nói cho bạn nghe một điều gì đó không nhƣ ý hoặc một điều gì đó khác biệt. “Nhớ chứ, nhƣng rốt cuộc tôi cũng chẳng kiếm đƣợc bao nhiêu với hợp đồng đó.” Nhƣng nếu bạn để cho những ngƣời này tự nêu ra ví dụ của họ, bạn sẽ nhận đƣợc câu trả lời rất khác (tôi cố ý dùng từ này). Thay vì đƣa ra ví dụ, bạn nói, “Chắc hẳn đã có lúc anh cảm thấy hài lòng với việc mình làm; tôi không biết liệu anh có nhớ về một thời điểm mà anh cảm thấy tích cực không,” thì con ngƣời thích sự khác biệt kia sẽ bắt đầu có hứng và mở lời, “Chắc chắn rồi. Có lần tôi đã hoàn thành công việc trong thời hạn mà ai cũng tƣởng rằng không thể, và với một trong những bản đề xuất tốt nhất mà tôi có đƣợc.” Với ngƣời thích sự giống nhau, bạn có thể đi thẳng vào vấn đề. “Cũng giống nhƣ năm ngoái, khi anh có cảm giác tƣơng tự nhƣ bây giờ và cuối cùng chính anh còn không ngờ nổi mình đã xoay sở mọi việc tốt đến thế.” Ngƣời này chắc chắn sẽ vui hẳn lên, “Đúng thế, tôi đã vƣợt qua mọi trở ngại. Tôi có sự tự tin, và tôi sẽ làm nhƣ vậy lần nữa.” Mẫu ngƣời tƣơng đồng cần đƣợc hƣớng dẫn để tìm lại những ký ức hoặc suy nghĩ cụ thể, bạn hãy dùng những từ nhƣ “giống”, “tƣơng tự”, “cũng nhƣ”. Mẫu ngƣời khác biệt thích sự lựa chọn - bạn hãy sử dụng những từ nhƣ “có thể”, “chắc là”, “ví dụ”, “tôi không biết”. Điều quan trọng là chúng ta nhận biết đƣợc ngƣời đối diện quan tâm về điểm tƣơng đồng hay khác biệt, cái gì phù hợp hay cái gì không, và không xem những điểu đó là sự công kích cá nhân. Một ngƣời thuộc tuýp khác biệt hay tƣơng đồng đều không bất đồng hay thuận theo ý kiến của bạn. Nếu bạn nói, “Có tuyệt không kia chứ!” và ngƣời kia trả lời, “Không tồi” thì cứ để cho mọi việc nhƣ thế. Bạn có thể đồng ý, hoặc bạn có thể nói, “Chắc là anh không thích nó, phải không?” và ngƣời bạn ấy sẽ mau mắn đáp, “Ồ không không, nó rất tuyệt!” BÀI TẬP VỀ SỰ TƢƠNG ĐỒNG HOẶC KHÁC BIỆT 1. Chọn một ngƣời mà bạn làm việc chung và để ý xem anh ấy hoặc cô ấy là ngƣời chú ý đến điểm tƣơng đồng hay khác biệt. 2. Khi đã xác định đƣợc, bạn hãy sử dụng những từ chỉ sự tƣơng đồng/khác biệt (giống nhƣ, giống, khác với, chắc chắn, khác; xem lại danh sách từ). 3. Ghi nhận phản ứng của họ. Những từ nào giúp bạn dễ dàng nhận đƣợc phản ứng mà bạn mong đợi? CHƢƠNG 9 Diễn Đạt Lại Ý BẠN BIẾT mình đang nói những gì. Bạn biết cách truyền tải thông điệp của mình đến ngƣời khác. Bạn cũng học đƣợc cách mở rộng phƣơng tiện giao tiếp, bằng việc đồng điệu tƣ thế, giọng điệu và ngôn ngữ của đối tƣợng. Bạn hiểu rằng ý nghĩa của những lời bạn nói nằm ở việc chúng đƣợc tiếp nhận nhƣ thế nào, bất kể ý định ban đầu của bạn là gì. Tuyệt vời! Nhƣng còn việc giao tiếp ngƣợc lại thì sao? Bạn có chắc là mình hiểu đƣợc thông điệp của họ không? Cách đơn giản nhất và trực tiếp nhất để xác định liệu bạn có hiểu điều ngƣời kia nói hoặc muốn nói hay không là diễn đạt lại ý của họ theo cách hiểu của bạn. Đó cũng là cách dễ dàng nhất để kiểm tra xem việc giao tiếp của bạn có đƣợc hiểu đúng hay không. Diễn đạt lại ý đơn giản đến nỗi ngƣời ta thƣờng quên mất nó hiệu quả và có tác động lớn đến mức nào. Đây chính là lúc chúng ta sử dụng những kỹ thuật giao tiếp hiệu quả đã đƣợc thảo luận ở trên. Diễn đạt lại ý giúp bạn có cơ hội xem xét lại giọng điệu, nhịp độ và dáng điệu, đánh giá ngôn ngữ giác quan và sử dụng những từ ngữ thể hiện sự tƣơng đồng và khác biệt. Diễn đạt lại ý là tóm tắt những điều ngƣời kia nói theo cách của bạn, nhƣng vẫn dùng những từ và cụm từ quan trọng của ngƣời kia. Điều này không có nghĩa là lặp lại nhƣ vẹt từng từ một, mà là tóm tắt lại ý chính nhƣ thể bạn đang highlight ý bằng lời nói, làm nổi bật những ý chính bằng cách chọn ra những từ và cụm từ quan trọng. Ví dụ, giám đốc tiếp thị của một công ty chuyên kinh doanh mỹ phẩm và nƣớc hoa cao cấp đến liên hệ một công ty quảng cáo để bàn về sản phẩm mới mà họ sắp tung ra thị trƣờng. Đó là một loại nƣớc hoa và khách hàng muốn công ty quảng cáo thiết kế một chiến dịch quảng cáo mang tính đột phá, không giống với bất cứ chƣơng trình nào mà họ đã làm trƣớc đây. Khách hàng giải thích, “Đối với tôi, điều quan trọng là khi mọi ngƣời nhìn vào mẩu quảng cáo, họ sẽ có một trải nghiệm, một cảm giác về những vùng đất xa xôi. Rất vô thƣờng, hiếm có, một cái gì đó vƣợt khỏi khuôn khổ thông thƣờng. Đúng rồi, rất bí ẩn. Không đáng sợ, mà là bí ẩn và khác biệt. Một trải nghiệm đẹp đẽ, hào hứng, khác biệt - vƣợt xa mọi thứ. Tôi muốn mọi ngƣời có cảm giác về một điều gì đó rất khác, thậm chí độc nhất vô nhị: một điều họ chƣa từng trải qua. Một thứ gây sửng sốt.” Đáp lại, nhân viên của công ty quảng cáo nói, “Ý tƣởng rất hay. Tôi đã hiểu ý chị. Hãy để chúng tôi lo.” Họ bắt tay. Vài tuần sau, vị khách hàng quay lại để duyệt dự án đề xuất, bản ma két hoặc kịch bản quảng cáo. Chủ đề là về khoa học giả tƣởng, ngoài không gian, với đủ loại hình dạng đẹp đẽ, hình lập phƣơng, hình vuông, hình dải và sợi thủy tinh, một màn trình diễn hết sức kỹ thuật về những gì đang diễn ra trong dải ngân hà đầy thú vị và bí ẩn. “Cái gì thế này? Thật kinh khủng, nhìn chẳng ra gì cả,” khách hàng kêu lên, nhìn trân trối nhƣ thể không tin vào mắt mình. “Đây không phải là những gì tôi nói. Chẳng có liên quan gì đến những điều mà chúng ta đã trao đổi với nhau. Sao anh có thể thực hiện sai lệch đến thế cơ chứ?” “Cô yêu cầu một cái gì đó xa xăm, huyền bí và độc nhất vô nhị mà,” ngƣời bên quảng cáo lý luận. “Một cái gì đó dị thƣờng, khác biệt.” “Thật kinh khủng,” khách hàng trả lời (có vẻ nhƣ cô muốn xả hết cơn giận dữ tột bậc với ngƣời nhân viên kém may mắn kia). “Khi tôi nói khác thƣờng, tôi nghĩ đến Tahiti: những bông hoa rực rỡ, chim chóc, một vƣơng quốc bên bờ biển, những bãi cát lung linh huyền ảo, những hòn đảo hoang sơ... Không phải là cuộc phiêu lƣu ngoài không gian ngớ ngẩn này. Sao anh lại có thể làm nhƣ thế đƣợc?” Và bài ca thán tiếp tục cho đến khi vị khách hàng bỏ đi tìm dịch vụ quảng cáo khác. Tình trạng này có thể tránh đƣợc dễ dàng. Nếu bên quảng cáo chỉ cần đơn giản diễn đạt lại những gì khách hàng nói, những hiểu lầm sẽ đƣợc làm sáng tỏ ngay lập tức. Hãy xem xét lại lần nói chuyện đầu tiên của khách hàng. Nếu bên quảng cáo biết diễn đạt lại ý của khách thì mọi việc sẽ nhƣ thế này: Đại diện bên quảng cáo: Nếu tôi hiểu đúng ý của chị thì chị muốn thể hiện một cảm giác huyền bí trong mẩu quảng cáo. Xa xăm và khác biệt. Khách hàng: Đúng vậy. Đại diện quảng cáo: Một không gian khác thường, bí ẩn... một trải nghiệm ở thế giới khác... có thể là ngoài không gian. Khách hàng: Không. Không phải ngoài không gian. Bỏ ý đó đi. Tôi không ưa khoa học viễn tưởng. Cái tôi muốn là một cái gì đó rực rỡ - có thể là hơi hoang sơ - lạ lẫm và vô cùng đẹp đẽ. Như vùng biển phương Nam. Hoa phong lan. Khắp nơi hoa đua nở. Hoặc sa mạc Sahara, những con thú hiếm, bãi cát lấp lánh... Đại diện quảng cáo: Vậy cái chị muốn là vẻ đẹp kỳ lạ và ban sơ. Một nền văn hóa khác. Bí ẩn. Như cát trên sa mạc Sahara. Sa mạc, ốc đảo... một cái gì đó lung linh. Kỳ lạ, xa xăm.. Khách hàng: Đúng thế đấy, đó là những gì tôi đang nghĩ tới. Khi diễn đạt lại ý tƣởng, bạn lắng nghe những từ đƣợc lặp lại thƣờng xuyên hoặc đƣợc nhấn mạnh bằng sự thay đổi trong giọng điệu, nhịp độ, tƣ thế hoặc cử chỉ, bao gồm cả nét mặt. Hãy nhớ rằng ngƣời ta sẽ cho bạn biết những gì bạn cần lắng nghe. Họ sẽ đấm tay vào không khí hoặc xoay xoay ngón tay theo hình xoắn ốc cho đến khi nó chạm xuống bàn hoặc chỗ gác tay. Họ sẽ ép hai lòng bàn tay vào nhau, mở to mắt, đung đƣa bàn chân hoặc hít một hơi thở sâu rồi bất thình lình thở nhanh và nông hơn, nhƣ ngƣời thợ lặn vừa trồi lên mặt nƣớc. Bất kể là cử chỉ nào, bạn sẽ nhận ra họ muốn nhấn mạnh những gì, bằng sự thay đổi bất thình lình trong cử chỉ, giọng nói và nhịp điệu của họ. Nói nhƣ vậy có nghĩa là bạn phải chú ý đến đối tƣợng giao tiếp kỹ hơn, quan sát và lắng nghe những dấu hiệu quan trọng. Khi bạn cảm thấy mình đã thu thập kha khá thông tin, và bạn muốn kiểm tra xem mình hiểu đúng chƣa, hãy diễn đạt lại ý của họ bằng cách nói, “Nếu tôi hiểu đúng ý anh/chị thì. Bạn có thể dùng cách nói khác: “Nhƣ vậy, ý của anh/chị là” hoặc “Anh/chị muốn nói” hoặc tƣơng tự vậy. Không nhất thiết bạn phải tuân theo một công thức cứng nhắc, nhƣng nhiều ngƣời cho rằng câu “Nếu tôi hiểu đúng ý anh/chị” là hiệu quả nhất. Nên nhớ, cốt lõi của việc diễn đạt lại ý là để bạn chắc chắn rằng mình hiểu đúng điều ngƣời đối diện muốn nói. Nó chẳng liên quan gì đến việc đúng hay sai, hoặc việc bạn tin rằng điều đó đúng hay sai. Bạn chỉ tóm tắt một cách ngắn gọn những gì bạn nghĩ ngƣời kia đã nói, lặp lại những từ theo bạn là từ khóa quan trọng. Bằng cách diễn đạt lại ý, bạn còn tạo sự kết nối với ngƣời đó, nhất là khi bạn đồng điệu với họ về ngôn ngữ lẫn giọng nói, nhịp độ và dáng điệu. Sau đó, hãy chú ý đến phản hồi mà bạn nhận đƣợc. Ngƣời kia có thể đơn giản đồng ý: “Đúng rồi, thế đấy, đúng thế.” Hoặc ngƣời đó có thể thay đổi một chút, không đồng ý với bạn hoặc thêm thắt, chỉnh sửa vài chỗ, hoặc thay bằng một ý hoàn toàn mới: “À, có lẽ cũng đúng một phần, nhƣng cái tôi thật sự muốn nói là…” hoặc “Điều đó chỉ đúng ở một số thời điểm” hoặc thậm chí “Không hẳn nhƣ vậy, điều quan trọng hơn hết là…” Nhƣ thế không có nghĩa là việc diễn đạt lại ý của bạn thất bại. Trái lại, nó có thể mở ra nhiều cơ hội giao tiếp hơn, thiết lập một khuôn mẫu và nền tảng tuyệt vời cho việc giao tiếp vui vẻ, hiệu quả và thắt chặt mối quan hệ. BÀI TẬP DIỄN ĐẠT LẠI Ý 1. Chọn một ngƣời mà bạn thƣờng xuyên giao tiếp nhƣng gặp khó khăn trong việc hiểu ý nhau. 2. Lắng nghe điều anh ấy/cô ấy nói, chú ý đến những từ quan trọng. Khi họ tạm dừng nói, bạn hãy tóm tắt lại ý của họ theo cách hiểu của bạn. Đảm bảo dùng lại những từ khóa của ngƣời đó. 3. Chú ý đến phản hồi của ngƣời đối diện. Tiếp tục diễn đạt lại ý cho đến khi bạn nhận phản hồi rằng mình đã hiểu đúng. CHƢƠNG 10 Đồng Điệu Và Dẫn Dắt KHI BẠN THẤY hai cô gái nhỏ cùng nhau nhảy chân sáo trên đƣờng, bƣớc nhảy của chúng nhịp nhàng và tƣơng tự nhau, bạn sẽ biết ngay rằng chúng rất hợp nhau - có thể là bạn thân - ít ra là ở thời điểm này. Hoặc khi bạn ngắm một cặp tình nhân tản bộ trong buổi bình minh rạng rỡ, bƣớc chân của họ nhịp nhàng với nhau, tƣơng tự một cỗ máy bốn chân đang di chuyển. Một ngƣời mẹ và đứa con trai bé bỏng ngồi chơi trong công viên thành phố. Cậu bé chỉ mới mấy tháng tuổi nhƣng đang cố gắng nói chuyện với mẹ, cái miệng nhỏ xíu chúm chím, đôi mắt hết sức tập trung, chăm chú nhìn mẹ - ngƣời mà bé dành tất cả tình thƣơng. Còn chị ấy, ngƣời mẹ làm theo những cử động của con trai, cô cũng há miệng, khép miệng giống nhƣ con. Trong những đoạn miêu tả trên, hai ngƣời trong bối cảnh nhịp nhàng với nhau, gắn bó nhƣ thể chỉ có mình họ trong thế giới bé nhỏ của riêng mình. Đó chính là sự đồng điệu. Đồng điệu nghĩa là hòa đƣợc vào cảm xúc, suy nghĩ của anh ấy/cô ấy tại thời điểm hiện tại. Điều này có nghĩa là bạn điều chỉnh bản thân theo ngƣời khác, nhìn nhận thế giới theo cách riêng của cô ấy/anh ấy (không nhất thiết là phải đồng ý, mà là tôn trọng). Bạn làm theo, bắt nhịp, nói cùng một thứ tiếng, về cùng một chủ đề, với cùng một tâm trạng. Điều này sẽ thiết lập và duy trì cảm giác kết nối mạnh mẽ. Những kỹ năng mà bạn dùng để đồng điệu là hƣớng về ngƣời khác, quan sát, điều chỉnh cho phù hợp với giọng điệu, nhịp độ, dáng điệu, ngôn ngữ và diễn đạt lại ý. Hai cô gái nhỏ tung tăng đến cuối phố, xuất hiện một con đƣờng rộng mà chúng không đƣợc phép tự mình băng qua. Thế là chúng quay lại và tiếp tục nhảy chân sáo, một cô bé bỗng thay đổi bƣớc nhảy của mình bằng cách nhảy chân sáo vài bƣớc rồi lại chạy vài bƣớc. Cô bạn kia cũng làm theo và chẳng bao lâu sau hai cô bé đã chạy nhảy chứ không còn nhảy chân sáo nữa. Ngƣời mẹ cử động đôi môi gần giống với đứa con. Rồi cô nói, “Ma-ma,” môi mím lại rồi bật ra thành từng âm tiết rõ ràng. Đứa bé chăm chú nhìn, cố gắng bắt chƣớc mẹ. “Mmm,” đứa bé phát ra tiếng “mmm.” Đó là cái mà ta gọi là dẫn dắt. Dẫn dắt nghĩa là lái ngƣời đối diện sang một đề tài khác, một quan điểm, ngôn ngữ, nhịp điệu, tâm trạng, tốc độ hoặc dáng vẻ khác. Một khi đồng điệu với ngƣời khác, bạn đã sẵn sàng hƣớng dẫn ngƣời đó đến một nơi khác, một điều gì khác, một suy nghĩ hoặc hành vi khác. Chuyển ngƣời đó sang một ngôn ngữ, dáng vẻ hoặc nhịp độ khác có thể thay đổi quan điểm của ngƣời đó. Và một quan điểm mới có thể mang lại những lựa chọn mới, khả năng mới và óc sáng tạo mới. Đặc biệt, điều bạn làm sẽ thay đổi những khuôn mẫu mà ngƣời kia đang sử dụng. Bạn có thể đồng điệu với trải nghiệm của họ thông qua ngôn ngữ, tƣ thế, giọng nói và nhịp độ. Sau đó, bạn có thể dẫn dắt ngƣời đó sang cách nhận thức khác bằng cách thay đổi ngôn ngữ, dáng vẻ hoặc giọng nói của bạn, từ đó chuyển hoá trải nghiệm của họ. Nếu bạn muốn một điều gì từ ngƣời khác - chẳng hạn nhƣ đƣợc sếp tăng lƣơng, muốn chồng hoặc ngƣời bạn cùng đi nghỉ mát với bạn - thì điều đầu tiên là bạn phải đồng điệu với anh ấy/cô ấy vào thời điểm đó. Bạn sẽ chẳng đi tới đâu nếu bạn cứ ngang nhiên xông vào, cố gắng áp đặt điều bạn muốn bất kể ngƣời ấy đang làm gì, nghĩ gì hoặc cảm thấy gì. Bạn nên làm một cách từ tốn. Trƣớc hết, hãy quan tâm đến những vấn đề của họ, cảm xúc hào hứng hoặc thất vọng của anh ấy, nỗi lo hay niềm vui của cô ấy. Bạn lắng nghe, bạn nói về mọi thứ (tất cả nhằm đồng điệu với họ) và sau đó, bạn mới dần dần dẫn dắt ngƣời đó làm những việc mà bạn mong đợi. Bạn chuyển đổi ngôn ngữ, nhịp độ, quan điểm hoặc bất cứ biểu hiện hành vi nào mà chúng ta đã đề cập, và bạn hãy làm điều đó một cách tôn trọng, thể hiện rằng bạn tôn trọng những mối bận tâm của ngƣời đó. Giả sử bạn muốn thuyết phục ngƣời chồng tham công tiếc việc của mình thu xếp thời gian đi nghỉ mát. Trên đƣờng đi làm về, bạn hình dung trong đầu cảnh hai ngƣời nằm dài trên bãi biển, dƣới ánh nắng rực rỡ... Rồi bạn bƣớc vào nhà. Chồng bạn đang nói chuyện điện thoại, vẻ mặt tƣơi cƣời và ngay khi vừa gác điện thoại, anh ấy đã quay sang thao thao bất tuyệt với bạn về một dự án mới thú vị mà anh ấy đang tham gia. Anh ấy nói rất nhanh, lời lẽ đua nhau tuôn ra: “Anh cảm thấy hết sức hào hứng với công việc này; một dự án nóng hổi.” “Tốt lắm,” bạn nói “Tuyệt vời.” Bạn nói chậm rãi, kéo dài từng tiếng. “Và em hình dung đến cảnh hai chúng ta nằm dài sƣởi nắng trên bờ biển cát trắng khi anh hoàn thành dự án này.” Rõ ràng, cách này không có tác dụng. Không có sự kết nối nào khiến anh ấy tiếp thu những điều bạn nói. Hai bạn đang ở hai hành tinh khác nhau, sử dụng hai loại ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ của anh ấy là cảm giác còn của bạn là thị giác. Nhịp độ của anh ấy nhanh còn bạn thì chậm. Bạn không thể lái anh ấy đến chủ đề bạn muốn (dẫn dắt) nếu bạn không bắt đầu từ một điểm chung giữa hai ngƣời (đồng điệu). Đây là cách tiếp cận hiệu quả hơn. Chồng: Đây là dự án hay ho nhất trong nhiều năm nay. Nó thật sự khiến anh hào hứng, anh cảm thấy có hàng ngàn ý tưởng dồn dập trong đầu. Vợ: Thật tuyệt khi thấy anh hào hứng đến thế. Em có thể cảm nhận được nguồn năng lượng trong anh. Em chắc chắn dự án này sẽ mang lại tác động rất lớn. Rồi sau khi anh hoàn thành dự án này, hãy hình dung xem mọi việc sẽ tuyệt như thế nào nếu anh xin nghỉ phép đến một bãi biển nào đó, ngắm nhìn những con sóng xô bờ. Chồng: Đúng rồi, như thế thật tuyệt. Vợ: Em rất vui khi thấy anh hứng thú với tất cả những ý tưởng này, và em tin rằng dự án này sẽ thành công. Sau đó, anh sẽ sẵn sàng cho một kỳ nghỉ xả hơi. Anh có thấy cảnh hai đứa mình đùa giỡn với sóng không? Chồng (cười lớn): Một cảnh tượng hoàn hảo. Vợ: Anh thích làm gì nhất khi có thời gian nghỉ ngơi thư giãn? Anh thấy chúng ta nên đi đâu? Ngƣời vợ đã hƣớng chồng mình tƣởng tƣợng về kỳ nghỉ, khiến anh mong chờ đến ngày đó, đầu tiên bằng cách sử dụng cùng ngôn ngữ giác quan với anh ấy (cảm giác) và nhịp độ của anh (nhanh), sau đó mới lái anh sang ngôn ngữ hình ảnh, cùng nhịp độ chậm hơn. Cô di chuyển tới lui, vừa đồng điệu vừa dẫn dắt giữa mối tƣơng tác của thông điệp phát đi và thông tin phản hồi. Cô đồng điệu với anh, rồi mới chuyển sang vai trò dẫn dắt, quay lại đồng điệu rồi lại dẫn dắt. Hoặc với ví dụ này. Bạn muốn đề nghị sếp tăng lƣơng, nhƣng khi bạn bƣớc vào phòng sếp, bạn thấy sếp đang lo lắng về việc hoàn tất công việc đúng thời hạn. Sếp: Tôi không thể nào làm nổi những việc này. Xem ra không kịp thời hạn mất rồi. Tôi đang nghe thấy tiếng cánh cửa thời hạn dần dần khép lại. Bạn: Ông sẽ ổn thôi. Ông luôn làm được mà. Đừng lo lắng quá. Lý do tôi vào đây là vì tôi cảm thấy không vừa lòng với mức lương hiện tại. Tôi cảm thấy những gì mình nhận được không tương xứng với công sức bỏ ra. Sếp: Tôi thật không tin vào tai mình! Cấp trên đang sẵn sàng tống cổ tôi nếu tôi không hoàn thành công việc đúng thời hạn, thế mà cậu còn đòi tăng lương sao? Cậu bị cái gì vậy? Cậu cũng biết giờ tôi chẳng có tâm trí đâu mà nghe mấy chuyện này. Nói một cách nhẹ nhàng thì bạn đã không truyền tải đƣợc thông điệp của mình. Nhƣng nếu bạn thử lại, hãy nhớ rằng sếp của bạn dùng ngôn ngữ thính giác, và là ngƣời chú ý đến những điểm khác biệt, trong khi bạn dùng ngôn ngữ cảm giác và để ý đến những điểm tƣơng đồng, mẩu đối thoại sẽ nhƣ thế này: Bạn: Tôi biết là nghe có vẻ như ông không làm kịp thời hạn, và không thể làm tốt dự án này. Đúng vậy, có thể ông không hoàn thành nổi nó trước khi chuông báo hết giờ. Nhưng trước đây ông đã từng làm được điều tương tự, nên nhiều khả năng là ông sẽ biết cần làm cái gì vào phút chót, như ông vẫn thường làm. Và xin nghe tôi nói điều này. Thời điểm này có lẽ không thích hợp, nhưng tôi có nghe một số nhân viên ca thán về việc lương thưởng và tôi cảm thấy là nếu ông muốn mọi người vững lòng, nỗ lực hết mình để giúp ông hoàn thành công việc đúng thời hạn, ông có thể thông báo rằng ông sẽ thưởng hoặc tăng lương cho họ vào tháng tới. Và theo tình hình chung này, ông có nghĩ rằng đây là lúc tôi được tăng lương như chúng ta đã bàn không? Sếp: Tôi nghe rồi. Tôi nghĩ rằng đây không phải là lúc thích hợp, đúng như cậu nói, nhưng khi nào mới là lúc thích hợp cơ chứ? Và có thể cậu nói đúng. Tôi sẽ được nhân viên nhiệt tình giúp đỡ hơn. Thôi được, giờ khoan bàn đến chuyện tiền bạc, hãy giúp tôi nghĩ ra ý tưởng cho dự án này đã. Nếu bạn không thật sự hƣớng về ngƣời đối thoại, ngƣời mà bạn có ý định dẫn dắt làm điều bạn muốn, phƣơng pháp này sẽ không có tác dụng. Mọi giao tiếp đều là sự chuyển động - gửi đi, nhận lại, rồi lại gửi đi thành một vòng tuần hoàn không ngừng trong các mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau - và nó phụ thuộc vào việc kết nối. Nếu thiếu đi sự tôn trọng dành cho đối tƣợng giao tiếp và sự quan tâm thật lòng về những vấn đề mà ngƣời ấy gặp phải, sự kết nối của bạn chỉ nhƣ làn khói mỏng manh và bất cứ điều gì mà bạn cố công gây dựng đều tan biến nhanh chóng. BÀI TẬP ĐỒNG ĐIỆU VÀ DẪN DẮT 1 Khi đang nói chuyện với một ngƣời không cùng tâm trạng với bạn - anh ấy quá lặng lẽ trong khi bạn sôi nổi; bạn nghiêm trang, còn cô ấy lại bông đùa - hãy cố gắng hòa nhập với ngƣời đó bằng cách đồng điệu nhịp độ và dáng vẻ của họ. Hãy thực hiện điều này trong khoảng 5 phút. Bây giờ từ từ thay đổi nhịp độ và dáng vẻ của bạn, vẫn tập trung chú ý vào đối tƣợng và diễn đạt lại ý của họ, nhƣng duy trì sự thay đổi đó. Hãy chân thành; bạn luôn mong muốn điều tốt nhất cho họ. Thực hiện điều này trong 3 phút. Lƣu ý xem chuyện gì xảy ra. BÀI TẬP ĐỒNG ĐIỆU VÀ DẪN DẮT 2 1. Khi bạn muốn ngƣời khác làm một điều gì đó, trƣớc tiên hãy quan sát họ một lúc. Lắng nghe loại ngôn ngữ mà anh ấy/cô ấy dùng, và nhịp độ trong lời nói (nhanh hay chậm). Hãy quan sát dáng vẻ, cử chỉ và chuyển động mắt. Hãy chú ý thật kỹ. Nghĩ đến một điều gì đó mà bạn muốn ngƣời này làm, nhƣng cũng có lợi cho họ. 2. Hãy diễn đạt lại ý của ngƣời đó, đồng điệu với ngôn ngữ, dáng vẻ và nhịp độ của họ. Hãy làm điều này trong năm phút. 3. Bắt đầu dẫn dắt ngƣời đó. Thêm vào quá trình diễn đạt lại ý những điều bạn muốn ngƣời đó làm, sử dụng một ngôn ngữ, nhịp độ hoặc dáng vẻ khác. Chọn ngôn ngữ, nhịp độ hoặc dáng vẻ phù hợp nhất với kết quả bạn muốn. 4. Nói cho ngƣời kia biết rằng điều bạn muốn cũng có lợi cho họ thế nào. Hãy tỏ ra trung thực và tôn trọng. CHƢƠNG 11 Giao Tiếp Là Sự Linh Hoạt HÃY HÌNH DUNG một căn phòng khổng lồ, vừa cao vừa rộng, chứa vô số vật dụng trên đời. Bạn đang đứng trong đó. Bạn nhƣ lạc vào mê cung, không biết con đƣờng trƣớc mặt sẽ dẫn đến đâu. Đèn bật sáng. Đó là những ngọn đèn rất đẹp (hãy tƣởng tƣợng những ngọn đèn theo cách mà bạn cảm thấy hài lòng nhất). Chúng sắp thành hàng chữ: LỰA CHỌN Rồi có ai đó đƣa cho bạn một tờ giấy. Đó là một tấm bản đồ hoặc có thể là tài liệu hƣớng dẫn đƣờng ra khỏi mê cung. Bạn làm theo. Bạn bƣớc vào một vùng tràn ngập ánh nắng, nhƣ những tia sáng đủ màu chào đón Dorothy và chú chó Toto đến xứ sở Oz. Ra khỏi mê cung thứ nhất, bạn học đƣợc cách truyền đạt những điều bạn muốn nói đến ngƣời khác và cách rút ra ý nghĩa thật sự trong giao tiếp. Bạn nói điều bạn nghĩ và thành thật với những gì bạn nói; bạn có thể giao tiếp thoải mái giữa ý nghĩ của mình và khả năng thấu hiểu của ngƣời khác. Từ khóa ở đây là sự linh hoạt. Linh hoạt nghĩa là có nhiều lựa chọn. Nếu bạn chỉ có một cách làm (suy nghĩ, cảm nhận) về một điều gì đó, thì bất kể nó thành công đến mức nào, bạn cũng không có lựa chọn nào khác. Nếu bạn có hai cách làm, bạn sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lƣỡng nan. Nếu có ba cách, bạn có sự lựa chọn. Bạn có lựa chọn đồng điệu với dáng vẻ, nhịp độ hay ngôn ngữ của ngƣời kia; bạn có thể hƣớng sự chú ý của mình ra bên ngoài, dựa vào những dấu hiệu chuyển động mắt của đối tƣợng, hoặc từ ngữ họ dùng thể hiện sự tƣơng đồng hoặc dị biệt, và kết hợp mọi thứ lại với nhau khi bạn diễn đạt lại ý. Điều bạn học đƣợc trong chính cái mê cung của những mối nối thần kinh và đƣờng dẫn giác quan là có nhiều cách tạo sự kết nối, khả năng gây sự chú ý và duy trì mối quan tâm của ngƣời khác dành cho mình, đồng thời tạo nên môi trƣờng thấu hiểu và tin cậy. Sự kết nối là yếu tố duy nhất và thiết yếu nhất giúp bạn thành công trong giao tiếp, là mối liên kết giữa bản thân bạn với ngƣời khác. Giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời phụ thuộc vào khả năng quan sát và thay đổi một cách nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là đáp lại những phản hồi mà bạn nhận đƣợc - và nếu đó không phải là những gì bạn mong đợi, nếu ngƣời kia không tiếp nhận đúng thông điệp, bạn sẽ điều chỉnh hành vi của mình, thay đổi cách giao tiếp, gia tăng khả năng thông hiểu. Bằng cách làm này, bạn học đƣợc nhiều điều về ngƣời khác và khám phá những điều mới mẻ nơi bản thân mình. Giao tiếp là cả một quá trình. Sự linh hoạt đặc biệt quan trọng trong việc học hỏi, thay đổi thói quen suy nghĩ và cảm nhận, có đƣợc nhiều cơ hội hơn và cho phép các khả năng mở ra trƣớc mắt bạn. Sự linh hoạt cho phép bạn phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp trong cung cách suy nghĩ và hành xử vốn trƣớc nay khiến bạn làm mãi một thứ theo cách cũ rích. Bạn trở nên có ý thức về những lựa chọn khác và hoàn toàn có khả năng thay đổi. TÓM LƢỢC VỀ GIAO TIẾP SỰ KẾT NỐI: Thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời đối diện và tạo ra bầu không khí tin cậy. HƢỚNG VỀ NGƢỜI KHÁC: Chú ý đến ngƣời khác, vì lợi ích của ngƣời khác. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: Hƣớng sự chú ý có nhận thức của bạn ra thế giới bên ngoài, đặc biệt với những ngƣời mà bạn đang tƣơng tác. QUAN SÁT: Quan sát dữ liệu giác quan và đo lƣờng những gì cố định, những gì thay đổi. Quan sát sự biến đổi và cố định trong dáng vẻ, nét mặt, cơ bắp căng cứng/thả lỏng, cử chỉ, và chuyển động mắt. Lắng nghe sự thay đổi và cố định trong cƣờng độ, âm lƣợng và nhịp điệu, tốc độ nói và ngôn ngữ giác quan. HỆ THỐNG BIỂU HIỆN: Những bộ lọc giác quan dùng để kiểm soát đầu vào từ bên ngoài và hệ thống giác quan mà con ngƣời dùng để miêu tả những trải nghiệm của mình. Ngôn ngữ giác quan: thị giác, thính giác hoặc cảm giác và những dấu hiệu cho biết ngƣời đó suy nghĩ nhƣ thế nào. Chuyển động mắt: một chỉ thị khác cho biết cách ngƣời đó suy nghĩ. ĐỒNG ĐIỆU VỀ HÀNH VI: Sử dụng cùng một giọng điệu, âm lƣợng hoặc nhịp độ, tƣ thế hoặc ngôn ngữ giác quan nhƣ ngƣời đối diện đang dùng (điều này giúp gia tăng sự kết nối). TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT: Quá trình nhận thức tự động khiến con ngƣời chú tâm đến những điểm tƣơng đồng với những gì họ đã biết, từng trải nghiệm hoặc nhận ra sự khác nhau. DIỄN ĐẠT LẠI Ý: Tóm tắt lại những điều ngƣời kia bày tỏ theo cách nói của bạn, nhƣng sử dụng lại những từ/cụm từ khóa của ngƣời kia, mào đầu bằng câu “Nếu tôi hiểu đúng ý anh/chị thì…” ĐỒNG ĐIỆU VÀ DẪN DẮT: Dùng những kỹ năng tạo sự kết nối để hoà hợp với ngƣời kia (đồng điệu) và hƣớng ngƣời đó đến một nhận thức, suy nghĩ hoặc hành vi khác bằng cách thay đổi ngôn ngữ, nhịp độ, giọng điệu, dáng vẻ hoặc tƣ thế của bạn (dẫn dắt). VƢỜN ĐỊA ĐÀNG CỦA LOÀI ẾCH Ngày xưa, giữa vườn địa đàng mọc lên một cái đầm nước với bao nhiêu là ếch nhái trú ngụ. Nó được gọi là vườn địa đàng của loài ếch vì chung quanh không một bóng người, chỉ có vô số thức ăn và nước trong vắt. Loài ếch sống nơi đây vô cùng hòa bình và hạnh phúc, ngoại trừ một vấn đề. Vấn đề này do một con ếch đặc biệt gây ra. Như mọi người đều biết, ếch di chuyển bằng cách nhảy và kêu ồm ộp. Nhưng con ếch con này lại kêu chíp chíp và vẫy vẫy hai chân trước sang hai bên như chim. Những con ếch con khác cố gắng chỉ cho nó cách xử sự như một con ếch bình thường. Nó lắng nghe nhưng rồi vần tiếp tục làm theo ý mình. Rốt cuộc những con ếch già từng trải nhất tìm đến chú ếch con nổi loạn kia và cố giải thích cho nó, đầu tiên rất từ tốn, rằng cách cư xử của nó chẳng giống ếch chút nào. Chúng còn làm mẫu cho nó xem phải nhảy và kêu ồm ộp ra sao. Khi bao nhiêu nỗ lực xem ra không hiệu quả, những con ếch già nổi giận và dọa khai trừ con ếch nhỏ ra khỏi bầy. Cũng chẳng ăn thua. Cộng đồng ếch vô cùng bất mãn, nhưng chẳng biết phải làm gì với con ếch bất trị ấy. Một buổi trưa nọ, ba cái bóng to lớn vờn quanh đầm nước. Chúng lượn vài vòng rồi từng cái bóng một lao xuống, quắp lên những con ếch đáng thương rúm ró vì sợ, những con ếch đó biến mất khỏi cộng đồng ếch, mãi mãi. Bọn ếch phiền muộn lắm. Ngày hôm sau, cũng đúng ngọ, ba cái bóng lớn lại vờn quanh đầm nước. Sau khi bay vài vòng, chúng lại lao xuống và mỗi cái bóng quắp một con ếch bay đi. Bây giờ thì cả họ nhà ếch cực kỳ hoảng loạn. Chúng triệu tập một cuộc họp để quyết định xem cần làm gì. Nhưng chẳng con nào đồng ý với con nào, rồi cuối buổi họp, tất thảy đều hoảng sợ và bối rối bởi chúng chẳng hề có kế hoạch đối phó cho ngày mai. Tai họa tiếp diễn trong nhiều ngày liền. Vườn địa đàng của loài ếch gần như tan hoang, những con ếch không biết làm cách nào để tự bảo vệ mình. Vào buổi họp tiếp theo, một cô ếch phát biểu rằng, nó để ý thấy mấy cái bóng chẳng thèm đoái hoài gì đến con ếch nhỏ vẫy hai chân trước và kêu chíp chíp cả. Hay là cả họ nhà ếch cũng bắt chước vỗ vỗ hai chân trước và kêu chíp chíp, cô ếch gợi ý. Những con ếch già thông thái nổi giận trước lời đề nghị làm chuyện chẳng giống ếch chút nào. Chúng quyết định cố gắng ẩn náu kỹ hơn - dưới các tán cây, dưới lá bông súng hoặc đằng sau mấy gốc cây. Nhưng dù chúng làm cách gì đi nữa, những cái bóng ngày nào cũng quay lại, và mang đi thêm vài thành viên trong cộng đồng ếch. Cuối cùng, với nỗi tuyệt vọng, con ếch già nhất và thông thái nhất hỏi cô ếch đã đưa ra lời đề nghị cả làng bắt chước con ếch nhỏ kêu chíp chíp xem cả bọn nên làm gì. “Tất cả chúng ta có thể học cách đập đập hai chân và kêu chíp chíp, rồi mỗi ngày trước giờ ngọ, chúng ta sẽ đồng loạt kêu chíp chíp và vẫy vẫy hai chân trước.” Lúc bấy giờ những con ếch bô lão lấy làm buồn lòng lắm với kiểu cư xử trên; thế nhưng chúng biết sự tồn vong của mình đang bị đe dọa. Trưa ngày hôm sau, cả làng ếch cùng kêu chíp chíp và vẫy vẫy hai chân. Khi ba cái bóng lớn xuất hiện, chúng bay vòng quanh đầm nước, cứ lượn vòng, rồi lượn vòng. Sau khi đảo qua đảo lại nhiều lần, chúng bỏ đi mà không bắt một con ếch nào. Làng ếch vui mừng lắm nhưng vẫn không khỏi lo lắng cho ngày mai. Trưa hôm sau, ba cái bóng lại đến, lũ ếch ra sức kêu chíp chíp và vẫy chân trối chết. Những cái bóng bay quanh đảm nước mấy vòng rồi bỏ đi. Ngày thứ ba, chúng quay lại, sà xuống thấp hơn, thấp hơn nữa trong khi những con ếch vẫn không ngừng chíp chíp và vẫy chân. Cuối cùng, sau nhiều lần chẳng được tích sự gì, ba con diều hâu này bay đi, không bao giờ trở lại. Những con ếch đã giành lại được vườn địa đàng của mình và cũng linh hoạt hơn trong khái niệm hành vi “chuẩn mực” của loài ếch. *** PHẦN HAI Bạn có tất cả những nguồn lực bạn cần CHƢƠNG 12 Kho Báu Tiềm Ẩn GIAO TIẾP là một phần của quá trình học hỏi - về ngƣời khác, về thế giới bạn đang sống và về bản thân bạn. Trong giao tiếp với ngƣời khác (giao tiếp giữa các cá nhân), tài sản quý giá nhất của bạn là sự linh hoạt. Trong giao tiếp với chính mình (giao tiếp nội tâm), điều tiên quyết bạn cần là sự sẵn sàng khám phá: máu phiêu lƣu, trí tò mò và thả cho trí tƣởng tƣợng dẫn dắt mình. Bạn cần lắng nghe bản thân mình: Bạn đang nói gì - bạn thƣờng nói đi nói lại điều gì với mình - mà không ý thức là mình đang làm điều đó? Có phải bạn thƣờng nói những câu nhƣ “Mình không thể làm đƣợc việc này, mình sẽ biến thành trò cƣời, mình không đủ thông minh, mình quá già,” hoặc “Mình thật vô vị: không ai muốn nói chuyện với mình cả”? Bạn có tự đầu độc chính mình không? Hay ngƣợc lại, bạn có tự động viên mình rằng bạn có thể thành công bất chấp mọi khó khăn, rằng bạn có khả năng, và bạn sẽ chiến thắng? Nói sao cũng rất dễ. Nhƣng làm cách nào bạn khiến mình tin vào điều đó? Bạn bắt đầu bằng việc nhận ra mình có những nguồn lực mà bạn chƣa hề biết trân trọng. Thậm chí bạn còn không biết mình đang sở hữu chúng. Bây giờ bạn sẽ bắt đầu quá trình thám hiểm, với bản đồ kho báu trong tay, bạn đi lần theo những con đƣờng dẫn đến thành quả và năng lực, những việc bạn làm mà không cần phải suy nghĩ về chúng, những kho tàng quý giá bạn gói ghém quá lâu đến mức quên bẵng chúng (hoặc chƣa từng biết đến) rằng chúng vẫn ở đó. Bạn có còn nhớ trò chơi đi tìm kho báu khi còn bé không? Đó là trò chơi cƣớp biển bạn thƣờng tham gia trong các bữa tiệc sinh nhật hoặc với một đứa bạn đồng trang lứa, thám hiểm bãi biển hoặc hang động hoặc con đƣờng mòn xuyên rừng. Có thể bạn đi tìm kho báu trong một căn gác xép của ai đó hoặc tìm những món quà đƣợc ngƣời lớn giấu kỹ rồi mách nƣớc rằng bạn đang đi “đúng hƣớng” hoặc “sai hƣớng”. Hành trình đi tìm kho báu bí mật là một phần trong cuộc đời của hầu hết mọi ngƣời, nếu không phải trong ký ức thì cũng trong trí tƣởng tƣợng. Đó là một trong những câu chuyện cổ xƣa nhất - tìm kiếm phần thƣởng, kho vàng chôn dƣới lòng đất hoặc một vƣơng quốc bị lãng quên - nó còn là chủ đề quen thuộc trong những câu chuyện thần tiên và truyền thuyết, bởi nó phản ánh nỗi khát khao chinh phục mà ai cũng hiểu. Dù kho tàng ấy mang lại điều gì cho mỗi chúng ta - trở nên xinh đẹp, tìm đƣợc tình yêu, tìm ra kho báu khiến ta trở nên giàu có - thì vẻ mầu nhiệm của câu chuyện nằm ở chỗ những ƣớc mơ xa vời bạn không dám mơ, một ngày kia bỗng thành hiện thực. Phần còn lại của câu chuyện là những kho tàng ấy bị chôn giấu. Bạn tìm ra một thứ mà trƣớc giờ nó vẫn ở đó, chỉ có điều bạn không để ý tới hoặc không biết phải tìm nó ở đâu. Thậm chí bạn không ngờ rằng ở đâu đó tồn tại một kho tàng đang đợi bạn khai phá. Trong lĩnh vực tâm lý con ngƣời, kho báu chính là những nguồn lực ẩn chứa bên trong chúng ta và nguồn lực đó, một khi đƣợc khai phá và đƣa vào sử dụng, sẽ cho phép chúng ta đạt đƣợc bất cứ điều gì chúng ta mong đợi hoặc dự định thực hiện. Nói cách khác, bạn đã có tất cả những gì cần thiết để làm những gì bạn muốn, để lựa chọn và quyết định thay đổi theo hƣớng giúp bạn cầm lái cuộc đời mình và đi đến bất cứ nơi đâu theo ý bạn. Cái bạn có là những nguồn lực phong phú/cả một rƣơng đầy ắp ngọc ngà châu báu, một kho tàng chứa vô số những khả năng chƣa đƣợc phát hiện, sức mạnh tiềm ẩn và nguồn nội lực chƣa đƣợc biết đến. Một giả định khác của Lập Trình Ngôn Ngữ Tƣ Duy là: BẠN CÓ TẤT CẢ NHỮNG NGUỒN LỰC BẠN CẦN ĐỂ ĐẠT ĐƢỢC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ BẠN MUỐN. “Tốt lắm”, bạn nói, “nhƣng làm sao tôi lại không biết gì về điều đó? Tại sao tôi vẫn không thể đạt những gì mình muốn? Tại sao tôi không thể tìm ra những nguồn lực này để tự giúp mình?” Có một số lý do thƣờng gặp ở hầu hết những ngƣời chƣa tận dụng đƣợc những nguồn lực sẵn có của mình. Thứ nhất, bạn chƣa xác định đƣợc chúng; thứ hai, bạn không biết cách tiếp cận chúng và thứ ba, ngay cả khi bạn có thể tiếp cận đi nữa, thì việc đó có thể diễn ra không đúng thời điểm hoặc hoàn cảnh, không đúng lúc và không đúng đối tƣợng mà bạn mong muốn. Đƣợc rồi, chúng ta hãy bắt đầu quá trình khám phá bằng cách đặt câu hỏi: Nguồn lực là gì? Nguồn lực của chúng ta, loài ngƣời hoặc cá nhân, gần giống với những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh này. Hàng trăm hoặc hàng ngàn năm trƣớc, hành tinh của chúng ta chứa đầy uranium, vàng, bạc, dầu, thiếc, đồng, platinum, hồng ngọc, ngọc lục bảo nhƣ hiện nay. Thực tế còn nhiều, nhiều hơn nữa. Nhƣng ai biết đến điều đó? Ai biết rằng cái chất lỏng sền sệt màu đen lại có ích đến thế, rằng nó là nguồn nhiên liệu để chạy máy móc và giữ ấm cho con ngƣời? Ai có thể ngờ Nam Phi giàu có đến không tƣởng trƣớc khi mỏ kim cƣơng Kimberley đƣợc phát hiện vào năm 1871? Trƣớc khi chúng ta quan niệm dầu mỏ, hoặc than đá, hoặc kim cƣơng là nguồn tài nguyên thì chúng không hiện diện trên trái đất đối với chúng ta. Chúng ta không hề biết mình sở hữu chúng. Ngay cả khi con ngƣời đã nhận thức về sự tồn tại của chúng, biết đến công dụng của chúng thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tiếp cận đƣợc những nguồn tài nguyên ấy. Chúng ta không có kỹ thuật khoan dầu từ thềm lục địa, hoặc trích vàng từ đá. Nguồn tài nguyên sẵn đó, chúng ta biết điều đó, nhƣng không biết làm sao lấy đƣợc nó. Thậm chí ngày nay, khi con ngƣời có rất nhiều phƣơng tiện tiếp cận rất nhiều nguồn tài nguyên trong lòng đất, chúng ta vẫn thƣờng bỏ quên một vài nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất. Chúng ta mặc sức sử dụng chúng cho đến khi chúng trở nên ô nhiễm. Không ai xem không khí là một nguồn tài nguyên cho đến khi không khí trong lành bị cạn kiệt do tác hại của khói từ nhà xƣởng trung tâm công nghiệp và xe hơi, thêm rác thải cùng tất cả những thứ khác bủa vây khu đô thị. Và nguồn nƣớc - ở cái thời của Huck Finn và Tom Sawyer, ai có thể tƣởng tƣợng đƣợc rằng, chẳng bao lâu nữa con ngƣời sẽ phải bỏ tiền ra mua nƣớc đóng trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa, bởi nƣớc chảy ra từ vòi có thể gây ung thƣ hoặc các căn bệnh khác? Không khí để ta thở còn nƣớc để ta uống: Bởi những nguồn tài nguyên này quá sẵn có nên chúng ta chẳng buồn quan tâm đến giá trị của chúng. Và những gì xảy ra với trái đất cũng tƣơng tự nhƣ với con ngƣời. Nhiều nguồn lực quan trọng nhất của chúng ta lại là những thứ chúng ta thấy quá hiển nhiên. Một trong những nguồn lực quan trọng nhất mà chúng ta có chính là khả năng hình dung trong đầu. Một khả năng khác là độc thoại nội tâm. Những nguồn lực này giúp chúng ta có thể ghi nhớ, vƣợt thời gian và biết tƣởng tƣợng. Chúng ta dựng lên những hình ảnh trong đầu, chúng ta nói chuyện với chính mình. Đây là những nguồn lực cơ bản nhất, quá cơ bản và quá cần thiết đối với việc ý thức chúng ta là ai, đến nỗi chúng ta không bao giờ nghĩ về nó - giống nhƣ ngày và đêm trên trái đất, hoặc nguồn nƣớc và đất đai. Một nguồn lực quan trọng khác của chúng ta là khả năng cảm thụ, cảm nhận về mọi việc: cân nặng, kích cỡ, kết cấu, nhiệt độ và cảm giác vận động. Nhìn, nghe, cảm nhận - những nguồn lực này tƣơng tự nhƣ các thành tố của trái đất, kết hợp lại để tạo ra vạn vật. Những nguồn lực căn cơ của chúng ta cho phép chúng ta vƣợt thời gian và không gian để tạo ra những thứ chƣa từng tồn tại trƣớc đây, để nhìn bằng cặp mắt nội tâm và nghe bằng đôi tai nội tại. Trí óc mang đến cho chúng ta những sản vật quý báu mọi lúc mọi nơi dƣới dạng hình ảnh, dấu hiệu, lời nói, âm thanh và cảm xúc. Chúng ta có thể tùy nghi sử dụng những nguồn lực này và hiệu chỉnh chúng, làm cho chúng to hơn, hoặc rõ hơn, hoặc mạnh hơn, hoặc xa hơn. Với một vài thay đổi nho nhỏ, chúng ta có thể tác động mạnh đến cách chúng ta nhìn nhận sự việc và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta. Chúng ta chọn ra một ký ức buồn và chỉnh cho hình ảnh sáng lên, phóng to ra, lồng thêm một bản nhạc du dƣơng, thêm vào một chút ấm áp, dịu dàng và biến nó thành một thứ không còn khiến chúng ta nặng lòng nữa. Một ký ức vẫn khiến chúng ta nản lòng lại trở thành nguồn động lực khích lệ chúng ta đến tƣơng lai. Chúng ta biến cái tiêu cực thành tích cực, từ đi giật lùi thành tiến về phía trƣớc. Thật mầu nhiệm! Chúng ta làm đƣợc điều đó nhờ học cách điều chỉnh hệ thống biểu hiện bên trong chúng ta. Bạn có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận mọi việc đơn giản nhƣ chỉnh âm lƣợng tivi vậy. CHƢƠNG 13 Giác Quan Nội Tại NÃO BỘ CON NGƢỜI mã hóa và lƣu giữ các trải nghiệm ngay lập tức mà không cần đến một nỗ lực có ý thức nào, nhƣ một phép lạ - trừ việc khả năng thần kỳ này lại là một trong những đặc điểm thiết yếu nhất của chúng ta. Cách chúng ta nắm bắt, chắt lọc và xử lý những trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân chính là một nguồn lực quan trọng của con ngƣời. Nhƣng, giống nhƣ trong phép mầu, chúng ta không biết những mối liên kết này đƣợc thực hiện ra sao. Khi chúng ta nhận thức về những nguồn lực ấy, chúng ta sẽ có khả năng kiểm soát chúng. Và một khi đã kiểm soát đƣợc những nguồn lực này, chúng ta có thể thay đổi chất lƣợng và định hƣớng cuộc sống của mình. Giác quan nội tại là những đơn vị riêng lẻ của hệ thống giác quan hoặc hệ thống biểu hiện của chúng ta, qua đó chúng ta chia nhỏ những trải nghiệm ra để cất giữ và sử dụng trong tƣơng lai. Chúng là những yếu tố giúp ta hiệu chỉnh đƣợc nhiều thứ hơn ngoài việc tắt/mở ý thức hệ. Những bộ lọc chính của sự nhận thức hoặc hệ thống biểu hiện chính là các giác quan. Giác quan nội tại là những đơn vị nhỏ hơn và có thể điều chỉnh đƣợc của những giác quan này. Bằng cách điều khiển giác quan nội tại, chúng ta có thể thay đổi cách mình suy nghĩ, cảm nhận và thực hiện mọi việc một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thông qua các giác quan nội tại, chúng ta có thể thay đổi ký ức và trải nghiệm. Chúng ta có thể sắp xếp lại quá khứ để có thêm lựa chọn trong tƣơng lai. Tuy nhiên, những gì chúng ta thay đổi là hình thức của ký ức chứ không phải nội dung. Một quyển sách đƣợc viết bằng chữ nổi Braille mà bạn đọc bằng những ngón tay cũng giống nhƣ quyển sách in mà bạn đọc bằng mắt. Chúng chỉ khác về hình thức - cách nó đƣợc thể hiện: in trên giấy hay bằng chữ nổi Braille. Nội dung vẫn là một. Cách bạn cảm thụ quyển sách phụ thuộc vào việc bạn đọc nó bằng mắt hay sờ bằng tay, còn chữ nghĩa vẫn không thay đổi; chỉ có trải nghiệm của bạn về nó thay đổi mà thôi. Nội dung chính là câu chuyện; hình thức là cách câu chuyện đó đƣợc kể lại. Tôi có thể viết nó ra, kể cho bạn nghe, ghi âm lại, quay thành phim, viết một vở vũ kịch, soạn một bài hát, dựng phim hoạt hình hoặc vẽ truyện tranh về nó. Dù ở dạng nào, nội dung câu chuyện vẫn giữ nguyên, nhƣng phƣơng tiện truyền đạt thì khác hẳn và sức ảnh hƣởng của câu chuyện cũng thay đổi theo. Hãy nghĩ xem, cùng bộ phim ấy sẽ khác đi nhƣ thế nào khi bạn xem nó trên màn ảnh rộng thay vì xem tivi ở nhà. Hình thức làm thay đổi ý nghĩa. Chúng ta suy nghĩ như thế nào - bằng hình ảnh, ngôn ngữ, cảm giác, âm thanh và những giác quan khác - là hình thức. Những gì chúng ta nghĩ - suy nghĩ, ý tƣởng, ký ức - là nội dung. Nếu bạn dự định mua một chiếc xe hơi, bạn có thể hình dung nó theo một cách cụ thể nào đó: lớn và gần, nhiều màu sắc, sáng sủa và rõ ràng. Mua một chiếc xe là nội dung; những hình ảnh tƣơi sáng, to rõ về nó là hình thức. Nếu bạn cứ lẩm bẩm với mình, “Tôi sẽ chẳng bao giờ đủ tiền mua xe mới” thì thông điệp đó là nội dung. Giọng điệu và nhịp độ giọng nói của bạn là hình thức. Hình thức là chiếc xe, nội dung là ngƣời lái. Tôi có thể đi từ Chicago đến Detroit bằng máy bay, xe lửa, xe buýt, xe hơi, xe đạp, đi bộ và thậm chí giày trƣợt patin - và mặc dù vẫn đi trên cùng lộ trình đó, nhƣng trải nghiệm của mỗi phƣơng thức di chuyển lại chẳng hề giống nhau. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ sự khác biệt. Trải nghiệm (ý nghĩ, ký ức) mang lại nội dung. Cách bạn tạo ra chúng (thể hiện chúng) xuất phát từ việc bạn thay đổi hoặc điều khiển hình thức mà những trải nghiệm ấy đƣợc lƣu giữ. Thay đổi hình thức, bạn có thể thay đổi đƣợc ý nghĩa hoặc tác động của nội dung. Bạn có thể phá vỡ thói quen trong hành vi và suy nghĩ của mình, bằng việc thay đổi cách thức (hình thức) bạn nhớ lại những trải nghiệm đã tạo nên những thói quen này. Với những hình ảnh và âm thanh có sẵn trong não bộ, bạn có thể thay đổi hình thức của một ký ức hoặc một khả năng trong tƣơng lai. Bây giờ bạn hãy thử xem: Nhớ lại một chuyện vui xảy ra với bạn - trong khoảng một, hai năm trở lại đây. Trong khi nhớ lại, bạn sẽ thấy một hoặc một loạt hình ảnh gắn liền với trải nghiệm đó - có thể bạn đang đi dọc bãi biển, cát ấm len lỏi vào kẽ chân, những cánh chim chao liệng trên đầu, những con sóng vỗ bờ; hoặc bạn đang đi trên đƣờng trong một tối mùa đông, tĩnh lặng khác thƣờng, những ngọn đèn đƣờng đổ bóng nhợt nhạt xuống nền tuyết. Hoặc bạn nhớ về khuôn mặt của một ngƣời phụ nữ, trang phục cô ấy mặc, màu son, những chiếc móng tay dài sơn đỏ, mặt bàn đen bóng, những tấm chân dung treo trên tƣờng. Hoặc bạn chú ý đến âm thanh tạo nên trải nghiệm dễ chịu ấy: bản nhạc bạn nhảy, tiếng chim réo rắt bên cửa sổ phòng ngủ của bạn vào một buổi tinh mơ, tiếng ngƣời cƣời nói, tiếng suối chảy rì rầm. Có thể bạn đang nói với chính mình trong ký ức: “Mình nhƣ thấy lại kỷ niệm khi mình ở Paris và Jean-Pierre mang đến một chai rƣợu vang,” hoặc “Đó là ngày bầu cử và con tàu vừa đƣợc kéo vào nhà ga trung tâm.” Có thể bạn đang làm sống lại những cảm xúc trƣớc đây, những cảm nhận dễ chịu gắn liền với trải nghiệm ấy. Nếu bạn làm thế, bạn có thể chắc chắn rằng những cảm xúc đó đƣợc tạo nên bởi những hình ảnh, âm thanh và ngôn từ cụ thể: một cái gì đó rõ ràng, một điều bạn có thể mô tả dù bạn có ý thức về điều đó hay không. Giống nhƣ màn hình tivi đang bật: Thậm chí khi hình ảnh trở nên tối và âm thanh vặn thật nhỏ thì những âm thanh và hình ảnh vẫn còn đó. Chẳng qua bạn chƣa vặn nút điều chỉnh mà thôi. Não bộ chúng ta cũng hoạt động tƣơng tự và nếu bạn không điều chỉnh nó một cách có ý thức, bạn sẽ bỏ lỡ việc nhìn và nghe rất nhiều chƣơng trình tuyệt vời đang diễn ra trong đầu bạn. Nào, chúng ta hãy cùng bật màn hình lên. Hãy nhìn vào những hình ảnh mà bạn có đƣợc từ một kỷ niệm tƣơi đẹp. (Nếu trong đầu bạn không xuất hiện hình ảnh nào, hãy tự hỏi: nếu mình có thể nhìn thấy một hình ảnh gắn liền với kỷ niệm này, đó sẽ là hình ảnh gì? Mình sẽ nhìn thấy điều gì?) Hãy làm cho hình ảnh này thành màu đen trắng. Thu nhỏ lại. Làm cho tối đi. Nó tác động đến bạn ra sao? Vẫn dùng hình ảnh ấy. Phóng to lên, làm cho nó sáng hơn, và rực rỡ sắc màu. Lần này nó tác động đến bạn ra sao? Cách thể hiện nào gợi lại những cảm xúc vui tƣơi ban đầu của trải nghiệm này nhiều hơn? Chọn một hình ảnh khác. (Tƣởng tƣợng nhƣ bạn chuyển kênh, hoặc đơn giản hơn, nhìn vào một album có những hình ảnh đẹp. Chọn ra một bức ảnh). Dời bức ảnh ấy ra xa, xa hơn nữa, thật xa. Bây giờ mang nó lại gần, thật gần, ngay trƣớc mặt. Khoảng cách nào khiến bạn dễ chịu hơn? Bức tranh ấy có làm bạn ngột ngạt khi bạn mang nó lại quá gần không? Bạn có thấy khó liên kết với bức ảnh khi đẩy nó ra thật xa không? Hoặc có thể khoảng cách gần có sức thúc đẩy bạn, khiến bạn muốn thực hiện một điều gì đó ngay lập tức. Hoặc khoảng cách xa hơn làm cho hình ảnh đó trở nên dễ chịu, bớt đối đầu và dễ tiếp nhận hơn? Hãy nhớ đây là những hình ảnh của bạn, buổi trình diễn của bạn. Bạn toàn quyền thay đổi mọi khía cạnh hình ảnh trong đầu. Cách bạn nhận thức về một điều gì đó sẽ thay đổi tác động của nó đối với bạn. Hãy thử nhìn bức tranh đó từ một ống kính khác. Phóng to mọi thứ lên, khổng lồ, hoặc nhỏ đi, bé xíu xiu. Hãy đặt nó vào trung tâm, rồi khiến nó mờ đi. Thay đổi góc quan sát - nhìn từ trên xuống, từ dƣới lên, từ hai bên. Hãy nghịch ngợm một chút và để ý đến sự thay đổi cảm xúc của bạn khi những giác quan nội tại - những khía cạnh và tham số về bức tranh của bạn - thay đổi. Bây giờ hãy vặn âm thanh lớn lên. Hãy nhớ lại những âm thanh hoặc ngôn từ gắn kết với trải nghiệm này. (Nếu bạn không nghe thấy gì, hãy tự hỏi: nếu mình có thể nghe đƣợc những từ ngữ và âm thanh trong kỷ niệm này, mình sẽ nghe thấy gì?) Hãy tăng tốc hình ảnh lên thật nhanh và vặn cho âm thanh thật lớn. Điều đó ảnh hƣởng đến ký ức về trải nghiệm ấy ra sao? Bây giờ giảm tốc độ xuống. Vặn âm thanh nhỏ lại. Việc làm này có tác động gì? Vẫn giữ âm thanh ở mức nhỏ (nếu âm thanh là những lời độc thoại của bạn hoặc tiếng nói của ngƣời khác, hãy biến chúng thành tiếng thì thầm) rồi chỉ điều chỉnh tốc độ, nhanh hay chậm của từ ngữ và âm thanh mà thôi. Hãy tua lại. Vẫn giữ tốc độ đó (theo tiếng tíc-tắc giữ nhịp nếu bạn muốn) và thay đổi âm lƣợng. Những thay đổi sẽ tác động đến cách bạn cảm nhận ký ức của mình. Giọng nói của ngƣời dì nhẹ nhàng, chậm rãi và đầy an ủi - bạn sẽ cảm thấy hài lòng dễ chịu. Nhƣng bây giờ giọng bà dì ấy rít lên the thé, quá nhanh, quá to - và bạn cảm thấy căng thẳng, khó chịu. Những gì ta vừa thử nghiệm, những nút chỉnh tƣởng tƣợng của vô thức chính là thị giác và thính giác nội tại. Thị giác nội tại bao gồm tiêu điểm, kích thƣớc, khoảng cách (từ ngƣời nhìn đến hình ảnh), độ sáng tối, hình ảnh đen trắng hoặc hình màu, độ phân giải màu sắc, hình tĩnh hay chuyển động, giới hạn nhìn hay toàn cảnh, mờ hay trong suốt. Bạn sắp đặt hình ảnh trong tâm trí mình nhƣ thế nào? Bạn có chiếu nó lên màn ảnh rộng hay không? Đó là bức tranh toàn cảnh trong tâm trí bạn hay nó rất nhỏ chỉ bắng một tấm bƣu thiếp? Hay bé xíu nhƣ một con tem? Đó là hình ảnh ba chiều hay phẳng, có tâm điểm hay không, cận cảnh hay từ xa? Bạn là ngƣời trong cuộc nhìn ra hay bạn đang đứng trong hàng ghế khán giả, chăm chú xem thƣớc phim cuộc đời mình? Thính giác nội tại bao gồm âm lƣợng, độ cao thấp, tốc độ, tần số, vị trí, khoảng thời gian diễn ra, những khoảng dừng hoặc sự im lặng. Khi tiếng nói nội tại cất lên, giọng nói ấy nhỏ hay to, cao hay thấp, gần hay xa, nhanh hay chậm, đa dạng hay đều đều? Có tiếng vọng của giọng nói ấy không; nó the thé nhƣ một tiếng kêu hay mơ hồ nhƣ tiếng còi tàu đi trong sƣơng sớm? ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI Thị giác • Một khung hình hay bức tranh toàn cảnh • Nhiều màu hoặc trắng đen • Nhìn thấy mình trong ảnh hoặc nhìn mọi việc bằng con mắt của mình • Độ sáng • Kích cỡ tổng thể bức tranh • Kích cỡ (tỷ lệ) của vật thể và nhân vật • Độ tƣơng phản sáng tối • Hình ảnh tĩnh hoặc động • Tiêu điểm sắc nét hay mờ • Hệ màu (màu cơ bản, màu nhạt hoặc màu tối) • Mờ hay trong suốt • Góc nhìn - từ trên xuống, từ dƣới lên, hay từ hai bên • Không gian: ba chiều hay không gian phẳng Thính giác • Âm lƣợng • Tốc độ • Cao độ • Định vị hoặc âm thanh • Thời lƣợng • Âm thanh nổi hay đơn điệu • Tần số • Nhịp điệu • Ngôn từ và/hoặc âm thanh Ghi chú: Danh sách liệt kê này chưa đầy đủ. Không phải tất cả các đặc điểm của giác quan nội tại đều áp dụng cho mọi loại ký ức/hình ảnh. Bạn có thể khám phá ra những giác quan nội tại độc đáo của riêng mình. Cảm giác nội tại không được liệt kê ở đây đơn giản là vì tôi chọn tập trung vào những giác quan nội tại của việc nhìn (thị giác) và nghe (thính giác). Những giác quan nội tại này dễ thay đổi hơn và áp dụng rộng rãi hơn cảm giác. Khứu giác (ngửi) và vị giác (nếm) nội tại tôi cũng không đưa vào đây. Cảm giác nội tại đề cập đến những cảm giác về cơ thể: nhƣ đụng chạm (xúc giác), nóng lạnh (nhiệt độ), sức ép, chuyển động và co giãn. Tiếng vo vo trong đầu, cảm giác tê tê ở lòng bàn chân, luồng hơi nóng, cảm giác châm chích nhƣ có kiến bò, nổi da gà - tất cả đều là những phản ứng của cảm giác. Bạn có thể nhận ra các đồ vật trong bóng tối bằng cách chạm vào chúng - mịn màng hay thô ráp, mềm hay cứng, sắc cạnh, tròn, mƣợt nhƣ tơ, bằng kim loại, v.v... Bên trong bạn, những cảm giác vật lý có thể là áp lực. Cảm giác này bắt nguồn từ đâu? Nó lan ra đến đâu? Áp lực này có giống nhau trên khắp cơ thể không? Chuyển động cũng là một cảm giác vật lý, dù là bên ngoài hay bên trong, hơi thở, nhịp tim, hoạt động cơ bắp, sự căng hay thả lỏng của cơ mặt, cơ cổ. Cảm giác nội tại thể hiện chính xác những gì bạn cảm thấy (ở đâu, ở mức nào). Các giác quan nội tại là thƣớc đo chất lƣợng của trải nghiệm, là cách chúng ta mã hóa trải nghiệm và lƣu giữ chúng trong ký ức. Chúng là đơn vị mà não bộ chúng ta căn cứ vào để phân biệt giữa cái dễ chịu với khó chịu, giữa quá khứ và tƣơng lai, giữa tƣởng tƣợng và ký ức. Khi chúng ta bắt đầu nhận thức về những giác quan nội tại mà chúng ta dùng để nói chuyện với chính mình hoặc mô phỏng những hình ảnh trong đầu, chúng ta có khả năng thay đổi nó. Chúng ta có quyền lựa chọn cách mình trải nghiệm mọi việc, cách sắp xếp các trải nghiệm đó trong đầu. Lựa chọn dẫn đến kiểm soát. Chúng ta có thể quyết định hành động thay vì chỉ biết phản ứng thụ động. Bạn có thể tạo ra những thay đổi ngoạn mục về chất lƣợng trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình bằng những chuyển đổi đơn giản dễ thực hiện với các giác quan nội tại; não bộ của bạn học cách mã hóa các trải nghiệm mà không cần bạn phải nhúng tay vào. Và nếu ở bƣớc đầu, bạn chƣa đạt đƣợc kết quả mong đợi trong các bài luyện tập, thì hãy thƣ giãn và nhẫn nại. Não bộ đang nói chuyện với bạn bằng thứ ngôn ngữ của những giác quan nội tại, những nguồn lực tiềm ẩn bấy lâu nay mà bạn vừa khám phá và học cách sử dụng, giống nhƣ đứa trẻ bi bô học nói cho đến khi phát ra đƣợc những câu có nghĩa. Thay đổi giác quan nội tại là việc đơn giản và nhanh chóng nhƣ lật album ảnh. Đừng căng thẳng; đó là khả năng sẵn có của bạn, một công cụ thần kỳ đang chờ bạn sử dụng. BÀI TẬP THỊ GIÁC NỘI TẠI 1. Nghĩ về một kỷ niệm vui. 2. Tạo ra một hình ảnh về nó. Nhìn vào hình ảnh đó và đánh giá nó theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 10 là mức độ vui vẻ nhất. 3. Phóng to nó lên. Cho điểm. Quay trở lại với hình ảnh ban đầu và làm cho nó sáng hơn. Cho điểm. (Sau mỗi thay đổi, để hình ảnh đó trở về nhƣ ban đầu.) Kéo hình ảnh ấy lại gần. Cho điểm. Và thêm màu sắc (nếu thiếu màu), hoặc làm cho màu sắc trở nên rõ ràng hơn. Cho điểm. Chỉnh cho sắc nét hơn. Cho điểm. 4. Hãy xem sự thay đổi nào trong giác quan nội tại khiến bạn thấy cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu thích, bạn có thể thay đổi đi thay đổi lại hình ảnh này để xem lại, cho đến khi chúng cố định và hiện ra một cách tự động. 5. Tận hƣởng cảm giác vui vẻ đƣợc tăng lên mà những công cụ thần kỳ mang lại cho bạn. BÀI TẬP THÍNH GIÁC NỘI TẠI 1. Nghĩ về một điều vui vẻ nào đó mà bạn tự nói với mình (nhƣ “Mình đã làm điều đó rất tốt, dáng vóc của mình rất tuyệt, mình hiểu mọi ngóc ngách vấn đề”). Cho điểm theo thang từ 1 đến 10. 2. Lắng nghe cao độ, tốc độ, âm lƣợng, và vị trí (nơi âm thanh phát ra). 3. Thay đổi âm lƣợng. Chấm điểm. Trả mọi thứ về ban đầu. Thay đổi cao độ. Chấm điểm. (Sau mỗi thay đổi, để âm thanh trở về nhƣ ban đầu.) Thay đổi tốc độ. Chấm điểm. Thay đổi vị trí. (Ví dụ, nếu âm thanh chủ đạo xuất phát từ phía bên trái đầu bạn, hãy chuyển nó sang bên phải; nếu nó phát ra từ bên trong đầu bạn, hãy chuyển nó ra bên ngoài). Chấm điểm cho mỗi lần thay đổi vị trí. 4. Tìm xem giác quan nội tại nào khiến cho những điều bạn nói với chính mình trở nên vui vẻ hơn. Thực hiện lần nữa, thực tập, và biến nó thành của bạn. CHƢƠNG 14 Dán Nhãn Cho Những Nguồn Lực NGUỒN LỰC LÀ CÁC KỸ NĂNG, thái độ, năng khiếu, khả năng, cảm xúc và kiến thức giúp chúng ta thực hiện những điều mình muốn, trở thành ngƣời mình muốn. Đó là những khả năng và tiềm năng bên trong mỗi chúng ta, dù chúng ta có nhận ra nó hay không. Đa số chúng ta ít khi (nếu có chăng nữa) nghĩ về sự kết hợp của các phân tử tạo thành bầu không khí ta thở hoặc về trọng lực trái đất giữ ta không bị hút vào khoảng không. Điều này cũng tƣơng tự với nguồn lực cá nhân. Chúng ta hay xem thƣờng những thứ dễ có. Những ngƣời hát theo đúng điệu nhạc một cách tự nhiên cho rằng điều đó chẳng là gì khó khăn cả, nhƣng với những ai không theo kịp nhạc, dù chỉ một đoạn ngắn thì xem đó là cả một vấn đề. Hoặc hãy nghĩ về việc thức giấc mỗi buổi sáng. Chắc chắn, mọi ngƣời ai cũng thế, nhƣng nếu bạn có thói quen thức dậy đúng giờ, thay quần áo, làm việc vặt trong nhà, tƣới cây, nấu bữa ăn sáng, cho chó mèo ăn, cho con ăn, mang báo vào nhà, tạm biệt vợ/chồng, khởi động xe hoặc làm bất cứ việc gì cần làm, sau đó đi đến chỗ làm việc hoặc chỗ hẹn đúng giờ, tức là bạn đang tận dụng những nguồn lực vô giá. Nếu bạn không tin, hãy thử hình dung cuộc sống sẽ ra sao nếu bạn không thể làm những việc nhƣ vậy. Hãy dán nhãn cho nó; đặt tên cho những nguồn lực giúp bạn thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng, đƣa bạn vào tƣ thế sẵn sàng hoàn thành mọi việc trƣớc khi bƣớc ra khỏi nhà hoặc đƣa bọn trẻ đến trƣờng hoặc ngồi vào chỗ làm trong công ty. Từ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là gì? Có trách nhiệm? Đáng tin cậy? Hiệu quả? Hay đó là một câu mô tả thế này: Bạn có thể trông cậy vào tôi? Hãy tin tôi? Hay bạn có thể miêu tả bản thân nhƣ cứng cỏi hoặc khỏe mạnh hoặc linh hoạt và nhiệt tình? Hãy nghĩ về những nguồn lực khác mà bạn sở hữu. Chẳng hạn bạn có thể xoay sở tổ chức một bữa tiệc ngoài dự tính? Bạn thông báo với mọi ngƣời rằng họ chỉ cần tới dự và chắc chắn sẽ đƣợc đón tiếp nhiệt tình. Nhiều ngƣời khác có thế bối rối và nhặng xị lên, bạn thì làm một cách dễ dàng và đơn giản. Bạn gọi đó là tự tin? Thư giãn? Dễ chịu? Thân thiện? Kể cả khi bạn không đánh giá cao những nguồn lực mình có thì cũng cứ đặt tên cho nó. Và nếu bạn nghĩ tính tình dễ chịu không phải là một nguồn lực quan trọng, thì cứ tạm để nó sang một bên, cho phép mình bắt đầu làm quen với nó. Hoặc thay vì có trách nhiệm, bạn nghĩ đến căng thẳng và bạn không cho rằng căng thẳng là một phẩm chất tích cực thì cứ để nó đấy. Nhiệm vụ đầu tiên là khám phá về nguồn lực đó. Và việc bạn căng thẳng có thể chính là một nguồn lực giúp bạn thực hiện mọi thứ trôi chảy, để bạn bền bỉ theo đuổi và đạt đƣợc mục tiêu của mình hơn là bất cứ nguồn lực nào khác. Tƣơng tự, tính tình dễ chịu có thể là một nguồn lực đem đến cho bạn lòng kiên nhẫn và sự bình tĩnh cần thiết để chinh phục những trở ngại, chán nản và giúp đỡ những ai sắp bỏ cuộc. Để những nguồn lực ấy luôn sẵn có khi cần, chúng ta phải đặt tên cho chúng. Nếu không chúng sẽ trở nên vô hình nhƣ không khí, hoặc mơ hồ nhƣ trọng lực. Khi chúng ta đặt tên cho một thứ tức là ta sở hữu nó, biến nó thành của riêng mình, và ý thức rằng mình có nó, có thể sử dụng nó. Trẻ con bắt đầu biết kiểm soát môi trƣờng của chúng khi chúng biết nói. Chúng có thể đòi những thứ chúng muốn hoặc cần; chúng thay đổi mọi vật xung quanh và thiết lập thế giới theo ý mình. Ngôn từ mang đến nhận thức và khả năng kiểm soát, kết quả của nó chính là sức mạnh. Việc gọi tên một nguồn lực sẽ kéo nó ra khỏi tình trạng không hiện hữu. Nó trở thành của bạn. Bạn ý thức rằng mình có nguồn lực ấy và sẽ tận dụng nó bất cứ khi nào bạn muốn hoặc cần. Nhãn tên trở thành một thứ công cụ mà bạn có thể nắm lấy và giữ chặt trong tay. Thông thƣờng, ngƣời khác sẽ thay ta dán nhãn cho nguồn lực của chính ta - “Bạn thật hào phóng”, “Cám ơn anh đã chỉ ra điều đó, anh thật là sâu sắc” - và thƣờng nhƣ vậy, chúng ta có thể nhận ra một vài nguồn lực mình có nhƣ sức khỏe, tài chính vững chắc, học vấn cao hoặc ngoại hình hấp dẫn, đặc biệt là những nguồn lực mà ta sẽ khác đi rất nhiều nếu không có chúng. Nhƣng đôi khi chúng ta không thấy những nguồn lực hiển nhiên nhất hoặc ta xem thƣờng những gì dễ đạt đƣợc (nhƣ lối suy nghĩ tiêu biểu “Nếu mình làm đƣợc thì điều đó cũng chẳng có giá trị mấy”). Tôi từng biết một anh kỹ sƣ, ngƣời luôn cho rằng mình chẳng có tài cán gì. Tôi bèn yêu cầu anh kể tôi nghe một việc anh có thể làm một cách dễ dàng, anh suy nghĩ một lúc lâu rồi cuối cùng là “Tôi cũng không biết nữa - có lẽ tôi giỏi dỗ con ngủ.” Đi kèm với câu trả lời là nụ cƣời nhẹ nơi khóe môi. “Tối nào tôi cũng đọc truyện dỗ bọn nhóc ngủ.”