🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Xơ Vữa Động Mạch Vành
Ebooks
Nhóm Zalo
ìY HỌC THƯỜNG THỨC
PHÁTHIỆN
VÀĐIÉUTRỊ \E\ NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
r
PHÁT HIỆN VÀ Điều TRỊ
BỀNH Xơ VỮA ĐÔNG MACH VÀNH
BIÊN MỤC TRÊN XUẤT BẢN PHẨM CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hà Sơn
Phát hiện và điểu trị bệnh xơ vữa động mạch vành / Hà Sơn, Khánh Linh. - H. : Nxb. Hà Nội, 2011. - 248tr. ; minh họa : 21cm
1. Xơ vữa động mạch vành 2. Chẩn đoán 3. Điểu trị 616.1 - dc14
í ú HNF0025p-CIP
Nhữnịi thư viện mua sách ciúi Nhà sách Thănỵ hm )í ílược hiên mục chuẩn M arc 2 1 miễn I>hí.
Dữ liệu ílược Nhà sách Thílnị; lyonịi chép vào đĩa mềm. h oặc Ịịửi em ail đến Ihư viện, h o ặ c ílmvntoad lừ IranỊỊ \veh:lhannlonf;.com. vn
HÀ SƠN - KHÁNH LINH HANOIPUBLISHINGHOUSE
LỜI GIỚI THIỆU Proíace
Theo 5ố liệu thống kê gần đây, có khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại viện tim mạch Việt Nam. bệnh viện Bạch Mai mác bệnh xơ vữa động mạch vành. ĩrong khi đó vào những năm 8>0 của thế kỷ XX, tỷ lệ này chỉ xâp xỉ r/o. Điểu tra dịch tễ học về tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tại thành phô^ Hồ Chí Minh năm 2003 cho thây, riêng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành của phụ nữ tuối mãn kinh là 2,4%.
Rõ ràng, những thay dổi trong dời sống kinh tế, xã hôi dã ảnh hưởng nhiều tói tập c^uán sinh hoạt của người Việt Nam và dó có thê là một trong những nguyên nhân c^uan trọng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa dộng mạch vành ở nước ta.
Đe đỗng dảo bạn dọc có thêm những kiến thức về triệu chứng, các phương pháp chẩn đoán, diều trị bệnh xơ vữa dộng mạch vành, đồng thời nắm rõ những diều nên và không nền trong sinh hoạt, ăn uổng để dề phòng và trị bệnh chúng tôi xin trân trọng gió'i thiệu ân phẩm Phát hiện và diểu tri bệnh xơ vữa dộng mạch vành. Cuôn sách là hệ thông những kiến thức khoa học, dễ hiểu về các khái niệm bệnh liên ơịuan đến dộng mạch vành, chứng xơ vữa dộng mạch vành và bệnh mạch vành. Đặc biệt những lời khuyên nên và không nên trong sinh hoạt, trong ăn uống, trong diều chỉnh tâm lý và các thói c^uen sống cũng như trong vận dộng sẽ giúp bạn dọc biết cách phòng và điều trị bệnh xơ vữa dộng
0
7
mạch vành một cách hiệu c^uả và triệt đế. Ngoài ra, cuốn sách còn giói thiệu đền độc giả c^uan tâm những phưong pháp y học mói nhât trong điểu tri bệnh xơ vữa bỉộng mạch vành đang được nghiên cứu và rất có thề là cứu cánh cho bệnh nhân mạch vành trong tương lai.
Trong cỊuá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rât mong được ảộc giả chân thành đóng góp ý kiến để khi tái bản cuôn sách âược hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
(?
ĩim Hieu CHunG ue BệnHHữuữnoộnéínRclunnH
■"'--■Ýv. • ■ '
0
I. MỘT SÔ' KHÁI NIỈM LlễN QUHN
1. Động mạch vành
Quả tim là một khôi cơ rỗng có vai trò giống như một máy bơm. Tim bơm máu cung càp đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Quá tim bao gồm hai phần có chức năng khác nhau; Tâm nhĩ và tâm thất phải nhận máu tĩnh mạch (máu đen) đến từ các bộ phận của cơ thê và bơm chúng lên phổi. Tại đây máu tĩnh mạch được làm giàu oxy và trở thành máu đỏ. Tâm nhĩ và tâm thất trái nhận máu từ các tĩnh mạch phổi (máu đỏ) và bơm chúng lên động mạch chủ để đưa đôn các cơ quan qua hệ động mạch ngoại biên.
Mỗi phần của quả tim đều có Imồng nhận máu. được gọi là tâm nhĩ và buồng bơm máu. được gọi là tâm thất. Các tâm thất có thành cơ dày (cơ tim) co bóp đều đặn (tần số khoảng 60 - 70 líần/phút khi nghỉ ngơi) dể bơm máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho dòng máu chảy trong các động mạch theo nhịp đập của tim.
Các tâm nhĩ được ngăn cách với các tâm thát bởi các van tim (van ba lá ở bên phải và van hai lá ở bên trái). Các van tim này chỉ cho dòng máu cháv theo một chiều: IChi tâm thất co bóp để tông máu vào trong động mạch thì các van này đóng lại để ngăn cản dòng máu ngược lên tâm nhĩ. Các van tim tại các cửa ra của các tâm thất (van động mạch phổi tại cửa ra của tâm thất phải và van động mạch chủ tại cửa ra của tâm thất trái) ngủn cản dòng máu chảy ngược về tâm thất trong thời kỳ tâm trương.
0
Đê cơ tim hoạt dộng được, cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cơ tim cần được cung cấp đủ máu giàu oxy. Máu dược cung cấp cho cơ tim qua hệ thống động mạch vành. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu dến nuôi tim đế tim có thò thực hiện chức năng của nó. Các nhánh động mạch vành xuất ])hát từ gốc động mạch chủ. Hệ động mạch vành gồm có dộng mạch vành trái và động mạch vành phải. Các dộng mạch này cliia ra các nhánh nhỏ hơn đúa máu tới nuôi từng vùng cơ tim.
2. Xơ vữa động mạch
Xơ vừa độiĩíỊ mạch là gi?
Xơ vữa dộng mạch có nguồn gôc từ tiếng Hy Lạp athcro (có nghĩa là cháo vữa hay hồ) và scỉerosis (cứng). Đó là quá trình lang dọng các chất béo, cholesterol các chcát thai tế bào, canxi và các chất khác đọng lên lớp nội mạc bôn trong dộng mạch. Máng kết tụ này gọi là máng vữa. Nó thường tác dộng lên các động mạch cỡ lớn và trung bình. Hiện tượng cứng dần các động mạch thường xảy ra khi tuổi tác càng cao.
Các máng vữa có thê phát triển đủ to dê làm giảm lúu lượng máu chảy trong dộng mạch. Nhưng da số các tổn thương xáy ra khi các máng vữa trở nên dễ vỡ và bị vỡ ra. Các máng vừa bị vỡ tạo ra cục máu đông có thể làm tắc nghẽn dòng máu hav bị tróc ra và cuô"n theo dòng máu chảy dến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu cả hai trường hỢp trên xảy ra và làm nghẽn tắc mạch máu (?
“ĩtT' —iù
nuôi tim sẽ gây nên cdn đau tim. Nếu gây tắc nghẽn mạch máu nuôi não sẽ gây ra đột quỵ. Và nếu cung cấp máu đến tay hay chân bị giảm đi có thể gây ra hiện tượng đi đứng khó khăn và thậm chí còn có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử.
Xơ vữa động mạch khởi phát ra sao?
Xơ vữa động mạch là một bệnh lý diễn tiến chậm và phức tạp, khởi phát điển hình ở thòi thơ ấu và thường tiến triển khi lón tuổi. 0 vài trường hỢp, bệnh tiên triển nhanh. Nhiều nhà khoa học cho rằng, bệnh khởi phát từ tổn thương lớp trong cùng của động mạch. Lốp này được gọi là nội mạc. Các nguyên nhân gây ra tổn thương thành động mạch bao gồm:
• Tăng nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu • Cao huyết áp
• Hút thuốc lá
• Bệnh tiểu đường
Hút thuốc lá làm cho tình trạng xơ vữa động mạch trầm trọng hơn nhiều và đẩy nhanh sự phát triển mảng xơ vữa trong động mạch vành, động mạch chủ và các động mạch ở chân (động mạch vành mang máu tới cơ tim; động mạch chủ là động mạch lớn nhất dẫn máu từ tim đến khắp cơ thể).
Do tổn thương ở lóp nội mạc, chất béo, cholesterol, tiểu cầu, các chất thải tê bào, canxi và các chất khác sẽ lắng đọng bên trong thành động mạch. Các chất này có thể kích thích các tê bào thành động mạch tạo ra các chất khác gây nên sự kết tụ thêm các tê bào.
u ~ --------------------------------------------------------------------- Các tê bào này và các các chất xung quanh làm dày lớp nội mạc lên rất nhiều. Đưòng kính động mạch nhỏ lại và lUu lượng máu giảm dần, giảm cung cấp oxy. Thưòng những cục huyết khối được tạo ra gần mảng vữa sẽ làm tắc động mạch, làm nghẽn dòng máu. Nam giói và những người gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao. Các yếu tô" nguy cơ này khó có thể thể kiểm soát được. Nghiên cứu chỉ ra các lợi ích của việc làm giảm các yếu tô" nguy cơ gây xơ vữa động mạch có thể kiểm soát được: • Cholesterol trong máu cao (đặc biệt là LDL hay cholesterol xấu trên lOOmg/dl)
• Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc
• Cao huyết áp
• Tiểu đường
• Béo phì
• Kém hoạt động thể chất
Nghiên cứu cũng đề cập đến tình trạng viêm dòng máu đang tuần hoàn có thể đóng một vai trò quan trọng trong kích hoạt các cơn đau tim và đột quỵ. Tình trạng viêm là sự phản ứng lại của cơ thể đô"i với chấn thương và tạo cục huyết khối, thường là một phần trong sự phản ứng đó. Cục huyết khối, như đã nói ở trên, có thể làm chậm hay tắc nghẽn dòng chảy của máu bên trong các động mạch.
Xơ vữa động mạch có phải ỉà xơ cứng động mạch không? Động mạch là những ống đưa máu từ tim đi cung cấp oxy và các chất bổ cho toàn cơ thể, khác với tĩnh
mạch là các ống đưa máu trở về tim. ở người trẻ tuổi khỏe mạnh, mặt trong các động mạch nhẵn bóng; còn các động mạch bị xơ vữa mặt trông thấy những vùng nổi lên, đó là những mảng xơ vữa. Gọi là mảng xơ vữa (atheroma) vì nó có một vỏ ngoài bằng những sỢi xơ cứng, bao bọc lấy một lõi, gồm một số chất mỡ, một số tế bào bị hủy hoại và cả những sỢi xơ. Vì các chất mỡ có nhiều ô"ng lõi của mảng xơ vữa nên có cũng có thể gọi là xơ mỡ động mạch. Xơ cứng động mạch là một thuật ngữ chung, để chỉ tất cả các trường hỢp động mạch bị cứng trong đó xơ vữa động mạch là phổ biến và gây nhiều tổn hại nhất. Cụm từ xơ cứng động mạch ngày nay rất ít khi được dùng.
3. Nhồi máu cơ tim
Khái niệm
Nhồi máu cơ tim là thuật ngữ dùng để chỉ cho tình trạng bị nghẽn đột ngột mạch Vtành. Trong y khoa gọi là" tắc mạch vành" có thể dẫn dến tử vong. Tử vong có thể xảy ra khi sự tắc nghẽn gây ra rôi loạn nhịp tim hoặc tổn thương cơ tim lan rộng. Trong cả 2 trường hỢp này thì cơ tim đều không còn đủ khả năng bơm máu cung cấp oxy cho não và những cơ quan khác.
Đa số trường hỢp nhồi máu cơ tim xảy ra ở người có tình trạng bệnh lý mạch vành (xơ vữa mạch vành). Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim là gì?
Hiện tượng vỡ mảng xơ vữa trong mạch vành là đầu tiên gây nhồi máu cơ tim. Khi mảng xơ vữa vỡ ra, cục
máu đông hình thành trong động mạch ở vùng máng xđ vữa bị vở chay máu thường kèm theo với vỡ mảng xơ vữa. Cục máu đông làm tắc động mạch vành và giám tốc độ máu đến tim. Hậu quả của những biến cố nà\' ư mạch vành là vấn đê cơ bản của trên 75% người bị nhồi máu cơ tim.
Nếu một người còn sông sau nhồi máu cơ tim, cơ tim có thê trở lại bình thường hoặc trở thành vùng cơ chết. Sô" lượng và sự khỏe mạnh của phần cơ tim còn lại quyết định chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim cũng gây ngắt quãng dòng diện tim bình thường dẫn đến rôi loạn nhịp. Nhồi máu cơ tim cũng làm yếu đi lực bơm của tim gây ra khó thơ do suy tim. Mỗi biến chứng của cơ tim này có thê xảy ra ở bất kỳ lúc nào trong quá trình hồi phục tạo sẹo cơ tim.
Người bệnh mạch vành có thể có hơn một lẩn nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim là do cơ thể bị suy nhược, biêu hiện ở dương suy, khí suy, âm suy; thực chất chủ yếu là tắc khí, tụ máu, tắc đờm do suy nhược dẫn dến.
- Bệnh ủ lâu ngày làm cơ thể suy nhược
Tắc nghẽn cơ tim phát sinh nhiều ở người trung niên và người già, tuổi đã qua 50, cơ thể suy yếu. mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra, nếu bị mắc các bệnh như tim đập nhanh, thở dô"c kéo dài sẽ liên quan đến tim, thận. Dương khí. âm huyết không đủ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
^ 3 ^
- An uống thất thường
An uông quá nhiều mỡ, đồ ngọt hoặc uô"ng quá nhiều bia rưỢu, dạ dày bị tổn thương, sự vận động bị hạn chế, dễ tích tụ thành dòm, dòm đục ngưng trệ, tắc khí, máu tụ mà gây ra tim mạch bị tắc, ngực đau mỏi, tê bại.
- Lo nghĩ quá nhiều
Luôn phải suy nghĩ mà ít vận động làm cho khí không thông, phổi không phát triển được, dễ thành bệnh dòm đục ngưng tụ, máu cũng ngưng trệ không thông; hoặc suy nghĩ nhiều làm tổn thương đến gan, sinh ra dòm, ngưng tắc hoành cách mô phổi, huyết mạch vận hành không thông, đờm kết đặc lại, gây tắc phát sinh đau đớn.
Trên cơ sở bệnh lý trên, hoặc do tâm lý bất ổn, u sầu buồn bực, hoặc do ăn quá no, dạ dày bị tổn thương, hoặc do bị cảm lạnh, tim mạch bị ngưng tụ, tắc nghẽn hoặc do làm việc nặng, người đã yếu lại càng yếu..., có thể dẫn đến khí bị đảo lộn, dòm ngưng tụ, tắc khí... là nguyên nhân gây đau quặn thắt. Đau sẽ phát tác trong thời gian dài và có thể làm tổn thương ngũ tạng.
Cơ ch ế phát bệnh
Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử thiếu máu của cơ tim. Trên cơ sở diễn biến bệnh lý của động mạch vành, phát sinh giảm đột ngột hoặc ngắt quãng sự cung cấp máu cho động mạch vành, làm cho cơ tim tương ứng bị thiếu máu cấp tính lâu dài và nghiêm trọng. Xương
llíL
ngực có biểu hiện lâm sàng lâu ngày sẽ gây ra đau, phát nhiệt, nóng rát, sô" tế bào bạch cầu và chất xúc tác cơ tim, đồng thòi điện tâm đồ cũng thay đổi, còn có thể gây ra nhịp tim thất thường, thê lực hoặc tâm lực suy kiệt. Đây là loại hình nghiêm trọng của quán tâm bệnh.
Bệnh này có thể phát sinh ỏ người bệnh nhiều lần bị đau tim co thắt, cũng có thể phát sinh ỏ những người bình thường, không có triệu chứng bệnh. Cơ chế phát bệnh chủ yếu là trên cơ sở xơ cứng động mạch vành hình thành tắc động mạch trong huyết quản, chảy máu dưối lốp màng trong động mạch hoặc động mạch liên tục co giật, dẫn đến đầu huyết quản nhanh chóng bị tắc nghẽn hoàn toàn và kéo dài, nếu lúc đó động mạch này và các động mạch vành khác không hoàn toàn tuần hoàn, có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim nghiêm trọng kéo dài để cung cấp cho động mạch này, nếu kéo dài trên 1 tiếng đồng hồ sẽ dẫn đến hoại tử cơ tim.
Bệnh này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, ở nữ thời kỳ phát bệnh thường muộn hơn ở nam 10 năm, tùy theo sự tăng tuổi, sự khác nhau tỷ lệ nam nữ dần dần giảm. Mùa đông và mùa xuân phát bệnh tương đốĩ nhiều, có thể có liên quan với sự thay đổi khí hậu nóng, lạnh.
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim còn thường phát sinh sau khi ăn no. Vì lúc này lượng mỡ trong máu tăng cao, độ kết dính của huyết dịch tăng, độ kết dính của huyết bản tăng mạnh, máu chảy chậm, huyết bản dễ ngưng tụ dẫn đến tắc động mạch. Thậm chí ngay cả khi ngủ cũng dễ phát bệnh, vì khi ngủ sức hoạt động của dây thần kinh phê vị tăng cao, dễ làm cho động mạch vành bị co giật.
^ 5^
rĩ'
Khi dùng sức đi đại tiện, tim phải chịu một sức ép lớn cũng dễ đến nhồi máu cơ tim.
Khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, nhịp tim thất thường nghiêm trọng, thể lực và tâm lực suy kiệt làm lưu lượng mỡ ở động mạch vành giảm thêm, phạm vi hoại tử cơ tim rộng hơn. Khoảng 20 - 30 phút sau khi động mạch vành bị tắc nghẽn, máu cung cấp cho tim có ít hoại tử, bắt đầu quá trình bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp tính 1-12 tiếng, đa phần cơ tim xuất hiện có hoại tử bị đông cứng, gian cơ tim bị sung huyết, phù thũng, theo đó tế bào bệnh viêm nhiễm xâm nhập. Các sỢi cơ tim bị hoại tử dần dần tan ra, hình thành các tổ chức thịt non, liền da và vẫn để lại sẹo.
4. Nhịp tim thât thường
Nhịp tim thất thường là chỉ quy luật tự nhiên của tim không bình thường hoặc các chướng ngại kích thích dẫn đên nhịp tim đập quá nhanh, quá chậm, không đều hoặc một sô" chứng bệnh khác. Có rất nhiều kiểu nhịp tim thất thường, nguyên nhân bệnh cũng khác nhau. Chủ yếu bao gồm các loại bệnh tim khí chất, bệnh toàn thân (như viêm nhiễm toàn thân, thiếu oxy, trúng độc, tác dụng của thuỗc...), một vài loại bệnh hệ thống (như chảy máu giáp kháng, chảy máu trong đầu...) hoặc gây mê, phẫu thuật ngực hoặc tim, chức năng dây thần kinh thực vật không đều. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh nhịp tim thất thường.
^ 6^
- Tâm lý không ổn định
Tư tưởng buồn phiền, tâm lý tổn thương, tinh thần mệt mỏi hoặc bị kích thích các cơ quan bên trong cơ thể, dẫn đến tim mạch suy yếu. Khi cơ thể mệt mỏi, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tim đập nhanh.
- Mắc bệnh lâu ngày không khỏi
Bệnh lâu ngày sẽ làm cơ thể mệt mỏi đặc biệt khi mất máu, sức khỏe không hồi phục, hoặc tỳ vị suy nhược, không thể điều hòa khí huyết.
Ngoài ra, khi bị bệnh lâu ngày sẽ khiến cho tâm khí bệnh nhân không đủ, máu vận hành không đủ lực, dẫn đến hệ thống mạch tắc nghẽn khiến cho nhịp tim thất thường.
- Ăn uống không điều độ sẽ làm tổn thương đến tỳ vị, dòm ướt tắc, tỳ khí dương suy, dương khí thanh không tăng, âm khí đục không hạ mà dẫn đến tim đập nhanh.
Chúng ta có thể thấy nguyên nhân của bệnh nhịp tim thất thường rất phức tạp cần phải chú ý theo dõi và kịp thời phát hiện chữa trị, vì nếu bệnh tình phát triển thêm một bước thì có thể xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu, choáng sốc.
5. Hiện tượng áánh trống ngực
Đánh trống ngực là g i ?
Đánh trổng ngực là một cảm giác hồi hộp khó chịu ở lồng ngực, thường gặp khi tim đập loạn nhịp hay khi tim đập mạnh hơn bình thường. Đôi khi người ta không
tìm đưỢc bất thường nào ở tim của người có triệu chứng này - lý do đánh trốhg ngực của họ vẫn còn chưa được biết, ớ một số bệnh nhân khác, chính loạn nhịp tim là nguyên nhân gây cảm giác hồi hộp này.
Loạn nhịp tim chỉ những nhịp đập bất thường của tim, như nhịp quá chậm, nhịp quá nhanh, nhịp không đều, nhịp đến sớm. Nhịp nhanh khi tim đập nhanh hơn 100 lần/phút, ngược lại nhịp chậm khi tim đập chậm hơn 60 lần/phút. Tim đập loạn nhịp còn được gọi là rung tim. Một nhịp tim đến sớm hơn bình thường thì đó là một lần bóp sớm của tim (còn được gọi là ngoại tâm thu).
Các nguyên nhân gây loạn nhịp tim được biết là các rốì loạn của tâm nhĩ hoặc tâm thất, bất thường của nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất.
Tim có bốn phần chính, đó là bốn buồng tim. Hai buồng tim nằm trên, là hai tâm nhĩ, hai buồng tim nằm dưới là hai tâm thất. Trong đó, nhĩ phải nhận máu từ hệ tĩnh mạch của cơ thể để đưa vào tâm thất phải sau đó thất phải tiếp tục bơm máu này lên phổi, nhĩ trái nhận máu đỏ mang oxy từ phổi rồi bơm vào thất trái, thất trái lại đưa máu này cung cấp cho toàn cơ thể.
Trong tim có một hệ thống phát nhịp và dẫn truyền riêng hoạt động dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động, gồm nút xoang, nút nhĩ thất và các bó cơ tim biệt hóa riêng để làm nhiệm vụ dẫn truyền. Nút xoang chính là nút dẫn nhịp của tim nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang phát xung điện, xung này truyền đến nhĩ và thất để
^ 8^
kích thích cơ tim co thắt (gây ra một lần đập của tim). Nút nhĩ thất là một phần cơ tim biệt hóa chuyên biệt, hoạt động như một "trạm nghỉ" của xung điện khi đi từ nhĩ đến thất. Các xung điện từ nút xoang và từ nhĩ muốn đi đến thất phải đi qua nút nhĩ thất.
Nếu nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu xảy ra do bất thường điện học của nhĩ thì gọi là nhịp nhanh nhĩ và ngoại tâm thu nhĩ, còn nếu do thất thì gọi là nhịp nhanh thất và ngoại tâm thu thất.
Nhịp tim chậm thì lại có thể do nút xoang chậm phát xung, tình trạng này được gọi là nhịp chậm xoang. Ngoài ra, bất kỳ loại thuốc nào hay bệnh lý nào của đường dẫn truyền trong tim làm trì hoãn sự truyền xung (còn gọi là tình trạng "phong bế" tim) cũng có thể gây nhịp chậm.
Ngoại tâm thu là một nhát bóp "ngoại lai" gây ra bỏi một xung động đột xuất và sớm hơn chu chuyển tim bình thường. Theo sau ngoại tâm thu là một khoảng nghỉ, đó là lúc hệ thông điện trong tim đang tự ổn định, điều chỉnh lại sau nhát bóp bất thường trước đó. Nhát bóp tiếp theo thường mạnh hơn, và chính nó gây cho bệnh nhân cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
Xử trí hồi hộp đánh trống ngực
Hồi hộp đánh trốhg ngực mà không do loạn nhịp hay bệnh lý nào của tim thì không đòi hỏi việc điều trị gì đặc hiệu. Có thể khuyên bệnh nhân tránh xúc động, hạn chế gắng sức khi có cơn đánh trốhg ngực.
Nếu do ngoại tâm thu, thì cơn hồi hộp có thể bót khi hạn chế xúc động, ngưng hút thuốíc, giảm uốhg rượu, cà phê. Vì nếu nồng độ adrenaline trong máu cao gây nhịp tim nhanh thì tránh stress có thể làm giảm nồng độ adrenaline.
Dùng thuốc ức chê beta cho những bệnh nhân có ngoại tâm thu hay nhịp tim nhanh dai dẳng, vì thuốc này phong bế tác dụng của adrenaline trên tim. Một sô" thuốc ức chế beta hay dùng là: propanolol (inderal), metoprolol (lopressor), atenolol (ternomin). Tác dụng phụ của thuốc gồm làm cơn hen nặng hơn, chậm nhịp tim, tụt huyết áp, trầm cảm, mệt mỏi, bất lực.
Đốĩ vói trường hỢp nhịp nhanh nhĩ (rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất), thuốc ức chê kênh canxi như verapamin (calan), thuốc ức chê beta như propanolol (inderal), và digoxin (lanoxin) được sử dụng. Hiệu quả của thuốc là làm giảm tần sô" co bóp của thất, đưa nút xoang trở vê vai trò dẫn nhịp như bình thường. Nếu bệnh nhân nhịp nhanh nhĩ kéo dài, phải dùng thêm quinidine, procainamide (pronestyle) hay disopyramide (norpace). Nhưng những thuốc này dù để chữa loạn nhịp tim nhưng lại có độc tính trên tim, chúng có thể gây rổì loạn điện sinh trên tim, gây nhịp nhanh thất rất nguy hiểm.
Vì nguyên nhân chủ yếu của loạn nhịp do thất là nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim (khuyết dưỡng), và do những sẹo cũ của cơ tim gây ra, nên việc điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành rất quan trọng đổỉ
;. 'ị-i --------------------------------------------------------------------- vối những bệnh nhân này. Nếu bệnh kéo dài, cần dùng propanolol (inderal), sotolol (betapace), và amiodarone (cardarone). Khi bệnh nhân bị rung thất nguy hiểm đến tính mạng thì cần cấy máy tạo nhịp vào tim, máy này có khả năng phát ra những xung điện đều đặn, để đưa nhịp tim về bình thưòng.
Cần điều trị các bệnh lý căn bản của tim nếu có. Bệnh nhân có hẹp van động mạch chủ có thể tiến triển thành suy tim nếu có nhịp nhanh thất. Điều trị hẹp chủ bằng cách phẫu thuật tạo hình van hay thay van nhân tạo, có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Một sô" bệnh nhân có thể choáng váng, nặng hơn thì hôn mê. Những chuyên gia này dùng một dụng cụ đặc biệt, kích thích tim phát nhịp để nghiên cứu thật chi tiết tình trạng điện học của tim.
II. BỊNH • • • xơ vữn ĐỘNG MỌCH VflNH
1. K.hái niệm
Bệnh xơ vữa động mạch vành (bệnh mạch vành, bệnh vành tim, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch vành) là một loại bệnh tim thường gặp nhất và là nguyên nhân của hàng ngàn ca tử vong do nhồi máu cơ tim mỗi năm.
Bệnh xơ vữa động mạch vành là hậu quả từ tình trạng xơ vữa động mạch do sự lắng đọng từ từ tạo nên những mảng cứng trong lòng động mạch. Các mảng lắng đọng này chứa mỡ, cholesterol, calcium và những chất thải của tê bào, có thể gây hẹp lòng động mạch
•*^ij
vành và giảm lưu lượng dòng máu đến nuôi dưỡng tim, có thể gây những cơn đau ngực. Sự tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành hoặc một trong những nhánh quan trọng của nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim.
Trường hỢp động mạch vành xơ vữa, hậu quả kéo theo là khoang ống động mạch vành sẽ bị hẹp và tắc. Từ đó gây nên cơ tim thiếu máu, thiếu oxy mà dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch vành.
Bệnh xơ vữa động mạch vành là loại bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh về tim. Sự biến đổi về bệnh lý của các bộ phận cơ thể cũng có hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và dễ dàng ảnh hưởng đến tim. Căn bệnh này phát sinh nhiều ở độ tuổi trên 40, nam giới nhiều hơn nữ giới và ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay.
Sự phát sinh bệnh xơ vữa động mạch vành có nhiều nguyên nhân. Có thể do sự thay đổi lốỉ sống, do ít vận động, ngủ không đủ giấc, áp lực tâm lý... Nhưng chúng ta thường thấy, một sô" nhân tô" cơ bản sau:
- Hút thuốc gây tổn hại đến hệ thần kinh
Trong thuốc lá có nicotin và cacbonic rất có hại cho cơ thể. Hút thuốc làm mạch máu co rút, huyết áp tăng lên làm tim đập nhanh, loạn nhịp, bất thường chính là gánh nặng cho tim. Như chúng ta đã biết gánh nặng của tim càng lớn lượng thì oxy cần cho cơ thể càng táng, như vậy sẽ ngày càng thiếu oxy để có thể cung cấp cho tim khiến tim khó hoạt động dẫn đến đau tim.
'H'
!jìL ^--------------------------------------------------------------------- - Ăn uốhg không điều độ
Chế độ ăn uốhg không hỢp lý, án quá ngon, ăn nhiều gia vị, no, đói thất thường, tổn thương tỳ vị lâu ngày chuyển hóa thức ăn. Chính vì vậy, ăn uốhg không thể sinh ra khí huyết, gây tụ đòm, ảnh hưởng khu vực lồng ngực, làm cho thanh dương không phát triển, tim mạch tắc nghẽn, tức thở gây đau tim.
- Do ảnh hưởng của bệnh lý
Béo phì là một trong nhiều nguyên nhân sinh ra xơ vữa động mạch vành. Điều tra y học cho biết, tỷ lệ phát bệnh này ở người béo phì cao hơn những người có thể trọng bình thường. Cho nên khi lượng mỡ trong cơ thể tăng, huyết áp cũng tăng theo gây biến đổi chức năng và kết cấu của tim dễ dàng sinh ra bệnh xơ vữa động mạch vành.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh dễ gây ra bệnh tim nhất đồng thòi nó là nhân tô" nguy hiểm cho bệnh xơ vữa động mạch vành. Đường rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều đường lại rất nguy hiểm. Các chuyên gia y học đã chỉ ra rằng, đường không được chuyển hóa sẽ chuyển hóa thành mỡ tích lại trong cơ thể, dẫn đến lượng mỡ trong máu cao ảnh hưởng lón đến chức năng của tiểu cầu và cơ chế hoạt động của máu dễ dẫn đến bệnh tim.
Cao huyết áp và bệnh xơ vữa động mạch vành có mỐi quan hệ mật thiết, giữa chúng có mốì quan hệ nhân quả. Do đó, bệnh 'xơ vữa động mạch vành nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào độ tăng của huyết áp.
Khi động mạch vành hẹp độ nhẹ (< 50%), lâm sàng có thế không có biểu hiện của cơ tim thiếu máu, khi co hẹp độ nặng (> 50 - 70%) có thể có triệu chứng cơ tim thiêu máu. Sự co hẹp hoặc tắc của động mạch vành thường ảnh hưởng trước tiên đến nhánh động mạch vành trái, tương đốì ít là phát sinh ở nhánh động mạch vành phải và nhánh vòng của động mạch vành trái. Biên đổi bệnh lý có thể vừa hạn chế ở một nhánh, cũng có thể đồng thòi bị mỏi mệt ở nhiều nhánh. Động mạch vành bất luận có hay không có sự biến đổi bệnh lý, đều có thể phát sinh sự co thắt nghiêm trọng, gây đau thắt tim, cuống cơ tim tắc thậm chí gây đột tử, nhưng động mạch vành có những biến đổi bệnh lý xơ vữa rất dễ phát sinh co thắt. Diễn biến bệnh lý khác của động mạch vành như chứng viêm, sự tắc mạch, các tổ chức bệnh, bị thương, những dị dạng bẩm sinh... cũng có thể làm cho huyết quản tắc mà gây ra bệnh tim, nhưng chúng còn ít thấy so với xơ vữa động mạch vành.
Do diễn biến bệnh lý xơ vữa động mạch vành không như nhau, tồn tại sự khác nhau giữa các cá thể về cung cấp máu cho cơ tim không đủ, làm cho những biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch vành mỗi loại cũng khác nhau. Năm 1979, Tổ chức Y tế thê giới (WHO) căn cứ vào đặc điếm lâm sàng của bệnh này, chia bệnh này thành năm loại: Tim dừng đột ngột tính nguyên phát; tim đau thắt; tắc cuông cơ tim; tâm lực suy kiệt trong bệnh tim mang tính thiếu máu; tâm luật thất thường.
2. Dâu hiệu và triệu chứng
Bệnh xơ vữa động mạch vành có triệu chứng và biểu hiện khác nhau ở mỗi bệnh nhân, ơ một số bệnh nhân có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì. Phần lốn người bệnh có biểu hiện đau ngực vối nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi đau ngực kèm thở nhanh, nông, đánh trống ngực báo hiệu bị nhồi máu cơ tim.
Thể không có triệu chứng: Thể này gọi là thiếu máu cơ tim. Mặc dù lượng máu cung cấp cho tim hạn chế do bệnh xơ vữa động mạch vành, nhưng người bệnh không cảm thấy đau ngực. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh động mạch vành bị hẹp đến 50% đường kính mà vẫn không gây ra triệu chứng vì chưa làm giảm đáng kể lưu lượng máu. Thiếu máu cơ tim rất thường gặp ở các bệnh nhân bị đái tháo đường kèm theo bệnh tim. Trên các bệnh nhân này, tổn thương thần kinh của bệnh đái tháo đường làm cho họ giảm độ nhạy cảm vối cơn đau.
Đau thắt ngực
Nếu động mạch vành cung cấp không đủ máu cho nhu cầu oxy của cơ tim, cơn đau xuất hiện được gọi là cơn đau thắt ngực. Cơn đau mang lại cảm giác giống như bị thắt, bóp, đè lên ngực. Không chỉ đau vùng ngực, cơn đau lan lên vai, sau lưng và lan xuống mặt trong tay trái. Cơn đau thắt ngực thường khởi phát do stress hay xúc cảm. Stress làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim (do tim phải hoạt động nhiều hơn), nhưng lòng động mạch bị hẹp làm cản trở lượng máu nuôi cơ tim. Cơn
đau thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngưng các hoạt động hay những tình huống gây stress. Cơn đau thắt ngực cũng có thể thuyên giảm khi dùng thuốc nitroglycerin và một sô" thuốc tim mạch khác.
Thở nông
Rất nhiều bệnh nhân không hề biết họ bị bệnh xơ vữa động mạch vành cho đến khi bị suy tim sung huyết với các triệu chứng như mệt mỏi khi phải gắng sức nhẹ (xách nước, qưét nhà, lên cầu thang,...), thở dốc, nhanh, sưng phù hai bàn chân và mắt cá chân. Suy tim sung huyết trong trường hỢp này là hậu quả của sự suy giảm cung cấp máu đến tim kéo dài khiến tim ngày càng suy kiệt, không còn đủ sức để bơm máu đáp ứng cho nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành hoặc một trong những nhánh chính của nó bị tắc nghẽn hoàn toàn và vùng cơ tim được động mạch này cung cấp máu bị hoại tử. Nguyên nhân thường do một cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch vành đã bị hẹp hoặc bị tổn thương sẵn. Cơn đau ngực khi nhồi máu cơ tim thường dữ dội và lâu hơn trong đau thắt ngực thông thường.
Ngoài ra dấu hiệu điển hình của xơ vữa động mạch vành là đột ngột đau đớn hoặc cảm thấy trưống tức, cảm giác đau đớn cũng có thể tác động đến được bộ phận khu vực trước tim. Thời gian đau thường từ 1 - 5 phút. Có thể vài ngày, vài tuần bệnh lại tái phát hoặc nhiều lần
I — , — — ____________ ^ phát tác trong một ngày. Thường có nguyên nhân nhất định gây ra như mệt mỏi, buồn, giận, lo lắng, hồi hộp, do hút thuốc... ngực đau phát sinh khi mệt mỏi. Trạng thái tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh tình. Sô' ít trường hỢp có thể do tư thê nằm khiến bệnh gây ra vị trí phát tác.
Bình thường, người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành cũng có một vài biểu hiện tương tự, khi tim quặn đau thường kèm theo biểu hiện tâm lý là lo nghĩ. Người bị nặng có cảm giác huyết áp có thể hơi tăng hoặc giảm, nhịp tim có thể nhanh có thể chậm khu vực đầu nhọn của tim có thể nghe thấy tạp âm lúc co bóp, là biểu hiện đặc trưng của trở ngại chức năng tim và thiếu máu.
3. Biểu hiện lâm sàng và phản ứng của cơ thể
3.1. Biểu hiện lâm sàng
Bệnh xơ vữa động mạch vành là một loại bệnh tim mang tính cố định động mạch vành (xơ cứng động mạch), hoặc tính động lực (sự co giật huyết quản), hẹp, hoặc tắc gây ra sự thiếu máu cơ tim hoặc hoại tử, bệnh này cũng được gọi là loại bệnh tim khuyết huyết tính. Do vị trí, phạm vi, mức độ của bệnh động mạch vành thay đổi, nên bệnh này có đặc điểm lâm sàng không rõ rệt. Tuy không biểu hiện bệnh nhưng vẫn có điện tâm đồ khuyết huyết cơ tim thay đổi; Một là, bệnh vành tim cấp tính hoặc bệnh vành tim nhưng không biểu hiện bệnh. Hai là, đau thắt cơ tim. Ba là, nhồi máu cơ tim.
Bôn là xơ cứng cơ tim, biểu hiện là tâm lực suy kiệt, tim to lên hoặc nhịp tim không bình thường, là sự khuyết huyết cơ tim trong thời gian dài dẫn đến sỢi cơ tim bị dãn. Năm là, đột tử, đột nhiên tim đập mạnh, nhanh rồi ngừng đập dẫn đến tử vong.
3.2 Phản ứng của cơ thể
Bình thường, người mắc bệnh tim do xơ cứng động mạch vành khi tim quặn đau thường kèm theo biểu hiện hồi hộp, lo nghĩ. Một người bị bệnh nặng có cảm giác bệnh huyết áp có thể hơi tăng hoặc giảm, nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm; khu vực đầu nhọn của tim có thể nghe thấy tạp âm lúc co bóp, đây là biểu hiện đặc trưng của trở ngại vê chức năng và thiếu máu. Gần đây người ta phát hiện những người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành ở dái tai thường xuất hiện vết nứt.
4. Cấc yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của một eổ bệnh lý
Các chuyên gia đã xác định một số yếu tô" làm gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, các yếu tô" đó được phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được, cụ thể như sau:
- Giói tính: Nam giới thường có nhiều yếu tô" nguy cơ hơn nữ giới trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều vào thời kỳ mãn kinh.
- Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội, ngoại của bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy
cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu, tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tô" gia đình. Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng bất lợi đến hệ tim mạch như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá...
- Tuổi tác: Khoảng 80% sô" người tử vong vì bệnh xơ vữa động mạch vành ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm, đồng thòi thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm xói mòn và khoét rộng những tổn thương trên thành động mạch, gây lắng đọng nhiều mảng xơ vữa. Hơn nữa, táng huyết áp làm tim phải tăng cường hoạt động để chông áp lực máu cao, sẽ rất nguy hiểm cho tim nếu động mạch vành bị hẹp do xơ vữa hoặc tim không đảm nhiệm nổi chức năng truyền máu do bị nhồi máu cơ tim.
- Cholesterol máu cao; Nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch vành sẽ tăng lên nếu nồng độ loại cholesterol xấu trong máu cao. Kiểm soát được loại cholesterol này sẽ giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hỢp vói các yếu tô" nguy cơ khác làm gia tăng đáng kể khả năng bị bệnh xơ vữa động mạch vành.
- ít hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục còn giúp kiểm soát các yếu tô nguy cơ khác như cholesterol máu cao, béo phì và stress.
- Béo phì: Tăng cân quá mức làm tim phải tăng cường hoạt động, tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Đái tháo đường: Nồng độ đường (glucose) trong máu tăng không kiểm soát được - tiêu chuẩn xác định bệnh đái tháo đường - làm tăng nguy cơ bệnh tim, thận và đột quỵ lên rất cao do tổn thương mạch máu.
- Stress: Một sô" chuyên gia đã cảnh báo về mốĩ liên quan giữa bệnh xơ vữa động mạch vành và các stress không kiểm soát trong cuộc sống của bạn.
4.2. Ảnh hưỏng của một số bệnh lý
Bệnh héo phi
Mức sống của người dân ngày càng cải thiện, trong cơ cấu bữa ăn ngày càng có nhiều loại thực phẩm có hàm lượng mỡ và nhiệt lượng cao; việc hấp thụ và tiêu hao mỡ không cân bằng sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng của mỡ trong cơ thể. Nhiều người có nhận thức sai lầm rằng, béo mới là đẹp, mới là khỏe mạnh nhưng chẩn đoán lâm sàng, người ta đã phát hiện, béo phì có thể gây ra rất nhiều bệnh như bệnh xơ vữa động mạch vành, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, bệnh tiểu đường... Trong số những bệnh nhân tim, tỷ lệ phát bệnh ở những người béo phì cao hơn ở những người có cân nặng bình thường. Bệnh béo phì có thể gây ra biến đổi chức năng và kết cấu của tim. Sau khi thể trọng cơ thể tăng, lượng máu của tim tăng, tuần hoàn máu cũng tăng, tâm thất thả lỏng, lực co bóp mạnh làm tim tổn
hại khiến nhịp tim yếu đi. Ngoài ra, béo phì dễ làm cản trở hô hấp, bệnh nhân béo phì khi ngủ dễ bị khó thỏ, thậm chí ngừng thở trong thòi gian ngắn. Như vậy sẽ làm cho áp lực trong phổi cao, tâm thất nở to, gây ảnh hưởng đến chức năng của tim. Cho nên, khống chê cân nặng của cơ thể chính là một trong những biện pháp giúp giảm tỷ lệ phát sinh bệnh xơ vữa động mạch.
Bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường cũng dễ gây ra bệnh tim, đồng thòi nó còn là nhân tô" nguy hiểm cho bệnh xơ vữa động mạch vành. Trên thực tế, đường rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bổ sung quá nhiều đường lại rất nguy hiểm cho những người có nguy cơ bị bệnh tim cao. Các chuyên gia y học đã chỉ ra rằng nếu đường không đưỢc chuyển hóa hoàn toàn sẽ trở thành mỡ tích lại trong cơ thể, làm cho lượng mỡ trong máu cao, ảnh hưởng lốn đến chức năng của tiểu cầu và cơ chê hoạt động của máu, rất dễ dẫn đến bệnh tim.
Bệnh tiểu đường nếu nguy hiểm sẽ làm cho lực cơ tim yếu, nhịp tim thất thường, đau tim, hoại tử cơ tim... Bệnh xơ vữa động mạch do bệnh tiểu đường gây nên thường rất nghiêm trọng, tốc độ phát triển nhanh, người ít tuổi cũng có thể phát bệnh, gây đột tử.
Quan sát lâm sàng người ta phát hiện tỷ lệ phát bệnh tim ỏ bệnh nhân tiểu đường cao gấp 73 lần so vối ở những người không bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, khống chế bệnh tiểu đường chính là biện pháp hiệu quả giảm bệnh xơ vữa động mạch vành. Có thể liệt kê một sô"
lík
bệnh xơ vữa động mạch vành do tiểu đường như: bệnh cơ tim tiểu đường, bệnh biến mao mạch tiểu đường, xơ hoá xơ vữa động mạch vành. Hiện nay, trên thế giới đều công nhận bệnh tiểu đường chính là loại bệnh dễ gây bệnh tim nhất.
Chính vì vậy cần phải không chế đường trong máu ở mức độ cho phép. Tiêu chuẩn đường trong máu lúc đói là 4,4 - 6,7mol/l (100 - 140mg) đường trong huyết sắc tố" ít hơn 7%. Ngược lại, nếu đường trong máu thấp, thì mức nguy hiểm cũng tương đương như vậy. Cũng có nhiều bệnh nhân bị giảm đường trong máu, mạch máu co giật làm cho bệnh xơ vữa động mạch vành càng nặng thêm. Vì vậy, phải đảm bảo đường trong máu nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, không nên quá cao, cũng không nên quá thấp.
Cao huyết áp
- Bệnh cao huyết áp có quan hệ chặt chẽ vối bệnh xơ vữa động mạch vành. Giới y học cho rằng, cao huyết áp, mỡ máu cao và hút thuốc là ba nhân tố chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành. Bởi vì, huyết áp tăng cao thường đi kèm bệnh mỡ máu cao và đường máu cao. Do đó, điều chỉnh huyết áp phù hỢp là rất quan trọng. Đồng thời nên chọn thuốc giảm huyết áp phù hỢp và khống chế lượng hấp thụ muối mỗi ngày không quá 5g, huyết áp không nên quá 140/80mmHg.
Như vậy, sự biến đổi bệnh lý của các bộ phận cơ thể cũng có hại nghiêm trọng cho căn bệnh xơ vữa động mạch vành gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe
của con người. Căn bệnh này phát sinh nhiều ở độ tuổi trên 40, nam giói nhiều hơn nữ giới, người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay. Vì vậy, cần phải hết sức thận trọng.
5. Hậu quầ của bệnh xơ vữa động mạnh vành
Để hoạt động được bình thường, cơ tim cần được cung cấp năng lượng và oxy bởi các động mạch vành. Bệnh xơ vữa động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh động mạch này bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mảng xơ vữa). Thông thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% đường kính của lòng mạch. Khi hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn như: tăng co bóp, tăng nhịp tim, huyết áp tăng... do đó nhu cầu oxy của cơ tim cũng tăng lên. Nếu một nhánh động mạch vành bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu oxy gây cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực này thường xảy ra khi bệnh nhân gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi, nên được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Nếu các mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, vỡ ra thì cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi nên gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định.
Bệnh xơ vữa động mạch vành không nhất thiết xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khốỉ gây tắc
mạch. Lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn và gây nhồi máu cơ tim. Trong cả hai trường hỢp này, các tế bào cơ tim bị thiếu oxy đột ngột, bị cạn kiệt nguồn dự trữ năng lượng và hoạt động suy yếu dần. Hậu quả của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào độ rộng của vùng nhồi máu. Vùng cơ tim bị chết càng rộng thì chức năng tim càng giảm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến suy tim.
Theo sô" liệu thống kê gần đây, có khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh động mạch vành. Trong khi đó, vào những năm 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ này chỉ xấp xỉ 1%. Điều tra dịch tễ học về táng huyết áp và bệnh động mạch vành tại thành phô" Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy, riêng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành của phụ nữ tuổi mãn kinh là 2,4%.
Những thay đổi trong đời sông kinh tê", xã hội đã ảnh hưởng nhiều tới tập quán sinh hoạt của người Việt Nam và đó có thể là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành ở nước ta.
Hẹp lòng động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, tình trạng này có thể kéo dài lâu ngày. Bệnh nhân sẽ bị đau ngực, suy tim, rốì loạn nhịp tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.
Khi mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành vỡ ra thì sẽ làm bít tắc hoàn toàn động mạch vành và gây ra thiếu máu cơ tim cấp tính, hoại tử cơ tim còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim
íi uLL
Cấp rất cao. Bệnh nhân qua được cớn nhồi máu cư tim cấp có thể sẽ bị suy tim, bị rốỉ loạn nhịp tim. Triệu chứng của thiếu máu cd tim thường gặp nhất là đau thắt ngực. Đau khởi phát khi gắng sức, vùng đau ở ngay sau xương ức, đau nhói lan ra vai trái, cánh tay trái, bàn tay trái. Đau giảm đi khi nghỉ ngơi hoặc khi dùng thuốc dãn mạch. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ ngơi hoặc cơn đau quá trầm trọng hoặc cơn đau kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.
Cũng có những trường hỢp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng đau ngực. Những trường hỢp đó gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Trong trường hỢp này bệnh nhân có thể có biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rốì loạn nhịp tim.
III. CHẨN DOÁN vìỉ| Điếu Tftị
1. Phương pháp chẩn đoấn
Làm sao bạn có thể phát hiện được mình có bị bệnh xơ vữa động mạch vành hay không? Các bác sỹ có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này dựa trên các kết quả xét nghiệm và mức độ những yếu tô" nguy cơ mà bạn mắc phải.
Nếu bạn có nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch vành, bác sỹ sẽ khuyên bạn làm một số test sau để chẩn đoán, ngay cả khi bạn không hề có các biểu hiện hẹp động mạch:
+ Điện tâm đồ (lúc nghỉ và lúc gắng sức).
+ Chụp động mạch vành có cản quang.
+ Cộng hưởng từ hạt nhân.
+ Siêu âm tim.
Chẩn đoán thiếu máu cơ tim thường dựa vào việc khai thác triệu chứng đau ngực của bệnh nhân. Những dấu hiệu thể hiện tình trạng thiếu máu cơ tim yên lặng là những chỉ điểm giúp bác sỹ đi tìm thêm nguyên nhân và phát hiện ra tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Chẩn đoán dựa vào điện tâm đồ: Tình trạng thiếu máu cơ tim làm thay đổi về tính chất điện học của tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện được những thay đổi về điện học đó. Vì vậy, điện tâm đồ là một công cụ cần thiết trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Cũng cần lưu ý là có những tình trạng bệnh lý khác cũng có thể cho ra những dấu hiệu điện tâm đồ giốhg như thiếu máu cơ tim.
- Siêu âm tim: Tình trạng thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng đến sự co bóp của tim. Thiếu máu cơ tim ở vùng nào thì cơ tim ở vùng đó sẽ bị rối loạn. Siêu âm tim là một phương pháp giúp các bác sỹ thấy được sự co bóp của cơ tim. Vì vậy, những vùng giảm hoạt động do thiếu máu cơ tim gây ra sẽ được phát hiện bởi siêu âm tim.
- Điện tâm đồ và siêu âm tim lúc gắng sức: Với tình trạng lòng động mạch vành chỉ hẹp ở một mức độ vừa phải thì triệu chứng thiếu máu cơ tim chỉ xảy ra khi gắng sức. Nghĩa là bệnh nhân chỉ đau ngực khi gắng sức và những thay đổi về điện tâm đồ và về siêu âm tim chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức. Vì vậy, có những
uii
bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà điện tâm đồ và siêu âm tim hoàn toàn bình thường. Trong những trường hỢp này, điện tâm đồ hoặc siêu âm tim thực hiện lúc gắng sức sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng thiêu máu cơ tim.
- Xạ hình tưới máu cơ tim; Dùng chất đồng vị phóng xạ bơm vào mạch máu, những vùng nào của cơ tim bị thiếu máu nuôi sẽ giảm hoặc không bắt được chất đồng vị phóng xạ. Dùng máy scan để phát hiện những vùng như vậy và chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
- Chụp động mạch vành chọn lọc, cản quang: Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán bệnh xơ động mạch vành. Thông qua biện pháp này bác sỹ sẽ biết được tình trạng của hệ thốhg động mạch vành của bệnh nhân: hẹp, tắc tại đâu, bao nhiêu mạch máu bị tổ thương?
- Chụp CT đa lớp cắt: Phương tiện này giúp phát hiện tình trạng vôi hoá động mạch vành hơn là giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu cơ tim. Hiện nay, phương tiện này chưa được công nhận trong quy trình chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
2. Chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch vành bằng phương pháp chụp động mạch vành
Để đánh giá vị trí tắc của động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, cần phải phân tích những động mạch này cũng như toàn bộ hệ thống động mạch vành (những động mạch của tim). Trong quá trình thực hiện xét
nghiệm này, nguyên tắc của nó cũng là tiêm chất cản quang trực tiếp vào động mạch vành, giúp nhìn thấy rõ những động mạch của tim trên phim X-quang.
Chụp động mạch vành cản quang giúp nhìn thấy hình ảnh của động mạch vành một cách trung thực, đây là thủ thuật xâm lấn, cần chích vào động mạch chi để đưa ống thông giúp bơm chất cản quang trực tiếp vào mạch vành. Xét nghiệm này cũng không gây đau, mất từ 15 - 20 phút và có thể cho kết quả ngay.
Tai biến của phương pháp này tương đốĩ hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 0,3% ca chụp. Tai biến này thường là nhồi máu cơ tim diện rộng, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi dưới.
Mô tả kỹ thuật
Để tiêm chất cản quang vào động mạch vành, đầu tiên bác sỹ đưa một ốhg thông vào động mạch chủ, rồi luồn ngược lên đến lỗ động mạch vành.
- Đưa dây dẫn vào
Giai đoạn đầu tiên của công việc này là gây tê tại chỗ, sau đó chích vào động mạch chi ở động mạch lớn, rồi luồn ốhg dẫn vào. Thường người ta chọn động mạch đùi, vị trí chọc vào là ngay nếp lằn bẹn để thực hiện việc chụp động mạch hoặc cũng có thể chọn động mạch cảnh. Cũng có thể chọn động mạch cánh tay. Dây dẫn được đặt vào động mạch đùi tại nếp lằn bẹn.
- Luồn ống thông qua dây dẫn
Khi dây dẫn được đặt vào trong động mạch (thủ thuật này hoàn toàn không gây đau), ông thông dùng để
iííL --------------------------------------------------------------------- bơm thuốc cản quang vào động mạch chủ, sau đó hướng về phía lỗ động mạch vành.
- Sau khi chích động mạch đùi tại vị trí nếp lằn bẹn, bác sỹ sẽ đặt dây dẫn vào trong động mạch, ồng thông này sẽ được đặt vào lỗ động mạch vành phải tim, sau đó, chất cản quang sẽ được bơm thật nhanh vào. Sau đó, chụp phim X-quang để quan sát toàn bộ động mạch vành phải.
Tiếp theo, ốhg thông được rút ra và đặt vào lỗ động mạch vành trái. Các bước tiến hành cũng tương tự như đốì với động mạch vành phải.
Điều kiện tiến hành
Bác sỹ phải biết chắc rằng người bệnh không bị dị ứng vói thuốc đặc biệt là chất iod, trong trường hỢp này, bác sỹ phải cho người bệnh dùng thuốc kháng dị ứng như corticoides.
Các loại thuốc an thần thường được sử dụng ngay trước khi chụp động mạch. Khi làm xét nghiệm này, người bệnh phải nhịn đói. Khi chụp động mạch, người bệnh phải cởi bỏ quần áo, nằm trong tư thê ngửa.
Kết quả
- Hình ảnh động mạch vành bình thường:
Hình ảnh chụp bên dưối là hình ảnh của động mạch vành bình thường, cho thấy rõ những động mạch vành của tim.
^ 9 ^
^ l ì i i l i á n h ĩ t ô i i i Ị I i m c l i t i à i i í i h ì n h lh t i 'f í 'i u j
( i t ộ i n Ị m ạ c h D Ì m h p h á i ) ,
- Hình ảnh động mạch vành bất thường:
Hình ảnh động mạch vành bất thường khi có giảm khẩu kính lòng mạch, làm giảm dòng máu đi qua. Hình ảnh dưói đây cho thấy có hiện tượng hẹp bên trong lòng động mạch vành tim.
á n h t ĩ í c h o à n t o à n it ô n Ị Ị n n t c h (đ ò n iẬ n n t c h H ê n t l n ĩ ì trn'0'c) o ù h ẹ p m ô i i t ô m / m ạ c h o à n h U n í c ( h ì n t i k h o a n h t r ò n )
- ĩ ^
Chỉ định
Bác sỹ tim mạch quyết định chụp động mạch vành khi người bệnh có triệu chứng sau:
- Đau ngực.
- Có bất thường trên điện tâm đồ lúc nghỉ cũng như lúc gắng sức.
- Nhồi máu cơ tim.
Đôi khi chụp động mạch vành được thực hiện trưốc khi mổ nhất là khi người bệnh có những yếu tô” nguy cơ tim mạch.
3. Phương pháp điều trị
Có nhiều hưống để điều trị một bệnh tim mạch, nhưng áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Nhiều bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sông, một sô” khác phải phốỉ hỢp thêm thuốc để điều trị. Những người bị bệnh động mạch vành nặng cần phải được phẫu thuật hoặc tạo hình động mạch vành. Trong mọi trường hỢp, khi bị bệnh động mạch vành, việc điều trị phải kéo dài, vì thê bệnh nhân cần hết sức kiên trì.
Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh động mạch vành:
Điều trị nội khoa (dùng thuốc)
- Điều trị các yếu tô” nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: Điều trị tăng huyết áp, điều trị rô”i loạn lipid máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng, đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lôi sống.
á j'
- Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: Dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: aspirine, clopidogrel
- Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốíc dãn mạch.
Điều trị can thiệp động mạch vành (nong rộng lòng động mạch, đặt khung giá đd trong lòng động mạch vành) - Dùng cho các trường hỢp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuôh điều trị nội khoa.
- Dùng cho các trường hỢp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - Dùng cho các trường hỢp động mạch vành bị tổn thương nhiều vùng, tổn thương kéo dài và cho các trường hỢp mà can thiệp động mạch vành không cho hiệu quả.
Đây là một phẫu thuật phức tạp, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân đế làm cầu nôi qua chỗ động mạch vành bị hẹp.
Một sô'phương pháp mới
Hiện nay các chuyên gia cũng nghiên cứu một sô" lĩnh vực mới trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành, gồm;
- Liệu pháp gen: Sử dụng gen tạo ra các protein kích thích phát triển các mạch máu mới nuôi tim, phục hồi tưới máu cơ tim.
^ 2^
- Tái lập tuần hoàn cơ tim bằng laser: Nhằm điều trị các trường hỢp hẹp hoặc tắc mạch vành nặng mà không thể điều trị bằng phẫu thuật tạo hình hay nổi tắt động mạch vành. Laser tạo ra những rãnh rất nhỏ xuyên trực tiếp qua cơ tim để đưa máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ mà không thông qua các động mạch vành, bằng một kỹ thuật gọi là tái phân bô" mạch máu xuyên da qua cơ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ y học trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành, nhưng việc thay đổi lối sống với các thói quen hàng ngày vẫn luôn là một phương pháp hết sức hữu hiệu trong phòng ngừa, ngăn chặn cũng như ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh. Những thay đổi hàng đầu mà bạn cần phải thực hiện là:
- Thay đổi chế độ ăn: Nếu bạn bị bệnh xơ vữa động mạch vành cần hạn chê chất béo trong chế độ ăn - nhất là các loại mỡ bão hòa và hạn chế cholesterol, nhằm giảm nồng độ cholesterol máu - một nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch. Giảm cholesterol còn giúp ngăn ngừa những cơn nhồi máu tái phát trên những người đã từng bị nhồi máu cơ tim. Ản ít mỡ giúp bạn giảm cân nặng cơ thể. Nếu bạn bị thừa cân, việc giảm cân nặng còn giúp giảm cholesterol máu. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ít nhất là hai bữa ăn có cá mỗi tuần cũng có thể giúp bạn giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm cân nặng.
^ 3^
r íĩ'
- Tập thể dục cũng có lợi cho các bệnh nhân xơ vữa động mạch vành. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh tập thế dục, cho dù ở mức độ vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng rất tốt và giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh xơ vữa động mạch vành. Tuy nhiên, bệnh nhân mạch vành nặng cần phải hạn chê thể dục ở một mức độ phù hỢp. Nếu bị bệnh xơ vữa động mạch vành bạn cần phải được bác sỹ điều trị tư vấn cho loại hình thể dục nào là phù hỢp cho mình.
- Thuốc lá là một yếu tô" nguy cơ chủ yếu của bệnh xơ vữa động mạch vành. Ngưng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim rõ rệt.
4. Phương pháp nong mạch vành
Nong mạch vành là gi?
Nong mạch vành còn được gọi là tái tạo động mạch vành bằng bóng qua da, hay nong động mạch vành bằng bóng, là một thủ thuật nhằm làm tăng lượng máu và oxy qua một động mạch vành bị tắc mà không cần phải phẫu thuật. Bác sỹ sẽ dùng một dụng cụ gọi là catheter có trang bị một bóng nhỏ để nong rộng lòng của động mạch bị tắc một phần.
Khi nào thì cần nong mạch vành?
Nong mạch vành có thể được sử dụng khi một hay nhiều động mạch vành bị hẹp lòng bởi sự tích tụ dần dần của cholesterol và mô sỢi trong lòng động mạch. Thành động mạch sẽ dày lên, gọi là xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến đau ngực và đột quỵ tim.
^ 4 ^
Nong mạch vành là phương pháp điều trị thay thê của phẫu thuật nôi mạch vành, một phẫu thuật cần phải mổ lồng ngực. Kỹ thuật nong mạch vành cũng có thể được sử dụng đốì với các động mạch bị tắc ở não, cổ, thận, hông, bụng, đùi và cẳng chân.
Bệnh nhân cần chuẩn bị những gi trước khi nong mạch vành?
Bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân dùng aspirin hay các thuốc chống đông máu khác trước khi làm thủ thuật nong mạch vành để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu không ăn uô"ng gì sau nửa đêm trước ngày làm thủ thuật. Cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ về các thuốc bệnh nhân thường dùng trong ngày làm thủ thuật. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được kiểm tra điện tâm đồ, X-quang ngực và công thức máu trước khi thực hiện nong mạch vành.
Nong mạch vành được thực hiện như th ế nào? Nong mạch vành thường được thực hiện trong các bệnh viện lớn. Trưốc thủ thuật, bệnh nhân sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch ở cánh tay. Bệnh nhân sẽ được truyền thuốc an thần nhưng vẫn được theo dõi liên tục. Sau khi gây tê tại chỗ, một ốhg catheter sẽ được đặt vào động mạch đùi ở vùng háng hoặc đặt vào động mạch cánh tay ở mặt trong khuỷu tay. Từ vị trí này, catheter sẽ được luồn vào trong động mạch của bệnh nhân. Khi catheter đã vào trong lòng mạch, chất cản quang sẽ được bơm vào mạch, giúp bác sỹ thấy được hình ảnh bên
^ 5 ^
trong lòng động mạch, nhằm xác định chính xác vị trí và mức độ tắc nghẽn của mạch máu. Các hình ảnh này đưỢc gọi là động mạch đồ và có nhiệm vụ làm bản đồ chỉ dẫn cho các bác sỹ để phá vỡ các nút tắc nghẽn.
Một kỹ thuật khác, được gọi là nong mạch vành bằng laser, sử dụng tia laser phát ra các sóng ánh sáng dao động làm tan các mảng xơ vữa. Bác sỹ cũng có thể bơm một bóng nhỏ (nong mạch vành bằng bóng) để ép các mảng xơ mỡ lắng đọng vào thành động mạch. Ngày càng có nhiều bác sỹ chọn phương pháp đặt một ống bằng lưới kim loại (stent) vào động mạch sau khi nong, để giúp giữ cho động mạch không hẹp lại trong thòi gian dài sau đó.
Sau khi kết thúc thủ thuật, ốhg catheter ở háng hay ở cánh tay sẽ được rút ra và vị trí đặt catheter này sẽ được ép lại trong vòng 15 - 20 phút. Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong phòng hồi sức từ 30 - 60 phút.
Nguy cơ và biến chứng
Bệnh nhân có thể có cảm giác bị đè ép và khó chịu trong lúc làm thủ thuật. Đối vói 10 - 20% bệnh nhân, động mạch bị tái hẹp trong vòng 6 tháng sau khi nong. Hiếm khi gặp các biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, đột tử do tim hay phải phẫu thuật bắc cầu cấp cứu.
Tuy nhiên, nếu động mạch được nong bị tắc lại sớm sau khi nong (tình trạng này gọi là đóng mạch máu đột ngột), bệnh nhân có thể cần phải thực hiện phẫu thuật bắc cầu cấp cứu.
cần chú ý g ì sau nong mạch vành?
Tại vị trí đặt catheter cho bệnh nhân có thể bị bầm máu và đau nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi, và bệnh nhân cần nằm thẳng chân từ 6 - 8 tiếng đồng hồ. Bệnh nhân sẽ được cho uốhg nước và ăn lúc trở về phòng, cần báo cho y tá hay bác sỹ ngay lập tức nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở ngực sau khi làm thủ thuật.
Bệnh nhân có thể xuất viện sau 24 giò và được hẹn lịch tái khám sau một thòi gian nhất định.
Sau thủ thuật bệnh nhân không được mang vác vật nặng, không hoạt động gắng sức, không quan hệ tình dục nhất là trong những ngày đầu, đồng thòi phải chú ý vị trí đặt catheter và uông thuốc đúng giò. Hầu hết các bệnh nhân có thể làm việc trở lại bình thường sau 1 hoặc 2 ngày, cần liên lạc với bác sỹ ngay nếu thấy có hiện tưọng chảy máu hay đau tại vị trí đặt catheter.
Có phương pháp điều trị nào khác bên cạnh nong mạch vành không?
Quyết định chọn cách điều trị tốt nhất cho động mạch vành bị tắc phụ thuộc vào nhiều yếu tô". Các yếu tô" như tuổi của bệnh nhân, các bệnh lý cơ bản, vị trí và mức độ tắc nghẽn đều phải được xem xét trưóc khi kê" hoạch điều trị được vạch ra. Nói chung, nong mạch vành ít nguy cơ hơn phẫu thuật.
5. Chống tái hẹp sau nong động mạch vành - Các giải pháp â\ều trị tạm thời và trong tương lai
Tái hẹp làm giảm hiệu quả của nong động mạch vành qua da (PTCA) và các thủ thuật liên quan. Việc
'ĩtn,' —ii'ij
ngăn ngừa tái hẹp sau khi nong động mạch vành thành công vẫn là một vấn đề thử thách quan trọng nhất trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành. Từ năm 1986, việc đưa stent vào lâm sàng đã cải thiện rõ rệt kết quả ngắn và dài hạn của thủ thuật tái thông mạch máu can thiệp. 8 năm sau đó, 2 thử nghiệm ngẫu nhiên xác minh rằng, đặt stent sau thủ thuật nong động mạch vành thực sự làm giảm tỷ lệ tái hẹp. Mặc dù hạ thấp tỷ lệ tái hẹp khi đặt stent và giảm tỷ lệ biến chứng ban đầu, nhưng tái hẹp vẫn xảy ra gần 15 - 20% trong vòng 6 tháng sau can thiệp có thể cần thiết tái thông lại.
Cơ chế sinh học tế bào tiếp theo sau nong động mạch vành bằng bóng chỉ đưỢc hiểu một phần. Tái hẹp sau nong có nhiều yếu tô" bệnh sinh liên quan đến yếu tô" cơ học và cầm máu cũng như tăng sinh tê" bào.
Thêm vào trong việc can thiệp cơ học, cách tiếp cận dưỢc học là làm giảm tỷ lệ tái hẹp đã được đánh giá. Việc đưa vào sử dụng thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statins) đã làm cải thiện rõ rệt trong ngăn ngừa tiên phát và thứ phát bệnh xơ vữa động mạch vành. Các nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng, statins có thể có hiệu quả trong giảm nguy cơ tái hẹp sau nong bằng cách giảm nồng độ lipid hoặc qua cơ chế độc lập vối giảm LDL.
Nghiên cứu thực nghiệm
Vào đầu những năm 1990, các nghiên cứu thực nghiệm gỢi ý rằng statins có thể giảm tái hẹp sau nong động mạch vành bằng bóng. Các chuyên gia đã chọn
á—
ngẫu nhiên 38 con thỏ bị xơ vữa động mạch vành được điều trị lovastatin hoặc giả dược sau khi nong động mạch đùi. Điều trị lovastatin làm giảm tiến triển bệnh hẹp động mạch, tác dụng độc lập với tác dụng giảm LDL cholesterol. Một sô" nghiên cứu cho thấy rằng hạ thấp LDL làm giảm tỷ lệ tái hẹp mạch cảnh trên mẫu thực nghiệm chuột. Các chuyên gia đã xác minh tác dụng trực tiếp của statins lên tăng sinh tê bào cơ trơn sau khi tổn thương động mạch cảnh ở thỏ có cholesterol bình thường. Do đó, các chứng cứ thực nghiệm gợi ý statins có thể có hiệu quả tốt trong tái hẹp sau nong.
Nguồn gốc và cách thức tác dụng của statins Thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statins) được đưa vào lâm sàng cuối những năm 1980, được phát hiện từ chất chuyển hoá của nấm. Hiện nay có 6 statins được sử dụng trong lâm sàng bao gồm lovastatin, pravastatin là sản phẩm tự nhiên từ nấm, simvastatin là dẫn xuất bán tổng hỢp và íluvastatin là sản phẩm được tông hỢp đầu tiên từ mevalonolactone. Gần đây, thế hệ mối statins tổng hỢp thuần khiết đã phát triển như atorvastatin và cerivastatin.
Statins là thuốc uốhg có thể ức chế enzym tổng hợp cholesterol ở gan do đó làm giảm sản xuất LDL ở gan và biểu hiện điều hoà lên (upregulating) của receptor LDL vì thê hạ thấp nồng độ LDL lưu hành. Hoạt tính HMG
CoA reductase không chỉ giới hạn đối với sinh tổng hỢp cholesterol mà còn các phân tử liên quan chức năng khác như hô hấp tế bào và ghi nhận tế bào.
Tăng sinh tế bào cơ trơn là đặc điểm bệnh sinh xơ mỡ, mevalonate và các chất trung gian khác của sinh tổng hỢp cholesterol đều cần thiết cho phát triển tê bào. Do đó, các thuốc tác động lên con đường chuyển hoá này như statins có thể làm giảm sự tàng sinh tế bào cơ trơn mà sau đó làm giảm tiến triển tái hẹp sau nong động mạch vành. Các đại thực bào liên quan đến bệnh sinh của hội chứng động mạch vành cấp bằng cách tạo ra các emzym làm ổn định mảng xơ vữa. Các LDL oxy hoá sẽ hấp dẫn các đại thực bào trực tiếp hoặc kích thích kết gắn chúng với tế bào nội mô qua việc tạo phân tử kết dính. Statins ngăn chặn oxy hoá LDL có thể qua bảo tồn hoạt động hệ thống chống oxy hoá nội sinh. Thêm vào đó, đại thực bào tạo ra yếu tô" mô là một glycoprotein giữ vai trò quan trọng trong đông máu và sinh huyết khổì của mảng xơ vữa. Statins ức chế biểu hiện của yếu tô" mô bằng cách cấy tạo đại thực bào người và điều này có thể làm giảm sự cô" thuyên tắc.
Oxide nitric (NO) có tác dụng làm ức chê" kết dính tế bào đơn nhân và hoá hướng động, ức chê" kết bám và kết dính tiểu cầu và tăng sinh tê" bào cơ trơn mạch máu. Hoạt tính NO bị giảm sút khi có tăng cholesterol máu, và sau tổn thương mạch máu. Cả simvastatin và lovastatin đều tạo ra hoạt động gen NO synthase ở tê bào người trên vitro. Do đó, tác dụng của statins làm giảm cholesterol và gia tăng hoạt tính NO có thể tạo ra cải thiện rõ rệt chức năng nội mô và có thể có giá trị trong việc ngăn ngừa và xử trí tái hẹp.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng statins có thể có tác dụng chống huyết khối thêm vào qua việc tác động lên sự tạo thành huyết khôi, biến dạng hồng cầu và nồng độ hbrinogen. Mặc dù cơ chế chính xác chưa rõ, một cơ chế có thể là giảm sản xuất thromboxan A2 tiểu cầu. Người ta nhận thấy rằng thành phần cholesterol màng của hồng cầu và tiểu cầu đều giảm ở bệnh nhân điều trị bằng pravastatin, gỢi ý rằng statins phục hồi tình trạng mất cân bằng đông, chảy máu có kèm theo tăng cholesterol.
Rõ ràng, các tác dụng dược lý khác nhau có thể nhấn mạnh tác động to lớn của statins lên tiến trình tái hẹp. Các cơ chế được gỢi ý bao gồm không chỉ hạ cholesterol mà còn các tác dụng độc lập thêm vào như tác dụng lên chức năng nội mạc, ổn định mảng xơ vữa, huyết khôi và viêm nhiễm.
Thử nghiệm lâm sàng
Ba thử nghiệm lớn ngẫu nhiên đôl chứng sử dụng statins đã nêu bật vai trò hiệu quả của việc hạ cholesterol như là chiến lược giảm nguy cơ nhằm ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành. Các nghiên cứu này bao gồm các thử nghiệm the West of Scotland Coronary Prevention Study (WOSCOPS)) và the Scandinavian Simvastatin Survival Study (4S) và Cholesterol and Recurrent Events (CARE) Trial.
Thử nghiệm 4S là thử nghiệm đặt nền móng mà nó thay đổi mô hình điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành
mà nó cho thấy hạ cholesterol có thể làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong do bệnh xơ vữa động mạch vành. Toàn bộ 4.444 bệnh nhân Bệnh xơ vữa động mạch vành và nồng độ cholesterol máu 213 - 310mg/dl được đưa vào nghiên cứu. Qua hơn 5 năm theo dõi, simvastatin hạ thấp cholesterol toàn phần và LDL 25 - 35% đồng thời làm giảm 42% tử vong do bệnh xơ vữa động mạch vành. Ngoài ra còn giảm 37% nguy cơ tái thông mạch vành.
Thử nghiệm CARE cho thấy hiệu quả tương tự ở 4.158 bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Qua 5 năm theo dõi, nồng độ cholesterol ở nhóm pravastatin giảm 28% so với nhóm giả dược và giảm 25% nguy cơ sự cô" mạch vành tử vong và nhồi máu cơ tim không tử vong.
Thử nghiệm WOSCOPS cho thấy rằng, tỷ lệ tử vong và nhồi máu cơ tim không tử vong có thể giảm khi hạ cholesterol bằng pravastatin. Nghiên cứu này tiến hành ở 6.595 nam giới tuổi trung bình 45 - 64 tuổi, không có tiền sử nhồi máu cơ tim và tăng vừa cholesterol (trung bình 192mg/dl) theo phương thức mù đôi. Theo dõi sau 3 - 5 năm, nguy cơ tử vong do bệnh xơ vữa động mạch vành giảm 33% ở nhóm điều trị so với placebo, đồng thời giảm 31% nhồi máu cơ tim không tử vong.
Mặc dù kết quả hứa hẹn từ nghiên cứu thực nghiệm và hậu quả từ các thử nghiệm lớn nhưng tác dụng lâm sàng của statins trong việc ngàn ngừa và làm chậm tiến trình tái hẹp sau nong động mạch vành thành công vẫn chưa rõ.
Trong thử nghiệm đầu tiên của một số chuyên gia điều trị 157 bệnh nhân với lovastatin thêm vào trong điều trị thông thường. Nồng độ cholesterol giảm rõ rệt ở nhóm điều trị lovastatin (từ 21.249 còn 17.541mg/dl). Người ta ghi nhận tái hẹp xảy ra chỉ 12% ở nhóm điều trị và 45% ở nhóm không điều trị. Nghiên cứu này có hạn chế là không mù đôi và chỉ có 157 bệnh nhân được nghiên cứu.
Thử nghiệm lovastatin restenosis (LRT) là nghiên cứu tiền cứu, đa trung tâm, mù đôi, có đốì chứng và chọn ngẫu nhiên. Điều trị với lovastatin 40mg, 2 lần/ngày bắt đầu từ 7 - 10 ngày trước khi can thiệp nong động mạch vành. Mục đích nghiên cứu này là xác định giảm lipid tích cực sẽ giảm được tỷ lệ tái hẹp qua tác dụng hạ cholesterol và tác dụng trực tiếp nội mô. Mặc dù giảm lipid 42% sau 1 tháng ở nhóm điều trị nhưng không giảm và ngăn ngừa tái hẹp trong 6 tháng đầu theo dõi. Bệnh nhân của cả 2 nhóm điều trị lovastatin và placebo đều tương tự về lâm sàng và xét nghiệm. Giảm đường kính lòng mạch vành trung bình 6 411% ở nhóm điều trị so vối 6.311% ở nhóm placebo.
Thử nghiệm APPLE (the Angioplasty Plus Probucol/Lovastatin Evaluation) là thử nghiệm sử dụng lovastatin để giảm LDL phối hỢp probucol để ngăn chặn oxy hoá LDL nhưng không cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái hẹp hoặc sự cố tim mạch 6 tháng đầu sau nong. Nghiên cứu này tiến hành ở 239 bệnh nhân cho thấy điều trị phối hỢp vói lovastatin và probucol giảm
27% cholesterol toàn phần và 30% LDL mặc dù có giảm HDL 27%. Chụp động mạch vành theo dõi không thấy khác biệt rõ rệt giữa nhóm điều trị và nhóm placebo.
Trong nghiên cứu PREDICT (Prevention des Restenoses par Elisor apres Dilatation Coronaire Transluminale) tiến hành ở 695 bệnh nhân chọn ngẫu nhiên điều trị pravastatin và placebo. 556 bệnh nhân được tái chụp động mạch vành, mặc dù giảm được cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride ở nhóm điều trị nhưng không thấy có tác dụng nào trên các vị trí hẹp sau nong. Tỷ lệ tái hẹp là 43,8% ở nhóm placebo và 39,2% ỏ nhóm pravastatin. Tái hẹp lâm sàng không khác nhau giữa 2 nhóm.
Sau này trong một nghiên cứu sử dụng pravastatin ở người Nhật Bản cũng không cho thấy tác dụng lên tái hẹp khi tái chụp động mạch vành.
Thử nghiệm ELARE (Eluvastatin Angioplasty Restenosis) tiến hành ỏ 1.054 bệnh nhân có điều trị íluvastatin và placebo cũng không cho thấy íluvastatin có ảnh hưởng lên tiến trình tái hẹp.
Ngay cả khi hiệu quả của statins trong việc ngăn ngừa tiên phát và thứ phát bệnh xơ vữa động mạch vành không cần bàn cãi thì vẫn không thấy tác dụng nào của statins lên tái hẹp về mặt lâm sàng và tái chụp động mạch vành sau can thiệp nong động mạch vành. Điều này cho thấy hiệu quả về phương diện thực nghiệm của statins lên tế bào cơ trơn mạch máu không
UỉL
thể chuyển thành tác dụng lâm sàng. Có nhiều cách giải thích cho thiếu sót này:
- Tế bào cấy không thể đại diện cho mẫu đối với các tế bào phì đại, táng sản sau khi nong động mạch vành. - Trong tình huống lâm sàng sự dao động nồng độ thuốc thường xảy ra và khó đạt nồng độ hằng định. Hơn nữa, khó có thể tái hẹp và tiến trình xơ vữa có cơ sở sinh lý bệnh tương đồng. Do đó, tái hẹp không thể nhìn đơn giản như gia tăng xơ vữa đáp ứng với tổn thương cơ học nặng.
6. ic.ỹ thuật thông mạch vành
Khoa Ngoại - Tim mạch - Bệnh viện Dược thành phô" Hồ Chí Minh vừa áp dụng kỹ thuật mới bắc cầu mạch vành bằng 2 động mạch ngực, giúp thông cùng lúc 4 - 5 chỗ tắc nghẽn; thòi gian tồn tại của cầu khoảng 10 - 15 năm.
Một bệnh nhân bị tắc nghẽn nhiều chỗ ở mạch vành thường không thể giải quyết dứt điểm bằng cách đặt stent. Trong khi đó, với phẫu thuật bắc cầu mạch vành truyền thống bằng các mạch máu dưới chân hay tay, sau 5 nám, 70% các cầu nốỉ này sẽ bị tái tắc nghẽn.
Do đó, bệnh viện đã áp dụng một kỹ thuật mới, bắc cầu mạch vành bằng 2 động mạch ngực. Một ngày sau, bệnh nhân đã được rút ống đặt nội khí quản và có thể ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt.
Bệnh xơ vữa động mạch vành đang ngày càng gia tăng và mức độ bệnh ngày càng nặng, do các yếu tô" gây bệnh như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lô"i sông ít vận
động,... gia tăng. Những bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch vành thường bị đau ngực, nặng ngực nhất là mỗi khi gắng sức. Mạch vành bị hẹp dần do những mảng xơ vữa đến một mức độ nào đó sẽ khiến bệnh nhân bị những cơn đau thắt thất thường, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Để điều trị, người ta thường đặt stent. Nhưng 10 - 15% bệnh nhân không thể đặt stent do bị hẹp nhiều chỗ, hoặc do đoạn hẹp mạch vành ở vào vị trí khá đặc biệt, nên khi đặt stent có thể khiến bệnh nhân đột tử. Chính vì vậy, các chuyên gia tim mạch đã dùng phương pháp phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Bắc cầu mạch vành truyền thông là lấy mạch máu lành như mạch máu ở chân hay ở cánh tay, hay động mạch ngực trong bên trái để làm cầu nối. Nhưng vấn đề đặt ra là "cây cầu nối" này tồn tại được bao lâu?
Sau 5 nám, 70% cầu nốì bằng tĩnh mạch hiển ở chân sẽ bị tắc. Động mạch quay ở tay cho kết quả tốt hơn, nhưng do cơ dày quá dễ gây co thắt. Trong khi đó, động mạch ngực trong là tô"t nhất. 98% cầu nốì bằng động mạch ngực trong sau 10-15 năm vẫn thông suốt.
Tuy nhiên, đối vói bệnh nhân bị quá nhiều chỗ tắc hẹp, một động mạch ngực trong bên trái là không đủ. Sau khi được chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia phẫu thuật tim mạch của Pháp, các bác sỹ của bệnh viện trên áp dụng kỹ thuật bắc cầu cho nhiều nhánh mạch vành bằng cả hai động mạch chủ trong bên trái và bên phải.
I ^ ........
Động mạch chủ trong là động mạch nuôi ngực. Tuy nhiên, tại vùng này có một hệ thống mạch máu dày đặc, nên việc sử dụng cùng một lúc hai động mạch ngực không gây ảnh hưởng gì lớn.
Các bác sỹ sẽ tách ròi hoàn toàn động mạch ngực trong bên phải, nối thành hình chữ Y vói động mạch ngực trong bên trái. Sau đó hai nhánh chữ Y này bao vòng quanh quả tim. Nhánh đầu tiên của động mạch ngực trong bên trái sẽ được bắc cầu qua chỗ tắc quan trọng nhất. Còn đoạn động mạch ngực bên phải sẽ lần lượt nốì qua những nhánh mạch vành bị tắc hẹp.
Trong vòng 6 tháng, các bác sỹ tại đây đã tiến hành phẫu thuật cho 15 ca mạch vành, trong đó có cả bệnh nhân mắc bệnh béo phì và suy thận. Hiện chưa có ca nào gặp biến chứng. Một ca mổ này có thể kéo dài khoảng 5 - 6 giò đồng hồ.
7. Phẫu thuật bắc câ^u âbw% mạch vành
Đây là một loại phẫu thuật tim thường được gọi là CABG. Phẫu thuật này tạo lại đường khác, hay “bắc cầu” cho máu quanh động mạch bị tắc để cải thiện dòng chảy của máu và oxy đến tim.
Tại sao p h ải thực hiện phẫu thuật này ì
Các động mạch đưa máu đến cơ tim (động mạch vành) có thề bị đông lại thành mảng (một khối gồm chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ lại). Hiện tượng này có thể làm giảm tốc độ hoặc ngưng dòng chảy qua mạch máu của tim, gây ra cơn đau ngực hoặc cơn đau
tim. Tăng lượng máu chảy vào cd tim có thể làm giảm đau ngực và giảm nguy cơ đau tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được thực hiện như th ế nào?
Các bác sỹ phẫu thuật lấy ra một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể và tạo một đường vòng quanh phần bị tắc của động mạch vành.
Một động mạch được tách ra từ thành ngực và đầu còn lại được gắn vào động mạch vành ở dưối vùng bị tắc. Có thể dùng một đoạn tĩnh mạch ở chân của bạn. Một đầu được khâu lại bên trên khu vực bị chặn và đầu kia của tĩnh mạch được gắn hoặc "bắc cầu" vào động mạch vành bên dưới khu vực bị chặn.
Với cả hai cách, máu có thể đi qua đường dẫn mới để chảy vào cơ tim.
Một bệnh nhân có thể trải qua 1, 2, 3 hoặc nhiều lần phẫu thuật ghép mạch dẫn máu vào thành tim, tùy thuộc vào số lượng động mạch vành bị tắc.
Bắc cầu tim phổi bằng một máy bơm tạo oxy (máy tim - phổi) đưỢc dùng trong hầu hết các phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành. Điều này có nghĩa là bên cạnh bác sỹ phẫu thuật cần có các thành viên khác bao gồm bác sỹ gây mê tim, các y tá phẫu thuật và bác sỹ truyền dịch (bác sỹ chuyên khoa truyền máu).
Trong một vài năm vừa qua, có nhiều bác sỹ phẫu thuật bắt đầu thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không dùng bơm (OPCAB). Trong đó, tim vẫn đập trong khi ghép bắc cầu được khâu tại chỗ. Với một sô"
bệnh nhân, OPCAB có thể làm giảm chảy máu trong lúc . ^ /__N 1 _ ạ' X _ ^ \ 1 • 1 . V Ạ V 1 _ mổ (và nhu cầu truyền máu), biến chứng thận và loạn thần kinh sau mổ.
Thao tác sau phẫu thuật bắc cầu?
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến giường bệnh thuộc bộ phận chăm sóc tăng cường phẫu thuật tim. Các thiết bị theo dõi nhịp tim và huyết áp liên tục theo dõi bệnh nhân trong 2 - 4 giò. Người nhà có thể đến thăm. Các loại thuốc điều hòa tuần hoàn và huyết áp có thể đưỢc truyền qua tĩnh mạch (truyền dịch).
Bệnh nhân có thể cảm thấy chếnh choáng, đau ở các vết rạch - ở cả ngực và chân, nếu đoạn mạch máu được lấy từ chân có thể bị sưng đau. Có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần.
Bệnh nhân thường ở lại trong bệnh viện ít nhất 4 - 6 ngày và có thể lâu hơn. Trong thòi gian này, một sô" xét nghiệm cần được thực hiện để đánh giá và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
Sau khi ròi khỏi bệnh viện, bệnh nhân thường tham gia vào một chương trình phục hồi tim do bác sỹ giám sát. Chương trình này hướng dẫn các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và những bài học quan trọng khác (ví dụ như về chế độ ăn uổhg và tập thể dục) giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và lòng tin.
Các bệnh nhân thường được khuyên ăn thức ăn ít cholesterol và chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa trong khi tăng hoạt động thể chất hàng ngày để giúp có lại sức dẻo dai. Các bác sỹ thường
khuyên bệnh nhân tuân theo một chê độ hoạt động tại nhà thường xuyên như làm việc nhẹ, đi ra ngoài ngắm cảnh, đi thăm bạn bè, tập leo cầu thang. Mục đích là giúp bệnh nhân trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường, tích cực.
Hãy nói với bác sỹ của bạn về việc khi nào là thời điểm tốt nhất để quay lại làm việc. Quyết định đó thường dựa trên loại công việc và mức đòi hỏi cố gắng sức lực.
&. Thủ thuật đặt ống âỡ động mạch
Ong đỡ động mạch là gì ưà nó được dùng như thế nào? Ông đỡ động mạch là một ống dây kim loại có mắt lưới được dùng đê chống động mạch mở trong lúc nong mạch tim. ồng đỡ động mạch được thu nhỏ lại với đường kính nhỏ hơn và đưa vào ông thông bong bóng. Sau đó nó được đưa vào vùng nghẽn. Khi bóng được bơm căng, ốhg đỡ động mạch nở ra, chổt tại chỗ và tạo thành một giàn đỡ. Vật này giữ cho động mạch mở. ông đỡ động mạch nằm lại vĩnh viễn trong động mạch, giữ nó luôn mở, tăng lượng máu chảy vào cơ tim và giảm các triệu chứng đau đớn (thường là đau ngực). Trong vòng một vài tuần sau khi đặt ô"ng ống đỡ động mạch, thành bên trong của động mạch (nội mô) lớn dần, bao quanh bề mặt kim loại của ống đỡ động mạch.
Khi nào ống đỡ động mạch được sử dụng?
Ong đỡ động mạch được dùng tùy thuộc vào những đặc tính nhất định của khối xơ vữa động mạch. Đặt ống
su ií- --------------------------------------------------------------------- đỡ động mạch là một quy trình khá phổ biến; trên thực tế, hơn 70% quy trình nong mạch vành tim bao gồm đặt ốhg đỡ động mạch.
Lợi th ế của việc dùng ống stent là gi?
Với một sô" bệnh nhân nhất định, ống đỡ động mạch làm giảm hiện tượng tái hẹp xuất hiện sau khi dùng kỹ thuật nong mạch tim bằng bóng hoặc những quy trình khác dùng ốhg thông. Ong đỡ động mạch cũng giúp khôi phục dòng máu chảy bình thường và giữ động mạch mở nếu nó bị rách hoặc tổn thương do ống thông bóng.
Các động m ạch được đặt ống stent có bị đóng trở lại không?
Hiện tượng đóng lại (tái phát hẹp động mạch) cũng là một vấn đề được đặt ra với quy trình đặt ô"ng đỡ động mạch. Trong những năm gần đây, các bác sỹ đã sử dụng ông đỡ động mạch kiểu mới gọi là ông đỡ động mạch tẩy rửa thuốc. Những ông này được tẩm thuôc tác dụng chậm và giữ cho mạch máu không đóng trở lại. Các ô"ng đỡ động mạch không được tẩm thuốc được gọi là ốhg đỡ động mạch bằng kim loại đơn thuần. Một điều rất quan trọng vói những bệnh nhân dùng cả hai kiểu ô"ng đỡ động mạch là cần dùng các thuôc chông đông theo chỉ định.
Sau khi đặt ống đd động mạch cần thận trọng điều gi? Các bệnh nhân đã đặt ổhg đỡ động mạch phải uốhg thêm một hoặc nhiều thuốc làm loãng máu như aspirin và clopidgrel. Những thuốc này giúp giảm nguy cơ đông
máu trong ống đõ động mạch và nghẽn động mạch. Một sô" nghiên cứu gần đây cho thấy, đông máu có thể xảy ra sau đó (khoảng một năm sau khi đặt ống đỡ động mạch) trong ốhg stent tẩy rửa thuốc. Do đó, điều rất quan trọng là tiếp tục dùng thuốc của bạn càng lâu càng tốt như khuyến cáo của chuyên gia tim mạch. Aspirin thường đưỢc khuyên dùng kéo dài, và clopidogrel thường đưỢc dùng trong một năm (tùy thuộc vào loại ổhg đỡ động mạch) sau liệu pháp. Clopidogrel có thể gây ra một sô" tác dụng phụ, nên cần xét nghiệm máu định kỳ. Nếu bạn đang uổng thuốc này, điều quan trọng là bạn không được ngừng uốhg vì bất kỳ lý do nào mà không được sự tư vấn của chuyên gia tim mạch đang trực tiếp điều trị bệnh động mạch vành cho bạn.
Trong bổh tuần tiếp theo không nên chụp cộng hưởng từ mà không được sự đồng ý của chuyên gia tim mạch. Các máy dò kim loại không ảnh hưởng đến ông đở động mạch.
9. Loại thuốc nên giúp giảm mảng xơ vũa đônmạch vành
Nghiên cứu về các liệu pháp chuyển ốhg thông đường tiểu và tim mạch (TCT), được tài trỢ bởi Tổ chức nghiên cứu về tim mạch (CRF) gỢi ý rằng, olmesartan, một loại thuốc thường được dùng để trị cao huyết áp có thể đóng vai trò giúp làm giảm các mảng vữa mạch vành.
Cuộc thử nghiệm “Tác động của olmesartan trên tiến trình xd vữa mạch vành; sự đánh giá bởi IVUS
[OLIVUS]”, được tiến hành trên 247 bệnh nhân bị bệnh xơ vữa với các thương tổn động mạch vành bẩm sinh. Các bệnh nhân này được đăng ký một cách ngẫu nhiên để nhận từ 20 - 40mg/ngày liều olmesartan hay kiểm soát và được điều trị với sự phôi hỢp của các thuốc chẹn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu, các nitrat, các tác nhân kiểm soát glycemic và (hoặc) các statins tùy theo sự hướng dẫn của dược sĩ.
Các kiểm tra bằng siêu âm tuần tự trong tĩnh mạch (IVUS) được thực hiện để đánh giá sô" lượng mảng vữa mạch vành trước và 14 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Vào lúc bắt đầu của cuộc thử nghiệm, các đặc điểm của bệnh nhân và tất cả sô" liệu đo đạc của IVUS đưỢc xác định giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, sau 14 tháng điều trị, IVUS đã cho thấy những giảm sút đáng kể trong các sô" liệu về thể tích mảng xơ vữa trong nhóm dùng olmesartan, mặc dù các áp suất máu đọc được thì giông nhau.
Hơn nữa, các phân tích đa dạng đã xác định việc dùng olmesartan như một trong những nhân tô" gây ra sự giảm thể tích mảng vữa.
Việc quản lý các mảng vữa là mục tiêu chính trong việc chông lại các cơn đau tim bất ngờ. Những kết quả này tạo ra một vai trò tích cực trong việc làm thoái lui mảng vữa thông qua việc dùng olmesartan, một tác nhân chẹn các receptor (chất tiếp nhận) của angiotensin II dùng cho các bệnh nhân bị ho do viêm họng.
10. Những điều nên lưu ý khi eỉl ứlụng thuốc điểu trị bệnh mạch vành
Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, đặc biệt là các bệnh liên quan đến mạch vành đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh phải hứng chịu các tai biến của bệnh xơ vữa động mạch vành cũng tăng lên rõ rệt.
Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, khi thành mạch máu trỏ nên xơ cứng và giảm tính đàn hồi hoặc phải chịu tai biến của một sô" bệnh như mỡ máu gây ra tình trạng tích tụ tiểu cầu, tạo thành các mảng xơ vữa hay bệnh tiểu đường làm cho thành mạch máu bị xơ cứng dẫn đến tình trạng lưu lượng máu và oxy không đủ cung cấp cho cơ tim hoạt động, dẫn đến hoại tử cơ tim và đột quỵ.
Yếu tô" môi trường cũng ảnh hưởng đến bệnh này, vì thực tê chứng minh rằng nhóm người có nguy cơ cao lại X'ơi vào những người lao động trí óc, hay căng thắng và những người béo phì.
Bệnh biểu hiện trên lâm sàng nhẹ, có những cảm giác đau nhói thoáng qua ở tim khi mệt mỏi, căng thắng hoặc thay đổi thời tiết. Nặng hơn là người bệnh có các cơn co thắt ngực kèm theo khó thở, có khi đau lan tỏa ra sau lưng.
Điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành cũng tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà lựa chọn liệu pháp điều trị phù hỢp. Bệnh nhân nặng phải chỉ định bằng ngoại khoa (như nong mạch vành hoặc đặt stent mạch vành) hoặc chỉ định dùng thuốc.
'^4--
Thuốc được chia thành hai loại: loại dùng cấp cứu và
loại dùng uống duy trì.
Loại thuốc cấp cứu
Loại thuốic này thường chứa chất nitroglycerin, có thể dùng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Dạng bào chê này được chỉ định khi bệnh nhân có cơn co thắt mạch vành. Ngậm hoặc xịt dưới lưỡi thuốc sẽ ngấm ngay vào máu mà không phải qua đường tiêu hóa và gan, thuốc có tác dụng làm dãn mạch vành, giúp bệnh nhân thuyên giảm ngay triệu chứng.
Loại thuốc duy tri
Thuốc thường được bào chế dưới dạng phóng thích chậm, giúp bệnh nhân kiểm soát được các cơn co thắt mạch vành. Thuốc thường chứa các hoạt chất: nitroglycerin, tildiazem, trimetazidine, tsosorbid... Sau khi vào cơ thể, thuốc có tác dụng lọc trên hệ thống mạch vành, ức chê quá trình co thắt mạch vành. Những dạng bào chế này bệnh nhân phải sử dụng hằng ngày để dự phòng các cơn co thắt.
Ngoài thuốc điều trị cần sử dụng một thuốc hỗ trỢ như: các thuốc chông tích tụ tiểu cầu để ngăn ngừa các mảng xơ vữa ở lòng mạch như sintrom hoặc aspirin. Lưu ý, với aspirin chỉ sử dụng liều thấp hằng ngày từ 100 - 200mg và chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh nhân có cơ địa dễ xuất huyết, bệnh nhân hen phế quản nặng.
Ngoài việc dùng thuốc, với bệnh nhân mạch vành khi có các cơn co thắt cấp tính nên áp dụng các biện
pháp trị liệu khác. Khi bệnh nhân có cơn co thắt ngực người bệnh cần bình tĩnh, thở đều, sâu, dùng tay xoa nhẹ lên ngực và nên nằm nghỉ, tránh gắng sức, lo âu, cáu giận... Với những người bệnh xơ vữa động mạch vành điều tốì kỵ là không dùng các chất kích thích như; rượu, bia, cà phê...
Hiện nay, trên thị trường có một sô" thuốc được chỉ định trong điều trị rối loạn cương dương ở nam giới (tadenazin, viagra, medovigo, levitra, cialis...) vói cơ chê phát triển lưu lượng máu và oxy về thể hang. Vì vậy, bệnh nhân mạch vành phải thận trọng và không được tự ý sử dụng các chế phẩm này.
Bệnh xơ vữa động mạch vành sẽ được kiểm soát tổt nếu được phát hiện sớm và tuân thủ hướng dẫn điều trị của thầy thuốc.
11. Nên lựa chọn coenzym Q-10 trong điểu trị bệnh mạch vành
Coenzym Q-10 là thành phần tự nhiên của mitochondria trong các tế bào, thành phần không thể thiếu được để chuyển hoá năng lượng và tham gia vào quá trình oxy hóa bên trong tế bào, đặc biệt là tăng cường trao đổi chất tế bào cơ tim.
Tảo xoắn Spirulina, Blubio là một nguồn dinh dưỡng giàu acid amin, vitamin và khoáng chất nó cũng rất giàu chất béo không no omega-3, omega-6 đặc biệt là acide béo gamma linoleic acide (GLA), đều là những chất rất tốt cho tim mạch.
ầ . ^ ^ ^ ^ ^ ------------------------------------ Việc kết hỢp giữa tảo xoắn Blubio và coenzym Q-10 đã tạo nên một sản phẩm tuyệt vời có tác dụng tăng cường trao đổi chất của các tê bào cd tim, đồng thòi tăng cưồng sự dẻo dai của cơ tim khi nó phải làm việc quá tải như những người bị suy tim, mạch vành hay đối vói các vận động viên thể thao; giảm khả năng mắc các bệnh hệ tuần hoàn, điều chỉnh độ phân bổ mỡ, đồng thòi giảm lượng cholesterol trong máu, áp dụng hỗ trỢ trong điều trị bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, trong các trường hỢp tim bị thiếu máu, có cảm giác hồi hộp, lo lắng. Q 10 cũng là hoạt chất chông oxy hóa, cùng với vitamin E, Beta-carotine, khoáng selen, kẽm là một trong những yếu tô" chính chông lại quá trình oxy hóa - yếu tô" bảo vệ, làm chậm đi quá trình lão hóa của các tê" bào nên nó rất thích hỢp cho những ai muôn làm đẹp và phòng chông ung thư. Nó giúp giảm tác hại của thuốc lá và rưỢu. Thành phần dinh dưỡng:
Trong lOOg Blubio spirulina Q-10
- 1.593 KJ/376,6Kcal
- 69,5g protein,
- 10,9g cacbon hydrate,
- 6,lg lipid.
Trong 4 viên nang (2g) Blubio spirulina Q-10 chứa; - Coenzym Q-10 : 20mg,
- Vitamin E ; 8mg,
- Vitamin B12: l,2mg,
- Chlorophyll: 15,lmg.
Đóng gói: 80 hoặc 200 viên nang trong một hộp. Lãều dùng: 4 - 6 viên/ngày, chia làm 2 lần sau bữa ăn.
•■í ,Ị.ífc
■. ,t'^
Chương hơi
nHơnGĐiỀuncnunKHônGnên
TROGG SIGH HOẠT un ĨROHG RR UỐRG
I. TRONG SINH HOẠT
1. pệnh nhân xơ vữa độn0 mạch vành nên chú ý đến nhịp 0inh học
Một sô" nghiên cứu tiến hành tại Viện Tim mạch Việt Nam đã cho thấy, ở một sô" thòi điểm theo tháng, theo ngày, theo giờ, tỷ lệ bệnh lý nhồi máu cơ tim xuất hiện cao hơn hẳn ở một sô" thời điểm khác. Sự xuất hiện lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ này đã đưa các nhà nghiên cứu tìm đến mô"i liên quan giữa nhịp điệu sinh học và bệnh lý động mạch vành. Mô"i liên quan này có nhiều cơ sở khoa học.
Nhịp sinh học
Thực ra, mọi hoạt động của sinh vật, mọi hiện tượng diễn ra trên trái đất đều có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ nhất định. Sự di cư của những đàn chim, sự di chuyển theo mùa sinh sản của cá hồi, những loài hoa chỉ nỏ vào những giờ nhất định... đều diễn ra theo nhịp sinh học. Con người chúng ta cũng có những nhịp điệu đó. Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, giấc ngủ về đêm, sự thay đổi thân nhiệt của chúng ta trong ngày... cũng diễn ra theo chu kỳ đều đặn. Người phương Tây sỢ nhất thứ 6 ngày 13. Người Việt chúng ta sỢ nhất giò quan đi tuần. Sự lo sỢ này cũng có cơ sở khoa học của nó. Vậy, chúng ta lo sỢ những thời điểm nào trong bệnh lý động mạch vành?
Môĩ liên quan giữa nhịp mùa và bệnh lý động mạch vành Các nghiên cứu tiến hành ở Anh và Mỹ đều cho thấy, vào mùa đông tỷ lệ người mắc bệnh động mạch
vành có xu hướng tăng cao. Tại Anh, sự tăng cao bệnh xơ vữa động mạch vành vào mùa đông đã làm tăng thêm 20.000 ca tử vong mỗi năm so vói các mùa khác trong năm. Tại Mỹ, tỷ lệ phát sinh bệnh xơ vữa động mạch vành vào tháng 12 và tháng 1 cao hơn 53% so với những tháng hè. Sự khác biệt này đã được phân tích dựa trên nhiều yếu tô":
- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường thấp có thể tác động trực tiếp lên tim và tác động gián tiếp qua sự tác động lên huyết áp. Nhiệt độ thấp là nguyên nhân dẫn tối co mạch ngoại biên, tăng lượng máu về tim, tăng huyết áp, tăng lượng noradrenalin trong máu. Nó làm tăng nhu cầu sử dụng oxy cơ tim, ở những bệnh nhân có tổn thương sẵn có của động mạch vành sẽ dễ dàng dẫn tới nhồi máu cơ tim.
- Tia cực tím: Tia cực tím hay ánh nắng mặt trời chỉ có nhiều vào mùa hè và rất ít vào mùa đông. Tia cực tím giúp chúng ta tổng hỢp vitamin D. Một sô" nghiên cứu đã cho thấy ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có hàm lượng vitamin D trong máu thấp. Do đó, tia cực tím có nhiều vào mùa hè sẽ làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim.
- Hoạt động thể lực: Vào mùa đông, xu hướng hoạt động của chúng ta có vẻ ít hơn so với các mùa khác trong năm. Chúng ta cũng thấy sô" lượnẹ người tập thể dục buổi sáng ở các công viên giảm hẳn so với mùa hè. Nhiều người có thói quen không tập luyện trong mùa đông và đây là một thói quen xấu. Tập thể dục đều đặn sẽ có tác dụng bảo vệ mạch vành, tuy nhiên nếu tập thể
O;ừiT- -------------------------------------- ^------------------ dục không thường xuyên sẽ là yếu tố khởi phát bệnh xơ vữa động mạch vành.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể của chúng ta cũng biến đổi theo mùa, chúng ta thường béo hơn vào các tháng mùa đông một phần là do chúng ta giảm cường độ hoạt động, mặt khác chế độ ăn lại được tăng cường. Cân năng tăng gây béo phì có liên quan bệnh lý động mạch vành.
- Sự cáng thẳng trong công việc: Tháng 12 và tháng 1 là những tháng cuối năm và tháng đầu của nám mối. Vào những tháng này, mọi người đều cố gắng hoàn thành công việc của năm và sau đó phải xây dựng kê hoạch làm việc cho cả năm mới. Nhiều người cho biết đây là thời kỳ họ làm việc nhiều và căng thẳng nhất trong năm. Đó cũng là một yếu tô' gây khởi phát bệnh nhồi máu cơ tim vào những tháng này.
- Hút thuốc lá: Hằng năm, mức độ tiêu thụ thuốc lá tăng vọt vào mùa đông. Trong khi đó, chúng ta biết có sự liên quan giữa thuốc lá và bệnh xơ vữa động mạch vành. Hút thuốc lá làm rốì loạn chức năng vận mạch, làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm tiến triển trình trạng xơ vữa động mạch.
- Nhiễm khuẩn; Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy mốì liên quan giữa bệnh xơ vữa động mạch vành và các vi khuẩn đặc hiệu. Các vi khuẩn như Helicobacter pylori và Chlamydia pneumonia được tìm thấy trên các mảng xơ vữa mà sự phát triển Helicobacter pylori đạt đỉnh cao vào mùa đông.
- Lượng cholesterol máu: Theo một sô" nghiên cứu, lượng cholesterol máu cao hơn vào mùa đông và thấp hơn vào mùa hè. Khi nhiệt độ thấp sẽ làm tăng cả cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Nồng độ cholesterol toàn phần và LDL cholesterol máu cao là một trong những yếu tô" nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch vành.
- Đông máu: KLi nhiệt độ cơ thể thâ"p sẽ có sự tăng sô" lượng tiểu cầu, tăng độ nhớt máu. Mùa đông sẽ làm tăng độ tập trung ĩibrinogen. Những yếu tô" này góp phần dễ hình thành nên những huyết khôi trong lòng mạch, nhất là trong lòng động mạch vành bị tổn thương.
Mối liên quan giữa nhịp ngày trong tuần và bệnh lý động mạch vành
Các nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim tăng cao vào những ngày đầu tuần hơn là những ngày khác trong tuần. Theo một nghiên cứu tại Scotland, người ta thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện nhồi máu cơ tim tăng cao vào ngày thứ hai trong tuần ở những người đang làm việc. Vào ngày thứ hai, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng lên đến 33% so với những ngày khác trong tuần. Chính điều này đã hình thành giả thuyết “Hội chứng sáng thứ hai”. Giải thích cho hiện tượng này, một sô" tác giả cho rằng đó là do có sự thay đổi từ trạng thái nghỉ ngơi ở những ngày cuốỉ tuần sang trạng thái hoạt động làm việc ở ngày thứ hai và sự tăng gánh nặng thể lực và tinh thần vào ngày thứ hai rất có thể là yếu tô" khởi phát bệnh xơ vữa động mạch vành.
Ui--
M ôì liên quan giữa nhịp giờ với bệnh lý động mạch vành
MỐI liên quan giữa nhịp giò với bệnh lý động mạch vành đã được nghiên cứu từ những năm 1985. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim cao nhất vào buổi sáng sớm trong ngày và thấp nhất là vào buổi đêm trước khi ngủ dậy. Thòi gian xuất hiện cao nhất là từ 6 - 12 giò sáng. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong những giò này cao hơn khoảng 40% nếu so sánh với các giò khác trong ngày. Khi ta bắt đầu thức dậy và chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng để bắt đầu một ngày mới thì hệ thống thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt, dẫn tói co mạch và tăng nhịp tim, tăng huyết áp. ơ những bệnh nhân có tổn thương động mạch vành sẽ không có khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ tim để đáp ứng với những thay đổi sinh lý này, làm gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Chưa kể trong thòi gian này một sô" nội tiết tô" được bài tiết ở mức độ cao như epinephrine và norepinephrine. Các cathecholamine này có khả năng làm khởi phát bệnh xơ vữa động mạch vành, do nó làm co mạch vành và thúc đẩy sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
2. Những biện pháp nên áp dụng dể giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa dộng mạch vành
Bệnh xơ vữa động mạch vành là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tàn phê" và tử vong cao. Bệnh phát triển do các mảng xơ vữa gây chít hẹp mạch máu nuôi
^ 3^
cơ tim, khiến cơ tim không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng. Biểu hiện lâm sàng là các cơn đau thắt ngực - nguyên nhân của các ca đột tử.
Giai đoạn kết thúc của bệnh xơ vữa động mạch vành là tai biến nhồi máu cơ tim, xảy ra khi lượng máu đến một vùng nào đó của cơ tim bị giảm đột ngột, khiến vùng này bị hoại tử do không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng.
Các yếu tô" nguy cơ chính của bệnh xơ vữa động mạch vành gồm:
- Hút thuốc: Người hút thuôc có nguy cơ bị mắc bệnh xơ vữa động mạch vành cao hơn gấp đôi so với người không hút. Thuốic lá được coi là yếu tô" nguy cơ lón nhất gây đột tử.
- Táng huyết áp.
- Tăng cholesterol máu.
- Cuộc sông tĩnh tại, ít vận động.
- Di truyền.
- Giới tính.
- Tuổi tác.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh béo phì.
- Stress.
Con người có thể làm giảm phần lốn các yếu tô" nguy cơ trên (trừ các yếu tô" di truyền, giới tính và tuổi tác) bằng cách:
- Bỏ hút thuốc: Đây là cách quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành. Nếu bạn
lỉ ---- ^ ^ ------- không hút thuốc thì đừng nên hút, nếu bạn đã hút thì hãy cô' gắng cai thuốc.
- Giảm bệnh cao huyết áp bằng cách dùng thuốc, tập luyện rèn sức bền thường xuyên (đi bộ nhanh, chạy việt dã, đạp xe, bơi...) và thực hiện chế độ ăn uốhg hỢp lý (giảm chất béo, ăn nhạt, ăn nhiều rau, hoa quả...).
- Điều chỉnh chứng tăng cholesterol máu bằng chê độ dinh dưỡng hỢp lý, tập luyện thể dục thể thao và dùng thuốc. Hạn chế sử dụng các thức án có nhiều cholesterol như trứng, mỡ động vật... Dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin E, vitamin c và beta carotine
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, chủ yếu với các bài tập rèn sức bền với cường độ hỢp lý. - Giảm béo bằng chế độ ăn uống ít calo và chất béo, kêt hỢp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (đặc biệt là bằng hình thức đi bộ nhanh). Điều này sẽ giúp cơ thể giảm đáng kể lượng mỡ thừa, giảm cân.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chê độ ăn, thuốc và các bài tập.
- Kiểm soát ảnh hưởng của stress đối với cơ thể: cần biêt cách giảm nguyên nhân gây stress và áp dụng các hình thức thư giãn như tập các bài tập thở, tăng thòi gian ngủ nghỉ, tập luyện thể dục thể thao, đi du lịch...
3. Một chế độ ốinh hoạt khoa học hoàn toàn cố thể kiểm ỡoất được bệnh xơ vữa động mạch vành
Bệnh động mạch vành là một bệnh mạn tính, xảy ra khi dòng máu chảy qua động mạch vành bị tắc nghẽn.
^ 5 ^
Động mạch vành là động mạch cung cấp cho tim lượng máu giàu oxy. Sự tắc nghẽn này là do một căn bệnh gọi là xơ vữa động mạch, đôi khi được gọi là sự rắn lại của động mạch.
lùình lỉiili iT ộ iií/ Iiiạeli uàiilt MÌHUỊ ĩtòntị mạeít oành hị hẹp ei\a tịuâ dm. ilt) jrfí' oũ'u
Xơ vữa động mạch tiến triển dần dần, nhiều năm trước khi người có xơ vữa động mạch bị đe dọa bởi vấn đề tim mạch. Đầu tiên, lớp lót bên trong của động mạch (gọi là nội mô) bị thương tổn, gây ra sự tích tụ các tế bào bạch cầu, tạo phản ứng viêm. Điều này gây thêm thương tổn cho thành động mạch, theo thòi gian, lớp lót bên trong tổn thương lan rộng; các phân tử cholesterol có thể xâm nhập vào thành động mạch. Các tế bào bạch cầu và cholesterol kết hỢp với nhau tạo thành bọt lipid.
Trong giai đoạn đầu của xơ vữa động mạch, các vết mỡ này hiện diện trên thành động mạch như là các mảng lắng đọng; về sau, các mảng đó bị vôi hóa hoặc tạo thành một lớp vỏ cứng. Điều này làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và gây hẹp động mạch, vì vậy làm giảm
^ 6^
i
sô" lượng máu lưu thông. Nếu mảng xơ vữa bị bong tróc, một cục máu có thể được tạo thành tại ví trí bong tróc hoặc một mảnh xơ vữa có thể di chuyển qua các động mạch cho đến lúc gây ra sự tắc nghẽn, một cơn đau tim hoặc ngừng nhịp tim có thể xảy ra.
Nếu không đưỢc điều trị, bệnh động mạch vành thường tiến triển xấu hơn. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành có biểu hiện như đau ngực, mệt mỏi. Biểu hiện này xuất hiện khi tim không nhận đủ lượng oxy. Tuy nhiên, khoảng 50% bệnh nhân không có biểu hiện nào cho đến khi cơn đau tim xảy ra.
Bạn hoàn toàn có thể giảm các yếu tô" đe dọa bệnh động mạch vành hoặc làm chậm tiến trình phát triển của nó nếu thực hiện những điều sau đây: Tìm hiểu tiền sử bệnh tật của gia đình; thực hiện chê" độ ăn có lợi cho tim; cải thiện tỷ lệ cholesterol máu; thường xuyên tập thể dục; kiểm soát bệnh tiểu đường; kiểm soát tăng huyết áp; nỗ lực duy trì trọng lượng cơ thể phù hỢp; tránh stress; bỏ hút thuôc; kiểm soát sự trầm cảm kéo dài.
Các yếu tô" nguy hiểm khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành bao gồm HIV và tình trạng viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp dạng thấp.
4. Nên áp dụng chế âọ sinh hoạt phòng trị bệnh tiểu dường dể giảm nguy cơ mẩc bệnh xơ vữa dộng mạch vành
Bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành cao gấp 2 - 3 lần so với người bình
1
thường. Số ca tử vong do bệnh xơ vữa động mạch vành ở họ cũng cao gấp đôi.
Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh tiểu đường đều là hậu quả của sự rôi loạn chuyển hóa lipid. Hiện tượng táng đường huyết là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh bệnh và thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Rối loạn chuyển hóa lipid nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm phát sinh các mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến tắc động mạch, thường là động mạch vành, động mạch cảnh và động mạch ngoại vi.
ơ bệnh nhân tiếu 5^ 7 ’* Ễ
đường, tổn thương mạch
vành thường xuất hiện ở
các nhánh nhỏ nên rất
khó thực hiện nong
mạch, làm cầu nốĩ động .
mạch. Biểu hiện bệnh là
có cơn đau thắt ngực khi
gắng sức. Có bệnh nhân
không hề biết mình bị tiểu đường cho đến khi
"^ỗình àtth iĩÔHiỊ imieli oành.
có cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Vói người bị tiểu đường, tiên lượng của bệnh lý mạch vành rất xấu, vì họ thường có chứng suy tim, suy thận kèm theo. Do đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, nhất là khi sử dụng insulin trên bệnh nhân có suy thận.
^ 8^
Để phòng ngừa biến chứng mạch vành cho bệnh nhân tiểu đường, phải bảo đảm các nguyên tắc: Kiểm soát đường trong máu thật chặt chẽ và thường xuyên bằng thuốc hạ đường huyết dạng uốhg hoặc tiêm; điều trị có hệ thổng các rối loạn chuyển hóa chất béo đi kèm và ngừng hút thuốc lá, giảm cân nặng.
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị tai biến mạch máu não với nguy cơ cao hơn người bình thường khoảng 2 lần. Diễn biến bệnh có thể từ từ hoặc đột ngột, gây hôn mê và liệt nửa người. Tổn thương hay gặp nhất là hẹp hoặc tắc động mạch cảnh do những mảng xơ vữa đi kèm. Bệnh nhân thường có những biểu hiện thiếu máu não trước khi bị tai biến như hay quên, chóng mặt, tri giác không được tốt... Trong trường hỢp này bác sỹ sẽ cho người bệnh làm siêu âm Doppler mạch máu vùng cổ, từ đó có hướng điều trị thích hỢp. Có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng thuốc aspirin liều thấp 80 - IGOmg một ngày.
Tổn thương mạch máu ngoại vi cũng là vấn đê thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Trưóc kia, các nhà bệnh lý học cho rằng, chỉ những động mạch ngoại vi nhỏ bị tổn thương. Nhưng ngày nay, họ phát hiện rằng bệnh tiểu đường cũng làm tổn thương cả những mạch máu lớn ngoại vi như động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch khoeo; dẫn đến thiếu máu nuôi các chi, đặc biệt là hai chi dưới, ớ bệnh nhân tiểu đường, tỷ lệ hoại tử chi tăng từ 8 - 150 lần so vổi ngưòi bình thường. Nam và nữ có tỷ lệ biến chứng như nhau, chiếm 25%.
Triệu chứng bệnh rất giốhg với viêm tắc động mạch do xơ vữa: Đau cách hồi (bị đau bắp chân khi đi lại nhiều, giảm khi ngồi nghỉ), đau chân ở tư thế nằm, chân lạnh và tím ở các ngón, teo cơ, cuối cùng là hoại tử khô và hoại thư ướt khi có nhiễm trùng.
Việc điều trị nối ghép mạch máu cho bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng động mạch ngoại vi rất khó thực hiện, tỷ lệ thành công không cao. Cách chữa cơ bản vẫn là kiểm soát tốt đường huyết, bỏ thuốc lá, điều trị những rối loạn trong chuyển hóa lipid, có chế độ ăn thích hỢp...
Rất nhiều người bệnh cho rằng có những loại thuốc (đặc biệt là thuốc Nam) là những phương pháp điều trị có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Đó là một quan niệm sai lầm và rất nguy hiểm, khiến họ không tiếp tục điều trị khi thấy đường huyết đã tạm ổn định. Một thời gian sau, khi các biến chứng xuất hiện thì đã quá muộn.
Các chuyên gia khẳng định, tiểu đường là một bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thê chặn đứng bằng chế độ ăn uốhg, luyện tập hỢp lý, sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết hằng ngày. Ngoài ra, phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sốm những biến chứng về mạch máu để đưa ra phương thức điều trị tốt nhất.
5. Nam giói cần phải chú trọng phòng bệnh xơ vũa động mạch vành hơn phái nữ
Theo nghiên cứu mói nhất của Viện Tim mạch Việt Nam, có tói 16,3% dân sô' miền Bắc bị bệnh về tim