🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Pháp Luật Kiểm Soát Thỏa Thuận Sử Dụng Giá - Lý Thuyết Và Thực Tiễn Tại Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung: GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Biên tập nội dung: ThS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TS. HOÀNG MẠNH THẮNG NGUYỄN CÔNG TÂY LÊ THỊ THU HỒNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: TRẦN QUYẾT THẮNG Chế bản vi tính: NGỌC NAM Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/29-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 32-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6517-3. Lời Nhà xuất bản Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng đến là tối đa hóa lợi nhuận. Để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp trên thị trường phải cạnh tranh với nhau hoặc cạnh tranh giữa một doanh nghiệp với nhóm doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cạnh tranh giúp cho nền kinh tế lớn mạnh hơn, góp phần phân bổ lại các nguồn lực kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể phải rời khỏi thương trường không phải do kinh doanh không hiệu quả mà là kết cục của một chiến lược thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh, hạn chế khả năng hành động độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Thỏa thuận sử dụng giá là công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bản chất của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là giả lập vị trí của doanh nghiệp độc quyền và hành động theo cách của doanh nghiệp độc quyền. Mặt khác, bằng việc cộng gộp sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng giúp cho doanh nghiệp có thể cùng nhau thực hiện những hoạt động mang tính thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. 5 Những vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá, bảo đảm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực một cách có hiệu quả, đồng thời, khuyến khích các thỏa thuận có vai trò thúc đẩy nền kinh tế. Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá trên thế giới cũng như quy định hiện hành ở Việt Nam về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam” của TS. Phạm Hoài Huấn. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, được sự hỗ trợ từ chương trình HR2020 của Quỹ Marie Skłodowska-Curie theo thỏa thuận No. 734712. Bên cạnh những lý thuyết chung về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, cuốn sách cũng tập trung trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, qua đó đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Ngoài ra, nội dung cuốn sách cũng cập nhật những quy định mới liên quan đến pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam, trong đó có Luật Cạnh tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 MỤC LỤC Lời Nhà xuất bản 5 Lời nói đầu 11 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ THỎA THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH 15 I. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền 15 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 15 2. Thị trường độc quyền 18 II. Lợi nhuận độc quyền và động cơ tiến hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 21 1. Lợi nhuận độc quyền 21 2. Động cơ tiến hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 23 III. Các công cụ chiến lược trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 28 IV. Thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 31 1. Khái lược về thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 31 2. Tác động của thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 40 7 3. Các dạng thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 46 Chương 2 KIỂM SOÁT CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 76 I. Khía cạnh không bền vững của thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 76 1. Sự khác biệt về chi phí sản xuất 77 2. Sự khác biệt về mục tiêu trong quá trình cạnh tranh 78 3. Cấu trúc thị trường và tính minh bạch của thông tin 81 4. Chế tài của nhà nước đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 84 II. Chính sách khoan hồng trong mối tương quan với vấn đề phá vỡ thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 85 1. Khái niệm 86 2. Đặc điểm 87 3. Cơ sở kinh tế để xây dựng chính sách khoan hồng 90 4. Chính sách khoan hồng trong pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ 95 III. Chế tài đối với thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 102 IV. Vấn đề miễn trừ đối với thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 108 1. Khía cạnh thúc đẩy cạnh tranh của các thỏa thuận 108 2. Vấn đề miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật một số nước trên thế giới 111 8 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT THỎA THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM 115 I. Thực trạng các quy định pháp luật về thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 115 1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp 115 2. Thỏa thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan 126 II. Thực trạng quy định về pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 132 1. Chủ thể kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 132 2. Đối tượng bị kiểm soát của pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 136 3. Chính sách khoan hồng trong pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam 138 III. Một số hạn chế của pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 142 1. Vấn đề kiểm soát đối với các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp 142 2. Thỏa thuận trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy và củng cố thỏa thuận ấn định giá 147 3. Chính sách khoan hồng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam 149 4. Xác định mức giá trong các thỏa thuận ngăn cản việc tham gia thị trường, phát triển kinh doanh hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác khỏi thị trường 151 9 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT THỎA THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH 155 I. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 155 1. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh phải căn cứ theo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cạnh tranh 155 2. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh phải căn cứ và sử dụng tư duy kinh tế 157 3. Bảo đảm tính tối ưu việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong khi vẫn đáp ứng tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường 158 II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh 160 1. Sửa đổi quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ 160 2. Bổ sung quy định về thỏa thuận trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 161 3. Hoàn thiện quy định về chính sách khoan hồng 164 4. Xác định mức giá trong hành vi thỏa thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường 167 Kết luận 171 Tài liệu tham khảo 174 10 Lời nói đầu Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, không phải lúc nào mục tiêu này cũng đạt được. Các chủ thể kinh doanh phải cân nhắc giữa yếu tố chất lượng và giá cả trong tương quan so sánh với chủ thể kinh doanh khác để xác định một mức giá có thể sinh lời và được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tự do trong việc lựa chọn sản phẩm trên thị trường. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển, tự thân mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược giá cả hợp lý. Giá cả được nhìn nhận là kết quả của quá trình cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cũng là một phương tiện cạnh tranh rất hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ điều này khi phân tích sự thay đổi về giá trên thị trường viễn thông của Việt Nam trong thời gian qua. Sự gia nhập thị trường viễn thông của các nhà cung cấp mới như Viettel, Beeline... đã tạo nên những thay đổi rõ rệt về giá cước theo hướng ngày càng có lợi cho người tiêu dùng. Không chỉ trên thị trường viễn thông, mà còn có rất nhiều ví dụ ở các lĩnh vực khác như vận tải hàng không nội địa, lĩnh vực bán lẻ..., các doanh nghiệp luôn áp dụng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn về giá. 11 Nhìn từ góc độ thị trường, sức ép cạnh tranh tác động đến mức giá mà doanh nghiệp ấn định trên thị trường liên quan. Kết quả là doanh nghiệp sẽ không đạt được mức lợi nhuận như mong muốn. Do đó, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp có khuynh hướng loại bỏ cạnh tranh về giá giữa các bên thông qua các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Chính các thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến cấu trúc cạnh tranh trên thị trường, qua đó tác động lớn đến các doanh nghiệp khác đang kinh doanh trên cùng một thị trường liên quan hoặc tác động lớn đến người tiêu dùng thông qua việc tước bỏ quyền lựa chọn mức giá cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kéo theo làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến cạnh tranh tại Việt Nam càng trở nên gay gắt. Khuynh hướng thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng theo đó xuất hiện ngày càng nhiều. Hàng loạt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá đã được đề cập trong thời gian qua như thỏa thuận về lãi suất trong lĩnh vực ngân hàng, thỏa thuận cước vận tải, thỏa thuận trong lĩnh vực viễn thông... Nhìn từ góc độ lập pháp, so với các đạo luật khác, Luật Cạnh tranh của Việt Nam ra đời khá muộn. Mặc dù ngay từ khi mới ban hành, Luật này đã xác định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh nói riêng có một vai trò quan trọng, nhưng quá trình thực hiện quy định trên thực tế chưa phát huy hết hiệu quả như mong muốn. 12 Một số quy định của pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh còn bất cập; mối quan hệ giữa các cơ quan thực thi pháp luật là Cục Quản lý Cạnh tranh (hiện nay được tách thành Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Phòng vệ thương mại trực thuộc Bộ Công Thương) và Hội đồng Cạnh tranh cũng như cơ chế bảo đảm sự độc lập của Hội đồng Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc chưa được phân định rõ ràng. Cuốn sách này nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật kiểm soát các hành vi thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh cũng như thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay. 13 Chương 1 Lý luận chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh (hoàn hảo) là thị trường có hai đặc tính cơ bản sau đây: • Có nhiều người mua và người bán trên thị trường; • Hàng hóa được bán bởi những người bán này về cơ bản là như nhau1. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hai yếu tố là doanh thu biên và chi phí biên. Tuy vậy, tùy thuộc vào mô hình thị trường (là cạnh tranh hoàn hảo hay 1. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.280. 15 độc quyền) mà doanh nghiệp sẽ có điểm tối đa hóa lợi nhuận khác nhau. Trong thị trường cạnh tranh, có thể xem xét cách doanh nghiệp xác định điểm tối đa hóa lợi nhuận thông qua hình minh họa sau1: Hình 1: Đường chi phí của doanh nghiệp (cost curve) sẽ có ba yếu tố: Đường chi phí biên (The marginal cost curve - viết tắt là MC) là một đường dốc lên; đường chi phí bình quân (The average total cost curve - viết tắt là ATC) là một đường hình chữ U; đường chi phí biên sẽ cắt ngang đường chi phí bình quân tại điểm tối thiểu của ATC. Hình 1 cũng biểu thị một đường nằm ngang tại giá thị trường (The market price – viết tắt là P). Đường giá nằm ngang vì doanh nghiệp cạnh tranh là “người chấp nhận giá”. Mức giá 1. Nguồn trích dẫn hình minh họa: N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.284. 16 đầu ra của doanh nghiệp là như nhau bất kể sản lượng mà doanh nghiệp quyết định sản xuất là bao nhiêu. Cho nên, giá sẽ bằng doanh thu bình quân (Average revenue – viết tắt là AR) và bằng doanh thu biên của doanh nghiệp (Marginal Revenue – viết tắt là MR). Sử dụng Hình 1 để tìm mức sản lượng đầu ra mà ở đó lợi nhuận là tối đa. Giả định doanh nghiệp đang sản xuất tại mức sản lượng Q1. Tại mức sản lượng này, đường doanh thu biên nằm trên đường chi phí biên, nên doanh thu biên lớn hơn chi phí biên. Vì vậy, nếu doanh nghiệp gia tăng sản lượng lên 1 đơn vị, thì doanh thu tăng thêm (MR1) sẽ vượt hơn chi phí tăng thêm (MC1). Lợi nhuận, bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí, sẽ tăng. Do đó, nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, như tại điểm Q1, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng sản lượng. Cũng tương tự khi áp dụng tại mức sản lượng Q2, chi phí biên lớn hơn doanh thu biên. Nếu doanh nghiệp sản xuất giảm đi 1 đơn vị sản lượng, chi phí tiết kiệm được (MC2) sẽ nhiều hơn doanh thu mất đi (MR2). Do đó, nếu doanh thu biên thấp hơn chi phí biên như tại Q2, thì doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản xuất. Vậy khi nào quá trình điều chỉnh sản lượng sẽ kết thúc? Cho dù doanh nghiệp bắt đầu với mức sản lượng thấp (như Q1) hay mức sản lượng cao (như Q2), thì cuối cùng doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất sao cho đến khi sản lượng đạt đến QMAX. 17 Tóm lại, ba quy tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận là: • Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, doanh nghiệp nên gia tăng sản lượng; • Nếu chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, doanh nghiệp nên giảm sản lượng; • Tại mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa, doanh thu biên và chi phí biên hoàn toàn bằng nhau. 2. Thị trường độc quyền Thị trường độc quyền là thị trường mà trong đó doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá. Điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh và doanh nghiệp độc quyền chính là khả năng tác động đến giá của hàng hóa. Một doanh nghiệp cạnh tranh là quá nhỏ trong tương quan với thị trường hoạt động, cũng vì thế, nó không đủ năng lực để tác động đến giá của hàng hóa và phải chấp nhận mức giá của thị trường. Ngược lại, là nhà sản xuất duy nhất, nên doanh nghiệp độc quyền có thể thay đổi giá của hàng hóa bằng cách điều chỉnh sản lượng cung cấp ra thị trường. Có thể làm rõ vấn đề này dựa trên việc phân tích hình minh họa sau1: 1. Nguồn trích dẫn hình minh họa: N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.307. 18 Hình 2: Giả sử, ban đầu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng là Q1. Trong trường hợp này, chi phí biên nhỏ hơn doanh thu biên. Nếu doanh nghiệp tăng sản lượng lên 1 đơn vị sản phẩm, doanh thu tăng thêm sẽ nhiều hơn chi phí tăng thêm và lợi nhuận sẽ tăng. Do đó, khi chi phí biên thấp hơn doanh thu biên, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách sản xuất nhiều hơn. Tương tự, áp dụng đối với mức sản lượng cao hơn như Q2. Trong trường hợp này, chi phí biên lớn hơn doanh thu biên. Nếu doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất đi 1 đơn vị, chi phí cắt giảm được sẽ nhiều hơn doanh thu bị mất đi. Do đó, khi chi phí biên cao hơn doanh thu biên, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng. 19 Sau cùng, doanh nghiệp điều chỉnh quy mô sản xuất khi lượng cung đạt đến mức QMAX, tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Như vậy, mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền được xác định bởi giao điểm của đường doanh thu biên và đường chi phí biên. Trong Hình 2, giao điểm đó chính là điểm A. Như đã trình bày ở mục 1 chương này, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh cũng sẽ chọn mức sản lượng cung ứng ra thị trường mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Như vậy, nguyên tắc để tối đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp cạnh tranh và doanh nghiệp độc quyền là như nhau. Nhưng có một điểm khác biệt căn bản giữa hai mô hình thị trường cạnh tranh và độc quyền đó là: Doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh tranh bằng với giá, còn doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền nhỏ hơn giá. Có thể mô tả vấn đề này theo công thức sau: Doanh nghiệp cạnh tranh P = MR = MC Doanh nghiệp độc quyền P > MR = MC Trong đó: P: Giá MR: Doanh thu biên MC: Chi phí biên Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp độc quyền có thể xác định được mức giá để tối đa hóa lợi nhuận? Đường cầu sẽ trả lời cho câu hỏi này, bởi vì, đường cầu liên quan đến số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau. Như vậy, sau khi đã xác định mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên và chi phí biên bằng nhau, doanh nghiệp độc quyền sẽ dùng đường 20 cầu để xác định mức giá cao nhất có thể áp dụng đối với mức sản lượng đó. Trong Hình 2, mức giá tối đa hóa lợi nhuận là B. Doanh nghiệp độc quyền không có đường cung. Đường cung mô tả số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung ứng ở bất kỳ mức giá nào. Khái niệm này có ý nghĩa khi phân tích trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp là “người chấp nhận giá”. Nhưng doanh nghiệp độc quyền lại là người quyết định giá. Hầu như là vô nghĩa khi đặt ra vấn đề số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở bất kỳ mức giá nào. Thay vào đó, doanh nghiệp độc quyền quyết định mức sản lượng để cung cấp trên thị trường, quyết định này cùng với đường cầu sẽ quyết định giá. II. LỢI NHUẬN ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘNG CƠ TIẾN HÀNH THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1. Lợi nhuận độc quyền Sức ảnh hưởng của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền là khác nhau, qua đó lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt này, xét về bản chất, là xuất phát từ khả năng tác động đến sản lượng cung ứng trên thị trường liên quan. Nếu như doanh nghiệp sở hữu tuyệt đối hoặc phần lớn thị phần trên thị trường liên quan, doanh nghiệp sẽ quyết định hoặc tác động đến cạnh tranh/giá cả trên thị trường. Trong khi đó, với thị phần nhỏ hơn, xét trong mối tương quan với phần còn lại của thị trường, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hầu như không có khả năng “găm hàng” để tăng giá hoặc tăng lượng cung để giảm giá. 21 Nhìn từ góc độ mục tiêu lợi nhuận, thì doanh nghiệp cạnh tranh và doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh (doanh nghiệp độc quyền) trên thị trường liên quan là giống nhau. Nói cách khác, đã là doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu quan trọng. Nhưng các doanh nghiệp cạnh tranh không đạt được lợi nhuận tối ưu, thậm chí, trong nhiều trường hợp phải chịu thua lỗ vì sức ép cạnh tranh. Cho nên, thị trường độc quyền và lợi nhuận độc quyền là đích đến, là mong muốn mà các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hướng đến1. Ta thấy, động cơ để doanh nghiệp cạnh tranh tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động giữa các đối thủ cạnh tranh với mong muốn giả lập vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan. Khi doanh nghiệp giả lập được vị trí của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền, họ sẽ đạt được hai lợi ích căn bản là: Giảm bớt sức ép hoặc thậm chí là loại bỏ cạnh tranh và độc quyền hành xử trên thị trường liên quan nhằm tối đa hóa lợi nhuận theo cách của một doanh nghiệp độc quyền2. Nhìn từ khía cạnh kinh tế, các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền thường được thúc đẩy bởi các động cơ sau: ▪ Trục lợi khách hàng; ▪ Tiêu diệt hoặc kìm hãm đối thủ; ▪ Tạo ra các rào cản tư để duy trì sức mạnh thị trường. 1. Khái niệm độc quyền ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là doanh nghiệp duy nhất hoặc doanh nghiệp bán phần lớn hàng hóa, cung ứng phần lớn dịch vụ trên thị trường liên quan. 2. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.204. 22 2. Động cơ tiến hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 2.1. Trục lợi khách hàng Do cấu trúc thị trường khác nhau, các quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp độc quyền và doanh nghiệp cạnh tranh là không giống nhau. Các doanh nghiệp cạnh tranh không có quyền lực thị trường thường xuyên phải chịu áp lực từ sự gia nhập của các doanh nghiệp tiềm năng. Trong khi đó, doanh nghiệp độc quyền lại có quyền lực thị trường lớn, có khả năng tác động vào giá tùy theo sản lượng mà doanh nghiệp định cung ứng. Doanh nghiệp độc quyền có thể không áp dụng mức giá ngang bằng với chi phí biên do không có các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để tác động giảm giá xuống. Như đã đề cập, bởi vì đường cầu trong thị trường độc quyền liên quan đến mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán đối với mức sản lượng doanh nghiệp cung ứng, vậy nên nguyên lý tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền sẽ khác với doanh nghiệp cạnh tranh. Sau khi xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ căn cứ vào đường cầu để xác định mức giá cao nhất có thể định giá đối với mức sản lượng đó. Từ đó, doanh nghiệp độc quyền có thể kiếm được lợi nhuận cạnh tranh siêu ngạch một cách vô hạn định. Vì doanh nghiệp độc quyền thường định giá cao, nên sẽ làm giảm thặng dư của người tiêu dùng. Điều này được thể hiện ở hình dưới đây: 23 Hình 3: SO SÁNH CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ ĐỘC QUYỀN Đồng đôla A Pm Pc F G MR E S, MCm D o Qm Qc Số lượng Nhìn hình trên, ta thấy thặng dư tiêu dùng vốn là tam giác PcAE đã bị giảm xuống thành tam giác PmAF trong điều kiện độc quyền. Một số thặng dư tiêu dùng được chuyển từ người tiêu dùng sang nhà sản xuất độc quyền, tam giác GFE đã bị loại trừ1. 2.2. Tiêu diệt hoặc kìm hãm đối thủ Từ góc độ chiến lược cạnh tranh, việc thống nhất hành động giữa các đối thủ có thể giúp doanh nghiệp tiến hành chiến lược củng cố sức mạnh trên thị trường liên quan bằng cách loại bỏ các doanh nghiệp khác (không nằm trong nhóm doanh nghiệp thỏa thuận) hoặc ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh (có thể là hiện hữu hoặc tiềm năng). 1. E. Thomas Sullivan, Jeffrey L. Harrison: Understanding antitrust and its economic implications, LexisNexis, 2009, chương 2, p.62. 24 Trong quá trình cạnh tranh, quy luật tất yếu là mạnh được - yếu thua. Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì sẽ lớn mạnh, còn doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì phải chấp nhận rút khỏi thị trường. Cạnh tranh góp phần phân bổ lại các nguồn lực kinh tế trong xã hội cho những chủ thể sử dụng có hiệu quả. Cũng có sự cạnh tranh khốc liệt và đào thải đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường liên quan, nhưng bản chất của vấn đề đã trở nên khác đi. Theo đó, doanh nghiệp bị loại khỏi thương trường không phải vì kinh doanh không hiệu quả, mà là kết quả của một chiến lược được thực hiện bởi những doanh nghiệp khác cùng liên kết hành động với nhau. Mục đích của các doanh nghiệp khi tham gia liên kết là để đạt được sức mạnh về tài chính và hy vọng bù đắp các tổn thất bằng cách tăng giá trong tương lai khi chiến lược loại bỏ đối thủ đã hoàn thành. Tính kinh tế của quy mô là yếu tố nền tảng để các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận loại bỏ đối thủ. Tính kinh tế của quy mô được hiểu là chi phí sản xuất trung bình trong dài hạn của doanh nghiệp sẽ giảm khi quy mô sản xuất gia tăng1. Tính kinh tế của quy mô được nhìn nhận thông qua ba khía cạnh sau: Thứ nhất, trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải chịu chi phí cố định: Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo sản lượng đầu ra và chỉ có thể được loại trừ khi doanh nghiệp không còn kinh doanh nữa2. Khi sản xuất hay không sản 1. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.160. 2. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld: Microeconomics, 8th edition, Pearson, 2013, p.233. 25 xuất, sản lượng nhiều hay ít thì doanh nghiệp vẫn phải chi trả chi phí cố định này. Ta có công thức sau: Chi phí trung bình = Chi phí cố định Sản lượng Như vậy, khi doanh nghiệp sản xuất càng nhiều, thì chi phí sẽ giảm. Thứ hai, tính chuyên nghiệp hóa: Bằng việc phối hợp hành động, các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, bí quyết sản xuất hoặc phân chia phối hợp thực hiện chuỗi sản xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất. Thứ ba, tính liên quan trong quá trình sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất ở quy mô lớn sẽ tận dụng tốt hơn sức mạnh về công nghệ và máy móc, điều mà các doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ ở quy mô nhỏ sẽ không có được do không đủ khả năng đầu tư1. 2.3. Tạo ra các rào cản tư để duy trì sức mạnh thị trường Một điều kiện cần thiết cho chiến lược ngăn cản, loại bỏ là phải tồn tại những rào cản gia nhập thị trường. Rào cản gia nhập thị trường là những nhân tố ngăn cản hoặc kìm hãm một doanh nghiệp tham gia vào một thị trường riêng biệt2. Những cố gắng của doanh nghiệp trong chiến lược ngăn cản, kìm hãm 1. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th edition, McGraw-Hill Education p.160. 2. Lê Danh Vĩnh: Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr.70. 26 sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá trong tương lai để hưởng lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền đã đẩy giá của sản phẩm lên quá cao, đó cũng là lúc quy luật về cung phát huy vai trò của nó. Sức hấp dẫn của lợi nhuận sẽ thôi thúc các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường để chia sẻ thị phần với doanh nghiệp đang thu lợi nhuận cao. Trong bối cảnh đó, chiến lược tăng giá của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ không thành công. Để bảo đảm những cố gắng giảm giá trong chiến lược ngăn cản, loại bỏ sẽ không vô ích, các doanh nghiệp luôn xác định rằng sau khi thực hiện chiến lược này thì có thể thực hiện tăng giá nhằm bù đắp cho những phí tổn trước đó. Rào cản gia nhập thị trường có thể là một hoặc là sự kết hợp của những yếu tố sau: • Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. • Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính. • Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước. • Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp. • Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu. • Tập quán của người tiêu dùng. • Các rào cản gia nhập thị trường khác. 27 III. CÁC CÔNG CỤ CHIẾN LƯỢC TRONG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Thuật ngữ “sức mạnh thị trường” được hiểu là khả năng của doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp phối hợp hành động) có thể gia tăng giá bán lên trên mức giá cạnh tranh mà không bị giảm doanh số quá nhiều đến mức phải hủy bỏ việc tăng giá bán1. Đây cũng là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật cạnh tranh. Hiểu một cách đơn giản, doanh nghiệp có sức mạnh thị trường sẽ có quyền tác động đến giá cả theo khuynh hướng tăng hoặc giảm giá tùy vào chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định, thông qua việc thay đổi mức sản lượng cung ứng trên thị trường liên quan. Các doanh nghiệp đơn lẻ vẫn có thể có được sức mạnh thị trường thông qua các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh2. Khi tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, doanh nghiệp có nhiều công cụ để lựa chọn như: Ấn định giá hàng hóa, dịch vụ; phân chia thị trường hoặc nguồn cung hàng hóa; thỏa thuận tẩy chay các doanh nghiệp khác... Ví dụ, vụ việc AT.40028 – alternators and starters ngày 27/01/2016 của Ủy ban châu Âu (EC)3, trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các bên đã sử dụng hàng loạt các công cụ chiến lược bao gồm: Thỏa thuận về giá, 1. Richard A. Posner, William M. Landes: Market Power in Antitrust Cases, 94 Harvard Law Review 937, 1980, https://chicagounbound.uchicago. edu/cgi/viewcontent.cgi?article=2551&context=journal_articles 2. Herbert Hovenkamp: Antitrust, 2nd edition, West Publishing Co., 1993, p.71. 3. Thông tin vụ việc được lấy từ nguồn: http://ec.europa.eu/competition/ elojade/isef/case_details.cfm?proc_code=1_40028, truy cập ngày 28/4/2017. 28 thỏa thuận phân chia khách hàng. Vụ việc xuất phát từ một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của Nhật Bản, liên quan đến máy phát điện và bộ phận khởi động cho xe chở khách trong Khu vực kinh tế châu Âu (EEA). Các bên thỏa thuận thống nhất hành động liên quan đến giá cả, phân chia khách hàng hoặc dự án và trao đổi các thông tin về thương mại như yếu tố giá cả, chiến lược thị trường. Các bên cam kết sẽ tôn trọng quyền cung cấp dịch vụ của nhau (nguyên tắc đương nhiệm) đối với một số nhà sản xuất xe hơi được gọi là các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Mục tiêu chung của thỏa thuận này là để tránh sự giảm giá hay ít nhất là nhằm duy trì thị phần của các bên trong EEA. Nhìn chung, công cụ được các doanh nghiệp sử dụng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể chia thành hai nhóm: Nhóm 1: Công cụ giá Nhóm 2: Các công cụ phi giá Giá luôn là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng. Vì vậy, giá trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường. Mục đích dài hạn của doanh nghiệp luôn là tối đa hóa lợi nhuận. Tùy vào những điều kiện nhất định của thị trường, trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể chấp nhận thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận để đạt được mục tiêu củng cố vị trí trên thị trường liên quan. Mục tiêu lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp thực hiện sau khi chiến lược củng cố vị trí hoàn tất. Khi sử dụng giá làm công cụ để đạt mục tiêu gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể cùng nhau ấn định một mức giá cụ thể hoặc thay đổi theo một khung giá nào đó. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn đạt mục đích gia tăng 29 thị phần, nếu các điều kiện thị trường cho phép, thì xét về mặt lý thuyết, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chiến lược bán hàng giá thấp để mở rộng thị phần. Trong các công cụ phi giá cả, phổ biến nhất phải là các hoạt động mang tính tẩy chay. Tẩy chay là phương thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích ngăn cản việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới hoặc sự mở rộng quy mô của các đối thủ. Associated Press v. United States1 là một vụ việc điển hình về hành vi tẩy chay. Associated Press (AP) là một hiệp hội được thành lập bởi 1.200 tờ báo. Theo đó, các thành viên thỏa thuận thống nhất là sẽ chỉ chia sẻ thông tin trong nội bộ AP, không chia sẻ, trao đổi các thông tin đối với các tờ báo không phải là thành viên của AP. Trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể thỏa thuận việc phân chia thị trường hoặc phân chia khách hàng. Thông qua thỏa thuận dạng này, các bên có thể loại bỏ sức ép cạnh tranh trên những khu vực thị trường đã được phân chia. Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng, việc phân chia các công cụ chiến lược được sử dụng bởi các doanh nghiệp trong nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thành công cụ giá và các công cụ phi giá chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì, để đạt mục tiêu gia tăng lợi nhuận, đôi khi trên thực tế, các doanh nghiệp phải phối hợp thực hiện nhiều hành vi khác nhau. Doanh nghiệp có thể giảm sản lượng để tạo sự khan hiếm giả trên thị trường, sau đó tăng giá ở một mức nhất định. Hoặc trong trường hợp 1. Associated Press v. United States, 326 U.S. 1 (1945), nguồn tại: https:// supreme.justia.com/cases/federal/us/326/1/ 30 muốn củng cố vị trí trên thị trường liên quan, doanh nghiệp có thể thống nhất sử dụng việc tẩy chay không giao dịch với doanh nghiệp đối thủ, nhưng cũng có thể kết hợp với các chiến lược khác. IV. THỎA THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1. Khái lược về thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh Giá được xem là một công cụ hữu hiệu được sử dụng trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Xét về bản chất, thỏa thuận sử dụng giá cũng là một loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu, trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh người ta thường sử dụng tổng hợp nhiều công cụ (bao gồm cả công cụ giá). Trong khi đó, nói đến thỏa thuận sử dụng giá tức là chỉ bàn đến một khía cạnh nhỏ của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với tư cách là một trong các công cụ để đạt mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến. Nhìn từ góc độ đó, có thể định nghĩa như sau: Thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường liên quan một cách chính thức hoặc phi chính thức, dưới hình thức thỏa thuận ngầm hoặc công khai mà trong đó công cụ giá được sử dụng để đạt được mục tiêu hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan. Để đạt được lợi nhuận độc quyền hoặc hành xử trên thị trường liên quan như một doanh nghiệp độc quyền, các doanh nghiệp cạnh tranh phải giả lập được vị trí độc quyền thông qua các thỏa thuận thống nhất hành động. Cho nên, có thể thấy, chủ thể tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung 31 và các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh nói riêng là các doanh nghiệp cùng nằm trong một thị trường liên quan. Thỏa thuận sử dụng giá cũng có những đặc điểm chung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo đó, thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh có thể là thỏa thuận công khai hay thỏa thuận ngầm, chính thức hoặc phi chính thức. Cùng là hình thức thỏa thuận, nhưng thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh và hợp đồng khác nhau về góc độ tiếp cận. Hợp đồng là các thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự (và các luật chuyên ngành). Pháp luật sẽ quy định về các điều kiện có hiệu lực (về năng lực chủ thể, điều kiện về hình thức của hợp đồng...) để thỏa thuận này được coi là hợp đồng. Trong khi đó, thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa các bên về việc thống nhất hành động đối với việc ấn định giá, qua đó, nhằm kiểm soát khả năng hành động độc lập giữa các bên trên thị trường liên quan. Với cách tiếp cận nhằm bảo đảm trật tự cạnh tranh trên thị trường, yếu tố được quan tâm là việc các doanh nghiệp có tiến hành loại bỏ hoặc giảm bớt sức ép cạnh tranh thông qua thỏa thuận hay không? Cho nên, hình thức của thỏa thuận không phải là yếu tố cần được lưu tâm. Với bản chất bất chính, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị pháp luật cạnh tranh của nhiều nước nghiêm cấm. Do vậy, nó thường là các thỏa thuận ngầm. Tác giả Herbert Hovenkamp cho rằng: “Mặc dù theo Điều 1 của Luật Sherman năm 1890 (đạo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ) yêu cầu phải có một thỏa thuận giữa các bên, nhưng thỏa thuận này có thể được xác định qua các bằng chứng 32 dựa trên bối cảnh của nó. Tòa vẫn có thể xử lý các hành vi thông đồng mặc dù không có bằng chứng trực tiếp là các bị đơn đã cùng nhau tham gia vào hành động”1. Như vậy, có thể thấy, thỏa thuận dù công khai hay ngầm, bằng văn bản hay bằng lời nói, thì về bản chất, chỉ là cách thức để các bên đạt được sự thống nhất hành động. Sự khác nhau của các hình thức hầu như không ảnh hưởng đến mục đích hạn chế cạnh tranh của các thỏa thuận. Mục tiêu trong dài hạn của doanh nghiệp là lợi nhuận. Phù hợp với mục tiêu đó, doanh nghiệp có khuynh hướng tăng giá bán để thu lợi nhuận độc quyền. Xét về khía cạnh kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh và doanh nghiệp độc quyền là khác nhau. Trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận khi giá bán bằng doanh thu biên; còn tại thị trường độc quyền, giá bán cao hơn doanh thu biên. Các doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng cùng nhau ấn định một sản lượng đầu ra nhằm đạt được mức giá mong muốn. Nói cách khác, thông qua thỏa thuận thống nhất hành động, các doanh nghiệp đã hành động như là thống lĩnh hoặc độc quyền (tùy thuộc vào việc thỏa thuận này có bao gồm tất cả hay chỉ phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường liên quan) để có thể hướng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp thống lĩnh/độc quyền. Các doanh nghiệp thỏa thuận thống nhất hành động có thể hưởng lợi nhuận độc quyền giống như một doanh nghiệp độc quyền đơn lẻ2. 1. Herbert Hovenkamp: Antitrust, 2nd edition, West Publishing Co., 1993, p.78. 2. Herbert Hovenkamp: Federal Antitrust Policy: The Law of Competition and Its Practice, 3rd edition, Thomson/West, 2005, p.146. 33 Các phân tích Hình 4 sau đây sẽ cho thấy cách thức tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền1: Hình 4: Nhìn Hình 4 ta thấy: Giá là P, doanh thu biên là MR, chi phí biên là MC, các doanh nghiệp sẽ dựa vào giao điểm P = MR = MC (điểm A) và xác định nhu cầu của người tiêu dùng bằng đường cầu để xác định mức cầu B, từ đó, ấn định mức giá giao động trong đoạn thẳng AB. Nói cách khác, người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn khi các doanh nghiệp giả lập vị trí độc quyền trên thị trường liên quan thông qua thỏa thuận thống nhất hành động. Nhưng ở phương diện khác, theo quy luật cung, khi giá tăng nguồn cung cũng sẽ tăng (vì đường cung là đường dốc lên). Các doanh nghiệp khác đang hoạt động trên cùng thị trường 1. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th Edition, Cengage Learning, 2011, p.307. 34 liên quan hoặc các doanh nghiệp đối thủ tiềm năng sẽ có khuynh hướng gia nhập vào thị trường hoặc cung ứng nhiều hơn. Do đó, vị trí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ bị “lung lay”. Lúc này, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đứng trước hai lựa chọn: (i) Giảm giá bán (đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm); hoặc là (ii) tìm cách loại bỏ các doanh nghiệp khác không nằm trong thỏa thuận để củng cố hoặc gia tăng thị phần trên thị trường liên quan. Tuy vậy, về mặt lý luận, cần phải phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (mà trong đó thỏa thuận sử dụng giá là một bộ phận) với thỏa thuận thúc đẩy thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (sau đây gọi tắt là các thỏa thuận thúc đẩy), bởi thỏa thuận thúc đẩy mặc dù có những đặc trưng giống với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng xét ở tác động đối với cạnh tranh, thì về bản chất, khác hoàn toàn so với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hoa Kỳ là một trong những nước tiên phong trong việc xây dựng các chế định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và độc quyền. Pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ quy định mặc dù thỏa thuận trao đổi, cung cấp thông tin về giá bản thân nó không bất hợp pháp, nhưng việc các đối thủ cạnh tranh cùng chia sẻ thông tin nhằm ấn định giá sẽ là cơ sở để khẳng định cho âm mưu hoặc hành vi bất hợp pháp1. Việc đánh giá tính hợp pháp của hành vi trao đổi, cung cấp thông tin tại Hoa Kỳ phải thực hiện dựa trên “quy tắc tính hợp lý” (rule of reason) – một phương pháp phân tích đặc thù trong luật chống độc quyền, 1. ABA Section of Antitrust Law, 1 Antitrust Law Developments 93 (6th ed. 2007). 35 giúp phân biệt giữa việc trao đổi thông tin hợp pháp và bất hợp pháp thông qua so sánh cân bằng tác động phi cạnh tranh của hành vi trao đổi thông tin (giữa các đối thủ cạnh tranh) so với lợi ích cho cạnh tranh tiềm năng của hành vi1. Bằng chứng về thiệt hại từ các hành vi có tính chất phản cạnh tranh (chẳng hạn như tăng giá trong toàn ngành sau khi có trao đổi thông tin) sẽ là yếu tố lớn nhất để tìm kiếm sự trao đổi bất hợp pháp. Trong trường hợp không có các bằng chứng về thiệt hại từ các hành vi có tính chất phản cạnh tranh rõ ràng như vậy, một số tiêu chí sau sẽ phải được xem xét trong việc đánh giá tính hợp pháp của việc trao đổi thông tin, bao gồm2: • Bản chất và số lượng thông tin (trao đổi rộng rãi thông tin về giá cả, đầu ra, chi phí lớn, chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm mới có nhiều khả năng có ý nghĩa chống cạnh tranh); • Thời điểm thông tin được chia sẻ so với sự thay đổi của giá (chia sẻ dữ liệu trong quá khứ thường được coi là ít có vấn đề hơn chia sẻ dữ liệu hiện tại); • Ý chí của các bên khi trao đổi thông tin (nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh, như là nhằm ấn định giá hay bình ổn giá sẽ là vấn đề); 1. OECD: Roundtable on Information Exchanges between Competi tors Under Competition Law, https://www.ftc.gov/sites/default/files/attach ments/us-submissions-oecd-and-other-international-competition-fo ra/1010informationexchanges.pdf (truy cập ngày 04/5/2017). 2. ABA Section of Antitrust Law, 1 Antitrust Law Developments 92-98 (6th ed. 2007). 36 • Cấu trúc ngành (trong các ngành công nghiệp tập trung, sự trao đổi giữa một số ít doanh nghiệp có thể là nguy cơ cao cho cạnh tranh); • Mức độ công khai của việc trao đổi thông tin (khi thông tin đã được công bố công khai, rủi ro từ việc trao đổi thông tin giữa các đối thủ cạnh tranh sẽ thấp); • Việc trao đổi thông tin được cấu trúc và kiểm soát như thế nào (trao đổi trực tiếp thường có tính cạnh tranh hơn trao đổi thông qua một người trung gian); • Tần suất trao đổi (trao đổi thường xuyên hơn, vấn đề có thể xảy ra nhiều hơn). Trong án lệ American Column and Lumber Co. v. United States1, Tòa tối cao Liên bang của Hoa Kỳ đã phải xem xét tính hợp pháp trong khuyến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất gỗ cứng Hoa Kỳ (có 365 thành viên là các doanh nghiệp vừa và thị phần kết hợp của họ chỉ chiếm 1/3 thị trường sản xuất gỗ của Hoa Kỳ) đối với các thành viên có nội dung thỏa thuận về quản lý sản phẩm sản xuất dư thừa và thống nhất giá đối với các sản phẩm liên quan. Vấn đề pháp lý đặt ra là: Liệu việc cung cấp thông tin về giá cùng với khuyến nghị của Hiệp hội có tạo thành một kế hoạch cho việc giảm sản lượng và tăng giá bán trong tương lai hay không? Khi xem xét mục đích và hiệu quả có thể có của việc trao đổi thông tin và dựa trên số lượng, chất lượng thông tin được chia sẻ, Tòa án cho rằng như vậy là trái pháp luật. Tòa nhận định: 1. American Column and Lumber Co. v. United States, 257 US 377 (1921) nguồn tại: https://supreme.justia.com/cases/federal/us/257/377/ 37 “Các đối thủ cạnh tranh không báo cáo hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng về những chi tiết nhỏ nhất về kinh doanh của họ đối với các đối thủ của họ”1. Khi xem xét tính hợp lý của hành vi, Tòa án khẳng định: Cùng với thỏa thuận trao đổi thông tin này, giá gỗ cứng đã tăng lên, đồng thời việc trao đổi thông tin cho phép Hiệp hội phát hiện và trừng phạt các thành viên đã đi chệch hướng chính sách của họ. Bằng chứng đó cho thấy thỏa thuận cung cấp thông tin cấu thành cartel giá (thỏa thuận ấn định giá) kìm chế thương mại giữa các tiểu bang, vi phạm Điều 1 Luật Sherman năm 1890 (đạo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ). Khi phân tích về mục đích phi cạnh tranh của thỏa thuận, Tòa án đã giải thích tại sao mặc dù các thành viên Hiệp hội chỉ có chiếm 1/3 thị phần của toàn thị trường, thì thỏa thuận giữa họ vẫn bị coi là tạo ra cartel giá. Theo đó, các nhà sản xuất gỗ thường có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động cách biệt ở trong rừng, không có điều kiện nắm bắt các thông tin về ngành cũng như có rất ít thông tin về điều kiện của thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp mua thường lớn và có nhiều thông tin về thị trường, dẫn đến tình trạng đôi khi sản xuất bị dư thừa. Điều này cần đặt trong bối cảnh chi phí biên cho việc chặt cây thấp, nhưng chi phí để thay thế gỗ lại lớn hơn. Các nhà sản xuất phải đầu tư nhiều hơn trong việc trồng các khu rừng (nhiều khi kéo dài đến 50 năm), sản xuất thừa có thể đáp ứng được tất cả các phí tổn của việc chặt, cưa, nhưng không bù đắp được phí tổn cho việc trồng mới2. 1. American Column and Lumber Co. v. United States, 257 US 377 (1921) nguồn tại: https://supreme.justia.com/cases/federal/us/257/377/ 2. Theo Herbert Hovenkamp: Federal Antitrust Policy: The law of competition and its practice, 3rd edition, Thomson/West, 2005, p.217. 38 Những năm gần đây, khi đánh giá tính hợp pháp của hành vi trao đổi thông tin, Tòa án tại Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn tới việc phân tích tác động đối với các điều kiện cạnh tranh cũng như giao dịch dựa trên các thỏa thuận ngầm. Trong vụ kiện United States vs. Container Corp., mặc dù không tìm thấy thỏa thuận ấn định giá, Tòa án vẫn cho rằng việc trao đổi trực tiếp thông tin về giá giữa các đối thủ đã đặt ra một rủi ro cạnh tranh và cho rằng “giá cả quá quan trọng, quá nhạy cảm đối với việc kiểm soát. Thậm chí, sử dụng một cách không chính thức để kìm chế cạnh tranh”1. Theo yêu cầu của một công ty cạnh tranh, mỗi nhà sản xuất bao bì phải thông báo “giá gần nhất” hoặc báo giá và đổi lại sẽ thu được những loại thông tin tương tự công ty yêu cầu2. Tòa án cho rằng, căn cứ trên nguyên tắc suy luận hợp lý là đã xác định về tác động của thỏa thuận ngầm này mà không cần phải xét vi phạm mặc nhiên. Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng có cách tiếp cận tương tự khi xếp thỏa thuận trao đổi thông tin là một dạng thỏa thuận tạo điều thuận lợi cho thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo đó, thỏa thuận này có thể thúc đẩy các bên tiến hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng cũng có thể mang lại khía cạnh tích cực cho thị trường. Cụ thể, thỏa thuận tạo điều thuận lợi cho thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận yêu cầu thống nhất hành động trong việc chia sẻ thông tin, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, chấp thuận những điều kiện cụ thể hoặc các hoạt động liên quan đến giá có thể khiến cho các thỏa thuận 1, 2. United States vs. Container Corp., 393 U.S. 333 (1969), nguồn tại: https://supreme.justia.com/cases/federal/us/393/333/ 39 hạn chế cạnh tranh diễn ra dễ dàng hơn trên thị trường độc quyền nhóm nhằm tránh việc cạnh tranh lẫn nhau, ngay cả khi không có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách rõ ràng”1. World Bank và OECD khuyến nghị khi đánh giá các thỏa thuận tạo thuận lợi cho thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần đánh giá thông qua bốn câu hỏi sau đây: • Có phải các thỏa thuận xảy ra trong thị trường mà các đặc tính của thị trường này tạo thuận lợi cho việc hình thành các cartel? • Thỏa thuận có xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu trên thị trường không? • Các thỏa thuận có khiến cho việc đạt đến hay duy trì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngầm hay công khai về giá hoặc sản lượng được dễ dàng hay không? • Có phải các thỏa thuận không có bất kỳ ý nghĩa thúc đẩy cạnh tranh nào hoặc những lợi ích cạnh tranh nếu có thì luôn ít hơn các tổn hại mà nó gây ra đối với cạnh tranh hay không2? 2. Tác động của thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh Bản chất của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là giả lập vị trí của doanh nghiệp độc quyền và hành động 1, 2. WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.31. Nguồn tại: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020. 40 theo cách của doanh nghiệp độc quyền. Mặt khác, bằng việc cộng gộp sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng giúp cho doanh nghiệp có thể cùng nhau thực hiện những hoạt động mang tính thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, để đánh giá tác động của thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh cần phải dựa trên cả hai phương diện: Tác động hạn chế và tác động thúc đẩy. 2.1. Tác động hạn chế cạnh tranh Các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh đã bóp méo các quy luật vận động vốn có của thị trường. Nhóm đối tượng bị tác động bởi các thỏa thuận này là người tiêu dùng và các doanh nghiệp cạnh tranh không phải là một trong các bên tham gia thỏa thuận (doanh nghiệp đối thủ). a) Người tiêu dùng là đối tượng bị tác động mạnh mẽ. Họ sẽ không được hưởng mức giá tốt nhất tương xứng với chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Có thể nói, giảm sản lượng và tăng giá là yếu tố mấu chốt trong các thỏa thuận sử dụng giá. Để đánh giá hiệu quả của các mô hình thị trường đối với xã hội, kinh tế học đã sử dụng khái niệm thặng dư xã hội. xã hội = Tổng thặng Tổng thặng dư Trong đó: dư sản xuất+ Tổng thặng dư tiêu dùng Thặng dư sản xuất là số tiền mà người bán được thanh toán sau khi trừ đi chi phí sản xuất. Thặng dư của sản xuất đo lường lợi ích mà người bán nhận được từ việc gia nhập thị trường. 41 Thặng dư tiêu dùng là phép trừ của số tiền mà người mua sẵn sàng trả cho hàng hóa với số tiền họ phải thực sự chi trả. Thặng dư tiêu dùng đo lường lợi ích mà người mua nhận được từ việc mua hàng1. Để làm rõ hơn nội dung này, có thể phân tích hình minh họa sau2: Hình 5: Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất tại điểm mà doanh thu biên bằng chi phí biên. Do đó, giá và sản lượng lần lượt sẽ là Pm và Qm. Trong thị trường cạnh tranh, giá phải bằng chi phí 1. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.140-141. 2. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld: Microeconomics, 8th Edition, Pearson, 2013, p.378. 42 biên, vì vậy giá và sản lượng sẽ tương ứng với Pc và Qc, được xác định tại giao điểm của đường doanh thu bình quân (AR) (cũng là đường cầu) và đường chi phí biên (MC). Trong thị trường độc quyền, giá cao nên cầu sẽ giảm, người tiêu dùng sẽ bị mất thặng dư tiêu dùng (chính là hình chữ nhật A). Những người dùng không mua hàng ở giá Pm mà chỉ mua hàng ở mức giá Pc cũng bị mất thặng dư tiêu dùng, chính là tam giác B. Tổng tổn thất của thặng dư của tiêu dùng sẽ là A + B. Nhà sản xuất, sẽ nhận được phần hình chữ nhật A do bán với giá cao hơn, nhưng sẽ mất phần tam giác C - phần lợi nhuận có được khi bán lượng hàng (Qc – Qm) tại mức giá Pc. Như vậy, tổng thặng dư mà doanh nghiệp độc quyền có được sẽ là A – C. Như vậy ta có: Tổn thất của xã hội sẽ là B + C. Đây chính là tổn thất xã hội của sức mạnh độc quyền1. Tóm lại, hệ quả của thỏa thuận sử dụng giá không chỉ làm người tiêu dùng phải mua hàng với giá cao hơn, mà còn làm giảm hiệu quả của việc phân bổ tài nguyên trong xã hội. b) Các doanh nghiệp khác hoạt động trên cùng thị trường liên quan nhưng không phải là một trong các bên của thỏa thuận sử dụng giá (doanh nghiệp đối thủ) cũng là đối tượng bị tác động bởi các thỏa thuận sử dụng giá. Như đã phân tích ở trên, khuynh hướng củng cố và/hoặc mở rộng thị phần trên thị trường liên quan là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó giá là một công cụ đắc lực để đạt đến mục đích này. Bằng việc cộng gộp sức mạnh từ tất cả các doanh nghiệp, các thỏa thuận sử dụng giá nhằm mục đích loại bỏ 1. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld: Microeconomics, 8th edition, Pearson, 2013, p.378. 43 đối thủ ra khỏi thị trường liên quan đã gây nên sức ép lớn tới hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp đối thủ. Sức ép đó không chỉ dừng lại ở việc lợi nhuận bị suy giảm, mà nghiêm trọng hơn, các doanh nghiệp này không thể tham gia thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc thậm chí là buộc phải rời khỏi thị trường liên quan. Nhìn từ góc độ quản lý kinh tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trở nên kém hiệu quả. Thông qua việc giới hạn hoặc loại bỏ cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước không có động cơ và sức ép để thay đổi công nghệ hoặc cải tiến quy trình sản xuất nhằm tối ưu chi phí sản xuất. Nghiêm trọng hơn, nếu xảy ra ở thị trường nguyên nhiên liệu cơ bản, với vai trò là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thị trường này có thể làm cho các ngành sản xuất đó bị ảnh hưởng do gia tăng chi phí sản xuất việc phân bổ tài nguyên trong xã hội. Một thị trường cạnh tranh có thể gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, gia tăng việc sử dụng lao động cũng như thiết lập nên tiêu chuẩn cuộc sống ở mức độ cao hơn1. 2.2. Tác động thúc đẩy cạnh tranh Tác động thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận sử dụng giá được nhìn nhận từ góc độ tính kinh tế của quy mô. Theo đó, tính kinh tế của quy mô được hiểu là chi phí sản xuất trung bình 1. WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.22. Nguồn tại: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020. 44 trong dài hạn của doanh nghiệp sẽ giảm khi quy mô sản xuất gia tăng1. Có nhiều hoạt động cần có sự phối hợp nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong ngành, việc tự thân mỗi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động mang tính độc lập, xét về khía cạnh kinh tế, trong nhiều trường hợp là không tối ưu. Việc các doanh nghiệp tham gia các thỏa thuận phối hợp hành động có thể tạo ra những sản phẩm mới, thúc đẩy giá trị sản xuất và qua đó gia tăng phúc lợi tiêu dùng. Khi đánh giá khía cạnh thúc đẩy cạnh tranh của các thỏa thuận liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cần xem xét yếu tố: Thông qua các thỏa thuận hành động, doanh nghiệp không chỉ có thể cộng gộp nguồn lực, phát huy giá trị quy luật về tính kinh tế của quy mô, mà quan trọng hơn, hoạt động này cũng góp phần chia sẻ rủi ro cho toàn bộ hoặc phần lớn các doanh nghiệp trong ngành, trong trường hợp hoạt động này bị thất bại. Một trong các điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể tiến hành hành vi thỏa thuận sử dụng giá đó là họ phải tạo được sự tương đồng về sản phẩm2. Sự tương đồng này được hiểu là việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm, thống nhất các điều kiện về giao hàng, bảo hành, các điều kiện thanh toán..., nhưng cũng thông qua việc thống nhất hóa này mà thị trường trở nên minh bạch và làm rõ được tiêu chuẩn sản xuất. Xét ở khía cạnh tiêu dùng, các yếu tố này cũng là những yếu tố mang tính tích cực. 1. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th Edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.160. 2. Herbert Hovenkamp: Antitrust, 2nd edition, West Publishing Co., 1993, p.72. 45 Tóm lại, ảnh hưởng chủ yếu của các thỏa thuận sử dụng giá về cơ bản là làm xáo trộn các quy luật của thị trường, khiến thặng dư tiêu dùng và thặng dư xã hội giảm. Nhưng cũng chính từ quá trình thỏa thuận này, trong những điều kiện nhất định, cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh thông qua thống nhất hóa các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, làm minh bạch thông tin thị trường. Hai khía cạnh đan xen này đã làm cho việc kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá trở nên hết sức phức tạp. Yêu cầu đặt ra là làm sao ngăn ngừa các tác động tiêu cực, nhưng phải xem xét trong tương quan so sánh với ý nghĩa thúc đẩy cạnh tranh mà các thỏa thuận mang lại. “Cơ quan cạnh tranh phải phân biệt các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi thúc đẩy cạnh tranh hoặc chí ít là các hành vi mang cả hai khía cạnh này. Một chính sách quá hạn chế sẽ ngăn cản hành vi cạnh tranh có lợi; một chính sách quá lỏng lẻo sẽ cho phép đối thủ cạnh tranh ngăn chặn sự cạnh tranh, tăng giá và giảm sản lượng, do đó làm tổn thương cả người tiêu dùng và nền kinh tế”1. 3. Các dạng thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh Trong dài hạn, mục tiêu của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên tùy vào vị trí trên thị trường liên quan, cấu trúc thị trường và chiến lược cạnh tranh mà hành vi của các doanh nghiệp trong ngắn hạn sẽ là bóc lột khách hàng để gia tăng lợi nhuận ngay lập tức hoặc thực hiện 1. WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.19. Nguồn tại: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020. 46 các chiến lược ngăn cản, loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhằm củng cố vị trí và tăng giá để đạt lợi nhuận tối ưu. Nhưng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh nói riêng luôn tồn tại những mâu thuẫn mang tính bản chất. Mâu thuẫn đó xuất phát từ sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa các doanh nghiệp. Khi tiến hành thỏa thuận sử dụng giá, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải xác lập một mức giá chung. Nhưng vấn đề là, các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao luôn mong muốn được xác lập mức giá cao, trong khi doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp thì có khuynh hướng xác lập mặt bằng giá ở mức thấp hơn. Điều này làm cho việc phân chia lợi ích trong nhóm thỏa thuận trở nên không đồng đều và đó cũng là lúc các doanh nghiệp có khuynh hướng phá vỡ thỏa thuận. “Đây là những vấn đề cố hữu của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Điều này góp phần lý giải tại sao có những ngành các thỏa thuận ấn định giá có khuynh hướng bị phá vỡ trong dài hạn và tại sao các doanh nghiệp có khuynh hướng hạn chế cạnh tranh bằng cách khác thay vì bằng cách hạn chế cạnh tranh một cách trực tiếp thông qua chiến lược giá”1. Trong nghiên cứu về kinh tế học, thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh có thể chia thành 2 nhóm: Thỏa thuận ấn định giá (thuật ngữ tiếng Anh là “price fixing”) nhằm “bóc lột” khách hàng và thỏa thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan (hay còn gọi là thỏa thuận bán giá thấp). 1. Richard Whish, David Bailey: Competition Law, 7th edition, Oxford University Press, 2012, p.522. 47 3.1. Thỏa thuận ấn định giá nhằm “bóc lột” khách hàng Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với các khách hàng hoặc trao đổi thông tin về giá để tạo nên những phản ứng thống nhất về giá hàng hóa, dịch vụ khi đàm phán với khách hàng1. Từ khái niệm này, có thể nhận diện các thỏa thuận ấn định giá thông qua các dấu hiệu sau: Thứ nhất: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan. Có sự khác biệt rất lớn về vai trò của doanh nghiệp độc quyền và doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh. Đó là: Doanh nghiệp độc quyền bằng sức mạnh thị trường của mình có thể gia tăng lợi nhuận thông qua việc tăng giá hoặc tăng sản lượng trên thị trường liên quan. Trong khi đó, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh không thể, hoặc tiến hành các hành vi này ở giới hạn rất hạn chế. Một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường liên quan (doanh nghiệp độc quyền) sẽ quyết định sản lượng ngành tại điểm tối đa hóa tổng lợi nhuận. Cho nên, một vài doanh nghiệp trong một ngành cũng có thể tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng cách xác định tổng sản lượng của họ nếu họ hành động như một doanh nghiệp độc quyền2. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), “nếu các bên 1. Lê Danh Vĩnh: Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr.78. 2. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.204. 48 tham gia thỏa thuận không kiểm soát một thị phần đủ lớn, có thể kết luận rằng thỏa thuận đó không có khả năng hạn chế cạnh tranh”1. Thứ hai: Công cụ được các doanh nghiệp sử dụng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là công cụ giá. Dựa theo góc độ quy luật cầu, khi giá hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường liên quan tăng lên quá một ngưỡng nhất định, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng từ doanh nghiệp đối thủ. Thị trường liên quan, nơi mà cung và cầu tương tác lẫn nhau, tạo thành một khuôn khổ để phân tích làm nổi bật những khía cạnh hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Mục tiêu xác định thị trường liên quan là xác định các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong một sản phẩm và khu vực địa lý nhất định để xác định liệu các công ty khác có thể hạn chế hiệu quả đến giá cả hàng hóa như là cáo buộc đối với một doanh nghiệp độc quyền hay không2. Do vậy, mục đích của việc thống nhất hành động của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan là nhằm bảo đảm rằng khi tăng giá bán, hành động này sẽ diễn ra đồng loạt và thống nhất đối với tất cả doanh nghiệp đã tham gia thỏa thuận. Qua đó, người tiêu dùng sẽ không có cơ hội lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận mức giá cao. Cũng vì thế, trên thực tế, để một 1. WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.20. Nguồn tại: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020. 2. UNCTAD: Model Law on Competition, Chapter II: Definitions and scope of application, 2010, p.17, https://unctad.org/en/conferences/UN Set/7th-Review/Pages/Model-Law-on-Competition.aspx. 49 thỏa thuận ấn định giá có thể thành công, thì một trong các tiền đề yêu cầu là số lượng doanh nghiệp trên thị trường liên quan là giới hạn và sẽ là lý tưởng nếu như 100% các doanh nghiệp này cùng tham gia thỏa thuận thống nhất hành động. Tác giả Herbert Hovenkamp nhận định: “Thị trường càng ít doanh nghiệp thì càng dễ dàng để tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ và thỏa thuận ấn định sản lượng có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong nhiều trường hợp là đồng nhất. Một khái niệm có liên quan trong trường hợp này là độ co giãn của cầu theo giá. Quy luật về cầu chỉ ra rằng khi giá hàng hóa giảm thì nhu cầu đối với hàng hóa đó sẽ tăng lên. Sự thay đổi của cầu theo giá đo lường phản ứng của lượng cầu khi giá hàng hóa thay đổi. Cầu về hàng hóa được coi là co giãn nếu lượng cầu thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi. Cầu không co giãn khi chỉ có một lượng nhỏ nhu cầu thay đổi trước sự biến động về giá. Độ co giãn của cầu đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá cả hàng hóa thay đổi2. Cho nên, trong trường hợp đối với những loại hàng hóa có độ co giãn của cầu cao, tức là lượng cầu giảm mạnh khi giá hàng hóa tăng, thì cách hợp lý để gia tăng lợi nhuận đó là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ giảm giá để bán được nhiều hàng hóa hơn. 1. Herbert Hovenkamp: Antitrust, 2nd edition, West Publishing Co., 1993, p.71. 2. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.90. 50 Có thể hình dung kỹ hơn về khía cạnh này thông qua sơ đồ sau: Hình 6: Giả định rằng, mức giá thị trường của hàng hóa đang ở P1. Tương ứng với mức giá này, sản lượng tiêu thụ trên thị trường là Q1. Theo quy luật về cầu, khi giá hàng hóa giảm, thì nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa sẽ tăng. Cho nên, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá hàng hóa sẽ giảm giá từ P1 xuống P2, tương ứng tổng lượng hàng hóa sẽ gia tăng từ Q1 lên Q2. Vấn đề là, trên thực tế, doanh nghiệp sẽ xác định mức giá P2 ở điểm mà diện tích của tứ giác OP2BQ2 sẽ lớn hơn tứ giác OP1AQ1. Phần chênh lệch này chính là lợi nhuận gia tăng mà các doanh nghiệp sẽ đạt được thông qua thỏa thuận. Trong trường hợp này, muốn xác định mức giá mong muốn, xét về khía cạnh kinh tế, các doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời cả hai chiến lược ấn định giá và thỏa thuận cắt giảm sản lượng hàng hóa. 51 Nhưng cũng có trường hợp độ co giãn về cầu theo giá là thấp, nghĩa là khi giá hàng hóa tăng, chỉ có một lượng nhỏ người tiêu dùng giảm nhu cầu mua hàng. Để làm rõ hơn vấn đề này, có thể phân tích thông qua Hình 7 sau đây: Hình 7: Tương tự như trên, mức giá P1 ứng với lượng cầu là Q1. Dựa trên mối quan hệ giữa giá và cầu, thông thường thì khi giá tăng, nhu cầu sẽ giảm. Theo đó, Q1 sẽ dịch chuyển sang bên trái. Ở đây, ta đang xem xét trường hợp hệ số co giãn của cầu là thấp, nên mặc dù giá tăng nhưng cầu vẫn không giảm. Về khía cạnh kinh tế, xảy ra hiện tượng “đường cầu dịch chuyển”1. Theo đó, 1. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld: Microeconomics, 8th Edition, Pearson, 2013, p.24; Về sự dịch chuyển của đường cầu, có thể xem thêm N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.90. 52 đường cầu của hàng hóa sẽ dịch chuyển về phía bên phải. Như vậy, doanh nghiệp có thể tăng giá từ P1 lên P3, nhưng vẫn bảo đảm tổng lượng cầu là không đổi. Cho nên có thể xác định: Doanh thu của doanh nghiệp bằng giá (P) nhân với tổng sản lượng (Q). Khi giá tăng, sản lượng không đổi, có nghĩa là doanh thu của doanh nghiệp qua đó cũng gia tăng. Thứ ba: Mục đích của các thỏa thuận ấn định giá nhằm thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận bằng việc ấn định giá cao hơn để bóc lột khách hàng. Để bảo đảm tính hiệu quả của các thỏa thuận ấn định giá, xét về khía cạnh kinh tế, cần thiết phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Các điều kiện bảo đảm tính hiệu quả của các thỏa thuận thông thường bao gồm ba điều kiện chính sau đây: Điều kiện thứ nhất: Cấu trúc thị trường phải là một thị trường tập trung. Thị trường mà số lượng doanh nghiệp càng ít thì càng thuận lợi cho các bên tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng. Cấu trúc thị trường gồm số lượng ít doanh nghiệp đã giải quyết được hai khía cạnh khó khăn của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đó là: - Các doanh nghiệp luôn tồn tại sự khác biệt về chi phí sản xuất. Cho nên, sẽ rất khó khăn khi ấn định mức giá khác nhau cho các doanh nghiệp ở các mức chi phí sản xuất khác nhau. Các doanh nghiệp có chi phí sản xuất tối ưu luôn muốn ấn định một mức giá thấp, trong khi các doanh nghiệp còn lại 53 có khuynh hướng ấn định mức giá cao hơn. Khi số lượng các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá càng cao, điều đó cũng đồng nghĩa với các mâu thuẫn ngày càng rõ rệt và các thỏa thuận càng kém bền vững. - Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và các thỏa thuận ấn định giá là các thỏa thuận trái luật, nên thường diễn ra trong vòng bí mật1. Số lượng doanh nghiệp càng lớn sẽ gây nên những khó khăn cho việc vận hành và duy trì tính bí mật của thỏa thuận. Điều kiện thứ hai: Tồn tại các rào cản gia nhập thị trường. Với tính chất là xác lập mức giá cao trên thị trường2, các hành vi thỏa thuận ấn định giá đối diện với nguy cơ bị mất thị phần nếu như khách hàng dễ dàng có được lựa chọn khác thay thế cho nhu cầu tiêu dùng. Cho nên, rào cản gia nhập thị trường là một trong những nhân tố quan trọng cho hiệu quả và sự vận hành của các thỏa thuận3. Có một điểm tương đồng giữa thỏa thuận ấn định giá và hành vi định giá hủy diệt xét về điều kiện tiên quyết, bởi bản chất của các hành vi định giá hủy diệt là hy sinh lợi ích trong ngắn hạn để tăng giá trong dài hạn sau khi chiến lược hủy diệt thành công. Cho nên, nếu ngành có rào cản gia nhập thị trường thấp cũng đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ khó có thể tăng giá để bù đắp chi phí của hành vi 1. OECD: Fighting Hard Core Cartels: Harm, Effective Sanctions and Leniency Programmes, 2002, p.7. Nguồn tại: https://www.oecd.org/ competition/cartels/1841891.pdf. Truy cập ngày 01/02/2020. 2, 3. Herbert Hovenkamp: Antitrust, 2nd edition, West Publishing Co., 1993, p.74, 71. 54 bán lỗ. Đó cũng là điều kiện mà doanh nghiệp thống lĩnh cần xem xét trước khi tiến hành hành vi1. Điều kiện thứ ba: Sự đồng nhất về sản phẩm. Thỏa thuận sẽ khó khăn hơn nếu ngành tồn tại nhiều doanh nghiệp, nếu sản phẩm không được tiêu chuẩn hóa và nếu các điều kiện về nhu cầu và chi phí thay đổi nhanh chóng2. Đặc điểm của hành vi thỏa thuận ấn định giá: - Chủ thể thực hiện hành vi thỏa thuận ấn định giá là các doanh nghiệp cạnh tranh. Luật mẫu về cạnh tranh năm 2010 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) quy định: Cấm các thỏa thuận sau đây giữa các đối thủ hoặc đối thủ tiềm năng, bất kể các thỏa thuận tồn tại ở dạng văn bản hoặc thỏa thuận miệng, chính thức hoặc phi chính thức...3. - Giữa các bên phải tồn tại thỏa thuận thống nhất hành động. Thỏa thuận thống nhất hành động trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng, không nhất thiết phải cấu thành nên hợp đồng. Theo Luật mẫu về cạnh tranh năm 2010 thì thỏa thuận này có thể là văn bản hay lời nói, chính thức hay phi chính thức4. Điển hình như trong vụ việc 1. Herbert Hovenkamp: Federal Antitrust Policy: The Law of Competition and Its Practice, 3rd edition, Thomson/West, 2005, p.353. 2. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th Edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.205. 3. UNCTAD: Model Law on Competition, Chapter II: Definitions and scope of application, 2010, p.21, https://unctad.org/en/conferences/UN Set/7th-Review/Pages/Model-Law-on-Competition.aspx 4. UNCTAD: Model Law on Competition, Chapter III: Restrictive agreements or arrangements, 2010, p.17, https://unctad.org/en/conferences/ UN-Set/7th-Review/Pages/Model-Law-on-Competition.aspx 55 BMW Belgium v Commission of the European Communities1, Tòa án tuyên bố rằng việc ký tên và gửi trả lại một bản sao của một tài liệu, mặc dù nó không phải là văn kiện hợp đồng, nhưng vẫn đủ cơ sở để xác định có tồn tại một thỏa thuận giữa các bên. Liên quan đến khía cạnh thỏa thuận, không thể không nhắc đến một hiện tượng trong thị trường độc quyền nhóm. Theo đó, thị trường độc quyền nhóm được hiểu là thị trường chỉ tồn tại một số lượng ít các doanh nghiệp, trong đó, sự thay đổi hành vi của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tác động đến các doanh nghiệp còn lại trong ngành2. Khi một doanh nghiệp trong thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp dẫn đầu hoặc là doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp nhất, tăng giá, thì các doanh nghiệp còn lại có thể lựa chọn giữ giá hoặc tăng giá theo. Ngay cả trong trường hợp các doanh nghiệp còn lại tăng giá, thì đó là phản ứng kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cho nên, yếu tố tồn tại thỏa thuận hành động là một yếu tố quan trọng để phân định sự khác nhau giữa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (hành vi trái luật) với việc phản ứng của các doanh nghiệp trước sự thay đổi trong hành vi kinh doanh của đối thủ trong thị trường độc quyền nhóm. - Nội dung thỏa thuận liên quan đến giá của hàng hóa dịch vụ. Các hình thức thỏa thuận ấn định giá rất đa dạng, đơn giản nhất là các bên thỏa thuận về mức giá được áp dụng đối với 1. BMW Belgium v Commission of the European Communities, nguồn tại: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX %3A61978CJ0032 2. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th Edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.198. 56 một số hoặc tất cả các khách hàng1. Tuy vậy, theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và OECD, ngoài dạng thỏa thuận ấn định một mức giá cố định, thì trên thực tế, các quốc gia trong quá trình xây dựng luật cạnh tranh cũng nên cân nhắc xếp các hành vi sau đây vào nhóm hành vi thỏa thuận ấn định giá: • Các thỏa thuận về việc tăng giá; • Các thỏa thuận về công thức tính giá; • Các thỏa thuận duy trì một tỷ lệ cố định giá cạnh tranh của các sản phẩm không xác định được; • Các thỏa thuận không giảm giá hoặc thiết lập một sự giảm giá mang tính đồng nhất; • Các thỏa thuận về các điều khoản tín dụng được áp dụng đối với khách hàng; • Các thỏa thuận loại bỏ các hành vi chào bán ở những mức giá thấp trên thị trường nhằm làm giảm nguồn cung và giữ giá cao; • Các thỏa thuận không giảm giá nếu chưa thông báo cho các thành viên khác; • Các thỏa thuận tuân thủ theo các mức giá đã công bố2. - Mục đích của thỏa thuận ấn định giá là nhằm gia tăng lợi nhuận. Bản chất bóc lột của hành vi thỏa thuận ấn định giá theo Ngân hàng Thế giới (WB) và OECD đó là: “Nếu khách hàng 1, 2. WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.22. Nguồn tại: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020. 57 không có lựa chọn khác để thay thế sản phẩm đang bị thỏa thuận ấn định giá và cũng không dễ dàng để cắt giảm nhu cầu tiêu dùng thì mức giá sẽ gia tăng rất cao. Ở mức tối thiểu nhất, thỏa thuận ấn định giá sẽ thiết lập mức giá trên mức của những nhà sản xuất kém hiệu quả nhất trên thị trường”1. Thỏa thuận ấn định giá có thể được tiến hành như một thỏa thuận độc lập hoặc là một phần của một thỏa thuận thông đồng giữa các doanh nghiệp điều chỉnh hầu hết hoạt động kinh doanh của các thành viên của thỏa thuận, ví dụ thông đồng trong đấu thầu, phân chia thị trường và khách hàng, hạn ngạch sản xuất và bán hàng2. 3.2. Thỏa thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan Trong trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan, doanh nghiệp không chỉ tiến hành các hành vi “bóc lột” khách hàng (thông qua việc tiến hành giảm sản lượng và định giá cao hơn mức giá cạnh tranh). Trong một số trường hợp, xét về dài hạn, doanh nghiệp có thể thực hiện loại bỏ đối thủ cạnh tranh để độc chiếm thị trường và tăng giá trong tương lai. Để đạt mục đích củng cố vị trí trên thị trường, doanh nghiệp thống lĩnh có thể thực hiện độc lập hoặc song hành chiến lược tẩy chay và bán hàng giá thấp (đôi khi hành vi bán hàng giá thấp nhằm tiêu diệt đối thủ còn gọi là hành vi 1. Lawrence Anthony Sullivan: Antitrust, West Publishing Co., 1977, p.199. 2. UNCTAD: Model law on competition law, Chapter III: Restrictive agreements or arrangements, 2010, p.24 https://unctad.org/en/conferences/ UN-Set/7th-Review/Pages/Model-Law-on-Competition.aspx. 58 định giá hủy diệt1). Bản chất của việc sử dụng công cụ giá trong trường hợp doanh nghiệp thống lĩnh muốn củng cố vị trí đó là hy sinh lợi nhuận hoặc thậm chí là chấp nhận thua lỗ để tiêu diệt đối thủ, sau đó tăng giá bán trong tương lai nhằm bù đắp các chi phí đã bỏ ra2. Cho nên, nhìn từ bản chất của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận thì sẽ rất khó để lý giải được bản chất kinh tế của hành vi định giá hủy diệt. Nhưng nếu nhìn chiến lược cạnh tranh trong dài hạn thì vẫn thấy mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp: Hy sinh trong ngắn hạn, thu lợi nhuận độc quyền (mức lợi nhuận cao hơn so với hiện tại) trong dài hạn. Điểm mấu chốt ở đây là việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường liên quan, cần phải xác định là khi nào một doanh nghiệp buộc phải rời khỏi thị trường. Đồng thời như trên đã phân tích, bản chất của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là nhằm giả lập vị trí của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và hành xử như một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan. Tuy vậy, xét về khía cạnh kinh tế, một doanh nghiệp thống lĩnh vẫn có nhiều khác biệt so với một nhóm doanh nghiệp cố đạt đến sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thống lĩnh thông qua một thỏa thuận thống nhất hành động. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn tính khả thi của hành vi thỏa thuận sử dụng giá nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cần xem xét doanh nghiệp thống lĩnh 1. WB, OECD: A Framework for the Design and Implementation of Competition Law and Policy, 1998, p.77. Nguồn tại: http://www.oecd.org/daf/ competition/sectors/aframeworkforthedesignandimplementationofcompeti tionlawandpolicy.htm, truy cập ngày 01/02/2020. 2. U.S. FTC, Predatory or Below-Cost Pricing, https://www.ftc.gov/tips advice/competition-guidance/guide-antitrust-laws/single-firm-conduct/ predatory-or-below-cost 59 thực hiện hành vi này như thế nào. Đồng thời với quá trình đó là đánh giá những khác biệt giữa một doanh nghiệp thống lĩnh có sức mạnh thị trường và một nhóm doanh nghiệp có được sức mạnh thị trường thông qua thỏa thuận, những khó khăn và rủi ro mà nhóm doanh nghiệp này phải đối mặt. Qua đó, sẽ là hợp lý khi đánh giá hết các khía cạnh của chiến lược bán hàng giá thấp để tiêu diệt đối thủ nhằm củng cố hoặc gia tăng thị phần trên thị trường liên quan. Có thể làm rõ hơn những nhận định trên thông qua phân tích các nội dung dưới đây: - Chi phí sản xuất và quyết định rời bỏ thị trường của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cụ thể: Chi phí cố định: Được hiểu là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán. Chi phí này không phụ thuộc vào mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất. Chi phí thuê nhà xưởng là một trong những loại chi phí cố định điển hình. Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi theo sản lượng hàng hóa được sản xuất. Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu là những loại chi phí biến đổi điển hình. Ở khía cạnh kinh tế học, đánh giá chi phí của doanh nghiệp phải được nhìn nhận trong bối cảnh dài hạn. Vì vậy, xuất hiện khái niệm tổng chi phí bình quân (ATC), được hiểu là tổng chi phí chia cho sản lượng đầu ra1. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi giá bán bằng chi phí biên2. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động, không phải lúc 1, 2. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.267, 284. 60 nào doanh nghiệp cũng kinh doanh thuận lợi, mà đôi khi doanh nghiệp phải đối diện với việc thua lỗ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc tạm thời đóng cửa (trong ngắn hạn) hoặc là rời bỏ thị trường (trong dài hạn). Yếu tố chi phí sản xuất tác động lớn đến lựa chọn này của doanh nghiệp. Tiếp theo, hãy xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đóng cửa của doanh nghiệp: Nếu đóng cửa, doanh nghiệp mất tất cả doanh thu từ việc bán hàng hóa, song tiết kiệm được chi phí biến đổi của quá trình sản xuất (nhưng vẫn phải chịu chi phí cố định). Do đó, doanh nghiệp sẽ đóng cửa nếu doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí biến đổi của sản xuất. So sánh toán học có thể làm rõ hơn cho tiêu chuẩn của việc đóng cửa. Nếu TR đại diện cho tổng doanh thu và VC là chi phí biến đổi, thì quyết định đóng cửa của doanh nghiệp có thể được biểu thị như sau: Đóng cửa nếu: TR < VC Cần lưu ý rằng, có thể cụ thể hóa biểu thức này hơn nữa với TR/Q là tổng doanh thu chia cho sản lượng, tức doanh thu bình quân. Doanh nghiệp đóng cửa nếu tổng doanh thu nhỏ hơn chi phí biến đổi. Hay chúng ta có: Đóng cửa nếu TR/Q < VC/Q Như đã phân tích, doanh thu bình quân đối với mọi doanh nghiệp đều bằng giá hàng hóa của doanh nghiệp P. Tương tự, VC/Q là chi phí biến đổi bình quân AVC. Do đó, tiêu chuẩn để doanh nghiệp quyết định đóng cửa là: Đóng cửa nếu P < AVC1. 1. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.286. 61 Tiếp tục làm rõ đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn: Hình 8: Trong đó: P (price) : Giá ATC (average total cost) : Chi phí bình quân AVC (average variable cost) : Chi phí biến đổi bình quân Căn cứ hình trên cho thấy, trong ngắn hạn, nếu giá bán của hàng hóa (P) lớn hơn tổng chi phí sản xuất (ATC - chi phí cố định + chi phí biến đổi), doanh nghiệp có lãi, nên sẽ tiếp tục kinh doanh. Trường hợp giá P < ATC, nhưng P > AVC (chi phí biến đổi bình quân) được hiểu là giá bán vẫn cao hơn những chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải chi trả, thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất. Vì nếu tạm đóng cửa, doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí cố định. Cho nên, mặc dù lỗ, nhưng quyết định sản xuất khi AVC < P < ATC, xét về khía cạnh kinh tế học, thì vẫn là phương án hợp lý. 62 Nhưng doanh nghiệp sẽ lựa chọn đóng cửa khi P < AVC, bởi AVC (chi phí biến đổi bình quân) là chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện sản xuất. Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp hầu như không có động cơ kinh tế để tiến hành hoạt động. Đường cung của doanh nghiệp trong dài hạn được biểu thị như sau: Hình 9: Trong dài hạn, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh là phần của đường chi phí biên (MC) nằm trên đường tổng chi phí bình quân (ATC). Nếu giá hàng hóa thấp hơn ATC, doanh nghiệp nên rời bỏ thị trường1. Như vậy, bản chất kinh tế của các thỏa thuận sử dụng giá nhằm ngăn cản hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác, đó là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải làm cho chi phí bình quân của các doanh nghiệp đối thủ (cần bị loại bỏ) trong dài hạn trở nên 1. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.289. 63 cao hơn so với giá bán mà các đối tượng này có thể bán trên thị trường liên quan. Xét về khía cạnh kinh tế, muốn làm cho chi phí bình quân của doanh nghiệp đối thủ cao hơn giá bán (P < ATC), nhóm các doanh nghiệp thực hiện chiến lược ngăn cản, loại bỏ có thể thực hiện các biện pháp sau đây: • Giảm giá bán trên thị trường liên quan: Thông thường muốn giảm giá bán, các doanh nghiệp này phải gia tăng sản lượng. Khi nguồn cung tăng, cũng đồng nghĩa quy luật về giá phát huy tác dụng, giá hàng hóa sẽ giảm. • Đẩy chi phí của doanh nghiệp đối thủ liên quan lên cao bằng cách thực hiện hành vi tẩy chay: Theo đó, các doanh nghiệp có thể yêu cầu nhà cung cấp nguyên liệu tăng giá bán khiến chi phí của doanh nghiệp đối thủ tăng cao; hoặc có thể yêu cầu khách hàng, các nhà phân phối của mình không giao dịch và/hoặc tẩy chay hàng hóa của doanh nghiệp đối thủ. Khi doanh nghiệp đối thủ sản xuất ra hàng hóa, nhưng không có kênh phân phối, thì buộc họ phải tự xây dựng kênh phân phối của mình. Nhưng việc xây dựng kênh phối cần phải có thời gian và quan trọng hơn là hành động này cũng góp phần làm chi phí sản xuất tăng cao. Bản chất của các hành vi thỏa thuận sử dụng giá để củng cố vị trí là hy sinh lợi ích trước mắt trong ngắn hạn nhằm tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển và mở rộng thị trường của đối thủ, sau đó tăng giá bán trong tương lai để bù đắp chi phí đã bỏ ra và gia tăng lợi nhuận so với hiện tại. Đánh giá về hành động này, có thể thấy hai khía cạnh mà doanh nghiệp cần quan tâm, trước khi tiến hành hành vi là: 64 Thứ nhất: Doanh nghiệp phải giảm giá để tạo ra cuộc đua về giá. Khi đó, doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thậm chí là chịu thua lỗ. Rõ ràng, đây là chi phí có thật mà doanh nghiệp phải chịu khi thực hiện hành vi. Thứ hai: Việc tăng giá bán nhằm bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra khi thực hiện hành vi giảm giá là một sự kỳ vọng. Có nghĩa là, doanh nghiệp mới chỉ hình dung về mặt chiến lược, mang tính tiềm năng, mà chưa phải là lợi nhuận thực tế. Về mặt logic, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán cao hơn so với mức giá cạnh tranh. Mức giá này được coi là phần thưởng và mục tiêu của doanh nghiệp tiến hành hành vi ngăn cản, loại bỏ. Ngoài yếu tố bù đắp chi phí đã bỏ ra, quan trọng là doanh nghiệp không còn động cơ để hy sinh lợi ích khi quá trình hy sinh đó đã kết thúc, doanh nghiệp không có cơ hội thu lợi nhuận cao hơn so với hiện tại. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tăng giá bán cao sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường. Điều này làm cho doanh nghiệp không thể tăng giá để thu lợi. Cho nên, tương tự như hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường trong chiến lược định giá hủy diệt, nhằm bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu tăng giá khi tiến hành hành vi thỏa thuận sử dụng giá để củng cố vị trí trên thị trường liên quan, điều kiện tối quan trọng là thị trường phải tồn tại nhiều rào cản gia nhập thị trường. “Lý luận cơ bản trong định giá hủy diệt đó là những tổn thất của hôm nay sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận độc quyền trong tương lai. Nhưng lợi nhuận độc quyền sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện ngay khi chiến lược hủy diệt thành công 65 và doanh nghiệp bắt đầu tăng giá. Định giá hủy diệt chỉ mang lại lợi ích khi thị trường tồn tại những rào cản gia nhập thị trường”1. “Rảo cản gia nhập thị trường đề cập một số yếu tố có thể cản trở hoặc ngăn cản việc gia nhập của các doanh nghiệp mới vào ngành ngay cả khi các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường đó đang thu được lợi nhuận quá mức. Có hai loại rào cản gia nhập thị trường: Rào cản cấu trúc (hoặc kinh tế) và rào cản chiến lược (hoặc hành vi)”2. - Hành vi định giá hủy diệt của doanh nghiệp thống lĩnh và độc quyền. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan và doanh nghiệp độc quyền (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp thống lĩnh) luôn bị đe dọa bởi các doanh nghiệp khác. Do đó, doanh nghiệp thống lĩnh có xu hướng củng cố vị trí của mình hoặc tối thiểu là duy trì vị trí thống lĩnh của mình trên thị trường liên quan. Trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu hoặc tiềm năng, hành vi định giá hủy diệt có những đặc trưng sau: Một là: Đối tượng hướng đến của hành vi này là các doanh nghiệp đối thủ. Đối thủ cạnh tranh có thể là những doanh nghiệp đang hoạt động trên cùng một thị trường liên quan hoặc là những đối thủ tiềm năng. 1. Herbert Hovenkamp, Federal Antitrust Policy: The Law of Competition and Its Practice, 3rd edition, Thomson/West, 2005, p.353. 2. UNCTAD: Model law on competition, Chapter IV: Acts or behaviour constituting an abuse of a dominant position of market power, 2010, p. 38, https://unctad.org/en/conferences/UN-Set/7th-Review/Pages/Model-Law on-Competition.aspx. 66 Hai là: Chiến lược giá được doanh nghiệp thống lĩnh sử dụng trong trường hợp này hầu như sẽ ngược lại so với chiến lược giá doanh nghiệp sử dụng trong nhóm hành vi “bóc lột”. Ba là: Hậu quả do hành vi này gây ra thường mang tính suy đoán. Điều đó xuất phát từ hai nguyên nhân sau: Nguyên nhân thứ nhất là: Rất khó khăn khi chứng minh các thiệt hại mà đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp phải gánh chịu. Nguyên nhân thứ hai là: Với mức giá mà doanh nghiệp ấn định, hầu như người tiêu dùng chính là người hưởng lợi mà không phải chịu bất cứ một thiệt hại nào. Nhưng luật cạnh tranh suy đoán rằng kết quả của quá trình hạ giá mà doanh nghiệp thực hiện khiến các doanh nghiệp đối thủ bị loại khỏi thương trường là quá trình tăng giá để bù đắp cho những phí tổn mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền phải bỏ ra để củng cố vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của mình1. - Điều kiện tiền đề để thực hiện hành vi định giá hủy diệt. Bản chất của các hành vi định giá hủy diệt là hy sinh lợi ích trong ngắn hạn, sau khi tiêu diệt được đối thủ, thì sẽ tăng giá để bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Hành vi này bao hàm những rủi ro cho doanh nghiệp thống lĩnh, cho nên, xét từ khía cạnh kinh tế, cần phải có những điều kiện cụ thể để bảo đảm rằng doanh nghiệp không gặp rủi ro trong quá trình tăng giá sau đó. 1. Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến: Pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.57. 67 Các điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành hành vi định giá hủy diệt bao gồm: • Đối tượng của hành vi định giá hủy diệt phải là các doanh nghiệp có tiềm lực yếu hoặc chi phí sản xuất cao. Qua đó, doanh nghiệp thực hiện chiến lược ngăn cản loại bỏ có thể dễ dàng thao túng họ bằng chiến lược giá rẻ của mình. • Sau khi hoàn thành chiến lược ngăn cản loại bỏ (a profitable period of monopoly pricing), thị trường phải được tái cấu trúc theo cách mà doanh nghiệp thực hiện hành vi định giá hủy diệt có thể dự trù trước. • Sau khi hoàn thành hành vi định giá hủy diệt, lợi nhuận độc quyền khi thị trường được tái cấu trúc phải lớn hơn những lợi ích mà doanh nghiệp thống lĩnh đã hy sinh khi thực hiện định giá hủy diệt1. Để xác định hành vi định giá hủy diệt, người ta làm phép so sánh giữa giá bán của doanh nghiệp với chi phí sản xuất. Theo đó, nếu như giá bán của doanh nghiệp bị khiếu nại thấp hơn chi phí biến đổi bình quân (AVC), thì hành vi đó được coi là hành vi định giá hủy diệt. Điều này xuất phát từ chỗ chi phí biến đổi bình quân là chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo nên sản phẩm. Do đó, mức giá mà doanh nghiệp ấn định thấp hơn chi phí AVC là một mức giá hoàn toàn không mang tính kinh tế. Với vị thế đặc biệt của mình trên thị trường liên quan, hành vi định giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân AVC của doanh nghiệp có thể suy luận mục đích của 1. Herbert Hovenkamp: Federal Antitrust Policy: The Law of Competition and Its Practice, 3rd edition, Thomson/West, 2005, p.341. 68 doanh nghiệp khi thực hiện mức giá phi kinh tế này là nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh1. Tuy vậy, ngoài việc so sánh về giá bán và chi phí biến đổi bình quân, ở các nước có sự khác biệt khi đưa ra những yêu cầu nhằm xác định có hay không hành vi định giá hủy diệt. Chẳng hạn, Luật mẫu về cạnh tranh năm 2010 chỉ rõ: “Hầu hết tòa án đều đồng ý rằng hành vi định giá hủy diệt là hiện hữu nếu như giá thành sản phẩm được bán thấp hơn chi phí biến đổi bình quân... Để xác định sự hiện hữu của hành vi định giá hủy diệt, một số tòa án còn yêu cầu phải chứng minh về khả năng nguy hại của hành vi bằng việc tăng giá trong tương lai nhằm bù đắp cho những tổn thất của mức giá hủy diệt. Bởi vì nếu như không tồn tại khả năng tăng giá trong tương lai thì hành vi giảm giá mà doanh nghiệp tạo ra chính là đang làm cho xã hội thịnh vượng hơn”2. Theo Luật Thương mại Ôxtrâylia năm 1974 (TPA), nếu doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn chi phí liên quan của doanh nghiệp trong việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì hành vi đó bị coi là hành vi định giá hủy diệt; bất kể doanh nghiệp có thu hồi được những lợi ích mà doanh nghiệp đã phải hy sinh xuất phát từ hành vi giảm giá hay không. Như vậy, theo quy định của Ôxtrâylia, thì khả năng tăng giá trong tương lai nhằm bù đắp những phí tổn mà doanh nghiệp 1. Phạm Hoài Huấn: “Hành vi định giá hủy diệt trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 (292), 2012, tr.45. 2. UNCTAD: Model Law on Competition, Chapter IV (revised): Acts or behaviour constituting an abuse of a dominant position of market power, p.13, https://unctad.org/en/conferences/UN-Set/7th-Review/Pages/Model Law-on-Competition.aspx. 69 có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã phải hy sinh trong chiến lược định giá hủy diệt là không cần phải chứng minh. Khác với luật của Ôxtrâylia, trong phán quyết Brooke Group Ltd. v. Brown & Williamson Tobacco Corp, Tòa án tối cao Hoa Kỳ yêu cầu phải chứng minh hai yếu tố khi xác định hành vi định giá hủy diệt. Thứ nhất: Mức giá bị khiếu nại phải thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Thứ hai: Doanh nghiệp thực hiện chiến lược giá thấp phải có ý định và khả năng thu hồi những lợi ích mà doanh nghiệp đã hy sinh trong chiến lược giá thấp1. Tòa án tối cao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng cần thiết phải phân biệt giữa hành vi giảm giá cạnh tranh và hành vi định giá hủy diệt bởi vì hành vi giảm giá nhằm tăng doanh số bán hàng là một hành vi có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh2. Như vậy, điểm mấu chốt để tạo nên sự phân biệt giữa hành vi giảm giá cạnh tranh và định giá hủy diệt chính là khả năng tăng giá trong tương lai. Chính khả năng tăng giá này mới là yếu tố làm cho hành vi này trở nên nguy hiểm và bị pháp luật cạnh tranh nghiêm cấm3. 1. Brooke Group Ltd. v. Brown & Williamson Tobacco Corp., 509 U.S. (1993). Nguồn tại: https://supreme.justia.com/cases/federal/us/509/209/ 2. UNCTAD: Model Law on Competition, Chapter 4 (revised): Acts or behaviour constituting an abuse of a dominant position of market power, 2010, p.14, https://unctad.org/en/conferences/UN-Set/7th-Review/Pages/ Model-Law-on-Competition.aspx. 3. Phạm Hoài Huấn: “Hành vi định giá hủy diệt trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 (292), 2012, tr.47. 70 - Sự khác biệt giữa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và định giá hủy diệt. Sức mạnh thị trường là điểm mấu chốt để phân định những khác biệt giữa doanh nghiệp thống lĩnh và nhóm doanh nghiệp thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh. Là một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thì doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn lực để có thể thay đổi sản lượng, qua đó tác động đến giá bán trên thị trường liên quan. “Sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp có thể đo lường bằng khả năng tăng giá bán trên chi phí biên của doanh nghiệp”1. Trong khi đó, các doanh nghiệp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường là những doanh nghiệp nằm trong thị trường độc quyền nhóm. Có nghĩa, mỗi hành vi của từng doanh nghiệp riêng lẻ đều có thể tác động đến các doanh nghiệp còn lại. Nói cách khác, khó khăn của các doanh nghiệp trước khi tiến đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chính là họ không có được sức mạnh thị trường như một doanh nghiệp thống lĩnh. Kết quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp đạt được một sức mạnh thị trường mang tính tổ hợp thông qua việc thống nhất hành động. Cho nên, nếu như sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thống lĩnh là sức mạnh mang tính tự thân thì sức mạnh thị trường của nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sức mạnh mang tính tạm thời và không bền vững. Sự không bền vững này là do nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khác biệt về chi phí sản xuất cũng như chiến lược cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 1. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th Edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.196. 71 Xét ở chiến lược giá, các doanh nghiệp trong nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ có khuynh hướng tăng giá bán, thông qua đó, thu được lợi nhuận cao hơn so với việc hành động đơn lẻ. Nhóm doanh nghiệp này sẽ có những xung đột liên quan đến khía cạnh phân bổ lợi ích gia tăng này. Nhưng trong trường hợp ngược lại, khi họ sử dụng giá thấp để tiêu diệt các doanh nghiệp không phải là thành viên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thì bản chất của vấn đề đã khác đi nhiều. Theo đó, hành vi bán hàng hóa dưới giá thành là chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn để tăng giá bán trong dài hạn. Hành vi này là hành vi mang tính đánh đổi. Khi hành vi định giá hủy diệt được thực hiện bởi một doanh nghiệp thống lĩnh đã là một hành vi rủi ro, thì trong trường hợp của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mức độ rủi ro sẽ cao hơn nhiều. Những rủi ro của doanh nghiệp khi tham gia định giá hủy diệt bằng cách thỏa thuận bán hàng giá thấp có thể khái quát ở ba khía cạnh sau đây: Thứ nhất: Chi phí tiêu diệt đối thủ. Lợi thế của doanh nghiệp thống lĩnh là quy mô, có nghĩa là khi sản xuất nhiều và ở quy mô lớn, chi phí sản xuất của doanh nghiệp thống lĩnh sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp đối thủ1. Cho nên, khi doanh nghiệp thống lĩnh giảm giá để tiêu diệt các doanh nghiệp khác, thì chính chi phí sản xuất thấp này sẽ là lợi thế của hành vi định giá hủy diệt. Trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sử dụng giá để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh nhằm củng cố vị trí trên thị trường liên quan lại không có được lợi thế kinh tế của quy mô. Mặc dù thống nhất 1. David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Economics 10th Edition, McGraw-Hill Education, 2011, p.160. 72 hành động, nhưng về bản chất vẫn là các doanh nghiệp độc lập với các chuỗi và quy trình sản xuất khác nhau. Sự tối ưu về chi phí sản xuất so với các doanh nghiệp đối thủ (là mục tiêu của thỏa thuận định giá hủy diệt) nếu có thì cũng sẽ không lớn so với trường hợp của một doanh nghiệp thống lĩnh trong mối tương quan với các đối tượng cần tiêu diệt. Cho nên, chi phí để nhóm doanh nghiệp thỏa thuận sử dụng giá nhằm tiêu diệt đối thủ sẽ cao hơn. Điều đó có nghĩa mức độ rủi ro cũng cao hơn. Thứ hai: Khả năng tăng giá bán trong tương lai. Việc tăng giá trong tương lai là hệ quả tất yếu của hành vi định giá hủy diệt1. Tương tự như doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, nhóm doanh nghiệp trong thỏa thuận sử dụng giá để tiêu diệt đối thủ cũng sẽ đối diện với những rủi ro khi tăng giá. Khi giá tăng quá cao, thì chính điều đó cũng thôi thúc các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường. Nhưng sự khác biệt là, doanh nghiệp bên ngoài không phải bù đắp các chi phí để hủy diệt, nên vẫn có thể thu được lợi nhuận cao khi định giá ở mức nằm giữa mức giá cạnh tranh và mức giá mà các doanh nghiệp trong nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đang ấn định. Khi đó, mục tiêu tăng giá để thu hồi chi phí trong quá khứ và tăng lợi nhuận so với mức lợi nhuận trước khi tiến hành hành vi sẽ không đạt được. Thứ ba: Mâu thuẫn tự thân giữa các doanh nghiệp trong nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Vượt qua các rủi ro của việc hy sinh lợi ích và triển vọng tăng giá, doanh nghiệp thống lĩnh có thể dự đoán khả năng 1. Herbert Hovenkamp: Federal Antitrust Policy: The Law of Competition and Its Practice, 3rd edition, Thomson/West, 2005, p.341. 73 thành công của hành vi định giá hủy diệt. Nhưng trong trường hợp của thỏa thuận sử dụng giá nhằm tiêu diệt đối thủ, việc dự đoán khả năng thành công của hành vi rất khó khăn. Bởi vì chi phí sản xuất khác nhau, nên trong giai đoạn hy sinh lợi ích do bán hàng dưới giá thành sản xuất, các doanh nghiệp sẽ có mức độ hy sinh khác nhau. Về mặt logic, các doanh nghiệp hy sinh nhiều sẽ có khuynh hướng định giá cao hơn so các doanh nghiệp hy sinh ít hơn. Có một thực tế là, các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng và bán hàng hóa với mức giá cao hơn. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức ít hơn so với năng lực sản xuất của mình. Hình 10: Nhìn vào hình trên, giả sử trước khi doanh nghiệp tiến hành thỏa thuận sử dụng giá để tiêu diệt đối thủ, tổng sản lượng của các doanh nghiệp là Q2, tương ứng đó mức giá trên thị trường sẽ là P2. Sau khi thực hiện thành công việc tiêu diệt 74 đối thủ, các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán để bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá khứ. Trong trường hợp này, mức giá sẽ tăng từ P2 lên P1. Nhưng khi doanh nghiệp tăng giá, sản lượng tiêu thụ cũng sẽ giảm từ Q2 còn Q1. Trong bối cảnh đó, một doanh nghiệp trong nhóm thỏa thuận chỉ cần gia tăng sản lượng và ấn định một mức giá giữa P1 và P2 thì sẽ thu được lợi nhuận lớn. Giả định rằng, chỉ có một doanh nghiệp phá vỡ thỏa thuận và doanh nghiệp này sẽ bán được số lượng lớn, khi đó các doanh nghiệp còn lại vì tuân thủ thỏa thuận, bán ở mức giá P1 sẽ bị thiệt hại. Những thiệt hại này chính là lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp phá vỡ thỏa thuận. So sánh với hành vi định giá hủy diệt được tiến hành bởi doanh nghiệp thống lĩnh, thì doanh nghiệp thống lĩnh sẽ không phải chịu rủi ro này. Vì vậy, xét về mặt kinh tế, các doanh nghiệp không có động cơ để bán hàng hóa dưới chi phí biến đổi bình quân nhằm tiêu diệt đối thủ. Thay vào đó, khi muốn củng cố vị trí trên thị trường liên quan (ngăn cản việc gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới hoặc ngăn cản sự phát triển hay loại bỏ các đối thủ cạnh tranh hiện hữu), các doanh nghiệp có khuynh hướng sử dụng những công cụ khác thay vì hy sinh lợi ích bằng việc giảm giá. Thực tiễn ở Hoa Kỳ cho thấy, chỉ cần có thỏa thuận về giá thì sẽ bị coi là hành vi thỏa thuận ấn định giá, mà không cần quan tâm đến mức giá cao hay thấp. “Thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh gần như luôn luôn là bất hợp pháp, bất kể mức giá được ấn định ở mức tối thiểu, tối đa hay ở một quãng dao động nào đó”1. 1. Nguồn: https://www.ftc.gov/tips-advice/competition-guidance/guide antitrust-laws/dealings-competitors/price-fixing. Truy cập ngày 27/4/2017. 75 Chương 2 Kiểm soát các hành vi thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh và thực tiễn tại một số nước trên thế giới I. KHÍA CẠNH KHÔNG BỀN VỮNG CỦA THỎA THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH Các thỏa thuận thống nhất hành động sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, nhưng bản chất của các thỏa thuận này vẫn là sự liên kết kém bền vững. Có nhiều yếu tố tác động đến tính kém bền vững của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Về cơ bản, có thể đánh giá tính lỏng lẻo trong liên kết giữa các doanh nghiệp trong một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông qua các yếu tố cơ bản là: Sự khác biệt về chi phí sản xuất của từng doanh nghiệp trong thỏa thuận; mục tiêu của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh; cấu trúc thị trường và tính minh bạch của thông tin; chế tài của nhà nước đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 76 1. Sự khác biệt về chi phí sản xuất Bản chất của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là việc thống nhất hành động. Các doanh nghiệp này mong muốn nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hành động như một doanh nghiệp duy nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tiếp cận xét về mặt lý thuyết. Trên thực tế, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có chi phí sản xuất khác nhau xuất phát từ quy mô sản xuất/ kinh doanh, dây chuyền và công nghệ sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng khác nhau hoặc các lý do khác. Khi tham gia vào thỏa thuận, vì hướng đến sự thống nhất hành động, doanh nghiệp sẽ phải bỏ qua những khác biệt về chi phí sản xuất để ấn định một mức giá thống nhất. Kết quả, lợi ích mà các doanh nghiệp đạt được thông qua thỏa thuận sẽ rất khác nhau. Đây cũng chính là sự khác nhau cơ bản giữa một doanh nghiệp độc quyền và một nhóm doanh nghiệp giả lập vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền thông qua thỏa thuận thống nhất hành động. Sự khác nhau về phân phối lợi ích này sẽ làm cho liên kết của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận kém bền vững1. Ví dụ: Việc các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ấn định mức giá dầu trên thế giới chính là một dạng thỏa thuận hành động. Xem xét quyết định sản xuất của hai thành viên OPEC là Iran và Irắc khi thỏa thuận ấn định mức giá dầu, để đơn giản hóa, chúng ta chỉ có hai mức sản lượng cho mỗi quốc gia là 2 hoặc 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Phụ thuộc vào quyết định sản lượng của 1. N. Gregory Mankiw: Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, 2011, p.105. 77 hai nước này mà sản lượng dầu thô trên thế giới mỗi ngày có thể là 4, 6 hoặc 8 triệu thùng. Mức giá tương ứng với mỗi sản lượng theo đó sẽ lần lượt là 25 đôla, 15 đôla và 10 đôla mỗi thùng. Chi phí khai thác mỗi thùng là 2 đôla ở Iran và 4 đôla ở Irắc. Có thể xác định mức lợi nhuận (tính bằng đồng đôla mỗi ngày) của hai nước này theo Hình 11. Trong mỗi ô trên bảng, góc trên bên phải là lợi nhuận của Irắc mỗi ngày, còn góc dưới bên trái là lợi nhuận của Iran1. Ta có thể thấy lợi nhuận của hai nước là khác nhau. Hình 11: 2. Sự khác biệt về mục tiêu trong quá trình cạnh tranh Mục tiêu của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh là một trong những tiêu chí quan trọng, tác động đến tính bền vững 1. Avinash K. Dixit, Barry J. Nalebuff: Thinking Strategically: The Competitive Edge in Business, Politics, and Everyday Life, W. W. Norton, 1991, p.122. 78