🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phán Quyết Điển Hình Của Cơ Quan Tài Phán Quốc Tế Về Giải Quyết Tranh Chấp Biển Đảo
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
BÙI BỘI THU
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
NGUYỄN ĐOÀN
NGỌC NAM
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/19-301/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5012-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/06/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-5672-0.
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2018
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chủ quyền quốc gia là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa thiêng liêng với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia (bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời).
Đối với các quốc gia, ngoài lãnh thổ đất liền, thì vùng biển đảo là nơi dự trữ tài nguyên rất lớn về nguyên - nhiên liệu và các sản vật biển. Cũng chính vì vậy, biển đảo là nơi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích liên quan đến chủ quyền, thậm chí, có những vụ việc mâu thuẫn kéo dài nhiều năm liền giữa nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Những tranh chấp kéo dài, phức tạp và ngày càng gia tăng giữa hai hoặc nhiều bên có thể tiềm ẩn nguy cơ khó lường, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở các khu vực và thế giới.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý về giải quyết tranh chấp biển đảo trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo (sách tham khảo) của tác giả
5
PGS.TS. Bành Quốc Tuấn (Chủ biên) và ThS. Nguyễn Chí Thắng. Nội dung cuốn sách giới thiệu và phân tích 6 phán quyết điển hình của một số cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo, như vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, vụ kiện của Philíppin với Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông hay việc phân định ranh giới biển giữa Guyana và Xurinam... Đặc biệt, qua việc phân tích những phán quyết điển hình, cuốn sách là tài liệu hữu ích giúp chúng ta tham khảo trong việc củng cố thêm những căn cứ pháp lý cũng như đưa ra một số giải pháp trong quá trình giải quyết xung đột về tuyên bố chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
MỞ ĐẦU
Ngăn chặn các mâu thuẫn, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo không phát triển thành các cuộc chiến tranh hoặc phần nào đó giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia bằng con đường hòa bình luôn là mục tiêu, mơ ước của nhân loại qua bao thế hệ. Môi giới và trung gian, hoặc giải quyết thông qua các ủy ban điều tra và hòa giải là các biện pháp được tiến hành với sự tham gia của bên thứ ba, bên không tham gia tranh chấp nhằm giúp các bên liên quan có thể giải quyết được tranh chấp của mình. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại đã cho thấy xây dựng pháp luật quốc tế thông qua ký kết các điều ước quốc tế cũng như thành lập các thiết chế có thẩm quyền tài phán là một trong những phương thức hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu trên. Theo cách thức này, tranh chấp có thể được giải quyết thông qua Tòa án hoặc Trọng tài. Trọng tài quốc tế là cơ quan quốc tế được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết giữa các bên liên quan đến tranh chấp nhằm giải quyết một vụ tranh chấp hoặc một loại tranh chấp cụ thể bằng phán quyết mang tính
7
bắt buộc. Tòa án cũng là phương thức giải quyết tranh chấp tương tự như Trọng tài nhưng chặt chẽ hơn về mặt thủ tục. Tòa án là cơ quan tồn tại một cách thường xuyên chứ không mang tính tạm thời như Trọng tài. Mỗi phương thức giải quyết thông qua Tòa án hoặc Trọng Tài đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài có phần thích hợp hơn khi các bên mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, sau khi tranh chấp được giải quyết các bên vẫn có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ với nhau. Đó chính là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến việc thành lập Tòa Trọng tài thường trực La Hay (Permenent Court Arbitration - PCA) có trụ sở tại Hà Lan cũng như nhiều thiết chế giải quyết tranh chấp khác.
Việt Nam là quốc gia có liên quan đến xung đột về tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, khi phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Quốc hội khóa IX đã tuyên bố: “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy
8
đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”1. Chính vì vậy, trong tương lai, chúng ta có thể sẽ phải sử dụng đến các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các bất đồng, xung đột về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong trường hợp cần thiết. Xung đột về tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là xung đột phức tạp, kéo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử với những sự kiện lịch sử rất phức tạp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các phán quyết đã tuyên của Tòa Trọng tài thường trực La Hay (PCA) cũng như phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác đối với những vụ việc có nội dung tương đồng với vấn đề xung đột về tuyên bố chủ quyền Biển Đông sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình tham gia giải quyết vụ việc tại Tòa Trọng tài thường trực La Hay hay các thiết chế giải quyết tranh chấp khác.
Xuất phát từ những cơ sở trên, các tác giả đã tập hợp và phân tích một số phán quyết điển hình trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển đảo đã được ban hành để xuất bản cuốn sách Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo (sách tham khảo). Cuốn sách sẽ là tài liệu
1. Nghị quyết ngày 23-6-1994 của Quốc hội khóa IX “Về việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”. Nguồn: http://www.moj. gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=10091
9
hữu ích giúp bạn đọc và những ai quan tâm đến vấn đề chủ quyền quốc gia có được nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
10
VỤ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN ĐẢO PALMAS GIỮA HÀ LAN VÀ HOA KỲ NĂM 1928
1. Sơ lược về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đảo Palmas
Đảo Palmas (ngày nay còn được biết đến với tên gọi khác là đảo Pula Miangas, một bộ phận của lãnh thổ nước Cộng hòa Inđônêxia) là một hòn đảo nhỏ, có chiều dài khoảng 3km và chiều rộng khoảng 1,2km, với số lượng dân cư khoảng 750 người vào thời điểm phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực La Hay (PCA) được tuyên. Vị trí đảo Palmas ở giữa đảo Minđanao của lãnh thổ Philíppin và một đảo phía cực Bắc có tên là Nanusa, là một đảo đã được phát hiện bởi Công ty Đông Ấn (East Indies Company) của Hà Lan. Năm 1898, Tây Ban Nha đã nhượng lại đảo Palmas cho Philíppin (lúc này là thuộc địa của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) bằng Công ước Pari năm 18981.
1. Công ước Pari năm 1898 là Công ước ký giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha để chấm dứt cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha. Theo Công ước, Tây Ban Nha phải trao nhượng toàn bộ thuộc địa Philíppin cho Hoa Kỳ. Xem Nguyễn Quang Thắng - Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công pháp quốc tế, Nxb. Tri Thức, 2008, tr.216.
11
Từ thời điểm đó, Hoa Kỳ đặt đảo Palmas nằm bên trong đường biên giới của Philíppin, thuộc địa của Hoa Kỳ. Năm 1906, một vị tướng người Mỹ là Leonard Wood, thăm Palmas và phát hiện ra rằng Hà Lan cũng tuyên bố chủ quyền trên đảo. Tranh chấp phát sinh và hai bên đã đồng ý đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa Trọng tài thường trực La Hay. Ngày 23-01-1925 Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận để chính thức hóa việc đưa vụ việc ra giải quyết tại PCA (The Special Agreement of January 23rd, 19251). Văn bản phê chuẩn việc thỏa thuận được trao đổi tại Oasinhtơn ngày 01-4-1925. Văn bản thỏa thuận được đăng ký trong “League of Nations Treaty Series” ngày 19-5-1925. Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc chỉ có một Trọng tài viên duy nhất là ông Max Huber, quốc tịch Thụy Sĩ; ông Michiels Van Verduynen là Tổng thư ký.
2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp
Hiệp định Pari được ký ngày 10-12-1898 là một thỏa thuận, theo đó Tây Ban Nha trao lại toàn bộ quyền kiểm soát Cuba và nhượng lại Puerto Rico, một phần Tây Ấn Độ, Guam và Philíppin cho Hoa Kỳ sau thất bại trong cuộc xung đột vũ trang với Hoa Kỳ từ tháng 4-1898 đến tháng 8-1898. Trong đó, Tây Ban Nha nhượng lại quyền
1. Xem toàn văn văn bản tại https://pca-cpa.org/wp-content/uploads/ sites/175/2016/11/USA-Netherlands-Agreement-regarding-the-Sovereignty over-the-Island-of-Palmas-or-Miangas.pdf
12
kiểm soát Philíppin để lấy một khoản tiền trị giá hai mươi triệu đôla từ Hoa Kỳ. Hiệp định có hiệu lực vào ngày 11-4-1898 báo hiệu cho sự kết thúc của đế chế Tây Ban Nha ở châu Mỹ, Thái Bình Dương và đánh dấu sự mở đầu của thế lực thực dân Hoa Kỳ tại đây.
Vấn đề Tây Ban Nha nhượng lại Philíppin là một trong những nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1898, được quy định tại Điều 3 của Hiệp định. Cụ thể, Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ quần đảo Philíppin, bao gồm những đảo nằm trong những đường biên giới sau: Một đường biên chạy dài từ tây sang đông hoặc cận 20 độ vĩ tuyến Bắc và xuyên qua giữa eo biển Bachi, từ 118 độ kinh tuyến đến 127 độ kinh tuyến Đông Grinuých (Greenwich), từ đó dọc theo 127 độ kinh tuyến Đông của Grinuých (Greenwich) đến 4 độ 45 phút vĩ tuyến Bắc, từ đó dọc theo 4 độ 45 phút vĩ tuyến Bắc đến đoạn giao nhau với 119 độ 35 phút kinh tuyến Tây của Grinuých (Greenwich), từ đó dọc theo kinh tuyến 119 độ 35 phút Tây của Grinuých (Greenwich) đến vĩ tuyến 7 độ 40 phút Bắc, từ đó dọc theo kinh tuyến 7 độ 40 phút Bắc đến đoạn giao với 116 độ kinh tuyến Tây của Grinuých (Greenwich), và từ đó theo đến 118 độ vĩ tuyến Tây Grinuých (Greenwich), và từ 118 độ vĩ tuyến Tây của Grinuých (Greenwich) đến điểm bắt đầu. Hoa Kỳ sẽ trả cho Tây Ban Nha tổng cộng là 20 triệu đôla trong vòng 03 tháng sau khi thông qua việc trao đổi của Hiệp định hiện tại.
13
Sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, Hoa Kỳ đã kiểm soát đảo Palmas với tư cách một bộ phận của Philíppin cho đến khi phát sinh tranh chấp với Hà Lan. Hiệp định Oasinhtơn ký ngày 07-11-1900 là một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha với mục đích loại bỏ mọi hiểu lầm có thể phát sinh từ việc diễn giải Điều 3 của Hiệp định Pari năm 1898 bằng cách làm rõ chi tiết về các vùng lãnh thổ mà Tây Ban Nha giao lại cho Hoa Kỳ. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm 1901 sau khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp định cho nhau. Hiệp định Oasinhtơn nêu rõ:
(i) Tây Ban Nha giao lại cho Hoa Kỳ tất cả các tuyên bố chủ quyền mà Tây Ban Nha có thể đã từng có vào lúc ký kết Hiệp định Pari năm 1898 đối với tất cả các đảo thuộc quần đảo Philíppin nằm ngoài những đường ranh giới được mô tả trong Điều 3 của Hiệp định mà cụ thể là đối với các đảo Cagayan Sulu và Sibutu cùng các đảo phụ thuộc;
(ii) Tây Ban Nha đồng ý rằng, tất cả các đảo trên phải được hiểu trong tổng thể tuyên bố chuyển quần đảo Philíppin từ Tây Ban Nha sang Hoa Kỳ với tư cách chúng đã được bao hàm rõ ràng trong phạm vi của các đường ranh giới đã nhắc đến ở trên (Điều 3 Hiệp định Pari năm 1898);
(iii) Hoa Kỳ đồng ý trả cho Tây Ban Nha số tiền trị giá 100.000 đôla trong vòng sáu tháng sau khi hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp định Oasinhtơn.
14
3. Yêu sách của các bên đối với chủ quyền đảo Palmas
Cả Hoa Kỳ và Hà Lan trong vụ tranh chấp này đều đưa ra yêu sách công nhận chủ quyền của mình đối với đảo Palmas. Đối với Hoa Kỳ, yêu sách chủ quyền đối với đảo Palmas được đưa ra trên cơ sở chủ quyền của Tây Ban Nha là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas. Đối với Hà Lan, yêu sách chủ quyền đối với đảo Palmas được đưa ra dựa trên sự chiếm hữu liên tục cũng như sự thể hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo Palmas. Vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến vụ việc là phải trả lời có hay không việc thiết lập quyền sở hữu đối với một vùng lãnh thổ bởi người phát hiện ra nó đầu tiên, thậm chí ngay cả khi họ không thực hiện chủ quyền thực tế của mình trên vùng lãnh thổ đó hoặc một vùng lãnh thổ có thuộc về chủ quyền của quốc gia chiếm hữu thực tế vùng lãnh thổ đó hay không?
Trọng tài viên Max Huber, một luật sư người Thụy Sĩ, đã giải quyết theo hướng có lợi cho Hà Lan và lập luận rằng Hà Lan đã thực hiện chủ quyền thực tế đối với đảo Palmas. Lập luận của ông được dựa trên cơ sở mà các bên tranh chấp đưa ra như sau:
- Phải là người phát hiện ra đầu tiên: Trong lần tranh luận đầu tiên giữa hai bên Hoa Kỳ lập luận họ là nước có chủ quyền đối với đảo Palmas bởi lẽ Tây Ban Nha đã nhượng lại chủ quyền đối với lãnh thổ của Philíppin cho Hoa Kỳ bằng Hiệp định Pari ký ngày 10-12-1898 (trong đó có đảo Palmas) vì Tây Ban Nha là chủ thể đầu tiên
15
phát hiện ra đảo Palmas. Theo Hoa Kỳ, chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ không được thiết lập đơn giản bởi hành vi vẽ bản đồ mà phải thông qua một Công ước và Hoa Kỳ đã viện dẫn Công ước Munster (Treaty of Munster) ngày 30-01-1648 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Công ước Munster năm 1648 có nội dung tuyên bố hòa bình giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Theo Hoa Kỳ, Điều V Công ước có quan hệ tới vấn đề lãnh thổ giữa Tây Ban Nha và Công ty Đông Ấn của Hà Lan. Như vậy, đảo Palmas là một phần của lãnh thổ Philíppin và Hoa Kỳ đã chiếm giữ Philíppin sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1896. Như vậy, Hoa Kỳ đã thực hiện quyền chiếm hữu của người phát hiện đầu tiên thông qua sự chuyển nhượng quyền sở hữu hợp pháp từ Tây Ban Nha. Trọng tài viên cũng đã đồng ý rằng không có quy định nào của pháp luật quốc tế hiện đại không công nhận việc chuyển giao lãnh thổ qua chuyển nhượng.
Tuy nhiên, Trọng tài viên đã lưu ý rằng, Tây Ban Nha không thể chuyển giao một cách hợp pháp vùng lãnh thổ mà họ không phải là người sở hữu hợp pháp và như vậy, Hiệp định Pari không thể chuyển giao đảo Palmas cho Hoa Kỳ một cách hợp pháp nếu Tây Ban Nha không thực hiện quyền của người chiếm hữu nó trên thực tế. Trọng tài viên đã kết luận Tây Ban Nha đã là người có quyền sở hữu đối với đảo Palmas ngay khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo. Tuy nhiên, Trọng tài viên cũng lưu ý rằng, để duy trì chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ đã
16
phát hiện ra, quốc gia phát hiện ra phải duy trì liên tục trên thực tế quyền lực của mình đối với vùng lãnh thổ đó, thậm chí chỉ bằng một hành động đơn giản như cắm quốc kỳ trên bãi biển của hòn đảo đó. Trong trường hợp này, Tây Ban Nha đã không thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế đối với đảo Palmas sau khi quốc gia này phát hiện ra đảo. Chính vì vậy, lập luận của Hoa Kỳ đối với vụ kiện về việc Hoa Kỳ có chủ quyền đối với đảo Palmas khi là chủ thể phát hiện ra đầu tiên đã dựa trên một cơ sở pháp lý tương đối yếu.
- Phải có sự tiếp giáp: Hoa Kỳ cũng đưa ra lập luận rằng đảo Palmas là một phần của lãnh thổ tiếp giáp với đất liền lãnh thổ Philíppin, là thuộc địa của Hoa Kỳ bởi lẽ, nó gần lãnh thổ của Philíppin hơn là lãnh thổ của Inđônêxia - lãnh thổ thuộc địa của Hà Lan. Trọng tài viên đã lập luận rằng không có bất kỳ quy định nào của pháp luật quốc tế là cơ sở cho lập luận của Hoa Kỳ, bởi lẽ, vị trí của đảo không phải là cơ sở quyết định chủ quyền của đảo thuộc về quốc gia nào. Trọng tài viên cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào vị trí thì không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành một vụ kiện đòi chủ quyền đối với một vùng đất. Nếu cộng đồng quốc tế đi theo hướng lập luận của Hoa Kỳ nó sẽ dẫn đến những kết quả giải quyết tùy tiện và không có cơ sở pháp lý.
- Phải thể hiện chủ quyền một cách liên tục và công khai: Quan điểm đầu tiên mà Hà Lan đưa ra: Hà Lan là chủ thể có chủ quyền đối với đảo Palmas bởi lẽ từ năm 1677,
17
quốc gia này đã thực hiện quyền chiếm hữu trên thực tế đối với đảo Palmas. Theo Hà Lan, đảo Palmas và các đảo Nanusa, đảo Talauer, gọi chung là các đảo Talaud (Talaud Islands) trước đó thuộc về Nhà nước Tabukan. Như vậy, Nhà nước địa phương Tabukan mới là chủ thể chiếm hữu trực tiếp trên thực tế đảo Palmas chứ không phải Tây Ban Nha dù Tây Ban Nha là quốc gia đã phát hiện ra đảo Palmas. Hà Lan cũng cho rằng, dựa vào Công ước Munster năm 1648, năm 1677, Hà Lan đã đạt được thỏa thuận với Nhà nước Tabukan về việc Hà Lan sẽ quản lý, kiểm soát đảo Palmas thông qua một Hiệp định giữa Công ty Đông Ấn với Nhà nước Tabukan. Theo đó, một yêu cầu đặt ra đối với những người theo đạo Tin lành là từ chối quyền kiểm soát của các quốc gia khác đối với hòn đảo. Như vậy, Hà Lan đã chứng minh được rằng Công ty Đông Ấn đã thực hiện quyền kiểm soát đối với đảo Palmas từ thế kỷ XVII. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã không thể đưa ra được các bằng chứng chứng minh rằng Tây Ban Nha đã thực hiện chủ quyền đối với đảo Palmas ngoại trừ những văn bản cụ thể thể hiện việc Tây Ban Nha đã phát hiện ra hòn đảo. Cũng không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng đảo Palmas chịu sự quản lý hành chính hoặc là một đơn vị hành chính của chính quyền Tây Ban Nha ở Philíppin.
Trọng tài viên đã chấp nhận lập luận của Hà Lan và cho rằng, nếu Tây Ban Nha cũng đã thực hiện chủ quyền đối với đảo Palmas thì tất yếu phải xảy ra xung đột giữa
18
Hà Lan và Tây Ban Nha về chủ quyền đối với đảo, nhưng thực tế không có bằng chứng nào cho thấy đã có sự xung đột như thế xảy ra. Như vậy, cho đến khi vụ kiện xảy ra, Hà Lan đã thực hiện chủ quyền của mình đối với đảo Palmas một cách liên tục và công khai mà không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào khác, kể cả của Tây Ban Nha.
4. Nội dung phán quyết
Trên cơ sở yêu sách của hai bên, các chứng cứ pháp lý mà các bên đưa ra cũng như lập luận của các bên nhằm bảo vệ yêu sách của mình và căn cứ vào quy định của pháp luật quốc tế, ngày 04-4-1928, Hội đồng trọng tài đã đưa ra phán quyết với nội dung như sau1:
- Một quốc gia không thể chuyển giao một vùng lãnh thổ cho quốc gia khác khi quốc gia đó không có quyền sở hữu hợp pháp đối với vùng lãnh thổ chuyển giao. Như vậy, Tây Ban Nha không thể chuyển giao một cách hợp pháp đảo Palmas cho Hoa Kỳ nếu Tây Ban Nha không phải là chủ thể sở hữu đảo Palmas thông qua việc thực hiện quyền của người chiếm hữu nó trên thực tế. Tây Ban Nha đã là người có quyền sở hữu đối với đảo Palmas ngay khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã không thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế
1. Xem Arbitration Agreement between United State of America and The Netherlands, 4th day of April, 1928 tại https://www.pcacases.com/web/ sendAttach/714
19
đối với đảo Palmas sau khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo và vì vậy, Tây Ban Nha chưa thiết lập chủ quyền của mình đối với đảo Palmas trên thực tế. Do đó, lập luận của Hoa Kỳ đối với vụ kiện về việc Hoa Kỳ có chủ quyền đối với đảo Palmas trên cơ sở thừa hưởng quyền của chủ thể phát hiện ra đầu tiên đảo Palmas của Tây Ban Nha là không có cơ sở.
- Không có bất kỳ quy định nào của pháp luật quốc tế cho rằng vị trí của một hòn đảo gần với đất liền của quốc gia nào thì hòn đảo đó thuộc chủ quyền của quốc gia ấy. Như vậy, lập luận của Hoa Kỳ cho rằng đảo Palmas thuộc chủ quyền của Philíppin chứ không phải Hà Lan bởi lẽ vị trí của đảo gần lãnh thổ Philíppin hơn là lãnh thổ của Hà Lan là không có cơ sở pháp lý.
- Một quốc gia dù không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra một vùng lãnh thổ nhưng vẫn có cơ sở tuyên bố và thiết lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó nếu đã thực hiện quyền chiếm hữu vùng lãnh thổ trên thực tế một cách công khai, liên tục mà không gặp phải sự phản đối hoặc tranh chấp của bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào khác. Hà Lan dù không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas nhưng đã thực hiện quyền kiểm soát đối với đảo Palmas một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối của Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào khác.
Trên cơ sở các lý lẽ này, phán quyết của PCA kết luận như sau: Hoa Kỳ không có đủ các bằng chứng chứng minh rằng Tây Ban Nha là chủ thể đã thực hiện chủ quyền
20
thực tế đối với đảo Palmas mặc dù Tây Ban Nha là quốc gia phát hiện ra đảo này. Trong khi đó, Hà Lan có đủ các bằng chứng cho thấy Hà Lan là chủ thể đã thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo Palmas và việc thực hiện chủ quyền này đã diễn ra một cách liên tục, công khai mà không có sự phản đối của Tây Ban Nha hay chủ thể nào khác. Vì vậy, Tây Ban Nha không phải là quốc gia có chủ quyền đối với đảo Palmas. Việc Tây Ban Nha nhượng quyền sở hữu đảo Palmas cho Hoa Kỳ không đủ cơ sở để Hoa Kỳ thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo. Phán quyết của PCA đã tuyên đảo Palmas thuộc chủ quyền của Hà Lan. Sau khi Hà Lan trao trả độc lập cho Inđônêxia thì chủ quyền đối với đảo Palmas cũng được chuyển giao cho Inđônêxia. Ngày nay đảo Palmas là một phần lãnh thổ của nước Cộng hòa Inđônêxia.
5. Ý nghĩa của phán quyết
5.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý
Từ phán quyết của PCA đối với vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, có thể rút ra mấy vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến tranh chấp biển đảo sau đây:
Thứ nhất, vị trí địa lý của đảo hoàn toàn không phải là cơ sở pháp lý theo pháp luật quốc tế để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đối với hòn đảo cho dù đó là quốc gia có vị trị gần nhất với hòn đảo so với các quốc gia khác tham gia tranh chấp. Điều này có nghĩa là có những quốc gia có bờ biển rất xa so với vị trí của đảo nhưng hoàn toàn
21
có chủ quyền đối với đảo nếu như đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của mình.
Thứ hai, việc một quốc gia là chủ thể đầu tiên phát hiện ra hòn đảo chỉ có ý nghĩa là cơ sở ban đầu để xem xét chủ quyền của quốc gia đó đối với hòn đảo. Tuy nhiên, chủ quyền của quốc gia đối với đảo còn phải được chứng minh bằng các cơ sở pháp lý khác.
Thứ ba, nếu một quốc gia không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra hòn đảo nhưng đã thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác thì sẽ có cơ sở để kết luận hòn đảo đó thuộc về chủ quyền của quốc gia thực hiện quyền chiếm hữu thực tế hơn là thuộc chủ quyền của quốc gia phát hiện đầu tiên.
5.2. Ý nghĩa đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế
Phán quyết của PCA đã đặt nền tảng cho việc hình thành các nguyên tắc quan trọng của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với các vùng lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến biển đảo.
Thứ nhất, một quốc gia không thể lấy lý do mình là chủ thể phát hiện ra đầu tiên để xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ khi mà sau đó không thực hiện bất cứ một hành động nào thể hiện chủ quyền thực tế của mình đối với vùng lãnh thổ đó. Đây là cơ sở hình thành
22
nguyên tắc chiếm hữu có hiệu quả trong việc xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ quốc gia.
Thứ hai, một quốc gia hoàn toàn có cơ sở thiết lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ dù không phải là chủ thể phát hiện ra đầu tiên nếu như quốc gia đó đã công khai thực hiện sự kiểm soát và thể hiện chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó mà không có sự phản đối từ bất cứ một quốc gia nào khác. Đây là cơ sở hình thành nguyên tắc chiếm hữu lâu dài trong việc xác định chủ quyền đối với lãnh thổ của quốc gia, đặc biệt là đối với các đảo ven bờ của những quốc gia có bờ biển.
5.3. Ý nghĩa đối với quá trình giải quyết xung đột về tuyên bố chủ quyền biển đảo
Khi là một quốc gia có biển đảo và cũng đang trong tình trạng xung đột về tuyên bố chủ quyền biển đảo với các quốc gia khác. Để có cơ sở pháp lý vững chắc nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với các quần đảo đang có tranh chấp chủ quyền cần chú ý một số vấn đề sau đây được rút ra từ phán quyết PCA:
Thứ nhất, thực hiện việc chiếm hữu có hiệu quả và thể hiện chủ quyền của mình trên thực tế một cách công khai, thường xuyên, liên tục đối với những đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của mình.
Thứ hai, thường xuyên, liên tục khẳng định chủ quyền đối với những đảo và vùng biển thuộc chủ quyền của mình nhưng đang chịu sự kiểm soát của quốc gia khác.
23
Thứ ba, liên tục phản đối một cách kiên quyết và công khai nhằm chống lại hành động của quốc gia khác trong việc âm mưu tạo ra những chứng cứ giả nhằm chứng minh sự chiếm hữu thực tế đối với các đảo thuộc chủ quyền của mình nhưng đang tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của quốc gia khác.
Thứ tư, thường xuyên, liên tục củng cố và công bố các chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với các quần đảo đang có tranh chấp.
24
VỤ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
QUẦN ĐẢO ZUKUR HANISH TRÊN BIỂN ĐỎ GIỮA ÊRITƠRIA VÀ YÊMEN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 1999
1. Sơ lược về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Zukur Hanish
Zukur Hanish là một quần đảo nằm trên Biển Đỏ, trong đó đảo Hanish Greater là đảo lớn nhất, gần Bab el Mandeb (là cửa của Biển Đỏ). Chính phủ của Êritơria và Chính phủ Yêmen đã bắt đầu đàm phán với nhau về tình trạng chủ quyền của quần đảo trước khi các hoạt động quân sự diễn ra. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán của hai bên nhanh chóng thất bại do quan điểm quá khác biệt. Xung đột phát sinh khi Yêmen bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác, du lịch trong vùng biển chung quanh quần đảo cũng như cấp giấy phép cho các công ty nước ngoài tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển đảo và xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch trên các hòn đảo. Hai quốc gia Êritơria và Yêmen đã xảy ra cuộc đụng độ trong 3 ngày
25
(từ 15-12-1995 đến 17-12-1995) gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên. Năm 1996, hai nước đã thống nhất đưa vụ việc ra giải quyết tại PCA với thỏa thuận ký ngày 03-10-1996 giữa chính phủ hai nước.
2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp và yêu sách của các bên
Tranh chấp giữa Êritơria và Yêmen liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Zukur Hanish được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 liên quan đến việc xác định khu vực chủ quyền của hai bên cũng như xác định phạm vi tranh chấp, được kết thúc bằng phán quyết ngày 09-10-1998 của Hội đồng trọng tài gồm Giáo sư Rober Y. Jennings (Chủ tịch), Thẩm phán Stephen M. Schwebel, Tiến sĩ Ahmed Sadek El-Kosheri, Ngài Keith Highet và Thẩm phán Rosalyn Higgins. Giai đoạn 2 liên quan đến việc xác định đường phân chia ranh giới khu vực biển của hai nước, được kết thúc bằng phán quyết ngày 17-12-1999 của Hội đồng trọng tài với thành phần là các thành viên của Hội đồng trọng tài đã được thành lập. Kết quả giải quyết sau cùng cho thấy, phần lớn quần đảo Zukur Hanish thuộc về lãnh thổ của Yêmen.
2.1 Giai đoạn 1: Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ năm 1998
Xung đột Hanish là cuộc đối đầu giữa Yêmen và Êritơria để giành quyền sở hữu một quần đảo ở Biển Đỏ. Ngày 10-8-1995, quân đội Êritơria chiếm đảo Hanish al-Saghir.
26
Do Yêmen đe dọa sẽ dùng vũ lực để giành lại đất, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã yêu cầu binh sĩ Êritơria rời khỏi khu vực. Ngay sau đó Êritơria đặt nhiều tên lửa dọc bờ biển.
Ngày 22-11-1995, Ngoại trưởng Yêmen, ông Adb al Karim al-Iryani, gặp ba quan chức Êritơria ở Thủ đô Sana’a của Yêmen để thảo luận về tranh chấp. Sau đó, phái đoàn của Yêmen lại sang Êritơria để dự một cuộc họp ngày 7-12-1995. Trong cuộc họp, hai nước nhất trí giải quyết tranh chấp qua đàm phán vào tháng 1-1996. Nếu đàm phán thất bại, hai nước sẽ yêu cầu Tòa án công lý quốc tế tại Hà Lan để xét xử vụ việc.
Thủ tục tố tụng chuẩn bị cho việc giải quyết vụ việc:
Thỏa thuận trọng tài được nêu ra trong “Bản thỏa thuận các nguyên tắc” ký kết tại Pari vào ngày 21-5- 1996 giữa Êritơria và Yêmen dưới sự chứng kiến của Chính phủ Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Êtiôpia, và Cộng hòa Ả rập Ai Cập1. Các bên tuyên bố không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và cam kết “giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phân định ranh giới một cách ôn hòa”. Các bên thỏa thuận thành lập Tòa trọng tài. Bản thỏa thuận các nguyên tắc quy định rằng: Liên quan đến các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ,
1. Khoản 2 Điều 1, Phán quyết của PCA về tranh chấp phân định biển và chủ quyền lãnh thổ giữa Yêmen và Êritơria giai đoạn 1, xem tại https://pcacases.com/web/view/81
27
Tòa sẽ quyết định và phân xử vụ việc dựa trên các nguyên tắc, luật lệ, thực tiễn của luật quốc tế và đặc biệt là chủ quyền mang tính lịch sử.
Đồng thời, với bản thỏa thuận các nguyên tắc, các bên ban hành một tuyên bố chung, nhấn mạnh sự mong muốn giải quyết tranh chấp và “cho phép tái lập và phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài giữa hai nước”, góp phần ổn định và hòa bình khu vực.
Theo Điều 1.1 của Thỏa thuận Trọng tài, Êritơria chỉ định trọng tài viên Judge Stephen M. Schwebel và Judge Rosalyn Higgins, trong khi Yêmen chỉ định Tiến sĩ Ahmed Sadek El-Kosheri và ông Keith Highet. Thông qua trao đổi bằng thư, các bên chỉ định Giáo sư Robert Y. Jennings làm Chủ tịch Tòa Trọng tài.
Điều 2 của Thỏa thuận Trọng tài quy định: (i) Tòa được yêu cầu đưa ra các phán quyết phù hợp với các nguyên tắc luật quốc tế, trong hai giai đoạn; (ii) Giai đoạn đầu tiên, Tòa sẽ đưa ra một phán quyết về chủ quyền lãnh thổ và xác định phạm vi tranh chấp giữa Êritơria và Yêmen. Tòa án sẽ quyết định chủ quyền lãnh thổ theo các nguyên tắc, quy tắc và thông lệ của luật pháp quốc tế áp dụng cho vấn đề này và trên cơ sở đặc biệt là các chủ quyền lịch sử. Tòa án sẽ quyết định về việc xác định phạm vi tranh chấp trên cơ sở các vị trí tương ứng của các bên; (iii) Giai đoạn thứ hai sẽ dẫn đến một phán quyết về phân định ranh giới biển. Tòa án sẽ quyết định xem xét các ý kiến cho rằng nó sẽ được hình thành trên các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ,
28
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, và bất kỳ yếu tố phù hợp khác.
Lập luận của các bên về chủ quyền lãnh thổ: - Lập luận của Êritơria:
Êritơria đưa ra yêu sách của mình đối với chủ quyền lãnh thổ các “Quần đảo Đỏ” (sau đây gọi là “quần đảo”) dựa trên một loạt các văn bản chứng minh chủ quyền mở rộng hơn 100 năm và trên nguyên tắc luật quốc tế về “việc chiếm hữu hợp pháp”1. Êritơria khẳng định rằng quốc gia này được thừa kế chủ quyền đối với quần đảo từ năm 1993, khi Nhà nước Êritơria tuyên bố độc lập một cách hợp pháp, tách khỏi Nhà nước Êtiôpia. Yêu sách của Êritơria đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Zukur Hanish dựa trên các cơ sở sau:
(i) Êtiôpia được nhận trao trả chủ quyền quần đảo này từ Italia, mặc dù trong thời kỳ này, quân đội Anh đang chiếm đóng toàn bộ Êritơria trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó Italia tuyên bố đã giao quần đảo này lại cho Nhà nước Êtiôpia trong những năm 1952 - 1953, và sáp nhập với Êritơria. Như vậy, Êritơria vốn là một bộ phận lãnh thổ của Êtiôpia, được quyền thừa hưởng chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo trên Biển Đỏ trên cơ sở chủ quyền mà Êtiôpia đã thừa hưởng từ nước Italia trước kia.
1. Nguyên văn: “effective occupation”.
29
(ii) Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù toàn bộ khu vực này nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Anh nhưng theo quan điểm của Êritơria, sự kiểm soát này chỉ là tạm thời và ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hiệp định hòa bình năm 1947 đã trao quyền kiểm soát các thuộc địa của Italia trong khu vực (bao gồm cả Êtiôpia) cho lực lượng đồng minh (không phải là một mình nước Anh). Hiệp định này đã được thực hiện hoàn tất trên thực tế thông qua việc chuyển giao cho Êtiôpia quyền kiểm soát tất cả các vùng lãnh thổ trong khu vực (bao gồm cả vùng lãnh thổ của Êritơria) vào năm 1952. Theo Êritơria, hoạt động này bao hàm cả việc chuyển giao quyền kiểm soát các hòn đảo từ quân đội Anh sang Êtiôpia.
(iii) Êritơria cũng cho rằng trong suốt quãng thời gian từ khi được Italia trao trả chủ quyền và thiết lập quyền kiểm soát đối với khu vực Biển Đỏ, Nhà nước Êtiôpia đã thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế đối với vùng biển thuộc lãnh thổ của Êtiôpia, trong đó có các quần đảo trong Biển Đỏ. Các hoạt động này bao gồm việc tiếp tục duy trì các hoạt động tuần tiễu, kiểm soát của hải quân, mà sau này được Nhà nước Êritơria tiếp tục duy trì. Theo Êritơria, trong suốt thời gian từ khi Êtiôpia độc lập cho đến suốt thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhà nước Yêmen đã không hề phản đối hoạt động kiểm soát khu vực này của Êtiôpia. Như vậy, cho đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX cả hai nhà nước Yêmen
30
(Bắc Yêmen và Nam Yêmen) đều không có bất cứ lợi ích gì liên quan đến quần đảo tranh chấp. Như vậy, cho đến trước khi Êritơria độc lập, Êtiôpia là nước thực tế kiểm soát toàn bộ các quần đảo nằm trên Biển Đỏ, trong đó có quần đảo Zukur Hanish.
(iv) Êritơria tuyên bố rằng lịch sử soạn thảo Hiến pháp Êritơria năm 1952 khẳng định việc bao gồm các hòn đảo đang tranh chấp thuộc về phần lãnh thổ của Êritơria. Theo đó, đây là cách giải thích hợp lý duy nhất cho cụm từ “Êritơria, bao gồm các hòn đảo” trong định nghĩa lãnh thổ của Êritơria, được John Spencer - một tư vấn pháp lý của Êtiôpia vào thời điểm đó đưa ra. Êritơria tuyên bố điều này đã được củng cố thêm bằng ngôn ngữ tương tự trong các điều khoản của Hiến pháp và các văn bản luật sau đó, đặc biệt là Pháp lệnh Hoàng gia năm 1952 và Hiến pháp Êtiôpia năm 1955.
(v) Một cơ sở khác mà Êritơria đưa ra để chứng minh chủ quyền của Êtiôpia đối với các hòn đảo nằm trong lãnh hải của Êtiôpia đó là các quy tắc quốc tế và các tập quán quốc tế theo đó, mỗi hòn đảo đều có lãnh hải riêng được đo theo các nguyên tắc tương tự như áp dụng đối với đất liền. Theo quan điểm của Êritơria, một chuỗi các hòn đảo liên kết với đất liền ở các khoảng cách không rộng hơn mười hai dặm hoàn toàn nằm trong vùng lãnh hải của chủ quyền lãnh thổ. Chính vì thế, Êritơria khẳng định chắc chắn là hòn đảo Zukur Hanish thuộc về Êtiôpia, thông qua tuyên bố của Êtiôpia năm 1953.
31
(vi) Êritơria lập luận thêm rằng, sau khi giành được độc lập vào năm 1991, quốc gia này đã giành được quyền sở hữu quần đảo trên và thực thi quyền chủ quyền đối với nó. Êritơria khẳng định rằng, trong những năm gần đây, ngư dân của Êritơria sinh sống phụ thuộc vào quần đảo này. Các quy định hành chính của Êritơria được đưa ra một cách chặt chẽ nhằm kiểm soát việc đánh bắt cá trên khắp quần đảo này, bao gồm cả việc cấp giấy phép đáp ứng các yêu cầu khác về đánh bắt cá trong vùng nước xung quanh. Thêm vào đó, Êritơria cho rằng tàu tuần tra của nước này thường xuyên giám sát các tàu cá nước ngoài trong vùng lãnh thổ của Êritơria và các vùng biển xung quanh quần đảo để thi hành các quy định đánh bắt cá, bắt giữ tàu không tuân thủ pháp luật của Êritơria. Nước này khẳng định Yêmen đã không duy trì bất kỳ sự hiện diện chính thức nào trên quần đảo này, và mãi đến năm 1995, các tàu tuần tra hải quân của Êritơria mới khám phá ra một tàu dân sự nhỏ của Yêmen được cho là đang tham gia vào một khu du lịch trên đảo Greater Hanish.
- Lập luận của Yêmen:
(i) Yêmen cũng đưa ra các lập luận để chứng minh tính chủ quyền của mình đối với quần đảo trên. Yêmen cho rằng từ năm 1538 đến khoảng năm 1635, khi Yêmen sáp nhập vào đế quốc Ốttôman, sau này được tách ra là một tỉnh của Ốttôman từ năm 1918, việc tách ra này đã
32
không tước đi chủ quyền của Yêmen đối quần đảo trên, thông qua việc Ốttôman công nhận Yêmen là một đơn vị hành chính, lãnh thổ riêng biệt, và quần đảo này là một phần của phần lãnh thổ được tách riêng này.
(ii) Một lập luận khác được Yêmen đưa ra đó là việc mở rộng chủ quyền của Yêmen đối với các đảo này dựa trên “nguyên tắc sự thống nhất tự nhiên và địa lý”. Căn cứ này thường được viện dẫn trong các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, cho rằng chủ quyền đối với một thực thể hoặc nguyên cả một thực thể tự nhiên được xem là tồn tại khi không có bất kỳ một chứng cứ phản bác nào được đưa ra. Theo đó, quần đảo này được xem là một thực thể tự nhiên dựa trên tập bản đồ của hải quân Anh “Người dẫn đường trên Biển Đỏ và vịnh Eden”, được xuất bản bởi Văn phòng Thủy văn Vương quốc Anh và Bách khoa toàn thư Anh quốc. Các tài liệu này do nước Anh xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến năm 1937 đều thể hiện các quần đảo trong khu vực Biển Đỏ là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Yêmen.
(iii) Yêmen dựa vào nhiều loại bằng chứng về chủ quyền để xác nhận chủ quyền truyền thống và lịch sử, một chủ quyền độc lập. Các bằng chứng này bao gồm mối liên kết về mặt kinh tế, xã hội giữa quần đảo và đất liền Yêmen; thực thi chủ quyền dưới hình thức các hành vi thuộc thẩm quyền; công nhận chủ quyền của Yêmen bởi các quốc gia thứ ba và xác nhận chủ quyền Yemen bằng các ý kiến của chuyên gia.
33
(iv) Yêmen trích dẫn luật và các bình luận để chứng minh cho các lập luận của mình rằng, trong bối cảnh vị trí địa lý thích hợp, các hoạt động của ngư dân cũng tạo thành bằng chứng có liên quan đến chủ quyền lịch sử cho lãnh thổ. Phân tích của Yêmen về những sự kiện và hoạt động này bắt đầu với tên “Hanish” và “Zuqar”. Yêmen khẳng định, các từ này có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập. Yêmen cũng ghi nhận sự hiện diện của người dân Yêmen có tên bắt nguồn từ từ “Hanish”, ngư dân gắn liền với quần đảo. Yêmen chỉ ra rằng, trong cuộc bạo loạn năm 1995, hai thành viên của một gia đình bị bắt giam bởi lực lượng Êritơria trong khi đang câu cá gần đảo Greater Hanish. Yêmen cũng cho rằng, sự tồn tại của các điểm neo đậu và các khu định cư trên quần đảo cũng có các tên gọi mang đặc trưng của tiếng Ả Rập. Điều này cho thấy những người đánh cá Yêmen đã định cư ở các hòn đảo trong nhiều thế hệ chứ không phải là những người đánh cá của Êritơria, vốn chỉ là những người tạm cư trên các hòn đảo.
(v) Những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, Yêmen đã cho các lực lượng không quân tiến hành khảo sát phía trên và xung quanh đảo. Yêmen cho rằng, quốc gia này đã tiến hành cấp giấy phép các công dân nước khác đến thăm các hòn đảo nhất định vì mục đích khoa học và du lịch. Năm 1988, Yêmen đã bắt tay vào một dự án để nâng cấp và xây dựng hàng loạt ngọn hải đăng, kèm theo thông báo cho người đi biển, trên đảo Peak Center, Jabal al-Tayr,
34
Lesser, đảo Hanish, Abu Ali, Jabal Zukur và đảo Greater Hanish. Yêmen cũng tuyên bố đã xây dựng các trạm trắc địa trên Greater Hanish và Jabal Zuqar và xây dựng bãi đáp trực thăng trên đảo Greater Hanish, đã được sử dụng thường xuyên vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Yêmen cũng đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng đã cấp giấy phép cho các công ty nước ngoài nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động du lịch, thương mại cũng như cấp các giấy phép về việc đậu tàu bè ở vùng biển trong và xung quanh quần đảo. Một bằng chứng cụ thể mà Yêmen đưa ra là năm 1995 một công ty của Đức đã được Bộ Văn hóa và Du lịch Yêmen (The Yemeni Ministry of the Culture and Tourism) cho phép liên doanh với Tổng công ty Đầu tư của Yêmen xây dựng một khách sạn và khu vực lặn trên đảo Hanish Greater. Yêmen cho rằng, những hoạt động này đã thể hiện chủ quyền của Yêmen đối với quần đảo Zukur Hanish trên mọi lĩnh vực, như đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, quản lý hành chính chứ không chỉ là vấn đề kiểm soát các vùng biển bằng lực lượng cảnh sát biển như Êritơria.
(vi) Đối với Hiệp định hòa bình năm 19471 mà Êritơria đưa ra, Yêmen cho rằng cụm từ “the territory of Eritrea including the islands” (lãnh thổ của Êritơria bao gồm các đảo) không đề cập đến quần đảo tranh chấp. Bởi vì trong
1. Đoạn 23, phán quyết của PCA về tranh chấp phân định biển và chủ quyền lãnh thổ giữa Yêmen và Êritơria giai đoạn 1, xem tại https://pcacases. com/web/sendAttach/517
35
báo cáo chính thức của Ủy ban về Êritơria của Liên hợp quốc (The United Nations Commission for Eritrea) năm 1950 đã chỉ ra rằng Yêmen có chủ quyền đối với quần đảo này. Điều này cũng được thể hiện trong bản đồ do Ủy ban này đưa ra, trong đó màu của quần đảo Zukur Hanish trùng với màu của lãnh thổ Yêmen. Yêmen cho rằng tất cả những lý lẽ của Êritơria về các hoạt động hoặc sự kiểm soát của Êtiôpia đối với quần đảo trong giai đoạn này đều có giá trị chứng minh chủ quyền của Yêmen đối với quần đảo chứ không phải của Êritơria.
2.2. Giai đoạn 2: Phân định biển năm 1999
Vấn đề tiếp theo mà các bên trong vụ Êritơria và Yêmen yêu cầu Tòa giải quyết đó là việc phân định biển giữa hai nước. Cả hai đều tuyên bố đường ranh giới quốc tế trung gian cho riêng mình theo cách tính khác nhau và chúng không trùng khớp. Tuy nhiên, hai quốc gia này lại có điểm tương đồng trong việc xác định đường ranh giới tại vùng nước hẹp ở phần cực nam eo biển. Đường ranh giới mà Êritơria xác định nằm ở các khoảng cách bằng nhau tính từ bờ đất liền, nhưng đường ranh giới lịch sử của quốc gia này được xác định là bao gồm luôn các hòn đảo của Êritơria (không phải là các hòn đảo ở giữa biển Yêmen). Trong khi đó, Yêmen xác định đường ranh giới của mình là các điểm cách đều nhau giữa bờ biển Êritơria (bao gồm một số điểm được chọn trên đảo Dahlak) và bờ biển của tất cả các đảo của Yêmen.
36
3. Nội dung phán quyết
3.1. Nội dung phán quyết giai đoạn 11:
Trong phán quyết của mình, Tòa cho rằng Êritơria đã không đưa ra các chứng cứ để chứng minh chủ quyền mang tính lịch sử, mặc dù chính quyền Êtiôpia không phản đối. Trong khi đó, Yêmen lại đưa ra được các chứng cứ về mặt lịch sử lâu đời hơn (từ thời Trung cổ). Đây được xem là một chứng cứ quan trọng để xem xét tính chủ quyền. Đối với các bằng chứng thể hiện vai trò của nhà nước và chính phủ các nước, Tòa xem xét thấy cả Êtiôpia lẫn Yêmen đều không có sự tuyên bố chủ quyền rõ ràng đối với hòn đảo, hoặc thể hiện các hoạt động của chính phủ đối với hòn đảo sau năm 1967, khi người Anh rời khỏi khu vực. Các hoạt động của hai nước chung quanh khu vực này là rất ít và chỉ được hai bên tuyên bố mà không có nhiều chứng cứ thuyết phục liên quan đến các hoạt động này. Yếu tố quan trọng để xem xét trong trường hợp này là vị trí địa lý. Phần lớn các đảo và đá tạo thành một quần đảo mở rộng trên một eo biển tương đối hẹp giữa hai bờ, vì thế, có một số học thuyết cho rằng bất kỳ hòn đảo nào nằm ngoài bờ biển đều có thế được cho là thuộc sở hữu của bờ biển đó trừ phi quốc gia ở bờ đối diện đưa ra một chủ quyền rõ ràng, thuyết phục hơn. Học thuyết đó có thể được áp dụng trong trường hợp này, khi có rất nhiều lịch sử pháp lý liên quan đến quần đảo này,
1. Xem toàn văn “Arbitration Agreement dated 3 October, 1996 between the Government of the State of Eritrea and the Government of the Republic of Yemen”. Nguồn: https://pcacases.com/web/sendAttach/517
37
bắt đầu là từ thời Ốttôman đưa ra các luật lệ để phân chia thẩm quyền giữa hai bờ biển của hai chính quyền, mặc dù cùng chung chủ quyền. Trong khi xem xét các hoạt động của chính phủ hai bên, Tòa nhận thấy rõ ràng không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh tính lịch sử pháp lý chung cho toàn bộ quần đảo Zukur Hanish, mà chỉ có bằng chứng cho một vài hòn đảo cụ thể hoặc các nhóm đảo nhỏ.
Do đó, để đưa ra phán quyết về chủ quyền lãnh thổ, Tòa án không còn cách nào khác ngoài việc xem xét các chứng cứ riêng mà các bên đưa ra trong vụ kiện. Lịch sử pháp lý không ủng hộ cả hai bên trong vụ kiện này, vì như đã nêu ở trên, các chứng cứ lịch sử pháp lý mà các bên đưa ra chỉ chứng minh chủ quyền cho một vài hòn đảo và nhóm đảo nhỏ chứ không phải chứng minh chủ quyền cho toàn bộ quần đảo. Tòa kết luận, không bên nào được công nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo. Sự công nhận chủ quyền cho quần đảo này sẽ được chia ra cho cả hai bên dựa trên bằng chứng lịch sử và pháp lý mà các bên trình bày cho một vài hòn đảo và nhóm đảo nhất định.
Phán quyết ngày 09-10-1998 của Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp giữa Êritơria và Yêmen đối với các đảo trên khu vực Biển Đỏ gồm các nội dung chính sau:
(i) Các quần đảo, các đảo nhỏ (Islet), đá được xác định theo mực nước thủy triều thấp nhất tạo thành quần đảo Mohabbakah, điều này không áp dụng đối với các đảo nhỏ Sayal, Harbi, Flat và High đều thuộc về chủ quyền của Êritơria;
38
(ii) Các quần đảo, các đảo nhỏ (Islet), đá được xác định theo mực nước thủy triều thấp nhất tạo thành quần đảo Haycock, điều này không áp dụng đối với các đảo North East Haycock, Middle Haycock và South West Haycock đều thuộc về chủ quyền của Êritơria;
(iii) Đảo South West Rocks thuộc về chủ quyền của Êritơria;
(iii) Các quần đảo, các đảo nhỏ (Islet), đá được xác định theo mực nước thủy triều thấp nhất tạo thành quần đảo Zukur Hanish, điều này không áp dụng đối với các đảo Three Foot Rock, Parkin Rock, Rocky, Pin Rock, Suyul Hanish, Mid Islet, Double Peak Island, Round Island, North Round Island, Quoin Island (13°43′N, 42°48′E), Chor Rock, Greater Hanish, Peaky Islet, Mushajirah, Addar Ail Islets, Haycock Island (13°47′N, 42°47′E), đảo Low (13°52′N, 42°49′E) cũng như các đảo nhỏ chưa có tên và đá gần phía bắc, phía đông và phía nam, đảo Lesser Hanish và các đảo nhỏ không tên ở phía đông, đảo Tongue và các đảo không tên ở phía nam, đảo Near và các đảo không tên ở phía đông nam, đảo Shark, đảo Jabal Zuquar, đảo High và đảo Abu Ali (bao gồm cả đảo Quoin có tọa độ 14°05′N, 42°49′E, đảo Pile) đều thuộc chủ quyền của Yêmen;
(iv) Các đảo Jabal al - Tayr, các đảo khác, đảo nhỏ, đá được xác định theo mực nước thủy triều thấp nhất tạo thành quần đảo Zubayr Group, bao gồm cả các đảo Quoin (15°12′N, 42°03′E), đảo Haycock (15°10′N, 42°07′E,
39
không bao gồm quần đảo Haycock ở phía tây nam đảo Greater Hanish), đảo Rugged, đảo Table Peak, đảo Saddle và các đảo, đá không tên khác phía tây bắc, đảo Low (15°06′N, 42°06′E) và các đảo, đá không tên phía đông, đảo Middle Reef, đảo Saba, quần đảo Connected, các đá East, đá Shoe, đảo Jabal Zubayr và đảo Centre Peak đều thuộc về chủ quyền của Yêmen;
(v) Khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân cả hai nước được quy định khai thác, đánh cá cũng như tự do ra vào của ngư dân cả hai nước Êritơria và Yêmen.
Như vậy, trong giai đoạn 1, các bên tập trung chứng minh chủ quyền của mình đối với các đảo trên Biển Đỏ, trong đó chủ yếu là tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Zukur Hanish. Sau khi phán quyết của Hội đồng trọng tài ngày 09-10-1998 xác định chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đỏ thì các bên tiếp tục tranh chấp về vị trí của đường phân định vùng biển giữa hai nước.
3.2. Nội dung phán quyết giai đoạn 21:
Nội dung phán quyết của Hội đồng trọng tài bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:
(i) Đánh bắt cá nói chung là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển của cả hai nước bên bờ Biển Đỏ. Điều này đã được công nhận trong phán quyết về phân định
1. Phán quyết của PCA về tranh chấp phân định biển và chủ quyền lãnh thổ giữa Yêmen và Êritơria giai đoạn 2, xem tại https://pcacases.com/web/ view/81, https://pcacases.com/web/sendAttach/518
40
chủ quyền của Tòa án. Nếu Tòa xác định chính xác mức độ, phạm vi đánh bắt thì sẽ gây ra một sự nhầm lẫn và không cần thiết. Hơn nữa, toàn bộ quan điểm của Tòa án trong chương VI Phán quyết về chủ quyền là chế độ đánh bắt cá truyền thống này sẽ được duy trì lâu dài bao gồm “quyền tự do tiếp cận và hưởng thụ cho ngư dân của cả Êritơria và Yêmen”. Đó là hoạt động truyền thống đã được Tòa án xét xử là quan trọng đối với mỗi bên và cho công dân của mỗi bên. Như vậy, đủ để nói rằng đánh cá, ngư dân và ngành thủy sản đã, đang và sẽ giữ vai trò quan trọng cho mỗi bên trong trường hợp hiện tại.
(ii) Tòa án nhận thấy không cần thiết đưa ra kết luận rằng một trong hai quốc gia Êritơria hoặc Yêmen lệ thuộc về kinh tế vào việc đánh bắt đến mức độ như vậy khi đề xuất bất kỳ đường phân định cụ thể nào. Bằng chứng trước Tòa cho thấy hoạt động đánh bắt dường như là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế của Yêmen - đặc biệt trong khu vực Tihama. Sự phục hồi và phát triển của ngành đánh bắt cá ở Êritơria là một mục tiêu ưu tiên của chính phủ nước này và đã nhận được sự chú ý đáng kể từ khi quốc gia này độc lập.
(iii) Các bằng chứng đưa ra trong cả hai giai đoạn của Tòa bao gồm bằng chứng cho thấy nhiều ngư dân từ Êritơria chủ yếu đánh cá trong và xung quanh quần đảo Dahlak, cũng như vùng biển ven bờ dọc theo bờ biển Êritơria. Một số ngư dân Êritơria đã sử dụng vùng nước trong, xung quanh đảo Hanish và Zukur cũng như vùng biển sâu phía tây
41
đảo giữa và chung quanh Mohabbakahs, Haycocks và South West Rocks. Kết luận này được đưa ra bởi việc xem xét của Tòa án về duy trì cơ chế đánh bắt truyền thống “trong khu vực” nói chung, bao gồm quyền tự do tiếp cận, hưởng thụ của ngư dân cả hai quốc gia Êritơria và Yêmen. Cần lưu ý rằng, có bằng chứng khá rõ ràng cho thấy ngư dân Êritơria cũng như ngư dân Yêmen đều có quyền tự do và mở cửa tiếp cận với thị trường cá tại Hodeidah trên Yêmen bên bờ Biển Đỏ mà không gặp trở ngại do quốc tịch của họ.
(iv) Các bằng chứng liên quan đến việc tiêu thụ cá của mỗi bên đưa ra nhằm mục đích xác định rằng việc Tòa án thông qua đường phân định ưu ái cho bên kia sẽ tạo thành một sự đe dọa đối với cuộc sống của dân cư bên này. Tuy nhiên, chứng cứ về vấn đề này là mâu thuẫn và không chắc chắn. Tòa kết luận không tìm thấy lý do đáng kể nào để chấp nhận hoặc từ chối các lập luận của một trong hai bên về đường phân định được đề xuất bởi chính Tòa hoặc bởi một bên nào khác.
Từ các lập luận trên, phán quyết ngày 17-12-1999 của Hội đồng trọng tài liên quan đến việc xác định đường phân chia ranh giới khu vực biển của hai nước đã xác định tọa độ cụ thể của đường phân định ranh giới biển hai nước như sau:
Đường biên giới quốc tế trên biển giữa Êritơria và Yêmen là một chuỗi các đường được đo đạc, sắp xếp theo một trật tự nhất định cũng như là các điểm mốc để nối các đường với nhau. Những điểm mốc này được xác định
42
bởi tọa độ của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến dựa trên Hệ thống đo đạc toàn cầu năm 1984 (The World Geodetic System 1984 - WGS 84).
Trên cơ sở tọa độ cụ thể đã xác định, đường phân định vùng biển giữa hai nước đã được điều chỉnh lại theo hướng vùng biển thuộc chủ quyền của Êritơria được mở rộng hơn trước và căn cứ pháp lý chủ yếu để xác định vị trí của đường phân định này là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
4. Ý nghĩa của phán quyết
Từ nội dung vụ tranh chấp, yêu sách của các bên và phán quyết của PCA, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, trong quá trình chứng minh chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ tranh chấp, cần sử dụng các điều ước quốc tế liên quan đến xác định ranh giới lãnh thổ do các nước đế quốc trước kia để lại làm cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền vì những bản đồ này được lập ra một cách khách quan. Và quan trọng nhất là chúng có giá trị lịch sử không thể thay đổi được. Cả Êritơria và Yêmen đều từng là thuộc địa của các nước đế quốc. Trong quá trình chiếm đóng và khai thác thuộc địa, các nước đế quốc đều ký kết các điều ước quốc tế để xác định ranh giới lãnh thổ thuộc địa của mình. Đây là một trong những cơ sở pháp lý mà cả Êritơria và Yêmen đều khai thác để chứng minh cho yêu sách của mỗi bên.
43
Thứ hai, cần khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền. Các tư liệu lịch sử đều có giá trị xác định nguồn gốc chủ quyền quốc gia đối với một vùng lãnh thổ nhất định. Điều này cũng đã được Êritơria và Yêmen triệt để khai thác trong quá trình chứng minh cho yêu sách của mình. Tuy nhiên, Yêmen đã thành công khi chứng minh được rằng nguồn gốc xa xưa nhất về chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp thuộc về Yêmen.
Thứ ba, các bản đồ đã được vẽ trong quá trình lịch sử của một vùng lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó. Cả Yêmen và Êritơria, đặc biệt là Yêmen, đã triệt để sử dụng các bản đồ xác định ranh giới lãnh thổ cũng như bản đồ nhằm các mục đích khác có liên quan đến vùng lãnh thổ đang tranh chấp được vẽ trong các giai đoạn lịch sử trước đó để phục vụ cho việc chứng minh yêu sách chủ quyền của mình. Và một trong những cơ sở quan trọng dẫn đến phán quyết của Hội đồng trọng tài xác định chủ quyền của Yêmen đối với quần đảo Zukur Hanish chính là các bản đồ đã được vẽ đều ghi nhận vấn đề này.
Thứ tư, hoạt động chiếm đóng bằng lực lượng quân sự của một quốc gia không đồng nghĩa với việc thiết lập chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Trong lập luận của Êritơria cho rằng quần đảo Zukur Hanish đã nằm dưới quyền kiểm soát của Italia sau khi Italia chiếm toàn bộ khu vực này vào nửa sau thế kỷ XIX từ thời đế quốc Ốttôman. Khu vực này sau đó trở thành
44
thuộc địa của Italia và như thế, Italia có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này, bao gồm cả quần đảo Zukur Hanish. Tuy nhiên, cũng chính Êritơria lại cho rằng chủ quyền lãnh thổ thông qua chiếm đóng bằng lực lượng quân sự của Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai không có giá trị xác lập chủ quyền của Anh đối với quần đảo Zukur Hanish. Vì vậy, lập luận này của Êritơria đã không được Hội đồng trọng tài chấp nhận.
Thứ năm, các hoạt động khai thác tài nguyên đối với vùng biển cũng như đối với các đảo có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia đối với vùng biển đảo đó. Một trong những hoạt động thực tiễn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Yêmen đối với quần đảo Zukur Hanish đã được Hội đồng trọng tài chấp nhận là các hoạt động khai thác tài nguyên (đánh bắt cá) cũng như các hoạt động thương mại khác (du lịch, khách sạn,...) của Yêmen đối với vùng biển đảo tranh chấp trong khi Êritơria chỉ cho thấy sự kiểm soát đối với khu vực tranh chấp chủ yếu tiến hành bằng lực lượng quân sự và đội ngũ hành chính. Như vậy, hoạt động khai thác tài nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là chứng cứ pháp lý quan trọng chứng minh sự thể hiện chủ quyền trên thực tế của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ.
45
VỤ TRANH CHẤP ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA BÁCBAĐỐT VỚI TƠRINIĐÁT VÀ TÔBAGÔ NĂM 2006
1. Vị trí địa lý và bối cảnh dẫn đến vụ tranh chấp
Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô đều là hai đảo quốc nằm trên vùng biển Caribê. Bácbađốt là đảo rất nhỏ trong số các đảo thuộc khu vực Caribê, nằm ở phía đông quần đảo Lesser Antilles và West Indies. Bácbađốt là một quốc gia độc lập kể từ ngày 30-11-1966, theo chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ nghị viện, theo mô hình của Anh. Cộng hòa Tơriniđát và Tôbagô là một nước nằm ở phía nam Biển Caribê, 11km (7 dặm) ngoài khơi bờ biển Vênêxuêla. Nước này là một đảo quốc gồm hai đảo chính (Tơriniđát và Tôbagô) và 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128km2. Đảo lớn và đông dân hơn là Tơriniđát, Tôbagô nhỏ hơn. Vì có vị trí địa lý gần nhau nên vùng biển của Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô tiếp giáp nhau. Trước khi xảy ra vụ tranh chấp, hai nước có mối quan hệ ngoại giao rất tốt và duy trì thường xuyên phương thức thương lượng, đàm phán trong việc giải quyết vấn đề khai thác
46
nguồn tài nguyên của vùng biển nằm chồng lấn nhau giữa hai nước. Để cùng nhau khai thác chung các vùng biển, Chính phủ Bácbađốt cùng với Chính phủ Tơriniđát và Tôbagô đã ký kết văn bản ghi nhớ việc khai thác chung để khai thác hydrocarbon và ngành công nghiệp đánh bắt cá (Memorandum of Understanding on Matters of Co
operation).
Tháng 1-1978, Bácbađốt ban hành luật quy định về đường biên giới và quyền tài phán trên biển (Act to provide for the establishment of Marine Boundaries and Jurisdiction) nhằm mở rộng quyền tài phán của Bácbađốt đối với lãnh thổ trên biển và xác định vùng đặc quyền kinh tế của mình cũng như các quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế. Đạo luật cũng đã quy định đường biên giới trên biển cũng như xác định các vùng biển thuộc chủ quyền của Bácbađốt. Năm 1986, Tơriniđát và Tôbagô ban hành Luật về vùng nước quần đảo và vùng đặc quyền kinh tế (Archipelagic Waters and Exclusive Economic Zone Act) trên cơ sở các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Đạo luật này đã quy định đường biên giới trên biển cũng như xác định vùng đặc quyền kinh tế của Tơriniđát và Tôbagô. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 2004, dựa vào đạo luật này, Tơriniđát và Tôbagô đã bắt giữ và truy tố nhiều người đánh cá được cho là bất hợp pháp trên vùng biển của nước này.
Ngày 18-4-1990, Tơriniđát và Tôbagô đã ký với Vênêxuêla Hiệp định phân định đường biên giới biển và
47
vùng đáy biển (Treaty on the Delimitation of Marine and Submarine Areas1). Hiệp định này được thay đổi, bổ sung bởi Hiệp định ngày 23-7-1991 giữa hai nước. Theo Hiệp định, một số vùng biển được xác định là thuộc chủ quyền của Tơriniđát và Tôbagô trong khi Bácbađốt đã tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này cùng với hành động bắt giữ ngư dân của Tơriniđát và Tôbagô đã gây ra mâu thuẫn xung đột giữa hai nước trong suốt thời gian từ năm 1990 đến năm 2004, dù hai bên đã nhiều lần đàm phán, thương lượng. Ngày 16-01-2004, đại diện của hai nước đã gặp nhau và thống nhất đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại PCA.
2. Tiến trình tố tụng
Thông báo của Tòa Trọng tài ngày 16-2-20042 cho biết Bácbađốt bắt đầu thủ tục tố tụng khiếu kiện liên quan đến biên giới biển với Cộng hòa Tơriniđát và Tôbagô. Theo đó, quan điểm của Bácbađốt liên quan đến việc phân định biên giới biển giữa các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc về Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô căn cứ theo Điều 286 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Bácbađốt cho rằng, điều này là phù hợp với Phụ lục VII của Công ước.
1. Xem nội dung Hiệp định tại Reprinted in the Law of the Sea - Maritine Boundary Agreements (1985 - 1991), tr.25 - tr.29 (Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, United Nations, NewYork 1992).
2. Đoạn 1, Phán quyết của PCA về tranh chấp đường biên giới trên biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô (2006), xem tại https://www. pcacases.com/web/sendAttach/1116
48
Trong bản tuyên bố, đồng thời cũng là bản yêu cầu bồi thường của mình, Bácbađốt cho rằng, các bên trong tranh chấp chưa từng tuyên bố. Theo Điều 298 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, những trường hợp ngoại lệ đối với việc áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Phần XV là: Một trong hai bên cũng chưa từng đưa ra các văn bản hoặc tuyên bố lựa chọn các biện pháp để giải quyết tranh chấp theo khoản 1 Điều 287 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Việc nộp đơn của Bácbađốt năm 2004 nêu lên yêu cầu thống nhất đường biên giới biển, phân định các đặc quyền kinh tế khu vực và thềm lục địa giữa Bácbađốt với Cộng hòa Tơriniđát và Tôbagô theo quy định tại các Điều 74 và Điều 83 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
3. Yêu sách của các bên
3.1. Yêu sách của Bácbađốt
Bácbađốt yêu cầu Tòa trọng tài xác định đường biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa trong vùng biển tiếp giáp giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô theo quy định tại Điều 74 và Điều 83 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Theo Bácbađốt, giải pháp công bằng cho cả hai bên để giải quyết vấn đề này là cần có một cơ quan có thẩm quyền quốc tế vẽ một đường biên giới tạm thời giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô bằng cách nối
49
các điểm nằm giữa vùng biển của hai nước lại với nhau thành một đường thẳng đi từ vùng biển phía đông của hai nước là Đại Tây Dương sang vùng biển phía tây của hai nước là Biển Caribê, nhằm tạm thời phân định vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Và theo Bácbađốt, đoạn biên giới chạy ngang phía bắc của vùng biển thuộc lãnh thổ của Bácbađốt, nơi vùng đặc quyền kinh tế của hai nước giáp nhau và chồng lấn lên nhau, thì phải được lùi xuống phía nam căn cứ vào đường phân định lãnh hải (Archipelagic baseline) của Tơriniđát và Tôbagô (nghĩa là tiến về phía vùng biển gần lãnh thổ của Tơriniđát và Tôbagô hơn) bởi những người đánh cá của Bácbađốt đã có truyền thống đánh bắt cá từ lâu ở vùng biển phía nam của đường biên giới tạm thời.
3.2. Yêu sách của Tơriniđát và Tôbagô
Theo quan điểm của Tơriniđát và Tôbagô, khu vực vùng nước phía tây của hai nước (tức biển Caribê) không tồn tại bất cứ một cơ sở nào liên quan đến một đường thẳng như đề nghị của Bácbađốt. Bên cạnh đó, vị trí của đường thẳng tạm thời này ở khu vực vùng nước phía đông (tức Đại Tây Dương) cũng không phải là vị trí mà Bácbađốt đã đề xuất. Theo Tơriniđát và Tôbagô, vùng biển phía đông lãnh thổ của cả Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô mà Bácbađốt đề nghị chia đôi thành hai phần bằng nhau cho hai nước là vùng biển mà Tơriniđát và Tôbagô đã chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài mà không có
50
bất cứ sự phản đối của quốc gia nào, kể cả của Bácbađốt, nên Tơriniđát và Tôbagô là quốc gia có quyền sở hữu toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế trong vùng biển này bao gồm cả thềm lục địa bên dưới. Tơriniđát và Tôbagô cho rằng việc Bácbađốt đề nghị vẽ một đường thẳng cắt ngang qua vùng biển của Tơriniđát và Tôbagô trên Đại Tây Dương để chia đôi vùng biển này rõ ràng là một giải pháp không công bằng cho Tơriniđát và Tôbagô. Vì vậy, theo Tơriniđát và Tôbagô, đường cách đều này phải được điều chỉnh để bảo đảm sự công bằng cho Tơriniđát và Tôbagô trên cơ sở các quy định tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
4. Thẩm quyền của Tòa Trọng tài khi xem xét yêu cầu của Tơriniđát và Tôbagô và nội dung phán quyết
4.1. Lập trường của Bácbađốt
Quan điểm của Bácbađốt là Tòa Trọng tài không có thẩm quyền để xem xét yêu cầu của Tơriniđát và Tôbagô trong phạm vi khiếu nại về thềm lục địa ngoài của Tơriniđát và Tôbagô. Bácbađốt cho rằng, để Tòa có thẩm quyền đối với yêu cầu của Tơriniđát và Tôbagô, thì hai yếu tố cốt lõi nêu trong Điều 283 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) cần phải được đáp ứng, nghĩa là có sự tồn tại của một tranh chấp và sự trao đổi quan điểm về việc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hay các phương pháp hòa bình. Bácbađốt cho rằng,
51
trong các cuộc đàm phán, Tơriniđát và Tôbagô đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố cụ thể nào đối với thềm lục địa ngoài; Tơriniđát và Tôbagô cũng không nêu vấn đề phân định ranh giới giữa bên ngoài thềm lục địa của quốc gia này (nếu có) và phần lãnh thổ trên biển của Bácbađốt. Theo Bácbađốt, những bản ghi chép các cuộc họp cũng cho thấy, “trong vòng đàm phán thứ 5, Tơriniđát và Tôbagô xác nhận rằng đường chủ quyền của mình dừng lại ở 200 hải lý”.
Bácbađốt lập luận thêm rằng, Tòa Trọng tài không có thẩm quyền để đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến thềm lục địa ngoài của Tơriniđát và Tôbagô, bởi vì, tranh chấp đệ trình lên Tòa không liên quan đến phân định ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của mỗi bên.
Việc phân định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tính từ Tơriniđát và Tôbagô, nhưng trong phạm vi 200 hải lý của Bácbađốt, sẽ là vi phạm quyền chủ quyền của Bácbađốt trên vùng đặc quyền kinh tế và trái ngược với phần V của UNCLOS. Hơn nữa, Bácbađốt cho rằng, bất kỳ sự phân định thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, phân định thềm lục địa được đề xuất bởi Tơriniđát và Tôbagô sẽ cản trở chức năng cốt lõi của Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc. Để ủng hộ việc lập luận của mình, Bácbađốt chủ yếu dựa vào các kết quả của Hội đồng Tòa Trọng tài trong vụ “St Pierre et Miquelon” (trường hợp
52
liên quan đến phân định khu vực hàng hải giữa Canađa và Pháp)1.
4.2. Lập trường của Tơriniđát và Tôbagô
Tơriniđát và Tôbagô cho rằng, thẩm quyền của Tòa Trọng tài mở rộng để xác định ranh giới biển thuộc phạm vi đầy đủ của thẩm quyển theo luật quốc tế. Điều này có nghĩa là phân định ranh giới vùng biển của các bên nằm trong phạm vi 200 hải lý của cả hai nước và được cả hai tuyên bố chủ quyền.
Tơriniđát và Tôbagô cho rằng, việc một quốc gia đệ trình yêu cầu phân định biển lên Tòa Trọng tài không thể bị giới hạn thẩm quyền theo Điều 283 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và các yêu cầu được đưa ra bởi Tơriniđát và Tôbagô (quốc gia bị đơn) phải là một phần của tổng thể vụ tranh chấp.
Để đáp lại lập luận của Bácbađốt cho rằng, Tơriniđát và Tôbagô chưa bao giờ đưa ra yêu cầu của mình về thềm lục địa ngoài trong các cuộc đàm phán, Tơriniđát và Tôbagô chứng minh các báo cáo chung cho thấy ngay từ vòng đầu tiên của các cuộc đàm phán phân định biển, Tơriniđát và Tôbagô đã tìm cách để thỏa thuận trên ranh giới mở rộng ngoài 200 hải lý. Tuyên bố như vậy cũng ngầm dẫn chiếu đến hiệp định giữa Tơriniđát với Vênêxuêla ký năm 1990, phân định mở rộng phạm vi ngoài 200 hải lý.
1. Tham khảo tại http://legal.un.org/riaa/cases/vol_XXI/265-341.pdf
53
Đối với lập luận của Bácbađốt liên quan đến Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc, Tơriniđát và Tôbagô thừa nhận rằng theo Điều 76 của UNCLOS 1982, giới hạn ngoài của thềm lục địa được xác định bởi các quy trình liên quan đến Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc. Tơriniđát và Tôbagô cho rằng, không có sự chồng chéo giữa các chức năng của Ủy ban và Tòa án bởi theo Điều 76, mối quan tâm của Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc là độc quyền trong việc xác định giới hạn bên ngoài của thềm lục địa, Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc không có thẩm quyền trong vấn đề phân định ranh giới giữa các quốc gia ven biển lân cận, thẩm quyền này được trao cho Tòa được thành lập theo Phần XV của Công ước.
4.3. Nội dung phán quyết
Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp được thành lập trên cơ sở chỉ định của các bên. Trong văn bản chỉ định Trọng tài viên Bácbađốt đã chọn giáo sư Vaughan Lowe, Tơriniđát và Tôbagô chọn ông Ian Brownlie CBE QC. Ba Trọng tài viên còn lại là Thẩm phán Stephen M. Schwebel (Chủ tịch Hội đồng trọng tài), giáo sư Francisco Orrego Vicuna và ông Arthur Watts KCMG QC. Ngày 15-4-2004, các bên tranh chấp đã gửi văn bản cho Tổng thư ký của PCA xác nhận chấp nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.
Khoản 1 Điều 74 và khoản 1 Điều 83 của UNCLOS 1982 đặt ra pháp luật áp dụng đối với việc phân định vùng
54
độc quyền kinh tế và thềm lục địa tương ứng. Trong trường hợp các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp, việc phân định các vùng biển như vậy được thực hiện theo thỏa thuận dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, như quy định tại Điều 38 của Quy chế Tòa án công lý quốc tế, để đạt được một giải pháp công bằng.
Cả Bácbađốt cùng với Tơriniđát và Tôbagô đều là các bên tham gia UNCLOS 1982 nên Công ước sẽ được dùng để phân định trong quá trình giải quyết.
Phần giữa của vùng biên giới biển có một đoạn trung tâm mà kéo dài từ điểm D thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Bácbađốt tới điểm A thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Tơriniđát và Tôbagô. Trong đoạn ngắn khoảng 16 hải lý này, các bên không tranh cãi về bất kỳ sự điều chỉnh nào của đường phân cách tạm thời. Bácbađốt, Tơriniđát và Tôbagô cũng không tranh cãi về quyền đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở phía đông.
Tòa trọng tài đã kết luận ở trên rằng, Tòa có thẩm quyền trong việc quyết định phân định biên giới biển liên quan đến một phần của thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý. Dựa vào quan điểm của các bên và dựa vào kết quả của các phiên tranh luận trực tiếp, ngày 11-4-
2006, Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết xác định một cách chi tiết, cụ thể vị trí đường biên giới trên biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô theo hướng điều chỉnh vị trí mà mỗi bên yêu sách một phần. Phần Phụ lục
55
của phán quyết đã xác định rõ kinh độ và vĩ độ để vẽ đường biên giới trên biển1.
Từ các cơ sở trên, Tòa trọng tài xác định đường biên giới trên biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô theo vị trí tọa độ của bản đồ mà Tòa đã đưa ra. Vị trí của đường biên giới này rất gần với đường biên giới mà Tơriniđát và Tôbagô đã tuyên bố trong yêu sách của mình khi tham gia vụ tranh chấp.
5. Ý nghĩa của phán quyết
Từ vụ việc tranh chấp về xác định đường biên giới trên biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô, có thể rút ra các bài học cụ thể sau đây:
Thứ nhất, khu vực đánh cá truyền thống không đồng nghĩa với xác lập chủ quyền. Trong yêu sách đưa ra, Bácbađốt đã cho rằng, đường biên giới trên biển đoạn từ điểm A đến điểm C phải lùi sâu xuống phía nam, sát với đường giới hạn vùng nước quần đảo của Tơriniđát và Tôbagô với lý do đây là vùng đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Bácbađốt. Lý do này đã bị Hội đồng trọng tài bác bỏ và đường biên giới trên biển đoạn này được xác định là đi thẳng từ tây sang đông (từ Biển Caribê sang Đại Tây Dương). Như vậy, hoạt động đánh cá của ngư dân một quốc gia đối với một vùng biển nhất định chỉ có
1. Xem phần Phụ lục: “The geographic coordinates of the pertinent points along the Low Water Line of the coast of Barbados” tại https://www. pcacases.com/web/sendAttach/1116
56
ý nghĩa khai thác lợi ích kinh tế chứ không thể trở thành cơ sở pháp lý để xác lập chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển đó.
Thứ hai, việc quốc gia kiểm soát một vùng biển trên thực tế trong thời gian dài mà không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào là cơ sở pháp lý để xác lập chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển đó. Trong yêu sách của mình, Bácbađốt đã đề nghị đoạn biên giới trên biển từ điểm D đến điểm E là một đoạn thẳng có 8 đường đứt khúc chia đôi vùng biển giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô. Tuy nhiên, trong lập luận phản bác, Tơriniđát và Tôbagô đã cho rằng vùng biển phía đông lãnh thổ của cả Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô mà Bácbađốt đề nghị chia đôi thành hai phần bằng nhau cho hai nước (nghĩa là đoạn đường thẳng từ C đến E) là vùng biển mà Tơriniđát và Tôbagô đã chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài mà không có bất cứ sự phản đối của quốc gia nào, kể cả của Bácbađốt. Vậy nên Tơriniđát và Tôbagô là quốc gia có quyền sở hữu toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế trong vùng biển này, bao gồm cả thềm lục địa bên dưới. Lập luận của Tơriniđát và Tôbagô đã được Hội đồng trọng tài chấp thuận, và vì vậy, đường biên giới trên biển đoạn này có tọa độ chệch về phía bắc vùng biển của Tơriniđát và Tôbagô, nghĩa là vùng đặc quyền kinh tế của Tơriniđát và Tôbagô được mở rộng về phía vùng biển của Bácbađốt. Như vậy, việc chiếm hữu trên thực tế một cách công khai, liên tục của một quốc gia đối với
57
một vùng biển mà không có sự phản đối của các quốc gia có liên quan là một trong những cơ sở pháp lý để quốc gia đó đưa ra yêu sách chủ quyền. Chính vì vậy, đối với những vùng biển thuộc chủ quyền của một nước nhưng hiện tại do quốc gia khác tạm thời chiếm đóng một cách phi pháp, thì nước có vùng biển, đảo bị quốc gia khác tạm thời chiếm đóng phải thường xuyên, liên tục phản đối sự chiếm giữ cũng như thể hiện quan điểm chủ quyền của mình đối với các vùng biển này.
Thứ ba, các đường kẻ thẳng trên biển được tạo thành bởi các đường đứt khúc là phương pháp xác định đường biên giới trên biển được công nhận. Việc cả Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô đều dựa vào các được thẳng được tạo thành bởi các đường đứt khúc để xác định đường biên giới trên biển cho thấy đây là một phương pháp được thừa nhận và sử dụng trong việc xác định đường biên giới trên biển giữa các quốc gia. Phương pháp này đã được Hội đồng trọng tài sử dụng để xác định đường biên giới trên biển sau cùng giữa Bácbađốt với Tơriniđát và Tôbagô. Trong giải quyết tranh chấp biển đảo cần cảnh giác trước việc quốc gia khác đưa ra một đường đứt khúc và dựa vào đó để yêu sách chủ quyền biển đảo. Vì một khi các cơ sở pháp lý do quốc gia đó đưa ra được chấp thuận thì đường đứt khúc đó sẽ chính thức trở thành đường biên giới trên biển của họ. Như vậy, việc quan trọng cần làm không phải là bác bỏ sự tồn tại của đường đứt khúc mà là bác bỏ các cơ sở pháp lý của quốc gia có
58
liên quan đưa ra để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của đường đứt khúc. Khi các cơ sở pháp lý của đường đứt khúc đã bị bác bỏ thì dù đường đứt khúc đó có tồn tại cũng không thể trở thành đường biên giới trên biển của quốc gia đưa ra nó.
59
VỤ TRANH CHẤP GIỮA MALAIXIA VÀ XINGAPO VỀ YÊU CẦU CẢI TẠO ĐẤT CỦA XINGAPO ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT TRONG VÀ CHUNG QUANH EO BIỂN JOHOR TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2005
1. Sơ lược về vị trí địa lý
Eo biển Johor (còn gọi là eo biển Tebrau, eo biển Johor, Selat Johor, Selat Tebrau và Tebrau Reach) là một eo biển phân cách giữa Malaixia ở phía bắc và Xingapo về phía nam. Eo biển này có chiều dài khoảng 1.400m và là một khu vực mang tính lịch sử của cả hai nước.
2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp
Khu vực đường thủy tại eo biển này đã được Malaixia và Xingapo phân định vào năm 1966. Sau khi tách khỏi Malaixia năm 1965, Xingapo đã bắt đầu tiến hành việc cải tạo đất đối với vùng nước bên trong eo biển Johor, tăng diện tích đất liền của quốc gia này lên 100km2. Việc cải tạo bắt đầu tại bờ Tuas (thuộc phía tây eo biển Johor) vào tháng 6-2000 và tại bờ Pulau Tekong (thuộc phía đông
60
eo biển Johor) vào tháng 11-2000. Malaixia đã nhiều lần đưa ra thông báo phản đối việc cải tạo đất này của Xingapo, và cho rằng vùng nước này thuộc chủ quyền của Malaixia. Tuy vậy, Xingapo cho rằng tuyên bố của Malaysia là không có cơ sở.
Ngày 5-9-2003, Malaixia nộp đơn khởi kiện ra Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chống lại việc cải tạo đất của Xingapo.
3. Yêu sách của các bên
Malaixia cho rằng, hành vi của Xingapo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận tải đường biển và nghề đánh bắt cá của Malaixia, vi phạm chủ quyền lãnh hải và gây ra những thiệt hại không thể bù đắp đối với môi trường biển lân cận. Nước này cho rằng, Xingapo phải dừng ngay lập tức hoạt động cải tạo đất tại hai bờ biển Pualu Tekong và Tuas của eo biển Johor.
Trái lại, Xingapo tuyên bố họ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán vụ việc này với Malaixia, và thực tế, cuộc đàm giữa hai nước đã bắt đầu vào ngày 13 và 14-8-2003. Điều 283 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) quy định các bên trong tranh chấp phải đạt được một giải pháp thông qua việc đàm phán trước khi một bên sử dụng đến thủ tục tố tụng trước Tòa. Liên quan đến tranh chấp này, Malaixia đã không đàm phán với Xingapo để đưa ra một giải pháp thích hợp, cũng không
61
tìm cách giải quyết vụ việc thông qua đàm phán. Thay vào đó, Malaixia đã chấm dứt cuộc đàm phán chỉ sau một buổi họp với Xingapo và tiến hành hành vi pháp lý đơn phương là khởi kiện tại ITLOS. Theo đó, Xingapo yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết buộc Malaixia phải ngồi vào bàn đàm phán theo đúng quy định của luật pháp quốc tế nhằm tìm kiếm một biện pháp hòa bình.
Xingapo cho rằng, căn cứ vào pháp luật quốc tế có liên quan, Malaixia đã không chứng minh được sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn các thiệt hại không thể bù đắp đối với Malaixia. Hơn nữa, Malaixia cũng không chứng minh được các thiệt hại mà quốc gia này phải gánh chịu là những thiệt hại không thể bù đắp; việc Malaixia phản đối hoạt động cải tạo đất tại eo biển Johor là không phù hợp với Hiệp định song phương mà hai quốc gia này ký kết vào năm 1927 và năm 1995; Malaixia không có thẩm quyền đối với vùng đất mà Xingapo đang cải tạo. Chính vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có cơ sở.
4. Nội dung của phán quyết1
Hai mươi ba thẩm phán của ITLOS đã tuyên bố Xingapo là bên thắng cuộc trong vụ việc này và bác bỏ yêu cầu của Malaixia trong việc ngăn chặn hoạt động cải tạo đất tại bờ biển Pulau Tekong và Tuas của eo biển Johor. Tòa kết luận Xingapo được phép tiếp tục hoạt động cải tạo
1. Xem tại https://www.pcacases.com/web/sendAttach/1126
62
đất trong thời gian này và yêu cầu hai quốc gia tìm kiếm một giải pháp khác. Theo đó, Malaixia và Xingapo phải hợp tác, tham vấn với nhau nhằm:
- Thành lập một nhóm chuyên gia độc lập và phù hợp với mục đích:
(i) Thực hiện việc nghiên cứu nhằm xác định rõ và đề xuất các giải pháp hợp lý để xử lý những tác động xấu của việc cải tạo đất trong phạm vi thẩm quyền được đồng ý bởi Xingapo và Malaixia, với thời hạn không quá một năm kể từ ngày có hiệu lực của phán quyết của Tòa.
(ii) Đưa ra nhanh nhất có thể một bản báo cáo tạm thời đối với những công việc đang thực hiện trong khu vực D của bờ Pulau Tekong;
(iii) Trao đổi thông tin, đánh giá các rủi ro và hệ quả của chúng đối với việc cải tạo đất của Xingapo;
(iv) Thi hành những cam kết được đưa ra trong phán quyết này, không được có bất kỳ hành vi nào đi ngược lại với việc thi hành một cách hiệu quả và tham vấn để đạt được những biện pháp tích cực tại khu vực D của bờ Pulau Tekong.
- Về phía Xingapo, Tòa yêu cầu Xingapo không được thực hiện việc cải tạo đất gây ra những tác động xấu đến quyền lợi của Malaixia hoặc các thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường biển, phải tham khảo bản báo cáo và các ý kiến tư vấn của nhóm chuyên gia độc lập.
63
- Các bên tham gia đồng ý mở rộng các điều khoản liên quan của Ủy ban hợp tác về Môi trường Malaixia - Xingapo (MSJCE) để thêm vào những điều dưới đây:
(i) Trao đổi thông tin, thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của mình ở eo biển Johor;
(ii) Thực hiện các hoạt động giám sát liên quan đến môi trường của mình ở eo biển Johor và giải quyết bất kỳ tác động bất lợi nào nếu cần thiết. Các hoạt động giám sát bao gồm:
+ Kiểm tra, giám sát chất lượng nước để bảo vệ môi trường biển và cửa sông;
+ Kiểm tra, giám sát hệ sinh thái và hình thái biển.
Hai bên sẽ lập tức cùng nhau thực hiện các yêu cầu của Tòa án trọng tài trong các trường hợp liên quan tới cải tạo đất của Xingapo và xung quanh eo biển Johor (Malaixia đối với Xingapo) thông qua các điều khoản của Hiệp định giữa hai nước.
5. Các vấn đề rút ra từ vụ việc tranh chấp
Thứ nhất, một trong những vấn đề được quan tâm trong vụ việc này chính là liệu Tòa Trọng tài quốc tế được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này hay không. Điều 283 UNCLOS 1982 quy định rõ nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là phải trao đổi ý kiến. Cụ thể là: “Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên
64
liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác...”. Liên quan đến việc trao đổi quan điểm giữa các bên, Điều 286 UNCLOS 1982 cũng quy định: “Mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền theo mục này”. Trong vụ tranh chấp này, các chuyên gia từ Xingapo và Malaixia đã trao đổi các tài liệu vào cuối tháng 7 và gặp nhau vào ngày 13 và 14-8- 2003. Đó là điểm mở đầu quá trình tham vấn khi các bên xem xét tài liệu của nhau. Và khi sự tham vấn giữa các bên không đạt được một kết quả tích cực, Malaixia không có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện việc trao đổi quan điểm với Xingapo nữa. Hơn nữa, các bên đã không bắt đầu việc tham vấn trước khi bắt đầu thủ tục thành lập Tòa trọng tài. Malaixia tuyên bố rõ ràng rằng việc đàm phán không ngăn cản họ có quyền yêu cầu thành lập Tòa trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS 1982 hoặc quyền yêu cầu Tòa quốc tế về luật biển (ITLOS) đưa ra các biện pháp tạm thời. Căn cứ theo quy định của các điều khoản UNCLOS 1982, Malaixia có quyền đưa vụ kiện ra ITLOS và yêu cầu Xingapo chấm dứt việc cải tạo đất trong thời gian vụ kiện đang được xem xét. Vì vụ tranh chấp thuộc phạm vi của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII
65
UNCLOS 1982, nên Tòa hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này1.
Thứ hai, liệu ITLOS có thẩm quyền để đưa ra biện pháp tạm thời hay không? Xingapo cho rằng Tòa Trọng tài sẽ không được thành lập cho đến ngày 9-10-2003, để xem xét các yêu cầu của Malaixia về việc ban hành biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn việc cải tạo đất của Xingapo. Điều này có nghĩa là việc ban hành các biện pháp tạm thời là không cần thiết cho đến khi thành lập Tòa trọng tài.
Điều 287 UNCLOS 1982 quy định các quốc gia thành viên được tự do lựa chọn các cơ quan sau: (a) Tòa án quốc tế về Luật biển thành lập theo Phụ lục VII; (b) Tòa án quốc tế; (c) Một tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982; (d) Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo phụ lục VIII để giải quyết một hoặc nhiều loại tranh chấp đặc biệt. ITLOS là một trong nhiều cơ quan có thể đưa ra phán quyết ràng buộc các bên theo quy định của UNCLOS 1982. Một bên tranh chấp, bằng văn bản, có thể chọn ITLOS hoặc bất kỳ cơ quan giải quyết tranh chấp khác tại bất cứ thời điểm nào của vụ tranh chấp. Tòa án quốc tế về Luật biển hoặc Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển có thể quy định, sửa đổi hay hủy bỏ các biện pháp tạm thời, nếu như họ
1. Xiong Lianmin: Case concerning Land Reclamation by Singapore in and around the Straits of Johor Malaysia vs. Singapore, China Oceans Law Review, Vol. 2005 NO.1, tr.566.
66
thấy hiển nhiên rằng Tòa án cần được lập ra sẽ có thẩm quyền giải quyết và nếu như họ xét thấy rằng, tính chất khẩn trương của tình hình đòi hỏi phải làm như vậy. Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên tranh chấp và ngăn chặn các thiệt hại nghiêm trọng có thế xảy ra cho môi trường biển trong quá trình xem xét vụ việc. Như vậy, thẩm quyền ban hành biện pháp tạm thời có thể thuộc phạm vi của ITLOS trước khi Tòa trọng tài được thành lập. Theo đó, ITLOS đã đưa ra kết luận rằng ITLOS có thể ban hành các biện pháp tạm thời trong quá trình thành lập một Tòa trọng tài.
67
VỤ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
GIỮA GUYANA VÀ XURINAM NĂM 2007
1. Sơ lược về vị trí địa lý khu vực tranh chấp
Guyana và Xurinam là hai quốc gia nằm ở phía đông bắc của Nam Mỹ, bên bờ Đại Tây Dương. Lãnh thổ của Guyana có diện tích xấp xỉ 214,970 km2. Biên giới trên bộ của Guyana được chia cách với Vênêxuêla bởi một con sông ở hướng tây nam, giáp với Braxin ở phía đông nam và Xurinam ở phía đông. Ở phía bắc, Guyana giáp với Đại Tây Dương. Guyana trở thành quốc gia độc lập vào năm 1966, sau hơn 160 năm là thuộc địa của Anh.
Lãnh thổ của Xurinam có diện tích xấp xỉ 163,820km2. Xurinam có chung đường biên giới với Guyana ở hướng tây, Braxin ở hướng nam và Guyana thuộc Pháp ở hướng đông. Ở hướng bắc, Xurinam giáp với Đại Tây Dương. Xurinam giành độc lập từ Hà Lan vào năm 1975, sau hơn 170 năm là thuộc địa.
Bờ biển của Guyana và Xurinam nằm ở vị trí gần kề với nhau, giao điểm giữa hai bờ biển gặp nhau gần cửa sông
68
Corentyne với hình thể rộng và mặt lõm không đều. Cả Guyana và Xurinam đều không ký kết thỏa thuận đường biên giới trên biển quốc tế với các quốc gia lân cận.
2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp
Vì tầm ảnh hưởng về chính trị của Vênêxuêla là vô cùng to lớn, nên cả ba quốc gia trong khu vực này là Guyana (thuộc địa cũ của Anh, còn gọi là Guyana thuộc Anh), Xurinam (thuộc địa cũ của Hà Lan) và Guyana thuộc Pháp (thuộc địa của Pháp) không thể đàm phán thỏa thuận phân định ranh giới biển cho các bên.
Thực tế thì, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bên không thể phân định ranh giới biển, trong đó có tranh chấp từ trước đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vụ thứ nhất là tranh chấp chủ quyền giữa Vênêxuêla và Guyana đối với phần đất mở rộng của phía tây sông Essequibo. Trong vụ này, phần đất liền và phần lãnh hải mà các bên tranh chấp kéo dài đến hơn 130 hải lý, vì thế ở một khía cạnh nhất định thì ranh giới biển và ranh giới đất liền là phần không thể tách rời và rất khó phân định. Hai vụ tranh chấp còn lại liên quan đến phân định ranh giới biển theo các cách khác nhau. Nhìn chung, phạm vi tranh chấp là phần lãnh thổ nằm sâu trong đất liền nhưng lại ảnh hưởng đến các vấn đề biên giới biển, chịu sự tác động của yếu tố chính trị. Cả Guyana và Xurinam đều tuyên bố chủ quyền đối với vùng New River Triangle; còn Xurinam thì có tranh chấp với Guyana thuộc Pháp về
69
chủ quyền đối với khu vực thượng lưu sông là ranh giới giữa hai quốc gia này1.
Các tranh chấp chưa được giải quyết trên dẫn đến một tình trạng phức tạp và chồng chéo trong việc đàm phán ranh giới cả về phần đất liền lẫn phần lãnh hải, gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Những nỗ lực để thiết lập một biên giới giữa Guyana và Xurinam từ thời thuộc địa. Năm 1799, biên giới giữa Xurinam và Berbice, một thuộc địa sau đó nằm ở phần phía đông của Guyana, đã được sự đồng ý của chính quyền thuộc địa chạy dọc theo bờ phía tây của sông Corentyne. Một Ủy ban Ranh giới hỗn hợp bao gồm các thành viên đến từ Anh, Hà Lan và Braxin được thành lập vào năm 1934 để thiết lập các điểm phía nam và phía bắc của biên giới với độ chính xác cao hơn. Điểm phía nam tiếp giáp giữa ba ranh giới của Guyana thuộc Anh, Xurinam và Braxin, được thành lập tại đầu nguồn của sông Kutari, một nhánh của sông Corentyne. Năm 1936, Ủy ban Ranh giới hỗn hợp thực hiện khuyến nghị rằng cuối phía bắc của biên giới giữa Guyana thuộc Anh và Xurinam cần được cố định tại một điểm cụ thể trên bờ phía tây của sông Corentyne, gần các cửa sông, một điểm sau đó gọi là “điểm 61” hoặc “điểm 1936”. Lý do căn bản để định vị
1. Peggy A. Hoyle: The Guyana - Suriname maritime boundary dispute and its regional contex, IBRU Boundary and Security Bulletin, Summer 2001, xem thêm http://www.guyana.org/guysur/THE_GUYANA-SURINAME_ MARITIME_BOUNDARY_DISPUTE.pdf
70
biên giới dọc theo bờ phía tây của sông Corentyne là vùng đất trũng và định vị các trạm biên giới trên bờ phía tây với mục đích để cho phép Hà Lan thực hiện giám sát tất cả lưu lượng chảy của sông.
Năm 1966, ngay sau khi Guyana giành được độc lập, Vương quốc Anh đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Guyana và Xurinam được gọi là “Cuộc đàm phán Marlborough House”. Những cuộc đàm phán này đã thất bại do các bên không đạt được thỏa thuận về vị trí của ranh giới đất đai. Liên quan đến biên giới biển, Guyana ủng hộ sử dụng các nguyên tắc cách đều để phân định. Còn theo Xurinam, việc phân định ranh giới phải được tiến hành một cách phù hợp với sự cân nhắc các yếu tố địa lý khác.
Trong năm 1977 và năm 1978, Guyana và Xurinam từng áp dụng pháp luật trong nước liên quan đến biên giới trên biển của họ. Ngày 30-6-1977, Guyana ban hành Luật ranh giới hàng hải năm 1977, trong đó quy định biên giới trên biển của Guyana được xác định theo sự đồng thuận với các quốc gia liền kề hoặc, trong trường hợp không có sự đồng thuận thì được xác định bằng đường trung tuyến. Ngày 14-4-1978, Xurinam ban hành các luật liên quan đến phần mở rộng của lãnh hải và việc thành lập một khu kinh tế tiếp giáp lãnh hải, mà không xác định đường ranh giới của lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế.
Trong năm 1980, Xurinam thành lập công ty dầu khí quốc gia Staatsolie. Từ đó đến nay, công ty Staatsolie đã hoạt động độc quyền ở tất cả các khu vực mở rộng
71
ngoài khơi của Xurinam. Năm 1989, ranh giới trên biển giữa Guyana và Xurinam đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán được tổ chức tại Paramaribo giữa Tổng thống Hoyte của Guyana và Tổng thống Shankar của Xurinam. Hai bên đồng ý với phương thức và việc sử dụng chung khu vực biển, giải quyết vấn đề biên giới và những nhượng bộ mà các bên đã ký kết vẫn còn có hiệu lực. Cả hai đưa ra thảo luận về việc cấp giấy phép đánh bắt cá và tuần tra các vùng biển thuộc khu vực chồng chéo theo các thủ tục tố tụng giữa năm 1977 và năm 2004.
Trong số các thỏa thuận Guyana cho phép khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp của thềm lục địa được cấp trong năm 1998 có trường hợp giấy phép cấp cho Công ty CGX Resources (“CGX”), một công ty Canađa. Ngoài ra, cũng hoạt động trong các khu vực tranh chấp theo giấy phép do Guyana cấp còn có Công ty dầu Maxus (Guyana) và Công ty thăm dò và sản xuất Esso (Guyana). Ngày 08-6 và ngày 18-8-2000, công ty Staatsolie cho biết Esso đã hoạt động không có giấy phép trong vùng Xurinam, và điều này là không thể chấp nhận. Vào tháng 9-2000, Esso viện dẫn các điều khoản bất khả kháng trong thỏa thuận với Guyana và đã ngừng hoạt động trong khu vực nhượng quyền. Sau đó, Maxus cũng hạn chế các hoạt động thăm dò trong khu vực nhượng quyền.
Vào ngày 6-6-2000, Thủ tướng Chính phủ của Tơriniđát và Tôbagô đã tham dự cuộc họp giữa các Bộ trưởng ngoại giao của Guyana và Xurinam. Cả hai ngoại trưởng đều
72
bày tỏ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Guyana dự thảo Biên bản ghi nhớ để đạt được tất cả các ưu đãi thăm dò hiện tại và giấy phép phải được tôn trọng cho đến khi có một thỏa thuận cuối cùng về biên giới biển. Tuy nhiên, Xurinam đã không chấp nhận. Các ngoại trưởng của Guyana và Xurinam đã đồng ý thành lập một Ủy ban kỹ thuật. Ủy ban này sẽ bắt đầu làm việc ngay lập tức và triệu tập các cuộc họp chung giữa các ủy ban biên giới quốc gia của mình nhưng không đạt được thỏa thuận nào.
Sau đó, các cuộc đàm phán đã được tổ chức giữa Tổng thống Jagdeo của Guyana và Tổng thống Wijdenbosch của Xurinam từ ngày 14 đến ngày 17-7-2000 tại Vịnh Montego và Kingston. Tuy nhiên, đã không có thỏa thuận nào đạt được trong các cuộc đàm phán này. Các Uỷ ban Biên giới quốc gia đã tổ chức một số cuộc họp chung trong năm 2002 và năm 2003 nhưng cũng không thể đạt được thỏa thuận chung nào.
Mười một tháng sau khi cuộc họp cuối cùng của Ủy ban Biên giới quốc gia diễn ra và nhìn thấy sự thiếu khả quan trong các cuộc đàm phán ngoại giao với Xurinam, Guyana bắt đầu thủ tục tố tụng vào ngày 24-4-2004.
3. Quy trình tố tụng
Guyana bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài liên quan đến việc phân định biên giới biển với Xurinam và liên quan đến hành vi vi phạm bị cáo buộc của luật pháp
73
quốc tế với Xurinam trong tranh chấp lãnh thổ hàng hải. Guyana đã đáp ứng những thủ tục tố tụng theo quy định tại Điều 286 và Điều 287 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và phù hợp với Phụ lục VII của Công ước này (Guyana phê chuẩn Công ước ngày 16-11-1993 và Xurinam phê chuẩn ngày 09-7-1998).
Trong Thông báo và Tuyên bố yêu cầu bồi thường của mình, Guyana cho rằng các bên được xem là đã chấp nhận việc xét xử theo Phụ lục VII của Công ước. Guyana lưu ý cả hai bên đã đưa ra tuyên bố theo quy định của UNCLOS 1982 liên quan đến sự lựa chọn của nước mình về thủ tục bắt buộc và không bên nào đưa ra tuyên bố quy định tại Điều 298 UNCLOS 1982 liên quan đến trường hợp ngoại lệ tùy chọn để áp dụng các thủ tục bắt buộc trong phần 2.
4. Yêu sách của các bên
4.1. Yêu sách của Guyana
Guyana đưa ra các tuyên bố của mình trong bản Thông báo và Tuyên bố yêu cầu bồi thường ngày 24-02- 2004, cho rằng Xurinam phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình vì việc sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại sự toàn vẹn
74
lãnh thổ của Guyana hay đối với công dân, chủ quyền và những đối tượng khác có mặt hợp pháp tại khu vực hàng hải trên lãnh thổ có chủ quyền của Guyana hoặc các khu vực hàng hải khác mà Guyana có thẩm quyền hợp pháp là vi phạm UNCLOS 1982. Xurinam có nghĩa vụ phải bồi thường theo yêu cầu với một số tiền được xác định cho các thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của mình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 33.851.776 đôla Mỹ.
4.2. Yêu sách của Xurinam
Trong Biên bản trả lời phản đối ban đầu vào ngày 23-5-2005, Xurinam yêu cầu Tòa Trọng tài phân xử và tuyên bố rằng: Tòa Trọng tài không có thẩm quyền để xác định yêu cầu bồi thường của Guyana; trong trường hợp Tòa không chấp nhận đệ trình đầu tiên của Guyana thì đệ trình thứ hai và thứ ba của Guyana cũng không được chấp nhận.
5. Lập luận của các bên
5.1. Lập luận của Guyana
Guyana đã tuân theo tất cả các yêu cầu cho việc đệ trình tranh chấp này nhằm giải quyết theo Phần XV của UNCLOS 1982. Guyana xác nhận giữ vững các quyền của mình trong các Điều 15, 74, 83 và 279 của UNCLOS 1982 và các yêu cầu trong tranh chấp liên quan đến đường biên giới biển giữa Guyana và Xurinam.
75
Guyana chứng minh các nỗ lực giữa hai quốc gia để giải quyết tranh chấp biên giới biển sau tháng 6-2000, đề cập đặc biệt đến việc thành lập một Ủy ban chuyên môn chung và đàm phán trong văn phòng của Thủ tướng Chính phủ Giamaica. Điều này thể hiện những nỗ lực của các bên để giải quyết tranh chấp biên giới biển từ năm 1975 đến năm 2000 và đẩy mạnh những nỗ lực sau tháng 6-2000, hủy bỏ các yêu cầu trong Điều 279 của UNCLOS 1982 để tìm kiếm một giải pháp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Guyana cho rằng đã có sự trao đổi đầy đủ các quan điểm giữa hai quốc gia, và Guyana đã tuân thủ các yêu cầu của Điều 283 của UNCLOS 1982.
Theo quan điểm của Guyana, tất cả các khả năng giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba đã bị thất bại vào tháng 2-2004, và không có điều kiện để đàm phán thành công.
Theo Guyana, Điều 286 của UNCLOS 1982 cho phép nước này viện dẫn một quyết định ràng buộc theo Mục 2 Phần XV của UNCLOS 1982, và cả Guyana lẫn Xurinam đều không đưa ra tuyên bố nào theo quy định tại Điều 287 của UNCLOS 1982 như một phương pháp lựa chọn giải quyết tranh chấp. Guyana cho biết thêm, cả Guyana và Xurinam đều đã không đưa ra tuyên bố theo Điều 298 của UNCLOS 1982 bởi Guyana không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục có thể được quy định tại Mục 2 Phần XV của UNCLOS 1982.
76
Guyana cho rằng, các tranh chấp này liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 15, 74, 83 và 279 của UNCLOS 1982 và không liên quan đến các vấn đề khác ngoài việc phân định biên giới biển. Guyana phản bác lập luận của Xurinam rằng Tòa Trọng tài có thẩm quyền để phân định biên giới biển.
Guyana cho rằng, theo quy định tại Điều 9 của Công ước, Tòa có thẩm quyền để xác định vị trí của cửa sông Corentyne, nơi mà các bên đồng ý rằng mốc biên giới đất liền cuối cùng của họ được thành lập. Guyana tiếp tục khẳng định Xurinam đã sai khi cho rằng cửa sông Corentyne nên được xác định theo Điều 10, chứ không phải là Điều 9, xác nhận thẩm quyền của Tòa án theo khoản 1 Điều 288 UNCLOS 1982.
Guyana cũng trình bày rằng Tòa án vẫn có thể giải thích và áp dụng Điều 74 và 83 của UNCLOS 1982. Để hỗ trợ cho lập luận này, Guyana trích dẫn vụ kiện Vịnh Maine, khi Tòa án quốc tế thực hiện một sự phân định biển giữa Canađa và Hoa Kỳ từ một điểm trên biển được chỉ định.
5.2. Lập luận của Xurinam
Xurinam cho rằng Tòa không có thẩm quyền đối với yêu cầu đầu tiên của Guyana về việc bồi thường liên quan đến việc phân định biển giữa Guyana và Xurinam nếu không có thỏa thuận về điểm 1936, và tuyên bố thứ hai, thứ ba của Guyana là không thể chấp nhận.
77
Xurinam đồng ý với Guyana rằng thẩm quyền của Tòa được thành lập dựa trên Phần XV của UNCLOS 1982, nhưng lại cho rằng Điều 288 của UNCLOS 1982 quy định “một Tòa Trọng tài quy định tại Điều 287 có thẩm quyền xét xử đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này” không cho phép Tòa Trọng tài có thẩm quyền đối với yêu cầu đầu tiên của Guyana nếu không có thỏa thuận về điểm 1936. Xurinam cho rằng lịch sử soạn thảo các điều khoản giải quyết tranh chấp của Công ước cho thấy quy định giải quyết tranh chấp của nó không bao giờ có ý định làm tăng thẩm quyền để phân định lãnh thổ. Hơn nữa, Điều 15, 74 và Điều 83 của UNCLOS 1982 không thừa nhận việc xác định mốc ranh giới đất cuối cùng để Tòa xem xét thẩm quyền của mình trong những trường hợp này.
Xurinam cho rằng, Tòa án thiếu thẩm quyền để phân định ranh giới bằng cách xác định một đường chắn ngang trên cửa sông Corentyne theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của UNCLOS 1982.
Xurinam cho rằng, yêu cầu thứ hai và thứ ba của Guyana là không thể chấp nhận vì Guyana đã hành động không thiện chí và không minh bạch. Xurinam khẳng định rằng hành động trục xuất các tàu CGX vào tháng 6-2000 của Guyana là sai trái và không được chấp nhận vì Xurinam vẫn chưa đồng ý yêu cầu của Guyana trong khu vực biển, do đó Guyana không thể đòi quyền thi hành hợp pháp trong khu vực tranh chấp.
78