" Pa-Xtơ 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Pa-Xtơ Ebooks Nhóm Zalo PA-XTO Tut ONOWNIN 1854 Lao động và thành quả Pa-xtơ, vị giáo sư trẻ tuổi của khoa tự nhiên Tinh thể pê-ni-xi-lin Tinh thể học Khoa học nghiên cứu về các tinh thể, bởi những chất khoảng này mang hình dáng hình học. 6 A-xit Chất có chứa hi-đrô. có tác dụng ăn mòn kim loại. Sau khi giành được hai bằng tú tài, một văn khoa, một khoa học, Pa-xtơ trở thành sinh viên đại học sư phạm, tiến thêm nữa là thạc sĩ vật lý và sau cùng nhận học vị tiến sĩ. Bấy giờ ông mới 25 tuổi. Thành quả xuất sắc này là của một quá trình lao động miệt mài và say mê. Chẳng bao lâu Pa-xtơ nổi bật trong các trung tâm khoa học bởi nhiều công trình độc đáo, có liên quan chặt chẽ với nhau giữa các ngành: hóa học, tinh thể học và quang học. Nhận trọng trách của Viện hàn lâm khoa học châu Âu, Pa-xtơ kiên nhẫn tìm tôi bị quyết chế tạo các loại a-xit khác nhau, cuối cùng ông đã tìm ra. Tháng 9 năm 1854, ở tuổi 32 Pa-xtơ nhận học vị giáo sư một ngành mới về khoa học tự nhiên tại thành phố Lille. Tại đây, ông đã thu hút được đông đảo sinh viên. Giảng đường nhỏ bé chật ních người nghe. Pa-xtơ thuyết trình tự tin, vững chắc, lời lẽ chính xác. Ông trình bày các vấn đề một cách tuần tự và minh bạch, luôn minh họa bằng những thí nghiệm có ý nghĩa. Danh tiếng ông lừng lẫy đến mức chẳng bao lâu ông lại phải đối mặt với nhiều vấn đề hiểm hóc mà lúc bấy giờ ngành hóa còn chịu bất lực. Giảng đường đại học thành phố Lille lúc bấy giờ trở nên nhỏ bé vì đông đảo người đến nghe Pa-xtơ giảng về hóa học. 1857 Điều bí mật được giải mã Ngày nọ, một nhà công nghiệp thành Nghiên cứu sự phổ Lille nhờ Pa-xtơ nghiên cứu sự lên men, điều mà bấy giờ người ta còn ít hiểu biết. lên men Những tế bào Lên men Một số chất hữu cơ có thể lên men: khi sữa lên men, nó vốn cục, rượu vang lên men thì biến thành dấm. Të bão Yếu tố cơ bản của mọi sinh vật. Động thực vật đều hợp thành bởi những tế bào có kích thước thay đổi từ vài phân nghìn của mi-li-mét đến nhiều xăng-ti-mét. Sự biến chất Là sự thay đổi trạng thái binh thường của các chất. 8 Với một chiếc kính hiển vi đơn giản dùng cho sinh viên, Pa-xtơ nhận thấy: nước quả lên men tốt thì các tế bào lên men hình tròn, nếu chúng có hình dài ra là nước quả bắt đầu biến chất. Pa-xtơ đã khám phá ra điều mà các nhà hóa học không quan tâm, đó là một vài khác biệt trong những tế bào có trong sữa hỏng đóng cục. Ông đã tách riêng các tế bào, cho chúng vào một chất lỏng khác để được một thứ sữa lên men. Như vậy ông đã chứng tỏ ảnh hưởng của sự sống đối với việc lên men, điều mà các nhà hóa học đương thời phủ nhận. Sau phát minh chơi lại này, Pa-xtơ được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên của trường Đại học sư phạm. Nhưng trường này chỉ duy nhất có một phòng thí nghiệm, mà đã giành cho một nhà khoa học khác. Pa-xtơ phải bằng lòng làm việc trong hai gian nhà trống ở tầng áp mái để tiếp tục nghiên cứu. "Tôi đã quen làm việc nơi này, nếu phải xa rời nồ, tôi không khỏi buồn phiền", Pa-xtơ đã nói như vậy. Mặc dầu sức cản của lớp đàn anh, chẳng bao lâu Pa-xtơ lại tham dự vào một cuộc tranh luận khoa học quan trọng khác. Lúc bấy giờ Pa-xtơ phải thiết lập phòng thí nghiệm trong hai gian nhà tồi tàn ở tầng áp mái của trường Đại học sư phạm để phục vụ cho việc nghiên cứu. DILC 1864 Vũ khí chống vi trùng Tiệt trùng theo phương pháp Pa-xto Phát sinh tự nhiên Năm 1858 lại có cuộc tranh cãi giữa hai phái, tán thành và chống đối thuyết "phát sinh tự nhiên". Pa-xtơ làm thử một thị nghiệm: dùng một số lọ, đổ đầy một chất lỏng dễ biến chất; đun sôi, rồi nút kín. Tiếp theo, ông làm cho các lọ bị nứt vỡ để không khí và bụi bậm đột nhiên xâm nhập. Lần nào chất lỏng trong lọ cũng đều biến chất. Điều đó đã chứng tỏ: không khí chứa đựng những yếu tố của sự sống. Vậy là Pa-xtơ đã bác bỏ thuyết "phát sinh tự nhiên". Ông lại tiếp tục chứng minh: đặt các lọ có mẫu máu vào trong một lò sấy nóng, mẫu không bị biến chất: nhiệt độ đã diệt hết vi trùng. Năm 1862, khi đã được bầu vào Viện hàn lâm khoa học, Pa-xtơ lại phát minh được thứ vũ khí chống vi trùng kỳ diệu: "đun nóng rồi Lý thuyết cho rằng sự đột ngột làm lạnh". Phương pháp này ngày sống phát sinh không từ một điều kiện nào cà. Lò sấy Dụng cụ giữ nhiệt độ cao và ổn định Vi trùng Sinh vật thấy được qua kính hiển vi, chỉ gồm một tế bào. Chúng biến đổi các yếu tố bị chủng xâm nhập và tiết ra các loại độc tố khác nhau. Chúng cũng là nguồn gốc sự lên men. 10 càng thông dụng với cái tên "Tiệt trùng theo phương pháp Pa-xtơ". Kể từ 1-1864, Pa-xtơ đã áp dụng phương pháp mới của mình vào việc phòng ngừa bệnh cho rượu vang. Ông đạt được thành công đến mức từ khắp nơi, mọi người đều nhờ đến ông. Pa-xtơ, được Na-pô-lê-ông III đón tiếp trong phòng làm việc tại lâu đài Compiegne. Ông phấn khởi trình bày trước hoàng đế những phát minh mới của mình. W 1867 Từ rượu vang đến dấm Nấm của dấm Nấm thường và nấm vi sinh Nam Là những thực vật. chúng gồm có thân cao (chân) và mũ. Còn nấm vi sinh phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy, thí dụ năm mốc. A-xít hóa Biến thành a-xít Phổ biến khoa học Làm cho mọi người hiểu được những kiến thức khoa học, đội khi phải giản lược ván dé. 12 Ngày 11 tháng 11 năm 1867, Pa-xtơ có một cuộc thuyết trình khoa học trước các nhà doanh nghiệp thành phố Orléans. Ông chứng minh sự biến đổi rượu vang thành dấm là do một loại nấm rất nhỏ có tên Latinh là "Mycoderma acéti". Một chai vang nút kín ngăn ngừa được sự a-xít hóa. Ông nói, điều này cho thấy nấm "Mycoderma" cần không khí mới phát triển được. Trong môi trường không khí đã đốt nóng sau đó để nguội lại, rượu vang sẽ không bị hư hỏng. Vậy là nhiệt độ đã diệt hết "Mycoderma acéti". Ông cho biết thêm, khi rượu vang đặt vào không khí mát thời gian lâu. "Mycoderma acéti" sẽ có hoạt động đặc biệt nguy hiểm. Nó biến đổi a-xít a-xê-tíc thành nước và a-xít các-bô-níc (H2CO3). Các nhà doanh nghiệp say sưa với cuộc thuyết trình này. Pa-xtơ sung sướng vì cuộc phổ biến khoa học đã thành công. Năm sau Pa-xtơ bị một cơn bệnh bại liệt. Tại một tỉnh nhỏ nơi ông dưỡng bệnh, khi sức khỏe dần dần hồi phục, ông lại thiết lập một phòng thí nghiệm. Ông tiếp tục các nghiên cứu nhằm vào một căn bệnh khác khá bí hiểm. Pa-xtơ giảng giải cho các nhà buôn rượu vang hiện tượng hóa dẫm. 3-PT 1870 Pa-xto Một căn bệnh bí hiểm chứng minh sự lây lan bệnh "tằm gai" Bướm tắm (con ngài) Vào giữa thế kỷ XIX, châu Âu phát triển mạnh nghề nuôi tằm. Người ta nuôi tằm trong những ngôi nhà lớn gọi là "trại tằm". Tằm và bướm lớn lên nhờ ăn lá dâu, từ đó có tên "bướm tằm dâu". Nhưng rồi một nỗi bất hạnh bí ẩn giáng xuống ập đến cho nghề nuôi tằm, người ta cầu cứu đến Pa-xtơ. Con tằm nhả những sợi tơ quây quanh nó, dệt thành một cái kén. Tằm ở trong kén biến thành nhộng rồi thành bướm. Do đó nó có tên gọi là tằm dâu hoặc tằm tơ. Năm 1849 một bệnh dịch ập đến. Tằm, nhộng, bướm đều mang những chấm đen như rắc hạt tiêu. Nuôi lẫn tằm lành với tằm bệnh, Pa-xtơ nhận thấy tằm lành sau cũng mang những chấm đen: chúng bị lây bệnh. Người trong vùng gọi là bệnh "tằm gai". Pa-xtơ còn chứng minh sự lây lan bằng cách cho tằm lành ăn lá dâu có tẩm những bào tử bệnh này, tằm ăn vào liền bị nhiễm bệnh. Bệnh tằm gai (tắm có chấm) Đặc điểm của bệnh như rắc hạt tiêu. là tằm có chấm đen Tại một cơ sở chăn nuôi, Pa-xtơ đang chỉ rõ sự nhiễm bệnh của bướm tắm. 14 ند 5 一个 A R 1878 Sự sạch sẽ tuyệt đối Những quy tắc vô trùng Băng sợi vải trước kia Vô trùng Bao gồm các phương pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi trùng, thí dụ: việc tẩy ué. Băng gạc Dải vải cũ trước kia dùng làm bằng Sát khuẩn Bao gồm các phương pháp giúp cơ thể ngăn sự xâm nhập của vi trùng, thí dụ dùng phê-nôn. 16 Vào giữa thế kỷ XIX, người ta tính trong mười bệnh nhân có đến bảy người bị tử vong sau phẫu thuật do thiếu vệ sinh. Chính Pa-xtơ đã thuyết trình về những nguyên tắc vô trùng trong cuộc họp thông báo của Viện hàn lâm Y học năm 1878: "... Nếu tôi có vinh dự được làm nhà phẫu thuật mà phải vào một nơi đầy mầm mống vi trùng, tôi sẽ chỉ sử dụng những dụng cụ tuyệt đối sạch sẽ. Đôi tay tôi sẽ được rửa rầy hết sức cẩn thận, được sát trùng thêm bằng cách hơ nhanh qua ngọn lửa. Tôi chỉ dùng những băng gạc, bông vải thấm hút nước khi đã sát trùng với nhiệt độ 130°-150°C. Tôi không bao giờ dùng thứ nước chưa đun đến 110-120..." Bấy nhiêu điều chuyên môn, cùng với việc làm sạch đến mức hoàn toàn vô trùng. Làm được như vậy hẳn là đã cứu sống hàng triệu bệnh nhân cùng người bị thương. Trong cuộc chiến không ngừng chống các loại vi trùng, Pa-xtơ còn nhằm một mục tiêu mới: tạo một vũ khí chống vi trùng có hiệu lực hơn nữa. Từ khi có Pa-xtơ, các nhà giải phẫu đã làm việc trong điều kiện tuyệt đối sạch sẽ, tránh mọi sự nhiễm trùng. 000 oi От 000 다 1877 Dịch tễ do vi dovi trùng 9 Vi khuẩn; tác nhân gây bệnh than Bênh than Thời ấy, một trong những bệnh làm chết gia súc tai hại nhất là bệnh than; con vật mắc bệnh chết sau vài giờ. Xác chúng trương lên và chỉ một vết cắt nhỏ sẽ chảy ra một dòng máu đen kịt, do đó có tên là bệnh than. Pháp, hàng năm trong một đàn cừu mười con có đến một hoặc hai con chết về bệnh than, có khi chết đến một nửa đàn. Ở Nga một số đông người chăn cừu và người mổ thịt cũng bị lây bệnh. Pa-xtơ đặt vấn đề nghiên cứu. Ông xác định: vi khuẩn tìm thấy trong máu con vật chết chính là nguồn gốc gây bệnh. Ông giải thích vì sao bệnh lan truyền: do xác súc vật chôn xuống gây ô nhiễm đồng ruộng đất đai. Cả khi chôn chúng xa nơi trồng trọt hoặc đồng cỏ, các loài côn trùng, loài giun đất cũng mang đi trực trùng gây bệnh. Các nhà chăn nuôi nhanh chóng ứng dụng những phát minh của Pa-xtơ để bảo vệ gia súc. Riêng về Pa-xtơ, ông đã nghĩ đến một cách nào đó có hiệu quả hơn để chống bệnh. ซึ่ง 700 Trực khuẩn Khuẩn hình que dài, gọi là bacilles, nếu nó hình cầu gọi là kén. 18 Trước Pa-xtơ, bệnh than sát hai các đàn gia súc một cách khủng khiếp, nhất là các đàn cừu. Người chăn nuôi thường gặp súc vật của họ nằm hấp hối vì mắc phải căn bệnh đáng sợ này. T 1880 Một phát minh lớn Trong quá trình nghiên cứu, Pa-xtơ đã Nghiên cứu về tạo ra một thứ vắc-xin có chứa trực khuẩn tiêm chủng bệnh than đun nóng đến 42. Tiêm vào cừu nó chỉ gây bệnh nhẹ, giúp cho súc vật được tập quen, có sức đề kháng chống bệnh nguy hiểm. Thầy thuốc người Anh Jenner phát minh phương pháp tiêm chủng, năm Vắc-xin 1796 Chất tiêm vào người hoặc súc vật. Chất đó chứa đựng loại vi khuẩn đã bị làm yếu chỉ đủ gây phản ứng tự vệ cho cơ thể. Khi cơ thể bị cùng loại vi khuẩn tấn công, nó sẽ có khả năng tự vệ. Phương pháp này được danh y người Anh tên là Jenner phát minh (1749-1823). Tiêm cấy Đưa vào cơ thể một phần tử sống (thí dụ: vắc-xin), 20 Pa-xtơ làm một cuộc thí nghiệm công khai trước mọi người: Với 25 con cừu đã được tiêm vắc-xin, ông tiêm cấy cho chúng trực khuẩn gây bệnh than mạnh. Đồng thời ông cũng tiêm trực khuẩn cho 25 con khác, chưa được tiêm vắc-xin. Cuộc thí nghiệm bắt đầu vào ngày 5-5-1882. Số đông người hiếu kỳ quan tâm theo dõi. Các nhà thú y tỏ ra đặc biệt chống đối Pa-xtơ. Ngày 31-5, lần thứ hai ông tiêm cấy trực khuẩn vào tất cả đàn cừu 50 con, những con tiêm vắc-xin rồi cũng như những con chưa tiêm. Hai ngày hôm sau, những con cừu được tiêm vắc-xin sống khỏe mạnh, những con khác đều bị chết. Kết quả thí nghiệm đã rõ ràng. Pa-xtơ được nhiệt liệt ngợi ca. Ít lâu sau, ông vinh dự nhận huân chương "Bắc đẩu bội tinh" cao quý. Những ứng dụng phát minh của ông nhiều không kể xiết. Nông dân đem đàn cừu đến, nhờ Pa-xtơ tiêm chủng bệnh than. Dod 100 de BAGAGES-CONSIGNE N Hiểm họa vô hình Khoảng 1880 Nhiều công trình nghiên cứu khác Lợn mắc bệnh đóng dấu Bệnh hậu sản Bệnh sốt phụ nữ mắc phải sau khi sinh đẻ. Bệnh tả gà Dịch bệnh giết 90% gà gà bị bệnh này đứng ủ rũ co rúm mình. run rẩy rồi chết. Bệnh lợn đóng dấu Bệnh do vi trùng đã giết chết một triệu con lợn ở Hoa Kỳ năm 1879. 22 Năm 1886, người ta tính được hầu như trong bốn trường hợp sinh đẻ có một trường hợp tử vong. Pa-xtơ vạch ra thủ phạm gây ra các cơn sốt hậu sản làm chết người là trực khuẩn hình que. Một thầy thuốc ở Nancy gửi đến ông mẫu máu lấy từ trước của một phụ nữ chết sau khi sinh đẻ. Pa-xtơ ngờ rằng bệnh than đã giết chết người phụ nữ này. Để chứng minh, ông gửi tới người thầy thuốc ở Nancy ba con chuột lang để thử nghiệm: con thứ nhất được tiêm cấy máu của người phụ nữ bất hạnh, con thứ hai được cấy trực khuẩn hình que, con thứ ba cấy máu lấy từ một con bò bị bệnh than. Cả ba con vật thí nghiệm đều chết và máu của chúng giống hệt nhau. Pa-xtơ kết luận: điều chắc chắn là sản phụ bị chết đã ở bên cạnh chuồng có gia súc bị bệnh than và đã lây bệnh. Với sự kiên trì, nhẫn nại của một nhà thám tử, Pa-xtơ đã lần tìm ra loài sinh vật cực kỳ nhỏ bé. Ông còn khám phá được: với bệnh tả gà, bệnh lợn đóng dấu, vi trùng của chúng nếu được làm yếu đi để giảm bớt độc tố sẽ có tác dụng phòng ngừa, chống lại vi khuẩn mạnh có độc tố cao. Danh tiếng Pa-xtơ không ngừng lan rộng. Để chứng minh bệnh than lây và giết chết cả người, Pa-xtơ đã gửi theo đường xe lửa cho ông thầy thuốc Nancy ba con chuột thí nghiệm mắc bệnh để nghiên cứu. 。 0 ISB NCY 1881 Pa-xtơ được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp Pa-xtơ, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp Hội đông do Richelieu thành lập năm 1635, tập hợp 40 nhân vật nổi tiếng, đặc trách nhiệm vụ soạn cuốn từ điển tiếng Pháp. Hội đồng đã trao nhiều giải thưởng giá trị. Bệnh nan y Bệnh không thể chữa tri. 24 Vinh quang Ngày 8-12-1881, Pa-xtơ được bầu vào Viện hàn lâm Pháp. Khắp nơi người ta ca tụng, chúc mừng ông. Danh tiếng ông vang khắp nhiều nước. Từ nước Nga xa xôi, cũng có người tìm đến hỏi ý kiến ông. Kể từ khi ông phát minh cách chữa bệnh than, bảy trăm ngàn con cừu và chín mươi ngàn con bò được tiêm chủng vắc-xin. Từ lúc áp dụng phương pháp vô trùng, số tử vong trong các bệnh viện giảm đi một nửa, trong các nhà hộ sinh con số tử vong giảm còn rõ rệt hơn. Đến năm 59 tuổi, Pa-xtơ vẫn là người lao động không biết mệt mỏi. Trong phòng làm việc của mình, ông không ngừng thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm mới. Kết quả thu hải được từ biết bao phát minh đã thúc đẩy khoa học tiến bộ. Mặc dù vậy, Pa-xtơ vẫn rất mực khiêm tốn. Một hôm có người nhắc ông lưu ý đến sự vinh quang hiếm có, dễ mấy người đạt được như ông, Pa-xtơ chỉ trả lời: "Nghĩ về điều đó, là để khuyến khích tôi kiên trì cố gắng hơn trong công việc, chừng nào tôi còn đủ sức..." Đã từ lâu Pa-xtơ chuyên chú vào một bệnh nan y làm người bệnh chết trong đau y đớn khốn khổ: bệnh chó dại. Phát minh của Pa-xtơ nổi tiếng khắp thế giới. Người Nga đã tới Pa-ri xin được tiêm chủng "vắc-xin". Vắc-xin chống bệnh dại 1882-1885 Pa-xtd lao vào Cuộc chiến chống bệnh dại Vi-rút Một loại vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm. Ủ bệnh Thời gian tỉnh từ lúc vi trùng xâm nhập cơ thể đến lúc bệnh xuất hiển. Tủy sống Phần của hệ thần kinh nối liền với ác nằm trong cột sống. Vi-rút tiêm vào não sẽ đi vào tủy sống. Khử trùng Tiêu diệt hết vi trùng. 26 Vào thời kỳ ấy, ít người hiểu biết về bệnh chó dại. Người ta chỉ mới biết nước bọt của súc vật có chứa vi-rút. Vi-rút truyền vào qua vết cắn. Thời kỳ ủ bệnh có thể vài ngày hoặc vài tháng. Pa-xtơ cấy vi-rút vào não một con thỏ. Sau đó ông chích lấy một mẫu tủy từ cột sống của nó, cho vào cái lọ đã khử trừng và đốt nóng. Mẫu tủy khô dần, sau 14 ngày nó mất đi nhiều độc tính, vi-rút trở nên rất yếu. Pa-xtơ nghiền nát mẩu tủy, lúc này không còn mấy nguy hại, hòa vào nước sạch rồi đem tiêm chất lỏng có được vào mấy con chó. Ngày hôm sau cũng mấy con chó ấy được tiêm lần thứ hai với nước tủy ngắn hạn hơn, ghi 13 ngày. Và cứ tiếp tục như thế, cho đến lần cuối, là mũi tiêm lấy từ óc một con thỏ mắc bệnh dại, chết cách đó vài giờ. Những con chó này không chết khi bị chó dại khác cắn phải. Vắc-xin chống bệnh dại được phát minh như thế đấy! Tháng 5 năm 1885, Pa-xtơ viết: "Điều mong muốn của tôi là khả năng chữa được cho người bị chó dại cắn mà không lo xảy ra một tai biến nào..." Những con chó chạy rằng bị bệnh dại, gieo rắc kinh hoàng và tấn công trẻ em. Một miếng cắn của chúng đủ để truyền vi-rút gây bệnh. Munibe Thử thách quyết định đầu đầu việc chủng 1885 Khởi tiêm bệnh dại Joseph Meister Đốt vết thương Đốt vết thương bằng một thanh sắt nóng hoặc một chất hóa học để sát trùng. Bác sĩ thần kinh Thầy thuốc chuyên khoa về thần kinh. 28 Ngày thứ hai 6-7-1885, Pa-xtơ đón nhận tại phòng làm việc một cậu bé chín tuổi người xứ Alsace. Cậu bé tên là Joseph Meister, bị chó dại cắn, được mẹ đưa đi chữa chạy. Một thầy thuốc đã đốt các vết cắn với mục đích khử trùng rồi khuyên bà mẹ đến Pa-ri tìm gặp Pa-xtơ. Cậu bé Joseph Meister rất đau đớn. Cái chết thảm khốc đang đến gần. Mặc dầu tình trạng cấp bách nhưng Pa-xtơ còn ngần ngại, bởi việc tiêm chủng chưa thực hiện cho người. Cuối cùng, được một nhà thần kinh học khuyến khích, ông quyết định vào việc. Mũi tiêm chủng đầu tiên dường như làm cậu bé khá hơn. Các mũi tiếp theo, độc tố đưa vào cậu bé càng nhiều, Pa-xtơ càng thêm lo lắng. Ngày 16-7 mũi tiêm cấy vào cho Meister là thứ độc tố lấy từ tủy mới qua điều chế một ngày. Pa-xtơ chờ đợi bệnh diễn biến, lo lắng làm ông mất ngủ liên miền. Ngày 26-7, cậu bé trở nên khỏe mạnh. Ngày hôm sau, cậu vui vẻ nhảy nhót theo mẹ về xứ Alsace. Pa-xtơ đã hoàn toàn thắng lợi. Sau nhiều lần tiêm chủng vắc-xin chống bệnh dại cho cậu bé Meister, Pa-xtơ lo lắng, ông nghĩ nếu cầu bé bị phản ứng mạnh hoặc chết ngạt... W M 豐 Ngôi đền cho ngành sinh học 1888 Pa-xto Pa-xtơ có ý định làm một cuộc quyên Thành lập Viện góp để xây dựng một cơ sở dành cho hoạt động của ngành sinh học. Viện hàn lâm khoa học biết tin, nồng nhiệt hưởng ứng và quyết định, cơ sở sẽ mang tên "Viện Pa-xto". Sinh học Môn khoa học về sự sống. Pa-xtơ đặc biệt đã phát triển một ngành trong đó gọi là "miễn dich học", nghiên cứu sự đề kháng của cơ thể chống vi trùng. Huyết thanh Được lấy từ mẫu các súc vật đã tiêm chủng để chống một loại vi trùng nào đó. Huyết thanh chích vào cơ thể để chống lại vi trùng. 30 Từ khắp nơi nhiều món tiền biếu gửi đến rất hào phóng. Một tổ chức khoa học, dự định tổ chức một cuộc hội diễn âm nhạc vi lợi ích của viện, cho tòa nhà sắp xây dựng trong tương lai. Các nghệ sĩ lớn đương thời đua nhau hưởng ứng. Lại một thành công rực rỡ của Pa-xtơ! Ngày 14-11-1888, tòa nhà của viện sinh học vinh dự đón tiếp tổng thống Pháp Sadi Carnot đến khánh thành. Việc xây dựng tốn hết hơn hai triệu phờ-răng, một số tiền khổng lồ đối với thời bấy giờ. Ngày nay Viện Pa-xtơ đã trở thành một trung tâm khoa học quan trọng, bào chế các loại vắc-xin và huyết thanh. Nơi đây cũng là đỉnh cao của việc giảng dạy và nghiên cứu sinh học. Viện theo dõi các hoạt động của khá nhiều nước, đặc biệt là ở châu Phi. Nhờ thành công của các cuộc nghiên cứu, người ta lần lượt đánh gục nhiều căn bệnh đáng sợ từ lâu hoành hành trên lục địa này. Được Pa-xid sáng lập, Viện khoa học mang tên ông tiếp tục cuộc chiến với các loại vi trùng, hoạt động không chỉ giới hạn ở Pháp mà lan rộng ra nhiều nước khác nữa. INSTITUT PASTFUR Mai L Nhân loại biết ơn Ngày 28-9-1895 Pa-xtơ qua đời Hầm mộ trong viện Pa-xto Cuối năm 1894, Pa-xtơ khi ấy đã 72 tuổi, bị một căn bệnh kịch phát, chứng bệnh tăng u-rê huyết. Sau một thời gian bình ổn chậm, sức khỏe ông lại suy sụp vào mùa hè năm sau. Tuần lễ cuối tháng 9 năm 1895 Pa-xtơ không còn sức để đứng dậy. Ngày 27 khi người ta cúi xuống đỡ cho ông uống sữa, ồng thều thào: "Tôi không gượng dậy được nữa..." Đầu ông gục xuống. Ngày hôm sau ông mất vào lúc quá trưa! Sau lễ quốc tang trọng thể, thi hài ông được đặt vào hầm mộ trong tòa nhà Viện khoa học mang tên ông. Pa-xtơ là một trong những nhà bác học vĩ đại của thế giới. Suốt cuộc đời, ông đã hành động đúng như những điều ông khuyên lớp sinh viên trẻ. Trong lời phát biểu vào một ngày năm 1892, ông nói: "Các bạn hãy sống trong sự thanh bình của các phòng thí nghiệm và các thư viện... Cho đến khi bạn có được niềm hạnh phúc vô bờ là đã góp phần vào sự tiến bộ và lợi Chứng tăng u-rê huyết Bệnh do tăng chất ích của nhân loại". độc thải trong mẫu Quốc tang Lễ an táng trọng thể, được toàn dân và nhà nước biểu lộ lòng biết ơn và thương tiếc. Hầm mộ Mộ xây ngầm dưới mặt đất. 32 Lễ hội trong thể, tổ chức để kỷ niệm 50 năm các công trình nghiên cứu của Pa-xtơ. Ông được nhà giải phẫu nổi tiếng người Anh Lister đồn chào, tả rõ lòng ngưỡng mộ đối với Pa-xtd. www ( 8 34 Những mốc thời gian đáng nhớ. Pa-xtd năm 1868 Pa-xtơ nghiên cứu Bệnh chó dại 1822 Lu-i Pa-xtơ ra đời. 1854 Pa-xtơ nghiên cứu sự lên men. 1857 Được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học. 1864 Pa-xtơ ứng dụng các nguyên tắc tiệt trùng chống bệnh cho rượu vang. 1867 Giải thưởng lớn cho Triển lãm Tổng hợp về những nghiên cứu rượu vang. 1868 Pa-xtơ mắc chứng bại liệt, vẫn theo đuổi công việc nghiên cứu tằm dâu. 1877 Nghiên cứu bệnh than. 1878 Pa-xtơ thuyết trình những nguyên tắc về vô trùng: ông được tặng thưởng Huân chương cao quý Bắc đầu bội tinh. Khoảng năm 1880 Nghiên cứu tiêm chủng, bệnh sốt hậu sản, tiếp theo là bệnh lợn đóng dấu, bệnh tả gà. 1881 Pa-xtơ được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp. 1882 Kock tìm ra vi khuẩn bệnh lao. 1883 Klebs xác định được vi khuẩn bệnh bạch hầu. 1883 Kock xác định được vi khuẩn bệnh tả. 1885 Pa-xtơ chữa khỏi cho một cậu bé bị chó dại cắn: lần đầu tiên tiêm vắc-xin chống bệnh dại cho người. 1888 Cuộc quyền góp rộng rãi cho phép Pa-xtơ thành lập một trung tâm khoa học tầm cỡ xứng đáng với danh vọng của ông: Viện Pa-xtơ. 1894 Roux tìm ra huyết thanh trị bệnh bạch hầu và Yersin tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch. 1895 Pa-xtơ tạ thế tại Villeneuve - TEtany trong vùng thượng sông Seine. Những nhà khoa học lừng danh cùng thời • Claude Bernard (1813-1878) Con trai một thầy giáo trường làng, ông là trợ lý rồi là giáo sư trường Collège de France. Ông đã áp dụng nguyên tắc thí nghiệm trong y học: có nghĩa là khi có một ý niệm gì, phải xem ý niệm đó có thể áp dụng vào thực tế không, bằng cách đưa vào thí nghiệm. Nếu không, phải tìm kiếm một ý niệm khác chừng nào nó nghiệm đúng điều mà ta đang tìm kiếm. Claude Bernard nghiên cứu chuyên về tiêu hóa, gan và hệ thần kinh. • Marcellin Berthelot (1827-1907) Bằng cách tổng hợp ông đã tạo được a-xê-ti-len và phát minh ra phương pháp sản xuất công nghiệp ô-dôn (dùng trong việc khử trùng nước). Người ta đánh giá: Đây là nhà hóa học cuối cùng đã nằm được tất cả những gì thuộc về khoa học hóa học. Sau ông chỉ là những nhà chuyên môn nữa thôi... . Edward Jenner (1749-1823) Danh y người Anh. Năm 1796 ông phát minh ra phương pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa, bằng cách tiêm chủng vắc-xin. Berthelot trong phòng thí nghiệm năm 1903 Jenner và việc tiêm chủng (phụ bản của tờ Petit Journal) 35 Biên niên về một thời đại Phá hủy để khai thông đường École (ảnh chụp từ đường Saint Nicolas de Chardonnet) 36 Tàu thủy chạy hơi nước trên sông Xen năm 1867 Thay đổi bộ mặt thủ đô Pa-ri (1860-1870) "Hoàng đế Na-pô-lê-ông III ủy thác cho tỉnh trưởng Haussmann thực hiện một công trình khổng lồ và bất tử là phải làm thay đổi bộ mặt thủ đô Pa-ri. Ngài nói với tôi “Thay đổi bộ mặt thủ đô Pa-ri là việc bổ sung cần thiết cho hệ thống đường sắt mà ta muốn nó bao phủ khắp nước Pháp. Mai đây, nó sẽ nổi liền với hệ thống đường sắt của nước ngoài. Sẽ ra sao khi lần sóng khách du lịch đổ về một thành phố chưa được mở mang, làm sao mà đón tiếp họ? Hơn nữa có thể nào nghĩ đến việc thu hút người nước ngoài vào để họ thấy những phường xóm hỏi thối, thiếu không khí, thiểu ảnh Mặt Trời? Phải làm sao cho họ vui thích khi đến Pa-ri... Theo Cassagnac. Những kỷ niệm về để chế thứ III, 1879 • Tàu thủy chạy bằng hơi nước Pa-xtơ lúc bấy giờ 47 tuổi, thời điểm mà nhà văn Gustave Flaubert cộng bố quyền "Giáo dục tình cảm". Cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng sự mô tả một trong những phát minh đặc trưng cho "Cuộc cách mạng kỹ, nghệ" - đó là chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước. "Ngày 15-9-1840, vào lúc 6 giờ sáng, chiếc tàu thủy mang tên thành phố "Montereau" đã gần tới giờ xuất phát. Trước bến cảng Saint Bernard, nó đang phun lên trời những cuộn khói lớn. Mọi người chạy ùa tới tưởng muốn đứt hơi... Các thủy thủ không đáp lời một ai. người ta va vấp vào nhau, các đống hàng hóa chất cao giữa hai cái trống. Tiếng ồn ào hòa lẫn tiếng i ẩm thoát ra từ những tấm kẽm. Bao trùm tất cả là một lần hơi bàng bạc, trong khi chuồng nhà thờ không ngớt đổ hồi." Flaubert, Giáo dục tình cảm, 1869 Những phòng thí nghiệm nghèo nàn thời Pa-xtơ "Trong năm này tôi đã và đang dành số tiền của tôi để chi phí hàng ngày cho phòng thí nghiệm. Số tiền có được là giải thưởng lớn của Viện hàn lâm khoa học tặng tôi vào tháng hai vừa qua. Sẽ là thừa nếu tôi muốn đi sâu vào tình trạng lúng túng hiện nay. Tôi chỉ muốn nhắc lại điều tôi đã đệ trình lên ngài ngày 13-12-1859. Tôi lưu ý ngài quan tâm cho là không thể nào chấp nhận một sự chi phi hàng năm dưới 1500 phờ-răng. Bức thư tôi hân hạnh được bày tỏ của M. Guilliod hôm nay có mục đích nhắc lại và có Viện Pa-xtơ năm 1888. Tranh thêm chút ít yêu cầu mà tôi mong để đạt lên ngài vào thời điểm này". (Trích thư gửi Bộ trưởng Bộ giáo dục ngày 26-8-1860) Pa-xtơ trong phòng thí nghiệm اله 37 Nhận định về Pa-xtơ Pa-xtơ trong phòng thí nghiệm của ông. Anh của Edelfelt Bức ảnh cuối cùng của Pa-xtơ, ngồi trong vườn của Viên Pa-xtơ, năm 1895. 38 Một phương pháp làm việc. Pa-xtơ từng nói với những người cộng sự "Trong khoa học thực nghiệm người ta thường mắc sai lầm khi không đặt vấn đề nghi ngờ những việc mà không bắt buộc phải khẳng định ngay. Bạn hãy luôn luôn dè chừng một điều: vội vã mong muốn đi đến kết luận. Bạn hãy là một đối thủ kiên trì, bền bỉ, hãy luôn nghĩ rằng có thể minh gặp sai lầm. Bạn đừng tiến thêm chút nào khi sự việc chưa được chứng tỏ..." • Pa-xtơ và những bệnh nhân "Cháu bé thân thương... sao mà cháu không cho tôi biết những tin tức về cháu như đã hứa? Tôi nghĩ rằng cũng có thể cháu chưa biết viết. Phải chẳng như vậy? Cháu nên cố gắng hết sức để đọc thông viết thạo. Nếu châu cần một ít tiền để trả tiền học tập và để vui chơi chút ít, hãy cho tôi biết nhé... Còn đây là ngân phiếu 10 phở rằng tặng cháu, tôi gửi kèm theo thư..." (Trích thư Pa-xtơ gửi một cậu bé bệnh nhân) • Sự khiêm tốn của Pa-xtơ (Ngày 1-11-1881) Η Nữ nam tước de Pages nhờ tôi viết thư cho ông về bệnh tình của đô đốc Pothuau. Bà tỏ ý muốn tôi đến giúp ông ấy, cho thuốc điều trị một chứng bệnh ngờ là thuộc loại nhiễm khuẩn do ký sinh trùng gì đó. Nữ nam tước de Pages đã quá ảo tưởng về khả năng của tôi. Tôi đầu phải là thầy thuốc, vì thế không thể đáp ứng điều bà mong muốn... MỤC LỤC • Cậu bé họa sĩ • Lao động và thành quả Điều bí mật được giải mã Vũ khí chống vi trùng • Một căn bệnh bí hiểm • Sự sạch sẽ tuyệt đối * Bênh than Bệnh Hiếm họa vô hình a Vinh quang Trang 4 8 10 Từ rượu vang đến dấm 12 14 16 18 Một phát minh lớn 20 22 24 Vắc-xin chống bệnh dại 26 • Thử thách quyết định 28 Ngôi đền cho ngành sinh học Nhân loại biết ơn 30 32 • Những mốc thời gian đáng nhớ 34 Những nhà khoa học lừng danh cùng thời 35 Biên niên về một thời đại 36 Nhận định về Pa-xtơ 38 Scanned & Edited by Tien Phat DA Free for Web: 70-100 dpi x XOrigin scan: 200 - 300 dpi Burn to CD-DVD Please mail to invinhloca yahoo.com.vn """