🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook ônnboGà Tam Hoàng Ebooks Nhóm Zalo TS. ĐẶNG THỊ HẠNH GÀ TAM HOÀNG NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP TP. Hồ Chí Minh - 2007 I. ĐẶC ĐIỂM CON GIỐNG Gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau ngày giải phóng Trung Quốc (1949), công ty xuất nhập khẩu Trung Sơn độc quyền thu mua gà này để xuất khẩu sang cửa khẩu Thạch Kỳ nên người nước ngoài còn gọi là gà Thạch Kỳ. Gà Thạch Kỳ thuần chủng nhỏ con, khả năng sinh trưởng sinh sản không cao nên khoảng cuối thập niên 70 các nhà chăn nuôi Hồng Kông đã cho lai Thạch Kỳ với giống gà Kabir (Israel) tạo giống gà Thạch Kỳ lại hay còn gọi là Thạch Kỳ tạp. Gà Thạch Kỳ-Kabir được đưa trở lại Trung Sơn và được chọn lọc qua nhiều thế hệ với các mục tiêu khác nhau tạo ra các dòng gà Tam Hoàng có ngoại hình và năng suất khác nhau. Hiện nay gà Tam Hoàng được nuôi phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng Quảng Đông. Gà có màu lông vàng đến vàng hoa mơ, chân vàng và da vàng. Gà có đặc điểm thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, dùi phát triển, bước đi ngắn và chân thấp hơn gà Tàu Vàng Nam bộ. Gà Tam Hoàng có sức chịu đựng tốt, thịt ngon, ngoại hình và màu sắc hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở Việt Nam. Giống gà Tam Hoàng được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam lần đầu năm 1993 và được nuôi ở Quảng 3 Ninh. Kết quả nuôi thích nghi ở đây cho thấy thể trọng gà 90 ngày tuổi chỉ đạt bình quân 0,81 kg/con, tiêu tốn 4,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và năng suất trứng đạt 131 quả/mái/năm. Những năm sau đó gà Tam Hoàng được nuôi khảo sát thích nghi tại trại giống của Viện Chăn nuôi, Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ - Nam Hà. Sau đó rất nhiều cơ sở giống của nhà nước và tư nhân hoặc nhập trực tiếp hoặc mua con giống từ các cơ sở về để nhân giống. Hiện nay ở Việt Nam có các dòng gà Tam Hoàng sau: Tam Hoàng dòng 882 có màu lông khá thuần nhất: vàng rơm, chân vàng, da vàng, gà trống to con, cường tráng, mào đơn to và chân thấp hơn gà Tàu của Việt Nam. Nuôi 3,5 tháng dạng bán công nghiệp đạt bình quân 1,75 kg/con. Năng suất trứng của gà mái đạt 145 - 150 quả/mái/năm. - Tam Hoàng 882-2 (Hoàng hệ), to con hơn và đẻ sai hơn. 3 tháng tuổi đạt trọng lượng bằng dòng $82 lúc 3,5 tháng. Năng suất trứng đạt 160 - 170 quả/mái/năm. J - Tam Hoàng 882-3 nuôi 3 tháng có thể đạt bình quân 1,9 - 2,0 kg/con và năng suất trứng có thể đạt 160 - 170 quả/mái/năm. - Gà Ma Hoàng (882 - 2) có năng suất thịt, trứng qua khảo nghiệm gần tương đương với gà Tam Hoàng 882, nhưng có màu lông vàng sẫm, điểm rằn rất giống gà Ta nền cũng rất được người dân ưa chuộng. 4 Gà Jiang con nhỏ con hơn các dòng gà Tam Hoàng kể trên. 3 tháng tuổi chỉ đạt 1,4 - 1,5 kg/con. Song đặc biệt gà Jiang cun có phẩm chất thịt rất tốt, thịt thơm ngon và tỷ lệ các phần thịt có giá trị (thịt ức, thịt đùi) trong thân thịt xẻ cao. Gà Lương Phượng (hay Hoa Lương Phượng) có màu lồng giống gà Ma Hoàng, song gà Lương Phượng to con hơn, tỷ lệ đẻ cao hơn. Năng suất trứng đạt 170 quả/mái/năm. Gà Lương Phượng lớn nhanh nên người nghèo rất thích nuôi và thích ăn. Tuy nhiên giống này có nhược điểm là tỷ lệ phần thịt có giả trị trong thân thịt xẻ thấp hơn, do đó thị trường Hồng Kông đã không chọn Hoa Lương Phượng mà chuộng Jiang con hơn. Hiện nay gà Tam Hoàng được chọn lọc và nhân giống chủ yếu ở vùng Quảng Đông - Trung Quốc. Một số công ty lớn có uy tín cung cấp giống gà Tam Hoàng là Công ty Bạch Vân. mỗi năm sản xuất khoảng 50 triệu gà con. Trường Đại học Hoa Nam mỗi năm sản xuất trên 30 triệu và Jiang cun mỗi năm khoảng 14 triệu con. Giống Hoa Lương Phượng được nuôi và nhân giống ở Quảng Tây, Trung Quốc. Phẩm chất thân thịt xẻ và giá trị dinh dưỡng của thịt gà Tam Hoàng nuôi trong hộ dân phía Nam (Bảng 1) II. CHUỒNG TRẠI VÀ THIẾT BỊ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI 1. Chuồng nuôi: Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo ban đêm và mùa đông ấm áp. Chuồng nên làm nơi cao 5 ráo, hướng Đông Nam, mát, tận dụng càng nhiều ảnh sáng mặt trời càng tốt. Ánh sáng sẽ diệt vi khuẩn, chống ẩm mốc hạn chế dịch bệnh. Chuồng phải thiết kế sao cho thông thoáng tự nhiên tốt. Xung quanh dùng lưới hoặc tre đan làm song, có rèm che bằng cót, bao tải, bì xác rắn... Lúc sáng sớm chống rèm lên cho thoáng, lúc mưa gió và ban đêm hạ rèm xuống. Nếu dùng lưới che thì tường phía dưới xây cao 30 - 40 cm. Nếu nuôi nền phải lót trấu, dăm bào, rơm, cỏ khô cắt ngắn. Có thể làm sàn bằng tre gỗ cao 40 - 60 cm so với mặt nền cho phân rớt xuống nền để dễ dàng hốt phân. Máng ăn, máng uống treo hoặc gác lên bệ rải đều khắp chuồng. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn, lá hoặc ngôi. Lợp tôn bền nhưng nóng hơn lợp lá. Nếu nuôi gà thịt theo dạng bán công nghiệp (khoảng 3 tháng xuất chuồng) chỉ cần làm chuồng rộng khoảng 10 - 15 mẻ, còn nếu nuôi 100 gà mái đẻ cần chuồng rộng 20 - 25 m Chuồng úm: Có thể úm gà trong chuồng sau này nuôi gà lớn, nhưng phải có phần che kín xung quanh để tránh gió lùa. Nếu úm nền thì chỉ cần lót trấu, dăm bào dày 7 - 10 cm, dùng quay bằng cốt cao 50 - 70 cm. Quây dài ngắn tùy thuộc số lượng gà. Nếu úm trên lồng chuồng úm gà con có thể làm bằng sàn tre, gỗ lót thêm lưới ô vuông diện tích ô 1 cm2, chuồng cao 40 - 50 cm, diện - tích 1 m x 2 m = 2m2 cho 100 gà. Chung quanh làm song tre cách nhau 2 - 2,5 cm, che lưới khi gà còn bé, sau đó bỏ lưới để cho gà thò đầu ra ăn, uống (mảng đặt ngoài chuồng). Che chuồng cho ấm bằng bao tải, bì xác rắn, bìa cáctông, hay thậm chí có thể dùng lá chuối khô. 6 m = Bảng 1. Các chỉ tiêu giết mổ và giá trị dinh dưỡng của thịt gà Tam Hoàng Các chỉ tiêu Gà trống Gà mái Tuổi giết thịt (tháng tuổi) 4,0 4,0 Tỷ lệ móc hàm (%) 78,6 75,7 Tỷ lệ quày thịt (%) 66,2 67,9 Tỷ lệ thịt ức (%) 16,2 18,3 Tỷ lệ thịt đùi (0) 24,7 22,4 Tỷ lệ đầu và cổ (%) 20,8 18,4 Tỷ lệ lưng (%) 14,4 14,8 Thịt ức: Vật chất khôn (%) 24,8 25,1 Đạm () 23,8 23,5 Béo {} 0,85 1,38 Thịt đùi: Vật chất khô (%) 23,4 23,4 Đạm (%) 20,7 20,5 Béo (%) 2,10 2,50 7 0,5 m 2. Dụng cụ chăn nuôi: Máng ăn: Gà mới nở, 2 - 3 ngày đầu rải thức ăn trên giấy lót, sau đó có thể dùng mẹt vành thấp hoặc khay nhôm hoặc máng có trục quay dùng cho gà con để trong chuồng (cho đến 2 tuần tuổi), sau đó để máng ăn dài ở ngoài chuồng úm. Sau giai đoạn úm, khi thả xuống chuồng nên dùng máng tròn tự động bằng nhựa hoặc tôn. Máng loại phi 50 dùng cho khoảng 25 - 30 gà thit. 0,6 m 0,2 cm ↑ 0,5-1 m Khay đựng thức ăn cho gà con 1 tuần Máng dài treo ngoài lồng 0,5-0,8 m Máng ăn tự động treo Máng dài có trục ở giữa để trong trong chuồng Chú ý máng luôn tránh rơi vãi thức ăn. 8 chuồng cho gà con ăn treo ngang tầm lưng của gà để Máng uống: Gà nhỏ, gà lớn đều dùng loại máng golon là tốt nhất. Loại nhỏ: 1 - 2 lít cho gà con (1-2 máng cho 100 con), loại lớn: 3,5 - 4 lít cho gà lớn. Có thể tận dụng làm máng kiểu này bằng vỏ hộp sắt úp ngược vào đĩa đáy bằng có gờ hoặc dùng chai, ống bương treo ngược. Hoặc dùng máng dài bằng tôn hoặc ống bương, ống nước treo ngoài chuồng. Một số kiểu máng uống: móc treo chai dựng nước chụp đựng nước máng nước lỗ nước đĩa nước Máng uống bằng nhựa cho Máng uống bằng chai gà con Máng uống cho gà lớn 3,5 - 4 lít 9 Chụp úm: Có thể dùng đèn điện, đèn dầu, đèn bão, bếp than, nên tự tạo chụp bằng tôn hoặc nhôm để giữ nhiệt. Chuồng 2 m có thể dùng 2 bóng 75W cho 100 gà. Nhiệt độ chuồng nuôi cần cho gà trong những tuần đầu như sau: 1 tuần (1 - 7 ngày): 34 - 32°C 2 tuần (8 - 14 ngày): 32 - 30°C 3 tuần (15 - 21 ngày): 30 - 28°C 4 tuần (22 - 28 ngày): 28 - 26°C Như vậy, thực ra ta chỉ cần úm cho gà 2 tuần đầu, những tuần sau đó chỉ những lúc mưa lạnh hoặc ban đêm mới cần đốt đèn. Muốn biết nhiệt độ trong chuồng úm có phù hợp hay không, tốt nhất nên quan sát hoạt động của đàn gà: Nếu lạnh gà sẽ dồn đống tụ tập dưới nguồn nhiệt, nếu quá nóng gà tản ra xa nguồn nhiệt, gà sã cánh đứng há mỏ để thở, nhiệt độ thích hợp gà phân tán đều trong chuồng, gà hoạt động nhanh nhẹn. Phản ứng của gà con với nhiệt độ trong chuồng úm: Đèn sưởi 10 a b Quây gà a) Nhiệt độ thích hợp gà tản đều trong chuồng úm. b) Nhiệt độ thấp gà tập trung gần đèn sưởi. c) Nhiệt độ cao gà tránh xa đèn sưởi. Ổ đẻ: Ổ đẻ có thể tận dụng hộp cáctông nhỏ (thùng bia, thùng nước ngọt...), thúng mỏng, rổ rá hư lót rơm hoặc trấu hoặc có thể đóng bằng gỗ. Mỗi ổ đẻ cho 4 - 5 gà mái. Ô đẻ nên để ở nơi tối trong góc chuồng để gà mái khỏi bị quấy rầy. Nói chung, gà Tam Hoàng vẫn có một số con có phản xạ đòi ấp (khoảng 20%). Nhưng gà Tam Hoàng không khéo ấp bằng gà Ta, cho nên tốt nhất là dùng các biện pháp cai ấp để tăng năng suất trứng. Có thể thu trứng cho gà Ta ấp hoặc sử dụng tủ ấp thủ công qui mô nhỏ để ấp. Kỹ thuật ấp trứng gà Tam Hoàng không khác so với ấp trứng các giống gà khác. Sân, vườn: Gà nuôi bán chăn thả phải có sân hoặc vườn cho gà cào bởi. Diện tích tối thiểu là 5m2/ con. Có thể dùng lưới cước để quây vì gà Tam Hoàng thường không bay cao như gà Ta. Sau 1 - 2 tháng nên đổi sân trước ra sân sau hoặc quây sang khu vực khác để gà kiếm được nhiều mồi hơn và sát trùng sân cũ. Trong sân hoặc vườn nên có hố cát để gà tắm. III. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 1. Chăm sóc nuôi dưỡng gà con Gà con một ngày tuổi khi đưa từ trại về cho uống nước ngay. Nước hòa vitamin complex và kháng sinh phòng bạch lỵ, Ecoli và viêm rốn (ví dụ: Saigo-Nox Poultry, Tetracyline, Flumequyl...). Ngày hôm sau cho ăn bắp nhuyễn, hoặc tấm nhuyễn. Bắt đầu từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 mới cho ăn cám hỗn hợp dành cho gà con. Trong 2 tuần đầu đặc biệt phải quan tâm nhất là sưởi ấm và tránh bị gió lùa (xem phần thiết bị chuồng trại) và thực hiện lịch chích ngừa đầy đủ. 11 Sau 3 tuần bắt đầu tập thả xuống nền và chuyển đổi thức ăn. Ví dụ ngày đầu thả ra ngoài 2 giờ, ngày thứ 2 thả ra ngoài 4 giờ, ngày thứ 3 thả 6 giờ... Phải tập dần để gà không trị stress sao cho sau 1 tuần có thể quen dần với điều kiện mới. Nên nhớ chỉ thả gà ra sân, vườn (có quây lưới) lúc trời nắng ấm, đã khô sương, tối nhốt vào chuồng. Khi thay đổi thức ăn cũng thay dần dần, ví dụ ngày đầu tiên ăn 20% thức ăn mới, 80% thức ăn cũ, ngày tiếp theo 40% thức ăn mới, sau đó 60% thức ăn mới, 80% thức ăn mới và khoảng sau 4 - 5 ngày mới dùng hoàn toàn thức ăn mới. ་ Khi trộn thuốc kháng sinh hay bổ sung vitamin hoặc axit amin vào khẩu phần với hàm lượng rất nhỏ phải trộn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều. Ví dụ: trộn 2 g thuốc kháng sinh vào 10 kg thức ăn. Trước hết cần 0,5 kg thức ăn rắc 2 g thuốc vào trộn đều. Sau đó cần 3 kg thức ăn và rắc đều 0,5 kg thức ăn đã có thuốc vào trộn đều. Sau đó lấy số thức ăn đã trộn thuốc trộn đều với số 6,5 kg thức ăn còn lại để đủ 10 kg. Gà Tam Hoàng lớn nhanh hơn gà Ta (gà Tàu), nhưng chậm hơn gà thịt công nghiệp. Cho nên thức ăn đối với gà Tam Hoàng trong giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi cần khoảng 19 - 20% đạm, năng lượng 2850 - 2900 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp (xem bảng nhu cầu dinh dưỡng: Bång 2). - 2. Chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt Tùy hoàn cảnh kinh tế từng gia đình mà đầu tư về dinh dưỡng nhiều hay ít. Nhưng đối với gà Tam 12 Hoàng, phương thức nuôi bán chăn thả là phù hợp nhất, tức là ban ngày thả gà ra vườn (5 - 10 m/con) để gà kiếm thêm giun dế, sâu bọ, đi lại cho săn thịt và khỏe mạnh nhưng vẫn thường xuyên có thức ăn bổ sung. Hiện nay phổ biến có các dạng - Thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt công nghiệp + thức ăn địa phương Thức ăn đậm đặc + thức ăn địa phương . Tự pha trộn từ các nguyên liệu địa phương Tỷ lệ trộn tùy thuộc vào khả năng đầu tư của từng hộ và từng thời điểm. Nếu gần tết cần vỗ béo nhanh để kịp bán tết thì nên tăng tỷ lệ thức ăn hỗn hợp (50% : 50%) hoặc đậm đặc (25% - 30%) để có thể xuất bản lúc 10 - 12 tuần tuổi. Nếu đầu tư ít (30% hỗn hợp: 70% thức ăn địa phương) hoặc 15% đậm đặc: 85% thức ăn địa phương, thời gian nuôi có thể kéo dài từ 3,5 - 4 tháng. Song vẫn rất hiệu quả do chi phí thức ăn thấp. Ngoài ra, đối với gà Tam Hoàng vẫn có thể tận dụng đầu tôm, đầu cá, cua hoặc nuôi giun làm thức ăn cung cấp đạm như đối với gà Ta (đầu tôm cá nên đun chín) 2. Nuôi gà giống hậu bị hoặc gà đẻ lấy trứng Giai đoạn nuôi hậu bị là từ sau 8 tuần tuổi cho đến lúc gà bắt đầu vào đẻ (đối với gà Tam Hoàng khoảng 4 - 5 tháng tuổi). Chăm sóc nuôi dưỡng cho đến 8 tuần tuổi vẫn như nuôi gà để bán thịt. Sau 8 tuần tuổi tách gà trống 13 nuôi riêng để vỗ béo bán thịt. Còn gà mái phải nuôi ăn hạn chế và khống chế trọng lượng gà sao cho đến lúc vào đẻ gà chỉ nặng 1,6 - 1,8 kg/con. Có thể hạn chế bằng 2 cách: • Hạn chế về mặt chất lượng: vẫn cho gà ăn tự do nhưng pha trộn thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, đặc biệt các nguyên liệu giàu năng lượng như bắp, tấm. Cho ăn nhiều rau, cỏ xanh... * Hạn chế về số lượng: Chất lượng khẩu phần ăn vẫn giữ nguyên, nhưng chỉ cho gà ăn 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi chiều) với lượng thức ăn khoảng bằng 70%. Khi cho ăn hạn chế về số lượng gà hay cắn mổ, rút lông nhau do đói và buồn bực, đặc biệt là lúc nắng nóng hay nhốt quá chật chội, diện tích vườn hẹp... Bởi vậy nên cho gà ăn thêm nhiều rau cỏ, củ để gà mổ ăn thêm. Hàng tháng nên cần thử một số con (con vừa, con to, con nhỏ) để kiểm tra trọng lượng gà hầu có sự điều chính thức ăn cho phù hợp. Nếu trước lúc vào đẻ gà quả mập gà sẽ đẻ muộn, đẻ thưa và dễ bị chết nóng (stress) trong thời kỳ đẻ. 4. Nuôi dưỡng gà đẻ Gà Tam Hoàng là giống gà kiêm dụng nên năng suất trứng không cao. Tỷ lệ đẻ bình quân cả năm chỉ đạt 40 - 45% (khoảng 140 - 160 quả/mái/năm). Để cao điểm nhất cũng chỉ đạt 60 - 65%. Bởi vậy không nên cho gà ăn quá nhiều gà sẽ mập, tích mỡ và đẻ giảm. Tuy nhiên, khi pha trộn thức ăn nên bổ sung thêm axit amin thiết yếu như lysin và methionin. Năng suất trứng 14 sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu ở gần chợ nên tận dụng mua xác đậu phụ thay thế một phần thức ăn cung cấp đạm rất tốt và rẻ. Khi gà đẻ được khoảng 5% (100 con đẻ 5 quả ngày) thì chuyển từ thức ăn gà hậu bị sang thức ăn gà đẻ (có thể dùng cám hỗn hợp cho gà Tàu hoặc tự pha trộn) mức ăn 90 - 95 gam/con/ngày. Tỷ lệ đẻ tăng thì tăng lượng cám cho ăn lên (gà ăn vừa hết trong ngày, không để đèn cho ăn đêm). 5. Nhu cầu dinh dưỡng và một số phương pháp pha trộn khẩu phần Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn tuổi Loai ga Chất Ga con Ga thit Gathit 9 Ga Gade định đứng 1-4 tum 58 tuần tuần bán hĉar bi Đạm thủ 76 20 18 16 15 17-18 NLTD Kcal/kg 2900-3000 3000 3000 2800 2750-2800 5 5 6 1.0 1,0 1.0 1,0 3,5 P 0,8 0,7 0,7 0.6 0.8 Lysine 1.2 1,0 1.0 0,8 0,7 Methionine 0,5 0,45 0.45 0,32 0.3 15 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHA TRỘN KHẨU PHÂN “Pha loãng” khẩu phần (sử dụng thức ăn hỗn hợp và thức ăn địa phương) 1 - 4 tuần: 100% hỗn hợp 5 - 8 tuần: 70% thức ăn hỗn hợp + 30% bắp hoặc tấm, cám. tám. 9 tuần -> bán: 50% thức ăn hỗn hợp + 50% bắp, Tùy giá cả và thời vụ có thể thay bắp bằng tấm, cảm hay bột khoai mì... * Phương pháp bao thư (cách phối hợp thức ăn đậm đặc và thức ăn địa phương) Ví dụ: Muốn phối hợp khẩu phần cho gà đẻ có 17% đạm thô từ thức ăn đậm đặc của gà đẻ (34% đạm) và bắp nghiền (9% đạm thô). 16 Đạm thức ăn đậm đặc 34 17 8,0 Đạm của bắp 9,0 17 25 (8+17) 68% → % cám đậm đặc gà đẻ cần sử dụng 8/25 x 100 = → % bắp xay cần sử dụng 17/25 x 100 = 68% (hoặc 100% - 32% = 68%) Cách lập bao thư: a. Ghi hàm lượng đạm của thức ăn đậm đặc lên góc trên phía trái bao thư và đạm của bắp vào góc dưới. Hàm lượng đạm của thức ăn cần trộn vào giữa. b. Trừ theo đường chéo bao thơ ghi giá trị vào các góc phía phải. c. Cộng 2 giá trị của các góc phía phải (8,0 +17,0 = 25,0). d. Tỷ lệ của thức ăn đậm đặc cần dùng chính là tỷ lệ của giá trị góc trên phía phải chia cho tổng của 2 góc phải x 100 (8 : 25 x 100) và tỷ lệ bắp xay là phần còn lại (để được 100 kg thức ăn có hàm lượng đạm 17% cần trộn 32 kg thức ăn đậm đặc với 68 kg bắp xay). Phối hợp các khẩu phần từ nguyên liệu đơn - Phối hợp các khẩu phần từ nguyên liệu đơn trước hết phải phân biệt được các nhóm thức ăn gia súc cung cấp năng lượng, nhóm cung cấp đạm, khoáng... và các mức sử dụng tối đa đối với từng loại nguyên liệu thức ăn. Ví dụ: Nhóm cung cấp đạm gồm có bột cá 5 - 10%, bột đầu tôm, đậu nành, đậu xanh, khô dầu mè (vừng) 17 khô dầu đậu phộng (lạc), khô dầu đậu nành... Trong nhóm này cần lưu ý hàm lượng muối trong bột cá. Hàm lượng muối quá cao gà ăn sẽ bị tiêu chảy, hay trong đậu nành có antitrypsin là chất kháng lại men tiêu hóa đạm, nên khi dùng đậu nành phải rang chín. Trong khô dầu đậu phộng rất dễ phát triển nấm sinh độc tố aflatoxin rất nguy hiểm cho gia cầm... Nhóm này chiếm 25 - 35% trong khẩu phần tùy thuộc khẩu phần thức ăn cho loại gà nào. Nhóm cung cấp năng lượng gồm ngũ cốc (bắp, tấm, cám, khoai mi, khoai lang...) và hạt có dầu. Trong nhóm này cần lưu ý bổ sung axit amin khi dùng nhiều bắp. Cám loại 3 hàm lượng xơ cũng rất cao, không nên dùng nhiều. Đặc biệt trong khoai mì có độc tố HCN cyannid nên phải ngâm nước xử lý trước khi cho ăn (trộn tối đa 30% khoai mì trong khẩu phần). Nhóm này chiếm khoảng 60 - 70% trong khẩu phần. - Nhóm cung cấp khoáng: là bột sò, bột xương, premix khoáng, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại gia cầm để trộn trong khẩu phần (1 - 4%). Nhóm cung cấp vitamin và axit amin. Gà chặn thả có cỏ non để ăn thoải mái được 1 phần nhu cầu về vitamin. Ngoài ra có thể mua vitamin tổng hợp (Multi vitamin) về trộn thức ăn hoặc hòa nước uống. Axit amin tinh cũng có bán ngoài thị trường, có thể mua về trộn theo nhu cầu dinh dưỡng. Thường nhóm này chiếm khoảng 1,0% trong khẩu phần. 18 Bảng 3. Ví dụ về khẩu phần ăn cho gà thịt, gà đẻ Nguyên liệu trong Gà thịt (giai Gà giống 100 kg đoạn đầu) (dě) Bắp vàng 59 48 Cám gạo 9,7 12 Bánh dầu đậu nành 6 4,0 Bột đậu xanh 0 Bánh dầu đậu phộng 16 15,0 Bột cá lạt 7 10,0 Bột có 4,0 Bôt sò 4,0 Bột xương 2 2,5 Premix &khoảng 0,25 0,35 Vi lượng Methionin 0,05 0,05 Lysine 0,1 NLTĐ (Kcalo/kg TẢ) 3000 2900 Protein (%) 20 18,0 19 IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO GÀ Gà Tam Hoàng tuy có sức đề kháng cao hơn gà công nghiệp và thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, song gà có thể mắc tất cả các bệnh như ở gà công nghiệp. Bởi vậy gà Tam Hoàng cũng phải ngừa vaccin tất cả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả, Gumboro, đậu... và ngừa bằng kháng sinh những bệnh như cầu trùng, bạch lỵ, thương hàn... Cùng giống gà Tam Hoàng nhưng sức đề kháng với dịch bệnh và môi trường ở các đàn gà của từng gia đình rất khác nhau. Sức đề kháng của đàn gà phụ thuộc nhiều yếu tố, ví dụ: Tình trạng vệ sinh chuồng trại, chăm sóc, nuôi đường đối với đàn gà (vệ sinh sạch sẽ, dinh dưỡng tốt, chích ngừa đúng lịch...). Hiện trạng dịch bệnh trong vùng: Nếu trong vùng thường xuyên có dịch bệnh, đàn gà cũng sẽ bị lây nhiễm mặc dù có chích ngừa. T Chất lượng gà giống: Nếu đàn gà mua ở các xí nghiệp có uy tín, đàn gà bố mẹ được chích ngừa nghiêm túc, gà con thừa hưởng được kháng thể từ mẹ. Nếu các hộ mua gà về nuôi rồi để làm giống, không có phương pháp chọn lọc lai tạo đúng sẽ làm cho đàn gà cận huyết, gà con sinh ra sẽ chậm lớn và sức sống giảm rõ rệt. Bởi vậy, nếu nuôi làm gà giống tốt nhất phải đổi trống giống khác. 20 CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP 1. Bệnh dịch tả Gà Tam Hoàng thường được nuôi bán chăn thả trong các hộ dân có nuôi gà địa phương hoặc hàng xóm, láng giềng có nuôi gà địa phương chăn thả. Thường dân không có tập quán ngừa bệnh cho gà địa phương nên môi trường bị nhiễm bệnh rất cao. Bệnh dịch tả xảy ra quanh năm, nhưng đặc biệt tập trung vào 2 giai đoạn chuyển mùa từ mưa sang nắng và nắng sang mưa. Bệnh gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là lúc 20 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi. Nguyên nhân: Do virút Paramyxovirus, có thể lây nhiễm trực tiếp từ đàn gà cũ qua đàn gà mới hoặc lây nhiễm qua hô hấp, dụng cụ chăn nuôi, người nuôi... Triệu chứng: Thời gian mang bệnh 5 - 6 ngày, ở thể cấp tính gà chết quá nhanh trong 3 - 4 ngày không biểu hiện rõ triệu chứng và bệnh tích, nếu bệnh xảy ra chậm có triệu chứng: - Gà lù đù, cắm mỏ xuống đất, thở khò khè, ho Tiêu chảy, phân có máu, phân trắng xanh - Một số chảy dịch nhờn ở mắt, mũi Mào, mồng, tích bị tím lại, có thể bị phù đầu Sau 4 - 5 ngày nếu không chết thì có triệu chứng thần kinh (mổ lung tung, đi quay vàng) - Gà đẻ giảm lượng trứng, vỏ trứng mềm - Tỷ lệ chết từ 50 - 90% Ở thể mãn tính gà họ, thở khò khè về ban đêm, gà lớn đẻ giảm, không chết (mang mầm bệnh) gà con chết 1 - 10%. Đây là nguồn lây lan cho đàn mới. 21 Bệnh tích: Xuất huyết loét từng điểm ở hầu hết các bộ phận hệ tiêu hóa, đặc biệt xuất huyết tiền mề và hậu môn. - Viêm niêm mạc mũi, khí quản có dịch nhầy... Phòng bệnh: Bệnh không có thuốc chữa, chỉ phòng bệnh bằng vaccin (xem lịch phòng bệnh). Nếu ngừa lần đầu lúc 3 ngày tuổi nên dùng vaccin nhược độc đông khô chủng F (hệ 2), nếu ngừa lúc 7 ngày có thể dùng chủng F hoặc Lasota. Ngừa lần 2 lúc 21 - 28 ngày tuổi dùng Lasota. Ngừa gà trên 2 tháng tuổi chủng M (hệ 1) hoặc Imopest (chích dưới da 0,2 - 0,3 cc/con). - Khi bệnh đã phát có thể đưa vaccine nhược độc hoặc vaccine chết nhũ dầu, đồng thời chích thuốc bổ trợ sức. Sau 7 - 14 ngày bệnh sẽ ổn định sẽ cứu được những con chưa nhiễm bệnh. Cho gà uống thuốc bổ Multivitamin để tăng sức đề kháng và uống Electrolytes chống mất nước và mất cân bằng chất điện giải khi gà bị tiêu chảy (liều 1g/2 . 4 lít nước). 2. Bệnh Gumboro Nguyên nhân: Do virút có tên Avibirnauirus, rất bền vững ở môi trường ngoài cơ thể, bệnh thường gặp nhất lúc 4 - 10 tuần tuổi, tỷ lệ chết từ 20 - 50%. Bệnh 22 gây suy giảm miễn dịch trầm trọng và dễ bị các bệnh khác kế phát. Triệu chứng: Sau khi nhiễm virút 2 - 3 ngày, gà có triệu chứng: - Tập tính không bình thường, bay nhảy lung tung, cắn mổ nhau sau đó giảm ăn, lờ đờ. Tiêu chảy, phân loãng, trắng có nhớt nhầy sau loãng, nâu, dính quanh hậu môn. - Gà sốt cao, đi lại run rẩy hoặc bại dò nằm một chỗ, chết khát. - Tỷ lệ nhiễm bệnh và lây lan rất nhanh. Chỉ 2 - 3 ngày có thể toàn đàn nhiễm bệnh trông xơ xác. Bệnh tích: > Mới phát bệnh túi Fabricius sưng to có nhiều dịch nhầy (còn gọi là túi phủ sa) sau đó xuất huyết đỏ. Đến ngày 5, 6, 7 thì bắt đầu teo lại. - Cơ ức, cơ dùi xuất huyết thành vệt. Phòng và trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị mà phải thực hiện đúng lịch ngừa vaccin. Nếu gà bố mẹ có miễn dịch truyền cho con thì có thể ngừa Gumboro lúc 7 - 10 ngày tuổi. Nếu đàn gà không có kháng thể từ bố mẹ thì phải nhỏ mắt, mũi Bur 706 lúc gà con 1 ngày tuổi. - Điều trị bằng cách vừa chích thuốc bổ trợ sức, dung dịch điện giải và cầm máu, kết hợp uống dung 23 dịch axit amin và đường glucoza để trợ sức và cung cấp năng lượng. Vi dụ: Điều trị cho 100 gà 5 - 6 tuần tuổi. Sử dụng sản phẩm Bagum, hòa 1 g với 1 lít nước cho uống liên tục trong quá trình bị bệnh để tăng sức đề kháng và chống mất nước hoặc mua vitamin K, Vit-C500, B-com- plex, B12 mỗi thứ 10 ống + 5 ống B1 + 100ml sinh lý mặn 9% + 100ml sinh lý ngọt 5% pha chung chích 3ml/ con/ngày trong 2 - 3 ngày. Đồng thời hòa Aminovital 2- 5ml nước, Glucoza 20 - 30g/1 cho uống 3 - 5 ngày. Dân vùng sâu không có hiệu thuốc thú y, nhiều hộ dân đã dùng nước dừa non cho gà uống cũng hạn chế được tỷ lệ chết ở gà. 3. Bệnh đậu gà Bệnh đậu do vi rút thuộc nhóm Pox virus gây ra, tạo thành những nốt mụn sần sùi trên da, mào, tích, trong miệng, trên mũi, mắt gây mù mắt, nghẹt thở hoặc đau miệng không ăn được, tăng trọng giảm và chết. Các đàn gà địa phương mắc bệnh đậu rất phổ biến nên gà Tam Hoàng nuôi trong dân rất dễ bị lây nhiễm. Bởi vậy phải chủng vaccin đậu cho gà lúc 7 - 10 ngày tuổi, bằng cách xuyên qua da cảnh. Gà thịt chỉ cần chích 1 lần, gà giống trước lúc vào đẻ nên chủng lại để tạo miễn dịch cho gà con. - Bệnh đậu hiện chưa có thuốc đặc trị. Để ngừa bệnh kế phát và chống nhiễm trùng có thể dùng một số kháng sinh như Saigo-Nox Poultry hòa lg với 1 lít nước, uống 3 - 5 ngày và dùng sulfat kẽm 1% cọ rửa 24 làm bong các màng viêm hoặc dùng xanh metylen 2%, cồn iốt 10% bôi lên. Nên bổ sung ADE để giúp hồi phục vết thương. 4. Bệnh cúm gà Bệnh cúm gà do avian influenza virus là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh bộc phát lần đầu tiên (năm 2004) với chủng cường độc H5N1 và sự lan truyền nhanh đã cướp đi sinh mạng của lã người và 43,5 triệu gia cầm trên cả nước (bị chết và tiêu hủy). Triệu chứng, bệnh tích: Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gà rất giống với bệnh dịch tả (Bệnh Newcastle) với các biểu hiện trên đường hô hấp, tiêu hóa như viêm phổi, xuất huyết đường ruột, viêm buồng trứng và ống dẫn trứng ở gà đẻ, xuất huyết cơ tim, xuất huyết dưới da chân, mào tích tím tái sưng to, nước nhầy chảy từ mỏ, mũi, tiêu chảy v.v... Với chủng độc lực cao, gà chết đột ngột với tỷ lệ chết rất cao (> 90%). Gà có thể bị bệnh ở mọi lứa tuổi. Phòng trị bệnh: Bệnh không có thuốc đặc trị. Phòng bệnh bằng cách áp dụng triệt để chương trình “An toàn sinh học” trong từng trại. Có nghĩa là ngăn chặn sự lan truyền bệnh bằng cách kiểm soát hiệu quả các tác nhân truyền bệnh như chuột (ví dụ dùng Racumin TP), kiến, gián ruồi (ví dụ: Solfac, QuickBayt...) và thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, xe chở cám, xe chở gà mỗi lần ra vào trại bằng các thuốc sát 25 trùng có phổ kháng khuẩn rộng và an toàn (ví dụ Virkon S, Longlife 250S). Mỗi tuần sát trùng chuồng nuôi (có gà trong chuồng) tối thiểu 1 lần bằng Virkon S. Nên hạn chế khách tham quan và người ngoài ra vào trại. Trước mỗi dãy chuồng nên có hố nhưng chân bằng vôi bột hoặc nước hòa thuốc sát trùng (ví dụ Farmfluid S hoặc Longlife 250S pha tỷ lệ 1:100). Phòng bệnh bằng vaccin chỉ có thể thực hiện ở các trại giống có khả năng kiểm soát tốt bởi vì nếu không quản lí tốt, vaccin cũng chính là nguồn virút có thể làm bộc phát bệnh. Ngoài ra, vaccin cúm gà cũng khá mắc tiền. 5. Bệnh CRD (Bệnh hen gà) Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma galisepticum gây nên. Bệnh thường xảy ra những tháng có khí hậu lạnh và có biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (tháng 10, 11, 12). Triệu chứng: Dịch chảy ra ở mũi, mắt lúc đầu trong, loãng sau đặc dần và nhầy, gà chết ít nhưng ít ăn, chậm lớn, gà họ hay thở khò khè. Bệnh tích: Xoang mũi và khí quản tích đầy dịch, viêm keo nhầy trắng hơi vàng. Ở thể mãn tính màng túi khí dày và đục trắng giống như chất bã đậu nhão. Phòng và trị bệnh: Dùng thuốc kháng sinh để trộn vào thức ăn hoặc hòa nước uống. Ví dụ: Sử dụng Saigo-Nox Poultry 26 hoặc vitamin C + Oxytetracyline hòa 1 g/1 - 2 lít nước, cho uống 3 ngày/tuần khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi để phòng bệnh. Điều trị bệnh bằng Baytril 10%, hòa 1 mal/2 lít nước (liều 10 mg hoạt chất enrofloxacin/1 kg TT), cho uống 3 ngày liên tục. - Dùng vaccin ngừa CRD lúc 3 tuần tuổi, liều 0,2 ml/con và trước lúc đẻ 2 tuần. Nếu đàn gà bị bệnh có triệu chứng về đường hô hấp giống CRD nhưng dùng kháng sinh trị không hết thì có thể đàn gà bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) hoặc viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) do virus gây bệnh. Trường hợp đàn gà bị mắc bệnh IB hoặc ILT những đợt nuôi sau phải chủng ngừa bệnh đó. 6. Bệnh thương hàn (Bạch lỵ gà) Nguyên nhân: Bệnh thường xảy ra cấp tính ở gà con 1 - 30 ngày tuổi và mãn tính ở gà đẻ. Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, có thể lây trực tiếp từ mẹ qua trứng hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Đặc biệt gà dễ bị mắc bệnh trong những ngày đầu gà bị gió lùa, lạnh. Triệu chứng: Gà xù lông, ủ rũ, chân khô, mắt lim dim, ăn ít, uống nước nhiều. - Phân trắng, loãng (cứt cò). Ở gà đẻ: Gà đẻ giảm, phân xanh, loãng hoặc sền sệt, mào tải hoặc teo lại, chân khô. 27 Bệnh tích: - Gan sưng màu sậm, túi mật sưng to, niêm mạc ruột viêm loét tràn lan. - Gà đẻ: một sưng to, gan hoại tử lấm tấm, buồng trứng đen tím, lòng đỏ méo mó. Phòng và trị bệnh: Dùng kháng sinh pha nước uống lúc 1 - 3 ngày tuổi, 10 - 12, 20 - 22, 30 - 32 ngày tuổi, có thể dùng một trong các loại: + Saigo-Nox Poultry 1g/1 lít nước; + Neotesol 5g/1 lít nước; + Flumequyl 10% pha 1g/1 lít nước cho uống 3 ngày. Đồng thời dùng Lactobac C pha 1 g/1 lít nước uống 1 ngày/tuần để tăng khả năng tiêu hóa, hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột. Điều trị: Baytril 10% pha 1 g/2 lít nước (1 ml/10 kg TT) cho uống 3 - 5 ngày. E.. Đối với gà đẻ, khi chuyển mùa, nắng nóng hay bị tress nên dùng một trong những kháng sinh trên để ngừa bệnh và sử dụng các sản phẩm chống stress như Vitamin C Antistress pha 1 g/2 - 4 lít nước, thuốc bổ Multivitamin (1 g/2 - 4 lít) cho uống để tăng sức đề kháng bệnh. 7. Bệnh E.coli . Do vi khuẩn Ecoli gây bệnh cho gà con và gà lớn. Bệnh gây tiêu chảy phản trắng và giảm đẻ. Gà con ủ rũ chậm lớn, có con viêm khớp. Gà đẻ mào teo, nhợt 28 nhạt, gà mệt mỏi, xác gầy ốm. Trên vỏ trứng có vết đỏ hoặc đốm đen (do máu đọng và khô lại). Mổ gà ra thấy gan sưng đỏ hoặc bầm đen. Màng túi khí dày lên và có kẻ trắng. Niêm mạc ruột viêm đỏ, ở gà đẻ buồng trứng bị viêm đỏ, sau teo lại, nhiều trứng lớn bị vỡ làm viêm dính ruột. Phòng và trị bệnh: Ở gà con và gà thịt trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống giống như ở bệnh bạch lỵ. Những kháng sinh trị được bạch lỵ cũng trị được E. coli (cùng là vị khuẩn gảm -). Ở gà đẻ có thể phòng bằng chích ngừa vaccin phòng E.coli, liều 0,2 ml/con lúc 4 - 6 tuần tuổi và 0,3 ml/con trước khi vào đẻ 2 tuần. tuổi. 8. Bệnh viêm rốn Bệnh viêm rốn xuất hiện ở gà con lúc 1 - 5 ngày Nguyên nhân: Do quy trình ấp trứng không đảm bảo kỹ thuật, không vệ sinh, gà con hở rốn nhiều hoặc do gà nở ra chăm sóc không tốt, thả gà nơi dơ bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây viêm rốn hay gà mới nở cho ăn thức ăn quá nhiều đạm khiến lòng đỏ dư thừa để lâu gây thối. Triệu chứng và bệnh tích: Gà yếu, lông xù, rốn sưng đỏ. Ở giữa rốn có vẩy kép kín hoặc rốn bị hở lớn. Mổ gà ra thấy nhiều con lòng đỏ còn nhiều, to bằng đầu ngón tay hoặc hạt đậu, ruột bị viêm kế phát từ rốn. 29 Phòng bệnh: Sát trùng tủ ấp và chuồng úm (kể cả trấu độn chuồng khi úm nền) cẩn thận bằng các thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng và an toàn, ví dụ Virkon S pha tỷ lệ 1 : 200, Longlife 250S pha tỷ lệ 1 : 250..., phun 300 ml dung dịch/1 m2 bề mặt. Điều trị: Bôi thuốc đỏ sát trùng rốn - Dùng thuốc pha nước uống phòng và trị chung với 2 bệnh E.coli và bạch lỵ: Baytril 10% pha 1 g/2 - 4 lít nước uống dùng trong 3 ngày. - Penicilline chích 5000 UIcon (hũ 1 triệu đơn vị chích 200 con) chích liên tục trong 2 - 3 ngày. 9. Bệnh tụ huyết trùng (bệnh toi gà) Bệnh gây chết nhanh, đột ngột ở gà trên 1 tháng tuổi và gà đẻ. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc dinh dưỡng kém, gà mắc các bệnh khác làm cho sức đề kháng giảm bệnh dễ bộc phát. Gà dễ chết đột ngột, bại đò, sã cánh, mào tích tím tái, chảy nước mũi, nước miếng nhiều, mổ gà ra thấy thịt sẫm đen, vỏ trứng có máu, phối đỏ, gan sưng, ruột sưng đôi khi có máu, tim và mở vành tim xuất huyết lấm tấm đỏ. + Phòng trị bệnh: . Phòng bằng kháng sinh Saigo-Nox Poultry hay Vitamin C + Oxytetracycline hòa nước uống (1 g/1 - 2 lít nước) lúc gà 3 - 4 tuần tuổi. 30 Sau 1 tháng chích vaccin THT (liều theo hướng dẫn nơi sản xuất). Trị bệnh dùng: Baytryl 10% hòa nước uống 1 g/2 lít nước (1 ml/ 10 kg TT) Streptomycine 100 - 150mg/1kg thể trọng + Penicilline 50.000 - 100.000 UI/1 kg thể trọng + kháng huyết thanh 1 - 2 ml/1 kg thể trọng/ngày chích bắp 2 - 3 ngày. Tetramycine 120 - 40 mg/1 TT + Septotry! 1ml/ 2 - 3 kg TT (chích riêng từng loại) điều trị 2 - 3 ngày. ་ - Gentamycine chích bắp 20 - 40 mg/1 kg TT/ngày + Erythomycine chích bắp 10 - 15 mg/1 kg TT/ngày. 10. Bệnh cầu trùng Bệnh do nội ký sinh trùng loài Eimeria gây ra. Thường gà nuôi trên lồng ít mắc bệnh hơn gà nuôi nền. Đặc trưng của bệnh là gà ủ rũ, xù lông, phân đỏ (có máu) hoặc sáp nâu (bệnh ỉa phân sáp) gà đẻ giảm, vỏ trứng mỏng. Manh tràng ruột dư sưng to đầy máu, ruột sưng to quá mức, mất khả năng nhu động. Niêm mạc ruột có nhiều điểm trắng đỏ... Bệnh tụ huyết trùng và Gumboro cấp tính đi phân cũng có máu, nhưng ở hai bệnh này manh tràng không sưng. Phòng và trị bệnh: dùng thuốc đặc trị cầu trùng trộn thức ăn hay pha vào nước uống. Ở vùng bệnh hay xảy ra, sử dụng thuốc phòng 3 ngày/tuần trong giai đoạn gà mẫn cảm với cầu trùng (12 - 30 ngày tuổi). Một số thuốc có thể sử dụng đe 31 ngựa là: Coxil (1 g/1 lít nước), ESB (1 - 2 g/lít nước), Anticoc (1 g/1 lít nước)... Thuốc đặc trị cầu trùng hiệu quả nhất hiện nay là Baycox 2,5%, pha 1 ml/1 lít nước (1 mV/3,5 - 4 kg TT/ ngày) cho uống liên tục 2 ngày. 11. Bệnh do giun sán Gà Tam Hoàng nuôi thả vườn rất dễ nhiễm bệnh giun sản. Khi thấy đàn gà chậm lớn, lông xù, thiếu máu (gà vẫn ăn uống bình thường) thì phải nghĩ ngay đến bệnh nhiễm giun sán. Các loại thường gặp là giun đũa, giun kim và sán dây. Nếu không có điều kiện gửi phân đi xét nghiệm thì nên mổ khám con gà gầy yếu nhất, xem trong ruột gà sẽ thấy nhiều giun sán. Thuốc đặc trị tẩy giun sán theo kiểu tự tiêu (giun sản bị tiêu hủy trong ruột và không nhìn thấy theo phân ra ngoài) là Rintal. Nếu không có Rintal, có thể sử dụng một số thuốc khác như Fencare, Levamisol v.v... (Liều dùng theo hướng dẫn của nơi sản xuất). Lịch phòng bệnh bằng vaccin và bằng thuốc cho gà thả vườn Nói chung lịch phòng bệnh bằng vaccin hay thuốc cho gà phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mục đích nuôi của từng hộ (nuôi bán thịt, nuôi gà giống sinh sản để sản xuất gà con...) và tùy thuộc vào nguy cơ dịch bệnh trong vùng. Ví dụ, nếu trong vùng đang có dịch tả thì gà con mới mua về cần phải được chủng ngừa dịch tả sớm và sau 2 tuần phải ngừa lặp lại, hoặc nếu trong vùng đang có dịch Gumboro thì có thể phải chủng ngừa vaccin Gumboro ngay khi gà mới 2 - 3 ngày tuổi. 32 Ngày tuổi Sau đây là ví dụ về lịch phòng bệnh bằng vaccin (Bảng 4) và lịch phòng bệnh bằng thuốc (Bảng 5) cho gà thả vườn ở điều kiện bình thường. Bảng 4. Quy trình phòng bệnh bằng vaccin Phòng bệnh Cách phòng loại vaccin Marek 1 Chích bắp (do cơ sở giống thực hiện) Dich tá lån 1 7 Nhỏ mắt, mũi; hệ 2 hoặc Lasota Trái gà (đậu gà) 7 Xuyên cánh Gumboro lần 1 14 Nhỏ mất nũi hoặc chích bắp Dịch tả lần 2 28 Nhỏ mắt mùi Lasota Gunboro lån 2 35 Chích bắp Tụ huyết trùng 60 Chịch dưới đà Dịch tả lần 3 75 Chịch dưới da; hệ 1 Ngừa dịch tả lần 2 và Gumboro lần 2 có thể mua loại vaccin ngừa chung 2 bệnh. Lưu ý: Chỉ ngừa cho gà khỏe - Khi mua vaccin phải coi kỹ nơi lưu giữ và hạn dùng 33 Sử dụng vaccin đúng liều lượng và đúng kỹ thuật - Thông thường khi ngừa bệnh bằng vaccin, 7 - 14 ngày sau gà mới có đáp ứng miễn dịch. - Nếu nuôi gà để đẻ lấy trứng ấp bán gà con thì trước lúc gà vào đẻ (khoảng 4 tháng tuổi) phải ngừa lại dịch tả và sau đó cứ khoảng 5 - 6 tháng phải ngừa nhắc lại. Khi ngừa bệnh bằng vaccin nên cho gà uống thêm thuốc bổ: Vitamin B complex, C... Bảng 5. Quy trình dùng kháng sinh ngừa bệnh Ngày tuổi 1-3 Phòng bệnh E.coli, Salmonella, viên rốn 10 - 12 E.coli, Salmonella, cầu trùng 20 - 22 E.coli, Salmonella, Cầu trùng, CRD Thuốc thường dùng Baytril 10%; Saigo- Nox Poultry, Coli SP, Flumequine, Neotesol . Thuốc như trên - Coxil, Esb3, Avicox, Anticoc, Baycox 4 nt nt - Vit C + Oxytetracycline, Tetravit E. Tylan. Saigo-Nox Poultry 30 - 32 CRD, Tụ huyết trùng nt nt Thời gian tiếp theo thỉnh thoảng ngừa CRD và Tụ huyết trùng 34 Gà Tam Hoàng 66 Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN CAO DOANH Phụ trách bản thảo : Nguyễn Phụng Thoại Sửa bài : Đặng Thị Hạnh. Trình bày - Bìa : Lê Anh Vũ NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 167/6 - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội ĐT: (04)8523887. 5760656-8521940 Fax: (04) 5760748. E-mail: [email protected] CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm Q.1, TP. Hồ Chí Minh ĐT:(08) 8297157 - 8299521-9111603 Fax: (08) 9101036. E-mail: [email protected] In 1.030 bản khổ 13 x 19 cm tại Cty in Bao bì và XNK. Đăng ký KHXB số 132-2007/CXB/64-06NN do Cục Xuất bản cấp ngày 12/2/2007. In xong và nộp lưu chiểu quý I/2007. 63-636.5 NN-07 Gà Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở vườn 64/06-07 Gà lai của Viện Chăn Nuôi GÀ TAM HOÀNG 8 936032 945342 Giá: 5.000₫