🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nuôi bò thịt - Kỹ thuật - Kinh nghiệm - Hiệu quả
Ebooks
Nhóm Zalo
PGS.TS. ĐINH VĂN CẢI
NUÔI BÒ THỊT
Kỹ thuật - Kinh nghiệm - Hiệu quả
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
TP. Hồ Chí Minh - 2007
Nuôi bò thịt
MỤC LỤC
Chương 1....................................................................................................................... 4 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI .......................... 4 1.1. VỊ TRÍ CON BÒ THỊT TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA....... 4 1.2. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI......................... 4 1.3. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT TRÂU BÒ Ở VIỆT NAM............................... 6 1.4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở VIỆT NAM ........................ 8 Chương 2..................................................................................................................... 10 GIỐNG BÒ THỊT VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG BÒ THỊT Ở VIỆT NAM..................... 10 2.1. MỘT SỐ GIỐNG BÒ THỊT ÔN ĐỚI.............................................................. 10 2.2. MỘT SỐ GIỐNG BÒ THỊT NHIỆT ĐỚI ........................................................ 13 2.3. BÒ VÀNG VIỆT NAM .................................................................................... 17 2.4. BÒ LAI SIND.................................................................................................. 18 2.5. CHIẾN LƯỢC CẢI TẠO BÒ VÀNG VIỆT NAM ............................................ 18
2.6. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN THUẦN VÀ LAI TẠO BÒ THỊT Ở VIỆT NAM............................................................................................................. 20 Chương 3..................................................................................................................... 27 THIẾT LẬP TRẠI BÒ THỊT...................................................................................... 27 3.1. XÂY DỰNG TRẠI BÒ THỊT........................................................................... 27 3.2. CHỌN GIỐNG BÒ THỊT ĐỂ NUÔI................................................................ 34 3.3. GHI CHÉP QUẢN LÍ ĐÀN GIA SÚC ............................................................. 35 3.4. CHỌN LỌC VÀ THAY ĐÀN .......................................................................... 37 Chương 4..................................................................................................................... 44 QUẢN LÍ SINH SẢN ................................................................................................ 44 4.1. SINH LÍ SINH SẢN CỦA BÒ ĐỰC................................................................ 44 4.2. SINH LÍ SINH SẢN CỦA BÒ CÁI.................................................................. 45 4.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SINH SẢN Ở BÒ CÁI ........................................ 48 4.4. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TỶ LỆ SINH SẢN THẤP............................. 53 4.5. GIEO TINH NHÂN TẠO CHO BÒ ................................................................. 56 Chương 5..................................................................................................................... 58 SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO BÒ...................................................... 58 5.1. THIẾT LẬP ĐỒNG CỎ CHĂN THẢ............................................................... 58 5.2. LỰA CHỌN GIỐNG CỎ TRỒNG THÂM CANH ........................................... 63 5.3. PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP......................................................................... 69 5.4. DỰ TRỮ THỨC ĂN....................................................................................... 72 5.5. THỨC ĂN TINH VÀ THỨC ĂN BỔ SUNG ................................................... 75 Chương 6..................................................................................................................... 77 THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG.................................................................................. 77 6.1. ĐÁNH GIÁ THỨC ĂN.................................................................................... 77 6.2. CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN .................................................... 81 6.3. NHU CẦU CỦA BÒ ĐỐI VỚI CÁC CHẤT DINH DƯỠNG............................ 84 6.4. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG........................................................... 86 6.5. XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN CHO BÒ........................................................ 90 Chương 7..................................................................................................................... 97 NUÔI DƯỠNG BÒ THỊT.......................................................................................... 97 7.1. CƠ QUAN TIÊU HÓA VÀ SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở BÒ......................... 97 7.2. NUÔI DƯỠNG BÒ THỊT ............................................................................... 98 7.3. VỖ BÉO BÒ VÀ BÊ ..................................................................................... 105
1
Đinh Văn Cải
7.4. MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG Ở BÒ .......................................................... 108 7.5. TRUI SỪNG CHO BÊ ................................................................................. 109 7.6. NUÔI BÒ TRONG MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ CAO................................... 109
Chương 8................................................................................................................... 112 PHÒNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BÒ........................................ 112 8.1. NHỮNG DẤU HIỆU CHỈ RA TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA GIA SÚC ... 112 8.2. MỘT SỐ YẾU TỐ BẤT LỢI CHO SỨC KHỎE CON VẬT .......................... 113 8.3. MIỄN DỊCH VÀ VACCIN PHÒNG BỆNH.................................................... 113 8.4. MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP..................................... 115 8.5. KÍ SINH TRÙNG, MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG VÀ VE...................... 118 8.6. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP KHÁC ...................................................... 121 Chương 9................................................................................................................... 124 GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THịT ................................... 124 9.1. CHUẨN BỊ GIA SÚC GIẾT THỊT................................................................. 124 9.2. GIẾT MỔ GIA SÚC...................................................................................... 124 9.3. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT THỊT XẺ.............................................................. 125 9.4. CHẤT LƯỢNG THỊT ................................................................................... 127 Phụ lục ..........................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 1. Nhu cầu dinh dưỡng cho cái sinh sản trưởng thành nuôi con .........Error! Bookmark not defined.
Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bò cái tơ, đực tơ đang lớn .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực thành phố Hồ Chí Minh........................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH………………………………………… 141
2
Nuôi bò thịt
LỜI NÓI ĐẦU
T
rong vòng 10 năm qua, tốc độ tăng đàn bò thịt nước ta đạt trên 3% mỗi năm. Tuy vậy bình quân số gia súc bao gồm cả trâu và bò trên đầu người vẫn còn rất thấp, khoảng 0,1 con/người. Số lượng gia súc ít và khối lượng
gia súc nhỏ nên sản lượng thịt trâu bò sản xuất mỗi năm tính trên đầu người cũng rất thấp, chỉ đạt 2,6kg thịt hơi. Trong khi đó Úc 106,4kg, Argentina 76,9kg Canada 46,7kg, Mông Cổ 32,8kg. Những năm gần đây nước ta nhập mỗi năm hàng chục ngàn tấn thịt bò từ úc, Argentina, Mỹ và thịt trâu từ ấn Độ. Giá thịt bò nhập khẩu bán tại các siêu thị từ 150 ngàn đến 350 ngàn đ/kg. Nhu cầu thịt bò chất lượng cao ngày càng gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và mức thu nhập của người dân.
So với ngành chăn nuôi bò sữa thì ngành chăn nuôi bò thịt nước ta phát triển chậm hơn. Đến cuối năm 2006 cả nước có 1.620 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô từ 50 con đến trên 500 con. Một số giống bò thịt thuần nhiệt đới như Brahman, Droughtmaster đã được nhập vào Việt Nam nuôi nhân thuần tại nhiều tỉnh trong cả
nước. Nhiều trang trại chăn nuôi bò thịt được đầu tư chuồng trại quy mô lớn, đúng kỹ thuật, hình thành đồng cỏ chất lượng cao để nuôi bò thịt giống thuần nhiệt đới và con lai với các giống bò thịt chuyên dụng nhiệt đới và ôn đới. Chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa đang hình thành ngày một rõ nét.
Cuốn sách “Nuôi bò thịt” cung cấp những cơ sở khoa học và những hướng dẫn kỹ thuật cần thiết để chăn nuôi bò thịt thành công ở quy mô trang trại. Những thông tin mới nhất về đặc điểm sản xuất của những giống thuần và con lai của các giống bò thịt mới nhập vào Việt Nam, đang nuôi tại các cơ sở trong cả nước. Một số kết quả
nghiên cứu về bò thịt của các tác giả trong nước từ trước đến nay và của chính tác giả từ năm 2003-2006. Gợi ý lựa chọn con giống phù hợp để nuôi. Hướng dẫn chọn đất lập trại, quy hoạch chuồng trại và đồng cỏ. Kỹ thuật quản lí đàn gia súc, quản lí sinh sản, kỹ thuật sản xuất cây thức ăn xanh và sử dụng phụ phẩm nuôi bò thịt, kỹ thuật nuôi dưỡng đàn gia súc theo khoa học từ nguồn thức ăn tại chỗ cũng được trình bày ngắn gọn nhưng khá đầy đủ trong cuốn sách này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc và hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho đọc giả một tài liệu tham khảo với nhiều thông tin bổ ích về chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa.
Mặc dù đã rất cố gắng, cuốn sách vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý đọc giả và các bạn đồng nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2007
Tác giả PGS.TS. Đinh Văn Cải
3
Đinh Văn Cải
Chương 1
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ Ở
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1. VỊ TRÍ CỦA CON BÒ THỊT TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Trâu và bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số
tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy chỉ những con bò có khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”.
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của nhà nước đã coi trâu bò là tư liệu sản xuất (như là máy cày vậy). Nhiều chính sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để tạo nguồn sức kéo cho nông nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, những con trâu bò già không còn khả năng cày kéo khi đổ ngã muốn giết thịt cũng phải xin phép chính quyền địa phương. Sự kiện giết mổ chia thịt trâu bò già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở
những vùng quê nghèo.
Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dầu vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau:
- Tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi.
- Giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa.
- Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt.
- Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, hèm bia, vỏ quả dứa, ngọn và lá mía… và chuyển chúng thành thịt bò.
- Chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình.
1.2. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI
4
Nuôi bò thịt
Giống bò nuôi lấy thịt ở các nước khu vực châu á cũng tương tự như ở Việt Nam. Đó là các giống bò địa phương nhiệt đới có u và không có u kiêm dụng cày kéo, thịt và sữa. Một số nước vùng Trung và Nam á có giống bò và trâu năng suất cao hơn như bò Red Sindhi, Sahiwal, Tharparkar, trâu Murrah. Các nước Asian có các giống trâu bò không khác nhau nhiều về hình dạng và sức sản xuất. Những giống bò thịt nổi tiếng đều có nguồn gốc từ châu âu như giống Charolais, Limousin của Pháp; Hereford, Shorthorn, Angus của Anh. Simmental của Thụy Sĩ, BBB của Bỉ. Sau này các giống chuyên thịt khác cho vùng nhiệt đới và á nhiệt đới được tạo ra từ bò Brahman (có u) với các giống bò chuyên thịt châu âu (không có u) như Santa Gertrudis, Brangus, Braford, Beefmaster (Mỹ), Brahmousin, Chabray (Pháp); Droughtmaster (úc). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500-800kg; con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo.
Tổng đàn trâu và bò, theo thống kê của FAO năm 2007, thế giới có 1.537 triệu con. Tổng dân số 6.453 triệu người, bình quân mỗi đầu người có 0,24 con trâu và bò. Châu á có 618,6 triệu con. Các nước có đàn trâu bò lớn nhất là ấn Độ 283,2 triệu con, Brazil 205,6 triệu con và Trung Quốc 134,8 triệu con. Trong một số nước châu á quanh ta, bình quân số trâu và bò trên một người dân cao nhất là Lào (0,41 con), Pakistan (0,30 con), Myanmar (0,29 con), Campuchia (0,25 con). Việt Nam là một trong số những nước có số
trâu bò trên đầu người thấp nhất 0,09 con/người hay 10,7 người mới có một con trâu và bò (bảng 1.1). Số trâu và bò tính trên đầu người, cao nhất là úc 1,37con, Argentina 1,29 con, Brazil 1,12 con, cao hơn Việt Nam trên 100 lần! Trong số các nước dẫn ra ở bảng 1.1, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tổng đàn trâu bò cao trong 10 năm qua (bình quân 2,5% mỗi năm).
Sản lượng thịt bò và trâu của thế giới năm 2004 đạt 62,8 triệu tấn. Trong đó các nước châu á là 15,5 triệu tấn, chiếm 24,78% sản lượng thịt thế giới. Trong khi số trâu bò của châu á chiếm 40,25% tổng số trâu bò toàn thế giới. Điều này chứng tỏ năng suất chăn nuôi trâu bò của châu á rất thấp so với phần còn lại của thế giới. Khối lượng gia súc nhỏ, tăng trọng thấp và sinh sản kém là nguyên nhân chính của năng suất chăn nuôi thấp.
Bảng 1.1: Số lượng trâu bò của một số nước châu á (ngàn con)
Tên nước Dân số (2005, ngàn
người)
Trâu
(2004 )
Bò
(2004)
Trâu và bò (2004)
Bình quân con/người
Lào 5.918 1.125 1.281 2.406 0,41 Philippines 82.809 3.270 2.593 5.863 0,07 Campuchia 14.825 650 3.040 3.690 0,25 Việt Nam 83.585 2.869 4.907 7.777 0,09 Thái Lan 64.081 1.737 5.296 7.034 0,11 Indonesia 225.313 2.403 11.108 13.511 0,06 Myanmar 50.696 2.650 11.939 14.589 0,29 Pakistan 161.151 25.500 23.800 49.300 0,30 Bangladesh 152.593 850 24.500 25.350 0,17 Trung Quốc 1329.927 22.287 112.536 134.823 0,10 ấn Độ 1096.917 96,900 185.500 283.200 0,26 Nguồn: (FAO, 2007)
Do số lượng trâu bò trên đầu người thấp và trâu bò có tầm vóc và khối lượng nhỏ nên sản lượng thịt trâu bò sản xuất hàng năm của các nước đang phát triển tính trên đầu người cũng còn thấp. Năm 2004 tại các nước đang phát triển con số này dao động từ 1,2-27,2kg (FAO, 2007). Việt Nam, Indonesia, Bangladesh thuộc vào nhóm nước có
5
Đinh Văn Cải
sản lượng thịt trâu bò trên đầu người thấp nhất (1,2-2,6kg). Nước châu á có sản lượng thịt trâu bò trên đầu người cao là Mông Cổ (36,7-19,6kg), Brunei (10,8kg), Nam Triều Tiên (9,7kg), Libanon (8,8kg) và Lào (7,5kg).
Bảng 1.2: Sản lượng thịt hơi (trâu và bò) tính trên đầu người tại một số nước đang phát triển (kg/năm)
1999 2000 2004
Tên nước
Bangladesh 1,3 1,3 1,2
Indonesia 1,8 2,0 1,9
Việt Nam 2,3 2,4 2,6
Lào 7,3 6,3 7,5
Mông Cổ 36,7 32,8 19,6
Trong số các nước phát triển thì Mỹ là nước có sản lượng thịt bò lớn nhất, gần 12 triệu tấn/năm. Tuy nhiên lượng thịt trâu bò sản xuất tính trên đầu người cao nhất là úc 106,4kg, Argentina 76,9kg, Canada 46,7kg (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Những nước có sản lượng thịt bò trên đầu người cao nhất
Tên nước Thịt bò hơi (2004, ngàn tấn)
Kg/người (2004)
Mỹ 11.100 37,0
úc 2.318 106,4
Canada 1.492 46,7
Argentina 3.024 76,9
Brazil 7.778 42,0
Ngoài lượng thịt bò sản xuất trong nước, các nước có nền kinh tế phát triển vẫn phải nhập thêm một lượng lớn thịt bò chất lượng cao mỗi năm. Trong nhóm nước đang phát triển của châu á, nước nhập khẩu nhiều nhất là Korea 240 ngàn tấn/năm, Trung Quốc 164 ngàn tấn/năm, Malaysia 114 ngàn tấn/năm và Philippines 100 ngàn tấn/năm. Năm 2001, Việt Nam nhập khoảng 200 tấn thịt bò, từ đó đến nay con số này tiếp tục tăng. Trong số các nước đang phát triển thì ấn Độ là nước xuất khẩu thịt trâu bò lớn nhất. Năm 2001 ấn Độ xuất 243,6 ngàn tấn, Trung Quốc 82,7 ngàn tấn, Mông Cổ 12,3 ngàn tấn. Nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới là Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha (bảng 1.4).
Bảng 1.4: Các nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới (1.000 USD/năm) Tên nước Năm 2000 2002 2004
Đức 445.471 500.615 687.172
Pháp 467.392 382.467 602.237
Hà Lan 428.182 337.819 525.422
Bỉ 201.543 231.429 288.249
Tây Ban Nha 203.686 148.901 244.844
Ireland 195.330 152.545 198.478
áo 103.891 94.456 155.433
Ucraina 165.000 135.481 105.443
úc 86.249 76.314 96.400
Đan Mạch 89.335 68.950 92.511
1.3. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT TRÂU BÒ Ở VIỆT NAM
Năm 2005, nước ta có gần 3 triệu con trâu và trên 5 triệu con bò. Đàn trâu tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn trâu trên 200
6
Nuôi bò thịt
ngàn con là: Nghệ An, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Những năm gần đây số lượng đàn trâu có sự giảm nhẹ, trong khi đó số lượng đàn bò tăng từ 3-4% mỗi năm.
Bảng 1.5: Số lượng đàn trâu bò và sản phẩm chăn nuôi trâu bò qua các năm
Năm Trâu (ngàn con)
Bò (ngàn con)
Thịt hơi (ngàn tấn)
1990 2.854 3.117 111,9
1995 2.963 3.639 118,0
2000 2.897 4.127 184,6
2005 2.922 5.540 220,2
Nguồn: FAO, 2007
Đàn bò tập trung nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn bò nhiều hơn 200 ngàn con là: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vì số đầu con tăng chậm nên sản lượng thịt trâu bò cũng ít có sự biến động qua các năm, dao động vào khoảng 120-220 ngàn tấn thịt hơi mỗi năm.
Thịt bò trên thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm cả thịt trâu và thịt bò. Trong 207 ngàn tấn thịt trâu bò năm 2003 có 107,7 ngàn tấn thịt bò và 99,5 ngàn tấn thịt trâu. Trâu bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò Vàng, bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa. Từ nguồn cung cấp thịt bò như trên cho thấy chỉ có rất ít bò tơ được giết thịt trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi để đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt cao. Chính vì chất lượng không phân định như vậy nên giá thịt bò nạc ở ta cũng chỉ cao hơn từ 2 đến 2,5 lần thịt nạc heo (bảng 1.6). Giá thịt bò ngon ở các nước chăn nuôi bò thịt tiên tiến rất cao, khoảng 10 USD/kg, khi nhập vào Việt Nam giá có thể lên tới 15-16 USD/kg. Một loại thịt bò chất lượng cao như vậy hiện chưa được sản xuất ở trong nước. Hàng năm chúng ta phải nhập một lượng lớn thịt bò chất lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao cấp hay người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Mấy năm trước đây mỗi năm ta nhập từ 200-300 tấn. Năm 2006 ước nhập 17.000 tấn, chủ yếu từ úc, Argentina và Mỹ. Thịt bò loại ngon bán trong siêu thị liên tục tăng, giá cao nhất từ 270 ngàn đ/kg (tháng 12/2006) lên tới 350 ngàn đ/kg (tháng 3/2007).
Bảng 1.6: So sánh giá một số loại thịt qua các năm (đ/kg)
Năm
Thịt lợn mông sấn
Thịt bò bắp Gà mái ta Tỷ giá VNĐ/USD
Năm 1990 5.045 5.478 4.834 4.413 Năm 1996 22.333 35.667 25.000 11.066 Năm 2000 27.000 50.000 25.000 14.500 Năm 2006 40.000 80.000 45.000 16.100
Nguồn: Cục Thống kê
Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600 ngàn con bò (năm 2004 là 696 ngàn con) và trên 450 ngàn con trâu (năm 2004 là 470 ngàn). Tổng khối lượng thịt hơi cả trâu và bò mỗi năm cũng chỉ đạt trên dưới 200 ngàn tấn, năm 2005 đạt 220 ngàn tấn, như vậy bình quân đầu người trong một năm thịt trâu và bò cũng mới đạt khoảng 2,4- 2,6kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân
7
Đinh Văn Cải
nước ta được hơn 1kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu thịt bò trong nước rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bình quân tiêu thụ gần 160 tấn thịt trâu bò các loại. Giá thịt bò khá ổn định, nên so với một số ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi bò bán thịt ổn định hơn. Tất cả
những số liệu trên cho thấy tiềm năng thị trường to lớn của ngành chăn nuôi bò thịt tương lai.
1.4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở VIỆT NAM
Xét ở góc độ con giống, phương thức và mục đích chăn nuôi, thị trường sản phẩm, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nền chăn nuôi bò thịt đúng nghĩa. Nghiên cứu lai tạo bò thịt ở nước ta có thể còn sớm hơn so với nghiên cứu lai tạo bò sữa, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã có một bước tiến dài so với ngành chăn nuôi bò thịt.
Nghiên cứu lai tạo bò thịt ở Việt Nam bắt đầu cách nay hơn 80 năm. Mốc đáng ghi nhận nhất là vào những năm 20 của thế kỉ 20 một giống bò Sind đỏ (Red Sindhi) được nhập vào nước ta từ Pakistan nuôi tại một số đồn điền của người Pháp, với mục đích lấy sữa và thịt phục vụ cho tầng lớp quý tộc người Pháp hồi đó đang đô hộ
Việt Nam. Từ các đồn điền này chúng phát tán ra vùng xung quanh tạo ra con lai gọi là lai Sind. Bò có màu sắc đẹp vóc dáng to cao, có u yếm trông rất chắc chắn. ễÛ phía Nam các giống bò u khác cũng lần lượt du nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức như bò Ongle, Brahman… Con lai giữa bò Vàng với các giống bò có u trên hơn hẳn bò Vàng về các tính trạng sản xuất chính. Tầm vóc và hình dáng rất thích hợp cho kéo xe.
Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1980 ta nhập từ Pakistan hàng trăm bò Sind và Sahiwal về nuôi ở các tỉnh. Những con đực xuất sắc thuần chủng của giống này sinh ra ở Việt Nam được chọn lọc để sản xuất tinh tại Moncada (Ba Vì). Những con đực còn lại được nuôi làm đực giống nhảy trực tiếp bò Vàng. Đến cuối những năm 1980 đàn bò lai đã lên đến khoảng 10% tổng đàn, tập trung chính ở những vùng ven đô, ven thị, nơi có nguồn thức ăn và người dân có truyền thống nuôi bò kéo xe lâu đời.
Từ năm 1994-1998 chương trình Sind hóa (u hóa) đàn bò Vàng được tài trợ của Ngân hàng Thế giới đã nâng tỷ lệ bò lai lên 25% tổng đàn. Phía Bắc, các tỉnh như Hà Tây, Hà Nội có đàn bò lai Sind chất lượng khá. ở miền Trung, một số tỉnh có đàn bò lai Zebu chất lượng khá như Phú Yên, Bình Định. Đàn bò lai Sind chất lượng cao đã hình thành và tập trung nhiều ở Tây Ninh, Long An, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây. Đây là nguồn nguyên liệu quý giá để lai tạo bò Việt Nam theo hướng thịt và sữa.
Đến năm 1975 chúng ta bắt đầu có những nghiên cứu lai tạo bò địa phương (bò Vàng và bò lai Zebu) với bò chuyên dụng thịt. Từ 1975-1978 thí nghiệm tiến hành tại nông trường Đồng Giao (Ninh Bình). Từ năm 1982-1985 thí nghiệm tiến hành tại nông trường Hà Tam (Gia Lai). Đã sử dụng tinh của những giống bò thịt ôn đới nổi tiếng như
Charolais, Hereford, Limousin, Santa Gertrudis phối cho đàn cái lai Sind. Trong điều kiện chăn nuôi còn khó khăn nhưng con lai F1 đều thể hiện khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng.
Cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỉ trước chúng ta có hẳn một chương trình cấp nhà nước do Viện Chăn nuôi chủ trì, có sự hỗ trợ của dự án quốc tế UNDP-VIE 86/008. Tinh của nhiều giống bò chuyên dụng thịt đã được đưa vào thử nghiệm lai tạo với bò cái lai Sind. Các giống bò thịt ôn đới gồm có Charolais, Limousin, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis. Địa bàn lai tạo tiến hành chủ yếu ở miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Gia Lai). Kết quả cho thấy con lai F1 Charolais được ưa chuộng hơn vì lớn nhanh, ngọai hình và màu sắc đẹp. Con lai F1 Simmental, Santa Gertrudis và
8
Nuôi bò thịt
Hereford ít được ưa chuộng vì màu lông có đốm trắng hoặc vằn như hổ, niêm mạc mắt và gương mũi có màu nâu đỏ hoặc hoe đỏ. Những kết quả trên được trình bày chi tiết trong cuốn “Nuôi bò thịt ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu bước đầu” của GS. Lê Viết Ly, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1995.
Từ năm 1995 đến năm 2000, nhiều đơn vị nghiên cứu đã quan tâm lai tạo bò thịt. Một số giống bò kiêm dụng mới cũng được lai thăm dò như Tarentaise, Abondance (Đinh Văn Cải, Vương Ngọc Long, 1997). Chương trình hợp tác với ACIAR- úc (Viện Chăn nuôi, 1997-2000) đã nghiên cứu sử dụng tinh giống bò thịt nhiệt đới của úc như Red Brahman, Droughtmaster, Red Belmon và Red Bragus phối cho bò cái địa phương để tạo con lai F1. Tại Madrak (Daklak) con lai F1 lúc 400 ngày tuổi của giống Droughtmaster đạt 140kg, giống Red Belmon 148kg và giống Red Brahman 124kg. Tại Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) con lai F1 lúc 200 ngày tuổi giống Droughtmaster đạt 147kg, Red Brahman đạt 134kg, Red Bragus 134kg so với bò lai Sind là 106kg. Con lai F1 của giống Red Brahman và Droughtmaster có màu từ vàng nhạt đến màu cam nhạt rất phù hợp với thị hiếu người chăn nuôi.
Từ năm 2000 đến nay nhà nước có dự án phát triển bò thịt triển khai trên quy mô 15 tỉnh của cả nước. Nội dung chính của dự án là tiếp tục duy trì việc Sind hóa đàn bò Vàng. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số đơn vị nghiên cứu, sản xuất nuôi bò thịt thuần giống nhiệt đới và sản xuất tinh bò thịt.
Từ năm 2002 đến nay liên tiếp có hai đề tài trọng điểm cấp Bộ về lai tạo bò thịt. Nội dung chính là lai tạo và đánh giá con lai F1 giống thịt trong điều kiện chăn nuôi bán thâm canh tập trung. Đánh giá khả năng nhân thuần giống bò chuyên thịt ôn đới như Brahman và Droughtmaster trong điều kiện chăn nuôi tập trung và chăn nuôi nhỏ
lẻ trong nông hộ.
Đầu năm 2007 trong Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại tại Bình Dương cho biết, cả nước có 1620 trang trại bò thịt, chủ yếu là trang trại nhỏ. Quy mô tổng đàn dưới 100 con chiếm 1269 trang trại, chỉ có 28 trang tại có quy mô tổng đàn từ 200 con trở lên (Báo cáo của Cục Chăn nuôi tháng 3-2007). Giống bò nuôi thịt trong trang trại và ngoài dân là bò ta Vàng, bò lai Sind chiếm tỷ lệ trên 60%, chỉ có một tỷ lệ nhỏ
giống thuần Brahman, Droughtmaster, còn lại là giống Lai Sind và một số con lai giữa bò thịt với bò địa phương. Không có trại nào nuôi bò thịt thuần giống cao sản ôn đới như Charolais, Hereford. So với các ngành chăn nuôi khác như gia cầm, lợn, bò sữa thì ngành chăn nuôi bò thịt đang ở trình độ thấp hơn đáng kể.
Để có một nền chăn nuôi bò thịt theo đúng nghĩa cần phải có sự thay đổi toàn diện từ con giống, phương thức nuôi dưỡng, đến hình thức tổ chức sản xuất hợp lí và gắn với thị trường tiêu thụ phù hợp.
Trong khi chuyển dần đến một ngành sản xuất thịt bò chất lượng cao như vậy, quá trình sản xuất thịt bò cung cấp cho nhu cầu nội địa như đã hình thành và tồn tại từ trước đến nay vẫn còn giữ một vai trò quan trọng và cần được từng bước nâng cao.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, số trang trại nuôi bò thịt tăng nhanh. Nhiều hô nông dân đã đầu tư nuôi bò lai Sind sinh sản để lai tạo bò thịt, bán bê giống, bò thịt. Nhiều trang trại đã đầu tư nuôi bò sinh sản với quy mô lớn cũng với mục đích bán bê giống và bò thịt. Giá bò cái tơ giống lai Sind tại thời điểm 2005 khoảng 50 ngàn đ/kg khối lượng sống. Nhà nước với các chương trình Sind hóa bò Vàng, các dự án phát triển nông thôn về phát triển chăn nuôi bò sinh sản bò thịt trong những năm gần đây là những dấu hiệu khởi đầu cần thiết để phát triển một ngành chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong tương lai.
9
Đinh Văn Cải
Chương 2
GIỐNG BÒ THỊT VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG
BÒ THỊT Ở VIỆT NAM
Các giống bò đang nuôi hiện nay trên thế giới được phân thành 2 nhóm chính: Bò Zebu (Bos indicus) còn gọi là bò u và nhóm bò ôn đới không có u (Bos taurus). Đại diện cho nhóm bò u là giống Red Sindhi (gọi tắt là bò Sind). Đại diện cho nhóm bò ôn đới không có u là bò Charolais. Đã hình thành nhiều giống lai giữa bò Bos indicus và Bos taurus, thí dụ như Brangus (lai giữa Angus và Brahman); Braford (lai giữa Hereford và Brahman).
Nhóm bò có u, kích cỡ và hình dạng u khác nhau bởi giống, tuổi và giới tính. Đặc điểm quan trọng nhất của nhóm này là thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Khả năng chịu được môi trường nhiệt độ cao, nhu cầu dinh dưỡng thấp, có khả năng tiêu hóa và sử dụng thức ăn tốt ngay cả khi mức nuôi dưỡng thấp. Kháng được ve và những bệnh do ve gây ra. Tuy nhiên nhóm này có điểm hạn chế là nhỏ
con, chậm lớn, năng suất thịt và sữa đều thấp hơn so với bò ôn đới. Những giống bò Zebu được ưa chuộng nhất là Sahiwal, Red Sindhi (Sind), cả 2 giống này đều có nguồn gốc từ Pakistan.
2.1. MỘT SỐ GIỐNG BÒ THỊT ÔN ĐỚI
2.1.1. Bò Charolais
Đây là một trong số ít giống lâu đời và cũng nổi tiếng nhất của Pháp từ thế kỉ 16-17. Có nguồn gốc từ Jurassic và phát triển mạnh ở vùng Charolles, miền Trung nước Pháp. Bò Charolais có kết cấu cơ thể cân đối, cơ bắp nổi rõ và chúng nổi tiếng thế giới bởi lớn nhanh và hiệu quả sản xuất thịt cao. Chúng có hoặc không có sừng. Màu chủ yếu là trắng kem. Tuy nhiên cũng có con màu vàng tối.
Đặc điểm nổi trội của giống này là lớn nhanh, to con, cơ bắp nổi rõ vì vậy khối lượng thịt xẻ cao. Bò có tính trầm, hiền lành và chịu kham khổ. Con đực nặng 1200- 1.300kg con cái 700-800kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 65%. Đây là nguyên liệu tốt để lai kinh tế với các giống bò khác để tạo ra con lai hướng thịt.
Nhược điểm của bò Charolais là chất lượng thịt chưa cao như bò Angus. Bê sơ sanh có khối lượng lớn nên nhiều ca sanh khó, tỷ lệ nuôi sống của bê chưa cao. Theo UCATRC của Pháp năm 2004 bò
đực giống Charolais đạt khối lượng 800-
900kg ở 500 ngày tuổi. Trưởng thành đạt
1.300-1.450kg, cao vai 147-156cm, dài thân
chéo 204-220cm, vòng ngực 244-270cm.
Toàn nước Pháp hiện có 3,5 triệu bò giống
Charolais. Tinh bò Charolais được xuất đi hầu
khắp các nước trên thế giới.
Nước ta đã có nhiều thí nghiệm nghiên
cứu lai tạo giữa tinh bò Charolais với bò cái
lai Sind. Đây là công thức lai được đánh giá
là có triển vọng nhất để tạo con lai nuôi thâm
canh theo hướng chuyên thịt.
2.1.2. Bò Limousin
10
Nuôi bò thịt
Giống bò Limousin có nguồn gốc từ vùng Limousin và March, miền Nam trung tâm nước Pháp. Đây là giống bò chuyên thịt rất nổi tiếng, thịt có chất lượng cao. Bò có sắc lông màu đỏ không có
đốm. Niêm mạc mũi màu đỏ. Sừng và
móng chân màu trắng, trắng xám; tầm vóc
lớn, thân hình dài, lưng thẳng, đầu ngắn,
trán rộng. Khối lượng bò cái bình quân
540- 600kg, bò đực bình quân 800-
900kg.
Nuôi thịt lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt
450- 460kg, bê cái 380 -400 kg. Tỷ lệ thịt
xẻ bình quân 70%. Bò thích hợp với vùng
khí hậu ôn đới.
Hiện ở Pháp có khoảng 900 ngàn bò
cái sinh sản giống Limousin (ước tổng đàn
trên 2 triệu con). Tinh bò Limousin được
xuất đi nhiều nước trên thế giới.
Bò cái Limousin
Bê lai giữa tinh bò Limousin với bò cái lai Sind có trọng lượng sơ sinh khoảng 20 kg, nuôi chăn thả như bò lai Sind trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 126 -139 kg và 24 tháng tuổi đạt 211- 265kg, cao hơn khoảng 22% so với bê lai Sind.
Ngoài 2 giống Charolais và Limousin vừa giới thiệu, ở Pháp còn giống bò thịt nổi tiếng khác là Blonde d’Aqutaine, ngoại hình giống Charolais, nhưng chân cao, mình dài và bụng thon hơn. Giống này có tổng đàn ước hơn 1 triệu con.
2.1.3. Bò Santa Gertrudis
Bò Santa Gertrudis được lai tạo từ vùng Texas, Mỹ từ đầu thế kỉ 20. Có 5/8 máu bò Shorthorn và 3/8 máu Brahman. Hiện nay giống này đã phổ biến trên nhiều vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới.
Bò Santa Gertrudis là giống bò
to con, thân sâu, lưng thẳng, hệ
xương cứng cáp. Bò có màu đỏ tối
thuần nhất, không có đốm, lông ngắn
mịn và thẳng. Đầu to, rộng và trán
hơi lồi, tai to vừa phải và rủ. Bò đực
u vai nhỏ nhưng có yếm và bao
dương vật xa sâu xuống dưới. Bò cái
trưởng thành nặng 550- 650 kg, bò
đực 800-900kg. Nuôi thịt 18 tháng
tuổi bê đực đạt 500 kg, bê cái 370
kg. Khả năng sản xuất thịt cao, tỷ lệ
thịt xẻ đạt 61- 62%.
Ưu điểm là thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, kháng bệnh, kháng ve tốt.
Khuyết điểm là hiệu quả sinh sản chưa cao, thành thục sinh dục chậm. Chất lượng thịt chưa cao như các giống bò chuyên thịt ôn đới khác.
11
Đinh Văn Cải
Bê lai giữa giống bò Santa Gertrudis và lai Sind có trọng lượng sơ sinh khoảng 18 - 20 kg. Nuôi chăn thả khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 107-168 kg và 24 tháng tuổi đạt 153 -250 kg. Nếu được bổ sung thức ăn tinh tại chuồng có thể tăng trọng 400 -500 g/ngày.
2.1.4. Bò Simmental
Bò Simmental được xem như giống bò có nguồn gốc cổ xưa và phân bố rộng rãi nhất. Giống bò này cũng được xem như là nguồn gốc của các giống bò Montbeliard, Pie Rouge, Abondance ở Pháp và Pezzata Rossa ở Italy. Tên của giống bò có nguồn gốc từ địa danh của vùng xuất phát: thung lũng La Simme, Thụy Sĩ. Sổ
giống của giống bò này được thiết lập lần đầu tiên vào năm 1806 tại vùng Swiss Canton của Berne, Thụy Sĩ. Hiệp hội giống bò Simmental được thành lập vào năm 1890.
Bò có màu từ nâu nhạt đến đỏ đậm
với những đốm trắng ở vùng đầu, ngực,
bụng, bốn chân và chóp đuôi. Bò có sừng
hoặc không có sừng. Bò to lớn, vạm vỡ, hệ
thống cơ phát triển, đầu ngắn, cổ dày, u vai
rộng, lưng dài thẳng, mông dài, nở.
Simmental lúc đầu tạo ra theo hướng kiêm
dụng thịt sữa, sữa đạt 4.500kg một chu kì.
Sau này chọn lọc theo hướng chuyên thịt.
Trọng lượng bò cái bình quân 750kg, bò
đực 900- 1.000kg.
Ưu điểm của giống này là tăng trọng nhanh, có khả năng thích nghi với khí hậu nóng, thành thục sinh dục sớm và tỷ lệ thịt xẻ cao. Nuôi thịt, lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 400- 420kg, bê cái 300-330kg, 18 tháng tuổi bê đực đạt 500- 600 kg, bê cái 400- 450kg. Tỷ lệ thịt xẻ bình quân 58- 63%. Tuy vậy hiệu quả sinh sản và chất lượng thịt chưa thật cao.
Nước ta đã nhập tinh giống bò này và lai tạo với bò cái lai Sind. Con lai cho tăng trọng khá, nhiều nơi con lai Simmental còn vượt trội so với con lai Charolais. Một số con lai Simmental có màu lông vằn như hổ nên không được người chăn nuôi ưa chuộng.
2.1.5. Bò Hereford
Bò Hereford được lai tạo tại hạt
Hereford, nước Anh từ thế kỉ 18.
Bò có sắc lông màu đỏ tươi, riêng vùng
mặt, cổ, bụng, khuỷu chân và chóp đuôi có
màu trắng. Niêm mạc mũi có màu đỏ hay
sậm. Bò có sừng hoặc không có sừng, sừng
màu sáng cụp xuống và hướng về phía
trước. Giống này có mẫu hình to lớn, vạm vỡ,
đầu ngắn, cổ dày, u vai rộng, lưng thẳng,
mông dài, nở. Trọng lượng bò cái trưởng
thành 600-700kg, bò đực 800-1.100kg.
Năm 1839 tại một hội thi ở Anh, con bò
Hereford đoạt giải nặng kỷ lục 1.770kg. Nuôi
thịt, lúc 18 tháng tuổi bê đực đạt 450-500 kg,
bê cái 350-420kg. Tỷ lệ thịt xẻ bình quân 58-
62%. Bò thích hợp với khí hậu ôn đới và
chăn thả.
12
Nuôi bò thịt
Bê lai giữa tinh bò Hereford và cái lai Sind có tăng trọng khá, dễ nuôi. Tuy nhiên, con lai cũng có mặt trắng vì vậy chưa phù hợp với thị hiếu người chăn nuôi.
2.1.6. Bò Angus (Aberdeen Angus)
Bò Angus có nguồn gốc từ vùng cao nguyên phía Bắc Scotland. Bò có màu đen và chỉ có một màu đồng nhất, niêm mạc mũi cũng màu đen. Rất hiếm khi thấy bò Angus màu đỏ. Bò thường không có sừng, gene không sừng là gene trội. Con lai F1 giữa bò Angus với giống bò khác luôn luôn không có sừng.
Ưu điểm nổi bật là chất lượng thịt tuyệt
vời, có vân mỡ xen kẽ trong thớ thịt giúp thịt
mềm và béo. Bò thành thục sớn, hiệu quả sinh
sản cao.
Khuyết điểm của giống này là khối lượng
không lớn và tăng trọng chậm. Bò cái trưởng
thành năng 550-650kg, bò đực 800-950kg.
Nuôi thịt lúc 15 tháng tuổi bê đực đạt 450-
460kg, bê cái 350-450kg. Tỷ lệ thịt xẻ bình
quân 65 -67%.
Bò thích hợp với vùng khí hậu ôn đới và
nuôi chăn thả.
Ngoài 2 giống bò Hereford và Angus,
nước Anh còn giống bò thịt nổi tiếng khác là
Shorthorn. Bò này cho sữa khá 2.700-3.200kg/chu kì và tỷ lệ thịt xẻ 64-67% vì vậy chúng được coi như bò kiêm dụng thịt sữa.
2.2. MỘT SỐ GIỐNG BÒ THỊT NHIỆT ĐỚI
2.2.1. Bò Red Sindhi (bò Sind)
Bò Sind có nguồn gốc từ tỉnh Karachi và Hyderabad của Pakistan. Bò Sind thuộc nhóm có kích cỡ nhỏ. Kết cấu cơ thể vững chắc, mông tròn, cơ bắp nổi rõ. Màu lông nổi bật là màu đỏ cánh gián, có lẫn những mảng tối ở hai bên cổ, u vai và dọc lưng. Đôi khi có những đốm trắng nhỏ ở yếm và ở trán. Có u yếm phát triển. Con đực có bao quy đầu dài và thõng xuống, con cái âm hộ có nhiều nếp nhăn.
Khối lượng bò đực 370-450kg, bò cái
300-350 kg. Sản lượng sữa biến động từ
1.250 đến 1.800 kg trong một chu kỳ vắt
sữa 240-270 ngày. Có một số con đạt trên
5.000 kg/chu kì. Tỷ lệ mỡ sữa 4-5%. Khối
lượng bê sơ sinh 18-21kg. Tỷ lệ thịt xẻ 48-
50%. Bò cái có khoảng cách lứa đẻ 13-18
tháng. Tại ấn Độ và Pakistan, giống Sind
được nuôi với mục đích kiêm dụng, lấy sữa
và sức kéo.
Giống bò Sind được nhập vào nước ta
năm 1923 nuôi ở Ba Vì. Năm 1987 nhập
thêm 250 con từ Pakistan. Bò Sind không chỉ có được những đặc điểm quý của bò Vàng mà chúng còn có màu sắc và vóc dáng đẹp, khối lượng lớn, sản lượng sữa cao và sức kéo hơn hẳn bò Vàng. Nhờ những điểm nổi trội này nên giống bò Sind và con
13
Đinh Văn Cải
lai của chúng với bò Vàng đã nhanh chóng phát tán ra mọi vùng của đất nước. Nhà nước đã có hẳn một chương trình Sind hóa đàn bò từ nhiều năm qua, chứng tỏ giá trị của bò Sind trong tiến trình cải tạo đàn bò địa phương của ta theo hướng thịt, sữa.
2.2.2. Bò Sahiwal
Bò Sahiwal có nguồn gốc từ tỉnh Montgomery (nay gọi là Sahiwal) của Pakistan. Thuộc nhóm có kích cỡ trung bình. Cơ thể cân đối, da mềm. So với bò Sind thì chúng đồng nhất hơn về ngoại hình, dài hơn. Màu từ vàng sẫm đến nâu đỏ, đôi khi cũng có những vết trắng. Mõm và lông mi có màu sáng. Cũng giống bò Sind, bò Sahiwal có u cao, yếm thõng, nhưng con đực có u cao hơn, con cái có bầu vú phát triển hơn.
Bò cái Sahiwal
Năng suất sữa từ 1.400kg-2.500kg/chu kì. Nhiều con có năng suất sữa trên 4.500kg trong một chu kì 270-280 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 5-6%. Nuôi dưỡng tốt, bò cái tơ đẻ lứa đầu lúc 30 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ 13-18 tháng. Khối lượng bê sơ sinh 20- 22kg. Bò đực trưởng thành nặng 470-520kg, cao vai 150cm. Bò cái 320-370kg, cao vai 130cm. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 51-55%. Tại Pakistan bò Sahiwal nuôi với mục đích lấy sữa và sức kéo. Tại Viện Nghiên cứu Karnam, ấn Độ đàn Sahival thuần được nuôi với mục đích lấy sữa, năng suất sữa bình quân toàn đàn đạt 2.700kg/chu kì 305 ngày.
Bò Sahiwal được coi là bò sữa nhiệt đới. Bò cái thường được dùng làm nền để lai với bò đực hướng sữa để tạo ra bò lai hướng sữa cho vùng nhiệt đới, hoặc cho lai với đực ôn đới khác để cho ra bò lai kiêm dụng thịt sữa. Nhiều nước nhiệt đới thuộc châu á, châu Mỹ La Tinh, châu Phi, đã dùng bò đực Sind và Sahiwal để cải tạo đàn bò địa phương theo hướng thịt, sữa.
Việt Nam có nhập giống này từ năm 1987, nuôi thuần ở nông trường Dục Mĩ, Khánh Hòa. Tinh của giống này cùng với giống Sind được sản xuất tại Trung tâm Moncada, Ba Vì, được người dân ưa chuộng sử dụng để tạo con lai.
14
Nuôi bò thịt
Bảng 2.1: Một số giống bò đại diện ở khu vực châu á
Giống Loại Môi trường Sữa (kg) % thịt xẻ
Tuổi đẻ lứa đầu
Khoảng cách LĐ
Hướng sản xuất
Vàng ta B. tau á nhiệt đới 400- 600
43-44 24-30 13-16 Cày kéo
Ongole B. ind Nhiệt đới khô
Red Sindhi B. ind á nhiệt đới, bán khô
Sahiwal B. ind á nhiệt đới, khô
Tharparkar B. ind Bán nhiệt đới, khô
Nguồn: tổng hợp
2.2.3. Bò Brahman
1.180-1.635 52-55 30-43 16-18 Kéo/sữa 680- 2.270 48-50 27-43 13-18 Sữa/kéo
1.135-3.175 51-55 60-63 13-18 Sữa/kéo 680-2.270 47-49 42-60 14-18 Sữa/kéo
Bò Brahman nổi tiếng là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống Brahman Mỹ nổi tiếng trên thế giới hiện nay được tạo thành từ những giống bò Guzerat, Nerole, Gyr và Krishna Velley vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.
Bò Brahman có màu lông thay đổi, nhưng trội hơn cả là màu trắng ghi đến trắng xám (Brahman trắng) và màu đỏ sáng (Brahman đỏ). Ngoại hình chắc khỏe, hệ cơ bắp phát triển. Chúng có đặc điểm của giống bò indicus là có u cao, yếm thõng, da mềm, thịt săn và tai to dài cụp xuống. Đặc
điểm sản xuất thịt vượt trội so với các
giống bò có u khác.
Ưu điểm nổi bật của giống này là năng
suất thịt cao hơn hẳn các giống bò có u
khác, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm, có khả năng sử dụng thức ăn
thô tốt và chịu gặm cỏ. Bò cái mắn đẻ,
tuổi thọ cao, sanh đẻ dễ và rất ham con.
Bò cái trưởng thành đạt 450-500kg,
bò đực 800-900kg (có nhiều bò đực
giống nặng trên 1.000kg). Khối lượng bê sơ sinh 22-25kg. Bò cái có năng suất sữa thấp 600-700kg/chu kì. Bê đực Brahman
có khả năng tăng trọng tốt. Tỷ lệ thịt xẻ 52-
55%.
Nhược điểm của giống này là hiệu
quả sinh sản chưa cao, bò cái tơ có tuổi
phối giống lần đầu muộn (trên 24 tháng),
khoảng cách lứa đẻ 15-17 tháng/lứa. So
với các giống bò chuyên thịt ôn đới thì vóc
dáng còn cao, chất lượng thịt cũng chưa
cao do thớ thịt còn thô và mùi vị chưa chưa
thơm bằng bò thịt ôn đới.
15
Đinh Văn Cải
Nếu giống Sahiwal được dùng làm nền cho lai tạo bò sữa thì giống Brahman được sử dụng phổ biến để lai tạo bò thịt. Các giống bò thịt nổi tiếng như Santa Gertrudis, Brangus, Braford, Beefmaster, Droughtmaster… đều có máu bò Brahman từ 3/8 đến 5/8.
Bò cái Brahman cũng có thể làm nền lai tạo bò sữa. Con lai 50% Brahman và 50% HF cho năng suất sữa trên 5.000kg trong một chu kì 305 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt tại Trung Mỹ.
Giống này đã được giới thiệu ở 63 nước trên thế giới. Các giống bò Brahman của úc, Cu Ba, Brazil đều có nguồn gốc từ bò Brahman của Mỹ.
2.2.4. Bò Droughtmaster
Giống này được tạo ra ở vùng Bắc
Queensland (úc) trên cơ sở lai tạo giữa bò đực
có u (Bos indicus) Brahman Mỹ với giống bò
cái không có u (Bos taurus) của Anh (chủ yếu
là Shorthorn). Quá trình lai tạo xảy ra từ những
năm 1930, đến 1956 giống được hình thành và
có tên Droughtmaster, có xấp xỉ 50% máu bò
châu Âu.
Bò có màu đỏ, có hoặc không có sừng.
Con đực có đầu rộng vừa phải và cơ bắp nổi
rõ hơn con cái. Tai từ vừa đến lớn, yếm
thõng sâu, hàm khỏe, lỗ mũi rộng, lông bóng
mượt, ngắn, da mềm và đàn hồi. Chân dài vừa phải, mắt sâu, u cao vừa phải, mình dài, mông tròn nhiều thịt. Con đực trưởng thành và béo mập có thể đạt tới khối lượng 900-1.000kg, con cái 650-700kg.
Bò thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới vì chúng có khả năng thải mồ hôi qua da. Tuổi thành thục sớm. Bò cái tơ cho phối giống lần đầu lúc 15-18 tháng tuổi. Bò đực tơ cho làm việc lúc gần 2 năm tuổi. Bò cái mắn đẻ, dễ đẻ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đẻ mỗi năm một lứa. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt tại úc, bê cai sữa lúc 6,5 tháng đạt trung bình 260kg ở con đực và 190kg ở con cái, nuôi tốt có thể đạt khối lượng cao hơn.
Bò cũng có khả năng gặm cỏ trong điều kiện bãi chăn thả thiếu cỏ và nước vào mùa khô. Khả năng kháng ve cao hơn so với các giống bò ôn đới.
Bảng 2.2: Một số đặc điểm sản xuất của các giống bò thịt ở Mỹ
Giống bò
Kích
thước
cơ thể
Khả năng cho sữa
Tuổi
động
dục
Thích nghi khí hậu
nóng
Khả
năng
cho thịt
Biểu
hiện cơ
bắp
Tỷ lệ
thịt xẻ
Mỡ
dắt
Angus
TB
TB
C
TB
C
TB
Th
C
Hereford
TB
Th
TB
TB
C
TB
Th
TB
Red Angus
TB
TB
C
TB
C
TB
Th
C
Shorthorn
TB
TB
TB
TB
C
TB
Th
C
Charolais
TB
Th
Th
TB
TB
RC
RC
TB
Limousin
TB
Th
Th
TB
TB
RC
RC
Th
Simmental
RC
C
TB
TB
TB
C
C
TB
Brahman
C
TB
RTh
RC
C
TB
TB
Th
Brangus
C
TB
TB
RC
C
TB
Th
TB
Santa
Gertrudis
C
TB
Th
RC
C
TB
Th
Th
Nguồn: Texas Agricultural Extension Service, 2002
16
Nuôi bò thịt
Ghi chú: TB= Trung bình; C= cao, sớm; RC= rất cao; Th= thấp, chậm; RTh= rất thấp, rất chậm.
2.3. BÒ VÀNG VIỆT NAM
Thường gọi là bò ta, đôi khi vì nhỏ con còn được gọi là "bò cóc". Bò Vàng là tên gọi chung một số nhóm bò vàng Lạng Sơn, bò vàng Thanh Hóa, bò vàng Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận... Đặc điểm chung là không có u, màu vàng hoặc vàng nhạt, (sau đây gọi tắt là bò Vàng).
Bò Vàng có nhiều ưu điểm như: thích
nghi lâu đời với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
chịu được kham khổ khi thức ăn thiếu thốn
và phương thức chăn nuôi tận dụng. Bò
Vàng chống chịu bệnh tật tốt, chống chịu
được ve, mòng và các bệnh kí sinh trùng
đường máu do ve, mòng, muỗi gây ra, hiệu
quả sinh sản tốt. Bò cái tơ nếu được chăm
sóc nuôi dưỡng tốt có thể cho phối giống
lần đầu lúc 20 tháng tuổi, bò cái có thể đẻ
12-13 tháng một lứa, bê con có khối lượng
nhỏ nên bò mẹ dễ sanh, tỷ lệ nuôi sống bê
cao, trên 95%.
Bò Vàng có nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi thâm canh năng suất cao vì sinh trưởng chậm, tầm vóc và khối lượng nhỏ, sản lượng thịt và sữa rất thấp. Bò có chiều cao vai 103-110cm; dài thân chéo 110-120cm; vòng ngực 130-145cm. Tỷ lệ thịt xẻ thấp 43-44%. Khối lượng bò cái lúc trưởng thành 170-
180kg, bò đực 250-260kg. Khối lượng thịt xẻ (thịt xô: bỏ đầu, chân, da và nội tạng) từ 75-80kg/con. Khối lượng thịt tinh (thịt lọc: sau khi bỏ xương) từ 60-65kg/con. Tỷ lệ phần thịt có giá trị như thăn, đùi, mông so với tổng khối lượng thịt cũng thấp. Sản lượng sữa 300-400kg trong một chu kỳ 6-7 tháng, chỉ đủ cho con bú. Bê sơ sinh nặng 10-12kg.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu sản xuất của bò Vàng Việt Nam
Chỉ tiêu ĐVT Bò cái Bò
đực
Khối lượng sơ sinh kg 11 16
Khối lượng 6 tháng kg 63 72
Khối lượng 12 tháng kg 85 95
Khối lượng 24 tháng kg 140 155
Khối lượng trưởng thành kg 180 250
Cao vai cm 103 112
Dài thân chéo cm 113 120
Tuổi phối giống lần đầu tháng 20
Khoảng cách lứa đẻ tháng 13
Số ngày cho sữa/ chu kì ngày 200 -
Năng suất sữa/chu kì kg 400 -
Tỷ lệ thịt xẻ % 43 44
Khối lượng thịt xẻ/bò kg 77 110
Khối lượng thịt tinh/bò kg 57 82
Nguồn: tổng hợp
17
Đinh Văn Cải
Bò Vàng tập trung nhiều ở vùng Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận. Những năm gần đây đã bị pha tạp nhiều. Bò Vàng thuần (chưa bị pha tạp) chỉ còn thấy ở những vùng sâu vùng xa, nơi chưa bị ảnh hưởng của tiến trình Sind hóa diễn ra từ mấy chục năm qua. Đây là nguồn gen quý cần được bảo vệ làm nguyên liệu cho lai tạo giống trong tương lai.
Bò Vàng là một lựa chọn tốt cho phương thức chăn nuôi quảng canh tận dụng thức ăn tự nhiên, đầu tư thấp, chi phí thấp.
2.4. BÒ LAI SIND
Bò lai Sind ngày nay có màu đỏ cánh gián, là kết quả lai tạo tự nhiên giữa một số giống bò có u (Zebu) màu đỏ (như bò Red Sind, Sahiwal, Red Brahman) với bò Vàng địa phương, tạo ra con lai có tỷ lệ máu lai không xác định. Những con lai tạo ra từ bò đực Zebu màu trắng (Ongole, Brahman trắng) với bò Vàng địa phương, có màu xám trắng, người dân không gọi đó là bò lai Sind. Vì vậy khi nói đến bò lai Sind ta hiểu đó là nhóm bò lai Zebu có màu cánh gián.
Bò lai Sind có nhiều máu Sind thì
lớn con hơn, khả năng cho thịt nhiều
hơn, sức cày kéo khỏe hơn và khả năng
cho sữa cũng cao hơn. Do vậy, luôn có
xu hướng tăng máu Sind, nên gọi là Sind
hóa. Hiện nay bò lai Sind có ở hầu khắp
các tỉnh miền Nam. Thành phố Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương,
Hà Tây là những nơi có đàn bò lai Sind
chất lượng cao.
Bò lai Sind có ngoại hình không
đồng nhất, có nhiều đặc điểm pha trộn
của các giống bò có u. Mặt dài, tai cúp,
có thân cao, mình dài (giống Brahman). Trán dô, mặt ngắn, tai nhỏ, chân thấp, mình tròn, âm hộ có nhiều nếp nhăn (giống Sind). Bầu vú phát triển, mông nở (giống Sahiwal). Nhiều con có máu của hai hoặc cả ba giống trên. Đặc điểm chung là lông màu vàng sẫm đến đỏ cánh gián, yếm, rốn phát triển, u vai cao, nhất là con đực, chân cao hơn so với các giống chuyên thịt.
Bò đực lai Sind trưởng thành nặng 400-450 kg. Bò cái 250-300 kg, bê sơ sinh nặng 18-20kg. Sản lượng sữa bình quân 800-1.000 lít/chu kỳ, cá biệt có những con trong một chu kỳ vắt sữa cho đến trên 2.000 lít. Ngày cao nhất có thể đạt 8-10 lít sữa. Tỷ lệ bơ (mỡ) sữa rất cao 5,1-5,5%. Tỷ lệ đẻ khá, khoảng cách lứa đẻ 13 tháng. Tỷ lệ
thịt xẻ đạt gần 50%.
So với bò Vàng, bò lai Sind có khối lượng tăng 30-35%, sản lượng sữa tăng gấp 2 lần. Bò lai Sind thích nghi rộng rãi ở mọi miền đất nước. Trong những năm qua, chương trình quốc gia Sind hóa đàn bò trong cả nước đã nâng tỷ lệ bò lai Sind lên trên 30% tổng đàn bò của cả nước.
2.5. CHIẾN LƯỢC CẢI TẠO BÒ VÀNG VIỆT NAM
2.5.1. Chọn lọc nâng cấp phẩm giống bò Vàng địa phương
Đối với đàn bò cái, chọn lọc những con đặc trưng cho nhóm giống, ưu tiên chọn những bò cái mắn đẻ, khéo nuôi con, tạp ăn và chịu gặm cỏ khi chăn thả. Triệt để khai thác đặc điểm quý này ở đàn bò cái nền. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt bò mẹ sau chọn lọc
18
Nuôi bò thịt
để cải thiện ngoại hình và năng suất.
Đối với bò đực, tuyển chọn và chỉ giữ lại những bò đực giống có khối lượng vượt trội so với trung bình của nhóm, có ngoại hình đặc trưng của nhóm giống. Kiên quyết lọai bỏ những đực giống kém chất lượng (thiến bắt buộc từ 12 tháng tuổi). Luân chuyển đực giống tốt giữa các địa phương để tránh giao phối cận huyết.
Chọn lọc bò cái, bò đực và nhân thuần chúng để tạo ra những con giống đồng nhất hơn, chất lượng tốt hơn chứ không phải thay đổi đặc điểm di truyền của con giống.
Tiêu chuẩn chọn lọc bò cái Vàng (tham khảo):
- Ngoại hình: Kết cấu cơ thể vững chắc, cân đối, nhanh nhẹn, móng tròn khít, đi không chạm khoeo. Đầu thanh, mặt nhẹ, mắt sáng, da mỏng, lông mượt, lưng thẳng, bụng tròn, mông rộng không dốc, da đàn hồi, 4 núm vú phân bố đều.
- Khối lượng cơ thể: 18 tháng tuổi từ 140kg trở lên; đẻ lứa đầu (30 tháng tuổi) từ 170kg trở lên; lứa 2 từ 185kg trở lên; lứa 3 (trưởng thành) từ 195kg trở lên. Khoảng cách lứa đẻ 13 tháng hoặc ngắn hơn.
Chọn bò đực giống (giống bò Vàng) ngoài yếu tố huyết thống và ngoại hình đặc trưng cho nhóm giống thì chú ý chọn những bò đực từ những bò mẹ và bò bố tốt, có tăng trọng nhanh, khối lượng vượt trội so với con khác cùng tuổi. Tính hiền chịu gặm cỏ.
2.5.2. Zebu hóa đàn bò Vàng địa phương
Các giống bò chuyên dụng thịt có đặc điểm nổi bật về sức sản xuất thịt. Tầm vóc lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, nuôi nhanh lớn, thịt mềm. Tuy vậy, chúng ta không thể nhập những giống này về nuôi thuần với quy mô rộng lớn vì một số lí do sau:
- Tiền nhập bò giống rất cao.
- Bò thuần nhập nội có yêu cầu cao về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng mà trong điều kiện chăn nuôi nhỏ nông hộ khó đáp ứng được.
- Khả năng sinh sản thấp.
- Không thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và khả năng chống chịu kém đối với kí sinh trùng (ve, ruồi, muỗi) và bệnh do kí sinh trùng gây ra.
Mục đích của chúng ta là có một giống bò tập trung được những đặc điểm quý của bò Vàng Việt Nam và khả năng sản xuất cao của bò ngoại. Để đạt được mục đích trên, phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất là thông qua con đường lai tạo.
Vì khối lượng bò Vàng rất nhỏ (bò cái khoảng 180kg) không thể mang thai bò ngoại (đực giống ngoại 800-1.000kg), vì vậy mà con đường lai tạo phải được tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Sử dụng đực Zebu (Sind, Sahiwal, Brahman) để cải tạo bò Vàng đã được chọn lọc để tạo ra con lai Zebu chất lượng cao (hay đàn bò nền đã được cải tiến). Con lai Zebu về cơ bản giữ được những đặc điểm quý của bò Vàng nhưng khối lượng tăng lên rõ rệt (bò cái 270-300kg tùy mức độ lai máu). Với khối lượng như vậy con lai Zebu có đủ khả năng mang thai bò chuyên dụng thịt và điều rất quan trọng nữa là bò mẹ đủ sữa nuôi bê lai từ bò bố hướng sữa hoặc hướng thịt.
Bước 2: Lai tạo bò theo hướng sản xuất thịt và sữa. Bò lai Zebu ở bước 1 chưa đáp ứng yêu cầu chăn nuôi hàng hóa theo hướng thịt sữa, vì vậy ta không thể dừng lại ở bước 1 mà tiếp tục sử dụng tinh của các giống bò chuyên thịt, chuyên sữa để tạo ra con lai chuyên dụng thịt hoặc sữa.
19
Đinh Văn Cải
2.5.3. Cải tạo đàn bò Vàng và lai tạo bò thịt phải dựa trên nền thức ăn đã được cải tiến
Khi điều kiện kinh tế xã hội của cả nước đã thay đổi, đời sống người dân khá dần lên, người nông dân đã biết dành đất trồng cỏ nuôi bò, cây thức ăn và phụ phẩm cây trồng nhiều hơn, cũng có nghĩa là con bò có nhiều thức ăn hơn. Đây chính là điều kiện đầu tiên để cho phép nâng cao khối lượng đàn bò địa phương. Thực tế cho thấy đàn bò lai Sind nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh hay bò lai thịt Phú Yên đều hình thành từ những vùng có nguồn thức ăn dồi dào và sẵn cỏ quanh năm. Vì vậy, trước khi chúng ta muốn lai tạo cải tiến chất lượng đàn bò địa phương thì điều trước tiên cần làm là cải tiến nguồn thức ăn cho chúng. Mọi chương trình cải tạo giống, mọi thử nghiệm giống năng suất cao sẽ thất bại nếu chúng ta không bảo đảm được điều kiện nuôi dưỡng mà trong đó quan trọng nhất là thức ăn và dinh dưỡng.
Người quản lí thường hay nóng vội chủ quan mong muốn trong một thời gian ngắn đàn bò địa phương phải được lai tạo cấp tiến với các giống bò Zebu và các giống bò cao sản khác theo hương thịt hoặc sữa. Rất nhiều chương trình đã bị thất bại từ ý muốn chủ quan này.
Để cải tạo đàn bò địa phương có hiệu quả, mỗi tỉnh cần xây dựng chương trình chi tiết và dựa trên những căn cứ khoa học và thị trường. Nền tảng để cải tạo giống là cải thiện nguồn thức ăn vì vậy chương trình phải hỗ trợ cho người chăn nuôi hạt giống và hom giống cỏ các loại. Hướng dẫn nông dân kỹ thuật phát triển cây thức ăn, chuyển đất vườn, đất ruộng trồng cây năng suất thấp sang trồng cỏ thâm canh nuôi bò. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chế biến rơm rạ. Có chính sách thích hợp giúp người chăn nuôi thay đổi dần tập quán chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh (chăn thả có kiểm soát và bổ sung thức ăn tại chuồng). Hỗ trợ cho việc hình thành những trang trại sản xuất giống bò để sản xuất và cung cấp bò đực lai Zebu chất lượng cao cho các vùng sâu vùng xa. Trước mắt tập trung lai tạo bò Zebu, những trại có điều kiện có thể thử lai tạo bò thịt chất lượng cao. Không khuyến khích người dân lai tạo bò thịt chất lượng cao khi chưa có đủ điều kiện thích hợp.
Chiến lược cải tiến giống bò Vàng Việt Nam theo hướng thịt có thể tóm tắt như sau :
- Bước 1: Zebu hóa bò Vàng tạo ra con lai Zebu.
- Bước 2: Sử dụng tinh bò chuyên dụng thịt phối cho bò cái lai Zebu để tạo ra con lai F1 có 3 máu theo hướng thịt.
- Bước 3: Thăm dò công thức lai có 3/4 hoặc 5/8 máu bò chuyên thịt.
2.6. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN THUẦN VÀ LAI TẠO BÒ THỊT Ở VIỆT NAM
2.6.1. Nghiên cứu lai tạo bò thịt
Trong vòng 30 năm qua nước ta đã sử dụng tinh của hầu hết các giống bò thịt cao sản nổi tiếng nguồn gốc ôn đới như Hereford, Charolais, Limousin, Simmental, Santa Gertrudis, bò kiêm dụng Tarentaise, Abondance và các giống bò thịt có nguồn gốc nhiệt đới như Brahman, Droughtmaster, Red Belmont và Red Bragus để lai tạo với bò cái địa phương có mức độ Zebu hóa khác nhau để tạo ra con lai lai F1 hướng thịt. Từ những năm 1975 đã tiến hành thí nghiệm lai tạo tại Ninh Bình, 1982 tại Gia Lai. Đến cuối những năm 80 và đầu năm 90 một chương trình cấp Nhà nước về lai tạo bò thịt đã triển khai ở Vĩnh Phúc và Tây Nguyên. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu lai tạo bò thịt tiếp tục tiến hành ở nhiều địa phương trong cả nước từ nhiều
20
Nuôi bò thịt
nguồn kinh phí khác nhau. Số liệu ban đầu cho thấy có sự khác nhau về kết quả do sự khác nhau về chất lượng đàn bò nền, phương thức nuôi dưỡng bò mẹ và con lai.
Về sinh trưởng: Tất cả con lai F1 của các giống chuyên thịt nguồn gốc ôn đới như Charolais, Limousin, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis đều có khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa cao hơn hẳn so với lai Sind. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) tăng trọng trong giai đoạn bú sữa của bê F1 đạt trên dưới 500 g/ngày so với 400 g/ngày của bê lai Sind. Sau giai đoạn bú sữa với phương thức chăn thả theo mẹ không cấp đủ thức ăn nên tốc độ tăng trọng của bê lai F1 ở các công thức lai đều thấp (250-300 g/ngày), vì vậy 12 tháng tuổi chỉ đạt 140-170kg. Giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi tăng trọng cũng chỉ đạt trên dưới 300 g/ngày.
Những nghiên cứu sau này ở nhiều địa phương khác cho thấy: bê lai F1 Charolais luôn đạt tăng trưởng nhanh và kết quả ổn định so với F1 các giống khác trong nhiều thí nghiệm trên nhiều địa điểm khác nhau.
Bảng 2.4: Khối lượng bê lai thịt F1 ở các công thức lai khác nhau (kg)
Con lai Sơ sinh
6
tháng
12
tháng
18
tháng Nguồn tài liệu
F1 Charolais 23,12 115,9 173,0 232,0 Ly và ctv, 1995 F1 Limousin 20,5 119,0 139,0 170,0 (nguồn tổng hợp) F1 Hereford 22,6 118,2 145,8 178,9
F1 Simental 21,15 111,5 168,0 250,5
F1 Santa Gertrudis
18,7 106,0 163,0 183,3
F1 Red Sind 18,5 122,6 156,1
F1 Charolais 27,6 109,0 164,6 Cải và ctv 1999 F1 Tarentais 142,5 (tại hộ dân ) F1 Abondance 139,0
Lai Sind 91 126,5
F1 Charolais 21,3 96,9 159,1 308,8 Quyến và ctv 2001 F1 Hereford 21,1 88,6 149,6 291,6 (tại trại Bến Cát) F1 Simental 20,2 88,3 145,7 220,2
Lai Sind 19,3 84,8 120,1 205,5
F1 Charolais 148 Đạt và ctv, 1992
F1 Santa Gertrudis
153 (tại trại An Phú)
F1 Hereford 144
Nguồn: Tổng hợp
Nuôi trong điều kiện nông hộ như bò ta, lúc 12 tháng bê F1 Charolais đạt 164,6kg (Đ.V. Cải và ctv 1999); 165,7kg (L.X. Cương và ctv 2001); 159,1kg (P.V. Quyến và ctv 2002) và 173,0kg (L.V. Ly, 1995). Lúc 18 tháng tuổi F1 Charolais tại trại An Phú (Củ Chi) chỉ đạt 148kg (N.Q. Đạt, 1992), tại Bảo Lộc 232kg (L.V. Ly, 1995), trong khi tại Bến Cát 308,8kg (P.V. Quyến và ctv 2002). Con lai F1 Tarentaise, Abondance nuôi trong dân, lúc 12 tháng tuổi đều có khối lượng cao hơn lai Sind 12-15% (142,5kg; 139kg và 126,5kg tương ứng).
Tăng trọng trung bình trong giai đoạn 0-12 tháng tuổi đạt 320g/ngày (Cải và ctv, 1999). Con lai F1 của một số giống bò thịt nhiệt đới tại Madrak (Daklak) lúc 400 ngày tuổi Red Brahman đạt 124kg, Droughtmaster 140kg, Red Belmon 148kg và Red Bragus 134kg, đạt tăng trọng từ 260-320g/ngày (V.C Cương và ctv, 1999).
21
Đinh Văn Cải
Bò cái lai F1 Charolais, trại Bến Cát
Thí nghiệm chúng tôi tiến hành tại trại Bến Cát (từ 2002-2006). Trong điều kiện chăm sóc và dinh dưỡng tốt, bê lai F1 Charolais 6 tháng tuổi đạt khối lượng 144,1kg, 12 tháng tuổi đạt 244,7kg và 18 tháng tuổi đạt 320,7kg. Con lai F1 Droughtmaster đạt tăng trọng rất khá, 6 tháng tuồi 128,5kg, 12 tháng tuổi đạt 214,7kg; 18 tháng tuổi đạt 298,8kg; Con lai F1 Brahman đỏ (Mỹ) 6 tháng tuổi đạt 116,9kg; 12 tháng tuổi đạt 193kg và 18 tháng tuổi đạt 269,2kg. Bê lai Sind 6 tháng tuổi đạt đạt 98,3kg, 12 tháng tuổi đạt 167,0kg, 18 tháng tuổi đạt 233,4kg cao hơn cả F1 Charolais trong các thí nghiệm trước đây.
Như vậy, cung cấp dinh dưỡng thích hợp có ý nghĩa quyết định đối với tốc độ tăng trưởng của bê lai.
Bảng 2.5: Khối lượng bê lai (trung bình đực và cái) tại trại Bến Cát (kg) Tháng F1 Brahman F1 Charolais Lai Sind F1
tuổi
Droughtmaster
n X ± SE n X ± SE n X ± SE n X ± SE
SS 46 18,5 ± 0,6 79 16,9 ± 0,4 17 22,7 ± 0,8 20 13,8 ± 0,5 6 28 128,5 ± 3,5 76 116,9 ± 3,1 15 144,1 ± 3,8 20 98,3 ± 3,0 12 19 214,7± 6,0 59 193,0 ± 5,2 12 244,7 ± 5,5 19 167,0 ± 4,8
18 15 289,8 ± 8,7 33 269,2 ± 9,0 10 320,7 ± 11,0 17 233,4 ± 10,0 24 12 355,8 ±11,8 21 318,1 ± 11,3 8 394,95± 12,1 11 276,5 ± 11,6
Nguồn: Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến, 2006
Nếu lấy khối lượng của bê lai Sind là 100% thì ở mốc 12 tháng tuổi khối lượng bê F1 Charolais là 146,5%, bê F1 Droughtmaster là 128,56% và bê F1 Brahman là 115,5%. ở mốc 24 tháng tuổi khối lượng của bê F1 Charolais là 142,84%, bê F1 Droughtmaster là 128,68% và bê F1 Brahman là 115,04%.
Về ngoại hình: Con lai F1 Charolais có màu lông trắng kem thuần nhất, chân thấp, mình tròn, cơ bắp nổi rõ. Lông trán dài và xoăn. Mắt trắng, viền mắt và gương mũi có màu lang hồng. Tính hiền dễ nuôi, được người dân ưa chuộng. Con lai F1 Simmental, Santa Gertrudis và Hereford màu lông có đốm trắng hoặc vằn như hổ, niêm mạc mắt và gương mũi có màu nâu đỏ hoặc hoe đỏ, vì vậy ít được ưa chuộng. Nhìn chung ngoại hình con lai F1 giữa bò đực chuyên dụng thịt nguồn gốc ôn đới (Bos taurus) với bò cái lai Sind thiên về bố với đặc điểm thấp chân, tròn mình (một đặc điểm chọn lọc quan trọng đối với bò hướng thịt). Đặc điểm này cho thấy tiềm năng sản xuất thịt của chúng cao hơn so với con lai F1 bố là bò thịt nhiệt đới.
22
Nuôi bò thịt
Bảng 2.6: Tăng trọng của các nhóm bê lai nuôi tại trại Bến Cát (g/ngày)
Giai đoạn (tháng tuổi)
F1
Droughtmaste r
F1
Brahman
F1
Charolais
Lai Sind
0 - 3 637,44 635,33 657,22 532,67
0 - 12 544,94 489,22 616,61 433,78
13 - 24 392,08 347,47 417,31 295,86
0 - 24 468,51 418,35 516,96 364,82
Nguồn: Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến, 2006
Con lai F1 Droughtmaster x
Lai Sind: Mặt ngắn, đầu tròn, có u
vai nhỏ, cổ và tai dài vừa phải,
chân hơi thấp (sơ sinh cao trung
bình 59,2cm nặng 20kg), yếm và
rốn phát triển, Lông màu vàng đậm
hoặc màu cánh gián, viền mắt và
mũi có màu nâu sáng, một số có
viền mắt, gương mũi và móng guốc
màu đen nhạt.
Con lai F1 Brahman đỏ (Mỹ) tại trại Bến Cát
Bê lai F1 Brahman đỏ x Lai Sind: Có u cao, yếm thõng, đầu dài vừa phải, cổ dài, tai to dài và cụp xuống, ngực sâu, lưng phẳng, chân cao. Lông màu đỏ nâu hoặc màu cánh gián, một số con có đốm trắng nhỏ phía dưới cổ và yếm. Gương mũi và móng guốc màu đen.
Con lai F1 Tarentaise, Abondance đều không có u. Lai Tarentaise được ưa chuộng hơn con lai Abondance vì tăng trọng nhanh hơn, ngoại hình và màu lông vàng đậm và thuần nhất.
Tỷ lệ thịt xẻ của F1 Charolais (56,3%), F1 Hereford (54,7%), F1 Simmental (48,2%) trong điều kiện chưa vỗ béo và giết thịt lúc 18 tháng tuổi cao hơn so với bò lai Sind (44,6%) (P.V. Quyến và ctv, 2002). Trong thí nghiệm của chúng tôi, bò đực F1 vỗ béo 3 tháng, từ 18-21 tháng tuổi với khẩu phần có 67-71% thức ăn tinh, tăng trọng bình quân của nhóm bò lai Sind đạt 833 g/ngày, F1 Droughtmaster đạt 934g, nhóm bò F1 Brahman đạt tăng trọng 1.104 g/ngày và cao nhất là nhóm bò F1 Charolais 1.148 g/ngày.
Về sinh sản của bò cái lai F1 giống thịt: Cho đến nay có rất ít số liệu công bố về khả năng sinh sản của bò cái lai F1 hướng thịt và khả năng tăng trọng của bê đực lai vỗ béo, lí do chính là chúng ta chưa đủ điều kiện tổ chức thí nghiệm và thu thập số liệu trong thời gian dài. Số liệu kỹ thuật của trại Bến Cát nhiều năm qua cho thấy bò cái sinh sản F1 hướng thịt giống Charolais, Hereford và Simmental có khối lượng lớn, trung bình trên 450kg, khả năng sinh sản tốt, khoảng cách lứa đẻ trung bình 14,8 tháng. Bò mẹ có khả năng cho sữa cũng khá, bê con hướng thịt (75% máu bò thịt) cho tăng trọng trên 800 g/ngày trong giai đoạn bú sữa 0-5 tháng tuổi.
23
Đinh Văn Cải
Bảng 2.7: Phẩm chất thịt xẻ của bốn nhóm giống bò lai
F1
F1
F1
Lai Sind
Ch Charolais ỉ tiêu ĐVT
Droughtmaster
Brahman
X ± SE
X ± SE X ± SE X ± SE
Số bò mổ khảo sát Con 3 3 3 3 Khối lượng sống kg 379,7 ± 11,6 407,0 ± 11,0 445,6 ± 29,0 284,6 ± 35,0 Khối lượng thịt xẻ kg 192,6 ± 6,9 199,6 ± 5,8 240,2 ± 15,0 136,3 ± 16,0 Tỷ lệ thịt xẻ % 50,7 ± 1,3 49,0 ± 0,9 53,9 ± 1,1 47,9 ± 0,6 Khối lượng thịt tinh kg 155,3 ± 2,7 162,5 ± 4,4 194,3 ± 13,0 109,4 ± 15,0
Tỷ lệ thịt tinh % 40,9 ± 0,9 39,9 ± 1,1 43,6 ± 0,9 38,3 ± 0,5 Diện tích thịt thăn cm2 111,0 ± 4,3 107,1 ± 4,8 127,6 ± 8,4 80,2 ± 13,0 Nguồn: Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến, 2006
2.6.2. Nghiên cứu nhân thuần giống Brahman và Droughtmaster Năm 1997 ta có nhập bò Brahman trắng từ Cu Ba về nuôi ở Phùng Thượng (Ninh Bình) sau đó chuyển vào An Nhơn (Bình Định) và trại An Phú (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh). Năm 2003-2004 một số tỉnh phía Nam và Tuyên Quang có nhập bò Brahman trắng từ úc về nuôi. Kết quả ban đầu cho thấy bò dễ nuôi, thích hợp với phương thức nuôi tập trung bán thâm canh cũng như nuôi nhỏ tại các nông hộ. Có thể nhân thuần giống này với mục đích sản xuất thịt bò chất lượng cao.
Tại trại An Phú (Củ Chi, TP. Hồ Chí
Minh) bò được nuôi chăn thả theo đàn có
bổ sung thêm thức ăn tại chuồng. Khối
lượng trung bình bê cái Brahman 6 tháng
tuổi đạt 128,8kg (n=56), khối lượng này
thấp hơn so khối lượng bê cai sữa ở An
Nhơn (137kg). Giai đoạn sau cai sữa, bê
ở An Phú đạt tăng trọng cao hơn so với
bê nuôi ở nông hộ An Nhơn, đạt 223kg
lúc 12 tháng tuổi (n=19) và 280,2kg lúc 18
tháng tuổi (n=9). Khối lượng này tương
đương với khối lượng bê cái Brahman
nuôi trong trại An Nhơn.
Từ kết quả nuôi dưỡng tại An Nhơn
(Bình Định) và An Phú (TP. Hồ Chí Minh)
cho thấy, trong điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng tốt bê Brahman trắng có thể đạt
tăng trưởng trên 650g/ngày giai đoạn từ
0-6 tháng tuổi, trên 400 g/ngày giai đoạn 6-12 tháng tuổi. Tăng trọng bình quân trong suốt giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi bê cái đạt trên 450 g/ngày. Tăng trọng này tương đương với con lai F1 50% máu bò chuyên dụng thịt châu Âu.
Bảng 2.8: Sinh trưởng của bê cái giống Brahman trắng nuôi tại An Nhơn (Bình Định)
Chỉ tiêu ĐVT
Bê đực
Nuôi trong dân (n=45)
Bê cái
nuôi trong dân (n=31)
Bê cái
nuôi trong trại (n=15)
Sơ sinh 24,6± 0,4 23,6 ± 0,5
24
Nuôi bò thịt
6 tháng tuổi kg 144,1±2,1 137,3 ± 3,6 137,9 ± 5,7 9 tháng tuổi kg 156,7 ± 4,3 171,7 ± 5,1 12 tháng tuổi kg 211,4±5,6 177,0 ± 4,9 207,7 ± 4,6 15 tháng tuổi kg 184,8 ± 6,2 246,4 ± 5,6 18 tháng tuổi kg 268,3± 6,7 228,0 ± 6,7 286,0 ± 5,3 Tăng trọng 0-6 g/ngày 652 620
Từ 6-18 tháng g/ngày 340 249 405 Từ 0-18 tháng g/ngày 443 372 477 Nguồn: Đinh Văn Cải, Hoàng Văn Trường, 2006
Theo dõi thế hệ con sinh ra tại Việt Nam cho thấy bò Brahman thành thục sinh dục chậm, tuổi động dục lần đầu trung bình 24,3 tháng. Khoảng cách lứa đẻ của đàn cái sinh sản nuôi tại trại An Phú là 482 ngày, tương đương 16 tháng một lứa.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò cái Brahman sinh tại Bình Định
Chỉ tiêu ĐVT n X ± SE Tuổi động dục lần đầu tháng 20 24,34 ± 1,06 Khối lượng động dục lần đầu kg 19 271,75 ± 12,14 Tuổi phối giống lần đầu tháng 15 25,17 ± 1,35 Khối lượng phối giống lần đầu kg 15 279,25 ± 16,44 Tuổi đẻ lứa đầu tháng 6 36,29± 1,60 Khối lượng bò mẹ đẻ lứa đầu kg 6 320 ± 16,05 Khoảng cách lứa đẻ (trại An Phú) ngày 31 482 ± 22,8
Nguồn: Đinh Văn Cải, Hoàng Văn Trường, 2006
Năm 2002-2003, nước ta có nhập từ úc giống bò Droughtmaster về nuôi ở trại Bến Cát (Bình Dương), trại An Phú (Củ Chi), trại Bình Thành (Huế) và Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ). Do chưa có kinh nghiệm quản lí nên những nơi nuôi nhốt và phối giống nhân tạo bò có biểu hiện kém về sinh sản. Tại trại Bến Cát, bò có biểu hiện thích nghi và sinh sản khá.
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu sinh sản của bò cái Droughtmaster thuần trại Bến Cát Chỉ tiêu ĐVT n Trung bình Biến động
Tuổi phối giống lần đầu tháng 28 24,1 16,7 - 39,6 Thời gian mang thai ngày 29 284,3 274 - 298 Tuổi đẻ lứa đầu tháng 23 34,8 26,0 - 45,3
Phối lại sau khi đẻ ngày 22 183,8 30,0 - 402,0 Từ đẻ-đậu thai lại ngày 18 202,9 46,0 - 376,0 Khoảng cách lứa đẻ ngày 25 474,4 328,0 - 653,0
Tỷ lệ đẻ % năm 77,0
Hệ số phối đậu lần/thai 64 1,8 1- 4 Tỷ lệ đậu thai lần phối đầu % 62,1
Khối lượng trưởng thành kg 34 452 365 - 560 Nguồn: Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến, 2006
Tại trại Bến Cát của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn (Bình Dương) khoảng cách lứa đẻ trung bình 474,4 ngày. Tại Nông trường Sông Hậu và trại An Phú, Củ Chi TP. Hồ Chí Minh, khoảng cách lứa đẻ tương ứng là 458,8 25
Đinh Văn Cải
ngày (n=26) và 464,2 ngày (n=89). Như vậy trong điều kiện chưa được chăm sóc và chọn lọc tốt, khoảng cách lứa đẻ của bò Droughtmaster thế hệ gốc trong khoảng 15- 16 tháng tương ứng với tỷ lệ đẻ 75-80% mỗi năm. Tại úc khoảng cách lứa đẻ của giống bò này là 11,5-11,8 tháng. Bò cái biểu hiện lên giống không rõ rệt và thời gian kéo dài động dục ngắn. Đặc điểm này cho thấy phát hiện bò lên giống và phối giống nhân tạo cho bò gặp khó khăn. Sử dụng đực giống nhảy trực tiếp sẽ cải tiến chỉ tiêu sinh sản ở bò cái.
Khối lượng bê Droughtmaster sơ sinh (mẹ đẻ lứa đầu) từ 20kg- 24kg. Khối lượng 6 tháng tuổi đạt 148,3kg và 18 tháng tuổi đạt 338kg. Tăng trọng trung bình của bê (tính chung đực và cái) trong giai đoạn bú sữa (0-5 tháng) đạt 700g và giai đoạn 0- 12 tháng tuổi đạt 612g. Tính chung tăng trọng của bê từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi đạt 552g. Cá biệt có con đạt tăng trọng
1.000 g/ngày giai đoạn bú sữa nếu
được cho ăn thức ăn tinh đầy đủ. Số
liệu này là rất khả quan, tuy nhiên so
với tăng trọng của bê con tại úc thì
còn thấp.
Theo giới thiệu của Hiệp hội bò
Droughtmaster úc, bê Droughtmaster
nuôi tại úc có tốc độ tăng trưởng rất
cao, cai sữa lúc 26 tuần tuổi (6,5
tháng) bê đực có thể đạt khối lượng
258kg và bê cái là 184kg (tương ứng
tăng trọng 1.100g ở bê đực và 800g ở
bê cái). Như vậy tăng trọng của bê
thuần tại Bến Cát mới bằng 73% so với nguyên gốc. Hy vọng bò mẹ ở những lứa sinh sau, chất lượng bê tốt hơn. Cải thiện chất lượng thức ăn tinh cho bê con và kéo dài thời gian bú sữa mẹ của bê con lên 6 tháng thì khối lượng của bê thuần lúc cai sữa có thể đạt 170kg.
Bảng 2.11: Khối lượng bê thuần Droughtmaster trại Bến Cát (kg)
Tháng tuổi
n Bê đực X ± SE
n Bê cái X ± SE
n Trung bình X ± SE
SS 23 23,5 ± 0,9 15 20,60± 1,3 38 22,3 ± 0,8
6 18 152,0 ± 3,5 9 140,8 ± 7,6 27 148,3 ± 3,5 12 13 244,9 ± 7,0 7 239,40± 6,5 20 242,9 ± 6,4 18 9 343,70± 10,6 6 329,3± 8,2 15 337,9 ± 7,2 24 5 437,2 ± 18,3 2 376,5 ± 14,5 7 419,9 ± 16,2
Tăng trọng (g/ngày)
0 - 12 614,9 607,8 612,7 13 - 24 534,2 380,8 491,5 0 - 24 574,6 494,3 552,1 Nguồn: Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến, 2006
26
Nuôi bò thịt
Chương 3
THIẾT LẬP TRẠI BÒ THỊT
3.1. XÂY DỰNG TRẠI BÒ THỊT
3.1.1. Chọn đất lập trại
Quyết định khu đất lập trại bao giờ cũng là quyết định khó khăn đối với chủ trại, nhất là những người cầm tiền đi mua đất lập trại bò. Quyết định sai khi chọn khu đất không thích hợp cho nuôi bò sẽ phải trả giá đắt cho suốt quá trình sản xuất sau này. Khi chuồng trại đã xây nên, đồng cỏ đã đầu tư thiết kế rồi thì không thể ngày một ngày hai mà di dời thay đổi được. Vì vậy, khi chọn đất lập trại cần phải xem xét các yếu tố chính sau đây:
- Diện tích và vị trí khu đất: Đất lập trại phải có diện tích đủ lớn để đáp ứng yêu cầu quy mô đàn theo phương án sản xuất hiện tại và khả năng phát triển sau này. Khu đất cần liền mảnh không bị phân cắt, không quá dốc, độ dốc dưới 15%. Khu đất có độ dốc cao thì khó canh tác và vận chuyển cỏ khi trồng thâm canh, có thể
trồng cỏ để làm bãi chăn thả. Vị trí khu đất cần chọn nơi ít hoặc không bị ảnh hưởng bất lợi của thiên tai, có mưa thuận gió hòa. Không bị ngập lụt, lũ quét, không quá khô hạn kéo dài. Việc lựa chọn đất lập trại phải tính đến khả năng mở rộng quy mô sau này và sự ổn định của trại trong khoảng thời gian dài từ 20-40 năm sau.
- Chất lượng đất: Nuôi bò gắn liền với cây cỏ, vì vậy chọn đất lập trại cần căn cứ vào thảm thực vật và cây trồng trên đất. Đất tốt là đất màu mỡ, trên đó thảm cỏ tươi tốt, mùa khô hay mùa đông vẫn còn màu xanh của thảm cỏ. Đất phải có tầng canh tác dày, có khả năng giữ nước. Cây lâu năm mọc trên đất này sẽ là cây cao, bóng cả. Ngoài quan sát thảm cỏ cần tìm hiểu thêm thông qua các chỉ tiêu phân tích chất dinh dưỡng trong đất như độ mùn, hàm lượng N, P, K và độ pH (nếu có điều kiện). Đất tốt sẽ trồng được nhiều loại cỏ, năng suất cỏ cao khi chỉ cần bón ít phân, như vậy sẽ giảm chi phí sản xuất cỏ. Đất chua quá, phèn, mặn không phù hợp cho cây cỏ phát triển thì không nên chọn lập trại.
- Giao thông thuận tiện: Chăn nuôi bò luôn gắn với hoạt động vận chuyển thức ăn và sản phẩm là bò, bê, sữa. Thức ăn cho bò chủ yếu là thức ăn thô khối lượng lớn, cồng kềnh. Việc cung cấp thức ăn từ nơi khác về trại hoặc từ đồng cỏ về chuồng sẽ làm gia tăng chi phí vận chuyển nếu giao thông không thuận lợi. Trại bò làm sát đường giao thông chính cũng có những điều bất lợi, nếu cách trục giao thông chính 1-2km là thích hợp hơn cả.
- Nguồn nước: Nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, bò có thể nhịn ăn 1-2 ngày nhưng không thể nhịn uống một ngày. Vì vậy nước đối với trại bò vô cùng quan trọng. Cần xem xét cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt như sông, suối, ao hồ vừa có tác dụng cung cấp nước cho bò, cho đồng cỏ mùa khô, còn có tác dụng cải tạo khí hậu của trại. Nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn sẽ giảm chi phí khai thác nước từ giếng đào (giếng khoan) và cung cấp đủ nước sạch cho bò. Nơi có nguồn nước ngầm phong phú thì tưới cỏ thâm canh vào mùa khô từ nước giếng đào tiết kiệm chi phí hơn bơm nước từ nguồn nước mặt cách xa.
- Nguồn thức ăn: Thức ăn cho bò rất phong phú và đa dạng, nhưng không phải đều có sẵn ở mọi nơi. Các vùng khác nhau thì nguồn thức ăn cho bò cũng khác
27
Đinh Văn Cải
nhau về chủng loại, số lượng và thời vụ. Nguồn thức ăn chính cần xem xét là cỏ tự nhiên, các bãi chăn thả, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân lá cây bắp, cây đậu, ngọn mía, vỏ thơm, khô bã các loại, rỉ mật... Nếu nguồn thức ăn này sẵn có, đa dạng và gần trại sẽ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi sau này vì giá mua và giá vận chuyển thức ăn về trại sẽ thấp hơn.
- An toàn cho gia súc, tài sản và vệ sinh môi trường: Trại cần biệt lập với khu dân cư để an toàn dịch bệnh, an toàn về tài sản và đảm bảo vệ sinh môi trường. - Nguồn điện: Trại bò cần điện để thắp sáng, chạy máy, bơm nước... Tóm lại, khi lựa chọn khu đất lập trại cần xem xét các yếu tố thuận lợi của quá trình sản xuất. Giảm thấp chi phí đầu vào như lao động, giá thuê (mua) đất, giá cả các loại thức ăn tinh, thuốc thú y, các phụ phẩm nông công nghiệp cho bò như rơm rạ, hèm bia, xác đậu, xác mì, thân cây bắp... nhưng thuận tiện cho bán ra sản phẩm của trại như bê giống, bò thịt với giá cao.
Trại nuôi bò thịt kết hợp với nuôi bò sữa cần chú ý thêm các điều kiện khác như: - Thị trường tiêu thụ sữa. Phải đảm bảo chắc chắn sữa làm ra được tiêu thụ dễ dàng và giá cả chấp nhận được.
- Hệ thống kỹ thuật và dịch vụ có sẵn như khuyến nông kỹ thuật, thú y, gieo tinh nhân tạo. Những hoạt động này được thực hiện bởi những cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao.
3.1.2. Quy hoạch tổng thể trại
Một trại bò thông thường có 2 phân khu với 2 chức năng khác nhau: Phân khu xây dựng cơ bản gồm chuồng trại, văn phòng, nhà kho, nhà ở cán bộ công nhân (gọi là khu trung tâm) và phân khu đồng cỏ. Nối 2 phân khu này là hệ thống đường giao thông nội bộ. Tỷ lệ sử dụng đất của 2 phân khu này thay đổi tùy thuộc vào mức độ
đầu tư. Ước tỷ lệ đất cho xây dựng cơ bản và đường nội bộ, khoảng trống là 25%, diện tích đồng cỏ là 75% tổng diện tích trại.
Quy hoạch chung cho một trại nuôi bò
Hạng mục xây dựng cơ bản trong phân khu trung tâm của trại bò bao gồm:
- Chuồng nuôi bò
Các trại bò của chúng ta hiện nay chưa tiến tới trình độ chuyên môn hóa cao, trong một trại luôn tồn tại một cơ cấu đàn đầy đủ gồm bò cái sinh sản, bò tơ, bê và bò đực. Vì vậy khi thiết kế chuồng nuôi cần thiết kế riêng cho mỗi loại bò. Diện tích chuồng nuôi cần thiết cho mỗi loại bò như chuồng cho bò sinh sản, bò tơ, chuồng cách ly, chuồng bò đực giống cần căn cứ vào cơ cấu đàn và phương thức chăn nuôi.
Thí dụ trại A, bê đực và cái sinh ra giữ lại nuôi đến 18 tháng tuổi. Bê cái tơ sau 18 tháng chọn lọc thay thế một phần vào đàn cái sinh sản, số bê cái còn dư sẽ bán giống cùng với bê đực sau 18 tháng tuổi. Số gia súc có mặt trung bình trong năm là 336,3 con và có cơ cấu như sau: bò nuôi con 45,17 con chiếm tỷ lệ 13,43%; bò cạn sữa 92,92 con chiếm tỷ lệ 27,63 con, như vậy tỷ lệ bò cái sinh sản ước chiếm trên 40% tổng đàn (xem bảng 3.1).
Từ tỷ lệ này ta suy ra số đầu con gia súc mỗi loại cho những đàn có quy mô khác nhau. Từ số đầu con mỗi loại và yêu cầu diện tích chuồng nuôi (m2/con) để tính ra diện tích chuồng cần xây dựng cho mỗi loại gia súc trong trại.
- Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi bò trong một khu trại cách xa nhau một khoảng ít nhất bằng 2 lần chiều cao của chuồng để chuồng thông thoáng. Trồng cây bóng mát vào khoảng trống để cải tạo điều kiện khí hậu trại bò khi thời nóng. Chuồng cách ly và đực giống phải cách xa chuồng nuôi bò cái sinh sản và phía cuối gió, cuối nguồn nước thải. Chuồng nuôi bò đặt ở vị trí cao hơn đồng cỏ để thoát nước
28
Nuôi bò thịt
mưa, nước thải. Nước này gom vào bể chứa, kênh dẫn sử dụng để tưới đồng cỏ rất thuận tiện.
Bảng 3.1: Cơ cấu đàn bò thịt
Loại bò
Có mặt thường xuyên
Chiếm tỷ lệ %
Bò nuôi con
Bò tách con
Bò cái tơ (>24 tháng)
Bò cái tơ (13-24 tháng)
Bò cái tơ 6-12 tháng
Bê cái theo mẹ (0-5 tháng) Bê đực theo mẹ (0-5 tháng) Bê đực tơ 6-12 tháng
Bê đực tơ 13-24 tháng
Đực giống
45,17
92,92
24,50
26,77
22,00
19,93
26,00
38,00
37,00
4,00
13,43
27,63
7,29
7,96
6,54
5,93
7,73
11,30
11,00
1,19
Tổng cộng (con)
336,3
100,0
- Các công trình hỗ trợ chăn nuôi: bao gồm nhà kho chứa thức ăn thô như rơm, cỏ khô; kho thức ăn tinh; nơi chế biến thức ăn; kho để thiết bị công cụ, phân bón, máy móc. Diện tích xây dựng đối với mỗi hạng mục công trình này phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất và sử dụng thức ăn của trại, số lượng các loại máy móc, công cụ phục vụ chăn nuôi và sản xuất cỏ. Kho chứa rơm, cỏ khô thì tính dung tích chứa bao nhiêu mét khối. Giả sử rằng một con bò trưởng thành cần dự trữ 500kg rơm cho mùa khô, bê từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi trung bình cần 250kg, biết rằng 1m3 rơm khô có khối lượng 300kg, vậy nhu cầu rơm cần dự trữ và nhu cầu xây dựng kho chứa rơm cho trại 200 con như thí dụ ở trên là:
Nhu cầu rơm: (100 con x 500kg/con) + (100 con x 250kg)= 75.000kg (75 tấn) Yêu cầu thể tích kho chứa: 75.000kg : 300kg/m3= 250 m3
Nếu kho rơm chất cao 3m ta có thể suy ra diện tích khu chứa rơm và diện tích kho cần xây. Theo cách tính trên, nhu cầu dự trữ rơm cho 1 bò tăng lên thì số m2 kho xây dựng của trại cũng tăng lên.
- Nơi làm việc và nơi ở của cán bộ, công nhân: Văn phòng trại, nhà ở công nhân, bảo vệ, các công trình phụ (WC, nhà tắm, bếp). Đây là những công trình thiết yếu phục vụ cho cán bộ và công nhân làm việc trực tiếp ngoài trại và có nhu cầu ăn ở tại trại. Diện tích xây dựng nhiều hay ít là tùy thuộc vào số người có nhu cầu. Kinh nghiệm cho thấy dù trại nhà nước hay trại tư nhân thì việc xây nhà ở cố định cho hộ cán bộ công nhân trong khu vực trung tâm trại sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lí, trước mắt cũng như lâu dài.
- Các hạng mục xây dựng khác: như tường rào khu trung tâm, cổng vào, đường trục chính, đường phụ, đường bò đi ra đồng cỏ chăn thả và từ đồng cỏ về, nơi chứa phân, đường tập kết phân và chuyển phân đi, đường dẫn cho bò lên xe khi xuất bán và bò từ xe xuống khi nhập ở ngoài vào đều phải tính toán đầy đủ, chính xác, khoa học và thẩm mỹ.
- Hệ thống cung cấp điện, nước: Nhu cầu điện và nước là không thể thiếu đối với một trại chăn nuôi bò. Điện không chỉ giúp thắp sáng mà còn để chạy máy băm
29
Đinh Văn Cải
cỏ, máy bơm nước cho bò uống, rửa chuồng, tưới cỏ khi cần... Giếng khoan lấy nước dưới lòng đất sẽ giúp chủ động nước cấp mùa mưa cũng như mùa nắng và an toàn vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh hơn so với nước lấy từ ao hồ. Trong trại cần có satudo, bể chứa để cung cấp nước chủ động không chỉ cho bò mà cho sinh hoạt của nhân viên và phục vụ chăn nuôi ngay cả khi mất điện nhất thời.
Quy hoạch các hạng mục xây dựng trong trại phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tiện ích và có tính đến khả năng mở rộng trang trại sau này. Đối với trại nuôi kết hợp cả bò sữa thì phải thiết kế thêm nhà vắt sữa, nơi bảo quản sữa.
Quy hoạch cho những trại lớn
Tập trung số lượng gia súc quá lớn vào một khu trại sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lí kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Với phương thức chăn nuôi bán thâm canh, trang trại có đầu gia súc lớn thì nên phân ra nhiều khu trại, mỗi khu trại nuôi từ 250- 300 con (tùy loại bò). Mỗi khu trại cách nhau 300-500m và nằm trên trục giao thông chính của trại.
Trại có đàn gia súc lớn thì có thể hình thành khu trại chuyên biệt như khu trại A chỉ nuôi bê con sau cai sữa đến 12 tháng tuổi, khu trại B nuôi bò cái hậu bị từ 13 tháng tuổi đến trước khi sanh bê, khu trại C nuôi bò đực giống, bê đực sau 12 tháng tuổi nuôi thịt và khu trại D nuôi bò cái sinh sản. Trong mỗi khu trại cũng có các dãy chuồng nuôi khác nhau, mỗi dãy chuồng là một nhóm gia súc theo độ tuổi và tính biệt. Có văn phòng khu trại, kho chứa thức ăn, hệ thống cấp nước như một trại độc lập.
Vị trí đặt các khu trại nên phân bố đều trên toàn khu đất của trại. Điều này có lợi cho công việc quản lí toàn trại cũng như tiết kiệm được công và chi phí vận chuyển trong các khâu sản xuất.
3.1.3. Thiết kế chuồng nuôi bò
Mục đích của làm chuồng nuôi bò là để bò được sống trong môi trường tốt hơn so với sống ngoài tự nhiên, tránh được khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, nóng, lạnh, gió mạnh, để con người tiện chăm sóc, quản lí và nuôi dưỡng theo khoa học, giữ gìn sức khỏe cho bò, vệ sinh sản phẩm và vệ sinh môi trường. Kết quả
mong đợi là bò sẽ khỏe mạnh, ăn nhiều cho năng suất cao, người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao từ đàn bò.
Những giống bò được cải tiến (bò lai) có năng suất cao hơn bò địa phương. Những giống bò cao sản chuyên thịt có nguồn gốc ôn đới không thích hợp với môi trường nóng và ẩm độ cao như nước ta, vì vậy chuồng trại đối với chúng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa là dưới 220C; bò thịt và bê con là dưới 270C. Bò thịt có thể chịu được nhiệt độ mội trường cao hơn so với bò sữa, tuy vậy trên 270C là bất lợi đối với chúng. Miền Bắc nước ta mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh, chuồng trại tất nhiên phải thỏa mãn yêu cầu mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. Miền Nam nhiệt độ buổi trưa từ
33-360C vì vậy thiết kế trại bò rất cần yêu cầu thông thoáng và mát mẻ.
Hiện nay, có nhiều trại bò thịt quy mô khác nhau thiết kế chuồng nuôi bò rất sáng tạo trên cơ sở những nguyên tắc căn bản của trại bò thịt theo mẫu trong nước và ngoài nước. Sẽ không có một bản vẽ tốt nhất, duy nhất áp dụng cho các trại khác nhau, nhưng có một câu hỏi chung: Cái gì là quan trọng khi thiết kế chuồng nuôi bò?
- Con bò phải được sống trong điều kiện thoải mái nhất, an toàn nhất nhưng đối với chủ trại thì chuồng ấy phải kinh tế và thích hợp nhất.
- Rất cẩn thận khi chọn điểm xây chuồng và khi thiết kế trên bản vẽ.
30
Nuôi bò thịt
- Tham khao nhiều, chọn mẫu chuồng nuôi nào là phù hợp với trại mình và mỗi sự cải tiến mẫu hình từ trại khác khi thiết kế sẽ có lợi ích gì và làm thay đổi chi phí như thế nào.
- Chuồng theo hướng Đông-Tây để tránh nắng cho bò. Thông thoáng để giảm hậu quả của stress nhiệt nhưng không quá lạnh vào mùa đông.
- Giá xây dựng và thời gian sử dụng chuồng nuôi là tốt nhất, nghĩa là khấu hao chuồng trại trên một đơn vị sản phẩm phải thấp.
- Tránh gây thương tổn cho bò (trơn té do chuồng quá trơn láng hoặc đinh, sắt hàng rào làm trầy xước).
- Đủ diện tích cho bò khi ăn, uống, nằm nghỉ.
- Dễ dàng thu dọn phân, thu gom nước thải, thức ăn dư thừa.
- Thuận lợi cho việc cung cấp thức ăn, nước uống và duy trì vệ sinh môi trường. Kiểu chuồng trại bò thịt thông thường là hai dãy có hành lang chăm sóc ở giữa. Sân nhốt bò nền bằng bê tông dốc 1,5-2% thoát nước xuôi ra ngoài hay đổ vào giữa. Máng nước uống xây bên ngoài sân nhốt bò. Thanh chắn ngăn cách giữa chuồng nhốt bò và hành lang chăm sóc là thanh chắn ngang song song hoặc thanh xiên 60 độ so với mặt nền. Máng ăn không xây thành cao mà cho ăn trực tiếp trên hành lang chăm sóc.
Một số thông số kỹ thuật tham khảo khi thiết kế chuồng nuôi
Cho bò trưởng thành
- Nếu làm chuồng một dãy xây máng ăn cao ngoài chuồng thì kích thước máng ăn rộng 80cm; cao mặt ngoài 50cm; cao mặt trong 25cm. Mỗi bò có 60-75cm chiều dài máng ăn. Nếu nuôi thả tự do thì 8 bò cần 1 máng uống.
- Diện tích chuồng và sân từ 7-9 m2/con, trung bình 8m2/con. Mỗi bò có 3m2 mái lợp còn lại là sân bê tông không cần mái che
- Ô bò nằm (cho bò sữa nuôi cầm cột): rộng 90-95 cm; dài 150-160 cm; cao thanh chắn: 105-110 cm, dài thanh chắn 1,0-1,05 m.
- Nền dốc 2,0-2,5%, tối đa 4,5%. Tốt nhất là nền ciment
- Mái cao tối thiểu 3m, lợp vật liệu cách nhiệt để chống nóng.
Cho bê con
- Cũi bê con: kích thước 1,2m*0,9m*0,9m, sàn cao cách mặt nền 30cm (thường dùng cho bê giống sữa)
- Bê con sau cai sữa: diện tích nền và sân tối thiểu 4 m2/con.
- Máng ăn thức ăn tinh cho bê ăn tự do (cho bê sữa và bê thịt) rộng 25cm, sâu 15cm, đáy máng ăn cao hơn nền 30cm, chiều dài 60 cm/bê.
Cho bê hậu bị
- Diện tích nền và sân: 6-7 m2/con.
- Máng ăn rộng 60-75cm nếu ăn 1 phía, và rộng 90-100cm nếu ăn 2 phía. 3.1.4. Quy hoạch đồng cỏ
Đồng cỏ trong trại được phân khu thành đồng cỏ trồng thâm canh thu cắt và đồng cỏ trồng cho chăn thả luân phiên.
Cơ cấu diện tích đất dành cho trồng cỏ thâm canh so với đồng cỏ chăn thả phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi chăn thả là chính hay nhốt là chính. Nuôi bò thịt theo
31
Đinh Văn Cải
phương thức chăn thả tiết kiệm được rất nhiều chi phí thức ăn và công lao động. Phương thức này chỉ áp dụng được cho những trại có bãi chăn thả rộng (dưới tán cây lưu niên, bãi trống tự nhiên...). Những trại ít đất, giá thuê đất cao thì phương thức nuôi bán thâm canh là một lựa chọn thích hợp. Theo phương thức này bò được chăn thả có kiểm soát trên đồng và phần lớn thức ăn được cấp tại chuồng. Chúng ta có thể dễ
dàng tính được số gia súc trong đàn và yêu cầu diện tích đất trồng cỏ thâm canh khi biết nhu cầu cỏ của bò trong một ngày đêm (tính bằng 10% khối lượng cơ thể) và năng suất thảm cỏ.
Đồng cỏ trồng thâm canh
Là đồng cỏ trồng các giống cỏ năng suất cao, được đầu tư phân bón, nước tưới và chủ động thu cắt vào giai đoạn thích hợp cho bò ăn tươi hay ủ ướp, làm cỏ khô.
Khu trồng cỏ thâm canh nên quy hoạch ở nơi đất bằng, thuận tiện chăm sóc, quản lí, gần chuồng trại để tận dụng nguồn nước thải và rút ngắn đường vận chuyển cỏ về chuồng.
Năng suất đồng cỏ trồng thâm canh biến động rất nhiều, tùy thuộc vào phẩm chất đất, giống cỏ, mức độ đầu tư (phân bón, nước tưới). Năng suất chất xanh (tươi) của các giống cỏ hòa thảo trồng phổ biến hiện nay trung bình là 24 tấn/ha cho 1 lứa cắt, khoảng cách cắt 35-36 ngày một lứa, một năm thu được 10 lứa cắt. Tổng cộng thu được 240 tấn/ha/năm (đủ cỏ nuôi được 20 con bò). Một số giống cỏ chịu phân bón, khi đủ phân và nước tưới có thể cho năng suất cao hơn nhiều. Nếu không chủ
động tưới vào mùa khô thì ước chừng thu được 6 lứa cắt/năm, năng suất 125-150 tấn/ha/năm (đủ nuôi 12-13 con bò). Mỗi trại cần xác định năng suất thực của trại mình để xây dựng kế hoạch sản xuất.
3.1.5. Nhân sự
Nhân sự cần cho 1 trại bò có thể phân ra thành các nhóm với chức danh: - Quản lí: gồm trại trưởng, kế toán, kế hoạch
- Kỹ thuật: gồm kỹ thuật trưởng, bác sĩ thú y, dẫn tinh viên, kỹ thuật viên. - Công nhân: gồm chăn nuôi, trồng và thu cắt cỏ, cơ khí, lái máy, bảo vệ trại. Khi quy mô trại nhỏ thì kỹ thuật trưởng thường kiêm nhiệm vai trò BSTY trưởng.
Kỹ thuật viên kiêm nhiệm công việc của thú y viên và dẫn tinh viên. Họ được biên chế thành tổ kỹ thuật do kỹ thuật trưởng phụ trách
Bảng 3.2: Nhiệm vụ và yêu cầu đối với từng chức danh
(cho trại quy mô lớn từ 250 con bò cái sinh sản trở lên)
Chức danh
Nội dung công việc phụ trách và yêu cầu chuyên môn
Tiêu chuẩn
tuyển chọn
{1}
{2}
{3}
Trại
trưởn
g
- Quản lí toàn diện trại về các mặt: nhân sự, đàn gia súc, cơ sở vật chất trong trại, đồng cỏ
- Am hiểu về các khâu công việc trong toàn bộ quá trình sản xuất của trại để có thể ra các quyết định đúng đắn bảo đảm sản xuất có hiệu quả
- Hiểu được các biểu mẫu ghi chép kỹ thuật của kỹ thuật trưởng, BSTY phục vụ cho công tác quản lí trại.
Giỏi quản lí. Có trách nhiệm cao.
Trình độ tốt
nhất là cử nhân kinh tế, tối thiểu hết lớp 12.
Trại
phó
kế
toán
- Biết xây dựng kế hoạch mua bán sản phẩm, kế hoạch sản xuất và dự trữ thức ăn.
- Quản lí trại về mặt tài chính, kế toán, hành chánh và tài sản trong trại.
- Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Có nghiệp vụ về kế toán
(trung cấp trở lên).
Trung thực,
32
Nuôi bò thịt
trại
trại, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của trại.
- Quản lí hành chánh nhân sự như công văn giấy tờ, sổ sách hành chánh, hồ sơ lí lịch nhân viên.
cẩn thận.
{1}
{2}
{3}
Kỹ
thuật
trưởn
g
- Quản lí đàn gia súc trong trại và trên sổ sách
- Xây dựng các báo cáo định kì (tháng, quý) về cơ cấu đàn gia súc, tăng giảm đàn, thú y, các chỉ tiêu kỹ thuật khác trên đàn gia súc. - Xây dựng các chuẩn kỹ thuật về chăm sóc, thức ăn nuôi dưỡng, phối giống sinh sản cho các đối tượng gia súc.
- Giám sát việc thực hiện các chuẩn kỹ thuật, đánh giá và điều chỉnh các chuẩn kỹ thuật khi cần.
- Thu nhận và lưu trữ các số liệu kỹ thuật.
- Quản lí chuyên môn đối với các kỹ thuật viên khác.
Giỏi về kỹ thuật chăn nuôi.
Trình độ từ
trung cấp chăn nuôi thú y trở lên.
Có trách nhiệm cao.
Kỹ
thuật
viên
- Hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật do kỹ thuật trưởng đề ra.
- Nhận biết tình trạng sức khỏe gia súc, trợ giúp thú y khi cần. - Biết cân, đo, sỏ dàm, trui sừng, đánh số gia súc
- Biết ghi chép theo biểu mẫu và cung cấp các số liệu sơ cấp cho kỹ thuật trưởng.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về giống, lai tạo, nuôi dưỡng, sản xuất cỏ và chế biến thức ăn tinh, sản xuất sữa sạch.
Trình độ tối
thiểu từ trung cấp chăn nuôi thú y.
Có sức khỏe tốt, tự giác và có trách nhiệm trong công
việc.
Bác sỹ thú y
- Quản lí sức khỏe cá thể cho toàn bộ đàn gia súc trong trại. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch vệ sinh chuồng trại, vệ sinh gia súc, tiêm phòng định kì.
- Điều trị gia súc bệnh.
- Quản lí chuyên môn các thú y viên khác (nếu có).
Bác sỹ thú y Có sức khỏe (tốt nhất là nam giới).
Thú y viên
- Hiểu và thực hiện được các yêu cầu kỹ thuật do BSTY trưởng đề ra.
- Có khả năng chủ động điều trị một số bệnh thông thường xảy ra trên bò.
Trung cấp thú y hoặc đã qua lớp huấn luyện thú y cơ bản về bệnh của bò.
Dẫn
tinh
viên
- Biết gieo tinh nhân tạo.
- Biết thú y cơ bản.
- Biết làm các công việc như kỹ thuật viên.
Đã qua khóa huấn luyện dẫn tinh viên (có chứng chỉ).
Công nhân
nuôi
bò và trồng cỏ
- Nhận biết được các giống bò thuần và con lai.
- Hiểu biết về cơ bản đời sống con bò, các hoạt động sinh sản, tiết sữa.
- Biết kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng các loại bê, bò tơ, bò cạn sữa, nuôi con.
- Biết phát hiện bò lên giống, thời điểm phối giống cho bò. - Biết phát hiện bò bệnh.
- Biết ghi chép một số biểu mẫu quản lí đàn, quản lí kỹ thuật thông thường trên đàn bò.
Trình độ từ lớp 6 trở lên
Đã qua lớp tập huấn chăn nuôi bò (cã chøng chỉ).
Công nhân
cơ khí
- Biết lái máy cày.
- Biết sửa chữa nhỏ điện, nước.
- Biết làm các công việc đơn giản về hàn, nề, mộc.
Có chứng chỉ lái máy kéo, siêng năng,
sáng tạo
Bảo
vệ
- Đảm bảo an ninh, an toàn cơ quan.
Biết nghiệp vụ.
33
Đinh Văn Cải
3.2. CHỌN GIỐNG BÒ THỊT ĐỂ NUÔI
Nuôi bò thuần giống thịt
Có thể mua ngay đàn bò thuần chuyên dụng thịt nhiệt đới như Brahman, Droughtmaster về nuôi.
Ưu điểm: Nhanh chóng có đàn bò giống ổn định và chất lượng cao.
Nhược điểm: Chi phí mua con giống cao. Đòi hỏi trình độ chăn nuôi và kỹ thuật cao.
Nuôi bò thuần nhập nội chỉ thích hợp với những cơ sở có kỹ thuật tốt, đầu tư lớn. Nên nhập bò tơ tuổi 12-18 tháng. Nhập cả đực và cái, tỷ lệ một đực cho 25 bò cái.
Nuôi bò cái nền lai Zebu và tạo con lai giống thịt
Theo cách này thì chọn những bò cái có chất lượng tốt làm nền. Sử dụng tinh bò đực giống thịt để phối giống cho đàn cái nền tạo ra con lai nuôi thịt. Tuy nhiên, lựa chọn đực giống nào đưa vào lai cần phải dựa vào điều kiện nuôi dưỡng và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm mới. Nếu chỉ dựa vào khả năng đáp ứng thức ăn cho bò ta có thể phân thành ba mức nuôi dưỡng: thấp, trung bình và cao, tương ứng với mỗi mức là một hướng khác nhau cho lai tạo.
- Mức nuôi dưỡng thấp là mức đáp ứng nhu cầu cỏ (cỏ tươi, cỏ khô, cỏ ủ) chỉ đạt dưới 30% so với nhu cầu thức ăn thô của bò, phần thức ăn thô còn lại là rơm rạ và bò được ăn tự do. Những hộ, những trại đủ tiêu chuẩn này thì dùng đực Zebu (Red Sinhdi, Brahman, Sahiwal) phối trực tiếp hoặc gieo tinh nhân tạo với bò cái nền địa phương tạo con lai Zebu. Con lai từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt tăng trọng trung bình 350-400 g/ngày. Bê 12 tháng tuổi đạt có thể đạt 140-160kg.
- Mức nuôi dưỡng trung bình là mức đáp ứng nhu cầu cỏ (các dạng) từ 60-70% so với nhu cầu thức ăn thô của bò, có đủ rơm khô, rơm ủ urea cho bò ăn tự do. Trong nuôi dưỡng có bổ sung thêm cám cho bò mẹ nuôi con và cho bê con trước và sau cai sữa. Những hộ, những trại đạt yêu cầu này thì sử dụng tinh của những giống chuyên thịt nguồn gốc nhiệt đới như Brahman đỏ hoặc trắng (tùy thị hiếu và giá bán), Droughtmaster, Red Angus, Santa Gertrudis... phối cho bò cái nền lai Sind tạo con lai nuôi thịt. Con lai đạt tăng trọng trung bình 400-450 g/ngày. Bê lai 12 tháng tuổi đạt 160-180kg hoặc hơn.
- Mức nuôi dưỡng cao là mức chủ động thức ăn thô xanh, thức ăn tinh quanh năm theo yêu cầu phát triển của con vật (nuôi dưỡng theo nhu cầu để đạt năng suất tối đa). Những hộ, những trang trại đạt yêu cầu này thì sử dụng tinh bò chuyên dụng thịt châu Âu (Charolais, Limousin, BBB, Hereford...) phối cho bò cái nền lai Sind (bò cái đã được cải tiến, khối lượng từ 250-300kg) để tạo ra con lai chuyên thịt. Con cái lai F1 có thể giữ lại làm giống, con đực và con cái không đủ tiêu chuẩn giống nuôi vỗ béo 3 tháng trước khi bán thịt. Nuôi tốt con lai có thể đạt tăng trọng 600-650 g/ngày. Bê 12 tháng tuổi đạt 240-260kg. 18 tháng tuổi con đực đạt khoảng 350kg, vỗ béo 3 tháng đạt trên 400kg bán thịt.
Bò đực lai Sind, lai Brahman đẹp rất được các địa phương ưa chuộng làm đực giống để cải tạo đàn bò địa phương vì vậy rất dễ bán và giá cao. F1 Droughtmaster có nhiều triển vọng vì dễ nuôi. Ngoại hình, màu sắc của chúng cũng rất thích hợp thị hiếu. Bò cái lai Zebu có thể làm nền lai tạo với bò chuyên thịt (Charolais) hoặc chuyên sữa (HF) đều được. Con lai F1 Charolais có ngoại hình, màu lông và ưu thế sản xuất thịt vượt trội so với F1 các giống khác.
34
Nuôi bò thịt
Từ thực tế trên, sự lựa chọn công thức lai đực Charolais với cái lai Sind thích hợp cho mục đích nuôi thâm canh. Khi không có điều kiện đầu tư chăn nuôi theo hướng sản xuất thịt thì công thức lai đực Brahman, Droughtmaster với cái lai Sind tạo ra con lai kiêm dụng, đa mục tiêu là thích hợp.
3.3. GHI CHÉP QUẢN LÍ ĐÀN GIA SÚC
3.3.1. Phân biệt cá thể (đánh số cho bò)
Người quản lí trại bò cần phải có trong tay những số liệu về đàn gia súc cũng như các thông tin cơ bản của mỗi con bò cụ thể như ngày sinh, ngày đẻ lứa trước, ngày phối giống, ngày cai sữa bê con.
Đối với những trại nhỏ điều này không có vấn đề gì vì người quản lí dễ dàng nhớ chi tiết mỗi con bò. Tuy nhiên, ở những trại lớn người quản lí trại sẽ rất khó khăn và không thể nhớ “lí lịch” từng con. Những trại có số đầu con lớn, cần những phương tiện hỗ trợ. Để có được những ghi chép chính xác vào các biểu mẫu quản lí, cần thiết lập hệ thống đánh số cho bò.
Phương pháp đánh số phải rẻ tiền và dễ áp dụng. Mặt khác, dấu hiệu của số phải bền và dễ đọc ngay từ xa hoặc ở bất cứ tình huống nào. Ví dụ trong khi chăn thả, tắm sát trùng và khi bò đang chen lấn trong đàn đông. Có nhiều cách đánh số cho bò nhưng nên chọn một phương pháp thích hợp nhất cho trại của mình.
Đóng dấu nung: Nung nóng số đúc bằng kim loại dí vào da vùng mông bò để tạo ra số. Cách này chủ yếu sử dụng trên bò thịt. Ưu điểm là dễ làm, rẻ tiền. Nhược điểm là đóng dấu nung không thể áp dụng đối với bê con, chỉ áp dụng trên gia súc trưởng thành, số nhìn xấu, đọc hay bị nhầm lẫn. Nếu gia súc có màu đen thì rất khó đọc. Đóng dấu nung cũng làm giảm giá trị da thú khi bán.
Đóng dấu lạnh: Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng âm 190oC thay vì nung nóng. Số được đánh ở hai bên lưng bò chỗ da có màu tối. Số sau này do lông mọc từ vùng đóng số có màu trắng nên tạo ra số có màu trắng rất đẹp. Đối với bò có màu trắng thì số không thể nhìn thấy. Với phương pháp này da thú không bị tổn thương (chỉ có sắc tố da bị mất). Nhược điểm là khó thực hiện, tốn tiền nitơ. Cách này chủ yếu áp dụng cho bò sữa, và cũng chỉ đóng số khi bê tơ sau khi được chọn giữ lại làm giống.
Xâm tai: Số hoặc chữ được xâm vào mặt trong tai bò bằng kim xâm. Ưu điểm là dễ làm, áp dụng cho bê con cũng được. Nhược điểm là nếu không làm kĩ dấu xâm có chiều hướng nhạt màu đi. Khi muốn đọc dấu xâm thì phải giữ thú lại rất bất tiện.
Cắt tai hình chữ V: Đây là phương pháp đánh số đơn giản và rẻ tiền nhất. Nguyên tắc là dùng một mã số đã được quy định trước bằng vết cắt hình chữ V trên vị trí khác nhau của vành tai. Thí dụ vết cắt sát gốc tai là 5, vết cắt giữa vành tai là 3, vết cắt ở đầu tai là 1. Các số ở vành dưới tai phải (phía đối diện ta) mang giá trị ngàn, vành dưới tai trái mang giá trị trăm, hàng trên tai trái mang giá trị chục và hàng trên tai phải số mang giá trị đơn vị. Bất lợi của phương pháp này là khó đọc số từ khoảng cách xa. Khi cắt hai nhát liền nhau ở đầu tai để tạo số 2, số 7 thì hay bị đứt cụt đầu tai, dẫn đến đọc số sai.
Số đeo tai: Cách này phổ biến cho cả bò thịt bò sữa và các gia súc khác vì nó đơn giản. Có nhiều loại số để đeo vào tai bò, số kim loại hoặc số nhựa, số nhựa phổ biến hơn. Mỗi bò có số tai, có thể thêm số đuôi hoặc số chân. Số tai có hiệu quả cao nhưng nhược điểm là nó dễ bị mất, mực dễ bay màu, khó đọc khi đứng xa.
35
Đinh Văn Cải
Số đeo cổ: Số được làm bằng nhựa, mỗi mảnh nhựa là một số sâu chuỗi với nhau trên dây đeo bản mỏng để tạo ra số của bò. Thường gặp ở bò sữa vì chi phí cao.
Ngoài các cách đánh số như trình bày ở trên, trong thực tế người ta còn dùng một số biện pháp nhận dạng hỗ trợ khác đề phòng khi số bị mất. Phương pháp phổ biến là vẽ phác họa hoặc chụp hình bò cả hai mặt (trái và phải). Ghi vào phiếu cá thể đặc điểm nhận dạng, nghĩa là những đặc điểm riêng có của cá thể không bị biến đổi theo thời gian.
3.3.2. Các biểu mẫu ghi chép quản lí đàn gia súc
Như đã nói ở trên, ngoài việc ghi chép đầy đủ các cá thể giúp cho việc quản lí, chủ trại cũng cần có những phương tiện hỗ trợ để giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Các phương tiện thường sử dụng là:
Phiếu sinh sản bò cái
Phiếu này ghi lại toàn bộ diễn biến quá trình sinh sản của một bò cái từ chu kì lên giống đầu tiên đến khi kết thúc sinh sản. Phiếu được thiết kế cho một cá thể, thuận tiện cho việc sử lí số liệu sau này trên máy tính (chương trình Excel) để đánh giá các chỉ tiêu sinh sản của cá thể cũng như của toàn đàn. Khi phiếu được ghi chính xác, người dẫn tinh viên có đầy đủ thông tin để quyết định việc phối giống, khám thai, dự kiến ngày sinh của từng con bò. Người quản lí có trong tay nhiều thông tin có ích của mỗi cá thể bò như ngày đẻ dự kiến, tình trạng đẻ khó, viêm tử cung, động dục, phối giống, bệnh tật và các thông tin khác phục vụ cho công tác quản lí kỹ thuật và quản lí sản xuất (xem mẫu số 3).
Bảng xoay
Bảng xoay là một cách thể hiện trực quan tình trạng sinh sản của từng cá thể bò trong đàn. Đàn đông thì chia ra thành nhiều bảng, mỗi bảng cho khoảng 30-50 bò cái. Bảng xoay nên treo ở văn phòng trại hoặc đầu chuồng bò, những thông tin về tình trạng sinh sản chỉ cần nhìn qua đã biết.
Bảng xoay gồm một đĩa tròn được chia làm 12 phần. Mỗi phần là một tháng trong năm (từ tháng 1 đến tháng 12), mỗi tháng được chia thành các ngày theo tháng lịch. Tâm của đĩa xoay có trục quay gắn vào phần cố định ngoài đĩa tròn. Phía ngoài vành của đĩa, phần cố định ghi các mốc giai đoạn của chu kì sinh sản như: Ngày hôm nay (ngày lịch); Ngày phối giống (hoặc nhảy trực tiếp); Ngày kiểm tra sự đậu thai (70-
80 ngày sau ngày phối giống cuối cùng); Ngày cai sữa bê con; Ngày đẻ dự kiến (chín tháng 5 ngày sau ngày phối giống đậu thai); đôi khi còn có ngày kiểm tra sự đậu thai lần hai (90 -100 ngày sau ngày phối giống đậu thai).
Mỗi ngày đĩa quay theo chiều kim đồng hồ một ngày để cho ngày trên vòng xoay của bảng trùng với ngày lịch tại vị trí “Ngày hôm nay”. Tên hoặc số của bò được viết trên giấy gắn vào đĩa xoay.
Chỉ liếc qua bảng xoay người quản lí sẽ biết được các thông tin một cách đầy đủ. Không cho trẻ em đến gần bảng quay. Không để trẻ em nghịch ngợm với bảng xoay.
Bảng trắng để ghi hàng ngày
Có thể dùng một chiếc bảng trống để ở đầu chuồng bò. Công nhân, nhân viên thú y, tài xế máy kéo, người quản lí trồng trọt và những người có quan hệ với trại có thể ghi chép vào bảng này. Sau đó những thông tin sẽ được nhập vào sổ cá thể của gia súc hoặc biểu mẫu khác của trại.
Phiếu cá thể bò cái (lí lịch)
36
Nuôi bò thịt
Phiếu này ghi tất cả các thông tin cơ bản của bò cái từ lúc sinh ra đến khi loại thải khỏi đàn. Nếu ghi chép đầy đủ thì toàn bộ thông tin về hệ phả, sinh trưởng, sinh sản, bệnh tật và tiêm phòng đều có sẵn trên một tờ phiếu dù con bò đó có đẻ đến 10 lứa. Mỗi bò có một lí lịch và được cập nhật số liệu và cất giữ cẩn thận trong suốt cuộc đời bò.
Những thông tin được ghi vào lí lịch:
Số hiệu bò (có thể kèm theo tên). Số hiệu bố, ông nội, số hiệu mẹ, ông ngoại; Ngày sinh; giống, nếu giống lai thì ghi rõ tỷ lệ máu lai; Nguồn gốc từ trong trại hay mua ở nơi khác về; Khối lượng sơ sinh, sinh trưởng qua các mốc 3; 6; 9; 12; 18 tháng và khối lượng khi sinh bê lứa 1 đến lứa 3. Thành tích sinh sản được ghi chính xác qua các lứa. Mỗi lứa ghi rõ số lần phối giống, đực giống, bê con sinh ra đực và cái, khoảng cách lứa đẻ giữa các lứa. Bệnh tật và điều trị bệnh, tiêm phòng và các thông tin khác như xuất bán, giá bán...
Ngay khi bê đẻ ra hoặc mua một bò mới về trại phải được ghi vào một lí lịch mới. Mọi thông tin mới phải cập nhật vào phiếu kịp thời.
3.4. CHỌN LỌC VÀ THAY ĐÀN
Mục đích của chọn lọc là giữ lại những con bò có một hay một số đặc tính tốt và loại bỏ những con kém. Các đặc tính có giá trị kinh tế quan trọng như khối lượng cơ thể và khả năng sinh sản cần được ưu tiên trong chọn lọc cho mục đích nuôi bò sinh sản và bò thịt. Đối với bò cái, mục đích chính là sinh sản, vì vậy những đặc tính như mắn đẻ, nuôi con nhanh lớn là những đặc tính quý cần chọn lọc để giữ lại làm nền cho lai tạo. Tỷ lệ loại thải đàn cái hàng năm khoảng 15%, dựa trên cơ sở một bò cái trung bình đẻ 5 lứa trong 6 năm. Tỷ lệ này cao hơn hay thấp hơn phụ thuộc vào mục đích của người chăn nuôi và quy mô đàn cần duy trì.
Muốn chọn lọc được chính xác ta cần phải có thông tin về bố mẹ (hệ phả) và chính bản thân con bò đó.
Trong thực tế hiện nay ở các địa phương, bò đực giống không được kiểm soát và quản lí tốt về mặt giống. Bò đực không được chọn lọc, chất lượng kém. Việc giao phối tự nhiên của bò đực giống không được kiểm soát dẫn đến hiện tượng đồng huyết và thoái hóa giống. Trong quần thể nhỏ (phạm vi làng xã, hoặc trang trại), sự
giao phối cận thân giữa các cá thể (bố với con gái, con với mẹ, anh chị em với nhau..) sẽ dẫn đến đồng huyết, kết quả là giảm sức sống, giảm năng suất, giảm thích nghi và tỷ lệ thụ thai thấp.
Về mặt lí thuyết một con bò cái từ khi được sinh ra đến khi được phối giống lần đầu, thời gian này kéo dài từ 15-18 tháng. Vì vậy nếu tình trạng giao phối tự nhiên không được kiểm soát thì cứ mỗi 2 năm phải thay bò đực giống một lần. Để tránh lãng phí đực giống ta có thể chuyển đổi đực giống tốt với các vùng cách xa nhau về
địa lí để tránh hiện tượng giao phối đồng huyết.
Tiêu chuẩn chọn bò đực giống lai Sind (tham khảo):
Chọn bò đực giống từ những bò mẹ có ngoại hình đẹp, lớn con. Chọn những con có khối lượng sơ sinh cao, lớn nhanh, tính hiền.
Ngoại hình: Phát triển cân đối, nhìn toàn thân toát lên vẻ chắc chắn, linh hoạt và mạnh mẽ. Màu cánh gián, chấp nhận mảng tối ở u vai, hai bên cổ, một vài đốm trắng nhỏ ở cổ. Đầu to, trán rộng, gốc sừng to, cổ to. Ngực rộng, sâu và nở. Lưng dài, thằng, rộng và phẳng. Bụng thon gọn. Hai dịch hoàn cân đối, to, bao dịch hoàn thõng
37
Đinh Văn Cải
xuống. Mông dài, rộng, không dốc. Bốn chân vững chắc, móng khít, tròn, đi không chạm khoeo.
Khối lượng cơ thể: 18 tháng tuổi đạt từ 270kg trở lên; 2 năm tuổi từ 350kg trở lên; 3 năm tuổi từ 400kg trở lên; 4 năm tuổi từ 450kg trở lên.
BÁO CÁO CƠ CẤU ĐÀN GIA SÚC
TRẠI:….. Mẫu số 1 Tên đàn gia súc: Tháng năm 200..
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1. Cơ cấu đàn
Bò vắt sữa (nuôi con)
Bò cạn sữa (tách con)
Bò cái tơ (> 18 tháng)
Bò cái tơ (13-18 tháng)
Bê cái tơ (6-12 tháng)
Bê cái tơ (0-5 tháng)
Bò đực giống (trên 24 tháng )
Bò đực hậu bị (13-24 tháng)
Bê đực hậu bị (6-12 tháng)
Bê đực (0-5tháng)
2. Sinh sản
Bò đẻ
Sót nhau
Sẩy thai
Chậm lên giống lại
(>60 ngày sau khi sinh bê)
Số liều tinh phối
Số bò được phối giống
Số bò phối lặp lại
3. Bê con
Bê sinh ra (đực và cái)
Bê chết trước 24 giờ
Bê chết sau 24 giờ
Bê bệnh (ỉa chảy, viêm phổi)
4. Bán, chết và loại thải
Bán giống
Bán thịt
Loại thải vì lí do sinh sản
Loại thải vì già
38
Nuôi bò thịt
Loại thải vì lí do khác
Chết
Mẫu này báo cáo hàng tháng về cơ cấu đàn có mặt vào cuối tháng (nên chọn một ngày cố định từ 20-25 hàng tháng để báo cáo).
BÁO CÁO BIẾN ĐỘNG ĐÀN
PHỚI GIỐNG-THỨC ĂN
Mẫu số 2
Tên đàn: Tháng Năm 200
1. Sinh bê
Stt
Số hiệu
Ngày
sinh
Bố
Mẹ
PSS (kg)
Tình
trạng
sinh
Ghi chú
2. Nhập đàn (chuyển từ đàn khác đến, mua từ ngoài vào)
Stt
Số hiệu
Ngày
sinh
Bố
Mẹ
Ngày
nhập
P nhập (kg)
Ghi chú
3. Giảm đàn (chết, bán loại, bán giống, chuyển qua đàn khác…)
Stt
Số hiệu
Ngày
sinh
Bố
Mẹ
Ngày xuất
P xuất
(kg)
Ghi chú
4. Thức ăn (kg/tháng)
39
Đinh Văn Cải
Stt
Loại TĂ
Chất khô (%)
Thực
cấp
(TC)
Nhu
cầu
(NC)
So sánh (TC-NC)
Diễn giải
5. Phối giống
Stt S
ố hiệu (số tai)
Ngày
sinh
(ng/th/n)
Lứa đẻ (1;
2…6..)
Lần
phối
(1…6..)
Ngày
phối
(ng/th/n)
Số hiệu đực
giống
Ghi chú
(Tên dẫn
tinh viên)
6. Khám thai
Stt S
ố hiệu (số tai)
Ngày
sinh
(ng/th/n)
Ngày
phối
cuối
cùng
Lần
khám
(1; 2..)
Ngày
khám
(ng/th/n)
Kết quả
(+ hay - )
Ghi chú
(Tên KTV khám thai)
7. Bệnh và điều trị
Stt S
ố hiệu
Tên bệnh/ triệu chứng
Từ ngày
Đến
ngày
Kết quả
điều trị
Phụ trách kỹ thuật
Mẫu này in 2 mặt. Dùng để báo cáo mỗi tháng cùng với mẫu số 1.
40
Nuôi bò thịt
PHIẾU SINH SẢN BÒ CÁI
Số hiệu…. Mẫu số 3. Giống…
Ngày sinh…
Bố…
Ông nội….
Phối giống Lứa Ngày đẻĐộng Ngày Ngày đẻGhi chú
đẻ
lần trước
dục
lần 1
Lần 1
Lần 2
Lần 6
khám
thai (+/-)
Calving
Remark
1
#######
5/5/04 12/8/04
2/11/04
18/3/05
Bê cái, 20kg
Br 816
(+)
Số bê 3021
2
18/3/05 15/5/05 6/6/05
Br 817
3
4
5
6
7
8
9
Hướng dẫn ghi Mẫu số 3:
- Cột động dục lần 1 ghi ngày phát hiện bò tơ lên giống lần đầu hoặc ngày lên giống đầu sau khi đẻ ở bò rạ. Cột phối giống ghi lần phối thứ nhất hoặc thứ 2... Nếu số lần gieo tinh hoặc phối giống nhiều hơn thì thêm vào cột phối giống lần thứ 5 và 6.
- Ghi số lứa đẻ của mỗi con cái sinh sản từ lứa 1 đến lứa cuối cùng. Mỗi lứa ghi có 2 dòng. Dòng trên ghi ngày, dòng dưới ghi đực phối (cột phối giống) hoặc ghi chú khác.
- Phiếu này ghi chép tình trạng sinh sản của mỗi cá thể trong suốt cuộc đời nó. Cung cấp phả hệ cho bê con. Cung cấp số liệu để đánh giá các chỉ tiêu sinh sản của cá thể và toàn đàn.
41
Đinh Văn Cải
THEO DÕI PHỐI GIỐNG SINH SẢN
Mẫu số 5.
TRẠI:
Đàn :
Năm: 200..
Số
hiệu
Ngày
sanh
Bố
Năm trước
tháng 1
2
3
4
10
11
12 Ghi chú
1
10/01/02 P3245
AI 2/4/05 PD 15/7 (+)
Cal 7
AI 9
12
02/05/04
H 3
25
02/06/03
126
234
256
312
518
623
259
Hướng dẫn ghi Mẫu số 5:
- Kí hiệu H= động dục; NI= đực nhảy trực tiếp; AI= gieo tinh nhân tạo; PD= khám thai; (+) và (-) là kết quả khám thai; Cal= sanh bê
- Phiếu có cột thông tin năm trước và 12 cột cho 12 tháng. Mỗi năm ghi vào 1 bản. Ngày phối giống, khám thai, ngày sanh bê ghi trực tiếp vào trong ô. Thí dụ bò số 1 cột tháng 1 ghi Cal 7 nghĩa là bò sinh bê vào ngày 7/1. Cột tháng 3 ghi AI 9 nghĩa là bò được phối giống nhân tạo vào ngày 9/3. Bò số 12 cột tháng 10 ghi H 3 nghĩa là bò động dục vào ngày 3/10.
- Phiếu này giúp người quản lí có thông tin nhanh về tình trạng sinh sản của mỗi cá thể trong đàn, từ đó xây dựng kế hoạch phối giống, khám thai, cai sữa bê, trực đẻ của đàn bò mỗi tháng.
42
Nuôi bò thịt
Bảng tổng hợp số liệu sinh sản đàn cái
Trại bò:
Tên đàn bò:
Mẫu số 4
Số
Hiệu
Lứa đẻ
Ngày
Sinh
Ngày đẻ
Lứa
trước
Động
dục
lần 1
Phối giống (ngày)
Ngày đẻ
Số hiệu
Bê, P bê
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 6
Lứa này
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
101
1
07/3/96
######
Không rõ
???
25/03/98 3002;18kg
2
25/03/98
30/06/98
30/06/98
08/04/99
3
08/04/99
28/04/99
15/06/99
18/03/00
4
18/03/00
02/05/00
02/05/00
09/02/01
5
09/02/01
10/04/01
10/04/01
15/01/02
6
15/01/02
06/02/02
04/04/02
19/01/03
7
19/01/03
19/03/03 08/04/03
102
1 01/12/95 #######
04/11/97
04/11/97
5/03/98
Sẩy thai
2
5/03/98
08/04/98
08/04/98
17/01/99
3
17/01/99
01/04/99
01/04/99
05/01/00
4
05/01/00
18/04/00
18/04/00 11/05/00
15/02/01
5
15/02/01
13/04/01
13/04/01
15/01/02
6
15/01/02
14/04/02
14/04/02 08/05/02
31/05/02
04/03/03
7
04/03/03
05/05/03
05/05/03
04/02/04
8
04/02/04
01/04/04
01/04/04 07/06/04
09/08/04
103
1
30/3/96
######
24/12/97
24/12/97
30/08/98
2
30/08/98
04/12/98
04/12/98 20/02/99
01/04/99
12/03/00
3
12/03/00
18/06/00
18/06/00 16/08/00
19/05/01
4
19/05/01
11/08/01
11/08/01
18/05/02
5
18/05/02
27/07/02
27/07/02
26/04/03
6
26/04/03
10/06/03
10/06/03
15/03/04
7
15/03/04
03/05/04
03/05/04 22/05/04
10/06/04
Hướng dẫn ghi Mẫu số 4:
- Mỗi lứa ghi vào 1 dòng. Ghi hết số lứa đẻ của bò cái này mới sang bò cái khác, lần lượt cho đến hết đàn.
- Nên ghi trên bảng tính Excell để tiện tính toán sau này trên máy vi tính. Ngày tháng năm trong bảng phải định dạng thống nhất (ngày/tháng/năm) để tránh tình trạng ngày thành tháng. Số liệu ghi chép đầy đủ sẽ tính được các chỉ tiêu sinh sản của từng con và cả đàn bò.
43
Đinh Văn Cải
Chương 4
QUẢN LÍ SINH SẢN
Khả năng sinh sản của bò cái được xác định bởi số bê chúng sinh ra, điều này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Một bò cái rất tốt sẽ đẻ một năm một lứa. Một đàn bò rất tốt là đàn có ít nhất 90% số bò đẻ một năm một lứa. Có rất nhiều trường hợp bò sinh sản ở mức rất thấp, thể hiện ở khoảng cách lứa đẻ dài và tỷ lệ đậu thai thấp. Bò cái sinh sản kém sẽ không có đủ số bê cái tốt để chọn lọc thay đàn, tăng đàn, không có bê đực để nuôi lấy thịt. Cần nhớ rằng sản phẩm quan trọng nhất của chăn nuôi bò cái sinh sản thịt là bê con mà chúng sinh ra.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự sinh sản thấp ở bò là do quản lí đàn kém. Muốn quản lí sinh sản tốt ta cần phải hiểu rõ cấu tạo chức năng cơ quan sinh dục bò và hoạt động sinh sản của chúng. ở phần này, một số khía cạnh của sự sinh sản sẽ được thảo luận, đặc biệt những khía cạnh về quản lí ảnh hưởng đến sinh sản trong một đàn bò.
4.1. SINH LÍ SINH SẢN CỦA BÒ ĐỰC
Cơ quan sinh dục con đực bao gồm: dịch hoàn, phụ dịch hoàn (epididymus), ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật.
Dịch hoàn: Bò có 2 dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn. Dịch hoàn sản xuất ra tinh trùng và hormone sinh dục đực. Bao dịch hoàn có thể nâng lên và hạ xuống để giữ cho dịch hoàn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 3- 4OC, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất tinh trùng và duy trì sức sống của tinh trùng.
Phụ dịch hoàn: Là nơi cất trữ tinh trùng trong thời gian đợi phóng tinh. Trong phụ dịch hoàn, tinh trùng lớn lên về kích thước và hoàn thiện chức năng.
Cô caáu oáng daãn
nöôùc tieåu
Thaân tuyeán tieàn lieät Tuyeán tieàn lieät
Tinh nang
Baøng quang
Ñoäng maïch
vaø tónh maïch
OÁng daãn tinh
Quy ñaàu
Bao quy ñaàu
Dòch hoaøn
Daây dòch hoaøn phuï
Tuyeán cuû haønh
Cô cuû haønh
Goác döông vaät
Cô keùo huùt döông vaät
Ñoaïn cong hình chöõ S
OÁng daãn tinh nhoû
Ñænh dòch hoaøn phuï
Thaân dòch hoaøn phuï
Bìu dòch hoaøn
Cơ quan sinh dục bò đực
ống dẫn tinh: Có nhiệm vụ hứng lấy tinh trùng và dẫn tinh trùng đổ về ống niệu.
Dương vật: Chứa ống dẫn niệu, trên đường đi của ống niệu có 2 tuyến: Tuyến tiền liệt (prostate) và tuyến Caopơ (củ hành). Các tuyến này tiết ra dịch lỏng hỗn hợp với tinh trùng thành tinh dịch trước khi xuất.
44
Nuôi bò thịt
Tinh dịch- tinh trùng: Tinh dịch gồm tinh trùng được tạo ra từ dịch hoàn và những chất tiết từ các tuyến sinh dục phụ. Số lượng tinh dịch tiết ra ở bò đực trong một lần dao động từ 2-12 ml. Số lượng tinh trùng từ 500 triệu đến 2 tỷ trong 1ml tinh dịch. Tinh trùng có khả năng vận động. Có thể nhìn thấy sự vận động này trên kính hiển vi. Khi con đực thành thục về sinh dục, dịch hoàn sản xuất ra tinh trùng. Bê đực nuôi dưỡng tốt thì 9 tháng tuổi có thể đã thành thục về sinh dục, vì vậy cần phải tách bê đực ra khỏi đàn bò cái trước lứa tuổi này để tránh tình trạng bê đực phối giống sớm.
Chọn bò đực giống
Hiện nay nhiều vùng sâu vùng xa, kỹ thuật gieo tinh nhân tạo chưa phổ biến và kém hiệu quả, vì vậy việc chọn và giữ những đực giống lai Zebu (thí dụ lai Sind) để giao phối tự nhiên với đàn bò địa phương là cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cải tạo giống bò địa phương.
Để chọn một bò đực lai Zebu làm giống cần căn cứ vào gia phả, ngoại hình và khả năng sinh trưởng. Bò đực giống cần có tính hăng nhưng không hung dữ. Đặc biệt chú ý đến cơ quan sinh dục. Chỉ chọn bò có dịch hoàn to, cân đối, bao dịch hoàn mỏng mềm và linh hoạt. Những bất thường của cơ quan sinh dục bò đực có thể nhìn thấy như: Thiếu một hoặc cả hai dịch hoàn. Một hoặc cả hai dịch hoàn vẫn nằm trong xoang bụng mà không xuống bao dịch hoàn. Nếu cả hai dịch hoàn nằm trong xoang bụng thì bò đực vô sinh. Nếu chỉ có một dịch hoàn nằm trong xoang bụng thì con vật vẫn có khả năng sinh sản, nhưng không nên giữ làm giống vì có khả năng di truyền cho đời con. Thiếu một hoặc nhiều tuyến sinh dục phụ sẽ làm giảm tỷ lệ đậu thai. Kích thước của một hoặc cả hai dịch hoàn quá nhỏ, dẫn đến chất lượng tinh dịch thấp.
Thiến bò đực
Những bê đực không đủ tiêu chuẩn làm giống thì phải thiến trước khi chúng thành thục về sinh dục. Bò đực nuôi thịt trong đàn nuôi chung với bò cái thì thiến vào lúc 10-12 tháng tuổi. Bò đực để cày kéo thì thiến muộn hơn, vào lúc 18 tháng tuổi. Khi thiến bò đực nghĩa là ta cắt bỏ đi dịch hoàn (để lại phụ dịch hoàn). Bò đực trở nên vô sinh và mất đi một phần hoặc hoàn toàn đặc tính sinh dục thứ cấp. Một con đực cũng có thể trở thành vô sinh khi ta cắt (thắt) ống dẫn tinh. Trong trường hợp này dịch hoàn không bị cắt bỏ, tuần hoàn máu đến dịch hoàn vẫn tiếp tục duy trì, sản xuất tinh bị ức chế nhưng sản xuất hormone vẫn duy trì, đặc tính sinh dục thứ cấp không bị mất. Những trại lớn, bò đực và cái nuôi riêng thì không cần thiến bò đực.
4.2. SINH LÍ SINH SẢN CỦA BÒ CÁI
Cơ quan sinh dục của bò cái gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
Âm hộ: Là phần ngoài cùng, là cửa vào âm đạo. Tiếp theo âm hộ là âm vật (nối âm hộ với âm đạo).
Âm đạo: Là nơi chứa dương vật của con đực khi tiến hành giao phối tự nhiên, là đường đi của dẫn tinh quản khi truyền tinh nhân tạo, cũng là nơi thai ra khi đẻ và thoát nước tiểu. Âm đạo dài khoảng 25- 30cm, thành mỏng và đàn hồi. Khi động dục, âm đạo được bôi trơn bằng những chất tiết từ đường sinh dục.
Cổ tử cung: Là một tổ chức cơ cứng khi sờ nắn có cảm giác giống sụn. Dài khoảng 5- 7cm chia làm 3- 4 nấc. Là cửa ngăn cách âm đạo và tử cung. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở nhỏ khi bò lên giống và mở lớn khi bò sanh bê.
45
Đinh Văn Cải
Tử cung: Là nơi tiếp giáp giữa cổ tử cung với hai sừng tử cung. Thân tử cung mềm nhũn. Dài khoảng 1,5- 4 cm, khi sờ khám qua trực tràng ta có cảm giác như nó dài chừng 10 -15cm nhưng thực ra bên trong đã được phân thành hai vách của sừng tử cung. Có hai sừng hình trụ, nhỏ dần và nối vào ống dẫn trứng. Sừng tử cung là nơi chứa thai. Giữa hai sừng tử cung có rãnh giữa tử cung, người ta có thể căn cứ vào rãnh giữa tử cung để chẩn đoán gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung.
Cơ quan sinh dục bò cái
ống dẫn trứng: Gồm hai ống nhỏ, ngoằn ngoèo, một đầu được nối với sừng tử cung còn đầu kia có dạng như cái phễu (loa kèn) bao quanh buồng trứng để hứng lấy trứng khi trứng rụng. ống dẫn trứng là nơi diễn ra quá trình thụ tinh.
Buồng trứng: Có hai buồng trứng hình trái xoan, khối lượng mỗi buồng khoảng 14-19g. Buồng trứng sản sinh ra tế bào trứng và hai hormone (kích thích tố) sinh dục estrogen và progesterone. Các hormone này được sản sinh dưới ảnh hưởng của những hormone khác tiết ra từ tuyến yên, chúng tham gia điều tiết hoạt động sinh dục của con cái.
Tế bào trứng: Tế bào trứng được tạo ra ở buồng trứng. Trứng trưởng thành nằm trong nang trứng. Màng nang trứng tiết vào trong xoang một lượng dịch nhầy đẩy tế bào trứng về một bên. Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng gọi là trứng chín. Quá trình trứng chín và rụng được điều tiết bởi hormone trong cơ thể.
Sự thành thục về sinh dục
Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về sinh dục. Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục và rụng trứng đầu tiên của con cái, ở con đực biểu hiện bằng sự có mặt của tinh trùng tự do trong ống sinh tinh và dịch hoàn phụ. Tinh trùng và trứng khi gặp nhau có khả năng thụ thai. Tuổi thành thục về sinh dục ở bò khoảng 8-12 tháng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là dinh dưỡng.
Tuy nhiên lúc này khối lượng bò còn nhỏ không nên cho bò mang thai mà đợi cho đến khi khối lượng cơ thể đủ lớn, đạt tới 65-70% khối lượng cơ thể lúc trưởng thành.
Động dục
Khi con vật thành thục về tính, dưới ảnh hưởng của hormone, một trong những nang trứng trên buồng trứng phát triển đạt kích thước 1-2 cm. Trong nang trứng này có một trứng trưởng thành (hiếm khi có 2). Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nó bắt đầu
46
Nuôi bò thịt
sản xuất estrogen. Sau 2 ngày kể từ khi phân tiết estrogen thì bò xuất hiện những dấu hiệu đặc biệt gọi là động dục.
Thời gian động dục kéo dài trung bình khoảng 18 giờ (12- 36 giờ). Giai đoạn động dục quan trọng nhất là giai đoạn đứng yên (bò chịu đực). Đây là giai đoạn mà bò động dục đứng yên cho bò khác nhảy. Rụng trứng xảy ra vào khoảng 10-14 giờ sau khi những dấu hiệu động dục biến mất. Trứng di chuyển vào ống dẫn trứng. Quá trình thụ tinh được xảy ra trong ống dẫn trứng, nói cách khác, ống dẫn trứng là nơi trứng gặp tinh trùng. Chỗ nang trứng rụng biến đổi thành thể vàng. Thể vàng bắt đầu sản xuất progesterone và chúng được giải phóng ra sau khi kết thúc động dục 2-3 ngày. Nếu bò không mang thai thì thể vàng bắt đầu tiêu biến dần từ sau khi động dục 12 ngày và biến mất vào ngày thứ 18-19. Tử cung trở lại bình thường và một vài ngày sau đó bò động dục lại. Nếu bò mang thai, thể vàng tiếp tục tồn tại và sản xuất progesterone và bò không động dục lại.
Chu kỳ động dục
Sự rụng trứng có chu kỳ, mỗi lần rụng trứng được biểu hiện ra bằng hiện tượng động dục một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ động dục. ở bò cái chu kỳ động dục trung bình 21 ngày (dao động từ 18-24 ngày). Nếu bò không đậu thai sau khi phối giống thì 21 ngày sau nó động dục lại. Những rối loạn chức năng buồng trứng thường được biểu hiện ra ngoài là:
- Bò động dục thầm lặng, nghĩa là chu kì động dục và rụng trứng xảy ra bình thường nhưng không có dấu hiệu động dục (hoặc không nhận thấy).
- Nang trứng trưởng thành nhưng không vỡ. Trường hợp này sự sản xuất estrogen tiếp tục nên bò động dục liên tục. Nhân viên thú y phải cố gắng phá vỡ nang trứng.
- Thể vàng không tiêu biến, mặc dù bò không mang thai. Trong trường hợp này bò không động dục lại, vì vậy người ta tin rằng bò đang mang thai.
- Bò mang thai thỉnh thoảng động dục lại. Điều này xảy ra là do hàm lượng progesterone bị thiếu.
Sự thụ tinh
Là sự kết hợp của trứng và tinh trùng xảy ra trong ống dẫn trứng. Trong giao phối tự nhiên, hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo, gần cổ tử cung. Tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung vào tử cung. Đa số tinh trùng đến được ống dẫn trứng trong khoảng 6- 7 giờ sau khi phối giống. ở trong tử cung và ống dẫn trứng, tinh trùng có thể sống được khoảng 24 giờ. Sự rụng trứng xảy ra từ 10- 14 giờ sau giai đoạn động dục. Trứng trưởng thành chỉ có thể sống được khoảng 4 giờ, vì vậy sự thụ tinh chỉ xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi rụng trứng.
Vì giới hạn thời gian tinh trùng có thể sống trong ống dẫn trứng nên không được gieo tinh cho bò khi mới bắt đầu giai đoạn động dục. Một quy luật quan trọng là nên phối giống hoặc gieo tinh ở nửa sau của giai đoạn động dục.
Mang thai
Sau khi thụ tinh, trứng được thụ tinh phân chia thành hai tế bào, từ hai tế bào phân chia thành bốn tế bào, từ bốn tế bào phân chia thành tám tế bào… Trong thời gian đó, phôi di chuyển qua ống dẫn trứng đi vào một trong hai sừng tử cung. ễÛ bò, cừu và dê quá trình này mất 4- 5 ngày. Sự phân chia tế bào vẫn tiếp tục và sau một vài tuần những cơ quan của thai được hình thành.
Lúc bốn tuần thì phôi bò đạt kích thước 1cm. Cuối tháng thứ hai nó phát triển thành hình một con bê nhỏ có chiều dài khoảng 8cm. Sau ba tháng có hình thù rõ
47
Đinh Văn Cải
ràng một con bê. Các màng bào thai cũng phát triển. Thời gian mang thai của bò trung bình là 280 ngày. Ngày sanh bê có thể sớm hơn 5 ngày hoặc muộn hơn ngày sanh dự kiến 10 ngày. Điều này quan trọng giúp cho dự đoán ngày sinh bê.
Sinh bê
Bò đẻ đơn thai, thường một con bò chỉ đẻ một bê. Thỉnh thỏang có bò đẻ sinh đôi. Sinh đôi có thể phát triển từ một trứng được thụ tinh (sinh đôi cùng trứng). Tuy nhiên, hầu hết nó phát triển từ hai trứng được thụ tinh (sinh đôi khác trứng). Sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu di truyền, bởi vậy nó có cùng giới tính, hình dáng bên ngoài và các đặc điểm khác. Sinh đôi khác trứng không có cùng kiểu di truyền. Khi nó có giới tính khác nhau (sinh đôi một đực một cái), con bê cái hầu hết là vô sinh.
4.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SINH SẢN Ở BÒ CÁI
Những chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản của một bò cái.
4.3.1. Tuổi đẻ lứa đầu của bò tơ
Bò tơ sau một thời gian dài mà không sinh sản thì người chăn nuôi phải mất thêm chi phí cho thức ăn và chăm sóc. Vì vậy bò tơ đẻ lứa đầu càng sớm càng tốt. Tuổi đẻ lứa đầu của bò tơ ảnh hưởng bởi các yếu tố giống, nuôi dưỡng và quản lí. Giống bò Brahman có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn bò Vàng. Nuôi dưỡng tốt bê đạt khối lượng lớn hơn và tuổi thành thục sinh dục cũng sớm hơn so với bê được nuôi dưỡng kém. Quản lí tốt sẽ không bỏ lỡ những chu kì động đầu của bò tơ, thường có biểu hiện động dục không rõ và thời gian động dục ngắn. Trong các yếu tố trên, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Bò tơ được nuôi dưỡng và quản lí tốt có thể phối giống lúc 16- 17 tháng tuổi. Kết quả bò sẽ đẻ lứa đầu sớm nhất lúc 25-27 tháng tuổi. ễÛ vùng nóng, nuôi dưỡng kém bò tơ phối giống lần đầu thường muộn hơn.
Tuổi phối giống lần đầu cho bò cái phụ thuộc vào khối lượng cơ thể hơn là tháng tuổi. Bò tơ được phối giống lần đầu khi đạt 65-70% khối lượng trưởng thành. Thí dụ bò lai Sind khối lượng trưởng thành 250kg thì phối giống lần đầu cho bò cái tơ lai Sind khi đạt khối lượng 180kg.
Với mục đích nghiên cứu, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tuổi và khối lượng bò tơ lên giống lần đầu. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất số liệu thường kém chính xác, vì chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào khả năng phát hiện và ghi nhận của chúng ta về thời điểm lên giống lần đầu của gia súc.
4.3.2. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian giữa hai lần đẻ thành công. Có thể chia thời gian này ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn từ lúc sanh bê đến lúc đậu thai lại, đây là giai đoạn không mang thai, còn gọi giai đoạn “mở” hay giai đoạn chờ phối đậu và giai đoạn mang thai. Giai đoạn mang thai là khoảng thời gian cố định, dao động từ 278 đến 285 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào giống. Khi khoảng cách lứa đẻ kéo dài là do có vấn đề ở giai đoạn thứ nhất (giai đoạn mở).
Một bò cái sinh sản tốt thì khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng. Khoảng cách lứa đẻ trung bình của đàn được tính toán dễ dàng thông qua khoảng cách lứa đẻ của mỗi cá thể trong đàn. Một đàn sinh sản tốt có trung bình khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn 13 tháng.
Từ khoảng cách lứa đẻ trung bình của một đàn ta suy ra tỷ lệ đẻ của đàn đó bằng cách lấy 100 nhân số ngày (hoặc tháng trong năm) chia cho khoảng cách lứa đẻ (KCLĐ, ngày hoặc tháng).
48
Nuôi bò thịt
Tỷ lệ đẻ (%) = 100 x 12 (tháng)/KCLĐ (tháng)
hay = 100 x 365 (ngày)/KCLĐ (ngày)
Thí dụ khoảng cách lứa đẻ của đàn bò A trong 3 năm theo dõi là 12 tháng/lứa thì tỷ lệ đẻ của đàn bò này là 100% (100 x 12/12). Khoảng cách lứa đẻ đàn bò B là 14 tháng thì tỷ lệ đẻ của đàn B là 85,7% (100 x 12/14).
Cách tính này dựa trên căn bản là khoảng cách lứa đẻ của từng cá thể nên có ưu điểm là không phụ thuộc vào khoảng thời gian đánh giá, quy mô đàn, sự luân chuyển và biến động đàn cái. Tuy nhiên sự chính xác còn phụ thuộc vào việc ta có hoặc không sử dụng số liệu khoảng cách lứa đẻ của những bò sẩy thai, đẻ non con chết (KCLĐ dài gấp 2 lần bình thường) hoặc những bò tơ chậm sinh (chưa có số liệu KCLĐ).
Một đàn sinh sản tốt là rất quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu. Hiệu quả kinh tế của đàn sinh sản tốt là có nhiều bê được sinh ra hơn. Có nhiều cơ hội chọn lọc để giữ lại những con tốt thay thế cho những con chất lượng kém trong đàn. Đạt được khả năng sinh sản cao và duy trì chỉ tiêu này không phải là điều dễ dàng ở
các trại. Nhiều vấn đề sinh sản tồn tại gây ra tỷ lệ đậu thai thấp và đây là lí do chính kéo dài khoảng cách lứa đẻ. Quản lí tốt để phát hiện kịp thời những bò cái chậm lên giống, phát hiện đầy đủ và kịp thời những bò cái động dục và phối giống đúng thời điểm cho bò cái là những khâu công việc rất quan trọng để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ.
4.3.3. Phối giống lần đầu sau khi đẻ
Thông thường, bò cái khỏe mạnh sẽ động dục lại sau khi đẻ 40 ngày, ngay cả khi chúng đang cho con bú. Tuy nhiên, động dục lần đầu có thể xảy ra sớm hơn (khoảng 24 ngày sau đẻ), nhưng động dục lần đầu thường khó phát hiện vì dấu hiệu động dục yếu. Sau khi đẻ 40 ngày, thì chu kì động dục 21 ngày xuất hiện một cách rõ ràng.
Để đạt được khoảng cách lứa đẻ 365 ngày thì cần chủ động phát hiện bò cái lên giống và phối giống lại cho bò sau khi đẻ. Thông thường, bò khỏe mạnh có thể phối giống lại sau khi đẻ 40 ngày. Tuy nhiên nếu phối giống sớm thì tỷ lệ đậu thai thấp. Phối giống cho bò sau khi đẻ 50 ngày thì tỷ lệ đậu thai cao hơn. Theo kinh nghiệm thực tế, bò ở trạng thái bình thường có nuôi con thì phối giống sau khi đẻ 50-60 ngày. Phối giống trực tiếp cũng áp dụng tương tự.
4.3.4. Khoảng cách giữa hai lần động dục
Khoảng cách giữa hai lần động dục bình thường là 21 ngày (dao động 18- 24 ngày). Khi bò không đậu thai sau khi phối giống thì 21 ngày sau nó động dục lại.
Khi khoảng cách giữa hai lần động dục là 6 hoặc 9 tuần (2 hoặc 3 ( 21 ngày), có nghĩa là đã bỏ lỡ 1 hoặc 2 chu kì động dục. Những trường hợp này thường được cho rằng, bò không động dục, nhưng thực tế không đúng như vậy.
Ở hầu hết những lần động dục mà người quản lí bỏ lỡ là do dấu hiệu động dục ngắn và yếu. Trường hợp khoảng cách động dục dài và không theo qui luật (30, 50, 90 ngày) thì có thể là do chết phôi.
4.3.5. Khoảng cách từ khi đẻ đến đậu thai (giai đoạn mở)
Khoảng cách từ khi đẻ đến đậu thai là chỉ tiêu quan trọng để xác định “tình trạng sinh sản”. Độ dài khoảng cách từ khi đẻ đến đậu thai phụ thuộc vào:
- Khoảng cách từ khi đẻ đến phối giống lại.
- Khoảng cách từ lần phối giống đầu tiên đến lần phối giống đậu thai. 49
Đinh Văn Cải
Thông thường, người ta phối giống lại cho bò sau khi đẻ 50-60 ngày. Bằng cách này, đậu thai ở lần phối giống thứ hai vẫn có thể đạt được khoảng cách lứa đẻ là 365 ngày. Vì trung bình mỗi bò cần hơn một lần phối giống cho một lần đậu thai.
Làm thế nào để đạt khoảng cách lứa đẻ 365 ngày? Bò phải đậu thai trước 85 ngày sau khi đẻ.
Khoảng cách từ khi đẻ đến lúc đậu thai: 85 ngày (1)
Thời gian mang thai: 280 ngày (2)
Tổng cộng 365 ngày
(1): Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi sự quản lí
(2): Chỉ tiêu này là cố định
4.3.6. Tỷ lệ đậu thai
Tỷ lệ thụ thai là thước đo thành tích sinh sản của đàn cái. Là kết quả tổng hợp của chất lượng đàn cái, đực giống (nếu sử dụng đực phối giống trực tiếp), trình độ quản lí của chủ trại và tay nghề của dẫn tinh viên (nếu áp dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo). Chỉ tiêu tỷ lệ thụ thai chỉ có ý nghĩa đối với những đàn áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Có một vài phương pháp xác định tỷ lệ thụ thai. Tuy nhiên ở bò chỉ tiêu tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên (sau khi đẻ) là có ý nghĩa nhất và thường được sử dụng. Nó còn được gọi là tỷ lệ thụ thai sau lần phối giống đầu tiên. Tỷ lệ đậu thai ở lần phối giống đầu tiên là chỉ tiêu đơn giản để đánh giá nhanh khả năng sinh sản của đàn.
Thí dụ: Phối giống lần đầu cho 100 con, có 60 con thụ thai sau khi khám thai qua trực tràng ở ngày thứ 80. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu sẽ là: 60%. Đối với bò ở vùng nhiệt đới khó đạt được tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên cao hơn 50%. Vùng ôn đới có thể đạt được tỷ lệ 60 - 70%. Khi tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên thấp hơn 50% (ở vùng nhiệt đới), điều này có nghĩa là không bình thường, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng để khắc phục. Đực nhảy trực tiếp có tỷ lệ đậu thai cao hơn so với gieo tinh nhân tạo. Vùng nhiệt đới như nước ta đạt được tỷ lệ đậu thai trên 50% ở lần phối giống đầu tiên bằng gieo tinh nhân tạo là tốt.
Trong sản xuất, khi xác định tỷ lệ thụ thai cho một đàn lớn, một khu vực người ta có thể dùng công thức tính tỷ lệ đậu thai chung như sau:
Tỷ lệ đậu thai chung (%): = 100 * số bò có chửa/ tổng số lần phối giống
Thí dụ, năm 2005 đàn bò được phối giống 300 lần (không tính lần phối kép trong một chu kì động dục), đậu thai 180 con, vậy tỷ lệ đậu thai chung là 100*180/300= 60%.
(Chú ý: những bò chưa đến ngày khám thai, những bò khám thai không chửa hoặc nghi ngờ sau 80 ngày phối lần cuối đều thuộc nhóm bò chưa chửa).
Tỷ lệ đậu thai thấp thì số lần phối giống cho thụ thai sẽ cao. Hai chỉ tiêu này là phép tính ngược của nhau.
4.3.7. Số lần phối giống đậu thai
Do không phải tất cả số bò được phối giống đều có thai sau lần phối giống đầu tiên nên số lần gieo tinh cần phải cao hơn số bò cái trong đàn.
Thông thường, cần trung bình hai lần phối giống cho một bò đậu thai. Khi số này cao hơn, tình trạng sinh sản không bình thường. Nguyên nhân là do tỷ lệ đậu thai thấp.
Hệ số phối đậu là số lần phối giống trung bình cho một bò đậu thai. Trong một trại hệ số phối đậu cao là không tốt, nguyên nhân chủ yếu là do quản lí kém.
50
Nuôi bò thịt
Tình hình hiện nay cho thấy chưa có sự thống nhất cách tính hệ số phối đậu giữa các trại. Thí dụ sau đây chỉ ra cách tính hệ số phối đậu đang áp dụng tại Hà Lan.
Ví dụ: Một đàn có 100 bò cái sinh sản
Sau 100 lần phối giống thứ nhất có 50 con đậu thai
Sau 50 lần phối giống thứ hai có 20 con đậu thai
Sau 30 lần phối giống thứ ba có 10 con đậu thai
Sau 20 lần phối giống thứ tư có 6 con đậu thai
Sau 14 lần phối giống thứ năm có 4 con đậu thai
Còn lại 10 con vẫn không đậu thai sau năm lần phối giống.
- Tỷ lệ đậu thai sau lần phối giống thứ nhất là:
50/100 ⋅ 100% = 50%
- Tỷ lệ đậu thai sau lần phối giống thứ hai là:
20/50 ⋅ 100% = 40%
- Tỷ lệ đậu thai sau lần phối giống thứ ba là:
10/30 ⋅ 100% = 33%
- Tỷ lệ đậu thai sau lần phối giống thứ tư là:
6/20 ⋅ 100% = 30%
- Tỷ lệ đậu thai sau lần phối giống thứ năm là:
4/14 ⋅ 100% = 29%
Tổng cộng có 90 bò đậu thai; vậy tỷ lệ đậu thai cuối cùng là 90%.
Tổng số lần phối giống = 100 + 50 + 30 + 20 + 14 = 214 lần
Trung bình số lần phối giống để đậu thai = 214/90 = 2,38 lần
10 bò không đậu thai có 10 ( 5 = 50 lần phối
90 bò đậu thai có 214 - 50 = 164 lần phối tương đương với 164/90 = 1,82 lần phối giống cho một bò đậu thai.
Từ ví dụ này chúng ta thấy có hai cách tính số lần phối giống đậu thai: 1. Tổng số lần phối giống chia cho số bò đậu thai (2,38)
2. Tổng số lần phối giống cho những bò đậu thai chia cho số bò đậu thai (1,82) Thông thường cách tính thứ nhất được áp dụng nhiều hơn.
4.3.8. Tỷ lệ đẻ
Một cách đơn giản, tỷ lệ đẻ được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa số bê con sinh ra so với số bò cái có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cách tính toán trên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những đàn mà sự luân chuyển đàn cái ra hoặc vào đàn thường xuyên. Mặt khác thời gian mang thai của bò kéo dài cả 9 tháng và khoảng cách lứa đẻ có thể 14-16 tháng, vì vậy tính tỷ lệ đẻ của đàn trong khoảng thời gian ngắn, thí dụ một năm sẽ không chính xác.
Đôi khi rất khó có được những ghi chép chính xác về sinh sản của mỗi cá thể. Đàn bò thịt có thả chung bò đực thì thường là không có số liệu. Với những đàn như vậy, mức độ sinh sản được tính bởi số bê sinh ra trong đàn. Thí dụ đàn 100 bò cái sinh sản, trong năm sinh ra 80 bê có nghĩa là có khoảng 80% bò đẻ trong năm đó.
51
Đinh Văn Cải
Tỷ lệ đẻ có thể được tính gián tiếp từ khoảng cách lứa đẻ như đã trình bày ở phần trên. Một phương pháp khác ước tính tỷ lệ đẻ của đàn:
Tỷ lệ đẻ của đàn (%): = 100* số bò có chửa/số bò được phối giống
Thí dụ: Trại A năm 2005 phối giống cho tổng số 200 con bò, có 120 con có chửa (qua khám thai 80 ngày). Vậy ước tỷ lệ đẻ năm 2005 là:
Tỷ lệ đẻ (%)= 100*120/200= 60%.
Bảng 4.1: Ví dụ tính số liệu sinh sản của đàn bò theo số liệu ở bảng sau
ST
T
Ngày đẻ lứa
trước
Động dục (ngày)
Ngày gieo tinh hoặc phối giống
A
B
C
D
E
F
lần1
2
3
lần1
2
3
4
5
1
11/10
20/ 10
30/
10
20/
11
11/
12
-
-
-
-
11/9
61
-
61
355
1
2
10/11
10/ 1
30/ 1
-
20/2
3/4
21/
4
1/6
13/
8
-
102
-
-
-
4
3
18/11
13/ 12
3/1
-
5/3
14/4
5/5
-
-
5/2
107
61
168
444
3
4
29/11
30/ 12
17/1
-
28/2
-
-
-
-
28/11
91
-
91
364
1
5
5/12
30/ 12
18/1
-
8/2
28/2
-
-
-
28/11
65
20
85
358
2
6
10/12
21/ 12
8/1
5/2
19/3
29/4
-
-
-
29/1
99
41
140
415
2
7
16/12
-
-
-
22/3
-
-
-
-
22/12
96
-
96
371
1
8
19/12
30/1
20/2
-
3/4
13/5
3/6
-
-
3/3
105
61
166
439
3
9
21/12
22/2
-
-
4/4
-
-
-
-
4/1
104
-
104
379
1
10
24/12
10/2
-
-
22/3
1/5
-
-
-
1/2
88
40
128
404
2
11
28/12
30/1
20/2
-
1/4
-
-
-
-
1/1
94
-
94
369
1
12
9/1
10/3
-
-
20/4
11/5
31/
5
11/
7
-
11/4
101
82
183
457
4
13
9/1
21/2
-
-
2/4
-
-
-
-
2/1
83
-
83
358
1
14
14/1
20/2
4/3
-
25/3
4/4
15/
4
-
-
15/1
70
21
91
366
3
15
17/1
20/3
-
-
1/5
15/6
-
-
-
15/3
104
45
149
422
2
16
20/1
19/2
28/2
14/3
4/4
19/4
10/
5
31/
5
-
3/3
74
57
131
407
4
17
22/1
-
-
-
20/4
-
-
-
-
20/1
87
-
87
363
1
18
5/2
20/4
-
-
4/6
-
-
-
-
4/3
119
-
119
392
1
19
7/2
15/4
-
-
4/5
25/5
17/
6
29/
7
18/
8
-
86
-
-
-
5
20
9/2
28/2
4/4
-
16/5
-
-
-
-
16/2
96
-
-
372
1
21
15/2
20/4
-
-
31/5
10/7
-
-
-
10/4
105
40
145
419
2
22
9/3
-
-
-
10/6
30/6
20/
7
29/
8
20/
9
20/6
93
102
195
468
5
23
20/3
15/4
30/4
-
11/6
-
-
-
-
11/3
83
-
83
356
1
24
18/4
20/6
-
-
29/7
5/8
20/
8
-
-
20/5
102
22
124
397
3
25
20/5
14/7
-
-
13/9
-
-
-
-
13/6
116
-
116
389
1
Tổng cộng:
2331
2735
9044
55
Ghi chú:
A: ngày đẻ dự kiến kế tiếp
B: khoảng cách từ ngày đẻ đến lần phối giống đầu tiên
C: khoảng cách từ lần phối giống đầu tiên đến đậu thai
D: khoảng cách từ khi đẻ đến đậu thai
E: khoảng cách lứa đẻ dự kiến
F: số lần phối giống
52
Nuôi bò thịt
Tính toán số liệu từ bảng trên ta thấy:
Có tổng cộng 25 bò cái trong đó có 23 con mang thai lại.
Khoảng cách lứa đẻ: 9.044/23 = 393 ngày.
Khoảng cách từ đẻ đến phối giống lại: 2.331/25 = 93 ngày.
Tỷ lệ đậu thai lần phối giống đầu: 11/25 ( 100% = 44%.
Số lần phối giống/số bò mang thai: 55/23 = 2,4. (cách tính 1 của hệ số phối đậu) Số lần phối giống trung bình ở bò mang thai: 46/23 = 2,0. (cách tính 2 của hệ số phối đậu)
Khoảng cách từ đẻ đến đậu thai lại: = 2.735/23 = 119 ngày.
4.4. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TỶ LỆ SINH SẢN THẤP
Tình trạng sinh sản kém ở một trại do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố kết hợp với nhau, có thể chia các nguyên nhân thành các nhóm sau: 4.4.1. Phát hiện động dục kém
Những đàn mà sự phối giống tự nhiên nhờ bò đực (phối giống không có kiểm soát) thì phát hiện bò cái lên giống và thời điểm phối giống cho bò cái là “công việc” của bò đực thả chung đàn. ễÛ những đàn phối giống cho bò cái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo hay dắt bò cái đến cho bò đực nhảy (phối giống tự nhiên có kiểm soát) thì phát hiện động dục và thời điểm phối giống cho bò cái là công việc của người quản lí và kỹ
thuật viên. Đây là khâu đầu tiên quyết định thành tích sinh sản của gia súc. Phát hiện bò động dục cần được tiến hành ít nhất ba lần trong một ngày, vào buổi sáng trước khi thả bò, vào buổi chiều khi bò về chuồng và vào buổi tối lúc khoảng 10 giờ. Các nước nhiệt đới như nước ta, khí hậu nóng, thời gian động dục của bò ngắn hơn, dấu hiệu động dục thường không rõ ràng thì số lần phát hiện động dục cần nhiều hơn và thời gian cho mỗi lần phát hiện động dục cũng dài hơn. Hầu hết người ta phát hiện thấy bò động dục trong khoảng thời gian mát hơn trong ngày. Buổi trưa là thời điểm nóng nhất trong ngày, dấu hiệu động dục yếu.
Trong trường hợp phối giống có kiểm soát, nếu phát hiện động dục không tốt thì nhiều lần động dục bị bỏ lỡ vì vậy sẽ kéo dài khoảng cách lứa đẻ. Khoảng cách giữa các lần động dục, hoặc khoảng cách giữa hai lần phối giống 42 hoặc 63 ngày thì cho biết rằng có 1 hoặc 2 chu kì động dục đã bỏ lỡ. Để không bỏ lỡ cần biết những biểu hiện của bò cái khi động dục.
4.4.2. Phối giống cho bò không đúng thời điểm
Thời điểm phối giống hoặc gieo tinh thích hợp là từ nửa sau của chu kì động dục cho đến khoảng 8 giờ sau khi kết thúc giai đoạn bò cái chịu đực.
Cần phải kiểm tra thường xuyên để biết khi nào bò bắt đầu động dục. Bò động dục vào sáng sớm có thể phối giống vào buổi chiều cùng ngày. Bò được phối giống trong khoảng cuối của chu kì động dục hoặc trong khoảng 6- 8 giờ sau khi kết thúc động dục. Nếu phối giống ở thời điểm bắt đầu động dục hoặc quá muộn sau khi kết thúc động dục thì tỷ lệ đậu thai sẽ thấp.
Bò động dục vào buổi chiều hoặc buổi tối nên phối giống vào sáng hôm sau. Bò động dục vào buổi sáng thì phối vào buổi chiều.
Nếu phối giống trực tiếp thì mang bò cái đến chỗ bò đực ngay sau khi quan sát thấy dấu hiệu động dục.
53
Đinh Văn Cải
Để giúp cho người chăn nuôi phát hiện bò lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp người ta phân chia thời gian động dục cuả bò ra làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những hành vi biểu hiện khác nhau mà ta có thể quan sát được.
Giai đoạn trước chịu đực
Bò có những biểu ngửi bò khác; cố nhảy lên con khác; tìm kiếm bò cái khác hoặc bò đực (trước 6-10 giờ); bò bồn chồn; thích gần người, gần bò khác hơn thường lệ; thỉnh thoảng kêu rống lên; âm hộ ướt, đỏ và hơi phồng lên; bò không đứng yên khi bị bò cái khác hoặc bò đực nhảy lên lưng.
Phối giống ở giai đoạn này là không hiệu quả và có thể gây hại. Các hoạt động ở giai đoạn tiền động dục thay đổi nhiều và không giống nhau ở các bò. Giai đoạn này có thể kéo dài một thời gian ngắn đến một ngày hoặc hơn.
Giai đoạn chịu đực
Kéo dài từ 8- 12 giờ, bò có biểu hiện đứng yên cho bò khác nhảy lên; bồn chồn và kêu rống thường xuyên; tỏ vẻ dễ gần hơn; tai dựng lên; xương sống lưng cong lên, phần thắt lưng lõm xuống, xương khum cong lên; thường xuyên ngửi cơ quan sinh dục bò khác; âm hộ phồng lên và dịch nhờn tiết ra; mạn sườn lấm bùn và lông ở
khấu đuôi xù lên; tính thèm ăn giảm; thân nhiệt cao hơn (10C); vùng âm hộ và phần dưới đuôi ướt.
Khi bò bị cầm cột thì phát hiện động dục khó hơn, bò không thể nhảy lên con khác và không bị con khác nhảy.
Phối tinh cho bò cái vào nửa sau của giai đoạn này.
Giai đoạn sau chịu đực
Bò có biểu hiện không cho con khác nhảy lên lưng; ngửi bò khác và bị bò khác ngửi; dịch trong chảy ra từ âm hộ; đuôi bẩn (do dịch nhầy tiết ra bị khô dính vào đuôi).
Khoảng 2 ngày sau khi kết thúc giai đoạn động dục, nhiều bò quan sát thấy có máu chảy ra từ âm hộ. Những bò động dục thầm lặng điều này giúp ta dự đoán bò động dục ở chu kì tiếp sẽ xảy ra trung bình 21-2 = 19 ngày sau.
4.4.3. Phối giống lại cho bò sau khi đẻ quá muộn
Thông thường, bò khỏe mạnh sẽ động dục lại sau khi đẻ 40 ngày. Nếu sau khi đẻ 60 ngày mà không thấy bò động dục thì có thể do những nguyên nhân sau: - Bò đã động dục nhưng không ta không biết (phát hiện động dục kém). Đây là nguyên nhân chính.
- Bò bị viêm tử cung hoặc u nang buồng trứng, những trường hợp này phải mời nhân viên thú y đến kiểm tra.
- Dinh dưỡng kém, đặc biệt là trong khẩu phần không đủ đạm và khoáng chất. Trong thực tế, sau khi đẻ 60 ngày mà không thấy bò động dục, thì mời nhân viên thú y đến kiểm tra.
Với bò khỏe mạnh và dinh dưỡng đầy đủ thì có thể phối giống lúc 60 ngày sau khi đẻ.
4.4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái không tốt sau phối giống
Gieo tinh cho bò cái nên thực hiện ở nơi yên tĩnh. Bò cái phải được đối xử tốt, không được thô bạo (không đánh đập). Cố định bò chắc chắn (thí dụ trong chuồng ép). Trong lúc chờ dẫn tinh viên hoặc là sau khi gieo tinh bò phải được ở trong chuồng mát, tắm nước mát khi trời nóng, cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống.
54
Nuôi bò thịt
Sau phối giống, bò chăn thả ngoài trời nắng nóng làm thân nhiệt tăng, dẫn đến giảm tỷ lệ đậu thai và tăng tỷ lệ chết phôi ở những tuần đầu. Nên giữ cho bò ở nơi yên tĩnh và mát mẻ 3 ngày kể từ ngày phối giống.
4.4.5. Quản lí đàn kém
Không nắm chắc lí lịch sinh sản của mỗi bò cái, không để mắt đến đàn gia súc, không phát hiện được bò động dục hoặc không phát hiện đúng thời điểm. Không ghi chép cẩn thận cá thể nên không có thông tin chính xác đó là lỗi thường gặp ở tất cả các trại.
Khi có ghi chép mà thấy bò không động dục trong khoảng 60 ngày sau khi đẻ thì nên kiểm tra. Nếu có thể thì sau lần phối giống cuối cùng 70-80 ngày nên tiến hành khám thai để kịp thời phát hiện và sử lí những con không có thai mà không lên giống lại.
4.4.6. Dinh dưỡng kém
Dinh dưỡng kém nghĩa là cho con vật không được cung cấp đầy đủ thức ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng, protein, khóang và các vitamin. Việc xây dựng và cung cấp cho bò một khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu không chỉ giúp bò sản xuất ra nhiều sữa nuôi con mà thành tích sinh sản cũng tốt hơn. Tuy nhiên, không nên cho ăn quá nhiều, vì khi bò quá mập làm giảm khả năng sinh sản. Bổ sung muối ăn, bột xương, bột sò dưới dạng khối đá liếm là rất cần thiết, đặc biệt ở bò đang nuôi con.
4.4.7. Thiếu vitamin
Vitamin A rất quan trọng đối với sinh sản. Bò có khả năng tổng hợp vitamin A từ caroten trong thức ăn xanh. Khi thiếu thức ăn xanh, một thời gian dài mùa khô chỉ cho bò ăn rơm, cỏ ủ sẽ gây ra thiếu vitamin A.
Khi bò được chăn thả là chủ yếu thì mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đặc biệt vào mùa khô (khi chất lượng đồng cỏ chăn thả thấp) có khả năng xuất hiện những vấn đề về sinh sản. Các ảnh hưởng khác liên quan đến mùa vụ là nhiệt độ và ẩm độ cao. Sự phát hiện bò động dục trở nên rất khó. Những ngày có nhiệt độ
cao, cần phải chú ý nhiều hơn để phát hiện bò động dục vào thời điểm mát trong ngày.
Trường hợp thiếu cỏ xanh, bò thiếu vitamin A thì sử dụng premix hoặc đá liếm có chứa vitamin A cho bò liếm tự do.
4.4.8. Bệnh tật
Bệnh tật ảnh hưởng đến sinh sản. Đặc biệt là những bệnh lây qua đường sinh dục do phối giống. Khi áp dụng đúng qui trình gieo tinh nhân tạo, phần lớn những bệnh lây qua đường sinh dục có thể ngăn ngừa được. Không sử dụng đực giống có bệnh lây qua đường sinh dục. Viêm tử cung cũng làm giảm sinh sản, trường hợp bò bị viêm tử cung thì nhân viên thú y nên thụt rửa tử cung.
ễÛ bò, sự rối loạn hormone làm giảm khả năng sinh sản (trục trặc về động dục và đậu thai). Rối loạn hormone dẫn đến những nang trứng không hoạt động hoặc u nang buồng trứng.
4.4.9. Những yếu tố ảnh hưởng khác
Bò đực sử dụng có khả năng thụ tinh không cao. Có những đực giống ngoại hình đẹp nhưng tinh trùng chất lượng kém, tỷ lệ thụ thai thấp hoặc không có khả năng thụ thai. Chỉ nên sử dụng những đực giống đã được kiểm nghiệm về khả năng thụ tinh của tinh trùng.
55
Đinh Văn Cải
Chất lượng tinh trùng thấp: Trong gieo tinh nhân tạo, khi tinh trùng không được bảo quản hoặc xử lí không đúng cách sẽ có nhiều tinh trùng bị chết.
Kỹ thuật gieo tinh sai: dẫn tinh viên cần được đào tạo tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng trở thành dẫn tinh viên giỏi nhờ vào huấn luyện. Tư thế và cách tiếp cận bò của dẫn tinh viên là điểm quan trọng. Đối xử thô bạo với bò trước, sau và trong quá trình gieo tinh cũng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh sản thấp.
4.5. GIEO TINH NHÂN TẠO CHO BÒ
Gieo tinh (truyền tinh) nhân tạo là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng để cải tiến chất lượng con giống. Khi áp dụng gieo tinh nhân tạo, một bò đực giống có thể sản xuất ra hàng chục ngàn liều tinh vì thế số lượng bò đực giống cần rất ít, điều này cũng có nghĩa là cho phép chọn lọc bò đực giống với cường độ cao để tạo ra đực giống có giá trị giống cao, những con đực xuất sắc nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong cải tiến di truyền, tăng năng suất ở đời con. Vì vậy gieo tinh nhân tạo là cơ hội tốt nhất đẩy nhanh tiến bộ di truyền đàn bò địa phương.
Từ những năm 1960 chúng ta đã sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò. Ngày nay hàng năm Trung tâm Moncada (Ba Vì) sản xuất khoảng 400 ngàn liều tinh và chúng ta cũng nhập hàng 100 ngàn liều tinh của những giống bò Zebu, bò chuyên dụng thịt và chuyên dụng sữa để gieo tinh nhân tạo trên đàn bò địa phương nhằm cải tạo chất lượng bò Vàng Việt Nam theo hướng thịt sữa.
Gieo tinh nhân tạo trâu bò - ưu điểm và hạn chế
Trên thế giới hàng năm có khoảng trên 50 triệu trâu bò được phối giống bằng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. 99% số bò sữa được phối giống bằng gieo tinh nhân tạo. Ở Việt Nam, phối giống cho bò sữa chủ yếu là áp dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Lợi ích của gieo tinh nhân tạo, nhất là đối với bò sữa, hết sức to lớn.
Ưu điểm của gieo tinh nhân tạo
- Cần rất ít đực giống nên có điều kiện để chọn lọc đực giống tốt nhất cho sản xuất tinh. Một bò đực giống tốt truyền giống được cho nhiều bò cái trên một khu vực rộng lớn nên đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền. Tinh của bò đực ở một lần lấy tinh sau khi pha loãng làm tinh cọng ra thì được 100 đến 150 liều.
- Khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc cơ thể khi truyền giống. Một bò đực thuần Hà Lan nặng 800 -1.000 kg không thể truyền giống trực tiếp cho bò cái lai Sind chỉ nặng 300kg.
- Tránh được lo sợ và nguy hiểm khi nuôi đực giống. Giảm tốn kém so với nuôi đực giống, giảm chi phí so với vận chuyển đực giống từ xa đến.
- Sử dụng tinh từ đực giống đã được kiểm tra về khả năng thụ thai, năng suất sữa hoặc năng suất thịt sẽ tránh được những rủi ro và chắc chắn con lai có năng suất sữa hoặc năng suất thịt cao. Nghĩa là, áp dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo là cơ hội để có được đời con tốt thông qua khai thác tối đa tiềm năng di truyền của những đực giống tốt nhất đã được chọn lọc.
- Tránh được những bệnh lây lan qua đường sinh dục (khi bò đực giống đã được kiểm tra bệnh).
- Giúp cho Nhà nước quản lí và thực hiện chương trình giống thống nhất.
- Khắc phục được những hạn chế về khoảng cách và thời gian. Tinh của bò đực giống tốt có thể được cất giữ sau 30 năm và trong thời gian ấy có thể truyền giống cho bò cái ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào ta muốn.
56
Nuôi bò thịt
Những hạn chế
- Tỷ lệ đậu thai thấp hơn so với phối giống tự nhiên.
- Sự thành công của chương trình gieo tinh nhân tạo phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lí, nhận thức và tập quán của người chăn nuôi.
- Kỹ thuật viên phải được huấn luyện tốt, nhiều kinh nghiệm.
- Đòi hỏi phải có những trung tâm cung cấp tinh hoặc nuôi dưỡng đực giống, khai thác, bảo tồn tinh dịch, những thiết bị nhất định như bình nitơ bảo quản tinh, dụng cụ dẫn tinh....
Những địa phương có số bò ít, nuôi phân tán, nuôi thả rông sẽ gắp rất nhiều khó khăn khi muốn thực hiện chương trình gieo tinh nhân tạo. Trước hết là dẫn tinh viên không thường xuyên có bò để gieo tinh nên chậm tiến bộ về nghề nghiệp hoặc bỏ nghề sau khi đã được đào tạo. Tinh phải bảo quản trong nitơ lỏng trong bình chuyên dụng, việc tiếp nitơ lỏng vào bình bảo quản tinh diễn ra hàng tháng và phải đi xa mới có nơi cấp làm tăng chi phí bảo quản tinh. Chi phí đi nạp nitơ lỏng vào bình, tiền mua nitơ lỏng khá cao trong khi chỉ có số rất ít bò được phối giống vì vậy sẽ làm tăng chi phí tính trên một bò đậu thai. Điều khó khăn lớn nhất vẫn là người chăn nuôi không chủ động phát hiện được bò cái lên giống, không chủ động ngăn ngừa bò đực trong đàn truyền giống trước. Dẫn đến tình trạng chi phí cao nhưng không hiệu quả.
Chọn lọc bò đực giống tốt để truyền giống trực tiếp cho những vùng chăn nuôi phân tán, trình độ chăn nuôi thấp là giải pháp đơn giản nhất, hiệu quả nhất để cải tạo chất lượng đàn giống địa phương.
57
Đinh Văn Cải
Chương 5
SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO BÒ
5.1. THIẾT LẬP ĐỒNG CỎ CHĂN THẢ
Trong chăn nuôi quảng canh, thức ăn thô cho trâu bò chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ dại mọc ven đường, trong rừng, trên đất hoang không trồng trọt và phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch. Cỏ tự nhiên có rất ít cây cỏ họ đậu, vì vậy thành phần protein của thảm cỏ rất thấp. Các bãi chăn tự nhiên với các giống cỏ tự nhiên không được quản lí và chăm sóc vì vậy thảm cỏ thoái hóa dần, năng xuất và chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho những giống gia súc đã được cải tiến có năng suất cao.
Nuôi bò lấy thịt theo phương thức nuôi nhốt, trồng cỏ thâm canh thu cắt cấp tại chuồng, sẽ tăng thêm chi phí cắt cỏ và vận chuyển cỏ, do vậy mà tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận. Nuôi bò thịt theo phương thức chăn thả trên đồng cỏ là chính kết hợp với bổ sung thêm thức ăn tại chuồng là hợp lí hơn cả. Vì vậy nuôi bò thịt phải gắn liền với thiết kế và quản lí đồng cỏ chăn thả. Có ba cách thiết lập đồng cỏ chăn thả phổ biến:
- Đưa thêm vào bãi chăn thả tự nhiên một số giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt hơn (như cỏ Ruzi, cỏ Stylo, Pangola…) kết hợp với bón phân, chăm sóc và quản lí chăn thả khoa học. Cách này áp dụng cho bãi chăn có chất lượng thảm cỏ trung bình và khá.
- Thay thế hoàn toàn thảm cỏ hiện có bằng trồng mới các giống cỏ năng suất cao chất lượng tốt hơn. Thu cắt lứa đầu, từ lứa 2 đưa bò vào chăn thả. Cách này áp dụng cho bãi chăn có thảm cỏ chất lượng kém.
- Thiết lập đồng cỏ mới từ chuyển đổi đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp kém hiệu quả. Một ha đồng cỏ chăn thả chăm sóc tốt một năm thu được 80-100 tấn cỏ tương đương 15-18 tấn vật chất khô. Nếu bán cỏ tại ruộng có thể chỉ thu được 15-20 triệu đồng nhưng khi nuôi bò chăn thả thì lượng thức ăn này đủ sản xuất ra 1,5 tấn thịt bò, tương đương với giá trị khoảng 40 triệu đồng.
Khi trồng mới đồng cỏ chăn thả thì phương pháp gieo hạt là đơn giản hơn cả. Hầu hết các giống cỏ đều cho hạt. Cũng có khi trồng bằng thân (như cỏ Ruzi) hoặc trồng bằng thân bụi (như cỏ sả), có khi bứng cây con ra trồng (như cỏ Stylo).
5.1.1. Chọn giống cỏ thích hợp
Có rất nhiều giống cỏ khác nhau đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ nhiều năm qua. Nhiều giống đã giới thiệu cho các tỉnh từ Bắc đến Nam, tuy vậy chỉ có rất ít giống có thể thỏa mãn được các yêu cầu và các điều kiện rất khác biệt nhau giữa các vùng. Thí dụ như sự khác biệt về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, năng suất, chất lượng và thói quen sử dụng. Trong khi lựa chọn giống cỏ trồng cho một đồng cỏ chăn thả
cần chú ý đến các yếu tố sau:
1/ Giá trị dinh dưỡng của cỏ
Giá trị này được thể hiện qua các chỉ tiêu khối lượng chất xanh, vật chất khô, khối lượng protein, tổng giá trị năng lượng, vitamin và khoáng mà con vật có thể ăn được tính trên một đơn vị diện tích. Những giống cỏ sả lá nhỏ K280, giống Andropogon, cỏ
58
Nuôi bò thịt
Ruzi là những giống cỏ có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp, có lá nhỏ, thân nhỏ và mềm, không ra hoa thường xuyên sẽ rất thích hợp cho đồng cỏ chăn thả.
2/ Đặc điểm sinh trưởng của cỏ
Đa số các giống cỏ hòa thảo trồng hiện nay cho năng suất 180-200 tấn chất xanh trên 1ha, tương đương với 30-35 tấn vật chất khô mỗi năm. Bên cạnh chỉ tiêu năng suất cao, điều quan trọng đối với đồng cỏ chăn thả là thời gian sinh trưởng của cỏ kéo dài qua các tháng trong năm. Nhờ vậy mà giúp ta kéo dài thời gian chăn thả bò trên đồng cỏ. Nếu năng suất cao chỉ tập trung vào một ít tháng thì bò ăn không kịp, phơi cắt thì tốn chi phí bảo quản và hao hụt chất dinh dưỡng khi bảo quản dự trữ. Những giống cỏ
thỏa mãn yêu cầu này là cỏ chịu hạn và chịu lạnh.
3/ Khả năng duy trì đồng cỏ trong nhiều năm
Điều ta mong đợi là đồng cỏ trồng một lần nhưng chăn thả được nhiều năm, ngay cả khi ta không có khả năng tưới vào mùa khô cỏ vẫn không bị chết. Khi lựa chọn cần chú ý đến các đặc điểm của cỏ như tính chịu hạn, chịu giẫm đạp khi chăn thả, kháng sâu bệnh, chịu lạnh giá. Những giống cỏ có thân bò (như cỏ Ruzi) hoặc thân ngầm (như cỏ sả) có điểm sinh trưởng ở dưới mặt đất, mùa khô cỏ ngừng phát triển nhưng khi mùa mưa đến cỏ mọc lại. Điều này rất có ý nghĩa, không phải chi phí trồng lại, do vậy giảm giá thành sản xuất cỏ và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
4/ Dễ dàng thiết lập
Ta có thể nhân giống cỏ bằng hạt, thân hay bụi. Chọn những giống cỏ dễ nhân giống và có sẵn giống để giảm chi phí giống ban đầu. Mặt khác phương pháp nhân giống khác nhau thì yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị đất cũng khác nhau vì vậy chi phí làm đất cũng khác nhau cần phải xem xét kĩ. Trồng bằng thân, bụi có tỷ lệ sống cao hơn và không cần chuẩn bị đất trồng kĩ như gieo hạt. Tuy nhiên chi phí mua giống và công trồng cũng cao và cũng khó áp dụng trên diện tích rộng so với trồng bằng hạt.
5/ Khả năng trồng xen với giống cỏ khác
Các giống cỏ hòa thảo có ưu điểm là năng suất chất xanh cao nhưng hàm lượng protein thấp (khoảng 10% chất khô) vì vậy đồng cỏ chăn thả nếu chỉ có cỏ hòa thảo thì không đáp ứng đủ yêu cầu protein cho bò năng suất cao. Để cải tiến chất lượng dinh dưỡng của thảm cỏ ta phải trồng xen các giống cỏ hòa thảo với các giống cỏ họ đậu như Stylo, Centro. Nếu trồng hỗn hợp hạt cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu thì điều quan trọng phải lựa chọn các giống để phối hợp sao cho sự tồn tại và phát triển của giống này không làm mất đi các giống khác. Các giống cỏ hòa thảo thân nhỏ, thấp, lá nhỏ và nhiều như giống cỏ sả lá nhỏ, Andropogon, Ruzi, Paspalum… thích hợp cho việc trồng xen với cỏ họ đậu Stylo, Centro. Cũng cần xem xét các giống cỏ có thể chịu bóng râm để trồng xen dưới các vườn cây lâu năm chưa khép tán như
dưới vườn dừa hoặc cao su.
Cần chú ý rằng, những giống cỏ năng xuất cao, chất lượng tốt cũng đòi hỏi chi phí trồng mới, chi phí duy trì và kĩ năng quản lí cũng cao hơn. Những giống như vậy chỉ được lựa chọn khi lợi nhuận chăn nuôi cao và môi trường chăn nuôi thuận lợi.
5.1.2. Giới thiệu một số giống cỏ hòa thảo thích hợp với điều kiện nhất định
Brachiaria brizantha (Signal grass): cho vùng ít mưa, đất chua nhẹ, xem cỏ đậu. Brachiaria decumbens: thích nghi rộng với điều kiện khí hậu và đất đai. Brachiaria milliformis: chịu bóng râm trồng dưới tán cây.
Brachiaria mutica (Para grass, Water grass): cho vùng ngập nước, đất chua.59
Đinh Văn Cải
Brachiaria ruziziensis (Ruzi grass): cho vùng có lượng mưa trung bình. Brachiaria humidicola: cho đất dốc, nghèo dinh dưỡng, ngập nước tạm thời. Digitaria decubens (Pangola grass): cho vùng hạn, đất xấu.
Paspalum plicatulum và Paspalum atratum: cho vùng ngập nước, đất chua. Penisetum clandestinum (Kikuy grass) và Paspalum: cho vùng lạnh, cao, nhiều mưa.
Panicum maximum (Cỏ sả, Guinea và Hamil): cho vùng khô hạn, đất tốt. Xen cỏ đậu.
Penisetum purpureum (cỏ voi): cho vùng đủ ẩm không ngập úng, đất tốt. Setaria sphacelata: Cho vùng lạnh, đất xấu, ngập úng tạm thời.
5.1.3. Giới thiệu một số giống cỏ họ đậu cải tiến
Centrocenma pubescens (đậu bướm): Cho vùng có lượng mưa cao (từ 1.250mm), chịu đất chua, chịu bóng râm, ngập úng tạm thời. Trồng xen cỏ thảo.
Desmodium intortum (Greenleaf ; Cỏ xoăn): Cho vùng có lượng mưa từ 1.100mm, chịu lạnh, dễ bị sâu bệnh.
Gliricidia maculata (cây cọc rào): Chịu hạn. Trồng làm hàng rào, trên đường phân lô đồng cỏ chăn thả.
Leucaena leucocephala (keo dậu): Chịu hạn, nơi có lượng mưa 750mm, đất thoát nước tốt, trồng trên lô đồng cỏ, làm hàng rào.
Stylosanthes guyanensis: Chịu lạnh, lượng mưa 700-1.100mm, chịu giẫm đạp.
Stylosanthes hamata: Cho vùng khô hạn, đất thoát nước tốt, đất nghèo dinh dưỡng, chịu giẫm đạp khi chăn thả. Thích hợp cho trồng xem với cỏ thảo để chăn thả.
Stylosanthes humilis: (lá nhỏ, phát triển chậm) thích hợp với nhiều loại đất, chịu bóng râm, chịu giẫm đạp.
Stylosanthes scabra: Cây lâu năm, thân bụi, gỗ, thích hợp với nhiều loại đất, cả đất sét nặng và trong điều kiện khắc nghiệt. Trồng xen với cỏ thảo cho chăn thả.
5.1.4. Kỹ thuật xây dựng đồng cỏ chăn thả nhân giống bằng hạt Làm đất gieo hạt
Phần lớn các loại hạt cỏ đều rất nhỏ. Cây non mọc từ hạt rất chậm và yếu vì thế khâu làm đất có ý nghĩa quan trọng đầu tiên đến sự thành công của đồng cỏ. Hạt cỏ càng nhỏ thì làm đất càng phải kĩ và mịn hơn. ở những ruộng bừa không kĩ, khi gieo hạt, nhiều hạt rơi xuống kẽ sâu bị mưa chôn vùi sâu dưới khe đất không mọc được. Đất phải cày bừa nhiều lần cho tơi mịn và diệt cỏ dại, mặt ruộng phải gạt cho phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa. Ruộng rộng thì tạo thành các băng, mỗi băng rộng 15-20m giữa các băng có rãnh thoát nước. Đối với khu đất có độ dốc lớn, khi làm đất mịn, sẽ gặp rủi ro dễ bị rửa trôi, sói mòn vào mùa mưa. Trồng bằng thân, bụi thì không cần làm đất kĩ như khi gieo hạt.
Bón phân
Phân tích hóa học của đất cho ta căn cứ để lựa chọn giống cỏ trồng và tình trạng thiếu hụt những chất dinh dưỡng chủ yếu. Khi bón phân cần tham khảo các chuyên gia về đất và kinh nghiệm địa phương để lựa chọn chủng lọai phân bón và số lượng thích hợp. Các giống cỏ khác nhau thì khác nhau về khả năng thu nhận chất dinh dưỡng từ đất và sự đáp ứng với chất dinh dưỡng được cung cấp.
60
Nuôi bò thịt
Đất của ta thường thiếu hụt ba nguyên tố dinh dưỡng chính là Nitrogen (N) Phosphorus (P) và Potassium (K) vì vậy cần bón lót cho đất trước khi trồng. Cung cấp N dưới dạng phân đạm (sulphát amonium), urea. Cung cấp P dưới dạng Super lân (super phosphate) và K dưới dạng KCl (Potassium Chloride). P cần cho mọi giống cỏ nhất là cỏ họ đậu. Lượng N khoảng 20 kg/ha tương đương 50kg urea. Lượng P khoảng 10-20 kg/ha. Lượng K ước bằng 1/3 so với N.
Đất quá chua phải bón thêm vôi hoặc Dolomite để cho pH đất đạt yêu cầu mong muốn. Có điều kiện thì bón lót thêm phân chuồng 10-20 tấn/ha để cải thiện kết cấu của đất.
Chuẩn bị hạt trước khi gieo
Kiểm tra chất lượng hạt trước khi gieo thông qua 3 yếu tố:
- Hạt cỏ phải sạch bệnh, hạt được thu hoạch ở những ruộng cỏ giống không có sâu bệnh.
- Hạt phải mẩy đều, tỷ lệ hạt lép, hạt lửng ít, đồng nhất không lẫn tạp các giống khác và không có hạt cỏ dại.
- Thử tỷ lệ nảy mầm của hạt trong một thời gian nhất định (2-3 tuần) dưới điều kiện chuẩn (đủ ẩm). Công việc này có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong vườn ươn. Tỷ lệ nảy mầm tối thiểu đối với cỏ Guinea là 45%; Paspalum 60%; cỏ Signal 40%, cỏ Stylo 60%. Tỷ lệ nảy mầm thấp thì phải tăng số lượng hạt cần gieo.
Xử lí hạt trước khi gieo
Những hạt vừa mới thu hoạch thường không nảy mầm. Hạt của một số giống cỏ có thời gian ngủ, chúng sẽ không nảy mầm cùng với mùa mà chúng được thu họach. Thời gian ngủ kéo dài từ 3-6 tháng. Trong thời gian ngủ, tỷ lệ nảy mầm tăng dần theo thời gian sau đó lại giảm. Hạt cỏ thu hoạch vụ này thì sử dụng để gieo vào vụ sau. Bảo quản lâu tỷ lệ nảy mầm giảm, chúng sẽ hư hỏng rất nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao. Đối với hạt đã bảo quản qua một năm, trước khi gieo nhất thiết phải kiểm tra độ nảy mầm. Hạt được bảo quản trên một năm trong phòng lạnh tỷ lệ nảy mầm giảm khoảng 30% so với hạt chỉ bảo quản trong 3-6 tháng.
Hạt của nhiều giống cỏ họ đậu không nảy mầm vì có lớp vỏ cứng. Trong tự nhiên vỏ cứng này giúp hạt tồn tại trong đất, đến mùa mưa năm sau vỏ thấm nước mềm dần và hạt nảy mầm. Trong sản xuất ta có thể xử lí vỏ cứng bằng nhiệt (như ngâm hạt bình linh với nước nóng 80OC trong 4 phút hoặc ở 100oC trong 30 giây) hoặc cơ học như chà sát cho vỡ vỏ ngoài. Cũng có thể gieo trước cho hạt nằm trong đất 4-6 tuần trước khi mùa mưa bắt đầu.
Gieo hạt cỏ
Phương pháp nhân giống bằng hạt khác với bằng hom và thân bụi. Thời điểm gieo hạt tốt nhất là vào đầu mùa mưa, khi có một vài trận mưa nhỏ đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm. Hạt cỏ rất nhỏ chúng cần được liên kết chặt vào đất ẩm mới có thể nảy mầm vì vậy không nên gieo vào ngày nắng lớn hay mưa to.
Làm đất xong phải trồng ngay để hạn chế tối đa sự phát triển của cỏ dại. Do vậy việc làm đất phải nhằm vào thời tiết thích hợp sao cho khi trồng đất có đủ độ ẩm. Sau khi trồng có những trận mưa nhẹ, đủ duy trì ẩm độ của đất, sẽ tốt hơn khi có mưa lớn hoặc không có mưa.
61
Đinh Văn Cải
Trước khi gieo hạt, trộn thêm đất vào hạt cỏ theo tỷ lệ 3 phần đất bột và một phần hạt cỏ. Trộn thêm thuốc chống côn trùng như Basudin trước khi gieo để phòng kiến tha hạt cỏ. Hoặc trộn hạt cỏ với cám gạo để nhử cho kiến tha cám thay vì chúng tha hạt cỏ.
Hạt cỏ quá nhỏ bé và mong manh, nếu chúng bị vùi lấp sâu trong đất thì cây con sẽ chết do hết chất dự trữ trước khi thân chúng kịp nhô lên khỏi mặt đất để tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Trồng trên nền đất sét hoặc đất pha sét, hạt cỏ được vùi sâu 1-1,25cm dưới lớp đất mịn. Nếu trồng trên đất cát nhẹ thì hạt vùi sâu từ 2,5-3,8cm. Hạt cỏ lớn (như hạt cỏ Ruzi) có thể lấp sâu hơn, tùy thuộc vào ẩm độ của đất. Đối với một số cây họ đậu có hạt lớn thì có thể vùi hạt sâu 4-6cm. Nghiên cứu cho thấy sự
mất hạt có nguyên nhân chính là hạt bị vùi quá sâu trong đất.
Có thể gieo trực tiếp trên ruộng. Khi gieo trực tiếp cũng nên gieo theo hàng, không gieo vãi tràn trên mặt ruộng. Khoảng cách hàng từ 25-30cm. Gieo thành hàng thì sau này nhận diện cây cỏ, chăm sóc và làm cỏ dại dễ dàng hơn.
Hạt cỏ có thể gieo trong vườn ươm sau khi cây cao 15-20cm đánh ra trồng như cấy lúa.
Nếu nhân giống bằng hom hoặc bằng bụi thì hom giống phải được trồng ngay sau khi cắt và sau khi làm đất. Trồng bằng bụi thì khoảng cách giữa các bụi 20 x 25cm. Trồng bằng hom thì đặt hom xuống lòng rãnh sâu 10cm phủ đất và giậm chặt.
Chăm sóc đồng cỏ sau khi trồng là phải chú ý làm sạch cỏ dại, trồng dặm chỗ mất và khi cần thì bón thúc phân urê cho cỏ mọc thành thảm đều.
5.1.5. Thu cắt hoặc chăn thả lần đầu
Thời gian từ khi thiết lập đồng cỏ đến khi chăn thả lần đầu phụ thuộc vào loại cỏ và phương pháp nhân giống. Cỏ họ đậu phát triển chậm hơn cỏ hòa thảo, gieo bằng hạt chậm hơn trồng bằng hom, bụi. Cỏ thảo trồng hom thì 2-3 tháng, cỏ đậu trồng hạt có thể kéo dài đến 3-4 tháng mới thu hoạch lứa đầu. Theo kinh nghiệm thì lần đầu nên cắt lần sau mới đưa bò vào chăn thả.
5.1.6. Quản lí đồng cỏ chăn thả
Chi phí trồng mới đồng cỏ là một đầu tư tốn kém. Chúng ta phải quản lí đồng cỏ thật tốt để có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ trong nhiều năm. Nội dung chính của quản lí đồng cỏ là sử dụng hiệu quả nhất đồng cỏ mà không để cỏ già lãng phí và duy trì được những giống cỏ chất lượng cao trên đồng cỏ.
Chất lượng đồng cỏ chăn thả phụ thuộc vào giống cỏ, lượng mưa, dinh dưỡng trong đất, khoảng cách chăn thả, thời gian và số lượng gia súc chăn thả trên đồng cỏ. Số lượng chất xanh của cỏ tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng protein của cỏ sẽ giảm. Để con vật thu nhận được tối đa chất dinh dưỡng thì cỏ phải được cắt hoặc chăn thả trước khi chúng già cứng. Vì mỗi loại cỏ có thời gian và tốc độ sinh trưởng khác nhau nên cần căn cứ vào hiện trạng của thảm cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và tính toán số bò chăn thả trên một diện tích đồng cỏ.
Thông thường một đàn gia súc chăn thả luân phiên trên 4-5 lô đồng cỏ. Mỗi lô chăn thả từ 6-7 ngày. Quay vòng lần lượt từ lô đầu tiên đến lô cuối cùng. Một vòng quay từ 30-35ngày. Diện tích mỗi ha chăn thả cho 25-30 bò cái sinh sản.
Mật độ gia súc chăn thả cao thì mức độ giẫm đạp của gia súc lên cỏ nhiều, làm mất đi số lượng cỏ và giảm chất lượng thảm cỏ. Số gia súc chăn thả trên đồng cỏ ít sẽ ăn không hết cỏ, để cỏ già lãng phí. Cách đơn giản là quan sát số lượng lá và màu xanh lá trên thảm cỏ để biết mức độ chăn thả. Thảm cỏ không còn lá xanh là mức độ
chăn thả nặng (nhiều gia súc hoặc chăn nhiều ngày). Thảm cỏ còn quá nhiều lá già
62
Nuôi bò thịt
và thân là chăn thả nhẹ. Qua đó để điều chỉnh mật độ gia súc và thời gian kéo dài chăn thả cho phù hợp.
Sau mỗi đợt chăn thả cần bón phân cho đồng cỏ, dọn cỏ dại để thảm cỏ mọc đều. Không chăn thả nặng vào cuối mùa mưa, tạo cơ hội cho cây cỏ ra hoa kết hạt, phát tán hạt cho vụ sau.
Mỗi năm cần bón ít nhất 100 kg super phốtphat và 10 tấn phân chuồng cho 1 ha đồng cỏ chăn thả.
5.1.7. Đồng cỏ chăn thả hỗn hợp thảo - đậu
Đối với đồng cỏ hỗn hợp cỏ thảo và đậu thì việc duy trì cỏ họ đậu để cân bằng hàm lượng protein của thức ăn là rất quan trọng. Để đạt được điều này cần chú ý đến chế độ bón phân và quản lí chăn thả. Bón nhiều N (phân urea) cỏ hòa thảo mọc nhanh hơn sẽ lấn át và che lấp cỏ họ đậu. Chăn thả nặng cỏ đậu bị gặm cụt sát đất không có cơ hội tái sinh và không có cơ hội ra hoa kết trái, tỷ lệ cây cỏ đậu mất dần. Để duy trì tỷ lệ cỏ thảo và đậu trên đồng cỏ hỗn hợp cần chọn những giống cỏ thảo sinh trưởng chậm, ít tán che. Không bón nhiều N, bón đủ phân P và K để thúc đẩy sự
sinh trưởng của cỏ đậu và kết hợp với chăn thả vừa phải.
5.2. LỰA CHỌN GIỐNG CỎ TRỒNG THÂM CANH
Đồng cỏ chăn thả chỉ giải quyết được một phần cỏ xanh cho đàn bò vào mùa mưa. Trồng cỏ thâm canh để cung cấp thêm thức ăn xanh tại chuồng khi bò thu nhận cỏ trên đồng cỏ chăn thả thấp hơn so với yêu cầu. Mặt khác trồng cỏ thâm canh để có cỏ dư thừa dự trữ cho bò vào mùa khô hạn.
Trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao (như cây cỏ voi, cây ngô, cao lương…) là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với những vùng khan hiếm đất đai hoặc những vùng mà việc sử dụng đất hiện tại còn kém hiệu quả. Lợi ích của trồng cỏ thâm canh rất rõ ràng:
- Chủ động thức ăn xanh quanh năm cho bò kể cả vào những tháng khô hạn nhất, khi nguồn cỏ tự nhiên và cỏ trên bãi chăn thả cạn kiệt
- Chất lượng cỏ trồng cao và ổn định không phụ thuộc vào mùa vụ như cỏ tự nhiên, cỏ trên bãi chăn, không sợ nhiễm độc từ thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua việc tăng đầu con (1ha nuôi 10-20 bò), tăng thu nhập tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.
- Kết hợp trồng cỏ với nuôi bò là biện pháp giữ gìn, bồi bổ và cải tạo đất hiệu quả nhất.
Đã có nhiều giống cỏ được thử nghiệm, đánh giá và giới thiệu để sản xuất thức ăn xanh cho trâu bò theo phương thức trồng thâm canh thu cắt. Sau đây là một số giống cỏ trồng cho năng suất cao, đang trồng phổ biến trong cả nước.
5.2.1. Cây cỏ VOI (Pennisetum purpureum)
Cỏ voi có tên khoa học là Pennisetum purpureum. Giống phổ biến nhất và cho năng suất cao là giống lai giữa P. purpureum và P. glaucum có tên là King.
Đặc điểm cây cỏ
Cỏ voi có thân cao từ 2-4m, thân có lóng đốt như thân cây mía nhưng đường kính nhỏ hơn (1-2cm). Nhiều lá và còn giữ được lá xanh khi cây đã cao.
- Thích hợp cho việc thu cắt cho ăn tươi hay ủ ướp.
63
Đinh Văn Cải
- Sinh trưởng nhanh. Nếu đủ phân bón và nước tưới vào mùa khô thì cắt quanh năm và năng suất rất cao có thể đạt trên 400 tấn/ha/năm.
- Phát triển rất mạnh ở những vùng đất tốt và đủ ẩm. Chịu được phân bón nhiều.
- Không thích hợp với chân ruộng chua, phèn, mặn và đất nghèo dinh dưỡng. - Không chịu được ngập úng, không chịu được hạn nặng và mùa khô kéo dài. - Không chiụ được bóng râm.
- Trồng một lần khai thác được nhiều năm (tới 5 năm).
- Chất lượng cỏ khá tốt, bò thích ăn vì có hàm lượng đường cao, vị ngọt. Tuy nhiên nếu không thu cắt kịp thì thân hóa gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỷ lệ lợi dụng thấp.
- Điểm bất lợi nữa của cỏ voi là không sử dụng máy cắt cỏ thông thường để thu cắt mà phải chặt bằng tay như chặt mía. Khi cho ăn phải băm chặt ngắn.
Kỹ thuật trồng
Chuẩn bị đất
- Chọn nơi đất cao không ngập úng, không chua, phèn, đủ ánh sáng không bị râm rợp dưới tán những cây khác.
- Có thể trồng dưới rãnh sâu như trồng mía để mùa khô dễ tưới hay có thể trồng trên ruộng phẳng thành hàng như trồng khoai mì.
- Cày sâu, bừa kĩ để diệt cỏ dại. Bón nhiều phân chuồng trước khi trồng. Ruộng chua thì phải bón thêm vôi.
Phân bón tùy theo chất đất , công thức phổ biến cho 1ha:
- Phân chuồng 20- 25 tấn (hoặc hơn)
- Super Lân: 250-300kg
- Sulfat Kali: 200-250kg
- Urea: 50kg
- Vôi: 500kg
Phân chuồng, lân, kali và vôi bón lót toàn bộ theo hàng hay rãnh vào lúc trồng. Phân urea bón thúc sau khi trồng 15 - 20 ngày.
Giống
Trồng bằng hom. Hom lấy từ cây giống tốt, độ già vừa phải (60-80 ngày). Chặt hom dài 25-30cm. Mỗi hom có 3-4 mắt mầm. Ước tính 3-4 tấn hom cho 1ha.
Cách trồng
- Nếu trồng theo hàng thì rạch hàng cách hàng 50-60cm. Hàng sâu 15cm. Sau khi bón phân lót, đặt hom dọc theo hàng, hom nọ nối tiếp hom kia. Đầu gốc của hom đặt sâu dưới đất còn đầu ngọn thì nhô lên trên mặt đất. Có thể đặt hom chìm hẳn xuống đất sâu 8-10cm, lấp kín.
- Nếu trồng theo rãnh thì đào rãnh sâu 50cm rộng 80cm, rãnh nọ cách rãnh kia 50cm. Đất đào dưới rãnh đổ lên bờ rãnh cho cao hơn mặt ruộng cũ 20cm, lèn chặt tạo bờ giữ nước. Phân bón lót cho xuống lòng rãnh, trộn xáo đều với đất rồi đặt hom cỏ xuống. Hom đặt thành 2 hàng dọc 2 bên rãnh, 2 hàng hom cách nhau 50cm, hom nọ nối tiếp hom kia. Lấp đất để hom nằm chìm dưới đất 8-10cm.
64
Nuôi bò thịt
Chăm sóc
- Sau 10-15 ngày mầm cỏ mọc cao lên trên mặt đất thì trồng dặm vào những chỗ mất, xới xáo cỏ dại. Khi cỏ mọc thấy cây cách cây 40-50cm là vừa. Mỗi cây sau này phát triển thành một bụi. Chăm tốt thì bụi to đường kính có thể 40cm và các bụi liền lại kín mặt đất.
- Khi cỏ cao tới bụng thì bón thúc 50kg urea/ha có thể bón thêm phân NPK nếu thấy cỏ xấu.
Thu hoạch
- Lứa đầu thu hoạch khi cỏ được 50-60 ngày tuổi (không thu hoạch non đợt đầu ảnh hưởng đến khả năng tái sinh). Các lứa sau cắt cách nhau khoảng 40 ngày. Cắt cách mặt đất 2-3cm. Cắt non quá cỏ nhiều lá, mềm, bò thích ăn nhưng chất khô của cỏ rất thấp (có thể dưới 10%), vì vậy bò ăn no bụng mà vẫn thiếu chất khô. Cắt già quá phần thân dưới hóa gỗ cứng bò không ăn hết trở nên lãng phí. Cỏ voi không đủ
phân sẽ phát triển chậm, thân già cứng bò không thích ăn.
- Mỗi lần cắt xong phải làm sạch cỏ dại, cắt sạch lá khô dưới gốc. Xới xáo đất, bón thêm phân urea (50kg/ha), hoặc tưới nước rửa chuồng cũng rất tốt.
- Mùa khô phải tưới cho cỏ, cách 3 ngày tưới đẫm nước một lần. Đủ nước tưới thì mùa khô cỏ phát triển nhanh hơn và cho năng suất cao hơn mùa mưa.
- Chăm sóc tốt mỗi lứa cắt thu 40-50 tấn/ha. Một năm cắt 8 lứa thì 1ha cỏ voi trồng mỗi năm sẽ thu 320-400 tấn đủ nuôi 25 con bò
Sử dụng cỏ voi
- Cỏ voi sử dụng an toàn cho tất cả các đối tượng trâu bò và bê nghé con. Lượng cỏ cho một con trung bình 30-35 kg/ngày. Khi cho trâu bò ăn cỏ quá non phải cho ăn kèm thêm 2-3kg rơm khô/con/ngày.
- Thân cỏ voi ngay cả khi cắt ở độ tuổi vừa phải cũng khá cứng vì vậy để bò ăn hết cần phải chặt ngắn, đập dập. Nếu chặt bằng tay thì độ dài khoảng 5-8cm, nếu dùng máy băm thì băm ngắn 2-5cm, không để dài cả cây vì bò chỉ lựa chọn ăn phần lá, bỏ lại phần thân và gốc.
- Mùa mưa khi dư thừa cỏ voi ta có thể dự trữ bằng phương pháp ủ chua (xem phần sau).
5.2.2. Cây cỏ RUZI (Brachiaria ruziziensis)
Cỏ Ruzi có nguồn gốc từ Rwanda. Cỏ được trồng nhiều ở các nước châu Phi nhiệt đới, ấn Độ, úc và Thái Lan. Cỏ mới được giới thiệu vào nước ta những năm gần đây. Ruzi là một giống triển vọng nhất trong loài Brachiaria.
Đặc điểm cây cỏ và giá trị dinh dưỡng
- Ruzi là cây cỏ hòa thảo, thân bò, mềm, nhiều lá, độ cao trung bình. Trên lá có lông tơ ngắn. Khi mọc tốt sẽ tạo thành thảm dày đặc che kín mặt đất.
- Cỏ chịu hạn tốt, nhưng vẫn không thể phát triển được khi mùa khô kéo dài. Có thể chịu ngập úng trong khoảng thời gian ngắn, có thể chịu được bóng râm. Thích hợp với chân ruộng cao, đất giàu dinh dưỡng.
- Rất dễ trồng, trồng một lần thu hoạch nhiều năm (3-4 năm). Có khả năng lưu gốc qua mùa khô hạn.
65
Đinh Văn Cải
- Cỏ thu hoạch non khi khoảng cách cắt 30 ngày thì rất mềm bò ăn hết mà không cần băm chặt. Nếu để già chất lượng cỏ giảm hẳn, phần gốc khô cứng bò không thích ăn, tỷ lệ tiêu hóa kém.
- Cỏ Ruzi có thể trồng bằng thân, bằng hạt hoặc bằng bụi. Chất lượng hạt giống tốt, tỷ lệ hạt nảy mầm cao.
- Không an toàn cho bê con trong giai đoạn bú sữa (ăn nhiều có thể bị chướng hơi dạ cỏ).
Kỹ thuật trồng
- Làm đất trồng cỏ Ruzi cũng tương tự như làm đất trồng cỏ voi. Cày sâu, bừa kĩ, sạch cỏ dại. San phẳng ruộng. Rạch hàng cách hàng 40cm, sâu 15cm. Nếu trồng bằng hạt thì đất phải làm kĩ hơn, như trồng rau vậy.
- Bón phân trước khi trồng như trồng cỏ voi.
- Trồng bằng hạt thì cần 5-6kg cho 1ha. Trồng bằng thân thì cần 6-7 tấn. Trồng bằng bụi thì cần nhiều hơn.
Trồng bằng hạt: Có thể gieo trực tiếp thành hàng như gieo hạt mè. Cách này đỡ tốn công nhưng sợ cỏ dại mọc lấn át trước khi cây cỏ vượt lên được. Có thể ươm thành vạt như gieo mạ, khi cây cao 20-30cm thì đánh ra cấy vào hàng. Cách này tốn công nhưng chắc ăn hơn.
Trồng bằng thân: Chọn cây giống già vừa phải. Cắt phần thân cây, trồng trực tiếp xuống rãnh như trồng dây lang.
Trồng bằng bụi: Chọn cây giống khỏe mạnh, đánh cả bụi, tách thành từng bụi nhỏ đem trồng như trồng lúa. Bụi cách bụi 30cm.
Dù trồng bằng hạt, bằng thân hay bằng bụi thì cũng trồng thành hàng. Nếu trồng bằng thân thì đặt thân cây cỏ liên tiếp nhau dưới đáy rãnh và lấp kín phần gốc, sâu 10cm, để phần ngọn, giậm chặt gốc.
Chăm sóc
Khi cỏ bén rễ, cần làm sạch cỏ dại, bón thúc phân đạm và phân NPK để cỏ có sức vượt lên.
Thu hoạch
- Thu hoạch lứa đầu khi thảm cỏ cao khoảng 50-60cm (tương ứng 60 ngày sau khi trồng). Các lứa cắt tiếp theo cách nhau 30-35 ngày.
- Mỗi lần cắt xong tưới nước rửa chuồng hoặc bón urea, phân NPK cho cỏ. Phân Vedagro của nhà máy bột ngọt Vedan rất thích hợp với cỏ Ruzi. Pha loãng phân này (20%) với nước để tưới sau mỗi lứa cắt. Có thể tưới một lần thật đẫm trước khi trồng 5-6 tháng thì vài năm sau không cần tưới lại, không cần bón thêm phân nào khác.
- Đủ nước tưới cỏ tốt và cho thu hoạch quanh năm. Năng xuất rất cao có thể đạt 300 tấn/ha/năm.
- Chăm sóc tốt thì 1ha cỏ sẽ sản xuất ra một lượng cỏ đủ nuôi 15-20 con bò. Thu hoạch hạt
Cỏ Ruzi gần tới mùa khô nếu ta muốn thu hoạch hạt thì ngưng cắt trước khi cây ra hoa ít nhất 90 ngày. Cây sẽ ra hoa và kết hạt. Hạt cỏ chín không đều, vì vậy hàng ngày phải đi thu hạt bằng cách đập bông cỏ. Hạt chín thu được phơi khô, bảo quản kĩ, mùa mưa năm sau vãi ra ruộng trồng tiếp.
5.2.3. Cây cỏ Sả (Panicum maximum)
66
Nuôi bò thịt
Cỏ sả có tên khoa học là Panicum maximum, nguồn gốc từ Kenya. Cỏ đã được giới thiệu vào Việt Nam từ lâu. ễÛ Việt Nam nó còn được biết đến với tên là cỏ Guine. P. maximum có nhiều giống năng xuất cao như TD-58; Tobiata, Si Muang. Nước ta đang trồng phổ biến giống TD-58 nhập từ Thái Lan. Giống mới Si Muang có thân màu tía, cây cao, mọc thẳng và sản xuất hạt tốt.
Đặc điểm cây cỏ và giá trị dinh dưỡng
- Là giống cỏ thảo, thân bụi như bụi sả. Có giống sả lá lớn và sả lá nhỏ. Cỏ sả lá lớn năng suất cao trồng để thu cắt, cho ăn tươi hoặc ủ ướp chung với cỏ voi. Cỏ sả lá nhỏ năng xuất thấp hơn, chịu hạn, chịu dẫm đạp dùng để chăn thả thích hợp hơn.
- Cỏ sả sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chịu hạn khá, chịu nóng, chịu bóng cây, chất lượng tốt và dễ trồng. Phù hợp với chân ruộng cao, đất pha cát, giàu dinh dưỡng, từ trung tính đến độ chua nhẹ. Cỏ không chịu được ngập úng cũng như mùa khô kéo dài. Có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng bụi.
- Thu hoạch non trước khi ra hoa, chất lượng cỏ cao trâu bò ăn hết không cần băm chặt. Thu hoạch muộn, thân hóa gỗ, giảm chất lượng và giảm ngon miệng đối với gia súc.
Đồng cỏ sả- TD58 thu hạt
Thời vụ trồng: Tốt nhất là đầu mùa mưa. Nơi chủ động nước tưới thì trồng quanh năm. Chuẩn bị đất: Như đối với cỏ voi. Nếu trồng hạt thì phải làm đất kĩ hơn. Rạch hàng khoảng cách 40-50 cm sâu 15 cm nếu trồng bằng khóm và sâu 10 cm nếu trồng bằng hạt. Phân bón cho 1 ha:
Phần chuồng hoai mục: 10 -15 tấn
Super Lân: 250-300 kg
Sulfat Kali: 200-250kg
Urea: 50kg
Vôi: 500kg
Phân hữu cơ, Lân, Kali bón lót hết theo hàng. Phân urea để bón thúc.
Giống: Có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân gốc. Nếu trồng bằng hạt cần 6-8 kg/ha. Hạt thu hoạch ở mùa trước dùng gieo vào mùa sau. Nếu trồng bằng thân gốc (khóm) cần 5-6 tấn/ha. Chuẩn bị khóm như sau: Cỏ sả giống trên ruộng có độ tuổi 75-80 ngày. Dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt bớt rễ già, cắt bỏ bớt phần ngọn,
67
Đinh Văn Cải
phần gốc còn lại cao khoảng 25-30cm. Khi trồng tách thành cụm nhỏ mỗi cụm có 3 -4 nhánh tươi để trồng.
Cách trồng: Sau khi đã rạch hàng, bón phân theo quy định đặt các cụm giống tựa vào thành hàng ngả về cùng phía và vuông góc với lòng rãnh. Khoảng cách 25- 30cm. Lấp đất sâu khoảng 10cm phần thân. Dặm chặt đất phần gốc rễ.
Nếu trồng bằng hạt thì đất làm tơi xốp và mịn hơn. Gieo hạt theo hàng lấp đất mỏng 2-2,5 cm. Sau khi gieo 2-3 ngày có mưa nhẹ là tốt, mưa nhiều hạt bị trôi và đất tạo váng hạt cỏ không mọc đều. Có công nhiều thì gieo trong vườn ươm, khi cây con cao 15-20 cm thì nhổ cấy thành hàng. Mật độ trồng 25x40cm.
Chăm sóc: Sau khi gieo hạt 15-20 ngày kiểm tra mầm chồi để trồng dặm. Làm cỏ dại cho đến khi cỏ mọc cao. Dùng phân urea bón thúc sau khi làm sạch cỏ dại.
Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi cỏ 60 ngày tuổi. Các lứa sau khoảng 30-45 ngày. Cắt cao cách mặt đất 5cm. Nếu dùng nước rửa chuồng tưới cỏ thì chỉ tưới sau khi cắt một tuần và không tưới trực tiếp lên gốc cỏ. Cỏ trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm.
Năng suất cỏ sả lá lớn trồng thâm canh đủ nước tưới đạt 30tấn/ha. Có thể thu hoạch 8-10 lứa, đạt từ 240-300 tấn/ha/năm.
5.2.4. Cây cỏ Stylo
Có nhiều loài: Stylosanthes hamata, Stylosanthes guianensis. Đặc điểm cây cỏ và giá trị dinh dưỡng
Là cây cỏ họ đậu, thời gian sống 2-3 năm, thân gỗ mọc thẳng thành bụi, thích hợp cho thu cắt, có tỷ lệ chất đạm khá cao.
Thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Trồng để thu cắt cho ăn tươi hay phơi sấy chế biến bột cỏ đều tốt. Năng suất chất xanh thấp hơn cỏ hòa thảo, 50-60 tấn (ha/năm) nhưng hàm lượng protein 18-20%. Khi cho bò ăn cỏ hòa thảo kết hợp với cỏ Stylo sẽ làm tăng hàm lượng protein trong khẩu phần mà không cần bổ sung thêm thức ăn tinh giàu đạm khác.
Phù hợp với chân ruộng cao, chịu hạn khá tốt. Không chịu được đất trũng ngập nước. Thích nghi rộng với đất nghèo dinh dưỡng và chua. Cạnh tranh rất tốt với cỏ dại.
Nhân giống cỏ Stylo bằng gieo hạt hay bứng gốc. Thời vụ trồng thích hợp nhất là đầu mùa mưa. Chuẩn bị đất: Như cỏ voi và cỏ sả. Rạch hàng khoảng cách 50-60 cm, sâu 10cm.
Phân bón cho 1 ha:
Phần chuồng hoai mục: 10-15 tấn
Super Lân: 300-350kg
Clorua Kali: 100-150kg
Urea: 50kg
Nếu đất chua thì bón thêm 0,5-1 tấn vôi/ha. Vôi rải đều trên diên tích khi cày bừa. Phân hữu cơ, Lân, Kali bón lót hết theo hàng rạch trước khi gieo trồng. Phân urea để bón thúc khi cây có độ cao 5-10 cm
Kỹ thuật gieo trồng
Rạch hàng sâu 5-10 cm, hàng cách hàng 40 cm. Bón phân lót và gieo hạt theo hàng. Số lượng hạt giống cần 4-6 kg/ha. Có thể ủ hạt trong nước nóng 60-700C đến khi nứt nanh mới đem gieo. Có thể gieo hạt trong vuờn ươm khi cây con cao 20-25 cm
68
Nuôi bò thịt
nhổ ra trồng theo hàng với khoảng cách cây cách cây trong hàng là 15-20 cm. Nếu giâm cành thì cắt cành dài 30-40 cm, có 4-5 mắt chôn xuống đất 20cm.
Chăm sóc
Khi cây gieo hạt mọc được 5-10 cm thì xới xáo cỏ dại, sau đó dùng urea bón thúc. Làm cỏ 2-3 lần cho đến khi cây phát triển khép tán.
Thu hoạch
Cỏ Stylo thu hoạch lứa đầu khi thảm cỏ che phủ kín đất, cây cao khoảng 60 cm và sau khi trồng khoảng 3 tháng. Khi thu hoạch cắt cao 15-20cm cách mặt đất. Các lứa cắt tiếp theo khoảng 70 ngày khi thảm cỏ cao 35-40 cm. Nếu cắt sát gốc cỏ sẽ bị chết, do phần gỗ ở gốc không có khả năng tái sinh.
Sử dụng
Cỏ Stylo có hàm lượng chất đạm cao nên có thể thay thế môt phần thức ăn tinh. Lượng cỏ Stylo từ 10-15 kg/con/ngày.
Trồng một lần thu hoạch trong 3-4 năm. Hạt cỏ Stylo thu hoạch rất khó vì cỏ ra hoa quanh năm, tuy vậy hạt cỏ tự phát tán ra chung quanh mọc rất nhiều cây con và ta có thể bứng cây con để trồng.
5.3. PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
5.3.1. Giá trị dinh dưỡng một số phụ phẩm nông nghiệp và cách sử dụng
Thân cây bắp sau thu hoạch có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phụ phế phẩm từ ngũ cốc, và vì thế nó có tiềm năng lớn trong việc cải thiện dinh dưỡng cho gia súc. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Đinh Văn Cải và cộng tác viên, 1999) thì thân cây bắp sau thu hoạch có 25-26% chất khô; 32% xơ thô; 68,7% NDF; tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ: 53,3% và năng lượng trao đổi cho trâu bò: 7,46 MJ/kg chất khô. Cản trở lớn nhất đối với việc sử dụng thân cây bắp sau thu hoạch là khô cứng vì vậy cần thiết bị cán dập, chặt ngắn, phơi khô trước khi cho ăn hoặc phơi khô dùng dần.
Rơm rạ ở nước ta có khối lượng rất lớn nhưng tỷ lệ sử dụng trong chăn nuôi trâu bò còn rất khiêm tốn. Phần lớn chúng được sử dụng làm chất đốt (ở miền Bắc), hoặc đốt trực tiếp ngoài ruộng làm phân bón ruộng, một lượng nhỏ được sử dụng làm nấm rơm (ở miền Nam). Rơm rạ có thể sử dụng như một nguồn thức ăn chính để nuôi trâu bò cày kéo, sinh sản. Rơm rạ còn là nguồn xơ rất tốt để phối hợp với thức ăn nhuyễn, những thức ăn bổ sung đắt tiền khác trong chăn nuôi bò sữa và vỗ
béo bò thịt..
Rơm rạ cồng kềnh hơn và chất lượng thấp hơn thân cây bắp. Nếu chỉ cho ăn một mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn được một số lượng nhỏ. Rơm lúa rất giàu Kali hòa tan nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu, vì thế gia súc được nuôi dưỡng bằng rơm lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca dễ tiêu. Rơm lúa còn có thành phần lignin thấp (6-7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%) so với các loại phế phẩm cây trồng khác (thường có khoảng 10-12% Silic). Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa kém. Phần thân lúa được tiêu hóa nhiều hơn lá vì thế nên gặt lúa ở mức càng thấp càng tốt.
Khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp.
69
Đinh Văn Cải
Rơm rạ được ủ với 4-5% urea sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hóa (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào của trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6kg so với 1,6kg DM/100kg khối lượng).
Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25-40% trong khẩu phần.
Khi ủ phụ phẩm nhiều xơ với urea hoặc bổ sung urea, một nguồn nitơ rẻ tiền vào khẩu phần, sẽ đảm bảo sự gia tăng tỷ lệ tiêu hóa và khả năng ăn vào của gia súc. Tiêu hóa xơ cũng được cải thiện rõ nét khi bổ sung thêm một lượng nhỏ carbohydrate dễ lên men như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám…
Khi sử dụng nitơ phi protein, lưu huỳnh là yếu tố giới hạn chính đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Một hỗn hợp gồm 90% urea và 10% sulphat natri (Na2SO4) làm cho tỷ lệ N/S được cân bằng. Rơm rạ thường có hàm lượng canxi, phospho và muối thấp. Việc bổ sung coban (Co), đồng (Cu) sẽ cải thiện được khẩu phần dựa trên rơm rạ. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được cải thiện một cách đáng kể nếu bổ sung 1,5-
2% urea, 10% rỉ mật và 0,5% hỗn hợp khoáng (muối, P, Ca, S)…
Cám gạo có chất lượng rất khác nhau tùy thuộc vào quy trình xay sát. Cám gạo loại tốt thì có ít vỏ trấu nên hàm lượng xơ tổng số thấp (khoảng 6-7%) giá trị TDN khoảng 70% và protein thô từ 13-14%, Năng lượng trao đổi từ 12-12,5 MJ/kg chất khô. Cám gạo chất lượng xấu thì hàm lượng xơ có thể lên đến 20%. Cám gạo loại tốt là một nguyên liệu thức ăn rất có giá trị vói trâu bò, vì vậy giá cám gạo loại tốt cũng rất cao.
Hèm bia, bã rượu có protein thô từ 26%-32% (theo chất khô). Phụ phẩm này được sử dụng ở dạng ướt, khô hoặc ủ ướp chung với rỉ mật và axít hữu cơ. Hèm bia của các nhà máy bia của ta theo phân tích của chúng tôi có 32% protein; 18% xơ (theo chất khô); tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ đạt 68% và giá trị năng lượng trao đổi 12 MJ/kg chất khô (tương đương với cám gạo loại tốt). Hèm bia vừa giàu đạm, vừa giàu năng lượng nên từ lâu đã được sử dụng phổ biến để nuôi bò sữa. Độ ẩm cao là điều bất lợi chính trong việc dự trữ và sử dụng các loại thức ăn này.
Khô dầu là phụ phẩm sau khi những hạt có dầu được ép vắt hoặc chế biến để lấy dầu. Thí dụ như bánh dầu dừa, đậu phộng, hạt bông vải, cao su… Protein thô của khô dầu dao động từ 20-40%. Khả năng phân giải protein và số lượng dầu phụ thuộc vào phương pháp chế biến. EÙp bằng phương pháp thủ công (ép vít) hàm lượng dầu còn khoảng 10% trong khi với phương pháp ép kiệt (trích ly) dầu chỉ còn 1%. Chất xơ cũng thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào chế biến và số lượng vỏ hạt.
Khô dầu dừa là nguồn năng lượng và protein có giá trị được sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa protein của chúng thấp và thức ăn mau bị ôi khét. Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nước và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50% trong khẩu phần. Khô dầu đậu phộng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Hàm lượng xơ thấp và không có sự hạn chế nào trong việc sử dụng cho gia súc nhai lại. Khô dầu bông vải chứa gossypol không hại đối với bò trưởng thành nhưng khả năng tăng trọng của bò sẽ được cải thiện nếu thêm sulfat sắt vào khẩu phần có nhiều bánh dầu bông vải. Có thể sử dụng 10-15% bánh dầu bông vải trong thức ăn hỗn hợp cho bê, đối với bò thịt có thể sử dụng 30%.
Khô dầu đậu nành thường đắt và được sử dụng cho gia súc dạ dày đơn. Vỏ hạt đậu nành chứa 37% CF, 12% CP và giá trị năng lượng tương đương với hạt ngũ cốc là một loại thức ăn có giá trị cho tất cả các loại trâu bò.
Một hạn chế chung trong việc sử dụng khô dầu cho chăn nuôi là hàm lượng dầu còn lại trong phụ phẩm cao nên hay bị ôi khét, thời gian bảo quản ngắn. Điểm bất lợi nữa là khô dầu dễ bị nhiễm nấm Aspergillus sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin, đặc biệt là ở
70
Nuôi bò thịt
khô dầu đậu phộng. Khắc phục được các hạn chế đó, phụ phẩm hạt lấy dầu là nguồn protein có giá trị trong chăn nuôi.
Hạt bông vải cũng được sử dụng để thay thế một phần thức ăn tinh. Hạt nguyên loại tốt chứa khoảng 20% dầu và 19% protein. Vỏ hạt bông vải chứa nhiều xơ (50% CF) nhưng vẫn có thể sử dụng ở mức 30% trong khẩu phần bò thịt. Thí nghiệm vỗ béo bò thịt của Lê Viết Ly đã thành công khi sử dụng khẩu phần vỗ béo có 2 kg hạt bông+ 2kg rỉ mật+ rơm ủ urea.
Rỉ mật được sử dụng trong chăn nuôi để cải thiện tính ngon miệng, bổ sung một số chất khoáng. Rỉ mật còn được sử dụng như một thức ăn bổ sung năng lượng cho khẩu phần thức ăn thô chất lượng kém. Với một hàm lượng đường dễ lên men cao, rỉ mật như là một nguồn năng lượng rẻ tiền để sử dụng với các loại nitơ phi protein. Các loại khoáng cần được cân đối lại bởi vì trong rỉ mật chứa ít phospho, natri và không đủ lượng lưu huỳnh cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Hàm lượng kali trong rỉ mật cao.
Xác mì là phụ phẩm sau khi chiết xuất tinh bột từ củ khoai mì (củ sắn). Xác mì có hàm lượng chất khô thấp (khoảng 20%), rất nghèo protein (1,5-1,6%), hàm lượng xơ thấp (10-11%, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ rất cao (92-93%) vì vậy giá trị năng lượng trao đổi đạt tới 13MJ/kg chất khô (Đinh Văn Cải và cộng tác viên, 1999). Vì vậy xác mì là một loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt cho tất cả các đối tượng trâu bò đặc biệt là vỗ béo bò thịt. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải được bổ sung protein, khoáng và vitamin vì những thành phần này trong bã củ mì không đáng kể. Nước ta là nước trồng khoai mì, nhiều nhà máy chế biến tinh bột khoai mì mỗi năm cho ra một khối lượng lớn xác mì nhưng mới sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ để nuôi trâu bò. Lí do chính là khâu bảo quản và vận chuyển. Cần nghiên cứu khả năng giảm hàm lượng nước của xác mì xuống còn 60-65% để dễ dàng áp dụng các phương pháp bảo quản nhằm sử dụng hữu hiệu hơn loại phụ phẩm này.
Bã thơm (dứa) phụ phẩm thải ra từ nhà máy đóng hộp quả dứa. Thành phần gồm ngọn của quả, vỏ và lõi quả sau khi đã lấy đi phần thân quả đóng hộp. Chất dinh dưỡng chính trong cỏ thơn là chất đường, chất xơ và vitamin A, nhưng hàm lượng protein và muối khoáng thấp. Trở ngại chính của vỏ thơm là hàm lượng nước cao, trong vỏ bã có men Bromelin, là men thủy phân protein, vì vậy bò không ăn được nhiều do bị rát lưỡi. Vì hàm lượng nước cao (85-90%) nên phụ phẩm này nên được sử dụng ở gần nơi nhà máy sản xuất để giảm chi phí vận chuyển. Chúng có thể làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy. Có thể áp dụng phương pháp ủ bảo quản với công thức 65% bã thơm, 20% rơm lúa, 5% bột bắp, 10% rỉ mật và 1,5% urê.
5.3.2. Các yếu tố hạn chế khi sử dụng phụ phẩm
Có một số yếu tố hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến làm thức ăn cho bò. Sự thu gom rất khó khăn do việc thu hoạch thủ công rãi rác ở các hộ nông dân nhỏ; việc cung cấp hầu hết là theo mùa và không đáng tin cậy lắm. Nhiều yếu tố về hóa học (thuốc bảo vệ thực vật phun trên lúa hay hóa chất sử dụng khi chế biến) và vật lý cũng hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm cho trâu bò. Hàm lượng nước cao gây khó khăn trong vận chuyển, bảo quản và khả năng ăn vào. Một số phụ phế phẩm rất dễ hỏng do hàm lượng dầu và đường cao. Giá trị dinh dưỡng thay đổi nhiều do quá trình chế biến đơn giản và chưa được tiêu chuẩn hóa. Chúng thường xuyên bị nhiễm nấm, vi khuẩn và một số phụ phẩm có chứa độc tố đối với trâu bò. Hầu hết các phụ phế phẩm thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Có hai kỹ thuật chính để sử dụng tối đa phụ phế phẩm như một nguồn thức ăn cho bò đó là:
71
Đinh Văn Cải
- Bổ sung một cách thích hợp các chất dinh dưỡng khác để cân bằng dinh dưỡng thiếu hụt trong phụ phế phẩm;
- Cần phải được bảo quản theo các phương pháp thích hợp để kéo dài thời hạn sử dụng và để tránh hư hỏng.
Phụ phế phẩm có thể phơi khô, ủ để gia tăng thời gian sử dụng và tránh hư hỏng. Phơi nắng có thể thực hiện đối với một số phụ phẩm, nhưng ủ ướp mới là phương pháp đáng tin cậy nhất. Ngoài ra, trong quá trình ủ ướp có thể bổ sung một số thức ăn khác để tạo ra một thức ăn ủ hoàn hảo, cân đối về dinh dưỡng. Sản phẩm phổ biến của kỹ thuật sử dụng phụ phẩm là kỹ thuật ủ rơm với 4% urea.
5.4. DỰ TRỮ THỨC ĂN
5.4.1. ủ thức ăn xanh
Nguyên liệu thức ăn xanh được cắt ngắn và nén kĩ trong hố không cho không khí và nước lọt vào. Khi ủ, quá trình lên men yếm khí tạo thành các axít (axít lactic, axít axêtic) làm cỏ chua, nhờ vậy mà cỏ được bảo quản an toàn trong thời gian dài. Tầm quan trọng
- Cất trữ thức ăn xanh khi dư thừa để sử dụng vào lúc khan hiếm thức ăn xanh.
- Chủ động thu cắt thức ăn xanh khi chúng đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất và dự trữ chúng để sử dụng quanh năm.
- Dự trữ được nhiều tháng mà chất lượng vẫn tốt. Giá trị dinh dưỡng vẫn còn giữ được đến 85% so với giá trị ban đầu.
Cách làm hố ủ
Chọn vị trí làm hố ủ
Hố ủ cần đặt gần nguồn nguyên liệu, tiện đường giao thông để giảm chi phí vận chuyển, gần chuồng trại gia súc. Nền đất chắc, địa thế rộng để dễ dàng xe máy ra vào quay trở. Không bị ngập hoặc đọng nước vào mùa mưa.
Một số kiểu hố ủ
Có nhiều cách để ủ cỏ: ủ trong hố, ủ thành đống trên sân, ủ trong bao túi nilon…. Cách ủ thành hố là phổ biến hơn cả. Thông thường hố ủ có 2 vách hai bên. Có loại hố ủ có 3 vách, phía trước không có vách để thao tác khi ủ và khi lấy cỏ ra. Gọi là hố nhưng đều xây nổi trên mặt đất. ủ cỏ thành đống thì không cần xây vách hố
ủ. Trong trường hợp này đống cỏ đánh hình khối cao, trên đỉnh san phẳng, giậm chặt, trên mặt và chung quanh đống cỏ phủ các tấm plastic cho kín. Phía trên đống phủ đất và che chắn không để trâu bò bước lên trên hố.
Kích thước hố ủ
Khi xây hố ủ, kích thước hố ủ phụ thuộc vào lượng thức ăn xanh đem ủ và nhu cầu cỏ ủ cần sử dụng trong năm. Số lượng đàn gia súc, số tháng cần sử dụng cỏ ủ, số lượng cỏ ủ cho một con/ngày và điều quan trọng nữa là ta có thể hoàn thành công việc ủ gọn trong ngày. Hố ủ lớn thì chi phí xây dựng lớn và kỹ thuật ủ sẽ khó đáp ứng yêu cầu về thời gian khi ủ. Hố ủ nhỏ thì tỷ lệ cỏ ủ bị hư hỏng (quanh hố, đáy hố và bề
mặt hố ủ) sẽ cao. Thể tích tối thiểu một hố ủ không nên nhỏ hơn 5m3. Kinh nghiệm cho thấy làm nhiều hố ủ nhỏ và vừa tốt hơn là làm một hố ủ lớn. Ước tính 1m3 hố ủ được 650kg cỏ. Một hố ủ có thể tích 35m3 có thể ủ được khoảng 20 tấn cỏ. Số cỏ ủ này đủ nuôi được 10 con bò trong 3 tháng.
Vật liệu xây hố ủ
72
Nuôi bò thịt
Vật liệu xây hố ủ là đá, gạch, xi măng và cát nếu muốn xây kiên cố để sử dụng lâu dài. Hố ủ tạm thời có thể dùng tre, gỗ quây lại thành hố và lót kín thành hố là được. Quá trình ủ có nhiều nước rỉ ra từ cỏ vì vậy đáy hố ủ làm rãnh nhỏ để thoát nước trong hố ủ ra ngoài. Độ dốc của đáy là 10%. Hố ủ lớn thì đáy cần gia cố nền cho cứng để xe máy ra vào lấy cỏ.
Kỹ thuật ủ cỏ
Chuẩn bị nguyên liệu ủ
Chọn thời điểm cắt cỏ khi chúng có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Nếu cỏ voi thì cắt vào lúc cây cao 1,5m. Cây bắp thì cắt lúc hạt đã đông cứng (sau khi râu bắp đã héo). Cỏ thảo khác thì cắt trước khi ra hoa. Cỏ tự nhiên thì cắt vào cuối mùa mưa. Hàm lượng chất khô trong thức ăn đem ủ từ 30-35% là tốt nhất. Chặt ngắn thức ăn 3,0-3,5cm để dễ nén chặt. Nên dùng máy để băm chặt vì chặt bằng tay sẽ rất chậm bởi vì chúng ta cần phải làm đầy hố ủ thật nhanh. Nếu chọn máy băm cỏ công suất 1,5-1,8 tấn/giờ thì trong 1 ngày ta sẽ ủ xong hố 10m3. Hố ủ lớn thì cần máy cắt và băm luôn, xe máy chở cỏ, máy nén cỏ tốt nhất là máy gạt ủi bánh lốp.
Các chất phụ gia
Có thể thêm một số phụ gia để quá trình ủ tốt hơn và nhanh hơn thí dụ như các chế phẩm thương mại lên men chuyên sử dụng cho ủ cỏ. Có thể thêm rỉ mật đường khi cỏ ủ là cỏ hòa thảo non, cỏ họ đậu vì chúng thiếu lượng đường cần thiết cho lên men. Cứ 1 phần rỉ mật pha loãng với 2 phần nước đựng trong một thùng phuy lớn, cứ 1m3 cỏ ủ thì phun vào trung bình 35 lít hỗn hợp này, phun đều theo mỗi lớp cỏ. ủ
cỏ voi, cây bắp thì không cần thêm rỉ mật. Ngoài rỉ mật người ta còn dùng muối thêm vào 1-2% (tính theo chất khô của cỏ). Cỏ non cần nhiều muối hơn so với cỏ đã đạt yêu cầu chất khô. Không được để đất cát và những thứ khác lẫn tạp vào hố ủ. Nén cỏ trong khi ủ
Nén thật kĩ sau mỗi lần cho cỏ vào hố. Càng nén chặt các lớp cỏ ủ thì không khí còn lại trong cỏ càng ít, chất lượng cỏ ủ càng tốt. Công việc ủ cỏ phải làm thật khẩn trương, thời gian hoàn thành hố ủ không quá một ngày.
Niêm phong hố ủ
Khi hố ủ đầy, dùng một tấm bạt nilon dày phủ kín lên mặt hố và chèn sâu các cạnh của tấm bạt theo mặt trong tường của hố ủ. Đổ đất lên trên dày 20-30cm tạo sức nặng nén chặt thêm hố ủ và tránh mưa. Sau 5 ngày ủ thì bịt kín miệng rãnh thoát nước ở dưới nền hố ủ. Cần thiết thì làm mái che mưa để bảo đảm chắc chắn là nước mưa không thể vào hố làm hư cỏ ủ. Cỏ ủ sau một tháng có thể lấy cho bò ăn.
Cho bò ăn cỏ ủ
Trước khi cho bò ăn cần đánh giá chất lượng cỏ sau khi ủ. Chất lượng cỏ ủ phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, ẩm độ khi ủ và kỹ thuật ủ. Cỏ ủ chất lượng tốt thì có màu vàng như sợi thuốc lá, mùi thơm của axit, không có mốc, cầm tay bóp chặt nắm cỏ ủ không thấy nước rỉ ra kẽ ngón tay, chất khô khi đó ước đạt trên 25%. Cỏ ủ chất lượng xấu thì có màu nâu vàng hoặc nâu tối, mùi hôi và có nhớt. Khi nắm trong tay cỏ ủ bóp mạnh sẽ có nhiều nước trào ra kẽ tay, khi đó chất khô chỉ đạt 15% hoặc ít hơn. Khi lấy cỏ cho ăn cần lấy gọn từ ngoài vào trong và mỗi lần lấy cần lấy hết từ trên hố xuống đáy hố. Số lượng cỏ ủ cho mỗi bò trưởng thành từ 20-25kg mỗi ngày.
5.4.2. Làm cỏ khô
73
Đinh Văn Cải
Tất cả các lọai cỏ hòa thảo cỏ họ đậu, các loại cây thức ăn xanh được cắt đúng thời điểm làm khô bằng phơi hoặc sấy để làm thức ăn cho trâu bò sau đây gọi chung là cỏ khô.
Tầm quan trọng của cỏ khô
- Cỏ khô rất cần cho bê con và bò thịt, bò sữa cao sản, vì cỏ khô có hàm lượng nước thấp nên con vật ăn vào một lượng vật chất khô nhiều hơn so với ăn cỏ xanh. Nếu có điều kiện thì làm cỏ khô để nuôi bê con. Từ tuần tuổi thứ 2 tập cho bê ăn cỏ khô.
- Cỏ khô được cắt đúng thời điểm, phơi khô dự trữ để sử dụng vào mùa thiếu cỏ xanh vì vậy chủ động được thức ăn thô chất lượng cao quanh năm cho bò. - Phơi sấy đúng cách thì hao tổn chất dinh dưỡng trong quá trình phơi sẽ ít hơn so với ủ.
Kỹ thuật làm cỏ khô
Loại cây thức ăn làm được cỏ khô và thời gian thu cắt
Cỏ nhiều lá làm cỏ khô tốt hơn cỏ nhiều thân. Cỏ có thân nhỏ tốt hơn so với cỏ thân lớn. Thí dụ cỏ Pangola, Andropogon, Ruzi, cỏ sả làm cỏ khô tốt hơn cỏ voi.
Thời điểm thu cắt cây thức ăn làm cỏ khô
Đối với giống cỏ ra hoa quanh năm (thí dụ giống Sả-Comom) thì thời điểm thu cắt thích hợp là lúc bắt đầu ra hoa. Đối với giống cỏ không ra hoa quanh năm (thí dụ Pangola, Andropogon, TD 58, Ruzi…) thì chọn thời điểm cắt khi cỏ có độ non vừa phải như khi ta cắt cho bò ăn tươi. Tại thời điểm này cỏ có giá trị protein cao, xơ thấp và khối lượng chất xanh trên một đơn vị diện tích là cao nhất. Nếu cắt muộn, khi cỏ già thì hàm lượng chất xơ cao và protein trong cỏ sẽ thấp. Nếu làm khô bằng phơi nắng thì tất nhiên phải thu hoạch cỏ vào ngày có nắng. Nếu cỏ đến thời điểm thu cắt mà trời mưa hoặc không đủ nắng, ruộng cỏ ướt thì phải dùng sàn để phơi cỏ. Các phương pháp làm khô cỏ
Phơi dưới nắng mặt trời là cách đơn giản và rẻ tiền nhất tuy nhiên phụ thuộc vào thời tiết. Nếu phơi nắng thì nắng và gió càng mạnh, phơi càng nhanh, càng giảm sự hao hụt chất dinh dưỡng trong cỏ. Cỏ khô chất lượng tốt có màu xanh, mùi thơm (thường đạt được khi sấy). Cỏ phơi kém nắng sẽ có màu vàng hoặc vàng nâu. Cỏ
khô có màu xanh thì hàm lượng caroten (tiền thân của vitamin A), các vitamin nhóm B và vitamin D nhiều hơn cỏ khô có màu vàng, nâu. Khi phơi cỏ dưới nắng phải thường xuyên đảo để cỏ xốp tạo điều kiện cho nắng và gió làm cỏ khô nhanh và đều. Mùa mưa ở phía Nam vẫn có thể phơi cỏ trên ruộng, quan trọng nhất là cỏ được một nắng đầu sau khi cắt. Nếu phơi với quy mô nhỏ, số lượng ít thì có thể dùng sàn phơi hoặc tấm bạt nilon để dễ chạy mưa. Canh trở tốt thì sau 2-3 nắng ta có thể gom cỏ về
dự trữ. Ngọn cây sắn (khoai mì) khi phơi cần chặt ngắn để nhanh khô và khô đều.
Sấy cỏ chỉ được áp dụng ở những nước có nền chăn nuôi bò tiến tiến và chỉ sấy những giống cỏ có chất lượng cao để nuôi bê con. ở nước ta sấy cỏ đòi hỏi tăng chi phí thiết bị sấy và năng lượng cho quá trình sấy, do vậy giá thành cao không có hiệu quả.
Cất trữ cỏ khô
Để dễ vận chuyển và cất trữ người ta có thể đóng bánh cỏ khô. Đóng bánh thích hợp đối với cỏ ngắn, mịn, cỏ dài thì bó thành bó tiện hơn. Khuôn đóng bánh cỏ làm bằng gỗ tùy kích cỡ, khoảng 60-70cm mỗi chiều. Cỏ được cho vào khuôn nén chặt rồi cột lại như gói bánh chưng vậy. Những loại cỏ bị rụng lá khi phơi như cỏ họ đậu, lá cây khoai mì thì cần phơi trên sân hoặc trên tấm phơi và khi khô đóng vào
74
Nuôi bò thịt
bao. Cỏ khô có ẩm độ trên 15% khi bảo quản dễ bị mốc. Cỏ phơi thật khô có thể bảo quản trong nhiều năm.
Cho trâu bò ăn cỏ khô
Cỏ khô sử dụng được cho mọi đối tượng trâu bò và ở mọi lứa tuổi. Ưu tiên cỏ mềm chất lượng tốt cho bê con tập ăn, giai đoạn bú sữa và 2 tháng sau cai sữa, số lượng tự do không hạn chế. Cỏ khô già chất lượng kém hơn thì cho ăn kèm với cỏ xanh non thay cho rơm. Bằng cách này bò ăn vào một lượng chất khô nhiều hơn và
cân bằng được hàm lượng chất xơ trong khẩu phần. Loại cỏ khô đạm cao như cỏ họ đậu, lá khoai mì… cho ăn kèm với cỏ hòa thảo hoặc rơm theo một tỷ lệ thích hợp để cân đối dinh dưỡng khẩu phần, thay thế một phần thức ăn tinh.
5.5. THỨC ĂN TINH VÀ THỨC ĂN BỔ SUNG
5.5.1. Thức ăn tinh
Thức ăn tinh cho bò thịt không cần có hàm lượng protein cao như đối với bò sữa. Trung bình 13-14% protein thô là phù hợp. Thức ăn tinh cho bê tập ăn cần chất lượng nguyên liệu cao hơn, không có urea và hàm lượng protein từ 16-18%. Thức ăn tinh vỗ béo bò gày, bê đực không cần hàm lượng protein cao, CP từ 11,5-12%; năng lượng trao đổi (ME) từ 2.350Kcal/kg, Ca= 0,3-0,4% và P= 0,3-0,35%.
Có thể tự phối trộn thức ăn tinh cho bò theo công thức (CT) sau (%): Nguyên liệu CT1 CT2 CT3
Bột khoai mì 80 60 40
Bắp 0 25 50
Khô dầu (40%CP) 12 7 0
Rỉ mật 5 5 5
Urea 1,0 1,0 1,0
Muối ăn 1 1 1
Bột xương 1 1 1
Urea tối đa 1,5%; rỉ mật tối đa 8%. (urea nhiều làm giảm tính ngon miệng).
Khi tỷ lệ rỉ mật cao, dự trữ lâu ngày thức ăn sẽ bị chua. Nếu mua thức ăn tinh hỗn hợp ở nhà máy thì chọn loại thức ăn có 13-14% protein là được.
5.5.2. Hỗn hợp bổ sung khoáng
Thức ăn xơ thô thường không chứa đủ các loại khoáng và vitamin cần cho quá trình sinh tổng hợp và hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ. Các loại khoáng thiếu thường là Ca, P, Cu, Zn, Mn, Fe và S. Trong đó P và S có ảnh hưởng rất lớn đến sinh tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ. Tuy nhiên cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này mới đưa ra được nhu cầu chính xác cho các loại khoáng cần bổ sung. Bổ sung khoáng có lợi cho tất cả bê sau cai sữa và bò tơ. Lượng cho phép 60g cho một con/ngày hỗn hợp trong đó có 32% Ca, 16% P và 20g muối. Có thể tham khảo hỗn hợp khoáng sau đây để bổ sung cho bò khi ăn khẩu phần chủ yếu là rơm. Các hóa chất này dễ dàng mua trên thị trường. Phơi khô, nghiền trộn theo tỷ lệ, đóng vào bao dùng dần.
75
Đinh Văn Cải
Thành phần hỗn hợp khoáng %
CaPO4.2H2O (di-canxiphotphat) 55
NaCl (muối ăn) 26
MgSO4.10H2O 9
Na2SO4.10H2O 7
Lưu huỳnh 1
Khoáng vi lượng (xem ở dưới) 2
Thành phần hỗn hợp vi lượng %
ZnSO4.7H2O 47,40
MnSO4.H2O 23,70
FeSO4.7H2O 23,70
CuSO4.5H2O 4,70
CoSO4.7H2O 0,09
SeO3Na2 0,04
Có thể tự làm tảng liếm bổ sung khoáng cho bò theo công thức:
Thành phần Số lượng (gam)
Ximăng 1.000,0
Vôi sống 125,0
Muối ăn (NaCl) 1.750,0
Dicanxiphotphat (DCP) 2.000,0
Cobalt chloride (CoCl2) 1,0
Đồng sulphate (CuSO4) 25,0
Potassium Iodide (KI) 3,0
Kẽm oxide (ZnO) 95,0
Sodium selenate (SeO3Na2) 1,0
Cộng 5.000,0
Các nguyên liệu được phơi khô nghiền mịn qua máy nghiền có mặt sàng nhỏ.
Các nguyên liệu có số lượng ít trộn với nhau thành một hỗn hợp A. Các nguyên liệu có số lượng lớn trộn với nhau thành hỗn hợp B. Trộn dần hỗn hợp B vào A cho đến hết. Cứ 1 kg hỗn hợp thêm vào 0,2 lít nước, trộn đều và đóng vào khuôn. Khuôn đóng bằng gỗ hoặc bằng sắt kích thước 15 x 15 x 15 cm.
Tảng liếm phơi khô đựng trong túi nilon, để vào kho dùng dần. Đặt tảng liếm vào máng ăn cho bò liếm tự do.
76
Nuôi bò thịt
Chương 6
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG
6.1. ĐÁNH GIÁ THỨC ĂN
Con người nhận các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể từ thức ăn hàng ngày. Bò cũng nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn chúng ăn vào.
Chất dinh dưỡng là những thành phần của thức ăn mà nó cung cấp cho con vật để duy trì sự sống, tăng trọng, sinh sản và duy trì sức khỏe. Những chất dinh dưỡng này được phân thành 4 nhóm chính:
- Carbohydrate (cung cấp năng lượng)
- Protein (chất đạm)
- Chất khoáng
- Vitamin.
Việc xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn cho phép ta so sánh sự khác nhau giữa các loại thức ăn và sự khác biệt chất dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn với nhu cầu dinh dưỡng của con vật, từ đây chúng ta có thể phối hợp những loại thức ăn khác nhau hoặc bổ sung những chất dinh dưỡng thiếu hụt để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng tốt nhất cho nhu cầu con vật.
Cây trồng và gia súc cùng có những thành phần hóa học tương tự nhau như: Carbohydrate (chất đường, tinh bột), protein, chất béo, chất khoáng và vitamin, nhưng khác nhau về số lượng. Thực vật cất trữ năng lượng dưới dạng carbohydrate như tinh bột, đường. Động vật cất trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Thực vật có thể
tổng hợp nên các chất dinh dưỡng này từ không khí, đất, nước và nguồn năng lượng từ mặt trời. Chất bột đường trong hạt ngũ cốc, trong củ khoai mì…, chất dầu trong các hạt cây chứa nhiều dầu là những thức ăn chứa nhiều năng lượng. Hạt những loại cây họ đậu chứa nhiều chất đạm (protein).
Động vật không thể tự tạo ra các chất dinh dưỡng này, mà chúng phải nhận từ bên ngoài dưới dạng thức ăn. Chúng ta có thể cung cấp các chất dinh dưỡng này bằng việc cung cấp thức ăn thô (như cỏ, rơm, thân lá cây) hoặc thức ăn tinh (như cám, các loại hạt và củ quả..).
6.1.1. Phân tích thức ăn
Thành phần hóa học của thức ăn phản ánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn đó, nghĩa là so sánh mức độ đáp ứng của chúng đối với yêu cầu con vật. Thành phần của thức ăn biết được thông qua phân tích thức ăn trong phòng thí nghiệm. Có 2 phương pháp phân tích: Phân tích cổ điển (Weende) và phân tích theo phương pháp của Van Soest.
Theo phương pháp phân tích cổ điển thì thức ăn sau khi sấy nước bay hơi hết còn lại chất khô hay vật chất khô của thức ăn (kí hiệu DM), nước trong thức ăn gọi là ẩm độ của thức ăn. Đốt cháy hoàn toàn chất khô của thức ăn phần còn lại là chất vô cơ, còn gọi là tro hay khoáng tổng số, gồm các nguyên tố khoáng vi lượng, đa lượng. Chất bị cháy là chất hữu cơ (kí hiệu OM).
Trong chất hữu cơ bao gồm: chất đạm (protein thô kí hiệu CP), chất béo thô (kí hiệu EE), xơ thô (kí hiệu CF) và dẫn xuất không đạm (kí hiệu NFE, gồm tinh bột, đường, một phần hemicellulose, lignin, pectin và vitamin (xem sơ đồ).
77
Đinh Văn Cải
Thành phần của thức ăn theo phân tích Weende
Thức ăn
Làm khô (sấy khô) Nước
Chất khô (DM)
Đốt cháy Chất hữu cơ (OM):
Chất đạm
Dẫn xuất không đạm
Chất xơ
Chất béo (mỡ)
Vitamin
Tro (khoáng)
Bảng 6.1: Tóm tắt sơ đồ phân tích thức ăn theo phương pháp Weende
Thành phần
Nguyên lí
Bao gồm
Åm độ
Sấy khô 4 giờ ở 100oC
Nước, các axit có thể bay hơi, alcohol
Tro (khoáng) tổng số
Đốt ở 550oC sau hơn 3 giờ
Oxit, muối khoáng, silic và các muối của khoáng đa lượng và vi lượng.
Protein thô
(CP)
Kjeldahl, phân hủy bởi H2SO4
CP= N x 6,25
Protein thực, amino acid, amid, amin, N-glycoside, phosphatides, những chất chứa nitơ.
Mỡ thô (CE)
Chiết xuất bởi petrolether trong 6 giờ
Mỡ, dầu, axit béo tự do, sáp, phospholipid, pigment...
Vitamin tan trong mỡ
Xơ thô (CF)
Đun sôi 30 phút trong: a/ H2SO4 0,26N
b/ KOH 0,23N
Một phần cellulose, hemicellulose, lignin.
Dẫn xuất không đạm (NFE)
Tính toán:
NFE=100 - H2O -Ash - CP - CE - CF
Đường, tinh bột, fructosan, và một phần pectin, cellulose, hemicellulose, lignin, tanin,
Theo hệ thống của Van Soest cho đánh giá thức ăn thô thì chất khô của thức ăn xanh gồm 2 phần, phần tan được trong dung dịch ND đun sôi gọi là NDS (neutral detergent solubles) và phần không tan được trong dung dịch ND gọi là NDF (neutral detergent fiber). Phần tan được gồm: Protein thô, chất béo, tinh bột, pectin. Phần không tan trong dung dịch ND là thành phần của thành tế bào thực vật và một phần của tro không tan. ADF là phần còn lại của NDF sau khi sôi NDF trong dung dịch AD. Phần tan trong dung dịch AD là hemicellulose và phần còn lại không tan là cellulose, lignin, cutin và tro không tan trong acid. ADL là phần còn lại của ADF sau khi sử lí ADF qua dung dịch H2SO4 đặc 72%. Phần tan trong dung dịch acid là cellulose, phần không tan là lignin và tro không tan. Từ đây ta có thể suy ra thành phần của thành tế bào thực vật:
Hemicellulose = NDF -ADF
Cellulose = ADF - ADL
78
Nuôi bò thịt
Lignin = ADL - tro
Phương pháp Van Soest giúp ta đánh giá đúng hơn chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô cho trâu bò. Bởi vì hai loại thức ăn thô có cùng hàm lượng xơ thô nhưng thành phần thành tế bào của chúng khác nhau rất nhiều.
Cellulose chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần của thành tế bào thực vật, nó được cấu tạo từ các phân tử glucose như tinh bột nhưng khác nhau về kiểu liên kết hóa học. Sợi bông vải hầu như chỉ là thuần cellulose. Liên kết hóa học của xơ tạo dạng sợi dài và rất chắc vì vậy trong cơ thể động vật dạ dày đơn không thể tiêu hóa được cellulose. Trong ống tiêu hóa bò nó được tiêu hóa một phần nhờ men của vi sinh vật dạ cỏ.
Hemicellulose là thành phần chiếm tỷ lệ cao thứ hai, nó là hỗn hợp của các polysacharis được cấu tạo chủ yếu từ đường 5 carbon. Trong dạ cỏ nó được vi sinh vật tiêu hóa một phần.
Lignin đối với thành tế bào thực vật cũng giống như xi măng trong công trình xây dựng vậy. Cỏ già, thân hóa gỗ có thành phần lignin cao. Vi sinh vật không tiêu hóa được lignin, vì vậy nó không có ý nghĩa đối với dinh dưỡng gia súc. Mặt khác khi hàm lượng lignin cao nó còn liên kết với các thành phần khác của thức ăn làm cho tỷ lệ
tiêu hóa chung của thức ăn giảm đi. Người ta đã xác định được mối quan hệ giữa hàm lượng của NDF; ADF và lignin với khả năng ăn vào, tiêu hóa và mật độ năng lượng của khẩu phần như sau:
- NDF trong thức ăn thấp thì khả năng ăn vào của gia súc tăng.
- ADF trong thức ăn thấp thì thức ăn càng dễ tiêu hóa.
- ADL trong thức ăn cao thì năng lượng thức ăn thấp, khó tiêu hóa.
Sơ đồ minh họa phân tích thức ăn thô theo phương pháp
Van Soest
Những chất hòa tan trong ND
Hemicellulose
Cellulose
Lignin
Khoáng tổng số
NDF
ADF ADL
Ngày nay, những nước có nền chăn nuôi tiên tiến đã sử dụng chỉ tiêu NDF; ADF là những chỉ tiêu dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của bò thay thế chỉ tiêu xơ thô vẫn dùng từ trước đến nay. Những năm gần đây nước ta cũng đã phân tích
79
Đinh Văn Cải