"
Nơi Ở Và Làm Việc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tại Khu Phủ Chủ Tịch
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nơi Ở Và Làm Việc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tại Khu Phủ Chủ Tịch
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung:
NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH BÙI BỘI THU
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG NGUYỄN QUỲNH LAN
NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/16-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5624-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-6276-9.
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trần Viết Hoàn
Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch / Trần Viết Hoàn. - Xuất bản lần thứ 5. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 148tr. ; 15cm
ISBN 9786045757994
1. Hồ Chí Minh, 1890-1969, Lãnh tụ Cách mạng, chính trị gia, Việt Nam 2. Di tích lịch sử 3. Khu di tích 4. Phủ Chủ tịch 959.704092 - dc23
CTM0394p-CIP
2
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình (từ ngày 19/12/1954 đến khi Người qua đời). Sau khi Bác qua đời, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định bảo tồn, giữ gìn nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (nay gọi là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch). Nơi đây với hàng ngàn tài liệu, hiện vật gốc là minh chứng về những năm tháng hoạt động cách mạng sôi nổi của Người. Đây là di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta, là biểu tượng sống, và trở thành
5
trường học lớn cho cán bộ, đảng viên, cho mọi tầng lớp nhân dân rèn luyện, hoàn thiện nhân cách con người.
Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về những giá trị lịch sử - văn hóa của Khu di tích Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ năm cuốn sách Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch của TS. Trần Viết Hoàn - một người suốt 38 năm làm việc tại Phủ Chủ tịch, may mắn được làm người lính cận vệ bảo vệ Bác ở nhà Sàn trong bốn năm cuối đời của Người. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tác giả tiếp tục làm nhiệm vụ giữ gìn nơi ở và làm việc của Bác Hồ và giữ cương vị là Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch trong 16 năm.
6
Bằng lời kể mộc mạc, chân thành qua các bài viết, tác giả giới thiệu Khu di tích Phủ Chủ tịch với vườn cây, ao cá, đường Xoài, Nhà 54 (nơi Người ngày đêm suy nghĩ đề ra đường lối hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo kinh tế ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam), Nhà 67 - nơi Người dưỡng bệnh và qua đời, và cũng chính tại ngôi nhà này, Người đã viết bài: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, và đặc biệt là ngôi nhà Sàn - nơi Người viết bản Di chúc lịch sử để lại cho đời sau những lời căn dặn tâm huyết cuối cùng.
Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác Hồ, về nhân cách thanh cao, lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người đã vạch đường chỉ lối, lãnh đạo
7
nhân dân ta làm nên một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 6 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT8
LỜI TÁC GIẢ
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại nhiều nơi, nhưng nơi Người ở và làm việc lâu nhất là Khu Phủ Chủ tịch, tại Hà Nội. Nơi đây, Người đã ở và làm việc trong
suốt 15 năm - từ ngày 19/12/1954 đến ngày 02/9/1969 khi Người từ giã cõi đời. Đến nơi đây, các bạn sẽ được tận mắt chứng kiến các di tích gốc, hiểu sâu hơn về
đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cuộc sống đời thường rất giản dị, nhưng vô cùng cao đẹp của Người.
9
Khu Phủ Chủ tịch nằm ở phía tây Thủ đô Hà Nội (gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột) - vùng đất mà ngay từ thế kỷ XI, Vua Lý
Thái Tổ đã chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt. Vua Lý Thái Tổ đã nhận xét về vùng đất này: “Ngắm khắp nước Việt ta, đó là thắng địa, thật là nơi then chốt của bốn phương hội họp. Đó là đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”, “ở giữa khu vực trời đất... muôn vật rất thịnh mà phồn vinh... là chỗ hội họp của bốn phương”, “ở chính giữa bờ cõi đất nước, được các thế rồng cuộn, hổ ngồi, ở đó có địa thế rộng rãi và bằng phẳng, đất đai cao ráo và sáng sủa”, là nơi xứng đáng để “lập kế lâu dài, trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của, nhiều người”.
10
Là nơi có vị trí ưu việt về nhiều mặt của đất nước, nên trong tiến trình lịch sử của dân tộc, mảnh đất Hà Nội ngày nay được chọn làm Thủ đô của nhiều triều đại phong kiến nước ta.
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chiếm xong Bắc Kỳ, cũng chọn Hà Nội làm khu vực đầu não của chúng chẳng những ở Việt Nam mà cả ở Đông Dương. Phủ Toàn quyền Đông Dương đã được xây dựng tại Hà Nội.
Cách mạng Tháng Tám thành công, tại Quảng trường Ba Đình - sát Phủ Toàn quyền Đông Dương (cũ) - ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước toàn thể quốc dân đồng bào cả nước và trước toàn thế giới.
11
Năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội.
Ngày 16/12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông J.Sainteny - Tổng đại diện Chính phủ Pháp tại Hà Nội tại dinh Phủ Toàn quyền; và sau đó Người đi xem
toàn bộ khu vực Phủ Toàn quyền, chọn ngôi nhà cạnh hồ nước và dặn mọi người chuẩn bị cho Người đến ở và làm việc tại khu này.
Ngày 19/12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển vào ở và làm việc tại ngôi nhà cạnh hồ nước phía sân sau trong khu vực phục vụ Phủ Toàn quyền. Từ đó, ngôi nhà Phủ Toàn quyền Đông Dương trước đây được gọi là Phủ Chủ tịch và Khu Phủ
12
Chủ tịch là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu Phủ Chủ tịch từng chứng kiến những năm tháng hoạt động sôi nổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và cũng chính nơi đây đã từng chứng kiến nỗi đau của dân tộc, của bạn bè năm châu khi Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua đời.
Sau khi Người qua đời, Khu Phủ Chủ tịch trở thành khu di tích lịch sử, thành địa chỉ đỏ và đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Người đã đi xa nhưng Khu di tích Phủ Chủ tịch là bằng chứng chân thực, sinh động về chiều sâu giá trị đạo đức, về tinh thần cống hiến suốt đời vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hằng năm, nhân dân ta từ mọi miền đất nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn
13
bè quốc tế vẫn hội tụ về đây thăm nơi ở và làm việc của Người.
Với tấm lòng thành kính đối với Bác, với tình cảm của một người lính cận vệ năm xưa của Bác, tôi xin được đóng góp cuốn sách nhỏ này.
Cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã giúp tôi xuất bản cuốn sách với bạn đọc.
TRẦN VIẾT HOÀN
14
PHỦ CHỦ TỊCH
Trong Khu Phủ Chủ tịch có một tòa nhà cao ba tầng. Tòa nhà này được gọi là Phủ Chủ tịch, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong Khu Phủ Chủ tịch. Trong thời gian Pháp thuộc, tòa nhà này (được xây dựng từ năm 1900 đến năm 1906) là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương.
Một lần tiếp phóng viên nước ngoài tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tại ngôi nhà này năm 1931, Toàn quyền Pháp tại Đông Dương đã ký bản án
tử hình tôi. Nhưng hắn không còn là chủ
15
ngôi nhà này. Sau đó thay Pháp, tướng Nhật đã vào đây, nhưng rồi cũng bị đánh đuổi. Tiếp đến là tướng của Quốc dân Đảng Trung Quốc và tướng Pháp lại làm chủ ngôi nhà này, song chúng đã không thể ở đây được lâu và bây giờ thì tôi đang ở đây”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “bây giờ tôi đang ở đây”, có nghĩa là nhân dân Việt Nam đã chiến thắng.
Tòa nhà có một phòng trang trọng, đó là Phòng gương ở tầng 1, với 5 vòm cửa lớn nhìn ra đường Hùng Vương. Với kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất tạo cho
Phòng gương sự trang trọng.
Tại Phòng gương này, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra:
Tháng 3/1955, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa I, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước ta sau ngày hòa bình lập
16
lại được triệu tập, để hoạch định và thông qua những nhiệm vụ to lớn của toàn dân nhằm nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đấu tranh đòi hòa bình, hiệp thương thống nhất nước nhà, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tiếp nhiều đoàn đại biểu Quốc hội, Người khẳng định rõ ý chí của toàn dân ta kiên quyết đấu tranh để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng của cả nước tới thắng lợi.
Tháng 9/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đại biểu tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc về dự Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nhiều phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã
17
họp ở đây, quyết định những chủ trương, chính sách quan trọng của Nhà nước, nhằm xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước nhà, nâng cao
uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Phủ Chủ tịch là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp nhiều nguyên thủ các nước, nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các đoàn đại biểu của nhiều tổ chức quốc tế... Phủ Chủ tịch cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần tiếp nhận Quốc thư của các vị đứng đầu các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tòa nhà Phủ Chủ tịch làm nơi ở và làm việc cho các vị thượng khách quốc tế trong thời gian các vị đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
18
Phủ Chủ tịch
Phòng gương Phủ Chủ tịch
19
Từ ngày 15/5/1975, Phủ Chủ tịch được Nhà nước ta xếp hạng Di tích lịch sử, và những hoạt động có ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vẫn được tiến hành trọng thể tại đây.
Cũng tại nơi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gặp gỡ, thăm hỏi nhiều đoàn khách như: đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo, đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, quân đội, đại biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số, đại biểu của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, đại biểu của Việt kiều từ nước ngoài về thăm Tổ quốc, đại biểu của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý các cháu thiếu niên, nhi đồng và dành cho các cháu sự quan tâm, săn sóc đặc biệt. Ngay sau khi về làm việc ở Phủ Chủ tịch,
20
ngày 9/02/1955, Bác Hồ đã cho đón các cháu vào Phủ Chủ tịch vui chơi. Và, từ đó về sau, các cháu được nhiều dịp vào đây thăm Bác và vui chơi, không những thế, có lần các cháu được Bác cho tổ chức triển lãm tranh tại đây.
Hằng tuần, thường vào tối thứ bảy, Bác Hồ mời anh chị em phục vụ và bảo vệ Bác, có khi cả khách đến xem phim với Bác tại tòa nhà Phủ Chủ tịch. Ngày 02/8/1969, Bác Hồ xem bộ phim “Bài ca anh giải phóng quân”. Đây cũng là buổi xem phim cuối cùng của Bác.
21
GIÀN HOA PHỦ CHỦ TỊCH
Trong cảnh quan hài hòa phía sân sau Phủ Chủ tịch, có một giàn hoa hình bán nguyệt. Cấu trúc, tính triết lý, tính thẩm mỹ của giàn hoa này cùng những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ đã diễn ra ở đây, tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với mọi người khi đến thăm.
Sân sau Phủ Chủ tịch có một khoảng trống chừng một trăm mét vuông, trải sỏi, giữa có hình hoa 8 cánh lát gạch hoa. Bao quanh phía ngoài là giàn hoa hình bán nguyệt. Giàn hoa này được dựng bởi 32 cột tròn, 8 cột vuông và các xà bằng bê tông đúc sẵn.
22
Giàn hoa Phủ Chủ tịch
Giàn hoa sum suê với màu đỏ tím của hoa, màu xanh của lá hòa quyện, làm giàn hoa rực rỡ, tươi vui. Giàn hoa hòa nhập với cảnh quan khu vườn, khiến khu vườn càng thêm đẹp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xem báo và đọc tin tức vào buổi chiều dưới giàn hoa Phủ Chủ tịch. Tấm ảnh Người đang
23
xem báo ở giàn hoa này được chú thích bằng câu thơ “Bác ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi từng bước, từng giờ”, mãi mãi là tấm ảnh quý kỷ niệm về Bác Hồ,
người mà chúng ta hằng ghi nhớ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tiếp khách dưới giàn hoa Phủ Chủ tịch. Giữa khung cảnh tươi đẹp của hoa lá, cùng với sự tiếp đón giản dị nhưng rất đỗi thân mật và chân tình của Người khiến buổi tiếp khách tràn đầy đầm ấm, thiên nhiên hòa quyện với tình người.
Tháng 10/1962, Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam lần đầu tiên chính thức ra thăm miền Bắc và được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới giàn hoa Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã nghe các đại biểu trong đoàn kể về phong trào
đấu tranh của nhân dân miền Nam, về những tấm gương dũng cảm của cán bộ,
24
quân giải phóng, về tinh thần bất khuất, kiên cường bám đất, giữ làng, giữ nước của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Bác ôm hôn thắm thiết mọi người trong đoàn và Người đã gửi đến miền Nam nỗi niềm thương nhớ: “Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”.
Tháng 10 năm sau, cũng tại giàn hoa Phủ Chủ tịch này, Bác Hồ cùng Bác Tôn Đức Thắng gặp gỡ đoàn đại biểu Hội Lao động Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
Cũng tại nơi đây, tháng 11/1965, Bác Hồ đón tiếp đoàn đại biểu Anh hùng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Buổi gặp mặt thật là thân thiết, Bác như người cha đón các con đi xa lâu ngày mới có dịp trở về. Bác ân cần, thăm hỏi sức khỏe và thành tích của từng người trong đoàn. Mọi người báo cáo
25
với Bác những chiến công của quân và dân miền Nam.
Vào những dịp như Tết, kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Bác Hồ thường đón các cháu thiếu niên, nhi đồng vào vui chơi tại Phủ Chủ tịch. Dưới giàn hoa, Bác xem các cháu múa, nghe các cháu hát, vui cùng các cháu, chia bánh kẹo cho các cháu. Các cháu chúc Bác những lời tốt đẹp và hứa làm tốt những lời Bác dạy, xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Những dịp có đoàn khách quốc tế đến thăm Việt Nam, Bác Hồ dành giàn hoa Phủ Chủ tịch làm sân khấu ngoài trời để các cháu thiếu nhi biểu diễn văn nghệ chào mừng khách.
Tại giàn hoa Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp một số đoàn khách quốc tế, trả lời phỏng vấn một số phóng viên nước ngoài.
26
Có người nước ngoài từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau này trở lại Việt Nam, đứng dưới giàn hoa này, đã xúc động nói: Chúng tôi không thấy có gì cách biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với chúng tôi. Người rất hiểu chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy Người là người anh, người bạn, người đồng chí và cũng là Bác Hồ của chúng tôi. Đó cũng là tình cảm chung của khách nước ngoài đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được gặp Người.
27
ĐƯỜNG XOÀI
Trong khu vườn Phủ Chủ tịch, có một con đường nhỏ đã từng in dấu những bước chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phía sân sau tòa nhà lớn Phủ Chủ tịch, có một con đường dẫn tới ngôi nhà Sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét, hai bên đường có hàng cây muỗm cổ thụ. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, làm thơ về Người, nhà thơ Tố Hữu viết:
“Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường Xoài hoa trắng nắng đu đưa”. nên con đường này gọi là đường Xoài.
28
Đường Xoài
Đầu đường Xoài là đình Hội đồng - đây là một ngôi đình cổ; sau khi ta tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chính phủ thường họp ở đây. Cuối đường Xoài có ngôi nhà Sàn - nơi Bác Hồ ở và làm việc.
Từ nhà Sàn, Bác Hồ thường đi bộ theo đường Xoài ra tiếp khách ở giàn hoa và Phủ Chủ tịch.
29
Hằng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ thường đi bách bộ dọc đường Xoài. Tuổi càng cao, Bác Hồ càng gắng rèn luyện giữ gìn sức khỏe. Bác đi bách bộ đều trên đường Xoài để thư giãn tinh thần.
Đường Xoài từng ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp về Bác Hồ. Một trong những kỷ niệm đó là cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ với Đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc vào một buổi sáng đẹp trời tháng 11 năm 1965:
Quanh chiếc bàn rộng đặt giữa giàn hoa sau Phủ Chủ tịch, các thành viên của đoàn đại biểu đã ngồi đón Bác Hồ. Chỉ còn mấy phút nữa là đến giờ Bác Hồ hẹn gặp Đoàn. Mọi người chăm chú, hồi hộp nhìn lên Phủ Chủ tịch, ai cũng mong nhìn thấy Bác ngay khi Bác xuất hiện.
30
Đúng giờ hẹn gặp, Bác đến. Nhưng Bác không ở Phủ Chủ tịch đi xuống, Bác đi theo đường Xoài, dáng đi nhanh nhẹn, nhưng khoan thai.
Bất ngờ, sung sướng, cảm động, cả đoàn chạy ùa đến đón Bác, ai nấy đều ngấn lệ. Tạ Thị Kiều, một thành viên của đoàn đến được bên Bác trước mọi người. Bác nhẹ nhàng nói với Tạ Thị Kiều: “Bác cháu gặp nhau thì phải vui chứ, sao lại khóc. Lớn rồi mà khóc thì xấu lắm!”. Nghe Bác nói, mọi người cùng cười và vui ngay. Bác Hồ đón các đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc với tình cảm đầy yêu thương. Miền Nam luôn trong trái tim Bác. Bác nói: chúng ta vô cùng tự hào về miền Nam anh hùng của chúng ta. Suốt hai mươi năm trời, đồng bào miền Nam ta đã không ngừng đấu tranh
31
để bảo vệ Tổ quốc. Hết chống thực dân Pháp lại chống đế quốc Mỹ, lực lượng yêu nước miền Nam đã vượt mọi gian khổ, khó khăn, càng đánh càng mạnh, càng đánh
càng thắng. Thật xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.
Một lần, khi tiễn khách ra về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ở bậc tam cấp xuống đường Xoài, đối diện với giàn hoa. Tiễn khách, Người giơ tay vẫy, nét mặt hiền từ, nụ cười đôn hậu. Một phóng viên đã kịp ghi lại được hình ảnh Người lúc đó. Bức ảnh này đã trở thành một trong những bức ảnh quý và đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường Xoài trong Khu di tích Phủ Chủ tịch từng ghi dấu những kỷ niệm sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, không bao giờ chúng ta quên.
32
NHÀ 54
Tháng 12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Khu Phủ Chủ tịch. Người không ở tòa nhà Toàn quyền Đông Dương cũ. Người ở trong một ngôi nhà mà trước đây người thợ điện phục vụ Toàn quyền ở. Vì vậy, ngôi nhà này được gọi là Nhà 54.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà này từ ngày 19/12/1954 đến ngày 17/5/1958.
Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế (1955 - 1957) nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh,
33
ổn định kinh tế và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 - 1960), đồng thời lãnh đạo nhân dân cả nước đấu tranh nhằm thống nhất đất nước.
Coi trọng sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, từ năm 1955 đến năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nhiều nước như: Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia...
Đối với cán bộ, đảng viên, Người luôn nhắc nhở phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, củng cố lập trường vô sản, gột sạch ảnh hưởng tư sản và tiểu tư sản,
34
quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng ý thức tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, phải cố gắng học tập văn hóa, học tập khoa học - kỹ thuật để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những nội dung lớn trong tác phẩm Đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tại Nhà 54 này.
Cạnh Nhà 54, Bác Hồ trồng cây vú sữa do đồng bào miền Nam gửi tặng Bác. Để gửi gắm tình thương yêu vô bờ của mình đối với miền Nam anh hùng và bất khuất, Bác Hồ đã chăm sóc cây vú sữa miền Nam rất chu đáo. Miền Nam luôn trong
trái tim Bác Hồ. Bác đã từng rơi lệ khi nghe tin đồng bào miền Nam bị giặc Mỹ và bè lũ tay sai giết hại. Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu
35
cực chịu khổ, là một ngày Bác ăn không ngon, ngủ không yên.
Khi ngôi nhà Sàn làm xong, Bác Hồ chuyển sang ở và làm việc tại nhà Sàn. Nhưng hằng ngày Bác vẫn về Nhà 54 tắm rửa, ăn cơm, tiếp khách...
Nhà 54 luôn gần gũi với cuộc sống đời thường của Bác Hồ trong suốt 15 năm Bác ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Trong phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà 54, có chiếc tủ Người đựng tư trang. Tư trang của vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước chủ yếu là: bộ quần áo dạ màu đen mà Người từng mặc một số lần khi đi thăm nước Pháp năm 1946 và thăm một số nước khác thời kỳ 1955 - 1958, một vài bộ quần áo lụa màu gụ, tấm áo bông, áo len và đôi dép cao su, đôi guốc mộc Người thường đi hằng ngày.
36
Nhà 54
Phòng làm việc
của Bác Hồ
tại Nhà 54
37
Ở Nhà 54, trong phòng tắm, còn lưu lại một kỷ vật là chiếc hộp nhựa trong có miếng xà phòng Bác Hồ dùng dở được đặt lên trên những viên sỏi nhỏ để xà phòng dễ khô, không bị ướt nhão, dùng lâu hết. Bác tiết kiệm từng tí xà phòng, vì - như Bác nói: để các cháu gái rẻo cao có xà
phòng dùng.
Sống giản dị, tiết kiệm là một đức tính cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong phòng ăn của Bác Hồ, trên bàn hiện còn xếp một bộ đồ ăn mà Bác thường dùng khi còn sống. Trong mâm cơm của Bác, bữa nào cũng vậy, ngoài cái bát, cái đĩa đựng thức ăn, chỉ có một cái bát, một đôi đũa.
Bữa ăn của Bác Hồ không cao lương, mỹ vị, các món ăn của Bác cũng giống như các gia đình Việt Nam thường dùng: bát canh,
38
quả cà, đĩa rau, khúc cá kho hoặc miếng thịt kho.
Bác ăn vừa đủ và không bao giờ để thức ăn thừa. Năm 1957, Bác về thăm quê. Khi ăn cơm cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Bác để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác
ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình. Tôn trọng người phục vụ, khi xong bữa, Bác tự tay thu dọn bát đĩa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc bê đi.
Những việc làm của Bác Hồ mãi mãi là tấm gương để soi sáng việc đời.
39
NHÀ SÀN
Để Bác Hồ có một nơi ở và làm việc thuận lợi hơn Nhà 54 và để phù hợp với lối sống giản dị, thanh bạch của Bác, Nhà nước làm cho Bác một ngôi nhà giản dị trong khu vườn Phủ Chủ tịch. Đó là
ngôi nhà Sàn bằng gỗ, lợp ngói theo gợi ý và phác thảo của Người.
Sau một tháng khẩn trương thi công, ngày 17/5/1958, ngôi nhà Sàn làm cho Bác được hoàn thành.
Khi dựng ngôi nhà này, Bác Hồ gợi ý xây thêm bệ xi măng xung quanh gian giữa tầng dưới rồi đặt ván gỗ lên, làm ghế
40
ngồi cho các cháu thiếu nhi mỗi khi các cháu vào thăm Bác. Sau này lại được đặt thêm bể cá vàng cho các cháu thêm vui.
Ngôi nhà Sàn bằng gỗ đơn sơ nằm trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà nhỏ bình dị, nằm giữa những vòm cây, có hàng rào dâm bụt bao quanh nhà.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một ngôi nhà Sàn đơn sơ, thế là đủ. Người không sống giàu sang, phú quý khi cuộc sống của nhân dân ta còn nhiều khó khăn, còn phải dồn sức cho sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
41
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa,... không dính líu gì với vòng danh lợi”1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống giản dị chứ không phải Người sống khổ hạnh. Ngôi nhà Sàn đơn sơ của Người, không phải là một kiểu lều am của một đạo sĩ khổ hạnh. Người không bao giờ coi nơi ăn chốn ở là mục đích. Người chỉ có một mục đích: cùng với toàn Đảng, toàn dân xây dựng nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh và hạnh phúc.
Tại nhà Sàn Bác Hồ ở có đặt ba chiếc máy điện thoại: chiếc máy màu xanh Bác ________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.187.
42
làm việc với Bộ Chính trị, hai chiếc máy màu đen Bác làm việc với Cục Tác chiến và Binh chủng Phòng không - Không quân.
Trên gác nhà Sàn có một giá sách, được làm liền ở vách ngăn phòng làm việc và buồng ngủ của Bác. Ở ngăn dưới cùng giá sách đặt chiếc máy chữ nhỏ. Bác thường tự đánh máy các tài liệu, các bài đăng báo, thư khen các địa phương, các đơn vị có thành tích trong sản xuất và chiến đấu,... bằng chiếc máy chữ này.
Bác Hồ đọc nhiều sách. Bác thường đọc sách của Lênin, các sách về đường lối cách mạng Việt Nam do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước viết, sách lịch sử của các Đảng anh em, lịch sử các nước, sách
văn học, nghệ thuật...
Bác Hồ được nhiều tác giả nước ngoài gửi biếu, tặng với những dòng ghi đề tặng
43
trân trọng. Trong tác phẩm Những vấn đề chính trị ở châu Phi da đen, tác giả Điốp ghi: “Để kỷ niệm niềm vinh dự mà Ngài đã ban cho tôi khi tiếp tôi ở Hà Nội,
để tỏ lòng ngưỡng mộ một người thầy vĩ đại, xin kính tặng Ngài tập sách học trò này”. Trong cuốn Ở miền Bắc Việt Nam, viết dưới bom, nữ văn sĩ Mađơlen Riphô ghi: “Kính gửi Bác Hồ sự đóng góp nhỏ bé nhưng chân thành này vào cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam anh hùng với tất cả tấm lòng của cháu”. Trong cuốn Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đỗ Triển Triều đã ghi: “Kính nhờ Hồ Chủ tịch chỉ giáo”. Nhà báo Bớcsét ghi trong
cuốn Miền Bắc Việt Nam: “Với tất cả tấm lòng trung thành đối với Chủ tịch và nhân dân Việt Nam anh hùng”.
Bác Hồ đọc rất nhiều loại sách của các lãnh tụ trên thế giới và sách của Việt Nam,
44
nhiều cuốn sách còn lưu lại bút tích của Người. Có nhiều sách, đọc xong, Bác chuyển xuống văn phòng gửi cho các nơi để mọi người học và làm theo sách, cho các đồng chí ở Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng... xem và theo dõi.
Trên bàn làm việc ở tầng dưới, cũng như ở phòng làm việc, phòng nghỉ ở tầng trên của Bác, Người còn để những tập sách Người tốt, việc tốt.
Bác Hồ luôn quan tâm tới những người tốt, việc tốt. Bác kịp thời biểu dương, khen thưởng, gửi huy hiệu tặng những người tốt, động viên, cổ vũ mọi người làm việc tốt, trở thành người tốt. Bác bảo viết về các gương người tốt, việc tốt ở mọi ngành, mọi giới, mọi địa phương, mọi lứa tuổi rồi in thành sách Người tốt, việc tốt để mọi người học tập và làm theo.
45
Nhà Sàn, nơi Bác Hồ sống và làm việc
Phòng làm việc của Bác Hồ dưới nhà Sàn46
Phòng ngủ của Bác Hồ trên nhà Sàn
Phòng ngủ của Bác Hồ rất đơn sơ, với chiếc giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cái quạt lá cọ, chai nước lọc. Trong phòng này, ngày nay chúng ta còn được thấy chiếc mũ cát két vải Bác thường đội khi đi thăm các đơn vị, các địa phương, thăm một số nước, và một số sách, tạp chí Bác đang xem dở để trên bàn.
47
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống một cuộc đời giản dị. Tại ngôi nhà Sàn đơn sơ, Người chỉ có những đồ dùng thiết yếu, bình thường phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nhà thơ Cuba Phêlích Pitarô Đrighết đã viết: “Người chỉ sử dụng cho mình những gì tối cần thiết, chứ không phải là bất cứ cái gì cần thiết. Chiếc giường, tủ quần áo, chiếc bàn, cái giá
sách, những thứ cần cho công việc và nghỉ ngơi để lấy lại sức làm việc. Chỉ có thế thôi, không gì hơn nữa. Chí công vô tư - đó là việc lãng quên đi tất cả mọi điều có thể làm trở ngại cho tinh thần phục vụ không điều kiện và không chút mặc cảm của Người”. Cũng tại ngôi nhà Sàn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trăn trở nghĩ suy về cách mạng miền Nam, về cách mạng miền Bắc, về xây
dựng đất nước. Người khẳng định: 48
“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”1.
Từ đó, Người nghĩ suy để thực hiện ý tưởng “Đối với tất cả các nước trên thế giới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết tha mong muốn duy trì tình hữu nghị và thành thật hợp tác trên cơ sở
bình đẳng và tương trợ để xây dựng hòa bình thế giới lâu dài”2.
Ở tầng dưới ngôi nhà Sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, nghe lãnh đạo các bộ, các ngành, các địa phương báo cáo công việc, tiếp một số đoàn khách nước ngoài. Nhiều lần Người gặp các cán bộ miền Nam ra báo cáo tại đây.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.623. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.269.
49
Mùa đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở phòng làm việc trên gác. Trên bàn ở phòng làm việc nay vẫn xếp một số tờ báo đến ngày 17/8/1969. Có tờ có bút tích của Người. Chẳng hạn, trên một tờ báo Hà Nội mới, ở bài “Cần sửa chữa những thiếu sót trong “ba khoán” ở các hợp tác xã nông nghiệp”, Người ghi: “Kính gửi đồng chí Trường Chinh. Những sai lầm về “ba khoán”. Xem xong xin trả lại cho B”.
Trong bài kỷ niệm lần thứ 80 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có những dòng viết về ngôi nhà Sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cái nhà Sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn luôn lộng gió và ánh sáng,
50
phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại, vị chỉ huy tối cao của cách mạng Việt Nam đã sống và làm việc tại ngôi nhà Sàn đơn sơ. Tại đây, nhân kỷ niệm lần thứ 15 Ngày thành lập nước (02/9/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thảo bài diễn văn, trong đó có đoạn: “Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”1. Nhưng, sau đó Người lại gạch đi hai chữ “chậm lắm”. Và sự tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở
________
1. Xem Đặc san Báo Nhân dân, ngày 19/5/1985.
51
thành hiện thực. Đúng 15 năm sau: Ngày 30/4/1975, Tổ quốc thống nhất, giang sơn thu về một mối.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng đến ngôi nhà Sàn - nơi Người đã từng sống và làm việc, ngôi nhà không hề có dấu vết của chức quyền, địa vị, chúng ta vẫn như được gặp Người. Và, tư tưởng của Người đang hướng nhân dân Việt Nam đi tới tương lai tươi sáng.
Trong bài thơ Theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu viết về ngôi nhà Sàn của Bác: “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”.
52
NHÀ 67
Cho đến nay, ít người biết đến ngôi nhà giản dị và chắc chắn này.
Trước nguy cơ thất bại trong chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ điên cuồng tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đánh phá ác liệt Hà Nội, đồng thời liều lĩnh chuyển “Chiến tranh đặc biệt” của chúng ở miền Nam sang “Chiến tranh cục bộ”. Chúng tưởng có thể dùng sức mạnh của bom đạn uy hiếp làm lung lay
tinh thần quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
53
Nhà 67
Nơi Bộ Chính trị thường họp trong Nhà 67 54
Chủ tịch Hồ Chí Minh lại qua những đêm không ngủ. Người theo dõi những bước tiến của chiến sĩ và đồng bào trên tiền tuyến, đồng thời chăm lo đến trăm công nghìn việc đang diễn ra hằng ngày ở hậu phương. Người nhắc nhở mọi người phải chú ý từ việc đào hầm trú ẩn đến việc sơ tán người già, trẻ em, còn Người vẫn ở và làm việc tại ngôi nhà Sàn đơn sơ.
Để đảm bảo an toàn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh những khi máy bay Mỹ ném bom, Bộ Chính trị đã nhiều lần đề nghị làm một ngôi nhà nhỏ có thể tránh được bom bi, mảnh đạn để Người ở, nhưng
Người không đồng ý.
Năm 1967, nhân một chuyến Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm và làm việc ở Trung Quốc, Bộ Chính trị đã quyết định làm cho Người một ngôi nhà nhỏ ở phía sau
55
nhà Sàn. Ngôi nhà này có tường và mái bằng bê tông cốt thép, chống được bom bi và mảnh đạn và được gọi là Nhà 67.
Bộ Chính trị chủ trương xây dựng ngôi nhà này để Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng. Nhưng Người không nhận sử dụng ngôi nhà này cho riêng mình, mà quyết định dùng làm trụ sở của Bộ Chính trị.
Theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà 67 đã trở thành trụ sở của Bộ Chính trị và mỗi tuần một lần, Bộ Chính trị họp rất đều ở đây. Từ ngày 20/7/1969, tại Nhà 67, Bộ Chính trị đã có nhiều cuộc họp quan trọng để quyết định vận mệnh của đất nước: chẳng hạn như cuộc họp ngày 14/7/1969 bàn về vấn đề Hội nghị Pari...
Trên tường trong Nhà 67 nay vẫn giữ nguyên hai bản đồ: “Bố trí binh lực địch ở
56
miền Nam” và “Bố trí không quân, hải quân địch tham chiến ở Việt Nam”. Tại Nhà 67, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã bàn bạc, quyết định những vấn đề quan trọng nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta tới toàn thắng và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.
Trong dịp kỷ niệm Đảng ta 39 tuổi (03/02/1930 – 03/02/1969), tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nhằm giúp tất cả cán bộ, đảng viên đều tiến bộ, góp sức nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước toàn thắng và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.
Ngày 01/5/1969, tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh góp ý và sửa Lời tựa cho cuốn Điều lệ tóm tắt của hợp tác xã
57
sản xuất nông nghiệp. Và ngày 24/8/1969, mặc dù đang ốm, Người vẫn nghe diễn ca về Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp qua băng ghi âm.
Ngày 14/7/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp và trả lời phỏng vấn nữ đồng chí Mácta Rôhát, phóng viên báo Granma - cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Cuba. Ngày 15/7/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Sáclơ Phuốcniô, phóng viên báo Nhân đạo - cơ quan Trung ương
Đảng Cộng sản Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trước hết là nhờ vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đồng chí Sáclơ Phuốcniô kể lại: Ngày 15/7 năm nay, hồi 7 giờ sáng, tại một trong những ngôi nhà xinh xắn xây dựng
58
trong Dinh Chủ tịch, tôi ngồi đợi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới. Người đã nhận lời cho tôi phỏng vấn. Người đến, mặc bộ quần áo nâu, bao giờ người ta cũng thấy Người mặc thứ quần áo này, như tất cả mọi nông dân Việt Nam và đầu đội mũ vải, tay chống gậy nhỏ, giọng nói của Người yếu hơn những lần trước tôi gặp hồi năm 1964 - 1965, nhưng đôi mắt vẫn tinh nhanh như xưa, vừa hóm hỉnh, vừa sâu sắc, vừa hiền từ.
Ngày 19/5/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Bộ trưởng Bộ Điện và Than. Ngày 18/7/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp ông Nguyễn Đức Thuận - Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Người nhấn mạnh việc tổ chức giáo dục quần chúng công nhân, viên chức làm tròn vai trò tiên phong cách mạng trong sự nghiệp
59
chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đồng chí Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đã kể lại: Trong cuộc đời mỗi người có biết bao kỷ niệm vui buồn sâu sắc. Nhưng trong tâm hồn chúng tôi chưa bao giờ có những tình cảm đặc biệt khó tả lạ kỳ như khi gặp Bác Hồ: ngày 18/7/1969, được gặp Bác là một niềm vinh dự lớn, một nguồn cổ vũ lớn đối với anh chị em cán bộ Tổng Công đoàn chúng tôi. Hôm ấy chúng tôi dậy sớm đến trước. Đúng giờ hẹn, Bác xuất hiện đột ngột bên cửa phòng khách. Chúng tôi đứng sững, lặng ngắm từ mái tóc trắng, chùm râu bạc rung rung trên khuôn mặt hồng hào, bộ quần áo vải cũ đã bạc màu, đến đôi tất sợi dưới chân và chiếc gậy chống nhỏ của Bác. Trong buổi gặp này, Bác đã dạy: Bác
60
mong các chú làm tốt công tác vận động tổ chức giáo dục quần chúng công nhân, viên chức làm tròn vai trò tiên phong cách mạng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác phân tích thêm: Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng, v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân.
Do sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng yếu đi, các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho Bác đề nghị Người không lên, xuống nhà Sàn nữa mà ở hẳn Nhà 67 để chữa bệnh. Người chấp hành đề nghị của các bác sĩ và từ ngày 18/8/1969, Người ở hẳn tại Nhà 67.
Tuy nằm trên giường bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn làm việc. Hằng ngày, Người vẫn
61
nghe các đồng chí trong Bộ Chính trị đến báo cáo về tình hình, công việc ở cả hai miền Nam, Bắc. Người vẫn đọc sách, báo, bản tin.
Ngày 20/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 123-LCT bổ nhiệm đồng chí Đỗ Mười giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.
Ngày 21/8/1969, Người ký:
- Lệnh số 124-LCT thưởng hai Huân chương Chiến công hạng Nhì cho hai đồng chí Paven Nôxơcariốp và Bôrít Xumiricốp đã có công giúp nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Lệnh số 125-LCT công bố tha cho những phạm nhân cải tạo tốt và giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà hối cải, tích cực cải tạo nhân dịp kỷ niệm
62
lần thứ 24 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 22/8/1969, Người gửi điện chào mừng các đại biểu tham dự “Cuộc gặp gỡ thế giới của thanh niên và sinh viên vì thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam” họp tại Henxinxki (Phần Lan); Người gửi điện mừng tới Nicôlae Xêauxexcu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Rumani, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày Rumani được giải phóng khỏi ách phát xít.
Ngày 23/8/1969, báo Nhân dân đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho 7 thiếu nhi (trong đó có cháu bé nhất mới 7 tuổi) đã dũng cảm, thật thà, nhặt được của rơi đem trả lại
63
người bị mất, dũng cảm lao xuống sông cứu người bị nạn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trao Huy hiệu của Người cho các đồng chí Bộ Quốc phòng để thưởng cho các phi công của ta bắn rơi máy bay Mỹ, cứu dân
khỏi nước lụt.
Ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M. Níchxơn, nêu lên quyết tâm đánh và thắng đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Tháng 8/1969, mực nước các sông lên cao, trong lúc Bác đang bệnh, Trung ương mời Bác lên ATK (An toàn khu), nhưng Bác bảo: Bác không thể bỏ dân.
Vì thế, Trung ương đã chuẩn bị xe lội nước cho Bác và nhiều xe lội nước khác,
64
đề phòng nếu lụt, xe lội nước đưa Bác đi, thì đằng sau có nhiều xe lội nước khác để cứu dân.
Vào ngày 26/8/1969, sức khỏe của Người yếu hơn, Hội đồng giáo sư, bác sĩ và các y tá của Viện Quân y 108 thường xuyên túc trực bên Người để chăm sóc, theo dõi diễn biến sức khỏe của Người. Khi tỉnh dậy, Người nói muốn được nghe một khúc dân ca. Cô y tá Ngô Thị Oanh - người chăm sóc sức khỏe cho Bác đã hát cho Bác nghe bài: “Bài ca người chiến sĩ quân y” theo làn điệu dân ca quan họ. Nghe xong, Người đã tặng cô một bông hồng. Nơi đây cũng chứng kiến tình cảm da diết của Người đối với mảnh đất mà Người đã nói: “Quê mình ở Nam Đàn, Nghệ An, nhưng mẹ mình mất ở xứ Huế, cha mình mất ở Cao Lãnh.
65
Quê mình trải dài đất nước. Ở những nơi như Huế, Phan Thiết, Sài Gòn, v.v., trước lúc đi ra nước ngoài, mình đã từng sống và đã đi đến nơi, nhưng chưa về đến chốn”, cái chốn mà cả cha mẹ của Người đều trút hơi thở cuối cùng, cho nên, lúc trở bệnh, Người đề nghị cho Người uống chút nước dừa. Như hiểu được tấm lòng của Bác, những người phục vụ đã ra hai cây dừa trước nhà Sàn - đó là hai cây dừa lấy giống từ miền Nam ra, hằng ngày Bác vẫn chăm bón và Người có cách chăm bón đặc biệt nên hai cây tốt đều, lấy ở mỗi cây một trái, bổ ra hòa nước ở hai trái vào một chiếc cốc và tách ở mỗi trái một miếng cùi dừa bày vào đĩa, đưa lên cho Bác dùng. Và, Bác đã nhấp một chút nước dừa để như được mang theo mình vào
66
cõi trường sinh sự “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”, bởi nơi đó như Người đã nói với Mácta Rôhát, phóng viên báo Granma (Cuba) khi chị hỏi tình cảm của Người: “Ở miền Nam Việt Nam... Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau
khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi.
Tôi nghĩ rằng tôi chưa làm trọn nghĩa vụ cách mạng của tôi đối với đồng bào miền Nam; mặc dù như vậy, tôi biết rằng đồng bào miền Nam vẫn yêu quý tôi cũng như tôi luôn luôn yêu quý đồng bào. Ở miền Nam, tôi không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà là Bác Hồ”1.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.674-675.
67
Ngày 29/8/1969, Người rất mệt, lúc tỉnh dậy, nhìn thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người lại hỏi về tình hình chiến sự miền Nam.
Ngày 30/8/1969, buổi chiều, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm Người. Vừa tỉnh lại, Người hỏi: “Các chú chuẩn bị lễ kỷ niệm Quốc khánh đến đâu rồi?”. Nghe Thủ tướng báo cáo, Người dặn: “Các chú nhớ phải bắn pháo hoa mừng chiến thắng để động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân”. Người hỏi tình hình nước sông Hồng như thế nào và nhắc phải chú ý đề phòng lụt.
Ngày 31/8/1969, Người gửi lẵng hoa tặng các chiến sĩ tên lửa Sư đoàn 361 khi được nghe báo cáo các chiến sĩ tên lửa Hà Nội đã bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ ngày 30/8/1969.
68
Buổi chiều, Người muốn ăn một bát cháo. Các đồng chí phục vụ nấu bát cháo ngon, Người ăn hết.
Buổi tối, lễ kỷ niệm mừng Quốc khánh được tổ chức long trọng tại Hội trường Ba Đình. Vì mệt, Bác không đến dự được, nhưng Bác vẫn quan tâm và hỏi về việc tổ
chức lễ kỷ niệm này và Người cảm thấy khỏe hơn, lúc này mọi người thấy Bác tỉnh táo hơn.
Ngày 01/9/1969, Người rất mệt, cũng có lúc tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn, tự tay bưng và ăn được chén con long nhãn. Nhân kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, Người gửi vòng hoa tới viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội; Người còn gửi tặng lẵng hoa cho Đội cảnh sát khu vực 4
khu phố Ba Đình; Đội bảo đảm giao thông đường bộ I.
69
Ngày 02/9/1969, bệnh của Người diễn biến rất xấu và mỗi lúc một trầm trọng. 9 giờ 47 phút, Người qua đời sau một cơn đau tim đột ngột rất nặng. Và đến lúc này, Người mới thật sự ngừng cống hiến sức lực, trí tuệ, cuộc đời mình cho dân, cho Đảng, cho nhân loại. Và lúc này, từ nơi đây, truyền đến cho nhân loại nỗi đau đau đáu “đời tuôn nước mắt”.
Thế là ngôi nhà làm cho Bác Hồ ở, nhưng Người chỉ ở có hơn 10 ngày cuối cùng của cuộc đời mình và là nơi đã chứng kiến những ngày đêm Bộ Chính
trị, các đồng chí Trung ương, tập thể giáo sư, bác sĩ Việt Nam và Trung Quốc hết lòng chăm sóc, cứu chữa cho Bác trong những ngày Người ốm nặng. Nơi đây, đã chứng kiến những giờ phút nặng lòng của Bác Hồ với non sông, đất nước.
70
Nhà 67 - nơi từ đó Bác ra đi, mãi mãi về sau là nơi lưu niệm về người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là nơi thiêng liêng, là tâm linh để cháu con về tưởng nhớ người Ông, người Bác, người Cha, để bạn bè thế giới về thể hiện lòng
kính trọng, ngưỡng mộ vị “Anh hùng Giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
71
AO CÁ
Ngôi nhà Sàn, ao cá, vườn cây, đường Xoài, giàn hoa... trong khu vườn Phủ Chủ tịch hài hòa với nhau, làm nên cảnh “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Ao cá ở ngay phía trước nhà Sàn. Ao rộng 3.300 m2. Bờ ao uốn lượn, duyên dáng. Bờ ao bên trái nhà Sàn có tường thấp, thanh, thoáng bao quanh. Xung quanh ao trồng nhiều cây. Những vòm lá xanh soi bóng xuống mặt nước trong xanh, khiến ao cá thêm thơ mộng, yên ả. Rặng liễu rủ cành duyên dáng chen giữa hàng phượng vĩ xòe tán. Khi
72
mùa hè đến, những chùm hoa phượng đỏ thắm soi bóng xuống mặt ao, những cánh hoa phượng đỏ thắm rải trên mặt ao, cùng với tiếng cá quẫy làm ao cá xôn xao, sống động. Chỗ bờ ao ở bên trái ngôi nhà Sàn và ở gần chiếc cầu nhỏ uốn cong bắc qua ao có mấy cây thông hình ngọn tháp to, cao. Rễ mấy cây thông này nhô lên rất nhiều, liền nhau và có hình tựa như hình ông bụt nên Bác Hồ gọi là Bụt mọc. Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ nói về những cây Bụt mọc này: “Bụt mọc dầm chân đứng đợi ai”. Cạnh bờ ao, bên đường từ nhà Sàn sang Nhà 54 có cây đa lớn, tán xòe rộng, rễ buông trông rất đẹp.
Ven quanh ao cá là một con đường nhỏ. Đường ven bờ ao, phía đối diện nhà Sàn có hàng dâm bụt được xén tỉa gọn gàng. Hàng dâm bụt xanh lá, đỏ hoa khiến
73
cảnh ao thêm đẹp. Trước kia, hươu, nai nuôi trong vườn Phủ Toàn quyền thường ra ao uống nước.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, anh em bảo vệ đã sửa sang ao, vét bùn, đắp bờ làm cho ao thêm sâu, thêm sạch và đẹp.
Ao được dọn dẹp, sửa sang không phải chỉ để làm cho khu Bác Hồ sống và làm việc thêm đẹp, mà còn để nuôi cá đem lại lợi ích kinh tế lớn. Bác Hồ kêu gọi nhân
dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát triển chăn nuôi và đối với Bác, khi có điều kiện, Bác cũng thực hiện điều đó.
Ao cá trước nhà Sàn của Bác nuôi nhiều cá, với các giống cá phù hợp: trắm, chép, trôi, mè, rô phi. Cá được chăm sóc tốt. Bác bảo mọi người làm khung tre trên mặt ao để thả bèo cho cá mát vào
74
mùa hè, ấm vào mùa đông. Cá sinh mau, lớn nhanh. Trắm cỏ trong ao có con nặng tới 24 kg. Bác bảo đánh bắt những con cá to để tránh “cá lớn nuốt cá bé”.
Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác Hồ thường ngồi ở cầu ao trước nhà Sàn cho cá ăn. Trước khi cho cá ăn, Bác vỗ tay gọi cá đến, gây nếp quen cho cá.
Hằng năm, thường vào ngày sinh của Bác, Bác cho bắt cá thịt để gửi biếu các đồng chí lãnh đạo, biếu các cụ già, tặng các cháu bé.
Bác Hồ thường xuyên gửi cá giống lấy từ ao của Bác cho các nơi nhân giống, phát triển đàn cá.
Sự quan tâm đến nghề nuôi cá của Bác và tấm gương Bác chăm sóc cá đã góp phần cho nghề nuôi cá ở nước ta phát triển sâu rộng, đạt hiệu quả kinh tế lớn.
75
Ao cá
Bụt mọc
bên ao cá
76
Sau khi Bác Hồ qua đời, cá trong ao của Bác vẫn được chăm sóc tốt, vẫn nhiều, vẫn chóng lớn. Nhân viên của Khu di tích Phủ Chủ tịch không chỉ chăm sóc cá tốt mà còn luyện cho cá thói quen nghe thấy tiếng vỗ tay là tới bên cầu ao để ăn.
Cá thịt trong ao của Bác vẫn được cung cấp cho nhân dân, cá giống trong ao của Bác vẫn được các nơi đem về nhân giống.
Đến thăm ao cá của Bác, mọi người thường vỗ tay gọi cá và cho cá ăn. Nhìn đàn cá đua nhau ăn làm náo động cả khu vực cầu ao, ai nấy càng thêm nhớ Bác Hồ
và như thấy Bác đang cùng mình cho cá ăn. Có người vừa cho cá ăn vừa đọc câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn”.77
VƯỜN CÂY
Ngôi nhà Sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm giữa khu vườn cây xanh mát: những cây cam, bưởi, chuối, dừa trĩu quả; hàng cây xà cừ, phượng vĩ tỏa bóng mát. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống giữa cỏ cây hoa lá. Người yêu thiên nhiên, sống
chan hòa với thiên nhiên và luôn làm cho thiên nhiên thêm đẹp. Thiên nhiên làm cho cuộc sống của Người thêm phong phú.
Trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, khu vườn xung quanh ngôi nhà Sàn của
78
"""