🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nói Dối Sẽ Thất Bại (Góp Phần Phản Bác Các Luận Điệu Thù Địch, Sai Trái)
Ebooks
Nhóm Zalo
NÓI DỐI
SẼ THẤT BẠI
(Góp phần phản bác các luận điệu thù địch, sai trái)
1
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ
PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. HOÀNG PHONG HÀ
THÀNH VIÊN
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
Mã số:3.32
CTQG-2015
4
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn không ngừng sử dụng
những thủ đoạn thâm độc trong chiến lược diễn biến hòa bình hòng xuyên tạc, bôi nhọ, tiến tới lật đổ chế độ chính trị - xã hội ở nước ta. Chúng thường tung ra các luận điệu sai trái, thù địch bằng mọi loại hình tuyên truyền, tận dụng tối đa ảnh hưởng của
internet để tác động đến đời sống tinh thần của xã hội, của nhân dân, nhằm chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…
Để góp phần tuyên truyền, phổ biến những quan điểm đúng đắn, đồng thời giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với báo Nhân Dân xuất bản cuốn sách Nói dối sẽ thất bại (Góp phần phản bác các luận điệu thù địch, sai trái). Cuốn sách gồm một số bài viết được tuyển chọn từ những bài
5
viết đã đăng trên chuyên mục Bình luận - Phê phán của báo Nhân Dân.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT6
Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!*
TS. NGUYỄN MINH PHONG
Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưới ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự. Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng.
Với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước từ lâu đã trở thành một giá trị cao quý, được truyền từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi "chôn nhau cắt rốn", nơi "cha sinh mẹ dưỡng". Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre,
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 24-7-2012.
7
hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dãy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn mầu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm quê nhà,...
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc "con Lạc cháu Hồng" qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi. Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình...
Ngày nay, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự
8
nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, với những cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống "thù trong, giặc ngoài", vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân. Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nước, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng. Lòng yêu nước cao cả không cho phép "nói một đằng, làm một nẻo", hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để mưu cầu lợi ích cho dòng họ, gia đình, gây chia rẽ, bè phái, hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức dân. Lòng yêu nước chân chính không cho phép bất cứ ai vì nhu cầu ích kỷ mà có những việc làm băng
9
hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương tình cảm, cơ hội và điều kiện sống của các thế hệ con cháu. Lòng yêu nước giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân - Thiện - Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu "chuyển lửa về quê hương". Ðặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Điều này đã và
10
phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia - dân tộc khác trên thế giới.
Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng internet, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền... Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán xới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Đáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.
Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh "biểu tình yêu nước". Đó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp. Đáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
11
Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng. Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia - dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia - dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia - dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau...
12
Một góc nhìn chủ quan và phiến diện!*
MINH TRÍ
Ngày 11-7-2012, website foreignpolicy.com (Hoa Kỳ) đã công bố bài báo "Sự cáo chung của Sự thần kỳ Việt Nam" (The End of the Vietnamese Miracle) của tác giả Geoffrey Cain...
Trong bài báo này, mặc dầu thừa nhận một số thành tựu đầy ấn tượng về phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, tác giả cũng thể hiện một góc nhìn chủ quan và phiến diện về triển vọng kinh tế Việt Nam...
Theo Geoffrey Cain, trong suốt hai thập kỷ kể từ sau năm 1986, khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới, tăng trưởng GDP đạt con số đáng nể, với mức bình quân 7,1% hằng năm. Một nước Việt Nam ổn định về chính trị, xã hội, với lực lượng lao động trẻ giá rẻ, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nổi lên như là sự lựa chọn hợp lý của
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 31-7-2012.
13
các nhà đầu tư thế giới và tiếp nhận dòng đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Vốn ròng đổ vào Việt Nam tăng gấp hơn ba lần, lên đến 9,6 tỷ USD trong năm 2008 so với năm 2006. Việt Nam khi đó dường như là câu chuyện thành công tiếp theo của châu Á. Thậm chí Goldman Sachs đã từng cho rằng: "Việt Nam là con hổ châu Á tiếp theo đang xuất hiện"...
Tuy nhiên, Geoffrey Cain đã rất chủ quan và phiến diện khi cho rằng "điều thần kỳ Việt Nam" nêu trên có vẻ đã cáo chung. Đồng thời, Geoffrey Cain phác họa bức tranh u ám về năm 2012 và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, với gánh nặng nợ xấu, đồng nội tệ yếu, lạm phát, tình trạng quan liêu và lợi ích nhóm hoành hành đang mất dần lợi thế cạnh tranh giá thấp. Geoffrey Cain cũng cảnh báo Việt Nam còn lúng túng trong quản lý nền kinh tế và phải thực hiện một số cải cách kinh tế cơ bản để duy trì khả năng cạnh tranh, cũng như không nên dùng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để biện hộ cho chính sách tiếp tục như cũ...
Trước hết, về khách quan, theo nhận định chung của nhiều tổ chức và chuyên gia thế giới, bốn năm qua, nhất là nửa đầu năm 2012, là giai đoạn khó khăn đỉnh cao của kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế
14
toàn cầu tiếp tục lan tỏa, với sự quay lại vòng xoáy suy giảm mới, thậm chí nguy hại hơn, đe dọa sự phát triển chung mọi mô thức và cơ hội phát triển của hầu hết các nước trên thế giới, trực tiếp gia tăng sức ép nợ công, với các cuộc xuống đường đòi an sinh xã hội làm rung chuyển châu Âu và nhiều châu lục khác. Trong khi đó, không gian chính sách vĩ mô và các nguồn lực công bị thu hẹp đáng kể; sự chịu đựng của khu vực doanh nghiệp và dân cư đã tới giới hạn; nhiều đầu tàu kinh tế bị mất sức kéo và ngày càng tô đậm xu hướng gia tăng các hàng rào bảo hộ, cũng như thắt chặt tiêu dùng, thu hẹp thị trường. Ngay tại nước Mỹ, cường quốc kinh tế số 1, "cái nôi khủng hoảng", nơi tập trung trí tuệ và sức mạnh vật chất và công nghệ hàng đầu thế giới, cũng như khu vực EU, ngót bốn năm nay vẫn đang loay hoay vật lộn tìm kiếm lối thoát và chưa thống nhất về các giải pháp khắc phục áp lực suy giảm kinh tế kéo dài. Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, liên tiếp gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước và gánh nặng nợ công, làn sóng phá sản ngân hàng, sự trầm lắng thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, nạn thất nghiệp cao và nhiều đe dọa an ninh - kinh tế - xã hội truyền thống và phi truyền thống khác chưa hề có kể từ sau cuộc Đại suy thoái 1929-1933...
15
Trong bối cảnh đó, sự phát triển kinh tế Việt Nam - với tư cách là một hợp phần hữu cơ của thế giới, là khó tránh khỏi khó khăn chung, như nhận định của bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành IMF đầu tháng 7-2012 mới đây: "Trong thế giới kết nối toàn cầu như hiện nay, chúng ta không thể chỉ xem xét những gì đang diễn ra ở từng nước. Cuộc khủng hoảng này không phân biệt biên giới, mà đang gõ cửa tất cả các quốc gia trên thế giới". Đối với Việt Nam, những khó khăn càng phức tạp hơn, bởi vừa phải chịu áp lực của quá trình tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế (vừa ra khỏi mức chậm phát triển) từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, từ phương thức phát triển chủ yếu bề rộng sang bề sâu, mở cửa và hội nhập ngày càng sâu, rộng và đầy đủ, cạnh tranh với các nền kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời, vừa phải chịu áp lực giữ vững ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
Hơn nữa, cần thấy rằng, hầu hết khó khăn kinh tế của Việt Nam mà Geoffrey Cain nêu trên đều đã sớm được nhận diện và đang từng bước được giải quyết. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, 4 và 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua, cũng như trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, hội nghị và các văn bản chỉ đạo
16
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam các cấp, đã nhấn mạnh yêu cầu xúc tiến xây dựng, triển khai các đề án tạo các đột phá về thể chế (trước hết là thể chế kinh tế), đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ, lành nghề và đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng. Trước mắt, Việt Nam đang xây dựng và từng bước triển khai các đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, tập trung tái cơ cấu đầu tư (trước hết là đầu tư công); tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.
Ðồng thời, không thể không thấy rằng, Việt Nam đã khá thành công trong chủ động kiềm chế lạm phát theo kế hoạch (chính Geoffrey Cain đã phải thừa nhận, Việt Nam đã giảm lạm phát từ 23% vào tháng 8-2011 xuống còn 6,9% trong tháng 6-2012 so với cùng kỳ năm trước); duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao trên thế giới và trung bình của khu vực (GDP 6 tháng đầu năm 2012 tăng 4,38%); bảo đảm an sinh và ổn định chính trị - xã hội... Việt Nam đã có nhiều quyết sách đúng đắn cần thiết kiểm soát và giải tỏa tình trạng nợ xấu (từ 10% xuống còn dưới 8%); giữ vững sự ổn định tỷ giá đồng Việt Nam, cải thiện
17
dự trữ quốc gia, chủ động kiểm soát và giữ vững sự ổn định thị trường ngoại hối, khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản; linh hoạt giảm tải chi phí cho doanh nghiệp cả về nghĩa vụ tài chính, lãi suất tín dụng và thể chế quản lý, giảm tình trạng hàng tồn kho (từ trên 34% trong quý 1-2012 xuống hiện còn dưới 29%). Xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2012 ước đạt 53,33 tỉ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước và đã đạt trạng thái xuất siêu khoảng 300 triệu USD trong tháng 6-2012. Vị thế và quan hệ quốc tế của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao. Về triển vọng trung hạn, Việt Nam vẫn là nơi đầu tư ít rủi ro nhất, điểm đến và sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư, nhất là từ các nền kinh tế thị trường và có nền công nghiệp phát triển, như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... Vì vậy, đầu tháng 6-2012, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) của Mỹ đã nâng triển vọng của Việt Nam từ tiêu cực lên mức ổn định, nâng đánh giá từ mức tiêu cực của Vietinbank và BIDV lên mức ổn định. Trong tương quan với các nước ASEAN khác, xếp hạng dài hạn của Việt Nam được nâng lên axBB+ từ mức axBB. Theo S&P đánh giá, các rủi ro về kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính đối với Việt Nam đã giảm xuống. Những chỉ số chủ chốt như tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối và lãi suất tiền
18
đồng đã được cải thiện trong 18 tháng qua. Cùng chung nhận định này, trong báo cáo về Việt Nam mà Ngân hàng ANZ mới công bố ngày 23-7-2012, tính chung mức cả năm 2012, GDP sẽ tăng trưởng ở mức 5,5 - 5,7% (so với mức 6 - 6,5% Quốc hội giao; và theo Hội nghị tổng kết công tác sáu tháng của ngành Kế hoạch và Đầu tư ngày 4-7-2012, Việt Nam sẽ đạt được 14/15 chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao năm 2012); đồng Việt Nam chỉ giảm giá 2%; lạm phát sẽ ở mức 6-7% và sẽ vẫn dừng ở mức 1 con số trong năm 2013 nếu không có những đột biến trong nước và quốc tế nào khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang có những đổi mới quan trọng về điều hành kinh tế. Trên thực tế, Việt Nam đã thực hiện một Luật Doanh nghiệp chung duy nhất cho tất cả các doanh nghiệp, đồng thời bãi bỏ Luật Doanh nghiệp nhà nước (từ năm 2010). Sự bình đẳng về điều kiện đấu thầu, giao đất, cho vay và tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại ngày càng cao. Các ý kiến phản biện xã hội từ mọi tầng lớp dân cư, doanh nghiệp và nhà khoa học, kể cả trí thức là người Việt ở nước ngoài, đã được lắng nghe và xử lý trong các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội đã được truyền hình trực tiếp. Việt Nam cũng đã thông qua quy chế lấy phiếu tín nhiệm bắt buộc và định kỳ cho tất cả chức danh
19
được Quốc hội bầu. Trách nhiệm nghiên cứu thấu đáo và giải trình của người đứng đầu được nâng cao. Sự minh bạch và thuận lợi trong tiếp cận thông tin ngày càng được cải thiện. Hiện 96,6% các bộ, ngành có website riêng, 100% các tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử, 83,6% các thông tin chỉ đạo ban hành được đưa lên mạng. Báo cáo xếp hạng mới nhất của Liên hợp quốc về Chính phủ điện tử đã đưa Việt Nam từ vị trí thứ 90 (2010) lên vị trí thứ 83 (2012), đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, sau Xingapo, Malaixia và Brunây... Theo báo cáo trong tháng 6-2012 của Ngân hàng HSBC, giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam đã qua. Đồng thời, HSBC cũng đánh giá cao việc Bộ Công thương soạn thảo chiến lược các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài để phát triển các cụm công nghiệp như là những bước đi cần thiết để Việt Nam tăng năng suất của nền kinh tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu vào.
Giải bài toán tái cấu trúc, vượt qua suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội hiện nay, với nhiều thách thức, vấn đề và tính chất chưa hề có tiền lệ trong bối cảnh một thế giới đang thay đổi mạnh mẽ, đòi hỏi sự đổi mới và sự kết hợp hài hòa giữa thị trường và Nhà nước, là một quá trình phức tạp của mỗi quốc gia và cả thế giới đương đại. Với truyền thống và kinh nghiệm quý báu,
20
với tư duy và quyết tâm chính trị mới, với vị thế, thành quả và các nguồn lực mới, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục sáng tạo, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy nhanh hơn công cuộc đổi mới và hội nhập toàn diện, tiếp tục phát triển ấn tượng và bền vững hơn.
Với tinh thần đó, có thể nói, "Sự thần kỳ Việt Nam" không phải đã kết thúc, mà thật sự đã và đang trỗi dậy trong xu thế hội nhập.
21
Về một bài viết
bóp méo sự thật lịch sử* THIÊN PHƯƠNG
Thời gian qua, website của đài RFI tiếng Việt đã đăng bài viết của Thụy Khuê có nhan đề: “Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923?". Trong bài Thụy Khuê đưa ra một số "nghi vấn" về "trình độ học vấn" của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc, rồi lấy đó làm cơ sở để trả lời theo hướng tiêu cực bất chấp sự thật lịch sử.
Trong bài “Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923?” từ một số tài liệu của Daniel Hémery về những ngày Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đi học tại Huế cùng một số trích dẫn từ cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch như: trên tàu Latouche-Tréville "mỗi ngày anh Ba phải làm từ 4 giờ sáng", "công việc kéo dài suốt
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 24-8-2012.
22
ngày", "suốt ngày anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than", buổi tối có hai người lính giải ngũ, về Pháp, tốt bụng, "dạy cho anh đọc và viết"... Khi làm vườn cho ông chủ tàu ở Sainte Adresse, thì "anh học tiếng Pháp với cô sen"... Thụy Khuê đi đến chỗ cho rằng: dù xuất thân từ một gia đình quan lại nhưng khi xuất dương, Nguyễn Tất Thành vẫn phải sống một cuộc sống nghèo khổ, cực nhọc, không được học qua các trường đào tạo cấp cao của Pháp, không có bằng cấp như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, nên ông không đủ kiến thức và Pháp văn để viết, và vai trò của ông trong tờ báo Le Paria chỉ là "giữ sổ sách, tập viết mấy dòng tin tức, in và phát truyền đơn"!
Căn cứ vào thực tế lịch sử cùng nhiều tài liệu đã công bố, cần khẳng định ý kiến của Thụy Khuê chỉ dựa trên số tư liệu sơ sài, được tập hợp phiến diện nhằm phục vụ ý đồ đánh giá thấp, phủ nhận khả năng và trí tuệ thiên tài của Hồ Chí Minh. Theo các tài liệu được sưu tầm và khảo cứu công phu trong bộ sách Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử (đặc biệt là bản xuất bản năm 2006-2009, đã sửa chữa và bổ sung) - bộ sách mà Thụy Khuê đã vô tình hay cố tình không nhắc đến, có thể biết lần đầu Nguyễn Sinh Cung tới Huế là khoảng cuối năm 1895. Nguyễn Sinh Cung đi học tại một căn nhà ở làng Dương Nỗ (nay thuộc xã Phú Dương,
23
Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Bạn học của cậu là những cậu bé trong làng, thầy giáo là người cha thân yêu. Tấm gương quyết chí vượt qua khó khăn để học tập của người cha, tấm lòng dịu hiền của người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó, rất mực thương chồng, thương con, ăn ở nhân đức với mọi người in sâu trong tâm khảm cậu bé Cung trong những ngày ở Huế, khi cậu bắt đầu có những nhận thức riêng trên bước trưởng thành. Khoảng thời gian lần đầu ở Huế của Nguyễn Sinh Cung khép lại bằng một kỷ niệm buồn, vì sự ra đi của người mẹ hiền (tháng 2-1901). Nhưng hơn 5 năm ở Huế cũng đã cho Nguyễn Sinh Cung những hiểu biết đầu tiên về xã hội thuộc địa - phong kiến ở giữa trung tâm của nó.
Nguyễn Tất Thành đến Huế lần thứ hai khi không còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung mà đã là người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Với tên Nguyễn Sinh Côn, anh học ở Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba các năm học 1906-1907 (lớp dự bị) và 1907-1908 (lớp sơ đẳng); ở Trường Quốc học năm học 1908-1909 (lớp nhì). Khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành học tập ở Huế cũng là lúc đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị: Phan Bội Châu với Duy tân hội và phong trào Đông du do ông phát động lan rộng trong giới sĩ phu và thanh niên; phong trào chống thuế bùng phát ở Trung Kỳ từ năm 1906 kéo dài tới năm 1908;
24
năm 1907, Trường Đông kinh nghĩa thục đầu tiên mở tại Hà Nội rồi ở một số tỉnh miền Bắc, truyền bá nhiều tư tưởng mới, cổ động cho phong trào cải cách, dân chủ... Những biến động đó đã có nhiều tác động tới không khí chính trị ở Huế. Và Nguyễn Tất Thành tiếp nhận những ảnh hưởng đó từ ghế nhà trường, trước hết là Trường tiểu học Việt - Pháp Đông Ba, rồi sau đó ở Trường Quốc học.
Tháng 4-1908, Nguyễn Tất Thành học ở Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Khi những bất công xảy ra và tích tụ ở Huế - trung tâm hành chính của Nam triều và của Pháp ở Trung Kỳ, Nguyễn Tất Thành đã đứng về phía nhân dân lao động và bênh vực họ. Anh đã tham gia và chứng kiến cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên - Huế bị đàn áp dã man. Câu hỏi về nguyên nhân thất bại của phong trào và về phương pháp đấu tranh đã được Nguyễn Tất Thành đặt ra từ ngày đó. Cũng vì tham gia biểu tình chống thuế mà Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền "để ý". Ông Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) bị quan cai trị thực dân ở Tòa Khâm khiển trách vì con trai ông có những hoạt động bài Pháp. Trong lần trở lại Huế, Nguyễn Tất Thành tiếp thu nhiều tri thức văn hóa phương Tây, một số tư tưởng cải cách và chiêm nghiệm về con đường cứu nước của cha anh. Tuy vốn tiếng
25
Pháp còn ít ỏi, nhưng Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp. Ảnh hưởng từ sách báo tiến bộ và từ các thầy giáo tân học mà anh được tiếp xúc đã nuôi lớn dần ý muốn sang phương Tây để tìm hiểu tình hình các nước lớn và học hỏi những tinh hoa văn minh nhân loại.
Kết quả của những tiếp xúc văn hóa đó là một ý tưởng lớn đã hình thành, dần được bồi đắp, đó là: tìm con đường học hỏi để tiếp thu những điều tiến bộ, mong có thể giúp ích cho dân, cho nước. Con đường đó phải là con đường mới, khác với con đường các nhà yêu nước tiền bối đã đi. Những băn khoăn, trăn trở về thân phận con người và quyền dân tộc đã ám ảnh trong tâm trí Nguyễn Tất Thành. Khi cha bị triệu hồi từ Bình Khê về Huế (tháng 1-1910), anh không trở lại Huế cùng cha mà quyết định sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành đã chọn con đường riêng của mình. Con đường đó sơ khởi từ những năm học dưới mái trường ở Huế.
Khác với những gì Thụy Khuê khẳng định, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã dày công trang bị cho mình vốn kiến thức đủ sâu sắc và phong phú từ các bước đi đầu tiên trên con đường hoạt động chính trị. Với tinh thần hiếu học của Người, sau này Người tiếp tục học tiếng Pháp với luật sư Phan Văn Trường và nhiều người khác. Về sự học tập của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc,
26
sử gia Pháp Daniel Hémery đánh giá: "Hồ Chí Minh không hoàn thành trọn vẹn một chương trình giáo dục nào, ông cũng không tiếp nhận đầy đủ một nền tri thức hiện đại cũng như nền Nho học cổ truyền mà đứng giữa hai nền văn hóa đó. Ông là một người tự học đầy tài năng, là hình mẫu của giới trí thức không bằng cấp, sẽ giữ vai trò quyết định trong phong trào cách mạng". Có thể nêu một thí dụ về tấm gương tự học, tự rèn luyện của Người. Trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên kể về việc rèn luyện học viết báo của Bác: "Ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo thường lui tới tòa báo Dân chúng, ông làm quen với những người Pháp khác, trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền. Cũng như ông Lôngghê (cháu ngoại Các Mác, nghị viên Quốc hội Pháp, chủ bút báo Dân chúng), người chủ bút này rất đáng mến. Ông bảo ông Nguyễn viết tin cho báo của ông. Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin về Việt Nam ông không thiếu, ông thiếu nhất là văn Pháp, ông Nguyễn viết làm hai bản. Ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng trên báo. Ông đọc lại bài đã in, so sánh và sửa những chỗ viết sai. Ông kiên nhẫn làm theo cách ấy. Khi thấy viết đã bớt sai, ông chủ bút bảo ông: "Bây giờ anh viết dài hơn một ít". Dần dà ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi
27
dài hơn. Lúc bấy giờ người chủ bút bảo: "Bây giờ anh viết ngắn lại". Ông Nguyễn thấy rằng phải rút ngắn cũng khổ như trước kia phải viết dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và ông đã thành công. Ông bắt đầu vào làng báo từ đó”.
Về văn học, ông Nguyễn thích đọc Sếchxpia và Đíchken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa, Huygô và Dôla bằng tiếng Pháp. Bằng con đường tự học, Người đã trang bị cho mình kiến thức rộng và khả năng sử dụng nhiều ngoại ngữ.
Không lâu sau, khi xuất hiện công khai, Nguyễn Ái Quốc đã đăng đàn diễn thuyết bằng tiếng Pháp với thính giả Pháp, như: Ngày 14-1- 1920, tại số 3 đường Château-Paris, Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết về đề tài “Sự tiến triển trong xã hội các dân tộc châu Á và những yêu cầu của nước Nam”. Ngày 11-2-1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài “Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam” tại Hội nghị những người thanh niên cộng sản quận 2. Tại cuộc mít tinh kỷ niệm ngày 1-5 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lên diễn đàn nói về Chương trình hoạt động của nhóm Xã hội đòi ngừng gửi người thuộc địa sang Pháp. Ngày 25-12-
1920, Nguyễn Ái Quốc - đại biểu duy nhất là người từ một xứ thuộc địa, được mời tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, tổ chức tại Tours.
28
Ngay buổi chiều hôm sau, anh được Chủ tịch phiên họp Emile Goude mời phát biểu. Bài phát biểu ứng khẩu, được biên bản tốc ký ghi lại cho thấy một tư duy và ngôn ngữ Pháp sắc sảo, súc tích, sáng sủa, mạch lạc, tập trung vào mục tiêu tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, kêu gọi sự ủng hộ thiết thực với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc đã được Đại hội nhiều lần vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Chủ tịch phiên họp - E.Goude - nhận xét: "Bằng một thứ tiếng Pháp tuyệt vời (en un excellent francais), ông đã tố cáo những tội ác, những hành động đàn áp và chuyên chế mà hai mươi triệu người An Nam là nạn nhân, họ bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện, bị bóc lột và truy nã bởi một thứ công lý tư sản đè nặng lên họ. Tất cả những đảng viên xã hội nhất trí phản kháng, chống lại những bất công và tội ác của thứ công lý tư sản ở Đông Dương".
Kết quả những cố gắng học tập, trau dồi tri thức của Người trong những năm đầu thế kỷ XX đã nhanh chóng được khẳng định ngay tại nước Pháp và được chính người Pháp thừa nhận. Điều đó cũng có nghĩa, cái gọi là "nghiên cứu của Thụy Khuê” chỉ là hệ quả của lối nghiên cứu cực kỳ phiến diện, bóp méo sự thật mà thôi.
29
"Không nên một mực
cho rằng mình là đúng và nước khác là sai"*
TRẦN QUANG HÀ
Ngày 14-6-2012, một bài báo có nhan đề Việt Nam xếp hạng 34/158 về Chỉ số hòa bình toàn cầu được công bố trên website của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA. Bài báo cho biết, theo bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 (Global Peace Index - GPI) do Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Ôxtrâylia công bố thì Việt Nam đứng thứ 34 trên tổng số 158 quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên đọc bài báo, rất dễ nhận ra một điều "hơi bất thường" là trong khi phác thảo khá chi tiết về bức tranh hòa bình của thế giới từ năm 2009 đến năm 2012, dường như tác giả bài báo lại "quên" không cho người đọc biết Hoa Kỳ xếp thứ bao nhiêu trên bảng xếp hạng này!? Và trên thực tế, bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 xếp
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 18-9-2012.
30
Hoa Kỳ ở vị trí... 88/158! Từ việc "tính toán 23 yếu tố khác nhau như tình trạng bạo lực, bất ổn chính trị, chi tiêu ngân sách quốc phòng, bên cạnh một số yếu tố cho thấy sự phát triển xã hội khác như tham nhũng, tự do báo chí, tôn trọng nhân quyền và tỷ lệ người đến trường", Chỉ số hòa bình toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình tiến hành đã đưa tới một sự tin cậy nhất định, hẳn là vì thế, cũng theo VOA: "Chỉ số này hiện được nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ kể cả Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc sử dụng".
Ấy vậy mà vừa qua, dư luận lại được chứng kiến một sự kiện oái oăm và hy hữu là trong khi bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 vẫn còn nguyên giá trị, ít nhất là trong năm 2012, thì ngày 11-9, Hạ nghị viện của quốc gia xếp thứ 88 lại thông qua hai văn bản có mục đích "thúc đẩy sự phát triển của tự do và dân chủ" ở quốc gia đứng thứ 34! Trước sự kiện này có thể nói, đối với những dân biểu của Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu để thông qua hai văn bản, thì Chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 cũng chẳng có ý nghĩa gì, có lẽ họ đang hành xử để thỏa mãn những đòi hỏi nằm ngoài nội dung nhân quyền, chứ không vì nhân quyền đích thực? Vì lẽ, nhân quyền ở một quốc gia là một hệ thống giá trị toàn diện cùng các lĩnh vực hoạt động tương ứng và cụ thể; qua đó, con người
31
được tạo điều kiện để phát triển, thực hiện những quyền cơ bản của mình. Với ý nghĩa ấy, hiển nhiên ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, nhân quyền không chỉ gồm "các tổ chức cộng đồng, các blogger, các nhà hoạt động dân chủ, bất đồng chính trị hoặc tôn giáo, các cá nhân đã gửi, xuất bản, hoặc phân phối dữ liệu liên quan đến dân chủ" như người ta định danh trong Nghị quyết H.Res.484 và Dự luật H.R.1410 để biện hộ cho các tổ chức, cá nhân vi phạm luật pháp Việt Nam và đã bị luật pháp Việt Nam xử lý.
Hơn thế nữa, phải nói thẳng rằng nội dung hai văn bản H.Res.484, H.R.1410 không khác nhiều so với nội dung các luận điệu, các số liệu và "thông cáo, thông báo" nhảm nhí mà các thế lực thù địch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam công bố trên internet. Nói cách khác, đề cập tới nhân quyền ở Việt Nam, các dân biểu bỏ phiếu thông qua hai văn bản đã bất chấp yêu cầu về tính khách quan trong đánh giá, họ chỉ nghe theo, tin theo "điều trần" của mấy kẻ nổi tiếng là trơ tráo như Nguyễn Đình Thắng, Cao Quang Ánh, Võ Văn Ái,... tảng lờ, không quan tâm các thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. Như ngày 14-9 mới đây, trong bài UNICEF và chương trình Duy trì sự sống cho thiếu nhi, dù thiếu thiện chí với Việt Nam, phóng viên RFA vẫn phải viết: "Theo bà
32
Lotta Sylwander, Trưởng Văn phòng UNICEF Việt Nam tại Hà Nội, trước kia ở Việt Nam mỗi năm cứ một nghìn trẻ dưới năm tuổi thì 66 trẻ chết mà phần lớn vì hai căn bệnh thông thường là sưng phổi và tiêu chảy. Nhưng đến giờ, chỉ 16 trên 1.000 trẻ chết trước khi được năm tuổi. Đây là kết quả vô cùng ấn tượng trong mười hai năm qua ở Việt Nam, cũng là nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế nước này trong việc cung cấp những dịch vụ y tế cơ bản và cần thiết cho người dân trong mọi tầng lớp xã hội...". Thử hỏi, theo các dân biểu ở Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua hai văn bản nói trên, thì con số và đánh giá của đại diện UNICEF có liên quan đến nhân quyền hay không?
Trong những năm qua, dù còn gặp nhiều khó khăn trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước, nhưng Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn hết sức quan tâm đến vấn đề nhân quyền; biểu hiện trực tiếp, cụ thể là Chỉ thị số 44-CT/TƯ của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Bởi có một điều thiêng liêng là, hàng triệu người Việt Nam đã hy sinh xương máu để giành lại độc lập dân tộc, vượt qua hai cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, chỉ vì một mục đích duy nhất là giành lại quyền làm người cho mọi người Việt Nam. Vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quan điểm "vì con người", đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi
33
con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Về mặt lập pháp, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo, xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện, ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết với mục đích tối thượng, duy nhất là bảo đảm quyền con người, khẳng định quyền bình đẳng của công dân, bảo đảm các quyền cơ bản trong bầu cử, ứng cử, tự ứng cử, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền được học tập,... Bên cạnh nhiều luật đã được ban hành, nhiều luật mới cũng bắt đầu có hiệu lực, như Luật khiếu nại, tố cáo; Luật phòng, chống mua bán người; Luật nuôi con nuôi; Luật tố tụng dân sự; Luật giáo dục đại học,... Về mặt hành pháp, Chính phủ Việt Nam tích cực triển khai các chương trình xóa đói, giảm nghèo; chú trọng an sinh xã hội; xây dựng hạ tầng cơ sở và hỗ trợ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa; xây dựng hệ thống nhà trường và hỗ trợ học sinh nghèo; xây dựng hệ thống y tế các cấp từ trung ương đến địa phương, cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo; triển khai Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, khẳng định vị trí, vai trò xã hội của phụ nữ; khẳng định tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, hoạt động của các tôn giáo; đào tạo nghề và tạo
34
việc làm cho người lao động từ thành thị tới nông thôn; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xây dựng hệ thống truyền thông hiện đại đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người,...
Thông qua hoạt động thực tiễn, quan điểm và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa tới kết quả cụ thể, đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân ngày càng được nâng cao, chính sách an sinh xã hội đã bảo đảm các yếu tố cơ bản nhất để mọi người dân được hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời khi có khó khăn. Từ năm 2006 đến năm 2010, 52 triệu lượt người nghèo ở Việt Nam được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, 8 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, hơn 400 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở. Đề án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia về quyền con người và quyền công dân do Bộ Tư pháp chủ trì sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2012. Hệ thống báo chí Việt Nam trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là về quyền con người; báo chí cũng có vai trò tích cực trong một số vấn đề - sự kiện xảy ra trong xã hội (như với sự kiện ở Tiên Lãng - Hải Phòng, hơn 1.000 bài báo được công bố, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các cơ quan thông tin đại
35
chúng đã góp phần tích cực giúp các cơ quan chức năng làm sáng tỏ, có chỉ đạo phù hợp). Với lĩnh vực tôn giáo - tín ngưỡng, Nhà nước cùng chính quyền các cấp tạo điều kiện để mọi công dân theo tôn giáo - tín ngưỡng nào đó được thực hành đức tin. Các lễ Noel (Công giáo), Phật đản (Phật giáo), Lễ kỷ niệm ngày sinh Nabi Mohammad (Hồi giáo), Đại lễ vía Đức chí tôn (Cao đài), Đại lễ đản sinh đức Huỳnh giáo chủ và Lễ khai đạo (Hòa hảo),... được tổ chức trang trọng. Đặc biệt, theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Benedicto XVI đã bổ nhiệm Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, và vừa qua, Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã có chuyến thăm và hoạt động mục vụ lần thứ 9 ở 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đồng thời, chính sách và pháp luật về các dân tộc thiểu số được hoàn thiện để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, có thể kể tới chính sách ưu tiên của Nhà nước về giáo dục, đầu tư xây dựng hệ thống đường sá, y tế, hệ thống cung cấp điện, hỗ trợ lương thực, xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào thiểu số vùng sâu, vùng xa...
Có rất nhiều bằng chứng cụ thể, thuyết phục, có khả năng chứng minh Đảng và Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn phương hướng và có quyết sách đúng đắn trong vấn đề nhân quyền, qua đó huy
36
động sức mạnh của cả dân tộc để xây dựng một đất nước phồn vinh, quyền con người ngày càng được bảo đảm. Các bằng chứng ấy đủ sức bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen mà các thế lực thù địch đã thực hiện để vu cáo Nhà nước Việt Nam, nhưng đáng tiếc là một số dân biểu ở Hạ viện Hoa Kỳ lại tin cậy những luận điệu sai trái đó. Thiết nghĩ, trước khi bỏ phiếu thông qua Nghị quyết H.Res.484 và Dự luật H.R.1410, các dân biểu ở Hạ viện Hoa Kỳ nên tham vấn quan điểm của Giáo sư Brantly Womack ở Đại học Virginia: "Rốt cuộc thì vấn đề dân chủ và nhân quyền nên do chính người dân của nước đó giải quyết. Dĩ nhiên không phải là Hoa Kỳ nên làm ngơ, nhưng Washington cần có một thái độ tôn trọng và không nên một mực cho rằng mình là đúng và nước khác là sai. Chúng ta cần phải cẩn thận để khỏi bị rơi vào một tình trạng khó xử cho cả đôi bên, đó là theo đuổi "sứ mạng giải phóng nhân loại" của thời kỳ đã qua"?
37
Những ý kiến thiếu thiện chí đối với Tuyên bố nhân quyền ASEAN*
TRẦN QUANG HÀ
Ngày 18-11, tại Hội nghị cấp cao các nước ASEAN họp tại Phnom Penh, Campuchia, lãnh đạo các nước đã nhất trí thông qua Tuyên bố nhân quyền ASEAN - văn kiện chính trị đầu tiên phác thảo khuôn khổ tăng cường hợp tác, bảo vệ nhân quyền của các nước ASEAN. Nhưng đáng tiếc, trước và sau khi Tuyên bố nhân quyền ASEAN được công bố, một số chính phủ, tổ chức, cá nhân và cơ quan truyền thông trên thế giới đã lên tiếng phê phán nội dung văn kiện này. Dường như đối với họ, nỗ lực phấn đấu vì nhân quyền của ASEAN phải hướng theo sự áp đặt từ bên ngoài, chứ không phải từ nhận thức và tự thân của các nước ASEAN trong quá trình hội nhập và phát triển?
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 4-12-2012.
38
Tháng 9-2009, tại Hội nghị cấp cao các nước ASEAN lần thứ 15 họp tại Cha Am, Thái Lan, lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí thành lập Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHAR) - cơ quan có trách nhiệm thúc đẩy, bảo vệ những quyền cơ bản của gần 600 triệu người dân trong ASEAN. Sự kiện này là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng ASEAN, đồng thời xác định thời điểm để các nước ASEAN cùng nghiên cứu và thảo luận nhằm xây dựng Tuyên bố nhân quyền ASEAN. Và ngày 18-11-2012, tại Hội nghị cấp cao các nước ASEAN lần thứ 21 họp tại Phnom Penh, Campuchia, lãnh đạo các nước đã nhất trí thông qua Tuyên bố nhân quyền ASEAN (AHRD). Đánh giá về AHRD, ông Surin Pitsuwan - Tổng Thư ký ASEAN, coi đây là "một diễn biến trọng đại", Bộ trưởng Ngoại giao Philíppin - Albert del Rosario, cho rằng: “Đây là một di sản để lại cho con cháu chúng ta", Bộ trưởng Ngoại giao Mianma - Wunna Maung Lwin, thì nhận xét: "Ðây là một bước đi rất quan trọng của ASEAN"...
Thế nhưng, sự ra đời của AHRD lại gặp phải phản ứng tiêu cực của một số chính phủ, tổ chức, cá nhân ngoài ASEAN. Với sự trợ giúp của BBC, RFA, RFI, VOA,... họ thi nhau đưa ra các đánh giá phi lý, thậm chí đề nghị "chưa nên thông qua AHRD". Họ cho rằng: "Một số điều khoản trong Tuyên bố nói nhân quyền có thể bị hạn chế vì lý
39
do an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức,... các điều khoản như vậy có thể bị lạm dụng để bào chữa cho sự vi phạm nhân quyền", "dự thảo tuyên bố nhân quyền của ASEAN không phù hợp với các chuẩn mực hiện hành về nhân quyền. Thậm chí, văn bản này có thể làm tăng thêm quyền lực cho một số nhà nước trong ASEAN vi phạm nhân quyền, thay vì tạo ra các cơ chế mới giúp bảo vệ người dân tránh được những hành động bạo lực". Phil Robertson - Phó Giám đốc châu Á của HRW (Tổ chức Theo dõi nhân quyền), thì tuyên bố hàm hồ: "Ðây chỉ là trò đánh bóng mặt mũi... Cuối cùng ASEAN cũng chạm đến được vạch về đích với một tuyên bố khiếm khuyết không đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế".
Từ góc nhìn của lương tri, vì sự phát triển của nhân quyền, lẽ ra một số chính phủ, tổ chức, cá nhân và cơ quan truyền thông quan tâm đến vấn đề cần cổ vũ, khuyến khích tính tích cực xã hội trong nhận thức và hành động của các nước ASEAN khi khẳng định và bảo vệ nhân quyền, thì rất tiếc, họ cố săm soi AHRD, lấy quan điểm của mình làm thước đo, để đưa ra các đòi hỏi vô lý. Thật ra, vấn đề họ quan tâm không phải là việc qua AHRD, các nước ASEAN tái khẳng định sự tuân thủ đối với những mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương ASEAN, tái khẳng định cam kết đối với Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn quốc
40
tế về nhân quyền cùng các văn kiện quốc tế về nhân quyền khác mà các nước thành viên ASEAN tham gia; đồng thời khẳng định mọi công dân trong ASEAN đều có những quyền cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền phát triển, quyền hưởng hòa bình,... mà chủ yếu họ quan tâm tới nội dung Điều 7 và Điều 8 trong Nguyên tắc chung của AHRD.
Ðọc Điều 7 và Điều 8 của AHRD, không khó nhận ra đây là kết quả của một tiếp cận khách quan, toàn diện - lịch sử - cụ thể - phát triển với vấn đề nhân quyền, và với chính cộng đồng ASEAN. Nếu một mặt AHRD khẳng định sự bình
đẳng về nhân quyền trong những mối liên hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội; thì mặt khác, AHRD cũng chỉ rõ đó không phải là nhân quyền của con người chung chung, mà là nhân quyền của con người cụ thể, trong tư cách là công dân ở các quốc gia có "hoàn cảnh khác nhau về chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo" - có thể coi đây là thể hiện thái độ tôn trọng nét riêng về truyền thống, và về sự lựa chọn đường hướng phát triển của mỗi quốc gia trong ASEAN. Không xem xét mối tương quan giữa nhân quyền với sự thụ hưởng nhân quyền của con người cụ thể đang sinh tồn giữa một xã hội có hệ thống luật pháp cụ thể, với quyền lợi và trách nhiệm xã hội cụ thể, trong hoàn cảnh lịch
41
sử, đặc trưng văn hóa, tôn giáo riêng,... người ta sẽ dễ lợi dụng nhân quyền để tạo dựng một thứ chiêu bài phục vụ các mục đích ngoài nhân quyền. Đây là thực tế mà những năm gần đây, các tổ chức như FIDH (Liên đoàn Nhân quyền quốc tế), AI (Tổ chức Ân xá quốc tế), HRW (Tổ chức Theo dõi nhân quyền),... vẫn dựa vào việc khai thác thông tin một chiều, bất chấp quyền tự chủ về pháp luật của Việt Nam, để đưa ra một số phê phán hết sức phi lý trong vấn đề nhân quyền. Còn khi cho rằng: "Không hề có một thiết chế khu vực hay quốc tế nào áp dụng tính "cân bằng" giữa việc thụ hưởng các quyền và tự do với nhiệm vụ và trách nhiệm", phải chăng người ta muốn cổ vũ cho sự vô chính phủ, chỉ biết "thụ hưởng các quyền và tự do", không cần quan tâm tới nhiệm vụ và trách nhiệm đối với xã hội?
Cũng như mọi quốc gia văn minh trong thế giới hiện đại, các nước ASEAN hoàn toàn ý thức được rằng, ổn định là một trong những yếu tố đầu tiên tạo ra nền tảng cho phát triển. AHRD đã đưa ra các chế định cần thiết và cụ thể là: "Việc thực thi nhân quyền và các quyền tự do cơ bản sẽ chỉ được giới hạn theo quy định của luật pháp nhằm mục đích bảo đảm việc thừa nhận nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của những người khác, và để đáp ứng các yêu cầu chính đáng về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế công cộng, an toàn công
42
cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ". Điều này là hiển nhiên, không có gì khác biệt so với Điều 29 trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Tuyên ngôn) của Liên hợp quốc với các nội dung: "1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ...". Tương tự như thế, so sánh với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước) của Liên hợp quốc thì vấn đề còn cụ thể hơn: Nếu điểm 1 Điều 18 của Công ước khẳng định: "Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo" thì điểm 3 Điều 18 cũng viết rõ ràng: "Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác"; nếu điểm 1, điểm 2 Điều 19 của Công ước khẳng định: "1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. 2. Mọi
43
người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia" thì điểm 3 Điều 19 cũng chỉ rõ: "3. Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nêu trên) đòi hỏi đương sự phải có các bổn phận, trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý". Vì thế, trước khi cho rằng: "một số điều khoản trong Tuyên bố nói nhân quyền có thể bị hạn chế vì lý do an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức,... các điều khoản như vậy có thể bị lạm dụng để bào chữa cho sự vi phạm nhân quyền", thì lẽ ra những người phê phán AHRD cần đọc lại Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, và tự thân hai văn bản này sẽ bác bỏ các cáo buộc vô căn cứ, thiếu thiện chí của họ. Thực tế cho thấy, khi đề cập tới Tuyên ngôn và Công ước, một số các tổ chức và cá nhân chỉ khai thác các nội dung có lợi đối với mục đích của họ, và tảng lờ các nội dung có thể biến ý kiến của họ thành phi lý, lố bịch. Nói cách khác, từ hai văn bản của Liên hợp quốc, có
44
thể thấy một số chính phủ, tổ chức, cá nhân và cơ quan truyền thông thường xem xét, đánh giá nhân quyền bằng các tiêu chí chủ quan, với thái độ áp đặt. Có lẽ họ chỉ sử dụng vấn đề nhân quyền làm công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia, hơn là phối hợp để cùng nỗ lực phấn đấu vì một nền nhân quyền chân chính.
Với bảy phần, 40 điều cụ thể về nhân quyền, AHRD được khẳng định là "văn kiện chính trị đầu tiên phác thảo khuôn khổ tăng cường hợp tác, bảo vệ nhân quyền ở khu vực Đông Nam Á... Thể hiện nguyện vọng, quyết tâm và nỗ lực trong việc xây dựng một cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, đồng thời khẳng định cam kết của ASEAN tôn trọng, thúc đẩy, bảo vệ các quyền cơ bản của con người cũng như phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân khu vực", và "khẳng định lại các giá trị nhân quyền chung, đi đôi với coi trọng các giá trị và đặc thù của ASEAN cùng các quốc gia trong khu vực, quyền đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm trước cộng đồng, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người". Hy vọng từ sự đồng thuận được thể hiện trong AHRD, các nước ASEAN sẽ tiếp tục phấn đấu trên lộ trình vì sự phát triển nhân quyền một cách toàn diện, đem lại lợi ích thiết thực cho mọi công dân ở mỗi quốc gia, qua đó góp phần xây dựng ASEAN ngày càng phát triển.
45
Một sự vu khống,
xuyên tạc trắng trợn
tình hình báo chí ở Việt Nam* HOÀNG ANH LÂN
Ngày 14-2 vừa qua, Tổ chức Bảo vệ nhà báo công bố cái gọi là "phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu". Về tình hình báo chí ở Việt Nam, căn cứ vào thái độ tiếp cận và các
đánh giá mà CPJ đã đưa ra, cần khẳng định rằng, thực chất đó là sự tiếp tay cho các thế lực đang hằng ngày, hằng giờ phá hoại, cản trở sự ổn định và phát triển của Việt Nam...
Sau khi Tổ chức Bảo vệ nhà báo (Committee to Protect Journalists - CPJ) công bố "phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu" trong đó chứa đựng nhiều nội dung vu khống và xuyên tạc tình hình báo chí ở Việt Nam, ngay lập tức các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA,... liền khai thác thông tin từ "phúc trình"
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 19-2-2013.
46
này để đăng tải các bài báo mà ngay nhan đề đã chứa đựng thái độ thiếu thiện chí, như: “CPJ: Việt Nam, một trong năm nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới” (VOA), “CPJ nói làm báo ở Việt Nam là "nguy hiểm"” (BBC)... Sau đó, mấy bài báo kể trên nhanh chóng được đăng lại tại một số website, blog và dường như người ta hy vọng, khi sự xuyên tạc, vu khống tiếp tục được nối dài, sẽ tác động tiêu cực tới dư luận, làm ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước Việt Nam và tình hình báo chí ở Việt Nam!?
Trước hết phải nói rằng, từ quan niệm của họ, thể hiện cụ thể qua phúc trình, CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, với người sử dụng internet làm phương tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội, tuyên truyền luận điệu sai trái, bình luận một số sự kiện - vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc và bịa đặt,... từ đó gây hoang mang trong dư luận, làm mất ổn định xã hội. Nếu những người ở CPJ đủ tự tin để tự trao cho mình sứ mạng "thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo" thì không lý gì họ lại thiếu năng lực trí tuệ để nhận biết sự khác nhau nói trên. Hiện nay ở Việt Nam, có hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo, trong đó có
47
gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí (với rất nhiều loại hình khác nhau) từ trung ương tới địa phương. Đó là những nhà báo được đào tạo cơ bản, được xã hội công nhận, hoạt động dựa trên các quy định của Luật Báo chí, có hội nghề nghiệp riêng và được pháp luật bảo vệ khi hành nghề. Vì thế khi tác nghiệp, họ không gặp "nguy hiểm" từ xã hội như đánh giá tùy tiện của CPJ, nên không thể đánh đồng số đông các nhà báo với một số cá nhân có hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" trên internet. Bằng việc lảng tránh vấn đề trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo, cố tình gắn cho một số blogger - người viết blog, danh hiệu là "nhà báo tự do", "cây bút tự do", CPJ tưởng rằng sẽ tạo ra sự mập mờ trong dư luận để vu cáo Việt Nam; nhưng rốt cuộc, hành vi này lại làm lộ rõ bản chất thực sự của CPJ là gì. Họ không cần phân biệt ai là nhà báo, ai không phải là nhà báo. Họ chỉ cần số liệu và một vài tên tuổi, lấy cớ để vu khống mà thôi. Vậy thử hỏi họ đang bảo vệ ai, chẳng lẽ họ không có tự trọng để thi thoảng lại xưng xưng bảo vệ những người vi phạm luật pháp?
Như mọi quốc gia khác, Việt Nam có hệ thống luật pháp của mình nhằm duy trì sự ổn định và giữ vững định hướng phát triển xã hội; bảo đảm,
48
bảo vệ quyền con người; giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội,... Hệ thống luật pháp ấy là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra cơ hội giúp mọi công dân có điều kiện phát triển toàn diện, phát huy năng lực và tài năng để cống hiến cho đất nước. Nhưng hệ thống luật pháp ấy cũng rất nghiêm khắc với bất cứ cá nhân nào, kể cả nhà báo, đã xem nhẹ trách nhiệm công dân, lợi dụng nghề nghiệp xã hội mà có hành vi vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xúc phạm danh dự các tổ chức và cá nhân... Điều này không có gì khác biệt so với việc thực thi pháp luật ở các quốc gia khác trên thế giới. Nếu CPJ quan tâm tới vai trò của luật pháp ở các quốc gia, họ cần tìm hiểu một cách khách quan để thấy rằng, các nhân vật mà họ đề cập trong bản "phúc trình" đều đã bị cơ quan pháp luật Việt Nam kết án với tư cách là công dân, không phải với tư cách là nhà báo, càng không phải là "nhà báo tự do" theo cách định danh tùy tiện của CPJ.
Chính vì thế, trước khi đưa ra cái gọi là "phúc trình", những người ở CPJ nên tự vấn để trả lời câu hỏi tại sao họ không làm om xòm trước những thông tin như: "Ngày 29-1, các điều tra viên người Anh đã lục soát văn phòng báo The Sun - thuộc quyền sở hữu của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, bắt giữ bốn phóng viên cùng một cảnh
49
sát viên trong một cuộc điều tra mở rộng về việc hối lộ cảnh sát để moi thông tin"; "Theo hãng ABC ngày 28-1, Iran vừa bắt giữ 11 nhà báo bị tình nghi có mối liên hệ với nước ngoài", "Trong số 200 người bị bắt giữ trong cuộc dẹp loạn đầu tiên ở công viên Zuccotti, có các phóng viên của hãng phát thanh quốc gia NPR và báo New York Times... Jared Maslin, phóng viên của New York Times cho biết anh bị bắt khi đang cố gắng di chuyển khỏi khu vực hỗn loạn theo lệnh cảnh sát. Phóng viên bị áp giải lên xe cảnh sát cùng tám người khác, trong đó có hai sinh viên trường New School, một phóng viên ảnh của hãng AFP... Tất cả đều bị còng tay phía sau lưng", "ngày 10-2, cảnh sát Malaixia cho hay họ đã bắt giữ một nhà báo Arập Xêút trốn khỏi đất nước sau khi bị buộc tội lăng mạ nhà tiên tri Muhammad của đạo Hồi trên mạng xã hội Twitter", "Nhà chức trách Tunisia vừa thông báo họ đã bắt giữ ba nhà báo vì tội cho đăng tải ảnh "khiêu dâm" giữa một cầu thủ Real Madrid và tình nhân của anh này"; xa hơn nữa là các tin: "Thomas Bjorn Nilsson, 43 tuổi, một nhà báo ở New York và Kjerste Sortland, 41 tuổi của Snorova, Na Uy, đã bị cáo buộc xâm phạm khu vực cấm, nơi tổ chức tiệc cưới của con gái cựu Tổng thống Bill Clinton. Hai nhà báo này đã đi quanh khu vực cổng khu biệt thự Aster Court ở Rhinebeck để chụp ảnh. Họ không
50
có ý vào bên trong chụp ảnh, tuy nhiên họ cũng không nhận ra rằng đây là khu vực cấm chụp ảnh. Cảnh sát New York cho biết hai nhà báo có thể bị phạt đến 15 ngày tù và 250 USD tiền mặt. Các hình ảnh hai nhà báo đã chụp cũng sẽ bị tịch thu", và "hãng tin AP đưa tin quân đội Mỹ tại Irắc đã bỏ tù B. Hussein - phóng viên ảnh của hãng - trong suốt 5 tháng, cáo buộc anh này "đe dọa an ninh" nhưng lại không đưa ra các cáo trạng cụ thể hoặc cho phép tiến hành một cuộc điều trần ở nơi công cộng"...!
Tuy nhiên, căn cứ vào đánh giá của CPJ về tình hình báo chí ở Việt Nam trong các năm qua, dường như việc yêu cầu CPJ có thái độ khách quan là điều bất khả. Tổ chức này tự coi mình là "hiệp sĩ" bảo vệ tự do báo chí nhưng việc làm của họ lại cho thấy tự do báo chí chỉ là chiêu bài để họ dựa vào và vu khống quốc gia nào không đồng tình với quan niệm của họ. Như trong bài viết về "phúc trình" của CPJ trên RFA ngày 17-2 có đoạn: "Theo CPJ thì Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì việc kiểm soát giới truyền thông bằng phương cách tổ chức những cuộc hội họp hàng đầu tuần giữa quan chức Bộ Thông tin và các chủ bút để duyệt qua bài vở, nhất là ngăn chặn các bài chỉ trích lãnh đạo Đảng hay chính sách của Nhà nước". Nói như vậy thì đúng là CPJ không biết ngượng. Bởi, CPJ sẽ trả lời sao đây nếu đối diện
51
với đòi hỏi về chứng cứ? Chẳng lẽ CPJ đã quen đưa ra những lời vu khống đến mức không cần liêm sỉ?
Hệ thống báo chí và truyền thông ở Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Đó là kết quả từ sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, từ sự trưởng thành và nỗ lực của các nhà báo, từ đòi hỏi của thực tế phát triển... Và sự phát triển này không chỉ để đáp ứng quyền tự do ngôn luận, thỏa mãn nhu cầu thông tin, mà còn tạo ra môi trường văn hóa để toàn dân có thể tiếp xúc, tiếp nhận, trau dồi tri thức, cùng hướng tới các giá trị chân -
thiện - mỹ. Dù các tổ chức như CPJ có đánh giá như thế nào thì vẫn không thể phủ nhận được sự thật về sự phát triển lành mạnh của tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất lợi dụng sự phát triển của hệ thống truyền thông, đặc biệt là internet, để tiến công vào Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, với sự phụ họa và khuyến khích của các tổ chức như CPJ thì một mặt, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để báo chí và truyền thông luôn hướng tới mục đích vì con người, cho con người, vì sự ổn định và phát triển; mặt khác, chúng ta cũng phải bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật để báo chí và hệ thống truyền thông đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình phát triển đất nước.
52
Dù thế nào thì luật pháp của quốc gia phải được tôn trọng. Sự kiện ngày 16-2 vừa qua ông Nick Xenophon - Thượng nghị sĩ độc lập ở Nam Ôxtrâylia, thành viên phái đoàn nghị sĩ Ôxtrâylia, người đã có một số chỉ trích về nhân quyền ở Malaixia, dự kiến tới Malaixia để gặp gỡ giới chức, đại diện các đảng phái đối lập để thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới đã bị giữ tại sân bay Kuala Lumpur theo "quy định luật an ninh quốc gia của Malaixia " và bị trục xuất trở lại Ôxtrâylia đã cho thấy một nguyên tắc đang tồn tại một cách hiển nhiên ở mọi quốc gia. Không ai có quyền đứng trên luật pháp, không ai có quyền nhân danh nghề nghiệp để vi phạm luật pháp, cũng không ai có thể tự cho mình quyền can thiệp vào việc thi hành luật pháp ở bất kỳ quốc gia nào.
53
"Vinh danh" hay tiếp tay cho cái xấu?*
LAM SƠN
Trong những ngày qua, không hiểu vô tình hay cố ý mà cùng một thời điểm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số tổ chức như Phóng viên không biên giới, Tự do ngôn luận quốc tế liên tiếp tổ chức "vinh danh" một số người Việt đang sử dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam. Việc "vinh danh" của họ nhằm mục đích gì?
Nhiều năm qua, việc người Việt Nam được trao một giải thưởng quốc tế nào đó không còn là chuyện hiếm. Bằng tài năng, trí tuệ của mình, nhiều người Việt Nam đã mang lại vinh dự cho Tổ quốc qua các giải thưởng có uy tín trên thế giới. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng điều đó vẫn chứng tỏ tài năng, trí tuệ Việt Nam, với những bước phát triển rất đáng tự hào. Từ nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, nhà toán học Ngô Bảo Châu, kỳ
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 15-3-2013.
54
thủ Lê Quang Liêm,... đến hàng trăm học sinh đạt giải cao trong các kỳ Olympic khoa học quốc tế thật sự là niềm tự hào, trở thành tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục làm rạng danh Tổ quốc. Ngược lại, một số "giải thưởng quốc tế", do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, không những không đem lại vinh dự cho Tổ quốc mà còn làm xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế, đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.
Huỳnh Ngọc Chênh được Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) - một tổ chức phi chính phủ thành lập tại Pháp vào năm 1985 với nhiệm vụ cổ súy cho tự do báo chí và tự do ngôn luận kiểu phương Tây, trao giải "Công dân mạng 2013" nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet (12-3). Nguyễn Hoàng Vi được Tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế (IFEX), có trụ sở chính tại Canađa, "vinh danh" là một trong bảy phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận; riêng Tạ Phong Tần là một trong chín phụ nữ được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải "Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013". Trên thực tế, đây là các giải thưởng mà nếu không có sự tâng bốc của mấy tổ chức phản động như Việt Tân, Đảng Dân chủ Việt Nam,... cùng mấy cơ quan truyền thông VOA, BBC, RFA, RFI,... và một số blog của các đối
55
tượng có thái độ chống đối, thì hầu như không ai biết tới. Thật ra, đây không phải là lần đầu các đối tượng có "thâm niên" trong việc chống đối Nhà nước Việt Nam được trao tặng các "giải thưởng nhân quyền". Tính sơ sơ cũng đã có gần chục loại "giải thưởng nhân quyền" được trao cho các đối tượng chống đối ở Việt Nam, nhưng để gây tiếng vang, người ta còn đề cử vài ba người để xét nhận giải thưởng Nobel hòa bình, Nobel văn chương!
Ðể trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần, RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ đã bỏ qua, thậm chí đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ đã khởi xướng là "khuyến khích và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do internet". Và họ cũng không e dè khi nói rõ điều này, như khi trả lời phỏng vấn đài VOA, Giám đốc phụ trách truyền thông của RSF - Lucie Morillon cho rằng: "Trao giải thưởng cho blogger Chênh là cách chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của những nhà báo tự do tại Việt Nam cổ súy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội". Còn đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, trong phát biểu tại buổi trao giải "Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013" lại "ca ngợi" Tạ Phong Tần là "một trong những blogger đầu tiên tại Việt Nam bình luận về các tin tức, sự kiện
56
chính trị bị nhà cầm quyền hạn chế; giúp thức tỉnh các blogger và nhà báo tại Việt Nam dám dũng cảm chuyển tải thông tin, chính kiến tới người dân Việt Nam". Hai ý kiến trên cho thấy đối với RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ, vấn đề không phải là "tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet", mà là "tự do chống đối" Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, biện bạch thế nào thì họ cũng không thể lẩn tránh một sự thật là, bằng việc trao giải thưởng, họ đã tiếp tay cho cái xấu, cổ vũ cho người đã có hành vi vi phạm pháp luật. Như trường hợp Tạ Phong Tần, ngày 9-3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: "Ðây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước".
Trước hết cần khẳng định Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Vi không phải là những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Có thể tìm hiểu điều này qua các bài viết, ý kiến mà các đối tượng này đã đăng tải trên blog cá nhân hay trả lời phỏng vấn của một số báo, đài nước ngoài. Trong đó, họ xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội trong nước, vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để kích động chống phá, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Trong ba đối tượng này, nổi bật hơn cả là Tạ Phong Tần. Báo chí trong nước đã công bố cụ thể nhiều thông
57
tin mà lẽ ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cần tham khảo trước khi "vinh danh" người này. Chính Tạ Phong Tần từng thừa nhận đã nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài để nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước. Tính đến thời điểm trước khi bị bắt năm 2011, Tần đã viết, phát tán gần 900 bài viết có nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước Việt Nam theo "kịch bản" của các cá nhân, tổ chức bên ngoài; viết và trả lời BBC, RFI, RFA hơn 100 bài. Với những hành vi cố tình và mang tính hệ thống đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25-9-2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Đây chính là cơ sở để khẳng định Tạ Phong Tần đi lạc vào ý nghĩa của giải thưởng "Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013" như tôn chỉ, mục đích giải thưởng này của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Vậy ý đồ phía sau các giải thưởng nhân quyền nói trên là gì? Xét từ bản chất vấn đề thì Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi hay một số đối tượng khác như Nguyễn Văn Hải (blog "Ðiếu cày"), Phan Thanh Hải (blog "Anh ba Sài Gòn"), Vũ Quốc Tú (blog Uyên Vũ), Ngô Thanh Tú (blog Thiên Sầu), Lê Hồ Ngọc Điệp (blog Trăng đêm), rồi Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân,
58
Huỳnh Thục Vy... chỉ là mấy "quân bài", trong chiến lược "diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch cùng một số người đang rắp tâm triển khai ở Việt Nam. Họ cố gắng tô vẽ cho các đối tượng này qua các mỹ từ "nhà báo tự do", "nhà hoạt động dân chủ", "tù nhân lương tâm",... Nhưng họ không thể che đậy được một "kịch bản" đã và đang được triển khai để vừa làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam, vừa lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do internet để tiến hành hoạt động chống đối nhằm gây bất ổn chính trị ở Việt Nam. Việc trao các loại "giải thưởng nhân quyền" cho các đối tượng kể trên chính là một phần của kịch bản này. Và đây thật sự là hành động cổ súy, dung túng cho phần tử chống đối Nhà nước, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Sự việc càng nghiêm trọng hơn, sau khi được người ta "vinh danh", bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời phỏng vấn, "phát biểu cảm tưởng" trên một số cơ quan truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam như VOA, RFA, RFI, BBC... Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với "vinh dự" của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải "Công dân mạng 2013", đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger,
59
hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Đảng cầm quyền! Tuy nhiên, những lời lẽ đó lại chứa đựng một mâu thuẫn mà chắc chắn chính Huỳnh Ngọc Chênh không thể lý giải. Bởi, nếu thật sự Việt Nam cản trở các blogger thì làm sao "lực lượng blogger" ở Việt Nam có thể ngày càng phát triển "lớn mạnh và rộng khắp" như chính Huỳnh Ngọc Chênh thừa nhận khi phát biểu tại buổi nhận giải? Làm sao hằng ngày Huỳnh Ngọc Chênh vẫn công bố bài trên blog của ông ta mà không bị gây khó khăn? Sao ông ta lại phủ nhận và nói xấu những điều mà chính ông ta đang được thụ hưởng? Tương tự như thế, khi trả lời phỏng vấn của BBC và RFA, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Minh Tú - em gái Tạ Phong Tần, đều bày tỏ niềm "vinh dự", "tự hào" vì được trao "giải thưởng"; họ coi đây là nguồn "khích lệ" cho các "nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" tại Việt Nam! Là người Việt Nam, họ nên thấy xấu hổ chứ không phải là vinh dự, vì hành vi của họ đã hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc và vi phạm pháp luật của Việt Nam. "Giải thưởng" họ được trao chỉ làm cho họ ngày càng trở thành công cụ đắc lực trong tay những người đang tìm mọi cách chống phá, cản trở, với ý đồ làm thay đổi bản chất chính trị - xã hội ở Việt Nam mà thôi.
60
Ai là "kẻ thù của internet"?* ANH KHÔI
Ngày 26-4-2013, website BBC tiếng Việt đăng bài viết nhan đề “Google bác bỏ yêu cầu kiểm duyệt từ Việt Nam” - một kiểu "rút tít" vừa giật gân câu khách, vừa cố tranh thủ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam! Tuy nhiên, theo Báo cáo minh bạch do Google công bố ngày 25-4 thì không chỉ như vậy.
Báo cáo đề cập tới yêu cầu tương tự từ nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Braxin,... thậm chí 20 nước từng gửi yêu cầu tới Google đòi xóa phiên bản video “Innocence of Muslims” - bộ phim được coi là nguyên nhân dẫn tới bạo lực ở Trung Đông thời gian qua. Vì thế, qua bài báo của BBC, câu chuyện ai là kẻ thù của internet cần được làm sáng rõ.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có internet. Con người, do tiếp xúc và sử dụng
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 3-5-2013.
61
internet đã có nhiều thay đổi cả về tập quán sinh hoạt, phương thức tư duy cũng như cách thức hành động. Dù phải thay đổi để thích nghi với yếu tố mới của môi trường sống, hầu như không người nào từ chối sử dụng internet, đơn giản vì nó trực tiếp góp phần đem lại sự phồn vinh, chí ít cũng về thông tin, tri thức. Vậy mà lại có tổ chức bịa ra cái định danh "kẻ thù của internet" để quy kết quốc gia này quốc gia kia. Nhưng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, bản thân internet không có kẻ thù, internet chỉ đơn giản là công nghệ do con người tạo ra để phục vụ mình. Từ khi ra đời đến nay, internet đồng hành cùng con người trong cuộc mưu sinh, trở thành công cụ đắc lực trong cuộc sống. Có chăng là cách thức và mức độ quản lý internet ở mỗi quốc gia có sự khác nhau.
Với Việt Nam thì sao? Khoảng mươi năm trở lại đây, Việt Nam dẫn đầu danh sách các quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh trên thế giới. Báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, tổng số thuê bao băng rộng hiện nay đạt gần năm triệu, tổng số thuê bao 3G đạt hơn 3,3 triệu. Tính đến tháng 11-2012, nước ta có hơn 31,3 triệu người sử dụng internet, chiếm 35,58% dân số. Hiện tại 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông ở Việt Nam có kết nối để truy nhập internet băng rộng; hơn 90% các trường trung học
62
cơ sở, bệnh viện được kết nối internet. Đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp và học sinh trung học phổ thông sử dụng internet. Khoảng 70% số xã có cơ sở dịch vụ viễn thông kết nối băng rộng. Đặc biệt, truyền thông điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh chưa từng thấy với hàng trăm báo và tạp chí điện tử, hơn 1.200 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép, 330 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, cùng một số lượng rất lớn blog cá nhân. Điều cần nhấn mạnh là, Việt Nam không có quy định kiểm soát thông tin cá nhân của người sử dụng internet. Vì thế, tự do internet của Việt Nam là sự thật không thể bác bỏ. Hay nói cách khác, Việt Nam là quốc gia hết sức thân thiện với internet.
Tuy nhiên, dù tiện dụng đến đâu thì công nghệ nào cũng có mặt trái của nó. Từ thực tế có thể nói, mặt trái của internet gây tác hại có thể hủy hoại tâm hồn con người, đe dọa an ninh quốc gia, trực tiếp trở thành công cụ tiến công hay phòng thủ trong các cuộc chiến tranh mạng hay xung đột vũ trang. Thậm chí thông tin giả trên internet có thể làm bùng nổ chiến tranh. Như gần đây, thông tin thất thiệt về hai vụ nổ bom tại Nhà Trắng khiến Tổng thống Obama bị thương đăng trên tài khoản Twitter của hãng thông tấn AP đã làm cho thị trường chứng khoán Mỹ thiệt hại gần
63
137 tỉ USD chỉ trong vòng ba phút! Do đó, mối lo ngại của cộng đồng quốc tế với mặt trái của internet là điều tất yếu. Để ngăn ngừa tác hại của internet, mọi quốc gia trên thế giới đều triển khai những biện pháp nhằm kiểm soát nội dung và hành vi của những người sử dụng internet. Ông Gary Shapiro, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hiệp hội Điện tử tiêu dùng (CEA), tổ chức thương mại của Mỹ đại diện cho hơn 2.000 công ty điện tử tiêu dùng, đã nói: "Một số chính phủ nước ngoài nhìn thấy sự mở cửa và tự do của internet như là một mối đe dọa. Trong thực tế, 89 quốc gia đã ký hiệp ước ITU đem lại cho các chính phủ quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh mạng và thư rác".
Hãy xem Mỹ - nước vẫn tự hào là nơi sản sinh ra internet, đã quản lý internet như thế nào. Trước hết Chính phủ Mỹ kiểm soát internet thông qua Tổ chức Quản lý số liệu và tên miền internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers - ICANN). ICANN thành lập năm 1998, là tổ chức hoạt động theo hợp đồng ký kết với Chính phủ Mỹ, chịu sự giám sát của chính phủ nước này. ICANN có chức năng kiểm soát tất cả các trang mạng và địa chỉ email toàn cầu thông qua việc phân bổ địa chỉ IP, quản lý hệ thống máy chủ cơ sở internet, thực hiện những thay đổi ở tầng cao nhất của kiến trúc mạng, xác định phân
64
vùng những tên miền cấp cao như .com, .org, .net,... Vai trò, vị trí của ICANN với internet là tối quan trọng trên phạm vi toàn cầu, song ICANN lại quan hệ mật thiết với Chính phủ Mỹ; nói cách khác là, trên thực tế, Chính phủ Mỹ quản lý tổ chức này rất chặt chẽ. Vì vậy mới có chuyện nước Mỹ kêu gọi các quốc gia khác buông lỏng quản lý internet, do Mỹ đã nắm trong tay con át chủ bài rồi. Tuy nhiên, điều này đi ngược lại lợi ích của đa số các quốc gia trên thế giới, nhiều quốc gia, tổ chức như Pháp, Đức, Nga,... tỏ rõ thái độ không đồng tình với việc mạng lưới internet toàn cầu do một tập đoàn độc quyền Mỹ thao túng. Cần lưu ý là lãnh đạo của ICANN lại là một cựu lãnh đạo trung tâm an ninh mạng thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ. Do đó, nhiều nước tỏ rõ ý muốn ICANN chịu sự quản lý của một thể chế quốc tế, có thể là Liên hợp quốc, bởi vì internet mang bản chất xuyên quốc gia.
Một vấn đề rất dễ thấy là chính người dân Mỹ, chứ không phải ai khác, đang bị theo dõi chặt chẽ thông qua internet. Hãng tin Foxnews tiết lộ rằng, trong năm 2012, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Google cung cấp dữ liệu về người sử dụng hơn 31.000 lần; dù phàn nàn về việc này nhưng Google vẫn phải giao nộp một số thông tin về email cá nhân, dữ liệu tìm kiếm (mà điển hình là sự kiện Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng đề
65
nghị Google gỡ bỏ các đoạn phim Innocence of Muslims ra khỏi mạng chia sẻ video YouTube). Nhiều cơ quan của Chính phủ Mỹ cũng tìm cách nhảy vào quản lý internet để tìm cách đánh sập những tên miền xuyên biên giới, lùng sục ma túy, tiền bẩn, hạn chế cờ bạc trực tuyến, buôn bán vũ khí trên mạng... Những hoạt động khủng bố gần đây đã khiến cho nhà chức trách Mỹ và nhiều quốc gia tăng cường theo dõi, thu thập thông tin từ internet. Như trong cuốn sách Định nghĩa về tự do Internet của tạp chí điện tử eJournal USA, Giáo sư Derek Bambauer (Trường Luật Brooklyn) cho biết: "Tại Mỹ, các công ty viễn thông phải tích hợp cả chức năng nghe trộm điện thoại vào các sản phẩm và dịch vụ của mình". Còn Giáo sư Richard A. Epstein (Ðại học Luật Chicago) thì bày tỏ thái độ về quản lý internet như sau: "Có phải chúng ta đều có chung quan điểm về việc người Trung Quốc hạn chế các bài diễn thuyết chính trị không? Và có phải Mumbai chỉ ngăn chặn các bài diễn thuyết của các nhóm Hindu cực đoan không? Còn trường hợp người Pháp đã cấm các hình ảnh của những nhóm theo chủ nghĩa da trắng độc tôn? Và còn quyết định của Niu Dilân về việc cấm các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em? Thêm vào đó là việc Mỹ chặn hành vi sử dụng bất hợp pháp các tư liệu có bản quyền...". Các chuyên gia còn lưu ý, chỉ cần một lần thanh toán bằng thẻ tín dụng thì
66
danh tính người sử dụng sẽ bị ghi nhận trong hệ thống máy tính Mỹ và bị theo dõi hoạt động. Như vậy, chính các chuyên gia của Mỹ thừa nhận sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ đối với internet.
Từ thực tế trên có thể khẳng định, Mỹ là một trong những quốc gia quản lý internet chặt chẽ nhất, tuy nhiên, tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF lại chưa bao giờ coi Mỹ và các nước phương Tây là "kẻ thù của internet". Mà tổ chức này lại cho rằng, Việt Nam là một trong năm quốc gia theo dõi internet một cách nghiêm ngặt nhất (?).
RSF nhận xét rằng tại Việt Nam, tuy chất lượng hệ thống mạng còn yếu song vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Và VOA, RFA, BBC cùng một số trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam lập tức bám vào nhận xét vô căn cứ của RFS để cổ vũ cho các quan điểm sai trái này.
Một khi truyền thông xã hội được sử dụng vào các mục đích lừa đảo, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội, đe dọa an ninh quốc gia sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, sai trái, thiếu văn hóa trên môi trường internet toàn cầu đang được tất cả các quốc gia đẩy mạnh. Tuy nhiên, công việc này gặp rất nhiều khó khăn về phương diện kỹ thuật cũng như do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa các quốc gia. Điều này cần nhận
67
được sự ủng hộ của các tổ chức có quan tâm tới vấn đề, chứ không phải cứ xưng xưng vu cáo nước khác, mà lờ đi thực trạng, như RSF vẫn làm. Mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân cần tự ý thức về tất cả những điều pháp luật không ngăn cấm, bảo đảm cho internet là công cụ kết nối con người với con người, đem lại cuộc sống hòa bình, thịnh vượng cho con người.
68
Ai đã dung túng và tiếp tay cho những kẻ dối trá?*
VŨ HỢP LÂN
Giữa tháng 6-2013, một số người dùng facebook ở Việt Nam phàn nàn về hiện tượng khó truy cập vào mạng xã hội này. Lập tức, một số cơ quan truyền thông như BBC, RFA,... vội khai thác và biến thành sự kiện để hướng sự nghi ngờ vào Nhà nước Việt Nam.
Nhưng trên thực tế, tình trạng không chỉ xảy ra ở Việt Nam và đại diện facebook đã lên tiếng xin lỗi về "sự cố hạ tầng web", dù vậy, mấy địa chỉ truyền thông vô cớ ám chỉ Nhà nước Việt Nam vẫn không đưa ra một lời đính chính,...?
Sau khi chiến dịch làm rùm beng một phạm nhân đang "tuyệt thực trong trại giam" kết thúc bẽ bàng, để lộ ra chân tướng một hệ thống thủ đoạn giả trá nhằm lừa dối dư luận ở trong và ngoài nước, có lẽ vì quá thất vọng và bức xúc, dù
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 2-7-2013.
69
đã công bố entry Nên chấm dứt chạy trốn sự thực ở đây, ngày 22-6 chủ trang hantimes.info - người vốn được các "nhà dân chủ" hâm mộ, lại tiếp tục công bố entry Hãy biến đi! Entry có đoạn: "Hiệu ứng sự ngu xuẩn đám đông là điểm chết tư duy của cái gọi là phong trào dân chủ hiện nay. Những người tự cho mình là nhà dân chủ, đang thét gào dân chủ té ra chỉ là những người giỏi ve vuốt chính mình, té ra chỉ là những con người đầy lòng sợ hãi. Họ chỉ là những kẻ giỏi chiều chuộng chính mình và đi bám vào đám đông để nhận được sự tung hô nhằm tự thỏa mãn óc vị kỷ của chính họ... Không thể nào trông mong dân chủ đến từ đám bất chấp đúng - sai, hoảng sợ, hèn hạ với thất bại của mình...". Trước thực tế đó, nếu có tinh thần khách quan và trung thực, nếu có đạo đức của người làm báo để tạo ra khả năng biết phân biệt đâu là đúng - sai, phải - trái, thực - hư, thì BBC, RFA, RFI, VOA,... phải thấy xấu hổ vì đã hăng hái cổ súy cho sự bịa đặt dựng đứng. Nhưng các cơ quan truyền thông này không làm như vậy, dù sự việc đã rõ mười mươi, họ vẫn phớt lờ sự thật, vẫn "cố đấm ăn xôi", vẫn tiếp tục công bố các tin tức đại loại như: dậm dọa kiện cáo (BBC, ngày 23-6), trao đổi với "giới trẻ" (VOA, ngày 24-6)...
Tới khi không chỉ người sử dụng facebook ở Việt Nam, mà nhiều nơi trên thế giới, người sử
70
dụng facebook cũng gặp hiện tượng chập chờn, thậm chí không thể truy cập vào mạng xã hội này; thế là không khảo sát trên phạm vi rộng, không chú ý tới việc đã nhiều lần facebook gặp sự cố, không tham khảo ý kiến nhà quản lý, trang tiếng Việt của BBC, RFA... nhanh chóng nhập cuộc qua các bài “Facebook lại bị chặn ở Việt Nam?”, “Facebook bị chặn ở Việt Nam”,... Các bài viết này đã đưa những thông tin mơ hồ hoặc ám chỉ, như: "có nguồn tin chưa kiểm chứng nói ngành bưu chính viễn thông đã lưu hành văn bản về việc chặn facebook từ ngày 15-6", mình gọi hẳn lên tổng đài, họ trả lời: "xin lỗi chị, để đảm bảo an ninh quốc gia bên em đã chặn facebook rồi ạ", "các trang mạng xã hội, cụ thể facebook, bị người sử dụng nhận thấy đang có sự can thiệp vào"! Thế nhưng, khi được biết hiện tượng trên là do lỗi kỹ thuật từ phía mạng xã hội facebook, cơ quan này đã ra tuyên bố: "Chúng tôi đã xử lý vấn đề nhanh chóng và bây giờ facebook đã hoạt động trở lại 100%. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này", thì BBC, RFA,... cũng quên luôn các bình luận thiếu thiện chí, nếu không nói là vô trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, một số kẻ tự nhận là "nhà dân chủ, người yêu nước" lại cố đi xa hơn. Ngày 26-6 qua facebook, họ công bố cái gọi là "công văn của VNPT" chỉ đạo các đơn vị trực thuộc "khẩn trương thực hiện ngăn chặn truy cập đến trang mạng xã
71
hội facebook theo danh sách địa chỉ IP, website gửi kèm". Rất nhanh chóng, một blogger la lối: "Công văn vi phạm quyền cơ bản của công dân", website chuacuuthe phụ họa bằng bài viết tùy tiện của K. Thuyên; từ nước Mỹ, trang điện tử nguoi-viet hưởng ứng bằng bình luận: "Bản tin của Giáo dục Việt Nam và Petrotimes lập lờ để người đọc hiểu là không có chuyện nhà cầm quyền ngăn chặn. Nhưng văn thư của Tập đoàn VNPT làm theo lệnh của Bộ Công an đã nói lên tất cả" (!). Và cũng rất nhanh chóng, bằng các phân tích rất xác đáng, qua internet một số người đã vạch rõ "công văn" trên chỉ là văn bản giả mạo, người viết không biết gì về thể thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính!
Các chiêu trò giả mạo tài liệu, dựng đứng sự kiện, đổi trắng thay đen, mà các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam truyền bá trên các phương tiện truyền thông, nhất là internet, đã bị lật tẩy rất nhiều, nhưng họ vẫn trơ tráo thực hiện. Như gần đây, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là Dự luật HR 1897, người ta biến ngay thành Hạ viện Mỹ thông qua Luật nhân quyền Việt Nam (BBC, ngày 28-6), bất chấp việc ai cũng biết không thể đồng nhất Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ với Hạ viện Mỹ. Đến mức, trong bài viết ngày 21-6, vì thấy "vài tác giả gốc Việt ở Mỹ" thường
72
dùng bức ảnh "bi kịch hóa ngoại cảnh một trại cải tạo ở Việt Nam" vốn là ảnh chụp lại từ bộ phim Vượt sóng của Hàm Trần sản xuất tại Mỹ nhưng không chú thích xuất xứ, làm như là "hình trại cải tạo thật", Vũ Ánh - người Mỹ gốc Việt, đã phải lên tiếng cho rằng đó là việc làm "không minh bạch" và "không nên chế biến hay bóp méo đối phương bằng sự tưởng tượng của mình". Thậm chí cách đây không lâu, có kẻ đưa một phụ nữ nửa đêm bế con nhỏ ra nằm vạ vật trên vỉa hè rồi chụp ảnh tung lên internet để vu cáo chính quyền, và lập tức bị vạch trần là dàn dựng giả dối, vì người phụ nữ... vẫn đội mũ bảo hiểm!
Việc sử dụng cả trẻ em vào các mưu đồ đen tối làm nhớ tới bài “Vụ Babylift” (Bốc trẻ em) trong đó có bức thư do ông Nguyễn Văn Hàm - Giáo sư, dân biểu của chính quyền Sài Gòn trước đây, cung cấp. Bức thư "làm tại miền Nam Việt Nam ngày 6-4-1975" gửi Quốc hội, nhân dân Hoa Kỳ, Hội Chữ thập đỏ quốc tế, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc,... viết: "Lịch sử chiến tranh thế giới xưa nay dù người ta có sử dụng vô số các âm mưu thủ đoạn nào để đạt mục tiêu đi chăng nữa, nhưng chưa bao giờ sử dụng phương thức xuất cảng cô nhi như Chính phủ mới đây. Chúng tôi đau đớn mà tố giác rằng, trong khi đời sống của bốn ngàn cô nhi đang bình lặng tại các cơ sở nghĩa dưỡng toàn quốc, thì Chính phủ Sài Gòn do sự khuyến
73
khích của Tòa Đại sứ Mỹ đã bất ngờ đưa hết số cô nhi trên về Sài Gòn để chờ lên máy bay rời bỏ quê hương. Chúng tôi gay gắt lên án các hội nghĩa dưỡng quốc tế tại Việt Nam đã cấu kết chặt chẽ với âm mưu trên nhằm ý đồ chính trị, bội phản lại chủ trương nhân đạo nhân chính một cách bỉ ổi. Chúng tôi cực lực phản đối nhà cầm quyền Sài Gòn bất chấp tình đồng bào ruột thịt khi tuân hành mệnh lệnh quái ác: Xuất cảng cô nhi,... chúng tôi nghiêm khắc cảnh giác rằng: Lịch sử đạo đức nhân loại sẽ vô cùng lâm nguy nếu ngày nào ý nghĩa nhân đạo còn bị các thế lực hiếu chiến sử dụng vào mục tiêu chính trị thấp hèn" (website haylentieng.vn).
Thế giới đang trải qua nhiều biến động phức tạp với các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động tới các quốc gia theo cả hai xu hướng tích cực, tiêu cực. Vì thế, mỗi quốc gia đều có quy định luật pháp cụ thể để bảo đảm ổn định, phát triển, và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Đó là cơ sở để lý giải Đạo luật chống nổi loạn và Đạo luật tụ tập ôn hòa của Malaixia, Đạo luật yêu nước của Mỹ, thậm chí cả việc "Một tòa án Ai Cập kết án 43 nhân viên của các cơ quan bất vụ lợi nước ngoài, gồm ít nhất 15 người Mỹ về tội sử dụng bất hợp pháp ngân quỹ để gây xáo trộn tại nước này... Tòa án cũng ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn văn phòng tại Ai Cập của các tổ chức phi
74
chính phủ trong đó có Freedom House trụ sở tại Mỹ, Viện Dân chủ quốc gia, Viện Cộng hòa quốc tế" (VOA, ngày 4-6-2013)... đều là kết quả của xu thế tất yếu đó. Nhưng với một số tổ chức và cá nhân, sự chi phối của quan niệm "tiêu chuẩn kép" và sự thiếu trong sáng của lương tri đã không giúp họ có thái độ khách quan. Họ có thể im lặng trước việc: "Một số công ty internet đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Mỹ để tiết lộ các thông tin hạn chế về số lần họ nhận được yêu cầu theo dõi", và chỉ trong sáu tháng cuối năm 2012, từ các chính quyền tiểu bang và địa phương cũng như từ NSA, facebook đã nhận từ 9.000 đến 10.000 yêu cầu đòi cung cấp dữ liệu của người sử dụng để theo dõi từ 18.000 đến 19.000 tài khoản; Microsoft nhận từ 6.000 đến 7.000 yêu cầu, làm ảnh hưởng từ 31.000 đến 32.000 tài khoản (VOA, ngày 15-6), nhưng họ lại rất lớn tiếng phê phán Việt Nam kết án một số cá nhân đã có hành vi vi phạm Điều 88, Điều 79, Điều 258 Bộ luật Hình sự, chỉ vì những người này là blogger! Phải chăng với họ, hễ là blogger thì được phép vi phạm pháp luật và được họ o bế?
Hiện tại, internet đang là phương tiện được các thế lực thù địch tận dụng để vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam, lũng đoạn nhận thức của con người, gieo rắc thông tin sai trái để đầu độc đời sống tinh thần công chúng. Với sự phối hợp của
75
một số phần tử thoái hóa, biến chất, nhân danh "đấu tranh cho dân chủ", nhân danh "lòng yêu nước", các thế lực thù địch ngày càng trở nên trắng trợn, hung hăng. Đặc biệt, thủ đoạn bịa đặt sự kiện và tin tức, đánh tráo khái niệm, dựng hiện trường giả,... được sử dụng với cường độ ngày càng cao, mật độ ngày càng dày đặc. Vì thế, có thể đặt câu hỏi: Nếu thật sự quan tâm tới dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo ở Việt Nam, tại sao một số tổ chức, cá nhân, thậm chí là chính phủ một số nước, không quan tâm xác minh tính chính xác, bản chất của các sự kiện và vấn đề, mà tin cậy và dung túng, tiếp tay cho những kẻ dối trá? Hẳn là vì thế, trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật HR 1897, Hạ nghị sĩ Faleomavaega đã không chỉ bày tỏ nỗi thất vọng mà còn khẳng định: "Thật đáng tiếc, các nội dung trong bản Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 đã không phản ánh chính xác bức tranh Việt Nam... Là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, tôi chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhưng đưa ra các thông tin không chính xác, chống lại Chính phủ Việt Nam không phải là hành động đúng đắn".
76
Những đòi hỏi phi lý
và trịch thượng!*
NAM VIỆT
Như có sự chuẩn bị để phối hợp có lớp lang, bài bản, mỗi khi tại Việt Nam diễn ra một sự kiện quan trọng thì các đài BBC, VOA, RFA, RFI đăng tải tin tức, bình luận theo lối bóp méo, xuyên tạc, hoặc mời gọi vài gương mặt cũ chưa bao giờ có ý kiến thiện chí với Việt Nam tới phỏng vấn, một số tổ chức quốc tế nhân danh nhân quyền cũng lập tức sản xuất các loại "tuyên bố, thông cáo" hoặc gửi thư đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý trịch thượng,...!
Ngày 21-10, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Ngày 22-10, Tổ chức Theo dõi
__________
* Báo Nhân Dân, số ra ngày 1-11-2013.
77
nhân quyền (HRW) đã gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (đăng trên các trang mạng) với thái độ và lời lẽ trịch thượng để "thúc giục" Việt Nam bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền trong bản Hiến pháp 1992 sửa đổi! Vậy HRW là tổ chức gì mà tự cho mình "quyền" can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam như vậy?
Mở đầu thư gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, HRW tự quảng cáo họ là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, với hơn 400 nhân viên trên toàn cầu, đã công bố hơn 100 báo cáo và hàng trăm đánh giá về tình trạng nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia. Đối với Việt Nam, HRW đã "nghiên cứu" về tình hình nhân quyền trong hơn hai thập niên vừa qua và từng đưa ra "khuyến nghị" đối với Chính phủ và Quốc hội Việt Nam về nhiều các vấn đề khác nhau! Tuy nhiên, những dòng quảng cáo này lại không phản ánh đúng bản chất của HRW, chỉ là tự thêu dệt để lừa dối dư luận, bởi trên thực tế, dựa trên quan niệm "tiêu chuẩn kép" về nhân quyền, chưa bao giờ tổ chức này công tâm khi đánh giá tình hình nhân quyền, và HRW đã bị nhiều cơ quan thông tin đại chúng cũng như chuyên gia, nhà nghiên cứu trên thế giới lên án. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó Robert L. Bernstein - người sáng lập HRW, lại
78