🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Niềm Tin Yêu Của Nhân Dân Trong Nước Và Bạn Bè Quốc Tế Dành Cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa:
Chế bản vi tính: Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:
ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. VÕ THỊ TÚ OANH TS. VŨ THỊ HƯƠNG
ThS. NGUYỄN THỊ THÚY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ĐƯỜNG HỒNG MAI
LÂM THỊ HƯƠNG
TẠ THU THỦY
NGUYỄN THỊ THÚY
VIỆT HÀ
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
THUẬN HỮU - LÊ QUỐC MINH
TỔ CHỨC NỘI DUNG
QUẾ ĐÌNH NGUYÊN
NGUYỄN VĂN BẮC
TRẦN THANH BÌNH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TRUNG TÂM THÔNG TIN, BÁO NHÂN DÂN
TỔ CHỨC BẢN THẢO
HÀ PHƯƠNG MAI
ĐẶNG VIỆT HƯNG
ĐINH HẢI THANH
NGÔ HOÀNG KHÁNH
Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
7
LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình tác nghiệp, tìm kiếm thông tin, như một
sự tình cờ, chúng tôi đọc được trên các trang mạng xã hội, báo điện tử rất nhiều bài viết, bài thơ giản dị, mộc mạc, như một lời tâm sự, nhưng chứa đựng những tình cảm hết sức chân thành và niềm tin yêu cao quý nhất dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không chỉ các tác giả là người cầm bút chuyên nghiệp, mà hầu hết là các tác giả không chuyên, thông qua những vần thơ, bài viết chân tình để bày tỏ sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và gửi gắm sự tin tưởng tuyệt đối vào người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta, Nhà nước ta. Trong tâm khảm của mỗi người, Tổng Bí thư là một nhà lãnh đạo đức độ, có tâm, có tầm, cống hiến cho Đảng, cho dân, cho nước mà không màng quyền lực, bổng lộc, vun vén cá nhân hay gia đình.
Điều dễ thấy nhất trong hàng trăm bài viết, bài thơ là biểu thị sự đồng tình, quyết tâm cao với Tổng Bí thư trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nói đến cuộc chiến này là nói đến vai trò của Tổng Bí thư như một “người đốt lò vĩ đại”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”; “củi tươi, củi khô”, thậm chí cả “gang thép hạng sang” vào đây cũng phải cháy. Cho rằng, đây là cuộc chiến vô cùng cam go, phức tạp, nhạy cảm, quan hệ
8 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
đến con người, đối tượng lại chính là đồng chí, đồng đội của mình; thường xuyên bị phần tử xấu, kẻ địch lợi dụng xuyên tạc là “đấu đá nội bộ”, nhưng ai cũng đặt niềm tin vào Tổng Bí thư - Người đã chỉ đạo làm từng bước, kiên trì, chắc chắn, kiên quyết, nghiêm minh và cũng rất nhân văn; rất đau lòng khi phải xử lý cán bộ, nhưng kỷ luật một vài người là để cứu muôn người. Từ đó, góp phần quan trọng làm trong sạch đội ngũ cán bộ các cấp và củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Đọc kỹ từng bài thơ, bài viết đăng tải trên các trang mạng xã hội mà chúng tôi sưu tầm được mới thấy hết tình cảm trân quý, sâu sắc của người dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư. Rất ít thông tin cho biết tác giả sinh sống ở đâu, làm gì, nhưng tất cả đều có chung cách nhìn, chung suy nghĩ, ngưỡng mộ đồng chí Tổng Bí thư của Đảng ta: Đó là một nhà lãnh đạo cấp cao có tầm tư duy chiến lược, luôn luôn trăn trở, lo toan cho dân, cho nước, nói đi đôi với làm và quyết tâm làm bằng được; một con người trọng danh dự, có lối sống giản dị, đạo đức trong sáng, liêm chính, khiêm nhường, thân thương, gần gũi như bao người dân bình thường, ghét thói hư tật xấu mà giàu lòng nhân ái; hội tụ đủ phẩm chất là học trò xuất sắc của Bác Hồ kính yêu. Mỗi bài viết có một cảm nghĩ riêng, không theo một công thức, niêm luật nào; có khi nói về tác phong làm việc, về một cử chỉ hay cách ứng xử, xử lý một công việc rất cụ thể,… nhưng tất cả đều có một điểm chung là toát lên tấm lòng chân thành, tình cảm trong sáng nhất, sâu xa nhất dành cho Tổng Bí thư.
LỜI GIỚI THIỆU 9
Khi biết tin Tổng Bí thư bị mệt do đi công tác xa vào thời điểm thời tiết nắng nóng khắc nghiệt nhất, người dân ở mọi miền đất nước đều ngóng trông tin về tình hình sức khỏe của Đồng chí. Hàng trăm bài thơ, bài viết bày tỏ sự lo lắng, quan tâm, theo dõi như chính với người thân, ruột thịt của mình bị ốm. Ai cũng mong Đồng chí sớm bình phục để cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục đảm đương các trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó. Mỗi lần Đồng chí xuất hiện trên các phương tiện truyền thông là một lần mang đến cho người dân một niềm tin tưởng, vững vàng hơn trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Nhận thấy các bài thơ, bài viết, thư, điện là những tư liệu rất quý và cũng là mong muốn của đông đảo bạn đọc, Báo Nhân Dân đã sưu tầm, tập hợp, lựa chọn biên tập và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một số bài trong cuốn sách đã được biên tập, chỉnh sửa cho phù hợp và để bạn đọc tham khảo nguồn, chúng tôi đã dẫn mã QR-Code cho mỗi bài. Cuốn sách gồm hai phần:
Phần I: Niềm tin yêu của nhân dân trong nước
Phần II: Tình cảm của bạn bè quốc tế
Hy vọng rằng, cùng với cuốn sách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đã xuất bản năm 2019, cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin, tư liệu chân thực với nhiều góc nhìn
10 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
phong phú, đa dạng không chỉ là tình cảm dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà còn là niềm tin của nhân dân ở mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế đối với Đảng ta, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta.
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
BÁO NHÂN DÂN
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
LỜI GIỚI THIỆU 11 đầu phần
Phần I
N
IỀM TIN YÊU
CỦA NHÂN DÂN
TRONG NƯỚC
12 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
13
NGƯỜI THẦY CỦA TỔNG BÍ THƯ
45 năm làm việc trong ngành giáo dục, thầy giáo Lê Ðức
Giảng đã “đưa đò” cho rất nhiều thế hệ học trò nên
người thành đạt, cống hiến lớn cho đất nước, trong đó có
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sống trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Thái Học, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, thầy Lê Đức Giảng nay đã 90 tuổi và vẫn khỏe khoắn, minh mẫn. Lật giở từng bức ảnh, trang sách cũ, thầy Giảng nhớ rõ tên các thế hệ học trò qua ba thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau ngày đất nước thống nhất.
Thương học trò như con
Sinh năm 1929, thầy Lê Đức Giảng là con út của quan tri phủ Lê Ðức Trinh (quê ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Tri phủ Lê Đức Trinh vốn thanh liêm, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhân sĩ yêu nước, làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Bình Ðịnh. Sau khi học xong phổ thông, năm 1951, thầy Giảng tham gia kháng chiến và dạy học tại Trường Bổ túc công nông tỉnh Bình Ðịnh.
14 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ... Thầy Lê Đức Giảng nhớ lại những kỷ niệm với học trò qua các bức ảnh
Năm 1955, thầy Giảng tập kết ra Bắc, giảng dạy ở Trường học sinh miền Nam tại Hải Phòng. Trong các trường học sinh miền Nam do thầy chủ nhiệm, khoảng một nửa học sinh có cha mẹ còn ở lại bên kia giới tuyến. Khi tiếp xúc, gần gũi và dạy dỗ các em, thầy Giảng có cảm giác như được sống trong tình cảm ruột thịt của những người thân trong gia đình. Bởi vậy, thầy thương yêu học sinh như con, cháu của mình.
“Ngày ấy, học sinh miền Nam gọi thầy giáo, cán bộ, nhân viên bằng hai từ “cô, chú”, còn chúng tôi gọi học sinh là “các cháu”. Nhờ đó mà nỗi nhớ quê hương, gia đình ở miền Nam trong tôi cũng được nguôi ngoai” - thầy Giảng nhớ lại.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 15
Sau bốn năm dạy cho học sinh miền Nam, năm 1959, thầy Lê Đức Giảng được cử đi học tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đến năm 1961, sau khi tốt nghiệp đại học, thầy Giảng được phân công về dạy tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Tại đây, thầy dạy môn lịch sử các lớp 8 và 9 (hệ 10 năm) và làm chủ nhiệm lớp 9B. Lớp có 45 học sinh, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi ấy vừa làm Lớp trưởng vừa làm Bí thư Chi đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
trong chuyến thăm vợ chồng thầy Lê Đức Giảng
“Không chỉ hiền lành, học giỏi, anh Trọng còn có khiếu nói năng lưu loát, thuyết phục và khiêm tốn. Dù nhỏ tuổi nhưng
16 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
anh ấy được bạn bè trong lớp thương yêu, quý trọng. Hồi đó, do nhà xa nên mỗi khi trời mưa, anh Trọng thường ngủ lại đêm ở phòng trọ của tôi. Vì thế, tình cảm thầy trò theo đó ngày càng trở nên thắm thiết và giữ mãi đến tận hôm nay. Sau này, dù làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng mỗi khi vào Bình Định công tác, anh Trọng đều tranh thủ ghé thăm tôi. Mỗi lần gặp anh Trọng, tôi như được sống lại thời dạy học cách đây 60 năm” - thầy Giảng nói về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Với học trò, phải “nghiêm” chứ không nên “khắc”
Đến năm 1964, thầy Lê Đức Giảng quay về tỉnh Quảng Nam tiếp tục dạy học ở vùng kháng chiến cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau giải phóng, thầy dạy học và làm Hiệu phó Trường Cao đẳng Quy Nhơn; năm 1980, thầy về làm Hiệu trưởng Trường Trung học Sư phạm Bình Ðịnh (nay là Trường Cao đẳng Bình Ðịnh). Đến năm 1986, thầy nghỉ hưu.
Sau khi nghỉ hưu, thầy Giảng vẫn tiếp tục cống hiến cho công tác khuyến học, khuyến tài tại khu phố 1, phường Ngô Mây - nơi ông sinh sống cho đến năm 2011. Suốt thời gian ấy, ông tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài góp phần giúp khu phố đạt danh hiệu Khu phố khuyến học và trở thành điểm sáng trong công tác khuyến học, khuyến tài của thành phố Quy Nhơn. Hiện tại, dù không tham gia vào đoàn thể nào nhưng ông vẫn luôn quan tâm và theo dõi công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 17
Liên tục 45 năm dạy học qua ba thời kỳ, thầy giáo Lê Đức Giảng đã tham gia đào tạo nhiều thế hệ học trò, trong số đó có rất nhiều người thành đạt. Họ đã tỏa đi khắp mọi vùng miền, góp sức mình xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Hiện không ít học trò đang giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Chính phủ ở Trung ương.
Mới đây, vào tháng 5/2018, các cựu học sinh miền Nam tề tựu về thành phố Quy Nhơn tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi cho thầy Lê Đức Giảng. Ông giáo già mừng vui và xem đó là một trong những điều hạnh phúc nhất cuộc đời mình. Những năm qua, trong số các học sinh cũ về với ông, đã có không ít người từng phản ứng trước cách quản lý học sinh, nhà trường của ông, giờ quay về bày tỏ với ông lòng biết ơn chân thành vì điều đó.
“Với học sinh, tôi luôn rất nghiêm nhưng không bao giờ khắc. Nghiêm là để rèn luyện cho học sinh đi vào nền nếp, kỷ cương; còn khắc là khi người thầy bực mình lên, như thế là không tốt. Ngoài ra, làm thầy phải biết yêu thương học sinh như con em mình. Có như thế, kết quả học tập của các em mới cao được” - thầy Giảng đúc kết kinh nghiệm dạy học.
Thầy giáo Lê Đức Giảng nhận định rằng dạy học bây giờ khác ngày xưa nhiều. Trước dạy nặng về kiến thức, bám sát giáo trình, còn giờ phải dạy làm sao cho học sinh có các kỹ năng và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Thế nhưng, dù dạy học ở thời nào, theo cách nào thì người thầy phải luôn luôn thương yêu và tôn trọng học sinh. Thầy Lê Đức Giảng cho rằng thầy giáo, cô giáo mà quát mắng, đánh đập học sinh là sai lầm. Làm vậy chỉ khiến học sinh khiếp sợ và căm ghét chứ không nể phục mình.
18 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Người đứng đầu ngành giáo dục phải làm gương
Khi bàn về thực trạng giáo dục nước nhà hiện nay, thầy giáo Lê Đức Giảng cho rằng những vấn đề tiêu cực trong thi cử thời gian qua không phải là chuyện bất thường mà đã có từ thời bao cấp dù không nhiều. “Điều quan trọng là cách xử lý phải triệt để, rốt ráo. Người đứng đầu ngành giáo dục ở các cấp, các đơn vị phải trong sáng, làm gương và có giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa các tiêu cực, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng và thực chất” - thầy Giảng nói.
Ngày 19/11/2018
ĐỨC ANH
(Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/
hanh-phuc-cua-nguoi-thay-20181118211 823814.htm
Quét mã để đọc bài viết
19
TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC
NGUYỄN PHÚ TRỌNG - “VỊ TƯỚNG”
CÓ VAI TRÒ ĐẶC BIỆT TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG GIẶC NỘI XÂM!
(Pháp lý) - Sự chỉ đạo quyết liệt và đầy mưu lược, nói đi
đôi với làm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã trở thành
kim chỉ nam soi sáng, thúc đẩy công cuộc phòng, chống
tham nhũng mang lại kết quả chưa từng có và lan tỏa
mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương, làm nức lòng
nhân dân cả nước. Trong cuộc chiến chống giặc nội xâm,
nhân dân tôn vinh ông như một “vị Tướng” đặc biệt, có
vai trò quan trọng.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng ngày 26/6/2018, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói một cách hình ảnh là phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”“.
Lịch sử dân tộc đã sinh ra người con ưu tú
Cách đây 62 năm, khi miền Bắc vừa được lập lại hòa bình sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, dưới mái đình thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm, huyện
20 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), có một lớp học 33 em ngồi trong một căn phòng tềnh toàng, gió thốc tứ bề vì không có cửa, bàn ghế cọc cạch, chân thấp chân cao… Trong lớp học đó, có một cậu học trò bé nhất lớp, để tóc mái chéo, hơi hoe vàng, nước da trắng xanh, không kể đông hay hè chỉ mặc mỗi một bộ quần áo nâu, đi chân đất - đó chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đáng kính của chúng ta ngày nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Nhà giáo già Đặng Thị Phúc, giáo viên chủ nhiệm lớp 4 ngày ấy, nhớ lại: “Giữa đám học trò lam lũ ấy, tôi có ấn tượng nhất với Nguyễn Phú Trọng bởi trò ấy nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp. Cuối năm học, vì trò Trọng là học sinh xuất sắc, giỏi toàn diện, đứng vị trí thứ nhất nên được báo cáo điển hình trước toàn trường...”.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 21 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
trong một lần gặp lại các thầy giáo cũ
Không chỉ bộc lộ tư chất của một cậu học trò nghèo, thông minh từ nhỏ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước còn là một người sống chí tình, chí nghĩa, thủy chung với bạn bè. Lá thư của liệt sĩ Doãn Duy Lực gửi cho Nguyễn Phú Trọng đề ngày 08/6/1964 hiện còn lưu giữ tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), nơi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từng theo học, đã nói lên tất cả điều đó: “… Lực và Trọng đã sống với nhau trong những năm qua, những ngày ấy đáng nhớ lắm vì nó là kết tinh của một tình bạn chân thật…”.
Ở cơ quan Tạp chí Cộng sản, nơi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từng gắn bó với vai trò Tổng Biên tập còn lưu mãi hình ảnh ông là một người tận tâm với công việc, nghiêm khắc trong nghề nghiệp, sống có lý tưởng. “Là người từng nhiều năm được làm việc dưới quyền ông, được ông dìu dắt, chỉ bảo, chúng tôi
22 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
học được rất nhiều ở ông tính chuyên cần, cẩn trọng, cần kiệm. Ông là mẫu người “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như Bác Hồ từng dạy” - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nhị Lê nhận xét.
Người có học bao giờ cũng trọng danh dự và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ tầm thường chỉ biết lo vun vén quyền lợi cho cá nhân. Những năm gần đây, báo chí nói nhiều về nạn tham nhũng, về việc quan chức có quyền lực cất nhắc con cái, bố trí người thân vào những vị trí này nọ, mỗi lần gia đình có hỷ sự, lợi dụng chức vụ tổ chức tiệc tùng để kiếm chác... Nhưng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì không. Dù đã kinh qua nhiều chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng từ việc lớn đến việc nhỏ, trong dân gian chưa có lời đồn hay giai thoại nào về sự lợi dụng quyền hạn để mưu lợi cho mình, cho người thân. Đám cưới con gái, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không tổ chức rình rang mà chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình và sau đó gửi thiệp báo hỷ cho bạn tri kỷ biết để chung vui. Về thăm lại trường cũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từ chối để nhà trường bố trí xe ôtô đưa đón mà tự mình đi bằng xe máy đến. Gặp lại đồng môn từ phổ thông đến đại học, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Ông nói chức tước như phù vân, tình thầy trò, bè bạn còn mãi với nhau. “Khi chụp ảnh kỷ niệm lớp, anh vẫn nhường cho người cao tuổi ngồi trên. Lúc thư nhàn, anh vẫn về thăm những thầy cô giáo với lòng kính trọng, biết ơn chân thành” - Nhà báo Dương Đức Quảng, người cùng học Khoa Ngữ văn khóa 8 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 23 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri Hà Nội
Người xưa nói về khí tiết của kẻ sĩ cao lồng lộng: “Phú quý bất năng dâm. Bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất”. Phú quý không làm mê hoặc được, nghèo khó cũng không làm thay đổi được chí hướng, không một thế lực nào khiến họ chịu cúi đầu phục tùng. Thứ duy nhất mà họ theo đuổi và tôn thờ đến khi nhắm mắt xuôi tay là lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ dân tộc mình. Lật giở từng trang lịch sử nhà nước, thời nào cũng có kẻ sĩ đẹp lung linh, nhất là về tài năng và nhân cách. Kẻ sĩ ấy là những hiền tài, hào kiệt, bậc thầy, là tấm gương đạo đức, bản lĩnh, chí khí, tinh thần. Trải từ thế hệ này qua thế hệ khác, ta từng nghe ông cha truyền lại những tấm gương như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ… đỗ đạt cao, giỏi giang trị quốc bình thiên hạ, vì dân, vì nước, tấm lòng trong sạch. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đủ các khí tiết đó của bậc tiền nhân.
24 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Không phải ngẫu nhiên mà nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng, Đại hội XII đã sáng suốt lựa chọn ra được một Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đủ tài năng và đức độ để lãnh đạo đất nước trong giai đoạn nhiều thời cơ, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, gọi ông là bậc nhân kiệt xuất hiện theo mệnh trời để yên dân, giữ nước. Cống hiến đã lớn, hào quang đã đủ! Lẽ ra ở tuổi thất thập niên, ông có quyền buông rèm hồi ký. Nhưng vận nước cần, ông lại xuất thế với phẩm chất của bậc sĩ phu - hào kiệt.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhận xét: Anh Trọng là nhà lý luận sắc bén của Đảng ta. Anh là nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa. Tính cách thì nhân hậu, nhưng quyết liệt, không khoan nhượng trong công cuộc chỉnh đốn Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch hơn, xứng đáng là “công bộc, là đầy tớ trung thành của nhân dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định.
Đầu năm 2018, khi nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khiêm nhường: “Suốt 50 năm được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi đã được Đảng giáo dục, rèn luyện, dìu dắt rất nhiều, nhờ đó mà có làm được một số việc và từng bước trưởng thành. Tuy nhiên, tất cả những gì tôi làm được là vô cùng nhỏ bé so với sự giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đi trước; sự ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của nhân dân, mà trực tiếp là những nơi tôi từng sinh sống, công tác, học tập, làm việc”.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 25
Cái dũng ngất trời của “vị Tướng” diệt giặc nội xâm
Có lẽ chưa bao giờ, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta lại quyết liệt và thu được nhiều thành công như thời gian vừa qua. Đến thời điểm này, nhìn lại những con số đã làm được trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua có thể xem như một kỳ tích. Chưa có giai đoạn nào trong lịch sử dân tộc lại có nhiều cán bộ cấp cao bị “trảm” như vậy, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị; 4 Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm; 10 cán bộ nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng và kết quả đó được thực hiện chỉ trong vòng 5 năm 2013 - 2018, trong đó chủ yếu là hai năm 2017 - 2018… Vẫn biết kết quả đó trước hết là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến vai trò của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - người khởi xướng và giữ vai trò quyết định trong chiến dịch “đốt lò”. Sự chỉ đạo quyết liệt, nói đi đôi với làm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã trở thành kim chỉ nam diệu kỳ thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng lan tỏa mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, cả đương chức và nghỉ hưu, cả cán bộ cao cấp, cả trong những lĩnh vực công tác mà lâu nay được cho là “nhạy cảm”, cả trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng...
Trong cuộc chiến cam go này, có những giai đoạn tưởng chừng như bị chùng xuống, khiến người dân hoài nghi sự “nguội lạnh”, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã kịp thắp lên ngọn lửa niềm tin bằng tất cả dũng khí và mưu lược của mình, với những câu nói đầy chất “thép”: “Cử tri và nhân dân cứ yên tâm, Trung ương không bao giờ nhụt chí trong đấu tranh phòng,
26 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
chống tham nhũng”, “Nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”, “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”, “Việc xử lý cán bộ có sai phạm, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh trên đầu nhiều hơn”, “Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền; ưu ái tuyển dụng người thân, không đủ tiêu chuẩn”…
Đó không chỉ là mệnh lệnh của người đứng đầu của Đảng và Nhà nước mà đồng thời là thông điệp, là lời tuyên chiến đanh thép của Đảng và Nhà nước, tỏ rõ sự không khoan nhượng với nạn tham ô, tham nhũng, với những quan chức tha hóa.
Có thể nói, cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với công tác phòng, chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”, chưa bao giờ quyết liệt và nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân như thời gian này. Khách quan nhìn nhận, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị qua các thời kỳ rất quan tâm, luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, kết quả không như kỳ vọng. Đã có một thời kỳ, uy tín của Đảng bị thử thách ghê gớm, sự nghiệp của Đảng, sự tồn vong của chế độ như con thuyền tròng trành giữa những cơn sóng dữ…
Còn trong thời gian này, mệnh lệnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chạm đến trái tim của những người cộng sản chân chính, của cả dân tộc, phá tan những hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước. Hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng bị kỷ luật, bị khởi tố, xử phạt tù với mức án rất nghiêm khắc trong thời gian qua là một minh chứng hùng hồn về công cuộc đấu tranh phòng,
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 27
chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước do người đứng đầu Đảng và Nhà nước khởi xướng và chỉ đạo, không có vùng cấm, không còn những “đặc ân” trong việc xử lý cán bộ, đảng viên và không có chỗ cho những kẻ cơ hội, xu nịnh, luồn lách…
Vâng, không có chuyện chùng lại, mệt mỏi, nhụt chí trong chống tham nhũng, như một số người hoài nghi. Bởi “lòng dân đang lên như thế, ngay cả quốc tế cũng phải thừa nhận và đánh giá cao” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri hai quận Ba Đình và Tây Hồ (Hà Nội), sáng 24/11/2018. Thế nhưng bên cạnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đặc biệt lưu ý: “… trong cách làm phải có biện pháp chứ không phải cứ hăng hái là được”.
Không phải cứ lòng dân phấn chấn mà nóng vội đốt cháy giai đoạn, chạy theo số lượng. Hiểu theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là phải làm thật chắc “vụ nào ra vụ đó”, không nóng vội, tạo ra kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Hay nói cách khác, trách nhiệm của cơ quan tố tụng phải điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng phải bảo đảm đúng quy trình, quy định của pháp luật, bảo đảm đúng người đúng tội, để tội phạm “tâm phục, khẩu phục”, ăn năn, hối cải, mới có tác dụng răn đe xã hội…
Trước sự sốt ruột của một số cử tri ở quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình (Hà Nội) về một số vụ tham nhũng xử lý còn chậm, tại buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 08/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích: “Quy trình xem xét rất phức tạp vì phải qua các bước, đưa ra phải có chứng cứ, có sức thuyết phục. Xử thế nào phải cho mọi người “tâm phục khẩu phục”, phải nghiêm khắc nhưng
28 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ... Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XII, tháng 12/2018
cũng nhân văn. Ta xử không phải cốt thật nặng mới là nghiêm mà phải xử để răn đe, ngăn ngừa, để không xảy ra nữa mới là tốt; chống cũng là để xây…”. Trước đó, ngày 29/11/2017, tiếp xúc cử tri các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm và Ba Đình (Hà Nội) báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua được triển khai bài bản, hiệu quả nhưng còn nhiều việc phải làm: “Không chỉ kêu gọi suông, giáo dục tư tưởng suông… Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, luật pháp. Giao cho anh quyền thì cũng phải có cái roi, cái đòn để anh không thể, không dám và không muốn làm… Chúng ta phải đi từng bước vững chắc, theo kinh nghiệm của chúng ta”.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 29
Thực hiện nghiêm lệnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, 5 năm qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cùng với Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan tố tụng các cấp làm tốt vai trò của mình. Hầu hết các vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ đại án phải điều tra, truy tố, xét xử rất phức tạp nhưng không có vụ án nào để lại dư luận không tốt, không có bị cáo nào kêu oan… Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị) khi được Tòa cho nói lời sau cùng trước khi nghị án (tháng 01/2018) đã bộc bạch về một phiên tòa đổi mới, dân chủ, công khai, khách quan, được tiến hành theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013, theo tinh thần cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước. Đối mặt với án phạt nghiêm khắc, bị cáo Đinh La Thăng cúi đầu xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhà nước, xin lỗi nhân dân cả nước, xin lỗi các thế hệ lao động ngành dầu khí, xin lỗi người lao động ngành giao thông vận tải, người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) Trịnh Xuân Thanh ăn năn, hối cải: “Bị cáo kính mong Hội đồng xét xử chuyển lời xin lỗi, ân hận của bị cáo đến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bị cáo thấy rất ân hận… Bị cáo thực sự nhiều đêm không ngủ, rất hối hận. Bị cáo muốn xin lỗi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xin lỗi nhân dân cả nước”...
30 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Đến hết năm 2018, đã có 60 trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, khai trừ, cách chức, trong đó có 14 cán bộ là Ủy viên đương nhiệm và nguyên Ủy viên Trung ương; đã có hơn 40 vụ tham nhũng được xử lý với hơn 500 bị cáo, 11 án tử hình, 20 án chung thân, 459 bị cáo tù có thời hạn. Riêng trong năm 2018, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý mới 340 vụ với 827 bị cáo. Tổng số vụ án phải giải quyết trong năm 2018 là 368 vụ với 906 bị cáo, với tổng giá trị tài sản kiến nghị phải thu hồi gần 200.000 tỉ đồng. Trong số các vụ án đã xét xử, tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,5%…
“Trong 5 năm qua (2013 - 2018), cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đảng 77.662 đảng viên vi phạm, trong đó hơn 4.300 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 500 tổ chức đảng và 35.000 đảng viên vi phạm, trong đó có 1.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái…”.
(Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử, ngày 18/8/2018)
“Từ năm 2013 đến nay, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 400.000 tỉ đồng và 18.525ha đất, chuyển 515 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.
(Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử, ngày 18/8/2018)
Chống giặc “nội xâm” để đất nước thịnh vượng
Lần đầu tiên trong lịch sử 88 năm của Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố, xử phạt tù với mức án lên đến 30 năm tù, nhiều tướng công an bị kỷ luật và “sa lưới” vì nhúng chàm. Và mới đây, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 31
Trần Bắc Hà bị giam giữ… chứng tỏ công tác chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Nhưng mục tiêu mà Đảng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hướng đến là sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Một khi đất nước còn nhiều vụ án tham nhũng, còn nhiều quan chức bước ra trước vành móng ngựa, thì đất nước chưa thể ngẩng cao đầu trong thế giới văn minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, phát biểu chỉ đạo Phiên họp thứ 14, ngày 16/8/2018
Hơn 500 năm trước, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) vừa mới ngồi lên ngai vàng đã cho khẩn trương bổ sung hoàn thiện Bộ luật Hồng Đức để tận trừ nạn tham nhũng. Vì nhà vua sớm nhận ra nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất khiến đất nước chìm trong quốc nạn, tướng sĩ thì lo hưởng lạc, quan lại
32 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
chia bè phái, người dân đói khổ oán thán… Năm 1947, trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang hết sức khốc liệt nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian để hoàn thành tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, để giáo huấn cho cán bộ, đảng viên về tinh thần “liêm chính”, “phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Tiếc là ngày nay có nhiều người, kể cả những cán bộ cấp cao của Đảng đã quên lời dạy của Bác, quên sự nghiệp của dân tộc để vơ vét, làm giàu bất chính cho bản thân và phe nhóm.
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội), sáng 12/10/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, gian nan, nhưng đấu tranh là để làm cho tình hình tốt lên chứ không phải làm xấu đi; làm sao để cán bộ giác ngộ, mọi người không đi theo vết xe đổ. Thực tế cho thấy, nhờ đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại có hiệu quả. Con số tăng trưởng 6,81% của năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 đã đạt 6,98%, ước cả năm sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%) cùng với bảng xếp hạng cao trong thị trường đầu tư quốc tế đã khẳng định công cuộc phòng, chống tham nhũng không làm “nản chí” ai đó dẫn đến kéo lùi sự phát triển mà ngược lại, chính là nguồn lực cho sự phát triển hôm nay.
Giáo sư Zachary Abuza, Học viện chiến tranh Mỹ, nhận xét: “Kể từ năm 2016, khi mà Trung ương Đảng, trực tiếp là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 33
mạnh và ổn định. Hiện nay, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài”.
“Lò lửa” chống tham nhũng của Đảng đang ngùn ngụt cháy, làm nức lòng nhân dân cả nước nhưng cũng đang bước vào giai đoạn mới, gay go, thậm chí ác liệt hơn khi mà đâu đó còn những quan tham vẫn chưa lộ diện, vẫn còn đó tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”... Song, chúng ta tin “lò lửa” đó sẽ không bao giờ nguội lạnh mà tiếp tục cháy để thiêu đốt tất cả quan tham thành tro bụi, cho đến khi nào “hết củi”. Bởi người “đốt lò” và nuôi dưỡng ngọn lửa đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - một người có khí tiết lồng lộng, hội đủ các yếu tố của một kẻ sĩ vừa có tâm, có tài, vừa có dũng. Từ mùa xuân này, hơn 90 triệu người dân Việt Nam có quyền hy vọng về một bộ máy chính quyền trong sạch, liêm chính trong tương lai gần; có quyền hy vọng về một đất nước Việt Nam thịnh vượng, không còn nạn tham nhũng.
Ngày 06/3/2019
MINH TRUNG
(Nguồn: https://phaply.net.vn/tong-bi-thu-chu
tich-nuoc-nguyen-phu-trong-vi-tuong-co-vai-tro
dac-biet-trong-cuoc-chien-chong-giac-noi-xam
a204368.html)
Quét mã để đọc
bài viết
34
NGUYỄN PHÚ TRỌNG
NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA LÒNG DÂN
Mấy ngày nay, mạng xã hội của nhóm “dân chủ” và xét lại đua nhau chia sẻ bài viết về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng của Nguyễn Văn Đài, kẻ phản bội đất nước, phản bội nhân dân. Một kẻ nhân danh đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền để cầu lợi ích bản thân, đánh bóng tên tuổi như Đài, một kẻ miệng nhai nhải vì công lý như Đài lại vội vã bỏ rơi đồng đội chạy tuốt ra nước ngoài hòng thoát thân như Đài, tư cách gì đòi nhận xét, đánh giá bác Trọng của nhân dân Việt Nam?
Ở cái tuổi đáng ra được nghỉ ngơi, an nhàn, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vì sự ủng hộ, phó thác của Đảng, sự yêu mến, tin tưởng và mong chờ của quần chúng nhân dân mà bác Trọng đã tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ, tâm huyết của mình cho sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tăng cường sức mạnh và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù vất vả, khó khăn đến mấy, bác Trọng vẫn kiên trì, quyết tâm thực hiện cho bằng được tôn chỉ, mục đích, lý tưởng cao đẹp đó. Thế nên, tất cả hoạt động, chỉ đạo của bác đều xoay
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 35
quanh việc đưa mọi chuyện trở về đúng quỹ đạo cần có, phải có. Đảng phải trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đảng viên phải tiên phong gương mẫu về mọi mặt. Cán bộ phải trách nhiệm, liêm chính. Ai sai đến đâu thì phải xử lý đến đó, không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Nhân dân phải được quan tâm chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội phải được mở rộng. Đối ngoại song phương và đa phương đều được coi trọng trên tinh thần độc lập, tôn trọng lẫn nhau để cùng có lợi.
Trong mỗi lời nói, bài viết và chỉ đạo của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đều lấy dân làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, vì quyền lợi và quyền lực của dân làm mục tiêu phấn đấu và hành động. Người dân Việt Nam được bảo đảm thượng tôn pháp luật để yên tâm làm ăn, buôn bán, mở rộng sự nghiệp, văn hóa, giải trí được phát triển phong phú, tùy theo sở thích, sở trường cá nhân. Người có công, người yếu thế và dễ bị tổn thương được cả xã hội chung tay chăm lo, chăm sóc để không ai bị bỏ lại phía sau. Chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam lại được củng cố, tăng cường đến thế. Chưa bao giờ, đời sống của nhân dân được nâng cao đến thế.
Như thế, kẻ suốt ngày ở trong bóng tối rình rập, bới lông tìm vết như Đài tư cách gì mà phán bừa, phán bậy? Nâng niu, cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, bác Trọng chắc chắn không quan tâm và cũng không có thời gian để thanh minh cho mình, nhất là khi đó chỉ là những kẻ đã tự truất đi cái quyền được tôn trọng của mình vì những hành động mù quáng, sai lầm, càng đi càng sai, càng ngày càng lấp kín đường
36 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
về quê mẹ. Trong khi bác cần mẫn, miệt mài dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi lên phía trước, về phía rực rỡ ánh sáng thì Đài và những kẻ đồng lõa hoang tưởng càng tụt lại phía tối tăm, bất mãn và bất lực.
Đài hãy nhớ, dù Đài và bè lũ của hắn có điên cuồng chia sẻ những điều hằn học, bôi nhọ bao nhiêu đi chăng nữa thì hơn 96 triệu dân Việt Nam vẫn vững tin vào sự lựa chọn của lịch sử, của trái tim với người đảng viên ưu tú, nhân cách lớn Nguyễn Phú Trọng, người hội tụ đủ Tâm - Tài cũng như uy tín của Đảng ta.
Ngày 16/8/2019
NGUYỄN THÔNG
(Nguồn: www.vietnamdilen.vn/
nguyenphutrongnhalanhdaocualongdan)
Quét mã để đọc
bài viết
37
“TIỀN TÀI, VẬT CHẤT CŨNG CHỈ LÀ PHÙ DU, NHÂN TÂM KIA MỚI ĐÁNG GIÁ NGÀN VÀNG”
Trong buổi làm việc, gặp mặt đảng viên trẻ tiêu biểu toàn quốc ngày 27/8/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Nhân dịp này, tôi muốn tâm sự với các đồng chí thật sự từ đáy lòng mình. Cứ nghĩ trong cuộc sống mà xem; có những người có thiếu thốn gì đâu mà sao tham thế? Chưa làm cái gì đã nghĩ đến “chấm mút” rồi, nói nhỏ là “chấm mút”, nói to là vi phạm pháp luật, bất chấp cả pháp luật, không còn xứng danh là đảng viên, dân khinh, coi thường. Tại sao vừa qua đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được dân ủng hộ? Vì nó đúng quá. Rất mong các đồng chí gương mẫu tiên phong... Hy vọng, mong các đồng chí ngồi đây có nhiều đồng chí sẽ vào Ban Chấp hành Trung ương... Nhưng không phải vào Trung ương cho nó oai, hay vào Trung ương để kiếm chác cái gì mà vào Trung ương để hy sinh, để cống hiến, để phấn đấu, để trung thành hơn nữa, làm cho Đảng ta mạnh hơn”1. Đọc mà ngẫm đúng quá. Suy cho cùng, cuộc đời mỗi người đâu chỉ cần nhà cửa, ôtô thôi đâu, còn cần nhiều thứ khác nữa chứ: danh tiếng, sự kính trọng của đồng nghiệp, của con cái, bạn bè và sự tự hào của chính bản thân khi cống hiến cho đất
__________
1. Nguyễn Phú Trọng: Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.302.
38 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
nước, dù là những thứ rất nhỏ mà thôi. Vậy mà nhiều anh, nhà cửa có mấy cái, cuộc sống vật chất không thiếu bất cứ gì, liệu còn hạnh phúc khi hưởng thụ những của tham ô, tham nhũng không, hay đến khi rơi vào vòng lao lý thì của cải tan thành bong bóng hết. Thử hỏi ông Nguyễn Bắc Son nhận vài triệu USD, ông Đinh La Thăng đứng đầu một tập đoàn cả tỷ USD,... đến khi bị bắt, thử hỏi, các ông còn lại những gì, liệu còn hạnh phúc khi hưởng thụ những của tham ô, tham nhũng không, hay đến khi ra tù chết già trong đống tiền bất chính. Tôi nghĩ làm đến chức Bộ trưởng, Thứ trưởng thì tiền nong, vật chất không phải là vấn đề quá lớn, tại sao họ không dành tất cả sức lực cho dân, cho nước, xứng đáng với danh dự người đảng viên?
Các anh có bao giờ tự hỏi, tại sao Bác Hồ mất đã 50 năm mà đến ngày giỗ, hàng triệu người bày tỏ niềm tiếc thương, hàng chục nghìn người đến thăm viếng? Tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ra đi cả dân tộc tiếc thương, hằng năm có hàng chục nghìn người đến viếng mộ? Tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ốm một, hai hôm mà người dân cả nước lo lắng? Chỉ bởi vì họ là những người cống hiến hết mình, vì dân, vì nước, không phải lợi dụng chức quyền để mưu cầu cho lợi ích của cá nhân. Khi dân nhìn thấy, dân sẽ tin, sẽ yêu và đó mới là hạnh phúc lớn nhất của người làm quan.
LÊ DUNG ANH
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/
tientaivatchatcungchilaphudunhantamkia
moidanggianganvang)
Quét mã để đọc
bài viết
39
MỘT NGƯỜI BẠN ÂN TÌNH
Trong nửa thế kỷ kể từ khi rời ghế trường đại học, bạn bè lớp Văn khóa 8 chúng tôi vẫn có nhiều dịp gặp nhau bởi phần lớn anh em đều làm trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, văn hóa - văn nghệ, tuyên giáo,… vẫn thường có mặt trong các cuộc hội thảo, các hội nghị sơ kết, tổng kết ở Trung ương. Từ sau năm 2000, nhiều bác, anh, chị lớn tuổi đã nghỉ hưu hoặc ở xa vẫn gặp nhau ở Hà Nội tại các cuộc họp thường niên, gặp để thăm hỏi sức khỏe các thầy, cô giáo, chia sẻ chuyện vui, buồn với nhau, tặng sách, đọc thơ, giới thiệu các công trình nghiên cứu, sản phẩm sáng tạo của nhau.
Anh Phú Trọng tuy đảm trách nhiều công việc quan trọng của Đảng và Nhà nước nhưng hầu như không vắng buổi gặp mặt nào. Với các đồng môn, anh vẫn là “bạn Trọng” giản dị và mộc mạc trong quan hệ, vẫn lễ phép với các thầy, cô giáo, với các anh, chị lớn tuổi vốn là cán bộ cử đi học. Đi dự họp lớp, anh vẫn có thói quen đem theo quà để kính biếu các thầy, gói bánh, chai rượu “quê” để góp vui với lớp.
Còn nhớ, ngày được tin anh tham gia Ban Chấp hành Trung ương, lớp Văn khóa 8 đã qua máy fax gửi lời chúc mừng đến anh. Anh gọi điện cảm ơn và tỏ ý tiếc không dự họp lớp đột xuất được vì đã hứa về gặp thầy giáo và
40 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Trường cấp III Nguyễn Gia Thiều, nơi anh học trước khi vào đại học. Được biết, vợ chồng anh chị đã về trường thăm các thầy bằng xe máy.
Khi là Chủ tịch Quốc hội, anh đã cùng cả lớp thăm lại xã Vạn Thọ (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nơi lớp Văn sơ tán thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Biết việc đi lại không dễ dàng, anh đã nhờ giúp cho xe ôtô nhiều chỗ “để cả lớp cùng đi cho vui” nhưng không quên nhắc nhở ban tổ chức chăm sóc chu đáo việc ăn nghỉ cho đồng chí lái xe bởi “đây chỉ là việc riêng của lớp mình”. Gia đình anh đã mua đem theo chiếc tivi 19 inch để tặng thầy trò trường học nơi sơ tán. Nhưng khi trao tặng cho Trường Tiểu học Tràng Dương (xã Vạn Thọ), anh nói với tôi là đừng giới thiệu đó là quà riêng của anh mà nói là quà chung của cả lớp. Trên đường ghé qua thành phố Thái Nguyên, ban tổ chức chuyến đi không báo lịch trình chuyến thăm lại nơi sơ tán cũ cho lãnh đạo và báo chí truyền thông của tỉnh.
Tính anh vẫn vậy, việc công, việc tư rõ ràng, suy nghĩ và hành động, xử lý các mối quan hệ hằng ngày luôn lấy lợi ích chung là mục đích, luôn giữ nghiêm các quy chế,...
Không lâu sau khi anh Nguyễn Phú Trọng được bầu làm lãnh đạo cao nhất của Đảng, chúng tôi đã có vài cuộc gặp ở Hà Nội và gần đây nhất là vào cuối tháng 12/2018, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau những lời khen, hài lòng vì lứa học trò gương mẫu, có đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước, các thầy giáo và nhiều bạn bè trong lớp đã cùng nhắc lại nhiều kỷ niệm đẹp của thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Anh Phú Trọng, nguyên Bí thư Chi đoàn lớp tâm sự: “Điều quý nhất ở mỗi chúng ta, đặc biệt khi tuổi đã cao là nghĩa tình,
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 41
sự kính trọng và biết ơn với các thầy, cô giáo, những thế hệ đi trước và giữ gìn tình bè bạn”. Phát biểu của người bạn qua hơn nửa thế kỷ làm tôi nhớ đến các dịp gặp khác khi cả lớp cùng nhau đọc lại các bài thơ văn, truyện ngắn, truyện ký đã được in vào hai tập sách vừa là kỷ yếu vừa là tuyển chọn những sáng tác tiêu biểu của các thành viên lớp Văn khóa 8. Trong số đó có bài thơ “Bạn cũ” của nhà báo, nhà thơ Dương Đức Quảng, phóng viên chiến trường, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí, Văn phòng Chính phủ. Đọc bài thơ, đã có nhiều bạn không cầm được nước mắt vì nhớ lại nghĩa tình đồng chí, đồng đội của những con người có chung lý tưởng sống.
Như một số đồng chí, bạn đồng môn khác làm việc ở Hà Nội, tôi gặp anh Phú Trọng hồi anh còn là biên tập viên Tạp chí Cộng sản, ở các cuộc họp do Ban Tuyên giáo tổ chức, các lớp học nghị quyết của Đảng mà anh là báo cáo viên, lần anh tới thăm giới văn học nghệ thuật hoặc cuộc gặp mặt đầu Xuân của Tổng Bí thư với các văn nghệ sĩ tiêu biểu toàn quốc…
Vẫn chẳng hề quên lần đèo anh bằng chiếc xe máy cũ đi họp lớp khi anh đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Vì nơi gặp mặt chỉ cách nhà công vụ gia đình anh ở chừng hơn 1km nên anh muốn đi bằng xe máy. Tôi đã dùng chiếc xe Suzuki GN125 đón và đưa anh đi họp. “Việc của lớp mình, lại là Chủ nhật, đi lại như thế này cho tiện” - anh nói. Anh vẫn như hồi nào, bình dị, không màu mè, khoa trương.
Nhiều bạn đồng môn lúc gặp nhau ở quán xá thường kể những lần anh đến thăm nhà, vẫn cứ như hồi nào, thân tình, dí dỏm mỗi khi nhắc đến chuyện vui buồn của lớp. Đến chơi nhà tôi cũng vậy, anh kể cho các con tôi về những ngày học ở nơi
42 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
sơ tán, những ngày đi làm đường với thanh niên xung phong ở Lạng Sơn. “Lớp bác diễn vở “Nổi gió” của Đào Hồng Cẩm, chú Trần Đức Chính đóng vai Trung úy Phương, cô Hồng Duệ đóng vai chị Vân, chú Ngọc Trung đóng vai lính ngụy. Bố Huyến cháu trước đó hai ngày đã vác loa điện đi alo báo cho các thôn chương trình diễn kịch, còn bác thì chỉ lo việc xách bình ắc quy cho loa mà thôi”.
Anh Phú Trọng không có tài lẻ về văn nghệ, thể thao như một số bạn trong lớp nhưng là sinh viên gương mẫu trong suốt cả bốn năm học, tiêu biểu trong học tập, giữ gìn nhân cách và là người có nghị lực, phấn đấu toàn diện. Cùng lứa sinh viên, học sinh phổ thông như chúng tôi xuất thân trong gia đình nghèo nhưng anh là người duy nhất được kết nạp Đảng ngay trên ghế trường đại học.
Lớp Văn khóa 8 tự hào vì có nhau, vì những việc từng cống hiến sau khi ra trường, tự hào vì có những người bạn, những người đồng chí ân tình, mà anh Phú Trọng là người trong số đó.
VŨ HUYẾN
Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh, Nhà nghiên cứu
lý luận phê bình nhiếp ảnh
(Nguồn: www.vietnamdilen.vn/
motnguoibanantinh)
Quét mã để đọc
bài viết
43
CHUYỆN VỀ CHIẾC XE TOYOTA CROWN CỦA TỔNG BÍ THƯ
Không biết từ lúc nào, chỉ biết hiện nay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang sử dụng xe Toyota Crown từ thời những năm 1990.
Từ đối nội cho đến đối ngoại, tần suất làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dày đặc nhưng ông vẫn sử dụng chiếc xe từ thời thập niên 90 của thế kỷ XX.
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đã là lãnh đạo, người đứng đầu Đảng và Nhà nước, có tầm ảnh hưởng thì phải dùng xe đời mới, theo quy định của ngân sách mà họ sẽ được nhận. Thế nhưng, tiết kiệm được gì cho ngân sách nhà nước thì người đứng đầu Đảng và Nhà nước sẽ làm. Chiếc xe này đã theo Tổng Bí thư “chinh chiến” khắp nơi, từ đối nội cho đến công tác đối ngoại, tần suất làm việc của ông dày đặc. Nhìn chiếc xe từ thời thập niên 1990 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chắc sẽ khiến khối quan chức cảm thấy “đỏ mặt”. “Một người làm quan cả họ được nhờ”, trong khi một số quan chức không ngừng tận dụng vị thế của mình để đục khoét, làm giàu bất chính, thì người đứng đầu Đảng và Nhà nước lại chọn cách sống giản dị.
Được biết, vợ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vẫn chạy chiếc xe máy hiệu Honda Cub cũ kỹ, đi làm nhà nước ở một vị trí công tác nhỏ cấp phường. Ông có hai người con, một gái, một trai đều là những viên chức nhà nước bình thường, không
44 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
quyền cao chức trọng gì. Chợt nhớ đến những cậu ấm, cô chiêu của một số cán bộ, lãnh đạo “tai to mặt lớn”, tất nhiên là chưa to bằng chức của cụ Tổng nhưng cũng là giám đốc sở này, lãnh đạo phòng nọ, hay doanh nghiệp kia, được sắm cho siêu xe thời thượng. Nghe nhiều người kể, cả gia đình Tổng Bí thư, Chủ tịch nước “mắc bệnh không cần tiền”, không có nhu cầu tiếp khách riêng. Người có tâm bao giờ cũng trọng cái danh và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ vun vén quyền lợi cho cá nhân hay gia đình như vậy đấy.
Cứ để ý, ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mới mặc comple, còn lại với những hoạt động bình thường, ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của một con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của đại đa số người dân. Chứ chẳng như quan huyện này, hay người đứng đầu tỉnh kia ra đường ăn mặc chải chuốt, quần là áo lượt ngồi siêu xe, tự cho mình có đặc quyền, lên mặt coi thường người dân.
Ở tuổi như người đứng đầu Đảng và Nhà nước, người ta sum vầy cùng con cháu, vậy mà ông vẫn phải đương đầu chống lại các “nhóm lợi ích”, đưa “củi to, củi nhỏ vào lò”.
Không biết nói gì hơn, chỉ chúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh “người đốt lò”!
Ngày 20/12/2019
THẾ KHOA
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/
chuyenvechiecxetoyotacrowncuatongbithu)
Quét mã để đọc
bài viết
45
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TRONG LÒNG TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng trong lòng mỗi người dân và các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Đã có nhiều bài viết cũng như lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về vấn đề này. Mới đây, tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và Kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người (02/9/1969 - 02/9/2019), một lần nữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại thay mặt toàn Đảng, toàn dân nói lên lòng kính trọng và tình cảm thiêng liêng với Người.
Về Di chúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trước lúc đi xa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng, một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân.
“Chỉ với hơn một nghìn từ, vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ý chí quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý:
46 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do””1 - ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
Về đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Trọn đời Người vì nước, vì dân, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”2.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người cộng sản Việt Nam mẫu mực, mà còn là người chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thủy chung, là biểu tượng vĩ đại, sáng ngời và lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, của hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc”3.
Đọc những lời của ông Nguyễn Phú Trọng, không thể không nhớ đến những lời tâm huyết nói lên khát vọng lớn lao mà bình dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời:
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”4.
Công bằng nhìn lại, dù còn nhiều, rất nhiều những khó khăn, trở ngại và cả sự công bằng cùng với các tệ nạn xã hội, tiêu cực, tham nhũng... song về cơ bản, 50 năm qua kể từ ngày Người đi xa, cả nước đã và đang tiếp tục thực hiện thành công ước nguyện của Người.
__________
1, 2, 3. Nguyễn Phú Trọng: Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới, Sđd, tr.302, 307, 306.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.187.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 47
Đất nước đã hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. Đồng bào ta nơi này, nơi khác tuy vẫn còn nhiều, rất nhiều khó khăn nhưng về cơ bản, đã có cơm ăn, áo mặc. Học sinh của ta, hầu hết đã được học hành.
Dù nhiều khi còn chưa bằng lòng với chính mình, song chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, nhất là từ sau đổi mới.
Giờ đây, dân ta không chỉ “có cơm ăn, áo mặc” mà nhìn chung đã và đang vươn tới ăn ngon, mặc đẹp. Dân ta không chỉ “ai cũng được học hành” mà còn muốn học cao hơn, rộng hơn, chất lượng hơn… Đó là những sự thật không thể nói khác.
Trong giờ phút trọng đại của buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn không quên nhắc nhở: “Chúng ta tự hào với tất cả những gì chúng ta đã đạt được, song cũng không khỏi trăn trở, day dứt trước những gì chúng ta chưa làm được hoặc làm chưa trọn vẹn. Không ít những khuyết điểm, yếu kém và khó khăn, thách thức đang cản trở tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước, nếu không kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi sẽ đe dọa tới vận mệnh của Tổ quốc, sự sống còn của chế độ và vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, ra sức phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém, tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, không say sưa với thắng lợi, hay bi quan, dao động trước thử thách, khó khăn”1...
Có thể nói, cho đến nay, trong cuộc đời mình, ông Nguyễn Phú Trọng không ngừng phấn đấu học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
__________
1. Nguyễn Phú Trọng: Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới, Sđd, tr.311-312.
48 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Nhìn lại những lời nói và việc làm của ông Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm qua, theo suy nghĩ của người viết bài này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thực sự xứng đáng là một trong những học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 02/9/2019
BÙI HOÀNG TÁM
(Nguồn: https://dantri.com.vn/blog/
chu-tich-ho-chi-minh-trong-long-tong-bi-thu-chu
tich-nuoc-nguyen-phu-trong-20190902040800287.htm)
Quét mã để đọc
bài viết
49
NHÂN DÂN TIN NGƯỜI LÃNH ĐẠO CAO NHẤT*
Thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021, dư luận đều hồ hởi với niềm tin Đảng, Nhà nước đã chọn được một người xứng đáng. Trên cương vị Tổng Bí thư lãnh đạo Đảng, dẫn dắt đất nước trong suốt hai nhiệm kỳ Đại hội XI, XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo được những dấu ấn mạnh mẽ. Một con người gần gũi, giản dị nhưng ẩn chứa bên trong là một sự mạnh mẽ, quyết liệt.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
__________
* Đầu đề do Báo Nhân Dân đặt (B.T).
50 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
“Lý giải” cho sự hồ hởi ấy, nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng, sự lựa chọn của Quốc hội đã đi đúng hướng với tâm lý của nhân dân, muốn xu hướng tập trung quyền lực vào một con người đáng tin tưởng.
“Quay lại giai đoạn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong 10 năm gần đây, đất nước đã có những lúc “chao đảo” bởi những sai lầm trong công tác cán bộ, dẫn tới một bộ phận quan chức có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thế nên khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm, giao thêm trọng trách Chủ tịch nước, quyền lực được tập trung, ông đã lãnh đạo đất nước theo cách ông lựa chọn, cũng là điều mà lòng dân mong đợi, “coi chống tham nhũng như chống giặc ngoại xâm. Chính vì thế, người dân, trong đó có cả tôi, ủng hộ””, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh.
Nhà văn cho rằng, cơ sở để người dân tin tưởng, yêu quý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chính là ở lời nói và việc làm luôn song hành với nhau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với nhân dân trong nước
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 51
Có thể nói, sau Đại hội XII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng, đã thu được những kết quả rõ rệt, thậm chí không quá khi nói “ngoài sức tưởng tượng”.
Trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư như vị Tổng tư lệnh phát động và trực tiếp chỉ đạo đã đưa công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng trở thành “phong trào, thành một xu thế”. Với quyết tâm “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy”; “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”; “Kiên quyết, nghiêm minh với cả lãnh đạo cao cấp của Đảng”…, tham nhũng được ngăn chặn, từng bước được đẩy lùi, để lại dấu ấn tích cực. Người đứng đầu Đảng còn quyết liệt tuyên bố: “Ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.
Kết quả là nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng liên tục được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc xét xử các vụ án tham nhũng không hề mang tính chất mùa vụ, thời điểm hay phong trào mà diễn ra một cách bài bản, theo một kế hoạch được tính toán từng bước, chặt chẽ, thận trọng và rất cương quyết.
Những dẫn chứng trên, theo nhà văn Nguyễn Văn Thọ, giúp chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng vào người đứng đầu Đảng, Nhà nước. Ông không nói nhiều, cũng không hứa hẹn hay tuyên bố thật nhiều, nhưng những quyết định kỷ luật, những bản án của tòa đã minh chứng tất cả.
52 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Không chỉ quyết liệt, mạnh mẽ trong điều hành, người ta thấy ẩn chứa trong con người Tổng Bí thư, Chủ tịch nước một tinh thần nhân văn. Ở góc nhìn của một nhà văn, ông Nguyễn Văn Thọ cho rằng, tính nhân văn cao cả nhất ở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó là trên cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông đã đặt ra mục tiêu chấn chỉnh công tác cán bộ, xây dựng chỉnh đốn Đảng, diệt trừ tham nhũng và tiến hành thực hiện mục tiêu ấy một cách quyết liệt, mạnh mẽ chính là mang quyền lợi cho dân tộc, đất nước, cho nhân dân.
Hình mẫu cán bộ như thế đáng để đưa ra làm tiêu chí lựa chọn cán bộ trong những giai đoạn sắp tới của đất nước. “Ông ấy đã có một quá trình phấn đấu, đi lên trong sạch. Nhìn rộng ra, một cán bộ tốt, trước hết phải cho thấy sự trong sạch trong đời sống cá nhân”, ông Thọ chia sẻ.
Cùng làm việc với cô cháu họ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nên nhà thơ Trần Đăng Khoa phần nào kiểm chứng rõ hơn về sự liêm khiết trong đời sống của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. “Cô ấy chỉ làm ở một vị trí bình thường, hằng ngày cũng đi làm bằng xe máy cà tàng như số đông mọi người. Cô ấy cũng là người có năng lực, có tài, những thể hiện mà tôi đặc biệt cảm nhận ở cô ấy là sự gương mẫu. Điều đó cũng khiến tôi có lòng tin ở một cán bộ như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ.
Không chỉ có câu chuyện đó, lòng tin của nhà thơ với người đứng đầu Đảng, Nhà nước còn được vun đắp thêm qua nhiều câu chuyện khác. Đó là câu chuyện của người bạn vong niên của ông, nhà thơ Vũ Quần Phương, khi nhà thơ cùng con cháu
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 53
đi lễ chùa đầu năm. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến người dân đi lễ, không chỉ cầu nguyện cho bản thân, gia đình mà nhiều người còn xin trời phật phù hộ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thật nhiều sức khỏe để làm tiếp, làm mạnh những công việc mà người dân đang chờ đợi.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa lý giải, thực tế cho thấy đã có những cán bộ cấp thấp thôi nhưng đưa được cả vợ con, anh em, họ hàng vào những vị trí lãnh đạo trong cơ quan chính quyền từ trên tỉnh xuống đến huyện, xã. Và ông tin rằng, trong tình hình xã hội phức tạp hiện nay, khi đạo đức con người, đạo đức cán bộ bị tha hóa, chỉ có những người với “bàn tay sạch”, “tấm lòng sạch” mới có đủ dũng khí để dọn sạch tàn dư của những thói hư tật xấu đã len lỏi vào một bộ phận cán bộ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo tiền bối, bây giờ là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng những cộng sự của ông, chúng ta có thêm những nhà lãnh đạo thật sự được dân quý, dân tin. Không phải ngẫu nhiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được người dân cầu trời phật phù hộ như vậy. Bởi quả thực ông đã sống thật, làm thật và làm tốt phận sự của một công bộc.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa quả quyết rằng, chọn người làm cán bộ nhất quyết phải là người trong sạch, không dính đến tham nhũng thì mới nói được và làm được. Những người không chạy quyền, chạy chức để lên sẽ loại bỏ những cán bộ chạy để lên. Có rất nhiều người tài vẫn đang ở lẫn trong dân.
54 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Nhà báo Nhị Lê
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 55
Với một cái tâm trong sáng, Đảng ta nhất định sẽ tìm ra và sử dụng họ. Những người chạy quyền chạy chức, đút lót để lên sẽ rất nguy hiểm. Khi họ lên được bằng đồng tiền, khi có quyền có chức họ sẽ phải vơ vét để thu lại số tiền đã bỏ ra. Họ biến chức tước thành món hàng kinh doanh. Kinh doanh quyền lực hiện vẫn còn, nếu không kịp thời ngăn chặn đấy sẽ là một thảm họa của đất nước.
Thời điểm này, có hai việc quan trọng nhất mà người dân trông chờ ở Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đó là chống giặc nội xâm và ngoại xâm để giữ yên đất nước. Chống giặc ngoại xâm phải cốt giữ yên được chủ quyền biển, đảo của đất nước ngoài Biển Đông; giữ yên biên giới cả phía Bắc lẫn phía Nam. Chống giặc nội xâm cốt phải dọn cho sạch nạn tham nhũng đã tới mức báo động.
Từng có thời gian dài được làm việc bên cạnh đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản, đồng thời cũng đã chứng kiến người đứng đầu Đảng, Nhà nước trải qua nhiều cương vị, môi trường công tác khác nhau, nhà báo Nhị Lê cảm nhận ở vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là một con người khoan dung, chan hòa, dung dị, mộc mạc. Nhưng ẩn chứa bên trong sự chan hòa, dung dị ấy là một tầm nhìn viễn kiến, một sự kiên định không gì lay chuyển, và đặc biệt ở ông còn dung chứa sự quyền biến linh hoạt.
“Tôi nghĩ, bấy nhiêu thôi cũng hình dung thấy đó là sự dồn tụ kết tinh những phẩm giá của con người Việt Nam ta, cũng là phẩm giá của dân tộc, trực tiếp là phẩm giá của Đảng, của Nhà nước ta. Với tôi, ông là cốt cách Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay”, nhà báo Nhị Lê chia sẻ.
56 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ... “”
Tôi mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của chúng ta có sức khỏe dồi dào để tiếp tục duy trì ngọn lửa cách mạng
Nhà văn, cựu chiến binh Nguyễn Bá Đang
Ông Nguyễn Bá Đang, một đảng viên, cựu chiến binh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ, với tư cách một đảng viên, ông muốn tiếp tục bầu cho ông Nguyễn Phú Trọng và những người cũng có nhân thân trong sạch như người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 57
Vị đảng viên già chia sẻ, tuy không theo dõi được đầy đủ các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhưng ở những giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, với tư cách một đảng viên, ông gần như không bỏ qua bất cứ vấn đề nào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu ra và thấy ông đều đã làm, thậm chí những việc làm ấy đã phần nào xóa đi những băn khoăn, lo ngại của đảng viên, quần chúng. Tác phong làm việc ấy thực sự rất cần thiết với những người được chọn làm đại biểu của dân, người lãnh đạo đất nước.
“Tôi mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của chúng ta có sức khỏe dồi dào để tiếp tục duy trì ngọn lửa cách mạng. Đó là chọn được nhiều người trung thành với đất nước, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Đó là loại bỏ những “con sâu mọt” đang làm hại cho nhân dân, đất nước, dân tộc này”.
Không thể kể hết những tấm lòng trân quý của các tầng lớp nhân dân dành cho người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Mỗi cuộc tiếp xúc cử tri của ông ở Hà Nội là một lần cảm động khi những đảng viên lão thành mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ gìn sức khỏe để tiếp tục là chỗ dựa niềm tin cho nhân dân.
Tình cảm của nhân dân dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dung dị, tự nhiên như lẽ đời, giống như nhân dân đã dành cho các nhà lãnh đạo tiền bối.
Ngày 27/01/2020
HÀ THANH
(Nguồn: https://magazine.vov.vn/
20200126/tongbithu/index.html
http://vtc.vn/dan-tin-yeu-tong-bi-thu-chu-tich
nuoc-tu-nhien-nhu-le-doi-ar524095.html)
Quét mã để đọc
bài viết
58
SĨ PHU BẮC HÀ!
Tôi không chỉ xem ông là một lãnh đạo cao nhất của đất nước, mà trong mắt tôi, ông còn là một nhà báo tiền bối đáng kính trọng, một sĩ phu Bắc Hà hiền triết và là một nhà mô phạm hiền lành chân chất!
Bộ máy lãnh đạo trong sạch chính là sự chuẩn mực để thiết lập những giá trị kiến tạo mới trong một đất nước còn quá nhiều khó khăn và thách thức! Và ông là người có đóng góp quan trọng làm trong sạch bộ máy lãnh đạo.
Cũng mới đây, năm 2020, Việt Nam đã gửi Công hàm đến Liên hợp quốc bày tỏ lập trường nhất quán phản đối các yêu sách của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông, thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy cam kết nghiêm túc của Việt Nam đối với luật pháp quốc tế và với một trật tự dựa trên luật lệ trong quan hệ quốc tế.
Trong nước, giữa mùa đại dịch Covid-19 hoành hành, nhưng đến nay, cách mà chúng ta quản lý xã hội khiến rất nhiều quốc gia trên thế giới phải công nhận Việt Nam đã làm rất tốt. Mọi việc khó khăn chống dịch còn ở phía trước, không thể chủ quan, nhưng cách thức Đảng và Chính phủ đang làm thực sự khiến người dân yên tâm và đoàn kết một lòng.
Nhân sinh có câu: “Một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ thôi thúc người khác ước mơ nhiều hơn, học tập nhiều hơn, hành động
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 59
nhiều hơn và giúp mọi việc trở nên tốt đẹp hơn” - tôi nghĩ ông chính là một nhà lãnh đạo như thế.
Có thể nói, ông cùng những cộng sự của mình đã tạo ra thứ giá trị niềm tin mạnh mẽ vào ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, CÔNG LÝ và SỰ LIÊM CHÍNH của người dân.
Và hơn hết, tôi thận trọng nhìn nhận ông ở góc độ một người quân tử biết lấy NGÔN NGỮ và ĐẠO LÝ mà giáo hóa lòng người và lấy HÀNH ĐỘNG LIÊM CHÍNH của bản thân làm gương để ngăn ngừa cấp dưới làm sai.
Chẳng biết nói gì hơn, ngày sinh nhật của ông - ngày 14/4, tôi chỉ là một người thường dân thầm kính chúc ông mạnh khỏe, minh mẫn. Đơn giản, đất nước này cần những người như ông! Đơn giản, tôi yêu quý và thực sự ngưỡng mộ ông, một nhà lãnh đạo tử tế!
Theo ông Trần Quyết Thắng, một cán bộ đã nghỉ hưu, người từng nhiều năm làm việc tại cơ quan Trung ương Đảng thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không nhận quà và hoa từ khách bên ngoài. Ông chỉ nhận bó hoa đơn giản từ những người cộng sự trực tiếp. Đó là thói quen đã diễn ra trong rất nhiều năm.
Ngày 14/4/2020
ĐÔNG KINH
Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông
Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, đường Quỳnh Đô,
xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/siphubacha)
Quét mã để đọc
bài viết
60
VIẾT VỀ ÔNG
Những ngày này tôi lại càng thương ông gấp bội, ông là trụ cột không thể thiếu của đại gia đình Việt Nam chúng ta. Ông tuy tuổi đã cao nhưng chưa một ngày được ngơi nghỉ.
Tôi hiểu ông phải gánh vác trọng trách lớn lao đó là lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ, hoạch định tương lai cho từng thành viên trong đại gia đình Việt Nam để có một tương lai tươi sáng. Ông đã khéo léo xử lý rất tốt mọi việc. Bản thân tôi và các thành viên trong đại gia đình đều hiểu những vất vả, lo toan của ông nên càng thương ông gấp bội.
Trong tình hình dịch bệnh vừa qua, ông trầm tư hơn, ít xuất hiện nhưng tôi biết ông luôn chỉ đạo các thành viên trong gia đình thực hiện hiệu quả việc phòng, chống dịch. Nhìn các gia đình khác lao đao vì dịch bệnh mới thấy đại gia đình Việt Nam mình thật an tâm vì có ông, một người tận tụy và sáng suốt.
Duy chỉ có một điều làm tôi buồn đó chính là một vài thành viên trong gia đình mình lại giao du với kẻ xấu, những kẻ luôn ghen ghét, đố kỵ. Chính vì thế mà họ rêu rao ông đã già, không còn đủ sức khỏe, họ trách móc ông nào là tại sao ông lại đi giúp đỡ người khác khi gia đình mình đang còn thiếu thốn; nào là tại sao dịch bệnh như vậy lại không thấy ông xuất hiện; tại sao ông không lo lắng cho các thành viên trong đại gia đình Việt Nam?... Có lẽ, họ không hiểu hết về ông hoặc cố tình không hiểu, bởi ông luôn có
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 61
tình thương vô tận đối với đại gia đình Việt Nam mình, thậm chí là đối với cả người dân ở quốc gia khác, họ bị bệnh thì ta tìm mọi cách giúp đỡ chữa trị cho đến khi khỏe mạnh, với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”. Giúp đỡ người khác không phải vì mình giàu có mà vì cái tình người trong lúc khó khăn, hoạn nạn, lúc đó họ mới cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ông ít xuất hiện là vì ông muốn dành thời gian ít ỏi để suy tính và cùng với những thành viên chủ chốt tìm ra con đường cho đại gia đình Việt Nam nhanh chóng vượt qua sóng gió.
Tôi không phải nhà văn, những gì tôi viết chính là tâm tư, tình cảm, suy nghĩ tận đáy lòng về ông, người đã dành tất cả tâm huyết, trí tuệ, sức khỏe cho đại gia đình Việt Nam này.
Chúc ông luôn khỏe mạnh để chèo lái con thuyền gia đình Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Chúng tôi luôn tin ông làm được vì cuộc sống của các thành viên trong đại gia đình Việt Nam hiện nay đã phần nào minh chứng con đường chúng ta chọn là luôn đúng đắn, mặc cho những cơn sóng dữ luôn bủa vây từ nhiều phía.
Ngày 03/6/2020
SAO ĐỎ
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/
vietveong)
Quét mã để đọc
bài viết
62
VÌ SAO CỬ TRI MONG MUỐN
TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC
NGUYỄN PHÚ TRỌNG TIẾP TỤC THAM GIA NHIỆM KỲ TỚI?
Sáng 24/6/2020, các đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV. Tại buổi tiếp xúc, cử tri mong muốn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đất nước đi đến đích cuối cùng và có lẽ đây cũng là nguyện vọng, là mong mỏi của hàng triệu người dân trên cả nước. Bởi vì sao ư?
Kể từ những ngày đầu đương nhiệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đi đầu, kiên quyết chống tham nhũng, đưa ra xét xử nhiều vụ tham nhũng lớn và các cá nhân liên quan phải chịu án, nộp lại tiền và tài sản tham nhũng.
Một nhà lãnh đạo kiên trung, lời nói và việc làm luôn song hành với nhau
Chưa bao giờ chúng ta xử lý tội đưa, nhận hối lộ với số tiền lớn như thời gian gần đây. Cũng chưa khi nào thu được số tài sản lớn như vậy.
Và tôi còn nhớ như in câu nói mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từng phát biểu: “Tất cả bị cáo, kể cả trong các vụ án khác,
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 63
lúc đầu cũng cãi, rồi cho thế này, thế kia, cho rằng xuyên tạc, đấu đá, đánh đấm nội bộ nhưng sau đó đều tâm phục, khẩu phục, thậm chí cảm ơn. Cho đi tù rồi còn cảm ơn. Chúng ta làm cũng rất nhân văn, đúng theo tinh thần của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.
Nhìn lại quãng đường 20 năm qua (2000 - 2020), đặc biệt trong 10 năm gần đây, Việt Nam đã có những lúc “chao đảo” bởi những sai lầm trong công tác cán bộ, dẫn tới một bộ phận quan chức “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm đã lãnh đạo đất nước theo con đường mà lòng dân mong đợi, “coi chống tham nhũng như chống giặc ngoại xâm”.
Đặc biệt là công tác phòng, chống tham nhũng, kể từ khi lò lửa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đốt lên đã thu được những thành quả ngoạn mục, thậm chí không quá khi nói “ngoài sức tưởng tượng”. Người đứng đầu Đảng còn quyết liệt tuyên bố: “Ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.
Trong nhiệm kỳ này, chúng ta đã xử lý 70 cán bộ cấp cao, không loại trừ cả Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và hàng loạt tướng lĩnh công an và quân đội…
Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng được đưa ra xét xử như: vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN); vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và
64 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam Land (PVP); vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank),...
Lần lượt những đại án liên tục được phát hiện, điều tra, tiến hành khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. “Vừa mới gần đây thôi, tết đến nơi rồi xử mấy vụ, bổ sung mấy vụ vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo. Tới đây còn tiếp tục xử lý. Sắp tới các đồng chí chờ xem” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước từng khẳng định và dẫn lại phiên tòa vừa xử vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Luôn đau đáu lựa chọn người tài cho Đảng
Không chỉ tâm huyết đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn luôn coi trọng công tác lựa chọn nhân sự, chọn người tài cho Đảng. Đó là chất lượng của những người lãnh đạo, nằm trong Ban Chấp hành Trung ương phải thực sự là trong sáng, trong sạch, công tâm, vì dân, vì nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước luôn tâm niệm nhân sự quyết định tất cả, do đó phải thực hiện đúng quy trình, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn. Có lẽ vì thế mà cử tri lẫn hàng triệu triệu người dân, trong đó có tôi, ủng hộ ông.
Nhìn lại nhiệm kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa qua, bất cứ vấn đề nào nêu ra đều thấy
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 65
ông đã làm, thậm chí những việc làm ấy đã phần nào xóa đi những băn khoăn, lo ngại của đảng viên, quần chúng. Tác phong làm việc ấy thực sự rất cần thiết với những người được chọn làm đại biểu của nhân dân, người lãnh đạo đất nước.
Một số người lo ngại rằng công việc phòng, chống tham nhũng “giữa đường đứt gánh”. Bởi có những kẻ chống phá lại mượn chuyện sức khỏe để nhằm hạ bệ, muốn Tổng Bí thư thôi nhiệm kỳ. Song, không thể kể hết những tấm lòng trân quý của các tầng lớp nhân dân dành cho người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Cho nên, đừng lấy chuyện sức khỏe để nói Tổng Bí thư không thể tiếp tục nhiệm kỳ. Cầu mong ông có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua khó khăn, ngày càng phát triển bền vững hơn nữa.
HẢI ANH
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/
visaocutrimongmuontongbithuchutichnuoc
nguyenphutrongtieptucthamgianhiemkytoi)
Quét mã để đọc
bài viết
66
ĐỒNG CHÍ ẤY LÀ AI?
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng với các bạn học
Khi đồng chí ấy là Ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, đồng chí ấy vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 67
Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp III Nguyễn Gia Thiều, đồng chí ấy vẫn muốn ở cương vị học trò cũ, xin được đứng hàng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn.
Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thành ủy Hà Nội vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong sự ngỡ ngàng của thầy cô, bè bạn. Không xe đưa rước, không đón tiếp cầu kỳ, chỉ là một người cựu học sinh cao tuổi tự đi xe về trường.
Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái đồng chí ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi.
Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, đi dự gặp mặt lớp học cũ, đồng chí ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn... Chức tước như phù vân!
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N., con đồng chí ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ vẫn là cán bộ bình thường ở một tạp chí.
Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi, có gương mặt hiền hậu, mái tóc bạc trắng, thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm.
Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: - Ủy viên Trung ương Đảng sáu khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội bốn khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị
68 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
năm khóa (hơn 22 năm); đảm nhiệm ba chức vụ cao nhất trong “tứ trụ triều đình”. Thế nhưng...
- Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của đồng chí ấy vẫn đi một chiếc xe Honda Cub bình thường; các con đồng chí ấy đều là những công chức bình thường.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ chỉ những dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, đồng chí ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường đồng chí ấy chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân.
Đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - một con người, một nhân cách lớn, có tầm, có tâm và có đạo đức. Đồng chí ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của người đứng đầu bộ máy chính trị, có ảnh hưởng lên cuộc đời, sự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.
Ngày 08/7/2020
NGỌC HOÀNG
(Nguồn: www.vietnamdilen.vn/
dongchiaylaai)
Quét mã để đọc
bài viết
69
ĐIỀU GIẢN DỊ, NHÂN CÁCH LỚN
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cuộc sống thật bình dị, giản dị từ lời nói, việc làm thể hiện tấm lòng chân thành, gần gũi với người lao động; có nhiều bài viết khách quan về đức tính trên trong công tác, sinh hoạt đời sống. Tôi là một cựu chiến binh, rất may mắn như một số cán bộ, công chức và người lao động khác, có dịp gần gũi khi đồng chí bắt đầu về công tác tại Quốc hội tháng 6/2006. Với cương vị là Chủ tịch Quốc hội, đồng chí sinh hoạt như mọi người khác trong cơ quan, đến bữa trưa, đồng chí và thư ký dùng cơm tại bếp ăn cùng với cán bộ, công chức, nhân viên Văn phòng Quốc hội. Đồng chí ngồi cạnh bàn chúng tôi, cơm mua theo suất tùy theo khẩu vị, bình đẳng như mọi người, có ưu tiên hơn là do các đồng chí thường xuyên ăn cơm muộn nên nhân viên nhà bếp thường để phần. Việc ăn trưa như vậy diễn ra thường xuyên, suốt cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI và cả nhiệm kỳ khóa XII.
Cùng với đức tính gần gũi người lao động, trong công việc, sinh hoạt đồng chí rất cần kiệm. Chẳng hạn, việc đồng chí sử dụng chiếc xe ôtô do Nhà nước cấp để phục vụ công tác đã thể hiện phần nào đức tính đó. Khi là Chủ tịch Quốc hội khóa XI, đồng chí được Nhà nước bố trí chiếc xe ôtô nhãn hiệu Toyota
70 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
đang sử dụng, chiếc xe này được cơ quan mua năm 1998 để trang bị cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công tác. Trong suốt quá trình công tác liên tục đến nay là hơn 14 năm, đồng chí vẫn sử dụng chiếc xe này. Đây là cả quá trình lâu dài, thể hiện khách quan. Thiết nghĩ, với cương vị, trọng trách như trên và công sức đồng chí đóng góp cho đất nước, theo quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn sử dụng phương tiện, và nhân dân ta không tiếc gì việc trang bị cho đồng chí loại xe sang trọng, tiện nghi, hiện đại đắt tiền, nhưng với đồng chí, việc mua xe mới là không cần thiết. Bên cạnh đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, khi đồng chí đi công tác về các địa phương, không cần tiền hô hậu ủng, đón tiếp linh đình, phô trương; thường thấy đồng chí thăm hỏi các đồng chí cách mạng lão thành, người có công với đất nước, người già... Chúng tôi cho rằng, những việc làm trên có thể tiết kiệm cho ngân sách nhà nước được một ít tiền, có thể xây dựng được vài phòng học, trạm y tế… nhưng có tác dụng lớn nhất, thể hiện rõ phẩm chất đạo đức, đức tính quý báu của người đứng đầu Đảng và Nhà nước; đồng thời nêu tấm gương sáng cho đội ngũ cán bộ, công chức và chiến sĩ trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc sử dụng, giữ gìn tài sản, tiền của, công sức lao động của nhân dân trong tình hình hiện nay cũng như về đạo lý cuộc sống của người Việt Nam.
Ngày 06/10/2020
HUY ANH
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/
dieugiandinhancachlon)
Quét mã để đọc
bài viết
71
NHÀ LÃNH ĐẠO KIÊN TRUNG,
LỜI NÓI, VIỆC LÀM LUÔN LUÔN SONG HÀNH
Ngay từ những ngày đầu đương nhiệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi đầu, kiên quyết chống tham nhũng, quyết tâm đưa ra xét xử hàng loạt vụ tham nhũng lớn và các cá nhân liên quan. “Lò lửa” của Tổng Bí thư từ khi đốt lên đã thu được những thành quả “ngoài sức tưởng tượng”. Có thể nói, chưa khi nào chúng ta xử lý được nhiều vụ đưa, nhận hối lộ như bây giờ. Cũng chưa khi nào thu được số tài sản lớn như vậy. Hơn 70 cán bộ cấp cao, cả Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và hàng loạt tướng lĩnh công an và quân đội... vi phạm đều đã bị xử lý kỷ luật. Việt Nam trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, có những lúc “chao đảo” bởi một bộ phận quan chức vi phạm pháp luật, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm giao thêm trọng trách Chủ tịch nước, với quyết tâm “sắt đá”, sự ủng hộ tuyệt đối và quyền lực được tập trung, ông đã lãnh đạo đất nước theo sự mong đợi và kỳ vọng của nhân dân, coi chống tham nhũng như “chống giặc nội xâm”. Hàng loạt những “đại án” được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, cán bộ, đảng viên và nhân dân hết sức đồng tình ủng hộ.
Không chỉ tâm huyết, kiên quyết phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta còn hết sức coi trọng công
72 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
tác cán bộ, không ngừng trăn trở suy nghĩ, tìm chọn người tài cho Đảng, cho nước. Ông luôn tâm niệm nhân sự quyết định tất cả, do đó phải thực hiện đúng quy trình, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn. Nhìn lại nhiệm kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bất cứ vấn đề nào ông nêu ra, đều thấy ông đã làm, làm quyết liệt, mạnh mẽ, đến nơi đến chốn. Tác phong làm việc ấy thật sự là tấm gương sáng ngời cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, những người được chọn làm đại biểu của dân, lãnh đạo đất nước.
Gần đây, một số người lo ngại rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ “giữa đường đứt gánh”. Bởi bè lũ chống phá liên tục xuyên tạc chuyện sức khỏe nhằm hạ uy tín, muốn Tổng Bí thư nghỉ hưu. Thế nhưng, không thể kể hết những tình cảm yêu mến, trân quý của các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta.
Cầu mong bác có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, đi tới bến bờ vinh quang!
Ngày 11/10/2020
PHẠM GIANG
(Nguồn: www.vungbuocphattrien.vn/
nhalanhdaokientrungloinoivieclamluon
luonsonghanh)
Quét mã để đọc bài viết
73
CÂU CHUYỆN VỀ TÌNH THẦY TRÒ
CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG
(VOV5) - Là người giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước
nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
luôn dành những từ ngữ trân trọng, trìu mến và ấm áp
khi kể về thầy cô và bạn bè.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm trường cũ - Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều
Một buổi chiều thu Hà Nội dịu mát, không khí trong lành, tôi có may mắn cùng một số thầy giáo, cô giáo ở Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội được tiếp kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Trường Nguyễn Gia Thiều là ngôi trường Tổng Bí thư, Chủ tịch nước học cấp II và cấp III, từ năm 1957 đến năm 1963.
Dù công việc của Đảng, Nhà nước hết sức bận rộn, nhưng ông vẫn dành thời gian hơn 90 phút để trao đổi, trò chuyện với thầy và trò nhà trường. Trong căn phòng làm việc giản dị, chỉ có bàn làm việc và bộ bàn ghế nhỏ để tiếp khách, chúng tôi được nghe ông say sưa kể những kỷ niệm thuở học trò, về những thầy cô yêu dấu. Ấn tượng của tôi khi lần đầu tiên được tiếp chuyện với ông là sự cởi mở, chân tình, giản dị và gần gũi.
74 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Mở đầu câu chuyện, ông kể về các thầy giáo, cô giáo cũ của mình với biết bao kỷ niệm đáng nhớ. Ông kể về thầy Huỳnh dạy Hóa, thầy Lê Đức Giảng dạy Văn - Sử... Ông kể: “Tôi là lớp trưởng lớp 9B (lớp Văn), được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tôi cũng từng là học sinh giỏi Văn và được chọn đi thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc”.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cựu học sinh nhà trường, vui mừng nhớ lại kỷ niệm cùng
Nhà giáo Lê Đức Giảng, nguyên: Bí thư Chi bộ, Giáo viên chủ nhiệm lớp 9B Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, nhân dịp tới dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (1950 - 2020) và đón nhận
Huân chương Độc lập hạng Ba, ngày 14/11/2020.
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 75
Khi nhắc đến thầy giáo chủ nhiệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hào hứng kể: “Hồi đó thầy Giảng là chủ nhiệm lớp (hiện thầy đã ngoài 90 tuổi và đang sống ở Quy Nhơn, Bình Định). Thầy tập kết ra Bắc, sống một mình, còn vợ con thầy vẫn ở miền trong. Bên Long Biên những ngày đó còn hoang vắng lắm, ở một mình buồn, không có người thân nên thầy Giảng thường gọi tôi đến ở cùng vì thầy sợ ma mà (ông cười)! Buổi tối, hai thầy trò đắp chung một chiếc chăn mỏng, lạnh lắm, vì thời đó làm gì có chăn ấm như bây giờ, nhưng vui”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng hoa chúc mừng thầy giáo cũ nhân ngày 20/11
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kể thêm: “Sau này, thầy về sống ở Bình Định, mỗi lần đi công tác tôi thường ghé thăm thầy và vẫn gắn bó với thầy đến bây giờ. Vợ thầy rất quý và thường gọi tôi là “Thầy Trọng”. Thỉnh thoảng có chuyện gì vui, có cuốn sách quý hay có tấm ảnh thầy Giảng cũng gửi cho tôi. Nói chung, tôi có rất nhiều kỷ niệm vui với thầy”. Nhấp một ngụm nước, nhìn về phía bàn làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khoe: “Hôm nọ, thầy vừa gửi cho tôi tập thơ thầy làm và mấy tấm ảnh đang để trên bàn kia kìa”.
Khi nhắc về những kỷ niệm thuở đi học, ông say sưa: “Nhà tôi ở bên Đông Anh, cứ khoảng 4 - 5 giờ sáng, chúng tôi - những cậu bé ở bên kia sông Đuống (huyện Đông Anh - PV) đi đò sang phía Ngọc Thụy (bến đò Đông Trù - PV), rồi đi bộ sang trường ở phố Ngọc Lâm (Gia Lâm, Hà Nội). Lúc đó nhà nghèo làm gì có xe đạp mà đi. Đi học sớm như thế trời còn rất tối! Với những cậu bé mới học lớp 5, đi sớm như thế sợ ma lắm vì phải đi qua bãi tha ma. Chúng tôi phải đi học sớm để không bị nhỡ đò”.
76 NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC VÀ BẠN BÈ...
Khi kể về những người bạn thân thuở học trò, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tâm sự: “Tôi có khá nhiều bạn thân, đến bây giờ vẫn gắn bó mật thiết với nhau, trong đó có ông Lộc (bạn học rất thân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm nhau - PV), thỉnh thoảng ông ấy lại lên đây (Văn phòng Tổng Bí thư) thăm tôi, nói chuyện vui lắm...”.
Với ngôi trường Nguyễn Gia Thiều, ông bảo: “Cả một thời học sinh của tôi đã gắn liền với ngôi trường này, với biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Tôi rất biết ơn những thầy cô - những người đã dạy dỗ tôi nên người và trở thành người tử tế như ngày hôm nay”. Ông hóm hỉnh nói: “Nhờ các thầy, các cô mà ngày hôm nay em không bị hư hỏng”.
Là người giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vô cùng giản dị và khiêm nhường. Ông luôn dành những từ ngữ trân trọng, trìu mến và ấm áp khi kể về thầy cô và bạn bè. Với ông, họ là một phần rất quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của mình. Chính vì thế, dù ở bất kỳ cương vị nào, nhưng khi về với trường cũ, về với lớp cũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn là cậu học sinh thuở nào, giống như các bạn của mình. Khi thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều thay mặt các thế hệ thầy trò trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường, ông nói: “Em báo cáo các thầy, các cô, bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhưng khi về trường em xin phép được các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của nhà trường. Trong buổi lễ, các thầy cũng giới thiệu em là cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng. Em cũng xin phép được phát biểu cảm tưởng về những kỷ niệm
Phần I: NIỀM TIN YÊU CỦA NHÂN DÂN TRONG NƯỚC 77
của thời học sinh, về những kỷ niệm đẹp với các thầy cô và các bạn học”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dí dỏm hỏi thêm: “Em nói vậy các thầy cô thấy có được không?”.
Chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, tôi thực sự trân trọng và ngưỡng mộ nhân cách của ông. Dù đang là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng ông vẫn sống giản dị, khiêm nhường. Trong những câu chuyện kể về ngôi trường cũ, từ ông luôn toát lên lòng biết ơn và trân trọng những thầy giáo, cô giáo đã dạy ông, những người đã góp phần hình thành nhân cách của ông như hôm nay. Câu chuyện của ông đã dạy không chỉ cho chúng tôi mà còn cho nhiều người khác nữa bài học về đạo lý, về tôn sư trọng đạo, bài học làm người từ những điều giản dị và nhỏ nhất.
Ngày 20/11/2020
KHƯƠNG THỦY
(Nguồn: https://vovworld.vn/vi-VN/media/
tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-va
cau-chuyen-ve-tinh-thay-tro-923911.vov)
Quét mã để đọc
bài viết
78
MẤY LỜI TÂM SỰ
GỬI BÁC NGUYỄN PHÚ TRỌNG*
Kính gửi bác Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam. Kính chúc bác trăm sự như ý, vạn sự bình an. Mong bác khỏe để Đại hội Đảng khóa XIII này tiếp tục bầu bác làm thêm một nhiệm kỳ nữa, cho dân ta được nhờ, đỡ khổ.
Bác Trọng ơi! Bác hãy cố gắng lên. Vì rằng Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã làm việc cho dân, cho nước đến hơi thở cuối cùng mà bác. Ngày nay, tân Tổng thống Mỹ 79 tuổi, Thủ tướng Malaixia 95 tuổi mới thôi làm, so với họ thì bác còn trẻ lắm. Thời gian gần đây thấy bác xuất hiện trên tivi nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mọi người mừng lắm. Cơ đồ Việt Nam, uy tín Việt Nam có được như bây giờ, nhờ bác, các thế hệ của bác và Đảng ta đã đi đúng hướng. Cũng như bác sĩ bắt mạch, chẩn đoán đúng bệnh mới kê thuốc cứu được người.
Thử hỏi trên trái đất này được mấy ai như dân Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Đợt chống dịch vừa qua, đặc biệt sau trận đại hồng thủy, cả nước hướng về miền Trung, cảm động lắm bác ơi! Tôi nhớ lại thời chiến tranh, bom rơi đạn lạc, mọi người sẵn sàng xông vào cái chết để cứu người “xe chưa qua nhà không tiếc”, tinh thần dân tộc đó cũng nhờ sức
__________
* Đầu đề do Báo Nhân Dân đặt (B.T).