🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Tình Huống Pháp Luật Phổ Biến Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN NGUYỄN ĐỨC TÀI NGUYỄN NGUYÊN NGUYỄN HOÀI ANH 2 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở gần dân, sát dân nhất, là cầu nối quan trọng nhằm phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cá nhân, công dân sinh sống và hoạt động tại địa phương. Thời gian qua, Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp triển khai từ năm 2009 theo chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới và nâng cao dân trí, kiến thức về chính sách, pháp luật cho các tầng lớp nhân dân thông qua việc cung cấp, trang bị sách cho các xã, phường, thị trấn của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuốn sách Những tình huống pháp luật phổ biến của tác giả Phan Phương Nam - Nguyễn Đình Thái là ấn phẩm nằm trong Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản. Các tình huống pháp luật được trình bày trong cuốn sách là những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, được các tác giả bình luận, phân tích dựa trên căn cứ pháp luật hiện hành. Ngoài ra, mỗi tình huống được minh họa bằng những hình vẽ sinh động giúp cho người 5 đọc cảm thấy gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp thu các nội dung về pháp luật để vận dụng vào đời sống hàng ngày. Cuốn sách cũng giúp cho các cơ quan, cá nhân thi hành pháp luật tại xã, phường, thị trấn biết cách xử lý những tình huống đa dạng phát sinh trong thực tế. Với việc cập nhật đầy đủ những quy định pháp luật mới của Nhà nước, đặc biệt là Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018, cuốn sách thực sự là một tài liệu có giá trị trong việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật tới đông đảo người dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 1 CƯỚP GIẬT TÀI SẢN Minh làm thợ chụp ảnh dạo ở thành phố Đà Lạt. Một hôm, trong lúc đang tìm kiếm khách hàng, Minh thấy chị Nga là khách du lịch, có mang theo 1 máy ảnh Canon trị giá khoảng 10 triệu đến thuê ngựa của ông Hùng để chụp hình. Minh lân la đến làm quen với chị Nga và đề nghị chụp cảnh chị cưỡi ngựa. Thấy Minh cũng nhiệt tình, nên chị Nga đã thuê Minh chụp 2 tấm hình bằng máy ảnh của Minh, đồng thời, đưa máy ảnh của mình nhờ Minh quay lại cảnh chị Nga đang cưỡi ngựa. Minh giả vờ quay được 2 phút, sau đó bất ngờ bỏ chạy cùng 7 với máy ảnh của chị Nga. Chị Nga thấy vậy, vội hô lên: “Cướp, cướp”. Tuy nhiên, vì lúc đó vắng người và chị Nga không thể nào đuổi kịp, nên Minh đã nhanh chóng tẩu thoát. Sau đó, chị Nga đã ra trình báo với cơ quan Công an toàn bộ sự việc. Ngay hôm sau, Minh đã bị Công an thành phố Đà Lạt bắt. Minh khai đã bán chiếc máy ảnh của chị Nga với giá 7 triệu đồng. Trong trường hợp này, Minh đã phạm tội gì? Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Minh đã phạm tội cướp giật tài sản. Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội này như sau: 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; 8 h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 9 2 DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN An (18 tuổi), Bình (18 tuổi), Cường (19 tuổi) là ba thanh niên ăn chơi, lêu lổng trú tại thị xã B.L, tỉnh Bình Phước. Một hôm, như mọi ngày, ba thanh niên này lại tụ tập tại nhà An để nhậu nhẹt, tán dóc. Đồ nhậu chỉ có rượu đế, vài miếng xoài sống và một chén muối ớt. Cuộc nhậu diễn ra được tầm 1 tiếng với đủ chuyện từ xóm trên đến ngõ dưới thì An, Bình, Cường nghe thấy tiếng nổ xe máy và tiếng gà kêu cục tác từ nhà ông Dũng sát bên nhà An, ngăn cách với nhà An bởi hàng rào cao 10 chưa tới 1,5m. An biết là ông Dũng và bà Én (vợ ông Dũng) đang vận chuyển gà ra chợ Bình Long bán. An, Bình, Cường nhìn sang nhà ông Dũng thì thấy bà Én đang xếp gà vào hai giỏ treo trên yên sau chiếc xe Dream, mỗi giỏ khoảng 13 con gà. Nhìn thấy gà ngon quá, Bình bàn với An và Cường qua nhà ông Dũng xin vài con gà về làm mồi nhậu. An, Cường đồng ý ngay. Với hơi men trong người, An, Bình, Cường loạng choạng bước qua nhà ông Dũng, trên tay An còn cầm chai rượu trắng. An vừa cười đùa với Bình, Cường, vừa nói chuyện với bà Én: - Chị Én ơi, gà nhà chị ngon quá, chị bán chịu cho em vài con đi, mai mốt em trả tiền cho bà chị mà. Nói xong, An, Bình, Cường phá lên cười. Bà Én lớn tiếng mắng: - Mấy đứa tụi bay ngày nào cũng nhậu, làm gì có tiền mà bán với buôn, thôi đi đi cho tao còn đi bán gà. - Cái bà già này không biết điều hả, nói nhẹ nhàng mà không muốn nghe, muốn ăn đấm phải không, mau đưa gà cho tụi tôi mau. Vừa nói, An vừa cầm chai rượu, vừa chỉ tay vào mặt bà Én. Bà Én phớt lờ bọn họ, tiếp tục xếp gà vào giỏ thì... “choảng”. An ném chai rượu xuống đất, lấy đoạn cây tre dựng trước hàng rào nhà bà Én đập 11 vào chiếc xe đang dựng xếp gà để giương oai. Bà Én giật lấy cây tre, hét lớn: “Tụi bay dám làm càn à?”. Hai bên giằng co, Bình đạp đổ chiếc xe máy chở gà. Chiếc xe đổ, đè trúng lên chân trái bà Én làm bà ngã sõng soài trên mặt đất. Thấy vậy, An, Cường nhanh chóng lấy hai đoạn cây tre đánh tới tấp vào người bà Én, vừa đánh vừa chửi: “Đáng đời, đáng đời mụ già”. Bà Én ngất xỉu. An, Cường quăng hai cây tre xuống đất rồi mở giỏ gà, cướp hai con gà mang về nhà An. Ba tên hớn hở, người thì vặt lông, người thì đun nước, chẳng mấy chốc hai con gà đã được luộc chín. An, Bình, Cường tiếp tục cuộc nhậu như chưa có chuyện gì xảy ra. Ông Dũng (chồng bà Én) chờ ở chợ lâu quá mà không thấy vợ ra. Chưa kịp quay về nhà tìm bà thì được hàng xóm gọi điện báo tin đã đưa bà Én vào bệnh viện khi phát hiện bà Én nằm ngất xỉu trên đường. Kết quả kiểm tra từ bệnh viện cho thấy bà Én chỉ bị xây xát, bầm dập nhẹ. Hành vi của An, Bình, Cường có vi phạm pháp luật không? Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cướp tài sản như sau: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người 12 bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 13 c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trong trường hợp này, An, Bình, Cường đã có hành vi dùng vũ lực đối với bà Én làm cho bà Én rơi vào tình trạng không thể chống cự được (Bình đạp chiếc xe máy chở gà của bà Én khiến chiếc xe đổ rạp, đè lên chân bà; An, Cường dùng cây tre đánh vào người bà tới tấp làm bà Én ngất xỉu) với mục đích cướp gà - tài sản - của bà Én. Do đó, An, 14 Bình, Cường đã phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 và có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đồng thời có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo khoản 6 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 15 3 DÀN CẢNH, UY HIẾP CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Giảng đường đại học là môi trường hoàn toàn mới khiến Cao Huy - một học sinh cấp 3 vốn tự tin, năng động bỗng chốc trở thành một sinh viên năm nhất bỡ ngỡ, rụt rè và cảm thấy lạc lõng. Trong buổi học đầu tiên, trong lúc đang tập trung nghe giảng và chép bài, thì... Một cánh tay từ phía sau đặt nhẹ lên vai Huy: - Bạn gì ơi, lấy giùm tui cây bút với. 16 Huy cúi người với lấy cây bút bi rồi quay lại trả cho bạn đằng sau. Đó là Tiến, người bạn đầu tiên của Huy ở trường đại học. Tiến và Huy dần trở thành đôi bạn thân. Trải qua một học kỳ, Huy làm quen với khá nhiều bạn mới và lấy lại sự tự tin vốn có của thời trung học phổ thông. Tuy nhiên, Tiến vẫn là người bạn quan trọng của Huy. Dù biết Tiến ham chơi nhưng không vì vậy mà Huy lảng tránh, trái lại Huy luôn cố gắng giúp đỡ Tiến học tập. Như mọi hôm, cứ gần đến kỳ thi, Tiến lại ghé qua nhà Huy: - Huy ơi, cho tao mượn vở môn triết học Mác - Lênin đi, hôm giờ tao nghỉ học chưa có chép bài. Vừa nói, Tiến vừa xuống xe đi thẳng vào phòng trọ của Huy. - Mày đó, lo mà đi học đi, không thì kiểm tra giữa kỳ coi chừng rớt môn bây giờ. - Thôi được rồi, mày ngoài chuyện học ra còn có hứng thú với cái gì khác không? Mai tao đi học là được chớ gì, nói hoài. Huy lấy vở đưa cho Tiến mượn và không quên dặn Tiến nhớ trả vở cho mình trong một tuần để học bài. Trong khi đó, Tiến không rời mắt khỏi chiếc laptop Toshiba 14 inch trên bàn của Huy. Thấy vậy Huy khoe ngay: “Đẹp không, mẹ tao mới 17 gửi tiền cho tao mua đó”. Tiến chỉ cười trừ. Sau khi nhận vở, Tiến rời khỏi nhà Huy. Ba hôm sau, Tiến gọi điện báo sẽ qua chỗ Huy trả vở và rủ Huy đi uống cà phê. Khi Tiến vào nhà, Huy vẫn đang chăm chú làm báo cáo thu hoạch. Thấy vậy, Tiến nhanh nhảu nói: - Bây giờ mày cầm laptop ra tiệm uống nước có wifi kiếm tài liệu, sẵn có gì mày chỉ tao học với, chứ ở nhà mày nóng như lò bát quái. Huy nghe Tiến nói cũng có lý, nên nhanh chóng bỏ laptop vào cặp rồi leo lên xe Tiến. - Ê mày đi xe riêng đi, lát tao đâu có đi cùng đường mà chở mày về. Nghe Tiến nói vậy, Huy dắt xe ra và đi cùng Tiến. Tiến dẫn Huy đi một quãng đường khá xa. Huy lo lắng hỏi: - Sao hôm nay đi xa thế, không uống quán quen hả? - Mấy cái quán ở đây tào lao quá, để tao dẫn mày đi quán này hay lắm. Vừa nói xong, hai người đi qua một chỗ quẹo, bất ngờ bốn gã đàn ông lực lưỡng xông ra chặn đầu xe của Huy và Tiến. Một trong bốn tên hất hàm bảo: - Trên người có gì mau lấy ra cho tụi tao. Đứa nào lộn xộn tao chém. 18 Vừa nói, hắn vừa cầm dao chỉ thẳng mặt Huy. - Dạ, tụi em sinh viên không có gì đâu anh, anh tha cho tụi em... Huy đang lơ ngơ không biết nên làm gì thì một trong bốn tên nhanh chóng giật lấy cặp của Huy rồi phóng xe đi mất. Huy luống cuống, chỉ biết kêu “Cướp... cướp... cướp”, trong khi Tiến vội vã phóng xe đuổi theo bốn tên kia. Bị cướp chiếc laptop mới mua, Huy đến trình báo cơ quan Công an. Một tháng sau, Công an đã tìm được băng nhóm tội phạm trên. Rất tiếc, chiếc laptop đã bị chúng bán lấy tiền tiêu xài nên Huy không lấy lại được. Có điều Huy không chỉ tiếc vì mất laptop mà còn ngạc nhiên và căm phẫn khi biết rằng người bày ra trò cướp trên chính là Tiến - bạn thân của Huy. Vốn là một thanh niên ham chơi, hư hỏng, hay tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, hôm đó vì hết tiền mua rượu và mồi nên Tiến mới dàn cảnh cùng đồng bọn cướp laptop của Huy. Trong trường hợp này, hành vi của Tiến có vi phạm pháp luật hay không? Hành vi của Tiến cùng đồng bọn dàn cảnh, dùng vũ lực (uy hiếp bằng dao) làm cho Huy không 19 thể chống cự được nhằm cướp laptop - tài sản của Huy - là hành vi phạm tội cướp tài sản, được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (xem tình huống số 2 - Dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản). 20 4 TRỘM CẮP TÀI SẢN Tài là khách quen ở quán game này. Từ ngày internet về vùng quê, trò giải trí của đám thanh niên trong làng không còn là đá bóng, tắm sông mà là những trận đánh nảy lửa trong game. Tài cũng không nằm ngoài phong trào này. Ngày nào cũng như ngày nào, vẫn quán ấy, chỗ ấy, người ta nhận ra ngay một thanh niên luôn dán mắt vào màn hình vi tính từ sáng tới chiều muộn. Nhờ chăm chỉ “rèn luyện”, cậu trở thành đứa chơi game giỏi nhất trong đám thanh niên làng, và bỗng nhiên trở 21 thành người hùng trong mắt bọn trẻ. Bọn trẻ gọi Tài là “Vua trò chơi”, nghe khoái chí biết bao! Càng chơi nhiều thì số tiền chơi game lại càng tăng. Tiền bố mẹ cho để đóng học, Tài nướng hết vào game. Hết rồi thì chơi nợ. Chủ quán cũng đồng ý cho nợ vì có Tài chơi game thì bọn trẻ trong làng tới chơi nhiều hơn, nhưng càng ngày số tiền nợ càng nhiều. Như mọi khi, Tài bước vào quán nét, nhưng bị chủ quán ngăn lại: “Mày thiếu nợ nhiều quá rồi, trả bớt cho anh một ít rồi chơi tiếp”. Móc túi trước túi sau đều không có tiền, Tài đành nhìn màn hình máy tính với vẻ tiếc nuối rồi lủi thủi ra về. Trên đường về, suy nghĩ phải kiếm ra tiền để tiếp tục chơi cứ lởn vởn trong đầu “Vua trò chơi”. Vua trò chơi mà không được chơi thì còn làm Vua thế nào được nữa! Đi ngang qua nhà bà Lụa, nhìn thấy chiếc xe đạp điện mới cáu cạnh đang dựng trước sân, Tài liền lóe ra cách kiếm tiền. Nhìn trước ngó sau không có ai. Cũng phải..., giờ này thì mọi người đang ngoài đồng cả, bà Lụa thì đang cặm cụi thái rau cho đàn lợn sau nhà. Tài rón rén dắt chiếc xe đạp điện ra ngoài và đi cầm được 2 triệu đồng để trả nợ chủ quán, rồi tiếp tục chơi điện tử. Căn cứ theo tình huống trên, hành vi của Tài phạm tội gì? Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: 22 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm. 23 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Việc Tài lấy trộm chiếc xe đạp và đi cầm được 2 triệu đã đủ cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 24 5 CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH Ngày 22-2-2017, khoảng 23 giờ, sau khi uống rượu xong, Đạt lấy xe gắn máy rủ Bách đi chọc ghẹo người đi đường. Trên đường đi, Đạt và Bách liên tục la hét. Đạt vừa lái xe, vừa lạng lách, còn Bách ngồi sau cầm mã tấu, lúc thì quơ mã tấu trên đầu, lúc thì cà mã tấu xuống đường cho xẹt lửa, làm cho những người đi đường hoảng sợ. Khi bị lực lượng dân phòng đuổi bắt, thì Đạt và Bách 25 phóng xe chạy. Tuy nhiên, chỉ mới chạy được một đoạn, cả hai bị ngã xe. Lực lượng dân phòng lao đến bắt. Thấy vậy, Bách liền dùng mã tấu chém vào tay anh Hưng (đội viên đội dân phòng) làm anh bị thương (thương tích là 8%). Việc Bách chém vào tay anh Hưng, khiến anh Hưng bị thương tích 8% có cấu thành tội phạm hay không? Theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì việc Bách chém vào tay anh Hưng là phạm tội cố ý gây thương tích. Cụ thể: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng axít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 26 đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Trong tình huống này, mặc dù anh Hưng chỉ bị thương tích 8%, nhưng thuộc trường hợp phạm tội đối với người đang thi hành công vụ, nên theo quy định của pháp luật, Bách vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích. 27 6 BỨC TỬ Hùng và Mai là đôi vợ chồng sinh sống tại một làng quê nghèo trên mảnh đất Bình Phước đầy nắng và gió. Quanh năm, hai vợ chồng làm lụng vất vả, canh tác thêm vài sào điều. Cuộc sống dù khó khăn, cơ cực, nhưng anh chị luôn cố gắng làm lụng với một hy vọng ngày mai rồi cuộc sống sẽ khá hơn như ông cha ta vẫn nói: “chẳng ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Với quan niệm ấy, ngày qua ngày, đổ bao nhiêu mồ hôi công sức, cộng với 28 vườn điều mấy năm cho trái rộ, giá lại cao, cuộc sống của hai anh chị cũng dần bớt vất vả. Năm 2016, chị Mai sinh được bé Gia Phúc. Gia đình nhỏ lại có thêm niềm vui, hai bên nội ngoại đều vui mừng và cùng đỡ đần thêm cho anh chị nuôi cháu. Song, từ khi có con, cuộc sống tuy có thêm niềm vui, niềm hạnh phúc, nhưng theo đó, bao lo toan nhọc nhằn cũng kéo đến. Con còn nhỏ nên thường xuyên đau ốm, 2 vợ chồng phải chật vật chữa chạy, thêm phần giá điều bấp bênh, rồi lại mất mùa khiến kinh tế gia đình càng thêm khó khăn. Anh Hùng đâm chán nản, không những không cố gắng mà còn đổ đốn vào cờ bạc, rượu chè. Chị Mai đã khuyên nhủ chồng, nhưng anh không nghe, còn quay qua chửi bới vợ con. Ngày 12-8-2017, anh Hùng đi nhậu về, say xỉn và đánh chửi vợ. Chị Mai ôm con về nhà ba mẹ đẻ để anh Hùng có thời gian suy nghĩ lại. Sau đó 1 tuần, nghĩ anh Hùng đã hiểu ra, chị Mai quay về săn sóc nhà cửa. Tuy vậy, Hùng vừa nghe thấy tiếng vợ đã khóa cửa, nhất quyết không cho mẹ con chị Mai vào nhà. Khi ấy trời đang mưa to gió lớn, Hùng vẫn cố chấp bỏ mặc hai mẹ con ngoài hiên mà không thèm đoái hoài tới. Vì quá uất ức, đau khổ, chị Mai bế con ra hồ nước mà người dân đào để lấy nước tưới cho cây trồng và nhảy xuống tự tử. Một người dân đi thăm rẫy đã phát hiện và hô hoán rồi lao xuống cứu hai mẹ con. Tuy nhiên, 29 vì đêm tối, hơn nữa hồ rất sâu, người này chỉ cứu được chị Mai, còn cháu Gia Phúc thì không cứu kịp... Khi ấy cháu mới được 9 tháng tuổi. Trong tình huống trên, ai là người phạm tội? Theo Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, anh Hùng đã phạm tội bức tử. Cụ thể: 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. Theo Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, chị Mai phạm tội giết người. Cụ thể: 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; 30 đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 31 7 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA A là một tài xế lái xe tải lâu năm. Công việc hằng ngày của A là gom hàng hóa, chủ yếu là rau, củ, quả của bạn hàng từ Đà Lạt về Thành phố Hồ Chí Minh bỏ mối. Hơn 10 năm chăm chỉ làm việc, A gom góp cùng gia đình mua được chiếc xe chở hàng mới, to hơn, hiện đại hơn, công suất lớn hơn, nên từ đó công việc chở hàng của A trở nên thuận tiện và có thêm nhiều mối làm ăn. Vì chủ quan, A cứ nghĩ là xe mới nên yên tâm về chất lượng, 32 không quan tâm đến việc bảo trì xe. Thế nên, vào ngày 01-02-2017, A xuất phát từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh. Như thường lệ, khi đến địa phận Thành phố, xe của A đi đúng phần đường của mình, nhưng bất ngờ lốp trước bị hỏng, rơi ra khỏi xe, khiến xe của A lao thẳng vào xe tải của anh T đang đi ở chiều ngược lại. Vụ va chạm làm xe anh T hư hỏng nặng, cộng thêm việc không giao được hàng đúng thời hạn. Anh T đòi A bồi thường. A không đồng ý vì cho rằng đây là trường hợp bất khả kháng, ngoài ý muốn. Vậy, A có phải bồi thường cho anh T hay không? Ở tình huống trên, A phải bồi thường cho anh T theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm 33 hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Mặc dù không cố ý gây ra thiệt hại, nhưng A vẫn phải bồi thường vì A là tài xế lâu năm, phải kiểm tra phương tiện kỹ càng trước khi sử dụng, hơn nữa, quãng đường di chuyển của A là khá xa (từ Đà Lạt tới Thành phố Hồ Chí Minh) nên việc kiểm tra buộc phải được tiến hành. Vì chủ quan cho rằng xe mới nên A không kiểm tra, và đã gây ra tai nạn không đáng có. Chính vì vậy, A phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự. 34 8 CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ Ò e ò e ò e...”. Tiếng còi xe cứu thương dường “ như vẫn đang văng vẳng trong tâm trí của anh Thịnh. Anh hiện đang ở trong bệnh viện Quân y X và được vợ chăm sóc. Theo ý kiến của bác sĩ, cuối tuần sau anh mới có thể xuất viện. Nhiều đồng nghiệp, bạn bè đến thăm hỏi, nhưng anh Thịnh chỉ cười trừ khi được hỏi về lý do mình phải nằm viện. Câu chuyện này đã xảy ra một tháng trước đây... Anh Thịnh là Cảnh sát giao thông thuộc một Đội Cảnh sát giao thông của Công an thành phố H.. 35 Hôm đó, anh cùng với đồng nghiệp là anh Hưng làm nhiệm vụ trên đường N.C.T theo ca trực 1, kíp 1 từ 6 giờ đến 10 giờ và từ 14 giờ đến 18 giờ. Trong ca làm việc buổi sáng, anh Thịnh và anh Hưng làm việc rất nghiêm túc và tiến hành lập biên bản đối với 3 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ. Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ như vậy. Cảnh sát giao thông là một nghề nguy hiểm khi phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng cứng đầu, không có thiện chí phối hợp. Việc không hay đã xảy ra với anh Thịnh và anh Hưng vào lúc 14 giờ 30 phút. Sự việc như sau: Khi thấy hai thanh niên lái chiếc xe “Air Blade” màu đỏ đen, không đội mũ bảo hiểm, đang phóng nhanh trên đường, làm đúng với nhiệm vụ của mình, anh Thịnh ra lệnh dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Hai thanh niên đã giảm tốc độ và cho xe dừng vào vị trí an toàn theo đúng chỉ dẫn của anh Thịnh và anh Hưng. Như mọi lần, anh Thịnh nói: “Xin chào anh!” với thái độ nghiêm túc, tôn trọng của một chiến sĩ cảnh sát giao thông khi tiếp xúc với người dân. Nhưng đáp lại lời chào của anh là một cái tát bất ngờ của người thanh niên và giọng nói rất gây gổ: “Mày là thằng dám bắt xe của anh hai tao lúc sáng phải không?”. Anh Hưng ngay lập tức 36 đề nghị hai thanh niên này kiềm chế. Trong khoảnh khắc đó, anh Thịnh nhanh chóng nhớ lại vụ việc lúc sáng, khi anh lập biên bản một trường hợp vi phạm luật giao thông. Chắc hẳn người thanh niên này đang nói về Tú - một người khoảng 40 tuổi có khuôn mặt hao hao giống với người thanh niên, đã bị anh Thịnh và anh Hưng tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày vì điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn là 120 miligam/100 mililit máu. Anh Thịnh quay sang phía người thanh niên và nói: - Chúng tôi chỉ làm đúng nhiệm vụ thôi, anh của anh vi phạm thì bị phạt, chúng tôi có quyền làm như vậy, bây giờ thì đề nghị anh cho chúng tôi kiểm tra giấy tờ. Vừa nói, anh Thịnh vừa chỉ vào thẻ xanh đeo trên ngực trái của mình. Nhưng những lời nói của anh dường như không lọt tai của hai thanh niên này. Họ liên tục buông lời lăng nhục, thóa mạ anh Thịnh và anh Hưng. Không chỉ vậy, hai thanh niên còn xông vào giằng co, xô xát, khiến anh Hưng bị đứt cúc áo, cầu vai. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi hai thanh niên bất ngờ lấy hai thanh sắt được giấu sẵn trong xe “Air Blade” đánh tới tấp và dùng chân đạp mạnh vào 37 anh Thịnh, anh Hưng. Anh Hưng chỉ bị xây xát nhẹ vì đã tránh được khá nhiều, nhưng anh Thịnh thì bị trúng một gậy vào đầu, máu chảy lênh láng trên áo. Hai thanh niên sau khi trút được cơn tức giận với hành động rất côn đồ đã nhanh chóng lên xe và rồ ga chạy mất. Ngay lập tức, anh Hưng gọi điện báo cho xe cứu thương đưa anh Thịnh vào bệnh viện, đồng thời liên lạc với đồng nghiệp để truy đuổi hai thanh niên này. Trong trường hợp này, hành vi của hai thanh niên là phạm tội gì? Hành vi của hai thanh niên dùng thanh sắt đánh tới tấp và dùng chân đạp mạnh vào anh Thịnh, anh Hưng là hành vi dùng vũ lực cản trở cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ. Đây là hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 38 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 39 9 GIAO CẤU VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Bích Ngọc là một đứa trẻ hạnh phúc. Em sinh ra trong một gia đình đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương của cha mẹ. Gia đình Ngọc thuộc diện khá giả ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không vì thế mà Ngọc sinh hư. Chín năm liền Ngọc đạt danh hiệu học sinh giỏi và được thầy yêu, bạn mến. 40 Nhưng cuộc đời Ngọc không êm đềm và bình lặng mãi như vậy. Khi em lên lớp 10, cha mẹ Ngọc ly hôn vì cha Ngọc ngoại tình. Việc này như một nhát dao cứa vào lòng em. Ngọc đau đớn vì nghĩ rằng không phải cha mẹ Ngọc bỏ nhau mà là họ từ bỏ Ngọc. Em cảm thấy bị tổn thương và vô cùng hoảng sợ. Gia đình ấm áp mà em có thể dựa vào mỗi khi vui buồn bấy lâu đã tan vỡ. Hằng ngày, mặc dù vẫn đến trường và chăm chỉ học tập, nhưng Ngọc có cảm giác có ai đó đang dõi theo với ánh mắt dè bỉu và xì xào, bàn tán về gia đình tan vỡ của mình. Ngọc không còn hồn nhiên, vui vẻ như trước, mà thay vào đó là tâm trạng nặng nề, u ám. Kết quả học tập của Ngọc ngày một sa sút. Em trở nên mặc cảm, ngại tiếp xúc với mọi người. Hơn bao giờ hết, Ngọc cảm thấy rất cô đơn, yếu đuối. Em cần một bờ vai để nương tựa, cần một vòng tay để an ủi trong những tháng ngày tăm tối nhất cuộc đời. Và rồi một người đã xuất hiện - Nam, 27 tuổi, trưởng phòng kinh doanh một công ty chế biến gỗ tại Đồng Nai. Ngọc quen Nam qua facebook từ những tin nhắn ân cần an ủi, chia sẻ mà Nam dành cho Ngọc khi Ngọc viết lời trách móc gia đình mình trên mạng xã hội. Sau một tháng quen nhau, Nam và Ngọc hẹn hò tại một quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh. 41 Lần đầu tiên Nam xuất hiện, đi ôtô có tài xế riêng và tiến đến bên Ngọc trong một bộ complê sang trọng với bó hoa hồng rực rỡ. Nam và Ngọc nói chuyện với nhau rất hợp. Giọng nói ấm áp, ngọt ngào cùng vẻ ngoài điển trai của chàng thanh niên đã hớp hồn Ngọc ngay lần đầu gặp gỡ. Sau lần hẹn hò rất vui vẻ ấy, Nam và Ngọc tiếp tục hẹn nhau lần thứ hai. Nhưng địa điểm lần này không còn ở Thành phố Hồ Chí Minh nữa. Nam dùng ôtô chở Ngọc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến một khu du lịch sinh thái ở Đồng Nai để chúc mừng sinh nhật lần thứ 17 của Ngọc. Đến nơi, Ngọc chỉ vừa kịp uống một ngụm nước từ chai nước Nam đưa cho thì đã cảm thấy choáng váng và thiếp đi lúc nào không hay. Đến lúc đó, Nam mới lộ bản chất sở khanh, đưa Ngọc vào nhà nghỉ rồi hiếp dâm cô. Thực ra, không hề tồn tại thanh niên tên Nam, 27 tuổi, trưởng phòng kinh doanh công ty chế biến gỗ tại Đồng Nai và yêu Ngọc tha thiết. Đây chỉ là cái mác mà Nguyễn Công Tài dựng lên trên facebook để lừa tình những cô gái trẻ nhẹ dạ, cả tin. Ngọc chính là nạn nhân thứ 7 vướng vào lưới tình của tên sở khanh này. Trong trường hợp này, Nguyễn Công Tài phạm tội gì? Hành vi của Nguyễn Công Tài sử dụng thuốc mê sau đó giao cấu với Ngọc (17 tuổi) là phạm tội 42 hiếp dâm người chưa thành niên theo khoản 4 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 43 b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 44 10 HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Quang và Hải sau khi đi nhậu xong, trên đường trở về nhà thì nhìn thấy một cô gái dáng người rất đẹp. Có hơi men sẵn trong người, Quang và Hải giở trò trêu ghẹo rồi đụng chạm cô gái. Cô gái thấy thế liền chống cự và cảnh cáo: “Nếu hai anh còn làm thế tôi sẽ la lên đấy”. Tưởng hai thanh niên biết sợ, nhưng nào ngờ câu nói ấy như lửa đổ thêm dầu. Quang và Hải kẻ bị miệng, tên trói tay ép cô gái tới sau căn chòi vắng và giở trò đồi bại. Thực hiện xong hành vi trên, hai tên bỏ mặc cô gái rồi trở về nhà. 45 Sáng hôm sau khi chưa tỉnh hơi men, thì Quang và Hải đã bị cơ quan Công an mời lên làm việc. Tại cơ quan Công an, nhìn thấy nạn nhân trước mặt mà hai tên thấy “lạnh sống lưng” vì nạn nhân là một... người đàn ông chuyển giới. Người này thừa nhận mình là đàn ông, nhưng đã sang Thái Lan làm phẫu thuật chuyển giới từ lâu và giờ hoàn toàn là nữ. Trước mặt nạn nhân, Quang và Hải thừa nhận đã thực hiện toàn bộ hành vi trên. Tuy nhiên, Hải quả quyết: - Tôi không phạm tội hiếp dâm, vì đàn ông thì phải hiếp dâm phụ nữ chứ, người này là đàn ông chuyển giới sao lại quy cho chúng tôi tội hiếp dâm. Quang thêm vào: - Đúng rồi, ai lại bảo đàn ông đi hiếp dâm đàn ông bao giờ. Người này trong chứng minh nhân dân vẫn ghi giới tính là nam giới đây thôi. Trong trường hợp này, Quang và Hải có phạm tội hiếp dâm hay không? Trong tình huống này nạn nhân là người đã phẫu thuật chuyển giới từ nam thành nữ, nhưng trên giấy tờ pháp lý vẫn còn giữ giới tính nam. Tuy nhiên, việc trên giấy tờ là nam hay nữ thì đó là nội dung nằm trong lĩnh vực quản lý hành chính. 46 Trên thực tế, hành vi ép buộc, sử dụng vũ lực của Quang và Hải để thực hiện giao cấu với nạn nhân rất rõ, nên hoàn toàn có thể áp dụng theo Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xử lý hình sự (xem tình huống số 9 - Giao cấu với người chưa thành niên). 47 11 CHIẾM GIỮ TRÁI PHÉP TÀI SẢN Chiều buông, những tia nắng vàng trải dài trên sân trường, cơn gió nhẹ khẽ xuyên qua từng kẽ lá bàng như luyến tiếc một ngày trôi qua. Minh Anh đang học tiết học cuối cùng của buổi học tại lớp 3E trường Tiểu học Quang Trung. Chẳng mấy chốc, tiếng chuông vang lên báo hiệu giờ học đã kết thúc. Học sinh chạy ùa ra sân trường như đàn chim vỡ tổ. Cổng trường chật kín bởi hàng dài những xe máy phụ huynh chờ đón con. Minh Anh nhanh chóng thoát ra khỏi dòng người đông đúc, vừa nhảy chân sáo vừa nghêu ngao 48 hát. Nhà Minh Anh nằm cùng phía với trường và cách trường chỉ 250m. Chỉ còn khoảng 30m nữa là về đến nhà, Minh Anh bỗng phát hiện một chiếc ví da màu nâu có in hình chim đại bàng nằm trên đường. Em mở ví ra xem và đếm có 20 tờ tiền. Minh Anh cầm về đưa ngay cho mẹ, người duy nhất sống cùng với em từ khi ba em đã mãi ra đi sau một vụ tai nạn giao thông. - Con thấy cái ví này ở đâu thế? - Mẹ Minh Anh (chị Thu) hỏi. Minh Anh nhanh nhảu đáp: - Dạ gần nhà mình đấy mẹ ạ. - Được rồi, con vào tắm rửa, thay đồ rồi ra ăn cơm đi, cái ví này cứ để mẹ xử lý. Bữa cơm của hai mẹ con tuy đạm bạc nhưng luôn ngập tràn tiếng cười. Ăn cơm xong, chị Thu không quên nhắc Minh Anh đừng kể chuyện cái ví với ai cả. Về phần chị Thu, trước khi dọn cơm, chị đã kiểm tra ví tiền, trong ví có 10 triệu đồng và một thẻ ATM có tên Ngô Ngọc Lan. 11 giờ đêm, chị Thu lên giường đi ngủ, còn bé Minh Anh đã ngủ từ lâu. Chị Thu nhắm mắt nhưng không thể nào ngủ được vì cứ nghĩ mãi về cái ví. Mười triệu đồng không phải một số tiền nhỏ, học phí và tiền đóng bảo hiểm cho Minh Anh kỳ này vẫn chưa nộp, một chiếc xe đạp mới cho Minh Anh thì sao nhỉ?!... Những dòng suy nghĩ miên man ấy 49 đã khiến người phụ nữ gầy gò, với làn da hơi ngăm đen vì nắng gió, là công nhân làm việc 5 năm tại xưởng gỗ Đại Thành đi đến quyết định không giao nộp chiếc ví cho Công an phường. Cuộc sống của hai mẹ con vẫn bình lặng trôi qua cho đến một buổi sáng chủ nhật nắng ấm (5 ngày sau khi Minh Anh nhặt được chiếc ví). - (Cốc, cốc) Có ai ở nhà không? Chị Thu mở nhẹ cánh cửa thì thấy một người phụ nữ với giọng nói trong trẻo: - Chào chị, em là Lan, em mới chuyển đến khu này. Cách đây mấy ngày, em có đi ngang qua đường này và đánh rơi chiếc ví, không biết chị có tình cờ nhặt được cái ví nào không ạ? Chị Thu chưa kịp trả lời, thì bé Minh Anh từ nhà dưới đã phóng lên và hỏi: - Có phải cái ví màu nâu có in... Em chưa kịp nói xong, thì chị Thu đã lấy tay che miệng em và nói: - Tôi không thấy cái ví nào hết. Minh Anh vào phòng ngay cho mẹ. - Đứa trẻ vừa nói cái ví màu nâu kìa, chắc là cái ví của em đó, chị cho em xin lại với. - Tôi đã bảo là không có cái ví nào cả, chị nghe không hiểu à. - Trẻ con không biết nói dối, chị nhặt được cái ví của tôi mà không trả, tôi sẽ báo Công an phường đấy. 50 - Tôi nhắc lại lần nữa là tôi không lấy cái ví của chị, chị về giùm ngay cho tôi. Cuộc nói chuyện diễn ra căng thẳng. Chị Lan rời khỏi nhà chị Thu với vẻ mặt đầy tức giận... Việc chị Thu nhặt được ví nhưng không trả lại cho chị Lan có phạm tội hay không? Trong tình huống này, hành vi của chị Thu khi cố tình không trả lại cho chị Lan chiếc ví với số tiền 10 triệu đồng và chiếc thẻ ATM khi chị Lan yêu cầu được nhận lại tài sản là hành vi phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản. Cụ thể, Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 51 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 230 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên quy định: 1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. 2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật 52 có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật dân sự, khi chị Thu nhặt được chiếc ví nhưng không biết chủ sở hữu chiếc ví là ai, ở đâu, thì phải thông báo hay giao nộp chiếc ví cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi gần nhất. Nếu không trả lại chiếc ví, chị Thu có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật hình sự. 53 12 ĐƯA “HÌNH NÓNG” CỦA NGƯỜI YÊU LÊN FACEBOOK SAU CHIA TAY Một hôm, Báo T. có một bài viết với tiêu đề “Giới trẻ - Ảnh, clip nóng”, trong đó đề cập trường hợp một cô gái có facebook là V.A đã đăng một loạt hình ảnh “thiếu vải” của bản thân với chủ đề “Em của ngày hôm qua” trên trang cá nhân của mình. Dù chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng những hình ảnh này nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ. Phải chăng V.A muốn nổi tiếng nên chọn cách “khoe thân”? 54 Thực ra, câu chuyện liên quan đến cô gái tên là V.A bắt đầu từ 2 năm về trước. Khi còn là học sinh lớp 12, V.A đã yêu say đắm một nam sinh cùng lớp - N.K. Tình yêu tuổi học trò bao giờ cũng đẹp, trong sáng, thánh thiện và mơ mộng. Tình yêu giữa V.A và N.K cũng vậy, họ yêu thương nhau, trân trọng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chính tình cảm này giúp hai người trưởng thành hơn, biết lắng nghe, quan tâm đến cảm nhận của nhau hơn. Và thật hạnh phúc khi cả hai cùng đỗ vào một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với thời gian, tình yêu giữa N.K và V.A ngày càng phát triển, không ít lần họ đã vượt quá giới hạn về thể xác. Nhưng ngặt nỗi, N.K lại có sở thích bạo lực trong khi quan hệ và V.A chính là nạn nhân của cơn khát bạo hành trong suốt một năm trời. Nhiều lần V.A đã khóc còn N.K cũng hứa thay đổi, nhưng đó chỉ là những lời hứa suông. Tình yêu V.A dành cho N.K vẫn vẹn nguyên như ngày nào, nhưng những đau đớn thể xác đã khiến cô phải nói lời chia tay. N.K van xin V.A quay lại, mong nhận được sự tha thứ, và cô gái trẻ lại mủi lòng. V.A trở lại bên N.K với hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng sau đó, mọi chuyện vẫn không thay. V.A tiếp tục bị bạo hành và lần này cô quyết định chia tay với thái 55 độ rất kiên quyết. V.A đã trả lại những món quà mình nhận được trong thời gian 2 năm yêu nhau và hoàn toàn chấm dứt liên lạc với N.K. Tưởng như một chuyện tình buồn đã kết thúc. Nhưng hai tháng sau, N.K nhắn tin đe dọa sẽ đưa ảnh khỏa thân của V.A lên mạng xã hội nếu cô không trở về bên N.K. V.A nghĩ rằng N.K chỉ dọa vậy thôi cho đến khi bộ ảnh “Em của ngày hôm qua” xuất hiện trên trang cá nhân của cô. Ngay lập tức, V.A gọi điện yêu cầu N.K ngừng việc sử dụng mật khẩu facebook của cô và gỡ những hình ảnh trên xuống. N.K đã đồng ý. Nhưng một tuần sau, không chỉ những hình ảnh khỏa thân của V.A mà cả clip khi hai người quan hệ với nhau bị N.K dùng điện thoại lén quay lại cũng được N.K tung lên mạng kèm theo những lời bình luận thô tục, xúc phạm V.A. Chưa bao giờ V.A cảm thấy đau đớn, xót xa khi mắc kẹt trong vòng xoáy tình yêu và lòng thù hận như lúc này... Việc N.K đưa “hình nóng”, video có nội dung nhạy cảm lên facebook của V.A có vi phạm pháp luật không? Việc N.K đưa “hình nóng”, video có nội dung nhạy cảm lên facebook của V.A là phạm tội làm nhục người khác hoặc tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 155 và Điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 56 Cụ thể: Điều 155. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà t lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà t lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 57 Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh; c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị; d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); 58 c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh; d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị; đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người; e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi; g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên; b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên; c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên; d) Phổ biến cho 101 người trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 59 13 TRANH CHẤP TÀI SẢN SAU KHI LY HÔN Anh sẽ về sớm thôi, em hãy đợi anh nhé”. Hoàng “ ôm chặt Thủy vào lòng, hôn lên trán cô và thì thầm nói. Thủy nép vào lòng Hoàng, rưng rưng nước mắt. Hoàng và Thủy chỉ mới kết hôn được 3 năm. Thủy vẫn còn nhớ như in khoảng thời gian hạnh phúc giữa hai người khi mới cưới. 60 Hoàng là một người đàn ông tốt, biết yêu thương và chiều chuộng vợ. Hai vợ chồng ngay từ khi kết hôn đã tu chí làm ăn, chẳng bao lâu, họ đã sở hữu một căn nhà, tuy không lớn lắm nhưng nó là kết quả của tình yêu và sự đồng lòng của cặp vợ chồng trẻ. Nhưng do yêu cầu của công việc, Hoàng phải rời xa Thủy vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác 2 năm. Trước đây, công việc cũng đòi hỏi Hoàng phải công tác nhiều nơi, nhưng thời gian lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 tháng. Một thời gian sau, Hoàng dần ít liên lạc với Thủy, Hoàng không còn chủ động gọi điện cho Thủy như những ngày đầu mới vào Thành phố Hồ Chí Minh nữa. Thủy có gọi điện hay nhắn tin cho Hoàng cũng chỉ nhận được câu trả lời cụt ngủn: “Anh đang bận”. Nhưng dù thế nào, Thủy vẫn luôn tin tưởng Hoàng... Hai năm rồi cũng trôi qua. Thủy vui mừng xiết bao khi ra sân bay đón Hoàng về, hai người lại có thể hạnh phúc như xưa. Nhưng sự thật trước mắt như một nhát dao cứa vào tim Thủy, tay trong tay với Hoàng là một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp. Hoàng tiến thẳng đến Thủy, lạnh lùng nói: - Chào em. Thủy như chết lặng vào giây phút ấy. Đêm ấy, Hoàng không về nhà mà ngủ ở khách sạn. Sáng hôm sau, Hoàng đến tìm Thủy và bảo rằng đến lúc 61 này Hoàng mới tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình, rằng thời gian qua Hoàng đã ngộ nhận về tình cảm với Thủy, rằng hai người hãy ly hôn! Không chỉ vậy, Hoàng còn muốn Thủy phải rời khỏi căn nhà mà hai vợ chồng đang ở vì đây là nhà do Hoàng mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Hoàng muốn bán căn nhà này để vào Thành phố Hồ Chí Minh sống... Vậy, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của Hoàng hay là tài sản chung của Hoàng và Thủy? Hoàng có quyền bán căn nhà trên không? Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 62 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung như sau: 1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền 63 sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng, thì: 1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi (quy định chi tiết tại Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31-12-2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình). Trong tình huống này, căn nhà được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa Hoàng và Thủy là tài sản chung của hai vợ chồng chứ không phải tài sản riêng của Hoàng cho dù Hoàng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Vì đây là tài sản chung của vợ chồng nếu Hoàng muốn bán nhà thì phải có sự đồng ý của Thủy. 64 14 LÀM ĐÁM CƯỚI NHƯNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 12 giờ đêm, ngoài trời lất phất mưa, thi thoảng vài chiếc xe máy hối hả lao trên đường chiếu đèn pha vào thẳng mắt khiến chị Thu thấy mọi thứ xung quanh nhòa đi. Giờ này chị Thu vẫn đang lia những nhát chổi trên tuyến đường Lê Văn Sỹ. Trong cái tĩnh lặng của màn đêm, chị nghe rõ tiếng mưa rơi tí tách, tiếng rao đêm yếu ớt của người bán bánh bò và... cả tiếng lòng chị đang nức nở một cách chua chát! Lẽ ra chị có thể được đối xử một cách công bằng hơn nếu có thêm một “tờ giấy”. 65 Chị Thu và anh Bình yêu nhau từ năm thứ 2 đại học. Hai người quyết định dọn về góp gạo thổi cơm chung trong một căn nhà nhỏ mà bố mẹ anh Bình đã mua cho anh. Cuộc sống của anh Bình và chị Thu rất hạnh phúc. Hai người thực sự yêu thương nhau và muốn tiến đến hôn nhân. Nhưng tiếc thay, khi dẫn chị Thu về ra mắt gia đình, thì hai anh chị đã không nhận được sự chúc phúc của cha mẹ anh Bình. Cha mẹ anh Bình cho rằng chị Thu không xứng làm con dâu của họ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối. Tuy nhiên, vượt qua rào cản gia đình, anh Bình và chị Thu vẫn quyết định làm đám cưới và chung sống với nhau. Không ngăn cản được hôn lễ của con trai, cha mẹ Bình chỉ có một yêu cầu: Bình và Thu không được đăng ký kết hôn. Thu không muốn gây thêm bất hòa giữa Bình và cha mẹ anh nên đồng ý yêu cầu này. Đối với chị Thu, điều quan trọng nhất là chị và anh Bình có thể sống cùng nhau, một khi thực sự không yêu nhau nữa, thì cũng không cần thiết đến tờ hôn thú như một sợi dây vô hình trói buộc hai con tim. Vào lúc đó, chị chưa hình dung được giá trị của Giấy đăng ký kết hôn và những biến cố xảy ra trong đời mình. Sau ba năm đám cưới, tình cảm giữa anh Bình và chị Thu không còn mặn nồng như trước. Đã từ lâu, chị không nhận được những lời yêu thương từ 66 chồng. Vào một ngày, khi đem cơm trưa đến văn phòng cho chồng, chị sững sờ và đau đớn không thốt nên lời khi thấy chồng mình đang âu yếm một nữ đồng nghiệp trẻ trung, xinh đẹp. Chị chưa kịp phản ứng gì thì anh Bình đã lạnh lùng bỏ ra ngoài, còn người đồng nghiệp nữ kia vừa cười nhếch mép vừa vỗ vai chị nói: - Chị đừng tức giận, chị xem lại mình đi, có chỗ nào chị theo kịp em không, anh Bình thích em là phải rồi. - Tôi là vợ anh Bình, cô không được phá hoại hạnh phúc gia đình người khác như vậy. Chị Thu quát vào mặt người phụ nữ kia. “Vợ?”. Cô đồng nghiệp mở cặp mắt tròn xoe nhìn chị Thu đầy ngạc nhiên và thương hại. - Thật nực cười, ai nói chị là vợ của anh Bình, đến tờ giấy đăng ký kết hôn cũng không có, chẳng qua là một phụ nữ ăn bám theo đàn ông chứ to tát gì. Nói xong, cô ta cười ầm lên rồi rời khỏi phòng để lại mình chị Thu với khuôn mặt nhợt nhạt. Chị Thu biết mình đuối lý! Gia đình không còn là nơi để yêu thương. Về đến nhà, chị Thu muốn chồng làm rõ chuyện lúc sáng. Nhưng anh Bình vẫn thờ ơ, lạnh lùng cho đến khi chị báo tin cho anh Bình là mình đã mang thai ba tháng. Kể từ ngày hôm ấy, thái độ của anh Bình dần thay đổi, cuộc sống của hai người lại vui vẻ như 67 xưa. Chị Thu tha thứ cho những lỗi lầm của chồng và đề nghị hai người đăng ký kết hôn để làm giấy khai sinh cho con. Thu vẫn nhớ như in ngày hôm ấy - ngày khởi đầu cho chuỗi bất hạnh trong cuộc đời của chị. Đó là một sáng thứ tư nắng ấm, trời trong xanh, những chú chim đang hót lảnh lót trên cây như muốn nhảy múa, reo vui với tiếng lòng của chị. Ngày hôm nay, chị sẽ được pháp luật công nhận là vợ hợp pháp của anh Bình. Rủi thay, trên đường chở chị đến Ủy ban nhân dân phường để đăng ký kết hôn, xe của anh chị đã bị một xe máy khác đâm trực diện. Anh Bình chết tại chỗ. Chị Thu được đưa đi cấp cứu kịp thời nên cả chị và em bé đều an toàn.Chưa hết đau thương vì cái chết của chồng, mặc dù đang nằm viện, chị Thu đã phải đối diện với những đắng cay, tủi hờn khác. Ba mẹ chồng chị Thu dọn hết hành lý của chị và đuổi chị ra khỏi nhà. Chị Thu không được nhận bất kỳ phần di sản nào của chồng. Không còn cách nào khác, chị phải đi làm thuê kiếm sống. Lúc đầu, chị tìm được việc rửa chén bát thuê trong một nhà hàng, sau đó, chuyển sang làm công nhân vệ sinh của Công ty Dịch vụ công ích quận T.B, Thành phố Hồ Chí Minh. Chị Thu cố gắng chịu đựng tất cả tủi nhục, dèm pha, vì đối với chị lúc này, đứa con là niềm hy vọng và an ủi duy nhất. Nhưng sau khi sinh em bé, chị Thu không thể khai sinh cho con. 68 Chị muốn khai sinh con có tên cha như một minh chứng cho kết quả tình yêu của chị và anh Bình, nhưng không được cán bộ xã chấp nhận vì không có Giấy đăng ký kết hôn và gia đình anh Bình thì không thừa nhận chị là vợ anh Bình. Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn quy định như sau: 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo 69 quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Như vậy, trong trường hợp nam nữ chỉ làm đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột, Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết: - Về quan hệ nhân thân: Tòa án ra bản án không công nhận nam, nữ là vợ chồng. - Về quan hệ tài sản: Tài sản của nam nữ được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án. 70 - Về quyền lợi của con chung: Việc cha mẹ không đăng ký kết hôn không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Trong trường hợp của chị Thu, chị có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xác định anh Bình là cha của đứa bé để làm giấy khai sinh có tên cha cho con. Đồng thời, yêu cầu giải quyết vấn đề chia thừa kế cho con. Còn chị Thu, vì không phải vợ hợp pháp của anh Bình nên không được hưởng tài sản của anh Bình. 71 15 XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Gia Bảo là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học X Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo là một người thông minh, vui vẻ và tự lập. Mặc dù gia đình Bảo thuộc diện khá giả, nhưng từ nhỏ Bảo luôn muốn tự mình kiếm ra tiền để không phụ thuộc vào sự chu cấp của ba mẹ. Hiện Bảo đang ở tại khu A ký túc xá Đại học X cùng với 4 người bạn khác học chung ngành công nghệ thông tin. 72 Ngoài sự yêu thích với máy tính, công nghệ, Bảo còn có một niềm đam mê đặc biệt với sách. Bảo đặc biệt thích những truyện ngắn dí dỏm, đáng yêu của nhà văn N.N.A. Các tác phẩm ấy không những làm sống dậy một miền tuổi thơ trong veo của Bảo mà còn mang đến cho cậu nhiều bài học triết lý sâu xa. Vì vậy, đều đặn mỗi tháng, Bảo lại mua một cuốn sách. Đời sống sinh viên cần nhiều chi phí, nhưng Bảo không muốn “ăn bám” cha mẹ hoài. Do đó, ngay từ khi bước vào năm thứ nhất Bảo đã chú tâm tìm kiếm việc làm thêm. Phục vụ bàn tại tiệm ăn nhanh, phát tờ rơi, gia sư, bán hàng thuê theo giờ... đều là những việc Bảo đã thử qua và không trụ lại lâu. Với lịch học ngày càng dày đặc, Bảo mong muốn một việc làm tại nhà để có thể tiết kiệm thời gian di chuyển mà thu nhập lại khá hơn. Đang lang thang hàng giờ trên internet, thì đập vào mắt Bảo là mẫu quảng cáo việc làm thêm đánh máy thuê tại nhà. Một tia sáng vụt loé lên trong đầu Bảo. “Phải rồi, đánh máy - sách - thu nhập!”. Bảo quyết định xây dựng một diễn đàn đọc sách điện tử. Với một lượng sách lớn mua từ bấy lâu nay, Bảo có thể đánh máy lại chúng rồi đưa lên diễn đàn và thu phí từ những người đọc sách điện tử (ebook). Với ý tưởng này, Bảo cần sự hỗ trợ của bốn 73 người bạn cùng phòng. Vốn là dân công nghệ thông tin, năm anh chàng có tốc độ đánh máy khoảng 50 từ/phút, mỗi người chỉ cần 2-3 ngày là đánh máy lại xong một quyển sách khoảng 300 trang. Chẳng mấy chốc, diễn đàn của Bảo và những người bạn đã có trên 100 đầu sách điện tử. Lúc đầu Bảo chỉ định đánh máy lại những cuốn sách mà mình có và giá cho mỗi lượt tải về là 10.000 đồng thông qua việc nộp thẻ cào điện thoại. Nhưng với sự gia tăng số lượng người sử dụng dịch vụ, cùng với những kinh nghiệm được trui rèn nhờ làm thêm nhiều việc khác nhau, Bảo nhận thấy đây là một cơ hội kinh doanh tốt. Bảo quyết định mở rộng mô hình kinh doanh này. Cậu tìm kiếm những quyển sách mới xuất bản của những tác giả nổi tiếng và giới thiệu một cách rầm rộ trên diễn đàn của mình. Sau 3 ngày có được sách giấy, bản ebook sẽ được trình làng với giá chỉ bằng 1/5 giá của sách giấy. Bảo và những người bạn cũng sao chép nhiều đầu ebook mới “ra lò” của những nhà sách có tên tuổi như Ybook (Nhà xuất bản Trẻ), Komo (Phương Nam Book), Alezaa (Công ty Vinapo), Sachbaovn (Công ty tin học Lạc Việt)... Tất cả những việc sao chép này của Bảo đều không có sự xin phép tác giả, nhà xuất bản hay trả tiền bản quyền. 74 Vậy hành vi của Bảo có phạm tội hay không? Điều 225 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau: 1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;75 d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; 76 b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Trong trường hợp này, hành vi của Bảo đưa ebook lên internet mà không có sự cho phép của tác giả hay trả tiền bản quyền, đồng thời sao chép ebook của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách điện tử có thể phạm tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 77 16 TỘI GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT Đừng bắt ba cháu mà, thả ba cháu ra, thả “ ra...”. Tiếng kêu thất thanh của bé Thu Lan vang lên trong đêm khuya tĩnh lặng làm chị Nga - mẹ Lan giật mình tỉnh giấc. Chị Nga vừa khóc, vừa ôm thật chặt đứa con gái đầu lòng đang run lên bần bật vì hoảng sợ. Đã một tuần nay, không đêm nào Thu Lan có được giấc ngủ an lành... Thu Lan là một người con ngoan, trò giỏi. Ba mẹ Lan đều là công nhân làm việc trong công ty 78