🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Dược Liệu Quý Làm Thuốc Chữa Bệnh Từ Rau Quả, Cây Cảnh Vườn Nhà Tập I Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TRẦN THANH LÂM NGUYỄN HOÀI ANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nguồn tài nguyên của Việt Nam với vô số các loài động vật, thực vật, và các loại khoáng vật quý giá, trong đó không thể không kể tới các loại dược liệu thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật rất tốt đối với sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, kh hu nhit đi ca Vit Nam cũng to điều kin thun li cho những cây dưc liu pht trin v sinh trưng nhanh, nhiu cây dược liệu quý mà không phải ai cũng biết đến công dụng của chúng. Cây dược liệu quý tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, có thể điu chế thành nhiu loại thuốc cha bệnh hiệu quả. Ngoài tác dụng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, các loại dược liệu quý này còn được trồng phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Ngày nay, mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc điu trị bằng thuốc Tây y và phương pháp y khoa hiện đại nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng việc điu trị bằng thảo dược cũng mang nhng giá trị nhất định ở cả nhng nước được coi là tiên tiến nhất. Việc điu trị bệnh bằng phương pháp kết hợp Đông, Tây y đang được áp dụng ở hầu hết các châu lục, đặc biệt ở các nước châu Á có hiệu quả rất cao. 5 Thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách Những dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh từ rau quả, cây cảnh vườn nhà (tập 1) giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về các loại dược liệu quý được khai thác từ nhiều loại rau quả, cây cối quen thuộc với người dân Việt Nam. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 ề ề LỜI TỰA Được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có nguồn tài ềề ề nguyên thực vật vô cùng phong phú, trong đó có các loại rau củ, hoa lá, quả hạt đa dạng. Các loại rau củ, hoa lá, quả hạt không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày mà hầu hết còn có công dụng phòng trị bệnh ở mức độ nào đó. Cây ăn quả cũng là nhóm cây trồng vừa có ý nghĩa v đời sống, kinh tế, vừa cung cấp nhng dược liệu quý để làm thuốc, phục vụ mục đích chăm sóc sức khỏe. Để giúp bạn đọc hiểu biết thêm v các loại rau quả, cây cảnh vườn nhà, chúng tôi tổng hợp biên soạn cuốn sách Những dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh từ rau quả, cây cảnh vườn nhà (tập 1) dựa trên cơ sở các nghiên cứu và kinh nghiệm từ các thầy thuốc và người dân ở các vùng min và thực tiễn khảo sát nhiu năm, dẫn ra cách sử dụng, phối kết hợp nhng loại quả thực dưỡng và cha bệnh này, cùng nhng cảnh báo v tác dụng không mong muốn của chúng để mọi người cùng tham khảo. Cuốn sách mang tính phổ biến kiến thức y sinh học, nhằm nâng cao hiểu biết v cây ăn quả, 7 cây cảnh vườn nhà một cách đầy đủ và khoa học hơn, hy vọng có ích cho nhiều đối tượng, đặc biệt là trong sử dụng hợp lý những loại cây ăn quả này. Xin cảm ơn tất cả các tác giả trong và ngoài nước đã cung cấp các tài liệu nghiên cứu có liên quan và vốn tri thức quý giá trong đó. Sách viết chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót ngoài ý muốn, rất mong bạn đọc gần xa lượng thứ và góp ý bổ sung. CÁC TÁC GIẢ 8 ề ữ PHẦN 1 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỨC ĂN CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT 9 Dân ta thường sử dụng nhiu loại thức ăn thực vật. Ngoài Gạo là thực phẩm chính hằng ngày, còn sử dụng thực phẩm hoa màu như Đậu, Sắn (Mì), Kê..., củ, quả, hạt của các loại cây để nguyên chất hoặc nướng hay rang, luộc ăn như Ngô, Khoai lang, Khoai sọ, Lạc..., hoặc xay thành bột để làm bánh, ăn tráng miệng hoặc ép lấy nước uống như các loại quả Anh đào, Bơ, Cam, Chanh, Dứa, Dừa, Hồng, Lê, Mận, Táo, v.v.. Thông thường trong ba ăn không thể thiếu món rau, các loại quả ăn kèm với cơm hoặc dùng làm món ăn tráng miệng. Rau củ, hoa lá, quả hạt kể trên là nhng sản phẩm của thực vật mà con người chỉ dùng làm thức ăn cùng cơm, nhưng không thể ăn thay cơm. Rau có thể được trồng trong vườn, ao hồ với quy mô nhỏ, hoặc ở các ruộng chuyên canh lớn; cũng có thể được thu hái từ nhng loài cây trong tự nhiên, có thứ là rau rừng, có thứ là rau mọc ở đồi và có thứ mọc ở các vùng nước ngọt, nước mặn. Nhng loài rau củ thường được trồng ở vườn nhà có thể kể đến là: Rau cải, Cải bắp, Su hào, Cải hoa, Su su, Cà, Cà chua, Cà rốt, Mồng tơi, Dọc mùng, Môn, Bạc hà, Hành, Hẹ, Tỏi, Ớt, Húng quế và nhiu loại rau gia vị khác. Có thứ được trồng làm hàng rào như Rau ngót, Bụp giấm. Ở các ao hồ, dân ta thường trồng Rau muống, Rau cần, Rau rút, Rau dừa... mà phổ biến nhất trên cả ba min Bắc, Trung, Nam vẫn là Rau muống. Ở ruộng phần lớn 11 hay trồng Rau lang, Cà, các loại Cải, các loại Đậu, như Đậu dải áo, Đậu đũa. Nơi có đất đồi nhiều thì thường trồng Sắn, trồng Môn, Chùm ngây... Có loại là cây cảnh nhưng có lá và hoa được dùng làm rau ăn như Đinh lăng, Hoa hiên, Hoa thiên lý, Sen cạn. Cũng có những cây trồng ăn quả nhưng có lá non dùng làm rau như lá Xoài, lá Điều. Có loại rau được trồng, lại có những loại rau mọc hoang dại. Trong đó, có loại sống trên cạn như Rau má, Rau sam, có loại mọc ở nước như Rau mương, Cỏ bợ nước. Có loại là cây thảo, có loại là cây nhỡ, có loại là cây leo, có loại là cây thân gỗ... Thông thường chúng ta hay sử dụng lá, ngọn non, đôi khi là quả non, quả chín, hoặc rễ, củ, hoa, cuống hoa, thân cây hoặc hạt của các loài thực vật này. Có loại rau ăn sống như Rau diếp, Xà lách, Cải xoong, Cà chua, Ớt và các loại rau thơm. Có loại phải qua chế biến xào, luộc hoặc nấu canh như Rau muống, Rau cần, Rau ngổ, Cải bắp, Su hào, Cà chua, các loại Măng tre, Măng nứa, Măng giang... Có loại phải nấu thật mềm ăn mới ngon như Cải bắp, Cải rổ, Rau má. Có loại rau dùng dưới dạng muối chua, thường gọi là dưa như dưa Cải, dưa Hành, dưa Kiệu, dưa Bắp cải, dưa Cải củ, dưa Cần và Măng chua; thông dụng nhất là Cải muối. Có thứ không dùng ăn riêng mà để ăn kèm như gia vị như Húng quế, Húng láng, Tía tô, Rau răm, lá Ngổ, lá Gừng, củ Nghệ, củ Sả, Hành, Tỏi, Riềng, Dứa, Khế, Ớt, Chanh, Rau mùi, Mùi tàu, Diếp cá, Lá lốt. 12 Trong dân gian thường có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”. Điu đó cho thấy giá trị dinh ề dưỡng của rau trong đời sống. Vậy rau củ, hoa lá, quả hạt đã cung cấp cho cơ thể chúng ta nhng chất gì? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các chất cơ bản mà rau củ, hoa lá, quả hạt đã đem đến cho cơ thể. ữ Protein (chất đạm) là nhng chất cấu tạo cơ ề thể. Chúng cần thiết cho sự phát triển cơ (bắp thịt) ữ khỏe khoắn, cho não bộ và nhiu bộ phận khác của cơ thể. Rau cung cấp cho cơ thể một nguồn protein nhất định. Ví dụ như khi dùng 500g rau muống, cơ thể ta cũng được cung cấp một lượng protein là 16g tương đương với 100g thịt ba chỉ. Nhng rau giàu protein hơn như Rau sắng, Rau ngót, Rau dn, Rau rút, lá Sắn thì lượng rau cần ăn ít hơn. Nếu chúng ta dùng các loại trong họ Đậu như Đậu xanh, Đậu ván, Đậu dải thì lượng protein của chúng lại cao hơn hẳn, có khi còn vượt xa cả thịt, cá, trứng. Xét v lượng thì như vậy, nhưng xét v chất thì protein thực vật thường thiếu một số axit amin ề cần thiết mà cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được, do đó vẫn cần phải bổ sung thức ăn động vật. Tuy nhiên từ trước đến nay, ở nhng nước nghèo, thiếu nguồn protein từ động vật thì các thức ăn thực vật gi vai trò quan trọng trong việc cung cấp protein cho cơ thể con người. Nếu chúng ta biết chế biến đúng cách, ăn phối hợp rau và đậu thì nguồn ề protein cung cấp cho cơ thể sẽ dồi dào hơn.13 Lipid (chất béo) là chất dự trữ năng lượng. Các loại rau thường ăn có lượng lipid không đáng kể, chỉ trừ một số ít thức ăn mà người ta sử dụng riêng về mặt này như Lạc, Vừng (Mè), Đậu tương, Dừa. Do đó, dân ta thường bổ sung các loại thức ăn có chất béo vào bữa ăn như Đậu tương (chế biến thành đậu phụ, tương), cùi Dừa, Lạc (Đậu phộng), Vừng (Mè). Gluxit hay Carbohydrat (chất đường bột) là chất cung cấp năng lượng để tái tạo lại sức khỏe và làm việc dẻo dai. Chất đường bột chỉ có rất ít trong các loại cây dùng làm rau ăn. Khoai lang, Khoai sọ, Sắn, Bí, Chuối, các loại hoa quả chín như Dứa, Cà chua, Cà rốt cung cấp nhiều carbohydrat hơn. Vitamin là chất bảo vệ, chúng giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất hiệu quả. Cơ thể người và động vật không tổng hợp được vitamin, nhưng thực vật lại tổng hợp được những chất sinh học quan trọng này. Các loại Cải là nguồn cung cấp vitamin rất phong phú và đa dạng. Tất cả rau tươi đều chứa nhiều vitamin. Các vitamin này có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa các chất trong hoạt động của các tuyến nội tiết, ngăn ngừa bệnh béo phì, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh khác. Rau cung cấp cho cơ thể gần 100% vitamin C. Đặc biệt có nhiều trong các loại quả như Cam, Chanh, Đu đủ chín và rau như: Rau ngót, Rau đay, Rau Mồng tơi, Cải hoa, Cải trắng, Cải sen, Cà chua và trong rau gia vị như Kinh giới, Rau mùi, Thìa là, Hành lá, Ớt, v.v.. Vitamin C có nhiều công dụng. Trước hết nó có tác dụng làm giảm đáng kể 14 cholesterol trong máu, do đó nó có thể chống xơ va ữ động mạch, nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao. Nó có ảnh hưởng đến sự lin xương, giúp hình ề thành các khớp giả. Nếu sử dụng vitamin C phối hợp với vitamin P sẽ có ảnh hưởng tốt đến trạng thái của mao mạch. Vitamin C với liu cao sẽ ngăn ữ ngừa được cảm cúm trong mùa lạnh vì nó nâng cao sức đ kháng của cơ thể. Người ta cho rằng tác dụng kích thích nhiu mặt của vitamin C đối với quá trình trao đổi chất, trong việc hình thành các hormon steroid là cơ sở của tác dụng bảo vệ này. Vitamin C cha được bệnh tim và ung thư vì nó kích thích và giúp cho con người sử dụng tối đa ề nhng cơ chế đ kháng tự nhiên trong cơ thể của mình để chống lại nhng chất gây nên các bệnh vtim và ung thư. Vitamin C còn có tác dụng ngăn ngừa chất nitrosamin gây ung thư ở cổ họng, thực ữ quản và dạ dày. Người ta cho rằng vitamin C trong Xà lách và các loại rau tươi khác có thể ức chế việc ềề tạo thành các hợp chất gây ung thư trong cơ thể, đặc biệt là các hợp chất từ các loại muối nitrat, nitrit thành nitrosamin, một chất từng đã bị cho ữ là có thể gây ung thư. Vitamin C còn được dùng ề để điu trị bệnh không thể thụ tinh của nam giới. Vitamin C có tác dụng làm giảm và ngăn chặn quá ề trình lão hóa. Vitamin C còn có nhiu công dụng như làm tăng sự giãn nở của đường hô hấp bị tắc nghẽn. Nó là liu thuốc giải độc, hỗ trợ việc thải các kim loại độc như thủy ngân, chì. Nó nâng cao hiệu ề quả của aspirin và các thuốc kháng sinh chống 15 chứng sổ mũi, giúp cho quá trình liền sẹo ở những người mới mổ. Vitamin C trong rau rất dễ bị phá hủy: rau Cải để sau 4 giờ mất 20% vitamin C, để sau một ngày mất 40%, để lâu bị héo coi như mất hết vitamin C, thái nhỏ ra, rồi rửa sẽ mất 34%, nấu bằng nồi nhôm là ít hao hụt nhất (25%), nếu bỏ rau rồi mới đun sôi nước cũng mất 3-4 lần so với bỏ rau đúng lúc đang sôi, nếu ninh nấu lâu cũng mất rất nhiều vitamin C, nếu nấu đi nấu lại cũng mất gần hết vitamin C. Do đó luộc rau nên dùng ít nước và không nên luộc kỹ quá. Khoảng 50% các loại vitamin nhóm B chủ yếu do các loại họ Đậu cung cấp. Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong các quá trình biến đổi carbohydrat của cơ thể. Nó còn cần cho những người bị bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường, cường tuyến giáp, các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mạn tính, cần cho người nghiện thuốc lá. Nếu thiếu vitamin B1 kéo dài sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh tê phù. Trong rau quả thường có tiền vitamin A hay caroten. Khi caroten vào tới thành ruột non, dưới tác dụng của men carotenose của ruột, sẽ dễ dàng chuyển hóa thành vitamin A. Các loại rau quả cung cấp cho cơ thể tới 90% caroten. Caroten có nhiều trong các loại quả và củ có màu đỏ, màu vàng như Cà rốt, Ớt, Cà chua, Củ dền, v.v. và trong một số quả, rau khác. Khi cơ thể thiếu vitamin A, sẽ có biểu hiện bệnh lý như khô giác mạc, khô mắt, đặc biệt là ở trẻ em, các mô biểu bì bị tổn thương, 16 có hiện tượng bị ngừng sinh trưởng, xuống cân và ềữ toàn thân mệt mỏi... Rau củ, hoa lá, quả hạt còn cung cấp vitamin PP, khi thiếu hụt sẽ xuất hiện một số triệu chứng của bệnh Pelagra, điển hình là da viêm sần sùi, kèm theo nhng rối loạn ở hệ thần kinh, hệ tiêu hóa... Vitamin PP có nhiu trong Đậu đỗ, Cà chua, Rau muống, Khoai lang. ề Các loại rau củ, hoa lá, quả hạt còn cung cấp cho cơ thể một số muối khoáng như iốt, sắt, canxi và kali, v.v., cần thiết để làm cho máu tốt, xương chắc, răng khỏe. Cung cấp nhiu muối khoáng là nhng loại rau có lá màu xanh thẫm, các loại quả có màu vàng hay đỏ như Gấc, Cà chua, Ớt, v.v.. ữ Trong rau còn có nhiu chất xơ (cellulose), tuy không phải là chất dinh dưỡng vì chất này không được cơ thể hấp thụ nhưng lại có vai trò đáng chú ý v mặt cơ học. Nó giúp cho ruột bài tiết ra ngoài nhng chất cặn bã của thức ăn, kích thích thành ề ruột, giúp ruột co bóp tống phân ra ngoài, làm tăng thể tích của phân và làm cho phân mm (do khả năng dễ hút nước của chúng), do đó nếu ăn nhiu rau sẽ tránh được táo bón, cũng do có khả năng giúp bài tiết chất cholesterol đưa ra ngoài theo ề phân mà hạn chế được bệnh xơ va động mạch đối ề với người bị huyết áp cao. Do vậy, hiện nay người ta khuyến khích chế độ ăn có nhiu chất xơ của rau để cha táo bón, ngăn cản việc tạo thành sỏi mật và phòng ngừa ung thư trực tràng. 17 Cũng cần nêu lên giá trị của loại rau gia vị. Trong dân gian thường truyền những câu như “Con gà cục tác lá Chanh/ Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi/ Con chó khóc đứng khóc ngồi/ Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”. Điều đó chứng tỏ mỗi loại thịt gia súc, gia cầm lại cần đến loại rau gia vị riêng thích hợp như thịt gà cần có lá Chanh; thịt lợn phải có Hành, Tiêu; thịt chó phải có Riềng, Mẻ; thịt vịt cần Gừng; thịt trâu cần Tỏi... Rau gia vị tạo cho thức ăn có hương vị riêng, làm cho món ăn thêm màu sắc hấp dẫn, đồng thời tạo nên cảm giác ngon miệng. Rau gia vị cũng như các loại rau khác không cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, nhưng lại rất phong phú về chất khoáng và các vitamin, nhất là vitamin C, có các loại tinh dầu thơm làm cho ngon miệng, kích thích tiêu hóa. Tổ tiên chúng ta đã chú trọng nhiều đến các loại rau gia vị. Ngoài những tác dụng nêu trên, rau gia vị cũng là những cây thuốc thiết yếu kích thích tiêu hóa, giải cảm, trị sốt, ho... Những loại rau gia vị như Hành, Hẹ, Tỏi, Tía tô, Kinh giới, Hương nhu, Rau răm, Húng Chanh... đã trở thành các món rau thông dụng trong các bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Sử dụng rau gia vị kèm thức ăn là sự kết hợp từng loại với từng thứ thức ăn (món Ốc chuối đậu phải có gia vị là Hành, Tía tô, Lá lốt; ăn trứng vịt lộn phải có Gừng tươi, Rau răm...), nghĩa là kết hợp thuốc với việc ăn uống nhằm bảo đảm dễ tiêu hóa, lại phòng tránh được bệnh tật (đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột gây đau bụng...). 18 Ngày nay chúng ta đã biết trong rau gia vị có chất ềữ phytoncid là chất sát trùng thực vật, lại có tác dụng kích thích tiêu hóa, ổn định hoạt động của dạ dày. Tinh dầu của rau gia vị có tính kháng khuẩn. Điu ề đó chứng minh thêm kinh nghiệm quý giá của tổ tiên ta đã biết kết hợp dùng thuốc trị bệnh thông qua ăn uống mà chúng ta thường gọi là “món ăn - bài thuốc”. ề Tuy nhiên cũng cần chú ý mỗi một loại rau quả được sử dụng, ít hay nhiu đu có tác dụng phòng hoặc trị bệnh. Biết được loại nào cần ăn thường xuyên, loại nào ăn theo từng thời vụ, loại nào ề phù hợp với trạng thái của cơ thể và bệnh tật của ề từng người để có kế hoạch sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Sư tổ y học cổ đại Hippocrates có câu nói rất nổi tiếng “Hãy để thức ăn làm thuốc và hãy để ề thuốc làm thức ăn” cũng là với triết lý này. ữ Ở nước ta, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên ữ thức ăn từ thực vật rất phong phú, đa dạng quanh ữ năm, bốn mùa. Rau củ, hoa lá, quả hạt và các loại thực phẩm khác có nguồn gốc thực vật đã đóng góp phần quan trọng vào việc cung cấp protein, ữ vitamin, muối khoáng cho con người trong từng ba cơm hằng ngày, đồng thời cung cấp một nguồn dược liệu tại chỗ rất phong phú, đa dạng trong phòng trị bệnh. Trong thức ăn có nguồn gốc thực vật, ngoài các thành phần chính carbohydrat, lipid, protein, thì chủ yếu chúng tôi nói tới 70-80 vitamin và các đa 19 vi khoáng. Đặc biệt các cây quả còn có trên 1.000 hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học dùng để chữa bệnh. Màu sắc của hoa quả cũng tham gia vào quá trình phòng chữa bệnh vì chứa các hoạt chất chống oxy hóa rất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ: - Màu đỏ trong Cà chua, Gấc, Đu đủ, Dưa hấu, v.v. chứa lycopen tăng cường thị lực, phòng chống tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến. Màu đỏ trong Dâu tây, Mâm xôi, Anh đào, v.v. chứa anthocyanin làm giảm các bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh, ung thư. - Màu trắng trong Hành, Tỏi, Hẹ, chứa allylfuside có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng viêm, chống ung thư. Màu trắng trong Chuối, Bông cải trắng, Khoai tây, Gừng, Tỏi chứa anthoxanthin làm giảm huyết áp, ung thư, tim mạch. - Màu tím trong Nho, Cà tím, Việt quất chứa hoạt chất anthocyanin có tác dụng chống các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa. Màu tím trong Dâu tằm, Cacao, Nho chứa resveratrol có tác dụng làm tăng hormon và chống ung thư. - Màu vàng cam trong Cam, Cà rốt, Bí đỏ, Xoài, v.v. chứa hoạt chất carotene, xanthophyll là nguồn tiền vitamin A bảo vệ mắt, phòng, chống bệnh tim mạch, phòng ung thư, tăng khả năng miễn dịch. - Màu xanh trong Cải xoong, Dưa leo, Bí xanh, Bơ, Táo, Bắp cải, v.v. chứa lutein, chlorophyll, indol bảo vệ mắt, tăng miễn dịch, khử độc, tăng collagen, phòng, chống bệnh ung thư. 20 ữ ữ PHẦN 2 ề CÂY ĂN QUẢ, CÂY CẢNH VƯỜN NHÀ CHO DƯỢC LIỆU QUÝ LÀM THUỐC ề 21 CÂY ANH ĐÀO A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Cây Cherry. Tên khoa học: Prunus avium, thuộc họ Rosaceae. Mô tả: Cây Anh đào có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn hòa châu Âu và Tây Á từ năm 600 trước Công nguyên. Cây Anh đào tại đây rất được ưa thích vì hoa của cây khá đẹp và cho quả ăn ngon và bổ dưỡng. Cây Anh đào thuộc họ Tường vi, hoa nở vào tháng 3-4, sang tháng 5 quả chín. Quả Anh đào tròn và đỏ như viên ngọc, sáng bóng, long lanh. Ngày nay, tuy cây Anh đào được trồng tại nhiu nơi trên thế giới nhưng chỉ khoảng 20 nước là trồng nhiu, có đủ thành phẩm thương mại. Châu Âu vẫn là nhng nước cung cấp phần lớn Anh đào - Cherry, nhưng Mỹ hiện nay mới là quốc gia đứng hàng đầu với sản phẩm Cherry ngọt (156.000 tấn/năm) và Cherry chua (100.000 tấn/năm). 23 Ở nước ta, Anh đào mới chỉ được trồng rải rác ở một số địa phương như Đà Lạt, Sa Pa..., nhưng vẫn chưa được quan tâm nhiều. Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Bảng dưới đây trình bày thành phần dinh dưỡng có chứa trong 100g quả Anh đào. Thành phần Hàm lượng Đơn vị tính Năng lượng 63 kcal Carbohydrat 16 g Chất xơ thực phẩm 2,1 g Chất béo 0,2 g Protein 1,2 g Vitamin A 3 mg Vitamin B1 0,027 mg Vitamin B2 0,033 mg Vitamin B3 0,153 mg Vitamin B6 0,049 mg Vitamin B9 4 mg Vitamin C 7 mg Choline 6,1 mg Canxi 13 mg Magiê 11 mg Mangan 0,07 mg Kali 222 mg 24 Công dụng chủ yếu: - Phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, bệnh gút hiệu quả ề Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phong phú của anthocyanidin trong vỏ và thịt của quả Anh đào giúp giảm bớt lượng axit uric trong máu nên có thể phòng trừ bệnh viêm khớp, cũng như bệnh gút. Kết quả một nghiên cứu tại Đại học California khi phân tích nước tiểu của 10 phụ n khỏe mạnh, ăn quả Anh đào ngọt và nhịn ăn các thực phẩm khác qua đêm cho thấy có sự giảm thiểu rõ rệt nồng độ urat trong huyết tương đồng thời các chỉ số báo hiệu tiến trình sưng như C-reactive protein (CRP) và nitric oxit (NO) cũng giảm. Kết quả này kết hợp với các thử nghiệm in-vitro khác đã giúp xác định được khả năng chống sưng và ngừa bệnh gút của quả Anh đào. Các anthocyanidin trong quả Anh đào có tác dụng ức chế hoạt tính của men xanthine oxidase (men can thiệp vào tiến trình tạo axit uric trong cơ thể). Các thử nghiệm lâm sàng ghi nhận: dùng mỗi ngày 200g quả Anh đào có tác dụng rất hu hiệu để làm giảm axit uric và ngừa được cơn khởi phát của bệnh gút. - Chống oxy hóa và phòng ung thư Quả Anh đào là nguồn cung cấp các flavonoid khá tốt, đặc biệt là các anthocyanin và protoanthocyanidin giúp tạo ra màu đỏ tím của quả Anh đào. Các nghiên cứu tại Đại học Michigan State v khả năng chống 25 oxy hóa và ức chế men cyclo-oxygenase dưới hai dạng COX-1 và COX-2 (đây là các men liên quan đến tiến trình sưng viêm và tạo cảm giác đau) của các loại trái cây, đã ghi nhận anthocyanidin trích từ quả Anh đào có khả năng ức chế cả hai dạng men COX-1 và COX-2. Trong số các trái cây được nghiên cứu, quả Anh đào chứa lượng anthocyanidin cao nhất 26mg/100g (khoảng 20 quả). Khả năng ức chế COX của quả Anh đào có thể so sánh được với ibuprofen và naproxen, đồng thời khả năng chống oxy hóa còn cao hơn cả vitamin E. Quả Anh đào còn có một số hoạt chất như isoquercitrin và quercelin có khả năng bảo vệ cơ thể, chống ung thư (đặc biệt là chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư ruột già). - Giúp ổn định tim mạch, tiểu đường Trong quả Anh đào có chứa lượng chất xơ cao giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra cũng là chất giúp loại thải được lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể, làm tăng lượng cholesterol HDL có lợi cho tim mạch. Trong quả Anh đào còn có chất chống oxy hóa và chất khoáng cao giúp điều hòa huyết áp cũng như điều hòa lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ thì nên ăn quả Anh đào mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh. Y học cổ truyền từ xưa rất coi trọng việc trồng và sử dụng Anh đào để trị bệnh. Cuốn “Điền Nam bản thảo” viết: “Anh đào vị ngọt, tính ấm, chữa mọi 26 chứng bệnh hư, có tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da, tóc, ngâm rượu uống cha bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó cử động do phong thấp”. Quả Anh đào: Tính vị: Ngọt, tính ấm. Tác dụng: + Giàu vitamin A: Hàm lượng vitamin A cao (gấp 20 lần trong quả Việt quất hoặc Dâu tây) là một trong các lợi ích của quả Anh đào. Ngoài ra quả Anh đào còn chứa beta-carotene - vitamin đặc biệt rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da. + Làm cho giấc ngủ sâu vì có chứa chất melatonin, một loại hormon có vai trò điu chỉnh quá trình thức - ngủ, giúp điu hòa giấc ngủ. Thường xuyên uống 1 ly nước ép quả Anh đào không đường vào buổi sáng và tối sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. + Tốt cho não bộ vì có chứa chất chống oxy hóa anthocyanidin. Dù ở lứa tuổi nào, não bộ của bạn cũng cần được “hỗ trợ” để tránh tình trạng mất trí nhớ. Để khắc phục tình trạng “xuống cấp” đó thì quả Anh đào là một sự lựa chọn tuyệt vời. + Chống viêm vì có chứa chất chống viêm sưng và giảm đau. Nhng vận động viên đin ề kinh, người tập chạy bị đau hoặc nhng người bị ề viêm khớp nên dùng nước ép quả Anh đào loãng 3 lần/ngày. + Phòng ngừa ung thư vì có chứa chất chống ề oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây ề tổn thương tế bào và mô. ữ 27 + Làm cho trái tim khỏe mạnh vì có chứa các chất có lợi cho tim mạch, chống nguy cơ mắc các bệnh về tim; giảm cholesterol trong máu, khắc phục tình trạng vón cục máu, khiến dòng máu lưu thông trong cơ thể, điều hòa tim hoạt động đều đặn. + Ngăn ngừa bệnh tiểu đường vì có chứa chất anthocyanidin có thể làm tăng insulin. Hoạt chất này có tác dụng chuyển hóa carbohydrat, glucose có trong máu nên dễ dàng giảm thiểu hữu hiệu các dấu hiệu gây ra bệnh tiểu đường. Hạt Anh đào: Tính vị: Tính ấm. Tác dụng: Giải độc, thúc sởi mọc, phát hãn, tiêu đờm, tan mụn nhọt. Lá cây Anh đào: Tính vị: Ngọt, tính ấm. Tác dụng: An vị, kiện tỳ, giải độc, cầm máu. Chủ trị: Ghẻ lở. Rễ cây Anh đào: Tính vị: Ngọt, tính bình. Tác dụng: Điều hòa khí huyết, tẩy giun, sát khuẩn. Chủ trị: Đau bụng kinh, tắc kinh. B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ ANH ĐÀO 1. Phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, bệnh gút hiệu quả: Ăn hoặc ép nước 200g quả Anh đào chia uống trong ngày, giúp hòa giải axit uric trong máu bệnh nhân gút, và làm giảm đau khớp. Hàm lượng anthocyanin giúp chống oxy hóa, gia tăng sản sinh insulin điều hòa đường huyết, tim mạch trong cơ thể. 28 2. Chống oxy hóa và phòng ung thư: Quả Anh đào (tùy dùng). Ăn hoặc ép nước, chia uống trong ngày. ề 3. Giúp ổn định tim mạch, tiểu đường: Quả Anh đào (tùy dùng). Ăn hoặc ép nước chia uống ềề trong ngày. 4. Chữa đau bụng kinh, tắc kinh: Rễ cây Anh đào. Sắc uống. 5. Chữa bỏng: Quả Anh đào tươi. Giã, ép lấy ữ nước bôi đắp vết bỏng. 6. Chữa Sa nang: Hạt Anh đào chế giấm 60g sau đó rang, tán bột, uống 15g/ngày. 7. Trị giun đũa: Rễ cây Anh đào 10-20g. Sắc uống. 8. Chữa rắn và côn trùng cắn: Lá cây Anh đào, rượu. Giã, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vết thương. 9. Phòng sởi: Hạt Anh đào 30 hạt. Giã nát, ề sắc uống. 10. Chữa mụn nhọt: Hạt Anh đào, giấm. Mài với giấm bôi. ề 29 BẦU DÀI 1. Cành mang hoa cái; 2. Hoa đực; 3. Quả CÂY BẦU BẦU NẬM 1. Cành mang hoa cái; 2. Hoa đực; 3. Quả A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Bầu canh, Bầu nậm. Tên khoa học: Lagenaria siceraria, họ Bầu bí - Cucurbitaceae Mô tả: Là loại dây leo có tua cuốn phân nhánh, phủ bởi nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng không xẻ thùy hay hơi xẻ thùy nông, hoa đơn tính cùng gốc to màu trắng, quả hình trụ tròn, dài có thể đến 1m hoặc thắt co lại như bầu rượu, có lông, vỏ màu lục nhạt hay sẫm, hoặc có đốm trông giống như sao, khi già thì vỏ quả ngoài hóa gỗ (dùng để đựng rượu, đựng nước hoặc làm dụng cụ như đàn bầu). Cây bầu gốc ở châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bầu được trồng khắp nơi làm rau ăn mùa hè. Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Thành phần hóa học của 100g quả Bầu tươi có: 0,6g protein; 30 2,9g carbohydrat, canxi; 25mg phốtpho; 0,2mg sắt và các vitamin: 0,02mg caroten; 0,02mg vitamin B1; 0,03mg vitamin B2, 0,4mg vitamin PP; 12mg vitamin C. 100g Bầu cung cấp 14 calo. Bộ phận dùng: Quả dùng để nấu, xào, luộc ăn. Cũng có thể thái thành từng miếng, phơi khô ăn dần. Lá: Làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu: Giải độc. Hạt: Cha lợi răng sưng đau. Tính vị: Quả: Ngọt, tính hơi lạnh. Lá: Ngọt, tính bình. Tác dụng: Quả: Thanh nhiệt, giải độc, trừ phin, hoạt tràng, lợi tiểu. Chủ trị: Quả: Trị tâm nhiệt, phin khát; Tiêu khát, đái nhiu, đái tháo; Máu nóng sinh mụn lở. Lá: Làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa Bầu: Giải thải độc; Nấu nước tắm cho trẻ em đ phòng ềề bệnh đậu sởi, lở ngứa. Hạt Bầu: Cha lợi răng sưng đau, răng lung lay, tụt lợi. B. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY BẦU 1. Trị đái rắt, phù nề, tiêu khát, đái nhiều, đái tháo: Thịt quả Bầu sắc uống hoặc nấu ăn. 2. Phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa: Tua cuốn và hoa cây Bầu, sắc lấy nước tắm gội. 3. Chữa lợi răng sưng đau, tụt lợi răng lộ ra: Hạt bầu 20g, Ngưu tất 20g. Sắc đặc, lấy nước ngậm và súc miệng. 4. Chữa bí tiểu tiện: Lấy 200g quả Bầu, 5 củ hành gồm cả lá rễ. Sắc nước uống. 31 5. Chữa phù thũng: Dùng cả quả Bầu (vỏ, thịt, hạt) sắc với giấm chua lấy nước uống. 6. Cổ trướng: Lấy 50-100g Bầu tươi đun nước uống. Hoặc kết hợp với vỏ Mầu, vỏ Bí đỏ, vỏ Dưa hấu, vỏ Mướp, nấu nước uống. 7. Chữa viêm gan vàng da, sỏi thận, tăng huyết áp: Lấy 500g Bầu tươi giã nhuyễn, vắt nước trộn với 250g mật ong. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30-50ml. 8. Chữa táo bón: Sử dụng 50g quả Bầu, 50g Khoai lang, 30g đường đỏ 30g. Nấu nước uống 3 lần trong ngày. Nếu không đỡ thì uống liền 5 ngày. 9. Chữa mụn nhọt tái phát hằng năm vào mùa hè ở trẻ em: Quả Bầu non nấu canh thịt lợn nạc với vài lát gừng, cho trẻ ăn. 10. Chữa sưng tinh hoàn căng bóng: Quả Bầu tươi nấu nước uống, kết hợp ngâm rửa. 11. Chữa thủy thũng phù cả mắt cá chân: Vỏ quả Bầu mới, sao vàng tán bột. Ngày uống 8-10g với nước sắc Trần bì vào lúc đói. 12. Chữa tiêu chảy ra nước (nhiệt tả): Vỏ Bầu 1 nắm, sao vàng, sắc uống. 13. Chữa đầy bụng không tiêu: Vỏ Bầu khô hầm trong nồi kín cho thành than tán mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa to uống với nước ấm, cho thêm vài lát gừng càng tốt. 14. Chữa đái tháo đường: Vỏ Bầu già khô nấu nước hoặc nướng giòn tán bột để uống. 32 15. Chữa phế nhiệt sinh ho: Bầu 50g, đun nước uống thay trà trong ngày. 16. Chữa rong huyết sau đẻ: Vỏ Bầu già khô (lấy mảnh vỡ cũng được), đập nát, đốt thành than tán bột. Uống với nước. 17. Chữa bệnh ngoài da (lở ngứa, rôm sẩy), phòng bệnh sởi, đậu ở trẻ em: Dùng tua cuốn dây Bầu nấu với nước để tắm rửa. 18. Giải thải độc: Dùng tua cuốn và hoa Bầu nấu nước uống. 19. Bổ thận, chữa đau lưng: Hạt Bầu nấu canh bầu dục lợn để ăn cái, uống nước. ề 20. Chữa viêm lợi miệng, tụt lợi, răng lung lay, sưng mộng răng: Hạt Bầu 30g, đun nước ngậm, súc miệng. 21. Sản phụ thiếu sữa: Hạt Bầu bỏ vỏ sao vàng 40g, đậu đỏ 100g, gạo nếp 100g, nấu cháo ăn hằng ngày. Có thể hầm cùng móng giò lợn. 33 CÂY BẦU ĐẤT A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Kim thất (miền Nam), Rau lùi, Rau bầu đất, Khảm khon (Tày). Tên khoa học: Gynura procumbens Merr - Gynura sarmentosa DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Mô tả: Bầu đất mọc bò và hơi leo, cao đến 1m, mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, giòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở gân. Cụm hoa ở ngọn cây gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống màu vàng. Quả bế mang một mào lông trắng ở đỉnh. Bầu đất phân bố ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin và Việt Nam. Bầu đất là loại rau mọc hoang, nhưng cũng thường được trồng ở nhiều nơi làm rau ăn và làm thuốc. Bộ phận dùng: Lá và ngọn non nấu canh cua. Phơi toàn cây để dùng dần và làm thuốc. 34 Tính vị: Ngọt, mát. Quy kinh: Thận, Bàng quang. Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp, lợi niệu, thông lâm. Chủ trị: Sốt phát ban, sởi (ở Campuchia dùng thân và lá Bầu đất kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc khác), lỵ tật (ở Malaixia, dùng Lá trộn dầu, giấm ăn), viêm thận, đau thận (Inđônêxia). B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BẦU ĐẤT 1. Trị đái són, vãi đái, đái buốt, trẻ em đái dầm và ra mồ hôi trộm: Bầu đất 80g. Nấu canh ăn hoặc sắc uống. 2. Trị phụ nữ bị viêm bàng quang mạn tính, khí hư, bạch đới: Bầu đất. Sắc uống với bột ề Tam thất + Ý dĩ nhân (12-16g/lần, ngày 2 lần). 3. Chữa lỵ tật: Lá Bầu đất, giấm, dầu ăn. Trộn ăn. 4. Trị sốt phát ban, sởi: Lá, thân Bầu đất 1 nắm, Thăng ma 12g, Cát căn 12g, Xích thược, ề Kim ngân hoa 12g, Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà 4g, Kinh giới tuệ 6g, Thuyn thoái 2g. Sắc uống. ề ề ề 35 CÂY BÍ ĐAO BÍ ĐAO 1. Lá và hoa; 2. Hoa tách riêng; 3. Quả A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Đông qua, Bí phấn, Bí xanh, Má phắc (Thái), Phắc mong (Tày). Tên khoa học: Benincasa hispida Cogn, thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Mô tả: Cây thảo sống 1 năm, mọc leo dài tới 5m, có nhiều lông dài, lá hình tim xẻ 5 thùy chân vịt, tua cuống thường phân nhánh ba, hoa đơn tính màu vàng, quả thon dài, lúc non có lông cứng, khi già có phấn ở mặt ngoài nặng 3-5kg, màu lục mốc, có nhiều hạt dẹt. Bí đao gốc ở Ấn Độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á và miền Đông châu Đại Dương. Ở nước ta Bí đao được trồng ở khắp nơi, nhất là quanh các thành phố, thị xã. Ta thường gặp hai loại chính là Bí đá và Bí gối. Bí đá có quả nhỏ, thuôn dài, vỏ xanh, khi già vỏ xanh xám và cứng, hầu như không có phấn trắng ở ngoài, dày cùi, ít ruột, ăn ngon, giống này cho năng 36 suất thấp. Còn Bí gối quả to, khi già phủ lớp phấn trắng, dày cùi, nhưng ruột nhiu, giống này cho năng suất cao. Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Thành phần của Bí đao tươi là: nước 67,9%; protein 0,4%; lipid 0,1%; cellulose 0,7%; dẫn xuất không protein 30,5%; khoáng toàn phần 0,4% (trong đó canxi 26mg, phốt pho 23mg, sắt 0,3mg); caroten 0,01mg, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP và vitamin C 16mg. 100g Bí cung cấp 12 kcal. Bộ phận dùng: Quả thường dùng làm thực phẩm, dễ chế biến và cũng dễ bảo quản (Bí già để nơi mát, khô ráo, thoáng mát, bảo quản được trong vài tháng). Người ta thường dùng luộc ăn, nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà, thịt lợn, nấu canh xương. Bí đao còn dùng làm mứt, mứt bí ề thường dùng vào dịp Tết Nguyên đán. Vỏ (Đông qua bì) cha phù thũng. Hạt cha ho. Lá đắp để tiêu sưng. Tính vị: Ngọt, tính lạnh, không độc. ề Quy kinh: Tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng. Tác dụng: Lợi tiểu, tiêu phù thũng, giải khát, ề mát tim, trừ phin nhiệt, tiêu sưng. B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BÍ ĐAO 1. Trị thủy thũng khi mang thai: Bí đao (cả vỏ, hạt) 500g, cá chép 200g. Nấu canh ăn. 37 2. Trị bụng trướng: Bí đao (cả vỏ, hạt) 300g. Không cho muối, đun chín ăn. 3. Chữa phù thũng toàn thân: Bí đao (cả vỏ, hạt) 500g, Phục linh bì 120g, Ý dĩ nhân 120g, Hành 5 củ. Sắc uống. 4. Trị đái rắt do bàng quang nhiệt, đái đục ra chất nhầy: Vỏ Bí đao 200g, sắc uống. 5. Trị bệnh thủy thũng do viêm thận mạn tính: Bí đao (cả vỏ, hạt) 500g, Râu ngô 30-50g. Sắc, đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước, chia 2 lần/ ngày uống nóng liên tục trong 10 ngày. 6. Trị phù do viêm thận cấp: Bí đao (cả vỏ, hạt) 500g, Đậu đỏ 100g. Nấu canh ăn, ngày 2 lần. 7. Trị đái tháo đường: Bí đao (cả vỏ, hạt) 1.200g, bột Hoàng liên 30g. Cắt đầu quả Bí, cho bột Hoàng liên vào trong ruột, đậy nắp Bí, ghim chặt bằng tăm, nấu nhừ, ép lấy nước, chia uống ngày 3 lần. 8. Trị ho gà, viêm phế quản cấp: Hạt Bí đao 15g, đường phèn 5g. Giã nhuyễn, trộn mật ong 5ml, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2-3 lần. 9. Chống béo phì: Bí đao (cả vỏ, hạt) 500g, Trần bì 20g, Gừng 20g. Sắc uống. 10. Làm đẹp da: Bí đao (cả vỏ, hạt) 1.500g, mật ong 500g, rượu 1.500ml, nước 100ml. Cho vào nồi đồng hầm nhuyễn, lọc lấy nước, cô thành cao đặc, để trong hũ dùng thoa mặt vào mỗi buổi tối. 11. Chữa các đầu ngón tay sưng: Lá Bí đao 300g, giấm. Giã nhuyễn trộn đều đắp vào chỗ sưng. 38 12. Chữa ung nhọt ở phổi hay ở đại tràng: Hạt Bí đao 40g, Bồ công anh 40g, Kim ngân hoa 40g, Sinh Ý dĩ nhân 40g, Ngư tinh thảo 40g, Đào nhân 20g, Cát cánh 10g, Cam thảo 10g, Rễ Lau (Lô căn) 20g, Cỏ lưỡi rắn 40g, Bán chi liên 20g, Mộc hương 20g. Sắc uống. ề 39 CÂY BÍ ĐỎ BÍ ĐỎ 1. Cành mang hoa cái; 2. Hoa đực; 3. Quả A. ĐẠI CƯƠNG BÍ NGÔ 1. Cành mang hoa cái; 2. Hoa đực; 3. Quả Tên khác: Bí ngô, Bí rợ, Bầu rỡ, Má ủ (Thái). Tên khoa học: Cucurbita pepo L., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Mô tả: Có thân mọc bò hay leo nhờ tua cuốn, có lá chia thùy hay chia cắt nhiều thành thùy với mặt lá lởm chởm lông nên rất ráp, nhám, quả thường dài, có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh, không phình rộng ở chỗ đính. Cây gốc ở châu Phi nhiệt đới, được trồng nhiều và có nhiều giống trồng. Một loài khác hay gọi là Bí đỏ, Bí rợ - Cucurbita maxima Duch - cũng là cây thảo hằng năm, mọc khỏe, có tua cuốn, lá to, ít ráp, nhám hơn, khía cạnh hay không khía, cuống quả không có cạnh, quả rất to, có thể nặng tới 50kg. Cây gốc ở miền nhiệt đới châu Á. Còn một loại Bí đỏ thơm - Cucurbita moschata Duch - cũng là cây thảo hằng năm, có lá bóng, 40 hình tim, tù, có răng, các thùy hình góc, màu lục thẫm thường có đốm trắng, cuống quả có rãnh, phình rộng ở chỗ đính, quả thường dài hình trụ hoặc hình chùy, vỏ quả màu lục đen, vàng, hay đỏ, thịt quả có nhiu bột. Cây gốc ở vùng Tây Á, hiện cũng được trồng nhiu ở Việt Nam. Ở nước ta thường nói nhiu đến loài đầu tiên với tên gọi chung là Bí ngô, Bí đỏ, Bí rợ, Bù rợ. Bí ngô được trồng ở các vùng đất bãi ven sông, trên các nương rẫy. Đồng bào dân tộc thường trồng nhiu. Các ngọn non và hoa của cây Bí ngô và Bí đỏ thường được sử dụng để làm rau ăn. Nên hái hoa thật sớm vì khi ánh mặt trời chiếu lên trên cây thì hoa héo ngay, chỉ nên lấy hoa đực, hoa cái để lại để kết thành quả. Hái hoa hoặc ngọn non của các chồi cũng nên để ở chỗ mát để gi cho rau lâu héo. Khi ề làm rau phải tước bỏ vỏ ngoài của cây hay cuống hoa vì có lông. Người ta thường dùng hoa Bí và ngọn non để luộc chấm với nước cá kho, tôm khô hay thịt kho hoặc xào với tỏi. Quả Bí ngô còn non ềề thường được dùng để xào hoặc nấu canh với tôm khô, thịt nạc, cũng có thể nấu với nước cốt dừa và lạc. Quả bí già chủ yếu dùng để xào hoặc nấu canh. Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Thành phần hóa học của Bí ngô Việt Nam như sau: ề Trong dây, lá: nước 86,6%, protein 3,8%, cellulose 1,9%, dẫn xuất không protein 3,3%, khoáng toàn phần 2,6%; Trong quả: nước 75,2%, protein 1,6%, cellulose 1,9%, dẫn xuất không protein 19,7%, 41 khoáng toàn phần 1,2%. Quả Bí đỏ còn chứa một số axit amin như leucin, tyrosin, peporesin và các vitamin B, tiền vitamin A, vitamin PP, vitamin C. Bộ phận dùng: Lá, hoa, quả, hạt. Tính vị: Ngọt. Tác dụng: Giải nhiệt, giải khát, nhuận tràng, lợi tiểu. Chủ trị: Phòng bệnh viêm não, viêm màng não, viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm mật, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy thận. Trị giun sán. Trị ho. B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BÍ ĐỎ 1. Phòng bệnh viêm não, viêm màng não: Bí ngô, Đậu xanh, Đậu đỏ, Đậu đen, Lạc, Gạo nếp. Lượng vừa đủ, sắc uống. 2. Trị bỏng, các chứng viêm, áp xe, hoại thư, lão suy: Bí ngô tươi. Giã nhuyễn, đắp ngoài. 3. Trị giun sán: Hạt Bí ngô. Rang ăn cho đến no, chán, rồi uống nhiều nước pha muối magiê sunfat cho đi ngoài để trừ giun sán. 4. Tẩy giun sán: Chiều hôm trước ăn nhẹ, hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau uống thuốc tẩy giun bằng hạt Bí ngô theo một trong 2 cách sau: - Lấy hạt Bí ngô, bóc bỏ vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60ml nước, thêm 60g mật mía hoặc đường, trộn đều, ăn vào lúc tang tảng sáng, lúc đói bụng (ăn hết một lúc), nằm nghỉ 3 giờ, sau uống thuốc tẩy 42 muối magiê sunfat, cho bệnh nhân ngồi đi ngoài vào trong chậu nước ấm để tẩy bỏ giun sán. - Lấy hạt Bí ngô cả vỏ 300g đem xay hoặc giã ề nhỏ, cho 600ml nước, đun cách thủy trong 2 giờ, lọc bỏ bã và vớt lớp váng ở trên, hòa thêm ít đường, uống hết trong nửa giờ, nằm nghỉ trong 3 giờ, sau đó uống thuốc tẩy muối magiê sunfat, cho bệnh nhân đi ngoài vào trong chậu nước ấm để tẩy bỏ giun sán. 5. Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Trong Bí đỏ có chứa deta-7-phytosterol. Chất này ức chế enzym reductase khi có trong cơ thể sẽ biến testosterone thành dihydrotestosterone, hoạt chất kích thích tin liệt tuyến sưng to và ức chế nang tóc gây ra bạc tóc, rụng tóc. Deta-7-phytosterol còn ngăn ngừa xơ va động mạch, làm giảm cơ trơn thành mạch của tuyến tin liệt và của bàng quang, giúp giảm tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tin liệt tuyến, làm giảm số lần đi tiểu đêm, giảm thể tích nước ề tiểu tồn dư, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu són, khó tiểu và giảm tình trạng kích thích quá mức ề của bàng quang. ề 43 CÂY BƠ A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Lê dầu. Tên khoa học: Persea americana. Mô tả: Là loại cây thân gỗ. Lá xen kẽ, hoa có màu xanh - vàng. Quả của cây Bơ hình như cái bầu nước, vỏ mỏng hơi cứng, màu xanh lục đậm, có khi gần như màu đen. Khi chín, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt, giống như chất bơ, có vị ngọt nhạt. Hột quả Bơ hình tựa quả trứng, nằm ở trung tâm quả, màu nâu đậm và rất cứng. Bơ thuộc loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất, giàu năng lượng (trung bình 245kcal/100g), hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g) chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe con người. Thành phần dinh dưỡng của quả Bơ cao hơn nhiều loại cây khác, nhất là về mặt calo, protein, các chất muối khoáng; là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh 44 tiểu đường. Hàm lượng các chất dầu thực vật trong quả Bơ rất cao (3-30%) và cơ thể con người có thể hấp thụ đến 92,8%. Nghiên cứu của Koch, F. D (1983) cho thấy hàm lượng dầu trong thịt quả Bơ rất cao, chỉ sau trái ôliu, có thể làm giảm cholesterol trong máu. Vitamin E trong Bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi sáng và căng hơn. Dầu trái Bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạng hay các loại mỹ phẩm. Trước đây, Bơ chủ yếu được trồng từ hạt, nhưng là cây đơn tính nên trong quá trình thụ phấn tự nhiên đã tạo nên sự đa dạng phong phú v hình dạng, kích thước, năng suất và chất lượng quả. Màu vỏ Bơ khi chín có 2 dạng xanh và tím. V chất lượng gia các dòng Bơ sáp vỏ xanh và ề tím không khác nhau nhiu, tuy nhiên xu hướng hiện nay giống Bơ có vỏ màu xanh khi chín được trồng nhiu hơn. B. GIÁ TRỊ CỦA QUẢ BƠ ề Hầu hết người tiêu dùng ở Việt Nam chỉ biết sử ề dụng quả Bơ cho việc làm thức uống dưới dạng sinh tố, chưa biết nhiu v giá trị dinh dưỡng tuyệt vời ề cũng như cách sử dụng rất phong phú của quả Bơ. ề Trên thế giới, tại các nước như Mỹ, Mêhicô, Ôxtrâylia... Bơ được đánh giá cao và được sử dụng 45 vào nhiều mục đích khác nhau như ăn quả tươi, chế biến nhiều món ăn ngon, tinh chiết dầu ăn và đặc biệt Bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm cho việc chăm sóc sắc đẹp. Những công dụng này mang lại tiềm năng phát triển lớn cho sản xuất và tiêu dùng quả Bơ của Việt Nam, nhất là hiện nay với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, Bơ còn là loại quả xuất khẩu cho giá trị cao nhờ thời gian bảo quản đã được kéo dài đến 60 ngày. 1. Giá trị dinh dưỡng Bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thủy tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc. Bơ còn là nguồn folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ ở những tuần đầu tiên vì 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ. Là một trong rất ít loại quả không có cholesterol, lại chứa chất béo đơn không bão hòa - loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giảm hàm lượng cholesterol. Bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. 46 Ngoài ra, Bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất ề xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid ề tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp. ề Đối với trẻ em Bơ rất dễ chế biến làm thức ăn cho bé, với trẻ ữề từ 6 tháng tuổi trở lên, thì chỉ cần nghin nhỏ phần thịt của trái Bơ, còn trẻ em lớn hơn thì có thể cắt thành từng miếng cho bé cắn. Bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, vì trong quả Bơ có chứa protein, vitamin A, C, E cao. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra các chống oxy hóa tác dụng bảo vệ các tế bào não, còn vitamin B tổng hợp trong trái Bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế Bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển trí não của trẻ em. 2. Giá trị đối với sức khỏe - Giảm cholesterol: Bơ có chứa rất nhiu beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỷ lệ ữ cholesterol. Một nghiên cứu tiến hành trên 45 ữ người đã cho thấy ăn một quả Bơ mỗi ngày sẽ giúp giảm tỷ lệ chất béo xuống khoảng 17% chỉ trong vòng một tuần. Thành phần axit oleic và linoleic chứa trong quả Bơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và gia tăng lượng cholesterol có ích cho cơ thể. - Giúp điều chỉnh huyết áp: Hàm lượng cao axit folic và kali có trong quả Bơ sẽ giúp điu chỉnh ữ 47 huyết áp và chống đột quỵ, cũng như ngăn ngừa những vấn đề về tim và các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn. - Trị loét dạ dày (bao tử): Bơ giúp làm dịu phần bề ngoài nhạy cảm, niêm mạc của dạ dày (bao tử) và tá tràng, do vậy sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả các vết loét. - Tăng cường hệ miễn dịch: Việc dùng quả Bơ thường xuyên có tác dụng duy trì tình trạng khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia, chất dầu có trong quả Bơ rất có ích trong việc điều trị các chứng bệnh về da như vẩy nến và chứng khô da. - Cải thiện khả năng thị giác: Các chất chống oxy hóa chứa trong quả Bơ giúp trung hòa các gốc tự do, cải thiện thị giác và phòng chống các bệnh về mắt, như bệnh loạn thị, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đục thủy tinh thể. - Giúp hơi thở thơm tho: Các thành phần trong quả Bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột. - Ngăn ngừa sỏi thận: Chất kali chứa nhiều trong quả Bơ giúp làm giảm lượng canxi bài tiết qua đường nước tiểu, nhờ thế sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. - Giúp thai nhi phát triển: Thành phần axit folic trong quả Bơ đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển các mô mạnh khỏe của bào thai và giúp ích cho thụ tinh ống nghiệm. 48 - Ngăn ngừa tình trạng nôn ói ở thai phụ: ữềề Vitamin B6 có trong quả Bơ có thể giúp làm dịu cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bao tử của chị em trong suốt thời gian thai nghén. ề - Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt: ề Chất phytonutrient có trong quả Bơ có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư ở tuyến tin liệt. - Tăng cường độ khỏe khoắn của hệ thần kinh và cơ bắp: Lượng kali chứa trong quả Bơ giúp cân bằng các chất điện phân, giúp các cơ bắp ềề hoạt động hiệu quả, đồng thời còn giúp tăng cường năng lượng cho hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. - Kháng viêm tốt: Chất phytosterol - một loại hormon thực vật có trong quả Bơ như campesterol, ề beta-cytosterol, stymasterol làm giảm tình trạng viêm, omega-3 tạo chất nhờn cho khớp xương, làm giảm viêm khớp. 3. Giá trị đối với sắc đẹp Bơ được sử dụng vào việc chăm sóc sắc đẹp và sức ề khỏe nhờ giàu vitamin A, D, E cùng với các khoáng chất kali, phốtpho, lưu huỳnh và clo, trong đó: - Vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự oxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc. - Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen. 49 - Vitamin D giúp duy trì hàm lượng canxi trong máu nhờ đó xương và răng chắc khỏe. - Kali và phốtpho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triển cơ thể. - Dầu Bơ có rất nhiều giá trị trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da và tăng khả năng đàn hồi của da. 4. Giá trị với môi trường Trồng Bơ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường: - Cây Bơ không chỉ có tác dụng làm bóng mát mà còn giúp làm giảm nhiệt độ không khí do việc thoát hơi nước từ lá. - Cây Bơ còn là nguồn cung cấp oxy đáng kể và giúp cho không khí có sự trong lành tươi mát. Vì theo các nghiên cứu cho thấy mỗi cây Bơ sản xuất gần 118kg oxy mỗi năm và cứ 1 ha vườn Bơ trong 1 năm có thể giúp loại thải được 6,4 tấn CO2. Vườn Bơ còn có thể làm giảm dòng chảy và lọc nước mưa nhờ đó làm giảm nguy cơ lũ lụt, nâng cao khối lượng và chất lượng nước. Rễ cây Bơ còn giúp chống lại sự xói mòn của đất. C. CÔNG DỤNG CỦA HẠT BƠ Quả Bơ vẫn được biết đến là một siêu thực phẩm với nguồn dinh dưỡng lành mạnh trong thịt quả, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng hạt Bơ rất giàu dinh dưỡng, thậm chí còn nhiều hơn nguồn dinh dưỡng trong thịt quả. 50 Một thực tế đáng ngạc nhiên là 70% lượng axit amin chứa trong Bơ được tìm thấy trong hạt. Ngoài ra, hạt Bơ chứa chất xơ hòa tan nhiu hơn bất kỳ thực phẩm nào khác. Nó có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu chất xơ mà cơ thể cần trong ngày. ề ữ 1. Chống ung thư Hạt cũng như thịt quả Bơ chứa nhiu chất chống oxy hóa. Chúng giúp cơ thể có thể loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân hình thành tế bào ề ung thư. Ngoài ra, hạt quả Bơ còn chứa các hóa chất như flavonol - hỗ trợ cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. 2. Đặc tính kháng viêm Hạt quả Bơ có thuộc tính chống viêm nên rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp giảm các vết loét nhỏ trong đường ruột, dạ dày. Vị chát và chất làm se trong hạt Bơ có tác dụng điu trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hiệu quả. 3. Tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch Nguồn chất xơ có trong hạt quả Bơ làm giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn na, các thành phần trong hạt quả Bơ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi ề nhng căn bệnh thông thường như cảm cúm nhẹ, nhiễm nấm ngứa... 51 4. Giúp xương chắc khỏe Hạt Bơ có vị chát và chất làm se, có tác dụng giảm đau khớp, cơ bắp khi bôi đắp tại chỗ. Những bệnh nhân mắc bệnh khớp có thể dùng hạt quả Bơ lột lớp áo vỏ, nướng qua hoặc luộc chín, phơi nắng 3-5 ngày, sau đó đập dập hoặc xay nhuyễn để đắp vào vết sưng. * Sử dụng hạt quả Bơ như thế nào Để sử dụng hạt quả Bơ, ta bỏ lớp vỏ mỏng xung quanh hạt, có thể nướng qua bằng lửa nhỏ hoặc luộc chín, phơi nắng 3-5 ngày. Đập dập hạt Bơ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cũng có thể sử dụng loại hạt này để trộn cùng các món salad, súp, hầm hoặc làm nước xốt. Nên lưu ý, không nên ăn quá nhiều hạt quả Bơ do hàm lượng tannin trong hạt tương đối lớn. Hạt quả Bơ xay nhuyễn có thể sử dụng làm mặt nạ dưỡng tóc, dưỡng da, tẩy da chết, điều trị mụn hiệu quả nhờ chất làm se bề mặt. Nó giúp giảm đau khớp, bắp thịt bằng cách xay ra ngâm rượu. D. NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN BƠ Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời mà quả Bơ đem lại cho sức khỏe con người, tuy nhiên, khi ăn quả Bơ cần lưu ý một số điều dưới đây: - Để phát huy tối đa tác dụng của quả Bơ, trong một ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả Bơ là đủ, với mỗi thìa cà phê quả Bơ, 52 cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo (Theo một nghiên cứu v tác dụng của quả Bơ do các chuyên gia Mêhicô thực hiện). ữ - Một số chất dầu chứa trong quả Bơ có hại cho gan, gây ra nhng tổn thương sâu hơn khi gặp phải nhng trục trặc sẵn có ở gan. Do đó, nhng người bị bệnh gan, gan yếu thì không nên ăn quả Bơ. - Phụ n đang cho con bú không nên ăn quả Bơ: Quả Bơ rất tốt cho phụ n mang thai nhưng lại có hại cho phụ n đang cho con bú. Bởi các chất trong Bơ sẽ làm giảm quá trình sản xuất sa của phụ n. Bên cạnh đó nếu phụ n cho con bú ăn Bơ nhiu cũng sẽ dễ bị đau bụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. - Nhng chất chứa trong quả Bơ có thể gây ề nên nhng phản ứng trên da, do đó, nhng người có cơ địa mẫn cảm nếu ăn quả Bơ sẽ bị phát ban, mẩn ngứa, thậm chí là eczema nếu ăn quá nhiu và thường xuyên. ề ề ữ ề 53 CÂY BỨA A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Linh Nam sơn trúc tử. Tên khoa học: Garcinia cochinchinensis Choisy, thuộc họ Bứa - Clusiaceae. Mô tả: Cây nhỡ, cao 5-8m, vỏ màu xám tro. Cành nhiều, mọc xòe ngang, rất giòn. Cành non thường vuông, sau hình trụ. Lá mọc đối, hình bầu dục, thuôn, gốc thon dài, đầu nhọn, gốc nguyên, phiến lá nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ, có vị chua. Hoa đơn tính, màu vàng, có cả hoa lưỡng tính, mọc ở kẽ lá và nách cành. Quả mọng hình cầu, có nhiều khía dọc, vỏ dày màu vàng ở phía ngoài, phía trong hơi đỏ, chứa 6-10 hạt, nhiều múi mọng nước, vị chua. Cây mọc hoang, được trồng để lấy quả ăn và dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, vỏ quả, vỏ cây tươi hoặc phơi khô (bỏ lớp ngoài). 54 - Vỏ quả: Tính vị: Vị chua, hơi chát, tính mát. Quy kinh: Vị, tràng. Tác dụng: Thu liễm, chặn ói mửa, ngừng tả lỵ. Chủ trị: Nôn ói, tiêu chảy, hội chứng lỵ. Liu dùng: 2-4g/ngày. - Vỏ thân: Tính vị: Vị chua, hơi chát, tính mát. Quy kinh: Vị, tràng. Tác dụng: Thu liễm, chặn ói mửa, ngừng tả lỵ. Chủ trị: Ho ra máu, dị ứng mẩn ngứa. Liu dùng: 30-50g/ngày. B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC TỪ BỨA 1. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa: Vỏ cây Bứa sắc đặc lấy 50%; hằng ngày uống 30ml. 2. Nôn ói, tiêu chảy, hội chứng lỵ: Vỏ quả Bứa 4g. Sắc uống. 3. Ho ra máu, dị ứng mẩn ngứa: Vỏ thân cây Bứa 30-50g. Sắc uống. 4. Bỏng: Nhựa Bứa pha dầu làm thành cao ề lỏng, bôi ngày 1-2 lần. ề ề ề 55 CÂY BƯỞI A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Bòng. Tên khoa học: Citrus maxima (Merr., Burm. f.), hay Citrus grandis L. thuộc chi Cam chanh (Rutaceae). Mô tả: Bưởi thuộc loài cây thân gỗ nhỏ, sống nhiều năm (có thể đến 30 năm). Bưởi cao trung bình khoảng 3-4m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây có nhiều cành có gai dài, nhọn. Lá có gân hình mạng, phiến lá hình trứng, dài 10- 12cm, rộng 5-6cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có rìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đều, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Hạt màu trắng vàng, hình không cân đối. 56 Bưởi trong tiếng Anh gọi là pomelo, tuy nhiên nhiu từ điển ở Việt Nam dịch thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi của Bưởi chùm (Citrus paradisi) - loại cây lai gia Bưởi và cam, có quả nhỏ hơn, vỏ giống cam, mùi Bưởi, ruột màu hồng, vị chua hơi đắng. Cây Bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây Bưởi, tuy nhiên chiu cao của cây Bòng lại cao hơn trung bình cây Bưởi tới 1m. Trước đây, ở nhiu vùng quê Việt Nam, cây Bòng khá phổ biến, tuy nhiên do Bưởi là trái cây ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên người dân dần chuyển đổi sang trồng Bưởi. Ngoài ra, do tính lai tạo cấy ghép nên nhng đặc điểm sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiu người chỉ biết đến Bưởi. V đặc tính địa lý, ở Việt Nam, Bòng là loại cây chủ yếu được trồng ở min Bắc và Bưởi chủ yếu được trồng ở min Nam. Thành phần dinh dưỡng (Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA): ề Giá trị dinh dưỡng trên 100g Bưởi ữ Năng lượng 159 kJ (38 kcal) ề Carbohydrat 9,62 g Chất xơ thực phẩm 1 g ề Chất béo 0,04 g Protein 0,76 g Thiamine (Vitamin B1) 0,034 mg (3%)57 Giá trị dinh dưỡng trên 100g Bưởi Riboflavin (Vitamin B2) 0,027 mg (2%) Niacin (Vitamin B3) 0,22 mg (1%) Vitamin B6 0,036 mg (3%) Vitamin C 61 mg (73%) Sắt 0,11 mg (1%) Magiê 6 mg (2%) Mangan 0,017 mg (1%) Phốtpho 17 mg (2%) Kali 216 mg (5%) Natri 1 mg (0%) Kẽm 0,08 mg (1%) Ghi chú: Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người lớn. B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG TỪ BƯỞI 1. Bưởi là loại cây ăn quả quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ. Quả Bưởi được dùng để ăn tươi khi chín, là loại trái cây giàu vitamin và có hương vị ngọt thanh được rất nhiều người ưa thích. 2. Thức uống giải khát, bổ sung vitamin C: Múi Bưởi tươi, ép lấy nước uống. 3. Đóng hộp: Quả Bưởi còn là loại trái cây đóng hộp rất thịnh hành. 4. Gỏi Bưởi tôm chua: 58 Quả Bưởi già hoặc đã chín được chế biến thành các món nộm, gỏi, dùng như một loại rau có vị chua ngọt. Ở Min Nam gỏi Bưởi là món ăn rất phổ biến. - Nguyên liệu: Bưởi lượng vừa đủ; tôm luộc chín tách vỏ; thịt (ba rọi hay thịt nạc) luộc chín cắt mỏng; Rau thơm, Rau răm, Ớt trộn gỏi; gia vị trộn gỏi: dầu ăn, tiêu, muối, chanh. - Cách làm: Tách bỏ vỏ Bưởi và tách nhỏ phần ruột; trộn đu với tôm, thịt, rau, ớt. - Làm nước trộn: Khuấy tan khoảng 2 muỗng canh dầu ôliu, 1/4 muỗng cà phê muối, chút tiêu và chút chanh. Nếm lại sao cho vừa ăn là được. Trước khi dùng, trộn đu nước trộn vào phần tôm, thịt, Bưởi, rau. Cho ra đĩa hay cho vào phần vỏ Bưởi, trang trí thêm rau cho đẹp mắt. 5. Gỏi cùi Bưởi tôm thịt: Cách làm giống như gỏi Bưởi tôm chua nhưng thay múi Bưởi bằng cùi Bưởi (phần thịt trắng phía trong vỏ Bưởi) và thêm một số loại rau khác na. 5. Salad Bưởi. 7. Chè Bưởi: Bưởi, đường. Nấu chè ăn. 8. Nem chay từ cùi Bưởi. ề C. BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ BƯỞI 1. Lá Bưởi Lá Bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng. Lá Bưởi 59 tươi có khả năng sát khuẩn, dùng chữa cảm cúm. Trong dân gian lá Bưởi tươi được dùng để nấu với nhiều lá thơm khác để xông, tắm chữa cảm cúm, nhức đầu rất có hiệu quả. Lá Bưởi non nướng chín để nắn, xoa bóp chỗ đau làm cho tan máu ứ, sai khớp, sưng, bong gân, gãy xương do chấn thương, sau đó lấy lá nguyên, tươi giã nhuyễn bó vào chỗ tổn thương. Lá Bưởi già chữa cảm, sốt, ho hắt hơi, kém ăn, sưng đau chân do hàn thấp chướng khí, giảm đau do trúng phong, tê bại, ngày dùng 10-20g lá tươi sắc uống. - Chữa cảm sốt: Lá Bưởi tươi dùng chung với nhiều loại lá thơm khác như Sả, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà... mỗi thứ một nắm nấu sôi rồi xông hơi 5-10 phút trị cảm sốt, cả hai thể phong hàn và phong nhiệt. (Theo kinh nghiệm dân gian). - Chữa cảm cúm, đau đầu: Dùng lá Bưởi tươi, nấu với các lá có tinh dầu thơm (lá Chanh, lá Sả, Hương nhu...) để xông. - Chữa đau đầu: Dùng 2 lá Bưởi, 2 củ Hành giã nát, đắp vào hai bên thái dương, dùng băng dính cố định. - Chữa đau nhức xương: Lấy 5 lá Bưởi và 4 lát gừng tươi giã nát, trộn với dầu cây Trẩu đắp vào chỗ đau, dùng băng dính cố định lại. - Chữa cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, dùng các vị sau: Lá Bưởi 50g, lá Sả, lá Hương nhu, lá Tre mỗi thứ 20g. 60 Tất cả cho vào nồi, lấy lá Chuối bịt kín miệng nồi, ữ đun sôi 5 phút rồi đem xông. ềữ - Chữa áp xe vú: Lá Bưởi, Thành bì 30g, Bồ công anh 30g, sắc uống hằng ngày. 2. Hoa Bưởi - Chữa đau dạ dày, đau tức ngực: Hoa Bưởi 2-4g, sắc uống. ữ - Lấy tinh dầu thơm: Hoa Bưởi ngâm rượu trắng sau một thời gian thành tinh dầu Bưởi rất thơm. - Tạo hương cho thức ăn: Hoa Bưởi kết hợp với Quế, Hồi để tạo hương vị cho món ăn. ề 3. Vỏ Bưởi - Chữa đau bụng, đầy bụng, ăn uống không tiêu: Vỏ Bưởi gọt mỏng, phơi khô, sao vàng thơm 12g, Vỏ Quýt sao thơm 12g, Gừng tươi 3 lát, sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày, dùng nóng. - Chữa hen suyễn: Vỏ Bưởi đào 20g, Bách hợp 40g, Đường kính trắng 40g. Sắc với nước trong 2 giờ (đun nhỏ lửa), bỏ bã, gạn lấy nước uống nhiu lần trong ngày, uống liên tục 9 ngày lin, nghỉ 2-3 ngày xong lại sắc uống tiếp. - Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ Bưởi 12g, màng m gà 10g, Sơn tra 10g, Sa nhân 06g. Sắc uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 50-60ml. 61 - Chữa vàng da: Vỏ Bưởi sao cháy đen, tán thành bột mịn, pha nước để uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10g. - Chữa phù thũng: Bài 1: Vỏ Bưởi đào 20g, Mộc thông 20g, Bồ hóng 20g; Cỏ bấc đèn 8g, Diêm tiêu 12g. Sắc, uống ngày 2 lần vào lúc đói (50-60 ml/lần). Trước và sau khi uống nên ăn một khẩu Mía. Bài 2: Vỏ Bưởi khô, Ích mẫu thảo, lượng bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với rượu khi đói, hoặc mỗi vị 20-30g, sắc uống sẽ trị được bệnh phù thũng. Bài 3: Vỏ Bưởi đào 600g, Cỏ roi ngựa 500g, Bồ hóng bếp 400g, Bích ngọc đơn 400g, Ích mẫu thảo 300g, Hồi hương 200g, Quế thanh 200g, Phèn phi 200g, Phèn chua 200g. Tán thành bột làm hoàn, uống 20g/ngày sẽ giúp tiêu phù. - Chữa đau dạ dày: Vỏ Bưởi đào, vỏ Quýt, Lá dạ cẩm. Lượng bằng nhau. Tán nhỏ, uống 5g/lần, ngày 3 lần liên tục trong 10 ngày. - Tẩy giun sán: Vỏ quả Bưởi the 12g, Đọt lá muồng trâu 20g, Vỏ cây đại 20g. Sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống hết 1 lần. 4. Cùi Bưởi Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. - Chữa đau bụng do lạnh: Cùi Bưởi, trà, Thang đằng hương. Các vị sấy khô tán bột, uống 6g mỗi lần. 62 - Chữa phụ nữ mang thai nôn nhiều: Cùi Bưởi 4-12g sắc uống. - Chữa chứng ho hen ở người già: Cùi Bưởi thái vụn, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc cùi Bưởi thái chỉ, hãm với nước sôi uống thay trà. - Chữa viêm loét ngoài da: Cùi Bưởi tươi sắc lấy ngâm rửa. 5. Múi Bưởi - Trị đau đầu: Múi Bưởi, ăn 100-150g. Người bị đau đầu nặng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt: Thái vụn 500g múi Bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành một đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho 350g mật ong vào khuấy đu, để nguội rồi đựng trong bình gốm kín để dùng dần. Uống 3g/lần, ngày 3 lần. - Kích thích tiêu hóa, bổ khí huyết, xổ giun kim, giảm mỡ, an thai: Nước Bưởi ép (có vị chua ngọt, mùi thơm, tính mát) uống. - Chữa đái tháo, thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế axit axetic thiên nhiên: Nước ép múi Bưởi dùng làm thuốc cha tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C. 6. Hạt Bưởi - Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Hạt Bưởi để cả vỏ cứng 100g rửa sạch, cho vào một cốc 63 thủy tinh to, rót vào 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt Bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước uống sau bữa ăn khoảng hai giờ. Mỗi ngày uống một lần. Hằng ngày làm và uống liên tục đến khi nào thấy hết đau thì thôi. Thường uống như vậy từ 5-7 ngày người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau. - Chữa chốc đầu ở trẻ con: Hạt Bưởi bóc bỏ vỏ cứng ở ngoài, xâu vào dây thép, đốt cháy thành than, nghiền nhỏ. Rửa sạch chỗ bị chốc đầu, bôi bột thuốc này lên ngày 1-2 lần, điều trị 3-6 ngày là khỏi. - Cầm máu: Vỏ hạt Bưởi được dùng để cầm máu trong các trường hợp chảy máu, ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc. 7. Tầm gửi cây Bưởi - Chữa các bệnh thấp khớp: Kết hợp với các bài thuốc như “Độc hoạt tang ký sinh”, “Tam tý thang”. - Ăn uống khó tiêu: Kết hợp với các bài thuốc như “Sâm linh bạch truật tán”, “Bình vị tán”. 64 CÂY BỤP GIẤM ữ ề ề A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Rau chua (gốc Tây Phi), Cây Quý mầu. Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L. thuộc họ Bông - Malvaceae. Mô tả: Cây sống một năm, cao 1,5-2m, phân nhánh gần gốc, bóng, màu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách gần như không cuống. Đài hợp, có lông nhỏ, phiến nhọn đu, nửa dưới màu tím nhạt. Tràng màu vàng, hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông nhỏ, đài màu đỏ sáng bao quanh quả. Ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Bụp giấm tuy là cây nhập ngoại nhưng rất thích hợp với vùng đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, mang lại 65 nhiều lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây Bụp giấm (cây Quý mầu) chứa rất nhiều polysaccharide trong chất nhầy (có ở tất cả trong các bộ phận của cây, đặc biệt trong đài hoa). Chất HIB-3 là một polysaccharide có khả năng ức chế tế bào ung thư và giảm cholesterol trong máu, do đó ngăn ngừa và hạn chế được béo phì. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có hàm lượng cao trong cây này, có thể chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch máu, giúp điều trị các bệnh tim mạch và phòng, chống bệnh ung thư. Các vitamin C, A và nhóm B, E, cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng được tìm thấy trong cây này. Một số nhà nghiên cứu đã xác định được tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự hình thành sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hóa, chống mệt mỏi của cây Bụp giấm. - Trong cây Bụp giấm giàu anthocyanidin, cũng như axit protocatechuic. - Lá: Giàu axit (axit citric, axit malic, axit tartaric và axit hibiscus tan trong nước...) và protein. Các chất này có tính kháng sinh rất tốt. - Hoa: Có một chất màu vàng là flavonol glycoside hibiscitrin, gossypitrin và sabdacitrin. - Quả khô: Chứa canxi oxalat, gossypitrin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và vitamin C. 66 ềề - Hạt: Chứa 7,6% nước; 22,3% dầu, 24% protein; 13,5% chất xơ; 7% chất khoáng. Hạt chứa chất chống oxy hóa tan trong lipid, đặc biệt là gamma ề tocopherol. Dầu hạt có tác dụng chống nấm và ề bệnh ngoài da; chứa vitamin và chất béo không no nên có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người ăn kiêng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả Bụp giấm khô Năng lượng 205kJ (49kcal) Carbohydrat 11,31g ề Chất béo 0,64g Protein 0,96g ề Vitamin A quy đổi tương đương 14μg (2%) ữ Thiamin (Vitamin B1) 0,011mg (1%) Riboflavin (Vitamin B2) 0,028mg (2%) Niacin (Vitamin B3) 0,31mg (2%) Vitamin C 12mg (20%) Canxi 215mg (22%) Sắt 1,48mg (12%) Magiê 51mg (14%) Phốtpho 37mg (5%) Kali 208mg (4%) Natri 6mg (0%) Ghi chú: Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người lớn. 67 Bộ phận dùng: Lá, hạt, đài hoa, rễ. Tính vị: Chua, mát. Quy kinh: Can, đởm, thận. Đài quả Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài quả Bụp giấm để trị viêm họng, ho. Đài và lá cây Bụp giấm cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dầu ép từ hạt Bụp giấm và chất không xà phòng hóa có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes, Staphylococcus aureus..., và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm như: aspergillus, trichophyton, cryptococcus... B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC TỪ BỤP GIẤM 1. Lá: Có vị chua dùng làm rau ăn, mát máu, lợi niệu, an thần. Bài 1. Dùng ở Việt Nam Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Lá non Bụp giấm Tùy dùng Cá, gà, lợn Đủ dùng * Nấu canh chua ăn. 68 Bài 2. Dùng ở Nam Âu Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Lá Bụp giấm Tùy dùng Cá Đủ dùng * Nấu súp cá ăn. Bài 3. Dùng ở Mianma Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Lá Bụp giấm Tùy dùng Tôm Đủ dùng * Nấu càri chua, xào tỏi, nấu canh tôm ăn. Bài 4. Dùng ở Ấn Độ Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Lá Bụp giấm Tùy dùng Cá, gà, lợn Đủ dùng * Nấu canh ăn. 2. Đài hoa: Có vị chua dùng làm gia vị cho thực phẩm thay giấm, dùng chế nước giải khát, làm mứt, chế sirô hoặc phơi khô nấu nước uống. - Làm màu thực phẩm: Ở Mỹ và châu Âu được sử dụng làm màu thực phẩm, nên được gọi là “cây Quý mầu”, ở Pháp được sử dụng làm sirô. - Đài hoa được dùng làm mứt: Ở Xênêgan và ở Ôxtrâylia (có mùi vị như mứt Mận). 3. Dịch ép từ đài hoa - Dùng làm nước giải khát: nước hãm đài hoa chứa nhiu axit hu cơ, ích gan mật, giúp tiêu hóa, 69 lợi niệu, lọc máu, giảm huyết áp, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, nhuận tràng. Chữa các bệnh về mật, tim, thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch. - Ở châu Phi làm trà thảo dược, làm thạch, nước giải khát ở vùng Caribê, Nigiêria, Mêhicô. - Ở một số vùng khác làm thức uống trong dịp lễ Giáng sinh. Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Dịch ép đài hoa Bụp giấm Đủ dùng Nước Gừng Vừa đủ Rượu Rum Vừa đủ * Làm nước uống (có thể thay rượu vang). - Ở Mỹ, Anh dùng làm trà dạng túi lọc để hãm uống. - Ở Italia kết hợp nấu bia uống. - Ở Thái Lan làm nước uống giã rượu và giảm mỡ máu. - Ở Ôxtrâylia được chế thành sirô uống khi ăn phomát Dê và thịt nướng, cũng có thể pha với rượu Sâmpanh uống. 4. Lá phơi hoặc sấy khô để làm trà - Ở Đông Phi dùng uống để trị ho. - Ở châu Âu và Mỹ nhập khẩu để làm trà uống hằng ngày. - Ở Malaixia, Inđônêxia thường xuyên dùng trà này. 70 5. Lá trị bệnh Scorbut (hoại huyết) (dùng ữ như chất thơm, cùng với đài hoa và quả): ề Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Lá Bụp giấm Tùy dùng Quả Bụp giấm ngâm Hoa Bụp giấm Tùy dùng * Sắc uống. Tùy dùng - Ở Đông Phi, dùng kết hợp để cải thiện bệnh túi mật: Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Lá Bụp giấm Tùy dùng Đài hoa Bụp giấm ngâm Tùy dùng Muối Vừa đủ Tiêu Vừa đủ * Sắc uống. - Ở Thái Lan, dùng lá phơi khô cha sỏi thận, lá và cành cha ho. - Ở Malaixia, dùng lá phòng trị bệnh ung thư. 6. Hoa - Ở Braxin, dùng để đắp vết thương (nứt, đứt, loét), làm vết thương mau lành. - Ở Ấn Độ, dùng làm thuốc hạ huyết áp và trị khó tiêu hóa, khó tiểu tiện, đái rắt (lâm chứng). - Ở Nam Mỹ và châu Phi dùng điu trị huyết áp cao và viêm đường tiết niệu. 71 7. Hạt - Dầu ép từ hạt cây Bụp giấm có tác dụng kháng sinh đối với một số loại vi khuẩn và tác dụng kháng nấm trên một số loại nấm. - Ở Mianma, chữa suy nhược cơ thể. - Ở Thái Lan, làm thuốc bổ dạ dày. - Ở Đài Loan (Trung Quốc), làm thuốc nhuận tràng và kích thích tiêu hóa. 8. Rễ cây Ở Philíppin, dùng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa. 9. Toàn cây chữa huyết áp cao Tên nguyên liệu Lượng (g) Toàn cây 10 * Sắc uống. 10. Hạ huyết áp, hạ đường huyết Tên nguyên liệu Lượng (g) Đài hoa Bụp giấm khô 2 * Sắc uống hoặc hãm uống thay trà. 11. Giảm men gan, bảo vệ gan Tên nguyên liệu Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Trà đài hoa Bụp giấm 10 (tươi) Xirô đài hoa Tùy dùng * Sắc uống hoặc pha uống hằng ngày. 72 12. Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, ngừa cảm cúm, hạn chế virút, vi khuẩn tấn công (nhờ hàm lượng vitamin C cao trong đài hoa Bụp giấm) Tên nguyên liệu ữ Lượng (g) Tên nguyên liệu Lượng (g) Trà đài hoa Bụp giấm 10 (tươi) Xirô đài hoa Tùy dùng * Sắc uống. 13. Chống béo phì Tên nguyên liệu Lượng (g) Trà đài hoa Bụp giấm 10 (tươi) * Pha uống sau ăn. 14. Cách ngâm đài hoa Bụp giấm - Hoa mua v chỉ lấy cánh đài hoa màu đỏ, bỏ phần lõi ở gia (1kg đài hoa tươi chỉ được 0,5kg cánh đài hoa tươi). - Nhặt xong rửa sạch, tráng cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội. - Cho ra rổ để ráo hết nước. - Cho vào lọ thủy tinh (đã lau sạch khô), cứ một lớp cánh đài hoa rắc một lớp đường (tỷ lệ 1,3kg đường/1kg cánh đài hoa tươi, cũng có thể nhiu đường hơn tùy thích), tuyệt đối không để dính nước lã vào. - Đậy kín bình, sau 3 ngày là nước sirô đã khá đậm. Sau hai tuần đã có thể dùng được. 73 C. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BỤP GIẤM 1. Liều dùng tối đa: không quá 4g đài hoa Bụp giấm khô/ngày (8-12g tươi), nếu dùng quá nhiều có thể gây độc hại. 2. Không chế biến ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài vì hoạt chất chính anthocyanin dễ bị phân hủy. 3. Lượng trà nên chia uống làm nhiều lần trong ngày, không uống số lượng lớn tập trung vào một lần. 4. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng. 5. Thận trọng khi dùng chung với các loại thuốc khác (trà Bụp giấm có thể làm giảm 62% nồng độ diclofenac huyết thanh, giảm tác dụng giảm đau của paracetamol). 6. Mặc dù Bụp giấm có nhiều tác dụng hữu ích, nhưng hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, loại bệnh. 7. Nên chọn mua các chế phẩm có xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ sử dụng trên bao bì và tham khảo ý kiến của thầy thuốc, đặc biệt khi đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh cấp và mạn tính khác. 74 ề ề ề CÀ 1. Cành mang hoa; 2. Quả ữ A. ĐẠI CƯƠNG CÂY CÀ Tên khác: Già, Cà pháo, Cà cỏ, Mak khưa (Thái, Tày). Tên khoa học: Solanum melongena L., thuộc họ Cà - Solanaceae. ềữ Mô tả: Cây thảo, sống hằng năm, có thân hóa gỗ. Lá mọc so le phủ nhiu lông, phiến lá hình trái xoan hay thuôn. Cụm hoa ở nách lá, hoa màu tím xanh, tím nhạt hoặc trắng. Quả mọng có kích thước, hình dạng, màu sắc thay đổi tùy theo thứ Cà và điu kiện trồng trọt. ề Cà gốc ở Ấn Độ, được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu đời. Trong quá trình trồng trọt và chọn lọc, người ta đã tạo ra được nhiu giống Cà, cụ thể là: - Cà bát, có quả to bằng cái bát, màu trắng hoặc xanh. - Cà xoan, có quả dài, màu xanh. 75 - Cà pháo, có quả nhỏ, màu trắng hoặc vàng. - Cà tứ thời, có quả bé, hình cầu, có màu sắc thay đổi, thu hoạch quanh năm. - Cà dái dê, có quả dài, thon, màu trắng hoặc màu tím, nhập từ Pháp. - Cà tím, có quả hình trụ dài, phần đầu phình to hơn, thường có màu tím thẫm. - Ngoài ra còn có loại Cà dừa, Cà sung... Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong 100g Cà tím (theo tỷ lệ %): nước 67,9; protein 0,9; lipid 0,2; cellulose 1,4; dẫn xuất không protein 9,1; khoáng toàn phần 0,5; năng lượng 24 kcal. Bộ phận dùng: Quả, rễ, thân cây. Cà là loại thức ăn ít bổ dưỡng, nhưng cũng được sử dụng làm thuốc. Tính vị: Quả: Lạnh, hơi có độc. Tác dụng: Tán huyết ứ, tiêu sưng, cầm máu, nhuận tràng, lợi tiểu, kích thích gan mật, cường tim, làm dịu đau. Chủ trị: Lao truyền, ôn dịch. Kiêng trị: Những người có thể yếu không dùng vì bị động khí sinh bệnh. Phụ nữ ăn nhiều hại tử cung. B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC TỪ CÀ 1. Trị đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết: Quả Cà già màu vàng. Cà già cả cuống, giã tán nhỏ, uống 8g/lần với giấm pha nhạt, ngày 03 lần. 2. Chữa sưng tấy: Quả Cà già màu vàng, mài với giấm để bôi hoặc giã nhỏ chưng với giấm để đắp. 3. Trị đái ra máu, lỵ ra máu, loét ruột ra máu: Rễ và thân cây Cà khô 40g. Sắc uống. 76 4. Trị chân bị nứt nẻ, giá lạnh hoặc mùa hè ngón chân sưng đau: Rễ và thân cây Cà khô, nấu nước ngâm, rửa. 5. Trị bỏng, nấm da, áp xe, trĩ: Lá Cà. Giã, đắp. 6. Lợi tiểu, phòng chống xơ vữa động mạch: Cà dái dê. Nấu ăn. 7. Đau răng, viêm lợi: Quả Cà muối lâu năm. Đốt tồn tính, xát vào răng. Nếu không có Cà muối lâu năm thì dùng cuống Cà cũng được. 8. Trị chín mé ở ngón tay, chân: Quả Cà muối lâu năm. Khoét một lỗ cho lọt ngón tay, chân bị bệnh, hoặc bổ đôi quả Cà muối, đút ngón tay bị bệnh vào rồi băng lại, ngày 1 lần. ềữ ữề 77 CÂY CÀ BÁT A. ĐẠI CƯƠNG Tên khác: Cà dừa. Tên khoa học: Solanum macrocarpon L. Mô tả: Cà bát (còn gọi cà dừa) là một loài cây thuộc họ Cà, có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà tím, cà pháo, cho quả sử dụng làm thực phẩm. Là cây thân thảo, quả tròn to hơn Cà pháo rất nhiều, có thể to như cái bát ăn cơm nên gọi là cà bát, hoa màu tía. Cà bát tím F1 là loại cà có quả to tròn, màu tím đậm. Là loại giống cây ở thế hệ lai F1 nên cây trồng rất khỏe, có khả năng sinh trưởng và phát triển cao, khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên tốt, năng suất cà thu được số lượng nhiều hơn, chất lượng và hương vị thơm ngon đậm đà. Cà bát tím có phần thịt dày, không có xơ, tính lạnh và ăn có vị ngọt. Cà bát tím chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có giá trị. Các chất có trong cà đó là 78