🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Bài Viết Của Bác Hồ Trên Báo Nhân Dân Tập 3 (1960-1969)
Ebooks
Nhóm Zalo
Mã số:
3K5H
CTQG-2016
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
THUẬN HỮU
TỔ CHỨC NỘI DUNG
LÊ QUỐC KHÁNH
PHAN HUY HIỀN
ĐINH NHƯ HOAN
PHẠM SONG HÀ
NGUYỄN NGỌC THANH
TỔ CHỨC BẢN THẢO
PHÒNG TƯ LIỆU - THƯ VIỆN, TRUNG TÂM THÔNG TIN
BIÊN SOẠN
VŨ KIM, HUY THẮNG, HỒNG SÂM, THẠC HÙNG, PHƯƠNG MAI, THU HÀ, HẢI THANH, THÙY DƯƠNG, VIỆT HƯNG, NGÔ NHUNG
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà văn hóa lớn của thế giới, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam... Người để lại cho chúng ta một di sản quý giá với hệ thống quan điểm tư tưởng lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có nhiều bài báo sâu sắc, giàu tính chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn. Người đã mở đầu và góp phần quan trọng hiện đại hóa ngôn ngữ và câu văn Việt Nam. Suốt đời, Hồ Chí Minh là người cầm bút chiến đấu trên mặt trận văn hóa, báo chí, với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái mà nổi bật lên tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân gian, dễ hiểu, đi sâu vang vọng trong lòng người, gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những việc làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ bình dị giàu hình tượng, nói được điều lớn bằng những chữ nhỏ”1.
Với nhiều bút danh khác nhau, nhà báo Hồ Chí Minh đã viết hàng nghìn bài báo với phong cách đa dạng, phong phú, ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt thể hiện một trí tuệ uyên bác, một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, một cái tâm rộng lớn. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng tải trên nhiều báo chí cách mạng trong nước và quốc tế, trong đó có báo Nhân Dân - cơ quan của Trung _______________
1. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.207.
6 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Từ năm 1951 đến năm 1969, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những bài báo của Người luôn thể hiện tầm nhìn chiến lược, những chủ trương đối nội, đối ngoại của Người và Đảng ta. Mỗi bài báo của Người là vũ khí sắc bén kêu gọi tinh thần yêu nước, thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, dốc toàn sức toàn lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để đi đến thắng lợi cuối cùng; ca ngợi tinh thần đoàn kết đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, sự giúp đỡ, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng của Liên Xô, Trung Quốc...; vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn đen tối của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu về các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân trong những năm 1951 - 1969, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân.
Bộ sách tuyển chọn những bài viết của Bác đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951 đến năm 1969 và được chia thành 3 tập. Tập 3 của bộ sách gồm những bài viết của Bác từ năm 1960 đến năm 1969 gồm 318 bài viết, được sắp xếp theo thứ tự thời gian đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1960 đến năm 1969. Ngoài những bài viết đã được công bố trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, từ tập 12 đến tập 15 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2011), cuốn sách giới thiệu 109 bài viết của Bác đăng trên Báo Nhân Dân với nhiều bút danh khác nhau, lần đầu được sưu tầm, tuyển chọn, công bố. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7
1960
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG1
Năm nay, Đảng ta 30 tuổi chẵn. Trong 30 năm, Đảng đã kinh qua những cuộc đấu tranh oanh liệt và thu được nhiều thắng lợi vẻ vang. Nhân dịp này, chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa.
*
* *
Cũng như những biến chuyển to lớn ở nước ta không thể tách rời những biến chuyển chung trên thế giới, sự trưởng thành của Đảng ta có quan hệ chặt chẽ với sự trưởng thành của các đảng anh em.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã đánh tan một bộ phận lực lượng của chủ nghĩa tư bản và mở đường giải
_______________
1. Bài viết cho tạp chí Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội (số 2- 1960), nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (BT).
8 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. Năm 1919, V.I. Lênin lãnh đạo những người cách mạng chân chính ở các nước tổ chức ra Quốc tế thứ ba. Từ đó, các đảng cộng sản được thành lập ở nước Pháp, ở Trung Quốc và ở nhiều nước khác. Lúc ban đầu, nhờ sự giúp đỡ trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Pháp mà chủ nghĩa Mác - Lênin và ảnh hưởng Cách mạng Tháng Mười đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam ta.
Từ năm 1924 trở đi, phong trào cách mạng ở Việt Nam ngày càng lên cao, công nhân ta đã có nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp, từ đấu tranh kinh tế tiến lên đấu tranh chính trị.
Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.
Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Lịch sử của Đảng ta đại thể đã trải qua mấy thời kỳ: - Thời kỳ hoạt động bí mật,
- Thời kỳ lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, - Thời kỳ lãnh đạo kháng chiến thắng lợi,
- Thời kỳ từ nay trở đi, là thời kỳ Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
*
* *
Hầu suốt mười lăm năm đầu, Đảng phải hoạt động bí mật. Hằng ngày hằng giờ, Đảng phải đương đầu với chính sách
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 9
khủng bố cực kỳ dã man của thực dân Pháp. Côn Lôn, Lao Bảo, Sơn La và những nhà tù khác giam chật ních những người cộng sản. Nhiều cán bộ lãnh đạo và đảng viên đã anh dũng hy sinh. Tuy vậy, do tin tưởng sâu sắc rằng cuối cùng Đảng nhất định thắng lợi, cách mạng nhất định thắng lợi, cho nên số đảng viên ngày càng đông, lực lượng Đảng ngày càng mạnh.
Ngay từ lúc đầu, Đảng đã giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong lúc đó, giai cấp phong kiến đã đầu hàng đế quốc, giai cấp tư sản non yếu thì chỉ mong thoả hiệp với đế quốc để tìm một lối sống. Các tầng lớp tiểu tư sản tuy là sôi nổi, nhưng tư tưởng bế tắc, không có đường ra. Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam.
*
* *
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của
10 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường.
Ngay từ ngày mới ra đời, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng mạnh lớn xưa nay chưa từng có ở nước ta - phong trào Xôviết Nghệ - Tĩnh năm 1930. Quần chúng công nhân và nông dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã nổi lên lật đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xôviết công nông binh, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động.
Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xôviết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này.
*
* *
Năm 1936, nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới đã rõ. Đảng ta phối hợp với Mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới và Mặt trận nhân dân Pháp đã phát động một phong trào quần chúng rộng rãi, thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương. Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ và đòi cải thiện đời sống. Phong trào ấy đã lôi cuốn và giáo dục ý thức chính trị cho hàng triệu người. Uy tín của Đảng càng mở rộng và ăn sâu trong nhân dân lao động.
Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Đế quốc Nhật xâm chiếm Việt Nam và câu kết với thực dân Pháp để thống trị nước ta, Đảng đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, đã tổ
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 11
chức Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc (1941) để đoàn kết chặt chẽ mọi lực lượng yêu nước chống phát xít và thực dân. Hồi đó, Đảng tạm thời gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra chính sách giảm tô, giảm tức và tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian giao cho dân cày. Làm như thế để tập trung lực lượng chống đế quốc và bè lũ tay sai, lôi kéo những người yêu nước trong giai cấp địa chủ, mở rộng Mặt trận dân tộc cứu nước.
Do chính sách đúng đắn của Đảng mà phong trào cách mạng ngày càng lên cao. Các khu căn cứ được thành lập. Quân giải phóng Việt Nam được tổ chức, Đảng đã phát động chiến tranh du kích chống Nhật phối hợp với cuộc chiến tranh của nhân dân thế giới chống phát xít.
Nhờ có những điều kiện đó, cho nên mùa Thu năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô đánh thắng phát xít, thì Đảng đã kịp thời phát động cuộc toàn quốc khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Bắt đầu xây dựng từ mấy nhóm ít người, được rèn luyện trong những cuộc đấu tranh ác liệt, năm 1945 Đảng vẻn vẹn chỉ có độ 5.000 đảng viên (một số còn bị giam trong các nhà tù đế quốc). Thế mà Đảng đã đoàn kết và lãnh đạo được nhân dân cả nước, đưa cuộc khởi nghĩa đến thành công.
Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, mà cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa.
*
* *
12 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Cách mạng Tháng Tám thành công mới được ít lâu thì Chính phủ Pháp phản bội những hiệp ước họ đã ký với ta và gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.
Hồi đó, nước ta đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Sau nạn đói khủng khiếp do đế quốc Pháp và phát xít Nhật gây ra, nhân dân ta chưa lại sức. Địch thì đủ hải, lục, không quân với vũ khí hiện đại; ta thì chỉ có bộ binh nhỏ bé mới tổ chức ra, ít kinh nghiệm và thiếu mọi thứ. Tuy vậy, Đảng vẫn kiên quyết chủ trương kháng chiến, vừa ra sức lãnh đạo đánh giặc, vừa ra sức bồi dưỡng lực lượng nhân dân.
Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hành chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã kiên quyết phát động quần
chúng cải cách ruộng đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn ấy, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi. Nhân dân ta ngót tám mươi năm bị thực dân Pháp bóc lột, áp bức tận xương, tận tủy. Bộ đội ta lúc đầu kháng chiến có những toán chỉ dùng gậy tầm vông, nhưng đã được tôi luyện và thử thách trong tám, chín năm kháng chiến. Nhân dân ta đã kết thành một khối rắn như đá, vững như đồng; quân chủ lực, quân địa phương và dân quân ta đã trở thành những bộ đội anh hùng, quyết chiến quyết thắng.
Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và toàn dân ta, chúng ta đã đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa Hè năm 1954. Lực lượng thực dân Pháp bị tan vỡ. Chúng phải nhận đình chiến. Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hoà bình ở Đông Dương được lập lại trên nền tảng công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc Đông Dương.
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 13
Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Một lần nữa, chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kháng chiến cứu nước thành công, giữ gìn thành quả cách mạng của mình.
*
* *
Từ ngày hoà bình được lập lại đến nay, Việt Nam đang đứng trước một tình hình mới: Đất nước tạm bị chia làm hai miền. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam thì đang bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị. Chúng âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ để gây lại chiến tranh. Chúng đang khủng bố một cách cực kỳ dã man những người yêu nước ở miền Nam. Chúng trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, cự tuyệt hiệp thương để bàn việc tổng tuyển cử tự do và hoà bình thống nhất nước Việt Nam. Chúng là kẻ thù hung ác nhất của toàn dân ta.
Vì tình hình ấy mà cách mạng Việt Nam hiện nay có hai nhiệm vụ phải đồng thời tiến hành: nhiệm vụ xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai nhiệm vụ ấy đều nhằm một mục tiêu chung là: Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên nền tảng độc lập và dân chủ.
14 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Toàn dân Việt Nam phải phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ chung cả nước là: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước; ra sức củng cố và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng).
*
* *
Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Đế quốc Pháp để lại cho ta một nền kinh tế rất nghèo nàn. Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ thuật vô cùng lạc hậu. Công nghiệp thì rất nhỏ bé và lẻ tẻ. Nông nghiệp và công nghiệp lại bị tàn phá nặng nề trong mười lăm năm chiến tranh. Đã vậy khi chúng phải rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp lại ra sức phá hoại kinh tế.
Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 15
Từ 1955 đến 1957 là thời kỳ khôi phục kinh tế. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục nông nghiệp và khôi phục các cơ sở công nghiệp, nhằm hàn gắn những vết thương chiến tranh, ổn định kinh tế và bước đầu cải thiện đời sống của nhân dân.
Do sự cố gắng của toàn Đảng và toàn dân, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước anh em, đến cuối năm 1957 nhiệm vụ ấy đã căn bản hoàn thành thắng lợi. Mức sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đã xấp xỉ bằng năm 1939. Sản xuất lương thực thì kết quả đặc biệt tốt: Năm 1939 miền Bắc chỉ sản xuất non hai triệu rưỡi tấn thóc, mà năm 1956 đã sản xuất hơn bốn triệu tấn.
Trong thời kỳ ấy, quan hệ sản xuất cũng thay đổi nhiều. Quan hệ sản xuất mới dần dần thay thế quan hệ sản xuất cũ. Cải cách ruộng đất hoàn thành đã xoá bỏ hẳn chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất và giải phóng sức sản xuất ở nông thôn: Mười mấy triệu nông dân đã thoả lòng mơ ước, đã được chia ruộng đất. Độc quyền kinh tế của đế quốc đã bị quét sạch. Nhà nước ta đã nắm cả quyền kinh tế, đã xây dựng kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa và lãnh đạo toàn bộ kinh tế quốc dân. Với sự giúp đỡ khảng khái, vô tư của các nước anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta đã khôi phục 29 xí nghiệp cũ và xây dựng 55 xí nghiệp mới.
Nông dân nhiều nơi đã xây dựng những tổ đổi công có mầm mống xã hội chủ nghĩa.
Một số hợp tác xã nông nghiệp thí điểm được tổ chức. Độ 10,7% thợ thủ công đã tham gia các tổ sản xuất. Công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh bước đầu đi
vào chủ nghĩa tư bản Nhà nước, với các hình thức thấp và vừa như gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý, v.v..
Công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành thắng lợi.
16 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến lên thực hiện kế hoạch 3 năm (1958-1960).
Trọng tâm của kế hoạch 3 năm là thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh; khâu chính là cải tạo và phát triển nông nghiệp.
Ở miền Bắc nước ta, nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác.
Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh.
Trong kế hoạch 3 năm, việc cải tạo xã hội chủ nghĩa là chủ chốt. Chúng ta tập trung lực lượng hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa chính là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội được nhanh chóng.
Đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng đối với nông nghiệp là đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa), tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa).
Nông thôn ta đất hẹp người đông, kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp kém. Chỉ riêng việc tổ chức nhau lại, cải tiến kỹ thuật, quản lý cho khéo, thì cũng đã nâng cao được năng suất lao động hơn làm ăn riêng lẻ. Nông dân ta đã hiểu điều đó. Vả lại nông dân ta có truyền thống cách mạng, tin
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 17
tưởng sự lãnh đạo của Đảng, nghe lời kêu gọi của Đảng. Cho nên họ hăng hái vào tổ đổi công và hợp tác xã, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, tính đến tháng 11-1959 đã có hơn 40% nông hộ vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vững chắc thì nông nghiệp nhất định phát triển tốt. Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh. Công nghiệp phát triển thì sẽ giúp nông thôn ta về thuỷ lợi, về phân bón, về nông cụ cải tiến, về máy móc nông nghiệp, về sức điện, v.v..
Một việc cần kíp nữa là cải tạo hoà bình đối với giai cấp tư sản dân tộc. Về kinh tế, chúng ta không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại. Về chính trị, chúng ta vẫn cho họ có quyền lợi thích đáng, họ vẫn được giữ địa vị một thành viên trong Mặt trận Tổ quốc.
Nước ta trước đây là một thuộc địa, giai cấp tư sản dân tộc vốn đã nhỏ bé lại bị đế quốc và phong kiến chèn ép, không thể ngóc đầu lên. Cho nên số đông họ đã đi theo nhân dân lao động chống đế quốc phong kiến, đã tham gia kháng chiến. Đó là mặt ưu điểm của họ. Nhưng do bản chất giai cấp của họ, họ vẫn luyến tiếc cách bóc lột và muốn phát triển theo chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, ý nguyện của họ không thể nào thực hiện được. Họ thấy phải tiếp thụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, vì họ không thể tự đặt mình ra ngoài đại gia đình toàn dân Việt Nam. Và đại đa số người tư sản dân tộc đã thấy rõ rằng: Thật thà tiếp thụ cải tạo thì họ được hoà mình với nhân dân lao động để xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường duy nhất và vẻ vang của họ.
*
* *
18 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Về văn hoá giáo dục, chúng ta cũng có thành tích khá to. Thời kỳ thuộc Pháp, hơn 85% nhân dân ta không biết đọc, biết viết. Ngày nay, ở miền Bắc nạn mù chữ đã căn bản xoá xong. Về số học sinh các trường thì:
Năm 1939 cả Đông Dương có:
Năm 1959-1960 miền Bắc ta có:
Học sinh đại học 582 người 7.518 người Học sinh chuyên nghiệp 438 người 18.100 người Học sinh phổ thông 540.000 người 1.522.200 người Về ngành y tế:
Năm 1939 Trung Bộ và Bắc Bộ có:
Năm 1959 ở miền Bắc có:
Nhà thương 54 cái 138 cái Y tế xã 138 cái 1.500 cái Bác sĩ 86 người 292 người Y tá 968 người 6.020 người Cán bộ y tế ở xã 169.000 người
*
* *
Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân để tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, mọi công việc đều làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ, thì các kế hoạch Nhà nước nhất định hoàn thành và đời sống của nhân dân ta chắc chắn được cải thiện thêm mãi.
Trên nền tảng những thắng lợi đã đạt được, chúng ta phải
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 19
ra sức chuẩn bị đầy đủ để tiến sang những kế hoạch dài hạn sau này.
*
* *
Sở dĩ đạt được những thắng lợi ấy là vì:
- Đảng ta luôn luôn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của nhân dân, biết vận dụng lý luận Mác - Lênin vào tình hình thực tế của nước ta và đề ra đường lối, chính sách đúng đắn. Đảng ta không ngừng đấu tranh chống những khuynh hướng cải lương của giai cấp tư sản và những khuynh hướng manh động của tầng lớp tiểu tư sản trong phong trào dân tộc; chống luận điệu "tả" của bọn tơrốtxkít trong phong trào công nhân; chống những khuynh hướng hữu và "tả" trong Đảng khi quy định và chấp hành chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng ở mỗi thời kỳ. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Đảng vượt qua những trận thử thách ấy. Nhờ vậy, Đảng ta không những đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước, mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó trên mọi lĩnh vực và đập tan được mọi âm mưu của giai cấp tư sản hòng tranh quyền lãnh đạo cách mạng với Đảng ta.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền của công nông. Vì vậy, trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đã đấu tranh chống những xu hướng hữu khuynh và
20 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
"tả" khuynh đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thân của nông dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công nông, thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh.
- Đảng ta đã khéo tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết dân tộc để đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn luôn đấu tranh trên hai mặt trận chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận. Kinh nghiệm 30 năm của Đảng ta trong công tác đoàn kết dân tộc đã chứng tỏ rằng cần phải đấu tranh trên hai mặt trận như thế, thì vai trò lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận dân tộc thống nhất mới được đảm bảo, nền tảng công nông của Mặt trận mới được vững chắc, tính chất rộng rãi của Mặt trận mới được phát huy đầy đủ.
Đảng ta trưởng thành trong hoàn cảnh Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga đã thành công. Mọi thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc và cả phe xã hội chủ nghĩa, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào hoà bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chính vì đã
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 21
biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay (...).
Chúng ta chân thành cảm ơn Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giúp Đảng ta tự rèn luyện thành một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Chúng ta luôn luôn ghi nhớ công lao to lớn của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Pháp đã nhiệt tình giúp đỡ Đảng ta và dân ta trong cuộc đấu tranh cách mạng.
Từ nay về sau, trên con đường tiến lên giành những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng ta sẽ luôn luôn giữ vững và tích cực góp phần củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân, tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, ra sức giáo dục cho nhân dân ta thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa kết hợp chặt chẽ với tinh thần yêu nước, liên hệ cách mạng nước ta với phong trào của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
*
* *
Nhìn lại 30 năm qua, thế giới đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Đảng ta và nhân dân ta cũng vậy.
- Trước đây 30 năm, nhân dân ta đang bị đày đọa dưới ách nô lệ thực dân; Đảng ta mới thành lập, anh dũng nhưng còn non yếu.
22 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa, bốn bề lại bị các nước đế quốc chủ nghĩa bao vây.
Đảng Cộng sản và Hồng quân Trung Quốc bị bọn Quốc dân Đảng phản động tấn công cực kỳ dữ dội; các đảng anh em khác thì đều đang xây dựng bước đầu.
Chủ nghĩa đế quốc đang hoành hành trên 5 phần 6 quả đất và đang phát xít hoá.
Nói tóm lại, lúc đó phần lớn xã hội loài người đang bị nghẹt thở dưới chế độ tư bản chủ nghĩa tối tăm.
- Ngày nay, tình hình thế giới đã biến đổi hẳn, đã tươi sáng hẳn.
Liên Xô là một nước giàu mạnh vào bậc nhất thế giới, đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đồng thời là thành trì kiên cố nhất của sự nghiệp giữ gìn hoà bình cho loài người.
Chủ nghĩa xã hội đã thành một hệ thống thế giới rộng lớn và vững mạnh từ Âu sang Á, gồm có hơn 1.000 triệu người. Ở các nước, có 85 đảng cộng sản, đảng công nhân với 35 triệu chiến sĩ kiên quyết đấu tranh cho hoà bình, cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều nước thuộc địa cũ đã trở thành những nước độc lập và từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ Latinh, khắp nơi phong trào giải phóng dân tộc nổi lên rầm rộ như nước vỡ bờ. Chủ nghĩa đế quốc đang sa lầy lút tận cổ.
Miền Bắc nước ta đã được hoàn toàn giải phóng và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tự hào là một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa do Liên Xô vĩ đại đứng đầu. Đảng ta có hàng chục vạn đảng viên đang tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Đảng ta đang đứng đầu trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước. Đảng ta luôn
BA MƯƠI NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG 23
luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.
*
* *
Để làm trọn nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang ấy, Đảng ta phải:
- Tăng cường về mặt tư tưởng và kiện toàn về mặt tổ chức. Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chắc và rộng rãi trong quần chúng, chủ yếu là trong quần chúng công nhân, để tăng cường thành phần vô sản trong Đảng.
- Mọi đảng viên đều phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm xây dựng nước nhà, liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững khoa học và kỹ thuật, do đó mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học và kỹ thuật.
Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. - Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
24 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
- Công đoàn phải thật sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và văn hoá của giai cấp công nhân nước ta. - Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Các hợp tác xã nông nghiệp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải trở thành những đội quân vững mạnh của mười mấy triệu nông dân lao động trong công cuộc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giáo dục tư tưởng và xây dựng nông thôn phồn thịnh của nước ta.
- Quân đội ta phải ra sức học tập chính trị và kỹ thuật, xây dựng thành một lực lượng ngày càng hùng mạnh, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của nhân dân ta.
Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, với chí khí anh dũng của đội quân tất thắng, toàn Đảng ta đã đoàn kết hãy đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, tiến lên lãnh đạo nhân dân lao động nước ta giành những thắng lợi mới trong cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!
Nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh muôn năm!
Chủ nghĩa xã hội muôn năm!
Hoà bình thế giới muôn năm!
HỒ CHÍ MINH
- Báo Nhân Dân, số 2120,
ngày 6-1-1960, tr. 2, 6.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.12, tr.405-420.
25
KIỀU BÀO TA Ở THÁI LAN
LUÔN LUÔN HƯỚNG VỀ TỔ QUỐC
Từ trước đến mười hai năm gần đây, đồng bào ta đi sang Thái Lan đại khái có mấy đợt:
- Hồi phong kiến, các vua Minh Mạng và Thiệu Trị nhà Nguyễn tàn sát những người theo đạo Thiên Chúa. Nhiều đồng bào Công giáo phải lánh nạn sang Xiêm1. Họ ở thành từng xóm, từng làng nho nhỏ, nhiều nhất là gần kinh đô Băng Cốc. Vì ở đã lâu đời, họ theo phong tục tập quán Xiêm, nhưng vẫn nói tiếng Việt và tụng kinh bằng tiếng Việt.
- Sau phong trào “văn thân” và phong trào cách mạng khác bị thất bại, đế quốc Pháp khủng bố dã man. Nhiều người cách mạng cũng tạm lánh nạn sang Xiêm.
- Từ năm 1946, đế quốc Pháp lại gây chiến tranh xâm lược, người Việt chạy giặc sang Xiêm lần này khá đông. Nói tóm lại: Việt kiều ở Thái Lan đều là nạn nhân của phong kiến và đế quốc.
Kiều bào ta ở Thái Lan đều làm ăn cần cù. Người thì làm ruộng. Người thì buôn bán nhỏ. Người thì làm nghề thủ công. Mọi người đều góp phần làm cho kinh tế Thái Lan thêm thịnh vượng.
_______________
1. Nước Xiêm đến năm 1939 đổi tên là Thái Lan (BT).
26 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Kiều bào ai cũng nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật của nước Thái Lan và ăn ở hoà mục với nhân dân Thái Lan. Vì vậy họ được bà con Thái Lan yêu mến.
Trước đây, chính quyền Thái Lan đối với Việt kiều cũng tử tế. Một ví dụ: Cách đây độ 30 năm, đế quốc Pháp đòi Chính phủ Xiêm cho chúng bắt một người cách mạng Việt Nam tên là N.1. Tuy biết rõ N., nhưng vì muốn bảo hộ đồng chí ấy, chính quyền địa phương bèn gọi N. đứng lẫn với một nhóm người Xiêm tuổi tác và hình dáng đều giống hệt N., rồi bảo bọn mật thám Pháp: "Đó, các ông xem ai là N. thì bắt đi...". Nhìn đi, nhìn lại mấy lần vẫn không nhận được N., bọn chó săn Pháp phải quắp đuôi lủi thủi ra về.
Chính quyền địa phương nói với kiều bào ta: "Chúng tôi biết anh em là những người yêu nước, làm những việc yêu nước. Nhưng anh em làm việc phải làm kín đáo, kẻo bọn Pháp can thiệp làm phiền cả chúng tôi, cả anh em...".
Kiều bào ta ở Thái Lan đều thương yêu giúp đỡ nhau và luôn luôn hướng về Tổ quốc. Tôi xin kể vài chuyện: Cách đây hơn 30 năm, tôi cùng đi với Bác đến Xiêm. Đến đâu, hai bác cháu cũng được kiều bào tiếp đãi vồn vã, nhường áo sẻ cơm. Cố nhiên, họ không biết Bác là ai, chỉ biết là người Việt Nam mới đến đất này, thì họ sẵn sàng giúp đỡ. Hội "Ái hữu" của Việt kiều thành lập nhằm mấy mục đích: Đoàn kết - đoàn kết giữa Việt kiều với nhau và đoàn kết giữa người Việt với người Xiêm; nhắc nhủ kiều bào yêu Tổ quốc và giúp kiều bào học chữ quốc ngữ.
Để tự túc, cán bộ của hội chia nhau từng nhóm cày ruộng,
_______________
1. N: Tức cố Tú Ngọ (BT).
KIỀU BÀO TA Ở THÁI LAN LUÔN LUÔN HƯỚNG VỀ TỔ QUỐC 27
cưa gỗ hoặc buôn bán nhỏ. Bác cũng phát nương làm xuốn1 như các anh em khác. Nghe nói đám đất hoang do Bác và cố Tú Ngọ cùng các em thiếu nhi khai khẩn thành cái vườn hiện nay vẫn còn tốt. Hồi đó kiều bào rất tin tưởng vào đoàn thể. Ví dụ như cụ L. bán thịt lợn có vốn liếng khá, đã nói với cán bộ: "Vợ chồng tôi xin gửi mấy đứa con nhờ đoàn thể dạy dỗ để mai sau chúng nó tham gia chống Tây cứu nước. Chúng tôi cũng xin giao cả gia tài tuỳ ý đoàn thể sử dụng. Từ nay vợ chồng tôi tự coi mình như người "làm tài chính" cho đoàn thể...".
Có kiều bào quyên cả nhà cả vườn cho hội làm trụ sở, mình đi làm nhà ở nơi khác.
Có kiều bào quyên ruộng đất cho hội, rồi tự tay mình và động viên kiều bào khác cày cấy gặt hái cho hội để tiêu dùng vào công việc chung, như làm nhà trường, in sách báo và nuôi dạy các em thiếu nhi. Liệt sĩ thanh niên Trọng Con là con một kiều bào ở Thái Lan.
Các em thiếu nhi Việt Nam ở Thái Lan cũng ngoan lắm. Một hôm, một cán bộ ta bị mật thám Tây đuổi bắt. Anh ấy chạy vào một nhà kiều bào. Sau mấy phút mật thám Tây cũng vào theo. Người lớn đi vắng hết, chỉ có một em gái độ 9, 10 tuổi ở nhà, khi thấy bọn chó săn Tây nhớn nhác chạy vào, em G. liền lấy nón úp vào đầu anh cán bộ, vứt một dây thừng vào tay anh và nói một cách giận dữ: "Chú không đi bắt trâu, cứ ngồi ì ở nhà, mẹ về mẹ chửi cho mà xem!". Thế là anh cán bộ ung dung "đi bắt trâu". Còn bọn chó săn Tây thì cụt hứng.
Phải nói thêm rằng: Em bé G. vốn không quen biết anh cán bộ ấy.
_______________
1. "Vườn" tiếng Xiêm gọi là "xuốn" (BT).
28 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Nói tóm lại: Kiều bào ta ở Thái Lan là:
Mình tuy nương náu đất người,
Nhưng lòng yêu nước không nguôi bao giờ!
Và đã làm đúng ý nghĩa câu hát:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Từ đầu năm nay, mấy vạn kiều bào sẽ lần lượt trở về nước, để đồng cam cộng khổ với chúng ta, để cùng chúng ta thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, góp phần của kiều bào vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Kiều bào ta vẫn biết rằng: Sau nhiều năm chiến tranh tàn khốc, chúng ta còn có nhiều khó khăn, nước ta còn nghèo, dân ta còn khổ. Nhưng đối với kiều bào thì không gì khổ bằng ngày trước đã không được tham gia kháng chiến đánh Tây, ngày nay lại chưa được tham gia xây dựng Tổ quốc. Vì vậy, lòng ước mong nồng nàn nhất của kiều bào là mau chóng được trở về quê hương, mau chóng được tham gia xây dựng đất nước. Khó khăn mấy kiều bào cũng quyết tâm vượt qua, công việc nặng nề mấy kiều bào cũng vui lòng gánh vác. Kiều bào ta ai cũng nghĩ rằng:
Bấy lâu xa cách nước nhà,
Nay về quê cũ thế là vẻ vang!
Chúng ta thì nhiệt liệt hoan nghênh kiều bào về nước, vì: Bao năm ngày đợi đêm trông,
Nay mai sẽ được thoả lòng nhớ nhung!
V.K.
- Báo Nhân Dân, số 2122,
ngày 8-1-1960, tr.6.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.421-424.
29
BẮT ĐẦU TỪ HAI CHỮ
Ở một công trường kia, có tổ trộn bê tông đã cho xi măng vào cối trộn quá mức. Một số công nhân thấy thế, kêu: "Lãng phí!". Nhưng mấy người khác lại nói: "Của công dùng vào việc công, có ai lấy làm việc riêng đâu! Bỏ thêm một ít xi măng vào thì bê tông càng cứng, có mất đi đâu mà kêu là lãng phí!".
Ấy, chỉ một việc bình thường ấy, cũng đã có hai cách nghĩ khác nhau. Trong công cuộc xây dựng kinh tế của chúng ta, hằng ngày xảy ra biết bao nhiêu việc như thế. Đối với mỗi việc, đều có cách nghĩ đúng và cách nghĩ sai. Nghĩ đúng, làm mới đúng. Nghĩ sai, ắt làm sai.
Nghĩ và làm thế nào có lợi cho chủ nghĩa xã hội, thì như thế là đúng. Nghĩ và làm thế nào không có lợi hoặc có hại cho chủ nghĩa xã hội, thì như thế là sai. Những lợi và hại nhiều khi cũng không dễ phân biệt.
Hãy trở lại câu chuyện của tổ trộn bê tông nói trên: Mới nghe qua, có thể tưởng rằng việc tổ này cho xi măng quá mức một chút cũng chẳng có hại gì. Nhưng nếu ai cũng nghĩ như tổ ấy, nếu ai cũng tùy tiện dùng xi măng, sắt, thép, gỗ, than, dầu, v.v., "quá mức một chút", thì chúng ta sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu, và công cuộc xây dựng kinh tế của chúng ta sẽ gặp thêm biết bao nhiêu khó khăn.
30 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Hai chữ CẦN KIỆM thật ra không phải là quá đơn giản. Khẩu hiệu chung của chúng ta trong công cuộc xây dựng kinh tế ở miền Bắc là:
CẦN KIỆM XÂY DỰNG NƯỚC NHÀ
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Vì sao phải CẦN KIỆM?
CẦN KIỆM như thế nào?
Chúng ta còn phải suy nghĩ nhiều trên công việc hằng ngày của mình, còn phải học tập, rèn luyện nhiều để hiểu đúng và làm đúng khẩu hiệu đó.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2128,
ngày 14-1-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.429-430.
31
CON MA ĐALÉT VÀ THẦY CÚNG AICƠ1
Khi đã về hưu, các chính khách nổi tiếng ở các nước phương Tây thường hay viết "mêmoa"2, ghi lại những hoạt động của họ và những điều họ đã tai nghe mắt thấy. Những sự kiện ghi chép càng "giật gân" thì "mêmoa" càng đắt tiền.
Vừa rồi, cựu Thủ tướng Anh là ông Iđơn đã cho in "mêmoa" của ông ta. Trong ấy có nói đến Điện Biên Phủ. Tóm tắt như sau: Ba ngày trước khi Hội nghị Giơneo3 sắp họp, thì Thủ tướng Pháp là Biđôn đã yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ là Đalét đã chuẩn bị phái quân đội Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam để cứu vãn Điện Biên Phủ… Nhưng Anh e sợ hậu quả tai hại, cho nên không tán thành Mỹ can thiệp…
Lời của ông Iđơn lại một lần nữa xác nhận rằng, từ trước Mỹ đã sẵn có âm mưu xâm lược Việt Nam, và đã nuôi béo Ngô Đình Diệm làm tay sai để thực hiện âm mưu thâm độc ấy.
Nhưng chớ tưởng lầm rằng đế quốc Anh tử tế gì hơn đế quốc Mỹ. Năm 1945, chính đế quốc Anh đã giúp thực dân Pháp trở lại xâm lược miền Nam nước ta.
Ngày nay, Đalét đã hóa ra ma, nhưng âm mưu Mỹ vẫn _______________
1. Aikơ (Ike) là tên gọi tắt của Tổng thống Mỹ (TG).
2. Hồi ký (TG).
3. Hội nghị Giơnevơ (BT).
32 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
chưa chết. Đế quốc Mỹ vẫn giúp bọn Diệm tăng cường quân đội, chuẩn bị chiến tranh, phá hoại Hiệp nghị Giơneo, ngăn trở nhân dân ta thống nhất Tổ quốc.
Sự thật là như vậy. Nhưng Tổng thống Mỹ là ông Aikơ thì giống như một người thầy cúng, luôn luôn gõ mõ khua chuông rằng "mục đích của Mỹ chỉ muốn cho các dân tộc trên thế giới đều được tự do, dân chủ, hạnh phúc và hòa bình". Thật là:
Miệng thì lẩm nhẩm "nam mô"
Trong bụng thì chứa cả bồ gươm dao".
Dù sao, hệ thống ma quỷ của đế quốc đã gần đến ngày bị hóa kiếp. Phong trào giải phóng dân tộc và lực lượng chủ nghĩa xã hội ngày càng mạnh thêm. Cuối cùng, chủ nghĩa đế quốc ma quỷ sẽ bị tống vào địa ngục, loài người nhất định sẽ thật sự được hưởng tự do, dân chủ, hạnh phúc và hòa bình.
Dù Mỹ có muốn hay không.
Bánh xe lịch sử vẫn vồng tiến lên!
T.L.
Báo Nhân Dân, số 2129,
ngày 15-1-1960, tr.2.
33
HOAN HÔ LIÊN XÔ VĨ ĐẠI!
Hoan hô Liên Xô vĩ đại thành trì vững chắc của chủ nghĩa xã hội và của hòa bình thế giới!
Để đảm bảo cho cả loài người sống yên ổn, không lo sợ bất thình lình bị bom nguyên tử làm tiêu tan, mấy năm qua Liên Xô đã chủ động đình chỉ thử vũ khí nguyên tử và khinh khí, và giảm bớt 2.400.000 binh sĩ.
Lần này, trước Xô viết tối cao, đồng chí Khơrútsốp lại đề nghị giảm bớt 1.200.000 binh sĩ nữa.
Có người hỏi rằng Liên Xô giảm binh bị nhiều như thế, bọn đế quốc sẽ nhân đó mà tiến công Liên Xô chăng? Đồng chí Khơrútsốp đã trả lời câu đó: Liên Xô đã có một nền kinh tế vô cùng mạnh mẽ, nhân dân Liên Xô đoàn kết hơn bao giờ hết. Đó là một lực lượng khổng lồ, một lực lượng tất thắng. Liên Xô lại có những loại vũ khí mới mà từ trước đến nay loài người chưa từng biết đến. Nếu đế quốc nào điên rồ dám tiến công đất nước Liên Xô hoặc các nước xã hội chủ nghĩa khác, thì quân đội Liên Xô đã sẵn sàng có những phương tiện chiến đấu để san phẳng một hoặc nhiều nước đế quốc gây chiến.
Do việc giảm bớt quân số, mỗi năm Liên Xô sẽ tiết kiệm được 17.000 triệu đồng rúp. Số tiền ấy sẽ dùng để làm thêm nhiều xưởng máy, trường học, nhà thương, v.v.. Như vậy, đời
34 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
sống của nhân dân Liên Xô nay đã sung sướng, sẽ sung sướng hơn nữa.
Trong lúc khắp thế giới đang vui vẻ hoan nghênh gió xuân Hòa bình từ Liên Xô thổi đến, thì ở một xó tối tăm bẩn thỉu còn vẳng nghe tiếng vu vi của mấy con bọ hung du dị thối tha. Vâng lệnh con quỷ hiếu chiến Mỹ, con bọ hung Diệm tấp tểnh sang Đài Loan để cùng con du dị Tưởng bàn bạc âm mưu gây chiến ở châu Á!
Nhân dân ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác và sẵn sàng đập tan âm mưu đen tối của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng. Vô luận thế nào, lực lượng gây chiến đen tối của bọn đế quốc sẽ bị ánh sáng rực rỡ của mặt trời hòa bình đánh tan.
T.L.
Báo Nhân Dân, số 2131,
ngày 17-1-1960, tr.1.
35
LẤY CẦN LÀM GỐC
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hồi mới bắt đầu cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, có người hỏi: "Phát động nông dân cải cách ruộng đất, thì nông dân được ruộng; phát động công nhân cải tiến quản lý xí nghiệp, thì công nhân được gì?".
Nay cuộc vận động lớn ấy đã làm xong, ai cũng hiểu: "Được chủ nghĩa xã hội là được tất cả".
Chủ nghĩa xã hội là gì?
Hồ Chủ tịch nói vắn tắt nhưng rất đầy đủ: "Chủ nghĩa xã hội là no ấm và tự do cho toàn thể nhân dân. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; không còn người bóc lột người".
"No ấm và tự do cho mọi người" là ước mơ hàng nghìn năm của những người cần lao, những người bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Nhưng làm thế nào để ước mơ kia trở thành sự thật? Đã từng có người nghĩ rằng: "Chỉ cần đem hết của cải sẵn có trong xã hội chia đều cho mọi người cùng hưởng là tự khắc ai nấy đều được no ấm". Có khi họ tưởng tượng chủ nghĩa xã hội chỉ là sự chia đều như thế.
Thật ra, nếu chúng ta thực hiện "chủ nghĩa xã hội" theo kiểu đó, thì mức sống của chúng ta sẽ hết sức tồi tàn! Giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm cách mạng thắng lợi, đã giành
36 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
lại ruộng đất, nhà máy, hầm mỏ, đường sắt, bến tàu, v.v., trong tay các giai cấp bóc lột. Nhưng nếu chỉ như thế, thì chưa thể có "no ấm cho mọi người". Vì ruộng đất, máy móc tự nó không đẻ ra của cải cho chúng ta. Điều quan trọng là sau khi đã làm chủ được nó, chúng ta phải biết bắt nó đẻ ra của cải ngày càng nhanh, càng nhiều, để đời sống chúng ta ngày càng dồi dào. Cho nên xây dựng chủ nghĩa xã hội phải lấy CẦN làm gốc. CẦN là lao động: Lao động cần cù và sáng tạo. Năng suất lao động ngày càng tăng là nguồn no ấm của chúng ta.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2130,
ngày 16-1-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.431-432.
37
MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN THẾ NÀO?
Suốt năm chúng ta thi đua lao động sản xuất. Nhân ngày Tết Nguyên đán, chúng ta vui chơi một hôm để chào Xuân. Việc đó cũng đúng thôi.
Nhưng chúng ta nên mừng Xuân một cách vui vẻ và lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền đều bỏ ra mua sắm hết để đánh chén lu bù, thế là mừng Xuân một cách lạc hậu, thế là lãng phí, thế là không Xuân!
Nên nhớ rằng hiện nay chúng ta phải cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không nên vì một cớ gì mà quên nhiệm vụ ấy. Sau đây, xin nhắc vài việc làm ví dụ:
Việc đáng chê - Vừa rồi, vì được mùa to, 20 xã ở huyện Yên Thành (Nghệ An) đã "liên hoan" hết 123 con lợn, 8 con bò, 3 con bê! Đó là chưa kể số tiền chi tiêu vào muối, gạo, rượu, chè. Cũng chưa kể những ngày lao động của bà con 20 xã đã mất toi?
Lãng phí tiền của và công sức như vậy, là lỗi tại ai? Lỗi tại các cán bộ huyện, cán bộ xã. Lỗi tại đảng viên và chi bộ!
- Việc đáng khen - Một hợp tác xã nông nghiệp ở xã Chiến Thắng, tỉnh Hưng Yên chuẩn bị "liên hoan" được mùa dự tính mua một bò, một lợn hết độ 140 đồng. Nhưng sau khi học tập bài Cần kiệm xây dựng hợp tác xã đăng trong Báo Nhân Dân, bí thư chi bộ và ban quản trị khai hội bàn bạc. Toàn thể xã viên đều nhận rằng "liên hoan" như thế là lãng phí, là không đúng.
38 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Và bà con đã nhất trí tán thành dùng số tiền ấy thêm vào vốn để sản xuất Đông - Xuân.
- Hợp tác xã Quyết Thắng (xã Thục Luyện, tỉnh Phú Thọ) cũng chuẩn bị "liên hoan", dự tính các khoản chi phí là 129 đồng. Và nếu "liên hoan" thì phải kéo dài vụ cấy chiêm ra ngoài Tết.
Cũng do học tập bài Cần kiệm xây dựng hợp tác xã, toàn thể xã viên đã tán thành không "liên hoan" cách ấy nữa. Và: 1. Ra sức thi đua cấy vụ chiêm cho xong trước ngày 20 tháng Chạp; dùng thời gian còn lại đi làm ở công trường được 320 đồng tiền công chia cho xã viên tiêu Tết.
2. Số tiền dự định để "liên hoan" thì dùng trả 500 ngày công cho xã viên làm mấy mẫu ngô, sẽ thu hoạch được 36 tạ ngô hạt. Hai hợp tác xã ấy đã biết tiết kiệm để tăng thu nhập cho xã viên và làm cho hợp tác xã phát triển tốt. Hơn nữa, theo lời của cán bộ hợp tác xã thì việc tiết kiệm ấy đã "giúp cho xã viên chuyển biến cả một tư tưởng sai lầm thành tư tưởng đúng đắn đối với hợp tác xã".
Các đồng chí cán bộ ta cần phải hướng dẫn đồng bào làm cho Tết Canh Tý thành một Tết vui vẻ và tưng bừng, đồng thời là một Tết tiết kiệm và thắng lợi.
Trăm năm trong cõi người ta,
Cần kiệm xây dựng nước nhà mới ngoan.
Mừng Xuân, Xuân cả thế gian,
Phải đâu lãng phí cỗ bàn mới Xuân.
T.L.
- Báo Nhân Dân, số 2132,
ngày 18-1-1960, tr.1.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.440-441.
39
"TẾT TRỒNG CÂY"
ĐÃ THẮNG LỢI BƯỚC ĐẦU
Khắp miền Bắc từ thành thị đến nông thôn, đồng bào đã nhiệt liệt hưởng ứng "Tết trồng cây".
Vài thí dụ:
Hà Nội, riêng ở khu sông Nhuệ đã được 12 vạn cây. Thanh Hóa mở thêm 8 vườn để ươm 2 tạ hạt giống phi lao, mua 3 tấn hạt giống xoan và 12 vạn quả dừa làm giống. Khu tự trị Thái - Mèo định trồng 50 vạn cây.
Thái Bình định trồng gần 10 triệu cây.
Hà Nam 91 vạn cây.
Hải Dương ươm 7 tấn hạt giống xoan, v.v..
Các xã thì như xã Quang Minh trồng 12.000 cây.
Xã Hà Thái gần 17.000 cây.
Cá nhân thì như 130 chị em phụ nữ chợ Hồ Xá1 cùng với một phân đội Công an vũ trang nhân dân, trong một ngày chúc mừng Đảng (6-1), đã trồng được 1.570 cây.
Thanh niên Tây Bắc định mỗi người trồng từ 10 đến 15 cây, v.v.. Đó là thắng lợi bước đầu. Để phát triển thắng lợi ấy, chúng ta cần phải chú ý mấy điều sau đây:
_______________
1. Hồ Xá: Thị xã Hồ Xá, nay thuộc tỉnh Quảng Bình (BT).
40 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
- Phải liên hệ chặt chẽ "Tết trồng cây" với kế hoạch trồng cây gây rừng của Nhà nước. Nhưng không nên lẫn lộn số cây "Tết" với số cây của kế hoạch.
- Phải nắm đúng nguyên tắc xem trọng chất lượng, nghĩa là trồng cây nào chắc cây ấy, không nên tham trồng quá nhiều, mà không ra sức bảo vệ và chăm nom cây.
Chúng ta thực hiện "Tết trồng cây" (cùng với kế hoạch trồng cây gây rừng của Nhà nước) một cách liên tục, bền bỉ và vững chắc, thì độ trong 5, 7 năm sau, khi kinh tế và văn hóa miền Bắc nước ta đã tiến đến chủ nghĩa xã hội, đồng thời phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng.
T.L.
- Báo Nhân Dân, số 2133,
ngày 19-1-1960, tr.3.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.442-443.
41
CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
Đi đường mà biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường ngắn lại. Đi đường mà không biết trước những chặng phải đi qua, thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đường dài thăm thẳm, đi chưa được mấy đã thấy mệt.
Chúng ta xây dựng cuộc sống mới, cũng ví như người đi đường, phải biết rõ mình ra đi từ đâu, sẽ đến đâu và phải qua những chặng đường nào. Như vậy cuộc đi của chúng ta sẽ luôn luôn hào hứng.
Trong cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, một số công nhân đã nêu lên câu hỏi: "Miền Bắc nước ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Công nhân đã cố gắng nhiều. Vì sao mức sống của chúng ta vẫn còn thấp?". Câu trả lời khá lý thú: "Chúng ta đang tiến nhanh, nhanh chưa từng có. Đời sống của chúng ta ngày một khá lên và so với lúc đầu thì đã khá hơn nhiều. Nhưng chúng ta bắt đầu đi từ một chỗ quá thấp, nên còn phải cố gắng nhiều mới lên tới chỗ cao được".
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta. Ngay đến năm ngoái, trong sản xuất của miền Bắc, công nghiệp chỉ mới chiếm không đầy hai phần, còn nông nghiệp và thủ công nghiệp chiếm đến già tám phần. Mấy triệu nông dân và ngót một nửa triệu thợ thủ công là những người đang cung cấp phần lớn thức ăn, vật dùng cho nhân dân,
42 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
hiện vẫn dùng những đồ rất thô sơ để sản xuất. Như vậy thì làm sao cho đời sống nhân dân thật dồi dào được? Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu... Đó là con đường phải đi của chúng ta: Con đường công nghiệp hoá nước nhà. Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu... Nhưng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2134,
ngày 20-1-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.444-445.
43
THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHIỆP HÓA?
Có ai nghĩ rằng các "xừ"1 thực dân cá mập lại có thể giúp ta hiểu "thế nào là công nghiệp hóa?". Vậy mà sự thật lại có như thế đấy! Cố nhiên đây là sự thật nhìn về mặt trái của nó.
Thực dân Pháp chiếm nước ta hơn một nửa thế kỷ. Nhưng số nhà máy mà chúng xây dựng trên đất nước ta thì có thể đếm được trên đầu ngón tay. Công nghiệp không được mở mang, thì nông nghiệp lạc hậu vẫn hoàn lạc hậu. Từ cái kim, sợi chỉ, nhân dân ta đều phải mua của nước ngoài. Trước hết là mua của Pháp! Như vậy thì còn nói gì đến độc lập, tự chủ! Thật là thâm độc!
Nhưng cũng chưa thâm bằng đế quốc Anh. Ấn Độ trước đây là một nước thuộc địa của Anh. Thực dân Anh đã mở mang ở đây khá nhiều công nghiệp. Nhưng vẫn tuyệt nhiên không có công nghiệp làm ra máy móc, gang thép, v.v.. Vì vậy, những nhà máy của Ấn Độ vẫn bị phụ thuộc vào nước ngoài: Không có máy móc, phụ tùng, chất đốt, hóa chất, v.v., thì nhà máy cũng bị tê liệt.
Các ngành công nghiệp làm ra máy móc, gang thép, than, dầu, hóa chất, v.v., gọi chung là công nghiệp nặng. Công
_______________
1. “Xừ”, tức “Monsieur” (Ngài). Đây là cách chơi chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (BT).
44 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
nghiệp nặng là đầu mối để mở mang các ngành công nghiệp khác và cung cấp máy móc cho nông nghiệp. Cho nên, chưa có công nghiệp nặng, thì chưa thể gọi là công nghiệp hóa. Chưa có công nghiệp nặng, thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh được.
Ngày nay, với sự giúp đỡ của các nước anh em, chúng ta không những đang xây dựng nhiều nhà máy làm ra những thứ cần cho đời sống, mà cũng đã bắt đầu xây dựng một số nhà máy làm ra máy móc, gang thép, v.v.. Đó là một bước đầu để làm cho khắp miền Bắc nước ta:
Núi rừng có điện thay sao,
Nông thôn có máy làm trâu cho người1.
Xây dựng một nền công nghiệp đầy đủ như trên không phải là dễ. Các nước tư bản phương Tây đã phải mất mấy trăm năm. Chúng ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể rút ngắn lại vào khoảng mười lăm năm. Nhưng phải cố gắng nhiều, phải phấn đấu gian khổ. Năm nay, chúng ta phải hoàn thành tốt kế hoạch ba năm để đưa kinh tế miền Bắc tiến lên một bước nữa. Sang năm, chúng ta sẽ bắt đầu kế hoạch năm năm lần thứ nhất: Kế hoạch dài hạn đầu tiên của thời kỳ công nghiệp hóa nước nhà theo chủ nghĩa xã hội.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2136,
ngày 22-1-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.449-450.
_______________
1. Ba mươi năm đời ta có Đảng (thơ Tố Hữu) (TG).
45
CÓ BỘT MỚI GỘT NÊN HỒ
Bạn có biết xây dựng một nhà máy phải tốn bao nhiêu tiền không?
Chỉ xây dựng một nhà máy hạng nhỏ, vào cỡ các nhà máy diêm, thuốc lá, xà phòng, đồ sắt tráng men, đồ dùng văn phòng... của ta hiện nay, cũng phải tốn từ hai, ba triệu đồng đến năm, bảy triệu đồng. Muốn xây dựng một nhà máy hạng vừa sản xuất những loại hàng tiêu dùng như chè, đường, giấy, cá hộp, đồ thủy tinh... thì phải tốn tới vài ba chục triệu đồng. Nhưng to tiền hơn hết vẫn là những xí nghiệp sản xuất gang thép, máy móc, than, dầu, hoá chất, v.v., ít ra cũng phải bốn, năm chục triệu đồng, nhiều thì đến hàng trăm triệu đồng.
Công nghiệp hoá nước nhà là một việc rất lớn. Muốn xây dựng công nghiệp, phải có nhiều vốn, hết sức nhiều vốn. Nhưng lấy đâu ra vốn?
Đối với bọn tư bản cá mập phương Tây, thì nguồn vốn để xây dựng công nghiệp là cướp bóc các nước thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động trong nước. Tất nhiên, đó không phải là con đường mà chúng ta đi.
Con đường của chúng ta, con đường chung của các nước xã hội chủ nghĩa, là lấy sự dành dụm của mình làm nguồn vốn để xây dựng công nghiệp.
46 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Từ bao đời qua, nhân dân lao động vẫn mong sao cho “có cái ăn, cái để”. Ngày nay, điều đó đã thành sự thật đối với số đông nhân dân miền Bắc nước ta. Sự dành dụm của mỗi người, mỗi gia đình là rất cần thiết để làm cho đời sống được ổn định. Nhưng nếu chỉ có sự dành dụm riêng rẽ đó, thì đời sống của nhân dân lao động cũng chỉ “giẫm chân một chỗ”, không thể nào vươn lên được.
Chúng ta muốn làm thay đổi hẳn bộ mặt của nước ta. Chúng ta muốn nhân dân ta đời đời thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn tới một cuộc sống ngày càng no ấm, tươi vui. Chúng ta muốn công nghiệp hóa nước nhà theo chủ nghĩa xã hội. Cho nên chúng ta phải có một sự dành dụm to lớn hơn: Sự dành dụm chung của cả nước. Sự dành dụm chung ấy gọi là tích lũy xã hội chủ nghĩa.
Nguồn tích lũy xã hội chủ nghĩa là sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân và những món lợi do các ngành kinh tế quốc doanh đưa lại. Cho nên công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác càng cố gắng thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, thì tích lũy xã hội chủ nghĩa càng tăng nhanh. Tích lũy xã hội chủ nghĩa tăng nhanh thì sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà sẽ tiến nhanh, và đời sống của mọi người sẽ chóng được no ấm, đầy đủ.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2139,
ngày 25-1-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.451-452.
47
MỪNG XUÂN VĨ ĐẠI
Xưa kia người ta chỉ mừng Xuân hẹp hòi trong khuôn khổ gia đình với những câu chúc tụng như: "Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái".
Ngày nay chúng ta mừng Xuân rộng rãi, từ gia đình đến cả nước, đến khắp thế giới. Xuân này là một Xuân cực kỳ tươi đẹp, nó tổng kết thắng lợi to lớn của loài người mấy năm trước và mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa những năm sau.
Chủ nghĩa đế quốc thực dân là tượng trưng cho mùa Đông lạnh lùng u ám đã bị đẩy lùi đến bước cuối cùng. Mùa Xuân của lực lượng hoà bình thế giới ngày càng lan rộng, của phong trào giải phóng dân tộc ngày càng lên cao, của chủ nghĩa xã hội ngày càng tươi đẹp.
Mười năm trước đây, hung thần đế quốc hoành hành khắp năm châu. Ví dụ: Đế quốc Anh đã thống trị những thuộc địa mà số người nhiều gấp 8 lần rưỡi số người Anh, mà đất đai rộng gấp 232 lần đất đai nước Anh. Số người các thuộc địa bị đế quốc Pháp áp bức thì nhiều hơn số người Pháp gần 20 triệu và đất đai các thuộc địa rộng gấp 19 lần đất đai nước Pháp. Nhân dân các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ đều bị tư bản độc quyền Hoa Kỳ bóc lột tận xương, tận tủy. Toàn châu Phi đều bị xiềng xích dưới chế độ nô lệ của bọn thực dân.
48 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Xuân này, Anh và Pháp đã mất gần hết thuộc địa của chúng. Nhân dân Trung Mỹ và Nam Mỹ đang sôi nổi chống đế quốc Hoa Kỳ; tiêu biểu nhất là nhân dân Cuba oanh liệt. Mười ba nước châu Phi đã độc lập, các dân tộc khác như Kênia, Cônggô, v.v., thì đang sôi nổi đấu tranh chống thực dân; tiêu biểu nhất là nhân dân Angiêri anh hùng. Trong lúc nhân dân Việt Nam ta đang sắm sửa mừng Xuân, thì các dân tộc châu Phi đang họp đại hội ở Tuni với khẩu hiệu:
"Châu Phi là của người Phi,
Bè lũ đế quốc cút đi cho rồi!".
Phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại ngày càng hùng mạnh. Chỉ so sánh năm ngoái với năm trước cũng đủ thấy phe ta tiến bộ vùn vụt về mọi mặt và có thể chắc chắn rằng từ Xuân này sẽ tiến bộ hơn nhiều.
Liên Xô - Năm đầu của kế hoạch 7 năm đã hoàn thành vượt mức. Công nghiệp đã tăng gần 12% (12% đó gần bằng 30 cái tổng ngân sách năm nay của ta). Số trường học tăng 24%; đã đào tạo thêm 86 vạn chuyên gia thanh niên, hơn 13 triệu công nhân đã chuyển sang chế độ ngày làm 7 giờ, hoặc 6 giờ, v.v.. Khoa học và kỹ thuật của Liên Xô đã chiếm địa vị nhất thế giới. Từ Xuân này, Liên Xô sẽ giúp thêm các nước anh em xây dựng 288 xí nghiệp lớn và giúp các nước bạn như Ấn Độ, Inđônêxia, v.v., xây dựng 95 xí nghiệp to.
Lời kêu gọi của người sứ giả hoà bình và cộng sản đã vang dội từ phủ Tổng thống Mỹ đến khắp nước Mỹ và thế giới. Bắt đầu từ Xuân này, Liên Xô sẽ giảm 1 triệu 20 vạn binh sĩ. Chính sách hòa bình đó đã được nhân dân cả thế giới nhiệt liệt hoan nghênh.
Trung Quốc - Cuối năm ngoái đã hoàn thành kế hoạch 5 năm thứ hai trước thời hạn ba năm về những chỉ tiêu chính. Sản lượng
MỪNG XUÂN VĨ ĐẠI 49
công nghiệp đã tăng hơn 39%. Sản lượng nông nghiệp tăng gần 17% (ngũ cốc tăng 8%) mặc dù năm ngoái nhiều tỉnh đã bị lụt to hoặc hạn nặng. Thu nhập của nhân dân tăng hơn 22%.
Bungari - Công nghiệp tăng 25%. Nông nghiệp tăng 26%. Triều Tiên - Đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn hai năm rưỡi.
Nói tóm lại: Các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa đều tiến bộ rực rỡ như hoa nở mùa Xuân.
Phe đế quốc, nhất là tên trùm đế quốc Mỹ thì chẳng Xuân chút nào.
Hôm mồng 7-1-1960, Tổng thống Mỹ đã phải nhận rằng: Nước Mỹ có nạn lạm phát bạc giấy, giá hàng hoá ngày càng lên cao, Chính phủ mắc nợ đến 290 tỉ đôla. Và Ngài Tổng thống cũng phải nhận rằng: "Thế giới cộng sản là một xí nghiệp khổng lồ, 15 năm qua người cộng sản đã thu được hàng loạt thành tích về vật chất...".
Nhiều ông nghị trong Quốc hội Mỹ đã than phiền: "Ngày nay Mỹ không còn là nước lớn số 1 về quân sự nữa. Ngân sách Mỹ chi tiêu quá ít ỏi cho giáo dục, y tế và việc nghiên cứu khoa học... Uy tín của Mỹ ở châu Phi và ở Trung Đông, Cận Đông đang suy sụp".
Các trùm kinh tế Mỹ thì phàn nàn: "Trong bốn năm trước sản lượng gang thép không tăng hơn năm 1955. Năm nay tiền đầu tư kém thua năm 1957 và công nghiệp luyện kim may lắm cũng chỉ tiêu thụ được 60% nguyên liệu. Năm nào cũng có độ bốn triệu công nhân thất nghiệp hoàn toàn...".
Các nhà khoa học Mỹ thì uất ức: "Hiện nay cả thế giới đều hướng về Liên Xô chứ không hướng về Mỹ nữa; vì Liên Xô đã dẫn đầu về khoa học kỹ thuật. Mỹ đã thất bại 18 lần phóng tên lửa và 6 lần phóng vệ tinh. Tên lửa Atlát Mỹ chỉ bay xa 8.000
50 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
cây số, sức đẩy chỉ 163.000 kilô mà bắn sai đích 3.200 thước tây. Tên lửa của Liên Xô vừa rồi đã bay 13.000 cây số, sức đẩy là 453.000 kilô mà bắn chỉ xa đích non 2.000 thước, v.v..
Thế là chính những người đầu sỏ Mỹ đã phải nhận Mỹ suy sụp về mọi mặt.
Việt Nam ta - Dưới chế độ đen tối của Mỹ - Diệm, tình hình miền Nam tiêu điều như thế nào, bà con ta đã rõ. Ở đây tôi chỉ nhắc lại một con số do báo chí Sài Gòn nêu ra: "Sài Gòn có 1.219.000 người, trong đó 810.000 người không có lương cố định", nghĩa là thường xuyên không có công ăn việc làm, phải sống vất vơ vất vưởng.
Chính sách khủng bố cực kỳ dã man của Mỹ - Diệm không ngăn cản được cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng của đồng bào miền Nam. Đồng bào miền Nam tin tưởng chắc chắn rằng "Bĩ cực thì thái lai", mùa Xuân thống nhất và tự do nhất định sẽ đến.
Nhân dân miền Bắc ta rất tự hào là một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa và mỗi Xuân về với chúng ta là một thắng lợi vẻ vang. Mấy con số tóm tắt sau đây chứng tỏ điều đó: 1958 1959 1960
Xí nghiệp
92 117 137
Sản lượng thóc 4.577.000 tấn 5.200.000 tấn 5.500.000 tấn
Số học trò
(cộng cả đại học, trung học,
tiểu học)
2.093.500 người 3.018.800 người 3.918.000 người
Đặc biệt năm nay chúng ta mừng Xuân với nhiều thắng lợi vẻ vang. Mừng Đảng ta 30 tuổi. Mừng nước nhà 15 Xuân. Mừng Hiến pháp mới và sẽ mừng Quốc hội mới. Chúng ta mừng Xuân một cách vui vẻ tưng bừng, nhưng tuyệt đối không
MỪNG XUÂN VĨ ĐẠI 51
lãng phí. Chúng ta ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, để Xuân sau thắng lợi hơn Xuân này.
TRẦN LỰC
- Báo Nhân Dân, số 2141,
ngày 27-1-1960, tr.1.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.453-456.
52
ĐÁNH GIÁ PHIM VƯỜN CAM
Là một công cụ rất đắc lực cho việc tuyên truyền và giáo dục, cho nên phim ảnh phải có nội dung chính trị đúng đắn và kịp thời. Gần đây, ngành phim ảnh trẻ tuổi của chúng ta đã xây dựng vài bộ phim truyện. Đó là một bước tiến đáng mừng. Ở đây, tôi chỉ nói về bộ phim mới nhất là Vườn cam. Như đồng chí Phạm Văn Khoa (phụ trách bộ phim) đã nói: "Các diễn viên chúng ta đều là những người mới bước vào nghề". Nhưng mọi người đã "làm việc liên tục, không kể chủ nhật, không kể ngày lễ, tranh thủ từng giờ từng phút", để làm xong bộ phim trong 45 ngày, nhằm "phục vụ nông thôn"… Đó là những cố gắng đáng khen.
Tôi trộm nghĩ rằng: "Dù nội dung chưa được sâu sắc và nghệ thuật có chỗ chưa thỏa mãn, (lời phê bình của tập san Quân đội nhân dân), Vườn cam có thể là một bộ phim khá, nếu nó ra đời vào những năm 1956-1957, trong lúc hợp tác hóa mới bắt đầu ở nông thôn ta.
Nhưng năm nay, gần 50% đồng bào nông dân đã vào hợp tác xã, hầu hết số nông hộ còn lại thì đều vào tổ đổi công. Sau cuộc chỉnh huấn của đảng viên, cuộc thảo luận sôi nổi và rộng khắp ở nông thôn về "hai con đường", sau khi Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và luật hôn nhân mới - nông thôn ta đã tiến bộ rất nhiều về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
ĐÁNH GIÁ PHIM VƯỜN CAM 53
Trước những tiến bộ tốt đẹp đó, phim Vườn cam lại cho chúng ta thấy những gì? Nó cho chúng ta thấy:
- Tên gian thương phó Ngang đường hoàng cho vay cắt họng, phá hoại mậu dịch quốc doanh, xui nguyên giục bị hòng phá hoại tình đoàn kết ở nông thôn, dùng nợ lãi hòng cưỡng ép cô Thơ lấy con trai nó và mua rẻ vườn cam của mẹ cô Thơ, v.v..
- Một người bí thư chi bộ xã, từ giọng nói đến cách làm đều tỏ ra một chàng mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh hạng nặng, v.v.. Hiện nay, những chuyện như vậy đều lỗi thời không còn
nữa, cho nên phim Vườn cam cũng lỗi thời và không thực tế. Để các phim mới sau này tránh khỏi những vấp váp như vậy, tôi xin đề nghị: Mỗi bộ phim mới, cần được một số đồng chí phụ trách văn nghệ xem kỹ và giúp ý kiến, ngành phim ảnh phải chịu khó sửa đi sửa lại thật chu đáo rồi hãy cho nó ra mắt đồng bào.
Tôi đánh giá phim Vườn cam như vậy đúng hay là sai, xin đồng bào cho thêm ý kiến.
V.K.
- Báo Nhân Dân, số 2146,
ngày 2-2-1960, tr.6.
54
MÙA XUÂN QUYẾT THẮNG
Tục ngữ có câu: "Suốt năm kế hoạch, định từ mùa Xuân"1. Thật đúng như vậy. Mùa Xuân thì trời vui, đất vui, người càng vui. Cho nên ngay từ đầu mùa Xuân mọi công việc làm được tốt, thì cả năm sẽ phát triển tốt và kết quả tốt.
Ở đây, xin chỉ nói về nông nghiệp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đồng bào nông dân đều quyết tâm cố gắng làm cho vụ Đông - Xuân đại thắng lợi. Điều đó rất tốt!
Nhưng trong mùa Đông qua, công việc về vụ chiêm cũng như về hoa màu và cây công nghiệp, chúng ta mới làm được non một nửa. Vậy, ngay từ hôm nay, chúng ta nhất định:
- Phải dốc cả lực lượng để cấy xong và cấy tốt vụ chiêm nội trong thượng tuần tháng Giêng.
- Phải chăm làm cỏ và phải bón phân đầy đủ. Nhiều nơi bón phân còn ít quá.
- Phải chú ý phòng sâu và diệt sâu. Hễ nơi nào thấy sâu thì phải diệt cho tận gốc.
- Phải tiếp tục phòng hạn và chống hạn. Ở mấy tỉnh như Thanh Hoá, Nam Định, Hà Đông... còn những nơi thiếu nước,
_______________
1. “Nhất niên chi kế, thi ư Xuân” (TG).
MÙA XUÂN QUYẾT THẮNG 55
thì phải ra sức động viên nhân dân diệt hạn cho kỳ được. Phải thực hiện khẩu hiệu: "Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa". Chống hạn là một cuộc thử thách đối với cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và các xã viên hợp tác xã những tỉnh ấy.
- Trâu bò là bạn của nông dân chúng ta. Nó giúp ta cày bừa. Nó cho ta phân bón. Cho nên phải hết sức quý trọng, thương yêu và săn sóc trâu bò cho thật tốt.
- Cải tiến nông cụ là một việc rất cần thiết. Nó tiết kiệm được nhiều sức lao động và thời giờ. Nó giúp ích nhiều cho việc tăng gia sản xuất. Ví dụ: Hợp tác xã Phú Động (tỉnh Phú Thọ) chỉ cải tiến một kiểu bừa, mà công việc đã nhanh gấp 16 lần. Trước kia chỉ làm được 37 mẫu ngô, nay làm được hơn 70 mẫu. Còn tiết kiệm được 1.800 công để làm thêm phân bón, cấy hết diện tích, làm thêm nghề phụ. Nhờ vậy mà thu nhập của xã viên được tăng nhiều.
Đồng thời với những công việc trên đây, phải ra sức củng cố tổ đổi công và hợp tác xã.
Phải nhớ kỹ rằng: Kế hoạch 10 phần, thì biện pháp phải 15 phần và quyết tâm phải 20 phần.
Hiện nay, 46% đồng bào nông dân đã vào hợp tác xã, số còn lại thì đều vào tổ đổi công. Đó là một lực lượng rất to lớn. Đảng bộ và chính quyền các nơi phải ra sức động viên lực lượng ấy quyết làm cho vụ Đông - Xuân thắng lợi toàn diện, vượt bậc và vững chắc.
TRẦN LỰC
- Báo Nhân Dân, số 2147,
ngày 3-2-1960, tr.1.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.462-463.
56
PHẢI BIẾT CHI TIÊU
Chúng ta cố gắng dành dụm, cố gắng tăng tích lũy xã hội chủ nghĩa là để mở mang kinh tế, xây dựng công nghiệp, xây dựng đời sống ngày càng no ấm cho nhân dân lao động.
Nhưng chỉ biết dành dụm không đủ, mà còn phải biết chi tiêu. Chi tiêu thế nào là đúng?
Trước hết, phải phân biệt hai hướng chi tiêu: Một bên là chi tiêu cho sản xuất, như xây dựng nhà máy, hầm mỏ, nông trường, đập nước... Một bên là chi tiêu cho những việc không sản xuất như xây nhà ở, nhà thương, trường học... Những việc không sản xuất cũng cần thiết, cũng phải được chú ý đúng mức. Nhưng chúng ta phải luôn luôn đặt việc chi tiêu cho sản xuất lên trên hết. Vì vốn dùng vào sản xuất thì sinh sôi, nảy nở, mang lại nguồn no ấm ngày càng dồi dào cho nhân dân lao động. Còn vốn dùng vào những việc không sản xuất thì không trực tiếp có tác dụng như thế.
Hãy nói chuyện một người cho dễ hiểu: Một anh nông dân đang cần sửa sang cày, bừa, lại cũng muốn mua sắm một vài thứ để bày biện trong nhà. Nhưng số tiền dành dụm của anh có hạn. Là người chủ trong gia đình, anh cân nhắc, tính toán, và quyết định sửa sang cày, bừa trước. Như vậy, anh sẽ sản xuất khá hơn và đến vụ sau, anh có thể có cả những thứ để bày biện trong nhà.
PHẢI BIẾT CHI TIÊU 57
Chúng ta là người chủ của xã hội, chúng ta cũng cần cân nhắc, tính toán như thế. Phải hết sức dành vốn cho việc mở mang sản xuất, xây dựng công nghiệp. Không những thế mà trong việc chi tiêu cho sản xuất còn phải biết dồn vốn cho những ngành quan trọng nhất, như: gang, thép, điện, than, cơ khí, v.v.. Vì những ngành này có được mở mang thì các ngành khác mới tiến lên được.
Muốn dành được nhiều vốn cho việc công nghiệp hóa nước nhà, thì mỗi ngành, mỗi địa phương phải hết sức tiết kiệm trong việc chi tiêu. Công nhân, viên chức, cán bộ phải luôn luôn phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, giữ gìn máy móc, dụng cụ, v.v.. Như vậy là chi tiêu ít mà sản xuất nhiều, lại dành thêm được nhiều vốn cho việc công nghiệp hóa nước nhà.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2147,
ngày 3-2-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.464-465.
58
CHUNG QUANH MỘT PHÒNG HỌP MỚI
Trước một phòng họp nhỏ vừa xây dựng xong, từng nhóm cán bộ đến dự hội nghị đang trao đổi ý kiến về đủ thứ chuyện lớn, chuyện nhỏ mà người ta thường trao đổi trong những giờ nghỉ. Ở một nhóm, câu chuyện xoay quanh "vấn đề thời sự nóng hổi… trước mắt" là phòng họp mới.
- Dãy cột trước hiên này không cần xây to đến 50 phân! Chỉ cần 30 phân là đủ sức chống đỡ. Cột nhà kho mới phải xây đến 50 phân.
- Tường nhà một tầng cũng không cần xây dày đến 40 phân như thế này!
- Lại còn bao nhiêu chỗ lồi, lõm không cần thiết này nữa! Tốn thêm biết bao công sức vào đó!
- Thế mà ở các công trường, chúng ta đang thiếu gạch, thiếu thợ xây,... Về phòng họp này, nếu tính toán cho chi ly, thiết kế cho thiết thực thì có thể rút bớt một phần ba chi phí.
Trong số những người góp chuyện trên đây, có người biết nghề xây dựng và người không biết nghề. Ý kiến của họ đáng quý biết bao! Tiếc thay, những điều như thế thường không được suy nghĩ, tính toán thật kỹ trước khi làm.
Trong công cuộc xây dựng kinh tế của chúng ta, mỗi năm Nhà nước bỏ ra hàng nghìn triệu đồng. Chỉ tiết kiệm 1% số vốn ấy cũng đã có thể xây dựng thêm vài nhà máy hạng vừa hoặc mấy khu nhà ở cho công nhân. Nếu cố gắng tiết kiệm 5% số vốn
CHUNG QUANH MỘT PHÒNG HỌP MỚI 59
ấy thì có thể có thêm một vài nhà máy hạng lớn. Điều đó hoàn toàn có thể làm được. Chỉ cần mỗi người, mỗi ngành, mỗi đơn vị sản xuất và xây dựng đều thật sự quý trọng từng đồng xu, từng viên gạch, từng mẩu gỗ, mẩu sắt… của Nhà nước, và đều tính toán chi ly mọi việc trước khi làm cũng như trong khi làm.
Từ việc nhỏ đến việc lớn, trong sản xuất và công tác của chúng ta, còn bao nhiêu việc đáng suy nghĩ và cần phải suy nghĩ. Ví dụ: những hộp diêm, những bao thuốc lá, những hộp thuốc đánh răng, v.v. chỉ dùng trong nước, thì có cần phải gói giấy tốt và in nhãn đẹp, nhiều màu không? Xà phòng giặt có nhất thiết phải làm bằng dầu dừa không, hay có thể làm bằng các thứ dầu, mỡ rẻ hơn mà vẫn tốt? Trong các nông cụ cải tiến và các loại máy đơn giản, có những bộ phận nào còn có thể làm bằng gỗ thay sắt, bằng tre thay gỗ không? v.v..
Cán bộ và công nhân ta đã có nhiều sáng kiến, tiết kiệm được nguyên liệu, vật liệu, sức người. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Cái hố lãng phí đã nuốt mất bao nhiêu của cải dành dụm của chúng ta! Cái hố ấy đến nay vẫn còn há hốc, chực vùi lấp thêm bao nhiêu "công trình" không được xây dựng.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiết kiệm là một chính sách lớn, một đạo đức lớn, một nếp làm việc và nếp sống không bao giờ được lơ là. Kẻ thù chính của nó là: tệ tham ô, lãng phí, bệnh phô trương, hình thức và lối làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm.
Vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội, chúng ta hãy ra sức đánh bại những kẻ thù nguy hiểm ấy.
C.K.
Báo Nhân Dân, số 2149
ngày 5-2-1960, tr.2.
60
QUỸ ĐEN... QUỸ TRẮNG
Quỹ đen! Cái thứ quỹ quái ác kia, cứ tưởng là nó đã chết từ lâu rồi ai ngờ nó vẫn sống đàng hoàng mấy năm nay ở một số địa phương. Gần đây, tỉnh Hải Dương đã lôi cổ nó ra ánh sáng. Huyện nào cũng có quỹ đen. Một số cơ quan cũng có quỹ đen.
Quỹ đen là gì? Đó là một thứ quỹ riêng nằm ngoài vòng kiểm soát của Nhà nước: Thu thì dùng cách tiêu ít khai nhiều để cắt xén quỹ công. Chi thì lu bù, ù xọe. Quả là một lối làm không sáng sủa - đúng như tên gọi của nó là "quỹ đen"! Nhưng vì sao nó vẫn sống đàng hoàng, thoải mái, dưới sự "bảo trợ" của cả một số cơ quan lãnh đạo ở địa phương? Vì một số cán bộ ta đến nay vẫn giữ nếp làm việc theo lối gia đình. Họ nói bằng giọng người làm chủ: "Việc nhà cả! Quỹ đen hay quỹ trắng đều dùng cho công việc chung cả, có mất đi đâu mà sợ!". Nhưng hình như theo ý họ, thì "có quỹ đen, mọi việc mới trôi chảy, còn các thể lệ, chế độ chi tiêu của Nhà nước chỉ là những sợi dây ràng buộc khó chịu"(!).
Đúng, chế độ chi tiêu của Nhà nước là một sự "ràng buộc", nhưng đó là một sự ràng buộc rất cần thiết và rất hay. Nó ràng buộc những kẻ phung phí, những người thích phô trương. Nó ràng buộc cả những người chỉ biết việc trước mắt mà không thấy việc lâu dài, chỉ biết việc của bộ phận mình mà không thấy việc chung của cả nước. Nhưng chính nhờ đó mà nó lại chặt
QUỸ ĐEN... QUỸ TRẮNG 61
xiềng, chắp cánh cho kinh tế nước ta tiến lên như ngựa thần trên con đường xã hội chủ nghĩa. Nó giúp chúng ta dành dụm từng đồng xu thành những số vốn lớn. Nó vít kín các lỗ thủng, các khe hở, không để của cải dành dụm của chúng ta bị hao hụt, phân tán. Như vậy mới dồn được phần lớn vốn của Nhà nước vào việc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
Những người "bảo vệ quỹ đen" quả là những người phung phí của cải chung. Ở một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, người ta tính ra rằng: Nếu căn cứ vào số tiền chi tiêu về các cuộc hội nghị trong sáu tháng đầu năm 1959, thì ngày nào cũng có 117 cán bộ xã lên họp ở huyện. Thật là một con số đáng sợ. Nhưng chung quanh mỗi quỹ đen, còn có biết bao nhiêu con số đáng sợ khác.
Chúng ta sẵn sàng xiết chặt thêm trăm nghìn sợi dây ràng buộc để tiêu diệt hẳn lối làm lộn xộn đó. Phải chặt chẽ hơn nữa trong việc dùng tiền dành dụm của chúng ta, để tiến nhanh tới cuộc sống no ấm đầy đủ cho mọi người.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2152,
ngày 8-2-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.466-467.
62
KHÔNG ĐỂ MỘT KHE HỞ
Mỗi tháng, báo Nhân Dân nhận được hàng nghìn thư của bạn đọc từ các nơi gửi đến. Hầu hết là thư góp ý kiến về công việc chung, thư hỏi việc riêng chỉ là số ít. Thật là một điều mới mẻ và tốt đẹp.
Đáng chú ý nhất là loại thư phê bình những việc lãng phí của công và góp ý kiến về cách tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, tiền vốn của Nhà nước. Người viết những thư ấy là ai? Phần đông là những người lao động bình thường, những chiến sĩ trong quân đội, những cán bộ, nhân viên giữ chức vụ "không quan trọng lắm"... Có người đi đường, thấy thóc rơi, gỗ mục mà không yên tâm. Có người cầm hộp diêm, nhìn tấm biển, thấy có chỗ còn tiết kiệm được hơn nữa, nên mới lên tiếng. Rõ ràng là không phải vì lợi ích riêng mà họ nói. Có lần, một bạn đọc mua một gói thuốc lá loại rẻ tiền, về mở ra thấy bên trong toàn là thuốc loại đắt. Chẳng những không vui mừng mà còn băn khoăn, thắc mắc về sự lãng phí của nhà máy thuốc lá, bạn đó liền viết thư cho báo Đảng và gửi kèm theo cả bao thuốc lá còn nguyên cả 20 điếu.
Trong nhân dân ta, đã có những người quan tâm đến việc giữ gìn của cải chung như vậy, thật là một điều đáng quý. Họ đáng làm gương cho một số người được Nhà nước giao cho trông nom hoặc sử dụng của cải chung mà chưa làm tròn trách
KHÔNG ĐỂ MỘT KHE HỞ 63
nhiệm. Nhưng nhìn chung, thì trên mặt trận này, vòng vây của chúng ta chưa xiết chặt lắm! Vì vậy của cải dành dụm của chúng ta không những rơi vãi một phần vào cái hố lãng phí, mà còn bị bọn tham ô đục khoét mất một phần khác.
Xtalin đã có lần ví bọn tham ô như những con lợn sục vào vườn rau của Nhà nước và ngoạm lấy ngoạm để một cách trơ trẽn. Đó là thứ cặn bã còn rớt lại của xã hội cũ - cái xã hội thối nát, trong đó bọn ăn cắp, bọn sống bám... lại được coi là những kẻ "khôn ngoan nhất đời".
Làm thế nào để trừ cho hết những thứ ấy và không để một khe hở nào cho của cải dành dụm của chúng ta lọt ra ngoài? Bắt giam hết bọn ăn cắp ấy ư? Trừng phạt chúng thật nặng ư? Việc đó không phải chúng ta không làm. Nhưng điều quan trọng nhất - như Xtalin đã nói - vẫn là phải "gây chung quanh chúng một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo đức". Phải không còn một ai vỗ vai, gượng nhẹ với chúng nữa! Có như vậy, mới ngăn chặn được những hành động ăn cắp của công và mới bảo vệ được tích luỹ của chúng ta.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2155,
ngày 11-2-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.468-469.
64
CÁI VÒNG TRÔN ỐC
Thử nhớ lại việc làm ăn của một người nông dân bình thường trước đây: Năm này qua năm khác, vẫn "con trâu đi trước, cái cày theo sau". Mùa vào, được một số thóc. Dành một phần để ăn tiêu một cách thiếu thốn, còn phần kia chỉ đủ để mua lại chừng ấy thóc giống, chừng ấy phân bón,... và cày, cấy lại chừng ấy ruộng, theo cách thức như vụ trước. Kết quả sẽ như thế nào? Lại cũng thu về số thóc như mùa vừa qua. Rồi cái vòng luẩn quẩn ấy cứ diễn lại, không biết đến lần thứ mấy!
Ở đây, chúng ta không nói đến sự bóc lột của thực dân, phong kiến và những tai họa có thể rơi xuống đầu người nông dân bất cứ lúc nào, như bão, lụt, bệnh tật, v.v.. Những cái đó đều có thể một sớm một chiều làm cho anh ta hoàn toàn kiệt quệ. Nhưng hãy cứ cho rằng anh có thể được yên ổn để kéo dài lối làm ăn cổ lỗ nói trên, thì cuộc sống của anh cũng vẫn không bao giờ thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn vất vả và nghèo đói.
Làm thế nào để có thể chấm dứt cái vòng luẩn quẩn ấy? Giá thử người nông dân có cách nào đó - ví dụ: Sửa đổi cách cày cấy, chăm bón - để thu hoạch được nhiều thóc hơn trên mảnh ruộng của mình. Như vậy, khi mùa vào, ngoài phần thóc dành cho việc ăn tiêu, anh có thể mua nhiều thóc giống, nhiều phân bón hơn vụ trước để sản xuất lại nhiều hơn. Và nếu vụ nào anh cũng làm được như thế, thì cuộc sống của anh không còn là một
CÁI VÒNG TRÔN ỐC 65
vòng luẩn quẩn nữa, mà sẽ là một vòng trôn ốc đi lên, càng lên càng mở rộng ra: Sản xuất mỗi vụ mỗi tăng và đời sống ngày một dồi dào.
Tất nhiên, dưới chế độ thực dân, phong kiến, người nông dân không thể làm như thế được. Ngày nay, nếu nông dân ta không đi vào con đường hợp tác hóa, thì cũng không làm như thế được. Nhưng câu chuyện trên đây cũng có thể giúp chúng ta hiểu rằng: Muốn đời sống ngày càng no ấm, đầy đủ, thì phải không ngừng nâng cao năng suất lao động. Có nâng cao năng suất lao động, mới có thể tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.
Lênin đã nói: "Phân tích đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất cho sự thắng lợi của trật tự xã hội mới". Chúng ta cần suy nghĩ nhiều về lời dạy đó trong công việc hàng ngày của mình.
C.K.
- Báo Nhân Dân, số 2157,
ngày 13-2-1960, tr.2.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.472-473.
66
TÓM TẮT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
TRONG MẤY TUẦN QUA
Năm 1960 mở màn với những thắng lợi to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa. Thí dụ: so với năm 1958 thì năm 1959 tổng sản lượng công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc tăng 31%. Liên Xô thì tăng ba triệu rưỡi tấn gang, năm triệu tấn thép, 346 triệu thước vải, v.v..
Những thành tích ấy thật là to, song to hơn nữa là con người mới. Như ở Liên Xô, trong 20 vạn đội "Lao động cộng sản chủ nghĩa" đã nảy nở ra hơn 30 vạn người "đột kích", là những người lành nghề đã tự động hy sinh mức lương cao của mình đến làm với những đơn vị kém để giúp nó thành những đơn vị giỏi. Phong trào này đang lan rộng giữa các nhà máy này với nhà máy khác, giữa nhà máy này với nông trường, giữa các ngành và các nghề khác nhau để cùng tiến bộ.
Để so sánh kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế tư bản chủ nghĩa, bà con ta nên nhớ rằng: so với năm 1953 thì năm 1959, sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 90% mà Mỹ chỉ tăng 11%.
- Đúng vào hôm 15-1, Liên Xô đã chủ động quyết định giảm bớt 1 triệu 20 vạn người trong quân đội mình. Trong bốn năm trước, Liên Xô đã giảm bớt 2 triệu 14 vạn binh sĩ. Đồng thời Liên Xô đề nghị với các nước giải trừ quân bị tuốt thuột luột, không để một quân đội nào.
TÓM TẮT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TRONG MẤY TUẦN QUA 67
Nếu các nước đế quốc đồng ý điều đó thì cả thế giới sẽ có hơn 100 triệu quân nhân được trở về sản xuất. Và mỗi năm sẽ tiết kiệm được hơn 100 tỉ đôla (tức là 400.000 triệu đồng bạc ta). Với số tiền đó, người ta có thể xây hàng chục triệu xưởng máy hoặc hàng chục triệu nhà ở rộng rãi cho hàng trăm triệu gia đình.
Liên Xô đã vì hòa bình và nhân đạo mà chủ động giảm quân bị. Trái lại đế quốc Mỹ thì hòng tăng thêm. Năm nay, phí tổn quân sự Mỹ là 45 tỉ rưỡi đôla, chiếm 57% tổng ngân sách Mỹ (chi phí quốc phòng Liên Xô chỉ chiếm non 13% tổng ngân sách). Nhưng bọn quân phiệt Mỹ đang nhao nhao đòi tăng thêm 15 tỉ nữa! Trong lúc đó, một phần ba số gia đình Mỹ phải ở chui rúc trong những ngôi nhà chật hẹp, một phần tư số người Mỹ không đủ ăn (lời Tơruman, cựu Tổng thống Mỹ) và bốn triệu công nhân Mỹ thất nghiệp hoàn toàn.
Liên Xô giảm bớt nhiều quân đội như vậy có nguy hiểm không? Không! Đồng chí Khơrútsốp đã tuyên bố: "Nếu có kẻ điên rồ dám tấn công Liên Xô hoặc các nước xã hội chủ nghĩa khác, thì Liên Xô có thể hoàn toàn san phẳng một hoặc nhiều nước nào tấn công chúng ta…".
- Hôm 20 và 31-1, Liên Xô đã phóng thành công xuống Thái Bình Dương loại tên lửa to nhất thế giới. Tên lửa này bay cao 1.250 cây số, bay nhanh 26.000 cây số một giờ. Cách xa 12.500 cây số mà bắn trúng thẳng vào đích!
Việc này lại làm cho đế quốc Mỹ cuống cuồng lên. Hôm 3-2, chính Tổng thống Mỹ đã nhận rằng: "Liên Xô đã thắng Mỹ trong việc chinh phục vũ trụ và chế tạo tên lửa". Và ba, bốn năm sau này, Liên Xô vẫn giữ được ưu thế đó.
Nhiều nghị sĩ và tướng tá Mỹ (như tướng Paoơ, Tư lệnh không quân Mỹ) thì hoảng hốt nói: "Hiện nay Liên Xô có đủ tên
68 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
lửa để tiêu diệt các thành phố và trường bay Mỹ trong 30 phút đồng hồ…".
Hôm 10-2, được tin Tổng thống Mỹ sắp đến thăm căn cứ tên lửa Cáp Canavêran, bộ đội ở đây chuẩn bị bắn tên lửa Átlát cho tổng thống xem, vì tên lửa ấy được tổng thống ca tụng nhất. Không ngờ Átlát lại bị tịt ngòi! Thất bại này làm cho chuyên gia Mỹ rất luống cuống và Tổng thống Mỹ rất bực mình.
- Xưa nay người Mỹ thường khoe khoang "cái gì Mỹ cũng nhất thế giới". Bây giờ, xin bà con hãy nghe những lời than phiền của bọn họ:
Tờ báo của đại tư bản Mỹ - báo Phố Uôn viết: "Nếu Mỹ không bảo vệ được đồng đôla, thì đừng có mong bảo vệ Tây Âu, châu Á, châu Phi và châu Nam Mỹ…". Nhưng đồng đôla đã kém sút, vì trong thế giới tư bản năm 1957, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 62% và mậu dịch chiếm 32%. Năm 1958, sản lượng công nghiệp sụt xuống 47% và mậu dịch 19%.
Tờ Thời báo thì nói thẳng rằng: "Đồng đôla không còn là "anh chị" trong thế giới tư bản nữa… Địa vị Mỹ thì ngày càng sa sút… mà khả năng dồi dào của phe xã hội chủ nghĩa thì đang trên đà nhảy vọt về mọi mặt".
Nghị sĩ Hămphơrây (ngày 26-1) nói: "Năm ngoái, thu nhập của nông dân Mỹ đã giảm sút 2 tỉ đôla, số công nhân thất nghiệp thì tăng lên rất cao… Nếu cứ theo đà này thì Mỹ không thể thi đua với phe xã hội chủ nghĩa đoàn kết và có kỷ luật của người cộng sản…".
Hiện nay, các báo chí và chính khách Mỹ đang cãi nhau dữ dội về tình hình Mỹ.
- Đối với phong trào giải phóng dân tộc, năm 1960 cũng mở màn một cách sáng sủa. Ngay hôm 1-1-1960, nước Camơrun (châu Phi) tuyên bố độc lập. Các thuộc địa như Tôgô, Cônggô, Kênia, v.v. cũng sôi nổi đòi quyền tự do.
TÓM TẮT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TRONG MẤY TUẦN QUA 69
Ngày 25-1, Đại hội lần thứ hai của nhân dân châu Phi họp tại Tuynidi, có đại biểu 30 nước đến dự. Đại hội nhất trí nhận rằng: đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân châu Phi… Đại hội kêu gọi nhân dân các nước châu Phi đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau để chiến đấu giành lại độc lập. Đại hội quyết định độc lập những đội quân tình nguyện để giúp Angiêri kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng…
- Ở Nam Mỹ, phong trào chống đế quốc Hoa Kỳ cũng đang lên cao, nhất là ở Cu Ba. Chính phủ nước này đã tịch thu hết đồn điền của bọn thực dân Hoa Kỳ và chia ruộng đất cho dân cày. Công nhân và cán bộ Cu Ba tự động quyên 4% tiền lương của mình để xây dựng Tổ quốc.
Sau khi đi thăm các nước Nam Mỹ về, ông Aicơn (đại biểu Quốc hội Mỹ) đã báo cáo rằng: Chính sách Mỹ đã ngăn trở kinh tế các nước ấy không phát triển được, vì vậy nhân dân rất căm ghét Mỹ. Thí dụ: Để bán lúa thừa ế của mình, Mỹ đã tìm cách hạn chế nhân dân Bôlivi trồng lúa. Do đó, sản lượng lúa Bôlivi đã giảm sút 50% và dân bị đói kém. Lại như người Panama ghét Mỹ, vì Mỹ đã "biến khu vực kênh Panama thành một nơi xa xỉ giữa cả biển người Panama đói nghèo".
Nói tóm lại, khắp năm châu, nhân dân nơi nào cũng phản đối đế quốc Mỹ.
- Ở miền Bắc nước ta, đồng bào đã ăn Tết vui vẻ hơn Tết năm ngoái.
Mồng một Tết, mọi người phấn khởi hoan nghênh Hiến pháp mới. Tiếp đến là anh em công nhân các xí nghiệp thi đua hoàn thành vượt mức quý I của kế hoạch Nhà nước, đồng bào nông dân thì thi đua làm cho vụ Đông - Xuân thắng lợi toàn diện và vững chắc. Khắp nơi, từ các cụ già đến các em bé đều hăng hái thi đua "Tết trồng cây".
70 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
Trong dịp toàn dân ta tưng bừng chúc Đảng 30 tuổi, thì ngót ba vạn người lao động ưu tú nhất đã sung sướng được nhận làm đảng viên. Thế là Đảng ta ngày càng thêm mạnh để lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
T.L.
Báo Nhân Dân, số 2158,
ngày 14-2-1960, tr.6.
71
PHẢI KHÔNG NGỪNG CẢI TIẾN
QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP
Năm 1959, phần lớn xí nghiệp và công trường đã hoàn thành kế hoạch.
Xí nghiệp nào và công trường nào thông suốt chủ trương của Đảng và của Chính phủ, và quyết tâm thực hiện tốt cuộc phát động cải tiến quản lý xí nghiệp thì chẳng những hoàn thành mà còn hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Song những thành tích đó chỉ mới là bước đầu. Để không ngừng nâng cao năng suất lao động; tiết kiệm sức người, sức máy và nguyên liệu vật liệu; không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành - chúng ta phải không ngừng cải tiến quản lý xí nghiệp. Để phát huy những thành tích và kinh nghiệm của cuộc cải tiến quản lý xí nghiệp năm ngoái thì cần phải làm mấy việc sau đây:
- Các Đảng ủy phải ra sức tăng cường lãnh đạo công việc sản xuất và xây dựng để quyết định chủ trương và biện pháp cho đúng.
Đảng bộ xí nghiệp phải thật sự đoàn kết nội bộ, đoàn kết quần chúng.
- Cán bộ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phải đi sát với quần chúng, đi sát mọi công việc. Phải giáo dục quần chúng,
72 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
phải học tập sáng kiến và kinh nghiệm của quần chúng để cải tiến tổ chức và kỹ thuật. Phải kiên quyết chống tai nạn lao động. Phải tìm mọi khả năng để cải thiện đời sống của công nhân. Cán bộ phải thật sự tham gia lao động sản xuất.
- Công nhân phải thiết thực tham gia quản lý. Phải củng cố tổ sản xuất để phát huy vai trò làm chủ của công nhân, và đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Nhà nước. Nếu các tổ sản xuất đều hoàn thành kế hoạch một cách nhiều, nhanh, tốt, rẻ, thì cả xí nghiệp nhất định hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.
Cần tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của những tổ sản xuất tiên tiến để giúp các tổ kém cũng trở thành tổ giỏi. - Tổ chức Đảng phải là hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết quần chúng.
Công đoàn phải là đòn xeo vững chắc xây dựng xí nghiệp và công trường.
Đoàn Thanh niên Lao động phải là đầu tàu và cánh tay đắc lực của Đảng trong sản xuất và xây dựng.
- Mỗi xí nghiệp cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và công nhân có trình độ văn hóa và kỹ thuật khá. Muốn làm chủ xí nghiệp thì phải làm chủ máy móc. Vì vậy cán bộ và công nhân phải ra sức học tập các đồng chí chuyên gia. Cán bộ kỹ thuật phải dìu dắt anh em thợ. Thợ giỏi phải dìu dắt thợ kém. Thợ kém phải cố gắng học để trở thành thợ giỏi. Xí nghiệp và công trường phải là nơi đào tạo cán bộ công nghiệp.
- Các tổ sản xuất phải là những cơ sở đẩy mạnh thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Phong trào thi đua phải liên tục, bền bỉ, thiết thực. Phải
PHẢI KHÔNG NGỪNG CẢI TIẾN QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP 73
tránh cái lối "đầu năm đủng đỉnh la đà, cuối năm dốc kiệt sức ra làm bù".
- Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải gương mẫu trong mọi việc. Công nhân phải thật sự xứng đáng là người chủ xí nghiệp, người chủ nước nhà.
Anh em Liên Xô có hàng chục vạn đội "Lao động cộng sản chủ nghĩa". Anh em Trung Quốc hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 3 năm, anh em Triều Tiên - trước thời hạn 2 năm rưỡi. Cán bộ và công nhân Việt Nam ta cần phải noi gương anh hùng ấy mà cố gắng tiến lên!
TRẦN LỰC
- Báo Nhân Dân, số 2161,
ngày 17-2-1960, tr. 1, 6.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.12, tr.477-479.
74
HƠN HẲN
Sự thật ngày càng rõ ràng: Làm ăn tập thể hơn hẳn làm ăn cá thể. Chế độ quản lý xí nghiệp xã hội chủ nghĩa hơn hẳn chế độ quản lý xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Hoặc nói chung, chủ nghĩa xã hội hơn hẳn chủ nghĩa tư bản.
Nhưng mấu chốt của sự hơn hẳn ấy là ở đâu? Có người nói: "Làm ăn tập thể là đoàn kết, tiến bộ. Làm ăn riêng lẻ là bảo thủ, lạc hậu!" Cũng như có người nói: "Chế độ quản lý xã hội chủ nghĩa là thật sự dân chủ, còn chế độ quản lý tư bản chủ nghĩa là độc đoán, bạo ngược". Nói như vậy cũng đúng, nhưng mới đúng một nửa.
Dân chủ, đoàn kết, tiến bộ là những điều vô cùng tốt đẹp của chế độ ta. Về các mặt đó, chế độ ta, dù có khuyết điểm, căn bản vẫn tốt hơn chế độ cũ ức, triệu lần. Nhưng nếu chỉ có như thế, thì thật chưa đủ để chủ nghĩa xã hội hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Cái làm cho chủ nghĩa xã hội đánh bại hoàn toàn được chủ nghĩa tư bản là năng suất lao động.
Chủ nghĩa xã hội có thể tạo ra năng suất lao động mới ngày càng cao, mà chủ nghĩa tư bản không thể có được. Dân chủ, đoàn kết, tiến bộ… đều phải dẫn đến năng suất mới. Hợp tác hóa nông nghiệp và thủ công nghiệp là để đạt tới năng suất mới. Cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp, công trường cũng là để tạo ra năng suất mới. Nói gì thì nói, chưa có năng suất mới, thì
HƠN HẲN 75
chưa thật là "hơn hẳn". Cho nên, trong hoạt động của mỗi hợp tác xã, mỗi xí nghiệp, công trường, nông trường quốc doanh, chúng ta hãy kiên quyết giảm bớt những cuộc bàn cãi suông, xem chừng không bổ ích mấy. Hãy dồn sức vào giải quyết những vấn đề thiết thực hơn để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Năng suất cao - tích lũy cao - sản xuất cao - đời sống cao. Đó là con đường tiến lên không ngừng của chúng ta.
C.K.
Báo Nhân Dân, số 2162,
ngày 18-2-1960, tr.2.
76
QUẢ BOM NGUYÊN TỬ PHÁP
Liên Xô mới giảm bớt quân đội một lần nữa, và đề nghị với các nước tài giảm binh bị triệt để và hoàn toàn. Xô, Anh và Mỹ đang bàn bạc cách cấm tiệt thử bom nguyên tử và khinh khí. Tình hình thế giới đang bớt căng thẳng. Mùa xuân đang đưa đến cho thiên hạ một luồng gió hòa bình.
Thì đùng một cái, Pháp thử bom nguyên tử! Có thể nói: đó là một sự khiêu khích thế giới, phá hoại hòa bình. Vì vậy, chỉ có người cầm quyền Pháp hí hửng tự hào, và bọn phản động Tây Đức đắc ý vì chúng đã giúp Pháp "thành công" thử bom nguyên tử.
Nhưng khắp thế giới ai cũng phản đối kịch liệt.
Ở Pháp - chẳng những nhân dân lao động, mà các nhà trí thức, các chính khách nổi tiếng như cựu Thủ tướng E.Phô, các lãnh tụ tôn giáo như giám mục xứ Căngbơre, các báo chí tư sản như tờ Thế giới - đều phản đối.
Nhân dân khắp năm châu đều phản đối kịch liệt. Nhất là nhân dân Arập và châu Phi. Họ nói: Pháp thử bom nguyên tử ở sa mạc Xahara là một tội ác lớn đối với nhân dân châu Phi, là một hành động đê hèn vô nhân đạo, là một chính sách ngu xuẩn điên rồ, v.v.. Họ đòi chính phủ các nước châu Phi cắt đứt ngoại giao với Pháp. Và Chính phủ Gana đã niêm phong tài sản của kiều dân Pháp. Nhân dân Marốc đã bãi công 4 giờ
QUẢ BOM NGUYÊN TỬ PHÁP 77
đồng hồ, Chính phủ Marốc thì xóa bỏ hiệp ước ký với Pháp năm 1956 và gọi đại sứ ở Pháp về… Phong trào chống Pháp đang lan tràn sôi nổi.
Phải chăng Pháp muốn chạy đua vũ khí nguyên tử? Đặt câu hỏi này, khiến người ta nhớ đến bài thơ "con cóc và con bò" của thi sĩ Pháp - La Phôngten1. Giỏi lắm thì tài chính kém sút của Pháp cũng chỉ cho phép làm độ nửa tá bom là cùng, vì Pháp phải dốc hết tiền của để theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược, và vô hy vọng ở Angiêri.
Dù sao, 2.000 triệu đồng phơrăng đã theo quả bom đầu tiên mà tan thành mây khói, và danh dự của Pháp trên thế giới cũng theo quả bom ấy mà nổ toang.
Viết đến đây, tôi có một ý kiến đề nghị với Tổng thống Đờ Gôn: Ngài muốn thử bao nhiêu bom thì ngài cứ thử. Riêng tôi thì tôi không phản đối, nhưng xin Ngài:
Thử ở trong nước Falangsa,
Chớ thử ở Xahara,
Ngài đã phải đi xa,
Lại hại đến nhân dân người ta!.
T.L.
Báo Nhân Dân, số 2162,
ngày 18-2-1960, tr.6.
_______________
1. Ông La Phôngten sinh năm 1621, mất năm 1695. Bài thơ đại ý nói: Con cóc muốn to. Thi với con bò.
Rồi nổ bụng chết. Thế là hết trò!
78
TÍNH TOÁN THEO KIỂU MỚI
Gaganôva là một chị thợ dệt nổi tiếng ở Liên Xô. Nổi tiếng không phải là một công nhân lành nghề, có năng suất rất cao, mà chính là vì chị đã làm một việc vô cùng cao quý: Chị đã tự động hy sinh mức lương cao của mình, đến làm việc với một tổ sản xuất kém để giúp nó trở thành tổ giỏi. Sáng kiến của Gaganôva có một tiếng vang rộng rãi trong toàn Liên Xô. Và tên chị trở thành tên gọi của một phong trào yêu nước thu hút hơn 30 vạn công nhân xuất sắc đã làm theo gương chị.
Ở nước ta, cũng có những công nhân đã vì lợi ích chung mà ra công dìu dắt những đơn vị sản xuất kém như thế: Nguyễn Thị Con ở Nhà máy dệt Nam Định, một năm mấy lần chuyển từ buồng máy này sang buồng máy khác, bền bỉ giúp mọi người cùng nâng cao năng suất lao động. Hà Kim Minh ở Nhà máy diêm Thống Nhất, dũng cảm nhận nhiệm vụ mới và chịu khó đi sâu vào công việc hàng ngày, trong một thời gian ngắn đã đưa tổ mình từ chậm nhất tiến lên nhanh nhất. Những việc như trên có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nếu trong các nhà máy, công trường, nông trường, các đơn vị vận tải, các cơ sở thương nghiệp của chúng ta, chỉ có một số ít người đạt năng suất thật cao còn số đông thì "giẫm chân một chỗ" hoặc tiến rất chậm, thì bước tiến chung của nền kinh tế