🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Bài Làm Văn Mẫu 12 Tập 2 Ebooks Nhóm Zalo TRẦN THỊ THÌN eHIIIirềN(ĐỀV/[email protected]!BHềfHèWGi 1 ) NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH NHÀ SÁCH THANH TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THÌN CHUYÊN ĐỂ VĂN TRUNG HỌC PHổ THÔNG NHỮNG BÀI LÀM VĂN MẪU (Tái bản có sửa chữa, bổ sung) TẬP HAI 12 Dùng ôn thi tốt nghiệp THPT. Thi vào Cao đẳng và Đại học. NHÀ XUẤT BÀN TổNG H ộp TP. H ồ CHÍ MINH V' 'V LỜI NÓI ĐẦU Chúng tôi trân trọng giới thiệu với các em học sinh cuốn sách Những bài làm văn mẫu 12 (gồm hai tập). Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn Làm văn; đổng thời cũng là tài liệu tham khảo cho giáo viên. Dựa trên chương trình cơ bản và nâng cao lớp 12 Trung học phổ thông, chúng tôi nêu rõ cách làm của từng thể loại: nghi luận xã hội, nghị luận văn học. Các bài văn mẫu chỉ có tính chất minh hoạ cho lí thuyết và gỢi ý, hướng dẫn để học sinh làm bài đưộc tốt hơn. Các em cố gắng nắm vững phương pháp, xác định đúng yêu cầu của từng đề, đọc kĩ từng bài văn mẫu, từ đó viết thành bài văn riêng của mình. Mỗi bài văn sẽ là một tác phẩm nhỏ do chính các em sáng tạo. Mong rằng cuốn sách này sẽ đem lại cho các em những điều thiết thực và bổ ích. TÁC GIẢ I. DÀN Ý 1 . MỖ bài: - Văn chương xuất hiện từ xa xưa và phát triển song song cùng với lịch sử xã hội loài người. Trong kho tàng văn học nhân loại có rất nhiều kiệt tác bất hủ. Tuy vậy, nhiều thế hệ cầm bút vẫn băn khoăn về ý nghĩa và giá trị đích thực của văn chương. - Đầu thế kỉ XX, trôn văn đàn nước ta đã diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa hai quan điểm: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Nhưng từ cuối thê' kỉ XIX, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã nêu rõ quan điểm tích cực của ông về văn chương: Văn chương... có loại đảng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Nhận định đúng đắn trên gần gũi với quan niệm văn học phục vụ con người, phục vụ nhân sinh. 2. Thân bài: * Thế nào là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương 7 - ĐÓ là thứ văn chương chĩ chú trọng hình thức nghệ thuật mà không quan tâm tới nội dung tư tưỏng của tác phẩm, tới vận mệnh con người và trách nhiệm của nhà vàn đối với xã hội. Cực đoan hơn nữa là tôn sùng nghệ thuật như một tôn giáo. - Thứ văn chương này thường chuộng hình thức cầu kì, thiên về vẻ hào nhoáng bên ngoài; nội dung xa rời hoặc thoát li hiện thực cuộc sống. - Trong trào lưu Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám 1945, một số thi sĩ sáng tác theo quan niệm văn chương chỉ là văn chương. Thế Lữ khẳng định; Tôi chỉ là một khách tình si, Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể... (Cây đàn muôn điệu). Thiên chức duy nhất của nghệ sĩ là đi tlm Cái Đẹp vĩnh hằng để tôn vinh và ca ngợi... - Những tác giả sáng tác theo quan niệm văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương không quan tâm đến nội dung tư tưởng và giá trị nhân sinh của tác phẩm, vì họ cho rằng văn chương, nghệ thuật không nên đả động tới những vấn để liên quan tới chinh trị, xã hội, tư tưởng, đạo đức... Thơ không cần có ý nghĩa cụ thể, rõ ràng mà thơ là nghệ thuật sử dụng âm thanh, hlnh ảnh, thậm chí chỉ là ảo thuật của ngôn từ mà thôi... Đến giai đoạn cuối của trào lưu Thơ mói, các trường phái thơ bí hiểm, thơ say, thơ loạn, thơ điên... là biểu hiện tiêu cực của quan niệm sai lệch nói trên. * Thế nào là văn chương chuyên chú ở con ngườn - Đó là loại văn chương quan tâm trước hốt tới vận mệnh con người và luôn hướng tới mục đích phục vụ con người. - Các nhà văn theo quan niệm này cho rằng giá trị đích thực của văn chương không phải ở chỗ dùng từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, điển tích điển cố cầu kì..., mà là ở chỗ nó có ích cho con người, cho xã hội nhiều hay ít. Đây chính là quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh rất đúng đắn và tiến bộ. - Văn chương chuyên chú ở con người phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của con người thời đại với những niểm vui, nỗi đau đời thường. Nhà thơ Tô' Hữu nhận định: Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sê không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. - Cách đây hơn trăm năm, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã nêu rõ chức năng của văn chương và trách nhiệm đối với xã hội của người cầm bút: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà... Đạo ở đây là đạo lí nhân nghĩa, là yêu nước, thương dân : mấy thằng gian là lũ quan lại sâu dân mọt nước xấu xa đáng phỉ nhổ và lên án. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và nâng cao quan niệm tlch cực ấy bằng hai câu thơ: Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong {cảm tưởng đọc Thiên gia thi). Văn chương phải là vũ khí chiến đấu sắc bén và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giành lại chủ quyền dộc lập tự do thiêng liêng của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. - Như vậy, loại văn chương đáng thờ mà danh sĩ Nguyễn Văn Siêu nhắc đến chính là văn chương viết về con người, phục vụ lợi ích của con người. Ý kiến của ông đúc rút từ thực tiễn văn học nên hoàn toàn xác đáng. * Có nên coi nhẹ hình thức nghệ thuật của văn chương ? - CÓ ý kiến cho rằng: Văn học không chỉ phải chân thực, sâu sắc, nhân đạo mà còn phải hay, phải đẹp. Nội dung tác phẩm chi phối và chọn lựa hình thức thể hiện. Do vậy mà giá trị nội dung thường gắn liền với giá trị nghệ thuật. Chất lượng nghệ thuật được đánh giá trên cơ sở là nó đã thể hiện nội dung tác phẩm như thố nào? Có lôi cuốn, hấp dẫn được người đọc hay không? - Văn chương sáng tạo ra Cái Đẹp, nhưng Cái Đẹp phải chính là sự sống muôn màu muôn vẻ của con người. Phản ánh con người là cách thức để văn chương đến với cuộc dời và tồn tại lâu dài... - Văn chương là nghệ thuật, vì vậy người viết phải chú ý đến tính nghệ thuật của vãn chương. Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được người đương thời đánh giá rất cao: “ Thần Siêu, thánh Quát". Vì thế, chắc chắn nghệ thuật văn chương của ông phải tài tình, điêu luyện. Nhưng tài nghệ văn chương phải chuyên chú ở con người th'\ mới xứng đáng được đề cao. y 3. Kết bài: - Ý kiến nêu trôn của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật truyén thống của dân tộc ta. - Với quan điểm đúng đắn này, ông cha chúng ta đã xây dựng được một nền văn học đầy sức sống và giàu tính nhân văh. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn học Việt Nam hiện đại. II. BÀI LÀM Từ xa xưa, văn chương đã xuất hiện và phát triển song song với lịch sử xã hội loài người. Trong kho tàng văn học nhân loại, có biết bao nhiêu kiệt tác mà giá trị đã vượt qua giới hạn không gian, thời gian để trở thành bất hủ. Ấy thế nhưng rất nhiều thế hệ cầm bút vẫn không nguôi trăn trở về ý nghĩa và giá trị đích thực của văn chương. Đầu thế kỉ XX, trên văn đàn nước ta diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt giữa các quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về văn chương, tiêu biểu là hai trường phái: Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh. Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ XIX, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định: Văn chương... có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Nhận định đúng đắn này rất gần gũi với quan điểm; Mục đích tối thượng của văn học là phục vụ con người, phục vụ nhân sinh. Thế nào là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương'? Đó là loại văn chương chỉ chú trọng về mặt nghệ thuật, coi nghệ thuật là trên hết, thậm chí tôn sùng nghệ thuật như một tôn giáo kì bí. Người cầm bút chỉ lo trau chuốt cho vẻ đẹp hình thức của tác phẩm chứ không quan tâm tới nội dung tư tưởng có liên quan đến vận mệnh con người và trách nhiệm của nhà văn, nhà thơ đối với xã hội hay không. Loại văn chương ấy thường chuộng hình thức xưa cũ cầu kì hoặc thiên về vẻ đẹp hào nhoáng, bóng bẩy của ngôn từ, còn nội dung thì xa rời, thoát li hiện thực... Những sáng tác như thế đểu không chịu nổi thử thách nghiêm ngặt của thời gian và dư luận. Bài thơ vịnh Mùa thu sau đây của tác giả Ngô Chi Lan thế kỉ XV toàn là hình ảnh tượng trưng, ước lệ vay mượn từ thơ Đường, thơ Tống, như: gió vàng, bóng nhạn, giếng ngọc, rừng phong: Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ, Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa, Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm, Rừng phong lá rụng tiếng như mưa. Nguyễn Gia Thiều, tác giả của Cung oán ngâm khúcốã lạm dụng điển tích, điển cố trong văn chương, sử sách Trung Hoa khiến nhiều câu thơ trỏ nên cầu kì, khó hiểu: Câu cẩm tú đàn anh họ Lý, Nét đan thanh bậc chị chàng Vương. hoặc: Cẩu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ, Quán thu phong đứng rũ tà huy. Cho đến khi trào lưu Thơ mới xuất hiện và phát triển, làm chủ thi. đàn Việt Nam vào những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ XX thì không ít thi sĩ vẫn quan niệm rằng văn chương chỉ là văn chương. Thế Lữ lúc đầu khẳng định mình chỉ tôn sùng Cái Đẹp: Tôi chĩ là một khách tình si Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối hay ngây thơ Cũng như vẻ đẹp cao siêu, hùng tráng, Của non nước, của thi văn, tư tưởng... (Cây đàn muôn điệu) Trong bài thơ trên, Thế Lữ cho rằng thi nhân, nghệ sĩ là những khách tình si ham mê Cái Đẹp. Thiên chức duy nhất và cao cả nhất của nghệ sĩ là đi tìm Cái Đẹp, phụng sự Cái Đẹp chứ không bận tâm đến những vấn đề thiết thực của con người và xã hội, đến trách nhiệm công dân của bản thân họ. Thi sĩ muốn dược sống trên cõi tiên để xa lánh cuộc dời trần tục và coi đó là biểu hiện của thái độ thoát li thực tại. Thơ văn ấy tuy đẹp, tuy hay nhưng nó xa lạ với dân tộc đang phải sống đói khổ, tủi nhục dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến. Cực đoan hơn nữa, một vài nhà thơ, nhà văn theo quan niệm văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương đã phủ nhận nội dung tư tưởng và giá trị nhân sinh trong tác phẩm. Họ cho rằng sáng tác nghệ thuật không nên đề cập tới 8 các vấn đề liên quan tới chính trị, tư tưởng, đạo đức... và có như thế mới xứng đáng được gọi là văn chương. Hoặc khẳng định thơ không cần phải có nội dung, ý nghĩa cụ thể mà thơ là nghệ thuật của âm thanh, hình ảnh; thậm chí chỉ là ảo thuật của ngôn từ mà thôi. Sang giai đoạn cuối của trào lưu lãng mạn, các trường phái thơ bí hiểm, thơ loạn, thơ điên... là biểu hiện cụ thể của quan niệm sai lệch nêu trên. Không ít những sáng tác loại này đã bị dư luận phê bình, chỉ trích. Còn thế nào là văn chương chuyên chú ở con người ? Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến số phận con người và cuộc sống, luôn hướng tới mục đích phục vụ con người. Các nhà văn, nhà thơ theo quan điểm này cho rằng giá trị của văn chương không phải chỉ ở chỗ dùng từ ngữ hay, hình ảnh đạp, điển tích điển cố cầu kì, nội dung dẫn dắt người đọc xa rời thực tế hoặc có ảo tưởng về cuộc sống trước mắt..., mà là ở chỗ nó có ích cho cuộc đời nhiều hay ít, gần hay xa. Đây chính là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Các tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực và cách mạng, kể cả một số tác phẩm thuộc trào lưu lãng mạn có nội dung tích cực cũng được viết theo quan điểm đúng đắn này. Văn chương chân chính phải phục vụ con người, phải phản ánh được đời sống vật chất, tinh thần của con người với những niềm vui, nỗi đau muôn thuỏ. Nhà thơ Tố Hữu khẳng định: Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Cách đây hơn một trăm năm, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cũng đã nêu rõ chức năng của văn học và trách nhiệm xã hội của người cầm bút: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Đạo ở đây lầ nhân nghĩa, là yêu nước, thương dân. Văn chương là con thuyền chở đạo (đạo lí làm người) và ngòi bút là vũ khí sắc bén để trừ gian, diệt ác, cứu đời, cứu người. Chủ tịch HỔ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển và nâng cao ý nghĩa của quan niệm tích cực ấy trong bài cảm tưởng đọc Thiên gia thl: Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong. Theo Bác thì văn chương phải là vũ khí chiến đấu để cải tạo, xây dựng xã hội và văn nghệ sĩ là người chiến sĩ đứng trong hàng ngũ cách mạng, cống hiến, hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Loại văn chương đáng thờ mà danh sĩ Nguyễn Văn Siêu nhắc tới chính là văn chương viết về con người, phục vụ con người. Ý kiến này của ông rút ra từ hiện thực nền văn học nước nhà nên hoàn toàn xác đáng. Nhưng nếu văn chương chỉ chuyên chú ở con người mà coi nhẹ hình thức nghệ thuật thì liệu tác phẩm có thể cuốn hút được người đọc, có thể đứng vững trước thời gian hay không? Có ý kiến cho rằng: Văn học không chỉ phải chân thực, sâu sắc, nhân đạo mà còn phải hay, phải đẹp. Vậy hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau chăng? Như trên đã nói, con người là trung tâm cũa cuộc sống mà văn chương lại là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nếu văn chương không đề cập tới con người thì nó sẽ không có giá trị. Mặt khác, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn chương luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung chi phối và lựa chọn hình thức thể hiện. Do vậy mà không có nội dung thì cũng không thể có hình thức. Xét cho cùng, chất lượng nghệ thuật của tác phẩm chủ yếu là ở chỗ nó đã thể hiện nội dung tác phẩm như thế nào ? Văn chương sáng tạo ra Cái Đẹp mà Cái Đẹp lại chính là sự sống. Không có Cái Đẹp thuần tuý, trừu tượng chẳng liên quan gì đến cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Phản ảnh con người chính là cách thức duy nhất để văn chương đến với Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời. Một tác phẩm có giá trị lâu dài nghĩa là phải vừa hay, vừa đẹp. Nhà văn sáng tạo ra nó phải thực sự có tài năng và tâm huyết. Cái tâm chính là tấm lòng, là tình ngưòỉ, tình đời của người cầm bút. Cái tâm mới là gốc rễ bền vững làm nên mọi giá trị thực sự của văn chương chân chính. Lòng thương yêu, cảm phục người nông dân yêu nước giúp nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dựng nên một tượng đài hùng tráng về người nghĩa sĩ nông dản trong lịch sử văn học Việt Nam. Sự đau xót chân thành trước số phận bi thảm của con người lương thiện; thái độ bất bình, căm phẫn xã hội phong kiến thối nát, bất công là cơ sở để thi hào Nguyễn Du viết nên một Truyện Kiều bất hủ. Nhà văn Nam Cao lạnh lùng, tỉnh táo phân tích cội nguồn mọi điều xấú, điều ác đều xuất phát từ giai cấp thống trị đương thời. Bạo lực đen tối của xã 10 hội đã tước đoạt quyền sống, quyền làm người và chà đạp lên danh dự, nhân phẩm. Những tác phẩm như Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt... và đặc biệt là Chí Phèo của Nam Cao là lời kêu cứu hãy bảo vệ con người, hãy chặn đứng bàn tay tội ác tha hoá con người. Mấy trăm năm qua, người đời vẫn rung động sâu xa trước tiếng than xé ruột: Đau đớn thay phận đàn bà của thi hào Nguyễn Du, vẫn yêu thích cái hay cái đẹp của Truyện Kiều, bởi đó là tác phẩm chuyên chú ở con người. Phần tích cực, trong sáng của Thơ mới cũng được coi là tiếng nói trẻ trung, yêu đời tha thiết, yêu tiếng Việt sâu xa. Thế hệ trẻ sẽ không bao giờ quên thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư... Những tác phẩm như thế chính là loại văn chương đáng thờ vậy. Văn chương là nghệ thuật, vì vậy người viết phải chú ý đến tính nghệ thuật của văn chương. Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát được người đương thời đánh giá rất cao là : Thẩn Siêu, thánh Quát. Vì thế, chắc chắn nghệ thuật văn chương của hai ông phải tài tình, điêu luyện. Nhưng tài nghệ văn chương dù có tài tình, điêu luyện đến đâu thì cũng phải chuyên chú ở con ngườiịh'\ mới xứng đáng được đề cao và ca tụng. Ý kiến trên đây của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật truyền thống của dân tộc ta. Chính với quan điểm văn chương chuyên chủ ở con người mà ông cha ta đã xây dựng được một nền văn học đầy sức sống và giàu chất nhân văn. Nền văn học ấy là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn chương hiện đại. 11 I. DÀN Ý 1. MỖ bài: - Văn học nghệ thuật luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Văn học là phương tiện độc đáo, hấp dẫn giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội. - Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống nhưng không đơn thuần chỉ là hình thức phản ánh. Từ chỗ cung cấp cho con người những hiểu biết về cuộc sống, văn học đã góp phần cải tạo cuộc sống theo hướng ngày càng tốt dẹp. - Văn học đến vơi con người bằng con đường tinh cảm, cảm xúc. Nó mang lại cho con người những rung cảm sâu sắc trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, của con người và cuộc sống xung quanh... để từ đó có nhận thức và tình cảm đúng đắn, biết yêu ghét phân minh và có khát khao hướng thiện. Đó chính là chức năng giáo dục của văn học. 2. Thân bài: * Văn học chân chính có khả năng cảm hoá, nhân đạo hoá con người. - Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, giúp con người nhận biết về thiên nhiên, vể đời sống xã hội, về con người trong mối quan hệ tổng hoà với cuộc sống... - Từ ngàn xưa, văn học dân gian đã làm tốt chức năng giáo dục qua ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian... Tất cả đều nhằm phản ánh đời sống của con người dưới những màu sắc, góc độ khác nhau. Bao trùm lên hết thảy vẫn là khao khát hiểu biết và chinh phục thiên nhiên cùng khát vọng vươn tới Chân, Thiện, Mĩ của con người... - Văn học có tính hướng thiện, giúp con người làm lành, lánh dữ\ bởi thế nó tác động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của con người. Văn học còn có tính định hướng, trang bị cho mỗi cá nhân những điều cần thiết trong quá trình hoàn thiện nhân cách đúng theo dạo lí. 3. Kết bài: - Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng hàng đầu của văn chương. Nó gắn bó chặt chẽ với chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ... để thể hiện thành công mục đích mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. - Văn chương có khả năng nhân đạo hoá con người, hướng con người tới những giá trị cao quý của Chân, Thiện, Mĩ trong cuộc sổng. 12 II. BÀI LÀM Văn học nghệ thuật luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, là phương tiện độc đáo, hấp dẫn để con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Qua tấm gương sinh động này, con người hiểu biết sâu hơn về hiện thực. Nhưng văn học không đơn thuần chỉ là hlnh thức phản ánh. Phản ánh chưa phải là mục đích cuối cùng của văn học. Từ chỗ cung cấp những hiểu biết đúng đắn cho con người, văn học đã góp phần cải tạo cuộc sống. Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Nó mang lại cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, trước trạng thái muôn màu của cuộc sống chung quanh và nhất là trước chiều sâu của thế giới tâm hồn. Văn học giúp con người đối chiếu, liên tưởng, nghiền ngẫm về cuộc đời và về chính bản thân mình, để từ đó có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, vể chân lí, biết yêu ghét minh bạch và luôn luôn khát khao hướng thiện. Đó chính là chức năng giáo dục của văn học. Văn học chân chính có khả năng cảm hoá, nhân đạo hoá con người. Nó góp phần vào việc hoàn thiện đạo đức, giúp con người sống tốt đẹp hơn. Phản ánh cuộc sống là bản chất, là chức năng quan trọng của văn học. Văn học giúp ta nhận biết về thiên nhiên, về đời sống xã hội xung quanh nhưng cao hơn thế, nó giúp chúng ta nhận thức về con người trong mối quan hệ tổng hoà với cuộc sống. Từ ngàn xưa, văn học dân gian đã làm tốt chức năng này. Những thiên thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, tất cả đều nhằm phản ánh đời sống con người dưới những màu sắc, góc độ khác nhau. Nhưng bao trùm lên hết thảy vẫn là khao khát hiểu biết và chinh phục, là mục đích vươn tới Chân, Thiện, Mĩ của con người. Một nhà văn xưa đă nói: Văn học giúp người ta làm lành, lánh dữ. Bởi thế nên nó có sức tác động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của con người, giúp chúng ta nhận thức được tốt, xấu, phải, trái, từ đó có cách sống đúng đắn, phù hợp với đạo lí. Trong những năm 30, 40 của thê' kỉ XX, các nhà văn hiện thực phê phán đã lớn tiếng tố cáo xã hội thực dân phong kiến đẩy con người vào cuộc sống cùng khổ, bế tắc, thậm chí mất hết cả nhân tính. Ngô Tất Tố đã vẽ nên bức 13 tranh xám xịt, thê lương của nông thôn Việt Nam trong mùa sưu thuế, phản ánh số phận đen tối, thảm thương của người nghèo. Nam Cao đau xót, phẫn uất trước thực trạng xã hội đầy rẫy bất công và vô nhân đạo đã giết chết phần tốt đẹp trong con người, tước đoạt quyền làm người của kẻ bị áp bức. Truyện ngắn Chí Phèo như một tiếng chuông cảnh tỉnh, như lời kêu gọi hãy cứu lấy nhân tính đang bị bạo lực thống trị tước đoạt và chà đạp. Tinh thần nhân đạo của tác giả còn thể hiện ở việc miêu tả con người với những khát vọng chân chính muốn thay đổi hoàn cảnh, thay đổi cuộc đời, dám đứng lên đấu tranh để khẳng định bản lĩnh, phẩm giá và lí tưởng sống của mình. Đọc những tác phẩm chân chính, người đọc trước tiên sẽ nhận thức và xác định được hướng đi đúng đắn cho mình. Văn học định hướng cho cá nhân, trang bị cho cá nhân những điều kiện cần thiết để tiến tới việc hoàn thiện nhân cách. Một chữ hiếu của Thuý Kiều, một khí phách hiên ngang của Từ Hải, một nhân cách cao đẹp cũa Huấn Cao... đều có tác động sâu xa đến trái tim người đọc và lưu lại ở đó những bài học đạo lí muôn đời. Những hình tưọng đẹp trong văn thơ truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với Cái Đẹp và cái cao cả của cuộc sống, đồng thời cũng chỉ ra dâu là cái xấu, cái ác cần phải xoá bỏ dể con người và cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Như vậy, chức năng giáo dục là chức năng quan trọng hàng đầu của văn chương. Nó kết hợp chặt chẽ với các chức năng khác để thể hiện mục đích tốt đẹp mà tác giả đặt ra trong tác phẩm : góp phần hướng con người tới những chuẩn mực của cuộc sống. Đó là giá trị vĩnh hằng của Chân, Thiện, Mĩ. 14 I. DÀN Ý 1. Mỏ bài: - Từ xưa tới nay, trên thế giới có rất nhiểu quan điểm khác nhau về việc đánh glá giá trị của một tác phẩm văn học. - Nhà văn nổi tiếng của nước Pháp La Bơ-ruy-e cho rằng : Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gỢi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ ST viết ra. 2. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa nhận đ|nh trân. + La Bơ-ruy-e nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của văn học. - Văn học là nhân học (M. Go-rơ-ki). Văn học nuôi dưỡng tâm hổn, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn chưđng đích thực phải có tác dụng bồi đắp đời sống tinh thẩn, tình cảm của con người, khiến cho nó ngày càng trỏ nên trong sáng hon, phong phú và tốt dẹp hdn. - Văn chương có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu của con người. Từ những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, nhà văn để cập tới nhiều vấn đề thiết thực của cuộc sống, giúp người đọc nhận thức và suy ngẫm, để từ đó nâng cao trình độ hiểu biết và tự hoàn thiện nhân cách. - Mục đích của văn học trước hết là giúp con người nhận thức được về bản thân. Một tác phẩm văn học thực sự có giá trị phải nâng cao tinh thần con người và gỢi cho con người những tình cảm cao quý và can đảm. + Cách đánh giá một tác phẩm văn học: - Một sáng tác chỉ xứng đáng được gọi là tác phẩm văn chương khi nó chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc và cao cả, liên quan tới những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội và phản ánh những điều đó thông qua hình tượng nhân vật điển hình có ý nghĩa khái quát cao, tác động mãnh liệt tới tâm hổn người đọc. Một tác phẩm như thế là một cuốn sách hay và do một nghệ sT viết ra. - Người nghệ sĩ chân chính, nhà văn chân chính phải thực sự sáng tạo trong nghệ thuật, tạo ra cho mình một phong cách riêng, dấu ấn riêng không thể lẫn với bất cứ ai khác. Tác phẩm phải là đứa con tinh thần của chính họ. 15 * Chứng minh bằng một số tác phẩm nổl tiếng th í glđi. - Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô là bài ca tuyệt vời vể tinh thương yêu con người, vể đức hi sinh quên minh vì người khác. Nhân vật Giăng Van-giăng là nhân vật tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn. - Truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải gánh chịu do chiến tranh-, đồng thời ca ngợi lòng nhân hậu, vị tha của người lính Hổng quân nói riêng và của nhân dân Nga nói chung. - Trong tiểu thuyết ông già và biển cả của Hô-minh-uê, hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời minh là một biểu tượng về vẻ đạp của ước mơ và hành trinh gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Tác phẩm này là bài học thiết thực, bổ ích về khát vọng, ý chf và nghị lực của con người. 3. Kết bài: - Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tưtưỏng; giá trị nghệ thuật cao sẽ vượt qua thử thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, khồng gian... để trỏ thành kiệt tác chung của nhân loại. - Đúng như nhà văn La Bơ-ruy-e khẳng định: ...đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra. II. BÀI LÀM Từ trước tới nay, trên thê' giới có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về cách đánh giá giá trị của một tác phẩm văn chương. Có người thì đề cao nghệ thuật, có người thì đề cao nội dung. La Bơ-ruy-e, nhà văn Pháp đã bày tỏ quan điểm của minh như sau: Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra. Xét về mặt ý nghĩa thì quan điểm trên gần giống với quan điểm của nhà văn hiện thực Nga nổi tiếng Mác-xim Go-rơ-ki: Văn học là nhân học. La Bơ-ruy-e nhấn mạnh tới chức năng giáo dục của văn học. Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn chương có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu của con người. Đặc điểm của văn học là thông qua các sự kiện, các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm để giáo dục cho con người tình cảm trong sáng, đạo lí làm người. Mặt khác, văn học giúp con người hoàn thiện nhân cách, nâng cao tinh thần và gợi cho con người những tình cảm cao quý và can đảm. 16 Văn học đến với con người bằng con đường tinh cảm, cảm xúc. Nó mang lại cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, trước cuộc sống phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ và nhất là trước chiều sâu của thế giới tâm hổn. Mục đích trước tiên và quan trọng của văn học là giúp con người đối chiếu, liên tưỏng, suy ngẫm về cuộc đời và về chính bản thân, nâng cao niềm tin vào bản thân để từ đó có nhận thức đúng đắn hơn, có khát vọng hướng tới chân lí, dám đấu tranh chống cái xấu, cái ác; biết tlm tòi và hướng tới cái Đẹp, cái Thiện của cuộc sống. Đó chính là văn học chân chính có khả năng cảm hoá, nhân đạo hoá, xứng đáng là bạn tiốt của con người. Nhà văn La Bơ-ruy-e cũng bày tỏ ý kiến về cách đánh giá một tác phẩm văn chương và một nghệ sĩ chân chính. Theo ông, tác phẩm nào có ảnh hưởng lớn lao tới đời sống tinh thần của con người theo chiều hướng tích cực thì đó là một cuốn sách hay, đích thực là văn chương và người viết ra nó xứng đáng được gọi là nghệ sĩ. Hai nhà văn nổi tiếng của Việt Nam là Thạch Lam và Nam Cao cũng có quan điểm gần giống với La Bơ-ruy-e. Thạch Lam cho rằng: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Còn Nam Cao đã thông qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa để bày tỏ quan điểm của mình về tác phẩm văn chương, về nhà văn chân chính. Là một nhà văn, Hộ từng ấp ủ một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương của mình. Anh mong ước sẽ sáng tạo ra những tác phẩm thật sự có giá trị, vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn. Quan điểm về văn chương cũa Hộ cũng hết sức tiến bộ: Một tác phẩm văn chương đích thực phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự cõng bình... Nó làm cho người gần người hơn. Nhà văn phải là những người nghệ sĩ vừa có tâm vừa có tài, trong sáng tác phải tạo cho mình một phong cách riêng, một dấu ấn riêng không thể lẫn với bất cứ ai khác; vì: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có (Nam Cao). 2-Những bài làm vẫn m ỉu 12T2-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM 17 'CV", ' Chúng ta có thể lấy một số tác phẩm kinh điển của các nhà văn nổi tiếng thê' giới để chứng minh và khẳng định ý kiến của La Bơ-ruy-e là đúng. Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô là bài ca tuyệt vời về tình thương yêu con người, về đức vị tha, hi sinh đến quên mình. Nhân vật Giăng Van-giăng là “nhân vật tư tưởng” tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn. Người thợ làm vườn nghèo khổ này vì thương đàn cháu mổ côi nheo nhóc, đói khát nên đã liều đập vỡ cửa kính tiệm bán bánh mì để lấy cắp một ổ bánh. Bị kết án khổ sai, Giăng Van-giăng mấy lần tìm cách vượt ngục nhưng không thành nên thời gian ngồi tù cứ kéo dài ra mãi. Sau khi được trả tự do, vì hoàn cảnh ngặt nghèo, Giăng Van-giăng lại phạm tội cướp đồng xu của một đứa trẻ và lấy cắp bộ đồ ăn bằng bạc của giám mục Mi-ri-en. Sự độ lượng và lòng bác ái của vị giám mục nhân từ đã cứu Giăng Van-giăng thoát vòng lao lí và nó tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm của con người tội nghiệp này. Nó đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi cuộc sống và tính cách của Giăng Van-giăng. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vích-to Huy-gô và mang dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương Pháp thế kỉ XIX. Nội dung đoạn trích phản ánh sự đối lập giữa cái ác và cái thiện, giữa bạo lực cường quyền và nạn nhân của nó. Qua đó, nhà văn phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ và khẳng định lí tưởng nhân đạo tốt đẹp. Từ một người tù khổ sai, sau nhiều năm làm việc cật lực, Giăng Van-giăng đã trở thành ông chủ nhà máy có uy tín và được dân chúng tín nhiệm bầu làm thị trưởng, ông quan tâm và có những nghĩa cử cao đẹp đối với người đàn bà bất hạnh Phăng-tin. Bị tên mật thám Gia-ve phát hiện và đến bắt, Giăng Van-giăng (tức thị trưởng Ma-đơ-len) không hề run sợ. Trước thái độ hung hăng, tàn nhẫn của Gia-ve, ông vẫn tìm cách trấn an Phăng-tin để níu kéo sự sống cho chị. Phăng-tin chết vì bị sốc trước sự thực phũ phàng (tên mật thám Gia-ve túm cổ áo ngài thị trưởng đáng kính). Giăng Van-giăng ghé tai chị thì thầm hứa sẽ tìm bằng được bé Cô-dét - đứa con gái yêu quý của chị. Một điều kì diệu ngoài sức tưởng tượng đã xảy ra: Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết. Đây là một ảo tưỏng cảm động trước một sự thực cao cả làm rung động sâu xa tâm hồn người đọc. 18 v' ^ \ y iV Truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải gánh chịu do chiến tranh ; đồng thời ca ngợi lòng nhân hậu, vị tha của người lính Hồng quân nói riêng và của nhân dân Nga nói chung. Tác phẩm này ra đời như một sự kiện làm chấn động nền văn học Xô viết và Sô-lô-khốp được đánh giá là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XX. Nhân vật chính của truyện là An-đrây Xô-cô-lốp, một chiến sĩ Hồng quân tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên bang Xô viết chống phát xít Đức xâm lược. Bị bắt làm tù binh, anh phải chịu đựng sự hành hạ dã man của kẻ thù. Trong một cuộc trốn chạy để trở về với Hổng quân, anh đã mưu trí dũng cảm bắt sống một tên thiếu tá Đức và cướp một xe vận tải. Chiến tranh kết thúc, thay vì được hưởng niềm hạnh phúc vô biên là được đoàn tụ với gia đình trên quê hương thân yêu thì Xô-cô-lốp lại phải chịu đựng một số phận bất hạnh: Vợ và hai con gái nhỏ bị trúng bom của phát xít; con trai lớn của anh cũng là một chiến sĩ Hồng quân đã trúng đạn ngã xuống tại cửa ngõ Béc-lin ngay trong ngày chiến thắng. Đất nước đã hoà bình nhưng Xô-cô-lốp không thể sống yên ổn bởi anh mang trong tim một nỗi đau vô hạn. Anh nhận chú bé mồ côi Va-ni-a làm con nuôi và từ đó cuộc sống của anh thay đổi hẳn. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng Xô-cô-lốp thấy lòng vui trở lại, thấy cuộc đời là đáng yêu, đáng sống. Tình yêu thương quả là một sức mạnh thần kì giúp con người vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng sự nghiệt ngã của số phận. Nhân vật Xô-cô-lốp là hiện thân của tính cách Nga kiên cường, dũng cảm và giàu lòng nhân ái. Bằng hình tượng nhân vật điển hình này, nhà văn Sô-lô-khốp đã đề cập tới một vấn đề trọng đại từng ám ảnh bao nghệ sĩ lớn, đó là vấn đề số phận con người. Một khái niệm trừu tượng đã được nhà văn cụ thể hoá thông qua cuộc đời của một nhân vật với nhiều đau khổ, mất mát; để rồi với ý chí, nghị lực phi thường và lòng nhân ái sâu sắc, nhân vật đã vượt qua tất cả để chiến thắng số phận bất hạnh. Đọc truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp, người đọc nhận thức được rất nhiều điều và cũng học được nhiều bài học nhân sinh bổ ích từ nhân vật Xô-cô-lốp. Đó là thành công của tác phẩm, là vinh dự lớn lao của người nghệ sĩ. Trong tiểu thuyết ông già và biển cả của nhà văn Mĩ Hê-minh-uê, hinh ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Tác phẩm này là một bài học thiết thực và bổ ích về khát vọng, ý chí và nghị lực của con người. Nhà văn đặt nhân vật 19 'O il vào một tình huống đặc biệt là chỉ có một mình giữa biển khơi bao la đầy bất trắc; một mình săn đuổi, đánh bắt con cá kiếm khổng lổ và một mình đương đầu với đàn cá mập hung dữ để bảo vệ thành quả lao động, ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô suốt đời làm lụng vất vả, cực nhọc nhưng không nguôi mơ ước một ngày nào đó sẽ đánh bắt được một con cá thật to để thoả mãn ước mơ và khẳng định tài năng của mình. Trớ trêu thay, cho tới lúc ông đã quá già thì ước mơ này mới trở thành hiện thực. Suốt mấy ngày đêm lênh đênh trên biển, ông lão mới phát hiện ra con cá kiếm khổng lồ, to hơn chiếc thuyền của ông. Cuộc chiến đấu gay go giữa người và cá kéo dài tưởng chừng quá sức chịu đựng của ông lão, nhưng ông lão không nản chí, vẫn đem hết sức lực để bắt bằng được con cá mà ông ao ước đã bao lâu. Thế nhưng đàn cá mập tham lam đã tấn công con cá kiếm. Mặc dù ông lão chống đỡ quyết liệt để xua đuổi đàn cá mập hung dữ nhưng đến lúc thuyền cập bến thì con cá kiếm chỉ còn là một bộ xương. Cốt truyện giản dị chỉ có vậy nhưng Hê-minh-uê đã viết nên một áng văn xuôi giản dị và trung thực về con người. Tuy không có âm hưởng anh hùng ca nhưng câu chuyện về ông lão đánh cá thực sự là bài ca ca ngợi vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường rất đáng khâm phục của người lao động. Tác phẩm còn chứa đựng một tầng nghĩa sâu xa hơn trong hình tượng con cá kiếm và ông già đánh cá. vẻ đẹp kiêu hùng của con cá kiếm vùng vẫy tự do trên biển cả tượng trưng cho ước mơ và lí tưởng mà con người suốt đời khao khát và theo đuổi. Ông lão đánh cá với ý chí kiên cường tiêu biểu cho quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực của con người. Tiểu thuyết ông già và biển cả với số trang khiêm tốn chỉ nhiều hơn một truyện vừa chút ít nhưng thực sự là một sáng tác mà nhà văn nào cũng ao ước viết được lấy một lần (Phôn-cơ-ne), bởi nó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc trên toàn thế giới và đem lại vinh quang cho tên tuổi Hê-minh-uê - một nghệ sĩ vĩ đại của nhân loại. Ý kiến của La Bơ-ruy-e đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của chức năng giáo ơục trong văn chương và nêu lên cách đánh giá đúng đắn về tài năng người nghệ sĩ. Văn chương đem lại cho con người những giá trị tinh thần cao quý, giúp con người hướng tới Chân, Thiện, Mĩ trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tư tưởng; giá trị nghệ thuật cao sẽ vượt qua thử thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, không gian dể trở thành kiệt tác muôn đời của nhân loại. Đúng như La Bơ-ruy-e khẳng định: ...đó là một cuốn sách hay và người viết ra nó xứng đáng là một nghệ sĩđích thực. 20 .»'■ y "ỵ I. DÀN Ý 1. MỖ bài: - Hoa là món quà vô giá mà thiôn nhiôn ban tặng cho con người, íàm cho cuộc sống thêm phần dẹp đẽ, đáng yêu. - Bên cạnh những loài hoa được trổng trọt, chăm sóc trong vườn, trong nhà kính... còn có nhiều loài hoa dại mọc trên những vùng sỏi đá khô cằn, tuy vậy chúng vẫn nỏ những chùm hoa thật đẹp. Hình ảnh ấy gỢi nên trong tôi sự suy tưởng về sức sống bền bĩ của con người, về những số phận không may, về các bạn học sinh nghồo hiếu học, vượt khó đã thực hiện được ước mơ và làm thay đổi số phận của minh. 2. Thân bàl: Glảl thích: a/ Ý nghĩa của hlnh ảnh một vùng SỎI đá khô cằn: * Những khó khăn trong cuộc sống: Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai khô cằn, thời tiết không thuận lợi. * Khó khăn con người gặp phải: - Không ai che chở, giúp đỡ. - Nghèo khổ, thiếu thốn về kinh tế (hoặc gặp thiên tai, địch hoạ...). - Bị tật nguyền, bị nhiễm chất độc màu da cam... b/ Ý nghĩa của hình ảnh cây hoa dạl văn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: * Sức sống mãnh liệt và vỏ đẹp phong phú của các loài hoa dọi. - Hoa dại xuất hiện ỏ khắp nơi, từ. núi cao dến đồng bằng, ven biển. Hoa dại tập trung nhiều nhất là ỏ vùng rừng núi, cao nguyên... - Sắc tím hồng của hoa sim, hoa mua nở trên các triển đổi khô cằn làm tươi thêm cảnh sắc thiên nhiên và gỢi nôn cảm xúc trữ tình trong lòng người. - Hoa ban trắng, hoa ban hồng, hoa đỗ quyên nở rộ ở vùng cao Tây Bắc báo hiệu xuân về. Hoa mai rừng phương Nam cũng là sứ giả của mùa xuân. - ở thiên đường hoa Đà Lạt, các loài hoa dại cũng có một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của con người. Hoa dại làm hàng rào, trang trí lối đi rất đẹp... Nhiều người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã của các loài hoa dại. 21 * Những suy tưdng được gỢI ra từ hình ảnh của hoa dọl. - Từ hình ảnh hoa dại, chúng ta liên tưởng tới những con người không được che chở đùm bọc, phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, tật nguyền... - Sức sống mãnh liệt của hoa dại gỢi cho chúng ta liên tưởng tới lòng tự trọng, nghị lực, ý chí kiên cường của con người trong cuộc đời, nhất là những người có sô' phận bất hạnh. - Nếu vượt lên được hoàn cảnh sống nghiệt ngã, con người sẽ trưởng thành, sẽ khẳng định đượp giá trị của bản thân trước cuộc đời bằng những đóng góp hữu ích. * Chứng minh bằng một số gưong sáng dũng cảm đưong đẩu và chiến thắng khó khăn, thử thách. Lấy những ví dụ gần đây nhất trong kl thi Đại học nàm 2008: Ngày càng nhiều học sinh nông thôn nghèo đỗ thủ khoa Đại học. - Bạn Bùi Đức Ngọt ở Nga Sơn, Thanh Hoá, nhà quá nghèo, chỉ có mấy sào ruộng và một con bò. Mồ côi bố từ nhỏ, Ngọt phải vừa đi học vừa giúp mẹ mưu sinh. Góc học tập sơ sài của Ngọt chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo cũ Ngọt xin được. Ngọt chỉ có một thú vui giải trí duy nhất là đánh cờ một mình. Trước khi ra Hà Nội dự thi, Ngọt còn cố dỡ cho xong mấy sào lạc. Suốt những năm học phổ thông, Ngọt luôn là học sinh giỏi, được cấp hơn 30 bằng khen, giấy khen và nhiều giải thưởng. Ngọt thi đỗ thủ khoa hai trường: Đại học Y khoa Hà Nội với sô' điểm 29,5 : Học viện Cảnh sát nhân dân với số điểm tuyệt đối 30/30. - Bạn Phạm Văn Huy từ tỉnh lên Hà Nội trọ học, mấy năm liền miệt mài đi xin nước rửa bát, thức ăn thừa ở các hàng ăn để bán lấy tiền đóng tiền học. Huy đã đỗ thủ khoa trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Bạn Chu Thị Kim Liên ở Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên đã đỗ thủ khoa Đại học Y khoa Thái Bình với sô' điểm tuyệt đối 30/30 và thi đỗ vào Học viện Tài chính với SỐ điểm 28,75. Hoàn cảnh gia đinh Liên vô cùng khó khăn: Cha bị sét đánh chết, mẹ làm thuê làm mướn. Kim Liên vừa đi học vừa đi làm giúp mẹ. Có thể nói Kim Liên đã vào Đại học bằng chiếc xe cải tiến chở thuê gạch, cát... của mẹ. - Bạn Lê Minh Thắng, học sinh nghèo của vùng núi An Nhơn, Bình Định đã đỗ thủ khoa trường Đại học Giao thông vận tải, Cơ sở II, Thành phô' Hổ Chí Minh với số điểm 24,5. Khi được hỏi tại sao thiếu thốn, cơ cực là vậy mà vẫn học giỏi, Thắng đã trả lời: Nhà nghèo nên ráng học. - Bạn Phan Chí Hiếu, học sinh lớp 12 chuyên Lý trường Trung học phổ thông Gia Định, đỗ thủ khoa trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm 29,5. Cha là dạl uỷ công an thường xuyên công tác vắng nhằ nên Hiểu từ nhỏ đã có tinh thần ham học và tự lập. Hiếu quan niệm: Việc học như chèo thuyền ngược nước nên lúc nào cũng phải cố gắng. , 22 - Hai anh em Vũ Trọng Quý, Vũ Trọng Mạnh ở Nga Hải, Thanh Hoá. Nhà nghèo đến nỗi không có một thứ tài sản gì đáng giá. Bàn học là miếng bê tông tự đúc đặt ở góc nhà. Hai anh em đi học hằng ngày với cái bụng rỗng không, tan học lại ra đồng vừa mò cua bắt 6c vừa ôn bài. cả hai anh em đểu thi đỗ vào trường Đại học Hàng hải, mang lại vinh dự to lớn cho gia đình, dòng họ. 3. Kết bài: - Trong trời đất, mỗi con người, mỗi sự vật đều có vai trò, vị trí riêng. - Nếu không may rơi vào tình cảnh ngặt nghèo, khó khăn, chúng ta không nên có mặc cảm tự ti mà phải cố gắng phấn đấu vươn lên chiến thắng số phận, tự tạo ra cho mình những cơ hội dẫn tới thành công bằng chính ý chí, nghị lực và khả năng thực sự của minh. - Hãy nghĩ đến'sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp phong phú của các loài hoa dại, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích. II. BÀI LÀM Sự xuất hiện của hoa trên mặt đất có lẽ cũng đã hàng triệu năm. Hoa là món quà vô giá, là những thông điệp đầy tình yêu thương mà Tạo hoá ban tặng cho loài người, sắc màu và hương thơm phong phú, đa dạng của hoa làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, đáng yêu. Bên cạnh những loài hoa được trồng trọt, chăm sóc trong vườn, trong nhà kính, còn có nhiều loài hoa dại mọc trên những vùng sỏi đá khô cằn, tuy vậy chúng vẫn nở những chùm hoa thật đẹp. Hiện tượng thiên nhiên ấy hàm chứa ý nghĩa sâu sắc và gợi ra những liên tưởng thú v ị: Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, nghiệt ngã bao nhiêu thì sự sống vẫn tồn tại mãnh liệt và cái đẹp vẫn hiện hữu khắp nơi; đồng thời nó cũng khiến chúng ta suy ngẫm, chiêm nghiệm về sức sống bền bỉ và nghị lực phi thường của con người trong nghịch cảnh. Hoa dại là những loài hoa hoang dã trong thiên nhiên, không cần tới bàn tay con người chăm bón. Hoa dại có sức sống dẻo dai, mãnh liệt, hiện diện khắp nơi, từ vùng rừng núi, cao nguyên cho tới vùng đồng bằng, ven biển. Bạn đã bao giờ lặng ngắm sắc tím hồng của hoa sim, hoa mua nỏ sáng cả những triền đồi trung du dưới nắng mai tinh khiết, trong veo, hay say sưa ngây ngất trước màu vàng rực của hoa dã quỳ trải khắp các con đường cao nguyên ?! Quen thuộc hơn, gần gũi hơn là những hàng rào râm bụt đỏ hoa quê hoặc tím nhạt màu hoa bìm bìm gắn với tuổi thơ đầy kỉ niệm. Đơn sơ thế thôi mà làm cho cảm xúc cứ dâng lên như những đợt sóng trong tâm hồn của mỗi con người. 23 ở vùng cao Tấy Bắc, Việt Bắc, hoa ban trắng, hoa ban hồng, hoa đỗ quyên, phong lan rừng nở rộ báo hiệu xuân về. ở miền Trung Nam Bộ, khi từng vạt rừng nhuộm thắm sắc mai vầng là năm cũ dã qua và năm mới dã dến với bao nhiẽu hi vọng, ổ thiên đường hoa Đà Lạt, tuy đã có hàng trăm loài hoa lộng lẫy, kiêu sa nhưng hoa dại vẫn không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Hoa dại trồng làm hàng rào hay trang trí lối đi rất đẹp. Nhiều người yêu thích vẻ dẹp tự nhiên, hoang dã và rất nên thơ của các loài hoa dại. Sức sống mãnh liệt của hoa dại gợi cho chúng ta liên tưởng tới lòng tự trọng, về nghị lực, ý chí kiên cường của con người trong cuộc đời, nhất là những người có số phận thiếu may mắn hay bất hạnh. Nếu có ý chí và nghị lực, con người có thể chiến thắng số phận, làm thay đổi cuộc đời mình. Mọi triết lí đểu bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của con người. Bản chất cuộc sống không hể đơn giản mà rất phức tạp, khó khăn. Nó luôn luôn thử thách con người, buộc con người phải vươn lên dể tồn tại và phát triển. Giống như trong tự nhiên, giữa một vùng sỏi đá khô càn, hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Miền Trung đất nước ta từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào đến Quảng Bình, Quảng Trị phải chịu một diều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa hẻ thl chang chang nắng lửa, cháy bòng gió Lào; mùa đông thì gió lạnh buốt xương. Ấy vậy nhưng bên cạnh những cồn cát trắng xoá vẫn là những đồng lúa trĩu nặng bông vàng. Vùng đất Tây Nguyên mênh mông hoang vắng ngày nào nay bạt ngàn những nông trường, trang trại cà phê tươi tốt. Trên cao nguyên Lãm Viên Đà Lạt vẫn rực rỡ màu hoa Mimốda làm say đắm lòng người. Hoàn cảnh khắc nghiệt không thể vùi dập sự sống. Trái lại, sự sống bất diệt dã làm đổi thay hoàn cảnh. Trên mảnh đất khô cằn, cây trái vẫn nảy mầm, đơm hoa kết quả, vẫn ríu rít tiếng chim. Con người là chủ thể cuộc sống, vì thế mà con người không bao giờ bị hoàn cảnh khuất phục. Ngược lại, con người luôn luôn làm cho cuộc sống phát triển ngày càng tốt đạp hơn. Từ xa xưa, ông cha chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu công sức để đắp những con đê dài hàng trăm cây số dọc các dòng sông lớn dể bảo vệ mùa màng hoặc kiên trl lấn biển, lập nên nhiều xóm làng trù phú. ở Nam Bộ, nông dân ta dã đào những con kênh vừa xả phèn, thoát lũ, vừa là đường giao thông thuỷ vô cùng thuận tiện giữa các tỉnh trong vùng. Kì diệu thay sức chịu đựng và khả năng to lớn của con người. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã có câu thơ ca ngợi sức mạnh vô biên của con người: 24 Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Bà! ca võ đất) Đất nước Việt Nam ta được như ngày nay là nhờ công lao của bao nhiêu thế hệ gây dựng, mở mang, vun đắp. Dưới mỗi tấc đất đều thấm đượm mồ hôi, xương máu của tổ tiên, để hôm nay con cháu có được một dải non sông đẹp như gấm như hoa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài suốt mấy chục năm, Việt Nam hiện nay đang cố gắng vươn lên, nắm bắt cơ hội lớn để xây dựng đất nước giàu mạnh. Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương vượt khó, kiên trì học tập và đã đạt được kết quả cao trong các kì thi vào Đại học. Bạn Bùi Đức Ngọt ở Nga Sơn, Thanh Hoá, nhà quá nghèo, tài sản vẻn vẹn chỉ có mấy sào ruộng và một con bò. Mổ côi bô' từ nhỏ, Ngọt phải vừa đi học vừa giúp mẹ mưu sinh. Góc học tập sơ sài của Ngọt chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo cũ mà Ngọt xin được. Thú vui giải trí duy nhất của Ngọt là đánh cờ một mình. Suốt những năm học phổ thông, Ngọt luôn là học sinh giỏi, được cấp hơn 30 bằng khen, giấy khen và nhiều giải thưởng. Trước khi ra Hà Nội dự thi, Ngọt còn cô' dỡ cho xong mấy sào lạc để mẹ đỡ vất vả. Do chuyên cần tự học mà Ngọt thi đỗ thủ khoa hai trường; Đại học Y khoa Hà Nội với sô' điểm 29,5; Học viện Cảnh sát nhân dân với số điểm tuyệt đối 30/30. Với sự nỗ lực vươn lên không ngừng, Ngọt đã thực hiện được ước mơ vào Đại học của mình và đó là cơ sở để bạn ấy tạo dựng sự nghiệp cùng tương lai tươi sáng. Trước mắt, Ngọt đã đem lại cho mẹ niềm vui, niểm tự hào to lớn không gì sánh được. Đó cũng là cách mà Ngọt báo hiếu, đáp đền công lao khó nhọc của mạ một cách thiết thực nhất. Bạn Phạm Văn Huy từ tỉnh lên Hà Nội trọ học, suốt mấy năm liền chịu khó, chịu nhục đi xin nước rửa bát và thức ăn thừa ở các nhà hàng để bán lấy tiền đóng tiền học. Nhờ nhẫn nại, kiên trì và có quyết tâm cao mà Huy đã đỗ thủ khoa trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một gương sáng khác làm cho nhiều người thương mến và cảm phục, đó là bạn Chu Thị Kim Liên ỏ xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã đỗ thủ khoa Đại học Y khoa Thái Bình với số điểm tuyệt đối 30/30 và thi đỗ vào Học viện Tài chính với số điểm rất cao là 28,75. Thi vào hai trường, tổng cộng 6 môn thì Liên đã đạt được tới 5 điểm 10, quả là xuất sắc I Hoàn cảnh 25 gia đình Liên vô cùng khó khăn ; Cha bị sét đánh chết khi đang làm đồng trong một cơn mưa; mẹ làm thuê làm mướn. Kim Liên một buổi đi học, một buổi đi làm cùng mẹ. Có thể nói Kim Liên đã vào Đại học bằng chiếc xe cải tiến chỏ thuê gạch, cát... của mẹ. Sau khi nhận giấy báo kết quả, Kim Liên rất vui và ngày ngày cô thủ khoa vẫn chăm chỉ kéo xe chở hàng thuê để kiếm tiền đóng học phí Đại học. Bạn Lê Minh Thắng, học sinh nghèo của vùng núi An Nhơn, Bình Định đã đỗ thủ khoa trường Đại học Giao thông vận tải, Cơ sở II, Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm 24,5. Túp lều của Thắng rộng chưa đầy 10 mét vuông, nằm giữa vườn điều sát chân núi, chĩ vỏn vẹn có một chiếc giường ọp ẹp và một chiếc bàn gỗ cũ kĩ. Toàn bộ sách vỏ của Thắng chứa trong chiếc hòm gỗ nhỏ. Sau khi thi Đại học, Thắng lên tận Chư Sê, Gia Lai làm thợ hồ với cha. Được thầy báo là Thắng đã đỗ thủ khoa, Thắng mừng lắm. Hai cha con về nhà ngay. Khi trả lời câu hỏi tại sao thiếu thốn, cơ cực là vậy mà vẫn học giỏi, Thắng đã trả lời rất thật; Vì nhà nghèo nên ráng học. Còn lý do tại sao chọn ngành Giao thông vận tải, Thắng cho biết: Trong tương lai, ngành này sẽ phát triển nên mình sẽ có công ăn việc làm để lo cho ba và các em. Bạn Phan Chí Hiếu, học sinh lớp 12 chuyên Lý trường Trung học phổ thông Gia Định, đỗ thủ khoa trường Đại học Ngoại thương với số điểm xuất sắc 29,5. Cha là đại uý công an thường xuyên công tác vắng nhà nên từ nhỏ Hiếu đã có tinh thần ham học và tự lập. Hiếu quan niệm rất đúng rằng: Việc học như chèo thuyền ngược nước nên lúc nào cũng phải cố gắng. Hai anh em Vũ Trọng Quý, Vũ Trọng Mạnh ở Nga Hải, Thanh Hoá cũng là trường hợp đặc biệt. Nhà nghèo đến nỗi không có một thứ tài sản gì đáng giá ngoài mấy chiếc nồi nhôm đen thui, móp méo. Bàn học chỉ là miếng bê tông tự đúc đặt ỏ góc nhà. Sáng sáng, hai anh em đi học với cái bụng rỗng không. Tan học, hai anh em lại ra đồng vừa mò cua bắt ốc vừa ôn bài với nhau, cẻu hai đều thi đỗ vào trường Đại học Hàng hải, mang lại vinh dự to lớn cho gia đình, làng xóm. Trong trời đất, mỗi con người, mỗi sự vật đều có vai trò, vị trí riêng. Nếu không may rơi vào tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo, chúng ta không nên có mặc cảm tự ti mà phải cố gắng phấn đấu vươn lên chiến thắng số phận, tự tìm kiếm hoặc chủ động tạo ra những cơ hội để thể hiện bản chất, khẳng định tài năng bằng chính ý chí, nghị lực của mình. Hãy nhìn ngắm và suy nghĩ về sức sống mãnh liệt cùng vẻ đẹp phong phú c.ủa các loài hoa dại, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích. 26 ’ V ^ I. DÀN Ý 1. MÒ bài: - Lời mở đầu: (Kính thưa...) - Tự giới thiệu: Chúng em là đoàn viên ưu tú của các trường Trung học phổ thông ở Thành phố Hổ Chỉ Minh ra thăm Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. 2. Thân bàl: * Ca ngợi công lao của những liệt sĩ vô danh. - Trong cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài hơn hai mươi năm, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Có những liệt sĩ đã xác định được tên tuổi, quê quán, nhưng cũng còn hàng ngàn liệt sĩ vô danh. Điều đó gợi lên nỗi niểm đau xót, tiếc thương gấp bội. Tổ quốc và dân tộc dời đời ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ. - Các anh chị là gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước, là bài học lí tưởng cách mạng vô cùng quý báu cho các thế hệ kế tiếp. - Chúng em phần nào hlnh dung được khí thê' ra trận hào hùng thời chống Mĩ qua các bài học văn chương, lịch sử và các phương tiện truyền thông... Các anh, các chị sẵn sàng lên đường vào mặt trận, cầm súng trực tiếp chiến đấu chống xâm lăng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự hi sinh của các anh chị là vô cùng lớn lao, cao cả, không gl so sánh được. - Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, trong lòng chúng em dậy lên cảm xúc kính phục và tự hào. Chúng em hiểu sâu sắc hơn về những tổn thất do chiến tranh gây ra và giá trị thiêng liêng của cuộc sống hoà binh. - Có được cuộc sống thanh binh và những đổi thay lớn lao của đất nước hôm nay phần lớn là nhờ công sức và sự hi sinh xương máu của các anh hùng, liệt sĩ. 3. Kết bài: * LỜI hứa và hành động của tuổi trẻ ngày nay. - Buổi thăm viếng nghĩa trang Trường Sơn hôm nay sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc đời chúng em. - Chúng em xin hứa sẽ sống xứng dáng với sự hi sinh cao quỷ của các anh hùng liệt sĩ; sẽ cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp, hoà bình. 27 II. BÀI LÀM Kính thưa hương hồn các anh hùng, liệt sĩ! Hôm nay, chúng em gồm 150 đoàn viên ưu tú đại diện cho đoàn viên của các trường Trung học phổ thông ở Thành phô' Hồ Chí Minh có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn để thắp nén nhang tưởng nhớ hương hồn các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, mang lại cuộc sống hoà bình, ấm no cho dân tộc, trong đó có cuộc sống của chúng em. Trong hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh, bên cạnh những người mà tên tuổi, quê quán đã ghi rõ trên bia mộ, được chính quyền, đổng đội, người thân thường xuyên thăm viếng, khói hương... thì còn có hàng ngàn liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang liệt sĩ này hoặc cón nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Cũng đều là liệt sĩ hi sinh vì Tổ quốc nhưng những liệt sĩ vô danh không rõ tên tuổi, quê hương gợi lên trong lòng mọi người niềm đau xót, tiếc thương vô hạn. Song tên tuổi và chiến công của các anh chị đã gắn liền với tên tuổi và chiến công oanh liệt, hào hùng của đất nước. Sự hi sinh cao quý của các anh chị sẽ được cả dân tộc đời đời ghi nhớ I Lòng yêu nước thiết tha, tinh thần chiến đấu dũng cảm và đức hi sinh cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ là bài học về lí tưởng cách mạng vô cùng quý báu cho các thế hệ nối tiếp. Qua văn chương, lịch sử và các phương tiện trúyển thông, chúng em phần nào hình dung được khí thế hào hùng của những đoàn quân điệp điệp trùng trùng trên các nẻo đường ra trận năm xưa. Tiền tuyến lớn miền Nam kêu gọi, hậu phương lớn miền Bắc đáp lời. Hàng triệu thanh niên đã rời dồng ruộng, xưởng máy, mái trường thân yêu, hăng hái xung phong vào chiến trường đánh giặc. Học sinh, sinh viên và rất nhiều trí thức trẻ cũng tạm gác cây bút, nắm chắc cây súng, góp phần đánh thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ nguy quyền tay sai, thực hiện mục đích cuối cùng của cách mạng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hào khí ấy đã được phản ánh sinh động và khái quát qua hai câu thơ trong trường ca Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai! Các anh chị sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân tươi đẹp và cả xương máu, sinh mệnh của mình cho Tổ quốc. Không một toan tính cá nhân vị kỉ 28 nào xuất hiện trong tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết yêu nước, thương dân; mà chỉ có khát vọng chiến đấu và chiến thắng sôi sục, thôi thúc bước chân tiến lên phía trước. Chúng em hiểu rằng chiến tranh là khốc liệt, đau thương, là mất mát, hi sinh... nhưng tất cả những cái đó không thể làm nhụt ý chí và quyết tâm đánh Mĩ của các anh, các chị. Trong cuộc kháng chiến kéo dài hơn hai mươi năm, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Máu thịt của các anh, các chị đã thấm sâu vào lòng đất Mẹ, để Tổ quốc có được chiến thắng vẻ vang làm chấn động thế giới ngày 30 - 4 - 1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại mãi mãi là niềm tự hào to lớn, là mốc son trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Đến thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, lặng ngắm bạt ngàn mộ liệt sĩ hữu danh và vô danh xếp thành hàng lối trùng trùng điệp điệp dưới sắc đỏ hoàng hôn, trong lòng chúng em dậy lên một cảm xúc thiêng liêng. Tâm hồn chúng em được thanh lọc hết những toan tính ích kỉ, những ám ảnh, vướng bận đời thường để hướng tới những điểu cao cả. Đó là nghĩa vụ của công dân trước sự tồn vong của Tổ quốc; là trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thành quả của tiền nhân để lại và trên hết là đạo lí làm người. Mỗi con người chĩ có một cuộc đời, chúng ta phải sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường phát triển và đổi mới. Bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân thay đổi rất nhiều. Chúng em hiểu rằng có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc ngày hôm nay là nhờ phần lớn công lao và sự hi sinh xương máu của các anh các chị. Trong không khí thiêng liêng này, chúng em cảm nhận rất rõ sự có mặt của các anh, các chị. Tiếng gió thổi, lá reo hoà cùng tiếng thì thầm của các anh các chị nhắc nhở chúng em hăy sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ đi trước; hãy ngẩng cao đầu vững bước tới tương lai. Đừng bao giờ làm cho máu xương của các anh chị đổ xuống đất này trở nên uổng phí! Chúng em tin rằng hương hồn các anh các chị vẫn quấn quýt, vấn vương trong từng lá cây, ngọn cỏ, trong mỗi dòng sông, mỗi đỉnh núi... của quê hương; vẫn ngày ngày chia sẻ buồn vui cùng nhân dân, đất nước thân yêu! Những chuyến đi, những buổi sinh hoạt với chủ đề Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn như ngày hôm nay giúp chúng em hiểu thêm truyền thống đạo lí và giá trị của cuộc sống hoà bình. 29 Trước hương hồn của các anh hùng, liệt sĩ, chúng em xin hứa sẽ phát huy phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước tiến lên theo ki.p thời đại và xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Những cảm xúc tốt đẹp của ngày hôm nay ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong đời sống tinh thần của chúng em trong suốt cuộc đời! Xin tạm biệt các anh, các chị! Cầu chúc cho hương hồn các anh, các chị đời đời yên nghỉ! I. DÀN Ý 1. MÒ bài: - Tuổi trẻ học đường đáng yêu biết bao nhiêu ! Các nữ sinh ngày nay thường mong muốn được thể hiện mình bằng các bộ y phục mới lạ, hấp dẫn. - Hiện nay, có trường bắt buộc nữ sinh mặc áo dài, có trường quy định nữ sinh mặc đồng phục hiện đại. - Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc pữ sinh Trung học nên mặc áo dài truyền thống hay đổng phục hiện đại. 2. Thân bài: * Những ưu điểm của chiếc áo dàl truyền thống. + Áo dài đem lại cho nữ sinh vẻ đẹp giản dị và duyên dáng: - Màu trắng áo dài tượng trưng cho tâm hồn trong sáng, chưa vướng bận những toan tính đời thường của lứa tuổi học sinh. - Chiếc áo dài tạo cho nữ sinh cảm giác là mình đã lớn, từ đó có sự điều tiết, kiểm chế lời nói, hành động của bản thân cho phù hợp... + Áo dài nữ sinh chứa đựng ý nghĩa binh đẳng trong trường học. Đồng phục áo dài xoá nhoà sự khác biệt giàu nghèo trong cách ăn mặc của nữ sinh: từ đó hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong thái độ cư xử... + Về ý nghĩa giới tính: - Chiếc áo dài nhắc nhở nữ sinh những điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam và phải biểu hiện nữ tính ở mọi lúc, mọi nơi. - Chiếc áo dài truyền thống góp phần rèn luyện tính cách dịu dàng, thanh lịch cho nữ sinh. 30 -o'' + Về ý nghĩa thẩm mĩ: - Không ai có thể phủ nhận giá trị thẩm mĩ của chiếc áo dài truyền thống bởi nó tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. - Tuy nhiên, nữ sinh mặc áo dài đi học cũng gặp một vài khó khăn như gò bó, vướng bận trong khi vận động; đi lại phải giữ gìn ý tứ... - Đồng phục hiện đại có nhiều ưu điểm vượt trội như vừa thể hiện được sự thống nhất trong môi trường học đường vừa giữ được lĩét giản dị, khoẻ khoắn cần có của nữ sinh. Bên cạnh đó, đồng phục hiện đại rất thuận tiện cho việc học tập, vui chơi... 3. Kết bài: Áo dài hay đồng phục hiện đại đểu có mặt ưu việt và hạn chế. VI thố nhà trường nên dựa vào đặc điểm của hoạt động học tập, sinh hoạt... mà quy định nữ sinh mặc áo dài hay đồng phục hiện đại. Tuỳ điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế của từng vùng miền mà có quyết định cho hỢp lí. II. BÀI LÀM Tuổi trẻ học đường đáng yêu biết bao nhiêu! Nữ sinh Trung học phổ thông đang ô lứa tuổi hồn nhiên, tràn đầy mơ ước... luôn luôn khao khát vươn lên và được thể hiện cá tính của mình bằng các bộ y phục mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong môi trường học đường, cách ăn mặc của học sinh phải tuân thủ theo quy định. Hiện nay, có trường yêu cầu nữ sinh mặc áo dài, có trường bắt buộc nữ sinh mặc đồng phục. Xung quanh vấn đề nữ sinh đi học nên mặc áo dài truyền thống hay đồng phục hiện đại, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Việc quy định nữ sinh mặc áo dài hay đồng phục đều xuất phát từ mục đích tạo ra sự thống nhất và vẻ đẹp hài hoà trong môi trường văn hoá, giáo dục. Trước tiên, chúng ta bàn về chiếc áo dài. Áo dài là nét văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Chiếc áo dài mang đậm bản sắc dân tộc đã gắn liền với đời sống của người Việt Nam suốt mấy trăm năm qua, giờ đây đã được bạn bè năm châu công nhận là một trong những trang phục dân tộc đẹp nhất thế giới. Hiện nay, do điều kiện kinh tế khá đầy đủ nên chiếc áo dài xuất hiện không chỉ ỗ lễ hội, tiệc tùng... mà còn ở công sở và trong trường học. Các cô giáo mặc áo dài lên lớp vừa tha thướt, dịu dàng, vừa mô phạm. Các nữ nhân viên văn phòng, siêu thị, ngân hàng... mặc áo dài vừa kín đáo vừa thanh lịch. Chiếc áo dài truyền thống đem lại cho nữ sinh vẻ đẹp giản dị và duyên dáng, sắc trắng tinh khôi của chiếc áo dài nữ sinh tượng trưng cho tâm hồn trong trắng, thanh khiết chưa vướng bận những toan tính đời thường. Mặc chiếc áo dài, các bạn nữ sinh có cảm giác mình đã trở thành thiếu nữ nên sẽ 31 % tự biết kiềm chế những lời nói, hành động nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ để phù hợp với lối sống khuôn khổ, nền nếp trong nhà trường. Áo dài màu trắng cũng xoá đi sự khác biệt trong cách ăn mặc. Điều đó góp phần hạn chê' những tiêu cực có thể xảy ra trong môi trường giáo dục, ví dụ như sự kì thị giàu nghèo, sang hèn, thái độ tự cao tự phụ cũng như mặc cảm tự ti... trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi nữ sinh. Nhờ vậy mà mọi hoạt động tu dưỡng, học tập sẽ dần dần đi vào nền nếp. Về ý nghĩa giới tính, chiếc áo dài như một người bạn thân, âm thầm nhắc nhở nữ sinh những điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, dù là ở nhà, ở trường hay ra ngoài xã hội. Các bạn nữ sinh không thể có những biểu hiện “phi nữ tính” khi đang mặc áo dài, ví dụ như đùa cợt rượt đuổi nhau trên sân trường hoặc đá cầu, đánh đấm như con trai. Thậm chí đến cả chuyện “cười to nói lớn” cũng không hợp với chiếc áo dài vốn mềm mại, dễ thưdng. Về ý nghĩa thẩm mĩ, không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp tuyệt vời của chiếc áo dài truyền thống. Bạn hãy thử hình dung những sớm mai hồng, trên khắp các nẻo đường Thành phô' Hà Nội hay Thành phô' Hồ Chí Minh, phấp phới tung bay những tà áo dài nữ sinh trắng muốt tới trường. Khi đó, vẻ tất bật, ồn ào sẽ giảm đi rất nhiều và nét thanh bình đáng yêu của cuộc sống tăng lên biết bao nhiêu I Nữ sinh mặc áo dài sẽ thể hiện được vẻ đẹp kín đáo, uyển chuyển của người phụ nữ và nét dịu dàng vốn có trong tâm hồn các cô gái Á Đông. Phẩm chất thuỳ mị, nhẹ nhàng được tà áo dài tôn vinh thêm một bậc. Tuy nhiên, áo dài cũng bộc lộ một số nhược điểm như người mặc sẽ bị gò bó, vướng víu trong ktii đi lại và lúc nào cũng phải giữ gìn ý tứ nên ảnh hưởng đến việc thể hiện sự hồn nhiên của tuổi trẻ. Các hoạt động chạy nhảy, vui chdi, đùa nghịch ngoài giờ học hoặc trong giờ tập thể dục thể thao đều không thích hợp với chiếc áo dài. Đồng phục hiện đại có nhiều ưu điểm vượt trội so với áo dài. Ví d ụ : nữ sinh mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh hoặc váy xanh vừa thể hiện được vẻ khoẻ mạnh, hồn nhiên vừa tạo được sự thống nhất trong môi trường học đường. Các bạn nữ sinh đi lại, hoạt động thoải mái hơn so với mặc áo dài. Giờ ra chơi do vậy cũng tự nhiên và sôi động. Tuy nhiên, đồng phục học sinh hiện đại phải đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp với lứa tuổi và bản sắc văn hoá dân tộc; đồng thời phải gọn gàng, giản dị, kín đáo và thuận tiện, thể hiện được đặc trưng và truyền thống của từng trường. 32 Áo dài hay đồng phục đều có mặt ưu việt và có chỗ hạn chế của nó. Trong thời đại công nghiệp và hội nhập như ngày nay thì nhà trường nên chọn đồng phục hiện đại. Chỉ nên quy định mặc áo dài đối với nữ sinh bậc Trung học phổ thông. Tuỳ theo hoạt động học tập, sinh hoạt mà quy định nữ sinh mặc đồng phục hoặc quần áo bình thường. Điều này còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phưdng và từng trường mà có quyết định cho hợp lí, nhất là ỏ vùng sâu, vùng xa như miền núi hay hải đảo. I. DÀN Ý 1 . MÒ bài: Một sô' bạn trẻ hiện nay cho rằng: Trước hết là phải sống cho mình. Phương châm sống nói trên đang gây nhiểu tranh cãi trong thanh niên chúng ta. 2. Thân bài: - Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là sống? Sống đúng nghĩa là sự kết hợp hài hoà giữa cống hiến và hưởng thụ. Vậy phải hiểu câu nói: Trước hết là phải sống cho mình như thế nào cho đúng ? - Với ý nghĩa tích cực, sống cho mình chinh là lối sống có trách nhiệm với bản thân, phải chịu trách nhiệm trước mọi lời nói, hành vi của mình. Sống có lý tưởng, mục đích tốt đẹp, đúng đạo lí, biết yêu thương gia đình, quê hương, đất nước; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh, sức khoẻ để trở thành một công dân lốt, hữu ích cho gia đình và xã hội. - Với ý nghĩa tiêu cực, quan niệm: Trước hết phải sống cho mình là lối sống đề cao “cái tôi” vị kĩ. Những người tôn thờ lối sống này thường thực dụng, luôn giành phần thuận tiện cho mình, đẩy phần khó khăn, nguy hiểm cho người khác. - Tới mức độ nào đó, tính vị kỉ sẽ trở thành thái độ lạnh lùng, vô cảm trước con người và cuộc đời. - Cách sống như vậy đối lập với quan điểm sống của những người đang gánh vác những công việc nặng nề, những trọng trách mà đất nước giao phó. 3. Kết bài: - Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, có nhiều người tạo dựng được sự nghiệp nhưng cũng có nhiểu người vẫn nghèo khổ. Nếu người giàu chỉ biết sống cho mlnhXh] người nghèo biết dựa vào ai? 3-Những bài làm vàn m ỉu 12T2-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM 33 - Lớp trẻ cần phấn đấu vươn lên làm giàu một cách chính đáng và biết hưởng thụ những thành quả do mình làm ra. - Tuy nhiên, người giỏi, người giàu phải quan tâm giúp đỡ những người không dược may mắn như mình. - Câu nói: Trước hết phải sống cho mình có nhiều ý nghĩa. Bản thân phải lo cho mình thật tốt, thật tử tế thì mới có khả năng lo cho mọi người. Những suy nghĩ, việc làm của minh phải gắn kết, hoà hộp với lợi ích của cả cộng dồng. II. BÀI LÀM Nền kinh tế thị trường đang mở ra những cơ hội hiếm có cho các bạn trẻ tạo dựng sự nghiệp, vươn lên làm giàu, nhưng cũng là mảnh đất nảy sinh lối sống cá nhân ích kỉ. Có một số bạn trẻ hiện nay cho rằng: Trước hết là phải sống cho mình. Phương châm sống nói trên đang gây nhiều tranh cãi trong thanh niên chúng ta. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là sống? Sống đúng nghĩa là sự kết hợp hài hoà giữa cống hiến và hưỏng thụ. Nếu chỉ có cống hiến thì con người trở thành khô cứng, máy móc, duy ý chí; nhưng nếu chỉ biết hưởng thụ thì con người sẽ ích kỉ, nhỏ bé, hẹp hòi, xa lạ với cộng đồng. Vậy chúng ta phải hiểu câu nói: Trước hết là phải sống cho mình thế nào cho đúng? Với ý nghĩa tích cực, sống cho mình là mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân, tức là có sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình. Người xưa có câu : Thương người như thể thương thân. Như vậy, mình phải thương thân trước rồi mới thương người. Có khả năng tự lo cho bản thân thì mới lo được cho người khác. Thương thân ở đây đồng nghĩa với có trách nhiệm với bản thân. Người có trách nhiệm với bản thân thường sống có lý tưởng, mục đích đúng đắn, tốt đẹp phù hợp với đạo lí; biết yêu thương gia đình, quê hương, đất nước; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, sức khoẻ để trở thành một công dân hữu ích. Họ có nếp sống nghiêm túc, quy củ; biết kiềm chế những ham muốn vật chất; biết tránh xa các thói hư tật xấu; không cho phép mình có những lời nói và hành động sai lầm. Họ biết kính trên nhường dưới, có lòng tự trọng, có ý chí và nghị lực phấn đấu, vượt qua khó khàn thử thách trên đường đời để biến ước mơ thành hiện thực, tạo dựng cho mình một cuộc sổng ổn định, một tương lai tươi sáng. Đó là những biểu hiện cụ thể của lối sống có trách nhiệm đối với bản thân. Người xưa đề cao tu thân rồi mới lập nghiệp là vậy. 34 (rtV Ngày nay, sự phát triển của xã hội một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại là mảnh đất màu mỡ cho “cái tôi” phát triển. Mặt trái của quan niệm : Trước hết phải sống cho mình là lối sống đề cao “cái tôi” vị kỉ. Đến mức độ cực đoan, “cái tôi” sẽ biến thành thói xấu vị kỉ. Từ điển Tiếng Việt giải thích; Vị kĩ là chỉ biết chăm lo đến lợi ích của cá nhân mình, đặt trên lợi ích của người khác, của xã hội. Người có tính vị kỉ coi trọng “cái tôi”, coi thường “cái ta”, cho nên mọi suy nghĩ, nói năng, hành động của họ đều nhằm vào mục đích vun vén cho lợi ích cá nhân, không đếm xỉa gì tới quyền lợi của những người xung quanh. Họ tôn thờ lối sống thực dụng, luôn giành phần dễ dàng, thuận tiện cho mình, đẩy phần khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Lúc hưởng thụ, họ có mặt đầu tiên. Ngược lại, lúc xã hội cần cống hiến, hi sinh thì chẳng thấy mặt họ đâu. ông cha chúng ta đã phê phán loại người đó qua những câu tục ngữ, ca dao châm biếm, đả kích, ví dụ như: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau, Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm; Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa... Đây không phải là cách sống khôn ngoan của con người chân chính mà chỉ là trò láu cá vặt của kẻ tiểu nhân mà thôi. Sống cho mình đồng nghĩa với vị kỉ\à tự tách mình ra khỏi cộng đồng, biến mình thành kẻ cô đơn, cô độc vì không có quan hệ gắn bó với mọi người. Kẻ ích kỉ sẽ không có người chia sẻ vui buồn, không ai giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. Họ luôn ở trong tình trạng: Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân. ổ mức độ cao, tính vị kỉ sẽ trỏ thành thái độ lạnh lùng, vô cảm trước con người và cuộc đời. Những kẻ vị kĩ thường có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm tới những gì không mang lại lợi ích cụ thể cho họ. Trái tim họ không có chỗ dành cho tình thương yêu và đức vị tha. Họ dửng dưng trước nỗi khổ của đồng bào, đồng loại bởi không muốn sứt mẻ quyền lợi, không muốn liên luỵ tới mình. Họ luôn muốn thoả mãn ý thích, dục vọng cá nhân mà không cần biết mọi người xung quanh phản ứng ra sao? Có bị ảnh hưởng hay thiệt hại gì không? Nhà thơ Tô' Hữu đã phê phán lối sống ích kỉ qua những câu thơ: Một ngôi sao chẳng sáng đêm, Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng. Một người đâu phải nhân gian, Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi. 35 Quan điểm sống tiêu cực như vậy đối lập với quan điểm sống của những người đang gánh vác những công việc nặng nề, những trọng trách mà đất nước giao phó. Đó là những chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biên cương, hải đảo, không hề tiếc máu xương. Đó là những kỹ sư, công nhân trên giàn khoan dầu khí hay những công trình xây dựng thuỷ điện, phải vượt qua bao gian khổ, khó khăn để làm giàu cho Tổ quốc. Đó là những nhà khoa học miệt mài trong phòng thí nghiệm, trong các nhà máy, xí nghiệp để phát minh, chế tạo, sản xuất ra nhiều hàng hoá phục vụ cuộc sống con người... Quan điểm sống tích cực của họ là; Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, có nhiều người tạo dựng được sự nghiệp nhưng cũng có nhiều người vẫn nghèo khổ. Nếu người giàu chỉ biết sống cho mình thì người nghèo biết dựa vào ai ? Các em bé mồ côi không nơi nương tựa hoặc bất hạnh vì bệnh tật, vì chất độc da cam biết trông chờ vào đâu? Mọi người hãy chung tay giúp đỡ các sô' phận kém may mắn trong xã hội với tấm lòng từ thiện: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khí no, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ... Đó là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tuổi trẻ chúng ta cần phải phấn đấu vươn lên làm giàu một cách chính đáng và biết hưởng thụ những thành quả do mình làm ra. Nhà lầu, xe hơi, những cuộc du lịch trong và ngoài nước không còn xa lạ với các bạn trẻ, nhưng xã hội cũng mong muốn các bạn thành đạt trong cuộc đời hãy luôn luôn quan tâm giúp đỡ đến những người xung quanh, nhất là các sô' phận không được may mắn như mình. Câu nói: Trước hết phải sống cho mình có nhiều ý nghĩa. Bản thân phải lo cho mình thật tốt, thật tử tế thì mới có khả năng lo cho mọi người. Những suy nghĩ, việc làm của mình phải gắn kết, hoà hợp với lợi ích của cả cộng đồng. 36 íK y I. DÀN Ý 1 . MỞ bài: - Câu nói nêu lên sự đối lập giữa thời gian rất ngắn của một ngày và thời gian rất dài của đời người nhằm nhấn mạnh: Giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. - Ý nghĩa của câu nói: Trong cuộc đời của mỗi con người, mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, vì vậy đừng để lãng phí thời gian. 2. Thân bài; - Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước đưoc sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc... - Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm đưộc nhiểu việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. - Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lốn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. - Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, trong mọi hoạt động hằng ngày. 3. Kết bài: - Cuộc đời con người là hữu hạn nên chúng ta phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày. II. BÀI LÀM Thời gian là một khái niệm trừu tượng, nhưng kết quả của việc sử dụng thời gian của mỗi con người thì lại rất cụ thể. Thời gian chỉ có một chiều nên khi nó đã trôi qua thì không thể nào lấy lại được. Nhận xét về mối quan hệ giữa một ngày và cả đời người, có ý kiến cho rằng: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hoá thông tin, 2009, trang 91). 37 Ý kiến trên đã nêu bật sự đối lập giữa thời gian ngắn ngủi của một ngày (24 tiếng đồng hồ) với thời gian rất dài của một đời người, nhằm mục đích nhấn mạnh rằng: Giá trị cuộc sống mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. Hiểu theo một cách khác thì ý kiến trên khẳng định thời gian là vô cùng quý báu nên chúng ta phải biết sử dụng thời gian sao cho có ích, không nên lãng phí thời gian. Thời gian là điểu kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Thời gian song hành với mỗi con người kể từ khi chào đời cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay giã biệt cuộc đời. Tâm lí chung của tất cả mọi người là muốn sống mạnh khoẻ, sống lâu để được học tập, làm việc, cống hiến, được nếm trải vui buồn, sướng khổ và được tận hưởng hạnh phúc của kiếp người. Chúng ta có thể lấy câu hát quen thuộc của nhạc sĩ Trần Long Ẩn trong bài Một đời người, một rừng cây để đối chiếu với hình ảnh một ngày và một đời trong ý kiến trên: Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về rừng cây. Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người... Giữa các hình ảnh trên có một sự tương đồng thú vị. Một ngàyìà một đơn vị thời gian ngắn ngủi, nhưng một đời người dài dằng dặc lại là xâu chuỗi của từng ngày nối tiếp nhau tạo nên. Một ngày giống như một cây và đời người là một cánh rừng do hàng vạn cây gộp lại mà thành. Một ngày tuy ngắn ngủi nhưng đối với người biết tận dụng thời gian thì vẫn có thể làm được nhiều việc có ích. Học sinh tới trường học tập. Nông dân ra đồng cày cuốc, trồng trọt, làm ra lúa gạo nuôi đời. Công nhân vào xí nghiệp, nhà máy để sản xuất ra hàng hoá thiết yếu phục vụ cuộc sóng. Các nhà khoa học miệt mài trong phòng thí nghiệm nghiên cứu, tìm tòi để có được những phát minh hữu ích cho nhân loại... Thực tế đã chứng minh rằng có những phát minh, những công trình khoa học được tìm ra chỉ trong một thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ là khoảnh khắc. Có thời gian, con người sẽ có tất cả. Thời gian qua đi không thể lấy lại đưộc. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và làm việc. Vì thế chúng ta không nên nghĩ rằng chẳng thể làm đưộc việc gì lớn lao trong thời gian hạn hẹp của một ngày. Bởi có nhỏ thì mới có lớn. Một ngày sống tốt sẽ là một viên gạch chất lượng cao để góp phần xây dựng toà nhà sự nghiệp vững chắc của mỗi con người. Một ví dụ đơn giản và dễ hiểu đối với lứa tuổi học sinh: Mỗi một điểm số của bài kiểm tra sẽ làm nên kết quả của môn học. Kết quả của các môn 38 học cộng lại sẽ thành kết quả học tập chung, đánh giá năng lực học tập của mỗi người là kém, trung bình, khá hay giỏi. Muốn trở thành một học sinh xuất sắc, chúng ta cần phải cố gắng học tập không ngừng, phải có một ý chí cao và nghị lực bền. Trong cuộc sống đời thường cũng vậy. Giữa việc lớn và việc nhỏ có một mối liên quan chặt chẽ. Chúng ta không nên bỏ qua việc nhỏ vì nhiều khi có thể căn cứ vào một việc rất nhỏ để đánh giá con người như thanh niên ăn mặc lịch sự nhưng nói năng thô tục, ứng xử kém văn hoá, văn minh nơi công cộng : học sinh nhưng lại không biết lễ phép với thầy cô, với người trên... Nhiều việc nhỏ tưỏng chừng không đáng quan tâm nhưng lại là cơ sở để tạo thành những việc lớn. Chẳng hạn như chuyện gian dối kéo dài sẽ làm méo mó nhân cách lúc trưởng thành, thậm chí ảnh hưởng xấu tới danh dự suốt cả cuộc đời. Những lời nói hoặc hành động lệch chuẩn của con cái, của học sinh nếu không được cha mẹ, thầy cô uốn nắn kịp thời thì dần dà sẽ thành một thói quen xấu khó sửa. Một vài buổi bỏ học tạo ra lỗ hổng kiến thức nhỏ, nhiều ngày bỏ học tạo ra lỗ hổng kiến thức lớn rất khó bù đắp. Đến lúc hiểu ra thì đã muộn. Chẳng khác gì một tàn lửa ai đó vô ý đánh rơi xuống đám lá khô, nếu nhìn thấy mà không kịp thời dập tắt thì nó sẽ đốt cháy cả cánh rừng... Muốn có một sự nghiệp thành công, một cuộc đời hạnh phúc thì chỉ có một con đường duy nhất là học tập, làm việc nghiêm túc, sáng tạo và không ngừng vươn lên để làm sao cho ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Như vậy, cuộc đời của mỗi con người mới thực sự trở nên hữu ích với bản thân, gia đình và xã hội. Thời gian là vô cùng đáng quý, thê' nhưng một số người vẫn không biết quý trọng thời gian. Họ sa đà vào những thú vui vô bổ, thậm chí có hại như cờ bạc, hút hít, quậy phá... hoặc có thái độ ỷ lại, sống bám vào người khác, do đó mà lơ là học tập hoặc vô trách nhiệm trong công việc. Họ sống ích kỉ, lo thoả mãn ý muốn cá nhân chứ không quan tâm tới lợi ích của những người xung quanh hoặc của cả cộng đồng. Đó là điều đáng chê trách và phê phán. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong mỗi ngày và trong cả cuộc đời, chúng ta phải làm gl để đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí {Thép đã tôi thế đấy - Ốt-xtơ-rốp-xki). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý trọng thời gian và biết trân trọng những giá trị của việc làm, nhữhg niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống hằm ngày. 39 Từ xưa, dân gian đã khẳng định giá trị quý báu của thời gian qua câu: Thì giờ là vàng bạc. Các Mác, vị lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới cũng đã khẳng định: Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian. Không có thời gian, con người không thể làm được việc gì cả. Còn nếu biết tận dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì sẽ tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho bản thân, cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. I. DÀN Ý 1 . MÒ bài: - Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Vai trò của người thầy rất quan trọng và nghề dạy học được xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất. - Trong thời đại ngày nay, truyền thống ấy luôn luôn được gìn giữ và phát huy. 2. Thân bài: * Thế nào là tôn sư trọng đọo7 - Tôn: tôn trọng; sư: thầy, người dạy dỗ chữ nghĩa, đạo lí. - Tôn sư trọng đạo : Tôn vinh, đề cao người thầy, kính trọng đạo học, đạo lí. * Những biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. + Trong lịch sử: - Từ xa xưa, người Việt đã có tinh thần hiếu học. Điều đó thể hiện trong ca dao, tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy... Dù nghèo khổ, túng thiếu, dân chúng vẫn muốn cho con cái được học hành để biết chữ nghĩa, đạo lí thánh hiền, đạo lí làm người. - Nhiều địa phương trong cả nước nổi tiếng là đất học (Bẳc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Huế, Quảng Nam...). Nhiều họ tộc có truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời... - Các bậc vua chúa cũng có ý thức tôn sư trong đạo, thường mời những bậc thầy nổi tiếng về triều dạy dỗ cho các hoàng tử, công chúa... - Cách đây hơn tám trăm năm, ở nước ta đã có trường Đại học đầu tiên là Quốc Tử Giám đặt tại kinh thành Thăng Long. Một nền giáo dục học đường được tổ chức nghiêm minh từ việc học hành tới thi cử đã cung cấp nhiều nhân tài cho đất nước. 40 »• r r - xưa nay, dân tộc ta vẫn tôn vinh những người có trình độ học vấn cao, có tài đức: Hiền tài là nguyên khỉ của quốc gia. Các bậc hiền tài có mối quan hệ chặt chẽ với sự hưng vong của đất nước. Những vị đỗ tiến sĩ được khắc tên vào bia đá để lưu danh muôn thuỏ. - Nền giáo dục Việt Nam xưa lấy đạo lí làm mục tiêu và nội dung giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn... Lễ là lễ nghĩa, là đạo lf dân tộc trong quan hệ xã hội, gia đình, thầy trò và đổng môn... + Trong thời đại ngày nay; - Truyền thống giáo dục Việt Nam là cờ sở quan trọng cho việc xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với dân tộc vừa đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn lịch sử mới. Truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được gìn glữ và phát huy. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm được tổ chức trọng thể. - Việc giáo dục đạo đức luôn luôn được coi trọng. Song song với việc dạy kiến thức cho học sinh, nhà trường dạy những điều cơ bản về đạo đức truyền thống kết hợp với những yêu cầu về đạo đức của thời đại qua các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân và các hlnh thức khác trong và ngoài chương trình giảng dạy. 3. Kết b à i: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. - Trên con đường đến với tri thức nhiều khó khăn, gian khổ, thầy giáo yừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta. II. BÀI LÀM Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ {quân, sư, phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã có nhiều thay đổi. Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo7 Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học: trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người 41 thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cô' gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến... mãi mãi lưu truyền hậu thế. Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thărig Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế... với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước. Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học. Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Chu Văn An (1292 - 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ỏ nhà mở trường dạy học. ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát... nhưng vẫn một lòng kính phục thầy: mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu. Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đếh thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một 42 bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phải chọn người có học thì thi cử là đầu... Ta noi theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thoả lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yểu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn , thuở. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng vàn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân. Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đó, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trỏ nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. ỏ làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học... thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ. Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo có từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dạy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài Ụợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh 43 nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo. ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta. I. DÀN Ý 1. Mở bài: - Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. - Trong di.p Tốt Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hoá gắn liền với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau. - Nét đẹp văn hoá gây ấn tượng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là phong tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh chưng bánh giầy: chúc Tết mừng tuổi và du xuân lễ chùa cầu cho quốc thái dân an. 2. Thân bài: * Tục cúng đêm 30 và ba ngày Tết. Trên bàn thờ gia tiên có bánh chưng, trái cây, hoa tươi... Đúng 12 giờ đêm thì cúng giao thừa, tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến. Trong nhà có cành đào, cành mai, chậu cúc để trưng trong mấy ngày Tết. 44 * Tục chúc Tết, mừng tuổi đáu năm. - Đây là một mỹ tục đã xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để chúc Tết và mừng tuổi nhau. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khoẻ, sống lâu. ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tớl, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ dược mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc. - Trong ba ngày Tết, họ hàng, láng giềng qua nhà nhau chúc Tết. - Dân gian có câu: Mổng một Tết cha, mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy. - Mọi điều không hay trong năm cũ được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội trong năm mới tốt đẹp hơn. * Tục du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền lễ chùa. - Dân tộc Việt phần lớn sống bằng nghề nông, quanh năm vất vả, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thiên nhiên. Trong dịp Tết, mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước và được tiếp thêm sinh khí của mùa xuân. - Các lễ hội gắn với những đền chùa nổi tiếng líhh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cúng lễ, cầu cho quốc thái dân an trong năm mới. 3. Kết bài: - Tết đến, xuân về đem lạl sức sống mới cho con người và thiên nhiên. Không khí thiêng liêng của ngày Tết khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niểm tin vào cuộc sống, vào tương lai. - Các phong tục tốt đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hoá, văn minh của dân tộc ta cần được trân trọng gìn glữ và phát huy, nhất là trong giai đoạn giao lưu, hội nhập với thế giới bởi đó chính là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. II. BÀI LÀM Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thl các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân. 45 Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh... Câu đối: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hoà quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điểu về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng... của người Việt xưa. Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hoá gắn liền với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hoá của đời sống tinh thần dân tộc Việt. Giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi trời đất giao hoà. Từng gia đình quây quần sum họp đón năm mới. Mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn. Trên bàn thờ gia tiên bày biện bánh chưng, bánh tét, trái cây, hoa tươi, nhang, đèn... Gia chủ thắp nhang khấn vái trời đất, tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trong phòng khách mỗi nhà đều có một cành đào hoặc cành mai, chậu cúc... để trưng trong ba ngày Tết cho thêm phần vui tươi. Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khoẻ, sống lâu. ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm. Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò râm ran, tíu tít. Tình cảm con người làm cho buổi sáng mồng một Tết rực rỡ, sáng sủa hơn mọi ngày. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy, thể hiện nét đẹp văn hoá của người Việt. Mọi người mang theo những điều tốt lành suốt trong năm mới. Mọi điều không hay trong năm cũ đều được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội... trong năm mới tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là tục du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền lễ chùa trong dịp Tết. Dân tộc Việt xưa nay phần lớn theo nghề nông, quanh năm vất vả, sống phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên. Trong những ngày Tết, nhân dịp nông nhàn mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng 46 V cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước để tâm hồn lâng lâng thanh thản và được tiếp thêm sinh khí của mùa xuân. Các lễ hội gắn với những đền chùa nổi tiếng linh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên trong năm mới. Người Việt Nam xưa ăn Tết vui xuân bằng các hội đánh vật, ném còn, chơi đu, bơi thuyền, chọi trâu, đua ngựa... Các trò chơi dân gian sinh động đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, truyền thống đoàn kết, gắn bó của cộng đồng và cũng từ các lễ hội đó, ca dao hò vè, văn học dân gian được sáng tác truyền miệng lưu truyền đến ngày nay. Văn hoá làng xã được vun đắp, giữ gìn từ đời này qua đời khác. Theo quy luật của Tạo hoá, mỗi lần Tết đến xuân về, đất trời lại đem đến cho con người và vạn vật luồng sinh khí mới. Không khí thiêng liêng của Tết Nguyên Đán, của mùa xuân khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Tết Nguyên Đán đối với người phương Đông chúng ta rất thiêng liêng. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hoá, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát h u y,'^ấ t là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta. I. DÀN Ý 1. MÒ bài: - Mỗi dịp Tết đến xuân về, ở các địa phương trong cả nước thường diễn ra nhiều phong tục, nhiều sinh hoạt văn hoá có ý nghĩa tốt đẹp. - Bên cạnh đó vẫn tổn tại một sổ hủ tục, tệ nạn ảnh hưỏng xấu tới cuộc sống như thói mua sắm, ăn chơi phung phí, tệ nạn mê tín dị đoan, cờ bạc... 2. Thân bài: + Hủ tục mua sắm phung phí, ăn chdi vô độ. - Không ít người coi Tết là dịp khoe giàu, khoe sang. Họ bỏ ra nhiều tiền để mua sắm, trưng bày... rất xa hoa, phung phí, trong khi nhiều người nghèo không có Tết. 47 - Nạn ăn nhậu rất phổ biến, kéo dài từ trước đến sau Tết, ảnh hưởng tới tiền bạc, sức khoẻ và công việc làm ăn. Say rượu dễ dẫn'tới những hành động gây mất trật tự an ninh xã hội. -4- Tệ nạn mê tín dj đoan. Đi thăm viếng đền chùa nhân dịp đầu năm để cầu cho quốc thái dân an hoặc cầu xin những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình... là một tục lệ tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu tin vào những điều nhảm nhí của bói toán để rồi cứ mơ ước hão hoặc chuốc lấy lo buồn, sợ hãi vào người thì không nên bởi tiền mất tật mang. + Tệ lợi dụng tục mừng tuổi để đút lót, hối lộ mưu cầu danh lợi. Mừng tuổi là một phong tục đẹp của dân tộc, mang lại niềm vui, niềm tin cho mọi người, thắt chặt thêm tình cảm gia đình, làng xóm. Nhưng hiện nay, tục mừng tuổi lại bị những kẻ cơ hội lợi dụng biến thành dịp để luồn lọt, đút lót cấp trên hòng mưu cầu danh lợi, Tệ nạn đó biểu hiện sự suy thoái đạo đức, làm nhũng loạn kỉ cương xã hội. -I- Tệ nạn cờ bạc. sẵn có tiền, không ít người thuộc các lứa tuổi khác nhau thích tham gia trò cờ bạc đỏ đen. Có ít chơi ít, có nhiều chơi nhiều, càng thua càng đánh để mong gỡ gạc. Càng đánh càng thua, dẫn tới vay mượn, gán nỢ, gia đình bất hoà, Tết vui hoá ra buồn. Ca dao có câu: Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết tra chân vào cùm. 3. Kết bài: - Mỗi khi Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức, phấn chấn, rộn ràng những cảm xúc tốt đẹp về thiên nhiên và cuộc đời. - Những hủ tục, tệ nạn ảnh hưởng xấu tới cuộc sống phải bị lên ấn và dẹp bỏ để Tết Nguyên Đán cổ truyền thực sự là những ngày thiêng liêng, gia đình sum họp, đoàn tụ vui vẻ để tiếp thêm niềm tin và sức mạnh vào năm mới. II. BÀI LÀM Tết đến xuân sang là dịp thường diễn ra rất nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá lành mạnh như chúc Tết, mừng xuân, lễ hội truyền thống của các địa phương, các đình chùa nổi tiếng trong cả nước như hội chùa Hương, hội chùa Thầy, hội Gióng, hội Lim, hội phủ Giầy, lễ xuống đồng, lễ hội giỗ Tổ Hùng vương... Nhân dân nô nức tham gia để tiếp nhận luồng sinh khí dồi dào, vui đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Tết là dịp chủ yếu để những người thân trong gia đình, họ hàng sum họp, hàn huyên tâm sự, chia sẻ'vui buồn, thành công hay thất bại trong năm vừa qua và trao đổi những dự định học hành, làm ăn trong năm tới. 48 / v' ^ Tuy vậy, bên cạnh những phong tục tốt đẹp cần gìn giữ và phát huy như đã nêu trên thì Tết cũng là dịp thuận tiện cho nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội như thói tiêu xài phung phí, mê tín dị đoan, cờ bạc... phát triển. Từ xưa, dân gian đã có câu; Khó quanh năm, giàu ba ngày Tết. Có nghĩa là dù quanh năm sống trong nghèo túng thì ba ngày Tết mọi người cũng phải cố sắm sửa sao cho tươm tất để tổ tiên, ông bà khỏi tủi và để đỡ mất mặt với hàng xóm láng giềng. Nhưng điều đó vẫn nằm trong mức độ khả năng kinh tế cho phép, chứ không đồng nghĩa với sự chi tiêu vung tay quá trán mà ngày nay nhiều người, nhiều gia đình mắc phải. Tết hoàn toàn không phải là dịp khoe giàu khoe sang, phô trương thanh thế để loè thiên hạ. Thế nhưng hiện nay không ít người hiểu sai lệch về ý nghĩa của Tết. Họ đua nhau mua sắm, chất đầy nhà thức ăn, thức uống, cố tìm cho được những gì là quý, là lạ, bất chấp giá cả, chỉ cần tỏ ra ta đây là dân thừa tiền, sành điệu. Họ dám bỏ ra vài chục triệu để mua một cây mai hay một cây cảnh mà họ gọi là “ hàng độc” để trưng chơi trong ba ngày Tết. Chi tiêu kiểu đó quả là xa hoa phung phí, trong khi xung quanh còn rất nhiều gia đình nghèo khổ, Tết đến chỉ mong lo được cho đàn con vài cái bánh tét, bánh chưng, vài bộ quần áo mới. Trong cảnh nghèo, nhiều gia đình chỉ có chén trà thay rượu khi tiếp khách và đồ nhắm là những câu chuyện, những tràng cười vui vẻ. Ăn nhậu say xỉn cũng là một tệ nạn diễn ra liên miên trong dịp Tết. Lấy cớ vui Tết đón xuân, nhiều thanh niên, trung niên la cà hết chỗ nọ đến chỗ kia, nhà này sang nhà khác để gầy độ nhậu. Họ uống rượu, uống bia đến mức ói mửa, say xỉn không thể nhớ đường về nhà, thậm chí ngã vật ra tại chỗ không biết trời trăng là gì. Không những thế, họ nhậu từ trước Tết tới ngoài rằm tháng Giêng mà vẫn lai rai chưa hết. Ăn nhậu vô độ làm tốn tiền bạc, thời gian, sức khoẻ và gây ra nhiều tai nạn giao thông. Thế là Tết vui hoá thành Tết buồn. Người Việt có phong tục đi lễ đền, lễ chùa vào dịp Tết đến xuân sang để cầu cho quốc thái dân an hoặc cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... hay thăm viếng các danh lam thắng cảnh của đất nước. Đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với trời đất, với các thế hệ tiền nhân đâ có công dựng nước và giữ nước. Lợi dụng phong tục tốt đẹp này, nhiều kẻ vẽ vời ra trò cúng kiếng, bói toán với những lời lẽ chung chung, vô căn cứ để kiếm tiền. Vậy mà vẫn có người tin để rồi không chịu cố gắng phấn đấu học hành, làm 4-Những bài làm văn mẫu 12T12-Trần Thị Thln-NXB THTPHCM 49 V' việc; cứ mơ ước viển vông, trông đợi vào vận may hoặc tự chuốc lấy lo âu, sầu não. Rõ ràng là tiền mất tật mang. Điều đáng buồn cười là không ít vị có chức có quyền nhưng dính vào tham ô, hối lộ cũng đi lễ đền, lễ chùa để cầu cho tai qua nạn khỏi. Thử hỏi có Thần, Phật nào phù hộ độ trì cho những kẻ tội lỗi đầy mình, hại nước hại dân như thế !? Mừng tuổi vốn là một phong tục đẹp có từ ngàn năm nay. Con cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ và ông bà, bô' mẹ mừng tuổi cho con cháu. Kèm theo là cái bao lì xì màu đỏ, trong đó có ít tiền mới tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Thế nhưng phong tục đó giờ đây cũng bị một số người lợi dụng, biến thành hình thức cầu cạnh, hối lộ để “ mua quan bán tước”, mUu cầu tiến thân. Đó cũng là một tệ nạn nhức nhối trong xã hội ngày nay vì nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, làm rối loạn kỉ cương xã hội. Một tệ nạn phổ biến khác trong dịp Tết là cờ bạc. sẵn có tiền trong tay, nhiều kẻ bài bạc thâu đêm suốt sáng. Trẻ con thì tham gia trò “ bầu cua cá cọp”; thanh niên thì đánh bài tá lả ăn tiền, chơi xóc đĩa, cò quay... Trung niên, người già cũng tụ tập ngồi vào chiếu bạc. ít thì vài chục, vài trăm ngàn, nhiều thì hàng triệu, chục triệu. Ca dao có câu: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm. Ấy thế nhưng đã trót sa vào cờ bạc thì ít người tỉnh ngộ. Càng đánh càng thua, càng thua càng đánh để hòng gỡ lại, để rồi thua đến trắng tay, của cải nối nhau đội nón ra đi. Bàn thờ tổ tiên thì nhang tàn khói lạnh, vợ chồng, con cái thì cáu gắt, chì chiết lẫn nhau. Khởi đầu một năm mới như thế là bất hạnh. Theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên, năm hết thì Tết đến, xuân qua xuân lại lại. Mỗi khi Tết đến xuân về, trong lòng người lại dâng lên những cảm xúc thanh cao, háo hức trước đất trời và cuộc sống. Chúng ta hãy cố gắng gìn giữ và phát huy những phong tục tốt đẹp của ông cha, mạnh dạn đẩy lùi những hủ tục, tệ nạn chỉ đem lại những hậu quả xấu; để Tết Nguyên Đán thực sự có ý nghĩa thiêng liêng, thực sự là niềm vui, niềm mong đợi của tất cả mọi người. 50 I. DÀN Ý 1. Mỏ bài: - Cuộc đời là một chuỗi dài kinh nghiêm con người đúc kết được từ những thành công và thất bại mà bản thân đã trải qua. - Có ý kiến cho rằng: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lòi nói và cơ hội. 2. Thân bài: + Tại sao thời gian đi qua sẽ khống lấy lại được ? - Thời gian là một khái niệm trừu tượng, vô hình. Thời gian một chiều, chỉ trôi qua chứ không bao giờ trở lạl. Con người có thể làm ra được nhiều thứ tinh vi, hiện đại nhưng không thể làm ra thời gian. - Muốn hoàn thành một công việc nào đó dù nhỏ hay lớn, con người đều cần phải có thời gian. Không có thời gian thi không làm gl được. Thời gian là yếu tô' quan trọng để con người học tập, làm việc, tạo ra những của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. - Nếu con người không biết sử dụng, tận dụng thời gian để làm những việc có ích thì tức là đã bỏ phí thời gianvằ cuộc sống cũng trở nên vô nghĩa. + Tại sao lờìnólứì qua không lấy lạl dược? - Châm ngôn có câu: Lời nói gió bay, Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy; sẩy chân gượng được, sẩy miệng không gượng được... - Một lời nói ra không thể thu hổi được vì nó đã kịp gây ấn tượng tốt hoặc xấu đối với người nghe. Nếu là lời nói không hay, không đẹp xúc phạm người nghe hoặc gây bất lợi cho người nói thì dù có thanh minh hay nói lại cũng không được nữa. - Vì vậy dân gian có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Ăn có nhai, nói có nghĩ... ■I- Tại sao cơ hội này di qua, ta có thể tìm cơ hộì khác ? - Cơ hội là hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì thường mong ước. Cơ hộ/đổng nghĩa với thời cơ, dịp may... (Từ điển Tiếng Việt). - Cơ hội như mong ước đến trong cuộc đời của một người không nhiều. Nếu không nắm bắt kịp thời thì cơ hội như thế sẽ qua đi. - Cơ hội có thể tự nhiên đến (dịp may hiếm có) hoặc do con người tạo nên, dựa trên ý tưởng, năng lực bản thân. Đối với loại cơ hội này, con người phải chủ động sắp 51 xếp, tính toán thời gian và các bước thực hiện, khi thời cơ đốn phải quyết tâm hành động thì mới thực hiện được ý tưởng của mình. - Phải chủ động đi tìm và kịp thời nắm bắt cơ hộiơể biến ước mơ thành hiện thực, đồng thời khẳng định khả năng và phẩm chất của minh. 3. Kết bài: - Thời gian, lời nói, cơ hội là ba yếu tổ quan trọng liên quan chặt chẽ tới thành công hay thất bại trong việc xây dựng sự nghiệp của mỗi con người. - Nốu chúng ta sáng suốt và chủ động sử dụng thời gian vào những việc có ích cho cá nhân và cộng đồng: biết nói lời hay, lời đẹp trong giao tiếp, ứng xử: biết kịp thời nắm lấy cơ thuận lợi thì khả năng dẫn tới thành công là rất lớn và cuộc đời sẽ trở nên thực sự có ý nghĩa. II. BÀI LÀM Cuộc đời là một chuỗi dài kinh nghiệm con người đúc kết được từ những thành công và thất bại mà bản thân đã trải qua. Cuộc sống vốn đa dạng và phức tạp. Con người là chủ thể của cuộc sống nên phải có sự lựa chọn khôn ngoan để tìm ra cách ứng xử và hoạt động hiệu quả nhất. Có ý kiến cho rằng: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội. Tại sao thời gian đi qua không lấy lại được ? Thời gian là một khái niệm trừu tượng, vô hình. Thời gian chỉ có một chiều, trôi qua mà không bao giờ trỗ lại. Theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên, các mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm lần lượt trôi qua để rồi sang năm sẽ quay trở lại. Còn con người dù muốn cũng không thể nào quay ngược được thời gian. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết nên những vần thơ đầy tiếc nuối, xót xa: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạil Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. 52 v' ^ ĩ Thời gian gắn liền với từng con người cụ thể. Đời người trải qua tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, trung niên và tuổi già. Mỗi độ tuổi đều có những đặc điểm riêng, nét đẹp riêng. Tuổi ấu thơ và thiếu niên là quãng đời trong sáng nhất, gắn liền với bao kỉ niệm êm đềm, sâu sắc về gia đình, cha mẹ, anh em, bè bạn, về dòng sông, bến nước, luỹ tre thân thuộc của làng xóm, quê hương... Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Nó chứa đựng bao khát khao, ước mơ, hi vọng. Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người bởi tuổi trẻ sung sức, tràn đầy nhiệt huyết, có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện lí tưởng, hoài bão, để tự khẳng định mình. Tuổi trung niên và tuổi già là tuổi chín chắn, từng trải bỏi đã vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Theo quy luật của tự nhiên, con người sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết. Không thể nào đảo ngược được quy luật ấy. Những gì đã qua chỉ còn là kỉ niệm trong quá khứ. Khi tóc đã điểm sương, ta muốn được sống lại những ngày thơ ấu, nhưng điều đó không thể nào trở thành hiện thực, cho dù có đánh đổi bằng bao nhiêu tiền bạc đi chăng nữa. Trong đời sống hằng ngày, muốn làm bất cứ một công việc nào đó, chúng ta đều cần phải có thời gian. Vì vậy, thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để con người học tập và làm việc, tạo ra những của cải vật chất tinh thần cho xã hội. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước thời gian. Mỗi người đều có 24 giờ một ngày như nhau, không ai hơn ai. Người ta chỉ hơn nhau ở chỗ sử dụng 24 giờ đó ra sao. về khía cạnh nào đó, chúng ta có thể nói rằng: “ Bản lĩnh cũa mỗi người thể hiện ở cách thức sử dụng 24 tiếng đồng hồ trong ngày”. Hiểu rộng ra là cách thức sử dụng thời gian có ích hay vô ích. Nếu sử dụng thời gian để làm một công việc nào đó mà không mang lại kết quả theo ý muốn thì đương nhiên là chúng ta phải làm lại từ đầu. Như vậy là chúng ta đã lãng phí thời gian, đánh mất thời gian, đồng nghĩa với đánh mất một phần cuộc đời mình. Trong quá trình học tập, nếu chúng ta không chăm chỉ, cố gắng học hành cho tốt thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để nuôi sống bản thân và làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội hay không ? Lúc bấy giờ, nếu có ân hận, muốn học hành nghiêm túc lại từ đầu thì cũng đã muộn bởi không dễ dàng gì. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định. Vì thế, nói như nhà văn Nga Ốt-xtơ-rốp-xki: ...Chúng ta phải sống sao cho ra sống, để trước khi nhắm mắt xuôi tay, ta không phải ân hận về những năm tháng sống hoài sống phí... 53 Đó cũng là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người; do đó chúng ta phải biết quý trọng từng phút, từng giây mình đang sống. Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt, chúng ta sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước, xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thật sung sướng và hạnh phúc khi thấy mình hữu ích cho đời! Cùng với thời gian, lời nói cũng là một điều rất quan trọng. Tại sao lời nói đi qua không lấy lại được? Trước hết, chúng ta phải hiểu lời nó/là gì? Từ điển Tiếng Việt giải thích : Lời nói là những gì con người nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong đời sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng lời nói làm phương tiện giao tiếp. Lời nói ảnh hưởng rất lớn tới thành công hay thất bại của từng công việc cụ thể, dù nhỏ hay lớn. Vì vậy, từ ngày xưa, ông cha chúng ta đã có những câu tục ngữ, ca dao như những lời khuyên nhủ thiết thực: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Lời nói không mất tiền mua, Lựa lờl mà nói cho vừa lòng nhau... Khi giao tiếp, nếu chúng ta biết lựa chọn lời nói cho thích hợp với đối tượng, nội dung và hoàn cảnh (người ta gọi là tính mục đếch trong giao tiếp) thì sẽ công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ tốt hơn. Người xưa có câu: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, nghĩa là phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói, đặc biệt là trong những cuộc giao tiếp quan trọng vì một lời nói ra không thể thu lại được, bởi nó đã kịp thời gây ấn tượng tốt hoặc xấu vào tâm thức người nghe. Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy là vậy. Nói đi thì dễ, nói lại thì khó. Khi nóng giận, mất bình tĩnh, không kiềm chế nổi bản thân, chúng ta thường hay nói những lời xúc phạm đến lòng tự ái, tự trọng của người khác. Sẩy chân gượng được, sây miệng không gượng được. Lỡ lời cũng giống như bát nước đã hắt xuống đất, không làm sao lấy lại. Như thế, phần thua thiệt không chỉ là thuộc về người nói mà còn ảnh hưởng đến cả người nghe. VìT/ậy, chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Kĩ năng lựa /ở/không phải tự nhiên có mà là cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Chúng ta phải biết chọn lời nói thích hợp, đúng lúc và dễ chấp nhận, dễ tiếp thu. Có như vậy thì mới đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thành công. Mọi người phải biết tôn trọng nhau trong khi giao tiếp, nên có thái độ đối thoại, tránh đối đầu. Kẻ nói phải có người nghe, không nên tranh giành quyền nói về mình, thô bạo cắt ngang lời người khác, không nên áp đặt ý kiến chủ quan, bắt buộc người khác phải nghe theo. 54 ^ v' ^ Bình thường, ai cũng có thể nói lên điều mình muốn nói. Tuy nhiên, bên cạnh những lời hay^ lời đẹp còn có những lời thô kệch, vụng về, làm mất lòng người nghe. Qua lời nói, ta có thể đánh giá về trình độ hiểu biết, trình độ văn hoá, văn minh của người nói... Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe; Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu... Đó là nhận xét vô cùng tinh tế, chính xác của người xưa. Một yếu tô' quan trọng nữa có ảnh hưởng không nhỏ tới thành công hay thất bại trong cuộc đời của mỗi con người, đó là Cd hội. Vậy Cd hội là gì ? Từ điển Tiếng Việt giải thích: Cơ hội là hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì thường mong ước. Cơ hội đồng nghĩa với thởi cơ, dịp may. Cơ hội có thể do hoàn cảnh khách quan tự nhiên mang đến (dịp may hiếm có) hoặc do điều kiện chủ quan là con người tạo nên dựa trên ý tưởng, năng lực của bản thân. Đối với loại cơ hội thứ hai, con người phải chủ động định hướng ý tưởng, tính toản thời gian và các bước thực hiện, khi thời cơ đến phải quyết đoán hành động thì mới thành công. Trong cuộc sống, cơ hội như mong muốn không nhiều. Cơ hội là sự chín muồi xuất hiện trong quá trình hoạt động mà con người cần nắm vững để giành thắng lợi hoàn toàn. Nếu cơ hội đến bất ngờ mà chúng ta không kịp thời nắm bắt thì tức là chúng ta đã để vuột mất thời cơ thuận lợi, có khi làm thay đổi cả số phận. Tuy nhiên, không phải một cơ hội như thế qua đi thì mọi cánh cửa cuộc đời đã đóng sập lại trước mắt chúng ta. Cơ hội có ở mọi nơi, mọi công việc. Con người phải biết phát hiện cơ hội, nuôi dưỡng cơ hội và chiếm lĩnh cơ hội một cách thông minh nhất, kịp thời nhất. Trong những thời điểm cơ hội xuất hiện, con người sẽ giành được thắng lợi nếu biết tự tin, quyết đoán, huy động tất cả các yếu tô' khác hỗ trợ cho cơ hội phát triển, thăng hoa. Nếu không, cơ hội sẽ qua đi trong sự nuối tiếc. Mỗi người đều có thể tạo ra và giành lấy cơ hội dựa trên ý tưỗng và năng lực của bản thân. Điều này thể hiện bản lĩnh, ý chí và cá tính của từng người. Mất cơ hội này, chúng ta hãy chủ động tìm kiếm, tạo dựng cơ hội khác để biến ước mơ thành hiện thực và thể hiện khả năng, phẩm chất của mình. Hãy tin rằng phía trước chúng ta còn rất-nhiều cơ hội khác nhau. Một con chim khôn là con chim biết chọn thời điểm để hót. Một người khôn ngoan là người biết tạo thời cơ, cơ hội để thể hiện, khẳng định phẩm chất và bản lĩnh của mình, từ đó tạo dựng thành công và vinh quang trong sự nghiệp. 55 % ước mơ vào Đại học là ước mơ chính đáng của tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được ước mơ đó. Đại học là một cánh cửa hẹp mà lại có tới hàng trăm ngàn đôi chân cùng chen vào đó. Nếu không thi đỗ Đại học, các bạn chớ vội nản lòng. Cánh cửa này đóng lại, ta sẽ mở ra những cánh cửa khác như học nghề, thi vào Trung học, Caó đẳng rồi từ từ học lên Đại học. Chúng ta sẽ nhìn thấy bầu trời cao xanh lồng lộng. Thực tế cho thấy không ít người đã tự tạo ra cơ hội cho mình. Những doanh nhân trẻ nổi tiếng thành đạt đã vượt qua bao khó khăn, thử thách nghiệt ngã để xây dựng sự nghiệp không chỉ với tầm cỡ quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Những người nông dân - trí thức, công nhân - kĩ sư có mặt khắp nơi đang làm giàu cho bản thân và đất nước. Giá trị của những con người ấy không phải những gì mà họ có được mà là quá trình lao động vất vả, trải bao khó khăn thử thách để tạo ra cái họ có được. Thời gian, lời nói, cơ hội là ba yếu tố quan trọng liên quan chặt chẽ tới thành công hay thất bại trong quá trình xây dựng sự nghiệp của đời người. Nếu chúng ta sáng suốt, chủ động sử dụng thời gian vào những việc có ích cho cá nhân và cộng đồng; biết nói lời hay, ý đẹp trong giao tiếp, ứng xử; biết kịp thời nắm bắt cơ hội hoặc chủ động tìm kiếm, tạo thời cơ cho bản thân thì khả năng dẫn tới thành công là rất lổn. Tương lai tươi sáng rộng mở trước mắt và chúng ta sẽ thấy cuộc đời thật sự là đáng yêu, đáng sống. I. DÀN Ý 1. MÒ bài: + Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm: - Nguyễn Ái Quốc là bí danh của Chủ tịch Hổ Chí Minh thời kì hoạt động bí mật ở Pa-ri trong những năm hai mươi của thố kỉ XX. Do nắm vững về tác dụng và ảnh hưởng sâu rộng của văn chương nên Người đã sử dụng văn chương làm phương tiện tuyên truyền cách mạng, làm vũ khí chiến đấu sắc bén chống kẻ thù của dân tộc. - Vi hành là một trong những truyện ngắn hay nhất được Nguyễn Ái Quổc viết giữa năm 1922, vào dịp tên vua bù nhln Khải Định của Việt Nam sang Pháp tham dự cuộc đấu xảo thuộc địa tổ chức ở thành phố Mác-xây.nhằm lừa bịp dân chúng về cái gọi là “thành tích bảo hộ” của thực dân Pháp ỏ các nước thuộc địa. 56 - Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm này nhằm mục đích vạch trần bản chất xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định tay sai và của chính quyền thực dân Pháp trước công luận. Điều đặc biệt là tác giả viết Vi hành bằng tiếng Pháp, ngay trên đất Pháp và cho đối tượng đọc là... người Pháp! Vì thế mà ý nghĩa tố cáo của truyện tăng lên gấp nhiều lần. 2. Thân bài: * NỘI dung châm biếm, đả kích nằm ngay trong tên truyện, trong tình huống và nhân vật cùa truyện. + Tên truyện: , - Vi hành: nghĩa gốc là tên gọi các cuộc đi bl mật của vua chúa với mục đích mắt thấy tai nghe hiện thực đời sống của dân chúng để về điều chỉnh chính sách cai trị cho phù hợp. - Vi hành: trong truyện này được tác giả dùng với ý mỉa mai, châm biếm, chỉ các cuộc chơi bời lén lút của tên vua bù nhìn Khải Định trên đất Pháp. + Tình huống: - Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra một tinh huống vừa trớ trêu vừa buồn cười, chứa đựng ý nghĩa châm biếm sâu cay: Sự nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trên một chuyến tàu điện ngầm ở Pa-ri, cứ tưởng một hành khách da vàng ngồi gần (tác giả - người kể chuyện) là vua An Nam (Khải Định). - Đây là tình huống nhầm lẫn có thể xảy ra đối với người phương Tây vì họ rất khó phân biệt những bộ mặt khác nhau của người da vàng. Nó vô tình tạo điều kiện cho nhân vật “ tôi” nghe lỏm được những lời bình luận không mấy hay ho vể “vua An Nam” của đôi trai gái Pháp. + Nhân vật: - Chân dung Khải Định, tên vua bù nhìn tay sai của thực dân Pháp lại được chính dân chúng Pháp phác hoạ nên bằng những nét biếm hoạ hài hước. Đó là một kẻ lổ bịch, vụng về, lén lút, bất minh... Tuy hẳn không có mặt nhưng chân dung và tính cách hắn vẫn hiện ra rất rõ nét. - “Vua An Nam” trước sự đánh giá của dân chúng Pháp giống như một thứ trò giải trí rẻ tiền, thua xa hề Sác-lô hoặc các vỢ lê nàng hầu của vua Cao Miên, thậm chí không bằng trò nhào lộn của sư thánh xứ Công-gô... * Ý nghĩa châm biếm, đả kích nằm trong hình thức của truyện ngắn và thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. + Hình thức truyện ngắn là một bức thư gửi cho cô em họ. Do vậy mà cách viết rất thoải mái, tự do, không theo một khuôn mẫu nào cả. Nhờ hình thức này mà tác giả có thể chuyển ý, chuyển giọng một cách linh hoạt. 57 'v ỉ + Nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn bởi sự thay đổi giọng điệu, lúc thì trần thuật khách quan, lúc thì tâm sự thân mật, lúc hài hước giễu cợt... Nhưng nhìn chung, mục đích của tác giả vẫn là đả k(ch, châm biếm sâu cay tên vua Khải Định bất tài vô dụng, ăn chơi xa xỉ, làm nhục tới quóc thể trước mắt công chúng Pháp. 3. Kết bài: - Vi hành là một tác phẩm có tính thời sự và tính chiến đấu cao nhưng lại được thể, hiện bằng một hình thức nhẹ nhàng, hấp dẫn. - Nghệ thuật châm biếm, đả kích của truyện có sự kết hợp hài hoà giữa tính chất thâm thuý của phương Đông với chất trào lộng sắc sảo của phương Tây nhằm nhấn mạnh nội dung và mục đích của tác phẩm. - Truyện ngắn Vi hành là sản phẩm của lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của Nguyễn Ái Quốc; đổng thời truyện cũng bộc lộ tài năng văn chương thực sự của một ngòi bút tài hoa. II. BÀI LÀM Nguyễn Ái Quốc là bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì hoạt động cách mạng bí mật tại Pa-ri trong những năm hai mươi của thế kỉ XX. Do nắm vững tác dụng và ảnh hưởng sâu rộng của văn chương nên Bác đã sử dụng văn chương làm phương tiện tuyên truyền cách mạng là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của dân tộc. Vi hành là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ái Quốc được sáng tác giữa năm 1922, vào dịp vua Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin chính quyền Pháp cho sang tham dự cuộc đấu xảo tổ chức ở thành phố Mác-xây. Cuộc đấu xảo này có mục đích là lừa bịp dân chúng Pháp về cái gọi là “thành quả khai hoá” các nước thuộc địa của thực dân Pháp. Viết truyện ngắn này, Nguyễn Ái Quốc nhằm bóc trần bản chất xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định đã có những hành động làm nhục tới quốc thể; đồng thời kín đáo tố cáo âm mưu thâm độc của chính quyền thực dân trước công luận. Điều thú vị là tác giả viết truyện này bằng tiếng Pháp, ngay tại Pa-ri và cô' tình để cho người Pháp đọc. Vì thế mà ý nghĩa tố cáo của truyện tăng lên gấp nhiều lần. Nội dung châm biếm, đả kích nằm ngay trong tên gọi của truyện. Vi hành nghĩa gốc là tên gọi các cuộc đi bí mật vào dân gian của các bậc vua chúa ngày xưa nhằm mục đích tai nghe mắt thấy hiện thực của đời sống dân chúng, để từ đó có sự điều chỉnh trong chính sách cai trị cho thích hợp. Nhưng ở truyện này, tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại là ám chỉ các cuộc chơi bời lén lút cốt thoả mãn những dục vọng cá nhân ích kỉ của vua Khải Định trên đất Pháp. 58 v Nội dung châm biếm, đả kích ẩn chứa trong tình huống đặc biệt và trong chân dung nhân vật chính của truyện. Tác giả đã khéo léo sáng tạo ra một tình huống vừa trớ trêu vừa buồn cười, tất nhiên là hoàn toàn hư cấu nhưng lại y như thật và hơn cả thật. Toàn bộ câu chuyện là xâu chuỗi của sự nhầm lẫn ngày càng tăng: Đôi trai gái người Pháp trên tàu điện ngầm nhìn nhầm một người đàn ông da vàng mũi tẹt ngồi gần (nhân vật tôi - người kể chuyện) là vua An Nam. Dân chúng Pháp coi tất cả những người da vàng mũi tẹtìrên đất Pháp đều là vua An Nam. Nực cười hơn nữa là đến cả chính quyền của “nước mẹ Đại Pháp” cũng rối tinh rối mù, chẳng phân biệt nổi đâu là vua Khải Định, đâu là kẻ cần theo dõi (Nguyễn Ái Quốc). Vì thế nên Nguyễn Ái Quốc đi đâu cũng có người bí mật tháp tùng cẩn thận (bị mật thám theo dõi sít sao). Tác giả cố tình “bịa” ra tình huống ấy là để khẳng định nguyên nhân của nó chính là các cuộc vi hành lung tung, lộn xộn của vua Khải Định. Xét cho cùng thì tình huống này vẫn có khả năng xảy ra, dù là hiếm, bởi vì đối với người phương Tây thì bất cứ người phương Đông nào cũng mũi tẹt, da vàng, mắt xếch... Thật khó phân biệt nét riêng của người nọ với người kia. Tác giả đã khai thác triệt để điều này theo hướng châm biếm, giễu cợt nhân vật cụ thể là tên vua Khải Định bù nhìn, tay sai. Qua cuộc trò chuyện giữa đôi trai gái Pháp trên toa tàu điện ngầm mà tác giả vô tình nghe lỏm được và kể lại, người đọc có thể hình dung ra những nét khái quát về chân dung Khải Định: - Hắn đấy ì - Đâu phải! - Đúng mà! Anh đã bảo là chỉnh hắn đấy! - Chắc thật à? Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hdn, lúng ta lủng túng hdn Cd, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn. - Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến hiệu cầm đồ rồi ? Nhưng mà nhìn kĩ xem kìa I Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy đấy à?... - Em thì em thích Sác-lô hơn... - Thế em vẫn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ đấy chứ ? Phải trả những nghìn rưỡi phd-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên... hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy... 59 " ‘'ỉ Do nhầm lẫn nên đôi trai gái nọ đã binh luận về “vua An Nam” bằng lời lẽ hoàn toàn tự nhiên và hài hước. Theo cảm nhận của họ thì tên vua này chỉ là thứ trò giải trí rẻ tiền, thậm chí không mất tiền. Điều đó cho thấy thái độ của dân chúng Pháp đối với Khải Định là coi thường và khinh bỉ. Để đạt được hiệu quả châm biếm cao nhất, tác giả đã chọn cho truyện hinh thức là một bức thư, mà lại là bức thư của người anh gửi cho cô em họ. Thư từ có tính chất cá nhân nên rất tự do, phóng túng, không theo một quy định nào, người viết tha hồ thay đổi nội dung, giọng điệu. Tác giả đã xen kẽ những đoạn đối thoại của đôi trai gái Pháp trên tàu điện với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc tô' cáo bản chất xấu xa của tên vua Khải Định. Hắn đã răm rắp thực hiện chủ trương thâm độc của thực dân Pháp là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. Nghệ thuật kể chuyện của tác giả rất hấp dẫn bởi sự thay đổi giọng điệu vô cùng linh hoạt: lúc thì trần thuật khách quan, lúc thì tâm sự thân mật, lúc hài hước, giễu cợt... Bối cảnh trong truyện cũng thay đổi liên tục, đan xen giữa thực tại với quá khứ, mẩu chuyện này đặt bên cạnh mẩu chuyện kia. Đang chuyện xảy ra ở tàu điện ngầm Pa-ri lại nhảy sang chuyện nhớ về thời thơ ấu ở quê nhà, nhân vật người anh thích được ngồi trên đầu gối ông bác để nghe truyện cổ... Chuyện vi hành của vua Nghiêu, vua Thuấn nước Tàu thời cổ đại; chuyện vi hành của Pi-e Đại đê' nước Nga...; chuyện mình bị chính quyền Pháp nhầm là “vua An Nam” nên đi đâu cũng cho người bí mật đi theo “ bảo vệ”... để rồi quay trở lại với đề tài là các cuộc vi hành của vua Khải Định đến những chốn ăn chơi nổi tiếng trên đất Pháp. Chủ ý của tác giả là đánh vào đối tượng bằng nhiều chiến thuật, nhiều đòn phép khác nhau, cái này bổ sung cho có cái kia nhằm tăng cường tối da hiệu quả châm biếm, đả kích. Có thể nói là tác giả đã thành công khi khắc hoạ chân dung tên vua bất tài vô dụng, ăn chơi xa xỉ... làm nhục tới quốc thể. Vi hành là một truyện ngắn có tính thời sự và tính chiến đấu cao nhưng nội dung của nó lại được tác giả thể hiện bằng một hlnh thức nghệ thuật hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn này vừa mang tính sôi nổi, mạnh mẽ của phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Truyện ngắn Vi hành là sản phẩm của tinh thần yêu nước, căm thù giặc của Nguyễn Ái Quốc; đồng thời cũng thể hiện sức tung hoành đầy sáng tạo của một ngòi bút tài hoa. 60 rv ^ I. DÀN Ý 1. Mỏ bài: Truyện ngắn Vợ nhặt cửa nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống éo le và độc đáo: Tràng là anh nông dân nghèo khổ, thô kệch, dân ngụ cư bỗng nhiên “nhặt” được vỢ trong nạn đói khủng khiếp nàm 1945. 2. Thân bài: - Việc Tràng “nhặt vỢ” đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong cái xóm ngụ cư đang sắp chết đói. - Bà mẹ già của Tràng cũng hết sức ngạc nhiên, không hiểu tại sao con trai minh lại dám lấy vỢ vào lúc tình cảnh ngặt nghèo này. - Bản thân Tràng cũng không tin chuyện có vỢ của mình là thực. 3. Kết bài: - Tình huống này làm cho tác phẩm có giá trị về cả phưđng diện nghệ thuật lẫn nội dung. Nó làm cho truyện có sức cuốn hút đặc biệt và để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. - Ngoài ý nghĩa tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra nạn đói thảm khốc năm 1945, truyện còn thể hiện thành công phẩm chất tốt đẹp của những người nghèo khổ. Trong hoàn cảnh khốn khó, cùng cực, họ vẫn nhen nhóm niềm tin vào sự đổi đời và tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn to lớn của tác phẩm. II. BÀI LÀM Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Tác giả viết truyện này ngay trong nạn đói, với cái tên ban đầu là Xóm ngụ cư, nhưng vì thất lạc bản thảo nên đến sau hoà bình 1954 ông mới viết lại và cho ra mắt bạn đọc với tựa đề là Vợ nhặt. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Yếu tô' tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ỏ chỗ nhà văn Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, một tình huống éo le, trớ trêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng lại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. 61 Cốt truyện đơn giản: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc mà kiếm được cô vợ nhặt - một cô gái đang dở sống dỏ chết vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát. Đêm tân hôn của họ diễn ra âm thầm trong bóng tối âm u, lạnh lẽo, điểm những tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió vẳng lại. Bữa cơm cưới của họ chỉ có cháo loãng, rau chuối và muối hột. Mẹ chồng đãi con trai và con dâu món chè nấu bằng cám. Bữa cơm diễn ra trong tiếng trống thúc thuế dồn dập. Câu chuyện của ba mẹ con xoay quanh chuyện Việt Minh hô hào dân chúng không đóng thuế và tổ chức phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo. Cảnh anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà là một tình huống lạ lùng, tạo ra sự ngạc nhiên và thú vị cho cả cái xóm ngụ cư đang hấp hối và lạ lùng ngay cả với mẹ con Tràng. Anh dẫn người đàn bà lạ mặt về nhà lúc trời nhập nhoạng tối. Hai người lủi thủi đi vào cái xóm ngụ cư heo hút, tồi tàn ở mé sông. Nhà cửa hai bên đường úp súp, tối om, không một ánh đèn, ánh lửa, chẳng khác gì những nấm mồ hoang. Khung cảnh ngập tràn tử khí. Sự sống chỉ còn thoi thóp. Bóng đen chết chóc đang bao phủ khắp nơi. Tràng dẫn người đàn bà mới quen về để làm vợ, để tạo dựng gia đình, tiếp nối sự sống. Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Tràng vui sướng vì sự kiện to lớn bất ngờ của đời anh: anh đã có vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn lan. Mình cũng đói, mẹ già cũng đói, thế mà lại lấy vợ vào lúc này. Quả là chuyện lạ lùng và thú v ị! Trước hết là lạ lùng với dân xóm ngụ cư. Cái cảnh Tràng đi trước với vẻ mặt phởn phở khác thường và người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng thèn thẹn hay đáo để làm cho mọi người tò mò kéo nhau ra xem. Đầu tiên là lũ trẻ. Đang ủ rũ vì đói, chúng bỗng nhao nhao nói cười, trêu ghẹo anh Tràng : Anh Tràng ơi, chông vợ hài! Dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán. Rồi họ hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ và thực lòng muốn chia vui với anh. Cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết này chợt bừng lên một thoáng sống. Nhưng vui đấy lại lo ngay đấy. Họ lo thay cho Tràng: ô i chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?Ấy là họ lo cho sự sống đang phải đối mặt với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết. 62 Bà cụ Tứ mẹ anh Tràng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi ở giường con trai mình. Được gọi bằng u, bà càng chẳng hiểu ra làm sao. Cho tới lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà mới vỡ lẽ : Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình... Thì ra là thằng con trai mình đã kiếm được vợ và dẫn về đây. Tâm trạng bà cụ buồn tủi, mừng, lo lẫn lộn. Buồn tủi vì làm cha làm mẹ mà không tròn trách nhiệm đối với con cái, nghèo khổ đến nỗi không thể cưới được vợ cho con. Mừng vì tự nhiên con trai có được vợ, dù là vợ nhặt. Còn lo bỏi bà cụ băn khóăn: biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Càng ngẫm nghĩ, bà cụ càng thưdng con trai và thương cô gái xa lạ kia vô hạn: Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Đến ngay chính anh Tràng cũng ngạc nhiên không kém. Ngạc nhiên đến sửng sốt, không tin là sự thật: Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà I Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng... Ngày hôm sau thức dậy, nhìn chị ta quét dọn sân vườn, Tràng vẫn chưa dám tin là mình đã có vỢ. Chuyện xảy ra cứ như trong một giấc mơ, nhưng người đàn bà bằng xương bằng thịt kia chính là vợ anh, dẫu chẳng phải cưới xin gì. Tình huống mà Kim Lân đặt ra trong truyện là một tình huống éo le, trớ trêu, không biết nên buồn hay nên vui. Bản thân Tràng lúc đầu thì mừng vì tự nhiên có được vợ, nhưng rồi anh chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thăn mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Hàng xóm cũng lo thay cho anh và nhất là người mẹ già lo và thương đứt ruột. Tác giả đặc tả đêm tân hôn của vợ chồng Tràng với những chi tiết thật ấn tữợng và chứa đựng ý nghĩa sâu xa: Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc rồi tắt. Hai người nằm lặng lẽ bên nhau trong bóng tối hãi hùng, ghê rợn bởi tiếng hờ khóc tỉ tê văng vẳng từ những nhà có người chết đói. Chút hạnh phúc ọhỏ nhoi, mong manh của họ bị cái đói, cái chết bũa vây. Nhưng sự sống là bất diệt. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi, nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Sự sống bất chấp cái chết, điều đó chứng tỏ ý chí con người và quy luật của cuộc đời mạnh mẽ biết chừng nào! 63 Đặt nhân vật vào tình huống éo' le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vấn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm. I. DÀN Ý 1. M ờ bài: - Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học cách mạng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. - Nguyễn Thi sáng tác trên nền tảng là hiện thực đời sống sinh hoạt gian khổ và chiến đấu ác liệt của quân dân miền Nam. Tác phẩm của ông là những bài học về tưởng, suy nghĩ và hành động cho thê' hệ trẻ thời chống Mĩ. - Bạn đọc yêu mến văn chương Nguyễn Thi có thể tìm thấy ở đó kho tư liệu phong phú về vùng đất và con người phương Nam. Mỗi tác phẩm là một bức tranh, một câu chuyện dổi dào chất sống dân gian và đậm đà màu sắc Nam Bộ. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một dẫn chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi. 2. Thân bài: * Bức tranh khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người Nam Bộ. + Được tác giả miêu tả đan xen cùng những tình huống cụ thể của con người. - Cảnh ban đêm trên chiến trường đã im tiếng súng, chỉ có một mình Việt bị thương và lạc đơn vị, Khu rừng xa lạ chìm trong đêm tối mênh mông được miêu tả thông qua cảm nhận của một thiếu niên nông thôn mới lớn vốn có tính sợ ma. - Cảnh tượng đêm mít tinh ghi tên thanh niên tòng quân ở xã hiện lên rõ ràng trong tâm trí của Việt, từ hình ảnh đến lời nói, hành động của từng người :'Anh cán bộ huyện đội, Việt, chị Chiến, chú Năm... 64 - cảnh đêm trước khi lên đường, hai chị em Chiến và Việt thức trắng để bàn bạc, thu xếp việc nhà được tác giả kể và tả bằng ngôn ngữ đặc biệt Nam Bộ, vì thế mà tính cách nhân vật nổi bật, tạo thiện cảm trong lòng người đọc. - Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang gởi bôn nhà chú Năm rất chân thực và cảm động, vừa khắc hoạ tính cách nhân vật vừa chứa đựng ý nghĩa sâu xa: thù nhà gắn với nợ nước, chỉ có đánh tan giặc mới trả được thù nhà. 3. Kết bài: - Những đứa con trong gia đình là một truyện ngắn hay và thú vị bởi cách kể chuyện tự nhiên, giản d| của tác giả rất phù hỢp với việc thể hiện tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ thật thà, chất phác. - Khả năng gỢi tả, gợi cảm của truyện rất lớn, chứng tỏ nhà văn hiểu rất rõ, rất sâu về vùng đất và con người Nam Bộ mà ông gắn bó và yêu mến. II. BÀI LÀM Trong văn học cách mạng miền Nam thời kì chống Mĩ, Nguyễn Thi là cái tên thường xuyên xuất hiện bởi ống là tác giả của những bài bút kí chiến tranh, truyện ngắn và cuốn truyện kí nổi tiếng được nhiều người biết đến: Người mẹ cầm súng. Nội dung các sáng tác của Nguyễn Thi có chung một nền tảng là hiện thực cuộc sống chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân miền Nam. Mỗi tác phẩm là một bài ca ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng; là bài học thấm thìa về lí tưởng, suy nghĩ và hành động cho tuổi trẻ thời đánh Mĩ. Bạn đọc thích thú và yêu mến văn chương của Nguyễn Thi bởi có thể tìm thấy ở đó nguồn tư liệu dồi dào, phong phú về vùng đất và con người phương Nam. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là bức tranh đậm đà chất sống dân gian và màu sắc Nam Bộ, tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Thi. Tuy quê gốc ở Nam Định nhưng do phiêu dạt vào Nam kiếm sống từ thời còn ít tuổi nên Nguyễn Thi hiểu biết rất rõ vể đặc điểm thiên nhiên cũng như phong tục tập quán, cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Bức tranh khung cảnh thiên nhiên trong các tác phẩm thường được tác giả miêu tả đan xen với hoạt động của con người lao động và chiến đấu. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình có nhiều nét đặc biệt. Nét đặc biệt thứ nhất là bối cảnh. Đó là khu rừng cao su nơi cách đây mấy ngày đã diễn ra một trận đánh ác liệt giữa quân Giải phóng và lính Mĩ - nguy. Mùi khói súng, mùi xác chết, xác xe bọc thép của giặc bị bắn cháy, mặt đất ngổn ngang vì 5-Những bái làm vSn m ỉu 12T2-Trín Th| Thln-NXB THTPHCM 65 bom đạn cày xới... Nét đặc biệt thứ hai là trong khung cảnh ấy, chỉ có một mình chiến sĩ Việt bị thương nặng và lạc đơn vị. Tác giả tả khu rừng xa lạ chìm trong bóng đêm mênh mông qua cảm nhận của Việt - một chàng trai nông thôn đồng bằng Nam Bộ vừa bước qua tuổi thiếu niên và mới tham gia chiến đấu: Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên... Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chăn... Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mổ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc... Nguyễn Thi miêu tả khung cảnh trận đánh đang diễn ra ỏ phía xa qua cảm nhận của Việt trong tình huống bị thương nặng và đang cố tìm về với đơn vị của mình. Việt hình dung và phán đoán diễn biến của trận đánh qua sự nghe ngóng, nhận xét về các loại tiếng súng khác nhau: Một loạt đạn súng lớn vàng vẳng dội đến ẩm T trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi I Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đdn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi /... Tiếng mảy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao... Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ... Chất Nam Bộ đậm đặc nhất là ở đoạn Việt hồi tưởng cảnh đêm mít tinh ghi tên tòng quân và cảnh hai chị em bàn bạc suốt đêm để thu xếp chuyện gia đình trước lúc lên đường nhập ngũ. Nhờ thông thuộc ngôn ngữ và cách ăn nói mộc mạc của người nông dân Nam Bộ nên các chi tiết, hình ảnh, nhân vật... hiện lên trên trang viết của Nguyễn Thi chân thực, tự nhiên, sống động khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang được chứng kiến sự việc diễn ra trước mắt: Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên. - Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với. Chị Chiến đứng sau Việt, thở: - Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành... 66 . Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt: - Hai em là chị em ruột ? - Dạ, nhà em ở ấp Một, em mười tám, chị Chiến em mười chỉn. Việt dòm chị, mình dửng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hdn mình một chút thật. Chị Chiến nói: ỉ - Đến Tết này nó mới được mười tấm anh à I Em nói để em đi trước, nó ở nhà, thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi, mà nó không chịu. Anh cán bộ nhìn hai bộ mặt bầu bầu cùng một khuôn có hai cái chót mũi hdi hớt lên của chị em Việt, rồi cười: - Ba má có đi đây không em ? - Dạ không. - Ba má em chết rồi. - Chị Chiến nói thêm cho rõ. Anh cán bộ đã cầm viết rồi lại đặt xuống. Từ dưới sân, chú Năm bước lên. Chú nheo mắt nhìn chị em Việt, rồi nói với anh cán bộ: - Tôi xin có một câu với đồng chí huyện đội. Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xấp khắc xong. Đúng là kiểu nói và giọng điệu “rặt” Nam Bộ của một nông dân yêu nước. Chiến và Việt có những điểm chung nhưng cũng có những nét riêng thể hiện tính cách của mỗi người. Chiến với vai trò là chị nên suy nghĩ chín chắn hơn và ăn nói cũng chững chạc hơn, cố tỏ rõ cái “uy” của người trên. Còn Việt là em, tuy chỉ kém chị một tuổi nhưng tính nết vẫn còn trẻ con, bồng bột và hiếu thắng. Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa hai chị em chứng tỏ nhà văn nắm rất vững tâm lí của từng nhân vật: Cũng ngay đêm ấy, về tới nhà, trước khi ngủ, chị Chiến từ trong buồng nói với ra với Việt: - Chủ Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì: - Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị. 67 - Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đì thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à ! Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy I Cũng ở trong buồng mà nói với ra, cũng nằm với thằng út em, ở trên cái giường đó. Việt nói: - Chị biết vậy sao hổi nãy chị ngăn tôi ? Người ta mười tám rỗi mà nói chưa. - Hồi đó má tỉnh tuổi cho mầy chớ bộ tao tính ha? Nhà day cửa ra sông, trong đêm vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo vào đầy nhà. Chúng bay chớp chớp như dò trên nóc rồi sà xuống trước mặt Việt. Chị Chiến cũng không ngũ được, sắp tới đây biết bao nhiêu chuyện phải lo, ngay bây giờ cũng bao nhiêu chuyện phải nhớ. Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng dã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt ? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt, má cũng phải vể dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ ? Gây xúc động thật sự cho người đọc là cảnh sáng hôm sau, hai chị em làm cơm cúng má rồi khiêng bàn thờ má sang gởi bên nhà chú Năm: Chị Chiến... nhấc bổng một đẩu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đẩu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác. Đúng là bức tranh sinh động về nông thôn và đời sống tinh thần phong phú của người dân Nam Bộ: yêu gia đình, yêu đất nước, một lòng một dạ với cách mạng. Cái hay của Nguyễn Thi là tác giả thể hiện chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng qua những câu chuyện rất giản dị, rất đời thường. Giản dị, chân chất, trong sáng như tính cách của những con người mà nhà văn gắn bó, yêu mến trong những năm tháng gay go, ác liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước. Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn thành công về nhiều mặt. Điều hấp dẫn người đọc trước hết là ở cách kể chuyện tự nhiên, mộc mạc 68 ' r* ■y của tác giả rất phù hợp với việc thể hiện tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ thật thà, chất phác. Thông qua nội dung của truyện, nhà văn đã làm nổi bật sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng: giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Văn phong đậm đà chất Nam Bộ của tác giả cũng góp phần rất lớn tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ của tác phẩm. Nguyễn Thì xứng đáng với lời khen tặng là nhà văn của nông dân Nam Bộ. I. DÀN Ý 1. Mở bài: - Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân và Vợ chổng A Phủ của Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội thực dân phong kiến ngột ngạt, tối tăm trước Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống Pháp. - Các tác giả đã phản ánh chân thực và sinh động số phận bất hạnh của phần đông phụ nữ thời ấy qua những nhân vật đáng thương như người “vỢ nhặt”, bà cụ Tứ và Mị. 2. Thân bài: * Nhfln vật người “vợ nhặt” và bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt. + Người “vỢ nhặt” : - Là một người phụ nữ xấu xí, đói khát, không có đến cả một cái tên để gọi. - Không quê hương, gia đinh, nghề nghiệp, chị ta ngày ngày ngồi lẫn trong đám đàn bà rách rưới, lam lũ, chờ ai thuê mướn việc g) thl làm hoặc nhặt nhạnh thóc gạo rơi vãi trước cửa kho. - Chĩ quen Tràng qua một hai lần đùa cợt mà chị ta dám nhận lời làm vỢ Tràng để được ăn, được sống. Sự đói khát khiến chị ta quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng... - Chị theo Tràng về nhà anh ở xóm ngụ cư tồi tàn, nghèo khổ ven chợ, trong khung cảnh ảm đạm, chết chóc. - Vào nhà Tràng, chị ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần... Tâm trạng chị ngổn ngang trăm mối. - Chuyện làm “ vỢ nhặt” của chị thật đáng buồn, đáng tủi. Trong hoàn cảnh đói khát, khổ sỏ lúc bấy giờ, có biết bao nhiêu người phụ nữ bất hạnh như chị. 69 “ V ^ - í : + Bà cụ Tứ: - Bà mẹ già nua, tội nghiệp này chiếm được nhiều cảm tinh của người đọc. Bà thưdng con trai đã lớn tuổi mà chưa có vợ, nay con trai kiếm được cô “vỢ nhặt”, bà vừa mừng vừa tủi. - Bà nghèo đến nỗi không thể cưới vỢ cho con, không thể làm vài mâm com cúng tổ tiên, mời hàng xóm... nên tủi thân tủi phận. - Bà thưong xót người con gái xa lạ dám nhận lời theo không con trai mình nên cố tìm mọi cách để bữa com đầu tiên đỡ phần thê thảm... Trong bữa ăn chỉ có cháo loãng, muối hột và chè cám nhưng bà toàn nói chuyện vui, chuyện tưong lai... * Nhãn vật Mj trong truyện ngắn Vợ chóng A Phủ của Tố Hoài. - Là nạn nhân của bọn lang đạo phong kiến, của những tập tục mê tín lâu đời ở vùng cao Tây Bắc. - Chỉ vì món nỢ vay thống lí Pá Tra từ hồi bô' mẹ Mị mới lấy nhau cho tới giờ vẫn chưa trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ. - Cuộc sống tù túng, đau khổ kéo dài làm cho tâm hồn Mị nguội lạnh cảm xúc. Nỗi sợ hãi làm tê liệt ý chí phản kháng. Mị chấp nhận thân phận như con trâu, con ngựa trong nhà thóng lí. - Nếu không xảy ra chuyện Mị cứu A Phủ và trốn đi cùng A Phủ thì chắc chắn Mị sẽ sống âm thầm cho đến chết trong cái địa ngục trần gian là nhà tên thống lí gian ác... Cuộc đời của nhân vật Mị có ý nghĩa tố cáo rất lớn cái xã hội bất công, thối nát đưong thời. Tác giả viết về nhân vật này với tình cảm xót thưong đặc biệt. * Suy nghĩ của bản thân vể ngựời phụ nữ xưa và nay. + Người phụ nữ xưa kia trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông. Họ bị ràng buộc, chi phối bởi nhiều điều phi lí, bị tước đoạt quyền sổng tự do, tự chủ. Cuộc đời của phần lớn phụ nữ là những bi kịch kéo dài, tưởng như không có lối thoát. + Người phụ nữ ngày nay được tôn trọng, được tạo mọi điẽu kiện đẽ phát trlẽn, Người phụ nữ ngày nay được tôn trọng, được tạo mọi điều kiện để phát triển, phát huy khả năng, cống hiến cho xã hội. Phụ nữ được hưởng quyền binh đẳng với nam giới trong học tập, làm việc... và đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong nhiều lĩnh vực, không ít phụ nữ có tài năng xuất sắc. 3. Kết bài: - Sinh thời, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã trao tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng; Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. - Phụ nữ Việt Nam ngày nay xứng đáng với lời khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. - Có được điều đó là do tính chất ưu việt của xã hội mới giải phóng con người, giải phóng phụ nữ. Dư luận đánh giá về vai trò phụ nữ ngày càng đúng đắn, tiến bộ hOn. Đóng góp của phụ nữ cho xã hội ngày càng to lớn hổn. 70 II. BÀI LÀM Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phũ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện sô' phận bất hạnh của số đông phụ nữ - những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người “vợ nhặt” và Mị - cô “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra. Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuọc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu quả chính sách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ỏ Việt Nam. Cũng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời, nhất là đối với phụ nữ. Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị “ vợ nhặt” được tác giả miêu tả bằng sự thương cảm chân thành đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng “ nhặt” về làm “vợ” I Sinh ra làm người, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu. Thế nhưng chị ta không có đến một cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em. Không ai biết gốc gác quê hương, nhà cửa của chị ta ở đâu. về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói khát khác: ...áo quần tả tơínhư tổ đỉa... trên cái khuôn mặt lưõi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt... Chị là hiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương cầu thực kiếm sống qua ngày, để rồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ. Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là chuyện tầm phơ tầm phào đâu có hai bận giữa chị với Tràng, người đàn ông nghèo khổ làm nghề kéo xe thuê. Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc. Chị cắm cúi ăn Hển một chập bốn bát bánh đúc. Ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào. Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng. Nhìn cảnh ấy, Tràng động lòng thương, bèn bảo: Này nói đùa chứ có về vôi tở thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng nói giỡn chơi, ai dè chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ' thóc gạo 71 này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Một người đàn ông mới quen sơ sơ đôi lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anh ta; chỉ nghe nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo mà không hề đắn đo, sợ hãi. Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng ? Mặc kệ I Trước mắt, cứ theo anh ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau. Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình cảnh sống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước. Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Thế là Tràng đã “ nhặt” được “vợ”, giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường (!). Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người “ vợ nhặt” ấy, vl xã hội phong kiến khinh bỉ và không chấp nhận loại “vỢ” theo không như vậy. Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên ơãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dò đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hổi thê thiết. Quả là một khung cảnh ngập tràn tử khí! Con người đang mấp mé bên vực thẳm của cái chết. Về đến nhà Tràng, chị “vợ nhặt” cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng hoàng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị. Chị băn khoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không ? Mái nhà xa lạ này liệu có phải là chỗ dung thân của chị ? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Đúng là cảnh “đò nát đụng nhau”, không biết được mấy ngày?! Mặt chị bần thầnv] mải nghĩ đến chuyện thành vộ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm vợ, làm dâu rnà thảm hại đến thế này ư?! Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân viết về người “vợ nhặt” với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như thế? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chứa trong số phận của nhân vật đáng thương này. 72 Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị “ vợ nhặt” để hoàn chỉnh số phận tăm tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Có thể nói nhân vật này tuy là phụ nhưng lại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà mẹ nghèo rất đỗi thương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi thấy người con gái lạ mặt ngồi ở giường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu ra làm sao cả. Nhưng đến lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà vỡ lẽ ngay; Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oản vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình... Hoá ra là thằng con trai mình cũng đã kiếm được một cô vợ, dù là trông dở người dở ma. Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con. Trăm sự cũng tại cái nghèo mà ra c ả : Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà vừa vui mừng, vừa lo lắng: Biết ràng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của minh, bà lại tự an ũi: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm. Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi nàng dâu chỉ có món cháo loãng với muối hột và chè cám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện vui. Bà khen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn. Chao ô i! Đói đến mức nào thì ăn cám thấy ngon ?! Bà từ tốn nói với con trai và con dâu: Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày vê sau... Bà cảm động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chủng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Hình ảnh bà mẹ già nua cô' bấu víu, hi vọng vào tương lai thật đáng thương và cũng đáng quý biết bao! Nội dung truyện ngắn Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cô' của đôi vợ chổng trẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của 73 '■ í bọn lang đạo chúa đất và thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là Mị. Vì nghèo khổ, bố mẹ Mị phải vay tiền của thống lí Pá Tra để làm đám cưới. Mãi cho tới năm mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mị cũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ. Mị là cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến. Lẽ ra Mị phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc, thế nhưng chl vì món nợ không thể trả nổi của gia đinh nên Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo bắt về làm “con dâu trừ nợ”. Từ cuộc đời của người con gái xinh đẹp mà bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinh động kiếp sống đau thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước. Từ ngày bị bắt về làm vợ A sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh đoạ đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, MỊ trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bô' Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái: - Mày vể' lạy chào tao để mày đi chết đấy à ? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi I Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón MỊ đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết. Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí. Mị buồn tủi, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, buông xuôi cuộc đời cho số phận. Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí Pá Tra là chuỗi dài đoạ đày, đau khổ. Danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị là đày tớ không công, là nô lệ mãn đời, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Suốt ngày, Mị phải làm việc quần quật không lúc nào ngơi; đến đêm lại phải thức để hầu hạ thằng chồng vũ phu, tàn ác. Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi thanh xuân của Mị, biến cô thành người nhẫn nhịn và cam chịu. Mọi cảm xúc dường như đã nguội lạnh. Cô gái Mông xinh đẹp, hồn nhiên, đa tình đa cảm thuở nào giờ đây ủ rũ, héo hắt, sống âm thầm như chiếc bóng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó của. Người đọc không thể quên hình ảnh tội nghiệp của Mị ỗ phần mở đầu tác phẩm: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô 74 con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra : cô ấy là vợ A sử, con trai thống lí Pá Tra. Dần dần, Mị cũng quen với nỗi khổ: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa... chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày MỊ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng,-không biết là sưdng hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Không những bị đoạ đày về thể xác, Mị còn bị đè nén, áp bức về tinh thần. Cô chán sống nhưng không được chết, vì Mị chết thì món nợ truyền kiếp kia vẫn còn và người cha già càng thêm đau khổ. Bắt buộc phải sống nhưng Mị lại bị tước đoạt quyền sống tự do của một con người. Cuộc đời Mị bị trói buộc bằng quyền lực, bằng tập tục mê tín dị đoan lâu đời của các dân tộc thiểu số vùng cao. Mị cho rằng mình đã bị bắt về làm vỢ A Sử, bị con ma nhà thống lí nhận mặt: ...nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xưdng ở đây thôi. Cách đối xử tàn tệ, bất công của cha con tên thống lí làm cho Mị phải sống triền miên trong đau khổ. Cô lặng lẽ ra vào như chiếc bóng, không có ai để chia sẻ tâm tình. Trong những đêm đông dài và buồn, cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa: ...nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Ngọn lửa giúp Mị xua bớt phần nào bóng tối u ám, lạnh lẽo đang bao phủ lên sô' phận bất hạnh của cô. Không có người cảm thông với nỗi tủi nhục của mình, Mị phải tìm đến ngọn lửa và coi nó là người bạn duy nhất, khổ sở biết chừng nào! Tác giả giúp người đọc hinh dung rõ hơn về cuộc đời bế tắc của Mị qua hình ảnh căn buồng kín mít, chỉ có một lỗ cửa sổ bé bằng bàn tay. Ngồi ở trong nhln ra không biết là đêm hay ngày, là sương hay là nắng. 75 Tất cả những ước muốn chính đáng dù là nhỏ nhoi của Mị đều bị thằng chồng tàn bạo ngăn cấm và dập tắt một cách phũ phàng. Đêm xuân, Mị uống rượu, lòng bồi hồi nhớ tới những đêm xuân thuở còn con gái. Mị thả hồn về ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường khiến Mị muốn đi chơi. Mị định thay váy áo đẹp để đi chơi. A sử đi đâu về, thấy thế liền bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đẩu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cữa buồng lại. Hắn để mặc Mị trong đau đớn, tủi hờn giữa bóng đêm đen kịt. Sau bao năm bị đoạ đày trong nhà thống lí, mọi cảm xúc và tinh thần phản kháng của Mị hầu như bj tê liệt. Cuộc sống của Mị không còn ý nghĩa bởi cô cho rằng mình sống mà như đã chết. Tội ác của bọn lang đạo, trong chế độ phong kiến thực dân chính là ở chỗ đã nhẫn tâm tước đoạt quyền sống chính đáng của con người, nhất lầ đối với phụ nữ. Cuộc đời Mị sẽ cứ thế trôi đi trong vô vọng nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra: cô đã cắt dây trói cứu A Phủ và cùng anh chạy trốn khỏi nhà thổng lí, sang tới tận Phiềng Sa. Cuối cùng, nhờ gặp được cán bộ cách mạng, được giác ngộ, Mị và A Phủ đã trỏ thành những nhân tố tích cực ở khu du kích Phiềng Sa. Cô đã thực sự được sống, được làm người. Trong xã hội phong kiến thực dân trước đây, người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do. Những ràng buộc bất công, phi lí đã kìm hãm phụ nữ về mọi mặt. Họ hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông. Không gian sống của người phụ nữ xưa chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình với công việc nội trợ, chăm sóc chổng con: vì thế mà họ không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình để đóng góp cho xã hội. Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa thay đổi hoàn toàn nhưng người phụ nữ cũng đã được hưởng những quyền lợi như nam giới và được xã hội tôn trọng. Phụ nữ được học tập, làm việc, cống hiến trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị hay nghiên cứu khoa học tưởng chừng chỉ dành riêng cho nam giới, ở nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã vươn tới những địa vị tối cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,... còn ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ nữ là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân... xuất sắc, mang lại vinh quang cho đất nước. 76 y Được hưởng quyền bình đẳng với nam giới không có nghĩa là người phụ nữ coi nhẹ thiên chức làm vợ, làm mẹ. ở ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi, nhưng trong gia đình, họ vẫn là vợ hiền, con thảo, là người mẹ tận tuỵ và giàu tình yêu thương đối với các con. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong thời đại mới, họ xứng đáng với lời khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có sự thay đổi lớn lao như vậy trong sô' phận của người phụ nữ là nhờ sự nghiệp cách mạng giải phóng giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho dân tộc và đất nước. Điều đặc biệt quan trọng là nhận thức về vai trò cũa phụ nữ ngày càng đúng đắn, tiến bộ. Do đó mà đóng góp của phụ nữ cho xã hội cũng ngày càng to lớn hơn. SẾ 17} A n l||ị I. DÀN Ý 1. Mỏ bài: - Giới thiệu vài nét về tác phẩm và tác giả. - Truyện có ba nhân vật: chánh án Đẩu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và người đàn bà hàng chài, trong đó nhân vật người đàn bà hàng chài để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc. - Cuộc đời và số phận của chị giống như bao cuộc đời và sô' phận của những người phụ nữ dân chài nghèo khổ, đông con. Chị là nạn nhân của thói bạo hành trong gia đình. Tuy vậy, chị rất mực thương con, thương chồng, nhẫn nhục cam chịu sự hành hạ của chổng vì không muốn gia đình tan vỡ. 2. Thân bài: * GIỚI thiệu chung: - Người đàn bà hàng chài là nhân vật chính, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ để của tác phẩm. Nhân vật này được tác giả khắc hoạ bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản để làm nổi bật sự khác biệt giữa hình thức xấu xí bên ngoài và phẩm chất tốt đẹp bên trong, giữa tính cách và thân phận. - Vẻ đẹp đáng trân trọng của người đàn bà hàng chài là đức hi sinh đến quên mình của một người vỢ, người mẹ nghèo khổ, lam lũ. Điều đó thể hiện qua các chi tiết đầy kịch tính của tình trạng bạo lực gia đình và cuộc mưu sinh gian nan, vất vả. 77 - Tác giả chỉ gọi nhân vật ấy là người đàn bà một cách phiếm định mà không có tên tuổi cụ thể với dụng ỷ thể hiện bí kịch sô' phận khổ đau của bao người phụ nữ lao động nghèo khổ trong cuộc đời. * Một SỐ vỏ đẹp b| khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài. - Bôn trong ngoại hình xấu xf, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. - Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục lá một tính cách can đảm, cứng cỏi và khát vọng có được một gia đình êm ấm, hạnh phúc. - Bên trong vẻ quê mùa, thất học lại là một sự từng trải và thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. - Người đàn bà bất hạnh ấy trân trọng tình mẫu tử và coi những niềm vui, hạnh phúc hiếm hoi được chắt lọc từ trong cuộc sống đau khổ triền miên là nguồn an ủi, động viên để mình cố gắng làm tròn phận sự của người vỢ, người mẹ. * Suy nghĩ về nhân vật. - Cảm thông với số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài hoặc không đồng tình với thái độ nhẫn nhục, cam chịu đến vô lí của nhân vật này trước người chổng vũ phu, tàn bạo. - Thương xót người đàn bà nghèo, phải chịu khổ đau dằn vặt cả về thể xác lẫn tinh thần. 3. Kết b à i: Nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện tấm lòng trĩu nặng tình thương cùng nỗi lo âu cho số phận con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đổng thời cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của nhà văn trước các vấn đề phức tạp của cuộc sống. li. BÀI LÀM Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Nội dung kể về chuyến đi thực tế cũa một nghệ sĩ nhiếp ảnh với những sự việc mà anh bất ngờ được chứng kiến. Thông qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặrig tình thương cùng sự băn khoăn về thân phận con người. Truyện có ba nhân vật chính: chánh án Đẩu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và người đàn bà hàng chài, trong đó nhân vật người đàn bà để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người đọc. Cuộc đời và số phận của chị giống như bao cuộc đời và số phận của những người phụ nữ hàng chài khác: đông con, nghèo 78 ìy khổ... Là nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng chị rất mực thương chồng, thương con, nhẫn nhục cam chịu đòn roi của chồng vì không muốn gia đình tan vỡ. Người đàn bà ấy có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Nhà văn đã khắc hoạ chân dung nhân vật này bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản để làm nổi bật sự khác biệt giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong, giữa tính cách và thân phận, vẻ đẹp đáng trân trọng ở người đàn bà hàng chài là đức tính vị tha, hi sinh đến quên mình của một người vỢ, người mẹ lam lũ, vất vả, chồng chất trên vai gánh nặng mưu sinh. Phẩm chất ấy hiện lên qua từng chi tiết đầy kịch tính của truyện. Tác giả chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định chứ không có tên tuổi cụ thể với chủ ý nói đến những người đàn bà vô danh ở những vùng biển khác nhau nhưng cùng chung số phận đau thương. Bao nhiêu giọt nước mắt tủi hờn của họ tuôn rơi mà người đời không mấy khi để ý tới. Tác giả giới thiệu vài nét về hình dáng bên ngoài của nhân vật này: Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngũ... tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng... Nhưng bên trong cái hình thức xấu xí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. Người đàn bà hàng chài rất hiểu chồng và thương chồng, cái gã đàn ông cục tính hễ mỏ miệng ra là đòi giết vợ, giết con, là nguyền rủa; Chủng mày chết hết đì cho ông nhờlTheo lời chị ta kể thì chồng chị hồi còn trẻ là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm và không biết uống rượu. Anh ta không chịu đi lính để lấy tiền nuôi vợ con mà cam chịu cuộc sống vất vả của dân chài. Sau giải phóng, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn kéo dài là nguyên nhân biến tính nết cục cằn của anh ta thành hung bạo. Anh ta giải toả sự bức bối, căng thẳng bằng cách thường xuyên đánh vỢ. Khi lũ con còn nhỏ, anh ta đánh vợ ngay tại thuyền. Đến lúc chúng đã lớn, người vợ xin chồng cho lên bờ để chịu đòn. Theo suy nghĩ của chị thì trong hoàn cảnh đông con, túng quẫn, những người đàn ông hàng chài nếu không đánh vợ cho hả giận thì cũng uống rượu dể giải sầu. Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm cho người đọc phải ngỡ ngàng. Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn bị hỏng nằm trên bờ cát, chị ta đã bị anh chồng rút chiếc thắt lưng da 79 quất tới tấp vào người. Chị không hề né tránh mà cắn răng cam chịu, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận những trận đòn hằng ngày như một phần cuộc đời mình: chẳng khác gì người đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn khi biển động. Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ, coi đó là lẽ đương nhiên, bởi một lí do quan trọng là trên chiếc thuyền lưới vó đánh cá ngoài khơi xa, cần phải có một người đàn ông khoẻ mạnh và giỏi nghề để giúp vợ nuôi đàn con đông đúc. Chị nghĩ rất đúng rằng mình sống cho con chứ không phải cho bản thân và tự an ủi là nếu những người vợ khác chấp nhận các ông chồng nghiện rượu thì mình cũng chấp nhận để cho chồng đánh đập thường xuyên. Chị chỉ xin chồng hãy đánh ỏ trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Tất cả suy nghĩ, hành động của chị đều vì chồng, vì con, đó là điều đáng thương mà cũng đáng quý biết chừng nào! Hình như người dàn bà hàng chài chẳng bao giờ dể lộ ra bên ngoài nỗi đau khổ của mình. Sự nhẫn nhục cam chịu hầu như chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của chị. Thấp thoáng ở người đàn bà ấy là bóng dáng những người vợ, người mẹ đảm đang, nhân hậu, bao dung và hi sinh đến quên mình. Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Sau khi biết hành động vũ phu của chồng mình đã bị đứa con trai và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn vể thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã ứa ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót cho tình cảnh trớ trêu của mình, kể cả thằng Phác, đứa con trai mà chị quý nhất. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy không hề để ý, không hề bận tâm. Đúng là sự nhẫn nhục của một người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ dời. Bên trong vẻ cam chịu, nhẫn nhục ấy là tính cách can đảm, cứng cỏi và khát vọng hạnh phúc dù nhỏ nhoi nhưng thật cảm động, ở toà án huyện, chính người đàn bà ấy đã đem đến cho Phùng và Đẩu những suy nghĩ, xúc cảm mới. Được mời lên toà án để giải quyết chuyện gia đình, lúc đầu chị ta lúng túng, rụt rè tìm một góc tường để ngồi. Chị thấy sợ hãi khi đến một không gian lạ và cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa chốn công đường. Cái thế ngổi của chị như cố thu mình lại để tự vệ, cho dù đã được Đẩu, Phùng chia sẻ và cảm thông. 80 ịỢ v ' ^ Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thành công sự thay đổi bất ngờ trong thái độ và ngôn ngữ của người đàn bà hàng chài khi bày tỏ tâm sự về gia cảnh và quy^tâm giữ gìn hạnh phúc bé nhỏ của đời mình. Lúc đầu, chị thưa gửi rất lễ phép, xưng là con và có lúc đã năn nỉ van xin chánh án Đẩu : Con lạy quý toà... Nhưng khi đã lấy lại được sự tự tin, tâm thế người đàn bà đó đột ngột thay đổi. Chị ta chuyển sang cách xưng hô thân mật và có phần suồng sã ; Chị cám ơn các chú ! Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chủ đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chủ đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc... Sự thay đổi bất ngờ ấy khiến Đẩu và Phùng hết sức ngạc nhiên. Chị ta đã nói cho Đẩu và Phùng biết nỗi vất vả và nguy hiểm khôn lường của người đàn bà trên một chiếc thuyền đánh cá không có đàn ông, nhất là những khi biển động. Giọng nói của người đàn bà tha thiết như giãi bày, mong nhận được sự chia sẻ của người nghe: Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho chính mình như ở trên đất được I Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó I Giọng người đàn bà bớt sầu não phần nào khi nói về hạnh phúc được hi sinh của người vợ, người mẹ. Bên ngoài, chị ta là một kẻ quê mùa, thất học; nhưng bên trong lại là người từng trải và thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. Qua lời kể của chị, Đẩu và Phùng hiểu thêm phẩn nào về cuộc sống cực nhọc và bất trắc của nghề chài lưới ngoài khơi xa cùng với những niềm vui, nỗi buồn của một gia đình hàng chài vất vả nuôi một đàn con trong một chiếc thuyền hẹp. Bên cạnh đó là đời sống tinh thần nghèo nàn của những người sống lênh đênh trên biển, không biết giãi bày tâm sự với ai. Người đàn bà hàng chài gọi Đẩu và Phùng là các chú cách mạng. Cách gọi như thế có cái gì đó vừa thân thương nhưng cũng vừa xa lạ, bởi các chủ có hiểu gì về cuộc sống đời thường với những chuyện phức tạp như thế này đâu?! Hình ảnh người đàn bà vùng biển đã ám ảnh Phùng, cũng chính là cuộc sống đời thường đang ám ảnh tâm trí các nghệ sĩ trên hành trình phản ánh hiện thực và sáng tạo nghệ thuật. 6-Những bài làm văn mẫu 12T2-Trần Thị Thìn-NXB THTPHCM 81