" Nguyên Tắc Trình Tự Pháp Luật Công Bằng, Hợp Lý Và Vai Trò Bảo Vệ Quyền Con Người 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nguyên Tắc Trình Tự Pháp Luật Công Bằng, Hợp Lý Và Vai Trò Bảo Vệ Quyền Con Người Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập n i dung: ThS. VĂN THỊ THANH HƯƠNG ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. TRẦN KHÁNH LY ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: NGUYỄN VIỆT THẮNG Chế bản vi tính: NGUYỄN THỊ VÂN HÀ Đọc sách mẫu: TRẦN KHÁNH LY BÙI BỘI THU _______________________________________________ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/30-106/CTQG. Số quyết định xuất bản: 1560-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022. Mã ISBN: 978-604-57-7958-3. TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. BÙI TIẾN ĐẠT Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC Khoa Luật, Trường Đại học Đại Nam PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. ĐINH THẾ HƯNG Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam TS. NGUYỄN VĂN QUÂN Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. NGUYỄN MINH TÂM Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. NGUYỄN BÍCH THẢO Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. MAI VĂN THẮNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS. ĐẶNG MINH TUẤN Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. TRẦN ANH TÚ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ThS. NINH VIẾT TÙNG Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình T 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN rên thế giới, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý đã xuất hiện từ năm 1215 tại Vương quốc Anh và sau đó lan tỏa ra rất nhiều quốc gia khác. Nguyên tắc này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển việc bảo vệ các quyền con người của pháp luật quốc tế. Theo đó, “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” (Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948). Mặc dù không thực sự được nhắc đến theo đúng tên nguyên gốc, nhưng nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý đã được pháp luật nước ta đề cập tại Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, việc thực thi những quy định của pháp luật liên quan đến nguyên tắc trình tự công bằng, hợp lý vẫn chưa thực sự đạt được như mong đợi. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc trình tự công bằng, hợp lý trong lĩnh vực phi hình sự (tố tụng dân sự, tố tụng hành chính) và trong thủ tục hành chính đang ngày càng cao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người (Sách chuyên khảo) do TS. Bùi Tiến Đạt, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 6 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ... làm chủ biên. Cuốn sách gồm 12 chương, chia làm 4 phần, đề cập những nghiên cứu của các tác giả về nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và việc áp dụng các nguyên tắc này trên thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam. Cuốn sách là một tài liệu hữu ích cho các nhà lập pháp, các cơ quan tư pháp, các cơ quan hành chính nhà nước, các nhà khoa học, giảng viên, học viên và sinh viên ngành luật trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 5 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT N 7 LỜI GIỚI THIỆU guyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý (due process1 of law) - thường được gọi ngắn gọn là trình tự công bằng (due process) - là nền tảng của các hiến pháp hiện đại vì nó đảm bảo những giá trị của nhà nước pháp quyền. Nghiên cứu về học thuyết trình tự pháp luật công bằng luôn là một lĩnh vực quan trọng trong khoa học pháp lý trên thế giới. Những công trình nghiên cứu về chủ đề này đặc biệt sâu và rộng ở các nền luật học phát triển như châu Âu và Anh - Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu sâu và toàn diện về nhu cầu và khả năng áp dụng học thuyết này cho những quốc gia đang trong quá trình cải cách pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền như Việt Nam. Hiện nay, học thuyết về trình tự công bằng thường được thảo luận theo nghĩa hẹp của nó, tức gắn với các quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự (criminal fair trial rights), vốn được khẳng định trong các bộ luật quốc tế về quyền con người cũng như hiến pháp của nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam). Điều này có vẻ thể hiện sự tương thích cao giữa nguyên tắc trình tự công bằng _______________ 1. Từ “due” phản ánh nghĩa rất rộng, gồm các ngữ nghĩa như công bằng, hợp lý, đúng đắn, chuẩn, chặt chẽ... Trong cuốn sách chuyên khảo này, ở nhiều chỗ các tác giả chọn cách dịch khái quát, ngắn gọn là “công bằng, hợp lý” hoặc gọn hơn nữa là “công bằng” nhằm phản ánh từ “due”. Bên cạnh đó, các thuật ngữ “đúng đắn”, “chuẩn”, “chặt chẽ” cũng được sử dụng rải rác trong cuốn sách này với ý nghĩa tương đồng. Còn từ “process” được dịch là “trình tự” hoặc “thủ tục”. 8 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ... khởi nguồn từ Đại Hiến chương về tự do năm 1215 - Magna Carta Libertatum (Đại Hiến chương Magna Carta) và quan niệm về nguyên tắc xét xử công bằng trong thời hiện đại. Tuy nhiên, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự. Học thuyết trình tự pháp luật công bằng khởi nguồn từ Đại Hiến chương Magna Carta, sau đó được phát triển mạnh mẽ trong nền luật học Anh - Mỹ và lan tỏa ở phạm vi toàn cầu. Trong các hiến pháp đương đại, một số quốc gia (nổi bật là Hoa Kỳ) đã long trọng ghi nhận trình tự công bằng là một nguyên tắc cốt lõi. Cụ thể, Tu chính án thứ 5 (năm 1791) của Hiến pháp Hoa Kỳ tuyên bố: “Không ai bị... tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”. Tu chính án thứ 14 (năm 1868) một lần nữa khẳng định: “không bang nào được tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản của bất kỳ ai mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”. Các văn kiện quốc tế về quyền con người tuy không trực tiếp đề cập thuật ngữ “due process”, nhưng vẫn thể hiện rõ tinh thần của học thuyết trình tự công bằng thông qua các quy định về quyền xét xử công bằng và nguyên tắc giới hạn quyền con người. Trong khi các nghiên cứu về thủ tục pháp lý chặt chẽ (trình tự pháp luật công bằng) trên thế giới rất đồ sộ, ở Việt Nam chủ đề này chưa được quan tâm đúng mức và chỉ mới được khởi xướng gần đây. Các thuật ngữ mô tả khái niệm “due process” hiếm khi xuất hiện trong các diễn đàn luật học ở Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013) đã có những tiến bộ đáng kể khi lần đầu tiên hiến định trình tự công bằng nội dung thông qua nguyên tắc hạn chế quyền con người. Hiến pháp cũng thể hiện sự ghi nhận đầy đủ hơn các quyền xét xử công bằng, vốn phản ánh công bằng thủ tục. Có thể nói Hiến pháp năm 2013 đã thiết lập cơ sở hiến định quan trọng cho sự tiếp nhận toàn diện LỜI GIỚI THIỆU 9 học thuyết trình tự công bằng (cũng chính là nguyên tắc thủ tục pháp lý chặt chẽ) ở Việt Nam. Nghiên cứu nhu cầu, thuận lợi và thách thức của sự tiếp nhận này sẽ giúp đề ra định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của Hiến pháp và về lâu dài đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp trong tương lai. Với mục tiêu đánh giá việc áp dụng nguyên tắc thủ tục pháp lý chặt chẽ trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, xây dựng pháp luật hợp hiến và đảm bảo thủ tục pháp lý công bằng, chủ đề của sách chuyên khảo này thuộc lĩnh vực trọng điểm quốc gia. Cuốn sách góp phần đề xuất “... cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” và “đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân”1. Cuốn sách chuyên khảo này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm đưa ra luận cứ khoa học cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý là một cách tiếp cận mới về luật hiến pháp và luật nhân quyền trong nền luật học Việt Nam, đồng thời cũng là cách tiếp cận mang tính tổng thể nhằm kết hợp đánh giá cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và cơ chế bảo vệ quyền con người. Thứ hai, góp phần đẩy mạnh hướng tiếp cận trình tự công bằng, hợp lý _______________ 1. Mục III.3.a Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020. 10 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ... trong việc nghiên cứu các lĩnh vực khác của khoa học pháp lý như Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hành chính và các lĩnh vực luật thủ tục khác. Do đó, cuốn sách chuyên khảo này là tài liệu học tập, nghiên cứu cho các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác. Cuốn sách gồm 12 Chương, được chia thành 4 phần: Phần I: Lý thuyết chung về nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý. Phần II: Trình tự công bằng về nội dung: nguyên tắc giới hạn quyền con người. Phần III: Trình tự công bằng về thủ tục: quyền xét xử công bằng. Phần IV: Vận dụng nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý ở Việt Nam. Các tác giả trân trọng cảm ơn những tư vấn, góp ý về cách tiếp cận và nội dung cuốn sách của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là GS. Carlos Bernal-Pulido (Trường Luật, Đại học Dayton, Hoa Kỳ; cựu thẩm phán Tòa án Hiến pháp Colombia), GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS. Võ Trí Hảo (Trường Đại học Gia Định), TS. Trần Kiên, TS. Lê Lan Chi, TS. Đỗ Giang Nam (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội). Do học thuyết, nguyên tắc về trình tự pháp luật công bằng, hợp lý là một chủ đề rộng lớn và còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nội dung cuốn sách có thể còn gây nhiều tranh luận và không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả mong muốn và chân thành cảm ơn sự quan tâm và góp ý của độc giả để hoàn thiện thêm khi tái bản. Hà Nội, tháng 3 năm 2021 Thay mặt nhóm tác giả - Chủ biên TS. Bùi Tiến Đạt 11 PHẦN I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ 12 13 Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ TRONG LỊCH SỬ LẬP HIẾN TRÊN THẾ GIỚI 1. Trình tự pháp luật công bằng trong Đại Hiến chương Magna Carta 1.1. Bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Đại Hiến chương Magna Carta Năm 2015 thế giới kỷ niệm 800 năm ra đời của Đại Hiến chương về Tự do năm 1215, theo văn bản gốc tiếng Latin là “Magna Carta Libertatum”, dịch sang tiếng Anh là “Great Charter of the Liberties”. Magna Carta đã trở thành một thuật ngữ quốc tế mà không nhất thiết phải dịch sang một ngôn ngữ nào đó. Magna Carta chứa đựng một học thuyết nổi tiếng trong chính trị học và luật học - nguyên tắc trình tự công bằng của pháp luật (due process of law) - và thường được gọi ngắn gọn là trình tự công bằng (due process). Đại Hiến chương Magna Carta là văn bản đầu tiên ghi rõ giới hạn quyền lực của giới cầm quyền và được đánh giá là điểm mốc cực kỳ quan trọng không chỉ với lịch sử nước Anh hay châu Âu mà trên toàn cầu. Những nguyên tắc về pháp quyền được xác lập trong Magna Carta đã được kế thừa và phát triển trong hiến pháp của hầu hết quốc gia. 14 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Vào ngày 15/6/1215, tại Runnymede, sau một thời gian xung đột gay gắt, Vua John của nước Anh đã rơi vào thế yếu và phải chấp nhận ký kết một văn bản thỏa hiệp với các lãnh chúa nước này, mà sau đó được gọi là Magna Carta, hay “Đại Hiến chương Magna Carta”. Magna Carta đầu tiên bao gồm lời mở đầu và 63 điều, khoản. Với tính chất là một hiệp ước hòa bình, mục đích khởi nguyên của Magna Carta là thể hiện sự cam kết của vua Anh tôn trọng quyền lợi của giáo hội và của giới quý tộc phong kiến nước này thời kỳ ấy. Tuy nhiên, ý nghĩa của văn kiện nổi tiếng này đã vượt xa mục tiêu hạn hẹp đó, chủ yếu qua các nội dung chính, đó là: 1) Mọi người trong xã hội, kể cả nhà vua, đều phải tuân thủ pháp luật. Vua cũng không được đứng trên pháp luật, cụ thể là không được tùy tiện tăng thuế, bắt giữ người. 2) Không một công dân tự do nào bị bắt, giam giữ, trừ khi việc đó là do việc xét xử và kết tội của một tòa án được lập ra bởi các công dân khác. 3) Một người bị bắt giữ cần phải được nhanh chóng đưa ra tòa án để xét xử và phán quyết. Không ai bị từ chối quyền và công lý bởi tòa án. 4) Giáo hội Anh được tự do, không chịu sự kiểm soát bởi bất kỳ thế lực nào, kể cả nhà vua và Tòa Thánh Vatican. Cả bốn nội dung nêu trên đều có ý nghĩa là nền tảng cho sự phát triển của chế độ dân chủ ở nước Anh về sau. Tuy nhiên, ba nội dung đầu tiên có giá trị nổi bật hơn cả. Nội dung thứ nhất phản ánh tinh thần thượng tôn pháp luật, theo đó pháp luật là thiêng liêng và tối thượng, là cơ sở xác lập và bảo hộ cho mối quan hệ hài hòa giữa người với người trong xã hội. Thượng tôn pháp luật chính là khởi nguồn và nền tảng của tư tưởng pháp quyền (Rule of law) - một tư tưởng cột Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 15 trụ của các nền dân chủ. Trong Magna Carta, luật pháp là quy tắc cư xử chung mà chính nhà vua cũng bị ràng buộc và phải tôn trọng. Điều này trên thực tế đã xóa bỏ nhận thức về vị trí và quyền lực tuyệt đối, đứng trên pháp luật của vua chúa thời kỳ phong kiến. Giá trị của bản Đại Hiến chương rất lớn ở chỗ “không có Điều gì trong Đại Hiến chương Magna Carta ngăn cản việc ban hành và thực thi các Điều luật không công bằng, nhưng nó đưa luật pháp lên một tầng cao mới, vượt qua giới hạn ý chí của những người cai trị”, như nhận định của Peter Singer1. Nội dung cốt lõi của Magna Carta bao hàm ý nghĩa kiểm soát quyền lực. Đây là “văn bản đầu tiên” ghi rõ bằng giấy trắng mực đen về giới hạn quyền lực của “giới cầm quyền”, và điều này được đánh giá là điểm mốc cực kỳ quan trọng không chỉ với lịch sử nước Anh hay châu Âu mà trên toàn cầu. Lần đầu tiên trong chế độ phong kiến của nước Anh và trên toàn thế giới, quyền lực chuyên chế của nhà vua bị giới hạn và bị kiểm soát một cách công khai. Trong Magna Carta có quy định rằng nhà vua không được tùy tiện tăng thuế và các đạo luật về thuế mà nhà vua dự định ban hành phải có sự nhất trí của một Hội đồng quý tộc (sau này mở rộng thành cơ quan đại diện gồm không chỉ lãnh chúa, quý tộc mà cả thị dân). Bên cạnh đó, Magna Carta cũng thiết lập cơ chế để bảo đảm văn kiện này được thực thi, theo đó trong trường hợp nhà vua không tự nguyện tuân thủ, Hội đồng Quý tộc có quyền ra lệnh chiếm giữ _______________ 1. Peter Singer: Magna Carta at 800, Project Syndicate, 04/6/2015, bản dịch của Nghiên cứu quốc tế: Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta, xem http://nghiencuuquocte.org/2015/06/26/nguon goc-va-y-nghia-cua-dai-hien-chuong-magna-carta/. 16 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... đất đai và các lâu đài của nhà vua cho tới khi nhà vua phải chấp nhận và khắc phục. Nội dung thứ hai phản ánh tinh thần bảo vệ quyền con người khỏi những hành xử tùy tiện của vua chúa phong kiến. Trong thời kỳ phong kiến, việc thách thức quyền năng tuyệt đối của vua chúa với thần dân là rất khó khăn, vì vậy, việc bắt buộc vua chúa phải tôn trọng các quyền của người dân thật sự là một bước tiến nhảy vọt. Điều 39 Magna Carta quy định: “Không có bất cứ một người tự do nào có thể bị giam cầm hay bỏ tù, bị tước quyền hoặc tịch thu tài sản, bị đặt ngoài vòng pháp luật hoặc bị tước địa vị dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta cũng không thể dùng vũ lực để ép buộc người đó hoặc khiến người khác làm như vậy, trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó hoặc bởi pháp luật nơi người đó cư ngụ quy định như vậy”. Những nguyên tắc về nhân quyền trong Đại Hiến chương đã khơi gợi cảm hứng và được sử dụng như là nền tảng trong tất cả những văn kiện nhân quyền nổi tiếng về sau của thế giới, trong đó có Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (UDHR). Mặc dù ở thời kỳ đầu, quy định trên chỉ áp dụng với tầng lớp lãnh chúa, quý tộc, song đây chính là tiền đề để sau này Nghị viện Anh ban hành các đạo luật bảo vệ các quyền và tự do của tất cả mọi người, trong đó bao gồm Luật Cấm bắt giam người trái pháp luật (Habeas Corpus, hay còn gọi là Luật Bảo thân) năm 1679 - quy định một người bị bắt có quyền được nhanh chóng đưa ra một tòa án để xác định tính chất hợp pháp của việc bắt giữ họ; Luật Khiếu nại về quyền (Petition of Right) năm 1628 - quy định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bộ luật về quyền của nước Anh (English Bill of Rights) Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 17 năm 1689 - quy định về quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận và một số quyền con người khác. Nội dung thứ ba của Đại Hiến chương đề cao công lý và vai trò của tòa án trong việc bảo vệ công lý. Thực chất nội dung này đã tước bỏ quyền xét xử của nhà vua và trao cho một thiết chế chuyên môn độc lập là tòa án. Lịch sử hiện đại của nhân loại đã chứng minh rằng hướng tiếp cận này là hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền. Không chỉ vậy, nội dung thứ ba còn hàm ý thúc đẩy cơ chế xét xử công bằng trong hoạt động tư pháp. Cụ thể, cụm từ “... trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó” ở Điều 39 của Magna Carta phản ánh triết lý xét xử phải dựa trên nền tảng công lý (question of justice), chứ không chỉ bám vào luật (question of law). Quy định này cũng được xem là nền tảng cho chế độ bồi thẩm đoàn (trial by jury) ở nước Anh và các nước khác theo hệ thống thông luật (common law) về sau. Tư tưởng về công lý ở Điều 39 còn được củng cố bằng quy định ở Điều 40 của Magna Carta, trong đó nêu rõ rằng: “Sẽ không ai bị bán cho người khác; quyền hay công lý của bất kỳ ai cũng đều không bị từ chối”. Đoạn thứ hai của quy định này đã đặt ra một nguyên tắc rất quan trọng trong tố tụng, đó là ngay cả khi vụ việc chưa có luật quy định, thẩm phán cũng vẫn phải thụ lý và xét xử, bởi “công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối” (Justice delayed is justice denied)1. _______________ 1. Đây là một câu châm ngôn pháp lý được sử dụng phổ biến từ thế kỷ XX. Chẳng hạn, Martin Luther King Jr. nhắc đến châm ngôn này trong “Letter from a Birmingham Jail”, xem https://www.africa.upenn. edu/Articles_Gen/Letter_Birmingham.html. Về nguồn gốc, châm ngôn này thường được cho là khởi nguồn từ thế kỷ XIX như trong phát biểu của Thủ tướng Anh William E. Gladstone vào năm 1868 hay trong một số của Tạp chí Louisiana Law Journal vào năm 1842. 18 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Với những ý nghĩa tích cực nêu trên, Magna Carta không chỉ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền dân chủ ở nước Anh, mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước theo hệ thống thông luật. Những nguyên tắc về pháp quyền được xác lập trong Magna Carta đã được kế thừa và phát triển trong hiến pháp của hầu hết quốc gia. Mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ thực tế là sự kế thừa các quy định của Magna Carta, đặc biệt là nguyên tắc trình tự công bằng (due process of law) và nguyên tắc mọi người được bảo vệ một cách bình đẳng bởi luật pháp (equal protection of the law). Trong khi đó, những nguyên tắc về nhân quyền trong Đại Hiến chương đã khơi gợi cảm hứng và được sử dụng như là nền tảng trong tất cả những văn kiện nhân quyền nổi tiếng về sau của thế giới, trong đó có UDHR. Không chỉ vậy, Magna Carta còn được sử dụng như là một vũ khí hiệu quả để chống lại sự lạm dụng và vi phạm nhân quyền trong thực tế. Lịch sử đã ghi nhận ở nước Anh, ngay từ thế kỷ XVI, những người nông dân đã biết trích dẫn Đại Hiến chương trong các cuộc đấu tranh chống lại sự bất công. Còn trong những năm 1640, các nghị sĩ Anh đã coi Magna Carta là một cơ sở pháp lý để lật đổ vua Charles I. Nhiều nhà cách mạng lớn của thế giới sau này, như Nelson Mandela, đã biện minh cho những hành động của mình bằng việc dựa vào Đại Hiến chương Magna Carta. Magna Carta có tính chất ban đầu là một hiệp định hòa bình thể hiện mối quan hệ giữa một vị quân chủ và các nhà quý tộc nước Anh từ hơn 800 năm trước đây, song với nội dung hàm chứa những tư tưởng tiến bộ và khai phóng vượt qua tầm thời đại (trung cổ), Magna Carta đã trở thành một biểu tượng đầy sức mạnh trong tiến trình xây dựng dân chủ và nhân quyền ở nước Anh, châu Âu, châu Mỹ trước đây và trên toàn thế giới Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 19 hiện nay. Văn kiện này đã và sẽ còn được nhắc đến như một tài liệu có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất về tư tưởng trong lịch sử nhân loại. Chính vì vậy, có thể xem Magna Carta là một trong những báu vật góp phần tạo lên “quyền lực mềm” của nước Anh, là một “món quà của nước Anh dành cho nhân loại”1. 1.2. Nội dung học thuyết về trình tự công bằng trong Đại Hiến chương Magna Carta Hiện nay, học thuyết về trình tự công bằng thường được thảo luận theo nghĩa hẹp của nó, tức gắn với các quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự (criminal fair trial rights) đã được khẳng định trong các bộ luật quốc tế về quyền con người2 cũng như hiến pháp nhiều quốc gia. Điều này có vẻ thể hiện sự tương thích cao giữa nguyên lý trình tự công bằng khởi nguồn từ Magna Carta và quan niệm về nguyên tắc xét xử công bằng trong thời hiện đại. Tuy nhiên, nguyên lý trình tự công bằng có nội hàm rộng hơn quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự rất nhiều. Điều này được chứng tỏ qua chính tinh thần của lời văn Magna Carta 800 năm trước. Chương 29 Magna Carta nêu: “Không một người tự do nào bị cầm tù hoặc tước đoạt tài sản, tự do, phong tục, hoặc bị ngăn cấm, đày ải, đối xử tàn ác, và cũng không ai bị ép buộc thực hiện những điều đó, mà không dựa trên một phán quyết hợp pháp của những thành viên cộng đồng hoặc theo luật pháp của quốc gia (the law of the land). Chúng ta _______________ 1. Vũ Công Giao: Đại Hiến chương Magna Carta: Một món quà của nước Anh dành cho nhân loại, xem https://tiasang.com.vn/-dien-dan/Dai Hien-chuong-Magna-Carta-Mot-mon-qua-cua-nuoc-Anh-danh-cho nhan-loai-12815. 2. Xem: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (UDHR), Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) và Điều 6 Công ước Nhân quyền châu Âu năm 1950 (ECHR). 20 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... không phản bội, phủ nhận hay khước từ công lý và quyền của bất kỳ ai”1. Một Điều đáng lưu ý là, mặc dù Magna Carta được coi là khởi nguồn của học thuyết “due process of law”2, thuật ngữ “due process of law” lại không tồn tại trong lời văn Đại Hiến chương, mà chỉ có cụm từ “the law of the land” (luật pháp của quốc gia). Trong thời gian trị vì của vua Edward III (1327-1377), Nghị viện Anh đã ban hành 6 đạo luật giải thích ý nghĩa và phạm vi các quyền tự do được bảo đảm trong Magna Carta. Các luật này giải thích cụm từ “the law of the land” là các thủ tục tư pháp nhằm bảo vệ quyền tự do của thần dân3. Một trong các luật đó, được ban hành năm 1354, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “due process of law” thay cho “the law of the land: “không ai... bị trục xuất, tù tội, tước quyền sống hoặc tự do, mà không đòi hỏi tuân thủ trình tự pháp lý công bằng (due process of the law)”. Đây có thể nói là văn bản đầu tiên chính thức sử dụng thuật ngữ “due _______________ 1. Phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh. Lời văn này nằm trong Magna Carta phiên bản năm 1297, được viết bằng tiếng Latin và dịch sang tiếng Anh. Theo phiên bản Magna Carta đầu tiên năm 1215, lời văn này nằm trong Chương 39. Nhưng theo các bản sửa đổi từ năm 1225, phần này thuộc Chương 29. Có nhiều bản dịch khác nhau, một trong số đó là: “No Freeman shall be taken or imprisoned, or be disseised of his Freehold, or Liberties, or free Customs, or be outlawed, or exiled, or any other wise destroyed; nor will We not pass upon him, nor [condemn him,] but by lawful judgment of his Peers, or by the Law of the Land. We will sell to no man, we will not deny or defer to any man either Justice or Right”, xem http://www.legislation.gov.uk/aep/Edw1cc1929/25/9/section/XXIX). 2. Nathan S. Chapman and Michael W. McConnell: Due Process as Separation of Powers,121 Yale Law Journal 1672 1681, 2012, p.1681. 3. https://loc.gov/exhibits/magna-carta-muse-and-mentor/due-process of-law.html#:~:text=It%20traces%20its%20origins%20to,customary%20 practices%20of%20the%20court. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 21 process of law”1. Năm 1642 (tức gần 300 năm sau đạo luật năm 1354 và hơn 400 năm sau Magna Carta), Sir Coke đã giải thích rằng “due process of law” đồng nghĩa với “the law of the land” trong Magna Carta2. Vậy, đâu là mối liên hệ giữa hai khái niệm “the law of the land” trong Magna Carta và “due process of law”. Để nắm bắt chính xác tinh thần của Chương 29 Magna Carta, chúng ta cần hiểu bối cảnh nước Anh lúc đó. Những năm đầu thế kỷ XIII, dưới sức ép mạnh mẽ trong xã hội, Vua John đã buộc phải chấp nhận Magna Carta - văn bản nhằm hạn chế những quyền lực tuyệt đối của mình. Quyền lực nhà nước (của vua) không còn tuyệt đối mà phải tuân thủ “luật pháp quốc gia”. “Luật pháp quốc gia” ở đây bao gồm cả thông luật (common law) và đạo luật (statute law)3. Như vậy, Chương 29 Magna Carta đã thể hiện tư tưởng xóa bỏ quyền lực quân chủ tuyệt đối và do đó quyền lực nhà nước phải bị hạn chế - một tư tưởng cốt lõi của học thuyết nhà nước pháp quyền (rule of law), đã trở thành nền tảng của các hiến pháp hiện đại. Vì vậy, theo nghĩa rộng nhất, học thuyết “due process of law” cũng chính là các giá trị về nhà nước pháp quyền đã được khẳng định trong Magna Carta. Hay nói cách khác, hai thuật ngữ “rule of law” và “due process” khá tương đồng4 và thậm chí có thể thay thế cho nhau5. Sullivan và _______________ 1, 3. Nathan S. Chapman and Michael W. McConnell: Due Process as Separation of Powers, Ibid, p. 1682. 2. Edward Coke: The Second Part of the Institutes of the Laws of England 50, (photo. reprint 2002) (London, W. Clarke & Sons 1817) (1642). 4. Geoffrey Marshall: Due Process in England in J. Roland Pennock and John W. Chapman (eds): Due Process, New York University Press, 1977, p. 69. 5. E. Thomas Sullivan and Toni M. Massaro: The Arc of Due Process in American Constitutional Law, Oxford University Press, 2013, p. 1. 22 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Massaro đã khẳng định những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền thể hiện trong học thuyết trình tự công bằng như sau: - Các thủ tục công bằng (fair procedures), đặc biệt là quyền được cảnh báo và quyền được xét xử. - Tính vô tư (impartiality) của các cơ quan ra quyết định. - Tôn trọng các các tiêu chuẩn đạo đức và truyền thống. - Luật pháp không áp dụng hồi tố (not retrospective but prospective). - Các thủ tục pháp lý mang tính minh bạch và dễ hiểu (transparency and accessibility). - Các hành vi của nhà nước phải tương xứng (proportionality) với mục đích. - Tôn trọng tự do cá nhân (individual autonomy and liberty). - Tôn trọng quyền bình đẳng (equality). - Tôn trọng sự phân chia quyền lực (separation of powers) và những cơ chế khác nhằm giới hạn quyền lực nhà nước1. Tương tự, Geoffrey Marshall cho rằng những thành tố cấu thành nên khái niệm nhà nước pháp quyền hay khái niệm trình tự công bằng bao gồm: công bằng (fairness), vô tư (impartiality), độc lập (independence), bình đẳng (equality), công khai (openness), hợp lý (rationality), chắc chắn (certainty) và phổ quát (universality)2. Tóm lại, học thuyết due process có mục đích tối thượng là bảo vệ người dân trước nguy cơ lạm quyền của nhà nước3. Nhà nước ở đây bao gồm cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Gần đây, Chapman và McConnell cũng đã khẳng định “trình tự công bằng chính là phân chia quyền lực”4. _______________ 1, 3. E. Thomas Sullivan and Toni M. Massaro: The Arc of Due Process in American Constitutional Law, Ibid, p.xiii. 2. Geoffrey Marshall: Due Process in England, Ibid, p.70. 4. Nathan S. Chapman and Michael W. McConnell: Due Process as Separation of Powers, Ibid. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 23 2. Học thuyết trình tự công bằng trong Luật Hiến pháp Hoa Kỳ 2.1. Sự ghi nhận học thuyết trình tự công bằng trong Hiến pháp Hoa Kỳ Mặc dù nước Anh là cái nôi của quan niệm về trình tự công bằng, học thuyết này lại được tiếp nhận một cách chính thức và phát triển mạnh cho đến ngày nay tại Hoa Kỳ. Thật vậy, trong suốt lịch sử nước Anh rất hiếm khi thuật ngữ “due process of law” được nhắc đến trong các đạo luật mang tính hiến pháp cũng như trong các bản án của tòa án. Thay vào đó, nền luật học Anh hay đề cập những khái niệm gần gũi với “due process” như công lý tự nhiên (natural justice) hay tính hợp lý (reasonableness). Đạo luật về quyền con người năm 1998 (Human Rights Act) - một văn bản mang tính hiến pháp, không đề cập “due process” cũng như không liệt kê các quyền cụ thể mà chủ yếu cam kết thực hiện các cơ chế về quyền đã được quy định tại Công ước châu Âu về quyền con người và được giải thích bằng hệ thống án lệ đồ sộ của Tòa án Nhân quyền châu Âu. Trong khi đó, “due process of law” được ghi nhận chính thức, long trọng tới hai lần trong Hiến pháp Hoa Kỳ với tư cách là một nguyên tắc cốt lõi, căn bản. Các nhà sáng lập nước Mỹ đã tiếp thu ý tưởng về trình tự công bằng từ nước Anh, với sự kế thừa và phát triển lên một bậc, bao gồm cả ý tưởng về kiểm soát cơ quan lập pháp - một khía cạnh quan trọng của “due process” được Thẩm phán Coke khởi xướng trong vụ án Dr. Bonham năm 1610, nhưng đã không được hiện thực hóa ở Anh do vị trí tối cao của Nghị viện. Vụ án Dr. Bonham liên quan đến một đạo luật trao quyền cho “Hiệp hội bác sĩ London” được tống giam bất kỳ ai hành nghề y mà không có giấy phép. Coke lập luận trong phán quyết của mình rằng đạo luật này vô hiệu do “trái 24 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... với lẽ phải và sự hợp lý thông thường” (common right and reason). Các luật gia Hoa Kỳ thời kỳ thuộc địa đã viện dẫn phán quyết trong vụ án này để cổ vũ cho nguyên tắc các đạo luật mâu thuẫn với “luật cơ bản” (fundamental law) là vô hiệu. Vụ án Dr. Bontham trở thành tiền thân của học thuyết trình tự công bằng nội dung (substantive due process) và giám sát tư pháp (judicial review). Năm 1788, bang New York đã đề nghị Quốc hội liên bang bổ sung điều khoản về “due process” vào Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1788. Trên cơ sở đề xuất này, James Madison đã soạn thảo điều khoản “due process”, được Quốc hội thông qua với tư cách là Tu chính án thứ Năm của Hiến pháp Hoa Kỳ (năm 1791): “Không ai bị... tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”1. Tuy nhiên, Tu chính án thứ 5 chỉ áp dụng cho chính quyền liên bang, và chưa đủ mạnh để kiểm soát quyền lập pháp của các bang, bảo vệ người dân khỏi sự tùy tiện của các đạo luật do nghị viện các bang ban hành. Do đó, năm 1868, Quốc hội đã phê chuẩn Tu chính án thứ 14, quy định rõ: “Không bang nào được tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản của bất kỳ ai mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”2. Tu chính án này đòi hỏi chính quyền các bang cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn giống như chính quyền liên bang trong việc bảo vệ quyền công dân. Mặc dù cả Tu chính án thứ 5 và Tu chính án thứ 14 đều có điều khoản “due process”, nhưng Tu chính án thứ 5 nhằm hạn chế _______________ 1. Nguyên văn: “No person shall be ... deprived of life, liberty or property without due process of law ...”. 2. “...nor shall any State deprive any person of life, liberty, or property, without due process of law...”. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 25 quyền lực của chính quyền liên bang, còn Tu chính án thứ 14 nhằm hạn chế quyền lực của chính quyền các bang, với cùng một mục tiêu là bảo vệ quyền con người, quyền công dân trước sự tùy tiện của chính quyền. Một án lệ năm 1855 của Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã giải thích thuật ngữ “due process of law” trong Hiến pháp Hoa Kỳ có cùng ý nghĩa với cụm từ “by the law of the land” trong Magna Carta1. Trong một án lệ khác, Tòa án tối cao Hoa Kỳ giải thích: “Điều khoản về trình tự công bằng (Due Process Clause) bao gồm một hệ thống các quyền dựa trên các nguyên tắc đạo đức đã ăn sâu vào truyền thống và cảm nhận của người dân, được coi là các nguyên tắc cơ bản đối với một xã hội văn minh được thừa nhận trong toàn bộ lịch sử Hoa Kỳ. Trình tự công bằng hàm chứa những ý niệm sâu sắc nhất về những gì là công bằng, là đúng đắn”2. 2.2. Nội hàm của khái niệm “trình tự công bằng” trong Luật Hiến pháp Hoa Kỳ Lịch sử phát triển của học thuyết trình tự công bằng ở Hoa Kỳ cho thấy khái niệm “trình tự công bằng” không chỉ giới hạn quyền lực của cơ quan hành pháp, tư pháp thông qua việc đảm bảo các quyền về thủ tục mà còn giới hạn quyền lực của cơ quan lập pháp khi trao cho tòa án thẩm quyền đánh giá tính hợp hiến của những đạo luật giới hạn quyền con người (do lập pháp ban hành)3. Như vậy, mặc dù kế thừa và tiếp thu học thuyết “trình tự công bằng” từ nước Anh, nhưng Hoa Kỳ đã phát triển và mở rộng học thuyết này để bao hàm cả nội dung kiểm soát quyền lực của _______________ 1. Murray's Lessee v. Hoboken Land and Improvement Co., 59 U.S. 272 (1855). 2. Solesbee v. Balkcom, 339 U.S. 9, 16 (1950). 3. Xem https://constitution.congress.gov/browse/essay/amdt5-4-1/ ALDE_00000874/. 26 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... cơ quan lập pháp. Trong khi đó, “due process” ở Anh, khởi nguồn từ Magna Carta, chỉ hướng tới hạn chế quyền lực của hoàng gia, chứ không phải Nghị viện1. Trên thực tế, lịch sử phát triển của “due process” ở Anh chưa từng đề cập việc sử dụng “due process” để kiểm soát các đạo luật do Nghị viện ban hành, xuất phát từ vị trí quyền lực cao nhất của Nghị viện Anh trong tổ chức bộ máy nhà nước với quyền lập pháp không bị hạn chế. Trong Luật Hiến pháp Hoa Kỳ, mặc dù vẫn còn tranh cãi, đa số đã chấp nhận về sự tồn tại của trình tự công bằng nội dung, bên cạnh trình tự công bằng thủ tục, và như vậy, “due process” bao gồm trình tự công bằng thủ tục (procedural due process) và trình tự công bằng nội dung (substantive due process). Nói cách khác, “due process of law” là một “quá trình hợp pháp” gồm hai yêu cầu: 1) “tính hợp lý hay chính đáng về nội dung” của quy phạm pháp luật; và 2) “tính chính đáng của quyền lực nhà nước về mặt thủ tục” của các hành vi công quyền2. Về mặt diễn đạt, cụm từ “procedural due process” có vẻ rườm rà và khó hiểu vì “process” và “procedural” đều có nghĩa là “thủ tục”, “trình tự”, “quy trình”. Theo đó, có thể dịch “procedural due process” là “trình tự công bằng (về/mang tính) thủ tục”. Hoặc nếu hiểu “process” là “phương pháp”, “phương thức”3thì có thể dịch cụm từ trên là “phương thức đúng đắn về thủ tục”. Tóm lại, nếu bỏ qua những cách dịch thuật theo nghĩa _______________ 1. Francis W. Bird: The evolution of due process of law in the decisions of the United States Supreme Court, Columbia Law Review, Vol. 13, No. 1, 1913, pp. 37-50. 2. Nguyễn Đăng Dung: Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng quy trình?, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, t.30, số 1, 2014, 54-61, tr. 56. 3. Longman Dictionary of Contemporary English (PC version 2009). Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 27 đen1, có thể hiểu tinh thần cơ bản của “due process” là phương thức đúng đắn để xử lý một vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến quyền con người. Nhiều khi “due process” được hiểu rất rộng, tương tự như các khái niệm “hợp lý” (reasonableness), “công lý” (justice) hay “công bằng” (fairness)2. Theo cách diễn giải này, “procedural due process” có thể được hiểu là thủ tục đúng đắn để xử lý một vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến quyền con người. “Procedural due process” điều chỉnh quyền hành pháp và quyền tư pháp. Còn “substantive due process” điều chỉnh quyền lập pháp khi đòi hỏi một phương pháp đúng đắn để đánh giá tính hợp lý của các đạo luật trong việc định ra hay giới hạn các quyền con người. a) Trình tự công bằng thủ tục (procedural due process) Các quy định về trình tự công bằng trong Hiến pháp Hoa Kỳ là những đòi hỏi quan trọng tạo nên công lý - công lý theo thủ tục. Có hai loại công lý: công lý theo bản thể (nội dung) và công lý theo thủ tục. Nếu công lý theo bản thể (nội dung) chỉ chú trọng đến kết quả đáp số phần cuối cùng mà mọi người mong muốn, thì công lý theo thủ tục không quan tâm đến kết quả, mà chỉ quan tâm đến vấn đề tiến trình. Ví dụ, với một vụ án có kẻ giết người, công lý theo nội dung chỉ quan tâm đòi hỏi kẻ sát nhân phải bị trừng trị. Tuy nhiên, nếu cảnh sát dùng các biện pháp tra tấn khiến kẻ sát nhân phải nhận tội, và chỉ nhờ vào lời khai của kẻ sát nhân mà cảnh sát tìm ra được những bằng chứng giết người, thì theo công lý thủ tục, tòa án không _______________ 1. Như trên đã nói, chính vì khái niệm “due process” khá rộng mà nếu dịch theo nghĩa đen sẽ không bao quát hết nội dung, nên tác giả giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh khi cần thiết. 2. Nathan S. Chapman and Michael W. McConnell: Due Process as Separation of Powers, Ibid, p. 1676. 28 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... thể tuyên bố kẻ sát nhân đó phạm tội, bởi vì quá trình truy tìm tội phạm đã vi phạm quyền căn bản của người đang bị tình nghi phạm tội. Đó là trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, hơn bất kỳ một hệ thống nào khác, luôn luôn nhấn mạnh đến tính thủ tục hành chính - cơ quan trọng yếu của nhà nước thường xuyên liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Điểm khởi đầu cho sự nhấn mạnh này là yêu cầu của Hiến pháp về quy trình tố tụng đúng. “Khi chúng ta nói về việc lắng nghe phía bên kia (audi alteram partem) là chúng ta đã đề cập nhận thức cơ bản đã ăn sâu bám rễ trong văn hóa pháp lý Anh - Mỹ”1, những nhận thức này giờ đây đã thành mệnh lệnh bắt buộc, được phát biểu dưới hình thức của quy trình tố tụng đúng. Được xây dựng trên nền tảng của quy trình tố tụng đúng, luật pháp Hoa Kỳ đã tạo ra một khối vững chắc các thủ tục chính thức bắt buộc đối với các cơ quan thi hành các công việc của nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Kết quả là sự “tư pháp hóa” của các cơ quan hành chính Hoa Kỳ, từ khi ra đời Ủy ban Thương mại giữa các bang tới nay, phần lớn các quy trình hành chính của Hoa Kỳ đã được định hình theo khuôn mẫu của ngành tư pháp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc áp dụng các đòi hỏi của quy trình tố tụng đúng trong các trường hợp cụ thể phụ thuộc vào từng chức năng của cơ quan hành chính nhất định đang thực thi. Ban hành quyết định của cơ quan hành chính là một hoạt động tương đương quy trình ban hành một đạo luật của cơ quan lập pháp. Theo đó các cơ quan hành chính nêu ra những tiêu chuẩn sẽ được áp dụng trong tương lai và việc tuân thủ chúng _______________ 1. In re Andrea B., 405 NY. S. ed. 977 tại 981 (Fam. Ct.1978). Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 29 là bắt buộc, giống như việc tuân thủ một đạo luật. Một điều quan trọng không kém là không chỉ các công dân bị ràng buộc bởi các quy định của cơ quan hành chính, mà chính bản thân các cơ quan hành chính cũng phải tuân thủ chúng. Theo quan điểm chung, các cơ quan tham gia vào việc ban hành các quyết định cũng phụ thuộc vào thủ tục quy định trong Hiến pháp và trong các đạo luật khác, với mức độ giống như cơ quan lập pháp ban hành một đạo luật. Yêu cầu về quy trình tố tụng đúng được diễn giải là đòi hỏi một phiên điều trần tranh biện chính thức - được gọi là điều trần về bằng chứng - trước khi đưa ra các quyết định hành chính có tác động bất lợi tới các cá nhân. Chính vì vậy, quy trình hành chính của Hoa Kỳ được định hình chủ yếu theo mô thức của ngành tư pháp. Điều này có nghĩa là trước khi đưa ra các quyết định hành chính có ảnh hưởng bất lợi đến cá nhân, thì cá nhân đó được quyền có một phiên điều trần về bằng chứng, có nghĩa là một phiên điều trần gần giống như một phiên xét xử của tòa án. Những cá nhân đó có các quyền như sau: - Được thông báo gồm cả danh sách cụ thể các đối tượng và vấn đề liên quan đến vụ việc. - Trình bày các bằng chứng bao gồm cả lời khai, tài liệu và lập luận. - Bác bỏ các bằng chứng của đối phương, thông qua việc thẩm tra chéo và các biện pháp thích hợp khác. - Xuất hiện cùng với luật sư. - Phán quyết đưa ra dựa trên các bằng chứng được ghi vào hồ sơ của phiên điều trần. - Có đầy đủ hồ sơ của phiên điều trần, bao gồm bản tốc ký lời khai và các lý lẽ nêu ra cùng các bằng chứng và tài liệu, các giấy tờ khác được đệ trình trong quá trình xét xử. 30 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... - Được cơ quan giải thích cơ sở đưa ra quyết định của họ - một biện pháp quan trọng để bảo đảm rằng cơ quan tuân thủ luật pháp, trong phạm vi quyền tự quyết rộng rãi dựa trên sự việc, chính sách, và thậm chí cả trên các vấn đề pháp lý. b) Trình tự công bằng nội dung (substantive due process) Ngoài việc hiểu là một quy trình chuẩn, thuật ngữ “due process” ở Hoa Kỳ còn được hiểu như là một sự hợp lý để xét một đạo luật hay một hành vi của chính quyền. Sự vi phạm vì nhu cầu chính đáng được chia làm ba loại: - Nhu cầu chính đáng vì hợp lý. - Nhu cầu chính đáng vì đó là nhu cầu quan trọng. - Nhu cầu chính đáng vì bức thiết. Nhu cầu chính đáng vì hợp lý: Đây là tiêu chuẩn tối thiểu dễ nhất cho chính quyền. Chính quyền chỉ cần chứng minh rằng đạo luật hay quyết định hành chính là hợp lý (vì căn cứ vào một nhu cầu hay quyền lợi hợp lý của chính quyền) mặc dù hành vi đó có thể vi phạm nguyên tắc “quá trình hợp pháp” về nội dung, và có thể làm thiệt hại quyền lợi một số người. Tiêu chuẩn rộng rãi này chỉ áp dụng cho những đạo luật hay hành vi hành chính có tính chất kinh tế. Ví dụ quy định thu hồi số tiền thuế mà người chịu thuế tránh được trước kia do lợi dụng một vài sơ hở trong luật thuế. Các quyết định này được coi là có cơ sở hợp lý của chính quyền. Nhu cầu hay lợi ích quan trọng: Nhu cầu này áp dụng đối với những luật lệ liên quan đến sự phân biệt nam nữ. Với nhu cầu này chính quyền chỉ cần chứng tỏ quyết định của nhà nước được ban hành vì liên quan đến một “lợi ích quan trọng”. Ví dụ, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ áp dụng đối với nam thanh niên, tức là nằm trong tình trạng vi phạm quyền bình đẳng về giới, được coi là hợp lý và công bằng, vì căn cứ vào một nhu Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 31 cầu quan trọng: bảo vệ nữ thanh niên không phải ra trận. Họ thuộc phái yếu. Nhưng hoàn toàn ngược lại với quyết định nêu trên, quyết định trường hộ sinh được chính phủ trợ cấp chỉ thu nhận học viên nữ là trái luật, vì sự phân biệt này không phù hợp với “due process of law”. Với cùng một lập luận này, quy định của các trường quân sự chỉ nhận học viên nam giới là trái luật. Nhu cầu ích lợi bức thiết của nhà nước: Đây là nhu cầu rất khó khăn để phán xét một đạo luật hay quyết định được coi là chính đáng của chính quyền - yêu cầu này được áp dụng khi một đạo luật hay quyết định có liên quan đến các quyền căn bản của người dân, như quyền tự do kết hôn, tự do ngôn luận, tự do lập chính đảng và các quyền tự do căn bản khác. Khái niệm quyền “tự do” theo luật pháp của các nước phát triển phương Tây theo chế độ dân chủ tự do, nhất là luật pháp của Hoa Kỳ là rất rộng, không phải chỉ là sinh sống tự do “không sợ bị bắt bớ trái phép như nghĩa thông thường mà bao gồm quyền tự do kết ước, quyền theo đuổi nghề nghiệp trong đời sống, quyền thu nạp kiến thức như đi học, quyền kết hôn, tạo lập gia đình và nuôi nấng con cái, quyền thờ phụng thượng đế, và nói chung đó là quyền hưởng dụng những thứ xưa nay vẫn được công nhận là thiết yếu do sự mưu cầụ hạnh phúc của con người tự do"1. Mưu cầu hạnh phúc của con người là lý do bảo vệ các quyền tự do - mục đích mưu cầu hạnh phúc được dùng trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Bên cạnh sự giải thích trong các bản án về khái niệm quyền tự do trong ví dụ trên, quyền tự do căn bản thường được minh thị trong hiến pháp của nhiều nước theo kinh tế thị trường. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập chính đảng, tự do tôn giáo. _______________ 1. Vụ Mayer v. tiểu bang Nebraska, 1923. 32 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Khi xét xử các đạo luật hay hành vi của chính quyền liên quan đến việc giới hạn các quyền tự do căn bản nói trên, thì Tòa án tối cao Hoa Kỳ, cũng như các tòa án khác thường hay mở rộng phạm vi các biểu hiện của quyền, nghĩa là dễ bác bỏ thỉnh cầu của chính quyền để bảo vệ quyền tự do của người dân, nếu chính quyền không nêu đủ lý do rằng hành vi của chính quyền là do nhu cầu bức thiết. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết các tiểu bang không được quy định bắt buộc trẻ em phải chào cờ hay phát biểu, như suy tôn, hô to, đồng thanh, v.v. lời trung thành với lá cờ Hoa Kỳ. Đây là phán quyết có ý nghĩa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền phát biểu ý kiến bằng lời nói hay hành động, quyền này bao gồm quyền phát biểu hoặc quyền không phát biểu (không chào cờ). Trong phán quyết này, chính quyền tiểu bang đã không chứng tỏ được, vì sao một học sinh không chào cờ của Hoa Kỳ thì sẽ vi phạm “quyền lợi bức xúc” của cộng đồng mà chính quyền là đại diện1. Án lệ nêu trên không nhằm khuyến khích nên theo phong cách, tư tưởng tự do như ở Hoa Kỳ về việc này, mà nhằm đưa ra một ví dụ, một khi quyết định của chính quyền có khả năng vi phạm quyền tự do của người dân, thì tư pháp - tòa án giải quyết vụ việc phải tính đến mọi khía cạnh của quyền. Quyền tự do ngôn luận gồm không những quyền biểu hiện mà cả quyền không biểu hiện. Nhu cầu bức thiết thường được phía chính quyền suy rộng và nại ra để biện minh cho các đạo luật hay quyết định của mình. Trong khi đó các cơ quan tư pháp xem xét vụ việc liên quan đến quyền của người dân phải có trách nhiệm cẩn trọng với xu hướng thu hẹp phạm vi các quyền người dân của chính quyền. _______________ 1. Vụ Cơ quan giáo dục Virginia v. Bametle, 1943. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 33 Nhu cầu quan trọng, cấp thiết của chính quyền cần phải chứng minh cụ thể trực tiếp và rõ ràng. Chính nhờ có những tiêu chí phức tạp như phân tích ở phần trên, mà tòa án có căn cứ để phán quyết tính chính đáng hành vi của chính quyền trong ý niệm chung “trình tự công bằng/đúng đắn/hợp lý” (due process) của các đạo luật hay hành vi của nhà nước bị chỉ trích là xâm phạm các quyền tự do căn bản của công dân. Với những yếu tố nêu trên, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm chỉnh các đạo luật, là việc gạt đi những phần không đúng tinh thần pháp luật và đồng thời lấp đi những chỗ trống vắng theo tinh thần “due process”, luôn luôn tạo ra một hệ thống pháp luật được thi hành thống nhất, mọi chủ thể trong xã hội trong đó có cả người cầm quyền cũng phải tuân thủ. 3. Quan niệm về trình tự pháp luật công bằng trong một số hiến pháp hiện đại Hiện nay, tinh thần về đảm bảo những quyền thủ tục được ủng hộ rộng rãi và được ví như một giá trị phổ quát trong chủ nghĩa hiến pháp hiện đại1. Các quyền về thủ tục là những yếu tố cấu thành nên quan niệm về “procedural due process”. Quyền được hưởng những thủ tục công bằng là công cụ bảo vệ người dân khi giao tiếp với cơ quan hành pháp và tư pháp. Các nước theo hệ thống thông luật (common law) ghi nhận học thuyết về công lý tự nhiên (natural justice), phản ánh sự công bằng về thủ tục. Cốt lõi của công lý tự nhiên thể hiện qua hai _______________ 1. Richard Vogler: Due Process in Michel Rosenfeld and András Sajó (eds): The Oxford Handbook of Comparative Constitutional Law, Oxford University Press, 2012. 34 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... nguyên tắc: 1) Mọi người có quyền được thông báo đầy đủ về cáo buộc chống lại mình và có quyền được hưởng một phiên tòa công bằng (audi alteram partem); 2) Người ra phán quyết không được thiên vị (nemo judex in causa sua)1. Trong khi một số hiến pháp (đặc biệt Hiến pháp Hoa Kỳ) trực tiếp đề cập “due process”, nhiều hiến pháp khác dù không trực tiếp đề cập, nhưng cũng thể hiện tinh thần của “due process” ở các mức độ khác nhau. Theo một nghiên cứu, có bốn cách tiếp cận đối với “due process” trong quy định của hiến pháp các nước. Thứ nhất, cách tiếp cận nhấn mạnh vào hình thức (formal model), tức là đòi hỏi việc tước đoạt tính mạng, tự do của cá nhân phải được luật cho phép (authorized by law), nhưng không đặt ra yêu cầu luật đó phải đáp ứng những tiêu chí gì. Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào tính hợp pháp (legality) của sự tước đoạt. Ví dụ, Hiến pháp Xingapo quy định: “Không người nào bị tước đoạt tính mạng hoặc tự do cá nhân mà không tuân thủ quy định của luật”2. Như vậy, vai trò của tòa án chỉ là xem xét việc tước đoạt có tuân thủ quy định của luật do cơ quan lập pháp ban hành hay không, đạo luật đó có được thông qua một cách hợp pháp hay không, mà không xem xét tính đúng đắn, công bằng, hợp lý của đạo luật đó. Thứ hai, cách tiếp cận nhấn mạnh vào quy trình, thủ tục (procedural model) - ví dụ Hiến pháp Ấn Độ. Điều 21 Hiến pháp Ấn Độ quy định: Không ai bị tước đoạt tính mạng hoặc tự do cá _______________ 1. Paul Craig: Administrative Law, Sweet & Maxwell, 7th ed, 2012, p. 339. 2. Khoản 1 Điều 91 Hiến pháp Xingapo năm 1963, sửa đổi, bổ sung năm 2016: No person shall be deprived of his life or personal liberty save in accordance with law. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 35 nhân, trừ trường hợp tuân theo các thủ tục do luật quy định1. Cách tiếp cận này có một bước tiến hơn so với cách tiếp cận hình thức đó là bước đầu đã xem xét khía cạnh công bằng về thủ tục. Thứ ba, cách tiếp cận nhấn mạnh vào thủ tục và nội dung, đặc biệt là quyền riêng tư và quyền tự quyết của người dân (procedural-privacy approach), ví dụ, “trình tự công bằng” theo các án lệ giải thích Hiến pháp của Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Thứ tư, cách tiếp cận nhấn mạnh vào nội dung (substantive approach), ví dụ: Hiến chương về các quyền và tự do của Canađa “Mọi người có quyền sống, tự do và an ninh cá nhân và quyền không bị tước đoạt các quyền nói trên trừ trường hợp tuân theo các nguyên tắc cơ bản của công lý”, Hiến pháp Nam Phi “Mọi người có quyền tự do và an ninh cá nhân, trong đó bao gồm quyền không bị tước đoạt tự do một cách tùy tiện hoặc không có lý do”2. Theo các cách tiếp cận nêu trên, có thể nói, nội hàm của “due process” trong Hiến pháp Hoa Kỳ và giải thích của Tòa án tối cao Hoa Kỳ là rộng nhất, bao gồm cả trình tự công bằng về thủ tục và trình tự công bằng về nội dung. Các bộ luật quốc tế về quyền con người cũng như hiến pháp của nhiều quốc gia thể hiện tinh thần của “procedural due process” thông qua các quyền về xét xử công bằng (the right to a fair trial/fair trial rights). Trên các diễn đàn luật học, các ngôn từ liên quan đến quyền xét xử công bằng thường được dùng nhiều hơn thuật ngữ trình tự công bằng, mặc dù hai khái niệm này rất gần gũi. Điều này có thể được lý giải là do thủ tục công _______________ 1. Điều 21 Hiến pháp Ấn Độ năm 1949, sửa đổi, bổ sung năm 2016: “No person shall be deprived of his life or personal liberty except according to procedure established by law”. 2. Điểm a khoản 1 Điều 12 Hiến pháp Nam Phi năm 1996. 36 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... bằng gắn nhiều với học thuyết hàn lâm, còn quyền xét xử công bằng vừa hàn lâm vừa là thực tiễn, đòi hỏi các nhà nước tôn trọng các bộ luật quốc tế về quyền con người1. 4. Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng và nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền có một số đặc điểm để “nhận diện” như sau. Thứ nhất, sự tôn trọng và thượng tôn pháp luật của mọi chủ thể là một yêu cầu quan trọng, đặc điểm bậc nhất của nhà nước pháp quyền. Đặc điểm này có thể được diễn tả bằng câu khác tương đương: không chủ thể nào đứng trên pháp luật. Sở dĩ pháp luật trở thành nền tảng, thước đo cho mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội không loại trừ một ai, bởi vì pháp luật trở thành các quy tắc chuẩn vững chắc hơn tất cả các quy phạm xã hội khác, kể cả đạo đức hay tập tục xã hội, v.v.. Việc xây dựng một xã hội tuân thủ pháp luật này hoàn toàn khác với các xã hội dựa trên nền tảng đạo đức của chế độ nhân trị. Bởi vì các chuẩn mực của đạo đức thường không được rõ ràng, thường dựa vào gương sáng đạo đức của những nhà vua hiền đức và tài giỏi. Vua cũng là con người, mà con người hiền đức nêu gương sáng thì không phải lúc nào, thời gian nào cũng có xuất hiện. Trong lịch sử hơn 5.000 năm của người Trung Quốc, Vua Nghiêu, Vua Thuấn mới chỉ xuất hiện có một lần trong truyền thuyết từ xa xưa của huyền thoại, mà chưa bao giờ có trong thực tế hiện tại của nền văn hóa Trung Hoa. _______________ 1. Bùi Tiến Đạt: Học thuyết trình tự công bằng và việc bảo vệ quyền con người: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, Hà Nội, 2015. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 37 Vì vậy pháp quyền, hay còn được gọi là nhà nước pháp quyền với đặc trưng pháp luật làm nền tảng, luôn là mong ước thực tế hơn, thiết thực và cần thiết hơn của nhân loại. Pháp luật ở đây được đồng ý với pháp luật đúng chuẩn theo nhiều ngữ nghĩa khác nhau như công lý, bình đẳng, công bằng, bác ái... Cũng như nhà nước, sự ra đời của pháp luật để phục vụ con người có suy nghĩ, có lý trí. Thuở ban đầu của sự ra đời, pháp luật cũng như nhà nước đều phải là đại diện cho cái đúng, cái đạo đức, cái chung mà mọi con người đều hướng đến. Nhà nước pháp quyền trước hết tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể, trong đó có cả những người nắm trong tay quyền lực nhà nước. Tuân thủ pháp luật tức là tuân thủ cái đúng, cái công bằng, cái bác ái, mà mọi người đều phải chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều khi việc tuân thủ pháp luật thực định một cách nghiêm túc, cũng không thể hiện đúng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Vì một thực tế luật pháp do con người làm ra, con người có nhược điểm, thì luật pháp của nó cũng có hạn chế, bất cập. Không phải cứ làm ra luật và áp dụng luật là có pháp quyền (Rule of Law hay Etat de Droit). Bởi một lẽ đơn giản rằng, nhiều khi chính đạo luật không hợp với pháp quyền. Pháp quyền/pháp trị là nói theo nghĩa của ý niệm “Rule of Law” của Anh - Mỹ, tức là cai trị theo quy định của luật pháp (không theo quy định của mỗi người), theo nghĩa của thuật ngữ “Supremacy of Law” là thượng tôn luật pháp (luật pháp là trên hết). Pháp quyền/pháp trị lấy ý niệm “Etat de Droit” của người Pháp thì nhấn mạnh vào tư tưởng “nhà nước pháp quyền” nghĩa là chính quyền phải hành xử theo những tiêu chuẩn của luật pháp chứ không theo ý muốn của người cầm quyền hay đảng cầm quyền. Câu chữ thì khác nhau bởi tiếng nói và văn hóa khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có điểm chung đó là nguyên tắc, tinh thần pháp luật còn đứng cao hơn cả các quy định của luật pháp. 38 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Tính chất tổng quát của ý niệm pháp quyền thường đưa đến sự tùy tiện giải thích của nhà cầm quyền mỗi nước, nên ta cần nêu lên những yếu tố đích thực của ý niệm này để thấy lợi ích của nó cũng như vì sao lại không thể dễ dàng lạm dụng một ý niệm cao quý của pháp quyền đã được hun đúc từ hàng trăm năm nay. Không phải cứ làm ra các đạo luật rồi áp dụng là có pháp quyền, vì khi chính xác các đạo luật không hợp hiến, hợp pháp, trái với luật tự nhiên (natural law) thì ngay chính luật pháp tự nó đã không tạo ra pháp quyền theo đúng tinh thần của pháp quyền. Sự không tuân thủ công lý của tinh thần pháp luật cũng như luật của tự nhiên trong một xã hội không pháp quyền đã được James Otis - luật sư bang Massachusetts thế kỷ XVIII cảnh báo như sau: “Luật tự nhiên không phải do con người tạo ra, mà con người cũng không có quyền sửa đổi luật đó. Con người chỉ có thể tuân theo và thi hành luật đó hoặc chống lại và vi phạm luật. Nhưng không bao giờ hành động chống lại hoặc vi phạm như vậy lại không bị trừng phạt; ngay cả trong cuộc đời này, sự trừng phạt có thể dưới hình thức khiến cho con người trở nên sa đọa, hay cảm thấy mình, vì sự điên rồ và độc ác của mình. Đã bị đào thải ra khỏi tập thể của những người tốt và đạo đức (và bị đẩy) xuống hang thú vật, hay là từ cương vị là người bạn, và có lẽ là người cha của đất nước đã biến thành loài hung bạo như sư tử, hùm beo”1. Thứ hai, nhà nước pháp quyền không chỉ tuân thủ pháp luật (hợp pháp) mà còn là quy trình tố tụng đúng đắn, công bằng, hợp lý của các cơ quan nhà nước. Tinh thần “pháp quyền” đã trải qua nhiều thế kỷ, từ những tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato, Aristotle cho _______________ 1. James Otis (1725 -1783). Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 39 tới ngày nay với UDHR và các công ước về quyền con người kèm theo. Tất cả đều nhằm vào thể hiện các yếu tố: 1) Luật pháp là tối thượng đối với nhà cầm quyền cũng như với dân chúng; 2) Sự độc lập của ngành tư pháp trong sự phân quyền (hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập đối với nhau); 3) Sự thi hành luật pháp phải minh bạch trong thủ tục; và 4) Nhu cầu bảo vệ quyền con người được đề cao, luật pháp phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Điểm thứ nhất và thứ hai không cần phải bàn nhiều, vì đã có quá nhiều bài viết nghiên cứu. Điểm thứ ba và thứ tư liên quan đặc biệt đến luật lệ về thủ tục (procedural laws) như thủ tục giam giữ trước khi ra tòa, với mục tiêu bảo vệ quyền con người trước mọi hành vi quyền lực nhà nước (có những điểm rất ít khi hoặc hầu như không được bàn đến trong các sách báo ở Việt Nam). Một quyết định của cơ quan công quyền, một hành vi của chính phủ, dù căn cứ vào một đạo luật cũng có thể không chính đáng - một yêu cầu của các hành vi của chính quyền trong nhà nước pháp quyền, nếu chính đạo luật không chính đáng. Khái niệm “due process of law” (phổ biến trong luật pháp ở các nền kinh tế thị trường) có thể được dịch là “quá trình hợp pháp” để nói lên một ý nghĩ rằng một đạo luật hay một quy tắc lập quy, hay một hành vi của cơ quan công quyền có chính đáng hay không, thì phải xét qua một quá trình gồm hai phần: một phần là tính hợp lý hay chính đáng về nội dung, phần thứ hai là tính chính đáng của quyền lực nhà nước về mặt thủ tục. Ở hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, Anh Quốc và các nền kinh tế thị trường khác, căn bản của ý niệm quá trình hợp pháp về thủ tục là mọi quyết định hay hành vi xâm phạm đến “quyền tự do" cần có một thủ tục thông báo rõ ràng, công khai, phù hợp về thủ tục, mới được coi là chính đáng. 40 Chương 2 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ VÀ LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ 1. Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng và sự thể hiện trong luật nhân quyền quốc tế Các văn kiện quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc ban hành từ năm 1945 đến nay tuy không trực tiếp đề cập thuật ngữ “due process”, nhưng vẫn thể hiện rõ tinh thần của nguyên tắc trình tự công bằng thông qua các quy định về quyền xét xử công bằng (fair trial)1. Đây có lẽ chính là lý do khiến nguyên tắc trình tự công bằng thường được thảo luận theo nghĩa hẹp, tức gắn với các quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự (criminal fair trial rights) mà đã được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người cũng như hiến pháp của nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam). Ngoài ra, một lý do nữa khiến cho “due process” thường được gắn với tố tụng hình sự bởi mục đích chính của nguyên tắc này là đảm bảo những hành động của nhà nước liên quan đến các quyền và tự do của _______________ 1. Ví dụ, xem Điều 10, Điều 11 UDHR, Điều 14, Điều 15 ICCPR. Cũng xem CTITF: Basic Human Rights Reference Guide: Right to a Fair Trial and Due Process in the Context of Countering Terrorism, 2014, xem https://www.ohchr.org/EN/newyork/Documents/FairTrial.pdf. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 41 con người phải được thực hiện một cách công bằng, chính đáng và hợp lý, trong khi tố tụng hình sự là hoạt động của nhà nước có sự “động chạm” trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến các quyền và tự do dân sự của các cá nhân. Về vấn đề này, các văn kiện của luật nhân quyền quốc tế đã thể hiện nguyên tắc trình tự công bằng một cách rõ ràng qua các quy định về giới hạn quyền con người (limitation of rights)1. Khác với quy định tương đối khái quát trong Hiến pháp Hoa Kỳ (và một số nước), các văn kiện quốc tế về nhân quyền đề cập “due process” cụ thể hơn theo hai cách: Cách thứ nhất là xác lập một mệnh đề chung áp dụng cho việc giới hạn đối với mọi quyền tương đối, ví dụ như khoản 2 Điều 29 UDHR, trong đó nêu rằng: “Khi thụ hưởng các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những giới hạn do pháp luật quy định chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền và tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và lợi ích chung trong một xã hội dân chủ”2. Nội dung của quy định này hàm ý rằng việc hạn chế quyền con người là ngoại lệ, hạn hữu trong những trường hợp cần thiết. Cách thứ hai là đề ra các mệnh đề riêng về giới hạn của một quyền cụ thể trong một số điều khoản, với ý nghĩa là tiêu chuẩn áp dụng riêng đối với quyền đó. Ví dụ, theo khoản 2, khoản 3 Điều 19 ICCPR, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, song việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định khi cần thiết để: 1) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của _______________ 1. Ví dụ, xem Điều 29 UDHR; Điều 4, Điều 5 ICCPR. 2. United Nations: Universal Declaration of Human Rights, xem https://www.un.org/en/universal-declaration-human-rights/. 42 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... người khác, 2) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội1. Dù vậy, những quy định có liên quan trực tiếp nhất đến “due process” trong luật nhân quyền quốc tế đó là các Điều 10 và Điều 11 của UDHR. Theo Điều 10 UDHR, “Mọi người đều có quyền hoàn toàn bình đẳng trước một phiên tòa công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và vô tư, trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của anh ta và về bất kỳ cáo buộc hình sự nào đối với anh ta”. Bổ sung cho Điều 10, Điều 11 UDHR xác định nguyên tắc suy đoán vô tội. Cả hai quy định này sau đó được cụ thể hóa trong ICCPR (Điều 14 về xét xử công bằng và Điều 15 về cấm áp dụng hồi tố trong tố tụng hình sự). Ở cấp khu vực, các quy định liên quan đến “due process” cũng được ghi nhận trong các công ước nhân quyền khu vực (châu Âu, châu Mỹ và châu Phi). Cụ thể, Công ước Nhân quyền châu Âu (ECHR) ghi nhận vấn đề này ở Điều 6 “Về quyền xét xử công bằng, Điều 7 “Nguyên tắc không có luật thì không có tội” và Nghị định thư số 7 “Về quyền của người bị buộc tội”2. Bên cạnh đó, Hiến chương xã hội châu Âu cũng đề cập quyền được xét xử công bằng ở các điều từ Điều 47 đến điều 503. Tại châu Mỹ, Công ước Nhân quyền châu Mỹ (American Convention on Human Rights - ACHR) có Điều 8 (về quyền xét xử công bằng) và Điều 9 _______________ 1. United Nations: International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), xem https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/ pages/ccpr.aspx. 2. Council of Europe: European Convention on Human Rights (ECHR), https://www.echr.coe.int/Documents/Convention_ENG.pdf. 3. Council of Europe: European Social Charter, xem https://www.coe. int/en/web/european-social-charter. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 43 (về nguyên tắc không áp dụng hồi tố trong tố tụng hình sự)1. Ở châu Phi, Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (ACHPR) có Điều 7 (về quyền xét xử công bằng) và Điều 26 trong đó áp đặt nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm sự độc lập của tòa án2. Ngoài ra, “due process” còn được đề cập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), 1998 - một văn kiện vừa thuộc về luật nhân quyền quốc tế, vừa là nòng cốt của luật hình sự quốc tế. Trong Quy chế Rome có các điều khoản xác định chi tiết các nguyên tắc của công lý hình sự (điều 22-33) và nguyên tắc xét xử công bằng (điều 62-67)3. Bên cạnh các điều ước, trong hệ thống văn kiện của luật nhân quyền quốc tế còn có một số tuyên bố, nghị quyết và các văn bản có tính chất “luật mềm” khác đề cập “due process”, mà cụ thể là đến tính độc lập của tòa án và quyền xét xử công bằng, bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tư pháp (Nghị quyết số 40/146 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA)4, Tuyên bố về: Các _______________ 1. American Convention on Human Rights (ACHR) (adopted at the Inter-American specialized Conference on Human Rights, San José, Costa Rica, 22 November 1969. 2. African States members of the Organisation of African Unity: African Charter on Human and Peoples' Rights, xem https://www. achpr.org/legalinstruments/detail?id=49. 3. Rome Statute of the International Criminal Court, adopted by the United Nations Diplomatic Conference of Plenipotentiaries on the Establishment of an International Criminal Court, 17 July 1998, xem https://www.icc-cpi.int/resource-library/documents/rs-eng.pdf. 4. United Nations: Basic Principles on the Independence of the Judiciary, adopted by the Seventh United Nations Congress on the Prevention of Crime and the Treatment of Offenders held at Milan from 26 August to 6 September 1985 and endorsed by General Assembly resolutions 40/32 of 29 November 1985 and 40/146 of 13 December 1985, xem https://www.ohchr.org/EN/ ProfessionalInterest/Pages/IndependenceJudiciary.aspx 44 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực (trong đó có quy định những bảo đảm rộng rãi cho những người oan sai mà phải chịu những mất mát, tổn hại về thể chất hoặc tinh thần - Nghị quyết số 40/34 của UNGA)1; Các Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (Nghị quyết số 60/147 của UNGA)2 và Các Nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản về quyền khắc phục và bồi thường cho nạn nhân vi phạm luật nhân quyền quốc tế và vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế (Nghị quyết số 60/147 của UNGA)3. Năm 1990, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc (Ủy ban Nhân quyền) đã chỉ định hai báo cáo viên chuẩn bị báo cáo về các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến quyền được xét xử công bằng. Công việc của báo cáo viên bao gồm kiểm tra các thông lệ quốc gia liên quan đến quyền được xét xử công bằng. Năm 1994, báo cáo viên đã đệ trình dự thảo giao thức tùy chọn thứ ba cho ICCPR, nhằm mục đích đưa quyền xét xử công bằng trở thành một trong các quyền không thể bị coi thường được quy định tại khoản 2 Điều 4 ICCPR4. _______________ 1. United Nations: Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and Abuse of Power, adopted by General Assembly resolution 40/34 of 29 November 1985, xem https://www.ohchr.org/en/ ProfessionalInterest/Pages/VictimsOfCrimeAndAbuseOfPower.aspx. 2, 3. United Nations: Basic Principles and Guidelines on the Right to a Remedy and Reparation for Victims of Gross Violations of International Human Rights Law and Serious Violations of International Humanitarian Law, adopted and proclaimed by General Assembly resolution 60/147 of 16 December 2005, xem https://www.ohchr.org/en/ professionalinterest/pages/remedyandreparation.aspx. 4. United Nations: The right to a fair trial: current recognition and measures necessary for its strengthening, 3rd report/prepared by Stanislav Chernichenko and William Treat, E/CN.4/Sub.2/1992/24/Add.2, xem https://digitallibrary.un.org/record/143815?ln=en. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 45 Nói tóm lại, trong luật nhân quyền quốc tế, “due process” được hiểu chủ yếu thông qua quyền được đối xử công bằng, hiệu quả và hiệu lực bởi tòa án có thẩm quyền. Các quyền gắn với “due process” đặt ra những giới hạn trong luật pháp và thủ tục tố tụng để đảm bảo sự công bằng và công lý trong hoạt động tư pháp. Nói cách khác, “due process” chính là các quy tắc được thực thi thông qua các tòa án, theo các nguyên tắc và thủ tục pháp lý được nhà nước thiết lập và phê chuẩn, nhằm bảo vệ các quyền cá nhân khỏi bị xâm phạm tùy tiện. Các quy tắc này được áp dụng một cách rộng rãi, và việc áp dụng chúng được đánh giá thông qua một loạt yếu tố, song tựu trung lại ở việc bảo đảm hai quyền chính, mà sẽ được phân tích cụ thể trong mục tiếp theo, đó là: 1) Quyền được xét xử công bằng (The right to a fair trial), và 2) Quyền được phục hồi hiệu quả [khi bị tổn hại] (The right to an effective remedy). 2. Nội dung cơ bản của trình tự pháp luật công bằng về thủ tục theo luật nhân quyền quốc tế 2.1. Quyền được xét xử công bằng Quyền được xét xử công bằng không tập trung vào một vấn đề duy nhất, mà bao gồm một bộ quy tắc phức tạp về hầu hết các vấn đề trong hoạt động xét xử của tòa án. Có thể xem đây là các quy tắc ràng buộc với các tòa án tư pháp nhằm bảo vệ các quyền cá nhân trong hoạt động tố tụng, trong đó tiêu biểu là những quy tắc về tranh tụng công bằng và công khai, giả định vô tội và sự độc lập và vô tư của tòa án. Luật nhân quyền quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng trong việc bảo vệ các quyền con người khác, bởi thực tế là việc hưởng thụ tất cả các quyền con người đều ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, phụ thuộc vào việc 46 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... thực thi công lý. Bất cứ khi nào quyền của một người bị vi phạm, người đó chỉ có thể tự bảo vệ mình một cách hiệu quả nếu có một cơ quan tài phán công minh cùng các quy trình, thủ tục tư pháp công bằng. Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền được xét xử công bằng có thể được đánh giá qua các yếu tố cơ bản sau đây: Chất lượng xét xử của tòa án Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền được xét xử công bằng chỉ được đảm bảo nếu vụ việc được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư. Đây là một nguyên tắc đã được nhấn mạnh bởi ICCPR và các công ước nhân quyền khu vực (Công ước Nhân quyền châu Âu - ECHR và Công ước Nhân quyền châu Mỹ - ACHR). Điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm chất lượng xét xử một vụ án chính là sự độc lập (independence) của tòa án (cơ quan tư pháp) với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Nếu như không có sự độc lập như vậy, tòa án sẽ bị tác động một cách tùy tiện bởi rất nhiều chủ thể bên ngoài, và không thể xét xử một cách khách quan, vô tư. Công lý - đại lượng minh chứng cho chất lượng xét xử của tòa án - sẽ không thể đảm bảo. Độc lập của tòa án (hay độc lập tư pháp), theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, có trọng tâm nhưng không giới hạn ở sự độc lập của thẩm phán trong quá trình xét xử. Ngoài tính độc lập của thẩm phán, độc lập của tòa án còn bao gồm những yếu tố độc lập về thể chế, cho phép hệ thống tòa án có thể chủ động và tự chủ ở mức độ cao trong việc quản lý, vận hành, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến thẩm phán. Song, cần hiểu rằng sự độc lập ở trên không phải là đối lập, cũng không có nghĩa là tòa án được tùy nghi hành động mà không có sự ràng buộc hay có trách nhiệm giải trình với bất kỳ Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 47 chủ thể nào. Độc lập của tòa án hay độc lập tư pháp về bản chất chỉ là sự tách biệt hoạt động của tòa án khỏi sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức khác. Tòa án vẫn có trách nhiệm giải trình theo nghĩa rộng với xã hội và theo nghĩa hẹp với các cơ quan nhà nước khác, tùy theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Văn kiện Các Nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tư pháp1 đặt ra các yêu cầu để bảo đảm tính độc lập của tòa án, bao gồm: 1) Các điều kiện phục vụ và nhiệm kỳ của thẩm phán; 2) Cách thức bổ nhiệm và bãi nhiệm thẩm phán; và 3) Mức độ bảo vệ tòa án và thẩm phán chống lại những áp lực can thiệp từ các chủ thể bên ngoài. Ngoài ra, trong các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền, cụ thể như ICCPR, còn nêu ra một yêu cầu đó là để bảo đảm tính độc lập thì tòa án phải được "thiết lập theo luật". Điều đó có nghĩa là sự tồn tại của một tòa án không nên phụ thuộc vào sự quyết định của nhánh hành pháp, mà phải dựa trên một luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp. Theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, các tòa án đặc biệt (thường được thành lập bởi nhánh hành pháp, với những thủ tục tố tụng rút gọn) bị xem là không đảm bảo tính độc lập và thiếu các điều kiện cần thiết khác để xét xử công bằng. Điều kiện thứ hai để bảo đảm chất lượng xét xử của tòa án là tính vô tư (impartiality). Theo luật nhân quyền quốc tế, tính vô tư được hiểu là thẩm phán không được có bất kỳ lợi ích cá nhân nào khi tham gia xét xử vụ án. Đây là vấn đề có tầm quan trọng lớn để bảo đảm sự công bằng. Tính vô tư đòi hỏi sự khách _______________ 1. United Nations: Basic Principles on the Independence of the Judiciary, Ibid. 48 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... quan (thẩm phán phải đáp ứng các điều kiện thủ tục tố tụng cho phép loại trừ bất kỳ sự nghi ngờ nào về vị thế vô tư của mình), cũng như ý thức chủ quan (thẩm phán phải thể hiện thái độ và nêu ra các nhận định, đánh giá cân bằng, không thiên vị bên nào trong quá trình xét xử). Điều kiện thứ ba để bảo đảm chất lượng xét xử của tòa án là thẩm quyền (competence). Mặc dù điều kiện này không được đề cập một cách rõ ràng trong các điều ước quốc tế về nhân quyền, song đã được nêu ra bởi các cơ quan giám sát nhân quyền của Liên hợp quốc và của một số tổ chức quốc tế khác hoạt động về nhân quyền. Các cơ quan, tổ chức này đã chỉ ra rằng, các văn bản luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của tòa án phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về dự báo và dễ tiếp cận. Ngoài ra, án lệ phải được áp dụng nhất quán để các quyết định của tòa án không trở thành khó lường hoặc dẫn đến việc tước các quyền tự bảo vệ hợp pháp của nguyên đơn1. Xét về phương diện thủ tục, chất lượng xét xử của tòa án còn phụ thuộc vào một số nguyên tắc tố tụng đã được thừa nhận rộng rãi, bao gồm: phiên tòa công bằng; đối tụng công bằng; xét xử công khai; suy đoán vô tội; không bị buộc phải nhận tội; quyền được biết lời buộc tội chống lại mình; quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bảo vệ mình; quyền được hỗ trợ pháp lý; quyền được thẩm vấn nhân chứng; quyền có phiên dịch; quyền kháng cáo; không bị kết án hai lần vì cùng một tội; quyền được bồi thường khi oan sai, v.v.. Một số nguyên tắc quan trọng được đề cập dưới đây. _______________ 1. Basic Human Rights Reference Guide: Right to a Fair Trial and Due Process in the Context of Countering Terrorism, Ibid. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 49 Phiên tòa công bằng (fair hearing): Theo luật nhân quyền quốc tế, phiên tòa công bằng được hiểu là tất cả các bên tham gia tố tụng đều phải có cơ hội bình đẳng trong việc trình bày và tranh luận về các tình tiết và bản chất của vụ việc. Được xét xử trong một phiên tòa công bằng là một quyền con người nằm trong khái niệm (phạm trù) rộng hơn, đó là quyền được xét xử công bằng. Quyền được xét xử trong một phiên tòa công bằng gắn với nhiều vấn đề, chẳng hạn như việc trình bày bằng chứng, thái độ đối xử của những người tham gia tố tụng, cũng như của công chúng và báo chí... Việc bảo đảm quyền này cũng có thể phụ thuộc vào một số quyền khác, chẳng hạn như quyền được hỗ trợ pháp lý, hay quyền có luật sư, v.v.. Những quyền này cũng có ý nghĩa quan trọng với việc bảo đảm một người được xét xử trong một phiên tòa công bằng. Liên quan đến phiên tòa công bằng, Công ước Nhân quyền châu Âu và Công ước Nhân quyền châu Mỹ còn đặt ra một yêu cầu nữa đó là phiên tòa phải được tổ chức "trong thời hạn hợp lý" (reasonable time)1. ICCPR thì đặt ra yêu cầu là các phiên tòa phải được tổ chức nhanh chóng2, mà cũng ngụ ý rằng cần phải tổ chức trong một thời hạn hợp lý. Điều này xuất phát từ một quan niệm chung đó là, sự chậm trễ của công lý có thể xem là tương đương với việc không có công lý (“Công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối” - “Justice delayed is justice denied”). Trong thực tế, việc sớm chấm dứt tình trạng không chắc chắn về số phận của mình là một điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một người bị buộc tội hình sự. Vì thế, yêu cầu về việc đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn hợp lý có tính nhân đạo rất cao. _______________ 1. Xem ECHR và ACHR, Tlđd. 2. Xem ICCPR, Tlđd. 50 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Tòa án châu Âu về nhân quyền và một số tổ chức giám sát nhân quyền quốc tế khác đánh giá thời hạn hợp lý của việc mở phiên tòa xét xử dựa trên cơ sở nhiều trường hợp cụ thể. Các khía cạnh đã được xem xét bao gồm: 1) Quy định có liên quan trong luật pháp quốc gia; 2) Những yếu tố ảnh hưởng đến các bên liên quan; 3) Độ phức tạp của vụ án; 4) Hành vi của bị cáo hoặc các bên tham gia tố tụng khác; và 5) Cách thức quản lý của chính quyền. Thực tế cho thấy, không có mẫu số chung về thời hạn được xem là hợp lý của tất cả các phiên tòa. Có những vụ việc phiên tòa được đưa ra xét xử sau 10 năm vẫn được xem là hợp lý, trong khi có vụ việc dưới một năm đã bị xem là phiên tòa bị trì hoãn một cách vô lý. Đối tụng công bằng (equality of arms): Đây là một nguyên tắc quan trọng mà theo luật nhân quyền quốc tế phải được tuân thủ để thực hiện quyền xét xử công bằng. Nguyên tắc này đòi hỏi cả hai bên tham gia tố tụng đều được đối xử theo cách thức mà đảm bảo rằng họ có vị trí bình đẳng về mặt thủ tục trong suốt quá trình xét xử, cũng như trong việc khởi kiện. Điều đó có nghĩa là mỗi bên đều phải có cơ hội thích đáng để trình bày quan điểm và chứng cứ của mình, trong những điều kiện không đặt bất kỳ bên nào vào tình thế bất lợi cho bên đối lập. Trong các phiên tòa hình sự, nơi mà công tố nắm giữ quyền lực nhà nước để buộc tội, nguyên tắc đối tụng công bằng được xem là một bảo đảm thiết yếu để bị cáo có thể tự bảo vệ mình. Ví dụ về những trường hợp vi phạm nguyên tắc này bao gồm: bị cáo không được bảo đảm quyền truy cập những thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị bào chữa; bị cáo bị từ chối quyền trưng cầu giám định; bị cáo không được hưởng yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định, v.v.. Xét xử công khai (public hearing): Nguyên tắc xét xử công khai hàm ý rằng các phiên xét xử bằng miệng được tổ chức ở nơi Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 51 công cộng (tòa án cũng được xem là một nơi công cộng), theo đó công chúng, bao gồm cả báo chí, có thể tham dự. Ngoài ra, nguyên tắc xét xử công khai còn đòi hỏi các tòa án phải cung cấp thông tin về thời gian và địa điểm của các phiên xét xử cho công chúng và cung cấp đầy đủ phương tiện (trong điều kiện và giới hạn hợp lý) cho sự tham dự của công chúng. Cuối cùng là các bản án phải được tuyên bố công khai, kể cả khi phiên tòa có những lý do hợp pháp và hợp lý để xử kín. Nguyên tắc xét xử công khai có một số ngoại lệ. Quyền tham gia của công chúng vào các phiên tòa có thể bị hạn chế trong một số trường hợp. Cụ thể, ICCPR và các công ước khu vực về nhân quyền đều quy định trong một số trường hợp báo chí và công chúng có thể không được tham dự toàn bộ hoặc một phần của một phiên tòa, nếu tòa án thấy điều đó là cần thiết và hợp lý để bảo vệ: 1) Đạo đức công cộng; 2) Trật tự công cộng; 3) quyền của người chưa thành niên tham gia tố tụng; 4) Cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng. Ngoài ra, tòa cũng có thể xử kín nếu việc xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Suy đoán vô tội (presumption of innocence): Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi các thẩm phán và bồi thẩm đoàn không được định kiến bất kỳ trường hợp nào. Nó cũng áp dụng cho tất cả các quan chức và cơ quan công quyền khác, chẳng hạn như cơ quan điều tra, cơ quan công tố, v.v.. tham gia vào tiến trình tố tụng. Điều này có nghĩa là các cơ quan công quyền, đặc biệt là các công tố viên và điều tra viên, không được phép đưa ra tuyên bố về sự phạm tội hoặc sự vô tội của một bị cáo trước khi có kết quả của phiên tòa. Điều đó cũng có nghĩa là chính quyền có nghĩa vụ ngăn chặn các phương tiện truyền thông hoặc các nhóm xã hội làm ảnh hưởng đến kết quả xét xử một vụ án bằng 52 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... cách tuyên bố về sự phạm tội hoặc sự vô tội của một bị cáo trước khi bản án hay phán quyết có hiệu lực của tòa án. Trong thực tế khoảng ba thập kỷ vừa qua, các cơ chế giám sát quốc tế, đặc biệt là Tòa án châu Âu và Ủy ban Nhân quyền đã giải quyết một số lượng đáng kể các vụ việc khiếu nại về quyền xét xử công bằng, qua đó đã bổ sung những phân tích để làm rõ thêm nội hàm của quyền này. Cụ thể, ở cấp độ toàn cầu, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã giải quyết nhiều khiếu nại liên quan đến Điều 14 ICCPR hơn bất kỳ khiếu nại về quyền nào khác. Trong số đó có nhiều trường hợp liên quan đến khiếu nại của những người tử tù về sự công bằng trong xét xử họ (ví dụ các vụ Levy kiện Jamaica, Johnson (Errol) kiện Jamaica, và Thomas (Damien) kiện Jamaica)1. Điều này là bởi trong các vụ án tử hình, tính mạng của con người bị đe dọa tước đoạt, khi đó đòi hỏi phải áp dụng các tiêu chuẩn công bằng cao nhất cho bị cáo. Một số vụ việc cụ thể đã dẫn đến những giải thích bổ sung của Ủy ban Nhân quyền. Chẳng hạn, trong vụ Chan kiện Guyana, Ủy ban cho rằng việc hoãn phiên tòa trong hai ngày là khoảng thời gian không đủ cho một bị cáo đối mặt với án tử hình có thể chuẩn bị bào chữa; còn trong vụ Larrañaga kiện Philíppin, Ủy ban đã xác định rằng việc thi hành án tử hình sau khi kết thúc các thủ tục tố tụng là không đáp ứng những yêu cầu của Điều 7 và Điều 14 ICCPR2. Trong vụ Correia de _______________ 1. Kết luận của Ủy ban Nhân quyền về các vụ Levy v. Jamaica, Johnson (Errol) v. Jamaica và Thomas (Damien) v. Jamaica, xem http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws321.htm. 2. Kết luận của Ủy ban Nhân quyền về các vụ Chan v. Guyana, Larrañaga v. Philippines xem http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws321.htm. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 53 Matos kiện Bồ Đào Nha, Ủy ban cho rằng quyền cơ bản của bị đơn là tự mình đại diện cho mình mà không cần luật sư chỉ định của tòa án đã bị vi phạm, còn trong vụ Larrañaga kiện Philíppin, Ủy ban cho rằng việc một thẩm phán chủ tọa cả phiên tòa và các phiên phúc thẩm xử kháng cáo tiếp theo trong cùng một vụ án là vi phạm quyền được xét xử công bằng1. Trong vụ Terrón kiện Tây Ban Nha, Ủy ban khẳng định quyền kháng cáo trong một phiên tòa hình sự là quyền tuyệt đối, ngay cả khi vụ việc sơ thẩm được xét xử ở tòa cấp cao nhất2. Trong vụ NT kiện Canađa, Ủy ban cho rằng việc kéo dài bất hợp lý thời hạn xét xử trong vụ án có trẻ em tham gia tố tụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ và cấu thành sự vi phạm quyền xét xử công bằng3. Đặc biệt, Ủy ban Nhân quyền đã thông qua 3 Bình luận chung quan trọng để cụ thể hóa nội hàm của quyền được xét xử công bằng (các Bình luận chung số 13, 29 và 32). Trong Bình luận chung số 29, Ủy ban tuyên bố rằng, ngoài những yếu tố khác, có một số yếu tố của quyền được xét xử công bằng được coi là nguyên tắc cơ bản, chẳng hạn như suy đoán vô tội, không thể bị tạm đình chỉ kể cả trong các tình huống khẩn cấp4. Trong khi đó, Bình luận chung số 32 nhắc lại nguyên tắc là để bảo đảm _______________ 1. Kết luận của Ủy ban Nhân quyền về các vụ Correia de Matos v. Portugal, Larrañaga v. Philippines), xem http://hrlibrary.umn.edu/ undocs/html/vws321.htm. 2, 3. Kết luận của Ủy ban Nhân quyền về vụ Terrón v. Spain, xem http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws321.htm. 4. Human Rights Committee: CCPR General Comment No. 29: Article 4: Derogations during a State of Emergency, pp. 11-16, xem https://www.refworld.org/docid/453883fd1f.html. 54 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... quyền xét xử công bằng, tòa án quân sự chỉ nên được lập ra như là một trường hợp “ngoại lệ”, với điều kiện là nhà nước phải “chứng minh rằng một tòa án đặc biệt là cần thiết, với những lý do khách quan và nghiêm túc” mà các tòa án dân sự thông thường không thể đảm bảo xét xử1. Bình luận chung số 32 cũng kêu gọi các quốc gia thành viên thiết lập hệ thống tư pháp vị thành niên riêng biệt để bảo vệ quyền xét xử công bằng của người chưa thành niên2. Ngoài ra, theo Bình luận chung này, vì lợi ích của việc cải tạo, người chưa thành niên, nếu có thể, nên được chuyển hướng xử lý sang các cơ chế phi hình sự (ví dụ như hòa giải) để tránh các biện pháp trừng phạt hình sự có thể gây tổn hại cho người chưa thành niên3. Gắn với vấn đề xét xử công bằng, Ủy ban xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc cũng đã nêu ra quan điểm về việc giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong quản lý và vận hành hệ thống tư pháp hình sự trong Bình luận chung số 31, trong đó bao gồm các đề xuất để đánh giá sự tồn tại và mức độ của sự phân biệt chủng tộc; các chiến lược để ngăn chặn sự phân biệt chủng tộc (ví dụ như giáo dục và tuyên truyền cho những người da màu về cảnh sát và hệ thống tư pháp); và các đề xuất làm cho pháp luật dễ tiếp cận hơn với tất cả mọi người4. Khuyến nghị đưa ra các hướng dẫn thủ _______________ 1. Human Rights Committee: General Comment No. 32, Article 14, Right to equality before courts and tribunals and to fair trial, xem https://www.refworld.org/docid/478b2b2f2.html. 2, 3. Human Rights Committee: General Comment No. 32, Ibid. 4. Committee on the Elimination of Racial Discrimination (CERD): General recommendation No. 31 on the prevention of racial discrimination in the administration and functioning of the criminal justice system, xem https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/treatybodyexternal/TBSearch.aspx? Lang=en&TreatyID=6&DocTypeID=11. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 55 tục cụ thể liên quan đến việc bắt giữ, giam giữ, thẩm vấn và xét xử để phòng ngừa sự phân biệt chủng tộc trong tố tụng hình sự1. Giống như Ủy ban Nhân quyền, Tòa án Nhân quyền châu Âu cũng đã xử lý nhiều vụ kiện liên quan đến quyền xét xử công bằng hơn bất kỳ quyền nào khác. Hơn một nửa các bản án mà Tòa án này đã xử lý từ năm 1998 đến 2008 có nội dung gắn với việc vi phạm Điều 6 về xét xử công bằng trong Công ước Nhân quyền châu Âu. Một số nguyên tắc đã được Tòa án Nhân quyền châu Âu xác định thông qua án lệ của các vụ việc đó, bao gồm: 1) Tiếp cận tòa án (khiếu nại cần phải có khả năng đệ trình lên một thẩm phán, thẩm phán bị cấm từ chối thụ lý); 2) Xét xử công bằng (nguyên tắc bình đẳng trong tranh tụng, quyền có mặt tại phiên tòa); và 3) Khái niệm “hình sự”. Ngoài ra, một số lượng đáng kể các bản án có chứa đựng các khía cạnh liên quan đến thời hạn tố tụng hợp lý (ví dụ, vụ Síp kiện Thổ Nhĩ Kỳ)2. Có bản án đề cập những vi phạm về sử dụng bạo lực, hành động tàn bạo hoặc tra tấn (vi phạm Điều 3 Công ước Nhân quyền châu Âu) nhằm mục đích lấy lời khai hoặc bằng chứng từ một bị cáo hoặc nhân chứng (ví dụ, vụ Harutyunyan kiện Armenia)3. Còn trong vụ Jalloh kiện Đức4. Tòa đã phán _______________ 1. Committee on the Elimination of Racial Discrimination (CERD): General recommendation No. 31, Ibid. 2. European Court of Human Rights: The Case of Cyprus v. Turkey, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-144151%22]}. 3. European Court of Human Rights: The Case of Harutyunyan v. Armenia, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001- 144151%22]}. 4. European Court of Human Rights: The Case of Jalloh v. Germany, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-144151%22]}. 56 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... quyết trường hợp nguyên đơn bị ép buộc nôn ra một gói ma tuý mà anh ta đã nuốt trước khi bị bắt, và xem đó là sự vi phạm Điều 3 Công ước Nhân quyền châu Âu (về quyền tự do của bị can không phải tự buộc tội chính mình). Một ví dụ khác về vi phạm nguyên tắc này đã được nêu trong vụ Gäfgen kiện Đức1, trong đó Tòa cho rằng việc sử dụng bằng chứng thu được do sự cưỡng bức cũng giống như việc sử dụng lời thú tội thu được dưới sự cưỡng bức, và sẽ dẫn đến hệ quả là xét xử không công bằng. Trong vụ Heaney và McGuinness kiện Ailen2 và Quinn kiện Aixơlen3, Tòa phán quyết rằng việc kết án những bị cáo từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát là vi phạm quyền im lặng của họ, cũng như vi phạm các quyền chống lại sự tự buộc tội và quyền được suy đoán vô tội. Tuy nhiên, Tòa cũng nhấn mạnh rằng các quyền này không phải là những quyền tuyệt đối. Liên quan đến tính vô tư của các thẩm phán, Tòa án Nhân quyền châu Âu cũng đã chỉ ra vi phạm trong một vụ việc mà thẩm phán, do cho rằng mình bị xúc phạm bởi hành vi của một luật sư bào chữa, đã quy kết là người ấy coi thường tòa án (vụ Kyprianou kiện Síp)4 và trong một vụ án khác khi mà thẩm phán có chồng đang mắc nợ một trong các bên tham gia tố tụng _______________ 1. European Court of Human Rights: The Case of Gäfgen v. Germany, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-144151%22]}. 2. European Court of Human Rights: The Case of Heaney and McGuinness v. Ireland, Ibid. 3. European Court of Human Rights: The Case of Quinn v. Ireland, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-144151%22]}. 4 European Court of Human Rights: The Case of Kyprianou v. Cyprus, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001- 144151%22]}. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 57 (vụ Pétur Thór Sigurðsson kiện Ailen)1, hoặc trong một vụ án khác mà thẩm phán đã đóng vai trò là chuyên gia pháp lý của một bên trong quá trình tố tụng trước đó (vụ Kvarc và Kavnik kiện Xlôvenia)2. Hay trong một vụ khác, Tòa cho rằng có sự vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội khi một thẩm phán đã tuyên bố với báo chí rằng nguyên cáo có tội trước khi mở phiên tòa (các vụ Lavents kiện Látvia3 và Matija kiện Xécbia4). Ở châu Phi, Ủy ban Nhân quyền và quyền của các dân tộc châu Phi đã thông qua bốn nghị quyết liên quan đến vấn đề bảo đảm xét xử công bằng. Các nghị quyết này được xây dựng dựa theo Điều 7 Hiến chương Nhân quyền và quyền của các dân tộc châu Phi (ACHPR), trong đó nêu ra các nguyên tắc và hướng dẫn về nội hàm của quyền này, cũng như về vai trò của luật sư và thẩm phán trong việc thi hành Hiến chương và tăng cường tính độc lập của tư pháp5. Ngoài ra, hai báo cáo viên đặc biệt đã được _______________ 1. European Court of Human Rights: The Case of Pétur Thór Sigurðsson v. Ireland, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22 itemid% 22: [%22001-144151%22]}. 2. European Court of Human Rights: The Case of Kvarc and Kavnik v. Slovennia, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22: [%22001-144151%22]}. 3. European Court of Human Rights: The Case of Lavents v. Latvia, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-144151%22]}. 4. European Court of Human Rights: The Case of Matija v. Serbia, xem https://hudoc.echr.coe.int/eng#{%22itemid%22:[%22001-144151%22]}. 5. ACHPR /Res.4(XI)92: Resolution on the Right to Recourse and Fair Trial (1992); ACHPR /Res.21(XIX)96: Resolution on the Respect and the Strengthening on the Independence of the Judiciary (1996); ACHPR /Res.22(XIX)96: Resolution on the Role of Lawyers and Judges in the Integration of the Charter and the Enhancement of the Commission’s work in National and sub-Regional systems (1996); ACHPR /Res.41(XXVI)99: Resolution on the Right to Fair Trial and Legal Aid in Africa (1996), xem http://hrlibrary.umn.edu/africa/resolutions.html. 58 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Ủy ban chỉ định nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quyền được xét xử công bằng, đó là báo cáo viên đặc biệt về các vụ hành quyết tùy tiện và không tuân theo thủ tục và báo cáo viên đặc biệt về nhà tù và điều kiện giam giữ. Ủy ban cũng đã xem xét một số vụ việc khiếu nại, mà chủ yếu là về các vấn đề liên quan đến giả định vô tội và sự vô tư của tòa án. Trong các thông báo về việc giải quyết những vụ việc này, Ủy ban cho rằng việc các quốc gia không tuân thủ phán quyết của tòa án trong nước về bồi thường là vi phạm Điều 7 ACHPR, mà ngụ ý rằng quyền thi hành bản án thuộc quyền được xét xử vụ án (vụ Antoine Bissangou kiện Cộng hòa Côngô)1. Cũng trong vụ này, Ủy ban cho rằng việc giam giữ một người mà không cho người đó được liên lạc với người thân trong hơn ba năm đã hiển nhiên cấu thành hành vi vi phạm Điều 7 ACHPR2. Ngoài ra, liên quan đến việc bắt giữ và trục xuất tùy tiện, Ủy ban cho rằng việc từ chối cơ hội của một người bị trục xuất được có một phiên tòa để thách thức việc họ bị giam giữ hoặc trục xuất cấu thành sự vi phạm quyền của người bị trục xuất theo Điều 7 ACHPR (xem các vụ RADDHO kiện Zambia3, Viện Nhân quyền và phát triển ở châu Phi kiện Cộng hòa Ănggôla4 và UIDH, FIDH, RADDHO, ONDH kiện Ănggôla)5. _______________ 1, 2. ACHPR: Antoine Bissangou v. Republic of Congo, xem https://africanlii.org/afu/judgment/african-commission-human-and peoples-rights/2006/74. 3. ACHPR: RADDHO v. Zambia, xem https://www.refworld.org/ cases, ACHPR,51b6f3524.html. 4. ACHPR: Institute for Human Rights and Development in Africa (on behalf of Esmaila Connateh & 13 others) v. Angola, xem https://www.refworld.org/cases,ACHPR,51b6fd4e7.html. 5. ACHPR: UIDH, FIDH, RADDHO, ONDH v. Angola, xem https://africanlii.org/afu/judgment/african-commission-human-and peoples-rights/2006/74. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 59 Ở châu Mỹ, Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ (Inter - American Commission on Human Rights) cũng đã giải quyết một số vụ việc về quyền được xét xử công bằng theo Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Mỹ. Các yếu tố về xét xử công bằng mà Ủy ban đã giải quyết bao gồm: 1) Quyền tiếp cận với tòa án; 2) Quyền được xét xử trong thời hạn hợp lý; và 3) Tính độc lập và vô tư của tòa án. Ví dụ, khi phân tích ý nghĩa của tính “độc lập” và “vô tư” của tòa án, Ủy ban đã nhấn mạnh tầm quan trọng của học thuyết hiến định về sự phân chia quyền lực (xem vụ García-Asto và Ramírez-Rojas kiện Pêru)1. Còn trong vụ Fermín Ramírez kiện Goatêmala2, tòa án cho rằng chưa đảm bảo việc xét xử công bằng vì trước đó tội danh giết người cáo buộc cho bị cáo đã được thay thế bằng một tội nhẹ hơn trong luật hình sự. 2.2. Quyền được phục hồi khi bị tổn hại theo luật nhân quyền quốc tế Quyền được phục hồi khi bị tổn hại được xem là một trong những nội dung và tiêu chí đánh giá hiệu quả trong việc thi hành công lý. Cùng với quyền được xét xử công bằng, quyền này được ghi nhận và bảo đảm trong hầu hết các văn kiện nhân quyền quốc tế. Sự bảo đảm quốc tế với quyền này ngụ ý rằng, một quốc gia đã vi phạm quyền con người phải có nghĩa vụ quan trọng nhất là phục hồi cho nạn nhân. Về vấn đề trên, Điều 8 UDHR quy định rằng: “Ai cũng có quyền yêu cầu một tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến _______________ 1. ACHR: García-Asto and Ramírez-Rojas v. Peru, xem https://iachr. lls.edu/cases/garc%C3%ADa-asto-and-ram%C3%ADrez-rojas-v-peru. 2. ACHR: Fermín Ramírez v. Guatemala, xem http://www.corteidh. or.cr/docs/casos/articulos/seriec_126_ing.pdf. 60 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... pháp và luật pháp thừa nhận”. Điều này tuy chưa đề cập trực tiếp, nhưng có thể coi là cơ sở cho việc đòi nhà nước phải phục hồi cho nạn nhân khi gây tổn hại cho họ trong quản lý xã hội. Quyền được yêu cầu phục hồi có nội hàm rộng, bao gồm nhiều vấn đề như bồi thường tổn hại vật chất, tinh thần; khôi phục danh dự, vị trí xã hội, v.v.. Những vấn đề này được quy định trong một số điều khoản của ICCPR, trong đó Điều 2 quy định nguyên tắc chung, còn một số điều khác quy định các biện pháp cụ thể. Ví dụ, Điều 6 quy định về quyền nộp đơn xin thoát tội, ân xá khi bị kết án tử hình; Điều 9 quy định quyền cư trú và xét xử tư pháp; Điều 13 quy định về quyền bảo đảm khi bị yêu cầu trục xuất; Điều 14 quy định những đảm bảo cho việc xét xử công bằng và Điều 15 quy định về quyền kháng cáo bản án. Những quy định tương tự cũng được tìm thấy trong một số điều khoản của các công ước khác về nhân quyền của Liên hợp quốc, chẳng hạn như trong điểm c khoản 2 Điều 2 và Điều 3 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (CEDAW); Điều 6 Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc năm 1965 (CERD); Điều 2 và Điều 3 Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 (ICESCR); Điều 12 và Điều 13 Công ước chống tra tấn năm 1984 (CAT); các điều 2, 3, 4, 19, 20, 32 và 37 Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC); và các điều 18, 19, 22 và 23 Công ước về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ năm 1990 (CMW). Ở cấp độ khu vực, ACHPR cũng có một số quy định về biện pháp phục hồi cho người bị tổn hại trong tố tụng hình sự. Ví dụ, Điều 7 đảm bảo mọi cá nhân có quyền được bào chữa, Điều 21 đề cập quyền “bồi thường thỏa đáng” khi bị oan sai, v.v.. Nghị định thư bổ sung cho ACHPR (về việc thành lập Tòa án Nhân quyền châu Phi) cũng có Điều 27 quy định rằng: “Nếu Tòa án Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 61 thấy rằng đã có sự vi phạm quyền của con người hoặc quyền của dân tộc thì sẽ đưa ra các lệnh thích hợp để khắc phục vi phạm, bao gồm cả việc bồi thường thỏa đáng hoặc đền bù tổn hại”. Ở châu Âu, Ủy ban Nhân quyền ghi nhận quyền được yêu cầu phục hồi tại Điều 13. Quy định này được tái khẳng định tại các Điều 2 và Điều 5 của Nghị định thư số 7 bổ sung cho Công ước. Hiến chương xã hội châu Âu cũng ghi nhận quyền được yêu cầu phục hồi ở Điều 47. Trong khi đó, ở châu Mỹ, Ủy ban Nhân quyền công nhận quyền được đòi bồi thường do những sai sót của các cơ quan tư pháp tại Điều 25. Cần thấy rằng trong các quy định kể trên, quy định của Ủy ban Nhân quyền là hẹp nhất, vì chỉ đề cập quyền đòi bồi thường từ “tòa án và phiên tòa” (tức cơ quan tư pháp). Trong khi đó, theo tinh thần của ICCPR và các điều ước quốc tế về nhân quyền khác (khu vực châu Âu và châu Phi), quyền được yêu cầu phục hồi có thể xuất phát từ những tổn hại không chỉ do cơ quan tư pháp, mà còn do các cơ quan lập pháp và hành pháp gây ra. Ngoài các công ước nhân quyền căn bản, còn có các tuyên bố, nghị quyết và các văn bản phi hiệp ước khác đề cập quyền được yêu cầu phục hồi, như Tuyên bố về Nguyên tắc công lý cơ bản của Liên hợp quốc cho nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, trong đó chứa đựng những bảo đảm có tính rộng rãi cho những người bị tổn hại kinh tế, tổn hại về thể chất hoặc tinh thần (Nghị quyết số 40/34 của UNGA). Nạn nhân được quyền khắc phục và được thông báo về quyền tìm cách khắc phục (Nghị quyết số 60/147 của UNGA). Mục đích chính của quyền được phục hồi là để sửa chữa những tác động tiêu cực có hại đối với nạn nhân xuất phát từ việc thực thi pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, từ góc độ về 62 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... công lý, quyền được phục hồi, ngoài yêu cầu bồi thường hoặc đền bù tổn hại để giúp cải thiện tình trạng của các nạn nhân, còn nhằm ngăn chặn những người vi phạm, cũng như những người khác, thực hiện những hành vi sai trái tương tự trong tương lai. Chính vì vậy, hiệu quả của việc bảo đảm quyền được phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào việc giám sát thực hiện. Trong thực tế, hoạt động của các cơ quan giám sát thực thi quyền được phục hồi không hoàn toàn giống nhau, xét cả ở cấp độ quốc tế và quốc gia. Ở cấp độ quốc tế, các cơ quan giám sát nhân quyền của Liên hợp quốc, chẳng hạn như Ủy ban Nhân quyền (cơ quan giám sát thực hiện ICCPR), khuyến nghị các quốc gia bồi thường bằng vật chất, hoặc có những biện pháp đền bù khác, cho nạn nhân của những sai phạm trong thực thi pháp luật, song không quy định giá trị vật chất chung cho các trường hợp, cũng như không quy định các hình thức bồi thường cần áp dụng chung với mọi quốc gia. Ngược lại, các cơ quan nhân quyền khu vực, chẳng hạn như Tòa án Nhân quyền châu Âu và Tòa án Nhân quyền liên Mỹ (Inter - American Court of Human Rights), đôi khi chỉ định các biện pháp khắc phục và bồi thường cụ thể mà các quốc gia liên quan phải tuân thủ để đền bù cho nạn nhân của những sai phạm trong thực thi pháp luật. Dù vậy, ở cấp độ Liên hợp quốc, có một biện pháp chung mà Ủy ban Nhân quyền đã chỉ ra, được áp dụng trong mọi trường hợp, đó là các quốc gia nơi mà hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra, đều phải tiến hành điều tra, thực thi những hành động thích hợp và đưa ra công lý những kẻ vi phạm. Bên cạnh đó, nghĩa vụ pháp lý chung với các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phục hồi đã được nêu rõ trong Bình luận chung số 31 của Ủy ban Nhân quyền. Trong Bình luận chung này, Ủy ban lưu ý tầm quan trọng của việc phục hồi cho nạn nhân của những vi Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 63 phạm nhân quyền, trong đó nêu rõ: “Khi thích hợp, việc phục hồi có thể bao gồm bồi thường, đền bù, khôi phục và các biện pháp thỏa đáng khác, như xin lỗi công khai...”1. Trong một số vụ việc khiếu nại cá nhân liên quan đến các tù nhân ở Giamaica, Tơriniđát và Tôbagô, Ủy ban Nhân quyền đã nhấn mạnh rằng các nạn nhân cần được phục hồi và đề xuất những biện pháp khắc phục cụ thể như: 1) Tha tội; 2) Các biện pháp khoan hồng hơn nữa; 3) Bồi thường; 4) Cải thiện điều kiện giam cầm; 5) Điều trị y tế; và 6) Giảm hình phạt của bản án2. Trong vụ Rajapakse kiện Xri Lanca, Ủy ban tái khẳng định rằng tính khẩn trương và hiệu quả của các biện pháp khắc phục là đặc biệt quan trọng trong việc xét xử các vụ án liên quan đến tra tấn3. Ở cấp độ khu vực, Tòa án Nhân quyền châu Âu cũng đã có một số giải thích về các biện pháp phục hồi cho nạn nhân của những vi phạm nhân quyền. Ví dụ, trong nhiều vụ việc, Tòa tuyên bố rằng sự phục hồi không chỉ là bồi thường về vật chất, mà còn bao gồm các biện pháp bồi thường, khắc phục khác cho nạn nhân. Mặc dù trước đó Tòa tự giới hạn ở việc yêu cầu quốc gia thành viên bồi thường vật chất và cho rằng mình không _______________ 1. Human Rights Committee, General Comment No. 31 [80]: The nature of the general legal obligation imposed on States Parties to the Covenant, xem https://www.refworld.org/docid/478b26ae2.html. 2. Ví dụ, xem ý kiến kết luận của Ủy ban Nhân quyền về các vụ Thomas v. Jamaica, LaVenda v. Trinidad and Tobago, Leslie v. Jamaica, Matthews v. Trinidad, xem http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/ vws321.htm. 3. Xem ý kiến kết luận của Ủy ban Nhân quyền về vụ Rajapakse v. Sri Lanka, xem http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws321.htm. 64 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... được trao quyền để ra lệnh các biện pháp phục hồi khác1, tuy nhiên, gần đây, Tòa dường như đã bỏ giới hạn đó khi đưa ra cả những yêu cầu với các quốc gia liên quan trong việc thực hiện những biện pháp khắc phục khác2. Tương tự, ở cấp độ khu vực, cả Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ và Tòa án Nhân quyền liên Mỹ đều đã từng nêu ra những biện pháp phục hồi với nạn nhân của vi phạm nhân quyền. Ví dụ, Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ đã từng đưa ra khuyến nghị với các quốc gia liên quan trong khu vực về việc cải cách hệ thống tòa án, điều tra, truy tố và trừng phạt những người vi phạm, thông qua hoặc sửa đổi luật pháp và đảm bảo an toàn cho các nhân chứng trong các vụ việc về nhân quyền. Trong tất cả các cơ chế giám sát quốc tế, Tòa án Nhân quyền liên Mỹ đã sử dụng rộng rãi nhất quyền tài phán của mình để yêu cầu các quốc gia liên quan phải thực hiện các biện pháp khắc phục tổn hại cho các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, trong đó bao gồm cả các biện pháp đền bù bằng tiền và không phải bằng tiền. Ủy ban về Quyền con người và quyền của các dân tộc châu Phi cũng đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể về các yêu cầu _______________ 1. Chẳng hạn, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã từng từ chối đưa ra yêu cầu Vương quốc Anh (quốc gia bị đơn) phải kiềm chế việc trừng phạt trẻ em hoặc từng bước ngăn chặn các vi phạm tương tự trong tương lai (vụ Campbell and Cosans v. UK), hoặc yêu cầu Pháp cho phép nạn nhân gia nhập lại gia đình của mình sau khi xác định rằng họ bị trục xuất trái luật về đối xử với người nước ngoài (vụ Mehemi v. France). Xem các vụ này tại http://www.echr.coe.int/ECHR/Homepage_EN. 2. Ví dụ, xem phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu về các vụ Papamichalopoulos et al v. Greece, hoặc vụ Wainwright v. UK, xem http://www.echr.coe.int/ECHR/Homepage_EN. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 65 phục hồi trong một số trường hợp, bao gồm yêu cầu thả người bị cầm tù sai và bãi bỏ các quy định luật được coi là vi phạm Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc. Ủy ban cũng tiến hành giám sát việc các quốc gia liên quan thực hiện các khuyến nghị của mình về việc thực hiện các biện pháp phục hồi cho nạn nhân bị vi phạm nhân quyền (ví dụ, trong vụ Zamani Lakwot và 6 người khác kiện Nigêria1; vụ Trung tâm trợ giúp pháp lý phụ nữ (thay mặt cho Sophia Moto) kiện Tandania...)2. 2.3. Đánh giá chung về trình tự công bằng thủ tục Những phân tích ở các mục trên cho thấy rõ ràng rằng, xét trong bối cảnh luật nhân quyền quốc tế, để đảm bảo “procedural due process”, có một số lượng lớn các quy tắc tố tụng quan trọng cần phải được các cơ quan nhà nước, mà trọng tâm là tòa án, tuân thủ một cách nhất quán, trong đó xoay quanh việc bảo đảm hai quyền quan trọng đó là: quyền được xét xử công bằng và quyền được hưởng biện pháp khắc phục, bồi thường hậu quả khi bị tổn hại do những hành vi vi phạm của nhà nước. Thực tế cho thấy, trong khoảng ba thập kỷ vừa qua, các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc và tổ chức giám sát nhân quyền quốc tế đã cung cấp nhiều phân tích và khuyến nghị về nội hàm và cách thức thực hiện các quy tắc trên, nhưng cho đến nay vẫn còn có những khoảng trống chưa được làm rõ. Dù vậy, _______________ 1. African Commission on Human and Peoples' Rights: Zamani Lakwot and 6 Others) v. Nigeria, xem http://hrlibrary.umn.edu/africa/ comcases/Comm87-93.pdf 2. African Commission on Human and Peoples' Rights: Women's Legal Aid Center (on behalf of SophiaMoto) v. Tanzania, xem http://hrlibrary.umn.edu/africa/comcases/Comm87-93.pdf. 66 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... có thể tổng hợp lại những quan điểm quan trọng đã được thống nhất về “due process” trong luật nhân quyền quốc tế như sau1: 1) Tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, chủng tộc hoặc bất kỳ yếu tố nào khác, đều có quyền tiếp cận công lý (access to justice) một cách hiệu quả. 2) Các cáo buộc hình sự, hoặc các quyền và nghĩa vụ của một người trong một vụ kiện theo luật, phải được xác định bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư, được thành lập theo luật. Việc xét xử bởi các tòa án quân sự hoặc tòa án đặc biệt phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền về tất cả các khía cạnh, bao gồm các bảo đảm pháp lý cho hoạt động độc lập và vô tư của các tòa án đó. 3) Quyền được xét xử công bằng bao gồm quyền được xét xử công khai. Bất kỳ hạn chế nào đặt ra đối với việc xét xử công khai, bao gồm cả lý do bảo vệ an ninh quốc gia, đều phải chứng minh được sự cần thiết và tương xứng với yêu cầu và cần được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Bất kỳ hạn chế nào như vậy đều phải kèm theo các cơ chế thích hợp để giám sát hoặc xem xét để đảm bảo tính công bằng của phiên tòa. 4) Bất kỳ ai bị cáo buộc hình sự đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo luật pháp. 5) Bất kỳ ai bị cáo buộc hình sự đều không thể bị bắt phải làm chứng chống lại chính mình, hoặc phải tự thú nhận tội lỗi. 6) Quyền được xét xử công bằng, trong cả tố tụng hình sự và phi hình sự, bao gồm quyền được đưa ra xét xử không chậm trễ hay trong thời hạn hợp lý. Quyền được xét xử kịp thời bao gồm quyền được phán quyết kịp thời. _______________ 1. Xem CTITF: Basic Human Rights Reference Guide: Right to a Fair Trial and Due Process in the Context of Countering Terrorism, Ibid. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 67 7) Bất kỳ ai bị cáo buộc hình sự, bao gồm tội khủng bố, đều có quyền được tham gia phiên tòa xét xử mình. Chỉ xét xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp đặc biệt và chỉ khi đã thực hiện tất cả các biện pháp có thể để thông báo cho bị cáo về việc xét xử họ nhưng không thành công. 8) Tất cả mọi người đều có quyền được đại diện bởi một luật sư có năng lực và độc lập do họ lựa chọn, hoặc tự bào chữa cho mình. Quyền có đại diện tư vấn pháp lý được áp dụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả giai đoạn trước khi xét xử. Bất kỳ hạn chế nào với quyền được giao tiếp một cách riêng tư và bảo mật với luật sư phải nhằm mục đích hợp pháp, phải tỷ lệ thuận và không bao giờ có thể làm tổn hại đến quyền tổng thể là xét xử công bằng. 9) Trong tố tụng hình sự và các thủ tục tố tụng khác do nhà nước khởi xướng (khởi tố, truy tố, cáo buộc vi phạm, khiếu nại vụ việc ra tòa), mỗi người đều có quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị cho vụ án của mình. Trong tố tụng hình sự, công tố phải công bố bất kỳ tài liệu nào có liên quan mà mình thu thập được, bao gồm cả tài liệu ngoại lệ. Hạn chế về việc tiết lộ thông tin của công tố chỉ có thể được biện minh trong một số trường hợp nhất định, với những lý do hợp lý và xác đáng. 10) Mọi người đều có quyền gọi và kiểm tra các nhân chứng, kể cả các nhân chứng là chuyên gia. Chỉ có thể sử dụng nhân chứng ẩn danh trong các trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh, quyền riêng tư của họ, và trong mọi trường hợp phải có đầy đủ các biện pháp để bảo vệ nhân chứng nhằm đảm bảo xét xử công bằng. 11) Bất kỳ người nào bị kết án đều có quyền kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn để được xem xét lại sự kết án và/hoặc bản án theo luật định. 68 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... 12) Khi quyền xét xử công bằng bị vi phạm, phải cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả cho người có quyền đã bị vi phạm. Phải bồi thường cho người bị kết án oan sai. 3. Trình tự công bằng nội dung (giới hạn các quyền hiến định) và việc áp dụng trong pháp luật về tình trạng khẩn cấp1 Tình trạng khẩn cấp: Sự cần thiết giới hạn các quyền hiến định một cách đặc biệt Theo cách hiểu phổ biến trên thế giới, sự hạn chế/giới hạn đối với một quyền con người nào đó được hiểu là việc nhà nước không cho phép các chủ thể thụ hưởng quyền có thể thực hiện quyền đó ở mức độ tuyệt đối2. Một quyền hiến định được quan niệm như một nguyên tắc pháp lý, theo đó việc thực hiện quyền này chỉ hướng tới mức độ thực hiện lớn nhất có thể và được nhận thức và áp dụng tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể3. Mức độ bảo vệ các quyền hiến định thường bị giới hạn. Nếu nhà nước không đặt ra quy phạm dưới hiến pháp để giới hạn phạm vi áp dụng một quyền hiến định nào đó, về nguyên tắc chủ thể _______________ 1. Mục này tham khảo và phát triển từ công trình: Bùi Tiến Đạt: Xây dựng pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ giới hạn quyền hiến định, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tháng 10/2020. 2. Aharon Barak: Proportionality: Constitutional Rights and Their Limitations, Cambridge University Press, 2012, p. 102. 3. Robert Alexy: A Theory of Constitutional Rights, Clarendon Press, Oxford, năm 2002 (Julian Rivers dịch), tr. 47-49. Ở Việt Nam, một số quyền thường hay được xem xét như nguyên tắc (ví dụ, quyền giả định/suy đoán vô tội - xem Đào Trí Úc: Nguyên tắc suy đoán vô tội - nguyên tắc hiến định quan trọng trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 2, 2017, tr. 37). Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 69 thụ hưởng có thể thực hiện quyền đó một cách tuyệt đối, hay nói cách khác quyền đó không bị hạn chế. Phần lớn các quyền hiến định không mang tính tuyệt đối, tức chúng hàm ý hướng tới một chuẩn mực lý tưởng, nhưng trên thực tế nhà nước nào cũng phải dùng những quy phạm dưới hiến pháp để đặt ra một giới hạn nhất định cho việc thực hiện các quyền đó. Việc giới hạn quyền hiến định ở mức độ nhất định nói chung là nhu cầu thường xuyên của một nhà nước dân chủ trong hoàn cảnh bình thường. Vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật dưới hiến pháp thường đặt ra các giới hạn quyền tương đối một cách ổn định và lâu dài1. Trong tình trạng khẩn cấp (đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh hay dịch bệnh nghiêm trọng), nhiều quốc gia xuất hiện nhu cầu giới hạn các quyền hiến định một cách đặc biệt, khiến cho nhà nước phải tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm một số quyền (hay còn gọi là tạm đình chỉ quyền)2. Do đó, “tạm đình chỉ quyền là thẩm quyền của nhà nước do pháp luật quy định cho phép tạm dừng một số quyền cá nhân nhất định trong hoàn cảnh đặc biệt như tình trạng khẩn cấp hay chiến tranh”3. _______________ 1. Chẳng hạn, sẽ là rất bình thường khi một nhà nước đặt ra độ tuổi kết hôn (giới hạn quyền kết hôn) hay cấp thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài (giới hạn quyền tự do đi lại). 2. “Derogation from rights” có thể được dịch là “tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền” nhằm nêu bản chất của vấn đề. Cách dịch “tạm đình chỉ quyền” ở một số tài liệu ở Việt Nam cũng có thể được dùng thay thế. Còn cách dịch “hạn chế quyền” ở một số tài liệu là không chính xác và gây nhầm lẫn với “limitation of rights”. 3. Oren Gross và Fionnuala N´ı Aolain, Law in Times of Crisis: Emergency powers in theory and practice, Cambridge University Press, 2006, p. 257. 70 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Các điều ước quốc tế về nhân quyền thường có quy định về tình trạng khẩn cấp. Trong đó, ICCPR đưa ra một khái niệm “tình trạng khẩn cấp công cộng đe dọa vận mệnh quốc gia”1. Theo giải thích tại Nguyên tắc Siracusa về các điều khoản giới hạn và tạm đình chỉ quyền trong ICCPR (sau đây viết là Nguyên tắc Siracusa), tình trạng khẩn cấp công cộng đe dọa vận mệnh quốc gia là tình trạng mà một quốc gia phải đối mặt các mối hiểm nguy đặc biệt, đang diễn ra hoặc sắp xảy ra, mà chúng đe dọa sự sống còn của quốc gia. Sự đe dọa này ảnh hưởng tới toàn bộ dân chúng, hoặc tới toàn bộ hay một phần lãnh thổ quốc gia và gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn của dân cư, độc lập chính trị hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia hoặc sự duy trì các chức năng cơ bản của các thiết chế vốn thiết yếu để bảo đảm và bảo vệ các quyền được Công ước ghi nhận. Xung đột nội bộ và tình trạng náo loạn mà không ảnh hưởng nghiêm trọng và cấp bách tới vận mệnh quốc gia hoặc khó khăn kinh tế đơn thuần sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn để tạm đình chỉ quyền2. Tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền: một hình thức giới hạn quyền tạm thời, hạn hữu, nhưng khắc nghiệt trong tình trạng khẩn cấp Tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền hay tạm đình chỉ quyền (derogation from rights) là một trường hợp đặc biệt của giới hạn quyền (limitation of rights). Theo luật nhân quyền quốc tế, tạm đình chỉ quyền gắn với tình trạng khẩn cấp của một quốc gia3. _______________ 1. Khoản 1 Điều 4 ICCPR; ACHR, ECHR cũng có cách diễn đạt tương tự. 2. Các đoạn 39-41, Nguyên tắc Siracusa về các điều khoản giới hạn và tạm đình chỉ quyền trong ICCPR. 3. Xem: Điều 4 ICCPR; United Nations Human Rights Committee: General Comment No. 29: States of Emergency (Article 4), 2001. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 71 Theo cách tiếp cận của ICCPR, tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền là các biện pháp mang tính hạn hữu và tạm thời trong tình trạng khẩn cấp1. Trong khi đó, các biện pháp giới hạn quyền nói chung thường được áp dụng trong bất kỳ thời điểm nào, tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền một hình thức giới hạn quyền hạn hữu và tạm thời trong tình trạng khẩn cấp2. Trong khi ICCPR dành riêng Điều 4 quy định về tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR) lồng ghép vấn đề tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền vào quy định về giới hạn quyền nói chung3. So với phạm vi khá lớn các quyền dân sự, chính trị có thể bị tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm, trong nhóm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, chỉ có quyền đình công và quyền làm việc thường được coi là có thể bị tạm đình chỉ4. So sánh hai Công ước chủ đạo về quyền con người này, _______________ 1. “Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe dọa sự sống còn của quốc gia và đã được chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm các quyền nêu ra trong Công ước này, trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội” (khoản 1 Điều 4 ICCPR). 2. Amrei Müller: Limitations to and Derogations from Economic, Social and Cultural Rights, Human Rights Law Review, 9, 2009, p. 600. 3. “Không được giới hạn hoặc tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm bất kỳ quyền cơ bản nào của con người ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này mà đã được công nhận hay tồn tại ở các nước đó dưới hình thức luật, công ước, các quy tắc hoặc tập quán, với lý do là Công ước này không công nhận các quyền đó hoặc công nhận chúng ở mức thấp hơn” (khoản 2 Điều 5 ICESCR). 4. Müller: Limitations to and Derogations from Economic, Social and Cultural Rights, p. 601. 72 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... có thể nhận định rằng tạm đình chỉ một số quyền dân sự, chính trị trong tình trạng khẩn cấp là chính đáng và cần thiết, nhưng tạm đình chỉ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội ngay cả trong tình trạng khẩn cấp thường ít được chấp nhận hơn. Theo Manisuli Ssenyonjo, “sự thiếu vắng một mệnh đề cho phép tạm dừng thực hiện nghĩa vụ trong tình trạng khẩn cấp công quyền ở ICESCR hàm ý rằng Công ước nói chung vẫn có hiệu lực trong xung đột vũ trang, chiến tranh hay các tình trạng khẩn cấp khác, và ít nhất các nhà nước không thể được tạm dừng các nghĩa vụ bảo đảm quyền cốt lõi theo Công ước”1. Sự thiếu vắng này được giải thích vì các lý do sau: Thứ nhất, bản chất của các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Thứ hai, Điều 4 ICESCR đã chứa đựng mệnh đề chung giới hạn quyền; Thứ ba, khoản 1 Điều 2 ICESCR cho phép các nhà nước thực hiện nghĩa vụ khá linh hoạt2. Kiểm soát việc tạm dừng nghĩa vụ của nhà nước bảo đảm quyền con người trong tình trạng khẩn cấp Mặc dù tạm đình chỉ quyền về bản chất chỉ được chấp nhận trong tình trạng khẩn cấp với thời gian ngắn, nhưng nó lại có khả năng tác động đến hàng loạt quyền cơ bản. Tạm đình chỉ quyền thường mang tính áp dụng diện rộng và khắc nghiệt hơn giới hạn _______________ 1. Manisuli Ssenyonjo: Economic, Social and Cultural Rights: An Examination of State Obligations, trong cuốn sách: Sarah Joseph và Adam McBeth (Chủ biên): Research Handbook on International Human Rights Law, Edward Elgar, 2010, tr. 38. 2. Manisuli Ssenyonjo: Economic, Social and Cultural Rights: An Examination of State Obligations, trong cuốn sách: Sarah Joseph và Adam McBeth (Chủ biên), Research Handbook on International Human Rights Law, Edward Elgar, 2010, tr. 66; P Alston và G Quinn: The Nature and Scope of States Parties’ Obligations under the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, Human Rights Quarterly, 1987, p. 217. Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 73 quyền thông thường1. Tạm đình chỉ quyền trong đạo luật về tình trạng khẩn cấp có khả năng giới hạn nhiều quyền hơn so với một đạo luật khác. Trong một đạo luật việc thường chỉ một vài quyền tương đối bị giới hạn, còn đạo luật về tình trạng khẩn cấp lại thường giới hạn nhiều quyền tương đối một cách khắc nghiệt trên diện rộng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy các nhà nước thường giới hạn các quyền xét xử công bằng trong tình trạng khẩn cấp2. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh3 còn dẫn tới hàng loạt các quyền cá nhân cơ bản bị tạm đình chỉ4. Hơn nữa, thực tiễn nhiều quốc gia cho thấy tình trạng khẩn cấp có thể là bình phong cho các hành vi xâm phạm nhân quyền5. Vì vậy luật nhân quyền quốc tế đặt ra nhiều rào cản cho việc tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền của các quốc gia (so với giới hạn quyền thông thường) như phân tích dưới đây. Thứ nhất, việc tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền chỉ mang tính hạn hữu và tạm thời. Về bản chất việc tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm quyền chỉ được áp dụng rất hạn hữu trong trường hợp đặc biệt. Trong khi đó, các biện pháp giới hạn quyền nói chung thường được áp dụng trong hoàn cảnh thông thường. Cũng về bản chất, việc tạm dừng nghĩa _______________ 1. Xem phân tích về tạm đình chỉ quyền đình công trong: Ovunda: V.C. Okene; Derogations and Restrictions on The Right to Strike under International Law: The Case of Nigeria, International Journal of Human Rights, số 13, 2009, tr. 558. 2. Gross và Aolain: Law in Times of Crisis: Emergency powers in theory and practice, tr. 267. 3. Như đại dịch toàn cầu Covid-19. 4. Như quyền riêng tư, quyền tự do đi lại, quyền về sức khỏe, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền làm việc, vắc xin bắt buộc v.v.. Xem: Amnesty International: Responses to Covid-19 and States, Human Rights Obligations: Preliminary Observations, 2020. 5. Sarah Joseph: Human Rights Committee: General Comment 29, Human Rights Law Review, số 2, 2002, p. 98. 74 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... vụ bảo đảm quyền mang tính tạm thời. Còn các biện pháp giới hạn quyền nói chung thường được áp dụng lâu dài hoặc thậm chí không xác định thời gian kết thúc. Nhiều biện pháp giới hạn quyền luôn tồn tại với cuộc sống bình thường của xã hội và khi đó việc không áp dụng biện pháp đó mới là ngoại lệ1. Thứ hai, luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia quy định và giải thích nhiều quyền không thể bị đình chỉ (non derogable rights). ICCPR cũng đã liệt kê một số quyền mà các quốc gia không được tạm dừng nghĩa vụ bảo đảm. Hay nói cách khác, luôn luôn không có lý do chính đáng để giới hạn các quyền này trong tình trạng khẩn cấp. Đó là các quyền: quyền sống; quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; không bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; một số quyền trong nhóm quyền xét xử công bằng; quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật; quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo2. Ngoài danh sách do ICCPR liệt kê, các thiết chế có chức năng giải thích các văn kiện quốc tế về nhân quyền (ví dụ: Ủy ban Nhân quyền cũng như Tòa án Nhân quyền châu Âu) cũng ngày càng mở rộng thêm phạm vi các quyền dân sự và chính trị không thể bị đình chỉ. Những giải thích này thường đặt ra những phần cốt lõi của quyền (core of the right) mà không được tạm đình chỉ trong tình trạng khẩn cấp. Khái niệm quyền không thể bị đình chỉ không đồng nhất với khái niệm quyền không thể bị giới hạn (quyền tuyệt đối). Phạm vi giao thoa giữa hai khái niệm này là các quyền tuyệt đối, vốn _______________ 1. Ví dụ: việc giới hạn quyền tự do đi lại thông qua chế độ thị thực nhập cảnh. 2. Các quyền quy định trong các điều 6, 7, 8 (khoản 1 và 2), 11, 15, 16 và 18 (theo khoản 2 Điều 4 ICCPR). Chương 2: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và luật nhân quyền quốc tế... 75 không bị giới hạn trong mọi trường hợp thông thường, nên đương nhiên không thể bị tạm đình chỉ trong tình trạng khẩn cấp. Sự khác nhau giữa hai khái niệm là phạm vi các quyền không thể bị đình chỉ có xu hướng rộng hơn phạm vi các quyền tuyệt đối. Như vậy có thể thấy việc tạm đình chỉ quyền sẽ khó khăn hơn giới hạn quyền thông thường vì phạm vi các quyền không được đình chỉ lớn hơn phạm vi các quyền tuyệt đối không bị giới hạn. Thứ ba, việc tạm đình chỉ quyền hiến định trong tình trạng khẩn cấp cần tuân theo nguyên tắc tương xứng. Khi xây dựng pháp luật về tình trạng khẩn cấp1, ở nhiều quốc gia các giới hạn quyền hiến định trong các đạo luật về tình trạng khẩn cấp vẫn tuân theo nguyên tắc tương xứng, vốn là nguyên tắc chung của giới hạn quyền. Nguyên tắc tương xứng được coi là một thành tố quan trọng của học thuyết trình tự pháp lý công bằng2. Thậm chí, việc giới hạn quyền trong đạo luật về tình trạng khẩn cấp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn việc giới hạn quyền thông thường. Một là, nhu cầu giới hạn quyền phải mang tính cấp thiết đặc biệt. Nhiều quyền hiến định sẽ rất khó bị giới hạn trong hoàn cảnh thông thường, nhưng việc giới hạn sẽ được coi là chính đáng, cần thiết trong tình trạng khẩn cấp. Hai là, việc giới hạn quyền trong tình trạng khẩn cấp phải trên cơ sở các quy định pháp luật rõ ràng (thường là đạo luật về tình trạng khẩn cấp, hay đạo luật về thảm họa quốc gia). Ba là, việc áp dụng pháp luật về tình trạng khẩn cấp phải căn cứ vào một tuyên bố chính thức của nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Bốn là, tình trạng khẩn cấp của một quốc gia phải được thông báo tới các quốc gia thành viên ICCPR thông qua Liên hợp quốc3. _______________ 1. Thường thông qua các đạo luật của Quốc hội. 2. Bùi Tiến Đạt: Học thuyết trình tự công bằng và việc bảo vệ quyền con người: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Tlđd, tr. 68, 71. 3. Xem khoản 3 Điều 4 ICCPR. 76 Chương 3 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, XÂY DỰNG PHÁP LUẬT HỢP HIẾN VÀ ĐẢM BẢO THỦ TỤC PHÁP LÝ CÔNG BẰNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Từ trước đến nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng (due process of law) gần như không được sử dụng để nghiên cứu các chủ đề về nhà nước pháp quyền, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, xây dựng pháp luật hợp hiến. Do đó, Chương này này luận giải tầm quan trọng của việc áp dụng nguyên tắc này trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, từ kinh nghiệm thế giới. Trình tự pháp luật công bằng có nhiều cách hiểu, tiếp cận khác nhau. Hiểu một cách chung nhất, trình tự pháp luật công bằng được hiểu là các giới hạn về thẩm quyền pháp luật và các yêu cầu về thủ tục áp dụng cho các cơ quan công quyền khi xem xét tước đoạt các quyền tự do cơ bản. Mục đích của trình tự pháp luật công bằng là để bảo vệ các quyền con người trước các vi phạm của chính quyền. Việc đặt ra các giới hạn dẫn đến yêu cầu phải có sự kiểm soát để bảo đảm các nguyên tắc trình tự Chương 3: Nguyên tắc trình tự pháp luật... và việc bảo vệ quyền con người... 77 pháp luật công bằng được thực thi, trong đó tòa án là thiết chế kiểm soát đóng vai trò chính. Trình tự pháp luật công bằng được hiểu ở hai khía cạnh: nội dung và thủ tục. Ở khía cạnh nội dung, trình tự pháp luật công bằng có nghĩa là các quyền và tự do không thể bị xâm phạm trừ khi pháp luật cho phép; và ở khía cạnh hình thức có nghĩa rằng các thủ tục phù hợp phải được đưa ra để xem xét bất kỳ hành động nào theo pháp luật. Ở khía cạnh nội dung, tất cả ngành quyền lực đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật và tòa án là thiết chế tài phán các hành vi vượt quá thẩm quyền, kể cả hành vi của ngành lập pháp. Việc kiểm soát của tư pháp đối với ngành lập pháp hình thành cơ chế bảo hiến (tài phán hiến pháp). Ở khía cạnh hình thức, các cơ quan công quyền, đặc biệt là thuộc nhánh tư pháp phải tuân thủ các yêu cầu về thủ tục. Chương này phân tích vai trò của nguyên tắc trình tự công bằng trong bảo vệ quyền con người, kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo đảm tính hợp hiến ở một số quốc gia trên thế giới. 1. Vai trò của nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng ở Vương quốc Anh Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng có nguồn gốc ở Vương quốc Anh trong Đại Hiến chương Magna Carta. Chương 29 của Magna Carta ghi nhận nguyên tắc trình tự công bằng thông qua những ngôn từ cô đọng, dễ hiểu nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của nhà nước: “Không một người tự do nào bị cầm tù hoặc tước đoạt tài sản, tự do, phong tục, hoặc bị ngăn cấm, đày ải, đối xử tàn ác, và cũng không bị ép buộc thực hiện những điều đó, mà không dựa trên một phán quyết hợp pháp của những thành viên cộng đồng theo luật pháp của quốc gia. 78 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Chúng ta không phản bội, phủ nhận hay khước từ công lý và quyền của bất kỳ ai”. Những tuyên bố trên của Magna Carta đã thể hiện rõ nền tảng của trình tự pháp luật công bằng - bảo vệ các quyền con người trước nguy cơ lạm quyền của nhà nước. Magna Carta ra đời ở thế kỷ thứ XIII nhằm hạn chế quyền lực tuyệt đối của nhà vua: quyền lực của nhà vua không còn là tuyệt đối, mà phải dựa trên “luật pháp của quốc gia”. Với tư cách là đạo luật thành văn đầu tiên về giới hạn quyền lực nhà nước (quyền lực của vua), Magna Carta được coi là đạo luật có tính chất hiến pháp đầu tiên trên thế giới. Thuật ngữ “trình tự pháp luật công bằng” (due process of law) lần đầu tiên xuất hiện trong một diễn giải lập pháp của Vua Edward III về Magna Carta vào năm 1354: “Không một ai trong bất kỳ tình trạng và điều kiện nào bị tước đoạt đất đai hoặc nhà cửa của mình, bị tước đoạt (tước đoạt có nghĩa là bị bắt hoặc bị tước đoạt tự do bởi nhà nước - TG), bị tước quyền, bị tước đoạt tính mạng, mà không được tiến hành bởi trình tự pháp luật công bằng”1. Cụm từ “trình tự” (process) hàm nghĩa hẹp hơn tập trung vào khía cạnh thủ tục - nhà nước phải thực thi quyền lực theo các thủ tục luật định, trong khi cụm từ “luật pháp của quốc gia” có nghĩa rộng hơn về pháp quyền, tập trung hơn vào khía cạnh thẩm quyền pháp luật so với khía cạnh thủ tục. Năm 1624, Sir Coke đã giải thích “trình tự pháp luật công bằng” đồng nghĩa với “pháp luật của quốc gia” trong Magna Carta2. _______________ 1. 28 Edw. 3, c. 3 (1354) (Eng.), reprinted in 1 The Statutes of the Realm 345, 1810, xem https://www.Legislation.gov.ukEdw1cc1929/25/9/section/ XXIX. 2. Edward Coke: The Second Part of the Institutes of the Laws of England 50 (photo. reprint 2002) (London, W. Clarke & Sons 1817) (1642) (trích dẫn trong nt 1683). """