🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Người Tình Báo Thầm Lặng Ebooks Nhóm Zalo LỜI NÓI ĐẦU Gần trung tâm thành phố Cần Thơ có con hẻm không nhỏ, thuộc đường Lê Lai. Hẻm này dẫn đến một khu dân cư, có đường ngang ngõ dọc, giống như một cư xá. Khu dần cư này hình thành một cách tự nhiên, không phải do chính quyển cũ qui hoạch. Thời Pháp thuộc, vùng đất nơi này hoang vu, kinh rạch và sình lẩy ngập nước khi triều lên. Bẩn, đước, dừa nước mọc rậm rạp như rừng. Cho đến nay dừa nước cũng còn rất nhiều dọc theo con kinh sau lưng khu dân cư này. Nơi đây từng là cửa ngõ vào ra thành phố của các nhà cách mạng, các chiến sĩ Việt Minh. Ông giáo Lắm là thấy dạy học của nhiều cán bộ Việt Minh, trong đó có cố thủ tướng Phạm Hùng. Ông giáo với những người Việt Minh này xem nhau như chỗ thân tình. Ngoài tình thầy trò, ông còn truyền cho họ lòng yêu dân, yêu nước, và đạo đức của thánh hiển. Ông còn hay giúp đỡ những người làm cách mạng cả về vật chất. Chính quyển thực dân xem khu đất này như cái gai trong mắt, nên bán giá rẻ như cho. Mục đích của họ, muốn tạo nơi đây thành khu dân cư, dựng nên lá chắn, ngăn chặn con đường xuất nhập của cán bộ Việt Minh. Chính vì vậy mà ông giáo Lắm mua được khu đất này. Ông vừa làm nhà để ở, vừa để có điều kiện giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng. Và dần dần, nơi đây trở thành một cơ sở ngầm của Việt Minh. Những thầy cô giáo khác, các bác sĩ, kỹ sư... thấy thầy giáo Lắm sống ở đây yên ổn, không bị ai quấy rầy, phiền nhiễu, nên rủ nhau đến mua đất làm nhà. Lâu dẩn nơi đầm lầy nước đọng trở thành khu dân cư, đúng ý đồ của thực dân Pháp. Nhưng chính quyển thực dân cũng không thể nghĩ ra, điều họ muốn giống như con dao có hai lưỡi. Bởi vì, có khu dân cư thì các chiến sĩ cách mạng có chỗ dựa an toàn hơn. Thời gian trôi, nơi đây phát tích dần. Các thế hệ sau, sinh ra ở vùng đất này, được học hành và trở thành kỹ sư, bác sĩ, thầy cô giáo. Đến thời chiến tranh chống Mỹ, nơi đây đã thành một khu dân cư khá đông đúc, trình độ dân trí cao. Trong đó tất nhiên còn có cả sĩ quan quân đội chính quyền Sài Gòn và ngược lại, cũng có nhiều người tham gia cách mạng. Dân chúng gọi nơi đây là “Khu văn hóa”, một cách tự nhiên, không phải do chính quyển đặt tên hay công nhận. Sau ngày đất nước hòa bình, những người từng làm việc cho chính quyền cũ, phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lẩn lượt di tản, vượt biên hay định cư ở nước ngoài theo các diện khác nhau. Nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền mới, thấy khu văn hóa này yên tĩnh, môi trường trong sạch, nên chọn làm nơi sinh sống. Vào khoảng cuối thập niên bảy mươi của cuối thiên niên kỷ trước, có một gia đình từ bên Lào hồi hương, ông bà chủ gia đình không biết là vô tình hay hữu ý mà cũng tìm mua nhà trọng khu văn hóa này. Gia đình này không có gì nổi bật để mọi người xung quanh phải đặc biệt chú ý đến. Khi mới vể đây, trong nhà chỉ có hai vợ chồng, đứa con trai út khoảng mười lăm, mười sáu tuổi và một thằng cháu ngoại, chưa đầy ba tuổi. Nghe nói, các con lớn của ông bà đều đã trưởng thành và sống ở xa. Ông bà khi đến đây đã quá trung niên, nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu. Thân hình cả hai ông bà hơi đầy đặn, mái tóc đã điểm bạc. Những người hàng xóm rồi cũng biết, người đàn ông, là giám đốc một sở của tỉnh, còn bà vợ thì ở nhà nội trợ. Nhưng quá khứ của hai ông bà như thế nào, chẳng ai biết một cách trọn vẹn. Những năm cuối của thập niên tám mươi, ông bị bệnh tai biến mạch máu, thu xếp công việc để nghỉ hưu. Đó chính là khoảng thời gian mà ông bận rộn nhất, vì phải lo quá nhiều chuyện cho cơ quan hiện tại và cả cho cơ quan cũ, dù ông đã chuyển ngành khá lâu. Ngày ấy, nếu ai đi ngang căn nhà này, tò mò nhìn vào cửa sổ của căn phòng đối diện với đường hẻm, thường nhìn thấy ông đang làm đủ thứ việc. Thường thì ông hoặc cặm cụi viết, hoặc kỳ cạch gõ trên chiếc máy đánh chữ Remington nhỏ gọn, cũ kỹ. Ông luôn bận rộn với công việc, chạy đua với thời gian, dường như sợ thần chết đến quá nhanh, trước khi hoàn thành sở nguyện. Ở tỉnh Hậu Giang này có không ít người biết phần nào về quá khứ của ông. Trong số đó, có người là đồng đội, đồng chí, bạn thân... là đồng bào những nơi mà ông từng đặt chân đến. Nếu gom góp hiểu biết của từng người liên quan đến ông, thì có thể vẽ được chân dung của một con người với quá khứ thầm lặng mà không kém phần hào hùng này. Câu chuyện sau đây nói về một con người thật, sự việc thật, nhưng đã qua ‘lăng kính” văn chương, khiến nó có thêm màu sắc tiểu thuyết và có chút hư cấu. Chương I TÌM ĐƯỜNG MƯU SINH 1.1 Anh Nguyễn Văn Độ tìm cách lặn lội từ Thái Lan qua thủ đô Viên Chăn của đất nước Vạn Tượng, mong tìm kiếm công ăn việc làm. Anh đã quá cái tuổi ba mươi lăm nên ráng tìm cơ hội vươn lên trong khoảng đời ngắn ngủi còn lại. Người Việt vốn hay nói tắt, nên họ chỉ gọi tên nước Thái Lan là Thái. Và chẳng biết từ lúc nào, nước Vạn Tượng được người Việt gọi là Lào. Thói đời vốn hay có trường hợp đứng núi này trông núi nọ. Việt kiểu sinh sống ở Thái thường kháo nhau, Lào là một quốc gia nhiều tiềm năng, đất rộng mà dân cư thưa thớt nên dễ kiếm việc làm. Nếu chịu khó siêng năng cần cù thì ai cũng làm giàu ở xứ triệu voi này. Nhiều người còn nói, đất Lào có rất nhiều vàng. Mà vàng thì hấp dẫn bất kỳ ai có mộng làm giàu. Anh Độ, họ Nguyễn, một Việt kiều, sống khá lâu ở Thái, quê gốc Thái Bình, nhà nghèo, cha mẹ mất sớm. Khi cha mẹ mất, anh mới là một cậu bé trên mười tuổi, họ hàng ly tán, chẳng biết nương tựa vào ai. Cậu bé tự làm thuê làm mướn nuôi thân. Ngay cả tên tuổi mình, anh cũng chưa chắc nhớ đúng, dù hiện giờ đã trở thành tên khai sinh, ghi trong hồ sơ lưu trữ. Thời Pháp, quê anh Độ rất nghèo nên nhiều người theo nghề bị gậy, lưu lạc tứ xứ. Cậu bé Độ làm thuê bữa có bữa không. Những người làm thuê làm mướn tuy nghèo nhưng rất nhạy với thời cuộc. Họ rủ nhau đi lưu lạc tứ xứ để mong được nở mặt nở mày. Cậu bé Độ nghe người lớn bàn với nhau thì trong lòng rạo rực, giấc mộng hải hồ hình thành dần trong đầu. Một ngày kia, khi có người mở lời rủ đi xa làm thuê kiếm tiền, cậu chẳng hể lưỡng lự, bèn quyết bỏ xứ, theo vài người quen trong vùng lưu lạc kiếm ăn. Trôi nổi mãi theo đường bộ, đến đâu thì xin việc làm để kiếm tiền đi tiếp. Chẳng biết duyên số thế nào lại lưu lạc đến Thái Lan, làm công khắp nơi kiếm sống và lớn dần theo năm tháng. Thái Lan, mấy trăm năm trước, người Việt gọi là nước Xiêm, hay Tiêm La, từng có rất nhiều người Việt đến đây sinh sống. Có lẽ kể từ thời Nguyễn Ánh đem thân nhân và bộ hạ lánh nạn đến Xiêm thì đã có khá nhiều người Việt theo chân? Những người Việt này phát triển và hình thành cụm dân cư trên mảnh đất Phật giáo này? Cho nên, người Việt xa xứ cũng thường lẩn mò đến đây để hội nhập và kiếm sống. Chính quyền Thái tuy thận trọng nhưng không ngăn trở làn sóng người nhập cư từ Việt Nam. Những lao động Việt thường siêng năng cẩn cù, khéo léo, lại chịu khó nên dễ kiếm việc làm. Nhờ những ưu điểm này mà được chính quyển Thái “ngó mắt đi hướng khác”, nghĩa là làm ngơ cho việc nhập cư trái phép. Trong cuộc sống đầy biến động, cậu Độ biết được một điều quan trọng. Muốn thoát nghèo, thoát khổ, thì không có con đường nào tốt hơn sự học để thu thập kiến thức. Cậu tranh thủ mọi lúc rảnh rỗi, mọi cơ hội gần gũi người có học vấn, để tăng thêm hiểu biết. Dần dần, đến khi trưởng thành, anh Độ đã trở thành người trí thức không bằng cấp. Vì không học chính qui nên chẳng có bằng cấp để biết anh học đến đâu, nhưng vốn hiểu biết và chữ nghĩa đủ để bạn làm ăn phải nể trọng. Hơn ba mươi tuổi, anh Độ đọc thông viết thạo tiếng Việt và Thái, biết tính toán, và cũng đọc viết khá tiếng Pháp. Anh luôn nhớ mình là người Việt, dân của một nước thuộc địa Pháp, nên nếu muốn quay về bản xứ làm an thì phải biết vài chữ tiếng Tây để lận lưng. Vậy nên khi có điêu kiện tiếp xúc với người Pháp, anh đêu có gắng học thêm thứ tiếng của họ, kể cả đọc và viết. Không những thế, anh còn chịu khó đọc sách, báo bằng tiếng Pháp để có kiến thức về ngôn ngữ này. Ngoài ra, anh Độ cũng biết, để có thể làm ăn trong điều kiện hiện nay ở Thái Lan cũng phải cần biết thêm tiếng Anh, nên anh đã chăm chỉ học thêm khi có thời gian rỗi. Những bạn cùng làm ăn chung chỉ biết anh Độ thông thạo tiếng Pháp và Anh, nhưng chẳng biết trình độ thực của anh. Anh Độ không học ngoại ngữ qua trường lớp, nên khó có thể biết anh giỏi các thứ tiếng này ở mức độ nào. Nhiều người biết anh sử dụng tiếng Pháp thông thạo, dù phát âm chưa chuẩn chất giọng Paris. 1.2 Trên ba mươi, anh Độ là một người đàn ông gầy nhẳng, trắng trẻo vì chủ yếu làm việc trong mát. Với dáng vẻ gầy nên trông anh khá cao, so với người bình thường. Anh Độ đã sớm biết, muốn không bị khinh khi và dễ kiếm công ăn việc làm, ngoài sự học, còn phải tạo cho mình phong cách của một kẻ có học vấn, có văn hóa. Vì vậy, anh đã cố học hỏi để dần tạo được bộ dáng của một công chức hay kiểu cách của một thầy ký. Hằng ngày, ai gặp cũng đểu nhận thấy, ở anh là một con người ăn nói chững chạc, lịch sự, tế nhị, nhiều hiểu biết và hóm hỉnh. Không những thế, anh còn tạo dáng vẻ bề ngoài, từ trang phục cho đến râu tóc lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng. Nếu không biết quá khứ, sẽ chẳng ai nghĩ anh là hạng người trôi sông lạc chợ đi tìm kế sinh nhai. Nước Thái Lan người đông, việc ít. Những công việc nhẹ nhàng, lương cao bổng hậu chủ yếu dành cho người Thái. Cộng đổng người Việt sống nhờ ở đất Thái phải làm những công việc nặng nhọc mà lương bổng rất ít ỏi. Đã có nhiều Việt kiều rủ nhau qua Lào sinh sống. Theo họ, xứ Lào dân thưa mà đất rộng, dù chỉ làm nông cũng đủ khá giả. Sau một thời gian đắn đo, suy tính, anh Độ quyết định rời bỏ đất Thái Lan để sang Lào tìm thời vận. Anh vốn là người nghèo đang lo kiếm sống, nên cũng bị ảnh hưởng tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”. Rất may, tiếng Thái và Lào khá giống nhau, chỉ khác chút ít về từ ngữ và phát âm, nên anh Độ có thể yên tâm rằng mình sẽ dễ dàng hội nhập được vào xã hội Lào. Anh hoàn toàn tự tin rằng, dù mình không có bằng cấp, nhưng đủ siêng năng và kiến thức để kiếm việc làm trên đất Lào. Việt kiều sống ở đất Thái Lan bị kiểm soát rất gắt gao, nên việc rời đi nơi khác để làm ăn, sinh sống cũng khó. Anh Độ vốn là người giao du rộng, bạn bè nhiều, nên dễ dàng nhờ giúp đỡ. Anh dự định sẽ qua Lào từ cửa khẩu Nông Khai. Tại cửa khẩu này qua Lào là gần Viên Chăn nhất, dân hai nước qua lại nhiều nên dễ tìm ra cơ hội thuận lợi. Lính biên phòng Thái và Lào kiểm tra việc qua lại của dân hai nước tại cửa khẩu này khá kỹ lưỡng. Nhưng người xưa vẫn nói “chỗ nguy hiểm chính là nơi an toàn”. Ở đây có thể hiểu, chỗ bị kiểm soát chặt chẽ chính là nơi có nhiều sơ hở. Đầu tiên, anh Độ nghĩ, có thể qua biên giới bằng đường công khai. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ, anh biết rằng, chỉ có thể vượt biên lậu. Anh không có đủ giấy tờ hợp lệ để đi bằng con đường chính thức. Con sông Mekong là biên giới tự nhiên của hai nước Lào, Thái. Tại Nông Khai, sông Mekong không rộng lắm, lại có nhiều ghe thuyền qua lại tấp nập. Đây chính là cơ hội để có thể vượt biên. Như đã nói, anh Độ vốn có nhiều quan hệ bè bạn thân thiết. Qua giới thiệu của người bạn thân, anh tìm đến một người làm tài công tàu khách. Người này chuyên đưa rước người qua lại giữa hai nước. Anh tài công này vốn là một Việt kiều, gốc miền Tây Nam bộ, tên Nguyễn Văn Tầm, rất nhiệt tình và cũng nhiều mưu trí. Khi anh Độ đến gặp, chỉ giới thiệu vài câu anh Tâm đã tiếp nhận như với người bạn thân lâu ngày. Anh Tâm thấp đậm, cơ bắp chắc nịch, da đen nhẻm, rất khó phân biệt anh là người Việt hay Thái. Chỉ khi nghe nói tiếng Việt với giọng miền Tây Nam bộ đặc sệt thì mới biết anh là dân Việt. Theo anh Độ biết, anh Tâm đã qua đây làm ăn gần chục năm nay, từ thời Việt Nam còn chiến tranh với người Pháp. Vì đã được giới thiệu trước nên anh Độ không ngại ngần nói với người bạn mới về dự định vượt biên của mình. Khi nghe anh Độ nói ý định, anh Tâm suy nghĩ một lúc rồi nghĩ ra ngay một kế, nói: - Chuyện này không khó, anh cứ làm như thế, như thế... ắt qua mặt được lính biên phòng. Lính canh cả hai nước đều quen biết tôi, chắc sẽ êm thôi. Nếu lỡ bị lộ cũng không sợ bị bắt, vì họ không có cớ nói là mình vượt biên. Thật ra, anh Tâm chẳng phải suy nghĩ lâu, vì theo kế này, anh đã đưa nhiều bằng hữu qua lại giữa hai nước Lào, Thái. Theo kế hoạch của anh Tâm, anh Độ thay quần áo thợ thuyền, bôi dầu mỡ khá lem luốc, xách thùng đổ nghề thản nhiên đi theo anh Tâm như người phụ việc. Anh Tâm xách cặp quần áo của anh Độ đi trước, gặp ai cũng chào hỏi rất thân thiện. Anh Độ tùy trường hợp, hoặc gật đẩu, hoặc một tay cầm thùng đồng nghề, bàn tay kia dựng trước ngực như phật hiệu, cúi đẩu chào. Cứ thế mà hai người xuống tàu đò dễ dàng, chẳng ai để ý. Khi tàu đò cặp bến trên đất Lào. Chờ hành khách lên bờ để qua trạm kiểm soát. Theo bổn cũ soạn lại, anh Tâm cầm cặp đi trước, anh Độ xách thùng đổ nghề theo sau. Gặp ai quen, thấy anh Tâm cúi chào, anh Độ cũng cúi chào, miệng cười tươi như đã quen biết lâu ngày. Lính biên phòng và những người chức trách bên Lào cũng quá quen biết với anh Tâm nên chẳng hỏi han gì. Chẳng ai để ý đến anh thợ ăn mặc lôi thôi, dầu mỡ dơ dáy, chẳng nhận ra nhân dạng. Hai người đi ngang trạm gác ở biên giới Lào, giống như mọi lẩn anh Tâm vào phố tìm nơi sửa chữa máy tàu, chẳng ai hỏi đến. Lính gác bên Lào vốn không thích thêm việc, nên rất dửng dưng. Họ bận tìm kiếm những người nào có vẻ khả nghi. Hai người thuê xe tuk tuk vào Viên Chăn. Từ cửa khẩu đến Viên Chăn chỉ hơn chục cây số. Họ thuê phòng trọ để tắm rửa, thay quẩn áo... rồi cùng đi ăn trưa. 1.3 Viên Chăn là thủ đô của Vương quốc Lào. Theo nhận xét ban đầu của anh Độ, Viên Chăn là một thành phố nhỏ bé, xinh đẹp, với những căn nhà nhỏ, mái cong kèm những hoa văn mang màu sắc tôn giáo. Những căn nhà này rất dễ hòa trộn với những ngôi chùa nhỏ nằm rải rác khắp thành phố. Nhà và chùa chiềng ở Viên Chăn khá giống trên đất Thái, nơi anh Độ từng sống. Có lẽ do văn hóa hai nước cùng chung nguồn gốc? Hay là do ảnh hưởng lẫn nhau? Nước nào bị ảnh hưởng của nước kia thì chỉ các nhà nghiên cứu sử mới làm rõ được. Ba nước Đông Dương có cả trăm năm lịch sử từng là thuộc địa của Pháp, vì vậy mà qui hoạch và nhiều kiến trúc nhà cửa, biệt thự ở Viện Chăn có nhiều nét giống với châu Âu. Các biệt thự, các tòa nhà tân thời phẩn nhiều giống kiến trúc Pháp. Đường phố Viên Chăn không lớn, nhưng sạch sẽ, vỉa hè khá rộng. Khách bộ hành cảm thấy mát mẻ nhờ những cây cổ thụ mọc dọc vỉa hè, che nắng vào những ngày oi bức. Viên Chăn có các cung điện, những dinh thự, biệt thự, ẩn mình một cách khiêm nhường dưới các tàng cây trong khuôn viên đất rộng rãi, êm ả, tạo nên cảm giác thanh bình, khó có thành phố nào trên thế giới giống như vậy. Chỉ riêng ở Viên Chăn có đến hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, làm cho anh Độ có ngay cảm giác, đây là vương quốc Phật giáo. Thành phố Viên Chăn nằm gác mình bên bờ sông Mekong hùng vĩ. Đoạn sông chảy ngang Viên Chăn không lớn. Từ bên này sông, nhìn thấy rõ nhà cửa, chùa chiền và sinh hoạt trên vùng đất của vương quốc Thái Lan. Cả hai vùng đất có điều gì đó rất giống nhau, khiến cho nhiều người nghĩ rằng hai quốc gia này chung một nền văn hóa. Ăn trưa xong, anh Tâm hỏi: - Ở đất Viên Chăn này anh có quen ai không? - Thật ra thì chưa quen ai, nhưng có người bạn giới thiệu vài địa chỉ, có thể nhờ cậy được, anh đừng lo. Tôi là dân trôi sông lạc chợ từ nhỏ, lo gì không kiếm được chỗ tá túc. Anh Độ tuy là người Bắc Việt, nhưng sống với người Nam bộ khá lâu, vì vậy mà giọng nói pha âm hưởng người Nam và ngôn từ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Cái câu “trôi sông lạc chợ” vốn là của dân sông nước miền Tây Nam bộ. - Anh có tiền chưa? Tôi đưa thêm cho, ít ra cũng phải đủ sống vài ngày để chờ cơ hội. Tối nay anh cứ tạm thời ngủ ở nhà trọ này, tôi đã thanh toán tiền đến trưa ngày mai. Câu nói thật lòng này khiến anh Độ vô cùng cảm động, bởi nó mang đậm nét hào phóng của người Nam bộ, dù trong hoàn cảnh lưu lạc xứ người vẫn không làm phai mờ. -Cám ơn anh, tôi cũng còn có chút tiền, tích lũy được trong thời gian đi làm. -Vậy thì nên đổi ra tiền Lào để xài cho dễ. Thôi, anh ở lại đây nghen, tôi phải quay về tàu để kịp giờ cho chuyến sau. Anh biết nhà tôi rồi, có gì nhắn cho tôi hay. Nếu thấy bên Lào sống không được thì quay lại Thái với tôi. -Cám ơn anh nhiều lắm. có địa chỉ mới, tôi sẽ báo cho anh biết. Chương II ỔN ĐỊNH VIỆC LÀM 2.1 Trên con đường tìm kế sinh nhai, anh Độ chơi thân với ba người con lớn của gia đình ông bà Bùi. Chính họ giới thiệu anh qua Lào, tìm đến ông bà Bùi nhờ nương tựa. Theo địa chỉ anh Độ tìm đến nhà ông bà Bùi không mấy khó khăn. Viên Chăn quả là một thành phố không lớn. Lúc đó là giờ nghỉ trưa. Anh Độ đã tính đúng thời điểm để kịp gặp ông Bùi. Anh bước đến gõ cửa. Ông Bùi bước ra, nhìn thấy một người đàn ông còn khá trẻ. Tuy vậy theo dáng cách, thái độ chững chạc thì đã bước vào tuổi trung niên. Ông đã được các con báo trước, nên không ngẩn ngại hỏi: - Cậu từ chỗ thằng Hùng đến tìm tôi? Anh Độ đã nhìn thấy hình ông Bùi nhiều lần, nên khi thấy người đàn ông trung niên có dáng người thấp đậm thì nhận ra ngay, nhã nhặn nói: - Cháu chào bác! cháu là bạn của các anh Hùng, Dũng và Cường. Cháu được các anh ấy giới thiệu đến gặp bác. Ông Bùi hơn anh Độ khoảng chục tuổi, xưng hô là anh cũng được. Nhưng vì là bạn của con ông, nên anh Độ gọi bằng bác. Người Bắc vốn thích được kính trọng, nên lối xưng hô này khiến ông Bùi có thiện cảm. - Mời cậu vào nhà, rửa mặt rổi ăn cơm trưa với chúng tôi. - Cháu vừa từ bên Thái qua, đã ăn cơm ngoài tiệm rồi, xin bác và cả nhà cứ tự nhiên. Ông bà Bùi là người gốc Bắc, đã có tuổi, ông họ Lê, vốn được giáo dục theo nho giáo xưa. Anh Độ đã biết qua về ông bà nên rất thận trọng trong giao tiếp. Người Bắc mà có ăn học như ông bà Bùi thì chuộng lễ giáo và cũng rất khắt khe. Ông Bùi rất vui mừng vì được gặp bạn của các con, nên muốn hỏi nhiều điều, ông nói: “Cậu đừng khách sáo, nếu chưa ăn thì cùng ngồi xuống đây. Nếu ăn cơm rồi thì cũng cứ ngồi đây uống nước, nói chuyện cho vui”. Sau vài câu chuyện, anh Độ đã hoàn toàn thuyết phục được ông Bùi, rằng mình chính là bạn thân của các con ông. Ông bà Bùi khi biết đúng là bạn của các con nên trong lòng rất vui vẻ, thâm tâm sẵn sàng giúp đỡ người khách này. 2.2 Ông Bùi trước làm công nhân ở mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh, nhờ có học mà vươn lên đến chức cai. Sau đo ông qua Lào làm thầu xây dựng và cưới vợ, sanh con. Thời Đông Dương xảy ra chiến tranh với người Pháp, ông đem vợ con về xứ, vừa để cho họ biết quê hương. Nhân đó, ông cũng muốn tìm con đường làm ăn ít lệ thuộc nhất. Về đến quê nhà, ông hoàn toàn thất vọng. Ở quê nhà, chiến tranh còn ác liệt hơn trên đất Lào gấp nhiều lần. Ở Lào tuy có chiến tranh, nhưng bom đạn tránh xa Viên Chăn. Thế rồi ông lại đem vợ con quay lại Lào. Tuy nhiên, chiến tranh đâu có để cho ai đi lại dễ dàng, vì vậy mà ba cậu con trai lớn của ông bị thất lạc trong cơn chạy loạn. Mãi đến hai ba năm gần đây ông mới biết ba người con trai đã trưởng thành và làm ăn khá ổn định trên đất Thái. Tuy đã liên lạc được với nhau, nhưng ba người con đều vẫn chưa có cơ hội gặp lại bố mẹ. Điều này khiến ông bà rất buồn, vẫn hằng mong cả nhà được đoàn tụ. Gặp lại Độ, ông bà cảm thấy an ủi như gặp lại chính các con của mình. Nhìn người đàn ông này, ông bà đã có ngay hảo cảm. Khi biết anh Độ mới chân ướt chân ráo đến Viên Chăn, ông chủ động mở lời: - Cậu mới qua Viên Chăn, chắc chưa có chỗ ở? Thôi cứ tạm ở nhà tôi, khi nào làm ăn khá thì hãy đi thuê nhà khác. Ông Bùi nói vậy chẳng qua để khách đỡ e ngại. Khi nhắn tin, các con ông đã có nói về điều này, rằng cần phải cưu mang anh Độ thời kỳ mới chân ướt chân ráo sang Lào. - Dạ, cháu cám ơn hai bác. Ban đầu có lẽ phải quấy quả hai bác. Hai bác cứ xem cháu như người nhà. Nếu cháu có điểu gì sai thì cứ trách mắng, cần gì thì cứ sai bảo. - Tôi đâu dám, các con tôi đã gởi gắm thì tôi phải xem cậu như chính chúng vậy. Tạm thời tôi sẽ giới thiệu cậu vào làm ở hãng Calavy. Hay cậu cứ nghỉ vài ngày cho khỏe rồi tôi xem có thể bố trí cậu vào chỗ nào được. Nói rồi, ông Bùi hỏi thêm anh Độ về những việc có thể làm để ông tiện giới thiệu. Anh Độ trình bày hết những khả năng của mình, những việc từng làm. Bữa cơm chiều, mọi người lại nói chuyện vui vẻ. Mấy người con sau của ông Bùi hỏi han anh Độ tíu tít về các anh. Anh Độ lại có dịp nhắc đến ba người con của ông bà Bùi. Ông bà Bùi không cầm được nước mắt khi nghe nói đến ba người con thất lạc. Chuyện vãn một lúc, khi đã đủ thân tình, họ nói đến công sở, chợt ông Bùi như sực nhớ ra điều gì, nói: - Trong thời gian làm thầu xây dựng cho hãng Calavy, chúng tôi có nhận khá nhiều thầy thợ Việt Nam, cả ở hai miền Nam, Bắc. Ngày nay, miền Bắc thuộc về chính quyền cộng sản nên chỉ còn thầy thợ đến từ miền Nam. Chủ hãng thích nhận người Việt, vì đa phần họ làm ăn siêng năng, cần cù và rất chí thú. Trong số thầy thợ này, từng có một người đàn ông, tên Nguyễn Văn Đan, từ Sài Gòn lên đây làm ăn. Tôi không nhớ chính xác ông Đan quê ở tỉnh nào, nhưng biết cũng là dần gốc Bắc như cậu, hình như là di cư vào Nam. Chúng tôi nhận ông Đan này làm thầy ký, ông ấy trạc tuổi cậu. Gần đây, chẳng hiểu nguyên nhân gì, thầy Đan bỏ về Sài Gòn rồi mất tin tức luôn. Hãng có nhắn tin tìm kiếm, nhưng thầy Đan vẫn bặt vô âm tín. Tôi e rằng thầy ấy hoặc đã mất, hoặc đã sang nước ngoài định cư rồi. Hiện nay giấy cư trú màu vàng của thầy ấy còn nằm trong beauraux của tôi. Anh Độ suy nghĩ rất nhanh “biết đâu, đây là cơ hội cho mình”, bèn ướm lời nói: “Anh Hùng nói rằng bác có thể giúp cháu kiếm công ăn việc làm ở đây...”. “Tôi cũng đang nghĩ đến điều này. Cậu mới đến, chân ướt chân ráo, khó mà kiếm được việc làm dễ thở ở xứ này”. - Cháu không tiện mở lời nhờ bác giúp đỡ... - Tôi coi cậu như con cháu mình, nên sẽ giúp hết lòng. Anh Độ nhận thấy tình cảm chân thật của ông Bùi, nên ướm thử: - Bác có thể lấy giấy tờ của thầy Đan về đây cho cháu xem được không? - Được, để mai tôi đem về cho cậu xem. Hôm sau, đi làm về, ông Bùi đưa thẻ cư trú màu vàng mang tên Nguyễn Văn Đan cho anh Độ xem. Anh Độ chợt nghĩ ngay ra cách thức sử dụng thẻ này. Trong giấy, thầy Đan trẻ hơn anh Độ khoảng ba tuổi, nhưng xem hình thì hai người xấp xỉ nhau. Anh Độ nói thật với ông Bùi: “Cháu định thay thầy Đan, như vậy đương nhiên là thư ký của hãng, bác không cần phải lo nghĩ đến chuyện xin việc cho cháu”. - Làm như vậy được không? Tôi chưa biết cậu có thể làm được các công việc của thầy Đan? - Cháu nghĩ là mình có thể đảm nhận được chân thư ký của hãng. Cháu có vốn tiếng Pháp đủ dùng, tiếng Anh cũng tạm được. Còn việc thay đổi giấy tờ thì không khó, vì lúc ở bên Thái tụi bạn cháu cũng có làm rồi. Cháu đã biết cách, bác chỉ cần tìm cách mượn bộ hồ sơ gốc của thầy Đan đem về đây, phần còn lại cháu sẽ chỉ cách bác làm. Ông Bùi hơi có phần lo lo, nên lưỡng lự hỏi: “Nhưng lấy lý do gì để mượn bộ hồ sơ gốc?” - Bác có biết ai giữ bộ hồ sơ gốc này không? - Colonel Phào, tôi có quen với ông ta. Nhưng có lẽ phải chi ít tiền thì ông ta mới chịu lục tìm hồ sơ. Ở xứ này người ta không làm không công bao giờ. - Ít tiền là bao nhiêu?, bác biết không? - Khoảng mười lăm, hai chục đô Mỹ gì đó. Những trường hợp khó thì cũng không quá sáu chục đô Mỹ. - Cháu nhờ bác đến gặp Colonel Phào, nói là hãng cẩn thẩm tra hồ sơ của thầy Đan để ký hợp đồng dài hạn với thầy ấy. Khi bác đem hồ sơ về đây cháu sẽ có cách. Có lẽ nhờ thế mà bác đỡ tốn công lo việc làm khác cho cháu. - Được, ngày mai tôi sẽ thử. Cậu cứ đưa cho tôi ba mươi đô la Mỹ. 2.3 Chiều hôm sau, ông Bùi đi làm về, hớn hở đem túi hồ sơ của thầy Đan đưa cho anh Độ. Xem hồ sơ, anh Độ thấy thầy Đan, quê ở Nam Định, vào Nam làm ăn từ thời Pháp chứ không phải dân di cư, thì vô cùng mừng rỡ. Trong bộ hồ sơ còn có bằng tú tài do Tổng nha Giáo dục Pháp Taboulet ký. “Đúng là trời giúp. Nam Định thì mình cũng biết nhiều trong thời kỳ lưu lạc làm ăn”, anh thầm nghĩ. Tối hôm đó, anh Độ khéo léo thay hình của mình vào tấm thẻ vàng của thầy Đan cùng với hình trong bộ hồ sơ gốc. Đồng thời anh học thuộc lòng những chi tiết ghi trong hồ sơ. Ông Bùi vì có lời gởi gắm của các con, phần vì cùng là người Việt đến xứ người làm ăn nên tích cực giúp đỡ hết lòng. Như vậy, nhờ sự giúp đỡ của ông Bùi, anh Độ đã nghiễm nhiên trở thành thầy ký Đan. Kể từ nay, anh Độ trở thành thầy ký Nguyễn Văn Đan. Vị trí đã ổn định, lương bổng cũng khá. Như vậy những lời đồn của các Việt kiều bên Thái không phải là vô căn cứ. Kể từ đây, hàng xóm của ông bà Bùi biết anh Độ có hai tên. Tên Độ dùng để gọi bình thường, còn trong hồ sơ gốc thì có tên Đan. Tuy vậy, anh Độ, hay thầy Đan vẫn muốn có một vị trí cao hơn, lương cao bổng hậu để thuê nhà, lo chuyện vợ con. Thầy đang độ tuổi sung mãn, nếu không có vợ rất dễ bị người dị nghị. Đàn ông sợ nhất là bị mang tiếng “bất lực”. Sự mong muốn vươn lên của thầy Đan cũng hoàn toàn chính đáng mà. Thầy lại luôn nỗ lực và cảm thấy hình như mình có chút ít may mắn. Thầy Đan vẫn ở tạm tại nhà ông Bùi. Trong buổi đẩu chân ướt chân ráo này, gia đình ông Bùi quả là chỗ dựa tốt cho thân phận long đong của thầy. Ông Bùi lúc này càng trở nên thân thiết với thầy Đan, bởi ông nhận thấy ở anh thầy ký này có rất nhiều tiềm năng ẩn tàng, có thể giúp cho ông thăng tiến trên đường hoạn lộ. Ông Bùi cũng đã nhận thấy sự nguy hiểm trong việc giúp đỡ thầy Đan, vì vậy mà phải luôn tìm cách bao bọc, che đậy những sơ suất vô tình lộ ra của ông khách tên Độ này. Bao che cho một người nhập cư lậu rõ ràng là phạm pháp. Thêm vào đó, hành động giúp người lạ thế thân một nhân viên trong công ty, quả là chuyện lớn tày trời mà ông Bùi chưa từng làm. 2.4 Ông bà Bùi tuy tốt bụng, nhưng vốn sống co cụm, ít giao thiệp với người ngoài. Ngoài một số Việt kiều thân quen và vài người Lào cùng làm việc, ông Bùi ít khi chịu mở rộng mối quan hệ. Thầy Đan nhận thấy điều này như con dao hai lưỡi. Ông bà Bùi ít quan hệ thì thần phận của thấy ít người để ý, nhưng cũng chính vì vậy mà thầy cũng ít có diều kiện làm quen với những người xung quanh. Thầy không tiện vượt qua chủ nhà để lân la làm quen với láng giềng, hàng xóm và đồng nghiệp. Lại qua vài ngày, một hôm, trong bữa ăn, ông Bùi khoe là có quen với ông Khounta, giám đốc sở giao thông công chánh Viên Chăn. Thầy Đan nghe nói vậy thì làm như vô tình, nói: - Người Việt ta có câu “Bán họ hàng xa, mua láng giềng gần”. Nay chúng ta sống trên đất Lào, chẳng họ hàng thân thích, nên phải tạo mối quan hệ thân mật với bà con láng giềng, bất kể Việt hay Lào, phòng khi tắt lửa tối đèn còn có nhau. - Từ ngày gặp cậu, tôi mở mang tẩm mắt nhiều thêm. Mấy ngày nay tôi bắt đầu cởi mở với hàng xóm, thân mật hơn với đồng sự. Quả thật, họ nhìn tôi với con mắt khác, thân thiện hơn, nồng nhiệt hơn. Thầy Đan nghe ông Bùi nói vậy, bèn hỏi: - Hình như bác vừa nói là có quen ông gì đó ở Sở Giao thông Công chánh? - Ông Khounta... - Hay là hôm nào bác mời ông ta đến nhà đãi cơm để tạo thêm tình thân mật. Sở Giao thông Công chánh có nhiều công trình xây dựng lắm, bác mà quen thân được với ông ta thì chẳng thiếu việc làm đâu. - Cậu mà không nói, tôi cũng không nghĩ ra. Theo cậu, ta nên đãi họ món ăn Việt hay Lào? - Cháu nghĩ là, nên đãi họ món ăn Việt cho lạ miệng. Cháu nhờ bác mà có công ăn việc làm, lương cũng khá, thôi để cháu lo chuyện đặt món ăn, chỉ cần mượn nhà bác để tạo tình thân mật. Ngồi ngoài nhà hàng, mình bị hạn chế nhiều điều lắm. - Ai lại thế, thôi thì tôi và cậu chia đôi tiền đặt món. Ở nhà đã có sẵn mấy chai rượu người ta biếu vẫn còn đó, đủ dùng rồi, cậu không cần mua thêm. Tôi chẳng bao giờ uống rượu một mình, nay nhân dịp này thì vui quá. - Bác nên mời thêm vài nhân viên của ông Khounta cùng đến. Nguyên tắc làm việc thì quyền quyết định là ở ông ta, nhưng thừa hành lại là nhân viên cấp dưới. Họ mà cản trở thì ông Khounta muốn giúp cũng khó. - Cậu nói chính phải, tôi sẽ lưu ý mời thêm vài nhân viên thân cận của ông Khounta. Trưa ngày chủ nhật, ông Khounta cùng năm nhân viên thân cận vui vẻ đến nhà ông Bùi. Họ đến như một cuộc viếng thăm bình thường. Ở nhà, bà Bùi cùng các con gái lo mấy món Việt cho khách lạ miệng. Trong đó có món chả giò chiên mà các gia đình Việt ít khi bỏ qua khi làm tiệc. Mùi xào nấu bốc lên thơm sực nức, khiến các thực khách càng cảm thấy đói cồn cào. Họ ngồi vui vẻ nói chuyện thân mật và ấm áp. Ông Bùi và thầy Đan ngồi tiếp khách, trong khi chờ nhập tiệc. Trước đó, khi mới bước vào nhà, ông Bùi và ông Khounta đã tay bắt mặt mừng, giới thiệu họ tên của mọi người để làm quen. Thầy Đan chắp tay cúi đầu theo nghi thức người Lào để chào mọi người. Thầy Đan thầm nhẩm trong lòng để nhớ tên những vị khách quý này. “Biết đâu sẽ có lúc mình còn gặp lại nhau”, thầy nghĩ. 2.5 Trong tiệc, thầy Đan kín đáo gây sự chú ý cho khách bằng những câu chuyện hài hước, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn của La Fontaine, truyện thần thoại Hy Lạp... Những chuyện này, ai có học chương trình Pháp đều biết, nhưng do thầy kể rất có duyên, lại hợp hoàn cảnh, nên mọi người nghe rất chăm chú, cười hể hả, cứ như lần đẩu được nghe. Bữa tiệc diễn ra rất vui, phần lớn là nhờ tài kể chuyện, lối nói đùa dí dỏm của thầy Đan. Vì đã có chủ ý, thầy Đan khéo léo lồng vào các câu chuyện bằng cách thể hiện năng lực của mình, từ vốn tiếng Pháp, kiến thức kế toán, khả năng thực hiện các công việc quản lý... khiến ông Khounta mừng như vớ được vàng vì gặp con người quý hóa này. Đến cuối tiệc thì sáu người khách đều tỏ ra mến thích người đàn ông gốc Việt trẻ tuổi, vui tính tên Đan này. Thậm chí ông bà Bùi và các con cũng vô cùng ngạc nhiên trước những hiểu biết rất rộng và vốn tiếng Pháp trau chuốt của thầy Đan. Gần cuối tiệc, ông Khounta không ngẩn ngại mở lời với thầy Đan: - Sở tôi rất cần một người như thầy. Thầy có sẵn lòng đến làm việc với chúng tôi không? - Tôi rất quý mến ông và các vị ở đây, nhưng tôi đang làm cho hãng Calavy, lương bổng cũng khá và ổn định. Hãng chưa làm điều gì khiến tôi buồn phiền, nếu bỏ đi, liệu người ta có nghĩ xấu vể tôi. - Tôi biết thầy đang khó xử, để tôi thương lượng với chủ hãng Calavy xin thầy qua làm việc với chúng tôi. Tôi xin cam đoan rằng khi qua làm với chúng tôi, thầy sẽ không bị thiệt thòi bất cứ điểu gì. - Các ngài mới quen biết tôi mà đã tỏ lòng ưu ái, khiến tôi cảm động quá. Nhưng tôi còn phải hỏi ý kiến bác Bùi đây, vì ông ấy là ân nhân, giúp tạo công ăn việc làm cho tôi. Ông Bùi, chỉ một thời gian ngắn sống và làm việc gần nhau nên đã biết được năng lực của thầy Đan, vội nói ngay: - Cậu không cần phải hỏi nữa. Tôi biết, chỗ đứng của cậu là ở sở giao thông công chánh mới phát huy được hết năng lực. Tôi tiếp nhận cậu nên cũng có quyền cho cậu đi, cứ yên tâm về nơi mới. Cậu đừng quên chúng tôi là được. Ông Bùi đã nghĩ đến việc, nếu thầy Đan về làm việc cho sở giao thông công chánh thì khác gì mình cắm người thân ở sở. Chắc chắn sẽ rất có lợi cho hãng của ông. Khi mọi người ra về, thầy Đan nói với ông Bùi: - Bác tốt với cháu quá. Hy vọng sau này bác cháu ta còn hỗ trợ cho nhau lâu dài. Ngay ngày hôm sau, ông Khounta cho người trang trọng mời thầy Đan đem hồ sơ cá nhân đến văn phòng. Ông Khounta trực tiếp xem kỹ bộ hồ sơ, nhìn thấy trong đó có bằng tú tài do nha giáo dục Pháp Taboulet ký thì hoàn toàn yên tâm. ông bèn gọi thư ký đến làm thủ tục nhận ngay thầy Đan vào sở giao thông công chánh Viên Chăn. Kể từ nay, thầy Đan đã chính thức là công chức Lào, làm việc tại Bureau Controle Auto (đăng kiểm xe), quản lý việc đăng ký, kiểm tra xe đang lưu hành. Công việc mới, lương bổng cao giúp thầy Đan có thể thuê nhà để ở riêng, nhờ đó có thể giao tiếp rộng với đồng nghiệp, hàng xóm và bè bạn. Nhà ông bà Bùi lúc đó có mấy cô con gái còn ở tuổi học trò. Thầy Đan tuy đã bước vào tuổi trung niên, nhưng bề ngoài vẫn còn rất trẻ, lại đang sống độc thần, vì vậy mà ở chung nhà thật không tiện. Một hôm, thầy Đan nói với ông bà Bùi: - Cháu nhờ hai bác mà có được cuộc sống ngày hôm nay, ơn này không bao giờ cháu dám quên. Ngày nay công ăn việc làm của cháu đã ổn định, có khả năng thuê nhà để ra riêng nên không dám làm phiền thêm hai bác. - Cậu đã tìm được chỗ nào chưa? - Có rồi bác ạ, cháu để ý có một căn ở xóm Saylom đủ rộng và yên tĩnh. Giá thuê cũng rẻ. Chủ nhà nói, nếu sau này cháu có đủ tiền thì sẽ nhượng lại luôn, khỏi phải thuê. - Chúc mừng cậu! Chúng tôi mong cậu sớm ổn định, lập giá đình thoát khỏi cuộc sống độc thân nhé. Chương III GIA ĐÌNH 3.1 Chủ nhật tuần đó, thầy Đan dọn về nhà mới. Người nhà gia đình ông Bùi giúp dọn dẹp như lo cho đứa con ra riêng. Thầy Đan vô cùng cảm động trước tấm thịnh lình của gia đình, nguyện trong lòng sẽ có ngày ơn đền nghĩa trả. Đến nơi ở mới, thầy Đan giới thiệu với hàng xóm, rằng mình có tên gọi ở nhà là Độ. Vì vậy dân trong xóm thường vẫn gọi là anh Độ, hay ông Độ. Như trước đây, thầy Đan bắt tay tạo mối quan hệ tốt với xóm giềng trong khu vực, không phân biệt Việt kiều hay người Lào. Bẵng đi vài tháng, ông Bùi nhắn thầy Đan đến nhà chơi. Lời nhắn hình như có ý thôi thúc, dường như không bình thường. Thầy Đan vội đến ngay, trong lòng nghĩ rằng mấy người bạn, tức con ông Bùi có nhắn nhủ gì chăng. Khi đến nơi, ông Bùi mời thầy Đan vào phòng khách, ra hiệu người nhà ra ngoài. Ông mở lời: - Vừa rồi có chị Mai, quen với vợ tôi, ở Sài Gòn qua Viên Chăn lấy hàng, có ghé thăm. Chị ấy nói, hiện đang cưu mang ba mẹ con một người phụ nữ, quê ở một tỉnh nào đó thuộc miền Tây. Cô ấy cũng lạc chồng mấy năm nay, không nơi nương tựa. Chị Mai khuyên cô ấy đi bước nữa để có nơi nương tựa mà nuôi con ăn học. Cô ấy có vẻ xiêu lòng. Tôi cũng có nói hoàn cảnh của cậu cho chị Mai nghe. Thôi nói gì cũng không qua nói thật, chúng tôi muốn làm mối cô ấy cho cậu. Đây là hình cô Bùi Thị Dễ và hai đứa con, cậu xem, nếu ưng ý thì tôi sẽ điện cho chị Mai tiến hành thủ tục. Ông Bùi cười cười, nói: - Vậy là cậu đổng ý. Người xưa có câu “im lặng tức là đồng ý”. Cái cô Dễ này trông cũng được đấy chứ, hai đứa con cũng rất kháu... - Cháu thật lòng không còn lời nào để cám ơn bác. Hơn một tháng sau thì mọi thủ tục kết hôn hoàn tất. Một ngày đẹp trời năm 1960, thầy Đan ra sân bay Viên Chăn đón người vợ mới và hai con riêng của vợ. Vợ chổng mới cưới qua giới thiệu của người ngoài, vậy mà khi gặp nhau họ mừng rỡ như có duyên với nhau từ kiếp trước. Các con của cô Dễ cũng nhanh chóng tiếp nhận người cha dượng. Cô Dễ thứ Năm trong gia đình, theo cách gọi của người Nam bộ. Thằng lớn tên Dũng, gần tám tuổi, đứa con gái nhỏ tên Phương năm tuổi. Hai đứa tuy còn nhỏ nhưng rất dễ thương, dễ bảo, thầy Đan rất yêu thương chúng, vì vậy mà trong một thời gian ngắn, chúng đã xem người dượng này như cha ruột của mình. Thầy Đan cũng xem hai đứa trẻ như con ruột nên xưng bố, gọi con rất tự nhiên. Thầy cho rằng, mình phải chủ động xé bỏ hàng rào ngăn cách trong tình cảm, phải làm sao biến cái gia đình này thành tổ ấm của mình. Thầy Đan bàn với vợ đổi họ cho các con. - Mình ạ, ta phải đổi họ cho thằng Dũng và con Phương theo họ của tôi để chúng dễ nhập học và có nhiều quyền lợi công dân Lào. - Tôi ở xứ này như người lạ, mình nói gì tôi cũng nghe. Tôi tin mọi quyết định của mình đểu đúng đắn. 3.2 Vậy là, một thời gian ngắn, sau đám cưới đơn giản diễn ra, hai đứa bé được đổi họ mới là Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Thị Phương. Thầy Đan dễ dàng liên hệ để cho hai đứa trẻ vào học tại trường Công giáo Esperance. Viên Chăn tuy là một thành phố nhỏ, nhưng đối với bọn trẻ thì đã quá lớn, quá đẹp. Khi còn ở Việt Nam, bọn trẻ chỉ quanh quẩn ở mấy địa phương, thị trấn nhỏ của quê ngoại, như Tân Châu, Châu Đốc, hay đến quê nội ở Thạnh Trị, Sóc Trăng. Chúng chỉ đến Sài Gòn có vài ngày, trước khi sang Lào. Trước khi sang Lào, Dũng được mẹ cho đi học ở Châu Đốc. Cả nhà sống trong căn nhà gỗ thuê lại ở xóm Hàng Xáo. Học xong, Dũng phải về nhà ngay để giúp mẹ việc nhà và trông em Phương, nên chẳng hể được hưởng tuổi thơ như những đứa trẻ khác. Châu Đốc là quê của bà nội, bà con họ hàng khá đông. Riêng bà nội có đến chín mười anh chị em, nay lại thêm con cháu nên dòng họ phát triển nhanh chóng. Khổ thay, thời buổi chiến tranh, loạn lạc, ai cũng phải lo cho bản thân và gia đình riêng, nên ba mẹ con sống rất khó khăn. Anh em nó còn quá nhỏ để có thể biết ba đi đâu mà bỏ mẹ con cù bơ cù bất, không nơi nương tựa. Nó thương mẹ, thầm hứa ráng học thật giỏi để sau này đỡ đần cho mẹ và em. Má nó không thể nói cho biết, vể cha và hai người anh. Nó cũng không thể biết, vì sao má cứ phải đưa cả nhà đi đây, đi đó khắp các vùng quê ở miền Tây Nam bộ? Chẳng ai nghĩ, những chuyến đi này đã hình thành trong đầu bọn trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu sông nước miền Tây và những cảnh đời trôi dạt bất định như các dê' lục bình bập bềnh trên sông. Đến Viên Chăn, hai đứa trẻ như được đổi đời. Căn nhà mà bố dượng thuê làm bằng vật liệu gạch xây kết hợp cấu trúc gỗ. Đó là một căn nhà bình dân, nhưng đã được sửa chữa và trang bị nội thất theo nhu cầu của những gia đình khá giả. Căn nhà này là một cái gì quá tầm mơ ước của bọn trẻ. Thế rồi mỗi ngày một ít, cả nhà cùng nhau trang trí, sửa chữa thêm để căn nhà trở nên hoàn thiện dần. Bọn trẻ nhanh chóng làm quen với bọn trẻ Việt và Lào trong xóm. Trong xóm, những người Việt đến đây sinh sống chủ yếu là từ các tỉnh miền Bắc, nên chẳng bao lâu bọn trẻ phát âm tiếng Việt theo giọng Bắc và gọi má là mẹ. Chủ nhật, bố dượng đưa hai đứa trẻ đi dạo phố Viên Chăn. Món ăn mà chứng thích nhất là kem, bọn trẻ gọi là “cà lem”. Bố dượng không bao giờ cho chúng ăn nhà hàng, nếu không có mẹ. Mẹ chúng vốn rất tiết kiệm, nên dù tiền bạc không thiếu, bà vẫn thích nấu ăn ở nhà. Thế rồi, chẳng biết từ lúc nào hai đứa trẻ không còn gọi thầy Đan là bổ dượng, mà chỉ gọi là bố. Đó cũng là lúc mà mẹ chúng có thai đứa em út. Và gần giữa năm Tân Sửu (1961) thì thằng út ra đời. Bố mẹ đặt tên là Hiển, với mong muốn nó sẽ được hiển vinh. Vậy là từ đây, thầy Đan chính thức có một gia đình để đùm bọc, lo lắng, che chở cho nhau. Hàng xóm và đồng nghiệp đểu nhận thấy, gia đình này tuy rổ rá cạp lại mà rất đầm ấm, hạnh phúc. Vợ chồng tương thân tương ái, con cái ngoan hiển, học hành giỏi giang. Chính vì vậy mà ngoài sự kính trọng trước đây, hàng xóm còn thêm quý mến ông Độ. Chẳng biết từ lúc nào, người dân trong xóm đã thân mật gọi bà Năm Để là bà Độ. Lương bổng của thầy Đan tuy khá cao, đủ chi tiêu cho cả nhà. Nhưng ai có thể bảo đảm, cuộc sống sẽ mãi thuận buồm xuôi gió, công việc này sẽ mãi ổn định. Chính vì vậy mà hai vợ chồng bàn với nhau, thuê một cái sạp ở chợ Sáng (Marché du matin) để bà Độ kiếm thêm đồng ra đồng vào, đồng thời cũng bớt đi sự rảnh rỗi, dễ làm cho con người trở nên lười nhác. Chợ Sáng, có nghĩa là chợ này chỉ hoạt động vào buổi sáng, đến khoảng 9 giờ thì giải tán. Các chủ sạp phải dậy từ rất sớm để bày hàng. Vậy là từ đây, thầy Đan có thêm việc để lo. Sáng sáng, thầy dậy thật sớm, đưa vợ ra chợ, phụ dọn hàng. Sau đó quay vể cho các con ăn sáng, uống sữa, đưa đi học, đi nhà trẻ... Sau đó, thầy mới lo được đến những việc riêng, tức là chuẩn bị đi làm. Tất bật vậy mà vui, mà hạnh phúc. 3.3 Thầy Đan nay sống ở xóm Saylom này, luôn quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Ai có gì khó khăn, thầy đểu lìm cách giúp đỡ. Trong xóm, có một gia đình Việt kiểu. Anh chồng tên Nguyễn Văn Tải, thứ Hai trong gia đình, quê gốc ở Gò Công. Anh từng theo Việt Minh trong thời kháng chiến chín năm. Sau khi hòa bình lập lại, anh không có tiêu chuẩn đi tập kết, nên phải ở lại quê nhà. Chính quyển họ Ngô săn lùng những người theo kháng chiến, khiến anh phải luôn trốn tránh, rồi theo bạn bè lưu lạc qua Lào làm ăn, sinh sống. Tại đây, anh lấy vợ và lần lượt có ba người con, hai gái một trai. Rủi thay, anh Tải lại bị bệnh thần kinh. Nguyên do có một lấn anh chứng kiến cảnh tượng quá đau lòng, quá rùng rợn. Lần đó anh Tải cùng vài đồng đội đi công tác, bị lính Pháp phục kích đón bật. Anh và mọi người chạy tứ tán. Kẻ nào may mắn thì trốn thoát, người nào xui xẻo thì bị bắt. Bản thân anh Hai Tải tuy trốn thoát, nhưng phải lẩn trốn trong bụi cây rậm rạp, không xa nơi bọn Pháp phục kích, chờ cơ hội, vì không thể chạy xa. Bọn Pháp bắt được mấy người đồng đội của anh, bèn quyết định giết họ trước mặt dân trong vùng để thị uy. Để dân chúng sợ hãi, bọn Pháp trói những người bị bắt, sau đó thì dùng dao chặt đầu họ, khiến cho mau me đầm đìa. Tóc tai đầu lâu nào cũng bê bết máu, mắt mở trừng trừng dầy thù hận. Kế đến, chúng bắt dân chúng chặt cây tre tầm vông dài, làm thành những cọc nhọn, rồi cắm các đầu lâu này, rải rác theo dọc con đường làng. Ai đi ngang nhìn thấy cũng phải che mắt, không dám nhìn. Không những thế, bọn Pháp còn cho quăng xác những người bị giết xuống mương. Chúng cho lính canh gác cả ngày lẫn đêm, không để dân lấy xác đem chôn. Hơn ba ngày sau, xác trương sình, hôi thúi quá, bọn Pháp mới cho dân vớt lên đem chôn. Anh Tảị phải nhịn đói, chờ đến đêm hôm sau, đợi lính canh ngủ gà ngủ gật mới dám bò ra, trốn thoát được. Chứng kiến lính Pháp giết những người đồng đội từng gắn bó với mình, một cách quá dã man như vậy, anh Hai Tải bị mất tinh thán. Mỗi lần nhớ lại cảnh đồng đội bị chặt đầu, máu chảy lai láng, mắt mở trừng trừng, anh vô cùng kinh sợ rồi sinh bệnh, ngày một nặng dần. Thầy Đan biết được hoàn cảnh cùa gia đình anh Tải, bèn lưu tấm giúp đỡ. Thầy vốn là người nhân hậu, lại chẳng quan tâm đến chính trị, càng không quan tâm quá khứ người đó là ai, thuộc phe nhóm chính trị nào, chỉ cần có hoàn cảnh, đau khổ, khó khãn thì tìm cách giúp. Qua Lào, anh Tải làm nghề phụ nhà hàng. Lần nọ, anh lên cơn động kinh, xé rách giấy phép cư trú dài hạn. Thầy Đan phải giữ giùm tấm giấy phép này, vì sợ bị mất thì anh Tải sẽ bị cảnh sát cư trú Lào làm phiển. Lại một lần khác, chứng kiến cảnh người đồ tể của nhà hàng giết heo, anh Tải bèn nổi cơm động kinh, cầm dao tự đâm vào bụng. Đang làm việc, thầy Đan được chị Tải bảo tin, vội xin phép chạy vể lo đưa anh đi bệnh viện. Thấy tình trạng bệnh viện ở Lào không có khả năng trị bệnh này, thầy bàn với chị Tải: “Phải đưa chú ấy về Sài Gòn để chữa chạy, bệnh viện ở Viên Chăn này không đủ điều kiện. Thím nên quyết định nhanh, may ra còn kịp”. Thím Tải khóc nức nở, nói trong nước mắt: - Nhưng chúng cháu không đủ tiền, không quen biết ai để lo các thủ tục này. - Tôi cũng đã nghĩ đến những điều này rồi. Tôi sẽ liên hệ với tòa sứ quán Việt Nam Cộng Hòa để họ giúp. Tôi cũng sẽ lo đủ vé máy bay cho cả chú lẫn thím. - Nhưng còn mấy đứa nhỏ, nhà cháu chỉ có con Rồng Lớn là còn biết chút ít, làm sao nó có thể chăm sóc hai em được. - Thím yên tâm, tôi sẽ tìm cách đưa chúng về sau, khi nào chú thím ổn định chỗ ở. Tạm thời chúng sẽ ở với gia đình tôi, nhà còn đủ chỗ ngủ mà. - Ông bà tốt với gia đình con quá, ơn này biết bao giờ trả được. - Ơn nghĩa gì đâu mà thím kể. Mình cùng là dân xa xứ, phải chăm sóc đùm bọc lẫn nhau. Vào thời điểm này thầy Đan đã có chút địa vị đáng kể đối với chính quyền Lào và cộng đồng người Việt ở Viên Chăn. Thầy lại quen biết rộng, kể cả trong sứ quán Việt Nam Cộng Hòa, nên giải quyết chuyện này khá mau chóng. Tất nhiên, bộ phận an ninh của sứ quán Việt Nam Cộng Hòa quan tâm rất sát những Việt kiểu có chút địa vị trong xã hội Lào. Họ nhanh chóng biết rõ lai lịch của ông Độ, tức thầy Đan. Họ có thể yên tâm là thầy Đan chắc chắn chẳng dính líu gì đến cộng sản. Ngày nay, thầy lại là người có danh giá trong xã hội Lào. Vì vậy, thầy Đan nhờ giúp đỡ điểu gì, nhân viên sứ quán Việt Nam Cộng Hòa chưa hể từ chối. Chương IV CẮM RỄ 4.1 Khoảng năm 1964, một người bạn thân, từng quen biết khi làm ăn ở Thái gởi thư cho thầy Đan, có ý muốn chuyển địa bàn làm ăn. Ông tên Thiết, biết làm nhiều nghề, từ rèn, mộc, hồ vữa, cơ khí, điện tử. Ông Thiết cũng từng làm thầy giáo dạy tiếng Thái cho Việt kiều. Thầy Đan lúc đó đã ổn định chỗ ở, việc làm và địa vị xã hội. Nhớ lại người bạn xưa, thầy viết thư rủ ông Thiết qua Lào làm ăn. Thầy viết đến lá thư thứ ba thì, ông Thiết trả lời ở bên Thái đang gặp chuyện không hay, muốn qua Lào kiếm việc làm. Trước đó, thầy Đan nghĩ rằng, Việt kiểu cần có một ngôi trường học riêng để cho con cháu không quên tiếng nói và văn hóa Việt. Thầy bèn tìm hiểu một số Việt kiều có lòng hảo tâm tại Viên Chăn để bàn về việc này. Nay nhân chuyện giúp ông Thiết, thầy quyết định tích cực xúc tiến việc mở trường học cho trẻ em Việt kiều. Sau khi tìm hiểu kỹ, thầy đến gặp bà Phố, một Việt kiều rất nhiệt tình với cộng đồng, ham hoạt động xã hội, để bàn bạc. Thầy Đan mở lời: - Người Việt ở Viên Chăn không có ngôi trường riêng cho con em mình. Việc giáo dục ở nhà phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, học thức của cha mẹ và có nhiều gia đình ít được ăn học. Nếu để tình trạng này thêm một hai thế hệ thì bọn trẻ lớn lên ở Lào sẽ không còn biết tiếng Việt, xa rời văn hóa Việt Tôi rất đau lòng khi nghĩ đến chuyện bọn trẻ hoàn toàn nói tiếng Lào, ảnh hưởng văn hóa Lào, chỉ còn có giồng máu Việt. Chỉ một hai thế hệ, chúng sẽ không còn biết mình là người Việt Nam. - Thầy nói đúng, nhưng chúng ta không đủ khả năng để mở một ngôi trường cho cộng đồng Việt ở đây. Điểu này tuy khó, nhưng tôi thấy vẫn có khả năng. Chúng ta có thể tổ chức chơi hụi để lập vốn, vận động những người có tiển của đóng góp và ưu đãi cho con cháu họ, kêu gọi những người có học vấn cao tham gia dạy học,.. - Thầy nói làm cho tôi sáng ra, tôi cũng có thể đóng góp chút ít, nhà tôi cũng có hai người làm giáo viên, đó là con gái và con rể cùa tôi. Thầy Đan muốn bà Phố thêm quyết tâm bèn khơi dậy lòng tôn sùng đạo Phật và nêu những yếu tố khả thi khi mở trường học: - Vậy thì chúng ta chia nhau đi kêu gọi thêm... Nếu ta mở trường thành công thì công đức cũng không nhỏ đâu. Tôi có một người bạn là giáo viên, từng làm quản lý trường lớp có nhiều kinh nghiệm. Anh ta đang ở bên Thái, nhắn tin cho tôi là muốn qua Lào làm ăn, khiến tôi nghĩ ra điều này nên bàn với bà. Có anh ta thì hoàn toàn yên tâm về mặt quản lý nhà trường. Anh ta còn có thể tham gia dạy môn tiếng Lào. Bà Phố nói thêm: - Chúng ta cũng phải nghĩ ra tên trường, sao cho chính quyền Lào không làm khó, mà vẫn đủ hấp dẫn bà con Việt kiểu. - Tôi nghĩ, nên lấy tên một nhà vàn hóa người Pháp hay Anh, Mỹ gì đó thì chính quyền Lào sẽ chấp thuận ngay. Theo tôi, nên lấy tên một nhà văn hóa Pháp là trung dung nhất. Văn hóa Pháp còn ảnh hưởng rất lớn ở nước này mà. Hay là ta đặt tên trường là La Fontaine? Với tên này tôi tự tin rằng chính quyền Viên Chăn chấp nhận được. 4.2 Và thế là trường La Fontaine ra đời, dạy bằng tiếng Lào và Việt song song. Là trường tư thục, dạy theo giáo trình của Lào, bổ sung thêm tiếng Việt, gồm đọc, viết và nói. Có trường, ông Thiết từ Thái qua ngay để nhận việc. Ông được bố trí ở ngay trong trường nên rất tiện chợ sinh hoạt. Mọi người đều gọi là “thầy Thiết”. Con em Việt kiều có trường riêng cho mình, mà thầy Thiết cũng có chỗ ăn ở và việc làm. Các con và rể của bà Phố cùng tham gia dạy học ở đây. Con gái bà tên Quý và rể tên Kiếm đều là giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Khi trường La Fontaine ra đời, ông Kiếm được cử làm hiệu trưởng. Kể từ đó, tình bạn giữa thầy Đan và thầy Thiết càng thêm đậm đà, họ chia sẻ cho nhau đến những chuyện riêng tư nhất, mà ngay cả vợ con cũng không biết. Một lần, thầy Thiết đến gặp thầy Đan, nói: - Tôi có một người bạn, thuộc loại đàn anh, hoàn cảnh giống tôi nhưng học thức khá hơn. Anh có thể giúp cho anh ấy đến trường này, phụ với tôi trong nhiệm vụ quản lý. Nếu để anh ấy vừa quản lý, vừa làm giáo viên luôn cũng tốt. - Chà, chuyện này khó đấy. Gần đây cảnh sát quản lý cư trú kiểm tra rất gắt gao các trường hợp nhập cảnh. Tôi tuy có quen với mấy ông Commandant Văn Sỹ và Captitaine Phouma phụ trách cấp giấy phép cư trú cho ngoại kiều. Nhưng hiện nay người Mỹ trực tiếp giám sát, họ không dám ăn tiền để lo cho mình đâu. - Anh thử nghĩ kỹ xem, còn có cách nào không? - Để tôi thử. Khi mới đến đây tôi cũng làm cách này, nhưng bây giờ chưa biết còn hiệu nghiệm hay không. Tôi còn giữ giấy phép cư trú của cậu Hai Tải, nhưng đã bị xé rách. Hy vọng có thể phù phép được. Anh có tấm hình hồ sơ của người bạn ở đây không? - Có vài tấm, để tôi đem đến cho anh... Thầy Đan về nhà, kéo hộc bàn lấy giấy phép cư trú màu đỏ của anh Tải ra quan sát kỹ. Trong khi quan sát, thấy suy nghĩ đủ cách. Cái khó đầu tiên là thay hình trên tấm thẻ bị xé này, sao cho thật khớp các đường rách. Kế đến làm sao rút được hổ sơ gốc ở cợ quan quản lý ngoại kiểu để thay hình trong đó cho phù hợp với tấm hình trong thẻ. Chẳng biết vận hên tới, hay được thần phật giúp đỡ, đâu óc thầy Đan bỗng sáng ra. Thầy chợt nhớ ra một người. Ngay chiều hôm đó, thầy Đan kiếm một cớ hợp íý, điện cho Colonel Rod Sylusa, hẹn vào ngày hôm sau, ra nhà hàng ăn trưa, ông Rod Sylusa này là một người mộ đạo, thường ăn chay niệm phật, thích làm điều thiện. Tuy mang lon Colonel, nhưng chưa ra trận đánh nhau bao giờ, ông là đại tá bàn giấy. Ông rất quý trọng thầy Đan, sau vài lần gặp nhau ở các Boun tại gia đình Sanannikọne. Ông Rod Sylusa nhận thấy thầy Đan hiền lành, trung hậu, một kế toán trưởng đáng tin cậy của hãng S.V.Ạ, nên có nhiều hảo cảm, muốn kết tình thân hữu. Khi nhận được điện, ông Rod Sylusa ra nhà hàng, nơi thầy Đan đang chờ. Sau những câu xã giao, thăm hỏi gia đình và những vấn đề về phật pháp, thầy Đan mở lời: - Tôi có người bạn tên Nguyễn Văn Tải, anh ta đã được nhận giấy phép cư trú đỏ, nhưng do lúc lên cơn đau, kiềm chế không được nên đã xé rách. Nay muốn đổi giấy khác, mong ông làm phước giúp giùm. Chi phí bao nhiêu, tôi sẽ chịu hết. - Việc này khó đấy. Hiện nay cố vấn Mỹ thọc tay vào việc kiểm tra cấp phép cho ngoại kiều, để tránh tình trạng cộng sản Bắc Việt trà trộn vào Lào. - Mình chặn người mới đến, còn cậu Tải này đến đây làm ăn từ lâu rồi. Anh ta chỉ làm nhà hàng, dạy học linh tinh, chứ có hoạt động chính trị gì đâu. Mình giúp cậu ta là giúp cả vợ con của cậu ấy, công đức không nhỏ dâu. - Thầy đã thuyết phục được tôi. Thôi được, tôi sẽ qua bên sở công an ngoại kiều để mượn hồ sơ. Nếu phải có chi phí, tôi với thầy chiạ đôi. Ông ta cười một cách hiền lành, rồi nói thêm: “Không lẽ để thầy hưởng công đức một mình”. Vậy là chỉ ngày hôm sau, thầy Đan đã có trong tay bộ hồ sơ của anh Nguyễn Văn Tải. Thầy bèn lấy hình của người bạn ông Thiết thay hình anh Tải trong bộ hồ sơ gốc và cả trong giấy phép cư trú đã bị xé. Thầy Đan còn thận trọng ghi lại hết các chi tiết trong hổ sơ anh Tải để bạn ông Thiết học thuộc. Tiếp theo, thầy Đan làm đơn xin cấp lại giấy phép cư trú giùm cho “anh Tải”. Thêm một ít tốn kém, chỉ trong một thời gian ngắn, Colonel Rod Sylusa đem giấy phép cư trú Nguyễn Văn Tải mới tinh đưa cho thẩy Đan. Người bạn của ông Thiết tên Quảng, nay chính thức lấy tên Nguyễn Văn Tải, đến làm đốc học, kiêm giáo viên cho trường La Fontaine. Trong trường, ai cũng gọi là ông Hai, vì anh Tải thứ hai trong gia đình. Cũng giống như thầy Đan, thầy Tải cũng có hai tên. Chính vì vậy, mọi người đểu gọi là thầy Hai Quảng. Khi thầy Hai Quảng đến trường làm việc thì cũng nhanh chóng trở thành bạn thân cùa thầy Đan. Sự việc này vào năm 1970. Những chuyện giúp người cùa thầy Đan, như kể trên, rất nhiều và vô tư, nên được cả những người lao động nghèo, đến các nhân vật có tiếng tăm quý mến. Chương V THỜI VẬN HANH THÔNG Con người vốn rất ít ai chịu bằng lòng với hiện tại, nhất là cái hiện tại đó chưa đủ cao sang, chưa đủ giàu có vầ thiếu ổn định. Thầy Đan dù đã vào tuổi trung niên, địa vị cũng khá, nhưng vẫn chưa hết những ham muốn của người đời. Thầy có quá nhiều nhu cầu chính đáng trong cuộc sống, đâu có thể bằng lòng với những gì đã đạt được trong hiện tại Các con ngày càng lớn, tốn kém ngày càng tăng. Các chi phí ăn mặc, trường lớp, giao tiếp, học thêm... của bọn trẻ ngày một nhiều thêm. Ngoài chương trình học và ngoại ngữ, bọn trẻ được thầy Đan cho bọn trẻ học thêm thế thao, khiêu vũ, bơi lội, võ thuật, lái xe. *** Đời người vốn là một vòng lẩn quẩn. Kẻ mới trưởng thành và ra đời bắt đầu lao vào cuộc sống, nếu không có nền tảng gia đình vững chắc thì thường gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vậy nên mục tiêu đầu tiên cùa kẻ đó là làm sao cho có một địa vị tốt, thu nhập khá. Ý nguyện ban đầu thường chỉ là giảm dần khó khăn, thiếu thốn. Nhưng khi đã vươn cao đến một mức độ nào đó thì lại phát sinh những khó khăn mới, mang tên gọi khác, kèm theo đó là những thiếu thốn mới và những ham muốn ở cấp cao hơn. Vì vậy, nếu là người bình thường, ít ai chịu bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Đạo phật vốn khuyên nhủ con người nên diệt thất tình, lục dục để được bình an. Trong đó có tham, sân, si. Những ham muốn vươn lên, nếu không chính đángj thì thường bị lòng tham bất tận xui khiến, làm cho con người không biết thời điểm dừng. Nhưng mấy ai xác định được lòng tham nào là chính đáng, lòng tham nào là bất chính, bởi cái nhu cầu vật chất của con người cũng có hai ngã rẽ, rất khó phân biệt. Chính vì vậy mà khó có ai xác định được, khi nào nên dừng những ham muốn. Thầy Đan ban đầu, khi mới đến Lào, chỉ là một nhân viên thường. Theo quan niệm xã hội thì thầy thuộc giới bình dân. Thầy chỉ có những nhu cầu thấp, những giao tiếp ở mức độ có cũng tốt, không có cũng xong. Nhưng khi đã vươn lên một địa vị cao hơn, thu nhập khá hơn thì thầy Đan buộc phải thay đổi ít nhiều cho phù hợp. Trước hết, thầy phải ăn mặc nghiêm chỉnh hơn, quần áo phải được ủi thẳng, giầy phải luôn được đánh bóng sạch sẽ, lời ăn tiếng nói phải thận trọng hơn, giao tiếp cũng phải lựa người. Rồi thì xài cái gì, ăn nhà hàng nào, chiêu đãi ai.. thầy đều phải đắn đo. Rồi thì vợ, con cũng phải ăn mặc, tiêu xài phù hợp với địa vị của thầy. Căn nhà mà gia đình thầy Đan đang ở, lúc này cũng phải trông coi được, phù hợp với địa vị hiện tại. Bên trong căn nhà cũng phải có những tiện nghi cần thiết cho cuộc sống của gia đình thầy, để khi có khách thì không đến nỗi hổ thẹn. Tóm lại, chẳng biết đó là nhu cầu cần thiết, là lòng tham chính đáng hay không, nhưng lúc này thầy Đan cần phải có một cuộc sống của giới thượng lưu. Thầy Đan ngày nay đã là một nhân vật sáng giá, không chỉ ở xóm Saylom, mà cả Viên Chăn cũng đã có nhiều người biết đến. *** Đến năm Quí Mão (1963) tình hình chính trị ở Lào tương đối ổn định, sau vài cuộc đảo chính. Chính quyền mới thân Mỹ do Phoui Sananikone làm thủ tướng. Phoui Sanạnikonẹ đưa người nhà nắm giữ các chức vị quan trọng trong chính phủ để củng cố địa vị. Chính quyền này lợi dụng sự thân hữu với Mỹ nên những người cầm đầu tranh thủ làm giàu cho cá nhân. Chính vì vậy mà dòng họ Sananikone nắm rất nhiều các cơ sở kinh tế béo bở của Lào. Trong số đó có hãng hàng không nội địa Lào, tên tiếng Pháp là Société Véha Akat (S.V.A), do Oun Sananikone làm tổng giám đốc. Ngoài ra có các cổ đông nặng ký nằm trong hội đồng quản trị, như Raymond Laly làm giám đốc khai thác kinh doanh, Tiao Souk Bouavongs Phoui Sananikone, Ngôn Sananikone, các vua Mèo Touby Lyfoung, Toujeu Lyfoung... S.V.A có xưởng sửa chữa máy bay rất lớn do một người Pháp tên Francois Lafouasse làm tổng giám đốc. Ông Francois này có vợ người Việt, tên Trần Kim Hoa, cùng tham gia quản lý. Hai vợ chổng này có cổ phần nhiều nhất trong công ty, nên thế lực rất mạnh. Chính vì thế lực của hai vợ chồng này rất mạnh, nên sứ quán Việt Nam Cộng Hòa vận động cho bà Trần Kim Hoa làm chủ tịch hội phụ nữ Việt kiều Viên Chăn để lấy lòng. Thầy Đan biết, muốn vươn cao để có địa vị khá, lương bổng hậu thì phải tìm cách xâm nhập vào S.V.A, mà điểm tiếp cận dễ nhất có thể chính là vợ chồng bà Trần Kim Hoa. Thầy đã từng làm quen với vợ chồng này vài lần, khi họ đem xe hơi đến kiểm tra. Hai vợ chổng bà Trần Kim Hoa tỏ ra quý mến thầy Đan nhờ cái vốn tiếng Pháp bóng bẩy, nói năng lưu loát, lại thêm tính tình vui vẻ, nhiệt tình với khách, làm việc rất có trách nhiệm. Nhân một lần gặp khác, hai bên có dịp trò chuyện riêng với nhau. Trong câu chuyện, ông Francois hỏi: - Ông làm việc ở sở này, chắc cũng có biết qua phương pháp kế toán? - Chúng tôi đang sử dụng Méthode OBBO - Comptabilité par decalque của Mỹ, phổ biến ở các bộ phận kế toán. Vui chuyện, ông Francois làm như vô tình hỏi thêm về nghiệp vụ, bằng cấp... Thầy Đan cũng thật thà trả lời các câu hỏi một cách trôi chảy, ông Francois có ngay ý nghĩ rằng công ty của ông cần một người như thầy Đan. Chính vì vậy mà ông khéo léo trình bày những công việc, tin rằng thầy Đan đảm nhiệm được, để thầy suy nghĩ. Họ nói chuyện thêm khá nhiều điều về' cuộc sống đời thường để hai bên thêm hiểu nhau. Tất nhiên là qua câu chuyện, ông Francois muốn tìm hiểu thêm vể thầy Đan. Trước khi chia tay, Francois Lafouasse thận trọng hỏi: - Ông có vui lòng về làm việc ở chỗ tôi không? Tôi nghĩ, ai đi làm việc cũng đều muốn có lương cao bổng hậu. Ở đâu cần mà có điều kiện làm việc tốt thì tôi không từ chối. Tuy nhiên ở sở giao thông công chánh, công việc và lương bổng của tôi cũng khá, quan hệ với sếp và đổng nghiệp rất tốt, tôi không nỡ rời bỏ họ. Tôi xin được từ chối lời mời của ông. - Nếu tôi thu xếp được về mặt thủ tục, không để ai có thể trách móc ông, thì ông có vui lòng vể làm việc với chúng tôi? Thầy Đan lưỡng lự giữa lòng ham muốn vươn lên và sự bằng lòng với số phận hiện tạị. Nhưng thầy cũng không muốn bỏ qua cơ hội quý báu này, nên trả lời nước đôi: - Tôi thực sự quý mến ông bà và cũng muốn có nhiều cơ hội gần gũi. - Tôi sẽ hỏi ý kiến của sếp ông, chúng tội sẽ thu xếp với nhau ổn thỏa để ông không phải áy náy khi hợp tác với chúng tôi. Francois Lafouasse nói thêm như có phần nài nỉ: - Bà Kim Hoa, vợ tôi rất quý mến ông, mong ông đừng từ chối. - Ông bà ưu ái tôi quá... Vậy là, đầu tháng sau thầy Đan qua làm việc ở công ty cổ phần hàng không nội địa Lào. ông Khounta tuy mất một chuyên viên giỏi, nhưng ông được an ủi rằng phía chính phủ hứa hẹn sẽ có nhiều lợi lộc từ hãng hàng không quốc gia này đem lại cho sở giao thông công chánh. Thầy Đan cũng hứa hẹn với ông Khounta, sẽ tạo điểu kiện để các bên thêm thân mật và liên kết làm ăn chặt chẽ hơn. Sau hơn một tháng thử việc, thầy Đan chính thức nhận chức kế toán trưởng của công ty. Thầy quả đã không phụ lòng kỳ vọng của ông bà Francois. Nhờ làm việc siêng năng, tận tụy, lại rất biết phương pháp, nên chẳng bao lâu cả công ty đều biết đến thầy Đan. Ngài tổng giám đốc Oun Sananikone trước đây chỉ biết đến tên thấy Đan qua lời đề nghị tiếp nhận của vợ chồng bà Trần Kim Hoa, nay đã tỏ ra quan tâm ưu ái viên kế toán trưởng này. Từ đó, thông qua Oun Sananikone, thầy Đan có nhiều dịp gần gũi với gia đình quý tộc này, rồi nhanh chóng trở nên thân mật như người nhà. Thầy luôn được mời dự các buổi lễ lớn của giới thượng lưu Lào, các lễ Boun của gia đình Sananikone. Thầy Đan lúc này đã thực sự xâm nhập được vào giới thượng lưu Lào. Từ đây thầy được nể trọng ở khắp Viên Chăn. Trong mắt của nhân viên sứ quán Việt Nam Cộng Hòa, của các hãng hàng không China Air Lines của Taiwan, Thái Airways... thầy Đan đã là một nhân vật có thế lực, được nhiều người quan tâm săn đón. Chương VI ÂN NHÂN CỦA NGÀI TÙY VIÊN QUÂN SỰ 6.1 Ông Bảo mang quân hàm trung tá, thuộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ tùy viên quân sự, thuộc tòa đại sứ của chính quyển Việt Nam Cộng Hòa tại Viên Chăn. Ông Bảo trạc lứa tuổi thầy Đan, một người từng ảnh hưởng nền văn hóa Pháp, thời Đông Dương còn bị Pháp đô hộ. Sau này, ông từng được qua Mỹ thụ huấn vẽ quân sự. Nói chung, ông chịu ảnh hưởng cả hai nển văn hóa Pháp và Mỹ. Tất nhiên, ông Bảo sử dụng tốt tiếng Pháp và tiếng Anh, vì đó là tiêu chuẩn gần như bắt buộc để làm việc ở tòa đại sứ. Ở tuổi của ông Bảo, nhiều người đã tạo được ít nhiều thành công trong cuộc sống. Họ vẫn còn rất năng động và nuôi nhiều tham vọng. Thầy Đan và trung tá Bảo có vài lần gặp nhau trên đất Viên Chăn. Họ thực sự làm quen với nhau, trao đổi số điện thoại, phòng khi cần liên lạc. Thầy Đan lúc này địa vị đã khá cao, thực sự được xem là giới thượng lưu. Nhưng dù gì thì thầy vẫn là con dân nước Việt nên không thể xem thường các quan chức ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa này. Chính vì vậy mà thầy Đan không thể bỏ qua cơ hội làm quen với trung tá Bảo. Thầy nghĩ, cùng là dân nước Việt sống trên xứ người thì nên tạo mối quan hệ quen biết, bất kể đó là ai. Biết đâu có lúc cần sự giúp đỡ lẫn nhau. Ở đất Viên Chăn này thì mọi người Việt đều gọi nhau láng giềng, chòm xóm. Tình thân hữu của những kiều dân Việt ở đất nước này trên cả mức “láng giềng gần”. Điều này thầy Đan thuộc nằm lòng, và nếu có cơ hội thì thầy đều luôn tìm cách giúp đỡ những người đồng hương, thậm chi cả những người Lào trong xóm. Những năm sống ở Thái và Lào, thầy Đan còn tiêm nhiễm tư tưởng Phật giáo, làm điểu lành, tích thiện... nên thầy càng thêm có ý thức giúp đỡ người khác. Trung tá Bảo có thể có mục đích khác, nhưng dù gì thì cũng rất muốn kết tình thân hữu với thầy Đan. Ông đã cho điều tra kỹ nên biết rõ, thầy Đan là một thầy ký, một kế toán trưởng, nhưng lại rất có quyền uy. Người ngoài đều dễ dàng thấy thầy Đan được những nhân vật có thế lực trong chính phủ Lào trọng vọng. Trung tá Bảo biết thầy Đan trước đây chỉ là dân lưu lạc vào Nam từ nhỏ sống ở Sài Gòn, sau đó qua Lào kiếm sống từ thời còn chiến tranh Đông Dương. Ngày nay thời vận khác rồi, ông phải quên cái quá khứ nghèo khổ, để đón nhận một thầy Đan có địa vị khá cao trong xã hội thượng lưu Lào. Không những thế, trung tá Bảo còn nhận thấy ở viên thầy ký này có một tiềm năng lớn. Đó là thầy ký này có thể giúp ông ta thăng tiến. Đó là thấy Đan sẽ làm cầu nối, giúp trung tá Bảo tiếp cận được với những nhân vật quan trọng của nhà cầm quyền vương quốc Lào. *** Chức vụ trung tá của ông Bảo không cao mà cũng không thấp. Khả năng leo cao thêm còn nhiều, mà bị đánh rớt xuống cũng không khó. Ngài trung tá tùy viên quân sự này chắc chắn không muốn bị đánh rớt, càng chẳng muốn kẻ khác chiếm chiếc ghế của mình. Ông ta chỉ muốn rằng, chiếc ghế này phải do chính mình nhường lại cho kẻ khác, khi đã chiếm được một chiếc ghế cao hơn, chứ dứt khoát không để có kẻ cướp nó. Để chỗ đứng của mình vững chắc, trung tá Bảo luôn tìm mọi cách để leo cao, càng cao càng tốt cho tương lai. Ông ta nghĩ, mình hơn nhiều ông tướng về mặt học vấn, kiến thức quân sự và hoàn toàn không thua họ về thâm niên trong binh nghiệp. Có một nỗi niềm thầm kín, mà trung tá Bảo chỉ giữ trong lòng, ông ta ngoài việc muốn ngồi chắc ở vị trí hiện tại hoặc cao hơn, nhưng cần nhất là phải ở xa mặt trận. Nếu được làm tùy viên quân sự sứ quán ở một nước Âu Mỹ nào đó là tốt nhất. Muốn vậy, ông phải làm tốt cương vị của mình ở đất Lào này. Đó là cái đòn bẩy để giúp ông lên một vị trí cao hơn. Muốn làm tốt cương vị ở đây thì cần phải có thế lực cắm sâu vào chính quyển Lào, vừa được hỗ trợ để làm việc dễ dàng, vừa có thể biết được nhất cử nhất động của họ. Ông là một chuyên viên quân sự nên hoạch định rõ ràng chiến thuật, chiến lược để có thể, vươn xa. Sứ quán của một quốc gia cũng đồng thời là tai mắt của quốc gia đó, nếu không nói thẳng ra là một cơ quan gián điệp hợp pháp. Cho nên trung tá Bảo có thể cũng là một điệp viên lão luyện, từ khá lâu rồi, thẩy Đan đã nằm trong tầm ngắm của ông ta. Và do đó, ông ta cũng đã nghiên cứu kỹ hồ sơ của thầy Đan. Trong quan hệ, trung tá Bảo từ lâu đã gọi “Thầy Đan” một cách kính trọng. Và thầy Đan cũng tỏ thái độ kính trọng, gọi lại vị trung tá Bảo này là “Ngài tùy viên” hay “ngài trung tá”. Chính vì có mục đích, nên nhiều lần trung tá Bảo tỏ ý muốn mở lời nhờ thầy Đan giúp. Nhưng vì mục đích này không mấy trong sáng, nên ông ta e ngại, chưa dám nói thẳng, ông cảm thấy mình chưa đủ thân mật để có thể nói với thầy Đan những điều tế nhị. Mục đích củạ trung tá Bảo muốn nhờ thầy Đan làm môi giới, giúp ông ta tiếp xúc xã giao với những nhân vật quan trọng của vương quốc này. Tuy còn ngại, chưa dám nói thẳng, nhưng ngài trung tá tùy viên cũng đã có đôi lán úp úp mở mở. Thầy Đan có thể không biết ý đồ thực sự của ngài tủy viên, nhựng nhờ kinh nghiệm sống mà thầy chẳng mấy khó khăn để hiểu, chỉ sau vài lần gặp nhau. Thầy Đan là người làm ăn, lấy khối óc, lòng tận tụy và sức lực để kiếm sống nên chẳng quan tâm đến chính trị. Thầy không quan tâm đến ý đồ cùa ngài trung tá muốn gì ở mình. Quan điểm của thầy, nếu ai cần mà mình giúp được thì giúp, chỉ cần không làm trái lương tâm. Hôm nay, thầy Đan cảm thấy buồn, muốn tìm ai đó để tâm sự. Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà thầy lại nhấc điện thoại gọi cho ngài trung tá Bảo, tùy viên quân sự của tòa sứ quán Việt Nam Cộng Hòa. Chả là, trước đây ngài trung tá Bảo hay nhắc: ‘‘Thầy có chuyện gì cần thì cứ gọi cho tôi”. Tấu xảo làm sao, thầy Đan mới vừa giới thiệu tên người gọi thì đã nghe giọng nói hối thúc của ông trung tá ở đầu dây đằng kia: - Thầy có rảnh không? Mình có thể gặp nhau được không? Nghe câu hỏi này, thầy Đan hơi ngạc nhiên hỏi, giọng nửa đùa nửa nghiêm chỉnh: - Thưa ngài trung tá, có chuyện gì vậy? Tôi thực sự không bận lắm. - Chuyện tế nhị thôi, gặp thầy rồi mới có thể nói được. Trung tá Bảo hình như vì quá vui mừng, nên quên hỏi lý do thầy Đan chủ động gọi điện cho mình. Có lẽ ông ta đã chờ cú điện thoại này rất lâu rồi. Theo lẽ, vì tế nhị, trung tá Bảo không thể gọi cho thầy Đan để đặt vấn để nhờ vả. ông ta quan niệm, kẻ nào gọi điện cho mình, nếu không phải vì công việc, thì kẻ đó chỉ có thể là bạn hay người quen. Vậy thì, nếu thấy Đan gọi để nhờ cậy công việc, thì trung tá Bảo sẽ đặt vấn đề nhờ lại. Còn nếụ thầy ấy chỉ gọi để tâm sự thì ông cũng dễ dàng nương theo câu chuyện mà nói lên nỗi niềm của mình. Thầy Đan dừng lại một lúc, dường như suy nghĩ, rồi đáp: - Được, tôi cũng đang không có việc gì gấp phải làm. Thầy Đan, từ giọng của ngài tùy viên, thì đoán biết là ông ta rất nôn nóng muốn gặp mình. “Chuyên gì vậy?, tại sao ông ta có ý muốn gặp mình?”, nghĩ thầm như vậy, thầy Đan chợt đổi ý. Trước đây đang muốn gặp ai đó để trò chuyện, nay thì thầy tỏ thái độ bất cần: “Gặp cũng được, không gặp cũng không sao. Còn nếu ông ta cần mình giúp mà không làm hại, ai thì cứ nhận lời”. Trung tá Bảo mừng thầm trong lòng:“Lần này phải nói cho được cái ý đồ của mình, kẻo thời gian chẳng bao giờ chờ đợi, cơ hội không phải lúc nào cũng có”. Liệu thầy Đan có ở mãi địa vị này để cho mình nhờ vả? Cuộc đời vốn nhiều biến động, Tuổi đời của ông đủ để hiểu “thời cơ” là thế nào, việc nắm bắt nó quan trọng ra sao. 6.2 Qua điện thọai, hai người hẹn gặp nhau tại một nhà hàng khá sang trọng trên con đường nằm dọc theo bờ sông Mekọng. Con đường này có nhiều khách sạn, nhà hàng sang trọng. Khách nước ngoài và giới thượng lưu thường hay đến đây. Thầy Đan ít quan tâm đến cuộc gặp gỡ này, lại vốn không thích ồn ào, nên đề nghị trung tá Bảo kiếm một cái bàn khá kín đáo ở góc phòng. Thầy cần một chỗ tĩnh lặng để tự do trò chuyện. Điều này cũng đúng luôn ý đồ của trung tá Bảo. Khi đã yên vị, thầy Đan dường như đã quên cái nguyên nhân mà trung tá Bảo muốn gặp mặt. Thầy vốn hay quan tâm đến kẻ khác, nên trước hết là hỏi thăm tình hình sức khỏe của mọi người trong gia đình ngài trung tá đang sống tại Sài Gòn. Kế đến là hỏi thăm sức khỏe, những khó khăn trong CUỘC sống. Thầy Đan nhân tiện cố vấn thêm vài bài thuốc dân gian để phòng ngừa bệnh, thuốc cường dương bổ thận... Thầy chợt như nhớ ra nguyên nhân mình muốn gặp ai đó để xả nỗi lòng, nên say mê nói về những chuyện vu vơ, phim nào hay, trận đá banh nào hấp dẫn, rượu nào ngon... thỉnh thoảng lại kể vài câu chuyện vui, với mục đích làm cho mình thư giãn đầu óc. Trung tá Bảo đã hiểu được ý muốn của thầy Đan khi gọi điện cho mình, ông cũng xen vài chuyện đưa đẩy cho phù hợp với tâm trạng của đối phương, ông ta chưa tìm được cơ hội để nói những điều mình cần. Họ vừa nói chuyện vui vẻ, vừa chọn món ăn. Thêm một lúc, bồi bàn đã dọn các món ăn và rượu vang ra. Họ lại vừa ăn vừa tiếp tục câu chuyện. Khi bữa ăn đã đến giữa chừng, trung tá Bảo cảm thấy sự thân mật của hai người đã đủ để nói lên tâm sự của mình, ông chân thật nói: - Thầy có thể giúp tôi tiếp xúc với vài nhân vật Hoàng gia Lào không?, chỉ cần gặp một hai nhân vật cũng được... Rồi trung tá Bảo thật thà bộc bạch tâm sự, muốn dùng sự quen biết với giới cầm quyển Lào để dễ dàng hơn khi thực thi nhiệm vụ của mình trên đất Lào. Ông ta nghĩ, quan hệ giữa mình và thẩy Đan đủ thân mật để nói chuyện tế nhị này mà không ngại đối phương đánh giá thấp. Tuy vậy ông ta vẫn nói thêm để xáa ý nghĩ xấu trong đầu thầy Đan:“Công việc ngoại giao mà! Tôi rất cần quen biết rộng, nhất là những nhân vật quan trọng, để tiện giao thiệp khi cần thiết... thấy thông cảm”. Thầy Đan nghe viên trung tá nói như vậy thì đánh giá là ông ta đã xem mình như chỗ thân tình. Như vậy thầy đã hiểu lý do ẩn giấu bên trong, khiến ngài trung tá muốn gặp mình nên im lặng nghĩ ngợi. Trung tá Bảo thấy thầy Đan im lặng vậy thi hơi lo, nói: - Tôi nói như vậy có gì thất thố chăng?, thầy có nghĩ là tôi tầm thường quá chăng? - Xin lỗi ngài! Tôi đang suy nghĩ cách giúp ngài. Tôi nghĩ, nếu ngài được ổn định đây, xa chiến sự thì an toàn hơn. Con người ta, ai cũng muốn được sống yên ổn. Tôi vì sợ chiến tranh nên bỏ xứ mà đi... Trung tá Bảo nghe thầy Đan gọi bằng “ngài”một cách trịnh trọng thì nở cả gan ruột. Ngoài thầy Đan, chưa có ai gọi ông ta bằng một đại từ trịnh trọng như vậy. “Như vậy là thầy Đan thực sự kính trọng mình và thực lòng muốn giúp?” thầm nghĩ vậy, trung tá Bảo nói: - Cám ơn thầy đã hiểu tâm sự của tôi, nhưng việc tôi nhờ có khó lắm không? Thầy Đan nghĩ ngay đến lần đầu, từng đãi tiệc nhóm người ở sở giao thông công chánh của ông Khounta, nên thốt: - Chắc không khó. Đơn giản nhất là các anh tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi. Theo ý tôi, người Lào cũng thích các món ăn Việt Nam. Ta có thể cho họ nếm thử món thịt cầy bảy món của Việt Nam?. Đến lúc này, thầy Đan chủ động chuyển lối xưng hôị bỏ cách gọi “ngài” trịnh trọng, thay bằng “anh anh, tôi tôi” để bình thường hóa quan hệ giữa hai người, tăng thêm tình thân mật. - Chuyện nhỏ, tôi sẽ lo đủ. Nhân dịp đầu năm rảnh rỗi, mình tổ chức luôn, kẻo mai mốt tôi bận, chẳng biết đến lúc nào mới xong. - Chuyện gì mà bận dữ vậy. Công việc của các anh ở đây tôi thấy nhàn hạ quá mà. - Đúng là trước đây thì nhàn hạ thật... Trung tá Bảo ngưng nửa chừng, dường như suy nghĩ, xem có nên nói ra. Cảm thấy câu chuyện chẳng có gì quan trọng, nên trung tá Bảo nói tiếp: - Đại khái là sẽ có một cuộc đàm phán giữa chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mình với Vương quốc Lào. Hai nước định hợp tác mở rộng đường sá, tiện thông thương Việt Lào. Người Mỹ cũng có mặt trong cuộc đàm phán này. Như đã nêu ở trên, những người như trung tá Bảo, giữ một địa vị quan trọng trong cơ quan ngoại giao thì trước khi quyết định làm quen với ai, họ chắc chắn đã bí mật tìm hiểu kỹ hồ sơ của người ấy. Cho nên, ông Bảo nắm lý lịch của thầy Đán còn rõ hơn chính bản thân thầy. Chính vì vậy mà ông ta hoàn toàn tin rằng “người này không phải là đối tượng nguy hiểm”. Từ lâu ông ta đã xem thầy Đan là dân làm ăn, không quan tâm chính trị, nên bây giờ mới dám bộc bạch thật lòng. Thầy Đan cố tình nói xen ngang: - Có người Mỹ thì chuyện gì mà không xong. Họ có tiền, có thế lực... nếu đem đầu tư vào Lào thì chắc chắn từ chính phủ cho đến dân chứng sẽ d’accord (đồng ý) ngay thôi. Việc làm đường sá này có lợi cho dân Lào mà... Theo quan điểm Phật giáo thì những việc làm đường, xay cầu, xây chùa mang lại nhiêu công đức lắm. Thế nào mà chính phủ và nhân dân Lào cũng ủng hộ - Cũng không đơn giản như vậy... - Tôi không hiểu những vấn đề chính trị phức tạp này, nhưng cũng nghĩ là sự việc không đơn giản. Nếu chuyện tầm thường thì cần gì đến cố vấn Mỹ. Nhưng tại sao các anh không dùng biện pháp nào đơn giản hơn? Mình làm việc công đức mà rùm beng quá, người ta nghĩ làm để lấy tiếng, không hay đâu. - Anh nói cũng phải, nhưng về phương diện ngoại giao, mình vẫn phải tôn trọng chủ quyền vương quốc Lào. Đây là vấn đề liên quan đến quốc tế, ta không thể độc đoán được. Các ngài cố vấn Mỹ đã, đang và sẽ qua Viên chăn để tiến hành đàm phán. Hiện đã có mấy nhân viên cao cấp của ta qua trước rồi. Trung ta Bảo cũng theo đà, bắt đầu xưng hô “anh, tôi” một cách thân mật với thầy Đan. Họ xấp xỉ tuổi nhau mà. Nghe ngài trung tá nói vậy, thầy Đan quay lại chuyện đang bàn dở chừng lúc nãy, gợi ý: - Vậy thì nên tổ chức tiệc ngay, càng sớm càng tốt, kẻo sau khi đàm phán là sẽ đến vấn đề thực hiện, sợ rằng không còn cơ hội. Anh lo thức ăn và vị trí an toàn, tôi lo phần rượu và mời gái đẹp từ Thái Lan qua phục vụ. - Trời! anh thật tốt với tôi quá. Nếu được thuận lợi trong công việc, tôi không bao giờ dám quên ơn. Về địa điểm thì anh không phải lo, tôi tính tổ chức tại phòng tùy viên quân sự sứ quán. Nơi đây luôn có lính canh, rất an toàn. Gái và rượu tốn kém lắm, anh để tôi lo luôn cho. Tôi nhờ người quen bên Thái Lan đưa qua vài cô gái sành điệu, giúp bữa tiệc thêm hào hứng. Trong sứ quán đã có sẵn vài loại rượu hảo hạng, để phòng khi cần tiếp khách. Anh thạo đất Viên Chăn này hơn tôi, nên chỉ cần giúp đặt món và tìm nhà hàng thích hợp. Chắc anh biết rõ, chỗ nào có món thịt cầy bảy món ngon?. Thầy Đan giở giọng khôi hài nói: - Vậy thì xin “tuân mạng”, thưa ngài trung tá. Ở Viên Chăn này có đến hàng chục nhà hàng bán thịt cầy do mấy ông Bắc kỳ nhà minh chạy qua đây mở, bảo đảm ngon tuyệt. Tôi có quen với hai tay chủ nhà hàng là Phạm Hoàng Quân và Vy Thibaut, họ nấu món thịt cầy không ai chê được. Trung tá Bảo vui mừng hỏi: - Theo anh, ngày mốt, thứ bảy, có kịp mời khách không? - Có gì mà không kịp, nội trong ngày mai tôi sẽ cho anh biết có mời được hay không. Tôi không dám hứa nhiều, nhưng ít nhất cũng mời được một trong những nhân vật nặng ký của vương quốc này. Còn về nhà hàng, tôi chỉ cần telephone là tay Quân này mừng hết lớn rồi. Chủ nhà hàng mấy khi có được những mối thực khách quan trọng như thế này. Bảo đảm họ sẽ để cho mình con cầy ngon nhất, làm những món đặc sắc nhất. - Thế hả? anh chắc chắn chứ? Thầy Đan nhắc lại cho trung tá Bảo yên tâm: - Tôi xin nhắc lại, không dám hứa là sẽ mời được nhiều người, nhưng ít nhất cũng được một nhân vật quan trọng. Ngưng một lúc, thầy Đan làm nhự chợt nhớ ra, nói: - Anh nhớ mời mấy nhân vật cao cấp bên Sài Gòn mới qua để tạo thêm mối thân mật. Rồi thầy hạ giọng nói nhỏ, như bày mưu:“Đồng thời để họ chứng kiến, anh cũng có những mối quan hệ quan trọng”. - Ok, ý kiến tuyệt vời, vậy mà tôi không nghĩ ra. Trong cuộc sống, có những chuyện chỉ người nghe trực tiếp mới hiểu và thông cảm với tâm trạng của người đối thoại. Vì vậy, câu chuyện giữa hai người, tất nhiên thầy Đan giữ kín trong lòng. Chương VII BỮA TIỆC ĐẶC BIỆT 7.1 Bữa tiệc diễn ra vào lúc 18 giờ chiều, ngày thứ bảy, đầu tháng 1 năm 1971, tại một tòa biệt thự sang trọng trên đường Thatluang - nơi đặt phòng tùy viên quân sự đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa. Trung tá Bảo cũng đồng thời ở ngay trong căn biệt thự này. Ông ta không đem vợ con theo, nên lúc này sống như một người đàn ông độc thân. Khách mời, về phía Việt Nam có các quan chức caọ cấp trong phái đoàn quân sự Sài Gòn. Đó là vài vị tướng, tá không mang quân hàm, nhưng quyền uy thì đủ khiến nhiều quan chức cao cấp cũng phải e dè. Trung tá Bảo phải khôn khéo lắm mới mời được họ dự bữa tiệc này. Ông ta nói với họ: “Để cuộc đàm phán của chúng ta thuận lợi, không có sự phản đối của chính phủ Lào, tôi muốn tổ chức một bữa tiệc nhỏ, chiêu đãi vài nhân vật quan trọng của họ. Nhân đây cũng muốn giới thiệu với các ngài để làm quen trước..". Trung tá Bảo khéo nóị thêm về vài món “mồi” mà những đàn ông xa vợ hay quan tâm. Vậy là tất cả các quan chức quân sự mặc thường phục này đều vui vẻ nhận lời. Chẳng ai chịu bỏ qua cơ hôi hiếm hoi này. Họ đều là những con người, còn đầy ham muốn nhục dục. Phía Lào, ngoài hai vị khách quan trọng mà thầy Đan mời được, còn lại, tất nhiên là có viên kế toán trưởng hãng hàng không dân dụng nội địa Lào (S.V.A.). Đó là thầy ký Nguyễn Văn Đan, người ân cùa ông Bảo, chủ bữa tiệc. Đúng hẹn, trung tá Bảo, quần áo sang trọng, ra tận cổng chờ, sẵn sàng tiếp khách. Lính gác ngày hôm nay cũng ăn mặc sạch sẽ, nghiêm chỉnh, bồng súng đứng sẵn, tạo nét trang trọng khác thường. Ngoài ra, còn có vài nhân viên mật, vũ trang đầy đủ nhưng kín đáo, ngầm bảo vệ bữa tiệc. Họ vào vai các nhân viên giúp việc, người dọn vệ sinh, người chăm sóc cây cỏ. Hôm nay, tòa biệt thự này như một pháo đài, người lạ bất khả xâm nhập. Trong phòng khách, nơi đặt bàn tiệc, đã có sẵn mấy thùng Whisky loại hảo hạng. Một bầy “tiên nữ” từ Bangkok, Thái lan, đã sẵn sàng chiều chuộng khách. Đúng 16 giờ 30 phút, nhà hàng đã đem bàn ghế, chén dĩa và món ăn đến. Họ bày mọi thứ ra bàn theo hướng dẫn của người phía trung tá Bảo. Các món ăn đều thuộc loại hảo hạng, thơm lừng. Đúng 18 giờ, thầy Đan đến bằng xe của hãng, chở thêm mấy thùng Whisky hảo hạng và sô đa. Theo sau là xe của bộ trưởng bộ quốc phòng - ông Oudone Sanani Kone và xe của tổng giám đốc S.V.A - ông Oun Sanani Kone. Họ đến đúng giờ theo tác phong quân sự. Trung tá Bảo được thầy Đan báo trước, khách gồm những ai. Ông ta vô cùng mừng rỡ, khi được tiếp đón hai vị khách quan trọng này. ông ta gần như quên cả nghi thức ngoại giao, chạy ra tận xe đón khách. Bên phía trung tá Bảo cũng đã có đủ mặt các vị khách quân nhân mặc thường phục, từ Sài Gòn qua. Họ nghỉ tại nhà khách của sứ quán, nên không có lý do nào để đến trễ. Vả lại những người này đều là các quân nhân lâu năm, tác phong quân sự khiến họ không thể trễ hẹn. Ngoài ra, ai cũng tò mò về những vị khách quý tộc Lào. Ở Việt Nam thời nay, giới quý tộc xưa đã biến mất từ lâu, thay vào đó là giới thượng lưu, nhà giàu, phần nhiều mới nổi lên dựa theo thời thế. Không ít những kẻ làm giàu nhờ vào cuộc chiến đang leo thang. Chính vì vậy, dù ở địa vị cao, các quân nhân mặc thường phục này vẫn muốn biết phong cách quý tộc cung đình như thế nào. Các vị võ quan Việt Nam này dù sao cũng muốn tỏ ra mình là những nhân vật quan trọng, không chịu hạ mình. Họ không ra tận cổng đón khách như trung tá Bảo, nên ngồi trên các bộ salon, uống trà, chờ khách. Khi các vị khách Lào bước đến trước cửa khách sảnh, thì các tướng, tá mặc thường phục mới chịu đứng lên, theo nghi thức xã giao. Tất cả mọi người, kể cả chủ và khách, được trung tá Bảo mời vào bàn tiệc. Hôm nay, không cần nói, thì ông ta là chủ tiệc thực sự Khi tất cả mọi người đã ngồi vào bàn, trung tá Bảo trước hết giới thiệu bên chủ nhà, bằng hai thứ tiếng Việt và Lào, để tỏ lòng hiếu khách. Ông ta ngấm ngầm khoe cái vốn tiếng Lào trước mặt đám tướng tá mặc thường phục phía Việt Nam. Thầy Đan thay mặt khách giới thiệu họ tên và địa vị của hai nhân vật quan trọng trong chính phủ Lào, để các bên làm quen với nhau. Kế đến, trung tá Bảo kín đáo nhưng kiêu hãnh giới thiệu thầy Đan như một người ân nhân của ông ta. ông ta còn nhấn mạnh thêm:“Thầy Đan là Việt kiều qua Lào làm ăn từ thời người Pháp còn ở Đông Dương. Nay đang làm kế toán trưởng cho hãng hàng không nội địa Lào, được chính phủ và giới thượng lưu Lào đánh giá rất cao”. Lời giới thiệu này của trung tá Bảo ban đầu đã khiến cho các võ quan Việt Nam vô cùng ngạc nhiên. Họ nghĩ, tại sao trung tá Bảo lại kính trọng người này như vậy? người này có lai lịch như thế nào? tại sao ông ta lại có mặt trong bữa tiệc quan trọng này? Trung tá Bảo biết trước, thế nào các võ quan Việt Nam sẽ thắc mắc như vậy, nên khi giới thiệu, ông đặc biệt nhấn mạnh các nét chính vể lý lịch thầy Đan, để người nghe hiểu ngầm, rằng “Nhân viên an ninh của sứ quán đã điều tra rõ về người thầy ký có tên Nguyễn Văn Đan này rồi, không phải lo ngại gì”. Quả nhiên, lời giới thiệu của trung tá Bảo đã đánh tan những nghi vấn đột xụất trong đầu các quan chức quân sự phía Việt Nam Cộng Hòa. Họ vui vẻ đón nhận thầy Đan như một nhân vật quan trọng, chứ không phải như kẻ đi theo phục vụ các ông khách Lào kia. Thầy Đan khiêm nhường gật đầu chào các vị khách đang trong vai chủ tiệc. Thầy không nói năng hay giải thích gì thêm, chỉ lo thông ngôn để cho người phía mình khỏi ngỡ ngàng trước các vịchủ nhà. Chính vì vậy mà thầy hoàn toàn lơ đễnh, chẳng để tâm ghi nhớ tên các vị khách từ Sài Gòn đến, cũng không hiểu thâm ý mà trung tá Bảo giới thiệu về mình. Thầy hoàn toàn hững hờ trước các vị tướng, tá bên phía chủ tiệc, ngoài những cử chỉ, nụ cười, lời nói, cền thiết theo phép xã giao. Thầy Đan thể hiện thái độ, tôi tuy là công dân Việt, nhưng nay đã là một Việt kiề sống trên đất Lào, nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. “Tôi với các vị chẳng cùng quan điểm sống, chẳng cùng nghề nghiệp, lại chẳng có gì ràng buộc lẫn nhau”. Thầy Đan thể hiện vai trò một người bạn, giúp một người bạn, “Tôi chỉ là giúp trung tá Bảo và hai vị quan khách do tôi mời đến”. Khi ấy, thức ăn đã được bày tất cả ra bàn, theo cách dọn tiệc của người Việt. Mùi thơm của những món ăn đặc sản làm vừa lòng người sành điệu ẩm thực. Cả chủ và khách, dù chưa có ai đụng đũa, đều khen nức nở các món ăn được xào nấu rất khéo, mới nhìn đã biết rất ngon. Chủ đạo hôm nay là các món cầy nấu theo bảy cách, được chế biến theo truyền thống người Việt ở miền Bắc. Đối với hai vị quan khách Lào, lần đầu tiên trong đời được ăn mồn thịt cầy, họ tuy có chút e ngại, nhưng mùi thơm của món ăn quá quyến rũ nên quên ngay những ý tưởng không hay về việc ăn thịt chó. Quân và Thibaut vì cũng muốn được làm quen với giới quân sự Sài Gòn, nên tìm cớ nán lại, với lý do chờ thầy Đan. Đối với họ, cả chủ lẫn khách đềụ là những nhân vật cao quý, rất xa cách, chỉ những dịp như thế này mới được tiếp xúc. Chính vì vậy mà hai người quên mình là chủ nhà hàng, cứ lăng xăng quanh bàn ăn để lo phục vụ cho tốt. Họ hình như còn sợ bị chê trách. Thầy Đan hiểu tâm lý hai người chù quán này, rằng họ chỉ tìm cớ lăng xăng phục vụ, tranh thủ hóng chuyện, để hiểu biết thêm về những thối quen đời thường, những góc khuất của các quý nhân. Làm chủ nhà hàng thì việc tìm hiểu thực khách để phục vụ cho tốt cũng là lẽ thường mà. 7.2 Bữa tiệc vừa mang tính xã giao, vừa mang tính ngoại giao, lại được tổ chức trong một nơi quan trọng, cẩn mật, nên mọi người đểu có thái độ dè dặt, nghiêm nghị. Cả chủ và khách đều biết ý nghĩa chính và công khai của bữa tiệc này. Dù không chính thức nhưng rõ ràng bữa tiệc này gồm những nhân vật quan trọng trọng hội đàm sắp tới. Chính vì vậy, mọi người đểu cẩn trọng trong giao tiếp. Họ ăn uống chậm chạp, nói nhỏ nhẹ và gìn giữ từng lời. Các ly rượu đưa lên, chạm nhau lách cách nhưng chỉ nhắp môi một cách từ tốn. Giới quân nhân, đã được trung tá Bảo dặn dò khuyến cáo các nghi thức xã giao, nên họ rất dè dặt. Thực ra, họ đều từng được học hành từ thời Pháp và đều được qua Mỹ du học về quân sự. Với địa vị như họ thì vốn hiểu biết vể văn hóa đi kèm cũng đáng để người thường nể trọng. Tranh thủ vừa như phiên dịch, vừa như nói chuyện, thầy Đan khéo léo dẫn dắt khách vào những câu chuyện vui để mọi người được thoải mái, bớt sự căng thẳng của bữa tiệc mang tính ngoại giao. - Vậy là, chỉ một lúc sau cả chủ lẫn khách trở nên thân mật hơn, ăn nói đã cởi mở. Người ta đã bắt đầu khen món này ngon, món kia thơm, món nọ chế biến khéo. Thế rồi đã đến lúc ai cũng tỏ ra sành sỏi, cùng nhau đánh giá những thứ rượu hiện có. Rồi chẳng biết từ lúc nào, do ai khởi đầu, mà những nét chính cùa cuộc đàm phán sắp đến đã bắt đầu được đưa ra và tranh luận. Chủ và khách đểu muốn nhân bữa tiệc này để nói những chuyện ngoài lề của cuộc đám phán sắp tới, nhằm giảm nhẹ những tranh luận có thể sẽ diễn rai gay gắt. Vì vậy, những chuyện cần hỏi cũng đều được đem ra bàn tiệc. Hai vị khách Lào rất muốn nghe để biết trước những điều khoản sẽ thảo luận ở hội nghị, vì vậy mà gợi ý thầy Đan dịch cho chủ nhà vài ý kiến của mình, để các vị ấy có hướng mà đưa ra chủ định. Có thể nhờ món ăn quá ngon, có thể do rượu nồng, có thể do người dịch khéo léo dẫn dắt câu chuyện, nên bây giờ thì ai cũng cởi mở, thật lòng. Người xưạ hay gắn liền từ “ăn” và “nói”, bởi vì khi đã ăn uổng ngon lành, thọải mái thì lời nói cũng dễ dãi theo sau. Chính vì vậy mà câu chuyện trên bàn tiệc này dần trở nên thân mật và cũng dần bộc bạch hết những vấn đề mà họ sắp bàn với nhau tại hội nghị. Hai vị khách Lào đều là những nhân vật quý phái trong hoàng gia. Họ đều giữ địa vị quan trọng trong vương quốc. Từ nhỏ họ đã được giáo dục tốt, kết hợp giữa học vấn và văn minh Âu châu với nển tảng đạo đức Phật giáo Lào. Con người thật của họ như thế nào thì khó biết, nhưng thể hiện bề ngoài thì đều là những nhân vật sang trọng và đáng tôn kính. Vì vậy họ lúc nào cũng phải tỏ ra thận trọng từng câu chữ, nói ít nghe nhiều và không thể hiện rằng mình đồng ý hay không. Các vị khách là quân nhân cao cấp từ Sài Gòn mới qua đang chưa biết nói chuyện gì, gặp để tài này, ai cũng tỏ ra mình hiểu biết hơn kẻ khác. Họ có rựợu vào thì hình như bị ma nhập, lời nói nối nhau không dứt. Sau hơn hai giờ ăn nhậu, nói chuyện xã giao để thăm dò quan điểm của đối tác, hai vị khách đã cảm thấy đủ. Họ tế nhị cám ơn trung tá Bảo và xin phép ra về. Trung tá Bảo cũng đã kín đáo trao đổi số điện thoại riêng với hai người khách, hẹn sẽ liên lạc thường xuyên. Tất nhiên là trung tá Bảo phải thông thạo tiếng Lào, chuyện trao đổi riêng của họ hoàn toàn không cần phiên dịch. Trước khi khách ra về, chủ tiệc cố gắng mời họ nán lại để nếm thử vài món của lạ. Chủ yếu là để tạo thêm tình thân mật, và để hiểu thêm tính cách của khách. Hai vị khách cao cấp của vương quốc Lào khéo léo từ chối lời mời vể cái vụ “tăng hai”. Họ không muốn những người lạ biết nhiều về mình qua sinh hoạt đời thường và những góc khuất cẩn che đi. Theo họ, đám người Việt này hình như toàn là những kẻ phàm phu tục tử, xuất thân tẩm thường, không xứng đáng để giao tiếp. Trong bọn họ chỉ có trung tá Bảo là dân ngoại giao thực thụ, cư xử mười phần lịch sự, nên còn nói chuyện thân mật được. Chính vì vậy, trong suốt bữa tiệc, hai người bọn họ chủ yếu chỉ nói chuyện với trung tá Bảo. Họ chỉ thỉnh thoảng mới có vài câu đối đáp với những người khác, dù biết chắc những kẻ kia giữ địa vị rất cao trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Mục đích của hai vị khách là tìm hiểu ý đồ của đối phương, chứ không quan tâm đến việc tạo quan hệ thân mật. Họ đã hoàn toàn thỏa mãn vì ý đồ đã đạt nên chẳng còn gì để lưu luyến. Trung tá Bảo vô cùng hớn hở, hài lòng, vì đã đạt được mục đích ngoài mong muốn. Rõ ràng trong tiệc, ngài bộ trưởng và ngài cố vấn chỉ nói chuyện thân mật với ông ta là chính. Với một trung tá tầm thường mà lại được trò chuyện thân mật với hai nhân vật quan trọng bậc nhất của một quốc gia thì còn gì vinh dự bằng, ông ta thầm cám ơn thầy Đan, một người “môi giới” hoàn toàn vô tư. Chính vì vậy mà trung tá Bảo đã thầm xem thầy Đan là ân nhân của mình trên con đường tiến thân sắp tới. Khi khách Lào đã ra về, trung tá Bảo ra tiễn tận xe, thái độ vô cùng hể hả. Thầy Đan cũng muốn về, nên nói với trung tá Bảo nửa như đùa: “Tôi xong nhiệm vụ với ngài tùy viên rồi nghen. Bây giờ cho tôi ra vể. Tôi không uống được nhiểu rượu mạnh nên bây giờ đầu nhức như búa bổ”. Trung tá Bảo đâu có thể để ân nhân của mình ra về đơn giản như vậy. Ông ta nói mà như nằn nì, lấy lại cách xưng hô xã giao trước đây: “Còn sớm mà thầy. Bây giờ mà về với hơi rượu nồng nặc thế này, bà xã ở nhà thế nào cũng cằn nhằn và chắc chắn sẽ trách tôi. Thôi thầy ráng ở lại thêm một chút nữa đi cho hả hết mùi rượu hãy về. Tôi cam đoan là không để ai ép thầy uống thêm đâu. Lúc này trung tá Bảo thực sự đã không còn chút e dè nào về thầy Đan. Ông ta đã xem thầy Đan là người thân của mình, nên nói thêm: “Lúc này chưa tới 21 giờ mà, thầy ráng ở lại thêm một chút nữa đi”. Trung tá Bảo nói mà như nài nỉ. Thầy Đan không có cách chi từ chối lòng tốt của chủ nhà, nên đành phải nán lòng ở lại. Thấy Đan cũng có chút tò mò, muốn nán lại nghe xem giới quân nhân đánh giá gì về các ông sếp của mình. 7.3 Quả như thầy Đan suy nghĩ, những quân nhân cao cấp Việt Nam cũng chẳng khác gì người thường. Những người này không cần e dè theo nghi thức ngoại giao, bắt đầu bàn tán, bình luận, phê phán về mấy người khách Lào ngay khi họ vừa đi khỏi. Thói đời là vậy. Bạn đến dự một buổi tiệc long trọng, nếu vì lý do nào đó mà phải về sớm, tức khắc những người còn lại sẽ lấy ngay bạn làm đề tài để bình luận. Khen hay chê là tùy vào hảo cảm. Phê phán, bìnhluận là tùy vào đề tài được đưa ra. Và thế là thầy Đan nghe có kẻ nào đó nói: “Mẹ nó, mấy thằng Lào này làm bộ, làm tịch. Chẳng làm sao cạy được ý nghĩ thực trong đầu chúng” Nhiều người còn nói những lời thô lỗ, chê bai trắng trợn, rất khó nghe. Họ còn muốn hói thêm về hai nhân vật thượng lưu của Lào, nhưng trung tá Bảo cảm thấy điểu này quá bất nhã, vì dù sao khách cũng do thầy Đan mời đến theo yêu cầu của mình, ông ta bèn lái sang chuyện khác: “Nào! chúng ta làm vài ván bài để thử thời vận, xem ai hên ai xui”. Chẳng đợi mời lâu, chủ và khách bắt đầu sát phạt nhau. Một tay nào đó hỏi: - Mình đang trên đất Lào, vậy sẽ thắng thua bằng tiền gì? Chủ nhà trả lời: - Tất nhiên là tiền đô rồi. Đô xanh, đô đỏ đều được, cứ qui giá trị ra mà tính. Mỹ có rất nhiều căn cứ quân sự trên toàn thế giới, nên chính quyển không muốn chảy máu đổng đô la hiện hành ra nước ngoài. Ngân hàng Mỹ bèn cho phát hành đồng đô la có màu đỏ dể chi tiêu tại các căn cứ quân sự. Chính vì vậy mà có sự phân biệt đô xanh, đô đỏ. Những người Mỹ sau khi hết hạn phục vụ tại các căn cứ quân sự, khi trở vể Mỹ thì dùng tờ đô đỏ đổi lấy đồng đô xanh. Ngay tức khắc, các cô gái được ra hiệu, bèn bày ra hai mâm bàn đèn thuốc phiện và hai bàn đánh bạc. Trên bàn tiệc đã bắt đầu hỗn loạn. Những tay ham mê cờ bạc thì xúm vào cuộc đỏ đen. Một số thì bu quanh bàn đèn để thưởng thức nàng tiên nâu. Một số khác đã bắt đầu nổi máu ba lăm, ôm ấp, hôn hít các người đẹp ngoại, không một chút e dè. Các cô gái chỉ muốn nhân chuyện này mà kiếm thêm khoản tiển ngoài thỏa thuận, nên cũng đưa đẩy lả lớt cười cợt, sẵn sàng chiều mọi yêu cầu của khách. Các cô biết, những vị đang ngồi trong bàn tiệc này đều là kẻ có tăm tiếng, nhất hô bá ứng, và tất nhiên họ sẵn sàng vung tiền quá trán. Thức nhắm ngon nên ai cũng uống rượu khá nhiều. Mọi người đến lúc “đã”, họ bắt đấu tha hồ ba hoa khoác lác. Những lời nói do men rượu và sắc đẹp phun ra, nhưng là nguồn cung cấp những thông tin nóng hổi vô cùng quan trọng. Bởi rượu làm cho con người mất cảnh giác, thiếu dè dặt, gái đẹp làm cho con người dễ nổi máu yên hùng, chẳng chịu thua ai. Họ nghĩ, những cô gái Thái này không thể biết tiếng Việt, nên chẳng cẩn thận trọng. Thầy Đan, cũng nghe hết những điều này, biết đây là những điểu hoàn toàn bí mật, không nên nghe. Thầy bèn đến nói thầm vào tai trung tá Bảo, giọng đã hợi có vẻ lè nhè: - Các vị này nói toàn chuyện bí mật, không sợ tiết lộ ra ngoài à?, Tôi mà đứng nghe, lỡ sau này có chuyện gì thì chắc chắn sẽ là đối tượng bị điều tra, anh cho tôi về, nhức đầu quá rồi. - Không sao đâu, rượu nói mà, có gì quan trọng đâu, ở đây toàn người mình. Còn mấy con nhỏ Thái này thì đâu có biết tiếng Việt... Thầy Đan tuy không phải người làm chính trị, chẳng quan tâm đến vấn đề bí mật quốc gia. Nhưng ai làm việc ở những công ty quan trọng đểu phải được nhắc nhở vể vấn để bảo mật cho công ty. Chính vì vậy mà thầy thấy mình có trách nhiệm cảnh tỉnh ngài trung tá, nói: - Cẩn thận vẫn hơn. Ai dám bảo đảm trong số mấy cô này không có người biết tiếng Việt. Ai dám bảo đảm trong số họ không có agent” (gián điệp) của một tổ chức nào đó. Ngoài ra, trong số những người ngồi đây, làm sao có thể bảo đảm, không có agent của đối phương cài vào? - Ừ, anh nói cũng phải, để tôi nhắc nhỏ bọn họ. Chính lúc này thầy Đan cũng cảm thầy đầu nhức như búa bổ, cảm giác say rượu ập đến. Thấy thấy cẩn phải nằm nghỉ trong chốc lát cho cơn say dịu xuống. Nhưng ở đây không có chỗ nào có thể nằm nghỉ, nên chỉ có cách vào toilette làm cách nào đó nôn ra. Thầy Đan bèn thì thầm nói với trung tá Bảo: “Tôi uống hơi nhiểu, chắc là sắp say. Có lẽ tôi cần đi toilette để nôn ra bớt, anh chỉ chỗ giùm”. Ông Bảo chỉ chỗ cho thầy Đan. Khi thầy Đan đứng lên thì đã có vài phần không vững, giọng nói lại có vài chữ phần không rõ ràng. Nhà vệ sinh cách đó không xa, vậy mà thầy đi cứ va chạm lung tung, Trung tá Bảo nhìn theo, thấy vậy thì biết là thầy Đan đã có hiện tượng say rượu, khó kiểm soát bản thân. Khi thầy Đan ra khỏi nhà vệ sinh, trung tá Bảo bước đến đến, cuời và nói; - Thầy say rồi! Vào phòng làm việc của tôi mà nằm nghỉ một lúc đi. Trong đó có bộ salon dài êm lắm... chừng nào bớt nhức đầu thì về. Bây giờ mà về nhà thì còn quá sớm và nguy hiểm lắm. Nể tôi một chút đi... Thầy Đan thật sự ngần ngại, nơi đó là phòng làm việc, có biết bao nhiêu điều bí mật trong phòng của một ngài tùy viên quân sự?. Trung tá Bảo biết thầy Đan ngần ngại nên càng cố nài ép. Ông ta lúc này đã thực sự xem thầy Đan như người thân của mình. Cuối cùng, vì thực sự nhức đầu và mệt mỏi, vì nể chủ nhà, thầy Đan miễn cưỡng bước xiêu xiêu vẹo vẹo vào phòng nằm nghỉ. Trung tá Bảo bước theo mở cửa và hướng dẫn thầy Đan đến bộ sa lon, bật máy điều hòa và căn dặn những điều vô thưởng vô phạt. Thầy Đan cắm đầu đi thẳng một mạch đến sa lon, rồi ngã phịch xuống một cách cẩu thả, mắt nhắm nghiền. Thầy thực sự mệt mỏi và choáng váng do rượu, chằng buồn dòm ngó gì xung quanh. Như chợt nhớ, thầy Đan khó nhọc ngồi dậy nhẹ nhàng cởi giầy, rồi ngã người lên sa lon, mặt quay vào chỗ tựa lưng, mắt nhắm nghiền, đầu lâng lâng nửa tỉnh nửa say, nửa muốn ngủ... Trung tá Bảo bước ra, khép cửa phòng, trả sự yên tĩnh cho thầy Đan. Trước khi khép cửa, ông còn nói thêm:“Thầy cứ yên tâm nằm đây mà nghỉ, khi nào tỉnh rượu hẳn hãy ra”. Thấy Đan lè nhè: “Cám ơn.”. Khi trung tá Bảo đã ra khỏi phòng, thầy Đan trở mình. Thầy vẫn chưa thể ngủ được vì lạ chỗ. Khoảng hơn nửa giờ, cơn say đã giảm, thầy Đan ngôi dậy, mang giầy vào. Thầy lo rằng ở nhà đang trông mong mình, nên dù vẫn chưa tỉnh hẳn, thầy vẫn rời phòng làm việc của trung tá Bảo. Thầy Đan bước đi tuy đã vững, nhưng dáng vẻ còn choáng váng, mắt lờ đờ. Trung tá Bảo bước đến, ân cần nói với Thầy Đan: - Thầy dùng tạm một hơi thuốc phiện cho tỉnh hẳn đi. Thứ này vốn là thần dược, dùng điểu độ là rất tốt, nó được mệnh danh là nàng tiên nâu cũng không quá đáng đâu. Tôi từng chứng kiến, phụ nữ Lào sau khi sanh, chỉ cần nuốt một viên thuốc phiện nhỏ hơn hạt đậu là hôm sau cổ thể đi ra đồng làm việc bình thường. - Tôi vốn sống cẩu thả, vô ý thức, lỡ vướng vào mà không kiềm chế được, thành con ma nghiện thì nguy. Vả lại tôi phải về ngay bây giờ, kẻo vợ con ở nhà trông đợi. Lúc đó quả thật cũng đã khuya. Trung tá Bảo không còn lý do gì để giữ thầy Đan ở lại, nên lưu luyến nói: - Thầy giúp tôi nhiều quá, biết lấy gì báo đáp? Sau này có chuyện gì cẩn, thầy cứ nói với tồi. - Chuyện nhỏ mà, anh đừng quan tâm làm gì... *** Về đến nhà, bà Độ vẫn còn thức để chờ. Bà nhẹ nhàng hỏi: “Tiệc tùng gì mà lau thế?, anh vô thay đồ rồi đi ngủ’ - Tối nay anh còn phải thức làm một số việc cho hãng, Buổi chiều, lo cái vụ tiệc tùng nên quên mất việc cần làm cho ngày mai. Em cứ đi ngủ trước đi. - Để em đi pha cho anh ly nước chanh, uống cho giã rượu. - Ừ! Em pha cho anh ly nước chanh, chắc anh còn phải làm việc hơi lâu. Gần sáng, thầy Đan vẫn dậy sớm như mọi khi để chuẩn bị hàng cho vợ con bán. Sau đó thì về nhà tắm rửa, ăn sáng rồi đến hãng làm việc như một người chủ gia đình đầy trách nhiệm, một viên chức mẫn cán. Tuy vậy, trên đường từ chợ Sáng về nhà, thầy Đan ghé qua trường La Fontaine nói mấy câu thăm hỏi với thầy quản giáo Tải. Chương VIII ĐỒNG NGHIỆP Sở giao thông công chánh Viên Chăn có cả nhân viên người Lào và Việt cùng làm việc chung với nhau. Từ kinh nghiệm cuộc sống từng trải, thầy Đan biết, muốn làm việc tốt ở đây, không phải chỉ có trình độ chuyên môn và sự tích cực là đủ. Quan hệ đồng nghiệp là cực kỳ quan trọng trong công sở. Chỉ cần có một người cản trở công việc thì dù làm việc giỏi, tích cực cũng sẽ rất dễ thất bại. Thẩy vốn đã có kinh nghiệm, muốn làm việc tốt thì phải thần thiện với những người đồng nghiệp. Vừa đến sở công chánh, thầy Đan chịu khó làm quen với tất cả mọi người. Họ chính là kho tri thức và chỗ dựa tinh thần, tình cảm trong công việc. , Chẳng hiểu vì sao, khi mới đến sở, thầy Đan đã cảm thấy mến chàng trai Kongsinh, một thanh niên Lào ham thích đá banh và các môn thể thao khác. Anh ta thực thà, trung hậu, nhiệt tình giúp đỡ mọi người xung quanh. Chính vì vậy mà chẳng bao lâu thầy Đan đã trở thành bạn thân của Kongsinh. Thầy Đan không chơi đá banh, cũng không có thời gian để chơi thể thao, ngoài những bài thể dục bình thường vào buổi sáng. Tuy vậy, thầy lại rất thích xem đá banh, am hiểu về môn này để có thể bình luận sâu sắc. Thầy còn nhớ rất nhiều tên cầu thủ nổi tiếng trên thế giới. Một thời gian sau, Kongsinh được quân đội chọn đi học lớp tham mưu tác chiến và chống chiến tranh du kích Sau ba năm học tập, Kongsinh trở về với quân hàm thiếu tá, chỉ huy một tiểu đoàn đóng tại tỉnh Houeisai. Đối với quân đội Lào, hàm thiếu tá đã là sĩ quan cao cấp. Tuy đã là sĩ quan cao cấp, nhưng Kongsinh vẫn là con người tốt bụng, hòa đồng, cởi mở như cũ và vẫn mê đá banh. Chính vì vậy mà thầy Đan vẫn giữ tình bạn thân tình với ông ta như trước đây. Ở Houeisai cố mỏ đá saphir rất quý. Có thể nói Lào và Miến Điện là những nơi có mỏ đá quý loại này. Đá saphir ở đây cứng và đẹp hơn hẳn ở những nơi khác trên thế giới, cho nên chúng là đối tượng săn lùng của dân buôn ngọc. Một lần Kongsinh về Viên Chăn biếu thầy Đan một túi nhỏ đá saphir, nói: - Anh đem cho thợ mài làm nữ trang cho chị ấy với cháu Phương. Thứ này quý lắm, không dễ gì có được đâu. Điểu này nói lên, tình cảm của hai người rất thân mật. Mà thật vậy, họ coi nhau như anh em. Một thời gian ngắn sau đó, Kongsinh được đổi về làm trưởng phòng tác chiến hỗn hợp Lào - Mỹ và giữ chức quan năm (colonel). Dù bây giờ ở địa vị rất cao, Kongsinh vẫn quý mến, kính trọng thầy Đan. Tình bạn của họ giữ mãi đến tận sau này. dù hai người chỉ làm việc chung với nhau khoảng hai năm. Ngoài Kongsinh, ở trong Sở Giao thông Công chánh, thầy Đan còn rất thân thiện với ông Lê Học Bình. Ông Bình có con rể tên Chương, quốc tịch Lào, làm việc ở bộ tài chính Lào. Cả bố vợ lẫn con rể đểu hiển lành, nhân hậu, ít nói. Mới gặp mà ông Bình đã tỏ thái độ quý mến thầy Đan nên rất tận tình giúp đỡ trong còng việc. Ông Bình có một lý lịch tương đổi phức tạp. Thời Pháp thuộc, ông cũng từng theo cộng sản và bị giam ở nhà tù Côn Đảo. Ông có người con trai đang làm việc ở Hà Nội, nên hiện nay ông đang sống với con gái và rể. Gia đình ông Bình là những người làm ăn chí thú, bản tính ông hiền lành, ít nói, nên được dân xung quanh quý mến. ông làm việc kỹ lưỡng, cẩn trọng, có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Mới đến làm việc loại cơ quan hành chánh như thế này, toàn những công việc mới lạ, chắc chắn thầy Đan có nhiểu bỡ ngỡ. Nhờ những người tốt như ông Bình mà thầy mau chóng nắm bắt công việc và dần trở nên vững vàng, được mọi người chấp nhận và tôn trọng. Song song với việc kết tình thân hữu ở nơi làm việc thầy Đan tạo mối thân quen với cả xóm Saylom. Nhờ thế mà gia đình thầy được giúp đỡ rất nhiều trong những lúc khó khăn, nhất là vào buổi đầu. Người dân trong xóm vẫn gọi thầy Đan một cách thân mật bằng cái tên cũ “anh Độ”, “ông Độ”. Hôm ấy, đang ngồi làm việc, cảm thấy nhớ nhớ người bạn thời cùng làm việc chung ở sở giao thông công chánh Viên Chân, thầy Đan nhấc điện thoại gọi cho Kongsinh: - Allo! Chiều nay cậu có rảnh không? - Rảnh, tôi đang định gọi cho anh rủ ra nhà hàng nào đó trò chuyện. - Lâu quá, không gặp cậu nên thấy nhớ, cũng muốn gặp nói chuyện cho vui. - Vậy thì, hết giờ làm việc, mình gặp nhau ở nhà hàng mọi khi. Tôi sẽ gọi điện về nhà báo không ăn cơm nhà. Hết giờ làm việc, vì ở nhà không có điện thoại, nên thầy Đan tranh thủ chạy vể, báo cho vợ con biết là tối nay ăn cơm với Kongsinh ở nhà hàng Au Bon Gout. Đúng giờ hẹn, Kongsinh chạy xe jeep đến. Vừa gặp, hai người bắt tay thân mật. Thầy Đan hỏi: - Tôi nhớ anh chi dùng rượu vang? - Tôi vốn không uống rượu, nhưng rượu vang thì có thể dùng vài ly. Rượu này tốt cho tim mạch, uống không có hại như các loại khác. Vừa nhấm nháp rượu nho khai" vị, thầy Đán thật lòng khen: - Anh ở độ tuổi này mà còn đá phong độ quá. Trận đấu giao hữu Lào - Hồng Kông hôm chủ nhật vừa rổi, anh đá rất xuất sắc trong vị trí tiền vệ. - Tôi cũng xuống sức nhiều rồi, hơn bốn mươi rồi, đâu phải cái thời thanh niên nữa. Vì đây là trận đấu giao hữu nên người ta mới cho tham gia, chứ nếu đá chính thức thì tôi chỉ có thể ngồi trên ghế khán giả mà nhìn. - Anh nói thế chứ, thực ra nhiều thanh niên còn lâu mới theo kịp. Thân hình anh trông rắn chắc, cứ như một lực sĩ. Hôm đá banh, thấy anh chạy cả buổi trên sân, biết anh còn dai sức lắm. Im lặng một lúc để thưởng thức ly rượu vang, thầy Đan nói tiếp: - Anh tài thật, công việc ngập đầu mà vẫn còn thời gian đá banh. Tôi buông công việc ra là chẳng còn thời gian làm gì khác. Nào là lo cho mấy đứa nhỏ, nào lo tìm nguồn hàng cho mẹ con cháu Phương bán... - Anh biết tính tôi mà, không đá banh thì biết giải trí bằng cái gì. Tôi không rượu chè, không trai gái, không cờ bạc, vậy thì chỉ còn có thể thao thôi. Càng nhiều việc thì tôi càng phải lao vào thể thao để giảm ức chế. - Dạo này chắc công việc nhiều lắm hả? - Thì đang có chiến dịch mà, anh không xem báo à? Tôi phải theo dõi mặt trận tại cánh đồng Chum, đang rầu muốn chết đây. Nghe anh gọi nên mừng quá, chạy ngay đến nói chuyện cho bớt căng thẳng. Những chuyện như thế này, ở nhà chẳng biết nói với ai cho họ cảm thông. - Tôi ít khi xem báo, chẳng quan tâm lắm đến tình hình thời sự, chính trị. Công việc của tôi cũng đủ bù đầu rồi, làm gì có thời gian để dành cho những chuyện chẳng liên quan gì đến mình. Thôi quên chuyện chiến sự đi, giờ nãy anh em mình chỉ nên nói chuyện riêng tư với nhau thôi. Chỉ câu nói này thôi, câu nói cùa tình bằng hữụ, cũng đủ làm cho Kongsinh cảm thấy thoải mái hoàn toàn. Ông đang căng thẳng trong đầu, vì phải lo trù tính cho chiến dịch. Bây giờ gặp thấy Đan, ông như được thả lỏng hoàn toàn, giải tỏa hết nỗi lo nghĩ công việc. Trong đầu Kongsinh nghĩ, ông bạn này hời hợt quá. Làm ăn mà không quan tâm đến thời sự, chính trị thì dễ thất bại lắm, khi mà chính thể thay đổi, hay có chiến sự đột ngột... Dù sao thì Thầy Đan này cũng ngây thơ một cách dễ thương, khiến mình cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Chuyện vãn một lúc về các vấn để thể thao, đại tá Kongsinh chợt chuyển đề tài, hỏi: - Mấy đứa nhỏ nhà anh khỏe không? Hình như thằng Dũng đang học năm cuối hả? - Nó mới học lớp 11. Hết 12, tôi dự định cho cháu đi Pháp học. Ở nước Lào mình không có trường đại học, nên con em đi học ở nước ngoài hết. Phần lớn, sau khi tốt nghiệp, bọn trẻ ở lại nước sở tại. Vô tính, Lào bị chảy máu chất xám, tiếc thật. Phải chi ở Lào có trường đại học thì con em mình đâu phải đi xa. Cháu Phương nhà tôi thì xem chừng chỉ muốn theo mẹ nó trong nghể buôn bán. Nó tỏ ra có năng khiếu trong nghề này, lại giỏi ngoại ngữ nên buôn bán ngày càng thuận lợi. - Tôi có gặp nó mấy lần ngoài chợ, nghe nó nói đủ các thứ tiếng, nào Pháp, Anh, Nga, Nhật, Tàu mà phục lăn. Anh cho nó học mấy thứ tiếng này hồi nào mà khá quá vậy?. - Nó tự học là chính, ở trường thì học bằng tiếng Pháp và Lào, còn tiếng Anh là ngoại ngữ chính. Mấy bà ở Sứ quán Liên Xô mở lớp dạy thêm tiếng Nga, nó với thằng Dũng xin tiền đi học. Tiếng Tàu và Nhật là học lóm đó chớ, được mấy chữ ba mớ, chớ giỏi giang gì đâu. - Vậy là giỏi quá rồi, đám con tôi ngoài tiếng mẹ đẻ và tiếng Pháp ra, còn lại thì điếc đặc. Có lẽ tôi phải cho chúng học thêm tiếng Anh, kẻo sau này khó kiếm việc. Người Mỹ thế nào cũng xâm nhập sâu vào Indochine, đi theo họ là tiếng Anh. Chỉ sợ sau này tiếng Anh sẽ là tiếng nói củạ giới công chức? - À! hồi nãy anh nói phải lo chiến dịch cánh đồng Chum, vậy có phải ra mặt trận không? Coi chừng bỏ mạng ngoài đó là tội nghiệp vợ con lắm nghe. - Đâụ có cần tôi phải ra trận. Chiến dịch này sẽ kết thúc nhanh thôi. Theo tin tình báo, Phathet Lào được Bắc Vịệt hỗ trợ, binh lính của tôi đang sợ muốn chết. Họ không thể kéo dài trận chiến được đâu. Binh lính Lào đánh trận theo giờ, làm sao địch lại quân Bắc Việt chiến đấu bất kể ngày đêm, lại giỏi chịu đựng gian khổ. Kế đến họ còn nói nhiều chuyện trời trăng mây nước cho quên đi những nhọc nhằn mưu sinh. Thời gian vậy mà trôi quá nhanh, hai người không để ý, đến khi nhìn lại thì đã gần 8 giờ tối. Nhưng họ vẫn luyến tiếc cơ hội được ngôi bên nhau. Thầy Đan nói thêm về những để tài phim ảnh, thể thao, thời tiết... để tạo cơ hội kéo dài thời khắc bằng hữu bên nhau. Đến hơn tám giờ rưỡi tối thì hai người mới bịn rịn chia tay nhau. Hôm ấy là một ngày đầu tháng 4 năm 1971. Chương IX BÍ MẬT CỦA THẦY ĐAN Bất kỳ ai, sống trong thời buổi chiến tranh, loạn lạc, thường cũng đểu có những bí mật, hay những chuyện riêng tư không thể nối cùng ai. Ngay trong lý lịch của mỗi người, thường cũng có những chi tiết sai thực tế, thậm chí là vô lý. Trường hợp thầy Đan cũng không ngoại lệ. Ngay từ phần hai, đọc giả đã biết, thầy Đan vốn có tên là Nguyễn Văn Độ, một việt kiều từ Thái Lan quá Viên Chăn kiếm sống. Điều này, dân trong xóm Sạylom ai cũng biết, chẳng có gì bí mật. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hòa bình đến với nước Việt Nam, Ngay sau đó, hai miền Nam, Bắc của Việt Nam thống nhất thành một quốc gia. Cũng trong khoảng thời gian này, hòa bình đến với toàn cõi Đông Dương. Tòa đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ. Những người làm việc ở đây chủ yếu là di tản qua Mỹ. Vì vậy mà thầy Đan thường đến liên hệ với sứ quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Có lẽ thầy muốn làm thủ tục để về thăm quê cha đất tổ? Việt kiều ở bên Lào ít khi quan tâm đến chuyện người khác, nhưng không phải là tất cả. Nghĩa là cũng còn có người thắc mắc về người hàng xóm của mình, về những người mà mình quen biết. Hầu như ai cũng nghĩ, thầy Đan thân thiết với người của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời thầy là người làm việc cho chính phủ Lào thân Mỹ. Vì vậy mà có người lấy làm lạ, tại sao ngày nay thầy lại tỏ ra thân cận với người của phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?. Cũng có người không mấy ngạc nhiên. Họ nghĩ, bây giờ hòa bình rồi, thầy Đan phải tìm cách đưa vợ con về quê hương, xứ sở. Đó là cái đạo đương nhiên của những người con xa quê lâu ngày. Việt Nam bây giờ chỉ còn có một chính phủ, nên dù trước đây có thuộc phe phái nào thì bây giờ cũng phải qui về một mối. Vì vậy mà thầy phải đến sứ quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để làm thủ tục xin về nước là lẽ đương nhiên. Thầy đâu còn con đường khác để xin hồi hương. Mỗi người đoán một ý. Thầy Đan vẫn luôn quan hệ tốt với mọi người quen biết trước đây, kể cả hàng xóm lẫn những đồng nghiệp cũ. Thầy còn giúp những người muốn hồi hương, hay về quê thăm gia đình, mà chưa dám tiếp cận sứ quán Việt Nam. Phần nhiều những người còn ở lại với chính quyền mới của nước Lào thì hoặc là không dính đến chính trị, hoặc là từng có quan hệ với những người cộng sản trên đất Lào. Thầy Đan mỗi khi gặp những người quen biết cũ thì đrrfu nêu cái ý, là xa Việt Nam đã quá lâu, nên muốn quay về sống những ngày cuối đời ở quê cha đất tổ, tìm lại họ hàng ruột thịt. Nhưng quê thấy ở đâu? Dân trong xóm xung quanh trước đây chẳng bao giờ để ý, bởi vì họ còn bao nhiêu việc cần quan tâm hơn cái việc tìm hiểu người hàng xóm của mình quê ở đâu trên đất Việt? Theo hồ sơ lưu trữ thì quê của thầy Đan ở Nam Định, nhưng thầy lại phát âm rặt giọng Nam bộ. Điều này chỉ có những Việt kiều mới có thể để ý, nhưng người ta nghĩ, vì thầy sống ở Sài Gòn từ lúc còn trẻ nên giọng nói bị lai chăng. Thế rồi gia đình thầy cũng đến lúc hồi hương. Thầy theo bên vợ về thẳng miền Tây Nam bộ để sinh sống. Ông Thiết, bạn thầy cũng âm thầm về Việt Nam từ những năm còn chiến tranh. Một người bạn thân khác là ông Hai Quảng, từng mượn tên Nguyễn Văn Tải để kiếm sống trên đất Lào cũng đã về nước, chỉ vài ngày sau đất nước giải phóng. Nếu ai tò mò, theo bước chân hành trình của gia đình thầy Đan, sẽ thấy có vài điều lạ. Đầu tiên, thầy về Sài Gòn, gặp lại hai người con trai lớn của mình. Chứng tỏ thầy Đan từng có vợ con trươcs khi lấy bà Dễ. Thầy gặp lại con chẳng mấy khó khăn, chứng tỏ thầy từng có liên hệ với hai anh con trai này. Và nếu tìm hiểu thêm, chắc sẽ có người nêu câu hỏi: - Thầy Đan lưu lạc ở nước ngoài từ nhỏ, sao lại có hai con sống tại Việt Nam?. Tại sao các con này của thầy Đan lại là những cán bộ của chính quyền cách mạng?. - Tại sao những anh con trai này cũng là con của bà Năm?... Toàn những câu hỏi mà chỉ có thầy Đan mới trả lời được. Tiếp theo, thầy Đan đến thăm vài người bạn cũ. Họ thuộc bên phía Việt cộng. Hiện họ đang làm việc cho ban quân quản thành phố. Nhiều người còn giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng. Thầy đến tìm thăm họ, đồng thời liên hệ để kiếm việc làm. Nhưng làm sao thầy có thể quen biết được họ? Họ phần nhiều là người Nam bộ, trong khi thầy là dân Bắc?. Họ theo kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ sau này. Thế rồi, nếu ai đó lại chịu khó theo chân gịa đình thầy Đan, họ sẽ còn ngạc nhiên hơn vì biết rằng, quê nội của thầy ở Sóc Trăng. Sau ngày giải phóng, cha thầy vẫn còn sống, quê ngoại của thầy ở Châu Đốc. Quê vợ thầy cũng ở Châu Đốc. Như vậy, thấy chẳng có liên quan quê quán gì với tỉnh Nam Định hay Thái Bình. Và cái hồ sơ mà trong đó ghi là “cha mẹ mất sớm, họ hàng ly tán" quả là có điều đáng ngờ. Một góc khuất của thầy mà chính quyền cũ không biết được. Thế rồi, năm 1976 thầy Đan về một tỉnh ở miền Tây, giữ chức vụ cao ở viện kiểm sát của tỉnh này. Tiếp theo, khoảng năm 1978 thầy Đan về Hậu Giang giữ chức giám đốc một sở của tỉnh. Vài người quen biết thầy Đan ở bên Lào vô cùng ngạc nhiên, khi biết được điều này. Người ta biết, chế độ cộng sản không bao giờ chấp nhận một người có quá khứ như thầy Đan, dù khi xưa thầy sống hiền lành, tốt bụng với tất cả mọi người. Người giữ địa vị viện phó viện kiểm sát, rồi giám đốc sở ắt phải là một đảng viên cộng sản. Ngoài ra, một người cán bộ giữ địa vị cao trong chính quyền hiện nay phải có nhiều thành tích trong công cuộc giải phóng đất nước. Vậy thầy Đan là ai? Thành tích của thầy như thế nào đối với chính quyền mới hiện nay? Tất nhiên, đọc giả vốn đã biết chắc, tên thật của thầy không phải là Nguyễn Văn Đan, nhưng thầy hình như cũng không phải là Nguyễn Văn Độ. Thầy Đan từng có một cái họ, một lý lịch hoàn toàn không như ta biết. Như vậy, cái lý lịch của Nguyễn Văn Độ hoặc là không thật, hoặc là... Như vậy, Nam Định, hay Thái Bình có thật là quê của thầy Đan? Như vậy thì ông Độ, hay thầy Đan thực sự là ai? Thời chiến tranh mà, việc mượn tên, mượn lý lịch đâu phải là chuyện hiếm hoi. Ngay những người thường dân cũng nhiều khi phải thay tên, đổi họ, chuyển chỗ ở để làm ăn, sinh sống. Cuộc sống vốn có nhiều điều bất ngờ, đôi khi khó cưỡng lại hoàn cảnh. Cho nên, hầu như ai, nếu đã phải lưu lạc làm ăn ở xứ người, thì cũng có chút bí mật vể bản thân. Bí mật đó chính là góc khuất của một đời người, không phải chỉ một mình thầy Đan mới có. Đoạn trên, tác giả cố tình quên kể là anh Độ có sửa chút ít chi tiết trong bộ hồ sơ gốc của thầy Đan. Chính vì vậy mà chẳng ai nghi ngờ về việc, thầy Đan có tên gọi ở nhà là Nguyễn Văn Độ. An ninh của chính phủ Lào cũng như của tòa sứ quán Việt Nam Cộng Hòa đều cùng biết những chi tiết quan trọng là, thầy Đan vốn là dân Bắc, cha mẹ mất sớm, phải “trôi sông lạc chợ” từ nhỏ, qua đất Thái làm ăn và trưởng thành dần. Họ không biết, trong hồ sơ gốc mà ông Bùi đem về, thầy Đan từ Sài Gòn qua Lào xin việc làm. Họ cũng không thể biết, thầy Đan "phù phép” trong bộ hồ sơ gốc, để hợp thức khoảng thời gian mà anh Độ học lấy bằng tú tài Pháp. Rồi nhờ bằng cấp này mà được ông tổng giám đốc xưởng sửa chữa máy bay Francois tiếp nhận. Việt Nam vào thời cận đại đã phải trải qua hai cuộc chiến lớn, làm thay đổi cả vận mệnh của một đất nước, huống chi là những số phận nhỏ nhoi. Chiến tranh là sự đối đầu của ít nhất là hai phía. Kẻ nào đã minh bạch với phía bên này, ắt phải có những điều bí mật với phía bên kia chiến tuyến. Chương X NHIỆM VỤ MỚI 10.1 Tác giả xin tạm gác chuyện thầy Đan qua một bên, để đọc giả làm quen với một nhân vật khác của truyện. Đầu năm 1959, anh Hai Tỷ được mời kín đáo đến phòng làm việc của ông Trần Hiệu, cục trưởng Cục 2. Trên đường đến phòng Cục trưởng, anh Hai cảm thấy vui mừng vì đoán rằng sắp được nhận nhiệm vụ mới. Anh đoán chắc, nhiệm vụ lần này hoàn toàn khác với các nhiệm vụ anh từng thực hiện trước đây. Kèm theo nỗi vui mừng là sự hồi hộp, lo âu, vì không biết mình có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ hay không. Đã có bao nhiêu đồng đội gục ngã trên đường đi đến địa bàn. Họ vĩnh viễn không có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ. Anh Hai không sợ chết, chỉ sợ mình sơ suất, khiến cho tổ chức bị tổn thất. Trong hai năm là nhân viên chính thức của Cục 2, anh Hai đã được học tập, rèn luyện rất kỹ lưỡng. Anh phải theo các lớp chính trị, triết học, kinh tế học, những nghiệp vụ tình báo ở tầm cỡ quốc tế. Anh Hai Tỷ được rèn luyện từ kỹ thuật chiến đấu đơn độc, cho đến sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại cùa ngành, như mật mã, điện đài, làm quen với các loại máy chụp hình siêu nhỏ, rửa và tráng hình, sử dụng các loại máy ghi âm, sử dụng các loại vũ khí hiện đại, lái xe, nhảy dù, kỹ thuật khai thác tin tức, sử dụng mực hóa học để viết tin tức, những qui định về hộp thư mật, cách tạo mật mã riêng..., kể cả những việc vặt như làm giả hồ sơ, Những kiến thức này đủ tạo cho anh khả năng làm một điệp viên đơn tuyến. Trong các môn học của chương trình, anh Hai Tỷ phải thông thạo cả tiếng Lào. Lào và Thái có tiếng nói gần giống nhau, chính vì vậy mà anh suy đoán, có thể Cục 2 sẽ đưa anh đến hoạt động tại vùng nói ngôn ngữ Lào. Thời chiến tranh chống Pháp, anh Hai Tỷ là một cán bộ quân báo dày dạn, giàu năng lực và cũng lắm thành tích. Nay dù ở độ tuổi gần bốn mươi, nhưng lòng nhiệt tình, ham hoạt động vẫn còn nguyên như thời trai trẻ. Đến văn phòng thủ trưởng, anh Hai Tỷ sửa lại quần áo cho nghiêm chỉnh theo thói quen quân sự rồi mạnh dạn gõ cửa. Ông Hiệu dường như đã biết ai đến, nên nói vọng ra:“Vào đi cậu Hai Tỷ! nhớ khép cửa và đừng để ai biết cậu đến đây”. Hai Tỷ mở cửa bước vào. Trước mặt anh là một người đàn ông trung niên cao lớn, quắc thước, nước da rám nắng, khuôn mặt vuông chữ điền trông uy nghi nhưng phúc hậu. Ông Trần Hiệu từng là giám đốc Nha liên lạc tổ chức tình báo, cơ quan tiền thân của Cục 2. Anh Hai Tỷ lúc đó cao ốm, dáng dấp như thư sinh, tráng trẻo, vì vậy mà so với thủ trưởng, anh hoàn toàn như một học trò bé nhỏ đứng trước một thầy giáo cao lớn uy nghi. Nhưng dáng người như thế này cũng là một lợi thế của anh. Trong cuộc kháng chiến chổng Pháp, nhiều kẻ thù đã bị bất ngờ trước một đối thủ sức trói gà không chặt này, và đã thất bại thảm hại. Hai người nói chuyện với nhau đủ lâu. Một người truyền đạt nhiệm vụ mới và những điều dặn dò cần thiết, người kia chỉ nghe và thỉnh thoảng trả lời những câu hỏi. Đức tính quan trọng của người tình báo là nghe nhiều, nói ít và chỉ nói khi thật sự cần thiết. Trong suốt cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, anh Hai Tỷ đã tạo cho mình một tính cách, nói ít hiểu nhiêu, quan sát và suy luận là chính. Trước khi chia tay ông Hiệu hỏi: “Trước khi đi hoạt động xa tổ quốc, cậu có yêu cầu gì không?” Anh Hai lưỡng lự một thoáng rồi nói: “.. .Tôi có hai đứa con, đang học ở trường học sinh miền Nam. Nguyện vọng lớn nhất của tôi là các cháu được học hết đại học”. ông Hiệu gật đầu, tỏ thái độ đồng ý đáp ứng nguyện vọng này, rồi dặn dò thêm vài nét chính. Đáp lại lời dặn dò của thủ trưởng, anh Hai Tỷ nói một cách rõ ràng: “Tôi cho rằng, kẻ hèn nhát, tâm địa bất chính, cho dù có tuyên thệ cả ngàn lần, nhưng khi gặp gian nguy họ vẫn phản bội. Tôi xin khẳng định, danh dự của mình bảo đảm cho lòng trung thành với sự nghiệp của đảng, của cách mạng”. Ông Hiệu lại gật đầu, tỏ ý đã hiểu sự quyết tâm của người lính sắp ra trận, ông bắt tay thuộc cấp lần cuối. Bàn tay ấm áp của ông truyền sang như ngầm chúc anh Hai Tỷ ra đi an toàn, hoàn thành nhiệm vụ. Mội kế hoạch được vạch ra tỉ mỉ, nào là cách thức xâm nhập đất địch, lót ổ, tạo lá chắn, thọc sâu, leo cao... đã nằm trong đầu anh Hai Tỷ. Tết Kỷ Hợi (1959), một nửa gia đình anh Hái Tỷ đoàn tụ trên thủ đô Hà Nội. Bọn trẻ không hể biết rằng, có thể đây là lần cuối chúng được sống gần cha. Anh tranh thủ đưa hai con đi thăm những người thân, bằng hữu từng sống chết bên nhau trong kháng chiến. Anh ngầm gởi gấm hai con cho họ chăm sóc giùm trong trường hợp xấu nhất đến với anh. Nguyên tắc bí mật, anh không được hé răng với bất cú ai, dù là nói với Tư Thọ, em ruột của mình. Tư Thọ lúc đó đang đóng quân ở Thanh Hóa. Anh xin phép về Hà Nộị thăm anh Hai và cháu. Có thể anh đã có linh cảm, đây là lần cuối, được gặp ngựời anh thân yêu của mình. Như vậy là anh Hai Tỷ đã hoàn toàn yên tâm. Anh đã được sống với hai con trong những ngày tết vui vẻ nhất. Tương lai của các con sẽ được Cục 2 bảo đảm, vấn đề tình cảm của chúng thì sẽ được những người thân chăm sóc. Anh chỉ còn nghĩ đến bước đăng trình, xuyên Trường Sơn để đến nơi cần thiết, thực hiện nhiệm vụ đã nhận. Địa hình Trường Sơn như thế nào, đường đi khó khăn ra sao, có những nguy hiểm gì và các cách khắc phục... cũng đã được anh nghiên cứu kỹ. 10.2 Qua tết Kỷ Hợi, một điệp viên mang mật danh N113 lặng lẽ rời Hà Nội trong một chiếc xe kiểu quân sự, hiệu Hải Âu do Liên Xô sản xuất. Chiếc xe này được dùng để phục vụ các cán bộ đi công tác. Người điệp viên này đi cùng với một bạn đường, trong vai cá bộ đi công tác. Tuy vậy, hai người này chỉ như một sự kết hợp công tác, chứ chẳng có quan hệ gì thân mật. Thời đó phương tiện đi lại khó khăn, nên chuyện kết hợp đi công tác chung là chuyện bình thường. Họ vừa đi vừa như những kẻ nhàn du ngắm cảnh sơn thủy hữu tình dọc theo quốc lộ và bờ biển miền Trung. Người ngoài dù có tò mò thì cũng chỉ có thể nghĩ, họ tuy đi công tác, nhưng không bị thúc ép về thời gian nên có chút rảnh rỗi để ngắm cảnh. Thực ra, trong khi dừng lại ngắm nhìn phong cảnh hay nghỉ ngơi, hai người đều kín đáo để ý quan sát, xem có những con mắt khả nghi nào theo dõi họ. Khi đến Đồng Hới, xe quay trở về Hà Nội. N113 và người bạn đường ghé một trạm bí mật, cải trang hoàn toàn khác lạ, rồi đi ngược sông lên thượng nguồn. Thượng nguồn thuộc một vùng núi miền trung du. Tại đây N113, được một trạm giao liên tiếp nhận. N113 chỉ biết, trạm này thuộc đồn biên phòng, do viên thiếu tá tên Thịnh phụ trách. Thiếu ta Thịnh hình như đã được mật lệnh nên ráo riết lo trang bị và kiếm người giao liên để đưa N113 đi tiếp. Người bạn đường sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì tức khắc theo một con đường khác để trở về Hà Nội. Anh ta dường như không muốn biết những gì tiếp theo xảy ra với người điệp viên. Sau khi cải trang cho giống với người miền núi, học thuộc lòng những nguyên tắc đi đường khi vượt Trường Sơn, N113 cùng người giao liên mới ầm thầm ra đi. Trạm giao liên này trang bị cho họ súng săn, gậy đi đường, dao rừng, thuốc men phòng bệnh và xua đuổi côn trùng,... Trang bị tuy rất đầy đủ cho hành trình vượt Trường Sơn, nhưng hoàn toàn gọn nhẹ. Đoạn đường chính, dài nhất và nguy hiểm nhất, đó là vượt đại ngàn Trường Sơn. Kể từ đây, hai con người dường như xa lạ, đi cùng bên nhau lặng lẽ vượt Trường Sơn hùng vĩ, nhưng đầy trở ngại và hiểm nguy. Họ có thể sẽ gục ngã, hy sinh bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, trong vùng núi rừng hùng vĩ và hoang sơ này. Hai người hoàn toàn không nói chuyện, không tâm sự, lầm lũi đi như hai người xa lạ vô tình đi cùng đường. Nhưng trên đường đi thì họ là trợ thủ đắc lực của nhau, cảnh giới và bảo vệ cho nhau. Trường Sơn không chỉ là rừng rậm nhiệt đới, mà còn có núi cao, suối sâu, khe vực và vô vàn những hiểm nguy tiềm ẩn khác. Những hiểm nguy lường trước được và cả những gì kỳ bí mà không ai có thể nghĩ ra hết, dù là những người thợ rừng giàu kinh nghiệm nhất. Rừng mưa nhiệt đới là nguồn sống của vô số loài thú dữ, voi, hổ, báo, gấu, trăn, rắn độc... và không biết có bao nhiêu loài côn trùng, nhuyễn thể độc hại. Bệnh sốt rét rừng, mưa lũ và cây rừng rậm rạp là những khó khăn đáng sợ, cản trở bước chân kẻ lữ hành. Đã có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ phải bỏ xác trong đại ngàn này vì những hiểm họa nói trên. Rừng núi Trường Sơn vào những năm này còn hoang sơ như thời nguyên thủy. Nhiều đoạn đường, người ta không thể nhìn thấy mặt trời, bởi các tàng cây che khuất. Giữa trưa mà bên dưới mờ mờ tối như lúc chiều tà. Nói là đường, nhựng thực ra chỉ là những lối mòn của các thợ săn, rất khó nhận biết Những người giao liên lần dò theo lối mòn này và dựa theo những ám hiệụ để đi. Người bình thường, vô tình mà nhìn thấy các lối mòn này cũng sẽ không bao giờ nghĩ đó là con đường. Nếu ai có tò mò lần theo lối mòn này mà đi thì chắc chắn bị lạc và có thể chết rục trong cái mê cung này. Người giao liên không phải đoạn đường nào cũng thông thạo. Đôi khi anh ta phải leo tuốt lên ngọn cây cao để nhìn mặt trời mà định hướng. Những lúc như vậy, nguy hiểm luôn rình rập con người. Trên các ngọn cây, luôn có những loài rắn độc bò lên nằm sưởi nắng hay rình bắt mổi. Ngoài ra là các loài kiến, vắt cũng sẵn sàng tấn công con người, chúng chẳng hể kiêng nể chúa tể của muôn loài. Núi rừng Trường Sơn đối với nhà kinh tế thì là một kho tàng đầy những của cải quý báu. Đối với các nhà nghiên cứu động thực vật thì là một kho tàng kiến thức vô giá vể rừng mưa nhiệt đới. Đối với du khách, núi rừng Trường Sơn luôn chứa đựng nhiêu điều mới lạ cần khám phá, Lúc này, ở Việt Nam nguy cơ chiến tranh chỉ đang âm ỉ, như những đóm lửa nhỏ chực chờ bùng cháy. Cho nên Trường Sơn chưa phải là “rừng vàng” đối với các nhà kinh tế, chưa phải là kho tàng kiến thức mở cho các nhà nghiên cứu và đang khép kín sự hấp dẫn của mình đối với sự lãng mạn của các du khách. Những người đi lại trong núi rừng Trường Sơn lúc này, hoặc chỉ là vì mưu sinh, hoặc vì có nhiệm vụ bắt buộc phải xuyên qua nó. Và rừng Trường Sơn lúc này còn chứa đựng thêm những hiểm nguy rình rập từ phía đối phương, như thám báo, biệt kích... Đối phương cũng đã tính đến việc, Việt cộng từ miền Bắc sẽ xâm nhập miền Nam bằng con đường bất ngờ nhất này. Đối phương cũng biết, người của phía Bắc Việt rất giỏi chịu đựng gian khổ, giỏi khắc phục khó khăn và không sợ nguy hiểm, nên chắc chắn sẽ dùng con đường vượt Trường Sơn này mà xâm nhập vào lãnh địa của họ. Chính vì vậy mà đối phương cũng dùng mọi biện pháp, bao gồm nhân vật tài lực, để khóa kín “con đường không ra đường” này. Và khi ấy, chẳng ai có thể biết, chẳng ai có thể tự tin, rằng mình có thể sống sót được, khi vượt hàng ngàn cây số đường bộ ngoằn ngoèo như mê cung trong rừng già đẩy hiểm trở. N113 vốn từng là một học trò, nên máu lãng mạn luôn tiếm ẩn trong tâm khảm. Anh tranh thủ vừa đi, vừa nhìn ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên, như nuốt vào lòng những hình ảnh cuối cùng của đất nước. Ai dám bảo đảm, anh sẽ sống để trở về. Anh thanh thản ra đi và tự nhủ, vì nhiệm vụ đối với tổ quốc, nếu có hy sinh thì cũng như dũng sĩ Kinh Kha ra đi hành thích Tần vương để bảo vệ cho tổ quốc mình. Anh hồi tưởng lại lời bài ca vọng cổ “Sầu vương biên ải” mà thời kháng chiến chống Pháp vẫn thường ca, rồi lẩm nhẩm trong miệng: “Chí nam tử như cánh chim bằng lướt gió, trên vai anh còn gánh nặng nợ sơn hà, vì non sông nên anh xem nhẹ tình nhà, chớ anh đâu có nỡ phủ phàng duyên tơ tóc. Em ơi!nghĩa cả như non cao anh chưa có mảy may đền đáp lại cho tròn...”. Bài ca như giúp cho anh nhẹ bước trên đường thiên lý để bắt đầu một nhiệm vụ mới. Thời chống Pháp, anh Hai Tỷ từng sống trong rừng U Minh, hay bưng biền Đồng Tháp Mười. Những nơi mà “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh” và rắn độc gây hiểm họa cho con người. Nhưng tất cả sự hoang sơ, nguy hiểm của những nơi mà anh từng sống đó tựa như thiên đường, so với đại ngàn Trường Sơn. Hai người đơn độc, lặng lẽ đi trong rừng già tăm tối, thường xuyên phải đối mặt với những vị chúa tể của rừng già. Voi, cọp, trăn, rắn... là nỗi hãi hùng của người đi trong rừng, nhưng rất may là chúng chưa một lần có ý định tấn công hai người này. Cuối cùng, hai người cũng thoát khỏi đoạn đường rừng nguy hiểm nhất trong mùa khô. Chẳng biết họ sẽ ra sao, nếu bị mắc kẹt trong khoảng núi rừng hùng vĩ này vào mùa mưa lũ. Anh giao liên có nhiệm vụ đưa N113 đến địa điểm cần thiết. Địa điểm cần đến chính là vùng đất Lào, nằm trên bờ sông Mekong. Sông Mekong ở đoạn này là biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia Lào - Thái. Nhưng nhiệm vụ của người giao liên chưa hết, anh ta còn phải đưa N113 vượt sông Mekong để sang đất Thái, bàn giao cho người giao liên mới. Theo kế hoạch, hai người phải xuyên đất Lào, phải vượt sông Mekong để sang đất Thái. Mục đích là “biến” N113 thành một Việt kiều Thái. Chuyến đi này với mục đích để cho N113 có một lý lịch và những khái niệm, hiểu biết về nơi cư trú của cái người mà mình phải đóng vai diễn. Mặt sông Mekong ở đây không rộng. Lúc này vẫn chưa vào mùa mưa, nước không chảy xiết. Hai người chôn giấu tất cả hành trang đi rừng, xóa sạch mọi dấu vết, chờ đêm xuống rổi lặng lẽ vượt sông. Sau đó, hai người đi sâu vào đất Thái. N113 được trạm giao liên ở đây đón tiếp, cung cấp cho anh giấy tờ tùy thân, và một bản lý lịch là Việt kiểu sinh sống lâu năm ở Thái Lan, từ khi còn niên thiếu. Sau khi bàn giao cho người giao liên mới, người giao liên cũ chia tay N113 rồi quay về. Khi chia tay, N113 siết chặt tay người bạn đường từng đổng cam cộng khổ trong suốt thời gian mấy tháng xuyên rừng vượt núi. Họ không dám nói với nhau một lời, vì chỉ cần mở miệng, ắt nước mắt cũng sẽ trào ra theo. Họ lại không được phép hỏi tên thật của nhau, cho nên phút giây tạm biệt này có khác nào là từ biệt. Cuộc chia tay này chẳng kém phần lâm li hơn cảnh ngày xưa Thái tử Đan tiễn biệt tráng sĩ Kinh Kha tại dòng Dịch Thủy để đi thích khách Tần vương. Cả hai người đều hiểu nhau là cùng đi vào con đường gian lao, nguy hiểm đến sinh mạng. Cuối cùng, N113 cũng nói được câu:“Cám ơn anh nhiều! Chúc anh gặp nhiều may mắn!”. Đối với người bình thường thì đây chỉ là một câu chúc không có gì đặc biệt, thậm chí có phần khách sáo. Những với hai người thì câu chúc này chứa đựng vô vàn ý nghĩa và tình cảm. Biết đâu," đây là câu nói cuối cùng của người bạn đường mà người giao liên nghe được. Và cũng biết đâu, đây là câu nói cuối cùng của N113 đối với người bạn đồng hành trong mấy tháng qua.