🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Người Nông Dân Làm Giàu Không Khó – Kỹ Thuật Trồng Cam, Quýt, Bưởi Ebooks Nhóm Zalo KS. NGUYỄN ĐỨC CƯÒNG % ô \ u ầ í i \ I \> I (.1 \ | K I H » \C . K Ỹ THUẬT TRÔNG m CAM, QUÝT, BƯỞI NHÀ XUẮT bẳn khoa học Tự NHIỂN VÀ CŨNG NGHỆ KS. NGUYÊN ĐỨC CƯỜNG !/À'uV lAV, V h \i ;*• ĩ.cệ':v. KỸ THUẬT TRỔNG m CRM, ỌUÝT, BƯỞI NHÀ XUẤT BÀN KHOA HỌC Tự NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ LỜINÓI ĐẦU Dân giàu là tiêu chí của cuộc sống vật chất. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta khuyến khích, tạo điều kiện đ ể mọi người dân làm giàu, dân có giàu nước mới mạnh. Nhưng đó là sự làm giàu chính đáng, hợp pháp, vượt lên tiêu cực, khuất tất. Muốn vậy, người nông dân Việt Nam không có con đường nào khác hơn là dựa vào khoa học, thực hành công nghệ mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, v.v. Với tiêu đề của bộ sách: “Người nông dân làm giàu không khó trong giai đoạn hiện nay phải kết hợp 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông, đ ể giúp người nông dân chuyển đổi một cách có hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên mảnh vườn, đồng ruộng của mình; đ ể giúp các bạn trẻ đang sống ở nông thôn tự tạo cho mình một nghề mới ngay tại quê nhà. Nghề mới này phải gây dựng bằng cách cải tạo vườn tạp gia đình, vườn cây ăn quả, vườn rừng, đồng ruộng của mình bằng cách lập trang trại làm VAC, chọn nuôi con gì, trồng cây gì cho phù hợp với từng địa phương, thị trường đ ể tạo ra những nguồn thu nhập cao, dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Với mong muốn giúp người nông dân Việt Nam, các trí thức trẻ nông thôn cùng giàu lên, chúng tôi xuất bản bộ sách: “Người nông dân làm giàu không khó”, trong đó mỗi một cuốn sách sẽ đề cập đến kỹ thuật trồng một hoặc một số loại cây nào đó cố năng suất cao và đưa lại 3 hiệu quả kinh tế cao đáp úng việc cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu vói bạn đọc một nghề - đó ỉà kỹ thuật trồng cam, quýt, bưă. Để giúp những người muốn làm giàu từ nghề trồng câỵ ăn quả, chúng tôi cho ra mắt cuốn sách “Kỹ thuật trồng cam, quýt bưởi” nằm trong bộ sách “Người nông dân ỉàm giàu không khó” do KS. Nguyễn Đức Cường biên soạn. Hy vọng những thông tin trong cuốn sách sẽ phần nào cưng cẫp một số kiến thức cơ bản giúp bà con nông dân áp dựng cho mô hình trồng cây ăn quả trong vườn của mình vê kỹ thuật trông và chăm sóc cam, quýt, bưởi, phòng trừ sâu bệnh hại, góp phân nâng cao năng suât, chát lượng đáp ứng nhu câu ngày càng cao và khăt khe của thị trường thê giới cũng như trong nước. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC Tự NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ 4 Chương thứ nhất CÁC VẤN ĐỀ CHUNG I. HÌNH THÁI CỦA CÂY CÓ MỦI 1. Rễ Cam, quýt, bưởi thuộc loại rễ trụ có rễ nhánh rất phát triển. Có nấm (Micorhiza) sống cộng sinh ở lớp biểu bì hút nước cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp muối khoáng và lượng nhỏ chất hữu cơ. Do đặc điểm này mà cam quýt không ưa trồng sâu. Bộ rễ vì vậy mà phân bố nông, rộng và dày đặc, tập trung gần lớp đất mặt (10 - 25cm) và phát triển mạnh chủ ỵếu là rễ bất định. Rễ hoạt động ở thời kỳ 1 - 8 năm tuổi sau khi trồng. Rễ tái sinh kém và suy yếu dần ở sau thời kỳ cực thịnh vào năm thứ 7 - 8. Ở nước ta, từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch rễ cam quýt sinh trưởng và phát triển mạnh nhất. Rễ quýt sợ đất chặt, bí và không phát triển được ở những nơi có mực nước ngầm cao, thích hợp với đất có sa cấu sét nhẹ, thoáng khí không bị rã khi gặp mưa. Rễ bưởi, rễ cam ngọt, cam đắng có bộ rễ mọc sâu hơn các loài cam quýt khác. 5 Mỗi năm rễ có 3 lần sinh trưởng J)hát triển và có 3 cao điểm: Lần thứ nhất rễ phát triễn sau đợt cây ra hoa, ra đọt và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều. Lần thứ hai giữa đợt ra đọt hè và thu nên số lượng rễ phát triển ít. Lần thứ 3 sau khi ừái và hạt đã phát dục xong, hàm lượng chất hoà tan trong dan dần chuyển hoá thành đường, nên rễ ít bị ức che, số lượng rễ lúc này có tăng nhiều hơn lần thứ hai. Các cây cam quýt nhân giống bằng hạt và ghép lên gốc ghép gieo hạt có bộ rê ăn sâu nhưng phân bo hẹp và ít rễ hút. Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiễu rễ hút phân bố rộng và tư điều tiết được tầng sâu phân bố theo những thay đổi của điều kiện bên ngoài, nhất là mực nước ngầm. 2. Thân, cành Thuộc loại thân gỗ, có dạng bán bụi, cành phân tán mạnh. Thân và cành có gai, gai rụng khi đạt độ tuôi già nhât định. Cành phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì dừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc đên một khoảng nhât định thì dừng lại và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ. Cành được phân thành cac loại như cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành vượt. Cây trưởng thành có 4 - 6 cành chính. Việc tạo thành thân chính tùy thuộc vào kỹ thuật tạo tán ngay từ khi cây mới phát triển. Chiều cao cây, hình thái tán cây tùy thuộc vào điều kiện sống và phương thức nhân giống. 6 Cành cây cam, quýt, bưởi có thể có gai hoặc không có gai. Có những loại có gai khi cành còn non và rụng gai khi cây đẫ lớn già. Hoặc một số giống, loài cam quýt không có gai nhưng khi nhân giông bằng hạt lại xuất hiện rất nhiều gai trên thân và cành. Cành ở cấp càng cao càng ít gai và gai ngắn. Cây cam Canh Hình thái cây cam, quýt, bưởi rất đa dạng: tán rộng, tán chặt, tán thưa. Tán bao gồm tán hình tròn, tán hình cầu, hình tháp, hình phễu, hình chổi xê,... Cách phân cành: phân cành hướng ngọn, phân cành ngang, phân cành hỗn hợp,... 3. Lá Lá cam, quýt, bưởi có múi thuộc dạng lá đon, mọc xen, thắt ở giữa chia lá thành cánh lá và phiến lá, lá có 7 cuống lá, gân lá hình lông chim, lá bóng dày có chứa tinh dầu. Khi già lá co lại. Lá có hình dạng rất khác nhau. Lá các loài cam quýt có chia thùy chạc ba, hình ôvan, hình trứng lộn ngược, hình thoi. Lá thường có eo lá hoặc không có, eo lá có thể to hoặc nhỏ. Các loài quýt lá thường có đuôi chẻ lõm xuống ở mút lá. 4. Hoa Hoa cam, quýt, bưởi có múi có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình. Hoa bưởi Hoa đủ cánh dài, mọc thành chùm có 6 cánh hoa hoặc đơn độc (ở loài Poncirus trifoliata). Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn, số nhị thường gấp 4 lần 8 số cánh hoa, xếp thành hai vòng, nhị hợp. Bầu có 10 - 14 ngăn (múi). Hoa có mùi thom hấp dẫn côn trùng. Các loài trong chi Citrus có hoa quả đậu trên cành 1 năm, ít khi đậu quả trên cành năm trước. Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ cuống và cánh ngắn có hình thù khác hẳn so với hoa đủ và thường có số lượng ít, chỉ khoảng 10 - 20% tổng số hoa trên cây. 5. Q uả và hạt Quả có hình cầu hoặc hình cầu dẹp ở hai đầu, có từ 8-14 múi, mỗi múi có từ 0 - 20 hạt. Màu sắc quả thay đổi tùy theo giống, loài và đồng thời tùy thuộc vào điều kiện sinh thái. Thường thì các loại cam, quýt có vỏ màu vàng da cam ở các giống chín sớm (khi có nhiệt độ cao) và màu đỏ da cam ở các giống chín muộn. Một số loài bưởi, quýt trồng ở miền Nam Việt Nam (vùng nhiệt đới điển hình) có vỏ quả màu xanh hoặc vỏ màu xanh có những vệt vàng. Mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu. Lớp giữa vỏ ngoài và vách múi là một tầng vỏ trắng xốp (còn gọi là abêđo). v ỏ quả có thể tách dễ dàng khỏi thịt quả như các loài quýt, nhưng lại khó tách như các loài cam. Cây cam, qụýt, bưởi đậu quả nhờ thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn, hoặc không qua thụ phấn. Nếu không qua thụ phấn sẽ hình thành quả không hạt (quả chính sinh). 9 Hạt cam, quýt phần lớn là đa phôi, khoảng 0-13 phôi. Chỉ riêng hạt bưởi và các giống lai của chứng là đom phôi. Hạt các loài chi phụ Papeda cũng đcm phôi. Gieo 1 hạt cam, quýt, bưởi thường tạo được 2-4 cây, ừong đó chỉ có 1 cây mọc từ phôi hữu tính, còn lại là các cây phôi tâm. Các cây phôi tâm về cơ bản mang các đặc điểm tính trạng của cây mẹ. Trong một số trường hợp có xuất hiện một số tính trạng mới, trong đó có những tính trạng có lợi như chịu hạn, chịu lạnh, năng suất cao, phẩm chất quả tốt. II. YÊU CẦU SINH THÁI 1. Nhiệt độ Cây có múi (cam, quýt, bưởi) có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 - 38°c, thích hợp nhất là 23 - 29°c. Dưới 13°c cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5°c cây sẽ bị chết. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái. Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm, vị ngọt, nhưng vỏ có màu sắc không đẹp. 2. Ánh sáng Cây cam, quýt, bưởi không thích hợp vói ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất khoảng 10.000 - 15.000ỈUX (tương đương với ánh sáng lúc 9 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều trong mùa nắng). 10 3. Nước Cây có múi cổ nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và kết quả. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa, càn phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước). 4. Đất trồng Cam, quýt, bưởi thích họp với các loại đất có tầng canh tác dày từ 0,5 - lm , thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất thịt pha, màu mỡ, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5 - 7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp thấp dưới 0,8m. III. NHÂN GIỐNG CAM, QUÝT, BƯỞI 1. Chọn cây bố mẹ - Cây bố mẹ có năng suất cao, ổn định, đã ra quả từ 3 - 5 vụ, phải đảm bảo không bị nhiễm bệnh greening và các bệnh virus khác. Chọn cành bánh tẻ (không già không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng. 11 - Chọn những cành có kích thước nhỏ, cành cấp III trở lên, ở vị trí lưng chừng tán và ở ngoài rìa tán. 2. Phương pháp nhân giống a. Chiết cành - Không chiết nhân giống ở những cây đã già cỗi, có nhiều sâu bệnh. Đặc biệt cấm tuyệt đối không chiết nhân giống cây cam bị bệnh virus như greening, tristeza,... - Không chiết những cành to, cành nằm sâu trong tán ít được tiếp nhận ánh sáng và cành dưới thấp. Tốt nhất nên chọn cành ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, gióng ngắn, cành mập, đường kính từ 1,0 - l,5cm, màu vỏ cây không quá xanh và cũng không quá thẫm, nên chọn cành bánh tẻ để chiết. Chiều dài cành chiết từ 40 - 60cm, có hai nhánh. Trong chiết cành thì cành nhỏ có khả năng ra rễ, sinh trưởng tốt hơn cành to, nhưng nếu chiết cành nhỏ quá, cành dễ bị gãy, không mang nổi bầu. • Thời vụ chiết Vụ xuân hè: chiết vào tháng 2, 3 và 4. Vụ thu đông: chiết vào tháng 8, 9 và 10. 12 Chiết cành a. Cành chiết đã được khoanh và cạo vỏ; b. Bầu chiết; c. Cành đã được chiết trên cây. 13 Trước khi chiết cành càn chăm sóc cây mẹ từ 1 - 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ. • Kỹ thuật chiết - Khoanh vỏ: Dùng (dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3 - 5cm, cách gốc cành 10 - 15cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp té bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt. - Chuẩn bị đất bó bầu: Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây,... Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay). Một bầu chiết đường kính từ 6 - 8cm, trọng lượng 150 - 300g, chiều cao bầu đất 10 - 12cm. Không nên làm bàu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ. - Chiết cành Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ, không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác 14 nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau. Các giống cây có múi ít nhựa mủ chỉ nên phơi nắng tối thiểu 2 - 3 ngày sau đó mới bó bầu. Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bỏ bầu, giấy nilon, dây bó,... Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilon quấn xung quanh bầu, lẩy dâỵ buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn. - Cắt cành chiết Sau khi chiết từ 45 - 60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm. Trước khi hạ bầu chiết càn cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20 X 20cm, hoặc 30 X 30cm. Không nên giâm cành chiết quá dày, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trông khó khăn. Trước khi hạ bâu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3 - 5cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1 - 2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành. Sau khi hạ bầu 15-20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như 15 cây con. Sau giâm cành chiết từ 45 - 60 ngày có thể đánh cây đi trồng. Cây giống cần vận chuyển đi xa nên hạ bầu chiết vào túi PE có kích thước 15 X 13cm. Tốt nhất là dùng bùn rom quấn thêm vào bầu chiết rồi để vào chỗ mát, sau 1 -2 tháng mới vận chuyển đến nơi trồng. b. Ghép mắt Hiện nay ghép được coi là phương pháp tốt nhất, với nhiều ưu điểm: cây khoẻ, chống chịu bệnh tốt, giữ được các tính chât tôt của cây mẹ, mau cho quả,... • Chuẩn bị vật liệu ghép - Gốc ghép: Muốn nhân giống bằng phương pháp ghép, trước hểt phải trồng cây goc (gọi là gốc ghép). Gốc ghép có the được tạo bằng phương pháp gieo hạt hoặc nhân bằng giâm cành. Tiêu chuân gốc ghép khi tiến hành ghép: cao từ 0,8 - lm, đường kính thân 0,8 - lcm, cây khoẻ, sạch bệnh. 1. Lấy mắt ghép, 2. Ghép mắt (mầm) 16 - Lựa chọn mắt ghép: Lấy mắt ghép của những cây mẹ đang sinh trưởng tốt, sai quả, hàng năm ra quả đều, quả ngon, không sâu bệnh, lấy mắt trên các cành bánh tẻ, đường kính cành 0,5 - 0,8cm, cành thăng, không có hoặc có ít nhánh hay cành phụ, lá trên cành xanh tốt. • Thời vụ ghép: Nên ghép vào tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9 trong năm, lúc này nhiệt độ vừa phải, không quá cao hay quá thấp. • Kỹ thuật ghép: Có 3 kiểu ghép mắt phổ biến trong nhân giống cây ăn quả là ghép cửa sổ, ghép kiểu chữ "T" và ghép áp mầm. - Ghép cửa sổ: + Mở gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15 - 20cm. Dùng dao sắc rạch 2 đường ngang song song khoảng 0,8cm, sau đó một đường rạch dọc 2,0 - 2,5cm, tách thành một “cửa sổ”. + Lấy mắt ghép: Trên đoạn cành chứa mắt ghép, tách phần vỏ cành chứa mắt ghép sao cho kích thước vừa với “cửa sổ” tạo trên gốc ghép, mầm ghép nằm giữa “cửa sổ” ghép. + Đưa mắt ghép đặt đúng vào “cửa sổ” gốc ghép, sao cho mép dưới của mắt ghép khít với phần vỏ dưới của gốc ghép, như thế dinh dưỡng có thể đi từ đất lên 17 nuôi sống mắt ghép. Lấy dây nilon (rộng lcm, dài 30cm) buộc áp chặt mắt ghép với gốc ghép, cuốn chặt dây theo chiều từ dưới lên (kiểu xếp ngói lợp) để khi trời mưa nước không thấm vào mắt ghép gây thối hỏng vết ghép. Sau 10-12 ngày tháo dây buộc, thấy mắt ghép sống (dùng móng tay cạo nhẹ lên vỏ mắt ghép thấy vỏ màu xanh tươi), 5 ngày tiếp sau đó tiến hành cắt ngọn cây gốc ghép (vết cắt phía trên mắt ghép khoảng 2 - 3cm). Sau khi cắt ngọn cây gốc ghép ít ngày, mắt ghép sẽ bật thành chồi non và phát triển thành cây con. Ghép cửa số - Ghép kiểu chữ “T ”:. + Mở gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15 - 20cm. Dủng dao khía ngang một đoạn khoảng 0,8cm, sau đó 18 khía một vết dọc 2,0 - 2,5cm tạo vết khía hình chữ “T”. Dùng mũi dao lách vào vết cắt dọc để tách lớp biểu bì sang 2 bên. + Cắt mắt ghép: cầm cành chứa mắt ghép theo chiều ngọn quay vào lòng, dùng dao sắc, mỏng cắt vát lấy mắt, kích thước mắt ghép khoảng 1 X 2,5cm, mắt ghép có thể mang theo một lớp gỗ mỏng. + Tay cầm mắt ghép đưa nhẹ từ trên xuống lồng mắt ghép vào phía ưong lớp vỏ trên gốc ghép, dùng dao cắt phần vỏ thừa phía trên của mắt ghép để mắt ghép nằm lọt vào phía trong vét ghép. Dùng nilon buộc chặt theo kiểu cuốn từ dưới lên. Sau khi ghép khoảng 20 ngày, vết ghép liền, tiến hành cắt ngọn gốc ghép. r r Căt vỏ gôc ghép theo hình chữ T 19, Cách cho mắt ghép vào gốc ghép - Ghép áp mầm: + Chọn vị trí mở gốc ghép cách mặt đất 15 - 20cm. Dùng dao sắc cắt vát nhẹ một vết cắt ngang vào thân gốc ghép với góc vát 15 - 20°. c ắt từ phía trên một đường vát xuống cho tới vết cắt thứ nhất, tạo miếng cắt dài 1,5 - 2cm, chú ý chỉ cắt lóp vỏ, đến khi tới vết cắt ngang thứ nhất mới cắt một lóp gỗ mỏng. + Lấy mắt ghép: Một tay cầm cành chứa mắt ghép, quay gốc vào lòng, tay kia cầm dao cắt vát ngang một vết với góc 15 - 20° (cắt sâu vào phần gỗ của cành lấy mắt ghép), dùng dao cắt vát cả gỗ từ trên xuống vết cắt ngang thứ nhất, tạo miếng mắt ghép dài 1,5 - 2cm. Thao tác chính xác để mắt ghép có một lớp gỗ dày vừa phải và vết cắt phải phang. 20 Đưa nhẹ mắt ghép vào gốc ghép và chỉnh cho 2 vết cắt ngang trên gốc ghép và mắt ghép trùng khít. Dùng dây nilon buộc chặt theo chịều cuốn từ dưới lên. Sau khoảng 20 ngày kiểm tra thấy mắt ghép sống thì cắt ngọn cây gốc ghép. a. Ghép áp, b. Ghép luồn cành dưới vở c. Ghép vát, d. Ghép nêm 21 c. Vi ghép đỉnh sinh trưởng Hiện nay cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên một số bệnh như: Tristeza, greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành'chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting). • Kỹ thuật sản xuất: Công nghệ sản xuất cây có múi sạch bệnh bao gồm sử dụng kỹ thuật vi ghép mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng để làm sạch bệnh cho giống, chẩn đoán và kiểm tra cây giống bằng các phương pháp phân tử bệnh cây như PCR, ELISA, sử dụng các vật liệu mới trong sản xuất giống: hệ thống nhà lưới ba cấp với khung nhôm sắt có lưới chống côn trùng, dùng các giá thể từ các chất hữu cơ thực vật (vỏ lạc, bã mía,...) cộng với phân bón tổng họp và cát sạch để trồng cây trong bầu... Để hoàn thiện công nghệ này, các nhà khoa học đã tiến hành xây dựng hệ thống nhà lưới ba cấp, trong đó nhà lưới cấp 1 chuyên dùng bảo quản cây giống gốc sạch bệnh (SO). - Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo ra được các cây SO. Những cây giống gốc sạch bệnh so được giữ và chăm sóc trong nhà lưới chống côn trùng cấp 1. Nhà lưới cấp 2 có chức năng bảo quản các cây SI nhân mắt ghép sạch bệnh. Những cây so cung cấp 22 mắt ghép để ghép lên các gốc ghép thích hợp cho ra các cây S l, những cây này được bảo quản ữong nhà lưới cấp 2 để nhân hàng loạt mắt ghép sạch bệnh. Những cây SI cũng được giám định bệnh thường kỳ 3 tháng/lần. Những cây dương tính tiếp tục được loại bỏ. Cây SI sẽ được lấy mắt ghép để nhân giống trong 3 năm, sau đó phải thay đợt cây SI mới. Nhà lưới cấp 3, sản xuất cây giống sạch bệnh để cung ứng cho sản xuất và bước vào giai đoạn sản xuất cây giống sạch bệnh với các quy trình chính: - Chuẩn bị gốc ghép: Chọn giống làm gốc ghép, có thể dùng cây bưởi chua để làm gốc ghép cho các loại bưởi, dùng cây chấp hoặc cam 3 lá để ghép cho các loại cam và quýt. Nền đất gieo hạt gốc ghép: gồm 1/3 đất màu + 1/3 cát vàng +1/3 mùn hữu cơ được hấp khử trùng bằng hơi nước nóng 100°c trong 60 phút. Kế đó tiến hành gieo hạt, mật độ gieo khoảng 3 x 3cm, gieo xong lấp hạt lại bằng đất nhỏ mịn dày lcm, sau đó dùng ván ấn chặt mặt luống, tưới nước đủ ẩm hàng ngày. - Chăm sóc cây con: Khi cây có 4 lá thật, bắt đầu phun phân bón lá để thúc cây sinh trưởng khoẻ (dùng loại phân bón lá có các nguyên tố vi lượng). Cây con cao 12 - 15cm có 5 - 6 lá thật là đủ tiêu chuẩn ra ngôi, cây được chuyển qua giai đoạn ra ngôi chờ ghép. Cây con gốc ghép được cấy vào các túi bầu polyetylen đựng hỗn họp 23 nuôi cây. Hỗn hợp trong túi bầu ươm cây con gồm: 1/3 đất màu + 1/3 cát vàng + 1/3 mùn hữu cơ + lOOg/bầu phân NPK. Câỵ gốc ghép phải có chiều cao 40 - 50cm, đường kính gốc đạt 0,3cm, cây mọc thẳng, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh hại. - Chuẩn bị mắt ghép: Mắt ghép phải được lấy từ các cấy S l, chỉ dùng mắt thức (mắt đã nổi rõ), không lấy mắt ghép trên cành còn non (cành phải được 3 tháng tuổi trở lên). Ghép theo phương pháp mắt nhỏ có gỗ hoặc ghép nêm. Vị trí ghép cách mặt bầu 20cm. - Thời vụ ghép: Tốt nhất là từ tháng 3 -10. d. Gieo hat Với cây có múi được trồng theo phương pháp ghép cành thì chỉ trong 3 năm là cho trái, nhưng tuổi thọ ngắn. Với cam quýt phải mất 8-10 năm mới cho quả, với bưởi phải mất 6 - 7 năm, nhưng khi đã cho quả thì cây có tuổi thọ đến 50 năm. Để gieo hạt cần chọn những hạt mẩy, không sâu bệnh từ những quả tốt, đem rửa sạch, hong khô ở chỗ mát rồi gieo ngay. Hạt giống cam, quýt, bưởi gieo trong các tháng 9-11. Bưởi có thể gieo vào các tháng 1-2. Cần chú ý phòng chống sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu bướm phượng, bệnh sẹo, bệnh loét cho cây con trong vườn ươm. 24 IV. KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM CÂY CÓ MÚI Ngoài vai trò cung cấp một lượng vitamin dồi dào cần thiết cho sức khoẻ con người, cây có múi còn là trái cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên những năm gần đây, dịch bệnh Vàng lá greening và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác cũng đã lây lan mạnh làm suy yếu vườn nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do kỹ thuật vườn ưom sản xuất cây giống chưa được quản lý chặt chẽ và kỹ thuật canh tác ngoài vươn chưa cải tiến, những tiến bộ khoa học công nghệ chưa được nhà vườn quan tâm và ứng dụng gây ra nhiều bất ổn cho nghề trồng cây có múi. Vì thế, tất cả cây giống đang ươm trong nhà lưới cần được chăm sóc chu đáo và được kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm các loại sâu và bệnh gây hại, để có biện pháp phòng trị hiệu quả. 1. Chăm sóc cây giống - Chăm sóc sau khỉ ghép: Là khâu công việc hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của mầm ghép, cần tưới đủ ẩm cho đất (ngày 2 lần tưới vào buổi sáng và chiều mát), thường xuyên làm cỏ xới xáo. Khi mầm ghép bắt đầu mọc, dùng phân đạm pha loãng để tưới. Các mầm khác mọc từ gốc ghép cần tỉa bỏ giúp cho mầm ghép phát triển tốt. 25 - Chăm sóc cây con sau ghép: Tỉa bỏ chồi mọc ra từ gốc ghép. Phân loại cây con theo từng lô đồng đều về sinh trưởng để các cây không che khuất lẫn nhau. Bấm ngọn tạo tán ngay từ khi chồi ghép cao 20cm, có 5 - 6 lá, để lại 2 - 3 chồi tạo cành cấp 1 sau này cho cây. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời. - Chăm sóc cây giống: Thường xuyên cắt bỏ các chồi mọc từ gốc ghép. Tưới nước duy trì độ ẩm thích hợp để cây phát triển. Phòng trừ nhện và các loại bệnh gây thoi rễ, loét. Khi chồi lên cao 40 - 50cm, có thể tiến hành bấm ngọn để các cành cấp I phát triển. Cây giống sau khi ghép được 3 tháng thì có thể mang đi trồng. - Những điểm cần lưu ý khi sử dựng hệ thống nhà lưới ba cấp trong kỹ thuật vi ghép mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng để làm sạch bệnh cho giống cây cỏ múi: • Xây dựng hệ thống nhà lưới nhân cây giống cây có múi sạch bệnh cách vùng bệnh ít nhất 3km. • Dùng nước nóng để xử lý hạt gốc ghép (55°c ữong 50 phút). • Dùng mắt ghép sạch bệnh lấy từ vườn nhân mắt ghépSl. • Không được đưa nguồn bệnh vào vườn ưom bằng bất cứ con đường nào. • Xung quanh vườn ươm phải có hàng rào chắn gió. 26 • Không cho người lạ vào thăm, trừ khi họ đã được khử trùng dày dép, quần áo, mũ... • Khử trùng dụng cụ dao kéo trong quá trình làm việc trong nhà lưới bằng nước Javen 10%. • Luôn luôn phân cách phần cũ và phần mới của vườn ươm hoặc các vùng gồm các cây khác nhau. • Định kỳ 3 tháng/lần giám định bệnh cho tất cả các lô cây giống, xác định và loại bỏ ngay các cây có kết quả dương tính (bị bệnh) với các loại bệnh: greening, tristeza, loét vi khuẩn, exocortis, tatter leaf, psorosis... • Các cây giống phải có phiếu ghi rõ tên cây gồm gốc ghép, mắt ghép. 2. Một số bệnh hại phổ biến trong vườn ươm cây có múi 2 .1 . Bệnh lở cồ rễ, chết cây con Là bệnh rất quan trọng và phổ biến ở hầu hết các vườn ươm. Điều kiện ẩm độ cao của đất là yếu tố thích họp nhất để cho bệnh phát triển và lây lan. Bệnh này xảy ra trên rất nhiều loại cây trái khác nhau trong vườn ươm. • Triệu chứng: Bệnh có thể thấy ở 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi cây mọc mầm, lúc mà các tử diệp chưa nhô ra khỏi vỏ hạt thì đã bị nấm tấn công và giai đoạn sau khi mọc mầm, lúc tử diệp bắt đầu xuất hiện cho đến khi cây có vài đôi lá. Tuy nhiên phổ biến nhất 27 là giai đoạn từ lúc cây có đôi lá đầu tiên đến khi cây có đôi lá thứ 3. Đôi khi cây cũng có thể bị tấn công ở giai đoạn muộn hơn. vết bệnh thường xuất hiện ở phàn gốc gần mặt đất. Phần mô bị bệnh hơi lõm vào, có màu nâu, sũng nước và lây lan rất nhanh. Khi vết bệnh lan rộng, cây con thường bị ngã rạp. Bộ rễ của cây thường bị thối đen. Bệnh thường xuất hiện từng cụm hên líp ươm, sau đỏ lan nhanh sang xung quanh. Đối với những cây bị tấn công muộn cây bị héo nhưng vẫn đứng chứ không bị ngã rạp như khi bị tấn công sớm. * Tác nhân: Bệnh có thể do nhiều loại nấm lưu tồn trong đất như: Phytophthora spp., Rhizoctonia solani, Sclerotium spp., Fusarium spp.,... gây ra. * Phòng trị: Đối với bệnh này phòng trừ là chủ yếu. Đe phòng ngừa, hạt trước khi gieo cần xử lý bằng nước nóng 52 - 54°c thời gian tuỳ thuộc từng loại hạt. Những hạt có vỏ cứng, dày thời gian xử lý phải dài hơn. Thuốc trừ nấm được khuyến cáo xử lý cho hạt trước khi bảo quản và gieo trồng như Zineb, Benomy, Mancozeb hoặc Rovral. Đất gieo trong vườn ươm cũng cần được xử lý trước khi gieo. Có thể xử lý bằng Formalin xông hơi với vải bạt đậy bên ngoài trong ba ngày hoặc dùng một số loại thuốc trừ nấm để xử lý đất như Kitazin, Rovral,... Sau đó phun thuốc lên cây con ở giai đoạn sau khi nảy mầm cho đến khi cây cao 15 - 20cm; Duy trì độ ẩm 28 thích họp cho cây phát triển nhưng không quá cao. Đất phải tơi xốp không bị úng nước. Đảm bảo mật độ gieo trồng vừa phải. Mật độ càng cao thì nguy cơ gây bệnh càng lớn. Nguồn nước tưới không có nguồn bệnh. Các dụng cụ chăm sóc phải được khử trùng với nước Javel để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh. Nhà lưới phải có 2 cửa và bồn nước khử trùng giày dép bên ngoài. 2.2. Bệnh loét Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho cây có múi ở giai đoạn cây con trong vườn ươm. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn. * Triệu chửng: Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong sau đó đậm dần rồi dần dần hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt của vết bệnh. Xung quanh vết bệnh có một quàng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay đổi tuỳ theo mức độ mẫn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới. 29 * Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.citri gây nên. * Phòng trừ: Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm từ bên ngoài vào qua vật liệu bó bầu, công nhân lao động, dụng cụ chăm sóc và nguồn nước tưới. Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống (nếu có thể) để thuận lợi cho việc phòng trừ. Áp dụng các biện pháp xử lý đất và vật liệu trồng trước khi gieo trồng. Đối vói hạt, mắt ghép có thể xử lý bằng nước Javel 1% Clore hoạt tính tương đương 350ml nước Javel với 3 lít nước sạch trong 20 phút hoặc xử lý bằng nước nóng ở 52°c trong 20 phút; Duy trì chế độ phun thuốc định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng như Kasuran, Kocide,... Để phòng trị bệnh mỗi khi cây ra đọt non. c ắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh để tránh lây lan. 2.3. Bệnh ghẻ Bệnh thường tấn công trên các chồi non, bệnh thường phổ biến trong vườn ươm ở mỗi đợt cây ra chồi non làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. * Triệu chứng: vết bệnh tạo thành nốt ghẻ hên lá thường nhô cao ở một mặt của phiến lá. Chúng có màu xám nhạt, nhiều vết nhỏ thường liên kết lại làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây kém phát triển và cằn cổi. 30 * Tác nhân: Nấm Elsinoe faw celtii. * Phòng trừ: kiểm soát bệnh bàng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc gốc đồng; Tỉa bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh nặng và tiêu huỷ. 3. Một số sâu hại phổ biến trong vườn ươm cây có múi 3.1. Sâu vẽ bùa {Phyllocnistic cỉtrella Staintion) (Xem tr. 39 - 40) * Phòng trị: Trên vườn ươm nên thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của sâu; Trong tự nhiên có nhiều loại ong ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70 - 80%. Do đó có thể tạo các điều kiện thích hợp cho kí sinh phát triển để hạn chế sâu hại; Khi mật số sâu quá cao, có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun như Applaud 10 WP, Lannate 40 SP, Oíìmack... 3.2. Bướm phượng (Xem tr. 40 - 42) * Phòng trị: tỉa cành để các đợt chồi non ra tập trung và xử lý thuốc khi thấy ấu non xuất hiện và đẻ trứng trên các chồi non. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp để phun như Lannate 40 SP, Oíimack,... 31 V. SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI 1. Sâu hại cây có múi • Sâu đục cành (Xén tóc) (Cheỉidonium argentatum Dalman) - Đặc điểm hình thái và gây hại: Là sâu non xén tóc xanh. Trưởng thành dạng xén tóc, đẻ trứng vào những ngày nắng to và nóng tháng 5 - 6 vào các nách cành hoặc kẽ nứt trên vỏ cây, vào nách lá phía ngọn cành non. Sâu non nở sau 10-14 ngày, ban đầu gặm vỏ cành để sống, sau đó đục từ cành nhỏ xuyên sang cành lớn, thậm chí đục cả thân cây. Sâu non hoá nhộng vào tháng 2 - 3 năm sau, tháng 4 - 6 thì vũ hoá, vòng đời xén tóc dài khoảng 1 năm. - Biện pháp phòng trừ: + Dọn vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, phát quang bụi rậm, cắt tỉa tạo tán cây hợp lý thông thoáng, dọn sạch cỏ gốc. Vào đầu tháng 3 hàng năm tiến hành quét che phủ thân cây và các cành cấp I, cấp II bằng dung dịch hỗn họp: 100 kg bùn ao + 20kg phân trâu bò tươi + 0,2kg Basudine 10G + lkg Aliette 80WP, hoà bằng nước sạch tạo thành dung dịch đặc sánh, quét phủ đều vỏ thân cây để tiêu diệt trứng và sâu non do xén tóc trưởng thành mới đẻ vào, đồng thời ngăn chặn mầm mong nấm bệnh xâm nhập. 32 Sâu đục cành phả hại vườn bưởi + Đối với sâu trưởng thành: Bắt bằng vợt hoặc bằng tay khi sâu vũ hoá, giao phối trên tán cây vào buổi sáng sớm. + Đối với sâu non: Khi thấy cành non chớm héo thì bẻ hoặc dùng chạc vận bẻ cành ngọn sẽ gãy từ vị trí sâu tiện, sâu sẽ rơi ra và chết. Sử dụng gai mây hoặc dùng sợi dây của dây phanh xe đạp uốn móc luồn vào đường đục ở thân cành cây để kéo sâu non ra theo chiều xoắn ốc. Khi làm cỏ gốc hoặc bón phân thấy vết nứt hình tháp trên thân cây hoặc gốc cây gần mặt đất bằng hạt bưởi thì dùng dao nhọn cậy nhẹ phần vỏ cây sẽ thấy sâu non nằm cạnh đó + Khi sâu đã đục vào thân, gốc: Dùng dao nhọn tách phàn vỏ có lỗ phân sâu đùn ra loại bỏ hết phần 33 mùn cưa để tìm lỗ đục của sâu, nhào thuốc Padan 95 SP hoặc Sago super 3G với đất sét dẻo theo tỷ lệ 5% miết sâu và kỹ vào tất cả các lỗ đục. Có thể dùng xilanh xịt Fastac 5EC (Alpha - Cypermethrin), Mappermethrin hoặc Sago sper 20EC vào lỗ sâu đục rồi dùng bông gòn, đất sét bịt lại thuốc xông hơi trong đường đục diệt sâu triệt để. • Sâu nhớt, dòi đuc nu đuc hoa ' • • • Sau thời kỳ rét đậm, rét hại kéo dài, khi thời tiết ấm dần lên cũng là lúc các đối tượng gây hại chính trên những vườn cây ăn quả có múi như sâu nhớt, dòi đục nụ đục hoa phát triển,... Chúng có thể trở thành dịch gây thiệt hại lớn cho sản xuất nếu không có biện pháp dự tính, dự báo và phòng trị hữu hiệu. * Sâu nhớt (Clitea metallỉca ChenJ thường xuất hiện rất sớm, từ giữa tháng 2, sinh nở nhanh, dễ trở thành dịch lớn, phá trụi hết lộc non, lá non và quả non. Sâu trưởng thành có cánh cứng màu xanh đen, ánh kim loại. Thân dài khoảng 4cm. Con trưởng thành thường nghỉ đông ở các kẽ nứt của vỏ ệốc cây. Từ tháng 1 - 3, khi lộc xuân bắt đầu phát trien thì chúng bay ra, đẻ từng đôi trứng vào các lá còn non. Con cái có thể đẻ tới 500 - 700 trứng. Trứng hình ô van, dài 0,6mm, màu trắng, sau chuyển thành màu vàng rồi vàng nâu là lúc trứng sắp nở thành sâu non. Đẻ xong trứng, con trưởng thành tiết ra một chất dịch phủ toàn bộ trứng để bảo vệ. 34 Sâu non thường nở vào tháng 2 - 3 - 4, ở tuổi cuối dài khoảng 6mm. Sâu non ưa ăn các mô mềm trên lộc, lá non và quả non. Neu sâu ăn từ mặt trên lá xuống dưới thì gây thủng lỗ chỗ; nếu ăn từ mặt dưới lá lên trên thì chừa lại một màng trắng. Sâu non ăn đến đâu tiết ra một chất dịch nhầy và dính làm cho các lá héo khô và rụng. Neu gây hại nhẹ trên quả non thì tạo thành những vết sẹo làm quả bị dị hình khi lớn; nếu gây hại nặng quả sẽ rụng. Sau 20 ngày, sâu non bò dọc theo thân cây xuống đất hoặc các kẽ nứt ở gốc cây để làm nhộng. Nhộng hình bàu dục, màu trắng vàng. Thêm 7 ngày nhộng sẽ hoá thành bướm trưởng thành bay đi. Trưởng thành là loài cánh cứng, hình bầu dục, hại tất cả các bộ phận của cây. * Dòi đục nụ, đục hoa (Contarina sp.) là một ừong những đối tượng gây hại nghiêm trọng các vườn cây ăn quả có múi, chủ yếu vào thòi kỳ cây đang ra hoa. Con trưởng thành có cánh phấn màu trắng rất nhỏ, thường sống trong các nách lá, tán lá rậm hoặc ở gốc cây. Đầu tháng 2, chúng đẻ trứng vào các mâm hoa. Vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi mầm hoa phát triển thành nụ thì trứng nở thành dòi (sâu non) dài 0,1- 0,2mm, màu trắng trong. Dòi sẽ đục phá bầu nhị cái trong hoa làm hoa trương to. Sau đó hoa bị thổi và rụng. Con trưởng thành đẻ rất nhiều trứng (400 - 500 quả) nên 35 khi nắng ấm lên (vào cuối tháng 3), dòi nở rất nhiều và nhanh nên mức độ gây hại lớn. Biện pháp phòng trừ: - Đối với sâu nhớt rất dễ diệt trừ, thậm chí mưa to sâu cũng bị rửa trôi và chết hàng loạt. Kinh nghiệm một số noi như ở Nghệ An, nông dân dùng tro bếp vấy lên tán lá, sâu cũng chết hàng loạt do bị dính tro. Tuy nhiên, do sâu nhớt có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh và mức phá hại khá lớn, nhiều khi phòng trừ không kịp nên cần lưu ý: + Những vùng năm trước đã bị hại nặng thì ngay từ tháng 12 đến tháng 3 càn làm vệ sinh và rải thuốc trừ sâu xung quanh gốc cây để diệt sâu non hóa nhộng, quét vôi lên thân cây, tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch, phun các loại thuốc trừ sâu dạng tiếp xúc để diệt con trưởng thành. + Lứa phá hại nghiêm trọng nhất của sâu nhớt là vụ xuân, cần phun một ừong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500 ND, Ofatox 400 EC, Regent 800 WG, pha nồng độ 0,1% (lOcc/bình 10 lít), Sumicidin 50EC, Fastac 50EC, nồng độ 0,2%, liều lượng 600 - 800 lít/ha, phun kịp thời khi lộc non mới nhú bàng hạt gạo; phun lần 2 vào 15 ngày tiếp theo. Có thể phim lần 3 vào tháng 4 khi thấy sâu non gây hại trên quả non. Các lứa sâu nhớt phát sinh trong vụ hè không đáng kể vì có thể bị các thiên địch ăn thịt hoặc không còn lộc non để ăn nên không cần phải phun thuốc nữa. 36 - Đối với dòi đục nụ, đục hoa, có thể phun kỹ 2 lần: Lần 1 vào cuối tháng Giêng, đầu tháng 2 để diệt con trưởng thành; Lần 2 vảo khoảng tháng 3 (trước khi hoa nở) để diệt sâu non gây hại nụ và hoa. Chủ ý: Khi hoa đang nở rộ phải ngừng phun thuốc để tránh làm rụng hoa và ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa. Sau khi hoa nở rộ, nếu thấy vẫn còn nhiều dòi thì có thể phun thêm một lần nữa. • Ruồi đạc quả hại cam quýt (Bactrocera dorsalis) - Đặc điểm hình thải: Trưởng thành là một loại ruồi to hon ruồi nhà, cơ thể có màu vàng, cánh trong, khi đậu 2 cánh giang ngang vuông góc với thân. - Đặc điểm phát sinh, gây hại: Ruồi dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả, đẻ trứng thành từng ổ ở những quả chín và bắt 37 đầu chín. Sâu non nở ra phá hoại phần thịt quả, làm quả bị thối, ủng và rụng. - Biện pháp phòng trừ: + Thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống dưới đất. + Thu hoạch quả kịp thời. + Phun phòng trừ trước khi thu hoạch một tháng bằng hỗn hợp 5% bã Protein +1% Pyrinex 20EC, mỗi cây phun 50ml (tương đương lm 2, thời gian trong khoảng 5 - 6 giây) tập trung vào nơi có nhiều lá, tiến hành phun định kỳ tuần 1 lần đến thu hoạch xong. Dùng một số thuốc: Basudin, Vibam, Padan 3G xử lý xung quanh gốc cam quýt để diệt nhộng. 38 • Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) - Đặc điểm hình thái: Trứng hình ôvan dẹt, màu trắng đục. Sâu non đục vào lá, tạo thành các đường ngoằn ngoèo, sâu non màu xanh vàng thường nằm ở cuối đường đục. Tiền nhộng màu nâu vàng. Trưởng thành nhỏ, cánh có ánh bạc, màu vàng. - Cách gây hại: Lá non bị tấn công sẽ không phát triển và biến dạng, giảm quang hợp, cây sinh trưởng và phát triển kém, nhất là cây con, hoa trái dễ bị rụng. Trưởng thành nhỏ và vết hại của sâu trên lá cam - Phòng trị: Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng. Phòng trị sâu vẽ bùa ngạy trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên (25% đọt hoặc lá non) bằng các loại thuốc nhóm 39 Abamectin (Tập kỳ, Vibamec) hoặc Imidacloprid (như Coníidor). Hoặc khi lộc dài khoảng 1 - 2cm thấy các triệu chứng ban đầu của sâu, tiến hành phun Decis 50EC, Sumicidin 50EC, Polytrin 50EC, nồng độ 0,2%. Lượng phun 600 - 800 lít/ha. • Sâu xanh bướm phượng chấm đõ (Papilio demoleus) - Đặc điểm hình thái: + Thành trùng là loài bướm khá lớn, cánh sau có đuôi cánh, riêng loài Papilio memnon không có đuôi cánh. + Trứng hình cầu, mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở chuyển sang màu nâu xám. + Sâu non có hình dạng xù xì, đốt ngực thứ nhất rất to so với các đốt còn lại, sâu non màu xanh vàng hoặc xanh lá cây. + Nhộng có hình dạng đặc biệt, phần đầu phân 2 nhánh như hai cái sừng, phần bụng cong vòng ra phía 40 trước, đồng thời nhô sang hai bên thành hai góc. Mình nhộng bám chắc vào cành cây nhờ túm lông tơ ở mặt bụng và sợi tơ ừeo vòng ngang lưng. + Trưởng thành là loài bướm phượng hoạt động chủ yếu vào buổi sáng. Trứng được đẻ rải rác trên mặt lá non. Thời gian của giai đoạn trứng từ 5 - 9 ngày. Sau khi nở, ấu trùng tuổi 1 ăn hết vỏ trứng sau đó bắt đầu ăn phá ữên lá. Từ tuổi 4 trở lên, sâu thường ẩn nấp vào các cành lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài. Màu sắc của sâu rất giống màu lá, dễ ngụy trang nên khó phát hiện mặc dù kích thước sâu khá lớn. Thành trùng sống khoảng 3 - 8 ngày. Giai đoạn ấu trùng khoảng 15-26 ngày. Giai đoạn nhộng 8-19 ngày. - Cách gây hại: Gây hại trên cam, quýt và một số loại cây trồng khác. Sâu tuổi nhỏ chỉ gặm khuyết bìa lá, tuổi lởn sâu ăn cả lá, chồi, thân non làm cây còi cọc không phát triển được. 41 - Thiên địch của sâu hại lá: Thành phần thiên địch của nhóm sâu hại lá thuộc nhóm bướm phượng rất phong phú và là yếu tố rất quan trọng khống chế sâu bướm phượng trên các vườn cam quýt hiện nay. + Thiên địch ký sinh: Ong mắt đỏ Trichogramma chilonis. + Thiên địch bắt mồi: Kiến vàng Oecophylla smaragdina. - Biện pháp phòng trừ: + Hạn chế sử dụng các loại thuốc phổ rộng để bảo vệ thiên địch. + Nên áp dụng biện pháp nuôi kiến vàng. Vườn cam cỏ kiến vàng thì sổ trải rụng do bọ xít xanh rất ỉt + Sử dụng thuốc vi sinh như Dipel, Delfin, Biocin, thuốc gốc Nereistoxin (Netoxin...), Cypermethrin để 42 phòng trừ. Phun thuốc Sumicidin 50EC, Fastac 50EC, Regent 800GW nồng độ 0,1-0,2%, liều lượng 600- 800 lít/ha. • Ngài chích hút (Ophideres/ullonica Linnaeus) - Đặc điểm hình thái: Sâu non to, màu đen, có 4 đốm lởn, ăn lá cây rừng. Trưởng thành lớn, ban đêm bay đến các vườn quả chích hút quả từ lúc quả bắt đầu chín. - Phòng trừ: + Vệ sinh vườn quả, vào ban đêm soi đèn dùng vợt bắt bướm. + Sử dụng bẫy chua ngọt gồm nước dừa ép + Padan 95 SP (pha thuốc vào dịch bẫy sao cho nồng độ thuốc đạt 1%), đặt 15-20 bẫy/ha. • Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) Rầy chổng cánh được coi là đối tượng đặc biệt quan trọng vì chúng là môi giới truyền bệnh Greening cho cây có múi. Rầy non và trưởng thành hút nhựa cây. Khi đậu phần cánh vếch cao hcm phần đầu nên gọi là rầy chổng cánh. 43 - Đặc điểm hình thái: Trứng hình bầu dục, màu vàng, một đầu nhọn đính vào mặt lá. - Cách gây hại: Khi mật số cao, sự chích hút của rầy làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành. Rầy còn truyền vi khuẩn Lỉberobacter asiaticum gây bệnh Vàng lá greening cho cây. - Phòng trị: + Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn. + Trồng giống cây sạch bệnh. + Điều khiển đọt non ra tập trung, trồng cây chắn gió chung quanh vườn. + Không trồng cây kiểng như cần thăng, Nguyệt quới, Kim quýt trong vườn. + Nuôi kiến vàng Oecopphylla smaragdỉna. + Sử dụng bẫy màu vàng vào các đợt ra lộc non, cứ 5 cây/hàng đặt 1 bẫy. Khi phát hiện thành trùng, dùng thuốc hóa học hoặc dầu khoáng nồng độ 0,5% phòng trị. + Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi thật cần thiết, có thể dùng các loại thuốc nhóm Fenobucarb (Bassa), Thiamethoxam (Actara), hoặc Buprofezin (Applaud). Hoặc phun các loại thuốc Trebon nồng độ 0,15 - 0,2%; Sherpa nồng độ 0,1 - 0,2%; Sherzol nồng độ 0,1 - 0,2% vào các thòi gian ra lộc rộ, lượng phun 600 - 800 lít/ha. 44 • Rầy mềm (Toxoptera aurantii) - Hình thải: Rầy mềm màu đen, dài khoảng 2mm thường sống tập trung trên các đọt non. - Cách gây hại: Rầy chích hút nhựa làm đọt non không phát triển và biến dạng, phân chúng thải ra có nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang họp. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi. - Phòng trị: + Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung. + Trong tự nhiên có những loài ong ký sinh thiên địch tấn công rày mềm như: bọ rùa, green lacwing, ruồi ăn rệp (Syrphidae) và ong ký sinh thuộc họ Aphididae. Rầy mềm (Toxoptera aurantiỉ) + Trị các loại thuốc như nhóm Acephate (Lancer 75 WP), nhóm Buprofezin (Butyl 10 WP, Applaud 10WP), nhóm Fenobucarb (Bassa 50ND), dầu khoáng. 45 • Rệp muội Ợoxoptera citricidus Kirkaldy) - Đặc điểm hình thải: Rệp sống thành đám trên lá cây. Rệp non màu nâu đỏ, cơ the nhỏ. Rệp trưởng thành cơ thê căng tròn, đường kính khoảng 2mm. Rệp trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không có cánh. Rệp đẻ ra con. - Cách gây hại: Rệp muội là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi. - Phòng trừ: + Ngắt các ổ rệp ở lá ngọn và chồi. + Khi mật độ rệp cao phun các loại thuốc Sherpa 25EC, Trebõn 10EC, Sherzol 50EC nồng độ 0,2%, liều lượng phun 600 - 800 lít/ha. • Rệp sáp đỏ (Aonỉdiella aurantii Maskell) - Hình thải: Đặc điểm chung của nhóm rệp sáp là cơ thể tiết ra lớp sáp trắng để bảo vệ cơ thể hay tạo ra một lóp vỏ cứng trên thân còn gọi là rệp dính. Rệp sáp vảy đỏ hại trên quả cam 46 - Cách gây hại: Rệp sống thành đám dính chặt trên cành non, trái để chích hút nhựa, làm cây sinh trưởng kém, chất lượng quả giảm. Rệp còn là môi giới truyền các bệnh trên cây có múi, kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá và trái nơi chúng thải phân ra. - Phòng trị: Phun các loại thuốc Sumicidin 0,2%, Supracide 0,15 - 0,2%, Decis 0,2% hay dầu khoáng DC Tron Plus 0,5 - 1%; phun phòng trừ thật kỹ vào thời điểm có mật độ rệp cao. Trong điều kiện tự nhiên cả vùng ĐBSCL, nhỏm này chưa gây thiệt hại đáng kể, tuy nhiên khi mật số cao cần phun thuốc để phòng trị như: Dầu khoáng SK Enpray 99 EC 40ml/bình 81ít. • Rệp sáp mềm (Planococus citrí Risso) - Đặc điểm gây hại: Rệp chích hút nhựa cây trên lá, chồi non, quả, rễ làm cây úa vàng. Rệp hại quanh năm trong vườn cam, nhưng nặng nhất trong các tháng 5, 6 và 9, 10. - Phòng trừ: Phun các loại thuốc Sumicidin 0,2%, Supracide 0,15 - 0,2%, Decis 25EC nồng độ 0,15- 0,2%, liều lượng 600 - 800 lít/ha. Phun thuốc từ khi mật độ rệp còn thấp. 47 • Sâu đục vỏ quả - Cách gây hại: Sâu chủ yếu gây hại phần vỏ quả, không ăn phần múi của quả. Sâu tấn công khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trễ hơn, quả vẫn phát triển nhưng sẽ bị biến dạng, vỏ u sần, quả bị giảm giá trị thương phẩm. - Phòng trị: + Theo dõi, thu gom những quả bị nhiễm (trên cây hoặc quả rụng xuống đất), đem chôn sâu để diệt sâu còn ở vỏ quả. + Có thể sử dụng thuốc chọn lọc để phòng trị khi vừa tượng trái non, phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. + Sử dụng chất dẫn dụ phái tính (sex pheromone). + Dùng dầu khoáng cũng có tác dụng phòng ngừa tốt. • Bù lạch - Hình thải: Rất phổ biến trên cây họ cam quýt với nhiều loại khác nhau, tuy nhiên có một loại quan ừọng là loại có màu vàng nhạt, dài khoảng lmm. - Cách gây hại: Bù lạch tấn công trên lá non, hoa và cả trên quả. 48 - Phòng trị + Dùng bẫy màu vàng đặt khi cây ra hoa để phát hiện. 49 + Khi hoa vừa rụng cánh và khi thấy có triệu chứng đầu tiên trên trái, tiến hành phun các loại thuốc như: Vectimec, Regent, Confidor, SK Enpray 99EC. Hoặc nhỏm Artemisinin (Visit 5EC), Malathion (Malate 73EC), nhóm Dimethoate (Fenbis 25EC). • Nhóm Nhện * Nhện đỏ (Panonychus citrỉ McGregor) - Đặc điểm gây hại: Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ sống tập trung, chích hút ở mặt dưới lá. Nhện hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Khi bị hại, lá cam quýt chuyển sang màu trắng bạc, quang hợp kém, quả dễ rụng. Những cây bưởi hoặc vườn cam quýt gần với nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại. Nhện đỏ gây rám trên quả bưởi 50 - Phòng trừ: Tưới nước giữ cho vườn không bị khô hạn. Phun các loại thuốc Pegasus 500ND, Ortus 3EC với nồng độ 0,1%, Comite 50EC, nồng độ 0,15%, lượng phun 800 lít/ha. Dầu khoáng SK Enspray 99 nồng độ 50ml pha trong 10 lít nước, lượng phun 1200 lít/ha: Nhện đỏ * Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks,) - Đặc điểm hình thái: Cả thành trùng và ấu trùng đều rất nhỏ, có màu trắng. - Đặc điểm gây hại: Nhện chích hút lá non, cành non và quả. Lá bị hại thường cong queo và phồng cứng. Trên quả hình thành các đám rám xù xỉ, hại nặng quả bị biến dạng, ngừng phát triển và rụng. Nhện hậi nặng tháng 3-11. 51 Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hận kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá. - Phòng trừ: Phun thuốc trừ nhện khi quả có kích thước từ 1,5 - Nhện trắng gây cháy trên 2cm bằng các loại thuốc vô cam, quýt Pegasus 500ND, Ortus 3EC với nồng độ 0,1%, Comite 50EC với nồng độ 0,15%, lượng phun 800 lít/ha. Dầu khoáng SK Enspray 99 nồng độ 50ml pha trong 10 lít nước, lượng phun 1200 lít/ha. * Nhện ổng (nhện vàng) Phyllocoptruta oleivora Ashmead - Đặc điểm hình thải: Cả thành trùng và ấu trùng đều rất nhỏ, có màu vàng lợt. - Đặc điểm gây hại: Nhện chích hút ở mặt dưới lá, cành non và quả, gây hiện tượng rám quả. Nhện có nhiều lứa trong năm, gây hại từ tháng 4-11. 52 Nhện vàng - Phòng trị: Nên phát hiện thật sớm khi vừa đậu trái và phun các ỉoại thuốc trừ nhện cho đến khi trái lớn như: Kumulus 80DF 10 - 20g/81ít; Pegasus 500ND, Ortus 3EC với nồng độ 0,1%, Comite 50EC với nồng độ 0,15%, lượng phun 800 lít/ha. Dầu khoáng SK Enspray 99 nồng độ 50ml pha trong 10 lít nước, lượng phun 1200 lít/ha. • Tuyến trùng (Pratylenchus sp.j - Cách gây bệnh: Loài này tấn công rễ làm cho rễ chuyển sang màu đen. Ngay sau đó phần rễ bị thối và rễ chết đi nhanh chóng. - Phòng trị: Sử dụng thuốc hạt rải trên mặt liếp như: Mocap, Basudin, Sincosin,... 53 2. B ệnh h ại cây có m úi • Bệnh Trìsteza -Đặc điểm gây hại: Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hóa. Bệnh lây truyền qua mắt ghép, cành chiết hoặc do các loài rầy mềm như: rầy mềm nâu (Toxoptera citrìcidus), rầy mềm đen (Toxoptera aurantiỉ) hoặc rầy mềm trên bông (Aphis gossipii) chích hút nhựa cây và lan truyền bệnh. Rệp muội cũng là loài môi giới truyền bệnh. Cây bị bệnh lá chuyển màu vàng, lá và quả nhỏ. Trên thân cành thường có những vết lõm. Cây bị bệnh cho quả nhỏ và khô nước. Cây sớm bị tàn lụi. - Phòng trị: + Không nhân giống từ .các cây đã bị bệnh. Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trìr rầy vào các đợt ra đọt, lá non để tránh lan truyền mầm bệnh. + Phun trừ môi giới bằng các loại thuốc Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Sherzol 50EC nồng độ 0,2%, liều lượng phun 600 - 800 lít/ha. 54 • Bệnh Greening (Bệnh vàng lá gân xanh) - Đặc điểm gây hại: Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng. Quả nhỏ và bị lệch tâm, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non có triệu chứng thiếu kẽm, thiểu Mangan và thiếu Magesium. - Tác nhân: Do vi khuẩn Lìberobacter asiaticum gây ra. - Phương thức lan truyền: Qua cành chiết, mắt ghép, trên đồng mộng do rầy chổng cánh (Diaphorina cỉtrí) làm môi giới truyền bệnh, mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy và hạt giống. 55 Bệnh Greenỉng - Phòng trị: + Không trồng giống có nguồn gốc từ những vườn cây có triệu chứng bệnh, hoặc giống không rõ xuất xứ. + Không nhân giống bằng các cây đã bị bệnh. + Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh. + Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa. + Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với vùrig nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. + Khi cây bị nhiễm nhẹ, cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh lây lan. Khi cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ toàn bộ cây ra khỏi vườn. 56 + Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non. + Vệ sinh vườn quả, thu dọn tiêu hủy tàn dư cây bệnh. • Bệnh loét - Xanthomonas campestrỉs pv.citri (Hasse) Dye - Đặc điểm gây hại: Bệnh loét thường gây hại trên lá, quả, cành cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa do độ ẩm không khí cao, hoặc do mưa, do tưới cây làm văng nguồn bệnh sang các lá khác, các vườn trồng dày thiếu chăm sóc, nhất là vườn cây con bị bệnh nặng hoặc bón nhiều phân đạm. Dễ thấy nhất là ừên lá và quả, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu xanh đậm, sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có liên kết lại tạo thành mảng lớn và bất dạng. Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, trái sượng không phát triển hoặc rụng. Bệnh loét 51 - Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas campestris. Bệnh lan truyền qua cành chiết, mắt ghép, nhờ gió, nước mưa và tác nhân cơ giới. Bệnh gây hại quanh năm. - Phòng trị: + Cắt tỉa cành, lá, trái bị bệnh và thu gom các cành, lá, trái bị bệnh đem tiêu hủy. + Kiểm dịch thực vật các cây giống'từ nơi khác về địa phương. + Những vườn bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, chỉ tưới vào gốc cây và không tưới thừa nước. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây bị bệnh. + Bón cân đối NPK, đốn tỉa, tạo tán định kỳ để vườn thông thoáng. + Phun ngừa các loại thuốc gốc đồng (Copper Zinc 85WP, Coc 86WP), vôi (clorin 0,3 - 0,5%) trước khi mùa mưa đến hoặc trước khi tưới nước cho cây ra hoa. + Phun các loại thuốc Boóc đô 1%, Kasuran 50WP 0,15%, New Kasuran 16,6WP liều lượng 600 - 800 lít/ha hoặc các loại thuốc gốc đồng vào lúc mới ra lộc hoặc khi bắt đàu xuất hiện bệnh, cần lưu ý là nên phim nước trước khi phun thuốc 1 - 2 giờ để làm tan lóp keo bao 0 bệnh, hiệu quả của thuốc sẽ cao hơn. 58 • Bệnh ghẻ (còn gọi là bệnh sẹo, ghẻ nhám, ghẻ lồi...) - Elsinoe fawcetti Bitancourt et Jenkins - Đặc điểm hình thải: Các vết bệnh ban đầu như những gai nhọn nhô ra khỏi mặt lá, cành non hoặc quả. Giai đoạn sau những gai nhọn chuyển màu nâu có kích thước 1 - 2mm. Lá bệnh thường biến dạng, cong về một phía. Cây con bị nặng sẽ lùn, phát triển kém. Trên quả các vết bệnh nối lại thành những mảng lớn nhỏ làm cho vỏ quả sần sùi, quả không lớn được, bệnh nặng quả bị rụng. 59 - Phương thức lan truyền: Nấm Elsỉnoe fawcetti tôn tại trên tàn dư và lan truyên nhờ gió, không khí và nước. Bệnh phát sinh gây hại từ mùa xuân và gây hại nặng ừong mùa hè và mùa thu. - Phòng trị: + Phun phòng bệnh cây con ở vườn ưom. Trồng cây giống sạch bệnh. + Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. + Cắt bỏ những cành lá bị bệnh, tiêu hủy hạn chế mầm bệnh lây lan. + Bón phân họp lý theo từng giai đoạn để tránh ra chồi non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây, ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh. + Trên vườn cây có múi ở thòi kỳ kinh doanh cần phim sau mỗi đợt lộc cũng như giai đoạn vừa đậu quả bằng một trong các loại thuốc sau: Boóc đô 1%, Benlate 50WP nồng độ 0,2%, liều lượng 600 - 800 lít/ha khi cây mới ra lộc non và sau khi đậu quả. Kumulus 80DF (Sản phẩm của Cty BASF-Đức): pha 30 - 40 g/bình 8 lít nước. Polyram 80DF (Sản phẩm của Cty BASF-Đức): pha 25 - 30 g/bình 8 lít nước. Bavistin 50FL (Sản phẩm của Cty BASF-Đức): pha 5-10 ml/bình 8 lít nước. 60 Bemyl 50WP (Sản phẩm của Cty c ổ phần Nông dược H A I): pha 20 - 25 g/bình 8 lít nước. Carbenda 50SC (Sản phẩm của Cty c ổ phần Nông dược HAI): 5-10 ml/bình 8 lít nước. • Bệnh phẩn trắng (Oidium tingitanium Cater) - Triệu chứng: Trên cành non, lá, hoa, quả có những đám nấm màu trắng mọc. Bệnh nặng lá bị khô rụng, chồi non khô chết. Chùm hoa quả trên cây bệnh thường dễ rụng. - Phương thức lan truyền: Nấm tồn tại trên cây bị bệnh và tàn dư, lan truyền nhờ gió, không khí và nước. - Phòng trừ: Tỉa cành, tạo tán, tạo độ thông thoáng cho vườn quả. Phim các loại thuốc Anvil, Till,... theo khuyến cáo trên bao bì vào các ổ dịch trên vườn. • Bệnh thán thư (Coỉỉectotríchum gloesporioides Penz) - Triệu chứng: Trên lá vết bệnh là những đốm màu nâu có những chấm đen mọc trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có đường viền màu nâu nhạt, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ, tròn màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn màu vàng đậm, nơi vết bệnh vỏ quả bị khô sần sùi, đôi khi nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành vết bất dạng, nơi vết bệnh bị nứt ra, đôi khi có nhựa chảy ra,... Trên cành non vết bệnh màu nâu nhạt, hơi lõm xuống và có những chấm màu đen. 61 Bệnh thản thư cây có mủi Trên quả vết bệnh có màu vàng nâu, vết bệnh hơi lõm xuống, trên mặt có những chấm màu đen. Kích thước vét bệnh có thể đạt tới 3 - 4cm. - Phương thức lan truyền: Bệnh lan truyền từ cây bệnh sang cây khỏe trong vườn nhờ gió và nước mưa. - Phòng trừ: + Vệ sinh vườn quả, thu dọn và tiêu hủy tàn dư bệnh. + Khi bệnh xuất hiện phun thuốc trừ nấm Benlate 50WP nồng độ 0,2%. Liều lượng 600 - 800 lít/ha. •Bệnh vấdầu loang (Mycosphaerella citri Whiteside) - Triệu chứng: Trên lá non vết bệnh là những đốm nhỏ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu đen xung quanh có quầng sáng. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành đám. Vào mùa thu trên quả tạo thành những đốm đen nhỏ. 62 - Phương thức lan truyền: Nấm tồn tại trên cây hay tàn dư cây bệnh, lan truyền nhờ gió và nước. - Phòng trừ: + Vệ sinh vườn quả, thu dọn tiêu hủy tàn dư. + Bón phân cân đối, phun thuốc trừ nấm gốc đồng theo hướng dẫn. • Bệnh thối xanh Peniciỉlium digitatum Sacardo Penỉcỉllium italicum Wehmer - Triệu chứng: Bệnh hại ữên quả cả trước và sau thu hoạch. Lúc đầu vết bệnh có dạng thấm nước, sau lớn dần và có những lớp mốc trắng xanh. Quả bị bệnh thường bị thối hỏng. 63 - Phương thức lan truyền: Bệnh hại chủ yếu vảo giai đoạn sắp thu hoạch, lan truyền từ quả bệnh sang quả khỏe, gây hại cho quả trong thời gian bảo quản. - Phòng trừ: + Vệ sinh vườn quả, thu dọn và tiêu hủy quả bệnh, không thu quả khi trời mưa. + Khi phát hiện thấy bệnh, phun các loại thuốc Benlate 80WP hoặc Bavistin 50FL, nồng độ 0,1%. • Bệnh thổi gốc chảy nhựa - Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ pH đất thấp thích hợp cho nấm phát triển và gây hại. 64 Ở phần gốc có những vết nhũn nước, nhựa chảy ra, lúc đầu có màu vàng, sau đó khô cứng lại có màu nâu. vét bệnh sau cùng khô và nứt, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Bệnh có thể phát triển nhanh vòng quanh thân hoặc rễ chính làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó lá rụng, bệnh nặng lá trên cành rụng gần hết, cành khô chết. - Tác nhân: do nấm Phytopthora nicotianae gây ra. - Phòng trị: + Không nên ủ cỏ sát gốc vào mùa mưa, cách gốc 20 - 30cm. + Dùng Bordeaux 1%, Copper Zinc 85WP, Mancozeb 80WP, Dithane M 45WP, Champion 77WP, Acrobat MZ 90/600WP... pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần, để ngừa phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. + Khi bệnh gây hại hên cây phun thuốc gốc đồng (như Champion 77WP, Copper Zinc, Curzate M8 80WP), nhóm Mancozeb (Manzate 80WP), nhóm Metalaxyl (Ridomil 72WP), nhómPosetyl Aluminium (Áliette 80WP). vết bệnh ở gốc, có thể dùng các loại thuốc hên pha đặc, rửa sạch vết bệnh và phết thuốc vào. • Bệnh chảy gôm, thối rễ (Phytophthora sp.J - Triệu chứng: Bệnh hai rễ, rễ bị thối hỏng, cây chuyển màu vàng, cằn cỗi. Trên thân vỏ thường bị nứt 65 và chảy gôm, phần vỏ quanh thân và phần gỗ bị thối. Bệnh có thể gây hại cho chồi non, quả. Quả bị bệnh có màu nâu, bị thối và rụng. Triệu chứng bệnh Phytophthora trên quả cam - Phương thức lan truyền: Nấm tồn tại trong đất, trên tàn dư cây bệnh và lan truyền nhờ nước. - Phòng trừ: + Sử dụng những cây chấp, chanh Volkameriana, cam đăng, cam 3 lá có khả năng chống bệnh làm gốc ghép. + Xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho vườn, tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu vi sinh vật đối kháng trong đất. + Quét Boóc đô 5% vào thân cây và cành cấp I 2 lần trong năm, phun Ridomil MZ72 nồng độ 0,2%; thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,2% hoặc Boóc đô 1% lên toàn bộ tán lá. 66 • Bệnh đốm đen hại bưởi Các nhà khoa học Viện Bảo vệ Thực vật và Viện Nghiên cứu Rau quả vừa mới nghiên cứu, phân lập, xác định và xây dựng quy trình phòng trị thành công một loại bệnh gây hại mới trên các giống cây ăn quả có múi, đặc biệt là giống bưởi Phúc Trạch. Đó lạ bệnh đốm đen do nấm Guignaria sp. gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả vàng nhanh, hạn chế chất lượng hoặc rụng hàng loạt trước khi thu hoạch. - Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh: Theo thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Sơn, bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả, Viện Nghiên cứu Rau quả, thì khi bệnh nặng các quả bị khô héo dần phần vỏ, các tép bị khô, ăn nhạt và đắng, chất lượng bị giảm sút hoặc rụng đần trước khi thu hoạch. Bệnh thổi đen hại quả bưởi 67 - Nguồn lây lan: Chủ yếu là ở các tàn dư từ vụ trước như lá, thân, cành, quả, khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm cao) các bào tử nấm sẽ phát tán, xâm nhập, nẩy mầm, bám rễ vào bề mặt vỏ quả thông qua các khí khổng hoặc các túi tinh dầu trên bề mặt vỏ quả để gây hại ngay từ khi quả còn non có đường kính khoảng 2 - 3cm. - Biện pháp phòng trừ (Viện Nghiên cứu Rau quả khuyến cáo): + Nguyên tắc chung, phòng bệnh là chủ yếu do đó cần tổ chức các biện pháp phòng tránh sớm, phòng tránh ngay từ đầu mới có hiệu quả cao. + Thường xuyên vệ sinh vườn cây: nhặt, thu gom hết các cành, lá, quả bị bệnh từ vụ trước để tiêu hủy, tránh lây lan (đốt hoặc chôn sâu cùng vôi bột). - Cắt tỉa, tạo tán cho cây thông thoáng nhằm đảm bảo cho tán cây có đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời hạn chế sự lây lan, phát triển của bào tử nấm. + Bón phân cân đối, đủ về lượng, đúng về chủng loại, đúng lúc (không bón dư thừa đạm) kết họp tưới nước và giữ ẩm tốt nhằm làm tăng khả năng kháng bệnh cho cây. 68 + Sử dụng các loại thuốc trừ nấm có tính lưu dẫn và nội hấp cao như Ridomil (0,3%), Score (0,05%), Riben c (0,3%), Aliette 80WP (0,3%) phun kỹ trên tán, đặc biệt là trên bề mặt vỏ quả ngay khi quả còn non (đường kính quả 2 - 3cm) cho đến trước khi thu hái quả 2,5 tháng (1 5 -2 0 ngày/lần). + Sử dụng các loại túi giấy chuyên dụng hoặc các loại bao tận dụng (bằng giấy họa báo, giấy xi măng,...) để bao gói quả ngay sau khi phim thuốc trên bề mặt vỏ quả, vừa chống sâu bệnh gây hại, vừa chống được rám nắng, giữ được mã quả đẹp, chất lượng tốt sẽ bán được giá cao. Tuy nhiên, cần lưu ý cắt góc túi để tránh bị đọng nước gây thối hỏng quả. 3. Dùng biện pháp sinh học trong phòng trsâu bệnh a. Chiết xuất kỷ sinh phun trở lại vườn bưởi Thu thập các cá thể sâu hại bị vi sinh vật ký sinh đem chiết xuất và phun trở lại vườn để duy trì liên tục sự có mặt của các loài vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho sâu, khống chế sự phát triển gia tăng mật độ và gây hại của chúng. Cứ 10 cá thể ngâm với 1 lít nước trong 24 giờ, pha thành 10 lít, phun 500 lít/ha. 69 b. Bón các chế phẩm sinh học vào đất hoặc phun lên cây Dùng chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng Tricoderma 3.2 X 109 bào tử/mg bón vào đất nhằm hạn chế sự phát triển, lây lan và gây hại của các loài nấm Phytophthora hại rễ. Đối với sâu hại có thể dùng các loại thuốc sinh học V- BT phun trừ sâu xanh bướm phượng. c. Nuôi thả kiến vàng Phát hiện những tổ kiến vàng trên các loại cây khác, dùng túi nilon bao quanh tổ, ngắt cuống tổ và di chuyển về buộc treo trên cành bưởi phía giữa tán. Dùng dây buộc nối giữa các cây, cành tạo đường đi cho kiến. Cho kiến ăn thêm bằng cách treo đầu cá, ruột gà, vịt theo các sợi dây nổi để đàn kiến nhanh phục hồi. Nếu cần di chuyển kiến từ vườn bên canh thì dùng dây buộc nối từ nơi có tổ kiến về vườn muốn chuyển đến. Sau đó buộc treo đầu cá, ruột gà từng đoạn một trên dây để nhử kiến về. d. Trồng và để cỏ có hoa trong vườn Dùng các loại hạt cây cỏ có hoa (cây cứt lợn hoặc họ đậu) rắc khi đất đủ ẩm. Khi cỏ mọc lên xanh tốt cắt dần theo băng đồng thòi xới gọn quanh gốc vói đường kính lm tạo đỉều kiện cho các loài thiên địch có nơi trú ẩn và ăn thêm. 70 Chương thứ hai KỸ THUẬT TRỔNG CAM Cam: Ctírus Sinensis (L) Osbeck I. CÁC GIỐNG CAM 1. Giống cam sông Con Là giống được chọn lọc ở nước ta từ một giống nhập nội. Hoặc có thể xuất phát từ một giống đột biến mầm của cam Oasinhtơn naven. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Lá bầu, gân lá ở phía lưng nổi rõ, màu xanh bóng phản quang. Hoa đực bất dục một nửa. Quả to trung bình 220-220g, hình cầu, mọng nước, vỏ mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây ghép trên gốc gieo hạt sau 3 năm bắt đầu cho quả, sau 4 năm có thể bước vào khai thác kinh doanh. Neu ghép trên gốc chiết hoặc giâm cành sau 2 năm trồng đã cho thu hoạch. Giống cam sông Con có năng suất trung bình, tính chống chịu với ngoại cảnh bất thuận tương đối khá. 71 Khả năng thích ứng của giống tương đối cao. Vì vậy, ừong điều kiện ở nước ta giống cam sông Con trồng được nhiều nơi như: trung du, miền núi, ven biển, đồng bằng từ Bắc chí Nam. 2. Giống cam Vân Du Là một giống cam chanh được nhập nội từ những năm 1940, đến nay đã được chọn lọc qua nhiều năm nên hiện nay là một trong những giống cam chanh chủ lực được trồng nhiều nơi ở nước ta. Cây phân cành rất khỏe; tán hình trụ; cành dày, ngắn, có gai; lá hơi thuôn, màu xanh đậm, eo lá hơi to. Quả hình ôvan hoặc tròn, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt. Cây chống chịu với sâu bệnh hại, chịu hạn và chịu đất xấu tương đối khá. Giống cam Vân Du có năng suất khá cao so với các giống cam nội và các giống nhập nội khác. Đây là một trong những giống cam chanh có diện tích trồng phổ biến ở nước ta. 3. Giống cam Xã Đoài Giống cam này trồng ở xã Đoài (nay là xã Nghi Diên), Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An. Cam xã Đoài có hai loại: - Giống cam hình quả nhót (gọi cam Lót). - Cam hình quả bầu (gọi cam Bầu). 72 Vườn cam X ã Đoài Cam Xã Đoài bao giờ cũng chín vào tháng 11,12 hàng năm. v ỏ cam có màu vàng đỏ rồi đỏ sậm nhưng tươi tắn, hơi phơn phớt màu vàng (màu vàng chanh). Bề ngoài có lớp the mỏng, nếu bị xây sát sẽ toả ra mùi thơm mà các nhà sản xuât kẹo, rượu đã dùng làm hương liệu. Quả cam bổ ra, màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm của hoa, lại có dính kết trên mồi tí chút như mật ong. Tuy vậy, cam Xã Đoài có nhược điểm là nhiều hạt, xơ bã nhiều. Lá cam Xã Đoài thuôn dài, cành thưa có gai, eo lá rộng, mọc đứng. Dạng quả nhót (gọi cam Lót) có năng suất cao hơn. Cam Xã Đoài là một giống chịu hạn tốt, phát triển được trên đất xấu, đất cát pha ven biển. Giống có thể thích nghi rộng cho nên đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong nước. 73 4. Giếng cam Hamlỉn Là giống cam có nguồn gốc từ Mỹ. Giống này được nhập vào nước ta qua Cuba vào những năm của thập kỷ 80 thế kỷ XX. Cây 9 năm tuổi cao 4 - 5m, đường kính tán 3 - 4m. Tán hình ôva hoặc hình cầu. Cành thưa, ít gai, lá xanh không đậm, hình ôvan. Quả hình cầu, vỏ mỏng, khi chúi có màu đỏ da cam, thịt quả mọng nước, ít xơ bã, ít hạt, hương vị thơm ngon hấp dẫn. Cam Hamlin trồng ở đồng bằng hay bị bệnh sẹo, loét, chảy gôm. Neu trồng ở vùng ven biển thích hợp hơn vì ở đó cây sinh trưởng khỏe, quả có kích thước và khối lượng lớn hơn khi trồng giống cam này ở nơi khác. Cam Hamlin là giống chín sớm, được thị trường thế giới ưa chuộng. 5. Giống cam Valenxia Giống cam ngọt Valencia chín muộn, nguồn ệốc từ Mỹ, nhập nội từ 2004 qua Cuba cùng với giống cam Hamlin. Cây 9 năm tuổi cao 4 - 5m, đường kính tán 3 - 4m, cây phân cành mạnh, cành ngắn, tán hình cầu hoặc ôvan. Lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm phản quang. Cành ít gai, nhiều hoa. Quả có hình ôvan, vỏ mỏng, mọng nước, ít hạt, giòn, ít xơ bã, màu vàng đẹp khi chín, quả sai, to, chất lượng tốt, 200 - 220g/quả, hầu như không có hạt, ăn ngọt, có mùi thơm đặc trưng. Năng suất năm thứ 8 - 10 có thể đạt 50 - 60 tấn/ha, không cách năm, ổn định, chịu hạn và sâu bệnh tốt hơn các giống khác. Một trong những 74 ưu điểm nổi bật của giống cam Valencia là chín muộn, ở miền Bắc giá bán cao vì thu hoạch gần Tết. Cam Valencia hiện nay phát triển nhiều ở Nghệ An, Yên Bái, Hòa Bình,... Trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng hay bị bệnh chảy gôm, nhất là khi nhân giống bằng phương pháp chiết. 6. Giống cam dây Là giống cam được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Ở tỉnh Tiền Giang cam dây chiếm tới 80% diện tích đất trồng cam quýt của tỉnh. Cây phân cành thấp, tán hình dù tỏa rộng. Ở tuổi thứ 5 cây cao 3 - 4m, đường kính tán 5 - 6m. Cành ít gai, gai ngắn, lá xanh đậm, có eo nhỏ. Cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm và mỗi cây có thể cho tới 1.000 - 1.200 quả/năm. Khi chín vỏ quả màu vàng, thịt quả vàng đậm ngọt, v ỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam chanh trồng ở các tỉnh phía Bắc. 7. Giống cam m ật Là giống cam được bà con các tỉnh ĐBSCL ưa thích. Phần lớn các diện tích cây có múi ở miệt vườn Tây Nam Bộ được tròng giống cam này. Cây 5 tuổi trung bình 5m. Tán hình cầu, phân cành nhiều, ít gai. Lá màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng, ít có cành tăm. Cây ra 2 - 3 vụ quả/năm. 75 Cam mật không hạt thịt quả vàng cam, ngọt đậm. Dạng quả tròn, vỏ dày 3 - 4mm, màu xanh đến xanh vàng, khá nhiều nước, quả nhiều hạt (13 - 20 hạt/quả), trọng lượng trung bình 20g/quả. Hiện nay, ở ĐBSCL người ta đã phát hiện ra giống cam mật có ruột màu vàng tươi, không hạt, ăn ngon, lột vỏ rất dễ. Cam trồng phát triển rất tốt, sống khỏe mạnh nhất. Cây trồng 5 năm vẫn tươi tốt và chưa có dấu hiệu bệnh. 8. Giếng cam V2 Giống cam V2 được chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc; đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức (theo Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN VN). Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3. Câỵ sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả gần như không hạt (từ 0 đến 6 hạt, trung bình 4,5 hạưquả trong điều kiện trồng xen), trong khi giống cam Xã Đoài trung bình 19,6 hạưquả. Thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo, quả to trung bình (190 - 250g/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi 76 trung bình trên quả là 11, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước. Giống cam này có thể ừồng rộng rãi trong cả nước, tuy nhiên Viện Di truyền NN khuyến cáo phát triển tại các địa phương từ Hà Tỉnh trở ra và ở Tây Nguyên. 9. Giống cam chín sớm SI Giống cam chín sớm SI do Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu Rau quả) chọn tạo và nhân giống từ những năm 2000. Sau nhiều năm khảo sát các vùng trồng cam tại Văn Giang (Hưng Yên), Thanh Oai (Hà Nội),... Trung tâm đã chọn lọc được giống cam chín sớm SI và đưa về trồng thử nghiệm trên diện tích đất của Trung tâm tại Xuân Mai (Hà Nội), v ề sau, Trung tâm 77 tiếp tục nhân rộng giống cam này và đưa lên vùng cam Cao Phong (Hòa Bình). Mặc dù giống cam SI hiện chưa được công nhận giống mới nhưng tại Cao Phong đã có nhiều hộ dân đưa vào trồng đại trà với tổng diện tích lên tới hơn gàn 40 hecta. Giống cam SI có quả to, cứng, ít hạt, ăn hoàn toàn có vị ngọt thanh đặc trưng chứ không lẫn vị chua như cam Xã Đoài. Khả năng chống bệnh và năng suất của giông SI cao vượt hội so với cam Xã Đoài. Tại vườn cam của anh Sơn, năng suât vụ cam 2009 ước đạt trên 60 tấn/ha (so với cam Xã Đoài năng suất 40 - 45 tấn/ha). Đặc biệt, giống cam SI ra quả sớm hơn giống cam Xã Đoài và Sông Con từ 1 đến 1,5 tháng (thời gian chín rộ từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11) nên giống SI có khả năng rải vụ cao và tranh thủ bán được giá cao vào đầu mùa (cam Xã Đoài tới giáp Tet Nguyên Đán mới chín rộ). 10. Giống cam đỏ Cara Cara Xuất xứ là cam không hạt Navel của vùng Valencia, nước Venezuela (còn gọi cam Valencia). Giông du nhập vào Mỹ khoảng năm 1987, gọi là cam đỉnh lõm Washington, sau đó tiếp tục du nhập sang úc, được lai tạo, chọn và duy trì cá thể biến dị với ruột đỏ thẫm có một không hai, đặt tên Cara Cara. Trong những năm gần đây kỹ sư Mai Viết Phương đã đem về gây trồng tại Đức Trọng, Lâm Đồng, Việt Nam. Cam Cara Cara vỏ màu vàng sáng rất bắt mắt, có đỉnh lõm nên nhìn bề ngoài không thể lẫn với giống cam khác. Đặc biệt ruột màu đỏ thẫm đặc trưng giàu 78 chất lycopene rất quý cho cơ thể, được xem là một trong những chất chống ung thư và phù họp cho những người ăn kiêng. Cam Cara Cara trưởng thành phải mất từ 8 -10 năm mới cho năng suất trọn vẹn: 50 tấn/ha. Năng suất bình quân ở Đức Trọng - Lâm Đồng theo thứ tự 32, 35, 37, 40 tấn/ha cho từng độ tuổi câỵ 3 ,4 ,5 , 6. Khác với tính ít chịu được ẩm độ cao khi trồng ở Sydney, thử nghiệm trồng ở Đức Trọng cam Cara Cara vẫn chịu đựng tốt với môi trường ẩm độ cao. Hiện chỉ thấy sâu bệnh của cây là sâu vẽ bùa nhưng tỷ lệ nhiễm rất thấp. II. QUY TRÌNH TRỒNG CAM 1. Đất trồng cam Các loại đất có thể trồng cam là: Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày 80 - lOOcm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, dễ thoát nước, mực nước ngầm dưới lm. Nếu mực nước ngầm cao, ít nước cần xây dựng hệ thống mương thoát nước và nên nhân giống bằng các gốc ghép giâm cành hoặc chiết cành. Vùng đất trồng cam quýt cần thoáng gió, cao ráo, thoát nước. Độ pH thích hợp trong đất là 5,5 - 6. 2. Làm đất, đào hế, làm mô chuẩn bị trồng Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng). 79