🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp Và Tuyển Sinh Quốc Gia
Ebooks
Nhóm Zalo
PGS. TS. Lê Huy Bắc (biên soạn), TS. Phan Huy Dũng
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, TS. Đào Thị Thu Hằng
PGS.TS.^ Q u a n g Hưng, Th.s. Nguyễn Thị Tuyết Nhung 1
TS. Nguyễn ^^ ^ h ư ợ n g , TS. Chu Văn Sơn, GS.TS. Trần Đ ă n t''
• • • •
w - é m '( ^ 0 fề ứ ^
^TOPiiniii
' / Dành cho HS lớp 12 chương trình chuẩn vờ nông cao
tỉỊ ngại^h
i i l NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PGS.TS. Lê Huy Bắc (biên soạn), TS. Phan Huy Dũng PGS.TS. Nguyẻn Đăng Điệp, TS. Đào Thị Thu Hằng
PGS.TS. Lê Quang Hưng, Th.s. Nguyễn Thị Tuyết Nhung TS. Nguyễn Văn Phượng, TS. Chu Văn Son, GS.TS. Trần Đăng Suyền
NGỬ VĂN
(TÁI BẢN LẦN THỨ 3, có CHỈNH ư, Bổ SUNG)
v ' Biên soạn theo sát chương trình và sách giáo khoa phân ban mới của Bộ GD&ĐT.
Dành cho HS lớp 12 chương trình chuẩn và nâng cao. n NHÀ XUẤT BẢN BẠI HỌC QUỖC GIA HÀ NỘI
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội
ĐT (04) 39714896; (04) 39714897. Fax: (04) 39714899
C hịu trá c h ^ h iệ m x u ấ t bản:
Giám đốc - Tổng biên tập
TS. PHAM THI TRÂM
Biên tập nội dung
NHƯ Ý
Sửa bài
LÊ HOÀ
Chế bản
CÔNG TI AN PHA VN
Trình bày bìa
SƠN KỲ
Đối tác liên kết xuất bản
CÔNG TI AN PHA VN
r
V
-i-- SÁCH LIÊN KẾT
NGỮ VĂN ÔN THI TỐT NGHIỆP VÀ TUYEN SINH QUỐC GIA Mã số: 2L-480ĐH2013
In 1.000 cuôn, khổ 16 X 24 cm tại Công ti TNIIH In Bao bì Hưng Phú Số xuất bản: 1352-2013/CXB/07-210/ĐHQGIIN
Quyết định xuất bản số: 454LK-XH/QĐ - NXBĐHQGHN Tn xong và nộp lưu chiểu quý I nàm 2014.
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm dáp ứng cách ra dề mở như chủ trương của Bộ Giáo dục uà Đào tạo hiện nay, chúng tôi biên soạn “Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp THPT & tuyển sinh ĐH - CĐ”. Sách dược biên soạn theo chương trình tích hợp của sách giáo khoa hiện hành, bao gồm các tác phẩm uán thơ dược giáng dạy trong chương trinh, dặc biệt là những tác phẩm thường xuyên dược /ốy làm dề bài cho các ki thi tuỵển dại học, cao dẳng uà tốt nghiệp phổ thông trung học, tập trung chú yếu trong hai lớp cuối cấp là lớp 11 và lớp 12. Mặt khác, cuốn sách này ra dời còn nhằm giúp học sinh, giáo viên, những người yêu thích văn học tham khảo, nâng cao trình dộ chugền môn.
Để bao quát các lĩnh vực kiểm tra, thi các cấp môn Ngữ văn (bao gồm văn học Việt Nam uà vôn học nước ngoài), tập làm văn và tiếng Việt, những người biên soạn tập trung vào hai mảng chính: võn học Việt Nam, văn học nước ngoài. Kiến thức và kĩ năng làm văn và tiếng Việt dược kiểm tra, dánh giá qua các bài luận cụ thể. Do uậy, chúng tôi không tách hai phần này ra thành những mâng riêng biệt.
Để hoàn thành cuốn sách, chúng tôi chủ trương kế thừa các thành tựu của các nhà nghiên cứu di trước, các chuỵên gia trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, cũng như áp dụng các thành tựu nghiên cứu thơ văn hiện dại vào phân tích, bình giảng các tác phẩm theo những dặc trưng thể loại, nhằm chỉ ra dược những nét cá biệt, dộc dáo của tác phẩm và khái quát dược phong cách dặc trưng của từng tác giá.
Khác với các sách ôn thi có mặt trên thị trường, cuốn sách nòy không di vào từng dạng dề bài cụ thể, không hướng dẫn phân tích dề lập dàn ỷ,... mà tập trung vào các vấn dề nội dung, hình thức nổi trội, tiêu biểu của tác phẩm và diễn dạt thành bài viết hoàn chỉnh. Do uậy, khi sử dụng sách này, học sinh không chỉ học dược các luận diểm của tác phẩm mà còn biết cách triển khai, cách viết một bài văn nghị luận vân học có sức thugết phục cao.
Do chương trình ôn thi tú tài, cao dẳng, dại học chủ yếu tập trung vào các văn bản trong sách Ngữ văn 11, Ngữ văn 12 uà tập trung vào máng vàn học hiện dại từ 1932 dến hết thế kỉ XX, nên sách dược cấu trúc theo dơn vị bài, tuân thủ theo trật tự của hai bộ sách giáo khoa cùa hai khối lớp trên. Đê’ tiện theo dõi, chúng tôi sắp xếp các tác phẩm theo hai phần: phẩn thơ và văn xuôi.
Mỗi đơn uị bài, sau phần Kiến thức bổ trỢ (thường được hỏi trong các đề thi) là phần Tiếp căn tác phẩm chúng tôi tuụển chọn một hoặc một nhóm bài trình bày những giá trí nôi dung, nghệ thuật đặc sắc nhất của văn bản theo m ôt (hoặc nhiều) cách tiếp cận khác nhau. Qua đó hướng dẫn học sinh cách tiếp cận uà nám được cách chọn phân tích những tín hiệu nghệ thuật thẩm mĩ đặc sắc của uăn bản, giái quỵết tốt nììững nội dung dược dặt ra trong các đề thi.
Biên soạn cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng gì hơn ngoài việc dề xuất một khả năng tổng hợp các kiến thức cơ bản của học sinh để khai thác văn bản một cách sáng tạo và hữu hiệu. Hi vọng với nỗ lực này, cuốn sách sẽ hữu ích đối với học sinh, sinh viên, giáo viên - những người sử dụng sách.
Mặc dù dã rất cố gắng, nhưng chắc chắn “Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp THPT & tuyển sinh ĐH - CĐ” khó tránh khỏi những sai sót nhất dịnh. Mong các anh (chị) học sinh, sinh viên cùng các thầỵ, cô giáo trong quá trình sử dụng góp ý dể sách hoàn thiện hơn khi có diều kiện tái bản.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 nám 2008
PGS. TS. LÊ. HUY BẮC
^ ■ ■ VĂN HỌC VIỆT NAM
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ C H Í M INH
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I- Khái niệm vãn chính luộn
Vàn chính luận là thể văn mà người viết dùng lí lẽ (giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận,...) dùng lập luận và dẫn chứng để bàn luận một vấn đề nào đó của xã hội nhằm làm sáng tỏ điều mình muốn nói. Vàn chính luận cũng sử dụng đầy đủ mọi sắc thái cảm húYig nhưtrữtìnii, mỉa mai, ca ngợi, đả kích,... Văn chính luận hấp dẫn người đọc bằng iối tư duy lógíc, trí tuệ; lối văn thièn về hùng biện, có lúc dõng dạc, có lúc thiết tha để lay động lòng người.
Văn chính luận bao giờ cũng uoi hỏi người viết đưa ra ý kiến chủ quan của riêng mình. Vì vậy, khi viết, tác giả bao giờ cũng phải vận dụng phạm vi tri thức sách vở, lẫn tri thức cuộc sống tự nhiên, xã hội rất lớn, thường xưng tõi (hoặc chúng tôi, chúng ta) để đối thoại, trao đổi nhằm đưa ra kết luận thoả đáng, có sức thuyết phục người đọc.
II- Phong cách nghệ thuột Hố Oií Minh
Phong cách nghệ thuật Hổ Chí Minh độc đáo mà đa dạng. Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học. Hố Chí Minh đều tạo được những nét phong oách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá ừị bề'i vững.
Vàn chinh luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, qiau tri thức văn hoá; !í luận gắn với thực tiễn; giàu tính luậh chiến; vận ùuiig có hiệu quả tihiều phương ihức biểu hiện. Tniyện ki: chủ úỏng và sảng lạu trung bút phap; bộc lộ rõ chất trí tuệ và tính hiện dại.
Thơ ca: có phong cách đa dạng. Khi là ntiững bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, sử dụng nhiều điển tích điển cố, đạt chuẩn mục cao vé nghệ thuật. Khi là những bài thơ hiện đại, khai thác những vấn đề thiết thực cụ thể đối với đời sống con người, vận dụng linh hoạt nhiều thể thơ, phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
Nhìn một cách bao quát có thể thấy: dù viết về đề tài gi, thể loại vá ngôn ngữ nào, tác phẩm của Hồ Chí Minh bao giờ cũng ngắn gọn, giản dị, trong sáng, mọi ý iưỏng và hình tượng đều thể hiện chất thép, tinti thán lạc quatì cách niạng cao độ, tấm lòng nhân đạo lớn lao, đểu vận động hướng lới cách mạng, ánti sáng, niếm vui và sự sống.
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
I- Tuyên ngôn Độc lập - áng hùng vãn
Sở dĩ Tuyên ngôn Độc lập được xem là áng văn chính luận mẫu mực vào hàng ‘Ihiên cổ hùng văn” vì bản tuyên ngôn này ra đời vào thời điểm trọng đại, chấm dứt ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và thay thế vĩnh viễn nền quân chủ bằng nền dân chủ. Xét về mọi khía cạnh, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là bản tuyên ngôn có giá trị muôn đời của dân tộc Việt Nam.
1. Cảm hứng sử thi mãnh liệt
Với tư cách là một áng văn nghị luận xã hội, Tuyên ngôn Độc lập vẫn tuân thủ lối hành văn: sử dụng lí lẽ lập luận và dẫn chứng. Lí lẽ mang lại sự kết dính các luận điểm, dẫn chứng tạo độ tin cậy cho lí lẽ. Tuy nhiên không phải nắm được điều này thì tác phẩm nghị luận có thể dễ dàng được thực hiện.
Yếu tô' quan trọng hàng đầu của văn nghị luận là cảm hứng nghị luận, cảm hứng này được tạo dựng từ chính cảm xúc cá nhân trước vấn đề mình nghị luận. Mặt khác, cảm hứng ấy còn được gây dựng trên cảm hứng chung của cộng đồng. Nếu thiếu một trong hai, áng văn nghị luận đó khó có thể thành công được.
Tuyên ngôn Độc lập ra đời vào đúng thời khắc lịch sử trọng đại. Hùng khí của dân tộc gặp hùng tâm của người chấp bút, của cảm xúc vô biên trong tâm hồn vị lãnh tụ vĩ đại, nên âm hưởng, dư âm của tuyên ngôn sẽ luôn giữ được vẻ hào sảng của một khời khắc, một giai đoạn hào hùng gần như một đi không i:rỏ lại của dân tộc.
2. Dần chứng xóc thực
Một nền tảng tri thức rộng cũng là nhân tố quyết định đến sự thành công của tác phẩm nghị luận. Bôn ba khắp bốn bể chân trời, Hồ Chí Minh đã tích luỹ được kho kiến thức vô cùng phong phú. Việc trích dẫn hai bản truyện ngôn của Pháp - kẻ từng nhân danh “bảo hộ” thực chất là xâm lược, đặt ách đô hộ trên đất nưỏc ta - và Mĩ - nước đang có vai trò quan trọng trong lực lượng đồng minh chống phát xít, Hồ Chí Minh không chỉ dùng gậy ông đập lưng ông mà còn năng tầm cách mạng giải phóng dân tộc ta lên ngang tầm những cuộc cách mạng được xem là tiêu biểu cho mọi thời; nâng tầm vóc hành động của dân tộc ta lên tầm vóc của những sự thay đổi tích cực của nhân loại trên bước đường phát triển.
Nhưng Hồ Chí Minh khổng chỉ viện dẫn từ sách vỏ, Người còn đưa ra rất nhiều bằng chứng xác thực lấy từ chính cuộc sống cơ hàn nhưng vô cùng bất khuất của dân tộc ta.
Nhân danh “bảo hộ” nhưng thực chất thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.
Nhân danh “khai hoá” nhưng thực chất Pháp làm thui chột cả trí lực lẫn sứclực của người Việt để dễ bề cai trị.
Nhân danh đồng minh nhưng thực chất Pháp đá phản bội lại đồng minh vì đã đầu hàng phát xít Nhật.
Nhân danh quyền con lìgười nhưng Pháp lại đi giết tù chính trị của ta ỏ YênBái và Cao Bằng trước khi tháo chạy trước phát xít Nhật.
Trên đây là những lập luận thuận chiều với nhiều chứng cớ không thể nào chối cải. Chưa đủ, Hồ Chí Minh còn sử dụng lối lập luận ngược chiều để vạch mặt sự nham hiểm, độc ác không thể nào dung thứ đôi với thực dân Pháp.
Ấy là, mặc dù thực dân Pháp đôi xử với chúng ta tàn bạo, vò nhân đạo đến mức dã man, nhưng trái tim người Việt luôn nhân hậu, sẵn sàng mỏ lượng hiếu sinh cứu giúp người Pháp khi bị phát xít Nhật truy giết. Đưa ra bằng chứng này không chì nhằm để khẳng định người Việt Nam có truyền thống nhân đạo, mà cốt để xâu chuỗi mạch lập luận rằng một dân tộc chịu nhiều đau thương, một dân tộc ngoan cường, một dân tộc yêu chuông tự do và giàu lòng nhân ái thì tất yếu phải được sống cuộc sống tự chu, uộc lập như bao dân tộc khác.
Lập luận của Tuyên ngôn Độc lập vô cùng độc đáo ở chỗ một mũi tên bắn trúng hai đích, nên ẩn ý của từ ngữ vó cùng sâu rộng. Điều đó chứng tỏ sức mạnh ngôn từ của dân tộc, tài nàng của người cầrn bút.
3. Đô1 tưọng phong phú
Bất kì một vàn bản văn chương nào khi được viết ra cũng đều có sự tính toán khả nàng tác động đến còng chúng. Đặc biệt, vời văn nghị luận, người viết bao giờ cũng hướng mục đícti thuyết phục người nghe chú yếu bằng ngôn từ của trí tuệ, lí trí và của lập luận thì điều đó càng thêm phần quan trọng.
Về tổng thể, Tuyên ngôn Độc lập hướng tới hai đối tượng; đổng bào trong nước và dân chúng thê giới, ở trong nước cũng như trên thê giới đều tồn tại hai đối tượng đối lập: ủng hộ và không ủng hộ. Vì thế, nhiệm vụ của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định lòng tin cho những người ủng hộ và thuyết phục những người không ủng hộ. Vì thế, việc trích dẫn tuyên ngôn của nước Pháp và Mĩ, kết hợp với dẫn chứng từ thực tế trong nước; việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc song song với việc giải phóng nhân loại khỏi hoạ phát xít là cách vừa kêu gọi sự đồng lòng của quốc tế vừa tốn vinh dân tộc, khẳng định tư thế chính nghĩa, tiến bộ của dân tộc ta trên trường quốc tế.
Cũng thế, việc đặt song song nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệrn vụ thiết lập nền dân chủ sẽ đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Như thế, đối ngoại và đối nội, đôi đường đều đúng đắn, đúng mực, quả là sự tinh toán diệu kì.
Từ luận điểm cốt lõi, mỗi dân tộc đều có quyền được hưỏng độc lập, tự do, Hồ Chí Minh hướng đến kết luận: luận điểm này không bắt nguồn từ ý muốn của bất kì dân tộc nào mà từ chính tạo hoà, từ chính bản năng sống tốt đẹp của muôn người trên thê gian. Lập luận của tuyên ngôn không dưng lại ở chỗ chân lí do con người làm ra mà sâu xa hơn là ỏ chỗ chân lí do tạo hoá làm ra. Người viết quả là thiên tài. Tư nhiên sinh ra con người và chính tự nhiên mới là thế lực cuối cùng có quyền phán xét con người, còn con người vơi con người thì không có quyền phán xét và bắt buộc Iihóiii người này, cộng đồng này sống theo ý muốn của một nhóm, cộng đông nào dó.
4. Dự bóo thiên tài
Ngay tại thời điểm Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của nước Mĩ, thì chắc hẳn Mĩ chưa có biểu hiện gì muốn xâm chiếm nước ta. Do vậy. mục đích của việc trích dẫn này chỉ với ý đồ muốn dựa vào một thế lực trung gian, một thế lực điển hình cho tư tưởng tiến bộ của thời đại, Mĩ lúc đó đang đứng trong lực lượng đồng minh phương Tây chống phát xít.
Thế nhưng, giá trị của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ dừng lại ở đó mà còn thể hiện được tính dự báo độc đáo của nó. Cụ thể là sau năm 1954, Mĩ lộ rõ ý đồ muốn thay thế vị trí của Pháp ở Việt Nam và càng nqày càng can thiệp sâu vào đời sống chính trị của người Việt và cuối cùng là đưa quân sang xâm lược. Một lần nữa, dân tộc Việt Nam lại đứng lên bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Kết quả, như lời tiên tri của bản Tuyên ngôn Độc lập được viết ra trước đó gần ba mươi năm, năm 1973, đế quốc Mĩ thua trận, buộc phải rút quân ra khỏi cương thổ Việt Nam.
Đương nhiên, tính dự báo này không chỉ dành riêng cho đế quốc Mĩ mà còn cho mọi thế lực hung tàn trên thế giới, nhữhg kẻ có âm mưu muốn biến nước ta thành thuộc địa hoặc dâ tâm muốn cướp nước ta thì chắc chắn chúng sẽ chịu cùng số phận. Dân tộc ta sẽ luôn giữ vũTig được nền độc lập cho muôn đời sau.
5. Liên kết vỗn hoó sôu rộng
Không có môt quá khứ hào hùng của dân tôc, không có những thành tưu văn hoá kể từ bài thơ Thần tương truyền là của Lí Thường Kiệt hay Đại cào bình Ngô của Nguyễn Trãi thì ắt hẳn Tuyên ngôn Độc lập sẽ chưa có được sức mạnh, sức gắn kết văn hoá độc đảo đến như vậy.
Từ việc chỉ giới hạn trong khuôn khổ một nước Việt Nam với cương thổ địa lí riêng luôn được khẳng định trong hai áng văn được xem là tuyên ngôn độc lập của dân tộc trước đó, Hồ Chí Minh đã mỏ rộng địa hạt quyền lực của dân tộc ra thế giới. Tiếng nói của Tuyên ngôn Độc lập là tiếng nói toàn cầu, tiếng nói không chỉ riêng cho dân tộc Việt Nam mà còn là tiếng nói tiêu biểu, tiếng nói chung cho mọi dân tộc bị áp bức.
6. Lộp luạn chót chẽ
So sánh theo lối tương phản, đổng dạng hoặc ám dụ là thủ pháp righệ thuật được sử dụng chủ yếu trong Tuyên ngôn Độc lập. So sánh tuyên ngôn của Mĩ, của Pháp với Tuyên ngôn Độc lập của ta là cách tạo hiệu quả đồng dạng. Không chỉ dân tộc ta có quyền độc lập tự do như các dân tộc đó mà Tuyên ngôn Độc lập của ta cũng có giá trị tiệt như tuyên ngôn của họ.
So sánh tương phản chủ yếu được dành cho thực dân Pháp. Người Pháp được hưởng những quyền lợi cụ thể từ tuyên ngốn dân quyền của họ, thế mà cũng với “những quyền ấy” họ lại bắt người Việt Nam phải chịu cảnh nô lệ, tù đày, chết chóc. Cho nên “hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
So sánh ám dụ cũng là một thế mạnh nữa của cách lập luận trong Tuyên ngôn Độc lập. Nhờ những ám dụ ngầm này (như giá trị nền độc lập của ta tương đổng với giá tri độc lập của Pháp, Mĩ,...) nên văn bản đã tạo được chất trí tuệ, hấp dẫn người đọc ở tầng sâu kiến thức của câu chữ, khiến mọi thế hệ, mọi trình độ đều phải khâm phục tầm văn noá uyên bác của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Biện pháp liệt kê tăng cấp được sử dụng rất hữu hiệu. Để phản bác luận điệu bảo hộ của Pháp, Hổ Chí Minh liệt kê ra đầy đủ các mặt cốt yếu mà Pháp nhân danh bảo hộ để biến người dân Việt thành nô lệ. Đó là: chính tri (chính sách chia để trị nhằm chống sự thống nhất, đoàn kết), giáo dục (nhà tù t)hiều hơn trường học nhằm làm suy nhược tinh thần), y tế (thuốc phiện, rượu cồn làm suy nhược thể trạng dân tôc), kinh tế (cưóp tài nguyên, không cho giai cấp tư sản bản địa trỗi dậy)... Tất cả đều nhằm làm suy thoái toàn diện đời sống người Việt. Cách lập luận này khiến tội ác của thực dân Pháp hiện lên tầng tầng lớp lớp và nỗi khổ đau, bi đát của dân tộc cũng “tàng cấp” hơn.
Biện pháp lặp kết cấu cú pháp cũng được sử dụng. Tiêu biểu nhất là câu; “Một dàn tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít .mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. ; ^
7. Lòi kcí , ị
Tuyên ngôn Độc lập mỏ ra một kỉ ngúyốn mới cho dân tộc Việt Nam. Bằng lời văn sắc sảo, đầy chất trí tuệ, bằng nhiệt huyết cách mạng của một người yêu Tổ quốc cháy bỏng và bằng cả khí thế cách mạng của toàn thể dân tộc ngót một trăm năm kiên trì, bền gan chiến đấu với kẻ thù để đòi quyền độc lập, tự chủ, Tuyên
ngôn Độc lập xứng đáng là áng hùng vàn của dân tộc trên mọi nẻo đường chiến đấu và chiến thắng.
Hơn sáu mươi năm trôi qua kể từ ngày Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình, khoảnh khắc lịch sử ấy vẫn còn nóng hổi trong từng lời văn, câu chữ. Với Tuyên ngôn Độc lập, dân tộc Việt Nam đã có được tiếng nói riêng, diện mạo riêng, có được nguồn động lực nội tại mạnh mẽ và bền vững trên hành trình độc lập, tự do, bình đẳng và bác ái. Hơn thế nữa, nhiều lần dân tộc ta đã trở thành biểu tượng của tinh thần tự do, độc lập, của ý chí tự quyền cao cả của nhân loại tiến bộ trên địa cầu.
LÊ HUY BẮC
CHIỀU TỐI
H Ồ C H Í M INH
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh được viết từ 29-8-1942 đến 10-9-1944, khi Người bị chính quyền Tưỏng Giới Thạch bắt giam vò cớ, đầy đoạ khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số 133 bài thơ của tập sách, Chiều tối được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Đường luật hiện đại của Chủ tịch Hổ Chi Minh.
Chiều tối được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Nguyên tác như sau: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lõ đi hồng.
Bài thơ được xếp ở vị trí 31 trong Nhật kí trong tù. Ngay sau nó, bài thơ số 32 là bài “Đêm ngủ ở Long Tuyền”. Qua đó, ta có thể xác định được thời điểm ra đời của bài thơ là vào tháng 10 năm 1942, lúc Bác đang trên đường bị giải từ Thiên Bảo đến Long Tuyền. ^ :
Không gian thơ là cảnh núi rừng heo hút, thời gian là vào buổi chiều tối. cảnh sắc gợi vẻ hoang vắng tịch liêu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị {Què hương khuất bóng hoàng hôn, Thôi Hiệu), phong kín nỗi buồn chông chênh của người lữ thứ. Tâm hồn thi nhân nhạy cảm của Bác được lay động:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngũ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển: tác giả lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh, lấy ít gợi nhiều. Chỉ cần đặt hai khách thể: chim bay, mây trôi trên nền trời bao la, người viết đã gợi lên cái hồn của cảnh vật, của ngày tàn, màn đêm buông xuống dần, tạo vật như đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, sau một ngày chuyển di mệt mỏi...
Mặc dù đã dịch rất đạt, nhưng Nam Trân vẫn chưa diễn tả được sắc thái “cô vân” (mây lẻ loi). Một cánh chim đơn lẻ, một chòm mây đơn lẻ trên nền trời chiều. Chim bay, mây trôi khiến cho bầu trời bao la hơn, bóng chiều êm ả, tĩnh lặng hơn. Cảnh chiều tối mang tính ước lệ, gợi nhớ về một cánh chim chiều trong thơ thi hào Nguyễn Du; “Chim hôm thoi thót về rừng” .
Hai câu thơ có cấu trúc đăng đối, âm điệu chậm nhẹ, thoáng buồn: cảnh mặt đất, cảnh bầu trời, vật vò tri (mây), vật hữu tri (chim),... cái nhìn thi nhân trong thế bao quát, phóng tầm mắi đến diệu vời cảnh sắc. Người chiến sĩ cách mạng trong chốn lưu đày, xiểng xích vẫn dõi theo bầu trời tự do, dõi theo cảnh vật phiêu bồng với nỗi lòng man mác. Nét vẽ ngoại cảnh xuất thần đã thoáng hiện tâm cảnh. Phong thái của một chiến sĩ, thi sĩ trước vỏ đẹp của thiên nhiên, con người hiển lộ.
10
Áng mây cô đơn đ^ng trôi trên bầu trời là hình ảnh ẩn dụ thường thấy trong thơ cổ, gợi nên nỗi cỏ đơn, (có thể là gian khổ) của người lữ k lách trên dặm đường xa tắp. Ngôn ngữ thơ mang phong cách Đường thi hàm súc, tả cảnh ngụ tình, lãng đãng nhẹ nhàng mà trĩu nặng dư ba.
Mới đọc qua, ta cứ ngỡ nhà thơ chỉ tập trung tả cảnh chiều tối thanh bình nơi xứ lạ. nhưng thực chất đấy còn là thoáng ước mơ thầm kín về một chốn dừng chân. Cái nhìn ỏ đây cũng khắc ghi dấu ấn hiện đại: trên đường đi, cảnh vật hiện lên, nhà thơ bắt gặp khung cảnh trữ tình thấm đượm cả nỗi niềm thi sĩ của cá nhân mình. Mượn cảnh ngụ tình là cách thơ xưa thường làm, nhưng miêu tả cảnh vật bằng sự chân xác, bình dị vốn có của nó lại là đặc trưng của bút pháp hiện đại. Dấu ấn cổ điển và hiện đại đã đan lồng trong cái nhìn cảnh vật vụt hiện, thoải mái và gợi vẻ hoài cổ của tàm trạng cô đơn.
Khao khát chốn bình yên, khao khát bóng dáng con người để lắng dịu nỗi niềm trước trời chiều bảng lảng là târn trạng đến với bất kì lữ thứ nào. Đỗ Mục cũng đã từng khao khát đến được Hạnh hoa thôn đó sao?
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ỵ
Mục đổng giao chĩ hạnh hoa thôn.
(Hỏi thăm quán rượu đâu là / Mục đồng trỏ lối Hạnh hoa thôn ngoài) “ ịỉỀ
Nhưng ỏ đây, Hồ Chí Minh không phải là thi sĩ đi ngoạn cảnh, càng không phải là người bất đắc chí, không gặp thời, mà là tù nhân đang chịu cảnh xích xiềng. Một người tù mang tâm hồn thi sĩ, đúng hơn là một chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ.
Hai râu thơ cuối, hình tượng thơ không còn là cảnh vật thiên nhiên mà là con người. Hình tượng cô gái được khắc hoạ bằng bút pháp hiện đại. Cô không khiến cho bầu không khí cô tịch kia thêm cô tịch như bút pháp thơ cô điển mà làm thay đổi triệt để không khí thơ, cảm hứng thơ, khiến nỗi cô đơn của đất trời trẽn kia thành hữu duyên hữu hình hữu ý.
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Thi nhân trực tiếp miêu tả cuộc sống con người. Yếu tố hiện đại được thể hiện qua việc chọn lựa hình tượng thơ: một cô gái. Cô gái này không phải là hình tưọng liễu yếu đào tơ như hình tượng thiếu nữ trong bài thơ Đề đô thành Nam Trang của Thôi Hộ: “Nhân diện đào hoa »ương ánh hồng” (Mặt người (thiếu nữ) và hoa đào chiếu ánh hồng cho nhau) mà là cô gái đang lao động. Hình lượng này vốn không phải là tín hiệu thẩm mĩ ưa thích của thơ cổ điển. Cái đẹp với Hổ Chí Minh là cái đẹp trong lao động, một cái đẹp khoẻ khoắn, đầy sức sống.
11
Thiếu nữ và lò than hồng là trung tâm của bức tranh lao động. Một nét vẽ trẻ trung, bình dị: thiếu nữ đang xay ngô. Khung cảnh yên bình cùng động tác quay vòng của cối xay và động tác lặp đi lặp lại của thiếu nữ được thể hiện qua việc láy cụm từ: Ba chữ “ma bao túc” ở cuối câu ba được láy lại “bao túc ma hoàn...” ở đầu câu bốn. Còng việc lao động cần mẫn của thiếu nữ xóm núi được cảm nhận và quý trọng.
Bài thơ không có âm thanh. Cái tĩnh lặng trong thơ đã lên đến vô cùng. Vì lẽ này, Chiều tối được xem là bức tranh được vẽ bằng ngôn từ. Người xay ngô và động tác xay ngô được miêu tả từ một khoảng cách nhất định: khoảng cách của một tù nhân với cuộc sống bên ngoài bị tách li. Nhưng sự chia tách quái dị, phi lí đó không ngăn được tâm hồn của người chiến sĩ vốn luôn mong ước được giao cảm với cuộc đời. Bằng ánh nhìn, Hồ Chí Minh đã đưa lòng mình đến gần với bao cảnh đời lao động, trân trọng và tin yêu.
Ngỏ xay xong thì lò than đã rực hổng, ấm áp. Bếp lửa không chỉ mang lại ánh sáng mà còn cả sự ấm áp. Khi màn đêm bao phủ, trong khung cảnh thiên nhiên xóm núi hẳn là heo hút, lò than đỏ rực mang lại sức sống, mang lại sinh khí xua tan bóng đêm lạnh của núi rừng.
Hình ảnh thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng tượng trưng cho một mái ấm gia đinh, tương phản với cảnh đơn lẻ của thân phận tù đày xa xứ. Nhưng mục đích của nhà thơ là hướng về sự ấm áp đó chứ không phải khắc tạc nỗi cô đơn và gian khổ của bản thân. Điều này thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la: thi nhân quên nỗi đau của bản thân để vui cùng niềm vui, hạiih phúc của con người nơi chốn quê thanh bình.
Sự thanh bình và yên ả đó còn ẩn dụ cho mục tiêu phấn đấu của người chiến sĩ cách mạng cho quê hương mình. Hướng về một cảnh sinh hoạt đời thường, bình dị: thiếu nữ xay ngô, dõi nhìn bếp lửa, lò than rực hồng, trong khi chân tay mang nặng xích xiểng, bị giải đi trong chiều tối, thi nhân tìm thấy một tương lai sáng ngời hiện lên, nỗi cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo bị xua tan trưốc khung cảnh lao động, trước cuộc sống ấm cúng thường nhật ấy.
Nét vẽ về thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng là nhũrng nét vẽ tươi tắn, trẻ trung. Bút pháp trữ tình của Hồ Chí Minh có sự hoà hợp giữa màu sắc cổ điển ước lệ, trang trọng - chủ yếu trong hai câu thơ đầu, với chất hiện đại, khoẻ khoắn, bình dị ỏ hai câu cuối.
Chiều tối được sáng tác trong lúc chiều tà. Khung cảnh thơ sắp ngập chìm trong bóng núi về đêm, nhưng đâu đó, bếp lửa hồng đã được nhóm lên, xua đi cái lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, trả lại cho cuộc sống nhịp điệu bình dị vốn có của nó. Một tương lai đang hé mỏ. Trong bóng đêm nhìn thấy ánh sáng ngày mai. Trong những giá trị cổ điển vĩnh hằng, tác giả kết nối thành công với những giá trị hiện đại. Bài thơ tựa nét hoạ tinh tế về cuộc sông con người và tâm hồn nghệ sĩ bao la của một chiến sĩ cách mạng đang trong cảnh lao lù.
LÊ HUY BẮC
12
CẢNH KHUYA
H ồ C H Í MINH
Nàm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt, Hồ Chí Minh sáng tác cảnh khuya. Bài thơ được xem là nốt nhạc trong trẻo cất lên trong khói lửa chiến tranh, thể hiện tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên đất nước nồng thắm của một lãnh tụ thiên tài:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ khẳng định vẻ đẹp của đất nước, tâm hồn thi sĩ của nhà cách mạng kiên cường của dân tộc. Được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, cảnh khuya phảng phất sự trang nhã của hương vị Đường thi.
Cảm xúc thơ được thể hiện chủ yếu dưâi cái nhìn của hội hoạ. Khung cảnh sáng tác thơ là vào một đêm khuya, nơi núi rừng, có tiếng suối, có cây rừng, có ánh trăng, những hình tượng rất quen thuộc của thơ xưa.
Cảm nhận không gian được bắt đẩu bằng âm thanh, âm thanh từ xa vọng lại. Đấy là kiểu âm ttianh trang nhã, tinh khiết của núi rừng, được ví như là tiếng hát. Một khung cảnh thanh bình có chiều sâu; Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Nhờ biện pháp nhân cách hoá này mà không gian thơ trỏ nên gần gũi, thân thuộc với con người. Phải tĩnh lặng tâm hồn, phải yêu thiên nhiên tha thiết thì mới có thể nghe được cái âm thanh trong vắt tựa tiếng hát kia. cần chú ý ỏ đây là tiếng hát xa, tiếng hát khẽ. Không gian phải thật tĩnh lặng, người nghe phải thật chăm chú thì mới có thể cảm nhận được âm thanh ấy. Một khung cảnh tuyệt vời được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
Nếu ở câu thơ đẩu, cảnh vật được chiêm ngắm từ xa. Người ngắm bao quát cả một vùng núi rừng rộng lớn. Từ không gian rộng mỏ ấy, cái nhìn của thi nhân hướng về cận cảnh. Không còn âm thanh nữa mà là màu sắc, hình khối: ánh trăng và bóng cổ thụ đan lồng vào nhau: Tràng lồng cổ thụ bóng lổng hoa. cảnh vật xoắn xuýt hữu tình, hoà trong âm thanh của tiếng suối xa gợi vẻ thanh bình, đầm ấm.
13
Hai câu thơ đấu vẽ nên bức tranh phong cảnh đẹp. Nói cách khác, trước cảnh đẹp ấy, tâm hồn con người dễ rung động, ngân lên nốt nhạc đồng cảm. Chủ thể trữ tình là người có tâm hồn nhạy cảm và tha thiết yêu mến thiên nhiên.
Thiên nhiên đẹp là cái cớ để tâm hồn nghệ sĩ không ngủ; “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” . Đây là điều bình thường. Thi nhân hiện lên như là người nhàn rỗi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng..
Nhưng câu kết lại đưa người đọc sang địa hạt cảm xúc khác; “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Đây không còn là người đơn iOuần ngắm cảnh. Và cái cảnh đẹp kia không phải ngay từ đầu đã hớp hồn nhà thơ. Nó không phải là duyên cớ để khiến nhà thơ knông ngủ. Cái sự trằn trọc, thao thức ấy có nguồn cơn từ chỗ khác.
Đấy là nỗi lo cho dân nước. Chính nỗi lo này đã khiến Hồ Chí Minh không ngủ được. Để trong đêm không ngủ ấy, Người bắt gặp bức tranh khuya tuyệt đẹp. Tâm hồn nghệ sĩ của Người lên tiếng. Với Bác, nỗi lo cho dân, cho nước luôn thường trực và được ưu tiên hàng đầu. Việc làm thơ chĩ là tình cờ.
Thế nhưng, cảnh khuya lại là một trong những thi phẩm nổi tiếng của dòng thơ kháng chiến. Mới hay, dù fthỉ là phút ngẫu hứng vụt hiện nhưng hồn thơ Bác nồng nàn, sâu thẳm biết bao.
Bác từng tâm sự “Ngâm thơ ta vốn không ham” , mặc dù sở hữu một tâm hồn thi nhân nồng cháy, nhưng Bác vẫn ưu tiên cho những vấn đề bức thiết sống còn của dân tộc. Đấy chính là cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Tinh thần của người chiến sĩ trên tuyến đầu chống thù luôn thường trực trong Bác.
Toàn bộ bài thơ là sự kết tinh tuyệt vời giữa hai hình tượng cao đẹp trong con người Bác: chiến sĩ và thi sĩ. Con người chiến sĩ trong Bác không làm thui chột con người nghệ sĩ. ở đáy có sự đan quyện hài hoà. Chất thép của người chiến sĩ được thể hiện ngay trong chất thơ mượt mà sâu lắng. Con người nghệ sĩ - chiến sĩ không thể tách rời nhau, đế cùng lắng nghe tiêng đời, tiếng rừng núi đang ngân lên giai điệu trữ tình, thiết tha.
LÊ HUY BẮC
14
THƠ DUYÊN
A. KIÊN THỨC BỔ TRỢ
XUÂN DIỆU
I - Tác giả: Xuân Diệu (25.4.1916 - 18.12.1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê cha ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra ở vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê mẹ). Học xong tú tài, Xuân Diệu có thời gian làm tham tá thương chính ỏ Mỹ Tho (1940 - 1943), sau thôi việc ra Hà Nội viết văn, làm báo. ông là một thành viên của tổ chức Tự Lực văn đoàn. Sau năm 1945, Xuân Diệu là đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I (1946-1960).
Xuân Diệu có ttiơ đăng báo từ 1935, được chào đón như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới với các tập Thơ thơ (1938), Gủí hương cho gió (1945). Xuân Diệu là tác giả của tập truyện ngắn Phấn ịhông vàng (1939) khá đặc sắc. Sau 1945, ông vẫn tiếp tục sáng tác thớ, viết nhiều tiểu luận về thơ và tham gia hoạt động xã hội một cách tích cực, có uy tín và ảnh hưởng rộng rãi. Các tập thơ chính (sau hai tập trên): Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sông (1946), Riêng
chung (1960), Mủi Cà Mau - cầm tay (1962), Tô/ giàu đồi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thánh ca (1982).., Các tập bút kí, tiểu luận phê bình; Taíờng ca (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Và cây đòi mãi mãi xanh tươi (1971), Càc nhà thơ cổ điền Việt Nam (2 tập - 1981, 1982), Cõng việc làm thơ {^984)...
Xuân Diệu là nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lốn, nhiều mặt cho nền văn hoá, văn học dân tộc. ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (1996).
II- Phong cách: Đọc thơ Xuân Diệu, ta có cảm giác thi nhân luôn ở trong trạng thái hưng phấn, trạng thái tràn đầy năng lượng sống. Hưng phấn khi nói về buổi hò hẹn đầu tiên:
Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao! đường cỏ mộng bao nhiêu
Hưng phấn khi giục giã người ta hưỏng thụ cuộc đời;
Em vui đi, ràng nỏ ành trăng rằm,
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự,
Mau lén chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tinh non sắp già rồi...
Hưng phấn khi tự ngắm cái tôi cò ngạo của mình;
Ta đứng đây, vĩnh viễn giữa mùa đông,
Tuyết trên đầu vĩnh viễn choá từng không,
Trán vĩnh viễn nặng mang sầu Trái Đất
Ta là Một là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.
15
Và, “hưng phấn” cả trong lúc bộc lộ niềm... tuyệt vọng:
Buổi chiều ra cửa sổ,
Bóng chụp cả trời tôi!
- Ôm mặt khóc rưng rức;
Ra đi là hết rồi.
Đã hưng phấn thì nhìn vào sự vật nào thi nhân cũng “đọc ra” một nỗi nôn nao, một sự cựa quậy đòi biểu lộ. Ánh trăng thu được tiếng nguyệt cầm đánh thức bỗng run lên khác thường:
Mảy vắng, trời trong, đêm thủy tinh.
Linh lung bóng sàng bỗng rung mình
Đến lượt ánh trăng lại là tác nhân xui hoa nhài tự tìm cách gây chú ý bằng mùi hương của mình:
ô/ vắng lặng!
Trong giờ mơ ngủ ấy,
Bỗng hoa nhài thức dậy, sành từng đôi;
Hoa nhài xanh, dưới ánh nguyệt tuôn trời,
ánh nguyệt trắng trên hoa nhài đúc sữa.
Ta đà thấy, giữa cái ham hố đòi yêu. đòi sống và sự lắng nghe tinh tế những tiêng nói lặng thầm trong lòng tạo vật có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Và chính chúng tạo nên cái cơ chế bên trong xui khiến nhà thơ tìm tòi những lối diễn tả khác lạ, một thời vẫn bị xem là Tày, nhưng bây giò đọc lại, ta lại thấy đó dường như là hình thức tốt nhất giúp nhà thơ lưư giữ được nhũfhg ấn tượng, những cảm nhận rất mới về sự sống. Thử tưởng tượng, nếu bỏ đi hoặc thay thế những từ, cụm từ, cách nói như hơn một, rũa, những luồng run rẩy... trong khổ thơ sau đây;
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Nhũĩig luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thì ta còn lại cái gì? - Chỉ một mùa thu đã đông cứng lại trong nhCmg đường nét ước lệ, chứ không phải là cái gì khác hơn, như sự cảm nhận không hề giống xưa về thời gian của một cái tôi cá nhân có tâm hồn rộng mỏ nhưng cũng dễ bị tổn thương một cách sâu sắc!
III - Xuất xứ: Thơ duyên là tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng, chưa được đưa vào Thơ thơ (1938), Gũi hương cho gió (1945) nhưng đã được trích và bình phẩm đến hai lần trong Thi nhàn Việt Nam (1942) của Hoài Thanh và Hoài Chân. Sinh thời, Xuân Diệu rất lấy làm hãnh diện về nó và thường tự binh về Thơ duyên một cách say sưa trong những buổi đi nói chuyện thơ trước công chúng. Thủ bút của Xuân Diệu về Thơ duyên đã từng được in trang trọng trong một vài cuốn sách thuộc loại mỹ thuật phục vụ cho người chơi sách. Thơ duyên cùng với những cuốn sách đó xứng đáng trở thành một món quà tặng giàu ý nghĩa cho những đôi lứa yêu nhau, cho những độc giả yêu thơ nói chung.
16
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
t. “Thơ duyên”: sự “tác hợp” của “cơ trời” trong con mắt Xuân Diệu Tôi không nghĩ rằng từ duyên ở câu mở đầu bài thơ đă được dùng đắc (ía. Nó còn để lộ kĩ xảo và thu hẹp nghĩa từ duyên nơi đầu đề. Thực ra, trong cái tứ bao quát toàn bài, duyên đồng nghĩa với sự “tác hợp” của “cơ trời” cho đôi lứa - một sự ‘1ảc hợp” nhiệm màu thông qua không khí xe duyên bao trùm cả vũ trụ. Thơ duyên đúng là một bài thơ tình. Tình yêu ở đây sinh ra giữa đất trời và phát triển theo lẽ tương giao của vạn vật. Tất cả được tạo hoá xếp đặt trong một quan hệ tưởng vô tình mà hữu ý, tưởng hờ hững, vu vơ mà môi lái, ràng buộc. Đúng nửa số câu của bài thơ được dành để nói về thiên nhiên và nửa số câu còn lại được dùng để tả người và cách miêu tả thì luân phiên với từng đối tượng. Nhưng theo cách nhìn khác, thiên nhiên vẫn hiện diện liên tục trong bài thơ, làm bản nhạc đệm cho những bước chân tìm đến tình yêu. Tuy nhiên, sự hiện diện đó mỗi lúc một khác. Khi nhẹ êm len lỏi vào khoảng cách giữa những bước chân đi dạo ngập ngừng để gợi ý, dẫn dụ, rủ rê, khi trỗi dậy với những tiết tấu giục giã, thúc bách, đòi hỏi. Đúng là một cái “nền” tuyệt diệu, biết nói những lời cần thiết, đúng lúc và đầy sức nặng.
Từ khúc dạo đầu, bản nhạc đệm đã trào lên những giai điệu hạnh phúc: Chiều mộng hoà thơ trên nhảnh duyên
Cây me nu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
Sao nhiều sự vật và lắm động tác thế! Tất cả đều tìm đến nhau và tìm đôi, ríu rít cả lên. Những đường biên giới cách ngăn bị xoá mờ. Chiều trở thành chiều mộng và nhánh là nhành duyên. Nhà thơ đã cố tình lướt qua nhũng sắc màu và dáng nét cụ thể của chúng cho âm hưỏng cuộc hoà thơ càng ngân nga. Câu thứ
ba có ngữ pháp rất lạ. Cái gì đã Đổ trời xanh ngọc7 Chủ thể hành động ấy là ai? Thật khó giải thích. Chỉ biết rằng nếu câu thơ được viết lại cho đúng khuôn phép hơn, ví như Trời xanh đổ ngọc... thì có lẽ không còn gì. Chút thoáng ngợp trong cảm xúc mất đi và vẻ ăm ắp, no đầy, tự dưng nghiêng đổ của thiên nhiên cũng sẽ không được cảm nhận một cách sâu sắc. Đừng quá rạch ròi ỏ đây. Ngay tiếng huyền ở câu thứ tư không chắc là một thứ tiếng gì rõ rệt. Chẳng qua “vạn vật nức xuân tâm” bỗng dưng phát tiếng, thật mơ hổ mà như có giai điệu diu dặt, và có lẽ càng dìu dặt hơn trong vẻ mơ hổ ấy.
Rõ là thiên nhiên đang gây áp lực cho con người theo kiểu riêng của nó. Ý niệm về hạnh phúc được khơi lên cứ không ngừng toả lan những vòng sóng nơi tâm hồn, khiến ta nhìn vào đâu cũng chạm phải nỗi rung động mới mẻ của chính mình:
Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang, nắng trỏ chiều
17
So với mắy câu thơ đầu, cảnh vật ở đây được nhìn gần và đượm tính “người”hơn. Các từ láy âm nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả vừa mô phỏng tài tình các dáng điệu cùng những sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, vừa diễn tả rất đắt nỗi xao xuyến của lòng người khi lắng nghe những giao lưu bí ẩn trong trời đất. Có một thoáng nhìn hoang vắng phủ trùm lén cảnh vật lúc nắng trỏ chiều. Lạ, cũng trên con đítòng nhỏ nhỏ thân thuộc ấy, sao chiều nay trong gió xiêu xiêu, lòng ta bỗng mất vẻ an bằng, cũng chống chếnh, xiêu xiêu? Và cành lả lả, sao khéo giống con người đang trong trạng thái ngây ngất, bỗng phút chốc thấy mất hết sức lực vì một ảo giác nào đó? Thật không ngờ khuôn mặt tình yêu đã hiện lên giữa bộn bề những mối xúc cảm không rõ hình, rõ nét ấy:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lân đầu rung động nỗi thương yéu
Sự thực từ đây con người đã bắt được vào nhịp điệu của thiên nhiên và cộng hưởng với nó.
Khổ thơ thứ ba mở ra một khoảng không gian bằng lặng và rộng rãi. Nhịp thơ trở lại điều hoà, khoan thai. Nhân vật trữ tình dường như muốn ngừng bước một vài giây để xác nhận lại, kiểm nghiệm lại chất lượng mới trong tình cảm của mình. Bản nhạc đệm thiên nhiên cũng chim lắng đi để những bước chân vô tư lự của anh, của em trở thành đối tượng quan sát chính:
Em bước điềm nhiên không vưóng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Võ tâm - nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần.
Không còn nghi ngờ gì nữa, trong bài thơ dịu của đất trời, anh với em như một cặp vần. Tuy nói là điềm nhiên, chẳng theo gần nhưng sự thật xúc cảm của nhân vật trữ tình đã mất đi vẻ “điềm nhiên” . Anh ta đã muốn reo lên, muốn kết luận và nói lời ràng buộc. Sự vô tàm lúc này chỉ còn là cái vỏ nữa thỏi.
Khổ' thơ thứ tư quay trỏ lại với hình ảnh thiên nhiên và thừa tiếp rất khéo ý thơ trên:
Mày biếc về đàu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân văn
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Âm thanh bản nhạc lúc này nổi lên có vẻ thúc đục và khuyến dụ ráo riết hơn, nhờ hiệu quả của các từ láy âm gấp gấp, phân vàn nằm ở cuối cáu, cuối nhịp và một mật độ dày đặc cốc động từ hoặc trạng từ, tính từ được động từ hoá; về, bay, gấp gấp, phán vân, nghe, giang, lạnh, xuống. Nó xui người ta tim đôi hoặc thổ lộ yêu đương và nói lời “dứt điểm” vào đúng lúc chiều sắp tắt, sương xuống lạnh để
18
trời thành quá rộng. Ngay cả làn mày biếc và con cò trên ruộng cũng đâu có nhởn nhơ. Chúng đang lựa chọn hay mải miết tìm về một chốn nào. Quả có mối duyên tương ngộ giữa anh và em, khiến anh phải ngơ ngẩn trước tình yêu đang nảy nở, để rồi bật thốt lên một tiếng kêu đắm đuối: Lòng anh thôi đã cưới lòng em. Trong từ cưới có nghe ran một niềm hoan lạc.
Thơ duyên có một bố cục chặt chẽ, sáng sủa, thể hiện khá sâu cảm hứng lí giải của nhà thơ. Mặc dù có lần nói Làm sao cắt nghĩa được tình yéu (Vi sao), nhưng trong dự án làm “pho tự vị” thật đầy đủ về nó, Xuân Diệu đã không chịu bỏ trống mục từ nào, kể cả mục từ Duyên đầy hóc búa. Bao nhiêu lần người ta đã nói đến sự lạ lùng của “cơ duyên” (Cơ duyên đâu bỗng lạ sao - Truyện Kiều), nhưng có lẽ chỉ đến Xuân Diệu, cái nghịch lí của phạm trù này mới được tường giải. Ta cảm thấy rõ rệt bàn tay xếp đặt của tạo hoá, tuy vô hình mà có sức mạnh rất hiện thực. Dưới sức ép của quy luật tìm đôi và giữa muôn ngàn sợi tơ tình giăng mắc, làm sao người ta có thể không đến cùng nhau, làm sao có thể không yêu được? Duyên là thế - ở phần chìm của nó!
Nhưng Thơ duyên cùn được hợp thành từ một nguồn cảm hứng khác nữa: cảm hứng bày tỏ tình yêu và bộc lộ niềm ao ước được kết duyên cùng em của nhân vật trữ tình, ở đây cần phải có sự phân biệt giữa anh ta và nhà thơ. Nhà thơ luôn tỉnh táo và không quên nhiệm vụ “cắt nghĩa” của mình, còn nhân vật trữ tình thì say đắm dến ngơ ngẩn trước niềm xôn'xao giao cảm của vạn vật. Anh ta chỉ nhìn thấy hay chỉ muốn thấy thiên nhiên trong vai trò xe kết tình duyên của nó. Không những thế, anh còn muốn tin ngay đó là chân lí - một chân lí vàng - cần được kể ra, nói lên cho đối tượng của mình cùng chia sẻ, để cùng đẩy sự điềm nhiên lui về thì quá khứ. ở đây, nhà thơ đã “về hùa” với nhân vật trữ tình, cho thiên nhiên hiện ra đúng khớp với niềm mong mỏi của anh ta, dẫu thừa hiểu rằng chẳng có thiên nhiên khách quan nào cả. Thực sự nó chỉ là toàn bộ tâm giới kẻ đang yêu trong một biểu hiện trá hình mà thôi.
Sự giao thoa của hai nguồn cảm hứng nói trên chính là cơ sở nhận thức và là tinh cảm vững chắc giúp Xuân Diệu phát biểu một quan niệm sâu sắc về tinh yêu: tình yêu là sản phẩm của tạo hoá, “nó chiếm hổn ta” một cách tự nhiên, vô hình mà không cưỡng nổi. Chính vì vậy, yêu là thuận theo lẽ trời, vô tội và đẹp, như “hương đêm say dậy với trăng rằm” vậy.
Nhiều năm tháng đã qua đi, cái duyên của bài Thơ duyên vẫn mặn mà như thách thức thời gian. Vâng, làm sao cũ được một bài thơ mà bao nhiêu độc giả đã yêu, đã thuộc và đã dùng làm “nhịp cầu tơ chắp ý duyên” bắc về muôn nẻo tình yêu.
PHAN HUY DŨNG
19
VỘI VÀNG
XUÂN DIỆU
A. KIẾN THỨC BỔ TRỌ
Bài Vội vàng được viết theo phong cách chung của một thế hệ thi nhân xuất thân Tây học, trưỏng thài ;h vào những nàm 30 của thế kỷ trước được gọi chung là phong trào Thơ mới.
Thơ mới vẫn được coi là một sự nổi loạn trong sáng tạo nghệ thuật nhằm, một mật, khước từ luật thơ gò bó, phản ứng với quan niệm cố (ĨỊnh về âm thanh, vần điệu, chông lại thói quen “đông cứng” văn bản thơ trong những cấu trúc đã trở thành điển ptiạm, kiểu ngắt nhịp đã trỏ thành công thức, cách dùng từ đã trỏ nên sáo mòn; mặt khác, nỗ lực đổi mới tư duy thơ trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, mạnh dạn rnở rộng diện tích bài thơ, câu thơ, táo bạo trong việc thể nghiệm cấu trúc mới, cú pháp mới, nhịp điệu mới, từ ngữ mới khai thác nhiều tiềm nàng của tiếng Việt để làm giàu nhạc tính cho thơ. Nhưng điểu quan trọng hơn, nói theo nhận xét của Hoài Thanh, tất cả chỉ nhằm để bộc lộ “cái nhu cầu được thành thực” trong xúc cảm và suy tư của một thế hệ.
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
I-. “Vội vàng” - một ứng xử trước thời gian, một ứng xử nghệ thuật Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938), là thi phẩm đã thể hiện cực kỳ sông động và tài hoa những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về cuộc đời và thiên nhiên, về tuổi trẻ và tình yêu, về thời gian, đồng thời cũng tuyên bố một quan niệm sống đây tính tích cực.
Qua bài thơ, người đọc có thể nhận ra nhiều điểm đặc trưng cho nghệ thuật thơ Xuân Diệu: giàu cảm xúc, lắm lí lẽ, nhịp điệu sôi nổi, bồng bột, cách tổ chức hình ảnh độc đáo, lối diễn tả Tây một cách vừa cố ý, vừa tự nhiên...
Vội vàng được mở đầu bằng một khổ thơ ngũ ngôn, rắn rỏi và rnạnh mẽ; Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho huơng đừng bay đi.
Gần như đây là khổ thơ đã tháu tóm được tinh thần của cả bài. Cài tôi của nhà thơ (cũng là cái tôi cá nhân - cái tôi bộc lộ ý thức cá nhân) khốnq ém mình, nép mình vào đâu hết, mà lừng lững hiện diện, đứng án rígữ ngay cửa ngõ vào thê giới thơ. Ta đọc thấy ở đây một sự tự tin lớn cùng với một ước muốn dị thường: tắt nắng, buộc gió, cản lại sự vận hành theo quy luật của vũ trụ. Vì đâu nhà thơ trỏ nên “ngông cuồng” như vây? Lời giải thích - không đợi người đọc phải ngẩn ngơ suy đoán - đã được nói rõ trong chính các câu thơ ấy. Tất cả bị quy định bởi nghịch
20
lí này; thiên nhiên ban cho ta một cuộc đời thật đáng sống nhưng mặt khác lại đưa ra những giới hạn nghiệt ngã, khiến ta chẳng thể ciềnh dàng. Thời gian, thời gian... - đó là nỗi ám ảnh thường trực đối với ta, nó vừa đe dọa cướp mất của ta những cái gì đẹp đẽ nhất, lại vừa chuốt nhọn trong ta ý thức sống, ý thức tranh đoạt và khẳng định.
Xuân Diệu, qua thơ và qua thái độ dấn thân của mình, luôn giục giã những ai biết sông Hãy nhìn đòi hằng đôi mất xanh non. Nhà thơ thật có lí khi kêu gọi như vậy. Với đôi mắt xanh non, nghía là đôi mắt luôn háo hức quan sát, luôn biết ngạc nhiên tựa đòi mắt trẻ thơ, người ta có thể thây được rất nhiều điẽu thu vị trong thế giới này. Từ Khi Cói tôi cá nhân được giải phóng, cái nhìn của nó không còn bị đóng khuôn trong định kiến nữa. Chính vì vậy, mỗi quan sát của nó là một phát hiện không tầm thuờng và luôn khơi dậy niềm yêu sống dạt dào.
Cuộc đời, theo Xuân Diệu, là một bữa tiệc thịnh soạn với bao của ngon vật lạ đang kích thích mọi giác quan cua ta và mời gọi ta thưởng thức, hưởng thụ: Của ong bướm này đày tuần tháng mật;
Này đày hoa của đổng nội xanh rì;
Này đây !ã của cành tơ phơ phất;
Của vến anh này đây khúc tinh si,
Và này đày ánh sáng chớp hãng mi.
Cụm từ này đáy được lặp lại liên tiếp trong năm câu thơ liền đã làm nổi rõ vừa sự hào phóng của thiên nhiên, vừa sự phấn chấn tột độ của nhà thơ khi đối diện với cuộc đời. Có một cái gi như sự cuống quýt muốn vơ tất cả vào vòng tay mình và cám giác mê người trước vẻ trinh tiết, tơ non của sự sống. Nhà thơ như muốn nói, trong cừ chỉ vôi vàng và trong nhịp diệu ngôn từ dồn dập, rằng; tất cả lá của chúng ta, chúng gán lắm, rất vừa tãrn tay, còn cliần chừ gi nữa... Điép từ của xác đinh quan hệ sỏ hữu vang len như mọt lời thúc dục hết sức nhiệt tình. Quả thật làm sao có thể thờ ơ dược ươóc tuần thang Hiật vản còn đầy ảp, uước dồng nội xanh rì cuộn trao sức sóng, Ii uơc cành to ú' Ui lựa sirin lục dồi dào, tiươc khúc tinh si mê đắm hân hoan, trước hàng mi đẹp với ánh chớp rạng ngòi, chói lói...?
Qua Vội vàng, cũng như qua phấn lớn sáng tác của Xuân Diệu trước Cách mạng, người đọc luôn tháy nhà ihơ kêu to lên điều ngỡ rằng vừa mới được phát hiện; quy luật bao trùm vũ trụ là quy luật tìm đôi, không ai có thể đứng ngoài. Để quyến rũ nhau, tất cả đếu hãnh diện phô khoe vẻ đẹp thanh tân của mình. Máy không còn là mày, gió không còn là gió, cỏ không còn là cỏ, xuân không còn là xuân cộc lốc, vô hồn, phi cá tính. Dưới đôi mắt nhìn bỡ ngỡ, hồn nhiên, hồn hậu, đắm say, mảy phải là mày đưa, gió phải lồ gió lượn, cỏ phải là cỏ rạng, xuân phải là xuân hồng, thời phải !à thời tươi... Luôn chu rnội định ngữ đi kèm vơi một danh từ n,hư trôn, có lẽ tác giả muốn lưu ý rằng những cái liià nhà thơ tnấy irong đời không hẳn giống những cái n ib con máí gia MUá củc ưuo nguùi dã tliây, vì vậy, cần phài
21
có một tên gọi mới cho chúng. Chưa thỏa mãn với cách gọi tên mới, nhà thơ đã đưa tiếp một so sánh độc đáo làm vật chất hoá, vật thể hoá cả cái rất trừu tượng, là thời gian: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Trong văn học Việt Nam, đã có ai nói được về sự khêu gợi, mời mọc, hấp dẫn của cuộc đời một cách lạ lùng và đầy ấn tượng đến như thế?
Vội vàng không phải là bài thơ tình thuần túy hiểu theo nghĩa hẹp của từ này. Nhưng điều đó không ngăn cản nhà thơ tình yêu hoá mọi thứ, mọi quan hệ lọt vào trong nhãn giới của minh. Những ong bướm, hoa, cành tơ, yến anh ở đây là ẩn dụ chỉ tuổi trẻ yêu đương và tuần tháng mật, khúc tình si là ẩn dụ chỉ trạng thái nồng nàn, đắm đuối của tinh yêu. Còn những riết, say, thâu, cắn, hôn thì đã quá rõ. Chúng chính là những sự thể hiện dầy đủ nhất của một tình yêu ở giai đoạn cao trào. Cũng thế, phải nhờ con mắt của một nhà thơ tình yêu, cái ngon của tháng giêng mới được hình dung như cái ngon của cặp môi gần - tức là cặp môi đang hé mở, khát khao, chờ đợi (và, nói vui một chút, phía trên cặp môi ấy là một đôi mắt đang hờ khép êm ả, dịu dàng...).
Với cách diễn tả đặc biệt như vậy, Xuân Diệu muốn nói cùng ta rằng tuổi trẻ và tình yêu chính là mặt trời của sự sống (V. Huy-gô đà từng phát biểu: “Cuộc sống là hoa, tình yêu là mật trong hoa”). Và này đây ánh sáng chớp hàng mi - thêm một câu thơ thể hiện cảm nhận trên một cách hết sức rõ nét. Với kẻ si tình, si mê sự sống, hàng mi của người đẹp mỗi lần chớp nhẹ là một lần nó toả chiếu ánh sáng ra cả vũ trụ (trong thơ Xuân Diệu, cái tứ này đã được thể hiện nhiều lần trong các câu, các bài khác nhau: ánh sáng ban từ một nét tay - “Dâng”; Tâm trí còn kinh trận gió ngườiư Bốn bề không khí bỗng reo tươi/ Một luồng ánh sáng xô qua mặư Thắm cả đường ơi, rực cả đời - “Tình qua”...| Đặc biệt, với câu thơ Tháng giêng... đã dẫn, Xuân Diệu đã thực sự lấy cài đẹp của con người tuổi trẻ làm thước đo để đánh giá mọi thứ trên đời (ý của GS. Nguyễn Đăng Mạnh).
Ngày xưa, các thi nhân đã không ít lần than thở nỗi đời quá ngắn, ngắn như thời gian bóng ngựa trắng vụt qua khe cửa {bạch câu quá khích) khiến cho mái tóc xanh chẳng mấy chóc đã bạc phơ (Triêu như thanh ti, mộ như tuyết - Sáng như tơ xanh, chiều đã tuyết - Tương tiến tửu, Lí Bạch). Tuy nhiên, về cơ bản, các thi nhân xưa vẫn nhìn thời gian bằng cái nhìn bình tĩnh, bởi thời gian đối với họ là thời gian tuần hoàn, chẳng mất đi đàu. Con người vốn là một bộ phận không thể tách rời của trời đất, thiên nhiên nên chẳng phải sợ sau khi chết tất cả tan biến vào hư không. Xuân Diệu là người luôn bị ám ảnh bỏi thời gian, luôn lo sợ sự chuyển động của tháng ngày, giờ khắc, bỏi thế, bao giờ cũng có tâm thế nôn nao và cử chỉ vội vàng, hối hả. Là một đại biểu của Thơ mới - trào lưu thơ của sự thức tỉnh ý thức cá nhân - thi nhân thấy thời gian cuộc đời lúc này là thời gian tuyến tính. Nó trôi đi và mang theo sự héo úa, rơi rụng, phai tàn. Con người không còn đồng nhất với vũ trụ nên vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viến, xuân có thể đi rổi lại về nhưng thời gian cuộc đòi
22
và tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Làm sao có thể điềm nhiên, dửnp dưng nhìn cảnh xuân tới, xuân qua, xuân già, xuân hết này được:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua;
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Trong những câu thơ vừa trích, xuân trước hết là một khái niệm chỉ thời gian, nó tương đồng với các khái niệm khác như thu, đông. Tuy vậy, phải viết là xuân thi nhà thơ mới có thể gây được cho người đọc cảm giác tiếc nuối thực sự sâu sắc. Bởi ngoài ý nghĩa chỉ thời gian, xuân còn được hình dung như biểu tượng đầy đủ nhất của cái gọi là sức sống, tuổi trẻ, niềm hi vọng. Ai mà chẳng động lòng khi nghe nhắc: xuân thì của đời anh đang qua và đời anh đã ngả về chiều... Đoạn thơ chứa đầy những quan hệ từ có vẻ ít thích hợp với thi ca như nghĩa là (được lặp lại 3 lần), nhung, nói làm chi, nếu..., nhưng trong trường hợp cụ thể này, chúng lại có ý nghĩa đập mạnh vào ý thức và lay tỉnh nhận thức: thời gian rết vô tinh và đời người đi qua chỉ một lần mà thôi. Mỗi lần hai chữ nghĩa là gieo xuống là một lần nhà thơ muốn cất tiếng cảnh báo; khoảnh khắc hiện tại cực kì ngắn ngủi, nếu vô ý ta sẽ để nó tuột mất không còn dấu vết, xuân đang non chớp mắt sẽ hoá già, cái đang tới trong giây lát sẽ hoá thành quá khứ...
Lúc này, cách vượt qua tình huống ái oăm đó chì có thể là phải vội vàng, phải tắt nắng đi, phải buộc gió lại, phải không chờ nắng hạ mới hoài xuân... Đối với người có cảm giác thời gian quá bén nhạy như Xuân Diệu, những lời an ủi kiểu xuân vẫn tuần hoàn không thể làm yên lòng, dịu lòng. Thi nhân đang thực sống vối từng khoảnh khắc của đời mình, ngủri được mùi của tháng năm, nghe được lời than vãn của gió, của trời đất, cảm nhận được nỗi lo sợ của vạn vật khi độ tàn phai đà bắt đầu. Chỉ những cảm giác thưc ấy mới đáng tin, chúng gieo vào hồn, khuấy động vào tâm tri nỗi bồn chồn mỗi lúc một tàng. Phải chăng, phải chăng... - bao nhiêu linh cảm đượm màu bi kịch tràn ngập cả cõi lòng. Với câu Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa,... ta như thấy rõ hình ảnh người thơ đang đứng giâng tay giữa không gian, ngửa mặt lên trời, lắc đầu bất lực và tuyệt vọng... Tất nhiên, đây chỉ là cảm giác lìm lịm người, cảm giác tuyệt vọng đến trong thoáng chốc. Nó sẽ nhanh chóng được thay thế bằng cảm giác tràn đầy năng lượng, bằng ý thức tranh đoạt một khi hiểu rằng mùa chưa ngả chiều hôm, rằng cơ hội vẫn còn. Mau đi thôi... là tiếng gọi cất lên từ trạng thải sực tỉnh, bừng tỉnh. Nó đánh dấu sự khởi phát của một cao trào cảm xúc mới, tạo cho bài thơ có được một nhịp điệu dồn đẩy và biến hoá hết sức phong phú.
23
Trong bài thơ Vội vàng, không có câu nào, chữ nào không chỏ nặng ý vị tuyên ngôn và không thấm đẫm chất Xuân Diệu. Tuy nhiên, để nhìn thật rõ quan niệm sống của nhà thơ, ta phải tìm đến đoạn cuối của bài:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mói bắt đẩu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng.
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Giữa một đoạn thơ dài toàn những câu tám chữ, câu Ta muốn ôm chỉ vẻn vẹn ba chữ và được viết tách ra ở giữa dòng (trước hết gây ấn tượng thị giác rất rõ) cất lên như một hiệu lệnh hành động. Đại từ tôi ở câu đẩu của bài thơ đến đày đã được thay thế bằng đại từ ta. Thì vẫn là một cái tôi ấy thôi, nhưng ở đây, nó được nhấn mạnh ở tính đại diện, thể hiện một quan hệ giao tiếp mới giữa nhà thơ và độc giả, khi độc giả đã bị nhịp điệu của bài thơ chi phối hoàn toàn. Nhà thơ - nhân vật trữ tình bộc bạch không phải chỉ nỗi niềm đang thúc động trong lòng của một người, mà của nhiều người, của cả một thời đại. Tiếp sau tiếng hô dõng dạc đó, mạch thơ lại cuộn chảy ào ạt, cuốn người đọc vào một không khí khẩn trương, gấp gáp. Qua sự lặp lại nhiều lần của cụm từ ta muốn và sự xuất hiện dày đặc của những từ thể hiện cảm giác mạnh, động tác mạnh, người đọc nhận ra được một thông điệp rất quan trọng: đã sống là phải biết khẳng định cái tôi của minh một cách mạnh mẽ, phải thể hiện được uy lực của mình, phải biết chạy đua với thời gian để chiến thắng nó. Ngay khi sự sống mới bắt đầu mơn mởn, ta đã cần phải chiếm hữu nó, ôm nó giữa lòng mình. Thậm chí phải có khát vọng làm được nhữhg việc tưởng rồ dại như riết mây đưa và gió lượn. Từ ôm đến riết, thái độ chiếm hữu phát triển theo hướng mỗi lúc một quyết liệt, triệt để hơn. Tất nhiên, ôm và nếí cuối cùng cũng chỉ để được say, được chếnh choàng, được đã đầy, no né những mùi thơm, ánh sáng, nói chung là những thanh sắc của cuộc đời mà chính cuôc đời đã dâng tặng một cách vô tư. Lạ sao, đáng trách sao những kẻ khônq nhận ra món quà tặng này và hững hờ với nó!
Trong đoạn thơ có cụm từ một cái hôn nhiều khá đặc biệt, khá Tây. Tại sao đã nói một lại còn nhiềư? Thì ra nhiều ở đây không thuần túy chỉ số lượng mà chủ yếu là chỉ chất lượng. Một cái hôn nhiều có nghĩa là một cái hôn đắm đuối, mê say, bất tuyệt. Từ hôn ở đây cũng có một ý nghĩa rất bao quát. Chẳng qua đây chỉ là một cách biểu đạt cụ thể về tình yêu cuộc sống mà thôi.
Đến câu cuối cùng của bài thơ, ta tưởng như đang nghe Xuân Diệu cất tiếng 24
reo cười chiến thắng, cất tiếng hát ca ngợi tư thế làm chủ của con người đối với cuộc đời. Cắn vào xuân hồng quả là một hình tượng đẹp, hào hùng, có thể gieo vào lòng người đọc một niềm sảng khoái tinh thần vô tận. Vói những hình tượng và những câu thơ như thế, bài thơ thực sự thấm đẫm một tinh thần nhân văn cao cả.
Một thời, quan niệm sống nêu trên của Xuân Diệu bị bài bác, bị xem là ‘liêu cực” , nặng màu sắc “cá nhân” , “vị k?’, mang tinh thần “sống gấp” thiếu lành mạnh. Sự thực, không thể đánh đồng quan niệm sống nói chung với lí tưởng chính trị. ở đâu và bao giờ, một thái độ chủ động gắn bó với cuộc sống như thế cũng cần thiết. Nó chẳng mâu thuẫn gì với lí tưởng chính trị đúng đắn mà ta lựa chọn sau đó, thậm chí nó có thể giúp ta thực hành cái lí tưỏng chính trị kia một cách có hiệu quả nhất.
Tuy được viết ra trong niềm lo âu vẽ sự trôi chảy của thời gian, nhưng bằng phẩm chất nghệ thuật tuyệt vời của mình, Vội vàng đã trở thành một tác phẩm có sức sống vượt thời gian. Hoả ra, bên cạnh thái độ ứng xử trước thời gian của một cái tôi xã hội, Vội vàng còn là một ứng xử nghệ thuật của cái tôi thi nhân nữa. Phải vội vàng để khi thời gian kíp gọi lên đường viễn du vào vô tận, nhà thơ còn gửi lại được cho đời, cho hậu thế những giá trị thẩm mỹ đích thực, lớn lao, khơi dậy một tình yêu đằm thắm đối với chốn Bồng-lai-hạ-giới và đối với thơ.
PHAN HUY DŨNG
II - “V ộ i v à n g ”
Vội vàng và nhiều bài thơ khác của Xuân Diệu thường gây ấn tượng với công chúng bỏi những lời kêu gọi kiểu: Nhanh vói chứ! Vội vàng lèn vôi chứ! Em, em ơi! Tinh non sắp già rồi! hoặc Gấp lèn em! Anh rất sợ ngày mai! Đời trôi chảy, tinh ta không vĩnh viễn!
Khi thi nhân cất cao nhữhg lời kêu gọi: Mau lên thôi! Nhanh vôi chứ! Vội vàng lén! mà Hoài Thanh từng nhận xét một cách hóm hỉnh “/á đã làm vang động chốn nuớc non lặng /ẽ” thì không có nghĩa là anh ta đang tuyên truyền cho một triết lí sống gấp từng bị coi là lai căng và vẫn bị đặt dưới một cái nhìn không mấy thiện cảm của người phương Đòng, một xứ sỏ vẫn chuông lối sống khoan hoà, chậm rãi.
Cần phải thấy rằng, bước vào thời hiện đại, sự bùng nổ của ý thức cá nhân đã kéo theo những thay đổi trong quan niệm sống và đánh thức một nhu cầu tự nhiên là cần phải thay đổi điệu sống. Ý thức xác lập một cách sống mới nói trên càng ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trong tầng lớp trẻ. Phát ngôn của Xuân Diệu trên phương diện thi ca chỉ có tính cách như một đại diện.
Nhìn ỏ một góc độ khác, bài thơ bộc lộ nét đẹp của một quan niệm nhân sinh mới: sống tự giác và tích cực, sống vâi niềm khao khát phát huy hết giá trị bản ngã, tận hiến cho cuộc đời và cũng !à một cách tận hưởng cuộc đời. Sống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống
25
mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của cái Tôi cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận” rất riêng của tác giả.
a. Từ phát hiện mới: cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất Bước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước nhũmg lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi!
Những lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, thực chất bên trong chứa đựng một khát vọng rất đẹp: chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.
Nhưng lí do nào khiến nhà thơ nảy sinh niềm khao khát đoạt quyền tạo hoá để chặn lại dòng chảy của thời gian?
Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, cuộc đời là bể khổ. Đấy là lí do vì sao lánh đời nhiều khi đã trỏ thành một cách thế sống mà cả tôn giáo cũng như văn chương đều chủ trương vẫy gọi con người trên hành trình đi tìm sự an lạc tâm hồn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ đẹp của cõi Niết Bàn, cõi Tây Phương cực lạc; văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Nam đều đề cao tâm lí hoài cổ, phục cổ, khuyên khích xu hướng tìm về với những giá trị trong quá khứ vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân Diệu thuộc thế hệ níiững người trẻ tuổi ham sông và sống sôi nổi, họ không coi lánh đời là một xử thế mang ý nghĩa tích cực mà ngược lại, họ không ngần ngại lao vào đời. Và thật ngạc nhiên, nhờ tuổi trẻ, họ phát hiện ra cuộc đời thực chất không phải là một cõi mông lung, mò mờ nhân ảnh, cũng chẳng phải là cái bể khổ đầy đoạ con người bằng sinh, lão, bệnh, tử... những định mệnh đã hàng ngàn năm ám ảnh con người mà trái lại, là cả một thế giới tinh khôi, quyến rũ. Tất cả đều hiện hữu, tất cả đều gần gũi, đầy ắp, ngay trong đời thực và trong tầm tay với. Trong cái nhìn mối mẻ, say sưa thi nhân vốn vã liệt kê bao vẻ đẹp của cuộc đời bằng hàng loạt đại từ chỉ trỏ này đây làm hiện lên cả một thế giới thật sống động. Hơn thế, cõi sống đầy quyến rũ ấy như đang vẫy gọi, chào mời bằng vẻ ngọt ngào, trẻ trung và đang như vẫn có ý để dành cho những ai đang ỏ lứa tuổi trẻ trung, ngọt ngào; đây là tuần tháng mật để dành cho ong bướm, đây là hoa của đồng nội (đang) “xanh rì, đây là lá của cành tơ pha phất và khúc tình si kia là của những lứa đôi.
Với đôi mắt xanh non của người trẻ tuổi, qua cái nhìn bằng ánh sàng chớp hàng mi, thi nhân còn phát hiện ra điều tuyệt vời hơn; Tháng Giêng, mùa Xuân sao ngon như một cặp môi gắn!
26
b. đến nỗi ám ảnh vể số phận mong manh của những giá trị đời sống và sự tổn tại ngắn ngủi của tuổi xuân
Tuy nhiên, trong ý thức mới của con người thời đại về thời gian, khi khám phá ra cái đẹp đích thực kia của đời cũng là lúc người ta hiểu rằng điều tuyệt diệu này có số phận thật ngắn ngủi, mong manh và sẽ nhanh chóng tàn phai vì theo vòng quay của thời gian có cái gì trên đòi là vĩnh viễn? Niềm ám ảnh đó khiến cái nhìn của thi nhân về thế giới bỗng đổi khác, tất cả đều nhuốm màu của âu lo, bàng hoàng, thảng thốt.
Đấy là lí do vì sao mạch cảm xúc trong đoạn thơ bỗng liên tục thay đổi: từ việc xuất hiện các kiểu câu định nghĩa, tăng cấp: “nghĩa là (3 lần/3 dòng thơ), để định nghĩa về mùa xuân và tuổi trẻ, mà thực chất là để cảm nhận về hiện hữu và phôi pha đến ý tưỏng ràng buộc số phận cá nhân mình với số phận của mùa xuân, tuổi xuân nhằm thổ lộ niềm xót tiếc cái phần đẹp nhất của đời người rồi cất lên tiếng than đầy khổ não:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất!
Cũng từ đây thiên nhiên chuyển hoá từ hợp thành tan:
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc
Phải chăng'hòn vì nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng ngắt tiếng reo thi
Dường như tất cả đều hoảng sợ bởi những chảy trôi của thời gian, bởi thời gian trôi đe doạ sẽ mang theo tất cả, thòi gian trôi dự báo cái phai tàn sắp sửa của tạo vật. Thế là từ đây, thòi gian không còn là một đại lượng vô ảnh, vỏ hình nữa, người ta nhận ra nó trung hương vi đau xót của chia phôi, người ta phát hiện nó tựa một vết thương rớm máu trong tâm hồn;
Mùi tháng năm đều rởm vị chia phôi.
Niềm xót tiếc cứ thế tuôn chảy miên man trong hàng loạt câu thơ và khắc nghiệt với bất công đã trỏ thành một quan hệ định mệnh giữa tự nhiên với con người. Nỗi cay đắng trước sự thật đó được triển khai trong những hình ảnh và ý niệm sắp xếp theo tương quan đối lập giữa: lóng người rộng” mà lượng trời chật; Xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn” mà tuổi trẻ của con người thì chẳng hai lần thắm lại. Cõi vỏ thuỷ vô chung là vũ trụ vẵn còn mãi vậy mà con người, sinh thể sống đầy xúc cảm và khao khát lại hoá thành hư vô. Điều “bất công” này thôi thúc cái tôi cá nhân đi tìm sức mạnh hoá giải.
c. Và những giải pháp điều hoà màu thuẫn, nghịch li
Từ nỗi ám ảnh về số phận mong rnanh chóng tàn lụi của tuổi xuân, tác giả đề ra một giải pháp táo bạo. Con người không thể chăn đứng được bước đi của thời gian, con người chí có thể phải chạy đua vối nó bằng một nhịp sống inới mà nhà thơ gọi là vội vàng. Con người hiện đại khống sống bàng sỏ lượng thời gian mà phải sống bằng chất lượng cuộc sống - sống tận hưởng phần đời có giá trị và ý
27
nghĩa nhất bằng một tốc độ thật lớn và một cường độ thật lớn.
Đoạn thơ cuối trong bài gây ấn tượng đặc biệt trưỏc hết bỏi nó tựa như những lời giục giã chính mình lại như lời kêu gọi tha thiết đối với thế nhân được diễn đạt bằng một nhịp thơ gấp gáp bộc lộ vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, cuồng nhiệt yêu đời và yêu sống.
Rõ ràng, lẽ sống vội vàng bộc lộ một khát vọng chính đáng của con người. Như đã nói, đây không phải là sự tuyên truyền cho triết lí sống gấp mà là ý thức sâu sắc về cuộc sống của con người khi anh ta đang ở lứa tuổi trẻ trung, sung sức nhất. Xuân Diệu từng tuyên ngôn: “ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối / Còn hơn
buồn le lói suốt tràm năm chính là tuyên ngôn cho chặng đời đẹp nhất này. Vội vàng, vì thế là lẽ sống đáng trân trọng mang nét đẹp của một lối sống tiến bộ, hiện đại. Tuy chưa phải là lẽ sống cao đẹp nhất nhưng dù sao, trong một thòi đại mà lối sống khổ hạnh, “ép xác, diệt dụd’ là không còn phù hợp nữa, nó là lời cổ động cho một lối sống tích cực, sống trong ý thức phát huy hết giá trị của tuổi trẻ và cũng là của cái Tôi.
Tuy nhiên, lối sống vội vàng đang còn dừng lại ở sự khẳng định một chiều. Một lẽ sống đẹp phải toàn diện và hài hoà: không chỉ tích cực tận hưởng mà còn phải tích cực tận hiến. /
d. Nét độc đáo trong cấu tứ
Bài thơ có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố; trữ tình và chính luận. Trong đó, chính luận đóng vai trò chủ yếu. Yếu tố trữ tình được bộc lộ ở những rung động mãnh liệt bên cạnh những ám ảnh kinh hoàng khi phát hiện về sự mong manh của cái Đẹp, của tinh yêu và tuổi trẻ trước sự huỷ hoại của thời gian. Mạch chính luận là hệ thống lập luận, lí giải về lẽ sông vội vàng, thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửí đến cho độc giả, được trình bày theo hệ lối qui nạp từ nghịch lí, mâu thuẫn đến giải pháp.
Là cây bút tích cực tiếp thu thành tụd nghệ thuật thơ trung đại và đặc biệt cái mới trong thơ phương Tây, Xuân Diệu có nhiều sáng tạo trong cách tạo ra cú pháp mới của cáu thơ, cách diễn đạt mới, hình ảnh mới, ngôn từ mới.
Ví dụ trong đoạn thơ cuối, tác giả cũng đã mạnh dạn và táo bạo trong việc sử dụng một hệ thống từ ngữ tăng cấp như: ôm” (Ta muốn ôm), riết (Ta muốn riẽt) ,”saỳ’ (Ta muốn say), thâu (Ta muốn thâu)... Và đỉnh cao của đam mê cuồng nhiệt là hành động cắn vào mùa xuân của cuộc đời, thể hiện một xúc cảm mãnh liệt và cháy bỏng. Không dừng lại ở đó, tác giả còn sử dụng một hệ thống từ ngữ cực tả sự tận hưởng; “chếnh choáng, đã đẩy, no nê ... diễn tả niềm hạnh phúc được sống cao độ với cuộc đời.
NGUYỄN VẢN PHƯỢNG
28
ĐÂY MÙA THU TỚI
X U Â N DIỆU
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Đây là một trong những bài thơ viết về mùa thu nổi tiếng nhất của Thơ mới và của thi ca Việt Nam nói chung. Bài thơ được in trong tập Thơ Thơ (1938), tập thơ đầu tiên của Xuân Diệu. Với tập thơ này, ngay lập tức tên tuổi Xuân Diệu vang dội khắp đất nước và Thơ mới đã khẳng định hoàn toàn khả năng thay thế thơ cũ (thơ có niêm luật) trên thi đàn Việt.
Đây mùa thu tới thể hiện sự cách tân vượt bậc nghệ thuật thơ. Tấm lòng rộng mở trước thiên nhiên tươi đẹp, sự ngưỡng mộ, cũng như khả năng quan sát tinh tế, thấu đáo của Xuân Diệu đều được thể hiện rõ trong cảm xúc trước mùa thu này.
Âm hưỏng chung của bài thơ là vừa diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, thầm vui khi thu về và đồng thời bộc lộ nỗi buồn man mác trước sự đổi thay của đất trời, của cái đẹp chợt đến đã vội tàn.
Bài thơ được chia thành ba khổ, mỗi khổ đều có một hình ảnh trung tâm và cũng đều bộc lộ sự tinh tế của Xuân Diệu khi cảm nhận sự thay đổi của vạn vật trong từng khoảnh khắc thời gian...
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
I. “Lạ hoá” thu trong “Đây mùa thu tói”
ôi! Mùa thu mùa thu đã giết chết mùa hè.
(Mùa thu, A-pô-li-ne, Đào Duy Hiệp dịch)
Là một trong những bài thơ viết về mùa thu nổi tiếng nhất của Thơ mới và của thi ca Việt Nam, Đây mùa thu tới thơ được in trong tập Thơ Thơ (1938), tập thơ đầu tiên của Xuân Diệu. Với tập thơ này, ngay lập tức tên tuổi Xuân Diệu vang dội khắp đất nước và Thơ mới đã khẳng định hoàn toàn khả năng thay thế thơ cũ (thơ có niêm luật) trên thi đàn Việt.
Đáy mùa thu tời thể hiện sự cách tân vượt bậc nghệ thuật thơ. Tấm lòng rộng mở trước thiên nhiên tươi đẹp, sự ngưỡng mộ, cũng như khả năng quan sát tinh tế, thấu đáo của Xuân Diệu đều được thể hiện rõ trong cảm xúc trước mùa thu này.
Mùa thu là mùa của thi ca và cũng là mùa của bất kì loại hình nghệ thuật nào. Từ hoạ phẩm Mùa thu vàng rực lá của Lê-vi-tan đến nhạc phẩm Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong và thi phẩm Tiếng thu của Lưu Trọng Lư... mùa thu luôn hiện diện, là nguồn cảm húTig vĩnh viễn không hể vơi cạn của bất kì một tâm hồn nghệ sĩ nào. Dựa vào ý thơ của A-pô-li-ne, Phạm Duy đà viết nên nhạc phẩm thu bất tử
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rổi. (Mùa thu chết)
29
Với văn chương, mùa thu là mảnh đất riêng của thơ. Văn xuôi cũng miêu tả mùa thu, khai thác mùa thu cho những mục đích thẩm mĩ nhưng do đặc trưng mùa thu là mùa cảm xúc nên các áng văn xuôi dù dụng công đến mấy cũng không thể có được thành tựu bằng thơ. Tiếng xào xạc của lá, dáng vẻ ngơ ngác của chú nai d^ dặt đặt chân lên thảm lá vàng rơi rụng, ấy là thu:
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô. (Tiếng thu, Lưu Trọng Lư)
Trong tiến trình văn học Việt Nam, điểm gặp gỡ sâu nặng, bền vững nhất giữa trời thu và hồn thu trong văn chương là giai đoạn 1932-1945. Lịch sử nô lệ của dân tộc thời kì này đã khảm trong hồn các thi nhân màu thương nhớ, màu tiếc nuôi, màu u sầu... đấy là các gam màu thu được cảm nhận qua tâm hồn một thê hệ vàng trong thi ca Việt.
Thâm Tâm trong Tống biệt hành tiễn đưa người trong sắc vàng của nắng thu khi mùa thu vừa chớm {Trời chưa mùa thu tươi lắm thay):
Nắng chiều không thắm không vàng vọt ■>
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
Bích Khê diễn tả thu trong sắc lá vàng rơi:
Ó hay buồn vương cây ngô đổng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông. {Tì bà)
Cùng là sắc vàng thu, nhưng Anh Thơ không chọn màu của lá, của hoa cúc mà là màu vàng của hoa mướp - loài hoa binh dị chốn làng quê: Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay. {Sang thu)
Nguyễn Bính thì trống tênh thu trong Một trời quan táP^:
Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa
Lá rừng thu đổ, nắng sông tà
Chênh vênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu rộn tiếng gà
Đành rằng một trong những đề tài lớn của thi phái lãng mạn là thiên nhiên bao gồm đủ cả bôn mùa và vạn vật cây cỏ, nhưng với các nhà lãng mạn bậc thầy Việt Nam, thu luôn là phạm vi chiếm ưu thế. Bởi lẽ họ có thể đọc trong thu nỗi xao xuyến lúc giao mùa, đọc trong thu sự tiếc nuối; đọc trong thu bản hoà tấu vĩ đại của hạ - thu - đông, của khoảnh khắc cái đẹp đột ngột hiện ra roi vội tan biến trong cái xứ sỡ nóng ẩm nhiệt đới gió mùa.
(1) Nguyễn Bính, thơ và đời, NXB Văn học, H., 1998.
30
ở Việt Nam. do địa hình địa lí qui định nên ba miền Bắc - Trung - Nam có những hình thái thời tiết khác nhau. Miền Nam và miền Trung hầu như không có mùa thu. Nơi đó, ngay sau cái nắng khủng khiếp của mùa hè là mưa bão, và lũ xuất hiện, nhấn chìm mọi cái nóng, mọi sự lãng mạn trong thực tế hủy diệt khủng khiếp. Chỉ riêng ỏ miền Bắc mới có mùa thu. Nhưng mùa thu ngắn lắm. Ngay cả khi Nguyên Sa đối sánh mùa thu dài với tóc ngắn của cô nàng chốn áo lụa Hà Đông thì không vì thế mùa thu Hà thành lại có thể dài hơn:
Anh vẫn nhớ em ngồi đày tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ỏ chung quanh, (áo lụa Hà Đỏng)
Trong khoảng mười năm trở lại, mùa thu Hà Nội chưa bao giờ kéo dài quá 30 ngày. Vậy nên thời Nguyên Sa làm thơ hay trước đó thời Thơ mới, mùa thu ắt hẳn chỉ độ hơn kém một tháng.
Sự ngắn ngủi của thu trong thực tế, rõ ràng sẽ gieo nỗi tiếc nuối vấn vương trong lòng người yêu cái đẹp. Thu đương tới, nghĩa là thu đương qua, có thể diễn tả như thế về sự ngắn ngủi, mong manh của thu như cách Xuân Diệu viết về xuân. Sự tiếc nuối ấy cộng hưởng với tâm thế của người dân mất nước, tạo cho thu Việt thêm bao tâm sự vấn vương.
Vậy nên, thu vẫn mãi là niềm day dứt khôn nguôi trong hồn thi sĩ. Chỉ có điều những biểu tượng, những hình ảnh đặc sắc về thu ở Việt Nam không nhiều. Có hề gì, các thi nhân sẽ vay mượn. Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã mượn sắc lá phong: \
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Việt Nam không có phong thì làm gi có rừng để hoạ bức tranh thu? Phong chỉ mọc ở xứ lạnh, Trung Quốc và phương Tây có rất nhiều phong và sắc phong vàng trở thành biểu tượng của mùa thu như hoa anh đào trắng, hổng biểu tượng cho mùa xuân ở Nhật Bản. Nguyễn Du bằng cách vay mượn đã tăng thêm sắc màu thu cho thơ Việt.
Ngay đến cả sắc lá ngô đồng trong thơ Bích Khê thì chủ yếu vẫn vay mượn từ Trung Quốc. Giống loài phong, ngô đồng cũng đổi màu lá khi thu về. Nhưng sự thay đổi ở ngô đồng diễn ra nhanh hơn, chỉ thoáng chốc từ lá xanh sang lá vàng rồi rơi rụng trong gió thu. Lá phong thì ngược lại, đổi hết mọi gam màu từ xanh đến vàng, vàng sẫm, tím thẩm rồi mới rụng. Nếu thu qua màu lá ngô đồng là thu chóng qua - thu của đất Việt, thì thu qua màu lá phong là thu tàn tạ dần, thu dai dẳng - thu ngoại quốc.
Vậy nên, thu Việt thường gắn với iàn nước ao thu, khóm trúc, với bầu không khí se se lạnh,... với tất cả những gì tồn tại (hoặc được tiếp nhận) trong khoảng thời gian rất ngắn. Theo các tiêu chí nay, Nguyễn Khuyến là người sáng tác thơ thu thuần Việt nhất. Sau đó là đến Xuân Diệu. Tuy nhiên, thu của Xuân Diệu đã được lạ hoá đi rất nhiều. Thu ấy không chỉ Tây mà còn rất trẻ trung song vẫn luôn đượm nỗi buồn thu cứ mỗi độ trời nhẹ lên cao.
31
t
Bắt đầu từ nhan đề: Đáy mùa thu tới. Sao không phải là mùa thu tới đây? Thi nhân muốn nhấn mạnh sự xuất hiện của thu? Có lẽ vậy. Theo đó, nhan đề chuyển tải ý không phải là mùa thu đang tới mà là mùa thu đã tới nhưng chỉ vừa mâi bắt đầu và đang ở trong thế vận động. Chữ “đây” đã chớp đúng cái khoảnh khắc vừa chợt đến của thu, nhưng cũng hàm chứa dự cảm thoáng vụt qua của thu; sự ngắn ngủi - khoảnh khắc lạ hoá “mùa thi ca” của riêng Xuân Diệu.
Không giống với tâm trạng của Bạch Cư Dị tiễn khách trong một đêm trăng thu: “Bến tẩm dương canh khuya đưa khách / Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu” (77 bà hành) mà giống với Hàn Mặc Tử trong Buồn thu:
Ấp úng không ra được nửa lời
Tình thu bi thiết lắm thu ơi!
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi
Nằm gắng đã không thành mộng được
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi
Ngàn trùng bóng liễu trong xanh ngắt
Cảnh sắp về đông mắt lệ vơi.
Thu của Xuân Diệu cũng lấy biểu tượng là cành liễu. Liễu muôn đời thì lá vẫn rủ và xanh ven hồ (nếu không được trồng nơi khác). Giống mọi cây cối hay vạn vật tự nhiên khác, liễu buồn hay vui, khóc hay cười không phải do liễu mà do tâm trạng của người ngắm liễu, vẽ liễu hay miêu tả liễu. Vậy nên, trong Thơ mới mới có “liễu xanh ngắr vào độ cuối thu của Hàn Mặc Tử và “liễu chịu tang” của Xuân Diệu:
Rặng liễu đlu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Biện pháp nhân cách hoá đã được sử dụng ngay lúc mở đầu. Thực ra, Xuân Diệu còn sử dụng lối so sánh ngầm: “rặng liễu đìu hiu” như “đứng chịu tang” , như “tóc buồn buông xuống” , như “lệ ngàn hàng” . Dáng đứng của liễu là “đứng chịu tang” , âu sầu, buồn bã. Lá rủ của liễu là “tóc buồn buông xuống” , là “lệ ngàn hàng”, cùng một dáng lá mà thi nhân hình dung ra hai dáng điệu: dáng tóc và dáng lệ. Lối quan sát và trí tưởng tượng ở đây quá thật tinh tế và khác lạ. Khi liễu buồn cũng là lúc thu về. Hay thu về khiến liễu buồn? ấy thế mà vào ngay câu thơ tiếp theo - một phần câu thơ được lấy làm nhan đề - nhà thơ bày tỏ một tâm trạng có phần khác hẳn; dường như là thoáng giật mình kín đáo, thảng thốt tnrớc vẻ đẹp diệu kì vừa được khám phá;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
32
Nếu bỏ hai câu thơ đầu, thay bằng hai câu khác (hay những từ khác) mang sắc thái trung tính hoặc bớt sầu đau, thì âm hưởng bài thơ sẽ không bị cái buồn của dáng liễu kia phong toả. Nói cách khác, trừ hai câu thơ đầu, hay trừ các từ diễn tả nỗi đau xót như (Tiu hiu, tang, buồn, lệ thì bài thơ sẽ không có âm điệu tái tê, sầu não mà chỉ là man mác buồn như bản chất thu muôn thuở, như tâm hồn nghệ sĩ muôn thuở. Bài thơ quả có sự gặp gỡ kì lạ giữa cảnh thu của trời đất và hồn thu của thi nhân.
“Đây mùa thu tới - mùa thu tới” dẫu sao cũng là tiếng reo thầm. Tiếng reo của sự ngóng chờ bấy lảu (hoặc có thể là chẳng mong chờ chút nào) mà giờ đây thu đã đến. Hoặc khác đi là thu đã đến nhưng bây giờ thi nhân mới chợt nhận ra. Tiếng reo đó có thể là không vui nhưng tuyệt đối không thể là buồn tđu nặng như dáng vẻ liễu câm lặng trong tang tóc kia. Điều này một phần xuất phát từ việc lặp cụm từ “mùa thu tới” , lặp hai âm mở ói, ới (trong tởi) và phần khác đến từ những từ miêu tả màu sắc ở câu sau: không có gam màu buồn mà lại đẹp, trang trọng: mơ phai và cả động từ dệt gợi lên sự yên ả, thanh bình.
Mùa thu mang nỗi buồn dịu êm, thiết tha, da diết,... muôn thuỏ. Đấy là lẽ tất nhiên. Nếu khống thì tại sao nhữỊig cuộc tiễn đưa, những chiều nhung nhớ lại thường diễn ra trong mùa thu. Câu thơ nổi tiếng của Bạch cư Dị trong bài Thu giang tống Hạ Chiêm sáng tác lúc tiễn bạn cũng xuất phát từ bầu không khí thu: Yên ba sầu sát nhân (khói sóng buồn chết người), có íẽ do nét văn hoá thu buồn
ấy, thêm tâm trạng đa sầu đa cảm cCia một tâm hồn lãng mạn, cùng với sự nhạy cảm về thân phận của một người dân nô lệ, nên Xuân Diệu mới mở đầu bài thơ bằng nỗi buồn trĩu nặng kia. ^
Nhưng thoáng chốc, dòng lệ bi thương của thu Xuân Diệu vội chuyển từ nỗi buồn tang tóc sang sắc thái tâm trạng khác, một sắc thái trung tínti qua vẻ đẹp đằm thắm kiêu kì. Đấy là sắc màu áo thu: “áo mơ phai dệt lá vàng” , cấu trúc của câu thơ thật độc đáo: Lá vàng dệt nên áo mơ phai hay áo mơ phai dệt nên màu lá vàng?
Nếu hai câu đẩu, nhà thơ chỉ tập trung miêu tả nỗi buồn của rặng liễu qua dáng vẻ chứ chưa chú ý đến màu sắc thì ở câu thơ thứ tư rặng liễu đã có màu. Nhưng gam màu (không buồn hoặc ít buồn) này lại có phần tương phản với dáng điệu (buồn) kia. Phải chăng cảm xúc thơ đã có sự thay đổi?
Quả là đã thay đổi. Nhà thơ buồn đó rồi lại bớt buồn, thậm chí là hết buồn. Đấy là diễn biến binh thường của tâm trạng, luôn xảy ra khi có một sự kiện bất ngờ nào đó ập đến. Mùa thu đến với Xuân Diệu đầy bất ngờ. Đang bình lặng, vô ưu bỗng chợt thấy sắc thu về, cõi lòng sao không khỏi hồi hộp, triảng thốt, vấn vương?
Khổ thơ đầu khống chỉ đặc biệt về việc thể hiện tâm trạng (thoáng vui xen lẫn u buồn, bình thản xen ngỡ ngàng), về cấu tPÚc câu (áo mơ phai dệt lá vàng) mà
33
còn độc đáo cả về kĩ thuật huy động và phối màu. Bức tranh thu ở khổ thơ này chủ yếu được vẽ nên từ nhũmg gam màu gián tiếp. Tự người đọc phải hình dung ra sắc màu ấy qua cảnh vật thi nhân đưa ra; “Rặng liễu” gợi màu xanh (nhưng đã chuyển sắc mơ phai), màu tang tóc là màu trắng, màu tóc chủ yếu là đen, màu của nước mắt là trắng trong suốt. Xanh, trẳng, đen, trắng trong suốt là những gam màu trội, đặt cạnh nhau càng tôn rõ sắc màu nhau, sắc mùa thu vì thế càng sinh động bội phần.
Cái nhìn ở khổ thơ này là cái nhìn bao quát, cái nhìn ở một khoảng cách xa. Toàn cảnh *nu ở đây chủ yếu nhuốm buồn, khoác màu mơ vàng lên sắc lá, kể cả liễu, cũng ihôi khôna còn xanh nữa. Từ màu lá, thi nhân chuyển sang màu hoa. Theo đó, cái nhìn viễn cảnh chuyển sang cận cảnh. Khổ thơ thứ hai bắt đầu bằng câu thơ , ất “Táy” và đây cũng chính là đường nét chủ đạo của cả khổ thơ: “Tây” hơn ba khổ thơ còn lại:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Đưa một từ so sánh lên ngay đầu câu “hơn” (hơn một loài hoa) quả là một cách tân táo bạo không chí riêng thời Xuân Diệu mà ngay cả bây giờ câu thơ vẫn là sự thách thức lớn đối với bất kì ai làm thơ. Cái nhìn tuy cận cảnh nhưng vẫn mang tính khái quát, chung chung, chưa thật cụ thể bỏi nhà thơ không nói rõ đó là loài hoa gì. ắt hẳn, khung cảnh nơi nhà thơ chiêm ngắm ấy có quá nhiều loài hoa? Hoặc khác đi là nhà thơ không muốn nhắc đến một loài hoa biểu tượng của mùa thu mà hằng bao thế kỉ nay đã ngự trị trong thơ:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cổ viên tâm
(Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tinh nhà).
(Đỗ Phủ, Thu hứng - Nguyễn Công Trù dịch)
Đúng thế, thi nhân không hề muốn lặp lại ai bao giờ. Lại nữa, dẫu cho có thấy liễu như đúmg chịu tang thì nỗi buồn của Xuân Diệu chỉ là buồn thi sĩ chứ đâu có đau đáu như nỗi buồn tha hương bi thiết của Thánh thi Đỗ Phủ.
Hoa của Xuân Diệu là “hơn một loài hoa”. Còn hoa đó là loài gì thì tuỳ trí tưởng tượng của người đọc, chúng sẽ hiện diện. Nhưng phải theo cái cách: “rụng cành” và “sắc đỏ rũa màu xanh” (có bản chép là “n}a màu xanh” ). Dẫu có rũa hay rủa thì câu thơ vẫn cứ mang đậm phong cách Xuân Diệu. Nếu là rũa thì câu thơ được hiểu như sau: hai sắc màu đỏ, xanh được đặt trong thế xâm lấn thông qua động từ “rũa” . Màu đỏ lấn át màu xanh hoặc xung đột với màu xanh là chuyện
34
thường tình của trời đất khi thu về. Nhưhg nếu là rủa thì, ngoài việc diễn tả sự xung đột, “rủa” còn gợi lên sự “mắng nhiếc” , sự “to tiếng” của sắc màu. Chính biện pháp nhân cách hoá này đã khiến màu sắc, khiến hoa lá, liễu,... vốn là vô tri bỗng trỏ nên hữu ý, hữu tình; bỗng trỏ nên ngoa ngoắt, đỏng đảnh,... một cách rất... thu.
Mùa thu thường gắn với lá vàng, lá khô, cành khò,... gắn với những âm thanh rất khẽ cùng với sự lảng bảng, trong veo của đất trời. Quan trọng hơn là thu luôn gắn với ý thu, tình thu điều mà có lẽ với bốn mùa trong năm, chỉ mùa xuân mới sánh nổi. Bởi vậy, ta dễ bắt gặp thu khắp nơi trong thơ ca, không chỉ ở Thơ mới, thơ Đường mà cả thơ hai-cưcũng dành cho thu phần trang trọng:
Trên cành cao
Chim quạ đậu
Chiều thu (Thơ Ba-sô, Nhật Chiêu dịch)
Bài thơ về “con quạ” này được xem là một trong nhũmg tuyệt tác của Ba-sỏ. Ba hình ảnh được dùng để khắc hoạ bức tranh thu của bài thơ gồm tám chữ (theo bản dịch) là ba hình ảnh gần như xuất hiện trong các bài thơ viết về mùa thu: cành cây, chim (quạ), buổi chiều. Nếu so sánh với Đây mùa thu tới thì ta sẽ thấy có một hình ảnh trùng nhau: cành cây. Cành cây của Ba-sô không có tính từ biểu lộ hình thể (do đặc điểm vò cùng hạn chế ngôn từ của thơ Hai-cư, nguyên bản mỗi bài chỉ 17 âm tiết, riêng bài “con quạ” này đã vượt ngưỡng thòng thường -19 âm tiết) còn cành cây trong thơ Xuân Diệu thì được miêu tả rõ; “đôi nhánh khô gầy’. Nếu chỉ “đôi nhánh khô“ không thôi thì hình tượng không có sức sống. Cành cây đã chết. Chỉ cần thêm chữ “gầy” thì cành cây khô ấy đã sống lại, dẫu chỉ là “mong manh” . Sự tinh tế trong miêu tả và cảm nhận thiên nhiên của Xuân Diệu tập trung ở chỗ này. Không chỉ quan sát và đọc được lời “rủa” của hai sắc màu, ông còn cảm nhận được sự chuyển dịch rất khẽ của cây lá: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Việc đặt hai từ láy có phụ âm đầu “r” khiến câu thơ tăng thẻm phần động. Chỉ cần đọc lên, ta có thể cảm nhận và hình dung được sự chuyển dịch vô cùng bé nhỏ của thiên nhiên, của lòng người.
Chi hai câu thơ, Xuân Diệu đã dùng đến ba từ láy: run rẩy, rung rinh, mỏng manh. Những từ láy này vừa mang nhạc tính cao cho thơ vừa góp phần kiến tạo hình khối, động thái khiến mùa thu lung linh huyền diệu như chính sự kì diệu cũa nó kể cả sự xao xuyến đổi thay;
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ.
Chính cái nhìn nhân cách hoá tiếp tục mang lại sự thân thương, gần gũi cho các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Nếu ta thay “nàng trăng” bằng “vầng trăng” thì câu thơ sẽ mất hết sự thân thuộc, tuy nhiên, “vầng trăng” thì vẫn có thể ngẩn ngơ. Nhờ động thái “ngẩn ngơ” này mà “nàng trăng” mới có sự liên ứng với ‘1hiếu
35
nữ’ ở khổ cuối. Dẫu thế, những từ đáng lưu ý hơn cả ỏ hai câu thơ này lại là ‘1ự’ và “khởi sự’. Nếu bỏ chúng đi hoặc thay thế bằng từ khác thì hai câu thơ sẽ mất đi hoàn toàn sắc thái biểu cảm độc đáo của riêng chúng. Khi nói “thỉnh thoảng vầng trăng ngẩn ngơ’ thì không thể diễn tả được yếu tố chủ quan của ‘1răng’’, không diễn tả được cái sự hồn nhiên, nhi nhiên của trời đất. Trăng thì có bao giờ ngẩn ngơ? Chỉ có tâm hồn thi sĩ mới khiến được vầng trăng ngẩn ngơ. Vậy nên, khi thi nhân gọi tràng là “nàng trăng” thì “ngẩn ngơ’ có thể được chấp nhận. Nhưng nếu ‘1răng ngẩn ngơ’ thì chắc có sự tác động nào đó từ bên ngoài (khiến cho trăng rơi vào tâm trạng đó). Còn khi để trăng ‘lự ’ ngẩn ngơ thì tác giả khằng định được tính ý thức của tạo vật vò tri vô giác. Trăng gần hơn với lối sống của con người.
Cũng thế, “khỏi sự’ có nghĩa là “bắt đầu”. Nếu ta thay “bắt đầu” vào câu thơ thì sẽ đánh mất không khí trang trọng. Đẽ “non xa” (chứ không phải “núi xa”) thì phải “khỏi sự’, cách dùng từ của Xuân Diệu có sự liên kết chặt chẽ, rất lôgíc, không thể thay thế. cả ba câu của khổ thơ thứ ba đều được đặt dưới cái nhìn “nhân hoá” . Đối tượng được nhân hoá ỏ đây là ‘1răng” , “núr và “giá réf’. Chúng là những khách thể tự nhiên và tồn tại vĩnh hằng, nhưng chúng chỉ có thể sống động là nhờ sự thấu hiểu, giao cảm từ phía thi nhân. Mới hay chính tài năng của nghệ sĩ mới thắp sáng một khoảng đời, một nét tính cách nào đó của tạo vật. Nhà thơ nhìn
thấy nàng trăng “ngẩn ngơ’, nhìn thấy núi “nhạt sương mơ’, cả tràng và núi đều được nhìn à khoảng cách xa và được khám phá dưới vẻ động. Cái động của trăng chủ yếu là động từ nội tâm. Cái động của núi là động từ ngoại thể. cùng là động nhưng mỗi vật thể đều có sắc thái riêng. Mùa thu đã khiến cho vạn vật thôi không là chúng như trước nữa, sẽ luôn có sự chuyển biến, đổi thay trong bất cứ sự vật hiện tượng nào trong trời đất. ^
Cái nhìn ở khổ thơ này lại trỏ nên bao quát liơn so với khổ thơ thứ hai và đối tượng quan sát ở đây mang tầm vũ trụ, hoành tráng hơn. Điều này chứng tỏ cảm xúc thu ngày một thăng hoa trong hồn thi sĩ. Vậy nên, trong lúc vừa trái lòng ra cả vùng không gian rộng lớn, Xuân Diệu vẫn có thể nghe được tiếng “rét mướt luồn trong gió”. Đây ắt hẳn là một trong những câu thơ thành còng nnất của Xuâr. Diệu và của cả nền thi ca dân tộc. Ta cùng đọc lại:
Đã nghe rét muõt luân trong gió.
Thông thường gió mang theo rét đến chứ rét thì chẳng thể nào tách khỏi gió để luồn trong gió. Sự cảm nhận ỏ đây đã đạt độ tinh tế phi thường. Lối cảm nhận đó cho thấy điều này: mùa thu đã về, đang về ò ngay độ chớm thu. Xuân Diệu luôn có những vần thơ thu đầy ắp sự tinh tế diệu kì:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;
Nắng nhỏ bàng khuâng chiều lỡ thi
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ỷ nhi. (Thu)
36
Và đây là không khí thu của Thơ duyên:
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Tuy là không khí độ chớm thu nhưng Đây mùa thu tới không cùng tâm trạng với Thơ duyên và chắc hẳn Thơ duyên ra đời tại khoảnh khắc thu sớm hơn thu của Đây mùa thu tới. Dĩ nhiên, Thơ duyên được đặt trên cảm xúc tương giao tương hợp nên mới có được cái nhìn rộn ràng, tha thiết, tươi trẻ hơn:
Chiều mộng hoà thơ trên nhành duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn ìá,
Thu đến - nơi noi động tiếng huyền. ^
Đày mùa thu tới thì được đặt trên cảm xúc của sự trống vắng, mất mát, chia lìa. Đâu còn cảnh “Mây biếc về đâu bay gấp gấp” . Thay vào đó là “Mây vẩn từng không chim bay đi” . Giữa hai bài thơ có sự trd lại củạ một số hình ảnh. Nhưng chúng được đặt trong những cảnh huống thật khác nhau. Nếu ở Thơ duyên, mây là “mây biếc” và chuyển động theo cách “bay gấp gấp”, thì mây ở Đây mùa thu tói là “mây vẩn từng không” , mây đứng im hoặc quanh quẩn một chỗ mà thôi.
Cũng thế, nếu so sánh cánh cò ỏ Thơ duyên được dựng trong tư ihế “cánh phân vân” , hẳn chưa bay thì cánh chim trong Đây mùa thu tới đã “bay đi” ... Bằng cách đặt hai từ “đã” ở đầu hai câu thơ ở khổ thứ ba, Xuân Diệu khẳng định thu đã đến và đã ở lại đây rồi. Thu khiến cảnh vật đìu hiu. Thu xui lòng người nhung nhớ. Thu khiến người ta buồn. Thu níu giữ bước chân người để xui những chuyến đò vắng khách: “Đã vắng người sang những chuyến đò” . Thu của Đây mùa thu tói là thu cô liêu, trống vắng, mênh mang,... nhưng chưa hề bước sang địa hạt của cõi chết như tiếng lá khô rơi trong Tiếng thu (Lưu Trọng Lư).
Cây cối, hoa lá, trăng núi, gió mây và đến cả khí trời cũng đều góp mặt; (Khí trời u uất hận chia li). Nhưng tất cả làm nền để xuất hiện bóng dáng con người. Đương nhiên là thiếu nữ (với Xuân Diệu chắc chắn phải như thế) và phải là ‘1hiếu nữ buồn” thì mới hợp với bầu không khí thu ấy:
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh con người. Mở đầu là dáng liễu, kết thúc là dáng hình thiếu nữ. Liễu đứng đìu hiu như chịu tang. Thiếu nữ đứng (hẳn thế, vì tựa cửa cơ mà), không đìu hiu nhưng lại “buồn” và “không nói” , suy cho cùng thì cũng đều đìu hiu. Hình ảnh đầu cuối của bài thơ rất tương ứng.
Mặt khác, hình ảnh thiếu nữ được miêu tả vừa như là một khách thể của nỗi 37
buồn thu, vừa như là chủ thể của nỗi buồn đó. Bởi cái nhìn xa xăm kết lại bức tranh thu ấy gợi ta nhớ đến mọi cái nhìn cảnh vật ở trên. Như thế, rất có thể thi ’ nhân nhìn cảnh vật qua đôi mắt u sầu, qua tâm trạng của chính cô thiếu nữ kia.
Toàn bộ bài thơ được viết với sự thống nhất cao độ bởi sự liên ứng hình tượng và sự hạn định cảm xúc cũng như miêu tả tuy ỏ đây, màu của mùa thu chỉ là “mơ phai” chứ chưa “vàng úa” : người qua sông “thưa thớt” (vắng) chứ chưa hết hẳn (không); “hơn một loài hoa rụng” chứ không phải tất cả đểu rụng; trăng “ngẩn ngơ’ chỉ là ‘1hỉnh thoảng”... Tất cả, vẫn chưa hết một mùa thu. Còn đó cả mùa thu dài phía trước nên dáng hình thiếu nữ “tựa cửa” , “buồn”, “nghĩ ngợi” sẽ mãi còn đó trong lúc hoa tàn, khách vắng, gió lùa... để xót thương cho nỗi chia li khôn giải toả, để ngẩn ngơ trong nỗi buồn vô cớ vốn là bản chất tình thu.
Xuân Diệu sáng tác nhiều bài thơ về mùa thu. Cũng như thu của nhiều thi nhân khác, Xuân Diệu hoặc là đặc tả thu (như trong bài Đây mùa thu tới) hoặc chỉ mượn thu như là cái tứ, cái nền để nói chuyện khác (chẳng hạn thu trong bài Thơ duyên). Tựu chung lại, phải yêu thu, tha thiết vối thu đến độ nồng nàn thì Xuân Diệu mới có thể để lại cho đời những áng thơ thu kiệt xuất. Thu trong thơ Xuân Diệu có nhiều cung bậc. Nếu Đây mùa thu tới là bài thơ mang mang buồn, buồn độ chớm thu, buồn từ cảnh vật con người đến đất trời, cả chút gió cũng bị giá rét xé tan đâu còn nguyên vẹn, một nỗi buồn cíja sự mất mát thì thu trong bài thơ Xuân của Chế Lan Viên làm thuở Điêu tàn là thu của niềm khao khát được lưu giữ mãi mãi:
Ai đàu trở lại mùa thu trước.
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Vói của hoa tươi, muôn cánh rà,
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Trong thơ Việt, rộng hơn là trong bầu không khí nghệ thuật Việt, mùa thu là độc quyền của nhiều bộ môn nghệ thuật thời tiền chiến. Gần với thơ giai đoạn này là âm nhạc. Ta sẽ gặp thu trong nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đương thời. Một Đặng Thê Phong héo hắt theo những Giọt mưa thư.
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mày hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ
Trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ.
Một Văn Cao tài hoa cũng để cung đàn xót xa theo độ thu tàn, theo nỗi Buồn tàn thu:
Ai lướt đi ngoài sương gió
Không dừng chân đến em bẽ bàng.
38
Phạm Mạnh Cương viết hẳn ca khúc ngợi ca thu, đúng hơn là hát ca về nỗi buồn thu:
Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mày tím giăng sầu đó đày
Ngày đi chiều mang sầu tới
Làn sương chiều thu lả lơi
Tiấng mưa rơi đều trên lối.
Dầu là trong thơ hay trong nhạc và cả trong hói hoạ, thi thu của thời tiền chiến là thu buồn, thu của những mất mát, tiếc nuối, xót xa.
Nhưng thu nào mà ciiẳng vương buồn, ai chả biết thu nào lại chẳng bâng khuâng, xa xót? Lí Thương ẩn xưa cúng gửi trọn tình bạn trong làn nước hồ thu của một đêm mưa Dạ vũ kí Bắc (Đêm mưa gửi thư cho người phương Bắc), ao ước được gặp lại chỉ để nói chuyện về cái đêm mưa thu đó:
Phiên âm:
Quân vấn quy kì vị hữu kì,
Ba sơn dạ vũ trướng thu trì.
Hà đương cộng tiễn tây song chúc,
Khưởc thoại Ba sơn dạ vũ thì.
Dịch nghĩa;
Bạn hỏi ngày về, chưa hẹn được ngày,
Mưa đêm núi Ba ơầy tràn ao thu.
Bao giờ ỏ cửa sổ hướng tây, cùng nhau chong đèn,
Lại cúng trò chuyện về lúc đêm mưa ỏ núi Ba.
Dịch thơ:
Ngày về khó hẹn cho nhau
Ba sơn mưa tối hổ thu nước đầy
Bao giờ chung bóng song tây
Còn bao nhiêu chuyện núi này mưa đêm. (Tương Như dịch)
Hàn Mặc Tử cũng làm thơ về mùa thu. Nhưng thu của Hàn Mặc Tử là cuối thu, buồn thu. Không phải là độ chớm thu, say thu, ngây ngất vì thu như Xuân Diệu, khi cái nóng bức của mùa hè dần nhường chỗ cho sự mát mẻ của mùa thu. Vì lẽ đó, thu của Xuân Diệu buồn nhưng không đến mức bi đát. Ngay cả khị rặng liễu đứng chịu tang, đìu hiu rơi lệ cả ngàn hàng thì lệ và sự tang tóc đó vẫn chỉ là chút mặc niệm thoáng qua để trả lại cho không khi thu vẻ tinh khiết, đẹp diệu vợi của nó. Thu của Xuân Diệu là thu của một tâm hồn tràn đầy sức sống. Tâm hồn dễ dàng hoà nhập với đất trời thu ngay lúc thu vừa “khởi sự’, còn Hàn Mặc Tử,
39
người mà cái chết đang cận kề, thì hẳn dễ đồng cảm với độ thu tàn. Đáng lưu ý là các hình ảnh về thu trong thơ Xuân Diệu thì chẳng hề lạ lẫm, nét mới lạ ở Đày mùa thu tới chủ yếu là do “lạ hoá” cách đặt câu, sử dụng động từ, tính từ, cách tạo quan hệ cho hình tượng... Còn ỏ Hàn Mặc Tử, đấy là nhũmg hình ảnh lạ, như đến từ cõi mộng, từ thế giới bên kia:
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh ào da cừu ngắm nở nang. {Cuối thu)
Dường như khổ thơ này đang miêu tả bầu trời. Trên nền trời (được ví như tấm lụa) có chim bay, có cả hình người gánh máu đi trên tuyết, khủng khiếp quá, gam màu chết chóc và u lạnh... Đây đích thị là thu của thế giới huyễn ảo. Tâm trạng đó vẽ nốt cảnh thu quái dị:
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ. {Cuối thu)
Cũng là cây, cũng là màu vàng nhưng cây và màu ấy khác xa với cây và màu của Xuân Diệu:
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung linh lả
Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh.
Rõ ràng chính tâm trạng và cái tạng thi sĩ đã khiến Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử có những cách nhìn và cảm thụ riêng về thu. Tuy nhiên, bài thơ thu của Xuân Diệu nổi tiếng hơn. Với Đáy mùa thu tới, Xuân Diệu đã khảm trong lòng người đọc bao thế hệ bức tranh mùa thu qua rặng liễu, màu hoa, cành cây (trụi lá), mây, cánh chim, khí trời, thiếu nữ tựa cửa. Những hình ảnh này, mỗi khi được nhắc đến đều gợi trong lòng người đọc về một khung cảnh thu, một nỗi buồn man mác hệt như tình thu trong vũ trụ diệu huyền.
Xuân Diệu đã đi trọn con đường ‘7ạ hoá’ thu theo cách của ông. Dầu có sử dụng ít nhiều thu ngữ của nhũhg người đi trước nhưng Xuân Diệu đã khoác cho chúng những sắc màu, những cảm xúc mới. Và, cái đích đến cuối cùng của “lạ hoá” lại chính là sự “quen hoá”. Biến cái quen thành lạ rồi lại khiến cái lạ ấy thành quen đấy chính là con đường của tư duy sáng tạo nghệ thuật mà bao đời nay bất kì nghệ sĩ lớn nào cũng phải tuân theo.
Thu ngữ cửa Xuân Diệu là liễu chịu tang, cây côi và vạn vật khoác áo mơ phai, là sắc màu rủa (hoặc rũa) nhau, là giá rét luồn trong gió, là nỗi buồn vô cớ, là hình dáng thiếu nữ tựa cửa nhìn xa xăm... Xuân Diệu đã khiến cho thu Việt hịện lên thật đậm đà, da diết. Thu của cõi trời riêng.
LÊ HUY BẮC
40
TRÀNG GIANG
HUY CẬN
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I -Tác giả: Huy Cận tên thật là cù Huy Cận. ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, tại xã Đức Ân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, ông theo học quốc ngữ. Năm 1928, ông vào Huế theo đuổi nghiệp đèn sách và đậu tú tài vào năm 1939. Sau đó ôtig ra Hà Nội theo học Trường Cao đẳng Nông Lâm. Huy Cận tham gia Mặt trận Việt Minh, tháng 7 nàm 1945, ông dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào và được bầu vào ủy ban Dân tộc Giải phóng Toàn quốc. Cách mạng thành công, ông lần lượt được cử giữ chức vụ Thứ trưởng của các bộ; Bộ Canh nông, Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ Văn hoá. Sự nghiệp sáng tạo thi ca của Huy Cận thật bền bỉ, Tính đến nay, ông đã cho ra mắt hơn 20 tập thơ và ộng là nhà Thơ mới hiếm hoi vẫn còn sáng tác ỏ thế kỉ XXI. Thơ ông được dịch nhiềụ ra tiếng nước ngoài (Tập thơ Nước triều đông, Thông điệp từ vừng sao và fừ mặt đất). Năm 1996, Huy Cận được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hổ Chí Minh.
Năm 1942, Huy Cận cho xuất bản tập văn xuôi K/nh cầu tự, hoàn thành tập thơ thứ hai Vũ trụ ca, chưa in thành:sáchi Sau 1945, Huy Cận tiếp tục cho ra đời các tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nỏ hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963). Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần chiến
trường xa (1973), Những người mẹ những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), v.v... Huy Cận là một trong những trụ cột của phong trào Thơ mới. ^ ?
II- Phong cách /
Ngàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt - Chiều tê cúi đầu {Chiều xưa)
Cùng với Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận là một trong năm nhà thơ tiêu biểu nhất thế kỉ XX của Việt Nanri. Không giống với nhiều nhà thơ khác, sự nghiệp sáng tác và hoạt động cách mạng của Huy Cận luôn gắn bó chặt chẽ. ở Huy Cận, nhà thơ đồng nghĩa với chiến sĩ; hiểu theo hai cách, thơ ông phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng Tổ quốc trong suốt gần cả thế kỉ hào hùng của dân tộc và thơ ông tiên phong trong phong trào đi tìm cái đẹp ẩn đằng sau, cái đẹp qua sự giải phóng ngôn từ một cách kì diệu nhất.
Ôi! nắng vàng sao mà nhớ nhung!
Có ai đàn lẻ để tơ chùng?
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đày cũng ngại ngùng... {Nhớ hờ)
41
Bài thơ Tràng giang thuộc mảng sáng tác đi tìm cái đẹp này. cùng với Ngậm ngùi, Tràng giang là một trong hai bài thơ hay nhất của Lửa thiêng, tập thơ đầu tiên của Huy Cận ra đời vào năm 1940. Ngay từ lúc xuất hiện, Lửa thiêng đã được đón đọc say sưa trên khắp đất nước. Nội dung chủ yếu của tập thơ là nỗi cô đơn, trống vắng và buồn nhớ. Tất cả chìm trong bầu lãng mạn, ít khi rõ căn nguyên nhưng lại rất người, rất đời,
Rụng những chùm tên mấy độ bông;
Phai hàng nhật kí ép song song;
Chàng trai gối mộng trên trang sách
Tỉnh thức, mùa xuân rụng hết hổng
Đời mất về đàu, hỡi tháng, nàm?
Xuân không mọc nữa với trăng rằm!
Chẳng bao lâu ngũ sầu trong đất,
Vĩnh viễn mùa đông lạnh chỗ nằm. {Buồn)
Huy Cận cũng viết về tình yêu. Tinh yêu trong thơ ông lúc đó đượm nỗi buồn vì thường li cách,
Thôi đã quên rồi vạn gót hương
Của người đẹp tôi tự trâm phương
Tan rồi những bước không hò hẹn.
Đã bưởc trùng nhau một ngả đường
Do vậy nhà thơ khao khát sự bình yên, nhưng cái bình yên ấy chỉ được thực hiện trong Ngậm ngùi,
Ngủ đi em mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cày dài bóng xế ngẩn ngơ...
Hồn em đã chln mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đẩu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi...
Huy Cận ít làm thơ theo thể lục bát (toàn bộ Lửa thiêng chỉ có tám bài) nhưng một trong những thành công lớn nhất trong sáng tạo nghệ thuật của ông là ỏ thể loại này. Thế kỉ XX, cùng Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận tạo thêm một chiếc ngai của ba ông vua lục bát. Sau lục bát Nguyễn Du là lục bát Huy Cận. Lục bát Lửa
thiêng tràn đầy âm hưởng Thơ mới. sỏ dĩ Huy Cận hiện đại là bỏi lục bát của ông ít bị ca dao chi phối về cách chọn từ, ngắt nhịp, đặt câu và cơ bản hơn là sự tự do bày tỏ cái tôi - cá nhân,
42
Thuyền người đi một tuần trăng,
Sầu ta theo nước, tràng giang lững lờ.
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ -
Trông nhau bữa ấy, bây giờ nhó nhau. (Thuyền đi)
Giống Nguyễn Du, Huy Cận ý thức được tài nàng qua việc làm thơ khóc mình. Tuy nhiên sự khác nhau giữa một nhà thơ cổ điển và một nhà thơ hiện đại là ỏ chỗ, nhà thơ cổ điển phải mượn người để khóc mình. Đấy là cô Tiểu Thanh trong Độc “ Tiểu Thanh kĩ',
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Dịch thơ:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba tràm năm lẻ nOa
Người đời ai khóc TốNhưchăng? (Vũ Tam Tập dịch)
Còn nhà thơ hiện đại thì mình khóc mình, khóc ngay cho chíhh bản thân lúc đương độ xuân sắc,
Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Gió tràng di nay còn nhớ người chăng?
Hiển nhiên là gió tràng nhớ, nhũhg người yêu thơ nhớ và sẽ còn nhớ mãi... Niềm ám ảnh thường trực trong thơ Huy Cận là sự hữu hạn của kiếp người trưốc cõi vô biên của vũ trụ. Mỗi khi đối diện với một không gian rộng lớn, mênh mang nỗi ám ảnh trên thường thăng hoa thành niềm cô đơn, sầu muộn khó hoá giải.
Thơ Huy Cận thiên về suy tưỏng triết li hơn là giãi bày, bộc lộ.
Về nghệ thuật, cùng thế hệ vởi Huy Cận, nhiều người hăng hái vận dụng cái mới trong thơ Tây phương nhằm cách tân về thi pháp, riêng tác giả thi phẩm Lửa thiêng thì thường lẳng lặng kết hợp và dung hoà giữa chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Pháp với cái hàm súc, sâu lắng của thơ Đường để tạo cho thơ mình một vẻ đẹp riêng: vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
III - Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Lúa thiêng (1940), tập thơ đầu tiên và đồng thời là tập thơ xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ của Huy Cận. ông cho biết bối cảnh sáng tác Tràng giang là khung cảnh sông nước vùng Chèm, Vẽ. Nguyên mẫu của Tràng giang chính là sông Hồng.
43
Tràng giang được viết theo thể tự do, nhưng Huy Cận lại sử dụng rất nhiều điển tích, điển cố của Trung Quốc và của văn thơ cổ. Vì vậy, tuy nỗi buồn bao trùm lên toàn bộ bài thơ, nhưng không khí thơ mang âm hưởng trầm lắng, thanh cao, quý phái.
Bài thơ là bức tranh phong cảnh thơ mộng của buổi chiểu trên sông xứ Bắc, thấm đượm nỗi buồn cô đơn man mác của tám hồn thi sĩ trước vũ trụ khôn cùng. Qua đó, nhà thơ gủl gắm khối tình dành cho thiên nhiên, cho con người trong buổi nước mất nhà tan dưới ách nô lệ của thực dân Pháp.
Bài thơ được chia thành bốn khổ, mỗi khổ đểu có một nét tâm trạng buồn riêng và được mỏ theo không gian... Do vậy, có thể tiếp cận bài thơ theo từng khổ để tìm ra nét đặc sắc nghệ thuật riêng của Huy Cận.
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
I. Tư duy phân đôi của “Tràng giang”
Mở đầu bài thơ, tác giả khảm ngay một chữ “buồn” lên bức tranh phong cảnh: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” . Kết thúc bài thơ, tác giả buộc chặt, gói ghém mọi nỗi niềm trong chữ “nhở’: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” . Vậy ra, buồn nhớ là âm điệu chủ đạo cừạ, Tràng giang.
Tâm trạng ấy đã chi phối toàn bộ hình tượng thơ Tràng giang. Nhìn đâu đâu tác giả cũng chỉ thấy đơn lẻ {một), trống vắng (không một). Song nét đặc sắc nhất của bài thơ, điều khiến Tràng giang\à Tràng giang, một hình hài, một linh hồn thơ độc đảo và duy nhất là ở cách tư duy phân đôi. Đây là cội nguồn của nỗi buổn nhớ kia. Nó khiến cho Tràng giang vừa là một vừa là không một vừa chỉ còn một nửa (phân đôi) của cái tôi cái ta trohg dẩu bể cuộc đời...
Bài thơ chỉ xuất hiện hai chữ“mộf (củi một cành, một chuyến đò) song những hình ảnh trong bài thơ thì thường ở số ít hoặc gợi lên số ít: một con thuyền, một cồn nhỏ, một làng xa, một cánh chim... vậy nên âm hưởng chung của Tràng giang là đơn chiếc, cỏ độc, lẻ loi. Cảnh vật dưới đất thì xa lìa, cảnh trên trời thì bảng lảng (mây cao, núi bạc) lại được điểm xuyết bằng cánh chim trơ trọi, buồn xao xác, nghiêng cả chiều tà.
Hai khổ thơ đầu, Huy Cận giới tiạn sự vật vào một. Đến hai khổ cuối, ý thức đơn lẻ lớn hơn, rnạnh hơn và nỗi buồn nhớ càng da diết hơn nên lúc này xuất hiện không một, phủ định cả cái một trước đó (không một chuyến đò, không cầu, không khói). Điệp từ không vang lên, tạo sự trống vắng hiu quạnh vô cùng:
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Không phải đợi đến cuối bài thơ thì âm hưởng “Nhật mộ hương quan hà xứ thị / Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên
44
sông khói sóng cho buồn lòng mới xuất hiận mà ngay đấu bài thơ, hình ảnh “sóng gợn tràng giang” đã gợi trong ta cảm giác về khói sóng. Sự tương ứng đầu cuối của bài thơ đã mang lại cấu trúc rất chặt chẽ cho nó, khiến toàn bộ bài thơ là một hệ khép kín của sông, sóng, nưóc, thuyền, núi, mây, mặt trời, cánh chim, làng... Những khách thể nghệ thuật này được sắp xếp, liên tưỏng một cách đặc biệt theo dòng tâm trạng buồn man mác để đi đến cái kết là nhớ nhà. Đây là tâm trạng thực, tâm trạng chủ đạo của bài thơ. Nó kiến tạo hết thảy giọng điệu, điểm nhìn và cách lựa chọn ngôn từ thơ:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Mang tâm trạng nhớ nhà nên khi nhìn sóng gợn trên sông thi nhân mới cảm thấy buồn hơn. “Điệp điệp” ở đây vừa diễn tả những con sồng nhỏ cứ gợn hoài, tiếp nối nhau nhưng cũng vừa diễn tả nỗi buồn chồng chất. Bản thân “sóng gợn” không gây buồn (chẳng hạn trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng có gợn sóng: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tr, nhưng.đẩụ có buồn) mà chỉ tại “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’ (Truyện Kiều) thôi. "
Tiếp nối mạch nối cảm xúc chủ đạò nẫỷ, cón thuyền và sông nước trong thơ ca và cả trong đời thực hiếm khi xa cách nhau finà bây giờ lại hờ hững với nhau, Con thuyền xuôi mái nứồc sorìg sóng
Thuyền về nước lại sầu tràm ligả
“Nước lại sầu” : bây giờ không phải là sông buồn nữa mà cả dòng nước cũng buồn. Vậy nên củi trên tràng giang cũng chỉ là một cành,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Khổ thơ viết về thuyền, sông, sóng, củi. Chủ là dòng sông. Khách là con thuyền, cành củi. Chủ và khách đều chuyển động, nhưng cái động đó không mang lại sự gắn bó đầm ấm mà lại gây nên nỗi cô đơn vô tận trong sự li cách của chúng. Nỗi lạc lõng được gợi lên từ bốn động từ trong cả bốn câu: buồn, xuôi, sầu,
lạc. Chưa hết, chúng còn được kết thúc bằng những trạng từ nhằm làm tăng thêm bầu không khí u uẩn ấy. Nếu ở hai câu đầu là các trạng từ lấp láy; “điệp điệp” , “song song” gieo và lòng người nỗi buồn rợn ngợp, thì ỏ hai câu sau là các trạng từ hạn định, nhưng lại hoàn toàn phiếm chỉ: ‘1răm ngả, mấy dòng” nối tiếp thêm vẻ hoang mang, trống vắng kia. Hệt như cõi lòng thi sĩ, ngập trong cô đơn thương nhớ nhưng biết đi về đâu?
Câu thơ đầu của khổ thứ hai được lèn trong một cặp từ láy,
Lứ thơ cân nhỏ gió đìu hiu
“Lơ thơ’ diễn tả sự thưa thớt, mong manh, thường dùng để tả cây cối, lá cành,
(1) Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu, Tản Đà dịch.
4Õ
(Lơ thơ tơ liễu buông mành - Tniyện Kiều) chứ hiếm khi được dùng để tả “cồn nhỏ”. Với cách sử dụng định từ này, ta có thể hình dung được nhiều cảnh quan, liên quan đến “cồn nhỏ” , hoặc là nhiều cồn nhỏ lơ thơ (rải rác) hoặc là cồn nhỏ thưa thớt cây. Cách hiểu thứ hai có lẽ hợp lí hơn... Nhờ cách kết hợp từ như thế, tác giả đã sáng tạo nên những câu thơ giàu hình tượng.
Nhưng chưa hết, câu thơ còn cả một cụm chủ vị nữa: “gió đìu hiu”. Cụm từ này gợi nên âm hưỏng “Bến Phì đìu hiu” trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Các hình tượng thơ của Tràng giang thường được xây dựng theo nguyên tắc gợi lièn tưởng đến những hình tượng trong thơ ca cổ. Chính vì thế nên âm hưỏng thơ trầm mặc, trang trọng và linh hoạt vô cùng.
Câu thơ Tràng giang hàm chứa nhiều khả năng chủ vị. Do vậy dung lượng nghệ thuật và nội hàm câu thơ cứ tăng thêm. Đây là nét đặc biệt của Tràng giang. Bất cứ câu thơ nào của bài thơ cũng hàm chứa hai mệnh để, có khi độc lập, có khi r.gầm phụ thuộc, ta phải thêm từ vào thì mới rõ hơn kiểu tư duy phàn đôi càu thơ, Sóng gợn tràng giang / (sông hoặc tôi) buổn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái (chèo)/nước song song
Thuyền về / nưdc lại sầu trăm ngả
Củi một cành/(cành) khô lạc mấy dòng
Lơ thơ cồn nhỏ /gió đìu hiu...
Tác giả sử dụng biện pháp ngắt - tăng cấp, tạo nên sự chia cách, nhấn mạnh cảm giác cô đơn buồn bã. Bài thơ xuất hiện nhiều khách thể nghệ thuật, nhưng khách thể nào cũng buồn, không liên kết về tình cảm mà toa rập với nhau trong dửng dưng trước nỗi niềm bơ vơ của tác giả.
Chỉ có câu kết thì không trực tiếp chứa hai mệnh đề nhưng ngẫm kĩ thì nó vẫn được triển khai trên kiểu tư duy phân đỏi của bài thơ. Mệnh đề thứ hai ngầm ẩn. Đấy là khói sóng trong bài thơ Thôi Hiệu. Đọc câu thơ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” ta thấy hiện lên trong tâm trí mệnh đề ngược lại: có khói nhớ nhà. Dĩ nhiên sự hiện diện theo kiểu liên tưởng này chỉ xảy ra với những ai thuộc Hoàng Hạc làu. Nét tương đồng ở đây là khói sóng và nhớ nhà. cả Thôi Hiệu, Huy Cận đều nhớ nhà. Đừng nên vì không có khói sóng mà cho là Tràng giang buồn hơn Hoàng Hạc lâu. Mỗi bài thơ đều hay, đều buồn, đều đẹp. Nhưng cách thể hiện chúng thì khác nhau.
Vậy nên tinh chất đa mệnh đề của câu thơ, của tư duy thơ tạo nên sự hô ứng chặt chẽ, diễn tả cái buồn mênh mang trong hồn thơ.
Việc phân chia hai mệnh đề như trên chỉ dừng ở mức tương đối bởi ngay trong một câu thơ ta cũng có thể hiểu theo nghĩa của một câu trọn vẹn. Chẳng hạn xét câu, “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” thì “sóng gợn tràng giang” là chủ ngữ
46
của “buồn điệp điệp”. Tương tự “Củi một cành khô lạc mấy dòng” cũng có cấu trúc như câu thơ trên. Nhờ sự uyển chuyển trong cách kết hợp từ ngữ, đặt cảu này nên câu thơ Tràng giang có khả năng đề xuất rất nhiều trường nghĩa. Hiểu cách nào cũng có thể chấp nhận. Vậy thì khi tiếp xúc với văn bản, độc giả sẽ nhận thấy hình tượng thơ của Tràng giang rất linh hoạt và đa diện mạo đến mức khác thường.
Cụm từ ‘Ihuyền về nước lại” trong câu ‘Ihuyền về nước lại sầu trăm ngả” có thể hiểu theo cách ‘Thuyền về” là nguyên nhân làm “nưỏc lại sầu trăm ngả”. Chữ “lại” là trạng từ chỉ sự lặp: trước đó nước đã sầu bây giờ vắng thuyền nước lại thêm sầu. Nhưng đặt trong kết cấu “thuyền về nước lại” theo mạch ngắt của câu thơ,
(1) Thuyền về / nước lại / sầu trăm ngả
Hoặc (2) Thuyền về nước lại/sầu trăm ngả
Cách ngắt nào thì “sầu trăm ngả” cũng bị tách khỏi bốn từ kia nên chữ lại còn mang nghĩa của về (thuyền về bến, thuyền lại bến). Đến đây chủ thể của “sầu tràm ngả” có thể hiểu theo ba cách: “nước lạr, ‘Ihuyền về nước lại”, tôi (ta) hoặc bất kì ai cũng có thể đặt mình vào khung cảnh ấy để “sầu trăm ngả” . Dựa vào cách ngắt câu truyền thống và am hiểu sâu sắc tính đa nghĩa của ngôn từ, Huy Cận đã tạo nên một lan toả, giao thoa ngữ nghĩa độc đáo trong Tràng giang. Nhờ đó, người đọc dễ có chỗ đứng, dễ hoà với tâm trạng của chủ thể trữ tình của bài thơ.
Tràng giang là bài thơ tả cảnh và mượn cảnh ngụ tình. Bút pháp miêu tả của bài thơ trước hết, được mượn của hội hoạ. Nghệ thuật hội hoạ, như chúng ta đã biết là nghệ thuật không gian. Tràng giang là bài thơ chiếm lĩnh không gian. Điểm nhìn của bài thơ tiến dần từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ ngoại cảnh đến tâm cảnh... Thoạt tiên là những con sóng trên sông. Cái nhìn ỏ đây rất gần và rất kĩ nếu không nhìn kĩ thì sẽ không thấy “sóng gợn”. Tiếp đến là ‘Ihuyền” , là “củi”. Xa hơn là “cồn nhỏ” rồi cả bầu trời, sắc nắng trên sông. Khả năng quan sát ở đây thật kì lạ. Trời không cao như thường lệ mà là sâu, “sâu chót vót” . Sáu gợi lẽn không gian hẹp, do đó vị trí của thi nhân giữa đất trời lồng lộng lại hoá ra được hạn định bỏi nhũmg giới hạn nào đó, tuy vô hình nhưng tỏ rõ sức mạnh bền vững của nó. Bên cạnh đó, “chót v ó f lại là từ thường được dùng để miêu tả chiều cao và diễn tả sự chênh vênh song lại được Huy Cận dùng bổ nghĩa cho sâu. Cách kết hỢp này chưa bao giờ xuất hiện trong giao tiếp đời thường và cả trong thi ca trước Tràng giang. Thì ra, không gian ấy là không gian tâm trạng. Lấy sự mênh mông thiên địa để giam hãm một tâm hồn buồn nhớ, lấy cái sâu của đất trời để đo cái sâu của lòng người. Mang cái chót vót của vũ trụ để đôi nghịch với thăm thẳm của hồn người, tứ thơ nương theo cõi vô cùng để gieo nỗi niềm nhân thế.
vẫn những chi tiết, cảnh vật liên quan đến dòng sống, bầu trời nhưng được đặt trong thế đối,
47
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Xuống, lên, dài, rộng, bức tranh phong cảnh được mở ra cả bốn hướng. Danh từ đối với danh từ (nắng, sõng, trời), động từ đáp lại động từ [xuống, lén...). Hình thức thơ cân đối, hài hoà. Song trên nền phong cảnh ấy, tác giả tạo nên những động thái diễn tả sự chông chênh, lí tách không hoà hợp của đất trời sông nước: xuống, lên, chót vót, dài, rộng, cô liêu. Dùng động (âm thanh) để nhấn mạnh thêm tĩnh là đặc trưng của Đường thi<^*. Còn ở đây Huy Cận lại dùng hài hoà (âm điệu) để khoét sâu thêm sự ngàn cách.
Tuy nhiên, hình thức đối của Tràng giang vẫn thường bị phá vỡ quy tắc. ở hai câu thơ trên, “sâu chót vóf’ thì không đối với “bến cô liêu” cả về từ loại lẫn ngữ nghĩa tuy vẫn giữ quy tắc về đối thanh (bằng, trắc). Việc pỊjằ cách này cho thấy sự cách tân và tính hiện đại của bài thơ. Cái chót vót yà cô liệu ấy sở dĩ lạc lõng là vì chúng không thuộc về nắng trời, sông mà thuộc về (òng hgười, một người không hoà nhập nổi trong cảnh sắc ấy.
Không gian đến đây rộng mở hơn và tiếp nối mạch cô liêu ấy là bèo dạt, vắng bóng đò ngang, không cầu, chỉ bờxạnh tiếp bãi vàng... những miêu tả này vẫn nằm trên mặt đất, từ dòng sông, tác giả hướng tầm mắt lên bến bờ. Và đến khổ thứ tư thì không gian Thơ mới chiếm lĩnh độ cao: núi xa và mây cao. Chưa đủ, tâm hồn nhà thơ còn dõi theo cánh chim chiều mong gặp chút tri âm tri kỉ. Nhưng vạn vật và đất trời kia vẫn lang thang về miền vô định nên tâm hồn lữ khách vẫn mòn trong khắc khoải, nhớ nhung.
Sự vật xuất hiện với tần số cao nhung không có mối dây gắn bó. Tất cả tồn tại theo kiểu “Gió theo lối gió mâỳ đường mây” (Hàn Mặc Tử), bèo dạt mây trôi, nắng xuống, chiều lên, sông dài trời lạnh... những mảng không gian xa cách tịch liêu. Miêu tả không gian vận động, cái nhìn của thi nhân, vì thế không còn là cái nhìn của hội hoạ nữa mà đích thị là cái nhìn của điện ảnh.
Tác giả đã viện dẫn cả trời (mây cao), đất (bờ xanh, bãi vàng), sông (tràng giang), núi (núi bạc) để minh giám cho nỗi nhố của mình. Vậy nên cái buồn nhớ
(1) Chẳng hạn như trong bài Tông hữu nhân, Lí Bạch chỉ dùng mỗi tiếng hí của con ngựa ỏ cuối bài thơ để làm tăng vẻ tĩnh lặng của nỗi buồn li biệt khiến nỗi buồn càng buồn hơn. Bài thơ như sau: Thanh Sơn hoành bắc quách / Bạch thủy nhiễu đông thành / Thử địa nhất vi biệt / Cô bồng vạn lí chinh Ị Phù vân du tử ý / Lạc nhật cô'nhân tinh / Huy thủ tự tư khứ / Tiêu tiêu ban mã minh / ■
Dịch thơ: Tiễn người ban
Chắn ngang bắc quách non xanh / Dòng sông trắng xoá, đông thành chảy quanh / Bùi ngùi chốn ấy đưa anh / Mái bồng muôn dặm lênh đênh bến bờ / Người đi theo áng mây xa / Băn khoăn tinh bạn bóng tà khôn lưu / Vạy tay từ đấy xa nhau /
48
của Tràng giang là cái buồn nhớ mang tầm vũ trụ. Vì lẽ này mà không khí man mác của hồn thơ dễ dàng đồng cảm với bao nỗi nhớ nhung của hồn người khi đứng trước một khung cảnh, một đổi thay mà cõi lòng chưa dễ hoà hợp.
Tràng giang không có âm thanh mặc dù chính Huy Cận giải thích câu thơ Đàu tiếng làng xa vãn chợ chiều như sau; “Đâu đây vẳng lại đôi tiếng lao xao của buổi chợ chiều. Thật không gì vui bằng lúc chợ đông và buồn bằng khi chợ chiều tan tác, không có tiếng người thì cảnh vật hoang vắng và xa lạ. Đôi chút âm thanh của cuộc sống con người không làm bớt đi sự vắng lặng nhưng vẫn tạo được ít nhiều màu vẻ của cuộc sông” .
Có hai cách hiểu câu thơ này;
(1) Không có âm thanh: Đâu (có) tiếng làng xa vãn chợ chiều.
(2) Có âm thanh: Đâu (đây có) tiếng làng xa vàn chợ chiều.
Khi đưa ‘liếng làng xa vãn chợ chiều” vào Tràng giang, Huy Cận đã nghe àm thanh ấy trong đời thực nhưng vì câu thơ bắt đầu bằng chữ đâu đa nghĩa và đặt trong âm hưởng chung của bài thơ là đâụ có nên chúng tôi đề xuất cách hiểu theo lôgíc nội tại của bài thơ là: tâm hồn thi sĩ muốn vươn đến một chút âm thanh nào đó để khuây khoả nỗi niềm, nhưng vạn vật cứ mãi chìm vào vùng tịch liêu.
Trong khi đó, thời gian chỉ tập tmng vào một khoảnh khắc: chiều tối, với bốn tín hiệu: chợ chiều, nắng xuống, bóng chiều, hoàng hôn. Thời gian Tràng giang không vận động. Khởi đầu là bóng chiều và kết thúc cũng trong bóng chiều ấy. Khác với thi hào Vích-to Huy-gô, người thường chọn một thời khắc hoàng hôn (như
Mùa gieo hạt - buổi chiều, Đêm tháng sáu), và để cho thời gian vận động đến bình minh nhằm nêu bật phản đề bóng tối - ánh sáng, thì thời gian trong Tràng giang của Huy Cận ngưng đọng, bị phong kín trong sắc chiều vàng vọt. Màu chiều gợi nỗi buồn tê tái. cảm giác lạc lõng bơ vơ của nhà thơ vì thế càng trĩu nặng hơn.
Điểm tô thêm bầu tâm trạng bảng lảng, phiêu định trước đất trời ấy là hệ thống từ láy. Có lẽ Tràng giang là bài thơ sử dụng nhiều từ láy nhất trong thơ ca Việt Nam. Trong tổng số 16 dòng thơ (112 chữ) thì có đến 9 từ láy (18 chữ); điệp điệp, song song, lơ thơ, điu hiu, chót vót, mênh mông, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn\ và cả một từ láy đặc biệt: hàng nối hàng. Bốn trong số từ láy đó đứng ỏ đầu câu và bốn từ đứng ở cuối câu, chỉ một từ đứng giữa câu ỏ khổ cuối.
Lớp lóp mày cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cành nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng qué dợn dợn với con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Bố trí từ láy chủ yếu ở đầu và cuối câu thơ, Huy Cận càng làm tăng thêm nhạc
Tiếng kêu ban mã rầu rầu bên tai Ị (Trần Trọng Kim dịch)
49
tính cho lời thơ. Và âm hưởng bàng bạc, được láy ngay từ nhan đề Tràng giang vẫn tiếp tục được cộng hưỏng xuyên suốt cả bài thơ.
Tràng giang được cấu tứ dựa trên thị giác, song nhờ sử dụng nhiều từ láy nên độc giả vẫn bị mê hoặc bỏi âm điệu qua cái cấu tứ ngầm dựa trên thính giác nội tâm của nhà thơ.
Toàn bộ bài thơ không có lấy bóng dáng của một con người mà chỉ có thuyền, củi, bèo... Cuộc sống do vậy mà lênh đênh, thoi thóp. Mong tìm một chút hơi người thì chỉ có làng xa. Niềm ấm áp làng quê cũng không xua được cái lạnh đến tê tái của lòng người nên nỗi buồn nhớ vì thế càng nồng thêm.
Thi nhân bảo là nhớ nhà nhưng có lẽ nỗi buồn cao đẹp, không hề bi lụy ấy lại hướng đến một nỗi nhớ lớn lao hơn. Đấy là tâm trạng của bao lớp thanh niên yêu nước, được sinh ra và lớn lên trong cảnh cơ hàn của Tổ quốc dưới ách ngoại xâm. LÊ HUY BẮC
II- Tràng giang
Vào thuở hoa niên, chàng Huy Cận khi xưa hay sổu tắm thường đạp xe lên vùng Chèm, Vẽ... Nhìn cảnh sông nước mênh mông, Huy Cận chạnh nghĩ đến nỗi sầu nhân thế. Vậy là từ một dòng sông cụ thể, thi nhân đã dựng lên một dòng sông tâm trạng. Đó cũng là một dòng buồn man mác chảy từ ngàn xưa đến mai sau... Giọng thơ chủ đạo của thi phẩm là giọng buồn lặng. Nỗi buồn ấy tưởng như cựa mình rất khẽ, nhưng lại vây riết con người trong một biển sầu rộng lớn.
Ngay từ nhan đề của thi phẩm, người đọc đã thấy được sự tinh tế trong cảm quan không gian của Huy Cận. Hai âm ang có độ vang - mở được đặt cạnh nhau đã gợi lên hình ảnh một tràng giang rộng dài vỏ tận.
Bước vào Tràng giang là bước vào một không gian đầy sóng nước: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trảm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Câu thơ phảng phất phong vị Đường thi. Sóng gợn nhưng cũng là những dòng buồn gợn mãi trong cõi lòng Huy Cận. Hai chữ điệp điệp ở cuối câu vừa diễn tả được cường độ và trường độ của sóng - buồn. Trên dòng tràng giang bao la ấy, xuất hiện một cánh buồm nhỏ nhoi, thụ động. Trong thơ xưa, thuyền - nước thường gắn bó, liền kề. Trong thơ lãng mạn, nó bị tách chia, gợi niềm ly biệt. Thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường thế: các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách hững hờ bên nhau. Nó thiếu sự giao hoà, gần gũi. củi một cành khô lạc mấy dòng là một câu thơ được gia công nghệ thuật nhiều lần. Đây là một câu thơ có cấu trúc cú pháp hiện đại, một ẩn dụ có sức biểu đạt lớn. Huy Cận đáu có “miêu tả hiện thực’' về một cành củi phiêu dạt, nổi trôi, ông đang nói đến sự nổi nênh, cò đơn của một
50
thê' hệ, một lớp người trong đó có thi nhân. Tràng giang không phải là một bài thơ tả cảnh thông thường. Đó là một kiệt tác nói về nỗi cô đơn, nhỏ bé của kiếp người trong vũ trụ.
Khổ thơ thứ hai dựng lên một không gian hiu vắng. Ý thơ Chinh phụ ngâm hiện về trong câu thơ đầu: Non Kỳ quạnh quẽ trảng treo - Bến Phi gió thổi đìu hiu mấy gò. Thì ra cái đìu hiu của Huy Cận không hẳn là của hiện tại, nó vốn có tự ‘Ihời nào” thổi đến. Nỗi hiu vắng đã vượt qua mọi giới hạn thời gian, lan toả khắp không gian. Trong không gian ấy vọng lên một âm thanh mơ hồ. Đó không phải là tiếng vọng của một ‘phiên chợ vãn” nào cụ thể, mà là thứ âm thanh rung lên từ cõi buồn Huy Cận. Bởi thế, nó mơ hồ mà ám ảnh.
Hai câu thơ; Nắng xuống, trời lên sâu chót vót - Sông dài, trời rộng, bến cô liêu là một cách đo không gian độc đáo. Chữ sâu được dùng một cách xuất thần. Mỏ ra trước mắt ta một không gian ba chiều. Nhưng điều đáng nói là một chiều khác; không gian ấy được thu vào cái nhìn của một nỗi buồn vạn kỷ. Nỗi buồn vắng của ngoại cảnh hoá ra là ảnh xạ của nỗi buồn vắng nội tâm. Sông dài, trời rộng, bến cô liêu là nốt láy của đề từ nhằm khẳng định thêm sự vắng vẻ của không gian, sự đơn độc của con người.
Khổ thơ thứ ba đẩy nỗi cô đơn đến tuyệt đối qua hai lần phủ định. Bốn câu thơ mang bốn vẻ buồn khác nhau: 1- nỗi buồn phiêu dạt; 2- không một đò ngang giao nối đôi bờ; 3- không một chiêk: cầu giao cảm; 4- lặng lẽ hững hờ. Nếu để ý ta sẽ thấy mở đầu câu thơ thứ nhất của khổ hai là /ơ thd, mở đầu dòng cuối cùng khổ thơ thứ ba là lặng lẽ. Lơ thơ và lặng lỗ chính là cái nền cảnh của Tràng giang.
Trong không gian hiu vắng rộng dài ấy, mọi mối tương giao đã bị cắt lìa. Tất cả đều chìm vào cô đơn, hờ hững.
Tuy nhiên, vẻ đẹp của thi phẩm thể hiện rõ nhất trong khổ thơ cuối. Hai câu thơ: Lớp lớp mày cao đùn núi bạc - Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa dựng trên một không gian đối lập; một bên là không gian hùng vĩ tráng lệ, một bên là cánh chim nhỏ bé, cô độc giữa bầu trời, ở câu trên, Huy Cận học được chữ đùn trong câu thơ dịch của Đỗ Phủ: Lưng trời gợn sóng lòng sông thẳm - Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Câu thơ sau được xây dựng trên một thi liệu truyền thống: hình ảnh cánh chim chiều u ẩn. Dấu hai chấm trong câu thơ sau cho thấy mối quan hệ giữa cánh chim và bóng chiều. Nó tạo ra độ mỏ cho câu thơ; chim nghiêng cánh trút chiều xuống tràng giang hay bóng chiều đã làm chim nghiêng cánh? Trong thế đối lập, hình ảnh cánh chim chiều càng nhẹ mỏng, nó cũng nhỏ bé như sô' phận con người trong sự rộng lạnh của không gian.
Hai câu thơ sau xui người đọc nhớ đến hai câu thơ của Thôi Hiệu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhàn sầu
51
Nhiều người cho rằng Huy Cận buồn hơn Thôi Hiệu. Bản thân Huy Cận cũng tựttiấy thế. Song thực ra, khó có thể nói ai buồn hơn ai. Thôi Hiệu và Huy Cận là hai kiểu nhà thơ khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Sự khác biệt giữa họ là ở chỗ: nỗi buồn Huy Cận nằm sẵn trong hồn ỏng, nhìn đâu cũng thấy sầu, còn Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng mà nhớ quê hương. “Nhớ nhà” vì thế là một khắc khoải. Nó thể hiện sự cô đơn lạc lõng của con người và niềm khao khát tìm một chốn tựa nương. Tinh sông núi, tình quê hương đất nước kín đáo trong bài thơ là lớp nghĩa được nảy sinh từ sự mở rộng của nỗi khát khao này.
Viết Tràng giang, Huy Cận dùng từ láy và hình thức điệp một cách tài hoa. Nó khiến cho khổ thơ nào cũng như gợn sóng, gợn nước, từ đó tạo ra hệ thống hình ảnh nói về sự chuyển động bên trong, lặng lẽ nhưng da diết lạ lùng...
NGƯYẸN ĐẢNG ĐIỆP
III-Tràng giang
Nếu phương tiện di chuyển chính của n g i^ eh^ÂỊÌ^a;Xưâ là ngựa thì ở nước ta phương tiện di chuyển chính là thuyền. Đây l f CTO k^ạ n h á u giữa hai nền văn minh, một nền văn minh không có nước và một nền văn minh dựa vào sông nước.
Nước là một trong năm thứ thịết thân với áòi ồống của con người (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) mặc dù nước thực ra chỉ.là một khối chất lỏng. Nhưng chính sự hội tụ của nước làm nên suối, sông, đầm, hồ và biển cả. Con người dựa vào sông nước để tồn tại, quần tụ, nhỏ thì thành làng xóm; lớn là quốc gia, thế giới. Sông nước, con người vì thế, như gắij bổ cùng một bọc, nước vì thế vừa là chỗ để đi tới vừa là chỗ để trở về. - ,
Từ đó, nước hay sông nước trở thành đối tượng để con người khám phá ra chính mình, khám phá ra hiện hữu người trong cõi thế.
Quan hệ giữa sông nước với con người đến một mức độ nào đó thì tạo nên cả một nền văn minh dựa trên sông nước. Tức là dựa vào sông nước mà tạo nên nếp sông, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, tiếng nói rồi hướng tói sông nước mà sáng tạo thơ ca, tiểu thuyết, suy niệm triết học.
Một cách tự nhiên, sông nước trở thành đối tác để làm ăn sinh sống mà cũng lại là đối tượng của thẩm mĩ hay suy ngẫm triết học để con người gửí gắm những vui buồn của thân phận người hoặc triết lí về vị thẽ tổn tại của con người trong cõi vô thường.
Tràng giang là một trong số không nhiều thi phẩm tuyệt tác của phong trào Thơ mới. Trong tư cách là một bài thơ mới, Tràng giang có nhiều cách tân, tìm tòi mới mẻ. Chằng hạn, một phong thái diễn đạt cảm xúc mới, một điệu hồn sâu lắng, rỢn ngợp cô đơn của cái Tôi hiện đại, những cách tân trong nhịp thơ để tăng chất nhạc và những lựa chọn táo bạo về hình ảnh, ngôn ngữ gây ấn tượng sâu sắc.
Tuy nhiên, Tràng giang còn là một thi phẩm được viết trên tinh thần không 52
khước từ với truyền thống. Trái lại, tác giả vận dụng được nhiều nét tinh hoa của văn chương trung đại và tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại phù hợp với phong cách thơ giàu suy tưởng của chính mình.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tòi cỏ đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới.
Cò thể coi nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Tràng giang" là ở sự kết hợp hài hoà hai phẩm chất: màu sắc cổ điển và chất hiện đại.
1. Màu sắc cổ điển tmng “ Tràng Gianự':
Màu sắc cổ điển đâm đà, in dấu ấn toàn diên tao nên vẻ đôc đáo của môt bài Thơ mới. /
a/ Cổ điển ỏ nhan đề ^ Ị T - ‘ J
Bài thơ mới lại có nhan để bằng phữ Hán. “ T/ầợg” (một âm đọc khác của “trườnự’) gợi sự cổ kính. “ Gianự' ìà têrỉ‘chung đế' chỉ các dòng sông. Hai chữ này gợi một không gian cổ kính, traiỊg’trọng, bật ,hgát như tròng Đường thi, gợi nhớ câu thơ nổi tiếng của Lí Bạch: “Duy iợếẫ trường giang thiên tế lưư’ (Hoàng Hạc Làu
tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Ịàhg). *' * '
b/Cổ điển ở đề từ: ' ■ T
‘Bâng Hhuắng trời rộrịg nhớ sông dàỉ’.
Trời rộng gợi cảm giác yề sự vô biêh của vũ trụ. Sông dài tạo án tượng về cái vô cùng của không giản. Trờirộngyà sông dài mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của cọn người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang, bất tận của trời đất. Tâm trạng nàý từng được diễn tả một cách sâu sắc trong những vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh của Trần Tử Ngang trong Đảng u Châu đài ca:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
(Người trước không thấy ai
Người sau thì chưa tới
Ngẫm trời đất thật vô cùng
Một mình xót xa mà rơi lệ)
d Cổ điển ở tứ thơ sóng đôi
“ Tràng gianự’ được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi: 53
Có dòng “ Tràng gianự' thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và (cũng có) dòng “ Tràng gianự’ tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.
Tiếp cận Tràng giang trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điểu đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các tư. “nước”, “con nước”, “dòng” ... Thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợn” , “cồn nhỏ” , “bèo dạt’, “bờ xanh”, “bãi váng”...
Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp); Gió đầy tử khí: “đìu hiư’. Gợi nhớ đến câu: “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” (Chinh phụ ngâm); Bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liéư’; Nước với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu tràm ngả” .
d/ Cổ điển ở nghệ thuật đối ^
Màu sắc cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối của Đường thi nhưng khá linh hoạt và phóng túng.
Chẳng hạn: “Sóng gợn...”âổ\ với “Con thuyền...”; “Nắng xuống đối với trời lên...” ; “Sông dài dối wà'ị trời rộng. . . ^
Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai hệ thống hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hũu hạn của kiếp người: thuyền, củi, bến, bèo, cánh chim... và một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên tưởng về cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mày cao, núi bạc...
e/ Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưỏng cổ kính: (10 lần/16 dòng thơ, cách ngắt nhịp truyền thống: 3/4)
Hệ thống từ láy trải khắp bài thơ: “Tràng giang”, “điệp điệp”, “song song”, iơ thrf’, “đìu hiu” , “chót vór, “mênh mông” , “lặng lẽ” , “lớp lớp”, “dợn dợn” . Ngoài ra, tác giả còn sử dụng sáng tạo thi liệu của Đường thi với rất nhiều hình ảnh và chất liệu quen thuộc. Đặc biệt câu kết mượn thẳng ý thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc làu: “ Yên ba giang thượng sử nhân sầư’ (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai - Tản Đà dịch). Điểm khác biệt ở hai tác giả là: Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được gợi từ hình ảnh “khói sónự’ còn nỗi nhớ của Huy Cận không cần tác động của ngoại giới (Không khói hoàng hôn) vì đã là một yếu tố nội tâm thường trực. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản của hai cách phố diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ hiện đại. 2. Màu sắc hiện đại
Dù bài thơ Tràng giang có in đậm màu sắc cổ điển trên một số phương diện như đã phân tích thì hiện đại vẫn là nét chính của thi phẩm này. Bởi cảm hứng chủ đạo cíia bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của cái tôi cô đơn trước vũ trụ
54
được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới.
Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nỗi buồn đó được thể hiện đa dạng với nhiều cung bậc và hết sức tinh tế.
Ngay trong khổ thơ đầu, nỗi sầu muộn đã thấm vào cái nhìn cảnh vật. Tuy thuyền và nước “song song” nhưng “thuyền vê’ ngược hướng với “nước lạỉ’ gợi liên tưỏng về một sự ngổn ngang tràm mối trong lòng. Và hình ảnh gây ấn tượng chính là hình ảnh củi trong câu “Củi một cành khô lạc mấy dònự’. Theo lời thổ lộ của chính tác giả, trong bản thảo, ông đã băn khoăn nhiều, cân nhắc rất kĩ trước khi chọn hình ảnh này. Quả nhiên, chi tiết giàu chất thực đó mang đến cho cảu thơ một màu sắc hiện đại. Hình ảnh “cũr không chỉ tạo một ấn tượng mới mẻ mà còn gợi những liên tưởng và suy ngẫm vể kiếp người lam lũ, tủi cực, lênh đênh...
Mạch cảm xúc trong khổ thơ tiếp theo diễn tả nỗi ám ảnh về cái hờ hCmg, mất liên lạc giữa con người và tạo vật cùng cảm giác trống trải của tâm hồn con người trưốc cái thế giới hoang vắng với hình ảnh bóng cây “lơ thơ’ trên những cù lao nhỏ trơ trọi và ngọn gió hiu hắt buồn như thổi về từ nghìn năm trước, cảm giác trống trải trước một không gian hoang sơ, vắng lặng càng được tô đậm khi tác giả sử dụng nghệ thuật diễn tả cái động để làm nổi bật cái ffnh:
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều...
Câu thơ này từng gợi ra hai cách hiểu. Một, âm thanh vẳng tới mơ hổ như có như không của phiên chợ vãn ỏ làng xa khiến nhân vật trữ tình thấm thìa hơn nỗi cô đơn trước một không gian tĩnh lặng gần như tuyệt đối. Hai, đây chỉ là một ý nghĩ bất chợt, gần như một ảo giác do những mong mỏi thầm kín trong thẳm sâu hồn người vào khi chiều xê trong thời điểm tâm hồn rơi vào một nỗi cô đơn mang tính muôn thuở.
Nhưng câu thơ Nắng xuống trời lẽn sàu chót vót mới thực sự gây ấn tượng mạnh bởi cách sử dụng nghệ thuật tiểu đối, bởi lối dùng từ mới mẻ, táo bạo (cách dùng hình dung từ sâu chót vót thay cho cách diễn đạt thông thường cao chót vót) vừa mở ra chiều cao mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước một vũ trụ vô biên.
Nếu câu thơ vừa phân tích chủ yếu gợi ấn tượng rợn ngợp bởi nỗi cô đơn do chiều cao vô cùng của bầu trời đem lại thì câu thơ tiếp theo sử dụng nhịp 2/2/3 cùng hàm ý nhấn mạnh vào các tính từ miêu tả không gian: sông dàil trời rộngl bến cô liêu... nghe tựa như một tiếng thở dài đầy bâng khuâng và sầu muộn của cái tôi trước tạo vật hững hờ. Nỗi sầu muộn Jó sẽ còn tiếp tục gây ám ảnh trong khổ thơ tiếp theo khi cái tôi trữ tinh đối diện với một thiên nhiên gần như ngoảnh
55
mặt làm ngơ với bao nỗi niềm cần chia sẻ của con người;
Bèo dạt về đàu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Trong khổ thơ có những câu hỏi không thể có câu trả lời. Những câu hỏi như để khơi sâu thêm nỗi buồn, cảm giác hẫng hụt và đặc biệt là tình cảnh bơ vơ của cái tôi trước một thế giới không còn là nơi nương tựa quen thuộc như muôn nghìn năm trước nữa.
Trong khổ thơ còn có sự diễn đạt mang tính tăng cấp nhấn vào các ngôn từ mang tính phủ định khiến người đọc nảy sinh nhữhg liên tưỏhg và so sánh. Từ “khách vắng teo" của Nguyễn Khuyến qua “đã vắng người saóg những chuyến đò" của Xuân Diệu cho đến hàng loạt từ “không đò”, “khống dệư’, “lặng lẽ” của Huy Cận là cả một hành trình “càng đi sâu càng thấỵ lạnlf’ (Hoằi Thanh) của con người khi bước vào thế giới hiện đại. .t‘ ; ^ ' -r
Khổ thơ cuối diễn tả một sự đối lập caó độ giữa cotingười với vũ trụ. Cái mênh mông của không gian: “lóp lớp mày cằo đun núỊ bạơ' tíiơng phản gay gắt với hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ: bóng <ửìiệu sa*’. RÕ"ỉấrìgf' không còn là cánh chim mang tính nghệ thuật thuần tuý dủỷ mi nhữ trong bưốhg Ihi: “ Chiếc cò bay với ráng pha/ Sông xanh cùng với trời xà rnột màu - ỳương Bột “ hay cảnh “Bạch lộ song song phi hạ điền” (Đôi cò' trắng song song bay xuống cánh đồng - Thiên Tníờng vãn vọng - Trần Nhân Tông) nữa. Cánh chim ở đây chứa đựng cái tôi rợn ngợp trước hoàng hôn, gợi ám ảnh về cái hữu hạn của kiếp người trước cái vô hạn của tạo hoá. '
Nhu cầu tìm về một hình ảnh thân thương, quen thuộc sưởi ấm lòng người trong bối cảnh nỗi cô đơn đang ngập tràn tâm trạng như sắp dìm cái tôi trữ tình vào một nỗi buồn vừa mang tính muôn thuở vừa chưa từng trải qua bao giờ sẽ là một tất yếu. Đấy là lí do vì sao bài thơ kết thúc bởi hai câu:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhó nhà
vừa như chịu ảnh hưởng từ hai câu thơ của nổi tiếng của Thôi Hiệu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhàn sầu vừa như muốn đối lập với người xưa bằng lối bộc lộ cảm xúc trực tiếp theo phong cách của con người thời hiện đại.
NGUYỄN VẢN PHƯỢNG
56
ĐÂY THÔN Vĩ DẠ
HÀN MẶC TỬ
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I- Tác giả: Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. ông sinh ngày 22-9- 1912. Quê ỏ Lệ Mĩ, Đồng Hới, sau chuyển vào sống ở Quy Nhơn, ông từng làm ỏ Sở Đạc điền, làm báo, từng ra Huế vào Nam... ông mất vì bệnh phong ngày 11- 11-1940 tại Quy Hoà, Quy Nhơn. Thi hài ông được mai táng tại Ghềnh Ráng.
Làm thơ từ năm mười sáu tuổi, với nhiều bút danh - Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử, Hàn Mạc Tử... - Hàn Mặc Tử chỉ sáng tác trong khoảng mười hai nàm và để lại các tập thơ: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí... Sự nghiệp thơ ông tuy không thật đồ sộ nhưng đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí người Việt yêu thơ.
II- Phong cách: Có lẽ sự chống chếnh trong Đây thôn Vỉ Dạ, “ai biết tình ai có đậm đà?’ là dấu hiệu của niềm bi đát lớn.
Khi sự mất mát, tuy mất nhưng luôn hiện vổ ám ảnh niềm thơ,
Trời hdi! Nhờ ai cho khỏi đói!,
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng,
khiến không khí thơ có phần khác với bầu không khí ‘1rong làn nắng ửng khói mơ tan” , nhưng cái kết của “nắng ửng” vẫn một âm điệu bâng khuâng, tiếc nuối, Rồi mai trong đốm xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi,
bỏi dẫu cho đó là ánh nắng, là tiếng hát, là dòng sông... nhưng “dòng sông trắng” lại gợi âm hưỏng xa lìa,
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.
Màu trắng là màu sắc quyền uy nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Đấy là màu của kí ức, của cảm thức mất mát, xa lìa, đau đớn... đồng thời cũng là màu tinh khiết, thiêng liêng,... trong chốn hoài niệm, “màu” của lời tiên tri cho thân phận cá nhân và bao người trong uẩn khúc thời gian:
Tiếng ca ngắt. - Cành lá rung rinh
Một nường con gái trông xinh xinh
ổng quẩn vo xắn lén đẩu gối
Da thịt, trời ơi! Trắng rỢn mình. {Nụ cười)
Còn đây là sắc trắng trong khối duyên tình lỡ khi Em lấy chồng: 57
Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em 'ấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lê để thả cái hổn thơ
để rồi trong cơn thác loạn của bệnh tật, khi cái chết cận kề, “Ma-ri-a lihh hồn tôi” ... tất cả như phân chia thành hai vùng sáng - tối, đôi mảnh tâm trạng, nỗi khao khát được hoà nhập nhưng lại đầy lo âu, rụt rè,... nhưng đều chịu sự chi phối của một dự cảm, một thực tiễn mất mát - chia lìa; Đây thôn Vĩ Dạ không phải là ngoại lệ.
Hàn Mặc Tử sáng tác thơ theo lối Đường luật, Thơ mới và đặc biệt là cả thơ - văn xuôi. Lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra rất xuất sắc. Sự đa dạng trong thi pháp thơ đã khiến ông trở thành đối tượng quan tâm hàng đẩu của các cây bút phê bình nổi tiếng ở thời ông và thời sau. Người ta so sánh thơ ông với các phong cách lỗi lạc của thơ Pháp như Tượng trưng (Bô-đơ-le), Siêu thực (Ang-đrê Bre-tông). Đảy là vinh dự lớn đâu chĩ riêng cho Hàn Mặc Tử mà còn chung cho cả nền thi ca hiện đại Việt Nam.
III- Xuất xứ; Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ điên (1939). Tác phẩmđược xem là cung đàn êm ái trong bản nhạc đời đầy mất mát, phiền muộn của Hàn. Tác phẩm ghi nhận dấu ấn thiên tài của nhà thơ trên chất liệu ngôn từ.
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM
I- Đặc điểm lời thơ của “ Đây thôn Vĩ Dạ”
Đáy thôn Vf Dạ là một trong số ít những bài thơ hay nhất viết về Huế. về Vĩ Dạ. Không như Trần Thi Nhã Ca, “tôi lớn lên bên này sông Hương” (Tiếng chuông Thiên Mụ) để rồi cuốn theo dòng đời và phút chốc giật minh hoài niệm, Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm bào
Cơm áo dạy mâm ăn lơ nói lào
Cửa từ bi xưa mất dấu đứa con hư.
Hàn Mặc Tử không sinh ỏ Huế. Thi sĩ chỉ là khách qua đường, đến rồi đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm đẹp, chưa phôi pha như ngày Huế đẹp. vẻ đẹp của Thôn Vĩ, nửa nông thôn, nửa thành thị chưa phai dấu kinh thành và cả tình người cũng mang mang trong cảnh sắc ấy. Lịch sử và con người của một thòi điểm, một vùng đất, một giao thoa độc đáo đã được Hàn Mặc Tử phát hiện, nhưng không phải ở ngay đất Huế, ngay thời điểm ấy mà phải lùi xa trong không gian, thời gian, chìm lắng rồi chợt thức để thơ trào lên sóng bút. Và thế là một hình bóng cũ, một hoài niệm - nhờ tấm bưu ảnh - đã lên tiếng, nhẹ nhàng và tinh khôi như mối tình e ấp, chưa kịp ngỏ lời...
Quá trình sảng tác thơ của Hàn Mặc Tử, nói như Phan Cự Đệ là “đã đi một chặng đường dài lừ Cu điển qua lãng mạn rồi từ lãng mạn chuyển nhanh sang tượng trưng, siêu tnực...” . Trong thế giối ấy, Bày thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử.
58
Kể từ cải cách giáo dục'1991, Đây thôn Vỉ Dạ được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông. Từ ng'ày ấy và ngay cả trước đó khá lâu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều cách tiếp cận nhằm khai thác tối đa giá trị thẩm mĩ của bài thơ. Việc làm đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên ở phổ thông. Tuy nhiên, từ bấy đến nay, một vướng mắc tưỏng chừng đơn giản nhưng khiến không ít giáo viên lúng túng khi chuyển giảng bình từ khổ thứ nhất sang khổ thứ hai và thứ ba, lúc xuất hiện sự đột biến mạnh của tư duy thơ. Đa số giáo viên đều hiểu đúng rằng khổ thứ hai là sự nới rộng không gian thơ, cảm xúc thơ... song cơ sỏ có sức thuyết phục tối ưu của chuyển biến đó thì vẫn cứ mãi gây nhiều tranh cãi. Bài viết này, dựa vào đặc điểm lời thơ, chúng tôi thử dưa ra một cách !í giải, qua đó khẳng định thèm những đóng góp của Hàn Mặc Tử và đề cập đến Oiột số đặc trưng của lời thơ hiện đại trong việc đối chiếu vdi lời văn xuôi hiện đại.
Giọng điệu ngân lên từ giây phút ban đầu của tác phẩm thơ ca nói riêng hay vàn bản nghệ thuật nói chung là cực kì quan trọng. Nó sẽ giữ âm hưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ hành trình của tác phẩm, về sau, dẫu văn bản có xuất hiện nhiều dạng vẻ âm thanh, đến thế nào chăng nữa thì ý thức sơ khỏi vẫn chi phối mạnh cấu thanh ấy. Từ lời trực tiếp của đối tượng trữ tình (Hàn Mặc Tử không dùng dấu trích dẫn song độc giả vẫn phân biệt được): “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” , chúng ta xác định được chủ thể của phát ngôn: một “cô em” nào đó đang trách hờn “anh” - chủ thể trữ tình của bài thơ. Trong ba câu tiếp theo của khổ thơ đầu, cáu thứ hai rất đặc biệt bởi “Nhìn nắng hàng cau” là lời giải thích cho nguyên nhân trách dỗi “Sao anh không về” còn “nắng mới lên” có thể ngắi thành một câu độc lập. Câu thơ thứ nhất đã trọn vẹn nhưng dư âm của chủ thể “anh” vẫn lan truyền sang bón từ đầu của câu thứ hai, làm chủ ngữ cho một li do hết sức thơ: Chỉ nhìn nắng thôi ư? Tính chất vắt dòng của lời thơ về mặt ý tưởng phát ngôn đã để lộ rõ ràng âm điệu và đặc điểm lời của cô gái. Ba tư còn lại “nắng mới lên” là lời của cố gái hay lời của chàng trai? (ở đày được hiểu như chủ thể trữ tình của bài thơ). Hiển nhiên đấy là lời của cô gái nhưng đã ít nhiều nhập với giọng của tôi - trữ tình, đã thấp thoáng bóng hình của người thứ hai. Phát ngôn này giữ vai trò then chốt, mở đường cho ý thức tôi - trữ tình xâm nhập mạnh hơn vào lời của đối tượng trữ tình:
Vườn ai mướt quá xanh như nqọc.
Lá táic che ngang mặt chữ điền.
Lời miêu tả thôn Vĩ của cô gái hay dòng hồi tưởng của người đi xa? Thật khó phản biệt. Tính chât giao thoa đã gia tàng cường độ, song xét trong chỉnh thể ngữ đoạn thì lời cô gái vẫn cỉiiếm ưu thế.
Khổ thứ hai bắt đầu bước chuyển biến mới về chất, vẫn là dòng hồi tưởng ở nhân vật trữ tình nhập vai, kỉ niệm tràn về mãnh liệt đến nỗi, từng bước lời của chàng trai lan toả, ken đầy cả không gian:
Gió theo lối gió mây ơường mày.
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
59
để cuối cùng xúc cảm trào dâng xóa tan ranh giới từng câu thơ độc lập, tạo tứ mênh mang theo dòng trăng:
Thuyền ai đậu bến sông trảng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Lời của cô gái? Bóng hình nàng giờ chỉ còn dư âm trong tâm thức chàng. Tiếng nói của nàng dần lịm tắt. Để kết cục, rung động thiết tha của nhà thơ - người mà lúc này kỉ niệm tràn ngập trong hồn - đã khiến ngôn từ dường như hoàn toàn thuộc quyền sỏ hữư của chàng:
Mơ khách đường xa khách đường xa
áo em irắng quá nhìn không ra
ở đày sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Trở lại câu thơ thứ hai: “Nhìn nắng hàng cau...” , như chúng ta đã xác định, chủ thể của lời thơ là “em” và giọng của người con gái chiếm ưụ thế. ở câu thơ thứ chín: “Mơ khách đường xa” nếu tách khỏi văn bản thì chủ thể phát ngôn của lòi thơ có thể là cỏ gái hoặc chàng trai. Song bỏi câu thơ sau xuất hiện tín hiệu “áo em” nên nó đả quy định lời ấy là lời của chàng trai. Nhưng nếu chúng ta cho rằng khổ thơ cuối hoàn toàn không có bóng hình người con gái thì chưa hẳn đúng. Xét về cấu trúc, hai câu thơ rất giống nhau, các yếu tố lặp (“nắng” , “khách đường xa”) ngoài giá trị nhấn mạnh, làm tăng niềm day dứt nhớ thương nó còn gợi sự hiện diện của cả hai chủ thể đan lồng qua cách nói. Khi chủ thể trữ tình lặp lại cấu trúc lời của bạn gái th'i lúc ấy bórig dáng nàng, tiếng nói nàng đã chi phối hành vi lời của chàng.
Tính chất lặp cấu trúc còn được thể hiện ở hai lời thơ đầu và cuối thông qua dụng ý bỏ lửng câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ (?)” , “Ai biết tình ai có đậm đà (?)”. Một tình cảm tha thiết, tình yêu hay có thể chăng là một lời nguyền?... cùng một lối nghi vấn, xuất hiện hai chủ thể độc lập khác nhau nhưng trong lời nhắn gửi đó chàng vẫn bên nàng, ngược lại và vĩnh viễn.
Chỉ có điều chuyển dịch từ “em” sang “anh”, chủ thể thay đổi xui giọng điệu cũng biến chuyển theo. Quá trình đó làm nảy sinh lời nửa trực tiếp trong bài thơ. ở đây dòng nội tâm của “em” lan toả trong “tôi” cùng cất lên lời cho quá trình tan rã, quy hợp của phức điệu cảm xúc, phức điệu ngôn từ. Toàn bộ bài thơ, trừ câu đầu tiên là lời cúa cô gái và câu cuối cùng là lời của chàng trai, mười câu thơ còn lại được đóng khung ấy là sự khuếch tán âm thanh của lời trực tiếp sang lời gián tiếp. Tiếng nói của hai chủ thể cùng ngân lên trong cùng vỏ ngôn từ. Qua đó, độc giả có thể cảm nhận được tình cảm thầm kín đâu chỉ của tôi - chủ thể mà còn của tôi - khách thể trữ tình. Tính chất giao thoa giọng điệu đã làm cho hình tượng thơ dàn trải mông lung.
Du nhập lời trực tiếp của đối tượng trữ tình vào ngôn từ thơ không phải là của 60
riêng Hàn Mặc Tử. Đọc Truyện Kiều ta bắt gặp không ít lần chủ thể phát ngôn xuất hiện trực tiếp trorig tác phẩm; “Nàng rằng” , “Từ rằng”, “Chàng rằng”... Đến cả Sở Khanh cũng đòi lên tiếng; “Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!” . Xa hơn nữa, lời trực tiếp còn xuất hiện trong Đường thi. Với 77 bà hành của Bạch Cư Dị, chúng ta có lời của ca kĩ:
Rằng Xưa là vốn người kẻ chợ.
Cồn Hà Mõ trú ở lãn la”
Tuy nhiên, các dạng lời trên đều thuộc phạm trù ‘Irữ tình điệu ngâm” (Trần Đình Sử). Điều này có nghĩa, tiếng nói trực tiếp khi đưa vào thơ đã bị chi phối hoàn toàn bởi tầm quan sát của tác giả. Cụ thể hơn là ở hình thức lời thơ, thể thơ... Do vậy nó chưa thể hiện sức sống riêng, giọng nói riêng. Đến Hàn Mặc Tử lời thơ trực tiếp đã rất gần với iiếng nói ngoài đời. Có thể xem nó hoàn toàn trùng khít với những giao tiếp ngày thường: “Sac anh không về chơi thôn Vi?” Phát ngôn này nếu tách biệt độc lập thì mấy ai bảo đó là lời thơ?
Hình thức của bất kì loại thể sáng tác nào cũng sẽ già cỗi đi trước thời gian, còn những giao tiếp đời thường, dường như ít biến động. Có chăng đi nữa thì tiến trình lão hoá của nó chậm hơn nhiều. Đưa lời trực tiếp theo phong cách riêng của mình vào thơ, Hàn Mặc Tử đã thực hiện thao tác hiện tại hoá giọng điệu. Đặc điểm này khiến Đây thôn Vỉ Dạ không chỉ hướng đến một đối tượng, một thế hệ; không chỉ nói cho quá khứ cho thực tại mà còn cho cả tương lai.
Trong phong trào Thơ mới, về phương diện lời trực tiếp, Hàn Mặc Tử không phải là người đi tiên phong. Tình già của Phan Khôi - thi phẩm khơi dòng cho thi ca hiện đại đã đặt nền móng cho bước phát triển này: “... hai cái đầu xanh,'kề nhau than thở: ô i đôi ta, tinh thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không
đàng” . Về sau còn có Xuân Diệu với Lời kĩ nữ, Vũ Cao với Núi đôi... Là quy luật tất yếu của lô-gích xúc cảm, thơ trữ tình dẫu tiếng nói ban đầu có thuộc về lời của người khác thì tiếng nói cuối cùng vẫn thuộc về chủ thể trữ tinh. Đâu chỉ riêng Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu trong phần kết của Lời kĩ nữ. “Mắt run mờ kĩ nữ thấy sông trôi / Du khách đi du khách đã đi rồi...” là lời miêu tả tâm trạng ki nữ của tôi - trữ tinh. Phan Khôi tinh quái hơn ở vị thế của người quan sát “Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi” {Tinh già).
Do đặc trưng của loại hình quy định: thơ là tiếng lòng, là “khoảnh khắc thăng hoa” tâm hồn chủ thể, nên tính chất nhập vai của tôi - trữ tìtih dần dần nhường bước cho tôi - bản ngã đích thưc xuất hiện. Lời trực tiếp được đưa vào tác phẩm sẽ bị nhược hoá, hoà tan trong giọng điệu của tôi - chủ thể trữ tình. Tính chất này không chỉ tạo dựtig nên lời nửa trực tiếp cho Đáy thôn Vỉ Dẹ, mang lại âm hưởng “lạ” cho khổ thơ thứ hai mà còn mở rộng phạm vi của kiểu lời thơ đến ranh giội lời đa thanh của văn xuôi hiện đại. Có điều ở văn xuôi, lời gián tiếp của người kể chuyện xâm nhập vào lời trực tiếp của nhân vật, để tiếng nói cuối cùng thuộc về nhâri vật thì ở thơ trữ tình, quá ìrình ấy diễn ra theo chiều ngược lại. Lơi trực tiếp
61
của nhân vật (hay của tôi - nhập vai) bị lời của chủ thể tôi - trữ tình (của người kể chuyện) lấn át. Cuộc viễn chinh ấy không ồn ào, đột ngột. Nó thể hiện bước biến chuyển chầm chậm dòng nội tâm theo quy luật tăng trưởng cảm hứng trữ tình. Lời ở văn xuôi thường không nhất thiết phải như vậy.
Thay đổi lời thơ tư trực tiếp sang gián tiếp, các bình diện hình thức khác cũng biến chuyển: theo không gian từ cận cảnh (cô gái, thôn Vĩ...) đến viễn cảnh (con thuyền, bài bắp, gió mây...), qua hành trình thời gian: sáng (nắng) đến hoàng hôn khi sương mù giăng toả xóa nhoà bóng hình... Đến cả con người và tình cảm cũng biến thiên, nhẹ hơn, loãng hơn, ngỡ chừng như chợt tan trong khoảnh khắc. Nhờ sử dụng kiểu ngôn từ đặc biệt này mà Hàn Mặc Tử đã thực hiện được điều kì lạ: kết nối độc đáo các sự vật, hiện tượng, không gian, thời gian... ở cách xa nhau, ngỡ khống thể ăn nhâp nhau, lại hoà hợp tuyệt vời trong hồn thơ.
Từ “em” qua ‘1ỏi” điểm nhìn tịnh tiến từ xa đến gần để rồi xa thêm bỏi hai đại từ “ai” ỏ cuối bài thơ. “Ai” tượng trưng cho bao lớp người? “Ai” mang bao tầng ý nghĩa? Đọc câu thơ độc giả dễ nhận ra “ai” đầu tiên là ai - đối tượng trữ tình. “Ai” thứ hai trùng với tôi - trữ tình. Con đường vận động của các đại từ nhân xưng của bài thơ đi từ “em” đến ‘1ôi” rồi qua ‘1a” (ai). Diễn đạt theo cách khác rằng tôi - trữ tình của bài thơ bắt đầu từ tôi - nhập vai đến tôi - trữ tình và sau rốt là tôi - phân vai để hoà nhập “em” trong ‘lòi” và ‘1ôr trong cộng đồng, trong vũ trụ bao la vĩnh hằng thường biến. Với đặc tính chuyển dịch này Đây thôn Ví Dạ dẫu thuộc dòng thơ hiện đại nhưng yếu tố cổ điển vẫn còn ẩn náu. Phảng phất đâu đấy là âm ba của một bài thơ Thiền đời Lí, chàng Thôi Hộ trước cổng thành Nam trang, phong vị của Lương Châu Từ (Vương Hàn) và cả Biệt Đổng Đại của Cao Thích. Niềm nhung nhớ, tiếc nuối song chẳng thể nào níu giữ - Em vẫn đó. Em trong vòng tay, trong kí ức và em đã xa. Đâu còn nữa thời hoa mộng. Giờ đã tan nhạt nhoà ào giác. Trống vắng bảng lảng như sương khói chiều hôm.
Tính chất cổ điển trong bài thơ còn được bộc lộ qua hệ thống tính từ. Khác với Xuân Diệu, Huy Cận... hay ngay cả ở một số bài thơ khác của mình, Hàn Mặc Tử ít sử dụng tính từ trong Đây thôn Vỉ Dạ. cả bài thơ ch] vẻn vẹn sáu tính từ (mướt / mờ / đậm đà / trắng / xanh / buồn thiu). Như thế, tính chất, trạng thái của sự vật hiện tượng được toát lên từ chính bản thân chúng trong mối quan hệ với ngữ cảnh. Chẳng hạn ở bài thơ này dòng sông gợi màu xanh, ánh trăng màu vàng, bãi bắp trổ hoa gợi màu xám trắng... Đặc điểm này thơ cổ điển sử dụng nhiều bởi tính từ về mặt chức năng rất dễ cá thể hoá đậm nét tôi - trữ tình. Điều mà lúc ấy chưa được cộng tíồng chấp nhặn.
Từ lời trực tiếp biến tấu trong lời nửa trực tiếp để lời gián tiếp xuất hiện, chất giọng rạn vỡ, bièn giới của các loại hình ngôn từ rạn vỡ, vừa hiện đại vừa cổ điển, cách tân và duy giữ... tất cả đã tạo nên nét đặc trưng độc đáo cho Đáy thôn Vỉ Dạ. Đặc trưng lời thơ ấy cũng là đặc trưng của lời vàn xuôi hiện đại (theo chiểu ngược lại), đặc biệt là tiểu thuyết. Sự đổi thay này có lô-gích riêng của nó, suy cho cùng đó là lố-gích của sư vận động các loại hình lời thơ trong ý thức của tôi - trữ tình.
62
Xưa nay chúng ta quan niệm một số kiểu lời, giọng điệu nhất định nào đó sẽ là những phạm vi độc quyền của một trong hai loại hình trữ tình hoặc tự sự. Trong đó tự sự có thể bao quát hầu như tất cả các bình diện, chẳng hạn như ba loại lời: trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp: tất cả các kiểu giọng điệu: mỉa mai, châm biếm, thiết tha, vô cảm... trong lúc đó khiêm nhường hơn, loại hình trữ tình chủ yếu chiếm lĩnh kiểu lời trực tiếp của tôi - trữ tình nên kiểu giọng “độc thoại” là hệ lụy bất khả tránh.
Với Đây thôn Vĩ Dạ tình hình khác hẳn. vẫn trên nền cơ bản của loại hình trữ tình, nó đã hấp thụ tất cả các phương diện ở lời, ỏ giọng điệu của ngôn từ nghệ thuật. Phải chăng đây có thể là một ngoại lệ trong hệ thống lí luận của M. Ba-khơ tin khi ông quan niệm, đặc trưng giọng điệu vốn có của thơ trữ tình là “độc thoại”, (đơn âm)?
Tác phẩm văn học, dẫu có bao nhiêu biến thể giọng điệu ở cấp vi mô thì vẫn chịu sự thống tri bằng một giọng duy nhất ở cấp vĩ mỏ (giọng trữ tình, giọng tự sự...). Đây thôn Ví Dạ là một bằng chứng. Lời thơ vừa trang nhã, tha thiết, vừa mãnh liệt táo bạo pha lẫn chút dỗi hờn; với sự hài hoà độc đáo của truyền thống và cách tân được biểu hiện qua nhiều kiểu lời thơ nhưng giọng điệu của tác phẩm vẫn là giọng điệu trữ tình duy nhất. Ngẫm cho rốt ráo, lời của “em” hay “tôi” cũng là sự phân thân của tôi - trữ tình. Do vậy tiếng nói của bài thơ đã được định hướng trong trường xúc cảm thống nhất. Song cũng đừng vì điểu này mà kết luận rằng thơ trữ tình chỉ có một giọng duy nhất. Tính đa thanh của cuộc đời, của khoảnh khắc íung động CLia nhà thơ sẽ in dấu ấn trên chất liệu ngôn từ khi nhà thơ cố tình đua vào thi phẩm nliiều giọng khác nhau.
Càng phát triển, tính chất giao thoa giữa các loại hình sáng tác càng mạnli. Phá vỡ biên giới, xâm nhập các giọng điệu không có nghĩa là hủy diệt loại thể, mà chỉ tạo nên diện mạo mới trong khuôn khổ thể loại đả được định hình. Từ góc độ ấy, Đáy thôn Vỉ Dạ xứng đáng là mội trong những bài thơ tiêu biểu cho một thế hệ mới, tiếng nói mới trên diễn đàn thơ ca Việt Nam và thơ ca hiện đại nói riêng.
LÊ HUY BẮC
II - Trầm tích thời gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ”
Thông thường, thi nhân sáng tác theo hai cách: hoặc là đối cảnh sinh tình - trực tiếp sáng tạo, hoặc là từ một kỉ niệm được lưu giữ trong kí ức nhờ một cú huých gợi nhớ nào đó ở thực tại nên thơ chợt hiện. Đây thôn Vĩ Dạ ra đời theo cách thứ hai này. Nhà thơ viết về thôn Vĩ thông qua kí ức, sự hoài niệm về một khoảng trời thơ mộng lúc ông đã bị bệnh, sống ở Quy Nhơn, rất xa huê và Vỉ Dạ.
Ngay nhan đề bài thơ cũng đã gợi lên cái kỉ niệm được đành thức ấy: Đày thôn Vỉ Dạ. Nhan đề này giống nhan đề một bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu Đày mùa thu tôi. Hai ctiữ “đ â /’ án ngự ngay vị trí đầu tiên ấy đều bộc lộ sự thảng thốt,
63
ngỡ ngàng trước không gian, bộc lộ nỗi khát thèm neo giữ trong bất lục khoảnh khắc thời gian trong dòng chảy trôi của nó. Chỉ có khác, mùa thu của Xuân Diệu là
thu thực tại, nhà thơ chứng kiến cảnh vật ngay trước mắt. Trong khi đó, thôn Vĩ của Hàn Mặc Tử là thôn v r của quá khứ, một khung cảnh chìm sâu trong trầm tích thời gian.
Vì lẽ đó, bài thơ bao gồm ba khổ lại diễn tả ba khung cảnh, ba trạng thái tâm lí khác nhau. Đấy là các mảng thời gian đồng hiện theo lôgíc của một trạng thái bất an, đầy âu lo. Có hình bóng người con gái, hẳn đấy là Hoàng Cúc, người gửi tấm bưu thiếp để khuấy động hình ảnh xưa trong lòng Tử, hoặc là một cô bạn nào đó. Sở đĩ ta có thể khẳng đnh như thế bởi vì bài thơ xuất hiện hai tín hiệu: anh (sao anh) và em (áo em). Một khi đã xuất hiện từ xưng hô anh thì chắc chắn phải có một ai đó ngoài nhà thơ. Lại nữa, Hàn Mặc Tử thì không thể tự hòi mình rằng “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?\ Nếu Tử tự hỏi mình như thế thì thật là phi lí.
Lớp trầm tích thứ nhất của thời gian được “bong ra” qua khổ thơ đầu. Một khung cảnh đẹp, ngập tràn trong nắng sớm, có hàng cau, có khóm trúc, có cả vườn cây trái “xanh như ngọc” và hẳn là có cả bóng hình người con gái yêu kiều nào đó (mặt chữ điển)'’>. Thôn Vĩ hiện lên qua nét vẽ phác nhưng thần thái của nó thi được lưu giữ muôn đời trong cái “nắng hàng cau nắng mới lẽn” kia. Bức tranh có hai gam màu, đều là màu sảng chói: màu nắng mới lên và màu xanh như ngọc. Phải là chói sáng như thế thì mới có thể xuyên qua lớp thời gian để phô diễn ở thực tại. Phải là chói sáng như thế thi mới là cảnh vật của kí ức, của những kỉ niệm bị phong toả trong lãng quên bỗng chốc ốa vỡ, lộ diện. Lớp trầm tích về không gian thanh bình ấy nói cho chúng ta hay về tình cảm tha thiết của thi nhân với cuộc sống, với mảnh đất kinh kì nơi hằn in cả thời hoa mộng của mình.
Vậy mà chốn thần tiên ấy bỗng chốc vỡ tan, khối trầm tích thứ hai không còn nguyên vẹn mà cả màu tươi sáng bỗng chuyển nhanh sang sắc tái tê sầu thảm. Cảnh vật lúc này đã dời từ đất liền xuống sõng (dòng nước, con thuyền) rồi rộng mở ra cả bầu trời để hóng theo mây, theo gió. Phải chàng sự chuyển dời của gió của nước (trái ngược với sụ đứng im của nắng của cây ở khổ trước) là hiện thân của dòng chảy thời gian mà đích đến của nó là cái chết của sự sông đã mang lại tâm cảm sầu đau đó? Thời gian thì mới vừa sáng đấy thôi (nắng mới lên) vội chuyển ngay sang buổi tối (chỏ trăng về). Dấu đứt gãy của thời gian diễn tả sự biến động sâu sắc của hồn người. Thi nhân vừa háo hức bao nhiêu trước cảnh đẹp của vườn cây, thì lại càng tuyệt vọng đau xót trước trời nước mênh mông. Cũng là miêu tả cảnh vật nhưng khối trầm tích thứ hai này đã vụn vỡ trong bi thương.
ở khổ thơ đầu, thi nhân ngóng chờ sự hội ngộ, và tin rằng sẽ hội ngộ. Câu hỏi “Sao anh không về?” đống nghĩa với lời khẳng định “anh đã về” bỏi anh đã nhớ, đã sống trong cảnh huy hoàng của quá khứ xưa.
(1) Dân gian có câu; “Mặt má bầu ngó lâu muôn chửi / Mặt chữ điền tiền rưõi cũng mua”. Hàm ý mặt người con gái dạng chữ điền là phúc hậu, tốt cho chồng, con.
64
Nhưng ngay sau dấu hỏi (mặt chữ điền? - vẫn không rõ gương mặt ấy, phải chăng là tại gương mặt nhạt nhoà của phai tầng kí ức?) hình bóng người xưa đã biến mất, tựa như tuổi xuân sắc, sức lực,... chỉ còn đây căn bệnh phong quái ác và sự xa lánh của đồng loại cũng như tự xa lánh trước đồng loại;
Gió theo lối gió mày đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Điệp gió, mây để nhấn mạnh sự chia lìa, tan tác, tâm trạng thi nhân là cả khối trống hơ trống hoác, rỗng như đất trời không mây gió. Ngay đến cả dòng sông vốn hồn nhiên và vô tư cũng trở nên buồn bã. Chiếu ánh nỗi buồn của thi nhân đã toả phong lên vạn vật. Ngay đến sự chuyển động (hoa bắp lay) cũng không làm khung cảnh đó vui lên, sống động hơn.
Cung trầm tích buồn còn có cả ánh trăng toả chiếu. Vì dòng nước buồn (không chỉ buổn mà còn buồn thiu) nên trăng với nước cũng chẳng thể nào vui được. Nỗi cô đơn rỢn ngợp [mà có lần Xuân Diệu từng hoảng hốt: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo / Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da” (Lờ/ kĩ nữ)], nhưng thi nhân vẫn gắng gượng qua thoáng mong chờ mong manh:
Thuyền ai đậu bến sông trảng đó
Có chỏ trăng về kịp tối nay?
Cũng là những câu hỏi không lời đáp, trống vắng nối tiếp trống vắng, cô đơn nối tiếp cỏ đơn. Nỗi đợi chờ khắc khoải đã vỡ tan thành mất mát. Càng níu giữ, thi nhân càng bị đẩy lùi gần hơn đến lớp trầm tích thực tại. Quá khứ xưa - tươi đẹp, quá khứ gần hơn - cái đẹp suy sút, quá khứ cận kề - tươi đẹp tan biến, tình người tan biến, đau thương, mất mát, tuyệt vọng lên ngôi;
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắrg quá nhìn không ra
Từ thực chuyển sang mơ, từ xanh ngọc chuyển sang trắng quá. Màu trắng quá là màu đánh mất hình hài, màu của hư vỏ, màu không màu. Chút kí ức sống động vừa hiện đã vội nhạt nhoà, chìm trong cõi mù sương của miền lỏ dỏ. Em bây giờ đã là khách và ta đã là người xa lạ với em, với kỉ niệm xưa. Khoảng cách càng được khẳng định. Dẫu thế thì cũng cố níu giữ thêm một lần;
ở đày sương khói mờ nhản ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Hỏi người và cũng hỏi ta, hỏi quà khứ mà oũng hỏi thực tại, khẳng định mà cũng là phủ định, tin yêu đồng hành với hoài nghi, chối bỏ,... Tàm trạng của thi nhân là cả khối mặc cảm đớn đau của con người cô đơn bị ném ra bên lề cuộc đời; ta lạc loài trước em, trước khung cảnh thơ mộng và ta cũng xa lạ với chính ta dẫu đấy là ta-kí-ức hay ta-thực-tại.
65
Trầm tích thời gian là cả khối phức cảm bi kịch của thi nhân; muốn níu giữ, hoà nhập với dòng đời, muốn tha thiết với cuộc đời tươi đẹp nhưng càng ngày càng bị đẩy lùi xa hơn vào vùng cô tịch. Khi được đánh thức, những “đền đài, miếu mạo” trong các lớp trầm tích thời gian kí ức trỗi dậy nhưng chỉ để vùi sâu hơn nỗi đớn đau ở thực tại, nỗi khắc khoải của tâm hồn bi đát mang cái-tôi-bi-kịch-thi-nhân Hàn Mặc Tử.
LÊ HUY BẮC
III • “Đây thôn Vĩ Dạ” và nỗi niềm của Hàn Mặc Tử
Bài thơ ba khổ, mỗi khổ có một câu được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Những câu ấy, sao mà ma quái! Chủ thể trữ tình từng lúc lại hiện lên trong chính bức tranh do anh ta vẽ nên và trải ra trưốc mắt người đọc, như để báo cáo sự có mặt, như để nhắc tằng; “bức tranh chính là ta đó” , rồi lại biến vào trong cảnh, khiến cho “lũ người chứng kiến” là độc giả chúng ta bị ám ảnh mãi không thòi.
Cái chìa khoá nghệ thuật của bài thơ nằm ở đó chăng? Tôi cứ muốn bám vào chúng cùng cái nhan đề nghe hân hoan niềm vui của sự chộp bắt thi tứ để làm một cuộc du hành vào miền xa thăm thẳm của cõi lòng nhà thơ.
Theo Quách Tấn, người bạn thơ thân thiết và là người hiểu rõ cuộc đời Hàn Mặc Tử, thì bài thơ này được sáng tác vào năm 1939, ngay sau khi tác giả nhận được từ xứ Huế một “phiến phong cảnh” với lời hỏi thăm sức khoẻ của Hoàng Cúc - một cố nhân. Rất có thể chính lời hỏi thăm của người con gái Huế ấy chứ không phải cái gì khác đã khiến cho một tứ thơ xuất thần vụt sáng trong đầu thi nhân, giữa lúc thi nhân đang lâm vào thời điểm bi đát nhất của cuộc đời mình. Ta không biết trên thực tế Hoàng Cúc đã viết gì ỏ mặt sau tấm ảnh chụp cảnh khóm tre, mặt nước, con thuyền dưới ánh sáng khó xác định là của buổi hừng đông hay của một đêm trăng, nhưng ta có thể tin rằng đối với Hàn Mặc Tử, lời của ngiÀli thôn Vỉ chứa đựng một âm sắc rất đặc biệt có thể làm trái tim đau bớt phần nhức nhối. Nó dìu dịu xa xa như gió thoảng, vừa là hỏi lại vừa là dỗi hờn và mong đợi. Từ chơi nhẹ như không chính thực phong kín một nỗi niềm...
Ngón tay vừa chạm tới dây đàn, hộp đàn liền tiếp nhặn tiếng rung. Mới đó, lời nhắc nhủ bên ngoài đã hoà nhập, hoá thân ngay thành nỗi niềm chủ quan, thành lời tự nhắc. Kí ức người thơ sống dậy. Năng lượng thơ được phóng toả đột ngột, khiến cho cả đoạn thơ dội ngay vào thị giác người đọc một luồng sáng lạ - luồng ánh sáng nội tâm:
Sao anh không về chơi thôn vr?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá táic che ngang mặt chữ điền.
66
Cái chớp mắt ngỡ ngàng trước cảnh vật sau phút sương tan của một ngày nắng đẹp! Thần thái của cả đoạn thơ có lẽ chính nằm ở sự ngạc nhiên thơ ngây thuần khiết đến tột bực này. Tác giả có tả gì nhiều lắm đâu. Ngoại trừ một chữ mướt và cái so sánh xanh như ngọc, còn lại là nắng hàng cau rồi nắng mới lên và là trúc, mặt chữ điền không mấy cụ thể. Ấy vậy mà tất cả đều nổi nét. Tất cả là nhờ ỏ sự lựa chọn và lọc trong của kí ức, nhờ cái ánh sáng nội tâm ta đã nói. Chi tiết Lá trúc che ngang mặt chữ điền sắc như nhát kéo hoàn tất trong một bức tranh trổ giấy tuyệt đẹp.
Dẩu sao, trong khổ thơ, nhìn theo góc độ “mỏ tả như thậr, thì cái thực có trội hơn cái ảo. Đây mới là nỗi nhớ chứ chưa phải là nỗi niềm, như khổ thơ tiếp đó; Gió theo lối gió, mày đường mây
Dòng nitòc buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Càng nói, nỗi niềm càng được khơi gỢi và đầy thêm, cảnh sắc thiên nhiên vốn thực bỗng trở nên biến ảo lạ thường. Đường viền rõ nét, dứt khoát ở Lá trúc che ngang mặt chữ điền đến đây dường như mờ nhòe đi, để gió, mây, dòng nước, thuyền, trăng chập chờn lay động, đưa người đọc nhập vào miền vắng xa, mơ
màng, nhưng da diết, khắc khoải trong tâm tưởng thi nhân. Thật khó mà nói được cho rành rọt Gió theo lối gió, mây đường mây nghĩa là thế nào, nhưng quả thực câu thơ có gợi cảm giác xao xác thoáng nhẹ như hơi gió lay cờ ngô ngoài bãi vắng về một cái gì phân rẽ, chia lìa.
Dòng nước buồn thiu và hoa bắp lay, tuy thế vẫn còn là cái gì cụ thể và tương đối có hình sắc. Còn đến như Thuyền ai đậu bến sông tràng đó/ Có chỏ trăng về kịp tối nay? thì quả thực câu thơ đã đưa trí tưởng tượng của người đọc cập vào một bến mộng nào rồi. ở đó ta dường như không nghe tiếng động thực nào, dù lắng trong âm hưởng của hai tư chỏ và kịp còn thấy hắt ra nhè nhẹ hơi thở của chốn phàm trần, và ta thấy thuyền trăng lướt đi thắc thỏm vào niềm lo âu mơ hồ vừa được đánh thức.
Đi xa, đi sâu vào cõi mộng, dẫu sao người đọc không khỏi có chút băn khoăn: Ta sẽ gặp cái gì đây? Kìa! Trong cái miền nhạt nhoà sương khói ấy, một cái lõi tình cảm vô cùng sâu sắc thâm trầm bỗng hiện lên ngày càng rõ nét;
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tinh ai có đậm đà?
Mơ khách đường xa, khách đường xa - thực chất đây là một tiếng gọi dù hình thức không phải thế. Tiếng gọi ở đây khống thốt được ra lời mà chỉ nằm trong tâm tưởng và chính vì chỉ nằm trong tâm tưởng nên nó vang vang hơn, da diết hơn, não
67
lòng hơn. Cái tiếng-gọi-không-phải-tiếng-gọi này hổn hển như lời của nườc mảy, nghe sao mà gấp gáp, nó như muốn bằng cái âm sắc nội tâm riêng biệt của mình, phóng xa về phía trước để níu giữ lấy một cái bóng áo trắng đang mờ dần, nhoà dần, hoà lẫn vào màn sương bàng hoàng trước mặt.
Áo em đã trắng cái màu bất định, tiếng gọi vời xa trên cũng quy về, đọng thành nỗi bồi hồi khôn tả, thành một câu hỏi không hẳn là trách móc ai, nhưng chứa đựng những đòi hỏi nghiêm trang, chính đáng, tuy rằng cũng rất độ lượng, đối với cuộc đời:
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Cõi thơ - cõi lòng Hàn Mặc Tử thật gần gũi, thân quen mà cũng thật lạ lùng. Gần gũi, bởi vì từ đó ta đã nghe vang lên những tiếng đời thắm thiết, đã thấy hiện lên hình ảnh cái miền quê thân thuộc hay đi về như một ám ảnh trên các trang thơ Việt. Nhà thơ thật giàu cảm xúc yêu đương. Không thế sao ông bắt nhận được tiếng vọng của ái tình ẩn sau lời hỏi thăm có vẻ bình thường, để trong ông dào lên cả một bản đàn có âm điệu bồn chồn đến khó tả? Không thế sao ông dựng được thần tình đến vậy bức tranh thôn Vĩ với khuôn mặt chữ điền có lá trúc che ngang nằm ở cận cảnh, còn sau đó rung rinh một làn nắng huyền thoại mà may chi chỉ nghệ thuật điện ảnh mới sao bản được?
Tuy nhiên, cõi thơ - cõi lòng ấy lại cũng có những nét thật siêu việt. Bài thơ nằm ở đường biên giữa ảo và thực do trường liên tưởng của thi nhân rất rộng, tưởng chừng không giới hạn. Cái thực ỏ đây thường hút nẻo về phía vô cùng để những cung bậc buồn vui của đòi người trong đó cùng lượt rung lên, chạm đến những triết lí sâu thẳm. Những cái cụ thể của một câu chuyện tình, của một cảnh sắc đã không giới hạn được đường bay của thơ Hà-. Mặc Tử. Bên cạnh niềm cô đơn u uẩn cùng ước mong về một tình yêu thực tế bài thơ còn chứa đựng nỗi buồn lớn hơn về sự chưa hoàn thiện của cõi người và iihoi nhói một khát vọng sống đầy nhân bản. Mà như ta đã biết, đằng sau những khát vọng hướng tới vô cùng, hướng tới sự hoàn thiện, bao giờ cũng có một nỗi day dứt, một nỗi đau âm thầm.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ càng về cuối càng tăng chất ảo. có cảm tưởng mọi hình sắc cuộc đời đã bay hết sắc màu và đang lao mỗi lúc một nhanh về phía hư vò, tương hợp với tốc độ liên tưỏng thơ và sự choán ngợp của niềm tuyệt vọng trong lòng tác giả. Đến khổ cuối, tất cả đều trở nên mơ hồ, bất định: mơ chồng lên mơ, xa nối tiếp xa khiến người thực hoá ra nhân ảnh và khói sương thêm dày, trùm lên hình bóng nhân vật trữ tình đang chới với... Tuy nhiên, nỗi niềm của Hàn Mặc Tử, nỗi buồn nhân thế của Hàn Mặc Tử thì mỗi lúc một lớn, một rõ thêm, ám ảnh mãi tâm trí của người đọc, không phải của một thời mà mãi mãi.
PHAN HUY DŨNG
68
TỐNG BIỆT HÀNH
THÂM TÂM
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I - Tác giả: Thảm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, ông sinh ngày 12-5- 1917, trong một gia đình nhà giáo nghèo tại thị xã Hải Dương. Học hết tiểu học, ông đi làm. Cuộc sống cơm áo đã đưa ông lên Hà Nội vào khoảng 1938. Từ đó, ông sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn và làm báo. ông cộng tác với Tiểu thuyết thứ bảy, Truyền bá và cho ra mắt nhiều truyện ngắn, truyện vừa, thơ, kịch. Nhưng thành công nhất với Thâm Tâm là thơ. ông được người đời biết đến qua Tổng biệt hành, Tráng ca, Chiều mưa đường số năm...
Thâm Tâm tham gia phong trào văn nghệ tiến bộ sau Cách mạng tháng Tám và đã gia nhập bộ đội khi kháng chiến bùng nổ. ông được cử làm thư kí toà soạn báo Vệ quốc quân, tiền thân của Quân đội nhân dân sau này.
Năm 1950, chiến dịch Cao Lạng mò ra, Thâm Tâm tham gia với tư cách là phóng viên mặt trận. Sau một cơn ốm nặng, ông mất ngày 18-8-1950. II- Phong cách: Thơ Thâm Tâm dựng lên những hình ảnh đầy ngang tàng, khí phách của người ra đi vì nghĩa lớn, đồng thời cũng bộc lộ nỗi vấn vương, buồn da diết lúc lên đường.
Hinh tượng thơ ông thấm đẫm màu sắc lãng mạn và phong vị thơ Đường ở cách cấu tứ, cách sử dụng điển tích, điển cố.
B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM /
I- “Tống biệt hành’’ (Thâm Tâm)
1. Thâm Tâm đặt tên cho bài thơ là Tổng biệt hành. Hành là một thể cổ thi rất thịnh hành vào thời Hán Nguy Lục Triều ở Trung Quốc, có đặc điểm là khá tự do, phóng khoáng, không gò bó, lời thơ gần với lời nói. 7/ bà hành của Bạch Cư Dị, sỏ kiến hành của Nguyễn Du đều là những áng thơ rất nổi tiếng. Với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945), các bài hành như Hành phương Nam của Nguyễn Bính, Can trường hành, Vọng nhân hành và Tổng biệt hành của Thâm Tâm thường được sử dụng để diễn tả một tâm trạng bi phẫn, bi hùng. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh rất tinh khi nhận xét Tống biệt hành của Thâm Tâm đã làm “sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ” , cảnh chia li, tống biệt vốn là một thi đề muôn thuỏ, và thi đề Tống biệt hành có tác dụng xác định xu hướng phong cách hoá cổ kính của bài thơ. Không khí riêng của bài thơ cổ còn được gợi lên qua hình tượng li khách, một con người phảng phất dáng dấp của những đấng chinh phu thuỏ xưa, một đi là không trỏ lại, coi cái chết nhẹ như lòng hổng,...
Tuy nhiên, Tống biệt hành lại là bài thơ rất nổi tiếng của phong trào Thơ mới - “một thời đại mâi” trong thi ca dân tộc. Cho nên, phân tích Tống biệt hành không
69
chỉ thấy nó gợi lên được cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ, mà chủ yếu phải làm rõ tính chất hiện đại, sự cách tân về nghệ thuật của bài thơ này. Tống biệt hành của Thâm Tâm có một sức cuốn hút, ám ảnh lạ thường. Ai đã từng đọc, dù chỉ một lần, chắc không bao giờ quên giọng thơ “rắn rỏi, gân guốc” của nó. Nhưng bên trong cái gân guốc, rắn rỏi ấy, bài thơ lại thấm đượm một nỗi buồn. Nhưng buồn mà không bi lụy, dút khoát, dửng dưng mà không vô cảm, vô tình. Bài thơ ngợi ca một con người giâ nhà ra đi theo chí lớn, rất kiên quyết dứt khoát mà vẫn không hề “dửng dưng”, vẫn đầy lưu luyến với gia đình, với những người ruột thịt.
2. Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi như một tiếng nói thầm, băn khoăn, ngạnhiên về ấn tượng của cuộc tiễn đưa, nhưng kì thực là cực tả tâm trạng xao xuyến, buồn tê tái của lòng người lúc chia tay;
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ỏ trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Câu thơ đầu toàn thanh bằng, trầm lắng như tiếng lòng người đưa tiễn. Không gian ở đây không lặp lại như trong thơ cổ thường dùng dòng sông như một biểu tượng của cuộc chia li. Và thời gian cũng không phải là cảnh hoàng hòn gợi lên một nỗi buồn mênh mông như trong thơ cổ. cả không gian và thời gian trong thơ xưa đều bị phủ định bằng hàng loạt từ không: không có bến sông, bóng chiều không thắm, không vàng vọt. Nói nhiều cái không là để tô đậm, làm nổi bật một cái có thực là tâm trạng buồn tê tái của con người.
Ngay ỏ những câu thơ mở đẩu này, tính hiện đại của bài thơ đã được thể hiện khá rõ. Bài thơ không mở đầu bằng những câu thơ tả cảnh như phần lớn các bài thơ trung đại. Cũng không cần mượn cảnh để tả tình nữa, Thâm Tâm đã trực tiếp miêu tả tâm trạng của con người. Tâm trạng ỏ đây được cụ thể hoá bằng một ấn tượng như “có tiếng sóng ỏ trong lòng” được tạo nên bằng những rung động, những nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng của con người còn được cụ thể hoá bằng một cảm nhận trong mắt như có một mối sầu chia li, một nỗi nhớ thương mênh mang, vời vợi: Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Mặt khác chính là nhờ phủ định hàng loạt những chi tiết nghệ thuật, những thi liệu quen thuộc trong thơ cổ (không qua sông, bóng chiều không thắm, không vàng vọt), Thâm Tâm đã tạo ra sự hiện diện của những cái không có, nối liền cảnh chia li hiện tại với cảnh cũ ngàn xưa, tạo nên sự giao thoa, cộng hưởng, làm cho câu thơ có sức lay động, dư ba. Bến cảu thơ mở đầu này, với hàng loạt những điệp từ (đưa người - không đưa; sao cỏ, sao đẩy, không thắm - không vàng vọt) và hai câu hỏi tu từ đã tạo nên một giai điệu đặc biệt, một giọng điệu vừa rắn rỏi, gân guốc vừa sâu lắng, thiết tha. Giọng điệu của những câu thơ mỏ đầu cũng chính là giọng chủ đạo, chi phối toàn bộ bài thơ.
70
3. Với tựa đề Tống biệt hành, người tiễn tự xưng là “ta” , người ra đi được gọi là “li khách” . Hai hình tượng nhân vật này (ta và li khách) gắn bó với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ. Phân tích hình tượng nhân vật li khách, cấn chú ý tới mối quan hệ đặc biệt này.
Ngay khổ thơ đầu tiên, hình tượng li khách đã được gợi lên. Nhưng đến khổ thơ thứ hai, ngòi bút của tác giả mới tập trung khắc hoạ để làm nổi bật hình tượng li khách. Qua từng dòng thơ, gương mặt tinh thần của người ra đi mỗi lúc một hiện lên cụ thể, sinh động hơn và cũng chân thật, toàn vẹn hơn.
Trước hết là cái ý chí quyết tâm lên đường của li khách;
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhởn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trỏ lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Hình ảnh người ra đi hiện lên trong tâm tư, trong kí ức của người ở lại như một nhân vật lãng mạn mang dáng dấp của một đấng trượng phu. Nhân vật li khách được vẽ bằng nét bút cường điệu nhằm làm nổi bật cái chí lớn, một ý chí sắt đá quyết tâm ra đi không gì lay chuyển nổi (Một giã gia đinh một dửng dưng), một thái độ sống chết vì nghĩa lớn (Chí lởn chưa về bàn tay không). Hình tượng li khách làm gợi lên trong tâm trí người đọc một trang nghĩa sĩ thuở xưa “dứt áo ra đi” , “một đi không trở về” . Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta lúc bấy giờ, thái độ kiên quyết, dứt khoát, gạt tình riêng ra đi theo chí lớn của li khách là một thái độ, một tư thế mang đậm màu sắc của cái cao cả, có sức hấp dẫn mạnh mẽ người đọc.
Đoạn thơ này có sự đan cài, xen kẽ, hoà quyện giữa hai giọng điệu của người đưa tiễn và li khách, tạo nên tính chất phức điệu (polyphone) của ngôn ngữ thơ. Nhưng hình ảnh li khách hiện ra không chỉ có thái độ dứt khoát, “dửng dưng” với tất cả. Trong tâm tư sâu kín của anh vẫn còn chất chứa biết bao tình cảm dành cho gia đình, cho những người thân yêu, ruột thịt. Thâm Tâm đã phát hiện và thể hiện thật sâu sắc, thấm thìa những nét đối lập mà thống nhất trong con người li khách. Ra đi “một giã gia đình, một dửng dưng” mà trong đôi mắt u ẩn, vẫn chất chứa nỗi sầu li biệt “đầy hoàng hôn trong mắt trong” . Muốn vượt lên, nỗ lực thoát khỏi những trường lực của tình cảm thường tình để đi theo tiếng gọi của cái cao cả “chí nhớn chưa về bàn tay không” , mà trong lòng vẫn chồng chất, dằng dặc buồn thương:
Ta biết người buồn chiều hôm trưởc...
Ta biết người buồn sáng hóm nay...
Một nỗi buồn thường trực trong thời gian. Té ra, người ra đi không hề “dửng dưng”! Dửng dưng chỉ là cái vẻ bên ngoài. Đằng sau cái vẻ ngoài có vẻ dửng dưng
71
ấy là cả một thế giới nội tâm đầy những day dứt, dằn vặt ở bên trong, là sự dằn lòng đến đau đớn của li khách. Người ra đi bị níu lòng từ nhiều phía: mẹ già, những người chị và đứa em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc - Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay. Những người chị như sen cuối hạ đã khóc nhiều, khóc đến giọt nước mắt cuối cùng để khuyên can, van nài người em ở lại: Một chị, hai chị cũng như sen - Khuyên nốt em trai dòng lệ sót. Cực tả tình cảm níu kéo của những người thân cũng là để tô đậm thêm cái ý chí quyết tâm ra đi của li khách.
Như vậy, qua ngòi bút của Thâm Tâm, hình tượng li khách hiện ra đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn giằng xé giữa chí lớn và tình riêng. Bút pháp đối lập của nhà thơ đã làm nổi bật rõ hơn bao giờ hết gương mặt tinh thần của người ra đi: càng tô đậm cái chí lớn lại càng làm bộc lộ rõ hơn tình cảm nhân bản của li khách; và ngược lại, càng cường điệu tinh cảm níu kéo của những người ruột thịt thì lại càng làm nổi bật chí lớn của người ra đi. Dẩu tình cảm gia đình sâu nặng, vô cùng quyến luyến vẫn không níu chân được li khách, vẫn không thể lay chuyển được chí lớn của li khách. Mâu thuẫn nhưng lại hết sức thống nhất, nhất quán. Tất cả làm nổi bật hình tượng một con người giâ nhà ra đi theo chí lớn mà vẫn nặng lòng lưu luyến, bịn rịn với gia đình.
4. Vì chí lớn, li khách đã dứt áo ra đi. Bốn câu kết của bài thơ thật ấn tượng: Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.
Bốn câu thơ này đã từng tồn tại nhiều cách hiểu.
Li khách đã đi rồi mà người đưa tiễn vẫn còn ngơ ngác như không tin đó là sự thực Người đi? ừ nhỉ, người đì thực! - câu hỏi nêu ra như một điều không chắc chắn. Nhưng sự thực thì li khách đã đi. Mấy từ đi thực như khẳng định một điều mà những giây phút trước đó còn chưa phải là sự thực. Và khi chợt nhận ra li khách đã đi thực thì bàng hoàng sực tỉnh, bâng khuâng, buồn man mác. có ý kiến cho rằng: để dứt áo ra đi, li khách đã coi mẹ như chiếc lá bay, coi chị như là hạt bụi và coi em như hơi rượu say. Mỗi chữ thà tựa như một nhát dao sắc, chặt đứt tình cảm để ra đi. Cách hiểu như thế không mấy thuyết phục, có lẽ mấy chữ thà láy đi láy lại đầy ấn tượng dễ làm mờ giác quan của người đọc. Căn cứ vào cái mạch của cả khổ thơ (được xác định bởi câu thứ nhất: Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!, và cú pháp của ba câu thơ cuối, không có cơ sở để hiểu theo cách li khách coi mẹ, coi chị, coi em như chiếc lá, như hạt bụi, như hơi rượu say. vả lại, hình ảnh chiếc lá bay, hạt bụi, hơi rượu say đều là những hình ảnh động, vì thế, nó tương đồng với hình ảnh người ra đi chứ không phù hợp với hình ảnh người ở lại. Hiểu như thế vừa không đúng với bản chất của li khách (sự thực thì li khách ra đi không hề dửng dưng) vừa không phù hợp với tư tưỏng nhân đạo của tác phẩm văn chương, cùng thời với Thâm Tâm, Nguyễn Bính trong bài thơ Thư gửi thầy mẹ cũng đã từng ví
72
mình (người ra đi) như là đồng kẽm đánh rơi ngang đường: Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương - cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi! Cho nên, cách hiểu giàu sức thuyết phục hơn cả là; vì chí lớn, li khách không thể không ra đi. Một khi ra đi, có thể không về; Mẹ thà coi (li khách) như chiếc lá bay - Chị thà coi (li khách) như là hạt bụi - Em thà coi (li khách) như hơi rượu say.
Ba câu cuối cùng vẫn là lời của người đưa tiễn, nhưng lại được diễn tả bằng ngữ điệu và ý thức của người ra đi, nhấn mạnh một lần nữa cái chí lớn (Chí nhớn chưa về bàn tay không) của li khách. Giọng thơ có vẻ dứt khoát, nhưng vẫn không giấu nổi sự đau đớn, như dằn lòng dứt áo ra đi.
5. Sức hấp dẫn của Tổng biệt hành không chỉ là ỏ chỗ đã làm “sống lại cáikhông khí riêng của nhiều bài thơ cổ” mà chủ yếu là vì đã tạo nên một chất lượng thẩm mĩ mới cho một thi đề quen thuộc. Cái hay của bài thơ là đã miêu tả thành công vẻ đẹp của hình tượng nhân vật li khách - hiện thân của cái cao cả - trong mối quan hệ với thế giới nội tâm sâu kín, toàn vẹn, đầy tinh thần nhân đạo, thể hiện cái nhìn nhiều chiều và sâu sắc về con ngừời của Thâm Tâm. Đó cũng là lí do chính làm cho Tống biệt hành trỏ nên bất tử. '1 ^ ■■ ^ , m
Tỉ Ế
^ TR ẦN ĐẢNG SUYỂN
- 'Ũ i f ■
ir í'
II- “Tống biệt hành” và nghệ thuật lưõng hoá^
1. Tống biệt hành là bài thơ hay nhất của Thâm Tâm và được nhiều nhà nghiên cứu xem là một trong những bài thơ tiêu biểu bậc nhất cho phong trào Thơ mới. “Đọc Tống biệt hành ta thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh).
Giải thích sự “khó hiểu” ấy, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cho rằng; “Khó hiểu vì trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân thống trị, nhân dân mất tự do nên nhà thơ không thể nói rõ tâm trạng thực...” .
Ghi nhận đóng góp của Thâm Tâm, bằng cách đặt trong dòng chảy của Thơ mới và nhìn nhận dưới góc độ “tinh thẩn dân tộc”, Phan Cự Đệ viết; ‘Từ 1940 trở về sau, tinh thần dân tộc trong Thơ mới yếu dần đi. Một vài nhà thơ tim cách lâng mạn hoá, hiện đại hoá những mối tình trong lịch sử (...). Thảng hoặc đó đây có nói đến tinh thần dân tộc thì lại là một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thiển cận. Còn lại một chút gì có lẽ ở Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, những thi sĩ có chịu ít nhiều ảnh hưởng của Văn hoá Cứu quốc bí mật. Trong một số bài thơ của họ có phảng phất nỗi đau buồn của người nghệ sĩ không có tự do, không có tổ quốc (Độc ca hành, Chiều mưa xứ Bắc của Trần Huyền Trân, Tống biệt hành, Can trường hành
của Thâm Tâm).
“Tuy nhiên, hình ảnh những chiến sĩ yêu nước thoát lí gia đĩnh đi hoạt động bí 73
mật trong Tống biệt hành, Độc ca hành vẫn mang dáng dấp của người li khách, một sáng qua sông không hẹn ngày trỏ lại hay vẫn mang cái tâm sự u uất, cô đơn của một kẻ độc hành trên miền biên ải heo hút...” .
Đến với những bài thơ thuộc hàng tinh hoa như Tống biệt hành, ta luôn có thể đọc, giải mã được nhiều văn bản trên văn bản gốc. Những bài thơ kiểu này thì luôn quy tụ nhiều kĩ thuật viết. Những kĩ thuật đó sẽ mở đường để độc giả đi vào chiều sâu tâm thức, nắm bắt và khám phá ma lực ngôn từ thơ.
Thuộc chương trình giảng văn chính thức của lớp 11, Tống biệt hành thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bài thơ là một trong sô những tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Nào là có sông hay không có sông, hoàng hôn trong mắt ai, lí khách đi vì mục đích gì, một chủ thể trữ tình hay hai... Bài viết này sẽ đưa ra kiến giải của riêng mình..
2. Một dạo, khi dự giờ giảng bình Tổng biệt hành đến những câu, Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cùng như sạn
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót,
tôi chợt băn khoăn bởi lời phân tích: Chị của người ra đi đã già lại lắm gian nan như sen cuối mùa nên nước mắt cũng không còn nhiểu, chĩ sót lại vài dòng đưa tiễn. Dẫu biết rằng lời giảng nghe chưa thật hết ý nhưng để cắt nghĩa rành rẽ một cách thuyết phục quả không phải dễ. Vấn đề cứ canh cánh mãi suốt mấy năm qua. Tình cờ trên chuyến tàu lửa hồi.hương, tôi là người được bạn bè đưa tiễn. Giây phút biệt li, dẫu không có sông, bạn tôí vẫn khẽ ngâm: “Đưa người” ... nghe nao lòng. Bỗng tiếng còi ngân lên.^câư thơ “ngưởi đi” hoà theo nhịp tàu lắc lư, tâm trạng của người đi và, tâm trạng của người đưa tiễn mà tôi đã thực hiện nhiều lần trước đó, hội nhập lại để bừng lên những sắc màu: “không đưa sang sông” , “không thắm, không vàng vọt”, “mẹ thà” , “chị thà” , “em thà” , “hơi rượu say” ... Chính giây phút bừng ngộ đó chợt trỗi dậy trong tôi những xúc cảm phân tán về hai hướng, đi hay ở giằng xé, trì níu lẫn nhau. Tôi không hiểu đấy là tình cảm thực hay âm điệu của bài thơ gieo vào lòng cơn khủng hoảng. Trấn tĩnh lại, chợt nhận ra rằng chính các hình ảnh sắc màu tâm trạng lưỡng hoá (lưỡng phân) của bài thơ đã mang lại cho tôi cảm giác ấy. Tôi nhẩm đọc rồi tự nhủ: hãy thử tiếp cận Tống biệt hành từ góc độ lưỡng hoá. Và đây có thể tôi giải quyết được niềm vương vấn mà bao năm đã trót đa mang.
Ai bảo Thâm Tâm không đưa người ấy khi chỉ căn cứ vào điểm dừng chân ỏ phía bên này sông? Tôi gọi đây là dòng độc thoại nội tâm mang tính lưỡng phân. Tính chất lưỡng phân này đư(3c bộc lộ qua hầu hết các hình tượng thơ. Trước tiên là ánh nắng, “không thắm, không vàng vọt” và cả cái dòng sông kia, dòng sông mà ta có thể bảo có hay không có trong thơ cũng đều được cả.
Dòng sông mang tính ước lệ, thường xuất hiện với những cuộc tiễn đưa trong thơ cổ ấy dường như cũng xuj hồn người phân vân giữa hai bờ có, không:
74
Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ỏ trong lòng?
Khổ thơ đầu mang hồn của toàn bài thơ. Đấy là lời tự vấn của tác giả, của tôi - trữ tình, của cái ta xuất hiện sau này. Dòng tâm trạng ấy dùng dằng biết bao: “không đưa... sao có” , “không thắm... sao đầy” . Những cái không ấy dồn hết lại để đặc tả tấm lòng xót xa trước giờ li biệt. Tâm sự ngổn ngang, mang mang giữa bao tiếng đời buồn vui mê đắm ấy hoà trong sắc trời chiều, oái oăm thay lại “không thắm” mà cũng “không vàng vọt” như điểm tô thêm nỗi da diết của cuộc chia li. Thà cứ hãy vàng đi. thắm đi thì cuộc tiễn đưa chưa chắc đã tái tê nhường ấy. Đến cả cái sự lưỡng phân giữa “không... sao có”, “không... sao đầy” , sắc sắc không không kia cũng càng làm cho đoạn trường thêm phần ảo não, hoá ra sắc màu ấy phải đâu của đất trời mà của lòng người bi thương cất lên giùm trời đất.
Toàn khổ thơ là sự chuyển hoá hay ngưng tụ của thời gian, không gian giữa muôn tiếng lòng kẻ ỏ người đi. Tiếp đến, “Đưa người ta chỉ đưa người ấy”, thế thì còn bao nhiêu người nữa? Trần Đình sử có một phát hiện thú vị rằng khi thi nhân đưa “người ấy” tức là đã khám phá ra cái phẩn con người yếu đuối trong con người tráng chí của người ra đi. Có nghĩa thi nhân đã cảm nhận được con người thứ hai của li khách. Tuy nhiên, ông không triển khai ỏ câu thờ tiếp, “Một giã gia đình một dửng dưng” . Với quan điểm lưỢrig hộá, theo tôi, “một” có giá tri như một chủ thể. Như thế trong li khách có cả ‘fcon người đời ti/' (Pồ-xpe-íốp), con người yếu đuối đầy tình cảm của giờ li cách, “một giã gi^ỉđình" và một con người của chí trượng phu, tôi tạm sử dụng từ của Pô-xpe-lốp, “con người thế sự’ ra đi lạnh lùng không hề vương vấn: “một dửng dưng” .
Người ra đi mang chí lớn đối nghịốh với con đường nhỏ, khứ không hồi, hoài bão và thực trạng, tâm thức và ý thức, có rằng không, nói rằng im: xung đột. Buồn từ chiều hôm to/ớc lan toả đến chiều hôm sau, “bây giờ mùa hạ” , thoắt đã sang hè. Thời gian của thi ca, của tâm tưởng, của đồng hiện, đồng quy: là khoảnh khắc song cũng là chuỗi tiếp nối. Để rồi “sáng hôm nay” ; ‘1rời chưa mùa thu” . Mấy ai diễn tả được sắc trời thu? Mà đây vẫn chưa là thu bởi mùa hẹ còn nặng mối tơ lòng. Nỗi buồn chia xa day dứt cả trời lá rụng nên ‘lươi lắm thay” không mang lại niềm vui mà vẻ tươi tắn đã vội chìm trong màu xa xứ. Không khí hào hùng của bài thơ được gợi lên từ những gam màu - không - buồn: nắng không thắm, không vàng vọt, mắt trong, mắt biếc, trời tươi... nhưng trên nền hoạ cảnh đó là tâm cảnh ngược lại. Ngược từ cái tứ “không đưa sang sông” đến cả ánh hoàng hôn của trời chiều đằm thắm trong mắt của li khách, của người đưa tiễn. Lấy ít - cái - buồn đối chọi nhiều - cái - buồn nhưng buồn ấy là buồn thật, buồn đến trĩu cả hồn thơ nên nét kiêu bạc không lấn vượt lòng sầu cảm. Ngẫm cho cùng, Tống biệt hành là bài thơ đôi thoại lại lối hành cổ song đấy chính là điểm thành công tuyệt vời của Thâm Tâm, đến mức bài thơ vừa vang vọng âm hưởng trầm hùng trên cái nền cơ bản là nỗi xót xa li biệt, nỗi cô đơn
75
thoáng chút bất cần vừa mang cả niềm ao ước được dâng hiến, yêu đời đến man mác cả trời chiều trong phút lâm hành của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đất nước gặp nguy khốn.
Vậy thì cái đôi mắt trong kia có hàm chứa vẻ “dửng dưng” không? Bảo rằng có thì đúng nhưhg tuyệt nhiên xem đấy là dấu hiệu riêng của “dửng dưng” thì chưa hẳn. Hai chữ trong ở câu thơ này giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau. Nếu chữ trong đẩu nghiêng về hướng định vị thì chữ trong thứ hai mang nhiều chức năng ngữ pháp hơn. Trước hết, theo nghĩa đen, trong (ỏ mắt trong) là tính từ, ngược với đục, biểu hiện sự tinh khiết. Mắt trong thường được dùng để diễn tả sự trong trắng, ngây thơ, chưa vương nhiễm bụi trần. Vậy thì mắt ấy phải là mắt trẻ thơ hay mắt của người mới len bước vào đời. Đặt ỏ cuối khổ thơ đầu, mắt trong thường được hiểu là của người ra đi. Căn cứ theo nét nghĩa nguyên khởi trên thì người ra đi ấy trẻ lắm mà hễ đã trẻ và có chí thì chí ấy thật lớn nhưng lúc lên đưòng thì nỗi lưu luyến của người chưa từng trải cũng thật đậm đà, bịn rịn... Điều này có cơ sở vì khi Tống biệt hành ra đời vào năm 1940 thì Thâm Tâm mới 23 tuổi.
Mắt trong, như trên đã nói, phẩn nào đã diễn tả ý tưỏng “dửng dưng”. Vậy thì nội hàm của chữ trong à đây đã có vấn đề. Nó đâu còn tuân theo nghĩa gốc là “trong trẻo” nữa. Mắt trong, theo cách hiểu này, gỢi nên ý nghĩa quyết chí ra đi.
Nhưng hiểu như thế đã cạn ý chưa? cùng đọc lại câu thơ, “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?’. Phải nhìn vào mắt nhau thì mới phát hiện ra hoàng hôn. Vậy hoàng hôn trong mắt ai? Chỉ của người ra đi thôi ư? Tôi e là chưa đủ mà phải còn là của người đưa tiễn (thậm chí là của cả em nhỏ nữa bởi mắt biếc ngây thơ của em thì rất gần với mắt trong). Thì ra chữ trong ở đây đâu chỉ riêng định tính mà còn cả định vị: thấy hoàng hôn sâu thẳm trong mắt nhau. Cái diệu của chữ trong kia là đã tồn tại trên đường phân giới ấy, vừa mang nghĩa ‘Irong trẻo” , “dửng dưng” vừa mang nghĩa ‘trong ngoài”. Kẻ ở người đi đều buồn cả. Khổ thơ bốn câu thực chất chỉ là hai câu hỏi, tự vấn lòng:
- Đưa người, ta không đưa sang sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng? - Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đã nhủ lòng không xao động nhưng sao cứ hoài thổn thức? Tại cái “bóng chiều” kia chàng? Không có hoàng hôn mà lại hoàng hôn. Không có sông mà ba đào vẫn dậy sóng. Đúng là sóng lòng. Tinh ỏ đấy mà tâm cũng ở đấy. Yếu hèn, dũng cảm cũng từ bấy nhiêu mà ra. Sự trì níu bất lực và cả hùng tráng ra đi vẫn bất lực bỏi hai cảu hỏi kia ngàn đời vẫn không tìm ra lời đáp. Nên vạn đời nhân loại vẫn trên hành trình đi về phía trước, hướng đến một chân trời mới. độc lập, tự do; hướng đến cái cùng tận của chân thiện mĩ. Nhưng lúc ấy, cảnh sắc kia như luôn nằm ngoài tầm vối.
Có thể dẫn ra đây nhiều hơn nữa những lưỡng phân, nhưng đấy chỉ là các “khách thể nghệ thuật” . Còn “chủ thể” tòi xét hệ thống từ xưng hô. Nếu xếp theo
76
trật tự xuất hiện. Chúng là; người/ta/người/ta/mộư mộưli khách... khác với 77 bà hành của Bạch Cư Dị hay Hành phương Nam của Nguyễn Bính, giọng điệu của Tống biệt hành hấu hết là giọng của tôi - trữ tình cảm nhận tâm trạng của đối tượng trữ tình (li khách) nên khảo sát sự chuyển dịch hệ thống từ xưng hô cũng là tìm hiểu sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc thoạt tiên là của thi nhân và sau cùng là của người ra đi. Phần đầu của bài thơ, không khí trang nghiêm cao cả đầy tráng chí được thể hiện qua những: người, ta, một, li khách... toàn là những từ bệ vệ tạo
khoảng cách, mang giọng điệu của một phân li đầy trang nghiêm gắn với nét hào hùng của người ra đi trong dáng vẻ của cuộc đưa tiễn bên “Dịch thủy hàn” (dòng sòng nơi Kinh Kha từ biệt vào đất Tần). Giọng của người đưa tiễn chiêm ưu thế. Song đến khi xuất hiện “mẹ già” thì âm điệu “bất cần” ấy chùng xuống, thưa thớt ‘1a, người” còn rải rác gõ nhịp cho biến tấu tình cảm ngân khúc bi thương, xót xa trước giờ giã từ;
Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Kiêu hùng lắm, “dửng dưng” lắm song cũng đớn đau thay. Đến đây tính chất lưỡng hoá giữa “ta” và “người” trong giọng điệu dường như không còn nữa. Giọng của người đi và người đưa tiễn hội nhập trong khúc biệt li.
Bởi thay đổi cách xưng hô nên nhìn tổng thể, bài thơ có bôn lần đổi giọng. Sáu câu đầu, ta độc thoại về người, “Đưa người ta ch? đưa người ấy” . Thực ra, ở đoạn thơ này ta ấy chủ yếu là tự bộc bạch. Bốn câu tiếp theo, ta nói hộ lòng người “Chí nhớn chưa về bàn tay không” . Tám cảu tiếp, đối thoại với người, “Ta biết người buồn chiều hôm trước” , mạch cảm xúc tự vấn bên trên bị ngắt quãng, mạch tự sự xen vào, hướng ra ngoài phía người, “Ta biết người buồn sáng hôm nay” . Nhưng đến bốn câu cuối, khi nỗi buồn trào dâng thì người lại xuất hiện, thảng thốt, như sực tỉnh từ cõi mộng bởi khúc đoạn trường cận kề, “Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!” - vẫn chưa quen với cảnh chia lìa!
Thay đổi ngôi trữ tình thì giọng điệu thơ cũng đổi thay. Bài thơ hiện diện nhiều tiếng nói, nhiều chủ thể ngôn từ. Ý thơ luôn ngả về nhiều hướng, hiểu theo cách nào cũng có cơ sở. Đấy là nét độc đáo của Tống biệt hành mà nền tảng thành công là do vận dụng kĩ thuật lưỡng phân đến mức điêu luyện.
Trước đây, trong giao tiếp ta với người được dùng để chỉ vị thế thân hữu của những đấng, bậc. Trong thi ca hiện đại, nó ít xuất hiện bởi dáng vẻ kiểu cách, trang trọng của giọng điệu toát lên từ nó không dễ hoà nhập với dòng cảm xúc đời thường vốn đĩ là đặc trưng của Thơ mới. Do đó, khi được vận vào bài thơ, mối quan hệ giữa ta, người ở đây không còn như xưa cũ mà đã khác đi trong ngữ cảnh thơ. Với ta thì chẳng mấy thay đổi gì hơn. Một tiếng nói bên ngoài. Một người quan sát... Song vẫn là người trong cuộc nên yếu tố người phải chuyển nội hàm. Người không còn là không ta nữa, mà có giá trị ngang ta, hoà lẫn vào trong ta, thay thế cả ta. Nếu ta không xuất hiện, “người đi... người đi thực” thì người ấy lại chính là ta
đấy.
77
Tuy nhiên, mọi mối quan hệ không bao giờ chỉ tồn tại một chiều. Độc giả đã gặp ỏ phần đầu bài thơ một người ra đi lạnh lùng khí khái làm tác nhân để ta cảm xúc (có “đưa người” mối nghe ‘liếng sóng”) và ở cuối bài thơ một con người khác (như đã phân tích) con người giữ vai trò là chủ nhân của cảm xúc. Con người này lại hoán cải vị thế của ta, đưa ta xuống cùng người, cùng nỗi luyến lưu khi tạ từ.
Giá trị của bài thơ là ở nghệ thuật lưỡng phân. Dòng nội tâm ấy dịch chuyển trong ngôn từ, trong hình tượng, cấu tứ. Nó lấn vượt, nhường nhịn đến ba câu cuối, nỗi buồn của thi nhân trào dâng và con người của nỗi buồn li cách trong con người tráng chí sừng sững kết bài thơ,
Người đi? ử nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi ntợu say
Tôi gọi lưỡng hoá là đặc trưng nghệ thuật của bài thơ, nhưng đúng hơn là lưỡng hoá mờ. Bởi nỗi lòng của người đi dù dứt khoát song dễ gì hờ hững, còn người đưa tiễn dẫu muốn dòng sông trước mặt cứi|ùi ra^xa để dặm trường luyến lưu còn miên viễn nhưng nào có cầm giữ được người đi. ^
Thế chị của người ra đi có già như giáo viên kiá cảm nhận không? Chi tiết dẫn đến cách hiểu ấy là sen cuối hạ (nỏ nốt). Như trên đã đề cập, đa số hình tượng trong bài thơ nhoà đi, khó cắt nghĩa rõ ràng, Chúng ta đã có: nắng không thắm, không vàng vọt, trời chưa mùa thu... thì sen cuối hạ cũng nằm trong hệ thống cảm nhận không - thời gian đó nên khồng thể từ hình tượng này mà bảo chị già. Chị không già không trẻ, không trung niên. Tuổi của chị tuỳ thuộc vào “tuổi” của người thưởng thức. Tứ thơ thể hiện vẻ đẹp trong trắng “như sen” của chị và cả sự tiếc nuối về điều gì đó sắp sửa qua đi: ngày cuối hạ, hoa sen tàn. Chiều tiễn đưa, em lên đường. Dẫu có tiếc nuối mùa hạ cũng không cầm giữ nổi, cũng như em khi đã đăng trình. Tôi chẳng quan tâm đến mục đích của cuộc ra đi (vả có quan tâm cũng chẳng thể bởi thi nhân có nói gì đâu). Chỉ biết sự dùng dằng của người đi kẻ ở, kẻ ở người đi tạo nên nét cá biệt cho nghệ thuật thơ. Giá trị thẩm mĩ ấy không chiếu rọi cho một mục đích cụ thể (có lẽ ban đầu thì khác) mà sẽ đúng cho bất kì cuộc tiễn đưa nào.
Sau cùng thi nhân xuống thuyền sang sông trên ánh nắng không còn giữ đươc màu trinh nguyên nữa, để con đường hẹp trước mặt rộng thêm, dài thêm, cho chí lớn chìm vào miền đau, và cô đơn trong lòng lữ khách hoà thành tiếng nấc nghẹn ngào buồn da diết trên hành trình đi vào miền tâm thức của ý tưởng lan truyền vượt qua khoảng dừng cCia ngôn từ câu chữ, tôi biết Thâm Tâm trong nhịp hành tống biệt sẽ còn đi rất xa.
LÊ HUY BẮC
78
TƯƠNG Tư
NGUYỄN BÍNH
A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
I- Tác giả: Nguyễn Bính (1918 - 1966) quê ở thôn Thiện Vịnh, xã Động Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sớm mồ côi mẹ, gia cảnh bần hàn, thuở nhỏ Nguyễn Bính học chữ ỏ nhà với cha, sau được cậu ruột đem về nuôi dạy. Hơn mười tuổi theo anh trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) ra Hà Đông, Hà Nội kiếm sống, ông đi giang hồ lưu lạc nhiều nơl, tham gia kháng chiến 1946 -1954 ở Nam Bộ rồi tập kết ra Bắc. Năm 1956, ông chủ trương báọ Trảm hoa. Sau khi Tràm hoa đình bản, Nguyễn Bính phải về sống ở Nam Định cho đến khi mất.
Nguyễn Bính làm thơ từ rất sớm, khi mới 13 tuổi. Năm 1937 nhận được giải thưỏng thơ của Tự lực Văn đoàn với tập Tàm hồn tcứ. Nguyễn Bính viết rất nhiều và sống chủ yếu bằng tiền nhuận bút thơ. ông là rnột tác gia hàng đầu của phong trào Thơ mới, có công chúng đông đảo và rộng rãi. Tác phẩm chính: Ld bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941) , Người con gái ỏ lầu hoa (1942), Mười hai bến nước (1942), Mây Tần
(1942) , Tỳ bà truyện (1944), ông lão mài gươm (1947), Đóng Tháp Mười (1945), Gủí người vợ miền Nam (1955), Đêiỵi sao sáng (1962)... Ngoài thơ và truyện thơ, ông còn sáng tác kịch thơ và soạn chèo, ông đã được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II (2000).
II- Phong cách: Nguyễn Bính thường được mệnh danh là nhà thơ chân quê hay thi sĩ của đồng quê. Điều ấy quả thực dễ hiểu. Đọc thơ ông, nhiều lúc ta được đắm mình vào những cảnh quê bình dị mà thân thuộc, những cảnh có thể gợi trong ta niềm hoài nhớ về một cái gi thật cảm động, thật thiêng liêng đã làm nên tâm hồn, cốt cách Việt Nam của mình mà mình có lúc xa rời hoặc phụ bạc.
Này là cảnh êm đềm, thanh mát, trong trẻo của một ngày xuân, này là cảnh trăng dãi ánh vàng lên một tổ ấm hạnh phúc: Sáng giăng chia nửa vườn chè/M ột gian nho nhỏ đi về có nhau... Này là cảnh nôn nao chờ đợi hội chèo, chờ đợi cơ hội gặp gỡ vào buổi mưa bụi cùng hoa xoan phơi phới giăng tơ. Và đây nữa, cảnh một chàng trai ngồi tương tư, hờn trách bạn tình trong tâm tưỏng để nỗi bồn chồn lan sang cả cây lá, đượm thấm cả không gian...
Còn nhiều lắm nhũmg cảnh như thế, đẹp trong vẻ yên bình có khi phi thực, phản chiếu nét thuần phác trong tâm hồn một kẻ dù gặp nhiều bất hạnh bỏi cuộc dan diu với kinh thành vẫn muốn giữ nguyên quê mùa. Nhưng muốn là một chuyện, còn thực tế cuộc đời đâu dễ chiểu người, huống chi người ấy lắm lúc đã ‘lặc lưỡi” buông thả mình theo cái xô bổ của đô thị. Không có gì lạ khi ta thấy Nguyễn Bính còn rất hay viết về những cuộc tình oan trái, dở dang, những chuyến
79