🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ngữ nghĩa học
Ebooks
Nhóm Zalo
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
LÊ QUANG THIÊM
Rgữ nghĩa học (Tập bài giảng)
(Tái bán lấn thứ hai)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
ổ i n¿¿ đầu
Ngữ nghĩa học như một môn khoa học xã hội, nhân uăn đã có lịch sử gần 200 năm. Tri thức chuyên ngành, các írường phái, khuynh hướng, phương pháp tiếp cận rất phong phú, da dạng uà thú vị. Tuy nhiên do nhiều lí do khác nhau, ở Việt Nam mới có uài bán dịch, một số chuyên kháo từng khía cạnh, dù sâu sắc nhưng chưa có cái nhìn bao quát. Đê’ phục uụ cho việc học tập, tham kháo của sinh viên, đặc. biệt là học viên cao học uà nghiên cứu sinh, chúng tôi biên soạn cuốn sách Ngữ nghĩa học. Đây cũng là một thừ nghiệm giới thiệu toàn cánh ngữ nghĩa học và có tính chất như một giáo trinh dẫn nhập cơ sờ.
Vì sách tổ chức theo lối bài giáng nên bố cục chúng tôi không ghi phần. Song thực chất nội dung sách bao gồm bốn phán. Phần một gồm các bài 1, 2, 3, 4 uà 5 có nhiệm vụ giới thiệu, xác dịnh dối tượng, phạm ui bộ môn, sơ lược qua lịch sử các thời kì phát triển uà các khuynh hướng quan trọng hiện nay. Phẩn hai gồm các bài 6, 7, 8, 9 có nội dung như là một dẫn nhập cơ sớ cho ngữ nghĩa từ uựng. Phần ba gồm các bài 10, 11, 12 thừ xác lập một dẫn nhập cơ sớ, một cách tiếp cận ngữ nghĩa ngữ pháp. Phần bốn gồm có bài 13 dỗn nhập sơ qua uề ngữ nghĩa ngữ dụng. Thực tế như bạn dọc sẽ thấy, sự phân bố các phần là không thật đồng đều uà tương xứng. Chúng tôi hi vọng sẽ có dịp bổ khuyết sau.
Khi tổ chức các bài giảng, chúng tôi xem mỗi bài là một công trình hoàn chính, có tính sư phạm. Nay tập hợp các bài ưào trong một tập sách không tránh khói có một số ý nhắc lại, một số đoạn như lặp lại mà chưa
' rút tỉa hết. Hơn nữa, với tính chất m ột tập bài giảng, chúng tôi nhận thấy một số ỷ, đoạn dẫn lại cho dễ theo dõi, cho liền mạch là cần thiết. Hi uọrtg lẩn in sau sẽ rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
3
Trong sự phong phú, da dạng, phức tạp của tri thức, của khuynh hướng, phương pháp và cả phương pháp luận nghiên cứu của bộ môn, cố gắng của chúng tôi là xác lập một cách hiểu, một cơ sở tiếp cận dược chọn lựa, tổng hợp từ những gì đã tham kháo dược. Rõ ràng ở đây có chỗ đứng, có cách nhìn riêng của tác giá uề+nhiều vấn đề liên quan theo một đường hướng, quan niệm tiếp cận xác định. Rất mong nhận dược sự phán hồi, trao dổi từ phía dộc giả, nhất là các đồng nghiệp uà các bạn sinh viên, học uiêrì cao học, nghiên cứu sinh uà những ai quan tâm đến bộ môn này.
Nhân dịp cuốn sách dược giới thiệu, chúng tôi xin có /ời cảm ơn đến GS. TS Đinh Ưăn Đức, PGS. TS Vũ Đức Nghiêu, PGS. TS Nguyễn Hồng cổn, PGS. TS Nguyễn Văn Hiệp, PGS. TS Nguyễn Đức Tồn, PGS. TS Hà Quang Năng, PGS. TS Đỗ Việt Hùng,... dă dành thời gian dọc và cho những nhận xét quỷ báu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2006
Tác giả
4
BÀ! 1
Ngữ nghĩa học
là một bộ môn của ngôn ngữ học
I - NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ NGHĨA HỌC
1. Nghĩa và ngữ nghĩa
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường gặp các từ nghĩa, ý nghĩa. Nội dung của những từ này thường là khó xác định. Chẳng hạn để hiểu nghĩa của một sự việc, một vấn đề nào đó, ta thường phải trả lời câu hỏi : Sự việc ấy, vấn đê ấy có nghĩa gì ? Trả lời, giải thích câu hỏi vừa nêu, tức là tìm
nghĩa của sự việc, của vấn dê đó. Một cách chung nhất, việc trả lời loại câu hỏi như trẽn là tìm nghĩa, giải nghĩa của sự việc, vấn để tồn tại trong cuộc sống. Phạm vi xem xét của nghĩa như vậy là vô cùng rộng lớn.
Phạm vi nghiên cứu nghĩa trong ngôn ngữ học dù rất đa dạng, phức tạp, thì cũng được xác định hẹp hơn. v ề đại thể, phạm vi ngôn ngữ học quan tâm là giải thích, trả lời loại câu hỏi :Từcó nghĩa gì ? Câu có nghĩa gì ? Nếu liệt kê cho đầy đủ thì đó là : Các hình thức ngôn ngữ, các biểu thức ngôn ngữ,
các văn bản, diễn ngôn,... có nghĩa gì ?
Như đã biết, nói đến hình thức, biểu thức, từ, ngữ, cáu, lời, văn bán, diễn ngôn,... là nói đến những hiện tượng, đơn vị, thực thể của ngôn ngữ trong ngôn ngữ học. Nghĩa của những đơn vị, thực thể,... đó là nghĩa của ngôn ngữ, thuộc ngôn ngữ. Thuật ngữ gọi thứ nghĩa này là ngữ nghĩa. Vì vậy, cần phân biệt nghĩa trong ngôn ngữ, nghĩa của ngôn ngữ (ngữ nghĩa) với nghĩa của các tồn tại khác. Vấn đề tưởng đơn giản mà thực tế đời sống cũng như khoa học đã xảy ra nhiểu ngộ nhận, nhầm lẫn.
Xin dẫn một ví dụ phân biệt. Trước mắt ta là cuốn sách và tôi vừa viết ra đây là từ sách. Cuốn sách, sự vật sách và từ sách, hình thức ngôn ngữ sách, là hai phạm vi tồn tại khác nhau. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học là nghiên cứu ngữ
5
nghĩa, cụ thể ở đây là nghiên cứu nghĩa của từ chứ không phải‘nghiên cứu nghĩa của vật. Mà nghiên cứu nghĩa của từ thì trong tiếng Việt là từ sách, tiếng Anh là book, tiếng Pháp là ìivre. Và nghĩa các từ này không hoàn toàn giống nhau trong các ngôn ngữ ấy. Ngay cả tiếng Việt cũng có mấy từ sách nghĩa khác nhau : SáchI d : tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển. Sách2d : dạ lá sách (nói tắt). Saclijd (kng) : mưu, kế. Như vậy, sự vật (hoạt động, tính chất) trong thế giới hiện thực, trong tư duy và nghĩa của ngôn ngữ có quan hệ với nhau, nhưng là hai phạm vi khác nhau không thể lẫn lộn. Tuy vậy, trong ngôn ngữ học đã xảy ra không ít nhầm lẫn nghĩa của từ và sự quy chiếu. Sự nhầm lẫn này là một vấn đề không nhỏ của ngữ nghĩa học và cả của triết học (sẽ làm sáng tỏ ở phẩn sau). Chẳng hạn xưa nay hành tinh ngoài trái đất chỉ có một Venus (Kim Tinh) duy nhất (chỉ một cái được quy chiếu) nhưng có hai tên gọi khác nhau : sao hôm và sao
mai. Chúng có nghĩa khác nhau. Nghiên cứu nghĩa của ngôn ngữ phải làm sáng tỏ những vấn đề đa dạng, phức tạp đại loại như thế. Và chung nhất suy cho cùng, có thể nói rằng nhờ hiểu nghĩa của ngôn ngữ mà hiểu được mọi điều, diễn giải, biểu hiện được mọi điều trên thế gian này.
2. Ngữ nghĩa học
Sự phân biột về phạm vi nghĩa như đã nói ở trên giúp chúng ta dễ dàng hiểu thuật ngữ ngữ nghĩa học. Thuật ngữ ngữ nghĩa học được cấu tạo trong tiếng Việt để dịch từ ngữ linguistic semantics, semasiology trong tiếng Anh. Cần nói ngay rằng trong tiếng Anh, hai thuật ngữ semasiology và linguistic
semantics không dùng đồng thời : Lúc đầu, người ta dùng semasiology ; về sau dùng linguistic semantics, rồi dùng gọn lại chỉ còn semantics. Trong ngôn ngữ học, theo John Lyons, dùng semantics tức có nghĩa là linguistic semantics mà địch ra tiếng Việt là ngữ nghĩa học. Nội dung của thuật ngữ là
để chỉ một môn học, một bộ môn nghiên cứu khoa học thuộc ngôn ngữ học.
Hơn 40 năm trước, trong một tác phẩm ngữ nghĩa học được giới nghiên cứu chú ý - cuốn Ngữ nghĩa học - Một dẫn luận vào khoa học ỷ nghĩa, Stephen Ullmann viết ngay trong trang đầu như sau : “Hai bộ môn chính của ngôn ngữ học đặc biệt có quan hệ với từ là : từ nguyên học nghiên cứu nguồn gốc của từ và ngữ nghĩa học nghiên cứu ý nghĩa của từ”“’. Gần đây
(1) S. Ullmann (1957), The P rinciples o f Semantics, (Oxford : Basil Blackwell. Glasgow : Jackson).
6
nhất là tác giả có nhiều công trình tầm cỡ về ngôn ngữ học lí thuyết và ngữ nghĩa học, J. Lyons cũng xác định : “Theo tôi ngữ nghĩa học được xác định là nghiên cứu nghĩa và ngữ nghĩa học là sự nghiên cứu nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên”0'. Cách đây mấy năm, một tác giả khác cũng thuộc ngôn ngữ học Anh lại hiểu hẹp hơn : “Ngữ nghĩa học là sự nghiên cứu nghĩa của từ và nghĩa cúa câu”<2). Ta có thê dẫn ra nhiều cách hiểu nữa, nhưng theo chúng tôi, để khắc phục tình trạng coi nhẹ ngữ nghĩa học - điểm yếu nhất trong ngôn ngữ học cấu trúc - ta nên chấp nhận cách hiểu rộng. Vấn đẻ không chí là tham vọng mà là một sự bao hàm bản chất hiện thực của đối tượng cấn nghiên cứu. Như vậy, nói một cách cụ thể Ngữ nghĩa học là bộ môn, môn học nghiên cínt nghĩa của các biểu thức, các đơn vị của ngôn ngữ trong hệ tliống cũng như trong hoạt động hành chức ở diện
dồng đại cũng như trong tiến trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ.
3. Sự ra đời của môn ngữ nghĩa học
Như là một bộ môn khoa học, ngữ nghĩa học được chính thức khai sinh cách đây gần hai trăm năm. Người có công đắp nền xây móng cho môn khoa học này là một tác giả người Pháp - Michel Bréal với công trình : Essai de Sémantique (Science des significations), xuất bản vào năm 1877. Thực ra trước đó ở Đức, ở Anh cũng đã có một sô nghiên cứu sớm hơn. Chẳng hạn ở Đức có một số bài viết về ngữ nghĩa tiếng Latinh của tác giả Reizig Berary công bô vào năm 1825 mà về sau đã được học trò của ông là Fridrich Haase tập hợp lại và tái bản năm 1839 với tên gọi cho môn học là semasiology. Ở Anh, tác giả có công đầu là Benjamin Humphrey Smart với một số bài báo và tiếp theo là công trình dày dặn Metaphisical Etymology của Home Tooke xuất bản vào nãm 1850 và tên gọi cho bộ môn này cũng được tác giả gọi là semasiology V. V ...
Trở lại ý mà ngay đề mục đã nêu, xét về thời gian, tuy công trình của M. Bréal ra đời sau, song nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá : "Công trình được xem là bước đầu tiên xác lập ngữ nghĩa học như một bộ môn khoa học nhân văn" (Brigitte Nerlich). Thuật ngữ gọi tên cho môn khoa học bằng tiếng Pháp - bản ngữ của M. Bréal, là sémantique. Thuật ngữ này ngày càng
(1) J. Lyons (1995), Linguistic sem antics - An Introduction. First published 1995, reprinted 1996.
(2 ) John I. Saeed (1999), Semantics, Cambridge : Blackwell Publishers. 7
được chấp nhận rộng rãi hơn thuật ngữ semasiology. Dĩ nhiên những tác giả dùng thuật ngữ semasiology cũng có hàm ý riêng của họ. Ngày nay, thuật ngữ dùng rộng rãi trong Anh ngữ là semantics. Chúng tôi chấp nhận cách dùng và cách hiểu theo nội dung của thuật ngữ semantics tương ứng với linguistic semantỉcs mà J. Lyons đã đề nghị.
II - ĐỐI TƯỢNG VÀ MỘT SỐ s ự PHÂN CHIA TRONG NGỮ NGHĨA HỌC
1. Đôi tượng của ngữ nghĩa học
Thuyết minh sơ bộ nêu trên cho thấy đối tượng của ngữ nghĩa học là ngữ nghĩa. Tuy nhiên ngữ nghĩa - thứ nghĩa thể hiện trong ngôn ngữ như một phức thể - là không đơn giản. Nghĩa là gì ? Nghĩa tồn tại trong ngôn ngữ như thế nào ? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời. v ề mặt khoa học, các thuật ngữ nghĩa, ý, ỷ nghĩa cũng cần phân biệt. Sơ bộ ta có thể thấy ý là thuộc về ý nghĩ, tư duy của con người. Nghĩa như tạm hiểu là nội dung của tín hiệu, của biểu thức ngôn ngữ, còn ý nghĩa ở đây ta tạm phân biệt với ý và nghĩa đó là giá trị, tác dụng của một cái gì đó. Chúng tôi chủ trương phân biệt nghĩa với ỷ nghĩa. Nghĩa theo thuật ngữ không đồng nghĩa với ý nghĩa mà như thông thường hay lẫn lộn. Trong nhiều công trình khoa học, người ta thường cho một định nghĩa rồi từ đó cố chứng minh, giải thích, vận dụng. Nhưng trong ngôn ngữ, ở đâu cũng có nghĩa, ở đâu cũng có vai trò hiển hiện
hoặc tiềm ẩn cùa nghĩa. Vì vậy kết quả là ở chỗ này may mắn định nghĩa tỏ ra phù hợp thì ở chỗ khác lại không ổn. Cần thiết phải đi sâu phân tích luận giải chi tiết, làm sáng rõ sự tồn tại, quy luật vận hành, phát triển của chúng.
Trong lịch sử ngôn ngữ học cũng đã từng có những cô' gắng khảo sát nghĩa bằng một công trình chuyên sâu như công trình Nghĩa của nghĩa (The meaning of meaning) của Ogden và Richards(l). Quả thực, kiến thức và kiến giải của hai tác giả thật uyên thâm và đa diện, nhưng giới nghiên cứu cũng chưa thoả mãn vì nhiều vấn để chưa được làm sáng tỏ. Sự thực, các đối tượng là nghĩa trong ngôn ngữ thật trừu tượng và đa dạng trong tổn tại và hoạt động. Hơn nữa viộc xem xét nghĩa còn tuỳ thuộc vào quan điểm và phương pháp của người nghiên cứu. Vì thế, tốt hơn cả là nhận thức tháo gỡ
(1) Charles K. Ogden, Ivor Amstrong Richards (1923), The meaning o f meaning. A study o f the influence o f Language upon Thought and o f the science o f symbolism.
8
từng bước, từng bộ phận một. Trước hết là chọn quan điểm, lí luận xuất phát, tiếp sau là lần theo các bình diện mà xem xét, giải quyết.
Thứ quan niệm thích hợp và có sức lí giải hơn cả của ngôn ngữ học hiện đại gắn với vấn đề nghĩa là quan niệm tín hiệu học, xem tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lí có hai mặt cái biểu hiện (significant) và cái được biểu hiện (signiíié). Cái biểu hiện là hình thức cùa tín hiệu, là hình thức của các biểu thức ngôn ngữ, cái được biểu hiện là nghĩa của hình thức tín hiệu, hình thức biểu thức trong hệ thống và trong hoạt động, hành chức. Cái được biểu hiện của đơn vị, biểu thức trong từ vựng thuộc về bình diện nghĩa từ vựng,
cái được biểu hiện của đơn vị, biểu thức trong ngữ pháp thuộc bình diện nghĩa ngữ pháp. Cái được biểu hiện trong ngữ dụng là nghĩa ngữ dụng. Nhu vậy cũng có thể nói nghĩa tồn tại, hiện diện trong các mặt, các cấp độ lớn nhỏ của ngôn ngữ. Thuộc mặt nào, cấp độ nào thì theo đó mà xem xét, xác đinh.
Đi vào cụ thể hơn, nghĩa thể hiện, gắn liền với hình thức biểu hiện nó. Như đã thấy, các biểu thức, các hình thức ngôn ngữ cũng có nhiều dạng, loại. Chỉ nói đến đơn vị có nghĩa, đơn vị mang nghĩa thì từ thấp đến cao : hình vị, từ, ngữ, câu, lời, văn bản, diễn ngôn. Mỗi loại ấy lại có bao nhiêu dạng, thể tồn tại. Dĩ nhiên mỗi đơn vị, mỗi loại thì có đơn vị trung tâm, điển hình nhưng không thể đơn giản mà bao quát hết. Ngữ nghĩa học truyền thống một thời chỉ chú ý từ vị, chỉ chú ý nghĩa của từ, ngữ nghĩa từ vựng. Tinh hình nay đã đổi khác.
Một phạm vi liên quan đến xem xét nghĩa như đối tượng nghiên cứu nữa là sự đa dạng trong trường phái, trong quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Không nói đến mỗi công trình đều có đóng góp riêng mà ngay các công trình có cùng hướng, cùng trường phái vẫn có nét riêng. Chính các đối
tượng nghĩa nằm ở các đường chéo giao nhau mà không là đồng nhất, song song, dồng hình ấy làm khó khăn cho việc xác định một cách đơn giản và thống nhất hoàn toàn. Trong hoàn cảnh như vậy, bên cạnh việc nhìn nhận, dựa vào quan niệm chung thích hợp nhất, cần thiết đi vào biểu hiện cụ thể, bình diện cấp độ cụ thể, khuynh hướng cụ thể để hiểu khái niệm nghĩa, xác định sự hiện diện của nghĩa một cách thoả đáng, xác thực.
2. Một sô sự phản chia - một bước cụ thể hoá đối tượng nghiên cứu
Như đã nói, nghĩa ngôn ngữ là nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ học. Nói cụ thể hơn, đó là nghĩa của các đơn vị, các hình thức có nghĩa, mang nghĩa. Chính vì vậy, việc lấy nghĩa của các loại đơn vị nào để nghiên cứu là
9
một bước xác định cần thiết, đây là bước đầu tiên cụ thể hoá đối tượng nghiên cứu. Việc phân giới đơn vị, hình thức ngôn ngữ dĩ nhiên phải dựa vào sự phân chia, các quan hệ bên trong của các cấp độ, bình diện ngôn ngữ. Cấp độ đơn vị có nghĩa, mang nghĩa thấp nhất là hình vị, kế tiếp đến là từ, ngữ,
câu,... Những đơn vị này lại nằm trong các bộ môn truyền thống từ viừig học, ngữ pháp học. Chính vì lẽ đó, ngữ nghĩa học truyền thống chủ yếu chú trọng nghiên cứu nghĩa của từ, ngữ nghĩa học từ vựng. Ngày nay, khắc phục hạn chế đó, nhiéu nhà nghiên cứu đã chú ý đến nghĩa ngữ pháp, mà trọng tâm là ngữ nghĩa cú pháp, nghĩa của câu, lời và cả văn bản, diễn ngôn.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, cũng có sự phân chia ngôn ngữ ra ba địa hạt chính : kết học, nghĩa học, dụng học. Trong sự phân chia mới này, ta thấy phạm vi nghiên cứu ngữ nghĩa rộng hơn nhiều. Vậy phạm vi nghĩa bao hàm đến đâu ? Chắc hẳn rằng nếu như trước đây người ta chỉ chú ý nghĩa từ viừig phân biệt với nghĩa ngữ pháp thì ngày nay cần phân biệt thêm nữa với nghĩa ngữ dụng. Ngữ nghĩa học không chỉ chú ý nghĩa lịch đại và nhấn mạnh hơn nghĩa đồng đại hoặc kết hợp biện chứng giữa chúng, không chỉ quan tâm nghĩa hệ thống - cấu trúc mà chú ý hơn nghĩa trong hoạt động, hành chức, không chỉ chú ý nghĩa của ngôn ngữ mà cả nghĩa của lời nói (theo lưỡng phân của Ferdinand de Saussure), nghĩa ngữ năng và cả nghĩa ngữ thi (theo lưỡng phân của Noam Chomsky). Hướng chú ý nghiên cứu nghĩa trong hoạt động, trong hành chức, nghĩa lời nói trở thành hướng được chú ý quan tâm nhiều hơn trước.
3. Đối tượng trong quan hệ khuynh hướng, phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghĩa cũng bị chi phối bởi quan điểm lí luận và phưcmg pháp luận nghiên cứu. Ngữ nghĩa học ngày nay cũng thật da dạng trong khuynh hướng, trường phái và hệ thống phương pháp, phương pháp luận nghiên cứu. Chính sự phong phú, đa dạng này mà ta thấy có sự thâm nhập lản nhau của các kiến thức môn học k ế cận, liên quan tạo ra tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Những tên gọi chỉ phân môn như : ngữ nghĩa học truyền thống, ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học hình thức, ngữ nghĩa học lôgíc, ngữ nghĩa học tri nhận,... đã nói lên đặc điểm chuyên ngành hay liên ngành vừa nói. Hơn thế, điểu này còn liên quan đến cả bộ môn triết học, lổgíc học mà lí thuyết của các tác giả đó chúng ta đã từng biết tên, trước đây như là : Aristotle, Platon và thời hiện đại là : G. Frege, R. Carnap, A. Shaff,
10
A. Tarski, R. Montague, B. Russell, L. Wittgenstein, J. L. Austin^... Cụ thể hern xin xem những bài sau.
Nghĩa trong sự phân giới, cụ thể hoá theo nhiều chiều kích, nhiều diện như trên nói lên sự phát triển của ngữ nghĩa học. Đối tượng nghiên cứu nghĩa vì vậy cũng được nhận thức sâu hơn và quá trình phát triển này đang còn tiếp tục với nhiều hứa hẹn và triển vọng tốt đẹp.
III - TÍNH TRỪU TƯỢNG, M ơ H ổ CỦA NGHĨA, SIÊU NGÔN NGỮ
1. Tính trừu tượng, mo hồ của nghĩa
Trong phân biệt với hình thức của cái biểu hiện, bình diện nội dung (nghĩa) - cái dược biểu hiện, thường rất trừu tượng. Nghĩa là một thực thể tinh thần, nó thể hiện ở sự hiểu biết, nhận thức, diễn giải của người nói, người bản ngữ thông qua quy ước và giao tiếp xã hội. Khả nãng nhận thức của con người phát triển theo con đường “từ trực quan sinh động đến tu duy trừu tượng”, nên nhận thức được cái trừu tượng thường khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong lời nói, việc phân biệt nghĩa này với nghĩa kia (người ta thường dùng cách đọc, cách luận giải), nghĩa của đơn vị này vói nghĩa của đơn vị khác cũng không dễ. Đặc điểm này người ta gọi là tính mơ hồ cùa nghĩa. Chẳng hạn như trong bài này, ngay từ đầu chúng ta dùng từ nghĩa và ý nghĩa. Hai từ này có đồng nghĩa không ? Rõ ràng ở tiếng Việt, từ nghĩa khác nội dung từ ý. Vậy nghĩa phải khác ý nghĩa. Song trong một số trường hợp, ta có thê nói : nghĩa của từ hay ý nghĩa của từ đều được. Sở dĩ như vậy là vì về thuật ngữ nghĩa khác với ý khác với ý nghĩa mà một số tác giả lưu ý. Đây là tính mơ hồ. Không phân biệt thì không được vì giữa chúng có độ dư, độ chênh mà cứ chẻ sợi tóc làm lư, làm tám mãi cũng thật quá phiền toái. Để khắc phục, ta chú ý nghĩa dùng thuật ngữ và nghĩa dùng từ thường có khác nhau. Nghĩa thuật ngữ có tính chặt chẽ và khoa học hơn. Cần chú ý dùng phân biệt để loại bỏ bớt tính mơ hồ về nghĩa.
2. Tính luẩn quẩn trong giải thích nghĩa
Trong một số lời giải thích của từ điển cũng như trong một số diễn giải nghĩa ở một sô' công trình, thường gập các cách giải thích luẩn quẩn : từ ở mục đầu được giải nghĩa bằng từ ở mục sau, đến lượt từ mục sau lại được giải thích bằng từ mục đầu. Tinh trạng luẩn quẩn ấy đã được nhiều nhà ngôn ngữ học nói đến. Đó là ngôn ngữ vừa là đối iượng và ngôn ngữ cũng chính là
11
công cụ dẫn giải nó. Để thoát khỏi tình trạng ấy, trong ngôn ngữ học, người ta phải sử dụng siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa. Nhiệm vụ của công việc này là tạo ra một ngôn ngữ hình thức để miêu tả nghĩa, tránh việc giải thích vòng quanh, v ề điều này sẽ thấy rõ ở mục Ngữ nghĩa học hình tliức (Xem Bài 3
trong sách này). Cũng như vậy, gần đây có tác giả xây dựng siêu ngôn ngữ tự nhiên ngữ nghĩa(l) (Xem Bài 4 trong sách này) cũng nhằm dùng một ngôn ngữ tự nhiên ngữ nghĩa để giải thích nghĩa.
3. Giải pháp lựa chọn
Trong công trình này, ở một mức độ nhất định, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại ngữ nghĩa hình thức trong siêu ngôn ngữ nói trên. Song việc trình bày toàn bộ nội dung công trình này, chúng tôi vẫn theo cách truyền thống. Tuy nhiên trong chừng mực nhất định, chúng tôi cố gắng loại bỏ bớt tính mơ hổ và cách diễn giải luẩn quẩn khi mô tả, phân tích những sự kiện của tiếng Việt.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
1. s. Ullmann (1957), The Principles o f Semantics, Sđd.
2. J. Lyons (1995), Linguistic semantics - An Introduction, Sđd. 3. John I. Saeed (1999), Semantics, Sdd.
4. Michel Bréal (1877), Essai de Sémantique (Science de significations), Sđd.
5. Charles K. Ogden - Ivor Amstrong Richards (1923), The meaning of meaning. A study o f the influence o f Language upon Thought and o f the science o f symbolism, Sdd.
6. Anna Wierzbicka (1996), Semantics, Primes and Universais, Sđd.
(1) Anna Wierzbicka (1996), Semantics, Prim es and Universals, Oxford University Press. 12
BÀI 2
Khái lược về tiến trình
và các khuynh hướng Iigữ nghĩa học
I - TIẾN TRÌNH NGỮ NGHĨA HỌC
Không kể đến những nghiên cứu ngữ nghĩa thời cổ đại ớ Hi Lạp, Ân Độ và nhiều nơi khác, mốc ra đời của "ngữ nghĩa học như một khoa học nhân văn" được tính đến nay đã gần hai trãm năm. Nói đến ra đời, đặt nền móng là nói ở bình diện lí thuyết, mà lí thuyết trong khoa học cơ bản thì cần xét kĩ và sâu. Trong giới hạn dẫn nhập cho nghiên cứu cụ thể ở phần sau, ở đây chúng tôi không dừng lại được nhiều ; chỉ xin phác thảo sơ qua tiến trình ngữ nghĩa học trong bức tranh khái quát lịch sử rõ nét nhất của ngôn ngữ học.
Trong lịch sử ngôn ngữ học, dựa vào thành tựu lí thuyết gắn liền với tên tuổi các tác giả và cồng trình lớn, người ta thường phân ra ba thời kì chính. Lịch sử ngữ nghĩa học với những tư tưởng lí thuyết nổi rõ cũng tương ứng như vậy. Đó là thời kì tiền cấu trúc luận, thời kì cấu trúc luận và thời kì hậu
cấu trúc luận. Rõ ràng cách đật tên để phân thành ba thời kì như trên vừa hợp lí vừa làm nổi rõ vai trò của thời kì cấu trúc luận mà hiện nay vẫn còn nhiều ảnh hưởng. Việc phàn kì lịch sử trong ngôn ngữ và ngôn ngữ học không tính cụ thể dứt khoát bằng năm tháng, đặc biệt là năm tháng công trình được in thành sách, mà chủ yếu là dựa vào tư tưởng và tác dụng của nó. Mốc thời gian chỉ là quy ước để dễ hình dung mả thôi.
1. Thòi kì thứ nhất
Đó là từ sự ra đời công trình của M. Bréal cuối thế kỉ XIX cho đến 20 ’ năm đầu của thế kỉ XX. Biểu hiện nổi rõ nhất ở Tây Âu là ba nước Pháp, Đức và Anh. Ở Pháp sau tên tuổi của M. Bréal là Antoine Meillet, Ch. Bally, Chaveé Hovelacque, Littré Darmesteter,...
13
Nếu như hướng tiếp cận tiêu biểu của M. Bréal chủ yếu là tâm lí học thì A. Meillet là xã hội học, L. Darmesteter là sinh học. Tư tưởng triết học, ngữ văn của Pháp thời kì này là duy lí. Việc nghiên cứu nghĩa tập trung vào nghĩa của từ, sự thay đổi nghĩa của từ, quy luật tương tác tâm lí của sự thay đổi nghĩa. Hướng nghiên cứu cũng tập trung vào tác động xã hội (A. Meillet) và tu từ học (Ch. Bally).
Ở Đức, những tên tuổi tiêu biểu trong ngữ nghĩa học thời kì này là Karl Reisig, Agathon Benary, Friedrich Haase, Ferdinand Heerdegen, Oskar Hey,... Quan điểm ngữ nghĩa học của các tác giả dẫn trên chịu ảnh hưởng của tư tướng những nhà khoa học ngôn ngữ học lớn ở Đức trước đó hoặc cùng thời như : Kant, Humboldt và Bopp. Người ta gọi ngữ nghĩa học Đức thời kì này là n m'f nghĩa học lịch sử, bởi vì tư tưởng lịch sử, chủ nglũa lịch
sử ánh hướng mạnh đến những phân tích, diễn giải các hiện tượng nghĩa. Phạm vi nghĩa cũng tập trung vào nglũa từ vựng, chú ý nghiên cứu nhiêu vé lịch sử cúa sự thay đổi nghĩa, tìm các nguyên nhân cúa sự biến đổi nghĩa. Phái nói rầng những tư tưởng nghiên cứu sự biến đổi nghĩa vé mặt lịch sử và tâm lí xuất hiên ở Đức sớm hơn là ờ Pháp và chính M. Bréal một phần cũng chịu ảnh hưởng, tiếp thu tư tường này từ Đức.
Chủ nghĩa lịch sử, quan điểm lịch sử trong nghiên cứu nghĩa của Đức không chỉ ảnh hưởng đến Pháp mà còn cả Anh. ở Anh là tên tuổi John Horme Took, tiếp theo là các tác giả Benjamin H. Smart, Richard Ch. Trench, Jamas Muưay, Anchibald. H. Sayce,... đặc biệt là những nhà ngữ nghĩa - kí hiệu học nổi tiếng Ch. Ogden và I. Richards, Peirce, V. Lady Welly,... Quan điểm lí luận của họ một mặt chịu ảnh hưởng quan điểm lịch sử, tập trung nghiên cứu bình diện thay đổi và nguyên nhân thay đổi nghĩa từ, mặt khác là đào sâu và có nhiéu kiến giải vẻ các bình diện tín hiệu học tiếp nhận từ Đức và Pháp mà ở Anh có công trình tiêu biểu của hai tác giả Ogden và Richards. Cần nói thêm rằng quan niêm triết học kinh nghiệm
được đẻ xuất đầu tiên trong ngữ nghĩa học Anh. Một phân nhánh của ngữ nghĩa học Anh thời này ở Mĩ cũng tiếp nhận quan niệm này và quan điểm lịch sử từ hai nước Đức và Pháp. Tiêu biểu cho hướng tín hiộu học ở Mĩ là Peirce.
Đê thấy một bức tranh tổng quát, có thể tham khảo sơ đồ tổng hợp sau đây của Brigitte Nerlichtu.
*• (1) Brigitte Nerlich (1992), Semantic theories in Europe 1830 - 1930. From etym ology to contextlity. Am sterdam Philadelphia.
14
Lịch sử ngữ nghĩa liọc : Nliững tá c già tiêu biểu và hướng tiếp cận, cách tiếp c ậ n
Semasiology - Cách liếp cận lịch sứ học
Đức
Kiinl, Humboldt Herbarl
Reisig Bcnary............ Haase... Hecrdegen Hey Cách tiếp cận tâm lí học
Steinthal Lazarus Wundt
Paul Wegener Erdman Sperbcr
Pháp Scmamique - Cách liếp cân tâm lí hoc a
xã hội học lu từ học
Condilac Brcal Paris Henry"S. ir.3«Meillet Bally Ideologues Ũ■5
Cúch tiếp cận sinh học Cách tiếp cân tín hiệu lục
Chavée Hovelacque Littré Darmesteter De la Graserie
Anh
Semasiology - Lí luận tín hiệu [âm lí học
Smart Trench Murray Sayce Stoui
Signifies LadyWelby Ogden/Richards
Whitney Oertel Semiotics Peirce
M7
1800 1850 1900 1920
2. Thời kì thứ hai
Thời kì lớn thứ hai khoảng từ sau những nãm 20 của thế kỉ XX. Bởi lẽ có nhiều công irình thuộc tính chất thời kì đầu vẫn xuất hiộn và công trình ngôn ngữ học lí thuyết được xem là đặt nền móng cho ngôn ngữ học cấu trúc là
, cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. de Saussure ra đời năm 1916. Ngôn ngữ học cấu trúc châu Âu với nhiều trường phái và tên tuổi lừng danh vẫn sống với ngữ nghĩa học tiền cấu trúc luận. Một số công trình theo
15
hướng cũ, đặc biệt trong lĩnh vực từ nguyên học, từ vựng - từ điển vần tiếp tục ra đời. Thuộc thời kì này nên phân thành hai giai đoạn nhỏ. Từ sau những nãm 1920 đến 1960 có những công trình ngữ nghĩa còn chưa được xem là cấu trúc luận như của G. Stem, s. Ullmann, A. Schaff, V. A. Zveghinsev,... Từ sau 1960 đến 1980, có những công trình tiêu biểu cho ngữ nghĩa cấu trúc (phân biệt với tiền cấu trúc). Kết quả là do ảnh hưởng trực tiếp của cấu trúc luận. Mốc cấu trúc luận cực đoan nhất, xem nhẹ việc nghiên cứu nghĩa là khởi đầu từ chủ nghĩa cấu trúc luận Mĩ mà người tiêu biểu là Leonard Bloomfield. Đánh giá về tình trạng ngôn ngữ học Mĩ nói chung xem nhẹ nghiên cứu ngữ nghĩa, J. Lyons viết : "Sự thực, có một số thời trong quá khứ gần, đáng chú ý là ờ Mĩ trong giai đoạn giữa những năm 1930 và cuối những năm 1950 là lúc ngữ nghĩa học đã rất bị sao nhãng”0’. Nhận xét về tình trạng trên, Anna Wierzbicka còn chỉ ra cụ thể hơn : "Hai nhà ngôn ngữ học lớn của Mĩ thế kỉ XX là L. Bloomfield và N. Chomsky đã tạo ra một ảnh hướng đặc biệt trong khuôn mẫu ở một ngôn ngữ học không cần ý nghĩa". Cụ thể hơn : "Bloomfield (không giống với người sáng lập đồng thời vĩ đại của ngôn ngữ học Mĩ là Edward Sapir) đã sợ nghĩa và đã nhiệt tình đẩy việc nghiên cứu nghĩa qua các bộ môn khoa học khác như xã hội học hoặc tâm lí học. Nguyên nhân ông ta sợ nghĩa là vì ông muốn xác lập ngôn ngữ học như một khoa học và ông nghĩ rằng sẽ không nghiên cứu được nghĩa vói tính nghiêm ngặt như âm thanh và hình thái của ngôn ngữ. Chủ nghĩa hành vi luận Bloomfield làm cho ông nhận thấy tất cả những cái liên quan đến ý tưởng, khái niệm, ý nghĩa hoặc trí tuệ là không khoa học ; chủ nghĩa tính thần luận đã bị ông khước từ và nhiều nhà ngôn ngữ học khác của thế hệ ông cũng bị ảnh hưởng.”(2>. Chiều hướng nói trên đến sau những năm 1960 có khắc phục phần nào với cuộc cách mạng ngôn ngữ học của N. Chomsky nhưng dấu ấn của Bloomfield vẫn còn nhiều. Nhận xét về dấu ấn đó ở N. Chomsky, R. A. Harris viết : "Giống như Bloomfield, Chomsky đã có một ác cảm phương pháp luận sâu sắc đối với nghĩa và công trình của ông gia cô' thêm một trong những yếu tố có tính chất chìa khoá của chính sách Bloomfield về nghĩa là nó đã loại bỏ nghĩa trong phân tích hình thức"(3>.
(1) ỉ. Lyons (1996), Linguistic Semantics. An introduction, Sđd, trang 16. (2) Anna Wierzbicka (1996), Semantics, Prim es and ưniversals, Sđd, trang 3. (3) R. A. Harris (1993), The linguistic Wars.
16
Có thế nhận thấy rằng vì những ảnh hướng ấy mà trong giai đoạn này ở MT, không có cống trình ngữ nghĩa học tầm cỡ nào được nhắc đến. Thành tựu ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học theo quan điểm tín hiêu học chủ yếu là đóng góp của ngôn ngữ học châu Âu. Trong sô' nhiều khuynh hướng, nhiều mức độ cấu trúc hiện đại khác nhau, chúng ta có thể nhắc đến một số nhà ngữ nghĩa học tên tuổi, những tác giả tiêu biéu lúc đầu là ở châu Âu nhu B. Guiraud, B. Pottiez, K. Baldinger, G. Leech, A. J. Greimas, E. Coseriu, Ju. Apresian, J. Lyons. Một nhánh ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky như : J. J. Katz, Ch. J. Fillmore.
Đặc biệt đáng chú ý thời kì này là khuynh huớng nghiên cứu nghĩa gắn với lôgíc toán và tâm lí thực nghiệm. Ngữ nghĩa học hình thức hay là ngữ nghĩa học Iôgíc gán với nhiều tác giả như : B. Russell, G. Frege, A. Tarski, R. Montague cũng ra đời, phát triển.
3. Thời kì thứ ba
Thời kì thứ ba, thời kì hậu cứu trúc luận, có lẽ bắt đầu bằng những báo hiệu với cuộc cách mạng tri nhận vào cuối những năm 1950. "Cuộc cách mạng này đến những nãm 1960 thì xua tan bóng ma hành vi luận, và lấy lại cho trí tuệ và ý nghĩa sự chú ý trung tâm của khoa học nhân văn nói chung và ngôn ngữ học nói riêng”. Xin dẫn câu sau đây của một trong các đạo diễn chính cho cuộc cách mạng tri nhận : "Cuộc cách mạng này đã được định sẵn mang "trí tuộ" trở lại cho khoa học nhân văn sau mùa đông dài lạnh lẽo của chủ nghĩa khách quan""1. Theo quan niệm của J. Bruner : trí tuệ có quan hê chật chẽ với nghĩa. Cũng cần nói rằng cuộc cách mạng tri nhận có sự tham gia của cả những người vốn là đồ đệ trung thành của N. Chomsky. Trường hợp Ray Jackendoff là một ví dụ. R. Jackendoff cho ràng : "Nghiên cứu ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên là nghiên cứu tâm lí học tri nhận"121.
Như vậy, hướng ngữ nghĩa học tri nhận xuất hiện từ cuối những nãm I960 và phát triển những nãm gần đây là hướng mới đặc trưng cho ngữ
nghĩa học hận cấu trúc luận.
r . . ______ __ .
( 1) Dẫn theo A. W ierzbicka, Semantics, Primes and Unìversah, Sdd.
(2) R. Jackendoff (1983), Semantics and cognition, Cambridge : The MIT Press. 17
Tiêu biểu cho hướng này là các công trình gắn liền với tên tuổi cùa các tác giả : G. Lakoff và M. Johnson (1980), G. Lakoff (1987), G. Lakoff và M. Tumer (1989),... Trong số đó bao gồm cả R. Jackendoff đã nói trên mà chúng tôi sẽ trở lại ở dưới (Bùi 5).
Cũng có một hướng đóng góp đặc trưng cho ngữ nghĩa giai đoạn này và có quan hộ chặt chẽ với ngữ nghĩa tri nhận là lí thuyết điển mầu. Nội dung của hướng mới này cũng như ngữ nghĩa tri nhận chúng tôi sẽ trở lại kĩ hơn ờ mục tiếp khi chúng được tiếp nhận như một trong nhũng cơ sở lí thuyết xuất phát cho nghiên cứu cụ thể ở công trình này.
II - CÁC KHUYNH HƯỚNG NGỮ NGHĨA HỌC
1. Cách hiếu truyền thống và hiện đại trong ngữ nghĩa học Trong ngôn ngữ học nói chung và ngữ nghĩa học nói riêng, thường hay phân biệt truyền thống và hiện đại. Song mốc thời gian và công trình, tác giả tiêu biểu trong ngôn ngữ học và trong ngữ nghĩa học không giống nhau. Nhiều người thừa nhận lịch sử ngôn ngữ học sau những thành tựu lớn của ngôn ngữ học so sánh - lịch sử cuối thế kỉ XIX được coi như “chấm dứt” ngôn ngữ học truyền thống để bước vào thời kì của ngôn ngữ học hiện đại thế kỉ XX. Nói như vậy là nói khuynh hướng chung, cái mốc lớn như thường dản trường hợp Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. de Saussure (1916) làm ví dụ. Song thực tế có nhiểu tư tưởng hiện đại bộ phận phôi thai từ thế kỉ XIX và cũng có nhiếu công trình truyền thống ra đời trong thế kỉ XX. Cái nội dung truyền thống hay hiện đại chủ yếu không dựa vào mốc thời gian mà quan trọng là quan điểm khoa học ; mà nói đến quan điểm khoa học thì thường khái niệm hiện đại gắn với ngôn ngữ học cấu trúc, quan điểm cấu trúc luận, còn sau cấu trúc điển hình, rõ nét nhất là hậu cấu trúc luận, 4 thỉnh thoảng có tác giả gọi là hậu hiện đụi.
Trong ngữ nghĩa học, mốc phân biệt truyển thống - hiện đại hẳn là cũng giống như trong ngôn'ngữ học đại cương. Ví dụ, những công trình có dấu ấn rõ nét như của Ogden và Richards thì cũng ra đời sau Thê' chiến thứ nhất (1914 - 1918). Hoặc công trình của G. Stem cũng mãi đến 1929 - 1931 mới được xuất bản, còn công trình của s. Ullmann thì muộn hơn nữa : 1951, 1957. Tuy nhiên, sự khác nhau trong việc phân chia nội dung truyẻn thống -
18
hiện đại không phải là mốc thời gian mà ở quan điểm lí thuyết và phương pháp luận nghiên cứu. Đó là hiện đại gắn với cấu trúc luận, truyền thống gắn với tiền cấu trúc luận và hậu hiện dại gắn với hậu cấu trúc luận. Chẳng hạn trong công trình tổng kết khá ấn tượng Các phương pháp hiện đại
nghiên cừu nghĩa và một số vấn dề của ngôn ngữ học cấu trúc, Apresian xếp quan điểm của G. Stem, s. Ullmann, V. A. Zveghinsev,... đều thuộc ngữ nghĩa học truyền thống (phi cấu trúc luận), hay tiền cấu trúc luận, nói chính xác theo tác giả này là lí thuyết truyền thống về nghĩa phân biệt với cách đặt
vấn dê vê nghĩa theo lối hiện đại[ì]. Trường hợp khác, tròn 20 nãm sau, năm 1983, R. Jackendoff trong tác phẩm Ngữ nghĩa học và sự tri nhận đã cho rằng ngữ nghĩa học lấy lôgíc và toán làm chỗ dựa như G. Frege, B. Russell, A. Tarski,... đã lỗi thời, đã thuộc về ngữ nghĩa học truyền thống. Theo chúng tôi, nếu chấp nhận nội dung truyền thống trong trường hợp dùng của R. Jackendoff thì nên để trong ngoặc, hàm chỉ đã có khuynh hướng mới hơn xuất hiện, thay thế cái đã thịnh hành một thời.
2. Các khuynh hướng ngữ nghĩa học
Như vậy là một mặt dựa vào thành tựu của ngôn ngữ học cấu trúc, mặt khác là dựa vào những quan điểm về nghĩa, về phạm vi đối tượng ngữ nghĩa học, đặc biệt là các phương pháp đa dạng, đặc trưng được vận dụng vào nghiên cứu nghĩa, ta có thể phân ngữ nghĩa học thành các khuynh hướng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân chia các khuynh hướng trong ngữ nghĩa học có cơ sờ khác nhau và kết quả tương ứng khác nhau. Ở phần này như một dẫn nhập, chúng tôi phân chia dựa trên hướng quan điểm lí thuyết và phương pháp luận
nghiên cứu là chính. Hướng quan điểm lí thuyết và phương pháp luận cũng chỉ giới hạn ở ngữ nghĩa học IhCag qua một số tác giả và công trình tiêu biểu. Với cơ sở căn cứ như vậy, ta có thể nói đến các khuynh hướng chính của ngữ nghĩa học như sau : (1) Ngữ nghĩa học truyền thống. (2) Ngữ nghĩa học cấu
trúc. (3) Ngữ nghĩa học hìnli thức. (4) Ngữ nghĩa học tri nhận. Như vậy cách phân chia này đã dựa tirên quan điểm lí thuyết tồn tại cùa ngôn ngữ cũng như các cơ sở và phương [pháp luận bao gồm cả quan niệm vê bản chất, chức năng, cơ sở triết học cìua học thuyết và phương pháp nghiên cứu. .
(1) Ju. D. Apreáian (1963)j, Các phương pháp hiện đại lìghién cứii nghĩa và m ột s ố vấn đ ề cùa ngôn ngữ học cấu M úc. Bản dịch cùa Viện Ngôn ngữ học.
19
Chúng tôi không đề cập riêng đến tính liên ngành của một sô không nhỏ các công trình mà chủ yếu là đứng trên địa hạt ngôn ngữ học để xem xét các công trình có tính liên ngành đó. Chẳng hạn như ở ngữ nghĩa học tâm lí, ngữ nghĩa học lôgíc, chúng tôi chỉ chú ý khai thác mặt ngôn ngữ học có quan hộ đến tâm lí, đến lôgíc mà không đi sâu vào khía cạnh lôgíc hay tâm lí như đối tượng nghiên cứu. Nói gọn lại, chúng tôi chú ý mặt ngổn ngữ trong quan hộ với các bộ môn liên quan mà không đi sâu vào thuộc tính liên ngành trong xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Về đại thể theo chúng tôi, các khuynh hướng của ngữ nghĩa học là :
2. 1. Ngữ nghĩa học truyền thống - tiền cấu trúc luận
Tên gọi ngữ nghĩa học truyền thống thường dùng để chỉ các nghiên cứu ngữ nghĩa thời tiền cấu trúc luận. Đây là khuynh hướng nghiên cứu nghĩa từ khi ra đời cho đến các công trình những năm 1950... Ngữ nghĩa học truyền thống lấy nghĩa của từ làm đối tượng nghiên cứu và thường là từ biệt lập. Nhiều công trình tập trung nghiên cứu quan hệ giữa từ và vật, từ và khái niệm. Nội dung nghĩa của từ được dùng nhiều để làm cãn cứ, làm chỏ dựa phân biệt sự thay đổi ngữ âm qua thời gian trong ngôn ngữ học so sánh - lịch sử. Nghĩa cũng là cãn cứ giải thích từ nguyên, giải thích từ ngữ trong các từ điển, diễn giải các vãn bản. Ngữ nghĩa học chủ yếu là ngữ nghĩa học từ vựng. Phương pháp chủ yếu là ngữ văn học, từ điển học,... Quan niêm nghĩa có đổi mới, phạm vi đối tượng có mở ra ngữ nghĩa ngữ pháp như trường hợp s. Ullmann hoặc “học thuyết về tính chế định của nghĩa” như trường hợp V. A. Zveghinsev thì cũng chỉ thuộc phạm vi tiền cấu trúc luận. Đúng như Ju. Apresian nhận xét vé s. Ullmann : “Ông là người đã cố gắng một cách ý thức nhằm khắc phục một sô' thiếu sót của ngữ nghĩa học truyển thống và nhằm dung hoà nó với những nguyên lí của ngôn ngữ học cấu trúc và ngôn ngữ học thống kê”..., “Nghĩa được định nghĩa như mối quan hệ giữa tên gọi với ý niệm (hai thuật ngữ này tương ứng hoàn toàn với những thuật ngữ “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt” của F. de Saussure
“Ullmann có phân rõ được mật hình thức và mặt nội dung cả trong từ vựng học lẫn trong cú pháp học và nhìn thấy trước được sự tồn tại của “ngữ nghĩa học cú pháp” bên cạnh “ngữ nghĩa học từ vụng””01.
(1) Ju. D. Apresian (1963), Các phương pháp hiện đại nghiên cím nghĩa và m ột sô' vấn đ ề của ngôn ngữ học cấu trúc, Sđd.
20
Đặc điểm nổi bật của ngữ nghĩa học truyền thống là tập trung chú ý nghiên cíat sự thay đổi nghĩa lừ. Trong các công trình lớn về nghĩa mà phần nhiều tập trung ở châu Âu thì không có công trình nào lại không đề cập đến sự thay đổi nghĩa của từ cũng như tìm quy luật, nguyên nhàn của sự thay đổi đó. Ví dụ một trong những công trình lớn loại này là của G. Stem : Nghĩa và sự thay đổi của nghĩa (Meaning and change of meaning).
Những nghiên cứu ngữ nghĩa thường gắn với lịch sử. Nó cũng nằm chung trong ngành ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngành ngôn ngữ học phát triển mạnh cuối thế kỉ XIX và làm thành chủ nghĩa lịch sử trong ngôn ngữ học nói chung và ngữ nghĩa học nói riêng. Hướng lịch sử thể hiện trong các công trình của Reisig Benary, Haase, Heerdegen... (ở Đức); Smart, Trench (ờ Anh) V. V...
Trong quan niệm về ngôn ngữ cũng như ngữ nghĩa, về đặc điểm đối tượng cũng như phương pháp, các nhà ngữ nghĩa học thời này thường chú ý nhiều đến mặt tâm lí, tạo nên cách tiếp cận lâm lí học trong hầu hết các công trình của Steinthan, Lazarus, Wundt, Paul, Sperber,... (ở Đức) ; của Bréal, Henry (ở Pháp); của Murray, Saye, Stout,... (ở Anh).
Hướng nghiên cứu xã hội học và tu từ học có ở Pháp, tiêu biểu là Meillet và Bally. Ở Pháp còn có hướng sinh học như quan niệm của L. Darmasteter.
Gần cuối thời kì ngữ nghĩa truyền thống, xuất hiện hướng mới - hứớng xem xét nghĩa theo quan điểm tín hiệu học. Mở đầu ở Pháp là Saussure, Grasserie, ở Anh là Lady, Welby, Ogden và Richards. Có thể nói rằng công trình Nghĩa của nghĩa của Ogden và Richards là ví dụ. Và tiêu biểu là quan điểm kí hiệu học của F. de Saussure thể hiện trong Giáo trìnli ngôn ngữ học đại cương của ông.
2. 2. Các khuynh hướng chính của ngữ nghĩa học hiện đại
Khái niệm ngữ nghĩa học cấu trúc có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng được hiểu là loại nghiên cứu nghĩa sử dụng những quan niêm và phương pháp trong ngôn ngữ học cấu trúc, một khuynh hướng ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ như một chỉnh thể toàn vẹn. Nghĩa hẹp dùng để gọi nghiên cứu ngữ nghĩa từ vựng và những phân tích ngữ nghĩa (cả câu, lời) liên quan đến nghĩa của từ. Dĩ nhiên, nghĩa của từ trong ngôn ngữ học cấu trúc không là nghĩa của từ biệt lập mà là nghĩa của từ trong hệ thống - cấu trúc từ vựng - ngữ nghĩa, trong các quan hệ hệ hình và kết hợp đa dạng trong hoạt động cùa ngôn ngữ.
21
Trong ngữ nghĩa học cấu trúc, người ta xem ngnla của từ, của câu cũng là một cấu trúc. Nghĩa của từ được thừa nhận có thuộc tính trừu tượng, khái quát tương ứng (nhưng không đồng nhất) với khái niệm. Nội dung khái quát, trừu tượng đó được hình thành trong quá trình con người dùng ngôn ngữ. Khi đã hình thành ở dạng tĩnh trạng, ta có thê xem nghĩa như một cấu trúc mà ta có thể tổ hợp từ các bộ phận, thành tô' hợp thành và ngược lại cũng có thể phân tích nghĩa ra thành các thành tố cấu tạo nên nó. Như vậy nghĩa của từ, nghĩa của câu là một cấu trúc bao hàm trong nó nhiều thành tố hợp thành mà ta có thể phân chia ra được.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, cần chú ý tới phương pháp phán tích thành t ố - một đóng góp nổi bật của ngữ nghĩa học cấu trúc.
Phương pháp phân tích nghĩa của từ và câu thành các thành tố gọi là phép phân tích thành tố. Những thành tố được phân tích ra đó gọi là thành tố nghĩa, nhân tử ngữ nghĩa, sơ giản ngữ nghĩa. Ớ Việt Nam còn gọi là nét nghĩa, nét nghĩa khu biệt. Những tác giả nước ngoài chú ý nhiều đến phép phân tích này là L. Hjelmslev, R. Jacobson, B. Potties, A. J. Greimas,... (ở châu Âu) ; E. Nida, H. Weinreich, J. Katz và J. A Focdor, R. Jackendoff,
B. Levin, L. Talmy (ở Mĩ)... Ở Việt Nam, người chú ý giới thiệu kĩ cách phân tích này là Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Hoàng Vãn Hành, chúng tôi và một số tác giả khác...
Phạm vi áp dụng phép phân tích thành tô' nghĩa lúc đầu và phổ biến hơn cả là nghĩa từ vựng, đặc biệt là nghĩa thực từ, sau này còn gọi là từ có nghĩa miêu tả. Chẳng hạn như nhiều công trình phân tích thành tố nghĩa từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ màu sắc, từ chỉ bộ phận cơ thể, động từ chuyên động V. V...
Cái khó trong phân tích thành tố nghĩa không chỉ ở phía phân tích mà còn ở phía tổng hợp. Kết quả của phép lưỡng phân thường tạo độ dư trong tổng hợp. Mặc dù vậy, nó rất có ích trong xây dựng những quan hệ từ vựng như : đồng nghĩa, trái nghĩa. Nó cũng giúp ích cho lời giải thích nghĩa từ rõ ràng bằng cách chỉ ra các nét nghĩa và tôn ti của chúng hoặc mô tả nội dung nghĩa từ bằng một tổ hợp của các thành tố ngữ nghĩa.
Phép phân tích thành tố cũng được áp dụng cho nghĩa câu trong ngữ nghĩa học thuộc ngữ pháp tạo sinh. Người áp dụng đầu tiên là Katz và Fodor (1963) và tiếp theo là Postal (1964). Lí thuyết của các tác giả trên có hai điểm
22
chính sau : Một là nhằm khắc phục quan niệm hạn chế của N. Chomsky trong giai đoạn đầu (trong Syntactic Structures, 1957) không thừa nhận ngữ nghĩa học là một bộ phận của sự miêu tả ngôn ngữ học và đã bị phê phán là : “trong khi những sự cách tân của N. Chomsky trong cú pháp thật sự triệt để thì ông vẫn còn giữ lại giả thiết trung tâm của cấu trúc luận về tính độc lập giữa hình thức và ý nghĩa”1 °. Hai là trong lúc chấp nhận sự phân biệt cấu trúc bề mặt và cấu trúc sâu của N. Chomsky, các tác giả này thừa nhận có “tồn tại sự tương ứng giữa các nét hình thái và các nét nghĩa” và tiến hành phân tích chúng. Katz và Fodor cho rằng : Tri thức ngữ nghĩa học của người nói có thể tách ra khỏi những tri thức khác về thế giới và cơ sở cú pháp có thể cung cấp cơ sở cho thành tố ngữ nghĩa học. Vì vậy hai ông đã đưa ra sơ đồ biểu hiện ngữ nghĩa học trong mô hình cú pháp học (cải biến của N. Chomsky) như sau :
(1) H. Maclay, Tổng thuật về ngữ nghĩa học. Bản dịch cùa Viện Ngôn ngữ học, D239. 23
Tuy vậy, những kiến giải của hai ông cũng bị phê phán. Đó là các quy tắc ngữ nghĩa phải có tính tái hiện cho cùng một nguyên nhân là rất rộng, không có khả năng xác định ; và mối quan hệ của câu với nghĩa của nó là mơ hồ và không phân lập, tức là cấu trúc cú pháp và nội dung từ vựng tương tác nhau không được phân lập sáng rõ. Nói cách khác, ý nghĩa của câu là một sự hợp thành, trong lúc đó các từ lại kết hợp với nhau trong ngữ và ngữ trong câu để định hình nên nghĩa của câu. Lí thuyết của hai ông phản ảnh điều nói trên bằng cách đưa ra các quy tắc mà nó có thể áp dụng cho cả hai đều được là thành tô' cú pháp cùa ngữ pháp và thành tô' từ điển cùa ngữ nghĩa. Vì lẽ đó, nhiệm vụ của Katz và Fodor là phải tạo ra một từ điển ngữ nghĩa tương ứng riêng. Trong từ điển ngữ nghĩa phân biệt rõ nét nghĩa đánh dấu và nét nghĩa phân biệt. Nhìn chung trong phân tích thành tố nghĩa câu, các ông có đóng góp nhưng cũng chưa làm thoả mãn giới nghiên cứu.
Một số tác giả khẳng định rằng, trong phân tích nét nghĩa, trong tổ hợp nghĩa câu cần thiết có những thành tố nghĩa để giúp miêu tả các quá trình ngữ pháp một cách trực tiếp. Theo cách đó, ví dụ khi phân tích nghĩa động từ thì hai động từ có thể cùng có một khái niệm nghĩa, như chuyển động hay nguyên nhàn. Vì vậy cần phản ánh điều này trong hai cách bổ sung : Một là tạo lập các lớp động từ, chẳng hạn như động từ vận động hay động từ nhân quả. Hai là chỉ ra nhân tố chia các yếu tố của nghĩa và xem nó như là một thành tô' nghĩa. Để giải quyết điéu này, có tác giả đã đưa ra phương pháp luận của cách tiếp cận như ở công trình của Bech Levin khi nghiên cứu ngữ nghĩa của động từ tiếng Anh mà ở đây chúng tôi không có điều kiên giới thiệu thêm.
Phép phân tích thành tô' cũng được R. Jackendoff sử dụng để phân tích nghĩa câu gọi là ngữ nghĩa học tri nhận. Nguyên tắc chính của cách tiếp cận này là khi tiến hành miêu tả nghĩa, cần phải miêu tả những cái biểu diễn tinh thần. Như vậy nghĩa của một câu, theo ông, là một cấu trúc tri nhận. Từ đó ông cũng tin rằng nghĩa của câu cũng được cấu tạo từ nghĩa của các từ, vì vậy cần thiết phải chú ý phân tích nghĩa từ vựng trong lí thuyết của ông. Đó là lí thuyết mà ông gọi là định đề tinh thần. Trong công trình của mình, liên tục từ 1983, 1987, 1990, 1992, ông công bô' một liệt kê các phạm trù nghĩa phổ quát, hoặc các khái niệm gồm : sự kiện, sự tình, sự
24
vật vật chất hoặc khách thể, vị trí và thuộc tính. Tuần tự, ông đi vào phân tích thành tố nghĩa của từng phạm trù. Và từ kết quả phân tích thành tố nghĩa, ông đưa ra một số quá trình kết hợp các nét nghĩa đó trong cái gọi là “các quá trình kết hợp nghĩa”. Quan niệm và cách phân tích của R. Jackendoff gần gũi với khuynh hướng ngữ nghĩa học mới là ngữ nghĩa học tri nhận (sẽ nói ở Bài 5).
Trên đây, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược, rất sơ lược một số công trình, tác giả có dùng phép phân tích thành tố. Đây là một hệ phương pháp quan trọng trong ngữ nglũa học cấu trúc. Lúc đầu nó được loại suy từ phương pháp phân tích nét khu biệt trong âm vị học vận dụng vào phân tích nghĩa của từ ; và những phát triển mới gần đây là sự kết hợp phân tích thành tố nghĩa từ với phân tích nghĩa câu, tìm cách mô tả nghĩa câu từ các nét nghĩa trong cách biểu hiện nội dung tinh thần các biểu thức ngôn ngữ.
Trong phân tích thành tô nghĩa câu, các thành tố nghĩa là yếu tố tối thiểu kết hợp với hình thức của đơn vị ở bậc ngữ pháp. Từ khởi nguồn là thành tố nghĩa trong công trình của Katz và Fodor đến thành tỏ' biểu hiện nghĩa của Jackendoff cũng có sự khác nhau. Chính vì vậy nhiều nhà ngôn ngữ học xác nhận rằng : Các thành tô nghĩa trong phép phân tích thành tố giúp cho đặc trưng hoá các quan hệ từ vựng và quan hệ câu giống như một sự kế thừa nhau. Chúng cũng có thể được dùng để thâm nhập các cơ sở ngữ nghĩa của các quá trình hình thái học và cú pháp. Nhìn từ việc phân tích ngôn ngữ học, nó đòi hỏi làm sao cho các thành tố nghĩa là đơn vị quan trọng ở cấp độ ngữ nghĩa. Trong viễn cảnh rộng hơn, cần phải trả lời câu hỏi : Liệu các thành tô được chia tách có tính hiện thực tâm lí học không ? Phải chăng chúng là phần hình thức của cấu trúc tri nhận của con người ? Theo một sô' nhà ngôn ngữ học, ví dụ như Jackendoff, câu trả lời là có. Ông ta cho rằng những yếu tô' này có một vai trò trong tư duy và vì vậy bằng sự đổng nhất nó một cách tương ứng, chúng ta sẽ xác lập được ý nghĩa của mọi biểu thức ngôn ngữ...
Về một số mặt liên quan đến ý kiến trên và đặc biệt hai khuynh hướng còn lại : ngữ nghĩa học hình thức và ngữ nghĩa học tri nhận, chúng tôi xin giới thiệu tiếp ở hai bài tiếp sau - Bài 3 và Bài 5 của phần dẫn nhập này.
25
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
1. B. Nerlich (1992), Semantic theories in Europe 1830 - 1930. From etymology to contextlity, Sđd.
2. J. Lyons (1996), Linguistic Semantics. An introduction, Sđd. 3. Anna Wierzbicka (1996), Semantics, Primes and ưniversals, Sđd. 4. R. A Harris (1993), The linguistic Wars.
5. Ray Jackendoff (1983), Semantics and cognition, Sđd.
6. Gustaf Stem (1931), Meaning and change o f Meaning (With special reference to English language), Bloomington, Indiana University Press.
7. Ju. D. Apresian. Các phương pháp hiện đại nghiên cứu nghĩa và một sô' vấn đê của ngôn ngữ học cấu trúc, Sđd.
8. H. Maclay, Tổng thuật vẽ ngữ nghĩa học, Sđd.
26
BÀI 3
Khuynh hướng
ngữ nghĩa học hình thức
I - DẪN NHẬP
1. Đạt vấn dề
Ngữ nghĩa học hình thức là một trong những khuynh hướng chính của ngữ nghĩa học hiện đại. Những lí thuyết đề xuất của hướng này đều có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu nghĩa của câu. Theo J. Lyons, từ giữa những nãm
1960 có hai hướng. Hướng thứ nhất là lí thuyết ngữ nghĩa của Katz - Fodor gắn với ngữ pháp tạo sinh - cải biến của N. Chomsky. Hướng thứ hai là lí thuyết “Ngữ nghĩa học vể những thế giới khả hữu” do Richard Montague khởi xướng (phi Chomsky), về hướng thứ nhất, chúng tôi đã kết hợp giới thiệu sơ qua ở cuối Bài 2 khi nói về phép phân tích thành tố. Bài này chỉ chú ý giới thiệu hướng thứ hai và cũng chỉ giới thiệu sơ lược mà thôi ; bởi vì hướng này gắn nhiều với lôgíc. Nó phù hợp với tiêu đề khuynh hướng chung : ngữ nghĩa học hình thức hay ngữ nghĩa học lôgíc.
Ngữ nghĩa học hình thức dang nói ở dãy là cách gọi của các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ khuynh hướng lí luận quy chiếu, một khuynh hướng sử dụng lôgíc trong phân tích ngữ nghĩa. Thuộc khuynh hướng này còn có những lí luận bộ phận hoặc cách nhìn riêng của các tác giả như : ngữ nghĩa học lôgíc,
ngữ nghĩa học điều kiện sự thật, ngữ nghĩa học lí thuyết mô hình và ngữ pháp Montague. Ngữ pháp Montague là một loại ngữ nghĩa hình thức sử dụng lí thuyết của R. Montague để miêu tả chính xác ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên. R. Montague từng nói về lí thuyết của mình như sau : “Theo quan niệm của tôi thì không có sự phân biệt quan trọng nào giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo của nhà lôgíc học. Sự thực, tôi coi chúng có khả năng tổng
27
hợp cú pháp và ngữ nghĩa của cả hai loại ngôn ngữ trong một lí luận chính xác toán học và đơn giản”0'; còn J. Lyons thì nhận xét : “Lí thuyết này ngày nay được thừa nhận rộng rãi là một trong những cách tiếp cận hứa hẹn nhất để giải quyết cái nhiệm vụ vô cùng khó khăn là giải thích nội dung mệnh đề của câu theo lối chính xác và trang nhã mang tính toán học”(2).
Trong ngữ nghĩa học, về mặt lí luận và phương pháp, người ta chia ra hai cách tiếp cận khác nhau. Đó là cách tiếp cận quy chiếu và cách tiếp cận biểu hiện. Về cách tiếp cận biểu hiện, chúng tôi đã đề cập sơ qua ở mục ngữ nghĩa học cấu trúc và sẽ trình bày tiếp ở mục ngữ nghĩa học tri nhận. Dưới đây chúng tôi giới thiệu vắn tắt về cách tiếp cận quy chiếu.
2. Định hướng mục đích
Ngữ nghĩa học hình thức là “Sự phân tích nghĩa của các hệ thống hình thức (hay ngôn ngữ hình thức)... do nhà lôgíc học, khoa học máy tính V. V... tạo ra một cách chủ định, nhằm những mục đích triết học hoặc thực tiễn... Nó cũng được áp dụng trong việc phân tích nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên, song thường là với một số chế định ngầm ẩn hoặc công khai nảy sinh từ nguồn gốc triết học và lôgíc học của nó”<3). Ở đây, điều chúng ta quan tâm khai thác là khả năng áp dụng cho phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên.
Ngữ nghĩa học hình thức có nhiều định hướng mục đích. Song theo chúng tôi, mục đích quan trọng nhất là nhận biết nghĩa với cách nhìn nghĩa theo chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ - chức nâng giúp con người nói vê' thế giới thực tại. Điều này cũng có nghĩa là khi tư duy và giao tiếp, con người dùng ngôn ngữ để miêu tả các sự kiện và bối cảnh và như vậy, khi người nghe hiểu được nghĩa của từ, của câu,... thì cũng tức là tiếp cận được với sự kiện và bối cảnh được miêu tả. Nói gọn lại, ngữ nghĩa học hình thức theo cách tiếp cận quy chiếu là tìm những biểu trưng của ngôn ngữ biểu thị hiện thực, sở chỉ hiện thực. Ở cách quan niêm này có sự phân biệt biểu trưng, kí hiệu với triệu chứng. Cũng có sự phân biệt biểu thị và sự biểu thị, quy chiếu và sự quy chiếu, có sự phân biệt biểu thị và quy chiếu. Biểu thị chỉ quan hệ giữa biểu thức ngôn ngữ với thế giới, còn quy chiếu là hành động
(1) R. Montague (1974), Form al Philosophy : Selected papers o f R ichard M ontague, New Haven : Yale University Press.
(2), (3) J. Lyons (1996), Linguistic Semantics. An Introduction, Sdd.
28
người nói lẩy ra một thuộc tính của thế giới (xem Lyons, Denotation and Representation, 1977). Nhưng mục đích chính là xem xét nghĩa của câu với quan niệm cho nghĩa câu là nội dung mệnh đề theo quan điểm chân trị.
II - ĐỊNH HƯỚNG QUAN TRỌNG VỂ CÁCH MIÊU TẢ THEO HƯỚNG QUY CHIẾU
1. Dùng lỏgíc
Trong ngữ nghĩa học hình thức, người ta chú ý đến nhiều khái niệm, trong đó có một số khái niệm quan trọng như : chân, nguỵ, lí thuyết tương ứng sự thật. Vì vậy, chúng ta hãy sơ bộ làm quen với lôgíc bằng vài ví dụ dưới đây.
Chẩng hạn, chúng ta đã biết lôgíc suy luận hình thức cùa Aristotle gọi là cổng thức tam đoạn luận. Luận cứ và suy luận đúng theo ba bước sau :
a) Nếu An không ở trường thì nó ở nhà.
b) An không ớ trường.
c) An ở nhà.
Trong suy luận dẫn trên, nếu hai bước (a) và (b) (gọi là giả thiết) là đúng (chân) thì bước (c) (kết luận) cũng bảo đảm là đúng. Vậy ở đây có mối quan hệ : quan hệ giữa lôgíc và sự thật.
Ta hãy xem có một bộ phận nghiên cứu liên hệ với sự thật của những sự bày tỏ. Nó cho rằng trong những câu nói khác nhau thì ở câu nào sự thật được giữ lại hoặc bị làm mất. Sự thật ờ đây được hiểu là một sự tương íơig với các sự kiện hoặc nói cách khác là những sự miêu rả đúng của các sự tình
trong thế giới. Phần lớn những sự thật này được gọi là sự thật kinh nghiệm. Vì rằng “mỗi ngưòi đều có một số hiểu biết đối với các sự kiện của thế giới để biết đâu là một quan niệm đúng và đâu là quan niộm sai". Chẳng hạn sự thật : quà đất quay quanh mặt trời là một sự thật đúng phổ quát ai cũng thừa nhận. Còn có sự thật đúng hoặc không đúng, ví dụ trong câu sau : Bô An đã đêh Paris. Nếu quả thực bố của An đã đến Paris rồi thì câu đã nói vẻ sự tình đúng. Còn nếu bố An chưa đến Paris bao giờ cả thì câu đó là sai, bởi vì không tương ứng với sự tình, cái sự tình đến Paris của chủ thể bố An chưa 'xảy ra. Các nhà ngữ nghĩa học gọi một sự thật của câu đúng (chân) hoặc sai (nguỵ) là giá trị chân lí, còn gọi các sự kiện sẽ đạt được trong hiện thực mà câu diễn tả đúng hoặc sai là điều kiện chân lí. Một ví dụ đcm giản để kiểm
29
tra hiệu quả giá trị chân lí là sử dụng cách phủ định câu. Ví dụ chúng ta có một câu, khi thêm không (phủ định) thì sẽ giữ lại được giá trị chân lí của nó : a) Chiếc xe của tôi bị mất cắp.
b) Chiếc xe của tôi không bị mất cắp.
Trong hai câu trên, nếu câu (a) là đúng (chân) thì câu (b) là sai (nguỵ), ngược lại nếu (a) là sai thì (b) là đúng. Điều này cho thấy rằng việc chỉ ra mối quan hệ vừa nêu cho một sự bày tỏ nào đó thì các nhà lôgíc học dùng một sơ đồ, gọi là hình thức lôgíc.
2. Hình thức lôgíc
Hlnh thức lôgíc có thể kí hiệu bằng chữ cái p, q, r,... để biểu diễn và một sô' kí hiệu bổ sung. Chẳng hạn cho hình thức phủ định là kí hiệu - 1. Theo đó hai câu (a) và (b) vừa dẫn có thể biểu diễn bằng hình thức :
a) p
b )-,p
và hiệu quả của sự phủ định về giá trị sự thật của sự bày tỏ có thể thể hiện như ở dưới đây, trong đó T biểu diễn chân, F là nguỵ.
E_____ OẼ
T F
F T
Đây là cách ngắn gọn biểu thị hiệu quả của phù định. Giá trị sự thật các yếu tô' ngôn ngữ khác được nghiên cứu cũng thể hiện trong lôgíc bằng cùng cách đã nêu. Trong phân tích và miêu tả theo cách trên, người ta nhận thấy số lượng của những kết tô' là đặc biệt quan trọng. Bởi vì các kết tô' có khả năng đoán định trước. Một ví dụ về kết tô' như và có kí hiệu A . Nếu giá trị sự thật của một biêu thức ngôn ngữ dùng kết tố vò (liên từ) để tổ hợp hai biểu thức vào làm một có hiệu quả đoán định từ một sự thật thì đó là một biểu thức hợp thành như sau :
a) Ngôi nhà bị cháy.
b) Đội cứu hoả đến cứu.
c) Ngôi nhà bị cháy và đội cứu hóả đến cứu.
Trong ba câu trên, nếu (a) và (b) đã đúng thì tổ hợp (c) cũng đúng. Nhưng nếu (a) hoặc (b) sai thì tổ hợp (c) sẽ sai. Nội dung trên có thể biểu diễn bằng sơ đổ với kí hiệu lôgíc như sau :
30
E___ a_____BJJ1
T T T
T F F
F T F
F F F
Bảng biểu diễn trên chỉ ra rằng chỉ khi cả hai sự bà V tỏ liên kết bằng A là đúng thì sự tổ hợp là díinẹ. Nếu (c) là sai thì ngôi nhà bị cháy mà đội cứu hoả lại không đến cứu. Và cũng là sai nếu đội cứu hoả đến cứu nhưng là một báo động sai, vì ngôi nhà không bị cháy. Rõ ràng hơn cả khi (c) là sai nếu không có lửa và đội cứu hoả cũng không đến cứu.
Việc nghiên cứu hiệu quả sự thật (chân lí) của các kết tố như - 1 và A gọi là lôgíc mệnh đề và các nhà lôgíc đã nghiên cứu hiệu quả chân lí của một sô' khá nhiểu kết tố khác như hoặc, hay, nếu... thì V. V... Ví dụ kết tố tuyển (hay), loại (hoặc)...
Trường hợp kết tố tuyển kí hiệu bằng V như trong công thức logic p V q cho ta bảng biểu diẻn sự thật với kết tố V như sau :
E___ a____
T T T
T F T
F T T
F F F
Như vậy tổ hợp tạo thành với kết tô' tuyển V là chân nếu một trong hai thành tố cấu tạo là chân. Kết tô' này tương ứng với liên từ tiếng Việt hoặc như trong câu :
- Tôi sẽ đến trường hôm nay hoặc ngày mai.
Câu này là đúng nếu tôi đến hôm nay hoặc ngày mai. Nó là sai nếu cả hai là sai.
Trường hợp kết tố loại kí hiệu bằng vc như bảng biểu diễn sau :
E____9___ELL3
T T F
T F T
F T T
F F F
31
Vậy câu : Tôi sẽ đến trường hôm nay hoặc ngày mai là đúng nếu một vế của kết tô' tuyển của nó là đúng. Kết tô' này tương ứng trong tiếng Việt như hai vế câu sau : Anh ta sẽ thắng hoặc thua. Kết tố tuyển hoặc ở đây hàm nghĩa "chỉ một không hai". Như vậy cũng có nghĩa anh ta chỉ có tliắng
không thua hoặc là thua không thắng, không thể có thực tế vừa thắng vừa thua. Cũng cách xác định như vậy với liên từ điều kiện nếu... thì trong tiếng Viột, chúng ta tạo được các công thức biểu diễn. Và cũng từ liên từ này ta xác định điều kiện đủ và cả điều kiện cần V. V...
3. Ưu thê' và hạn chế
Ngữ nghĩa học hình thức với cách biểu diễn hình thức lôgíc dẫn dụ trên đã mở rộng cơ chế lôgíc áp dụng cho ngôn ngữ thông thường. Tuy vậy, cách tiếp cận này đã trở thành một trong những cách quan trọng và sống động nhất trong tài liệu ngữ nghĩa học. Bởi vì nó giúp khắc phục một số hạn chế trong các miêu tả của ngôn ngữ học. Những lợi thế đó là như sau :
(1) Trong ngôn ngữ học, ta dùng ngôn ngữ (ngôn ngữ công cụ) để miêu tả ngôn ngữ (ngôn ngữ đối tượng) và thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn. Tinh trạng này làm cho nhiều nội dung khoa học không được trình bày sáng tỏ, chính xác. Việc dùng lôgíc như một siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa là một giải pháp tối ưu cho sự miêu tả đó. Nó vừa kinh tế lại được hình thức hoá, điều mà ngôn ngữ học muốn vượt ra để xác lập một ngôn ngữ lôgíc và toán học trên những nguyên tắc chung. Các nhà lôgíc học cô' gắng hiển ngôn hoá trong khả nãng có thể hai mối quan hệ giữa các biểu trưng lôgíc và cái mà nó giói thiệu cùng với hiệu quả cùa các biểu trưng kết tô' đó. Bởi vậy lôgíc như một siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa có một lợi thế quan trọng cho sụ chính xác hoá.
(2) Các cách tiếp cận quy chiếu nếu thành công còn có một lợi thế khác. Đó là việc thử nghiệm chuyển tiếng Anh là ngôn ngữ khá phổ biến hiện nay vào ngôn ngữ thứ hai là siêu ngôn ngữ lôgíc. Tuy rằng ngôn ngữ thử nghiệm cũng chi mới chuyển dịch được một phần của sự phán tích ngữ nghĩa. Hi vọng ngôn ngữ lôgíc này sẽ là mảnh đất hộ thống hoá hợp với những bối cảnh thế giới thực. Mục đích của cách tiếp cận quy chiếu là không chuyển dổi lẫn lộn hình thức giữa các cách biểu hiện. Đó cũng tức là tìm cách dạt tới một sự kết nối ngôn ngữ với thế giới hiện thực chính xác như mong muốn.
Tuy nhiên, các tác giả cũng chưa thật ý thức rõ lợi thế cũng như hạn chế của lối tiếp cận này. Có diều rõ ràng hơn cả là về cách làm và sâu xa hơn từ bản chất của cách tiếp cận cũng có những hạn chế. Trước hết, phải nói đến hạn chế về mặt sư phạm và thực tiễn. Quả thực đối với độc giả thông thường
32
và ngay cả với sinh viên chuyên ngành thì cách tiếp cận với biểu thức lôgíc và toán học là cách tiếp cận kĩ thuật và hình thức hoá rất cao. Việc sử dụng công cụ của lôgíc (dù là lôgíc hình thức) phải trở thành gần gũi đối với họ và cần phải được dùng thực tế với Ihời gian và sự nỗ lực cao. Nếu chỉ cung cấp một vài giới thiệu thôi thì quả là quá sơ lược. Việc đi vào nghiên cứu sâu lĩnh vực này là không dễ dàng gì song có nhiều điều bổ ích và thú vị đang chờ đợi khám phá. Chúng ta hãy xem xét tiếp một số ví dụ về cách tiếp cận quy chiếu trong phân tích ý nghĩa với những công cụ và lí thuyết hiện đại nhất, đặc biệt trên ngữ liệu tiếng Anh.
4. Ngữ nghĩa học lí thuyết mô hình
Như đã thấy, hướng tiếp cận ý nghĩa nêu trên thường có sự kết hợp tư tướng của nhà ngôn ngữ học với lôgíc học và toán học. Đối với nhiều nhà ngôn ngữ học, điều thú vị trong sự chú ý khai thác của họ là công trình của nhà lôgíc học R. Montague đã nhắc đến ớ trên. Một yếu tô' quan trọng nhất trong lí thuyết của Montague là mỏ hình, thứ mô hình như là một cấu trúc hình thức trình bày một cách ngôn ngữ học những bình diện thích ứng của bôi cảnh. Chính vì vậy thuật ngữ dùng để gọi công trình của Montague và cách tiếp cận tương tự là ngữ nghĩa học lí thuyết mô hình.
Cho đến nay, việc áp dụng cách tiếp cận lí thuyết trên vào nhiều ngành khoa học khác nhau đã được tiến hành, trong đó đáng chú ý nhất là thành tựu của các nhà ngôn ngữ học và các nhà khoa học máy tính. Và những công trình của hai giới khoa học này đã phát triển cách tiếp cận lí thuyết mô hình theo hai hướng sau : Một hướng gọi là ngữ nghĩa học bối cảnh tiêu biểu như các tác giả Barwise và Perry, 1983(l), và hướng khác gọi là lí thuyết diễn
trình diễn ngôn tiêu biểu là các công trình của Kamp và Reyle, 1993<2). Việc giới thiêu lí thuyết R. Montague và hẹp hơn là áp dụng nó vào một số hướng tiếp cản cụ thể là không dè dàng và hơn nữa cũng chưa phải là mục đích chính của chúng tôi ờ sách này. Trong tài liệu ngôn ngữ học hiện đại, thậm chí người ta còn dùng một thuật ngữ rất chung, rất gần với ngôn ngữ học là ngữ pháp Montague. Điều này cho thấy tầm mức ảnh hưởng của nó đối với ngôn ngữ học.
(1) Barwise Jon and John Perry (1983), Situation and attitudes, Cambridge, MA : MIT press. (2) Kamp Hans and Uwe Reyle (1993), From discourse to logic : Introduction to m odeltheoretic sem antics o f natural language, form al logic and discourse representation theory. Dordrecht : Kluwer.
33
Ở đây trong giới hạn thuộc phạm vi ngữ nghĩa học mà cụ thể hơn nữa cũng chỉ hạn chế ở việc giới thiệu phương pháp mà chúng ta có thể nhận thấy ba giai đoạn hoặc ba bước vận dụng sau đây cùa lí thuyết Montague : bước 1 : Sự chuyển dịch từ một ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Anh vào ngôn ngữ lôgíc, trong đó cú pháp và ngữ nghĩa sẽ được xác định một cách hiển ngôn ; bước 2 : xác lập một mô hình toán học của bối cảnh mà ngôn ngữ miêu tả ; bước 3 : xác lập một bộ các thủ tục dùng cho sự kiểm tra cùa việc sơ đồ hoá giữa các biểu hiên trong ngôn ngữ lôgíc và những bới cảnh được mô hình hoá. Một điều khá cơ bản là xác lập một thuật toán cho phép kiểm tra các biểu thức đúng (chân) hoặc sai (nguỵ) của các bối cảnh được mô hlnh hoá. Mỗi một trong ba bước có thể cho thấy rõ phần nào khả năng của các ngôn ngữ tự nhiên. Lần lượt dưới đây chúng tôi sẽ nêu ví dụ bước 1 và 2 để minh hoạ.
4. 1. Chuyển dịch tiếng Anh vào một siêu ngôn ngữ lôgíc
Như trên đã nói, đây là ví dụ chuyển dịch một ngôn ngữ tự nhiên, cụ thê là tiếng Anh, vào siêu ngôn ngữ lôgíc. Chính xác hơn là dịch một câu tiếng Anh ra cách biểu hiên trong một siêu ngôn ngữ phổ quát. Một siêu ngôn ngữ như vậy là lôgíc vị từ như đã ví dụ trong mục 1 và 2 ờ trên. Lôgíc vị từ dùng cho việc phát hiện các kết tố câu trong lôgíc mệnh đề và tiếp tục phát hiện cấu trúc bên trong của câu. Chẳng hạn như xác nhận hiệu quả điều kiện chân lí của các lượng từ trong tiếng Anh như : all, one, some V. V . . . mà ở trên (mục 3, 4) chúng tôi đã nêu ví dụ về vai trò kết tô' lôgíc của liên từ and (và), or (hay, hoặc) trong tiếng Anh. Một sô' kết tô' trong tiếng Anh có thể được tóm tắt dưới đây. Trong bảng thể hiện quan hệ kết tô' và ví dụ tổ hợp cú pháp của chúng.
Các kết tô' trong lôgíc mênh đề(1):
Kết tô CÚ pháp Anh ngữ
“ 1 ->p It is not the case that p A pAq p and q
V p v q p and / or q
Ve ve q p or q but not both -> p - > q If p, then q
=
c x
III
t rp if and only if q
* r * . f . V .% * * r * * -M (1) V í dụ dản theo John I Saeed (1999), Sem antics, Sđd, ư. 232.
34
Chúng ta sẽ dùng những kết tố dẫn đây vào việc chuyển dịch sang lôgíc vị từ một số bày tỏ đơn giản bằng tiếng Anh sau đây :
a) Mulligan is asleep.
b) Bill smokes.
Trong hai câu này, chúng ta có thế đồng nhất vào một cấu trúc chủ - vị mà chủ thể là Mulligan và Bill và vị từ nói về chủ thể là is asleep và smokes. Hai yếu tố vị từ có kí hiệu lôgíc khác nhau vì vai trò của chúng khác nhau. Ta có thể kí hiệu mỗi yếu tố vị từ bằng chữ cái lớn A (liên hệ với chữ cái đầu asleep) và s (liên hệ với smokes). Còn đối tố chủ thể, ta kí hiệu bằng chữ nhỏ b (Bill), m (Mulligan).
Như vậy ta có thể có hình thức lôgíc vị lừ như dưới đây :
a) Mulligan is asleep : Am
b) Bill smokes : Sb
Bây giờ, nếu muốn tách cách đánh dấu các chủ thể không được chỉ rõ, chúng ta có thể dùng các biến như các chữ cái nhỏ X, y, z. Chẳng hạn : X is asleep : Ax
Y smokes : Sy
Như sẽ thấy ở dưới, các biến này sẽ có cách dùng riêng trong phân tích định lượng.
Chúng ta sẽ tiếp tục dẫn ví dụ các tác giả Anh về viộc biểu diễn các câu có động từ ngoại động như hai câu dưới đây :
Bill resembles Eddie
Libby adores Morgan
Những vị từ này là được đồng nhất như các quan hộ giữa các đối tố và được sơ đồ như sau :
Bill resembles Eddie : Rbe
Libby adores Morgan : Aim
Những quan hệ khác của câu, như trong câu dưới đây, cũng được trình diễn cùng cách, chẳng hạn :
r Pete is crazier than Ryan : Cpr
Cần chú ý rằng trật tự của những chữ cái kế tục nhau nằm sau chữ cái vị ngữ tính là có ý nghĩa. Nó phản ảnh cấu trúc câu tiếng Anh trong đó chủ ngữ
35
đứng trước bổ ngữ. Những mối quan hệ có hơn hai vị trí sẽ được biểu diễn như ví dụ sau đây :
Fatima prefers Bill to Henry : Pfbh
Như thế trong các ví dụ vừa dản, chúng ta đã giới thiệu câu tiếng Anh và cách chuyển dịch lôgíc. Một cách có lựa chọn chúng ta có thể giữ lại kí hiệu của các chữ cái trong hình thức lôgíc tương ứng với các từ chìa khoá như sau : Key : p : prefer
f : Fatima
b : Bill
h : Henry
Đến đây, với các kí hiệu, chúng ta có thể phản ánh cách phủ định và cáu phức bằng cách dùng các kết tố đã nói trước đây trong các câu sau :
a) Maire doesn't jog : - 1 Jm
b) Fred smokes and Kate drinks : Sf A Dk
c) If Bill drinks, Jenny gets angry : Db -> Aj.
Chúng ta cũng có thể chuyển dịch câu chứa mệnh đề liên hệ như {the student) who passed the exam, (the dress) that she wore, v.v... Chúng ta cũng có thể trình bày câu phức chứa mệnh đề liên hệ như hình thức liên kết liên từ như A “and”, chẳng hạn câu sau đây :
a) Carrick, who is a millionaire, is a socialist: Me A Sc
b) Emile is a cat that doesn't purr : Ce A - 1 Pe
c) Jean admires Robert, who is a gangster: Ajr A Gr
Có thể nói rằng bằng cách làm như trên, chúng ta có thể chuyển dịch các câu tiếng Anh (ngôn ngữ tự nhiên) thành siêu ngôn ngữ lôgíc để dùng cho mục đích phân tích ngữ nghĩa chính xác. Những ví dụ dẫn trên có thể thuộc nhiều loại cấu trúc câu và các quan hệ phức tạp mà ở đây, trong khuôn khổ làm ví dụ, chúng tôi xin không dẫn thêm nữa.
Dưới đây xin dừng lại giới thiệu một ví dụ tóm tắt về ngữ nghĩa của siêu ngôn ngữ lôgíc.
4. 2. Ngữ nghĩa của siêu ngôn ngữ lôgíc
Như đã nói, mục đích của cách tiếp cận đang giới thiệu là tạo ra một ngữ nghĩa học quy chiếu. Rõ ràng bằng dẫn dụ vừa nêu, một mình siêu ngôn ngữ
36
logic chưa phải là một sự phân tích ngữ nghĩa. Chỉ có việc chuyển dịch từ một câu tiếng Anh vào một công thức lôgíc là không đủ. Tiếp theo, chúng ta phải liên kết với bước 2 là xác lập một bộ các biểu trưng đối với cái gì bên ngoài, tức là bối cảnh được miêu tả. Đê làm được điều đó, về mặt phương pháp, cần bổ sung ba yếu tố tiếp theo sau đây :
(1) Một sự giải thuyết ngữ nghĩa cho những biểu trưng của lôgíc vị từ.
(2) Một miền : đó là một mô hình của bối cảnh đồng nhất những thuộc tính thoả đáng ngôn ngữ học, những đặc trưng và những quan hệ.
(3) Việc chỉ ra một chức năng chỉ định, đó là một thủ tục hoặc một bộ các thú tục làm phù hợp các biếu trưng lôgíc cho danh từ, động từ, V. V... với những điều mục trong mô hình quy chiếu. Chức năng này đôi khi cũng còn được gọi là chức năng gọi tên.
Miền và chức năng được kết hợp với nhau gọi là mô hình. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét từng yếu tô một trong ba yếu tố nói trên. (1) Trước hết là cách giải thuyết ngữ nghĩa của các tượng trưng lôgíc vị từ. Chúng ta hãy chọn một lí luận biểu thị đơn giản của sự quy chiếu dùng cho các đơn vị của lôgíc vị từ. Chúng ta sẽ đồng nhất các đơn vị cho việc thảo luận, đó là toàn bộ câu, là thuật ngữ cố định và các vị từ. Chúng ta cũng sẽ dùng một sô' khái niệm của lí thuyết giúp xác định các quy chiếu.
Các câu : Theo lí luận tương ứng sự thật, chúng ta sẽ lấy các biểu thị của toàn câu để làm phù hợp hoặc không phù hợp với bối cảnh nó miêu tả. Nếu có một sự phù hợp sẽ gọi là chân (T) và biểu trưng bằng số 1. Nếu có một sự không phù hợp sẽ gọi là nguy (F), biểu trưng bằng số 0. Thế là việc dùng một biến V cho các bối cảnh, chúng ta sẽ nói "một câu p là chân trong một bối cảnh V , và biểu trưng hoá nó như [p]v =1” . Ở đây chúng ta dùng ngoặc vuông để biểu trưng cái biểu thị cùa một biểu thức, như vậy [x]v có nghĩa là cái biểu thị của X trong bối cảnh V. Vì lẽ đó cái kí hiệu [p]v = 1 có nghĩa là cái biểu thị của p trong V là chân. Ngược lại cái biểu thức [p]v = 0 sẽ được đọc là "cái biểu thị của p trong V là nguy" hoặc một cách tương đương "câu p là nguỵ trong bối cảnh v". Từ đây như chúng ta đã xác định ý nghĩa như là một sự tổ hợp, giá trị sự thật của một câu sẽ được tạo dựng nên từ các giá trị sự thật của các bộ phận của nó. Nói một cách khác những danh từ, động từ, các kết tố, V. V... của các câu sẽ được tạo giá trị của chúng liên quan đến giá trị toàn thể của câu.
37
Các thuật ngữ cô' định : Chúng ta sẽ thừa nhận một cái biểu thị của một thuật ngữ cố định là cá thể hoặc một bộ của các cá thể trong bối cảnh. Vì thế nếu chúng ta chọn bối cảnh năm 2002 có đội Thể Công đấu với đội Đồng Tâm chẳng hạn thì chúng ta sẽ dùng thuật ngữ cô' định c để chỉ Thể Công,.còn thuật ngữ khác đ chỉ Đồng Tâm và thuật ngữ z để chỉ trọng tài trong trận đấu V.
Các vị từ : Chúng ta sẽ giả định rằng các vị từ đồng nhất các bộ cá thể mà mỗi cá thể nắm giữ riêng. Như vậy một vị trí vị tính giống như be Standing sẽ lẩy ra một bộ các cá thể nằm trong bối cảnh được mô tả. Điều đó có thể được miêu tả trong một bộ lí thuyết được ghi kí hiệu như [x{... }] hoặc [x... ], mà cả hai có thể đọc là "một bộ cùa tất cả X giống như...". Thế là một kí hiệu như [x : X là ở trong v] có thể đọc là "một bộ của các cá thể X mà các cá thể đó là ở trong một bối cảnh v".
Các vị từ có hai ngữ trị lại đồng nhất một bộ của các cặp có trật tự sáp xếp. Chẳng hạn hai cá thể có thể trong một trật tự. Thế là vị từ điểm tính sẽ lẩy ra một cặp trật tự, nơi mà cái thứ nhất điểm tính và cái thứ hai trong V được giới thiệu trong một bộ lí thuyết của các thuật ngữ như : [< X, y> : X điểm tính y> trong v]. Một cách tương tự, các vị từ ba ngữ trị như trao, cho
sẽ được đồng nhất thành một bộ ba vị trí [< X, y, z > : X trao y cho z trong v]. (2) Xảc định miền
Miền là một cách biểu hiện của các cá thể và các mối quan hệ trong một bối cảnh mà chúng ta sẽ tiếp tục gọi là V. Hãy lấy lại ví dụ hình dung một bối cảnh là đội bóng Thể Công (đã nói trên) vào năm 2002, các trận đấu được thực hiện vào các buổi chiều. Nếu chúng ta dùng bối cảnh đó thì hãy đồng nhất các cá thể vào cùng một bối cảnh. Các trận đấu sẽ có sự tham gia của Hồng Sơn, Việt Hoàng, Đức Thắng và huấn luyện viên của đội. Một cách hình thức, chúng ta sẽ nói rằng : ở đây một bối cảnh V bao chứa một bộ của các cá thể u như trong cách u = [Hồng Sơn, Viột Hoàng, Đức Thắng, huấn luyộn viên].
(3) Việc chỉ ra các chức năng được phân công
Ở đây chức năng của các đấu thủ tượng trưng từ các biểu diễn lôgíc với các yếu tố của miẻn xác định tương ứng bản chất ngữ nghĩa của các biểu trưng. Với ví dụ nói đây, chúng ta có thể giải quyết công việc trong hai phần. Một là trận đấu của các thuật ngữ cố định với các cá thể trong bối cảnh V và hai là trận đấu với các chữ cái vị từ với một bộ cùa các cá thể V. Bây giờ ta hãy trình diễn trận đấu của các thuật ngữ cố định.
38
Việc phân công là một chức năng. Chúng ta có thể biểu trưng hoá như F(x). Chức nãng này sẽ dùng cho bất kì biểu trưng X nào của công thức lôgíc có thể luôn luôn biến với sự mở rộng trong một bối cảnh. Vì thế chúng ta có thê xác lập một trận đấu giữa các thuật ngữ cố định sau đây. Sự phân công cho các thuật ngữ như sau :
F (s) = Hồng Scm
F (t) = Đức Thắng
F (h) = Việt Hoàng
F (H) = Huấn luyện viên
Điều này có thể diễn đạt một cách khác là một cá thể cố định s chỉ ra bản chất của Hồng Sơn trong bối cảnh V, còn cá thể t chỉ Đức Thắng và /ỉ chỉ Việt Hoàng V. V...
Trận đấu các chữ cái vị từ. Chức năng của chúng ta là sẽ trở lại các ngoại diên cùa các vị từ như đã được miêu tả một ít trước đó và cho ngữ nghĩa của các vị từ. Vì vậy chức năng sẽ biến đổi các cá thể của các cặp có trật tự sắp xếp hoặc ba vị trí phụ thuộc vào loại thể của các vị từ. Như vậy ví
dụ về trận đấu hiện tại sẽ là như sau :
Sự phân công của các chữ cái vị từ :
F (T) = là một trận đấu = [Hổng Sơn, Đức Thắng, Việt Hoàng] F (h) = là một huấn luyộn viên = [chính chủ]
F (c) = là một cổ động = [thích]
F (m) = gõ mõ, trống = [mõ, tiếng]
Như vậy ngoại diên bối cảnh có sự tham gia của các đấu thủ đều đã được xác lập bằng các kí hiệu.
Từ những điều đã nói đến đây, đã có thể xác định hành vi sở chỉ ngữ nghĩa của một số trong sô' các phần tử tạo thành lôgíc và xác lập một mô hình mà với nó chúng ta phối hợp một phạm vi và một chức năng chỉ định được phân công. Ví dụ như một mô hình thường được miêu tả bằng sơ đồ hoá là : Mn = , ở đây M là mô hình, u là bộ của các cá thể trong một bối cảnh, F là các chỉ định sở chỉ cùa chúng với một chức năng được
39
phần công. Chữ cái n chỉ hàm sô' (cho 1, 2, 3... n) về mỗi yếu tố được hiện thực hoá mô hình với một bối cảnh riêng. Như vậy chúng ta có thể đồng nhất bối cảnh của chúng lả : M, = . Cho một bối cảnh khác chúng ta cần có một mô hình thứ hai : M2 = và cứ thế tiếp tục, V. V...
5. Tóm lại
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu hai ví dụ vể ngữ nghĩa học quy chiếu bằng chuyển dịch lôgíc vị từ và siêu ngữ nghĩa lôgíc. Rõ ràng nếu làm được loại ngữ nghĩa này thì có một sô' lợi thế. v ề mặt phương pháp luận, lợi thế đó là hình thức và hiển ngôn. Một cách chung hơn nó chọn lựa một chương trình biểu thị của các lời nói quan hệ với những bối cảnh đặc biệt. Các nhà ngữ nghĩa học cũng thể hiện những đặc trưng biểu hiện của các ngôn ngữ tự nhiên trong đó thực chất nó có các đặc điểm tổ hợp và sản sinh. Đặc biệt hơn, ngữ nghĩa này cho phép đồng nhất các cá thể, các tập hợp của các cá thể và các quan hệ trong một giới hạn sô' lượng cho phép.
Tuy nhiên phần giới thiệu sơ lược này chỉ tóm tắt một phần nhỏ mà có thể coi như điểm khởi đầu của một thứ ngữ nghĩa hình thức của ngôn ngữ tự nhiên. Riêng chỉ điểm này, thực tế tài liệu ngôn ngữ học hiện đại cũng khá phong phú mà chúng tôi không có khả năng bao quát hết. Một sự tường thuật đầy đủ cần phải mở rộng đến sự phản ánh một phạm vi ảnh hưởng rộng hơn của các đặc trưng ngữ nghĩa mà chúng ta tìm thấy trong tất cả các ngôn ngữ. Và những trình bày ở đây cũng chưa đề cập hết những phát triển của thứ ngữ nghĩa này. Ví dụ như quan hệ nội dung sự bày tỏ với người nói - người nghe, tức là phạm vi liên quan đến hành vi tri nhận, cái thuộc tính nội hàm và một tập hợp của thái độ mệnh đề của động từ cũng như các khái niộm quen thuộc nhưng nội dung đổi mới như : tình thái tính, thời, thể V. V... Hi vọng chúng tôi sẽ có dịp giới thiệu tiếp sự phát triển đó vào một dịp khác thích hợp.
Nhu vậy bằng giới thiệu vắn tắt, chúng ta hình dung được phần nào việc phân tích ngữ nghĩa hình thức vận hành ra sao. Chúng ta đã xem xét sơ qua vể khái niệm, ưu điểm của hướng tiếp cận. Đi vào ví dụ cụ thể, chúng ta xem xét sơ qua câu Anh ngữ chuyển dịch như thế nào vào một ngôn ngữ trung gian lôgíc vị từ, đồng thời cũng thấy rõ lôgíc này có thể cung cấp cho một ngữ nghĩa quy chiếu qua mô hình lí thuyết như thế nào. Chúng ta đã làm quen với cách chuyển dịch và biểu diễn một sự bày tỏ đơn giản.
Trong một mô hình đơn giản Mị, chúng ta đã tập trung vào các ngoại diên của các biểu thức giống như các định danh, các vị từ và các câu. Dù sơ lược, ta
40
vẫn sẽ thấy trong sô' những cách khác nhau của ngoại diên như có một mô hình tập hợp các thuộc tính nội hàm của ngôn ngữ. 7’uy khả nãng phát triển miêu tả về những thế giới khả hữu, về mô hình của ihời và về thể là cơ chế tạo ra sự phản ánh thuộc tính nội hàm này chưa được giới thiệu ở đây. Và có thể nói với điểm này, nội hàm cho ta thấy các cách tiếp cận quy chiếu đi đến tiếp xúc với các cách tiếp cận biểu hiện mà chúng tôi chưa giới thiệu được. Như thế chúng ta sẽ thấy khả năng nhìn nhận những truyền thống khác nhau của cách tiếp cận
quy chiếu và biểu hiện như là những tuyến bổ sung lẫn nhau cho một cái thống nhất, quan hệ mật thiết đến việc khám phá các bình diện liên hệ của nhau.
Riêng về ngữ pháp - ngữ nghĩa Montague thì cần nghiên cứu kĩ, sâu hơn nhiều. Như J. Lyons đã chỉ dẫn “Hầu hết những công bố ở giai đoạn đầu, ngữ pháp - ngữ nghĩa Montague mang tính kĩ thuật rất cao... Gần đây tình hình đã được cải thiện hơn ở chỗ có nhiều trình bày trong các giáo trình viết riêng cho sinh viên ngành ngữ nghĩa học khá tốt”. Hi vọng rằng ở ta có người quan tâm nghiên cứu, giới thiệu sâu và nhiều hơn nữa.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
1. Ronnie Cann (1993), Formal Semantics, an introduction, New York, Cambridge University Press.
2. Raymond Bradley and Norman Swartz (1979), Possible Word : An Introduction to Logic and its Philosophy, Oxford : Blackwell. 3. Alfred Tarski (1956), Logic, Semantics, Matemathematic, papers from 1923 to 1938, Oxford University Press.
4. L. T. F. Gamut (1991), Logic, Lanụtaạe, and Meaning, 2 volumes, Chicago: University of Chicago Press.
5. R. Montague (1974), Formal Philosophy : Selected papers o f Richard Montague, Sđd.
6. Partee H Barbara (1996), The Development o f formal Semantics in linguistic theory, In the Handbook of contemporary Semantic theory, ed. by Shalom Lappin
7. J. Lyons (1996), Linguistic Semantics. An introduction, Sđd. Bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp.
41
BÀI 4
Siêu ngôn ngữ tự nhiền ngữ nghĩa
I - CÁCH TIẾP CẬN MỚI
1. Quan niệm nghĩa khác nhau và cách tiếp cận khác nhau Phần trên, từ bài giới thiệu tổng quan đến hai bài tiếp theo (Bài 2, Bài 3) ta có thể tóm lược quan niệm về đối tượng và phương pháp tiếp cận của ngữ nghĩa học. Ngôn ngữ học truyền thống và lôgíc Aristotle hình dung nghĩa là cái quy chiếu hoặc sự tư duy(l> nên đã hướng vào xác định nghĩa, thay đổi nghĩa trong quan hộ với sự vật và khái niệm.
Đến khi ngôn ngữ học cấu trúc phát triển, vì quan niệm rằng : “nghĩa thuần tuý là quan hệ” nên đã tìm cách xác định nghĩa trong quan hệ hệ hình (giá trị) và quan hệ ngữ đoạn (ngữ trị). Những phương pháp bộ phận đù loại như trường nghĩa, phân tích thành tố, liên tường tâm lí, thống kê,... đều xoay quanh làm sáng tỏ bản chất và tồn tại nghĩa như quan niệm nêu trên(2).
. Ngữ nghĩa học cấu trúc, đặc biệt là hướng chịu ảnh hưởng của lôgíc hiên đại (Russel, Montague), chú ý đến nghĩa câu, quan niệm nghĩa là sự tình với lí luận diều kiện sụ chân - nguỵ đã có nhiều cách diễn giải miêu tả nghĩa như ví dụ đã nêu ở Bài 3. Thực chất loại miêu tả nghĩa từ “ngang bằng” cái quy chiếu và nghĩa câu như là quan hệ giữa biểu thức và sự tình là cùng một cơ sở tư tường triết học. v ề phương pháp, ngữ nghĩa học hình thức cũng đã thử nghiệm xây dựng siêu ngôn ngữ lôgíc hình thức để miêu tả nghĩa câu.
(1) Charles K. Ogden and Ivor Armtrong Richards (1923), The M eaning o f Meaning, Sdd. ► ' V .* ■•>' » > V • > ■ ■ (2) Ju. D. Apresjan (1963), Các phương pháp hiện đại nghiên cíni nghĩa và m ột sô' vấn đẽ cùa ngôn ngữ học cấu trúc, Sdd.
42
2. Hướng tiếp cận mới - cách tiếp cặn siêu ngôn ngữ tự nhiên ngữ nghĩa Quan niệm rằng “nghĩa không là cái quy chiếu”, “nghĩa không là sự hiểu biết khoa học”, “nghía không là cách dùng” và cũng khác với quan niệm nghĩa trong ngữ nghĩa học truyền thống, ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học hình thức... cách tiếp cận mới thừa nhận rằng chúng ta không thể lấy nghĩa tách ra khỏi hệ thống biểu thức rồi chia các nghĩa ra thành những cái gì khác (như ý tướng cá nhãn, mô hình ý tưởng thông minh, hình thái siêu nhiên Platon, công thức dùng). Vấn đề là muốn miêu tả một biểu thức thì chúng ta hãy miêu tả nó trong nghĩa của biểu thức khác, tức là hãy giải thích nghĩa của biểu thức chưa biết trong thuật ngữ của biểu thức đã biết - bằng sự diễn giải những từ gốc. Cách tiếp cận nghĩa này gọi là “chuyển dịch” bởi vì trong lí luận này, nghĩa của một biểu thức ngôn ngữ là được thừa nhận như một kiểu loại chuyển dịch ; đó là cấp cho nghĩa của một biểu thức bằng cách dịch ra nghĩa của biểu thức khác dễ hiểu hơn. “Cách tiếp cận này còn gọi là “kí hiệu học” vì rằng nó dùng những tín hiệu không thể rút gọn, giản bớt được nữa”Ị
(1) F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Sdd.
62
vật khác và hơn nữa liên hệ nó với vật hoặc lớp sự vật khác" (H. J. Rlausmeier, 1984).
Tác giả vừa dẫn cũng cho biết một khái niệm cần được xem xét hai m ặ t: (1) Như là một sáng tạo tinh thần và (2) Như là một tập hợp nội dung được tiếp nhận xã hội của những thông tin biểu hiện đặc thù. Đối với người nói, khái niệm được học hỏi và thay đổi rất nhiều từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Khái niệm phát triển, thay đối theo nhận thức lí tính, theo hiểu biết khoa học. Nghĩa cũng thay đổi, phát triển nhưng theo cách dùng trong văn cảnh, ngữ cảnh, trong giao tiếp đời thường. Song cần nói ngay rằng quan niệm về nội dung khái niệm như một tập hợp điều kiện cần và đủ là cách miêu tả truyền thống về khái niệm thuộc loại lí luận điều kiện chân trị đã nói trên. Với cách quan niệm này, nếu chúng ta có khái niệm chó thì nó phải có chứa những thông tin cần để quyết định nó là chó (chứ không phải là mèo). Chẳng hạn thử xem những nét đặc điểm và nét phụ trợ phân biệt chó với mèo :
Chó Mèo
Nét chính - Động vật
- Có bốn chân
Nét phụ - Vật nuôi giữ nhà, đi sãn, làm cảnh
- Động vật
- Có bôn chân
- Vật nuôi bắt chuột, làm cảnh
Như vậy, đặc điểm, nét chính là điều kiện cần để xác định chó, mèo là động vật ; đồng thời có điều kiện bổ sung để phân biệt chó với mèo và phân biệt chó, mèo nói chung với chó, mèo cụ thể nào đó có đặc điểm riêng do dị dạng hoặc cá thể đặc biệt, hoặc chó, mèo nhân tạo làm đồ chơi. Với điều kiện cần và đủ, tức là khi có đủ thông tin cẩn thiết, ta xác định được khái niệm cụ thể đó.
Vấn đề cần giải quyết là : Đặc điểm nào là thông tin cần và đủ ? Như trường hợp xác định khái niệm chó hay mèo. Nét đặc điểm động vật là khá rõ ràng. Tiếp theo, nét nghĩa có bốn chân cũng dễ thống nhất, nhưng có vấn đề nếu có con nào đó dị dạng chỉ ba chân thì sao ? Không phải chó tự nhiên mà là chó nhân tạo thì sao ? Ta cũng vẫn phải gọi nó là 'chó chứ không có tên gọi khác. Nhưng đến nét nghĩa phụ vật nuôi giữ nhà, đi săn, làm cảnh,
nhân tạo thì biên độ dao động khá lớn. Vì cứ liệt kê như thế thì ở Việt Nam, ở Hàn Quốc phải kể thêm nét đặc điểm động vật nuôi có thể ăn thịt. Và có
63
câu hỏi đặt ra : Chó hoang, không giữ nhà, chỉ làm cảnh, hoặc chó nghiệp vụ thì sao ? Rõ ràng chỉ giới hạn ở từ vựng hoá không thôi thì không Ihể biểu hiện được nội dung nghĩa. Vậy là điều kiện cần có thể rất chung còn điều kiện đủ thì không sao có thể xác định hết được trong giới hạn từ vựng hoá mặc dù từ vifng hoá đã linh hoạt hơn sự định danh, tên gọi đơn giản. Đó là nói về mức độ tri thức bình thường, còn trường hợp khả năng nhận thức hạn chế thì sao ? Tương tự, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ được những khái niệm chỉ vật quý như kim cương, vàng mà chúng ta vẫn gọi khi thật ra ta không rõ về tất cả các đặc điểm của chúng. Vậy là nhiều khi ta biểu thị một sự vật, một hiện tượng cũng có thể chỉ nhờ một số nét dấu hiệu nào đó hoặc cũng chỉ nhờ một định nghĩa biết được đâu đó mà thôi. Chính vì lẽ đó, cách giải quyết là cần phán biệt khái niệm với nội dung nghĩa cùa nhà chuyên môn khoa học và khái lìiệm theo cách quan niệm quy ước tliông thường. Chỉ có nhà chuyên môn mới dùng từ với nghĩa khoa học, tức với khái niệm có thông tin với điều kiện cần và đủ, còn người nói chỉ dùng từ với khái niệm
như quy ước thông llìường mà thỏi. Nhưng cũng cần thấy sự phân biệt không có một ranh giới dứt khoát mà là một thể liên tục với các mức độ thuộc tính khái quát trừii tượng khác nhau với một ranh giới mờ.
Ngoài kiến giải theo cách trên, cũng còn có một đề xuất khác quan hệ với khái niệm trong ngữ nghĩa học hiện đại : Khái niệm điển mẫu. Như ở mục I. 3 đã nói, người đề xuất khái niệm điển mẫu, một đề xuất có nhiều ảnh hưởng trong khắc phục hạn chế của kiến giải vấn đề điêu kiện cần và đủ của khái niệm, là E. Rosch và những cộng sự của bà (Rosch, 1973, 1975 ; Rosch và Mervis, 1975). Thực chất đây là một mô hình của các khái niệm khi ta nhìn nhận chúng như một cấu trúc, bởi vì chúng có thành phần trung tâm hoặc thành phần điển hình của một phạm trù. Chẳng hạn như : bàn, ghế là thành phần điển hình của phạm trù dồ gỗ ; trâu, bò, chó, lợn là thành phần điển hình của phạm trù gia súc. Những thử nghiệm của Rosch chứng minh rằng : Người nói có xu hướng đồng ý, chỉ ra một cách dề dàng, nhanh chóng các thành phần diển hình hơn là thành phần kém điển hình. Vì rằng những thành phần điển hình nhanh chóng xuất hiện trong tâm trí người nói hơn thành phần khác. Một khảo sát của Labov (1975) cũng có kết quả tương tự khi ông cho rằng : Ranh giới giữa các khái niệm có thể dường như là không cô' định đối với người nói hoặc là "mơ hồ" hơn cái được định nghĩa rõ ràng.
64
Trong ngữ nghĩa học hiện đại, người ta thường dẫn ra trường hợp cá voi. Họ cho rằng ranh giới phân loại cá voi là cá (dộng vật dưới nước) và động vật trên cạn là điều tranh cãi. Dường như những thuộc tính khái niệm của nó trong hiện thực có thể thuộc về hai loại nguyên mẫu ngang bằng nhau. Nhưng rồi với lí luận điển mẫu, nhiều người nghiêng về quan niệm cho cá voi là loài cá bởi vì nó mang những thuộc tính điển hình loài cá hơn là thuộc tính điển hình động vật cạn : sống dưới nước, trong đại dương, có vây,... Cùng cách quan niệm như vậy là cách xếp loại chim cánh cụt.
Trong tài liệu tâm lí học, cũng có một số kiến giải về hiệu quả của thuyết điển mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điển mẫu là một cái trừu tượng. Cái trừu tượng này có thể là một bộ cúa những nét đặc thù mà với chúng, ta có thê so sánh với những cái tlufc hữu như Smith và Medin đã khẳng định (1981). Một số nhà nghiên cứu khác lại đề xuất rằng chúng ta có thể xây dựng phạm trù hoá bằng cách dựa vào những cái tiêu biểu, điển hình, như kiến giải của Medin và Rosch (1992).
Riêng trong địa hạt ngôn ngữ học, hiệu quả nổi bật của lí thuyết điển mẫu cũng được soi sáng trong xem xét mối quan hệ giữa tri thức ngôn ngữ học và tri thức bách khoa. Chẳng hạn nhu cả hai nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Charles Fillmore (1982) và George Lakoff (1987) đều có tuyên bô' giống nhau rằng : Người nói có một lí luận dân gian vê' thế giới, thứ lí luận cơ sở trên kinh nghiệm cùa họ và được bám ré vào văn hoá của họ. Lí luận này được Fillmore dùng thuật ngữ bộ khung, còn Lakoff thì gọi là những mô
hình tri nhận ý tưởng hoá. Chúng không phải là lí luận khoa học hoặc là những định nghĩa nhất quán mà là những tuyển chọn của cách nhìn văn hoá. Vậy là nội dung nghĩa lừ - cấu trúc khái niệm nhu có một sô' nét điển hình và lan toả theo hai chiều hướng : hướng tri thức khoa học bách khoa và hướng tri thức dân gian văn hoá. Với quan niệm như vậy thì việc dùng từ cần phải kết hợp tri thức ngữ nghĩa văn hoá và tri thức bách khoa, và sự thống hợp hai tri thức trên có thể đưa đến hiệu quả nổi bật, chúng là những mặt khác nhau nhưng không tách biệt nhau. Còn đứng ở góc độ tổng hợp lí luận và phương pháp thì đến đây chúng ta thấy : Lí thuyết điển mẫu, lí thuyết bộ khung và lí thuyết mô hình tri nhận ý niệm hoá thực sự là một số đề xuất về cách hiểu khái niệm như đã nói ở mục trên.
65
3. Hướng nhìn nhận về nghĩa
Ngữ nghĩa học hình thức có nhiều cách hiểu khác nhau vể bản chất của nghĩa. Trong sô' các cách hiểu khá đa dạng ấy, có ba cách sau đây được xem là quan trọng : (1) Lí luận về nghĩa điểu kiện chân trị, như đã nhắc đến ờ trên, trong đó bản chất nghĩa được dựa trên cái quy chiếu và sự th ậ t; (2) Bản chất nghĩa tương ứng với sự thật tức là nghĩa là sự thật tồn tại trong tương ứng giữa tín hiệu và sự tình trong thế giới và (3) Quan niệm về các quy chiếu khách quan tức là trong nghĩa có một cách chính xác khách quan liên hệ những tín hiệu với sự vật trong thế giới. Những cách hiểu này người ta gọi là ngữ nghĩa học khách quan - một thứ ngữ nghĩa học dựa vào niềm tin siêu hình cơ sở : Các phạm trù trong hiện thực khách quan tồn tại một cách độc lập với ý thức cùng với những đặc tính và những quan hệ của chúng. Tương ứng với quan niệm như vậy, các tín hiệu ngôn ngữ là có nghĩa vì rằng chúng liên hệ với những phạm trù khách quan đó của hiện thực (G. Lakoff, 119).
Khác với cách quan niệm trên, ngữ nghĩa học tri nhận quan niệm rằng con người không tới gần được một hiện thực độc lập và vì vậy cấu trúc của hiên thực được phản ánh trong ngôn ngữ là một sản phẩm của trí tuệ con người. Cái chân và cái nguỵ ngôn ngữ học phải liên hệ với cách quan sát, diễn dịch, hoàn cảnh mà cách quan sát và diễn dịch hoàn cảnh đó lại được dựa trên cái khung quan niệm của họ và họ dùng ngôn ngữ nào để phản ánh chúng. Như vậy, ý nghĩa thuộc phạm trù tinh thần, phạm vi ý thức. Vấn để nghĩa trong ngữ nghĩa tri nhận gắn liền với những vấn đề lí thuyết nhận thức. Lí thuyết tri nhận, nói rộng hơn, là nhận thức luận hướng nhiều hơn vào phẩm chất tinh thần của con người. Sự thục thì trong ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học hình thức, đặc biệt là sự vận dụng những khuynh hướng ngữ nghĩa đó ở Việt Nam, chúng ta đều rất chú ý lí luân nhận thức biện chứng duy vật. Có điểu là trong lúc phân tích, miêu tả, giải thích, nhất là tìm cách giải thích theo phương pháp phân tích thành tố, đặc biệt là các tín hiệu có nghĩa miêu tả và theo cằch tiếp cận quy chiếu theo thuyết định danh chức năng của tín hiêu nên đã không chú ý đúng mức đến loại tín hiệu không có nét nghĩa miêu tả, phân biệt siêu hình nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp, bỏ sót nghĩa từ hư, không chú ý đúng mức đến các quá trình ngữ nghĩa, phân tách cứng nhắc quan hệ đồng đại và lịch đại trong nhận diện, giải thích, phân tích ngữ nghĩa,...
66
Cần nói ngay rằng nếu thừa nhận vai trò và vị trí nghĩa trong tất cả các cấp độ phân tích ngôn ngữ thì k h ô n g chỉ chú ý nghĩa từ vựng hay nghĩa sự vật mà nghĩa ngữ pháp hay nghĩa tình thúi cũng cẩn chú ý đúng mức. Các nghĩa ngữ pháp, nhất là nghĩa tín hiệu phi miêu tả, nghĩa từ hư là rất đa dạng và phức tạp. Ranh giới thực và hư, đổng đai và lịch đại, cấu trúc và hoạt động, ngữ nghĩa và ngữ dụng trong xử lí nghĩa thật không đơn giản. Đặc biệt đáng chú ý là các ngôn ngữ thuộc loại hình như loại hình đơn lập của tiếng Việt, ý nghĩa không biểu hiện nhiều ở hình thái thì càng có nhiều nét phức tạp, đặc trưng hơn. Vì vậy, khi chú ý các kiến giải cùa ngữ nghĩa tri nhận, ta có thể tìm thấy những bổ sung, điều chỉnh về cách hiểu và phân tích nghĩa ngôn ngữ.
Trở lại với quan niệm của ngữ nghĩa tri nhận, ta thấy thứ ngữ nghĩa này không từ bỏ mà đề cao vai trò của nliận thức, của sự tri nhận. Nhưng nó khác là không theo định hướng lôgíc thuần lí mà đê cao sự cám nhận, hình dung, tưởng tượng trong hình thành, nhận diện, phân tích nghĩa. Có thể sơ bộ chỉ ra một số nét chủ yếu sau đây : (1) Theo hướng tiếp cận biểu hiện ngữ nghĩa tri nhận, ta có thể hình dung ràng các tín hiệu ngôn ngữ (từ, ngữ, câu) không phải tồn tại với hình thức và nội dung có sẵn để đánh dấu, phản ánh thế giới mà nó hình thành bắt đáu từ ỷ thức, từ sự hiểu biết, cảm nhận của con người. Một ỷ niệm, một cảm xúc xuất hiện đòi hỏi một hình thức biểu hiện cùa ngôn ngữ. Với tri thức ngôn ngữ học, việc thay một từ, biến một âm, thay đổi trật tự tổ hợp là thay đổi nghĩa. Sự việc bắt đầu từ nghĩa, từ cái được biểu hiện (theo thuật ngữ của Saussure) rồi mới có cái biểu hiện. Và khi tín hiệu hình thành thì do sử dụng, do sự sáng tạo của người nói mà ở nhiều từ ngữ, hình thức không thay đổi nhưng nghĩa lại thay đổi nhiều, nghĩa biến đổi không ngừng, đó là hiện tượng đa nghĩa, là sự chuyển nghĩa, phát triển nghĩa. Trong ngôn ngữ cũng như lời nói, chúng ta cũng thường gặp cùng một nội dung, một cái được biểu hiện nhiừig lại có nhiều hình thức biểu hiện, chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, đó là đồng nghĩa và biến thể phiên dịch. Chúng ta cũng gặp không ít trường hợp hình thức hoàn toàn giống nhau mà nội dung nghĩa lại khác nhau, đó là đồng âm V. V ... (2) Nói đến nội dung ngữ nghĩa, nói đến nghĩa là nói đến sự trừu tượng khái quát. Song mức độ trừu tượng khái quát nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp cũng khác nhau. Nội dung, thuộc tính trừu tượng khái quát mỗi loại đơn vị tín hiệu, của từ và câu, lời cũng khác nhau. Vấn đề đặt ra là mức độ và thuộc tính khái quát, chiêu kích đó như thế nào ?
67
Trong ngữ nghĩa học thường có quan niệm rằng nghĩa của tín hiệu, tiêu biểu là tín hiệu miêu tả, có nghĩa tương ứng với khái niệm. Nhưng sự tương ứng là theo hướng nào ? Theo hướng dấu hiệu khách quan của sự vật trong hiện thực hay sự tri nhận của chủ thể ngôn ngữ bằng chất liệu ngôn ngữ ? Sự hạn chế, hoặc thường nhầm lẫn ở cách, tiếp cận quy chiếu là hay bị sa vào dấu hiệu sự vật khách quan hay thường bị đổng nhất nghĩa với khái niệm bách khoa (tri thức bách khoa), đặc biệt là trong khuynh hướng phân tích nghĩa thành tố. Quan niệm của ngữ nghĩa tri nhận trong lúc thừa nhận bản chất tám lí của hai mặt tín hiệu ngôn ngữ, cho rằng nội dung trừu tượng khái quát của nghĩa là trong tri thức, trong hiểu biết của cá nhân và cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Tri thức này vừa cụ thể vừa khái quát mà mức cao là khái lìiệm,
phạm trù, sự suy luận V. V... nhưng là khái niệm tập quán, thói quen chứ không phải ¡à khái niệm khoa học, tri thức bách khoa. Nó là ý niệm, sự hình dung, tường tượng của người nói khi dùng tín hiệu ngôn ngữ, thổi vào tín hiệu ngôn ngữ trong nói năng giao tiếp, tư duy, suy tưởng,...
Như vậy chúng ta có thể thấy việc chấp nhận quan niệm ngữ nghĩa học tri nhận và sự thay đổi hướng tiếp cận - tiếp cận biểu hiện (khác với tiếp cận quy chiếu) làm thay đổi nhận thức về thuộc tính nội dung nghĩa. Nghĩa ngôn ngữ thuộc về nội dung hiểu biết, tri nhận, tri thức người nói trong ngôn ngữ nói
chung, tầng nghĩa của tín hiệu nói riêng là thuộc về tri thức dời thường của người nói, phân biệt với tri thức bách khoa mà từ trưóc tới nay là một trong những vấn đề của lí luận ngôn ngữ học thường có nhiều tranh luận. Quan niệm cũng cho thấy mức độ khái quát trừu tượng nghĩa (ngay cả nghĩa tín hiệu miêu tả) là khái niệm tập quán, thói quen thông thường chứ không trùng hợp với khái niệm khoa học. Từ quan niệm nội dung khái quát trừu tượng của
nghĩa và vê' hướng tri nhận mà hình thành nên cách hiểu mới một loạt khái niệm, ví dụ như cấu trúc thông tục khái niệm cơ sỏ, điển hình, diểm nhìn, không gian tinh thần, vai trò cùa ẩn dụ, hoán dụ, ngôn ngữ cụ thể và ngôn ngữ hình tượng, nghĩa cụ thể, nghĩa hình tượng V. V... Đặc biệt là các kiểu nghĩa và tầng nghĩa mà chúng tôi sẽ nói ở dưới.
4. Vấn đề thứ tự ưu tiên nhân tố quy định nghĩa
Quan niệm nghĩa nêu trên gắn liền với phương pháp phân tích nghĩa. Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến quan niệm và phương pháp trong phân tích là xem xét các nhân tố quy định nghĩa. Coi trọng sự tri
68
nhận là coi trọng vai trò chủ thể con người trong tạo thành, sử dụng và lưu giữ nghĩa. Nghĩa trong quan niệm theo hướng xem xét là nghĩa thể hiện trong hoạt động. Nghĩa bộc lộ ra trong quá trình tư duy - giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nghĩa biểu hiện bằng hình thức ngôn ngữ hiện diện trong vãn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp. Nghĩa cũng bộc lộ đậc trưng văn hoá tinh thần của người bản ngữ. Vậy nhân tố nào quy định nghĩa ?
Trong công trình Cơ sở ngữ nghĩa học lữ vựng, Đỗ Hữu Châu“1 khi phân tích những bước phát triển trong vận dụng tam giác nghĩa cùa G. Stem và một số tác giả tiếp theo, đã bổ sung và nêu ra năm nhân tô' quy định nghĩa khá đầy đủ và xác đáng. Sơ đồ tam giác nghĩa được thay bằng "hình tháp nghĩa hình học không gian".
Trong các nhân tố đó, vị trí ưu tiên theo tác giả "lần lượt là sự vật hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (khái niệm), nhân tố người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã h ộ i); chức nãng tín hiệu học ; cấu trúc ngôn ngữ"|2).
Chúng tôi cũng đồng ý với tác giả là mô hình tháp nhọn tách ra và làm rõ những nhân tố quy định nghĩa. Có điều, từ những cách hiểu nghĩa theo hướng ngữ nghĩa học tri nhận, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự ưu tiên khác, vận dụng không chỉ cho từ mà cho biểu thức ngôn ngữ nói chung. Các nhân tố đó lần lượt như sau : người nói (sử dụng và sáng tạo, sự tri nhận), chức năng tín hiệu (nhân tố quan trọng nhất) và văn cánh (ngữ cảnh) sử dụng tín
hiệu (nhân tô' quan trọng không nằm trong sơ đồ hình tháp nhọn) và cuối cùng là hệ thống ngôn ngữ.
Về nguyên tắc, vấn đề quan trọng là xác định 1(11 tiên nhân tố quy định nghĩa. Có thể nói vắn tắt rằng hướng quy chiếu căn cứ vào sự vật, vào thế giới hiện thực làm xuất phát. Khi phân tích nghĩa chú trọng chức năng định danh thì hướng tri nhận biểu hiện lấy tri thức, lấy hiểu biết của con người làm trọng. Xuất phát từ nhận thức, sự tri nhận mà xác định sự hình thành, biểu hiện nghĩa. Khi phân tích nghĩa phải lấy nhân tố người nói và việc sử dụng, tức tri thức người nói cá nhân và cộng dồng làm điểm xuất phát. Người nói và
người nghe trong một cộng đồng ngôn ngữ thông hiểu nhau nhờ trao cho nhau, tạo ra trong hiểu biết của nhau những liên hệ nghĩa. Người nói gợi
(1), (2) Đỗ Hữu Châu, C ơ sỏ ngữ I ig l ũ a học lừ vựng, NXB Giáo dục, 1983, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998 (tái bản có sửa chữa).
69
lên trong đầu óc người nghe những nghĩa hay những tư tướng tương tự diều mà mình muốn truyển đạt. Như vậy vai trò người nói, vai trò của tri thức ngôn ngữ, của tư duy, sự tri nhận là quan trọng. Đồng thời cũng phải chú ý thích đáng đến văn cảnh, ngữ cảnh sử dụng tín hiệu và loại hình chức năng biểu hiện cùa tín hiệu.
Sự thay đổi trong hình tháp nghĩa cho thấy thứ tự ưu tiên của các nhân tô' trong xác định nghĩa của tín hiệu. Trước đây theo hình tháp nghĩa cũ, các nhân tố sự vật, hệ thống ngôn ngữ, chức năng tín hiệu là nhân tố chính quy định nghĩa. Nay hình tháp theo đề nghị của chúng tôi đổi mới theo ngữ nghĩa tri nhận, thì người nói, văn cành, ngữ cảnh, chức năng tín hiệu là nhân tố chính. Sự thay đổi ưu tiên này dẫn đến quan niệm đổi mới về cách hiểu bản chất nghĩa cũng như việc xác định phản tích nghĩa ngôn ngữ. Cũng cần nhấn mạnh rằng thành phần nhân tố được chú ý khác nhau trong hai sơ đồ thể hiện hướng trọng tâm tiếp cận. Sơ đồ cải tiến không chú ý nhiều đến nhân tô' sự vật mà chú ý đến nhân tố tri nhận. Cách hiểu như đã trình bày, sự tri nhận có khác với nhân thức trừu tượng khái quát. Nét khác đơn giản là nhận thức có tính khách quan duy lí, quy luật hơn, tri nhận có tính chủ quan cảm tính, cụ thể hơn. Cũng có thể hình dung tri nhận là một mức thấp hơn nhận thức, hướng tiếp nhận thiên về chủ quan con người hơn, bên trong hơn (phân biệt với hướng hiện thực khách quan, bên ngoài hơn) và mức độ khái quát trừu tượng cũng thấp hơn nhận thức duy lí. Ở đây chúng tôi dùng "thấp hơn" là có ý chỉ mỗi hướng mỗi mức đểu có thuộc tính như nhau, chỉ khác nhau mức độ và chiều hướng. Hơn nữa chúng tôi nhấn mạnh, chú trọng nhân tố người nói, nhân tô' văn cảnh, ngữ cảnh. Đây là một nhân tô' quan trọng hàng đầu trong phân tích, xác định nghĩa trong ngữ nghĩa học chứ không chỉ là nhân tố bổ sung, phụ thêm cho bức tranh phân tích nghía khỏi phiến diện như cố gắng bổ sung mà một số tác giả đã tiến hành. Vấn đề là thay đổi hướng xuất phát, nhấn mạnh nhân tố trọng tâm bên trong (tri thức, tri nhận) con người, sự sử dụng, sự sáng tạo đa dạng không ngừng của người dùng, nhất là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật, coi nghĩa là một phẩm chất tinh thần biểu hiện trong tín hiộu ngôn ngữ - nghĩa được dựa trên sự tri nhận định hình ở cấu trúc khái niệm thông tục quy ước hoá. Cấu trúc ngữ nghĩa tuân theo quy luật tri nhận ánh xạ của những phạm trù tri nhận tinh thần mà con người đã hình thành từ kinh nghiệm của họ trong quá trình
70
lớn lên và tư duy giao tiếp trong xã hội được biểu hiện bằng phương tiện ngổn ngữ xác định. Những cách hiểu nêu trêm cũng là chỗ dựa cho sự phân tích vận dụng trong các bài sau.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
1. E. Rosch (1973), On the internal structure of perceptual and semantic categories, Sđd.
2. E. Rosch and c . B. Mervis (1975), Family resemblances : studies in the internal structure of categories, Sđd.
3. D. Geeraerts (1997), Diachronic Prototype Semantics, Sdd. 4. A. Wierzbicka (1985), Lexicopaphy and conceptual Analysis,...
5. G. Lakoff (1987), Women, Fire, and Dangerous Things : What Categries Reveal about the Mind, ...
6. J. Taylor (1992), How many meaning does a word have ?...
7. D. Dubois (1991), (ed), Sémantique et cognition : categories, prototypes, typicalité (Paris : Centre National de la Recherche Scientifique).
8. R. Geiger, B. Rudzka - Ostyn (edd) (1993), Conceptualization and Mental Processing in Language (Berlin : Mouton de Gauyter).
9. N. Chomsky (1965), Aspects of the theory of syntax, Cambridge. M. A: MIT Press.
10. Ray Jackendoff (1972), Semantic Interpetation in Generative Grammar, Sdd.
11. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ viợig, Sđd.
12. J. Lyons (1977), Linguistic Semantic, Sđd.
71
BÀI 6
Một số sơ đô' kiến giải nghĩa
của tín hiệu ngôn ngữ thế kỉ XX
I - TỪ F. DE SAUSSURE ĐẾN OGDEN VÀ RICHARDS
1. Khởi dầu
Bước vào thế kỉ XX, mở đầu cho một trào lưu mới của ngôn ngữ học hiện đại phải kể đến tên tuổi của F. de Saussure với tác phấm nổi tiếng Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (1916). Saussure là người để lại dấu ấn rõ nét nhất trong nền ngôn ngữ học thế giới thế kỉ qua và còn tiếp tục ảnh hưởng. Nhiều tư tưởng của ông đã trở thành kinh điển trong ngôn ngữ học. Quan niệm của ông về “bản chất của tín hiệu ngôn ngữ” là một trong số đó.
F. de Saussure quan niệm vể tín hiệu và gián tiếp nói về nghĩa : “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi, mà là một khái niệm với một hình ánh âm thanh. Hình ảnh này không phải là cái âm vật chất, một vật thuần tuý vật lí, mà là dấu vết tâm lí của cái âm đó, là cái biểu tượng mà các giác quan của ta cung cấp cho ta về cái âm đó, nó thuộc cảm quan, và nếu đôi khi ta gọi nó là vật chất thì chỉ với ý nghĩa đó và để đối lập với thành phần kia của sự liên hệ, tức là với khái niệm thường trừu tượng hơn. Vậy tín hiêu ngôn ngữ là một thực thể tâm lí có hai mặt, có thể được biểu tượng bằng hình vẽ”0’.
“Hai yếu tố này gắn bó khăng khít
với nhau và đã có cái nảy là có cái kia”.
Theo F. de Saussure, từ tín hiệu để chỉ
(Hl)
(1) F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Sđd.
72
cái tổng thể và thay kliái niệm bằng cái dược biểu hiện, thay hình ảnh âm thanh bằng cái biểu h i ệ n Trong đoạn dẫn trên, Saussure nói về hình ảnh âm tlĩanh rõ hơn khái niệm. Với Saussure, nghĩa là khái niệm, là cái được biểu hiện. Trong quan niệm của ông, cái biểu hiện là hình ánh âm thanh, “là
cái biểu tượng mà giác quan của ta cung cấp cho ta về giác quan đó”. Nhưng so với nó (cái biểu hiện) thì cái dược biểu hiện, khái niệm thường trừu tượng hơn. Như vậy, đề xuất ra khái niệm tín hiệu và phân rõ hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện là một bước tiến lớn trong ngôn ngữ học, nó đưa ngôn ngữ học vào vị trí trung tâm của khoa Kí hiệu học và cho nghĩa, nội dung và cái biểu hiện là hình thức, trong đó nội dung, khái niệm trừu tượng hơn hình thức nhiều, mặc dù hình thức cũng là cái trừu tượng, là một bước tiến lớn trong nhận thức về nghĩa của tín hiệu - từ.
Đành rằng sự phân biệt thành hai và sự gắn bó với nhau giữa cái được biểu hiện và cái biểu hiện làm thành tín hiệu đổng thời thừa nhận “tín hiệu là một thực thể tâm lí có hai mặt” như nói trên là thoả đáng, nhưng đứng về phía nghĩa, ta sẽ hỏi khái niệm hình thành như thế nào ? Bởi vì nếu như cái biểu hiện là hình ảnh âm thanh thì khái niệm là gì, nội dung của nó ra sao, nó bị quy định bởi cái gì là những câu hỏi cần giải đáp !
Có thể thấy rằng nếu như sơ đồ trên về tín hiệu là một phát hiện thì lời giải thích tiếp sau đây của ông là rõ : “dù chúng ta muốn tìm biết nghĩa của từ Latinh arbor hay muốn tìm xem tiếng Latinh dùng từ nào để chỉ khái niệm cây thì cũng vẫn thấy rõ rằng chỉ có những sự liên hệ được ngôn ngữ thừa nhận mới được coi là phù hợp với hiện thực, và chúng ta gạt bỏ bất cứ sự liên hệ nào khác mà người ta có thể tưởng tượng ra”. Tuy nhiên, sơ đổ của ông dưới đây là không thoả đáng :
(H2)
(1) F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Sđd.
73
Trong sơ đồ, túi hiệu gồm hai yếu tô' trực tiếp cấu tạo nên, tức là hình ánh ảm thanh và khái niệm và chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Còn giả định hai nhân tố quan trọng khác là hiện thực và chủ thể ngôn ngữ thì chưa được nói đến. Thừa nhận bản chất “tín hiệu là thực thể tâm lí” là thừa nhận vai trò người nói - chủ thể ngôn ngữ, còn hiện thực là gì ? Chính sơ đồ (H2) của Saussure gây hiểu nhầm, đưa luôn “cái được quy chiếu” vào nghĩa.
2. Cải tiến của Ogden và Richards
Làm rõ hơn một bước kiến giải nghĩa tín hiệu, năm 1923, trong công trình Nghĩa của nghĩa - Một nghiên cícu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ lên tư duy và cùa khoa học biểu trưng°\ Ogden và Richards đã có một sơ đồ giải thích sau :
THOUGHT OR REFERENCE
CORRECT ADEQUATE
(an imputed relation)
♦TRUE
(H3)
Cần nói ngay rằng từ trước tới nay, nhiều người dẫn sơ đổ của Ogden và Richards làm chỗ dựa nhưng ít dừng lại đầy đủ kiến giải của hai ông. ở đây xin dẵn một vài chi tiết.
Về bối cảnh ra đời của tác phẩm là sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Theo B. Nerlich, “mục đích” của Nghĩa của nghĩa là làm tãng lên một cách cơ bản sự hiểu biết ngôn ngữ của chúng ta (đặc biệt là sự hiểu
(1) Charier K. Ogden and Ivor Armstrong Richards (1923), The meaning o f meaning, A study o f the influence o f language upon thought and the science o f sym bolism , Sdd.
74
biết ngôn ngữ của nhà triết học) và như vậy là đấu tranh ùế cnống lại sự rối loạn của tư duy và giao tiếp'° ; phần nào nó cũng phản ánh những cuộc tram luận triết học về “nghĩa của nghĩa” được tổ chức ở Oxford trong năm 1920, trong đó có sự tham gia của các nha triết học như : Bertram Russell, Ludvvig Wittgenstein,...
Ogden và Richards phê phán quan điểm của Saussure về quan niệm cho “nghĩa của từ chỉ là âm tính bằng sự khu biệt của nó với tất cả các từ khác trong một ngôn ngữ" v ề “ sự coi k h in h toàn bộ các vật mà tín hiệu tha) thế” và đề cao khoa học biểu trưng. Hai ông quan niệm : “Biểu trưng luận là khoa học nghiên cứu cái phần có vai trò trong sự tình nhân loại bằnị ngôn ngữ và các biểu trưng của tất cả các loại, đặc biệt là những ảnh hưởng của nó lên tư duy”<2). Dựa vào quan niệm biểu trưng luận trên cùng với :hức năng của các biếu trưng, Ogden và Richards đã để xuất ra sơ đồ (H3> gọi là “tam giác nghĩa”, hay nói cách khác là một cách định nghĩa quy chiếu về nghĩa, của hai ông.
Trong sơ đồ trên, hai ông cho rầng : “Các biểu trưng điều khiển và tổ chức ghi nhận và giao tiếp. Trong sự bắt đầu, cái gì chúng ta điểu khiển và tổ chức, ghi nhận và giao tiếp chúng ta phải luôn luôn phân biệt giữa ý nghĩ và sự vật. Đó là tư duy hoặc như chúng ta thường nói ; cái quy chiếu, cái mà dược điều khiển, được tổ chức và nó cũng là tư duy, cái mà được ghi nhận và được giao tiếp. Chúng ta cũng nói rằng các biểu trưng ghi nhận các biến cố và giao tiếp các sự việc. Nhưng chúng ta đểu biết tín hiệu từ không chỉ có ý nghĩa thuẩn tuý quy chiếu mà có cả nội dung tinh thần, chúng cũng có cả chức năng biểu cảm. Cả hai chức năng sau là cực kì quan trọng mà Ogden và Richards có chú ý đúng mức cũng như cùng thời Sperber và Ch. Bally thường nhấn mạnh. Sơ đồ của hai ông nêu lên quan hệ của cái biểu trưng theo thuật ngữ của Saussure là cái biểu hiện vói cái tư duy hoặc cái quy chiếu, theo Saussure là cái được biểu hiện và cái được quy chiếu, tức các sự vit ở thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, mặc dù Ogden và Richards có tạo
(1) frigate Nerlich (1992), Semantic theories in Europe 1830 - 1930. From etym ology to cuntextlity, Sdd.
(2) Charier K. Ogden and Ivor Armstrong Richards (1923), The meaning o f meaning, A study o f the influence o f language upon thought and the science o f sym bolism , Sdd.
75
ra bước tiến trong kiến giải nghĩa tín hiệu, song hai ông cũng chỉ được đánh giá khiêm tốn : “Trong lịch sử ngữ nghĩa học, công trình của Ogden và Richards được ghi nhớ nhờ lí thuyết quy chiếu dựa trên hành vi luận, nhờ “tam giác nghĩa” của họ và nhờ cả sự nhấn mạnh vé đặc tính chức năng và công cụ của tìr”(l). Nên nhớ rầng sự nhấn mạnh đặc tính chức nãng và công cụ cúa từ là quan trọng. Ta sẽ có dịp trở lại ở bài sau.
II - TỪ GUSTAF STERN ĐẾN STEPHEN ULLMANN, J. LYONS
1. Còng trình của G. Stern
Nẹhĩu và sự biến đổi nghĩa (Meaning and change of meaning)121 công bỏ' đầu năm 1931 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngữ nghĩa học. Đây là công trình được đánh giá là “tổng hợp đồ sộ”, một công trình nghiên cứu ngữ nghĩa lịch đại và “trớ thành một bàn tổng kết của ngữ nghĩa học tâm lí truyển thống châu Âu”. G. Stem đưa ra sơ đồ cải tiến tam giác nghĩa như sau (mặc dù việc ông thay thuật ngữ từ (word) cho thuật ngữ biểu trưng (symbol) của Ogden và Richards là không thật thoả đáng, vì nó gây ấn tượng lìglũa (meaning) như bộ phân ngoài từ) :
Meaning
(Thought or Reference)
Expresses
(symbolizes,
a causal relation)
is the subjective apprehension of \ (refers to, another
\ causal relation)
Word Denotes or names Referent
(stands for, an imputed relation)
(H4)
( !) Brigitte Nerlich (1992), Semantic theories in Europe 1830 - 1930. From etym ology to contextlity, Sdd.
(2) G. Stem (1956), Meaning and change o f meaning, Indiana University Press. 76
Những phần kiến giải của G. Stern về mặt nghĩa tập trung ở chương III : “Những nhân tố của sự tổ hợp nghĩa”. Stem đã chỉ ra ba nhân tố. Ông cho rằng chủ thể tức người nói (người nghe) tham gia vào luận chứng tồn tại chỉ trong bình diện nội dung tinh thần của suy nghĩ. Nội dung tinh thần không là một thực thể độc lập. Có hai nhân tô chủ yếu trong tất cả các lời nói là : (1) Chủ thể suy nghĩ và nói năng (hoặc nghe) và (2) Những vật được nói đến, các từ và nội dung tinh thần cùa chúng là những công cụ để chủ thể thực hiện mục đích của mình. Như vậy từ biểu thị, gọi tên hoặc chỉ định các cái được quy chiếu và biểu hiện nội dung tinh thần. Ba nhân tố đó là :
(1) Từ biểu hiện nội dung tinh thần và biểu thị cái được quy chiếu.
(2) Nội dung tinh thần hợp với từ và liên hệ một cái quy chiếu đến cái được quy chiếu.
(3) Cái được quy chiếu1".
Stem cũng quan niệm rằng trong tất cả các cách dùng chuẩn của lời nói, từ được dùng như là các biểu trưng và một “từ” không liên hội với một nội dung tinh thần thì không có nghĩa “cái được quy chiếu là cái được biểu thị bằng một từ, là cái mà từ và nghĩa quy chiếu... Trong tất cả diễn ngôn bình thường, sự chú ý của chúng ta là hướng đến một chủ đề, các cái được quy chiếu”...<2)
Từ một số quan niệm vắn tắt dẫn trên cho thấy sự giống và sự khác nhau trong quan niệm về các nhân tố và quan hệ giữa chúng trong hai tam giác nghĩa của Ogden - Richards và Stem ; đổng thời ta cũng thấy rõ hơn quan niệm của Stem. Đó là từ biểu hiện, tư duy hoặc cái quy chiếu, là sự lĩnh hội chủ quan cái được quy chiếu ; từ biểu thị hoặc gọi tên gián tiếp [...] cái được quy chiếu. Cần nói rõ hơn mối quan hệ thứ ba - quan hệ gián tiếp, Stem chỉ rõ : “Mối quan hộ thứ ba - mối quan hệ giữa từ và cái được quy chiếu là quan hệ gián tiếp : Từ quy chiếu cái được quy chiếu bởi người nói (người nghe) và vì thế là trung gian qua tư duy của họ”. Và sau khi giải thích cách dùng các từ đại diện cho cái được quy chiếu, biểu trưng những suy nghĩ, ông viết tiếp : “Từ biểu hiện nội dung tinh thần (ý nghĩa, tư duy) và gọi tên hoặc biểu thị cái được quy chiếu. Cái nội dung tinh thần là sự lĩnh hội của người nói về cái được quy chiếu” (từ nhấn mạnh là do G. Stem).
(1), (2) G. Stern (1956), M eaning and change o f meaning, Sđd.
77
G. Stem định nghĩa nghĩa của từ như sau : “Nghĩa của một từ - trong lời nói cụ thể là được đổng nhất với những yếu tô' của sự lĩnh hội chủ quan của người dùng (người nói hoặc người nghe) vể cái được quy chiếu biểu thị bằng từ, cái mà người dùng lĩnh hội như được biểu hiện bằng từ đó”