🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nghiên Cứu Và Phân Tích Một Số Bản Án Dân Sự
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung: ThS. VĂN THỊ THANH HƯƠNG TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ThS. TRẦN QUỐC THẮNG
ThS. TRẦN KHÁNH LY
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:
LÊ HÀ LAN
LÊ MINH ĐỨC
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT TRẦN KHÁNH LY
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/26-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 438-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6911-9.
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nghiên cứu và phân tích một số bản án dân sự : Sách tham khảo. - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 400tr. ; 24cm
ISBN 9786045766521
1. Pháp luật 2. Luật Tố tụng dân sự 3. Bản án 4. Việt Nam 5. Sách tham khảo
347.59700264 - dc23
CTK0299p-CIP
CÁC TÁC GIẢ
Lê Thị Bích Chi (Chủ biên)
(Chương I, II, IV)
Lê Thị Thu Hiền (Chương III, V)
Nguyễn Trọng Đạt (Chương VI)
Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Bản án là một văn bản thể hiện phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án nhất định, đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo. Nội dung của bản án phản ánh những kết quả của Hội đồng xét xử trong nghiên cứu, phân tích, đánh giá những tình tiết, chứng cứ vụ án. Việc sử dụng bản án để nghiên cứu khoa học hoặc lấy đó làm một công cụ, phương pháp để học tập và nghiên cứu pháp luật vẫn đang là xu hướng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh án lệ nói chung và án lệ về dân sự nói riêng được công nhận và sử dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam, nghiên cứu và phân tích các bản án trong lĩnh vực dân sự là một yêu cầu tất yếu khách quan để nâng cao kỹ năng nghiên cứu và phân tích bản án, nhằm bảo đảm pháp luật được áp dụng thống nhất...
Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong việc tìm hiểu về các bản án dân sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nghiên cứu và phân tích một số bản án dân sự (sách tham khảo) do tác giả Lê Thị Bích Chi (Chủ biên). Cuốn sách đề cập các bản án dân sự về nhiều lĩnh vực khác nhau như thừa kế, thế chấp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm,... và đưa ra những phân tích, đánh giá nội dung các bản án. Cuốn sách là tài liệu hữu ích đối với các giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học,
5
trong việc học tập, thực hành phân tích các tình huống cụ thể trong thực tiễn thi hành pháp luật dân sự ở nước ta hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 01 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, ở Việt Nam, việc tiếp cận, bình luận các bản án đối với công chúng nói chung và người học luật nói riêng là điều vô cùng dễ dàng và thuận tiện theo quy định tại Nghị quyết số 03/2017/NQ HĐTP ngày 16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng xét xử của các Tòa án thông qua các giải pháp nâng cao chất lượng bản án, hướng tới mục tiêu tăng cường công tác xây dựng và phát triển án lệ mà còn đem đến cơ hội tiếp cận thực tiễn xét xử đối với sinh viên chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam.
Nghiên cứu về bản án với những bình luận chuyên sâu trên cơ sở đối chiếu với pháp luật thực định Việt Nam, có sự tham chiếu pháp luật và cách áp dụng pháp luật trong các trường hợp tương tự của pháp luật nước ngoài được thực hiện bởi PGS.TS. Đỗ Văn Đại với nhiều công trình như Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án; Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án; Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án; Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản án... Tuy nhiên, những công trình nói trên có tính chất nghiên cứu và bình luận chuyên sâu nên đòi hỏi độc giả phải là những người nắm vững các quy định của pháp luật thực định Việt Nam có liên quan đến các chủ đề trong các công trình này, có am hiểu một mức độ nhất định về pháp luật của nước
7
ngoài trong các trường hợp tương tự cũng như cấu trúc nội dung của một bản án. Vì vậy, với mục đích chia sẻ phương pháp nghiên cứu và phân tích bản án phù hợp với sinh viên bậc cử nhân chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam, đặc biệt hỗ trợ cho việc thực hành nghiên cứu, phân tích bản án cũng như thực hiện khóa luận hoặc chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa đối với những đề tài liên quan đến thực tiễn xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân, nhóm tác giả trân trọng giới thiệu cuốn sách tham khảo Nghiên cứu và phân tích một số bản án dân sự (sách tham khảo).
Bên cạnh nội dung khái quát về hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự và hướng nghiên cứu, phân tích các bản án dân sự; cuốn sách tập trung nghiên cứu và phân tích các bản án về:
- Di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế.
- Thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng. - Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán tài sản. - Lãi suất trong hợp đồng tín dụng.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
8
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT KHI GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ BẢN ÁN DÂN SỰ
1. Hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể1. Tòa án - cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là chủ thể có thẩm quyền của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong tố tụng dân sự, Tòa án là chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc thẩm quyền của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
1. Xem GS.TS. Nguyễn Minh Đoan: Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ tư có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.200-201.
9
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động tố tụng của các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng mà chủ yếu trực tiếp là Thẩm phán; kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể bị áp dụng và các chủ thể khác có liên quan nhằm bảo đảm “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 106 Hiến pháp năm 2013).
2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự
Áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự được thực hiện bởi Tòa án theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do Bộ luật Tố tụng dân sự, các văn bản hướng dẫn và các văn bản khác có liên quan quy định, bao gồm việc áp dụng pháp luật về nội dung và áp dụng pháp luật về tố tụng.
Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật nói chung (bao gồm hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo đối tượng tác động) thì việc áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án dân sự có một số đặc thù như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự về nguyên tắc được xác định là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực vào thời điểm thực hiện các hoạt động tố tụng tương ứng với từng giai đoạn giải quyết vụ án. Đây là những văn bản quy định về nguyên tắc; trình tự,
10
thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành bản án tại Việt Nam, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự thì kể từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
“1. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
2. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
3. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
11
4. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật này;
5. Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết;
6. Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường”.
- Văn bản quy phạm pháp luật về nội dung được áp dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án dân sự phải là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực vào thời điểm xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Có thể nói, pháp luật về nội dung là căn cứ pháp lý để Tòa án phán xét tính đúng sai, có căn cứ đối với các yêu cầu của đương sự trong vụ án từ đó chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị. “Nguyên tắc chung là hành vi xảy ra ở thời điểm nào thì áp dụng pháp luật ở thời điểm đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
12
Ví dụ 1: Một người lập di chúc vào năm 1995, chết năm 2000, năm 2019, di sản các thừa kế mới tranh chấp di sản thừa kế. Để xác định di chúc có hợp pháp không phải căn cứ vào pháp luật thừa kế ở thời điểm lập di chúc (1995) là Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 chứ không thể áp dụng pháp luật thừa kế ở thời điểm tranh chấp (2019) là Bộ luật Dân sự năm 2015; mặc dù Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 đã hết hiệu lực từ khi Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực (01/7/1996).
Ví dụ 2: Cũng là việc mua bán nhà ở nhưng nếu mua bán vào năm 2003 thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 (có hiệu lực từ 01/7/1996 đến 31/12/2005); nếu mua bán vào năm 1993 thì áp dụng Pháp lệnh Nhà ở năm 1991 (có hiệu lực từ 01/7/1991 đến 30/6/1995); nếu mua bán vào năm 1983 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991”1.
Pháp luật về nội dung trong tố tụng dân sự là những quy định thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở,... mà dựa vào đó các chủ thể xác lập, thực hiện các giao dịch cụ thể và trong quá trình thực hiện thì phát sinh tranh chấp; thậm chí, trong tố tụng dân sự thì tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng vẫn có thể được xem thuộc về pháp luật về nội dung nếu vụ án thuộc trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Có thể khái quát pháp luật về nội dung trong các vụ án dân sự là những quy định điều chỉnh nội dung của từng vụ án cụ thể, nó cũng chính là những căn cứ pháp luật được Hội
1. Chu Xuân Minh (Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao): Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật khi xét xử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap luat/nguyen-tac-chung-ve-ap-dung-phap-luat-khi-xet-xu.
13
đồng xét xử áp dụng để giải quyết đối với từng vấn đề trong vụ án khi có tranh chấp. Các quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án xem xét, đánh giá tính hợp pháp, tính có căn cứ của yêu cầu khởi kiện và được lập luận trong phần nhận định của bản án; thông qua đó đưa ra kết quả giải quyết vụ án.
Việc áp dụng pháp luật về nội dung của Tòa án phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung như nguyên tắc áp dụng pháp luật chuyên ngành, nguyên tắc áp dụng văn bản theo giá trị pháp lý,... Đặc biệt, lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020 (sau đây viết gọn là Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành) có quy định về việc phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp tại khoản 1 Điều 221, theo đó: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
b) Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có
14
văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật”. Có thể nói, đây là một trong những công cụ pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhằm bảo đảm chất lượng xét xử.
Hoạt động áp dụng pháp luật về nội dung của Tòa án nhằm mục đích ban hành các bản án, quyết định giải quyết vụ án đúng pháp luật, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hoạt động này được thực hiện theo các bước (giai đoạn) như sau:
- Phân tích, đánh giá các tình tiết, các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, chính xác và trong mối liên hệ mật thiết với nhau;
- Lựa chọn quy phạm pháp luật về nội dung phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng;
- Ban hành bản án, quyết định.
3. Cấu trúc của bản án dân sự
Bản án dân sự là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án, đánh dấu sự kết thúc quá trình giải quyết vụ án, cũng như ghi nhận phán quyết của Tòa án; được ban hành theo trình tự tố tụng chặt chẽ do pháp luật về tố tụng dân sự quy định. Có quan điểm cho rằng “Bản án là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh khi có hiệu lực
15
theo quy định của pháp luật”1. Vì vậy, bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lý, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Đặc biệt, các thông tin về pháp luật áp dụng trong bản án là yếu tố mang tính quyết định đối với kết quả giải quyết vụ án. Nói cách khác, nếu pháp luật áp dụng được chọn lựa là căn cứ giải quyết vụ án không phù hợp thì không thể có kết quả giải quyết phù hợp với nội dung, tình tiết của vụ án.
Một bản án dân sự có ba phần cơ bản là: phần mở đầu; phần nội dung vụ án và nhận định (đối với bản án phúc thẩm thì phần này là phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định); phần quyết định của Tòa án (Điều 266, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành). Trong đó, bên cạnh những yêu cầu khởi kiện, phản tố, đề nghị của các đương sự trong vụ án cùng với tài liệu, chứng cứ có liên quan được thể hiện trong phần nội dung vụ án và nhận định của bản án thì pháp luật về nội dung là những căn cứ pháp luật điều chỉnh các tình tiết của vụ án và là cơ sở để Tòa án giải quyết các yêu cầu, đề nghị nói trên. Vì vậy, những căn cứ pháp luật điều chỉnh các tình tiết của vụ án (pháp luật về nội dung) bắt buộc phải được ghi rõ trong phần nhận định và phần quyết định của bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm theo các quy định tại Điều 266, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành; và hướng dẫn theo Mẫu số 52-DS Bản án dân sự sơ thẩm, Mẫu số 75-DS Bản án phúc thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán
1. Lê Văn Minh (Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao): Hội nghị tập huấn viết bản án do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức, https://conglyxahoi.net.vn/trao-doi nghiep-vu/ban-an-la-van-ban-to-tung-phap-ly-cua-nha-nuoc-1673.html.
16
Tòa án nhân dân tối cao, đã sửa đổi theo Nghị quyết số 04/2018/ NQ-HĐTP ngày 09/8/2010. Cụ thể như sau:
Phần nhận định của bản án không thể không có những căn cứ pháp luật điều chỉnh các tình tiết của vụ án làm cơ sở để giải quyết yêu cầu, đề nghị của đương sự; (kháng cáo, kháng nghị đối với bản án phúc thẩm) và các vấn đề khác có liên quan. Nếu vụ án thuộc trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Phần quyết định của bản án bắt buộc phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án.
4. Hướng nghiên cứu và phân tích các bản án dân sự Trong hoạt động áp dụng pháp luật, thực tiễn đã chứng minh văn bản quy phạm pháp luật không bao giờ đầy đủ, rõ ràng và chi tiết cho từng hoàn cảnh cụ thể; do đó, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng, nhất là thực tiễn xét xử là rất cần thiết. Bản án là kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật, phản ánh chất lượng công tác xét xử của Tòa án, trong đó có việc vận dụng chuẩn xác, sáng tạo, có hiệu quả các quy định của pháp luật. Nội dung bản án thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng trong bản án; quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lý, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Vì vậy, đây có thể được xem là nguồn học liệu vô cùng quý giá đối với sinh viên chuyên ngành luật; nếu nắm vững phương pháp
17
nghiên cứu, phân tích bản án, sinh viên được xem như là có cơ hội thực hành nghề luật ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Có thể hiểu khái quát, bản án dân sự là kết quả của sự vận dụng pháp luật dân sự (pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung) và Tòa án giải quyết các vụ án dân sự dựa trên cơ sở yêu cầu, đề nghị của các đương sự; tài liệu, chứng cứ chứng minh. Tuy vậy, các yêu cầu, đề nghị và tài liệu, chứng cứ đó đã được pháp luật về tố tụng dân sự giải quyết, kiểm nghiệm và nó không mang tính chất quyết định kết quả giải quyết; không là cơ sở pháp lý để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của các đương sự; kết quả xét xử của Tòa án phụ thuộc vào việc xác định một cách chuẩn xác và áp dụng phù hợp các quy định của pháp luật liên quan, điều chỉnh các tình tiết, nội dung của vụ án. Vì vậy, nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật về nội dung với thực tiễn áp dụng làm cơ sở để giải quyết vụ án của Tòa án là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của việc nghiên cứu và phân tích các bản án. Đối với sinh viên chuyên ngành luật, việc phân tích, luận giải những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng không chỉ giúp hiểu rõ ý nghĩa của việc áp dụng pháp luật, sự vận dụng các quy định của pháp luật đối với từng tình huống, sự việc cụ thể phát sinh trong đời sống thực tiễn mà thông qua đó có thể đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả nghiên cứu và phân tích các bản án, người nghiên cứu có thể thực hiện việc kiểm nghiệm hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh bảo đảm tính khách quan.
Để tiến hành việc nghiên cứu và phân tích các bản án dân sự, người nghiên cứu nên thực hiện các bước sau đây: - Xác định chủ đề nghiên cứu tương ứng với các quy định trong văn bản pháp luật thực định Việt Nam.
18
- Tổng hợp và chọn lọc những bản án liên quan, thể hiện rõ chủ đề nghiên cứu.
- Người nghiên cứu chịu trách nhiệm chỉ sử dụng và khai thác những thông tin đã được đưa vào trong bản án. - Dựa vào những thông tin từ bản án, người nghiên cứu thực hiện việc đối chiếu, so sánh, lồng ghép giữa các quy định của pháp luật có liên quan đến các vấn đề được giải quyết trong bản án đó với quy định của pháp luật, có thể đồng thời tham khảo các quan điểm về cùng chủ đề nghiên cứu từ những nguồn tài liệu khác để nêu ra quan điểm người nghiên cứu.
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án dân sự cho thấy, trong một số trường hợp, cùng một vấn đề tương tự nhưng kết quả giải quyết của các Tòa án thường không thống nhất. Vì vậy, người nghiên cứu cần phải khai thác, sử dụng nhiều bản án cho cùng một vấn đề để bảo đảm tính khách quan của nhận xét từ kết quả nghiên cứu phản ánh bức tranh của thực tiễn xét xử.
19
Chương II
DI SẢN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Bản án thứ nhất:
BẢN ÁN SỐ 18/2018/DS-PT NGÀY 18/7/2018
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HY
Về việc tranh chấp di sản thừa kế1
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Cụ Nguyễn Văn Đ và Phạm Thị S sinh được 4 người con là Nguyễn Thị T, Nguyễn Văn B, Nguyễn Thị Nh, Nguyễn Văn C. Bà Nguyễn Thị Nh (chết năm 2015) có 4 người con là Phạm Thị T (bị bệnh tâm thần từ nhỏ, chết năm 2016, không có chồng con), Phạm Văn C, Phạm Thị Kh, Phạm Thị H. Ông Nguyễn Văn B hy sinh năm 1950, không có vợ con. Bà Nguyễn Thị T (chết năm 2003) có 7 người con là Nguyễn Văn K, Nguyễn Thị T1, Nguyễn Thị V, Nguyễn Thị N, Nguyễn Văn G, Nguyễn Văn B1, Nguyễn Thị N1. Ông Nguyễn Văn C hy sinh năm 1972, có vợ là Phạm Thị D, ông C và bà D không có con đẻ nhưng có con nuôi là chị
Nguyễn Thị N (con gái bà Nguyễn Thị T).
1. Tham khảo nội dung vụ việc tại https://congbobanan.toaan.gov. vn/2ta138625t1cvn/chi-tiet-ban-an.
20
Năm 1945, cụ Đ chết và không để lại di chúc. Năm 1994, cụ S đã lập di chúc có nội dung cho hai con gái là bà T và bà Nh được thừa kế 03 gian nhà lợp ngói trên diện tích 538 m2 đất và cho bà D được thừa kế 538 m2 đất tại thôn KĐ, xã LS, thị xã HY (nay là thành phố HY). Ngày 25/6/2007, cụ S chết. Sau khi cụ S chết, giữa bà Nguyễn Thị T, các con bà Nh và bà D phát sinh tranh chấp. Anh Nguyễn Văn B1, anh Phạm Văn C có đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố HY
Xét kháng cáo của các đương sự:
1. Về nguồn gốc thửa đất tranh chấp: Quá trình thu thập tài liệu chứng cứ không có tài liệu nào thể hiện nguồn gốc thửa đất tranh chấp trước năm 1983 (trước khi lập bản đồ số 299). Kết quả xác minh tại Ủy ban nhân dân phường LS xác định: Nguồn gốc đất bà Phạm Thị D đang quản lý là của bố mẹ đẻ của cụ Đ để lại. Tại sổ mục kê và bản đồ số 299 thể hiện cụ S là người đứng tên 1.076 m2 đất (bao gồm đất thổ cư, đất vườn và đất ao). Tại đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất của cụ S kèm theo bản di chúc cụ S lập năm 1994, phần nguồn gốc đất có ghi: “của cha ông để lại từ trước năm 1945”. Những tài liệu này phù hợp với lời khai của các đương sự. Cụ thể: Nguyên đơn xác định nguồn gốc đất tranh chấp là của bố mẹ đẻ của cụ Đ để lại cho vợ
chồng cụ Đ. Bà Nguyễn Thị D1 là con cụ G (em gái cụ Đ) cũng xác định: đất là của bố mẹ cụ Đ để lại cho cụ Đ. Ông Phạm Văn V (là cháu ruột cụ S) khẳng định: nguồn gốc đất là của các cụ để lại cho cụ Đ. Cụ S kết hôn với cụ Đ và về ở trên đất này. Do vậy, có căn cứ xác định, toàn bộ diện tích đất bà Phạm Thị D đang sử dụng là của bố mẹ cụ Đ để lại cho cụ Đ quản lý, sử dụng. Tòa án cấp sơ
thẩm xác định di sản của cụ Nguyễn Văn Đ và cụ Phạm Thị S để lại gồm 1.136,8 m2 đất bà D đang quản lý, sử dụng tại các thửa 20, 33 tờ bản đồ số 58 thuộc xóm 5, thôn KĐ, phường LS, thành
21
phố HY, tỉnh HY là có căn cứ, đúng pháp luật. Bà D kháng cáo xác định toàn bộ diện tích đất tranh chấp là tài sản riêng của cụ S đã để lại cho bà thừa kế là không có cơ sở chấp nhận.
2. Xét yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của nguyên đơn: căn cứ nội dung đơn khởi kiện và các lời khai của nguyên đơn đề nghị Tòa án xem xét giải quyết chia di sản thừa kế của cụ Đ và cụ S để lại là 1.076 m2 đất (theo bản đồ số 299) theo quy định của pháp luật. Do vậy, 1/2 di sản của cụ Đ đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế nên đề nghị chia tài sản chung. Ngày 03/5/2018, nguyên đơn bổ sung kháng cáo, đề nghị: chia di sản của cụ Đ theo pháp luật. Tại phiên tòa, nguyên đơn đề nghị chia di sản thừa kế của cụ Đ và cụ S để lại theo quy định của pháp luật. Do vậy để
giải quyết vụ án được triệt để, cần phải xem xét toàn bộ khối di sản cụ S và cụ Đ để lại.
2.1. Về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế:
Cụ Đ mất năm 1945, không để lại di chúc. Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 thì trong trường hợp người để lại di chúc chết trước ngày ban hành Pháp lệnh Thừa kế (30/8/1990) thì việc xác định thời hiệu thừa kế được tính từ ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế: ngày 10/9/1990. Đối chiếu với quy định của pháp luật nêu trên, tính đến thời điểm nguyên đơn khởi kiện, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản của cụ Đ vẫn còn, nên yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Văn C và anh Nguyễn Văn B1 chia thừa kế đối với phần di sản này có căn cứ chấp nhận.
Cụ S mất ngày 25/6/2007, để lại hai bản di chúc. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 tính đến thời điểm nguyên đơn khởi kiện ngày 06/10/2015 là còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế.
22
2.2. Xét bản di chúc lập ngày 19/4/1994, thấy: di chúc được lập thành văn bản, có chứng thực của Phòng công chứng nhà nước số 2 tỉnh H (nay là tỉnh HY). Về nội dung: Cụ S cho bà Phạm Thị D thừa kế 2 gian nhà lợp ngói hướng Nam nằm trên diện tích đất 538 m2; cho bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị Nh thừa kế 3 gian nhà lợp ngói hướng Bắc, Tây, Nam nằm trên diện tích đất 538 m2
tại thôn KĐ, phường LS, thị xã HY, tỉnh H (nay là thành phố HY, tỉnh HY). Như đã phân tích ở trên, toàn bộ quyền sử dụng diện tích đất 1.076 m2 đất (theo di chúc) là di sản của cụ Đ và cụ S. Cụ Đ mất không để lại di chúc. Thời điểm cụ S lập di chúc thì 1/2 diện tích đất này là di sản của cụ Đ, do vậy, cụ S không có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất này. Do cụ S chỉ có quyền định đoạt đối với 1/2 khối tài sản nên theo nội dung di chúc, không thể xác định được phần tài sản cụ S có quyền định đoạt sẽ cho ai hưởng thừa kế. Mặt khác, vị trí và tài sản theo nội dung di chúc đến nay không còn tồn tại, nội dung di chúc không rõ ràng nên không có căn cứ để chia di sản thừa kế theo di chúc này.
Đối với bản di chúc lập ngày 01/9/2004 của cụ Phạm Thị S: Di chúc được lập thành văn bản, có chữ ký của hai người làm chứng là ông Phạm Văn Th và ông Phạm Tiến M, có xác nhận của trưởng thôn, cán bộ địa chính phường và đại diện Ủy ban nhân dân phường LS, thị xã HY, tỉnh HY.
Về hình thức: Cụ S là người không biết chữ. Theo quy định về di chúc hợp pháp tại Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995: “1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc... 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn”...
23
Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc, việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 656 và Điều 657 của Bộ luật này”.
Điều 661 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Việc lập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân thủ theo thủ tục sau đây: (1) Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”.
Bà D xác định: cụ S nhờ cháu viết hộ bản di chúc (nhưng không biết người viết hộ là ai). Sau khi bản di chúc được viết, bà cùng cụ S lên Ủy ban nhân dân phường xin xác nhận (Bút lục 374).
Bản di chúc có chữ ký hai người làm chứng là ông Phạm Văn Th và ông Phạm Tiến M. Ông Th xác định không chứng kiến việc cụ S lập di chúc và không ra Ủy ban nhân dân phường để xác nhận vào di chúc, không biết di chúc do ai viết và viết trong hoàn cảnh nào, không có cán bộ Ủy ban nhân dân phường đến thẩm tra lại việc ký làm chứng trong bản di chúc (Bút lục 269, 378); Lời khai của ông M có nhiều mâu thuẫn với các đương sự khác, cụ thể
tại Bút lục 268 ông M xác định di chúc được lập tại Ủy ban nhân
24
dân phường LS có sự chứng kiến của ông, ông Th, ông Nguyễn Đức Q (trưởng thôn), ông Nguyễn Quang T (cán bộ phụ trách địa chính); Bà Nguyễn Thị H, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường LS, ông Nguyễn Quang T, nguyên cán bộ địa chính phường LS cùng xác định: cụ S đã lập sẵn bản di chúc mang đến Ủy ban nhân dân phường LS xin xác nhận, bản di chúc đã có chữ ký của những người làm chứng, người thừa kế, trưởng thôn ông Nguyễn Đức Q. Tại Bút lục 313, bà Nguyễn Thị H (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường LS) xác định: cụ S và bà Phạm Thị D mang một bản di chúc đến Ủy ban nhân dân phường xin xác nhận, di chúc đã được điểm chỉ, bà đã về thôn KĐ (nơi có đất) xác minh việc lập di chúc của cụ S hỏi trực tiếp những người làm chứng đã ký vào di chúc thì những người này đều xác định đã ký vào di chúc. Tại Biên bản lấy lời khai ngày 27/4/2018, bà Nguyễn Thị H trình bày: không biết ai là người mang bản di chúc đến Ủy ban nhân dân phường LS. Khi đó, di chúc đã được lập sẵn có chữ ký của ông Phạm Văn Th, ông Phạm Tiến M, ông Nguyễn Đức Q và cán bộ địa chính phường. Bà đã xuống nhà cụ S để hỏi nguyện vọng của cụ và xuống nhà ông Nguyễn Đức Q để xác thực việc ông này ký vào bản di chúc. Tại Ủy ban nhân dân phường có mặt cụ S, bà Phạm Thị D đã viết mẫu lời chứng có sẵn vào bản di chúc; Ông Nguyễn Đức T cung cấp: Khi đến phường, cụ S mang theo bản di chúc đã được lập sẵn, cụ S điểm chỉ tại Ủy ban nhân dân phường. Do di chúc đã được lập sẵn nên không biết di chúc do ai viết (Bút lục 376). Tại biên bản lấy lời khai ngày 27/4/2018, ông Nguyễn Quang T trình bày: Bà D chở cụ S đến Ủy ban nhân dân phường mang theo bản di chúc. Khi đó, tại Ủy ban nhân dân phường có: tôi, bà H (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường), bà D và cụ S, sức khỏe cụ S bình thường. Di chúc khi mang đến phường đã được lập sẵn và có chữ ký của những người làm chứng,
25
chúng tôi đã đọc lại cho cụ S nghe và cụ S đã điểm chỉ vào di chúc trước mặt chúng tôi.
Như vậy, lời khai của những người làm chứng về việc cụ S lập di chúc (là ông Phạm Văn Th, ông Phạm Tiến M) có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Quang T. Thể hiện không có việc ông Phạm Văn Th, ông Phạm Tiến M chứng kiến cụ S lập di chúc và điểm chỉ vào di chúc.
Lời khai của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Quang T có mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với chính lời khai của họ. Bà Nguyễn Thị H xác định không biết ai là người mang bản di chúc đến Ủy ban nhân dân phường, khi chứng thực chỉ có mặt bà, cụ S và bà Phạm Thị D; Ông Nguyễn Quang T lại xác định ông và bà Nguyễn Thị H cùng có mặt và chứng kiến cụ S điểm chỉ vào di chúc. Trong khi đó, việc xác nhận của cán bộ địa chính và đại diện Ủy ban nhân dân phường được thực hiện ở hai thời điểm khác nhau. Xác nhận của cán bộ địa chính trong di chúc vào ngày 14/9/2004, xác nhận của Ủy ban nhân dân phường ngày 19/9/2004.
Từ lời khai của những người làm chứng có căn cứ xác định: Di chúc ngày 01/9/2004 đã được lập trước khi được mang đến Ủy ban nhân dân phường xin chứng thực (di chúc lập ngày 01/9/2004 được Ủy ban nhân dân phường xác nhận ngày 19/9/2004), không xác định được di chúc lập ở đâu, do ai viết; lời chứng thực tại bản di chúc được viết theo mẫu có sẵn. Mặt khác, tại thời điểm lập di chúc năm 2004 cụ S 99 tuổi, theo ông Phạm Văn V (là cháu ruột cụ S) xác định: Trước khi mất khoảng 10 năm, tình trạng sức khỏe của cụ S yếu, lẩm cẩm, trí óc không còn minh mẫn phù hợp với lời khai của nguyên đơn và những người có quyền lợi liên quan.
Từ những phân tích trên cho thấy, di chúc ngày 01/9/2004 không tuân thủ đúng trình tự thủ tục lập di chúc của người không biết chữ; di chúc có người làm chứng cũng như việc lập di
26
chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại các điều 655, 659, 661 Bộ luật Dân sự năm 1995.
+ Về nội dung: Toàn bộ quyền sử dụng diện tích đất 1.136,8 m2 đất (theo di chúc) là tài sản chung của cụ Đ và cụ S. Cụ Đ mất không để lại di chúc.
Thời điểm cụ S lập di chúc thì 1/2 diện tích đất này là di sản của cụ Đ, cụ S không có quyền định đoạt.
Do di chúc ngày 01/9/2004 không bảo đảm theo quy định của pháp luật về mặt hình thức và nội dung nên không có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”. Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định di chúc có hợp pháp hay không để từ đó xác định hiệu lực của di chúc theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, hủy di chúc của cụ S lập năm 2004 đối với diện tích đất là di sản của cụ Đ là không chính xác. Do đó, kháng cáo của bà Phạm Thị D liên quan đến nội dung này có căn cứ chấp nhận.
Ngoài hai bản di chúc trên, ngày 20/5/2001, cụ S còn có biên bản bàn giao tài sản được hưởng thừa kế cho bà Phạm Thị D gồm 3 gian nhà tình nghĩa, toàn bộ đất thổ cư và tài sản trên đất. Biên bản có điểm chỉ của cụ S, chữ ký của bà Phạm Thị D, bà Nguyễn Thị Nh, người làm chứng là ông V1, ông Ng và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường LS đề ngày 31/5/2001; Biên bản họp họ ngày 30/5/2001, nội dung: họp họ để đọc lại biên bản bàn giao tài sản cho Phạm Thị D, có chữ ký của ông Phạm Văn Th, ông A1, ông V, ông V1, Phạm Thị D và bà Nguyễn Thị Nh. Hiện bà Nguyễn Thị Nh, ông A1 đã chết; ông V1 bị tai biến không
27
còn minh mẫn. Ông Phạm Văn Th khai không nhớ nội dung cuộc họp. Ông V trình bày: có tham gia và ký vào biên bản họp họ, nhưng không được nghe biên bản bàn giao tài sản, không biết lập ở đâu và không ký tên làm chứng. Ông Ng xác định: là người viết biên bản họp họ, cuộc họp đó chủ yếu do ông V1 chủ trì, đọc cho ông viết biên bản, nội dung biên bản họp họ thể hiện đọc lại biên bản bàn giao tài sản cho Phạm Thị D, nhưng thực tế 10 ngày sau Phạm Thị D mới mang biên bản bàn giao tài sản đến nhà cho ông ký, ông không biết biên bản do ai viết, viết ở đâu. Như vậy, biên bản bàn giao tài sản ngày 20/5/2001 không biết do ai viết, không tuân thủ quy định của pháp luật về di chúc có người làm chứng nên không có giá trị.
Từ những căn cứ trên, có cơ sở xác định bản di chúc lập ngày 19/4/1994 và ngày 01/9/2004 là di chúc không hợp pháp. Do đó, cần áp dụng quy định của pháp luật để chia thừa kế toàn bộ khối di sản cụ S và cụ Đ để lại theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. 3. Về di sản thừa kế:
3.1. Về diện tích đất di sản: Theo sổ mục kê và bản đồ số 299, đất di sản của cụ Phạm Thị S và cụ Nguyễn Văn Đ nằm tại 3 thửa đất số 74, 97, 98 có tổng diện tích 1.076 m2; theo bản đồ VLAP tổng diện tích đất gia đình cụ S là 1.185,4 m2.
Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ thể hiện: Thửa đất tranh chấp có diện tích 1.136,8 m2, trong đó có 699 m2 đất thổ cư, 229,5 m2 đất trồng cây lâu năm khác (vườn) và 208,3 m2 đất ao. Tổng giá trị: 4.021.100.000 đồng. Trên đất có một số cây cối trị giá 66.300.000 đồng. Ngoài ra, trên đất còn có 01 ngôi nhà tình nghĩa cấp 4 và công trình phụ, các đương sự không yêu cầu định giá. Lý giải về diện tích đất có biến động, Ủy ban nhân dân phường LS cung cấp: Nguyên nhân diện tích đất tranh chấp thực tế theo hiện trạng ít hơn so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
28
do địa phương mở rộng đường giao thông nông thôn đã lấn vào. Diện tích đất này, gia đình cụ S ở ổn định lâu dài, không tranh chấp nên thuộc diện được xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do đó, có cơ sở xác định khối tài sản chung của cụ Đ và cụ S là 1.136,8 m2 đất bao gồm: đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm khác (vườn) và đất ao. Các nguyên đơn tự nguyện đề nghị Tòa án phân chia theo diện tích và không yêu cầu các bên phải trả chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất cho nhau là phù hợp nên có cơ sở chấp nhận.
3.2. Cụ Đ mất từ năm 1945, năm 1959, bà Phạm Thị D kết hôn với ông Nguyễn Văn C và về sống tại đất tranh chấp cùng cụ S. Cụ S, bà D có công trông nom, tôn tạo thửa đất nên cần xem xét công sức bảo quản, trông nom, tôn tạo tài sản cho cụ S và bà Phạm Thị D tương ứng với 500 m2 đất. Phần diện tích đất này nên giao cho bà Phạm Thị D được hưởng. Sau khi trừ phần áng trích công sức tôn tạo, trông nom khối di sản trên cho bà Phạm Thị D. Di sản của cụ Đ, cụ S để lại còn 636,8 m2 đất, phần của cụ Đ và cụ S để lại (mỗi người = 1/2 = 318,4 m2).
+ Phần di sản của cụ Đ để lại là 318,4 m2 đất: hàng thừa kế thứ nhất của cụ Đ gồm 5 người: Cụ S, bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị Nh, ông Nguyễn Văn C. Mỗi người sẽ được hưởng 1/5 di sản của cụ Đ để lại bằng 63,68 m2 đất.
+ Ông Nguyễn Văn B hy sinh năm 1950, không có vợ con nên cụ S (là mẹ đẻ) sẽ được hưởng phần di sản ông này để lại. + Ông Nguyễn Văn C hy sinh năm 1972, có vợ là bà Phạm Thị D. Ông Nguyễn Văn C và bà D không có con đẻ nhưng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án đã xác định: ông C và bà D có nhận chị Nguyễn Thị N (con của bà Nguyễn Thị T) làm con nuôi. Mặc dù việc nhận con nuôi không có văn bản giấy tờ do thời điểm này
29
pháp luật chưa quy định việc nhận nuôi con nuôi phải thể hiện bằng văn bản. Căn cứ vào hồ sơ quân nhân ông Nguyễn Văn C khai trước khi nhập ngũ, căn cứ vào giấy báo tử của ông Nguyễn Văn C, lời khai của chị Nguyễn Thị N, vợ chồng bà D, ông Phạm Văn Th (cô ruột của ông Nguyễn Văn C) và các nguyên đơn đều xác định khi ông Nguyễn Văn C đi bộ đội, có nhận chị Nguyễn Thị N (là con gái bà Nguyễn Thị T) làm con nuôi, chị này ở với bà Phạm Thị D đến khi đi lấy chồng. Do vậy, có đủ căn cứ xác định chị N là con nuôi hợp pháp của ông Nguyễn Văn C bà Phạm Thị D. Chị N, bà Phạm Thị D và cụ S mỗi người sẽ được hưởng 1/3 di sản của ông Nguyễn Văn C để lại bằng 21,22 m2 đất.
+ Phần di sản của cụ S gồm: 318,4 m2 (phần di sản trong khối tài sản chung với cụ Đ) + 63,68 m2 đất (phần cụ S được thừa kế của cụ Đ) + 63,68 m2 đất (phần cụ S được thừa kế của ông Nguyễn Văn B) + 21,22 m2 (phần cụ S được thừa kế của ông Nguyễn Văn C) = 466,98 m2 + Nhà tình nghĩa + Công trình phụ + cây cối. Quá trình Tòa án giải quyết đã xác định ngôi nhà tình nghĩa + Công trình phụ + cây cối là do cụ S và bà Phạm Thị D thêm tiền xây dựng, trồng trọt. Do các đương sự không yêu cầu giải quyết nên cần giao toàn bộ phần tài sản này cho bà Phạm Thị D quản lý là phù hợp. Đối với phần diện tích đất là di sản của cụ S sẽ chia thừa kế theo pháp luật.
Cụ S mất năm 2007, hàng thừa kế thứ nhất của cụ S gồm: bà Nguyễn Thị Nh, con ông Nguyễn Văn C (được hưởng thừa kế thế vị) và các con bà Nguyễn Thị T (được hưởng thừa kế thế vị). Do vậy, mỗi kỷ phần được hưởng 1/3 di sản của cụ S bằng 155,66 m2.
Các đương sự được hưởng thừa kế cụ thể như sau: - Các con bà Nguyễn Thị T gồm 7 người: mỗi người được hưởng 1/7 di sản của bà Nguyễn Thị T được hưởng của cụ Đ và
30
1/7 di sản được hưởng thừa kế thế vị của cụ S = (63,68 m2 : 7 ) + (155.66 m2 : 7 ) = 31,33 m2 đất.
- Các con bà Nh gồm: Anh C, chị Kh, chị H mỗi người được hưởng 1/3 di sản của bà Nh = 1/3 di sản của bà Nh được hưởng của cụ Đ và 1/3 di sản bà Nh được hưởng thừa kế di sản của cụ S = (63,68 m2 : 3 ) + (155,66 m2: 3 ) = 73,1 m2 đất.
- Chị N (con nuôi ông Nguyễn Văn C) được hưởng: 1/3 di sản của ông C (do được thừa kế di sản của cụ Đ) + 1/3 di sản của cụ S (được thừa kế thế vị) + 1/7 di sản của bà Nguyễn Thị T = 21,22 m2 + 155,66 m2 + 31,33 m2 = 208,2 m2 đất.
- Bà Phạm Thị D được hưởng: Phần diện tích đất áng trích công sức bằng 500 m2 + 1/3 di sản của ông Nguyễn Văn C (do được thừa kế di sản của cụ Đ) = 521,22 m2 đất. Giao cho bà Phạm Thị D phần đất có diện tích đất thổ cư nhiều hơn để bảo đảm giá trị
sử dụng đất cũng như quyền lợi của bà D.
Anh K, chị T1, chị V, anh G, chị N1 (con bà Nguyễn Thị T) đều ủy quyền cho anh Nguyễn Văn B1 nhận di sản được chia; chị Kh, chị H (con bà Nguyễn Thị Nh) có giấy ủy quyền cho anh Phạm Văn C nhận di sản được chia. Bởi vậy, kỷ phần thừa kế của các anh chị trên sẽ được giao chung cho người được ủy quyền nhận là bảo đảm về quyền lợi của người hưởng di sản cũng như
giá trị sử dụng đất.
Về tài sản trên đất gồm: 04 cây na, 16 cây nhãn, 01 cây mít, 01 cây bưởi, 165 cây chuối. Tổng trị giá cây cối là 66.300.000 đồng. Những cây cối này xác định do bà Phạm Thị D trồng và chăm sóc nên khi phân chia đất di sản, những cây lâu năm nằm trên phần đất được chia của thừa kế nào người đó có trách nhiệm trả giá trị tài sản cho bà Phạm Thị D; đối với 165 cây chuối do bà Phạm Thị D trồng, bà Phạm Thị D có trách nhiệm di chuyển hoặc phá bỏ để trả lại mặt bằng đất cho các thừa kế.
31
Đối với 01 nhà cấp 4 là nhà tình nghĩa, 01 bếp, 02 bể nước, sân gạch (các đương sự tự nguyện không yêu cầu định giá) hiện bà Phạm Thị D đang sử dụng nên tiếp tục giao cho bà Phạm Thị D quản lý sử dụng để ổn định cuộc sống; nhà vệ sinh, tường bao nằm trên phần đất được chia của thừa kế nào người đó được hưởng.
Đối với yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 072243 do Ủy ban nhân dân thành phố HY cấp cho bà Phạm Thị D ngày 29/6/2012, thấy: Mặc dù, yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, nhưng yêu cầu này có liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết”. Do không có quy định về thời hiệu hủy quyết định cá biệt khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án cấp sơ thẩm hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 072243 do Ủy ban nhân dân thành phố HY cấp ngày 29/6/2012 cho hộ bà Phạm Thị D là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Bởi vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Thị D và đề nghị của người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị đơn.
Từ những phân tích trên có cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo của bà Phạm Thị D, chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn. Bà D, anh Phạm Văn C, anh Nguyễn Văn B1 không phải chịu án phí phúc thẩm. Bà Phạm Thị D và chị Nguyễn Thị N là thân nhân liệt sĩ nên được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/
UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
32
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Phạm Thị D; chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn anh Nguyễn Văn B1 và Phạm Văn C. Sửa bản án dân sự sơ thẩm.
Áp dụng: các điều 650, 652, 653, 656, 658 Bộ luật Dân sự năm 1995; các điều 623, 643, 649, 650, 651, 652, 653, 658, 660 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn anh Nguyễn Văn B1 và anh Phạm Văn C.
1. Tuyên bố bản di chúc lập ngày 19/4/1994 và ngày 01/9/2004 là vô hiệu.
2. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Văn Đ và cụ Phạm Thị S gồm: bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị Nh và ông Nguyễn Văn C.
3. Xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Đ và cụ Phạm Thị S để lại gồm: 1.136,8 m2 đất (trong đó có 699 m2 đất thổ cư, 229,5 m2 đất trồng cây lâu năm khác (vườn) và 208,3 m2 đất ao) có trị giá 4.021.100.000 đồng nằm tại các thửa 20, 33 tờ bản đồ
số 58 thuộc xóm 5, thôn KĐ, phường LS, thành phố HY, tỉnh HY. Trên đất có 01 nhà cấp 4 (do cụ S được hỗ trợ tiền xây nhà tình nghĩa), 01 bếp, 02 bể nước, sân gạch, nhà vệ sinh, tường bao (không định giá) và 04 cây na, 16 cây nhãn, 01 cây mít, 01 cây bưởi, 165 cây chuối trị giá 66.300.000 đồng. Chấp nhận sự tự
nguyện của các nguyên đơn phân chia đều đất di sản theo m2, không tính theo mục đích sử dụng đất.
4. Áng trích công sức trông nom, tôn tạo di sản cho bà Phạm Thị D bằng 500 m2 đất từ di sản thừa kế của cụ Đ, cụ S.
33
Giao cho bà Phạm Thị D quản lý, sử dụng 521,2 m2 đất (trong đó có 444 m2 đất thổ cư và 77,2 m2 đất vườn). Trị giá 2.152.400.000 đồng (hai tỷ một trăm năm mươi hai triệu bốn trăm ngàn đồng). Nằm tại các thửa 20, 33 tờ bản đồ số 58 thuộc xóm 5, thôn KĐ, phường LS, thành phố HY, tỉnh HY. Trên đất có có 01 nhà cấp 4, 01 bếp, 02 bể nước, sân gạch, 09 cây nhãn, 01 cây mít, 03 cây na
Giao cho chị Nguyễn Thị N quản lý, sử dụng 208,2 m2 đất (trong đó có 112,7 m2 đất thổ cư, 55,5 m2 đất vườn và 40 m2 đất ao). Trị giá 698.150.000 đồng (sáu trăm chín mươi tám triệu một trăm năm mươi ngàn đồng). Nằm tại các thửa 20, 33 tờ bản đồ
số 58 thuộc xóm 5, thôn KĐ, phường LS, thành phố HY, tỉnh HY. Trên đất có 01 nhà vệ sinh, 03 cây nhãn, 01 cây na. Chị Nguyễn Thị N phải trả tiền tài sản trên đất cho bà Phạm Thị D với số tiền: 13.630.000 đồng (mười ba triệu sáu trăm ba mươi ngàn đồng).
Giao cho anh Nguyễn Văn B1 (đại diện cho những người hưởng thừa kế của bà Nguyễn Thị T gồm: Anh K, chị T1, chị V, anh G, chị N1, anh B1) quản lý, sử dụng 188,1 m2 đất (trong đó có 65,9 m2 đất thổ cư, 48,5 đất vườn và 73,7 m2 đất ao) trị giá: 540.950.000 đồng (năm trăm bốn mươi triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng), nằm tại các thửa 20, 33 tờ bản đồ số 58 thuộc xóm 5, thôn KĐ, phường LS, thành phố HY, tỉnh HY, trên đất có 01 cây nhãn. Anh Nguyễn Văn K, chị Nguyễn Thị T, chị Nguyễn Thị V, anh Nguyễn Văn G, chị Nguyễn Thị N1, anh B1 phải trả tiền tài sản trên đất cho bà Phạm Thị D bằng: 4.500.000 đồng (bốn triệu năm trăm ngàn đồng).
Giao cho anh Phạm Văn C (đại diện cho những người hưởng thừa kế của bà Nguyễn Thị Nh gồm: Anh Nguyễn Văn C, chị Phạm Thị Kh, chị Phạm Thị H) quản lý, sử dụng 219,3 m2 đất (trong đó có 76,4 m2 đất thổ cư; 48,3 m2 đất vườn và 94,6 m2 đất ao), trị giá: 629.600.000 đồng (sáu trăm hai mươi chín triệu sáu
34
trăm ngàn đồng), nằm tại các thửa 20, 33 tờ bản đồ số 58 thuộc xóm 5, thôn KĐ, phường LS, thành phố HY, tỉnh HY, trên đất có 02 cây nhãn, 01 cây bưởi. Anh C, chị Kh, chị H phải trả tiền tài sản trên đất cho bà D với số tiền: 9.330.000 đồng (chín triệu ba trăm ba mươi ngàn đồng).
Các thửa đất giao các đương sự quản lý, sử dụng đều có sơ đồ kèm theo
5. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 072243 do Ủy ban nhân dân thành phố HY cấp ngày 29/6/2012 cho hộ bà Phạm Thị D đối với 1.185,9 m2 đất tại các thửa số 20, 33, tờ bản đồ số 58, vị trí đất tại xóm 5, KĐ, LS, thành phố HY, tỉnh HY.
35
Bản án thứ hai:
BẢN ÁN SỐ 268/2019/DS-PT NGÀY 12/9/2019 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HN
Về việc tranh chấp thừa kế tài sản,
hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất1
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà; sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố HN phát biểu quan điểm giải quyết vụ kiện, Hội đồng xét xử nhận định:
1. Về tố tụng: Bà LTV nộp đơn kháng cáo và tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong thời hạn quy định của pháp luật nên được chấp nhận.
Về thẩm quyền, xét thấy từ năm 2012, nguyên đơn đã yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian đó Luật Tố tụng hành chính năm 2010 chưa sửa đổi, bổ sung nên việc xem xét hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Do vậy, vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện TT.
Theo tài liệu có trong hồ sơ, tại Biên bản giám định sức khỏe tâm thần số 136KHTH/BV ngày 04/12/2013 của Bệnh viện tâm thần TW1 kết luận ông NVĐ bị rối loạn tâm thần mãn tính. Loại bệnh: Động kinh có rối loạn tâm thần G40. Bệnh tiến triển mãn tính, giảm khả năng lao động, học tập, cần được sự giúp đỡ. Tại
1. Tham khảo nội dung vụ việc tại https://congbobanan.toaan.gov. vn/2ta469005t1cvn/chi-tiet-ban-an.
36
Biên bản giám định sức khỏe tâm thần số 135KHTH/BV ngày 04/12/2013 của Bệnh viện tâm thần TW1 kết luận bà ĐTL bị rối loạn tâm thần mãn tính. Loại bệnh: Tâm thần phân liệt thể di chứng F20.5 (theo ICD10). Bệnh tiến triển mãn tính, giảm khả
năng lao động, học tập, cần được sự giúp đỡ. Do đó, ông NVT là người giám hộ cho ông Đ, bà Lg đã được đăng ký giám hộ và công nhận giám hộ tại Ủy ban nhân dân xã TN, huyện TT, thành phố HN. Trong quá trình giải quyết tại Tòa án, chị NTT1 và chị NTT là con ông Đ, bà Lg nhất trí để ông NVT là người giám hộ cho ông Đ, bà Lg là phù hợp quy định của pháp luật.
Về đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của bà LTV đối với ông NVĐ, nơi gửi Tòa án nhân dân huyện TT mà bà V nộp tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, chưa được Tòa án huyện TT tiếp nhận, giải quyết đơn của bà và không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án này theo thủ tục phúc thẩm.
Về Đơn yêu cầu Trưng cầu giám định chữ viết của bà LTV đối với chữ viết “Ủy quyền” không đúng là chữ viết của bà và của ông NVQ trong đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hội đồng xét xử xét thấy, đã có đủ căn cứ để giải quyết vụ án nên yêu cầu giám định chữ viết của bà V là không cần thiết.
Quá trình giải quyết vụ án, ông Q đã chết vào tháng 5 năm 2012, bà LTV vợ ông Q và những người con của ông Q là anh NVH, anh NVQ1, chị NTH là những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q ủy quyền cho bà V tham gia tố tụng tại Tòa án.
2. Về nội dung: Xét nội dung kháng cáo của bà V, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:
Cụ NVB và cụ NTNs có 03 người con đẻ là ông Nguyễn Văn Q, bà NTHg, ông NVĐ. Cụ Ns có 01 người con riêng là ông NĐB. Sau khi cụ Ns lấy cụ B thì ông NĐB sống cùng và được cụ B, cụ Ns
37
nuôi dưỡng, nên xác định là hàng thừa kế thứ 1 của cụ B và cụ Ns gồm 4 người là ông Nguyễn Văn Q, bà NTHg, ông NVĐ, ông NĐB. Cụ Ns chết năm 1998, cụ B chết ngày 17/9/2007 đều không để lại di chúc, hai cụ chết đi để lại tài sản gồm thửa đất thổ cư số 166, tờ bản đồ số 4 ở đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN và thửa đất số 126 tờ bản đồ số 05 tại xã TN, huyện TT, thành phố HN là đất nông nghiệp (5%). Vợ chồng ông Q, bà V cùng các con quản lý sử dụng thửa đất số 166 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên ông Q, bà V năm 2006, còn thửa đất số 126 (đất 5%) do vợ chồng ông Đ, bà Lg và các con ông Đ, bà Lg quản lý sử dụng từ năm 1994, thửa đất này đứng tên cụ B năm 1985, đến năm 1993 đứng tên ông Nguyễn Văn Q. Hai thửa đất trên các đương sự đều khai là của cụ B, cụ Ns.
Tính đến thời điểm xét xử, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ B, cụ Ns vẫn còn theo Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xét nguồn gốc thửa đất số 166 trước đây theo bản đồ năm 1993 cụ Ns , cụ B để lại có diện tích 829 m2 tờ bản đồ số 4 ở đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN mang tên cụ Nguyễn Văn B. Theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án nhân dân thành phố HN, số đo thực tế hiện trạng là 850 m2. Năm 2006, ông Q, bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 787 m2. Ông Đ, bà Lg, ông Q, bà V và các đương sự khác đều thừa nhận nguồn gốc thửa đất là của cụ B, cụ Ns. Ông Q, bà V khai được cụ B cho thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 nhưng không xuất trình được tài liệu nào chứng minh cụ B đã cho đất mà chỉ có 01 giấy ủy quyền sử dụng đất ngày 22/7/2001 không có nội dung cụ B đã cho ông Q, bà V đất. Ông Đ, bà Lg, ông B1, bà Hg đều khai thửa đất này cụ B, cụ Ns chưa chia đất cho ai. Xác minh tại Ủy ban nhân dân xã TN không có giấy tờ tặng cho đất hoặc biên bản
38
thỏa thuận cho đất của cụ B cho vợ chồng ông Q, bà V mà bà V tự ý mang 01 giấy ủy quyền sử dụng đất ra đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xác minh tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện TT cung cấp tại hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà V cho thấy chỉ có giấy ủy quyền sử dụng đất mang tên cụ B ngày 22/7/2001 không có chứng cứ gì chứng minh giấy này do cụ B ký.
Xét Giấy ủy quyền sử dụng đất đề ngày 22/7/2001 về nội dung người ủy quyền là cụ Nguyễn Văn B, ủy quyền cho ông NVQ và bà LTV sử dụng 829 m2 đất tại thửa đất 166 không có nội dung nào tặng cho ông Q và bà V, giấy chỉ có chữ ký của người viết đơn và chữ ký của người nhận quyền sử dụng đất không ghi họ tên, về hình thức giấy ủy quyền trên không được công chứng, chứng thực hoặc Ủy ban nhân dân xã xác nhận cũng không có người nào làm chứng. Tòa án đã trưng cầu giám định tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an về chữ ký bên dưới có phải là của cụ B hay không nhưng không đủ căn cứ giám định. Ủy ban nhân dân xã TN xác nhận giấy này do bà V tự mang ra Ủy ban nhân dân xã đề nghị
kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có cụ B đi cùng. Việc ông Q, bà V khai được cụ B cho thửa đất số 166 theo nội dung giấy ủy quyền sử dụng đất là không hợp pháp không có căn cứ nên không chấp nhận.
Thửa đất số 126 (đất 5%) các đương sự đều khai là của cụ B, cụ Ns còn các đương sự khai đất nông nghiệp 5% nhưng trong sổ địa chính của xã không thể hiện thửa đất này chia cho ai mà chỉ thể hiện là của cụ NVB đứng tên năm 1985, đến năm 1993, ông NVQ tự kê khai và đứng tên. Theo lời khai của các đương sự và Ủy ban nhân dân xã cung cấp: Những người sinh năm 1960 trở về trước còn sống tại thời điểm giao đất 5% thì được giao đất 5% này và mỗi nhân khẩu được giao 36 m2. Đối với trường hợp ông NVQ,
39
sinh năm 1958 (chết 01/5/2012) là con của cụ NVB thì tại thời điểm giao đất được cấp 01 suất là 36 m2 trong thửa đất số 126 của hộ cụ B được giao. Như vậy, thửa đất số 126 đất nông nghiệp là của cụ NVB và cụ NTNs, trong đó có 36 m2 của ông NVQ.
Ủy ban nhân dân huyện TT căn cứ vào giấy ủy quyền sử dụng đất do bà V cung cấp và đề nghị Ủy ban nhân dân xã TN làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Q và bà V thửa đất số 166, tờ bản đồ số 4 địa chỉ đội 3, xã TN, huyện TT, tỉnh HT (nay là thành phố HN) năm 2006 khi chưa được sự đồng ý của các con cụ B, cụ Ns và cũng không có giấy tờ tặng cho quyền sử dụng đất của cụ B và cụ Ns cho ông Q, bà V là không đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này không ghi ngày, tháng cấp; không có số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất cấp 787 m2 không đúng với trích lục bản đồ năm 1993 là 829 m2 mà không có giải thích, làm thiệt hại đến quyền lợi của những người trong diện thừa kế tài sản của cụ B, cụ Ns. Vì vậy, yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa số 166, tờ bản đồ số 4 địa chỉ đội 3, xã TN, huyện TT, tỉnh HT (nay là thành phố HN) đã cấp cho bà V, ông Q và chia thừa kế thửa đất này là hoàn toàn có căn cứ, cần chấp nhận.
Xem xét yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 126 đất nông nghiệp 5% của bà LTV thấy rằng: về nguồn gốc thửa đất theo bản đồ số 02 năm 1985 đứng tên cụ NVB + Nguyễn Văn T + Nguyễn Văn D là thửa đất số 290 diện tích 928 m2 đất 5% xã TN. Đến năm 1993, đứng tên ông NVQ thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 diện tích 334 m2
ở xã TN. Qua xem xét hồ sơ, sổ sách lưu trữ về đất đai những năm trước tại Ủy ban nhân dân xã TN cho thấy không có dữ liệu nào chứng minh diện tích đất nông nghiệp 5% của thửa đất sô
40
126 chia cho ai mà chỉ thể hiện của cụ B. Nhưng như phân tích ở trên, ông Q có 36 m2 trong thửa đất này.
Thửa đất này khi cụ B, cụ Ns chết không để lại di chúc và chưa chia cho ai nên đề nghị chia thừa kế thửa đất này của bà V là có căn cứ, cần chấp nhận, nhưng trước khi chia thừa kế thì phải trừ đi 36 m2 đất theo tiêu chuẩn của ông Q.
Diện và hàng thừa kế của cụ B, cụ Ns gồm 04 người con là ông NVQ, bà NTHg, ông NVĐ, ông NĐB. Ông NĐB và bà NTHg từ chối phần di sản được hưởng và để lại cho ông Q và ông Đ nên ghi nhận sự tự nguyện của bà Hg và ông B. Do vậy, di sản thừa kế của cụ B, cụ Ns chia cho ông Q và ông Đ.
Về công sức duy trì tài sản: xét vợ chồng ông Q, bà V ở tại thửa đất số 166 cùng cụ B, cụ Ns từ năm 1994 có công sức trông nom quản lý duy trì tài sản; có công chăm sóc hai cụ nên trích công sức cho ông Q, bà V bằng trị giá 1 kỷ phần. Như vậy, di sản của cụ B và cụ Ns để lại được chia thành 5 kỷ phần.
Công sức ông Q, bà V đổ đất thửa đất số 126 theo như bà V trình bày hết khoảng 24.000.000 đồng cần chấp nhận. Diện tích nhà xây dựng từ năm 1988 qua xác minh hiện nay không còn nữa, ông Đ, bà Lg đã phá dỡ hết vì lâu năm nên bị mục nát, vì vậy khấu hao hết, vì vậy không có cơ sở chấp nhận yêu cầu này.
Ông Đ, bà Lg sửa chữa ngôi nhà của cụ B, cụ Ns trên thửa đất số 166. Ông Đ, bà Lg không yêu cầu tính công sức nên không xem xét.
Theo diện tích hiện trạng thửa đất thổ cư số 166 là 850 m2 và thửa đất nông nghiệp 5% số 126 là 340,6 m2. Theo biên bản xác minh tại Ủy ban nhân dân xã TN, huyện TT cho biết: Diện tích thửa đất số 166 tại bản đồ năm 1993 là 829 m2, ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 787 m2 nhỏ hơn diện tích ghi trong bản đồ năm 1993 và hiện trạng đo thực tế do công tác tính toán
41
trước đây thủ công nên có sự sai lệch còn về hình thể của hai thời kỳ bản đồ là tương đồng nhau. Quá trình sử dụng diện tích đất trên không có sự mua bán, chuyển nhượng, tặng cho thêm bớt đi diện tích đất nào. Về mốc giới và ranh giới của thửa đất cũng không có sự tranh chấp với các hộ liền kề. Về thửa đất nông nghiệp số 126 tờ bản đồ số 5 đo vẽ năm 1993 có diện tích 334 m2,
đo thực tế 340,6 m2 về mốc giới và ranh giới của thửa đất cũng không có sự tranh chấp với các hộ liền kề. Đề nghị Tòa án căn cứ vào số đo hiện trạng thực tế để giải quyết vụ án.
Như vậy, di sản thừa kế của cụ B, cụ Ns gồm hai thửa đất: Thửa đất thổ cư số 166 có diện tích thực tế là 850 m2 x 2.500.000 đồng/m2 = 2.125.000.000 đồng và thửa đất số 126 đất nông nghiệp 5% có diện tích là 340,6 m2 - 36 m2 (diện tích đất theo tiêu chuẩn của ông Q) = 304,6 m2 x 135.000 đồng/m2 = 41.121.000 đồng. Tổng giá trị di sản thừa kế của cụ Ns và cụ B để lại là: 2.166.121.000 đồng.
Di sản thừa kế của cụ Ns và cụ B đuợc chia thành 05 kỷ phần, mỗi kỷ phần có giá trị: 2.166.121.000 đồng : 5 = 433.224.200 đồng. Do ông B và bà Hg từ chối phần di sản được hưởng và để lại cho ông Q và ông Đ nên phần ông Đ và ông Q mỗi người được hưởng có giá trị là: 433.224.200 đồng x 2 = 866.448.400 đồng. Phần trích công sức cho ông Q và bà V tương đương một kỷ phần là: 433.224.200 đồng.
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp 5% thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 có diện tích đo hiện trạng là 340,6m2 ông Đ, bà Lg và các con đang sử dụng. Thửa đất này mục đích sử dụng là đất nông nghiệp chỉ để trồng trọt nên tiếp tục giao cho ông Đ sử dụng đúng mục đích. Ông Đ, bà Lg được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản, cây cối trên phần đất được chia. Diện tích đất này, trong đó có 36 m2 đất theo tiêu chuẩn của ông Q có giá trị 4.860.000 đồng.
42
Số tiền này ông Đ có trách nhiệm thanh toán cho những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Q.
Gia đình ông Đ, bà Lg có nhu cầu về nhà ở là cần thiết vì không có chỗ ở nào khác và diện tích thửa đất số 166 rộng nên cần chia một phần diện tích đất là phù hợp, kỷ phần còn lại mà ông Đ được hưởng cần thanh toán bằng tiền vì diện tích đất ông Q, bà V đã xây dựng công trình trên đất nên giữ nguyên ổn định.
Chia cho ông Đ thửa đất số 126 đất nông nghiệp 5% diện tích 340,6 m2 có giá trị 45.981.000 đồng trong đó có 304,6 m2 là di sản của cụ B và cụ Ns trị giá 41.121.000 đồng và 36 m2 tiêu chuẩn của ông Q trị giá 4.860.000 đồng và 170 m2 đất tại thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 xã TN có giá trị 425.000.000 đồng; giới hạn bởi các điểm: 2 đến 3 = 6,52 m; 3 đến 10 = 26,00 m; 10 đến 11 = 6,52 m; 11 đến 2 = 26,50 m (có sơ đồ kèm theo). Tổng giá trị
= 470.981.000 đồng. Bà LTV và các đồng thừa kế của ông Q phải tháo dỡ các công trình xây dựng, vật kiến trúc và di dời cây cối trên phần đất ông Đ được chia.
Số kỷ phần còn lại ông Đ được hưởng thì những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH phải thanh toán bằng tiền mặt. Đối trừ số tiền ông Đ phải thanh toán cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH số tiền công sức đổ đất thì ông Đ còn được những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH phải thanh toán số tiền là: 866.448.400 đồng - 470.981.000 đồng - 24.000.000 đồng = 371.467.400 đồng.
Diện tích đất ở thửa số 166 còn lại chia cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH là 850 m2 - 170 m2 =680 m2 có sơ đồ kèm theo có giá trị là 1.700.000.000 đồng.
43
Những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH được quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản, cây cối trên phần đất được chia.
3. Về án phí sơ thẩm: Ông Đ được hưởng: 866.448.400 đồng nên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 37.993.452 đồng. Những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH được hưởng: 1.299.672.600 đồng nên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 50.990.000 đồng. Xét thấy trước năm 2018, hộ ông NVĐ là hộ nghèo, năm 2018, là hộ cận nghèo nên miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho ông Đ.
Hộ bà LTV có hoàn cảnh khó khăn đã được Ủy ban nhân dân xã TN xác nhận nên giảm 50% án phí dân sự sơ thẩm cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH.
4. Chi phí xác minh, đo đạc, định giá tài sản đối với hai thửa đất số 166 và số 126 do bà Lg, bà V yêu cầu hết 9.000.000 đồng (có Hợp đồng và chứng từ trong hồ sơ). Bà Lg, bà V đã nộp đủ 9.000.000 đồng.
Từ những căn cứ trên không chấp nhận kháng cáo của bà V và sửa bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện TT. Phát biểu của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố HN tại phiên tòa phù hợp một phần với nhận định của Hội đồng xét xử.
Về án phí dân sự phúc thẩm, các đương sự kháng cáo không phải chịu.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào các điều 50, 136 của Luật Đất đai năm 2003; các điều 633, 634, 635, 674, 675, 676, 679 của Bộ luật Dân sự
44
năm 2005; Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 26, khoản 1 Điều 38, Điều 147, Điều 148, khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Điều 29 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010; Luật Phí và lệ phí năm 2015, điểm đ Điều 12, Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 10/2018/DSST ngày 13; 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện TT, thành phố HN, cụ thể như sau:
1. Chấp nhập đơn khởi kiện của ông NVĐ về việc yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 đất ở tại đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN.
Chấp nhận yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 đất ở tại đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN đứng tên bà LTV và chồng là ông NVQ được Ủy ban nhân dân huyện TT, tỉnh HT (nay là thành phố HN) cấp năm 2006.
Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà LTV cùng các con là anh NVH, anh NVQ1, chị NTH yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 đo vẽ năm 1993 đất nông nghiệp 5% tại đội 6 xã TN, huyện TT, thành phố HN.
2. Xác định thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 đất ở tại đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN có diện tích 850 m2. Thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 đo vẽ năm 1993 đất nông nghiệp 5% tại đội 6 xã TN, huyện TT, thành phố HN có diện tích 340,6 m2.
3. Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ NVB và cụ NTNs gồm: Ông NVQ (đã chết ngày 01/5/2012), bà NTHg, ông NVĐ, ông NĐB.
45
4. Xác nhận những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông NVQ là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH. 5. Ghi nhận sự tự nguyện của ông NĐB và bà NTHg từ chối phần di sản thừa kế được hưởng của cụ NVB và cụ NTN để lại cho ông NVQ và ông NVĐ.
6. Xác nhận tài sản thừa kế của cụ NVB và cụ NTNs là quyền sử dụng 850 m2 đất (loại đất ở) tại thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 ở đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN có giá trị 2.125.000.000 đồng và quyền sử dụng 304,6 m2 đất (loại đất nông nghiệp 5%) tại thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 xã TN, huyện TT, thành phố HN có giá trị 41.121.000 đồng.
7. Xác nhận trong thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 xã TN, huyện TT, thành phố HN có 36 m2 đất tiêu chuẩn của ông Q trị giá 4.860.000 đồng.
8. Trích công sức duy trì khối tài sản của cụ NVB và cụ NTNs cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH tương đương một kỷ phần.
9. Di sản thừa kế của cụ Ns và cụ B được chia thành 05 kỷ phần, mỗi kỷ phần có giá trị: 2.166.121.000 đồng : 5 = 433.224.200 đồng.
Ông NĐB và bà Hg từ chối phần di sản được hưởng và để lại cho ông Q và ông Đ nên phần ông Đ và ông Q mỗi người được hưởng có giá trị là: 433.224.200 đồng x 2 = 866.448.400 đồng. Phần trích công sức cho ông Q bà V tương đương một kỷ phần là: 433.224.200 đồng.
10. Buộc ông NVĐ phải thanh toán tiền công sức đổ đất cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH số tiền là 24.000.000 đồng.
11. Bác yêu cầu đòi thanh toán công sức xây nhà cấp 4 tại thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 tại xã TN, huyện TT, thành phố HN của bà LTV.
46
12. Chia cho ông NVĐ quyền sử dụng 170 m2 đất ở trong diện tích thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 loại đất ở tại đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN có giá trị 425.000.000 đồng, giới hạn bởi các điểm: 2 đến 3 = 6,52m; 3 đến 10 = 26,00m; 10 đến 11 = 6,52m; 11 đến 2 = 26,50m (có sơ đồ kèm theo). Bà LTV và các đồng thừa kế của ông Q phải tháo dỡ các công trình xây dựng, vật kiến trúc và di dời cây cối trên phần đất ông Đ được chia.
Chia cho ông NVĐ quyền sử dụng thửa đất số 126 tờ bản đồ số 5 đo vẽ năm 1993 đất nông nghiệp 5% diện tích 340,6 m2 tại xã TN, huyện TT, thành phố HN có giá trị 45.981.000 đồng (trong đó, có 304,6 m2 là di sản của cụ B và cụ Ns trị giá 41.121.000 đồng và 36 m2 tiêu chuẩn của ông Q trị giá 4.860.000 đồng). Ông NVĐ và bà ĐTL được quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản và cây cối trên phần đất được chia theo đúng mục đích sử dụng đất.
Tổng giá trị di sản ông Đ được chia bằng hiện vật là: 425.000.000 đồng + 45.981.000 đồng = 470.981.000 đồng. 13. Chia cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH quyền sử dụng đất là: 850 m2 - 170 m2 = 680 m2 còn lại sau khi đã chia cho ông Đ trong diện tích thửa đất số 166 tờ bản đồ số 4 ở đội 3, xã TN, huyện TT, thành phố HN có giá trị là 1.700.000.000 đồng (có sơ đồ kèm theo).
14. Số kỷ phần còn lại ông Đ được hưởng thì những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH phải thanh toán bằng tiền mặt. Đối trừ số tiền ông Đ phải thanh toán cho những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH số tiền công sức đổ đất thì ông Đ còn được những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH phải thanh toán số tiền là: 866.448.400 đồng - 470.981.000 đồng - 24.000.000 đồng = 371.467.400 đồng.
47
15. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất số 166 tờ bản đồ số 04 đất ở diện tích 787 m2 tại đội 3, xã TN, huyện TT, tỉnh HT (nay là thành phố HN) do Ủy ban nhân dân huyện TT, thành phố HN cấp năm 2006 mang tên bà LTV và chồng là ông NVQ sinh năm 1963 địa chỉ thường trú xã TN, huyện TT, tỉnh HT (nay là thành phố HN) để cấp lại theo quyết định bản án của Tòa án.
16. Chi phí tố tụng khác: Bà LTV phải nộp 5.000.000 đồng và bà ĐTL phải nộp 4.000.000 đồng tiền xác minh, đo đạc, định giá tài sản. Số tiền này bà LTV, bà Lg đã nộp đủ.
17. Về án phí: Miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho ông NVĐ. Trả lại ông Đ 9.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp ngày 21/02/2012 tại Biên lai thu tiền số 0004199 và 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp ngày 03/8/2017 tại Biên lai thu tiền số 0006515 tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện TT do bà ĐTL nộp.
Những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Q là bà LTV, anh NVH, anh NVQ1, chị NTH phải nộp số tiền án phí dân sự sơ thẩm là 25.495.000 đồng. Được trừ vào số tiền tạm ứng án phí mà bà LTV đã nộp 10.000.000 đồng ngày 26/5/2015 tại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0004945 của Chi Cục thi hành án huyện TT nên còn phải nộp 15.495.000 đồng.
Hoàn trả bà LTV 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp tại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0007091 ngày 29/11/2018 tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện TT, thành phố HN.
48
Bản án thứ ba:
BẢN ÁN SỐ 03/2020/DS-PT NGÀY 11/3/2020
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NB
Về việc tranh chấp về thừa kế tài sản1
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
1. Ông Đinh Văn Q là bị đơn, vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm. Ngày 03/10/2019, Tòa án cấp sơ thẩm giao bản án cho ông Q. Ngày 11/10/2019, ông Q nộp đơn kháng cáo. Ông Q đã nộp đơn kháng cáo trong hạn luật định và đã thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của người kháng cáo theo quy định tại các điều 272, 273, 276 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Vì vậy, đơn kháng cáo của ông Q được xem xét theo trình tự phúc thẩm.
2. Về thủ tục tố tụng: Tòa án nhân dân huyện NQ, tỉnh NB thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm Đơn khởi kiện của nguyên đơn là đúng thẩm quyền được quy định tại các điều 26, 35, 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành, tống đạt các văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Xét về nội dung giải quyết tranh chấp của bản án sơ thẩm và yêu cầu kháng cáo của bị đơn, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:
3.1. Về thời hiệu khởi kiện: Cụ Đinh Văn T chết năm 2007, cụ Nguyễn Thị D chết năm 1994. Tính từ ngày cụ T và cụ D chết đến ngày 03/12/2018 ông Đinh Văn H khởi kiện chia di sản thừa kế
1. Tham khảo nội dung vụ việc tại https://congbobanan.toaan.gov. vn/2ta467522t1cvn/chi-tiet-ban-an.
49
là chưa quá 30 năm. Bản án sơ thẩm xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế vẫn còn là có căn cứ, phù hợp với quy định tại các điều 623, 688 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
3.2. Về diện và hàng thừa kế: Căn cứ lời khai, sự thừa nhận của các đương sự và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã P cho thấy đủ căn cứ xác định: Vợ chồng cụ T, cụ D có 06 con chung, không ai có con riêng hay con nuôi; Bố mẹ của hai cụ đều đã chết trước hai cụ. Cụ D chết năm 1994, cụ T chết năm 2007, tại xã P, huyện N. Theo quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và quy định tại các điều 611, 613, 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế đối với cụ D được xác định là năm 1994, hàng thừa kế thứ nhất gồm chồng (cụ T) và các con; thời điểm mở thừa kế của cụ T được xác định là năm 2007, hàng thừa kế thứ nhất là các con. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản sau khi hai cụ đều đã chết, do đó xác định diện và hàng thừa kế thứ nhất của hai cụ gồm các con là các ông, bà NLQ1, NLQ4, Đinh Văn H, NLQ2, Đinh Văn Q, NLQ3.
3.3. Về di sản thừa kế:
- Về quyền sử dụng đất: Trên cơ sở lời khai của các đương sự, Bản đồ địa chính xã P năm 1987, 1997, 2017, Sổ mục kê thống kê đất đai, Sổ địa chính lập năm 1997 và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã P đủ căn cứ xác định: Trước khi chết, cụ T và cụ D có quyền sử dụng 992,8 m2 đất (360 m2 đất ở, 632,8 m2 đất vườn) tại thửa số 165, tờ bản đồ số 36 Bản đồ địa chính xã P lập năm 2017 và đã được Ủy ban nhân dân huyện NQ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I-122423 ngày 21/11/1997 mang tên cụ Đinh Văn T. Theo kết quả định giá 992,8 m2 đất có giá trị 152.296.000 đồng.
- Về tài sản trên đất: Theo lời khai của nguyên đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Ủy ban nhân dân xã P
50
xác nhận: Trước khi chết, cụ T và cụ D có ngôi nhà 4 gian cấp 4 (gồm cả mái hiên), nhà bếp (hiện ông Q đang sử dụng làm chuồng bò), sân bê tông, giếng nước. Ông Q lại xác định các công trình nêu trên là do ông bỏ tiền ra xây dựng từ khi chưa lấy vợ. Cụ T và các anh, chị, em không có đóng góp gì trong khối tài sản này. Ý kiến của ông Q không được nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận và không đưa ra được chứng cứ có giá trị về mặt pháp lý để chứng minh nên không được chấp nhận. Vì vậy, xác định các tài sản trên đất nêu trên thuộc quyền sở hữu của cụ T và cụ D, có tổng giá trị là 106.852.214 đồng.
Ông Q xác định, năm 2001, cụ Đinh Văn T có lập và để lại di chúc, bản di chúc do ông Đinh Minh Ch viết hộ, có chữ ký của cụ T, ông Ch và các con của cụ T đều ký. Sau đó, cụ T giao bản di chúc cho ông H đến Ủy ban nhân dân xã xin dấu. Bản di chúc thể
hiện rõ việc chia đất và tài sản trên đất cho ông Q và ông NLQ3. Bà NLQ1, bà NLQ4, ông H, ông NLQ2, ông NLQ3 cùng xác định: Trước khi chết, cụ D và cụ T chưa bàn giao tài sản và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ai. Hai cụ không ai để lại di chúc và ông H không cầm bản di chúc nào đến xã xin dấu như ông Q khai.
Ý kiến của ông Q về bản di chúc không được các đương sự khác thừa nhận. Các đương sự không ai cung cấp được bản di chúc, xét lời khai của ông Q và người làm chứng là ông Đinh Minh Ch không đủ căn cứ xác định trước khi chết cụ T có để lại di chúc chia đất và tài sản trên đất cho ông Q và ông NLQ3. Ngoài ra, lời khai của ông Q còn có sự mâu thuẫn, ông Q xác định ngôi nhà cấp 4, nhà bếp, sân bê tông, giếng nước là do ông Q bỏ tiền ra xây dựng, thuộc quyền sở hữu của ông Q mà lại chấp nhận để cho cụ T định đoạt những tài sản này trong bản di chúc như ông Q đã khai.
51
Đối với giao dịch chuyển nhượng đất ngày 24/01/2011 giữa ông NLQ3 và anh NLQ5, xét thấy nội dung và hình thức của “Giấy chuyển nhượng đất” không đúng quy định của pháp luật, tại thời điểm chuyển nhượng ông NLQ3 không có quyền sử dụng đất hợp pháp nên giao dịch giữa ông NLQ3 và anh NLQ5 là vô hiệu, không phát sinh hiệu lực pháp luật. Trong vụ án này, không có đương sự nào yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét giải quyết là phù hợp, có căn cứ.
Từ những căn cứ và nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy diện tích 992,8 m2 đất (360 m2 đất ở, 632,8 m2 đất vườn) tại thửa số 165, tở bản đồ số 36 Bản đồ địa chính xã P lập năm 2017 và các tài sản trên đất gồm: Ngôi nhà 4 gian cấp 4 gồm cả hiên nhà, nhà bếp (hiện ông Q đang sử dụng làm chuồng bò), sân bê tông, giếng nước là di sản thừa kế của cụ T và cụ D. Trước khi chết, cụ D và cụ T không để lại di chúc. Bản án sơ thẩm đã quyết định thanh toán tiền trông coi bảo quản di sản cho ông Q và chia di sản thừa kế theo pháp luật cho 06 người con của hai cụ là có căn cứ và đúng pháp luật.
3.4. Tuy nhiên, xem xét đến việc chia di sản là quyền sử dụng đất, xử lý một số công trình ông Q đã xây dựng và tôn tạo trên phần đất chia cho bà NLQ1 thấy rằng: Trước đó, ông Q và anh NLQ5 đã xây dựng nhà ở kiên cố trên phần đất được chia nhưng bản án sơ thẩm không chia cho ông Q đất ở mà chỉ chia cho ông Q diện tích 468,5 m2 đất vườn là chưa phù hợp với thực tế, chưa đúng với mục đích sử dụng đất gây ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Q. Trên phần đất chia cho bà NLQ1, ông Q đã đổ đất tôn vườn và xây dựng một số công trình (đổ đất tôn vườn và xây nhà trước ngày 26/12/2018 là ngày Ủy ban nhân dân xã P đến yêu cầu
52
ông Q dừng các hoạt động xây dựng), bản án sơ thẩm đã buộc ông Q phải phá dỡ một số công trình và phải xúc đất đi để trả lại mặt bằng như hiện trạng ban đầu đã gây lãng phí tiền của cho ông Q và gây khó khăn trong quá trình thi hành án.
Để thuận tiện cho việc thi hành án và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông Q. Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 08/2019/DS-ST ngày 24/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện NQ, phân chia 992,8 m2
đất (360 m2 đất ở, 632,8 m2 đất vườn) tại thửa số 165, tờ bản đồ số 36 Bản đồ địa chính xã P lập năm 2017 và các tài sản trên đất gồm: Ngôi nhà 4 gian cấp 4 gồm cả hiên nhà, nhà bếp (hiện ông Q đang sử dụng làm chuồng bò), sân bê tông, giếng nước là di sản thừa kế của cụ Đinh Văn T và cụ Nguyễn Thị D cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như sau:
- Tổng giá trị di sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là 259.148.214 đồng (đất 152.296.000 đồng + Tài sản trên đất 106.852.214 đồng). Sau khi cụ T mất, ông Q là người trực tiếp trông coi bảo quản và có công sức làm tăng giá trị của di sản; Căn cứ khoản 3 Điều 658 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thanh toán cho ông Q số tiền 43.191.369 đồng công trông coi bảo quản di sản.
Giá trị phần di sản còn lại là 215.956.845 đồng, chia đều cho 06 đồng thừa kế, mỗi đồng thừa kế được hưởng 01 kỷ phần có giá trị là 35.992.807 đồng. (259.148.214 đồng - 43.191.369 đồng = 215.956.845 đồng : 6 = 35.992.807 đồng).
Tổng giá trị tài sản trong khối di sản thừa kế ông Q được hưởng là 79.184.176 đồng (43.191.369 đồng + 35.992.807 đồng). Ông H, ông NLQ2, ông NLQ3, bà NLQ4 cùng tự nguyện cho bà NLQ1 kỷ phần của mình được hưởng nên bà NLQ1 được hưởng 5 kỷ phần = 179.964.035 đồng.
- Phân chia di sản bằng hiện vật cụ thể như sau:
53
+ Chia cho bà NLQ1 được quyền sử dụng 524,3 m2 đất (trong đó, đất ở 250 m2 x 300.000 đồng, đất vườn 274,3 m2 x 70.000 đồng) có giá trị là 94.201.000 đồng. Kích thước diện tích đất chia cho bà NLQ1 cụ thể như sau: Phía Nam giáp đất chia cho ông Q dài 24,20 m, phía Đông giáp ngõ dài 22,26 m, phía Bắc giáp nhà ông NLQ2 dài 20,69 m (16,04 m + 4,65 m), phía Tây giáp đất nhà ông H dài 22,84 m (10,96 m + 1,7 m + 10,18 m).
Chia cho bà NLQ1 được quyền sở hữu các tài sản là di sản thừa kế trên phần đất được chia gồm: 01 nhà cấp 4 (gồm 04 gian + mái hiên) có giá trị 81.902.092 đồng, nhà bếp (chuồng bò) có giá trị 6.192.971 đồng, sân bê tông có giá trị 4.532.228 đồng, giếng nước có giá trị 14.224.923 đồng; Tổng giá trị là 106.852.214 đồng.
Tổng giá trị di sản thừa kế bà NLQ1 được chia là 201.053.214 đồng (94.201.000 đồng + 106.852.214 đồng).
Đối với các tài sản của ông Q xây dựng và tôn tạo trên phần đất của bà NLQ1 được chia, nay giao cho bà NLQ1 được quyền sở hữu gồm: Nhà vệ sinh có giá trị 2.219.579 đồng; tường bao phía Tây giáp nhà ông H dài 22,84 m, tường bao phía Bắc giáp nhà ông NLQ2 dài 20,69 m (ông NLQ2 và ông Q mỗi người xây một nửa, ông NLQ2 không yêu cầu bà NLQ1 thanh toán) có giá trị {(22,84 m + 20,69 m : 2) x 1,2 m x 0,11 m x 2.878.678 đồng/m3} = 12.609.000 đồng; 01 Chuồng gà = 2.327.630 đồng; Nhà tắm = 3.012.227 đồng; Bể phốt 12 m3 = 15.953.220 đồng + Nắp đậy 0,4 m3 = 2.652.000 đồng; 01 cây sấu = 562.000 đồng; 04 cây sưa = 1.200.000 đồng; 01 cây xoài = 280.000 đồng; 03 cây na = 750.000 đồng; 02 cây khế = 240.000 đồng; 25 cây chuối chưa có buồng = 250.000 đồng; 05 cây cau chưa có buồng = 900.000 đồng; 01 cây chay ăn quả = 200.000 đồng và toàn bộ đất đổ đôn vườn 335,55 m3 x 90.000 đồng /1 m3 = 30.199.500 đồng (theo ông Q khai ông đã đổ 1.000 m3, tuy nhiên, ông Q không cung cấp và xuất trình được
54
tài liệu, chứng cứ chứng minh nên không có căn cứ chấp nhận khối lượng đất như ông Q khai. Căn cứ vào biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 05/9/2019 xác định trên phần đất chia cho bà NLQ1, ông Q đã đổ 335,55 m3 đất x 90.000 đồng/1 m3= 30.199.500 đồng). Tổng giá trị các tài sản của ông Q giao cho bà NLQ1 sở hữu là 73.355.156 đồng.
+ Chia cho ông Đinh Văn Q được quyền sử dụng diện tích 468,5 m2 đất (trong đó, đất ở 110 m2 x 300.000 đồng, đất vườn 358,5 m2 x 70.000 đồng) có giá trị là 58.095.000 đồng. Kích thước diện tích đất chia cho ông Q cụ thể như sau: Phía Nam giáp đường thôn dài 28,59 m (12,25 m+ 16,34 m); phía Đông giáp đường tiểu ngõ dài 16,25m; phía Bắc giáp phần đất chia cho bà NLQ1 dài 24,20 m; phía Tây giáp đất nhà ông H dài 16,32 m.
Trên phần đất chia cho ông Q có các tài sản gồm: Nhà 02 tầng và các công trình khác đang hoàn thiện, phía trước là móng đá kè sân vữa xi măng 5,75 m3, 01 bể phốt 9 m3 + nắp đậy bể phốt 0,45 m3, tường bao phía Nam giáp đường trục thôn, tường bao phía Tây giáp nhà ông H và cây cối trên đất gồm 02 cây gỗ sưa, 01 cây na, 01 cây keo (gió bầu), 03 cây chuối có buồng... là tài sản của ông Q và anh NLQ5 xây dựng, không phải là di sản thừa kế của cụ
T, cụ D và không có ai yêu cầu giải quyết nên Tòa án không xem xét giải quyết.
- Về nghĩa vụ thanh toán tiền chênh lệch giá trị tài sản: Ông Q được hưởng 01 kỷ phần thừa kế có giá trị là 35.992.807 đồng và công trông coi bảo quản di sản là 43.191.369 đồng. Tổng giá trị ông Q được hưởng là 79.184.176 đồng. Trên thực tế, phần di sản là quyền sử dụng đất ông Q được chia 468,5 m2 đất có giá trị là 58.095.000 đồng. So phần được chia với phần được hưởng thì ông Q còn được nhận 21.089.179 đồng tiền chênh lệch đối với di sản thừa kế.
55
Bà NLQ1 được hưởng 5 kỷ phần có giá trị là 179.964.035 đồng. Trên thực tế bà NLQ1 được chia quyền sử dụng đất và tài sản trên đất có tổng giá trị là 201.053.214 đồng (đất 94.201.000 đồng + tài sản trên đất 106.852.214 đồng). So phần được chia với phần được hưởng thì bà NLQ1 phải thanh toán cho ông Q số tiền 21.089.179 đồng là tiền chênh lệch đối với di sản thừa kế.
Ngoài ra, bà NLQ1 phải thanh toán cho ông Q giá trị tài sản ông Q đã xây dựng và tôn tạo (công trình xây dựng, cây cối và đất tôn nền) trên phần đất chia cho bà NLQ1 với số tiền 73.355.156 đồng.
Tổng số tiền bà NLQ1 phải thanh toán cho ông Q là 94.444.000 đồng.
4. Nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến đề nghị khi chia đất cần phải cắt 4 m chiều ngang và kéo dài hết đất để làm ngõ đi chung cho những người được chia đất ở phía trong. Ý kiến nêu trên không được phía bị đơn chấp nhận. Trên thực tế và theo Bản đồ địa chính xã P qua các thời kỳ thể hiện chạy dọc theo phần đất đã chia cho các đồng thừa kế giáp với đất nhà ông Đ đã có ngõ đi rộng 2 m. Vì vậy, không chấp nhận ý kiến của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc cắt đất để làm ngõ đi chung.
5. Đối với nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất: Ủy ban nhân dân xã P xác định trước khi chết cụ D, cụ T đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, sau khi cụ T chết, ông Đinh Văn Q đã nộp thuế đầy đủ. Ông Q có đơn đề nghị không yêu cầu Tòa án giải quyết số tiền thuế mà ông Q đã nộp nên Tòa án không xem xét, giải quyết.
6. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Ông Đinh Văn H tự nguyện chịu chi phí và đã trực tiếp thanh toán, không yêu cầu các đương sự khác phải chịu khoản chi phí
56
này, đây là sự tự nguyện của ông H không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên được chấp nhận và không xem xét. 7. Về án phí dân sự sơ thẩm: Bà NLQ1 là người cao tuổi, thuộc đối tượng được miễn án phí theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy địnhh về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Vì vậy, bà NLQ1 được miễn nộp án phí đối với giá trị kỷ phần thừa kế của bà NLQ1 được hưởng, nhưng phải nộp án phí đối với giá trị kỷ phần thừa kế bà NLQ1 được cho vì những người cho là bà NLQ4, ông H, ông NLQ2, ông NLQ3 không thuộc đối tượng được miễn án phí. Bà NLQ1 phải nộp tiền án phí đối với giá trị của 04 kỷ phần thừa kế là 7.198.000 đồng {35.992.807 đồng x 4 x 5% = 7.198.000 đồng}. Ông H đề nghị đối trừ 6.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí ông H đã nộp sang phần án phí bà NLQ1 phải chịu và không yêu cầu bà NLQ1 phải thanh toán lại. Vì vậy, bà NLQ1 phải nộp tiếp số tiền án phí sơ thẩm còn thiếu là 1.198.000 đồng.
Ông Đinh Văn Q phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị tài sản là di sản được chia, được hưởng: 79.184.176 đồng x 5% = 3.959.000 đồng.
8. Về án phí dân phúc thẩm: Ông Q không phải nộp án phí phúc thẩm và được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ Điều 5, Điều 147, Điều 148, khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
- Căn cứ các điều 357, 468, 609, 617, 618, 623, 649, 650, 651, 658, 660, 688 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
57
- Căn cứ các điều 5, 98, 99, 100, 101, 106, 166, 167 của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018;
- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
1. Sửa Bản án sơ thẩm số: 08/2019/DS-ST ngày 24/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện NQ, tỉnh NB.
Tuyên xử:
2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đinh Văn H, chia di sản thừa kế của cụ Đinh Văn T và cụ Nguyễn Thị D là quyền sử dụng 992,8 m2 đất (360 m2 đất ở, 632,8 m2 đất vườn) tại thửa số 165, tờ bản đồ số 36 Bản đồ địa chính xã P lập năm 2017; Địa chỉ: xã P, huyện NQ, tỉnh NB và các tài sản trên đất như sau:
2.1. Chia cho bà NLQ1 được quyền sử dụng 524,3 m2 đất (trong đó, đất ở 250 m2, đất vườn 274,3 m2) có giá trị 94.201.000 đồng. Kích thước diện tích đất chia cho bà NLQ1 cụ thể như sau: Phía Nam giáp đất chia cho ông Q dài 24,20 m, phía Đông giáp đường tiểu ngõ dài 22,26 m, phía Bắc giáp đất nhà ông NLQ2 dài 20,69 m (16,04 m + 4,65 m), phía Tây giáp đất nhà ông H dài 22,84 m (10,96 m + 1,7 m + 10,18 m).
Chia cho bà NLQ1 được quyền sở hữu các tài sản là di sản thừa kế trên phần đất được chia gồm: 01 nhà cấp 4 + mái hiên, nhà bếp (chuồng bò), sân bê tông, giếng nước; Tổng giá trị là 106.852.214 đồng.
Giao cho bà NLQ1 được quyền sở hữu các tài sản của ông Q xây dựng và tôn tạo trên phần đất bà NLQ1 được chia gồm: Nhà vệ sinh, tường bao phía Tây giáp nhà ông H, tường bao phía Bắc giáp nhà ông NLQ2, 01 chuồng gà; 01 nhà tắm; Bể phốt + nắp đậy; 01 cây sấu; 04 cây sưa; 01 cây xoài; 03 cây na; 02 cây khế;
58
25 cây chuối chưa có buồng; 05 cây cau chưa có buồng; 01 cây chay ăn quả và toàn bộ đất đổ đôn vườn; Tổng giá trị 73.355.156 đồng. 2.2. Chia cho ông Đinh Văn Q được quyền sử dụng diện tích 468,5 m2 đất (Trong đó, đất ở 110 m2, đất vườn 358,5 m2) có giá
trị là 58.095.000 đồng. Kích thước diện tích đất chia cho ông Q cụ thể như sau: Phía Nam giáp đường thôn dài 28,59 m (12,25 m + 16,34 m); phía Đông giáp ngõ dài 16,25 m; phía Bắc giáp phần đất chia cho bà NLQ1 dài 24,20 m; phía Tây giáp đất nhà ông H dài 16,32 m.
Trên phần đất chia cho ông Q có các tài sản gồm: Nhà 02 tầng và các công trình khác đang hoàn thiện, phía trước là móng đá kè sân, 01 bể phốt + nắp đậy, tường bao phía Nam giáp đường trục thôn, tường bao phía Tây giáp nhà ông H và cây cối trên đất gồm 02 cây gỗ sưa, 01 cây na, 01 cây keo (gió bầu), 03 cây chuối có buồng... là tài sản của ông Q và anh NLQ5 xây dựng (Có sơ đồ
kèm theo).
2.3. Về nghĩa vụ thanh toán tiền chênh lệch giá trị tài sản: Bà NLQ1 phải thanh toán cho ông Đinh Văn Q số tiền 94.444.000 đồng (Chín mươi tư triệu bốn trăm bốn mươi bốn nghìn đồng).
2.4. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự
năm 2015.
3. Về án phí sơ thẩm: Bà NLQ1 là người cao tuổi, thuộc đối tượng được miễn án phí theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, bà NLQ1 được miễn nộp án phí đối với giá trị kỷ phần thừa kế của bà NLQ1 được hưởng, nhưng phải nộp án phí đối với giá trị kỷ phần thừa kế bà NLQ1 được cho vì những
59
người cho là bà NLQ4, ông H, ông NLQ2, ông NLQ3 không thuộc đối tượng được miễn án phí. Bà NLQ1 phải nộp tiền án phí đối với giá trị của 4 kỷ phần thừa kế là 7.198.000 đồng (35.992.807 đồng x 4 x 5% = 7.198.000 đồng). Ông H đề nghị đối trừ 6.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí ông H đã nộp sang phần án phí bà NLQ1 phải chịu và không yêu cầu bà NLQ1 phải thanh toán lại, Vì vậy, bà NLQ1 phải nộp tiếp số tiền án phí sơ thẩm còn thiếu là 1.198.000 đồng.
Ông Đinh Văn Q phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị tài sản là di sản được chia, được hưởng: 79.184.176 đồng x 5% = 3.959.000 đồng.
4. Về án phí phúc thẩm: Ông Q không phải nộp án phí phúc thẩm và được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp.
60
Bản án thứ tư:
BẢN ÁN SỐ 219/2019/DS-PT NGÀY 07/11/2019 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐN
Về việc tranh chấp chia di sản thừa kế, tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, hủy nội dung đăng ký biến động chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp hợp đồng dân sự1
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra xem xét tại phiên toà, kết quả tranh luận, ý kiến của Viện kiểm sát, sau khi thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định như sau:
1. Tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn giữ nguyên nội dung đơn khởi kiện, người kháng cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo; các đương sự không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
2. Xét nội dung kháng cáo, thấy rằng: Trong vụ án này, các bên đương sự đều thống nhất với nhau về quan hệ gia đình: Vợ, chồng cụ Huỳnh Tấn T2, cụ Trần Thị Hồng T3 có 05 người con chung là các ông bà: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D. Trước khi cưới cụ T3 thì cụ T2 sống chung với cụ Lương Thị T1, sinh được 02 người con là bà Huỳnh Thị H và bà Huỳnh Thị B1. Trước khi cưới cụ T2 thì cụ T3 cũng có 01 người con riêng là ông Huỳnh Thanh S.
1. Tham khảo nội dung vụ việc tại http://congbobanan.toaan.gov. vn/2ta428999t1cvn/chi-tiet-ban-an.
61
Bà Huỳnh Thị A là cháu gọi cụ Huỳnh Tấn T2 là cậu ruột, không phải là con chung của cụ Huỳnh Tấn T2 và cụ Trần Thị Hồng T3.
Theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đây là những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cụ Huỳnh Tấn T2 là các ông bà: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thị H, bà Huỳnh Thị B1.
Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cụ Trần Thị Hồng T3 là các ông bà: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thanh S.
3. Xác định di sản thừa kế của cụ T2 và cụ T3: Thửa đất có diện tích 605 m2, trong đó có 185 m2 đất quy hoạch tỉnh lộ 632 (nay là Quốc lộ 24B) tại thôn B, xã S, huyện S, tỉnh QN đã được Ủy ban nhân dân huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 ngày 15/12/2001. Nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn xác định thửa đất này có nguồn gốc là do cụ T2, cụ
T3 khai hoang năm 1963. Phía bị đơn thì cho rằng thửa đất diện tích 605 m2 do cụ T2 khai hoang năm 1964 và đây là tài sản riêng của cụ T2.
Tại Biên bản làm việc cùng ngày 16/11/2017, Ủy ban nhân dân xã S (Bút lục 281) và Ủy ban nhân dân huyện S (Bút lục 271) đều xác định thửa đất diện tích 605 m2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 không đăng ký theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước và cũng không được cân đối theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc ban hành bản quy định về việc
62
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, mà có nguồn gốc do cụ T2 khai hoang trước năm 1975. Trên địa bàn xã S, không thực hiện chủ trương đăng ký theo Chỉ thị số 299/TTg. Năm 2001, cụ
T2 đăng ký kê khai và được Ủy ban nhân dân huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời điểm năm 2001, trên địa bàn xã S dù đất do cá nhân tạo lập nhưng khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đều ghi cấp cho hộ gia đình.
Như vậy, có cơ sở khẳng định thửa đất diện tích 605 m2 có nguồn gốc là do cụ T2 khai hoang trước năm 1975. Mặc dù không có tài liệu thể hiện cụ T2 và cụ T3 kết hôn năm nào, nhưng người con đầu là bà Huỳnh Thị B sinh năm 1960 nên thửa đất diện tích 605 m2 được cụ T2 tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với cụ T3. Mặt khác, cụ Lương Thị T1 cũng thừa nhận giữa cụ T1 và cụ T2 không tạo lập bất kỳ tài sản chung, thửa đất diện tích 605 m2 là tài sản chung của cụ T2 và cụ T3 tạo lập (Bút lục 302). Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 thì thửa đất diện tích 605 m2 là tài sản chung của cụ T2 và cụ T3.
Theo kết quả đo đạc của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại T thì thửa đất tranh chấp có diện tích đo đạc thực tế là 646,1 m2. Tại Công văn số 585/UBND-TNMT ngày 08/5/2018, Ủy ban nhân dân huyện S xác định diện tích đất tăng thêm (41,1 m2) so với diện tích trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 là do ông Lê Chí D cho cụ T2 sử dụng ổn định, không có tranh chấp với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, ranh giới thửa đất ổn định. Như vậy, cụ T3 và cụ T2 chết đều không để lại di chúc nên thửa đất có diện tích 646,1 m2 tại thôn B, xã S, huyện S, tỉnh QN là di sản của cụ T3, cụ T2 để lại cho các con.
Xét thấy, khi còn sống, cụ T2 đã viết giấy cho bà Huỳnh Thị B diện tích 150 m2 trong thửa đất diện tích 646,1 m2 để bà B làm
63
nhà, giấy cho đất này đã được Ủy ban nhân dân xã S chứng thực. Theo kết quả đo đạc mà Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại T cung cấp thì phần diện tích đất thực tế mà cụ T2 đã cho bà B hiện nay là 150,4 m2 (trong đó, có 46,7 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Mặc dù, thửa đất tranh chấp là tài sản chung của cụ T2 và cụ T3 nhưng việc cụ T2 cho đất bà B đã được các con cụ T2 thống nhất, sau khi cho đất bà B đã làm nhà ở ổn định cho đến nay, khi bà B làm nhà thì những người con còn lại của cụ T2 đều biết và không có ý kiến, mặt khác, ông H, bà T, bà N chỉ yêu cầu chia thừa kế đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã trừ phần diện tích đất cụ T2 đã cho bà B. Do đó, có căn cứ xác định phần đất diện tích 150,4 m2 trong thửa đất diện tích 646,1 m2 thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của bà B nên di sản của cụ T2 và cụ T3 là đất còn lại sau khi trừ đi phần diện tích đất đã cho bà B, cụ thể là 495,7 m2 (trong đó có 138,3 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B).
4. Xét yêu cầu hủy Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014, tuyên bố Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 34, quyển số 01/2014TP/CC-SCT/HĐGD vô hiệu của ông H, bà T và bà N thì thấy:
Ông D, bà C khai ngày 07/6/2004, cụ T2 đã viết “Giấy chuyển nhượng” cho ông quyền sử dụng thửa đất đang tranh chấp, “Giấy chuyển nhượng” này đã được Ủy ban nhân dân xã S chứng thực ngày 09/6/2004. Đến ngày 22/9/2014, cụ T2 lập “Giấy tặng cho quyền sử dụng đất” thửa đất tranh chấp cho vợ chồng ông. Ngày 09/10/2014, cụ T2 tiếp tục lập “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” thửa đất tranh chấp cho vợ chồng ông, đã được Ủy ban nhân dân xã S chứng thực. Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh QN, chi nhánh huyện S đã chỉnh lý tại trang những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận của Giấy chứng nhận quyền sử dụng
64
đất cấp cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 sang cho vợ chồng ông, bà là đúng quy định pháp luật.
Thấy rằng, thửa đất tranh chấp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Huỳnh Tấn T2, tại thời điểm cấp giấy, hộ cụ T2 gồm có: cụ T2, ông D, bà C, cháu Huỳnh Thị Huỳnh N (con gái ông D và bà C) và bà A. Tuy nhiên, tại Biên bản làm việc ngày 16/11/2017, Ủy ban nhân dân xã S trình bày thửa đất tranh chấp có nguồn gốc do cụ T2 khai hoang trước năm 1975, vào thời điểm năm 2001, trên địa bàn xã S dù đất do cá nhân tạo lập nhưng khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đều ghi cấp cho hộ gia đình, thửa đất này cũng không được cân đối theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, do đó đây là tài sản chung của cụ T2 và cụ T3. Việc cụ T2 tặng cho thửa đất tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của tất cả
những người thừa kế của cụ T3 là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Mặt khác, “Giấy chuyển nhượng” ngày 07/6/2004 có nội dung cụ T2 chuyển nhượng sổ đỏ để ông D tiện vay vốn làm ăn tại Ngân hàng đã không thể hiện rõ chuyển nhượng thửa đất nào, vị trí tại đâu. Đối với “Giấy tặng cho quyền sử dụng đất” cũng được lập không đúng trình tự, những người ký xác nhận và Ủy ban nhân dân xã S thừa nhận giấy này do ông D, bà C mang đến để xác nhận, không có mặt của cụ T2, nên không biết chữ ký có phải của cụ T2 hay không, do đó, Ủy ban nhân dân xã S thừa nhận quy trình chứng thực của Ủy ban nhân dân xã S đối với Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014 và Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 34, quyển số 01/2014TP/ CC- SCT/HĐGD có sự sai sót do sự chủ quan của cán bộ tham mưu, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Như vậy, quy trình chứng thực Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014 và Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 34,
65
quyển số 01/2014TP/CC-SCT/HĐGD của Ủy ban nhân dân xã S không đúng quy định tại Điều 11 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
Tại kết luận giám định số 803/KLGĐ-PC09 ngày 05/9/2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh QN kết luận: Chữ ký, chữ viết của Huỳnh Tấn T2 tại Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 09/10/2014 với chữ ký, chữ viết của Huỳnh Tấn T2 tại Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất ngày 10/7/2001, Tờ khai chứng minh nhân dân số 210896916 ngày 08/12/1979 không phải do cùng một người ký, viết ra.
Từ những căn cứ trên thấy rằng, yêu cầu hủy Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014, tuyên bố Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 34, quyển số 01/2014TP/CC-SCT/ HĐGD của nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là có căn cứ nên Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là có căn cứ và đúng pháp luật.
5. Chia di sản thừa kế của cụ T2, cụ T3 như sau: Di sản thừa kế của cụ T2, cụ T3 sau khi trừ đi phần diện tích đất đã cho bà B còn lại là 495,7 m2 (trong đó, có 138,3 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Như vậy, cụ T2 và cụ T3 mỗi người để lại di sản là 247,85 m2 (trong đó có 69,15 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B).
Xét thấy, ông D sống với ông T2 từ nhỏ, khi ông T2 chết thì ông D tiếp tục quản lý, sử dụng thửa đất tranh chấp cho đến nay. Ông H, bà T, bà N cũng thừa nhận trong quá trình quản lý, sử dụng thì ông D có công tôn tạo thuê người xây kè đá, đổ đất nâng nền (Bút lục 377), mặt khác, ông D cũng có yêu cầu chia cho ông một kỷ phần đối với công sức, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản nên Hội đồng xét xử xét thấy chấp nhận yêu cầu này của ông D.
66
Bà A được vợ chồng cụ T2, cụ T3 đưa về nuôi từ năm 06 tuổi. Năm 1972, cụ T3 chết, năm 1975, cụ T2 bị bắt đi cải tạo, đến năm 1979, thì cụ T2 trở về. Trong khoảng thời gian cụ T2 đi cải tạo thì bà A là người chăm sóc, nuôi dưỡng các con cụ T2, cụ T3 và quản lý, sử dụng thửa đất tranh chấp liên tục cho đến nay. Do đó, bà A cũng có công trong việc quản lý, bảo vệ di sản của cụ T2 và cụ T3 nên cần trích một phần di sản bằng với kỷ phần thừa kế của các con cụ T2 và cụ T3 cho bà A.
Như vậy, di sản thừa kế của cụ T2 sẽ được chia làm 09 phần, mỗi kỷ phần là 27,5 m2 (trong đó, có 7,7 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B) cho: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thị H, bà Huỳnh Thị B1, Nguyễn Thị A, còn 01 kỷ phần giao cho ông D vì công sức, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản. Cụ thể, bà B, ông H, bà T, bà N, bà H, bà B1, bà A mỗi người nhận 01 kỷ phần là 27,5 m2
(trong đó, có 7,7 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Bà H, bà B1, bà B đã có văn bản tự nguyện giao kỷ phần thừa kế được nhận cho ông D, do đó ông D được nhận tổng cộng 137,5 m2 (trong đó, có 38,5 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Bà T, ông H, bà Thu N thoả thuận giao kỷ phần cho bà A. Do đó, bà A được nhận là 110 m2.
Di sản thừa kế của cụ T3 sẽ được chia làm 08 phần, mỗi kỷ phần là 30,98 m2 (trong đó, có 8,6 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B) cho: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thanh S, Nguyễn Thị
A, còn 01 kỷ phần giao cho ông D vì công sức, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản. Cụ thể, bà B, ông H, bà T, bà N, ông S, bà A mỗi người nhận 01 kỷ phần là 30,98 m2 (trong đó, có 8,6 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Ông S, bà B đã có văn bản tự
nguyện giao kỷ phần thừa kế được nhận cho ông D, do đó ông D
67
được nhận tổng cộng 123,92 m2 đất (trong đó, có 34,4 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Ông H, bà T, bà Thu N đã thoả thuận giao bà A, do đó bà A được nhận tổng cộng là 123,92 m2
(trong đó, có 34,4 m2 đất nằm trong quy hoạch QL 24 B). 6. Mặc dù ông D là người trông nom, quản lý sử dụng di sản thừa kế từ khi cụ T2 chết cho đến nay và việc phân chia các kỷ phần thừa kế như cấp sơ thẩm là đúng. Tuy nhiên, trong đơn kháng cáo, các ông bà: Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thị Thu N và Nguyễn Thị A đều yêu cầu chia bằng hiện vật và đồng thuận giao lại cho bà A quản lý sử dụng và làm nơi thờ cúng cha mẹ của họ. Xét thấy đây là yêu cầu chính đáng và phù hợp với truyền thống đạo lý, phong tục tập quán thờ cúng của dân tộc. Mặt khác, tổng diện tích đất là di sản thừa kế để chia là 495,7 m2, có đủ diện tích để chia theo hiện vật. Quá trình sử dụng, ông D đã thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng X Việt Nam, Chi nhánh huyện S, tỉnh QN, tuy Ngân hàng không có lỗi nhưng sau khi chia bằng hiện vật thì ông D vẫn còn đủ diện tích đất tương đương khoản nợ vay ngân hàng, giá trị quyền sử dụng đất đủ bảo đảm hợp đồng tín dụng. Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm chia cho bà A một kỷ phần là đúng nhưng chỉ cho phép bà A được quyền sống trong ngôi nhà cụ T2 cho đến hết đời, sau đó ngôi nhà này giao lại cho ông D quản lý là chưa bảo đảm quyền lợi cho bà A. Do đó, cần chấp nhận kháng cáo của ông H, bà T, bà Thu N và bà A chia hiện vật và giao bà A quản lý sử dụng theo quy định. Trên diện tích đất này, có tài sản của ông D là vật kiến trúc, cây lâu năm, khi giao quyền sử dụng đất cho bà A thì bà A có nghĩa vụ hoàn trả lại giá trị cho ông D theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 16/11/2017 và thông báo kết quả đo đạc thẩm định giá tài sản (các bút lục số 320). Tại phiên toà phúc thẩm, người
68
đại diện theo uỷ quyền của những người kháng cáo, bà T, bà A và ông D, bà C thoả thuận nội dung này.
Tổng diện tích đất thừa kế ông H, bà T, bà N và bà A mỗi người được nhận là 58,48 m2 (trong đó, có 16,3 m2 đất nằm trong qưy hoạch Quốc lộ 24B), vậy tổng diện tích của 4 người này là 233,9 m2, tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho ông D và phù hợp thực tế đất đang sử dụng thì giao cho 4 ông bà này 210 m2 là phù hợp. Bà A có trách nhiệm hoàn trả lại giá trị cho ông H, bà T, bà N bằng tiền. Tại phiên toà phúc thẩm, người đại diện theo uỷ quyền của ông H, bà T, bà N và bà T, bà A thoả thuận nhận 210 m2 cho phù hợp với diện tích đất thực tế sử dụng và dành diện tích đất còn lại cho ông D để bảo đảm quyền lợi cho ông D và phía Ngân hàng đã nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Bà A cũng đồng thuận giao lại giá trị cho ông H, bà T, bà N theo giá trị 143.606.440 đồng trên một người.
Như vậy, bà A phải hoàn trả bằng tiền cho ông H, bà T, bà N mỗi người là: 143.606.440 đồng (Một trăm bốn mươi ba triệu sáu trăm lẻ sáu ngàn bốn trăm bốn mươi đồng).
Bà A phải hoàn trả giá trị vật kiến trúc và cây trồng là: 26.088.590 đồng + 14.000.000 đồng = 40.088.590 đồng cho vợ chồng ông D, bà C.
Tổng diện tích đất ông D được chia và nhận là 285,7 m2 (trong đó, có 72,9 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B). Phần di sản thừa kế được chia, giao có sơ đồ kèm theo và là một bộ phận không tách rời bản án. Ông Huỳnh Tấn D và bà Nguyễn Thị A được quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được chia, giao theo quy định của pháp luật. 7. Đối với ngôi nhà của cụ Huỳnh Tấn T2 gắn liền trên thửa đất có diện tích 646,1 m2 tại xã S, huyện S, tỉnh QN:
69
Trên thửa đất tranh chấp hiện nay có 01 ngôi nhà cấp 4 có diện tích 47,3 m2, các đương sự đều thừa nhận đây là nhà của cụ T2. Ông H, bà T, bà N, bà A đều khai ngôi nhà này được cụ T2 làm năm 1998, khi làm nhà thì bà A có đưa cho cụ T2 03 cây vàng để làm nhà vì cụ T2 không có tiền. Còn phía ông D, bà C thì khai cụ T2 xây dựng ngôi nhà này năm 1997, các con có đóng góp công làm nhà, sau khi làm nhà xong thì cụ T2 cùng ông D và bà A sống trong ngôi nhà này. Năm 2000, ông D kết hôn với bà C, sau khi kết hôn thì bà C cũng chuyển về sống trong ngôi nhà này.
Xét thấy, việc bà A khai năm 1998 bà A đưa cho cụ T2 03 cây vàng để làm nhà nhưng bà A không có tài liệu, chứng cứ chứng minh. Tuy nhiên, các con của cụ T2 là ông H, bà T khai có chứng kiến việc bà A đưa 03 cây vàng cho cụ T2 để làm nhà, tại thời điểm năm 1997 - 1998 cụ T2 mới đi cải tạo về, không có việc làm nên không có tài sản, mặt khác những người làm chứng là bà Trương Thị Kim C, ông Đinh Văn D, bà Đỗ Thị Xuân A đều xác nhận bà A đi buôn bán tại xã S, huyện S trong thời gian dài nên có tài sản tích lũy. Năm 1998, bà A là người trực tiếp thanh toán tiền vật liệu xây dựng cho bà C, bà C cho xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng lên thôn B, xã S, huyện S cho bà A làm nhà. Do đó, có căn cứ về việc bà A đã đưa 03 cây vàng cho cụ T2 làm nhà năm 1998, ngôi nhà này do bà A bỏ tiền ra để làm.
Từ 06 tuổi bà A sống với vợ chồng cụ T2, cụ T3. Năm 1972, cụ T3 chết, năm 1975 cụ T2 bị bắt đi cải tạo, đến năm 1979 thì cụ T2 trở về. Trong khoảng thời gian cụ T2 đi cải tạo thì bà A đã không có chồng để thay cụ T2 chăm sóc, nuôi dưỡng các con cụ
T2, cụ T3 và quản lý thửa đất tranh chấp cho đến khi cụ T2 cải tạo về. Năm 1998, bà A đưa 03 cây vàng để cụ T2 bán lấy tiền làm nhà và ở cùng gia đình cụ T2, cùng với cụ T2, ông D quản lý thửa đất tranh chấp cho đến nay. Hiện nay, bà A đã cao tuổi,
70
không có chồng con, không còn chỗ ở nào khác. Tại phiên tòa, bà A trình bày bà có nguyện vọng được ở trên ngôi nhà này cùng các con cháu cụ T2 cho đến khi bà chết. Ông D, bà C cũng đồng ý để bà A tiếp tục sống trên ngôi nhà của cụ T2 như nguyện vọng của bà A. Do đó, cần giao ngôi nhà của cụ T2 cho bà A cùng phần diện tích đất mà 3 đồng thừa kế là ông H, bà T, bà N được hưởng cho
bà A sở hữu và sử dụng và dùng vào việc thờ cúng là phù hợp. 8. Đối với yêu cầu ông D, bà C phải trả nợ vay của Ngân hàng X Việt Nam - chi nhánh huyện S, tỉnh QN (sau đây viết tắt là Ngân hàng):
Ông Huỳnh Tấn D, bà Huỳnh Thị Kim C thừa nhận ngày 20/6/2017, ông D có vay của Ngân hàng số tiền 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng), mục đích để ông D, bà C lấy vốn làm ăn (mua bán keo), hạn trả nợ cuối vào ngày 20/6/2018, tại Hợp đồng tín dụng số 4505-LAV-201701856 ngày 20/6/2017, lãi suất 7%/năm, thời hạn vay là 12 tháng, tài sản thế chấp tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số BZ4682 ngày 09/12/2014 ghi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất có diện tích 605 m2 tại xã S, huyện S, tỉnh QN do Ủy ban nhân dân huyện S cấp cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 vào ngày 15/12/2001, tại trang 4 của Giấy chứng nhận đã được chỉnh lý cụ Huỳnh Tấn T2 tặng cho quyền sử dụng đất của 605 m2 trên cho ông D, bà C. Xét Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số BZ4682 ngày 09/12/2014 thì thấy, tại thời điểm thế chấp thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất có diện tích 605 m2 tại xã S, huyện S, tỉnh QN do Ủy ban nhân dân huyện S cấp cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 vào ngày 15/12/2001, đã được chỉnh lý trang 4 sang cho ông D, bà C, nên việc Ngân hàng nhận thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng pháp luật. Mặt khác, tại phiên tòa, ông D, bà C đều thừa nhận có vay tiền và đồng ý trả nợ cho Ngân hàng, theo
71
thông báo của Ngân hàng thì tính đến thời điểm ngày 26/02/2019, ông D, bà C còn nợ gốc và lãi là 343.254.166 đồng, trong đó nợ gốc là 300.000.000 đồng, nợ lãi là 43.254.166 đồng.
Mặc dù, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số BZ4682 ngày 09/12/2014 có tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T484608 do Ủy ban nhân dân huyện S cấp ngày 15/12/2001, số vào sổ 01398 QSDĐ/464/QĐ-UB(H) của thửa đất có diện tích 605 m2 tại xã S, huyện S, tỉnh QN. Tuy nhiên, tại phiên tòa, Ngân hàng và ông D, bà C thống nhất nếu ông D, bà C không trả nợ theo yêu cầu của Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chỉ được quyền phát mại diện tích 285,7 m2 đất (trong đó, có 72,9 m2 đất nằm đường quy hoạch Quốc lộ 24B) là di sản thừa kế của cụ T3 và cụ T2 đã chia, giao cho ông D.
Từ những nhận định trên, xét yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng là có cơ sở nên được chấp nhận, do đó buộc ông D, bà C có trách nhiệm phải trả nợ cho Ngân hàng tính đến ngày 26/02/2019 số nợ gốc và lãi là 343.254.166 đồng, trong đó nợ gốc là 300.000.000 đồng, nợ lãi là 43.254.166 đồng. Đồng thời, ông D còn phải trả số tiền lãi phát sinh theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số 4505-LAV-201701856 ngày 20/6/2017, được tính tiếp kể từ ngày 27/02/2019 cho đến khi trả hết nợ cho Ngân hàng.
9. Xét yêu cầu hủy nội dung đã ghi tại trang 4 - Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 đối với thửa đất tranh chấp:
Như đã nhận định ở phần trên, việc tranh chấp thừa kế đã được chia theo hiện vật, phía ông D tuy đã thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng nhưng nay ông D được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất là 285,7 m2. Do đó, khi ông D không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng được quyền phát mại diện
72
tích đất này theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và huỷ luôn phần chỉnh lý sang tên cho ông D và bà C, để các đương sự liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
10. Về án phí dân sự sơ thẩm và chi phí tố tụng không có kháng cáo kháng nghị nên cấp phúc thẩm không xem xét. Mặc dù, sửa bản án sơ thẩm nhưng quyền và nghĩa vụ cũng như giá trị của các đương sự được hưởng không thay đổi nên không ảnh hưởng đến án phí dân sự sơ thẩm. Do đó, án phí sơ thẩm và chi phí tố tụng được thi hành theo bản án sơ thẩm.
11. Về án phí phúc thẩm dân sự: Do kháng cáo được chấp nhận nên người kháng cáo không phải chịu. Đồng thời, bà A là người cao tuổi và có đơn nên được miễn án phí (cả dân sự sơ thẩm và phúc thẩm). Do vậy, hoàn trả tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho các đương sự đã nộp.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
Chấp nhận kháng cáo của ông Huỳnh Thanh H, bà Huỳnh Thị T, Huỳnh Thị Thu N, Nguyễn Thị A sửa bản án sơ thẩm. Căn cứ khoản 5 Điều 26, Điều 34, Điều 92, khoản 2 Điều 147, các điều 157, 161, 165, 200, 201, 238, 266, 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; khoản 1 Điều 611, các điều 612, 616, 618, 620,
73
623, 649, 650, 651, 660 Bộ luật Dân sự năm 2015; các điều 98, 99, 100 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959; Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chức chứng thực; Điều 25 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Điều 1, mục IV tại Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ; khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; các điều 12, 26, 27 Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; khoản 5 Điều 24 Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Thanh H, bà Huỳnh Thị T và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Huỳnh Thị Thu N về yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Huỳnh Tấn T2, cụ Trần Thị Hồng T3 và yêu cầu hủy Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014, tuyên bố Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 34, quyển số 01/2014TP/CC-SCT/ HĐGD vô hiệu.
- Chấp nhận yêu cầu hủy nội dung đã ghi tại trang 4 - Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 tại thửa đất diện tích 605 m2 tại xã S, huyện S, tỉnh QN của nguyên đơn ông Huỳnh Thanh H, bà Huỳnh Thị T và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan bà Huỳnh Thị Thu N.
Tuyên xử:
1. Hủy Giấy tặng cho quyền sử dụng đất lập ngày 22/9/2014, tuyên bố Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất số 34, quyển số 01/2014TP/CC-SCT/HĐGD ngày 09/10/2014 vô hiệu.
74
2. Hủy nội dung đã ghi tại trang 4 - Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ O1398 QSDĐ/464/QĐ-UB(H) ngày 15/12/2001 cấp cho hộ cụ Huỳnh Tấn T2 tại thửa đất có diện tích 605 m2 tại xã S, huyện S, tỉnh QN.
3. Xác định những người thừa kế di sản của cụ Huỳnh Tấn T2 là các ông, bà: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thị H, bà Huỳnh Thị B1.
4. Xác định những người thừa kế di sản của cụ Trần Thị Hồng T3 là các ông, bà: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thanh S.
5. Xác định di sản thừa kế của cụ Huỳnh Tấn T2 và cụ Trần Thị Hồng T3 được giải quyết phân chia thừa kế như sau: Di sản thừa kế của cụ T2 và cụ T3 là 495,7 m2 đất (trong đó, có 138,3 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B) thuộc thửa đất có diện tích đo đạc thực tế 646,1 m2 tại thôn B, xã S, huyện S, tỉnh QN đã được UBND huyện S cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Huỳnh Tấn T2 ngày 15/12/2001 (phần đất ký hiệu A trong sơ đồ).
- Di sản thừa kế của cụ T2 là 247,85 m2 (trong đó, có 69,15 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B), được chia làm 09 phần cho: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thị H, bà Huỳnh Thị B1; riêng bà Nguyễn Thị A và ông Huỳnh Tấn D mỗi người được nhận 01 phần công sức, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản. Như vậy, bà B, ông H, bà T, bà N, bà H, bà B1, bà A mỗi người nhận 01 kỷ phần là 27,5 m2 (trong đó, có 7,7 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B).
Ghi nhận sự tự nguyện của bà H, bà B1, bà B về việc giao kỷ phần thừa kế được nhận cho ông D nhận. Ông D được chia
75
và được nhận 137,5 m2 (trong đó, có 38,5 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B).
Ghi nhận sự tự nguyện của ông H, bà T, bà N về việc giao kỷ phần cho bà A nhận. Bà A được chia và được nhận: 110 m2 (trong đó, có 30,8 m2 nằm trong đất quy hoạch QL24).
- Di sản thừa kế của cụ T3 là 247,85 m2 (trong đó, có 69,15 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B), được chia làm 08 phần cho: Huỳnh Thị B, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị Thu N, Huỳnh Tấn D, Huỳnh Thanh S; riêng bà Nguyễn Thị A và ông Huỳnh Tấn D mỗi người được nhận 01 phần công sức, chi phí tôn tạo, bảo quản di sản. Cụ thể, bà B, ông H, bà T, bà N, ông S, bà A mỗi người nhận 01 kỷ phần là 30,98 m2 (trong đó, có 8,6 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B).
Ghi nhận sự tự nguyện của ông S, bà B về việc giao kỷ phần thừa kế được nhận cho ông D nhận. Ông D được chia và được nhận 123,92 m2 đất (trong đó, có 34,4 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B).
Ghi nhận sự tự nguyện của ông H, bà T, bà N về việc giao kỷ phần thừa kế cho bà A nhận, bà A được chia và được nhận là 123,9 m2 (trong đó, có 34,4 m2 đất nằm trong quy hoạch QL 24).
- Giao di sản thừa kế của cụ T2 và cụ T3 là phần đất có diện tích 285,7 m2 (trong đó, có 72,9 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B) (phần đất ký hiệu A3 trong sơ đồ) cho ông D được quản lý, sử dụng có giới cận: Phía Bắc giáp ruộng lúa, phía Nam giáp Quốc lộ 24B, phía Tây giáp đất bà Quảng Thị H, phía Đông giáp đất bà A.
- Giao di sản thừa kế của cụ T2 và cụ T3 là phần đất có diện tích 210 m2 (trong đó, có 65,2 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24) (phần đất có ký hiệu là B3 trong sơ đồ) cho bà A được
76
quản lý, sử dụng có giới cận: phía Bắc giáp ruộng lúa, phía Nam giáp Quốc lộ 24B; phía Tây giáp đất ông D, phía Đông giáp đất cụ T2 cho bà B.
Bà A có nghĩa vụ hoàn trả giá trị cho các ông, bà Huỳnh Thanh H, Huỳnh Thị T, Huỳnh Thị Thu N mỗi người 143.606.440 đồng. Bà A có nghĩa vụ hoàn trả giá trị vật kiến trúc và cây trồng cho ông D, bà C với số tiền: 26.088.590 đồng + 14.000.000 đồng = 40.088.590 đồng.
Phần diện tích đất di sản được chia, giao cho ông Huỳnh Tấn D và bà Nguyễn Thị A có sơ đồ kèm theo và là một bộ phận không tách rời bản án. Ông Huỳnh Tấn D, bà Nguyễn Thị A được quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được chia, nhận theo quy định của pháp luật.
- Giao ngôi nhà cấp 4 có diện tích 47,3 m2 của cụ Huỳnh Tấn T2 cho bà Nguyễn Thị A được quyền quản lý, sử dụng và dùng để thờ cúng cụ T2 và cụ T3.
Ông D, bà C có trách nhiệm phải trả nợ cho Ngân hàng X, chi nhánh huyện S, tỉnh QN tính đến ngày 26/02/2019 số nợ gốc và lãi là 343.254.166 đồng, trong đó nợ gốc là 300.000.000 đồng, nợ lãi là 43.254.166 đồng. Đồng thời, ông D, bà C còn phải trả
số tiền lãi phát sinh theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số 4505-LAV-201701856 ngày 20/6/2017, được tính tiếp kể từ ngày 27/02/2019 cho đến khi trả hết nợ cho Ngân hàng X.
Trường hợp ông D, bà C không trả nợ thì Ngân hàng X, chi nhánh huyện S, tỉnh QN có quyền phát mại tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ký hiệu A3 trong sơ đồ có diện tích 285,7 m2 (trong đó, có 72,9 m2 đất nằm trong quy hoạch Quốc lộ 24B) đã chia, giao cho ông D.
77
Về án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo được chấp nhận nên các ông, bà: ông H, bà T, bà Thu N, bà A không phải chịu. Ông Huỳnh Thanh H được hoàn trả số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng đã nộp theo biên lai thu số 0001614 ngày 27/3/2019 của Cục thi hành án dân sự tỉnh QN; bà Thu N được hoàn trả số tiền 300.000 đồng tạm ứng đã nộp theo biên lai thu số 0001616 ngày 27/3/2019 của Cục thi hành án dân sự tỉnh QN; Bà A được hoàn trả số tiền 300.000 đồng đã nộp theo biên lai thu số 0001617 ngày 27/3/2019 của Cục thi hành án dân sự tỉnh QN.
78