🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nghệ Thuật Trả Lời Phỏng Vấn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ LÊ HÀ LAN
NGUYỄN THỊ HẰNG
NGUYỄN TRƯỜNG TAM BỘI THU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/17-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5625-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-6277-6
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Hå ChÝ Minh
NghÖ thuËt tr¶ lêi pháng vÊn cña Chñ tÞch Hå ChÝ Minh / Hå ChÝ Minh. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 440tr. ; 24cm
ISBN 9786045755013
1. Hå ChÝ Minh, 1890-1969, ChÝnh trÞ gia, ViÖt Nam 2. T tëng Hå ChÝ Minh 3. Bµi pháng vÊn
335.4346 - dc23
CTF0470p-CIP
TỔ CHỨC VÀ BIÊN SOẠN BẢN THẢO
TS. NGUYỄN VĂN ĐẠO
ThS. NGUYỄN NGỌC HÀ
ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ
ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM
ThS. VŨ VĂN NÂM
Ảnh bìa 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Ôxtrâylia W. Bớcsét, tháng 4 năm 1964
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tự viết nhiều bài báo mà Người còn tích cực, chủ động gặp gỡ, tiếp xúc, trả lời phỏng vấn (cả trực tiếp và qua thư, điện tín) của các phóng viên, đại biểu các báo ở trong nước và nước ngoài vì Người coi đây là một kênh hết sức quan trọng để nhân dân thế giới hiểu rõ tình hình, cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự độc lập về tư duy lý luận, thấu hiểu tình hình thế giới và thực tiễn của đất nước, tầm nhìn chiến lược và sự sáng suốt của các quyết sách chính trị cũng như khả năng giải quyết tài tình mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa mục tiêu lý tưởng lâu dài và những mục tiêu cụ thể. Bởi vậy, trong các cuộc trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ thế chủ động, thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trên nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề: từ trong nước đến quốc tế, từ chính sách đối nội đến chính sách đối ngoại, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến an ninh, quốc phòng… Trong những cuộc tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, các câu trả lời của
5
Người đều ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích, đi thẳng vào nội dung câu hỏi; kể cả những câu hỏi có tính nhạy cảm, Người cũng không né tránh mà luôn khéo léo, linh hoạt trong cách xử lý. Trí tuệ mẫn tiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao, cả
khi Người viết hay trả lời phỏng vấn.
Để có thêm tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890 - 19/5/2020) và 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nghệ thuật trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách bao gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập (gồm 15 tập) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành năm 2011.
Ngày nay, trong một “xã hội mở” cả ở trong nước và ngoài nước, sự tiếp xúc với giới báo chí trở thành một hoạt động thường ngày của nhiều người; tuy nhiên, khi đọc và nghe các câu trả lời phỏng vấn chúng ta vẫn cảm thấy còn rất nhiều điều cần được cải tiến để nội dung phỏng vấn thêm sâu sắc và phương cách thể hiện thêm sống động. Đọc lại và nghiền ngẫm, học theo cách Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn là những bài học vận dụng không bao giờ cũ, là kinh nghiệm quý báu cho những người làm công tác báo chí nói chung và những người thường xuyên tiếp xúc, trả lời phỏng vấn với giới báo chí, truyền thông nói riêng.
Xin giới thiệu cuốn sách với đông đảo bạn đọc.
Tháng 4 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
1
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA MỘT PHÓNG VIÊN MỸ1
Hỏi: Anh đến Pháp với mục đích gì?
Đáp: Để đòi quyền tự do cho dân An Nam.
Hỏi: Bằng cách nào?
Đáp: Bằng cách làm việc hết mình và luôn xông xáo tiến lên.
Hỏi: Nhưng đất nước đã sẵn sàng chưa? Các phong trào vũ trang hiện nay ra sao?
Đáp: Tình cảnh nước Việt Nam thật đáng buồn. Ngoài chúng tôi (chỉ một số người yêu nước) chưa có sự chuẩn bị nào cả và các hoạt động vũ trang gần đây đã hoàn toàn thất bại và không có tiếng vang nào...
Hỏi: Từ lúc đến Pari tới nay, anh đã đạt kết quả nào rồi?
Đáp: Ngoài các nghị sĩ, tôi đã gặp tất cả những người chịu giúp chúng tôi. Những người Xã hội nghĩ rằng Chính phủ
_______________
1. Qua giới thiệu của Đại diện Chính phủ lâm thời Triều Tiên tại Pari là ông Kim Tchong Wen và Kim Koei Tche, một phóng viên Mỹ đã phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc (B.T).
7
Pháp không khi nào chấp nhận những yêu cầu của chúng tôi nhưng họ vẫn vui lòng giúp đỡ. Và đó là chỗ dựa quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi cũng hoạt động trong những tầng lớp khác nữa.
Trả lời trước ngày 2/9/1919.
In trong sách Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.1, tr.69.
Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.16.
8
2
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
CỦA PHÓNG VIÊN BÁO YI CHÊ PAO
Cuộc trao đổi giữa N.A.Q, Phan Văn Trường, 1 đại biểu Triều Tiên là Kim Tchong Wen và 1 phóng viên Mỹ tại nhà phóng viên:
PV: Ông đến Pháp với mục đích gì?
Đáp: Để đòi những quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng.
PV: Chương trình của ông là gì?
Đáp: Luôn luôn tiến lên phía trước, tùy theo sức mạnh của chúng tôi.
Hỏi về những công việc của đảng ở Đông Dương và những cuộc khởi nghĩa nổ ra từ đầu chiến tranh, Nguyễn Ái Quốc đáp: “Mục đích của chính quyền Pháp hoàn toàn khác với mục đích của người Nhật ở Triều Tiên. Người Nhật muốn Nhật Bản hóa hoàn toàn người Triều Tiên. Còn nước Pháp, thì ngược lại, muốn duy trì vĩnh viễn sự bất bình đẳng giữa người An Nam và người Pháp, nó muốn, bằng cách lợi dụng
lao động của người An Nam, bòn rút vô tận các sản phẩm đủ loại mà Đông Dương rất sẵn và cố gắng không cho người An Nam tự tạo cho mình một vị trí kinh tế độc lập. Các thứ
9
thuế đủ loại cũng như những biện pháp hạn chế và chế độ giáo dục công cộng đều xuất phát từ những toan tính đó. Bằng cách cản trở văn minh và tiến bộ của dân tộc An Nam, người Pháp vĩnh viễn đặt dân tộc này ra ngoài lề của nền văn minh thế giới và buộc họ phải đáp ứng vô cùng tận những đòi hỏi không ngừng thay đổi của chúng. Trong những năm gần đây, điều kiện sống ở Đông Dương trở nên thảm hại chưa từng thấy”.
Hỏi về những hoạt động từ khi đến Pháp, Nguyễn Ái Quốc trả lời:
“Ngoài việc vận động các thành viên nghị viện, tôi đã tìm cách nhen nhóm thiện cảm mỗi nơi một chút, trong đó Đảng Xã hội đã tỏ ra ít thỏa mãn với các biện pháp của Chính phủ và đã sẵn lòng ủng hộ chúng tôi. Ở Pháp, đó là hy vọng duy nhất của chúng tôi. Về hoạt động của chúng tôi ở các nước khác, chính ở nước ông (Mỹ) chúng tôi có nhiều thành công hơn. Còn ở chỗ khác, ở đâu chúng tôi cũng chỉ gặp khó khăn”.
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục trình bày thật cảm động về tình hình kinh tế, tình trạng giáo dục, đời sống khổ sở của người An Nam ở Đông Dương. Ông Phan cũng kể rất tỉ mỉ về cuộc đời gian nan của ông trước mặt Kim Tchong Wen và mọi người trong hãng thông tấn của ông.
Báo Yi Chê Pao xuất bản ở Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 20/9/1919. In trong sách Thu Trang: Nguyen Ai Quoc à Paris, Pari, 1993, tr.69-70.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.457-458.
10
3
THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN - NGUYỄN ÁI QUỐC1
Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không? - Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.
- Không. - Nguyễn Ái Quốc trả lời - Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự
là đêm tối.
Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp - tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.
Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng chí đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc
_______________
1. Bài viết của nhà báo Liên Xô Ôxíp Manđenxtam (B.T).
11
địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc...
Nguyễn Ái Quốc đã có lần gửi thư tới nhà văn Rơnê Marăng, người da đen có quốc tịch Pháp, là tác giả cuốn tiểu thuyết Batuala và đã đặt một câu hỏi một cách thẳng thắn: “Ông Marăng, ông muốn hay không muốn giúp đỡ công cuộc giải phóng các nước anh em ở thuộc địa?”. Rơnê Marăng, người được Viện Hàn lâm Pháp quàng cho một vòng hoa danh dự, đã trả lời Nguyễn Ái Quốc một cách dè dặt và quanh co.
- Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đồng”. Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế
12
nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài. Thân phận người An Nam chỉ là thân phận người nông nô. Chúng tôi bị cấm, không phải chỉ là bị cấm đi du lịch ra nước ngoài mà cả đi trong nước cũng không được. Đường sắt được xây dựng với mục đích “chiến lược” riêng. Theo con mắt của bọn thực dân, chúng tôi chưa đủ trình độ để sử dụng loại đường này. Tôi lang thang ra bờ biển và tôi đã vượt biển ra nước ngoài. Năm ấy tôi 19 tuổi. Ở Pháp lúc đó đang có tổng tuyển cử. Bọn tư sản Pháp đã dùng những thủ đoạn bẩn thỉu nhất để bôi nhọ lẫn nhau.
Gương mặt Nguyễn Ái Quốc nhăn lại một cách khinh bỉ. Đôi mắt nặng nề, u ám bỗng bừng lên. Trong đôi mắt mở to, ứa lệ, anh nhìn về xa xăm:
- Khi bọn Pháp đến cướp nước tôi, những gia đình nền nếp, gia giáo đã bỏ chạy hết không cộng tác với chúng. Bọn vô lại quen thói xu nịnh đã chiếm hết nhà cửa và vườn ruộng, chúng trở nên những tên tư sản mới giàu sụ, và chúng có khả
năng giáo dục con cái theo kiểu Pháp. Bên chúng tôi coi những người thanh niên đi học các trường dòng của bọn Pháp là bọn người bỏ đi, là những đồ cặn bã. Thế mà người ta đã trả tiền để làm việc đó. Và dù những kẻ học ở các trường đó có đần độn đến mức nào chúng cũng cố để được đi làm cảnh sát, làm sen đầm. Bọn cố đạo ở nước tôi chiếm tới một phần năm tổng số ruộng đất cả nước. Chỉ có những chủ đồn điền mới so sánh được với họ.
Thực dân Pháp là gì? Ồ, đó là những kẻ bất tài và thiển cận. Việc quan tâm đầu tiên của chúng là hình thành nhóm người thân thuộc. Sau đó, là chiếm đoạt và cướp bóc thế nào
13
cho thật nhiều và thật nhanh. Mục đích của toàn bộ chính sách này là có được một ngôi nhà nhỏ, “ngôi nhà nhỏ của mình” ở Pháp.
- Thực dân Pháp đầu độc nhân dân chúng tôi. Chúng bắt mọi người phải uống rượu. Chúng tôi có phong tục lấy gạo ngon làm ra rượu uống, khi có bạn tới chơi hoặc khi có ngày giỗ tổ tiên. Bọn thực dân Pháp đã lấy gạo xấu, rẻ tiền nấu rượu. Không ai thèm mua của chúng. Khốn thay rượu làm ra lại quá nhiều. Sau đó, người ta hạ lệnh cho các viên tỉnh trưởng cứ theo đầu người mà bắt buộc phải đi mua thứ rượu không ai uống.
Tôi đã hình dung ra được một cách rất cụ thể bọn thực dân đang dùng rượu đầu độc như thế nào dân tộc An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị. Văn minh châu Âu trên đất nước ấy dùng lưỡi lê và rượu độc và che giấu tất cả những cái đó dưới tà áo dài đen của bọn cố đạo. Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.
- Hiện nay, ở Pari, một nhóm các đồng chí từ các nước thuộc địa của Pháp, 5-6 người Nam Kỳ, Xuđăng, Mađagátxca, Haiti đang xuất bản tờ báo Le Paria để chống lại chính sách thuộc địa của Pháp. Đó là tờ báo nhỏ. Các cộng tác viên phải bỏ tiền túi ra để xuất bản, thay cho việc nhận tiền nhuận bút.
Cây gậy tre với lời hiệu triệu in trên báo đã bí mật đến khắp các làng mạc. Nó được chuyển từ vùng này sang vùng
14
khác, và đã có sự đồng tình với nhau. Nhưng người An Nam đã phải trả giá đắt cho việc đó, đã có những án tử hình và hàng trăm người đã bị mất đầu.
- Người dân An Nam không có linh mục, không có tôn giáo, theo cách nghĩ của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tôi không có những người tư tế nào. Những người già trong gia đình hay các già bản là người thực hiện những nghi lễ tưởng niệm. Chúng tôi không biết uy tín của người thầy cúng, của linh mục là gì.
- Vâng, thật thú vị là chính quyền Pháp đã dạy cho những người nông dân chúng tôi biết những từ “bônsêvích” và “Lênin”. Chúng lùng bắt những người cộng sản trong dân chúng, trong khi chẳng có người cộng sản nào, hoàn toàn không có ngay cả trong ý niệm, và như vậy chính chúng đã tuyên truyền cho chủ nghĩa bônsêvích và Lênin.
Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới.
Trên bàn có một tập bản thảo, một bản báo cáo công tác rõ ràng, mang phong cách truyền tin của phóng viên. Anh đang tưởng tượng đến đề tài: Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1947. Anh như đang nhìn thấy, nghe thấy diễn biến của hội nghị, mà ở đó anh sẽ điều khiển chương trình nghị sự.
Lúc chia tay, Nguyễn Ái Quốc như nhớ điều gì. - Vâng, chúng tôi còn có một cuộc “nổi dậy” nữa do Vua An Nam trẻ tuổi Duy Tân phát động, chống lại việc đưa những người nông dân của chúng tôi đến chiến trường của
15
Pháp. Vua Duy Tân đã chạy, bây giờ ông ấy đang sống lưu vong. Hãy kể về ông ấy nữa.
Ô. MANĐENXTAM
Báo Ogoniok (Liên Xô), số 39, ngày 23/12/1923.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.460-464.
16
4
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA PHÓNG VIÊN BÁO L'UNITÀ1
...
Tôi hỏi anh ở đâu đến.
- Tôi là người An Nam - bị Pháp cai trị, học sinh Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Tôi tên là Nguyễn Ái Quốc.
- Anh kể cho nghe về đời học sinh được không?
- Được...
Trong nước, tôi lao động ở nông thôn, tôi rời Tổ quốc tôi cách đây ba năm2.
- Tại sao anh lại sang châu Âu?
- Trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước _______________
1. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Giôvanni Giécmanéttô, đăng trên báo L'Unità của Đảng Cộng sản Italia từ năm 1924. Năm 1973, đồng chí Rendô Máctineli, đảng viên Đảng Cộng sản Italia đã tìm thấy bài báo này. Bài báo đã được đăng lại trên tờ Rinasitta, cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Italia (B.T).
2. Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc đã 13 năm, tức là từ năm 1911 (B.T).
17
tôi, một vài tờ có tính chống đối ở An Nam, có những người lính lê dương do Poăngcarê gửi sang để cải huấn. Những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Pari. Khi Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva mở, tôi bèn xin học.
- Trường có đông học sinh không?
- Tất cả có 1.025 người học thuộc 62 xứ thuộc địa trong đó có 150 gái, 895 vào đảng cộng sản. Trong số 1.025 người học 547 là nông dân, khoảng 300 là công nhân, còn là trí thức tư sản.
- Anh nghĩ thế nào về sáng kiến bônsêvích này?
- Tôi rất phấn khởi đối với sáng kiến này. Tôi đã đọc nhiều tuyên bố ủng hộ và đoàn kết của những người chống đối nhưng không người nào đem lại cho chúng tôi một sự giúp đỡ thiết thực để thoát khỏi chế độ nô lệ mà những “người đi gieo rắc văn minh” đang giam hãm chúng tôi. Tôi cho rằng sáng kiến này sẽ đem lại những kết quả rất tốt. Nhiều người đã hiểu tình trạng kém cỏi của chúng tôi nhưng chưa có ai, trừ những người làm cách mạng Nga, chỉ cho chúng tôi con đường đi đến giải phóng. Ở Bacu, năm 1921, lần đầu tiên trong lịch sử của giai cấp vô sản, đã họp một đại hội của các dân tộc phương Đông và chính Lênin, đồng chí Ilítsơ thân mến của chúng tôi, đã nêu lên những đề án và hướng dẫn chúng tôi đi những bước đầu để làm cho chúng tôi có khả năng cùng tiến bước với giai cấp vô sản thế giới.
18
- Tay anh làm sao thế?
- Không sao, anh trả lời. Tôi mang vòng hoa của học sinh viếng Lênin, vì thế hai ngón tay tôi bị tê cóng. Lênin thương tiếc!
- Các anh có bao nhiêu giáo sư? Chương trình có những môn gì?
- Chúng tôi có 150 giáo sư dạy các môn: khoa học xã hội, toán, duy vật lịch sử, lịch sử phong trào công nhân, khoa học tự nhiên, lịch sử cách mạng, kinh tế chính trị học, v.v.. Trường đại học có một phòng chiếu bóng, một thư viện 47.000 cuốn sách. Mỗi dân tộc có một thư viện riêng gồm sách, báo, tạp chí. Nên biết là chúng tôi thuộc 62 dân tộc mà đoàn kết với nhau như anh em ruột thịt. Người học tự viết lấy báo hằng tuần. Chúng tôi có một nhà an dưỡng ở Crimê và hai nhà nghỉ hè, một trong hai nhà đó trước cách mạng là lâu đài của một Quận công.
Anh hãy hình dung là ở trên đỉnh ngọn tháp của lâu đài, gần con quạ, biểu tượng của đế chế, phấp phới lá cờ đỏ và ở trong phòng khách, thay vào ngài Quận công, là những người nông dân Triều Tiên hoặc Ácmêni nô đùa với nhau.
- Ai nấu cho các anh ăn?
- Chúng tôi thay phiên nhau làm bếp. Chúng tôi cũng thay phiên nhau làm việc ở thư viện, ở câu lạc bộ, giặt giũ. Chúng tôi tổ chức thành công xã. Công xã họp một tuần một lần để thảo luận chính trị, và tổ chức các buổi biểu diễn nghệ
thuật, giải trí. Những sự sai phạm sẽ do một “toà án”, do công xã bầu ra nếu thấy cần thiết, xét xử.
19
- Khi học xong, anh dự định làm gì?
- Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về Tổ quốc tôi để đấu tranh cho sự nghiệp của chúng tôi. Ở bên chúng tôi có nhiều việc phải làm lắm. Chúng tôi chẳng có quyền gì cả, trừ quyền đóng thuế cho “mẫu quốc” Pháp, cho bọn chủ bản xứ. Sự việc nổi bật nhất là như thế này: chúng tôi là những người bị đô hộ, như đồng chí biết, chúng tôi là những dân tộc “hạ đẳng”, và vì thế chúng tôi không có quyền ứng cử, bầu cử. Ở nước Nga, ở cái nước của những người dã man - giai cấp tư sản dân chủ gọi các đồng chí Nga như thế -, chúng tôi có đầy đủ những quyền như công dân Nga. Thật vậy, những đại biểu của chúng tôi do Xôviết của chúng tôi bầu ra theo đúng kỳ hạn, đã cùng hội họp với các đại biểu công, nông, binh. Đó, anh đã thấy rõ sự đối xử khác nhau của chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ công nhân đối với chúng tôi!
Chúng tôi đã đau khổ nhiều và chúng tôi còn phải đau khổ nữa. Những người “khai hóa” các nước chúng tôi không để chúng tôi tự do. Nhưng chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra, chúng tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn những bài học đã học được. Các đồng chí của tôi làm việc phấn khởi, tin tưởng, nghiêm túc. Nhiều người còn rất trẻ đã có một trình độ mácxít ít có thể tưởng tượng là có thể có được vào tuổi đó. Chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi có trách nhiệm rất nặng nề, và tương lai của các dân tộc thuộc địa tùy thuộc vào sự tuyên truyền và tinh thần hy sinh của chúng tôi.
Ở phương Đông, từ Xyri đến Triều Tiên tôi chỉ nói các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, có một diện tích rộng mênh
20
mông với hơn 1.200 triệu dân. Cả vùng rộng lớn này nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa. Các dân tộc ở đó không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới. Những nghị
quyết của phái xã hội dân chủ tỏ cảm tình dù nồng nhiệt đến đâu cũng không có sức nặng.
Việc thành lập trường đại học bônsơvích đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, và nhà trường đã dạy chúng tôi nguyên lý đấu tranh giai cấp, và nhà trường đã đặt mối liên hệ giữa chúng tôi với các dân tộc phương Tây và trang bị cho chúng tôi - những người nô lệ, khả năng hoạt động chặt chẽ.
- Khí hậu nước Nga thế nào, có cực lắm không?
- Có... Tôi chưa quen tuy đã ở hai năm. Nhưng không sao, tôi sẽ khắc phục được.
Tôi đi thăm một công xã nông nghiệp. Thôi chào anh.
Báo L'Unità, ngày 15/3/1924.
Báo Nhân dân, số 6961, ngày 18/5/1973.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.465-468.
21
5
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO VỀ THÁI ĐỘ HIỆN THỜI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI
TRUNG HOA VÀ PHÁP
Đối với Trung Hoa: Trung Hoa và Việt Nam có quan hệ mấy ngàn năm với nhau về mọi phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế. Quan hệ ấy càng ngày càng thêm sâu xa, mà có thể càng ngày càng thêm mật thiết.
Nước Việt Nam được thắng lợi trong sự độc lập, thì sự thắng lợi ấy sẽ là một điều lợi cho Trung Hoa. Trung Hoa và Việt Nam có chung với nhau một biên giới rộng mấy ngàn dặm. Nay Việt Nam không phải là một thuộc địa của Pháp nữa, nước Trung Hoa sẽ bớt đi một lo ngại về miền Nam, vì trong dự định của một vài chính khách Pháp như P. Đume chẳng hạn, thì bọn thực dân Pháp vẫn ngấm ngầm định nhòm ngó mấy tỉnh trù phú miền Nam Trung Hoa như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Trung Hoa và Việt Nam có quan hệ như răng với môi vậy.
Về một phương diện khác, nước Trung Hoa bao lâu nay bị khốn khổ vì các điều ước bất bình đẳng, hẳn đã biết những thống khổ của một dân tộc bị áp bức. Chính Tưởng Chủ tịch cũng đã nói thế trong cuốn Trung Quốc vận mệnh. Lẽ tất
22
nhiên đối với nền độc lập Việt Nam, nước Trung Hoa phải sẵn có cảm tình.
Nước Trung Hoa đã giúp đỡ gì chúng ta chưa? Về vật chất chưa giúp gì, nhưng về phần tinh thần có thể nói là đã giúp rồi vậy. Cuộc kháng chiến anh dũng của dân Trung Hoa trong 8, 9 năm trời chống phát xít Nhật đã làm cho chúng ta thêm tự tin ở mình, ở sự thắng lợi của cuộc chiến đấu của ta bây giờ với quân xâm lược Pháp trong Nam Bộ. Nhật gần Trung Hoa hơn Pháp gần nước ta nhiều, sức mạnh quân sự
của Nhật lại hơn hẳn quân Pháp bao nhiêu bực. Vậy mà cuối cùng, dân tộc Trung Hoa đã đánh bại được Nhật. Tại sao chúng ta lại sẽ không đánh bại được Pháp?
Chính sách của Việt Nam đối với Trung Hoa, lúc này tóm lại là phải thân thiện.
Còn như trong buổi tiếp xúc đầu tiên này có những chuyện khó khăn xảy ra (như việc tiêu tiền quan kim1, việc xung đột thường ngày vì không hiểu ngôn ngữ nhau, v.v.) thì đó là những chuyện không thể tránh được. Để giải quyết những chuyện ấy, không những chỉ Chính phủ mà cả các nhà đương chức Trung Hoa ở đây cũng tận tâm giải quyết ổn thỏa. Dân ta lúc này bị điêu đứng về những chuyện ấy, thì phải nhớ đến câu: Muốn gánh được nặng, phải chịu được khó nhọc.
Đối với Pháp: Đối với bọn thực dân Pháp cố tâm dùng võ lực lập lại chủ quyền của chúng ở đây, chúng ta nhất định chống lại chúng kỳ cùng, và nhất định chúng ta sẽ phải _______________
1. Một loại tiền Trung Quốc lúc bấy giờ (B.T).
23
thắng lợi. Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ bây giờ, cử chỉ phi thường của một chiến sĩ tự tẩm dầu xăng vào mình để vào đốt một kho dầu của bên địch, tỏ ra rằng một dân tộc đã có tinh thần cao đến bực ấy thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được.
Nhưng chúng ta không chống tất cả nước Pháp, tất cả dân chúng Pháp. Nếu có những người Pháp muốn qua đây điều đình một cách hòa bình (từ trước tới nay chưa có một cuộc điều đình như vậy, nhưng giả sử có, lẽ tất nhiên chúng ta sẽ hoan nghênh) thì điều kiện căn bản của cuộc điều đình ấy là người Pháp phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Còn ngoài ra có thể có những sự thương lượng để dung hòa quyền lợi của cả hai bên. Có thể rằng: Những cơ sở mà người Pháp đã bỏ vốn ra gây dựng ở đây từ trước đến giờ, nếu xét ra cần thiết cho nền kinh tế quốc gia Việt Nam, sẽ được chúng ta chuộc lại dần dần. Có thể rằng: Chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thể
rằng: Chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia.
Nhưng, phải nhắc lại rằng, điều kiện chính vẫn là họ phải thừa nhận nền độc lập của xứ này. Nếu không vậy, thì không thể nói chuyện gì được cả.
Báo Cứu quốc, số 74, ngày 23/10/1945.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.84-86.
24
6
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO VỀ LỜI TUYÊN BỐ MỚI ĐÂY CỦA TỔNG THỐNG MỸ TƠRUMAN
Cứ xét 12 điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ này, thì đều có ý nghĩa công minh chính trực cả, nhưng riêng năm điểm có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới.
Điểm thứ nhất: “Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ”. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ cái chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập thì dân Việt Nam càng tin tưởng cái chính sách rộng rãi của Mỹ.
Điểm thứ hai: “Hoa Kỳ tin tưởng vào sự trở lại chủ quyền của hết thảy các dân tộc đã mất chủ quyền ấy bởi cường lực”. Nước Việt Nam là một trong những nước đã bị mất chủ quyền bởi cường lực của Pháp. Và dân Việt Nam đã giành lại cái chủ
quyền ấy không những ở tay Pháp mà cả ở tay Nhật nữa. Sự tin tưởng của Mỹ đã thành một sự thực ở Việt Nam, sự tin tưởng của Mỹ càng giúp cho sự thực ấy thêm vững vàng.
Điểm thứ ba: “Hoa Kỳ không ưng thuận một sự thay đổi lãnh thổ nào mà không được chính các dân tộc đương sự thỏa thuận”. Về điều này, dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí không bằng lòng bọn thực dân Pháp trở lại. Trong Nam Bộ
đã bắt đầu kháng chiến và toàn quốc sẽ cương quyết kháng
25
chiến đến cùng, không để bọn thực dân Pháp trở lại. Dân chúng Ai Lao1 và Cao Miên2 cũng vậy. Toàn thể các dân tộc Đông Dương đều kịch liệt phản đối thực dân Pháp.
Điểm thứ tư: “Tất cả các dân tộc đương chuẩn bị tự trị được tự chọn lấy chính thể của họ”. Dân tộc Việt Nam chẳng những chuẩn bị mà đã thực hành tự trị, đã có Chính phủ theo chế độ dân chủ cộng hòa và đang sửa soạn triệu tập toàn quốc đại hội để thông qua hiến pháp dân chủ cộng hòa.
Điểm thứ năm: “Không một chính phủ nào thành lập bằng sự áp bức, bằng vũ lực trên một dân tộc khác, lại sẽ được Hoa Kỳ thừa nhận cả”.
Hiện giờ bọn thực dân Pháp đương áp bức dân tộc Việt Nam bằng võ lực để mưu lập lại cái chế độ nô lệ của họ trên đất Việt Nam. Bọn thực dân Pháp lại cho vấn đề này là vấn đề nội bộ của họ, kỳ thực nó là một vấn đề quốc tế, vì từ năm 1940 Pháp đã thành tay sai của Nhật và đến tháng 3 năm 1945 Pháp đã trao hoàn toàn chủ quyền cho Nhật. Chẳng những thế, bọn thực dân Pháp đã giúp cho Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng (Pearl Habour)3, vì chính ngày hôm ấy, bọn _______________
1. Lào (B.T).
2. Campuchia (B.T).
3. Trận Trân Châu cảng: Trận đánh mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày 7/12/1941, Nhật không tuyên chiến, bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở cửa biển Trân Châu (Pearl Habour), căn cứ quân sự của Mỹ ở quần đảo Haoai. Mỹ cho rằng Nhật sẽ tấn công Liên Xô nên thiếu sự đề phòng và đã bị thiệt hại nặng nề. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử
chiến tranh hải quân. Hai ngày sau, ở ngoài khơi Mã Lai, thiết giáp hạm Prince of Wales và tuần dương hạm Repulse của Anh cũng bị Nhật đánh đắm. Sau đó, phe Đức - Ý - Nhật tuyên chiến với Mỹ. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai lan ra khắp thế giới.
26
thực dân Pháp ở Việt Nam đã ký điều ước bí mật để cho Nhật đủ điều kiện gây chiến với Mỹ làm cho Mỹ tổn thiệt rất nhiều. Vì những lẽ đó, nhân dân Việt Nam đối với lời tuyên bố của Tổng thống Tơruman rất hoan nghênh và chắc rằng nước Mỹ sẽ làm cho những lời tuyên bố ấy thực hiện ngay, nó đặt nền móng cho hòa bình và hạnh phúc của nhân loại và trước hết là cho các dân tộc nhỏ yếu.
Báo Cứu quốc, số 81, ngày 2/11/1945.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.94-95.
27
7
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA PHÓNG VIÊN CÁC BÁO VỀ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT1
Hỏi: Thưa Cụ, 14 điều trong báo “Việt Nam” đăng có đúng không?
Trả lời: Đúng, nhưng phải thêm một điều nữa là đôi bên đã đồng ý với nhau chưa nên công bố, không hiểu sao báo Việt Nam lại đăng hết. Có lẽ báo ấy quên chăng?
Hỏi: Thưa Cụ, báo “Liên hiệp” đăng Chính phủ Việt Minh từ chức là nghĩa gì?
Trả lời: Làm gì có Chính phủ Việt Minh, mà đã không có thì từ chức làm sao?
Hỏi: Sao chưa cho các báo khác đăng 14 điều ấy?
Trả lời: Chưa đến lúc phát biểu. Về chính trị, thời gian cũng quan trọng.
_______________
1. Ngày 24/12/1945, Việt Minh, Việt Nam Cách mạng Đồng minh và Việt Nam Quốc dân Đảng đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường sự đoàn kết, củng cố mặt trận liên hiệp quốc dân để tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo thỏa thuận chung, văn bản này không công bố. Nhưng báo Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc dân Đảng đã công bố (Xem phần Phụ lục in trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.577-579) (B.T).
28
Hỏi: Cụ cho biết điều thứ 13 mà báo Việt Nam không đăng? (Chủ tịch Hồ Chí Minh cười có ý bảo không nên nói đến con số 13).
Hỏi: Chính phủ cũ lấy thêm những vị nào để thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời?
Trả lời: Có cụ Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch, một ông Bộ trưởng Vệ sinh (Y tế) và một ông Bộ trưởng Kinh tế. Ông Nguyễn Mạnh Hà (người không đảng phái) đã tự nhường xuống làm Thứ trưởng để tỏ lòng thành thực đoàn kết của Chính phủ hiện thời.
Hỏi: Chính phủ liên hiệp lâm thời sẽ thành lập từ bao giờ và tồn tại đến bao giờ?
Trả lời: Từ mồng 1 tháng Giêng đến mồng 6 tháng Giêng dương lịch1.
Hỏi: Sao hai Bộ Quốc phòng và Nội vụ lại để cho người không đảng phái?
Trả lời: Trước bàn: Nếu một bên giữ Bộ Quốc phòng thì một bên Nội vụ và trong hai bộ ấy một bên làm Bộ trưởng thì một bên làm Thứ trưởng. Sau thấy lôi thôi quá nên đôi bên đi đến thái độ “siêu nhân” nên để cho người ngoài Việt Minh và ngoài Việt Nam Quốc dân Đảng giữ.
Hỏi: Sao bây giờ lại chỉ có 10 bộ?
Trả lời: Vì nước mình nhỏ nên không cần nhiều bộ.
_______________
1. Năm 1946 (B.T).
29
Hỏi: Tại sao có 70 ghế đặc cách trong Quốc hội? Trả lời: Vì anh em Quốc dân Đảng không ra ứng cử. Hỏi: Sao lại trái nguyên tắc dân chủ vậy?
Trả lời: Muốn đi tới dân chủ nhiều khi phải làm trái lại. Thí dụ, muốn đi tới hòa bình có khi phải chiến tranh.
Hỏi: Cần làm trái dân chủ? Thế sao Cụ không tự chỉ định Cụ ra làm Chủ tịch Việt Nam, Cụ còn phải ra ứng cử lôi thôi?
Trả lời: Vì tôi không muốn làm như vua Lui thập tứ1. Hỏi: Quốc hội không nhận 70 ghế đặc cách ấy thì sao? Trả lời: Chính phủ sẽ hết sức đề nghị với Quốc hội. Hỏi: Thưa Chủ tịch, cái khối “Trung lập” ra sao?
Trả lời: Tôi có gặp các ông ấy vài ba lần. Các ông ấy tỏ ra hăng hái muốn hòa giải lắm.
Hỏi: Có phải đoàn kết là công của khối ấy không?
Trả lời: Sự đã thành, tôi cũng không biết công của ai, chỉ biết giờ đã đi đến kết quả.
Hỏi: Cụ cho biết về vấn đề ngoại giao?
Trả lời: Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn.
_______________
1. Louis XIV (1638-1715), Hoàng đế Pháp (1643-1715), mệnh danh là Vua Mặt trời, một ông vua chuyên quyền độc đoán (B.T).
30
Hỏi: Sao các nước chưa công nhận mình?
Trả lời: Nhìn qua lịch sử thế giới thì rõ. Muốn được các nước công nhận phải qua một thời gian khá lâu.
Hỏi: Một vài nơi Việt Nam Quốc dân Đảng chiếm đóng thì thế nào?
Trả lời: Sẽ giải quyết dần.
Trả lời ngày 26/12/1945.
Báo Cứu quốc, số 128, ngày 28/12/1945.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.145-147.
31
8
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO NƯỚC NGOÀI
Nhân dịp các bạn tân văn ký giả1 ngoại quốc hỏi đến, tôi xin đem câu trả lời của tôi công bố ra cho đồng bào trong nước và nhân sĩ các nước ngoài đều biết:
1) Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.
2) Trong một nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tin tưởng, tự do tổ chức. Nhưng vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là
_______________
1. Phóng viên báo chí (B.T).
32
Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.
Rất mong nhân sĩ nước ngoài và đồng bào trong nước rõ cho.
HỒ CHÍ MINH
Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21/1/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187-188.
33
9
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA CÁC NHÀ BÁO
Hỏi: Xin Hồ Chủ tịch cho biết ý kiến về bản Hiệp ước Hoa - Pháp?1
Trả lời: Về bản hiệp ước đó, một là Trung Quốc chưa tuyên bố, hai là do Hãng thông tin Roitơ tuyên bố, nên chưa có thể phê bình thế nào được.
Hỏi: Có phải nước ta không cho nước Trung Hoa đủ những quyền lợi về kinh tế như Pháp đã cho Trung Hoa nên mới có bản hiệp ước Hoa - Pháp?
Trả lời: Vấn đề đó không thành câu hỏi. Có một điều ta nên nhắc đến là Trung Hoa với ta cùng là người Á châu, cùng là giống da vàng, lại có liên quan với nhau về địa dư, lịch sử, _______________
1. Ngày 21/2/1946, Hãng thông tin Anh Roitơ đưa tin: Ngày 20/2 Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp M. Mutê công bố các điều khoản của bản Hiệp ước Hoa - Pháp, gồm: 1- Nước Pháp chịu hủy bỏ hết các trị ngoại pháp quyền của Pháp trên đất Trung Hoa; 2- Nước Pháp cho Trung Hoa một “khu tự do” ở hải cảng Hải Phòng; 3- Nước Pháp bán cho Trung Hoa quãng đường xe hỏa Vân Nam trên đất Trung Hoa; 4- Những người Trung Hoa ở Đông Dương sẽ được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt hơn trước; 5- Trung Hoa không bắt Pháp phải trả tiền phí tổn về việc quân đội Trung Hoa đóng ở Bắc Đông Dương (B.T).
34
thì những quan hệ sâu xa ấy, ta không thể quên được. Lại nữa, nước Trung Hoa bây giờ cũng như Tôn Trung Sơn ngày trước, chủ trương Tam dân chủ nghĩa là dân tộc, dân quyền và dân sinh. Trung Quốc phấn đấu, kháng chiến trong 8, 9 năm cũng vì ba chủ nghĩa ấy. Ta phấn đấu, cũng trước hết là vì dân tộc. Dù thế nào chăng nữa Trung Quốc cũng phải bênh vực ta và người Việt Nam cũng phải thân thiện với Trung Quốc.
Hỏi: Hồ Chủ tịch đã có cuộc trực tiếp đàm phán nào giữa đại biểu Pháp với Chính phủ như đài Sài Gòn tuyên bố chưa?
Trả lời: Người Pháp ở đây, tôi tiếp đã nhiều. Và như tôi đã nói là người thành thật muốn tiếp thì tôi tiếp, nhưng thành thật hay không, lại là một chuyện khác. Còn như nói về công khai đàm phán thì một bên có điều kiện gì để so sánh, mặc cả với bên kia, mới là đàm phán, chứ chỉ nói chuyện bông lông không thôi, gọi là đàm phán thế nào được. Cũng như người Pháp trong quân đội, người Pháp nhà báo, hay người Pháp thường, tôi gặp đã nhiều, trong câu chuyện họ hỏi tôi, tôi trả lời, không thể bảo đó là những cuộc đàm phán được.
Họ hỏi tôi, bao giờ tôi cũng bảo họ: Dân Việt Nam có một ý muốn rất bình thường là muốn độc lập. Thấy tôi nói thế, có người họ cũng tán thành nền độc lập của ta. Là vì sau những câu hỏi của họ, tôi đã hỏi lại họ: “Ông là người Pháp, có muốn được độc lập, có muốn được tự do không?”.
Tôi lại nói cho họ biết thêm rằng chúng tôi tranh đấu từ trước tới bây giờ là cũng tranh đấu theo như người Pháp đó thôi. Ba tiếng Tự do, Bình đẳng, Bác ái đã làm cho Pháp
35
thành một dân tộc tiền tiến, thì chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ muốn tranh đấu để được như thế.
Nếu bao giờ có cuộc đàm phán, Chính phủ cũng không giấu dân vì nước mình chưa phải là một nước ngoại giao bí mật.
Trả lời ngày 23/2/1946.
Báo Cứu quốc, số 172, ngày 24/2/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.212-213.
36
10
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO1
Hỏi: Thưa Chủ tịch, chúng tôi nghe nói Chủ tịch tuyên bố rằng Chủ tịch có xu hướng cộng sản, nhưng có phải Chủ tịch cho rằng nước Việt Nam chưa có thể cộng sản hóa được trước một thời hạn là 50 năm không?
Trả lời: Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác. Cách đây 2.000 năm, Đức Chúa Giêsu đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.
Còn khi nào thì chủ nghĩa Các Mác thực hiện thì tôi không thể trả lời được. Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ.
Hỏi: Nếu Nam Kỳ từ chối không sáp nhập vào Việt Nam, Chủ tịch sẽ làm thế nào?
_______________
1. Trả lời trong cuộc họp báo tại biệt thự Roayan Môngxô, ngày 12/7/1946 (B.T).
37
Trả lời: Nam Kỳ cùng một tổ tiên với chúng tôi, tại sao Nam Kỳ lại không muốn ở trong đất nước Việt Nam? Người Baxcơ (Basques), người Brơtôn (Breton) không nói tiếng Pháp mà vẫn là người Pháp. Người Nam Kỳ nói tiếng Việt Nam, tại sao lại còn nghĩ đến sự cản trở việc thống nhất nước Việt Nam?
Các nhà báo hỏi về vấn đề đại sứ Việt Nam ở ngoại quốc, Chủ tịch tuyên bố: “Tôi cho rằng, vấn đề này không những chỉ quan hệ đến quyền lợi của chúng tôi mà lại còn mật thiết đến cả quyền lợi của nước Pháp nữa. Thí dụ, ở Liên hợp quốc nước Pháp có một phiếu, nhưng thêm vào phiếu của nước Việt Nam, nước Pháp sẽ hai phiếu nói ví chắc rằng hai nước Việt và Pháp sẽ cùng nhau song song tiến bước”.
Hỏi: Chủ tịch có định quốc hữu hóa doanh nghiệp nào của người Pháp không?
Trả lời: Chúng tôi không quốc hữu hóa không điều kiện; chúng tôi không tịch thu không của người nào cả.
Hỏi: Nếu Chủ tịch cần phải quốc hữu hóa thì sẽ quốc hữu hóa những doanh nghiệp nào?
Trả lời: Những doanh nghiệp nào dùng vào việc chế tạo bom nguyên tử.
Hỏi: Nước Việt Nam độc lập có thể đi đôi được với khối Liên hiệp Pháp không? Nếu như có một sự xích mích xảy ra thì sẽ xử trí như thế nào?
Trả lời: Chúng ta sẽ thảo luận và chúng ta sẽ đi tới chỗ thỏa thuận.
38
Về vấn đề trưng cầu dân ý có thể nhưng chưa nhất định là sẽ tổ chức ở Nam Bộ, Chủ tịch tuyên bố: “Muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, bao giờ cũng tốn rất nhiều tiền. Giá thỏa thuận được với nhau và bỏ trưng cầu dân ý đi thì vẫn hơn. Nếu không đi đến chỗ đó được, thì sẽ tổ chức một cách thành thực và thẳng thắn”.
Trả lời ngày 12/7/1946.
Báo Cứu quốc, số 292, ngày 15/7/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.315-316.
39
11
TRẢ LỜI NHÀ BÁO PHÁP GIĂNG BÊĐEN1
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quan điểm của chúng tôi không giống như một số người Pháp. Hãy nhìn bao thuốc lá trên chiếc bàn này. Tôi nhận ra những hình vẽ nhiều nét, nhiều mầu sắc. Tôi thấy một kim tự tháp nhỏ, mầu vàng. Còn anh thì khẳng định rằng, các hình vẽ không phải là cái mà tôi muốn xem. Chúng ta có thể tranh luận không bao giờ hết. Cũng như thế, người ta đã tố cáo Việt Nam là làm mất lòng tin qua một số sự kiện ở Đông Dương. Người ta đã quá tùy tiện đưa ra những lời lẽ tố cáo chúng tôi. Người ta cho rằng vụ tiến công vào các đoàn xe của Pháp là một sự vi phạm các thỏa thuận quân sự, hoặc người ta khẳng định rằng Việt Nam không thể duy trì được trật tự. Trên thực tế, người ta không biết rằng, liệu các đoàn xe đó có quyền đi qua vùng mà các thỏa thuận không xác định một cách chính xác. Hơn nữa, tin tức hiện nay thu được cũng cực kỳ không đầy đủ, người ta đổ vấy trách nhiệm lên cấp trên. Cái chính sách hẹp hòi đó không bao giờ giải quyết được các vấn đề chính giữa Pháp và Việt Nam. Lợi ích của hai nước chúng ta là cùng nhau đạt được những thỏa thuận vì chúng tôi cần nước Pháp cũng như _______________
1. Phóng viên báo Liberation (B.T).
40
nước Pháp cần chúng tôi. Tôi vừa nói chuyện với ông Biđôn. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Chúng tôi lắng nghe nhau một cách chân thành. Chúng tôi không muốn một cái gì khác ngoài việc thực hiện ý tưởng của Pháp là tự do của các dân tộc trên nền tảng dân chủ.
Phóng viên Giăng Bêđen: Ông có định trở lại đàm phán ở Phôngtennơblô do đứt đoạn?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tôi không đặt các điều kiện trở lại đàm phán, nhưng không có lý do gì để soạn thảo cho Đông Dương quy chế về Liên bang Đông Dương, khi mà người ta mời một đoàn đại biểu Việt Nam đến Pari để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, tôi tin rằng Hội nghị Phôngtennơblô sẽ sớm trở lại đàm phán, các tiểu ban vẫn tiếp tục các công việc của mình. Các cuộc đàm phán cần phải đạt được thành công, bởi vì nó đặt vận mệnh của Liên hiệp Pháp vào cuộc, nó vượt hẳn vấn đề quốc gia, đó là vấn đề trật tự quốc tế. Pháp và Việt Nam phải đạt được hòa bình. Ông Biđôn nói rằng, đó sẽ là một tấm gương lớn mà nước Pháp đưa ra cho thế giới. Tôi cho rằng thành công đó sẽ là hòn đá đầu tiên của tình hữu nghị quốc tế. Chúng tôi không đòi hỏi nước Pháp phải nhượng bộ. Chúng tôi chỉ muốn độc lập thật sự.
Phóng viên Giăng Bêđen: Ông có coi nền độc lập này nằm trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Độc lập, tất nhiên không có nghĩa là cắt đứt, cách ly. Chúng tôi muốn hợp tác với nước Pháp, lập ra các cơ quan hỗn hợp.
41
Phóng viên Giăng Bêđen: Ông có nghĩ rằng ông sẽ đặt vấn đề ngoại giao?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Làm sao mà người ta có thể nói về độc lập mà không có đại diện về ngoại giao? Nhưng chúng tôi cũng sẽ bảo vệ những lợi ích của mình. Nếu Việt Nam có trụ sở ở Liên hợp quốc như đề nghị mà ông Biđôn có thể đưa ra thì nước Pháp sẽ có thêm tiếng nói có lợi cho mình. Cũng vậy, nước Anh có thể tính đến sự ủng hộ của Canađa, Ôxtrâylia, Ấn Độ và Nam Phi, với bất cứ vấn đề gì nước Anh đều có năm tiếng nói ủng hộ, còn nước Pháp chỉ có một. Nhưng trước khi đạt được những điều đó, trước tiên Việt Nam và Pháp cần phải giải quyết các vấn đề nội bộ của mình.
Phóng viên Giăng Bêđen: Ông là người lạc quan? Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tôi luôn luôn là người lạc quan. Phóng viên Giăng Bêđen: Những ngày ở Pháp của ông...?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khắp nơi, chúng tôi đều nhận được sự đón tiếp nhiệt tình. Tôi đã gặp gỡ nhiều nhân vật. Tất cả đều tỏ rõ tình cảm tốt đẹp đối với chúng tôi. Tôi rất thích làm quen với Manrô.
Trả lời ngày 9/8/1946.
Báo Nhân dân, số 15036, ngày 21/8/1996.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.318-320.
42
12
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA BÁO FRANC-TIREUR
Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp.
Nước Việt Nam không chịu trách nhiệm về các cuộc xung đột đã xảy ra. Cần phải tạo nên bầu không khí thuận lợi cần thiết cho cuộc cộng tác Việt - Pháp. Muốn thế cần phải làm yên lòng người Việt Nam cũng như người Pháp. Về phần chúng tôi, chúng tôi quyết định bảo đảm cho nước Pháp những quyền lợi tinh thần, văn hóa và vật chất, nhưng trái lại nước Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng tôi.
Báo Cứu quốc, số 322, ngày 17/8/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.323.
43
13
TRẢ LỜI PHÓNG VIÊN HÃNG THÔNG TẤN A.F.P1
Chúng tôi muốn được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, và chúng tôi lại muốn rằng sự hợp tác đó phải chặt chẽ thân thiện và do ý muốn của chúng tôi. Vì lẽ đó mà chúng tôi không chịu nhận bị coi chỉ là một hội viên thường, bị hạn chế trong khối Liên hiệp Pháp. Sự cản trở chính trong cuộc đàm phán Việt - Pháp hiện nay là ở vấn đề trưng cầu dân ý ở
Nam Bộ. Chúng tôi muốn rằng ngày giờ và phương thức của cuộc trưng cầu dân ý đó phải được định đoạt một cách nhanh chóng và phải có đủ các đảm bảo để dân chúng Nam Bộ được tự do phát biểu ý kiến của họ. Tôi rất lạc quan và rất hy vọng đi tới kết quả.
Tôi tin tưởng ở nước Pháp mới. Hai nước Việt và Pháp có thể đi đến sự thỏa thuận vì cả hai nước đều cần phải tương trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung của hai nước, cần phải đi đến một sự hiểu biết lẫn nhau càng nhanh chóng càng hay, để
cùng có thể sẵn sàng bắt tay vào một công việc thiết thực.
_______________
1. Trong thời gian đi thăm Pháp, chiều 2/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh nước Việt Nam tại Pari và trả lời phóng viên Hãng thông tấn A.F.P (Pháp) về hiện tình cuộc đàm phán Việt - Pháp (B.T).
44
Tôi muốn có thể sớm trở về nước Việt Nam được, để mang lại cho dân chúng Việt Nam bằng chứng mối cảm tình của nước Pháp đối với họ.
Trả lời ngày 2/9/1946.
Báo Cứu quốc, số 336, ngày 5/9/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.331.
45
14
THƯ TRẢ LỜI BÀ SỐTXI
TRONG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ PHÁP1
Trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin,
ngày 22 tháng 9 năm 1946
Thưa bà,
Tôi xin cảm ơn bà về bức thư của bà, bức thư đã làm cho tôi vô cùng xúc động. Rõ ràng trong thư bà đã nói lên tình cảm chung của những bà mẹ Pháp có con đang đi lính ở Đông Dương. Vậy trong thư này, tôi xin phép được trả lời tất cả
những người phụ nữ Pháp có con, chồng, anh em, chồng chưa cưới hoặc bạn bè hiện đang làm quân dịch ở Đông Dương. Theo Tạm ước được ký ngày 14 tháng 9 vừa qua giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam, thì hai bên phải đình chỉ mọi sự đối địch. Về phần tôi, tôi sẽ làm hết sức mình để cho điều khoản này cũng như mọi điều khoản khác được thi hành một cách trung thực. Tôi mong rằng về phía những người bạn Pháp của chúng tôi, họ cũng sẽ hành động như vậy.
_______________
1. Bà Sốtxi (Chossis) trong Hội Liên hiệp phụ nữ Pháp viết thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ngày 14/9/1946, kèm theo tấm ảnh của bà. Bức thư hiện được lưu ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (B.T).
46
Như thế máu sẽ thôi không đổ nữa, và những nỗi lo âu của các bà mẹ Pháp và Việt Nam sẽ không còn.
Tuy nhiên, việc xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân của những sự kiện đau xót đã làm đổ máu mối quan hệ giữa nhân dân hai nước chúng ta là rất cần thiết.
Các bà yêu đất nước mình, các bà mong muốn nước mình được độc lập và thống nhất. Nếu có kẻ nào tìm cách xâm phạm nền độc lập và sự thống nhất ấy, thì tôi tin chắc rằng các bà sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ nó. Chúng tôi cũng thế, chúng tôi yêu Tổ quốc Việt Nam của chúng tôi, chúng tôi cũng muốn Tổ quốc chúng tôi độc lập và thống nhất. Liệu các bà có kết tội chúng tôi vì chúng tôi đã đấu tranh chống những kẻ tìm cách chinh phục và chia cắt Tổ quốc chúng tôi không?
Người Pháp đã đau khổ vì bị chiếm đóng trong bốn năm. Trong bốn năm ấy, các bà đã tiến hành “cuộc kháng chiến và đánh du kích”. Người Việt Nam chúng tôi cũng đã đau khổ vì bị chiếm đóng trong hơn 80 năm; chúng tôi cũng đã kháng chiến và đánh du kích.
Vì sao những người kháng chiến Pháp được coi như những anh hùng? Vì sao những người du kích Việt Nam lại bị xem như những tên ăn cướp và những kẻ giết người?
Người ta cho rằng những người Pháp đến Đông Dương là những người đi khai hóa. Tôi cũng mong như vậy! Nhưng người ta không thể khai hóa người khác bằng đại bác và xe tăng!
Nếu những thanh niên Pháp đến Việt Nam như những công nhân, kỹ thuật viên hoặc nhà bác học, thì tôi xin bảo đảm với các bà rằng họ sẽ được đón tiếp nồng nhiệt như những người bạn, những người anh em. Và các bà mẹ Pháp sẽ không có điều gì phải lo ngại cho số phận của họ cả.
47
Nhưng, một khi những người này đến với tư cách là những kẻ đi chinh phục có võ trang và lại yên trí rằng tất cả những người yêu nước bản xứ đều là kẻ thù của họ, còn những người kia, về phía họ, họ đã quyết tâm đứng lên bảo vệ đất nước quê hương của mình, thì sự đối địch là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, việc tuyên truyền thiên vị lại luôn luôn tìm cách thổi phồng các sự kiện và kích động tinh thần. Người ta nói với các bà có bao nhiêu người Pháp bị giết và bị thương, nhưng không hề nói với các bà là có bao nhiêu người kháng chiến Việt Nam bị chết và bị thương, bao nhiêu làng mạc Việt Nam bị thiêu hủy.
Trong khi một bà mẹ Pháp thương khóc đứa con của mình thì có biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vừa khóc thương những người con bị chết lại vừa đau xót vì nỗi nhà tan cửa nát!
Cần phải nói với các bà rằng mỗi khi có một người Pháp chết thì ít nhất cũng có 10 người Việt Nam phải bỏ mạng, chỉ vì một lẽ đơn giản là người Pháp có máy bay, tàu bò và các thứ vũ khí tinh xảo khác, còn người Việt Nam thì không có những thứ đó!
Phải chấm dứt cuộc huynh đệ tương tàn này! Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cùng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Chúng ta có cùng một mục đích giống nhau là chế độ dân chủ. Chúng ta cần nhờ cậy lẫn nhau. Người Việt Nam chúng tôi cũng yêu mến nước Pháp và những người Pháp bạn hữu, chúng tôi bảo đảm tôn trọng những quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam. Nhưng chính vì để thực hiện sự hợp tác bình đẳng và hữu nghị ấy, chúng tôi quyết dùng tất cả sức mình
48
để giành được nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi.
Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập của chúng tôi thì nước Pháp sẽ chiếm được trái tim và tình cảm của tất cả những người Việt Nam! Và chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng khối Liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp tự do, vững chắc và hữu nghị.
Theo tinh thần bốn bể đều là anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Tôi thành thực mong muốn thanh niên Pháp và thanh niên Việt Nam hiểu biết lẫn nhau và yêu mến nhau như anh em.
Hỡi các bà mẹ Pháp! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quý và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những sự hiểu lầm và mau chóng gây dựng mối tình hữu nghị và tinh thần hòa hợp giữa các con em chúng ta. Và các bà sẽ nhận được tấm lòng biết ơn của người con không chỉ của thanh niên Pháp mà cả của thanh niên Việt Nam.
HỒ CHÍ MINH
Bút tích tiếng Pháp, lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.346-349.
49
15
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA CÁC NHÀ BÁO VIỆT NAM, PHÁP VÀ TRUNG HOA
Hỏi: Cảm tưởng của Chủ tịch khi ở Pháp?
Trả lời: Cảm tưởng rất tốt. Chúng tôi đi đến đâu, bất kỳ người giới nào, từ chính trị, văn hóa cho đến bình dân, đàn ông, đàn bà, thanh niên và nhi đồng đều tỏ ra có một cảm tình nồng hậu. Một cảm tưởng chung nữa của tôi là thấy: May mắn cho dân Pháp và cả thế giới nữa, thành phố Ba Lê, cái kho tàng văn hóa của nhân loại ấy, bị tàn phá rất ít. Trong hồi chiến tranh, nước Pháp cũng bị thiệt hại nhiều về người và vật liệu, nhưng bây giờ đã bắt đầu kiến thiết và dân chúng Pháp rất nỗ lực, tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa sẽ được như cũ. Về tinh thần, phần đông dân chúng Pháp có thể nói là đến 90% đều tỏ ra muốn hòa bình và dân chủ, còn 10% kia tôi không gặp nên không được biết. Đối với nước Việt Nam, đa số dân Pháp cũng tỏ ra có một cảm tình, rất nghiêng về nền độc lập của ta. Lý lẽ của họ rất đơn giản nhưng cũng rất sâu xa: Nước Pháp muốn dân chủ, không có lý gì lại muốn cho nước khác và nước Việt Nam không dân chủ; nước Pháp muốn độc lập và suốt bốn năm trời đã phấn đấu và hy sinh nhiều để cố giữ lấy độc lập, không có lý gì lại muốn nước Việt Nam không được độc lập. Trong những lời
50
người Pháp nói với chúng tôi, đều thấy nói như vậy. Nhất là trong khi nói chuyện, chúng tôi bảo rằng: Dân Việt Nam đòi độc lập không phải là muốn đoạn tuyệt với Pháp mà trái lại muốn độc lập ở trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp, thì bà con càng tán thành hơn nữa.
Hỏi: Vì cớ gì mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã ký bản Tạm ước?
Trả lời: Rất dễ hiểu. Một là, cả hai bên đều muốn cho người Pháp và người Việt được làm ăn dễ dàng. Hai là, người Pháp và người Việt đều nghĩ rằng hai dân tộc đã khó chịu với nhau khá lâu rồi, giờ là lúc nên đi đến chỗ bắt tay nhau. Ba là, Hội nghị Phôngtennơblô chưa kết thúc, còn cần phải tiếp tục, bản Tạm ước ấy chính là để làm công việc hội nghị sau đây được dễ dàng.
Hỏi: Chủ tịch ở Pháp, tình hình tiếp xúc với người ngoại quốc thế nào?
Trả lời: Ở Pháp, ở Ba Lê, thường có nhiều người ngoại quốc. Nhất là lúc này, Hội nghị hòa bình đương họp ở Luýchxămbua, nên số người ngoại quốc càng đông. Vì vậy, tôi được gặp nhiều. Người về giới nào cũng có, phần nhiều trong giới văn hóa, chính trị và ngôn luận. Họ đều hỏi thăm tin tức về dân Việt Nam. Tôi cũng hỏi lại tin tức dân các nước họ. Nói tóm lại, các người tôi gặp đều tỏ tình thân thiện với tôi và cố nhiên, tôi cũng tỏ tình thân thiện với họ.
Hỏi: Cảm tưởng của Chủ tịch khi về đến nước nhà?
Trả lời: Tốt. Một là, vì mùa màng được, dân sự khỏi lo đói. Hai là, trông thấy dân ai cũng chăm làm, chăm học. Ba
51
là, thấy cảm tình giữa dân Việt Nam với người Pháp và các người ngoại quốc ở đây càng ngày càng tiến bộ. Bốn là, thấy không khí ở đây cũng như ở Pháp sẵn sàng có thể đưa đến một sự cộng tác bình đẳng và thành thật.
Hỏi: Ngoại giao và quốc sách Việt Nam từ đây về sau có gì biến đổi không?
Trả lời: Có thể trả lời là không biến đổi gì hết. Về nội chính, Chính phủ từ trước tới giờ vẫn chủ trương đoàn kết để xây dựng nước Việt Nam mới. Về ngoại giao, Chính phủ quyết đòi độc lập, quyết đòi thống nhất, nhưng quyết định ở trong khối Liên hiệp Pháp; đối với các hữu bang, từ trước đến giờ, vẫn theo một con đường thân thiện. Trước thế thì nay vẫn thế, không thay đổi.
Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vấn đề có quan hệ trực tiếp với báo giới hiện thời:
Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương. Từ trước đến giờ, báo chí Việt - Pháp đều chỉ dùng giấy để viết những “tối hậu thư” nhiều hơn. Bây giờ về sau, chúng ta phải dùng giấy ấy để viết những bức thư thân ái.
Một tờ báo có ảnh hưởng trong dân chúng rất mạnh, có thể giúp Chính phủ rất nhiều. Báo chí Việt - Pháp bây giờ có thể giúp nhiều về chỗ làm dễ dàng mối quan hệ giữa hai dân tộc. Bởi vậy nên trong bản Tạm ước, hai Chính phủ rất trọng thị địa vị của nhà báo, đã có một khoản riêng về các nhà báo. Cố nhiên, chúng ta tôn trọng tự do của báo chí, nhất là hai nước tôn trọng dân chủ như nước Pháp và nước Việt Nam.
52
Vì vậy, hai Chính phủ có hứa với nhau rằng từ đây về sau, các báo hoặc của Chính phủ, hoặc của dân chúng, sẽ thôi chửi nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Không phải chúng tôi có cái không tưởng rằng: Báo chí hai bên sẽ luôn luôn gửi thư yêu đương cho nhau. Nhưng bao giờ một bên nào có sự khuyết điểm, bên kia phải phê bình, thì cũng sẽ phải đứng trên lập trường hữu nghị mà phê bình cho bên kia sửa lại khuyết điểm. Làm như vậy, có ích cho cả
hai bên cùng tiến bộ. Nếu không, cùng việc ấy, mà lại thêu dệt thêm lên, dùng những lời vô phép, thô bỉ, thì bên kia thấy vậy chưa biết phải trái ra sao hãy bất bình đã và không ngần ngại gì mà không đối phó lại cùng một cách.
Kết luận, hai Chính phủ hai bên cùng hy vọng rằng: Báo chí và truyền thanh hai bên sẽ giúp cho hai dân tộc càng ngày càng tiến tới chỗ hiểu biết nhau, đến một cảm tình tốt đẹp, nghĩa là, tóm lại, các báo chí Việt cũng như Pháp sẽ đừng dùng những lời lẽ quá đáng, những tin tức không đúng nữa.
Sau cùng, chúng tôi cảm ơn tất cả các anh em báo giới và hy vọng thêm rằng, không những các báo chí giúp cho sự gây nên một cảm tình giữa các dân tộc mà còn ngay trong báo giới nữa cũng gây lấy một cảm tình hữu nghị.
Trả lời ngày 22/10/1946.
Báo Cứu quốc, số 384, ngày 23/10/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.463-466.
53
16
TRẢ LỜI THƯ PHẢN KHÁNG CỦA THƯỢNG SỨ PHÁP1
Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ thành lập từ tháng 8 năm 1945, dưới quyền chỉ huy của Chính phủ Trung ương và vẫn tiếp tục làm việc tới ngày nay. Ủy ban đó lại đã từng giao thiệp chính thức với các nhà cầm quyền quân sự Đồng minh và Pháp hồi tháng 10 năm ngoái.
Việc ở Nam Bộ vừa có một quân đội chiếm đóng, vừa có các cơ quan hành chính và quân sự Việt Nam đã được bản Hiệp định sơ bộ 6/3 và bản Tạm ước 14/9 công nhận. Theo các bản thỏa hiệp đó thì tình hình Nam Bộ phải để nguyên cho đến ngày trưng cầu dân ý.
Chính phủ Việt Nam có thể nói chắc với Ngài rằng, những sự hoạt động của Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ cũng như các cơ quan quân sự Việt Nam, chỉ là để đi đến sự thi hành triệt để các điều khoản về chính trị và quân sự
của khoản 9 trong bản Tạm ước nói về Nam Bộ và chỉ có thể _______________
1. Ngày 7/11/1946, Thượng sứ Pháp Đácgiăngliơ gửi tới Chính phủ ta thư phản kháng về việc có một Ủy ban hành chính lâm thời ở Nam Bộ, cho đó là không hợp với bản thỏa hiệp Việt - Pháp và nói những hoạt động của Ủy ban đó có thể hại cho việc thi hành bản thỏa hiệp nói trên (B.T).
54
giúp cho chính sách hợp tác thân thiện mà cả hai Chính phủ ta đều mong muốn có thể thực hiện dễ dàng.
HỒ CHÍ MINH
Viết ngày 9/11/1946.
Báo Cứu quốc, số 401, ngày 10/11/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.493.
55
17
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO TRONG NƯỚC
VÀ NƯỚC NGOÀI1
Hỏi: Về kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bên Pháp, nhất là ảnh hưởng của nó đối với nước Việt Nam?
Trả lời: Người ta đã bàn tán nhiều rồi về sự thắng lợi của phái tả hay phái hữu trong cuộc Tổng tuyển cử này. Nhưng dù là phái hữu thắng hay phái tả thắng, nhân dân Pháp bao giờ cũng vẫn như trước: Nghĩa là ủng hộ nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Điều đó tôi đã nhận thấy hồi tôi qua Pháp. Còn dân Việt Nam, thì dù phái hữu thắng hay phái tả thắng trong cuộc tuyển cử ở Pháp, dân Việt Nam cũng phải đòi cho được độc lập và thống nhất, tuy vẫn ở trong khối Liên hiệp Pháp. Người ta nói sự liên hợp làm nên sức mạnh. Vào trong khối Liên hiệp Pháp, cái đó vừa lợi cho nước chúng tôi và lợi cho cả nước Pháp nữa.
Hỏi: Về sự thi hành bản Tạm ước 14/9?
Trả lời: Như các ngài đã biết, chúng tôi nhất định thi hành thành thật những điều chúng tôi đã ký. Bản Tạm ước _______________
1. Chiều 16/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp báo để trả lời những câu hỏi gửi trước của các phóng viên trong và ngoài nước (B.T).
56
ấy sẽ dọn đường cho hai nước đi tới một sự hợp tác trên lập trường tự do có lợi cho cả hai nước. Tôi nhắc lại rằng, những quyền lợi kinh tế, văn hóa, v.v. của người Pháp, chúng tôi đã hứa tôn trọng và chúng tôi sẽ tôn trọng. Cố nhiên, chúng tôi mong rằng các bạn người Pháp hiểu cho như vậy và sự tôn trọng ấy phải có lợi cho cả hai bên. Một chứng cớ tỏ ra nhân dân Việt Nam muốn thân thiện với nhân dân Pháp, đó là Hội Việt - Pháp vừa được thành lập. Mấy hôm nay, giọng các báo Pháp và của Đài phát thanh Sài Gòn có hơi thay đổi: Tôi nghĩ rằng trong “tình yêu” (!) cũng có khi có những nhịp điệu lên xuống như vậy.
Hỏi: Những kết quả của sự thi hành Tạm ước từ 30 tháng 10 tới giờ?
Trả lời: Một vài kết quả nào đó, nhưng không phải những kết quả mà chúng ta chờ đợi. Thí dụ, chúng tôi đã đề nghị cử một vị đại diện Việt Nam ở bên cạnh viên Thượng sứ Pháp quốc Cộng hòa, nhưng chưa được trả lời. Chúng tôi đã sẵn sàng làm việc, vậy mà trừ tiểu ban quân sự, các tiểu ban khác đã định trong Tạm ước vẫn chưa thấy tới. Ngoài ra, trong vài bức thư của ông Thượng sứ Pháp mới đây có những câu mà thường thường từ trước tới giờ ông chưa dùng bao giờ. Ông nói những là “đình chỉ sự thi hành bản Tạm ước”, những là “các nhà cầm quyền Pháp ở Nam Bộ sẽ bắt buộc phải trừng trị, nếu...”. Tất cả
những câu ấy không được. Người ta có thể là bạn với nhau được, nhưng không phải những câu như thế có thể giúp cho sự hiểu nhau. Có những thí dụ khác nữa mà tôi rất tiếc phải kể ra đây. Sự khủng bố ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ vẫn chưa dứt. Ngày 3 tháng 11, ở Gia Định trong miền Tân Sơn Nhất, quân
57
đội Pháp đến vây dân chúng Việt Nam và giết mất hai người. Ngày 4 ở Gò Công, dân chúng Việt Nam đương biểu tình đòi thi hành đúng bản Tạm ước thì quân Pháp đến bắn xả vào, một người chết và nhiều người bị thương. Ở Bà Rịa cũng chuyện như vậy, hai người chết. Ở Nha Trang cũng thế, nhưng nghiêm trọng hơn: dân chúng mất bảy người chết. Còn nhiều việc đáng tiếc khác nữa. Sự giải phóng các chính trị phạm vẫn ngừng trệ
và chỉ như có một tính cách tượng trưng, còn một số rất đông vẫn bị bắt bớ, giam cầm, vẫn bị đày đi ra Côn Đảo và các nơi khác. Ở Bắc Bộ, việc hàng hóa ra vào bị ngăn trở. Điều ấy không những có hại cho dân Việt Nam mà cho cả các bạn người Pháp và người Trung Hoa nữa. Tôi tin rằng những sự hiểu lầm ấy sẽ hết. Nếu sự buôn bán, làm lụng được dễ dàng hơn, cái đó không phải chỉ chúng tôi được hưởng không thôi, mà cả các bạn Pháp và Trung Hoa nữa.
Còn về Liên bang Đông Dương, chúng tôi cũng muốn gia nhập vào đó như vào khối Liên hiệp Pháp. Nhưng chúng tôi vào đấy là để cùng giữ lợi ích chung, chứ không phải để chết ngạt trong đó. Nếu người ta muốn dùng chữ Liên bang Đông Dương để làm thành một cái gì giam trói, ràng buộc quyền tự
do, quyền sinh hoạt của chúng tôi, nhất định không thể xong được. Bởi vì ai cũng muốn sống tự do. Và không ai nên tìm cách lừa bịp lẫn nhau.
Hỏi: Về sự giao thiệp giữa Việt Nam và Trung Hoa?
Trả lời: Tôi lấy làm lạ rằng sao người ta lại còn phải hỏi một câu tôi đã trả lời bao nhiêu lần rồi. Về lịch sử, địa dư, văn hóa, kinh tế, Việt Nam và Trung Hoa bao giờ cũng vẫn có quan hệ với nhau, như môi với răng. Nhưng nếu các nhà cầm quyền
58
Trung Hoa đã bàn về vấn đề có can dự đến Việt Nam mà dân Việt Nam không được biết thì chúng tôi không chịu trách nhiệm. Tôi tin rằng theo chủ nghĩa của bác sĩ Tôn Dật Tiên và ý tưởng của Thống chế Tưởng Giới Thạch, không người Trung Hoa nào sẽ làm gì phạm tới chủ quyền và quyền lợi nước Việt Nam.
Hỏi: Sự giao thiệp của Việt Nam với Ấn Độ?
Trả lời: Rất thân thiện. Mới đây, tôi nhận được lời mời tham dự vào Hội nghị Liên Á họp ở Ấn Độ sang năm. Khi tôi qua Ấn Độ, các bạn Ấn đã tiếp đón tôi một cách rất thân mật. *
* *
Để kết luận, tôi mong rằng những hiểu lầm giữa hai bên Việt - Pháp sẽ được tiêu tán đi, để cho hai bên sau đây sẽ cùng bước mau đến một sự hợp tác mà ai cũng muốn. Tôi yêu cầu các bạn Pháp tin ở chúng tôi; chúng tôi nhất quyết giữ lời hứa. Có người hỏi: Tại sao những giao tiếp cá nhân giữa người Pháp và người Việt Nam bây giờ rất hiếm? Chúng tôi không bao giờ làm gì ngăn trở, gây khó khăn cho những cuộc gặp gỡ ấy. Trái lại, chúng tôi còn muốn khuyến khích những sự tiếp xúc đó nữa. Vì những cuộc đó dễ làm tan những mối hiểu lầm và làm nảy nở tình thân thiện. Tôi mong rằng sau đây những cuộc giao thiệp gặp gỡ nhau ấy sẽ có luôn. Cái đó chỉ do các bạn người Pháp thật tâm muốn là được.
Trả lời ngày 16/11/1946.
Báo Cứu quốc, số 408, ngày 17/11/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.498-501.
59
18
TRẢ LỜI ĐẠI BIỂU CÁC BÁO VIỆT NAM
VỀ CHÍNH KIẾN CỦA LÊÔNG BLUM
Cụ Lêông Blum chẳng những là lãnh tụ chính trị của Đảng Xã hội, mà lại là lãnh tụ đạo đức của nhân dân Pháp, mà có thể nói là của thế giới. Lời cụ nói rất có giá trị và ảnh hưởng. Cụ Lêông Blum nói: “Muốn giữ vững ảnh hưởng văn minh, chính trị và văn hóa Pháp, muốn giữ gìn lợi ích vật chất của người Pháp ở Việt Nam thì có một phương pháp và chỉ một phương pháp mà thôi. Phương pháp đó tức là hợp tác thật thà trên nền tảng độc lập, tức là lòng tin nhau và nghĩa thân thiện”.
Lời của cụ Lêông Blum chẳng những đại biểu cho tâm lý nhân dân nước Pháp, mà cũng có thể nói đại biểu cho tâm lý nhân dân Việt Nam.
Việt Nam quyết lòng thật thà cộng tác với nhân dân Pháp như anh em, trên nền tảng độc lập, bình đẳng, quyết lòng tôn trọng lợi ích văn hóa và vật chất của nước Pháp ở đây.
Nhưng Việt Nam cũng quyết lòng không để cho ai chinh phục bằng âm mưu hoặc bằng vũ lực.
Vậy tôi rất tán thành chính sách thân thiện của cụ Blum và cảm ơn cụ Blum đã hiểu rõ tâm lý của nhân dân Việt Nam.
60
Chính sách đó thay thế cho chính sách thực dân sớm ngày nào thì lợi ích cho hai dân tộc Việt - Pháp ngày ấy!
Trả lời ngày 12/12/1946.
Báo Cứu quốc, số 434, ngày 13/12/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.525.
61
19
LỜI TUYÊN BỐ VỚI PHÓNG VIÊN
BÁO “PARI - SÀI GÒN”
Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập, nhưng nước Việt Nam độc lập ở khối Liên hiệp Pháp.
Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc hại, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy.
Cả nước Pháp lẫn nước Việt Nam đều không thể phí sức gây một cuộc chiến tranh khốc hại, và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai hại.
Báo Cứu quốc, số 434, ngày 13/12/1946.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.526.
62
20
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO
- Hỏi: Thưa Chủ tịch, Bộ trưởng Mutê sẽ ra gặp Chủ tịch không?
- Đáp: Xin anh em hỏi Bộ trưởng Mutê thì rõ hơn. Dù sao, tôi với Bộ trưởng là bạn cũ. Tôi sẽ rất hoan nghênh gặp người bạn tôi.
- Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết ý nghĩa của cuộc chiến tranh này?
- Đáp: 1. Việt Nam không chiến tranh chống nước Pháp và dân Pháp vì ta muốn hai dân tộc Việt - Pháp cộng tác thật thà.
2. Nhưng tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc. Bọn thực dân phản động dùng vũ lực phá hoại quyền thống nhất và độc lập của dân ta, cho nên dân ta phải kháng chiến để giữ gìn đất nước.
- Hỏi: Thực dân phản động và thực dân không phản động khác nhau chỗ nào?
- Đáp: Có những người tài chính và kinh tế Pháp muốn kinh doanh ở xứ ta. Họ hiểu rằng muốn kinh doanh sinh lợi, thì phải thật thà cộng tác với ta. Muốn cộng tác, thì phải để
63
ta độc lập và thống nhất. Đó là hạng thực dân không phản động. Còn những bọn cứ muốn dùng âm mưu hoặc vũ lực để dìm ta xuống, đó là thực dân phản động.
- Hỏi: Cuộc kháng chiến sẽ kết liễu thế nào?
- Đáp: Lịch sử thế giới và lịch sử nước ta tỏ cho ta biết rằng: 1. Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ. Dân Việt Nam muốn hòa bình, nhưng vì vận mệnh của Tổ quốc, của giống nòi, thì sẽ kháng chiến đến cùng, kháng chiến đến thắng lợi.
2. Chúng ta hiểu biết và kính trọng dân tộc Pháp. Nếu Chính phủ và nhân dân Pháp không để bọn thực dân phản động phá hoại hòa bình, phá hoại lợi ích và danh dự Pháp, phá hoại tình thân thiện giữa hai dân tộc Việt - Pháp, nếu Chính phủ Pháp dàn xếp theo cách hòa bình, tôn trọng chủ
quyền của ta, thì ta vẫn sẵn sàng đàm phán.
3. Mỹ đã nhận Phi Luật Tân1 độc lập, Anh đã hứa Ấn Độ độc lập. Không lẽ một nước tiền tiến như nước Pháp, vì bọn thực dân phản động, mà cam chịu tiếng bất nhân không công nhận Việt Nam độc lập.
Trả lời ngày 2/1/1947.
In trong sách Lời Hồ Chủ tịch,
Nha Thông tin Việt Nam, 1948, t.1, tr.19-20.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.9-10.
_______________
1. Philíppin (B.T).
64
21
ĐIỆN TRẢ LỜI MỘT NHÀ BÁO MỸ
1- Hồ Chí Minh xin gửi tới nhân dân Mỹ vĩ đại tình hữu nghị tốt đẹp nhất của nhân dân Việt Nam và hy vọng nhân dân Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành độc lập.
2- Không có liên lạc từ bên ngoài. Vẫn hy vọng nhưng không biết Mỹ có thiện ý giúp Việt Nam giành độc lập hay không. Có muốn kêu gọi nước Mỹ, nhưng chưa biết làm cách nào.
3- Cuộc chiến sẽ tiếp diễn chừng nào Pháp chưa thừa nhận nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam. 4- Đúng. Chính phủ Việt Nam sẽ ở gần Hà Nội. 5- Pháp bắt đầu xâm lược bằng cuộc bao vây Hải Phòng, ngày 20/11, sau đó là những vụ khiêu khích hàng ngày và việc tăng cường các lực lượng đồn trú.
6- Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ giúp các dân tộc nhỏ giành độc lập như Tổng thống Rudơven đã thường nói. 7- Kể từ ngày 19/12, Pháp không hề có sự nỗ lực nào để đàm phán mà chỉ tăng quân. Thậm chí ông Mutê không muốn gặp Hồ Chí Minh.
8- Việt Nam chưa có liên hệ gì với các phóng viên Mỹ. 9- Việc Pháp buộc tội quân Nhật Bản ở Việt Nam là để tuyên truyền. Không phải quân Trung Quốc, quân Anh, quân
65
Pháp đã quét sạch quân Nhật khỏi Đông Dương. Điều chắc chắn là đội quân lê dương của Pháp ở đây chủ yếu gồm bọn phát xít.
10- Các phóng viên Mỹ có quốc tịch Mỹ sẽ được đón tiếp khi họ đến gặp các nhà chức trách Việt Nam.
11- Việt Nam thu được một máy bay của Pháp, nhưng nó không tốt lắm. Hy vọng Mỹ sẽ gửi giúp chúng tôi vài chiếc. 12- Việt Nam muốn giữ mối liên hệ với nước Mỹ.
Trả lời ngày 12/1/1947.
Bản gốc tiếng Anh lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.28-29.
66
22
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA ÔNG ĐÔN CAMBEN PHÓNG VIÊN HÃNG ROITƠ1
Hỏi: Với điều kiện nào Chính phủ Việt Nam chuẩn bị ngừng chiến tranh và bắt đầu lại những cuộc đàm phán với Chính phủ Pháp?
Trả lời: Nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn được công nhận sự thống nhất dân tộc của mình (Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ) và độc lập - Không mong muốn gì hơn thế nữa. Khi những mục tiêu đó đạt được, chúng tôi sẵn sàng ngừng chiến và hòa hoãn ngay lập tức.
Hỏi: Nếu như những điều kiện đó là không thể chấp nhận được đối với phía Pháp thì Việt Nam sẽ theo đuổi con đường hành động nào?
Trả lời: Nếu như những điều khoản của chúng tôi không được phía Pháp chấp thuận thì con đường hành động duy nhất để theo đuổi là tiếp tục đấu tranh.
_______________
1. Khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/1947, ông Đôn Camben (Doon Cambell), phóng viên Hãng Roitơ (Reuter) gửi câu hỏi phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những câu trả lời của Người (B.T).
67
Hỏi: Thái độ của Việt Nam đối với việc lập trọng tài phân xử trong cuộc xung đột này ra sao? Nếu như yêu cầu lập trọng tài phân xử thì nước nào hoặc nhóm các nước nào Việt Nam coi là phù hợp nhất đối với nhiệm vụ này?
Trả lời: Nếu Pháp không thể giải quyết xung đột bằng các giải pháp hòa bình thì Chính phủ Việt Nam sẽ thỉnh cầu tới Liên hiệp quốc. Có lẽ nhóm năm nước là thích hợp nhất đối với việc phân xử.
Hỏi: Xung đột hiện nay có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của đất nước như thế nào?
Trả lời: Xung đột có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Số lượng tổng sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm công nghiệp đã giảm xuống một phần mười so với trước chiến tranh. Đặc biệt, sản phẩm than đá và sản xuất lúa gạo đã giảm xuống nhiều. Thêm vào đó, nhiều dân thường đã bị giết hại, nhiều thành phố, làng mạc đã bị bom đạn Pháp phá hủy.
Hỏi: Việt Nam có quan tâm tới những người Pháp bị bắt làm tù binh không?
Trả lời: Có, họ được đối xử tốt hơn nhiều so với những người Việt Nam nằm trong tay Pháp. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư từ của tù binh Pháp.
Tôi muốn nói thêm những thông tin sau đây của đại diện báo chí, những người bị thông tin sai lạc do tuyên truyền của Pháp về Việt Minh. Pháp đã xuyên tạc Việt Minh là tay sai của Nhật. Đó là chuyện bịa đặt hoàn toàn. Những người Mỹ
68
ở Côn Minh (Nam Trung Quốc) trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai1 có thể khẳng định sự thật về lời nói của tôi vì nhiều người trong số họ là khách của những người du kích chiến đấu với quân Nhật vào cuối tháng 8/1945.
Tuyên truyền của Pháp cũng nói rằng Việt Nam là cộng sản. Một lời tuyên bố tương tự như trên cũng không được thực tế chứng minh. Tên đầy đủ của Việt Minh là “Việt Nam độc lập đồng minh”, có nghĩa là Việt Minh vì độc lập của Việt Nam. Việt Minh bao gồm nhiều đảng chính trị khác nhau: xã hội, dân chủ, dân tộc, mácxít và những tổ chức phi chính phủ, ví dụ như những nhóm tôn giáo thuộc đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Khổng và những hiệp hội địa chủ. Những _______________
1. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): Cuộc chiến tranh do bọn phát xít Đức, Italia, Nhật gây ra với âm mưu chia lại thị trường thế giới và tiêu diệt nước Nga Xôviết. Do tính chất của cuộc chiến tranh và âm mưu của các thế lực phát xít, cuộc chiến tranh nổ ra ở từng vùng có tính chất khác nhau. Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941 là chiến tranh giữa nước Đức phát xít với các nước đế quốc; từ tháng 6/1941 đến tháng 8/1945, cuộc chiến tranh chủ yếu diễn ra trên mặt trận Xô - Đức và từ tháng 12/1941 đến tháng 9/1945, cuộc chiến tranh do phát xít Nhật gây ra ở châu Á và Thái Bình Dương.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã cuốn hút 72 nước với 1.700 triệu người vào vòng chiến. 60 triệu người chết và một khối lượng của cải vật chất khổng lồ bị chiến tranh tiêu hủy.
Chiến tranh kết thúc với sự thắng lợi của lực lượng Đồng minh, trong đó Liên Xô đóng vai trò quyết định. Các lực lượng phát xít đã bị tiêu diệt. Liên Xô không những đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945) mà còn trực tiếp giải phóng nhiều nước châu Âu khỏi tai họa phát xít. Thắng lợi ấy đã tạo điều kiện cho nhiều nước châu Á giành được thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
69
thành viên của Việt Minh đơn giản là những người yêu nước đấu tranh vì độc lập của quê hương họ.
Trong nội các của Việt Nam có các Bộ trưởng thuộc các đảng phái khác nhau, cũng như những Bộ trưởng không thuộc đảng phái nào.
Chương trình của chúng tôi không mang màu sắc cộng sản cũng như xã hội. Mục tiêu của chúng tôi hoàn toàn đơn giản: 1. Sản xuất đủ để mỗi công dân đều có đủ ăn và quần áo mặc, cũng như tránh được nạn chết đói, chết rét - Năm ngoái chúng tôi đã thoát khỏi nạn đói.
2. Dạy tất cả các công dân để họ biết đọc và biết viết - Năm ngoái có 2.500.000 người đã qua lớp xóa nạn mù chữ. 3. Đem lại tự do dân chủ cho toàn đất nước - Năm ngoái đã thực hiện được quyền bầu cử.
Đàn ông, đàn bà, thanh niên được đi bầu cử và sau đó một thể chế dân chủ đã được Quốc hội do nhân dân bầu ra chấp thuận.
Chúng tôi vẫn chưa tiến xa được trong lĩnh vực quốc hữu hóa như Anh và Pháp.
Tuyên truyền của Pháp còn nói rằng Việt Nam đã trù tính kỹ lưỡng cho cuộc chiến tranh hiện nay. Để biết sự thật về sự bùng nổ chiến tranh chỉ cần xem lại chính sách của Pháp kể từ ngày 6 tháng 3 năm ngoái, được các chứng cứ tài liệu xác minh như việc không thực hiện Hiệp định Pháp - Việt Nam, việc tiếp tục chiến tranh, sự khủng bố hàng loạt ở
Nam Bộ và Trung Bộ, việc bao vây Bắc Ninh (gần Hà Nội), phong tỏa Hải Phòng và Lạng Sơn gần biên giới Trung Quốc và sự chém giết cũng như cướp bóc của Pháp ở Hà Nội vào
70
ngày 7/121. Hơn nữa, lời thỉnh cầu thường xuyên của tôi đối với Chính phủ Pháp về việc tiến tới giải pháp bằng con đường hòa bình đã không được đáp lại.
Bài báo trong tờ Paris Franc - Tireur2 tháng này của tác giả, tiến sĩ Buốcben, người đi cùng ông Mutê tới Đông Dương thực hiện nhiệm vụ, đã vạch ra nguyên nhân đích thực của xung đột hiện nay, mặc dầu vẫn có một số điểm không đúng trong việc đưa ra các dữ liệu. Chúng tôi biết rằng Pháp được trang bị hơn chúng tôi rất nhiều và cho dù kết quả cuối cùng của cuộc xung đột như thế nào đi nữa thì chiến tranh vẫn mang lại sự phá hủy đối với đất nước - vậy thì việc gì chúng tôi phải gây ra chiến tranh. Thống nhất - Độc lập và Hòa bình - đó là tất cả những gì chúng tôi mong muốn.
Báo Vietnam New Service3, ngày 9/2/1947.
Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 3/1994.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.57-60.
_______________
1. Ở đây có lẽ tác giả nhắc tới lời của G. Xanhtơny - đại diện Chính phủ Pháp tại Hà Nội tuyên bố với nhà báo Pháp Bécna Bôrăngke: “Đã đến lúc giải quyết thời cuộc bằng quân sự. Quân đội Pháp sẵn sàng hành động” (theo Hãng tin AP phát ngày 7/12/1946) (B.T).
2. Franc - Tireur: Du kích (B.T).
3. Đầu năm 1947, được sự ủng hộ của Chính phủ Thái Lan, Chính phủ ta đặt cơ quan đại diện và có Phòng Thông tin ở Băng Cốc. Báo Vietnam New Service được phát hành tại đây. Đầu năm 1948, Thái Lan thay đổi Chính phủ, có xu hướng thiên hữu, hoạt động của các cơ quan ta gặp khó khăn nên chuyển sang Rănggun (Miến Điện - nay là Mianma) (B.T).
71
23
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA BÁO CHIẾN ĐẤU
1. Hỏi: Từ ngày kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch luôn luôn mạnh khỏe không?
Trả lời: Cảm ơn! Như các bạn trông thấy, bây giờ tôi béo đỏ hơn trước, mặc dầu tôi luôn luôn đi thăm mặt trận này đến mặt trận khác, nhiều khi đi mấy chục cây số, mưa ướt dầm dề, đường trơn như mỡ, mà cũng không thấy mệt.
2. Hỏi: Vì sao Pháp chưa điều đình với ta?
Trả lời: Vì thực dân Pháp đang mơ tưởng có thể dùng vũ lực mà chinh phục ta. Vì họ chưa hiểu rằng: Toàn thể dân ta đã kiên quyết kháng chiến, để tranh lại quyền thống nhất và độc lập.
3. Hỏi: Nếu Pháp điều đình với một nhóm người khác, thì thái độ của Chính phủ ta sẽ thế nào?
Trả lời: Bất kỳ Pháp điều đình với ai, nếu Tổ quốc ta được thống nhất độc lập thật thà, đồng bào ta được tự do dân chủ thật thà, thì Chính phủ ta và quốc dân ta sẽ thỏa thuận. Bất kỳ ai mà phản bội quyền lợi của Tổ quốc và của đồng bào, thì Chính phủ và nhân dân ta sẽ coi họ là những người phản quốc. Và cứ kháng chiến.
72
4. Hỏi: Đối với cuộc kháng chiến của quân và dân miền bể, Chủ tịch có cảm tưởng như thế nào?
Trả lời: Tuy trình độ chiến đấu mỗi nơi có khác nhau ít nhiều. Nhưng lòng yêu nước và chí kiên quyết của toàn thể quân và dân miền bể thì đều rất cao. Trong lịch sử kháng chiến cứu quốc, đồng bào miền bể đã viết một trang rất vẻ vang. Tuy vậy, càng gần đến thắng lợi, càng nhiều bước gian nan. Cho nên đồng bào miền bể, quân cũng như dân, phải gắng sức thêm, phải gắng sức mãi, cho đến cuộc thắng lợi hoàn toàn.
Tôi nhận được rất nhiều thơ các bộ đội, cơ quan, đoàn thể và cá nhân đồng bào miền bể gửi cho tôi. Tiếc vì bận việc quá, không thể trả lời khắp. Vậy nhờ báo Chiến đấu chuyển lời cảm ơn và lòng thân ái của tôi cho toàn thể đồng bào miền bể, và hôn các cháu nhi đồng.
Trả lời tháng 2/1947.
Bản đánh máy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.84-85.
73
24
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO VỀ CUỘC TRANH LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VIỆT NAM TẠI QUỐC HỘI PHÁP1
- TRẢ LỜI CÂU HỎI THỨ NHẤT2
Trong cuộc tranh luận đó tiếc rằng nhiều vị đại biểu Pháp không hiểu rõ tình hình Việt Nam mà lại cố ý bịa đặt những điều sai hẳn sự thực, làm cho Nghị viện và nhân dân Pháp thêm bối rối, một vài thí dụ:
1. Dân Việt Nam nổi lên tranh lấy chính quyền, cử ra Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, thế mà ông cựu Thủ tướng
_______________
1. Quốc hội Pháp tranh luận về vấn đề Việt Nam: Ngày 13/3/1947, Quốc hội Pháp đã mở cuộc thảo luận về vấn đề Việt Nam. Cuộc thảo luận đã diễn ra gay gắt giữa đại biểu của phái thực dân phản động Pháp với những đại biểu dân chủ tiến bộ, đứng đầu là Đảng Cộng sản Pháp. Phái phản động chủ trương đánh Việt Nam và đánh đến một chừng mực nhất định nào đó mới đàm phán, nhưng không đàm phán với Chính phủ Hồ
Chí Minh. Đảng Cộng sản và những người dân chủ tiến bộ thì đề nghị phải dàn xếp ngay và dàn xếp với Chính phủ Hồ Chí Minh và Việt Minh. Sau nhiều cuộc tranh luận gay gắt, ngày 19/3/1947, đa số đại biểu Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu tán thành chính sách phản động của Chính phủ Pháp. Đảng Cộng sản Pháp không bỏ phiếu để phản đối chính sách phản động này.
2. Chúng tôi chưa sưu tầm được câu hỏi của các nhà báo, dựa vào tư liệu hiện có, chúng tôi đặt tên các tiểu mục này (B.T).
74
Pháp Pôn Râynô dám nói rằng Chính phủ Việt Nam do Nhật lập ra.
2. Từ 6/3, đại biểu Pháp ở Việt Nam luôn luôn thi hành những chính sách âm mưu và vũ lực. Họ tiếp tục tấn công và khủng bố Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ. Họ lập ra “nước Nam Kỳ” và chính phủ bù nhìn để chia rẽ dân tộc ta. Họ tự
tiện đặt ra những cơ quan thống trị mà họ gọi là cơ quan liên bang. Họ phong tỏa Hải Phòng, chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn. Họ gửi tối hậu thư để uy hiếp Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Họ dung túng lính Pháp khiêu khích cả ngày lẫn đêm. Họ cho lính Pháp tàn sát nhân dân Hà Nội ngày 17/12/1946, họ dùng vũ lực đuổi nhân viên Việt Nam khỏi Sở
tài chính ngày 18/12, họ gây hấn tại Hà Nội đêm 19/12. Sự thật là rõ ràng như thế mà Chính phủ và nhiều ông nghị Pháp lại đổ lỗi rằng Việt Nam khiêu khích.
3. Từ ngày 19/12, đã mấy lần tôi kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp ngăn trở sự chiến tranh, thí dụ những bức thư gửi ngày 21/12/1946, 23/12, 1/1/1947, 7/1, 10/1, 25/1, 18/2, 5/3, có khi nhờ các lãnh sự ngoại quốc chuyển lời cho Chính phủ Pháp, thế mà Thủ tướng Ramađiê bảo rằng chữ
trong bức thư của tôi gửi cho cựu Thủ tướng Lêông Blum là chữ ký giả mạo và từ đó đến nay, Chính phủ Pháp không nhận được thư gì của tôi. Nếu những đại biểu Pháp ở đây có ý dìm những tin tức ấy, không cho Chính phủ Pháp biết, đó là trách nhiệm của họ.
4. Ông bạn lão thành của tôi, Bộ trưởng Mutê nói rằng từ ngày 19/12/1946, không ai thấy tôi hết và người ta không biết tôi còn sống hay không! Nhưng may tôi vẫn còn sống và mạnh khỏe để chờ gặp bạn lần sau.
75
- TRẢ LỜI CÂU HỎI THỨ HAI
Các ông nghị và Chính phủ Pháp chỉ bàn đến nửa vấn đề thôi, còn nửa vấn đề phải do dân ta quyết định. Nếu nước Pháp ưng thuận để nước ta thống nhất và độc lập đủ quyền kinh tế, quân sự, ngoại giao như Mỹ đã ưng thuận với Phi Luật Tân, Anh đã ưng thuận với Ấn Độ thì dân ta rất sẵn sàng hợp tác thân thiện trong khối Liên hiệp Pháp. Nếu nước Pháp không ưng thuận như vậy và cứ mong đặt lại chế độ
thuộc địa, thì dân ta cương quyết trường kỳ kháng chiến cho đến ngày hoàn toàn thống nhất và độc lập. Dân ta rất muốn hòa bình, nhưng vì vận mệnh của Tổ quốc hiện tại, vận mệnh của con cháu muôn đời nên phải quyết kháng chiến đến cùng.
Tôi muốn nhân dịp này cảm ơn những ông nghị Pháp đã chủ trương hòa bình dàn xếp với ta.
Chính sách đó mới đúng là nhân đạo, mới lợi ích cho hai nước Việt - Pháp, mới gây tình thân thiện giữa hai dân tộc Việt - Pháp, vì dân tộc Việt Nam rất yêu kính dân tộc Pháp là một dân tộc tôn trọng bác ái, bình đẳng và tự do.
Trả lời ngày 25/3/1947.
In trong sách Lời Hồ Chủ tịch,
Nha Thông tin Việt Nam, 1948, t.1, tr.61-62.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.131-133.
76
25
TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO VIỆT NAM VỀ HỘI NGHỊ MẠC TƯ KHOA VÀ TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP1
Hỏi: Thưa Chủ tịch, cảm tưởng của Cụ đối với cuộc Hội nghị Mạc Tư Khoa thế nào?
Đáp: Các nước dân chủ nhờ đoàn kết mà đánh tan phát xít, nay đã thắng lợi cũng nên đoàn kết để giữ gìn hòa bình. Mặc dầu cuộc hội nghị đó chưa có kết quả thiết thực, nhưng theo ý tôi, thì mặt trận dân chủ thế giới vẫn luôn luôn lạc quan.
Hỏi: Thưa Chủ tịch, theo ý Cụ, thì kết quả của Hội nghị Liên Á thế nào?
Đáp: Kết quả rất tốt, lần này là lần đầu tiên trong lịch sử, mà đại biểu các dân tộc châu Á gặp mặt nhau, để gây cảm tình hiện tại và mở đường liên lạc tương lai.
Hỏi: Xin hỏi ý kiến Chủ tịch đối với tình hình nước Pháp thế nào?
_______________
1. Ngày 3/5/1947, phóng viên các báo và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đến thăm mặt trận. Đây là những câu hỏi của các nhà báo và trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp đó (B.T).
77
Đáp: Chính trị, kinh tế, tài chính của Pháp đều gay go. Nhưng dân Pháp là một dân quật cường, tôi chắc họ sẽ cố gắng giải quyết những sự khó khăn đó.
Hiện nay khó khăn nhất là vấn đề bánh mì và vấn đề các nước hải ngoại. Theo lời Thủ tướng Ramađiê, thì Pháp không đủ tiền mua lúa mì. Chắc nhân dân Pháp sẽ hỏi: Không có tiền mua lúa để nuôi sống nhân dân Pháp, sao lại có hàng muôn triệu mua bom để giết hại dân Việt Nam và dân Mađagátxca?
Nếu nước Pháp muốn phục hưng và muốn giải quyết mọi vấn đề khó khăn thì không gì bằng cộng tác một cách thật thà và bình đẳng với các dân tộc hải ngoại. Nếu cứ dùng chính sách vũ lực ở hải ngoại, thì hoàn cảnh trong nước Pháp càng ngày càng khó khăn.
Hỏi: Theo tin tức Pháp thì Tổng Liên đoàn lao động Pháp, Hội Phụ nữ Pháp, Hội Pháp - Việt, v.v., yêu cầu phái đại biểu các đoàn thể dân chủ qua nước ta để điều tra và để dàn xếp. Xin hỏi ý kiến Chủ tịch đối với vấn đề đó thế nào?
Đáp: Nhân dân ta và Chính phủ ta, bao giờ cũng rất hoan nghênh những người Pháp dân chủ. Mặc dầu hoàn cảnh chiến tranh, nếu các đại biểu ấy đến, thì chúng ta sẽ tiếp đãi họ một cách thân ái như anh em, như bạn cũ.
Hỏi: Trước khi cảm ơn Chủ tịch đã cho chúng tôi nhiều thì giờ quý báu, chúng tôi xin phép hỏi thêm một câu: Tinh thần các chiến sĩ ta thế nào?
Đáp: Mặc dầu dầm mưa dãi nắng, khi đói, khi no, bom nổ tứ tung, đạn kêu váng óc, mà tướng sĩ vui vẻ kiên quyết,
78