🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Một Số Mô Hình Hay, Cách Làm Hiệu Quả Trong Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TRẦN THANH LÂM NGUYỄN HOÀI ANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN T rong những năm qua, công tác tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các đảng bộ và cơ quan chính quyền tổ chức quán triệt, thông tin, tuyên truyền đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước. Việc học tập và làm theo gương Bác đã trở thành phong trào sôi nổi và sâu rộng khắp trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ở các địa phương, các ngành, các cấp, trên các lĩnh vực đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình điển hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với tình hình của đơn vị, địa phương. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được nhân rộng, từng bước phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhằm nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xuất bản cuốn sách Một số mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 5 Cuốn sách giới thiệu một số mô hình hay, cách làm hiệu quả của những tập thể, cá nhân điển hình trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế,… ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước. Đây là những cách làm đơn giản, thực tế, có khả năng áp dụng cao, tạo được sự lan tỏa, đem lại hiệu quả thiết thực nhằm góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 8 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 I LĨNH VỰC KINH TẾ 7 MÔ HÌNH “QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG”* - Cách làm: Năm 2011, Chi hội Phụ nữ xóm Lũng Thoong đã thành lập mô hình “Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, nhận quản lý, bảo vệ 3 ha rừng của xóm. Hằng năm, Chi hội tổ chức vận động hội viên trồng cây, gây rừng; chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; phát quang rừng 2 lần/năm. - Kết quả đạt được: Đến nay, mô hình đã đi vào hoạt động hiệu quả thu hút 100% hội viên tham gia; ngăn chặn tình trạng rừng bị chặt phá trái phép; nhiều cây gỗ quý được bảo vệ và phát triển tốt. Mô hình được các cấp hội và cấp ủy địa phương đánh giá cao. Chi hội tổ chức vận động hội viên phát quang rừng, phát bụi cây, gai, tỉa cành để lấy củi bán gây quỹ hội (gần 3 triệu đồng/năm). Hiện nay, Chi hội có trên 15 triệu đồng tiền quỹ, tạo điều kiện cho ___________ * Mô hình của Chi hội Phụ nữ xóm Lũng Thoong, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. 8 những hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn (từ 1 triệu đồng trở lên) để mua phân bón, giống cây trồng, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình. Hằng năm, tập thể Chi hội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được hội cấp trên biểu dương, khen thưởng. 9 MÔ HÌNH “TRỒNG CÂY QUẾ Ở VÙNG CAO LÀO CAI”* - Cách làm: Năm 1975, bà Triệu Mùi Pham học cách trồng quế tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và mang về 200 kg giống hạt quế, 2.000 cây quế giống trồng thí điểm ở hai thôn Nậm Cài và Tống Thượng. Đến nay, diện tích trồng quế đã được mở rộng tại 7/7 thôn toàn xã. Bà cung cấp cho bà con giống quế không lấy tiền, nhiệt tình hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch quế cho các xã vùng thấp. - Kết quả đạt được: Từ việc phát triển cây quế hiệu quả ở xã Nậm Đét, bà con đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã khác khu vực hạ huyện Bảo Nhai, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái đã mạnh dạn sang Nậm Đét xin giống cây quế, được bà Pham và bà con người Dao xã Nậm Đét nhiệt tình hướng dẫn cách ___________ * Mô hình của bà Triệu Mùi Pham, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 10 trồng, chăm sóc và thu hoạch, từ đó cây quế nhanh chóng phát triển, mở rộng diện tích lên 1.350 ha ở khu vực hạ huyện Bắc Hà. Nhờ trồng quế, nhiều hộ gia đình nông dân đã thoát nghèo, vươn lên có mức thu nhập ổn định, một số hộ gia đình đã giàu lên từ trồng quế, thu nhập từ 35 đến 50 triệu đồng/năm. 11 MÔ HÌNH “HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI HƯƠNG NHƯỢNG”* - Cách làm: Xuất phát từ mong muốn duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi gà đồi, sản phẩm có chất lượng và có điều kiện để phát triển ở xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn ngày càng được thị trường ưa chuộng; nhằm nâng cao thu nhập, thoát nghèo và làm giàu cho gia đình và các hộ dân ở địa phương, ngày 02/12/2016, bà Quách Thị Hòa đã thành lập Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng. Với vai trò là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Hòa đã điều hành Hợp tác xã ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi khoa học, kết hợp kinh nghiệm vốn có, đồng thời phát huy lợi thế địa hình, khí hậu thuận lợi để tiến hành chăn nuôi gà bản địa và gà pha mía Sơn Tây theo phương thức thả đồi để gà được vận động, tìm kiếm thức ăn tự nhiên, tăng ___________ * Mô hình của bà Quách Thị Hòa, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 12 cường sức khỏe, sức đề kháng để gà trở nên đẹp, thịt chắc, thơm ngon, chất lượng và hình thức bảo đảm, được thị trường ưa chuộng. - Kết quả đạt được: Năm 2016, Hợp tác xã đã đạt lợi nhuận từ chăn nuôi gà thả đồi là 1,1 tỉ đồng; bình quân thu nhập mỗi thành viên đạt trên 7 triệu đồng/tháng. Năm 2017, lợi nhuận đạt 1,8 tỉ đồng; thu nhập bình quân mỗi thành viên đạt trên 10 triệu đồng/tháng. Riêng gia đình bà Hòa năm 2017 có thu nhập trên 200 triệu đồng. Hiện nay, sản phẩm của Hợp tác xã sản xuất ra đều được thị trường tiêu thụ hết. Hợp tác xã đang tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và nâng cao chất lượng sản phẩm để cung ứng ra thị trường sản phẩm có số lượng và chất lượng tốt nhất. Bà Hòa luôn tích cực nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể hóa việc học tập bằng các việc làm cụ thể, trong đó tập trung tìm các giải pháp để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu bằng xây dựng Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi chất lượng cao; giúp đỡ các hộ gia đình khác cùng làm giàu để thoát nghèo, đồng thời đóng góp cho ngân sách địa phương. Bà được tín nhiệm bầu làm Phó Chi hội Phụ nữ, Chi hội phó phụ trách Chi hội nông dân xóm Bưng, xã Hương Nhượng. Ở cương vị nào, bà cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tham gia quản lý, 13 điều hành Chi hội phát triển, có các biện pháp, giải pháp để các thành viên, hội viên vươn lên làm giàu; đến nay đã có nhiều gia đình hội viên làm giàu và thoát nghèo, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Bà Hòa đã được Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng giải Ba trong Hội thi “Sáng kiến giảm nghèo bền vững thông qua phát huy nội lực cộng đồng”; Ủy ban nhân dân xã Hương Nhượng tặng giấy khen “Hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” năm 2017. 14 MÔ HÌNH “SẢN XUẤT, KINH DOANH, TÁI CHẾ NHỰA PHẾ LIỆU THÀNH LƯỠI MŨ, CẦU VAI QUÂN HÀM, DÂY LƯNG, LÓT CẶP SÁCH”* - Cách làm: Để tạo việc làm cho các quân nhân xuất ngũ và thanh niên của thị trấn và các địa phương lân cận, đồng chí Nguyễn Ích Quảng đã tự tìm mua tài liệu hướng dẫn về cách làm; vừa nghiên cứu tài liệu, vừa tận dụng thời gian rảnh rỗi đến các làng nghề học tập kinh nghiệm, cách sản xuất mũ, cầu vai quân hàm, dây lưng,… từ nhựa tái chế. - Kết quả đạt được: Đến nay, xưởng sản xuất, kinh doanh tái chế nhựa của đồng chí Quảng đã có từ 20 đến 30 công nhân lao động. Mỗi ngày xưởng sản xuất từ 500 đến ___________ * Mô hình của đồng chí Nguyễn Ích Quảng, Trung đội trưởng Trung đội Dân quân cơ động thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 15 700 kg nhựa, tạo ra hàng chục nghìn sản phẩm (bộ sản phẩm gồm một lưỡi mũ, một đôi cầu vai, một lót trong của cà vạt). Doanh thu của xưởng mỗi năm đạt 7 - 8 tỉ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 300 - 400 triệu đồng. Thu nhập của mỗi công nhân đạt từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Thương hiệu xưởng sản xuất nhựa của đồng chí Quảng không chỉ nổi tiếng ở địa bàn tỉnh Hưng Yên, mà còn được mở rộng thị trường ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài ra, đồng chí Quảng vẫn luôn chuyên tâm với chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng chí được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên và Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm tặng nhiều giấy khen vì những thành tích trong công tác. 16 MÔ HÌNH “PHỤ NỮ VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM”* - Cách làm: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu các hộ trồng rau, màu trên địa bàn xã, Hội Phụ nữ các xã Hải Sơn, Xuân Minh, Mỹ Tân, Nam Điền, Nghĩa Minh, Hoàng Nam đã vận động các hộ trồng rau, màu đăng ký tham gia tổ liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất thực phẩm sạch, an toàn. - Kết quả đạt được: Nhiều xã trong huyện Hải Hậu đã thành lập các Tổ phụ nữ nuôi giun quế theo mô hình nông nghiệp khép kín, không rác thải (lấy phân gia súc, gia cầm trồng rau củ và nuôi giun quế; ngược lại, lấy giun quế và rau củ nuôi gia súc, gia cầm,...). Đây là mô hình sản xuất hoàn toàn không sử dụng hóa chất trừ sâu và các chất kích thích tăng trưởng cho vật nuôi và cây trồng, do đó, đã tạo ra các sản phẩm nông ___________ * Mô hình của Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã Hải Sơn (huyện Hải Hậu), xã Xuân Ninh (huyện Xuân Trường), xã Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc), xã Nam Điền, Nghĩa Minh, Hoàng Nam (huyện Nghĩa Hưng), tỉnh Nam Định. 17 nghiệp an toàn cho sức khỏe và góp phần thúc đẩy việc tái sử dụng các phế thải nông nghiệp. Từ hiệu quả của mô hình nuôi giun quế triển khai tại một chi hội của xã Hải Sơn năm 2016, đến nay toàn huyện Hải Hậu đã nhân rộng ra 7 cơ sở Hội trong huyện với nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, cung cấp cho người dân trong huyện. Từ tháng 7/2017, dự án chia sẻ mô hình nông nghiệp khép kín không rác thải, không hóa chất trừ sâu thông qua việc nuôi giun quế tiếp tục được triển khai tại hai xã Hoàng Nam và xã Nghĩa Minh của huyện Nghĩa Hưng với tổng số hai nhóm là 24 thành viên. Cùng với các mô hình “Tổ phụ nữ liên kết sản xuất rau an toàn” tại xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc; xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng; xóm 8 xã Xuân Ninh..., mô hình “Phụ nữ với an toàn thực phẩm” đã thu hút hàng trăm hội viên phụ nữ tham gia, góp phần thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ. 18 MÔ HÌNH “TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRÊN BỂ XI MĂNG”* - Cách làm: Xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn quyết tâm xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, ông Trần Công Hậu đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mô hình trang trại với diện tích 2 ha. Sau 7 năm, mô hình đã phát triển ổn định với 10 bể xi măng, mỗi bể 50 m2 để nuôi cá nước ngọt (cá lóc, cá trê); 2 bể nuôi cá sấu thương phẩm với gần 200 con. Ngoài ra, ông còn quy hoạch vườn cây ăn quả, nuôi ngan và nuôi chim bồ câu đàn. - Kết quả đạt được: Mỗi năm, ông Hậu thu gần 7 tấn cá các loại, riêng cá sấu thương phẩm đã cung cấp tại thị trường Quảng Bình và bán sang các tỉnh khác. Ngoài tạo việc làm cho con em trong gia đình, mô hình của ông đã giúp cho 5 - 7 lao động có việc làm thường xuyên và 10 - 12 lao động thời vụ, thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng, trong đó có 5 hội viên cựu chiến binh. ___________ * Mô hình của cựu chiến binh Trần Công Hậu, thôn Đông Cảng, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 19 MÔ HÌNH “KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU VÀ CHĂN NUÔI”* - Cách làm: + Mô hình kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi lợn, gà “Cùa” thả vườn đem lại hiệu quả cao, chất lượng tốt. Phương thức áp dụng khoa học - kỹ thuật: • Trồng cây dược liệu: Áp dụng hệ thống phủ bạt nilon và hệ thống tưới tự động. • Chăn nuôi: Áp dụng theo kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà “Cùa” thả vườn. + Khả năng nhân rộng mô hình: Dành cho những cá nhân có vốn lớn hoặc có sự liên kết vốn giữa các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. - Kết quả đạt được: + Trồng dược liệu cao chè vằng: 3 ha. + Heo nái: 100 con lợn siêu nạc. + Heo thịt: 1.000 con. ___________ * Mô hình do bảy hộ gia đình góp vốn của Ban Quản trị Hợp tác xã Đoàn Kết, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 20 + Gà thả vườn: 1.000 con. + Thanh long: 100 gốc. Mô hình đã đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình tham gia hợp tác xã. Bình quân hằng năm đạt 3 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng. 21 MÔ HÌNH “CHĂN NUÔI GÀ VÀ HEO RỪNG LAI”* - Cách làm: Hộ gia đình ông Nguyễn Kim Đỉnh bắt đầu mô hình chăn nuôi gà và heo rừng lai từ năm 2014 đến nay. Từ việc làm chuồng trại, chọn giống, phân đàn heo con, kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh, cho ăn uống và phòng bệnh cho gà, heo đều được ông thực hiện theo đúng quy trình. Với đàn heo rừng lai, ông thả vườn, xây dựng chuồng trại cho heo nái đẻ con và nhân giống. Heo chủ yếu cho ăn cỏ, cám và bã bia. Với đàn gà thả vườn, ông làm chuồng cho đàn gà mẹ ấp trứng nhân giống gà thịt. Gà chủ yếu ăn bắp hạt, cám trộn có hàm lượng dinh dưỡng cao. - Kết quả đạt được: Từ một hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, bước đầu chỉ có một vài con heo, con gà, ông đã nhân giống, ___________ * Mô hình của ông Nguyễn Kim Đỉnh - Chi hội nông dân Tổ dân phố 6, Hội Nông dân phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. 22 tìm hiểu các kỹ thuật chăn nuôi hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Để chăn nuôi lợn, gà mang lại hiệu quả cao, gia đình ông đã tìm cách tự sản xuất con giống để giảm chi phí đầu vào, học cách tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho lợn, tìm hiểu công thức trộn cám để có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với cám hỗn hợp mà giá thành lại rẻ hơn. Hiện nay, gia đình ông đang có 4.000 con gà thịt, 1.120 con heo rừng lai, hằng năm tổng thu nhập là 350 triệu đồng chưa tính chi phí chăn nuôi, đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình và cung cấp một lượng lớn thực phẩm sạch cho người dân trên địa bàn. 23 MÔ HÌNH “VƯỜN AN SINH”* - Cách làm: Mô hình “Vườn an sinh” được Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Thạch xây dựng từ tháng 01/2017 tại khuôn viên Ủy ban nhân dân xã An Thạch, huyện Tuy An với diện tích trên 600 m2. Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo chính quyền địa phương, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã cải tạo khoảng đất trống vốn có nhiều cỏ dại thành mô hình “Vườn an sinh” để trồng các loại rau, quả sạch. Số rau quả thu hoạch được bán gây quỹ giúp cho phụ nữ và trẻ em nghèo. - Kết quả đạt được: Số tiền thu được từ việc bán các loại rau, quả, hoa,... trong “Vườn an sinh” là 14.370.000 đồng. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã mua 61 suất quà với số tiền 3.700.000 đồng trao tặng cho các em học sinh có ___________ * Mô hình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 24 hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tập tốt; cho 5 phụ nữ nghèo vay số tiền 7 triệu đồng; tổ chức thăm và tặng 1 suất quà trị giá 300.000 đồng cho trẻ bị bỏ rơi ở Cô nhi viện Mằng Lăng; hỗ trợ 1 triệu đồng cho hộ phụ nữ nghèo xóa nhà tạm. Hoạt động của mô hình đã góp phần nâng cao ý thức của hội viên phụ nữ về chăm sóc sức khỏe gia đình, trồng trọt, canh tác theo phương pháp hữu cơ, không lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, tự tay làm ra các sản phẩm sạch, phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày của gia đình. 25 MÔ HÌNH “NGƯỜI GIEO “QUẢ NGỌT” TRÊN ĐẤT KHÁNH ĐÔNG”* - Cách làm: Năm 2004, gia đình ông Nguyễn Xuân Long mua 20 cây bưởi da xanh để trồng thử, sau 6 - 7 năm số cây bưởi này đã cho thu nhập khá. Thấy được hiệu quả của giống bưởi này, gia đình ông đã mở rộng trồng 2 ha bưởi da xanh trên diện tích đất chuyên trồng cây ngắn ngày không mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Thời điểm ấy, ông là người đầu tiên dám trồng bưởi trên diện tích lớn như vậy ở địa phương. Mặc dù những ngày đầu chuyển đổi từ cây ngắn ngày sang cây ăn quả, ông gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư, về kỹ thuật, nhưng ông đã quyết tâm vượt qua khó khăn để gặt hái “quả ngọt”. Đến năm 2017, 2 ha bưởi của ông cho thu nhập 600 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho một số lao động tại địa phương. ___________ * Mô hình của ông Nguyễn Xuân Long - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 26 - Kết quả đạt được: Việc chuyển đổi cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình ông Long đã tạo sức lan tỏa để nhiều người dân học tập, áp dụng. Đến nay, hơn 30 hộ dân xã Khánh Đông đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây trồng ngắn ngày sang trồng bưởi da xanh với diện tích toàn xã hơn 200 ha. Nhiều hộ đã có thu nhập ổn định từ loại cây này. Để phát triển cây bưởi da xanh một cách vững chắc, năm 2015, ông Long vận động thành lập tổ hợp tác liên kết sản xuất với 10 thành viên để hỗ trợ nhau về vốn và kỹ thuật. Với cương vị là Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, ông Nguyễn Xuân Long xác định học tập và làm theo Bác là phải gương mẫu đi đầu, thực hiện “nói đi đôi với làm”, “dám phê bình và tự phê bình”, đoàn kết nội bộ và quần chúng nhân dân, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vận động người dân gắn kết với mảnh đất quê hương để phát triển kinh tế như lời dạy của Bác: “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”1. ___________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.44. 27 MÔ HÌNH “TỔ HỢP TÁC ĐAN MÊ BỒ”* - Cách làm: Để phát triển làng nghề truyền thống phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn lúc nhàn rỗi; nhận thấy cây trúc rất dễ trồng ở vùng nước mặn nhiễm phèn, dùng để đan rổ, nia, sịa, đặc biệt là mê bồ, chị Nguyễn Thị Út, Tổ trưởng Tổ hợp tác Đan mê bồ, ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình có suy nghĩ tận dụng phần ruột trúc để đan mê bồ, tăng thêm thu nhập. Chị đã làm thử và nhận thấy sản phẩm được mọi người ưa dùng như làm bờ tấn bến sông, ngăn bờ vuông tôm,... Lúc đầu, gia đình chị và một số hộ trong ấp chẻ trúc bằng tay, thời gian sau đã mua được máy chẻ trúc nên sản phẩm làm ra có chất lượng và nhanh hơn. Ở gần nhà chị Út có trường tiểu học và mẫu giáo. Hằng ngày chị Út thấy các mẹ phải đưa đón con ___________ * Mô hình ở ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. 28 đi học, nhưng nhà xa, đi lại khó khăn nên không về mà ở lại chờ con tan lớp để đón. Để tranh thủ thời gian trong lúc chờ đón con, chị Út đã vận động chị em tới nhà mình nhận đan mê bồ, vừa kiếm thêm thu nhập vừa thuận tiện trong việc đưa đón con; chị trực tiếp hướng dẫn cách làm cho chị em, trung bình mỗi chị thu nhập từ 30 - 50 nghìn đồng/ngày. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về phát triển kinh tế tổ hợp tác, sự hỗ trợ của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh hội; Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thới Bình đã chỉ đạo thành lập Tổ hợp tác Đan mê bồ ở ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông với 25 thành viên do chị Út làm Tổ trưởng. Nhận thấy mô hình làm ăn hiệu quả và đem lại công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã hỗ trợ 147 triệu đồng để phát triển mô hình. - Kết quả đạt được: Tổ hợp tác đã dần đi vào ổn định, mỗi tháng làm ra khoảng 3.200 sản phẩm mê bồ, mỗi năm thu nhập khoảng 700 triệu đồng, đã tạo việc làm cho 25 lao động thường xuyên và 180 lao động thời vụ ở địa phương với thu nhập từ 50 - 100 nghìn đồng/ngày, góp phần duy trì nghề truyền thống ở nông thôn. Hiện nay, Tổ hợp tác có mối hàng khá ổn định ở Campuchia và các vùng lân cận. Nhờ đó, lao động 29 nữ ở nông thôn có thêm thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, có điều kiện chăm sóc gia đình tốt hơn. Tổ hợp tác Đan mê bồ ấp Lê Giáo vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 vì có thành tích xuất sắc trong phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2002 - 2012. Tại Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức, tập thể Tổ hợp tác Đan mê bồ được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 30 II LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI 31 CÁCH LÀM HIỆU QUẢ: “CUỘC THI THUYẾT TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP”* - Cách làm: + Xây dựng kế hoạch Cuộc thi. + Ban hành các quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo, tổ thư ký, tổ phục vụ. + Ban hành hướng dẫn thực hiện kế hoạch Cuộc thi. + Các địa phương xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp để thuyết trình. + Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị sân khấu, âm thanh. + Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện truyền hình trực tiếp Cuộc thi trên sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh. - Phạm vi, đối tượng áp dụng: + Cấp huyện: Ở 8 huyện, thành phố (thí sinh là tập thể đại diện đảng ủy xã, phường, thị trấn (gọi chung là ___________ * Cách làm do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn. 32 cấp xã); đại diện chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc huyện, thành ủy); ở 4 đảng bộ trực thuộc tỉnh (thí sinh là các đội thi đại diện cho các đảng bộ trực thuộc). + Cấp tỉnh: Thí sinh đại diện cho 12 đảng bộ trực thuộc tỉnh. - Kết quả đạt được: + Cuộc thi đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động về vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. + Để mỗi cấp ủy và người đứng đầu thể hiện năng lực cụ thể hóa nghị quyết thông qua việc xây dựng, thuyết trình và tổ chức thực hiện chương trình hành động (kế hoạch) toàn khóa của cấp mình. + Đánh giá đúng thực trạng quá trình thực hiện nghị quyết, những khó khăn, thách thức, vấn đề cải cách hành chính và sửa đổi lối làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; những thuận lợi, khó khăn, tìm giải pháp tối ưu cho việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nhất là trong chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, việc học tập kiểm điểm chuyên đề năm 2016 về “Sửa đổi lối làm việc” và việc khắc phục các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. + Cuộc thi cũng là cơ sở để đối chiếu, kiểm tra việc chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ tại mỗi địa phương, đơn vị. 33 MÔ HÌNH “HŨ GẠO CHIẾN SĨ”* - Cách làm: Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Đồn Biên phòng Mường Nhé đã nghiên cứu, tổ chức quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên; tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa ý chí và hành động; phát huy trí tuệ tập thể, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Qua rà soát, nắm tình hình trên địa bàn có 8 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Ban Chỉ huy Đồn đã thực hiện mô hình “Hũ gạo chiến sĩ” để giúp đỡ các gia đình. Hằng ngày, trước khi nấu cơm bữa sáng thì bớt ra một bát gạo, bữa trưa một bát và bữa tối một bát; một ngày được 1 kg, một tháng được 30 kg, định kỳ vào ngày 25 hằng tháng số gạo trên sẽ được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phối hợp ___________ * Mô hình của Đồn Biên phòng Mường Nhé, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 34 với đại diện chính quyền xã, bản luân chuyển tặng cho 8 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên. - Kết quả đạt được: Mô hình “Hũ gạo chiến sĩ” của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Nhé được duy trì thực hiện hơn một năm với 14 chuyến hỗ trợ 420 kg gạo cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Đây là việc làm cụ thể, thiết thực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần duy trì, phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của dân tộc Việt Nam. Mô hình đã kịp thời cổ vũ, động viên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục vươn lên trong cuộc sống; giúp đồng bào nơi vùng cao biên giới luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ”, thấy được Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là từ nhân dân mà ra, vì nhân dân xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Những việc làm trên của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Nhé, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã góp phần làm cho hình ảnh tốt đẹp của người chiến sĩ mang quân hàm xanh luôn tỏa sáng trong lòng đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới; tình quân dân ngày càng gắn bó, bền chặt; không ngừng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. 35 MÔ HÌNH “XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ ĐOÀN KẾT, THÂN THIỆN, KỶ CƯƠNG”* - Cách làm: Chi bộ Khu dân cư số 1, phường Thống Nhất, thành phố Lào Cai đã vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân trong khu dân cư thực hiện nếp sống văn minh đô thị, tương trợ lẫn nhau khi các gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn, thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, chủ động thực hiện thu nộp các khoản đóng góp, ủng hộ hoàn thành sớm ở mức cao. - Kết quả đạt được: Nhân dân trong khu dân cư đã tích cực thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa văn minh đô thị của thành phố. Các gia đình khó khăn, ốm đau đều được thăm hỏi, động viên, chia sẻ. Tiêu biểu như gia đình bà Ngô Thị Hương có hoàn cảnh khó khăn ___________ * Mô hình của Chi bộ Khu dân cư số 1, phường Thống Nhất, thành phố Lào Cai. 36 làm nhà, được nhân dân trong khu dân cư quyên góp giúp đỡ 5 triệu đồng và gần 60 ngày công; ông Phạm Đại Hải mắc bệnh hiểm nghèo được khu dân cư thăm hỏi, động viên và quyên góp, giúp đỡ hơn 6 triệu đồng,...; gia đình có người qua đời được nhân dân tập trung giúp đỡ. Tỷ lệ nhân dân khu dân cư phân loại rác tại nguồn đạt gần 100%. Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp, nhờ sự đóng góp, thực hiện tích cực của nhân dân. 37 MÔ HÌNH “THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG”* - Cách làm: Chi bộ, Ban Công tác mặt trận, Ban Quản lý thôn, Chi hội Người cao tuổi thôn Phú Mỹ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, đoàn viên và mọi người dân trong thôn về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh nói chung và cụ thể là thực hành tiết kiệm triệt để trong mỗi đám tang nói riêng. - Kết quả đạt được: Các đám tang của thôn Phú Mỹ đều nghiêm túc thực hành tiết kiệm, cụ thể: + Không mời thuốc lá trong đám tang. + Không tổ chức sinh hoạt cơm mời dân làng. ___________ * Mô hình của cán bộ và nhân dân thôn Phú Mỹ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 38 + Từ năm 2013 đến nay, 100% đám tang trong thôn đã tổ chức hình thức mở băng đĩa nhạc kèn thay cho mời tổ thợ kèn như trước đây. Từ khi thôn tổ chức hình thức này, nhân dân đón nhận ủng hộ, hưởng ứng, đồng tình cao, xem đây như là một hình thức vừa văn minh, gọn nhẹ, lại vừa tiết kiệm, phù hợp với quan điểm xây dựng nông thôn mới, nhưng không làm thay đổi thuần phong mỹ tục và lễ hiếu trong mỗi đám tang. Chi phí cho đám tang đã tiết kiệm rõ rệt, nếu như trước đây mỗi đám tang gia đình phải chi phí từ 4 - 5 triệu đồng thì nay chi phí chỉ còn 600 - 800 ngàn đồng, đã tiết kiệm cho dân làng trên 200 triệu đồng chi phí nhạc hiếu. + Từ năm 2012, thôn đã vận động, tuyên truyền cho 5 hộ đưa người thân qua đời đi hỏa táng, đạt trên 40%; năm 2013 toàn thôn có 11 người qua đời thì có 9 người được đưa đi hỏa táng, đạt tỷ lệ 82%, và từ năm 2014 đến nay, 100% số người trong thôn qua đời đều được đưa đi hỏa táng. 39 MÔ HÌNH “CÁN BỘ HỘI NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO”* - Cách làm: Chị Quản Thị Thuận đã tuyên truyền, xây dựng tiêu chí của cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ xã Tân Quang gồm: + Đổi mới, sáng tạo trong triển khai thực hiện hoạt động Hội, phong trào tại địa phương. + Gương mẫu trong các phong trào, hoạt động. + Tuyên truyền, vận động, xã hội hóa các hoạt động Hội. + Tuyên truyền, vận động, khích lệ hội viên phụ nữ hưởng ứng, tham gia tích cực các phong trào, hoạt động của Hội. - Kết quả đạt được: Với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, từ năm 2016 đến năm 2018, chị đã vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và doanh nghiệp ủng hộ các hoạt ___________ * Mô hình của đồng chí Quản Thị Thuận, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 40 động tri ân mẹ, vợ liệt sĩ sống trên địa bàn xã số tiền 6,6 triệu đồng; tri ân các bà là nữ du kích Hoàng Ngân của xã số tiền 5 triệu đồng; ủng hộ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn số tiền 9 triệu đồng; ủng hộ tiền giúp đỡ 3 hộ nghèo xây nhà mới 11,8 triệu đồng, giúp một hộ nghèo sửa nhà 3 triệu đồng; ủng hộ xây Nhà lưu niệm lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân và Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Thị Kính (Trần Thị Khang) được 11.042.000 đồng. Chị và hội viên Hội Phụ nữ đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên ủng hộ làm đường giao thông được trên 1 tỉ đồng. Có 7 chị hiến đất được 45 m2 làm đường giao thông. Hoạt động tiết kiệm, giúp đỡ nhau: Có 925 chị tiết kiệm được 56 triệu đồng cho 14 chị vay vốn. Có 200 chị hùn vốn mỗi tháng 1 triệu đồng giúp cho 20 chị vay mỗi tháng với số tiền là 10 triệu đồng. Vận động thành lập Hợp tác xã Hoa Thiên Phú có 2 hội viên tham gia. Hợp tác xã đã hoạt động hiệu quả. 41 MÔ HÌNH “NGƯỜI LƯU GIỮ HỒN CHỮ THÁI”* Để lưu giữ chữ viết của người Thái, văn hóa của dân tộc Thái, ông Sầm Văn Bình đã tự biên soạn những tài liệu được coi như giáo trình ban đầu của Câu lạc bộ học chữ Thái; viết nhiều bài giới thiệu về chữ Thái và văn hóa Thái trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Ông đã thiết kế được 5 phông chữ Thái Nghệ An để cài đặt soạn thảo văn bản chữ Thái trên máy vi tính. Đến nay, ông Bình đã mở được hơn 10 lớp dạy chữ Thái tại huyện với hơn 400 người tham gia học tập, đã đọc thông viết thạo có thể dạy được chữ Thái cho người khác. Ông Bình đã bảo vệ thành công Đề án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh mang tên “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và tổ chức dạy, học chữ Thái hệ Lai - Tay ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An”. Hiện nay, ông Sầm Văn Bình không chỉ dạy chữ Thái ở huyện Quỳ Hợp, mà còn được mời đi dạy các lớp học chữ Thái ở các huyện: Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông,... ___________ * Mô hình của ông Sầm Văn Bình ở bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 42 MÔ HÌNH “XÃ BÌNH YÊN, GIA ĐÌNH HÒA THUẬN”* - Cách làm: Đảng ủy xã Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng mô hình “Xã bình yên, gia đình hòa thuận”. Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận xã xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, thành lập bốn tổ tự quản ở bốn thôn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã ban hành tiêu chí thực hiện mô hình; thành lập bốn ban vận động mô hình ở bốn khu dân cư gồm 37 thành viên do đồng chí Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư làm Trưởng ban. Trong các ban vận động đều có thành viên của Hội đồng mục vụ các giáo họ tham gia để phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động. Hằng tháng, quý và cuối năm, Ban chỉ đạo ___________ * Mô hình của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. 43 họp và có đánh giá kết quả thực hiện mô hình. Khi nào có các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, công tác đảm bảo an ninh trật tự, mâu thuẫn trong gia đình các hộ dân,... Ban vận động và Tổ tự quản tổ chức họp để bàn bạc tìm ra các biện pháp tuyên truyền, vận động, hòa giải tại các thôn, có mời Ban chỉ đạo xã tham gia. - Kết quả đạt được: Mô hình từ khi đi vào hoạt động cho đến nay đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, không để xảy ra các vụ việc phức tạp; góp phần củng cố sự đoàn kết của nhân dân. 44 MÔ HÌNH “TIẾT KIỆM TÍN DỤNG”* - Cách làm: Năm 1994, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vận động hội viên phụ nữ thành lập mô hình tiết kiệm tín dụng. Chi hội phụ nữ Liêm Công Tây là thí điểm phát động. Ban đầu thành lập một tổ có 65 thành viên tham gia. Hằng tháng, chị em đóng góp vào tổ 10.000 đồng, sau đó xét ưu tiên người khó khăn vay trước với mức lãi suất 1,5% và thời gian hoàn trả vốn 12 tháng. Số tiền đóng góp ban đầu chỉ có 650.000 đồng. Sau đó định mức tiết kiệm tăng dần từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng/tháng. Ban quản lý “Tiết kiệm tín dụng” được thành lập gồm có cụm trưởng, kế toán, thủ quỹ. Hoạt động của Ban quản lý: Xây dựng quy chế và kế hoạch hoạt động của tổ, tổ chức sinh hoạt vào ngày 20 hằng tháng. Ban quản lý họp xét cho các ___________ * Mô hình của xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 45 thành viên vay và hướng dẫn làm thủ tục cho vay. Mức vay từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/lần, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 1% (từ năm 2005 đến nay). - Kết quả đạt được: Đến nay đã có 11 nhóm tiết kiệm được thành lập với 896 thành viên tham gia. Số tiền tiết kiệm là 2.455.000.000 đồng. Số người đang vay là 397 thành viên. Dư nợ vốn: 2.443.000.000 đồng. Tạo điều kiện cho 1.536 lượt phụ nữ vay phát triển kinh tế gia đình, trong đó có 215 chị là phụ nữ đơn thân, phụ nữ hộ nghèo, đã có 183 hộ thoát nghèo bền vững. Có 255 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi bắt đầu từ mô hình nhóm phụ nữ tiết kiệm, thu nhập bình quân hằng năm từ 80 đến 200 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm mạnh: năm 1994 tỷ lệ hộ nghèo 28%, đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,63%. 46 MÔ HÌNH “RÈN LUYỆN SỨC KHỎE THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI”* - Cách làm: Ngoài thời gian làm việc trong cơ quan, đồng chí Đinh Ngọc Duy còn là một người rất yêu thích thể thao, thường xuyên tập luyện các môn như: bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, nhất là võ cổ truyền Việt Nam... Hưởng ứng phong trào học tập và làm theo Bác, nhận thấy các bạn đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện đảo đam mê thể thao, nhưng do điều kiện còn thiếu về cơ sở vật chất, điều kiện tập luyện, vì vậy đồng chí Duy đã tập hợp các bạn đoàn viên, thanh thiếu niên thành lập “Câu lạc bộ võ thuật cổ truyền huyện Kiên Hải”. Đúng 17 giờ hằng ngày, đoàn viên, thanh thiếu niên tập trung tại sân của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện để tập luyện võ thuật. Câu lạc bộ hoạt động theo nội quy quy định, không ___________ * Mô hình của đồng chí Đinh Ngọc Duy, Văn phòng Huyện ủy huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. 47 thu học phí, những ai đam mê võ thuật có thể đăng ký tham gia. Ngoài học võ, các em còn được dạy về đạo đức của người học võ, lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách,... Nhờ đó, các em rất ngoan, hiền, lễ phép và học giỏi, đặc biệt rất nhiều em được biểu dương, khen thưởng về thành tích xuất sắc trong học tập. - Kết quả đạt được: Qua hơn 2 năm, Câu lạc bộ võ thuật huyện Kiên Hải đã thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên đến tập luyện. Lớp luôn duy trì được khoảng 40 võ sinh, thời điểm nghỉ hè có khoảng 70 - 80 võ sinh. Quá trình tập luyện đã giúp các em khỏe mạnh hơn, nhanh nhẹn hơn và đặc biệt là các em có chỗ vui chơi, học hỏi, giao lưu với bạn bè, tránh xa các tệ nạn xã hội, truyền cảm hứng tập luyện cho nhiều bạn trẻ. Ngoài tập luyện, các em cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của huyện như: biểu diễn khai mạc Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, Hội trại Tòng quân, Chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, khai mạc Đại hội thể dục, thể thao huyện,..., đóng góp quỹ “Heo đất nghĩa tình”, nhân các dịp lễ đi thăm các gia đình chính sách có công với cách mạng và nghe các chú thương binh ôn lại những năm tháng hào hùng của dân tộc,... 48 PHONG TRÀO “TỰ NGUYỆN HIẾN ĐẤT VÀ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT ĐỂ MỞ RỘNG ĐƯỜNG NGÕ PHỐ”* - Cách làm: Từ năm 2013, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, các đoàn thể chính trị - xã hội phường, các tổ dân phố Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tuyên truyền nhằm vận động nhân dân tự nguyện hiến đất và tài sản trên đất (cây cối, tường rào, các công trình phụ khác...) để mở rộng đường ngõ phố đảm bảo nền đường rộng 6 m. Trong quá trình mở rộng, các xóm huy động nhân dân trên tuyến phố trực tiếp chặt phá cây cối, phá dỡ tường rào và các công trình phụ, đồng thời huy động kinh phí nhân dân đóng góp để đổ đất, san lấp, mở rộng nền đường đảm bảo 6 m. ___________ * Phong trào của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phường, các tổ dân phố phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 49 - Kết quả đạt được: Đến nay, trên toàn địa bàn phường đã mở rộng 36 ngõ phố với tổng chiều dài 12.104 m, tổng diện tích đất hiến 11.129 m2, nhân dân đã bỏ ra hàng trăm ngày công lao động để san lấp, phá dỡ cây cối, tường rào và các công trình phụ khác, đồng thời huy động trên 500 triệu đồng để đổ đất mở rộng nền đường đảm bảo quy định. Ngoài ra, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phường đã huy động kinh phí trong nhân dân cùng với ngân sách nhà nước để đầu tư đúc bê tông đường ngõ phố 3,5 m, nền đường rộng 6 m, kết quả đã thực hiện được 8 tuyến, tổng chiều dài 2.407 m với tổng kinh phí 2.164.428.000 đồng, trong đó nhân dân đóng góp 649.328.000 đồng. Huy động nguồn lực trong nhân dân để đầu tư, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng các tuyến ngõ phố, đến nay đã có 26 tuyến ngõ phố với tổng chiều dài 6.718 m được lắp đặt điện chiếu sáng, với tổng kinh phí nhân dân đóng góp đạt 137.796.000 đồng. Hạ tầng giao thông được phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, đi lại của bà con nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 50 MÔ HÌNH “XE CỨU HỎA TỰ CHẾ”* - Cách làm: Xuất phát từ tình hình khu dân cư đông đúc, những ngõ ngách nằm sâu, ngoằn ngoèo và tình trạng cháy nổ diễn ra phổ biến, đồng chí Hùng đã tự bỏ kinh phí đầu tư, sáng tạo ra “Xe cứu hỏa tự chế”. Đó là chiếc khung sắt có 4 bánh di động, gắn mô tơ 2,5 CV, có 60 m ống dây nhựa dẫn nước và cuộn dây điện 50 m kèm theo, cùng hệ thống thang dây bằng việc tận dụng quai dép da (số dây da dư thừa từ việc gia công dép da), dây thừng và ròng rọc. Khi có cháy, hệ thống dây nhựa phát huy tác dụng, len vào tận nơi xảy ra hỏa hoạn, với cột nước phụt cao 20 m, thang di động 20 m, ròng rọc đu theo dây thừng... bảo đảm chữa cháy, cứu người nhanh chóng trong lúc chờ đội cứu hỏa chuyên nghiệp tới. Chiếc xe cứu hỏa đã được sử dụng trong khu dân cư để tham gia dập tắt những vụ cháy nổ nhỏ. ___________ * Mô hình của đồng chí Trần Đình Hùng, Bí thư Chi bộ Tam Giác 2, Đảng bộ phường Thạc Gián, Quận ủy Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 51 - Kết quả đạt được: Năm 2017, xe chữa cháy di động của đồng chí Hùng đã tham gia chữa cháy cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Mai ở Tổ dân phố số 6. Năm 2018, đồng chí Hùng tiếp tục cải tiến xe cứu hỏa và hiện đang làm 2 chiếc xe cho Khu dân cư Trung lập B1, Trung lập B2. 52 MÔ HÌNH “TIẾT KIỆM LÀM THEO LỜI BÁC”* - Cách làm: Mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước cứ 3 ngày tiết kiệm ít nhất 1.000 đồng; mỗi đảng viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước cứ 7 ngày tiết kiệm ít nhất 1.000 đồng; mỗi đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội cứ 10 ngày tiết kiệm ít nhất 1.000 đồng để đóng góp vào quỹ “Tiết kiệm làm theo lời Bác”. Các đảng bộ và tổ chức chính trị - xã hội vào ngày 28 hằng tháng, các chi bộ trực thuộc vào ngày 28 của tháng cuối quý sẽ tổng hợp báo cáo số tiền tiết kiệm được nộp về Huyện ủy. Quỹ được sử dụng để hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Cư M'gar, Krông Bông, M'Đrắk, Cư Kuin, Krông Búk, Krông Năng, Lắk. ___________ * Mô hình của các huyện Cư M'gar, Krông Bông, M'Đrắk, Cư Kuin, Krông Búk, Krông Năng, Lắk, tỉnh Đắk Lắk. 53 - Kết quả đạt được: Các huyện tiết kiệm được hơn 8,25 tỉ đồng, trong đó: Cư M'gar tiết kiệm 3,643 tỉ đồng, Krông Bông 1,3 tỉ đồng, Cư Kuin 980 triệu đồng, M'Đrắk 948 triệu đồng, Krông Búk 696 triệu đồng, Lắk 504 triệu đồng, Krông Năng 181,6 triệu đồng. Đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn xây dựng mới và sửa chữa 94 căn nhà, xây dựng 4 phòng công vụ cho giáo viên, tặng hơn 100 con bò, nhiều sổ tiết kiệm, hỗ trợ 129 nhà ở theo Chương trình 167 và các hỗ trợ khác với tổng số tiền trị giá hơn 5,5 tỉ đồng. 54 MÔ HÌNH “NGÀY CHỦ NHẬT VÌ MÔI TRƯỜNG”* - Cách làm: Từ đầu năm 2014, “Ngày chủ nhật vì môi trường” được huyện Đạ Huoai tổ chức ra quân đồng loạt vào các ngày chủ nhật cuối tháng. Cùng với đó, người dân trong huyện còn chủ động thành lập các tổ tự quản để thường xuyên dọn vệ sinh tại các khu dân cư. Tham gia “Ngày chủ nhật vì môi trường”, người dân cùng nhau thu gom rác thải sinh hoạt để tập kết về nơi quy định; đồng thời, ký cam kết không vứt chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật ra đồng ruộng. Từng gia đình tự giác giữ gìn sạch, đẹp khuôn viên nhà mình, chủ động diệt loăng quăng và tiêu độc, khử trùng ở các khu vực chăn nuôi để phòng, chống dịch bệnh,... - Kết quả đạt được: 10/10 xã, thị trấn trong toàn huyện hưởng ứng và áp dụng mô hình vào thực tiễn từng địa phương. ___________ * Mô hình của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. 55 Không chỉ vậy, nhiều địa phương trong huyện còn gắn mô hình này với phong trào “Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đến nay, người dân của 61 thôn, buôn, tổ dân phố trong toàn huyện Đạ Huoai đã và đang chung sức, chung lòng để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới. Bằng những việc làm thiết thực đó, qua mỗi “Ngày chủ nhật vì môi trường”, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, cống rãnh, khe suối, kênh mương được khơi thông...; hàng chục tấn rác thải được thu gom và đưa về đúng nơi quy định. 56 MÔ HÌNH “SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN VAY CHÍNH SÁCH, THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG”* Cuộc sống gia đình chị Đoàn Thị Mai Hoa trước đây rất khó khăn. Để nuôi ba con nhỏ ăn học, gia đình chị chăm chỉ với việc trồng trọt và làm cỏ thuê cho các hộ làm nông trong xã. Mặc dù cuộc sống vất vả, nhưng chưa bao giờ chị bỏ một buổi sinh hoạt nào của Chi hội Phụ nữ. Năm 2004, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hòa Sơn giúp chị tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, với mức vay 10 triệu đồng, chị mua 2 con bò cái sinh sản và tận dụng đất vườn quanh nhà để trồng cỏ cung cấp thức ăn cho bò. Ngoài ra, chị còn nuôi thêm 60 con gà thả vườn. Đến năm 2010, gia đình chị đã có 8 con bò, cộng thêm tiền thu nhập từ trứng gà, thịt gà, chị có điều kiện để ổn định cuộc sống và nuôi ___________ * Mô hình của chị Đoàn Thị Mai Hoa - Hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Tân Lập, xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. 57 con ăn học. Năm 2012, gia đình chị Hoa bán bớt 6 con bò để mở một tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà. Qua nhiều năm kinh doanh, chăn nuôi thuận lợi nên chị mạnh dạn mở bán thêm nhiều mặt hàng như: phân bón, thuốc trừ sâu,... Với số tiền tích góp được, chị Hoa đã mua thêm 10 ha đất, đầu tư trồng 6 ha mía, 4 ha mì cao sản; áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, gia đình chị đào hồ chứa nước tưới tiêu và mua 2 chiếc máy cày để cày thuê đất cho bà con, thu nhập 20 triệu đồng/vụ mùa. Hằng năm, trừ chi phí nhân công, đầu tư giống, mua trang thiết bị phục vụ nông nghiệp cho mùa tiếp theo, gia đình chị Hoa tích lũy được hơn 100 triệu đồng. Từ một hộ nghèo, gia đình chị đã thoát nghèo vươn lên thành hộ có kinh tế khá giả. 58 MÔ HÌNH “CỬA HÀNG 0 ĐỒNG”* - Cách làm: “Cửa hàng 0 đồng” hoạt động theo cơ chế từ thiện “Thừa thì cho - thiếu thì nhận”, chủ yếu là hỗ trợ quần áo cho bà con nghèo trên địa bàn các xã, thị trấn. Cửa hàng đặt tại nhà một hội viên Hội Phụ nữ và giao cho một chị quản lý mở cửa; khoảng 3 - 5 chị hội viên khác tiếp nhận, sắp xếp, phân loại quần áo mỗi ngày. Thời gian mở cửa của cửa hàng từ 7 giờ 30 phút đến 20 giờ hằng ngày. Mỗi người đến cửa hàng được chọn miễn phí 4 bộ quần áo hoặc túi xách, giày dép mỗi lần. - Kết quả đạt được: “Cửa hàng 0 đồng” đã tiếp nhận được sự đóng góp thiện nguyện của các cá nhân, gia đình trong và ngoài xã Vọng Đông và xã Tây Phú. Ngoài ra, các chị em còn vận động những nhà hảo tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp cho cửa hàng. Đến năm 2019, cửa hàng đã tiếp nhận được khoảng 18 tấn quần áo, giày dép, túi xách để phục vụ cho bà con nghèo trên địa bàn các xã, thị trấn. ___________ * Mô hình của Hội Phụ nữ xã Vọng Đông và xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. 59 MÔ HÌNH THÀNH LẬP “HỘI QUÁN VÀ TỔ HỢP TÁC TRONG VAY VỐN SẢN XUẤT”* - Cách làm: Hội Nông dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã đề ra kế hoạch thành lập các tổ hợp tác sản xuất trong chương trình công tác năm, đề ra chỉ tiêu số lượng cụ thể, đồng thời giao chỉ tiêu cho từng cơ sở Hội để thực hiện. Hội Nông dân các xã, thị trấn căn cứ vào chỉ tiêu trên để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động của đơn vị mình. Lựa chọn những hội viên, nông dân có cùng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cùng địa bàn hoạt động để vào một tổ hợp tác sản xuất. Bên cạnh đó, các tổ hợp tác này sẽ được Hội Nông dân huyện hỗ trợ trong việc cho vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi, tập huấn kỹ thuật sản xuất, học nghề, kiến thức pháp luật, thị trường tiêu thụ, được ưu tiên tham gia các dự án công nghệ cao, hỗ trợ tham gia xây dựng các mô hình điểm về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,... ___________ * Mô hình của Hội Nông dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 60 - Kết quả đạt được: Trong năm 2017, Hội Nông dân đã thành lập mới Hợp tác xã trái cây GAP Chợ Mới, Hợp tác xã Nông sản an toàn xã Kiến An và Hợp tác xã Nông nghiệp Hòa An. Đồng thời, thành lập mới được 34 tổ hợp tác, nâng tổng số lên là 200 tổ, với 4.671 thành viên. Ngoài ra, Hội cũng đã vận động thành lập mới được 6 câu lạc bộ nông dân, nâng tổng số câu lạc bộ nông dân hiện có là 43 câu lạc bộ, với 1.303 thành viên. 61 MÔ HÌNH “TỔ TIẾT KIỆM GIÚP PHỤ NỮ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN”* - Cách làm: Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thành lập các tổ tiết kiệm có 20 thành viên để giúp đỡ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chưa đủ điều kiện tham gia bảo hiểm y tế. Tùy điều kiện thực tế, các thành viên tiết kiệm mỗi tháng từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nộp về Ban Quản lý Tổ vào ngày 10 hằng tháng. Mỗi tháng thu được từ 3 - 4 triệu đồng/tổ. Ban Quản lý sử dụng nguồn vốn này hỗ trợ cho từ 5 - 7 hộ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay để mua bảo hiểm y tế, trong đó tập trung hai xã nông thôn mới là Thuận Yên và Mỹ Đức (thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất 0,5%/tháng). - Kết quả đạt được: Đến tháng 7/2018, tổ đã tiết kiệm được 90,1 triệu đồng gắn với việc hoàn trả vốn từ các hộ và ___________ * Mô hình của Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. 62 thu tiết kiệm từ các thành viên được 215,547 triệu đồng, Ban Quản lý Tổ đã họp xét hỗ trợ vốn vay mua bảo hiểm y tế cho 157 hộ, 495 thẻ với số tiền là 225,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Tổ đã kịp thời cập nhật sổ theo dõi tình hình thu chi tiết kiệm hằng tháng, quỹ tiền mặt của tổ và hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Thị hội. 63 MÔ HÌNH “CHĂM LO CHO NGƯỜI NGHÈO”* - Cách làm: Thông qua “Quỹ Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố Long Xuyên đã vận động, quyên góp để sửa chữa, làm mới các khu nhà ở cho hộ nghèo, khu dân cư đại đoàn kết. - Kết quả đạt được: Tính đến nay, các ngành chức năng thành phố cùng các phường, xã đã vận động xây mới, sửa chữa được 132 căn nhà đại đoàn kết (trong đó sửa 16 căn), đạt tỷ lệ 178,7% so với kế hoạch, tổng kinh phí 4.542.108.000 đồng, Mặt trận Tổ quốc thành phố phối hợp Đảng ủy xã Mỹ Khánh và phường Mỹ Hòa xây dựng 2 khu dân cư đại đoàn kết Sông Hồng cho đối tượng người nghèo không có đất ở (50 căn nhà) trên phần đất công của 2 đơn vị. Chi phí làm 2 khu ___________ * Mô hình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 64 dân cư trên là 3,3 tỉ đồng, trích từ nguồn vận động các nhà hảo tâm (trong đó, trên 2,3 tỉ đồng do các nhà hảo tâm đóng góp); khu dân cư xã Mỹ Khánh được xây dựng với 31 căn và phường Mỹ Hòa xây dựng 19 căn; bàn giao 2 khu dân cư phường Mỹ Thới với 18 căn nhà, tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng và khu dân cư phường Mỹ Thạnh gồm 11 căn nhà với tổng kinh phí 650 triệu đồng. Đây là mô hình mới về chăm lo cho người nghèo được triển khai thực hiện lần đầu ở thành phố Long Xuyên, được xem là bước đột phá, bởi đây là lần đầu tiên trong tỉnh xuất hiện khu dân cư dành cho người nghèo không có đất, mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống người dân ổn định, phát triển. 65 MÔ HÌNH “GÓP GẠO XOAY VÒNG GIÚP NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN”* - Cách làm: Hội Chữ thập đỏ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã vận động nguồn kinh phí đóng góp từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn trên địa bàn huyện. Hội đề ra chỉ tiêu vận động kinh phí hỗ trợ gạo tại mỗi đơn vị tối thiểu 20 suất gạo/tháng (mỗi suất 20 kg gạo). Trong quá trình thực hiện, Hội luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc học tập và làm theo Bác, góp gạo xoay vòng giúp những hoàn cảnh khó khăn, nâng cao tinh thần đùm bọc “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” của cán bộ, hội viên, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm. Các cấp hội thường xuyên rà soát cụ thể, nắm sát tình hình đối tượng để hỗ trợ gạo hằng tháng. ___________ * Mô hình của Hội Chữ thập đỏ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 66 - Kết quả đạt được: Từ tháng 01/2017 đến nay, mô hình đã vận động đóng góp và trao tặng 7.600 kg gạo, 200 thùng mì gói với tổng trị giá gần 100 triệu đồng, qua đó giúp đỡ cho 380 hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn trên địa bàn huyện. 67 CÁCH LÀM HIỆU QUẢ CỦA MỘT CÁN BỘ HƯU TRÍ VÌ NGƯỜI NGHÈO* Ông Nguyễn Bĩnh Nguyệt nguyên là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải, hiện nay đã nghỉ hưu, đang sinh hoạt Đảng tại Chi bộ Ấp 15, thuộc Đảng bộ xã Vĩnh Hậu A. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào hoạt động do địa phương phát động với nhiều việc làm rất thiết thực, ý nghĩa. Trong thời gian nghỉ hưu từ năm 1993 đến nay, bản thân ông luôn tích cực tham gia giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống,... Trong những năm gần đây, mỗi tháng ông trích từ lương đóng góp ủng hộ từ 200.000 - 300.000 đồng để giúp đỡ người nghèo và 100.000 đồng giúp chi phí hành chính cho Nhà văn hóa Ấp 15. Tích cực ___________ * Cách làm của ông Nguyễn Bĩnh Nguyệt, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. 68 hưởng ứng phong trào “Toàn dân tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, ông đã vận động gia đình và các tổ chức, nhà hảo tâm ủng hộ cho Ấp 15, xã Vĩnh Hậu A được 65 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới; tích cực tham gia các công trình làm đường, xây cầu, xây dựng các công trình... của ấp và của xã. Là Tổ trưởng Tổ hợp tác Công - Nông - Thương - Tín Ấp 15, ông đã mạnh dạn dùng tiền cá nhân của mình cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong ấp vay không tính lãi. Hằng tháng, ông đã ủng hộ cho hộ nghèo trong ấp số tiền 300.000 đồng để mua con giống phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ cho 6 hộ nghèo khó khăn trong Ấp 12 con lợn giống với trị giá số tiền là 12.000.000 đồng và 1.800.000 đồng để làm chuồng. Đến nay, tất cả các hộ nghèo được ông giúp đỡ đều đã thoát nghèo, cuộc sống từng bước được cải thiện. 69 MÔ HÌNH “NGÔI NHÀ 100 ĐỒNG”* - Cách làm: Nhận thấy cơ quan thường xuyên hội họp, sử dụng nước uống chủ yếu là nước suối đóng chai nhựa, vứt bỏ vỏ chai, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, tập thể Chi đoàn xã Thạnh Phước, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã bàn bạc và thống nhất phát động trong toàn chi đoàn cùng nhau xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” để thu gom chai nhựa, vừa giữ vệ sinh cơ quan, vừa tạo nguồn kinh phí để Chi đoàn tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Mô hình được thực hiện từ năm 2011 đến nay, tổng số tiền thu được trên 6,4 triệu đồng. - Kết quả đạt được: Phong trào đã góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên cơ quan trong việc giữ gìn vệ sinh cơ quan; tạo ý thức thực hành tiết kiệm trong đoàn viên, thanh niên; góp phần cùng đoàn cấp trên thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại địa phương. ___________ * Mô hình của Đoàn Thanh niên xã Thạnh Phước, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. 70 MÔ HÌNH “TÔN GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG”* - Cách làm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phối hợp với Hội đồng giáo xứ họ đạo Xavier tuyên truyền, vận động bà con giáo dân nêu cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giúp cho những gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững; phối hợp vận động các “nhà hảo tâm” trong và ngoài địa phương ủng hộ tiền vốn, vật chất, cây trồng, vật nuôi...; mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm giúp bà con yên tâm chăn nuôi, sản xuất, ổn định cuộc sống. - Kết quả đạt được: Quá trình triển khai thực hiện, phong trào đã vận động kinh phí đóng góp của các nhà hảo tâm để khởi công xây dựng 7 căn nhà, mỗi căn trị giá ___________ * Mô hình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phối hợp với Hội đồng giáo xứ họ đạo Xavier thực hiện. 71 30 triệu đồng và hỗ trợ 2 con bò cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho 12 hộ vay vốn với tổng số tiền 340 triệu đồng (mỗi hộ vay từ 20 - 40 triệu đồng) để chăn nuôi, sản xuất… Những sự giúp đỡ đó đã giúp người dân, nhất là bà con giáo dân, yên tâm phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững, đoàn kết xóm ấp, đoàn kết lương - giáo. 72 MÔ HÌNH “PHIÊN CHỢ 0 ĐỒNG”* - Cách làm: Phiên chợ bày bán các sản phẩm dùng trong sinh hoạt gia đình như: dầu ăn, nước mắm, gạo, đường, cà phê, nước rửa chén... Điều đặc biệt ở phiên chợ này là các mặt hàng đều bán với giá “0 đồng”, vì đây là những tấm lòng sẻ chia, yêu thương của mọi người đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Để có sản phẩm bày bán, từng Chi hội Phụ nữ ấp đã vận động các hội viên và chị em phụ nữ đóng góp, kể cả đóng góp bằng sản phẩm và đóng góp bằng tiền cho hàng hoá của phiên chợ. Phiên chợ được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã vận động chị em phụ nữ ở địa phương khi nhàn rỗi đến bày bán hàng hoá ở phiên chợ hằng tuần. Những hộ nghèo, đoàn viên, hội viên nghèo trong ___________ * Mô hình do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã chủ trì, phối hợp với Khối Dân vận Đảng ủy xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. 73 phạm vi toàn xã đến phiên chợ mua các loại sản phẩm mình cần với giá 0 đồng. - Kết quả đạt được: Từ khi thành lập đến nay, mô hình đã vận động và giúp đỡ được cho các hộ nghèo, hội viên nghèo trong xã, với tổng kinh phí trên 40 triệu đồng. 74 MÔ HÌNH “PHÁT HUY TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT - LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ, THỰC HIỆN TỪ THIỆN GIÚP NGƯỜI”* - Cách làm: Tập thể Tịnh xá Ngọc Châu Như dưới sự phát động, tổ chức của Trụ trì Ni sư Thích Nữ Tâm Liên đã phát động phong trào “Phát huy triết lý đạo Phật - làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, thực hiện từ thiện giúp người”, với phương châm “Từ thiện - Tích đức tạo sức lan tỏa trong cộng đồng”. Hoạt động của Tịnh xá được cá nhân Ni sư Thích Nữ Tâm Liên, các cư sĩ, chư ni và các cộng tác viên quan tâm, hưởng ứng, tham gia vận động các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm thực hiện. Tịnh xá đã kêu gọi các tổ chức xã hội, từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp vật chất và tinh ___________ * Mô hình của các cư sĩ, chư ni Tịnh xá Ngọc Châu Như, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và các cộng tác viên. 75 thần để giúp cho những mảnh đời bất hạnh và các hộ nghèo trong thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Kết quả đạt được: Qua hai năm 2016 và 2017, Tịnh xá Ngọc Châu Như đã vận động các nhà hảo tâm, các đoàn hoạt động từ thiện ở trong nước và quốc tế tặng quà cho các đối tượng khó khăn, người nghèo trên 34 tỉ 500 triệu đồng, gồm các công việc như: Xây dựng 36 căn nhà tình thương; đưa 1.058 người mắc bệnh mắt đục thủy tinh thể đi Bệnh viện An Bình chữa trị; mời bác sĩ ở các bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh về Tịnh xá khám, chữa bệnh miễn phí; cấp 142 chiếc xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật; tặng 23 máy xe nhang cho người khiếm thị; tặng 26 xe đạp, nhiều sách vở, cặp sách cho học sinh nghèo; cấp 216 áo quần cho những gia đình có hoàn cảnh éo le và nhiều hoạt động cứu trợ khác. Nhờ những kết quả đạt được, Tịnh xá đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào năm 2010; được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Tịnh xá Ngọc Châu Như là một trong những điển hình xuất sắc của tỉnh Sóc Trăng trong sơ kết hai năm thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vào dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh nhật Bác do Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức. 76 MÔ HÌNH “THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỀN ƠN, ĐÁP NGHĨA, CHUNG TAY VÌ NGƯỜI NGHÈO”* - Cách làm: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Quân sự tỉnh Bến Tre đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ về thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn để lựa chọn đối tượng hỗ trợ. Ban Chấp hành Chi đoàn cơ sở thực hiện chương trình “Nắm gạo nghĩa tình”, mỗi bữa ăn trích giữ lại mỗi người một nắm gạo để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh. - Kết quả đạt được: Phong trào đã vận động xây dựng 6 căn nhà tình ___________ * Mô hình của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Quân sự tỉnh Bến Tre. 77 thương, mỗi căn trị giá 40 triệu đồng, 400 phần quà (nhu yếu phẩm, tập, cặp học sinh,...), tiền cho gia đình chính sách hộ nghèo, trẻ em nhiễm điôxin với tổng số tiền 120.500.000 đồng; khám, cấp thuốc cho 270 hộ gia đình,...; tặng 5.100 quyển tập cho các cháu học sinh nghèo vượt khó. 78