🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Một Số Mô Hình, Cách Làm Hay Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. PHẠM VĂN LINH Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8- 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Đó là những định tính về nông thôn mới ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2010-2020 và đã được cụ thể hóa bằng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4- 2009 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2009, Ban Bí thư đã tiến hành làm thí điểm mô hình nông thôn mới ở 11 xã thuộc 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng trong cả nước để rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng. Tháng 6-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 5 Để giúp các cán bộ chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp cũng như người dân có thêm tư liệu tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn sách Một số mô hình, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới do tác giả Trần Nhật Lam sưu tầm và biên soạn. Cuốn sách tập hợp một số mô hình, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Một số tư liệu được sử dụng có nguồn từ báo chí, báo cáo của các địa phương và ghi chép của cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương... Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như khuôn khổ của cuốn sách, nên vẫn còn những mô hình, cách làm hay, rất đáng ghi nhận và phổ biến nhưng chưa được cập nhật, bổ sung, biên soạn và biên tập để giới thiệu trong lần xuất bản này. Nhà xuất bản và tác giả rất mong nhận được góp ý của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6 HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-20151 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương, các đối tác phát triển quốc tế, lãnh đạo Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối các tỉnh, thành phố trên cả nước... đã tham dự Hội nghị. Những kết quả nổi bật Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trình bày ____________ 1. Bài viết do Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổng hợp và biên soạn, ngày 08-12-2015; http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/hdtw/View_Detail. aspx? ItemID=79 7 tại Hội nghị chỉ rõ, sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả rất to lớn, bộ mặt nông thôn đã đổi thay tích cực, phong trào xây dựng nông thôn mới đã được người dân hưởng ứng và trở thành phong trào rộng khắp cả nước. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới. Năng lực đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã được nâng lên rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả hơn, nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án. Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của nhiều khu vực dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất. Tính đến hết tháng 11-2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã. 8 Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là: Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (thành phố Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). Bài học kinh nghiệm Từ thực tế chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình trong 5 năm qua, nhiều bài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, như: - Xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới. - Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, 9 sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. - Có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Phải có hệ thống chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm cho công tác chỉ đạo có hiệu quả. - Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân. Phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới Mục tiêu cụ thể được xác định trong giai đoạn 2016-2020 là phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Để cụ thể hóa được mục tiêu trên, nhiều nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và dân cư nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu trên địa bàn; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. 10 Cùng với đó là tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn; huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình; đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tập thể làm tốt, các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả cho Chương trình... Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào cách mạng sâu rộng Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, sau 5 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tuy kết quả mới bước đầu đạt được, song đã khẳng định được sự đúng đắn của một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là phong trào được lòng dân, được nhân dân ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. “Có thể khẳng định, phong trào xây dựng nông thôn mới thời gian qua thực sự là một phong trào cách mạng sâu rộng, huy động được sự tham gia của toàn dân và thành công, kết quả đạt được cũng vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng đời sống mới, chăm lo lợi ích thiết thực, nhiều mặt cho người nông dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Quốc hội sẽ cùng các cấp chính quyền quan tâm, tập trung chỉ đạo để rà soát lại các chính sách, cơ chế; điều chỉnh các chỉ tiêu 11 của 19 tiêu chí sao cho phù hợp hơn nữa với các vùng đặc thù, kiện toàn lại hệ thống ban chỉ đạo các cấp để phù hợp với bối cảnh cả nước chỉ còn 2 Chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững; tăng cường huy động nguồn lực để Chương trình nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện và phát huy hiệu quả hơn nữa. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, hệ thống chính trị không chỉ phải có quyết tâm cao mà “phải hành động bằng tất cả tình cảm, con tim của mình” hướng về người nông dân, khu vực nông thôn - khu vực có tới 70% dân cư sinh sống. Cùng với đó phải luôn lấy người nông dân làm chủ thể; từ quy hoạch đến đầu tư sản xuất, phát triển hạ tầng, chăm lo phát triển cho y tế, văn hóa, giáo dục... đều phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trước hết cần tập trung rà soát, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc thực hiện Chương trình. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhìn tổng thể sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, có thể khẳng định Chương trình đã được triển khai tích cực, đúng hướng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực. Cả hệ thống chính trị đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông 12 nghiệp, nông dân, nông thôn; từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương đều tích cực vào cuộc, có kế hoạch triển khai cụ thể, rõ ràng. Đến nay, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua, phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp trong cả nước. Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân: Từ trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước sang tự chủ thực hiện, tạo thành phong trào sôi động khắp cả nước. Đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt. Vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới tính đến hết tháng 11-2015 trên cả nước đạt 14,5%, dự kiến cuối năm đạt 16%. Tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 20%, nhưng kết quả này có ý nghĩa rất lớn. Thêm vào đó là số tiêu chí cấp xã đạt được tăng lên, một xã đạt bình quân gần 13 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010). Số xã khó khăn đã nỗ lực vươn lên, từ xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên; đã có 11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 8 huyện, thị xã đã có tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị xét, công nhận. Trong xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua, thu nhập của người nông dân tăng lên 1,9 lần (mục tiêu đề ra là tăng 1,5 lần); số hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh, còn 8,2%. 13 Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, kinh nghiệm tốt. Cụ thể có tới 22.000 mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp tiên tiến, hiệu quả. Đây là cơ sở để chúng ta nhân rộng, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. “Những kết quả này tạo điều kiện, tiền đề để Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới - một nội dung quan trọng trong nghị quyết tam nông của Trung ương trong 5 năm tới sẽ được thực hiện tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn”, Thủ tướng Chính phủ phát biểu. Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh những hạn chế cần phải tập trung khắc phục, trong đó lưu ý sự chênh lệnh tiêu chí giữa các xã ở các vùng, miền còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo so với bình quân cả nước còn cao, số hộ nghèo ở các huyện nghèo chiếm tỷ lệ lớn; nhận thức ở một số nơi về mục đích, ý nghĩa của Chương trình chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền có mặt còn hạn chế. Có cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình hiệu quả Về phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cơ bản đồng tình với Báo cáo sơ kết của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh mục tiêu được xác định trong giai đoạn 2016-2020 là những con số rất cụ thể, đó là phấn đấu 50% số xã trên cả 14 nước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 5 tiêu chí. “Những con số này rất cụ thể, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chúng ta, cả hệ thống chính trị của chúng ta phải nỗ lực thực hiện”. Từ mục tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong giai đoạn tới. Theo đó, trước hết cần tập trung rà soát, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thực hiện mục tiêu Chương trình. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định. “Tôi đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả. Phải cụ thể, không thể nói chung chung. Ví dụ, chúng ta nói muốn xây dựng nông thôn mới thì phải đưa doanh nghiệp về sản xuất ở địa bàn nông thôn. Nói thì dễ nhưng muốn doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất ở địa bàn nông thôn thì không dễ, nên phải cụ thể là cơ chế gì, chính sách gì để thu hút doanh nghiệp về nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Đi liền với đó là đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới; phải coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, bởi xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. 15 “Thực tế cho thấy, nơi nào được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, sát sao trong chỉ đạo, triển khai thực hiện, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm... thì nơi đó xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Chính vì vậy, việc đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phải tập trung chỉ đạo một cách thiết thực, cụ thể, hiệu quả và đồng bộ để đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra”, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp đóng góp sức lực, của cải của mình vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. “Việc này vừa qua chúng ta đã làm, có kết quả, nhưng vẫn còn chưa tương xứng. Ngược lại có việc còn dùng biện pháp hành chính để bắt buộc dân đóng góp quá mức. Cần nghiêm túc nhìn nhận, rút kinh nghiệm”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn chỉ ra bất cập này. Một nhiệm vụ lớn nữa được Thủ tướng Chính phủ đề cập là phải tiếp tục quan tâm huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Trung ương sẽ cố gắng thu xếp, cân đối, bố trí nguồn lực cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; đồng thời các địa phương cũng phải tính toán cân đối ngân sách địa phương, lồng ghép thực hiện với nguồn vốn của các chương trình khác; vận động nhân dân đóng góp phù hợp với khả năng; huy động các nguồn lực từ xã hội... 16 Thủ tướng cũng lưu ý cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến thực hiện một số tiêu chí còn đạt ở mức thấp, trong đó có tiêu chí về huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; tiêu chí về phát triển lực lượng sản xuất ở địa bàn nông thôn gắn liền với tái cơ cấu nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động; các tiêu chí về thúc đẩy sản xuất, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường; tiêu chí về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn... Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo các cấp tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới; phấn đấu nỗ lực hết mình để hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn 2016-2020. 17 TUYÊN QUANG - CẢ CỘNG ĐỒNG CÙNG VÀO CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Sau một thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, xuất phát điểm thấp nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của ban chỉ đạo các cấp và sự tham gia tích cực của người dân địa phương nên bộ mặt nông thôn ở các làng quê Tuyên Quang đã có nhiều thay đổi với những lộ trình, bước đi ngày càng rõ rệt. Nổi bật nhất trong triển khai Chương trình ở Tuyên Quang là sự huy động nguồn lực để tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, nguồn lực thực hiện chương trình không ngừng tăng qua các năm. Năm 2011, đã huy động nguồn vốn 316 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách Trung ương cấp trực tiếp cho Chương trình (18,7 tỷ đồng - chiếm 6%); huy động và lồng ghép các chương trình, dự án. Ngoài ra, các chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh cũng đang được triển khai thực hiện và ưu tiên đầu tư vào các xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới. 18 Nguồn vốn này đã phục vụ đắc lực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là việc triển khai thực hiện ở 7 xã điểm của tỉnh, gồm: xã Thượng Lâm (Lâm Bình), xã Năng Khả (Na Hang), xã Kim Bình (Chiêm Hóa), xã Bình Xa (Hàm Yên), xã Nhữ Hán (Yên Sơn), xã Đại Phú (Sơn Dương) và xã An Khang (thành phố Tuyên Quang). Với sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện, các xã điểm của tỉnh đã tìm ra những khâu đột phá, điển hình như xã An Khang huy động nguồn lực hỗ trợ, nâng cấp nhà văn hóa, sân thể thao; xã Bình Xa tập trung vào sản xuất hàng hóa; xã Kim Bình huy động nguồn lực làm đường bêtông. Các xã điểm đã đạt kết quả tốt về một số lĩnh vực như: xây dựng hạ tầng thiết yếu (đường giao thông nội đồng kết hợp dân sinh tại xã Nhữ Hán; kiên cố hóa hệ thống kênh mương, thủy lợi ở các xã Đại Phú, An Khang, Thượng Lâm); phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa với mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gà an toàn sinh học, vay bò trả bê, trồng đậu tương, rau vụ đông ở các xã Kim Bình, Năng Khả, Đại Phú, Bình Xa, An Khang, Nhữ Hán; hỗ trợ các hợp tác xã An Khang, Bình Xa, Năng Khả, Thượng Lâm mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm dịch vụ cho nhân dân... Các mô hình xây dựng nông thôn mới tại 7 xã trên là điểm sáng thu hút sự quan tâm của các địa phương trong tỉnh đến tham quan, học hỏi và là căn cứ để ban chỉ đạo rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, công tác lập quy hoạch và xây dựng đề án ở các xã điểm đã được tổng kết, đánh giá, 19 rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai cho các xã còn lại trên địa bàn các huyện, thành phố. Đến nay, toàn tỉnh có 80/129 xã hoàn thành quy hoạch và đang trong quá trình thẩm định phê duyệt; 49 xã đang xây dựng quy hoạch, gồm 12 xã huyện Hàm Yên, 10 xã huyện Yên Sơn và 27 xã huyện Sơn Dương. Có 95 xã đã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; 34 xã còn lại, gồm 7 xã huyện Lâm Bình, 5 xã huyện Yên Sơn, 21 xã huyện Sơn Dương và 1 xã thành phố Tuyên Quang, đang nỗ lực hoàn thành xây dựng đề án để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những kết quả trên cho thấy, việc đề ra và chỉ đạo triển khai các mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang là chủ trương đúng đắn, đã khơi dậy và huy động được nguồn lực đáng kể cho xây dựng nông thôn mới, nhất là nguồn lực tại chỗ. Kết quả đạt được ở mỗi xã tuy có khác nhau, nhưng bộ mặt nông thôn đã có bước cải thiện đáng kể. Kết quả đó không dừng lại ở số xã đạt bao nhiêu tiêu chí mà quan trọng hơn là giúp cho ban chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với mục tiêu và điều kiện kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và các năm tới. Điển hình trong việc thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang là kết quả thực hiện Đề án bêtông hóa đường giao thông nông thôn gắn với tiêu chí về giao thông. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, qua hơn một năm triển khai thực hiện, chủ trương bêtông hóa đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào thi đua 20 rộng khắp trong cả tỉnh, được nhân dân và các địa phương quan tâm, ủng hộ và tích cực triển khai. Theo thống kê, tổng số tiền đã đầu tư bêtông hóa đường giao thông nông thôn đến nay là gần 380 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 228 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 150 tỷ đồng, doanh nghiệp và hộ dân ủng hộ 1,08 tỷ đồng, chưa kể đóng góp vật liệu và hiến đất làm đường. Chương trình bêtông hóa đường giao thông nông thôn đã phát huy vai trò chủ thể chính của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đó là trí tuệ, sức lực, sự sáng tạo và nguồn lực trong dân để hoàn thiện những con đường bêtông. Nhiều tấm gương hiến đất làm đường rất đáng được biểu dương, như: hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đáng, thôn Ninh Hòa 2, xã Ninh Lai (Sơn Dương) hiến hơn 2.000m2; hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ngụ, thôn Tân Trào, xã Hợp Hòa (Sơn Dương) và hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hiền, thôn Hồ, xã Nhữ Hán (Yên Sơn) đóng góp 7 triệu đồng và hiến hơn 200m2 đất... Thực hiện bêtông hóa đường giao thông nông thôn, người dân và các đoàn thể chính trị - xã hội đã thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong phong trào này. Có được kết quả tốt như vậy là do Chương trình bêtông hóa đường giao thông nông thôn đã phát huy vai trò sáng tạo và cách làm hay của nhân dân. Thực tế cho thấy, việc kiên cố hóa đường giao thông là hướng đầu tư hạ tầng cơ sở bền vững nhằm khuyến khích sản xuất phát triển và lưu thông hàng hóa thuận lợi, góp phần quan trọng thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông 21 thôn. Chương trình đã thể hiện cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực không chỉ riêng của Nhà nước, mà còn của cả các tổ chức, cá nhân và nhân dân; đồng thời đây cũng là kinh nghiệm quý trong tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh nghèo. Mặc dù còn những tồn tại, hạn chế nhưng nếu nhìn vào điều kiện thực tế của địa phương thì sẽ thấy những kết quả mà Tuyên Quang đạt được qua một thời gian ngắn xây dựng nông thôn mới là rất đáng ghi nhận. Bởi xuất phát điểm để thực hiện xây dựng nông thôn mới còn thấp, nhất là về hạ tầng kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân nông thôn còn hạn chế. Số lượng tiêu chí nông thôn mới còn ở mức thấp, đa phần các xã đều chỉ đạt 4-5 tiêu chí, nhất là nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện... Nhu cầu nguồn lực để thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới đòi hỏi rất lớn trong khi Tuyên Quang là tỉnh nghèo, nguồn lực trong dân hạn chế; thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực nông thôn còn rất khó khăn. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái khu dân cư. Vì vậy, cần tăng cường vai trò của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện, chung sức xây dựng nông thôn mới. Việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân và phát huy vai trò 22 chủ thể trong xây dựng nông thôn mới phải được chú trọng thường xuyên. Trong chỉ đạo thực hiện cần chú ý, phát triển nông thôn, đồng thời phải quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa nông thôn ở mỗi địa phương. Sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành về xây dựng nông thôn mới tạo sự gắn kết bền chặt trong tiến trình hội nhập và phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 23 LÀO CAI - HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ LÀO CAI CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai đã vận động hội viên tích cực tham gia vệ sinh môi trường, giúp nhau phát triển kinh tế, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hợp Thành đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị truyền thông về quản lý, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn cho cán bộ và hội viên chi hội phụ nữ các thôn Tượng 1, Tượng 3 xã Hợp Thành. Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác quản lý, bảo dưỡng các tuyến giao thông, thông qua đó tuyên truyền, vận động bà con nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nông thôn, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hợp Thành. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động chung, đến nay, 100% cơ sở hội phụ nữ đăng ký giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ, phát động Cuộc vận động “5 không, 3 sạch”; duy trì các câu lạc bộ: “Nuôi dạy con tốt”, “Gia đình hạnh phúc”, tổ phụ nữ tự quản vệ sinh môi 24 trường... đã thu hút hơn 11 nghìn lượt hội viên tham gia. Các cấp hội đã tổ chức 14 buổi truyền thông lồng ghép với việc hướng dẫn chị em kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch - vệ sinh môi trường. Ngoài ra, hội phụ nữ cơ sở còn phối hợp với trạm y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, vận động chị em đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, các cấp hội còn tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các tiêu chí của mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”, lồng ghép với nội dung “5 không, 3 sạch” đến hội viên 5 xã trên địa bàn thành phố. Hiện nay, thành phố Lào Cai có 6 câu lạc bộ “Nhà sạch, vườn đẹp” với 264 thành viên tham gia ở 5 xã: Tả Phời, Hợp Thành, Cam Đường, Đồng Tuyển và Vạn Hòa. Mô hình này đã góp phần thay đổi nhận thức của chị em trong việc giữ gìn môi trường sống xung quanh. Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố đã thành lập mới 4 tổ tương hỗ và duy trì hoạt động 25 tổ phụ nữ tương hỗ, câu lạc bộ và tổ phụ nữ kinh doanh; đã có gần 1.000 lượt chị em tham gia, tiết kiệm được 290 triệu đồng, giúp 29 lượt chị em vay vốn. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, phong trào “2-3 phụ nữ khá, giàu giúp 1 phụ nữ nghèo thoát nghèo có địa chỉ” bằng nhiều hình thức như: chuyển giao khoa học kỹ thuật, cây - con giống, ngày công lao động và tiền... trị giá hơn 200 triệu đồng. Riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai đã ủng hộ rau giống cho 30 thành viên câu lạc bộ “Nhà sạch, vườn đẹp” thôn Kíp Tước, xã Hợp Thành trị giá 5,6 triệu đồng. 25 Sau thời gian tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ “Nhà sạch, vườn đẹp”, nhiều hội viên đã tích cực áp dụng những kiến thức học được vào cuộc sống gia đình. Giờ đây, nhiều gia đình đã có vườn rau xanh quanh nhà, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng hơn, chuồng nuôi nhốt gia súc cũng đã được đưa ra xa nhà ở. Đây là những giáo cụ trực quan sinh động giúp cho các hộ khác học tập và làm theo, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai sẽ tiếp tục đẩy mạnh Chương trình phụ nữ “Chung tay xây dựng nông thôn mới”; công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sống, giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ văn hóa. Bên cạnh đó, không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng, phát triển tổ chức hội, góp phần cùng với thành phố đẩy nhanh công cuộc xây dựng nông thôn mới. 26 LÀO CAI - KINH NGHIỆM LÀM ĐƯỜNG Những ngày này, người dân các thôn, bản trên địa bàn huyện Mường Khương rộn ràng làm đường giao thông nông thôn, bởi tất cả đều xác định giao thông là khâu đột phá, mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù việc mở đường thường gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, nhân công, nguyên vật liệu... nhưng người dân đã vượt qua để không khí ngày hội mở đường diễn ra tưng bừng trên các thôn, bản vùng cao. Tuyến đường vừa được đổ bêtông ở thôn Ngải Phóng Chồ, xã Cao Sơn dài 2,54km, rộng 3m, xe ôtô có thể qua lại thuận tiện là ước mơ của người dân nơi đây từ lâu. Đồng chí Sùng Sèo, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Thôn có 98 hộ đồng bào Mông, là nơi nổi tiếng về đặc sản mận hậu và ngô hàng hóa, nhưng trước đây lại bị “mất điểm” do đường giao thông đi lại khó khăn. Một số hộ trong thôn đã “dũng cảm” mở đường, nhưng do không giải phóng được mặt bằng và thiếu nhân công, nên đành bó tay. Thực chất vấn đề mở đường ở xã Cao Sơn không phải là khó giải quyết, mà quan trọng là sự đồng lòng của người dân. Xã xác định quy hoạch đường giao thông không khó bằng việc vận động người dân 27 hiến đất, còn kinh phí thì phải huy động từ việc xã hội hóa, kết hợp với sự hỗ trợ từ ngân sách. Cuối năm 2012, xã tiến hành lập quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông và tổ chức giải phóng mặt bằng đường Ngải Phóng Chồ, Pa Cheo Phìn, Lao Cu Chải, Lùng Chéng, với tổng chiều dài 21km. Lấy tuyến đường Ngải Phóng Chồ làm điểm, xã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất và đóng góp kinh phí. Kết quả thật đáng mừng, tuyến đường mới Ngải Phóng Chồ hình thành xuyên qua giữa núi đá tai mèo, có 42 hộ hiến trên 10.000m2 đất thổ cư, thổ canh, đốn hàng trăm cây mận tam hoa, với tổng giá trị ước tính hơn 1 tỷ đồng, cộng với tiền nhân dân đóng góp 600 triệu đồng, địa phương không phải đầu tư ngân sách đền bù, nhờ vậy, giảm chi phí phát sinh, nhất là biến mơ ước lâu đời của người dân thành hiện thực. Trong đó một số cá nhân như anh Sùng Pao, đã hiến 300m2 đất canh tác ngô và góp 500.000 đồng để mở đường; anh Lù A Thắng, 50 tuổi, dân tộc Nùng, hiến 115m2 đất và nhiều cây ăn quả. Để thực hiện việc mở đường giao thông nông thôn, xã đã sớm ban hành nghị quyết chuyên đề lập kế hoạch, phân công tổ chức lực lượng thực hiện. Căn cứ vào đó, mỗi cán bộ, đảng viên xây dựng kế hoạch phấn đấu, xác định rõ nhiệm vụ của từng thôn. Các hộ chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng tham gia mở đường. Xã giao cho những đảng viên, đoàn viên có kỹ thuật giỏi là tổ trưởng chuyên môn, chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng về nhiệm vụ công tác của mình. Sau mỗi đợt mở đường, xã tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá từ kết quả hoàn thành nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm của 28 từng cán bộ, đảng viên về ý thức chấp hành việc mở đường, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, từ đó nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những đợt mở đường tiếp theo... Có thể nói, việc mở đường giao thông nông thôn ở các xã trong huyện đạt kết quả tốt: đã có 44/63km đường giao thông nông thôn được đổ bêtông, với tổng giá trị đầu tư hơn 40 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước đầu tư hỗ trợ 30 tỷ đồng mua ximăng, cát, sỏi, còn lại là nguồn huy động trong dân và các tổ chức khác. Hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện không chỉ tạo điều kiện cho người dân đi lại, mà còn giúp việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi hơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Mường Khương là đến hết năm 2015, cơ bản xây dựng thành công 4 xã điểm là Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai và xã Thanh Bình đạt xã nông thôn mới. Vì vậy, hằng năm các xã phải có kế hoạch cụ thể, lộ trình, bước đi thích hợp, nhất là việc tích cực tham gia hưởng ứng của toàn dân, phát huy các nguồn lực trong dân, trên cơ sở định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện từ phía Nhà nước. Hệ thống giao thông của huyện hằng năm được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, các tuyến xe chở khách trong tỉnh và liên tỉnh được mở mới đã góp phần thúc đẩy sản xuất, giao lưu phát triển kinh tế. Hiện nay, có 16/16 xã, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã, thị trấn, trong đó có 13/16 xã, thị trấn có đường nhựa đi qua; 206/231 thôn, bản có đường ôtô, xe máy đi lại thuận tiện, đạt tỷ lệ 89%. Từ năm 2009 29 đến nay, thông qua các chương trình, dự án, toàn huyện đã nâng cấp và làm mới 145,39km đường giao thông; trong đó có 18,6km đường bêtông xi măng. Tuy nhiên, huyện Mường Khương có diện tích rộng, địa hình cao và dốc, nhu cầu kinh phí đầu tư để duy trì, phát triển hệ thống giao thông rất lớn, nguồn lực của huyện còn hạn chế, do vậy, đến nay trên địa bàn huyện chưa có xã, thị trấn nào đạt tiêu chí về giao thông. Cùng với việc quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi cũng từng bước được huyện Mường Khương đầu tư xây dựng đồng bộ, phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 206 công trình thủy lợi, nâng cấp 62 công trình, số kênh mương được bêtông hóa là 268/298, diện tích chủ động tưới đạt trên 90%... Ngoài ra, hệ thống điện cũng được quan tâm, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cơ bản bảo đảm cung cấp điện phục vụ cho sản xuất, dân sinh nông thôn. Hệ thống trường học tiếp tục được đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được đầu tư mua sắm, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn toàn huyện. Những năm qua nhà ở dân cư đã được huyện quan tâm đầu tư qua chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, mặt khác kinh tế phát triển nên nhân dân có điều kiện để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhà ở nên số lượng nhà tạm, nhà dột nát giảm rất nhiều, số nhà kiên cố tăng nhanh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 250 nhà kiên cố, 5.600 nhà bán kiên cố, 488 nhà dột nát. Hết tháng 5-2013 đã có 1 xã đạt tiêu chí về nhà ở, đó là xã Bản Xen... 30 Hệ thống nước sạch vệ sinh môi trường được huyện quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh của toàn huyện tăng từ trên 81% năm 2009 lên gần 90% năm 2013... Phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm được triển khai tích cực, tuy nhiên với đặc thù là huyện vùng cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, do đó, tình trạng chăn nuôi, xây dựng chuồng trại không bảo đảm tiêu chí vệ sinh. Toàn huyện có 1 xã và 1 thị trấn có tổ chức thu gom rác thải và 1/16 xã, thị trấn đang xây dựng nghĩa trang đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những kết quả đạt được trong xây dựng kết cấu hạ tầng đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Mường Khương. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện được cải thiện đáng kể. Nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. 31 THÁI NGUYÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ CÂY CHÈ VÀ CHĂN NUÔI Thực hiện đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân là chủ trương xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Để đưa chủ trương vào cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để đưa các nội dung nghị quyết đi vào cuộc sống với các giải pháp trọng tâm, đó là cụ thể hóa Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và lập 2 quy hoạch (quy hoạch phát triển cây chè và quy hoạch phát triển chăn nuôi), tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao trong những năm tới. Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực còn thiếu hoặc cần điều chỉnh và triển khai như: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch phát triển cây chè, quy hoạch phát triển chăn nuôi. Hoàn thành quy hoạch 2 cụm công nghiệp An Khánh và Phú Lạc, quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang khu dân cư hiện có góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại. Đặc biệt từ năm 2010, 32 thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Đại Từ đã tập trung chỉ đạo 29 xã lập, hoàn thành phê duyệt và công bố đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện của địa phương như “Ưu tiên triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trước ở những cơ sở triển khai quyết liệt và có sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân”, ưu tiên hỗ trợ: phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, hỗ trợ giống chè, lãi suất cho các hộ trồng chè mua máy móc, thiết bị chế biến chè, hỗ trợ đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp... Trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ưu tiên việc xây dựng đường giao thông nông thôn và xây dựng kênh mương. Nhờ có chủ trương miễn phí phần thu thiết kế công trình cho các xã nên đã tiết kiệm được trên 5,5 triệu đồng. Tại xã La Bằng, để cây chè trở thành cây làm giàu chủ lực của địa phương, xã chỉ đạo thành lập Hợp tác xã chè La Bằng, với 9 xã viên được lựa chọn từ 9/10 thôn và là những người có nhiều kinh nghiệm làm chè. Thông qua hợp tác xã, các xã viên được tham gia các lớp tập huấn sản xuất chè sạch, chè an toàn; tập huấn kỹ thuật chế biến chè chất lượng cao và được bao tiêu sản phẩm. Nhờ vậy, giá chè đã tăng khoảng 2 - 3 lần. Từ mô hình ban đầu, đến nay các hợp tác xã chè ở La Bằng đang cùng nhau xây dựng thương hiệu cho chè La Bằng như: công nhận là làng nghề sản xuất chè, làng văn hóa chè. 33 Với chủ trương đúng đắn của lãnh đạo huyện Đại Từ, trong ba năm 2011-2013, kinh tế huyện đã có mức tăng trưởng cao so với những năm trước đây, đạt 14,2%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong phát triển kinh tế nông thôn đã tập trung xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững. Đặc biệt đã phát huy tốt thế mạnh về sản xuất lương thực và phát triển cây chè... Cây chè đã được khẳng định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Diện tích chè của huyện chiếm 1/3 diện tích chè toàn tỉnh với trên 6.200ha, sản lượng năm 2013 đạt 57.000 tấn; sản phẩm chè Đại Từ ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế... Nhờ việc đa dạng hóa cây trồng, đến nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao và đang tiếp tục được nhân rộng như: hoa chất lượng cao, rau an toàn, dưa hấu, củ đậu, bí siêu quả, nấm, chuối mô, bưởi Diễn... Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại. Sau ba năm 2011-2013 triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng việc huy động nguồn lực tại chỗ cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của ngân sách trung ương, tỉnh, huyện đã đạt được những kết quả quan trọng: 29/29 xã đã lập và được phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới... Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được thay đổi rõ rệt, đã hình thành được một số hình thức tổ chức sản xuất phù hợp (hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại...), dịch vụ có hiệu quả; đã tăng cường 34 việc chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học vào sản xuất, từng bước thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn để nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Do vậy, sau 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể, năm 2012 tăng lên 19,8 triệu đồng/người (tăng 9,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 19,69%, giảm bình quân 3,99%/năm... Mục tiêu phấn đấu của huyện trong thời gian tới là: tiếp tục thực hiện tốt giải pháp về thu hút đầu tư để huy động các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, vận động nhân dân hiến đất và tài sản để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; chỉ đạo triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt quan tâm, đổi mới công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực phát triển ngành nghề, làng nghề, phát triển chăn nuôi, phát triển cây chè; tiếp tục thực hiện giải pháp nâng cao về chất lượng, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp hoá. Thực hiện tốt các biện pháp xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. Có thể nói, việc xây dựng nông thôn mới của huyện Đại Từ đạt kết quả tốt là do có những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Đặc biệt, Chương trình đã được nhân dân đồng thuận ủng hộ và tích cực tham gia. 35 BẮC KẠN - XÃ CƯỜNG LỢI HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, có diện tích khoảng 1.800ha (18km²) và dân số hơn 1.763 người gồm các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh. Đây là một xã thuần nông với 99% số hộ có thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp. Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Cường Lợi đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội: hạ tầng cơ sở của địa phương đã từng bước được đầu tư xây dựng; đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng lên. Xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm ở địa phương nên ngay từ khi triển khai Chương trình, công tác tuyên truyền đã được cấp ủy đảng, chính quyền xã Cường Lợi chú trọng, triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đảng ủy xã đã thường xuyên chỉ đạo chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với xu hướng 36 đa chiều, mang tính sản xuất hàng hóa. Trong phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo sát sao nhân dân trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Do đó, các chỉ tiêu kế hoạch giao xã đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu trên giao hằng năm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xã đã đưa các giống cây trồng, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất hàng năm, góp phần nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác cho bà con; huy động tối đa mọi nguồn lực, triển khai tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ bản... của Đảng, Nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ, giúp nhân dân có thể tận dụng tối đa các nguồn tài trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Nhờ triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ đề ra trong phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, nên tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm luôn đạt mức xấp xỉ 2.000 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 920 kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chung trong toàn xã giảm còn 10%. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế cũng được xã quan tâm đúng mức, chất lượng học tập và khám, chữa bệnh trên địa bàn không ngừng được nâng lên. 37 Điển hình trong các phong trào xây dựng nông thôn mới ở cơ sở phải kể đến thôn Nà Nưa, toàn thôn hiện có khoảng 78 hộ đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Những năm qua, bên cạnh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, người dân thôn Nà Nưa luôn chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất, nên đời sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, các mô hình phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) tổng hợp được bà con triển khai nhân rộng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ hộ nghèo của thôn hiện nay khoảng dưới 10%; cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm nghiệp đạt trên 80%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 95%... Trong xây dựng nông thôn mới ở thôn, hầu hết các hộ đều hưởng ứng tham gia nhiệt tình, đồng bào sẵn sàng hiến đất hoặc đóng góp ngày công lao động để thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi, nhà họp thôn... Bởi họ ý thức được rằng, xây dựng nông thôn mới chính là tạo cho thôn, xã từng bước có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong xã. Có thể nói, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Cường Lợi đã và đang được triển khai đồng bộ với 38 nhiều giải pháp, cách làm hay và sáng tạo. Thông qua Chương trình đã từng bước làm thay đổi từ nhận thức đến hành động, biến đất đai, lao động thành các sản phẩm hàng hóa, thu lợi nhuận cho chính người dân, giúp họ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời cũng giúp cho cấp ủy, chính quyền ở cơ sở ngày càng chủ động, sáng tạo, kiên trì và quyết tâm thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương. 39 PHÚ THỌ - HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ngay sau khi Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới để chi tiết hóa và phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời có kế hoạch tập trung các nguồn lực ưu tiên cho các xã điểm, các xã thực hiện kế hoạch hoàn thành vào năm 2015, ưu tiên hỗ trợ vốn cho các xã, huyện làm tốt. Tuy nhiên, do đặc thù là tỉnh trung du miền núi địa bàn rộng, chia cắt, dân cư phân tán, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa đến được người dân, dẫn đến còn một số bộ phận cán bộ và người dân chưa nhận thức đầy đủ, hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn còn đứng ngoài cuộc, hoặc tham gia một cách hạn chế. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới rất hạn chế. Trong hai năm 2011-2012, nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân đóng góp được gần 182 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình chỉ hơn 200 tỷ đồng; ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 40 71,5 tỷ đồng. Trong khi đó, riêng công tác lập quy hoạch đã chi phí hết 37 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng quản lý và tuyên truyền hơn 9,1 tỷ đồng; phần dành cho phát triển sản xuất gần 43 tỷ đồng, còn lại hơn 111 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong khi đó nhu cầu đầu tư cho một xã để xây dựng nông thôn mới cần hàng trăm tỷ đồng, thậm chí xã nghèo vùng sâu, vùng xa cần từ 150 đến 200 tỷ đồng. Khắc phục tình trạng thiếu vốn, Phú Thọ chủ động thực hiện lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, mục tiêu để xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên tập trung vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Mỗi năm tỉnh huy động được gần 3.000 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng vào khu vực nông thôn. Tuy nhiên, việc lồng ghép vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia với Chương trình xây dựng nông thôn mới có những khó khăn nhất định, vì mỗi chương trình đã có hướng dẫn khác nhau về cơ chế cấp phát vốn, chế độ hạch toán khác nhau và mục tiêu phải rõ ràng. Vì vậy, cuối năm 2013 trong tổng số 247 xã của toàn tỉnh, mới có 6 xã đạt 15-16 tiêu chí, 47 xã đạt 10-14 tiêu chí và còn gần một nửa số xã đạt dưới 7 tiêu chí, chiếm 49,8%. Thậm chí cả những xã điểm hiện đang được đánh giá sắp về đích cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong hai năm 2011-2012, xã Xuân Lộc đầu tư xây dựng 9 công trình giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa... bằng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và vốn 41 xây dựng cơ bản tập trung, với tổng mức đầu tư hơn 25,6 tỷ đồng; trong khi đó chỉ có 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gần 5,5 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, vốn lồng ghép và sự đóng góp của nhân dân gần 3,9 tỷ đồng, các doanh nghiệp ủng hộ tham gia Chương trình hơn 1,5 tỷ đồng. Nếu kể cả số vốn đã có quyết định phân bổ gần 3,8 tỷ đồng thì số nợ trong đầu tư xây dựng cơ bản đến nay chưa có nguồn thanh toán vẫn còn hơn 5,5 tỷ đồng. Xã Xuân Lộc hiện nay vẫn còn 4 tiêu chí chưa đạt, đó là giao thông, trường học, chợ nông thôn và thu nhập của người dân. Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi mỗi địa phương có những cách làm cụ thể, sớm hình thành các phong trào sâu rộng ở các địa phương về thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới. Do vậy, bên cạnh việc rà soát, đăng ký số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Ban chỉ đạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các xã tự rà soát, đánh giá thực trạng ở địa phương, trên cơ sở đó tiêu chí nào dễ thì làm trước, khó thì làm sau để bảo đảm “chắc đạt” từng tiêu chí một, tránh nóng vội. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho 57 xã để cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới và đạt tối đa 15 tiêu chí trở lên, đồng thời tập huấn cho 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, 50% cán bộ cấp thôn được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nông thôn mới. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, nhất là các xã được chọn làm điểm 42 giai đoạn 1, tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện, khó khăn đến đâu thì giải quyết đến đó theo tinh thần “huyện nắm chắc xã, xã nắm chắc thôn, thôn nắm chắc từng hộ gia đình”. Các tổ công tác, các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư sẽ phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Với cách làm này, hy vọng trong thời gian không xa, Phú Thọ sẽ hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. 43 BẮC GIANG - MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ PHỒN XƯƠNG Trong những năm gần đây, xây dựng nông thôn mới tại xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; đã có nhiều tiêu chí đạt và vượt so với kế hoạch, tạo tiền đề để thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống cả về vật chất lân tinh th ̃ ần cho người dân trong xã. Theo đánh giá, xã Phồn Xương đã đạt 13/19 tiêu chí về nông thôn mới, trong đó có một số tiêu chí khó đã đạt được như thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo. Đến nay, vẫn còn một số tiêu chí như: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, văn hóa, môi trường đang được xã nỗ lực phấn đấu hoàn thành. Xã xác định giao thông, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và tiêu chí về môi trường sẽ là các tiêu chí cần ưu tiên tập trung để chỉ đạo thực hiện đầu tư trong giai đoạn đầu nhằm đáp ứng các quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 44 Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Phồn Xương đã chỉ ra nguyên nhân của những tiêu chí chưa đạt chuẩn đó là: xuất phát điểm kinh tế thấp, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, năng suất thấp, rủi ro cao; nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp, ngân sách đầu tư hỗ trợ cho sản xuất còn hạn chế; phần lớn các hộ thiếu vốn sản xuất kinh doanh, tập quán canh tác còn nặng về sản xuất truyền thống, manh mún, theo kiểu tự cung, tự cấp; trình độ dân trí không đồng đều, nhân dân thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật, thiếu thông tin tiếp cận thị trường, thiếu tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh; sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn chưa đồng bộ... Từ những kết quả đạt được và những hạn chế được chỉ ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã Phồn Xương đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn: xây dựng nông thôn mới phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là mục tiêu cơ bản; do vậy phải thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhân dân, xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những nhu cầu cấp bách; phát huy tối đa các nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, tạo điều kiện thu hút đầu tư từ bên ngoài, phát huy nội lực về trí tuệ, công sức, tiền bạc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư; mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi lợi 45 ích đều phải nhằm phục vụ nhân dân; trong công tác quy hoạch, cần cân đối quỹ đất cho phù hợp, quy hoạch phải mang tính khoa học, xây dựng kết cấu hạ tầng phải bảo đảm về chất lượng, tránh hình thức và chạy theo thành tích; phát triển nông nghiệp phải đi đôi với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, bảo đảm môi trường sinh thái; chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, xã Phồn Xương đã giao các đoàn thể tăng cường vận động hội viên tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thông qua các hoạt động như: tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng làng, bản văn hóa, gia đình văn hóa; chỉ đạo hội cơ sở tổ chức cho hội viên đăng ký đạt hộ gia đình văn hóa và cuối năm có bình xét gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa; các hoạt động văn hóa, văn nghệ được phát triển ngày càng phong phú, đa dạng trong nông thôn, các thiết chế văn hóa được tăng cường, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều tiến bộ. Hoạt động của các câu lạc bộ “Gia đình nông dân hạnh phúc” được phát triển, toàn huyện Yên Thế đã thành lập được 182 câu lạc bộ, tăng 47 câu lạc bộ so với năm 2007, với hơn 9.000 hội viên tham gia 46 sinh hoạt làm nòng cốt tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa tại khu dân cư. Hoạt động của các câu lạc bộ đã nâng cao kiến thức pháp luật, khoa học - kỹ thuật, động viên hội viên, nông dân thực hiện tốt chương trình phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần giảm tỷ lệ tăng nóng dân số, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tăng cường mối đoàn kết, phát huy truyền thống gắn bó trong nông thôn. Hoạt động của Hội Nông dân các cấp đã góp phần xây dựng khu dân cư tiên tiến, xây dựng làng, bản văn hóa, hàng năm có trên 80% gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa. Ngoài ra, các cơ sở hội đã vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng các công trình phúc lợi như: nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, kênh, mương nội đồng... Trong những năm qua, các cấp hội đã vận động nông dân đóng góp hàng tỷ đồng, hàng nghìn ngày công lao động; làm mới, bảo dưỡng và sửa chữa được 1.432km đường giao thông nông thôn, 426km kênh mương, đào đắp hàng chục nghìn mét khối đất, xây dựng kè cống, rãnh thoát nước. Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, nhiều tuyến đường đã được rải nhựa, bêtông hóa hoặc đổ cấp phối thuận tiện cho nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân. Tiêu biểu như: Hội Nông dân xã Tam Hiệp đã vận động hội viên nông dân ủng hộ tiền và ngày công lao động để xây dựng mô hình về “Hệ thống thoát nước thải trong cộng đồng dân cư nông thôn”; Hội Nông dân các xã 47 An Thượng, Đồng Tâm, Hương Vỹ... đã vận động hội viên nông dân tham gia đóng góp hàng trăm triệu đồng, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất và các công trình tài sản, hoa màu trên đất để làm đường giao thông nông thôn. Vai trò của các cấp hội, đoàn thể trong việc hình thành các phong trào về xây dựng nông thôn mới là những kinh nghiệm quý báu cần tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng trong thời gian tới. 48 QUẢNG NINH - MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM SAU 3 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Năm 2011, khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chính thức được khởi động, chỉ trong khoảng 1 năm 100% số xã của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành xây dựng quy hoạch đề án và được phê duyệt Quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới, và Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở quy hoạch này, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được tập trung đầu tư. Chỉ sau một thời gian ngắn (2011-2013), toàn tỉnh thực hiện đầu tư được 169 công trình đường liên xã, với khoảng 155km đường bêtông và nhựa hóa. Đặc biệt chương trình Nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng chính, nhân dân tổ chức triển khai đã mang lại hiệu quả cao, sau hơn 1 năm đã thực hiện được 117km đường liên thôn, ngõ xóm, nội đồng. Ngoài ra, các địa phương đã huy động nhân công cải tạo, sửa chữa được 985km đường giao thông các loại; cải tạo, xây dựng mới 166 cầu, cống dân sinh. Vì vậy, đến nay có 125/125 xã đã có 49 đường ôtô đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bêtông hóa. Cùng với đầu tư hạ tầng giao thông thì hệ thống hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đời sống dân sinh cũng được tập trung đầu tư cao độ, tạo hệ thống liên hoàn, khép kín về hạ tầng của thôn, xã nông thôn mới. Khi hạ tầng được đầu tư đồng bộ thì sản xuất ở khu vực nông thôn, đời sống của nhân dân được đổi mới, cải thiện. Với một tỉnh trước đây chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung lương thực, thực phẩm từ tỉnh khác thì đến nay đã hình thành nên một hệ thống cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ ngay tại địa bàn. Đặc biệt một số thương hiệu, sản phẩm đã trở thành hàng hóa được thị trường đón nhận tích cực, giúp nông dân nâng cao thu nhập như: rau an toàn Quảng Yên, hoa Hoành Bồ, chè Đường Hoa (Hải Hà), gạo nếp cái hoa vàng và na dai Đông Triều, mực Cô Tô, miến dong Bình Liêu, ba kích Ba Chẽ, trứng gà Tân An, chả mực Hạ Long... Xây dựng nông thôn mới cùng với các chương trình khác đã góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân khu vực nông thôn, với thu nhập tăng từ 10,98 triệu đồng năm 2010 lên 14 triệu đồng năm 2012, khoảng 16,5 triệu đồng năm 2013, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống 2,52%. Toàn tỉnh có 3 xã đạt thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/người/năm, 26 xã đạt thu nhập bình quân từ 20 đến dưới 30 triệu đồng/người/năm, có 41 xã đạt thu nhập bình quân từ 15 đến dưới 20 triệu đồng/người/năm; 55 xã có thu nhập dưới 15 triệu đồng/người/năm. 50 Qua rà soát, đánh giá năm 2012, toàn tỉnh có 8 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới (vượt kế hoạch 2 xã); năm 2013, có 26 xã cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới, so với kế hoạch tăng 10 xã (bình quân các xã đạt 17,46 tiêu chí; 37,38 chỉ tiêu/xã). Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc đã đánh giá trong số 10 xã thuộc 15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đạt chuẩn xã nông thôn mới, thì Quảng Ninh có tới 8 xã. Với số tiêu chí đạt được là 12,37/19 tiêu chí (cả nước đạt được là 8,06/19 tiêu chí, khu vực miền núi phía Bắc đạt 6,3/19 tiêu chí) và Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu. Không chỉ dẫn đầu về số xã đã chạm đích mà Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước khẳng định sẽ về đích trước chương trình chung của cả nước 5 năm. Trước khi bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhìn tổng thể thì nông nghiệp và nông thôn Quảng Ninh phát triển không ổn định, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp bị thay đổi do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược. Đầu tư chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước, nhân dân chưa thực sự tham gia với vai trò chủ thể, vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa còn ít. Nông dân chiếm tới 50% dân số toàn tỉnh, lao động trong độ tuổi (ở địa bàn nông thôn) chiếm tỷ lệ cao (75,4%) và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định vùng biên giới, hải đảo, nhưng đời sống vật chất và 51 tinh thần thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng xa trung tâm. Sự gắn bó công - nông trong phát triển kinh tế nông thôn, trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chưa rõ nét. Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 có 10/13 huyện, thị xã, thành phố và có 82/125 xã trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới, trước tiên lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phải thay đổi từ nhận thức đến tư duy hành động. Ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 01 về xây dựng nông thôn mới, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, giai đoạn đầu là tuyên truyền, vận động để thông tư tưởng và “cầm tay chỉ việc”, khi mọi việc đã đi vào guồng, thực hiện phân quyền cho cấp dưới (cấp huyện, xã chủ động sử dụng nguồn lực). Đặc biệt để khơi dậy được sức dân, Quảng Ninh đã phát động phong trào thi đua sâu rộng và đẩy thành cao trào trong năm tăng tốc 2013, đó là: quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới, thành thị giúp đỡ nông thôn, công - nông liên minh trong xây dựng nông thôn mới, nông dân tự lực sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới... Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của Chương trình. Giữ vững nguyên tắc “Cộng đồng dân cư ở nông thôn là chủ thể chương trình”, vì vậy mọi công việc của làng, xã đều 52 công khai, minh bạch về trách nhiệm của từng cấp. Tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở quan tâm sắp xếp lại đồng ruộng, tổ chức lại sản xuất, tăng cường cơ giới hóa các khâu sản xuất, chế biến, ứng dụng khoa học - công nghệ, hình thành các vùng chuyên canh, tăng năng suất lao động nông nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân. 53 QUẢNG NINH - QUÂN ĐỘI CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Mới hơn 6 giờ sáng một ngày cuối năm 2012 nhưng ở các thôn Hải Tiến, Trường Xuân, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) đã rộn ràng bước chân của gần 100 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đảo Cô Tô, Trung đoàn 242 (Quân khu 3) và thanh niên địa phương đến giúp bà con củng cố nhà cửa, xây dựng công trình vệ sinh, quét dọn các trục đường thôn, ngõ xóm... Lại gần người chiến sĩ đang đều tay xúc những xẻng đất đầy, lưng áo đẫm mồ hôi, chúng tôi được biết đó là Nguyễn Huy Dụ, nhập ngũ cuối năm 2012. Với tâm trạng phấn khởi của anh lính mới đang dần quen với thao trường mặn mòi gió biển, Dụ chia sẻ: “Những ngày đầu trong quân ngũ, được tham gia lao động giúp dân em rất vui, bớt đi nỗi nhớ nhà. Bà con, cô bác ở đây quý mến bộ đội như người thân, em nghĩ mình cần phải tích cực phấn đấu huấn luyện giỏi, vững tay súng bảo vệ đảo và góp sức xây dựng để đảo đẹp thêm. Sau này, hoàn thành nhiệm vụ em mong muốn được ở lại làm công dân của đảo”. 54 Cùng chúng tôi bước trên con đường bêtông mới hoàn thành dẫn vào thôn Vàn Chảy, thiếu tá Hà Minh Đức - Chính trị viên Tiểu đoàn đảo Cô Tô cho biết: “Chúng tôi nhận thức rằng, giúp bà con có đời sống khấm khá sẽ là cơ sở quan trọng để chủ quyền nơi đầu sóng ngọn gió càng thêm vững chắc. Vì thế, đơn vị xác định rõ trách nhiệm tham gia tích cực vào một số tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên đảo. Chúng tôi đã đóng góp công lao động trị giá trên 1,5 tỷ đồng tiến hành cứng hóa được 9 tuyến đường thôn, xóm, giúp nhân dân sửa chữa nhà ở”. Ông Nguyễn Văn Hiền - Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tiến khẳng định: Với sự nhiệt tình của bộ đội, sự vào cuộc của người dân, chúng tôi tin mình sẽ hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới... đúng hạn. 55 LAI CHÂU - THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Với phương châm “Mỗi thanh niên một việc làm tình nguyện, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới”, Chi đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu đã phát huy vai trò xung kích, tích cực giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Để giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, khi cơ quan tổ chức các mô hình trình diễn cây, con giống mới, Chi đoàn đã phát huy vai trò xung kích trực tiếp nằm vùng thực hiện, tình nguyện đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giúp bà con đưa giống mới áp dụng vào sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc... Qua đó, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, người dân đã bắt đầu tiếp cận được với khoa học - kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất tại địa phương. Ông Khoàng Văn Ngó ở bản Phiêng Pa Kéo, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè phấn khởi nói: “Trước đây, gia đình tôi có đất nhưng không biết trồng cây gì cho thu nhập. Năm 2011, được các đoàn viên, thanh 56 niên Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn triển khai mô hình trồng giống đu đủ Hồng Phi tại xã, tôi mạnh dạn tham gia. Đến nay, vườn đu đủ nhà tôi đã cho thu hoạch, giống đu đủ mới sai quả, quả to nặng trên 2kg, với giá 5.000 đồng/kg như hiện nay thì gia đình tôi sẽ thu được khoảng trên 2 triệu đồng/lứa”. Cũng trong vụ mùa năm 2012, các đoàn viên, thanh niên Chi đoàn Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phong Thổ triển khai thực hiện thành công mô hình gieo sạ hàng tại xã Mường So với quy mô 1 ha. Tham gia mô hình, bà con nông dân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật gieo sạ bằng phương pháp sạ hàng, cấp công cụ sạ hàng, mô hình không chỉ giảm chi phí, công lao động mà còn nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Kết quả cho thấy, giống lúa này có khả năng kháng bệnh, chống đổ và đẻ nhánh tốt. Được biết, Chi đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu có 17 đoàn viên, chiếm trên 65% số lượng cán bộ, công nhân, viên chức của Sở. Là lực lượng nòng cốt của Sở thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã góp phần cùng Sở thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nổi bật lên là công tác: tham mưu giúp Sở thực hiện nhiều chương trình, dự án; chỉ đạo sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ gieo trồng; tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân; bảo vệ và phát triển rừng; tham gia sắp xếp ổn định dân cư, góp phần đắc lực xây dựng nông thôn mới... Với sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của lực lượng đoàn viên, thanh niên Chi đoàn Sở Nông nghiệp 57 và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tích cực. An ninh lương thực được bảo đảm. Có thể nói, các mô hình nông, lâm nghiệp do đoàn viên, thanh niên Chi đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu triển khai thời gian qua đã giúp bà con nông dân ngày càng được tiếp cận nhiều với các phương thức sản xuất mới, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động ở địa phương; đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức, năng lực tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Đó chính là tiền đề đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai 27 mô hình, dự án khuyến nông, khuyến lâm. Trong đó, có 7 mô hình của Trung ương về lúa, thủy sản, chăm sóc cây lâm nghiệp; 7 mô hình từ nguồn vốn địa phương; phối hợp với doanh nghiệp cung ứng sản xuất giống thực hiện 10 mô hình thử nghiệm về giống lương thực mới... Các mô hình đều có sự tham gia góp sức của lực lượng đoàn viên, thanh niên. Cùng với việc giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia, tạo nên những con đường bêtông liên thôn, bản mới khang trang, sạch đẹp, đóng góp nhiều công sức lao động cho phong trào làm đường giao thông liên bản, vệ sinh đường làng, ngõ xóm và công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương và vận động đoàn viên, thanh niên trong xã giúp nhau cùng phát triển kinh tế. 58 Trước đây mỗi khi vào mùa mưa, con đường độc đạo dẫn về bản Nà Khan vừa nhỏ, vừa gồ ghề khó đi. Hai bên đường không có rãnh thoát nước nên rất trơn trượt và lầy lội. Nhờ bàn tay của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện cùng bà con nhân dân trong bản, con đường hôm nay đã được mở rộng và bêtông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân... Có thể nói, đoàn viên, thanh niên chính là nguồn nhân lực góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Lai Châu. 59 HÀ NỘI - HUYỆN THẠCH THẤT ĐỔI THAY NHỜ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Sau một thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã có những đổi thay rõ rệt, đặc biệt là về nâng cao đời sống vật chất cho người nông dân. Lãnh đạo huyện Thạch Thất cho biết, huyện có 34,8% diện tích tự nhiên là miền núi, 35,2% đồi gò và 30% đồng bằng, 5,2% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Với những đặc điểm như vậy, Thạch Thất gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, lãnh đạo Huyện ủy đã xác định “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” làm nền tảng để xây dựng nông thôn mới tại huyện. Sau khi hợp nhất, huyện Thạch Thất đã khẩn trương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Huyện đã quy hoạch 9 làng nghề truyền thống, gắn với 9 cụm điểm công nghiệp với diện tích 263,94 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 70%; đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 60 Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như đưa những giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa bình quân đạt 58,8 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha, so với năm 2007. Bên cạnh trồng lúa, Thạch Thất đã có những mô hình thâm canh hiệu quả kinh tế cao từ các cây, hoa màu khác như mô hình hoa ly ở xã Yên Bình, xã Đại Đồng cho thu hoạch 2,5 đến 2,8 tỷ đồng/ha/năm. Hay những vùng rau an toàn ở các xã Hương Ngải, Dị Nậu, Canh Nậu, Kim Quan, Hạ Bằng, Bình Yên, Yên Bình đem lại hiệu quả gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa. Bà Nguyễn Thị Bằng, người dân ở thôn Hương, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất cho biết, từ khi thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đường sá rộng rãi, ánh điện về mang theo bao tri thức, con cháu được học trong những ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp. Người dân sản xuất nông nghiệp cũng nhàn hơn vì có máy bừa, máy tuốt lúa, biết tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên không còn sợ nghèo, sợ đói và có thể làm giàu từ vùng đất này... Theo Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất, năm 2010, khi tiến hành khảo sát, lập đề án xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện mới có 3 xã đạt 7 tiêu chí, 19 xã đạt 5 - 6 tiêu chí, đời sống người dân không cao, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng chưa kết nối hoàn chỉnh... Tuy nhiên, sau hai năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, đã có 10 xã tăng thêm 5 - 12 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới... Trong những năm qua, ngoài việc dồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện còn tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 61 vật nuôi, đưa các giống cây, con có giá trị, năng suất, chất lượng vào sản xuất. Đến nay, khoảng 90% diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện được cấy bằng giống có năng suất, chất lượng cao. Không những thế, huyện còn mở rộng hệ thống thương mại - dịch vụ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông dân, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện có 4.500 - 5.000 lao động nông nghiệp được đào tạo nghề để vào làm tại các cụm công nghiệp làng nghề. Nhờ vậy, bình quân thu nhập đầu người của huyện tăng từ 13,1 triệu đồng năm 2010 lên 18,1 triệu đồng năm 2012. Từ một huyện kinh tế thuần nông, đến năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 66,8%; thương mại và dịch vụ chiếm 18,4%; nông, lâm nghiệp chiếm 14,8% GDP của huyện. Đặc biệt, sau hai năm (2010-2012) triển khai xây dựng nông thôn mới, 100% số xã đã xây dựng xong đề án và quy hoạch; một số xã đã triển khai thực hiện đề án chuyển đổi ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, đưa máy móc và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào các khâu sản xuất. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, có hàng trăm hộ hiến đất, đóng góp hàng vạn ngày công để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Bằng các nguồn vốn của Nhà nước, địa phương và nhân dân đóng góp, đến nay, toàn huyện đã đầu tư gần 4.000 tỷ đồng xây dựng điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Gần 100% đường liên xã, đường làng, ngõ xóm được cứng hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn của huyện khang trang, sạch sẽ. 62 HÀ NỘI - GIẢI BÀI TOÁN NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới, nguồn lực là một trong những vấn đề quan trọng, là cơ sở để các xã cán đích. Trước tình hình kinh tế khó khăn, các xã xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đã có nhiều cách huy động nguồn lực có hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng nhưng huyện Đông Anh đã nổi lên như một điểm sáng về đấu giá quyền sử dụng đất lấy vốn xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã thống kê được 120ha đất xen kẹt trong khu dân cư phối hợp cùng các ngành chức năng, chọn được gần 50ha đủ điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất. Huyện chỉ đạo các xã lập đề án, xây dựng hạ tầng được 28 dự án. Qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị, đến nay toàn huyện đã đấu giá được 8 điểm với tổng kinh phí trúng thầu khoảng 250 tỷ đồng, thu về cho ngân sách huyện 120 tỷ đồng. Trước đó, các năm 2010 và 2011 huyện Đông Anh cũng đã tổ chức đấu giá đất xen kẹt được hơn 40.000m2 đất, thu khoảng 650 tỷ đồng. Năm 2013, Đông Anh tiếp tục chỉ đạo việc đấu giá đất ở 20 điểm đã được lập 63 dự án, tiếp tục nghiên cứu lập kế hoạch các điểm mới dựa trên nhu cầu sử dụng thực của người dân để đấu giá đạt hiệu quả... Bên cạnh đó, công tác huy động nguồn lực từ trong dân cũng được Đông Anh chú trọng với nhiều cách làm hay, sáng tạo, được người dân hưởng ứng nhiệt tình: người dân và doanh nghiệp đóng góp trên 250 tỷ đồng; đã vận động người dân tự nguyện hiến 57.000m2 đất và hơn 18.000 ngày công để xây dựng hạ tầng... Nhờ vậy, đến nay kết cấu hạ tầng nông thôn ở 23/23 xã của huyện đã được cải tạo và nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh. Trong đó, 100% đường giao thông được cải tạo, nâng cấp; 100% hệ thống thủy lợi được cứng hóa, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở 3 vụ; 100% hộ dân được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh... Trong sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó quan tâm đặc biệt đến khâu giống với tỷ lệ 100% sử dụng giống lúa nguyên chủng... Huyện Chương Mỹ là địa phương đi đầu thành phố Hà Nội trong dồn điền đổi thửa, năm 2012 được lãnh đạo thành phố giao dồn 4.000ha, huyện đã hoàn thành gần 8.000ha. Để đạt được kết quả này, huyện đã sắp xếp hợp lý cơ cấu nguồn vốn để đầu tư những dự án trọng tâm, trọng điểm, cần thiết cho yêu cầu dân sinh. Theo đó, toàn bộ kinh phí bổ sung có mục tiêu của ngân sách thành phố dành cho huyện năm 2012 là 42,2 tỷ đồng, Chương Mỹ đã ưu tiên tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng để phục vụ công tác dồn điền đổi thửa, phát triển sản xuất... 64 HẢI PHÒNG - HUYỆN THỦY NGUYÊN: ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Kết quả rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Thủy Nguyên bình quân đạt 10,1 tiêu chí/xã; xã Đông Sơn của huyện là địa phương đầu tiên hoàn thành cả 19 tiêu chí, là một trong 3 xã của thành phố Hải Phòng hoàn thành sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong năm 2013. Để thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, huyện Thủy Nguyên xác định một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh đạo quản lý, nhân lực về khoa học - công nghệ, kỹ thuật thực hành, lao động qua đào tạo nghề... Năm 2013, huyện Thủy Nguyên có 213.613 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65,8% dân số toàn huyện, lực lượng lao động tiếp tục được bổ sung qua các năm, bình quân tăng khoảng 1,84%/năm. Đây là cơ hội tốt để phát triển nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới, đưa Thủy Nguyên trở thành vùng kinh tế động lực trong công 65 nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trên địa bàn Thủy Nguyên có 1 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên và 1 trường trung cấp nghề. Bình quân hàng năm các cơ sở dạy nghề của huyện cung cấp 8.000 lao động đã qua đào tạo, chiếm số đông là các nghề kỹ thuật trồng trọt, điện công nghiệp, điện dân dụng, may mặc, nấu ăn, sinh vật cảnh... Nhờ có chương trình, nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các xã miền núi, xã thuần nông được hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ; toàn huyện không có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì thiếu tài chính trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Với tiềm năng nguồn lao động trẻ, trong đó Đoàn Thanh niên là nòng cốt, để thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ ở các lĩnh vực, trọng tâm là phong trào “Tuổi trẻ Hải Phòng chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Đoàn Thanh niên đảm nhận giúp đỡ 500 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo” do Thành Đoàn Hải Phòng phát động, huyện Thủy Nguyên đã hỗ trợ 20 triệu 500 nghìn đồng cho các gia đình chính sách ở các xã Chính Mỹ, Thủy Triều, Hòa Bình, Phù Ninh, vượt chỉ tiêu được giao; khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí hơn 60 trường hợp thuộc diện chính sách, hộ nghèo... Các hoạt động này góp phần nâng cao ý thức vì cuộc sống cộng đồng, tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn tổ chức hoạt động trồng và chăm sóc 500 cây xanh tại các tuyến đường Thanh niên quản lý ở các xã Quảng Thanh, Phù Ninh, An Sơn; 66 dọn vệ sinh môi trường tại các điểm tồn ứ rác thải nhằm nâng cao đời sống tinh thần của bà con nhân dân; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều đơn vị giáo dục và trong ngày hội thanh niên cấp cơ sở. Đây là hoạt động có ý nghĩa, khích lệ tuổi trẻ Thủy Nguyên vươn lên phấn đấu, cống hiến và khẳng định vai trò tiên phong trong các hoạt động của huyện, thành phố, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới. Có thể nói, về quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực, Thủy Nguyên xác định: Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ với thu hút nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương trong nước và thành phố, trước mắt ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mà huyện có lợi thế phát triển, nhất là các khu, cụm công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống như: Khu đô thị - công nghiệp và dịch vụ Vsip Hải Phòng; cụm công nghiệp Bến Rừng, cụm công nghiệp Nam Cầu Kiền; làng đúc kim loại Phương Mỹ; làng nghề mây tre đan Mỹ Cụ; làng khai thác hải sản Lập Lễ; làng vận tải biển An Lư; làng đóng tàu Lập Lễ, Tuy Lạc; làng nghề khai thác và chế biến khoáng sản An Sơn, Lại Xuân, Minh Đức... Về định hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2013- 2020, huyện Thủy Nguyên chủ trương chuyển dần sản phẩm công nghiệp sang nhóm ngành nghề cơ khí chế tạo, các sản phẩm sạch, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường. Trước mắt, huyện sẽ tập trung cao cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp qua đó tăng thu nhập cho người dân và thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố Hải Phòng. 67 HƯNG YÊN - XÃ QUANG HƯNG: 3 NĂM ĐỔI THAY NHỜ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đời sống người dân được cải thiện... là những thành tựu đầu tiên trong xây dựng nông thôn mới tại xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, một trong 20 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hưng Yên. Bước đi trên những con đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, nhà cửa hai bên đường đều khang trang, thấp thoáng những ngôi nhà mái ngói, mái bằng mới xây dựng để đón năm mới, chúng tôi như cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây trong từng ánh mắt, nụ cười. Khởi điểm xây dựng nông thôn mới, Quang Hưng cũng là một xã thuần nông của một huyện còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người dưới 20 triệu đồng/năm. Đường giao thông nhiều đoạn xuống cấp, đường ra đồng hầu như chưa được xây dựng kiên cố. Vậy mà sau 3 năm chung sức xây dựng nông thôn mới, Quang Hưng đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận. Đặc biệt, xã Quang Hưng đã thực hiện chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch đường giao thông nội đồng bảo đảm đúng tiêu chí nông thôn mới, đường trục chính rộng 5 - 7m, đường bờ vùng rộng 3 - 4m, đường bờ thửa 68 rộng 2 - 3m. Ô thửa quy hoạch mới có độ rộng trung bình 50 - 60m (rộng gấp đôi ô thửa cũ); mỗi hộ nhận ruộng tối đa không quá 2 thửa... Lãnh đạo xã cho hay, Ban Chấp hành Đảng bộ, chính quyền đã ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới. Xã Quang Hưng đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý, ban vận động và ban phát triển bảo đảm thành phần đúng theo quy định và phân công thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã đã xác định công tác thông tin tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, trong xây dựng nông thôn mới. Quang Hưng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua ban quản lý xã, phân công cán bộ phối hợp với thành viên ban vận động, Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội giúp người dân hiểu rõ về vai trò chủ thể của mình trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện, xã Quang Hưng luôn đề cao dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Từ khi triển khai thực hiện Chương trình đến nay, xã Quang Hưng đã tổ chức được 60 hội nghị từ xã đến các thôn; tổ chức tuyên truyền, vận động cho gần 4 nghìn lượt người tham gia các hội nghị về xây dựng nông thôn mới như bàn về vấn đề lập quy hoạch, lập đề án, công tác dồn điền đổi thửa; tiến hành tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã 69 250 tin, bài về xây dựng nông thôn mới, xây dựng panô quảng cáo, tuyên truyền về quy hoạch xây dựng nông thôn mới với kinh phí trên 200 triệu đồng; tổ chức Lễ phát động chung tay xây dựng nông thôn mới, thu hút được 15 doanh nghiệp hưởng ứng, tham gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp ủng hộ, tham gia. Ngoài ra, xã còn tổ chức các đợt tập huấn, tham quan mô hình xây dựng nông thôn mới điển hình cho 60 cán bộ ban chỉ đạo, ban quản lý, ban phát triển các thôn với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Xã Quang Hưng đã xây dựng trường mầm non của xã đạt chuẩn quốc gia với trị giá 1,5 tỷ đồng; hoàn thiện trụ sở làm việc của xã với trị giá gần 4,5 tỷ đồng; làm mới trên 3km đường giao thông nông thôn và đường ra đồng đạt tiêu chí. Đặc biệt là xã đã thành công trong công tác dồn điền đổi thửa, là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai và hoàn thành thắng lợi phần việc quan trọng này. Ngoài dồn điền đổi thửa, nhân dân xã Quang Hưng còn hiến 22,5ha đất ruộng để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng và các công trình phục vụ sản xuất. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp ở Quang Hưng đã khởi sắc hơn rất nhiều, không chỉ là việc đi lại, sản xuất của nông dân thuận lợi, cơ giới hóa dễ dàng mà năng suất, chất lượng sản xuất đều tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người của xã đến nay đã tăng cao hơn trước. Ngoài ra, xã đã tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở, nhà kho... do Hợp tác xã làm chủ đầu tư trị giá trên 70 500 triệu đồng; nâng cấp, chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ xã với vốn đầu tư gần 600 triệu đồng; xây dựng hai công trình văn hóa. Lãnh đạo xã nhấn mạnh: “Thành công trong xây dựng nông thôn mới ở xã đầu tiên phải kể đến sự đoàn kết, chung sức của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, đưa xây dựng nông thôn mới thành một phong trào lớn có tiếng vang với mọi tầng lớp nhân dân. Khi bắt tay vào từng nội dung, phần việc, người dân đã không ngần ngại góp công, góp của, hiến đất, hiến ruộng, mỗi kết quả tốt đẹp hiện ra là thêm một điểm sáng khẳng định nông thôn mới Quang Hưng đang hình thành”. 71 BẮC NINH - XÃ AN BÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Năm 2011, xã An Bình (huyện Thuận Thành) được chọn là một trong 8 xã làm điểm mô hình xây dựng nông thôn mới. Xã An Bình có hơn 2.000 hộ dân với 9.120 nhân khẩu, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, kết hợp phát triển nông nghiệp toàn diện nên tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân An Bình được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Có được kết quả này là do sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc xã với các ngành, đoàn thể. Cụ thể, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động 72 nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, tiêu chí của Chương trình. Mặt trận Tổ quốc xã gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng nông thôn mới, từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới. Xác định nâng cao đời sống kinh tế cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc xã đã phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, chăn nuôi. Các tổ chức thành viên đứng ra tín chấp với các ngân hàng để giúp hội viên có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn khoảng 2,33%, giảm 9,67% so với năm 2009; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,6 triệu đồng/năm. Kinh tế ổn định và phát triển, nhân dân có thêm động lực tích cực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; đã có hơn 90% đường làng, ngõ xóm được bêtông hóa, tạo môi trường sạch đẹp; 6/6 thôn có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa và việc xây dựng nếp sống văn minh được đẩy mạnh và nâng cao về chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực, được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng 73 ứng. Hằng năm thu hút được 100% khu dân cư đăng ký tham gia thực hiện, 90% gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội theo tinh thần Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết số 20 và 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh được nhân dân hưởng ứng tích cực và dần đi vào nền nếp. Việc cưới, mừng thọ và lễ hội diễn ra với không khí trang trọng, vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm. Việc tang cũng được tổ chức theo đúng quy định; tỷ lệ người chết được hỏa táng, điện táng tăng... Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng các quỹ như “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Khuyến học”... được đẩy mạnh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Nhiều năm liền Đảng bộ xã và các đoàn thể chính trị đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. 74 HÀ NAM - MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đây là một nhiệm vụ đa mục tiêu, vừa giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định đời sống người dân nông thôn. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Hà Nam đã đào tạo nghề cho khoảng 7.625 lao động nông thôn, trong đó ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho các lao động nông thôn thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Sau khi học nghề xong, có khoảng 70 - 75% người được giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, được bao tiêu sản phẩm hoặc tự tạo việc làm mới, việc làm thêm, góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay ở Hà Nam vẫn còn thiếu tính định hướng, chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã 75 hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới... nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề ở một số trung tâm dạy nghề còn thiếu, phải kiêm nhiệm; chương trình, giáo trình giảng dạy một số nghề chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, tỉnh Hà Nam đã đưa ra những giải pháp chủ yếu: tập trung chỉ đạo, định hướng cho các địa phương tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu của thị trường sử dụng lao động và chương trình xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội nói chung và lao động nông thôn nói riêng; đẩy mạnh các hoạt động của sàn giao dịch việc làm để người lao động có thông tin về thị trường lao động, thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, nhất là học sinh cuối các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp; quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; đa dạng hóa hình thức, phương pháp và cách thức đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy 76 nghề đồng bộ, đạt chuẩn theo nghề tương ứng với kỹ thuật, công nghệ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để bảo đảm chất lượng đào tạo nghề; triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn; thực hiện tốt mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề trong tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn... Năm 2013, mô hình đào tạo nghề của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã tổ chức khảo sát điều tra nhu cầu học nghề tại 21/21 xã, thị trấn với tổng số có 1.500 người đăng ký tham gia học nghề. Sau khi kết thúc khóa học, học viên được các cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ nghề và phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo tổ chức đánh giá tay nghề cho mỗi học viên, đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức với cơ sở mà cơ sở dạy nghề liên kết. Sau khi được học nghề, tỷ lệ lao động học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới ở nhiều xã, thị trấn đạt mức cao; sau đào tạo ở một số lĩnh vực, địa phương đã có hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, lao động nông thôn tận dụng được thời gian nông nhàn để sản xuất, một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, góp phần thoát nghèo và giảm nghèo bền vững. Hiện nay, huyện Duy Tiên đã phát triển được 2 mô hình dạy nghề: mô hình dạy nghề phi nông nghiệp (may công nghiệp, mây giang xiên); mô hình dạy nghề nông nghiệp (trồng và nhân giống nấm, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn) tại trung tâm dạy nghề huyện và có thể ứng dụng nhân rộng. Với nghề may công nghiệp đã có 80% học viên có việc làm, trong đó có 62% học viên được doanh nghiệp tuyển dụng, 18% học 77 viên tự tạo được việc làm; nghề trồng và nhân giống nấm có 73,3% học viên tự tạo được việc làm. Các mô hình thí điểm khác đã, đang dần dần hình thành rõ nét và có thể ứng dụng ở các năm tiếp theo. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chiến lược lâu dài với mục tiêu giúp cho người lao động tiếp cận với nghề mới trên cơ sở làm kinh tế ngay tại địa phương. Công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động tại gia đình của huyện Duy Tiên gắn với làng nghề, doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả nhất định, số lao động có việc làm ổn định bình quân trên 70%, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, khơi dậy hoạt động của các làng nghề; góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới. Các lớp dạy nghề đã giúp người lao động có thêm kiến thức khoa học áp dụng vào sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề để hoàn thiện sản phẩm có chất lượng và hiệu quả. Với sự chỉ đạo tích cực của cả hệ thống chính trị, trong đó nêu cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trên cơ sở thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên là tiền đề để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. 78