🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mô Hình Sinh Kế Giúp Nông Dân Giảm Nghèo Tập 2
Ebooks
Nhóm Zalo
MÔ HÌNH SINH KẾ GIÚP NÔNG DÂN GIẢM NGHÈO
(Tập 2)
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ
Phó Chủ tịch Hội đồng
TS. HOÀNG PHONG HÀ
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
TẬP THỂ TÁC GIẢ
MÔ HÌNH SINH KẾ GIÚP NÔNG DÂN GIẢM NGHÈO
(Tập 2)
NHÀ XUẤT BẢN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2015
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Sinh kế là mối quan tâm hàng đầu, là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao đời sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn và tiến hành các hoạt động sinh kế của cá nhân, hộ gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, hạ tầng cơ sở, chính sách, nguồn vốn, thị trường, nghề nghiệp, năng lực cá nhân, khả năng nắm bắt thông tin và cơ hội...
Hiện nay, đối với nhà nông, việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động sinh kế còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện sản xuất mang tính thời vụ, rủi ro thiên tai, dịch bệnh, các tác động của quá trình đô thị hóa, tăng dân số làm quỹ đất canh tác ngày càng thu hẹp, và yêu cầu về chất lượng nông sản, thực phẩm ngày càng khắt khe hơn khi tham gia thị trường quốc tế...
“Lựa chọn mô hình nuôi, trồng cây, con nào để có thu nhập ổn định, có tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất trong khi điều kiện đất đai, vốn liếng eo hẹp, năng lực và trình độ hiểu biết còn hạn hẹp?” luôn là câu hỏi lớn đặt ra đối với mọi người dân nông thôn, đặc biệt với những người nông dân nghèo.
Một phần của câu trả lời chính là ở sự kiên trì, sáng tạo với ý chí quyết tâm vươn lên, coi chăn nuôi, trồng trọt là một nghề kiếm sống để từ đó tìm hiểu, đánh giá nhu cầu thị trường, lựa chọn những cây trồng, vật nuôi
5
có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và khả năng về vốn, nhân lực của hộ gia đình; chuyên tâm học hỏi, nắm chắc các biện pháp kỹ thuật nuôi, trồng để có những nông sản, thực phẩm an toàn, có chất lượng; nắm thông tin, tạo mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, tạo thành những vùng chuyên canh, chuyên con, có khả năng chi phối thị trường đầu ra và đầu vào cho nông sản, thực phẩm. Không nuôi, trồng theo kiểu “mách nước”, “học lỏm”, không “hóng” chạy theo phong trào, thấy cây gì, con gì có giá là đổ xô tìm giống nuôi, trồng và khi rớt giá lại chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác, làm mất tính ổn định về sản lượng nông sản, thực phẩm. Có như vậy người nông dân mới chủ động xây dựng được cho mình những mô hình sinh kế có hiệu quả bền vững để xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Bộ sách “Mô hình sinh kế giúp nông dân giảm nghèo” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản, với mục đích giới thiệu tới người nông dân những mô hình nuôi, trồng các loại cây, con mà theo đánh giá chung hiện nay là có hiệu quả, thương phẩm là những hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng cao. Đồng thời, bộ sách hướng dẫn kỹ thuật thực hành nuôi, trồng; cách phòng và trị bệnh, dịch cho các loại cây trồng, vật nuôi này để người nông dân tham khảo, vận dụng trong quá trình sản xuất.
Cuốn sách gồm hai tập. Tập 2 giới thiệu một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Hy vọng những nội dung trong cuốn sách sẽ là những gợi ý tốt, giúp ích cho người nông dân trong quá trình lựa chọn và thực hiện các hoạt động sinh kế của mình.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 9 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
6
I.
CHĂN NUÔI
GIA SÚC, GIA CẦM
7
8
A. CHĂN NUÔI LỢN THÂM CANH THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC1
Chăn nuôi theo
hướng an toàn sinh học
được hiểu là việc áp
dụng các biện pháp kỹ
thuật với mục đích hạn
chế tối đa sự lây nhiễm
các dịch bệnh, tác
nhân sinh học tự nhiên
hoặc do con người tạo ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất của vật nuôi, mất cân bằng hệ sinh thái. Chăn nuôi lợn theo kiểu truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Để giúp người chăn nuôi có kỹ thuật chăn nuôi mới, tiến bộ, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn thâm canh theo hướng bảo đảm vệ sinh môi trường. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình, hiện nay, nhiều địa phương đã phát triển chăn nuôi lợn thâm canh theo hướng an toàn sinh học,
1. Nguồn: Công ty VMC Việt Nam; m.baomoi.com/sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, ngày 24-5-2014.
9
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt rủi ro cho người chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi sạch.
1. LỢI ÍCH MÔ HÌNH, GIÁ TRỊ THƯƠNG PHẨM
Chăn nuôi lợn thâm canh theo hướng an toàn sinh học sẽ giúp người chăn nuôi rút ngắn thời gian nuôi từ 6-7 tháng xuống còn 3-4 tháng; tăng số lứa trong 1 năm; giảm công lao động do có thể nuôi với số lượng lớn từ vài chục đến hàng trăm con; hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí chăn nuôi và thuốc thú y. Mặt khác, do áp dụng các tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng giúp phụ nữ có thêm thời gian chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Phát triển chăn nuôi lợn thâm canh kết hợp xử lý tốt khâu vệ sinh bằng bể khí biogas hoàn toàn có lợi, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người, an toàn dịch bệnh. Do lợn nuôi với quy mô lớn tập trung nên tạo điều kiện cho thương lái thu mua dễ dàng, chất lượng bảo đảm, có bạn hàng thường xuyên, đầu ra cho sản phẩm ổn định, nhất là giá thịt lợn hơi hiện nay khá cao, dao động khoảng 40.000 (-2.000) đồng/kg1, người chăn nuôi có lợi nhuận cao hơn so với cách nuôi truyền thống.
Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi và có ý nghĩa quan
1. Giá thịt tại một số tỉnh ngày 3-9-2015, nghenong.com.
10
trọng về mặt xã hội, đó là: Làm thay đổi tập quán chăn nuôi từ quảng canh lạc hậu chuyển dần sang phương thức chăn nuôi có đầu tư thâm canh, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
2. NGUYÊN TẮC CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
- Bảo vệ vật nuôi trong môi trường an toàn. - Khu vực chăn nuôi nên xa khu vực chăn nuôi súc vật khác và khu dân cư.
- Chuồng trại, khu vực chăn nuôi cần có rào chắn để tránh thú dữ, vật lạ.
- Hạn chế người đi lại khu vực chăn nuôi để bảo đảm sự yên tĩnh.
- Thiết kế các hố sát trùng ở mỗi dãy chuồng trại để tránh ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra sức khỏe con vật nuôi theo định kỳ, quan sát các biến chứng để có biện pháp phòng, chống các dịch bệnh.
- Thu gom, xử lý các chất thải.
- Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi hiệu quả. - Bảo đảm đầy đủ lượng thức ăn đạt chất lượng. - Vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng chăn nuôi, nước uống cho vật nuôi.
- Thực hiện theo đúng quy tắc, mật độ chăn nuôi hợp lý.
- Định kỳ tiêm phòng các loại vắcxin phòng, chống dịch.
11
3. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
3.1. Xây dựng chuồng trại
a) Vị trí xây dựng chuồng trại:
Để bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh cho vật nuôi, nên chọn vị trí xây dựng chuồng trại cách xa nhà ở và khu công cộng. Cụ thể:
- Trong khuôn viên đất của gia đình, nên xây chuồng ở phía cuối khuôn viên, lệch so với nhà ở, không nên xây chuồng thẳng phía trước hoặc sau nhà.
- Địa hình khu chăn nuôi cần cao ráo, dễ thoát nước để tránh bị ngập úng khi mưa lớn. - Có nguồn nước sạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải.
b) Thiết kế chuồng trại:
- Hướng chuồng: Tốt nhất là nên chọn hướng nam hoặc đông - nam. Nếu là chuồng kín thì hướng chuồng không nhất thiết phải là hai hướng trên.
- Kiểu chuồng: Kiểu chuồng phù hợp với mục đích, điều kiện kinh tế của gia đình và diện tích mặt bằng. Có hai kiểu chuồng chính: chuồng hở lưu thông không khí thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm theo hệ thống thiết bị phụ trợ (quạt, hệ thống làm mát…). Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay thì áp dụng kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là phù hợp.
- Nền chuồng: Chuồng trại phải được xây dựng
12
trên nền cao, sạch sẽ, không trơn láng, dễ thoát nước. Nền chuồng cao hơn mặt đất 30-45cm để tránh ẩm ướt, ngập úng.
- Mái chuồng: Có dạng một mái hoặc hai mái. Vật liệu làm mái có thể bằng ngói, tôn, fibro ximăng, lá. Chiều cao mái nơi giọt ranh tối thiểu là 2,2m.
- Vách chuồng: Có thể bằng song sắt, lưới sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông thông thoáng tự nhiên (bảo đảm có 1/2-3/4 vách chuồng là lưới sắt hoặc song sắt).
- Diện tích chuồng: Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng vật nuôi. Trong chuồng nuôi nên thiết kế vòi uống nước tự động để vật nuôi luôn được uống nước sạch.
+ Đối với lợn nuôi để thịt, diện tích tối thiểu chuồng nuôi là 0,7m2/con.
+ Đối với lợn nái cần bảo đảm từ 6-8m2 cho một đầu lợn nái. Chuồng nuôi lợn nái nên thiết kế các ô nuôi nái chờ phối, nái chửa, ô nuôi nái nuôi con (trong đó có ngăn 1-2m2 để úm lợn con khi mới sinh) và ô nuôi lợn con sau cai sữa.
- Hệ thống xử lý chất thải và vệ sinh sát trùng: Tùy thuộc vào vị trí, diện tích mặt bằng và quy mô chăn nuôi để lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho phù hợp. Tốt nhất là xây bể biogas. Nếu quy mô chăn nuôi nhỏ thì xây hố ủ phân. Ở cổng ra vào, cửa chuồng và ở đầu mỗi chuồng phải bố trí hố khử trùng để bảo đảm vô trùng trước khi vào
13
khu chăn nuôi và chuồng trại. Khu vực chăn nuôi phải có tường rào bao quanh để ngăn cách với các khu vực khác nhằm hạn chế tối đa các tác nhân lây nhiễm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
c) Thiết kế kho chứa thức ăn:
- Kho chứa phải bảo đảm thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, bị tạt nước khi mưa bão để không bị ẩm mốc.
- Kho phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà. Thức ăn, nguyên liệu được chất thành từng lô, chiều cao lô vừa phải để thuận tiện trong việc sử dụng và phòng cháy, chữa cháy.
- Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc thú y, v.v., không được để lẫn trong kho chứa thức ăn.
- Các dụng cụ chăn nuôi chưa sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch sẽ.
3.2. Kỹ thuật chăm sóc
a) Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái: a.1) Chọn lợn cái giống hậu bị:
Chọn lần 1 vào thời điểm khi lợn từ 2-3 tháng tuổi; chọn lần 2 khi lợn từ 6-8 tháng tuổi. Nguyên tắc chọn dựa vào đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc.
- Về ngoại hình, thể chất:
+ Có ngoại hình đặc trưng của giống.
+ Khối lượng đạt chuẩn theo yêu cầu của giống theo từng giai đoạn.
14
+ Lông da mượt, dáng đi nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh.
+ Không có khuyết tật, thân hình cân đối, có sự liên kết hài hòa giữa các phần của cơ thể: đầu - cổ, vai - ngực, lưng sườn bụng và mông.
+ Bốn chân thẳng khỏe, không dị tật, chân đi bằng móng không đi bằng bàn chân.
+ Có từ 12 vú trở lên, phân bố cách đều. Đầu vú lộ rõ (núm vú dài).
+ Âm hộ phát triển bình thường không có dị tật. - Về nguồn gốc: Chọn những con của cặp bố mẹ có năng suất cao (mẹ đẻ trên 10 con/lứa, mắn đẻ, tốt sữa, nuôi con khéo). Tốt nhất là mua từ các công ty giống có chất lượng tốt và an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, cần lưu ý đến sinh lý động dục. Tuổi động dục lần đầu phù hợp với đặc trưng của giống. a.2) Chăm sóc nuôi dưỡng lợn hậu bị:
- Mục tiêu:
+ Lợn cái thành thục tính dục đúng độ tuổi, tuổi đẻ lứa đầu đúng độ tuổi.
+ Lợn nái đẻ nhiều con ngay từ lứa đầu. + Lợn nái khai thác sử dụng được lâu.
- Yêu cầu:
+ Lợn cái hậu bị được tính từ lần chọn đầu tiên lúc 2-3 tháng tuổi đến ngày phối giống lần đầu. + Lợn cái phải đạt tiêu chuẩn ngoại hình, khỏe mạnh.
+ Lợn cái không quá gầy hoặc quá béo, đạt khối lượng chuẩn theo yêu cầu của từng giống.
15
+ Lợn nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin theo quy định.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc:
Bảng mức ăn cho lợn cái hậu bị
Loại lợn
Khối lượng lợn (kg)
Thức ăn hỗn hợp (kg)/ngày
Lợn cái hậu bị nội
10-20
21-40
41kg đến
phối giống
0,5-0,9
1,0-1,3
1,4-1,5
Lợn cái hậu bị lai F1
15-30
31-50
51kg đến
phối giống
0,8-1,3
1,4-1,8
1,9-2,2
Lưu ý:
Nếu cho ăn nhiều quá: Lợn quá béo sẽ động dục thất thường hoặc không động dục, khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao, đẻ ít con.
Nếu cho ăn ít quá: Lợn gầy, chậm động dục, thiếu sữa để nuôi con ở lứa đẻ đầu, hao mòn lợn nái sau cai sữa cao.
- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Tẩy giun sán khi lợn đạt trọng lượng 15kg. + Tiêm phòng đầy đủ các bệnh: Tụ huyết trùng, đóng dấu, dịch tả, lở mồm long móng.
- Phát hiện lợn nái động dục và cách phối giống: Các giống lợn khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Các giống lợn nội như Móng Cái,
16
Mường Khương… có tuổi động dục sớm. Lợn Móng Cái động dục lần đầu lúc 4-5 tháng tuổi, khối lượng 30-40kg. Các giống lợn nái lai ngoại với nội có tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội và thường có tuổi động dục là 6 tháng tuổi, khối lượng 70-75kg.
Chu kỳ động dục ở lợn nái thường là 21 ngày (dao động từ 17-23 ngày). Thời gian động dục 3-4 ngày. Lợn nái sau khi cai sữa lợn con khoảng 4-6 ngày sẽ động dục trở lại. Phát hiện lợn nái động dục là việc quan trọng nhất trong công tác phối giống. Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra vào lúc 5-6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn thường có biểu hiện rõ rệt nhất. Để phát hiện chính xác thời điểm lợn nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục và các quan sát biểu hiện của lợn nái.
Biểu hiện động dục ở lợn nái như sau:
+ Ngày động dục thứ nhất: Lợn nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng; kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng; né tránh, bỏ chạy khi dùng tay sờ vào chúng. Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng; nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và chưa keo dính.
+ Ngày động dục thứ hai: Buổi sáng, lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác, nhưng chưa chịu đứng im khi con khác nhảy lên lưng. Đến chiều, trạng thái yên tĩnh càng rõ nét hơn và chịu cho con khác nhảy
17
lên lưng. Khi dùng tay ấn hoặc cưỡi lên lưng lợn, lợn sẽ đứng yên (trạng thái mê ì). Âm hộ bớt sưng, chuyển sang màu hồng nhạt, có vết nhăn mờ. Nước nhờn đã chuyển sang trạng thái keo dính. Vào thời điểm này cho phối giống hoặc dẫn tinh là đạt kết quả tốt nhất.
+ Ngày động dục thứ ba: Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn nái càng không thích gần lợn đực nữa. Âm hộ teo dần trở về bình thường, nước nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính. Đuôi úp che âm hộ.
Cách phối giống: Với mục tiêu là lợn nái đạt tỷ lệ đậu thai cao và lợn nái đẻ nhiều con, cần quan tâm đến các yếu tố sau:
+ Phối giống lần đầu (phối giống cho lợn cái hậu bị):
Điều kiện cần và đủ để phối giống cho lợn cái hậu bị là lợn phải đủ tháng tuổi và khối lượng cần thiết.
Tuổi phối giống lần đầu với lợn cái giống nội là 7-7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại x nội) là 7,5-8 tháng tuổi, nái ngoại 7,5-8,5 tháng tuổi.
Lợn hậu bị cần đạt đến khối lượng phù hợp khi phối giống: Lợn Móng Cái 50-55kg, Lợn F1 (Land racce x MC) 75-85kg, Lợn F1 (Yorshire x MC) 75- 85kg, Lợn ngoại 115-120kg.
Đối với tất cả các giống lợn, không bao giờ cho phối ngay ở lần động dục đầu tiên, vì lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng ít nên số lượng con
18
ít. Vì vậy nên phối giống những con lợn đã qua hai lần động dục trở lên. Đối với lợn cái phối giống lần đầu nên phối giống trực tiếp là tốt nhất.
Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở lợn cái hậu bị để cho phối giống ngay. Sau đó phối lại lần 2 cách lần đầu 10-12 giờ.
Cần phải ghi lại ngày phối giống để tính ngày lợn đẻ.
+ Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đẻ từ lứa 2 trở đi): Đối với lợn nái rạ, phối giống theo phương pháp nhân tạo không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. Lợn mẹ sau cai sữa 3-6 ngày sẽ động dục trở lại. Khi phát hiện lợn nái mê ì không phối ngay như ở lợn cái hậu bị mà phối giống lần 1 trong vòng 10-12 giờ kể từ khi phát hiện lợn mê ì. Để lợn nái đẻ nhiều con nên phối giống lặp lại lần 2 sau lần đầu 10-12 giờ. Cần ghi chép ngày phối giống để tính ngày lợn đẻ.
a.3) Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa: - Đặc điểm của lợn nái trong thời gian có chửa: Thời gian lợn nái chửa kéo dài 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3 ngày, dao động từ 110 - 118 ngày). Căn cứ vào mức độ phát triển của bào thai, thời gian lợn nái chửa được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ ngày phối giống có chửa đến ngày thứ 84. Đây là giai đoạn đầu lợn nái mang thai, đòi hỏi chế độ ăn uống phải rất vệ sinh. Nếu thức ăn bị mốc dễ gây hỏng thai.
Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 85 đến khi đẻ. Giai
19
đoạn này bào thai phát triển rất mạnh, chiếm 3/4 khối lượng sơ sinh. Giai đoạn này nhu cầu thức ăn của lợn nái không những phải đáp ứng cho lợn mẹ mà còn phải nuôi thai phát triển.
Lợn nái chửa rất nhạy cảm bởi yếu tố ngoại cảnh, do đó đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc cẩn thận. - Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa: Mục tiêu nuôi dưỡng là để thai phát triển bình thường; không sảy thai, chết thai. Lợn nái đủ dinh dưỡng để tiết sữa tốt và ít bị hao mòn trong thời kỳ nuôi con. Lợn con sinh ra đồng đều và đạt khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn của giống.
Bảng mức ăn cho lợn nái chửa
Khối lượng lợn nái đầu kỳ chửa (kg)
Thức ăn hỗn hợp/nái/ ngày (kg)
Số bữa
ăn/ ngày
Chửa kỳ 1
Chửa kỳ 2
Giống nội
55-65
65-85
1-1,2
1,2-1,3
1,4-1,5
1,5-1,7
2
2
Giống lai F1
80-100
100-120
120-140
140-160
1,3-1,4
1,4-1,5
1,5-1,8
1,8-2,0
1,5-1,7
1,7-1,9
1,9-2,2
2,2-2,5
2
2
2
2
Giống ngoại
1,8-2,5
2,5-3,0
2
Nái gầy
2,5
3,0
2
Nái bình thường
2,0
2,5-2,8
2
Nái béo
1,8
2,5
2
20
Lưu ý: Số lượng thức ăn của lợn nái chửa kỳ 2 tăng hơn 25-30% so với chửa kỳ 1. Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của lợn nái.
- Thức ăn và cách cho ăn:
+ Thức ăn bảo đảm đầy đủ các chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, không mốc. Lợn nái ăn thức ăn mốc sẽ gây tiêu thai, sảy thai hoặc lợn con đẻ ra yếu.
+ Cung cấp đủ nước sạch cho lợn uống. + Mức ăn cho lợn nái chửa còn phụ thuộc thể trạng của lợn nái (gầy béo hay bình thường). Lợn nái gầy cần tăng thức ăn, lợn nái quá béo cần giảm thức ăn.
- Vào mùa đông, khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15oC, lợn nái cần được cho ăn tăng thêm (0,2-0,3kg thức ăn/nái/ngày) để bù vào năng lượng mất đi do chống lạnh.
a.4) Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ:
- Chăm sóc vú:
+ Mục đích để kích thích thông tia sữa. Trước khi đẻ cần kích thích đầu vú cho lợn nái 1-2 lần/ngày. + Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi vadơlin và kháng sinh phòng chống nhiễm trùng. - Xác định thời gian lợn nái đẻ:
Để làm tốt việc chuẩn bị cho lợn nái đẻ, cần dự tính ngày lợn đẻ bằng cách cộng thêm 114 ngày kể từ ngày phối giống có kết quả.
Những ngày gần đẻ, lợn nái chửa bụng căng to, vú căng ra hai bên. Có hiện tượng sụt mông (do giãn khớp xương chậu). Trước khi đẻ, lợn nái đi lại
21
nhiều, cào ổ, đái dắt; âm hộ tiết dịch nhờn và nở to; vú có thể có sữa chảy ra, v.v..
a.5) Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi con: Mục tiêu nuôi dưỡng là để lợn nái tiết sữa tốt, lợn con phát triển tốt, đồng đều; tỷ lệ hao hụt lợn con thấp nhất; lợn mẹ hao mòn ít sau khi cai sữa lợn con.
Bảng mức ăn cho lợn nái nuôi con ở tuần đầu
Giai đoạn
nuôi con
Lượng thức ăn hỗn hợp/con/ngày đêm (kg)
Nái ngoại
Nái nội
Nái lai
Ngày cắn ổ đẻ
0,5
0,3-0,5
0,3-0,5
Sau đẻ
Ngày thứ 1
1,0
1,0
1,1
Ngày thứ 2
2,0
1,5
1,7
Ngày thứ 3
3,0
2,0
2,3
Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7
4,0-5,0
2,5
2,7
Khẩu phần ăn cho lợn nái phụ thuộc vào số lợn con theo mẹ và thể trạng của lợn nái.
Lượng thức ăn cho lợn nái sau đẻ tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho lợn ăn theo khả năng, không hạn chế. Nếu lợn nái nuôi từ 8-10 lợn con cho ăn từ 3,5-4 kg/
ngày. Lợn nái nuôi trên 10 lợn con cho ăn 4-4,5 kg/ ngày. Cho lợn nái ăn 3-4 bữa ngày giúp nái ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn
22
nhiều vào sáng sớm và chiều muộn, hạn chế cho ăn nhiều vào buổi trưa nắng nóng.
Có máng ăn, máng uống riêng và cung cấp đủ nước sạch cho lợn mẹ uống.
a.6) Chăm sóc lợn con theo mẹ:
- Cho lợn con bú:
Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa đầu là sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ) vì sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể giúp cho lợn con đề kháng bệnh tật, đặc biệt là trong 3 tuần đầu.
Cố định vú bú, giữ cho những lợn con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.
Nếu số lợn con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn mẹ thì nên chia làm hai nhóm thực hiện cho bú luân phiên. Nhóm 1 bú xong cho vào ổ ấm, chờ 1-2 tiếng sau cho nhóm 2 vào.
- Tiêm sắt cho lợn con:
Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn con; tiêm vào bắp cổ hoặc cơ đùi dung dịch sắt (Dextran Fe).
Lợn nội cần được tiêm hai lần. Tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau đẻ, liều 1ml (100mg); lần tiêm thứ hai vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 1ml (100mg).
Lợn lai F1 chỉ cần tiêm một lần 2ml (200mg) vào ngày thứ 3 sau đẻ.
- Thiến lợn con:
Lợn đực không để làm giống cần thiến vào ngày thứ 10-14 sau đẻ.
23
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: Dao thiến sắc, không rỉ, panh kẹp, kim khâu, chỉ, bông và cồn I-ốt 2,5%, thuốc kháng sinh dạng bột.
Đề phòng nhiễm trùng sau khi thiến: Sát trùng dụng cụ trước khi thiến; sát trùng vị trí mổ trên bao tinh hoàn bằng cồn I-ốt và rắc kháng sinh bột vào chỗ mổ trước khi khâu.
- Cho lợn con tập ăn sớm:
Để bảo đảm lợn con phát triển bình thường khi lượng sữa mẹ đã giảm và giúp cai sữa sớm cho lợn con, nên tập ăn cho lợn con.
Thức ăn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng và bảo đảm vệ sinh. Thức ăn tự phối chế phải nấu chín, không dùng thức ăn ôi, thiu.
Khi lợn con được 10-15 ngày tuổi, bôi thức ăn vào bầu vú lợn mẹ và miệng lợn con để lợn con tập ăn. Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày.
Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên (2-3 lần ngày) không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua dễ tiêu chảy.
- Cai sữa cho lợn con:
Chỉ cai sữa khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi trong đàn có lợn con ốm. Lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con khi 4-5 tuần tuổi.
Trong thời gian 3-5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn nước uống hằng ngày của lợn mẹ.
24
Trước khi cai sữa 3-5 ngày hạn chế số lần cho bú. Thời điểm tách mẹ tốt nhất là vào ban ngày. Khi cai sữa nên để lợn con ở lại chuồng một thời gian để tránh lợn con bị thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện. Giảm lượng thức ăn của lợn con trong 3-4 ngày đầu để tránh bị tiêu chảy. Không nên thay đổi thức ăn cho lợn con trong ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn chất lượng cao trong 20 ngày sau cai sữa.
Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn trong 3-5 ngày để chuẩn bị phối giống.
a.7) Chăm sóc đối với lợn con sau cai sữa: - Đặc điểm của lợn con sau cai sữa:
+ Dễ bị stress vì thiếu lợn mẹ và thức ăn chuyển từ sữa sang hoàn toàn cám.
+ Bộ máy tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
+ Khả năng điều hòa thân nhiệt còn kém, sức đề kháng của cơ thể chưa cao. Cần chú ý chăm sóc cẩn thận, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn con phát triển.
Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa với mục tiêu lợn con khỏe mạnh, lớn nhanh, đàn lợn có độ đồng đều cao.
- Thức ăn: Phải là thức ăn dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không ôi thiu, không mốc…
25
- Cách cho ăn:
Bảng mức ăn cho lợn con sau cai sữa
Ngày cai sữa
Lượng thức ăn
Ngày 1
Bằng 1/2 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa
Ngày 2
Bằng 3/4 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa
Ngày 3
Bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữa
Ngày 4 trở đi
Cho lợn con ăn tự do
- Vệ sinh chăn nuôi: Cần có máng ăn, máng uống riêng. Tốt nhất nên dùng vòi nước tự động cho lợn uống. Chiều dài máng ăn khoảng 20cm/đầu lợn, chiều cao máng khoảng 12-13cm, chiều rộng đáy khoảng 20-22cm, và nên chia ngăn để tất cả lợn con được ăn cùng lúc.
- Điều kiện chăn nuôi: Không nên nuôi hai ổ lợn khác nhau trong cùng ô chuồng để tránh hiện tượng cắn nhau. Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.
- Phòng bệnh: Lợn con sau cai sữa thường gặp hai bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Cần phòng tránh, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời khi bị bệnh. Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.
a.8) Chăm sóc lợn nái sau khi tách con: Khi cai sữa lợn con phải giảm ngay khẩu phần của lợn mẹ. Có thể ngày cai sữa không cho lợn mẹ
26
ăn và ngày hôm sau thì bắt đầu cho ăn. Sau cai sữa 3-5 ngày tăng lượng thức ăn cho lợn nái. Theo dõi chặt chẽ để phát hiện động dục và phối giống cho lợn. Trong giai đoạn này tiêm phòng các loại vắcxin cho lợn nái.
b) Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt: b.1) Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với lợn nuôi thịt:
- Sản phẩm dùng để giết thịt.
- Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là hai chỉ tiêu quan trọng nhất.
- Lợn thịt tăng khối lượng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, nên cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể cho từng giai đoạn.
b.2) Mục tiêu nuôi dưỡng:
- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh. - Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt móc hàm cao. - Chi phí thức ăn thấp nhất.
b.3) Nhập lợn:
- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắcxin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên nhập lợn mới từ 1-2 trại bảo đảm an toàn dịch để hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi.
27
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn; quan tâm đến một số bệnh như lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),…
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
b.4) Cách cho ăn, uống:
- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa. Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày; lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày. Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần ở từng giai đoạn phát triển.
- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.
Cách tính lượng thức ăn cho lợn thịt
Giai đoạn
Cách tính lượng
thức ăn/ngày
Số bữa/ngày
10-30kg
5% x khối lượng lợn
3
31-60kg
4% x khối lượng lợn
2
61kg đến xuất chuồng
3% x khối lượng lợn
2
(Ví dụ: Lợn có khối lượng 40kg, lượng thức ăn cần trong 1 ngày là 40 x 4% = 1,6kg).
b.5) Chuồng nuôi và mật độ nuôi:
- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2.
28
- Nền chuồng cần chắc chắn, không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải.
- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn. b.6) Vệ sinh thú y:
- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22kg.
- Kết thúc nuôi một lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin theo quy định.
c) Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt
Loại tiêm phòng
Thời gian tiêm
(ngày tuổi)
Tiêm sắt lần 1
2-3
Tiêm sắt lần 2
10-13
Vắcxin Dịch tả lợn lần 1
20
Vắcxin Dịch tả lợn lần 2
45
Vắcxin Phó thương hàn lần 1
20
Vắcxin Phó thương hàn lần 2
28-34
Vắcxin Phù đầu lợn con
28-35
Vắcxin Tụ - Dấu
60
4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CẦN BIẾT TRONG CHĂN NUÔI LỢN NÁI CHỬA
- Không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo sẽ khó đẻ, có thể đè chết con, tiết sữa kém.
29
- Không để lợn nái chửa ăn quá ít, lợn sẽ bị gầy dẫn đến dễ mắc bệnh, thiếu sữa nuôi con, lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi và sẽ lâu động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
- Bảo đảm đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Thiếu vitamin lợn con sẽ phát triển chậm, sức sống kém, dễ chết yểu. Thiếu chất khoáng, xương lợn con kém phát triển; lợn nái chửa có nguy cơ bại liệt hai chân sau.
- Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa là bỗng, bã rượu (mặc dù tốt cho lợn thịt), nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sảy thai. Khô dầu bông có thể gây chết thai. Lá đu đủ không tốt cho nái chửa (mặc dù tốt với nái nuôi con) vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả năng nuôi thai kém.
5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
Theo Cục Chăn nuôi, tính đến tháng 11-2013, cả nước đã có 40/63 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình dùng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, trong đó có 752 trang trại, 61.449 hộ gia đình với tổng diện tích 5,47 triệu m2 đệm lót sinh học (trong đó diện tích đệm lót sinh học chăn nuôi lợn là 70.000 m2
và chăn nuôi gia cầm là 5,4 triệu m2)1. Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã thể hiện ưu
1. Báo Tuổitrẻ.online: Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, 24-5-2014.
30
thế vượt trội khi giảm chi phí sản xuất nhờ tiết kiệm nhân công (do không phải tắm cho vật nuôi, không phải rửa chuồng) và giảm thiểu tiêu tốn thức ăn, chấm dứt tình trạng mâu thuẫn giữa các hộ dân vì ảnh hưởng của mùi chất thải trong môi trường. Công nghệ chăn nuôi mới này đang phát triển nhanh, nhất là ở các tỉnh phía Bắc vì nó đơn giản, không tốn nhiều tiền mua nguyên liệu để làm đệm lót (như mùn cưa, trấu, vỏ bào, bã mía…). Chăn nuôi theo cách này góp phần tăng sức đề kháng cho vật nuôi, tăng chất lượng thịt và trọng lượng của vật nuôi. Việc đẩy mạnh sử dụng đệm lót sinh học đã hạn chế được dịch bệnh tai xanh, tăng mạnh số đàn lợn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, giảm thiểu bệnh dịch, bảo vệ môi trường sống, khắc phục được những ảnh hưởng từ tập quán chăn nuôi truyền thống, nhờ đó, phát triển toàn diện ngành Nông nghiệp ở các địa phương.
31
B. NUÔI TRÂU VỖ BÉO1
Trâu là vật
nuôi dễ nuôi, dễ
chăm sóc, ít rủi
ro. Trước đây,
việc chăn nuôi
trâu ở các hộ gia
đình theo hình
thức chăn thả tự
do, chủ yếu lấy
sức kéo, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Từ khi sản phẩm thịt trâu được thị trường tiêu thụ mạnh, cho giá trị kinh tế cao, người dân đã chuyển sang chăn nuôi theo hướng thâm canh, xây dựng chuồng trại hợp lý, đúng kỹ thuật và vỗ béo trâu thịt với hình thức chăn thả hoặc bán chăn thả (vừa chăn thả vừa nuôi nhốt). Thực tế cho thấy, nuôi trâu vỗ béo đang tạo ra nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân. Đây là mô hình chăn nuôi bền vững, rất phù hợp ở vùng trung du, miền núi, khắc phục được tình trạng trâu, bò thả rông làm ảnh hưởng đến hoa màu,
1. Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
32
vệ sinh môi trường. Việc trồng cỏ cho trâu ăn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, sạt lở đất.
1. LỢI ÍCH MÔ HÌNH, GIÁ TRỊ THƯƠNG PHẨM
Cũng như bò, trâu cũng có khả năng sản xuất thịt khá cao, thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng, vì nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol ít hơn thịt bò 41%. Trâu có khả năng tăng trọng bình quân 500-800g/ngày, nuôi vỗ béo có thể tăng trọng 800-
1.000g/ngày, có thể so sánh với các giống bò thịt cao sản. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao, từ 43- 48%, chất lượng không thua kém thịt bò.
Nuôi vỗ béo trâu là phương thức nuôi những con trâu đực gầy, trâu tơ lỡ sau 24 tháng tuổi hay những con trâu loại thải trở nên béo tốt, nhiều thịt và đạt tiêu chuẩn xuất bán. Thời gian nuôi vỗ béo thường kéo dài từ 4-6 tháng. So với cách nuôi trâu truyền thống, nuôi trâu vỗ béo lấy thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần, trâu tăng nhanh về trọng lượng, khắc phục được tình trạng trâu thả rông làm ảnh hưởng đến sản xuất hoa màu, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nhờ chế độ ăn uống tốt, nuôi nhốt trong chuồng nên trâu ít bị bệnh do ít bị tác động khi thời tiết thay đổi. Ngoài việc tận dụng được đất bỏ hoang để trồng cỏ làm thức ăn cho trâu, nguồn rơm rạ, các phụ phẩm từ cây trồng như mía, ngô, khoai, sắn…, người nuôi chỉ cần kết hợp cho trâu ăn thêm một số loại thức ăn tinh nên tiết kiệm được chi
33
phí chăn nuôi. Trung bình một con trâu được nuôi nhốt vỗ béo tại chuồng khoảng 5-6 tháng thì cho xuất bán, sau khi trừ chi phí mua con giống và thức ăn chăn nuôi, người nuôi thu lãi khoảng từ 10-15 triệu đồng. Kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo khá đơn giản, tùy điều kiện có thể nuôi bán chăn thả hoặc nhốt chuồng hoàn toàn. Tuy nhiên, để nuôi trâu vỗ béo đạt hiệu quả, cùng với lựa chọn con giống tốt thì việc đầu tư giống, chuồng trại, chăm sóc của người chăn nuôi cũng rất quan trọng. Đối với con giống khung to khỏe, tuổi đời già thì thời gian nuôi ít, lãi cao hơn nhưng vốn đầu tư mua giống cũng lớn. Ngược lại, con giống nhỏ, tuổi đời ngắn, thời gian cho xuất chuồng chậm nên lãi ít hơn.
2. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
2.1. Xây dựng chuồng trại
Chuồng trại hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, có sức khỏe tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dựa trên những đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng vùng và đặc tính sinh lý, tập tính của trâu, phương thức chăn nuôi (quảng canh hay thâm canh), quy mô chăn nuôi và điều kiện đầu tư của hộ gia đình mà lựa chọn phương án xây dựng chuồng trại cho phù hợp và bảo đảm yêu cầu sau:
- Địa điểm: Xây dựng chuồng nên gần đồng cỏ, bãi chăn thả, thuận tiện giao thông và nguồn nước phục vụ cho trâu.
34
- Vị trí: Chuồng nuôi trâu nên đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, cách xa nhà ở và khu dân cư.
- Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng nam hoặc đông nam để có thể hứng được gió đông nam mát mẻ vào mùa hè oi bức, đồng thời tiện che chắn khi có gió mùa đông bắc rét buốt.
- Thiết kế chuồng:
+ Nền chuồng: Có thể làm nền chuồng bằng gạch hoặc bê tông. Nhưng dù làm bằng chất liệu gì thì mặt nền chuồng cũng phải bảo đảm không được gồ ghề, không trơn trượt. Nếu làm bằng bê tông thì bề mặt phải rạch khía hay đánh nhám để tránh cho trâu bị trượt ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý, hướng về rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi rửa chuồng. Trước khi lát hay láng nền chuồng cần lưu ý đầm nện kỹ nền, đặc biệt là phần rãnh thoát nước, để cho chiều sâu của rãnh không bị thay đổi.
Tiêu chuẩn diện tích nền (chỗ đứng) cho các loại trâu
Loại trâu
Chiều dài (m)
Chiều
rộng (m)
Diện tích (m2)
Trưởng thành
1,7
1,2
2,04
Trâu tơ lỡ
1,5
1,1
1,65
Nghé 7-12 tháng tuổi
1,4
1,0
1,40
Nghé 3-6 tháng tuổi
1,2
0,9
1,08
Nghé dưới 3 tháng tuổi
1,0
0,80
0,80
35
+ Tường chuồng: Những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi (như miền Nam chẳng hạn), có thể không cần xây tường che chắn. Những vùng khác nên xây tường bao quanh để che rét mùa đông và tránh mưa hắt vào mùa mưa.
+ Sân chơi và hàng rào: Trong điều kiện cho phép, nên bố trí sân chơi để trâu có thể vận động tự do. Sân lát bằng gạch hoặc đổ bê tông. Có thể trồng cây bóng mát trong khu vực sân chơi. Trong sân chơi cũng bố trí máng ăn và máng uống.
+ Máng ăn và máng uống: Tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông. Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn. Đáy máng có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc rửa máng.
Nếu có điều kiện, dùng máng uống tự động, với nguồn nước từ tháp chứa dẫn tới. Trâu muốn uống nước chỉ việc ấn mõm vào bộ phận tự động và nước trào ra. Cũng có thể lợi dụng nguyên tắc bình thông nhau để xây máng uống bán tự động (nhiều người chăn nuôi đã tự làm và kết quả rất tốt): Nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng mở nước. Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi trâu uống nước, mực nước trong máng hạ xuống. Nước từ bể chảy đến máng và do mực nước hạ nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại.
+ Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: Được bố trí
36
chạy dài, dọc theo chuồng phía sau chỗ trâu đứng. Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng làm sao có thể lọt vừa xẻng to (22-25cm). Độ dốc từ đầu này đến đầu kia là 2-3%.
+ Hệ thống cống thoát nước: Được nối tiếp với rãnh thoát nước tiểu, bảo đảm thoát nước dễ dàng đến nơi chứa.
+ Bể chứa phân và nước tiểu: Cần bố trí cách xa nhà ở, khu chuồng nuôi và cuối hướng gió. Bể chứa phân:
Dung tích bể (m3) = lượng phân trung bình (trong một ngày đêm của 1 con) x Số lượng trâu nuôi x Số ngày trữ phân.
Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí mêtan cho đun nấu, thắp sáng, kết hợp tiệt trùng, nâng cao chất lượng phân và vệ sinh môi trường.
Hố nước tiểu:
Dung tích hố (m3) = lượng nước tiểu trung bình (trong một ngày đêm của 1 con) x Số lượng trâu nuôi x Số ngày tích trữ (20-30 ngày).
+ Mái che: Tùy theo điều kiện kinh tế, có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng, tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre, lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ. Độ dốc của mái có thể từ 33o đến 45o
tùy thuộc vào loại vật liệu lợp mái. Để bảo đảm cho chuồng thông thoáng tốt có thể làm thêm mái thông gió trên nóc.
Tùy theo điều kiện cụ thể, đặc biệt là khả năng
37
kinh tế của chủ nuôi, có thể xây dựng và bố trí kho chứa thức ăn tinh, kho chứa cỏ khô, bể ủ thức ăn thô xanh, v.v..
2.2. Kỹ thuật chăm sóc
a) Chọn giống
Người nuôi có thể chọn trâu tơ lỡ hoặc trâu già gầy không còn khả năng làm việc hoặc sinh sản, cho sữa để vỗ béo trong một thời gian ngắn để tăng được khối lượng thịt và cải tiến chất lượng thịt.
Đối với trâu tơ lỡ nên chọn những con khoảng 2 năm tuổi, khỏe mạnh, không bị bệnh, có ngực sâu rộng, da mềm, lông mượt, bắp thịt phát triển, đầu nhỏ, cổ ngắn, vai rộng, lưng rộng thẳng, mông dài rộng, hông lớn, bụng phát triển, chân thấp nhỏ, hiền lành, phàm ăn. Trường hợp trâu bị bệnh cần chữa khỏi bệnh mới đưa vào vỗ béo.
Đối với trâu già nên chọn những con có khung to, gầy do thiếu thức ăn hoặc do bệnh ký sinh trùng như sán lá gan, sán lá dạ cỏ hoặc giun đũa, v.v.. Tẩy ký sinh trùng (giun, sán) trước khi đưa vào vỗ béo.
b) Thức ăn nuôi trâu vỗ béo và cách tạo nguồn thức ăn cho trâu
b.1) Thức ăn nuôi trâu vỗ béo gồm:
- Thức ăn thô: Là các loại cỏ xanh, cỏ khô, rơm rạ, thân lá cây xanh (cây ngô, cây lạc) và vỏ của những quả nhiều nước (bã dứa)... chiếm tỷ lệ 55- 60% trong khẩu phần ăn.
38
- Thức ăn tinh: Là các loại hạt ngũ cốc, cám ngô, cám gạo, cám mỳ, bột và khô dầu đậu tương, lạc và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp, chiếm 40-45% trong khẩu phần ăn.
- Thức ăn bổ sung: Là chất đạm, khoáng và vitamin được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt.
Khẩu phần thức ăn trong thời gian vỗ béo thường là: Thức ăn thô xanh 30 kg/ngày (cỏ tươi hoặc khô, rơm được ủ urê); thức ăn tinh 2,5- 3kg/ngày với protein tiêu hóa 100 g, cho trâu ăn 4-5 lần trong ngày; nước uống 50-60 lít/ngày, có thể sử dụng nước muối nồng độ 0,9%. Nếu thức ăn vỗ béo cho trâu giàu đạm và nhiều sắt, thịt trâu sẽ có màu đỏ đậm. Nếu khẩu phần thức ăn cho trâu có tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp, thớ thịt trâu sẽ lớn và nhiều mỡ giắt (mỡ giữa các lớp thịt).
b.2) Tạo nguồn thức ăn nuôi trâu:
Để bảo đảm cung cấp thức ăn thô xanh đều đặn, ngoài việc sử dụng hợp lý bãi chăn tự nhiên, tận dụng các loại rơm rạ, cây lá xanh từ trồng trọt cần bố trí diện tích thích đáng để trồng các giống cỏ và các loại cây thức ăn có năng suất cao như: cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ lông Para, v.v.. Cho ăn tại chuồng hoặc chế biến và dự trữ dưới dạng phơi khô, ủ chua để cho trâu ăn dần.
c) Thời điểm vỗ béo
Vỗ béo trâu tốt nhất là khoảng 24 tháng tuổi vì lúc này trâu sinh trưởng nhanh, bộ răng chắc khỏe
39
nên khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và khả năng tích lũy mỡ, thịt khá cao. Nếu chăm sóc tốt, sau 9-10 tháng vỗ béo, trọng lượng trâu có thể tăng 60-70%. Ở lứa tuổi còn non (từ 24 tháng tuổi) sẽ cho tỷ lệ xẻ thịt cao, chất lượng và độ mềm của thịt tốt, hiệu suất vỗ béo cũng cao hơn. Tuy nhiên, cũng có thể vỗ béo trâu già là những con không có khả năng sinh sản và làm việc. Loại trâu này thường gầy yếu, tỷ lệ thịt xẻ thấp và chất lượng thịt không cao. Vỗ béo loại trâu này để nhằm tăng 15-20% khối lượng cơ thể.
d) Mùa vỗ béo
Thời tiết nước ta có bốn mùa không rõ rệt mà thể hiện rõ ở hai mùa nóng ẩm và khô lạnh. Mùa nóng ẩm thì mưa nhiều nên nguồn thức ăn xanh dồi dào, các phế phụ phẩm nông nghiệp cũng sẵn nên vỗ béo trâu thuận tiện, còn mùa khô lạnh ít mưa, nguồn thức ăn xanh khan hiếm, việc vỗ béo trâu khó khăn hơn. Có thể vỗ béo trâu quanh năm. Mùa khô hanh vẫn có thể tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm khô ủ urê, bã bia rượu, dây lang, dây lạc, bã và ngọn mía... để vỗ béo trâu với số lượng hạn chế. Tuy nhiên thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và mức độ tích lũy của trâu; nóng quá hoặc lạnh quá đều không tốt. Vì vậy đối với các tỉnh phía Bắc, vỗ béo trâu vào mùa thu là tốt nhất vì lúc này lượng cỏ phong phú, thời tiết mát mẻ. Đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo
40
trâu quanh năm, nhưng vỗ béo vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 là kinh tế nhất.
đ) Phương thức vỗ béo
Trong điều kiện chăn thả gia đình có hai phương thức vỗ béo thích hợp:
- Vỗ béo bằng chăn thả: Chăn thả trâu trên bãi chăn 8-10 giờ/ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công thu cắt và vận chuyển. Ban đêm, bổ sung thức ăn tinh và muối ăn cho trâu. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu mỗi ngày thu lượm được 20-25kg cỏ.
- Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (vùng đồng bằng, ven đô, khu công nghiệp). Trâu chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn, phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó lưu ý đến thức ăn tinh.
e) Thời gian vỗ béo
Thời gian vỗ béo trâu tùy thuộc vào phương pháp vỗ béo, thức ăn, con giống. Giai đoạn này cần tăng thời gian nuôi nhốt, giảm vận động kết hợp với tăng cường cho trâu ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, nhiều năng lượng, giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng chuồng nuôi, có thể cho tắm nắng 2 giờ/ngày. Nếu thời gian vỗ béo quá ngắn thịt trâu sẽ nhiều nước. Tuổi xuất bán thịt hợp lý của trâu là khoảng 2-3 năm tuổi. Trước khi thịt cần một thời gian ngắn (2-3 tháng) vỗ béo nhằm tăng số lượng
41
và chất lượng thịt. Thông thường, thời gian vỗ béo cho trâu thường là 3 tháng.
- Tháng thứ nhất: Tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu, cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu, cho ăn thêm những loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.
- Tháng thứ hai: Chăn thả gần, cho ăn cỏ thỏa mãn, bổ sung thức ăn tinh từ 1-2,5kg/con/ngày, bảo đảm đủ nước uống.
- Tháng thứ ba: Cho ăn nhiều thức ăn tinh giàu bột, đường (từ 3-4kg/con/ngày), chăn thả gần chuồng hoặc nhốt hoàn toàn để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích lũy mỡ.
Lưu ý: Đối với trâu thịt thời gian vỗ béo phù hợp nhất là từ 60-90 ngày. Nếu dưới 2 tháng, trâu chưa phát huy hết khả năng tăng trọng; kéo dài trên 3 tháng, trâu sử dụng nhiều thức ăn tinh và lúc này khả năng tăng trọng của trâu giảm dần, sản lượng thịt bị giảm dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
2.3. Vệ sinh, phòng trị bệnh
Trâu có sức đề kháng tốt nên ít bị dịch bệnh hơn so với các loại gia súc khác. Một số bệnh thường gặp ở trâu là lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, tiên mao trùng, sán lá gan… Để kiểm soát tốt dịch bệnh ở trâu phải lấy phương châm “phòng bệnh là chính”.
Hằng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng
42
uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn. Mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.
Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.
Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1-3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại một lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vắcxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng, v.v., theo lịch của thú y.
a) Phòng, trị bệnh ký sinh trùng
a.1) Bệnh tiên mao trùng: Là bệnh ký sinh trùng đường máu. Trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh do Trypanosoma evansi gây nên. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loài ruồi trâu và mòng hút máu, truyền bệnh.
- Triệu chứng: Sốt cao lên tới 40-41oC. Sốt 1-2 ngày liền, sau đó nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Sau 2-6 ngày, nhiệt độ lại tăng lên, cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều đợt (sốt làn sóng). Khi con vật sốt cao thường thể hiện hội chứng thần kinh như quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy... (triệu chứng này thường có ở trâu bị bệnh cấp tính). Bệnh
43
có thể kéo dài 1-2 tháng, con vật càng ngày càng gầy, da khô mốc. Sức khỏe suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Có khi con vật đi ngoài ra cả màng ruột, nát từng đoạn. Trường hợp bệnh rất nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng trướng to rồi lăn ra chết.
- Điều trị: Chú ý phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời, kết hợp ba biện pháp sau đây: + Dùng thuốc diệt ký sinh trùng như Phenoltridinium, Naganin. Liều điều trị: 0,015 g/kg khối lượng cơ thể, pha dung dịch 10% nước cất. Tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thịt. Tiêm hai ngày nghỉ một ngày, rồi lại tiêm lần thứ ba. + Tiêm trợ lực nước sinh lý mặn 0,9%, liều dùng 150-250 ml, tiêm tĩnh mạch. Nước sinh lý ngọt 5%, liều dùng 200-300 ml, tiêm tĩnh mạch. Cafein 20%, liều dùng 11-20 ml; hoặc long não nước 10%, liều lượng 40-50 ml, Clorua canxi 10%, liều dùng 70- 100 ml, tiêm tĩnh mạch.
+ Cho ăn đầy đủ cỏ tươi, hỗn hợp tinh, bổ sung khoáng và vitamin. Tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh, tiêu diệt ruồi trâu và mòng.
a.2) Bệnh sán lá gan: Bệnh sán lá gan là bệnh ký sinh do một sán lá (hình bầu dục, dẹt như một chiếc lá, màu nâu xám) sống trong gan loài nhai lại gây ra. Trong gan, sán lá đẻ trứng. Trứng theo đường mật vào ống tiêu hóa để rồi được thải ra
44
ngoài theo phân. Chu trình phát triển của trứng sán gắn liền với môi trường nước và các ký chủ trung gian (ốc). Ký chủ cuối cùng là trâu bị nhiễm do ăn phải cỏ hoặc các loại cây khác trên đó có các kén ấu trùng sán lá bám vào. Sau khi vào đường tiêu hóa, các kén chuyển thành các sán lá gan dạng non, di chuyển qua thành ruột và tấn công các nhu mô gan. Trong gan, sau khoảng 6-10 tuần, chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành và đẻ trứng vào ống mật. Thông thường, những năm mưa nhiều hoặc sau những vụ lụt, ốc phát triển mạnh thì sau đó có những đợt phát bệnh nặng.
- Triệu chứng: Ở trâu thường thấy dạng bệnh mãn tính. Bệnh tiến triển theo ba thời kỳ: + Thời kỳ đầu: Thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt.
+ Thời kỳ thứ hai: Con vật có biểu hiện thiếu máu, gầy, khát nước, hơi sốt và thủy thũng nhẹ ở phúc mạc. Kết mạc mắt sưng và nhợt nhạt, mí mắt phù.
+ Thời kỳ thứ ba: Trâu gầy rạc, những con có thai thường bị sảy hoặc đẻ non yếu ớt, nhẹ cân. Trâu bỏ ăn, tiêu hóa kém, đi ngoài lỏng. Triệu chứng đặc hiệu là thủy thũng dưới hàm.
Thời gian tiến triển của bệnh rất thay đổi, nhưng ít khi kéo dài quá 6 tháng. Con vật chết do kiệt sức, không đau đớn gì và không co giật.
- Điều trị: Hiện nay người ta sử dụng những sản phẩm sau đây để điều trị bệnh:
45
+ Triclobendazole (Fasinex ®) là một sản phẩm công hiệu, có tác dụng chống lại các sán lá rất tốt ngay cả ở những giai đoạn sán còn rất non. Liều dùng cho trâu, bò là 12 mg/kg khối lượng cơ thể.
+ Closantel là một sản phẩm công hiệu chống lại các sán lá trưởng thành và các sán non bắt đầu từ tuần thứ 6, nó giữ được hoạt tính trong vòng nhiều tuần lễ, có hoạt tính chống lại loài giun tròn hút máu và một số loài chân đốt.
+ Clorsulon: Có hoạt tính rất mạnh chống lại các sán lá trưởng thành và các sán lá còn non bắt đầu từ tuần thứ 6.
a.3) Bệnh giun đũa ở nghé: Bệnh do một loài giun đũa sống ký sinh trong tá tràng của nghé gây nên. Bệnh chỉ phát ra ở nghé, phổ biến ở lứa tuổi 20-25 ngày sau khi đẻ. Bệnh phổ biến hơn ở miền núi vì nghé thường thả rông theo mẹ đi ăn.
- Triệu chứng: Bệnh kéo dài ít nhất là 5 ngày và dài nhất là 48 ngày, thường là 11-30 ngày. Nghé thường chết ở khoảng thời gian 7-16 ngày sau khi phát bệnh. Khi bị bệnh, con vật có dáng điệu lù đù, chậm chạp, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp, bụng to, lông xù. Đôi lúc con vật không muốn bú, không muốn ăn và thường nằm một chỗ. Trong trường hợp bệnh nặng, con vật bỏ ăn, nằm một chỗ, gầy rạc, thở yếu, hơi thở hôi thối; mắt lờ đờ, chảy nước mắt có nhử; mũi khô, thân nhiệt có thể lên đến 40- 41oC. Có con đau bụng, nằm ngửa giãy giụa. Lúc mới nhiễm bệnh, phân lổn nhổn, hơi táo, từ màu
46
đen chuyển sang màu vàng sẫm có lẫn máu. Về sau, phân chuyển sang vàng xám, đặc sền sệt, rồi ngả sang màu trắng và lỏng dần, mùi tanh khẳm và rất thối. Con vật đi ngoài vọt cần câu, phân dính ở khuỷu chân, xung quanh hậu môn. Con vật gầy sút rất nhanh và có thể chết.
- Điều trị: Có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:
+ Trộn chung 20g bột hạt cau và 25g bột diêm sinh sau đó hòa với 1/3 lít nước hơi ấm. Cho nghé uống vào mỗi buổi sáng trong 3 ngày liền.
+ Giã nhỏ 50g vỏ xoan (một nắm), sau đó trộn với 2g muối (một thìa cà phê) và hòa vào 1/3 lít nước ấm. Để lắng và gạn lấy nước cho nghé uống vào các buổi sáng trong 3 ngày liền.
+ Dùng hai hoặc ba lá đu đủ non giã nhỏ, hòa với 1/3 lít nước cho nghé uống vào buổi sáng trong 3 ngày liền.
+ Cho nghé uống Phenolthiazin, liều 0,05g/kg thể trọng, hai lần trong ngày và trong 2 ngày liền. + Sử dụng Piperazin - thuốc đặc trị giun đũa nghé. Thuốc này có hiệu lực cao, ít độc, sử dụng dễ dàng. Liều phòng và trị là 0,25g/kg khối lượng cơ thể, hòa vào nước, cho nghé uống một lần, không cần nhịn đói và tẩy. Cũng có thể trộn thuốc với thức ăn. Trong trường hợp bị bệnh nặng, có thể điều trị lặp lại sau 5 ngày.
+ Hexachlorethan, liều 0,2ml/kg thể trọng, cho nghé uống hai lần cách nhau 10 ngày.
47
+ Menbevet, liều 0,5g/kg thể trọng, cho nghé uống vào hai buổi sáng.
- Phòng bệnh: Để chủ động phòng bệnh (đặc biệt là những vùng có bệnh), sau khi sinh từ 7-10 ngày, cần cho nghé uống một trong những bài thuốc nêu trên, uống một lần trong một buổi sáng. Khi uống, bắt vật nuôi nhịn đói.
Cho trâu mẹ ăn uống tốt để có đủ sữa cho con bú, kết hợp vệ sinh chuồng trại, môi trường. Vật nuôi phải được uống nước sạch. Chuồng nuôi phải được giữ ấm và khô ráo. Tập trung phân ủ để diệt trứng giun.
a.4) Bệnh giun phổi ở nghé: Bệnh do một loài giun sống kí sinh trong phế quản và khí quản trâu gây kích thích niêm mạc, chất nhầy tiết ra nhiều hoặc có thể làm viêm thành phế quản, thậm chí lan ra cả tổ chức xung quanh. Chất nhầy đôi khi có lẫn máu và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm phế quản và phổi. Bệnh phân bố rất rộng ở cả miền núi, trung du, đồng bằng; phát sinh chủ yếu vào mùa đông.
- Triệu chứng: Bệnh biểu hiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản như thở khó, ho, chảy nước mũi, đôi khi có cơn ngạt.
- Điều trị:
+ Tetramisol do Hunggari sản xuất, liều 10-15 mg/kg thể trọng (thuốc nguyên chất) điều trị mang lại hiệu quả rất cao (100%) và an toàn. + Mebenvet, liều 50 mg/kg thể trọng (trộn vào
48
thức ăn cho ăn trong 3 buổi sáng), đạt hiệu lực 70-80%.
+ Ivermectin (dung dịch tiêm), liều 1 mg/15 kg thể trọng (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da). + Levamisol (dung dịch tiêm), liều 1 ml/12 kg thể trọng (tiêm bắp).
b) Phòng, trị bệnh truyền nhiễm
b.1) Bệnh lở mồm long móng: Bệnh lở mồm long móng do virút hướng thượng bì gây ra. Đây là bệnh cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh trên diện rộng, có đặc điểm là sốt và hình thành các mụn nước ở miệng, chân và vú vật nuôi.
Trâu mắc bệnh do hít không khí hoặc ăn uống thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh. Sau khi vào cơ thể, ngay lập tức virút vào máu và phát triển mạnh ở biểu bì miệng, chân và đầu vú.
- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh khoảng 3-6 ngày. Ban đầu vật nuôi có biểu hiện sốt cao (40- 41oC) kèm theo ủ rũ, kém ăn hoặc hoàn toàn không ăn, sản lượng sữa giảm. Sau đó nhiệt độ giảm, có các biểu hiện viêm miệng cấp tính, miệng sưng, nước bọt chảy ra nhiều thành những sợi dài xoắn vào nhau, bám xung quanh môi. Miệng mím chặt lại nên có tiếng kêu lép bép đặc trưng. Sau khi sốt 2-3 ngày, ở vật nuôi bắt đầu xuất hiện các mụn ở lưỡi, hàm trên, rồi ở môi, lỗ mũi, kẽ chân, bờ móng, đầu vú... Các mụn có hình tròn hoặc dài, đường kính 1-2cm. Ban đầu thành mụn có màu sáng, sau đó chuyển dần sang vàng và dày lên. Khoảng
49
1-3 ngày sau mụn vỡ, dịch chảy ra và tạo thành vùng sẹo màu đỏ. Do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bẩn nên các mụn ở chân thường bị nhiễm trùng, đi lại khó khăn hoặc nằm phục và có thể bị tuột móng.
- Phòng và trị bệnh: Vì mầm bệnh là virút nên thực tế không thể điều trị được và cho đến nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh tự khỏi nếu các tổn thương không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó, cách điều trị tốt nhất cho vật nuôi là rửa bằng các chất sát trùng nhẹ hoặc sử dụng giấm, khế, chanh và bảo vệ vết thương để ngăn ngừa bội nhiễm.
Có ba biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng là: Giết hủy toàn bộ, tiêm phòng bằng vắcxin và giết hủy kết hợp với tiêm phòng. Việc áp dụng biện pháp nào tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia có dịch. Ở nước ta, thường sử dụng biện pháp tiêm phòng. Do có các chủng gây bệnh là O, A và Asia 1 nên ở nước ta sử dụng vắcxin đa giá có chứa các chủng trên.
b.2) Bệnh dịch tả: Dịch tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, do virút gây ra. Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu. Virút dịch tả thích nghi trên niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc ống tiêu hóa, gây ra hiện tượng hoại tử, viêm, tụ máu và loét niêm mạc ruột. Bệnh lây lan trực tiếp và gián tiếp từ trâu bệnh sang trâu khỏe do tiếp xúc, nhốt chung chuồng,
50
chăn thả cùng bãi chăn, qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, do ăn uống phải thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh, hoặc do trâu bệnh thải mầm bệnh ra qua phân, nước tiểu, các chất dịch bài xuất.
- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh trung bình 3-9 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 12-15 ngày. Trâu bị bệnh ở các thể:
+ Thể quá cấp tính: Diễn ra khoảng 12-24 giờ; trâu lăn ra chết mà chưa có các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Thông thường chỉ thấy niêm mạc sung huyết, đỏ thẫm.
+ Thể cấp tính: Trâu sốt cao, 40-41oC trong vòng 3-4 ngày, ủ rũ, mệt nhọc, ăn ít hoặc bỏ ăn. Ban đầu niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ thẫm, có chấm xuất huyết, sau đó mọc các mụn nhỏ bằng hạt kê thành từng đám, màu xám. Khi sốt cao, con vật đi phân táo, khi nhiệt độ hạ đi ngoài lỏng vọt cầu vồng. Phân màu nâu đen có lẫn máu và màng giả. Trâu gầy tọp và sau đó bị chết do kiệt sức. Thời gian trâu bị bệnh kéo dài 7-8 ngày và tỷ lệ chết rất cao với từ 90-100%.
+ Thể mãn tính: Các triệu chứng thể hiện rõ nhất là suy nhược, kiệt sức, đi xiêu vẹo, lúc phân táo, lúc lỏng và kéo dài hàng tháng. Đa số trâu bệnh bị chết do kiệt sức, một số con có thể khỏi bệnh và sau khi hồi phục vẫn là ổ chứa virút, gieo rắc virút vào môi trường.
- Phòng và trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc đặc
51
trị bệnh dịch tả. Trường hợp bệnh mới phát, con vật chưa bị tiêu chảy, có thể điều trị bằng cách tiêm huyết thanh dịch tả trâu, bò. Liều lượng:
+ Từ 60-100 ml/ngày/con nghé có khối lượng dưới 100kg.
+ Từ 100-160 ml/ngày/con trâu có khối lượng 100-200kg.
+ Từ 160-200 ml/ngày/con trâu có khối lượng trên 200kg.
Sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng: + Khi con vật sốt cao, tiêm dưới da Urotropin 10%, liều 10 ml/ngày.
+ Hạn chế tiêu chảy bằng việc cho uống các loại lá chát như lá ổi, lá sim, lá chè tươi.
+ Trường hợp trâu bị tiêu chảy mạnh, mất nước, cần truyền tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn, sinh lý ngọt đẳng trương với liều 1.000 ml/100 kg khối lượng.
Đối với bệnh dịch tả, biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Khi chưa có dịch xảy ra, cần tiêm vắcxin cho toàn đàn mỗi năm 1-2 lần, đặc biệt là tại các ổ dịch cũ, những vùng xung quanh các ổ dịch, những vùng có nguy cơ cao, kết hợp với việc tổ chức kiểm dịch nghiêm ngặt và tăng cường các biện pháp vệ sinh thú y. Khi có dịch xảy ra, cần tổ chức kiểm tra phát hiện con ốm, cách ly để điều trị và tránh lây nhiễm sang những con khác. Tiêm huyết thanh dịch tả cho những con nghi mắc bệnh và tiêm vắcxin cho những con khỏe mạnh. Tiến hành
52
công bố dịch và nghiêm cấm hoàn toàn việc giết mổ, vận chuyển gia súc. Những con trâu bị chết do dịch tả phải được chôn sâu 2m, đổ vôi sát trùng và lấp đất cẩn thận. Tẩy uế và khử trùng chuồng trại bằng dung dịch nước vôi 10% hoặc Crezin 2-3% và phải để trống chuồng 30 ngày.
b.3) Bệnh tụ huyết trùng: Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Bệnh thường mang tính địa phương và gặp ở khắp nơi trên đất nước ta. Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9). Trâu có thể bị cảm nhiễm. Vi khuẩn có sẵn trong đất và vào mùa mưa rất dễ phát tán, dính vào rơm, cỏ hoặc trôi vào các nguồn nước. Trâu mắc bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh cũng có thể lây lan trực tiếp từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe thông qua tiếp xúc (nhốt cùng chuồng, chung nguồn thức ăn, nước uống...) hoặc có thể do một số vật môi giới truyền bệnh (côn trùng, chó, mèo, chuột…) hút máu vật nuôi bệnh, ăn thịt vật nuôi bệnh bị chết, bị giết mổ.
- Triệu chứng: Sau khi vào đường tiêu hóa, vi khuẩn qua niêm mạc xâm nhập vào hệ thống lâm ba và máu làm cho các hạch lâm ba sưng to, xuất huyết, đặc biệt là các hạch lâm ba sau hầu, vai, hạch lâm ba ruột. Bệnh có thể tiến triển theo thể ác tính, cấp tính và mãn tính.
+ Thể ác tính thường ít gặp. Trâu đột nhiên có sốt cao (41- 42oC), trở nên hung dữ, bệnh phát rất nhanh và vật nuôi có thể chết sau 24 giờ.
53
+ Thể cấp tính phổ biến ở trâu. Bệnh tiến triển trong 3-5 ngày và tỷ lệ chết rất cao (90-100%). Sau thời kỳ nung bệnh 1-3 ngày, trâu có các biểu hiện như không nhai lại, mệt lả, sốt cao đột ngột 40-
42oC, khó thở và thở mạnh. Một số con bị bệnh thể đường ruột (bụng chướng to, lúc đầu đi táo sau đó tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột). Lúc sắp chết con vật nằm liệt, đái ra máu, khó thở, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc.
+ Thể mãn tính xuất hiện ở những con mắc bệnh thể cấp tính không chết chuyển thành. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng viêm ruột mãn tính (lúc tiêu chảy, lúc táo bón), viêm phế quản và viêm phổi mãn tính, viêm khớp và con vật đi lại khó khăn. Bệnh tiến triển trong vòng vài tuần, các triệu chứng có thể nhẹ dần và con vật khỏi bệnh, nhưng thông thường con vật bị chết do gầy rạc và kiệt sức.
- Phòng và trị bệnh: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng cho đàn trâu bằng các loại vắcxin như vắcxin nhược độc, vắcxin nhũ hoá, vắcxin pha foócmôn và keo phèn, v.v.. Liều lượng, cách sử dụng cũng như hiệu quả phòng bệnh tùy thuộc vào từng loại vắcxin. Thông thường, ở những nơi có lưu hành bệnh hoặc có nguy cơ cao cần tổ chức tiêm phòng cho toàn đàn hai lần mỗi năm (cách nhau 6 tháng) bằng một trong các loại vắcxin trên.
Song song với biện pháp tiêm phòng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi chăn (tiêu độc, tẩy
54
uế chuồng trại bằng nước vôi 10% hoặc bằng các thuốc sát trùng khác, khơi thông cống rãnh). Khi có dịch xảy ra cần phát hiện kịp thời những con ốm để cách ly và điều trị; công bố dịch và nghiêm cấm không cho vận chuyển, không giết mổ, những con chết phải được chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn, tẩy uế chuồng trại, bãi chăn, ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh là dùng huyết thanh miễn dịch đối với bệnh tụ huyết trùng trâu với liều 20-40ml (cho nghé) và 60-100ml (cho trâu trưởng thành). Cũng có thể sử dụng các kháng sinh như:
+ Streptomycin, liều lượng mỗi ngày 15-20mg/kg thể trọng, tiêm làm 3-4 lần, cách nhau 3-4 giờ và tiêm liên tục 4 ngày.
+ Tetracyclin, mỗi ngày tiêm 20mg/kg thể trọng, liên tục trong 4-5 ngày.
+ Sunfamerazin, liều dùng mỗi ngày 0,13g/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch dung dịch 6% và trong 5 ngày liên tục.
b.4) Bệnh chướng bụng đầy hơi: Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lên men quá mức, làm giãn nở dạ cỏ và dạ tổ ong. Bệnh xảy ra do vật nuôi ăn nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Cũng có thể do ăn phải các loại thức ăn bị thối, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột. Trong số thức ăn xanh có một số loại dễ lên men như cải bắp, lá su hào, dưa chuột, dưa gang. Trâu ăn nhiều các loại thức ăn này cũng có thể bị chướng hơi.
55
- Triệu chứng: Các loại thức ăn vào dạ cỏ, bị lên men và sinh ra nhiều hơi, bụng trâu căng to dần (đặc biệt phía bên trái). Trâu biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt rứt, khó chịu, nét mặt lo lắng, hay nhìn về phía sườn và thở khó khăn. Khi bị nặng trâu không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa. Gõ vào vùng trên dạ cỏ, tiếng kêu như tiếng trống, tim đập gấp, yếu. Trường hợp diễn ra cấp tính và không được can thiệp kịp thời, trâu bị chết trong vòng vài giờ do ngạt thở.
- Điều trị: Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Để trâu đứng với phần thân trước cao hơn (đứng chân trước vào máng ăn hoặc chân sau trong hố), cho ống thông bằng cao su (đường kính 3-4cm) vào thượng vị dạ cỏ để làm cho hơi thoát ra.
+ Dùng nắm rơm khô hoặc dùng bọc giẻ gồm muối rang hoặc gừng, rượu, giấm trộn lẫn với nhau chà sát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái vật nuôi.
+ Cho uống nước tỏi (10-20 nhánh), lá trầu không (10 lá), một bát nhỏ than xoan hoặc than củi tán nhỏ pha với một ít giấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua.
+ Dùng 3 quả bồ kết bỏ hạt, nướng giòn, sau đó giã nhỏ với 3 củ tỏi to, 1 củ gừng và 1 nắm rau răm, hòa tất cả với 50 ml nước trong cho trâu uống.
+ Dùng Pilocarpin 3% tiêm dưới da, liều 6-10 ml, mỗi ngày tiêm một lần, trong 2-3 ngày liền.
56
+ Cho uống 50g muối Bicarbonat Na hoặc Magiê sulphat, pha với 2-3 lít nước.
Trường hợp con vật bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nhưng phải lưu ý sát trùng troca và sát trùng chỗ chọc cẩn thận; phải để cho hơi thoát ra từ từ, tránh cho gia súc bị chết do sốc. Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức và cho vật nuôi ăn cháo loãng có pha chút muối.
- Phòng bệnh:
+ Bảo quản tốt thức ăn, tránh thối mốc. Trường hợp không may thức ăn bị hỏng thì phải loại bỏ, không cho trâu ăn.
+ Đối với cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cắt và cho ăn tại chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.
+ Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp.
b.5) Ngộ độc: Hiện nay, để bảo vệ cây trồng, người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các nhà máy công nghiệp thải ra một lượng hóa chất độc đáng kể như: Sulphat đồng, Sulphat kẽm, Axit clohydric, Axit sulphuric... Tất cả những loại hóa dược và hóa chất này ngày càng gây ô nhiễm các nguồn nước, các bãi chăn thả trâu, bò và ô nhiễm ngay cả các loại sản phẩm - phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho chúng, làm cho trâu có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc trường diễn.
57
- Triệu chứng: Tùy theo từng loại hóa chất và liều lượng mà trâu ăn hoặc uống phải, các hóa chất này gây tác động với các mức độ khác nhau lên thần kinh trung ương, lên hệ thống tiêu hóa và các cơ quan khác của cơ thể.
+ Trường hợp ngộ độc cấp diễn: Trâu đột ngột chảy rãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp bị tiêu chảy dữ dội, thậm chí tiêu chảy có máu tươi. Các hoá chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho con vật chạy nhảy, đi vòng tròn, xiêu vẹo không tự chủ được và sau đó liệt nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn, làm cho vật nuôi lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó ngừng hô hấp, truỵ tim mạch và chết rất nhanh, sau 3-6 giờ.
+ Trường hợp nhiễm độc trường diễn: Là do vật nuôi tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ, liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc tích lũy trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường, đó là những biến đổi thoái hóa gan, rối loạn tiêu hóa, bần huyết, nhiễm độc thần kinh… Điều nguy hiểm là các chất độc này tích lũy trong cơ thể vật nuôi và người tiêu thụ loại thịt này cũng sẽ bị ngộ độc.
- Điều trị: Việc xét nghiệm tìm ra chất độc mà vật nuôi bị nhiễm rất quan trọng, nó cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác
58
định được loại chất độc và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ta có thể điều trị theo phác đồ sau đây: Điều trị triệu chứng:
+ Trợ tim mạch với việc tiêm long não nước hoặc Cafein.
+ Cho uống Seduxen với liều 1 mg (1 viên)/20-30 kg thể trọng/ngày.
+ Chống xuất huyết với việc tiêm Vitamin K và Vitamin C.
Giải độc: Hằng ngày truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn (0,9%), huyết thanh ngọt (5%) đẳng trương với liều 2.000ml/kg thể trọng kết hợp cho uống dung dịch Oresol (pha một gói 20g với 1.000ml nước đun sôi để nguội).
Đưa vật nuôi ra chỗ thoáng khí: Nếu trời lạnh cần sưởi ấm. Cho ăn cháo loãng.
Phòng bệnh: Hằng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước dùng cho vật nuôi. Nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ hoặc cách ly, không cho đến gần. Ở những cánh đồng có phun thuốc trừ sâu cần chờ đợi thời gian khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phân hủy mới thu cắt cỏ. Cỏ thu cắt về trước khi cho trâu ăn cần rửa sạch, phơi tái.
59
C. NUÔI CHIM BỒ CÂU
GIỐNG CỦA PHÁP1
Chim bồ câu
giống của Pháp
được nuôi chủ
yếu để lấy thịt.
Đây là giống
vật nuôi ít dịch
bệnh, dễ nuôi,
thích nghi với
môi trường nông
thôn, chi phí chăn nuôi không đòi hỏi đầu tư lớn, nhu cầu tiêu dùng trên trị trường cao. Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đang được nhân rộng và nuôi với quy mô đàn lớn ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đắk Lắk, Bình Định, Đồng Nai… Đây là hướng đi mới trong chăn nuôi, đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
1. LỢI ÍCH MÔ HÌNH, GIÁ TRỊ THƯƠNG PHẨM Thịt bồ câu non mịn, vị tươi ngon, có đặc điểm
1. Nguồn: Chương trình Bạn nhà nông (bannhanong.vn).
60
hàm lượng protein cao, lipit và cholesterol thấp. Theo đông y, thịt bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho trường hợp người gầy yếu, hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược... Chính bởi những đặc tính quý này nên chim bồ câu rất có giá trên thị trường: bồ câu giống có giá trung bình khoảng 600 ngàn đồng/ cặp, còn bồ câu thương phẩm (ra ràng) có giá 120 ngàn đồng/cặp.
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. Nguồn thức ăn đơn giản, chủ yếu là thóc và ngô cùng với nguồn nước uống sạch.
2. KỸ THUẬT NUÔI VÀ CHĂM SÓC
2.1. Chọn giống
Chim bồ câu được chọn làm giống phải bảo đảm các yêu cầu: Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi; con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
61
Tuy nhiên, chim bồ câu lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Do bồ câu là loài chim đơn phối nên khi nuôi sinh sản nên nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, do vậy cần phải tuyển lựa loại bỏ và thay chim bố mẹ mới.
Để có con giống chất lượng tốt, người nông dân nên tìm mua giống tại các cơ sở cung cấp giống có uy tín và có kinh nghiệm.
2.2. Thiết kế chuồng nuôi
Chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì yêu cầu chuồng nuôi phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nuôi chim sinh sản và nuôi chim khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau.
Nguyên liệu làm chuồng thường là tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim với kích thước: chiều cao 40cm, chiều sâu 40cm, chiều rộng 50cm. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Đối với khu vực miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ít, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi
62
theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4 giờ/ngày.
Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới, dùng để cho chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Ổ đẻ trứng có thể làm bằng gỗ, hoặc chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ đẻ. Kích thước của ổ: đường kính 20-25cm, chiều cao 7-8cm.
Máng ăn và máng uống cho chim phải bảo đảm vệ sinh, máng uống nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: chiều dài 15cm, chiều rộng 5cm, chiều sâu 5-10cm. Có thể dùng vỏ đồ hộp, cốc nhựa… với kích thước đường kính 5-6cm, chiều cao 8-10cm.
Có hai loại chuồng nuôi cơ bản:
- Chuồng nuôi cá thể: Dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên.
Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Kích thước của một ô chuồng: chiều cao 40cm, chiều sâu 60cm, chiều rộng 50cm.
- Chuồng nuôi quần thể: Được chia làm hai loại: + Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản (từ 2-6 tháng tuổi): Kích thước của một gian: chiều dài 6m, chiều rộng 3,5m, chiều cao 5,5m (cả mái). Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
63
+ Chuồng nuôi chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Mật độ dày hơn, 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
2.3. Mật độ nuôi
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
2.4. Dinh dưỡng và thức ăn
Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn chính cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc... Ngoài ra, chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt. Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông.
- Các loại thức ăn thường sử dụng: Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật như đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
Các loại đỗ gồm đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương...
64
Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho ăn. Thức ăn cơ sở: Thóc, ngô, gạo, cao lương… Trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn là bảo đảm sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên để sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).
- Cách phối trộn thức ăn:
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): khoáng Premix (85%), NaCl (5%), sỏi (10%). Thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%, ngô và thóc gạo từ 70-75% và bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do.
Tuy nhiên, hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, bảo đảm đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nguyên liệu khác nhau, cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%, ngô và thóc gạo từ 70-75%.
- Cách cho ăn:
+ Thời gian: Hai lần trong ngày, buổi sáng lúc
65
8-9 giờ, buổi chiều lúc 14-15 giờ. Nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
+ Định lượng: Tùy theo từng loại chim mà có thể cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau. Thông thường, lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể, cụ thể:
Từ 2-5 tháng tuổi: 40-50g thức ăn/con/ngày. Từ 6 tháng tuổi trở đi (chim sinh sản):
Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày. Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày.
2.5. Nước uống
Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết. Trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
2.6. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng một ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. Ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện một vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ. Nơi ấp trứng phải yên tĩnh. Đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
66
Khi chim ấp được 18-20 ngày trứng sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi chim non nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần hoặc có thể 1 tuần/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virút sinh sôi nảy nở.
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo. Sau khi được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới, phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hóa kém nên dễ sinh bệnh, do đó cần chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh... vào nước uống cho chim để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập, không biết ăn, uống, do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
Nuôi vỗ béo chim lấy thịt: Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con), nhồi thức ăn vỗ béo, mật độ 45-50 con/m2, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, bảo đảm ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là
67
chính. Thức ăn dùng để nhồi: ngô (80%), đậu xanh (20%). Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô bảo đảm tỷ lệ thức ăn/nước: 1:1. Định lượng: 50 - 80g/
con; nhồi 2 - 3 lần/ngày; dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim hoặc dùng máy nhồi như với vịt; khoáng chất được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.
2.7. Phòng và trị bệnh
Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.
- Tiêm vắcxin phòng bệnh 3 lần/năm.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa chỗ hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
- Vệ sinh máng ăn, máng uống hằng ngày để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển cũng là nguồn lây bệnh cho chim, chuồng vận chuyển chim bị bệnh và chết dễ có vi khuẩn, virút gây bệnh. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để
68
phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng, tránh chuột, mèo, chó,... tấn công chim.
- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virút đường hô hấp, v.v.. Cần phải theo dõi kỹ, nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
3. Một số kinh nghiệm cần biết
Để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả cao, ngoài nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi chim nên biết một số bí quyết sau:
- Để tránh tình trạng chim bay bỏ chủ, nên nuôi chim càng non càng tốt.
- Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.
- Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
- Không nên để ổ sát xuống dưới nền vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng vỡ trứng do chim con phá ổ hoặc chim mẹ dẫm vào khi hoảng hốt. Vật liệu dùng lót ổ có thể làm bằng rơm rạ khô hoặc vải mềm ôm sát với tổ, bảo đảm độ ma sát giữa trứng và đáy tổ (trứng không dễ dàng xê dịch khi chim bố mẹ chưa đảo).
- Muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi
69
chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Thông thường nên trộn thức ăn với tỷ lệ một cám - một bắp - hai lúa. Cám cho bồ câu ăn phải là cám gà đẻ, không nên cho ăn cám gà thịt. Bởi, cám gà đẻ chỉ chứa đạm, cám gà thịt thì chứa nhiều chất béo, nếu chim mẹ ăn thì sinh sản kém, còn chim con ăn thịt về sau sẽ có nhiều mỡ...
Địa chỉ bán giống:
1. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi)
Địa chỉ: Xã Thụy Phương, Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 043.8389773.
2. Trung tâm giống Chim bồ câu Pháp Tây Nguyên Địa chỉ: Số 15/1 Nguyễn Trung Trực, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại: 01239208246.
70
D. NUÔI GÀ THẢ VƯỜN THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
Hiện nay,
mô hình nuôi
gà thả vườn
theo hướng an
toàn sinh học
đang phát triển
và mang lại thu
nhập tương đối
tốt cho bà con
nông dân ở nhiều địa phương. Thực tế cho thấy, bằng các biện pháp thực hành chăn nuôi bán công nghiệp theo hướng áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, bảo đảm cho đàn gia cầm được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh đã góp phần giảm thiểu đáng kể các chi phí đầu tư ban đầu, công chăm sóc, quản lý tốt dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, hướng đến phương pháp chăn nuôi bền vững ở các vùng nông thôn.
71
1. LỢI ÍCH MÔ HÌNH, GIÁ TRỊ THƯƠNG PHẨM
Nuôi gà theo mô hình thả vườn thích hợp với những khu vực có đồi núi, nhiều cây, vườn rộng, khí hậu mát mẻ. Vốn đầu tư xây dựng chuồng trại không cao, không tốn nhiều công chăm sóc; thức ăn sử dụng là cám công nghiệp hoặc có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn của gia đình và trong tự nhiên như ngô, thóc, rau, cỏ, giun… giúp tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường và quản lý được dịch bệnh.
Gà nuôi thả vườn có đặc điểm khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, nhanh lớn, thịt thơm ngon, săn chắc; từ 3-3,5 tháng đã đạt trọng lượng từ 1,8-2kg/con để xuất bán; giá bán thịt gà trong tháng 10-2015 dao động trên dưới 140 ngàn đồng/kg. Thị trường tiêu thụ gà thả vườn ngày càng phát triển với quy mô lớn vì giá cả phù hợp, thành phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.
2. CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN
Có nhiều giống gà thả vườn như gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Kabir, gà BT1, gà BT2, gà chọi, gà Minh Dư, gà H’Mông… Tùy theo điều kiện, nhu cầu tiêu thụ thành phẩm gà thịt ở từng vùng mà người nuôi lựa chọn giống gà thả vườn cho phù hợp.
3. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
3.1. Điều kiện vườn chăn thả
- Vườn chăn thả nên có cây bóng mát, có thể
72
dưới tán cây ăn trái hoặc cây lâm nghiệp. Trong bãi chăn thả gây trồng một số loại cây cỏ như keo giậu, ngải cứu, sài đất, chua me, mã đề... và có hố nuôi giun để bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh giàu vitamin và đạm cho gà; có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt) và máng uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên chuồng nuôi 4-5m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng nuôi để tăng cường thông thoáng.
- Bãi chăn thả phải đủ diện tích cho gà vận động và kiếm thêm thức ăn. Yêu cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5-1m2/con, bãi chăn thả bố trí cả hai phía (trước và sau) của chuồng nuôi và thực hiện chăn thả luân phiên, sẽ tốt hơn là sử dụng bãi chăn thả một phía. Bãi chăn bố trí chạy dọc theo chiều dài chuồng nuôi, sao cho khoảng cách từ cửa chuồng đến hàng rào không quá xa để gà dễ ra vào (đặc biệt khi gặp thời tiết bất thường).
- Bãi chăn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ ở trong bãi chăn, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn thả.
- Áp dụng thả luân phiên để hạn chế bệnh cho gà, gà không hại cây trồng, gà làm cỏ và bới đất làm tơi xốp đất giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Khi vừa hết cỏ trong khu vực thả, chuyển gà sang khu vực khác thì trứng kí sinh trùng, mầm bệnh sẽ giảm đáng kể.
- Bao xung quanh bãi chăn nên sử dụng lưới mắt
73
cáo hoặc rào bằng phên tre sao cho thông thoáng nhưng chắc chắn để gà không thể vượt qua. - Bãi chăn thả phải thường xuyên vệ sinh và định kỳ khử trùng tiêu độc.
3.2. Chuồng trại
- Kích thước: Chuồng có chiều cao 1,5m, dài 2,5m, rộng 2m; có 1 hoặc 2 cửa cho gia cầm ra vào. Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2-3 ô để dễ quản lý đàn gà, nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan tre bảo đảm thông thoáng.
- Nền chuồng: Phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Nền chuồng thường láng xi-cát hoặc lát gạch.
Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải bảo đảm đủ rộng. Chuồng nuôi gà con 10-12 con/m2, chuồng nuôi gà dò 5-6 con/m2.
- Mái chuồng: Làm bằng vật liệu khó hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có thể lợp bằng tôn hoặc mái lá, lợp qua vách chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng. Làm 1 mái hoặc 2 mái.
- Tường vách chuồng: Xây cách hiên 1,5m, vách chỉ nên xây cao 30-40cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng.
74
- Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải,… Che cách vách tường 20cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét, nhất là ở giai đoạn gà nhỏ.
- Hệ thống cống rãnh: Chuồng nuôi bắt buộc phải có hệ thống cống rãnh ngầm, đồng thời có đường thoát nước bên ngoài để tránh hiện tượng đọng nước xung quanh tường.
Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0,05% hoặc Disinfecton 0,05% trước khi bắt gà về nuôi từ 7-15 ngày.
3.3. Chọn giống
- Chọn giống gà con: Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, đồng đều về trọng lượng. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
- Chọn gà đẻ tốt: Chọn những con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7kg thì càng tốt; đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi; mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại; hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt; khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
3.4. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng a) Giai đoạn nuôi úm gà con từ 0-3 tuần tuổi: - Chuẩn bị quây úm: Quây úm gà có thể làm
75
bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc bằng bạt… có chiều cao 0,5m, quây vòng tròn có đường kính 2,8-3,0m. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông. Quây úm được bố trí trong phòng úm, không để gần cửa ra vào tránh gió lùa. Trong quây úm bố trí xen kẽ khay, mẹt đựng thức ăn và máng uống nhỏ bảo đảm cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chụp sưởi làm bằng tôn dạng hình nón có đường kính rộng 60-80cm, bên trong khoét 3 lỗ so le nhau để lắp bóng điện cung cấp nhiệt sưởi, ở nóc chụp có móc để buộc dây treo. Chụp sưởi thường treo cao 40-50cm so với mặt nền và ở giữa quây úm.
- Nhập giống: Khi nhập giống nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới.
- Sưởi ấm cho gà: Luôn bảo đảm để nhiệt độ trong lồng úm ở tuần thứ nhất từ 31-34oC, tuần thứ hai từ 29-31oC, tuần thứ ba từ 26-29oC.
Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh chụp sưởi cho phù hợp. Nhiệt độ vừa phải, gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại, ăn, uống bình thường. Nhiệt độ thấp, gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro, run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau. Nhiệt độ cao, gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, thở mạnh, uống nhiều nước. Gió lùa, gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng.
Gà con đủ nhiệt sẽ ăn uống tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh và ít bệnh. Nếu gà bị thiếu nhiệt khi úm thì
76
sẽ ăn uống kém, hay mắc bệnh, nhiều gà còi cọc, tỷ lệ hao hụt cao.
Bật đèn chiếu sáng suốt đêm trong suốt thời gian nuôi úm đầu để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
Vệ sinh, phòng bệnh: Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, thay giấy lót đệm chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ. Quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi.
Khi đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C; chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ đồng hồ; tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ ba thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm. Trộn thuốc cầu trùng Rigecoccin 1gr/10kg thức ăn (hoặc Sulfamid trộn tỷ lệ 5%) vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi. Khi cho ăn, rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Hằng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).
b) Giai đoạn từ 4-9 tuần tuổi:
- Đối với gà dò chủng loại 21 đến 42 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến
77
phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt. Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:
+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới.
+ Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới.
+ Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới.
+ Ngày thứ tư 100% thức ăn mới.
Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần (sáng, tối) đến 4 lần (sáng, chiều, tối, đêm). Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn. Hằng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).
- Đối với gà nuôi thịt: Đầu tuần thứ 5 chỉ thả 2 giờ/ngày cho gà tập làm quen, sau đó dồn vào chuồng. Những buổi sau tăng dần thời gian thả từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Như vậy sau khoảng 10 ngày là thả gà tự do. Trước khi mở cửa, gà đã được cho ăn, uống khá đầy đủ, đặc biệt, nước uống có pha kháng sinh, vitamin.
c) Giai đoạn từ 9 tuần tuổi đến khi xuất chuồng (đối với gà thịt):
Thức ăn được cho ăn theo nhu cầu của gà. Cần chia làm nhiều đợt để theo dõi lượng thức ăn tiêu
78