🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Miệng Thế Gian Ebooks Nhóm Zalo BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Nghiêm Minh Miệng thế gian / Nghiêm Minh ; Họa sĩ Nhốp minh họa. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2015. 552 tr. ; 20 cm. - (Kiến thức thanh niên). 1. Thành ngữ. 2. Tiếng Việt -- Thành ngữ. 3. Tục ngữ Việt Nam. I. Ts. 1. Idioms. 2. Vietnamese language -- Idioms. 3. Proverbs, Vietnamese. 398.95922 -- ddc 23 N568-M66 Lời tựa Thời gian cứ thế trôi đi, rồi mọi cái, cả những cái giá trị, đều có thể bị vùi lấp, bị quên lãng, nhất là với những giá trị văn hóa phi vật thể. Chữ nghĩa – dấu ấn một thời của một dân tộc, nếu không biết lưu giữ, cũng sẽ chung số phận, chính là mối quan tâm vậy. Sưu tầm, kê cứu, chọn lựa trong kho tàng chữ nghĩa dân gian để giới thiệu những ngôn từ mới với độc giả, chính là mục đích giản dị của người biên soạn Miệng thế gian. Gần 855 mục từ ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ xuất hiện và đi vào cuộc sống trong trên dưới 100 năm qua (chưa có trong các sách kê cứu tiếng Việt như Từ điển tiếng Việt (NXBKHXH, 1989), Từ điển thành ngữ Hán – Việt, từ điển Hán – Việt (NXB TP.HCM, 1989), Tiếng lóng Việt Nam (NXBKHXH, 2001), Tầm nguyên từ điển (Nhà sách Khai Trí, 1968), Tự vị tiếng Việt miền Nam (NXB Văn hóa, 1993), Từ điển thành ngữ Việt Nam (NXB Văn hóa, 1992)... được giới thiệu trong Miệng thế gian. Cả những lời rao hàng, những bài đồng dao, những lời hát dân gian cải biên, phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng Miệng thế gian 5 sâu rộng trong xã hội cũng được “gạn đục khơi trong”, giới thiệu. Đặc biệt, mỗi mục từ trong Miệng thế gian không chỉ nói về ngữ nghĩa, mà còn kê cứu (tầm nguyên) xuất xứ, bổ khuyết những sự kiện, điển tích, điển cố có liên quan cho rõ nghĩa, cùng nhiều tranh, hình ảnh sự kiện gắn với xuất xứ ngôn từ. Để giúp tra cứu, hệ thống, cũng như theo dõi thuận lợi, dễ dàng, các mục từ của Miệng thế gian được sắp xếp theo thứ tự A, B, C. Hy vọng Miệng thế gian có thể góp phần nhỏ làm phong phú thêm tiếng nước nhà. Nghiêm Minh 6 Nghiêm Minh A 1. A – Z (A đến Z) Riết rồi thành quen, các đấng Theo lẽ thường thì A – Z chỉ dẫn sự sắp xếp các mẫu tự trong bảng chữ cái của hệ La tinh, mà chữ A đứng đầu tiên và cuối cùng là chữ Z. Tiếng Việt có 24 mẫu tự, trong đó không có chữ J và chữ Z. A – Z cũng để chỉ sự sắp xếp các mục từ của một cuốn tự điển. Nhưng vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà các loại “ôm” đua nhau mở ra, bia ôm đi đầu tiên, rồi cắt tóc (thanh nữ) ôm, karaoke ôm... thì cụm từ A – Z lại được chính các ông chủ bà chủ các quán này sử dụng để giới thiệu với “Thượng đế”, rằng quán tôi cái gì cũng có, muốn gì cũng chiều... Kể cả muốn có em làm... vợ tạm... cũng xong. mày râu hễ muốn rủ nhau đi tò te tí tét, cũng ngắn gọn là đi từ A đến Z. 2. Adam và Eva Adam và Eva là đôi nam nữ đầu tiên do Thượng đế tạo ra. Và lúc đó họ chưa có manh quần, tấm Miệng thế gian 7 áo nào mà mặc. Họ cũng chưa biết gì. Chỉ khi ăn trái cấm, họ mới biết xấu hổ và tìm cái che thân. Hiểu theo kiểu của 8x, 9x bây giờ, nam nữ không mặc gì, truổng ờ với nhau, được gọi là Adam – Eva. Có điều khác so với 2 người đầu tiên xuất hiện trên trái đất kia, chính là họ biết quá rõ về việc mình đang làm, có ý thức tận hưởng trái cấm. 3. Ai lấy tôi lấy ngay... Thời kỳ mới tiếp quản Hà Nội, cán bộ, bộ đội đa phần từ chiến khu về, thấy gì cũng lạ, thậm chí những tiếng rao hàng nghe cũng rối não, lạ lung. Có anh cứ đứng ngẩn ra nghe ông bán bánh bò lâu lâu lại rao: “Bánh bò”, rồi anh cười khục khục trong họng và nói: Ông này ông ấy điên, cứ hát mãi một câu! Nhiều người nghe rao nghe chẳng những chẳng hiểu gì mà có khi còn thấy sờ sợ. Ai đã từng sống ở Hà Nội những năm 1954 – 1960, thì không thể nào quên những lời rao mà người ta đã ráp lại: Ai lấy tôi lấy ngay? Nào tớ! Giết anh đi! Khí bà phủ... Thực ra đó là các món ăn chơi Hà Thành: Bánh trôi bánh chay/ tào phớ (tàu hũ đường)/ tiết canh/ và chế mà phủ (chè mè đen). 4. Ai vô xứ Nghệ... Đường vô xứ Nghệ   quanh quanh Non xanh nước biếc như   tranh hoạ đồ (Ca dao) Trong suốt nhiều thập niên, khoảng từ 1960 đến 1980, dân Nghệ An ra sinh sống ở Hà Nội ngày một nhiều. Cũng dễ hiểu thôi, “đất lành chim đậu” mà. Và cũng khoảng thời gian đó câu ca dao trên được thêm cái đuôi: ... Ai vô xứ Nghệ thì vô Riêng choa choa cứ thủ đô   choa mần. 5. Ami xinh tươi Ami, tiếng Pháp nghĩa là “người bạn”, “Ami xinh tươi” là từ ngữ xuất hiện từ những năm 1960, ở 8 Nghiêm Minh Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, sau lan rộng trong giới sinh viên để chỉ những nữ sinh xinh đẹp, và những người bạn gái của các chàng. 6. An toàn trên xa lộ Các xa lộ có giới hạn lối ra vào như ngày nay xuất hiện trong nửa đầu thế kỉ 20. Đường công viên Longsland khánh thành năm 1958 là đường có giới hạn lối ra vào đầu tiên trên thế giới. Ở Việt Nam xa lộ Biên Hoà có chiều dài 30km chạy từ Sài Gòn lên đến Biên Hoà do Mỹ làm, được khởi công từ 1959-1961 thì hoàn thành. Năm 1984 xa lộ được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân kỉ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội. Xa lộ Đại Hàn là cách gọi dân gian cho đoạn quốc lộ 1A từ ngã 3 Thủ Đức đến ngã 3 An Lạc, Bình Tân đi qua địa phận thành phố HCM và tỉnh Bình Dương dài 43,1 km được quân đội Hàn Quốc xây dựng năm 1969-1970 Câu "An toàn trên xa lộ" xuất xứ ở Sài Gòn từ khoảng những năm 1965-1966, thời gian mà mẫu xe Suzuki được nhập vào Việt Nam. Lúc này Suzuki được dân gian nói "An toàn trên xa lộ, thanh lịch trong thành phố, tiện lợi khi vào ngõ hẻm và nhất là làm cho bà xã hài lòng vì nó bền chắc. Đó là chiếc xe Suzuki!" (Nguyên văn câu quảng cáo trên đài phát thanh Sài Gòn lúc đó). Tuy nhiên với dân gian Việt Nam thì an toàn trên xa lộ lại là 1 câu đối thoại có nghĩa là "cứ yên tâm không phải lo, mọi việc đều trôi chảy" 7. Anh bộ đội cho em xin... Ở một tỉnh miền núi phía Bắc, những năm trước 1975, có nơi ra giếng (công cộng) tắm, nhưng quên xà phòng (xà bông), các nường vẫn “truổng ờ”, lại gặp lúc mấy anh bộ đội đang giặt quần áo, nường bèn đứng chéo chân che chỗ bí mật mà rằng: Anh bộ đội cho em xin tí xà phòng. Cho tới bây giờ, chỉ cần đứng chéo chân và đọc câu trên là người ta cũng có thể hiểu người mình muốn ám chỉ là dân tỉnh nào. Miệng thế gian 9 8. Anh bộ đội vào xơi nước Những năm 1960 – 1975, phụ nữ một tỉnh Bắc Trung bộ vẫn còn mặc quần không đáy – váy thâm, đang đi đường lỡ mắc tè thì cứ đứng tại chỗ, chỉ việc tay trước, tay sau nắm hai đầu vạt váy kéo ra như kiểu múa “trông kìa con voi” là xong. Có mệ gặp lúc đoàn bộ đội hành quân qua vẫn tư thế “trông kìa con voi” mà đon đả: “Mời các anh bộ đội vào xơi nước ạ!” 9. Anh chị = pd Theo từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội 1994, thì “anh chị” là những tay dao búa, lưu manh sừng sỏ. Bây giờ thanh niên giải nghĩa: một người vừa anh vừa chị thì chỉ có là pd, là ái nam ái nữ mà thôi! 10. Anh đi công tác... Có lẽ từ câu thơ Bút Tre đầu tiên: Anh đi công tác Plây/ Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra, rồi sau đó người ta chế ra đủ kiểu: Anh đi công tác Buôn Mê/ Thuột xong một cái anh về cùng em... Anh đi công tác bản Mường/ Tè xong một cái lên đường về quê... 11. Anh hùng Trong tiếng nói, chuyện đồng âm dị nghĩa cũng là thường, nhất lại là tiếng nước ngoài, thì chắc chắn nghe vậy mà không phải vậy. Những năm 60 của thế kỷ 20, tiếng Nga được dạy ở các trường miền Bắc, từ cấp phổ thông cho tới đại học. Rồi cả các trường miền Nam, thời kỳ đầu sau giải phóng. Tiếng này viết đã khó mà phát âm cũng khó, nhiều chữ đọc cứ mài mại như tiếng Việt. Ví như giờ - đờ- rát-xtơ-vui- che (Здравствуйте), là lời chào, thì mấy trò nhà ta lại nghe ra là: ráp vô ăn chè. Còn ghê – rôi (герои) là “anh hùng” thì lại nghe ra là ghẻ ruồi. Mà thời chống Mỹ, ở miền Bắc, sinh viên, học sinh đi sơ tán, lạ nước, lạ cái thường ghẻ lở tùm lum, và ghẻ ruồi, nhỏ li ti như muỗi đốt, là phổ biến nhất. Thế là mấy anh đó đều được “phong” anh hùng dù không có chiến công gì. 10 Nghiêm Minh 12. Anh hùng núp “Núp” ở đây là trốn, là tránh không cho thấy mặt. Còn “anh hùng” là chỉ các anh công an giao thông. Chẳng hiểu do đâu mà có những anh công an giao thông, thay vì phải có mặt ở những nơi cần thiết để kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở người dân chấp hành luật đi đường, thì lại tìm chỗ “ẩn núp”, như trốn sau gốc cây, vào quán giả đò uống nước... Rồi bất chợt nhảy ra thổi còi réc, réc khi thấy người... có vẻ vi phạm luật. Chuyện này diễn ra đã lâu và dai dẳng khiến dân tình bức xúc, báo chí lên tiếng. Báo Tuổi Trẻ Cười, 7/12/2007, trong bài Hà Nội: Anh hùng “vặt”: Từ lâu, người dân thủ đô đi đêm bằng xe có động cơ hay nơm nớp trước các “anh hùng núp” do cảnh sát giao thông thủ vai. Có đến 99% người bị tuýt còi phải chịu phạt với đủ lý do. Tuy nhiên, hầu hết lại không có biên lai, nên rất dễ hiểu tiền sẽ chảy vào túi ai. Đôi lúc các “anh hùng” trắng trợn ra giá cho nạn nhân muốn được giải quyết nhanh gọn. Cũng từ “sự tích anh hùng núp” này mà trong Gặp nhau cuối tuần Xuân 2011, có một tiết mục ca hài do hai nghệ sĩ Xuân Bắc và Công Lý biểu diễn, cải biên lời bài ca “Tôi người lái xe” của nhạc sĩ An Chung. Xin được chép hầu những người yêu văn nghệ: Loay hoay quanh năm/ Có anh giao thông tăng cường kiếm ăn/ Dù đường chật ngã tư đang đông/ Mà chẳng tìm thấy anh giao thông/ Anh nấp ở đâu gốc cây hay cội hoa/ Không nhìn thấy anh/ Mấy ông tăng ga tranh thủ phóng nhanh/ Chiều muộn rồi chắc con đang mong/ Bò từ từ chắc đi không xong/ Mới cứ vọt nhanh mong tách khỏi đám đông/ Thì bỗng từ một gốc cây anh lao ra đứng gữa đường/ Liều mình chặn mũi ôtô/ Tiếp đến anh nói nhẹ nhàng tiền đâu – đầu tiên/ Là người lái xe cứ yên tâm/ Biết ý thì mau mau rút ít ít tiền/ Xe cứ chạy luôn không có chút phiền/ Lại đạp ga lao nhanh nhanh/ Nụ cười tươi như trong tranh/ Em chào các anh. Miệng thế gian 11 Ngày 10/12/2011, Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ra chỉ đạo yêu cầu chấn chỉnh tác phong, tư thế, văn hóa ứng xử trong cán bộ chiến sĩ của Phòng CSGT - CA TP Hà Nội, có yêu cầu cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ phải đứng ở vị trí công khai, không được đứng chỗ khuất, ngồi hàng quán... 13. Anh hùng xa lộ - Quái xế Trước 1975, ở Sài Gòn có những thanh niên ưa đua xe, chạy xe lạng lách, đặc biệt có những màn trình diễn như xiếc, không coi cái chết ra gì, lạng chui qua gầm xe tải lớn, dân tình gọi mấy tay này là “Anh hùng xa lộ” – Thường ra xa lộ mới “có đất” biểu diễn. Thời nay, mấy tay chơi choai choai cũng chạy xe, cũng lạng lách ngay trên những đường phố đông người; chưa thấy chui qua gầm xe, chỉ thấy nằm đo đường dưới gầm xe, làm rối loạn giao thông, nhiều khi toi mạng và chết cả người khác. Vì vậy dân tình coi là “quái xế”. 14. Anh Vaxili của em (vui) Một anh chàng đi nhậu về, bước thấp bước cao, mê mê tỉnh tỉnh, chẳng may bị xe đụng lăn quay ra đường. Người ta bu lại coi, ngó nghiêng ngó dọc, nhưng vì tối trời nên chẳng ai biết anh ta là ai. Bỗng có một người phụ nữ lách đám đông vào, rờ rẫm một hồi, bỗng òa lên khóc nức nở: Ôi! Anh Vaxili của em... Mọi người ngạc nhiên, có người tò mò hỏi, tối hù thế này chị làm sao nhận ra anh ấy. Chị vừa hu hu vừa trả lời: Em không cần nhìn gì cả, chỉ sờ là biết ngay. Nói rồi lại hù hụ nghe thấy thảm. Lại hỏi: Chị rờ 12 Nghiêm Minh thấy cái gì mà khẳng định đây là chồng chị. Nghe vậy chị ngưng khóc và nói nhỏ nhẻ: Em biết, chỉ có của anh ấy mới ngoại cỡ vậy thôi. Nói rồi chị lại khóc to: Ôi Vaxili của em, thế là từ nay âm dương cách biệt. Em sẽ không còn bao giờ... 15. Ao Bắt nguồn từ Out, gốc tiếng Pháp, được đưa vào và Việt hóa, đầu tiên ở môn quyền Anh (đấm bốc) – knock out, có nghĩa là đòn, cú đánh loại, bị đo ván, bị nốc – ao. Rồi lan sang các môn khá như ten – nít, bóng chuyền..., khi nói banh (bóng) ra ngoài, thường trong tài ngắn gọn: “ao”. Nhưng với dân gian “ao” còn có có nghĩa là hỏng rồi, thua rồi. Ví dụ: Thôi thế là việc đó “ao” rồi! 16. Áp dụng lời dạy của thầy (vui) Ở một lớp học về tình báo gián điệp, giảng viên yêu cầu các học viên chỉ ra trong lớp ai (đóng giả) là gián điệp. Cả lớp im lặng, bỗng có một học viên giơ cao tay rất tự tin. Và chỉ vào một người khẳng định: “Chính hắn”. Giảng viên hỏi: “Tại sao đồng chí biết?”. Học viên dõng dạc: “Thưa chính thầy dạy trong bài học về cảnh giác: Khi ta ngủ thì kẻ địch thức”! 17. Áp phe “Áp phe” bắt nguồn từ tiếng Pháp affaire có nghĩa là “kinh doanh”, là buôn bán, Khi vào Việt Nam, có thời nó lại mang một nghĩa xấu chỉ dân buôn lậu, còn gọi là “dân phe, con phe”, hay “bọn phe phẩy”. Cách dùng và hiểu như trên có từ thời kỳ bao cấp, đầu tiên ở Hà Nội rồi lan rộng ra cả nước và tồn tại đến trước thời kỳ đổi mới. Thời đó việc bán buôn mọi thứ đều do Nhà nước quản lý và đảm trách, nên hễ ai buôn bán đều bị coi là làm lậu, làm chui, khiến cái từ “áp phe” mới bị hiểu sai lệch như vậy. 18. AQ AQ là một nhân vật trong AQ chính truyện, tác phẩm của nhà văn Trung Quốc, Lỗ Tấn, người Miệng thế gian 13 Chiết Giang, sinh 25/9/1881, mất 19/10/1936. AQ là một anh bần nông ít học, không nghề nghiệp ổn định, thường bắt nạt kẻ yếu kém, nhưng lại sợ hãi trước những kẻ mạnh. AQ nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Hễ bị kẻ nào ức hiếp mà không làm được gì, thì thường tự nhủ: Ôi, nó đánh mình cũng như nó đánh bố nó ấy mà. Hoặc la lên: Tôi chịu thua rồi! Tôi là con sâu được chưa? Và điều đó khiến AQ có những lúc ôm đầu máu, nhưng vẫn vênh vang như vừa thắng trận. Bây giờ thiếu gì những kẻ làm chẳng ra sao nhưng vẫn vỗ ngực xưng tên, vẫn cao giọng dạy đời. Thiên hạ, bực mình bảo: “Thôi đừng có giở trò AQ ra đây nữa”! Ngược lại, có những người thân cô thế cô, chẳng quyết được gì, chẳng làm được gì, còn luôn bị chèn ép cũng lấy phép thắng lợi tinh thần của AQ để tự an ủi mình. Ngu si hưởng thái bình mà. Hoặc: Ôi, ôm rơm rậm người, báu gì. 19. ATK Là viết tắt của an toàn khu, căn cứ địa cách mạng thời chống Pháp của Việt Minh. Ngoài ATK Định Hoá, Thái Nguyên, hiện đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, còn có ATK của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ trước 1945. Và ATK Việt Bắc, được coi là Thủ đô của cách mạng. ATK Định Hóa là một khu di tích rộng lớn nằm ở tỉnh Thái Nguyên, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sống và 14 Nghiêm Minh làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. 20. Ăn bánh bơ đội mũ phớt Một lối chơi chữ kiểu đồng âm, dị nghĩa, nghĩa là “bơ” đi – lờ đi như không biết; “phớt” tỉnh như không hay. Coi như không biết gì. 21. Ăn bánh trả tiền Đương nhiên, ăn gì mà chả phải trả tiền, trừ ăn chùa. Chuyện chắc không có gì phải ầm ĩ. Tuy nhiên, dân gian nói bánh ở đây lại không phải là bánh, mà là... người. Ăn người. Nói huỵch tẹc ra là vấn đề quan hệ nam nữ bất chính. Và đây là lời khuyên của dân gian: Thà rằng ăn bánh trả tiền Còn hơn vướng lụy   để phiền mai sau. Nghĩa là cứ “cưa đứt, đục suốt”, “ăn bánh” xong trả tiền, thế là... hết câu chuyện. 22. Ăn Bắc mặc Nam Đừng nhầm với “Ăn Bắc, nằm Nam”. Theo Tầm nguyên từ điển, Nhà sách Khai Trí ấn hành 1968, trang 25: Xưa một người con gái có hai người tới hỏi. Người nhà ở phía Bắc thì xấu nhưng giàu sang. Người ở phía Nam thì nhà nghèo nhưng đẹp trai. Cha mẹ hỏi ý kiến, thì nàng đáp: “Đông gia thực phạn, tây gia mân”. Ý nói muốn ăn với người bên Đông, mà ngủ với người bên Tây. Còn Ăn Bắc, mặc Nam ý là ăn ở miền Bắc thì ngon, mặc theo trong Nam thì đẹp. Câu này có từ những năm thuộc Pháp. 23. Ăn búa Búa là một dụng cụ, thông thường dùng để đập, gõ, bổ vào một vật nào đó. Chẳng hạn, nhỏ thì như búa bổ củi, búa đóng đinh, búa để đập gò tôn, kẽm. Lớn có các loại búa máy có thể đóng những cọc sắt to như người ôm, dài 5 – 10 mét xuống lòng đất, lòng sông làm nhà, làm cầu. Cũng có loại búa trong búa rìu dư luận, để rèn những thói hư tật xấu, để “đập đầu” những kẻ lừa đảo, gian manh dối trá... Miệng thế gian 15 Nói tóm lại, ăn búa nào thì không u đầu, sứt tai, thì cũng mệt mỏi, ê chề. Búa công cụ thì đã có từ xửa từ xưa, nhưng búa ghép với ăn để thành tính từ chỉ phản ứng có tính răn đe của con người với những hành vi xấu xa, đê tiện của đồng loại, thì mới xuất hiện khoảng những năm 1980, khi cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, bức xúc. Và cũng là giai đoạn đẻ ra nhiều kẻ từ trộm cắp vặt tới đục khoét lớn – Những kẻ đáng ăn búa. 24. Ăn cá bỏ đầu Đầu cá thường đi kèm với ruột cá, là món khoái khẩu của không ít người, nhất là đầu cá chép, dân gian đã xưng tụng từ lâu. Vậy cá gì mà khi ăn lại bỏ đầu? Thực ra, con cá ở đây là con cá... gái. Dân chơi, nhất là đã có tí tỉnh vô, thì gái đẹp hay xấu có khi cũng chẳng biết. Mà biết có khi cũng chẳng thèm quan tâm, và thường lè nhè: Ôi! Ăn cá bỏ đầu mà, nhằm nhò gì. Câu này khiến những người có ít chữ nghĩa lại nhớ đến câu của cụ cố, trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, khi cụ mò chị Dậu: Ôi! Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà gianh! Đúng là khi chỉ nghĩ tới chuyện tình dục, thì xấu – đẹp, nhà ngói hay nhà gianh thì cũng vậy thôi. Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của ông, lần đầu được in trên báo Việt nữ năm 1937. 25. Ăn cái quần què... “Ăn” là là một hành động cụ thể của... cái mồm. Cho cái gì vào mồm, chỉ cần nói tên nó ra là người ta hiểu liền. Nhưng ở đây lại là ăn cái quần, nhá làm sao, nuốt làm sao? Đã vậy lại còn là “cái quần què” – quần cụt, quần xà lỏn à? Thật là lạ lùng, khó hiểu? 16 Nghiêm Minh Hồi xưa chưa có băng vệ sinh... cái quần què là cái quần của đàn bà “trong những ngày ấy”, nó đỏ lòe đỏ loét thấy gớm. chữ “què” là chữ “hòe” nghĩa là màu đỏ; Từ điển Đối chiếu từ địa phương, trang 234: Hoe hoét = hoa hòe sặc sỡ-màu mè hoe hoét:đỏ nhạt, đỏ hoe hoét. Theo www.hennhausaigon 2015.com, cái quần què là cái quần người phụ nữ mặc khi có kinh. “Què” trong chữ kép “máu què”. Có nghĩa là máu đàn bà có kinh. Và dẫn nguồn rõ ràng Từ điển Nguyễn Tử Quang, tựa đề “Để viết đúng chính tả” Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, năm 1992, trang 124. Ăn cái quần què, là một câu độc địa, nhưng người Việt mình hay có tính tiện thì dùng và dùng riết thành quen miệng, nên nhiều khi không hài lòng chuyện gì cũng nói đại như vậy. Thật đáng buồn cái tính cách này, vì bây giờ chúng ta dễ dàng bắt gặp những thanh niên ngồi trò chuyện vui vẻ với nhau, và liên mồm đ. cha, đ. mẹ một cách vui vẻ, hồn nhiên, không biết rằng mình đang làm ô nhiễm môi trường. 26. Ăn cơm Tàu... Cơm Tầu, cứ ví dụ như cơm Dương Châu, cá Tứ Xuyên, vịt Bắc Kinh... chẳng hạn, xem ra đều ngon có tiếng. Ở Sài Gòn xưa, nhưng quán tên tuổi luôn tấp nập thực khách như Soái Kình Lâm, Ái Huê, Kim Đô, vịt quay Tôn Thọ Tường, Hải Ký mì gia... đều là của người Hoa cả. Còn nhà (đặc biệt là các biệt thự) do Pháp xây thì thật là lộng lẫy, rộng rãi và thoáng mát, không Miệng thế gian 17 cần phải máy điều hòa. Vì trần rất cao và thường có hầm nhà để cách ẩm. Trong khi đó, người vợ Nhật được tiếng là khéo chiều chồng. Chồng đi làm về, chẳng những cơm bưng nước rót, mà còn giúp chồng thay đồ, cởi giầy; chuẩn bị sẵn khăn, nước rửa mặt. Vì thế, đã từ lâu, cũng chẳng rõ từ lúc nào đã có câu truyền tụng, “Ăn cơm Tầu/Ở nhà Tây/ Lấy vợ Nhật”. Nhưng bây giờ xem ra mọi thứ đảo ngược hết cả. Hễ cứ nghe nói tới đồ ăn xuất xứ từ Tâu là người ta lại thấp tha thấp thỏm lo, không biết có ăn nhằm trứng non làm từ cao su, gà chết thối đem bôi, tẩm chế biến. Hay táo (bom) đem nhúng thốc để hàng tháng vẫn... tươi nguyên không?! Còn mấy cô gái Nhật bây giờ, nhiều cô còn không muốn lấy chồng... đã thế còn có những trào lưu quái đản như phụ nữ mặc tã lót để không phải đi vệ sinh ngày càng phổ biến. Rồi trào lưu cạo trọc đầu quay clip ghi thành đĩa DVD để bán trên mạng xã hội; dịch vụ Soine-ya Prime - thuê một người đàn ông trẻ tuổi đẹp trai để cùng nằm ngủ nhưng không có chuyện sex... Vậy phải chăng chỉ còn “nhà Pháp” là giữ nguyên giá trị? Ở đâu không rõ, chứ ở Việt Nam thì có vẻ không hẳn đúng. Cứ nhìn thực tế mà xem nhà kiến trúc Pháp có còn bao nhiêu. Cũng dễ hiểu, đẹp thì có đẹp, mát thì có mát, nhưng giỏi lắm chừng một, hai lầu là hết. Trong khi, bây giờ mấy anh “cạp đất ăn” (xem mục 149) cứ chồng tầng nọ tầng kia, càng cao càng có lợi. Thế là đập, là xây. Có lẽ chung quy tất cả cũng chỉ vì tiền, vì lợi ích cá nhân mà thôi. Thật đáng buồn. 27. Ăn chầm chậm... Châm ngôn mới của người Việt, từ những năm 2000: Ăn chầm chậm Đi từ từ Sống vô tư Chết đột tử. Xưa nay người Việt Nam vốn ăn nhanh, đi chậm. Nhưng nấu nướng thì lại rất lâu, có 18 Nghiêm Minh khi hàng giờ, mà nhìn lên mâm cũng chỉ có 2, 3 món. Năm 1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề nghị ngành thương nghiệp nghiên cứu bữa ăn công nghiệp... Bây giờ không thiếu gì những món ăn nhanh, bữa ăn nhanh (fastfood), thì dân ta lại thay đổi cách nghĩ: Ăn chầm chậm (không phải để no lâu), đi từ từ... Ý là không có gì phải vội, nhất là với những người cao tuổi, người về hưu, tranh đoạt được gì nữa mà... Còn sống vô tư đi, đừng có bon chen, đòi hỏi mới khỏe được. Mà nhiều cái thắc mắc, đòi hỏi cũng có được đâu. Ví như mấy vụ lương bổng, giá cả... Đặc biệt suy nghĩ về cái chết, thật là... mới, chẳng mơ lên thiên đàng, về bên Phật hay Chúa, mà chỉ muốn chết cho nhanh cho khỏe, khỏe gia đình, người thân... cứ đột tử, đứt bóng liền là hay nhất... 28. Ăn cơm trước kẻng Hồi xưa ở làng (xóm, thôn) người ta thường dùng mõ tre, gỗ để thông báo những việc quan trọng. Người cầm mõ đi rao, gọi là thằng mõ. Đến thời kháng chiến chống Pháp cái kẻng thay mõ và thường treo cố định ở đầu làng. Và nhiều việc sẽ được “truyền” qua hiệu lệnh kẻng. Ăn cơm (đi làm hợp tác) cũng vậy. Như thế chưa có kẻng mà đã đi ăn, dù là đói, cũng không được, là “phạm luật”. Từ đó có cụm từ “Ăn cơm trước kẻng”, nói bóng gió chỉ mối quan hệ tình dục trước hôn nhân. “Ăn cơm trước kẻng” thời phong kiến với nỗi oan và cái vạ của Thị Kính, chắc quá nhiều người biết. Còn thời bao cấp chưa kết hôn mà có bầu (có thai) là tối kỵ, bị chỉ trích nặng nề, nhất là ở các cơ quan Nhà nước, Miệng thế gian 19 phải kiểm điểm, có khi còn phải “truy tìm tác giả của cái bào thai đó”. Có truyện tiếu lâm thật như đùa, rằng một cô chẳng hiểu ăn gì mà bụng tự nhiên cứ kễnh ra. Và cô cứ bị lãnh đạo gọi lên gọi xuống yêu cầu khai thiệt “tác phẩm” đó của ai. Chịu riết không nổi, một hôm cô nổi quặu: Ông mà hỏi mãi, tôi sẽ bảo nó là của ông đấy. Thế là... tắt đài. Có lẽ bây giờ chuyện “dùng thử hàng trước khi mua” – sống thử để hiểu nhau hơn, tránh “trục trặc” đáng tiếc sau khi cưới đã phổ biến hơn và không còn bị “ai đó kiểm soát” nữa, ngoài việc tỷ lệ bệnh phụ khoa và những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tăng nhiều. 29. Ăn chùa Những ngày rằm, ngày lễ lạc của đạo Phật, các chùa thường tổ chức ăn chay tại chùa cho các Phật tử. Những ngày này nếu người là Phật tử của chùa thi đến làm công quả phụ giúp chùa. Còn thiện nam tín nữ, khách thập phương muốn ăn cơm chay thì chỉ việc đến chùa đúng giờ thọ trai (ăn cơm trưa), thắp nhang cúng Phật là được. Đi ăn cơm chùa không phải trả tiền, không phải mang theo thứ gì, lại có thể kêu bạn bè, hay vợ chồng con cái cùng đi. Nói cách khác “đi ăn chùa” là hoàn toàn không tốn kém gì và cũng không phải làm gì. Vì vậy “ăn cơm chùa”, “ăn chùa” vào dân gian còn có nghĩa là tham gia vào một việc gì đó không mất công sức mà lại có lợi. Còn những gì của cơ quan, của Nhà nước có khi cũng bị coi là “của chùa”. Và như vậy “ăn” khỏi trả tiền mà cũng khỏi xin xỏ. Thụt két, tham nhũng cũng là một dạng “ăn chùa” vậy. Ngày nay, không biết có phải vì các bệnh tim mạch do mỡ máu cao, thừa cholesterol; đạm cao sinh gout... hay vì sùng đạo, mà người ta rủ nhau đi ăn cơm chay ngày một nhiều. Còn bất luận cái gì... “của chùa”, mà ăn được thì người ta đều “hoan hỷ”. 20 Nghiêm Minh 30. Ăn chuối cả nải... Người sang thế giới bên kia, ở ta, tới những ngày giỗ kỵ, thường được cúng chuối, cúng gà. Có ăn được không, có nhìn được không, không biết, nhưng vẫn được: Ăn chuối cả nải Xem gà khỏa thân (vặt trụi hết lông và luộc chín). Có người bảo đây vốn là thơ của ông Bảo Sinh (xem mục 84), gốc là: Cuối cùng tất cả chúng ta Đều lên nóc tủ (bàn thờ)   ngắm gà khỏa thân. 31. Ăn đút Nói vậy là nghĩ ngay tới trẻ con, hoặc những con chim non kêu chim chíp và vươn cái cổ lên, khi mẹ chúng đem mồi về. Và hình dung tới những cái miệng đang há ra chờ... Tuy nhiên ở đây không phải con trẻ, cũng không phải những chú chim non. Và cũng chẳng phải những bầu sữa hay con tôm, con tép gì. Mà là những miệng cá ngão đang há ra chờ tiên huyền của người ta mớm cho, đút cho. Và khi ai đó có bổn phận, chưa kịp đút thì không phải là khóc ré lên mà chỉ cần e hèm hoặc lừ mắt thôi là... đủ để biết thân, biết phận lo ngay tắp lự. Hành động ăn đút, rõ hơn là ăn của đút, và nếu huỵch tẹc ra là ăn đút lót khi giải quyết công việc thuộc phận sự mình, hoặc mình có thể tác động khiến thành hay bại. Trong Từ điển tiếng Việt của NXBKHXH – 1988, nói đến chữ ăn thấy có tới 67 cụm từ ngữ. Còn trong Từ điển Thành ngữ Việt Nam, NXB Văn Hóa – 1993, có tới 230 thành ngữ nói về ăn. Từ “ăn trắng mặc trơn”, “ăn xổi ở thì”, tới “ăn tục nói phét”, “ăn đầu sóng nói đầu gió”, rồi “ăn thủng nồi trôi rế”, “ăn cướp cơm chim”... Tìm mãi mới thấy “ăn Miệng thế gian 21 đút ăn lót”, xem ra cùng ý nghĩa. Như vậy là có lẽ sau cả hàng trăm năm, dân gian mới rút gọn được hai chữ. Và rõ ràng chữ “ăn đút” cũng đã đủ thấy sự vòi vĩnh và đê tiện của quan trên lắm rồi. 32. Ăn khoai cả vỏ... Phải nói luôn, đây không phải một phương thuốc, hay thực phẩm chức năng gì đó, để tránh hiểu lầm cho những người đang sưu tầm những bài thuốc bí truyền và cả những người đang bán hàng đa cấp. Hồi Hà Nội mới tiếp quản, Tây Ta chưa trộn lẫn vào nhau như bây giờ. Và thi thoảng bọn trẻ chúng tôi mới nhìn thấy mấy đứa con Tây – cũng có thể là nó lai Tây. Gân như là lẽ tự nhiên, Tây thì làm sao biết ăn mấy món ăn đặc biệt của Việt Nam. Và cái vụ mặc váy thì càng lạ với bọn học trò chúng tôi và ít nhiều là cả người lớn. Vì từ thời “cấm quần không đáy”, thời Minh Mạng phụ nữ nước ta từ Quảng Bình trở vào Nam thì mặc quần, còn từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì mặc váy. Đầu năm 1822, Minh Mạng ra lệnh cấm phụ nữ miền Bắc không được mặc váy nữa. Nếu tính từ đó tới năm tiếp quản Hà Nội (1954), thì cũng là 132 năm, dân Hà Thành không còn ai biết mặt cái váy ra răng rồi. Chính vì thế, chúng tôi có dịp là thường châm chọc những đứa con Tây lai. Và chẳng hiểu từ đâu đẻ ra mấy câu thơ, mà đám học trò thường nghêu ngao: Tây lai ăn khoai cả vỏ Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt Mặc quần không mặc, mặc váy. 33. Ăn miếng to... Ăn đứng đầu trong tứ khoái cuộc đời, do ông bà ta xưa xếp hạng (xem mục 771), nhưng đó là thưởng thức. Còn mục đích của ăn, ông bà cũng nói rõ, ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Và còn cảnh báo khi miếng ăn 22 Nghiêm Minh không được đàng hoàng, chính đáng, như ăn vụng, ăn hớt, ăn của đút... còn là miếng nhục. Thậm chí ăn nhồm nhoàm, chóp chép như heo cũng không được; làm không ra sao mà ăn thì cắm đầu vào sẽ bị chỉ trích: Ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa... Và còn có một câu khuyến cáo với những ai xấu ăn, tham ăn, kể cả ăn vụng, ăn bẩn..., là “ăn miếng to ỉa bãi lớn”. Chỉ được vậy thôi. Cũng có người vặn vẹo, vẫn là các cụ nói: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Như thế chẳng phải trọng miếng ăn sao? Thiết nghĩ, ăn cỗ là có mời, ăn có mời làm có khiến mà. Và nữa, cái ăn ở đây không chỉ là bỏ vào miệng cái gì đó, mà còn là tình nghĩa họ hàng, chòm xóm. Còn là chúc mừng, đóng góp cho đôi uyên ương trăm năm hạnh phúc. Vậy không đi sớm sao được. 34. Ăn nhanh đi chậm... Có ra nước ngoài mới rõ người Việt Nam mình đi chậm thật. Chẳng hạn qua Nhật, người Nhật cũng nhỏ bé như mình, nhưng một bước của họ ít cũng gấp rưỡi bước mình. Nhưng ta ăn thì rất nhanh, cứ như chạy giặc. Và luôn sẵn lòng cười với cả người không quen. Gần đây, khi mở cửa bang giao rộng, còn phát hiện thêm một đặc tính Việt Nam khác là nam phụ lão ấu, hình như đều khoái mua đồ sida (xem mục 391): Ăn nhanh, đi chậm, hay cười Hay mua đồ cũ   là người Việt Nam. 35. Ăn như hạm Nói đến hạm, nhất là ở đất nước trải qua bao cuộc chiến như Việt Nam, người ta dễ nghĩ ngay đến những tuần dương hạm, thiết xa hạm, khu trục hạm... và những hạm đội từng làm dậy sóng các vùng biển thế giới như Hạm đội 7 của Mỹ, Hạm đội Hắc Hải của Nga,... thì hạm đúng là ghê lắm rồi, khủng lắm rồi. Nhưng theo An Chi, Hạm đây không có nghĩa là cái tầu thủy mà là con cọp. Và Hạm là biến Miệng thế gian 23 thể của hàm. Khang Hy tự điển, ghi nghĩa của nó là ‘’hàm, bạch hổ”. Vậy hàm là con cọp trắng. Còn hạm, biến thể ngữ âm của nó, thì có nghĩa rộng là cọp nói chung. Như vậy ăn như hạm là ăn như cọp. Trong dân gian cũng có câu: Nam thực như hổ/ Nữ thực như miu (mèo) vậy. 36. Ăn như sư, ở như phạm Thời bao cấp, đầu những năm Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, khoảng 1964 – 1965, ngoài cái chuyện ăn uống vốn đã thanh lịch, sinh viên Hà Nội nay lại phải đi sơ tán, ở nhà dân tiện nghi thiếu mọi bề mà lại còn bị lệ thuộc, đụng tới cái gì cũng phải mượn, cũng phải hỏi rất phiền hà. Từ đó xuất hiện câu tả khổ: Ăn như sư, ở như phạm. Các bữa ăn của sinh viên, thường rau dưa, mắm muối như các nhà sư. Còn ở khổ sở như phạm nhân. Câu này không hẳn đã phát xuất từ Đại học Sư phạm Hà Nội như có người nói, vì lúc đó sinh viên nào, ở đâu, dù Hà Bắc, Hà Tây, Thái Nguyên... cũng vậy. Chẳng qua chỉ là cách chơi chữ mà thôi. 37. Ăn như tu/ ở như tù... Thời bao cấp, ở miền Bắc, từ năm 1964, khi Mỹ bắt đầu cho máy bay bắn phá, cũng là lúc các trường đại học phải đi sơ tán ra các tỉnh xa thành phố. Giai đoạn này sinh viên khổ vô cùng, vừa học vừa phải tự làm nhà, làm lán ở. Ăn thì cả tháng có khi không nhìn thấy miếng thịt vuông tròn. Ở thì lán trại tự làm, “được làm sao tào lao làm vậy”. Nên nhà dột, cột xiêu, vách hở, mưa gió nhiều đêm không ngủ được, nhất là mùa đông gió bấc ù ù luồn qua khe. Nhưng “chính chị chính em”, thì... đến nơi đến chốn. Điều đó được chính sinh viên mô tả: “Ăn như tu ở như tù Học thì ngu, nói chuyện   như lãnh tụ”. 38. Ăn như vũ... lắm tiền như quản lý Ở các trường nghệ thuật, các trường khác chắc cũng vậy, do 24 Nghiêm Minh đặc tính riêng của từng ngành mà từ ăn, nghỉ, sinh hoạt cho đến cách cư xử và cả đặc quyền, đặc lợi cũng có những chấm phá riêng như... mã ngành. Bài thơ sau được phổ biến từ ngành sân khấu, nghệ thuật cũng đã hơn nửa thế kỷ nay: Ăn như vũ Ngủ như ca La cà như nhạc Bạc nhạc như hành chính Lính quýnh như hậu đài Nói dai như phụ trách Hống hách như thường trực Cơ cực như sinh viên Lắm tiền như quản lý. 39. Ăn như xáng cạp Dân gian xưa có câu: Ăn như xáng múc (cạp)/làm như lục bình trôi. Xáng múc (cạp) là cái tầu cuốc, mà theo Tiến sĩ Nguyễn Phúc Nghiệp tả trong www. tiengiang. gov.vn/xemtin.asp? idcha= 6097&cap=2&id=6103: Thời điểm năm 1867: “chiếc xáng múc to như một chiếc hạm, hoạt động bằng máy hơi nước, có công suất khoảng vài trăm mã lực, xúc đất bằng những chiếc gầu sắt đặt liền nhau theo hình đường tròn như kiểu guồng đạp nước, có khả năng đào sâu 5-7 mét”. Với những cái miệng – gầu sắt như vậy, mỗi lần “ăn” không biết bao nhiêu thồi cơm?! Chỉ cần nghĩ vậy thôi cũng đủ thấy nể cho ai đó mà “ăn như xáng múc (cạp)”. Trong dân gian còn có những câu tương tự để chỉ những người ăn nhiều khó tả như vậy: Ăn như rồng cuốn/ uống như rồng leo/ Làm như mèo mửa., hoặc ăn như hạm (xem mục 35)... Cũng theo TS. Nguyễn Phúc Nghiệp. Chiếc xáng múc đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, do Pháp đưa vào vét kênh Bảo Định ở Tiền Giang, năm 1867. Sau đó, xáng múc được sử dụng thường xuyên trong việc nạo vét và mở rộng các con kênh khác ở Tiền Giang, như kênh Bà Bèo, kênh Chợ Gạo,... Kinh Bảo Định là một con kinh được vua Gia Long năm thứ 8 cho dân đào để nối liền Miệng thế gian 25 Mỹ Tho với sông Tiền. Khi đào xong, con kinh được đặt tên là Bảo Định Hà. Chỉ có mỗi điều không rõ, sao xưa nói là xáng múc, nay lại kêu xáng cạp? 40. Ăn no vác nặng... Câu đầy đủ: Ăn no vác nặng, mồ hôi dầu. Ăn no vác nặng, nói những người chỉ biết dùng sức, việc gì cũng hùng hục làm, ít chịu suy nghĩ (xưa là chỉ những người lao động chân tay). Còn về mồ hôi, thì có hai loại. Mồ hôi thường, còn gọi là mồ hôi muối: Là loại mồ hôi tiết ra có màu trắng, vị mặn, không nhờn, có vị chua xen lẫn mùi hôi nhẹ. Khi khô thường ít làm ố hoặc bẩn quần áo. Loại mồ hôi này khi tiết ra làm giải nhiệt cơ thể, thông thoáng lỗ chân lông và không gây ảnh hưởng nhiều tới da. Còn Mồ hôi dầu có màu hơi vàng, nhờn như dầu. Mùi hôi rất khó chịu, đôi khi xen lẫn mùi khét. Khi khô thường để lại những vết ố vàng trên quần áo, nhất là vùng nách. Mồ hôi dầu, khi khô có thể làm bít lỗ chân lông, dễ gây dị ứng và mụn nhọt. Theo Đông y, mồ hôi ra không bình thường là biểu hiện của bệnh lý, gọi là “hãn chứng” Nguyên nhân dẫn đến “hãn chứng” chủ yếu do “âm hư” hoặc “dương hư”. Ngoài ra còn có loại mồ hôi dị thường, ví dụ như mồ hôi đặc quánh như dầu còn gọi là mồ hôi dầu, mồ hôi màu vàng (hoàng hãn), màu đỏ (hồng hãn), mồ hôi có mùi khai hoặc xú uế khác thường... Ăn no vác nặng, mồ hôi dầu là chỉ những người, nói chung, chỉ biết hùng hục làm, thiếu suy nghĩ. Sau nữa còn ám chỉ là... bốc mùi. Câu này, xưa có ý khinh khi những người lao động chân tay. Nhưng nay như một câu chỉ trích nhẹ trong bạn bè. Cậu chỉ được cái ăn no vác nặng mồ hôi dầu. Phần nào cũng giống như, chỉ được cái nhanh nhẩu đoảng thôi. Trong dân gian cũng có câu tương tự Vai u thịt bắp mồ hôi dầu. 26 Nghiêm Minh 41. Ăn quận 5... Trước giải phóng, theo người Sài Gòn, thì: “Ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận nhất, cướp giật quận tư”. Lúc đó Quận 5 là nơi tập trung nhiều nhà hàng nổi tiếng sang ngon của người Hoa như Đồng Khánh, Bát Đạt, Soái Kình Lâm, vịt quay Tôn Thọ Tường... Còn quận 3 với những con đường toàn vila, biệt thự như Tú Xương, Lê Quý Đôn, Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ)... Quận nhất luôn là trung tâm mua sắm, thương mại, cũng là nơi phố xá sầm uất đông vui, sang trọng nhất Sài Thành. Chợ Bến Thành, Chợ cũ (đường Huỳnh Thúc Kháng), Chợ Dân Sinh (chuyên bán đồ điện máy), đường Lê Công Kiều chuyên doanh đồ cổ... Các hàng vải vóc, trang sức, lưu niệm trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi), Thái Lập Thành (Đông Du), Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Các khách sạn lớn Continental, Majestic (nay là Cửu Long), Caravel... và cả các công trình tiêu biểu như Dinh Độc Lập, Nhà Quốc Hội VNCH (Nhà hát lớn), Tòa Đô chính (UBNDTP)... cũng đều ở Quận Nhất. Còn Quận tư (4), ai không có chuyện chớ ghé qua vì trộm cướp như rươi, với những khu nổi tiếng như Khánh Hội, Xóm Chiếu, chợ Cầu Mống, Tôn Đản... Sau giải phóng cả chục năm người ta vẫn còn tìm tới những nhà hàng ăn quận 5, thả bộ trên những con đường quận 1, và vẫn e dè khi có việc qua quận 4... Nay (tính đến 2013), Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh đã thay đổi nhiều, các trung tâm cũng dịch chuyển. Và câu ca trên chỉ còn là ký ức. 42. Ăn theo dấu (vui) Hai bợm nhậu một con gà, bày trò vui: Ăn theo dấu, nghĩa là chia các bộ phận con gà ra đầu, cổ, cánh... Cánh là dấu sắc, cổ là dấu hỏi... Bợm khách (BK) chọn dấu huyền, bợm chủ nhà (BC) được ưu tiên lấy dấu hỏi và dấu sắc. Cuộc chơi bắt đầu. BK lấy cái đùi, BC lấy cái cánh. Cụng Miệng thế gian 27 li cốp cốp. Tiếp tục, BK lấy cái đầu, BC lấy cái cổ. Lại cốp cốp. Rồi BK lấy cái mình, BC nhìn tới nhìn lui chả thấy còn cái gì dấu sắc, dấu hỏi. Vừa lúc vợ trong nhà ra hỏi sao mặt đừ câm vậy. BC kể sự tình, bà vợ nổi tam bành: Chơi gì mà gian vậy. Còn cái l đây (ý là cũng dấu huyền), có ăn thì ăn luôn đi! BC tỉnh ngay rượu, la hoảng: Ấy chết! Cái đó không được! Không được! 43. Ăn theo, nói leo TĐTV, NXBKHXH, 1994: Theo là đi sau một người đang đi; đi cùng một người với tư cách nào đó, cũng còn nghĩa là chịu sự chi phối. Như vậy, người ăn theo, là người không được mời chính thức, nhưng cũng dự phần. Chẳng hạn một đứa trẻ theo cha mẹ đến đám cưới, hoặc đi ăn giỗ. Anh lái xe ké theo xếp. Đã ăn theo là không “chính ngạch” rồi, thường thì nên “trật tự”. Nhưng trong thực tế, ở Việt Nam, vâng, ở nước khác không có vậy, người ăn theo, nhất là mấy bác tài, không chỉ dự chuyện, mà có khi còn “nổ” hơn “vai chính”. Chuyện trên trời dưới đất, cái gì cũng tham gia vào. Nhưng của đáng tội, các bác lại là “cán bộ đường lối” (xem mục 146), nên cũng được các xếp châm chế cho. “Ăn theo, nói leo” là chỉ những người, thích chõ mũi vào chuyện người khác 44. Ăn trông nồi, ngồi trông... phong bì Ngày xưa các cụ dạy con cháu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, ý bảo con cháu phải biết tôn ti trật tự, có ý có tứ mỗi khi ăn uống, đứng ngồi. Xin lỗi ngay cả việc gắp rau, gắp thịt cũng không được gắp cả nùi, thậm chí cầm đôi đũa cũng phải thẳng lên, không được để nghiêng khi gắp. Ăn thì không được phùng mang, trợn má, không được nhai tóp tép như heo... Nhưng từ ngày có vấn đề “Văn hóa phong bì”(xem mục 786), thì từ việc đi hội họp, cưới xin, dự sinh nhật... ngoài chuyện ăn ra, 28 Nghiêm Minh nhất nhất đều phải “quan tâm tới phong bì”. Nếu trả nợ miệng thì phải chi ra bao nhiêu, mà nếu người ta lại quả mình thì sẽ được bao nhiêu?! Không thể không suy nghĩ! Chuyện này thường có “quân sư máy lạnh” hướng dẫn, ra giá đàng hoàng đấy! 45. Ăn tươi Không phải nghĩa như thành ngữ “ăn sống nuốt tươi”, hoặc “ăn tươi nuốt sống”. Thời chống Pháp, chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ ta thường ăn uống kham khổ, vì vậy nếu có ai kiếm được món ngon gì đó ở nhà gửi lên, hay săn bắn được thú rừng, thì ngày hôm đó coi như được “ăn tươi”. “Ăn tươi” là sao cũng tùy hoàn cảnh, tùy lúc, tùy nơi. Ví như đơn vị hành quân nhiều ngày trời, toàn ăn lương khô, nay đến tram dừng chân, có một anh nào đó nhanh tay, nhanh chân hái được một mớ rau rừng, thì ngày hôm đó coi như được “ăn tươi” rồi. Cái từ “ăn tươi” bây giờ chẳng còn ai dùng, có lẽ vì cuộc sống khá lên nhiều, đừng có đòi ăn tới trời, chứ thịt cá, thậm chí cả những món xưa cho vua chúa, nay cũng có thể ăn như bào ngư, vi cá, yến sào... 46. Âm lịch Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Người Babylon dùng lịch này đầu tiên từ mấy ngàn năm trước công nguyên. Ai Cập, Trung Hoa, Hébreux (Do Thái xưa) và hiện một số dân Phi châu cũng dùng âm lịch. Cũng có truyền thuyết cho rằng âm lịch do Hoàng Đế người cai trị Trung Quốc khoảng năm 2698-2599 trước Công nguyên, phát minh. Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai Miệng thế gian 29 chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi, tên 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi).. Âm lịch Việt Nam khác âm lịch Trung quốc ở chỗ năm Sửu thì là năm con trâu, còn Trung Quốc là con bò; năm Mão hay Mẹo ở Việt Nam là năm con mèo, thì Trung Quốc lại là năm con thỏ. Dương lịch là lịch của người La Mã bắt nguồn từ lịch âm. Khoảng năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế La Mã Julius César sửa lại lịch cho đủ 365 ngày, sát với chu kỳ xoay quanh mặt trời của trái đất, gọi là lịch Julius. tên các tháng là Januarius, Februarius, Martius, Aprilis, Maius, Iunius, Quintilis, Sextilis, September, October, November và December (theo ngôn ngữ La Mã cổ đại). Khi hoàng đế Julius băng hà, để tưởng nhớ, người La Mã lấy tên ông đặt cho tháng 7 (Quintilis), là tháng sinh nhật ông, thành Julius. Và tháng 8 sau đó cũng đươc đổi là August tên vị vua kế tục. Như vậy, rõ ràng nếu so sánh về thời gian, Âm lịch đã có trước Dương lịch đến hàng trăm nghìn năm. Nói cách khác, Âm lịch là xưa thật là xưa, cũ thật là cũ. Ấy nên khi dân gian gọi ai đó là “Âm lịch”, ông (bà) già “Âm lịch”, thì cũng có nghĩa, là người đó, ông hay bà đó, xưa lắm rồi, cũ lắm rồi, cổ hủ lắm rồi. Cũng có thể hiểu là chậm chạp quá. Tuy nhiên, đó không phải là một câu chửi rủa mà đùa cợt nhẹ, thì đúng hơn. 47. Ấm Ấm là nóng vừa và gây một cảm giác dễ chịu. Ấm áp: âm ấm dễ chịu; ấm cúng: thân mật, ấm áp, hòa thuận thắm thiết. Như thế, tổng hợp tất cả các ngữ nghĩa trên, nói ngắn gọn, ấm là tốt rồi, ổn rồi, sướng rồi. Với dân kiếm ăn, thì “ấm” cũng có nghĩa là thắng rồi. 30 Nghiêm Minh Tuy nhiên, còn một vài từ ấm đáng lưu tâm khác, như ấm ớ: không hiểu chuyện, nói năng chẳng đâu vào đâu; ấm đầu: trạng thái sốt nhẹ, nhưng phải hiểu là nó hâm hấp, người đó không bình thường. 48. Ấp chiến lược (Theo Wikipedia) Để “tách cá khỏi nước” – ngăn chặn sự ảnh hưởng cũng như nơi trú nấp và cung cấp nhân lực và lương thực cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, từ năm 1961, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành xây dựng các Ấp Chiến lược (năm 1964, đổi thành Ấp Đời mới, rồi Ấp Tân sinh 1965). Ấp chiến lược là bản sao mô hình ở Philippines của quân lực Mỹ và Malaysia của quân đội Anh, và do R. G. K. Thompson, phái đoàn cố vấn Anh đưa ra vào tháng 11 năm 1961 và chính thức áp dụng vào tháng Ba năm 1962 đầu tiên ở Bình Dương. Giáo sư Sử học Randy Roberts thì nhận xét: “Cái gọi là Chương trình Ấp Chiến lược thực chất là lùa nông dân Việt Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh chắc chắn giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng thật sự”. Tuy nhiên chỉ hai năm sau, năm 1963, hơn 1,5 triệu ha trên tổng số 3,5 triệu ha ruộng đất đã về tay nông dân; hơn 23.000 thanh niên miền Nam đã gia nhập quân Giải phóng. Hàng nghìn ấp chiến lược đã biến thành làng chiến đấu, hệ thống Ấp chiến lược bị sụp đổ đến 4/5. Riêng trong năm 1963, quân Giải phóng và người dân miền Nam đã phá hoàn toàn 2.895 Ấp chiến lược trong số 6.164 ấp được lập, số còn lại đã bị phá đi phá lại 5.950 lần ấp. Quân Giải phóng giành quyền làm chủ ở 12.000 thôn trong tổng số 17.000 thôn toàn miền Nam, gồm hơn 5 triệu dân trong tổng số 14 triệu dân toàn miền Nam. Miệng thế gian 31 49. B quay B chuyên gia Trung Quốc. Chuyện Trong thời chống Mỹ, từ 1964, theo QĐNDVN, các vùng được chia ra: A là ký hiệu của miền Bắc, B là miền Nam, C là Lào, và từ 1969, thêm K là Kampuchia. Đi B là vào Nam chiến đấu, là nơi cuộc chiến luôn nóng bỏng, luôn phải sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Chính vì vậy có người không chịu đựng được khó khăn gian khổ đã đào ngũ, đã tìm đường quay trở về. Hành động đó được gọi là “B quay”. 50. Ba cắt?! Trong chăn nuôi heo, vào những năm 1960, ở miền Bắc có một phong trao “ba cắt”: Cắt đuôi, cắt tai và cắt tuyến giáp tạng, nói là để heo tăng trọng nhanh. Những chỉ dẫn này từ phía đó cho đến nay vẫn còn là một vấn đề đáng suy ngẫm. Thứ nhất, có thật 3 cắt giúp heo tăng trọng không? Thứ hai, chuyện đó áp dụng ở các nước có kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến ra sao? Trước hết về cắt đuôi, theo truyền thống của nhiều nước, kể cả Anh, Mỹ đều có áp dụng, vì cho rằng cái đuôi ngoe nguẩy luôn dễ bị các chú lợn con tấn công gây thương tổn. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu khoa học cho thấy cắt đuôi làm đau đớn không chỉ trong thời gian đuôi bị cắt mà trong một số trường hợp đau đớn bị kéo dài. Điều đó có nghĩa là không phải cắt đuôi để cải thiện tăng trưởng. Và, Luật ở châu Âu cấm cắt đuôi Miệng thế gian 33 lợn theo Chỉ thị (91/630/EEC) Quyết định 1994 Welfare trong chăn nuôi được thi hành ở Anh. Còn cắt tai, người viết không tìm ra được tài liệu nào minh chứng cho việc kích thích tăng trọng, đa phần chỉ thấy đục (bấm) tai đánh dấu mà thôi. Đặc biệt có chỉ dẫn đưa ra một... món khoái khẩu – tai heo ngâm dấm và quảng cáo về máy cắt tai heo! Khó hiểu và đáng lưu tâm nhất trong ba cắt, là cắt tuyến giáp trạng. Theo http://www.dieutri.vn/ noitiet/25-4-2011/S99/Suy-giap. htm#ixzz2jvPtf0iN Tuyến giáp có hình con bướm nhỏ nằm mặt trước của cổ, ngay dưới quả táo Adam. Hormone được sản xuất bởi tuyến giáp có một tác động rất lớn đến sức khỏe, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của sự trao đổi chất. Tuyệt nhiên, không thấy ai xui bậy cắt tuyến giáp trạng cả. Liệu có thể xâu chuỗi các vấn đề xưa, đau khó lành như cải cách ruộng đất 1954 – 1955, hay như chuyện mua gốc tre, sừng trâu và gần đây hơn là bán thịt thối lâu ngày, trứng non bằng nhựa... để tự mình cảnh tỉnh mình, rằng hãy cảnh giác để đừng chuốc họa vào thân. Cũng may, theo thời gian, khoa học đã chứng minh, và “ba cắt” cũng đã bị cắt lâu rồi. 51. Ba con vẹt (vui): Một người bán chim có ba con vẹt, quảng cáo rằng con thứ nhất biết nói “Có khách! Có khách!” khi có người đến nhà. Con thứ hai biết chào khách khi khách đến, lúc khách về. Thậm chí, nó còn có thể đối thoại một vài câu thăm hỏi với khách. Con thứ ba thì... không nói gì và luôn im lặng. Và ông ta hét giá ngất trời. Khách muốn mua một con, ngẫm nghĩ, con thứ hai có lẽ đắt nhất vì nó biết nhiều trò nhất, rồi tới con thứ nhất... Vậy thôi đành mua con thứ ba. Nhưng ông ta muốn té ngửa vì giá con thứ ba, đồ bỏ, không biết gì cả... lại được hét to nhất! – Thế là sao? Ông thắc mắc. Người bán 34 Nghiêm Minh chim thong thả giải thích: Ba con này là một ê kíp. Cái con mà ông cho rằng không biết gì ấy, nó là nhóm trưởng đấy. Không có nó thì hai con kia chẳng làm được gì cả! Ông có hiểu không? Thực tình ông khách chẳng hiểu mô tê răng rứa gì, nhưng cứ gật đầu lia lịa. Và không mua con nào nữa. 52. Ba cùng Thời kháng chiến chống Pháp, phải dựa vào dân để sống, làm việc và chiến đấu, nên có chủ trương “ba cùng”: Cùng ăn, cùng ở và cùng làm với dân. Chủ trương này không những giúp quân, dân, cán bộ gắn bó với nhau, mà còn giúp cán bộ, chiến sĩ biết rõ những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của dân mà hành xử và làm việc cho đúng. Mặt khác dân từ đó cũng tham gia đóng góp kháng chiến tích cực hơn. Thời Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc (1964 – 1973), các cơ quan, trường học phải đi sơ tán, một lần nữa “ba cùng” lại phát huy tác dụng. Và lần này có thêm lực lượng học sinh, sinh viên tham gia. Niên học 1965 – 1966, chúng tôi đang học năm cuối Trường Phổ thông cấp 3 A (buổi sáng) Lý Thường Kiệt, Hà Nội; sơ tán về Văn Đức, Văn Giang, Hưng Yên. Hàng ngày ngoài việc học chúng tôi chia nhau gánh nước, nấu cơm, tắm cho em bé con bác chủ nhà... Có lần giữa đêm nghe kẻng báo động của hơp tác xã, tất cả đều bị dựng dậy theo gia đình ra đồng bắt sâu ngô, tới tinh mơ mờ sáng mới về. Còn nhớ hôm đó, mọi người chỉ cần cứ nắm cây ngô mà rung là sâu rơi lộp bộp xuống cái nón hứng ở dưới như mưa rào. Hôm đó riêng tôi cũng bắt được cả kg. Có lẽ “ba cùng” vào thời bình không hợp, vì phân công xã hội, ai phải việc nấy. Nhưng gần dân, hiểu dân, lo cho dân, cho nước, vẫn phải là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của mọi người, mọi ngành, mọi cấp mới phải. Miệng thế gian 35 53. Ba đảm đang Là một phong trào vận động phụ nữ thực hiện tốt ba nhiệm vụ: 1. Gánh vác thêm phần việc của chồng con, anh em, hoàn thành mọi nhiệm vụ sản xuất ở địa phương để chồng con, anh em yên tâm lên đường chiến đấu. 2. Khuyến khích chồng con, anh em gia nhập bộ đội hoặc tiếp tục ở lại chiến trường chiến đấu cho đến ngày không còn một tên lính Mỹ trên đất nước ta. 3. Tích cực tham gia mọi công tác chính quyền, đoàn thể, bảo vệ trị an, phục vụ chiến đấu ở địa phương, sẵn sàng gia nhập quân đội, chiến đấu giết giặc khi Tổ quốc cần. Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong không khí sôi sục của cả nước, tháng 3/1965, Hội nghị Ban chấp hành Hội LHPN huyện Đan Phượng đã gửi thư lên Ban chấp hành Đảng bộ Hà Đông lúc đó hứa sẽ quyết tâm. Từ đó, phụ nữ Đan Phượng trở thành nơi khởi nguồn của phong trào “Ba đảm đang” và được nhân dân cả nước biết đến với tên gọi “Quê hương người gái đảm”. 54. Ba giọi Trong ẩm thực, ở Việt Nam, thịt lợn được chia làm nhiều phần khác nhau, thịt thủ (phần đầu), thịt vai, sườn, sườn non, thịt mông, thịt đùi, thịt ba rọi, thịt thăn, chân giò. Thịt ngon nhất là phần giữa cổ và vai tức là gáy. Vì nơi đó nạc và mỡ hòa vào nhau nên ăn không bị khô, không bị ngấy. Chân giò cũng vậy. Tuy nhiên đấy cũng là theo đánh giá của ta. Còn ở nhiều nước, đầu, chân, bộ đồ lòng, với gia cầm còn thêm cánh, đều là những thứ... bỏ đi. Ngoài ra thì thịt ba chỉ cũng được ưa chuộng – gọi như vậy, 36 Nghiêm Minh vì chỗ thịt đó, khi cắt ra, nhìn từ da xuống sẽ thấy một lớp mỡ mỏng, rồi tới lớp thịt, tiếp đó lại là lớp mỡ, trông như ba đường chỉ vậy. Thịt này cũng được gọi là thịt ba rọi. Từ thịt ba rọi, người ta chế biến ra khá nhiều món ngon, mà nghe tới có khi đã chảy nước miếng. Ví như món thịt kho Tầu, chả nướng ăn với bún, gỏi bông súng trộn tôm, thịt... Còn cá kho tộ mà thiếu ba rọi thì khó mà ngon... Mạng ngoisao.net/tin... còn đưa ra tới 15 cách làm bữa tối ngon với thịt ba rọi, với video clip và hình ảnh đầy đủ. Ấy, ăn là ngon vậy đấy, nhưng hễ mà nổi quạu (điên) lên với ai, thì lại văng ra: Đồ ba rọi! Sao vậy cà? Có thể, cái cấu hình của anh thịt ba rọi, mỡ chẳng ra mỡ, nạc chẳng ra nạc, béo không hẳn béo, bùi không hẳn bùi, cũng giống như những người nói năng không nhất quán, nhố nhăng vậy... Thớ lợ cũng có nghĩa tương tự. 55. Ba khoan Trong kháng chiến chống Pháp, cuộc sống cán bộ chiến sĩ nhiều khó khăn, gian khổ, cơ quan lại luôn luôn phải di dời tránh tai mắt địch. Có vợ con thì vướng víu, làm ảnh hưởng công tác, có khi làm lộ cả bí mật cơ quan. Vì vậy, có chủ trương “Ba khoan”. Cụ thể, một là: “Khoan yêu”, tránh bị chi phối, vướng bận về tình cảm. Hai là: Nếu lỡ yêu rồi thì “khoan lấy”, lấy thì dễ tăng nhân số lắm. Ba là: Nếu lỡ lấy rồi thì “khoan đẻ”. Cực khó, vì nên nhớ rằng lúc đó làm gì có các phương tiện, dụng cụ tránh thai! Đúng và cần thiết phải vậy, nhưng toàn những cái khó “khoan” cả! Từ đó mới có thêm câu tiếu lâm – lạc quan tếu – truyền miệng: Việt Nam dân chủ cộng hòa Đàn ông thì ít đàn bà thì đông Bao giờ kháng chiến   thành công Chính phủ cho lấy   một ông chín bà. Miệng thế gian 37 56. Ba không (vui) Ba cái con khỉ bưng tai, bịt mắt, ôm đầu thì đã có từ xa xưa. Nhưng thời Pháp rồi thời chống Mỹ, thì “Không biết! Không nghe! Không thấy”! trở thành một phong trào yêu nước bảo mật, phòng gian, gọi tắt là “phong trào 3 không”. Có chuyện, một anh cán bộ trên tỉnh xuống xã kiểm tra “Phong trào 3 không”, dọc đường gặp một ông già, cán bộ hỏi: Ông có biết nhà Chủ tịch xã ở đâu không? Ông già không buồn ngó lên, buông thõng: Đéo biết. Đi đoạn nữa cán bộ gặp một thanh niên, lại hỏi vậy. Anh thanh niên to giọng trả lời: Đéo biết! Tiếp đó, gặp một cô gái, khi nghe hỏi, cô ý tứ lấy nón che ngang mặt và nhỏ nhẹ: Đéo biết! Tới gần nhà Chủ tich xã, gặp một đám trẻ đang nô đùa đuổi bắt. Mặc cán bộ ngoắc tay gọi hỏi, không đứa nào buồn dừng lại, nhưng chúng đều đồng thanh đáp: Đéo biết! Vào nhà gặp Chủ tịch xã, anh cán bộ vui vẻ: Phong trào 3 không ở xã ta tốt thật, nhưng có điều dân ở đây sao ưa nói tục quá! Anh Chủ tịch nổi quạu đập bàn cái rầm: “ĐM...! Tôi đã nói mãi rồi mà chúng đéo nghe đấy! Chuyện tưởng chừng chỉ tếu táo cho vui, nhỏ như con thỏ có gì mà ầm ĩ... Nhưng là vấn đề văn hóa đấy! 57. Ba mươi giây “Ba mươi giây”, là 30 lần tích tắc của quả lắc đồng hồ, có nghĩa là cực ngắn, cực nhanh – chuyện xảy ra rất nhanh. Xét về năng lực giải quyết một công việc nào đó của con người, là dễ dàng như trở bàn tay, hay nhanh như điện, như chớp... “Định mức” “ba mươi giây” xuất hiện đầu tiên trong chương trình Games show “Nốt nhạc vui”, và nhanh 38 Nghiêm Minh chóng trở thành câu cửa miệng khi đề cập những việc dễ dàng, hoặc là ngoa ngữ của những chàng, nàng hay ba hoa, cái gì cũng “Ba mươi giây”. Thử xem trong thực tế “ba mươi giây” làm được gì, có thể xảy ra điều gì? “Ba mươi giây” trong giao tiếp đủ để nói một lời “có cánh”, hay một cái bắt tay thân thiện, một cái móc ngéo, một lời cam kết. Và cũng đủ để làm cho đối phương tức chết. Nhà sinh lý bệnh học người Nga F.G.Uglop nhận xét: Lời nói thô bạo là kích thích mạnh nhất, chỉ trong mấy giây mà nó tác động đến hệ tim mạch hàng giờ, hàng ngày. Trong cuộc sống thực tế, có những lời nói trong “ba mươi giây”, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm sau đó, hễ nhớ lại, con tim người ta vẫn quặn thắt. Thành ngữ dân gian có câu: “Lời nói đọi máu” là vậy. Xét về hành động, “ba mươi giây” đủ để một võ sĩ hạ knoc out đối thủ, đủ để cho một lái xe bất cẩn cán chết người, và cũng đủ để những cặp tình nhân ôm nhau, hôn... nhiều cái hôn thắm thiết. 58. Ba mươi lăm Trong trò chơi đánh đề, mỗi con số đều có vẽ hình một con vật: số 35 kèm hình con dê(xem mục 254): do đó dân gian gọi “ba mươi lăm” có nghĩa là con dê. Người mà bị gọi là “ba mươi lăm” là người có máu dê, là hám gái; Và người mà bị gọi là “dê cụ”, “dê chúa” thì thuộc loại nhất xứ rồi. Hình tượng con dê, chỉ áp dụng cho đàn ông. Đàn bà có cái máu tương tự thì gọi là ngựa. 59. Ba năm dụ dỗ Thời kỳ xe máy như là một phần tài sản và cũng là bộ cánh của các chàng, thì ảnh hưởng tới nhiều nàng có khi lại từ cái xe máy. Hiện có những môtô có thể lên tới cả trăm ngàn đô như Harley Davidson chẳng hạn. Và nếu như những năm 1980, “một nghìn lời nói không bằng làn khói Honda”, thì tới những năm 1990, “Ba năm dụ dỗ không bằng Miệng thế gian 39 tiếng nổ Dream (hoặc Suzuky sport)”. Nhưng tới những năm 2000, thì mức “trượt giá” của các nàng được “quy ra thóc”, tệ cũng là Dylan, SH... Yêu anh em chẳng cần chi Chỉ xin anh chiếc A còng (@)   mà thôi.... 60. Ba năm phấn đấu không bằng cơ cấu 1 giờ Thân quen, có gửi gắm, “chấm trước”, thì dù có thi kiểu gì, khó mấy cũng qua tuốt. Nhất thân mà. Bây giờ chuyện đó diễn ra ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, từ văn hóa nghệ thuật, đến khoa hoc kỹ thuật và quan trường cũng vậy. Cái tệ nạn này sinh chuyên quyền, kéo bè kéo cánh, rồi nhũng nhiễu, lo lót... đang làm yếu đất nước đi rất nhiều. Và khiến cho những người có năng lực, chịu phấn đấu cũng khó ngóc đầu lên được. Cái câu “Ba năm phấn đấu không bằng cơ cấu một giờ”, có phiên bản là “một ngày”, không phải mới, đã có từ những năm 1980, nghĩa là trên dưới 30 năm rồi! Và bây giờ cũng chưa mấy đổi thay. 61. Ba năm võ Tầu... Võ Tầu là võ Trung Quốc, một trong những quốc gia có nền võ thuật nổi tiếng thế giới, với những môn phái như Thiếu Lâm, Sơn Đông, Vịnh Xuân quyền, rồi Hồng Quyền... Tuy nhiên, bất luận là võ Tầu, võ Tây hay võ ta thì những người học võ đều được răn là học võ để giúp đời, không phải để ỷ mạnh đánh yếu, và phải có tinh thần của người quân tử, không dở những trò tiểu nhân gian manh, đâm sau lưng địch thủ, hoặc dùng ám khí. Nhưng những người có đầu óc thực dụng, thì cho rằng bất luận một cuộc so tài nào, kết cục đều là thắng hay thua. Vì vậy mới luận ra: “Ba năm võ Tầu, 40 Nghiêm Minh không bằng một chầu củ đậu”. “Củ đậu” là gạch đá, tốt nhất là đá (xanh) đường tàu vừa cứng, vừa có nhiều cạnh sắc. Học võ dù có giỏi cũng khó chống đỡ nổi với “một chầu củ đậu” tới tấp bay từ mọi hướng tới mình. 62. Ba nhất (QĐND online)Đầu năm 1960, tại Hội nghị bắn toàn quân lần thứ 2, Trung đoàn Pháo binh 68, thuộc Đại đoàn 304, được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên dương tại buổi lễ là đơn vị : “Giỏi nhất, nhiều nhất, đều nhất” vì có nhiều kết quả tốt, sáng tạo trong phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Trung đoàn 68 vinh dự là đơn vị “Ba nhất” được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng phát động thành phong trào thi đua trong toàn quân, lấy huấn luyện chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu làm trung tâm, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình làm mục tiêu thi đua cụ thể. Từ cái nôi của phong trào thi đua “Ba nhất tại Đại hội của Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quân năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương các phong trào thi đua và khẳng định vào niềm tin tất thắng của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “Công nhân phất cao ngọn cờ “Duyên hải”. Nông dân phất cao ngọn cờ “Đại phong”. Quân đội anh hùng phất cao ngọn cờ “Ba nhất”. Công-Nông-Binh đại thi đua, đại đoàn kết, chủ nghĩa xã hội nhất định đại thành công, Bắc – Nam nhất định sẽ thống nhất, non sông một nhà”. 63. Ba sẵn sàng Năm 1964, một phong trào mới phát triển rất nhanh, được lớp trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Đó là phong trào “Ba sẵn sàng”. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm/ Sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang/ Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần đến. Theo Báo Hà Nội Mới, người chấp bút ra chương trình này là Lê Tám, tên thật là Hoàng Quốc Liên, quê Phù Cừ - Hưng Yên, Miệng thế gian 41 lúc đó là Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội. Đêm 9-8-1964, nghĩa là chỉ 5 ngày sau khi máy bay Mỹ xâm phạm bầu trời miền Bắc, Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội sáng rực ánh đèn, đỏ rực màu cờ, và dậy vang những tiếng hô như sấm động, những lời thề đanh thép “Sẵn sàng! Sẵn sàng! Sẵn sàng!”. Những người dự mít tinh tay cầm đuốc, tay cầm súng, gậy tầm vông... tỏa ra, rầm rập tuần hành trên các đường phố, quanh hồ Hoàn Kiếm. Phong trào đi rất nhanh vào quần chúng. Chỉ trong thời gian ngắn, hai mươi vạn thanh niên Hà Nội tình nguyện “Ba sẵn sàng”, tám vạn thanh niên Thủ đô náo nức ghi tên gia nhập lực lượng vũ trang. Cuối năm 1964, đã có hơn hai triệu năm mươi vạn thanh niên miền Bắc tình nguyện “Ba sẵn sàng”. 64. Ba số 5 vừa nằm vừa ký Buôn lậu qua biên giới Tây Nam, sau thời thuốc lá Samit (nói ít, hiểu nhiều) đến các loại Hero, Jet... rồi 555 (ba số năm). Lúc này việc hối lộ, quà cáp vẫn chỉ ở “mức tình cảm” (xem mục 756). Chỉ cần “thiện chí”, biết điều tý thôi. Một hai bao thuốc ba số cũng có thể qua được cửa, giải quyết được vấn đề cần thiết. Câu “ba số năm vừa nằm vừa ký” có vào khoảng những năm 1980. 65. Ba vạn chín nghìn Cứ mỗi khi bực mình chuyện gì, với ai, các cụ xưa lại điên tiết lên, tung ra một câu rủa: Cái đồ “ba vạn chín nghìn”; ăn cái “ba vạn chin nghìn ấy!”. Nhớ đây là lời các cụ xưa, có lẽ cách nay dễ trăm năm có lẻ. Chứ nay bói không ra đâu. Đành rằng là xưa đi, và là các cụ “tinh vi”, không ăn nói tục tĩu đi, nhưng rủa vậy nghĩa là sao hỉ? Có người giải nghĩa “cái ba vạn chín nghìn” từ “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” mà ra. Lại có người dẫn trong truyện “Nghìn lẻ một đêm” có câu “ba vạn chín nghìn con cá voi!” được xử dụng mỗi khi người ta giận ai 42 Nghiêm Minh đó. Vậy không khéo nó xuất xứ tứ Ai Cập xưa?!... Và Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, tên thật là Hà Thị Năm, sinh năm 1921 tại Ý Yên, Nam Định, mất lúc 12g30 ngày 3-3- 2013 tại Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình, khi còn sống luôn nói như răn mình: “Kiếp nhân sinh ba vạn chín ngàn ngày, tham cũng để làm gì đâu”(Datviet.vn, 04/03/2013). Cao Bá Quát nổi loạn chống lại triều đình, trước khi bị xử tử, có bài thơ: “Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy Cảnh phù du xem thấy   cũng nực cười Thôi công đâu chuốc lấy sự đời Tiêu khiển một vài   chung lếu láo” Và ba vạn chín nghìn ngày có phải ba vạn sáu nghìn ngày, nghĩa là một trăm năm, mà nói vống lên không? Từ xưa, cụm từ “một trăm năm” thường được dùng để chúc tụng như: sống lâu trăm tuổi, trăm năm hạnh phúc. Và khi nói tới sự ra đi của những người đáng kính, kỵ chữ “chết”, người ta thường nói: khi các cụ trăm tuổi... Đại thi hào Nguyễn Du, mở đầu truyện Kiều cũng viết: “Trăm năm trong cõi người ta”. 66. Ba xây ba chống Bác Hồ với người dân Pác Bó, Cao Bằng, Ảnh: TL Ngày 20-7-1963, Bộ Chính trị ra Nghị quyết mở cuộc vận động “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” trong ngành công nghiệp, gọi tắt là Ba xây, ba chống. Sau đó, ngày 20-10-1963, Hội đồng Chính phủ chính thức phát động cuộc vận động Ba xây, ba chống (Cổng thông tin điện tử chính phủ). (Biên bản Hội đồng Chính phủ lưu lại tại Trung tâm lưu Miệng thế gian 43 trữ quốc gia, trích trong Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử). Ngày 31-1-1964, Bộ Chính trị họp bàn về công tác lãnh đạo cuộc vận động Ba xây, ba chống. Hồ Chủ tịch đã đến dự, Người đề cập vấn đề không bình thường là cán bộ lãnh đạo lại hưởng ứng Ba xây, ba chống không tích cực bằng đông đảo cán bộ, nhân viên. Người nêu câu hỏi: Tại sao dưới động, trên không động? Nhỏ động, to không động? ... Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, sau mấy lần đại thắng quét sạch giặc ngoại xâm (đời Trần và đời Lê) chỉ còn ta với ta nhưng rồi lại mất nước vì mọi quyền hành lúc đó đã vào tay bọn gian thần tham nhũng cùng vua quan chỉ biết hưởng lạc, đè đầu cưỡi cổ dân. (Bác Hồ chống tham nhũng, tha hóa đạo đức cách mạng; Báo Đại Đoàn Kết, 04/02/2010) Bây giờ, khi phong trào học và làm theo gương Bác Hồ đang vào hồi cao trào, thiết nghĩ cũng nên nhìn lại việc thực hành Ba xây, ba chống xem sao, hỉ. 67. Ba xị đế. Xá xị hay Sá xị, là một loại nước giải khát có hương vị từ nước chiết rễ cây xá xị (Smilax regelii, thuộc chi Khúc khắc), được dùng rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới. Nước xá xị thường được bơm ga Axit cacbonic, thêm có màu sắc giống với côla nhưng có hương vị đặc trưng riêng. Trước năm 1975, xá xị rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam, và phần lớn do hãng BGI sản xuất, chứa trong chai thủy tinh, nhãn hiệu có hình con cọp (hổ), nên còn gọi là “xá xị con cọp”. Hay là “xá xị con nai” của hãng Phương Toàn. Chai “xá xị con cọp”, dung tích 250ml. Cũng có người bảo rằng chai xá xị chỉ bằng 220ml mà thôi, nhưng người Hoa (Chợ lớn) dùng đong 4 xị để bán thành 1 lít, với cách bán lẻ như thế này thì 1 lít họ lời được 120ml. Như thế, chai xá xị đã được dùng để đo lường trong bán hàng của người Việt, miền Nam ta. Thay vì mua 250ml hay 220ml, người ta 44 Nghiêm Minh chỉ cần nói gọn: Bán cho một xị (nước tương, nước mắm, rượu...) Và khi tới mấy ông nhậu, thì từ “xị” còn được dùng hữu hiệu hơn. Ngoài cái chuyện sướng lên “Cho một (hai, ba...) xị” để xác định lượng rượu mua, “xị” còn được dùng phân quyền lực trong bàn nhậu. Ai đáng kính – tất nhiên là theo cách đánh giá của dân nhậu – sẽ được giao làm “chủ xị”, người giữ chai rượu – giữ phần hồn của cả bàn, phạt ai, thưởng ai đều do chủ xị quyết. “Xị” cũng là thước đo tửu lượng của các đệ tử lưu linh. Hãy nghe một bài tự trào của dân nhậu sẽ rõ. Một xị là mở mang trí tuệ / Hai xị là giải phá cơn sầu/ Ba xị có thấm tháp vào đâu/ Bốn xị mới chảy mép râu/ Năm xị nằm đâu ngủ đó/ Sáu xị cho chó ăn chè. Lại thêm một biến tấu nữa của dân miền Nam, nói: Ba xị đế, nghĩa là rượu đế đấy. Còn một “xị” nữa không dính gì vào đây, nhưng cho nó dài thêm ra, đã ngứa. Đó là “xị” của mấy tay làm ăn, cá cược... Một Xị bằng100 ngàn (miền Bắc gọi 100 ngàn là 1 cân), 1 chai là 1 triệu, 1 ly là 10 ngàn, 1 ngụm là 1 ngàn. 68. Bà chằng (chằn) Theo Anh Phó (Báo Pháp Luật), về ngữ nghĩa, và trong thực tế ở Việt Nam có nhiều “bà chằng (chằn)” khác nhau. Miệng thế gian 45 Có một loại sinh vật nhỏ giống như con đỉa, ở trên ruộng, bụng dẹp, mình có cạnh được gọi là “con bà chằn”. Cùng loại này, nhưng khi bò để lại trên đất một vết nhờn lấp lánh thì được gọi là “Bà chằn lửa”, có miệng màu đỏ, trông dễ sợ hơn bà chằn thường! Còn hạn hán xảy ra trong mùa mưa, nắng gay gắt nhiều, dân gian gọi là “hạn bà chằn”. Cụm từ ngữ này đã được chính thức dùng trong ngành khoa học khí tượng thủy văn, và cũng đã được đưa vào từ điển (Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Huỳnh Công Tín, NXB Khoa học Xã hội, 2007, trang 575). Dân gian còn gọi “Hạn bà chằn là hạn lệ, hạn bông tranh, chỉ các đợt khô hạn ngắn xảy ra vào mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long”. Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002 cũng giải thích: “Hạn bà chằng là đợt hạn trong mùa mưa ở đồng bằng Cửu Long (tháng 5-11). Do ảnh hưởng của cao áp Thái Bình Dương, thường xuất hiện vào tháng 8, gió đông nam lấn tới đẩy lùi gió tây mang hơi nước, gây các đợt hạn (liên tục có trên năm hay trên bảy ngày không mưa). Hạn bà chằng không những không gây tác hại nhiều cho nông nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt, mà còn có lợi cho lúa hè thu sớm, gặt và phơi thóc hay cho vụ màu thứ nhất ở miền Đông Nam Bộ, thu hoạch vụ màu đầu tiên và làm đất ngay để trồng vụ màu hai, cây phát triển khi mưa trở lại. Một cơ cấu cây trồng hợp lý, điều kiện thủy lợi được cải thiện, cho phép lợi dụng hạn bà chằng tại một số địa phương ở Nam Bộ” (Tập 2, trang 209). Người đàn bà hung dữ, xấu xí cũng bị kêu là “bà chằn”, cao hơn mức thì kêu “bà chằn lửa”. Còn “chằn tinh gấu ngựa” hay “chằn ăn trăn quấn”, là ám chỉ các bà, các cô “đã xấu còn đóng vai ác”, những loại người khó nuốt, khó nhai... Còn con chằn tinh ở đây là con trăn thành tinh, như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh vậy. 46 Nghiêm Minh Ở Mỹ, có một phim hoạt hình 3D, sản xuất 2001, mang tên “Shrek”, dựa trên truyện tranh cổ tích tên Shrek, xuất bản năm 1990 của William Steig, là phim hoạt hình đầu tiên đoạt Giải Oscar, hạng mục giải thưởng mới được đưa ra năm 2001. Shrek là một anh chàng yêu tinh da xanh có bề ngoài thật dữ tợn và xấu xí. Shrek sống một mình biệt lập với mọi người... Bản DVD và VHS của phim được phát hành ngày 7 tháng 11 năm 2001. Và cũng đã chiếu trên nhiều kênh truyền hình Việt Nam, với tên gọi “Chàng chằn tinh dễ thương”. 69. Bà tám Tại sao không nói “bà bảy, bà chin”, mà lại nói là “bà tám”, để ám chỉ những người ưa ngồi lê đối mách? Có vẻ bí dí... bậy, khi bảo rằng xưa ở một gia đình có một bà thứ tám “buôn dưa lê” nổi tiếng, nên từ đó.... Nghe An Chi (petrotimes.vn/ news/vn/hoc-gia-an-chi) giải thích có ngọn, có ngành, dễ tin hơn. Theo đó, tiếng Quảng Đông “pat phò”, đọc theo âm Hán Việt là “bát bà”, là “bà tám”, dùng để chỉ người phụ nữ hay để ý hoặc bàn tán đến chuyện của người khác, hiểu rộng ra là người đàn bà nhiều chuyện. Ở những địa phương khác, dân Tàu gọi hạng đàn bà đó là “trường thiệt phụ”, là “con mẹ lưỡi dài”. Khi phim Tàu, đặc biệt là phim Hongkong, nói tiếng Quảng Đông, được các đài truyền hình Việt Nam nhập về, lồng tiếng... thì “pat phò” trở thành “bà tám”! Dần dà từ “bà tám” được dùng để chỉ những người nhiều chuyện. Còn “tám” thì dùng để chỉ hành động của hạng người đó – tám chuyện. 70. Bạch công tử Nói về ăn chơi nổi đình đám, ở xứ Nam bộ, không thể không kể tới Bạch Công tử Lê Công Phước, thường gọi là Phước George. Phước George là con trai thứ tư của Đốc Phủ sứ Lê Công Sủng, người làng Điều Hòa, quận Miệng thế gian 47 Châu Thành tỉnh Mỹ Tho, Định Tường, Tiền Giang, da trắng nên gọi là Bạch công tử để phân biệt với Công tử Bạc Liêu, da ngâm đen, là Hắc Công tử. Phước G. rất mê cải lương, sang Pháp học về sân khấu. Về nước, cùng với Nguyễn Ngọc Cương lập ra gánh hát lấy tên 2 người là gánh Phước Cương. Một năm sau, Phước tách ra lập gánh Huỳnh Kỳ để cho Phùng Há quản lý và cưới Phùng Há sau đó. Có giai thoại kể rằng, một tối, Hắc công tử và Bạch công tử so tài lấy tiền để nấu chín nồi đậu... Và trong trân thư hùng đó, Bạch Công tử đã chiến thắng. Do ăn chơi phung phí, cờ bạc, phụ nữ, hút xách cho nên cuối cùng tất cả sản nghiệp Bạch Công tử đều tan thành mây khói. Nấm mồ của ông nay cũng chỉ là một nấm đất không bia mộ. (Theo Trúc Giang) 71. Bạch vệ Chỉ huy Bạch vệ Aleksandr Fyodorovich Kerenskii cựu thủ tướng Chính phủ lâm thời trước Cách mạng tháng 10 Nga (Wikipedia) Bạch vệ là lực lượng bao gồm một phần của các lực lượng vũ trang Nga (gồm cả chính trị và quân sự), lực lượng này chống lại 48 Nghiêm Minh những người Bolshevik sau Cách mạng tháng Mười và chiến đấu chống lại Hồng quân trong Nội chiến Nga từ năm 1917 đến năm 1923. Bạch vệ cũng là tên gọi của Quân Giải phóng Nga. Đội quân này chống lại Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1917, sau Cách mạng tháng 10, phe tư bản Nga phải lưu vong ở nước ngoài đã lập nên Bạch vệ do lãnh tụ đảng Mensevik Alexander Kerensky đứng đầu. Khi chính quyền Xô Viết đang củng cố đất nước thì lực lượng Bạch vệ với sự trợ giúp của ngoại quốc đã tấn công Nga, nhưng đã bị Hồng quân đánh bại. Liên Xô thành lập, tàn quân Mensevik bị truy nã gắt gao. Kerensky chết vì bệnh ở London, các thành viên khác cũng qua đời vì bệnh tật. Do không có chỉ huy nên Bạch vệ đã giải tán. Từ Bạch vệ là đối với Hồng (đỏ) quân, sang Việt Nam “đỏ” cũng được hiểu là đảng. Và như thế, nói ai đó là “bạch vệ”, thì cũng đồng nghĩa với việc là người đó chưa phải đảng viên. Có lúc thì câu đó như một chỉ trích, nhưng cũng có khi chỉ đơn thuần là nói người đó ngoài đảng. Theo cách nghĩ của cá nhân, Bonsevik hay Mensevik, đảng viên hay Bạch vệ thì cũng phải lấy cái chuẩn là một công dân tốt. Mà đã là công dân tốt thì dù ngoài đảng vẫn tốt. Còn nếu là đảng viên mà không tròn nghĩa vụ công dân, thậm chí có khi còn là công dân xấu thì còn tệ hơn phó thường dân (xem mục 618). 72. Ban ngày cả nhà lo việc nước... Thời kỳ bao cấp kéo dài cho tới những năm 1980, dân số tập trung về các đô thị gia tăng mạnh, nên vấn đề điện nước trục trặc triền miên. Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là Miệng thế gian 49 nghiêm trọng nhất, có khi hứng cả buổi mới được xô nước, mà công việc, cả việc nhà, việc nước đều không thể bỏ. Vì vậy: Ban ngày cả nhà lo việc nước Ban đêm cả nước lo việc nhà. 73. Bán cháo phổi Từ thời bao cấp đến giờ, giáo chức ở cả các cấp học phổ thông cho tới đại học đều lấy cái nghề nói và hít bụi phấn để mà sống, nên dân gian gọi cái nghề dạy học là “bán cháo phổi”. Trong khi lương thì rất thấp, chính Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phải cam kết sẽ cải tiến để giáo viên có thể sống bằng tiền lương. Nhưng tới nay vẫn “vũ như cẫn” (xem mục 812). Lương không đủ sống thì phải chạy sô – đi “bán cháo phổi”, khiến cái nghề đã đói nay lại còn không được coi trọng. Thật đáng buồn! 74. Bán độ “Bán” là “đổi”, chuyển nhượng một thứ gì đó về vật chất, hoặc tinh thần, có khi là thể xác để lấy tiền. Còn “độ” ở đây là tiếng lóng của dân cờ bạc, chỉ việc dàn xếp tỷ số trong một trận thi đấu thể thao nói chung, nhưng phổ biến là trong bóng đá. Nạn bán độ trong bóng đá Việt Nam có từ trước 1975, và cứ tiếp tục âm ỉ, âm ỉ mãi cho đến 2005, thì thật sự làm bàng hoàng dư luận và rối loạn đội hình LĐBĐVN, Hội đồng trọng tài và các CLBBĐ, khi các cầu thủ Văn Quyến, Quốc Vượng... trong đội tuyển thi đấu SEA Games 23, diễn ra tại Philippines, ngày 24/11/2005, trận VN gặp Myanmar đã quên cả màu cờ sắc áo, cả thể diện quốc gia mà bán độ. Và còn nóng hổi, mùa giải 2011, nghi án bán độ 500 triệu đồng lại làm dư luận sôi lên. 75. Bán lúa non Trước 1975, ở miền Nam, có hình thức mua mão, không cần cân đong, đo đếm, cứ nhìn ước lượng mà tính giá những cánh đồng lúa... chưa chín. Nhiều người dân do thắt ngặt, không 50 Nghiêm Minh còn tiền lo tiếp cho lúa và có khi còn bị nợ réo đòi, đành cắn răng bán lúa còn đang thì con gái, xanh non mơn mởn. Bán kiểu này được gọi đích danh là bán lúa non, luôn là lỗ, là thiệt, nhưng biết làm sao?! Dần dần dân tình phát hiện, không phải chỉ có lúa mới bị bán non, mà... nhiều công chuyện làm ăn, có khi chưa tới “vụ gặt hái” nhưng do nhiều lý do khiến cũng phải nhượng lại cho người khác thu hoạch. Vẫn còn nóng hôi hổi là những dự án về nhà đất, cứ đóng băng, cứ tụt giá liên tục, rồi cứ treo không biết đến bao giờ, khiến nhiều nhà đầu tư phải tìm cách bán tống bán tháo, bỏ của chạy lấy người. Theo dddn. com.vn, 21 Tháng Mười Hai 2011: So với thời điểm thị trường bất động sản sôi động, giá đất tại các dự án bất động sản được bán đã giảm gần 50% giá trị. Và tất cả những gì buộc phải bán non, bán ép đều được dân tình gọi là: Bán lúa non. Cách sử dụng ngôn từ như vậy phổ biến từ những năm 2000, vào thời kỳ nhiều dự án treo và đổ bể. 76. Bạn... bè Tiếng Việt thường có những lối chiết tự thật hay, thật thâm thúy. Ví dụ: Đói rách – đã đói thì khó mà lành; Lương bổng – Lương cao, thấp là xét theo ngạch bậc, và như vậy cũng thường kèm theo bổng lộc khác nhau. Thời bao cấp, lương gần như cào bằng, thực ra xếp cũng hơn lính chút ít, nhưng không đáng kể. Tuy nhiên “bổng, lộc” trên ban của xếp, thì có khi gấp đến nhiều lần. Chẳng hạn, tiền chi ra cho xe hơi, nhà lầu, người giúp việc cho xếp... tính ra gấp vài chục lần nhân viên cũng có. Còn cụm từ này mới là hay, là chính xác tới muôn muôn năm: Quyền hạn. Có quyền, tất phải có han để khống chế quyền đó. Dù quyền đó có cao tới đâu, người giữ quyền đó có lớn đến đâu cũng phải có giới hạn nhất định, nếu không xã hội sẽ loạn. Cứ thử nghĩ xem, ví như Tôn Ngộ Không chọc trời, khuấy Miệng thế gian 51 nước mà không có mũ kim cô thì liệu có đại loạn không? Tam Tạng có thỉnh được kinh nhà Phật về được không? Tuy nhiên, có một cụm từ cứ sờ sờ ra đấy, không thấy ai đả động gì, mãi tới gần đây, khi người ta thừa nhận có những nhóm lợi ích, mới mổ xẻ ra và gật gù: “Tài thật! Tài thật! Tiên sư anh Tào Tháo!”. Đấy là cụm từ “bạn bè”. Năm 2004, trong một kỳ Quốc hội họp, người viết có điện thoại ra gặp G.S.Tôn Thất Bách hẹn gặp để... uống bia lề đường Cổ Tân. Ông đồng ý nhanh. Nhưng sau đó khi được nhắc tới, liệu bận quá nhiều công việc... thì ông thừa nhận và bảo rằng nên điện trước để ông thu xếp. Trước khi chúng tôi kết thúc câu chuyện, ông nói một câu chậm rãi và đầy ý nhị: “Ông nên nhớ rằng, ngày xưa mới có bạn. Còn bây giờ chỉ có bè thôi!” Chẳng hiểu chuyện này có phải lỗi do người dân không biết chiết tự chữ bạn... bè không, nhưng rõ ràng tình... bạn bây giờ thật đáng buồn!!! 77. Bang cò ỉa Không phải là trường hợp riêng có. Ở nhiều địa phương, dù có nhiều con đường góc phố có thay đổi tên thế nào, nhưng người dân vẫn “ưa” gọi nó theo thói quen hay cách định vị của mình. Thì đây thôi, tại TP.HCM, ở Gò Vấp, khúc ngã 5 Nguyễn Oanh, Quang Trung... nay đường xá rộng thênh thang, nhà cửa mở ra rộng rãi khang trang so với trước 30 tháng 4 rất, rất nhiều, nhưng người dân vẫn gọi đó là Ngã 5 chuồng chó (nơi xưa có trại quân khuyển của VNCH). Và rồi Ngã 4 Bảy Hiền, Ngã 6 Cộng Hòa, Ngã 7 Sài Gòn... vẫn cứ chết tên như vậy. Ở Hà Nội, tính từ những ngày đầu tiếp quản tới nay, chí ít cũng gần 60 năm rồi mà con phố Lò Đúc vẫn được dân tình gọi là Bang cò ỉa. Chả là từ xưa, trên những hàng cây sao cao vút, cách xa phía dưới đô thị ầm ào, luôn chuyển động, là thế giới riêng biệt của loài chim. Và cò luôn thống lĩnh về số dân. Cái con đường Lò Đúc ấy, ngày xưa 52 Nghiêm Minh luôn trắng cứt cò; người đi bộ thỉnh thoảng lại được nhận, dù muốn hay không, một bãi cứt cò nở bung như một giọt vôi trắng, có khi ngay trên đầu. Có lẽ xa hơn là thời bom đạn Mỹ bắn phá Thủ đô, mà gần đây thì là quy hoạch, là xe ô tô, xe máy... là ô nhiễm môi trường đã khiến lũ cò phải bỏ đi tìm nơi khác như những người dân phải đi để nhường đất cho thủy điện, cho công trình A, B, C gì đó. Bây giờ, Lò Đúc không bán lò, mà cũng không có cò ỉa nữa, chẳng hiểu có người Hà Nội xưa – nay nào lại mơ vào một ngày đẹp trời nào đó đi qua Lò Đúc lại được... cò ỉa lên đầu không? Nhưng quả là Hà Nội xưa, Lò Đúc xưa thật thanh bình, thật dễ thương khiến người xa luôn nhớ về. 78. Banh talon Tiếng Pháp Talon du pied là gót chân. Trong bóng đá, đánh gót, gọi là đánh talon. Gân gót chân là chỗ trọng yếu, cắt đứt là hết đi luôn. Gót chân Achilles là một câu ngạn ngữ rất nổi tiếng nói về điểm yếu của mỗi con người. Theo thần thoại Hy Lạp, khi Achilles sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp con có thể trường tồn, thần Thetis hai tay giữ gót chân, dốc ngược cậu bé, nhúng cả người cậu vào nước sông Styx, nhờ đó Achilles trở nên mình đồng da sắt, riêng gân gót chân không được nhúng nước là yếu. Cuối cùng, trong Chiến tranh thành Troia chàng đã tử trận vì bị hoàng tử Paris dùng tên bắn xuyên qua gót chân. Talon khi vào Việt Nam được ghép thành “banh ta lông”, và được hiểu là tan tành, là tan nát ra. Chẳng hạn như: cái nhà đó banh ta lông hết rồi. 79. Bao cấp Là thời kỳ kinh tế kế hoạch tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1985, song thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, trước thời kỳ Đổi mới. Và như thế có thể chia bao cấp làm 3 giai đoạn: Miệng thế gian 53 Giai đoạn 1: Từ 1954 – 1964, tức là sau hòa bình lập lại đến trước khi Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc: Giai đoạn này cuộc sống tuy chưa thật khấm khá, nhưng bắt đầu “ăn no mặc ấm” Giai đoạn 2: Từ 1964 – 1975: Thời kỳ Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc (1964 – 1973), với câu nói đe doạ huỷ diệt của Tổng thống Mỹ Johnson: Đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Đây là một thời kỳ cực kỳ khó khăn của miền Bắc. Giai đoạn 3: Từ 1975 đến 1986, tức từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đến trước thời kỳ đổi mới: Thời kỳ này cả nước gặp khó khăn vì phải hàn gắn những vết thương chiến tranh, sản xuất nhiều nơi đình đốn, mà viện trợ từ các nước XHCN thì không còn, Việt Nam bị Hoa Kỳ cấm vận. Đã có lúc TPHCM, nằm giữa vựa lúa ĐBSCL mà thiếu gạo. Khủng hoảng đã lên tới đỉnh điểm (xem mục 362) Nếu kể cả về tư duy, thì có lẽ “bao cấp” còn kéo dài tới tận bây giờ. 80. Bao giờ cho đến tháng 10 Đạo diễn Đặng Nhật Minh có một bộ phim mang tên Bao giờ cho đến tháng Mười, ra mắt lần đầu năm 1984. Chồng đã hy sinh, nhưng Duyên phải giấu kín gia đình vì cha già đang bệnh nặng. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết giả những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Thế rồi, có nhiều tiếng đồn dị nghị rằng Duyên và thầy giáo Khang có tư tình. Đến khi cảm thấy mình yếu, không còn sống được bao lâu, người bố chồng bảo Duyên gọi điện cho con trai về để gặp lần cuối. Đến lúc này, tin chồng mất đã không giấu được nữa... Trong phim có Bài thơ viết trên cánh diều của chính đạo diễn Đặng Nhật Minh: Bao giờ cho đến tháng Mười Lúa chín trên   cánh đồng giông bão Ta để lại sau lưng những   ngày dài mong đợi Những mất mát hi sinh,   khổ đau, chịu đựng 54 Nghiêm Minh Khi trời thu vẫn   xanh mãi trên đầu Bộ phim đã được bình chọn là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Và được CNN đánh giá là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại. Bao giờ cho đến tháng Mười như một lời cầu mong, ước nguyện cho một chuyện gì đó thành hiện thực và cũng là... khó xảy ra. Chính vì thế, sau trình chiếu một thời gian, tên của bộ phim đã trở thành một câu ta thán của dân gian mỗi khi ước muốn một điều gì đó mà cảm thấy khó thành: “Ôi! Bao giờ cho đến tháng Mười?!”. Cũng có khi nói: Ước gì cho tới tháng Mười. 81. Bảo Ðại cởi truồng Bảo Đại, tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển, tục danh “mệ Vững” sinh 22/10/1913, (23/9 năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc (28/1/1890 – 9/11/1980), là vị Hoàng đế thứ mười ba của triều Nguyễn, cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, lên ngôi vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Ông mất và chôn tại Pháp, 31/7/1997. Vợ của Bảo Đại là Nam Phương Hoàng hậu, tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 - 1963), là con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ) ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Miệng thế gian 55 Nói tới cái thời Bảo Đại cởi truồng, hay Bảo Đại ỉa cứt su... có nghĩa là chuyện xảy ra lâu, lâu lắm rồi. Câu này có từ sau khi Bảo Đại lên làm vua một thời gian. 82. Bao la Theo Từ điển NXBKHXH – 1989, “bao la” là rộng lớn đến vô cùng vô tận. Ví dụ: Biển rộng bao la. Vũ trụ bao la. Nhưng từ lâu trong dân gian, từ ngữ này còn hàm nghĩa (bóng): Yên tâm, khỏi lo, không thiếu gì... 83. Bảo Sinh Ông Bảo Sinh người làng Tương Mai nay là phố Trương Định, Hà Nội, người từng được dân Hà Nội gọi là “vua chó”. Ông có một cái khách sạn toàn chó mèo đủ loại. Trong đó có cả nghĩa địa chó mèo đàng hoàng. Thêm một cái lạ: Bảo Nguyên, người vẽ truyền thần có tiếng và duy nhất còn sót lại của Hà nội là anh ruột ông. Lạ hơn nữa là theo bạn bè nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Sinh còn có cả “bụng” thơ lạ. Chẳng hạn: “Ra đường sợ nhất công nông Về nhà sợ nhất vợ   không mặc gì”. Hay: “Vợ là cửa cái, Bạn gái là cửa sổ. Càng nhiều cửa sổ càng sang, Cửa cái anh vẫn   đàng hoàng vào ra. Vợ là cửa cái nhà ta, Lại là cửa sổ thằng cha   láng giềng”. ... Khen thơ ông thì ông bảo: Ai cũng làm được nhà thơ Ai cũng có thể “sù cơ” của mình Và: Muốn đuổi khách ra khỏi nhà Đọc thơ được giải họ ra tức thì 84. Bát giới (Trư) Là một nhân vật trong trong tiểu thuyết Tây du ký, xuất bản năm 56 Nghiêm Minh 1590, tác giả Ngô Thừa Ân, nói về chuyến đi Ấn Độ thỉnh kinh của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng). Vốn là một Thiên Bồng Nguyên soái, nhưng do chòng ghẹo Hằng Nga mà bị đầy xuống trần gian làm kiếp con lợn. Khi Tam Tạng đi thỉnh kinh, thâu nhận làm đệ tử và đặt cho pháp danh là Trư Bát Giới. Bát Giới nghĩa là “Tám ranh giới bị kiềm chế” (không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm ngồi giường quá rộng, ăn chay) để nhắc nhở Bát Giới phải luôn biết tu sửa mình. Nhưng thực tế thì Bát Giới luôn tham ăn – nhân sâm nuốt không biết mùi vị, và mê gái tới độ bị bảy yêu nhền nhện giăng tơ bắt sống... Tây Du Ký thật hấp dẫn, các nhân vật trong đó đều độc đáo và cá tính. Truyện đã được chuyển thể thành phim và bốn thầy trò Đường Tăng cũng đã có dịp du ký sang Việt Nam. Và Trư Bát Giới đã đi vào cuộc sống dân gian Việt Nam. Những dân tham lam, chứ không phải là quan tham, đều bị gán cho cái tên Trư Bát Giới, ngắn gọn là Bát Giới. Cũng giống như nói: Tham lam như đồ con lợn vậy. 85. Băng bó (Vui) Sau trận đánh, đơn vị bắt được một số tù binh, trong đó có một người bị thương, theo chính sách nhân đạo đối với tù binh, anh cán bộ chỉ huy gọi lính lên và ra lệnh ngắn gọn: Đem đi băng bó. Khi công việc đã tạm ổn, chỉ huy gọi người lính đã nhận nhiệm vụ hồi hôm, hỏi: Người tù đó sao rồi. Anh lính: Dạ! Đã mồ yên mả đẹp ạ! Chỉ huy bật ngửa, ngơ ngác: Sao? Sao?... Thì ra, chỉ huy thì người Nam bộ, con lính thì người Huế, nên anh ta nghe băng bó ra thành bắn bỏ, nên đã đem người bệnh đi... tử hình rồi! 86. Bắc – phà Trong từ điển từ ngữ tiếng Việt chỉ có bắc là hướng bắc, bắc Miệng thế gian 57 thang, bắc cầu, bắc bán cầu... Từ điển đối chiếu từ địa phương, Bắc, là kêu theo tiếng Nam bộ. Còn miền Bắc gọi là phà. Bắc tiếng Pháp là bac chỉ cái phà chở khách cùng phương tiện qua sông. Có hai loại phà. Một là phà không được lắp nguồn động lực đi cùng, phải dùng đầu kéo, ca nô hoặc máy đẩy khi vận hành. Loại thứ hai được gọi là phà tự hành, có lắp nguồn động lực. Tính sơ cả nước có khoảng tên dưới 30 phà lớn bé. Bến phà Cần Thơ qua sông Hậu, thường gọi là bắc Cần Thơ, là bến phà lớn nhất Nam Bộ. Phà lớn nhất miền Bắc nằm trong top những bến sông rộng, sóng lớn, nước xiết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đường thủy bậc nhất cả nước, là bến phà Rừng (nằm ở hạ lưu sông Bạch Đằng, giữa 2 huyện Yên Hưng - Quảng Ninh và Thủy Nguyên - Hải Phòng). Sông Bạch Đằng, tên nôm: sông Rừng – sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nơi ghi dấu 3 chiến công lừng lẫy của dân tộc: Năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, năm 981: Lê Đại Hành phá tan quân Tống và năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba). Tính thời điểm đầu 2014, toàn quốc đã có 5 phà ngưng hoạt động, vì đã có cầu thay thế. Một là phà Bính qua sông Cấm, Hải Phòng (Cầu Bính khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005). Hai là phà Rạch Miễu qua sông Tiền, nối Bến Tre và Mỹ Tho (cầu Rạch Miễu đi vào hoạt động năm 2009). Ba là bắc Cần Thơ. Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu được khởi công 25 tháng 9 năm 2004, khánh thành vào lúc 09g00 sáng 58 Nghiêm Minh ngày 24 tháng 4 năm 2010. Đâylà cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á. Bốn là bắc Mỹ Thuận qua sông Tiền, Cầu Mỹ Thuận khởi công: 06/7/1997;Hoàn thành: 21/5/2000. Năm là Bến phà Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối quận 1 và quận 2 của Sài Gòn. Từ 0 giờ ngày 1-1-2012, Hầm thủ Thiêm chính thức được đưa vào sử dụng, kết thúc sứ mệnh lịch sử chuyên chở hành khách và hàng hóa qua sông Sài Gòn gần 100 năm, của bắc Thủ Thiêm. 87. Bắn... chim Bắn ở đây là dùng một ngoại lực để đẩy một vật đi như mũi tên, hòn đạn trong bắn cung, bắn súng. Và bắn bổng là bắn chỉ thiên, bắn lên trời nhằm đe dọa, cảnh cáo. Cũng hàm nghĩa là bắn bỏ, chẳng chết thằng Tây nào. Dân tình vốn hay so sánh và tự áp dụng vào cuộc sống, mỗi khi thấy điều đó có lý. Và bắn bổng có phiên bản mới là bắn... chim. Không chỉ việc bắn chim trên trời, mà là... trong đá banh (bóng), mỗi khi thấy cầu thủ nào đó đá cái bùm lên trời. Tất nhiên đá bổng lên trời cũng có thể là phá bóng nhưng hãn hữu, vì thực tế cứ đẩy ra biên là xong. Cụm từ trên đã xuất hiện từ khá lâu trong giới thể thao, nhưng chỉ vào khoảng những năm 1980, khi mà “phong trào” bán độ trong bóng đá đang phát triển mạnh, nó mới trở nên thông dụng hơn. 88. Bắn pháo hoa Nói vậy là vì nó giống vậy. Cũng có súng, dù không có cò, có lẫy, không có điểm phát hỏa. Nhưng cũng có bắn ra và nở tùm lum như pháo hoa vậy, nên dân tình gọi vụ xuất tinh về đêm, ngoài ý muốn là “bắn pháo hoa”. Còn y học gọi là di mộng tinh, bệnh yếu sinh lý của nam giới. Pháo hoa... thật, thì đã có từ rất lâu trên thế giới. Việt Nam có những làng pháo nổi tiếng như Bình Đà, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội); Đồng Miệng thế gian 59 Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh... Ở những làng này, xưa đều có hội rước pháo, thi pháo rất náo nhiệt, tưng bừng. Đây là một trong những lễ hội dân gian độc đáo, đặc sắc của Việt Nam. Nếu bây giờ còn, không biết chừng được UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đốt pháo nói chung, đã bị cấm 18 năm nay rồi (theo Quyết định 406/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển và đốt các loại pháo nổ). Duy có ông pháo Ninh Giang, Hải Dương là còn được tổ chức lễ hội, vì đó là... pháo đất. Người thi pháo sử dụng đất sét gan gà nặn thành hình quả pháo kiểu lá riềng, giống khoang thuyền có riềm, và thả rơi để tạo tiếng nổ. Hội thi pháo đất Ninh Giang tổ chức hàng năm vào dịp xuân về. Còn pháo hoa, nhớ rằng 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức ở 7 tỉnh, thành phố lớn Điện Biên, Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.... Và từ 2008, Tp. Đà Nẵng được tổ chức Hội thi pháo hoa quốc tế hàng năm. 89. Bằng cấp không bằng bằng lòng, Chuyện này xét ở một góc độ nào đó là rất có lý. Tuyển người bây giờ mà cứ căn vào bằng cấp là có khi hỏng việc. Dễ hiểu, thạc sĩ, tiến sĩ bây giờ giả thật lẫn lộn. Thậm chí Giáo sư bây giờ không phải là sư mà cũng chưa chắc là giáo. Lại nữa, bằng cấp cao thì phải trả lương cao, rõ ràng có phải là đổ nợ không?! Còn họ hàng, con cháu mình, không trật đi đâu mà sợ. Xinh đẹp, dù là sửa sắc đẹp ở Thẩm mỹ viện Cát Tường chăng nữa, vẫn ưa nhìn, dễ thương, dễ thuận. Tiền thì khỏi nói rồi, mua được cả tiên (xinh đẹp), cả lễ nghĩa họ hàng. Phú quý giàu sang sinh lễ nghĩa mà... Thế nên dân gian “có lời khuyên” cho các nhà tuyển dụng: Bằng cấp không bằng bằng lòng. Cái lòng ta đang muốn gái, 60 Nghiêm Minh muốn tiền, muốn giúp bà con nội ngoại gần xa, mà lại bảo ta đi tìm bằng cấp, thì thật là phi lý. 90. Bắp non mà nướng lửa lò... Bắp non mà nướng lửa lò đúng là ngon tuyệt. Lại quết thêm ít mỡ hành lên trên nữa thì trên cả tuyệt vời. Nhưng bắp ở đây chỉ là cái cớ thôi. Người ta muốn nói tới một cái đã lùi xa xa lắm rồi, mà bây giờ chỉ còn là dĩ vãng. Bắp non mà nướng lửa lò Đố ai ve được con đò   Thủ Thiêm Câu thơ trên có từ Sài Gòn thời đằng cựu, trong Sài Gòn Xưa của Vương Hồng Sển, kèm theo một lời than tiếc nuối: Con đò vẫn còn đây, nhưng cô lái đò xinh đẹp năm xưa thì nay đà vắng bóng! Theo PGS TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh – năm 1911 bến phà Thủ Thiêm (còn gọi là bến Cây Bàng) chính thức đưa khách sang sông cùng song hành với những chuyến đò ngang.. Và rồi từ 0 giờ ngày 1-1-2012, phà Thủ Thiêm lại chính thức ngừng hoạt động, kết thúc sứ mệnh lịch sử gần 100 năm của mình. Thay vào đó, Hầm vượt sông Sài Gòn – Hầm Thủ Thiêm, đường vượt sông lớn nhất Đông Nam Á, đi vào hoạt động từ 20 – 11 – 2011. 91. Bắt cởi trần... Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi nói về thân phận nàng Kiều, có câu: Bắt phong trần   phải phong trần Cho thanh cao mới được   phần thanh cao Thời bao cấp, những mặt hàng được coi là nhu yếu phẩm đều phải phân phối, áo may ô (áo lót trong của nam), cũng có trong danh mục. Vì vậy, dân gian nhại Kiều: Bắt cởi trần phải cởi trần   (cũng có người đổi chữ “cởi” thành “phanh”) Cho may ô mới được phần   may ô. Miệng thế gian 61 92. Bấn xúc xích Từ điển Tiếng Việt, NXBKHXH, 1988, trang 64, “bấn” có hai nghĩa: 1. Có khó khăn về công việc do thiếu người, hay thiếu thì giờ mà không biết giải quyết làm sao. 2. Cuống quýt, rối rít không biết xử trí ra sao trước công việc dồn dập. Ai cũng tranh nhau hỏi làm anh cứ bấn lên. Xúc xích là một trong các loại thực phẩm lâu đời nhất. Từ 5000 năm trước Công nguyên, xúc xích đã được vẽ trên các tranh ảnh xuất xứ từ Ai Cập, Syria, Trung Quốc. Và vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên nhà thơ Homer đã nhắc đến xúc xích trong Odyssey về các cuộc thi đấu “xúc xích” của người Hy Lạp. Xúc xích có nhiều loại. Luộc là đa dạng nhất, có khoảng trên dưới 800 loại. Xúc xích sống có khoảng 500 loại... Xúc xích Đức (Bratwurst) nổi tiếng bởi mùi khói thơm dịu. Anh nổi tiếng với loại xúc xích tươi khi được chiên hay nướng đều thoang thoảng vị chua, tương tự như vị của nem chua. Còn vị ngọt thanh của rau mùi hòa quyện gia vị làm nên phong cách riêng cho xúc xích Ý. Vùng Toulouse của Pháp thì nổi danh với món xúc xích thịt heo xay miếng lớn lẫn với da. Khi làm xúc xích, người ta lấy thịt heo xay nhuyễn nhồi vào lòng heo, rồi thắt từng đoạn, từng đoạn dài chừng 40 – 50cm, thành một chuỗi dài, khi xong mới cắt ra từng cái xúc xích một. Có lẽ, do liên tưởng tới chuỗi xúc xích, mà khi có việc gì khó giải quyết, khiến người ta rối lên, bấn loạn lên, người ta cũng dùng thành ngữ “bấn xúc xích” để diễn đạt. Tuy xúc xích có từ xưa, nhưng phải khi Pháp sang đô hộ, dân ta mới biết thế nào là xúc xích và cách làm xúc xích. Vì vậy, thành ngữ này có vào khoảng thế kỷ 16 – 17. Và hẳn là ở đất Nam bộ trước tiên. 93. Bật đèn xanh Đèn giao thông, hay đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, đèn xanh đèn đỏ, có 62 Nghiêm Minh từ tháng 10 năm 1868, khi người ta đặt hệ thống đèn ngay bên tòa nhà quốc hội Anh ở Luân Đôn. Chúng được lắp ở đây để báo hiệu cho những đoàn tàu đi ngang qua. Lúc đó chỉ có hai chiếc, một màu đỏ là dừng lại và một màu xanh là chú ý, dùng cho ban đêm. Tháng 8 năm 1914, công ty tín hiệu giao thông ra đời ở Mỹ và chịu trách nhiệm lắp đèn tại các ngã tư bang Ohio. Đến năm 1920, đèn tín hiệu mới có đủ ba màu: xanh, đỏ, vàng; do sĩ quan cảnh sát Williams Posst, thành phố Detroit sáng chế ra. Năm 1950, đèn tín hiệu được sử dụng rộng rãi ở Canada và lan ra trên thế giới. Hiện nay người ta lắp đèn đếm lùi để lái xe biết phải chờ bao lâu. Ở Việt Nam, không rõ đèn tín hiệu giao thông có từ bao giờ. Nhưng theo hệ thông văn bản, thì có thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an, số 915-C57-P5, ngày 10 – 11 – 1962, nước ta, ở miền Bắc đã có đèn tín hiệu giao thông. Như vậy có thể hiểu là ít nhất, nó đã có từ 1962. Có nghĩa là đã dư một nửa thế kỷ để người dân Việt hiểu và thi hành luật đi đường theo điều khiển của đèn tín hiệu giao thông. Nhưng dân ta, dù xanh, đỏ, vàng, mà liếc không thấy anh công an thì cũng kệ, cứ kéo ga vọt thẳng. Có trường hợp còn lớn tiếng chửi người dừng xe khi đèn đỏ là ngu, là cản đường. Thống kê năm 2004, trên 15.000 trường hợp đã bị xử lý vì lỗi lấn vạch sơn khi dừng chờ đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư. Và từ khi có đèn giao thông, khi tham gia giao thông, người ta hiểu đèn xanh bật lên là cho đi. Còn trong cuộc sống thường nhật, “bật đèn xanh” lại được dùng biểu thị sự đồng ý, đồng tình, thông qua một vấn đề gì đó. Với dân xã hội đen thì có nghĩa là được quyền hành động, dù đó là hành động trộm cắp cướp giật hay giết người. Xếp bật đèn xanh rồi đó. 94. Bầy nhầy, bạc nhạc Trong khi làm thịt gia súc như trâu, bò, heo, ta thường thấy xen giữa những phần thịt, Miệng thế gian 63 mảng cơ bắp thường có những màng cơ dai nhách, giữ những nhóm cơ, mà dân bán thịt và các bà nội trợ quen gọi là bầy nhầy. Rồi đầu những nhóm cơ là những mảng gân bám chắc vào các đầu xương, được gọi là bạc nhạc. Bầy nhầy, bạc nhạc là những chỗ khó nhai, lại tốn nhiều củi lửa. Loại này thường rẻ tiền, ít người mua. Đối với con người, nếu bị coi là loại bầy nhầy, bạc nhạc là khó chơi, chẳng nên dây vào làm gì. Thôi, đối với cái loại bầy nhầy, bạc nhạc đó nói làm gì! 95. Bể bạc (sec-man) Trong xe máy, ôtô thì Piston lớn bé, kín hở quyết định mã lực, sức mạnh của xe. Piston có các vòng secman, còn gọi là bạc secman, gọi tắt là bạc. Bạc mà bể có thể cháy máy, xe ngừng hoạt động. Bể bạc, ví như hư bột hư đường (xem mục 420), hỏng việc. Lúc đầu câu này chỉ sử dụng với các phi vụ làm ăn chạy chọt, nhưng nay mọi giới đều dùng, vì ở đâu, ở lĩnh vực nào cũng có “bể bạc”. 96. Bể nồi cơm Thật đơn giản và dễ hiểu, Việt Nam ta từ bao đời nay vốn lấy cơm làm đầu, giờ cũng còn đa số nhà như vậy, bỏ cơm hai ba bữa đã thấy nhớ. Thế nên đập bể nồi cơm nhà người ta rõ ràng là không ổn rồi. Và thành ngữ “Làm (đập) bể nồi cơm” được dùng khi mình làm hỏng công chuyện làm ăn của ai đó, hay ngược lại họ làm hư bột hư đường (xem mục 420) của mình. 97. Bể ống khói Bể ống khói hay bể bô là tiếng lóng của dân chơi, chỉ một dạng bệnh hoa liễu (bệnh lậu) do quan hệ tình dục với gái làng chơi không an toàn. Mắc bệnh này, bệnh nhân thường phải bị “thông nòng” – thông đường tiểu, nếu bị “tắc ống khói”, “nghẹt bô”. Vì bệnh lậu tạo mủ. 98. Bên A là chùm khế ngọt... Bài hát Quê hương của Giáp Văn Thạch, lời thơ Đỗ Trung Quân, có câu: “Quê hương là chùm 64 Nghiêm Minh khế ngọt, cho em trèo hái mỗi ngày...”, theo thời gian đã bị thực tế khách quan cải biên. Bên lề Quốc hội, ngày 29/10/2007, Đại biểu Cao Sĩ Kiêm, nguyên Phó ban Kinh tế Trung ương Đảng: Những người có trách nhiệm chưa lắng nghe. Đây là dự án mang nhiều tai tiếng và thất thoát hoàn toàn thuộc lỗi của chúng ta... Ngân sách chi tiêu cho đề án 112 đúng là “chùm khế ngọt”, không có đề án nào mà sai phạm thất thoát vài trăm tỷ đồng như thế. Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Lê Quốc Dung: Đề án 112... giống PMU 18. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân: Một số dự án chi tiêu như hái lộc. Số tiền sai phạm, thất thoát trong đề án 112 quá lớn, 200 tỷ đồng, bằng thu ngân sách của một tỉnh trong một năm. Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội; Ủy viên thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN khóa V; Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X, XI đã công khai phát biểu trên HTV 11/11/2003: Bên A là chùm khế ngọt Cho (bên) B trèo hái mỗi ngày. Và đến vụ Hành lang Đông – Tây (2009, kéo sang 2010), rồi VINASIN (2010)... thì câu ca trên lại được “chỉnh sửa” một lần nữa: Nhà nước là chùm khế ngọt Cho A – B trèo hái mỗi ngày. 99. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, còn gọi là Đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh tiểu đường là một bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều bệnh hiểm nghèo, như sơ vữa mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Tuy nhiên chuyện đó thuộc về y học. Ở đây bàn về căn bệnh khác. Tiểu đường hay đái đường, có thể hiểu là đi tiểu, đi đái ở Miệng thế gian 65 ngoài đường. Bệnh này lúc đầu có phần là do những nơi như Hà Nội, TP.HCM đông dân vậy, mà có khi đi cả ngày trời, mót mà cũng chẳng biết tè nơi đâu. Bây giờ sau nhiều năm dân tình nín tè, ở hai thành phố đông dân xếp hạng top ten của thế giới đã có toilet. Thế mà đi đường vẫn dễ dàng bắt gặp mấy anh dựa gốc cây, bờ tường mà xả bầu tâm sự (xem mục 823) một cách vô tư. Có lẽ bệnh để lâu không chữa đã sang túp 2 rồi, phải đứng đường mới mát. Lâu rồi dân tình đùa bảo mấy anh hay đái ngoài đường là những người mắc bệnh tiểu đường. Còn những người mắc bệnh tiều đường thật thì lại được khuyên, muốn khỏi, trước khi đi đâu nên tiểu ở nhà và nhớ vào toilet... 100. Bếp Hoàng Cầm Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hòa Bình (1951-1952), có công dụng làm tan loãng khói khi nấu ăn, tránh bị máy bay địch phát hiện. Hoàng Cầm nguyên là tiểu đội trưởng nuôi quân của Đội điều trị 8, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau này trong Chiến tranh Việt Nam, do sự hoạt động ráo riết của không quân Mỹ, bếp Hoàng Cầm được áp dụng đại trà và bắt buộc trong các đơn vị (Nguồn: Wikipedia) 66 Nghiêm Minh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam khi hành quân tác chiến trên các chiến trường. Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi ra khỏi mặt đất. Do đó, có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu. Yêu cầu bí mật đã được đề ra như một khẩu hiệu một thời máu lửa: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, đã được thực hiện phần nào với sự hỗ trợ của bếp Hoàng Cầm. Hoàng Cầm mất năm 1996. Hình ảnh bếp Hoàng Cầm đã đi vào thơ ca kháng chiến, như trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: Bếp Hoàng Cầm   ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa   là gia đình đấy... Bài hát “Nổi lửa lên em” do Huy Du sáng tác theo chân bộ đội đi khắp chiến trường, cũng là nói về bếp Hoàng Cầm. Nhân đây cũng nói thêm đôi dòng để đừng nhầm lẫn, vì chúng ta có tới 3 ông Hoàng Cầm đều rất nổi tiếng. Ngoài ông bếp ra còn có Thượng tướng Hoàng Cầm, tên thật là Đỗ Văn Cầm sinh ngày 30 tháng 4 năm 1920, từng tham gia chiến dịch Biên giới, chiến dịch Điện Biên và Giải phóng miền Nam. Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh 2000. Ông đã từ trần hồi 14 giờ 30 phút ngày 19/8/2013, tại Bệnh viện Quân y 175, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 93 tuổi. Còn nhà thơ Hoàng Cầm với những bài thơ nổi tiếng như “Lá diêu bông”, “Bên kia sông Miệng thế gian 67 Đuống” được chọn đưa vào giáo trình trung học phổ thông, cùng các vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan... tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội). Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. 101. Bia nào cũng là bia Về chữ thì đúng là bia nào cũng là bia, nhưng nghĩa thì có những khác biệt nhất định, thậm chí có khi trái nghịch hoàn toàn. Nhưng đã có tý tỉnh là bất chấp. Dù là Heineken hay bia hơi thì cũng là bia. Giàu nghèo có thể uống các loại bia khác nhau, nhưng... cũng là bia. Và đã là chữ bia, thì bia... ôm cũng là bia. Và còn một cái “cũng” nữa là “bia đá cũng là bia”. Theo lập luận đó, bài hát Ru ta ngậm ngùi của Trịnh Công Sơn, bị dân nhậu đổi lời: Bia nào cũng là bia/   Henneken cũng là bia Bia nào cũng là bia/   Bia hơi cũng là bia Bia nào cũng là bia/   Bia ôm cũng là bia Bia nào cũng là bia/   Bia đá cũng là bia Có một lời khác lý sự cũng không kém: Lang nào cũng là lang (đúng ra là “lan” nhưng đọc theo giọng Nam bộ) Khoai lang cũng là lang Lang nào cũng là lang/   Lang thang cũng là lang... 102. Bia ôm “Bia” đây là chỉ loại nước giải khát có ga và độ cồn dưới 10 độ. “Ôm” ở đây là ôm ấp một người con gái. “Bia ôm” là hành động đi uống bia mà có gái – có thể ôm phục vụ. Chi phí sẽ được tính: Tiền bia + tiền ôm gái. Loại hình này có từ trước giải phóng. Sau 30/4/1975, không biết qua bao lần truy quét, nhưng “bia ôm” vẫn tồn tại và còn có xu hướng bành trướng “cái gì cũng ôm” như “cơm ôm”, “cà phê ôm”, “karaoke ôm”... cho đến nay. 68 Nghiêm Minh 103. Bình tĩnh mà run Chữ nghĩa cũng lạ, đã run thì làm sao còn bình tĩnh được mà bảo. Nhưng suy xét kỹ một tý sẽ thấy... có lý. Bình tĩnh lại! hãy bình tĩnh mà nghe cho kỹ đây này! Đấy thường thì khi có một việc gì làm chúng ta rối trí, hoặc có một kẻ nào đó đang đe dọa chúng ta, khiến chúng ta hoang mang, thì người thân chúng hoặc chính lý trí của chúng ta mách bảo, hãy bình tĩnh, Hãy bình tĩnh đi, rồi mọi chuyện cũng sẽ giải quyết được thôi. Và trong khi đó thì ta... vẫn cứ run. Bình tĩnh mà run được áp dụng như một khuyến cáo cho ai đó về một điều không hay có thể ập đến. Ví dụ: này cậu nghe đây, và hãy bình tĩnh mà run nhé! 104. Bó tay.com “Chấm com” (.com) là đuôi tên miền của một dạng website, cũng như “chấm edu”, thường dùng cho website của các trường đại học, “chấm vn” thường dùng cho các cơ quan, tổ chức... Khi muốn truy cập vào một website nào, dù có gõ đúng hết, mà sai cái đuôi “chấm com” thì cũng thua. Và website có đuôi chấm com với các cá nhân là phổ biến nhất ở Việt Nam. Vì vậy, khi đã “botay.com” (bó tay chấm... cơm), có nghĩa là vô phương, không còn cách gì khác, không thể giải quyết được việc đó. 105. Bò đội nón Ai đó thắc mắc, thử đội nón cho mấy con trâu, con ngựa hay con dê xem sao, liệu nó có giống vậy không mà không nói, lại “đổ” sang bò. Đúng là cũng chẳng ai làm phép thử đó để bênh vực cho bò. Nhưng bò thì cũng chẳng vì thế mà buồn. Nó từ xưa vốn đã bị loài người kêu là ngu như bò rồi. Khi trẻ chăn bò ham chơi, lại sợ mất nón (đây là nón lá buông, lá cọ hình chóp, sâu và rộng chứ không phải nón tai bèo hay nón gì khác), bèn treo lên đầu bò, bị vướng tầm nhìn và thấy vật lạ trên đầu nên cứ nghênh nghênh, lắc lắc qua, lắc lắc lại nhằm hất cái vướng ở trên Miệng thế gian 69 đầu ra, lúc này nó đứng hất nón, không được nó bước thêm một hai bước rồi đứng lại lắc hất tiếp trông rất buồn cười. Bò đội nón, nói đầy đủ là ngu ngơ như bò đội nón, ám chỉ người trong trạng thái lạ lẫm với công việc, lóng ngóng, ngó nghiêng ngó dọc không biết phải làm như thế nào. Lúc đó trông họ cũng ngô ngố, buồn cười như cái anh bò đội nón vậy. Còn một thắc mắc nhờ ai đó trợ giúp: Tại sao không nói trâu đội nón nhỉ? 106. Bóc (gỡ) lịch “Một ngày tù thiên thu tại ngoại”, nên dù là vì lý do nào mà vào nằm ấp thì cũng buồn như chấu cắn, đếm từng ngày, mong từng ngày tới hết hạn tù. Dân tình gọi nôm na mấy anh xấu số phải vào tù là đi “bóc (gỡ) lịch”. 107. Bóc vỏ trái đất Bóc vỏ trái đất (Cedar Falls), là tên cuộc hành quân của Mỹ vào căn cứ cách mạng của ta ở Củ Chi, tháng 1-1967, với 30.000 quân, có sự yểm trợ của máy bay, xe tăng, thiết giáp, pháo binh, chúng quyết tâm xúc dân đi nơi khác, san bằng Củ Chi, tiêu diệt toàn bộ Bộ chỉ huy quân khu Sài Gòn - Gia Định, phá hủy hệ thống căn cứ địa đạo. Trên 10.000 người dân đã bị bắt, chết và thương vong gần 1.000; nhà cửa, hoa màu bị đốt phá tan hoang. Tuy nhiên, Củ Chi sức sống mãnh liệt. Sau 20 ngày càn quét, địch buộc phải kết thúc sớm chiến dịch với số thương vong gấp đôi chiến dịch Cái bẫy: 3.500 tên chết và bị thương, 130 xe tăng, 28 máy bay bị phá hủy. Tướng Mỹ A.Nasen - chỉ huy trong cuộc hành quân Cedar Falls - thú nhận: “Không thể phá hủy được địa đạo... Đánh bằng công binh không hiệu quả... rất khó tìm được cửa hầm xuống địa đạo...”. Những quả “mìn gạt” của anh hùng Tô Văn Đực chế tạo được cài khắp nơi trên chiến trường khiến quân địch tổn thất nặng nề. Thậm chí mìn còn được cài trên ngọn tre, nổ tung cả máy 70 Nghiêm Minh bay trực thăng giặc. Tại ngã ba Bến Dược, chỉ một đội du kích với chín chiến sĩ đã liên tục chiến đấu nhiều ngày đêm, tiêu diệt 107 tên địch, bắn cháy một xe tăng.(Tuổi Trẻ) 108. Bom tấn Lúc đầu, những người ba hoa chích choè bị gọi là “nổ”. Nhưng tiếng nổ phát ra từ lựu đạn, bom, mìn nên dân tình lại cảnh báo mấy ông “nổ” là thôi đừng “quăng lựu đạn” nữa. Và cũng cảnh tỉnh bà con, coi chừng nó “văng miểng”(mảnh vỡ) đấy! đạp mìn, đạp bom đấy! Và cho tới giờ, khả năng công phá ghê nhất được xác định là “bom tấn”. Nói chơi thì xử dụng mấy từ này được, chứ trong mấy chuyện nghiêm túc mà báo chí cũng xài, thì quả là văn hóa Việt lùn thật. 109. Bố già Bố già (The Godfather) là tên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn người Mỹ gốc Ý Mario Puzo được xuất bản lần đầu vào năm 1969 bởi nhà xuất bản G. P. Putnam’s Sons. Cuốn sách đã bán được 11 triệu bản. Marlon Brando trong vai Don Vito Corleone Năm 1972, tiểu thuyết Bố già được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Francis Ford Coppola với Marlon Brando thủ vai Don Vito Corleone và Al Pacino vào vai Michael Corleone. Bộ phim thành công vang dội với doanh thu 134 triệu USD, đoạt ba giải Oscar, bốn giải Quả cầu vàng (Golden Globe) và được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Bộ phim được tiếp tục bởi Bố già phần II, một thành công nữa của sự hợp tác giữa Puzo và Coppola với 6 giải Oscar. Bố già phần III của Coppola và Miệng thế gian 71 Puzo được sản xuất năm 1990 và hoàn tất bộ ba (trilogy) của Mario Puzo. Khác với hai bộ phim trước, Bố già phần III không đoạt được giải Oscar nào mà diễn viên Sofia Coppola trong phim còn được trao giải Golden Raspberry cho Nữ diễn viên phụ tồi nhất trong năm. (Theo Wikipedia). Bố già Corleone, một trùm mafia khét tiếng... trong phim, truyện “bước vào” xã hội Sài Gòn trước 1975. 110. Bộ đội “Bộ” nghĩa là đi bộ, “đội” nghĩa là mang một vật gì đó ở trên đầu, như đội mũ, đội nón chẳng hạn. Nhưng ở đây là đội hàng. Nghĩa (tiếng lóng) đầy đủ của cụm từ “bộ đội” là: “Đi bộ, đội hàng”, ám chỉ mấy anh cán bộ, bộ đội nói là đi công tác, nhưng thực chất là đi buôn. Về sau cụm từ này chỉ chung cho những kẻ buôn lậu chuyên nghiệp, cũng như những cán bộ lợi dụng danh nghĩa người nhà nước đi buôn. 111. Bộ đội về làng như... Thành hoàng là người phù hộ độ trì cho dân làng. Thần được thờ ở đình, miếu (miễu) của làng, quanh năm được cúng lễ, hương khói. Theo dân gian, Thành hoàng là thần đàn ông, vì khí dương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật. Việc thờ Thần hoàng được đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh: Thời Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (năm 822) tên Đô hộ Lý Nguyên Hỷ (hoặc Gia) thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan, mới tìm khắp, chọn một nơi cao ráo tốt, để có dời phủ lỵ đến đó... Nhân dịp ấy, y mới giết trâu đặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông Tô Lịch) làm Thành Hoàng. Trên dưới đều đồng lòng... Đến khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu 72 Nghiêm Minh là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân. Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng... (Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan Thái Chúc (chức quan lo việc cầu đảo phúc lành) đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Dân cư (đến) cầu đảo hay thề nguyền điều chi, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay... (Nguồn: Wikipedia). Có một thực tế luôn đúng, là bộ đội – lính chứ không phải quan, thời nào, giai đoạn nào thì cũng đa phần là trẻ khỏe, to cao, đẹp trai và cũng khá đa tài, nhất là văn nghệ, thể thao và... tán gái. Vì vậy bộ đội đi đến đâu là rộn ràng đến đó, nhất là về làng được các má thương, các em tíu tít vây quanh. Vì vậy dân gian có câu “Bộ đội về làng như thành hoàng về miễu”. 112. Bốc mả Ở Việt Nam, theo tục lệ, người mất, chôn cất sau ba năm thì cải táng, đào mộ lên, mở nắp quan tài, lấy xương cốt ra rửa sạch. Trong trường hợp vì lý do gì đó, như quan tài quá kín, quá chắc chắn, hoặc do vùng đất cao ráo, có khi đến thời gian mà phần thịt, gân cơ vẫn chưa tan hết, bám lằng nhằng vào xương, thì cũng phải gỡ ra cho sạch, lấy rượu rửa kỹ, xong cho vào một cái tiểu bằng sành, sứ, rồi lại chôn xuống. Từ đây ngôi mộ vĩnh viễn là nhà của người quá cố. Cái việc ăn cả... đống xương hầm dưới con mắt của dân nhậu, có cái gì đó giông giống như... Và thế là, từ lâu lâu lắm rồi, không còn nhớ năm tháng nữa, dân nhậu lan sang tới dân tình, khi ăn xí quách (xem mục), một nồi hầm toàn xương, thì lại gọi là bốc mả. Đây cũng là một món rất khoái khẩu của dân nhậu. Vì thế khi tự nhiên họ lại rủ nhau: “Hôm nay đi bốc mả đi”, thì phải tự ên mà hiểu. 113. Bôi trơn Xe cộ, máy móc đều cần dầu nhớt bôi trơn để bảo vệ và giúp máy móc chạy tốt. Con người Miệng thế gian 73 cũng vậy, cũng cần được “bôi trơn”, nhưng không bằng dầu nhớt mà bằng vật chất, thường được quy đổi ra... tiền, vàng. “Bôi trơn” có thể coi là hối lộ, một hành vi luôn bị lên án... bằng mồm. Còn muốn được việc có khi phải chấp nhận “bôi trơn”. 114. Bốn sợ: Thực ra sợ thì cuộc đời không thiếu gì cái để sợ. Xưa thì, thứ nhất sợ kẻ anh hùng/ thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây. Rồi Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang; sợ “tám giờ chuông đánh phải nằm co”... Hiện tại thì sao? Ra đường sợ nhất công nông (xe máy kéo cải tiến, gây nhiều tai nạn chết người), sợ xe container, sợ kẹt xe, sợ thủy điện bể đập, sợ giá xăng, giá gas tăng... Thế tại sao lại chỉ có bốn sợ? Kể ra dân gian, trong chuyện này không gian chút nào. Những cái sợ như trên đã kể, thật bình thường sự đời. Không chấp làm gì. Còn bốn cái sợ đây quả là độc... tứ vô ngũ. Đây bốn cái đáng sợ: Ra đường, bệnh viện, trường học, công quyền. Đấy, thử xem có ai không sợ không? Ra đường là gặp tắc đường, đi sớm có khi hóa muộn. Tai nạn thì liên miên, ở đâu, ở chỗ nào cũng có thể xảy ra chẳng biết đâu mà lần. Bệnh viện thì đông như nêm, đắt như quỷ. Đã vậy dù là bệnh nặng, cấp cứu mà không có tiền cũng... cứ chờ đóng tiền xong hẵng hay. Ai có con nhỏ, đi xin cho con học một lần xem có sợ không! Xếp hàng từ sáng sớm có khi cũng không lo được cho con. Công quyền, ấy là quyền của người ở các công sở. Mỗi con người từ khi sinh ra tới khi mất đi, phải có cho mình hàng chục loại giấy tờ. Nào khai sinh, chứng minh, hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, thẻ bảo hiểm... Xem xem cái gì không cần? Nhưng vấn đề là đến đâu ta cũng phải chờ đợi, cũng phải nghe những lời cộc lốc, chẳng thân thiện gì, 74 Nghiêm Minh chỉ thể hiện quyền lực mà thôi, thậm chí ngay từ người gác cổng! Và, đáng sợ hơn nữa là bốn cái sợ đó luôn... thường trực trong ta, mà ta không cách nào dứt bỏ được. Thử xem liệu có ai liều lĩnh đóng chặt cửa không ra đường nữa không? Hay kệ con cái, không học thì thôi. Kệ luôn cả việc làm các giấy tờ, thủ tục buộc có. Anh hùng hơn nữa – Bệnh hả, con bệnh, vợ bệnh... hả? Không việc gì phải đi bệnh viện!!!... Nằm nhà chờ chết sao? Thấy sợ chưa?! 115. Bốn Ð ba N Những tiêu chuẩn “quy định”, cũng như quyền lợi của cán bộ kháng chiến được dân quy nạp lại thành 4Đ 3N. 4Đ là trình độ thì phải đại học, là đảng viên, người địa phương và có người đỡ đầu. 3 N là: Có chế độ ưu tiên nằm bệnh viện, hưởng chế độ nghỉ hưu và khi chết thì được nằm Nghĩa trang liệt sĩ. Có vẻ không có gì mà phải ầm ĩ, nhưng thử gõ gõ vào trán sẽ bật ra một câu hỏi. 116. Bugi không nẹt lửa Trong các loại động cơ máy nổ như xe hơi, xe máy, bugi mà không nẹt (đánh) lửa thì máy không hoạt động, xe không chạy được. Người đàn ông mà “thằng bé” xìu hoặc có vấn đề thì cũng coi như “bugi không nẹt lửa”. 117. Bù giá vào lương Giá – Lương – Tiền là cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam vào năm 1985, nhằm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu - bao cấp, chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, được thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 8, khóa V của Đảng. Nhưng khi áp dụng đã xảy ra nhiều bất cập đưa nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng phi mã. Sang năm 1986 thì mức lạm phát lên đến 774,7% làm kiệt quệ kinh tế. Riêng các nông sản, so sánh vật giá năm 1986 với năm 1976 thì tăng 2000%. Miệng thế gian 75 Những năm kế tiếp lạm phát tiếp tục ở mức ba con số: 1987: 323,1%, 1988: 393%. Đến năm 1989 mới xuống còn hai con số. Và việc điều chỉnh lương luôn... chạy theo sau giá sinh hoạt tăng. Đúng là mừng tới... phát khóc, mỗi khi được điều chỉnh lương. Vì đúng là “bù lương vào giá” – Không phải “bù giá vào lương” – chứ chẳng bổ béo gì! Và giống như “được vạ thì má đã sưng” – Được bù tiền thì... chuyện cũng đã rồi. Thật buồn như câu ta thán của dân gian:”Bù da vào xương” vậy. 118. “Bún mắng, cháo chửi” Ở Hà Nội, có những quán ăn hở ra một chút là quát mắng khách sa sả, chẳng hạn như Quán Bún ở 57 ngõ Ngô Sỹ Liên, hay như Quán cháo gà Phố Nhà Thờ, cũng nổi tiếng với thương hiệu cháo “chửi”. Bà chủ này có thể chửi khách, chửi nhân viên từ sáng tới khuya. (Theo Tiền phong). Nghe đâu đấy cũng là những quán ngon nổi tiếng Hà thành, nên dân sành ăn cũng chấp nhận bịt tai lại... mà ăn. Và “miếng ngon nhớ lâu”, lại năng lui tới, khiến mặt nhà hàng càng “ô van” (xem mục 512). Nhưng thiết nghĩ, “lời mời cao hơn mâm cỗ”, ăn cũng phải đon đả chào mời thì mới thấy ngon. Chẳng thơm cũng thể   hoa nhài (lài) Dẫu không thanh lịch cũng   người Tràng An Dù thơm, dù thanh lịch hay không cũng mang tiếng của một dòng hoa có tiếng là thơm, cũng vẫn là người Tràng An – Người Hà Nội, phải giữ lấy cái tiếng thơm, nét sống cao đẹp của mình. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc bày tỏ quan điểm của mình: “Với một quán ăn, khách chính là ân nhân, đem lợi nhuận cho chủ quán. Chủ hàng họ không tri ân khách thì thôi, 76 Nghiêm Minh lại còn chửi, thật vô văn hóa hết chỗ nói. Chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay, không đến nữa. Chỉ có như vậy, họ mới hành xử có văn hóa hơn”. 119. Bụng đánh lô tô Lô tô là một trò chơi đỏ đen, mà nhà cái thì vừa nhấm nhẳn đọc vè, vừa dò bốc những con số trong một cái túi để xướng lên. Còn người chơi thì chọn một tờ giấy có ghi sẵn những hàng ô số, và hồi hộp chờ đợi những con số phù hợp mình đã chọn, cầu may cho trúng. Trò chơi này thường diễn ra vào những dịp lễ Tết ở Nam bộ, thu hút rất nhiều người tham gia. Đặc biệt có những bài vè đi kèm với những con số được nhà cái xướng lên, khiến lòng người cứ chộn rộn, nhấp nha nhấp nhổm muốn đi coi. Đánh lô tô hay chơi lô tô cũng vậy. Và bụng đánh lô tô là hồi hộp, bồn chồn chờ đợi ai đó, việc gì đó sắp diễn ra. Ví dụ: Sao tôi cảm thấy lo quá, nãy giờ bụng cứ đánh lô tô hoài. 120. Buôn dưa lê “Buôn” là buôn bán, “lê” là ngồi lê la chỗ này, chỗ khác. “Buôn dưa lê” cũng giống như “ngồi lê đôi mách”, lê la chỗ này, chỗ khác hóng chuyện – “buôn” để rồi lại đi kể – “bán” người khác nghe. Và chuyện “buôn bán” ở đây ám chỉ những chuyện không hay, không tốt, nói xấu người này, kể tật người kia; ít xít ra nhiều... “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, những người như vậy lại thường hay tụ bạ, mà thiên hạ gọi họ là “Hội săm soi”. Người sưu tầm cũng xin “buôn” thêm một chút nhé. Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những buổi tán gẫu có thể sẽ giảm stress, giúp sức khỏe của chị em tốt lên. Lại cũng có khuyến cáo “buôn dưa lê” nhiều có thể làm hỏng da mặt của các bạn đấy. Lưu ý nhé. Muốn biết thêm, tra trên Google sẽ có... 12.000.000 kết quả đấy! Thế mới biết vụ “buôn” này cũng lớn lắm. Tuy nhiên, có điều vẫn còn thắc mắc, tại sao lại có thêm chữ Miệng thế gian 77 “dưa”, thay vì cư nói “buôn lê” cũng đủ?! Có phải do dưa càng để càng chua và rồi tới khú luôn, cũng như nói càng dài, càng dai càng dại? Hay?... Khoảng năm 1968 – 1970, nhà nông học, GS. Lương Định Của (16/8/1920 – 28/12/1975) đã lai tạo ra một giống dưa mới ăn ngon, ngọt và mát, bán rất chạy, gọi là dưa lê. Có thể từ đó phát sinh cụm từ ngữ “buôn dưa lê”, GS. Lương Định Của được phong tặng Anh hùng lao động năm 1967 và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995. Hiện Việt Nam có nhiều giống dưa lê khác, như giống dưa lê Ngân Huy 233 siêu ngọt từ Công ty Hạt giống Đài Loan. Từ năm 2009, giống này được trồng nhiều ở Kim Thành (Hải Dương), Đông Anh (Hà Nội), Hòa Đức (Hà Tây). Dưa Vân lưới thuộc nhóm dưa Lê thơm, là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Pháp lai tạo và sản xuất. Dạng thân bò hoặc leo (như dưa lê, dưa hồng), sinh trưởng khỏe, thân mập, phiến lá to màu xanh sẫm. Dưa Quảng Bình vàng ươm ngọt lịm... 121. Buôn không vốn Thành ngữ Việt Nam có câu Buôn tài không bằng dài vốn. Vậy không vốn làm sao buôn? Cũng có đấy, Tuổi Trẻ online, 30/3/2010: Xã Lóng Luông, thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, hiện có 990 hộ với trên 5.000 nhân khẩu thì đã có 107 người đang thi hành án về tội danh liên quan đến ma túy, 18 đối tượng bị truy nã đặc biệt và hàng chục bị can trong các vụ án đang được công an các tỉnh điều tra làm rõ hành vi phạm tội. Dân xã Lóng Luông rất giàu, hầu hết nhờ vào ma túy. Chỉ riêng tại bản Co Tang đã có khoảng 40 ôtô, trong đó có những xe lên đến hàng tỉ đồng. ông trùm Tráng A Tàng có một xe Ford nhập ngoại và một xe Lexus trị giá hơn 2,5 tỉ đồng Việc buôn bán ma túy ở Lóng Luông rất dễ bởi chỉ cần quen biết là có thể lấy hàng trước, trả tiền sau. Có trường hợp người 78 Nghiêm Minh