🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mĩ Thuật 11 Thiết Kế Công Nghiệp – Kết Nối Với Cuộc Sống
Ebooks
Nhóm Zalo
THI LUI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐN
ĐINH GIA LÊ (Tổng Chủ biên)
PHẠM DUY ANH – TRỊNH SINH (đồng Chủ biên) ĐỖ ĐÔNG HƯNG - ĐỖ ĐÌNH TUYẾN
MĨ THUẬT 11
THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
GD
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
ĐINH GIA LÊ (Tổng Chủ biên)
PHẠM DUY ANH – TRỊNH SINH (đồng Chủ biên) ĐỖ ĐÌNH TUYẾN – ĐỖ ĐÔNG HƯNG
MĨ THUẬT
THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
11
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Mỗi bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 11 – Thiết kế công nghiệp được tổ chức thành bốn hoạt động cụ thể sau:
KHÁM PHÁ
NHẬN BIẾT
Học sinh tìm hiểu, có nhận thức ban đầu về nội dung bài học.
Học sinh lĩnh hội và hình thành kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài học.
GÃ THẢO LUẬN
Học sinh củng cố nội dung, yêu cầu cần đạt được của bài học.
VẬN DỤNG
)
Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học
để giải quyết những vấn đề của cuộc sống
liên quan đến bài học.
VỚI CUỘC SỐNG
Câu lệnh thực hành
Câu hỏi
Những hướng dẫn kĩ thuật, cách làm sản phẩm mĩ thuật trong sách có tính gợi ý, nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc thực hành.
Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng
các em học sinh lớp sau
LỜI NÓI ĐẦU
Sách giáo khoa Mĩ thuật 11 – Thiết kế công nghiệp giúp các em có hiểu biết, hình thành những kiến thức, kĩ năng cơ bản liên quan đến ngành thiết kế trang sức.
Những nội dung biên soạn giúp các em nhận biết được đặc điểm thiết kế đồ trang sức, biết được mối quan hệ của thiết kế đồ trang sức với đời sống, liên hệ ý tưởng thể hiện cũng như nhận định được mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm đồ trang sức. Qua đó, các em xác định ý tưởng để thực hiện phác thảo và hoàn thiện thiết kế đồ trang sức bằng vật liệu sẵn có. Qua các bài học, cuốn sách giới thiệu các bước cơ bản để thiết kế và thể hiện một sản phẩm trang sức, từ đó giúp các em có những sản phẩm trang sức đẹp, đồng thời biết cách kết hợp các sản phẩm trang sức với thời trang một cách hài hoà, đúng mục đích và hoàn cảnh sử dụng.
Chúc các em học tập thật vui và thể hiện được những sản phẩm trang sức đẹp từ những ý tưởng của chính mình
CÁC TÁC GIẢ
Bài
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1
Khái quát về lĩnh vực thiết kế trang sức
5
2
Thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có
15
Một số thuật ngữ dùng trong sách
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
31
—
—
BÀI
1
KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC THIẾT KẾ TRANG SỨC
Yêu cầu cần đạt
Biết về đặc điểm tạo hình, vật liệu trong thiết kế trang sức và hiểu về mối quan hệ giữa thiết kế đồ trang sức với đời sống.
Tạo được mẫu trang sức thủ công phù hợp với điều kiện thực hiện của bản thân.
Có ý thức về mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm đồ trang sức.
Yêu thích lĩnh vực thiết kế trang sức.
KHÁM PHÁ
Trang sức là những sản phẩm dùng để làm đẹp cơ thể như vòng đeo cổ, lắc tay, hoa (khuyên) tai, nhẫn,... thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các vật liệu sẵn có khác. Đồ trang sức được làm ra phải có kiểu dáng, màu sắc giúp người dùng dễ thao tác trong việc phối hợp với trang phục, phù hợp với cá tính, phong cách và
hoàn cảnh của người dùng. Từ những bộ trang TH Lê phục công sở, dạo phố cho đến những trang SƠN G
phục sự kiện sang trọng, thường có phụ kiện và trang sức phù hợp đi kèm.
SONG
Nhẫn đeo tay1
EM CÓ BIẾT:
Vòng đeo cổ2)
Muốn thiết kế được những sản phẩm trang sức, nhà thiết kế cần tìm hiểu giá trị, phương thức chế tác của vật liệu để lên ý tưởng và tạo dáng phù hợp. Mỗi vật liệu đều có những tính chất khác nhau, do đó cần có phương pháp, quy trình làm việc thích hợp mới tận dụng hiệu quả nhất giá trị của vật liệu, đồng thời tránh những sai sót không đáng có.
(1), (2) Nguồn: Đông Hưng
5
6
Vật liệu dùng trong trang sức rất phong phú và đa dạng. Từ những vật liệu sẵn có như dây thừng, dây dù, sợi kim loại, vỏ sò,... cho đến vật liệu quý như vàng, bạc, kim cương, đá quý, ngọc trai,... mỗi loại vật liệu đều có những đặc tính và cách chế tác khác nhau. Nhà thiết kế trang sức cần nắm rõ để vận dụng vào chế tác sản phẩm cần làm.
—
Kim loại quý: vàng, bạc, bạch kim,...
—
Hợp kim: đồng, thép không gỉ, ti-tan,...
Bac(1)
Đồng(2)
—
Khoáng vật/ đá quý kim cương,
Đá quý hữu cơ: ngọc trai, hổ phách,...
thạch anh, ru-bi, xa-phia,...
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Kim cương(3)
Ngọc trai đen(4)
Trang sức thường được làm từ những vật liệu nào?
Hãy tìm hiểu về những kiểu dáng và vật liệu của đồ trang sức mà em yêu thích.
(1), (2), (3), (4) Nguồn: Đông Hưng
EM CÓ BIẾT:
Vẻ đẹp của trang sức cổ Việt Nam)
Cách ngày nay khoảng 3 000 năm, cư dân văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu đã sử dụng đồ trang sức một cách đa dạng và có vẻ cầu kì. Loại hình chủ yếu là vòng đeo tay, khuyên tai, hạt chuỗi,... Nguyên liệu dùng làm đồ trang sức được lựa chọn là các loại đá có màu sắc đẹp, thớ mịn. Đặc biệt, kĩ thuật chế tác đã lên tới đỉnh cao. Một số đồ trang sức như vòng đeo tay, khuyên tai tạo dáng hình tròn khá hoàn hảo, bề mặt nhẵn mịn và trau chuốt.
Vòng hình ống, đá ngọc, văn hoá Đồng Đậu, cách ngày nay khoảng 3 000 – 3 500 năm(2)
Bước sang thời dựng nước, một số đồ trang sức được sử dụng như bùa hộ mệnh là vật không thể thiếu trong các nghi lễ tâm linh. Chất liệu chủ yếu là đá màu, mã não, đồng, thuỷ tinh,... Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai, Óc Eo,... đã phát hiện nhiều món đồ trang sức được chế tác hết sức cầu kì, tinh xảo. Chúng không chỉ làm cho người sử dụng trở nên sang trọng, quý phái mà còn thể hiện sự giàu có, sức mạnh và quyền lực của người đứng đầu mà hoa tại hai đầu thú, ba mấu, bốn mẫu là một ví dụ. Đặc biệt, những bao chân, bao tay gắn nhiều chuông nhỏ, vòng tay, trâm cài đầu bằng đồng, chuỗi hạt, hoa tai bằng mã não, thuỷ tinh màu,... còn cho thấy sự đa dạng về loại hình của đồ trang sức thời kì này. Chúng ta có thể hình dung văng vẳng đâu đây âm thanh rộn ràng từ những chiếc chuông nhỏ gắn trên bao tay, bao chân bằng đồng của cư dân Đông Sơn phát ra theo nhịp điệu bước nhảy của các nghi lễ tâm linh thời đó.
121
Hoa tại hai đầu thú, đá, văn hoá Sa Huỳnh, cách ngày nay khoảng 2 000 – 2 500 năm(3)
(1), (2), (3) Nguồn: Lê Thị Tuyết – Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
7
8
() NHẬN BIẾT
Đặc điểm của thiết kế trang sức
Thiết kế trang sức, thiết kế đồ chơi và thiết kế sản phẩm,... là những chuyên ngành thuộc ngành thiết kế công nghiệp, có điểm chung là:
—
Tìm hiểu nhu cầu, thao tác sử dụng sản phẩm;
Vận dụng các nguyên lí cơ bản trong thiết kế để tạo dáng, nhằm thay đổi, điều chỉnh
sản phẩm để thoả mãn yêu cầu cơ bản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sản phẩm,...
Thiết kế trang sức cũng có những đặc trưng sau:
Tính thẩm mĩ
Kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và kết cấu của trang sức luôn được thiết kế phù hợp với nhiều mục đích cũng như đối tượng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, màu sắc trong trang sức phần lớn là dùng màu tự thân của vật liệu nên nhà thiết kế thường khai thác việc tạo chất hay trang trí trên bề mặt sản phẩm.
Tính văn hoá
Trang sức luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng
và quý phái cho người sử dụng trong sinh
hoạt thường ngày hay tham gia những
kiên
quan trọng. Do đó, đồ trang sức không những
mang giá trị văn hoá tinh thần trong đời sống xã hội với ngôn ngữ biểu hiện riêng mà còn căn cứ vào giá trị quý hiếm của vật liệu, biểu tượng trong tạo dáng sản phẩm,... để làm tiêu chí xác định giá trị kinh tế, thước đo đẳng cấp hoặc địa vị trong xã hội.
Tính biểu tượng
Nhiều đồ trang sức có tạo hình mang tính biểu tượng chung như hình trái tim, hình chia khoá, hình chữ thập,... với những ý nghĩa tốt đẹp.
Theo em, đặc điểm nào của thiết kế trang sức là quan trọng nhất? Vì sao?
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (3) Nguồn: Shutterstock
Hoa tai bạc của đồng bào dân tộc Mông()
| THEG sự th
Vòng cổ bạc của đồng bào dân tộc Dao(2)
Mặt dây chuyền hình trái tim(3)
Một số dạng thiết kế trang sức
Trang sức đính đá dạng chùm: Đính đá dạng chùm hầu như phổ biến với các sản phẩm trang sức trên khắp thế giới. Dạng thiết kế này thường xuất hiện trên các mẫu hoa tai, dây chuyền và các sản phẩm trang sức khác. Mỗi sản phẩm trang sức theo dạng này đều thể hiện được kĩ thuật chế tác điêu luyện và khả năng sáng tạo của các nghệ nhân.
Trang sức dây xích: Trang sức dạng dây xích cũng khá phổ biến. Trong đó, vòng cổ và vòng tay là hai loại trang sức được thiết kế nhiều theo dạng này. Nhiều mẫu trang sức được thiết kế dạng dây xích với bản khá lớn để tạo ấn tượng mạnh trước mọi ánh nhìn.
Trang sức gắn những biểu tượng kinh điển của các hãng thời trang: Đặc điểm thiết kế này thường gắn kết với các bộ trang phục, tạo nên sự đồng bộ, ấn tượng trong một
tổng thể, cũng như truyền tải một thông điệp cụ thể về thẩm mĩ, phong cách. VỚI CUỘC
Trang sức mĩ kí: Dạng trang sức này được chế tác chủ yếu bằng các vật liệu kim loại giá trị thấp và thông dụng để có thể sản xuất hàng loạt, giảm giá thành như ni-ken, đồng, ... Ở loại trang sức mĩ kí, khi vật liệu được chế tác thành mẫu trang sức thì công đoạn cuối để có được sản phẩm hoàn chỉnh là xi mạ nhằm phủ lên bề mặt mẫu trang sức một lớp kim loại cao cấp như vàng, bạc,... giúp cho các phụ kiện trang sức này trở nên có tính thẩm mĩ, lấp lánh và đẹp mắt hơn.
(1), (2) Nguồn: Shutterstock
(3), (4) Nguồn: Đỗ Hưng
Vòng đỉnh đá chùm (1)
Vòng dạng xích (2)
THEO SỐN
Hoa tại biểu tượng(3)
Ghim cài áo(4)
9
Một số loại trang sức phổ biến
Ngày nay, đồ trang sức là một trong những sản phẩm làm đẹp không thể thiếu trong công việc thường nhật, dạ hội, lễ hội, các cuộc thi sắc đẹp, trình diễn nghệ thuật,... Đồ trang sức có nhiều loại từ vòng đeo cổ, đeo tay, chân cho đến nhẫn, hoa (khuyên) tai, trâm cài đầu hay kẹp tóc,... Các sản phẩm này được thiết kế, tạo mẫu hết sức đa dạng về kiểu dáng, vật liệu, màu sắc và luôn là lựa chọn không thể thiếu khi kết hợp với trang phục, phụ kiện khác. Sau đây là một số loại trang sức phổ biến hiện nay.
Vòng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vòng dùng để đeo cổ, tay, chân. Chúng được thiết kế riêng biệt hoặc kết hợp với nhẫn, hoa tai để tạo thành một bộ hoàn chỉnh.
Bộ sản phẩm vòng, nhẫn, hoa tai(1)
Nhẫn: Nhẫn được sử dụng để đeo ngón tay và được thiết kế thành dạng vòng tròn khép kín hoặc hở. Nhẫn thường được làm bằng kim loại quý.
VỚI CUỘC SỐNG
10
類》
Nhẫn có thiết kế kiểu dáng kín(2)
Nhẫn có thiết kế kiểu dáng hở3)
Ngoài việc dùng để trang trí, nhẫn còn được sử dụng làm tín vật như nhẫn đính hôn, nhẫn cưới. Văn hoá này bắt nguồn từ châu Âu và ngày nay trở thành phong tục phổ biến cho cả nam và nữ ở nhiều nơi trên thế giới.
(1) Nguồn: Shutterstock
(2), (3) Nguồn: Đông Hưng
Hoa tai: Hoa tại thường được chế tác để gắn vào tai bằng hình thức xỏ khuyên hoặc kẹp. Hoa tai có thể đeo ở vị trí dái tai, vành tai hoặc xung quanh vành tai theo sở thích.
Hoa tai xỏ khuyên (1)
Ngày nay, trang sức thường được thiết kế theo chủ đề hoặc theo những ý tưởng đồng nhất và phát hành dưới dạng bộ trang sức hoặc phiên bản giới hạn.
Hãy sưu tầm hình ảnh và kể tên những loại trang sức mà em yêu thích
Vai trò của ngành thiết kế trang sức trong đời sống xã hội
Trang sức giúp nâng cao vẻ đẹp cũng như tượng trưng cho sự giàu có, quyền lực và địa vị của cá nhân sử dụng. Đối với một số người, trang sức là một sản phẩm nghệ thuật để thể hiện cá tính, phong cách riêng, sự sáng tạo và thẩm mĩ của bản thân. Cũng có một số người sử dụng đồ trang sức như một phần của truyền thống và văn hoá. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển kéo theo mức thu nhập khả dụng và sức chi tiêu của người dân ngày một lớn nên đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hoá như đồ trang sức ngày càng tăng. Để nâng được giá trị sản phẩm và sự hấp dẫn với người mua, các nhà thiết kế hoạt động trong lĩnh vực này đã cho ra đời các loại sản phẩm phục vụ cho những sở thích, nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Từ các loại nhẫn, hoa tai, lắc tay cho đến các vòng cổ,... đều được thiết kế ấn tượng và khác biệt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
KET NOI TRETHUC
VỚI CUỘC TỔNG
Bộ trang sức gồm vòng cổ, vòng tay và hoa tai(2)
Thiết kế trang sức có vai trò thế nào trong lĩnh vực thời trang?
(1) Nguồn: Shutterstock
(2) Nguồn: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
]]
Quy trình tạo mẫu trang sức
Trước đây, phần lớn việc tạo mẫu trang sức đều thực hiện bằng phương pháp thủ công nên tay nghề người thợ càng cao thì mẫu trang sức làm ra càng tinh xảo. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã phát triển những phần mềm vẽ và in 3D giúp cho nhà thiết kế trang sức có thể quan sát, điều chỉnh ở các góc cạnh, cũng như có được mẫu trang sức hoàn hảo trước khi thực hiện chế tác chính thức. Một điểm chung dễ nhận thấy là chúng có giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng và thao tác tương đối đơn giản.
—
Giai đoạn phác thảo
Để có những ý tưởng ban đầu về một mẫu trang sức mới, các nhà thiết kế tham khảo những sản phẩm đã có hoặc các nguồn tài liệu để tạo cảm hứng. Khi đã định hình được ý tưởng, vật liệu sử dụng, nhà thiết kế thường phác thảo mẫu vẽ trên giấy bằng nét, phối màu (nếu có).
12
Bản phác thảo mẫu nhẫn từ môn đấu vật)
—
Giai đoạn làm bản mẫu
đấu vật” NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐ NG
Nhà thiết kế có thể tạo mẫu trang sức thủ công theo vật liệu và điều kiện thực hiện cụ thể. Mẫu trang sức này có hình dạng và kích thước theo đúng tỉ lệ của bản vẽ thiết kế.
- Hãy lựa chọn một loại trang sức để vẽ
phác thảo.
Gợi ý.
Lựa chọn loại trang sức cần tạo mẫu (vòng, nhẫn, hoa tai, ...)
(1) Nguồn: Đỗ Lan Ngọc (2) Nguồn: Đông Hưng
Mẫu nhẫn bằng sáp(2)
Tìm ý tưởng và thể hiện mẫu trang sức bằng bản vẽ (mô phỏng, cách điệu hay
sáng tạo từ hình ảnh thực tế trong cuộc sống,...)
Lựa chọn vật liệu để tạo mẫu phù hợp với khả năng thực hiện của bản thân
EM CÓ BIẾT:
Công việc của nhà thiết kế trang sức là tạo ra những mẫu trang sức mới hấp dẫn mọi ánh nhìn, phù hợp với trang phục và đồ phụ kiện của người sử dụng. Để trở thành nhà thiết kế trang sức, trước tiên người học phải yêu thích và có đam mê sáng tạo. Cùng với đó, việc được đào tạo bài bản từ các trường dạy thiết kế mĩ thuật ứng dụng là những cơ sở quan trọng giúp nhà thiết kế biết cách tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dùng để lên ý tưởng, cũng như vận dụng kiến thức, kĩ năng trong lĩnh vực thiết kế để phác thảo, gia công chế tác các mẫu trang sức phù hợp.
MA
HẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
РОТ
Bản vẽ phác thảo ý tưởng về một bộ trang sức gồm vòng cổ, vòng tay và hoa tai(1)
ĐÃ THẢO LUẬN
Trao đổi với thành viên trong nhóm về lĩnh vực thiết kế trang sức theo các câu hỏi gợi ý sau:
—
—
Sáng tạo trong thiết kế trang sức dựa trên những cơ sở nào?
Kiểu dáng của trang sức có mối quan hệ thế nào đối với trang phục? Vì sao?
Xu hướng và công nghệ tác động thế nào đến lĩnh vực thiết kế trang sức?
(1) Nguồn: Nguyễn Hương Quỳnh
13
VẬN DỤNG
Lên ý tưởng và vẽ thiết kế bộ trang sức tặng người thân trong gia đình.
Sản phẩm của học sinh
Bản vẽ thiết kế bằng chất liệu màu chì (1)
Bản vẽ thiết kế bằng chất liệu màu nước 2)
KẾT NỐI THU
THỨC VỚI CUỘC SỐNG
14
Bản vẽ thiết kế bằng chất liệu màu chì(3)
(1), (3) Nguồn: Lương Minh Phượng
(2) Nguồn: Bùi Yến Nhi
(4) Nguồn: Nguyễn Thanh Mai
Bản vẽ thiết kế bằng chất liệu màu nước (4)
BÀI
—
—
—
THIẾT KẾ
2 ĐỘ TRANG SỨC THỦ CÔNG
BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ
Yêu cầu cần đạt
Thực hiện được phác thảo thiết kế và hoàn thiện đồ trang sức từ vật liệu sẵn có. Trong đó, thể hiện sự kết hợp giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng.
Phân tích được tính thẩm mĩ và tính ứng dụng thông qua sản phẩm đồ trang sức đã thực hiện.
Hình thành niềm yêu thích đối với lĩnh vực thiết kế trang sức và biết ứng dụng vào cuộc sống.
KHÁM PHÁ
Đồ trang sức thủ công là những sản phẩm hoặc chi tiết được chế tác bằng tay và thường là độc bản. Những sản phẩm này có thể bao gồm từ những mặt dây chuyền và vòng tay được lắp ráp bằng tay đơn giản đến những thiết kế phức tạp mất nhiều ngày và cần có các kĩ thuật lành nghề để hoàn thành.
TO Tìm hiểu về công cụ và kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức thủ công.
(1) Nguồn: Minh Tâm
Đồ trang sức thủ công bằng vật liệu thông dụng"}
15
C) NHẬN BIẾT
Một vài đặc điểm của đồ trang sức thủ công
—
Tính truyền thống: Nhiều đồ trang sức được truyền qua nhiều thế hệ và được xem là kỉ vật của một dòng họ, gia đình. Ở một số dân tộc, đồ trang sức có tạo hình thể hiện biểu tượng văn hoá đại diện cho truyền thống nên rất được coi trọng và sử dụng trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết hoặc sự kiện trọng đại của cộng đồng.
12469
—
Hoa tai bạc của đồng bào dân tộc Khơ Mú
KẾT NỐI TRI THỨC “U CUỘC SỐNG
Tính độc đáo: Đồ trang sức thủ công không chỉ có mục đích làm đẹp cho con người mà còn biểu thị trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác đạt tới đỉnh cao. Do chế tác một cách thủ công nên mỗi sản phẩm thể hiện những nét khác biệt rất riêng. Qua bàn tay khéo léo của thợ lành nghề, những sản phẩm ra đời đều mang những nét đẹp không hoàn toàn giống nhau ở sản phẩm khác.
16
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Vòng đeo tay bạc)
—
Tính kinh tế: Đồ trang sức thủ công được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có như sợi vải, kim loại, vỏ ốc, vỏ sò cho đến các loại hạt nhựa,.. Bằng sự tỉ mỉ, khéo léo, người thực hiện tạo ra được những món đồ tinh xảo, hấp dẫn. Nhờ vậy, nhiều sản phẩm vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ, mới lạ, vừa có giá thành phù hợp với số đông người sử dụng.
Dây chuyền của đồng bào dân tộc Xơ Đăng()
Em thích đặc điểm nào của đồ trang sức thủ công? Vì sao?
EM CÓ BIẾT:
Sự khác nhau giữa trang sức thủ công và trang sức sản xuất hàng loạt
Đồ trang sức sản xuất hàng loạt
Đồ trang sức
thủ công
Ưu điểm
Sản xuất với số lượng lớn
Hạn chế
Chi phí đầu tư cho khuôn mẫu cao
trong thời gian ngắn | TRÍ THỨC
Sản xuất số lượng nhiều sẽ. Sản xuất số lượng lớn nên thiếu tính
số lượn có giá thành thấp
sản
Đạt hiệu quả cao với số lượng lớn
Thiết kế độc đáo
Có tính chất nghệ thuật cao và mang phong cách riêng theo nhu cầu, sở thích của người sử dụng
|
|
độc đáo của sản phẩm
Kém linh hoạt khi cần sự thay đổi mẫu mã
Chi phí cao do các quy trình mới, phức tạp
Dựa vào bản phác thảo và mô tả của nhà thiết kế để tạo ra tác phẩm cuối cùng nên có sự sai lệch nhất định
Đáp ứng nhu cầu riêng biệt | Cần nhiều thời gian để chế tác của khách hàng
sản phẩm
Đồ trang sức thủ công gồm có những loại nào?
(1) Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
17
18
Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có
Dây chun/ thun
Hạt nhựa(3)
Cành cây khô(5)
Vòng tay làm từ dây chun/ thun(2)
KET HU
ναι Với Vòng cổ làm từ hạt nhựa
Vòng cổ làm từ hạt nhựa(4)
(1), (2), (3), (4), (5), (6) Nguồn: Shutterstock
Vòng cổ làm từ cành cây khô)
Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế trang sức
Khi thiết kế, gia công đồ trang sức nói chung và đồ trang sức thủ công nói riêng, nhà thiết kế cần quan tâm đến tính cách của người dùng để lựa chọn vật liệu phù hợp.
—
Sang trọng, thanh lịch:
Phù hợp với trang sức sử dụng ngọc trai, kim loại đỉnh một viên đá quý. Trang sức chọn theo một bộ sẽ tăng thêm sự bắt mắt, hài hoà đồng thời thể hiện được đẳng cấp của mình.
Bộ trang sức(1)
—
Cá tính, mạnh mẽ, thích phá cách: Phù hợp trang sức làm bằng gỗ, da, kim loại cùng kiểu dáng lạ mắt, độc lạ,...
Nữ tính: Phù hợp với trang sức có kiểu dáng thanh mảnh hoặc có nhiều hoạ tiết.
NỐI TRI THỨC CUỘC SỐNG
Bộ vòng đeo cổ 2)
Bộ trang sức(3)
Em sẽ lựa chọn vật liệu nào trong làm mẫu trang sức thủ công? Với vật liệu này, em cần quan tâm đến kĩ thuật thực hiện nào?
(1) Nguồn: Nguyễn Thanh Loan
(2) Nguồn: Đông Hưng
(3) Nguồn: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
19
Một số kĩ thuật thực hiện trang sức thủ công
—
Kĩ thuật mở và đóng vòng tròn
Kĩ thuật này thường được sử dụng trong làm nhẫn đeo tay. Để có thể uốn được dây thép cứng thành một vòng tròn theo cỡ tay người đeo, cần sử dụng hai kim mũi phẳng để uốn và đóng vòng. Nếu vòng dây thép không đóng hoàn toàn, có thể sử dụng kìm mũi phẳng bóp nhẹ.
20
Kĩ thuật mở và đóng vòng tròn trong thiết kế trang sức THỨC
—
Kĩ thuật tết dây
VỚI CUỘC SỐNG
Kĩ thuật này thường được sử dụng trong kết hợp hai loại dây để làm dây đeo cho dây chuyền đeo cổ hay đeo tay. Để tết được hai loại dây khác nhau, có thể khác màu hay vật liệu, bạn cần cắt hai sợi dây có độ dài bằng nhau, sau đó vặn hai sợi dây chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, lấy cả hai sợi dây buộc và xoắn chúng lại với nhau theo chuyển động ngược chiều kim đồng hồ để cố định lại có thể nhỏ keo lên đầu sợi dây để tránh bị xổ hay mở.
(1), (2) Nguồn: Shutterstock
Vòng tay được làm từ kĩ thuật tốt dây(2)
—
EM CÓ BIẾT:
Kĩ thuật hàn kim loại
Kim loại hàn là hợp kim được dùng để liên kết các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. Kim loại hàn được làm nóng chảy bằng nhiệt từ mỏ hàn, sau đó sẽ tràn vào bề mặt theo lực mao dẫn, cho phép kết nối các mối hàn lại với nhau.
Kĩ thuật đính hạt
Kĩ thuật hàn kim loại trong thiết kế trang sức)
Kĩ thuật này được sử dụng để gắn đá hay một loại vật liệu khác lên mặt dây chuyền. Khi gắn hai vật liệu khác nhau, cần tìm hiểu kĩ về loại keo gắn phù hợp. Để gắn chắc chắn và sử dụng lâu bền, cần dùng vải khô loại bỏ bụi hoặc dầu mỡ. Sau đó, nhỏ một giọt keo vào vùng cần đỉnh và dàn keo trải đều trên bề mặt. Đặt viên đá vào vị trí và để keo khô hoàn toàn.
KẾT HỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Kĩ thuật đỉnh hạt trong thiết kế trang sức?)
(1), (2) Nguồn: Shutterstock
21
22
Các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm trang sức thủ công
—
—
Các bước gợi ý thực hiện sản phẩm:
+ Xác định loại trang sức muốn thực hiện và tìm ý tưởng;
+ Vẽ phác thảo và đưa ra phương án thực hiện;
+ Lựa chọn và gia công vật liệu phù hợp với thiết kế,
+ Lắp ghép các vật liệu để tạo hình sản phẩm;
+ Hoàn thiện sản phẩm;
+ Viết bản mô tả sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng.
Tham khảo các bước thiết kế vòng đeo tay:
+ Lấy ý tưởng từ mặt trời
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
+ Vẽ phác thảo và lựa chọn phương án thể hiện
+ Lựa chọn vật liệu phù hợp với thiết kế
+ Làm mặt chính của dây chuyền
8
KET NO TRI THUG VỚI CUỘC SỐNG
23
24
+ Làm bộ phận kết nối mặt chính với dây đeo
+ Hoàn thiện sản phẩm
TỨC
HỘI NÔ LY
LỢI BUỘC SỐNG
KẾT
V
ÚC
+ Viết bản mô tả, hướng dẫn cách sử dụng
·
Tên gọi: “Vòng toả sáng”.
•
Đối tượng sử dụng: Dành cho thanh niên.
·
Vật liệu: dây inox, dây đồng, dây da đã qua sử dụng. Những vật liệu này đã được
vệ sinh, không hại cho da.
•
Cách sử dụng: Dùng để đeo cổ.
·
Khuyến cáo: Không được dùng hoá chất để tẩy rửa, vệ sinh.
25
26
Kết hợp giữa đồ trang sức với trang phục
Khi kết hợp giữa đồ trang sức (đơn lẻ hoặc theo bộ) với trang phục phù hợp sẽ giúp cho người dùng trở nên nổi bật và thu hút hơn. Một số gợi ý trong việc kết hợp đồ trang sức với trang phục:
—
Trang phục rộng, nhiều hoạ tiết nên chọn trang sức đơn giản
tinh tế. Trên toàn bộ trang phục,
chỉ cần tập trung và gây ấn tượng ở một điểm.
Trang sức tạo điểm nhấn
Trang phục đơn giản phù hợp với trang sức có nhiều hoạ tiết cầu kì, tỉ mỉ.
Hoa tai có thiết kế cầu kì(2)
(1) Nguồn: Nguyễn Hương Quỳnh (2) Nguồn: Shutterstock
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI PHIN SOME
Trang sức và quần áo, phụ kiện cùng tông màu.
Vòng cổ và trang phục có cùng tông màu)
Trang sức và quần áo cùng phong cách: Cách kết hợp đồ trang sức sẽ thể hiện thị hiếu thẩm mĩ của người sử dụng. Nếu muốn phối một số vòng đeo tay hoặc dây chuyền với trang phục đang mặc, cần phải đảm bảo chúng có cùng một phong cách. Với phong cách đường phố, nên chọn trang sức to bản bằng kim loại, gỗ hoặc da. Còn nếu là phong cách nữ tính thì cần những chiếc vòng ngọc trai hay nhẫn đính đá đi kèm.
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Bộ trang sức kết hợp hài hoà với trang phục 2)
(1), (2) Nguồn: Shutterstock
27
28
—
—
—
—
Trang sức và quần áo theo mùa Giống như quần áo, đồ trang sức cũng nên được thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, làn da thường hồng hào và sáng hơn, trang phục cũng được may với chất liệu mỏng, thoáng mát nên cần ưu tiên các trang sức mảnh, nhiều màu sắc. Vào mùa đông, các trang sức có tông màu bạc hoặc vàng ánh kim, thiết kế dày, to bản hoặc dạng chùm sẽ dễ kết hợp với trang phục dày, sẫm màu.
LO Thiết kế và tạo mẫu một đồ trang sức phù hợp với bộ trang phục em yêu thích bằng vật liệu sẵn có.
THẢO LUẬN
Bộ trang sức kết hợp với trang phục mùa đông)
Trao đổi trước nhóm, lớp về sản phẩm đã thực hiện theo các nội dung sau:
Ý tưởng: Làm sản phẩm gì? Màu sắc như thế nào? Phù hợp với trang phục nào?
Vật liệu: Sản phẩm làm bằng vật liệu gì? C SỐNG
Giải pháp thực hiện mẫu trang sức:
+ Dùng vật liệu sẵn có nào?
+ Kết nối các thành phần với nhau bằng gì?
VẬN DỤNG
Mỗi nhóm làm một món đồ trang sức bằng vật liệu tái sử dụng, trao tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương nơi mình sinh sống.
Gợi ý.
Bước 1: Phác thảo ý tưởng và lựa chọn vật liệu
Bước 2: Vẽ bản thiết kế và cụ thể hoá phương án thực hiện
Bước 3: Xử lí các vật liệu để tạo hình sản phẩm
Bước 4: Phối màu và hoàn thiện trang trí
(1) Nguồn: Shutterstock
Sản phẩm trang sức làm từ vật liệu sẵn có
Vòng cổ chất liệu tổng hợp, kết hợp bạc và đá màu)
KET NOI TRI TA
À CUỘC CŨNG
Vòng cổ chất liệu tổng hợp, kết hợp kim loại và đá màu 2
(1), (2) Nguồn: Lê Tú
21
29
30
EM CÓ BIẾT:
Nghề kim hoàn và làng nghề kim hoàn truyền thống
Nghề kim hoàn là nghề chế tác đồ trang sức tinh xảo như nhẫn, dây chuyền, hoa tai,... từ các kim loại quý như vàng, bạc kết hợp với đá quý. Đây là một nghề có từ lâu đời với nhiều kĩ thuật làm trang sức thủ công nên cần có sự sáng tạo và yêu cầu khéo léo từ người thợ với nhiều công đoạn như cắt, gọt, chạm để gia công, chế tác các kim loại quý thành các chi tiết kim hoàn; cẩn, mài, đánh bóng đá quý để gắn và hoàn thiện trên đồ trang sức,...
Ở nước ta, nghề kim hoàn đã có từ hàng ngàn năm và đã trở thành nghề truyền thống ở nhiều địa phương như:
Nghề kim hoàn ở Định Công (Hà Nội) với lịch sử lâu đời. Sản phẩm của làng nghề là những món đồ trang sức vàng, bạc có tính thẩm mĩ cao.
Nghề kim hoàn ở Châu Khê (Hải Dương): Từ nghề đúc bạc, những người thợ kim hoàn ở Châu Khê đã phát triển lên nghề làm đồ trang sức vàng, bạc, đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay với những sản phẩm như dây chuyền, hoa tai, nhẫn, vòng, lắc,...
KET NOOTRI THO
Nghề kim hoàn ở Đồng Xâm
(Thái Bình) nổi tiếng khắp nơi ỚI CÔNG SỐNG
bởi độ tinh xảo với những món
hàng trang sức chạm bạc độc đáo nổi bật hình khối nhờ đặc tính phản quang của chất liệu bạc, cũng như sự tinh xảo trong chế tác hoa văn trang trí.
Nghề kim hoàn ở Kế Môn (Thừa Thiên Huế): Các sản phẩm trang sức như vòng, nhẫn, lắc, dây chuyền, hoa tai bằng vàng hoặc bạc có chất lượng với kĩ thuật tay nghề tinh xảo và chạm khắc cầu kì được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và tính thẩm mĩ, sáng tạo,...
Sản phẩm đồ trang sức của nghề kim hoàn ở Châu Khê)
(1) Nguồn: Nguyễn Văn Đức
MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH
Thuật ngữ
Nghề kim hoàn
Giải thích
Là nghề chế tác và làm ra các đồ vật trang sức như nhẫn, dây chuyền, hoa tai,... từ các kim loại quý: vàng, bạc, đá quý,..
Phiên bản giới hạn (tiếng Anh: limited edition) Là một lô nhỏ các mặt hàng nhằm tạo ra cảm giác hiếm có hoặc độc quyền. Phiên bản giới hạn cũng có thể được gọi là phiên bản đặc biệt (special edition), phiên bản sưu tầm (collector's edition) hoặc phiên bản cao cấp (deluxe edition)
Phụ kiện trang sức Là những đồ dùng trang trí cá nhân như vòng cổ, nhẫn, vòng đeo tay, khuyên,... thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các chất liệu khác
Tính truyền thống
Là thuộc tính phản ánh giá trị tinh thần văn hoá của một dân tộc, cộng đồng được sáng tạo, tích tụ và được trao truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Tính truyền thống không chỉ xuất hiện ở bên ngoài của sản phẩm
tạo có nhôm kê sau mỗi thiết kế thông qua tư duy sáng
tồn tại
kế thừa
hoá,...
TÚI CUỘC SỐNG
Trang
30
11
9
16
31
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này.
Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Biên tập nội dung: PHẠM DUY ANH – NGUYỄN DUY LONG
Biên tập mĩ thuật: NGUYỄN BÍCH LA
Thiết kế sách: PHẠM THỊ MINH THU Trình bày bìa: NGUYỄN BÍCH LA Minh hoạ: NGUYỄN THỊ NGỌC THUỶ
Sửa bản in: TẠ THỊ HƯỜNG HỘI TRI THỨC Chế bản: CTCP MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG NG
Bản quyền © (2023) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
MĨ THUẬT 11
Mã số: G1HHYM010H23
THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
In ... bản, (QĐ ...) khổ 19 x 26,5 cm.
Đơn vị in: ...
Cơ sở in: ...
Số ĐKXB: 8-2023/CXBIPH/129-2097/GD.
Số QĐXB: ../QĐ - GD - HN ngày ... tháng ...năm ....
In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20...
Mã số ISBN: 978-604-0-35073-2
HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH
BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
1. Ngữ văn 11, tập một
2. Ngữ văn 11, tập hai
3. Chuyên để học tập Ngữ văn 11
4. Toán 11, tập một
5. Toán 11, tập hai
6. Chuyên đề học tập Toán 11
7. Lịch sử 11
8. Chuyên đề học tập Lịch sử 11
9. Địa lí 11
10. Chuyên đề học tập Địa lí 11
11. Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
12. Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
13. Vật lí 11
14. Chuyên đề học tập Vật lí 11
15. Hoá học 11
16. Chuyên đề học tập Hoá học 11
17. Sinh học 11
18. Chuyên để học tập Sinh học 11
19. Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí
20. Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí
21. Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
24. Tin học 11 – Định hướng Tin học ứng dụng
25. Chuyên đề học tập Tin học 11 – Định hướng Tin học ứng dụng 26. Chuyên đề học tập Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính
27. Mĩ thuật 11 – Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện
28. Mĩ thuật 11 – Thiết kế đồ hoạ
29. Mĩ thuật 11 – Thiết kế thời trang
30. Mĩ thuật 11 – Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh
31.Mĩ thuật 11 – Lí luận và lịch sử mĩ thuật
32. Mĩ thuật 11 — Điêu khắc
33. Mĩ thuật 11 – Kiến trúc
34. Mĩ thuật 11 – Hội hoạ
35. Mĩ thuật 11 – Đồ hoạ (tranh in) 36. Mĩ thuật 11 – Thiết kế công nghiệp 37.Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 38. Âm nhạc 11
39. Chuyên đề học tập Âm nhạc 11
40. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 41. Giáo dục thể chất 11 –Bóng chuyền
42. Giáo dục thể chất 11 – Bóng đá 43. Giáo dục thể chất 11 – Cầu lông
Giáo
22. Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Cần bán Giáo dục quốc phòng và an ninh 11
nghệ chăn nuôi
23. Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính
nhà đón nŨI TI 40. VỚI CUỘC: 46:
Các đơn vị đầu mối phát hành
•
Miền Bắc
·
dục thể chất 11 – Bóng rổ
v
46. Tiếng Anh 11 – Global Success – Sách học sinh
Tiếng
Anh
CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc
Miền Trung; CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung
• Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam
Sách điện tử:
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long
http://hanhtrangso.nxbgd.vn
Kích hoạt để mở học liệu điện tử: Cào lớp nhũ trên tem
để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chìa khoá.
+
ISBN 978-604-0-35073-2
9786040350732"