🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mĩ Thuật 11 Đồ Hoạ (Tranh In) – Kết Nối Với Cuộc Sống Ebooks Nhóm Zalo ĐINH GIA LÊ (Tổng Chủ biên) PHẠM DUY ANH – TRỊNH SINH (đồng Chủ biên) NGUYỄN THỊ MAY – HOÀNG MINH PHÚC MĨ THUẬT(11 ĐỒ HOẠ (TRANH IN) KENOLTRATHUC MI BUOG SONG CẢ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐINH GIA LÊ (Tổng Chủ biên) PHẠM DUY ANH – TRỊNH SINH (đồng Chủ biên) NGUYỄN THỊ MAY – HOÀNG MINH PHÚC MĨ THUẬT ĐỒ HOẠ (TRANH IN) KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 11 – Đồ hoạ (tranh in) được tổ chức thành bốn hoạt động cụ thể sau: KHÁM PHÁ Học sinh tìm hiểu, có nhận thức ban đầu về nội dung bài học. NHẬN BIẾT Học sinh lĩnh hội và hình thành kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài học. ĐÃ THẢO LUẬN Học sinh củng cố nội dung, yêu cầu cần đạt được của bài học. Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học VẬN DỤNG để giải quyết những vấn đề của cuộc sống | liên quan đến bài học. om Câu lệnh thực hành ? Câu hỏi Những hướng dẫn kĩ thuật, cách làm sản phẩm mĩ thuật trong sách có tính gợi ý, nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc thực hành. Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau LỜI NÓI ĐẦU Sách giáo khoa Mĩ thuật 11 – Đồ hoạ (tranh in) được biên soạn nhằm mục đích giới thiệu những kiến thức cơ bản về đồ hoạ tranh in và kĩ năng thực hành, sáng tạo tranh in nổi. Nội dung của cuốn sách giúp học sinh nhận biết được đặc điểm tranh in nổi; biết lựa chọn chất liệu tạo hình, thể loại tranh in để thực hành, sáng tạo. Phần thực hành, học sinh thực hiện được phác thảo, khắc ván in và in tranh. Qua sản phẩm mĩ thuật, học sinh bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật khắc, in tranh và đánh giá được quá trình thực hành, sáng tạo tranh in nổi. Mĩ thuật 11 – Đồ hoạ (tranh in) gồm hai bài: Khái quát về tranh in nổi và Thực hành tranh in nổi. Mỗi bài học được biên soạn theo bốn hoạt động chính: Khám phá – Nhận biết – Thảo luận – Vận dụng, phù hợp với khả năng lĩnh hội kiến thức và khả năng thực hành của học sinh. Qua đó góp phần cùng các nội dung mĩ thuật khác hình thành, phát triển năng lực theo yêu cầu đặt ra đối với môn học. CÁC TÁC GIẢ MỤC LỤC Bài NỘI DUNG Trang 1 Khái quát về tranh in nổi 5 2 Thực hành tranh in nổi 16 Một số thuật ngữ dùng trong sách 31 Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài 31 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI — — — — 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH IN NỔI Yêu cầu cần đạt Nhận biết được đặc điểm tranh in nổi. Lựa chọn được chất liệu, kĩ thuật để thực hành, sáng tạo tranh in nổi. Thực hiện được tranh in nổi, khắc ván in và in tranh ở mức độ đơn giản. Có hiểu biết và yêu thích về thể loại tranh in nổi. KHÁM PHÁ Tranh in nổi là tranh được in thông qua quá trình tạo hình gián tiếp bằng các kĩ thuật khắc, in theo cách đưa màu từ thành phần nổi của ván in (có thể bằng vật liệu gỗ, cao su, bìa cứng (còn gọi là bìa các-tông), thạch cao,...) lên bề mặt vật liệu in (giấy, vải,...). Mỗi kĩ thuật khắc, in có đặc điểm khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là tạo ra nhiều bản in chất lượng từ một hoặc nhiều ván in. 暴頭 #KETON THU THỨC Tranh dân gian Đông Hồ được in từ ván gỗ (1) (1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam LO 6 EM CÓ BIẾT: Khái quát lịch sử phát triển tranh in nổi Trong lịch sử nghệ thuật đồ hoạ, in nổi là một trong những phương pháp ấn loát phổ biến để in sách, tranh và các sản phẩm văn hoá. Phương pháp in nổi ra đời từ khá sớm, gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Giai đoạn đầu, ván in nổi được làm từ đất sét, gỗ và in thủ công. In nổi là hình thức in lâu đời được sử dụng rộng rãi ở châu Á, bắt nguồn từ Trung Quốc. Bản in khắc gỗ Kinh Kim Cương được tìm thấy tại Trung Quốc sớm nhất vào khoảng thế kỉ thứ 9. Đến thế kỉ 15, ở châu Âu, nghề in được Giô-han-nơ Gu-ten-béc (Johannes Gutenberg) hoàn thiện và ứng dụng kĩ thuật in chữ rời bằng kim loại trong lĩnh vực xuất bản sách, góp phần tạo nên những giá trị riêng. Ở Việt Nam, thế kỉ 15, Thám hoa Lương Nhữ Hộc được coi là người mang nghề khắc ván in vào Việt Nam, sử dụng trong việc in sách và tranh dân gian. Kinh Kim Cương là bản in khắc gỗ được phát hiện sớm nhất năm 868 thời nhà Đường tại hang động ở Đôn Hoàng, Trung Quốc. Bản in hiện lưu giữ tại Bảo tàng London() Trình bày sự hiểu biết của em về lịch sử phát triển của tranh in nổi bằng hình thức thuyết trình phù hợp (sơ đồ tư duy, PowerPoint, video clip,...). (1) Nguồn: http://www.getty.edu NHẬN BIẾT Căn cứ theo vật liệu tạo ván in (còn gọi là khuôn in) sẽ hình thành các kĩ thuật khác nhau của tranh in nổi. Theo đó, tranh in nổi được phân loại thành. Tranh in khắc gỗ; — Tranh in khắc cao su; Tranh in khắc thạch cao; ... Kĩ thuật thể hiện tranh in nổi Để tạo tranh in nổi cần tạo ván in, phần để in là phần nổi cao (để lại), phần không in thấp hơn (được khắc bỏ). Căn cứ theo vật liệu của ván in, sẽ có những kĩ thuật khắc, in khác nhau. GAMBLIN KHI NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Bộ dụng cụ dùng trong khắc ván in (1) (1) Nguồn: Hoàng Phúc 7 8 — Quá trình khắc ván in + Phác thảo ý tưởng lên giấy, chuyển hình từ phác thảo lên bề mặt ván in. Như vậy, hình ảnh được vẽ, khắc trên ván in sẽ ngược lại so với bản in. + Sử dụng dao khắc phù hợp để thể hiện nét khắc trên bề mặt ván khắc. Cần tìm hiểu đặc điểm của vật liệu để sử dụng loại dao phù hợp và an toàn trong quá trình khắc ván in. KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước khắc bỏ những phần không in, tạo ván in gỗ tranh dân gian làng Sình (1) (1) Nguồn: Hoàng Phúc — Kĩ thuật in tranh Tranh in được tạo bằng cách chuyển hình trên bề mặt ván in sang bề mặt khác (giấy, vải, ...) nên khi in tranh cần lưu ý các bước sau: + Quét lớp mực/ màu mỏng trên bề mặt ván in, dàn đều mực trên bề mặt bản in, có thể dùng bút lông (nếu sử dụng màu bột, màu goát, acrylic,...) hoặc ru-lô (nếu sử dụng mực in, sơn) lăn mực. + Đặt vật liệu in lên ván in đã được lăn mực hoặc màu, dùng tay hoặc ru-lô xoa (lăn) trên bề mặt sau của vật liệu in để màu từ ván in chuyển sang vật liệu in, tạo thành bản in (tranh). SI đế NỘI TRI THỨ 天香 哼門 Ván in tranh Gà (tranh dân gian Kim Hoàng) Gà, tranh dân gian Kim Hoàng(2) Hãy phác thảo bản vẽ nét cho tranh in nổi. (1), (2) Nguồn: Trịnh Sinh 9 10 Đặc điểm tạo hình trong tranh in nổi — Nét Nét trong tranh in nổi có thể diễn tả hình ảnh, đậm – nhạt, chi tiết và liên kết các hình tượng trong tranh. 局 An-brếch Đuy-rơ (Albrecht Dürer), Bốn kị sĩ của ngày tận thế (The Four Horsemen of the Apocalypse), 1498, tranh in khắc gỗ) (1) Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York — Màu sắc Trong tranh in đen trắng, hoạ sĩ khai thác hiệu ứng ánh sáng, sắc độ tương phản để làm rõ hình ảnh, cũng như phân tách hình, vật, tạo nhịp điệu, cảm giác chuyển động. Trong tranh in màu, hoạ sĩ thường tạo mảng và độ chuyển của màu do kĩ thuật in (dàn màu trên khuôn in nhiều hay ít). Trong tranh in nổi, hoạ sĩ thường sử dụng những màu nguyên sắc (màu ở tình trạng nguyên chất, giữ nguyên độ tươi vốn có) để tạo nên sự ấn tượng trong tương quan với các nét đen, thể hiện chi tiết hay tạo mảng. Ca-txu-si-ca Hô-cu-xai (Katsushika Hokusai), Núi Phú Sĩ đỏ (South Wind, Clear Sky), 1830 – 1832, tranh in khắc gỗ màu KET NOG VOI CUOING Huy Oánh, Ông cháu, tranh in khắc gỗ đen trắng) Hãy thể hiện bản vẽ phác thảo màu cho tranh in nổi. (1) Nguồn: commons.wikimedia.org (2) Nguồn: Tranh khắc gỗ Việt Nam (1978), NXB Mĩ thuật 444446 Chất cảm Trong quá trình tạo ván in, hoạ sĩ sử dụng kĩ thuật khắc để diễn đạt ý đồ sáng tạo, tạo nên hiệu ứng thị giác và những cảm nhận khác nhau. Đây chính là đặc điểm khác biệt của tác phẩm đồ hoạ tranh in. Chất cảm trong tranh được thể hiện qua sự cảm nhận khác nhau về nét khắc, sự thưa – dày trong kết hợp các nét khi diễn đạt sự uyển chuyển, mềm mại của thiên nhiên, nhân vật, trang phục,... 204 Ki-ta-ga-oa U-ta-ma-rô (Kitagawa Utamaro), Phục vụ trà, 1794 – 1795, tranh in khắc gỗ) KETR Ét-uốt Bau-den (Edward Bawden), Chợ hoa (Covent garden Flower market), 1967, tranh in đá(2) Nêu cảm nhận của em về đặc điểm tạo hình trong tranh in nổi. (1) Nguồn: https://www.masterpiece-of-japanese-culture.com/artworks-of-kitagawa-utamaro (2) Nguồn: antiquestradegazette.com 12 EM CÓ BIẾT: Tranh in khắc thạch cao sử dụng phương pháp in nổi được sáng tác khá phổ biến. Phương pháp in khắc thạch cao thực hiện thuận tiện hơn so với các vật liệu khác và mang lại hiệu quả thẩm mĩ riêng. M.CANth 76 Đường Ngọc Cảnh, Trái cây Nam bộ, 1976, tranh in khắc thạch cao(1) Trần Khánh Chương, Ngày vui giải phóng, 1986, tranh in khắc thạch cao?) (1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam H 13 14 Các bước gợi ý làm tranh in nổi trên ván in bằng bìa cứng 1. Thực hiện phác thảo theo chủ đề yêu thích 2. Can hình lên ván in 3. Dùng dao trổ giấy hoặc vật nhọn khắc nét để tạo ván in 4. Đặt giấy lên bề mặt ván in, vẽ màu và tiến hành in KẾT ĐÃ THỊ THỨC MÜZ PLOC SANGS EUOC 5. Điều chỉnh sắc độ (có thể tiếp tục in chồng màu) và hoàn thiện sản phẩm Thực hiện một sản phẩm tranh in nổi theo chủ đề em yêu thích. ĐÃ THẢO LUẬN Trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm về: — Đặc điểm tạo hình trong tranh in. Vật liệu và cách thực hiện tranh in nổi. Sản phẩm mĩ thuật của học sinh Я Minh Anh, Gia đình mèo, tranh in nổi Nguyễn Anh Phúc, Quê tôi, tranh in nổi VẬN DỤNG Viết bài luận giới thiệu một dòng tranh dân gian Việt Nam sử dụng phương pháp in nổi. 15 — BÀI 2 THỰC HÀNH TRANH IN NỔI — Yêu cầu cần đạt Lựa chọn chất liệu, thể loại tranh in để thực hành, sáng tạo. - Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo tranh in nổi. – Biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật khắc, in tranh. — - Biết trân trọng và đánh giá được vẻ đẹp của tranh in nổi. — KHÁM PHÁ Tranh in nổi có hai hình thức thể hiện: in đen trắng và in màu. In đen trắng là phương pháp in đơn sắc, thể hiện nét, mảng hoặc kết hợp nét và mảng. Tow ÔN KET NOT TH VO CUO PHỤNG PHẠM Phùng Phẩm, Cô gái miền Nam, tranh in khắc gỗ(2) 16 Trần Nguyên Đán, Chăm học chăm làm, tranh in khắc gỗ) (1), (2) Nguồn: Tranh khắc gỗ Việt Nam (1978), Nxb Mĩ thuật In màu có nhiều cách thể hiện. Có thể tạo ván in nét và in màu trên cùng một bản khắc. Cũng có thể tách riêng ván in nét và màu thành hai bản khắc riêng biệt. Trong trường hợp này, vẫn in màu chỉ cần phân tách tạo ranh giới giữa các mảng màu hoặc tạo ván in nét và nhiều ván in màu như các ván in tranh Lợn đàn (tranh dân gian Đông Hồ). Căn cứ theo cách thể hiện khi sáng tạo ván in và in tranh có thể sử dụng phương pháp, kĩ thuật phù hợp. Ván in màu 1 པ་པར་ Ván in màu 2 Ván in màu 3 Ván in màu 4 Bản nét (:) LEDNOI TRIG 17 18 — ( NHẬN BIẾT Chuẩn bị trước khi thực hành Lựa chọn vật liệu tạo ván in Trong thực hành sáng tác tranh in nổi, ván in có thể được sử dụng từ gỗ tự nhiên (gỗ mực, gỗ thị, gỗ mít,...), gỗ công nghiệp (MDF), cao su, thạch cao, bìa cứng, pho-mếch (formex),... Mỗi vật liệu đều có ưu, nhược điểm riêng trong quá trình khắc, in và tạo hiệu quả thẩm mĩ khác nhau. 1. Ván MDF(1) 3. Bìa các-tông 3) (1), (2), (3), (4) Nguồn: Trần Đức 2. Bản khắc 2) THỜI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 4. Bản trở(4) 1. Ván cao su) 2. Bản khắc2) — . Dụng cụ khắc ván in Để khắc ván in, cần sử dụng dao khắc, một số loại dao cơ bản như dao trổ, dao lòng mảng, dao bẹt, dao chữ V.... Dao trổ là loại dao khắc cơ bản và KẾT NỐI được sử dụng nhiều nhất. Dao được mài một mặt dùng để khắc các đường thẳng và khắc mũi nhọn. Dao lòng máng có hình dạng chữ “U”, chữ “V” được sử dụng để loại bỏ những phần không in từ các khu vực xung quanh của hình và nét. Đục đóng vai trò làm sạch mặt phẳng, khắc bỏ khoảng trống. THÚC MỚI CUỘC SỐNG (1), (2), (3) Nguồn: Chu Thị Thanh Hoa 3. Dùng dao khắc tạo nét trên ván in (3) 19 20 — Vật liệu in Vật liệu thường dùng để in tranh in nổi như: giấy dó, giấy điệp, giấy báo, bìa, giấy màu, vải,... Tương tự như vật liệu gỗ, mỗi loại giấy có những đặc điểm phù hợp với mực in và tạo hiệu ứng khác nhau đối với thị giác. 1. Giấy điệp(1) KẾT NỐI CHỈ CHO VỚI CUỘC CŨNG 2. Giấy dó(2) EM CÓ BIẾT: Để làm giấy, vỏ cây dó được luộc kĩ và ngâm trong nước vôi trong khoảng ba tháng. Sau đó, vỏ cây dó đã ngâm được vớt và cho vào cối giã nhỏ thành bột, đánh kĩ cho tơi đều và mịn sánh. Loại bột này được cho vào khuôn chao bột đó để kết lại với nhau tạo nên giấy dó. Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy xốp, nhẹ, có độ dai và bền hơn những loại giấy khác. Giấy dó sau đó được ép, phơi, nén hoặc cán phẳng. Giấy dó loại màu trắng ngà được sử dụng phổ biến trong sáng tác tranh in nổi. Giấy dó được sản xuất thủ công từ cây dó, thường mọc ở vùng trung du Việt Nam. Cây dó thuộc loại thân mộc, họ trầm, vỏ cây nhiều sợi và chất dính. (1), (2) Nguồn: Trần Đức — Màu in Màu in thường dùng là màu goát, màu acrylic, mực in,... Khi in, các loại màu có độ khô và thể hiện màu sắc khác nhau. Các dụng cụ khác 1. Màu goát và mực in sử dụng trong tranh in nổi(1) Bút chì, bút lông, bảng vẽ, kẹp, giấy can, ru-lô lăn mực... NOITRI THUS TỪ CUỘC SỐNG 2. Dụng cụ cơ bản trong thực hành tranh in nổi(2) (1), (2) Nguồn: Trần Đức 21 22 EM CÓ BIẾT: Một số đặc điểm vật liệu sử dụng làm ván in Ván in làm từ gỗ tự nhiên thường có đặc tính mềm, ít thớ, dễ khắc. Khi in, những thớ gỗ sẽ tạo nên độ xốp trên bề mặt bản in. Ván in làm từ cao su có đặc điểm mềm hơn gỗ tự nhiên nên dễ khắc, in ra sắc nét và không ngấm mực nên hao ít mực. Tấm thạch cao dễ thực hiện khi làm ván in nhưng do mềm nên dễ vỡ nét, do vậy thường dùng để tạo mảng lớn. Dựa vào một số đặc tính trên, khi sử dụng ván in làm từ gỗ và cao su có thể lựa giấy in tranh mềm, xốp, dễ bắt mực. Giấy in trên vật liệu thạch cao nên sử dụng giấy dày hơn như bìa, giấy màu,... để đảm bảo được hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm trong quá trình in. A) NHẤT SỐNG Phran-xe Gê-hát (Frances Gearhart), Hồ Ta-hô (The Tahoe Lake), 1930, tranh in với kĩ thuật nhiều lớp) (1) Nguồn: The Annex Galleries Các bước thực hiện tranh in nổi — Bước 1: Vẽ phác thảo + Tìm ý tưởng cho phác thảo: Phác thảo có thể dựa theo tài liệu đã ghi chép, tài liệu ảnh hoặc vận dụng trí nhớ và sự hiểu biết để tiến hành các bước phác thảo. Hình vẽ của phác thảo được sắp xếp cân xứng và chặt chẽ giữa các mảng sáng – tối, tạo nhịp điệu hài hoà cho bức tranh. + Định hình nét, hình mảng cụ thể để thuận tiện thực hiện trong quá trình khắc ván in và in tranh. Khi làm phác thảo cho tranh in nổi, tạo hình đối tượng cần thể hiện và phân chia sắc độ cần đơn giản. Phác thảo không nên sa vào diễn tả chi tiết của hình hay đậm – nhạt của màu, mà nên dùng mảng và nét để diễn tả hình thể trong tranh. Có thể kết hợp mảng với nét và chấm theo cách chồng chéo, đan xen. Đường nét phải dứt khoát, rõ ràng, cụ thể, khúc chiết để khi in đạt hiệu quả cao. VỚI CÔNG Bước 1: Tìm ý tưởng, phác thảo hình Bước 2: Can hình Can ngược hình từ phác thảo lên trên ván in vì khi in hình sẽ thuận theo ý tưởng của phác thảo. Vẽ hình ngược với phác thảo lên mặt gỗ. Nếu mặt gỗ màu sáng sẽ vẽ hình bằng màu đen và dùng dao khắc phần màu trắng đi. Nếu mặt gỗ là màu đen ta sẽ vẽ hình bằng màu trắng, lúc này màu đen được khắc đi. Bước 2. Lật ngược bản can רברג 23 24 — Bước 3: Khắc tranh Khắc tranh là quá trình sáng tạo và quyết định sự thành công của tranh in nổi. Mảng và nét trên phác thảo gợi ý cách khắc. Khi đặt mũi dao trên ván khắc theo chiều hướng và lực khắc khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả thẩm mĩ riêng. Căn cứ vào đặc điểm của từng loại dao để diễn đạt nét và mảng theo tinh thần ở phác phảo: dao trổ tạo nét thanh, mảnh; dao chữ V, dao lòng máng tạo nét sần sùi, gân guốc,... Trong quá trình khắc, cần lưu ý sắp xếp mảng đen, trắng trong tranh tương ứng với nhịp điệu của nét khắc, tiếp tục xử lí mảng đen và trắng để đạt được hiệu quả về hình và bố cục. Bước 3. Khắc tranh MITS THUC BOUCC SONG EM CÓ BIẾT: Về cơ bản, cách cầm dao trổ, dao chữ V, dao lòng máng gần giống nhau nhưng kĩ thuật khắc sẽ có điểm khác nhau, phụ thuộc vào mảng và hệ thống nét tác giả dự định thực hiện. 1. Tư thế cầm dao trổ 2. Tư thế cầm dao chữ V KẾT NỐI TRI THI VỚI CUỘC SỐ 3. Tư thế cầm dao lòng máng to 4. Tư thế cầm dao lòng máng nhỏ 25 26 — Bước 4: In tranh In tranh là khâu kĩ thuật cuối cùng để tạo thành tranh in nổi. Để in tranh cần sử dụng ru-lô (hoặc bút lông) dàn mực lên khay, sao cho mực vừa độ và dùng con lăn lấy mực, lăn đều lên mặt ván in. Đặt giấy cân đối lên bề mặt ván in và tiến hành in tranh. Sử dụng ru-lô (hoặc xơ mướp, tay) lăn hoặc xoa đều trên mặt sau của giấy in sao cho giấy bắt mực đều và rõ hình. 2. Lăn đều mực trên ván in 1. Dàn mực trên khay màu 3. Đặt giấy cân đối trên ván in 4. Dùng ru-lô lăn trên mặt sau của giấy KẾT NỐI TỚI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 5. Lăn mực trên bản in và tiếp tục in 27 28 — Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm Kiểm tra độ đậm – nhạt của nét, mảng và loại bỏ phần mực lem trên giấy để bức tranh đạt hiệu quả như ý muốn khi hoàn thiện sản phẩm. 6. Sản phẩm tranh in nổi đã hoàn thiện Hãy thực hiện một bức tranh in nổi theo đề tài em thích với vật liệu, màu in phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. GÃ THẢO LUẬN Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm về sản phẩm đã thực hiện theo một số câu hỏi gợi ý sau: — — — — Sản phẩm có thể hiện được ý tưởng của bạn không? Bạn sử dụng dụng cụ và vật liệu nào để thực hành tranh in nổi? Trong quá trình thực hành, bạn có gặp khó khăn ở bước nào không? Bạn đã làm gì để khắc phục và vượt qua? Cảm nhận của bạn về quá trình thực hiện và sản phẩm tranh in nổi là gì? VẬN DỤNG Sử dụng kĩ thuật in nổi trang trí sản phẩm túi xách hoặc áo phông. — Bước 1: Tìm ý tưởng thực hiện. — Bước 2: Chọn hình ảnh và khắc ván in. — Bước 3: Chọn mẫu túi/ áo và xác định phần trang trí. — Bước 4: In hình và hoàn thiện sản phẩm. Phần tham khảo: Trang trí túi vải từ kĩ thuật in nổi với ván in cao su. KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 1. Ván in từ vật liệu cao su 29 2. Cách sắp xếp hình trên túi vải để in KET NO TRI THUC VỚI CUỘC SỐNG 30 3. Sản phẩm trang trí túi vải bằng kĩ thuật in MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH Thuật ngữ Giải thích Trang Formex Là vật liệu được sản xuất bằng việc đúc nên bọt Poly (vinyl chloride), thường có màu sắc trắng, dẻo và thuận tiện trong cắt, dán. Sản phẩm có độ dày 2 – 20 mm 18 Giấy điệp Là giấy dó được quét một lớp hồ điệp, được tạo nên từ bột gạo nếp đã nấu trộn với vỏ con điệp được nghiền kĩ 20 MDF Là loại gỗ ép được xử lí bằng cách liên kết các sợi gỗ lại với nhau bởi keo hoặc hoá chất tổng hợp 18 Rulô Là dụng cụ thường được làm từ cao su, dùng để lăn, giúp cho màu trên ván in bám đều, thấm vào giấy 9 Tấm thạch cao Là sản phẩm được làm từ bột thạch cao kết hợp với nhiều phụ gia và công đoạn ép khuôn. Loại vật liệu này có bề mặt mịn, phẳng và có độ cứng tốt KẾT NỐI TRI THỨC BẢNG TRA CỨU TÊN 22 RIÊNG NƯỚC NGOÀI Chữ cái Tên phiên âm Tên riêng nước ngoài Trang A An-bréch Duy-ro Albrecht Dürer 10 ი C Ca-txu-si-ca Hô-cu-xai Katsushika Hokusai 11 E Ét-uốt Bau-đen Edward Bauden 12 G Giô-han-nơ Gu-ten-béc Johannes Gutenberg 6 K Ki-ta-ga-oa U-ta-ma-rô Kitagawa Utamaro 12 P Phran-xe Gê hát Frances Gearhart 22 31 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này. Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Biên tập nội dung: PHẠM DUY ANH – NGUYỄN VĂN NGUYÊN Biên tập mĩ thuật: NGUYỄN BÍCH LA Thiết kế sách: PHẠM THỊ MINH THU Trình bày bìa: NGUYỄN BÍCH LA Minh hoạ: NGUYỄN THỊ NGỌC THUỶ Sửa bản in: VŨ THỊ THANH TÂM Chế bản: CTCP MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG THỨC VỚI CUỘC CŨNG Bản quyền © (2023) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. MĨ THUẬT 11 – ĐỒ HOẠ (TRANH IN) Mã số: G1HHYM009H23 In ... bản, (QĐ ...) khổ 19 x 26,5 cm. Đơn vị in: ... Cơ sở in: ... Số ĐKXB: 8-2023/CXBIPH/128-2097/GD. Số QĐXB: 7370/QĐ - GD - HN ngày ... tháng ....năm ... In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20... Mã số ISBN: 978-604-0-35072-5 HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 1. Ngữ văn 11, tập một 2. Ngữ văn 11, tập hai 3. Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 4. Toán 11, tập một 5. Toán 11, tập hai 6. Chuyên đề học tập Toán 11 7. Lịch sử 11 8. Chuyên để học tập Lịch sử 11 9. Dia lí 11 10. Chuyên đề học tập Địa lí 11 11. Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 12. Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 13. Vật lí 11 14. Chuyên đề học tập Vật lí 11 15. Hoá học 11 16. Chuyên đề học tập Hoá học 11 17. Sinh học 11 18. Chuyên để học tập Sinh học 11 19. Công nghệ 11 — Công nghệ cơ khí 20. Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí 21. Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi KET NÕI 22. Chuyên để học tập Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi 23. Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính | 24. Tin học 11 – Định hướng Tin học ứng dụng 25. Chuyên đề học tập Tin học 11 – Định hướng Tin học ứng dụng 26. Chuyên đề học tập Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính 27. Mĩ thuật 11 – Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 28. Mĩ thuật 11 – Thiết kế đồ hoạ 29. Mĩ thuật 11 – Thiết kế thời trang 30. Mĩ thuật 11 – Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 31. Mĩ thuật 11 – Lí luận và lịch sử mĩ thuật 32. Mĩ thuật 11 – Điêu khắc 33. Mĩ thuật 11 – Kiến trúc 34. Mĩ thuật 11 – Hội hoạ 35. Mĩ thuật 11 – Đồ hoạ (tranh in) 36. Mĩ thuật 11 – Thiết kế công nghiệp 37. Chuyên để học tập Mĩ thuật 11 38. Âm nhạc 11 39. Chuyên để học tập Âm nhạc 11 40. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 41. Giáo dục thể chất 11 - Bóng chuyền 42. Giáo dục thể chất 11 – Bóng đá 43. Giáo dục thể chất 11 – Cầu lông 44. Giáo dục thể chất 11 – Bóng rổ 45. Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 VỚI CUỘC (46 Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc Tiếng Anh 11 – Global Success – Sách học sinh CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long http://hanhtrangso.nxbgd.vn Sách điện tử Kích hoạt để mở học liệu điện tử: Cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chìa khoá. + ISBN 978-604-0-35072-5 9786040 350725