🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mĩ Thuật 10 Hội Hoạ – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Ebooks Nhóm Zalo NGUYỄN XUÂN NGHỊ (Tổng Chủ biên) PHẠM DUY ANH (Chủ biên) LÊ TRẦN HẬU ANH MĨ THUẬT (10 HỘI HOẠ BATHUR LOC SONG GD NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN NGHỊ (Tổng Chủ biên) PHẠM DUY ANH (Chủ biên) LÊ TRẦN HẬU ANH MĨ THUẬT HỘI HOẠ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 10 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 10 – Hội hoạ được tổ chức thành bốn hoạt động cụ thể sau: KHÁM PHÁ Học sinh tìm hiểu, có nhận thức ban đầu về nội dung bài học. C NHẬN BIẾT Học sinh lĩnh hội và hình thành kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài học. ĐỂ THẢO LUẬN Học sinh củng cố nội dung, yêu cầu cần đạt được của bài học. - VẬN DỤNG Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống liên quan đến bài học. KẾT NỐI TRÍ THỨC câu lệnh thực hành G g ? Câu hỏi Những hướng dẫn kĩ thuật, cách làm sản phẩm mĩ thuật trong sách có tính gợi ý, nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc thực hành. Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau. LỜI NÓI ĐẦU Nội dung Hội hoạ cấp Trung học phổ thông giúp học sinh tìm hiểu về nghệ thuật hội hoạ cũng như hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo vẽ tranh với chất liệu: chì, than, màu nước, màu bột (hoặc chất liệu tương đương). Sách giáo khoa Mĩ thuật 10 – Hội hoạ được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, giúp học sinh có được những kiến thức, kĩ năng để biết được vài nét về nghệ thuật hội hoạ và đặc điểm tranh chất liệu chì, than, cũng như bước đầu thực hiện được phác thảo, biểu đạt cảm xúc và hoàn thiện tranh ở chất liệu này, góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của học sinh đối với những giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Mỗi bài học được biên soạn theo bốn hoạt động: Khám phá – Nhận biết – Thảo luận – Vận dụng, phù hợp với khả năng lĩnh hội kiến thức cũng như thuận tiện cho việc tổ chức những bài thực hành, qua đó góp phần cùng những nội dung mĩ thuật và hoạt động giáo dục khác để hình thành, phát triển năng lực theo đúng yêu cầu đặt ra đối với môn học. có đúng yêu đặt ra đối với môhi EUTESINE Chúc các em học tập thật vui và vẽ được bức tranh như ý. CÁC TÁC GIẢ Bài 1 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Khái quát về nghệ thuật hội hoạ Tranh chất liệu chì, than Trang 5 18 3 Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than 27 Một số thuật ngữ dùng trong sách 31 Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 32 BÀI — 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được đặc điểm của nghệ thuật hội hoạ thông qua các thể loại tranh. - Hiểu về chất liệu trong nghệ thuật hội hoạ. - — Có hiểu biết cơ bản về nghệ thuật hội hoạ, từ đó hình thành tình cảm với loại hình mĩ thuật này. - - KHÁM PHÁ Hội hoạ là một ngành của Mĩ thuật tái hiện sự vật trên bề mặt không gian hai chiều (chiều ngang – chiều dọc) với màu sắc, đường nét, chất cảm,... TRA VAN CAN 194 Trần Văn Cần, Em Thuỷ, 1943, tranh sơn dầu, 45 x 60 cm(1) (1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Nguyễn Sỹ Ngọc, Tình quân dân, 1949, tranh sơn mài, 60 x 80 cm(2) LO EM CÓ BIẾT: Hội hoạ xuất hiện từ khoảng 40 000 năm trước Công nguyên vào thời kì tiền sử. Những hình vẽ nguyên sơ về các con vật như nai, bò rừng, voi ma mút,... trên đá và trong các hang động là những hình ảnh sớm nhất do con người tạo ra, qua đó chúng ta có thêm hiểu biết về cuộc sống săn bắt, hái lượm hay một phần tư duy của con người thời kì này. Hình vẽ trên đá trong hang động tại La-xcô (Lascaux), Pháp Nội dung của hội hoạ được chia làm nhiều thể loại, trong đó có bốn thể loại cơ bản như: tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh sinh hoạt. Ngoài ra, trong hội hoạ có thể phân loại tranh theo phong cách thể hiện, trường phái, cũng như theo chất liệu nghệ sĩ sử dụng để tạo nên một bức tranh. Tranh chân dung Tranh chân dung là thể loại thể loại tranh mà ở đó, khuôn mặt của n OI TA THU nhân vật được chú trọng diễn tả. QUANG I CUDUNG Nhân vật trong tranh chân dung có thể là một người hoặc nhiều người (chân dung nhóm người) được vẽ bản thân hoặc toàn thân. Ngoài ra, trong hội hoạ hiện đại, tranh chân dung còn được thể hiện bằng nhiều cách phong phú như: một khuôn mặt được kết hợp với những đồ vật, những không gian không thực. ? Mai Trung Thứ, Thiếu nữ Huế, 1934, tranh sơn dầu, 53 x 82 cm(2) Tranh chân dung có những đặc điểm gì? (1) Nguồn: thipjang (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Nguyễn Mộng Bích, Chân dung ông lão người Chăm, 2000, tranh lụa, 38 x 53 cm(3) Tranh phong cảnh Tranh phong cảnh là thể loại tranh tập trung diễn tả lại vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện tượng thiên nhiên. Ở đó, hình ảnh con người có thể xuất hiện điểm xuyết nhằm làm sinh động thêm cho cảnh vật. Tranh phong cảnh có thể được hoạ sĩ vẽ trực tiếp hoặc vẽ lại trong xưởng vẽ. ? Lương Xuân Nhị, Bên bờ giếng, 1956, tranh sơn dầu, 93,5 x 72 cm Tranh phong cảnh có những đặc điểm gì? Tranh tĩnh vật Tranh tĩnh vật là thể loại tranh mô tả những sự vật trong trạng thái tĩnh như hoa, quả, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt,... Những vật thể trong tranh tĩnh vật có thể được vẽ trong những không gian khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung đó là những góc nhìn hẹp, cận cảnh. Trần Đình Thọ, Ra đồng, 1961, tranh sơn mài, 87 x 57 cm2 RIC ? Trần Lưu Hậu, Tĩnh vật, 1986, tranh màu bột, 55 x 50 cm (3) Tranh tĩnh vật có những đặc điểm gì? (1), (2), (3), (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Nguyễn Thị Kim Bạch, Hoa trái quê hương, 1990, tranh màu nước, 60x 87 cm (4) 7 Tranh sinh hoạt Tranh sinh hoạt là thể loại tranh thường vẽ về hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như: trò chuyện, vui chơi, bữa ăn, học tập,... Trong đó, các nhân vật trong tranh có mối quan hệ, tương tác với nhau. Cảnh vật (nếu có) đóng vai trò tạo không gian, làm nổi bật bối cảnh hoạt động của nhân vật. 上處际出正 Nguyễn Phan Chánh, Người bán gạo, 1932, tranh màu nước, 50.5 x 64.5 cm Tô Ngọc Vân, Nghỉ chân bên đồi, 1953, tranh sơn mài, 45 x 35 cm (2) o Tranh sinh hoạt có những đặc điểm gì? Việc phân loại tranh trong hội hoạ khá phức tạp. Ngoài cách phân chia theo các thể loại tranh trên, chúng ta còn thường gặp các cách chia thể loại tranh hội hoạ theo chất liệu hoặc theo trường phái nghệ thuật. (1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 8 NHẬN BIẾT Trong lịch sử phát triển, nghệ thuật hội hoạ được sử dụng như một công cụ phục vụ, phản ánh xã hội và có những đặc trưng tương ứng ở mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử. — Phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo: Thời kì đầu, hội hoạ tập trung thể hiện các ý tưởng tôn giáo, thần linh, thần thoại hoặc hiện tượng thiên nhiên. Lê-ô-na-đô đa Vin-xi (Leonardo da Vinci), Bữa ăn cuối (The last supper), 1492 – 1498, tranh bích hoạ, 880 x 460 cm — Khuyết danh, Trúc Lâm đạo sĩ xuất sơn chi đồ, tranh giấy (trích đoạn), 316 x 28 cm (2) Phân tích một tác phẩm hội hoạ phục vụ đề tài tín ngưỡng, tôn giáo để làm rõ các đặc điểm trong tác phẩm. Phản ánh đời sống: Một trong những mục đích quan trọng của nghệ thuật hội hoạ chính là hình thức ghi chép lại cuộc sống của hoạ sĩ. Vì vậy, thông qua bức tranh, ta phần nào có thể hình dung được cuộc sống cũng như hoàn cảnh sống tại thời điểm bức tranh phản ánh. C Trần Văn Cẩn, Tát nước đồng chiêm, 1958, tranh sơn mài, 92 x 60,5 cm (3) Đề-ga (Degas), Văn phòng ở Niu Oóc-lin (A cotton office in New Orleans), 1872, tranh sơn dầu, 92 x 73 cm (4) Phân tích một tác phẩm hội hoạ phản ánh hiện thực cuộc sống để làm rõ các đặc điểm trong tác phẩm. (1) Nguồn: Tu viện Santa Maria delle Grazie ở Milan, Italia (2) Nguồn: Bảo tàng Liêu Ninh, Thẩm Dương, Trung Quốc (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Jeu de Paume, Pháp 9 Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của hoạ sĩ về hiện thực khách quan: Nếu như Nhiếp ảnh ghi lại hiện thực khách quan thông qua thiết bị chụp ảnh thì Hội hoạ phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua cái nhìn chủ quan của hoạ sĩ. Họ không chỉ có thể thêm bớt, sắp xếp các chi tiết trên bề mặt tranh mà còn tự quyết định sẽ thể hiện, diễn tả sự vật đó theo ý của mình. Giắc-sơn Pôn-lốc (Jackson Pollock), Number 1 (Số 1), 1948, tranh sơn dầu, 264 cm x 173 cm SPATE Gióc-giơ Ba-rắc (Georges Braque), Người phụ nữ với cây đàn ghi-ta (The woman with a guitar), 1913, tranh sơn dầu và than, 73 x 130 cm2) Ét-va Mun (Edvard Munch), Tiếng thét (The scream), 1893, tranh sơn dầu, 73 x 91 cm (3) Phân tích một số tác phẩm hội hoạ làm rõ quan điểm, ý tưởng riêng của hoạ sĩ về hiện thực khách quan thông qua các đặc điểm trong tác phẩm. (1) Nguồn: jackson-pollock.org/number-1.js (2) Nguồn: georgesbraque.org/woman-with-a-guitar.jsp (3) Nguồn: Bảo tàng Munch, Oslo, Na Uy 10 Hội hoạ phương Đông: Tư duy phương Đông coi trọng bản chất bên trong hay chính là tinh thần của chủ thể, nên hội hoạ phương Đông thiên về xu hướng khái quát trừu tượng hoá, lấy những cái đặc trưng nhất của sự vật đưa vào tranh vẽ. Hội hoạ phương Tây: Tư duy phương Tây thiên về thực tế, mạch lạc và lí trí, nên hội hoạ phương Tây đi sâu vào nghiên cứu hình thái, vẻ đẹp của sự vật; đồng thời tìm cách tái tạo, khắc hoạ nó. Hội hoạ phương Tây đã tạo nên dòng ảnh hưởng lớn đến hội hoạ thế giới từ chất liệu đến kĩ thuật. Dù là một quốc gia Á Đông nhưng nền hội hoạ Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Vincent Vin-xen van Gốc (Vincent van Gogh), Hoa hướng dương (Sunflower), 1889, tranh sơn dầu, 73 x 92 cm Hãng-ri Ma-ti-xơ (Henry Matisse), Chân dung người phụ nữ và chiếc mũ (Portrait of woman with a hat), 1905, tranh sơn dầu. 60 x 81 cm2 Bùi Xuân Phái, Phổ Hàng Mắm, 1984, tranh sơn dầu, 80 x 60 cm(3 Hội hoạ phương Đông và phương Tây có đặc điểm gì khác nhau? (1) Nguồn: vangoghmuseum.nl/en/collection/s0031V 1962 (2) Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại San Francisco (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam ]] Như vậy, hội hoạ là hình thức truyền đạt ý tưởng, cảm xúc của nghệ sĩ bằng cách sử dụng kĩ thuật, phương pháp riêng và sản phẩm là bức tranh. Mỗi tác phẩm hội hoạ (bức tranh) được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: bố cục, hình mảng, đường nét, không gian, hoà sắc,... — - Bố cục: Để có được một bức tranh, bố cục là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc sắp xếp bố cục hợp lí giúp thể hiện ý tưởng của hoạ sĩ và cân bằng, tạo mối liên hệ trong tranh của các đối tượng. Hình mảng, đường nét: Đối tượng trong tranh hội hoạ được quy vào những mảng, đường nét. Sự kết hợp của những yếu tố này tạo nên nhịp điệu của bức tranh cũng như gia tăng sự kết nối giữa các đối tượng. - Không gian: Không gian trong tranh hội hoạ có thể là không gian thật (gợi hiện thực, có chiều sâu) hoặc không gian ảo (mang tính cảm giác) tuỳ vào ý tưởng sáng tác của hoạ sĩ. — Hoà sắc: Các màu sắc trong tranh hội hoạ kết hợp với nhau tạo nên tổng thể một hoà sắc nhất định. Chính điều này tạo nên vẻ đẹp của bức tranh cũng như gợi lên ý tưởng của hoạ sĩ khi sáng tác. EM CÓ BIẾT: Hội hoạ rất phong phú, đa dạng trong chất liệu thể hiện như: màu bột, sơn dầu, màu nước, acrylic, sơn mài, chì, than,.... Các chất liệu này đều cơ bản được tạo nên bởi các hạt màu nghiền với chất kết dính. Mỗi thành phần kết dính khác nhau sẽ tạo nên một đặc tính. Bởi vậy, mỗi chất liệu đem lại một hiệu quả khác biệt cho bức tranh mà nó được sử dụng thể hiện. Tranh màu bột KẾT VI Màu bột được chế tạo từ chất màu và chất kết dính là tinh bột hoặc chất liệu tổng hợp (keo). Màu bột có khả năng diễn tả phong phủ, nhờ thành phần liên kết có các chất kết dính nên độ che phủ cao, có tính mờ đục, dễ pha trộn và tạo nên màu sắc theo ý định của người vẽ. NỐI TRÍ THỨC CUNG SUNG (1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 12 Nguyễn Đỗ Cung, Du kích La Hai tập bắn, 1947, tranh màu bột, 51 x 38 cm la Hai 2/ hy lung, Tranh màu bột là tranh sử dụng màu bột pha keo và nước, vẽ trên các bề mặt giấy. Vì đặc điểm của màu bột không có chất kết dính nên cần pha keo, khác với màu acrylic đã có sẵn chất kết dính. ww South Thu grang 2003 ham Lay Mini Hye 2003 Tranh sơn dầu i Nguyễn Tư Tư Nghiêm, Con giáp. 2003, tranh màu bột" HỮU PHÚC CỐNG Sơn dầu là chất liệu được tạo ra bằng cách nghiền và pha trộn các hạt sắc tố với các loại dầu (dầu lanh, dầu óc chó hoặc dầu cù túc). Chất liệu này không thấm nước, có độ che phủ cao và dễ dàng tạo nên chất cảm trên bề mặt. Sơn dầu thường được sử dụng trong phần lớn các tác phẩm nghệ thuật phương Tây và hội hoạ hiện đại. Tranh sơn dầu là tranh sử dụng sơn dầu vẽ lên trên nhiều bề mặt khác nhau như toan (vải), gỗ, bìa. (1) (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Nguyễn Sáng, Giặc đốt làng tôi, 1954, tranh sơn dầu, 129,5 x 85,7 cm (2) 13 14 Tranh màu nước Màu nước là chất liệu tạo ra bởi sự pha trộn của các loại màu bột được hoà tan với nước, tạo ra dung dịch có màu sắc. Màu nước có đặc tính mỏng, nhẹ, trong suốt dễ cho ánh sáng đi qua. Tranh màu nước thường được sử dụng trên các bề mặt như giấy vẽ màu nước, giấy dó hoặc lụa,... Phần lớn các tác phẩm hội hoạ phương Đông, trong đó có hội hoạ hiện đại Việt Nam sử dụng chất liệu này. Đặc biệt, hội hoạ Việt Nam đã sử dụng màu nước để nhuộm lụa, tạo nên một dòng tranh lụa độc đáo. Lê Anh Vân, Cào cỏ lúa, 1980, tranh lụa. 55 x 45 cm Tranh màu acrylic Chất liệu acrylic gần giống với sơn nhưng đặc và xốp. Chất liệu này có độ phủ cao và độ bám dính cực tốt, không dễ bị phai màu. Do bắt nguồn từ gốc nước nên acrylic có tốc độ khô nhanh và ít gây mùi. Ngày nay, chất liệu này được sử dụng rất phổ biến bởi tính tiện dụng của nó. Tranh màu acrylic là thể loại tranh sử dụng màu acrylic vẽ trên bề mặt toan hoặc giấy. Trần Văn Cẩn, Thuyền và đảo, 1969, tranh màu nước, 51 x 37 cm 2 (1), (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Trần Lưu Hậu. Biển Cát Bà, 2008, tranh màu acrylic, 190 x 140 cm 3 Tranh sơn mài Chất liệu sơn ta là chất liệu đặc trưng của các nước châu Á, được khai thác từ nhựa cây sơn. Trước năm 1930, chất liệu này mới chỉ được biết đến nhằm sử dụng với mục đích làm đồ mĩ nghệ. Với sự tìm tòi thử nghiệm của các hoạ sĩ Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam), chất liệu này đã được đưa vào như một chất liệu hội hoạ. Để tạo thành tranh, sơn ta được kết hợp với một số loại dầu, màu khoáng vô cơ và một số nguyên liệu khác như vàng, bạc, vỏ trứng,... Tranh sơn mài là loại tranh sử dụng sơn ta cùng bột màu, vàng, bạc,... vẽ nhiều lớp lên trên tấm vóc, sau khi khô được mài đi. Nguyễn Gia Trị, Phong cảnh (Dọc mùng), 1939, tranh sơn mài, 400 x 159 cm Tranh bằng chất liệu chì, than Chất liệu chì, than dùng để vẽ được làm bằng hỗn hợp đất sét và than chì. Hàm lượng than chì trong lõi càng cao thì bút chì/ than vẽ càng mềm và được phân chia thành các sắc độ tương ứng. Chất liệu này đã xuất hiện từ lâu, do có độ mềm, xốp của chì, than, và được phân chia thành các cấp sắc độ tương ứng. Bởi đặc tính dễ thay đổi của chì than nên các hoạ sĩ thường ưu tiên sử dụng chất liệu này trong việc kí hoạ lấy tư liệu và phác thảo tác phẩm. Tranh bằng chất liệu chì, than là tranh sử dụng than hoặc chì vẽ lên giấy hoặc toan. Huỳnh Văn Thuận, Đường Trường Sơn, 1971, tranh chất liệu chì, 40 x 28,8 cm2) (1), (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Nguyễn Nam Sơn, Thiếu nữ Nhật Bản, 1943, tranh chất liệu chì nâu, 53 x 68 cm (3) 15 16 — ĐÃ THẢO LUẬN Trao đổi với các thành viên trong nhóm những câu hỏi sau: Đặc điểm, thể loại và chất liệu của hội hoạ là gì? - Những yếu tố để nhận biết một tác phẩm hội hoạ là gì? VẬN DỤNG Hãy cho biết những đặc điểm của nghệ thuật Hội hoạ qua phân tích một số tác phẩm của hoạ sĩ Việt Nam mà em yêu thích. Phần tham khảo: Một số tranh của hoạ sĩ Việt Nam tranh màu bột 1) Mai Văn Hiến, Gặp nhau, 1964, DI TRÍ NỘI TỚI CUỘC SỐNG Nguyễn T Nguyễn Thụ, Ghé qua bản, 1970, tranh lụa, 62 x 45 cm2 Lê Anh Vân, Chiến luỹ, 1984, tranh sơn dầu, 129,5 x 100 cm (3) (1), (2), (3), (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Trần Đình Thọ, Cây ở miền núi, 1993, tranh sơn mài, 150 x 100 cm(4) 17 TH EM CÓ BIẾT: Để thưởng thức một tác phẩm hội hoạ, cần chú ý đến nhiều yếu tố: màu sắc, đường nét, hình mảng, bố cục,... Hội hoạ phương Tây cho ra đời và phát triển nhiều trường phái, trong đó một số trường phái tiêu biểu và ảnh hưởng lớn đến hội hoạ ngày nay có thể kể đến như: Ấn tượng, Hậu ấn tượng, Dã thú, Biểu hiện, Lập thể, Vị lai, Đa đa, Siêu thực, Trừu tượng,... Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thể hiện đời sống, nhiều trường phái mới cũng không ngừng ra đời. 健康 Trường phái Vị lai: Um-béc-tô Bô-chi-ô-ni (Umberto Boccioni), Những ảnh nhìn cùng lúc (Visioni simultanee). 1912, tranh sơn dầu, 60 x 60 cm Trường phải Đa đa: Gin Áp (Jean Arp), Mặt nạ răng và cái đĩa (Plastron et fourchette), 1922, tranh nhiều chất liệu, 70 x 58 cm2) Trường phải Siêu thực: Gioan Mi-rô (Joan Miró), Những chòm sao (Constellations), 1940, tranh sơn dầu. 46 x 38 cm (3) (1) Nguồn: Bảo tàng Von der Heydt, Wuppertal, Đức (2) Nguồn: searchthecollection.nga.gov.au/object?uniqueld=89673 (3) Nguồn: joan-miro.net/constellations.jsp 17 18 BÀI 2 TRANH CHẤT LIỆU CHÌ, THAN — — — Yêu cầu cần đạt Hiểu về đặc điểm tranh chất liệu chì, than. - Xây dựng, phác thảo và thực hiện được một bức tranh đơn giản bằng chất liệu chì, than. Vận dụng được một số kĩ thuật của thể loại tranh chì, than trong thực hành, sáng tạo tranh theo đề tài. Biết được đặc điểm của tranh chất liệu chì, than để có thể thưởng thức thể loại tranh này. KHÁM PHÁ Trong Hội hoạ, hoạ sĩ sử dụng chất liệu chì, than với mục đích ghi chép, thu thập nhiều thông tin về hình ảnh sự vật, hiện tượng cần phản ánh, nhất là trong những trường hợp họ chỉ có một khoảng thời gian giới hạn. Theo đó, tranh chất liệu chì, than được tạo nên bằng việc thể hiện đường nét, đặc điểm, dáng vẻ của đối tượng và thiên về diễn tả sắc độ đậm nhạt. Đây cũng là thể loại cơ bản, giúp hoạ sĩ luyện tập về cách nhìn khái quát với sự vật, tạo cảm hứng trong những sáng tác với các chất liệu khác. thật Thô-mát Ghen-bơ-râu (Thomas Gainsborough), Nghiên cứu cây liễu (Study of willows), 1750 – 1755, tranh chất liệu than 18,4 × 15,2 cm) Đặc điểm tranh chất liệu chì, than là gì? Đặc (1) Nguồn: Bảo tàng Quốc gia, Luân Đôn, Vương quốc Anh EM CÓ BIẾT: Trong những năm chiến tranh, kí hoạ chiến trường là một thế mạnh của hoạ sĩ Việt Nam. Các sinh viên mĩ thuật và hoạ sĩ đã bám sát thực tế, vẽ được nhiều bức kí hoạ phản ánh, động viên kịp thời tinh thần chiến đấu và sản xuất của tiền tuyến và hậu phương. Nhiều bức kí hoạ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Có thể kể đến các hoạ sĩ tên tuổi như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Quang Thọ,... 75/8/66 Ph NGUYỄN VĂN CỦA NOITRI MU Tô Ngọc Vân, Trận Bông Trang, 1966, kí hoạ chất liệu chị Nguyễn Quang Thọ, Đồng chí Hồ V. Hùng, 1968, tranh chất liệu chì 2 (1), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (2) Nguồn: Tác giả cung cấp 2770 Nguyễn Quang Phòng, Trên mâm pháo, 1965, tranh chất liệu chì. 50 x 30.2 cm(3 19 NHẬN BIẾT Chất liệu chi, than là phương tiện thuận tiện nhất để thể hiện ý tưởng một cách mộc mạc và gần gũi. Để có thể vẽ tranh bằng chất liệu chi, than được hiệu quả cần có khả năng ghi chép, xây dựng bố cục một cách nhanh chóng, cũng như phân định sắc độ bằng cách tìm ra những phần nào có sắc độ sáng/ tối nhất, tạo nên độ tương phản cao. Ghi chép dáng người tĩnh là ghi chép nhanh bằng hình vẽ người, vật đang ở trạng thái tĩnh như người đang ngồi im hoặc chiếc xe không chuyển động. Ghi chép dáng người động là vẽ nhanh người, vật đang di chuyển hoặc đang cử động như một người đang cuốc đất, một con trâu đang kéo cày,... Những kí hoạ này thường đơn giản nhưng sinh động. Trần Đình Thọ, Bác Hồ thời kháng chiến, 1980, tranh chất liệu than, 60 x 40 cm (1) Vũ Đình Tuấn, Kéo lưới, 1998, kí hoạ chất liệu chì 2) KET NOITRI THUC VỚI CUỘC SỐNG 20 Ét-ga Đề-ga (Edgar Degas), Vũ công cùng cây quạt (Dancer with a fan), 1880, kí hoạ chất liệu chi(3) (1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp The ô-đo Gie-ri-cô (Théodore Gericault), Người đánh xe và kị sĩ (Charioteer and Horseman), giai đoạn 1791 – 1824, kí hoạ chất liệu chi (4) (3), (4) Nguồn: Viện bảo tàng Mĩ thuật Metropolitan Những lưu ý trong sáng tác tranh bằng chất liệu chì, than Sáng tác tranh bằng chất liệu chi, than đòi hỏi người sáng tác phải nhanh tay, nhanh mắt; ghi nhớ và tái hiện những khoảnh khắc bất chợt. Người vẽ cần trang bị hiểu biết về: — Cấu trúc cơ thể người — — Cấu trúc của vật thể Các nguyên lí ánh sáng Định luật xa gần. Những kiến thức này giúp cho sáng tác tranh bằng chất liệu chì, than được nhanh chóng và chính xác. Trong nhiều trường hợp, hình vẽ và sắc độ thể hiện trong tranh chất liệu chì, than là cơ sở, gợi ý cho những sáng tạo bằng các chất liệu hội hoạ khác như: sơn dầu, sơn mài, màu bột,... cũng như trong lĩnh vực điêu khắc. Do đó, nhiều ghi chép lấy dáng, hình, động tác của cảnh, vật cho đến từng bộ phận, chi tiết nhỏ, như khuôn mặt, tay, chân, cành, thân cây,... hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt chỉnh thể đối tượng cần phản ánh. two be 15.5 13 Lê Anh Vân, Nghiên cứu dáng người, 1983, kí hoạ chất liệu chi KẾT NỐI THAI GIỚI QUÂN SỮA Kí hoạ được sử dụng làm tài liệu đưa vào tranh chất liệu chi (2) Hãy phân tích một bức tranh chất liệu chì hoặc than mà em thích để làm rõ những đặc điểm chính của thể loại tranh này. (1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp 21 00 CC Các loại tranh chất liệu chì, than Tranh phong cảnh: Là những ghi chép (vẽ) bằng chì, bút sắt, hoặc thuốc nước có trọng tâm chính là phong cảnh thiên nhiên như: núi, rừng cây, sông suối, ruộng đồng, làng bản, đô thị.... Vũ Tuệ Minh, Ngõ vắng, 2013, tranh chất liệu than Lê Vũ Hoàng, Bên hiên nhà, 2006, tranh chất liệu than2 (1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp Tranh sinh hoạt, chân dung người: Là những ghi chép về chân dung hoặc hoạt động của nhóm người. Nguyễn Phương Linh, Chợ cá Ngư Lộc, 2015, ki hoa chất liệu chị Cowhoni (Thing) Tim Gr 1998 Vũ Đình Tuấn, Chân dung, 1998, ki hoạ chất liệu chi2 Kí hoạ tĩnh vật: Thể loại này chủ yếu lựa chọn thể hiện những vật thể trong trạng thái tĩnh, thường là những góc cảnh rất hẹp và chú trọng nắm bắt đặc điểm chất liệu của đồ vật. KẾT NỐI TRI THỨ HAI UNC SONG 22.11.2019 Nguyễn Quỳnh Nga, Những chiếc lồng chim, 2019, tranh chất liệu chì, 30 x 26 cm3) Nguyễn Minh Châu, Góc hiên, 2019, tranh chất liệu chì nâu, 13 x 23 cm(4) Hãy thực hiện một bức ghi chép hình ảnh cảnh, vật mà em yêu thích. (1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp 23 — — GÃ THẢO LUẬN Trao đổi với các thành viên trong nhóm về tranh chất liệu chì, than theo các nội dung gợi ý sau: + Kĩ thuật thể hiện + Sắc độ trong tranh + Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện. Viết đoạn văn thuyết minh về vai trò và ý nghĩa của tranh chất liệu chì, than trong hội hoạ. VẬN DỤNG Hãy sử dụng ghi chép hình ảnh cảnh, vật để xây dựng bố cục, sáng tác tranh theo chất liệu em yêu thích. EM CÓ BIẾT: Dụng cụ sử dụng trong tranh chất liệu chì: + Bút: thường dùng bút chì mềm, than,... + Giấy: giấy phác thảo, giấy trắng,... + Công cụ hỗ trợ: bảng vẽ hoặc khung giấy, dao nhỏ, tẩy,... Cách cầm bút: Khi sử dụng bút chì ghi chép hình ảnh, có thể cầm bút theo hai cách lụng bút chì ghi chép hình ảnh, có thể VỚI CUỘC SỐNG 24 Cầm như sử dụng bút vẽ Bút được đặt giữ dọc bằng ngón cái và ngón trỏ, chiều hướng chuyển động phụ thuộc vào cổ tay của hoạ sĩ Cầm như sử dụng bút viết Bút được đặt trên ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ, giữ và điều khiển theo phương hướng yêu cầu Cách thể hiện nét trong tranh chất liệu chì Tranh chất liệu chi phần lớn được xây dựng bằng yếu tố đường nét. Căn cứ vào mật độ và cường độ, nét giúp hoạ sĩ tái hiện và truyền đạt cảm xúc của đối tượng. HORN Sắc độ trong tranh chất liệu chì, than: thể hiện mức độ sáng, tối trong bài vẽ, yếu tố này tạo nên điểm nhấn cũng như sự hài hoà đối với vật cần thể hiện. Trong tranh chất liệu chì, than cần đảm bảo ba sắc độ chính là: đậm, trung gian, nhạt để bức vẽ có độ chuyển êm, không bị chênh, phố quá mức. Cách tả chất trong tranh chất liệu chì, than: thường được sử dụng khi thâm diễn, diễn tả sâu về đối tượng. Việc tả chất trong loại tranh này ghi nhận cảm giác về bề mặt của vật cần thể hiện như: thô ráp, nhẵn bóng,... thể hiện chiều sâu cũng như giúp đạt được cảm xúc thẩm mĩ tốt ở đối tượng cần phản ánh. LU Quy luật phối cảnh của vật trong không gian Phần lớn tranh chất liệu chì, than thể hiện cảnh, vật xung quanh thông qua nét vẽ. Bởi vậy, các sự vật, hiện tượng trong tranh phải tuân theo và hợp lí về mặt tương quan trong quy luật phối cảnh. Ví dụ: các vật ở gần nhìn rõ ràng hơn những vật ở xa, hình dáng của sự vật cùng kích thước ở khoảng cách khác nhau thì trong tranh kích thước cũng khác nhau, sự vật ở trước to hơn sự vật ở sau. F די Vin-xen van Gốc (Vincent van Gogh), Đường ở Ét-ten (Road in Etten), 1881, tranh chất liệu chi 26 (1) Nguồn: Everett Collection BÀI 3 — — TRANH TĨNH VẬT CHẤT LIỆU CHÌ, THAN Yêu cầu cần đạt Hiểu được về thể loại tranh tĩnh vật. Có kĩ năng thực hành vẽ tranh tĩnh vật bằng những chất liệu chì hoặc than. Giới thiệu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật chất liệu chì hoặc than. Yêu thích và biết thưởng thức một bức tranh tĩnh vật chất liệu chì, than. KHÁM PHÁ Tĩnh vật là loại tranh mô tả những sự vật trong trạng thái tĩnh. Đến cuối thế kỉ 19, mục tiêu của các bức tranh vẫn là làm sao cho càng giống thật càng tốt. Trong các sáng tác của mình, nghệ sĩ giỏi có thể sáng tạo ra mọi thứ như thật. Tranh tĩnh vật có những đòi hỏi khắt khe. Các hoạ sĩ phải tạo ra một bố cục gần gũi, trong khi cố gắng để ảnh th sáng, chất liệu,... giống thật nhất có thể. Những bức tranh giống thật khiến người xem có cảm giác như mình đang ngắm những vật thể thật bên ngoài mặt phẳng. Tranh tĩnh vật cũng như nhiều loại tranh khác, nó có thể được các hoạ sĩ sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để thể hiện, từ: chì, than, màu bột, màu nước, sơn dầu... và trên các bề mặt vật liệu khác nhau như: vải, gỗ, giấy,... (1) Nguồn: Tác giả cung cấp Trần Quốc Việt, Lọ và quả, tranh chất liệu chì(1) 27 28 Qua thời gian, tranh tĩnh vật đã dần phát triển và thoát khỏi những chuẩn mực ban đầu của thể loại này. Nguyễn Bá Kiên, Tĩnh vật, tranh chất liệu chì(1) Vũ Tuệ Minh, Quả, tranh chất liệu chi(2) KET NOIT VOI CU Vũ Tuệ Minh, Chiếc bình, tranh chất liệu chì 3) Trần Quốc Việt, Đồ gia dụng, tranh chất liệu chì (4) Phân tích một bức tranh tĩnh vật để nhận biết về các đặc điểm của thể loại tranh này. (1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp NHẬN BIẾT Có nhiều cách để vẽ một bức tranh tĩnh vật, tuy nhiên, việc diễn tả chính xác vật được nhìn thấy thường được hiểu là cách vẽ tả thực. Để làm được điều này, cần được trang bị một số kiến thức về hình khối, phối cảnh cũng như luật xa gần. Những bài học vẽ cơ bản đầu tiên thường cũng là những bài vẽ tĩnh vật các hình khối cơ bản bằng chì hoặc than. Nguyễn Bá Kiên, Quả chuối, tranh chất liệu than — Nguyễn Bá Kiên, Bình gốm, tranh chất liệu chì2 Các bước xác định độ đậm nhạt của một bức tranh tĩnh vật cơ bản bằng chì hoặc than: Chuẩn bị: bút chì (2B, 3B, 5B), tẩy, giấy vẽ, bảng vẽ. — – Thực hành: JB. 5B), tay, giấy vẽ, bằng giấy vẽ, bằng vành vật co VỚI CUỘC SỐNG 1. Phác thảo bố cục. (1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp 2. Xác định hình chi tiết của sự vật. Tẩy đi nét thừa. BO 30 3. Thể hiện đậm – nhạt, sáng – tối của sự vật. 4. Thể hiện tương quan giữa các sự vật trong không gian. 5. Hoàn thiện sản phẩm. VÓ NG Bày mẫu và thực hiện một bức tranh tĩnh vật chì hoặc than. ĐÃ THẢO LUẬN Trao đổi với các thành viên trong nhóm theo các gợi ý sau. Căn cứ vào những kiến thức đã học, nêu cách nhận biết thể loại tranh tĩnh vật so với các thể loại khác. - Hãy phân tích một bức tranh để làm rõ về ý tưởng, ngôn ngữ tạo hình của thể loại tranh tĩnh vật. VẬN DỤNG Sử dụng chất liệu chì hoặc than để diễn tả lại một vật mẫu em yêu thích. MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH Thuật ngữ Giải thích bố cục Là sự sắp xếp kích thước và tương quan của những đường nét, hình dáng, màu sắc các vật thể trong một tác phẩm Trang 15 chất cảm Là cảm giác cấu trúc bề mặt của chất liệu tạo hình, ví dụ sự mềm, mịn, thô ráp 5 đậm nhạt Là chỉ số thể hiện mức độ sáng tối của màu sắc hoặc sự chuyển biến của ánh sáng và bóng tối trên đối tượng 30 hài hoà hinh khối không gian nét Là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình một cách hợp lí trong một tổng thể chung trên đối tượng thẩm mĩ Là hiệu quả thụ cảm thị giác đối với vật thể trong không gian do tác động của ánh sáng; hoặc được tạo bởi các yếu tố tạo hình với những nét khu biệt trên mặt phẳng hay đường nét chu vi của các diện được khép kín trong không gian Là biểu hiện thể tích trên mặt phẳng, trong không gian thực, được tạo bởi các diện mảng của vật thể chiếm một trí nhất định bởi các diện màng của vật vị trí Là khoảng cách giữa các vật thể hoặc khoảng trống xung quanh tác phẩm, sản phẩm tạo hình theo chiều ngang, dọc và sâu Là đường tạo thành do sự dịch chuyển của một điểm hoặc chấm, gồm nhiều loại: thẳng, cong, xiên, gấp khúc,... Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh 26 5 5 5 5 31 32 BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI Chữ cái Tên phiên âm Tên riêng nước ngoài Trang Đ Dè-ga Degas 9 E Ét-va Mun Edvard Munch 10 Ét-ga Dè-ga Edgar Degas 20 G Giắc-sơn Pôn-lốc Jackson Pollock 10 Gioan Mi-rô Joan Miró 17 Gióc-giơ Ba-rắc Georges Braque 10 Gin Áp Jean Arp 17 H Hăng-ri Ma-ti-xơ Henry Matisse 11 L La-xcô Lascaux 6 Lê-ô-na-đô đa Vin-xi Leonardo da Vinci 9 N Niu Oóc-lin New Orleans 9 T The-ô-đo Gie-ri-cô Théodore Gericault 20 Thô-mát Ghen-bơ-râu Shen-bo-rau Thomas Thomas Gainsborough 18 U Um-béc-tô Bô-chi-ô-ni Umberto Boccioni 17 V Vin-xen van Gốc Vincent van Gogh 11 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này, Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Biên tập nội dung: ĐINH THANH LIÊM Biên tập mĩ thuật: NGUYỄN BÍCH LA Thiết kế sách: PHẠM THỊ MINH THU Trình bày bìa: NGUYỄN BÍCH LA Minh hoạ: NGUYỄN THỊ NGỌC THUỶ Sửa bản in: TẠ THỊ HƯỜNG – NGUYỄN DUY LONG Chế bàn: CTCP MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG THỨC thuốc Nhà xuất bản Giáo dục Vi Bản quyền © (2022) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. MĨ THUẬT 10 — HỘI HOẠ Mã số: G1HHXM010H22 In ... bản, (QĐ ...) khổ 19 x 26,5 cm. Đơn vị in: ... Cơ sở in: ... Số ĐKXB: 183-2022/CXBIPH/27-62/GD. Số QĐXB: .../QĐ - GD - HN ngày ... tháng . năm ... In xong và nộp lưu chiều tháng ... năm 20... Mã số ISBN: 978-604-0-311030 IL HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 1. Ngữ văn 10, tập một 2. Ngữ văn 10, tập hai 3. Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 4. Toán 10, tập một 5. Toán 10, tập hai 6. Chuyên đề học tập Toán 10 7. Lịch sử 10 8. Chuyên đề học tập Lịch sử 10 9. Địa lí 10 10. Chuyên đề học tập Địa lí 10 11. Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 12. Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 13. Vật lí 10 14. Chuyên đề học tập Vật lí 10 15. Hoá học 10 16. Chuyên đề học tập Hoá học 10 17. Sinh học 10 18. Chuyên đề học tập Sinh học 10 19. Công nghệ 10 – Thiết kế và Công nghệ 20. Chuyên đề học tập Công nghệ 10 – Thiết kế và Công nghệ 21. Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt 22. Chuyên đề học tập Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt 23. Tin hoc 10 24. Chuyên đề học tập Tin học 10 – Định hướng Tin học ứng dụng 25. Chuyên đề học tập Tin học 10 – Định hướng Khoa học máy tính 26. Mĩ thuật 10 – Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 27 . Mĩ thuật 10 – Thiết kế đồ hoạ 28. Mĩ thuật 10 – Thiết kế thời trang 29. Mĩ thuật 10 – Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 30. Mĩ thuật 10 – Lí luận và lịch sử mĩ thuật 31. Mĩ thuật 10 – Điêu khắc 32. Mĩ thuật 10 – Kiến trúc 33 . Mĩ thuật 10 – Hội hoạ 34. Mĩ thuật 10 – Đồ hoạ (tranh in) 35. Mĩ thuật 10 – Thiết kế công nghiệp 36. Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10 37. Âm nhạc 10 38. Chuyên đề học tập Âm nhạc 10 39. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 40. Giáo dục thể chất 10 – Bóng chuyền 41. Giáo dục thể chất 10 – Bóng đá 42. Giáo dục thể chất 10 – Cầu lông 43. Giáo dục thể chất 10 – Bóng rổ 44. Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 45. Tiếng Anh 10 – Global Success – Sách học sinh KET NOI TR45 Tier R SONG Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc • Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long • Cửu Long: Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn Kích hoạt để mở học liệu điện tử: Cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chia khoá. + ISBN 978-604-0-31103-0 9786040 311030 Giá: 6.000 ₫