🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mĩ Thuật 10 Điêu Khắc – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Ebooks Nhóm Zalo DELL THỨ TUI CUỘC CUN NGUYỄN XUÂN NGHỊ (Tổng Chủ biên) PHẠM DUY ANH (Chủ biên) ĐỊNH GIA LÊ MĨ THUẬT 10 ĐIÊU KHẮC e NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN NGHỊ (Tổng Chủ biên) PHẠM DUY ANH (Chủ biên) ĐINH GIA LÊ MĨ THUẬT ĐIÊU KHẮC 10 10 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 10 – Điêu khắc được tổ chức thành bốn hoạt động cụ thể sau: KHÁM PHÁ Học sinh tìm hiểu, có nhận thức ban đầu về nội dung bài học. C NHẬN BIẾT Học sinh lĩnh hội và hình thành kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài học. ĐÃ THẢO LUẬN Học sinh củng cố nội dung, yêu cầu cần đạt được của bài học. Q) VẬN DỤNG Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống liên quan đến bài học. KẾT NỐI TRÍ THỨC ng câu lệnh thực hành G Câu hỏi Những hướng dẫn kĩ thuật, cách làm sản phẩm mĩ thuật trong sách có tính gợi ý, nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc thực hành. Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau. LỜI NÓI ĐẦU Nội dung Điêu khắc cấp THPT cung cấp những kiến thức cơ bản về nghệ thuật Điêu khắc, cũng như giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ở thể loại: phù điêu, tượng tròn và sắp đặt, trưng bày sản phẩm điêu khắc. Trong đó, sách giáo khoa Mĩ thuật 10 − Điêu khắc được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về điêu khắc và kĩ thuật trong thể hiện phù điêu bằng chất liệu đất sét, cụ thể như: Biết được vài nét về nghệ thuật điêu khắc và đặc điểm thể loại phù điêu; Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện phù điêu; Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật thể hiện phù điêu; Giới thiệu được đặc điểm của thể loại phù điêu thông qua sản phẩm thực hành và tác phẩm liên quan đến chủ đề. Nội dung biên soạn được trình bày thông qua những di sản, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc giúp các em nắm được những kiến thức, kĩ năng phù hợp với mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật đặt ra, góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của học sinh đối với những giá trị Chân – Thiện – Mĩ, mang lại những giá trị tích cực trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Mỗi bài học được biên soạn theo bốn hoạt động: Khám phá Nhận biết – Thảo luận Vận dụng, phù hợp với khả năng lĩnh hội kiến thức cũng như thuận tiện cho việc tổ chức những bài thực hành; Thảo luận án Viện cho thuần chờ chức năn thu việc qua đó góp phần cùng các nội dung mĩ thuật và hoạt động giáo dục khác để hình thành, phát triển năng lực theo đúng yêu cầu đặt ra đối với môn học. Chúc các em học tập thật vui và tạo được những sản phẩm mĩ thuật như ý muốn! CÁC TÁC GIẢ Bãi học 1 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Khái quát về nghệ thuật điêu khắc Phù điêu Một số thuật ngữ dùng trong sách Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài Trang 5 17 31 32 32 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC Yêu cầu cần đạt - Biết được những hình thức biểu hiện của nghệ thuật điêu khắc qua một số công trình, tác phẩm. - – Hiểu về đặc điểm tạo hình tiêu biểu của loại hình nghệ thuật điêu khắc. Lựa chọn và phân tích được đặc điểm của một tác phẩm điêu khắc yêu thích. Có ý thức trong thưởng thức một di sản/ tác phẩm điêu khắc. KHÁM PHÁ Điêu khắc là nghệ thuật khai thác hình tượng đa chiều trong không gian (chiều ngang – chiều dọc – chiều sâu). Điêu khắc xuất hiện từ thời kì tiền sử dưới hình thức nghệ thuật thô sơ như tượng và vật trang trí bằng đá. Cùng với sự phát triển của các nền văn minh, các tác phẩm điêu khắc được sáng tạo nhằm thể hiện quan niệm về con người, thế giới theo những cách khác nhau. Tác phẩm điêu khắc không chỉ có chức năng thông tin, thẩm mĩ mà còn làm thay đổi giá trị không gian mà nó xuất hiện. Những tác phẩm điêu khắc thời kì đầu có thể kể đến như những bức tượng gốm nhỏ của nền văn minh Trung Hoa cổ đại, tượng các vị vua của nền văn minh Ai Cập, những bức tượng đá của nền văn minh người Mai-a (Maya) ở khu vực Trung Mỹ. ỨC B CUỘC SỐNG Chiếc kiềng ba chân bằng gốm, cao 6 cm, hình con chim được khai quật trong một ngôi mộ thuộc nền văn hoá Ngưỡng Thiều, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có niên đại vào khoảng năm 5 500 – 3 500 TCN) (1) Nguồn: De Agostini qua Getty Images (2) Nguồn: Bảo tàng quốc gia Karachi, Pakistan Tượng một người đàn ông có râu ở Mô-hen-gio Đa-rô (Mohenjo-Daro), nền văn minh khu vực sông Ấn, khoảng thời gian từ năm 2 800 – 1 800 TCN 2 LO 6 Bốn bức tượng Ram-xeo II được tạo trước đền thờ A-bu Sim-beo, hoàn thành khoảng năm 1 265 TCN(1) Nền văn minh Ai Cập cổ đại còn lưu giữ những tác phẩm điêu khắc lớn như tượng Nhân sự (Sphinx) trước kim tự tháp Kha-phơ (Khafre); bốn tượng Ram-xeo (Ramesses) II được tạc thẳng vào vách đá trước đền thờ A-bu Sim-beo (Abu Simbel), cũng như rất nhiều những tượng vừa và nhỏ được làm tinh xảo và đặc sắc như: tượng đồng vương hậu Ca-rô-ma-ma (Karomama), tượng gỗ Sai-khơ eo Bê-lét (Sheikh el-Beled), phù điêu đá vôi Ti-gra-nê Pát-ha (Tigrane Pasha) và phù điêu trên đá tô màu trong đền thờ Xet-ti (Seti) I ở A-bi-đót (Abydos). Nghệ thuật của nền văn minh Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng đến nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực điêu khắc. Những di sản mĩ thuật điêu khắc thời kì này được tìm thấy thường bằng chất liệu đá cẩm thạch và đồng, thể hiện hình tượng các vị thần, anh hùng, sinh vật thần thoại,... Nhiều di sản của nền văn minh của người Mai-a, một bộ tộc người Anh-điêng (Indians) sinh sống ở Hôn-đu-rát (Honduras), Goa-tê-ma-la (Guatemala) và khu vực đông nam Mê-hi-cô (Mexico) còn xuất hiện trong hang đá, tượng các vị thần, tượng người bằng đất nung, những bức phù điêu bằng đá ba mặt ở Bô-nam-pác (Bonampak), Mê-hi-cô, đã cho thấy nghệ thuật điêu khắc của người Mai-a đã đạt đến sự hài hoà trong bố cục và kết cấu. ? Hình người nữ ngồi, khoảng thế kỉ 6 – 9, tìm thấy ở hòn đảo Giai-na (Jaina), Cam-pê-chê (Campeche), Mê-hi-cô (2) Tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô (Milo), chất liệu đá cẩm thạch, có niên đại vào khoảng năm 130 TCN3 Em biết đến những di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở nền văn hoá nào trên thế giới? (1) Nguồn: doleesi (2) Nguồn: Viện bảo tàng Mĩ thuật Metropolitan, Hoa Kỳ (3) Nguồn: Bảo tàng Louvre, Pháp Nghệ thuật tạo hình truyền thống ở Việt Nam xuất hiện từ những hình chạm, khắc trên vách hang đá thời kì Văn hoá Hoà Bình ở Hoà Bình, Quảng Bình, Thái Nguyên cho đến nền văn hoá Đông Sơn (niên đại khoảng năm 800 – 200 TCN) kéo dài trong địa bàn như: Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,... mà trung tâm là khu vực Đền Hùng, cũng như các di sản mĩ thuật còn được lưu giữ thể hiện những giá trị đặc sắc qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bản đúc lại bằng thạch cao hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội, văn hoá Hoà Bình, khoảng 10 000 năm TCN, Lạc Thuỷ, Hoà Bình ( Tượng đồng hai người cũng nhau, Đông Sơn, Thanh Hoá 2 Tuỳ Hoa Binh TRI THỨC | 0 Di vật đất nung tại tháp Chăm, khoảng thế kỉ 7 đến 14, khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam3 Phù điêu gỗ, đình Chu Quyến, khoảng thế kỉ 17, Ba Vì, Hà Nội (1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (2) Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (3), (4) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh 7 8 Điêu khắc hiện đại Việt Nam được hình thành trên cơ sở chú trọng đào tạo nghệ sĩ trong một nền nghệ thuật mới, phát huy truyền thống dân tộc trên cơ sở hệ thống phương pháp kĩ thuật theo thời đại, tạo bước chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Nhân vật được tạo hình với cấu trúc vững chắc, kết hợp giữa diễn tả và gợi tả nhằm phản ánh hiện thực, tạo nên một hướng đi mang đặc trưng riêng. Theo thời gian, nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam đã có sự vận động, tạo ra sự thay đổi cả về chất liệu, cách thể hiện và thị hiếu trong thưởng thức. Phạm Gia Giang, Hạnh phúc, 1939, phù điêu sơn đắp (2) OLTRI THU CUỘC SỐNG Phạm Mười, Cô gái vót chông, 1969, tượng thạch cao (1) Phạm Văn Hạng, Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê (Mẹ Nhu), 1985, tượng đồng(3) Em biết đến những di vật, tác phẩm điêu khắc tiêu biểu ở Việt Nam thời kì nào? (1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (3) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh ( NHẬN BIẾT — Một số hình thức biểu đạt của khối + Khối nổi – khối chìm (khối dương – khối âm) Phù điêu người đánh xe ngựa, khoảng thế kỉ thứ 6 TCN Khối nổi (khối dương) là khối được đắp lên từ mặt phẳng của vật thể như những hoa văn, hình thể trang trí trên phù điêu. Khối chìm (khối âm) là khối được đục, khoét sâu vào vật thể. Sự tác động của ánh sáng vào các khối nổi hay chìm theo các chiều, hướng khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả thẩm mĩ, cảm xúc nghệ thuật khác nhau. Tuy vậy, hình thức biểu đạt của khối chỉ là phương tiện, còn tuỳ thuộc vào tài năng, cá tính sáng tạo của mỗi nghệ sĩ sẽ tạo nên những tác phẩm mang nét riêng. Phù điêu tại tháp Chiên Đàn, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam(2) Sưu tầm hình ảnh phù điêu ở trong những di tích lịch sử – văn hoá tại địa phương. (1) Nguồn: Faraways (2) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh 9 10 + Khối cứng – khối mềm: Khối cứng là khối có những cạnh là đoạn thẳng, có góc cạnh. Khối cứng tạo cho người xem cảm giác vững chắc. Đào Châu Hải, Hình thể 2, tượng đa chất liệu Khối mềm là những khối có hình dáng lồi, lõm, tạo cảm giác nhịp điệu và tiết tấu của khối luôn thay đổi. KET UC Điêu khắc của người Mô-chê (Moche), nền văn hoá Indians, Nam Mỹ2 Dùng đất nặn tạo một vật có khối cứng, khối mềm. (1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (2) Nguồn: Bảo tàng Châu Mỹ, Madrid, Tây Ban Nha + Khối động – khối tĩnh: Khối động là khối có các thành phần cấu tạo như đường nét, hình, khối mang những độ chênh lệch về tính chất và kích thước giữa chúng với nhau để tạo nên những góc xiên với mặt nằm ngang. Nguyễn Văn Lý, Nữ du kích miền Nam, 1958, tượng thạch cao 2 KẾT NỐI TRI TH VỚI CUỘC SĨ Khối tĩnh là khối có tỉ lệ giữa các cạnh và hình dáng cấu tạo tương đối cân bằng, không có sự chuyển hướng đột ngột. Hứa Tử Hoài, Song sli, 1983, tượng gỗ3 Dùng đất nặn tạo một vật có khối tĩnh, khối động. (1) Nguồn: Đặng Thị Bích Ngân, Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, NXB Mĩ thuật, 2012, tr. 84 (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam ]] 12 EM CÓ BIẾT: Trong nghệ thuật điêu khắc, nghệ sĩ sử dụng tư duy thẩm mĩ và sự khéo léo để nhào nặn, tạo tác từ những vật liệu thô, làm nên những tác phẩm có tính thẩm mĩ có chủ đích. Ý tưởng sáng tạo của các nghệ sĩ đã đem đến những biểu cảm khác nhau trên cùng một loại vật liệu như tạo một khối đá “im lìm” trong không gian hay một bức tượng với dáng vẻ trông như đang chuyển động. Sự “tĩnh lặng” hay cảm giác về sự “chuyển động” của một tác phẩm điêu khắc chính là việc nghệ sĩ đã sử dụng một cách tài tình những hình thức biểu đạt của khối, cũng như kết hợp các yếu tố như diện, hướng, lớp (thể hiện bởi các thủ pháp kĩ thuật nhằm khai thác tối ưu ánh sáng cho biểu cảm trên khối) và tiết tấu, nhịp điệu, tương phản (tổ hợp của hình khối),... để tạo nên không gian và dẫn dắt thị giác người xem theo những chủ đích sáng tác. Ngoài ra, các yếu tố lớp, nhịp điệu và tiết tấu của khối cũng tạo ra sự biến đổi theo thời gian và không gian được biểu đạt trên tác phẩm. Có thể thấy rằng, cảm giác về sự chuyển động là một yếu tố quan trọng trong sáng tạo tác phẩm điêu khắc. Bên cạnh những tác phẩm điêu khắc thể hiện trạng thái tĩnh trong sự cân đối hoàn toàn là những tác phẩm cho những cảm giác về sự chuyển động. Trong tác phẩm của mình, các nhà điêu khắc có thể tạo ra ảo giác của sự chuyển động theo nhiều cách như: uốn cong hình thể, tạo hình lệch nghiêng hẳn về một phía hay sử dụng những đường nét có tính định hướng trên hình thể để dẫn dắt thị giác theo nhiều hướng, tạo nên cảm giác về một sự chuyển động. KẾT 3. THỨC Nguyễn Hải, Thánh Gióng, 1973, tượng đồng( Tượng Gióng có cấu trúc tháp, đối xứng theo trục chính diện, với bốn chân ngựa choãi tạo thế vững chắc và đỉnh là chân dung Thánh Gióng. Cách tạo khối của tượng dạng xoắn, có nhiều chiều vặn, xoay nên tạo cảm giác về sự chuyển động theo các chiều, hướng không gian khác nhau. Cách tạo hình này xuất hiện theo trục từ trên xuống hay từ trái qua phải thể hiện sự thống nhất cao trong tác phẩm. Với tạo hình của tác phẩm có cấu trúc chặt chẽ, thể hiện hình tượng theo cách riêng đã tạo nên dáng vẻ của tác phẩm một cách độc đáo, dù ở thế tĩnh nhưng cho cảm nhận về sự cuộn trào, hào khí đối với người xem. (1) Nguồn: Cục Mĩ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm — Một số thể loại trong điêu khắc Thể loại điêu khắc là những hình thức biểu hiện cơ bản của điêu khắc vừa chịu ảnh hưởng khách quan của đối tượng cần phản ánh vừa bị chi phối bởi quyết định của nghệ sĩ sẽ quyết định kích thước, chất liệu, ngôn ngữ biểu hiện trong một tác phẩm. Việc phân chia thể loại điêu khắc mang tính tương đối và được xác định bởi đặc điểm đối tượng, ý đồ và phương pháp thể hiện tác phẩm của tác giả. Theo đó, trong nghệ thuật điêu khắc gồm có ba thể loại chính: + Phù điêu: là khái niệm chỉ những tác phẩm điêu khắc được thực hiện bằng hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm; trong đó chiều dài, chiều rộng là cố định, còn phần nổi và chìm phụ thuộc vào ý tưởng sáng tạo hoặc chủ đích cần biểu đạt trong một cảnh quan nhất định. Các biểu hiện đặc trưng của phù điêu như: nhịp điệu, Trần Thị Hồng, Nông dân, 1989, phù điêu đồng tiết tấu của hình khối, nét nhằm thể hiện những lớp không gian có tính ước lệ. Đặc điểm của phù điêu là triển khai bố cục trên mặt phẳng nên cần có sự nhịp nhàng về đường nét, phong phú về hình khối, cũng như chú ý đến các mảng đặc, mảng trống và cách diễn tả đường nét sao cho có tính trang trí cao để tổng thể không bị vụn vặt hay tạo cảm giác chật chội, gò bó. Phạm Gia Giang, Đường phố, 1937, phù điêu thạch cao 2) (1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 13 + Tượng: là khái niệm chỉ những tác phẩm điêu khắc được tạo tác bởi các hình thức như: tạc, nặn, đúc,... và nhận diện bởi ba yếu tố: khối – chất liệu – không gian (chiều ngang – chiều dọc – chiều sâu). شکر I-xa-mu Nô-gu-chi (Isamu Noguchi), Con chim lạ (Strange Bird), 1945, tượng đồng ( Hen-ri Xpen-xo Mo (Henry Spencer Moore), Dảng nằm nghiêng (Recumbent Figure), 1938, tượng đá 2) + Tượng đài: là công trình văn hoá nghệ thuật biểu hiện nội dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội đương thời, được thể hiện bằng chất liệu bền vững, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến nhận thức của xã hội(3). KẾT NỐI TRỊ CHỨC VỚI CUỘC SỐNG Vũ Ngọc Thành, Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk 4 (1) Nguồn: archive.noguchi.org/Detail/artwork/7 193 (2) Nguồn: tate.org.uk/art/artworks/moore-recumbent-figure-n05387 (3) Nguồn: Quyết định số 05/2000/QĐ – BVHTT ngày 29 – 3 – 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin (4) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh 14 EM CÓ BIẾT: Tượng và phù điêu là hai loại hình truyền thống trong nghệ thuật điêu khắc. Đặc trưng của điêu khắc là khối, diện, nét,... và có nhiều hình thức biểu đạt, nguyên lí tạo hình khác nhau như tiết tấu, nhịp điệu, tương phản,... để thể hiện dụng ý nghệ thuật, qua đó tạo nên cảm xúc thẩm mĩ khi thưởng thức. Không gian trưng bày của một tác phẩm điêu khắc có thể là một không gian riêng tư như góc nhà, phòng trưng bày, triển lãm nhưng cũng có thể là một không gian công cộng như vườn hoa, công viên, quảng trường hay ngay giữa các đại lộ. Trong thời kì cổ đại, nghệ thuật điêu khắc đã phát triển và có những tác phẩm đa dạng về chất liệu, đối tượng thể hiện ở các nền văn minh như: Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa, lưu vực sông Ấn, Trung Mỹ,... Mục đích ban đầu của các bức tượng, phù điêu nhằm mô phỏng thần linh, linh vật được đặt ở những nơi thuận tiện cho việc quan sát, chiêm ngưỡng hay thờ cúng. Sang thời kì hiện đại, tác phẩm điêu khắc không chỉ còn trong phạm vi phục vụ đời sống tín ngưỡng tôn giáo mà đã từng bước phá vỡ những nguyên tắc đã tồn tại hàng nghìn năm. Nhiều tác phẩm điêu khắc hiện đại đã khai thác những chất liệu phổ biến đề tài gần gũi với công chúng, phản ánh hơi thở của thời đại theo cách riêng, thoát khỏi những ràng buộc và quan niệm. Đây là cái đích cuối cùng của nghệ thuật hướng đến sự sáng tạo không hạn định. 2 T Nũ Những trường phái mĩ thuật mới có ảnh ET NO hưởng nhất định đến mỗi giai đoạn có thể kể VOI Cen ( đến nhân có diện Ng – Tân cổ điển (Neo Classicism ); (Ne – Lãng mạn (Romanticism); – Hiện thực (Realism); — Ấn tượng (Impressionism); Dã thú (Fauvism); – Siêu thực (Surrealism); – Kết cấu (Constructivism); – Tượng trưng (Symbolism); – Sắp đặt (Installation Art);... Hãng-ri-Rô-be-Mác-xel Đuy-săng (Henri-Robert-Marcel Duchamp), Bánh xe đạp (Bicycle Wheel), đa chất liệu, 1913) (1) Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Hoa Kỳ 15 16 — — ĐỂ THẢO LUẬN Trao đổi với bạn theo các nội dung sau: Ý nghĩa và vai trò của nghệ thuật điêu khắc trong đời sống. Viết đoạn văn thể hiện hiểu biết của em về nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. EM CÓ BIẾT: Ngày nay, nghệ thuật điêu khắc sử dụng đa dạng về chất liệu và cách tạo hình. Nhiều tác phẩm điêu khắc do các nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực thực hiện, được tạo nên từ những vật liệu sẵn có và phản ánh đa dạng đối tượng. Điều này góp phần đưa nghệ thuật đến gần hơn với cuộc sống. Páp-lô Pi-cát-xô (Pablo Picasso), Người phụ nữ với những chiếc lá (Woman with leaves), 1934, tượng bia nhưng thạch cao ướt 1) Điêu khắc ở bến cảng ở Mác-xây (Marseille), Pháp, tượng đồng(2) KẾT NỐI TỪ THUE VỚI CUỘC SỐNG Um-béc-tô Bô-chi-ô-ni (Umberto Boccioni), Các hình thức liên kết trong không gian (Unique Forms of Continuity in Space), 1913, tượng đồng (3) VẬN DỤNG Cô-xta Va-rốt-xô (Kostas Varotsos), Người chạy (Dromeas), A-then (Athens), Hy Lạp, 1994, tượng sắt và kính Lựa chọn và phân tích đặc điểm của một tác phẩm điêu khắc em yêu thích. (1) Nguồn: Hyperallergic.com (2) Nguồn: ilchaos.com/i-viaggiatori-di-bruno-catalano-corsari-nostalgici-di-mari-e-cittal (3) Nguồn: Wikipedia (4) Nguồn: Aleksandar Todorovic BÀI 2 PHÙ ĐIÊU — — Yêu cầu cần đạt - Biết được một số thể loại phù điêu. - Thực hành được một sản phẩm mĩ thuật phù điêu theo chủ đề tuỳ chọn. Biết về ngôn ngữ tạo hình của phù điêu để xem, thực hành và từ đó có ý thức khi thưởng thức vẻ đẹp của phù điêu. - KHÁM PHÁ Phù điêu là hình thức tạo đường nét, hình, khối trên một mặt phẳng. Không gian trong phù điêu được diễn tả bằng những độ cao, thấp, nông, sâu khác nhau. Trong phù điêu, mặt phẳng đóng vai trò là nền và hình, lớp, khối được đắp nổi hoặc khoét sâu trên đó. Một số tác phẩm phù điêu IGA Phạm Văn Định, Múa sư tử, 1983, phù điêu gỗ 1) Nguyễn Thị Kim, Hạnh phúc, 1949, phù điêu sơn đắp 2 Sự khác nhau giữa phù điêu với các thể loại khác của điêu khắc là gì? (1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 17 – Phù điêu trong cuộc sống Phù điêu tại thị trấn Ma-ma-la-pu-ram (Mamallapuram), Ấn Độ) SUING 18 (1) Nguồn: jakubtravelphoto (2) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh Phù điêu tại đình Bồ Bản, Đà Nẵng 2 EM CÓ BIẾT: Một số loại hình của phù điêu như: phù điêu gắn với công trình kiến trúc; phù điêu là một tác phẩm độc lập. Mỗi hình thức phù điêu thường có một hình thức ngôn ngữ biểu đạt tương ứng. Trong không gian ngoài trời, phù điêu có thể xuất hiện dưới hình thức hoành tráng hay chỉ là một điểm nhấn và thường được tạo tác bằng chất liệu bền vững như đá, sứ, kim loại,... Nếu phù điêu phù hợp với cảnh quan thì tính thẩm mĩ của tác phẩm sẽ được phát huy. Phù điêu ở núi Nem-rút (Nemrut), Thổ Nhĩ Kỳ( Phù điêu trong khu tưởng niệm vụ thảm sát tại đập Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam 2 Em đã biết những phù điêu nào trong không gian công cộng nơi em ở? (1) Nguồn: bumihills (2) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh 19 C. NHẬN BIẾT — Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của phù điêu + Tạo hình trong phù điêu mang tính cách điệu cao, lược bỏ bớt các chi tiết không cần thiết nên có thế mạnh thể hiện những bố cục có nhiều lớp nhân vật hay thể hiện chiều sâu trong sáng tác. Phù điêu tại đình Hương Canh, Vĩnh Phúc) EM CÓ BIẾT: Không gian trong phù điêu mang tính ước lệ cao. Nhà điêu khắc sử dụng linh hoạt các mảng trống của nền kết hợp với tạo hình của đối tượng thể hiện để thấy được các yếu tố lớp, diện; trong đó độ nông, sâu đóng vai trò quan trọng trong diễn tả không gian. Phan Gia Hương, Trăn trở, 1993, phù điêu đồng(2) (1) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 20 + Tạo hình trong phù điêu có khả năng diễn đạt các lớp không gian và tạo cảm giác về nhiều chiều không gian khác nhau trong cùng một mặt phẳng. Ninh Thị Đền, Bà Triệu, 1980, phù điêu nhôm Sác-lơ Din Cờ-rít-ti-an (Charles Jean Christian), Georges Khánh, Vũ Cao Đàm, Lê Tiến Phúc, Ngư nghiệp, 1930, phù điêu đất sét (2) EM CÓ BIẾT: Mỗi vật liệu sử dụng trong điêu khắc nói chung, phù điêu nói riêng đem đến chất cảm riêng biệt. Sự thô ráp của đá đem đến cảm giác vững chắc, sang trọng. Tính thô, mộc của bề mặt gỗ cho cảm giác hiện đại, trang nhã. Sự gia công tinh xảo ở bề mặt chất liệu kim loại tạo nên những hoạ tiết rõ ràng, sắc cạnh tạo cảm giác về sự thanh thoát, hiện đại và sang trọng. ? Em có cảm xúc như thế nào khi xem các bức phù điêu được thể hiện với những kĩ thuật khác nhau? (1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (2) Nguồn: Ngô Kim Khôi 21 00 — Một số kĩ thuật thực hiện phù điêu + Phác hình trên bảng đất U THỨC WOW LOC SONG EM CÓ BIẾT: Dụng cụ cơ bản trong thực hành điêu khắc đất sét gồm có: Dao nặn: sử dụng để gọt đất tạo khối và thể hiện chi tiết. Bay nặn: dùng để tạo và miết khối phẳng, nhẵn, mịn, cũng như xử lí các kĩ thuật đắp, gọt, cắt, xén, khoét, nhấn, tỉa,... Nạo đất: dùng để khoét và nạo bớt đất ở diện hẹp, chỉnh độ dày – mỏng của khối, tạo chất trên bề mặt,... Phác thảo hình cần thể hiện trên phù điêu ra giấy. + Tạo hình, khối, đường nét trên bảng đất Cách tạo nét AVUI CUOC SONG Cách tạo hình Cách tạo khối 8:33 23 — Một số phù điêu đất sét EM CÓ BIẾT: Đất sét là một chất liệu thông dụng trong điêu khắc bởi tính chất có thể được làm mềm và làm lại nếu cần thay đổi. Đây là chất liệu mềm dẻo khi ẩm, thuận lợi cho việc tạo hình bằng tay khi đất mềm và trở nên rắn chắc hơn khi khô. Đất sét thường có ở các vùng đồi núi, gần biển, hoặc vùng đồng bằng. Đất sét sử dụng làm phù điêu là loại đất sét dẻo, mịn, không dính tạp chất. Việc lựa chọn đất sét sử dụng trong điêu khắc cần lưu ý đến loại đất sét đủ mềm khi tạo hình chung, đồng thời đủ cứng để có thể tạo ra chi tiết tốt. Ở địa phương của em, đất sét có thể tìm thấy ở đâu? ở 24 Tìm hiểu về các bước thực hiện một bức phù điêu từ đất sét bằng cách khoét lõm + Làm bảng đất 1. Chuẩn bị đất sét và dụng cụ. 2. Nhào đất sét cho mềm. 3. Đắp đất sét lên một tấm gỗ. ám gö. ĐỖ BUỘC SUMA L 4. Làm phẳng bề mặt. 5. Xén ngay ngắn tạo nên một bảng đất sử dụng trong tạo hình phù điêu. Li + Phác thảo nhân vật và xây dựng bố cục 6. Tạo hình cho phù điêu. + Thực hiện tạo hình trên phù điêu + Hoàn thiện phù điêu 7. Gọt đất tạo độ sâu cho hình. 8. Tạo mặt phẳng cho nền. 10. Hoàn thiện phù điêu. Các bước làm phù điêu bằng đất sét theo cách khoét lõm là gì? 9. Tạo chi tiết cho hình. 26 Tìm hiểu về các bước thực hiện một bức phù điêu từ đất sét bằng cách đắp nổi 1. Tạo hình cho sản phẩm. 2. Đắp đất, tạo chiều sâu cho hình của phù điêu. VOLQUOC SONG 3. Tạo phẳng hình đã đắp nổi. 4. Tạo chi tiết cho hình. AA 5. Hoàn thiện phù điêu. Các bước làm phù điêu bằng đất sét theo cách đắp nổi là gì? 27 28 — Tìm hiểu về các bước thực hiện một bức phù điêu chân dung từ chất liệu đất sét 1. Chuẩn bị bảng đất 2. Phác nét xây dựng bố cục 3. Phác mảng, diện trên khuôn mặt phù hợp với bảng đất ET ONERIT 4. Tiến hành tạo khối dày – mỏng, nông – sâu thể hiện các chi tiết như: mắt, mũi, miệng,... 5. Kiểm tra lại hình khối, đường nét diễn tả các bộ phận trên khuôn mặt cho sinh động. Hoàn thiện sản phẩm. — Tìm hiểu về các bước thực hiện một bức phù điêu phong cảnh từ chất liệu giấy 1. Ngâm giấy vào nước cho mềm 2. Phác hình, xây dựng bố cục 3. Đắp nổi giấy qua xử lí lên hình 4. Đắp nổi giấy kín các hình THUC VOC SONG 5. Vẽ màu lên hình và hoàn thành sản phẩm Hãy làm một bức phù điêu theo cách mà em yêu thích. 29 — GÃ THẢO LUẬN Trao đổi với các thành viên trong nhóm những nội dung sau: Yếu tố nhận diện phù điêu; — Dụng cụ thực hiện một bức phù điêu; — Các bước thực hiện phù điêu; - Đề tài thực hiện phù điêu theo nhóm; — — Cách biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật thể hiện phù điêu. EM CÓ BIẾT: CIMETRAIL 30 o (Kom Ombo) | TRI Phù điê Phù điêu ở đền Côm Om-bộ (Kom Ombo) ở sông Nin (Nile), Ai Cập (1) Phù điêu ở đền Ca-rơ-nắc (Karnak) ở Lu-xo (Luxor), Ai Cập2) • Trong thời kì Ai Cập cổ đại, tạo hình trên phù điêu xuất hiện nhiều trong các lăng mộ, đền thờ thể hiện chữ tượng hình hoặc tạo hình về vị vua hay những sinh hoạt trong nghi lễ tôn giáo. • Căn cứ vào hình thể được tạo hình nổi lên so với bề mặt, phù điêu được chia thành phù điêu thấp, phù điêu trung bình và phù điêu cao. Trong phù điêu, mặt nền và mặt nổi kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên những hiệu ứng ấn tượng về tương quan giữa mảng đặc và mảng rỗng, khối nổi và khối chìm. VẬN DỤNG Thực hiện một sản phẩm mĩ thuật phù điêu từ vật liệu sẵn có để tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống Covid-19,... (1) Nguồn: Whatafoto (2) Nguồn: Merydolla MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH Thuật ngữ Giải thích Trang Chất cảm Là cảm xúc được tạo nên thông qua cách thể hiện, cấu trúc hay bề mặt vật liệu sử dụng trong tác phẩm 21 Đắp nổi Là cách tạo hình thể bằng hình thức bổ sung vật liệu trên mặt phẳng. Độ dày của phần khối nổi phụ thuộc vào vật liệu đắp 13 Đất sét Là loại đất dẻo có màu vàng, nâu, xám thường xuất hiện ở dưới các lớp đất mùn 22 Điêu khắc Khoét lõm Phù điêu Tượng Tượng đài Là nghệ thuật thực hiện những tác phẩm thể hiện không gian ba chiều (tượng) hay hai chiều (phù điêu), bằng các hình thức loại bỏ vật liệu (kĩ thuật: gọt, đẽo, chạm, khắc,...) hay bổ sung vật liệu (kĩ thuật: đắp, gắn, gò,...) trên những vật liệu như: gỗ, đá, kim loại,... Là cách tạo hình thể bằng hình thức loại bỏ vật liệu trên mặt phẳng. Độ sâu của phần khối lõm phụ thuộc vào phần vật liệu bị lấy đi Là những tác phẩm, sản phẩm điêu khắc có hình khối, đường nét được đắp nổi hay khắc, chạm trên một mặt Thiên nhận cận nhằm điêu khắc c tác phẩm. Là những tác phẩm, sản phẩm điêu khắc có hình khối được thể hiện trong không gian, thể hiện được ba chiều: chiều ngang, chiều dọc, chiều sâu Là những tác phẩm, sản phẩm điêu khắc ngoài trời, thường gồm phần tượng và bệ đặt tượng. Tượng đài gắn với cảnh quan kiến trúc và có tính chất tưởng niệm hay ghi lại một sự kiện lịch sử 5 13 6 5 8 31 BẢNG TRA CỨU TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI Chữ cái Tên phiên âm A A-bi-đót A-bu Sim-beo Tên riêng nước ngoài Abydos Abu Simbel Trang 6 6 BC A-then Anh-điêng Bô-nam-pác Ca-rô-ma-ma Ca-rơ-nắc Cam-pê-chê Cô-xta Va-rốt-xô Côm Om-bộ G Giai-na Goa-tê-ma-la H Athens Indians Bonampak Karomama 15 6 6 6 Karnak 30 Campeche 6 Kostas Varotsos 15 Kom Ombo 30 Jaina 6 Guatemala 6 Henri-Robert-Marcel Duchamp 15 Henry Spencer Moore Honduras Isamu Noguchi Khafre Luxor 30 Mamallapuram 18 Marseille 16 Maya 5 6 14 6 14 6 CO Hăng-ri-Rô-be-Mác-xel Đuy-săng Hen-ri Xpen-xo' Mo Hôn-đu-rát I I-xa-mu Nô-gi-chi K Kha-pho L Lu-xo M Ma-ma-la-pu-ram Mác-xây Mai-a Mê-hi-cô Mi-lô Mô-chê KE VỚI CUỘC Mexico G Mô-hen-giỗ Đa-rô Nem-rút Moche Mohenjo-Daro 6 N Nin P R 32 S XTU Páp-lô Pi-cát-xô Ram-xeo Rô-bót Mo-rít Sác-lơ Din Cờ-rít-ti-an Sai-kho eo Bê-lét Xet-ti Ti-gra-nê Pát-ha Um-béc-tô Bê-chi-ê-ni 10 5 Nemrut 19 Nile 30 Pablo Picasso 16 Ramesses 6 Robert Morris 16 Charles Jean Christian 21 Sheikh el-Beled 6 Seti 6 Tigrane Pasha 6 Umberto Boccioni 16 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này, Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI Biên tập nội dung: ĐINH THANH LIÊM - NGUYỄN VĂN NGUYÊN Biên tập mĩ thuật: NGUYỄN BÍCH LA Thiết kế sách: PHẠM THỊ MINH THU Trình bày bìa: NGUYỄN BÍCH LA Minh hoạ: NGUYỄN THỊ NGỌC THUỶ Sửa bản in: TẠ THỊ HƯỜNG – NGUYỄN DUY LONG Chế bản: CTCP MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG KET NOLTR MEN TRONG THỨC Bản quyền © (2022) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. MĨ THUẬT 10 – ĐIÊU KHẮC Mã số: G1HHXM006H22 In ... bản, (QĐ ...) khổ 19 x 26,5 cm. Đơn vị in: ... Cơ sở in: ... Só DKXB: 183-2022/CXBIPH/23-62/GD. Số QĐXB: .../QĐ - GD - HN ngày .... tháng . năm ... In xong và nộp lưu chiều tháng ... năm 20... Mã số ISBN: 978-604-0-31099-6 HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 1. Ngữ văn 10, tập một 2. Ngữ văn 10, tập hai 3. Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 4. Toán 10, tập một 5. Toán 10, tập hai 6. Chuyên đề học tập Toán 10 7. Lich sú 10 8. Chuyên đề học tập Lịch sử 10 9. Địa lí 10 10. Chuyên đề học tập Địa lí 10 11. Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 12. Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 13. Vật lí 10 14. Chuyên đề học tập Vật lí 10 15. Hoá học 10 16. Chuyên đề học tập Hoá học 10 17. Sinh học 10 18. Chuyên đề học tập Sinh học 10 19. Công nghệ 10 – Thiết kế và Công nghệ 20. Chuyên đề học tập Công nghệ 10 – Thiết kế và Công nghệ 21. Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt 22. Chuyên đề học tập Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt KET NOI TR NOLTR ở đầu mối phát hành Các đơn vị đầu mối phát hành * Miền Bắc: 23. Tin học 10 24. Chuyên đề học tập Tin học 10 – Định hướng Tin học ứng dụng 25. Chuyên đề học tập Tin học 10 – Định hướng Khoa học máy tính 26. Mĩ thuật 10 – Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 27. Mĩ thuật 10 – Thiết kế đồ hoạ 28. Mĩ thuật 10 – Thiết kế thời trang 29. Mĩ thuật 10 – Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 30. Mĩ thuật 10 – Lí luận và lịch sử mĩ thuật 31. Mĩ thuật 10 – Điêu khắc 32. Mĩ thuật 10 – Kiến trúc 33. Mĩ thuật 10 – Hội hoạ 34. Mĩ thuật 10 – Đồ hoạ (tranh in) 35. Mĩ thuật 10 – Thiết kế công nghiệp 36. Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10 37. Âm nhạc 10 38. Chuyên để học tập Âm nhạc 10 39. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 40. Giáo dục thể chất 10 –Bóng chuyền 41. Giáo dục thể chất 10 --Bóng đá 42. Giáo dục thể chất 10 – Cầu lông 43. Giáo dục thể chất 10 -- Bóng rổ 44. Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 45. Tiếng Anh 10 – Global Success – Sách học sinh 45 SONG CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc • Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung • Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long • Cửu Long: Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn Kích hoạt để mở học liệu điện tử: Cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chia khoá. + ISBN 978-604-0-31099-6 9786040 310996 Giá: 6.000 ₫