🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mega 39 Đề Chinh Phục Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Sinh Học
Ebooks
Nhóm Zalo
ĐỀ SỐ
1
Đề thi gồm 08 trang
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1. Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là gì?
A. mARN B. ADN C. tARN D. rARN Câu 2. Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen
A. aabb. B. aaBB. C. AAbb. D. AaBb. Câu 3. Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
A. 0,42. B. 0,09. C. 0,30. D. 0,60. Câu 4. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. aa x aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x AA. Câu 5. Tại vùng chín của gà, người ta quan sát được các NST của một tế bào đang sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hãy cho biết số lượng và trạng thái NST của tế bào nói trên.
A. 39 NST ở trạng thái kép B. 78 NST ở trạng thái kép
C. 78 NST ở trạng thái đơn D. 39 NST ở trạng thái đơn
Câu 6. Có 4 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen DdEe giảm phân hình thành giao tử, không xảy AB ab
ra đột biến và không có trao đổi chéo. Theo lý thuyết, tỉ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là I. 1:1 II. 3 : 3 : 1 : 1 III. 1: 1: 1 : 1 IV. 1:1:1:1:1:1:1:1 Số phương án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quang hợp ở các loài cây này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp giống nhau. II. Ở cùng một cưởng độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp như nhau. III. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trinh C4.
IV. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 8. Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở:
A. Dạ múi khế B. Dạ tổ ong C. Dạ lá sách D. Dạ cỏ Câu 9. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn.
Trang 1
Câu 10. Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ
A. Hô hấp tiêu thụ ôxi. B. Hô hấp sản sinh CO2.
C. Hô hấp giải phóng hóa năng. D. Hô hấp sinh nhiệt.
Câu 11. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn.
B. Ruột ngắn hơn thú ăn thực vật.
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
D. Manh tràng phát triển.
Câu 12. Xét các đặc điểm sau:
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh (4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13. Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Hỗ trợ cùng loài. B. Cạnh tranh cùng loài.
C. Hội sinh. D. Hợp tác.
Câu 14. Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
D. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
Câu 15. Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Hoang mạc. C. Rừng lá rụng ôn đới. D. Thảo nguyên. Câu 16. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Trung sinh. Câu 17. Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
B. Trong O2.
C. Trong NADH và FADH2
D. Mất dưới dạng nhiệt.
Trang 2/19
Trang 2
Câu 18. Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Bố có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người mẹ? A. Nhóm máu B. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu A. Câu 19. Trong hô hấp ở thực vật, axit lactic có thể là sản phẩm của
A. Quá trình hô hấp hiếu khí. B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân. D. Chuỗi chuyền êlectron.
Câu 20. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau:
I. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí. II. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa RiDP đên CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp 🡪 ti thể 🡪 perôxixôm.
III. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
IV. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ.
A. 1. B. 0. C. 2. D. 3. Câu 21. Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thởi gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit (CO2).
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-.
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 23. Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 24. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. Trang 3/19
Trang 3
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ. Câu 25. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A. II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 26. Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loạỉ axit amin nào sau đây? A. Valin. B. Mêtiônin, C. Glixin. D. Lizin. Câu 27. Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là: A. ADN và prôtêin histôn. B. ADN và mARN.
C.ADN và tARN. D. ARN và prôtêin.
Câu 28. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 29. Gen M có 5022 liên kết hiđrô và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T. Trên mạch hai của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.
III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.
IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 số nuclêôtit loại X. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30. Một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Phép lai P: AA x aa, thu được các hcrp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là
A. 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. B. 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng. C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng. D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. Câu 31. Ở người, alen A qui định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen a qui định bệnh máu khó đông. Một người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông bị bệnh máu khó đông, họ sinh ra
Trang 4/19
Trang 4
người con vừa bị bệnh máu khó đông, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. Biết răng không xảy ra đột biến gen, trong các nhận định sau đây về nguyên nhân của hiện tượng trên, có bao nhiêu nhận định đúng ? 1. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 1 của người bố, mẹ giảm phân bình thường. 2. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 2 của người bố, mẹ giảm phân bình thường. 3. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 2 của người mẹ, bố giảm phân bình thường. 4. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 1 của người mẹ, bố giảm phân bình thường.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 32. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. II. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào. III. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể. IV. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 33. Một quần thể tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 Có tối đa 8 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. IV. Ở F, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 34. Ở người, gen qui định nhóm máu và gen qui định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau: Biết rằng gen qui định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều qui định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều qui định nhóm máu B, kiểu gen IAIB qui định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO qui định nhóm máu O, gen qui định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn người số 5 mang alen qui định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ.
II. Người số 4 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32.
Trang 5/19
Trang 5
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 -11 là 1/2.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 35. Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được qui định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 36. Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu được F1 100% gà lông trơn. Tiếp tục cho gà mái lông trơn F1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
I. Tính trạng màu lông ở gà di truyền tương tác và có một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. II. Cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau, có 2 phép lai đời con xuất hiện gà mái lông trơn. III. Cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ gà trống lông trơn và gà mái lông vằn bằng nhau và bằng 3/8
IV. Ở Fa có hai kiểu gen qui định gà lông vằn.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 37. Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 50% ? 1. AaBb x aabb, các gen phân li độc lập.
2. hoán vị gen xảy ra ở một bên với tần số bất kì Ab Ab
x , aB aB
3. , các gen liên kết hoàn toàn AB Ab
x
ab aB
4. , hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số bất kì AB Ab
x
ab ab
5. , hoán vị gen xảy ra ở một bên với tần số bất kì. AB AB
x
ab ab
AB ab
x , ab ab
6. hoán vi gen xảy ra với tần số 50%.
Trang 6/19
Trang 6
Số ý đúng là bao nhiêu ?
A. 4. B. 5 C. 2. D. 3. Câu 38. Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai ( ) thu đươc F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 4%. Theo lí thuyết, AB D d AB D P : X X x X Y ab ab
bao nhiêu phát biêu sau đây là đúng ?
I. Ở F1, các cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 30% II. Trong tổng số các cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17% III. Ở giới đực F1, có tối đa 15 kiểu gen qui định kiểu hình có ba tính trạng trội.
IV. Ở giới cái F1, có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 2/3. III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa hồng chiếm tỉ lệ 10/27.
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1. Câu 40. Ở một loài thực vật (giống đực thuộc giới dị giao tử), alen A qui định lá xanh là trội hoàn toàn so với alen a qui định lá đốm, alen B qui định quả đỏ là trội không hoàn toàn so với alen b qui định quả trắng, kiểu gen Bb qui định quả màu hồng; alen D qui định hạt nâu là trội hoàn toàn so với alen d qui định hạt đen. Thực hiện phép lai: Biết rằng alen A và b nằm cách nhau 20 cm, mọi Ab D d Ab D P : X X x X Y. aB aB
diễn biến trong quá trình phát sinh hạt phấn và noãn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
1. Tỉ lệ cây lá xanh, quả hồng, hạt đen thu được ở đời F1 là 10,5%.
2. Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả ba gen đang xét ở đời F1 là 8,5%.
3. 100% cây có kiểu hình lá đốm, quả đỏ, hạt đen ở F1 thuộc giống đực.
4. Tỉ lệ cây lá xanh, quả trắng, hạt nâu thuần chủng ở F1 là 2,25%.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Trang 7/19
Trang 7
MA TRẬN MÔN SINH HỌC
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số
câu
Nhận biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
Lớp
12
(80%)
Cơ chế di truyền và biến dị
1
5, 9, 26,
27, 28, 32 (6)
29
8
Quy luật di truyền
4
6
30, 35, 36,
37, 39 (5)
38, 40
9
Di truyền học quần thể
3
25
33
3
Di truyền học người
18
31
34
3
Ứng dụng di truyền vào chọn giống
2
1
Tiến Hóa
16, 24 (2)
2
Sinh Thái
13, 14, 15
(3)
21, 22, 23 (3)
6
Lớp
11
(20%)
Chuyển hóa vât chất và năng lượng
8, 11, 17
(3)
7, 10, 12,
19, 20 (5)
8
Cảm ứng
Sinh trưởng và phát triển
Sinh sản
Lớp
10
Giới thiệu về thế giới sống
Sinh học tế bào
Sinh học vi sinh vật
Tổng
10 (25%)
18 (45%)
8 (20%)
4 (10%)
40
ĐÁNH GIÁ ĐỀ THI
+ Mức độ đề thi: Trung bình
Trang 8/19
Trang 8
+ Nhận xét đề thi: Nhìn chung đề thi này kiến thức nằm ở lớp 111, 12 với với 20% của lớp 11. Các câu hỏi vận dụng tính toán khá ít, hs dễ đạt điểm cao với đề này.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
1B
2D
3B
4C
5A
6D
7D
8D
9A
10B
11D
12C
13B
14C
15A
16C
17C
18C
19B
20B
21D
22A
23A
24B
25D
26B
27A
28D
29D
30B
31D
32B
33A
34B
35B
36C
37B
38A
39A
40C
Câu 1. => Chọn B
Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là ADN.
Câu 2. => Chọn D
Truyền phôi là tách phôi ban đầu thành 2 hay nhiều phôi khác nhau nên kiểu gen giống hoàn toàn với phôi ban đầu có kiểu gen AaBb
Câu 3. => Chọn B
Tần số alen A = 0,3 🡪 Tần số kiểu gen AA = 0,32 = 0,09
Câu 4. => Chọn C
Phép lai có tỉ lệ phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1 : 1 là: Aa x aa 🡪 1 Aa : laa
Câu 5. => Chọn A
Gà có bộ NST 2n = 78. Tại vùng chín của gà, người ta quan sát được các NST của một tế bào đang sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc 🡪 Tế bào này đang ở kì giữa của giảm phân II 🡪 Tế bào chứa 2n = 39 NST ở trạng thái kép.
Câu 6 => Chọn D
Mỗi tế bào giảm phân không có trao đổi chéo 1 tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử, mỗi loại có tỉ lệ (2:2) - Nếu 4 tế bào giống nhau, I đúng (1 : 1).4 =1:1
- Nếu 3 tế bào đi cùng một hướng, tế bào còn lại đi hướng khác, II đúng : 3(1 : 1): 1(1 : l) - Nếu 2 tế bào đi cùng một hướng, 2 tế bào còn lại đi hướng khác, III đúng : 2(1 :1): 2(1 : 1) - 4 tế bào đi theo các con đường khác nhau, IV đúng.
Vậy cả 4 trường hợp đều đúng
Câu 7 => Chọn D
- I, II sai vì cùng một cường độ như nhau thì cường độ quang hợp của các loài cây khác nhau là khác nhau.
- III đúng, vì ngô, cao lương là thực vật C4 còn xương rồng là thực vật CAM nên pha tối của 3 loài này đều có chu trình Canvin và chu trình C4
- IV sai vì thực vật CAM không có lục lạp bao bó mạch. Chỉ có thực vật C4 mới có lục lạp bao quanh bó mạch.
Vậy chỉ có một phát biểu đúng
Note 1
Trang 9/19
Trang 9
So sánh những điểm giống và khác nhau về quang hợp giữa thực vật C3, C4 và CAM a. Sự giống nhau :
Cả 3 chu trình đều có chu trình Canvin tạo ra A1PG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbon- hiđrat, axit amin, prôtêin, lipit,...
b. Sự khác nhau:
Thực vật C3
Thực vật C4
CAM
- Thực vật C3 gồm các loài rêu cho đến các loài cây gỗ cao lớn mọc trong rừng, nhóm thực vật này cố định CO2 theo con đường C3 (Chu trình Canvin).
- Nhóm thực vật C4 bao gồm các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê,... tiến hành quang hợp theo con đường C4. Đó là phản ứng thích nghi sinh lí đối với cường độ
ánh sáng mạnh.
- Thực vật CAM gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như cây dứa, thanh long.
- Chất nhận đầu tiên trong chu trình Canvin (C3) là ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat
- Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất 3 cacbon : APG
- Chất nhận đầu tiên trong chu trình C4 là PEP (axit phôtphoe - nolpiruvic)
- Sản phẩm ổn định đầu tiên chu trình C4 là hợp chất 4 cac - bon: axit ôxalôaxêtic (AOA), sau đó AOA chuyển hoả thành hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch.
- Chất nhận đầu tiên trong chu trình CAM là PEP (axit phôtphoenolpimvic) (giống C4) - Sản phẩm ổn định đầu tiên chu trình CAM là hợp chất 4 cacbon: axit ôxalôaxêtic (AOA) và axit malic (giống C4)
- Chu trình C3 chỉ có một chu trình xảy ra ở trong các tế bào nhu mô thịt lá
+ Giai đoạn cố định CO2, bắt đầu từ chất nhận khí CO2 là ribulôzơ -1,5 - đi phôtphat và kết thúc tại APG. APG là dạng oxi hoá vì có nhóm -COOH
+ Giai đoạn khử APG (axit phôtphoglixêric) thành A1PG (Alđêhit phốtphoglixêric - là một triôzơ - P. Sản phẩm của
pha sáng là ATP và NADPH được sử dụng để khử APG thành A1PG, trong đó ATP được sử dụng trước, tiếp theo là
- Chu trình C4 gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: chu trình C4 xảy ra ở trong tế bào nhu mô thịt lá nơi có nhiều enzim PEP.
+ Giai đoạn 2 : chu trình Can vin xảy ra trong lục lạp của các tế bào bó mạch nơi có nhiều enzim ribulôzơ - 1,5 – điphôt phat. Tại đây AM bị phân giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành lên hợp chất 3C là axit piruvic. Axit piruvic tái tạo chất nhận CO, đầu tiên là PEP. Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3.
+ Thực vật C4 có các ưu việt hơn
- Ở thực vật CAM, cả giai đoạn cố định CO2 lần đầu và chu trình Canvin đều xảy ra trong cùng một tế bào.
+ Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xuống thấp, tế bào khí khổng mở ra, CO2 khuếch tán qua lá vào:
* Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP và sản phẩm cố định đầu tiên là AOA.
* AOA chuyển hoá thành AM vận chuyển vào các tế bào dự trữ.
+ Vào ban ngày, khi tế bào khí khổng đóng lại:
Trang 10/19
Trang 10
NADPH.
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib - 1,5 - điP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). Điểm cần lưu ý trong pha này là
lần thứ 2 trong chu trình C3, phân tử ATP là sản phẩm của pha sáng được sử dụng để chuyển ribulôzơ - 5P thành ribulôzơ - l,5 - điP.
thực vật C3 : cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hoà ánh sáng cao
hơn, nhu cầu nước thấp hơn. + Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3.
+ Cả 2 giai đoạn của con đường C4 đều diễn ra ban ngày.
* AM bị phân hủy giải phóng CO, cung cấp cho chu trình Canvin và axit piruvic tái sinh chất nhận ban đầu PEP.
Câu 8 => Chọn D
Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở dạ cỏ vì trong dạ cỏ có vi sinh vật cộng sinh có khả năng tiết ra enzim xenlulaza và tiết ra các enzim tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất dinh dưỡng đơn giản.
Câu 9 => Chọn A
Đột biến cấu trúc NST làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là mất đoạn Câu 10 => Chọn B
Hạt đang nảy mầm hô hấp sản sinh ra khí CO2, khí CO2 tác dụng với dung dịch nước vôi trong làm nước vôi bị vẩn đục do có kết tủa CaCO3.
Câu 11 => Chọn D
Mang tràng là nơi vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt. Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hoá và hấp thụ, không cần tiêu hoá vi sinh vật, nếu manh tràng của thú ăn thịt không phát triển.
Câu 12 => Chọn C
Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chân khớp (côn trùng, tôm,...). Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó vào khoang cơ thể qua tĩnh mạch và về tim. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Không có mao mạch.
Vậy có 4 ý đúng với hệ tuần hoàn hở là : 1, 2, 4, 5
Câu 13 => Chọn B
Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ 🡪 đây là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Câu 14 => Chọn C
Diễn thế nguyên sinh: xảy ra khi môi trường chưa có sinh vật, được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian, kết quả cuối cùng sẽ hình thành quần xã đỉnh cực và không có sự phá hại môi trường. Câu 15 => Chọn A
Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất thường có các điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt nên rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất.
Câu 16 => Chọn C
Nhóm linh trưởng phát sinh ở đại Tân sinh
Trang 11/19
Trang 11
Câu 17 => Chọn C
Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong NADH và FADH2
Câu 18 => Chọn C
Để con có nhóm máu AB thì mẹ phải cho giao từ IA hoặc IB nên mẹ không thể có nhóm máu O được. Câu 19 => Chọn B
Trong hô hấp ở thực vật, axit lactic có thể là sản phẩm của quá trình lên men.
Câu 20 => Chọn B
- I sai vì quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình hô hấp sáng. - II sai vì hô hấp sáng bắt đầu từ lục lạp qua perôxixôm và kết thúc bằng sự thải ra khí CO tại ti thể. - III sai vì nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở rễ và ở đỉnh sinh trưởng.
- IV sai vì trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích điều hòa lượng nhiệt trong cơ thể thực vật.
Vậy không có phát biểu nào đưa ra là đúng.
Câu 21 => Chọn D
- I đúng, ví dụ trên có sự thay thế tuần tự các quần xã sinh vật 🡪 đây là quá trình diễn thế sinh thái. - II đúng, rừng nguyên sinh xuất hiện cuối cùng nên là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. - III đúng, độ đa dạng tăng dần đến quần xã đỉnh cực.
- IV đúng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến diễn thế sinh thái.
Vậy cả 4 phát biểu đều đúng.
Câu 22 => Chọn A
- I, II, III là những phát biểu đúng.
- IV là phát biểu sai vì trong chu trình sinh địa hóa cacbon vẫn có sự lắng đọng vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 23 => Chọn A
- Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định, có lưới thức ăn đơn giản, khả năng tự điều chỉnh thấp, đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 24 => Chọn B
- A sai ở từ “luôn” vì giao phối không ngẫu nhiên không dẫn đến cân bằng di truyền. - B đúng
- C sai vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
- D sai vì di nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen của cả quần thể có kích thước lớn. Câu 25 => Chọn D
- I đúng, nếu không có tác động của nhân tố tiến hoá thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nên F1 số cá thể mang alen A là: AA +Aa = 0,36 + 0,48 = 0,84
- II sai vì nếu tác động của nhân tố đột biến thì làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Trang 12/19
Trang 12
- III, IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 26 => Chọn B
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin mở đầu mêtiônin.
Câu 27 => Chọn A
Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và prôtêin histôn. Câu 28 => Chọn D
- I sai ở từ “luôn”
- II sai ở từ “luôn”
- III đúng
- IV đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 29 => Chọn D
Ta có H = 2A + 3G = 5022
Mạch 1: G1 = 2A1 = 4T,; Mạch 2 của gen có : G2 = A2 + T2
M bị đột biến điểm giảm 1 liên kết hiđrô đây là dạng đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T - I đúng vì đột biến thay thế không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên gen nên chiều dài của gen không thay đổi.
A1 = 1/2G,
T1= 1/4G,
X1 = G2 = A2 + T2 = T1 + A1 = 1/4G1 + 1/2G1 = 3/4G1
H = = 2A + 3G = 2(A1 + A2) + 3(G1 + G2) = 2(1/2G1 + 1/4G1) + 3(G1 + 3/4G1) = 5022 🡪 3/2G1 + 21/4 G1 = 5022 ⬄ 27/4 G1 = 5022 🡪 G1= 744
🡪 số nuclêôtit loại G là: G = G1 + G2 = G1+ 3/4G1 = 744 + 3/4.744 = 1302 🡪 II đúng - Gen M có A = T = A1 + A2 = l/2G1 + 1/4G1= 558 🡪 Gen m có T= 558 + 1= 559 🡪 III đúng - Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X là : (2X - 1)(XM + Xm) = (22 - 1)(1302 + 1301) = 7809 🡪 IV đúng
🡪 Vậy 4 phát biểu đưa ra là đúng
Câu 30 => Chọn B
A: đỏ >> a: trắng
P: AA x aa 🡪 F1: Aa, dùng cônsixin tác động vào các cây F1 🡪 F1 : AAaa
F1 tự thụ phấn : AAaa x AAaa
GF1 : (1/6AA: 4/6Aa : l/6aa) x (1/6AA: 4/6Aa: l/6aa)
1 8 18 8 1 F : AAAA : AAAa : AAaa : Aaaa : aaaa
⎛ ⎞ → ⎜ ⎟ 2
36 36 36 36 36 ⎝ ⎠ 2 5 2 2 5 2 GF : AA : Aa : aa x AA : Aa : aa
⎛ ⎞ ⎛ ⎞
⎜ ⎟ ⎜ ⎟
2
9 9 9 9 9 9
⎝ ⎠ ⎝ ⎠
Trang 13/19
Trang 13
2 2 4 4 77
→ = = → − = − =
aaaa . A 1
9 9 81 81 81
🡪 Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
Câu 31 => Chọn D
Ở người, bệnh máu khó đông do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định 🡪 Bố bị máu khó đông có kiểu gen là XaY; người con vừa bị bệnh máu khó đông, vừa mắc hội chứng Claiphentơ có kiểu gen là XaXaY, người con này mang ít nhất một NST giới tính có nguồn gốc từ mẹ và đó không thể là NST Y 🡪 Mẹ cho con NST giới tính dạng Xa, mặt khác, mẹ có kiểu hình bình thường 🡪 Mẹ có kiểu gen là XAXa
Kiểu gen XaXaY có thể được tạo thành từ sự kết hợp của trứng mang NST giới tính Xa và tinh trùng mang NST giới tính dạng XaY hoặc từ sự kết hợp của trứng mang NST giơi tính dạng XaXa và tinh trùng mang NST giới tính Y 🡪 Có thể đã xảy ra sự rối loạn phân li NST trong lần giảm phân 1 của bố hoặc trong lần giảm phân 2 của mẹ (các hoạt động khác diễn ra bình thường) 🡪 1 và 3 là các nhận định đúng 🡪 Số nhận định đúng là 2.
Câu 32 => Chọn B
- 1 sai vì đột biến NST làm thay đổi số lượng gen trong nhân tế bào chứ không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
- II, III, IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 33 => Chọn A
- Quần thể có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nên có tối đa số kiểu gen là 32 = 9 kiểu gen 🡪 I sai - II đúng vì quần thể là quần thể tự thụ nên tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.
- P: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb.
Có 2 kiểu gen tạo ra cây thân cao hoa đỏ ở F2 là: 0,2AABb : 0,2AaBb
🡪 Trong tổng số các cây thân cao, hoa đỏ ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 1 1
⎛ ⎞
0,2. . 4 4 4 AaBb5 5 5 65
⎜ ⎟
⎝ ⎠ = =
là: 🡪 III sai
⎛ ⎞ + ⎜ ⎟
0,2. 0,2. . 8 8 8
⎝ ⎠
- Có 3 kiểu gen tạo ra đời sau có kiểu gen dị hợp về 1 trong 2 cặp gen là: 0,2AABb:0,2AaBb:0,2Aabb🡪 Ở số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ: F3, 17130,2. 0,2. 0,2. .832832++=🡪 IV đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 34 => Chọn B
- Kiểu gen về nhóm máu :
(3), (11) máu O nên có kiểu gen là IOIO 🡪 (1), (2) nhóm máu B sinh con máu O nên kiểu gen của (1) và (2) là: IBIO.
Trang 14/19
Trang 14
(5) và (7) nhóm máu AB nên có kiểu gen là IAIB, mà (10) nhóm máu B (nhận giao tử IB từ (7), nên (5) phải dị hợp về kiểu gen 🡪 (6) có kiểu gen là IAIO, (10) có kiểu gen là IBIO.
Vậy những người xác định được kiểu gen về nhóm máu là : (1), (2), (3), (5), (6), (7), (10), (11). - Kiểu gen về hình dạng tóc :
(1) và (2) tóc xoăn sinh được con (3) tóc thẳng nên tóc xoăn là trội so với tóc thẳng.
Qui ước M : tóc xoăn >> m : tóc thẳng.
(3), (7), (11) tóc thẳng nên có kiểu gen là : mm 🡪 (1), (2), (9), (10) có kiểu gen là: Mm. Người số 5 mang gen qui định tóc thẳng nên có kiểu gen là: Mm.
Vậy những người xác định được kiểu gen về hình dạng tóc là: (1),(2), (3), (5), (7), (9), (10), (11). Xét về cả hai tính trạng thì có 7 người đã xác định được kiểu gen là: (1), (2), (3), (5), (7), (10), (11). 🡪 I sai.
- II đúng vì người số (4) và (10) có thể có kiểu gen giống nhau vì 2 người này có thể cùng đồng hợp hoặc dị hợp.
- Xét ý (3)
* Nhóm máu:
- ( ) ( ) 🡪 (4) có kiểu gen là hay B O B O B B B O O O 1 x 2 :I I x I I →1I I : 2I I :1I I 1 B B 2B O 2B1OI:I33⎛⎞⎜⎟⎝⎠
⎛ ⎞
I I : I I
⎜ ⎟
3 3
⎝ ⎠
- ( ) ( ) 🡪 (8) Có kiểu gen là hay 2 B 1 O 1 A 1 B 4 x 5 : I : I x I : I
2 B B 1 B O
5B1OI : I66⎛ ⎞⎜ ⎟⎝ ⎠
⎛ ⎞
⎛ ⎞ ⎛ ⎞
I I : I I
⎜ ⎟ ⎜ ⎟
⎜ ⎟
3 3 2 2
6 6
⎝ ⎠ ⎝ ⎠
⎝ ⎠
- ( ) ( ) 🡪 (9) có kiểu gen là hay A O A O 6 x 7 : I I x I I 1 A A 1 A O
3 A 1O
⎛ ⎞
⎛ ⎞
I I : I I
I : I
⎜ ⎟
⎜ ⎟
4 4
4 4
⎝ ⎠
⎝ ⎠
- ( ) ( ) 5 B 1 O 3 A 1 O 8 x 9 : I : I x I : I
⎛ ⎞ ⎛ ⎞
⎜ ⎟ ⎜ ⎟
6 6 4 4
⎝ ⎠ ⎝ ⎠
🡪 Xác xuất sinh con nhóm máu A của 8, 9 là 1/ 6.3 / 4 =1/ 8. * Hình dạng tóc:
- (1) x (2): Mm x Mm →1MM : 2Mm :1mm 🡪 (4) có kiểu gen (1/ 3MM: 2/ 3Mm) hay (2 / 3M :1/ 3m)
- (4) x (5):(2 / 3M :1/ 3m) x (1/ 2M :1/ 2m) 🡪 (8) có kiểu gen là: (2/ 6MM: 3/6Mm)hay (7 /10M : 3 /10m)
- (8) x (9):(7 /10M : 3 /10m) x (1/ 2M :1/ 2m) 🡪 Xác suất sinh con tóc xoăn (M−)=17/ 20Vậy xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8 – 9 là: 1/ 8.17 / 20=17/160🡪 III sai. - Xét IV
* Nhóm máu
B O O O 1 B O 1 O O 10 x 11 :I I x I I I I : I I
- ( ) ( )
→
2 2
* Hình dạng tóc
Trang 15/19
Trang 15
- (10) x (11): Mm x Mm →1/ 2Mm :1/ 2mm Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 – 11 là 1/2.1/2=1/4 🡪 IV sai Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng.
Câu 35 => Chọn B
Ở dạng bài toán này, chúng ta dựa vào kết quả của 2 phép lai để xác định thứ tự trội lặn, sau đó mới tiến hành làm các phát biểu.
- Từ kết quả của phép lai 1 suy ra nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng.
- Từ kết quả của phép lai 2 suy ra vàng trội so với trắng.
Qui ước: A1 nâu; A2 đỏ; A3 vàng; A4 trắng ( ) . A1 > A2 > A3 > A4 - Vì mắt nâu là trội nhất cho nên kiểu hình mắt nâu do nhiều loại kiểu gen qui định (có 4 kiểu gen qui định mắt nâu là : 🡪 I đúng A1A1 1 2 1 3 1 4
, A A , A A , A A
- Các kiểu hình mắt đỏ có 3 kiểu gen (A2A2; A2A3; A2A4); mắt vàng có 2 kiểu gen (A3A3; A3A4); mắt trắng có 1 kiểu gen (A4A4).
- Cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu thì chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải có kiểu gen Các kiểu hình khác gồm đỏ, vàng, trắng A1A1; có số kiểu gen = 3+2+1 = 6 🡪 số phép lai = 6 x 1 = 6 🡪 II đúng
- Vì kết quả lai của phép lai 1 cho kiểu hình mắt vàng nên ở P, mắt đỏ và nâu đều có kiểu gen dị hợp 🡪 Phép lai 1 sơ đồ lai là P: A1A3 x A2A3 🡪 1A1A2 : 1A1A3 : 1A2A3 : 1A3A3 🡪 nên đời F1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1: 1:1 🡪 III đúng
- Đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 (có kiểu gen A2A3 hoặc A2A4) giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 (có kiểu gen A3A4) ta có sơ đồ lai là:
A2A3 x A3A4 🡪 A2A3 : A2A4 : A3A3 : A3A4 (1 đỏ: 1 vàng)
A2 A4 x A3A4 🡪 A2A3 : A2A4 : A3A4 : A4A4 (1 vàng : 2 đỏ : 1 trắng)
🡪 Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2:1 🡪 IV đúng
Vậy cả 4 phát biểu đúng
Câu 36 => Chọn C
Ở gà : XX : gà trống; XY: gà mái
Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu được F1 100% gà lông trơn. Ngoài ra, cho gà mái lông trơn F1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống 🡪 Tính trạng màu lông do 2 cặp gen qui định có hiện tượng tương
tác gen, một cặp gen nằm trên NST thường và một cặp gen nằm trên NST giới tính. - Ta có sơ đồ lai:
P: AAXBXB x aaXbY 🡪 F1: AaXBXb : AaXBY
Gà mái lai phân tích: AaXBY x aaXbXb
🡪 Fa: 1 AaXBXb : 1 aaXBXb : 1 AaXbY: 1 aaXbY (1 lông trơn: 3 lông nhăn 🡪 tương tác gen 9:7) 🡪 I đúng
- II sai vì 1 phép lai: aaXBXb x AaXbY
Trang 16/19
Trang 16
- III sai vì
F1 giao phối: AaXBXb : AaXBY 🡪 F2 : (3A-: 1aa)(1XBXB : 1XBXb : 1XBY: 1XbY)
Gà trống lông trơn = 3/4.1/2=3/8
Gà mái lông vằn = 1-3/4.1/4= 13/16
- IV sai vì có 3 kiểu gen qui định gà lông vằn ở Fa là : aaXBXb : AaXbY: aaXbY
Vậy có 1 phát biểu đúng
Câu 37 => Chọn B
Ta xét lần lượt từng phép lai:
- AaBb x aabb, các gen phân li độc lập 🡪 Tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn ở đời con là: 0,5(Aa).0,5(bb) + 0,5(aa).0,5 = 0,5 hay 50% 🡪 1 đúng
∙ hoán vị gen xảy ra ở một bên với tần số (f) bất kì thi tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, Ab Ab x , aB aB
một tính trạng lặn ở đời con là :
0,5Ab.0,5f ab + 0,5Ab(0,5 − 0,5f )Ab + 0,5aB.0,5f ab + 0,5aB(0,5 − 0,5f )aB=0,25+0,25=0,5 hay 50% 🡪 2 đúng
∙ các gen liên két hoàn toàn 🡪 tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lạn ở đời AB Ab x , ab aB
con là: 0,5ab.0,5Ab + 0,5ab.0,5aB = 0,5 hay 50% 🡪 3 đúng
∙ hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số bất kì. Vì hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi trong AB Ab x , Ab ab
kiểu gen mang ít nhất hai cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST tương đồng 🡪 Trong phép lai này dù hoán vị gen xảy ra với tần số bao nhiêu thì tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn ở đời con luôn có giá trị bằng : 0,5 Ab.0,5Ab + 0,5Ab.0,5ab = 0,5 hay 50% 🡪 4 đúng
∙ hoán vị gen xảy ra ở một bên với tần số (f) bất kì thì tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, AB AB x , ab ab
một tính trạng lặn ở đời con phụ thuộc hoàn toàn vào tần số hoán vị gen (có giá trị bằng : 2. (0,25 - (0,5 - 0,5.f) ab.0, 5ab) = 0,5.f 🡪 5 không thoả mãn
AB ab
∙ hoán vị gen xảy ra với tần số 50% 🡪 Tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng x , ab ab
lặn ở đời con là: 25%Ab.100%ab + 25%aB.100%ab = 50% 🡪 6 đúng
Vậy số ý đúng là 5.
Câu 38 => Chọn A
AB D d AB D P : X X x X Y
ab ab
Tách riêng từng cặp tính trạng ta có:
- D d D 1 D D 1 D 1 D d 1 d X X x X Y X X : X Y : X X : X Y
→
4 4 4 4
Theo bài ta có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng ở là F1ab d ab 4%XY4%: 25%16%ab ab
→==
Trang 17/19
Trang 17
Hoán vị gen xảy ra ở hai giới với tần số như nhau nên ta có: ab40%ab x 40%abab = → A-B- =50%+16%=66%; A-bb=aaB- = 25% −16%= 9%AB ab 40%
= =
AB ab 40%
= =
AB AB
G :
P : x ;
P
Ab aB 10%
= =
Ab aB 10%
= =
ab ab
- F1 cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng chiếm tỉ lệ :
A-B-dd + (A-bb + aaB-)D- = 0,66.0,25 + (0,09 + 0,09).0,75 = 0,3 = 30% 🡪 I đúng
- Số cá thể cái thu được ở F1 là : 50%
Số cá thể cái có kiểu gen đồng hợp là :
XDXD= (0,16+ 0,01 +0,01 +0,16).0,25 = 0,085 AB Ab aB ab
⎛ ⎞
⎜ + + + ⎟
AB Ab aB ab
⎝ ⎠
Vậy trong tổng số cá thể cái F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ: 0,085/0,5 = 17% 🡪 II đúng - Ở giới đực có 5 kiểu gen qui định kiểu hình có 3 tính trạng trội là :
AB D AB D AB D AB D Ab D X Y; X Y; X Y; X Y; X Y AB aB Ab ab aB - Ở giới cái, có tối đa 16 kiểu gen dị hợp là:
+ ở F, có 4 kiểu gen đồng hợp, 6 kiểu gen dị hợp, kết hợp 6 kiểu gen của cặp này với 2 kiểu AB AB
x
ab ab
gen ở giới cái của cặp NST giới tính ta được: 6.2=12 kiểu gen dị hợp
4 kiểu gen đồng hợp kết hợp với 1 kiểu gen dị hợp XDXd ta được thêm 4 kiểu gen
Vậy giới cái tối đa 16 kiểu gen dị hợp
Vậy có 2 phát biểu đưa ra là đúng.
Note 2
Phương pháp làm bài tập qui luật di truyền nhiều gen trên một NST.
- Muốn xác định qui luật di truyền chi phối phép lai thì phải xác định qui luật di truyền của từng tính trạng và qui luật di truyền về mối quan hệ giữa các tính trạng.
- Muốn xác định xem hai cặp tính trạng di truyền phân li độc lập hay liên kết với nhau thì phải so sánh tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng đó với tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai.
+ Nếu tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì cặp tính trạng đó phân li độc lập với nhau.
+ Nếu tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì hai cặp tính trạng đó di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.
+ Nếu tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng bé hơn tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì hai cặp tính trạng đó di truyền liên kết gen không hoàn toàn.
- Đối với trường hợp phép lai giữa 2 cặp gen dị hợp nằm trên 1 cặp NST tương đồng, cho đời con tối đa 10 kiểu gen, 4 kiểu hình (không có đột biển xảy ra và hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới, các gen trội lặn hoàn toàn).
- Đối với trường hợp phép lai giữa 2 cặp gen dị hợp nằm trên một cặp NST tương đồng, hoán vị gen xảy
Trang 18/19
Trang 18
ra ở một bên thì đời con cho 7 kiểu gen (không có đột biến xảy ra và các gen trội lặn hoàn toàn). - Các cặp gen dị hợp lai với nhau luôn cho số kiểu gen nhiều hơn các cặp đồng hợp lai với nhau. - Cái đực nếu hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái thì cho 3 loại kiểu hình. Abx
Ab
aB
aB
- Cái đực nếu hoán vị gen xảy ra ở 2 bên cho tối đa 4 kiểu hình. Abx
Ab
aB
aB
- Số kiểu hình tạo ra bao nhiêu phải dựa vào kiểu gen của cơ thể đem lai và dựa vào tần số hoán vị gen xảy ra ở con cái hay con đực, hay xảy ra ở cả 2 giới.
- Bố mẹ càng nhiều cặp gen dị hợp và xảy ra hoán vị gen thì thu được đời con càng có nhiều kiểu gen. - Tính trạng phân bố không đều ở hai giới (tất cả các con cái đều có một loại kiểu hình trong khi con đực có nhiều loại kiểu hình 🡪 Hai cặp tính trạng này di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X. - Khi có hoán vị gen ở các cặp gen nằm trên NST giới tính thì tần số hoán vị gen được tính dựa trên tỉ lệ kiểu hình của giới XY ở đời con.
Tính tần số hoán vị gen dựa vào kiểu hình đồng hợp tử lặn. Khi lai giữa cặp bố mẹ dị hợp 2 cặp gen với nhau ta có
% (A-, B-) + % (A-, bb) + % (aa, B-) + % (aa, bb) = 100%
% (A-, bb) = % (aa, B-)
% AAbb = % aabb = % aaBB
% (A-, B-) = 50% + % (aa, bb)
% (A-, bb) + % (aa, bb) = 25%
% (aa, B-) + % (aa, bb) = 25%
* Khi liên kết giới tính và có hoán vị gen thì tần số hoán vị gen được tính dựa trên kiểu hình của giới XY. * Một tế bào sinh dục đực giảm phân không có hoán vị gen thì luôn cho 2 loại giao tử. Nếu có hoán vị gen thì cho 4 loại giao tử với tỉ lệ: 1:1:1:1
* Một tế bào sinh dục cái giảm phân có hoán vị gen hay không có hoán vị gen cũng chỉ cho một loại giao tử.
Câu 39 => Chọn A
F2 phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng 🡪 số tổ hợp giao tử của F2 là 9 +6 + 1= 16 = 4 x 4 🡪 F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) qui định màu hoa đỏ.
F1 x F1 ta có sơ đồ lai như sau : AaBb x AaBb
🡪 F2: 9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb): đỏ
3 (lAAbb : 2Aabb): hồng
3 (laaBB : 2aaBb): hồng
1 aabb: trắng
- F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ là : AABB; AaBB; AABb; AaBb 🡪 I đúng - Có 6 cây hoa hồng ở F2 trong đó có 4 cây dị hợp 🡪 Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 4/6 = 2/3 🡪 II đúng
- Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, ta có sơ đồ lai như sau : Trang 19/19
Trang 19
(1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb) x aabb
Gp: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) x ab
F3:4/9AaBb : 2/9Aabb : 2/9aaBb : l/9aabb
Ti lệ kiểu hình F3: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng 🡪 III đúng
- Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2
F2: (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) x (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb)
GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) x (l/3Ab : l/3aB : l/3ab)
Số cây hoa hồng (A-bb + aaB-) ở F3 chiếm tỉ lệ là : 2/9Ab.l/3Ab + 2/9Ab.l/3ab + 2/9aB.l/3aB + 2/9aB.l/3ab + l/9ab.l/3Ab + l/9ab.l/3aB = 10/27 🡪 IV đúng
Vậy cả 4 phát biểu trên đều đúng.
Câu 40 => Chọn C
Thực hiện phép lai: Ab D d Ab D P : X X x X Y aB aB
- Alen A và b nằm cách nhau 20 cm 🡪 hoán vị gen xảy ra ở hai bên với tần số 20%. Tỉ lệ cây lá xanh, quả hồng, hạt đen ( XdY; XdY) thu được ở đời F1 là: (50% + % lá đốm, quả trắng - % lá xanh, quả AB
Ab
−b
−B
đỏ). % hạt đen = (50% + 10%. 10% - (2.10%.40% +10%. 10% )).25% XdY = 10,5% 🡪 1 ababAB
AB
aB
AB
đúng
- Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả ba gen đang xét ở đời F1 là :
aB
(1 % +1 % +16% +16% ).25%(XDXD) = 8,5% 🡪 2 đúng AB
ab
Ab
aB
AB
ab
Ab
- Hạt đen ở F1 có kiểu gen Xd Y-) 🡪 100% cây có kiểu hình lá đốm, quả đỏ, hạt đen ở F1 thuộc giống đực 🡪 3 đúng
- Tỉ lệ cây lá xanh, quả trắng, hạt nâu thuần chủng ( XD XD) ở F1 là: Ab Ab
🡪 4 sai Ab D D 16% .25%X X 4% Ab =
Vậy có 3 phát biểu đúng
Trang 20/19
Trang 20
ĐỀ SỐ
2
Đề thi gồm 07 trang
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1. Bào quan nào dưới đây có ở mọi tế bào nhân thực?
A. Thành tế bào B. Lục lạp C. Ti thể D. Trung thể Câu 2. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
A. aa x aa B. Aa x aa C. Aa x Aa. D. AA x aa. Câu 3. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Khoáng sản. B. Rừng. C. Dầu mỏ. D. Than đá. Câu 4. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cộng sinh. C. Hỗ trợ cùng loài. D. Ức chế - cảm nhiễm. Câu 5. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen a của quần thể này là
A. 0,5. B. 0,6. C. 0,3. D. 0,4. Câu 6. Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây? A. Magiê. B. Đồng. C. Clo. D. Phôtpho. Câu 7. Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
A. DdEe. B. DDEE. C. ddee. D. DDee. Câu 8. Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa thành N2? NO3− A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ.
C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Một số nguồn Nitơ và quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất
Câu 9. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
Trang 21
A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu. Câu 10. Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AAaaBbbb. Câu 11. Có 10 tế bào sinh tinh của cơ thể giảm phân bình thưởng và có 7 tế bào có hoán vị gen. Tỉ De dE
lệ các loại giao tử được tạo ra là
A. 10 :10 : 7 :1 B.13:13: 3: 3 C. 7 : 7 : 3: 3 D. 13:13: 7: 7Câu 12. Cho các nhận định sau:
1. Đao là hội chứng phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến NST gây ra ở người. 2. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn.
3. Hội chứng Đao có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới.
4. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến số lượng NST.
Có bao nhiêu nhận định đúng ?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 13. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 14. Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa. Câu 15. Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I 🡪 III 🡪 II. B. I 🡪 II 🡪 III C. II 🡪III I. D. III I 🡪II. Câu 16. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng qui trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi. C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong.
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3.
Câu 17. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 18. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
Trang 2/16
Trang 22
A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh.
C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 19. Khi nói về độ pH của máu ở người bình thưởng, phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 20. Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba mã hoá các axit amin?
A. UGA, UAG, AGG, GAU B. AUU, UAU, GUA, UGG C. AUU, UAA, AUG, UGG D. UAA, UAU, GUA, UGA Câu 21. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang? A. Ếch đồng. B. Tôm sông. C. Mèo rừng. D. Chim sâu. Câu 22. Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
B. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm. D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít phổ biến nhất vì khi phân bố theo nhóm thì sinh vật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.
Câu 23. Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết Ab Dd aB
quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trưởng tỉ lệ giao tử được tạo ra sau đây?
I. 1.1:1 II. 1:1:1:1.
III. 1:1: 1:1: 1:1. IV. 2: 2:1:1
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 24. Ở một quần thể sau khi trải qua ba thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể nêu trên ?
A. 36% cánh dài: 64% cánh ngắn B. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn C. 64% cánh dài: 36% cánh ngắn D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn Câu 25. Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. (2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thưởng dẫn đến một quần xã ổn định.
Trang 3/16
Trang 23
(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(5) Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
A. 2. B. 1 C. 3. D. 4. Câu 26. Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên.
Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 27. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt. D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm. Câu 28. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 3 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
Thành phần kiểu gen
Thế hệ P
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
AA
0,40
0,525
0,5875
0,61875
Aa
0,50
0,25
0,125
0,0625
aa
0,10
0,225
0,2875
0,31875
Có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?
A. Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tự thụ phấn là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Thế hệ ban đầu (P) không cân bằng di truyền.
A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 29. Khi nói về tính di truyền biến dị ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
Trang 4/16
Trang 24
1. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen cấu trúc.
2. Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều có vùng mã hoá không liên tục.
3. Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác. 4. Gen không phân mảnh chỉ có ở các sinh vật nhân sơ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30. Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào.
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện. III. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa. IV. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.
A. 1. B.3. C.2. D. 4. Câu 31. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp NST mang cặp gen Bb phân li bình thưởng; giảm phân II diễn ra bình thưởng, ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giản phân diễn ra bình thưởng. Theo lí thuyết, phép lai: mẹ AABb x bố AaBb cho đởi con tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
A. 6 kiểu gen. B. 10 kiểu gen. C. 8 kiểu gen. D. 12 kiểu gen. Câu 32. Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phần tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến. IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
A. 3. B. 1. c. 4. D. 2. Câu 33. Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần liên tiếp. Trong quá trình này môi trường cần cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 570 NST đơn. Các tế bào con lớn lên, bước vào thởi kì chín và trải qua quá trình giảm phân tạo giao tử, giai đoạn này cần môi trường cung cấp 608 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 25% và kết quả đã tạo ra 4 hợp tử. Xét các kết luận sau :
1. Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thuộc giới đực.
2. Loài có bộ NST 2n = 38.
3. Tế bào sinh dục sơ khai đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp.
4. Tổng số giao tử được tạo thành sau giảm phân là 64.
Có bao nhiêu nhận định đúng ?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Trang 5/16
Trang 25
Câu 34. Một quần thể thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36 AA : 0,48 Aa: 0,16 aa. II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu đuợc F1 có 91% số cây hoa đỏ. III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng. IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 35. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A qui định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B qui định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b qui định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết
rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đởi con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đởi con có tối đa 4 kiểu gen. III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đởi con gồm toàn cây hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đởi con có 50% số cây hoa đỏ. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 36. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập qui định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì qui định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì qui định hoa vàng; kiểu gen aabb qui định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây có kiểu hình hoa đỏ ở F1 do 4 kiểu gen qui định.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 9:6:1. III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì những cây hoa vàng ở F1 đều có kiểu gen dị hợp tử.
IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây không thuần chủng với xác suất 2/3.
A. 1. B. 2. C. 3. . D. 4. Câu 37. Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gồm 3 alen qui định, trong đó IA, IB đồng trội so với IO. Một người phụ nữ mang nhóm máu A kết hôn với một người đàn ông mang nhóm máu AB, họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A. Người con mang nhóm máu B kết hôn với một người mang kiểu gen về nhóm máu giống mẹ mình, người con trai mang nhóm máu A kết hôn với một người mang nhóm máu AB. Nhận định nào dưới đây về gia đình nói trên là sai ?
I. Xác suất để cặp vợ chồng người con gái (mang nhóm máu B) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại là 12,5%.
Trang 6/16
Trang 26
II. Xác suất để cặp vợ chồng người con trai (mang nhóm máu A) sinh ra người con mang nhóm máu B là 12,5%.
III. Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp.
IV. Cặp vợ chồng người con trai (mang nhóm máu A) luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
B.Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình thân thấp, quả ngọt.
C. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen.
D. Trong số các cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 13/27 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. Câu 39. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 , thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
A. 4. B. 2 C. 1. D. 3.
Câu 40. Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen tiến hành giảm phân bình thưởng. Theo lí AB ab
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 7:7:3:3.
IV. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
MA TRẬN MÔN SINH HỌC
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số
câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
Trang 7/16
Trang 27
Lớp 12 (77,5%)
Cơ chế di truyền và biến dị
13
10, 20, 29,
30 (4)
31, 32, 33 (3)
8
Quy luật di truyền
2
11, 23 (2)
36, 38 (2)
35, 39, 40 (3)
8
Di truyền học quần thể
5
24, 34 (2)
3
Di truyền học người
12
37
2
Ứng dụng di truyền vào chọn giống
7
1
Tiến Hóa
17, 18 (2)
28
3
Sinh Thái
3, 22 (2)
4, 25, 27 (3)
26
6
Lớp 11 (17,5%)
Chuyển hóa vât chất và năng lượng
8, 9, 14, 15, 21 (5)
16, 19 (2)
7
Cảm ứng
Sinh trưởng và phát triển
Sinh sản
Lớp 10 (5%)
Giới thiệu về thế giới sống
Sinh học tế bào
1, 6 (2)
2
Sinh học vi sinh vật
Tổng
14 (35%)
14 (35%)
8 (20%)
4 (10%)
40
ĐÁNH GIÁ ĐỀ THI
+ Mức độ đề thi: Dễ
+ Nhận xét đề thi: Nhìn chung đề thi này kiến thức nằm ở lớp 10, 11, 12 với mức độ câu hỏi dễ. Các câu hỏi vận dụng khá ít. HS dễ đạt điểm cao.
Trang 8/16
Trang 28
LỜI GIẢI CHI TIẾT
1C
2A
3B
4C
5B
6D
7A
8D
9C
10C
11D
12D
13A
14A
15A
16D
17D
18D
19B
20B
21B
22B
23D
24B
25C
26B
27B
28B
29B
30A
31D
32D
33C
34C
35B
36B
37A
38D
39B
40B
Câu 1. => Chọn C
Xem xét các phương án đưa ra, ta nhận thấy: thành tế bào và lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật, trung thể chỉ có ở tế bào động vật còn ti thể là bào quan có ở mọi tế bào nhân thực. Vậy đáp án cho câu hỏi này là ti thể.
Câu 2. => Chọn A
A >> a
Phép lai cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn là aa x aa 🡪 aa
Câu 3. => Chọn B
Tài nguyên tái sinh là những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh. Vậy rừng là tài nguyên tái sinh. Còn lại “khoáng sản, dầu mỏ, than đá” là tài nguyên không tái sinh.
Câu 4. => Chọn C
Các cây thông là tập hợp các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau.
Câu 5. => Chọn B
Vì 0,36aa 🡪 a = 0,36 = 0,6.
Câu 6 => Chọn D
Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố phôtpho. Câu 7. => Chọn A
Cấy truyền phôi là tách phôi ban đầu thành 2 hay nhiều phôi khác nhau nên kiểu gen giống hoàn toàn với phôi ban đầu có kiểu gen là DdEe
Câu 8. => Chọn D
Nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa thành N2 là nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa. NO3− Câu 9. => Chọn C
Một số động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột).
Câu 9. => Chọn C
Cônsixin có tác dụng cản trở hình thành thoi vô sắc nên bộ NST được nhân đôi lên: AaBb tạo thành AAaaBBbb
Câu 10 => Chọn D
Gọi x tế bào giảm phân, có y tế bào có hoán vị
Ta có tỷ các loại giao tử được sinh ra là: (2x - y): (2x - y): y: y
Vậy ta có tỉ lệ là: 13 : 13 : 7 : 7
Trang 9/16
Trang 29
Câu 12 => Chọn D
- Vì số lượng gen trên NST số 21 ít hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa NST 21 ít nghiêm trọng hơn, tỉ lệ người bệnh sống đến giai đoạn trưởng thành cao hơn so với nhiều thể ba khác 🡪 1 đúng
- Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn 🡪 2 đúng
- Hội chứng Đao phát sinh do thừa 1 NST ở cặp NST số 21 (NST thường) nên có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới 🡪 3, 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 4.
Câu 13 => Chọn A
- A đúng
- B sai ở từ “luôn” vì không phải tất cả các đột biến đều được di truyền cho thế hệ sau. - C sai vì không phải tất cả các gen đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình.
- D sai vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 14 => Chọn A
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật hầu hết diễn ra chủ yếu ở lá.
Câu 15 => Chọn A
Máu chảy trong hệ mạch theo chiều từ : Động mạch 🡪 Mao mạch 🡪 Tĩnh mạch
Câu 16 => Chọn D
Hô hấp của thực vật thải ra CO2 kết hợp với nước vôi trong Ca(OH)2 tạo CaCO 🡪 làm vẩn đục nước vôi trong.
Câu 17 => Chọn D
“Chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên” làm nghèo vốn gen của quần thể. Chỉ có “di nhập gen” có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 18 => Chọn D
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại Tân sinh Câu 19 => Chọn B
- A sai vì ở người, pH của máu bằng khoảng 7,35 - 7,45.
- B đúng, thận tham gia vào điều hoà pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH ... - C sai ở từ “luôn”, mặt khác khi cơ thể người vận động mạnh sẽ sản sinh ra nhiều axit lactic (tăng H+) dẫn đến pH giảm.
- D sai vì khi CO2 giảm sẽ làm giảm H+ trong máu 🡪 pH tăng.
Note 3
Cân bằng nội môi
* KN: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
* Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
Ở người, pH của máu bằng khoảng 7,35 - 7,45.
- Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc khi ion này OHxuất hiện trong − máu.
Trang 10/16
Trang 30
Trong máu có các hệ đệm chủ yếu sau đây :
- Hệ đệm bicacbonat: H2CO3 / NaHCO3
- Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4 / N 4 aHPO− - Hệ đệm prôtêinat (prôtêin) (hệ đệm mạnh nhất)
Ngoài hệ đệm, phổi và thận cùng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà cân bằng pH nội môi. - Phổi tham gia điều hoà pH máu bằng cách thải CO2, vì khí CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu. - Thận tham gia điều hoà pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH3
Câu 20 => Chọn B
Từ 4 loại ribônuclêôtit: A, U, G, X có thể tạo ra: 43 = 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hoá axit amin là : UAA, UAG, UGA 🡪 Trong các nhóm đưa ra, nhóm gồm những bộ ba mã hoá các axit amin là : AUU, UAU, GUA, UGG.
Câu 21 => Chọn B
Động vật có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang là tôm sông. Câu 22 => Chọn B
- A sai vì phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều.
- B đúng
- C sai vì các kiểu phân bố cá thể của quần thể là tồn tại song song nhau.
- D sai vì phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.
Note 4
Quần thể
* Phân bố cá thể trong quần thể
- Theo nhóm: điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt 🡪 tạo hiệu quả nhóm (gặp nhiều). Các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông.
Ví dụ: hươu, trâu rừng sống thành bầy đàn, giun sống nơi có độ ẩm cao.
- Đồng đều: nguồn sống phân bố đồng đều, cạnh tranh gay gắt 🡪 giảm sức cạnh tranh các cá thể cùng loài.
Ví dụ: chim cánh cụt, cỏ trên thảo nguyên, chim hải âu làm tổ, cây thông trong rừng thông. - Phân bố ngẫu nhiên: nguồn sống phân bố đều, các cá thể không cạnh tranh nhau gay gắt 🡪 khai thác tối ưu nguồn sống. Là dạng trung gian giữa 2 dạng trên.
Ví dụ: cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới, sò sống trong phù xa vùng triều, sâu sống trên lá cây. * Tăng trưởng của quần thể sinh vật
+ Đồ thị hình J: nguồn sống không giới hạn, nơi ở không hạn chế
+ Đồ thì hình S: nguồn sống có giới hạn.
* Mật độ quần thể
- Là kích thước quần thể được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích.
* Kích thước của quần thể
Trang 11/16
Trang 31
- Kích thước của quần thể hay số lượng cá thể trong quần thể là: tổng số cá thể hay sản lượng, năng lượng của cá thể trong quần thể đó.
Câu 23 => Chọn D
Vì giảm phân không xảy ra hoán vị gen và không xảy ra đột biến gen nên 3 tế bào, mỗi tế bào cho 2 loại giao tử.
- Trường hợp 1 : 1 xảy ra khi 2 loại cho giao tử giống nhau
- Trường hợp : 1 : 1 : 1 : 1 là không thể xảy ra vì nếu 2 tế bào cho giao tử giống nhau, và một tế bào cho giao tử khác thì xảy ra trường hợp 2 : 2 : 1 : 1 🡪 IV đúng
- III sai vì không có hoán vị gen.
Vậy có 2 trường hợp đúng
Câu 24 => Chọn B
3 1
Tỉ lệ thể dị hợp ở quần thể ban đầu là:
⎛ ⎞
8% : 64%2
⎜ ⎟ =
⎝ ⎠
Thế hệ xuất phát có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Vậy tỉ lệ kiểu hình cánh dài ở thế hệ xuất phát là 20% + 64%= 84%; tỉ lệ kkiểu hình cánh ngắn ở thế hệ xuất phát là 100% −84% =16% Câu 25 => Chọn C
- (1), (2), (4), (5) là những phát biểu đúng
- (3) là phát biểu sai vì diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật nào từng sống.
Câu 26 => Chọn B
- 1 đúng vì có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn đó là : H, O, P
- II đúng, L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là:
+ G 🡪 M 🡪 L 🡪 I 🡪 K
+ G 🡪 M 🡪 L 🡪 K
+ G 🡪 N 🡪 L🡪 I 🡪 K
+ G 🡪 N 🡪 L 🡪 K
- III sai vì loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
- IV sai vì P chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nên P chỉ có một bậc sinh dưỡng duy nhất 🡪 Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 27 => Chọn B
- A sai vì ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng không phổ biến ở các quần thể động vật
- B đúng
- C sai vì khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng giảm. - D sai vì số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng tăng. Câu 28 => Chọn B
Trang 12/16
Trang 32
- I, II sai vì đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp, còn yếu tố ngẫu nhiên thì thay đổi tần số alen của quần thể một cách đột ngột nhưng kết quả trên cho thấy tần số alen của quần thể không thay đổi qua các thế hệ.
- III đúng vì qua các thế hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiều gen dị hợp.
- IV đúng, thế hệ ban đầu chưa cân bằng di truyền
- Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 29 => Chọn B
- Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen cấu trúc 🡪 1 đúng
- Phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực đều có vùng mã hoá không liên tục 🡪 2 sai - Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác 🡪 3 đúng - Gen không phân mảnh có ở sinh vật nhân sơ và một số đại diện của sinh vật nhân thực 🡪 4 sai. Vậy số nhận định đúng là 2.
Câu 30 => Chọn A
- I sai ở từ “luôn” vì không phải tất các gen đột biến đều truyền lại cho tế bào con qua phân bào. Ví dụ: trường hợp rối loạn phân bào hoặc gen nằm ngoài tế bào chất.
- II đúng
- III sai vì đột biến gen xảy ra ở cả gen cấu trúc và gen điều hoà.
- IV sai vì 3 bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA 🡪 Bộ ba trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5\ 3’ATX5’ 3\AXT5’ nếu thay thế một cặp A- T bằng cặp G - X thì 3’ATX5’ thành 3’ATT5’ 🡪 bộ ba này trên mARN là 5’UAA3’ (là bộ ba kết thúc)
Vậy chỉ có một phát biểu đúng.
Câu 31 => Chọn D
Ta xét riêng rẽ từng cặp gen
Ở cặp A, a, vì ở cơ thể đực, một số tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1 nên cơ thể này có thể tạo ra các giao tử A, a (giao tử bình thường) và Aa, O (giao tử đột biến). Cơ thể cái mang kiểu gen AA giảm phân bình thường nên chỉ tạo được 1 giao tử A. Vậy số kiểu gen về cặp gen này là : 4.1=4 (AA, Aa, AAa, A)
Ở cặp B, b, vì cơ thể đực và cơ thể cái đều có kiểu gen Bb, giảm phân thụ tinh bình thường nên số kiểu gen về cặp gen này là 3 (BB, Bb, bb)
Kết hợp hai cặp gen trên, ta nhận thấy theo lí thuyết, phép lai: mẹ AABb x bố AaBb cho đời con có số kiểu gen tối đa là : 4.3 = 12.
Câu 32 => Chọn D
- I sai vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit của gen đột biến chứ không làm thay đổi mARN của các gen khác.
- II đúng, vì đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi cụm gen trong nhóm gen liên kết. Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen.
- III Sai ở từ “luôn” vì đột biến có lợi, có hại, hoặc trung tính.
Trang 13/16
Trang 33
- IV đúng, nếu đột biến điểm có thể không làm thay đổi thành phần, số lượng nuclêôtit của gen. Ví dụ, đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 33 => Chọn C
- Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, x là số lần nguyên phân, theo bài ra ta có số NST môi trường cung cấp trong đợt nguyên phân là: 2n.( 2x -1) = 570 (1). Mặt khác, khi các tế bào con lớn lên, bước vào thời kì chín và trải qua quá trình giảm phân (nhân đôi một lần) tạo giao tử, giai đoạn này cần môi trường cung cấp 608 NST đơn 🡪 2n. 2n.2x = 608 (2); từ (1) và (2) 🡪 2n = 38; x = 4 🡪 nhận định 2 đúng; 3 sai.
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 25% và kết quả đã tạo ra 4 hợp tử 🡪 số giao tử tạo thành sau giảm 4 4
.10016 2
phân là số tế bào sinh dục chín 🡪 Mỗi tế bào sinh dục chín sau giảm phân chỉ tạo ra 25 = = =
một giao tử 🡪 Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thuộc giới cái 🡪 1 sai; 4 sai.
Vậy số nhận định đúng là 1.
Câu 34 => Chọn C
A: đỏ >> a : trắng
P: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa.
- Tần số alen p(A) = 0,5 + 0,4/2 = 0,7; tần số alen q(a) = 1 - 0,7 = 0,3
Quần thể giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen của tuân theo định luật Hacđi - Vanbec F1 🡪 F1 : p2AA: 2pqAa : q2aa = 1 hay F1: 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa =1 🡪 I sai
- Cây hoa đỏ ở P là: (0,5 AA: 0,4 Aa) viết lại như sau : (5/9AA: 4/9Aa) hay (7/9A: 2/9a) Cho tất cả hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên ta có sơ đồ: (7/9A: 2/9a) x (7/9A: 2/9a) 🡪 F1: (77/81A- : 4/81aa) 🡪 Tỉ lệ cây hoa đỏ thu được ở F1 : 77/81 = 95% 🡪 II sai - Cho tất cả hoa đỏ ở P tự thụ phấn ta có :
+ 5/9AA 🡪 F1: 5/9AA
+ 4/9(Aa x Aa) 🡪 F1 : 4/9(l/4AA: 2/4Aa : l/4aa) 🡪 aa = 4/9.1/4 = 1/9 🡪 III đúng - P: 0,5 AA: 0,4 Aa: 0,1 aa tự thụ phấn ta có F1 : 0,6 AA: 0,2 Aa: 0,2 aa (qua một thế hệ tỉ lệ dị hợp giảm đi 1/2) 🡪 IV đúng
Vậy có 2 ý đúng là III và IV.
Câu 35 => Chọn B
A-B- qui định hoa vàng; A-bb qui định hoa đỏ; aaB- qui định hoa xanh; aabb qui định hoa trắng. - Cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1 aabb. Cây dị hợp về 2 cặp gen (AaBb) lai với cây hoa trắng (aabb) (lai phân tích) thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1AaBb : 1Aabb : laaBb : laabb 🡪 I đúng
- Cây hoa đỏ (AAbb hoặc Aabb) giao phấn với cây hoa xanh (aaBB hoặc aaBb). Nếu cho (khi cho Aabb x aaBb 🡪 1AaBb : laaBb : 1Aabb : laabb (4 kiểu hình và 4 kiểu gen với tỉ lệ : 1 : 1 : 1:1 🡪 II đúng
- Hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau lai với nhau thì sơ đồ lai là AAbb x Aabb. Do vậy, đời con luôn có 100% cá thể hoa đỏ 🡪 III đúng
Trang 14/16
Trang 34
- Cây hoa vàng (có kiểu gen A-B-) lai với cây hoa trắng (aabb) thì đời con có thể có các trường hợp: + AABB x aabb 🡪 AaBb (100% hoa vàng)
+ AABb x aabb 🡪 AaBb : Aabb (50% hoa đỏ : 50% hoa vàng) 🡪 IV đúng
+ AaBB x aabb 🡪 AaBb : aaBb (50% hoa xanh : 50% hoa vàng)
+ AaBb x aabb 🡪 AaBb : Aabb : aaBb : aab (25% hoa vàng: 25% hoa đỏ : 25% hoa xanh : 25% hoa trắng). Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng
Câu 36 => Chọn B
Qui ước gen:
A-B-: đỏ; A-bb hoặc aaB-: vàng; aabb : trắng
- Cây hoa đỏ ở F1 (A-B-) có những kiểu gen là : AABB (chết ở giai đoạn phôi nên không phát triển thành cây); AaBB, AABb, AaBb 🡪 có 3 kiểu gen qui định cây có kiểu hình hoa đỏ ở F1 🡪 I sai - Cho cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên với nhau ta có sơ đồ lai:
P: AaBb x AaBb 🡪 9A-B- (AABB chết): 3A-bb : 3aaB-: laabb 🡪 8 đỏ : 6 vàng: 1 trắng 🡪 II sai. - Cho cây dị hợp hai cặp gen giao phấn với cây hoa trắng ta có sơ đồ lai như sau : P: AaBb x aabb 🡪 1AaBb: 1Aabb : laaBb: laabb 🡪 Cây hoa vàng đều có kiểu gen dị hợp tử 🡪 III đúng - Cho cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên với nhau ta có sơ đồ lai:
P: AaBb x AaBb 🡪 9A-B- (AABB chết): 3A-bb : 3aaB-: laabb 🡪 8 đỏ : 6 vàng : 1 trắng 🡪 Cây hoa vàng chiếm tỉ lệ (A-bb + aaB-) = 6/15, trong đó có 4 cây hoa vàng không thuần chủng (chiếm tỉ lệ 4/15) 🡪 Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây không thuần chủng với xác suất: 4/15 : 6/15 = 2/3 🡪 IV đủng.
🡪 Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 37 => Chọn A
Một người phụ nữ mang nhóm máu A kết hôn với một người đàn ông mang nhóm máu AB (mang kiểu gen IAIB), họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A 🡪 Mẹ mang kiểu gen IAIO (vì người con gái mang nhóm máu B chỉ có thể mang alen IO nhận từ mẹ); con gái mang kiểu gen IBIO; chồng người con gái mang kiểu gen IAIO ; con trai mang kiểu gen IAIO hoặc IAIA (với xác suất 50% : 50%) ; vợ người con trai mang kiểu gen IAIB 🡪 Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp 🡪 III đúng.
Xác suất để cặp vợ chồng người con gái (IBIO; IAIO) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại (có kiểu gen IAIB) là : 🡪 I sai 1 1
4 4 =
. 6,25%
Xác suất để cặp vợ chồng người con trai (IAIO hoặc IAIA; IAIB ) sinh ra người con mang nhóm máu B là : ( ) ( ) 🡪 II đúng 2 1 A O 1 B O 1
2 4 8 = =
I I . I I 12,5%
Vợ chồng người con trai (IAIO hoặc IAIA ; IAIB ) đều mang alen IA , mặt khác người vợ còn mang alen IB 🡪 cặp vợ chồng này luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình (mang kiểu gen ; IAIB) 🡪 IV đúng A
−
I I
Vậy có một nhận định đúng
Câu 38 => Chọn D
Trang 15/16
Trang 35
A: cao >> a : thấp; B: ngọt >> b : chua
Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình 🡪 Cây thân cao quả ngọt dị hợp tử 2 cặp gen (Aa, Bb)
F1 có 21% cây thân cao, quả chua (A-bb) = 21% 🡪 aa,bb = 25% - 21% = 4%
tần số hoán vị gen f = 0,2.2 = 0,4 = 40% 🡪 A sai ab
→ = →
4% 0,2ab x 0,2ab
ab
- Kiểu hình thân thấp hoa đỏ có 2 kiểu gen qui đinh là : 🡪 B sai aB aB; aB aB
- Kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen là : 🡪 C sai AB AB aB Ab ; ; ; Ab aB ab ab
- Tổng số cây thân cao, quả ngọt là: 50% + 4% = 54%
Ab Ab P : x
aB aB
PAb aB 30%
= =
Ab aB 30%
= =
G :
AB ab 20%
= =
AB ab 20%
= =
Cây có kiểu gen dị hợp hai cặp gen chiếm tỉ lệ: 0,3.0,3.2 + 0,2.0,2.2 = 0,26
Trong số các cây thân cao, quả ngọt ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ: 0,26/0,54 = 13/27 🡪 D đúng
Câu 39 => Chọn B
- F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng
Số tổ hợp giao tử ở F2: 9 + 6 + 1 = 16 = 4 x 4 🡪 F2 dị hợp 2 cặp gen (AaBb)
Sơ đồ lai của F1 như sau
F1 x F1: AaBb x AaBb 🡪 F2
9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb) : đỏ
3 (lAAbb : 2Aabb) : hồng
3 (laaBB : 2aaBb) : hồng
1 aabb: trắng
Xét các phát biểu đưa ra
- 1 sai vì F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng là : AAbb; Aabb; aaBB; aaBb - II đúng vì trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9 - III đúng
Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2
F2: (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) X (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb)
GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) x (l/3Ab : l/3aB : l/3ab)
Số cây trắng (aabb) ở F3 chiếm tỉ lệ là : 1/9.1/3 = 1/27
- IV sai
- Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng
Trang 16/16
Trang 36
(lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb) x aabb
GF2: (l/3Ab : l/3aB : l/3ab) x ab 🡪 F3: l/3Aabb : l/3aaBb : l/3aabb 🡪 Kiểu hình là 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 40 => Chọn B
- Áp dụng công thức tính tần số hoán vị gen f = số giao tử sinh ra do hoán vị gen/tổng số giao tử được sinh ra.
- 5 tế bào sinh tinh giảm phân tạo 5.4 = 20 tinh trùng
- 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì tần số alen 5.2 f 0,5
20 = =
→ aB = Ab = 50 : 2 = 25% 🡪 I đúng - Nếu chỉ 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen 2.2 f 0, 2%20 = =
🡪 aB = Ab = 20:2 = 10% 🡪 II đúng
- Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen 3.2 f 0,320 = =
aB Ab 0,3: 2 15%
= = =
🡪 🡪 Tỉ lệ các loại giao tử là : 0,35 :0,35 : 0,15 : 0,15 = 7 : 7 : 3 : 3 AB ab 50% 15% 35%
= = − =
🡪 III đúng
- Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen 1.2 f 0,1
20 = =
aB Ab 0,1: 2 5%
= = =
🡪 Tỉ lệ các loại giao tử là : 0,45 :0,45 : 0,05 : 0,05 = 9 : 9 : 1 : 1 🡪 IV sai
AB ab 50% 5% 45% = = − =
Vậy có 3 phát biểu đúng
Trang 17/16
Trang 37
A. B. C. D. aB ab
ab abAB Ab
ab abAb aBx
ab aBAb aBxab ab
ĐỀ SỐ
3
Đề thi gồm 07 trang
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1. Cho các thành phần sau:
1. Thành tế bào. 2. Vỏ nhầy. 3. Màng nhân. 4. Màng sinh chất. Có bao nhiêu thành phần có ở hầu hết các loài vi khuẩn?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 2. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%. Câu 3. Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
x
x
Câu 4. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
A. 0,48. B. 0,40. C. 0,60. D. 0,16. Câu 5. Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”? A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN. Câu 6. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 7. Ở vùng biển Pêru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El-Nino là kiểu biến động
A. Không theo chu kỳ. B. Theo chu kỳ ngày đêm.
C. Theo chu kỳ mùa. D. Theo chu kỳ nhiều năm.
Câu 8. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
A. Kỉ Cacbon. B. Kỉ Pecmi. C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Triat. Câu 9. Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền?
A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza.
C. Restrictaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 10. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
A. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen.
B. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 11. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
Trang 38
A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu. Câu 12. Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Luôn cho ra 2 loại giao tử.
II. Luôn cho ra 4 loại giao tử.
III. Loại giao tử AY luôn chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 13. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. n - 1. B. 2n + l C. n + 1. D. 2n - l. Câu 14. Cho các phát biểu sau:
I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai. II. Dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 3 ngăn, trong đó dạ múi khế là quan trọng nhất. III. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
IV. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa dễ biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
V. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa A1PG thành glucôzơ. B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành A1PG. C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu 16. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch. III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 17. Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tồng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là 40%.
II. Mạch 2 của gen có (A2 + X2)/(T2 + G2) = 3 / 2.
III. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là : %A = %T = 15%; %G = %X = 35% IV. Mạch 1 của gen có T1 / G1 = 1 / 2 .
A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu 18. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Trang 2/16
Trang 39
I. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’🡪5’. II. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’ 🡪 3’. III. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’ 🡪 5’ là liên tục
còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’ 🡪 3’ là không liên tục (gián đoạn). IV. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’ 🡪 5’. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
B. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
D. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 3 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 3 lần. Câu 20. Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 21. Nhóm nào dưới đây gồm những tật/bệnh/hội chứng di truyền xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới? A. Loạn dưỡng cơ Đuxen; hội chứng siêu nữ; mù màu; hội chứng Đao.
B. Loạn dưỡng cơ Đuxen; máu khó đông; mù màu; bạch tạng.
C. Tật dính ngón tay số 2 và 3; tật câm điếc bẩm sinh, hội chứng Macphan; thiếu máu hồng cầu hình liềm.
D. Tật bàn tay 6 ngón, tật có túm lông ở tai; máu khó đông; hội chứng Etuôt.
Câu 22. Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là gì?
A. Áp suất rễ.
B. Thoát hơi nước ở lá.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
D. Sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở chóp rễ và ở lá.
Câu 23. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở
A. Lạp thể B. Ti thể. C. Chu kỳ Canvin. D. Màng tilacôit. Câu 24. Ở động vật bậc cao, hoạt động tiêu hoá nào là quan trọng nhất?
A. Quá trình tiêu hoá ở ruột.
B. Quá trình tiêu hoá ở dạ dày.
C. Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng.
D. Quá trình thải chất cặn bã ra ngoài.
Phương án đúng là
A. 2,4. B. 1,2. C. 1,2,3. D. 1,2,3,4. Câu 25. Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? A. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa Trang 3/16
Trang 40
thạch.
B. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.
C. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. D. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 26. Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. B. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc đinh dưỡng khác nhau. C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn.
D. Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật.
Câu 27. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. Câu 28. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Ở đậu Hà Lan, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp (P), thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ
A. 1AA : 2Aa : laa. B. 5AA : 3aa
C. 3AA: 2Aa : 3aa. D. 2AA : 3Aa : 3aa.
Câu 30. Ba tế bào sinh dục đực mang kiểu gen có thể tạo ra tối đa là mấy loại giao tử? Ab DdEe aB
A. 16. B. 8. C. 12. D. 4. Câu 31. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về các nhân tố tiến hoá? 1. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền. 2. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
3. Chọn lọc tự nhiên góp phần làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
4. Đột biến gen chắc chắn sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 5. Di - nhập gen có thc không làm thay đổi tần số alcn và thành phần kiểu gen của quần thề. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Trang 4/16
Trang 41
Câu 32. Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen qui định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Ở loài này có tối đa 45 loại kiểu gen.
B. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 25 loại kiểu gen. C. Ở loài này, các thể ba có tối đa 36 loại kiểu gen.
D. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 33. Một cơ thể (M) mang kiểu gen là AaBb. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1 và các alen B, b không phân li trong giảm phân 2, các hoạt động khác diễn ra bình thường. Xét các phát biểu sau :
1. Cơ thể (M) có thể tạo ra 4 loại giao tử đột biến.
2. Cơ thể (M) có thể tạo ra giao tử mang kiểu gen AaBb.
3. Cơ thể (M) có thể tạo ra giao tử mang kiểu gen AAb.
4. Cơ thể (M) có thể tạo ra tối đa 10 loại giao tử.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 4. B. 3. C. 1 D. 2. Câu 34. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb: 0,2AaBb : 0,5 Aabb. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Có tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%. (3) Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội về hai tính trạng ở F2, số cá thể mang hai cặp gen dị hợp chiếm tỉ lệ 5. 89
(4) F3 số cá thể có kiểu gen mang hai tính trạng trội chiếm tỉ lệ 63,28%.
A.3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 35. Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của một gen qui định. Cả hai gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
Trang 5/16
Trang 42
Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 1 đồng hợp tử cả về hai cặp gen.
II. Xác suất sinh con thứ hai bình thường của cặp 9 - 10 là 1/2.
III. Xác định được tối đa kiểu gen của 11 người trong phả hệ.
IV. Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bệnh của cặp 7 - 8 là 1/8.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 36. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, tỉ lệ các cây thuần chủng và không thuần chủng là bằng nhau. III. Cho tất cả cảc cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 5/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/3.
A.4. B. 2. C. 1. D.3. Câu 37. Một người phụ nữ mang nhóm máu AB kết hôn với người đàn ông mang nhóm máu O. Họ có 3 người con, trong đó có một người con nuôi: một người mang nhóm máu A : một người mang nhóm máu B và một người mang nhóm máu O. Không tính đến trường hợp đột biến, xét các dự đoán sau: 1. Người con mang nhóm máu O là người con nuôi.
2. Cặp vợ chồng này không có khả năng sinh ra người con mang nhóm máu AB. 3. Nếu người con mang nhóm máu A kết hôn với người mang nhóm máu O, xác suất sinh ra người con mang nhóm máu A là 100%.
4. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con mang kiểu gen khác bố và mẹ là 100%. Có bao nhiêu nhận định đúng ?
A. 3. B. 1. C.2. D. 4. Câu 38. Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen,
B. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng qui định kiểu hình thân thấp, quả ngọt.
C. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 2/27 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen. D. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Câu 39. Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai phân tích thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây hoa hồng F2 giao phấn
với nhau thu được F3. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Tính trạng màu hoa được chi phối bởi qui luật tương tác bổ trợ.
Trang 6/16
Trang 43
II. Trong tổng số các cây hoa hồng ở F2, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 25%.
III. Ở F2 kiểu hình hoa đỏ và hoa hồng có số kiểu gen bằng nhau.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiêu hình hoa trắng là 1/9.
A. 4. B. 2. C. 1 D.3.
Câu 40. 16 tế bào sinh tinh mang kiểu gen tiến hành giảm phân. Nếu trong số đó xảy Ab DdEeFfGg
1
aB
2
ra hoán vị gen thì số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
A. 64. B. 48. c. 56. D. 32.
MA TRẬN MÔN SINH HỌC
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số
câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
Lớp 12 (77,5%)
Cơ chế di truyền và biến dị
2, 5, 19 (3)
13, 18 (2)
17, 33 (2)
7
Quy luật di truyền
3, 12, 30 (3)
29, 38, 40 (3)
36, 39 (2)
8
Di truyền học quần thể
4
32
34
3
Di truyền học người
21
37
35
3
Ứng dụng di truyền vào chọn giống
9
1
Tiến Hóa
8, 10 (2)
31
3
Sinh Thái
7, 25, 26 (3)
6, 27, 28 (3)
6
Lớp 11 (17,5%)
Chuyển hóa vât chất và năng lượng
11, 15, 20,
22 (4)
14, 16, 24
(3)
7
Cảm ứng
Sinh trưởng và phát triển
Sinh sản
Lớp 10 (5%)
Giới thiệu về thế giới sống
Sinh học tế bào
1, 23 (2)
2
Sinh học vi sinh vật
Tổng
16 (40%)
13 (32,5%)
7 (17,5%)
4 (10%)
40
Trang 7/16
Trang 44
ĐÁNH GIÁ ĐỀ THI
+ Mức độ đề thi: Dễ
+ Nhận xét đề thi: Nhìn chung đề thi này kiến thức nằm ở lớp 10, 11, 12 với mức độ câu hỏi dễ. Điểm chú ý của đề này là có cả kiến thức lớp 10. Phần kiến thức lớp 11 và 12 rải đều các chuyên đề.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
1A
2C
3D
4D
5B
6C
7D
8A
9B
10C
11D
12B
13B
14C
15B
16A
17D
18C
19D
20A
21B
22A
23B
24B
25A
26A
27B
28C
29C
30C
31A
32B
33C
34D
35C
36D
37A
38C
39D
40B
Câu 1 => Chọn A
Xem xét các ý đưa ra, ta nhận thấy: thành tế bào (1); vỏ nhầy (2) và màng sinh chất (3) là những thành phần có ở hầu hết các loài vi khuẩn, màng nhân (3) là cấu trúc không có ở vi khuẩn. Vậy đáp án của câu hỏi này là: 3.
Câu 2 => Chọn C
Kiểu gen aaBb giảm phân tạo giao từ: aB = 0,5.
Câu 3 => Chọn D
Để đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì xét các phương án đưa ra thấy đời P: dị hợp một cặp gen x di hợp một cặp gen. Vậy phép lai là phù hợp. Ab aB
x
ab ab
Câu 4 => Chọn D
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức:
p2AA: 2pqAa : q2aa = 1 (p + q= 1).
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.
Câu 5 => Chọn B
- tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN, nếu đúng mã bổ sung với mARN thì mới lắp ghép được vào chuỗi aa tổng hợp 🡪 tARN đóng vai trò như “người phiên dịch” (từ mARN sang axit amin 🡪 B đúng
Câu 6 => Chọn C
Trang 8/16
Trang 45
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Cả 2 loài đều có lợi và cần thiết cho sự sống của 2 loài tham gia. Vậy đây là mối quan hệ cộng sinh.
Câu 7 => Chọn D
Ở vùng biển Pêru, cá cơm có chu kì biến động khoảng 10 - 12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt 🡪 Vậy đây là kiểu biến động theo chu kì nhiều năm.
Câu 8 => Chọn A
Kỉ cacbon dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hoa xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. Câu 9 => Chọn B
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền là enzim nối ligaza.
Câu 10 => Chọn C
Hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là di nhập gen. Câu 11 => Chọn D
Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chân khớp (côn trùng, tôm,...) Vậy châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
Câu 12 => Chọn B
Ở gà; gà trống là XX; gà mái: XY
- I, II sai vì gà trên là giới cái nên cho 1 loại giao tử.
- III sai vì gà mái chỉ cho một loại giao tử.
- IV đúng vì tế bào chỉ một loại giao tử nên chiếm 100%.
Vậy có 1 phát biểu đúng
Câu 13 => Chọn B
Lưỡng bộ là 2n 🡪 Thể ba thuộc loài này có bộ NST là: 2n + 1
Câu 14 => Chọn C
- I đúng, lần nhai thứ nhất chỉ có tác dụng làm ướt thức ăn.
- II sai vì dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ dày múi khế là dạ dày chính thức.
- III đúng, động vật ăn thực vật có dạ dày đơn chỉ nhai một lần nên thường nhai rất kĩ và tiết nhiều nước bọt.
- IV sai vì diều không chứa dịch tiêu hóa.
- V đúng vì chim có dạ dày tuyến nên tốc độ tiêu hóa khỏe hơn cả.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 15 => Chọn B
Sản phẩm của pha sảng gồm có: ATP, NADPH và O2
Trang 9/16
Trang 46
Quan sát chu trình Canvin ta thấy: Giai đoạn cố định CO2 xảy ra đầu tiên, sau đó mới đến giai đoạn khử APG thành AlPG, và tại điểm kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG được tách ra khỏi chu trình để tạo thành glucôzơ 🡪 A sai vì sản phẩm của pha sáng không tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.
- B đúng vì nếu không có quang phân li nước thì không tạo ra ATP, NADPH do đó thì APG không được chuyển thành AlPG.
- C sai vì giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của ATP.
- D sai vì trong quang hợp O2 được giải phóng ra từ phân tử nước.
Câu 16 => Chọn A
- I đúng.
- II sai vì huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- III đúng vì vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch mà mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc máu là thấp nhất.
- IV đúng vì càng xa tim thì tổng tiết diện mạch càng lớn nên vận tốc máu càng giảm.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 17 => Chọn D
Theo bài ra ta có:
⎧ + = ⎧ + =
A G 50% T X 50% 1 1 2 2
⎪ ⎪
⎨ + = ⇒ ⎨ + =
A X 60% A X 60%
2 2 2 2
⎪ ⎪
⎩ + = ⎩ + =
X G 70% X G 70% 2 2 2 2
(T2 A2 X2 G2 ) 2 ⇒ + + + + 2X = 50% + 60% + 70% =180%🡪 I đúng. 2 2 ⇒ 2X =180% −100% = 80% ⇒ X = 40% X2 = 40% 🡪 A2 = 20%; G2 = 30%; T2 =10%
🡪 (A2 + X2) / (T2 + G2) = (20% + 40%) / (10% + 30%) = 3/2 🡪 II đúng
Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là: %A2 %T2 20%10%%A %T 15%; 2 2
+ += = = =
%G = %x = 50% - 15% = 35% 🡪 III đúng
Có T1 = A2 = 20%; G1 = X2 = 40% 🡪 T1/ G1 = 20% / 40% = 1/2 🡪 IV đúng
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Note 5
Trang 10/16
Trang 47
Công thức giải bài tập ARN
Mạch 1 có . A1 1 1 1
, T , G , X
Mạch 2 có A2 2 2 2
, T , G , X .
Gọi Um, Am, Gm, Xm lần lượt là 4 loài ribônuclêôtit của phân tử mARN
Ta có:
Um = A1 = T2; Am = T1 = A2; Xm = G1 =X2; Gm = X1 = G2
T = A = T1 +T2 = A1 + A2 = T1 +A1 = T2 + A2 = Um +Am
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = X1 + G1 =X2 + G2 = Xm +Gm
%A1 %A2 %Um %Am %A %T
+ +
= = =
2 2
%G1 %G2 %Gm %Xm %G %X
+ +
= = =
2 2
0
M L L 3,4A
ARN
300 = = ×
gen ARN
- Số liên kết hoá trị giữa các ribônuclêôtit = rN - 1
- Số liên kết hoá trị của phân tử rARN = 2rN - 1
- Số phân tử ARN = số lần sao mã = k
Số nuclêôtit môi trường cung cấp khi phân tử ARN phiên mã k lần là:
mt rN = k.rN
gốc mt rA = k.rA = k.T
gốc mt rU = k.rU = k.A
gốc mt rG = k.rG = k.X
gốc mt rX = k.rX = k.G
Câu 18 => Chọn C
- I, II, III là những phát biểu đúng.
- IV sai vì trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 5’ 🡪 3’. Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 19 => Chọn D
- A sai vì gen điều hoà (R) nằm ngoài thành phần của opêron Lac.
- B sai vì vùng vận động mới là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. - C sai vì khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn phiên mã.
- D đúng gen cấu trúc Z, Y, A cùng tiến hành phiên mã số lần bằng nhau.
Câu 20 => Chọn A
- I, II, IV là những phát biểu đúng.
- III là phát biểu sai vì trong tâm nhĩ trái là máu vừa được trao đổi khí ở phổi cho nên giàu O2 còn trong tâm nhĩ phải thì máu từ cơ thể về nên nghèo O2.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Trang 11/16
Trang 48
Câu 21 => Chọn B
Trong các phương án đưa ra, ta nhận thấy “loạn dưỡng cơ Đuxen; máu khó đông; mù màu; bạch tạng” đều là những bệnh di truyền có ở cả nam giới và nữ giới, các nhóm còn lại đều chứa một tật/ bệnh/hội chứng chỉ xuất hiện ở nam giới hoặc nữ giới (ví dụ: hội chứng siêu nữ, tật dính ngón tay số 2 và 3, tật có
túm lông ở tai) 🡪 phương án cần chọn là: Loạn dưỡng cơ Đuxen; máu khó đông; mù màu; bạch tạng. Câu 22 => Chọn A
Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là áp suất rễ.
Câu 23 => Chọn B
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể.
Câu 24 => Chọn B
Ở động vật bậc cao quá trình tiêu hoá xảy ra ở dạ dày và ruột (đặc biệt là ruột non) là quan trọng nhất, vì đây là 2 giai đoạn để tạo ra sản phẩm hữu cơ đơn giản để ngấm qua thành ruột non để đi nuôi cơ thể và từ đó tạo nên chất riêng cho cơ thể.
Note 6
Tiêu hoá ở động vật
- KN: Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
a - Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
+ Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá ở động vật đơn bào là tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).
+ Một số đại diện của động vật đơn bào là: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng kiết lị và trùng sốt rét,...
b - Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá (ruột khoang và giun dẹp)
+ Ruột khoang gồm có các đại diện như: thuỷ tức, sứa, san hô, hải quỳ.
+ Giun dẹp gồm có các đại diện như: sán lá máu, sán bã trầu. sán dây. sán lông... + Ở túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào, nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong túi) và tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá).
c - Tiêu hoá ở động vật có ống riêu hoá (động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống có ống tiêu hoá)
- Trong ống tiêu hoá thức ăn được tiêu hoá ngoại (chim, giun đất, châu chấu).
- Trong ống tiêu hoá thức ăn được tiêu hoá ngoại (chim, giun đất, châu chấu).
- Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiẻu hoá là tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.
* Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật
- Cấu tạo ngày càng phức tạp: từ không có cơ quan tiêu hoá đến có cơ quan tiêu hóa, từ túi tiêu hoá đến ống tiêu hoá.
- Tiêu hoá ở ruột là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá. Ruột cũng là nơi thực hiện chủ yếu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hoá).
- Trong dạ dày có axit HCl và enzim pepsin.
Trang 12/16
Trang 49
* Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt
- Ống tiêu hoá của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng.
- Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt.
- Dạ đày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học (nhờ pepsin) trong dạ dày. Ví dụ như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột).
- Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật. Thức ăn đi qua ruột non phải trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ tương tự như ruột người.
* Đặc điểm tiên hoá ở động vật ăn thực vật
- Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hoá (tế bào thực vật có thành xenlulỏzơ).
- Thú ăn thực vật thường nhai kĩ và tiết nhiều nước bọt.
- Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,...) có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ dày múi khế là dạ dày chính thức.
- Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh.
- Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt là vì do thức ăn thực vật khó tiêu hoá nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hoá và hấp thụ. Ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng ở thú ăn thực vật rất phát triển là vì ruột tịt là nơi vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt. Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hoá và hấp thụ, không cần tiêu hoá vi sinh vật.
Câu 25 => Chọn A
- I đúng vì sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài nguời đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên 🡪 Nhiệt độ khí quyển tăng lên.
- II sai vì trong quá trình hô hấp của thực vật có sự thải khí CO2 ra môi trường.
- III sai vì không phải tất cả lượng CO2 của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,...
- IV đúng vì ngoài thực vật còn có một số động vật nguyên sinh, vi khuẩn cũng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 26 => Chọn A
- A đúng.
- B sai, trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng.
- C sai vì mắt xích khởi đầu có bậc dinh dưỡng thấp nhất trong chuỗi thức ăn.
- D sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất hoặc sinh vật phân giải.
Câu 27 => Chọn B
- A sai vì kích thước của quần thể có phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Trang 13/16
Trang 50
- B đúng.
- C sai vì mật độ cá thể của mỗi quần thể thay đổi theo mùa và theo năm.
- D sai vì kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được và tốc độ tăng trưởng của quần thể đã giảm dần.
Câu 28 => Chọn C
- I, II, III đúng.
- IV sai vì các loài cùng sống trong một sinh cảnh thì ổ sinh thái về nhiệt độ có thể trùng nhau một phần. Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 29 => Chọn C
A: cao >> a: thấp
P: AA x aa 🡪 F1 : Aa
F1 x F1 : Aa x Aa 🡪 F2: 1/4AA: 2/4Aa : l/4aa
F2 tự thụ phấn
+ 1/4AA tự thụ 🡪 F3: 1/4AA
+ 2/4 (Aa x Aa) 🡪 F3: 2/4(l/4AA: 2/4Aa: l/4aa) = 1/8AA : 2/8Aa : l/8aa
+ l/4aa tự thụ 🡪 F3: l/4aa
Vậy F3: (l/4+l/8)AA: 2/8Aa : (1/8 +l/4)aa = 3/8AA + 2/8Aa + 3/8aa
Câu 30 => Chọn C
Theo lý thuyết, kiểu gen DdEe chỉ có thể tạo ra tối đa: 4(Ab;aB;ab;AB).2(D; d).2(E;e) = 16 giao tử. Ab aB
Tuy nhiên, vì mỗi tế bào sinh dục đực chỉ có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử (khi có hoán vị gen) nên 3 tế bào sinh đục đực mang kiểu gen DdEe chỉ có thể tạo ra tối đa: 3.4 = 12 loai giao tử. Ab aB
Câu 31 => chọn A
- Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp do đó thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền 🡪 1 đúng
- Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm giảm kích thước quần thể tuy nhiên nhân tố này sẽ không làm nghèo vốn gen của quần thể nếu nhóm cá thể bị diệt vong mang thành phần kiểu gen nghèo nàn hơn hoặc tương tự nhóm cá thể còn sót lại 🡪 2 không chính xác
- Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất và song song với nó là loại thải những cơ thể mang kiểu hình kém thích nghi, sự loại thải về kiểu hình kéo theo sự loại thải kiểu gen và các alen 🡪 chọn lọc tự nhiên không phải là nhân tố làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể 🡪 3 sai. - Đột biến gen luôn làm phát sinh các alen mới, chính điều này sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể 🡪 4 đúng
- Di - nhập gen có thể không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nếu nhóm cá thể di cư và nhập cư mang thành phần kiểu gen giống hệt với quần thể ban đầu 🡪 5 đúng Vậy số nhận định đúng là 3.
Câu 32 => Chọn B
2n = 6, mặt khác theo đề bài trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Số kiểu gen của loài = số kiểu gen thể lưỡng bội (2n) + số kiểu gen thể tam bội (3n) + Vì số kiểu gen của thể lưỡng bội (2n) = 3×3×1 = 9 kiểu gen Trang 14/16
Trang 51
+ Số kiểu gen của thể ba (2n + l) gồm có các trường hợp:
■ Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 4×3×1 =12 kiểu gen. ■ Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 3× 4×1 =12 kiểu gen. ■ Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 3×3×1 = 9 kiểu gen. 🡪 Tổng số kiểu gen = 9 + 12 + 12 + 9 = 42 kiểu gen 🡪 I sai
- Cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-DD)
+ Số kiểu gen qui định kiểu hình A-B-DD của thể 2n = 2× 2×1 = 4 kiểu gen. + Số kiểu gen qui định kiểu hình A-B-DD của thể 2n+l gồm có các trường hợp:
■ Thể ba ở gen A có số kiểu gen 3× 2×1 = 6 kiểu gen. ■ Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 2×3×1 = 6 kiểu gen. ■ Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 2× 2×1 = 4 kiểu gen. 🡪 Tổng số kiểu gen = 4 + 6 + 6 + 4 = 20 kiểu gen -🡪 II sai
- Số loại kiểu gen của các thể ba (2n+l) = 12 + 12 + 9 = 33 kiểu gen 🡪 III sai
- Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa số loại kiểu gen là + Ở các thể 2n có 2 trường hợp là A-bbDD và aaB-DD nên số kiểu gen 2×1×1+1×2×1=4kiểu gen + Ở các thể 2n + l gồm có các trường hợp:
■ Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 3×1×1+1× 2×1 = 5 kiểu gen. ■ Thể ba ở gen D có số kiểu gen 2×1×1+1× 2×1 = 4 kiểu gen. 🡪 Tổng số kiểu gen = 4 + 5 + 5 + 4 = 18 kiểu gen 🡪 IV đúng
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Câu 33 => Chọn C
Cơ thể (M) mang kiểu gen là AaBb. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1 🡪 sau giảm phân 1 sẽ tạo ra 4 loại tế bào bất thường với các alen ở trạng thái kép là AaB; Aab; B và b. Khi các loại tế bào này bước vào giảm phân 2, các alen B, b không phân li thì sau giảm phân 2 sẽ tạo ra 6 loại giao tử là: AaBB; Aa; Aabb; BB; bb; 0. Dựa vào suy luận trên ta có thể nhận
ra 1, 2, 3 đều là các phát biểu sai.
Cơ thể M khi giảm phân có thể cho 4 loại giao tử bình thường (AB, Ab, aB, ab) và 6 loại giao tử bất thường (AaBB; Aa; Aabb; BB; bb; 0) 🡪 4 đúng.
Vậy số phát biểu đúng là 1.
Câu 34 => Chọn D
P : 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb.
- Nhận thấy quần thể ban đầu có 2 cặp gen qui định các cặp tính trạng, phân li độc lập nhau 🡪 tối đa chỉ cho 9 loại kiểu gen ở F1 🡪 (1) đúng
- 0,3AABb tự thụ 🡪 F1 : 0,3 (1/4AABB : 2/4AABb : l/4AAbb)
- 0,2AaBb tự thụ 🡪 F1 : 0,2(1/16AABB : 2/16AABb : 2/l6AaBB : 4/16AaBb : l/16AAbb : 2/16Aabb : l/16aaBB : 2/16aaBb : l/16aabb)
- 0,5 Aabb tự thụ 🡪 F1 : 0,5 (l/4AAbb : 2/4Aabb : l/4aabb)
🡪 F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ:
(aabb) = 0,2.1/16 + 0,5.1/4 = 13,75% 🡪 (2) đúng
- Xét ý 3:
Trang 15/16
Trang 52
+ 0,3AABb tự thụ 🡪 F2: A-B- 5 3
0,3.8 16 = =
+ 0,2AaBb tự thụ 🡪 F2: A-B- 5 5 5 1 1 1 0,2. ; AaBb 0,2. 8 8 64 4 4 80 = = = =
Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội về hai tính trạng ở F2, số cá thể mang hai cặp gen dị hợp chiếm tỉ lệ: 🡪 (3) sai. 1 3 5 1 4
⎛ ⎞
:
⎜ + + ⎟ =
80 16 64 80 89
⎝ ⎠
- Xét ý 4
+ 0,3AABb tự thụ 🡪 F3 : A-B- 9 27
0,3.16 160 = =
+ 0,2AaBb tụ thụ 🡪 F3: A-B- 9 9 81 0,2.16 16 1280 = =
F3 số cá thể có kiểu gen mang hai tính trạng trội chiếm tỉ lệ 🡪 IV sai 27 81 23,203%160 1280 = + =Câu 35 => Chọn C
Qui ước gen
A: bình thường >> a : bệnh M
B : bình thường >> b : bệnh N
- Những người nam số (2), (5), (8),(10), (11) bình thường nên đều có kiểu gen XABY.
- Người nam số (6) và (12) bị bệnh N nên có kiểu gen là XAbY.
- (5) nhận giao tử XAB từ (1), (6) nhận giao tử XAbY từ (1) nên kiểu gen của (1) là . ABAb XX- (4) bị bệnh M nên kiểu gen của (4) là XaBY, (9) là con gái nên nhận giao tử XaB từ (4), mặt khác (9) cho giao tử XAb cho người số (12) 🡪 Kiểu gen của (9) là XAbXaB 🡪 (3) có kiểu gen là XABXAb. - Kiểu gen của những người trong phả hệ được xác định như sau:
- Nhìn vào phả hệ ta thấy người số 1 có kiểu gen là (dị hợp tử một cặp gen) 🡪 I sai. AB Ab X X Sơ đồ lai của 9-10
🡪 Xác suất sinh con thứ hai bình thường của Ab aB AB 1 AB Ab 1 Ab 1 AB aB 1 aB X X X Y X X : X Y : A X : X Y4 4 4 4
× → cặp 9 - 10 là : 1/4 + 1/4 = 1/2 🡪 II đúng
Trang 16/16
Trang 53
- Xác định được kiểu gen của 11 người trong phả hệ là : (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12) 🡪 III đúng.
Sơ đồ lai của cặp 1 – 2 là: 🡪 Kiểu gen của AB Ab AB 1 AB AB 1 AB 1 AB Ab 1Ab X X X Y X X : XY: AX: XY4 4 4 4× →(7) là cho giao tử 1 AB AB 1 AB Ab X X : X X
3 AB 1 Ab X : X
⎛ ⎞
⎛ ⎞
⎜ ⎟
⎜ ⎟
2 2
4 4
⎝ ⎠
⎝ ⎠
Sơ đồ lai của cặp 7 – 8 là: 3 AB 1 Ab AB 3 AB AB 3 AB 1AB Ab 1Ab X : X X Y X X: XY: XX: XY4 4 8 8 88⎛ ⎞
⎜ ⎟ × →⎝ ⎠
🡪 Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bênh của cặp 7 – 8 là 1/8 🡪 IV đúng.
Vậy có 3 phát biểu đưa ra là đúng.
Câu 36 => Chọn D
- F có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng
Số tổ hợp giao tử ở F2: 9 + 6+ l = 16 = 4 x 4 🡪 F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb)
Sơ đồ lai của F1 như sau: F1 x F1 : AaBb x AaBb 🡪 F2: 9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb): đỏ : 3 (lAAbb : 2Aabb): hồng : 3 (laaBB : 2aaBb): hồng : 1 aabb : trắng
Xét các phát biểu đưa ra
- I đúng vì F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ là : AABB : AaBB : AABb : AaBb - Số cây hoa hồng ở F2 là : lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb 🡪 Cây thuần chủng chiếm 2/6; cây không thuần chủng chiếm 4/6 🡪 II sai
- Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2
F2: (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) x (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb)
GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) x (l/3Ab : l/3aB : l/3ab)
Số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là: 2/9.1/3AAbb +2/9.1/3aaBB + l/9.1/3aabb =5/27 🡪 III đúng - Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng
(lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb) x aabb
GF2: (l/3Ab : l/3aB : l/3ab) x ab 🡪 F3: l/3Aabb : l/3aaBb : l/3aabb 🡪 IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Note 7
Phương pháp làm bài tập qui luật di truyền mỗi gen trên một NST thường
- Muốn xác định được qui luật di truyền chi phối phép lai thì phải xác định được qui luật di truyền của từng cặp tính trạng, sau đó mới xác định qui luật di truyền về mối quan hệ giữa các cặp tính trạng với nhau.
* Tính xác suất k gen trội xuất hiện ở đời con (khi bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau) k k
C C
m m
2 .2 4 =
Xác suất đời con có k alen trội là:
n n n
k: Số alen trội ở đời con
m: Tổng số alen trong kiểu gen dị hợp của một bên (vì bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau nên số alen của bố bằng số alen của mẹ). Hay m là tổng số alen của con.
n : Số cặp gen dị hợp của cơ thể.
Trang 17/16
Trang 54
* Tính xác suất k gen trội xuất hiện ở đời con (bố mẹ có kiểu gen dị hợp khác nhau) - Trước tiên ở bài tập này các em cần xác định được ở đời con đã có sẵn những alen nào. - Sau đó áp dụng công thức tính số alen trội còn lại như sau:
k
C
m
Tính xác suất đời con có k alen trội là:
n n
1 2
2 .2
k: Số alen trội còn lại càn tính ở đời con.
m: Tổng số alen trong kiểu gen của con khi đã trừ những alen có sẵn trong kiểu gen. : Số cặp gen dị hợp của cơ thể mẹ. 1 n
n2: Số cặp gen dị hợp của cơ thể bố.
: là số tổ hợp giao tử đời bố mẹ. 1 2 n n 2 .2
* Tương tác gen
- Tỉ lệ thường gặp của tương tác bổ sung là: (9 :7); (9 : 6 : 1); (3 : 5); (1 : 3)
+ Muốn xác định được qui luật di truyền của tính trạng thì ta dựa vào kết quả phân li kiểu hình ở đời con của phép lai. Nếu lai phân tích cho đời con có tỉ lệ 1 : 3 thì tính trạng di truyền theo qui luật tương tác bổ sung. Nếu phép lai bất kì mà cho đời con có tỉ lệ 9 : 7 hoặc 9 : 6 : 1 thì tính trạng di truyền theo qui luật tương tác bổ sung.
Câu 37 => Chọn A
- Vì người phụ nữ mang nhóm máu AB không có khả năng cho alen IO nên cặp vợ chồng nói trên không thể sinh ra người con mang nhóm máu O 🡪 Người con mang nhóm máu O là người con nuôi 🡪 1 đúng - Vì người đàn ông mang nhóm máu O không có khả năng cho alen IA hoặc IB nên cặp vợ chồng này không có khả năng sinh ra người con mang nhóm máu AB 🡪 2 đúng
- Vì người con mang nhóm máu A nhận một alen IO từ bố nên có kiểu gen là IAIO 🡪 Khi người con mang nhóm máu A kết hôn với người mang nhóm máu O, xác suất sinh ra người con mang nhóm máu A: 50%(IA).100%(IO) = 50% 🡪 3 sai
- Vợ mang nhóm máu AB (mang kiểu gen IAIB); chồng mang nhóm máu O (mang kiểu gen IOIO) 🡪 con của cặp vợ chồng này chỉ có thể mang nhóm máu A (mang kiểu gen IAIO ) hoặc mang nhóm máu B (mang kiểu gen IBIO) 🡪 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 3.
Câu 38 => Chọn C
A : cao >> a : thấp; B: ngọt >> b : chua
Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình 🡪 Cây thân cao, quả ngọt dị hợp tử 2 cặp gen (Aa, Bb)
F1 có 54% số cây thân cao, quả ngọt. (A-B-) = 54% 🡪 aa,bb = 54% - 50% = 4%
🡪 Tần số hoán vị gen f = 0,2.2 = 0,4 = 40% 🡪 D sai ab
→ =
4% 0,2ab x 0,2ab
ab
- Kiểu gen đồng hợp về 2 căp tính trạng là: 🡪 A sai AB ab aB Ab
; ; ;
ab ab aB Ab
- Có 2 kiểu gen qui định kiểu hình thân thấp, quả ngọt là (aa, BB, aaBb) 🡪 B sai
Ab aB 30%
= =
PAb aB 30%
= =
G :
AB ab 20%
= =
AB ab 0
= =
2 %
Trang 18/16
Trang 55
Cây đồng hợp từ thân cao, quả ngọt là: AB0,2.0,2 0,04 AB= =
Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,04/0,54 = 2/27 🡪 C đúng
Câu 39 => Chọn D
P: Hoa đỏ x hoa trắng
F1: Hoa đỏ
F1 x đồng hợp lặn.
Fb: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
Số tổ hợp giao tử Fb là: l + 2 + l = 4 = 4 x 1 🡪 F1 dị hợp 2 cặp gen cho 4 loại giao tử. - Vì Fb có tỉ lệ là : 1 : 2 : 1 khác với 1 : 1 : 1 : 1 của phân li độc lập và liên kết gen vì liên kết gen cho tỉ lệ 1 : 1 🡪 có hiện tượng tương tác gen kiểu bổ trợ (9 : 6 : 1) 🡪 I đúng
🡪 Kiểu gen của F1 là: AaBb. Cho F1 lai phân tích: AaBb x aabb 🡪 Fb: 1AaBb : 1Aabb : laaBb : laabb Qui ước:
AaBb (đỏ) : Aabb (hồng): aaBb (hồng): aabb (trắng)
- F1 x F1: AaBb x AaBb
F2 : 9A-B-: đỏ : 3A-bb: hồng (lAAbb : 2Aabb) : 3aaB-: hồng (laaBB: 2aaBb) : 1 aabb : trắng - Vậy có 6 cây quả hồng ở F2 là: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 4/6 🡪 II sai
- III đúng vì kiểu hình hoa đỏ có 4 kiểu gen (AABB : AABb : AaBB : AaBb) và có 4 kiểu gen qui định hoa hồng.
- Cho cây quả hồng lai với nhau ta có:
F2 : (l/6AAbb : 2/6Aabb : l/6aaBB: 2/6aaBb) x (l/6AAbb : 2/6Aabb : l/6aaBB: 2/6aaBb) GF2: (l/6Ab : 1/6Ab : 1/6ab : 1/6aB : 1/6aB : 1/6ab) x (1/6Ab : l/6Ab : 1/6ab: 1/6aB : 1/6aB : 1/6ab) Tương đương với:
F3: (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab) x (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab)
Xác suất để cây này có kiểu hình hoa trắng là: 1/3 x 1/3 = 1/9 🡪 IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 40 => Chọn B
Số tế bào xảy ra hoán vị gen là : 16.1/2 = 8
Khi giảm phân có hoán vị gen thì từ mỗi tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 4 giao tử : 2 giao tử hoán vị và 2 giao tử liên kết 🡪 số loại giao tử mang hoán vị gen tối đa có thể tạo ra từ 8 tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị gen là: 8.2 = 16.
Kiểu gen DdEeFfGg có thể tạo ra số loại giao tử liên kết tối đa là: 🡪 Số loại giao tử liên kết Ab
aB tối đa có thể tạo ra từ 16 tế bào sinh tinh là : 16.2 = 32
5 2 =32
Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra theo điều kiện đề bài là : 32 + 16 = 48. Trang 56
Trang 19/16
Trang 57
Trang 20/16
ĐỀ SỐ
4
Đề thi gồm 07 trang
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1. Thành phần chủ yếu của nhân con là gì?
A. ARN. B. ADN. C. Prôtêin. D. Lipit. Câu 2. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội? A. AA x Aa. B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. Aa x aa. Câu 3. Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen.
C. Nhân bản vô tính. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 4. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là
A. 0,09. B. 0,49. C. 0,42. D. 0,60. Câu 5. Nhóm động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Diều hâu, quạ, bồ câu. B. Voi, hươu, nai, bò.
C. Chuột, thỏ, ngựa. D. Hổ, báo, gà rừng.
Câu 6. Trong thí nghiệm ở hình 12.1 (SGK Sinh học 11), vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nẩy mầm vẩn đục?
A. Hạt nảy mầm hô hấp thải CO2
B. Hạt nảy mầm hút O2 để hô hấp.
C. Nước vôi trong có sự biến đổi hoá học.
D. Hạt nảy mầm ngâm trong nước vôi bị phân huỷ.
Trang 58
Câu 7. Phép lai P: ♀ x ♂ , thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử a a X X
A X Y
cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1 có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?
A. B. C. D. A A a X X X
A A X X Y
A a XXYa a XXY
Câu 8. Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
A. B. C. D. Ab AB
AB Ab
aB ab
x
x
AbaBxabab
x
ab aB
ab ab
ab ab
Câu 9. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaaBbDdEe. II. AbbDdE III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdE VI. AaBbDdEe.
A. 5. B. 2 C. 4. D. 3.
Câu 10. Cho các thành phần sau:
l. ADN 2. mARN 3. Ribôxôm
4. tARN 5. ARN pôlimeraza 6. ADN pôlimeraza
Có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Khi nói về đột biến gen, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen. B. Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra hiện tượng đột biến gen.
C. Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp ()6 4 1010. − − −D. Đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến và cấu trúc của gen. Câu 12. Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
Câu 13. Hô hấp ở động vật là
A. Quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường ngoài và giải phóng ra năng lượng. B. Tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phỏng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. C. Tập hợp các quá trình tế bào sử dụng chất khí như O2 và CO2 để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đủ O2 và CO2 cung cấp cho quá trình oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng dần năng lượng.
Trang 2/16
Trang 59
Câu 14. Tại sao tim động vật làm việc suốt đời mà không nghỉ?
A. Vì tim làm việc theo bản năng.
B. Vì cấu tạo của các cơ ở tim chắc và khoẻ nên hoạt động được liên tục.
C. Vì thời gian làm việc của tim ít hơn thời gian tim được nghỉ ngơi.
D. Vì tim được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng, đó là máu chứa đầy tim.
Câu 15. Bộ phận nào dưới đây tham gia sự duy trì ổn định huyết áp của cơ thể?
1. Trung khu điều hoà hoạt động tim mạch.
2. Thụ quan áp lực máu.
3. Tim và mạch máu.
4. Hệ thống động và tĩnh mạch nằm rải rác trong cơ thể.
5. Lưu lượng máu chảy trong mạch máu.
Phương án đúng là
A.2, 3, 4. B.3, 4, 5. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 5. Câu 16. Ở một loài động vật, alen A qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a qui định lông trắng (gen nằm trên NST thường). Một cá thể lưỡng bội lông trắng giao phối với một cá thể lưỡng bội (X) thu được đời con đồng tính. Hỏi kiểu gen của (X) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp ?
A.3. B. 1. C.2. D.4. Câu 17. Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái. Câu 18. Điểm bù ánh sáng trong quang hợp là
A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. B. Trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng có tăng. C. Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác.
D. Sự trung hoà giữa khả năng quang hợp theo hướng bù trừ giữa ánh sáng tia đỏ và tia tím. Câu 19. Nhóm hooc môn làm tăng và giảm nồng độ glucôzơ trong máu là
A. Testostêrôn và prôgestêrôn. B. Glucagôn và insulin.
C. Arênalin và anđôstêrôn. D. Testostêrôn và anđôstêrôn. Câu 20. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Cacbon. B. Môlipđen. C. Sắt. D. Bo. Câu 21. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó. II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt. IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, ... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng A. 1. B. 2. C. 4. D. 3
Câu 22. Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và . NO3− NH4+
II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa thành nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ. NH4+
Trang 3/16
Trang 60
III. Trong đất, có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa. NO3− IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra. . A. 4. B. 2. C. 3. D. l.
Câu 23. Có hai quần thể thuộc cùng một loài: quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6; quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA chiếm tỉ lệ:
A. 0,49 B.0,55. C. 0,3025. D. 0,45. Câu 24. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật.
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng.
Câu 25. Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?
A. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.
B. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường.
C. Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh.
D. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh.
Câu 26. Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh. III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 27. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
B. Mạch pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều 5’ 🡪 3’.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 28. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN. B. Enzim ADN pỏlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới. C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ 🡪 3’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 29. Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Trang 4/16
Trang 61
A. Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Di - nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.
D. Di - nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. Câu 30. Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm :
A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim. D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 31. Cho biết: bộ ba XAA, XAG mã hoá cho Glutamin, bộ ba UUU và UUX mã hoá cho phêninalanin, bộ ba UAU và UAX mã hoá cho Tirôzin, bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin, bộ ba UGX và UGU mã hoá cho Xistêin. Một gen ở sinh vật nhân sơ có một đoạn trình tự
trên mạch mang mà gốc là: 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’. Xét các nhận định sau : 1. Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hường đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp.
2. Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế axit amin này bằng axit amin khác trong phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp. 3. Phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp có trình tự các axit amin tương ứng là: Acginin - Glutamin - Glutamin - Phêninalanin - Tirôzin....
4. Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ tạo ra dạng đột biến vô nghĩa.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu 32. Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là 378.
II. Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 310.
III. Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 210.
IV. Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là 72.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 33. Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau: 1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST. 3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
Trang 5/16
Trang 62
4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A.4. B.3. C. 1. D.2. Câu 34. Một quần thể đậu Hà Lan đều có kiểu hình thân cao. Người ta tiến hành cho tự thụ phấn qua hai thế hệ. Tỉ lệ cây thân thấp ở thế hệ F2 là 15%. Biết rằng alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về quần thể trên?
1. Sau khi tiếp tục tự thụ phấn qua hai thế hệ nữa, tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể sẽ là 2,5%. 2. Sau khi ngẫu phối qua 3 thế hệ, quần thể có tần số alen A là 0,8.
3. Khi cho một cây thân thấp giao phấn với một cây thân cao ở F2, xác suất thu được cây mang kiểu gen dị hợp ở đời con là 16. 17
4. Quần thể ban đầu có số cây đồng hợp chiếm tỉ lệ 40%.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 35. Ở một loài thực vật, xét ba cặp alen (A, a; B, b; D, d; E, e) qui định ba cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Thực hiện phép lai: AaBbddEe x AABbDdEe, trong trường hợp không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Tỉ lệ cây mang kiểu hình trội về ba trong bốn tính trạng ở đời F1 là 46,875%.
2. Tỉ lệ cây mang nhiều nhất hai tính trạng trội ở đời F1 là 25%.
3. Tỉ lệ cây có kiểu gen giống bố hoặc mẹ ở đời F1 là 25%.
4. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về một trong bốn cặp gen ở đời F1 là 25%.
A. 4. B. 1. C.2. D.3. Câu 36. Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng (các gen phân li độc lập và nằm trên NST thường). Cho giao phối giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
(1) Nếu đời con đồng tính thì chứng tỏ thân cao, hoa đỏ có kiểu gen AABb.
(2) Nếu đời con phân li theo tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng thì chứng tỏ thân cao, hoa đỏ và thân cao, hoa trắng đem lai lần lượt có kiểu gen là AaBb và AAbb.
(3) Nếu đời con cho toàn thân cao, hoa đỏ và kiểu gen của thân cao, hoa trắng đem lai là thuần chủng thì kiểu gen của thân cao, hoa đỏ đem lai có thể là một trong hai trường hợp.
(4) Nếu thân cao, hoa đỏ đem lai dị hợp tử về hai cặp gen và thân cao, hoa trắng đem lai không thuần chủng thì tỉ lệ thân cao, hoa đỏ thu được ở đời con là 12,5%.
A. 3. B. 1 C. 2. D. 4. Câu 37. Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 4% số cây thân thấp, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
B. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
C. Ở F1, cây thân thấp, quả ngọt chiếm 18,75%.
Trang 6/16
Trang 63
D. Trong số các cây thân cao, quả chua ở F1 có 4/7 số cây có kiều gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen. Câu 38. Ở ruồi giấm, cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái có mắt đỏ được F, đồng loạt mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được: 3 con đực, mắt đỏ : 4 con đực mắt vàng : 1 con đực mắt trắng; 6 con cái mắt đỏ : 2 con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2. Tính theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen qui định màu mắt có hiện tượng di truyền liên kết giới tính.
II. Phép lai của F1: AaXBXB x AaXbY.
III. Ở F3, con đực mắt vàng có tỉ lệ là 1/6.
IV. Ở F3, kiểu hình mắt đỏ đời con có tỉ lệ 7. 9
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 39. Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng; alen B qui định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa kép; alen D qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen d qui định thân thấp (gen nằm trên NST thường, hai cặp alen A, a và B, b thuộc cùng một nhóm gen liên kết, cặp alen D, d thuộc một nhóm gen liên kết khác). Khi cho lai hai cây dị hợp về cả ba cặp gen, tỉ lệ cây hoa đỏ, kép, thân thấp ở đời sau là 5,25%. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm
phân ở cây bố, mẹ là như nhau, tỉ lệ cây mang toàn tính trạng trội ở đời con là bao nhiêu? A. 38,75% B. 42,5% C. 36,5% D. 40,5% Câu 40. Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đưa ra là đúng về phả hệ này?
I. Cả hai bệnh trên đều do gen lặn qui định.
II. Xác định được kiểu gen của 7 người trong phả hệ.
III. Người số (10) và (14) có thể có kiểu gen giống nhau về bệnh điếc bẩm sinh.
IV. Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là 26,25%.
A.2. B. 1. C.3. D.4.
MA TRẬN MÔN SINH HỌC
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số
câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
Trang 7/16
Trang 64
Lớp 12 (77,5%)
Cơ chế di truyền và biến dị
10, 11, 28
(3)
9, 27 (2)
31, 33 (2)
7
Quy luật di truyền
2
8, 16 (2)
7, 35, 36, 37 (4)
38, 39 (2)
9
Di truyền học quần thể
4
23, 32 (2)
34
4
Di truyền học người
25
40
2
Ứng dụng di truyền vào chọn giống
3
1
Tiến Hóa
17, 30 (2)
29
3
Sinh Thái
21, 24, 26
(3)
12, 22 (2)
5
Lớp 11 (20%)
Chuyển hóa vât chất và năng lượng
5, 13, 18, 20 (4)
6, 14, 15, 19 (4)
8
Cảm ứng
Sinh trưởng và phát triển
Sinh sản
Lớp 10 (2,5%)
Giới thiệu về thế giới sống
Sinh học tế bào
1
1
Sinh học vi sinh vật
Tổng
16 (40%)
12 (30%)
8 (20%)
4 (10%)
40
ĐÁNH GIÁ ĐỀ THI
+ Mức độ đề thi: Dễ
+ Nhận xét đề thi: Nhìn chung đề thi này kiến thức nằm ở lớp 10, 11, 12 với mức độ câu hỏi dễ. Các câu hỏi vận dụng khá ít và không quá khó. HS dễ dàng đạt điểm cao.
Trang 8/16
Trang 65
LỜI GIẢI CHI TIẾT
1C
2B
3D
4B
5C
6A
7D
8A
9B
10C
11A
12A
13B
14C
15C
16C
17A
18A
19B
20A
21D
22C
23C
24C
25A
26B
27C
28D
29B
30A
31B
32B
33D
34A
35A
36B
37A
38D
39D
40C
Câu 1 => Chọn C
Thành phần chủ yếu của nhân con là prôtêin (khoảng 80 - 85%).
Câu 2 => Chọn B
Phép lai cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tứ trội là: AA x AA 🡪 AA.
Câu 3 => Chọn D
Dung hợp tế bào trần tạo giống mới mang đặc điểm 2 loài mà phương pháp thông thường không thể tạo ra được. Cơ thể lai có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 4 => Chọn B
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức:
p2AA: 2pqAa: q2aa = 1 (p + q = 1)
🡪 Kiểu gen aa = (0,7)2 = 0,49.
Quần thể ngẫu phối
Note 8
Quần thể ngẫu phối
Đối với quần thể giao phối trong điều kiện xác định quần thể tuân theo định luật Hacđi - Vanbec p: tần số alen A; q: tần số alen a.
Ta có: p2AA: 2pqAa : q2aa = 1 (p + q = 1)
+ Tần số p(A) = p2 + pq
+ Tần số q(a) = q2 + pq
- Cách xác định quần thể ngẫu phối có cân bằng hay không cân bằng.
(P): p2 AA: 2pq Aa : q2 aa = 1
* Cách 1: So sánh giả trị của p2 x q2 và (2pq/2)2(của quần thể P)
+ Nếu p2 x q2 = (2pq/2)2 🡪 quần thể cân bằng
+ Nếu p2 x q2 (2pq/2)2 ≠ 🡪 quần thể không cân bằng
Câu 5 => Chọn C
Nhóm động vật gồm thỏ, chuột, ngựa có dạ dày đơn.
Trang 9/16
Trang 66
Note 9
Ở động vật, có các loại dạ dày như sau:
- Dạ dày đơn (như dạ dày của người; động vật ăn thịt như chó, mèo, hổ...; động vật ăn cỏ như ngựa...); - Dạ dày kép (dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê cừu..). Ở các loài chim và gia cầm, dạ dày gồm có dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
- Dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép như dạ dày của lợn.
Câu 6 => Chọn A
Nước vôi trong bình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm hoạt động là do hạt đang nảy mầm thải ra CO2. Điều này chứng tỏ hạt này mầm hô hấp giải phóng ra CO2.
Note 10
Thí nghiệm cần nhớ
TN1: Sự thoát hơi nước của lá
Thí nghiệm này mục đích so sánh sự thoát hơi nước qua hai mặt của lá. Thoát hơi nước qua hai con đường (qua khí khổng (90%) và qua cutin).
TN2:
- Khi nồng độ tăng, tăng cường độ ánh sáng sẽ làm tăng cường độ quanng hợp CO2 TN3: Hô hấp của thực vật
Trang 10/16
Trang 67
+ Lưu ý: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
+ Điểm bão hoà ánh sáng là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm mặc dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
- 12.1A: Nước vôi trong bình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm hoạt động là đo hạt đang nảy mầm thải ra CO2. Điều này chứng tỏ hạt này mầm hô hấp giải phỏng ra CO2.
- 12.1 B. Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì ôxi đã được hạt nảy mầm hô hấp nên hút sang bên trái.
12.1C. Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài chứng tỏ hoạt động hô hấp toả nhiệt.
Câu 7 => Chọn D
P: ♀ x ♂ a a X X
A X Y
- Phát sinh giao tử cái cặp không phân li trong giảm phân I nên tạo ra các loại giao tử là . a a X XaaXX,O- Phát sinh giao tử đực bình thường nên XAY cho giao tử : XA, Y.
Vậy đời con xuất hiện những kiểu gen sau : XAXaXa, XaXaY, XAO, YO.
Câu 8 => Chọn A
Trong các phép lai trên, phép lai cho đòi con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1 là AbABxabaBCâu 9 => Chọn B
Thể một có bộ NST dạng (2n - 1), tức là bộ NST của loại bị giảm đi một chiếc ở cặp NST nào đó. Cơ thể có bộ NST dạng thể một là: II. ABbDdEe, V. AaBbDdE
Câu 10 => Chọn C
Trong các thành phần đang xét, những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã là: mARN (2); ribôxôm (3) và tARN (4) 🡪 đáp án cho câu hỏi này là 3.
Câu 11 => Chọn A
Trang 11/16
Trang 68
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen 🡪 A sai
Câu 12 => Chọn A
- A đúng.
- B sai vì hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo. - C sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
- D sai vì cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là hệ mở.
Câu 13 => Chọn B
Hô hấp ở động vật là quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ của cơ thể và giải phóng năng luợng. Đây là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường để ôxi hoá các chất và giải phóng dần năng lượng, đồng thời thải ra CO2.
Câu 14 => Chọn C
Tim làm việc liên tục suốt đời, nhưng không phải không có thời gian nghỉ, trong quá trình làm việc của tim thời gian tim được nghỉ ngơi nhiều hơn thời gian tim phải làm việc (thời gian nghỉ của tim chính là pha dãn chung).
Câu 15 => Chọn C
Có 3 bộ phận duy trì sự ổn định huyết áp của cơ thể đó là: Trung khu điều hoà hoạt động tim mạch, thụ quan áp lực máu, tim và hệ mạch máu.
Câu 16 => Chọn C
Vì cá thể lưỡng bội lông trắng có kiểu gen là aa 🡪 Đời con đồng tính thì (X) phải có kiểu gen thuần chủng (AA hoặc aa) 🡪 Kiểu gen của (X) có thể là một trong hai trường hợp. Vậy đáp án của câu hỏi này là 2.
Câu 17 => Chọn A
Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
Câu 18 => Chọn A
Điểm bù của ánh sáng trong quang hợp là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
Câu 19 => Chọn B
Hooc môn glucagôn có tác dụng chuyển glicôzen dự trữ ở trong gan thành glucôzơ trong máu. Còn hooc môn insulin cỏ tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôzen dự trữ trong gan làm giảm nồng độ glucôzơ trong máu.
Câu 20 => Chọn A
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
+ Nguyên tố đa lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng (< 100 mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B,Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Câu 21 => Chọn D
- I, III, IV là những phát biểu đúng.
- II là phát biểu sai vì ổ sinh thái không phải là nơi ở của chúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 22 => Chọn C
Trang 12/16
Trang 69
- I, II, III là những phát biểu đúng.
- IV là phát biểu sai vì chu trình nitơ xảy ra do các tia chớp và các phản ứng quang hoá trong vũ trụ và do hoạt động của các loại vi khuẩn cố định đạm,...
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 23 => Chọn C
- Tần số alen ở quần thể mới là: 900.0,6 300.0,4
+=
0,55
900 300
+
Vậy tỉ lệ kiểu gen AA ở quần thể mới khi ở trạng thái cân bằng là: (0,55)2 = 0,3025 Câu 24 => Chọn C
- A sai vì sinh vật được xếp vào nhiều nhóm khác nhau như: sinh vật phân giải, sinh vật sản suất, sinh vật tiêu thụ,...
- B sai vì nhóm sinh vật sản xuất ngoài thực vật còn có một số loại sinh vật khác ví dụ như tảo,... - C đúng.
- D sai nấm thuộc nhóm sinh vật dị dưỡng.
Câu 25 => Chọn A
Trong các dữ kiện đưa ra, ta nhận thấy “Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định; “Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen nằm trên NST thường/NST giới tính qui định; “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định; chỉ riêng dữ kiện “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường” giúp chúng ta xác định chính xác qui luật di truyền của tính trạng, đó là bệnh do gen trội nằm trên NST
thường qui định 🡪 phương án cần chọn là “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.” Câu 26 => Chọn B
- I, III, IV là những phát biểu đúng.
- II là phát biểu sai vì nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật có thể là nhân tố vô sinh. Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 27 => Chọn C
- A, B, D là những đặc điểm có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.
- C chỉ có ở sinh vật nhân thực vì nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.
Câu 28 => Chọn D
- A sai vì trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN. - B sai vì enzim tháo xoắn mới làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
- C sai vì ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi có thể bằng hoặc khác nhau. - D đúng.
Câu 29 => Chọn B
- A sai vì di nhập gen vừa thay đổi tần số alen và thay đổi thành phần kiều gen của quần thể. - B đúng.
- C sai vì di nhập gen có thể mang đến nhũng gen có sẵn trong quần thể.
- D sai vì di nhập gen làm thay đồi thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. Câu 30 => Chọn A
Trang 13/16
Trang 70
Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. Câu 31 => Chọn B
- Đoạn trình tự trên mạch mang mã gốc là 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’ 🡪 Theo nguyên tắc bổ sung trong phiên mã (A - U; G - X; T - A; X - G) thì đoạn trình tự ribônuclêôtit trên phân tử mARN được phiên mã từ gen nói trên là 5’...UAUUUUXAAXGAUGX ...3’ (quá trình dịch mã trên mARN được diễn ra theo chiều 5’ 🡪 3’) 🡪 Đoạn trình tự axit amin tương ứng được dịch mã từ phân tử mARN nói trên là Tirôzin - Phêninalanin - Glutamin - Acginin - Xistêin 🡪 3 sai.
- Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba XGA (A có thể bị thay thế thành U, X, G) trên phân tử mARN, tuy nhiên các bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin 🡪 Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp 🡪 1 đúng.
- Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UGX. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UGA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã 🡪 2 sai.
- Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UAU. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UAA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã 🡪 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 2.
Câu 32 => Chọn B
Gen trên NST thường có số kiểu gen là: 2.33. 2 = Gen trên NST giới tính X có số kiểu gen là: 3.4(3.4 1) 78
+=
2
Gen trên NST giới tính Y có số kiểu gen là: 12.4 = 48
- Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về 3 gen nói trên là: (78 + 48).3 = 378 🡪 I đúng - Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 78.3 = 234 🡪 II sai
- Số kiểu gen dị hợp tử tối đa của giới cái là 234 - 2.3.4 (đồng hợp) = 210 🡪 III đúng Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái = số kiểu gen dị hợp 1 cặp ở gen I, gen II, gen III đồng hợp + Gen I đồng hợp, gen II dị hợp 1 cặp, gen III đồng hợp + Gen I, II đồng hợp, gen III dị hợp 1 cặp 🡪 IV đúng. 2 2 2 C2 3 4 = .3.4 + 2C .4 + 2.3C = 72.
Vậy có 3 nhận định đúng.
Câu 33 => Chọn D
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Ta xét lần lượt các trường hợp: - NST mang trình tự gen ABCIKLDE.FGH có thể được tạo thành khi đoạn ILK được tách ra và xen vào giữa đoạn ABCDE 🡪 1 đúng
- Nếu đột biến đảo đoạn xảy ra ở đoạn CDE.FG thỉ sau đột biến, NST phải có trình tự gen là ABGF.EDCHIKL 🡪 2 sai
Trang 14/16
Trang 71
- Đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ đều có thể làm giảm số lượng gen trên một NST 🡪 3 đúng.
- Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở những NST không tương đồng 🡪 Dạng đột biến này không thể làm phát sinh NST mới mà trong đó có một đoạn bị lặp lại (ABCDCDE.FGHIKL) vì trên các NST không tương đồng thì mang các gen khác nhau 🡪 4 sai
Vậy số nhận định đúng là 2.
Câu 34 => Chọn A
2 1 1. x x 0,15x0,42 2⎛ ⎞ ⎛ ⎞
- Gọi x là tỉ lệ cây dị hợp ở quần thể ban đầu 🡪 Theo đề ra, ta có:
⎜ −⎜ ⎟ ⎟ =→=⎝ ⎠ ⎝ ⎠
🡪 Quần thể ban đầu có số cây đồng hợp (AA) chiếm tỉ lệ: 1 - 0,4 = 0,6 🡪 4 sai
4 1
⎛ ⎞
- Khi tự thụ phấn qua 4 thế hệ, tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở F4 là: 🡪 1 đúng 0,4. 0,0252,5%2
⎜ ⎟ = =⎝ ⎠
- Tần số alen A và a trong quần thể ban đầu lần lượt là: A = 0,6 + 0,5.0,4 = 0,8; a = 1 - 0,8 = 0,2. Mặt khác, quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số tương đối của các alen 🡪 Sau khi cho quần thể ngẫu phối qua 3 thế hệ, tần số alen A của quần thể vẫn là 0,8 🡪 2 đúng
- Sau quá trình tự thụ phấn, F2 có thành phần kiểu gen là: 0,75AA : 0,lAa : 0,15aa 🡪 cây thân cao ở F2 có thành phần kiểu gen là 0,75AA : 0,1 Aa (cho giao từ với tỉ lệ: 🡪 Khi một cây thân thấp giao phấn với với một cây thân 0,75 0,5.0,1 0,5.0,1 16 1 A : a A : a
+=
+ +(aa)
0,75 0,1 0,75 0,1 17 17
cao (A-) ở F2, xác suất thu được cây mang kiểu gen dị hợp ở đời con (Aa) là
🡪 3 đúng. 16 16 A.100%a
17 17 =
Vậy số nhận định đúng là 3.
Câu 35 => Chọn A
Ta có phép lai: AaBbddEe x AABbDdEe
- Vì một bên bố mẹ mang kiểu gen AA 🡪 Đời con luôn mang tính trạng trội được qui định bởi cặp alen (A, a) 🡪 Tỉ lệ cây mang kiểu hình trội về ba trong bốn tính trạng ở đời F1 chính là tỉ lệ cây mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng được qui định bởi 3 cặp alen còn lại và có giá trị là:
( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) hay 3 1 1 3 1 3 1 1 3 15B . Dd . ee B . dd . E bb . Dd . E4 2 4 4 2 4 4 2 4 32− + − − + − =46,875%- Tỉ lệ cây mang nhiều nhất hai tính trạng trội ở đời F1 = 100% - % cây mang 3 tính trạng trội - % cây mang 4 tính trạng trội ( ) ( ) ( ) ( ) 3 1 3 9100% 46,875% 1 A . B . D. E28,12525%4 2 4 32⎛ ⎞= − − ⎜ − − − −==⎟=⎝ ⎠🡪 2 đúng.
- Tỉ lệ cây có kiểu gen giống bố hoặc mẹ ở đời F1 là: ( ) ( ) ( ) ()1 111 A . Bb .1 Dd;dd. Ee25%2 24− ==🡪 3 đúng.
- Xét từng cặp gen riêng rẽ thì ở đời con luôn cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp : tỉ lệ kiểu gen thuần chủng là 4
1 1.C25%2 4⎛ ⎞
1
1/2:1/2 🡪 tỉ lệ kiểu gen dị hợp về một trong bốn cặp gen ở đời F1 là: 🡪 4 đúng ⎜ ⎟ ==⎝ ⎠
4
Trang 15/16
Trang 72
Vậy số phát biểu đúng là 4.
Câu 36 => Chọn B
A : thân cao >> a : thân thấp B : hoa đỏ >> b : hoa trắng
Thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dạng A-B-; thân cao, hoa trắng có kiểu gen dạng A-bb. - Xét từng tính trạng riêng rẽ, để phép lai trên thu được đời con đồng tính thì ít nhất một bên bố hoặc mẹ phải mang kiểu gen đồng hợp về các tính trạng đang xét 🡪 Hoa trắng có kiểu gen bb thì hoa đỏ phải có kiểu gen BB 🡪 1 sai
- Để đời con có đồng tính trội về màu thân thì P phải có kiểu gen AA và Aa hoặc đều có kiểu gen aa; để đời con có dạng cánh phân tích theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì chứng tỏ hoa đỏ ở P phải có kiểu gen dị hợp (Bb). Vậy kiểu gen của P có thể là: AaBb và AAbb hoặc AABb và Aabb hoặc AABb và AAbb 🡪 2 sai - Thân cao, hoa trắng thuần chủng có kiểu gen AAbb 🡪 Để đời con cho toàn thân cao, hoa đỏ (A-B-) thì thân cao hoa đỏ đem lai phải mang kiểu gen AaBB hoặc AABB 🡪 3 đúng
- Thân cao, hoa đỏ đem lai dị hợp tử về hai cặp gen (mang kiểu gen AaBb); thân cao, hoa trắng đem lai không thuần chủng (có kiểu gen Aabb) 🡪 Tỉ lệ thân cao, hoa đỏ (A-B-) thu được ở đời con là ( ) ( ) 🡪 4 sai 3 1 3 A . B 37,5% 4 2 8 − − = =
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Câu 37 => Chọn A
A: cao >> a: thấp; B: ngọt >> b : chua
Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình 🡪 Cây thân cao, quả ngọt dị hợp tử 2 cặp gen (Aa, Bb)
🡪 Tần số hoán vị gen f = 0,2.2 = 0,4 = 40% 🡪 A đúng ab ab =ab
4% 0,2
→ =
4% 0,2ab x 0,2ab
ab
- 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST nên cho đời F1 tối đa 10 kiểu gen 🡪 B sai
- ở F1, cây thân thấp, quả ngọt chiếm = 25% - 4% = 21% 🡪 C sai
- Ab Ab P : x
aB aB
Ab aB 30%
= =
Ab aB 30%
= =
G :
P
AB ab 20% = =
AB ab 0
= =
2 %
Cây thân cao, quả chua đồng hợp tử chiếm tỉ lệ là: Ab0,3.0,3 0,09 Ab = =
Trong số các cây thân cao, quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,09/0,21 =3/7 🡪 D sai
Câu 38 => Chọn D
- Tỉ lệ kiểu hình F2: 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng = 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4 (tương tác bổ sung) - Qui ước gen: A-B- (đỏ); (A-bb = aaB-) (vàng): aabb (trắng)
- Tính trạng màu mắt biểu hiện không đều ở hai giới (có 1 cặp nằm trên NST giới tính, 1 cặp trên NST thường) 🡪 Một gen qui định màu mắt nằm trên X vả không có gen tương đồng trên Y 🡪 I đúng. 🡪 F1 phải cho 4 loại giao tử nên kiểu gen của F1 đem lai là: AaXBXb x AaXBY 🡪 II sai 🡪 F2: (l/4AA + 2/4Aa + l/4 aa) (1/4XBXB + l/4XBY + 1/4XBXb + 1/4XbY)
Trang 16/16
Trang 73
🡪 F2: đực đỏ gồm (1/3AAXBY + 2/3AaXBY) x cái đỏ gồm (1/6AAXBXB + 2/6AaXBXB + 1/6AAXBXb + 2/6AaXBXb)
🡪 GF2: ♂ (2/6AXB + 2/6AY + 1/6aXB + 1/6aY) x ♀ (1/2 AXB+ 1/4 aXB + 1/6AXb+ 1/12aXb) 🡪 Ở F3, con đực mắt vàng có tỉ lệ là: (A-bb + aaB-) = 2/6.1/6AAXbY + 2/6.1/12AaXbY + l/6aY. 1/4 aXB + l/6aY. l/6AXb + l/6aY. l/12aXb= 1/6 🡪 III đúng
🡪 F3: đỏ (A-B-) 🡪 IV đúng 2 1 1 1 7
6 4 9 12 9 = + + + =
🡪 Vậy có 3 phát biểu đúng
* Lưu ý : Nếu một cặp tính trạng biểu hiện không đều ở hai giới do 2 cặp gen qui định cho 16 tổ hợp gen Tính trạng bị chi phối bởi qui luật tương tác bổ sung, trong đó một cặp gen nằm trên NST giới tính X, một cặp gen nằm ưên NST thường.
Câu 39 => Chọn D.
Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng thì khi cho lai hai cơ thể dị hợp về hai cặp gen, nếu gọi x là tỉ lệ cây mang kiểu hình lặn - lặn ở đời con thì tỉ lệ cây mang kiểu hình trội - trội là: 50% + x; tỉ lệ cây mang kiểu hình trội – lặn hoặc lặn - trội là : 25% - x. Khi cho lai hai cây dị hợp về cả ba cặp gen, tỉ lệ cây hoa đỏ, kép, thân thấp ở đời con là 5,25% 🡪 % hoa đỏ, kép Abdd
⎛ ⎞
⎜ ⎟
⎝ − ⎠
b
ở đời con là : 5,25% : 25% (dd) = 21% 🡪 Tỉ lệ hoa đỏ, đơn ở đời con là : 50% + (25% - 21%) = Abb
⎛ ⎞
⎜ ⎟
⎝ − ⎠
54% 🡪 Tỉ lệ cây mang toàn tính trạng trội (hoa đỏ, đơn, thân cao) ở đời con là: 54%.75% (D-) = 40,5%. Câu 40 => Chọn C
* Bệnh điếc bẩm sinh
Bố mẹ 5,6 bình thường sinh con gái (11) bị bệnh 🡪 Bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường qui định. * Bệnh mù màu
Bố mẹ (7), (8) bình thường sinh con 12 bị bệnh 🡪 Bệnh do gen lặn qui định
Vậy cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường qui định 🡪 I đúng
Qui ước gen
A: bình thường >> a: điếc bẩm sinh
B: Bình thường >> b: mù màu
* Bệnh điếc bẩm sinh
(1) , (4), (8), (11) bị bệnh điếc bẩm sinh nên có kiểu gen là aa 🡪 (2), (5), (6), (9), (12), (13) có kiểu gen dị hợp Aa
* Bệnh mù màu
- (12) bị bệnh mù màu nên có kiểu gen là XbY 🡪 (8) có kiểu gen là XBXb 🡪 (1) có kiểu gen là XBXb - (2), (4), (6), (7), (10), (14) bình thường về bệnh mù màu nên có kiểu gen là: XBY Xét chung cả hai bệnh ta thấy những người xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ là: (1), (2), (4), (6), (8), (12) 🡪 II sai.
- Xét ý 3 , 4
* Bệnh điếc bẩm sinh
- (5) x (6): Aa x Aa 🡪 1AA : 2Aa : 1aa 🡪 Kiểu gen của (10) là: (1/3AA : 2/3Aa) hay (2/3A : l/3a)
Trang 17/16
Trang 74
- (9) x (10): (1/2A: 1/2a) x (2/3A: l/3a) 🡪 2/6AA : 3/6Aa : l/6aa 🡪 Kiểu gen của (14) là: (2/5AA : 3/5Aa) hay (7/10 A : 3/10a).
Vì (10) và (14) chưa biết kiểu gen về bệnh điếc bẩm sinh nên có thể có kiểu gen giống nhau 🡪 III đúng - (13) x (14): (1/2A : l/2a) x (7/10 A : 3/10a) 🡪 Xác suất sinh con không mang gen bệnh của cặp 13, 14 là AA= 1/2.7/10 = 7/20
* Bệnh mù màu
- (7) x (8): XBY x XBXb 🡪 (1/4XBXB : l/4XBXb: 1/4XBY: l/4XbY)
🡪 (13) có kiểu gen là (3/4XB : l/4Xb)
- (13) x (14): (3/4XB : l/4Xb) x (1/2XB : 1/2Y)
🡪 Sinh con không mang alen bệnh là: 3/4.1/2XBXB + 3/4.1/2XbY = 3/4
Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là: 7/20.3/4 = 26,25% 🡪 IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Trang 18/16
Trang 75
ĐỀ SỐ
5
Đề thi gồm 07 trang
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1. Cho các bào quan sau:
1. Lưới nội chất 2. Perôxixôm 3. Ribôxôm
4. Ti thể 5. Trung thể 6. Lục lạp
Có bao nhiêu bào quan không có ở tế bào nhân sơ?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 2. Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây?
A. AAbbDDEE, aabbDDee, AABBddee B. AAbbDDEE, AabbDdEE, AaBBDDee. C. AAbbDDEE, aabbDdEE, aabbDdee. D. AAbbDDEe, AABbDDee, Aabbddee. Câu 3. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%. Câu 4. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen A của quần thể này là
A. 0,3. B. 0,7. C. 0,5. D. 0,4.
Câu 5. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Thân. B. Rễ. C. Lá. D. Hoa. Câu 6. Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại giao tử trong đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa 2 gen đang xét là
A. và 40 cm. B. và 40 cm. C. và 20 cm. D. và 20 cm. AB
Ab
AB
Ab
ab
aB
ab
aB
Câu 7. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên mạch khuôn 3’ 🡪 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 🡪 3’.
C. Trên mạch khuôn 5’ 🡪 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ 🡪 3’.
Câu 8. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen sau đây?
I. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
II. Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
IV. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Trang 76
V. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô.
Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
A. 3. B. 1. C. 2. D.4. Câu 9. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 10. Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến
A. Hoán vị gen. B. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST. C. Đột biến thể lệch bội. D. Đột biến đảo đoạn NST.
Câu 11. Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST? (1) Mất đoạn. (2) Lặp đoạn NST.
(3) Đột biến gen. (4) Đảo đoạn ngoài tâm động. (5) Chuyển đoạn tương hỗ.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 12. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Sắt. B. Phôtpho. C. Hiđrô. D. Nitơ. Câu 13. Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP. III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
IV. Quang họp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 14. Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.
III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 15. Quá trình thoát hơi nước có vai trò
A. Tạo độ mềm cho thực vật thân thảo.
B. Tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
C. Giúp thải khí CO2 qua lá nhanh hơn.
D. Tạo điều kiện cho chất hữu cơ vận chuyển xuống rễ cây.
Câu 16. Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Bình chứa hạt sống có nước nên que diêm không cháy được.
Trang 2/16
Trang 77
B. Bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2.
C. Bình chứa hạt sống hô hấp thải nhiều O2 ức chế sự cháy.
D. Bình chứa hạt sống mất cân bằng áp suất khí làm que diêm tắt.
Câu 17. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 18. Khi giải thích vì sao dịch của tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dung dịch đất, nhận định nào dưới đây là chính xác?
1. Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút. 2. Nước từ mạch gỗ bị hao hụt dần do dòng nước dịch chuyển từ mạch gỗ qua tế bào lông hút ra môi trường nước.
3. Nồng độ các chất tan (axit hữu cơ, đường đơn, đường đôi,... là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
4. Các chất thải trong cây được tập trung về tế bào lông hút để đào thải ra ngoài môi trường đất. A. 1, 3. B. 1, 2. C. 2, 4. D. 3, 4. Câu 19. Số lượng phân tử ATP được tạo ra từ 5 phân tử glucôzơ được tạo ra ở chu trình đường phân là A. 10 ATP. B. 20 ATP. C. 32 ATP. D. 30 ATP. Câu 20. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ đực/cái của các loài luôn là 1/1.
B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. D. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S.
Câu 21. Ở người, bệnh mù màu được qui định bởi một gen lặn nằm trên NST giói tính X, không có alen tương ứng trên NST Y. Bố mẹ không bị mù màu. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu. Xác suất để họ sinh con thứ hai là con gái không bị mù màu là?
A. 50%. B. 100%. C. 25%. D. 75%. Câu 22. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên? I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Trang 3/16
Trang 78