🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mẹ Trẻ Chăm Con Khỏe
Ebooks
Nhóm Zalo
ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ, HỆ MIỄN DỊCH HẾT SỨC QUAN TRỌNG!
Lời nói đầu
Nâng cao sức đề kháng là việc không thể thiếu đối với trẻ em
àm thế nào để có thể giúp trẻ tránh những bệnh như bệnh Atopy(1)?” Đó là “L
câu hỏi mà chúng ta vẫn thường gặp, và cuốn sách này được tôi viết ra nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc như vậy.
Tuy nhiên vẫn còn có những thắc mắc như: “Nếu bệnh Atopy gây biến chứng nặng hơn thì phải làm thế nào?” Đây lại thực sự là vấn đề khó có thể giải đáp ngắn gọn được, bởi vì diễn tiến, liệu pháp chữa trị cũng như nguyên nhân của các chứng bệnh dị ứng rất phức tạp. Do đó nếu muốn tìm hiểu rõ ràng, chúng ta phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Hiện nay, trung bình cứ khoảng hai bé thì có một bé ngay từ khi ra đời sẽ có thời kỳ mà cha mẹ phải thường xuyên lo lắng về hiện tượng nổi mẩn hay hen suyễn. Vì thế như một lẽ dĩ nhiên, vấn đề này ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây, những trẻ nhà có nhiều anh chị em, đi nhà trẻ sớm hay được nuôi dạy ở nông thôn, tiếp xúc với chó mèo ngay từ nhỏ lại thường ít mắc các chứng bệnh dị ứng hay hen suyễn. Tóm lại, rõ ràng chúng ta có thể ngăn ngừa được bệnh Atopy hay hen suyễn nhờ vào chế độ sinh hoạt điều độ và ăn uống phù hợp.
Những bậc cha mẹ hiện đại thường có xu hướng quan trọng hóa các vấn đề của con cái. Ví dụ khi trẻ mới sốt nhẹ thì ngay lập tức cho uống kháng sinh, họ không biết rằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh vô hình trung lại làm cho những trực khuẩn(2) có lợi cho bé cũng bị tiêu diệt. Điều này dẫn đến hậu quả là hệ miễn dịch của trẻ dần bị suy yếu.
Từ khi bắt tay vào nghiên cứu mối liên quan giữa giun đũa và chứng dị ứng phấn hoa, tôi phát hiện ra rằng những người vô tình làm chết khuẩn que hay
những vi khuẩn cộng sinh khác có sức đề kháng kém hơn hẳn so với những người khác. Bởi lẽ, con người dẫu sao vẫn phải sống cùng với những sinh vật cộng sinh có lợi cho cơ thể mình.
Tôi cho rằng để con cái chúng ta khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về những sinh vật cộng sinh như một số loại trực khuẩn. Hãy nhớ rằng việc cộng sinh với những trực khuẩn có lợi sẽ giúp nâng cao sức khỏe của trẻ lên rất nhiều.
Theo cảm nhận của cá nhân tôi trong thời gian gần đây, thế hệ trẻ của chúng ta có sự phát triển về thể chất, nhưng chúng lại rất ít khi lắng nghe người khác, tính kiên nhẫn cũng không cao. Nhiều đứa trẻ không thể dậy sớm buổi sáng và liên tục phàn nàn về những điều chúng không ưng ý. Tôi biết đa phần các bậc làm cha mẹ đều có tâm lý chiều chuộng, quan tâm hết mực đến con mình, nhưng chính sự nuông chiều đó đã vô tình tước đi những cơ hội để trẻ nâng cao sức đề kháng hoặc làm tổn hại đến khả năng hoạt động bình thường của hệ miễn dịch của trẻ.
Nào các bậc cha mẹ, chúng ta hãy cùng nhau nâng cao sức đề kháng của trẻ!
Giới thiệu các nhân vật
Gia đình Sawai
Cả bố và mẹ đều không bị dị ứng. Con trai đầu
bị dị ứng nhẹ.
Mẹ Sawai: hoàn toàn không bị dị ứng. Hơi lơ
đễnh. Bà có cảm giác con trai bị dị ứng, nhưng dạo
gần đây mới bắt đầu để ý.
Bố Sawai: là một ông bố vui vẻ, phóng khoáng,
nuông chiều con cái. Không bị dị ứng với thứ gì.
Yuu (lớp 2): hơi nhõng nhẽo. Gần đây có biểu
hiện bị dị ứng.
Nao (mẫu giáo): khác với anh trai, bé có vẻ
không bị dị ứng.
Gia đình Owata
Mẹ bị dị ứng phấn hoa, chỉ có con gái đầu có
dấu hiệu bị dị ứng.
Mẹ Owata: bị hen suyễn và dị ứng phấn hoa.
Biết mình bị dị ứng, mẹ Owata lo lắng không biết có
di truyền sang con không.
Bố Owata: hoàn toàn khỏe mạnh, không bị dị
ứng.
Momoko (lớp 5): bị hen suyễn và dị ứng, nhưng
dạo gần đây có vẻ khỏe mạnh hơn trước. Là một cô
bé khá kỹ tính.
Ritsu (lớp 3): một đứa trẻ mũm mĩm. Thích có
không gian của riêng mình, tính cách hoàn trái ngược
với chị. Không bị dị ứng.
Chương I
Những thông tin đúng đắn về việc nâng cao sức đề kháng
* Phần truyện tranh, các bạn hãy đọc từ phải qua trái nhé!
BỆNH ATOPY ĐƯỢC NHẮC ĐẾN GẦN ĐÂY LÀ BỆNH GÌ THẾ NHỈ?
CON CHÚNG TA BỊ MẮC NHỮNG BỆNH MÀ CHÚNG TA
CHƯA TỪNG NGHE TÊN TRƯỚC ĐÓ...
40 NĂM TRƯỚC, GẦN NHƯ KHÔNG CÓ TRẺ EM NÀO MẮC BỆNH ATOPY
GẦN ĐÂY, NHỮNG BỆNH DO SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ
THỂ KÉM NGÀY MỘT GIA TĂNG
Người mắc bệnh Atopy ngày càng nhiều hơn
Trong khoảng vài năm trở lại đây, tỷ lệ người Nhật mắc các bệnh như Atopy, viêm da dị ứng, hen suyễn hay dị ứng phấn hoa chiếm khoảng 30% dân số. Điểm đáng chú ý là số trẻ em bị bệnh đang ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê, khoảng 40% trẻ em dưới 9 tuổi rất dễ mắc những chứng dị ứng nói trên.
Tuy nhiên, vào khoảng 40 năm trước Nhật Bản gần như không xảy ra tình trạng này. Câu hỏi đặt ra là liệu nguyên nhân chính gây ra những chứng dị ứng trên có phải là do sự biến đổi của môi trường hay chế độ ăn uống hằng ngày không?
Nguyên nhân chính là do đâu?
Khi bị nhiễm khuẩn hay khi virus xâm nhập, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh kháng thể IgE(1). Kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt những kẻ lạ mặt khi chúng xuất hiện.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tiếp xúc với những chất vô hại, do cơ thể nhạy cảm quá mức khiến cho kháng thể vẫn hoạt động chống lại những chất này. Và đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng.
Cơ chế hoạt động của dị ứng như sau: Tế bào Mast(2) gia tăng đột biến, giải phóng các chất như serotonin(3) hay histamine(4)trong cơ thể.
Tế bào Mast có mặt ở rất nhiều nơi, ví dụ như dưới niêm mạc phế quản, niêm mạc mũi, dưới các lớp biểu bì da…
Sự phát triển của các tế bào Mast này sẽ gây ra những chứng bệnh khác nhau. Nếu tế bào Mast phát triển mạnh ở phần biểu bì thì sẽ gây ra bệnh Atopy; phát triển ở niêm mạc phế quản thì sẽ gây ngứa, nổi mẩn đỏ; nếu phát triển trong niêm mạc mũi thì gây ra bệnh dị ứng phấn hoa. v.v..
Các tác nhân gây bệnh
Môi trường quá sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính Rất nhiều người lo sợ sự xâm nhập của vi khuẩn hay virus, vì vậy họ đã biến môi trường sống của mình trở nên sạch sẽ quá mức, đồng thời dùng thật nhiều
chất tẩy rửa để đề phòng. Thế nhưng, việc sử dụng các chất tẩy rửa đó sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Đó là chưa kể khi một loại virus hay vi khuẩn nào đó xâm nhập, việc cơ thể chúng ta phản ứng tự vệ bằng những cơn dị ứng là điều cần thiết.
Trong một môi trường sống quá sạch sẽ, chúng ta đã vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi sống cộng sinh trong cơ thể mà không hề biết rằng hành động đó lại khiến cho những cuộc “xâm lăng” của căn bệnh dị ứng diễn ra dễ dàng hơn. Không chỉ có vậy, việc này còn khiến cho bệnh dị ứng xuất hiện nhiều biến thể mới. Và không ai khác, chính chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả này.
LIỆU DỊ ỨNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?
DA NHẠY CẢM, DỄ DỊ ỨNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?
HÃY NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG ĐỂ CHỐNG LẠI BỆNH DỊ ỨNG DO DI TRUYỀN
SỮA MẸ CÓ TÁC DỤNG RÕ RỆT TRONG VIỆC PHÒNG
CHỐNG VÀ NGĂN NGỪA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ
Không phải ai cũng bị dị ứng do di truyền
Có thể kết luận rằng bệnh dị ứng rất dễ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng nói thế không có nghĩa là cha mẹ mắc bệnh dị ứng thì chắc chắn con cũng sẽ bị. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu cả bố và mẹ cùng dị ứng một loại thức ăn nào đó hay cùng bị bệnh dị ứng như viêm da Atopy, thì có 70% khả năng con cái cũng sẽ mắc chứng dị ứng tương tự. Mặt khác, nếu một trong hai người (bố hoặc mẹ) dị ứng thì chỉ có 30% khả năng trẻ sẽ bị di truyền. Thế nhưng, cũng có trường hợp cả bố và mẹ đều bị dị ứng Atopy nhưng trẻ lại không bị di truyền.
Như vậy có thể thấy, nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh dị ứng thì khả năng con mắc bệnh sẽ rất cao. Bên cạnh đó, không thể nói rằng nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng chỉ đơn thuần là do di truyền, mà nó còn chịu nhiều sự tác động khác từ môi trường sống.
Sữa mẹ giúp phòng chống bệnh dị ứng
Tại Nhật, ngày càng có nhiều trẻ em bị dị ứng thức ăn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ trong suốt thời kỳ sơ sinh.
Trong trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn do di truyền (bẩm sinh), nếu chỉ nuôi trẻ bằng sữa ngoài, nhiều khả năng cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại với thức ăn.
Tất nhiên, đó chưa phải là lý do đủ để phát bệnh, nhưng nếu trẻ tiếp xúc thêm với các yếu tố môi trường (nắng, bụi, gió…) thì mầm bệnh rất dễ phát triển.
Vì vậy từ lúc trẻ mới sinh cho đến 10 tháng tuổi, hãy nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ. Với những trẻ có bị di truyền mầm mống bệnh dị ứng đi chăng nữa thì việc bú sữa mẹ cũng giúp giảm thiểu khả năng trẻ bị dị ứng với các loại thức ăn sau này.
Nâng cao sức đề kháng của trẻ sơ sinh
Chúng ta vẫn biết sữa mẹ giúp tăng khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng ba tuần tuổi, sữa mẹ không chỉ giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch và tiêu hóa mà còn có thể nâng cao sức đề kháng.
Tuy nhiên, để nâng cao sức đề kháng của một đứa bé từ lúc mới sinh là chuyện không hề đơn giản.
Nâng cao sức đề kháng của trẻ nhờ việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ
Các đặc tính chống lây nhiễm trong sữa non và sữa trưởng thành có cả thành phần hòa tan và thành phần tế bào. Thành phần tế bào bao gồm macrrophage, tế bào limpho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô. Các thành phần này tập trung rất cao ở sữa non và giảm đi ở sữa trưởng thành.
SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ BỆNH HEN SUYỄN
BỆNH HEN SUYỄN VÀ NHỮNG BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN HỌNG, PHỔI THÌ SAO NHỈ?
SỐ NGƯỜI BỊ HEN SUYỄN TĂNG GẤP ĐÔI SO VỚI 10 NĂM TRƯỚC. ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY GIẢM SỨC ĐỀ KHÁNG NÀY?
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG DẪN ĐẾN VIỆC
SỐ NGƯỜI MẮC BỆNH HEN SUYỄN ĐANG GIA TĂNG ĐỘT BIẾN
Hen suyễn là do cơ quan hô hấp bị dị ứng
Nguyên nhân của bệnh hen suyễn có thể kể đến như môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, bị di truyền hoặc chịu tác động từ những yếu tố ngoại cảnh… Dù chưa thể xác định nguyên nhân một cách rõ ràng, nhưng chắc chắn môi trường bị ô nhiễm khiến cho số trẻ bị hen suyễn đang tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, môi trường sống quá sạch sẽ cũng có liên quan tới việc suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Gần đây các gia đình Nhật thường hay treo thêm màn chắn ở cửa ra vào hay cửa sổ để chắn gió. Đồng thời, họ cũng trải thảm và sử dụng máy điều hòa trong phòng. Chính điều đó vô hình trung lại tạo ra môi trường sinh sôi nảy nở cho những con bọ mang chất gây dị ứng hoặc gây ra ẩm mốc.
Ngoài ra khi tẩy trùng những đồ dùng của bé như bình sữa, bát ăn… các bậc phụ huynh thường có thói quen sử dụng những chất có khả năng diệt trùng cao hoặc những sản phẩm tiệt trùng. Nhưng thực chất, đây lại chính là con đường dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ.
Cơ chế hoạt động của sức đề kháng
Đề kháng là cơ chế cơ thể tự bảo vệ để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus từ bên ngoài. Sau khi xác định được danh tính của kẻ xâm nhập, cơ thể sẽ sản sinh ra những tế bào lympho (bạch cầu) nhằm tiêu diệt chúng. Dĩ nhiên, việc làm cho cơ thể trở nên sạch sẽ không phải là điều gì sai trái.
Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen suyễn
(Nguồn: Theo báo cáo khảo sát điều tra sức khỏe học đường của Bộ Giáo dục Nhật Bản)
Tuy nhiên, do cha mẹ quá chú trọng việc giữ cho môi trường xung quanh trẻ luôn trong trạng thái ít vi khuẩn nên sẽ dẫn đến hệ lụy là sức đề kháng của trẻ sẽ ngày càng giảm. Số trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh Atopy, bệnh dị ứng ngày càng tăng.
PHÒNG TRÁNH BỆNH DỊ ỨNG CÓ PHẢI LÀ VIỆC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CON KHÔNG?
PHẢI CHĂNG CÁC BÀ MẸ CÓ XU HƯỚNG LO LẮNG QUÁ MỨC CHO ĐỨA CON ĐẦU LÒNG CỦA MÌNH?
TRẺ EM ĐƯỢC BAO BỌC QUÁ MỨC THÌ DỄ MẮC BỆNH DỊ ỨNG
THỐNG KÊ CHO THẤY, NHỮNG TRẺ NHÀ CÓ ĐÔNG ANH EM THÌ ÍT MẮC BỆNH DỊ ỨNG HƠN NHỮNG TRẺ MÀ GIA ĐÌNH CHỈ CÓ TỪ MỘT TỚI HAI CON.
Con một dễ mắc bệnh dị ứng
Những bậc cha mẹ thường muốn tạo ra một môi trường sạch sẽ để bảo vệ con khỏi sự xâm nhập của virus hay trực khuẩn để trẻ ít mắc bệnh hơn. Thế nhưng, môi trường sạch sẽ quá mức lại khiến cho trẻ không khỏe mạnh.
Kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy, thành phần gia đình và bệnh dị ứng có tác động qua lại lẫn nhau. Những trẻ nhà có đông anh chị em thì thường ít mắc bệnh dị ứng hơn. Thêm vào đó, những trẻ là con đầu cũng thường dễ mắc bệnh hơn so với các anh chị em trong gia đình. Ngoài ra, so với những gia đình có mẹ đi làm ở ngoài thì những trẻ có mẹ làm nội trợ lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vậy qua những khảo sát trên, chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
Đó là so với những đứa con sau, con đầu lòng thường được mẹ quan tâm chu đáo và được nuôi dưỡng trong môi trường sạch sẽ hơn.
Phụ huynh hay có xu hướng cho rằng những đứa trẻ đồng trang lứa với con mình “không sạch sẽ cho lắm”. Chính vì vậy họ thường cố gắng cách ly con, tạo ra một môi trường sạch sẽ và khử trùng cho chúng, nhưng điều này lại khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh dị ứng hơn.
Môi trường quá sạch sẽ gây phản tác dụng
Một cuộc khảo sát được thực hiện ở Anh đã chỉ ra rằng, trong hơn 17.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh dị ứng thì tỷ lệ con đầu mắc bệnh vẫn cao hơn con thứ. Bên cạnh đó, các dữ liệu cũng cho thấy những trẻ sớm được cầm nắm đồ vật cũng ít mắc các chứng bệnh nổi mẩn hơn.
Với những trẻ nhà có đông anh chị em, trẻ sẽ có nguy cơ tiếp xúc với virus, vi khuẩn nhiều hơn, nhưng nhờ đó mà sức đề kháng cũng được nâng cao, giúp trẻ ít mắc các bệnh dị ứng hơn.
Xét từ phương diện sức khỏe của trẻ, môi trường quá sạch sẽ thậm chí còn phản tác dụng. Chúng ta có thể làm rõ vấn đề này hơn qua những số liệu đã được thống kê sau đây:
Những trẻ là con đầu dễ mắc bệnh dị ứng
TRẺ EM CÓ BỊ DỊ ỨNG PHẤN HOA KHÔNG?
MỌI NGƯỜI THƯỜNG NGHĨ CHỈ CÓ NGƯỜI LỚN MỚI BỊ DỊ ỨNG PHẤN HOA, NHƯNG THỰC TẾ LÀ…
SỐ TRẺ EM BỊ DỊ ỨNG PHẤN HOA NGÀY CÀNG GIA TĂNG
SỮA CHUA CÓ TÁC DỤNG VỚI BỆNH DỊ ỨNG PHẤN HOA. TUY NHIÊN TRƯỚC HẾT CHÚNG TA PHẢI CÓ MỘT CHẾ
ĐỘ ĂN UỐNG ĐIỀU ĐỘ.
Không chỉ người lớn mới bị dị ứng phấn hoa
Nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa đương nhiên là do phấn hoa, bệnh này khiến cho chúng ta bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt và nhiều triệu chứng khác. Đặc biệt là vào đầu xuân, thời điểm có rất nhiều phấn hoa bay lơ lửng trong không khí.
Gần đây, người ta còn phát hiện ra thêm một vài tác nhân gây bệnh khác như phấn hoa của cây bách hay từ các chi cỏ phấn hương. Thống kê cho thấy, có khoảng 60 loài thực vật có thể gây ra những triệu chứng dị ứng.
Bên cạnh đó, bụi trong nhà cũng là một trong những yếu tố khiến cho tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng ngày càng tăng cao. Thế nên, đầu xuân không còn là thời gian duy nhất trong năm có nhiều người mắc bệnh nữa.
Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên vài năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh này lại đang có khuynh hướng gia tăng.
Vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do môi trường sống hiện nay của trẻ quá sạch sẽ, hay là do sự thay đổi của chế độ ăn uống hằng ngày?
Có phải sữa chua có hiệu quả phòng chống bệnh dị ứng? Sở dĩ sữa chua được cho là có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh dị
ứng, đó là bởi sữa chua là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, trong đó có axit lactic được tạo nên bởi vi khuẩn lactic (vốn là một loại vi khuẩn lên men tốt cho sức khỏe).
Vi khuẩn lactic có trong sữa chua giúp phát triển môi trường axit trong ruột. Dưới tác dụng của axit lactic, những vi khuẩn có lợi sẽ được giữ lại, giúp cho quá trình tiêu hóa ở ruột diễn ra thuận lợi.
Quá trình này giúp duy trì các vi khuẩn có lợi, tạo nên sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời có tác dụng kích thích hoạt động của niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm những triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa.
Không chỉ có vậy, vi khuẩn này còn có khả năng ngăn chặn các chất gây ung thư và tăng cường sức đề kháng, vì vậy chúng được coi là loại vi khuẩn rất tốt cho sức khỏe
Axit lactic có nhiều trong sữa chua, phô mai, xì dầu… Nhờ các loại thực phẩm này mà hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn. Và người ta hy vọng rằng hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng giúp ích cho việc ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa.
Sự cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột là rất quan trọng Nói thế không có nghĩa chỉ vi khuẩn lactic trong đường ruột là quan trọng. Có những vi khuẩn được cho là có hại như vi khuẩn đại tràng (trực khuẩn coli) cũng trợ giúp hiệu quả cho quá trình tiêu hóa hay tổng hợp các loại vitamin. Chỉ khi số lượng vi khuẩn này tăng lên quá nhiều, nó mới thực sự trở thành vi khuẩn “có hại”.
Trong một cơ thể có đường ruột khỏe mạnh, vi khuẩn lactic giúp kiểm soát sự gia tăng của trực khuẩn coli, từ đó tạo nên sự cân bằng cho đường tiêu hóa.
Đáng chú ý là vi khuẩn lactic không chỉ mang lại những tác dụng nhất định đối với bệnh dị ứng phấn hoa mà còn giúp cân bằng quá trình tiêu hóa.
Độ tuổi mắc bệnh dị ứng phấn hoa ngày càng giảm
Khảo sát được thực hiện ở 2.571 bé. Tuy nhiên, bác sỹ cũng cho rằng có thể mới xuất hiện triệu chứng mà thôi.
(Nguồn: Hãng dược phẩm Rohto)
STRESS LIỆU CÓ LÀ TÁC NHÂN GÂY RA BỆNH DỊ ỨNG? KHI CHÚNG TA PHẢI TRẢI QUA NHỮNG ĐỢT CĂNG THẲNG
NGHIÊMTRỌNG, LIỆUĐIỀUĐÓCÓẢNHHƯỞNGVÀGÂY RABỆNHATOPY?
STRESS LÀM GIA TĂNG BỆNH DỊ ỨNG, CẦN CHÚ Ý TẠO BẦU KHÔNG KHÍ THOẢI MÁI TRONG BỮA ĂN
TÂM LÝ TÍCH CỰC, VUI VẺ SẼ GIÚP TRẺ NÂNG CAO
SỨC ĐỀ KHÁNG!
Stress là kẻ thù của những người bị bệnh dị ứng
Tác nhân nguy hiểm nhất đối với bệnh dị ứng là stress, những người bị dị ứng sẽ gặp biến chứng nặng hơn nếu bị căng thẳng.
Chẳng hạn như trong bữa ăn, nếu phải nghe những chuyện không vui, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu và bực dọc. Trạng thái tâm lý này khiến cho sức đề kháng của chúng ta bị suy giảm.
Giả thuyết này đã được các nhà khoa học chứng minh qua hàng loạt thí nghiệm trên chuột bạch. Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã gây các kích thích khó chịu như cho một luồng điện chạy liên tục qua đuôi hoặc giật lông khi chúng chúng đang ăn. Cuối cùng họ đã đưa ra kết luận rằng: những tác động đó đã tạo ra trạng trái căng thẳng ở chuột.
Cách thức hoạt động của tế bào NK(5) và cơ chế đề kháng Khi các cơ quan trong cơ thể có vấn đề, tế bào NK sẽ thực hiện chức năng của nó. Ví dụ, khi phát hiện có virus xâm nhập, tế bào NK bắt đầu hoạt động tích cực để tiêu diệt kẻ lạ mặt.
Tuy nhiên khi chúng ta bị stress, khả năng hoạt động của tế bào NK bị suy giảm, dẫn đến sức đề kháng cũng kém theo. Tế bào này thường được biết đến như “sát thủ” tiêu diệt tế bào ung thư, vì thế những người bị stress cũng sẽ bị suy
giảm khả năng phòng ngừa sự phát sinh của các tế bào ung thư. Điều này không chỉ diễn ra đối với những bệnh nặng như ung thư mà còn với các chứng bệnh thông thường như cảm cúm hay dị ứng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên cố gắng tránh rơi vào trạng thái stress để sức đề kháng được hoạt động tốt hơn.
Khen ngợi giúp gia tăng sức đề kháng
Chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng sức đề kháng thông qua việc luyện tập tưởng tượng hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể nhắm mắt lại, thư giãn rồi tưởng tượng rằng mình đang nằm nghỉ ở bãi biển… Làm như vậy có thể gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một bác sỹ nổi tiếng trong lĩnh vực chữa trị bệnh Atopy từng nói rằng: “Trong các phương pháp chữa trị, việc khen ngợi trẻ nhỏ đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu.”
Việc tưởng tượng hình ảnh giúp tế bào NK hoạt động tốt hơn
Khả năng hoạt động của tế bào NK
30 phút luyện tập liên tưởng hình ảnh
A~F: dữ liệu luyện tập của 6 người Vùng màu đậm: phạm vi bình thường
Khi chúng ta khen: “Con làm tốt lắm!”, “Con của mẹ giỏi quá!”, những lời khen đó có thể làm suy giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ. Thông thường để trẻ chú ý hơn, các bậc cha mẹ thường dùng những từ ngữ nhấn mạnh như: “Con không được dụi nữa!” Nhưng nếu bạn muốn tăng sức đề kháng cho con, việc khen ngợi có hiệu quả hơn nhiều.
PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM HIỆU QUẢ
PHÒNG NGỪA NGAY LẬP TỨC LIỆU CÓ HIỆU QUẢ HAY KHÔNG?
PHÒNG NGỪA QUÁ MỨC LÀM GIẢM SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ GÂY PHẢN TÁC DỤNG
CHÚ Ý: ĐỪNG SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU NƯỚC SÚC MIỆNG! Không có cách phòng ngừa nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên dạo gần đây, mọi người hay có thói quen rửa tay và súc miệng thường xuyên.
Phòng ngừa quá mức gây hại cho cơ thể
Khi mùa đông đến, các nhà thuốc bắt đầu bày bán nhiều loại sản phẩm phòng ngừa bệnh cảm cúm. Mặc dù việc sử dụng khẩu trang và nước súc miệng hằng ngày rất quan trọng, nhưng nếu cơ thể đang khỏe mạnh bình thường mà cũng sử dụng các loại thuốc chuyên trị thì thực sự không cần thiết. Bởi lẽ nếu bạn sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn lúc cơ thể đang khỏe mạnh, thuốc sẽ tiêu diệt luôn cả các loại vi khuẩn bảo vệ họng và gây phản tác dụng, khiến bạn dễ bị cảm cúm hơn.
Thường ngày, chúng ta chỉ cần rửa tay và súc miệng bằng nước trà hoặc nước muối ấm là đủ. Chỉ khi họng bị đau, chúng ta mới nên sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn.
Không có cách phòng ngừa nào hoàn hảo
Bệnh cúm xảy ra do sự biến đổi liên tục của virus, và có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Đáng lo ngại hơn là nếu khả năng nhiễm bệnh cao thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn lại, đồng thời giai đoạn bùng phát của bệnh sẽ càng trầm trọng hơn.
Không có biện pháp phòng ngừa nào là hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi xin giới thiệu qua một số phương pháp mà chúng ta có thể áp dụng hằng ngày để phòng bệnh cúm:
Sinh hoạt điều độ
Việc thiếu ngủ hoặc sinh hoạt không điều độ kéo dài sẽ làm suy giảm sức chịu đựng của cơ thể, khiến sức đề kháng bị giảm sút. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý kết hợp sinh hoạt điều độ với rèn luyện thể thao hằng ngày.
Súc miệng, rửa tay
Chúng ta hãy bồi dưỡng thói quen rửa tay và súc miệng sau khi đi từ ngoài đường về. Nếu việc súc miệng đối với trẻ nhỏ có phần khó khăn thì bạn có thể cho trẻ uống nước để làm ẩm cổ họng.
Ăn rau và trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể
Việc hình thành lớp đệm niêm mạc đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, trong đó không thể thiếu vitamin A, vitamin B hay carotene. Ngoài ra, để hạn chế sự xâm nhập của virus thì việc tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể cũng là một biện pháp rất hữu hiệu.
Chính vì vậy, chúng ta nên ăn thêm thật nhiều rau và trái cây để bổ sung các loại vitamin này.
Tạo độ ẩm vừa phải
Mầm bệnh cúm rất ưa những nơi quá khô ráo. Bởi vậy vào mùa đông, khi độ ẩm trong không khí xuống thấp, chúng ta nên sử dụng những thiết bị tạo độ ẩm hoặc phơi quần áo trong nhà để gia tăng lượng hơi nước trong không khí (khoảng 60~70%) .
Chú ý việc lưu thông khí trong phòng
Khi không khí bị nhiễm bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại trong phòng. Vì vậy cứ cách khoảng 1~2 giờ, mức 20~25 độ.
Cách súc miệng hiệu quả
NẾU KHÔNG SỬ DỤNG XÀ BÔNG THÌ KHÔNG TIÊU DIỆT ĐƯỢC VI KHUẨN SAO?
NẾU KHÔNG SỬ DỤNG XÀ PHÒNG THÌ KHI BỊ BẨN HAY CÓ VI KHUẨN PHẢI LÀM SAO?
BÌNH THƯỜNG CHỈ CẦN RỬA TAY BẰNG NƯỚC LÀ ĐỦ. RỬA TAY QUÁ NHIỀU CŨNG LÀM “TRÔI” MẤT NHỮNG VI KHUẨN CÓ LỢI CHO DA
CHÚ Ý: NẾU SỬ DỤNG XÀ BÔNG QUÁ NHIỀU DỄ GÂY RA BỆNH ATOPY HAY NHỮNG BỆNH DA LIỄU KHÁC.
Bình thường chỉ cần rửa tay bằng nước là đủ
Sau khi bé chơi đùa ở ngoài trời thì việc rửa tay trước bữa ăn là cần thiết. Thế nhưng, nếu tay bé không quá bẩn thì cũng không nhất thiết phải rửa tay bằng xà bông.
Trên thực tế, môi trường xung quanh chúng ta không có nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm đến mức bắt buộc phải tiêu diệt bằng xà bông. Bình thường chúng ta chỉ cần rửa tay bằng nước khoảng 2 phút là được. Nếu lần nào cũng rửa tay quá kỹ thì vô tình chúng ta lại đang tự gây ra những rắc rối cho chính mình. Đặc biệt,
bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng những chất tẩy rửa có tính diệt khuẩn cao.
Tụ cầu khuẩn giúp cân bằng độ axit nhẹ trên da
Trên da của chúng ta tồn tại trên dưới 10 loại tụ cầu khuẩn (những tụ cầu này tụ lại thành đám như chùm nho vậy). Những vi khuẩn này có khả năng “ăn” chất nhờn trên bề mặt da, tạo ra chất béo và cân bằng độ axit nhẹ trên da.
Mỗi lần tắm, gần 90% số vi khuẩn có trên da chúng ta bị trôi mất. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa đây là vấn đề đáng lo ngại. Bởi lẽ sau mức ban đầu.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng xà phòng tắm toàn thân có tính tẩy rửa cao, cùng với việc sử dụng khăn tắm làm bằng sợi nylon thì sẽ làm mất đi lượng lớn những
vi khuẩn thường có ở trên da.
Rửa tay quá nhiều khiến da bị khô
Nếu như chúng ta rửa tay quá nhiều, lớp màng lipid (hình thành do chất bã nhờn kết hợp với mồ hôi) bảo vệ lớp biểu bì da sẽ bị phá hoại, lớp sừng biểu bì không thể phát triển khiến độ cân bằng của da bị mất đi.
Khi đó, lượng nước trong da sẽ bị bốc hơi, độ ẩm trong da sụt giảm khiến da bị khô. Khi da bị khô, những chất gây dị ứng hay vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào da, trở thành nguyên nhân gây ra bệnh Atopy hoặc những bệnh da liễu khác.
Cứ khoảng một tháng, lớp biểu bì da sẽ được thay mới một lần nên nếu bạn rửa tay quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ này. Vì vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy lưu ý đừng rửa tay quá nhiều để ngăn ngừa những vấn đề rắc rối như trên nhé!
Nếu rửa tay nhiều sẽ làm da bị yếu đi
VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI CHẤT TẨY RỬA CÓ LÀM MÔI TRƯỜNG SỐNG SẠCH SẼ HƠN KHÔNG?
MẶC DÙ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT TẨY RỬA CÓ THỂ
GIÚP LOẠI BỎ CÁC LOẠI VI KHUẨN CÓ HẠI, NHƯNG
CŨNG LÀM GIẢM SÚT SỐ LƯỢNG VI KHUẨN CÓ LỢI
HÃY NHỚ RẰNG VIỆC PHỤ THUỘC VÀO CÁC SẢN PHẨM DIỆT KHUẨN CŨNG CÓ THỂ GÂY RA KHÔNG ÍT VẤN ĐỀ VỀ DA!
ĐỐI VỚI NHỮNG EM BÉ DA CÓ KHẢ NĂNG GIỮ NHIỆT
KÉM, CHẤT DIỆT KHUẨN CÓ THỂ GÂY HẠI CHO DA.
Sản phẩm diệt khuẩn có hại cho da trẻ
Các sản phẩm diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, chống nấm mốc, khử mùi và diệt côn trùng. Hiện nay, những đồ dùng bằng nhựa trong nhà bếp, nhà tắm, văn phòng hay thậm chí là vật liệu xây dựng, đồ nội thất cũng được sản xuất bằng công nghệ diệt khuẩn.
Tuy nhiên trên bao bì sản phẩm, thành phần
diệt khuẩn lại không được hiển thị một cách rõ
ràng. (mà từ xưa tới nay, hai từ “diệt khuẩn” cũng
chưa được định nghĩa một cách rõ ràng). Công
dụng của nhiều sản phẩm cũng chưa được kiểm
chứng.
Bên cạnh đó, do tính tẩy rửa của những chất
diệt khuẩn này mà sự cân bằng của các loại vi
khuẩn trên da bị thay đổi, và điều này lại gây hại đối với làn da của trẻ.
Da của trẻ có khả năng giữ nhiệt kém
So với người lớn, da của bé nhạy cảm hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà khả năng bảo vệ cũng kém hơn, vi khuẩn, bụi bẩn cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Không chỉ có vậy, do lớp màng lipid trên da của bé rất mỏng nên khả năng
giữ nhiệt cũng kém hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng da dễ bị khô trong giai đoạn sơ sinh.
Trong trường hợp này, nếu phụ huynh sử dụng các sản phẩm có tính năng diệt khuẩn hay phòng chống nấm cho bé thì rất dễ bị phản tác dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề liên quan tới bệnh dị ứng hay các bệnh da liễu.
Thực tế cho thấy, những bé đã từng sử dụng khẩu trang có tính diệt khuẩn thường dễ bị dị ứng ở vùng quanh miệng hoặc có những triệu chứng dị ứng khác.
Tóm lại, chúng ta không nên giữ vệ sinh sạch sẽ quá mức, đặc biệt là khi nuôi dạy con nhỏ. Thậm chí, “thêm một chút vi khuẩn” cũng chẳng sao.
Nhưng nhiều người vẫn lo lắng rằng: “Bẩn thì không tốt. Tôi không thể để cho xung quanh mình bẩn như vậy được”. Thế nhưng đây lại chính là nguyên nhân khiến cho sức khỏe của trẻ yếu đi trông thấy. Vì thế, chúng ta hãy thử bắt đầu một cuộc sống không sử dụng chất diệt khuẩn nhé!
Hãy thử bớt “sạch sẽ quá mức” xem sao nhé!
TẠI SAO THỜI CỔ ĐẠI KHÔNG CÓ
BỆNH DỊ ỨNG?
Trong khoảng 10.000 năm tiến hóa, tế bào của
con người hầu như không có sự thay đổi. Vấn
đề nằm ở sự thay đổi của môi trường bên ngoài.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về cấu trúc của
các tế bào cấu thành nên cơ thể con người, nó
giống gần như hoàn toàn với cấu trúc từ 10.000 năm trước. 10.000 năm trước, tổ tiên chúng ta thân trần chân không vẫn có thể trèo đèo lội suối, cơ thể không khác gì nhiều so với cơ thể của chúng ta bây giờ. Tuy nhiên có một sự thay đổi lớn: đó chính là sự thay đổi của môi trường và phương thức sinh hoạt của con người.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đưa cuộc sống hiện tại quay trở về thời kỳ xa xưa, nhưng chúng ta có thể thay đổi bằng cách đừng khư khư giữ con trong một căn phòng quá sạch sẽ.
Hãy để trẻ ra ngoài làm quen với thiên nhiên, vạn vật. Hãy cho trẻ ăn các loại ngũ cốc, các loại thực phẩm hữu cơ và rau quả không có chất bảo quản. Có như vậy chúng ta mới có thể nâng cao sức đề kháng cũng như đảm bảo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh.
Chương II
Thói quen sinh hoạt hằng ngày rất quan trọng với việc nâng cao sức đề kháng
LÚC NGỦ TRẺ CŨNG LỚN LÊN, CÓ THẬT KHÔNG NHỈ?
MẶC DÙ CHÚNG TA ĐỀU BIẾT RẰNG GIẤC NGỦ QUAN
TRỌNG VỚI CƠ THỂ, NHƯNG…
CƠ THỂ TRẺ SẼ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG LÚC NGỦ
GIẤC NGỦ LÀ KHOẢNG THỜI GIAN QUAN TRỌNG ĐỂ
CÁC TẾ BÀO PHÂN CHIA, TÁI TẠO VÀ CƠ THỂ ĐƯỢC
HỒI PHỤC
Trong khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng cho quá trình phát triển
Người Nhật có câu “Trẻ đang ngủ cũng là lúc chúng đang lớn” quả thực không sai. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ em, nhân tố quan trọng cho sự phát triển là hormone sinh trưởng. Hormone này chủ yếu được tiết ra trong giấc ngủ ban đêm.
Hormone sinh trưởng, đúng như tên gọi của nó, sẽ giúp xương phát triển về chiều dài. Bên cạnh đó, hormone còn tăng cường tổng hợp protein ở các tế bào, tăng quá trình phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose ở tế bào. Nhờ đó trong khi ngủ, các tế bào mô xương phân chia làm tăng chiều dài xương, thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào mới. Không chỉ có vậy, đây cũng lúc cơ thể phục hồi sức đề kháng. Vì vậy lúc bị bệnh, giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu đối với
Trong khi ngủ, con người sẽ tạm quên đi những âu lo, những cơn stress cũng dần được giải tỏa. Quan trọng hơn thế, giấc ngủ còn góp phần giúp đại não phát triển.
Việc ngủ đủ giấc là yếu tố vô cùng cần thiết để trí não bé có thể hoàn thiện giai đoạn phát triển. Nếu không được ngủ sâu và ngủ đủ giấc, não bộ của trẻ có thể không được phát triển một cách đầy đủ.
Tác dụng của sự phân chia tế bào trong giấc ngủ
Phương pháp để có một cuộc sống lành mạnh
Chúng ta cần phải điều chỉnh nhịp sinh hoạt điều độ cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh. Nếu trẻ đi ngủ muộn thì hẳn nhiên sẽ thức dậy muộn, dẫn đến thời gian sinh hoạt của trẻ cũng sẽ xáo trộn theo. Không chỉ có vậy, nếu cứ để trẻ sinh hoạt tùy tiện thì cơ thể chúng cũng sẽ gặp một số vấn đề trong quá trình phát triển.
Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ sơ sinh là khoảng từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau (khoảng 10 tiếng đồng hồ). Nếu bạn có thể giúp trẻ duy trì thời gian biểu này thì rất có thể đến giai đoạn mẫu giáo (3 tuổi), trẻ sẽ hình thành thói quen ngủ sớm.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã quen ngủ trễ thì phụ huynh cần bắt trẻ dậy sớm. Trong trường hợp này, không chỉ yêu cầu trẻ dậy sớm mà còn phải tăng lượng thời gian trẻ hoạt động vào buổi trưa. Bởi nếu trẻ ngủ trưa quá nhiều thì đây chính là nguyên nhân khiến trẻ không thể ngủ sớm vào buổi tối. Cần phải rút ngắn thời gian ngủ trưa xuống còn một hoặc hai tiếng; và sau 8 giờ tối phải lập tức giục trẻ lên giường. Có như vậy mới có thể giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt đều đặn.
ĐI VỆ SINH KHÔNG PHẢI LÀ BẨN! GIÚP TRẺ KHÔNG CÒN CẢM GIÁC KHÓ CHỊU
VÌ CÓ CẢM GIÁC KHÔNG SẠCH SẼ NÊN RẤT NHIỀU TRẺ KHÔNG MUỐN ĐI VỆ SINH Ở TRƯỜNG HỌC.
Đi vệ sinh không phải là bẩn!
Việc “đi nặng” là hoạt động sinh lý quan trọng cần được lưu ý để thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ. Mặc dù mang đến ấn tượng không mấy dễ chịu, nhưng thực ra việc đi vệ sinh lại không phải là bẩn.
Vậy mà, nhiều trẻ em Nhật Bản bây giờ lại hay nghĩ rằng “Đi vệ sinh bẩn lắm”. Thậm chí, nếu ở trường mà “đi nặng” cũng có thể căn nguyên của việc bị bạn bè bắt nạt nữa cơ đấy.
Theo một cuộc điều tra ở các trường tiểu học nội thành thuộc thành phố Asahi, Hokkaido, trung bình có khoảng ¾ bé nhịn đi vệ sinh và trên 60% nhà vệ sinh ở các trường không được sử dụng. Nguyên nhân là do cảm giác sạch sẽ quá mức dẫn vi khuẩn hoặc khó chịu với việc bài tiết của bản thân. Nhưng trên thực tế, tình trạng này hoàn toàn trái với tự nhiên.
Việc đi vệ sinh là thước đo cho sức khỏe
Cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu rằng thói quen đi vệ sinh rất quan trọng và là
hoạt động sinh lý không thể thiếu của con người. Sau khi ăn sáng, nếu cảm thấy có nhu cầu thì bé nên đi vệ sinh ngay.
Bên cạnh đó, bạn nên dạy cho con hiểu việc đi vệ sinh là thước đo cho tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn nếu sức khỏe tốt thì khi đi vệ sinh sẽ thấy có mùi bình thường; hay nếu bị tiêu chảy thì nghĩa là cơ thể đang bị thiếu nước.
Thời gian gần đây, số lượng trẻ bị táo bón cũng có xu hướng tăng lên. Tình trạng này có thể nhận biết qua những đặc điểm về sức khỏe của bé như dễ mệt mỏi và khả năng tập trung kém.
Trẻ con cũng có sự quan tâm nhất định tới việc bài tiết. Ví dụ như nếu nghe người lớn cằn nhằn: “Con đi dơ quá, mau xả nước đi!” thì chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ đó.
Cha mẹ nên nói cho trẻ biết rằng việc đi vệ sinh không phải là bẩn, và cũng không phải là chuyện gì đáng xấu hổ.
Sau khi con “đi nặng”, bạn có thể đùa với con rằng: “Hôm nay con đi giỏi quá nhỉ! ”; hay để khuyến khích trẻ, có thể nói: “Đĩa cà rốt hôm qua nhà mình ăn không biết còn lại gì không nhỉ, con dọn sạch bụng đi nào!” Nếu cha mẹ có thể đùa vui về việc đi vệ sinh như vậy thì trẻ sẽ hiểu được sau khi ăn xong, việc đi
vệ sinh là rất cần thiết.
RẤT NHIỀU NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN KHI CHƠI Ở NGOÀI?
SAU KHI BÉ VUI CHƠI Ở NGOÀI VỀ, CHA MẸ CHỈ CẦN TẮM RỬA KỸ CÀNG CHO BÉ LÀ ĐƯỢC.