🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kỹ Năng Hoạt Động Dành Cho Luật Sư Trong Vụ Án Hình Sự
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung: ThS. VĂN THỊ THANH HƯƠNG TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ThS. TRẦN QUỐC THẮNG
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ĐẶNG THU CHỈNH PHẠM THU HÀ
TRẦN QUỐC THẮNG BÙI BỘI THU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/17-301/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5010-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/6/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-5670-6.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
NguyÔn Ngäc ChÝ
Kü n¨ng ho¹t ®éng dµnh cho luËt s− trong vô ¸n h×nh sù / NguyÔn
Ngäc ChÝ ch.b. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2019. - 128tr. ; 21cm
1. Ph¸p luËt 2. Vô ¸n h×nh sù 3. LuËt s− 4. KÜ n¨ng 5. ViÖt Nam
345.59701263 - dc23
CTH0597p-CIP
BAN BIÊN SOẠN
- PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Chủ biên.
- LS. Hoàng Thanh Bình, Nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An.
- LS. Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
- LS. Lê Cao Long, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh. - LS. Trịnh Khắc Triệu, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng.
- LS. Nguyễn Thế Uyên, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh.
- LS.TS. Chu Thị Trang Vân, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
- TS. Lê Lan Chi, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - TS. Trần Thu Hạnh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - TS. Nguyễn Thị Lan, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự, luật sư cùng với thân chủ trở thành một bên trong tố tụng. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự pháp luật... Để làm được như vậy, ngoài am hiểu pháp luật, kiến thức sâu rộng, tư duy nhạy bén, thì việc thành thục các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, làm việc với người tiến hành tố tụng, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, kỹ năng tranh tụng với những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa...
Nhằm giúp sinh viên ngành luật, luật sư tập sự, luật sư mới hành nghề và bạn đọc quan tâm có thêm tài liệu học tập, nghiên cứu, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, Nhà xuất bản
5
Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Kỹ năng hoạt động dành cho luật sư trong vụ án hình sự của tập thể tác giả, do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí làm chủ biên. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 7 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp, trong đó nhấn mạnh việc tranh tụng trong xét xử là khâu đột phá bảo đảm quá trình tố tụng hình sự khách quan, dân chủ, bình đẳng giữa các bên buộc tội, gỡ tội và những người tham gia tố tụng khác. Định hướng này đã được thể hiện trong các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Là một bên tranh tụng tại phiên tòa, luật sư, người bào chữa khác có sứ mệnh, vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo đảm tính khách quan, dân chủ, công bằng trong quá trình giải quyết vụ
án, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, duy trì trật tự pháp luật góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh. “Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý”1, do vậy, để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, luật sư _______________
1. Lời nói đầu Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc về việc ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
7
không những phải có kiến thức pháp luật vững vàng, hiểu biết sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, bản lĩnh vững vàng, tạo được niềm tin của thân chủ, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội. Với mong muốn góp phần chuẩn bị cho thế hệ Luật sư tương lai những phẩm chất tốt đẹp, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý (LERES) trực thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các Đoàn luật sư: tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Ninh tổ chức biên soạn cuốn sách Kỹ năng hoạt động dành cho luật sư trong vụ án hình sự nhằm trang bị cho sinh viên ngành luật những kỹ năng tranh tụng cơ bản bên cạnh kiến thức pháp luật được giảng dạy trong quá trình đào tạo cử nhân luật của các cơ sở đào tạo luật. Đồng thời, cuốn sách cũng hướng tới bạn đọc là luật sư tập sự, luật sư mới vào nghề có thêm điều kiện trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và dành cho những bạn đọc muốn tìm hiểu về kỹ năng tranh tụng trong tố tụng hình sự.
Nội dung cuốn sách được trình bày ngắn gọn, súc tích, khoa học, dễ hiểu về kiến thức và kỹ năng tranh tụng cơ bản, chủ yếu trong tố tụng hình sự do các giảng viên, các luật sư giàu kinh nghiệm tranh tụng trong tố tụng hình sự biên soạn. Đây là tài liệu có tính khái quát, thực tiễn cao về bản chất của tố tụng tranh tụng và những kỹ năng thiết yếu của người bào chữa khi tham gia tranh tụng.
Cuốn sách gồm 7 chương, trong đó nội dung của Chương 1 khái quát về tranh tụng và những yêu cầu chung về tranh
8
tụng ở Việt Nam; các chương còn lại giới thiệu về các nhóm kỹ năng tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, thân chủ; thu thập, kiểm tra, phân tích và đánh giá chứng cứ; tham dự một số hoạt động điều tra và làm việc với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đến các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án; soạn thảo bản luận cứ bào chữa và đặc biệt là các kỹ năng của luật sư tranh tụng trực tiếp tại phiên tòa hình sự. Nội dung cuốn sách được thể hiện bằng việc đưa ra câu hỏi và trả lời đối với mỗi kỹ năng cuối mỗi chương là tình huống cụ thể cùng hệ thống câu hỏi để người học củng cố kiến thức về
nhóm kỹ năng được trình bày ở từng chương.
Với những nội dung nêu trên, hy vọng cuốn sách đáp ứng phần nào yêu cầu căn bản để góp phần nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư, định hướng nghề nghiệp tranh tụng cho các sinh viên luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuốn sách sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định, do vậy, tập thể biên soạn rất mong nhận được sự phản hồi, góp ý của quý độc giả.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc - UNDP tại Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các luật sư và Ban Chủ nhiệm của các đoàn luật sư: tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Ninh, các văn
9
phòng luật sư, công ty luật đối tác của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý (LERES). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ (LERES)
10
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TRANH TỤNG
VÀ NHỮNG YÊU CẦU CHUNG
VỀ TRANH TỤNG Ở VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH TỤNG
1. Tranh tụng là gì?
Tranh tụng là phương thức, cách thức giải quyết vụ án, mà ở đó, khi có tranh chấp, kiện tụng, các bên đưa ra chứng cứ, lý lẽ, tranh luận với nhau về tất cả các vấn đề của vụ án. Việc chứng minh vụ án thuộc về trách nhiệm của các bên, Tòa án chỉ đóng vai trò trọng tài, điều khiển quá trình tranh tụng giữa các bên và đưa ra phán quyết khách quan, công bằng đúng pháp luật trên cơ sở tranh tụng bình đẳng, dân chủ trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
Trong vụ án hình sự, tranh tụng đòi hỏi hình thành các bên buộc tội và gỡ tội, có địa vị bình đẳng trong việc thu thập chứng cứ, đưa ra lý lẽ, lập luận chứng minh cho các đối tượng chứng minh về tội phạm và các vấn đề liên
11
quan đến vụ án. Nói cách khác, tranh tụng trong tố tụng hình sự là phương thức giải quyết vụ án hình sự, đề cao sự bình đẳng giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội, họ có địa vị pháp lý ngang nhau trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án và Tòa án sẽ ra phán quyết dựa trên các căn cứ pháp luật cùng kết quả tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa. Với nội hàm này thì bất kỳ khi nào, ở đâu có hành vi buộc tội sẽ ngay lập tức xuất hiện hoạt động gỡ tội cùng với vai trò trọng tài của Tòa án trong suốt quá trình tố tụng, làm nên bản chất của tố tụng tranh tụng trong vụ án hình sự. Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng với bản chất nêu trên thể hiện sự ưu việt trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm tính khách quan, công bằng, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người thông qua quá trình tố tụng bình đẳng, dân chủ giữa các bên buộc tội, gỡ tội. Do vậy, xây dựng, chuyển đổi sang mô hình tố tụng tranh tụng là xu hướng tất yếu của luật tố tụng hình sự của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
2. Tố tụng hình sự tranh tụng có những đặc điểm gì?
So với các mô hình tố tụng hình sự khác, tố tụng hình sự tranh tụng có những đặc điểm chủ yếu sau: - Tố tụng hình sự tranh tụng coi vụ án hình sự là quá trình giải quyết tranh chấp giữa người bị buộc tội với Nhà nước - đại diện cho xã hội thực hiện việc buộc tội.
12
Cách tiếp cận này hoàn toàn khác với việc coi giải quyết vụ án hình sự là quan hệ công quyền, Nhà nước đại diện cho xã hội truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội trong mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn.
- Tố tụng hình sự tranh tụng hình thành các bên buộc tội, bên gỡ tội xoay quanh hai chủ thể chính: người bị buộc tội (gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) và người buộc tội. Bên buộc tội bao gồm các chủ thể công tố, tư tố, bị hại, người làm chứng có lời khai có tính chất buộc tội...; Bên gỡ tội là người bị buộc tội (người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo), người bào chữa, người làm chứng có lời khai có tính chất gỡ tội... Tố tụng tranh tụng không phân chia chủ thể thành cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng và người tham gia tố tụng như trong mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn.
- Các bên buộc tội, gỡ tội bình đẳng trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh và có quyền ngang nhau trong việc đưa ra lý lẽ, lập luận về các vấn đề liên quan đến vụ án. Mô hình tố tụng đòi hỏi các bên phải kiểm tra xác minh chéo chứng cứ và nhân chứng của bên đối lập, từ đó tìm ra kẽ hở của nhau. Thủ tục này chủ yếu xuất hiện ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và lan rộng ra nhiều quốc gia khác.
- Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng coi người bị buộc tội là đối tượng yếu thế trong xã hội nên đã chú ý tạo ra cơ sở pháp lý và các điều kiện cần thiết để họ có thể bình đẳng với bên buộc tội vốn dĩ có nhiều ưu thế hơn do họ đại diện
13
cho công quyền. Quyền con người của người bị buộc tội được đặc biệt quan tâm trong quá trình tranh tụng giải quyết vụ án hình sự, tố tụng tranh tụng có cơ chế tranh tụng để bảo đảm tính có căn cứ của các quyết định bắt, giam, tước quyền tự do, được sớm đưa ra Tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do... là những quyền con người được quy định tại Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
- Các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự được phân định rõ ràng tương ứng với các chủ thể buộc tội, chủ thể gỡ tội và chủ thể xét xử; Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử với vai trò điều khiển, trọng tài cho việc tranh tụng giữa các bên; chỉ dẫn Bồi thẩm đoàn về luật nội dung, luật hình thức để giúp Bồi thẩm đoàn đưa ra các phán quyết về nội dung vụ án; áp dụng hình phạt đối với bị cáo. Do đó, Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm hay có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như trong mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn.
- Tố tụng tranh tụng không buộc người bị buộc tội phải khai báo về hành vi phạm tội của mình, họ không có trách nhiệm tự buộc tội và làm xấu thêm tình trạng của mình, họ được quyền giữ im lặng; trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của bên buộc tội. Vì vậy, tố tụng hình sự tranh tụng không mong đợi sự hợp tác của người bị buộc tội trong việc chứng minh làm rõ tội phạm trừ trường hợp thỏa thuận, mặc cả nhận tội.
14
- Người bào chữa có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự tranh tụng, là trụ cột của bên gỡ tội trong suốt quá trình tranh tụng với bên buộc tội, hoạt động bào chữa là yếu tố có tính chất then chốt để vụ án được tiến hành khách quan, bình đẳng và bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
- Tố tụng tranh tụng được tiến hành công khai, dân chủ và có tính chất mở, tạo cơ hội cho bên buộc tội và bên gỡ tội có cơ hội thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tố tụng tranh tụng không phân chia giai đoạn tố tụng rõ ràng như tố tụng thẩm vấn, vụ án chỉ được coi là bắt đầu chính thức khi có cáo trạng để thực hiện các thủ tục tranh tụng tại Tòa án, trong quá trình xét xử, các bên vẫn tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ và xuất trình chứng cứ tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình xét xử.
3. Tố tụng tranh tụng có những ưu điểm, hạn chế nào?
a) Ưu điểm
- So với các mô hình tố tụng khác thì mô hình tố tụng tranh tụng đề cao quyền con người của người bị buộc tội và có phương thức bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội hiệu quả hơn;
- Mô hình tố tụng tranh tụng là biểu hiện của việc phát huy tối đa tính dân chủ trong hoạt động tố tụng;
15
- Hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp kết án oan người không có tội. Tuy không phải không có các vụ án oan, sai, nhưng tỷ lệ này ít hơn so với mô hình tố tụng thẩm vấn do quá trình tố tụng diễn ra dân chủ, khách quan hơn.
b) Hạn chế
- Tố tụng tranh tụng có khả năng bỏ lọt tội phạm cao hơn so với mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn hay mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm.
- Mô hình tố tụng tranh tụng được xem là một mô hình tố tụng tốn kém so với các mô hình tố tụng khác và hiệu quả tranh tụng phụ thuộc vào chất lượng, số lượng thực tế của đội ngũ luật sư tranh tụng, khả năng trả phí luật sư của người bị buộc tội và khả năng miễn phí cung cấp luật sư tranh tụng của Nhà nước cho những người bị
buộc tội không có khả năng trả phí; sự tốn kém không chỉ là tiền bạc, vật chất mà còn tốn kém về thời gian công sức của những người có liên quan.
- Tòa án có vai trò thụ động hơn trong việc chứng minh tội phạm so với tố tụng thẩm vấn.
4. Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Lần đầu tiên nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (khoản 5 Điều 103) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 26) đánh dấu sự thay đổi căn bản cách tiếp cận cũng
16
như phương thức giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này đã thể hiện tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với việc xây dựng hoạt động tố tụng hình sự dân chủ, bình đẳng bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
“Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, là định hướng cho việc xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật tố tụng hình sự được quy định tại Điều 26 của Bộ luật này, với các nội dung sau:
Thứ nhất, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng bình đẳng đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra các yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”1.
Thứ hai, pháp luật tố tụng hình sự quy định các điều kiện để tiến hành hoạt động tranh tụng trong xét xử, như: hồ sơ vụ án phải đầy đủ, hợp pháp khi Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án; bảo đảm sự có mặt đầy đủ của các _______________
1. Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
17
thành phần tham dự phiên tòa theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp đặc biệt; Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên thực hiện tranh tụng dân chủ bình đẳng. “Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và
tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”1. Thứ ba, chứng cứ và các điều, khoản áp dụng để giải quyết các vấn đề của vụ án phải được đưa ra xem xét, làm rõ tại phiên tòa: “Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa”2.
Thứ tư, hoạt động bào chữa và vai trò của luật sư được nâng cao, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 lần đầu tiên _______________
1, 2. Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
18
quy định một chương riêng về bào chữa (Chương V: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự). Thứ năm, kết quả tranh tụng tại phiên tòa là cơ sở, căn cứ để Tòa án ra bản án và các quyết định của mình “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra,
đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”1. Với những nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 lần đầu tiên đã khẳng định tranh tụng là phương thức ưu việt trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự, là xu thế tất yếu của tố tụng hình sự, thể hiện mô hình tố tụng dân chủ, bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ công lý, quyền con người. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình tố tụng hình sự tranh tụng nhưng việc quy định phải bảo đảm tranh tụng trong xét xử - hoạt động trung tâm của tố tụng hình sự có ý nghĩa “lan tỏa” đến toàn bộ quá trình tố tụng hình sự giải quyết vụ án. Đồng thời, nguyên tắc này đã thể hiện chính sách, pháp luật về tố tụng hình sự hiện nay của Đảng được ghi nhận trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
_______________
1. Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
19
Việc quy định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã phản ánh bước tiến của nền tư pháp nước nhà, tạo sự chuyển biến về chất, có tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự. Đồng thời, đưa ra những yêu cầu, điều kiện để bảo đảm thực thi nguyên tắc này khi giải quyết vụ
án hình sự, đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm bảo đảm tranh tụng trong xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng: “Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ từ ý thức đến hành động, phải xác định bảo đảm tranh
tụng là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng”1. Mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay vẫn là mô hình tố tụng xét hỏi có tiếp thu các yếu tố hợp lý của tố tụng tranh tụng. “Tranh tụng trong xét xử” vẫn đang cần rất nhiều nỗ lực để “được bảo đảm”, việc tranh tụng trước giai đoạn xét xử còn tương đối mờ nhạt. Việc thực hiện quyền thu thập chứng cứ của luật sư còn gặp nhiều khó khăn, quá trình xét xử, đưa ra bản án của Tòa án trong nhiều trường hợp vẫn dựa trên cơ sở hồ sơ vụ án và các chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập, số lượng và chất lượng luật sư còn những hạn chế nhất định. Do đó, bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hình sự là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là của các luật sư tranh tụng.
_______________
1. PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình (Chủ biên): Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.34.
20
5. Có các yêu cầu chung nào về tranh tụng trong tố tụng hình sự?
Tranh tụng được coi là nền tảng bảo đảm giải quyết vụ án khách quan và đã trở thành các nguyên tắc được ghi nhận trong tài liệu quốc tế như Bình luận chung số 32 (Quyền bình đẳng trước Tòa án và quyền được xét xử công bằng) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, những yêu cầu chung về tranh tụng được đưa ra, bao gồm:
- Quyền được có luật sư của người bị buộc tội: đó là quyền có luật sư đại diện cho người bị buộc tội/bị bắt giữ về một tội phạm và phải cho phép luật sư được gặp khách hàng/thân chủ ở thời điểm sớm nhất trong quy trình tố tụng;
- Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định và phải được thực thi nghiêm túc trong quá trình giải quyết vụ án với nội dung: một người bị buộc tội trong bất kỳ hệ thống tư pháp nào cũng đều được xem là không phạm tội nếu chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án; phải lựa chọn cách có lợi cho họ khi giải thích luật hoặc diễn giải chứng cứ;
- Các luật sư có thể đưa ra bằng chứng do chính họ thu thập trước tòa;
- Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm sự tín nhiệm của khách hàng đối với mình, để người bị buộc tội tin tưởng có thể nói ra những điều riêng tư của họ cho luật sư với sự bảo đảm
21
rằng, luật sư sẽ giữ bí mật đối với thông tin được cung cấp và chỉ sử dụng khi được khách hàng đồng ý;
- Các quy tắc về chứng cứ: nền tảng của hệ thống tranh tụng là ý tưởng cả hai bên đều có thể đưa ra những chứng cứ thu được một cách hợp pháp. Các luật sư phải biết làm cách nào để đưa những bằng chứng đó ra trước tòa và phải có khả năng phản bác lại những bằng chứng của công tố viên (kiểm sát viên) trên cơ sở tranh luận pháp lý về những nguyên tắc của chứng cứ;
- Luật sư phải có khả năng thực hiện thu thập thông tin, điều tra thực tế vụ việc bằng cách đánh giá những bằng chứng của công tố viên sử dụng tại Tòa án và có khả năng hỏi tất cả nhân chứng do bên công tố đưa ra. Luật sư cần có khả năng minh họa rằng có những tình tiết khác hoặc mới chỉ ra rằng thân chủ của mình không phạm tội như công tố viên đã nêu;
- Luật sư phải có bản lĩnh, có lập trường vững vàng khi có quan điểm bất đồng với công tố viên, có khả năng khẳng định các quyền của thân chủ của mình và tạo ra những lập luận pháp lý chặt chẽ dựa trên thực tiễn vụ án;
- Việc xét xử phải được công khai và trực tiếp (trừ những vụ án hình sự mà pháp luật cho phép xét xử kín), bằng chứng phải được đưa ra bằng lời nói để đảm bảo các quy tắc nêu trên và hạn chế những ảnh hưởng không đáng có khi sử dụng chứng cứ trong quá trình xét xử vụ án hình sự;
22
- Thẩm phán phải công bằng, nghiêm minh trong hoạt động xét xử;
- Luật sư phải được làm việc với thân chủ một cách riêng tư mà không có mặt của đại diện bên công tố hoặc cảnh sát.
II. CÁC YÊU CẦU ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI LUẬT SƯ TRANH TỤNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Tại sao phải đặt ra yêu cầu đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn đối với luật sư?
“Nghề luật sư là nghề cao quý” nên cần có yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật sư bởi những lý do sau:
- Thông qua các hoạt động nghề nghiệp, khi tham gia tố tụng, luật sư đã góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ tính đúng đắn của các quyết định, phán xử về tội phạm và người thực hiện tội phạm trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần khôi phục công lý và bảo vệ công lý. Vai trò này của luật sư thể hiện rõ trong tố tụng hình sự tranh tụng. Tranh tụng là một trong các phương thức quan trọng để xác định sự thật của vụ án và sự thật của vụ án được xác định qua các chứng cứ, các lập luận của hai bên có vị trí, quyền và lợi ích đối lập nhau. Luật sư đứng về phía của một trong hai bên tranh chấp này. Do vậy, bên cạnh việc luật sư phải am hiểu pháp
23
luật, họ phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh vững vàng, kiên trì, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ công lý và bảo vệ thân chủ.
- Với vai trò bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, hoạt động của luật sư hướng tới việc phát hiện, ngăn chặn các vi phạm, bảo vệ quyền con người của thân chủ trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Để
thực hiện tốt vai trò này, luật sư cần có thái độ trung thực, gần gũi, cảm thông với thân chủ để có thể hiểu rõ các tình tiết về vụ án cũng như những uẩn khúc, e ngại của thân chủ, giúp cho thân chủ nhận thức và hành động đúng đắn khi tham gia các hoạt động tố tụng.
- Thông qua các hoạt động của mình trong quá trình giải quyết vụ án, luật sư góp phần vào việc bảo vệ các giá trị pháp quyền, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ các lợi ích của quốc gia, dân tộc và Nhân dân. Vì vậy, luật sư phải là người trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, kiên quyết đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vì cuộc sống bình yên của Nhân dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự
pháp luật.
2. Có những đòi hỏi nào về đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư ở Việt Nam?
Ngày 20/7/2011, Hội đồng luật sư toàn quốc đã ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ. Theo đó:
24
- Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư khẳng định vị trí, tầm quan trọng đạo đức nghề nghiệp của luật sư: “Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư”.
- Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là thước đo năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của luật sư và là cơ sở để xã hội tôn vinh nghề luật sư. Lời nói đầu của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã khẳng định: “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư”.
- Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đòi hỏi mỗi luật sư phải tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn và “phải lấy Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp này làm khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội”.
3. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào đối với luật sư?
- Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam quy định 05 quy tắc chung được quy định tại Chương I, bao gồm: Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền; Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; Bảo vệ tốt nhất
25
lợi ích của khách hàng; Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí; Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đặt ra các quy tắc cho từng mối quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp, với cơ quan tiến hành tố tụng và với xã hội.
- Trong quan hệ với khách hàng, luật sư phải tôn trọng, tận tâm, bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng. Ngoài các quy định về việc nên làm và phải làm, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam còn quy định những việc luật sư không được làm để bảo đảm danh tiếng, đạo đức nghề nghiệp của luật sư (Chương II của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam).
- Trong quan hệ đối với đồng nghiệp, “Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân mình; giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội” (Quy tắc 15).
- Trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, “Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề” (Mục 23.1. Quy tắc 23).
- “Trong quan hệ với cơ quan nhà nước, để thực hiện công việc cho khách hàng, luật sư cần có thái độ lịch sự,
26
tôn trọng, kiên quyết từ chối những hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp” (Mục 25.2. Quy tắc 25).
4. Những yêu cầu nào về chuyên môn đối với luật sư trong tranh tụng hình sự?
Ngoài bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, luật sư cần có chuyên môn vững vàng mới có thể thực hiện tốt vai trò của luật sư khi tranh tụng trong vụ án hình sự. Đòi hỏi về chuyên môn của luật sư được thể hiện trong các khía cạnh sau:
- Luật sư cần thường xuyên trau dồi kỹ năng hành nghề luật sư nói chung và kỹ năng hành nghề luật sư tranh tụng nói riêng; sử dụng thành thạo, phù hợp với hoàn cảnh thực tế các kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, tham gia các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, trao đổi, tranh biện với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, soạn thảo các văn bản tranh tụng, các kỹ năng tranh tụng trực tiếp tại phiên tòa...
- Luật sư phải nắm vững các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề, có nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc và kiến thức xã hội tốt, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, các văn bản luật khác liên quan cũng như các hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trong tư pháp hình sự.
27
- Luật sư cần chia sẻ, thảo luận với các luật sư đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp trẻ về các tình huống, các bài học thành công và thất bại khi hành nghề để đúc rút kinh nghiệm khi tiến hành tranh tụng trên tinh thần chịu khó, khiêm tốn học hỏi.
- Luật sư cần thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng hành nghề thông qua việc nghiên cứu sách vở, tham dự các tọa đàm, hội thảo khoa học... để trang bị cho mình những tri thức mới không chỉ trong lĩnh vực pháp luật mà các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
- Luật sư cần tăng cường khả năng ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia để có thể tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài.
28
Chương 2
KỸ NĂNG TRAO ĐỔI
VỚI KHÁCH HÀNG, THÂN CHỦ
Khách hàng vừa là đối tác, vừa là đối tượng phục vụ của luật sư. Trong vụ án hình sự, khách hàng có thể là người bị buộc tội, là bị hại hoặc đương sự - là thân chủ được luật sư bào chữa, bảo vệ, hoặc khách hàng cũng có thể chỉ là người thân thích của những người tham gia tố tụng này. Thành ý hợp tác của khách hàng, của thân chủ là yếu tố quan trọng để luật sư đạt được hiệu quả bào chữa, bảo vệ và ngược lại, ngoài uy tín chuyên môn của luật sư, kỹ năng trao đổi với khách hàng, thân chủ của luật sư cũng là một trong các chìa khóa cho việc xây dựng thành công mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng của mình.
Khi trao đổi với khách hàng, luật sư có thể đề cập các nội dung khác nhau, bằng các phương thức khác nhau trong mỗi giai đoạn, thời điểm tố tụng khác nhau của quá trình giải quyết vụ án, tuy nhiên, đều dựa trên các nguyên tắc chung về giao tiếp, về tìm kiếm thông tin từ khách hàng và đều cần dựa trên tri thức, kinh nghiệm tố tụng và
29
các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nghề nghiệp của luật sư.
Câu 1: Làm thế nào để luật sư thu nhận được thông tin đầy đủ, chính xác từ khách hàng?
Trả lời:
- Luật sư cần đặt câu hỏi để khách hàng tường thuật lại toàn bộ nội dung sự việc, những thông tin mà họ biết; trong quá trình họ tường thuật cần đặt các câu hỏi để khách hàng trả lời vào trọng tâm vấn đề và có thể đặt thêm các câu hỏi mang tính chất làm rõ, mang tính chất gợi mở hoặc yêu cầu họ nhắc lại một số chi tiết quan trọng.
- Luật sư nên chăm chú nghe, ghi chép hoặc đề nghị ghi âm để tiếp nhận thông tin đầy đủ, nên động viên họ bình tĩnh, không quá xúc động hoặc kích động; yêu cầu họ có sự tin tưởng và hợp tác với luật sư để họ tiếp tục trả lời
các câu hỏi của luật sư trung thực, không giấu giếm. - Luật sư nên đề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu, đồ vật có thể dùng để chứng minh cho các thông tin mà khách hàng vừa chia sẻ hoặc chỉ dẫn người, nguồn có những thông tin liên quan để làm sáng tỏ vụ việc. - Trong quá trình ghi chép, luật sư cũng nên tự đặt ra các câu hỏi với chính mình về thực chất vai trò của thân chủ, các vấn đề khách hàng chưa muốn cung cấp thông tin, mong muốn của khách hàng đối với luật sư, khả năng ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên.
30
Câu 2: Khi trao đổi, tư vấn cho người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố luật sư cần phải làm gì?
Trả lời:
- Luật sư nên động viên khách hàng bình tĩnh và hợp tác với luật sư để có phương án xử lý tốt nhất trong tình huống hiện tại, yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, chi tiết thông tin về nội dung sự việc mà họ bị tố giác, kiến nghị khởi tố, về vai trò của họ.
- Luật sư yêu cầu khách hàng cho biết những nội dung chính trong kết luận thanh tra, kiểm toán (nếu có)... của cơ quan đã kiến nghị khởi tố, thông tin mà khách hàng đã cung cấp cho cơ quan đã kiến nghị khởi tố, Cơ
quan điều tra trong các lời khai, bản tường trình, các câu hỏi và yêu cầu của điều tra viên, các tài liệu đã giao nộp, các “thông điệp” từ điều tra viên.
- Luật sư nghe và lưu ý các lập luận, chứng cứ mà khách hàng tự cho rằng có thể dựa vào để bào chữa, bảo vệ cho chính mình để giúp họ hiểu đúng giá trị bào chữa, bảo vệ hoặc để luật sư khai thác thêm.
- Luật sư nên đưa ra các dự đoán ban đầu với các giả thiết khác nhau tại thời điểm hiện tại về tội danh, loại tội phạm và quy trình tố tụng tương ứng nếu khách hàng yêu cầu và lưu ý khách hàng đây chỉ là các dự đoán trên cơ sở những thông tin được cung cấp, được cập nhật tại thời điểm ban đầu.
31
- Về khả năng thân chủ bị khởi tố bị can, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh... hay các biện pháp cưỡng chế khác, luật sư trả lời thân chủ khi có cơ sở chắc chắn. Trước đề
xuất của khách hàng về việc luật sư có biện pháp phù hợp để không bị khởi tố, không bị tạm giam, luật sư cần thận trọng và đưa ra câu trả lời khi có đủ thông tin, căn cứ pháp lý và sau khi đã trao đổi, đề xuất sơ bộ với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Câu 3: Khi gặp thân chủ đang bị tạm giam, luật sư cần chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
- Luật sư cần thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, của cơ sở giam giữ trong thủ tục gặp thân chủ đang bị tạm giam.
- Luật sư nên quan tâm tới tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần của thân chủ khi bị tạm giam, nhu cầu của thân chủ về chế độ tạm giam, về việc thăm gặp, gửi quà của gia đình; động viên và khẳng định sự đồng hành của luật sư đối với thân chủ để tạo được niềm tin và từ đó giúp thân chủ cởi mở hơn trong việc chia sẻ thông tin về vụ án. Đặc biệt, luật sư nên quan tâm đến thân chủ trong trường hợp thân chủ thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người dưới 18 tuổi, người bị nhược điểm về thể chất và tâm thần, người dân tộc thiểu số...
32
- Luật sư yêu cầu trao đổi trực tiếp về sự tham gia của thân chủ trong vụ án, vai trò, nguyện vọng của thân chủ và quan điểm giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các hướng bào chữa phù hợp và phương thức triển khai hướng bào chữa, các điều kiện để đạt được mục tiêu bào chữa.
- Luật sư chốt lại các công việc hai bên sẽ cùng thực hiện, những đề xuất đối với thân chủ về thái độ khai báo, nội dung khai báo, về vấn đề bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả.
Câu 4: Những nội dung nào cần trao đổi với khách hàng để chuẩn bị cho việc bồi thường thiệt hại cho bị hại?
Trả lời:
- Nếu xác định rõ thân chủ có lỗi và sẽ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, luật sư nên tư vấn cho thân chủ thực hiện sớm việc xin lỗi, bồi thường thiệt hại cho bị hại với mức bồi thường phù hợp với phần thiệt hại mà thân chủ gây ra và phù hợp với điều kiện kinh tế hiện có.
- Khách hàng nên thể hiện thành ý xin lỗi và bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cho hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Về mức bồi thường, nên cân nhắc mức độ thiệt hại thực tế, quy định của pháp luật về các loại tổn thất để giúp thân chủ đàm phán về mức bồi thường, nên có phương án chia thành các lần bồi thường.
33
- Luật sư nên tư vấn cho thân chủ có các đề xuất với bị hại và gia đình của bị hại trong quá trình thương lượng về vấn đề bồi thường để họ tự nguyện có các động thái có lợi cho việc bào chữa cho thân chủ.
- Việc bồi thường cần được lập thành biên bản, nên có người chứng kiến, có giấy biên nhận tiền; trường hợp thỏa thuận bồi thường không thành cũng cần lập thành biên bản. Luật sư tư vấn cho thân chủ chuyển tiền bồi thường vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nếu bị hại từ chối nhận bồi thường. Các biên bản, giấy biên nhận tiền cần được chuyển giao ngay cho cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Câu 5: Những nội dung nào cần trao đổi với thân chủ là bị cáo trước ngày mở phiên tòa hình sự sơ thẩm?
Trả lời:
- Luật sư nên thống nhất phương án bào chữa với thân chủ, sự phối hợp cần có của thân chủ với luật sư, các nội dung trả lời cho các câu hỏi của luật sư hai bên và các câu hỏi dự kiến của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác.
- Luật sư căn dặn thân chủ về nội dung tự bào chữa trong phần tranh luận, về lời nói sau cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án để cộng hưởng với phần tranh tụng của luật sư để đạt hiệu quả bào chữa cao nhất.
34
- Luật sư tư vấn cụ thể cho thân chủ về trình tự phiên tòa, thái độ, trang phục, cách xưng hô phù hợp của thân chủ tại phiên tòa.
Câu 6: Những nội dung nào cần trao đổi với thân chủ là bị hại trước khi tham dự phiên tòa hình sự sơ thẩm?
Trả lời:
- Luật sư nên thống nhất phương án bảo vệ với thân chủ, sự phối hợp cần có của thân chủ với luật sư, các nội dung trả lời cho các câu hỏi của luật sư và các câu hỏi dự kiến của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác.
- Luật sư căn dặn, soạn thảo cho thân chủ về nội dung tự bảo vệ trong phần tranh luận, về sự bổ sung của thân chủ sau lời bảo vệ của luật sư, về các yêu cầu hỏi và tranh luận của bị hại để bổ trợ cho phần tranh tụng của luật sư. Luật sư nên giúp họ hệ thống lại các thiệt hại, đồng thời khuyên họ nên trình bày một cách chân thực, có tính cảm xúc, có tính nhân văn trong nội dung phát biểu.
- Luật sư tư vấn cụ thể cho thân chủ về trình tự phiên tòa, thái độ, trang phục, cách xưng hô phù hợp của thân chủ tại phiên tòa: tránh sự e ngại, lúng túng hoặc kích động quá mức tại phiên tòa, đặc biệt là khi bị cáo hoặc gia đình, người bào chữa của bị cáo khiêu khích, xúc phạm.
35
Câu 7: Những nội dung nào cần trao đổi với thân chủ là bị cáo để chuẩn bị cho việc kháng cáo?
Trả lời:
- Luật sư cần tư vấn cho thân chủ về phạm vi kháng cáo ở tư cách tố tụng của thân chủ. Nếu luật sư là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự khác chỉ được kháng cáo trong trường hợp thân chủ là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần, thể chất, tuy nhiên, cũng cần trao đổi, tư vấn với gia đình thân chủ về nội dung kháng cáo.
- Nếu thân chủ đang bị tạm giam, luật sư tư vấn cho bị cáo về quy trình kháng cáo: trại tạm giam cung cấp mẫu đơn, chuyển đơn kháng cáo đến Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, về nội dung đơn, cần lưu ý ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; lý do và yêu cầu của người kháng cáo.
- Luật sư tư vấn cho thân chủ viết đơn kháng cáo đúng trọng tâm, trọng điểm, gửi đúng nơi, đúng hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Một số nội dung nếu chưa đưa vào đơn kháng cáo có thể
gửi kèm theo, gửi sau đơn kháng cáo như văn bản kiến nghị, các chứng cứ, tài liệu, để làm rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.
- Ngoài ra, luật sư có thể tư vấn cho thân chủ thực hiện quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo trên nguyên
36
tắc không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, việc kháng cáo quá hạn và xét kháng cáo quá hạn.
Trên cơ sở các kỹ năng trao đổi với khách hàng, thân chủ được giới thiệu ở phần trên, anh (chị) hãy áp dụng vào các tình huống cụ thể của vụ án dưới đây với việc trả lời các câu hỏi sau:
Chị Nguyễn Thị N được người quen giới thiệu và đưa đến gặp luật sư để nhờ bào chữa cho chồng là anh Vũ Tuấn B đang bị khởi tố và bị tạm giam tại Công an tỉnh T.
Nội dung vụ án liên quan đến vợ chồng chị như sau: Khoảng 23 giờ ngày 29/8/2018, Vũ Tuấn B dẫn vợ là chị Nguyễn Thị N cùng con 9 tuổi đi ăn bánh xèo tại một quán ăn ở phường Q, thành phố T, tỉnh T. Trong quán có khoảng 10 người đang uống rượu ở bàn bên cạnh. Trong nhóm người này có vài người mà Tuấn B quen biết.
Khi vợ chồng Tuấn B đang ăn thì một thanh niên bàn bên sang mời rượu. Tuấn B sau đó qua giao lưu, mời lại vài chén.
Vài phút sau, anh Nguyễn Mạnh H (28 tuổi) sang mời rượu và ngồi cạnh vợ anh Tuấn B. Tại đây, anh H một tay cầm chén rượu mời, tay còn lại có hành vi khiếm nhã với chị N. Khi Tuấn B trừng mắt nhìn, H lại tiếp tục kéo áo ngực chị N.
37
Bực tức, Tuấn B đã vỗ vai rồi gọi H ra ngoài nói chuyện. Hai bên xảy ra xô xát. Lúc này, bạn của anh H ra can ngăn nhưng Tuấn B đã vội lao vào trong quán lấy kéo rồi quay lại đâm H nhiều nhát khiến H tử vong.
Đến gần 9 giờ sáng 30/8/2018, được sự vận động của vợ và người thân, Vũ Tuấn B đã đến cơ quan công an đầu thú.
Câu hỏi 1: Luật sư sẽ hỏi chị N để làm rõ những tình tiết nào của vụ án trong lần tiếp xúc đầu tiên với chị N? Câu hỏi 2: Chị N cho biết hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, mọi người khuyên chỉ nên bồi thường cho gia đình Nguyễn Mạnh H một chút “gọi là có” vì anh H có lỗi, hơn nữa tiền còn phải tập trung để lo án cho anh Tuấn B sau này rất tốn kém. Trong khi đó, gia đình Nguyễn Mạnh H đã đánh tiếng yêu cầu bồi thường trọn gói một tỷ đồng.
Luật sư sẽ tư vấn cho chị N như thế nào trong tình huống này?
Câu hỏi 3: Luật sư đã được tham dự hỏi cung bị can và nhận thấy thân chủ khai khi hỏi cung đúng với nội dung vụ án như chị N đã trình bày. Tuấn B có khai cụ thể hơn là lúc xô xát, Tuấn B rất bực tức trước thái độ thách thức của Nguyễn Mạnh H và H còn nói là sẽ chơi chị N bằng được thì thôi rồi đánh vào mặt, vào bụng Tuấn B. Vì vậy, Tuấn B đã cố gượng dậy lao vào trong quán lấy kéo rồi quay lại đâm H nhiều nhát khiến H tử vong.
38
Luật sư sẽ hỏi và lưu ý những vấn đề gì khi vào trại tạm giam gặp riêng Vũ Tuấn B?
Câu hỏi 4: Chị N cho luật sư biết hiện cuộc sống của mẹ con chị đang rất căng thẳng, chồng bị tạm giam, chị đi làm bị xì xầm bàn tán. Đặc biệt, gia đình anh H vì xót con, vì cho rằng chị N lẳng lơ đã hại chết con họ, nên đã nhiều lần có hành vi khủng bố tinh thần chị N, đặc biệt vợ anh H đã thuê côn đồ hành hung chị N may mà hàng xóm can thiệp kịp thời nhưng bọn côn đồ vẫn tiếp tục đe dọa qua điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà càn quấy. Chị N không biết làm thế nào để hai mẹ con được yên ổn sống tiếp.
Luật sư sẽ tư vấn và giúp đỡ cho mẹ con chị N như thế nào?
Câu hỏi 5: Tòa án nhân dân tỉnh T đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo Vũ Tuấn B về Tội giết người theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Với định hướng bào chữa đã xác định, Luật sư sẽ trao đổi với bị cáo những vấn đề gì khi vào gặp bị cáo trong trại tạm giam trước ngày mở phiên tòa?
39
Chương 3
KỸ NĂNG THU THẬP, KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ
Về lý thuyết, chứng minh là việc sử dụng các chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất và các tình tiết của vụ án và nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, với tư cách là người bào chữa, bảo vệ, luật sư cũng tham gia quá trình chứng minh với các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của riêng mình để có thể tranh tụng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình một cách hiệu quả nhất.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ trong giới hạn ở một số biện pháp thu thập theo quy định của khoản 2 Điều 88 Bộ luật này: “Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị
hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa”. Đối với hoạt động kiểm tra chứng cứ, luật sư kiểm tra tính xác
40
thực của chứng cứ, xem xét tài liệu thu thập được có đảm bảo tính khách quan, liên quan và hợp pháp hay không. Chỉ khi nào những thuộc tính này được kiểm tra và đảm bảo tính xác thực của tài liệu thu thập mới được coi là chứng cứ và được sử dụng làm chứng cứ để chứng minh tội phạm. Đối với hoạt động đánh giá chứng cứ, luật sư xác định giá trị và ý nghĩa của chứng cứ trong mối quan hệ với đối tượng chứng minh nên phải đánh giá từng chứng cứ, sau đó đánh giá toàn bộ chứng cứ để rút ra kết luận về vụ án. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của luật sư bị
hạn chế trong phạm vi những chứng cứ mà luật sư thu thập được hoặc tiếp cận được khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhưng có ý nghĩa vô cùng quý giá để hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng bào chữa, bảo vệ cho thân chủ
khi tham gia giải quyết vụ án hình sự.
Câu 1: Thế nào là thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ?
Trả lời:
- Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ là một hoạt động được luật sư tiến hành theo luật định để tìm ra và làm sáng tỏ ý nghĩa, giá trị của các tài liệu, vật chứng góp phần giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan.
- Thu thập chứng cứ là hoạt động của luật sư theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm thu thập các dấu vết của tội phạm và những tình tiết liên quan đến trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo (hành vi của bị can
41
bị cáo có cấu thành tội phạm không, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo...) và các tình tiết khác liên quan đến việc làm giảm nhẹ mức độ lỗi và trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
- Kiểm tra chứng cứ là hoạt động của luật sư theo quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ.
- Đánh giá chứng cứ là hoạt động của luật sư theo quy định của pháp luật nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ trong vụ án hình sự.
Câu 2: Mục tiêu của việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là gì?
Trả lời:
Mục tiêu của việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là phát hiện những chứng cứ gỡ tội có giá trị chứng minh và bác bỏ được những chứng cứ buộc tội của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát đã thu thập được để từ đó đưa ra những nhận định, kết luận về việc không phạm tội, hoặc có phạm tội, có hay không có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Câu 3: Khi thu thập chứng cứ, luật sư cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Khi thu thập chứng cứ, luật sư cần chú ý những vấn đề sau:
42
- Chứng cứ phải thỏa mãn đầy đủ các thuộc tính gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp; - Đáp ứng đầy đủ các quy định về mặt thủ tục trong thu thập chứng cứ: chẳng hạn, trường hợp luật sư thu thập được vật chứng thì vật chứng phải được bảo quản và giao nộp ngay cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc luật sư phải lập bản danh mục chứng cứ là những tài liệu, đồ vật nộp cho các cơ quan tiến hành tố tụng và chỉ giữ lại bản sao để sử dụng trong việc bào chữa;
- Không thu thập các chứng cứ thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác: nếu là những tài liệu thuộc phạm vi này thì luật sư phải ngừng ngay, nếu không sẽ đặt mình vào tình trạng vi phạm pháp luật.
Câu 4: Kỹ năng thuyết phục người biết các tình tiết, lưu trữ đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án?
Trả lời:
Đối với các cá nhân, tổ chức nắm được các tình tiết của vụ án hoặc lưu trữ các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án, luật sư cần thuyết phục để lấy được lời khai, vật chứng và giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cho luật sư. Luật sư thuyết phục họ bằng cách nêu rõ tính chất quan trọng, cần thiết của việc cung cấp chứng cứ
để làm rõ sự thật khách quan của vụ án; đồng thời việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cá nhân, tổ chức biết được còn là nghĩa vụ pháp lý công dân trong tố tụng hình sự.
43
Trong một số trường hợp nhất định, việc khai báo và cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án còn có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi cho người thân hoặc chính bản thân người cung cấp thông tin vụ án khi xử lý vụ án của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Pháp luật quy định cơ chế, biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin liên quan đến vụ án và có sự đồng hành của luật sư trong quá trình khai
báo, cung cấp đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Luật sư cần chú ý:
- Trường hợp người cung cấp thông tin liên quan đến vụ án là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần phải có mặt của người đại diện, người chứng kiến;
- Tiến hành đầy đủ các thủ tục thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; - Khi giao nộp chứng cứ, đồ vật, tài liệu mà luật sư thu thập được cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành kiểm kê, kiểm tra, mô tả tình trạng, chụp ảnh đồ vật, sao chụp tài liệu và phải lập biên bản bàn giao, bảng kê tài liệu lưu vào hồ sơ vụ án. Luật sư lưu giữ bản sao tài liệu, biên bản bàn giao. Luật sư nên thông báo cho người đã cung cấp biết tài liệu, đồ vật đã được chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cần lưu ý việc bảo mật những thông tin liên quan đến vụ án mà luật sư được cung cấp và đề nghị cơ quan điều tra có biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
44
Câu 5: Có những cách thức nào để kiểm tra chứng cứ?
Trả lời:
Có các cách kiểm tra chứng cứ sau:
- Phân tích từng chứng cứ (phân tích tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ); - Đối chiếu, so sánh giữa các chứng cứ đã thu thập được; - Đối chiếu, so sánh giữa các chứng cứ thu thập được xem có phù hợp với thực tế khách quan hay không; - Tìm ra sự thống nhất, mâu thuẫn giữa các chứng cứ và giữa hệ thống chứng cứ thu thập được với thực tế khách quan và với những chứng cứ luật sư thu thập được. Nếu có mâu thuẫn, luật sư cần phải đặt ra câu hỏi về nguyên nhân của sự mâu thuẫn;
- Thu thập thêm các chứng cứ để khẳng định tính khách quan, liên quan, hợp pháp của các chứng cứ đã có. - Khi kiểm tra chứng cứ, luật sư cần chú ý:
Thứ nhất, kiểm tra hình thức của chứng cứ để xác định, những chứng cứ thu thập được có đúng với thủ tục, trình tự quy định của pháp luật hay không. Nếu có thì cần đánh dấu để sử dụng trong suốt quá trình tranh tụng tại phiên tòa.
Thứ hai, xem xét nội dung của chứng cứ để xác định, chứng cứ này chứng minh cho yếu tố nào trong cấu thành
45
tội phạm hoặc chứng minh cho đối tượng chứng minh nào của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.
Câu 6: Kỹ năng của luật sư trong việc đánh giá chứng cứ?
Trả lời:
Khi đánh giá chứng cứ, luật sư cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng phân loại chứng cứ: luật sư cần sắp xếp và phân loại chứng cứ theo từng nhóm. Có thể phân theo những nhóm sau:
+ Nhóm chứng cứ là các văn bản tố tụng (quyết định khởi tố, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn...); + Nhóm chứng cứ từ lời khai của các bị can, bị cáo trong vụ án;
+ Nhóm chứng cứ từ lời khai của những người làm chứng trong vụ án;
+ Nhóm chứng cứ từ lời khai của người bị hại; + Nhóm chứng cứ liên quan đến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; kết luận giám định...; + Nhóm những chứng cứ khác (là những tài liệu của các cơ quan, tổ chức cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng...).
- Định hướng đánh giá chứng cứ: luật sư đánh giá chứng cứ để xem xét mỗi chứng cứ có giá trị gỡ tội đến đâu. Các chứng cứ này cần chú ý đánh dấu bằng các bút
46
đánh dấu để khi cần đến có thể tìm kiếm và sử dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, khi nghiên cứu những tài liệu có trong hồ sơ vụ án cần loại bỏ những tài liệu không có liên quan đến việc bào chữa và chỉ giữ lại những tài liệu có liên quan đến việc bào chữa.
- Luật sư cần có tư duy biện chứng, lôgíc, khách quan, toàn diện tránh suy diễn chủ quan, phiến diện, máy móc, một chiều khi đánh giá chứng cứ. Trong quá trình đánh giá chứng cứ, cần chú ý xác định chính xác giá trị chứng minh của từng chứng cứ và toàn bộ hệ thống chứng cứ thu thập được đối với từng vấn đề và toàn bộ nội dung vụ án.
Trên cơ sở các kỹ năng thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ được giới thiệu ở phần trên, anh (chị) hãy áp dụng vào các tình huống cụ thể của vụ án dưới đây với việc trả lời các câu hỏi sau:
Bà Vũ Thị M (sinh năm 1961, trú tại tỉnh H) đến nhờ luật sư bào chữa cho con trai tên là H hiện đã bị tạm giam hơn 03 tuần về Tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau khi có tư cách người bào chữa trong vụ án, luật sư đã tiếp cận được tương đối đầy đủ thông tin về vụ án này như sau:
Võ Văn H (sinh năm 1987), con trai bà M, bị khởi tố về Tội “mua bán trái phép chất ma túy”. Liên quan đến vụ án này còn có vợ chồng Nguyễn Xuân C (sinh năm 1981), Nguyễn Thị V (sinh năm 1983). Nguyễn Xuân C
47
dù đang thi hành bản án 09 năm tù về Tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” tại Trại giam Đ (tỉnh Q) nhưng C đã giấu được 02 điện thoại đưa vào buồng giam. C dùng điện thoại liên lạc ra ngoài chỉ đạo việc mua bán ma túy. Ngày 30/7/2017, C gọi điện thuê H đi nhận ma túy đồng thời chỉ đạo vợ là Nguyễn Thị V chuẩn bị tiền cho H. Theo chỉ đạo của C, V đã đưa cho H 12.000 USD và 3 triệu đồng để đi cửa khẩu C (tỉnh H) giao ma túy. H đi xe máy của bà M, để hơn 02kg ma túy tổng hợp và 01 bánh heroin vào cốp xe đi giao cho khách. Khi đến địa phận xã S (tỉnh H) thì bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Khám xét nhà ở của vợ chồng V, cảnh sát thu giữ thêm 08 gói ma túy đá.
Võ Văn H và các đồng phạm bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Câu hỏi 1: Đọc các tài liệu về giám định trong hồ sơ vụ án, luật sư nhận thấy cơ quan giám định đã thực hiện đúng câu hỏi trưng cầu giám định là “Mẫu gửi giám định có phải là chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không? Loại chất ma túy, tiền chất là loại gì? Trọng lượng (khối lượng) của mẫu gửi giám định là bao nhiêu?”. Cơ quan điều tra đã không trưng cầu hàm lượng chất ma túy, tiền chất.
Luật sư đánh giá như thế nào về hoạt động trưng cầu giám định này?
48
Câu hỏi 2: Bà Vũ Thị M cho rằng “Thằng H bị vợ chồng thằng C thuê thôi. Hắn ngơ ngơ, có tỉnh táo gì đâu mà đi buôn ma túy”. Theo lời kể của bà M, nhà bà quá nghèo, H không được đi học. Năm H lên 10 tuổi, bà M mới xin được cho con đi học lớp 1. Đến năm 2001, khi đang học lớp 5, H bắt đầu có những biểu hiện không bình thường. Sau 01 năm chạy chữa ở bệnh viện tâm thần thì H cũng bỏ học và bắt đầu lang thang không nhớ đường về. “Hắn đi lang thang, rồi người ta cho uống rượu. Tính tình ngày càng hư, có khi không nhớ cả đường về. Lúc tỉnh táo hắn vẫn khăng khăng rằng mình không bị bệnh, bảo mẹ đưa sổ khám bệnh để hắn giấu đi kẻo người ta biết thì không ai dám lấy. Tôi cất sổ khám chữa bệnh mà không hiểu sao hắn tìm được, xé mất”, bà M kể.
Luật sư nên thu thập các tài liệu nào về nhân thân của H nếu nhận thấy sự chân thật trong lời kể của bà M và những dấu hiệu thần kinh không bình thường của H khi luật sư trực tiếp tiếp xúc?
Câu hỏi 3: Tại Cơ quan điều tra, H khai trước khi bị bắt 02 tháng, H còn chở V đi lấy tiền hàng ở tỉnh Q, nhưng V, C đều phủ nhận, Cơ quan điều tra không tìm được đối tượng ở tỉnh Q mà H khai ra. Trong hồ sơ chỉ có lời khai của một người làm chứng là chủ nhà nghỉ ở tỉnh Q, với trích xuất camera thể hiện H và V thuê phòng nghỉ khớp với lời khai của H về thời gian, địa điểm, trang phục của H và V. V giải thích hôm đó rảnh rỗi chỉ rủ H chở đến tỉnh Q
49
chơi lòng vòng rồi về tỉnh H. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can Võ Văn H với tình tiết phạm tội nhiều lần. Quan điểm của luật sư về việc áp dụng tình tiết này? Câu hỏi 4: Các hoạt động lấy lời khai, hỏi cung Võ Văn H trước thời điểm có luật sư tham gia bào chữa cho H có được coi là nguồn chứng cứ không? Tại sao? Câu hỏi 5: Trước những biểu hiện không bình thường của Võ Văn H, khi sắp hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra đã trao đổi với Viện kiểm sát về việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Tuy nhiên, Viện kiểm sát cho rằng không cần thiết vì đây chỉ là thủ đoạn trốn tránh án tử hình của bị can. H có 02 tiền án về Tội trộm cắp tài sản và Tội cướp giật tài sản. Do đó, H không thể bị tâm thần. Luật sư có bình luận gì về quan điểm của Viện kiểm sát khi đánh giá tình trạng tâm thần của bị can? Luật sư nên xử lý như thế nào khi biết Cơ quan điều tra thực hiện theo ý kiến của Viện kiểm sát và đang soạn thảo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố 03 bị can?
50
Chương 4
KỸ NĂNG THAM GIA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VÀ LÀM VIỆC
VỚI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Việc tham dự các hoạt động điều tra giúp luật sư tiếp cận thông tin về vụ án và vai trò của thân chủ trong vụ án ngay từ giai đoạn điều tra, đồng thời, luật sư có thể giám sát, đề xuất kịp thời các quan điểm của mình với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bảo vệ một cách trực tiếp và hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Trong thực tiễn, luật sư có thể không được tạo điều kiện tham dự các hoạt động điều tra, bị gây khó khăn trong quá trình trao đổi, đề xuất với người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật ngày càng có những quy định bảo đảm đầy đủ hơn địa vị, vị thế của luật sư từ quá trình khởi tố, điều tra cho đến xét xử. Khi tham gia các hoạt động điều tra cũng như khi làm việc với người tiến hành tố tụng, luật sư cần có thái độ vừa mềm mỏng, tranh thủ sự tạo điều kiện của người tiến hành tố tụng, vừa kiên quyết đấu tranh để thực
51
hiện các quyền luật định để thực hiện tốt nhất vai trò tranh tụng của bản thân ngay từ trước khi vụ án được đưa ra xét xử.
Câu 1: Để tham dự hoạt động hỏi cung bị can đang bị tạm giam, luật sư cần thực hiện những thủ tục nào?
Trả lời:
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bào chữa, luật sư cần gặp người tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án để trao đổi về sự liên hệ giữa hai bên và đề nghị họ báo trước hợp lý về thời gian, địa điểm hỏi cung và tạo các điều kiện khác để luật sư tham dự hỏi cung cũng như các hoạt động điều tra khác.
Nếu bị gây khó dễ, luật sư nên chủ động có văn bản chính thức (công văn của văn phòng, công ty luật) kịp thời đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng trách nhiệm thông báo cho người bào chữa quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Sau khi nhận được thông báo về thời gian, địa điểm hỏi cung, luật sư nên đến sớm hơn so với lịch hẹn để làm thủ tục tại nơi hỏi cung, đặc biệt nếu thân chủ đang bị tạm giam, luật sư còn phải xuất trình các giấy tờ để được vào cơ sở giam giữ.
52
Câu 2: Những vấn đề gì luật sư cần quan tâm tham dự hỏi cung bị can trong vụ án mà mình nhận bào chữa?
Trả lời:
Luật sư nên hệ thống lại các thông tin về vụ án, về vai trò của thân chủ trong vụ án để xác định các thông tin cần tiếp cận, các vấn đề mong muốn làm rõ khi tham dự hỏi cung bị can.
Luật sư nghe và ghi chép nội dung các câu hỏi và trả lời giữa người hỏi cung và bị can và ghi lại cả tâm lý thái độ của hai bên nếu thấy có những điểm bất thường như các dấu hiệu căng thẳng, lúng túng, lảng tránh v.v.. Luật sư nên gạch chân các thông tin mấu chốt, các thông tin mới so với hình dung ban đầu, đánh dấu những điểm cần hỏi ngay trong buổi hỏi cung (khi điều tra viên cho phép hỏi) hoặc những điểm cần tìm hiểu thêm từ thân chủ và các nguồn khác. Luật sư có thể đề nghị điều tra viên và thân chủ về việc thực hiện các quyền của bị can, đặc biệt quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Khi được hỏi, luật sư nên: (i) Đặt các câu hỏi để đặt lại vấn đề trong trường hợp người hỏi cung đã hỏi mà bị can do hiểu sai khi trả lời dẫn tới hậu quả bất lợi; (ii) Đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề khác mà người hỏi cung đã hỏi lửng dẫn tới câu trả lời chưa hết ý, chưa toàn diện dễ dẫn
53
đến bất lợi cho thân chủ; (iii) Đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết gỡ tội, các vấn đề về nhân thân, về vai trò của thân chủ theo hướng có lợi cho thân chủ. Các câu hỏi nên ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm.
Luật sư nên đọc và đối chiếu, so sánh biên bản hỏi cung và diễn biến buổi hỏi cung theo ghi ghép của bản thân để có ý kiến nhanh và kịp thời.
Câu 3: Khi tham dự hoạt động lấy lời khai thân chủ là bị hại, luật sư cần thực hiện các hoạt động cụ thể nào?
Trả lời:
Luật sư nên hệ thống lại các thông tin về vụ án, về tình trạng thiệt hại và nguyện vọng của thân chủ để xác định các vấn đề cần tư vấn cho thân chủ khi cơ quan điều tra lấy lời khai trên nguyên tắc thân chủ trình bày trung thực, đầy đủ thông tin về vụ án mà mình biết cũng như các nguyện vọng về việc giải quyết vụ án.
Luật sư tư vấn thân chủ trả lời đúng mực, hợp lý trong các trường hợp thân chủ cũng có lỗi dẫn tới hành vi phạm tội của bị cáo.
Luật sư nghe và ghi chép nội dung các câu hỏi và trả lời giữa người lấy lời khai và bị hại..., đánh dấu những điểm cần hỏi, cần tìm hiểu thêm từ thân chủ và các nguồn khác.
Khi được hỏi, luật sư nên: (i) Đặt các câu hỏi để đặt lại vấn đề mà người lấy lời khai đã hỏi mà bị hại do hiểu sai
54
khi trả lời dẫn tới hậu quả bất lợi; (ii) Đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề khác mà người hỏi cung đã hỏi lửng dẫn tới câu trả lời chưa hết ý, chưa toàn diện bất lợi cho thân chủ; (iii) Đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết gỡ tội, các vấn đề về
nhân thân, về vai trò của thân chủ theo hướng có lợi cho thân chủ.
Luật sư nên đề nghị người lấy lời khai dừng việc hỏi hoặc thay đổi câu hỏi, thái độ hỏi nếu thấy có sự mớm, ép cung từ phía người hỏi và thái độ mệt mỏi, khó hiểu, sợ hãi hoặc sự bực bội, căng thẳng từ phía bị hại.
Luật sư cũng nên đọc và đối chiếu, so sánh biên bản lấy lời khai và diễn biến buổi lấy lời khai theo ghi ghép của bản thân để có ý kiến nhanh và kịp thời.
Câu 4: Những vấn đề gì luật sư cần quan tâm và thực hiện khi tham dự hỏi cung, lấy lời khai người dưới 18 tuổi?
Trả lời:
Trước hết, luật sư nên kiểm tra lại các thông tin được thông báo về buổi hỏi cung, lấy lời khai người dưới 18 tuổi, làm việc với người đại diện về việc cùng tham dự, các câu hỏi nên đặt ra với người dưới 18 tuổi, về vai trò động viên, chỗ dựa tinh thần cho người dưới 18 tuổi.
Luật sư cần nghe và yêu cầu có sự giải thích đủ, đúng về quyền và nghĩa vụ của người dưới 18 tuổi theo từng tư cách tố tụng của họ trong vụ án.
55
Luật sư đề nghị người hỏi phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của thân chủ, đề nghị tạm dừng ngay khi họ có biểu hiện mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
Cuối buổi hỏi, nếu thấy việc hỏi đã đầy đủ và có lợi cho việc bào chữa, bảo vệ, luật sư nên lưu ý người tiến hành tố tụng giảm đến mức thấp nhất số lần phải lấy lời khai cũng như xác định thời lượng các lần lấy lời khai đối với thân chủ.
Câu 5: Luật sư cần lưu ý những vấn đề gì khi tham dự hoạt động đối chất?
Trả lời:
Trước khi tham dự buổi đối chất, luật sư nên xác định những vấn đề mâu thuẫn trong vụ án, các hoạt động điều tra để làm rõ mâu thuẫn mà vẫn không giải quyết được, trên cơ sở đó điều tra viên cho rằng cần đối chất (luật sư
cũng nên xác định những vấn đề mâu thuẫn trong vụ án có thể bất lợi cho thân chủ để chủ động yêu cầu tiến hành đối chất).
Luật sư nên ghi lại thành phần buổi đối chất, việc giải thích quyền và nghĩa vụ, về mối quan hệ giữa các bên. Luật sư ghi chép các câu hỏi của điều tra viên để kiểm chứng những mâu thuẫn mà luật sư xác định trước buổi đối chất với những mâu thuẫn của vụ án mà điều tra viên
56
đặt câu hỏi để làm rõ và các chứng cứ, tài liệu, đồ vật điều tra viên đưa ra để đối chứng; ghi lại câu trả lời, câu hỏi đối chất chéo giữa các bên và thái độ của họ.
Luật sư lưu ý những vấn đề chưa được đối chất trọn vẹn để làm rõ hoặc các dấu hiệu tâm lý bất thường của các bên để đề nghị được làm rõ hoặc tự mình làm rõ sau buổi đối chất; lưu ý những điểm bất lợi đối với thân chủ được làm sáng tỏ sau buổi đối chất để có phương án bào chữa, bảo vệ phù hợp.
Câu 6: Luật sư cần lưu ý những vấn đề gì khi tham dự hoạt động thực nghiệm điều tra?
Trả lời:
Thứ nhất, luật sư nên xác định vấn đề gì cần được thực nghiệm điều tra dẫn tới việc cơ quan điều tra phải tổ chức thực nghiệm điều tra, những hoạt động thực nghiệm nào là những hoạt động mấu chốt của buổi thực nghiệm;
Thứ hai, luật sư nên đến sớm hơn so với lịch hẹn, mang theo các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục tham dự, đối chiếu với quy định của pháp luật để kiểm tra thành phần tham dự, đánh giá việc dựng lại hiện trường, các điều kiện tự nhiên đã phù hợp hay không? Theo dõi việc điều tra viên phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng và chủ trì buổi thực nghiệm;
Thứ ba, luật sư quan sát, ghi lại diễn biến buổi thực nghiệm để kiểm nghiệm về thời gian, về trật tự,
57
lôgíc, về tương quan vị trí, động tác của hành vi phạm tội... để đối chiếu, so sánh với biên bản thực nghiệm, các tài liệu chứng cứ khác trong vụ án và kịp thời đề xuất điều tra viên có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực nghiệm nếu thấy có sự không phù hợp của các điều kiện thực nghiệm, điều tra viên có biểu hiện không khách quan hoặc thân chủ có biểu hiện sợ hãi hoặc các diễn biến tâm lý tiêu cực.
Câu 7: Luật sư cần chuẩn bị những luận cứ nào để đề xuất thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam?
Trả lời:
- Luật sư nên kiểm tra các điều kiện và dự liệu khả năng đề xuất thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam có thành công hay không, trao đổi trước với người có thẩm quyền để phần nào biết trước quan điểm của họ về vấn đề này, sau đó thông tin và tư vấn cụ thể hơn cho gia đình thân chủ.
- Các luận cứ để thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam được đề xuất để làm rõ việc tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết như: thân chủ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nhân thân tốt, nơi cư
trú rõ ràng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải... Thân chủ bị đau ốm cần được tại ngoại để điều trị, có người
58
nhà đau ốm cần được tại ngoại để chăm sóc, bị ràng buộc bởi quan hệ gia đình, công việc để không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
- Luật sư cần chuẩn bị các tài liệu làm căn cứ, làm minh chứng cho các luận cứ của mình.
- Nếu không thể hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, luật sư nên đề xuất thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc biện pháp bảo lĩnh và tư vấn cho gia đình thân chủ chuẩn bị các điều kiện, các tài liệu cho việc đề xuất áp dụng hai biện pháp thay thế này.
Câu 8: Luật sư cần trao đổi với ai, nội dung, cách thức trao đổi như thế nào để đề xuất thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với thân chủ?
Trả lời:
- Nếu tham gia tố tụng từ trước khi khởi tố bị can, nếu có cơ sở, luật sư nên trao đổi với điều tra viên về tội danh và loại tội phạm của thân chủ theo quan điểm của luật sư. Nếu quyết định khởi tố bị can bất lợi đối với thân chủ, luật sư gặp kiểm sát viên trình bày các luận cứ, luận chứng để
chứng minh cho quan điểm của mình để kiểm sát viên cân nhắc trong thời gian Viện kiểm sát nghiên cứu, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.
- Nếu quyết định khởi tố bị can đã được ban hành, luật sư cần tiếp tục trao đổi, gửi đơn kiến nghị đề nghị xem xét, điều tra làm rõ để thay đổi tội danh, loại tội
59
phạm đã xác định trong quyết định khởi tố bị can khi kết thúc điều tra để phù hợp với sự thật khách quan của vụ án và có lợi cho thân chủ.
Câu 9: Luật sư cần trao đổi với ai, nội dung, cách thức trao đổi như thế nào để yêu cầu giám định, định giá tài sản?
Trả lời:
- Luật sư cần trao đổi với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công thụ lý vụ án (điều tra viên, kiểm sát viên) khi thấy có những vấn đề bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, những vấn đề cần được định giá để xác định trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự nhưng chưa được cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.
- Luật sư nên kết hợp vừa trao đổi trực tiếp (trao đổi miệng), vừa có văn bản đề nghị (giúp thân chủ viết đơn yêu cầu) và nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Câu 10: Luật sư cần trao đổi với ai, nội dung, cách thức trao đổi như thế nào để đề nghị xét xử kín?
Trả lời:
- Luật sư cần trao đổi với thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trước thời điểm quyết định đưa vụ án ra xét xử được ban hành;
- Luật sư đề xuất quan điểm của thân chủ và của bản thân luật sư về việc phiên tòa nên được xét xử kín và đưa
60
ra các cơ sở cho việc đề xuất: (i) Tính chất vụ án thuộc trường hợp có thể xét xử kín theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; (ii) Không cần thiết phải đưa ra xét xử lưu động để tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật; (iii) Việc xét xử lưu động chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, tâm lý khai báo, khả
năng tái hòa nhập cộng đồng của thân chủ.
Trên cơ sở các kỹ năng tham gia một số hoạt động điều tra và làm việc với người tiến hành tố tụng được giới thiệu ở phần trên, anh (chị) hãy áp dụng vào các tình huống cụ thể của vụ án dưới đây với việc trả lời các câu hỏi sau:
Anh Lô Ngọc A nhờ luật sư bào chữa cho chị gái đang bị điều tra về Tội mua bán người.
Anh Ngọc A cho biết chị mình là Lô Thị N, có chồng chết vì AIDS năm 2015. Sau khi chồng qua đời, N gửi con gái nhỏ cho vợ chồng em trai rồi sang Trung Quốc làm ăn. Tháng 01/2018, N về Việt Nam thăm con. Thấy N ăn mặc đẹp đẽ, đồ dùng đắt tiền nên Nguyễn Thị L và Lữ Thị M (trú cùng xã) nhờ N đưa sang Trung Quốc lấy chồng. L và M còn tự “ra giá” mỗi người phải được 60 triệu đồng. N trao đổi với một người phụ nữ tên H (hiện đang sinh sống ở Trung Quốc) về việc của M và L. Bà H đồng ý trả cho hai cô gái này mỗi người 60 triệu và nói N dẫn hai người ra Móng Cái (Quảng Ninh) để đưa sang Trung Quốc. H sẽ trả công cho N 40 triệu đồng.
61
N thông báo với L và M và hẹn thời gian xuất phát ra Móng Cái rồi qua đường tiểu ngạch sang Đông Hưng, Trung Quốc. H bán Nguyễn Thị L và Lữ Thị M cho hai người đàn ông Trung Quốc mua làm vợ với giá khoảng 210 triệu đồng/người. Tháng 4/2018, Nguyễn Thị L trốn được về Việt Nam và làm đơn tố cáo Lô Thị N, đồng thời yêu cầu N bồi thường 208 triệu đồng. Còn Lữ Thị M hiện đã lấy chồng và sinh sống ở Trung Quốc.
Sau khi bán Lữ Thị M và Nguyễn Thị L sang Trung Quốc thì N tiếp tục sang Trung Quốc sinh sống. Đến tháng 7/2018, Lô Thị N về Việt Nam vì con gái sức khỏe yếu. Biết L đã viết đơn tố cáo mình và được em trai vận động nên N đến cơ quan công an đầu thú, N bị tạm giữ
sau đó bị tạm giam, đã bị tạm giam hơn 01 tháng.
Câu hỏi 1: Luật sư cần gặp ai, làm thủ tục gì để có thể được tham gia tố tụng và tham dự một số hoạt động điều tra trong vụ án?
Câu hỏi 2: Khi tham dự hỏi cung bị can, luật sư nhận thấy điều tra viên thường đặt các kiểu câu hỏi như: Bị can đã tiếp cận chị L như thế nào? Bị can đã thuyết phục chị M như thế nào? Bị can còn tiếp cận những phụ nữ nào khác trong xã để lôi kéo, dụ dỗ?... N chỉ trả lời không nhớ, không biết, không phải và tâm lý rất căng thẳng, sợ hãi.
Luật sư nên xử sự như thế nào? Nên đặt câu hỏi với bị can như thế nào khi được điều tra viên đồng ý cho luật sư đặt câu hỏi.
62
Câu hỏi 3: Chị M và bà H hiện đang cư trú tại Trung Quốc nhưng không biết địa chỉ cụ thể và có giấy tờ hợp pháp tại Trung Quốc hay chưa? Luật sư có nên đề xuất Cơ quan điều tra truy tìm 02 đối tượng trên hoặc yêu cầu công an Trung Quốc dẫn độ về nước để điều tra và có nên thể hiện quan điểm của luật sư chỉ khi chị M và bà H có mặt tại Cơ quan điều tra thì mới có thể giải quyết được vụ án này hay không?
Câu hỏi 4: Bản kết luận điều tra thể hiện N đã lợi dụng tâm lý thích ăn chơi mà lại muốn có nhiều tiền của L và M để rủ rê, lôi kéo L, M rồi bán hai nạn nhân; trong khi đó, N khai L, M tự đến đặt vấn đề nhờ N bán với giá 60 triệu. L vừa có lời khai bị N rủ rê, vừa có lời khai buồn chuyện bị bạn trai bỏ nên đã tìm đến N bán mình để bạn trai phải đau lòng, ân hận. Chị M và bà H không có lời khai nào trong vụ án. Trong vụ án không có người làm chứng nào biết được những tình tiết quan trọng.
Luật sư cần trao đổi với ai, về vấn đề gì để bào chữa hiệu quả nhất cho bị can N?
Câu hỏi 5: Anh Ngọc A cho biết con gái chị N cũng bị AIDS và đang ở giai đoạn cuối rất cần có sự chăm sóc của mẹ. Luật sư có thể đề xuất thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với N không? Nếu không, tại sao? Nếu có, cần dựa trên các căn cứ nào?
63
Chương 5
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập theo quy định của pháp luật trong quá trình tố tụng, được sắp xếp theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm bảo đảm tính trình tự, đầy đủ, giúp cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự. Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, hồ sơ vụ án gồm: “a) Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; b) Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập; c) Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án”.
Hồ sơ vụ án là một trong những đặc trưng của tố tụng hình sự thẩm vấn - hình thức tố tụng đặc biệt chú trọng hồ sơ vụ án với tính chất là nơi tập hợp chủ yếu các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, trên cơ sở đó, hoạt động xét xử tại phiên tòa chủ yếu dựa trên việc xem xét, đánh giá các chứng cứ trong hồ sơ vụ án để tuyên án. Việc nghiên cứu hồ sơ giúp luật sư có được tương đối đầy đủ, trọn vẹn và chính thống các thông tin về vụ án nói chung và về trường hợp phạm tội của thân chủ nói riêng,
64
từ đó có cơ sở xác định đúng hướng bào chữa, bảo vệ và kịp thời có các đề xuất để cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, bổ sung chứng cứ tài liệu hoặc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
Câu 1: Luật sư nghiên cứu hồ sơ khi nào, tại đâu? Làm thế nào để tiếp cận hồ sơ vụ án?
Trả lời:
Luật sư chỉ được tiếp cận và nghiên cứu hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra, thực tế luật sư thường nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử (chuẩn bị xét xử) tại trụ sở Viện kiểm sát, Tòa án.
Khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát/Tòa án, luật sư liên hệ với kiểm sát viên/kiểm tra viên, thẩm phán/thư ký Tòa án được phân công thụ lý vụ án đề nghị được nghiên cứu hồ sơ, hẹn ngày đến trụ sở Viện kiểm sát, Tòa án để đọc hồ sơ. Luật sư xuất trình Thẻ luật sư, Giấy đăng ký bào chữa/bảo vệ và đề nghị họ giao hồ sơ để đọc và sao chụp.
Câu 2: Những công việc nào luật sư cần làm ngay khi nhận hồ sơ vụ án?
Trả lời:
- Luật sư khi nhận hồ sơ vụ án cần cùng với người giao hồ sơ kiểm tra ngay các tài liệu trong hồ sơ với bảng kê các tài liệu có trong hồ sơ có đủ số lượng và có đúng trình tự theo
65
bút lục hay không, kiểm tra tình trạng các tài liệu trong hồ sơ có nguyên vẹn, đầy đủ hay không, lưu ý những tài liệu có nhiều tờ, trang có đủ không, có được đánh bút lục hay không? Những tài liệu bị xáo trộn, bị rách, bị thiếu yêu cầu
người giao hồ sơ ghi vào biên bản giao nhận hồ sơ. - Luật sư nên đề nghị được sao chụp nguyên vẹn hồ sơ (trừ trường hợp hồ sơ có dung lượng quá lớn, có quá nhiều bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng trong vụ án rõ ràng không liên quan đến việc bào chữa) để có thể nghiên cứu hồ sơ (bản sao chụp) một cách chủ động, không bị khống chế thời gian và không phải đến trụ sở Viện kiểm sát/Tòa án. Tuy nhiên, cần lưu giữ hồ sơ đã sao chụp một cách cẩn thận, tránh bị thất tán hoặc bị sử dụng vào các mục đích mà pháp luật cấm.
- Những tài liệu luật sư cho rằng cần thiết, liên quan đến việc bào chữa nhưng bị từ chối không được sao chụp, luật sư cần phân tích, thuyết phục người tiến hành tố tụng tạo điều kiện để sao chụp hoặc chụp lại bằng máy ảnh hoặc điện thoại hoặc đọc, ghi chép lại những nội dung chính trong tài liệu, lưu ý ghi chép lại cả tên tài liệu, ngày tháng lập/thu thập, người lập/thu thập, số bút lục.
Câu 3: Luật sư nên nghiên cứu hồ sơ theo trình tự nào?
Trả lời:
Không có một quy định hay khuyến cáo nào đối với luật sư về trình tự nghiên cứu hồ sơ. Tuy nhiên, hồ sơ vụ
66
án đã được các cơ quan tiến hành tố tụng sắp xếp theo một trình tự nhất định từ các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các tài liệu về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; biên bản hỏi cung bị can, các biên bản lấy lời khai, bản tự khai của người bị tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội; các biên bản lấy lời khai, các bản tự khai của bị hại, đương sự, người làm chứng; các biên bản, tài liệu về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, các tài liệu về hoạt động nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra về nhân thân bị can; các tài liệu về nhập, tách, chuyển vụ án.
- Khi kết thúc điều tra, trong hồ sơ vụ án có bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, có thể có các tài liệu về đình chỉ/tạm đình chỉ điều tra đối với bị can.
- Khi hoàn tất truy tố, trong hồ sơ vụ án có thêm bản cáo trạng, có thể có các tài liệu về đình chỉ/tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, biên bản về một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hiện để củng cố chứng cứ, quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
- Khi vụ án được đưa ra xét xử, trong hồ sơ vụ án có thêm bản cáo trạng, có thể có các tài liệu về đình chỉ/tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, biên bản về một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hiện để củng cố chứng cứ, quyết định yêu cầu điều tra bổ sung... Khi vụ án được đưa ra xét xử, trong hồ sơ vụ án có thêm quyết định đưa vụ án
67
ra xét xử và một số tài liệu bổ sung tương tự như ở giai đoạn truy tố do Tòa án lập hoặc thu thập.
Để nhanh chóng và khái quát tiếp cận thông tin về vụ án và thông tin về người cần bào chữa, bảo vệ, luật sư nên đọc quyết định xử lý vụ án mới nhất được cập nhật theo thời điểm tố tụng tương ứng tiếp cận hồ sơ: Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử; sau đó đọc các tài liệu liên quan trực tiếp đến thân chủ như một số bản cung, lời khai, bản tự khai được thu thập mà không có mặt luật sư; kiểm tra các tài liệu, đồ vật mà phía thân chủ mình giao nộp được thể hiện như thế nào trong hồ sơ vụ án.
- Đối với những luật sư mới được mời tham gia bào chữa mà chưa nắm được nhiều thông tin về vụ án, sau khi đọc bản kết luận điều tra, cáo trạng, nên đọc lần lượt theo thứ tự các nhóm tài liệu trong hồ sơ vụ án để nắm được tiến trình giải quyết vụ án và các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập.
Câu 4: Cách ghi chép, ghi nhớ những thông tin quan trọng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án?
Trả lời:
- Nếu nghiên cứu hồ sơ tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư nên sử dụng kỹ thuật tốc ký để ghi chép kết hợp với sao chụp tài liệu để nhanh chóng lưu lại các thông tin cần thiết. Luật sư nên vẽ sơ đồ tổng thể để nắm được đầy đủ diễn biến của vụ án, người tham gia tố tụng, mối
68
quan hệ (cùng lợi ích hoặc mâu thuẫn nhau) giữa những người tham gia tố tụng, các vấn đề luật sư chưa rõ, chưa hiểu trong lần đọc hồ sơ này.
- Khi được chủ động hơn về thời gian và không gian để nghiên cứu hồ sơ, luật sư có thể vẽ sơ đồ chi tiết hơn về trường hợp phạm tội của thân chủ và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án kết hợp với các tài liệu, chứng cứ luật sư đã thu thập để xác định hướng tranh tụng (bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa hoặc đề xuất các vấn đề cần làm rõ với cơ quan tiến hành tố tụng). Luật sư cần ghi chép một cách khái quát, đồng thời nên đối chiếu với lời khai trước đó để ghi lại điểm mâu thuẫn hoặc đối chiếu với quy định của pháp luật để xác định tính hợp lý của việc áp dụng pháp luật, tính trái pháp luật của hành vi...
Luật sư nên sử dụng hình ảnh, màu sắc, bút nhớ để tiện ghi chép và ghi nhớ các thông tin khi nghiên cứu hồ sơ, đồng thời lưu ý lưu trữ, bảo mật thông tin để tiện tra cứu cũng như bảo đảm bí mật điều tra, bí mật đời tư cho thân chủ.
Câu 5: Những vấn đề gì luật sư cần lưu ý khi đọc cáo trạng, kết luận điều tra?
Trả lời:
- Khi đọc cáo trạng, luật sư phải ghi nhớ luôn hành vi, tội danh và điều, khoản mà Viện kiểm sát truy tố, từ đó đánh giá các thông tin về vụ án được Viện kiểm sát viện dẫn làm cơ sở xác định tội trạng của bị can, các thông tin
69
cơ bản về nhân thân của bị can được Viện kiểm sát “chốt” lại trong cáo trạng.
- Khi đọc kết luận điều tra, cũng theo phương pháp như vậy, luật sư cần đánh giá giữa tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được Cơ quan điều tra áp dụng và các thông tin về vụ án được Cơ quan điều tra xác định làm lý do và căn cứ đề nghị truy tố.
- Luật sư cần so sánh giữa cáo trạng và Bản kết luận điều tra, có sự khác nhau giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra về tội trạng của bị can hay không, tại sao lại có sự khác nhau này, sự khác nhau này nằm ở những chứng cứ và quan điểm đánh giá chứng cứ nào khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát để truy tố.
- Luật sư cũng nên tìm các điểm khác biệt giữa cáo trạng và Bản kết luận điều tra về các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, về vấn đề xử lý vật chứng, về những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án của Cơ
quan điều tra có nhận được sự đồng thuận của Viện kiểm sát hay không. Những khác biệt này rất cần thiết đối với luật sư để có quan điểm, chiến thuật tranh tụng phù hợp.
Câu 6: Những vấn đề gì luật sư cần đọc và lưu ý khi đọc các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can?
Trả lời:
- Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can thường bao gồm nhóm tài liệu về tiếp nhận, giải quyết tố giác,
70
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và nhóm các tài liệu về thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
- Luật sư cần xác định được các vấn đề về cơ sở khởi tố (nguồn tin về tội phạm nào, xuất phát từ ai), căn cứ khởi tố (dấu hiệu của tội phạm nào được xác định để khởi tố, mức độ rõ rệt của dấu hiệu của tội phạm, sự phù hợp giữa dấu hiệu của tội phạm và điều khoản của Bộ luật Hình sự
hiện hành được áp dụng để định tội danh), thời điểm tiếp nhận nguồn tin và thời điểm khởi tố vụ án, thời điểm khởi tố vụ án và thời điểm khởi tố bị can để xác định có quá thời hạn luật định không? Có xác định được người phạm tội ngay từ đầu hay không, án “mờ” hay án đã rõ đối tượng phạm tội, án có thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại hay không?
- Luật sư cần xác định được các vấn đề về những biện pháp kiểm tra xác minh nguồn tin và các biện pháp điều tra đã thực hiện để làm rõ dấu hiệu của tội phạm: do cơ quan nào thực hiện, có đúng hạn không, có đúng biện pháp được thực hiện trước khởi tố không?
- Nếu đọc hồ sơ vụ án, luật sư nhận thấy có những điểm bất thường trong quá trình khởi tố vụ án, khởi tố bị can (như có quyết định tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố (sau đó được phục hồi), quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, việc phải bổ sung, thay đổi, hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án; bổ sung, thay
71
đổi, hủy bỏ quyết định khởi tố bị can...) cần tìm hiểu tại sao lại xuất hiện điểm bất thường như trên, vấn đề nằm ở các sự kiện pháp lý phát sinh hay mâu thuẫn trong quan điểm đánh giá chứng cứ giữa cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát.
Câu 7: Cách đọc và các yêu cầu đối với việc đọc nhóm tài liệu về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế?
Trả lời:
- Luật sư cần lọc trong nhóm các tài liệu về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong hồ sơ vụ án ghi lại tiến trình áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đã và đang áp dụng đối với thân chủ (cơ quan nào áp dụng, ngày bắt đầu, ngày thay đổi, ngày kết thúc...) để kiểm tra tính hợp pháp về thẩm quyền, thời hạn, thủ tục áp dụng.
- Luật sư đọc các biên bản bắt người phạm tội quả tang, giữ người trong trường hợp khẩn cấp để xác định căn cứ bắt đối với thân chủ là gì, có phù hợp với tội danh sau này áp dụng hoặc căn cứ pháp lý áp dụng giữ người trong trường hợp khẩn cấp hay không. Luật sư đọc đề xuất gia hạn tạm giữ, đề xuất phê chuẩn tạm giam, bắt tạm giam để đánh giá căn cứ áp dụng và thời hạn áp dụng để nghiên cứu phương án đề xuất thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế nếu có thể.
72
- Với tư cách người bảo vệ, luật sư cũng cần nắm bắt tổng thể quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đã xâm phạm đến thân chủ mình, tình trạng tại ngoại hay đang bị tạm giam của bị can để trao đổi với thân chủ có đề xuất phù hợp, nhất là trong trường hợp người bị hại có nguy cơ không an toàn do bị can không bị
áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Câu 8: Những vấn đề gì luật sư cần lưu ý khi đọc biên bản hỏi cung bị can, các biên bản lấy lời khai, bản tự khai của người bị tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội?
Trả lời:
- Biên bản hỏi cung bị can, các biên bản lấy lời khai, bản tự khai của người bị tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và trình tự bị can trong vụ án theo vai trò từ chính đến phụ. Luật sư nên đọc kỹ các bản khai của thân chủ
mình trước và nên đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối, từ trước đến sau để nắm được mức độ khai báo, thái độ khai báo của thân chủ theo thời gian cũng như quá trình nhận thức về sự thật của vụ án, quá trình đấu tranh xét hỏi của điều tra viên. Luật sư nên so sánh các bản cung khai đầu tiên với các bản tổng cung, phúc cung khi kết thúc điều tra, truy tố cũng như các bản tự khai của bị can. Luật sư nên lưu ý bản cung đầu tiên điều tra viên có giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can hay không. Luật sư cũng
73
phải đọc các biên bản hỏi cung do Kiểm sát viên tiến hành để xác định kiểm sát viên đã làm rõ những vấn đề bị can kêu oan, khiếu nại (dẫn đến kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi cung bị can) như thế nào trong quá trình hỏi cung cũng như trong các hoạt động mang dấu ấn của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra, truy tố.
- Luật sư lưu ý những lời khai mang tính mấu chốt, bước ngoặt của vụ án như lời khai nhận tội khi trước đó chối tội, lời khai chối tội khi trước đó nhận tội, lời khai mới dẫn tới mở rộng vụ án về số lượng hành vi và số lượng đối tượng phạm tội,... (ghi lại nội dung khai, ngày lập biên bản lấy lời khai, hỏi cung, số bút lục) để làm rõ tại sao lại có sự thay đổi này. Luật sư cũng lưu ý những lời khai của đồng phạm khác, của người làm chứng, bị hại và các chứng cứ khác mâu thuẫn với lời khai của thân chủ để gặp hỏi trực tiếp thân chủ hoặc đề xuất đối chất, đề xuất thực nghiệm điều tra...
- Với những biên bản hỏi cung, biên bản lấy lời khai có tẩy xóa, bổ sung, viết chèn hoặc gạch bớt cả về nội dung, ngày, tháng, luật sư cần chụp và ghi lại để làm rõ, yêu cầu được nghe băng ghi âm, xem băng ghi hình có âm thanh để xác định có vi phạm tố tụng trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai hay không.
- Với một số trường hợp đặc biệt như hỏi cung, lấy lời khai người bị buộc tội chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần... cần lưu ý có sự hiện diện của người đại diện, người bào chữa hay không, nếu không có,
74
các hoạt động điều tra này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Câu 9: Cách đọc và những vấn đề gì cần lưu ý khi luật sư đọc các biên bản lấy lời khai, các bản tự khai của bị hại, đương sự, người làm chứng?
Trả lời:
- Nếu đọc các biên bản lấy lời khai, các bản tự khai của bị hại, đương sự, người làm chứng với tư cách người bảo vệ cho bị hại hay đương sự, luật sư nên đọc các lời khai của thân chủ mình trước để nắm đầy đủ thông tin về vị trí, vai trò của thân chủ trong diễn biến sự việc phạm tội, trong mối quan hệ với người phạm tội và những người tham gia tố tụng khác cũng như quan điểm của thân chủ về hành vi phạm tội của bị cáo và các yêu cầu đối với bị cáo mà thân chủ đã trình bày tại cơ quan tiến hành tố tụng.
- Tương tự như phương pháp đọc các lời khai của bị cáo, luật sư đọc và so sánh diễn biến lời khai để làm rõ tại sao lại có sự thay đổi trong lời khai của thân chủ, nếu có.
- Với tư cách bào chữa hay bảo vệ, luật sư cũng lưu ý những lời khai của các bị can, của người làm chứng, của các bị hại còn lại và các chứng cứ khác mâu thuẫn với lời khai của thân chủ để gặp hỏi trực tiếp thân chủ hoặc đề
xuất đối chất, đề xuất thực nghiệm điều tra... Với những biên bản lấy lời khai có tẩy xóa, bổ sung, viết chèn hoặc gạch bớt cả về nội dung, ngày, tháng,
75
luật sư cần chụp và ghi lại để làm rõ, yêu cầu nghe băng ghi âm, xem băng ghi hình có âm thanh để xác định có vi phạm tố tụng trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai hay không.
Câu 10: Phương pháp tiếp cận của luật sư khi đọc các tài liệu về giám định và định giá tài sản?
Trả lời:
- Các tài liệu về giám định thường bao gồm quyết định trưng cầu giám định, thông báo nhanh kết quả giám định, kết luận giám định. Khi đọc các tài liệu này, cần đánh giá nội dung trưng cầu giám định có phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết vụ án hay không, đối tượng giám định có phù hợp hay không, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định có được trưng cầu hay không, người được trưng cầu có đúng thẩm quyền hay không. Đối với kết luận giám định, cần so sánh với các thông tin trong quyết định trưng cầu giám định, thời gian ra kết luận giám định để kiểm tra tính hợp pháp của kết luận giám định.
- Khi đọc kết luận giám định, luật sư cần nhận định kết luận giám định đã rõ chưa, đã đầy đủ chưa, thậm chí đã chính xác chưa bằng các tri thức, kinh nghiệm của bản thân, bằng việc tìm hiểu thông tin qua sách báo, bằng việc đối sánh với bảng quy chuẩn tỷ lệ thương tật hoặc các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, bằng việc tham khảo ý kiến chuyên gia. Có thể những nguồn thông tin này chưa đủ để
76
đánh giá về kết luận giám định nhưng là cơ sở quan trọng để giúp luật sư hình thành nhận định của mình về kết luận giám định, tư vấn cho thân chủ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, đề xuất cho thân chủ là đương sự trong vụ án yêu cầu giám định.
- Luật sư cũng nên có những lưu ý tương tự khi đọc tài liệu về hoạt động định giá tài sản.
Câu 11: Những thông tin luật sư cần nắm bắt khi đọc các biên bản, tài liệu về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra?
Trả lời:
- Đọc biên bản về các hoạt động này, luật sư kiểm tra những thông tin mang tính thủ tục như thời gian, địa điểm thực hiện, chủ thể, thành phần tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể có bảo đảm đúng quy định của pháp luật hay không như khám nghiệm tử thi phải do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của điều tra viên, phải có sự kiểm sát của kiểm sát viên, khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến, việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành...
- Khi đọc tài liệu về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cần so sánh, đánh giá tổng thể biên bản
77
khám nghiệm, bản ảnh, sơ đồ hiện trường để nhận biết trung tâm hiện trường, khu vực chính phát hiện, thu giữ các dấu vết, vật chứng, sự phù hợp giữa các dấu vết tại hiện trường trong bản ảnh, sơ đồ và trong phản ánh của điều tra viên trong biên bản khám nghiệm, ý kiến đồng ý, không đồng ý của những người có mặt khi ký vào biên bản khám nghiệm. Cần xem kỹ bản ảnh hiện trường với việc chụp đúng quy chuẩn, có thước tỷ lệ cạnh vật chứng để đối sánh với thông tin về vật chứng trong biên bản thu giữ, trong lời khai của người có liên quan.
- Khi đọc biên bản xem xét dấu vết trên thân thể, nên đọc kỹ phần mô tả dấu vết và bản ảnh kèm theo (nếu có) xem vết thương có đặc điểm như thế nào về loại (vết bầm tím, vết rách, vết thương hở...), vị trí trên cơ thể, bờ
mép, thành đáy vết thương... để có suy luận chủ quan của luật sư về nguyên nhân gây thương tích, vật gây thương thích, cơ chế gây thương tích, thời gian gây thương tích để so sánh với các tài liệu khác trong vụ án về thương tích (bệnh án, tài liệu về pháp y, lời khai của những người liên quan...).
- Khi đọc tài liệu về hoạt động thực nghiệm điều tra, cần trả lời được câu hỏi tình tiết, tài liệu nào có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án nhưng còn chưa rõ, còn có mâu thuẫn dẫn tới phải thực nghiệm điều tra, các hoạt động thực nghiệm đã làm rõ được chưa? Các hoạt động chuẩn bị (chủ quan) và các điều kiện khách quan đã phù hợp để có sự tương đồng hợp lý về bối cảnh, công cụ,
78