🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kỹ Năng Cơ Bản Dành Cho Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Các Cấp Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. BÙI THỊ ÁNH HỒNG ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN MAI THẢO NHUNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: NGUYỄN MAI THẢO NHUNG BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/10-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 422-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6895-2. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam Kü n¨ng c¬ b¶n dμnh cho ®¹i biÓu Héi ®ång nh©n d©n c¸c cÊp / L−¬ng Träng Thμnh, NguyÔn ThÞ Thanh Nhμn, NguyÔn ThÞ NguyÖt (ch.b.)... - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 184tr. ; 21cm ISBN 9786045766545 1. Hμnh chÝnh ®Þa ph−¬ng 2. §¹i biÓu Héi ®ång nh©n d©n 3. Kü n¨ng 352.14 - dc23 CTM0439p-CIP 2 CHỦ BIÊN TS. Lương Trọng Thành, TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ThS. Nguyễn Thị Nguyệt TẬP THỂ TÁC GIẢ TS. Lương Trọng Thành ThS. Phùng Thị Quyên TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn CN. Mai Thị Viện ThS. Nguyễn Thị Nguyệt ThS. Tống Thị Lan ThS. Lê Công Quyền CN. Lê Văn Diên ThS. Nguyễn Văn Ninh ThS. Nguyễn Thị Hạnh ThS. Thịnh Văn Khoa CN. Lê Xuân Hương CN. Đào Thị Kim Thanh ThS. Lê Thị Lan Anh ThS. Đỗ Phương Anh ThS. Nguyễn Thị Quy TS. Phạm Thị Hoài Thu ThS. Trịnh Thị Yến ThS. Nguyễn Ngọc Thắng ThS. Vũ Tất Thành ThS. Vũ Tuấn Anh TS. Nguyễn Hữu Đàn ThS. Trần Thị Ngọc Diệp ThS. Lê Thị Nga ThS. Lê Thị Hương ThS. Trịnh Hoàng Minh 4 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp là yêu cầu tất yếu, khách quan. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Năng lực, trình độ, trách nhiệm của đại biểu là yếu tố có tính quyết định chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong thời gian qua, chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không ngừng được nâng lên. Đa số đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự giám sát của cử tri, gương mẫu, nêu cao trách nhiệm trước cử tri, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay một số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vẫn còn những mặt hạn chế như: đại biểu chưa thường xuyên cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp về tổ chức và hoạt động của 5 Hội đồng nhân dân; còn thiếu kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ, do đó hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được sự mong đợi của cử tri. Nhằm hướng dẫn một số kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, giúp các đại biểu Hội đồng nhân dân nắm được những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, kỹ năng, nghiệp vụ trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do TS. Lương Trọng Thành, TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ThS. Nguyễn Thị Nguyệt đồng chủ biên. Cuốn sách trình bày các kỹ năng cơ bản rất cần thiết đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp như kỹ năng thuyết trình, thảo luận; kỹ năng chất vấn; kỹ năng tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng tiếp xúc cử tri; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin... Hy vọng cuốn sách là tài liệu bổ ích đối với các đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, THẢO LUẬN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN I- KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Những vấn đề chung về thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1. Khái niệm thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân Theo Từ điển tiếng Việt: “thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người”1. Theo Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính thì: “Thuyết trình là một hoạt động giao tiếp trực tiếp, có chủ định, có tổ chức, do cá nhân tiến hành với đối tượng tham dự nhằm trao gửi thông tin, chuyển tải thông điệp và tác động tới nhận thức, xúc cảm của đối tượng đó”2. Theo quy định của pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự kỳ họp; tiếp xúc cử tri; tiếp ______________ 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2005, tr.969. 2. Bộ Nội vụ: Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, Hà Nội, 2013, tr.311. 7 công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; thực hiện quyền giám sát... Vì vậy, thuyết trình là phương thức quan trọng để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Như vậy, có thể hiểu: Thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân là việc đại biểu Hội đồng nhân dân sử dụng ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ để trình bày một vấn đề nào đó trước các đại biểu, cử tri, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Thuyết trình được đại biểu Hội đồng nhân dân sử dụng trong các trường hợp sau: - Thảo luận những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; - Thực hiện quyền chất vấn; - Báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, về hoạt động của mình; - Báo cáo với cử tri về nội dung chương trình kỳ họp; - Trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; - Phổ biến, giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Yêu cầu, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân... 1.2. Vai trò của thuyết trình đối với đại biểu Hội đồng nhân dân - Hoạt động thuyết trình giúp đại biểu Hội đồng nhân dân truyền đạt thông tin một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo luật định, đại biểu Hội đồng nhân dân cần thực hiện các nhiệm vụ như báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và kết quả8 của kỳ họp; phổ biến, giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến với cử tri... Thuyết trình là phương thức để đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển tải các thông tin đến với cử tri một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất. Qua đó thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân với chính quyền địa phương. - Thuyết trình là phương thức để đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện rõ lập trường, quan điểm, chính kiến cá nhân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đại biểu Hội đồng nhân dân sử dụng thuyết trình để chất vấn, thảo luận báo cáo, dự thảo nghị quyết, đề án, dự án, tiếp xúc cử tri... Việc sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ giúp đại biểu có thể dẫn dắt, thuyết phục người nghe; tạo sự đồng tình, ủng hộ từ các đại biểu tham dự kỳ họp, phiên họp; tạo được niềm tin từ phía cử tri và nhân dân địa phương. - Thông qua thuyết trình, đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện bản lĩnh, năng lực hoạt động của bản thân, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của đại biểu Hội đồng nhân dân. 1.3. Yêu cầu cơ bản trong hoạt động thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân Thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Tính khoa học: Thuyết trình phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực; bảo đảm rõ ràng, mạch lạc, đúng thời gian quy định; ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, giản dị. 9 - Tính nghệ thuật: Đại biểu Hội đồng nhân dân cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp thuyết trình nhằm thuyết phục, lôi cuốn người nghe; sử dụng có hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung cụ thể. - Tính văn hóa chính trị: Thái độ giao tiếp, ứng xử phải bảo đảm tính chuẩn mực thống nhất giữa lời nói và việc làm; đại biểu cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử khi thực hiện hoạt động thuyết trình thông qua việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri; có tinh thần xây dựng trong chất vấn, thảo luận. 2. Các bước thực hiện thuyết trình của đại biểu Hội đồng nhân dân 2.1. Chuẩn bị thuyết trình - Xác định mục đích thuyết trình. Để chuẩn bị cho việc thuyết trình, đại biểu cần xác định rõ mục đích thuyết trình, từ đó thu thập thông tin, tư liệu và lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp. Xác định đúng mục đích giúp đại biểu có định hướng cụ thể, rõ ràng trong hoạt động thuyết trình. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà việc thuyết trình có mục đích khác nhau. Ví dụ: Khi đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, mục đích của thuyết trình là để thể hiện quan điểm, chính kiến về những vấn đề được đem ra bàn bạc, thảo luận, từ đó đi đến thống nhất trước khi biểu quyết, góp phần bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý của nghị quyết. 10 - Tìm hiểu đối tượng người nghe. Những thông tin cơ bản cần tìm hiểu về đối tượng người nghe bao gồm: số lượng, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý, trình độ, học vấn, những vấn đề người nghe đang quan tâm. Việc nắm thông tin về đối tượng người nghe có thể thông qua tìm hiểu kế hoạch tiếp xúc cử tri; kế hoạch giám sát chuyên đề; lịch tiếp công dân; quan sát, trò chuyện với một số cá nhân trước khi bắt đầu thuyết trình... Tìm hiểu đối tượng người nghe không chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị mà còn diễn ra trong suốt quá trình thuyết trình. - Nghiên cứu, thu thập thông tin, tư liệu. + Nội dung thông tin, tư liệu đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải thu thập và xử lý bao gồm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thực tiễn của địa phương, thực trạng hoạt động của các cơ quan, tổ chức... + Những nguồn, kênh để đại biểu Hội đồng nhân dân thu thập thông tin, tư liệu bao gồm: thông tin từ các cơ quan, tổ chức; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ cử tri, nhân dân... + Thông tin thu thập phải bảo đảm chính xác, rõ ràng về nguồn tin, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người nghe. - Xây dựng đề cương bài thuyết trình. Đề cương bài thuyết trình được xây dựng trên cơ sở mục đích, đối tượng, điều kiện thực hiện thuyết trình. Đề cương bài thuyết trình thông thường gồm ba phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Phần mở đầu: Làm rõ mục tiêu, khái quát những nội dung chính của bài thuyết trình. Tùy theo tính chất, nội 11 dung thuyết trình, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể chọn cách vào đề trực tiếp (ví dụ: tôi xin báo cáo với toàn thể cử tri về kết quả kỳ họp thứ hai của Hội đồng nhân dân...) hoặc vào đề gián tiếp (đặt câu hỏi để dẫn, trích một câu nói, kể một câu chuyện có liên quan đến nội dung sẽ trình bày...). Phần nội dung: Đề cương phải nêu được những luận điểm chính, sắp xếp theo trình tự hợp lý, bảo đảm tính lôgích. Mỗi luận điểm phải được minh họa bởi những lý lẽ, chứng cứ, sự kiện, con số... Phần kết luận: Khái quát lại những nội dung chính, nhấn mạnh điểm cần lưu ý, bảo đảm ngắn gọn. - Chuẩn bị tâm thế. + Trước khi thuyết trình đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuẩn bị tâm thế thật tốt, lường trước những vấn đề có thể phát sinh. Ví dụ, trong hội nghị tiếp xúc cử tri, đại biểu cần lường trước những tình huống (kể cả tình huống xấu nhất) có thể xảy ra để dự kiến phương án xử lý. + Các đại biểu cần nắm vững nội dung đề cương đã chuẩn bị. Đối với các đại biểu trẻ, lần đầu tham gia Hội đồng nhân dân nên tập luyện trước để có được sự tự tin, chủ động về kiến thức, về thời gian thuyết trình. - Xác định phương tiện, điều kiện hỗ trợ và các yếu tố liên quan đến hoạt động thuyết trình. Trên cơ sở nội dung, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đại biểu lựa chọn chuẩn bị phương tiện phù hợp (máy tính, máy chiếu...) để phát huy hiệu quả của việc thuyết trình. Bên cạnh đó, đại biểu cần tìm hiểu các thông tin về địa điểm, thời gian, không gian..., từ đó có sự chủ động khi thực hiện hoạt động thuyết trình. 12 2.2. Tiến hành bài thuyết trình a) Cách thức thực hiện bài thuyết trình - Mở đầu bài thuyết trình. + Mở đầu bài thuyết trình đại biểu nên giới thiệu ngắn gọn về bản thân (trong trường hợp lần đầu tiên làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân) hoặc có lời chào hỏi thân thiện (trong hội nghị tiếp xúc cử tri) hoặc xin phép chủ tọa được phát biểu ý kiến... + Giới thiệu khái quát chủ đề và mục đích của buổi thuyết trình. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể mở đầu bài thuyết trình bằng những con số, sự kiện thực tế đang diễn ra tại địa phương hoặc nêu một câu hỏi, một tình huống để thu hút sự chú ý của người nghe. - Triển khai nội dung thuyết trình. + Đại biểu cần trình bày khái quát bố cục chung (các luận điểm chính), sau đó đi sâu trình bày từng luận điểm. Khi triển khai các luận điểm, đại biểu cần bám sát mục đích thuyết trình, giải thích làm rõ vấn đề bằng các dẫn chứng, minh họa cụ thể; lựa chọn cách lập luận và diễn giải phù hợp với trình độ hiểu biết của số đông người nghe. Các dẫn chứng thông tin phải có nguồn dẫn chứng cụ thể, bảo đảm độ tin cậy. Ví dụ: Không nên nói những câu như: “Tôi nghe nói ở thôn A xảy ra một số vụ việc tiêu cực”, mà cần phải rõ nguồn tin từ đâu và có dẫn chứng cụ thể, chính xác để thuyết phục người nghe, đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm của đại biểu khi tiếp nhận và truyền tải thông tin. + Trong quá trình trình bày có thể phát sinh một số tình huống cản trở đến hiệu quả của hoạt động thuyết 13 trình, đại biểu Hội đồng nhân dân cần bình tĩnh xử lý tốt các tình huống đó. Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, người nghe tỏ thái độ không quan tâm, thiếu tập trung, gây ồn ào... Nếu đó là do yếu tố chủ quan, đại biểu cần kịp thời điều chỉnh nội dung, hoặc phương pháp thuyết trình. Lúc này, đại biểu nên dừng lại một vài giây hoặc kể một câu chuyện hài hước, dí dỏm hay đặt một câu hỏi liên quan đến nội dung thuyết trình...; đồng thời có thể điều chỉnh âm lượng, ngữ điệu cho phù hợp để tạo sự chú ý của người nghe. - Kết thúc thuyết trình. + Tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính đã trình bày, để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ. Trường hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, đại biểu cần động viên, khích lệ người nghe để họ tự giác thực hiện. Đặc biệt, trong hội nghị tiếp xúc cử tri đại biểu nên có những lời hứa sẽ phản ánh đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp, phiên họp hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và báo cáo kết quả với cử tri vào hội nghị tiếp xúc tiếp theo. + Cần kết thúc đúng giờ. Khi kết thúc, đại biểu nên nói lời cảm ơn. b) Yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong thuyết trình - Đối với việc sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ phải bảo đảm tính chính xác, giản dị, trong sáng, không đa nghĩa 14 giúp diễn đạt rõ ràng được nội dung; bảo đảm lịch sự, phù hợp với đối tượng người nghe. - Đối với việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. + Giọng nói (âm lượng, tốc độ, nhịp độ) cần ôn hòa, điềm tĩnh. Tùy theo tính chất, nội dung thông điệp cần truyền đạt mà sử dụng cấp độ, nhịp độ phù hợp nhằm nhấn mạnh những nội dung chính, thu hút sự tập trung chú ý của người nghe; âm lượng nên vừa đủ nghe (không to quá cũng không nhỏ quá); không nói lắp, sử dụng câu vô nghĩa, từ đệm không cần thiết. + Ngôn ngữ cơ thể (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hành động...) nếu được sử dụng một cách hợp lý, đúng lúc có tác dụng nâng cao tính hấp dẫn, sinh động của thuyết trình, góp phần tạo dựng hình ảnh của người đại biểu dân cử trong mắt công chúng. Tư thế, tác phong cần chuẩn mực, nghiêm túc, tránh những tật xấu như đưa tay gãi đầu, xỏ tay vào túi quần, chỉ tay... Đại biểu cần quan tâm đến phản ứng của người nghe, duy trì sự giao tiếp bằng mắt để bao quát tạo sự tập trung và tiếp nhận sự phản hồi từ người nghe. Đại biểu nên lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, nội dung thuyết trình. 2.3. Đánh giá bài thuyết trình Sau thuyết trình, đại biểu cần đánh giá được ưu, nhược điểm và rút kinh nghiệm cho bản thân trong hoạt động thuyết trình. - Phương pháp đánh giá: Đại biểu có thể tự đánh giá hoặc đánh giá thông qua ý kiến nhận xét, phản hồi, góp ý của chủ tọa phiên họp, kỳ họp; của các đại biểu Hội đồng nhân dân và của cử tri. 15 - Nội dung đánh giá: Đại biểu cần đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót trong khi thực hiện hoạt động thuyết trình, trong đó cần tập trung làm rõ những hạn chế về chất lượng nội dung, phương pháp thuyết trình và thái độ trách nhiệm, từ đó xác định biện pháp rèn luyện, khắc phục. Từ kết quả đánh giá đại biểu cần xác định rõ mục tiêu và không ngừng học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng thuyết trình đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Để thành công trong thuyết trình, mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân phải tích cực học tập, rèn luyện, trong đó đặc biệt chú trọng ba yếu tố quyết định: Thứ nhất, làm chủ thái độ tích cực: được thể hiện ở tính trách nhiệm cao, sự tôn trọng và cầu thị trong thuyết trình. Thứ hai, phát triển kiến thức, làm giàu trí tuệ: Nắm chắc về trách nhiệm và quyền của đại biểu, nắm vững về chuyên môn, chuyên ngành và am hiểu thực tiễn. Thứ ba, hoàn thiện về phương pháp, kỹ năng thuyết trình: Thành thạo phương pháp tổng hợp, khái quát hóa. Biết phân tích, so sánh, chứng minh và nghệ thuật sử dụng ngôn từ sinh động, gây hiệu ứng tích cực. 16 II- KỸ NĂNG THẢO LUẬN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Những vấn đề chung về thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1. Khái niệm thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Khoản 1, Điều 93 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019) quy định: Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Như vậy, tham gia thảo luận là trách nhiệm luật định của đại biểu Hội đồng nhân dân. Có nhiều khái niệm khác nhau về thảo luận. Theo Từ điển tiếng Việt, “thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lý lẽ”1; theo tài liệu khác thì “thảo luận là trao đổi, phân tích bằng lý lẽ để làm sáng tỏ một vấn đề”2. Từ đó có thể hiểu: Thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân là việc các đại biểu trao đổi ý kiến, phân tích bằng lý lẽ, làm sáng tỏ một vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đại biểu có thể tham gia thảo luận trong các trường hợp sau: ______________ 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.917. 2. Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.223. 17 - Thảo luận dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo được đưa ra xem xét tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân; thảo luận tại tổ. - Thảo luận báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. - Thảo luận các báo cáo công tác sáu tháng và hằng năm của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự; báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân... - Thảo luận về việc trả lời chất vấn: Trong trường hợp nhận được văn bản trả lời chất vấn của người bị chất vấn mà đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp, phiên họp. - Thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn bản khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu, Đoàn giám sát... theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu. 1.2. Vai trò của thảo luận - Thảo luận giúp đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, qua đó khẳng định được bản lĩnh, uy tín và trí tuệ của người đại biểu dân cử. - Thảo luận phát huy được trí tuệ tập thể của tất cả các đại biểu Hội đồng nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ, 18 từ đó có cơ sở làm sáng tỏ các nội dung được đem ra bàn bạc, xem xét, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nghị quyết của Hội đồng nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương. - Thảo luận là môi trường để đại biểu rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiểu biết, bản lĩnh chính trị, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, ở những kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát thanh, truyền hình trực tiếp, thông qua ý kiến phát biểu thảo luận đại biểu khẳng định được năng lực, hình ảnh, vị thế của mình trước công chúng. 1.3. Yêu cầu đối với hoạt động thảo luận của đại biểu Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung như đối với hoạt động thuyết trình, thảo luận cần bảo đảm tuân thủ các yêu cầu sau: - Thảo luận phải trên tinh thần xây dựng, không vì động cơ cá nhân. Trong thảo luận, các đại biểu cần phát huy tinh thần trách nhiệm của đại biểu dân cử để đưa ra các ý kiến khách quan, công tâm, xuất phát từ lợi ích chung; tuyệt đối không được lợi dụng thảo luận cho động cơ cá nhân. - Trong thảo luận cần có bản lĩnh, lập trường vững vàng để bảo vệ được chính kiến, quan điểm cá nhân; theo đuổi đến cùng mục tiêu đề ra. - Phải có kiến thức sâu, rộng, toàn diện về các lĩnh vực có liên quan đến nội dung thảo luận, từ đó có đủ khả năng lập luận, tranh luận làm sáng tỏ vấn đề đưa ra thảo luận; 19 bảo đảm thuyết phục, tạo sự ủng hộ, đồng thuận khi thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, dự án. 2. Kỹ năng thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân 2.1. Chuẩn bị thảo luận - Lựa chọn nội dung thảo luận. + Đại biểu nên chọn lựa những vấn đề đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong nội dung dự thảo, tờ trình do Thường trực Hội đồng nhân dân gửi đến, đặc biệt là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cử tri. Ví dụ: Ủy ban nhân dân đề nghị phân bổ nguồn vốn vay ưu đãi (ví dụ như vốn ODA) cho một số dự án ở đô thị trong khi mục đích của việc sử dụng nguồn vốn này theo thỏa thuận là dành cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn. Đây là vấn đề đại biểu có thể lựa chọn để tham gia thảo luận. + Đại biểu cũng có thể chọn lựa vấn đề có tính đại chúng, ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định của hệ thống chính trị; đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương. Ví dụ: Khi bàn về dự thảo nghị quyết về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đại biểu có thể lựa chọn vấn đề tình hình tệ nạn ma túy, trộm cắp, cướp giật đang ngày một gia tăng, với diễn biến phức tạp để làm nội dung thảo luận. + Đại biểu cần chú ý lựa chọn vấn đề mà đại biểu có hiểu biết sâu, có căn cứ rõ ràng, đầy đủ cả về lý luận và 20 thực tiễn. Ví dụ: Đại biểu là cán bộ chủ chốt của ngành tài chính chọn vấn đề thảo luận về các chủ trương, giải pháp tăng cường bồi dưỡng nguồn thu và chống thất thu ngân sách. - Thu thập, nghiên cứu thông tin, tư liệu. + Đại biểu cần thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, liên quan đến nội dung lựa chọn để thảo luận; những thông tin thu thập phải là thông tin có giá trị, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để chứng minh một cách thuyết phục nhất cho những luận điểm của mình khi thảo luận. Đại biểu có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng cần lưu ý lựa chọn nguồn thông tin có tính chính thống như: văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; dự thảo, tờ trình, báo cáo thẩm tra; báo cáo của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan; ý kiến, kiến nghị của cử tri từ hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri... Ví dụ: Hội đồng nhân dân huyện thảo luận dự thảo nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Nếu đại biểu lựa chọn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để tham gia thảo luận thì các thông tin mà đại biểu cần tìm hiểu, nghiên cứu gồm: Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; ý kiến, kiến nghị của cử tri và người dân; tình hình thực tế về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn... 21 + Khi nghiên cứu nghị quyết, văn bản pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân cần chú ý phương pháp đọc. Có thể đọc lướt một lần để nắm được tổng thể nội dung và các vấn đề, từ đó đánh dấu những nội dung cần quan tâm; các lần đọc tiếp theo tập trung vào những vấn đề trọng tâm liên quan đến nội dung thảo luận mà đại biểu đang muốn tìm hiểu. + Nghiên cứu kỹ lưỡng dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo. Đây là những văn bản đặc biệt quan trọng mà đại biểu Hội đồng nhân dân phải nghiên cứu, phân tích để chuẩn bị ý kiến thảo luận. Đối với dự thảo nghị quyết, đại biểu tập trung xem xét tính hợp pháp của dự thảo (có phù hợp với quy định của pháp luật về nội dung, đối tượng, phạm vi, thẩm quyền hay không); tính hợp lý, khả thi (nội dung nghị quyết phải thực sự cần thiết, cấp bách, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống; phù hợp với nguồn lực, khả năng của địa phương); đặc biệt, lưu ý đến mức độ tác động của nghị quyết đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó xác định phương án hoặc giải pháp thực hiện. Đối với các báo cáo công tác của các cơ quan, đại biểu cần tập trung nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo, đối chiếu với thực tiễn địa phương và các thông tin đại biểu có được, từ đó chỉ ra điểm bất cập, mâu thuẫn trong báo cáo và yêu cầu chủ thể báo cáo giải trình, hoặc đề xuất ý kiến để hoàn thiện báo cáo. 22 - Chuẩn bị ý kiến thảo luận. + Xây dựng Đề cương phát biểu. Đề cương cần xác định rõ nội dung trọng tâm; những vấn đề đồng tình, không đồng tình trong dự thảo nghị quyết, đề án, dự án, báo cáo; dự kiến thời gian tham gia thảo luận để chuẩn bị thông tin phù hợp. + Chọn cách lập luận thích hợp để tranh thủ tốt nhất sự đồng thuận, thể hiện sự công tâm, khách quan; bảo đảm tính thuyết phục. Lập luận đưa ra phải bảo đảm tính khoa học, tính pháp lý, tính thực tiễn. Ví dụ: Thảo luận về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, đại biểu phải căn cứ vào Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; căn cứ vào kết luận của các cơ quan chuyên ngành về các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở địa phương; kết luận của cơ quan y tế về những bệnh liên quan đến thực phẩm bẩn... để từ đó chuẩn bị lập luận một cách thuyết phục nhất. 2.2. Tham gia thảo luận * Trình bày ý kiến thảo luận - Khi trình bày ý kiến thảo luận, đại biểu cần đi thẳng vào vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đủ ý. Lập luận cần lôgích, mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ; có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận... Đại biểu không nên trình bày hoặc phát biểu quá dài, xa chủ đề hoặc quá thời gian quy định. - Trường hợp đại biểu thay mặt tổ để phát biểu thảo luận thì nội dung ý kiến phải chính xác, khách quan, trên quan điểm của tập thể. 23 - Đối với nội dung có nhiều ý kiến thảo luận thì đại biểu không nên nhắc lại những ý kiến của các đại biểu khác đã phát biểu trước đó. - Đại biểu cần vận dụng kỹ năng thương thuyết như bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với một số ý kiến phát biểu trước (có thể nêu vấn đề đồng tình hoặc nêu đích danh đại biểu đã phát biểu) nhằm tạo được sự đồng thuận của các đại biểu khác; thu hẹp hoặc bác bỏ quan điểm đối nghịch và tranh thủ những người còn phân vân. - Khi thảo luận cần tôn trọng ý kiến người khác, không đả kích, mỉa mai, tránh thái độ gay gắt, quy kết; nên trao đổi với thái độ bình tĩnh, cởi mở, chân thành, đặt mình vào vị trí người nghe và cảm thông với những mong muốn của người cùng thảo luận, tránh những định kiến cá nhân. - Đại biểu cần kiểm soát thời gian tham gia thảo luận, chủ động kết thúc tránh để chủ tọa phải nhắc nhở. - Kết thúc vấn đề thảo luận, đại biểu tổng hợp lại những vấn đề chính vừa nêu để tạo thuận lợi cho việc theo dõi của người nghe. * Tranh luận (khi cần thiết) - Đại biểu nên dự kiến trước một số tình huống có thể xảy ra như phản ứng của đại biểu khác hoặc của cơ quan gửi dự thảo; đồng thời dự kiến một số lập luận mà họ có thể nêu ra để bày tỏ sự đồng tình hoặc phản bác lại ý kiến của mình. - Trong tranh luận tại kỳ họp đại biểu thường không có nhiều thời gian chuẩn bị nên khi nghe đại biểu khác 24 thảo luận cần ghi chép nhanh những ý chính; trường hợp không có thời gian để chuẩn bị, đại biểu cần nhanh chóng xác định những lập luận mới để bảo vệ quan điểm của mình. - Khi tranh luận, đại biểu cần kiểm soát được cảm xúc. Điều đó vừa thể hiện được bản lĩnh, lập trường của đại biểu, vừa tôn trọng ý kiến người khác, tránh thái độ gay gắt, quy kết; nên trao đổi với thái độ bình tĩnh, cởi mở, chân thành, tránh rơi vào tình trạng “khẩu chiến”. Trường hợp qua tranh luận, nếu thấy quan điểm của mình là không phù hợp, thiếu tính thuyết phục, đại biểu nên cầu thị với tinh thần xây dựng, tránh gây những mâu thuẫn không đáng có. 3. Đánh giá hoạt động thảo luận Đại biểu cần đánh giá kết quả hoạt động thảo luận để kịp thời rút kinh nghiệm, từng bước nâng cao kỹ năng thảo luận, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng ý kiến thảo luận cần được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: - Đạt được mục tiêu của thảo luận; - Mọi luận điểm đưa ra đều được lý giải, chứng minh, viện dẫn một cách khoa học; - Được kiểm soát tốt về thời gian; - Người nghe nắm bắt được đầy đủ thông tin, ý đồ của đại biểu; - Có tính thuyết phục cao, được đa số đại biểu đồng thuận; - Được chủ tọa đưa vào kết luận. 25 MƯỜI ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI THẢO LUẬN STT Nên Không nên 1. Chuẩn bị kỹ nội dung tranh luận (ý - lý - chứng). 2. Trình bày khúc triết, ngắn gọn, rõ chính kiến. 3. Lập luận chặt chẽ, sắc bén. 4. Luôn dựa trên chứng cứ cụ thể, rõ ràng. Nói những điều không nắm vững; phát biểu chỉ để phát biểu. Nói vòng vo, né tránh. Ngụy biện. Đả kích, “chụp mũ” những ý kiến khác. 5. Tập trung lắng nghe. Chọn lọc, xử lý thông tin khi nghe. 6. Biết dừng đúng lúc. “Khẩu chiến”. 7. Tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thảo luận. 8. Nhằm vào vấn đề tranh luận, không nhằm vào cá nhân. 9. Cởi mở, chân thành, cảm thông. 10. Luôn làm chủ thái độ trong thảo luận. 26 Sa vào tiểu tiết, kỹ thuật. Lồng động cơ cá nhân trong thảo luận, tranh luận. Dùng quyền lực để áp đặt. Tự tin về tuổi tác, học vấn, địa vị công tác. KỸ NĂNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt, chất vấn là “hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng”1. Theo khoản 7 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, chất vấn là việc... đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu. Về bản chất, chất vấn là hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với các cá nhân được giao ______________ 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.144. 27 quyền, thể hiện quyền lực của cơ quan dân cử và trách nhiệm của các đại biểu dân cử với cử tri. Đại biểu Hội đồng nhân dân khi thực hiện hoạt động chất vấn không nhằm mục đích thu thập thông tin, số liệu mà nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân có trách nhiệm đối với vấn đề nào đó. Đây chính là điểm cơ bản phân biệt chất vấn với câu hỏi thường. 2. Vai trò của hoạt động chất vấn - Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của người bị chất vấn đối với những khuyết điểm, tồn tại trong quản lý, điều hành. Vấn đề đại biểu đưa ra chất vấn thông thường là vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra; những vấn đề người dân quan tâm, bức xúc. Qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, không chỉ làm rõ được những sai sót, yếu kém, hạn chế, khuyết điểm của người bị chất vấn mà còn xác định được trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể và biện pháp khắc phục. Thông qua chất vấn có thể là bước khởi đầu để áp dụng các trách nhiệm khác như trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn còn có giá trị cảnh báo và tạo ra sức ép đối với người bị chất vấn về một vấn đề hay một tình trạng cần được quan tâm giải quyết. Chính vì vậy, hoạt động chất vấn góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác, tăng cường trách 28 nhiệm của các chức danh đứng đầu trong bộ máy nhà nước ở địa phương. - Thông qua chất vấn làm sáng tỏ những vấn đề nhân dân địa phương quan tâm; phản ánh được mong muốn, nguyện vọng của người dân đối với chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn giúp người dân hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của các cơ quan công quyền; đánh giá được phần nào năng lực hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và đối tượng bị chất vấn. - Thông qua hoạt động chất vấn, các đại biểu thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ, hình ảnh, vị thế, uy tín của mình. Hoạt động chất vấn không chỉ dừng lại ở việc đánh giá năng lực của người chất vấn, người trả lời chất vấn, người điều hành phiên chất vấn mà qua đó đánh giá được vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 3. Yêu cầu đối với hoạt động chất vấn 3.1. Tuân thủ quy định pháp luật về chất vấn Đại biểu Hội đồng nhân dân khi thực hiện quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc gửi chất vấn bằng 29 văn bản đến người bị chất vấn phải tuân thủ các quy định của pháp luật được quy định tại Điều 60 về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp, Điều 69 về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân và Điều 84 về chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục chất vấn; tuân thủ nội quy phiên họp và điều hành của chủ tọa phiên họp. Việc thực hiện tốt các yêu cầu về thời gian nêu câu hỏi chất vấn; gửi phiếu chất vấn; chất vấn lại... góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chất vấn. 3.2. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ; thái độ chất vấn phải đúng mực, với tinh thần xây dựng Nội dung chất vấn cần tập trung làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quản lý, điều hành; những vấn đề có tính thời sự, được đa số cử tri quan tâm; yêu cầu làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, khuyết điểm; xác định trách nhiệm và biện pháp giải quyết. Câu hỏi chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng, đủ thông tin, đúng trọng tâm. Đặc biệt, vấn đề đưa ra chất vấn phải có căn cứ và phải liên quan trực tiếp đến quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn. Việc cung cấp thông tin liên quan đến nội dung chất vấn phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, 30 tính thuyết phục. Bên cạnh đó, phải giữ được thái độ đúng mực, chân thành, không công kích cá nhân, luôn làm chủ được bản thân. 3.3. Làm rõ trách nhiệm và “đeo bám” đến cùng việc thực hiện nghị quyết về chất vấn hoặc các vấn đề đã hứa của người bị chất vấn Để hoạt động chất vấn đạt hiệu quả, đại biểu cần phải truy vấn làm rõ được trách nhiệm của người bị chất vấn. Với mục đích của hoạt động chất vấn không phải là nhằm thu thập thông tin hay số liệu mà nhằm làm rõ trách nhiệm của các nhà chức trách, đại biểu có thể đưa ra chất vấn nhiều lần về một vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết dứt điểm. Trong trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn, đại biểu có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời. Đối với việc trả lời chất vấn bằng văn bản, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý thì có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Bên cạnh đó, việc theo đuổi, “đeo bám” việc thực hiện nghị quyết về vấn đề chất vấn và các vấn đề đã hứa tại kỳ họp của người bị chất vấn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động chất vấn, giúp cho hoạt động chất vấn đi vào thực chất, tránh hình thức. 31 II- KỸ NĂNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Quy trình chất vấn thường diễn ra theo các bước như sau: Sơ đồ quy trình chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Xác định vấn đề chất vấn Chuẩn bị chất vấn Tiến hành Xác định đối tượng chất vấn Nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chất vấn Câu hỏi chất vấn chất vấn Xem xét trả lời Nêu câu hỏi chất vấn Không chấp chất vấn nhận Chấp nhận Theo dõi sau chất vấn 32 1. Chuẩn bị chất vấn 1.1. Xác định vấn đề chất vấn - Vấn đề đưa ra chất vấn là vấn đề đã và đang xảy ra có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, gây bức xúc trong dư luận, đang được nhiều người quan tâm như: vấn đề ô nhiễm môi trường; đền bù giải phóng mặt bằng; thực hiện chế độ, chính sách về an sinh xã hội... Vấn đề chất vấn phải có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn. - Vấn đề chất vấn có thể được xác định thông qua các hoạt động sau: + Nghiên cứu các báo cáo công tác của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân...; + Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, phản ánh và kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; tiếp nhận, nghiên cứu đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; + Quan sát, nắm bắt các vấn đề diễn ra trên thực tiễn; trực tiếp nắm bắt dư luận xã hội ở địa phương; + Theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để nắm được các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước và dư luận xã hội về những chủ trương, chính sách đó; lắng nghe ý kiến phản ánh của chuyên gia... 1.2. Xác định đối tượng chất vấn Để xác định được đối tượng chất vấn cần xem xét, tìm hiểu vấn đề dự định đưa ra chất vấn xuất phát từ 33 nguyên nhân chủ quan hay khách quan; nếu từ nguyên nhân chủ quan thì cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết? Từ việc xác định đúng cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết sẽ xác định được người đứng đầu và trách nhiệm của người đứng đầu. 1.3. Nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chất vấn - Thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề chất vấn phải đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. - Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích làm rõ vấn đề: Tiến hành gặp gỡ trực tiếp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; tham khảo ý kiến người dân; ý kiến chuyên gia; nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan; thu thập chứng cứ... để tìm hiểu bản chất vấn đề, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan làm căn cứ xác định câu hỏi chất vấn. Dẫn chứng đưa ra phải có tính thuyết phục, tính lôgích. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải quan tâm tới giá trị và độ tin cậy của các minh chứng trong quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp vấn đề. 1.4. Chuẩn bị câu hỏi chất vấn - Cách đặt câu hỏi chất vấn: Muốn đặt câu hỏi đúng và trúng, cần chú ý: + Về mặt tư tưởng: Câu hỏi chất vấn phải thể hiện tư tưởng xây dựng của người đặt câu hỏi. Không nên đặt câu 34 hỏi có tính chất “chụp mũ”, nhưng cũng phải đưa đối tượng bị chất vấn vào trách nhiệm pháp lý của họ, tránh sự lẩn tránh trách nhiệm, dự kiến trước khả năng phản ứng của đối tượng bị chất vấn, câu hỏi cần hướng tới cả sự ủng hộ, đồng tình của những người trong phiên họp hoặc sự ủng hộ của dư luận. + Về nội dung: Câu hỏi chất vấn tập trung vào yêu cầu làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quản lý, điều hành chính quyền như: nguyên nhân của vấn đề; xác định trách nhiệm (chính trị hoặc pháp lý) của người bị chất vấn đối với vấn đề được nêu và biện pháp giải quyết. + Về mặt hình thức: Câu hỏi phải ngắn gọn, súc tích, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề, không nên diễn giải quá nhiều. - Các dạng câu hỏi chất vấn: Có nhiều cách để diễn đạt câu hỏi chất vấn, tùy vào mục đích và hoàn cảnh mà sử dụng loại câu hỏi cho phù hợp. Có hai dạng câu hỏi chủ yếu sau: + Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi dẫn đến câu trả lời “có” hoặc “không”; “đúng” hoặc “sai”. Loại câu hỏi này là dạng câu hỏi để khẳng định nội dung vấn đề hoặc để từng bước dẫn dắt vấn đề. Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi tự xả nước xút đã ngâm làm bột giấy ra sông của Công ty cổ phần A đóng trên địa bàn xã B là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân. Qua tìm hiểu 35 chúng tôi được biết Công ty hoạt động không có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; hệ thống xử lý nước thải không bảo đảm quy định. Đề nghị đồng chí trưởng phòng tài nguyên môi trường cho biết, đồng chí có nắm được vấn đề này không? Biện pháp xử lý như thế nào? + Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi đòi hỏi người trả lời phải đưa ra ý kiến cá nhân, đánh giá cá nhân. Loại câu hỏi này thường kích thích người trả lời đưa ra thông tin: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Bao giờ? Như thế nào?... Ví dụ: Trong thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng tại các khu tái định cư C, D chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng; việc bố trí tái định cư chưa hợp lý nên công dân có nhiều đơn, thư phản ánh, kiến nghị. Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục? 2. Tiến hành chất vấn 2.1. Nêu câu hỏi chất vấn - Trước phiên họp chất vấn của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp hoặc trước phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời gian giữa hai kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân. - Tại phiên họp chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân nêu câu hỏi chất vấn. Khi nêu câu hỏi chất vấn các đại biểu cần lưu ý: 36 + Về thời gian nêu câu hỏi: Thời gian dành cho việc đặt câu hỏi chất vấn trong khoảng từ 2 đến 3 phút, vì vậy đại biểu nên đặt câu hỏi ngắn gọn, tránh giải thích dài dòng. + Về thái độ: Khi chất vấn, đại biểu cần thể hiện thái độ kiên quyết, chính kiến rõ ràng. Thái độ của đại biểu không chỉ thể hiện qua câu từ mà còn qua các kỹ năng sử dụng ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ... Khi trình bày câu hỏi chất vấn, giọng điệu, ngôn ngữ phải trang trọng, lịch sự, nghiêm túc, có điểm nhấn; giọng đọc đều đều sẽ không tạo sự chú ý, tác động tới người bị chất vấn, tới các đại biểu Hội đồng nhân dân và tới cử tri; tác phong phải trang trọng, lịch sự, thể hiện văn hóa của người chất vấn, không nên có những cử chỉ thô bạo; tránh thái độ gay gắt, bức xúc, thiếu kiểm soát cảm xúc. Việc thể hiện thái độ rất có ý nghĩa, để người bị chất vấn biết rằng đây là vấn đề có tầm quan trọng mà đại biểu rất quan tâm. Luôn chú ý đến những phản ứng và thái độ của người trả lời chất vấn và những người xung quanh; nắm bắt tâm lý của họ để có những điều chỉnh hợp lý về phía mình. Hướng tới sự đồng thuận của các đại biểu Hội đồng nhân dân khác sẽ tạo được hiệu quả cao trong chất vấn. + Về cung cấp thông tin minh họa: Trong những trường hợp nhất định, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể để làm rõ hơn vấn đề chất vấn. Thông tin minh họa mà đại biểu thu thập, cung cấp sẽ là minh chứng sống động và thuyết phục nhất. 37 2.2. Xem xét trả lời chất vấn - Sau khi nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu cần chú ý lắng nghe, phân tích, đánh giá câu trả lời có đáp ứng được yêu cầu câu hỏi hay không, người trả lời chất vấn đã làm rõ được nguyên nhân, giải pháp, trách nhiệm hay chưa... Tùy theo nội dung trả lời và tính đáp ứng của câu trả lời mà đại biểu có thể lựa chọn một trong hai phương án: chấp nhận câu trả lời hoặc không chấp nhận câu trả lời để tiếp tục có câu hỏi truy vấn. - Trong xem xét trả lời chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân cần sử dụng tốt kỹ năng lắng nghe. + Nghe tập trung: Tập trung lắng nghe nội dung câu trả lời từ phía người bị chất vấn, khuyến khích người bị chất vấn nói để thu được nhiều thông tin. Việc nghe tập trung này cũng giúp nắm bắt tính cách, quan điểm của người trả lời, hiểu được những thông điệp, những ẩn ý không nói được bằng lời; nhờ đó giúp đưa ra những câu hỏi bổ sung hiệu quả. Hơn nữa, việc chú ý nghe thể hiện sự tôn trọng người nói, mức độ cao là đồng cảm, như vậy, người nghe đã tạo được bầu không khí thân mật, cởi mở, giúp hình thành mối quan hệ tốt đẹp - một yếu tố quan trọng trong hoạt động công vụ. + Nghe chọn lọc: Chắt lọc thông tin từ người trả lời, ghi chép nhanh những ý chính, những con số quan trọng, các mốc thời gian... để từ đó có cơ sở thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với câu trả lời. 38 + Bình tĩnh lắng nghe: Là việc đại biểu Hội đồng nhân dân kiên nhẫn lắng nghe đầy đủ nội dung câu trả lời của người bị chất vấn, luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội và làm chủ được hành động của mình. Từ đó, có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa đại biểu và người bị chất vấn, đồng thời giúp đại biểu sáng suốt để đưa ra những câu hỏi bổ sung sâu sắc hơn. 2.3. Bổ sung câu hỏi chất vấn Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời. Do vậy, đại biểu có thể đăng ký với chủ tọa để đưa ra câu hỏi bổ sung. Trong khi đặt câu hỏi bổ sung chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân cần lưu ý: - Về nội dung: Cơ bản giống như câu hỏi chất vấn ban đầu. Điểm khác là câu hỏi bổ sung nhằm làm sáng tỏ thêm những nội dung mà người bị chất vấn bỏ qua chưa trả lời hoặc trả lời chưa rõ ràng. - Hình thức: Ngắn gọn, súc tích, cụ thể. 3. Theo dõi sau chất vấn Sau khi kết thúc phiên chất vấn, người bị chất vấn có trách nhiệm thực hiện nghị quyết về chất vấn hoặc thực hiện vấn đề đã hứa tại kỳ họp và phải gửi báo cáo về thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại kỳ họp đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng 39 nhân dân chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Vì vậy, các đại biểu cần theo dõi xem người trả lời chất vấn giải quyết các vấn đề đã nêu như thế nào, kết quả đến đâu, có bảo đảm thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập hay không và có tác động như thế nào tới công dân, xã hội và môi trường. - Để theo dõi chất vấn và trả lời chất vấn cũng như việc giải quyết các vấn đề sau chất vấn, đại biểu nên sử dụng “Nhật ký chất vấn”. Đại biểu cần ghi rõ thời gian, địa điểm, người chất vấn, câu hỏi chất vấn..., đánh giá mức độ chuẩn xác của câu trả lời và những vấn đề hẹn trả lời sau bằng văn bản... - Trong quá trình theo dõi, nếu người được chất vấn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chất vấn hoặc các vấn đề đã hứa thì đại biểu có thể áp dụng các biện pháp như: + Gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân và đề nghị người được chất vấn thực hiện nghiêm túc, kịp thời. + Đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét và có ý kiến về trách nhiệm của người được chất vấn hoặc đề xuất Thường trực Hội đồng nhân dân thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện nghị quyết về vấn đề chất vấn hoặc lời hứa tại kỳ họp. + Tiếp tục chất vấn ở kỳ họp sau. 40 10+ lời khuyên dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân 1. Hãy chất vấn những điều cử tri đang mong đợi. 2. “Dám chất vấn” là động lực để đi đến thành công. 3. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp. 4. Truyền đạt thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu. 5. Hãy sẵn sàng cho những câu hỏi bổ sung. 6. “Nói có sách, mách có chứng”, chỉ chất vấn khi có cơ sở. 7. Hãy làm chủ thái độ, hành động của mình. 8. Trên tinh thần xây dựng, không “vạch lá tìm sâu”. 9. Hãy “đeo bám” đến cùng việc thực hiện lời hứa. 10. Kịp thời đánh giá để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. 10+ Chất vấn - cơ hội vàng xây dựng hình ảnh và vị thế. 41 KỸ NĂNG TIẾP CÔNG DÂN; GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN I- KỸ NĂNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Một số vấn đề chung về tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1. Khái niệm Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013, thì: “Tiếp công dân là việc cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân... đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”. Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật tiếp công dân năm 2013, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu, tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân 42 là việc đại biểu Hội đồng nhân dân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật. Hoạt động tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân khác với tiếp công dân của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước: Thứ nhất, đại biểu Hội đồng nhân dân với tư cách là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của công dân, tiếp công dân để thực hiện hoạt động giám sát; trong hoạt động hành chính nhà nước, người tiếp công dân với tư cách đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước tiếp công dân để thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo luật định. Thứ hai, đại biểu Hội đồng nhân dân khi thực hiện hoạt động tiếp công dân là người không có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, đề xuất, khiếu nại, tố cáo của công dân; các chủ thể trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện hoạt động tiếp công dân chủ yếu là người có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, đề xuất và khiếu nại, tố cáo của công dân. Thứ ba, sau khi tiếp công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất và khiếu nại, tố cáo của công dân, còn các chủ thể trong bộ máy hành chính nhà nước sau tiếp công dân phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết. 43 1.2. Vai trò của hoạt động tiếp công dân - Hoạt động tiếp công dân giúp đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tốt vai trò đại diện của người đại biểu dân cử. Thông qua hoạt động tiếp công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, bức xúc của cử tri; đồng thời đại biểu có điều kiện để gần dân, sát dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. - Thông qua tiếp công dân, đại biểu thực hiện tốt hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. - Tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Công tác tiếp công dân có hiệu quả sẽ hạn chế được tình trạng công dân khiếu nại, khiếu kiện tràn lan, kéo dài, vượt cấp, vượt thẩm quyền. Đặc biệt là góp phần tránh được nguy cơ khiếu kiện, khiếu nại đông người dẫn đến điểm nóng, làm mất ổn định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 44 1.3. Yêu cầu của hoạt động tiếp công dân Một là, tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp công dân. Khi tiếp công dân, đại biểu phải tuân thủ đúng quy định của Luật tiếp công dân, trong đó phải thực hiện đúng các nguyên tắc; thẩm quyền; trình tự, thủ tục tiếp công dân. Đặc biệt, làm đúng trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định của pháp luật; không thực hiện hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Bên cạnh đó, đại biểu còn phải tuân thủ các quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Nghị quyết số 759/2014/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động tiếp công dân. Hai là, đại biểu Hội đồng nhân dân phải có thái độ tôn trọng công dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân; xác định rõ vị trí của mình trong tiếp công dân. Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Đặc biệt, đối với đại biểu Hội đồng nhân dân là người được 45 cử tri trực tiếp bầu ra, đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, trong hoạt động tiếp công dân càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tôn trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đại biểu cần xác định được vị trí của mình là người tiếp nhận thông tin, nhận đơn và sẽ tiến hành giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; để từ đó có sự đồng cảm thực sự với nhân dân; thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Ba là, bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan trong hoạt động tiếp công dân. Trong tiến hành tiếp công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có điều kiện trực tiếp trình bày tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; công tâm, khách quan trong hướng dẫn, giải thích cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ. 2. Kỹ năng tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân 2.1. Chuẩn bị tiếp công dân - Đại biểu phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động tiếp công dân. + Tìm hiểu thông tin về địa bàn thực hiện hoạt động tiếp xúc để nắm bắt cơ bản, chính xác những vấn đề nhân dân đang quan tâm. Đặc biệt là những vấn đề nổi cộm có 46 liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân như vấn đề việc làm, môi trường, xây dựng hạ tầng... + Thu thập đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân liên quan đến những lĩnh vực đang được nhân dân địa phương quan tâm; tìm hiểu, nghiên cứu, nắm chắc nội dung các quy định để trong trường hợp cần thiết giải thích, hướng dẫn cho công dân. + Chủ động mời thêm đại diện lãnh đạo địa phương, cơ quan có thẩm quyền cùng tham dự buổi tiếp công dân để trực tiếp tiếp thu, giải thích, giải đáp hoặc giải quyết tại chỗ những kiến nghị, đề xuất của công dân về lĩnh vực “nóng”, được dư luận quan tâm nhiều tại địa phương. + Chú ý chuẩn bị trang phục cho phù hợp với hoàn cảnh; bảo đảm nghiêm túc, trang nhã, lịch sự tạo sự gần gũi, thiện cảm đối với nhân dân. - Đại biểu phải chuẩn bị tâm lý để đối diện với những bức xúc của người dân, bởi khi người dân tìm đến đại biểu nghĩa là họ đang có bức xúc nên dễ bị kích động tâm lý, thiếu kiểm soát trong lời nói và hành động, thậm chí gay gắt, xúc phạm và cả đe dọa đại biểu. Do vậy, đại biểu phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, bình tĩnh, chủ động để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. 2.2. Tiến hành tiếp công dân * Giai đoạn mở đầu Đây là giai đoạn tạo dựng ấn tượng, hình ảnh, sự thiện cảm của đại biểu đối với công dân. Giai đoạn này đại biểu cần lưu ý: 47 - Thể hiện thái độ, lời nói, tác phong, cử chỉ lịch sự, nhã nhặn, đúng mực, chân tình ngay từ ban đầu để người dân cảm thấy tin tưởng, xoa dịu tâm lý căng thẳng, bức xúc, tạo không khí trao đổi cởi mở. - Khi công dân vào phòng, đại biểu nên mời ngồi, mời nước. Khi bắt đầu, đại biểu cần giới thiệu thành phần buổi tiếp công dân. Tiếp theo, đề nghị công dân giới thiệu họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân (trong trường hợp cần thiết), giấy ủy quyền (trong trường hợp được ủy quyền). * Giai đoạn trao đổi, lắng nghe Đây là giai đoạn chính của buổi tiếp công dân. Trong giai đoạn này, người đại biểu lắng nghe công dân trình bày về các nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo...; yêu cầu công dân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ cho việc tìm hiểu, xác minh. Ở giai đoạn này đại biểu cần: - Định hướng cho công dân trong trình bày. Đưa ra những câu hỏi để xác định rõ về địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc; chủ thể bị khiếu nại, tố cáo; đối tượng bị khiếu nại, tố cáo; nội dung vụ việc; kết quả giải quyết vụ việc (trong trường hợp đã được giải quyết). Bên cạnh đó, có thể đặt câu hỏi để làm rõ về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, nghề nghiệp, sự hiểu biết, tính cách và trạng thái tâm lý của công dân. Việc định hướng đúng giúp đại biểu thu nhận được nhiều thông tin hữu ích, đồng thời điều chỉnh được hành vi giao tiếp của công dân. Khi công dân 48 trình bày, đại biểu phải ghi vào sổ tiếp công dân đầy đủ các nội dung: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc. Trong trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về một nội dung thì đề nghị cử đại diện trình bày. - Tập trung lắng nghe. + Trong quá trình nghe, đại biểu phải ghi chép nhanh những thông tin quan trọng, đồng thời tư duy, phân tích, tổng hợp các thông tin khi nghe để hình thành những câu hỏi làm sáng tỏ nội dung một cách kịp thời; biết vận dụng khả năng phán đoán để xác định tính trung thực của người trình bày. + Kiên nhẫn, tập trung, tránh sự phân tán trong khi nghe. Đại biểu phải bình tĩnh, biết lắng nghe. Khi công dân trình bày không được cắt ngang; muốn đặt câu hỏi cũng phải lựa chọn thời điểm thích hợp. Không sử dụng điện thoại, trao đổi với người khác... trong khi đang tiếp công dân. Trong quá trình nghe, đại biểu cần chú ý đến ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, hành vi của công dân. + Đại biểu cần sử dụng tốt phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình lắng nghe. Ánh mặt, nét mặt, cử chỉ lúc lắng nghe phải tỏ ra đồng cảm, chia sẻ với người trình bày; thể hiện sự quan tâm sâu sắc của mình đến vấn đề công dân trình bày. 49 - Trao đổi, giải thích, hướng dẫn công dân. + Đại biểu phải tận tình giúp đỡ công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật; kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. + Trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì đại biểu đề nghị công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ. + Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu tiếp công dân hướng dẫn công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. + Trong hướng dẫn, giải thích, trao đổi, đại biểu phải nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; không nói trống không, cử chỉ không ngạo mạn, tránh hỏi như hỏi cung, nói nhát gừng, thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng đối với công dân. 50 * Giai đoạn kết thúc - Đại biểu ghi tóm tắt nội dung vụ việc; yêu cầu cụ thể của công dân vào sổ tiếp công dân; - Nhận đơn hoặc hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 2.3. Xử lý thông tin sau tiếp công dân - Tiến hành tập hợp thông tin thu nhận được từ buổi tiếp công dân. - Phân loại đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo thẩm quyền, lĩnh vực, số lượng người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; theo giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn... - Phân tích, nghiên cứu kỹ nội dung đơn, thư, thu thập đầy đủ thông tin để xây dựng hồ sơ vụ việc bao gồm: nội dung vụ việc, những căn cứ, bằng chứng hợp pháp... chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. - Xây dựng phương án giám sát việc giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Khi tiếp công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cần lưu ý: 1. Chân tình, cởi mở, biết lắng nghe. 2. Điềm tĩnh, kiên nhẫn, kiềm chế cảm xúc. 3. Xử lý nhanh, linh hoạt, chủ động, tìm kiếm giải pháp. 51 II- KỸ NĂNG GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Một số vấn đề chung về giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1. Khái niệm giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đại biểu Hội đồng nhân dân Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Theo quy định tại khoản 1, Điều 83 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân năm 2015, các hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm: Chất vấn những người bị chất vấn theo quy định pháp luật; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Như vậy, có thể hiểu, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đại biểu Hội đồng nhân dân là việc đại biểu 52 theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 1.2. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đại biểu Hội đồng nhân dân Một là, nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân cần nắm vững các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, như: thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục thực hiện giám sát của đại biểu. Bên cạnh đó, đại biểu cần nắm vững quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc nắm vững được các quy định của pháp luật giúp đại biểu Hội đồng nhân dân có căn cứ pháp lý để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát. Hai là, kiên trì, quyết liệt, sát sao trong việc theo dõi, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân vì nhiều lý do khác nhau có thể diễn ra trong thời gian dài, do đó đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải chủ động, kiên trì, sát sao trong theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Đối với những trường hợp chủ thể có thẩm quyền giải quyết cố tình 53 kéo dài, không giải quyết hoặc giải quyết nhưng không thỏa đáng, đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải quyết liệt, “đeo bám” và có biện pháp phù hợp buộc chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết đúng theo luật định. Ba là, công tâm, khách quan trong hoạt động giám sát. Trong quá trình giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân phải thực sự công tâm, khách quan; luôn xuất phát từ những nhu cầu, mong muốn chính đáng, hợp pháp của công dân. Đại biểu không được lợi dụng chức trách, nhiệm vụ của mình để thực hiện động cơ cá nhân trong quá trình giám sát; đồng thời không gây cản trở đến hoạt động bình thường của chủ thể có thẩm quyền giải quyết. 2. Kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đại biểu Hội đồng nhân dân 2.1. Chuẩn bị giám sát Đây là bước quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. Để làm tốt bước này đại biểu cần: - Xác định rõ nội dung khiếu nại, tố cáo, từ đó xác định văn bản quy phạm pháp luật đang trực tiếp điều chỉnh và các quy định cụ thể cần áp dụng khi xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp tiến hành... 54 - Đại biểu Hội đồng nhân dân cần lập sổ theo dõi việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. - Nghiên cứu kỹ nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trong đó cần nắm vững: Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền giải quyết; khiếu nại lần đầu hay lần tiếp theo; nếu đã được giải quyết thì người khiếu nại không đồng ý ở điểm nào, nội dung nào; các chứng cứ mới được bổ sung. 2.2. Tiến hành hoạt động giám sát * Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo - Đại biểu Hội đồng nhân dân cần nắm vững thời hạn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Cụ thể: + Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 28, Điều 37 và Điều 50 Luật khiếu nại năm 2011 (sửa đổi năm 2013). Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 30 Luật tố cáo năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). + Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 và Điều 51 Luật khiếu nại năm 2011 (sửa đổi năm 2013). Thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định từ Điều 12 đến Điều 21 Luật tố cáo năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). + Trình tự giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 27 đến Điều 43 và từ Điều 52 đến Điều 56 Luật khiếu nại năm 2011 (sửa đổi năm 2013). Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quy định từ Điều 28 đến Điều 36 Luật tố cáo năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 55 - Trên cơ sở nắm vững các quy định của pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân cần chủ động theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Khi chuẩn bị hết thời hạn luật định mà chưa có kết quả giải quyết, đại biểu phải đôn đốc, nhắc nhở việc giải quyết. Nếu phát hiện thấy cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục luật định, cần phải có ý kiến để yêu cầu tuân thủ đúng quy định. - Nghiên cứu kỹ các biên bản xác minh, tài liệu trong hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo; đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành; chứng cứ, thông tin mà đại biểu tìm hiểu, thu thập được để tìm ra những mâu thuẫn, những điểm chưa phù hợp, chưa đúng trong cách giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. - Khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gặp trực tiếp người khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu nại, tố cáo và những cá nhân có liên quan để tìm hiểu rõ vụ việc; thu thập thêm thông tin, tài liệu, chứng cứ...; hoặc gặp gỡ các chuyên gia, người có chuyên môn sâu về lĩnh vực có khiếu nại, tố cáo để tranh thủ ý kiến phục vụ cho hoạt động giám sát. Từ đó, có cơ sở đánh giá tính đúng đắn, khách quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền. - Trong quá trình theo dõi, đôn đốc, đại biểu vừa phải khéo léo, mềm dẻo, linh hoạt, vừa phải kiên quyết, thể hiện rõ thái độ, chính kiến để yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật. 56 * Tiến hành các biện pháp cần thiết trong quá trình giám sát - Trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân đã đôn đốc, nhắc nhở nhưng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không giải quyết hoặc giải quyết nhưng đại biểu không đồng ý với kết quả giải quyết cần trực tiếp gặp người có thẩm quyền giải quyết, hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp để yêu cầu giải quyết. - Đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là người do Hội đồng nhân dân bầu, đại biểu có thể đề nghị đưa ra chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc đề nghị đưa vào nội dung giám sát chuyên đề để làm rõ trách nhiệm và biện pháp giải quyết vụ việc. - Trong quá trình thực hiện quyền giám sát, nếu thấy có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. - Trường hợp qua giám sát nếu thấy kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đúng quy định pháp luật, đại biểu phải tuyên truyền, giải thích, vận động công dân khiếu nại, tố cáo và những chủ thể có liên quan thực hiện nghiêm túc quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Đại biểu Hội đồng nhân dân cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu báo cáo kết quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 57 của Ủy ban nhân dân cùng cấp và tham gia ý kiến thảo luận tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân để làm sáng tỏ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo Tổng hợp, phân loại đơn, thư Chyển đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết Xử lý theo chức trách, nhiệm vụ Trong thực hiện hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu Hội đồng nhân dân cần lưu ý một số điểm sau: 1. Thái độ giám sát phải kiên trì, theo đuổi, “đeo bám” đến cùng sự việc. 2. Cách thức giám sát phải phù hợp; khéo léo, mềm dẻo; khách quan, công tâm. 3. Tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau giám sát. 58 KỸ NĂNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (Khi tham gia Đoàn giám sát) I- NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ 1. Khái niệm, mục đích giám sát chuyên đề của đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1. Khái niệm Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019), giám sát là một trong hai chức năng cơ bản, quan trọng của Hội đồng nhân dân. Theo Từ điển tiếng Việt, giám sát là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”1. Khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về ______________ 1. Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.389. 59 việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Để thực hiện chức năng giám sát, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, Hội đồng nhân dân được thực hiện 5 hoạt động giám sát tại Điều 57, trong đó có hoạt động giám sát chuyên đề. Khoản 4, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, giám sát chuyên đề là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua việc thành lập Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân, của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân, có sự tham gia của đại biểu Hội đồng nhân dân với tư cách là thành viên của đoàn. Từ đó, có thể hiểu giám sát chuyên đề của đại biểu Hội đồng nhân dân là việc đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân để theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động giám sát chuyên đề của đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo sự phân công của Trưởng đoàn 60 Đoàn giám sát. Nội dung giám sát luôn được xác định trước và thường tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc đang được nhân dân quan tâm. 1.2. Mục đích của hoạt động giám sát chuyên đề - Giám sát chuyên đề nhằm xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó đề xuất kiến nghị các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Thông qua hoạt động giám sát chuyên đề nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, từ đó có kiến nghị, đề xuất Hội đồng nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 2. Yêu cầu của hoạt động giám sát chuyên đề - Nắm vững các quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện giám sát, các thành viên của Đoàn giám sát phải bảo đảm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật; nắm vững trình tự, thủ tục giám sát, phương thức tiến hành giám sát; nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung giám sát. Đây là điều kiện quan trọng để các thành viên xem xét, 61 đánh giá hoạt động của đối tượng bị giám sát, đưa ra kết luận chính xác. - Phát huy trách nhiệm của đại biểu khi tham gia Đoàn giám sát. Hoạt động giám sát chuyên đề chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi tất cả các thành viên của Đoàn giám sát phát huy đầy đủ ý thức trách nhiệm của mình trong suốt quá trình giám sát. Mỗi thành viên phải tích cực, chủ động tham gia ý kiến vào kế hoạch giám sát, đề cương giám sát và báo cáo kết quả giám sát. Khi thực hiện quyền giám sát, các thành viên phải có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện; có thái độ trung thực, công bằng, không thiên vị, định kiến; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, thể hiện được bản lĩnh, trách nhiệm và phẩm chất của người đại biểu Hội đồng nhân dân. - Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát, Đoàn giám sát không được cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát. Nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà từ phía Đoàn giám sát đối với đối tượng chịu sự giám sát. Trong thời gian Đoàn giám sát tiến hành giám sát, mọi hoạt động của chủ thể chịu sự giám sát vẫn phải được diễn ra bình thường, đặc biệt là các hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của công dân ở địa phương. 62 3. Quy trình giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân Các bước Nội dung Chủ thể thực hiện - Hội đồng nhân dân Bước 1: Chuẩn bị Ban hành quyết định thành lập Đoàn giám sát Xây dựng kế hoạch giám - Thường trực Hội đồng nhân dân - Ban của Hội đồng nhân dân giám sát sát, đề cương báo cáo Đoàn giám sát Thông báo kế hoạch giám Bước 2: Tiến hành hoạt động giám sát sát, đề cương báo cáo đến đối tượng chịu sự giám sát Thu thập, nghiên cứu tài liệu Công bố quyết định thành lập Đoàn giám sát và chương trình làm việc Trình bày báo cáo Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát Đoàn giám sát Thành viên Đoàn giám sát Trưởng đoàn Đoàn giám sát Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát Thành viên Đoàn giám sát 63 Các bước Nội dung Chủ thể thực hiện làm rõ thêm những nội dung đã báo cáo hoặc bổ sung thêm những nội dung khác (nếu thấy cần thiết) Kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu thấy cần thiết) Đoàn giám sát Trưởng đoàn Đoàn giám sát Bước 3: Tóm tắt quá trình giám sát và kết quả làm việc Soạn thảo và hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát Bước 4: báo cáo kết quả giám sátĐoàn giám sát Báo cáo kết quả giám sát Đoàn giám sát Ban hành nghị quyết về vấn đề được giám sát Hội đồng nhân dân Ban hành kết luận về kết quả giám sát Bước 5: Giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát 64 Kết luận về giám sát chuyên đề Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân Ban của Hội đồng nhân dân - Thường trực Hội đồng nhân dân - Ban của Hội đồng nhân dân II- KỸ NĂNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (KHI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT) Trong quá trình tham gia Đoàn giám sát để thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện các hoạt động sau: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân trong Đoàn giám sát Tìm hiểu đối tượng, nội dung, phạm vi, Chuẩn bị giám sát thành phần Đoàn giám sát chuyên đề Thu thập và xử lý thông tin Chuẩn bị ý kiến phát biểu khi tham gia giám sát chuyên đề Nghe đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo Thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề Hoạt động sau giám sát chuyên đề Xem xét, làm rõ vấn đề cần giám sát Nắm bắt, ghi chép lại kết quả cuộc giám sát chuyên đề Đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề Giám sát việc thực hiện kiến nghị sau giám sát 65 1. Chuẩn bị giám sát - Tìm hiểu đối tượng, nội dung, phạm vi, thành phần Đoàn giám sát chuyên đề. Khi được phân công tham gia Đoàn giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân cần nghiên cứu kỹ quyết định thành lập Đoàn giám sát và kế hoạch giám sát chuyên đề để tìm hiểu về đối tượng chịu sự giám sát, nội dung, phạm vi, thời gian, địa điểm giám sát; thành phần Đoàn giám sát, từ đó, đại biểu xác định được những công việc phải thực hiện khi tham gia Đoàn giám sát. - Thu thập và xử lý thông tin. + Để thực hiện tốt vai trò thành viên Đoàn giám sát, đại biểu cần phải thu thập thông tin liên quan trực tiếp đến hoạt động của chủ thể chịu sự giám sát gắn với chủ đề, nội dung cần giám sát. + Đại biểu có thể thu thập thông tin qua các nguồn báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát; các nghị quyết của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến nội dung giám sát và các tài liệu có liên quan khác; nguồn tin do cán bộ, công chức trong các cơ quan hoặc do nhân dân cung cấp; đơn, thư khiếu nại, tố cáo; đề xuất, kiến nghị của các cán bộ, công chức, các tổ chức chính trị - xã hội; thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình; từ việc quan sát sự việc, hiện tượng tại địa phương; ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn... 66 + Khi thu thập thông tin, đại biểu cần xác định: mục đích thu thập thông tin; lĩnh vực cần quan tâm; chủ đề của thông tin; thông tin cần thiết khi nào; thu thập thông tin từ nguồn nào và độ tin cậy của thông tin thu được. + Trong quá trình thu thập thông tin, đại biểu sẽ thu được rất nhiều loại thông tin khác nhau, do đó, đại biểu cần phải chọn lọc thông tin để có được thông tin có giá trị, từ đó phân loại thông tin theo từng vấn đề, nội dung, lĩnh vực, địa bàn... phục vụ cho việc sử dụng thông tin có hiệu quả. + Khi đã có thông tin, đại biểu cần phân tích, xử lý thông tin; đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu... để tìm hiểu, xác định bản chất của vấn đề, xác định được nguyên nhân chủ quan, khách quan và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan làm căn cứ cho nội dung giám sát và phải sử dụng thông tin có chất lượng. Đặc biệt, báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát là một trong những nguồn thông tin quan trọng mà đại biểu cần nghiên cứu kỹ. Các báo cáo này thường nhiều thành tựu, ít khuyết điểm, nhiều khó khăn, kiến nghị, đề xuất, hỗ trợ. Vì vậy, đại biểu cần có kỹ năng đọc, phân tích báo cáo để tìm được nội dung mình quan tâm, phát hiện ra mâu thuẫn, tìm ra những vấn đề mà đối tượng chịu sự giám sát không muốn báo cáo. Ngoài ra, đại biểu có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề xét thấy cần thiết phải được làm rõ. Thông qua đó, đối chiếu, so sánh thông tin trong báo cáo với các quy định của 67 pháp luật, tình hình thực tế, phát hiện vấn đề cần tập trung xem xét và hướng xử lý trước khi tiến hành giám sát. - Chuẩn bị ý kiến phát biểu khi tham gia giám sát chuyên đề. Trước khi tiến hành các hoạt động giám sát cùng với Đoàn giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân cần chuẩn bị ý kiến phát biểu tại buổi giám sát. Trên cơ sở nghiên cứu báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát và các thông tin thu thập được, đại biểu đặt câu hỏi cho đối tượng chịu sự giám sát. Câu hỏi cần ngắn gọn, nội dung đi trực tiếp vào vấn đề mà Đoàn giám sát cần tìm hiểu, nhất là các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của đối tượng chịu sự giám sát. Cần tránh các câu hỏi chung chung, không rõ nội dung, không rõ chủ thể cần hỏi. 2. Thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề - Nghe đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo. Khi nghe đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát trình bày báo cáo, đại biểu cần có kỹ năng nghe và ghi chép lại những thông tin quan trọng để đối chiếu với báo cáo của đối tượng đã gửi trước đó, từ đó có thể phát hiện mâu thuẫn giữa báo báo với thông tin đã thu nhận được hoặc những nội dung quan trọng nhưng đối tượng cố tình né tránh. - Xem xét, làm rõ vấn đề cần giám sát. + Sau khi nghe đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát trình bày báo cáo, có thể yêu cầu đối tượng 68 chịu sự giám sát giải trình thêm những nội dung đã báo cáo hoặc bổ sung thêm những nội dung khác. Khi đặt ra yêu cầu cho đối tượng chịu sự giám sát, đại biểu cần lưu ý: tránh đặt câu hỏi trùng lặp với các đại biểu khác; vấn đề đặt ra cho đối tượng chịu sự giám sát phải phù hợp, sát đúng với nội dung cần giám sát. Những vấn đề chưa có sự thống nhất, cần trao đổi với đối tượng chịu sự giám sát một cách thẳng thắn và trên tinh thần xây dựng. + Đại biểu cần có kỹ năng nắm bắt, phân tích vấn đề một cách nhanh nhạy; vận dụng linh hoạt, thuần thục các kỹ năng thuyết trình, tranh luận, thảo luận để đạt được mục tiêu giám sát. + Khi thấy cần thiết, đại biểu có thể cùng Đoàn giám sát đi kiểm tra, khảo sát thực tế để làm rõ thêm những vấn đề thuộc nội dung giám sát; lắng nghe ý kiến của người dân về vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát. Từ đó, có thêm cơ sở để đánh giá tính trung thực của báo cáo, phát hiện những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, sai phạm, vi phạm, đề xuất biện pháp giải quyết. - Nắm bắt, ghi chép lại kết quả cuộc giám sát chuyên đề. Trong quá trình tiến hành các hoạt động giám sát cũng như khi Trưởng đoàn Đoàn giám sát tóm tắt quá trình giám sát và thông báo kết quả làm việc của Đoàn cho đối tượng chịu sự giám sát, đòi hỏi đại biểu cần ghi chép nhanh những nội dung chính trong kết luận của Trưởng đoàn Đoàn giám sát để có cơ sở đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo báo cáo. 69 - Đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề. Trên cơ sở nghiên cứu báo cáo, ý kiến giải trình của đối tượng chịu sự giám sát; từ kết quả kiểm tra, khảo sát thực tế và các nguồn thông tin khác thu nhận được trong quá trình tiến hành giám sát, đại biểu góp ý xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát. Ý kiến của đại biểu nên tập trung vào phần đánh giá hạn chế, tồn tại của cơ quan, tổ chức, cá nhân và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Nếu xét thấy có vi phạm thì cần làm rõ trách nhiệm đối với những vi phạm (nếu có); tính chất, mức độ vi phạm; kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm. 3. Hoạt động sau giám sát chuyên đề Đại biểu có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của đối tượng chịu sự giám sát. Hiệu quả của hoạt động giám sát tùy thuộc vào kết quả của việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Do vậy, đòi hỏi các đại biểu phải có bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng “đeo bám” để theo dõi, đôn đốc đối tượng chịu sự giám sát thực hiện các kiến nghị. Trường hợp đã đôn đốc nhiều lần nhưng cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc, không đầy đủ thì đại biểu có thể đưa nội dung đó ra chất vấn để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm. Đại biểu có thể thực hiện quyền của đại biểu kiến nghị Hội đồng nhân dân 70 đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động giám sát chuyên đề, đại biểu Hội đồng nhân dân cần rèn luyện, thực hành mô hình tư duy “3S”: 1. “Sắc” về phát hiện vấn đề có sự mâu thuẫn. 2. “Sâu” trong phân tích, đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân. 3. “Sáng” trong tư vấn kiến nghị các biện pháp khắc phục. 71 KỸ NĂNG GIÁM SÁT THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP I- NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Khái niệm giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước của đại biểu Hội đồng nhân dân Khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định, giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát là một hình thức thực thi quyền lực nhà nước, là một chức năng theo luật định. Trong bộ máy nhà nước, chỉ có Quốc hội và Hội đồng nhân dân có chức năng giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Theo quy định 72 tại khoản 6, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 thì giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Như vậy, giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những phương thức để Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát. Đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động như: chất vấn những người bị chất vấn; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương... Khoản 14, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Từ các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và Luật ngân sách nhà nước năm 2015, có thể khẳng định: Giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước của đại biểu 73 Hội đồng nhân dân là việc đại biểu Hội đồng nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước nhằm yêu cầu, kiến nghị cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền xử lý, góp phần quản lý, điều hành ngân sách địa phương một cách hiệu quả. 2. Vai trò của giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước Một là, giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước góp phần bảo đảm quản lý ngân sách nhà nước lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước của đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần bảo đảm công khai, minh bạch ngân sách là cơ sở để phát hiện, phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Đặc biệt, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thất thoát trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, giảm thiểu các tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hai là, hoạt động giám sát góp phần bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước trong điều kiện mở rộng phân cấp ngân sách cho các địa phương theo Luật ngân sách nhà nước. Việc trao quyền phân bổ ngân sách cho chính quyền địa phương đã tạo sự chủ động cho địa phương. Tuy nhiên, 74 cũng đòi hỏi phải tăng cường công tác giám sát nhằm tránh sự tùy tiện trong phân bổ, sử dụng ngân sách, từ đó, bảo đảm thực hiện đúng chế độ, định mức quy định, tuân thủ nguyên tắc thống nhất của ngân sách nhà nước. Ba là, thông qua hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước góp phần nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân về lĩnh vực ngân sách nhà nước. Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân, có mối quan hệ và tác động qua lại với chức năng quyết định. Hội đồng nhân dân muốn thực hiện đúng và có hiệu quả chức năng quyết định về lĩnh vực tài chính - ngân sách phải tăng cường hoạt động giám sát. Thông qua hoạt động giám sát, đại biểu thu thập được đầy đủ các thông tin về việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân trước đó đã ban hành, những vấn đề mới phát sinh cần phải giải quyết liên quan đến việc thực hiện ngân sách nhà nước ở địa phương; từ đó, tham gia thảo luận, xem xét, dự thảo báo cáo, nghị quyết góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân về ngân sách nhà nước. 3. Hình thức, nội dung giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước của đại biểu Hội đồng nhân dân 3.1. Hình thức giám sát Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước thông qua 5 hình thức sau: 75 - Chất vấn những người bị chất vấn về lĩnh vực ngân sách nhà nước. Chất vấn là việc đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn. - Tham gia đoàn giám sát chuyên đề về lĩnh vực ngân sách nhà nước. Giám sát chuyên đề của đại biểu Hội đồng nhân dân về lĩnh vực ngân sách nhà nước là việc đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia Đoàn giám sát để theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động quản lý, sử dụng, điều hành ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo pháp luật về ngân sách nhà nước. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia các Đoàn giám sát chuyên đề về lĩnh vực ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân thành lập. Ví dụ: Giám sát thu, chi ngân sách nhà nước; giám sát chi đầu tư xây dựng cơ bản; giám sát hoạt động quản lý, sử dụng các quỹ tài chính 76 ngoài ngân sách; giám sát hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập... Trong hoạt động giám sát chuyên đề, đối tượng chịu sự giám sát là cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngân sách và các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước. - Xem xét, phân tích các báo cáo về ngân sách nhà nước tại kỳ họp. Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, đại biểu Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách; báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nhà nước; báo cáo tình hình thu, chi ngân sách của địa phương; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Như vậy, ở hình thức giám sát này đối tượng chịu sự giám sát là Ủy ban nhân dân các cấp. - Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp về ngân sách nhà nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp; quyết định công khai dự toán ngân sách hằng năm... Riêng đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện còn có trách nhiệm giám sát nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp về dự toán ngân sách; quyết toán ngân sách nhà nước ở địa phương. Đối tượng chịu sự giám sát là Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. 77 - Giám sát việc thi hành pháp luật ngân sách nhà nước ở địa phương. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật về ngân sách nhà nước tại địa phương. Cụ thể, giám sát việc lập dự toán ngân sách địa phương; việc công khai ngân sách; chấp hành ngân sách; quyết toán ngân sách; thực hiện các quy định pháp luật tài chính - ngân sách ở địa phương... Đối tượng chịu sự giám sát là Ủy ban nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đơn vị dự toán ngân sách; cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi đại biểu ứng cử có liên quan đến ngân sách nhà nước. - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước. Theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân sách nhà nước. Đối tượng chịu sự giám sát là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3.2. Nội dung giám sát Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước trên các nội dung sau: - Giám sát việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương. 78