🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kinh tế và quản lý công nghiệp Ebooks Nhóm Zalo I _ _ _ _ :■ ĩ W * BỘ GIẨO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GT.0000020352 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN WEU 1 I®!** K i . # , Giáo trình Đồng chủ biên: GS. TS. Nguyễn Đình Phan GS. TS. Nguyễn KếTuấn CÔNG NGHIỆP JGUYEN 'C LIỆU 1 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ Q ư ố c DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH bo ÊO OS Đổng chủ biên: GSỂTS. NGUYỄN ĐÌNH PHAN GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN KINH TÊ VÀ QUẢN LÝ cang nghiệp N H À XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TÊ' Q u ố c DÂN Lời nói đẩu LỜI NỐI ĐẤU Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp do GS.TS. Nguyễn Đình Phan chủ biên được biên soạn năm 1997 và tái bản năm 2000. Giáo trình này đã kế thừa có chọn lọc giáo trình Kinh tế công nghiệp xuất bàn năm 1986 do PGS. Nguyễn Lang và PGS. Nguyễn Hồ Phương chù biên, và giáo trình Kinh tế và quàn lý công nghiệp xuất bàn năm 1992 do GS.TS. Nguyễn Đình Phan chù biên. Nhàm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ quàn lý kinh tế và quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh tế, Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng thuộc Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tiến hành tái bản lần thứ 2 giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. Trong lần tái bản này, kết cấu chung của giáo trình vẫn được giữ nguyên như lần xuất bản năm 1997, nhưng nhiều nội dung của các chương đã được sừa chữa và bổ sung theo tinh thần cập nhật những kiến thức mới và phù hợp với quá trình xây dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tham gia sửa chừa và bổ sung cuốn giáo trình này có: - GS.TS. Nguvễn Kế Tuấn, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, chù biên và phụ trách các chương I, II, XV và XVI. - GS.TS. Nguyễn Đình Phan, Chủ tịch Hội đồng trường, đồng chù biên và phụ trách các chương III và IV. - PGS.TS. Lê Công Hoa, Phó trưởng khoa Quàn trị kinh doanh, phụ trách các chương XI và XII. - PGS.TS. Trương Đoàn Thể, Trưởng bộ môn Quản trị chất lượng, phụ trách chương VI. - PGS.TS. Vũ Minh Trai, Trưởng phòng Hành chính tồng hợp, phụ trách chương IX. - TS. Trương Đức Lực, giáo viên Bộ môn Kinh tế, Quàn trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, phụ trách các chương X và XIII. - ThS. Trần Thị Thạch Liên, Phó trưởng bộ môn Kinh tế, Quản trị kinh doanh cône nahiệp và xây dựng, phụ trách các chương VIII và XIV. 3 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - ThS. Mai Xuân Được, giáo viên Bộ môn Kinh tế, Quàn trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, phụ trách các chương VII và VIII. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn phụ trách biên tập chung toàn bộ giáo trình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sửa chừa và bổ sung cho lần tái bản này, nhưng giáo trình không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tập thể tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và anh chị em sinh viên. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Tập thể tác giả 4 Phẩn thứ nhất: Xây dựng và phát triển công nghiệp Phần thứ nhất XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 5 IMIN 11 11 VA UUAN LY CONG NGHIEP Đê thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quôc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa. Xét trong tổng thể quá trình tái sàn xuất xà hội, khai thác là hoạt động khởi đâu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động này có nhiệm vụ căt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điêu kiện tự nhiên. Chê biên là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hoá học và sinh học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên thuỷ để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sừ dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Từ một loại nguyên liệu, hoạt động chế biến có thể tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sừ dụng khác nhau. Trong chế biến công nghiệp, một loại sản phẩm thường được tạo thành từ những loại nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian là kết quả của hoạt động chế biến nguyên liệu nguyên thuỷ và được sử dụng làm nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã bảo đàm đủ các yêu cầu cần thiết cho sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Sửa chữa là một loại hoạt động dịch vụ quan trọng nhằm phục hồi giá trị sử dụng của một số loại máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng sau một thời gian sừ dụng nhất định. Dịch vụ sửa chừa công nghiệp là loại hoạt động ra đời sau so với hoạt động khai thác và chế biến. Lúc đầu, loại hoạt động này được thực hiện trực tiếp bằng những người sử dụng máy móc và vật phẩm tiêu dùng. Sau đó, do quy mô yêu cầu sửa chữa tăng lên, hoạt động này được tách khòi quá trình sử dụng trực tiếp và trở thành một lĩnh vực chuyên môn hoá do những bộ phận độc lập thực hiện. Sự phát triển dịch vụ sửa chữa giữ vị trí trọng yếu trong quá trình sản xuất, nó vừa bảo đảm tiết kiệm của cải vật chất, vừa là điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất của các ngành diễn ra bình thường và an toàn. Mối quan hệ giữa hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp được khái quát trong sơ đồ dưới đây (sơ đồ 1.1 )ẽ 7.2ề N hững đặc trưng chủ yếu của công nghiệp Quá trình sản xuất xã hội là sự tổng họp của hai mặt: mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng... Song, xét trên phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất, 8 Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện, còn các ngành kinh tế khác chỉ là những dạng đặc thù của hai ngành này. Từ đó, việc xem xét các đặc trưng của công nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác biệt giữa công nghiệp và nông nghiệp trên hai mặt kỹ thuật sàn xuất và kinh tế - xã hội của sản xuất. Các đặc trưng về kỹ thuật sản xuất của công nghiệp được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: - về công nghệ sản xuất Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý học hoá học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt; trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng các quá trình sinh học thể hiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và con vật nuôi. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học, hoá học (làm đất, bón phân, sừa dụng các chế phẩm hoá học...) chỉ là những tác động làm cây trồng và con vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên hoặc thúc đẩy rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sàn xuất có ý nghĩa quan trọng với việc tổ chức sàn xuất và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ thích úng với mỗi ngành. - về sự biến đổi cùa đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất Sau mồi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tượng lao động - nguyên liệu của công nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, tính chất. Trong sàn xuất công nghiệp, từ một loại nguyên liệu có thê tạo ra nhiều loại sàn phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong khi đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đối tượng lao động, gôm các loại động, thực vật khác nhau, có thể có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất, người ta lại thu được sản phẩm giống như nguyên liệu ban đầu nhưng với khối lượng lớn hơn. Nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp, ngoài việc thấy rõ hơn khả năng của sàn xuất công nghiệp, còn có ý nghĩa thiêt thực với việc tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong công nghiệp. 9 MNH 11 VA UUAN LY CONG NGHIEP Sơ đô i.7 Ể’ Môi quan hệ giữa các hoạt động khai thác, ché biến và sửa chữa công nghiệp Sản phẩm cuối cùng sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt Sửa chữa mảy móc và vật phẩm tiêu dùng Chế bỉế đoạn n công thứn Phế thải > tronị ị sản lất 1 Chế biế đoạn n công thứ 2 XI Nguồn nguyên liệu tái sinh n công Chế biế đoạn fhứ 1 Khai th ác tài 10 ngu) lên Ị Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp - về công dụng kinh tế của sản phẩm Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thì sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư liệu lao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản, tới hệ thống máy móc có trình độ hiện đại. Do vậy, sự phát triển công nghiệp có tác động trực tiếp và to lớn đến quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. - về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình sàn xuất Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn so với sản xuất công nghiệp. Các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết, khí hậu...được coi là điều kiện không thể thiếu để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loại cây trồng, con vật nuôi phải bảo đảm thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp vẫn không thể khắc phục được. Trong khi đó, các ngành công nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với những mức độ khác nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biển. Với sự phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp có thể phát triển mạnh ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Đặc điểm này cho thấy công nghiệp có khả năng sản xuất cao hơn nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế được xác định như một vấn đề tất yếu. Các đặc trưng về kinh tế - xã hội của công nghiệp được biểu hiện trên những khía cạnh chù yếu sau đây: - về trình độ xã hội hoả sản xuất Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hoá cao. Một sản phẩm công nghiệp thường lậ kểt tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này có thể cùne trong một tổ chức, hoặc thuộc những tô chức khác nhau được phân bố ờ những địa điểm khác nhau, thậm chí ở các nước khác nhau. Sự liên kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đến khâu tiêu 11 KINH TẾ VÁ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP thụ sản phẩm và thực hiện những dịch vụ sau bán hàng tạo thành chuồi liên kết có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Quan hệ liên kết này không chi được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, mà còn được thực hiện giữa các ngành khác nhau, không chi giữa các doanh nghiệp trong phạm vi một nước, mà còn ở phạm vi giữa các nước. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp ngày nay cũng đạt tới trình độ xã hội hoá nhất định, nhưng ở trình độ thấp hơn nhiều so với công nghiệp. Các khâu cùa quá trình sản xuất có thể được thực hiện ở phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở phạm vi hộ nông dân. - về đội ngũ lao động Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp. Do những đặc trưng về kỹ thuật sản xuất, công nghiệp đại diện cho phương thức sản xuất mới, lao động công nghiệp có tư duy, tác phong và kỷ luật cao, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường và có những đổi mới mang tính cách mạng. Sự phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao trình độ phát triển công nghiệp, dẫn đến sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp cả về mặt số lượng và chất lượng. Trong khi đó, vốn dĩ gắn với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, trình độ kỹ thuật thấp, lao động nông nghiệp có chất lượng thấp hơn, tính bảo thủ cao hơn, sự đổi mới và khả năng thích ứng với cái mới chậm hơn so với lao động công nghiệp. Hom nữa, tươne ứng với sự thay đổi vị trí các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội ngày càng giảm. Liên minh giữa giai cấp công nghiệp và giai cấp nông dân là nhân tố bảo đảm sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng trong đó, giai cấp công nghiệp luôn giữ vai trò lãnh đạo. - về quản lý công nghiệp Do trình độ kỹ thuật của sản xuất ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng được nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, quản lý quá trình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức chặt chẽ và khoa học. Đó là điều kiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả kinh tế cao. Các phương pháp quản lý công nghiệp ngày càng được hoàn thiện gắn liền với việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ và để bảo đảm thích ứng với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. Các mô hình và phương pháp quàn lý công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho đổi mới quản lý của các ngành kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. 12 gp Chương một: Con dường phát triển và vai trò của công nghiệp Nghiên cứu các đặc trưng của công nghiệp cho phép thấy rõ hơn những ưu thế của công nghiệp, điều kiện bảo đảm công nghiệp có được vai trò lãnh đạo dẫn dắt các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng nền sàn xuất lớn. 2. Phân loại công nghiệp Một trong những nhiệm vụ quan trọng quản lý là phải xác định rõ đối tượng quản lý. Đối tượng quản lý công nghiệp là hệ thống công nghiệp. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ và phân công lao động xã hội, công nghiệp phát triển thành một hệ thống phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận ấy được xác định theo những căn cứ khác nhau và có những đặc trưng khác nhau. Phân loại hệ thống công nghiệp thực chất là xác định những tiêu chí để phân chia công nghiệp thành những bộ phận khác nhau làm cơ sở để xác định những nội dung và phương thức quản lý phù hợp hướng tới mục tiêu phát triển hài hoà và có hiệu quà các bộ phận ấy. Dưới đây sẽ trình bày một số cách phân loại công nghiệp đang được áp dụng ở Việt Nam. 2.1. Phân loại căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm Xem xét công dụng kinh tế của sản phẩm là xem xét một cách tổng quát sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất, gọi là tư liệu sàn xuất, được xếp vào nhóm A. Còn những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân, gọi là tư liệu tiêu dùng, được xếp vào nhóm B. Theo đó, sản phẩm của hệ thống công nghiệp được phân chia thành nhóm A và nhóm B. Trong thực tế, người ta thường có quy ước xếp các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tư liệu sàn xuất vào nhóm công nehiệp nặng và các doanh nghiệp công nghiệp sàn xuât tư liệu tiêu dùng vào nhóm công nghiệp nhẹ. Neu sản phâm cùa một doanh nghiệp công nghiệp vừa có thể dùng làm tư liệu sản xuất, vòra có thể dùng làm tư liệu tiêu dùng, thì việc sắp xếp lại căn cứ vào tỷ trọng sàn phẩm chủ yếù đáp ứng loại nhu cầu nào. Phân loại công nghiệp theo cách này là cơ sở quan trọng để kế hoạch hoá phát triển công nghiệp bảo đảm sự cân đối giữa sàn xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng phù hợp với yêu câu cụ thê của đât nước và quan hệ kinh tế với các nước khác. 13 HP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP 2.2. Phăn loại căn cứ vào phương thức tác động đến đối tượng lao động Quá trình sản xuất công nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động đến đối tượng lao động để tạo ra sàn phẩm. Những loại sản xuất sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với các điều kiện tự nhiên để tạo ra các loại sản phẩm thô được xếp vào công nghiệp khai thác. Đối tượng lao động của công nghiệp khai thác là các loại đối tượng lao động do tự nhiên tạo ra. sự phát triển gắn liền với điều kiện tự nhiên; sản phẩm của công nghiệp khai thác thường là các loại nguyên liệu nguyên thuỷ. Những loại sản xuất sừ dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lý học, hoá học, sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm trung gian và các sản phẩm cuối cùng được xếp vào công nghiệp chế biến. Phân loại công nghiệp theo phương pháp này là cơ sờ để kế hoạch hoá quan hệ cân đối giữa phát triển công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác tương ứngỄ Sự cân đối này không phải hiểu theo nghĩa quy mô và tốc độ phát triển khai thác một loại tài nguyên phải tương ứng với quy mô và tốc độ phát triển chế biến loại tài nguyên đó. Sự “cân đối” giữa chúng phải được xem xét phù hợp với trình độ phát triển của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan hệ kinh tế của đất nước trong mỗi thời kỳ. 2.3. Phân loại căn cứ vào sự tương đòng về kinh tế - kỹ thuật Hệ thống công nghiệp được cấu thành bởi nhiều phân hệế Đến lượt mình, mỗi phân hệ ấy lại được cấu thành bởi nhiều phần tử, mà mồi phân tử là mỗi doanh nghiệp công nghiệp. Trong đó, có những doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thể của sản phẩm, về công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và về cơ cấu lao động. Dựa vào những/hoặc một trong những sự tương đồng ấy của các doanh nghiệp công nghiệp người ta xếp chúng vào các ngành công nghiệp chuyên môn hoá khác nhau (trong thực tế, còn gọi là ngành kinh tê - kỹ thuật). Như vậy, ngành công nghiệp chuyên môn hoá là tập hợp các doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thê của sản phâm, vê công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và vê cơ câu lao động. Một ngành công nghiệp chuyên môn hoá tổng hợp lại có thê được phân chia thanh một 14 m__Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp số ngành chuyên môn hoá hẹp tuỳ theo trình độ phát triển công nghiệp và yêu cầu quản lý chuyên sâu. Cách phân loại công nghiệp này là cơ sở để thực hiện quản lý theo ngành kinh tế - kỹ thuật và tiến hành kế hoạch hoá cơ cấu ngành công nghiệp. Ở Việt Nam, ngày 27 tháng 10 năm 1993 Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân bao gồm 20 ngành cấp I. Nghị định này được Tổng cục Thống kê cụ thể hoá thành các ngành cấp II, III và IV. Theo đó, công nghiệp có công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước. Mỗi ngành đó lại được chia thành nhiều phân ngành theo các đặc trưng kinh tế - kỹ thuật cụ thể. 2.4. Phân loại căn cứ vào hình thức sở hữu Tương ứng với các hình thức sở hữu khác nhau, các doanh nghiệp công nghiệp được sắp xếp vào các thành phần kinh tế khác nhau. Ờ Việt Nam, hệ thống công nghiệp đa thành phần bao gồm: công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước; công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể; công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân và tư bản nhà nước; công nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu công nghiệp đa thành phần, mỗi thành phần kinh tế có vai trò, vị trí riêng và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy khác nhau về hình thức sở hữu, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau, tồn tại trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau. Vai trò của Nhà nước là phải tạo lập môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng phát triển, khai thác mọi nguồn lực trong và. ngoài nước phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2ế5. Phân loại căn cứ vào trình độ trang z>/ế kỹ thuật Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật là xu hướng chung của sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nhưng trong những thời kỳ nhất định, bên cạnh các doanh nghiệp hiện đại, vẫn còn các doanh nghiệp sàn xuất ở trình độ thủ công. Theo đó, công nghiệp được chia thành hai bộ phận: công nghiệp hiện đại và thù công nghiệp. Sản xuất thủ công sẽ dần được thay thế bằng máy móc thiết bị, nhưng có những loại sàn xuất hoặc những bộ phận nhất định trên dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không thể thay thế được lao động thủ công. Chẳng 15 m kinh t ế v à q u ản lý c ồ n g nghiệp hạn, trong một số ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, lao động thủ công sẽ tạo nên những sản phẩm độc đáo, mang đậm bàn sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu. Xét về trình độ công nghệ, công nghiệp một nước sẽ gồm các doanh nghiệp với nhiều “tầng công nghệ” khác nhau. II. TÍNH QUY LUẬT CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIẺN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Tính quy luật của quá trình phát triển công nghiệp Xét trong cả quá trình lịch sừ phát triển, tuy mỗi nước có những đặc thù riêng, song các nước lại có nhiều điểm tương đồng về sự ra đời và phát triển công nghiệp. Sự tương đồng ấy được coi là tính quy luật của quá trinh phát triển công nghiệp. 1.1. Quá trình phát triển của công nghiệp gắn liền với sự phát triển nông nghiệp Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội có thể chia thành ba giai đoạn cơ bản: sản xuất công nghiệp là một bộ phận phụ thuộc vào nông nghiệp; sản xuất công nghiệp tách khỏi sản xuất nông nghiệp; sản xuất công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao. Hoạt động sản xuất công nghiệp xuất hiện từ khi xuất hiện xã hội loài người dưới hình thức khai thác tài nguyên động, thực vật để sinh sống, sản xuất các loại công cụ, vật phẩm tiêu dùng và vũ khí thô sơ. Loại sản xuất này chưa trở thành một ngành sản xuất vật chất độc lập mà chi là một bộ phận phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, do chính những người nông dân thực hiện và mang tính chất tự cung tự cấp. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hộiễ Cuộc phân công lao động lớn lân thứ hai đã tách sản xuất công nghiệp ra khỏi sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập dưới hình thức ban đầu là sản xuất thủ công nghiệp của những người thợ thủ công chuyên nghiệp. Sản phâm cùa các ngành nghề thủ công nghiệp này trở thành hàng hoá, được sản xuât ra với mục đích trao đổi trên thị trường. Tuy tách ra khỏi nông nghiệp, nhưng giữa công nghiệp và nông nghiệp luôn có môi liên hệ sản xuât mật thiết với nhau: nông nghiệp cung cấp cho công nghiệp chê biên một số loại 16 (fp__Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp nguyên liệu, lao động và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; ngược lại, công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Sự phát triển của cả công nghiệp và nông nghiệp chịu ảnh hưởng to lớn và trực tiếp vào việc tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa chúng. Ở trình độ phát triển cao, mối liên hệ sản xuất giữa công nghiệp và nông nghiệp cần được tổ chức một cách chủ động với những nội dung và hình thức thích hợp. 7.2ề Công nghiệp từ một ngành kinh tế cỏ quy mô nhỏ và vị trí thứ yếu phát triển thành một ngành có phạm vi to lớn và vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế quốc dân Sự chuyển hoá vị trí của công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ và sự thay đổi nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. Ở trình độ phát triển thấp, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt còn đơn giản, nông nghiệp là ngành sản xuất có quy mô lớn và vị trí quan trọng hàng đầu vì chính nó là ngành cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất - nhu cầu ăn uống để bảo đảm sự sinh tồn của con người. Lúc này, công nghiệp có quy mô còn nhỏ bé và giữ vị trí hàng thứ trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Khoa học công nghệ không ngừng phát triển tạo ra những khả năng mới, trình độ của các ngành kinh tế được nâng cao, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt ngày càng trở nên phức tạp. Sản xuất nông nghiệp, với những điều kiện hạn chế của mình, không thể đáp ứng được toàn diện và đầy đủ những nhu cầu ngày càng cao ấy. Lúc này, với khả năng và điều kiện của mình, công nghiệp trở thành ngành chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của dân cư, quy mô của nó cũng ngày càng được mở rộng. Do vậy, công nghiệp từ vị trí hàng thứ sẽ trở thành ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Nghiên cứu tính quy luật này cho thấy, do điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi nước mà cơ cấu kinh tế của các nước có thể khác nhau, song theo xu thế phát triển chung của quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế của mỗi nước sẽ chuyển dịch từ cơ cấu nông - công nghiệp sang cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại. 1.3. Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền với quá trình phát triển sản xuất hàng hoá Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các nghề thủ công nghiệp 17 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP __________ sản xuât hàng hoá nhăm đáp ứng nhu câu của chính nguời sản xuảt và gia đình họ. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển cùa một số nghề thù công trong giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội loài người xuất phát từ yêu cầu thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và của sản xuất ờ trình độ thấp kém. Quá trình này gắn liền với sự phát triển cùa sự phân công lao động xã hội và sự hình thành sở hữu riêng với các loại sản phẩm khác nhau. Hai yếu tố đó (phân công lao động xã hội và sở hữu riêng về các loại sàn phẩm) là tác nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Người sản xuất không thể tự sản xuất tất cả sản phẩm mà họ cần, họ lập trung vào sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, dùng sản phẩm ấy để trao đổi lấy sản phẩm khác cần cho sản xuất và sinh hoạt của mình. Sản phẩm trở thành hàng hoá. Trong thực tế, trong quá trình phát triển sản xuất, một số người nông dân không còn tiến hành nghề nông quen thuộc của mình, mà chuyển sang tập trung vào làm những nghề thủ công nhất định. Sự phân công lao động ấy dẫn đến chuyên môn hoá lao động và hình thành hình thức sơ khai đầu tiên của công nghiệp. Ngày nay, sản xuất công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hoá cao. Sản xuất một sản phẩm công nghiệp luôn đòi hỏi có sự tham gia của nhiêu loại lao động khác nhau với sự phân công và hiệp tác chặt chẽ. Phạm vi phân công hiệp tác được mở rộng ở phạm vi toàn thế giới, đồng thời việc giao lưu trao đổi hàng hoá công nghiệp cũng diễn ra ở phạm vi thế giới. Sự phát triển và mở rộng thị trường được coi là điều kiện cơ bản cùa phát triển sản xuất công nghiệp. Phát triển theo kiểu “tự cung, tự câp” và ‘‘khép kín” là hoàn toàn không thích ứng với sự phát triển công nghiệp hiện đại. 1.4. Quá trình phát triển công ngltiệp cũng là quả trình đỗi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ Trong buổi ban đầu mới hình thành, sản xuất công nghiệp được tiến hành hoàn toàn bàng các công cụ thủ công với phương pháp công nghệ giàn đơn và chỉ sản xuất ra những sản phẩm đơn giản. Từ quá trinh sản xuất, người lao động tích luỹ dần kinh nghiệm, cải tiến hoặc sáng chê ra nhừng công cụ và phương pháp sản xuất có trình độ ngày càng cao hơn. Đẻn lượt mình, những điều đó lại thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn, quy mô mở rộng hơn. sàn xuất những sản phẩm có trình độ ngày càng tiên tiến và hiện đại hơn. Xét trong toàn bộ hệ thống công nghiệp, sự phát triển và nâng cao trình độ kỹ thuật diễn ra sons song theo hai con đường: tuần tự từ thấp đến cao. 18 ÉP Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp từ giản đơn đến phức tạp, từ từng bộ phận riêng lẻ mờ rộng ra toàn bộ hệ thông; nhảy vọt từ trình độ thâp lên trình độ cao hơn hăn vê chât bỏ qua các trình độ trung gian để đạt sức sản xuất cao hơn hẳn. Ngày nay, nền công nghiệp của một nước thường bao gồm các loại công nghệ với nhiều trình độ khác nhau - gọi là công nghệ nhiều tầng. Sự tồn tại công nghệ nhiều tầng này xuất phát từ sự khác biệt về khả năng đổi mới công nghệ của các bộ phận khác nhau trong hệ thống công nghiệp. Xu hướng chung là trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp sẽ được nâng lên trình độ hiện đại. Tuy nhiên, một số loại công nghệ truyền thống vẫn tồn tại tạo ra những sản phẩm độc đáo của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Quá trình hiện đại hoá không chỉ diễn ra trong quá trình sản xuất, mà còn diễn ra một cách mạnh mẽ trong quá trình quản lý công nghiệp với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật hiện đại và các phương pháp quản lý mới. 2. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam Từ điểm xuất phát ban đầu là một nước nông nghiệp lạc hậu, phân tán, sản xuất nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp, đến nay Việt Nam đã xây dựng được một nền công nghiệp đa ngành, quy mô ngày càng mở rộng, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Quá trình phát triên công nghiệp đến nay có thể chia thành những thời kỳ chủ yếu sau đây: - Thời kỳ thuộc Pháp Nền công nghiệp được hình thành theo chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đặc trưng cơ bản của chính sách này là khai thác nguồn nhân công dồi dào và rẻ mạt, tập trung khai thác tài nguyên thành nguyên liệu để cung cấp cho công nghiệp chế biến của chính quốc. Một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Toàn bộ máy móc thiêt bị và phân lớn nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp đều phải nhập khâu từ nước Pháp. Với chính sách đó. công nghiệp Việt Nam là một nền công nghiệp lạc hậu quy mô nhò và thực chất chỉ là một bộ phận phát triển thấp kém của công nghiệp Pháp. - Thời kỳ khảng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Trong thời kỳ này, công nghiệp Việt Nam chia thành hai bộ phận lớn: 19 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỔNG NGHIỆP công nghiệp trong vùng tự do của Nhà nước Việt Nam dân chu cộng hoà; công nghiệp trong vùng thực dân Pháp tạm chiếm. Hai bộ phận này dược phát triển theo những phương hướng hoàn toàn khác nhau. Trong vùng tự do, công nghiệp và thủ công nghiệp được phát triển sản xuất một số loại vù khí và quân trang phục vụ các lực lượng vũ trang và một số hàng tiêu dùng thông thường phục vụ đời sống dân cư. Các cơ sờ này có trình độ trang bị thấp kém, sản xuất thù công và nửa cơ khí là chủ yếu, quy mô sàn xuất nhò và bố trí phân tán. Trong vùng thực dân Pháp tạm chiếm, công nghiệp phát triển theo phương hướng không khác nhiều so với phương hướng phát triển công nghiệp thời kỳ thuộc địa. Một số loại sản xuất công nghiệp tiếp tục được phát triển với mục đích phục vụ chiến tranh và khai thác thuộc địa. - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) Hai nhiệm vụ chiến lược được song song thực hiện trong thời kỳ này là vừa tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Sau hơn 10 năm phát triển trong điều kiện hoà bình (1954 - 1964), với sự nỗ lực bản thân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, miền Bắc không những đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, mà còn xây dựng được một số cơ sở công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế, đáp ứng nhu cầu hàng hoá tiêu dùng thông thường cùa nhân dân và chi viện cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Tới năm 1965. đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, chủ trưcma phát triên công nghiệp có sự chuyển hướng cơ bản: vừa duy trì và bảo vệ sàn xuất, vừa trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Các cơ sờ sàn xuất lớn được phân tán thành nhiều bộ phận nhỏ, công nghiệp địa phương được phát triển manh để thực hiện nhiệm vụ “hậu cần tại chỗ”. Vè cơ bàn, sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì và góp phần tích cực vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Ở miền Nam, công nghiệp trong vùng giải phóng được phát triên với quy mô nhò bé để sản xuất một số vũ khí thông thường và thuôc men phục vụ chiếũ đấu. Trong vùng do Mỳ nguỵ kiểm soát, công nghiệp phát triển theo định hướng phục vụ chiến tranh, phục vụ hậu cân cho quản đội Mỹ nguỵ và hàng tiêu dùng thông thường cho dân cư. Chiên tranh đã gâv nhiều khó khăn cản trở cho phát triển công nghiệp, nhưng một số cơ sò công 20 13 Chương một: Con đuửng phát triển và vai trò của công nghiệp nghiệp hiện đại và khu công nghiệp cũng đã hình thành và phát triển. - Thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế sau khi thốne nhất đất nước (1975 1985) Trong thời kỳ này, công nghiệp được phát triển theo đường lối “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Theo đó, công nghiệp nặng tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển nhằm đáp ứng một số nhu cầu tư liệu sản xuất trong nước. Công nghiệp nhẹ nhanh chóng được phục hồi và phát triển nhằm sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân cư. Sau một thời gian ngắn, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ đã được phục hồi và xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất mới. Trong thời kỳ này, tình hình quốc tế có nhiều biến động lớn bất lợi cho phát triển công nghiệp Việt Nam, trong đó nổi bật là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng sâu sắc cả về chính trị và kinh tế. Sự giúp đỡ từ bên ngoài giảm sút nghiêm trọng làm cho các cơ sở sản xuất thiếu nguyên vật liệu và phụ tùng thaỵ thế, dân cư thiếu thốn nhiều hàng tiêu dùng thiết yếu. Ở trong nước, cơ chế kế hoạch hoá tập trung chậm được đổi mới đã thực sự trở thành lực cản với việc huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế. Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng: sản xuất của các doanh nghiệp bị đình đốn; lạm phát ở mức cao; đời sống nhân dân, đặc biệt là những người làm công ăn lương, gặp nhiều khó khăn. - Thời kỳ đỗi mới (1986 đến nay) Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI là đại hội lịch sử mở đầu công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện của Việt Nam. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá một cách nghiêm khắc tình hình trong nước, bối cảnh quốc tế và đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Trong đường lối đổi mới kinh tế, chủ trương phát triển công nghiệp có những thay đổi hết sức cơ bản: - Tập trung phát triển mạnh công nghiệp nhẹ và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng trong nước có nhu cầu và có khả năng sản xuất có hiệu quà. - Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ 21 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP chế thị trường có sự quàn lý cùa Nhà nước theo định hướng xã hội chù nghĩa. - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài nhàm khai thác lợi thế, giải quyết thêm việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, học tập kỹ năng quản lý... Trong 20 năm đổi mới vừa qua, công nghiệp Việt Nam có những bước phát triên vượt bậc: đã hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần; duy trì được tốc độ phát triển cao trong thời gian dài; quy mô ngày càng mờ rộng và trình độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao; là ngành có đóng góp quyết định vào tăng trưởng chung cùa toàn bộ nền kinh tế và đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu; nhiều sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã xác lập được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế... Tuy nhiên, nhiều mặt yếu kém cùa công nghiệp Việt Nam vẫn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Đen nay, tuy giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Mối liên hệ sản xuất 'giữa công nghiệp với các ngành kinh tế khác, giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hoá trong hệ thống kinh tế còn lỏng lèo và kém hiệu quả. Trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khà năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam còn thấp kém... Đe đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao cả từ phía Nhà nước và từ phía cộng đồng các doanh nghiệp công nghiệp. ra . VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG NÈN KINH TÉ QUỐC DÂN 1. Nội dung vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trinh phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Trong quá trình công nghiệp hoá, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thảnh nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, công nghiệp giữ vai trò định hướng phát triển các ngành kinh tế và tạo những điêu kiện vật chất để thực hiện định hướng đó. Tuy công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đồng nhất với phát triển công nghiệp, nhưng công nghiệp là phương tiện truyền tải những thành tựu mới cùa khoa học công nghệ tới tát cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đât nước, là hình mâu đẻ cải tạo các ngành kinh tế quốc dân. Sứ mệnh lịch sử đó của công nghiệp băt nguôn từ những lý do chú yêu 22 Ip Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp sau đây: - Công nghiệp là ngành đại diện cho phương thức sản xuất mới, là ngành duy nhất sản xuất các loại tư liệu sản xuất với những trình độ khác nhau phục vụ trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tốc độ thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ phụ thuộc trực tiếp vào trình độ phát triển công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp. - Cùng với lực lượng sản xuất tiên tiến, quan hệ sản xuất trong công nghiệp cũng tiên tiến hơn các ngành khác. Công nghiệp có trình độ xã hội hoá sản xuất cao, phân công lao động sâu sắc, phương thức quản lý hiện đại. Từ những yếu tố đó, cách thức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho các ngành kinh tế quốc dân khác. - Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới, có tính cách mạng cao, giai cấp công nhân được coi là giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Với những yếu tố đó, công nghiệp nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Nội dung ấy thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: Thứ nhất, công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân. Trình độ tổ chức xã hội của sản xuất là một trong những biểu hiện cụ thể của sự phát triển lực lượng sản xuất. So với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và nó có điều kiện tự đổi mới, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và phân công lao độne. Đó chính là những yếu tố cho phép công nghiệp đi đầu về tổ chức sản xuất xã hội, về phân công lao động xã hội, về trình độ kỹ thuật và về quan hệ sàn xuất theo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Từ sự đi đầu đó, công nghiệp định hướng và chi phối sự phát triển trình độ tổ chức sàn xuất xã hội của các ngành ở chỗ: - Vạch ra kiểu mẫu về tổ chức sản xuất và về phân công lao động xã hội nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất vừa thích ứng với trình độ kỹ thuật được nâng cao, vừa thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật cùa sàn xuất. Chẳng hạn, thông qua quá trình tập trung hoá, chuyên môn hoá sản xuất cua mình, công 23 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP nghiệp vừa tạo ra nhu cầu, vừa thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh, tạo nông sàn hàng hoá với khối lượng lớn, chất lượng cao, chi phí thấp trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới cùa khoa học công nghệ. - Sự thay đổi về tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội được thúc đẩy bởi “mô hình công nghiệp” tạo ra những điều kiện để ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là những tác nhân thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong mỗi ngành kinh tế. - Những thay đổi trên đây sẽ thúc đẩy sự thay đổi các mặt của quan hệ sản xuất, từ quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý đến quan hệ phân phối, nhằm bảo đảm sự “phù hợp” với trình độ ngày càng được nâng cao và tính chất xã hội ngày càng được mở rộng của lực lượng sản xuất. Thứ hai, công nghiệp tạo những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Vai trò này được thể hiện tập trung trên hai khía cạnh sau đầy: - Phạm vi và trình độ trang bị kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân phụ thuộc trực tiếp vào khả năng sản xuất của công nghiệp, trước hết là của một số ngành công nghiệp nặng chủ chốt (cơ khí, điện năng, hoá chất...). Do trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp là ngành duy nhất sản xuất và cung ứng các loại tư liệu sản xuất phục vụ thực hiện các nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ, nên sự phát triển của một số ngành công nghiệp nặng với trình độ kỹ thuật, quy mô và cơ cấu hợp lý sẽ là điều kiện bảo đảm tốc độ và phạm vi thực hiện tiến bộ công nghệ trong các ngành kinh tế quốc dân. - Công nghiệp hướng dẫn các ngành kinh tế sử dụng các điều kiện vật chất mà nó đã cung ứng. Việc sản xuất và cung ứng các sản phâm vật chât của công nghiệp cho các ngành kinh tế quốc dân mới chi là điều kiện cân, việc hướng dẫn sử dụng các sản phẩm vật chất ấy là điều kiện đù đê chúng phát huy tác dụng trong việc tăng năng suất lao động, thúc đây sự phát triên bền vững của từng ngành kinh tế. Thứ ba, công nghiệp là nhân tố chủ yếu góp phần thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. - Sự phát triển rộng rãi công nghiệp trên cơ sờ khai thác các nguôn lực và phát huy lợi thế của mồi vùng lãnh thổ, đây mạnh giao lưu trao đôi hàng hoá giữa các vùng lãnh thổ sẽ tạo điêu kiện giảm dân sự chênh lệch vẻ kinh 24 ga Chương một: Con dường phát triển và vai trò của công nghiệp tế và xã hội giữa các vùng của đất nước. - Sự phát triển công nghiệp về quy mô, tốc độ và trình độ sẽ kéo theo sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân. Hơn nữa, việc sử dụng các sản phẩm và các phương pháp công nghiệp trong các ngành kinh tế cũng làm thay đổi căn bản tính chất lao động của các ngành. Những yếu tố đó đã làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng tiến bộ. - Sự phát triển công nghiệp tập trung là hạt nhân kinh tế của việc hình thành các cụm dân cư, các khu đô thị mói. Quá trình đô thị hoá, do vậy, được thực hiện một cách vừng chắc, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, tạo cơ sở giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Thứ tư, sự phát triển công nghiệp thúc đẩy sự thay đổi ý thức xã hội, tư duy và lối sống. Vai trò của công nghiệp không chỉ thể hiện ở sự tác động đến mặt vật chất và kỹ thuật của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn tác động sâu sắc tới các mặt thuộc về ý thức xã hội. Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển của giai cấp công nhân công nghiệp. Từ đó, ý thức hệ của giai cấp công nhân đại công nghiệp - giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất và giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới - sẽ trờ thành ý thức hệ chủ đạo của hình thái kinh tế - xã hội mới. Nền sản xuất công nghiệp với tính chặt chẽ và nghiêm ngặt của quá trình sản xuất là nơi đào luyện con người về tính tổ chức kỷ luật, tư duy và tác phong trong lao động. Từ đó, phương pháp tư duy, tính tổ chức ký luật và tác phong công nghiệp sẽ thay thế cho phương pháp tư duy, phong cách làm việc và lối sống theo kiểu tiểu nông gan liền với nền sản xuất nông nghiệp thủ công, lạc hậu và phân tán. Trên đây là những nội dung tổng quát thể hiện vai trò chủ đạo của công nghiệp. Trong nhừns quan hệ kinh tế cụ thể, những nội dung ấy có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Ờ những nước tiến hành công nghiệp hoá từ điểm xuất phát ban đầu là nền nông nghiệp lạc hậu, phân tán, sản xuât nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp, côns nghiệp có vai trò hêt sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, công nehiệp tác động đèn giải quyết vân đê nông dân, nông nghiệp và nông thôn trên các khía cạnh chủ yêu sau đây: 25 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP - Sản xuất và cung cấp các sản phẩm vật chất để thực hiện các nội dung của cách mạng khoa học công nghệ trong nông nghiệp (thuý lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, sinh học hoá), góp phần trực tiếp thúc đẩy đưa nông nghiệp lên trình độ sản xuất lớn. - Chế biến các sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp để một mặt, nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm ấy, mặt khác, thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh với tỷ suất nông sản hàng hoá cao, xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp. - Công nghiệp sản xuất và cung ứng cho dân cư nông thôn các loại hàng hoá tiêu dùng, để vừa góp phần cải thiện đời sống dân cư, vừa thúc đẩy phát triển sàn xuất hàng hoá ở nông thôn. - Sự phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó có các ngành nghề thù công nghiệp là phương hướng quan trọng của việc thực hiện phân công lao động tại chỗ, chuyển lao động từ khu vực có năng suất và thu nhập thấp sang khu vực có năng suất và thu nhập cao. - Các doanh nghiệp công nghiệp còn trợ giúp việc đào tạo lao động nông thôn, cung cấp cho họ kỹ năng và nghề nghiệp cần thiết để sừ dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất do công nghiệp cung cấp, đồng thời lạo điều kiện tiền đề để chuyển sang các ngành nghề phải nông nghiệp. 2. Những giải pháp phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp Với những đặc trưng vốn có của mình, công nghiệp đóng vai trò chù đạo trong quá trình chuyển tò trình độ nền kinh tế nông nghiệp lên trình độ nền kinh tế công nghiệp. Nghĩa là, vai trò quan trọng hàng đầu của công nghiệp gắn liền với thời kỳ coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trune tâm. Trong thực tế, vai trò chủ đạo của công nghiệp không phải tự biểu hiện như một quá trình mang tính tự nhiên. Mức độ thể hiện vai trò chủ đạo cùa công nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố mang tính chủ quan cùa Nhà nước, sự nỗ lực đồng thời của các chủ thể kinh tế công nghiệp và các chủ thể kinh tế thuộc các ngành, các lĩnh vực khác của đất nước. v ề phía Nhà nước, những vấn đề cơ bàn cần quan tâm là: - Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, xác định rõ mục tiêu phát triển công nghiệp thể hiện trách nhiệm của công nghiệp góp phần tích cực nhất vào việc thực hiện mục tiêu chung ây. - Trong xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, 26 Ịp Chương một: Con dường phát triển và vai trò của công nghiệp phải thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triên các ngành kinh tế và trách nhiệm của công nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. - Sử dụng các công cụ thích họp để hướng các doanh nghiệp công nghiệp góp phần tích cực vào việc phục vụ các nhiệm vụ phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. về phía cộng đồng các doanh nghiệp công nghiệp, những vấn đề cơ bản cần quan tâm là: - Nhận thức rõ mối quan hệ tương hỗ giữa công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác: một mặt, công nghiệp - thông qua hoạt động của các doanh nghiệp - có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác; mặt khác, sự phát triển công nghiệp phụ thuộc một phần vào sự phát triển các ngành kinh tế khác. - Đi sát nắm nhu cầu của nông dân, nông nghiệp và nông thôn để có định hướng phục vụ sát thực và có hiệu quả. - Chú trọng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao năng lực phục vụ các ngành kinh tế khác.. Ể v ề phía cộng đồng các chủ thể kinh tế thuộc các ngành và các lĩnh vực khác của nền kinh tế, những vấn đề cơ bản cần quan tâm là: - Chủ động phản ánh nhu cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp. - Điều chỉnh phương hướng sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhàm phục vụ có hiệu quả sự phát triển công nghiệp. 27 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 1- Qua khái niệm và những đặc trưng cơ bản cùa công nghiệp, hãy phân tích những dấu hiệu cơ bản để nhận diện hoạt động sàn xuất công nghiệp và ỷ nghĩa thực tiễn cùa việc nghiên cửu những vấn để đó? 2- Trình bày căn cứ, nội dung và tác dụng cùa mỗi cách phân loại công nghiệp? 3- Phân tích những tính quy luật cơ bản cùa phát triển công nghiệp? Trình bày ý nghĩa cùa việc nghiên cứu những tinh quy luật ấy với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoả, hiện đại hoả ở Việt Nam? 4- Trình bày khái quát mục tiêu, phương hướng và các giãi pháp chú yếu phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam? 5- Phân tích thực chất, nội dung và điều kiện phát huy vai trò cùa công nghiệp trong sự phát triển kỉnh tế - xã hội của đất nước? Lấy ví dụ thực tế để minh hoạ những kết quả tích cực và những hạn chế trong việc phát huy vai trò cùa công nghiệp ở Việt Nam? 6- Vận dụng những nội dung chung về vai trò của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phân tích vai trò cùa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. 28 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ câu công nghiệp Chương hai CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ c ơ CẤU CÔNG NGHIỆP Công nghiệp hoả, hiện đại hoả là con đường tất yếu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém kinh tế. Công nghiệp là lĩnh vực có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc thực hiện các nhiệm vụ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đe phát huy được vai trò của mình, công nghiệp phải được xây dựng với trình độ ngày càng hiện đại với cơ cấu hợp lý và có hiệu quả. Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung vê' chiến lược phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoả, hiện đại hoá. Nội dung cùa chương đề cập tới ba vấn đề ỉ ớn: - Nội dung và vai trò cùa chiến lược phát triển công nghiệp. - Mục tiêu và các mô hình chiến lược phát triển công nghiệp. - Cơ cấu công nghiệp. I. NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHIÉN LƯỢC PHÁT TRIẺN CÔNG NGHIỆP 1. Nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp Ngày nay, trong bối cành toàn cầu hoá và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, quản lý công nghiệp đòi hỏi phải có sự phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhưng những hoạt động mang tính tác nghiệp đó nếu không dựa vào mục tiêu và phương hướng phát triển dài hạn sẽ dẫn đến sự phát triển chăp vá và kém hiệu quả. Bời vậy, tất cả các nước, từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, đều hết sức coi trọng việc hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp. Có nhiều quan niệm về chiến lược phát triển công nghiệp, nhưn ị ở góc độ tổng quát, có thể coi hoạch định chiến lược là một quá trình X ác đinh mục tiêu, phương hướng phát triển dài hạn của hệ thông công nghiệp và những giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu, phương hướng ấy. Nói cách 29 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP khác, thực chất của hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp là xác định trạng thái tương lai cùa công nghiệp và cách thức đưa công nghiệp đến trạng thái tương lai ấy. Khoảng thời gian mà chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định là từ 5 năm, 10 năm tới 20 năm. Tuỳ theo độ dài thời gian chiến lược, các mục tiêu, phương hướng và giải pháp trong chiến lược phát triển công nghiệp có thể được xác định với những mức độ cụ thể và chi tiết khác nhau. Neu xét theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp, chiến lược phát triển công nghiệp bao gồm: - Chiến lược phát triển chung của toàn bộ hệ thống công nghiệp. - Chiến lược phát triển của mỗi ngành công nghiệp chuyên môn hoá (ngành kinh tế - kỹ thuật). - Chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp công nghiệp. Xét về nội dung, chiến lược phát triển công nghiệp thường bao hàm những vấn đề chủ yếu sau đây: - Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp: vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân; quy mô, tốc độ phát triển công nghiệp; cơ cấu công nghiệp (theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo vùng); trình độ trang bị kỹ thuật; khai thác các nguồn lực và lợi thế; tác động của công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Điều quan trọng trong phân tích thực trạng phát triển công nghiệp là xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của công nghiệp trên cơ sở so sánh đối chứng cà về mặt thời gian (so sánh với quá khứ) và không gian (so sánh với các nước trong khu vực và so với trình độ chung của thế giới). - Phân tích các điều kiện phát triển công nghiệp trên một sổ mặt chù yếu: đánh giá lại các nguồn lực và lợi thế cho phát triển công nehiệp; dự báo xu thế phát triển khoa học công nghệ và xu thế vận động của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; phân tích bối cảnh quốc tế ảnh hường đến phát triển công nghiệp... Trên cơ sở phân tích các điều kiện phát triển công nghiệp và những dự báo tương lai, cần xác định rõ những cơ hội và thách thức với công nghiệp của đất nước. - Xác định hệ thống các quan điểm cơ bản làm nền tàng định hướng phát triển công nghiệp. Hệ thống quan điểm này được xác định Ưẻn cơ sở các quan điểm định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đáy là một nội dung trọng yếu của chiến lược phát triển công nghiệp. Bởi lẽ. nếu xác định sai các quan điểm phát triển sẽ không thể xác định đúng được các 30 10 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp nội dung về định hướng phát triển các ngành công nghiệp và các giải pháp cơ bản cần thực hiện. - Hệ thống các mục tiêu chiến lược cần phải đạt được trong định hạn thời gian chiến lược. Công nghiệp là bộ phận giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, sự phát triển công nghiệp phải hướng tới góp phần tích cực nhất vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của cả đất nước, như phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp vào tích luỹ, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái... Những mục tiêu phát triển công nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu định lượng như: tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, giá trị gia tăng, tốc độ phát triển chung của công nghiệp, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu... - Các giải pháp chủ yếu cần thực hiện để thực hiện mục tiêu chiến lược đã xác định. Khả năng thực hiện các mục tiêu chiến lược phụ thuộc ở mức độ quan trọng vào sự họp lý của các giải pháp ấy. Vói tính chất của giải pháp chiến lược, nội dung của chúng chi là định dạng những vấn đề tổng quát cơ bản nhất cần thực hiện, những vấn đề này sẽ được cụ thể hoá trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược. Thông thường, những giải pháp sau đây được coi là quan trọng nhất: xác định sơ đồ phân bố công nghiệp theo các vùng lãnh thổ; chính sách phát triển các thành phần kinh tế trong công nghiệp; chính sách phát triển khoa học công nghệ; chính sách huy động và bảo đảm các nguồn lực cho phát triển công nghiệp (nguồn nhân lực, nguồn vốn, hợp tác quốc tế...). 2. Vai trò của chiến lược phát triển công nghiệp Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triên công nghiệp có nhiệm vụ thể hiện rõ vai trò ấy của công nghiệp. Nghĩa là, chiến lược phát triển còng nghiệp không phải chỉ thể hiện định hướng phát triên của bản thân công nghiệp, mà còn thể hiện định hướng phát triên của các ngành, các lĩnh vực k] lác của nền kinh tế quốc dân theo mô hình, phong cách của công nghiệp, b;.o đảm cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân những điều ki ện vật chất để thực hiện định hướng ây. Do vậy, chiên lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống chiên lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: một mặt, nó là một bộ phận họp thành hệ thông chiến lư( /c phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, nó chi phối nhiều bộ phận khác trc ng hệ thống 31 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỔNG NGHIỆP chiến lược này. Chẳng hạn, phương hướng chiến lược phát triển nông, lâm, ngư nghiệp được xây dựng không phải chi trên cơ sở tài nguyên sinh học da dạng của đất nước và nhu cầu thị trường, mà còn phái theo hướng gẩn bó chặt chẽ với việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỳ sản, cũng như phụ thuộc vào những điều kiện vật chất mà một số ngành công nghiệp nặng có khả năng bảo đảm (công cụ, máy móc, điện năng, phản bón, thuốc trừ sâu...). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiệm vụ xác địuh rõ phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực chất đó là việc xác định sự chuyển dịch vị trí của các ngành kinh tế quốc dân trong mỗi giai đoạn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, với cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp còn chiếm vị trí hàng đầu và công nghiệp còn ở vị trí hàng thứ. Sang giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế được hình thành là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, công nghiệp dần chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, nông nghiệp chuyển sang vị trí hàng thứ. Khi chuyển sang nền kinh tế tri thức, giá trị do lĩnh vực dịch vụ cao cấp sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng giá trị do công nghiệp và nông nghiệp truyền thống tạo ra ngày càng giảm. Chiến lược chung về phát triển tổng thể công nghiệp là cơ sờ để xác định chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hoá và chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thô. Do các ngành công nghiệp chuyên môn hoá có vị trí khác nhau, bói vậy, phương hướng, quy mô, tốc ‘độ và bước đi phát triển của chúng cũng khác nhau. Điều này được thể hiện trong chiến lược phát triển chune của hệ thống công nghiệp, đồng thời được cụ thể hoá trong chiến lược và quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp chuyên môn hoá. Tương tự như vậy, mồi viìng lãnh thổ của đất nước có tiềm năng và lợi thế riêng cho phát triển công nghiệp. Từ chiến lược chung về phát triển hệ thống công nghiệp, các cơ quan quản lý sẽ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triên công nghiệp theo vùng lãnh thổ theo hướng khai thác tối đa lợi thế của vùng đê tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công và hiệp tác giữa các vùng lãnh thổế Cuối cùng, chiến lược phát triển công nghiệp là một trong nhũme cơ sờ trọng yếu để xây dựng chiến lược phát triên doanh nghiệp. Trone nên kinh 32 m Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp tế thị trường, tuy các doanh nghiệp công nghiệp có quyền chủ động tổ chức các hoạt động của mình phù hợp với các điều kiện cùa môi trường và phải tự chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động của mình, nhưng với tư cách là đơn vị cơ sở của hệ thống kinh tế quốc dân, chúng phải vận động theo quỹ đạo chung và góp phần của mình vào việc thực hiện mục tiêu phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các định hướng của chiến lược phát triên hệ thống công nghiệp nói chung, cùa mồi ngành công nghiệp chuyên môn hoá và mỗi vùng lãnh thổ sẽ được các doanh nghiệp sử dụng như một cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển của mình. Mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường được thể hiện rõ nét: Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển hệ thống công nghiệp trên cơ sở tôn trọng tính khách quan của các quan hệ thị trường; Nhà nước tôn trọng quyền chù động và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhưng định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp bằng chiến lược phát triển chung của hệ thống công nghiệp và các chính sách vĩ mô; doanh nghiệp chịu sự điều tiết của cả Nhà nước và thị trường, phát huy nồ lực của mình để vừa thu được lợi ích cho mình, vừa góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, chiến lược phát triển công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm yêu cầu sự phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững của bản thân công nghiệp, của từng doanh nghiệp công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đe phát huy được vai trò ấy, chiến lược phát triển công nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học và phải được điều chỉnh kịp thời phù họp với sự thay đổi của các điều kiện bên trong và bên ngoài. II. MỤC TIÊU VÀ CÁC MÔ HÌNH CHIÉN LƯỢC PHÁT TRIÉN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM l ẽ Xác định mục tiêu phát triển công nghiệp Mục tiêu phát triển công nghiệp được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau (còn gọi là hệ mục tiêu), trong đó có những mục tiêu có thể định lượng bằng những chi tiêu cụ thể, có những mục tiêu chi có thê định tính như một đích hướng tới của sự phát triển công nghiệp. Xác định mục tiêu dài hạn là một trong nhữne nội dung của xây dựng chiên lược phát triên công nghiệp. Mục tiêu đó là cơ sở để xác định định hướng phát triển các bộ phận của hệ thống công nghiệp và các giải pháp cơ bản cân thực hiện trong thời hạn 33 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP chiến lược. Với vị trí quan trọng đó, việc xác định mục tiêu trong chiến lược phát triển công nghiệp phải bảo đàm những yêu cầu cơ bản sau đây: - Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. - Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cùa đất nước, tham gia có hiệu quả vào các quan hệ kinh tế quốc tế. - Phát huy ngày càng đầy đù vai trò của công nghiệp trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Bảo đảm hài hoà giữa mục tiêu tăng trường với mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. - Giới hạn hợp lý số lượng các mục tiêu trong hệ đa mục tiêu của phát triển công nghiệp. - Bảo đảm tính hiện thực, phòng ngừa những biểu hiện của sự chủ quan duy ý chí. Đe quán triệt những yêu cầu ấy, mục tiêu phát triển công nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở những căn cứ khoa học. Dưới đây là một số căn cứ chủ yếu: - Mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là một bộ phận cấu thành cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, hơn nữa lại là bộ phận chiếm vị trí quan trọng hàng đầu với một đất nước đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp có chứa đựng những yếu tố nhất định của nền kinh tế tri thức. Bởi vậy, mục tiêu phát triển công nghiệp bị chi phối bởi mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế: một mặt, mục tiêu phát triển công nghiệp nam trong tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; m ặt khác, mục tiêu phát triển công nghiệp phải có trách nhiệm góp phần tích cực nhất vào việc thực hiện mục tiêu chung ấy. - Những điểm mạnh và điểm yếu của công nghiệp, những cơ hội và thách thức với phát triển công nghiệp cả trong hiện tại và trong tương lai. Căn cứ này được xác lập trong quá trình đánh giá hiện trạng của công nghiệp, dự báo bối cảnh và điều kiện phát triển công nghiệp trong tương lai. Việc phân tích và vận dụng căn cứ này để xác định mục tiêu chiến lược phát triển cỗng nghiệp vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của công nghiệp, tránh tư tường chủ quan duy ý chí, vừa thể hiện yêu cầu nỗ lực phấn đấu rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển công nghiệp của Việt Nam 34 ®___ Chưong hai: Chiến lược phát triển và cơ câu công nghiệp với các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở phát huy những điêm mạnh và tranh thủ cơ hội, khắc phục những điểm yếu và chủ động vượt qua những khó khăn thách thức. - Vai trò của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mối liên hệ giữa công nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân khác. Sự phát triển công nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của nó, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện bên ngoài. Việc xác định rõ vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, xét một cách toàn diện, không phải chỉ là xem xét sự tác động của nó với sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế, mà còn phải xem xét những ràng buộc của các ngành, các lĩnh vực khác đến sự phát triển công nghiệp. Mục tiêu phát triển công nghiệp được xác định phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm của công nghiệp với sự phát triển chung của nền kinh tế và phải tính đến những ràng buộc của các ngành, các lĩnh vực khác đến sự phát triển công nghiệp. Khi bảo đảm được sự hài hoà của hai mặt đó, sẽ xác định được mục tiêu hiện thực của phát triển công nghiệp. - Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia quá trình cạnh tranh và liên kết kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngày nay, toàn cầu hoá đã thực sự trở thành một xu thế khách quan và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp của mồi nước, công nghiệp mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu phát triển công nghiệp phài tính đến tác động thuận/nghịch của toàn cầu hoá và đáp ứng có hiệu quả yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh và tham eia vào các quan hệ liên kết kinh tế quốc tế. Việt Nam đang trons quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới mục tiêu chung là “đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại”. Trên cơ sở mục tiêu chung ấy và phân tích bối cảnh, điều kiện phát triên công nghiệp, những điêm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với phát triển công nghiệp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu và phương hướng phát triên công nghiệp trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010: “Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăns công nghiệp (kê cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 - 10.5%/năm. Đên năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP và sử dụng 23 - 24% lao động. Giá trị xuất khẩu cône nghiệp chiếm 70 - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp 35 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than); đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứne 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60 - 70%; công nghiệp điện tử - thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu”. 2. Các mô hình chiến lược phát triển công nghiệp Chiến lược phát triển kinh tế thường được định dạng theo những kiểu nhất định, trong đó có những tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ các nội dung của chiến lược. Tư tưởng ấy tạo thành mô hình chiến lược phát triểnẽ Do công nghiệp là một bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. nên mô hình chiến lược phát triển công nghiệp cũng nằm trong khuôn khổ mô hình chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy thực hiện nhiệm vụ này không đồne nhất với phát triển công nghiệp, nhưng công nghiệp được coi là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là phương tiện chuyển tải công nghệ mới vào các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việc xác định mô hình chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại có ý nghĩa to lớn với việc phát triển nhanh, có hiệu quà và bền vững công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có nhiều cách xác định mô hình chiến lược phát triển công nehiệp. Nếu căn cứ vào định hướng thị trường trọng tâm của phát triển công nehiệp, có ba mô hình chiến lược phát triển công nghiệp: mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu (hướng nội); mô hình chiến lược hướng về xuất khẩu (hướng ngoại); mô hình chiến lược hồn hợp (trung hoà)Ễ 2 ./ề Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu (líướng nội) Chiến lược thay thế nhập khẩu đã được các nước đi tiên phone trong công nghiệp hoá thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỳ XIX. Nhiều nước đang phát triển áp dụng chiến lược này vào cuối những năm 1950 và trong những năm 1960. Chiến lược này ra đời trong bối cảnh các nước bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá. Lúc đó, trình độ phát triên kinh tế trone nước còn thấp kém. đại bộ phận hàna hoá, trong đó chù yêu là hàng tiêu dùng, phải nhập khẩu từ các nước có trình độ phát triên cao hơn. Đê giải quyết tình trạng các neuồn 36 ffl Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp lực trong nước không được khai thác có hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng phụ thuộc vào nước ngoài, ngoại tệ luôn bị thiếu hụt, Chính phủ các nước đang phát triển đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá ngay trong nước, đặc biệt là hàng tiêu dùng, để thay thế hàng hoá lâu nay vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đó chính là tư tưởng cơ bản của mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu, hay còn gọi là mô hình chiến lược hướng nội vì lấy thị trường trong nước là trọng tâm trong định hướng phát triển các ngành công nghiệp. Thực hiện mô hình chiến lược này, Chính phủ kỳ vọng khai thác các nguồn lực sẵn có trong nước, tạo thêm việc làm, giải toả tình trạng căng thang về ngoại tệ. Để thực hiện tư tưởng chiến lược trên, cần giải quyết một loạt vấn đề, trong đó chủ yếu là: - Xác định tổng cầu các loại hàng hoá lâu nay vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài thông qua việc phân tích cơ cấu và sản lượng hàng hoá đã nhập khẩu, tổng số dân cư, cơ cấu dân cư và khả năng thanh toán của dân cưế.. Việc phân tích các yếu tố này cho phép thấy được chủng loại hàng hoá và dung lượng thị trường mỗi loại hàng hoá làm cơ sở để định hướng phát triển trong nước. - Ban hành các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước thay thế hàng hoá nhập khẩu. Các chính sách này bao gồm từ những ưu đãi về tín dụng đầu tư, thuế, đến những thủ tục đầu tư... nhàm tạo động lực thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất. - Ban hành các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước như thuế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp cho sàn xuất trong nước. Thông thường, chính sách bảo hộ vận động qua ba giai đoạn: bảo hộ với cường độ cao trong giai đoạn đầu; giảm dần mức độ bảo hộ đê thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vươn tới trình độ cao hơn; cuối cùng, xoá bỏ bào hộ khi các doanh nghiệp trong nước đủ sức khống chế thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Cần chú ý là việc thực hiện mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu hoàn toàn không đồne nhất với việc xây dựng “nên kinh tế khép kín”, đóng cửa với bên ngoài. Để phục vụ phát triển sản xuất trong nước, Chính phủ vẫn cho phép: nhập khẩu máy móc thiêt bị và nguyên vật liệu từ nước ngoài; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng doanh nghiệp; nhập khẩu một phần hạn chế hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong 37 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP nước. Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu xuất phát từ những mục tiêu hết sức tốt đẹp. Song kinh nghiệm thực tế nhiều nước cho thấy, việc áp dụng cứng nhắc mô hình chiến lược này có tác động rất hạn chế đến việc thực hiện những mục tiêu đặt ra vì mấy lẽ cơ bàn sau đây: - Dung lượng thị trường trong nước không lớn và nhu cầu tiêu dùng của dân cư về một loại hàng hoá dần bị bão hoà là những càn ườ trực tiếp với việc mở rộng quy mô sản xuất. - Chính sách bảo hộ của Chính phủ với hàng hoá thay thế nhập khẩu chậm được sửa đổi đã gây nên sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước. - Khả năng vươn ra thị trường nước ngoài rất hạn chế do hàng hoá kém sức cạnh tranh cả về kiểu cách, mẫu mã, chất lượng và giá cả. - Tình trạng thiếu hụt về ngoại tệ không được giải toả vì các nhà sản xuất ưa thích nhập khẩu các yếu tố sản xuất từ nước ngoài hơn là khai thác ngay trong nước. 2.2. Mô hình chiến lược hướng về xuất khẩu (hướng ngoại) Trái ngược với mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu, mô hình chiến lược này lại lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm định hướng phát triển các ngành công nghiệp. Tư tưởng cơ bản của mô hình chiến lược này là phát huy lợi thế so sánh (tuyệt đối và tương đối) để tập trung phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Sự hình thành mô hình chiến lược này dựa trên hai cơ sở chủ yếu: - Thuyết lợi thế so sánh: tất cả các quốc gia khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế đều có thể thu được lợi nếu xuất khẩu những sản phẩm mà chi phí sản xuất trong nước nhỏ hơn chi phí bình quân quốc tế và nhập khẩu những sản phẩm mà chi phí sản xuất trong nước lớn hơn chi phí bình quân quốc tế. Việc đánh giá đúng và khai thác hợp lý lợi thế so sánh của đất nước sẽ bảo đảm thu được lợi ích đó. - Xu thế mở rộng phạm vi phân công lao động quốc tế và xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Theo những xu thế này, kinh tế của mỗi nước là một bộ phận của kinh tế toàn cầu được phát triển trong thế phụ thuộc lẫn nhau. Trong điều kiện ngày nay, khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. mồi nước đều phải tính đến những tác động thuận/nghịch của toàn cầu hoá, hướng tới tranh thủ đến mức tối đa các cơ hội và có những giải pháp chù động vượt qua những thách thức do toàn cầu hoá mang lại. Để phát triển công nehiệp theo mô hình hướng về xuất khẩi t, điểu quan 38 Chương hai: Chiến luợc phát triển và cơ cấu công nghiệp trọng hàng đầu là phải đánh giá đúng lợi thế so sánh và có các giải pháp phát huy có hiệu quả lợi thế ấy. Với các nước đang phát triển, phát triển công nghiệp theo định hướng xuất khẩu thường được nhàm vào phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, các nước đang phát triển thường tập trung phát triển các ngành công nghiệp khai thác và xuất khẩu sản phẩm thô sang các nước công nghiệp. Nói chung, việc thâm nhập thị trường quốc tế của các loại sản phẩm này dễ dàng hơn và mức độ cạnh tranh quốc tế cũng thấp hơn so với các sản phẩm của công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, xét về lâu dài, việc phát triển những ngành này gặp một số trở ngại cơ bản sau đây: - Cầu sản phẩm thô trên thị trường quốc tế tăng chậm và giá cả thường hết sức bấp bênh. - Điều kiện trao đổi bất lợi: giá sán phẩm thô tăng chậm hơn mức độ tăng giá sản phẩm chế biến phải nhập khẩu từ các nước công nghiệp. - Quy mô và trình độ trang bị kỹ thuật của các ngành công nghiệp khai thác phụ thuộc vào mức độ đầu tư của các nước công nghiệp phát triển. Loại ngành thứ hai được phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế về lao động bao gồm công nghiệp dệt may, da giày, lắp ráp cơ khí và điện tử, một sổ loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, v ề cơ bản, sự phát triển loại ngành này sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức đầu tư cho mồi việc làm không cao, qua đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Mặt khác, việc phát triển loại ngành này còn thể hiện việc đón nhận sự dịch chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển, do vậy, việc đưa sản phẩm của loại ngành này thâm nhập thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước công nghiệp, không gặp nhiều khó khăn như với sản phẩm của các ngành kỹ thuật cao. Sự phát triên mạnh loại ngành này sẽ có tác động lan toả tích cực thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp kỹ thuật cao để bảo đàm thiết bị, phụ tùng và nhiều loại nguyên phụ liệu khác. Đáng tiếc là không phải nước nào cũng có định hướng phát triên với những bước đi thích hợp để phát huy tác động lan toả này. Trong thời gian dài, sản xuất công nghiệp trong nước của nhiều nước thuân tuý chi đóng vai trò gia công sản phẩm từ các neuyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, việc xuất khẩu sản phẩm thực chất chi là một dạng của xuất khẩu lao động sống với giá rẻế 39 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP Trong những giai đoạn tiếp theo của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao dần dần được hình thành và cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hom cho xuất khẩu. Khác với hai nhóm ngành trên, việc đưa các sản phẩm kỹ thuật cao của các nước đang phát triển vào thị trường quốc tế thường hết sức khó khăn vì phài đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ sản phâm cùa các nước công nghiệp. Sự thành công của mô hình chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu phụ thuộc phần quan trọng vào sự quản lý vĩ mô cùa Nhà nước, trong đó quan trọng nhất là: - Định hướng hợp lý sự phát triển các ngành và các sản phâm công nghiệp chủ lực trên cơ sở đánh giá đúng lợi thế so sánh của đất nước và nhu cầu trên thị trường quốc tế. - Xây dựng và thực thi các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển các neành sàn xuất hàng xuất khâu. - Thực hiện có hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. - Tham gia các tổ chức liên kết kinh tế ở phạm vi khu vực và thế giới. - Đơn giàn hoá các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu... 2ếJ. Mô hình chiến lược hỗn liọp Mô hình chiến lược hướng về xuất khẩu được nhiều nước đang phát triển thực hiện từ đầu những năm 1960 tới đầu những năm 1980. Mô hình này đã đem lại thành công cho nhiều nước và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... Tuy nhiên, từ đầu những năm 1980, việc thực hiện mô hình chiến lược này gặp nhiều khó khăn: mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt; điều kiện chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển khó khăn hơn; các nước công nghiệp dựng lên những rào cản thương mại nhằm bào hộ sản xuất trong nước... Mặt khác, trong nhiều trường hợp, việc các nhà sàn xuất trong nước quá chú ý tới thị trường nước ngoài lại dẫn tới bỏ trống thị trường trong nước, tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này. Đe khắc phục tình trạng trên đây, nhiều nước chuyển sang thực hiện mô hình chiến lược hỗn hợp. Mô hình chiến lược này là sự kết hợp những yếu tố cơ bàn của mô hình chiến lược hướng về xuất khâu và mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu. Vì vậy, mô hình chiến lược này còn được gọi là 40 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp mô hình chiến lược trung hoà. Tư tưởng cơ bản của mô hình chiến lược này là “đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác lại thế so sánh của đất nước, đông thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả năng sản xuât có hiệu quả”. Theo đó, coi trọng cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế. Việc áp dụng mô hình chiến lược này là phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam và xu thế phát triển kinh tế thế giới. Những lợi thế so sánh của Việt Nam là: tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trong đỏ có một số loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao; nhân lực dồi dào và có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật mới; điều kiện chính trị - xã hội ổn định; vị trí địa kinh tế thuận lợi. Với số dân trên 84 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho cả hàng tiêu dùng và hàng sản xuất. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã xác định hướng phát triển công nghiệp như sau: “Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng... Xây dựng có chọn lọc một sổ cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện từ, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở. Phát triển rộng khấp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhò Ỷà vừa với ngành, nghề đa dạng. Đổi mới, nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có đê nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quà. Sừ dụng phù họp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sờ đảm. bảo hài hoà vê lợi ích. Tăng tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp gia công, lắp ráp. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sàn phẩm, bào hộ sờ hữu công nghiệp, bảo vệ môi trường”. 41 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP n i ễ c ơ CÁU CÔNG NGHIỆP ỈẾ Khái niệm và vai trò của cơ cấu công nghiệp Sự hình thành và phát triển công nghiệp gắn liền với sự phát triển phân công lao động và tiến bộ khoa học công nghệ. Trong quá trình đó, công nghiệp không ngừng phân hoá thành nhiều bộ phận khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Mối quan hệ này biểu hiện trong việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau. Tuy có đặc điểm kinh tế - kỳ thuật và có vị trí khác nhau, nhưng các bộ phận của công nghiệp cùng nhau hợp thành một hệ thống thống nhất. Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Việc xác định số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp tuỳ thuộc vào các cách phân loại công nghiệp. Có bao nhiêu cách phân loại công nghiệp, có bấy nhiêu cách tương ứng xác định số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp. Sổ lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp, một mặt, phản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội và trình độ phát triển chung của công nghiệp, mặt khác, phụ thuộc vào yêu cầu quản lý công nghiệp ở mỗi nước trong mỗi thời kỳ cụ thể. Điều đó có nghĩa, việc xác định các bộ phận của hệ thống công nghiệp vừa phụ thuộc vào những yếu tố khách quan (trình độ phát triển phân công lao động xã hội, trình độ phát triển công nghiệp), vừa phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan (yêu cầu và năng lực quản lý của mỗi nước trong mỗi thời kỳ phát triển). Theo các cách phân loại công nghiệp hiện hành, ờ Việt Nam thường xác định một số loại cơ cấu công nghiệp sau đây: - Cơ cấu ngành công nghiệp (ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc ngành công nghiệp chuyên môn hoá). - Cơ cấu theo công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tếằ - Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ... Mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận họp thành hệ thốne công nghiệp phàn ánh mối liên hệ sản xuất và tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận trong hệ thống thốne nhất, v ề mặt .lượng, nó được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản xuất (hoặc GDP) của từng bộ phận trone tổng giá trị sản xuất (hoặc GDP) của toàn bộ công nghiệp. Tý trọng này phản ánh vị trí của mỗi bộ phận trong tổng thể và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận 42 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp trong hệ thống công nghiệp. Những ngành công nghiệp giữ vị trí trọng yếu, then chốt thường chiếm tỷ trọng lớn VI chúng thường được ưu tiên đầu tư phát triển. Những ngành công nghiệp “mới” lúc đầu thường chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng này sẽ tăng dần cùng với sự trưởng thành của chúng. Trong kế hoạch hoá cơ cấu công nghiệp, người ta dùng hệ số vượt để đánh giá việc hoạch định cơ cấu công nghiệp có bảo đảm yêu cầu giành sự ưu tiên thoà đáng cho các ngành cỏ vị trí quan trọng trong hệ thống công nghiệp hay không. Hệ số này được xác định theo công thức sau: K = i vi y VCN Trong đó: - Kyi- Hệ số vượt của bộ phận thứ iắ - Vị. Tốc độ phát triển của bộ phận thứ i. - Vcn'-Tốc độ phát triển chung của hệ thống công nghiệp. Giá trị của Kvi có thể lớn hom, nhỏ hơn hoặc bằng 1. Kvi của các ngành công nghiệp có vị trí quan trọng, các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn luôn phải bảo đàm lớn hơn 1, nghĩa là tốc độ phát triển của chúng phải lớn hơn tốc độ phát triển bình quân của toàn bộ hệ thổng công nghiệp. Ngoài ra, để đánh giá sự chuyến biến vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân và vị trí của các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn trong cơ cấu nội bộ công nghiệp, người ta còn phải so sánh sự thay đổi tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân và sự thay đổi tỷ trọng các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn trong cơ cấu nội bộ công nghiệp qua các thời kỳ khác nhau. Do các điều kiện phát triển công nghiệp luôn vận động và biến đổi, yêu cầu của đất nước với công nghiệp ở các giai đoạn phát triển khác nhau cũng khác nhau, nên vị trí các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp cũng không cố định. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành khai thác tài nguyên và các ngành sử dụng nhiều lao động thường giữ vị trí trọng yêu và chiêm tỷ trọng cao trong tông giá trị sản xuất công nghiệp; sang giai đoạn cuôi của quá trình rày, các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là các ngành kỹ thuật cao, ại chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. đẩy các ngành khai thác tài nguyên XI ống vị trí hàng thứ. Cơ cấu công nghiệp, do vậy, luôn là cơ câu động đ ÍỢC điều chinh 43 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÒNG NGHIỆP thích ứng với sự thay đổi môi trường và yêu cầu phát triểnẾ Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác được gọi là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Sự thay đổi trạng thái ấy được biểu hiện trên hai mặt cơ bản sau đây: - Thay đổi số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp: bổ sung thêm những bộ phận mới và loại bỏ một số bộ phận hiện hừu. Sự thay đổi này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của từng bộ phận trong tổng giá trị sản xuất của công nghiệp. - Số lượng các bộ phận họp thành hệ thống công nghiệp không thay đổi, nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất của các bộ phận thay đổi do mỗi ngành có hệ số vượt (Kvi) khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là một quá trình dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Xu thế và tính hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thường phải được xem xét trong trung hạn và dài hạn. Những thay đổi nhất thời trong ngắn hạn (hàng năm) về tỷ trọng giá trị các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp chưa đủ luận cứ để xác định xu thế và tính hiệu quà của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Ke hoạch hoá cơ cấu công nghiệp, đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp, là vấn đề mang tính chiến lược của xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp. Thực chất của công tác này là xác định phương hướng, quy mô, tốc độ phát triển các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp và bào đảm mối tương quan họp lý giữa các bộ phận ấy. Cơ cấu công nghiệp được hình thành phải thể hiện khả năng khai thác có hiệu quà các nguồn lực và lợi thế của đất nước, ứng dụng được những thành tựu mới của khoa học công nghệ phù hợp với quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp có chứa đựng những yếu tố nhất định của nền kinh tế tri thức, bảo đảm phát huy vai trò của công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đàm khả năng cạnh tranh và liên kết của công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những yêu cầu cơ bàn với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước. 1. Phương pháp luận xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 2.7ẵ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Chiến lược phát triển công nghiệp là một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó thể hiện hệ quan điểm, mục 44 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp tiêu, phương hướng phát triển và những giải pháp tổng quát phát triển công nghiệp trong dài hạn. Quy hoạch phát triển công nghiệp là sự cụ thể hoá những tư tưởng chiến lược thông qua việc luận chứng phát triển hệ thống công nghiệp và các bộ phận chủ yếu cấu thành hệ thống ấy, phân bố công nghiệp theo không gian lãnh thổ của đất nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quy hoạch phát triển công nghiệp là xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo các giai đoạn phát triển. Quy hoạch phát triển công nghiệp là cơ sở cho việc lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cũng là cơ sở cho việc xác định quy hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Việc lập quy hoạch phát triển hệ thống công nghiệp và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau đây: - Phải được xác định trên cơ sở các luận cứ khoa học, thể hiện tính cân đối và hiệu quả của sự phát triển. - Phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm và xu thế phát triển ngành, đồng thời phải xác định được các bước đi cụ thể của từng giai đoạn phát triển. - Phải thể hiện rõ sự phối hợp liên ngành với các ngành và các lĩnh vực có liên quan, xác định rõ mối quan hệ tương hỗ thúc đẩy nhau cùng phát triểnỂ - Quy hoạch phát triển ngành phải được xây dựng trước làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nước. Một báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển hệ thống công nghiệp và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hoá bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: - Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện và các yếu tố phát triển. - Phần thứ hai: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển. - Phần thứ ba: Luận cứ mục tiêu và phương hướng phát triển. - Phần thứ tư: Bước đi và các giải pháp thực hiện quy hoạch. Bản báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp còn được kèm theo hệ thống các biểu bảne và phụ lục minh hoạ cho các nội dung của quy hoạch. 2 2ẵ Phicơìtg pháp luận xác địnli phương hướng chuyển dịch cơ cẩu công nghiệp Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là một Irong những nội dung trọng yếu của quy hoạch phát triên công nghiệp. Eởi vậy, phương 45 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP pháp xác định phương hướng nằm trong khuôn khổ phương pháp xác định các nội dung của quy hoạch phát triển công nghiệp. Phương pháp luận xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bao gồm các bước công việc cơ bản sau đây: Bước 1: Phân tích đánh giá hiện trạng cơ cấu công nghiệp. Việc phân tích đánh giá bao hàm các loại cơ cấu công nghiệp khác nhau (cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ). Những nội dung cơ bản cần phân tích đánh giá là: - Sự thay đổi vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân; những xu hướng cơ bản của chuyển dịch cơ cấu nội tại công nghiệp. - Những thành tựu, những yếu kém, khó khăn bất cập của quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong những năm qua. Đánh giá tính hiệu quả của trạng thái cơ cấu công nghiệp hiện tại. - Những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên yếu kém và bất cập đó. - Trình độ đạt được của trạng thái cơ cấu công nghiệp hiện tại so với mục tiêu đã xác định, với khả năng các nguồn lực, với cơ cấu công nghiệp của một số nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới. Ket quà của đánh giá thực trạng cơ cấu công nghiệp là xác định rõ được những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của cả hệ thống công nghiệp và các bộ phận hợp thành hệ thống ấy. Bước 2: Phân tích dự báo ảnh hưởng của các nhân tố đến chuy ến dịch cơ cấu công nghiệp. Đây là một trong những luận cứ quan trọng nhất để xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong quy hoạch phát triên công nghiệp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Trong thực tế, người ta thường phân chia thành các nhóm nhân tố chủ yếu sau đây: - Nhóm các nhân tố về thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố. - Nhóm các nhân tố về các nguồn lực và lợi thế của đất nước. - Nhóm các nhân tố khoa học công nghệ. - Nhóm các nhân tố về môi trường thể chế. - Nhóm các nhân tố liên quan đến môi trường và điều kiện quốc tể. Khi tiến hành phân tích đánh eiá và dự báo ảnh hường của c ác nhóm 46 JỊỊ___ Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ câu công nghiệp nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, cần chú ý ba điểm cơ bản sau đây: - Nắm vững quan điểm toàn diện, lịch sử và phát triển. - Trong từng nhân tố, cần đánh giá cả tác động thuận/nghịch với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. - Xác định rõ những cơ hội và những thách thức với toàn bộ hệ thống công nghiệp và với từng bộ phận cấu thành hệ thống ấy. Bước 3: Xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong thời gian quy hoạch. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp được xác định trên cơ sở luận chứng các phương án phát triển công nghiệp. Điều này có nghĩa, việc định dạng phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp không phài là ấn định một cách chủ quan tỷ trọng giá trị sản xuất của từng bộ phận trong tổng thể công nghiệp, mà là sự tổng hợp trên cơ sở tính toán quy mô, tốc độ phát triển của từng bộ phận cấu thành hệ thống công nghiệp. Sau đó, người ta tính toán hệ số vượt của từng bộ phận ấy (Kvi) để đánh giá việc định hướng đó đã bảo đảm phù hợp với vị trí của từng bộ phận trong giai đoạn phát triển tiếp theo hay chưa. Để bảo đảm tính khoa học, cần xây dựng nhiều phương án (kịch bàn) phát triển khác nhau tương thích với những điều kiện và yêu cầu phát triển cụ thể. Việc xây dựng các phương án phát triển hệ thống công nghiệp và phương án phát triển từng bộ phận trong hệ thống ấy dựa trên cơ sở phân tích các loại kết hợp trong ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Trong bước công việc này còn cần phải xác định danh mục các công trình công nghiệp trọng điểm cần được chú trọng phát triển trong thời kỳ quy hoạch. Bước 4: Xác định các giải pháp cơ bản để thúc đẩy chuyến dịch cơ cấu công nghiệp. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp được xác định mới thể hiện mong muốn về trạng thái tương lai của công nghiệp. Đê bảo đảm biến mong muốn đó thàrứi hiện thực, cân phải xác định rõ các điêu kiện cần thiết để thực hiện các phương hướng ấy và khả năng bảo đàm các điều kiện ấy. Đó chính là việc xác định các giải pháp cơ bản thúc đây chuyên dịch cơ cấu công nghiệp. 47 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÒNG NGHIỆP Thông thường, trong quy hoạch phải xác định các loại giài pháp cơ bản sau đây: - Nhu cầu vốn đầu tư và các chính sách huy động các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp. - Chính sách phát triển khoa học và công nghệ. - Nhu cầu nhân lực và các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp. - Chính sách thị trường và xúc tiến thương mại. - Chính sách phát triển quan hệ liên kết giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tếỗ.. Những giải pháp trong quy hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu tuy chỉ là những giải pháp khung, nhưng cần bảo đảm tính cụ thể ở mức độ nhất định. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, các cơ quan hữu quan của Nhà nước có trách nhiệm cụ thể hoá thành các chính sách cụ thể. 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cẩu ngành công nghiệp Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp là đánh giá ảnh hưởng tới sự thay đổi số lượng các ngành công nghiệp chuyên môn hoá và mối tương quan giữa các ngành ấy. 2.3.1. Các nhân tố thuộc thị trường hàng hoả và thị trường các yếu tố Thị trường hàng hoá và dịch vụ công nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Hạt nhân cơ bàn cùa mỗi ngành công nghiệp chuyên môn hoá là các doanh nghiệp công nghiệp. Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường về các hàng hoá và dịch vụ công nghiệp để hoạch định chương trình kinh doanh của mình. Do vậy, các thông tin từ nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường hàng hoá và dịch vụ công nghiệp được coi là căn cứ quan trọng hàng đầu trong hoạch định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, xác định những sản phẩm chủ lực của mỗi ngành công nghiệp. Việc hoạch định chương trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chỉ xuất phát từ khả năng dễ dẫn đến rủi ro cao và tình trạng phát triển bấp bênh, kém hiệu quả. Trong việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường hàng hoá và dịch vụ công nghiệp, cần chú ý một số điểm cơ bàn sau đây: - Điều tra nắm chắc nhu cầu về chủng loại, số lượng và chât lượng hàng 48 J f____ Chương hai: Chiến tưọc phát triển và cơ cấu công nghiệp hoá và dịch vụ công nghiệp. - Xác định xu thế vận động của nhu cầu mỗi loại hàng hoá và dịch vụ cần đáp ứng, trong đó có xác định chu kỳ sống của sản phẩm.. - Phân tích mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh đã có và có thể có trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp công nghiệp... Sự phát triển thị trường các yếu tố (thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường công nghệ...) tạo nên những khả năng thực hiện đầu tư, phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, sự phát triển thị trường tài chính, khơi thông các nguồn đầu tư trong và ngoài nước sẽ bảo đảm vốn cho các chủ thể kinh te phát triển các hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình. Sự phát triển thị trường công nghệ sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được một các nhanh chóng và có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, lựa chọn được công nghệ thích hợp cho mình... Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự phát triển các ngành và các doanh nehiệp công nghiệp không phải chịu sự điều tiết một cách tự phát của thị trường, mà còn chịu sự điều tiết của Nhà nước. Với chức năng và vai trò “người nhạc trường” trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước vận dụng các quan hệ thị trường trong hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và sừ dụng các công cụ thích hợp để định hướng đầu tư và phát triển kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhằm hướng họ góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chune của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 2.3.2. Cảc nhân tố về nguồn lực và lợi thế so sánh cùa đất nước Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước. Xem xét ở phạm vi tổng quát, các nguồn lực phát triển công nghiệp bao gồm: các loại tài nguyên thiên nhiên; dân số và lao động; vị trí địa kinh tê và địa chính trị của đất nước; các điều kiện chính trị và xã hội. Các loại tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản) và các điều kiện tự nhiên (đất đai. sông hồ, bờ biên, thêm lục địa, khí hậu thời tiết...) hoặc trở thành đổi tượng lao động đê phát triên công nghiệp khai thác và chế biến, hoặc trờ thành điêu kiện tiên đê đê xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trừ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triên cơ cấu công nghiệp đa ngành với nền tàng vững chăc đê phát triển. 49 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP Thông thường, tài nguyên thiên nhiên cùa mồi nước gồm nhiều loại khác nhau và mức độ ảnh hưởng tới phát triển còng nghiệp cũng khác nhau. Để xác định cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý trong điều kiện phát triển hàng hoá và xây dựng nền kinh tế mở, cần xác định rõ được lợi thế so sánh về tài nguyên để từ đó định hướng phát triển tập trung vào những ngành khai thác và chế biến những loại tài nguyên nhất định, tạo ra những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó thường là những loại tài nguyên có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, có nhu cầu lớn và ổn định. Việc phát triển các ngành khai thác và chế biến tài nguyên tự nhiên thường có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Bời vậy, việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là những tài nguvên không có khả năng tái tạo, cần được đặt ra như một yêu cầu nghiêm ngặt ngay trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá nhàm góp phần thực hiện phát triển bền vững công nghiệp. Dân số và lao động là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Trước hết, quy mô và cơ cấu dân cư tạo thành thị trường nội địa to lớn mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần được phát triển mạnh mẽ để đáp ứng. Thứ nữa, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Ờ nhừng nước có nguồn nhân lực dồi dào, trong xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp cần chú ý đúng mức tới việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. Điều này vừa phát huy lợi thế về lao động, vừa tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của đất nước. Cuối cùng, lợi thế về nhân lực còn được thể hiện ở các ngành nshề thủ công truyền thống của mỗi vùng. Việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề này vừa thể hiện việc thực hiện phân công lao động tại chỗ ở nông thôn? vừa tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu. Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của đất nước cũng là một neuồn lực quan trọng ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hoá, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nếu đất nước có vị trí địa lý ở đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ tạo thành một lợi thế cho việc phát triển các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu và thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất. Sự ổn định về chính trị và xã hội của đất nước sẽ tạo thành môi trường thuận lợi cho thu hút các neuồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công 50 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ câu công nghiệp nghiệp, mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác khoa học công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp. 2.3.3. Nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp vừa phải phù hợp với các xu thế phát triển của khoa học công nghệ, vừa phải biểu hiện khả năng ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ. Ảnh hưởng của nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ đến cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau đây: - Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội tạo điều kiện phân hoá những ngành công nghiệp hiện có để hình thành những ngành mới có trình độ chuyên môn hoá hẹp hơn. Trình độ phát triển khoa học công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu ngành công nghiệp sẽ ngày càng phức tạp. - Việc thực hiện các nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ (cơ khí hoá, tự động hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, sinh học hoá, tin học hoá) trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đặt ra những nhu cầu về tư liệu sản xuất và đòi hôi phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp để đáp ứng. Nói cách khác, phát triển mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu để thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ. Chẳng hạn, việc thực hiện điện khí hoá trong nền kinh tế quốc dân đòi hòi phải phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp điện năng từ những nguồn năng lượng khác nhau mà đất nước có thể khai thác và phát triển mạng lưới truyền tải điện năng. - Tiến bộ khoa học công nghệ vừa tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, tăng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu ngành công nghiệp, vừa tạo ra những nhu cầu sản phẩm và dịch vụ công nghiệp mới. Chính khả năng và nhu câu mới này là tác nhân dẫn đến sự ra đơi và phát triển một số ngành công nghiệp mới đại diện cho công nghiệp trình độ cao. Những ngành công nghiệp nàỵ khi mới xuất hiện được coi là những ngành non trẻ, lúc đầu chúng còn chiêm vị trí khiêm tốn trong cơ cấu ngành công nghiệp, nhưng trong tương lai sẽ trở thồ nh những ngành công nghiệp chủ chốt của đât nước. 51 m kinh t ế và quản lý cổng nghiệp - Tiến bộ khoa học công nghệ hạn chế ảnh hường của điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi những điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Chẳng hạn, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá dầu không phải chỉ tạo ra nguồn năng lượng truyền thống, mà còn tạo ra chủng loại nguyên liệu mới đa dạng với chất lượng cao bổ sung (và thậm chí thay thế được) nhiều loại nguyên liệu tự nhiên. Tiến bộ khoa học công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này phụ thuộc một phần quan trọng vào chiến lược và chính sách khoa học công nghệ của đất nước. 2.3.4. Các nhân tố về môi trường thể chế Môi trường thể chế là tổng họp những yếu tố và điều kiện về thể chế có tác động đến hoạt động đầu tư và kinh doanh công nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quyết định đầu tư và kinh doanh của các chủ thể kinh tế khác nhau, mà sừ dụng hệ thống công cụ chính sách, luật pháp và đòn bẩy kinh tế để hướng các chù thể góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. v ề cơ bản, việc hình thành các yếu tố của môi trường thê chế thể hiện tập trung vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Sự tác động của môi trường thể chế đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp được biểu hiện qua những nội dung chủ yếu sau đây: - Nhà nước hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Các chiến lược và quy hoạch này là sự định hướng phát triển các ngành và định hướng đầu tư cho các chủ thể kinh tế. Một định hướng đúng sẽ đưa côna nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát huy các neuồn lực và lợi thế của đất nước. - Nhà nước ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách để khuyến khích động viên hoặc tạo áp lực để các nhà đầu tư trong và ngoài nước vận động theo quỹ đạo mà Nhà nước đã vạch ra. Môi trường thê chế thông thoáng, ổn định và minh bạch sẽ có tác dụng kích ử ích các nhà đầu tư phát triển hoạt động đầu tư theo định hướng của Nhè nước. Ngược lại, môi trường thể chế khắc nghiệt, không ổn định và khôi Ig rõ ràng sẽ bóp nghẹt các ý tưởng đầu tư, định hướng mà Nhà nước vạch ra khó có thè thực hiện được. - Thái độ và sự hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ 52 Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp công chức nhà nước với các nhà đầu tư cũng sẽ tạo sự yên tâm hoặc ức chế với các nhà đầu tư trong việc hiện thực hoá các ý tường đầu tư và kinh doanh. 2.3.5. Các nhân tố liên quan đến môi trường và điểu kiện quốc tế Ngày nay, toàn cầu hoá đã thực sự trở thành xu thế khách quan và có tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước, công nghiệp của mỗi nước trở thành một bộ phận cùa nền kinh tế thế giới và có tác động tương hỗ với công nghiệp của các nước khác. Việc phân tích môi trường và điều kiện quốc tế trở thành một yêu cầu bắt buộc khi xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi nước. Toàn cầu hoá kinh tế vừa tạo ra những cơ hội to lớn, vừa đặt ra những thách thức hết sức gay gắt với phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển. Trong đó, những cơ hội mang tính chất tiềm năng, những thách thức lại là hiện hữu và ngay trong các cơ hội cũng chứa đựng những thách thức. Trong việc hoạch định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, cần phân tích cụ thể những cơ hội và những thách thức không phải chỉ với hệ thống công nghiệp, mà còn cả với từng ngành và từng nhóm sản phẩm công nghiệp. Từ đó, xác định những nhóm ngành, nhóm sản phẩm chủ lực cần phát triển, những thị trường trọng điểm cần được tập trung và đề ra những giải pháp chủ động đương đầu để vượt qua những khó khăn thách thức. Toàn cầu hoá còn có nghĩa là quốc tế hoá quá trình phân công lao động xã hội. Theo đó, sẽ có nhiều chủ thể kinh tế ở các nước khác nhau tham gia vào quá trình từ nghiên cứu, thiết kế, chế thừ sản phẩm, thực hiện các công đoạn khác nhau trong quy trình công nghệ sản xuât sản phâm, đến phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng và thực hiện những dịch vụ khách hàng. Điều đó, về mặt tô chức, có nghĩa là các chủ thê kinh tê ờ các nước khác nhau tham sia chủ động vào việc thực hiện các khâu (mắt xích) khác nhau của chuỗi giá trị toàn cầu. Việc tham gia đó sẽ chi phối trực tiếp việc xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Quá trình toàn cầu hoá còn thúc đẩy sự hình thành các định chế kinh tế với những nguyên tắc và phạm vi hoạt động khác nhau, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diên đàn Hợp tác kinh tế các nước châu À và Thái Bình Dương (APEC), các Hiệp định Thương mại [ự do (FTA) 53 KINH TẾ VÀ QUẢN LỸ CỒNG NGHIỆP khu vực hoặc song phương... Việc tham gia các định chế kinh tế quốc tế ấy cũng chi phối mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thông qua các thoả thuận về chiến lược phát triển chung, mở cừa thị trường, hồ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, cài thiện môi trường đàu tư ... Ngoài những phân tích, đánh giá về kinh tế, cũng cần chú ý thoà đáng những phân tích và dự báo về chính trị và xã hội có tác động tích cực hoặc có thể gây nên những khó khăn cản trở với phát triển công nghiệp của đất nước. 3Ễ Phương hướng chuvển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam 3.1. Một số xu hướng chung của chuyển dịch cơ cẩu ngành công nghiệp Mỗi nước trên thế giới có những điều kiện kinh tế - xã hội và nhừng mục tiêu riêng cần phấn đấu thực hiện. Do vậy, cơ cấu ngành công nghiệp của các nước rất khác nhau. Nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng của các nước lại diễn ra theo những xu thế chung mang tính chất phổ biến. Trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, xu thế có tính quy luật đã và đang diễn ra ờ tất cả các nước là tỷ trọng giá trị sản xuất nône, lâm, ngư nghiệp giảm dần, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đó cũng là quá trình chuyển hoá vị trí các ngành kinh tế quốc dân trong công cuộc công nghiệp hoá, chuyển từ nền kinh tế nông nehiệp lên nền kinh tế tri thức và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức: nông nghiệp từ vị trí hàng đầu chuyển dần xuống vị trí hàng thứ; các hoạt động dịch vụ cao cấp và các ngành có trình độ khoa học công nghiệp cao dần dần sẽ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu và chi phối trực tiếp trình độ và hiệu quà phát triển kinh tế của mỗi nước. Nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế giới đã chi rõ ràng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phụ thuộc vào khả năng tài chính và sức mua (biểu hiện ở thu nhập quốc dân tính theo đầu người). Sự chuyển dịch ấy gắn với quá trình biến đổi lợi thế so sánh: khi giá lao động rẻ và tài nguyên phone phú là lợi thế, các ngành có hàm lượng lao động cao và ngành khai thác tài nguyên phát triên mạnh; khi công nghệ và trình độ lao động được nâng cao, các ngành có hàm lượng công nghệ và hàm lượne vốn cao sẽ phát triển mạnh. Các naành thuộc nhóm thứ nhât gọi là các ngành 54 ®p Chương hai: Chiên lược phát triển và cơ cấu công nghiệp nhẹ, các ngành thuộc nhóm thứ hai gọi là các ngành nặng. Từ đó, các nhà kinh tế đã chia quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thành ba giai đoạn sau đây: - Giai đoạn sớm: chủ yếu phát triển các ngành khai khoáng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, giày dép, nông cụ... - Giai đoạn giữa: phát triển các ngành lắp ráp cơ khí, điện từ, sản xuất chất dẻo, giấy... - Giai đoạn muộn: tập trung phát triển các ngành sản xuất hàng hoá lâu bền có giá trị cao, điện tử và các ngành kỹ thuật cao khác. Trên thực tế, các giai đoạn phát triển công nghiệp trên đây thường có sự đan xen về nội dung, giai đoạn này có thể hàm chứa những nội dung nhất định của giai đoạn khác. 3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam là một trong những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xét trong tổng thể kinh tế quốc dân, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của đất nước phù hợp với xu thế chung đã trình bày ở trên. Trong quá trình công nghiệp hoá, Việt Nam đã chuyển từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Công nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng và thực sự trờ thành yếu tố quyết định sự tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980, cơ cấu ngành công nghiệp được hình thành trên cơ sờ đường lối “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ”. Trong giai đoạn này, với sự trợ giúp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở ban đầu rất quan trọng của một số ngành công nghiệp nặng (điện, khai thác, luyện kim, vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất) và công nghiệp nhẹ (dệt may, kim khí tiêu dùng, giày dép, nhựa dân dụng, điện từ dân dụng, sành sứ thuỷ tinh...). Các cơ sở này đã phát huy tác dụng tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống theo trình độ của giai đoạn này. Nhưng cơ câu công nghiệp đã hình thành ấy bộc lộ ngày càng rõ nhược điểm: sự mất cân đối nghiêm ừọng giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; quy mô nhỏ bé; trình độ kỹ thuật lạc hậu; không huy động được các nguôn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; quan hệ giữa các ngành công nghiệp và giữa công nghiệp 55 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP với các ngành kinh tế khác hết sức lỏng lẻo và kém hiệu quả. Đến giữa những năm 1980, cơ cấu ngành công nghiệp được điều chỉnh theo hướng chú trọng hơn vào phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nhưng những yếu kém của cơ cấu công nghiệp chưa thể khắc phục một cách căn bản trong thời gian ngắn. Trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2006), cùng với những chuyển biến to lớn của toàn bộ nền kinh tế, cơ cấu công nghiệp cũng có những thay đổi cơ bản: - Công nghiệp trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân và có đóng góp lớn nhất vào sự tăng trường cao và liên tục của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Việc hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần đã huy động được những nguồn lực to lớn ở trong và ngoài nước vào mở rộng quy mô và nâng cao trình độ kỹ thuật của công nghiệp. - Các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển mạnh đã góp phần thoả mãn nhu cầu hàng tiêu dùng thông thường trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu. - Công nghiệp nặng được phát triển tập trung hơn vào những ngành thực sự có khả năng bảo đảm hiệu quả kinh tế... Trong những năm tới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Công nghiệp được coi là cơ sở chuyển tải khoa học công nghệ, tạo sự chuyển biến về chất trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế của đất nước. Xuất phát từ mục tiêu “đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020”, những điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức với công nghiệp, xu hướng phát triển chung của công nghiệp thế giới, cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ chuyển dịch theo những hướng cơ bản sau đây: - Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỳ sản gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên sinh học, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản đáp ứng nhu cầu trona nước và phục vụ xuất khẩu. - Phát huy lợi thế về lao động, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùna với chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, giá thành hạ thay thế hàng hoá nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Chuyển dần từ phưome thức eia 56 (®| Chương hai: Chiến lược phát triển và cơ cấu công nghiệp công cho nước ngoài sang mua nguyên liệu và xuất khẩu trực tiếp. Phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ cho sản xuất hàng tiêu dùng. - Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng với quy mô, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam nhàm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp hiệp nông thôn, thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Phát triển tập trung một số ngành công nghệ cao gắn với việc thực hiện các chương trình quốc gia về tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 1- Trình bày những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghiệp? Phân tích vai trò của chiến lược phát triển công nghiệp trong quản lý hệ thong công nghiệp? 2- Phân tích những căn cứ chủ yếu xác định mục tiêu phát triển công nghiệp? Vận dụng để phân tích luận cứ xác định mục tiêu phát triển hệ thống công nghiệp (hoặc/và của một ngành công nghiệp chuyên môn hoá) ? 3- Phăn tích cơ sở xuất phát, nội dung và những điều kiện cơ bản thực hiện mô hình chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu? Vì sao việc áp dụng mô hình chiến lược này không thế mang lại hiệu quà mong muốn? 4- Phân tích cơ sở, nội dung và những điều kiện cơ bản thực hiện mô hình chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu? Nêu những ngành công nghiệp cần phát triển trong mô hình chiến lược này? 5- Phân tích cơ sở và nội dung của mô hình chiến lược hỗn hợp? 6- Vận dụng các mô hình chiến lược phát triển công nghiệp, phân tích cơ sở lựa chọn, nội dung của mô hình chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam? 57 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP 7- Trình bày nội dung cùa quy hoạch phát triến hệ thống cóng nghiệp (và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hoá)? Trình bày phương pháp xác định các nội dung cùa quy hoạch phát triển hệ thong công nghiệp (và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hoá)? 8- Trình bày các nhận thức cơ bàn về cơ cấu công nghiệp và chuyến dịch cơ cấu công nghiệp? 9- Trình bày phương pháp luận tông quát xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp? 10-Phân tích ánh hường (thuận/nghịch) của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp? Vận dụng phân tích các nhân tố ẩy trong điểu kiện thực tế Việt Nam? 11- Phán tích những mặt hợp lý và chưa hợp lý cùa cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay? Trình bày luận cứ cùa phưcmg hưómg chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam? 58 & Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp Chương ba HIỆU QUẢ KINH TÉ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP• Nâng cao hiệu quà kinh tế là điều kiện cơ bản bảo đảm sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp công nghiệp trong điểu kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Đây là nhiệm vụ có tính chất tổng hợp liên quan đến tất cả các hoạt động và các bộ phận trong doanh nghiệp công nghiệp. Chương này không giới thiệu toàn bộ các vấn đề liên quan đến hiệu quà kinh tế trong công nghiệp, mà chỉ đề cập những vẩn đề tổng quan về hiệu quả kinh tế và lựa chọn phưong án bảo đảm hiệu quả kinh tế cao trong phát triển công nghiệp. Nội dung của chương trình bày ba vấn đề cơ bản sau đây: - Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong công nghiệp. - Phương pháp luận xét hiệu quà kinh tế trong công nghiệp. Iễ BẢN CHÁT VÀ TIÊU CHUẢN CỦA HIỆU QUẢ KINH TÉ l ề Bản chất của hiệu quả kinh tế Nâng cao trình độ quản lý kinh tế ở tất cả các khâu, các cấp là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý công nghiệp. Theo nghĩa tổng quát, hiệu quả kinh tế là phạm trù phàn ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bào thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất. Cần hiểu phạm trù hiệu quả kinh tế một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính, về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế - xã hội biêu hiện ở môi tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bò ra. Nếu xét vê tông lượng, việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó chỉ có hiệu quả kinh tê khi nào kêt quả thu vê lớn hơn chi phí đã bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ đó và mức chênh lệch này càng lớn chứr g tỏ hiệu quạ kinh tế càng cao và ngược lại. Vê mặt định tỉnh, mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phàn ánh sự cố gang, nỗ lực, trình độ quàn lý của mỗi 59 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội. Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quà kinh tế cỏ quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong những biểu hiện về định lượng phải nhằm đạt được những mục tiêu chính trị - xã hội nhất định. Ngược lại, việc quản lý kinh tế trong công nghiệp, dù ở giai đoạn nào, cũng không chấp nhận việc thực hiện các yêu cầu, mục tiêu chính trị - xã hội với bất kỳ giá nào. Cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế. về hình thức, hiệu quà kinh tế luôn là một phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được. Ket quả kinh tế chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu. Trong quản lý sản xuất kinh doanh công nghiệp, phạm trù hiệu quà kinh tế được biểu hiện ở những dạng khác nhau. Việc phân loại hiệu quà kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Có mấy cách phân loại chủ yếu sau đây: - Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp công nghiệp, biểu hiện trực tiếp của loại hiệu quà này là mức lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp công nghiệp thu được và chất lượng thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt ra cho bản thân doanh nghiệp đó. Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. về cơ bản, đó là lượng sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hoặc tồng sàn phẩm xã hội, mà đất nước thu được trong mồi thời kỳ so với lượne vốn sàn xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những chỉ cần tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp công nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả của toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân. Đen lượt mình, mức hiệu quà kinh tể quốc dân, lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt, nghĩa là. phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mồi doanh nghiệp công nghiệp. Đồng thời, xã hội, thông qua hoạt động của các cơ quan quàn lý nhà nước, cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quà cá biệt. Một cơ chê quản lý đúng tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt. Ngược lại, 60 J I Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm việc nâng cao hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Còn hiệu quả chi phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chi phí từng yếu tố cần thiết bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ ấy (lao động, thiết bị, nguyên vật liệu). Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp, hay nền kinh tế quốc dân, còn việc tính toán và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của từng nhân tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế chung, v ề nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả của các chi phí bộ phận. - Hiệu quả tuyệt đổi và hiệu quả so sánh Trong công tác quản lý công nghiệp, việc xác định và phân tích hiệu quả kinh tế nhằm hai mục đích: Thứ nhất, phân tích và đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, phân tích luận chứng về kinh tế - xã hội các phương án khác nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để chọn lấy phương án có lợi nhất. Hiệu quả tuyệt đổi được tính toán cho từng phương án bằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nào đó; về mặt lượng, hiệu quả này được biểu hiện ở các chi tiêu khác nhau, như năng suất lao động, thời hạn hoàn vốn, tỉ suất vốn, lợi nhuận ... Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chi tiêu hiệu quả tuyệt đối, hoặc so sánh tương quan các đại lượng thê hiện chi phí, hoặc kết quả của các phương án vói nhau. Các chỉ tiêu hiệu quả so sánh được sừ dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó chọn phương án có lợi nhất về kinh tế. 2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh tế trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hôi là yêu cầu khách quanệ Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá 61 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP mức độ hiệu quả của các phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao. Trong thực tế, nếu thiếu một tiêu chuẩn thống nhất sẽ không có căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định hợp lý, nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp các biện pháp, mà ảnh hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc không đồng hướng như nhau. Chẳng hạn, việc áp dụng kỹ thuật mới có tác động tích cực đến các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, năng suất lao động, nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, có thể gây ra dôi dư lao động. Cần phải có một tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả kinh tểễ Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải thể hiện được mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cực đại cái thu được và cực tiểu cái phải chi ra. Tiêu chuẩn ấy nhất thiết phải thể hiện được mục đích của sản xuất trong điều kiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn cụ thể. Mục đích cùa chù nghĩa xã hội, suy đến cùng, là nâng cao mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội. Đe thực hiện mục đích đó, phải sừ dụng hợp lý tất cả chi phí và dự trừ sản xuất để tạo nên kết quà cao nhất. Nghĩa là, phải tăng năng suất lao động xã hội. Như vậy, theo nghĩa tổng quát có thể coi tăng năng suất lao động xà hội như tiêu chuẩn chung của hiệu quả kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội. Theo ý nghĩa trực tiếp, tăng năng suất lao động xã hội là giảm hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra đơn vị sản phẩm hoặc tăng lượng sàn phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Theo ý nghĩa rộng hom, tăng năng suất lao động dưới chủ nghĩa xã hội còn là việc phát triển sàn xuất, mờ mang ngành nghề, trên cơ sở đó thu hút thêm lao động vào việc tạo ra của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tăng năng suất lao động xã hội tạo ra điều kiện vật chất để tăng thu nhập quốc dân, tăng quv tích luỹ và quỹ tiêu dùng xã hội. Đó là những điều kiện không thể thiếu đề cải thiện mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải bảo đảm tính toàn diện. Trước hết, đó là sự gắn bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sừ dụng: một mặt, giảm chi phí lao động xã hội sản xuất hàng hoá; mặt khác, bào đàm chất lượng sàn phẩm và không ngừng mở rộng mặt hàng nhàm đ áp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Thứ hai, tính toàn diện của tiêu chuản hiệu quả kinh tế đòi hỏi cùne lúc vừa phải giải quyết những vấn iề kinh tế - kinh doanh, vừa phải giải quvết những vấn đề xã hội của đất ni ớc. Thứ ba. tính 62 m Chương ba: Hiệu qua kinh tế trong phát triển công nghiệp toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế yêu cầu phải xem xét mỗi giải pháp, mồi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian, làm sao để hiệu quả của từng phần từ, từng phân hệ có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả cùa toàn bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài của cả nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với mỗi doanh nghiệp công nghiệp, việc tạo ra và không ngừng làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết. Nhưng không được đơn giản coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào. Mỗi doanh nghiệp công nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động của mỗi doanh nghiệp phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả hệ thống. Bởi vậy, lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp công nghiệp thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải thể hiện sự gắn bó của doanh nghiệp đó với sự vận động của thị trường, vừa phải bảo đảm tôn trọng pháp luật kỷ cương của Nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đồng thời, lợi nhuận cũng phải được phân phối theo hướng kết hợp hài hoà các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích toàn xã hội. Cuối cùng, cũng cần chú ý rằng, một phương án sản xuất kinh doanh có thể không sinh lợi ngay khi bắt đầu thực hiện, mà chỉ có thể tạo được lợi nhuận sau một thòi gian nhất định. Bởi vậy, cần có tầm nhìn chiến lược, kết hợp trước mắt với lâu dài khi xem xét vấn đề này. IIệ MỘT SÓ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là biểu hiện đặc trưng về lượng tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế. Trong thực tế, việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế phải sử dụng một hệ thống chi tiêu, vì: Thứ nhất, để tính được mức tăng năng suất lao động xã hộ i, phải tính được hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá, n ^hĩa là phải tính được giá trị hàne hoá. Tuy nhiên, điêu đó chưa thực hiệr được trong thực tếỂ Việc sử dụne hệ thông chỉ tiêu chính là nhăm phàn inh giá trị ờ những mức độ và khía cạnh khác nhau. Thử hai, bản thân mỗi chi tiêu có những nhược điểm nhất định trong 63 *1 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP nội dung và phương pháp tính toán. Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu cho phép thấy được mối tương quan giữa thu và chi mọt cách toàn diện và đầy đủ hơn. Cũng cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa ba loại chỉ tiêu sau đây: các chỉ tiêu dùng đê tính toán hiệu quả kinh tế (1), các chi tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế (2) và các chỉ tiêu dùng để so sánh hiệu quà kinh tể (3). Các chỉ tiêu (1) chỉ phản ánh từng mặt của mối tương quan thu chi, nó được dùng để thể hiện từng mặt tương quan ấy, chẳng hạn, chi tiêu khối lượng sản phẩm hàng hoá, vốn đầu tư cơ bản, giá thành sản phẩm... Các chi tiêu (2) trực tiếp phản ánh mối tương quan thu chi - trực tiếp biểu hiện hiệu quả kinh tế, chẳng hạn, năng suất lao động, thời hạn thu hồi vốn, suất hao phí vốn, lợi nhuận,... Các chỉ tiêu (3) được tính toán để thực hiện sự so sánh tương quan giữa các phương án với nhau nhàm chọn lấy phương án có hiệu quả nhất. Sự so sánh này có thể được thực hiện giữa các chi tiêu (1) với nhau hoặc giữa các chỉ tiêu (2) với nhau. Trong phần này chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu dùng để biểu hiện hiệu quả kinh tế. 1. Năng suất lao động Chỉ tiêu năng suất lao động biểu hiện trực tiếp hiệu quả sừ dụng yếu tố lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: (1) Trong đó: - W\ năng suất lao động bình quân trong thời kỳ. - Q: khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. - T: số lượng lao động bình quân trong kỳ hoặc thời gian công tác. Năng suất lao động phản ánh lượng sản phẩm mà một neười lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm). Nghịch đào của nó là suất hao phí lao động: T_ Q(2) 64 Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp Trong đó: - H id : suất hao phí lao động. Suất hao phí lao động phản ánh lượng lao động cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm hay lượng lao động chứa đựng trong một đơn vị sản phẩm. Giữa (1) và (2) có quan hệ tỷ lệ nghịch: mức năng suất lao động càng cao thì suất hao phí lao động càng nhỏ và ngược lại. Khi sử dụng (1) và (2) để tính toán, phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế, cần chú ý mấy điểm sau: Fơ7ề yếu tổ kết quả (Q). Có thể sử dụng đơn vị hiện vật (hiện vật tiêu chuẩn) hoặc giá trị để tính toán khối lượng sản phẩm. Chỉ tiêu hiện vật phản ánh chính xác kết quả xét trên khía cạnh tạo ra giá trị sử dụng. Chỉ tiêu giá trị cho phép tổng hợp kết quả trong trường hợp doanh nghiệp sàn xuất nhiều loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) khác nhau, tuy nhiên nó lại chịu ảnh hưởng của nhân tố giá cả, cơ cấu sản phẩm. Ngoài ra, nếu quá trình sản xuất được thực hiện thông qua hiệp tác hoá, thì tính toán giá trị tổng sản lượng mang tính trùng lặp. Vì vậy, việc tính toán và phân tích năng suất lao động cũng cần phải tính toán, đánh giá mức độ đóng góp của các doanh nghiệp có liên quan vào kết quả cuối cùng của doanh nghiệp được nghiên cứu. Với yếu tổ chi phí lao động (I’). Trước hết, để đánh giá trình độ quản lý và hiệu quả toàn diện của sử dụng lao động sống, cần so sánh năng suất lao động tính cho toàn bộ công nhân viên và công nhân viên sản xuất trực tiếp. Thứ hai, để đánh giá toàn diện mức độ hiệu quả của một giải pháp, cần tính cả hao phí lao động ở những hoạt động trước sản xuất (nghiên cứu, thiết kế, chế thử...), ở các hoạt động phục vụ sản xuất chính (sừa chữa, sàn xuất dụng cụ, khuôn mẫu) và ở các hoạt động sau sản xuất (quảng cáo, giới thiệu, tiêu thụ...). Thứ ba, việc tính toán năng suất lao động giờ phàn ánh chính xác hiệu quả lao động sống hơn so với tính năng suất lao động theo ngày, tháng hoặc năm. 2. Suất hao phí vốn Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn hao phí đê tạo ra một đơn vị sản phẩm (một đơn vị công suất hoặc dịch vụ công nghiệp). H = 1 Hv Q (3) 65 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIẼP Trong đó: - H v : suất hao phí vốn. - V: lượng vốn sử dụng. Vốn sử dụng trong quá trình tái sản xuất của công nghiệp gồm nhiều loại: vốn đầu tư cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động. Bởi vậy, công thức (3) trên đây trong thực tế được cụ thể hoá để tính suất vốn đầu tư cơ bản (Hvdt) và suất vốn sản xuất (Hvsx)- ^ (3.) ( 3 b > Trong đó: - Vđt: tổng lượng vốn đầu tư cơ bản. - vsx: tổng lượng vốn sàn xuất (vốn cố định và vốn lưu động). Đến lượt mình, (3b) lại có thể chi tiết hoá để tính toán suất hao phí vốn cố định (Hvcđ) và vốn lưu động (Hviđ). v ề nguyên tắc, suất vốn càng nhỏ, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, đối với suất vốn đầu tư cơ bản cần chú ý một điều quan trọng là: trong trường hợp các phương án đưa ra những giải pháp kỳ thuật có trình độ tương đương, phương án có suất đầu tư thấp là phương án có hiệu quả kinh tế; còn trong trường họp ngược lại, điều đó chưa chắc đã chính xác. 3ế Thời hạn hoàn vốn đầu tư Đó là khoảng thời gian mà vốn đầu tư bỏ ra có thể thu hồi lại được nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản thu được hàng năm. Nó được tính theo công thức sau đây: T V * v P+K.c (4> Trong đó: - Tv : thời hạn hoàn vốn đầu tư (năm). - p : lợi nhuận thu được trong năm. - K c : mức khấu hao cơ bàn hàng năm. 66 Chương ba: Hiệu quả kinh tế trong phát triển công nghiệp Để đơn giản hoá tính toán, trong công thức (4) trên đây, người ta không tính đến tỉ lệ lãi suất, nghĩa là lãi suất được coi là 0%. Trong mọi trường hợp, sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi thời hạn hoàn vốn đầu tư ngắn. Thời hạn hoàn vốn đầu tư phụ thuộc vào: - Tổng số vốn đầu tư phải bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh - Lượng lợi nhuận có thể thu được trong năm - Tỉ lệ khấu hao cơ bản hàng năm. Cùng với chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn đầu tư, trong tính toán hiệu quả kinh tế người ta còn tính hệ số hoàn vốn đầu tư. Hệ số này biểu hiện trong một năm, một đơn vị vốn đầu tư sẽ được bồi hoàn bao nhiêu (cũng với già định lãi suất là 0%). Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau đây: T V . . l v vdl Trong đó: - E : Hệ số hoàn vốn đầu tư. 4. Lọi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ,5) Lợi nhuận ròng hay thực lãi của đơn vị sản xuất kinh doanh là một phần của thu nhập thuần tuý sau khi trừ thuế, v ề nguyên tắc, lợi nhuận được tính theo công thức: P = Ỳ < D - Z +Th>±T0 (6) i=0 Trong đó: - p : tổng lợi nhuận ròng thu được từ sản xuất kinh doanh. - D : doanh thu tiêu thụ sản phẩm (hoặc thực hiện dịch vụ). - z : giá thành toàn bộ khối lượng sản phẩm (hoặc dịch vụ). - Th\ thuế các loại. - To : tổn thất hoặc thu nhập ngoài hoạt động cơ bản. Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện thông qua sự so sánh kết quả (doanh thu) và các loại chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi sừ dụng lượng lợi nhuận này đánh giá hiệu quả kinh tế, cần chú ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được ở mồi doanh nghiệp phụ thuộc khôn® những vào sự nỗ lực chủ quan của mồi doanh nghiệp, mà 67 m kinh t ế và quản lý công nghiệp còn vào những yếu tố khách quan khác, chẳng han, giá cả sản phẩm và nguyên liệu, chính sách thuế. Tỉ suất lợi nhuận có thể tính theo giá thành, vốn sản xuất hoặc doanh thu. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính theo giá thành phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị chi phí sản xuất (hay hiệu quả của một đom vị chi phí): (7) Trong đó: - Dz : tỉ suất lợi nhuận tính theo giá thành Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính theo vốn sản xuất phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị vốn sản xuất (hay hiệu quả sử dụng vốn sản xuất): (8) Trong đó: - Dv : tỉ suất lợi nhuận tính theo vốn sản xuất. - VC(j! giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định trong kỳ. - Vid: số dư bình quân vốn lưu động trong kỳ. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính theo doanh thu phản ánh mức lợi nhuận thu được một đơn vị doanh thu tiêu thụ sản phẩm (hoặc dịch vạ): (9) Trong đó: - Ddt: tỉ suất lợi nhuận tính theo doanh thu. - D: doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm (hoặc dịch vụ). Khi sử dụng tỉ suất lợi nhuận để phân tích hiệu quả k nh tế. cần tránh quan niệm giản đơn cho rằng ti suất lợi nhuận càng cao, hi ;u quà kinh tế sẽ càng lớn. Điều quan trọng là kinh doanh phải có lãi. Ti SIÚ t lợi nhuận chỉ là một trong những căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tê, chứ kh jng phái là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh. 68 (P Chương ba: Hiệu quá kinh tế trong phát triển công nghiệp 5. Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án đầu tư Trong công nghiệp, mỗi dự án đầu tư thường có thời gian thực hiện nhât định. Trong những năm đâu, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các khoản thu đêu nhỏ hơn các khoản chi. v ề sau, quan hệ này biến đôi theo hướng ngược lại. Đê tính toán hiệu quả kinh tế và so sánh các dự án đâu tư với nhau, người ta phải quy đổi chênh lệch thu chi cùa từng năm trong thời kỳ thực hiện dự án về cùng một thòi điếm. - Nếu quy đổi về thời điểm năm gốc (năm 0), người ta có giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV). Việc tính toán được thực hiện theo công thức sau đây: NPV = Ỳ -:‘ ~ C ẹ (10) ÍS(1 + E ) ữ - Neu quy đổi về thời điểm năm cuối (năm n) người ta có giá trị tương lai ròng của dự án (NFV). Việc tính toán được thực hiện theo công thức sau: NFV = £ ( B ,- C ,) ( l + £ ) ~ (11) /=0 Trons đó: - Bịi Thu nhập cùa năm thứ i - c,: Chi phí của năm thứ i - E: Ti lệ chiết khấu (hay lãi suất) - n: Độ dài thời gian quy đổi (năm) Ví dụ, có dự án đầu tư với các số liệu trong bàns sau: Bảng JẾ7- Vi dụ tính giá trị hiện tại ròng và tương lai ròng Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 Chi phí (C j) (1000 USD)9.000 13.500 1.000 1.000 1.000 1.000 2.000 2.000 Thu nhập (Bị) (1000 USD)1.000 1.500 3.000 4.000 7.000 11.000 14.000 17.000 Với tỷ lệ chiết khấu E = 0,12, áp dụng công thức (10) và (11) ở trên, người ta tính được giá trị hiện tại ròng và giá trị tương lai ròng của dự án: NPV= 7.394.000 USD và NFV = 16.297.500 USD. 69 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NPV và NFV đêu lớn hơn 0’chứng tò trong thời gian hoạt động dự án mang lại lãi. Khi so sánh các dự án đầu tư, dự an nào có NPV và NFV lớn nhất là dự án đó có lợi nhất. 6. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C) % B Ằl ( \ * ry Ẽ/ c = ± — --------- <12> X c , / ( l + r)‘ 1=0 Tỷ lệ B/C > 1 là khả thi và càng lớn càng tốt. 7. Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại (IRR) Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại hay hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức thu hồi mong muốn mà tại đó NPV = 0. Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại (IRR) được xác định từ việc giải phương trình sau: N P V = ỳ " Bả ~ C ' = 0 ( 13) à ( l + IRR)' IRR > r là khả thi và càng lớn càng tốt. 8ế Suất đầu tư tăng trưởng (ICOR) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở phạm vi nền kinh tế quốc dân hoặc từng ngành kinh tế, thể hiện mức đầu tư cần thiết để tạo nên một đơn vị gia tăng GDP. Tổng đầu tư trong năm IC 0 R ~ Mức gia tang GDP (14) Nói chung, ICOR càng thấp, hiệu quả sừ dụng vố 1 càng cao. Tuy nhiên, khi sừ dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kin]- tế, cần chú ý tới “độ trễ” của đầu tư. Nghĩa là, việc xây dựng các công trì] h lớn thường đòi hỏi thời gian dài, đông vôn đâu tư bỏ ra không thê phát ] uy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng GDP ngay trong ngắn hạn. Ngoài các chi tiêu trên đây, người ta có thể sử dụng nhiều chi tiêu giá trị và hiện vật khác đê biêu hiện hiệu quả kinh tê. Cân nh in mạnh răng các chỉ tiêu trên chi biểu hiện đặc trưng định lượng của hi< u quả kinh tế. Để 70 Chương ba: Hiệu quả kinh tế trong phát triển công nghiệp biểu hiện hiệu quả một cách toàn diện, cần đặt các chỉ tiêu ấy trong mối quan hệ với các đặc trưng định tính. III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÉT HIỆU QUẢ KINH TÉ 1. Thực chất của xét hiệu quả kinh tế và điều kiện so sánh các phương án Trong công tác quản lý, để nâng cao hiệu quả kinh tế, người cán bộ quản lý không những phải biết mỗi cách làm của mình đã hoặc đạt được hiệu quả ở mức nào, mà điều quan trọng hơn và phức tạp hơn là cần phải biết có những giải pháp nào có hiệu quả hơn. Nghĩa là, người quản lý không những cần biết tính toán hiệu quả kinh tế mà còn cần phải biết xét hiệu quà kinh tế. Thực chất của xét hiệu quả kinh tế là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án khác nhau cùng giải quyết một nhiệm vụ để chọn lấy phương án có hiệu quả nhất (phương án tối ưu). Phương án đó phải là phương án phản ánh tốt nhất những đòi hỏi của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế, tức là nó phải vừa đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế quốc dân vừa đảm bảo thực hiện tốt hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp. Các phương án đưa ra so sánh phải thoả mãn một số điều kiện sau đây: Thứ nhất, có khối lượng sản phẩm (đầu ra) bàng nhau. Sự khác nhau về sản phẩm (đầu ra) sẽ kéo theo sự khác biệt về vốn đầu tư, về thời hạn xây dựng, về chi phí sản xuất... Trong trường hợp này, việc so sánh các phương án sẽ mất đi tính thực tiễn của nó. Thứ hai, có phương pháp tính toán và các căn cứ dùng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giống nhau. Thứ ba, có những tiêu chuẩn, định mức cần thiết làm căn cứ đánh giá so sánh mức độ hiệu quả. Khi các phương án đưa ra so sánh không thoả mãn được các điều kiện trên đây, muốn so sánh phải có những điều chỉnh nhât định. Với điều kiện thứ nhất, cần điều chỉnh khối lượng sản phẩm cho bằng nhau, trên cơ sờ đó điều chỉnh vổn đầu tư và giá thành khối lượng sản phẩm theo các điều kiện tương ứng của mỗi phương án. Việc điều chinh được thực hiện theo phương pháp sau đây: Giả sử có hai phương án thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh nào đó: khối lượng sản phẩm của mỗi phương án là Qi và Q2 (Qi > Q2 ); vốn đầu tư 71 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHibH ________ là Vi và v 2 ; giá thành khối lượng sàn phẩm là Zi và z2; ti lệ chi phí cố định trong vốn đầu tư là hi và h2 , trong giá thành là ki và k2. Trước hết, người ta điều chỉnh khối luợng sàn phẩm của phương án 2 theo phương án 1, tức là (Q'2 = Qi). Việc điều chinh vốn đầu tư của phương án 2 theo khối lượng sản phẩm đã được điều chỉnh thực hiện bằng công thức: V’2= %-<‘ - h2> M ĩ (15) Và việc điều chỉnh giá thành khối lượng sản phẩm của phương án 2 được thực hiện theo công thức: Zj= 7ĩ ỉ - u - v -z2+*2.z2 M l (16) Tuy nhiên trong thực tế, người ta thường đơn giản hoá tính toán bàng cách tính các chi phí theo đơn vị sản phẩm. Với điều kiện thứ hai, việc điều chỉnh để bảo đảm tính so sánh được của các phương án được thực hiện bằng cách thống nhất căn cứ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu khác nhau của các phương án. Sau khi đã có những điều chỉnh thích hợp, việc tiếp theo phài làm là so sánh các phương án trên các mặt: các chỉ tiêu số lượng; tính toán đến các đối tượng có liên quan với đối tượng có phương án; tính toán đến nhân tố thời gian; phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. 2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các phương án Trong công việc này phải tính toán, so sánh và phân tích các chi tiêu số lượng của các phương án. Ở đây, người ta phải tính toán, so sánh những chi tiêu trực tiếp biểu hiện hiệu quả kinh tế với nhau (như năng suất lao động, ti suất vốn, thời hạn hoàn vốn...), chỉ tiêu biểu hiện chi phí hoặc kết quà vói nhau (như giá thành, vốn đầu tư, mức hao phí nguyên liệu.. về hình thức, để có cách nhìn toàn diện, có thể thiết lập bàng tổng hợp so sánh các chỉ tiêu của các phương án theo mẫu sau đây: 72 Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp Bảng 3.2- So sánh các chỉ tiêu định lượng của các phương án Các chỉ tiêu so sánh TT Các phưong án Năng suất lao động Tỷ suất vốn đầu tư Thời hạn thu hồi vốn Lợi nhuận Giá thành ... 1 Phương án 1 wm V, T, PẾ Z/ 2 Phương án 2 w2 v2 t2 p 2 z 2 - - - - - - - n Phương án n wn Vn T„ Pn Zn Bàng này cho phép dễ dàng so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của các phương án khác nhau. Phương án được coi là tối ưu về mặt lượng là phương án có tất cả các chỉ tiêu so sánh trội hơn so với các chi tiêu tương ứng ờ những phương án khác. Song trong thực tế, sự diễn biến của các chi tiêu không phải luôn luôn theo một chiều thuận. Người quàn lý đứng trước tình huống "được cái này, mất cái khác". Chẳng hạn. được năng suất lao động cao, giá thành hạ, lợi nhuận lớn nhưng lại phải chịu chi phí đầu tư lớn. Rõ ràng người quàn lý phải chọn "được cái cơ bản, mất cái không cơ bản", cái "mất" có thể nhanh chóng được bù trừ bằng cái "được". Do đó, thường có hai cách lựa chọn: Thứ nhất, chọn phương án có nhiều chỉ tiêu từng mặt trội hơn. Tức là lấy quy luật số lớn làm chỗ dựa cho quyết định lựa chọn; Thứ hai, chọn phương án có chi tiêu trung tâm trội hơn. Chi tiêu này tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp. Ví dụ, ở những ngành chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tông chi phí, thường coi tiêu hao nguyên vật liệu cho đơn vị sản phâm là chi tiêu trung tâm. Khi so sánh các phương án đầu tư, thường gặp các trường hợp có phương án phải bò vốn đầu tư lớn để áp dụng kỹ thuật cao, do đó có giá thành sản xuất thấp hơn. Ngược lại. phương án có giá thành sản xuất cao hơn thường đòi hỏi ít vốn đầu tư hơn do lựa chọn công nghệ có trình độ thấp hơn. Theo kinh nghiệm, người ta thiên về hướng chọn phương án có giá thành sản phẩm thấp hơn. vì xét về lâu dài là có hiệu q iả hơn. Nhưng để lý giải cụ thể đưa ra kết luận khoa học, đòi hỏi phải tìm iược thòi hạn thu hồi số vốn đầu tư bỏ thêm của phương án này so với phưc ng án kia. 73 KINH TẾ VÀ QUẦN LÝ CỔNG NGHIỆP Thời hạn thu hồi vốn đầu tư bò thêm là khoảng thời gian cần thiết để số vốn đầu tư bỏ thêm (nhiều hơn) cùa phương án nay so với phưcmg án khác thu hôi lại được, nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất hàng năm. Chi tiêu này được tính theo công thức sau: _ Vị-v 2 (tb) ry ___ ry (17) Trong đó: - T (tb ): Thời gian thu hồi vốn đầu tư bỏ thêm - V ị và V2 : Vốn đầu tư của phương án thứ nhất và thứ hai ( V ị > V i ) - Z2 và Z}\ Giá thành toàn bộ khối lượng sản xuất hàng năm cùa phương án thứ nhất và thứ hai (Zi < Z2 ) Trên cơ sở T(bt), người ta còn tính hệ số hiệu quả hay hệ số thu hồi vốn đầu tư bỏ thêm theo công thức: 7 - 7 r _ ^ 2 (b0 ~ ỵ _ ỵ ( 18) Efbtj là lợi nhuận thu được từ một đơn vị chi phí đầu tư bò thêm. Việc quyết định chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn chi được coi là đúng đắn khi nào bào đảm được điều kiện: T(b0 Edm Trong đó: - Tdm và Edm là định mức của ngành có phương án. Trong tình huống có nhiều phương án so sánh, để đơn giàn hoá việc so sánh hiệu quả kinh tế và ra quyết định, có thể sừ dụng chì tiêu chi phí thực hiện. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết cho sản xuất, bao gồm chi phí tạo lập công trình (vốn đầu tư cơ bản) và chi phí sản xuất sản phẩm (giá thành toàn bộ khối lượng sản phẩm hàng năm). Chi phí thực hiện của từng phương án được tính theo công thức sau: c, = V, + (Tdm. ZJ <=> Min (19) c 4 = z, + (Edm. VJ oMin (20) Chỉ tiêu (19) thể hiện chi phí thực hiện tính cho Tdm nărụ còn (20) thể hiện chi phí thực hiện tính cho một năm. 74 Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp Khi lựa chọn phương án, người ta chọn phương án nào có chi phí thực hiện nhỏ nhất. Trong trường họp các phương án có khối lượng sản xuất hàng năm khác nhau, để đơn giản hóa người ta thường chọn phương án có chi phí thực hiện đơn vị sản phẩm thấp nhất. Cần nhấn mạnh ràng, với một số chỉ tiêu, không những người ta chi so sánh chúng với nhau, mà còn phải so sánh với các tiêu chuẩn hoặc định mức tương ứng của Nhà nước. Phương án được lựa chọn ít ra phải bảo đảm ngang bằng với tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Việc so sánh với các chỉ tiêu tiên tiến của nước ngoài là cần thiết để thấy trình độ kinh tế - kỹ thuật của nước ta trên thế giới. 3. Xét các ngành (đối tượng) có liên quan Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế được quán xuyến trong toàn bộ quá trình xét hiệu quả kinh tế. Việc quán triệt tiêu chuẩn này đòi hỏi không chỉ tính và so sánh mối tương quan "thu chi" ở bản thân ngành có phương án (còn gọi là đối tượng trung tâm) mà còn phải xem xét cả ở các ngành (đối tượng) có liên quan. Việc tính toán, phân tích và so sánh như thế gọi là xét hiệu quả kinh tế có tính đến những ngành (đối tượng) có liên quan. Đó là đòi hỏi khách quan của bảo đảm mối liên hệ sản xuất, giữ vững sự cân đối giữa các ngành kinh tế khác nhau có liên quan với nhau. Sản xuất công nghiệp có trình độ phân công và hiệp tác sản xuất cao, mỗi ngành, mỗi đơn vị chỉ là một mắt xích trong một hệ thống thống nhất. Mỗi ngành, mỗi đon vị chỉ là một phân hệ trong hệ thống lớn. Trong tổng giá trị được tạo ra cho xã hội, mỗi một ngành, mỗi một đơn vị chỉ tạo ra một phần. Việc tạo ra giá trị ở ngành này, đơn vị này có sự phụ thuộc vào các ngành khác, đơn vị khác, từ đó tạo ra một chuỗi giá trị liên hoàn. Sự thay đổi về lượng và chất ở bất kỳ một ngành nào, đơn vị nào trong hệ thống, cũng đòi hỏi và kéo theo sự thay đổi của các ngành khác, đơn vị khác. Không thực hiện một cách chủ độna những thay đổi thích hợp sẽ phá vỡ tính đồng bộ, cân đối và thống nhất của toàn hệ thống. Chẳng hạn, việc phát triển công nghiệp nhiệt điện đòi hỏi phải phát triển ngành khai thác than, ngành cơ khí chế tạo thiết bị, dụng cụ điện và một số yếu tố khác của cơ sở hạ tầng (gọi là những ngành liên quan cấp I). Việc phát triển các ngành ấy đòi hỏi phát triển những ngà.ih có liên quan khác (ngành liên quan câp II), ví dụ phát triển cơ khí đòi Hỏi phát triển công nghiệp luyện kim... Có thể tóm tắt các mối liên quan ây trcng sơ đô 3.1. 75 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP S ơ đò 3.1- Mối quan hệ giữa ngành cỏ phương án và các ngành khác Ngành có phương án (đối tượng trung tâm) Các ngành tiêu thụ sản phẩm Các ngành cung cấp đối tượng lao động Trên thực tế, mối liên hệ này rất phức tạp. Bởi vậy, để đơn giàn hoá, chỉ cần tính toán và phân tích những mối liên quan thường xuyên... Phương pháp luận xem xét mối liên quan cap I như sau: Trước hết, xét mối liên hệ "đầu vào" của ngành có phương án. Nói chung, không cần tính đến tương quan thu chi ở các đối tượng sàn xuất và cung cấp tư liệu lao động bởi hai lẽ: - Đây là quan hệ nhận thiết bị máy móc; sau một thời gian nhất định mới quan hệ lại để nhận phụ tùng sửa chữa hoặc thiết bị bồ sung. - Trình độ trang thiết bị kỹ thuật ở đối tượng trung tâm ít nhiều đã phản ánh trong mức chi của nó (vốn đầu tư, tỉ suất vốn đầu tư .. Các hoạt động sản xuất và bảo đảm đối tượng lao động có ành hưởng thường xuyên đến hoạt động của đối tượng trung tâm. Trên góc độ doanh nghiệp, để đạt được hiệu quả, các doanh nghiệp phải tìm nhữne người bán có đủ về số lượng, đồng bộ về chủng loại, đúng chất lượng và thời gian, chi phí thấp các loại vật tư cần thiết cho kinh doanh. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, khi dự kiến phát triển nguồn vật tư trong nước cho sự phát triển của đối tượng trung tâm, cần đưa ra nhiều phương án để so sánh và lựa chọn phương án có hệ số liên quan nhỏ nhất. Hệ số liên quan phàn ánh mối tương quan giữa vốn đầu tư bỏ vào đối tượng trung tâm và vốn đầu tư bò vào các ngành sản xuất, cung ứng đối tượng lao động cho đối tượng trung tâm ấy. Nó được tính toán theo công thức sau đây: y Q * Ỳ a‘T" K , = - ^ - = ----- ^ ------- (21) q V V 76 IP Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp Trong đó .ễ - Kiq : Hệ số liên quan; - vk : Vốn đầu tư bỏ vào các ngành sản xuất nguyên liệu theo khối lượng sản phẩm của đối tượng trung tâm. - Q\ Khối lượng sản phẩm của đối tượng trung tâm. - ctj: Mức tiêu hao nguyên liệu thứ i cho đơn vị sàn phẩm của đối tượng trung tâm. - TVj Ế. Suất đầu tư của ngành sản xuất loại nguyên liệu thứ i. - V: Vốn đầu tư vào đối tượng trung tâm. - n : Số ngành liên quan. Việc tính toán và so sánh hệ số liên quan của các phương án cho phép xác định phương hướng đầu tư có hiệu quả. Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngoài phần đầu tư của Nhà nước, cũng có đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Đe bảo đàm sự phát triển cân đối giữa sử dụng nguyên liệu với sản xuất và cung ứng nguyên liệu, Nhà nước cần có các chính sách thích họp để kêu gọi khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực góp phần tích cực vào thực hiện sự cân đối trên "thu chi" (theo nghĩa toàn diện) ở các ngành sử dụng sản phẩm (hoặc dịch vụ) của đối tượng trung tâm. Chúng ta gần như quay lại dạng vấn đề cơ bản: để tiêu dùng bất kỳ loại sản phẩm hay dịch vụ nào, người tiêu dùng cũng phải loại bỏ ra lượng chi phí nhất định. Neu chi phí ấy lớn hon cái lợi do tiêu dùng sản phẩm mang lại, người tiêu dùng sẽ từ chối sản phẩm của đối tượng trung tâm, họ sẽ tìm loại sản phẩm khác hoặc người cung cấp khác để thoả mãn một cách có lợi nhất nhu cầu của mình. Trong trường hợp này, người sản xuất (đối tượng trung tâm) không thể thu được cái lợi như họ đã tính toán. Bởi vậy, với quan điểm toàn diện, cái lợi sẽ phải được phân tích và chia sẻ sao cho hợp lý, để trong phạm vi xã hội không có người có quyền "được ăn cả", có người chịu thiệt thòi quá đáng. Công bằng mà nói, trong điều kiện cơ chế thị trường, người tiêu dùng cũng không bao giờ chấp nhận sự thiệt thòi phi lý, họ sẽ có cách làm cho người kia không thể "ăn cả" được (chẳng hạn từ chối tiêu thụ sản phẩm mà họ không vừa lòng về chất lượng, về giá cả). Ngoài ra, "đầu ra" cũng cần phân tích những cái "lợi" và cái "hại" không thể định lượng được trong việc sử dụng sản phẩm của đối tượng trung tâm. 77 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP 4ằ Xét hiệu quả kỉnh tế về mặt thòi gian Khi so sánh các phương án để chọn phương án tối ưu, không những người ta chỉ tính đến phương án có lợi về số tiền tiết kiệm lớn nhất, giá thành hạ, năng suất lao động cao, ti suất vốn đầu tư thấp... mà còn xét cà yếu tố thời gian nữa. Trong kinh tế, thời gian không phải là yếu tố vô hình, mà là một lực lượng vật chất quan trọng, trong nhiều trường hợp nó quyết định trực tiếp sự thành bại trong sản xuất - kinh doanh. Yeu tố thời gian khi xét hiệu quả kinh tế rất đa dạng, có thê quy tụ lại trong những tình huống sau đây: Thứ nhắt, nắm bắt then cơ, thòi điểm đầu tư, sản xuất sản phẩm. Nhu cầu là một đại lượng biến đổi theo thời gian. Cùng với sự phát triển sản xuất, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân. luôn luôn nảy sinh những nhu cầu mới và bản thân những nhu cầu hiện có cũng đòi hòi những sản phẩm mới hoàn thiện hơn về kỹ thuật, về mỹ thuật. Người sản xuất phải nhanh nhạy nắm bắt được những nhu cầu để sản xuất sàn phẩm và đưa ra thị trường đúng thòi điểm có lợi nhất. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm thắng lợi trong kinh doanh. Thứ hai, các phương án có các chỉ tiêu so sánh vốn đầu tư, năng suất lao động, giá thành, lợi nhuận tương đồng nhau, nhưng có thời hạn thực hiện khác nhau. Trong tình huống này, phương án có thời gian thực hiện ngắn mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Nó cho phép hạn chế ứ đọng vốn, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỳ thuật, hạn chế thiệt hại do hao mòn vô hình gây ra, góp phần tạo ra cân đối mới cho nền kinh tế quốc dân. v ề mặt lượng, phải tính được lợi nhuận thu được do áp dụng phương án có thời hạn thực hiện ngắn so với phương án kia. Lợi nhuận ấy được tính theo công thức sau: AP2= V .(l+ E j'-'’ -V (22) Trong đó: - AP2 : Lợi nhuận tăne thêm của phương án có thời hạn thực hiện ngắn so với phương án có thòi hạn thực hiện dài; - tj\ầt 2 Thời gian thực hiện phương án thứ nhất và thứ hai (íỊ > ti). - Eđm '• Hệ số hiệu quả định mức của vốn đầu tư. - Vệ. Lượng vốn đầu tư của mỗi phương án (các phương án có lượng vốn đầu tư bàng nhau). 78 ÉP Chương ba: Hiệu quả kinh tê trong phát triển công nghiệp Ví dụ, có hai phương án xây dựng một công trình, vốn đầu tư đều là 100 triệu đồng, đều khỏi công cùng một thời điểm, nhưng phương án thứ nhất thực hiện trong 4 năm, phương án thứ 2 trong 2 năm. Hệ số hiệu quả định mức là 0,15. So với phương án thứ nhất, phương án thứ hai thu được số lợi nhuận bổ sung là.ẵ AP2 = 100.000.000 X [1+0,15]4' 2 - 100.000.000 = 32.250.000 đ Thứ ba, các phương án có tổng số vốn và độ dài thực hiện giống nhau, nhưng khác nhau về lượng vốn được phân phối cho các giai đoạn trong quá trình thực hiện, về nhu cầu của công việc, do phân phối vốn hợp lý theo nhu cầu của từng giai đoạn đầu tư, lượng vốn tạm thời chưa dùng đến không bị ứ đọng và có khả năng sinh lời. Đe so sánh các phương án này, cần quy đổi số vốn bỏ vào những đợt sau ihành chi phí của đợt đầu theo công thức sau: v d i = ■ (23) (1 + E*,)1' Trong đó: - Vđi: lượng vốn năm thứ i tính đổi thành lượng vốn bò đợt đầu (năm goc = 0) - V ị: Lượng vốn năm thứ i; - T ị: Thứ tự năm bỏ vốn tương ứng. Ví dụ: Có hai phương án, vốn đầu tư của mỗi phương án là 400 triệu đồng, thời hạn xây dựng đều là 3 năm, hệ số hiệu quả định mức là 0,15. Lượng vốn phân phối trong từng năm của mỗi phương án thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.3- Lượng vốn được phân phối của hai phươỉtg án Năm phương án 1 2 3 I 200.000.000 100.000.000 100.000.000 II 100.000.000 100.000.000 200.000.000 Áp dụng công thức (23) ta tính được lượng vốn quy đổi của từng phương án. Sau đó cộng dồn lượng vốn, ta xác định được lượng vốn đã quy đổi cùa phương án thứ nhất là: (200.000.000 + 86.956.521 + 75.614.366) = 362.570.887 đ 79 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP và của phương án thứ hai là: (100.000.000 + 86.956.521 + 151.228.730) = 338.185.251 đ Như vậy, phương án thứ hai có lợi hơn phương án thứ nhất. Thứ tư, các phương án có lượng vốn và phương thức bò vốn khác nhau, nhưng thời hạn thức hiện giống nhau. Ví dụ, có phương án đối với những điều kiện như sau: - Phương án thứ nhất: vốn đầu tư là 200.000.000 đ và bò vốn một đợt. - Phương án thứ hai: vốn đầu tư là 220.000.000 đ và bỏ vốn làm hai đợt, đợt 1: 150.000.000 đ sau 3 năm đầu tư tiếp 70.000.000 đ. Thòi hạn thực hiện giống nhau, hệ số hiệu quả định mức là 0,15. Theo kinh nghiệm, phương án thứ hai có thể có lợi hơn vì hạn chế tình trạng ứ đọng vốn. Nhưng để có luận chứng khoa học trong việc so sánh, cần quy đổi lượng vốn bỏ vào đợt sau thành chi phí đầu năm. Việc quv đổi tiến hành theo công thức (23). 70.000.000 _ 4ãễQ53tQQQã (1 + 0 ,15)3 Toàn bộ số vốn của phương án thứ hai sau khi quy đổi là: (150.000.000 + 46.053.000) = 196.053.000 đ So sánh với vốn đầu tư của phương án thứ nhất có thể cho thấy phương án thứ hai có lợi hom. 5ế Đánh giá hiệu quả xã hội của các phương án Các phương án đưa ra so sánh không chỉ được đánh giá về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức, mà còn cần phải được phân tích sâu sắc về mặt xã hội nữa. Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế quốc dân đòi hỏi phải bảo đảm sự gắn bó mật thiết các mặt trên. Cơ sở để đánh giá hiệu quả xã hội của mỗi phương án là những đòi hòi về xã hội đặt ra cho mỗi quốc gia theo quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị. Thông thường, việc phân tích đánh giá hiệu quả xã hội ở nước ta được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: - Tác động của sản phẩm đưa ra thị trường đến việc nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người lao động. 80 Chương ba: Hiệu quả kinh tế trong phát triển công nghiệp - Ảnh hưởng của phân bố và hoạt động của doanh nghiệp đến đời sống chính trị, xã hội của vùng và của cả nước. - Tác động của phương án đến giải quyết công ăn việc làm. - Tác động của phương án đến xoá bỏ dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi. - Tác động của phương án đến việc nâng cao dân trí, xây dựng nền nếp và tác phong công nghiệp. ể. Cần nhấn mạnh rằng, việc đánh giá hiệu quả xã hội cần đặt trong mối quan hệ với đánh giá về kinh tế, phương án có lợi nhất phải bảo đảm hiệu quả về kinh tế và hiệu quà về xã hội. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, giải quyết việc làm không chi là yêu cầu kinh tế mà còn là yêu cầu chính trị - xã hội rất cấp thiết. Bởi vậy, trong những trường hợp nhất định có thể chấp nhận phương án chưa thật sự thoả mãn về mặt kinh tế, nhưng lại có tác dụng tạo thêm việc làm. Nhưng trong điều kiện mở rộng các quan hệ thị trường, phương án mở rộng ngành nghề ấy cũng vẫn phải tính đến những ràng buộc về kinh tế. Chẳng hạn, khả năng bảo đảm hiệu quả đồng vốn, bảo đảm sản phẩm tạo ra được xã hội thừa nhận (nhu cầu, chất lượng, giá cả...). Chi có như vậy. phương án mới có tính thuyết phục và có sức sống thực tế. Xét hiệu quả kinh tế là một giải pháp có tính chất tiền đề nâng cao hiệu quả kinh tế, nó phải được quán xuyến từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề tác chiến hàng ngày ờ tất cả các cấp. Chuyển sang cơ chế quản lý mới, tự yêu cầu thiết thân của các hoạt động kinh tế đòi hỏi chúng ta phải thực hiện có chất lượng hơn việc tính toán, phân tích và xét hiệu quả kinh tế. cấp nào và thành phần kinh tế nào cũng cần lấy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế quôc dân làm cơ sở cho việc lựa chọn và đưa ra quyết định quản lý. Việc tính toán và so sánh hiệu quả phải được thực hiện toàn diện trên tất cả các mặt sô lượng, chất lượng, không gian và thời gian. Đó là yêu cầu phức tạp nhưng lại rất quan trọng không thể bô qua. 81 KINH TẾVÀ QUẨMLÝ CÒNG NGHIỆP CÂU HỞI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 1- Trình bày bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quà kinh tế? 2- Trĩnh bày nội dung, ỷ nghĩa và cách sử dụng các chi tiêu hiệu quà kinh tế? 3- Phân tích thực chất và điểu kiện xét hiệu quà kinh tế? 4- Trình bày nội dung, ỷ nghĩa và cách sử dụng chi tiêu úắhệ sổ liên quan”? 5- Trình bày nội dung, ỷ nghĩa và cách sử dụng chi tiêu “chi phí thực hiện”? 6- Trình bày nội dung xét yếu to thời gian trong xét hiệu quà kinh tế? 7- Vận dụng "chuỗi giá trị ” trong việc xét hiệu quả kinh tế khi tính đến các ngành có liên quan? 82