🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kinh Tế Tập Thể Và Liên Kết Kinh Tế Nhìn từ Mô Hình Hội Quán Tỉnh Đồng Tháp
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH
LÊ MINH HOAN - BÙI VĂN HUYỀN
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ NHÌN TỪ MÔ HÌNH HỘI QUÁN TỈNH ĐỒNG THÁP
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Kinh tế tập thể có vai trò, vị trí hết sức quan trọng
trong nền kinh tế đất nước, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Xuất phát từ đặc tính nhân văn, rất gần gũi với các mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế thúc đẩy kinh tế tập thể và liên kết kinh tế trong nhân dân. Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy xác định một trong những đột phá chiến lược giai đoạn 2020-2025 là tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn, phát triển nền nông nghiệp thông minh; đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống của tỉnh; phát triển nhanh diện tích trồng cây ăn trái. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, Đồng Tháp đã có sáng kiến thành lập mô hình hội quán và đẩy mạnh hình thức hợp tác này với những kết quả bước đầu khá khả quan.
Nhằm giới thiệu với đông đảo bạn đọc mô hình hợp tác sáng tạo trên, Nhà xuất bản Chính trị
[5]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Kinh tế tập thể và liên kết kinh tế nhìn từ mô hình hội quán tỉnh Đồng Tháp của tác giả Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp và Bùi Văn Huyền - Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cuốn sách cung cấp cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu lý luận, phục vụ việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; đồng thời đề xuất giải pháp khai thác và phát huy năng lực cộng đồng, tăng cường tình làng nghĩa xóm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Mô hình hội quán mới xuất hiện từ năm 2016 và đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về mô hình hội quán nên khó tránh khỏi còn hạn chế, thiếu sót. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 12 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
[6]
MỞ ĐẦU
Từ mô hình “Canh Tân Hội quán” đầu tiên
ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành được thành lập vào ngày 03/7/2016, đến nay ở tỉnh Đồng Tháp đã hình thành hơn 100 hội quán. Lĩnh vực hoạt động của các hội quán cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Về lĩnh vực hoạt động, nếu như hội quán đầu tiên là tập hợp những hộ nông dân trồng nhãn, sau đó là những hội quán thuộc các lĩnh vực khác nhưng chủ yếu cũng thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: sản xuất lúa, xoài, chanh, cam; liên kết sản xuất nông nghiệp; sản xuất sản phẩm từ tre...; đến nay, lĩnh vực hoạt động của các hội quán khá đa dạng, cả lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch hoặc liên kết các lĩnh vực như: Hội quán làm bột, Hội quán trồng hoa kiểng, Hội quán kinh doanh
[7]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
nhà trọ sinh viên và hoạt động du lịch;... Tuy nhiên, số lượng hội quán hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số.
Hội quán đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mô hình hội quán đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của bà con. Các mô hình sản xuất kinh doanh mới, các cách làm hay được hình thành từ những trăn trở của bà con trên chính mảnh đất của mình. Thông qua hoạt động của hội quán, các mô hình sản xuất hiệu quả được giới thiệu và tiếp tục duy trì, phát triển. Thực tế, đã xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, điển hình như: mô hình “Cây xoài nhà tôi” xã Mỹ Xương, “Cây cam vườn tôi” xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh; các điểm dừng chân tham quan du lịch: vườn xoài Mỹ Xương, vườn sầu riêng xã Bình Hàng Tây, vườn trái cây Minh Phát xã Mỹ Long;... Các mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp và du lịch này giúp cho nhà vườn, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy mô hình phát triển du lịch cộng đồng.
[8]
Mở đầu
Việc tham gia hội quán giúp bà con liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, góp phần giảm giá mua vật tư đầu vào và tăng giá trị sản phẩm bán ra, không còn bị tư thương ép giá như sản xuất nhỏ lẻ, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Nhờ có sự hoạt động hiệu quả của hội quán, diện tích sản xuất hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ổn định; dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi được kiểm soát chặt chẽ, không phát sinh trên diện rộng. Hội quán đã giúp bà con tự lực - tự hợp tác và xây dựng, phát triển kinh tế hộ, thôn ấp hiệu quả.
Thực tiễn bước đầu hoạt động của các hội quán ở Đồng Tháp cho thấy, một mô hình liên kết tự nguyện, không biên chế, không ngân sách đã bắt đầu có hiệu quả. Trong bối cảnh nhiều tổ chức quần chúng công đang rơi vào tình trạng hành chính hóa, có biên chế cồng kềnh, hệ thống tổ chức thiếu linh hoạt, không còn thực sự thu hút được người dân thì không gian của các hội quán phần nào có thể khỏa lấp
[9]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
được khoảng trống về nhu cầu liên kết, chia sẻ thông tin của người nông dân.
Mặc dù sự ra đời và phát triển của mô hình hội quán đã cho thấy những đóng góp quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhưng cho đến nay cũng phát sinh nhiều câu hỏi lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của mô hình này. Rất nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ như: Điều kiện hình thành và phát triển của mô hình hội quán là gì? Có thể nhân rộng mô hình không? Điều kiện để nhân rộng mô hình là gì? Liệu rằng hội quán có phải là mô hình phát triển kinh tế hợp tác kiểu mới? Mối quan hệ giữa mô hình hội quán và mô hình hợp tác xã? Thực tiễn hoạt động của hội quán đòi hỏi cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, tổng kết kỹ lưỡng mô hình này, để đưa ra những đánh giá chính xác, củng cố và phát triển mô hình hiệu quả và khái quát lên thành những đóng góp cho lý luận phát triển kinh tế hợp tác hiện nay.
[10]
Mở đầu
Sự cần thiết, cấp bách của vấn đề này xuất phát từ yêu cầu giải quyết các vấn đề bức xúc tồn tại dai dẳng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong suốt thời kỳ đổi mới đất nước.
Trong những năm qua, khu vực nông nghiệp, nông thôn có những đóng góp hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước. Nông thôn là địa bàn sinh sống của trên 60% dân số, gần 40% lực lượng lao động làm việc trong nông nghiệp. Tuy vậy, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển khá manh mún, nhỏ lẻ với năng suất lao động và giá trị gia tăng trong sản xuất rất thấp. Hạn chế này chưa được khắc phục triệt để trong suốt nhiều năm qua. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là tình trạng thiếu gắn kết, hợp tác trong sản xuất. Điều đó dẫn tới sản xuất và tiêu thụ hàng hóa không ổn định, chịu nhiều rủi ro biến động thị trường và thiếu bền vững. Tình trạng nông sản “được mùa thì mất giá”, “giải cứu” nông sản... đã liên tục diễn ra trong nhiều năm qua. Tình trạng sản xuất hàng hóa
[11]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra rất phổ biến, gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng. Thiếu liên kết, hợp tác dẫn đến sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hạn chế việc xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa lớn, gây cản trở trong ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, gây ô nhiễm môi trường. Thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất cản trở khả năng tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất...
Trong giai đoạn mới, để phong trào xây dựng nông thôn mới, khởi nghiệp quốc gia, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp đi vào thực tiễn, cần có những giải pháp căn cơ, trong đó có việc phát triển các mô hình liên kết người sản xuất nhỏ, liên kết giữa doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, hợp tác xã, nông dân, giữa người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp với nhà khoa học, các thể chế cấp tín dụng để tạo ra chuỗi liên kết song hành cùng chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ, hình thành nền sản xuất ổn định, bền vững.
[12]
Mở đầu
Mô hình hội quán nông dân liệu có phải là một trong các bước đi quan trọng, có phải là giải pháp phù hợp để giải quyết các bất cập nêu trên, góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo thu nhập xứng đáng cho người sản xuất, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng? Thành công của mô hình hội quán đến từ những nguyên nhân nào, điều kiện nào để việc vận hành mô hình đạt đến thành công? Những câu hỏi đó chỉ có thể được trả lời một cách xác đáng, có cơ sở thực tiễn thông qua đánh giá, khảo sát và tổng kết từ thực tiễn.
Sự cần thiết, cấp bách của vấn đề này còn xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện lý luận của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển các hình thức liên kết, hợp tác tại nông thôn.
Chủ trương phát triển kinh tế hợp tác là chủ trương lớn và xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước ta. Trong những năm qua, Vit Nam luôn xác định đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác,
[13]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
đưa kinh tế hợp tác thực sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, là
một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Các văn kiện, nghị quyết của Đảng ta qua các thời kỳ đều khẳng định thành phần kinh tế hợp tác với các hình thức tổ hợp tác và hợp tác xã có một vị trí quan trọng, nòng cốt trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với một quốc gia có xuất phát điểm là nước nông nghiệp sản xuất theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún như nước ta. Chủ trương này đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội, trong đó có Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể. Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Luật Hợp tác xã đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào năm 1996, sau đó được sửa đổi, bổ sung và thay thế vào
[14]
Mở đầu
các năm 2003 và 2012, đã tạo lập khung pháp lý hoàn chỉnh đối với hợp tác xã tại Việt Nam. Trong đó, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã đánh dấu sự thay đổi cơ bản về tư duy phát triển hợp tác xã, vận dụng các giá trị và nguyên tắc Hợp tác xã quốc tế của Tổ chức Lao động
à
Quốc tế (ILO) và Liên minh Hợp tác xã Quốc
ộệụ
tế (ICA), tạo cơ sở pháp lý lâu dài cho sự phát triển ổn định và bền vững của loại hình kinh tế này. Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể hiện tư duy mới về mô hình hợp tác xã kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường, thích ứng với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đến nay, cả nước có 20.000 hợp tác xã đang hoạt động, với hơn 6,3 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động làm việc thường xuyên. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động; doanh thu, lợi nhuận tăng theo từng năm.
Tuy vậy, thực tiễn phát triển kinh tế hợp tác ở Việt Nam trong những năm qua còn
[15]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
khá nhiều bất cập. Việc thiếu kết nối giữa các khâu trong quá trình sản xuất, cũng như giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra dẫn đến tình trạng sản xuất kém hiệu quả. Cơ chế xây dựng lòng tin và sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các bên trong liên kết chưa được xác lập. Không ít hợp tác xã của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nội tại như yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực quản lý, việc gắn kết chưa thật sự mang tính hữu cơ.
Thực tiễn cho thấy, còn tồn tại khoảng cách khá xa giữa nỗ lực, mong muốn của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của khu vực này và sự phát triển của khu vực này trên thực tế. Trong khi Đảng, Nhà nước tập trung ban hành nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích khu vực này phát triển thì quá trình phát triển vẫn diễn ra khá chậm chạp, chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác còn nhiều bất cập, hạn chế. Vậy, chìa khóa để giải quyết những bất cập này nằm ở đâu, do cơ chế, chính sách chưa phù hợp,
[16]
Mở đầu
chưa khuyến khích, thúc đẩy đủ mức, đúng địa chỉ hay do các yếu tố thuộc về nhận thức của bản thân người sản xuất.
Việc tổng kết đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả của kinh tế hợp tác là hết sức cần thiết để nhận diện, đánh giá đầy đủ, toàn diện và khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng ta về phát triển kinh tế tập thể, đồng thời bổ sung những quan điểm mới để thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển với nhiều trình độ, hình thức, quy mô, mô hình, cách thức tổ chức vận hành hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và bối cảnh mới.
Với tất cả các lý do nêu trên, chúng tôi biên soạn cuốn sách Kinh tế tập thể và liên kết kinh tế nhìn từ mô hình hội quán tỉnh Đồng Tháp nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu lý luận, phục vụ việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới và phát triển các
[17]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Đồng thời, đề xuất giải pháp khai thác và phát huy năng lực cộng đồng, tăng cường tình làng nghĩa xóm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
[18]
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP
I. LIÊN KẾT, HỢP TÁC
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP
1. Liên kết, hợp tác trong nông nghiệp
Liên kết trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối với nước ta, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề cấp bách cần được giải quyết để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Ngay từ
[19]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
khi thành lập nước đến nay, Đảng ta luôn trăn trở, tìm tòi và thử nghiệm các mô hình liên kết, hợp tác nhằm giúp nông nghiệp phát triển trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Có nhiều quan niệm khác nhau về liên kết kinh tế. Dưới góc nhìn của thể chế, liên kết kinh tế được xem là sự quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, các ngành, các địa phương và các đơn vị kinh tế, trong đó liên kết kinh tế vừa là một hình thức tổ chức sản xuất, vừa là cơ chế quản lý (Trần Đức Thịnh, 1984). Có quan điểm lại nhìn nhận liên kết kinh tế là những quan hệ phối hợp giữa các chủ thể kinh tế với các doanh nghiệp (Vũ Minh Trai, 1993). Hoặc liên kết kinh tế được xem xét là các quan hệ kinh tế nhưng chỉ ở trong các hình thức tổ chức sản xuất đặc thù như liên doanh, liên hợp, hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh (Hoàng Kim Giao, 1989).
[20]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
Một khái niệm về liên kết kinh tế được tổng kết và phát triển khá đầy đủ những đặc tính cơ bản của liên kết kinh tế được Dương Bá Phượng (1995) giới thiệu. Theo tác giả này, liên kết kinh tế là những hình thức hay những biểu hiện của sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên liên kết không chỉ để thực hiện quan hệ kinh tế bất kỳ mà là nhằm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết, đi đến thống nhất để đạt đến trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài, thông qua những thỏa thuận hợp đồng từ trước giữa các bên và là khâu trung gian đi đến sáp nhập, kết hợp, hợp nhất hình thành một doanh nghiệp mới, có quy mô lớn hơn và theo đó thực chất của liên kết kinh tế là quá trình xã hội hóa sản xuất. Khái niệm này có nhiều điểm thống nhất với khái niệm về liên kết kinh tế được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp
[21]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp. Cả hai khái niệm đều nhấn mạnh đến các liên kết kinh tế trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều liên kết, hợp tác kinh tế diễn ra tự nguyện và không có hợp đồng kinh tế đi kèm.
Vì vậy, để đảm bảo không bỏ sót các loại hình liên kết, hợp tác kinh tế mới xuất hiện, chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm liên kết kinh tế mở rộng hơn những khái niệm trên đây: “Liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện một kiểu phối hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ với nhau, một cách tự nguyện, thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau; ràng buộc lẫn nhau theo một kế hoạch hoặc quy chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên; nhằm ổn
[22]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
định và nâng cao hiệu quả kinh tế”1. Các cá nhân trên cơ sở phát huy năng lực, sở trường đóng góp và tạo nên tiềm lực, sức mạnh của tổ chức, và vì sự phát triển của các thành viên, của cộng đồng.
Tác giả Hồ Quế Hậu2 chỉ ra 5 đặc trưng cơ bản của liên kết kinh tế như sau:
- Liên kết kinh tế dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, tin tưởng lẫn nhau, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.
- Liên kết kinh tế là một quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau theo một kế hoạch định trước dài hạn hoặc thường xuyên.
- Liên kết kinh tế là một trong những hình thức phối hợp hoạt động giữa các chủ thể kinh tế.
- Liên kết kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền
1, 2. Hồ Quế Hậu: “Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 208, tháng 10/2014.
[23]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể mang đặc thù của liên kết kinh tế để hình thành nên thể chế kinh tế. Các tổ chức đặc thù như hiệp hội ngành hàng, chuỗi cung ứng, bạn hàng, liên doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh,...
- Mục tiêu của các liên kết kinh tế là để ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Các điều kiện hình thành liên kết kinh tế
Để các liên kết kinh tế hình thành, nghiên cứu của tác giả Hồ Quế Hậu chỉ ra một số điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, cần có mối liên hệ kinh tế khách quan và nhu cầu liên kết giữa các chủ thể kinh tế. Các mối liên hệ kinh tế khách quan này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể từ quá trình chuyên môn hóa, từ sự bất đối xứng về nguồn lực kinh tế hoặc từ lợi ích chung giữa các chủ thể tham gia liên kết. Quá trình chuyên môn hóa dẫn tới
[24]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
hình thành nhu cầu trao đổi, do đó các liên kết kinh tế hình thành để thực hiện nhu cầu này và đồng thời thiết lập sự liên kết thống nhất của quá trình sản xuất giữa các chủ thể ở các lĩnh vực khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng xã hội. Sự bất đối xứng về nguồn lực kinh tế cũng là một điều kiện để xuất hiện các liên kết kinh tế. Theo đó, sự bất đối xứng về nguồn lực giữa các chủ thể làm xuất hiện nhu cầu liên kết, hỗ trợ để bù đắp những thiếu hụt của nhau nhằm phát triển sản xuất. Có thể thấy, khi có lợi ích chung xuất hiện giữa các chủ thể thì sẽ xuất hiện nhu cầu liên kết kinh tế. Liên kết đó có thể là liên kết để tập trung sản xuất làm tăng quy mô và sức cạnh tranh trên thị trường, hoặc cũng có thể là liên kết tạo nên chuỗi sản xuất cung ứng giữa các chủ thể của liên kết đó. Có mối liên kết khách quan và có nhu cầu liên kết là điều kiện cần để xuất hiện các liên kết kinh tế.
Thứ hai, cần có “keo liên kết” để tạo ra sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ giữa các chủ thể
[25]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
liên kết. Đây là điều kiện đủ để đảm bảo các liên kết kinh tế diễn ra bền vững. Chất “keo liên kết” có thể dựa trên ít nhất một trong các yếu tố cơ bản: lòng tin; pháp luật; mối quan hệ tài sản. Theo tác giả Adler (2001), khi liên kết (mạng lưới) đã hình thành thì yếu tố đảm bảo cho mối quan hệ được duy trì bền vững là lòng tin của các bên tham gia liên kết. Đặc biệt, khi các liên kết này được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật của nhà nước thì các liên kết càng trở nên chặt chẽ. Hệ thống pháp luật của nhà nước có khả năng tạo ra sức ép và giám sát việc thực hiện các quyền sở hữu và lợi ích của các bên tham gia liên kết một cách công khai, minh bạch và hiệu lực. Bên cạnh đó, mối quan hệ tài sản nếu xuất hiện trong các liên kết kinh tế sẽ góp phần tăng cường sự trao đổi và xâm nhập vào hoạt động của nhau giữa các chủ thể tham gia liên kết, và do đó tăng cường sự gắn bó, gắn kết bền vững giữa các bên nhằm bảo toàn và phát triển tốt nhất khối tài sản của mình trong liên kết đó.
[26]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
3. Khung phân tích các liên kết kinh tế và tiêu chí đánh giá
Để đánh giá hiệu quả của các liên kết trong sản xuất nông nghiệp, theo các nghiên cứu của Ruth Meinzen-Dick, Monica Di Gregorio, Nancy McCarthy (2004), Jenny Biddle và Nicole Darnall (2015), có thể dựa trên bốn nhóm chỉ báo quan trọng là: (1) Kết quả tổ chức liên kết; (2) Hiệu quả kinh tế; (3) Hiệu quả xã hội; (4) Hiệu quả môi trường (xem Hình 1).
Hình 1: Khung phân tích, đánh giá liên kết kinh tế
Lĩnh vực liên kết thể hiện đối tượng kinh tế - kỹ thuật mà các bên tham gia liên kết
[27]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
xác lập mối quan hệ, chính là yếu tố trọng tâm của liên kết và chi phối các yếu tố khác của mô hình liên kết đó. Các lĩnh vực liên kết kinh tế có thể gồm liên kết thương mại (liên kết trong hoạt động kinh doanh, mua bán); liên kết đầu tư cho sản xuất (liên kết về tín dụng - cho vay, đi vay); góp vốn sản xuất kinh doanh; liên kết trong việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ. Trong thực tế, các liên kết kinh tế thường dựa trên một hoặc nhiều liên kết trên, tùy theo mức độ/độ sâu của các liên kết.
Đánh giá kết quả tổ chức liên kết phản ánh trực tiếp tình trạng của các liên kết kinh tế, về mặt số lượng thể hiện ở quy mô tổ chức thực hiện liên kết; về mặt chất lượng thể hiện ở chiều sâu, mức độ chặt chẽ và tính bền vững của các liên kết kinh tế, có thể thông qua các tiêu chí như số lượng nông dân tham gia liên kết; các mặt, lĩnh vực, nội dung liên kết diễn ra như liên kết ở khâu sản xuất, liên kết ở khâu đầu tư ban đầu, liên kết ở khâu tiêu thụ; mức độ
[28]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
hài lòng của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế,...
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của các liên kết kinh tế gồm các nhóm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Hiệu quả kinh tế phản ánh hiệu quả thuần túy về mặt kinh tế các chủ thể tham gia liên kết kinh tế đạt được, có thể đánh giá thông qua mức tăng lợi nhuận/thu nhập, hoặc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người nông dân sau khi tham gia vào liên kết kinh tế.
Hiệu quả về mặt xã hội phản ánh những đóng góp của liên kết kinh tế đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương như tạo việc làm, ổn định an ninh, trật tự, xây dựng nông thôn mới,...
Hiệu quả về môi trường phản ánh những đóng góp của liên kết kinh tế trong giải quyết các vấn đề về môi trường như vệ sinh môi trường, sản xuất sạch,...
[29]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
II. LIÊN KẾT, HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1. Quan điểm của Đảng về liên kết, hợp tác và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
Phát triển liên kết, hợp tác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trước đổi mới (năm 1986), liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tồn tại dưới hình thức của kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã. Sau đổi mới, vai trò của liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp vẫn luôn được khẳng định và phát triển. Hàng loạt văn bản quan trọng của Đảng đã được ban hành nhằm định hướng cho sự phát triển các liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp như: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về cải tiến chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp, lấy hộ làm đơn vị sản xuất tự chủ, tự do mua bán sản phẩm, vật tư và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, hợp tác xã chủ yếu lo cung ứng
[30]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
dịch vụ; Nghị quyết số 03-NQ/HNTW Hội nghị Trung ương 2 khóa VI ngày 28/8/1987 xác định “Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong toàn bộ nền kinh tế, mở rộng quan hệ liên kết với các thành phần kinh tế khác,... Mọi đơn vị cơ sở thuộc các thành phần kinh tế có toàn quyền quyết định việc tham gia các hình thức liên kết với các đơn vị kinh tế khác trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi”. Nghị quyết số 05-NQ/HNTW Hội nghị Trung ương 5 khóa VII ngày 10/6/1993 xác định: “Đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông thôn với sự tham gia tích cực hơn của kinh tế quốc doanh và các tổ chức hợp tác của nông dân để cho vay vốn, cung ứng vật tư kỹ thuật, hàng tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”.
Gần đây, Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX ngày 18/3/2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 xác định: “Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu... Tổ chức sắp xếp lại
[31]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
hệ thống doanh nghiệp nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong kinh doanh lúa gạo, phân bón, phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, kỹ thuật cao và liên kết kinh tế có hiệu quả với các hộ nông dân, hợp tác xã sản xuất nguyên liệu”. Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khoá X ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đề ra giải pháp: “Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn”. Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước)” là một trong những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn. Tại Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn, với vai trò
[32]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
cung cấp dịch vụ cho các thành viên; liên kết, phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững”.
Về phía Nhà nước, từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, hàng loạt văn bản đã được ban hành để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển các liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ngày 14/12/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 162-HĐBT về tổ chức hoạt động liên kết trong kinh tế quy định: “Thực hiện rộng rãi các hoạt động và các hình thức liên kết giữa các đơn vị, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và gia đình nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng của sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác... Các đơn vị liên kết bằng hình thức tổ chức liên hiệp giữa các xí nghiệp, nông trường, hợp tác xã để liên kết công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu nông nghiệp,
[33]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
lâm sản, thủy sản”. Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ ban hành quy định chính thức về liên kết kinh tế giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế kinh doanh sản xuất, lưu thông, dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Ngày 25/9/1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế thực hiện các giao dịch kinh tế, trong đó có liên kết kinh tế thông qua hợp đồng. Ngày 04/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 01-CP quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước đã tạo điều kiện cho quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản quốc doanh với công nhân nông lâm trường và các hộ nông dân trong khu vực. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đã quy định: “Nhà nước khuyến khích
[34]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa (bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững”. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Hợp tác xã năm 2003 và năm 2012 đã tạo khung khổ pháp lý điều chỉnh các liên kết nông dân dưới hình thức hợp tác xã, giúp cho các liên kết này ngày càng chặt chẽ hơn. Một định hướng chung trong các liên kết nông dân hiện nay đã được Đảng ta khẳng định rõ đó là liên kết hợp tác trên cơ sở tự nguyện và vì lợi ích của các thành viên.
2. Đặc trưng của các liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Các liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, dù tồn tại dưới dạng
[35]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
liên kết dọc hay liên kết ngang cũng đều có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, các chủ thể tham gia liên kết hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Các thành viên tham gia liên kết tự nguyện góp vốn, tài sản, tư liệu sản xuất hoặc/và góp sức lao động để cùng sản xuất kinh doanh. Khi không có nhu cầu tham gia liên kết, nếu tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của liên kết thì sẽ được tổ chức trả lại phần vốn/tài sản/tư liệu sản xuất đã đóng góp.
Liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp là cầu nối để các chủ thể tham gia liên kết hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đối với người nông dân, tham gia liên kết, hợp tác sẽ tạo cho họ cơ hội tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện các nhu cầu chung về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, về cung cấp và sử dụng các dịch vụ và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội cộng đồng. Các liên kết này giúp họ đáp ứng
[36]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
được hoặc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của mình. Khác với các doanh nghiệp được hình thành thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận của những người góp vốn, các liên kết, hợp tác trong nông nghiệp, ví dụ mô hình hợp tác xã, được thành lập để đáp ứng cả nhu cầu kinh tế và nhu cầu xã hội - một phần của sinh hoạt cộng đồng xã viên - do đó, hình thành nên cơ chế chia sẻ khó khăn và trách nhiệm giữa các thành viên với nhau, là nền tảng quan trọng để hình thành tính cộng đồng, tinh thần hợp tác, đoàn kết và tương trợ. Vì vậy, ở góc độ khác, nếu các nhu cầu này không được đáp ứng hoặc đáp ứng không tốt thì liên kết và hợp tác giữa các thành viên sẽ yếu đi và thậm chí có thể chấm dứt.
Thứ hai, các liên kết này hình thành các tổ chức tự chủ, tự chịu trách nhiệm dựa trên quản lý dân chủ nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của các thành viên. Nguyên tắc quản lý trong các liên kết này chủ yếu là theo nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Quản lý tại các tổ chức được hình thành từ các liên kết tự nguyện này
[37]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
có tính tự chủ rất cao. Các thành viên tham gia liên kết vừa là người góp vốn vừa là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức nên chính họ là những người quyết định hướng đi cho tổ chức, quyết định làm gì và làm như thế nào. Các thành viên vừa là người quản lý, vừa là người trực tiếp làm việc nên họ đều có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của tổ chức một cách dân chủ. Chính vì vậy, hoạt động của các tổ chức hình thành trên cơ sở các liên kết, hợp tác này luôn được kiểm soát theo nguyên tắc dân chủ cao.
Thứ ba, nguyên tắc phân phối trong các tổ chức này là phân phối theo lao động, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ của các chủ thể trong liên kết. Ví dụ, đối với mô hình hợp tác xã, theo Luật Hợp tác xã năm 2012, mục tiêu hoạt động của hợp tác xã kiểu mới là vì lợi ích của các thành viên và lợi ích này được phân phối đến các thành viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, theo công sức đóng góp và phần còn lại chia theo vốn góp. Nhìn chung, các mối liên kết, hợp tác
[38]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
tập thể trong nông nghiệp thể hiện tính đối nhân, không phải tính đối vốn như trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Có thể thấy, từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đã xuất hiện rất nhiều mô hình liên kết, hợp tác khác nhau nhằm hỗ trợ người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Các liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế tập thể, tạo nền tảng quan trọng đưa sản xuất nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hóa lớn. Bên cạnh các loại hình cơ bản như tổ hợp tác và hợp tác xã, thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức liên kết mới vẫn có những tính chất liên kết của kinh tế tập thể, nhưng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà những liên kết này còn ở cả các khía cạnh văn hóa và môi trường, tạo những tiền đề quan trọng thực hiện thành công mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn mới của nước ta. Nhưng mô hình mới
[39]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
này cần được tổng kết và đánh giá một cách khoa học.
3. Các hình thức liên kết, hợp tác chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay
Thông thường, liên kết trong sản xuất nông nghiệp được phân chia thành hai nhóm: liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm (từ người sản xuất đến người tiêu dùng), còn liên kết ngang là xét các liên kết giữa các tác nhân, các đối tượng cùng tham gia vào các hoạt động tương tự nhau như liên kết giữa các hộ nông dân, liên kết giữa các hợp tác xã,...
Các mô hình liên kết dọc thường thấy ở nông thôn trong thời gian gần đây là các mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối khép kín. Theo đó, doanh nghiệp và người nông dân liên kết với nhau; doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm; người
[40]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sử dụng đất của họ để sản xuất. Rất nhiều mô hình liên kết dọc kiểu này đã thành công trong thực tế như mô hình của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, mô hình của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang,...
Bên cạnh mô hình liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp như trên, còn có mô hình góp cổ phần giữa nông dân và doanh nghiệp. Theo mô hình góp cổ phần này, người nông dân dùng giá trị quyền sử dụng đất của họ để đóng góp cổ phần với doanh nghiệp và được chia cổ tức hoặc được tuyển dụng thành người lao động làm công, ăn lương trong doanh nghiệp; còn doanh nghiệp vẫn giữ vai trò nòng cốt trong đầu tư giống, vốn, khoa học kỹ thuật và quản lý dự án. Mô hình này tạo liên kết khá chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân, dựa trên vốn góp, có tính hợp tác cao và có sự chia sẻ rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp. Góp phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhưng người
[41]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
nông dân vẫn là chủ sở hữu tư liệu sản xuất về mặt pháp lý; đất đai của họ sẽ không bị thu hồi hay buộc phải bán cho doanh nghiệp. Các tổ chức liên kết này hình thành nhiều trong các liên kết sản xuất cao su ở Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu và trong sản xuất mía đường ở Thanh Hóa.
Các mô hình liên kết ngang cũng rất phát triển ở các vùng nông thôn thời gian qua. Đây là liên kết giữa những người sản xuất hoặc giữa những người kinh doanh với nhau. Ở các vùng nông thôn, các liên kết ngang này tồn tại dưới các hình thức như hợp tác xã, tổ hợp tác...
Mặc dù có nhiều hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhưng liên kết dưới hình thức hợp tác xã và tổ hợp tác vẫn là liên kết phổ biến nhất. Hợp tác xã theo định nghĩa của Liên minh hợp tác xã Quốc tế là một tổ chức kinh doanh do một nhóm các cá nhân cùng sở hữu và điều hành vì lợi ích của các thành viên; đây là một tổ chức tự nguyện và
[42]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
tự quản lý vì mục đích đáp ứng các nhu cầu chung của các thành viên về kinh tế - xã hội và văn hóa. Còn theo Luật Hợp tác xã năm 2012 của Việt Nam, “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. Trong thời gian gần đây, hợp tác xã kiểu mới phát triển khá mạnh; là mô hình liên kết giữa những người nông dân với nhau và với hệ thống các doanh nghiệp tiêu thụ, hoạt động trên tinh thần tự nguyện, và phân chia lợi ích theo mức độ tham gia dịch vụ của hợp tác xã chứ không theo cổ phần đóng góp vào hợp tác xã, mục tiêu cuối cùng là vì sự phát triển của các thành viên chứ không phải là lợi nhuận của hợp tác xã. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân nên có thể thay mặt các thành viên ký hợp đồng với các doanh nghiệp trên thị trường.
[43]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
Đối với tổ hợp tác, đây là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp hơn so với hợp tác xã. Theo đó, các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh lớn hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Các mối liên kết trong tổ hợp tác cũng là tự nguyện vì mục tiêu của các thành viên, tuy nhiên tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân như hợp tác xã.
Từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời, việc tìm tòi và xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác trong nông nghiệp nhận được sự quan tâm hơn với ngày càng nhiều chính sách ưu đãi. Đến nay, việc xây dựng và phát triển các liên kết, hợp tác trong nông nghiệp ở Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Về hệ thống cơ sở pháp lý, nước ta đã có 56 địa phương ban hành các chính sách khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 48 địa phương ban hành chính sách khuyến khích liên kết theo danh mục sản phẩm và ngành hàng chủ lực; 359 dự án liên kết được phê duyệt tại 16 địa phương.
[44]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
Tính đến năm 2020, nước ta có 271 tổ chức khoa học, gần 587 nghìn hộ nông dân, 4.082 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm, 1.621 chuỗi nông sản an toàn được chứng nhận với 2.346 sản phẩm. Chẳng hạn, mặt hàng lúa gạo sạch của Tập đoàn Lộc Trời liên kết sản xuất với các hộ nông dân ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ; mô hình chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của An Giang và Đồng Tháp; mô hình liên kết chăn nuôi lợn theo công nghệ cao của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam với các hộ nông dân đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân và phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và liên kết giữa người nông dân với nhau còn rất khiêm tốn. Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng 55.000 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản nhưng chỉ có khoảng 1.000 doanh nghiệp là trực tiếp liên kết với
[45]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
nông dân. Đối với mô hình hợp tác xã, nước ta có 13.856 hợp tác xã nông nghiệp, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ có khoảng 1.000 hợp tác xã có mô hình liên kết với nông dân. Đồng thời, trong những mô hình liên kết đã hình thành, nhiều mô hình hoạt động không hiệu quả, ví dụ như: Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C của Công ty Nestle với các hộ nông dân trồng cà phê tại một số tỉnh Tây Nguyên; mô hình liên kết sản xuất mỳ (sắn) của Công ty Vedan Việt Nam với các hộ nông dân tại Đắk Nông.
Bên cạnh đó, liên kết giữa nông dân với các nhà khoa học cũng gặp nhiều khó khăn. Nhà khoa học đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nông dân. Thực tế cho thấy, mô hình sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, các nhà khoa học không thể đến từng hộ để chuyển giao vì bị giới hạn bởi điều kiện thời gian và kinh phí. Đồng thời, mặc dù giữ vai trò quan trọng nhưng lợi ích của nhà khoa học trong nhiều trường hợp không được chú ý
[46]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các liên kết thiếu bền vững.
Trong thời gian vừa qua, tình trạng phá hợp đồng trong các liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá nhiều. Phá hợp đồng có thể từ phía doanh nghiệp hoặc từ phía người nông dân. Khi giá nông sản trên thị trường tăng lên, một số hộ nông dân sẵn sàng phá hợp đồng cung cấp cho doanh nghiệp;
và ngược lại, khi giá nông sản trên thị trường xuống thấp, một số doanh nghiệp cũng sẵn sàng phá vỡ hợp đồng cam kết mua nông sản cho nông dân. Trong trường hợp đó, hầu như không có sự can thiệp của pháp luật để buộc các bên phải thực hiện cam kết ban đầu vì doanh nghiệp khó mà kiện được hàng trăm hộ nông dân hoặc người nông dân cũng không đủ điều kiện để theo kiện doanh nghiệp. Tình trạng phá vỡ cam kết thường xuyên giữa các bên làm cho các liên kết này thiếu tính bền vững. Các bên tham gia liên kết không tin tưởng nhau và không có cơ sở pháp lý đủ mạnh để giữ vững những mối liên kết, hợp tác đó.
[47]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
Ngoài ra, những liên kết nông dân trong mô hình hợp tác xã kiểu mới cũng còn một số khó khăn, đó là mối liên kết giữa người nông dân còn hạn chế, chủ yếu mới dừng ở mua sắm vật tư sản xuất nông nghiệp. Số hợp tác xã hoạt động ở những khâu quan trọng của sản xuất nông nghiệp như bảo quản, chế biến, tiêu thụ rất ít; liên kết giữa các hợp tác xã hầu như chưa có, thậm chí còn có sự cạnh tranh nhau giữa các hợp tác xã cùng lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, sự gắn kết giữa các thành viên hợp tác xã vẫn còn hạn chế, do lợi ích thu được chưa đủ sức thu hút và tạo động lực để các xã viên gắn bó với hợp tác xã.
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như hệ thống pháp lý xử lý các vi phạm khi các liên kết bị phá vỡ do một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ còn chưa đầy đủ, thiếu niềm tin giữa các đối tác trong các mối liên kết... Tuy nhiên, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên trong liên kết được coi là nguyên nhân gốc của hiện tượng có “liên” mà thiếu “kết”.
[48]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
4. Hội quán - mô hình mới về liên kết, hợp tác bền vững trong sản xuất ở nông thôn hiện nay
Hội quán là mô hình liên kết mới trong sản xuất nông nghiệp, bắt đầu hình thành từ năm 2016 tại Đồng Tháp. Từ khi hội quán đầu tiên - Canh Tân Hội quán - ra đời, đến nay, Đồng Tháp đã có hơn 100 hội quán được thành lập. Các hội quán là nơi người nông dân gặp nhau và trao đổi, chia sẻ và học tập kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Hội quán sinh hoạt theo định kỳ, thường là 1 lần/tháng; được lãnh đạo bởi một ban chủ nhiệm do các thành viên hội quán bầu ra, được sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính quyền địa phương trong thời gian đầu thành lập; không thu phí và việc tham gia hoặc rút khỏi hội quán là hoàn toàn tự nguyện. Mục đích của hội quán là liên kết những người nông dân có cùng ý chí, nguyện vọng, tin tưởng lẫn nhau để thay đổi tư duy, cách thức sản xuất nông nghiệp, hướng tới xây dựng, phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế - xã hội
[49]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
nông thôn nói chung ngày càng bền vững. Nội dung sinh hoạt của hội quán thời gian đầu mới thành lập chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề xuất hiện trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các thành viên. Khi sự liên kết, gắn bó giữa các thành viên bền chặt hơn thì hội quán còn bàn bạc, giải quyết các vấn đề khác về văn hóa, xã hội xuất hiện tại địa phương. Đặc biệt, khảo sát hoạt động của mô hình hội quán cho thấy có những mối quan hệ tương hỗ, thúc đẩy mô hình hợp tác xã kiểu mới hình thành và hoạt động hiệu quả hơn. Đã có nhiều hợp tác xã dịch vụ lần lượt ra đời hoạt động đúng bản chất của hợp tác xã kiểu mới trên nền của các hội quán, là liên kết bền vững dựa trên lòng tin của những người nông dân với nhau và với hoạt động của hợp tác xã. Những hợp tác xã hình thành trên nền hội quán trở thành các tổ chức có tư cách pháp nhân, giúp hội quán thực hiện các giao dịch kinh doanh với các đối tác khác trong nền kinh tế, còn hội quán vẫn là nền tảng quan trọng gắn kết người nông dân trong các khâu của
[50]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
quá trình sản xuất, kết nối với doanh nghiệp, nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước các cấp một cách hiệu quả.
Dưới góc nhìn của các liên kết kinh tế, sự liên kết, hợp tác trong mô hình hội quán có những tiền đề quan trọng để bảo đảm tính bền vững mà những mô hình liên kết, hợp tác khác còn thiếu, cụ thể như sau:
Trước hết, các liên kết, hợp tác giữa những người nông dân trong hội quán hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, đây là cốt lõi để xây dựng liên kết, hợp tác bền vững. Kết quả khảo sát thực tế các hội quán cho thấy, mô hình này được hình thành từ nhu cầu và mong muốn tự thân của người dân địa phương, với phương châm “Hợp tác với nhau trong cuộc sống sẽ làm nền tảng cho hợp tác trong sản xuất”. Đến nay, hội quán là trung tâm kết nối cộng đồng, phát huy tính tự quản cộng đồng, tinh thần trách nhiệm của những “Thủ lĩnh cộng đồng”, khắc phục tình trạng người dân trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Hội quán đáp ứng nhu cu,
[51]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
nguyện vọng của người dân, là một không gian gắn kết tình làng - nghĩa xóm, từ đó kết chặt niềm tin với nhau, làm tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế hợp tác.
Thứ hai, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp cũng được hình thành dựa trên những nền tảng tin tưởng và hiểu nhau. Thực tế, trong số hơn 100 hội quán hình thành và đang hoạt động, có một số hội quán đã hình thành mối liên hệ với doanh nghiệp ngay từ khi thành lập. Thành viên của các hội quán này chính là người của doanh nghiệp, thậm chí là cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, mối liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp trong mô hình hội quán rất gần gũi, gắn bó. Doanh nghiệp và người nông dân hiểu nhau và bàn bạc, chia sẻ với nhau từ việc lựa chọn sản phẩm cho doanh nghiệp đến việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho người nông dân trong quá trình sản xuất, ứng dụng công nghệ theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Nhờ vậy, tình trạng phá hợp đồng trong các liên kết thường thấy trước đây giữa doanh nghiệp với hộ nông dân đã dần được khắc phục.
[52]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
Mô hình hội quán với sự tham gia của cả doanh
ệọ
nghiệp và người nông dân với tư cách là thành viên hội quán đã tạo ra liên kết bền vững hơn thông qua hình thức liên kết bằng hợp đồng thu mua nông sản thuần túy, vì mô hình này đã tạo sự liên kết, tương tác và tin cậy giữa các bên trong tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, sự liên kết giữa người nông dân và các nhà khoa học thông qua mô hình hội quán là tiền đề để thực hiện thành công việc hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Các nhà khoa học nông nghiệp thường xuyên được mời đến trực tiếp chuyển giao công nghệ hoặc tìm lời giải cho những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất của người nông dân, chẳng hạn như tìm nguyên nhân khiến cây có múi bị lụi hoa, cách thức để cây nhãn ra quả quanh năm... Nhờ đó, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân được nâng lên rõ rệt và đóng góp của khoa học đối với phát triển
[53]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
nông nghiệp cũng nhanh hơn, trực tiếp hơn và có hiệu quả rõ rệt.
Thứ tư, liên kết giữa người nông dân với chính quyền địa phương các cấp (nhà nông - Nhà nước) cũng gắn bó, gần gũi và chặt chẽ hơn thông qua mô hình hội quán. Mô hình hội quán hoạt động có đặc thù khác hẳn những mô hình khác, đó là các thành viên tham gia rất đa dạng, phong phú như nông dân, doanh nghiệp và các cán bộ của các cơ quan, chính quyền địa phương các cấp. Các thành viên này đều cùng chung sở thích và mối quan tâm nên cùng tham gia hội quán, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có sự phân biệt nguồn gốc nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc giao lưu, gặp gỡ giữa các thành viên hội quán, chẳng hạn như giữa người nông dân với cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương hầu như không có khoảng cách. Thông qua hội quán, những băn khoăn, trăn trở của người nông dân đều được nắm bắt và giải quyết nhanh chóng.
Có thể khẳng định rằng, mô hình hội quán thực sự đã đưa Đảng, chính quyền đến gần
[54]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
dân hơn, giúp liên kết Nhà nước - nhà nông chặt chẽ, gần gũi hơn.
Có thể thấy, mô hình hội quán là nơi hình thành và phát triển liên kết bốn nhà: nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp nhanh và bền vững. Đây là những liên kết cơ bản để hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, đồng thời là tiền đề để các mô hình liên kết, hợp tác mới trong nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
5. Kinh nghiệm phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm ở một số địa phương
5.1. Mô hình nông hội ở Gia Lai
Mô hình nông hội là mô hình liên kết bà con nông dân để cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và thông tin về sản xuất, kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường, cùng phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế của địa phương. Nông hội được xây dựng là mô hình thực sự
[55]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
của dân, do dân và vì dân. Bà con nông dân là chủ thể của toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành, quản lý nông hội, trên nguyên tắc “3 không, 3 tự, 3 cùng” (không bộ máy, không kinh phí, không cơ sở vật chất; tự nguyện, tự quản, tự quyết định công việc; cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng). Từ khi ra đời đến nay, mô hình này đã phát triển rất nhanh và không chỉ dừng ở mục đích liên kết bà con nông dân mà đã trở thành nơi kết nối bà con nông dân với các doanh nghiệp và các cấp chính quyền địa phương, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ nhỏ, lẻ, manh mún sang sản xuất lớn và hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế.
Nông hội tại Gia Lai được hình thành do bà con nông dân làm chủ thể, nhưng để mô hình hoạt động hiệu quả, lâu dài, cần có sự hỗ trợ và định hướng sát sao của chính quyền địa phương. Từ sau khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Gia Lai ban hành Công văn số 2824-CV/TU ngày 04/11/2019 về việc triển khai thực hiện
[56]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Hướng dẫn số 09-HD/BDVTU ngày 05/11/2019 về việc thực hiện mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh, tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Gia Lai cùng phải vào cuộc để hỗ trợ bà con nghiên cứu, lựa chọn mô hình nông hội cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và nhu cầu của bà con. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, số nông hội cũng như thành viên tham gia các nông hội tăng lên nhanh chóng, hiệu quả hoạt động của các nông hội cũng thấy rõ hơn.
Nông hội bắt đầu hình thành trên địa bàn tỉnh Gia Lai vào năm 2019. Tính đến đầu năm 2022, toàn tỉnh đã thành lập được 137 nông hội tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố với 4.085 thành viên (1.611 thành viên là người dân tộc thiểu số). Trong đó, có 100 nông hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, 33 nông hội trong lĩnh vực chăn nuôi, 1 nông hội trong lĩnh vực lâm nghiệp, 1 nông hội trong lĩnh vực dịch vụ, 2 nông hội trong lĩnh vực nghề truyền thống; 64 nông hội thường
[57]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
xuyên duy trì sinh hoạt. Một số mô hình nông hội sau khi thành lập đã phát huy hiệu quả tích cực như: Nông hội chăn nuôi dê (xã Ia Ko, huyện Chư Sê) liên kết với Hợp tác xã Trịnh Duy Tâm bao tiêu đầu ra sản phẩm; Nông hội trồng mía (xã Hbông, huyện Chư Sê) liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Thành Công Gia Lai hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật và thu mua mía; Nông hội trồng dâu nuôi tằm (xã Ia Hlốp và thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) ký kết hợp tác với Công ty Minh Hóa cung ứng giống dâu, tằm, kỹ thuật chăm sóc và thu mua sản phẩm; Nông hội sản xuất cà phê sạch (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) phối hợp với Hội Nông dân xã xây dựng chứng nhận cà phê sạch giúp người dân trên địa bàn xã cũng như các thành viên bán 1.200 tấn cà phê với giá cao hơn so với thị trường; Nông hội chăn nuôi thỏ (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) ký kết với các đầu mối ở thành phố Pleiku và Đà Nẵng tiêu thụ sản phẩm, Nông hội chăn nuôi dê (xã Glar, huyện Đak Đoa) liên kết tiêu thụ
[58]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
sản phẩm với giá bán cao hơn mức bình quân chung trên thị trường...
5.2. Cà phê khuyến nông ở An Giang
Cà phê khuyến nông là mô hình sinh hoạt cộng đồng nhằm tạo không gian sinh hoạt, kết nối, chia sẻ thông tin khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường đến bà con nông dân. Quán cà phê khuyến nông được thành lập trên cơ sở đồng thuận giữa chủ quán cà phê và Trung tâm Khuyến nông An Giang. Trên cơ sở các địa điểm kinh doanh có sẵn của người dân địa phương, chính quyền địa phương cùng chủ quán thống nhất phát triển mô hình quán cà phê thành nơi gặp gỡ và chia sẻ thông tin về sản xuất, thị trường, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bên cạnh hình thức kinh doanh phục vụ giải khát ban đầu của quán. Đa số các quán cà phê khuyến nông đều nằm ở các vị trí thuận tiện cho đi lại của khách hàng. Khuôn viên quán có diện tích
[59]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
tương đối rộng, đủ để tổ chức một cuộc hội thảo với quy mô tối thiểu.
Để khuyến khích và tạo tiền đề cho mô hình phát triển bền vững trong tương lai, sự hiện diện của quán cà phê khuyến nông đã được chính quyền địa phương coi như là một trong những tiêu chí của xã nông thôn mới và đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo quy mô nhỏ, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân tại các quán này. Các quán cà phê khuyến nông đặt tại nhà nông dân cũng như nhiều tụ điểm khác đã được Trung tâm Khuyến nông An Giang hỗ trợ trang bị bảng hiệu, máy tính, tủ đựng tài liệu, sách báo về kỹ thuật canh tác, tin tức...
Từ quán cà phê đầu tiên ra đời năm 2008, đến nay mô hình cà phê khuyến nông đã có nhiều thành công quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế hộ nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn.
Thứ nhất, cà phê khuyến nông tạo ra sự kết nối rộng rãi cộng đồng dân cư nông thôn,
[60]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
đặc biệt là bà con nông dân, tạo môi trường tốt cho việc học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hình thức sinh hoạt tại quán. An Giang hiện đã có 44 quán phủ khắp tỉnh. Mô hình độc đáo này hiện đã lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố khác. Sau khi quán cà phê khuyến nông đầu tiên của An Giang được khai trương thí điểm tại ấp Sơn Hiệp (xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vào ngày 30/01/2008 với sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh An Giang, mô hình này đã nhanh chóng lan rộng cả tỉnh. 44 quán cà phê khuyến nông tại An Giang đang hoạt động trải đều trên tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2022, An Giang sẽ thành lập tăng lên 55 quán cà phê khuyến nông1.
Thứ hai, số lượng bà con nông dân đến sinh hoạt tại quán ngày càng tăng, góp phần nâng
1. Xem https://nongnghiep.vn/cach-lam-khuyen nong-doc-dao-cua-an-giang-d316445.html.
[61]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
cao nhận thức của người dân về các phương thức sản xuất, kinh doanh mới trong nông nghiệp. Cách tổ chức và hoạt động của mô hình cà phê khuyến nông quen thuộc, gần gũi với người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa người dân với nhau và người dân với doanh nghiệp, với chính quyền. Mỗi ngày, các quán này đã thu hút từ vài chục, thậm chí hàng trăm lượt nông dân đến truy cập mạng Internet tìm hiểu thông tin và trao đổi thông tin về sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường nông sản, tình hình sâu bệnh, vật tư nông nghiệp... Thông qua nguồn sách báo được trang bị sẵn tại các quán cà phê này, bà con tự tìm hiểu những vấn đề mình quan tâm, còn những vấn đề chưa thỏa đáng bà con sẽ trao đổi với nhau và trao đổi với các cán bộ địa phương để được cán bộ giải thích.
Thứ ba, cà phê khuyến nông đem đến cơ hội gặp gỡ và kết nối giữa bà con nông dân với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đối với doanh nghiệp, thông qua các quán cà phê khuyến nông, các doanh nghiệp cùng trao đổi
[62]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
với bà con nông dân để tìm hiểu các cơ hội đầu tư và tiếp cận vùng nguyên liệu sản xuất, phát triển thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đặc biệt là các trung tâm khuyến nông của tỉnh thường xuyên cử các cán bộ khuyến nông tham gia các buổi sinh hoạt tập thể tổ chức tại các quán cà phê này để lắng nghe và giải thích cho bà con về các nội dung liên quan đến công tác khuyến nông. Các kênh thông tin được vận dụng linh hoạt để tăng cường trao đổi và chia sẻ giữa bà con nông dân với chính quyền địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn, tạo ra sự đột phá trong việc thực hiện hoạt động khuyến nông tại An Giang, trúng và đúng nhu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Nhìn chung, mô hình cà phê khuyến nông đã trở thành cầu nối giữa người nông dân với nhau và giữa người nông dân với doanh nghiệp và chính quyền địa phương; tạo điều kiện cho nông dân nắm bắt được kỹ thuật, thêm hiểu biết; tạo điều kiện để doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nắm bắt cơ hội đầu tư; giúp cán bộ
[63]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
chuyên môn lắng nghe nhu cầu của nông dân, hiểu rõ tình hình thực tế sản xuất để đề xuất các chính sách hỗ trợ bà con kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5.3. Mô hình ngôi nhà trí tuệ ở Hà Tĩnh
Ngôi nhà trí tuệ là mô hình liên kết cộng đồng được phát triển từ mô hình nhà văn hóa cộng đồng nhằm thúc đẩy việc chia sẻ, học tập tri thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và lan tỏa tinh thần đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư.
Mô hình ngôi nhà trí tuệ là sáng kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh. Mô hình đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ ở địa phương này. Ngôi nhà trí tuệ là tiền đề để Hà Tĩnh hoàn thiện tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg và
[64]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Các cấp uỷ đảng và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cũng rất quan tâm đến việc phát triển mô hình này. Ngoài việc thể chế hóa thành văn bản hướng dẫn xây dựng mô hình ngôi nhà trí tuệ, chính quyền đã có những biện pháp hiệu quả để kêu gọi nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội. Chính quyền hỗ trợ cơ sở vật chất cơ bản là nền tảng của nhà văn hóa thôn/xã đã có và trang bị thêm một số phương tiện kỹ thuật. Còn lại chủ yếu là người dân tham gia đóng góp công sức, tiền bạc để duy trì hoạt động của các ngôi nhà trí tuệ. Bà con cũng kêu gọi được rất nhiều sự hỗ trợ kinh phí và thời gian tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ trong ngôi nhà trí tuệ từ cộng đồng dân cư, tạo tiền đề quan trọng để mô hình hoạt động được lâu dài và phát huy vai trò kết nối, chia sẻ tri thức trong cộng đồng.
Mô hình chính thức được triển khai tại Hà Tĩnh đầu năm 2021 và tính đến tháng 4/2022,
[65]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 20 ngôi nhà trí tuệ trên nền tảng các nhà văn hóa cộng đồng trước đây1. Mỗi ngôi nhà trí tuệ đều được trang bị các tủ sách với các đầu sách phong phú, đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau được quản lý thông qua hệ thống máy tính với phần mềm quản lý thư viện hiện đại, đồng thời có bàn ghế phục vụ người dân ngồi đọc tại chỗ. Ngôi nhà trí tuệ còn thiết kế các khu vực học tập theo chuyên đề bao gồm: khu vực học tiếng Anh có máy chiếu, bàn ghế, bảo đảm cho khoảng 20-25 người tham gia học tập; khu vực văn nghệ có hệ thống âm thanh hoạt động tốt; khu vực ngoài trời được bố trí sân bóng chuyền, cầu lông, khu thể thao.
Ngôi nhà trí tuệ từ khi hình thành đến nay đã có nhiều thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng, dân cư. Trong đó trước hết
1. Xem https://hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin bai/12207/xay-dung-ngoi-nha-tri-tue-can-thiet-thuc hieu-qua.
[66]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
phải kể đến các lớp học miễn phí được duy trì đều hằng tuần cho con em người dân địa phương ở nhiều môn học khác nhau như tiếng Anh, kỹ năng sống, các môn văn hóa cho học sinh các cấp nếu các em có nhu cầu. Đặc biệt,
các lớp tiếng Anh còn có sự tham gia của giáo viên người nước ngoài góp phần quan trọng đưa tiếng Anh đến với trẻ em nông thôn và những vùng khó khăn không có điều kiện tiếp cận môn học này. Các lớp học kỹ năng sống đã cung cấp nhiều kỹ năng mềm cho các em, tạo những tiền đề nhận thức quan trọng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của các em.
Đặc biệt, đối với bà con nông dân, tại ngôi nhà trí tuệ có các buổi chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực, nhất là giáo dục, y tế và nông nghiệp với người dân địa phương. Ngôi nhà trí tuệ đã thực sự trở thành nơi hội họp trao đổi, tranh luận, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quá trình sản xuất và phát triển kinh tế.
[67]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
Mặc dù mới được hình thành và phát triển trong thời gian ngắn, nhưng ngôi nhà trí tuệ đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo các tầng lớp nhân dân, địa điểm chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, gắn kết tình làng nghĩa
xóm, góp phần xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh tại địa phương.
5.4. Bài học rút ra trong việc xây dựng các mô hình liên kết, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm ở một số địa phương nước ta
Từ thực tế xây dựng các mô hình liên kết, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm tại các địa phương cho thấy, để các mô hình mới hình thành và phát huy được hiệu quả trong thực tế, cần chú ý các vấn đề sau:
Một là, cần có sự nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa và nhu cầu của người dân địa phương để thiết kế và lựa chọn mô hình liên kết phù hợp.
[68]
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
Các mô hình như nông hội ở Gia Lai, ngôi nhà trí tuệ ở Hà Tĩnh, hay cà phê khuyến nông ở An Giang trước khi thành lập đều có khảo sát kỹ về nhu cầu thực tiễn của bà con nông dân trên địa bàn, trên cơ sở kết quả khảo sát, lựa chọn mô hình cụ thể phù hợp với nhu cầu của bà con, nên các mô hình này đều đi vào hoạt động thực chất và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Hai là, cần có sự lãnh đạo sát sao của cấp uỷ đảng, sự tham gia quyết liệt của các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương để định hướng và hỗ trợ các mô hình trong giai đoạn đầu hình thành. Cần có nhiều cán bộ nhiệt huyết với dân, tham gia trực tiếp và tuyên truyền, vận động người dân tham gia các mô hình mới xây dựng. Chính quyền địa phương cũng cần định hướng rõ việc phát triển các mô hình liên kết mới hình thành tại địa phương mình để tạo ra những tiền đề về thể chế quan trọng hỗ trợ mô hình phát triển hiệu quả và bền vững.
[69]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
Ba là, cần kêu gọi được sự tham gia của toàn thể nhân dân cả về nhân lực và vật lực, đảm bảo các mô hình này là mô hình của dân - của người dân tự xây dựng; do dân - do người dân tự quản lý, vận hành; và vì dân - vì mục đích và đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người dân trong phát triển kinh tế của gia đình và cộng đồng dân cư. Chủ trương và hướng dẫn, hỗ trợ từ phía các cơ quan chính quyền là điều kiện quan trọng để các mô hình liên kết trong nông nghiệp, nông thôn mới hình thành và phát triển. Tuy nhiên, lực lượng quyết định đến sự phát triển bền vững và hiệu quả thực sự của các mô hình này là bà con nông dân. Chỉ có quyết tâm và sự tham gia nhiệt tình của bà con mới có thể tạo ra những bước phát triển bền vững cho các mô hình liên kết mới ở nông thôn.
[70]
Chương II
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HỘI QUÁN TẠI ĐỒNG THÁP
I. MÔ HÌNH HỘI QUÁN TẠI ĐỒNG THÁP
1. Quá trình hình thành
Thời gian qua, Đồng Tháp đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thuộc tốp đầu đồng bằng sông Cửu Long. Thành quả ấy có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng, phát huy lợi thế vì sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 6,44%/năm, quy mô nền kinh tế tiếp tục
[71]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
được mở rộng, ước năm 2020 đạt trên 87.300 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với năm 2015, xếp vào hàng khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 54,5 triệu đồng, gấp 1,55 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 47 triệu đồng1.
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh được chỉ đạo đúng hướng, nhờ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các ngành, các cấp để cùng chuyển đổi từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban, ngành liên quan, các phong trào đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp được khuyến khích và tạo điều kiện hình thành, phát triển. Trong những năm qua, theo báo cáo của Hội đồng nhân dân tỉnh,
1. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2021-2025, ngày 08/12/2020.
[72]
Chương II: Thực trạng mô hình hội quán tại Đồng Tháp
nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu phát huy được hiệu quả và được nhân rộng.
Năm 2016, chủ trương lớn của tỉnh là tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017- 2020 đã được thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 3, trong đó nhấn mạnh: Nội dung cốt lõi của Đề án là dựa vào các yếu tố “hợp tác”, “liên kết” và “định vị lại sản xuất theo nhu cầu thị trường”. Theo đó, đẩy mạnh hợp tác giữa những người sản xuất và liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp; liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư “đầu vào” với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra; quy hoạch sản xuất gắn với thị trường thông qua doanh nghiệp và các nhà thu mua sản phẩm. Việc tái cấu trúc sẽ theo nguyên tắc chuỗi giá trị ngành hàng, với bước đi và cách làm phù hợp trên từng địa bàn cấp huyện, liên huyện. Tỉnh đã tập trung phát triển 05 ngành hàng chủ lực: lúa gạo, xoài,
[73]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
cá tra, con vịt và hoa kiểng, với 02 ngành hàng thuộc sản phẩm chiến lược quốc gia là gạo và cá tra. Bên cạnh đó, thực hiện thí điểm các chính sách mới và đổi mới thể chế để triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp, cũng như thực hiện các giải pháp như: chính sách đất đai, chính sách thu hút đầu tư tư nhân - hỗ trợ liên kết doanh nghiệp và nông dân, đổi mới thể chế, tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư công, đẩy mạnh cơ giới hóa, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác (cánh đồng liên kết), phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thu hút và đào tạo trí thức, xây dựng nông thôn mới,...
Từ những chủ trương, chính sách hợp lý, cộng với quyết tâm thực hiện, tỉnh Đồng Tháp đã hình thành được môi trường năng động, sáng tạo cho các mô hình sản xuất kinh doanh mới ra đời, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Hội quán ra đời là kết quả tìm tòi mô hình liên kết mới trong sản xuất nông nghiệp của cả bà con nông dân và các cấp, ngành thuộc tỉnh Đồng Tháp.
[74]
Chương II: Thực trạng mô hình hội quán tại Đồng Tháp
Nhu cầu liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tìm thị trường đầu ra cho sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy bà con hình thành các hội nhóm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
tự phát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Phát hiện ra xu hướng này, năm 2016, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã có sáng kiến cho thành lập Canh Tân Hội quán và cho nhân rộng việc thành lập hội quán trên địa bàn tỉnh. Theo Công văn số 508-CV/TU ngày 25/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo phát triển mô hình “Hội quán” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh, huyện và cơ sở quan tâm vận động nhiều thành phần tham gia hội quán, thành lập hội quán ở những nơi đủ điều kiện, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt các hội quán, củng cố và thành lập hợp tác xã trên nền hội quán. Tính đến tháng 6/2021, toàn tỉnh đã có 111 hội quán được thành lập và đi vào hoạt động, trong đó có 27 hợp tác xã
[75]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
được hình thành từ 28 mô hình hội quán1. Mô hình đã thể hiện được vai trò là trung tâm kết nối bà con nông dân với nhau, và giữa bà con nông dân với các nhà khoa học, với tổ chức đảng và chính quyền các cấp.
Kết quả phỏng vấn sâu của nhóm tác giả cho thấy, sơ bộ các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng mô hình hội quán tại Đồng Tháp bao gồm sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh; mô hình này đáp ứng được nhu cầu liên kết cộng đồng, trao đổi thông tin của bà con trên địa bàn tỉnh.
Kết quả sơ bộ này đã tiếp tục được làm sáng tỏ hơn thông qua điều tra bằng phiếu khảo sát với quy mô lớn hơn để kiểm định
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 6 tháng đầu năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 6 tháng cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ngày 08/6/2021.
[76]
Chương II: Thực trạng mô hình hội quán tại Đồng Tháp
chính xác những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của mô hình hội quán và trong các nguyên nhân này, đâu là yếu tố có tính chất quyết định nhất.
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành hội quán
Đơn vị: %
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời và phát triển nhanh của hội quán là xuất phát từ nhu cầu của người dân (80% những người tham gia khảo sát lựa chọn
[77]
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ...
phương án này); tiếp theo là nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (74,5% lựa chọn), rồi đến nguyên nhân từ sức ép của thị trường cạnh tranh và những thay đổi liên tục của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp khiến bà con phải liên kết để hỗ trợ nhau bắt kịp với những thay đổi này (xem Hình 2).
Hình 3: Các kênh thông tin tuyên truyền của hội quán
Đơn vị: %
Sự tham gia của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ hội quán ra đời thể hiện ở nhiều
[78]