🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kiến Trúc Kỳ Diệu
Ebooks
Nhóm Zalo
DƯƠNG MINH HÀO - NGUYỄN h ả i YẾN J BỘ SÁCH.KHOA HỌC THÚ Ví cu
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM TP. Hồ CHÍ MINH
DƯƠNG MINH HÀO - NGUYỄN HẢI YẾN
(Sưu tẩm, biên soạn)
Bộ SÁCH KHOA HỌC THÚ Vị CỦA THẾ KỈ XXI
KIẾN TRÚC
KÌ DIỆU
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM TP. Hồ CHÍ MINH
^ c đ e íạ n M - C H Ù NHÃN CỦA THẾ KÌ XXI
Nhân loại đâ tiến vào thế kỉ XXI. Những năm đầu của thế kỉ mới là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Các bạn trẻ hôm nay sẽ là những chủ nhân chèo lái “con thuyền” đất nước và nhân loại trong tương lai. VI vậy, hơn lúc nào hết, gia đinh, nhà trường, xâ hội hay nói cách khác lả tất cả chúrrg ta phải quan tâm đến thế hệ trẻ, bồi dưỡng các em trở thành những chù nhân ưu tú cùa thế kỉ XXI.
Trong các hoạt động nhằm bồi dưỡng thể hệ trẻ, việc cung cấp cho các em những trang sách có chất lượng tốt giữ một vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lí - giáo dục cho rằng, một cuốn sách tốt có thể tạo ra một con người tốt, ngược lại một cuốn sách xấu có thể huỷ hoại một đời người. Với II do trên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đâ cho ra đời bộ sách Khoa học thú vị của thế kỉXXI.
Khoa học - kĩ thuật hiện đại với quy mô rộng lớn và tốc độ phát triển chóng mặt đâ tạo ra những ảnh hường sâu sắc đối với cuộc sống và lao động, sản xuất cùa con người. Hiện nay, những cuốn sách phổ biến khoa học đâ có không ít trên thị trường, song bộ sách "khoa học thiếu nhi” này với nội dung phong phú, giàu tính khoa học, ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, minh hoạ sinh động... vẫn có khả năng lôi cuốn rất cao.
Bộ sách này ngoài cung cấp những tri thức khoa học cơ bản, còn đi sâu giới thiệu một cách toàn diện những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới nhất trên thế giới từ cuối thế kỉ XX cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, mở ra trước mắt các em kho tàng tri thức khoa học cùa nhân loại.
Nếu nói đây là một trong những “cái nôi" nuôi dưỡng nhân tài thế kỉ XXI th! thật cũng không chút khoa trương.
Các bạn nhỏ yêu quý! Nếu các bạn muốn vững tay lái để chèo chống “con thuyền thời đại" thl ngay từ bây giờ các bạn phải nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao tri thức để mở rộng tầm nhln, nắm được quy luật phát triển cùa tự nhiên và xã hội.
Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, bộ sách Khoa học thú vị của thế kỉ XXI sẽ là một bộ sách bổ ích đối với các em, sẽ giúp lch rất nhiều cho các em trong học tập và đời sống. Chúng tôi cũng hi vọng các em sẽ đảm đương tốt vai trò chủ nhân của đất nước trong thế kỉ XXI.
Chúc các em gặt hái được nhiều thành công trong cuộc hành trình vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng đầy hứng thú và sự sáng tạo này.
Nhóm biên soạn
KIẾN TRÚC Kì DIỆU
Cuốn sách này nói gì với các bạn
Kiến trúc không chỉ là một môn kỹ thuật khoa học, mà còn là một mồn nghệ thuật, đồng thời cố quan hệ mật thiết với hiện thực cuộc sống cùa con người. Tất nhiên nghệ thuật có liên quan tới đời sống, nghệ thuật là sự phản ánh đời sống. Tuy nhiên kiến trúc ngoài việc phản ánh đời sống, còn phục vụ cho đời sống nhờ kỹ thuật các công trinh, đem lại vị trl và môi trường cho cuộc sống hiện thực và hoạt động sản xuất. Cuốn sách này nối về những kiến thức về kiến trúc thông qua các công trinh trong và ngoài nước cũng như những câu chuyện huyền thoại, thông qua kiến trúc muôn màu muôn vẻ, viết ra quá khứ, hiện tại và tương lai của lĩnh vực này.
Cuốn sách “Kiến trúc kỳ diệu” này vừa cung cấp những kiến thức về kiến trúc, vừa thể hiện rõ đạo lý, có tác dụng dẫn dẳt chì đạo trong việc giám định, thường thức kiến trúc như thế nào.
Dân tộc Trung Hoa có nền lịch sử lâu đời, văn hóa kiến trúc Trung Quốc huy hoàng xán lạn. Những kiến trúc này vừa là di sản quý báu của đất nước Trung Hoa, đồng thời cũng là bộ phận cấu thành quan trọng cùa văn hóa kiến trúc thế giới, đáng để chúng ta đi sâu tlm hiểu. Sau khi đất nước thành lập, đặc biệt là từ thời kỳ cải cách mờ cửa trở lại đây, đâ tăng thêm sức sống mới cho ngành kiến trúc Trung Quốc, khắp nơi xuất hiện những tòa nhà cao ốc đẹp mắt đa dạng, mang đậm màu sắc Trung Quốc, tô điểm thêm cho non sông cẩm tú Trung Hoa.
Chúng tôi mong rằng nghệ thuật văn hóa kiến trúc được trinh bày trong cuốn sách này sẽ có tác dụng dẫn dắt và hữu lch với các bạn thanh thiếu niên.
Q /Í(uc áio • •
Trang
Gửi các bạn trẻ - Chủ nhân của thế kỉ XXI.....................................................................3 1. Những công trình kiến trúc thú vị độc đáo........................................................9 • Cung NgọcTrai ở Iran........................................................................................9
• Bảo tàng phía đông trong Bảo tàng mỹ thuật Quốc gia Washington............10 • Bảo tàng Không Gian ở Hồng Kông................................................................. 12 • Cung thể thao Kagawa-ken Nhật Bản..............................................................14 • Đài thiên văn Einstein....................................................................................... 15
2. Câu chuyện đằng sau Nhà hát nhạc kịch Sydney............................................... 16 3. Câu chuyện vể việc phát minh ra xi măng và bê tô n g .......................................21 4. Câu chuyện vể phát minh thang máy.................................................................24
• Thang máy- Bệ lên xuống trước đây................................................................ 25 • Thang máy an toàn ra đời.................................................................................26 • Từthang máy tốc độ cao phát triển lên thang nâng tự động........................ 28
5. Lấp lánh, bằng phẳng như gương kính - Câu chuyện về phát minh ra việc dùng gương kính trong các còng trình kiến trú c .................................. 30 • Gợi ý từ bong bóng xà phòng.......................................................................... 30 • Sự ra đời của gương kính nổi............................................................................31
6. Kiến trúc lều bạt độc đáo.................................................................................... 32 7. "Giàn thép chọc trờ i"...........................................................................................35 8. Mái vòm thắn kì được ghép nối từ những đoạn thẳng ngắn............................37 9. Nhà ở được tạo ra từ trong còng xưởng............................................................. 41 10. Bức tường nhà trong suốt................................................................................... 43 11. Sân vận động có thể mở nóc...............................................................................46 12. Việc tu sửa bảo tàng Louvre của kiến trúc sư Bối Duật M inh............................49
13. Toà nhà mới của Ngân hàng Trung Quốc tại Hổng Kông................................. 51 14. Căn phòng bốn mặt hướng nam
Toà nhà công ty bảo hiểm nhân thọ Boston......................................................53 15. Tinh tế, rộng lớn và phong cách
Phòng nhạc tại bảo tàng nhà hát Rock Star ở Mĩ............................................... 56 16. Biệt thự được thiết kế trong dòng chảy của VVright.......................................... 57 17. Con thuyền giương buổm ra khơi...................................................................... 59 18. Con cá sấu độc đáo- Hội trường lớn ở Đại học Delft, Hà Lan............................ 60 19. Con tàu lớn giương buồm- Nhà hát Yerevan ở Armenia..................;............... 61 20. Phòng họp Quốc tế mang đậm tính dân tộc ỞTokyo....................................... 63 21. Trung tâm hội nghị Kenyatta ở Kenya-cây Lim cao chót vó t........................... 65 22. Kiến trúc mang màu trắng tinh khiết
Viện bảo tàng nghệ thuật ở Atlanta................................................................... 67 23. Công trình kiến trúc thể dục thể thao được che chắn dưới mọi loại thời tiết Trung tâm Thể dục thể thao Stephen ở đại học Florida-Hoa Kỳ....................... 69 24. Quả bóng treo trên không...................................................................................70 25. Biểu tượng của sức mạnh uy quyển....................................................................71 26. Đài tưởng niệm xây dựng trên bè nổi................................................................. 72 27. Công trình kiến trúc cao nhất thế giới nằm ở Phổ Đông Thượng Hải.............. 74 28. Toà nhàtựquayởSidney.................................................................................... 76 29. Tháp cao chọc trờ i............................................................................................... 77 30. Tháp nghiêng Pizza.............................................................................................79 31. Người sắt khổng lổ trên bờ sông Seine...............................................................81 32. Tháp đèn Alexander.............................................................................................85 33. ốc đảo đô th ị....................................................................................................... 87 34. Hành động vĩ đại cứu sống di tích cổ.................................................................89 35. Kỳ quan kiến trúc dưới lòng đất hướng ra biển................................................. 94 36. Mốt nhà ở mới- Nhà trong hang động............................................................... 95 37. Sức cuốn hút kì diệu dưới lòng đất..................................................................... 97 38. Cây cầu tráng lệ trong lòng biển ở Seto, Nhật Bản............................................ 98 39. Gia tộc mới của kiến trúc dòng gương kính....................................................... 101 40. Nguyên liệu xây dựng mặt đường cao tốc kỳ diệu.............................................102
41. Công trình kiến trúc lấy nhiệt từ năng lượng Mặt Trời....................................... 105 42. Sứ mệnh mới của cửa sổ...................................................................................... 106 43. Vật liệu kim loại và kiến trúc.................................................................................108 44. Cáctoà nhà đã được tiến hành dịch chuyển như thế nào?................................110 45. Nhà được xây bằng nước.....................................................................................112 46. Công trình trí tuệ.................................................................................................. 114 47. Mạn đàm về kiến trúc thông m inh......................................................................116 48. Các căn nhà dùng máy tính để điểu khiển......................................................... 118
• Nhà ở được điều khiển bằng máy tính..............................................................118 • Máy tính Bó Công Anh......................................................................................118 • Bãi đỗ xe nhiều táng......................................................................................... 119 • Các toà nhà tiết kiệm năng lượng.....................................................................120
49. Các khu nhà ở trong thế kỉ XXI.............................................................................121 50. Kiến trúc thông minh - Cao ốc thông minh NEC Nhật Bản.................................124 51. Kiến trúc của thời đại công nghệ thông tin.........................................................126 52. Thành phố "kĩ thuật số"....................................................................................... 128 53. Thang máy thông minh độc đáo......................................................................... 130 54. Hướng đến thành phố Tokyo trên nước trong tương lai....................................134 55. Thành phố sinh thái trong tương lai................................................................... 136
1 . NHỮNG CÔNG TRlNH KIẾN TRÚC THÚ VỊ ĐỘC ĐÁO
Lướt qua các công trình kiến trúc khắp nơi trên thế giới CÓ thể thấy, có những kiến trúc đồ sộ, vuông vắn và kiên cố, lại có những công trình vừa hẹp vừa cao giống như một tòa tháp, ngoài ra còn có những công trình kiến trúc có hình dáng mới lạ, rất đặc sắc.
Có người gọi những công trình kiến trúc muôn hình muôn vẻ ấy là “công trình kiến trúc ngộ nghĩnh”. Dưới đây tổng hợp một số kiến trúc với nhiều hình dáng khác nhau thay cho lời mở đầu giới thiệu giản lược nói trên.
Cung Ngọc Trai ở Iran
Cung điện ngọc trai nhìn toàn cánh
Cung Ngọc Trai nằm bên bờ sông Teheran với diện tích hơn 48000 ở thủ đô Teheran của Iran, trên một ngọn đồi khá bằng phẳng, được bao bọc bởi một cái hồ nhân tạo với rất nhiều vòi phun. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng theo phong cách người phương tây, cũng từng là nơi ở của Shamus, người em gái được cưng chiểu nhất của vua Pahlavi. Toàn bộ kiến trúc chủ yếu là hình tròn và hình dây cung, con đường ngoằn ngoèo lượn quanh vườn hoa với những bông hoa tươi nở rộ, con đường này thông với lối vào chính, đi vòng quanh kiến trúc hình tròn và hình xoắn ốc này, chúng ta sẽ lạc vào một không gian nội thất giàu trí tưởng tượng vể hình dáng, màu sắc và các thiết bị lắp đặt. Nó không chỉ đặc biệt về hình thức mà còn rất nguy nga lộng lẫy, làm cho chúng ta liên tưởng đến những cung điện trong câu chuyện thần thoại. Công trình kiến trúc này được hoàn thành năm 1976, người phụ trách thiết kế là Peter, học trò của kiến trúc sư nổi tiếng Wright. Cung Ngọc Trai có hai nửa kiến trúc hình tròn trong suốt, trong đó có một kiến trúc khá lớn với đường kính 36,58m, ở đây thiết kế xây dựng phòng khách chính và các bồn hoa trong phòng. Không gian với kết cấu giản dị, hình thức sáng sủa sẽ đưa chúng ta vào một cõi hư vô huyền bí trong vũ trụ. Phía đông của kiến trúc hình tròn được bao bọc bởi một đường nghiêng nhô lên từ từ, dọc theo nó người ta xây dựng thư viện, phòng chiêu đãi và phòng sinh hoạt, tận cùng là phòng ngủ chính. Từ căn phòng bao quanh đường nghiêng có thể nhìn thấy cái sân nhà ở phía dưới, nhìn ra bên ngoài có thể thấy hổ nhân tạo và rất nhiều vườn hoa. Trong phòng ngủ chính thiết kế rất nhiều đèn ngọc trai với kích cỡ to nhỏ khác nhau và cửa sổ trên mái nhà, trông nó giống như những viên ngọc trai tỏa ánh hào quang rực rỡ, kiến trúc này cũng vì thế mà trở nên nổi tiếng. Ngoài ra còn có một kiến trúc hình tròn khá nhỏ, nó nối tiếp với kiến trúc hình tròn lớn này. Kiến trúc này chủ yếu là để vui chơi giải trí, ở đây có bể bơi, thác nước nhỏ và các vườn hoa trong nhà. Kiến trúc ngọc trai vừa mang hơi thở của “Nghìn lẻ một đêm”, lại vừa thể hiện được đặc điểm của kiến trúc Ba Tư thời cận đại.
Bảo tàng phía Đông trong Bảo tàng mỹ thuật Quốc gia VVashington
Bảo tàng phía Đông trong Bảo tàng mỹ thuật quốc gia Washington được xây dựng ở phía trước tòa nhà quốc hội Washington, tổng diện tích xây dựng là 56.000 m^ hoàn thành vào năm 1978, do kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa leoh Ming Pei thiết kế. Ý tưởng thiết kế của công trình chủ yếu dựa theo cấu trúc hình tam giác, mặt chính diện của bảo tàng được cấu thành bởi những hình khối
10
có cạnh và góc sắc nhọn, giống như một tổ hợp điêu khắc hiện đại, mang đậm tinh thần thời đại.
Bảo tàng mỹ thuật phía Đông chia thành hai khu vực chính: khu vực thứ nhất là phòng triển lãm, và khu vực còn lại là trung tầm nghiên cứu nghệ thuật. Cửa vào chính của bảo tàng nằm ở phía Tây, đối diện với khu nhà bảo tàng mỹ thuật cũ. Mặt đứng của cửa vào áp dụng hình thức đối xứng và ăn khớp chặt chẽ với bảo tàng cũ, để làm tăng tính tổng thể của cả công trình. Lối ra vào của phòng triển lãm và trung tâm nghiên cứu được thiết kế nằm trong một khung chung. Trên cầu thang rộng đi lên sân thượng có những hình điêu khắc của nhà điêu khắc nổi tiếng hiện đại người Anh Moll. Hai cửa vào được phân rõ chủ yếu và thủ yếu và có chỉ dẫn rõ ràng. Tường ngoài của kiến trúc được lát bằng những tấm đá cẩm thạch màu hồng đào, nó cùng với bảo tàng cũ, bảo tàng hàng không đối diện với quảng trường LinYin hợp thành một thể thống nhất, hài hoà. Do bể mặt tinh xảo, sắc thái dễ chịu, làm cho hình dáng đơn giản và to lớn của bức tường trở nên ấm ấp và có sức sống dưới ánh nắng Mặt Trời. Phòng lớn ở giữa là phòng có tác dụng chỉ dẫn, khách tham quan có thể đi được đến mọi nơi nhờ cái phòng này, kiến trúc sư đã thiết kế nó thành một không gian rất thú vị. Trong không gian với kết cấu chủ yếu là hình tam giác này có các cầu thang cao thấp ngang dọc, thang máy và cẩu thang có tay vịn tự động đan xen lẫn nhau, chúng được sắp xếp vừa táo bạo lại vừa khéo léo, rất đặc sắc. Trên không gian phòng lớn có treo một bản điêu khắc về các hoạt động với đường kính 2,lm, bản điêu khắc khẽ chuyển động trong luổng không khí của máy điểu hoà, còn dưới sự chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời - cái được gọi là nguồn nhiên liệu thứ 3, nó không ngừng thay đổi ánh sáng và hình ảnh. Những tấm đá cẩm thạch bóng loáng, nhẵn nhụi xung quanh căn phòng tạo nên một cảnh tượng biến hóa vê’ hình ảnh, tạo nên thế đối lập giữa tĩnh và động, làm cho không gian yên tĩnh trở nên sống động, sôi nổi, mà lại không hể rối mắt. Cảnh tượng cây cối rơi rụng và hàng ghế dài xếp thành vòng tròn trong phòng làm cho người ta có cảm giác rất gần gũi, thân mật, dường như đang đặt chân vào không gian của cái sân ngoài vườn. Suối phun trên quảng trường phun nước ào ào xuống dưới giống như thác nước. Ánh sáng thiên nhiên thông qua cửa kính của những hàng ăn nhỏ nhô ra khỏi quảng trường, chiếu rọi trên những tấm gương của thác nước, cảnh tượng thật là kì diệu và lí thú.
11
Phỉa đông bảo tàng mỹ thuật Wơshington
Bảo tàng Không Gian ờ Hồng Kông
Bảo tàng không gian nằm ở địa chỉ cũ bến xe lửa Tiêm Sa Chùy ở Hồng Kông, phía Nam giáp với vịnh biển, đối diện với trung tâm sầm uất của đảo Hồng Kông qua một khoảng cách khá xa, nó được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1980. Công trình kiến trúc này vốn không lớn vê diện tích nhưng lại mới lạ và nhịp nhàng vê' kết cấu, vì vậy rất có khả năng thu hút khách du lịch.
Bảo Tàng Không Gian chia làm 2 phía Đông và Tầy, phía Đông có hình quả trứng, đây là bộ phận chủ yếu của công trình này, tầng trên là phòng thiên văn, tầng dưới là phòng triển lãm. Phía Tây của công trình này có hình đa giác, tầng trên có thiết kế phòng triển lãm khoa học Thái Dương, tầng dưới là phòng diễn thuyết và hiệu sách thiên văn. Hai phía Đông Tây được xây dựng với những kết cấu khác nhau, ở giữa là sự nối tiếp của tấm gương lớn và cửa sổ trên mái nhà, về cấu tạo thì nó là sự chuyển tiếp giữa hình quả trứng và hình đa giác. Chỗ hai bên giao tiếp nhau là các đường nét thanh thoát nhịp nhàng, có tính chỉ dẫn rất cao, phòng ngoài có hai đường hành lang. Mặt gương lớn được sơn bởi bảy màu sắc khác nhau, bước vào căn phòng sáng lấp lánh này chúng ta có cảm giác như đang đứng trước lăng kính. Bên ngoài phòng, phía bên phải cửa vào là một tổ hợp điêu khắc bằng thép không gỉ, gọi là “tượng không gian”, với ngụ ý là bay lên không trung, bay vào vũ trụ.
12
vỏ ngoài hình quả trứng của phòng thiên văn, làm cho chúng ta không thể không nảy sinh một liên tưởng, từ thời sơ khai của nhân loại đến ngày nay khi mà con người đặt chân vào vũ trụ. Bộ phận trung tâm của hình quả trứng này giống hệt như lòng đỏ trứng gà, mọi người có thể du lịch vũ trụ tại đây, tìm hiểu sự huyền bí của vũ trụ. Phòng thiên văn hình bán cẩu với đường kính 23m là một trong những phòng thiên văn lớn nhất thế giới hiện nay. Các bộ phận của kiến trúc này đều phối hợp hài hoà với hình quả trứng, chẳng hạn như đường đê lượn quanh, cầu thang an toàn hình xoắn ốc, thang máy hình lăng kính dành cho người tàn tật và cửa tự động hình tròn, w....Chỗ giao tiếp giữa hình ouả trứng và khoảng đất trống trong nhà, người ta thiết kế một bể bơi để tránh cảm giác cứng nhắc, khô khan, đồng thời giúp cho tất cả các bộ phận của hình quả trứng trở nên sinh động.
Bảo tàng Không Gian ở Hồng Kông
13
Cung thể thao Kagawa-ken Nhật Bản
Cung thể thao Kagawa-ken được xây dựng năm 1969, do kiến trúc sư nổi tiếng Nhật Bản Kenzo Tange thiết kế. Nó là công trình thích hợp cho các môn thể dục thể thao mang tính tổng hợp như Handball, Judo, đấu kiếm và các trận tranh tài thể dục thể thao khác. Công trình này có 1300 ghế ngồi, tạm thời có thể tăng thêm 2500 chỗ ngồi, tổng cộng có thể chứa được 3800 người. Sân thượng của Cung thể thao áp dụng kết cấu đường cong khúc khuỷu, do đường cong của sân thượng thống nhất với độ nghiêng ghế ngồi của khán giả, vì vậy tiết kiệm được diện tích chỗ ngồi, bao lơn ở hai bên ghế ngồi của khán giả thống nhất với bên ngoài của công trình.
Sân thượng của Cung thể thao, xét vê' chức năng kiến trúc cũng như phương diện âm học, nó đã thỏa mãn được yêu cẩu sử dụng, hơn nữa công trình với kết cấu mới lạ mang đậm màu sắc dần tộc truyền thống Nhật Bản. Về kết cấu của Cung thể thao Kagawa-ken, các kiến trúc sư đã áp dụng thủ pháp tượng trưng, làm cho nó trở nên tươi sáng và rõ nét. Sân thượng của công trình này hình thành nên thế thuyền nổi trên mặt nước, do bốn tấm bê tông tạo nên trong không trung. Kết cấu bên ngoài của công trình giúp ta có cảm giác nó rất sống động, như thật, dường như tiềm ẩn một lực lượng vô cùng tận nào đó, thể hiện được khí thế bừng bừng của thể dục thể thao cũng như tinh thẩn dũng cảm vươn tới lập kỉ lục mới. Kết cấu của toàn bộ kiến trúc rất trừu tượng, tạo sức hút nghệ thuật lớn cho con người.
Cung thể thao Kagawa-ken nhìn từ bên trên
14
Cung thể thao Kagawa-ken nhìn từxa
Đài thiên văn Einstein
Đài thiên văn Einstein
Đài Thiên Văn Einstein được xây dựng năm 1920 tại Potsdam nước Đức, là một Đài thiên văn chuyên dụng nghiên cứu về Thuyết tương đối. Vào năm 1917, nhà khoa học kiệt xuất Einstein đã đưa ra Thuyết tương đối theo nghĩa rộng khi
15
ấy mọi người không hiểu rõ Thuyết tương đối là cái gì, cho rằng nó là một loại lí thuyền huyền bí, không thể nắm bắt được. Kiến trúc sư Derson đã nắm bắt được điểm nổi bật này, đưa nó vào hình tượng đài thiên văn, bao nhiêu sự hỗn độn của toàn bộ công trình đểu có một vài chi tiết “hình giọt nước”, với các góc mờ nhạt không rõ ràng, cao thấp đan .xen nhau làm cho người ta cảm nhận được tính đàn hồi của nó. Một số cửa sổ được thiết kế không theo quy tắc, kết cấu đặc biệt, giống như những ánh mắt lặng lẽ quan sát vũ trụ và bầu không khí, thể hiện đầy đủ sắc thái thẩn bí. Đài Thiên Văn Einstein là một công trình kiến trúc có ý nghĩa đặc biệt, qua tác phẩm của mình kiến trúc sư muốn thoát khỏi hình thức kiến trúc cổ điển truyền thống, mang đậm chất thời đại.
'^ ^ T c à U CHUYỆN đ An G s a u n h à h á t
NHAC KICH SYDNEY
Năm 1993, Nhà hát nhạc kịch nổi tiếng thế giới Sydney chào đón lễ kỉ niệm 20 năm thành lập. Hoạt động chúc mừng được tiến hành trong vòng 1 năm và đã bắt đầu khai mạc, cao trào là lấy ngày 20 tháng 10 làm lễ kỉ niệm trọng đại. Đất nước Australia, đặc biệt là nhân dân Sydney đều mong chờ sự hiện diện của kiến trúc sư Nhà hát Opera Sydney ông Joern ưtzon. Có nguời còn nói rằng nếu như con người Đan Mạch này một lẩn nữa đặt chân lên đất nước Ausưalia chắc chắn sẽ được lãnh đạo cấp nguyên thủ quốc gia trọng đãi. Tuy nhiên, theo nguồn tin lúc đó, ưtzon đã lấy lí do mắc bệnh cao huyết áp lại một lần nữa từ chối khéo léo lời mời.
26 năm trước, Utzon đã ném bản sơ đổ thiết kế đi không một chút hối tiếc, rồi giận dữ bỏ đi, sau này không bao giờ ông đặt chân đến Australia nữa. Thậm chí ông không được tận mắt chứng kiến hình ảnh Kịch viện Sydney sau khi hoàn thành. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1973, khi mà nữ hoàng Anh cắt băng khánh
16
thành Kịch viện Sydney, tất cả đại biểu khách quý đều đến dự, duy chì thiếu Utzon. Năm 1978 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhà hát kịch, ưtzon cũng không đến dự. Năm 1983, trong buổi lễ kỉ niệm 10 năm thành lập Kịch viện, mọi người lại một lẩn nữa thất vọng vê sự vắng bóng của Utzon.
Nhà hát Sydney
Utzon, 74 tuổi, hiện đang du lịch trên một hòn đảo ở Tây Ban Nha. Trước đó không lâu, một phóng viên Australia đã phỏng vấn ông, ông đã vượt qua được sự trầm lặng hơn 20 năm nay kể ra một câu chuyện mà mọi người không biết, đầy là điều khiến ông vô cùng vui mừng, cũng giúp ông tĩnh tâm nhìn lại quãng thời gian qua.
Một ngày cuối năm 1956, khi mà ưtzon đang rất thờ ơ với quyển tạp chí thiết kế công trình, thì đột nhiên một nguồn tin đã gây sự chú ý cho ông: Chính phù Australia sẽ thu thập toàn bộ đố án thiết kế Nhà hát nhạc kịch từ nước ngoài. Thế là trong thâm tâm của người kiến trúc sư thiết kế công trình này lại nhen nhóm một ngọn lửa khó mà dập tắt được, ông quyết định tham gia trận so tài này. Tuy nhiên, lúc đó ông lại không có chút hiểu biết gì vế Sydney xa xôi tận Nam bán cầu. Vài ngày sau, ông có cơ hội gặp gỡ một số cô gái Sydney đến Stockholm tham gia trận đua ngựa Olympic, ông đã bắt chuyện với họ để nghe ngóng vế tình hình
2A KIẾN TRUC Kĩ DIỆU17
Sydney. Các cô gái cảm động trước sự nhiệt tình của ông, đã miêu tả tỉ mỉ về diện mạo của thành Sydney, đặc biệt là cảnh tượng vô cùng tươi đẹp của cảng Sydney.
Ngày 29 tháng 1 năm 1957, Ban giám khảo Bảo tàng mĩ thuật xứ Wales công bố kết quả bình chọn: Đổ án thiết kế cùa Utzon xuất sắc hơn cả, đánh bại được 231 đối thủ khác, đổng thời nhận được phần thưởng là 500 pounds.
Đổ án của Utzon vừa công bố, mọi người vô cùng ngạc nhiên. Nhà hát nhạc kịch sắp được xây dựng trên cảng Sydney là một Kịch viện với cấu trúc đặc biệt, thiết kế ưu việt. Từ xa nhìn lại nó giống như một cánh buổm trắng bay nhẹ trên mặt biển; còn khi đến gần nó lại giống như vô số vỏ sò, vỏ ốc bị những cơn sóng biển phun lên bờ, nghiêng nghiêng trên bờ biển. Tất cả người dân Sydney đều rất vui sướng, đặc biệt là các văn nghệ sĩ trong đoàn ca kịch, những khán giả say mê ca kịch, đều mong muốn nhà hát nhạc kịch sớm hoàn thành. Đa số mọi người lúc đó đểu không biết rằng bản thiết kế cùa Utzon lúc đầu bị bác bỏ, cho đến khi một trong bốn thành viên của Ban giám khảo là kiến trúc sư Mĩ mang quốc tịch Phần Lan Iro. Sa Ernan đưa ra. Sau khi thấy đây là một bản thiết kế quý báu thì họ đã đánh giá Iro. Sa Ernan là người xuất sắc nhất.
Tin đồ án thiết kế của Utzon được chọn lan truyến tới Đan Mạch, gia đình của ưtzon vui mừng khôn xiết. “Khi đó tôi đang đi dạo trong rừng thì con gái của tôi Ayn vội vã chạy tới và thông báo cho tôi tin này”. Ayn ném cả xe đạp vào một cái rãnh nhỏ, vui mừng nói với tôi: “Bố bây giờ còn lý do nào để không mua cho con một con ngựa nữa không?” Nhớ lại hoàn cảnh lúc bấy giờ, mặc dù đã 7 tuần trôi qua nhưng Utzon cũng không sao giấu được niềm vui sướng của mình. “Đổ án thiết kế của tôi đã giành được giải, đây cũng là kì tích của cả cuộc đời tôi.”
Utzon còn tiết lộ một điếu mà nhiều người quan tâm: Tạo hình của nhà hát kịch không phải là hình cánh buổm, cũng không phải hình vỏ ốc, mà là “hình múi quýt được tách ra”. Có rất nhiếu người đều nói, thiết kế của tôi, không phải như vậy, nó giống như một quả quýt, khi mà bạn tách nó thành nhiều múi thì hình dáng trái quýt lúc bấy giờ giống hệt phần đỉnh mái của nhà hát... Tất nhiên nó vừa may cũng rất giống với cánh buồm màu trắng, nhưng nó không phải là ý tưởng của tôi ngay từ đầu, nhưng dù sao tôi cũng rất vui khi mọi người nghĩ nó giống cánh buồm.
“Không phải tôi từ chức mà là bị đình chỉ hợp đồng”
182B KIÊN TRUC KÌ DIÊU
Sau khi đồ án thiết kế được chọn không lâu, Utzon càng hi vọng có thể đến Sydney. ông dồn hết tâm huyết cho bản thiết kế cụ thể và kiến trúc thi công nhà hát kịch.
Thiết kế độc đáo của nhà hát kịch thể hiện dũng khí dám đi ngược lại với phong cách truyền thống, tất nhiên cũng có những thách thức đối với phương thức thi công truyền thổng. Làm sao có thể giữ vũng mái nhà lớn với hình dáng đặc biệt như thế? Liệu nó có chịu nổi hàng trăm năm khảo nghiệm của thời gian? Có một khối lượng lớn câu hỏi vế kiến trúc cần được giải đáp. Utzon và các kiến trúc sư khác cũng như người phụ trách trong Ban trù bị cùng nhau triển khai nghiên cứu và thảo luận vế kiến trúc tẩng đỉnh, kết cấu và cách bài trí bên trong của công trình này. Trong quá trình thảo luận, vấn đế tranh chấp và kì thị là điếu khó tránh khỏi. Nhưng vấn đế nan giải nhất đó là chi phí cho toàn bộ công trình.
Trong cuộc tổng tuyển cử phía Nam xứ Wales tháng 8 năm 1965, Chính phủ công Đảng -thế lực một mực ủng hộ công trình Nhà hát nhạc kịch đã xin rút lui. Chính phủ Đảng tự do mới lên cầm quyến đã chỉ trích rất nhiểu chính sách của Chính phủ Công Đảng, họ còn nói rằng họ không tiếc tiền cùa và nhân lực để xây dựng “Một nhà hát nhạc kịch nổi tiếng nhất thế giới”. Hợp đồng của Utzon đã được kí với Ban dự trù Nhà hát nhạc kịch, nhưng sau khi đất nước này thay đổi chính phủ, chủ tịch ủy ban dự trù đã nói với ông: “Bây giờ ông phải đến gặp Ngài Bộ trưởng công trình kiến trúc công cộng ông Hughes để xin kinh phí ”
Công trình Nhà hát nhạc kịch đứng trước nguy cơ đình công, Utzon chỉ còn cách đi tìm Ngài Hughes, nhưng ông ta không đồng ý bỏ kinh phí, rất nhiều người nỗ lực thuyết phục ông ta nhưng cũng đều không thành công. “Không như mọi người nói là tôi từ chức không làm mà là hợp đồng cùa tôi bị bác bỏ, ngoài việc bị ép phải rút lui, tôi không còn sự lựa chọn nào khác.”
“Tôi không có gì oán hận cả.”
Ngày 28 tháng 4 năm 1966. Tại sân bay quốc tế Sydney, Utzon cùng vợ và 3 con nhanh chóng lên máy bay Australia, chỉ sau vài phút máy bay đã cất cánh bay vê' phía núi Đàn Hương.
19
Khi máy bay bắt đầu rời khỏi cảng Sydney, Utzon nhìn xuống phía dưới qua cùa sổ trên máy bay. Lần cuối cùng ông ngắm nghía mảnh đất Beni Lang với ba mặt là biển, cũng là công trường thi công Nhà hát nhạc kịch Sydney. Lúc đó công trình mới hoàn thành chưa được 1/4.
Việc Utzon đột ngột rời khỏi Sydney đã làm cho rất nhiều người ngạc nhiên, ngay cả Ngài Hughes người đã từng ngăn cản ông cũng tỏ ra bất ngờ. Sau này Hughes đã tuyên bố, ba kiến trúc sư Australia thay thế ông tiếp tục hoàn thành Nhà hát kịch. 7 năm sau, Nhà hát nhạc kịch cuối cùng cũng được xây dựng xong. Vở ca kịch trình diễn đầu tiên là một sáng tác của Nhà hát nhạc kịch Australia, tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình. ”
“Tôi đã xem hình ảnh Nhà hát kịch, thiết kế bên trong của nó khác hoàn toàn so với bản thiết kế đầu tiên của tôi.” Nhưng ưtzon lại tiếp tục nói, “Tôi chẳng oán hận điều gì cả, bởi vì tôi đã lập nên một kì tích, tốt hơn nhiểu so với dự định ban đầu. Đối với đất nước cũng như con người Australia, tôi chỉ có một tình yêu chân thành và lòng nhiệt tình của mình.”
Utzon nói: “Những năm ở Australia chúng tôi không hê' nghĩ mình là người nước ngoài, cũng không bao giờ nghĩ là sẽ rời khỏi nơi đây sau khi Nhà hát kịch được hoàn thành. Mà chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản là chúng tôi đã tìm thấy một nơi thú vị trên thế giới này. So với Đan Mạch, chúng tôi lại nghĩ rằng Australia càng giống như quê hương của chúng tôi. Nếu như t'inh hình không đến mức như hiện nay thì chúng tôi sẽ định cư ở Australia, lúc đó chúng tôi đã nhận được giấy chứng nhận định cư mãi mãi ở đây. Sở dĩ chúng tôi đến Tây Ban Nha mua đất và làm nhà chính là bởi vì cuộc sống nơi đầy rất giống ở Australia. ”
20
^ 3 . CÂU CHUYỆN VẼ VIỆC PHÁT MINH RA XI MANG ---- VÀ BÊ TÔNG
Chúng ta thường nghe nói đến những tòa nhà cao ngất, vậy vật liệu để xây chúng là gì? Có thể nói vật liệu dùng nhiếu nhất ở đây đó chính là xi măng. Ngày nay, xi măng đã trở thành vật liệu xây dựng vô cùng quan trọng, tất cả mọi việc như xây nhà, làm đường, xây cầu, ... đểu không thể thiếu xi măng.
Lịch sử phát minh và phát triển của xi măng hiện đại không lâu. Năm 1813, một người Pháp tên là Pick qua nghiên cứu đã phát hiện ra xi măng sau khi nung hỗn hợp tỉ lệ 3 phần vôi và một phần đất dính.
Năm 1824, một công nhân nung gạch người Anh có tên là Joseph Aspdin đã sử dụng tỉ lệ của Pick để phối nhiên liệu sau khi được nung khô trong lò đem ra xay thành bột mịn. Vì loại xi măng này sau khi dùng nước làm cứng thì độ cứng, màu sắc và hình dáng bên ngoài của nó giống hệt với loại đá Portland nổi tiếng được sản xuất trên đảo Portland nước Anh lúc đó, chính bởi vậy nó được gọi với cái tên “xi măng Portland”. Với phát minh này, Asipuding đã xin được bản quyến phát minh sáng chế của nước Anh, loại xi măng Portland này có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng đường hầm xuyên Việt Thái.
Joseph Aspdin điều phối nhiên liệu để sàn xuâtxi măng Portland
21
ở Nga, cũng có một kiến trúc sư nghiên cứu về xi măng. Vào khoảng năm 1820, khi ông đang làm trong ngành kiến trúc, ông đã thử nung hỗn hợp vôi và đất dính, cuối cùng ông cũng tìm ra phương pháp chế tạo xi măng, ông đã dùng loại xi măng do ông tự chế tạo ra để xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc, ông còn thành trong việc tu sửa tường rào điện Kremli. Năm 1825, ông đã viết một cuốn sách vẽ cách chế tạo xi măng. Trong cuốn sách, ông đã viết: dùng một phần vôi, một phần đất dính và trộn thêm nước để tạo thành gạch mộc, sau đó cho chúng vào trong lò tiếp tục dùng gỗ nung, đợi đến khi nung đến 100 độ thì lấy ra. Sau đó, xay chúng thành bột mịn, Cuối cùng qua sàng lọc sẽ có được xi măng.
Người phát minh ra xi măng hiện đại có thể nói là nhiều vô kể, nhưng cách làm phổ biến nhất vẫn thuộc vê' Aspdin.
Chất phụ gia trong xi măng là tổng hợp các chất trộn trong xi măng như các khoáng chất, chất hóa học và các chất bọt. Chúng đểu có tác dụng riêng, có chất giúp xi măng có chức năng chống thấm nước, có những chất làm cho xi măng có khả năng sớm đông cứng, chống đông lạnh, chống xói mòn. Chính vì trong xi măng có nhiều chất phụ gia như vậy nên nó có rất nhiều chức năng.
Vào thế kỉ XX, sau khi loại xi măng hiện đại được chế tạo, qua quá trình sử dụng, người ta phát hiện ra rằng loại xi măng này rất bển vững, ưu điểm của nó là có thể tùy ý chế tạo thành các hình dạng khác nhau; nhược điểm của nó là sau khi đông cứng dễ dàng co lại, tạo thành các kẽ nứt rất nhỏ. Nhược điểm này của nó làm ảnh hưởng đến các công trình trong lòng đất khi sử dụng nó, bởi vì nước sẽ dễ dàng ngấm qua các kẽ nứt.
Trong khi tất cả các kiến trúc sư đểu không có cách giải quyết thì ở Pháp có một người thợ gạch ngói bình thường đã phát hiện ra một bí quyết, tất cả hầm đất được anh ta trát vôi thì đểu không có hiện tượng nước ngấm vào. Vậy anh ta đã dùng bí quyết gì?
Hóa ra anh ta đã trộn một ít máu bò và máu dê vào xi măng. Người thợ thông minh này được người La Mã cổ hướng dẫn cách trộn máu bò và máu dê vào bột mịn và đã thành công.
Sau này, các chuyên gia chuyên nghiên cứu vể xi măng đã phát hiện ra các chất phụ gia của xi măng, phát minh ra các loại xi măng đặc biệt với chức năng cụ
22
thể. Chẳng hạn, họ dùng thạch cao để điếu tiết thời gian đông cứng của xi măng, phát minh ra loại xi măng đông cứng nhanh và đông cứng chậm. Cho dung dịch silicat natri và cát thạch anh vào xi măng để tạo thành loại xi măng chịu axit tốt.
Xi máng cốt thép do ai phát minh? ở đây có một câu chuyện rất lí thú. Nước Pháp vào giữa thế kỉ XIX, thành phố Pontainebleau bên bờ sông Seine là một thành phố nhỏ thuộc phía Bắc nước Pháp, ở đó môi trường trong lành, cảnh vật đẹp lạ thường, ở thành phố nhỏ này có rất nhiẽu người sống bằng nghế làm vườn, người thợ làm hoa Munia là một trong số đó.
Munia có một căn phòng rất đẹp và ấm áp, trong đó trổng rất nhiều loại hoa quý. Trổng hoa trong phòng sẽ thường xuyên phải di chuyển hoa trong bồn, nếu không cẩn thận sẽ đánh vỡ chậu hoa. Vào một ngày năm 1868, Munia đã nảy sinh ra một ý tưởng, dùng bê tông để làm chậu hoa, chắc chắn sẽ không còn bị vỡ nữa.
Vậy là Munia đã dùng bê tông tạo ra vài cái chậu hoa, tuy loại chậu này chắc chắn hơn chậu sành nhưng cũng rất dễ vỡ. Để tránh vỡ, nứt bên ngoài chậu hoa anh ta quấn vài vòng dây thép. Để đảm bảo độ mĩ quan, Munia còn quét một lớp xi măng lên bề ngoài của nó. Kết quả làm cho anh ta rất mãn nguyện, loại chậu hoa này rất chắc chắn, không dễ bị vỡ.
Sau này, người thợ làm hoa còn dùng dây thép làm khung cho chậu hoa, rồi bên ngoài cái khung này anh ta còn quét lên một lớp xi măng. Anh ta vận dụng đặc điểm dễ uốn cong của thép đề thay đổi hình dạng của chậu hoa, đã tạo ra chậu hoa với nhiều hình khác nhau như hình vuông, hình bầu dục... Việc này đã nhận được sự hoan nghênh của mọi người.
Phát minh lần này của người thợ làm hoa đã đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời của bê tông cốt thép. Bê tông cốt thép dùng trong các công trình xây dựng lại là một bước tiến mới cho giáo sư người Nga - ông Belelyubski cải tiến và hoàn thiện cái cũ.
Nửa sau thế kỉ XIX, ông Belelyubski chính thức nghiên cứu vế các công trình kiến trúc. Để xây dựng những tòa nhà cao tầng và những cây cẩu bắc qua sông, ông ta muốn tìm những vật liệu vừa rẻ lại vừa đẹp. Khi nghe nói đến việc ông Munia người Pháp phát minh ra một loại chậu hoa xi măng có dây thép bọc bên
23
ngoài, ông ta vô cùng thích thú, cho rằng đây là một phát minh vĩ đại, hoàn toàn có thể áp dụng trong ngành xây dựng.
Đầu tiên, ông dùng dầy thép tạo thành khung rồi đúc lên đó một lớp xi măng, nhưng phát hiện thấy loại khung này vốn không thể dùng làm xà nhà hay cầu được, bắt buộc phải cải thiện nó.
Đầu tiên, Belelyubski nghiên cứu các tính năng của xi măng, phát hiện hợp chất xi măng và cát tuy chắc chắn, những độ bển không cao, không thể chịu được lực lớn. Vì vậy trong hỗn hợp đó ông ta cho thêm vài viên đá vào, quả nhiên độ chắc chắn của nó tăng lên rất nhiều; hơn nữa, ông ta còn đổi dây thép thành thép thô, điểu này đã làm cho mọi người rất hài lòng. Năm 1891, bê tông cốt thép chính thức ra đời.
13 năm sau tức vào năm 1904, với sự kiến nghị tha thiết của ông Belelyubski, tháp đèn hiệu ở Nga khi xây dựng đã áp dụng bê tông cốt thép mà ông phát minh, và đã đạt được thành công. Từ đó, bê tông cốt thép đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử về ngành kiến trúc hiện đại.
4 . CÂU CHUYÊN VÉ PHẤT MINH THANG MẤY iẽ lli
Bất kì một thành phố hiện đại nào cũng đểu có rất nhiều tòa nhà cao tầng, tuy nhiên mỗi tòa nhà cao tầng đó lại không thể thiếu thang máy - một loại phương tiện giao thông vuông góc mặt đất. Nó đem lại nhiều thuận tiện cho con người, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển các công trình kiến trúc cao tầng.
24
Thang máy - Bệ lên xuống trước đây
Thang máy thời đâu chì là bệ lên xuống
Thang máy tuy đã xuất hiện từ thế kỉ trước, nhưng tổ tiên của nó thì lại có từ rất sớm. Theo ghi chép của lịch sử, thế kỉ I trước Công nguyên, kiến trúc sư người La Mã đã sử dụng một loại bệ lên xuống, bệ này có hai cạnh trên dưới vuông góc với nhau để vận chuyển đồ đạc giúp con người. Tất nhiên, loại bệ lên xuống này vô cùng đơn giản, nó dùng sức người, sức gia súc hoặc sức của nước thông qua vòng lăn để điều khiển, đơn giản nhất là dùng dây thừng buộc cái làn vào bệ lên xuống này.
Sau này, người ta phát minh ra phương pháp dùng trục thăng bằng để vận chuyển những vật nặng. Chẳng hạn, gắn một đổ đựng vật vào một đầu của sợi dây, đầu kia của sợi dây quấn quanh ròng rọc có gắn trục thăng bằng, cho vật cần đưa lên vào đổ đựng vật đó hoặc cho người ngỗi lên, làm như vậy có thể đưa người hoặc vật lên trên.
Việc phát minh ra máy hơi nước đã mang lại cho con người một lối suy nghĩ mới: có thể dùng sức của máy hơi nước tạo ra một công cụ có hai đầu trên dưới vuông góc nhau để vận chuyển đồ đạc. Đầu thế kỉ XIX, xuất hiện một loại thang máy thủy áp, nó dùng một cái ang đựng chất lỏng và pittong làm bệ lên xuống,
25
khi máy hơi nước đổ chất lỏng vào trong ang, pittong sẽ dâng lên; nếu mở van cho nước ra ngoài thì pittong sẽ hạ xuống. Nhưng việc sử dụng máy hơi nước, do thiết bị quá nặng, thao tác sẽ không được linh hoạt, hơn nữa sử dụng thang máy thủy áp để vận chuyển đổ vật thì độ lên xuống sẽ rất có hạn.
Cho đến năm 1850, một người Mỹ có tên là Waterman đã làm một cuộc cải tiến mới đối với thang máy. Anh ta không sử dụng máy áp thủy lực mà dùng cẩn trục để thay thế nó. Một đầu của cần trục gắn vào bệ lên xuống, đẩu kia quấn quanh trục lăn hình trụ trên cần trục. Khi cần trục khởi động thì trục lăn sẽ chuyển động xoay tròn theo một hướng nào đó, dây thừng sẽ đưa thang máy đi lên, cần trục sẽ chuyển động theo hướng ngược lại, dây thừng nhả ra, bệ lên xuống sẽ hạ xuống. Đầu tiên, Waterman lắp đặt thang máy có cần trục này tại nhà kho Manhattan ở New York dùng để vận chuyển đổ vật, loại thang máy đơn giản này chính là hình thức ban đầu của thang máy tự động trong thời Id hiện đại hóa ngày nay.
Thang máy an toàn ra đời
Phát minh thang máy có cần trục của Waterman tuy có tiến bộ lớn so với trước đây, nhưng cũng có một nhược điểm rất lớn, đó chính là tính không an toàn, ngộ nhỡ dây thừng đột nhiên bị đứt thì người và vật trên thang máy từ độ cao mấy chục mét như thế, chẳng phải sẽ vô cùng nguy hiểm sao? Vì vậy con người vẫn chưa dám sử dụng loại thang máy này. Để có thể đưa loại thang máy này thâm nhập thị trường, được mọi người tin tưởng sử dụng thì nhất định phải nâng cao tính an toàn của nó.
Năm 1852, một vị kiến trúc sư ở New York Mỹ tên là Otis đã tạo nên một bước tiến lớn đối với chiếc máy cẩu của Waterman, phát minh ra chiếc thang máy an toàn đầu tiên trên thế giới. Otis đã lắp đặt hai trục dẫn lên thang máy trong quá trình nó lên xuống làm cho thang máy chuyển động chắc chắn trên hai trục, đổng thời ông còn lắp lên thang máy một thiết bị bảo hiểm, làm cho dây thừng có thể gắn được với hai móng vuốt kim loại và một lò xo, khi dây thừng không may bị đứt, không còn độ co giãn, thì lò xo sẽ lập tức làm cho móng vuốt kim loại giãn ra, không làm cho thang máy bị rơi xuống.
26
Elisha Otis
Vì vậy ông đã sáng lập công ty mang tên Công ty thang máy Otis. Mặc dù thang máy Otis an toàn, đáng tin cậy nhưng ngoài vài công xưởng mua nó ra thì thành phố New York và một số địa phương khác lại không có lấy một văn phòng hay một khách sạn nào mua nó làm thang chở người. Otis biết rõ rằng muốn mọi người chấp nhận loại thang máy này, trước hết phải để cho họ tin tưởng loạ' thang máy này là vô cùng an toàn, đáng tin cậy. Để mọi người tin tưởng và khâm phục, ông đã sắp xếp một buổi biểu diễn trước công chúng tại Hội chợ triển lãm hàng hóa Mỹ, tại đây mọi người sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến độ an toàn đáng tin cậy của chiếc thang máy chở người này.
Trong Hội chợ triển lãm, Otis bước lên thang máy, tự tay ấn công tắc, thang máy từ từ đi lên, khi khoảng cách giữa thang máy và mặt đất là vài chục mét, ông nhờ trợ thủ cắt đứt dây thừng. Những người quan sát xung quanh bắt đầu gào thét chói tai theo tiếng đứt của dây thừng, trái tim họ dường như cũng tan nát theo sợi dây thừng đứt. Nhưng, thiết bị an toàn của Otis lập tức phát huy tác dụng, bệ lên xuống dừng lại, chuyển động xoay tròn trên không trung, cả người và máy đều an toàn tuyệt đối.
27
Trong tiếng hoan hô của mọi người, Otis trong bộ quần áo màu đen từ từ tháo mũ trong không trung, nói với mọi người: “Thưa các quý bà, quý ông, tất cả đều bình yên. ”
Năm 1857, Otis đã lắp ráp chiếc thang máy thương dụng đẩu tiên trên thế giới tại cửa hàng bách hóa nổi tiếng New York. Tốc độ của chiếc thang máy tuy không cao, một phút chỉ có thể lên được hơn 12m, nhưng lại vô cùng mới lạ, huống hồ là thiết bị an toàn này lại được qua khảo nghiệm, vì vậy mọi người tranh nhau ngồi lên, không lầu sau trở nên phổ biến. Theo báo cáo, chiếc thang sử dụng đến năm 1984, tổng cộng sử dụng được 127 năm.
Từ thang máy tốc độ cao phát triển lên thang nâng tự động
Thang máy hiện đại
Hơn 100 năm kể từ khi chiếc thang máy đầu tiên ra đời, con người không ngừng cải tiến nó, làm cho nó ngày càng an toàn, thoải mái, tốc độ ngày càng nhanh, chiếc thang máy đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngành kiến trúc hiện đại.
28
Năm 1915 bắt đầu xuất hiện kĩ thuật điểu chỉnh tự động, điếu này có thể làm cho thang máy dừng lại ở bất kì tầng nào một cách chính xác. Đến những năm 50 của thế kỉ XX, mức độ tự động hóa của thang máy đã rất cao, dường như không cẩn đến nhân viên thao tác. Thực sự đã đạt đến mức “muốn là đạt được”, bạn muốn đến tầng nào nó liền đưa bạn đến tầng đó, chỉ cần bạn ấn công tắc điện là được.
Tốc độ lên xuống của chiếc thang máy hiện đại ngày càng được nâng cao, mỗi phút có thể đạt 300- 400 m, nhanh gấp 30- 40 lẩn so với chiếc thang máy đầu tiên của Otis, chỉ cần một phút là có thể đến tòa nhà cao 100 tầng. Do phát minh thang máy với tốc độ cao, kết hợp với ứng dụng kĩ thuật điện tử, vì vậy cho dù có sự thay đổi lớn vẽ tốc độ thì sự quá tải hay mất trọng lượng trên thang máy đều được giảm đến mức thấp nhất, thậm chí không cảm nhận được điểu đó nữa, như vậy khi ngồi lên đó sẽ vô cùng thoải mái.
Phương tiện vận chuyển có chức năng tương tự thang máy còn có cầu thang có tay vịn tự động. Lịch sử ra đời của nó cũng không muộn hơn mấy so với thang máy. Năm 1859 có người xin cấp bằng phát minh sáng chế, nhưng chiếc cầu thang có tay vịn tự động phải 37 năm sau mới được lắp ráp tại đảo Kenai. Chiếc cầu thang có tay vịn tự động ở thời kì trước chẳng qua là băng chuyền có thiết kế bậc thềm. Đến năm 1921, công ty Otis ở Mỹ mới nghiên cứu và chế tạo ra thang máy tự động theo hình thức bậc thềm, ưu điểm của nó là vừa không cần nhân viên thao tác, vừa không để hành khách đợi lâu, có thể chở khách liên tục không ngừng nghỉ. Hiện nay con người lại thiết kế cầu thang tự động trên đường dành cho người đi bộ, khi chúng ta bước lên nó, không cần tốn nhiều sức lực đã có thể đi từ nơi này đến nơi khác.
29
LÁP LÁNH, BẰNG PHẢNG NHƯ GƯƠNG KÍNH - CÂU CHUYỆN VÊ PHÁT MINH RA VIỆC
DÙNG GƯỚNG KÍNH TRONG CAC CÔNG TRlNH KIỄN TRÚC
Bình thủy tinh truyền thống là dùng đèn hơi thủy tinh thổi thành, vậy có thể dùng phương pháp này để chế tạo ra kính cửa sổ không?
Năm 1894, Liu Birs nhân viên Nhà máy gương kính Chelmsíord Bers ở Anh đã dùng một cái muôi cán dài múc dịch thủy tinh rối đổ vào ống, sau đó ông dùng đèn hơi thủy tinh nhúng vào dịch thủy tinh rỗi bắt đẩu thổi, vừa thổi vừa nâng lên trên, bong bóng thủy tinh ngày càng dài, hai phút sau Liu Birs đã thành công trong việc thổi được một ống thủy tinh cao hơn 2 m. Sau khi phân tích mổ xẻ, nó liến trở thành gương cửa sổ lí tưởng, đó thực sự là một kì tích.
Gợi ý từ bong bóng xà phòng
So sánh với Liu Birs thì nhà phát minh người Bỉ ông Vmarqu lại càng có thành tích xuất sắc hơn. ông Vmarqu sinh ra tại ngoại ô Brussel, là con trai một chù phường thủ công. Sau này lớn lên, ông đến làm việc trong một nhà máy gương kính.
Lò luyện gương kính cao lớn và việc phát minh ra đèn hơi thủy tinh của Liu Birs đã làm cho Vmarqu cảm động vô cùng, ông nảy sinh cảm hứng tràn trê' đối với việc chế tạo gương kính. Tuy phát minh đó của Liu Birs là hiện đại, tiên tiến nhất lúc đó, nhưng vẫn tổn tại một khuyết điểm, đó là đối với ống kính tròn, to thì không thể sử dụng trực tiếp được mà trước hết phải tăng nhiệt để làm nóng, sau đó ép cho bằng phẳng, rối sau cùng mới cắt ra thành từng mảnh kính cửa sổ. Trong quá trình gia công đó, chỉ một chút sơ suất là sẽ "xôi hỏng bỏng không", công lao đổ biển hết, tất cả trờ thành những mảnh kính vỡ.
Liệu có phương pháp nào chế tạo gương kính tốt hơn không? Vấn đề này luôn quanh quẩn trong đầu Vmarqu.
30
Một hôm ông dùng xà phòng để giặt quần áo, bỗng nhiên ông phát hiện giữa tay và nước xà phòng tạo thành một lớp màng. Vậy phương pháp này có thể dùng trong việc chế tạo gương kính không? Phát hiện rất nhỏ này đã đem lại gợi ý rất lớn cho Vmarqu, ông quyết tâm dùng dịch thủy tinh nóng chảy thử một phen.
Thí nghiệm với quy mô nhỏ đã rất thành công. Khi Vmarqu nhúng một tấm kính vào dịch thủy tinh, sau đó từ từ nâng lên, dịch thủy tinh cũng đi lên như bọt xà phòng, hơn nữa còn rất bằng phẳng.
Tích lũy tất cả những kinh nghiệm này, Vmarqu đã thiết kế một loại máy chế tạo gương kính kiểu mới. Dùng loại máy này, có thể chế tạo liên tục nhiểu tấm kính dưới tác dụng của máy kéo.
Sau đó, Vmarqu lại có những cải tiến đối với loại máy này, có thể thông qua việc khống chế tốc độ để tạo ra những tấm kính có độ dày không giống nhau. Loại máy chế tạo gương kính này rất nhanh chóng được phổ biến khắp nơi trên thế giới. Từ đó, gương kính đã trở thành sản phẩm cùa quẩn chúng, được sừ dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc.
Sự ra đời của gương kính nổi
Công ty Corning ở Mỹ là công ty chế tạo gương kính nổi tiếng thế giới, một phát hiện ngẫu nhiên của cậu bé trong công ty đã tạo nên bước ngoặt mới trong phương pháp chế tạo gương kính phẳng.
Một bữa ăn trưa nọ, cậu bé ngổi tựa lưng vào cửa sổ, vừa ăn cơm vừa ngắm cảnh ngoài cửa sổ, bỗng nhiên cậu phát hiện thấy nhìn bế ngoài thì gương kính có vẻ bằng phẳng, nhưng nhìn kĩ lại thấy những đường vân biến hình mà mắt thường khó nhìn thấy được.
Vậy nguyên nhân gì đã dẫn đến hiện tượng này? Nguyên nhân là do gương kính được tạo thành không hoàn toàn bằng phẳng. Giám đốc công ty sau khi nghe báo cáo về phát hiện mới của cậu bé, ông tỏ ra rất tôn trọng, hy vọng nhân viên nghiên cứu khoa học của công ty có thể nhanh chóng tìm ra cách giải quyết.
Qua nghiên cứu phát hiện, nguyên nhân xuất hiện các đường vân trên gương là do khi dùng loại máy Vmarqu phát minh ra để nâng kính lên thường gây nên chấn động nhỏ do một số nhân tố ngẫu nhiên, như vậy làm cho những tấm kính
31
sắp hoàn thành sẽ xuất hiện những đường vân. Muốn xóa bỏ những đường vân này, phải xóa bỏ hoàn toàn chấn động của thiết bị máy móc, nhưng điều này dường như là không thể. Nếu vứt bỏ những tấm kính hỏng đó đi thì sẽ gây tổn thất nặng nể cho Công ty. Vậy phải làm thế nào?
Với sự nỗ lực của các nhân viên trong Công ty, cuối cùng cũng tìm ra phương pháp lí tưởng, đó là dựng đứng tấm kính lên. Để làm được điều đó nhân viên nghiên cứu đã thiết kế một chiếc giường kính đặc biệt - do kim loại thiếc nóng chảy tạo thành đổ đựng dung dịch thiếc.
Sau khi dịch thủy tinh nóng chảy tràn ra từ lò luyện, nó sẽ chảy vào một máng dài trong đó đựng dung dịch thiếc nóng chảy, dịch thủy tinh nổi trên bề mặt dịch thiếc, rồi nguội dần, chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, lúc này thiết bị máy móc sẽ kéo nó về phía trước. Như vậy, gương kính bằng phẳng ra đời, mọi người gọi là “Phương pháp gương kính nổi”.
O • KIẾN TRÚC LỀU BẠT ĐỘC ĐÁO
Nói đến lếu bạt, mọi người chắc hẳn ai cũng thấy quen thuộc. Đó là công trình dựng trên mặt đất với mục đích là che mưa, gió và ánh nắng Mặt Trời. Nó chủ yếu dùng lều bạt hay màng chất dẻo tạo thành, có thể nhìn thấy nó ở bên ngoài hay ở bờ biển. Muốn biết nguồn gốc xuất hiện lểu bạt, chúng ta có thể lội ngược dòng về lịch sử lâu đời của nó.
Hiện nay, lều bạt đã trở thành đối tượng cần thiết không thể thiếu của các nhà nghiên cứu khảo sát và của khách du lịch, ưu điểm của nó là dễ mang theo bên người, mà lại khó bị ảnh hưởng bởi mưa to gió lớn, vì vậy mọi người sử dụng nó như một nơi cư trú tạm thời.
32
Tuy nhiên, các kiến trúc sư đã tổng kết tất cả các công trình kiến trúc từ xưa đến nay, cho rằng loại kiến trúc nhẹ nhàng nhất, tiết kiệm nguyên liệu nhất đó chính là kiến trúc lều bạt, từ đó họ đã kết hợp lếu bạt và công nghệ kiến trúc hiện đại thành một hình thức kiến trúc mới mẻ - Kiến trúc kiểu lếu bạt sinh ra đúng thời. Kiểu kiến trúc này với nhiếu hình dạng và màu sắc khác nhau cứ thế xuất hiện như mang mùa xuân đầm chồi trên mặt đất.
Cung thể thao ở công viên Lindsey thuộc bang Arkansas (Mỹ) là một cung điện thể dục thể thao mang đậm màu sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật. Do lều bạt được sử dụng ở kết cấu hai tầng, bên trong thiết kế theo hình vỏ ốc, nên việc đảm bảo nhiệt độ là rất tốt, trong cung có thể duy trì nhiệt độ 20°c. Kiến trúc kiểu lều bạt này chủ yếu dùng để thi đấu thể thao, với thiết bị đầy đủ, trang nhã. Ngoài việc có thể tổ chức các trận đấu bóng rổ, bóng chuyến, tennis, cầu lông ra, còn có bể bơi trong nhà, một số cuộc thi bơi lội đặc sắc đã từng diễn ra ở đây.
Đến sân bay quốc tế ở thành phố Jeddah ở Ả-rập Xê-Út, một công trình kiến trúc kiểu lều bạt hiện ngay ra trước mắt, thoạt nhìn nó giống như biển cả với những con sóng cuộn trào, phong phú và tực rỡ. Sân bay quốc tế đổ sộ này chiếm khoảng 42.491 m^ khung sắt cao lớn vững chãi nhờ sợi dây thừng nâng lếu bạt màu sữa lên, khiến cho mọi người không kịp nhìn, phòng khách do 10 lếu bạt đổ sộ liên tiếp nhau tạo thành. Diện tích mỗi lếu bạt khoảng 4.250 m^ Được biết, sân bay quốc tế này có thể đồng thời đón tiếp 10 vạn khách du lịch.
Sân bay thành phổJeddah
3A KIẺN TRUC ki d iê u33
Khi Irắc xâm lược Cô-oét, rất nhiều công trình kiến trúc bị đắm chìm trong hỏa chiến. Năm 1996, nước chủ nhà Cô-oét đã mất 50 ngày thiết kế một công trình kiến trúc kiểu lều bạt nguy nga như cung điện, để tổ chức triệu tập Hội đồng tối cao các quốc gia Ả Rập. Công trình này rộng rãi, hùng vĩ, kết cấu hợp lí, lều bạt đổ sộ với những đường nét rõ ràng, lại thêm màu sắc cổ kính, tất cả những cái đó làm cho nó trở nên cao quý, tráng lệ vô cùng, mọi người đến đầy ai nấy đều không khỏi trầm trổ khen ngợi. Kết cấu của công trình này được chia thành ba bộ phận chính đó là phòng hội nghị, phòng chiêu đãi và phòng ngủ, mỗi phòng đểu được bố trí rất trang nhã, thiết bị đầy đủ, tiên tiến, hơn nữa còn lắp đặt hệ thống chống hỏa hoạn.
Nghệ thuật tạo hình của kiến trúc lều bạt rất tỉ mỉ, cầu kì. Hình thức lều bạt truyển thống đã sớm không đáp ứng được nhu cầu, vì vậy việc thiết kế lểu bạt theo hình thức hiện đại hóa hoàn toàn đã trở thành một đề tài quan trọng. Rõ ràng là muốn thiết kế một công trình kiến trúc lều bạt đồ sộ thì giá thành thí nghiệm trực tiếp là vô cùng đắt, nhưng nếu dùng phương pháp mô phỏng thông qua máy tính thì lại kinh tế hơn rất nhiều. Cụ thể là: xây dựng một mô hình toán học tương ứng với kiến trúc lều bạt, đống thời tiến hành thí nghiệm trên máy tính, từ đó sẽ có được mối liên hệ giữa lếu bạt, trụ đứng và dây thừng cũng như các tham số tính năng của chúng, thông qua thí nghiệm mô phỏng này có thể tiến hành thi công cụ thể kiến trúc lếu bạt.
Một vị kiến trúc sư trong ngành này sau khi tiến hành mô phỏng qua máy tính đối với vài chục loại lều bạt đã chỉ ra: hình thức yên ngựa là hình thức lếu bạt hoàn mĩ nhất. Trong Toán học, hình thức này được gọi là hình thức hai mặt cong Parabol, giúp cho lếu bạt có sức kéo lớn nhất, hơn nữa có người còn lấy lều bạt theo hình thức yên ngựa để làm thí nghiệm chịu gió, kết quả cho thấy việc tính toán trên lí thuyết và tình hình thực tế là hoàn toàn khớp nhau.
Khi tiến hành thi công kiến trúc lếu bạt, thường sử dụng phương pháp “thổi phổng” làm cho lều bạt đổ sộ có thể kéo dài ra, để hình thành mặt cong như đã xác định khi thiết kế. Để đạt được mục tiêu đó chỉ cần sử dụng máy quạt gió làm tăng áp lực không khí trong phòng, khí áp tăng lên vài % là được. Chẳng hạn muốn có một kiến trúc lều bạt chứa được 12000 sinh viên trường Đại học Plorida Mỹ thì cứ thế “thổi” lên thôi.
343B- KIÈN TRUC KI DIÉlì
Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện một số kiến trúc sư nổi tiếng trong ngành thiết kế kiến trúc lếu bạt, họ tìm tòi nghiên cứu nhiếu hình thức lếu bạt khác nhau, lĩnh hội sâu sắc mối quan hệ tương trợ cùa việc phối hợp và điếu hoà giữa kiến trúc và môi trường, mạnh dạn theo đuổi tính khoa học và tính viễn tưởng, mong muốn thiết kế được những công trình sáng tạo, nổi trội, và kết quả là rất nhiếu kiến trúc lều bạt với kết cấu tự do, phong cách đa dạng đang đứng “hiên ngang”ở khắp nơi trên thế giới.
H 7 . "GIÀN THÉP CHỌC TRỜI"
Trung tâm triển lãm quốc tế Trung Quốc được xây dựng ở Bắc Kinh. Đây là quần thê’ kiến trúc rất lớn, .”ó bao gồm 6 phòng triền lãm trong nhà và 2 khu triển lãm ngoài trời, trong đó có 4 phòng được thiết kế theo kiến trúc hình vuông với chiều dài cạnh là 63m, mái nhà tương đối cao và bể ngang cũng khá lớn, trông nó giống như đang bay vút lên trời cao. Nhưng tại sao ở giữa lại không có bất kì cột chống đỡ nào? Nguyên nhân là do nó đã sử dụng kết cấu giàn thép. Kết cấu giàn thép rất thích hợp đối với những kiến trúc đồ sộ như cung thể thao, phòng triển lãm, hội trường lớn. Kết cấu này được ứng dụng khá rộng rãi trên thế giới.
Giàn thép là kết cấu mạng lưới được hình thành do nhiều cột tuân theo một quy luật nhất định, làm thay đổi trạng thái chịu lực của khung chịu lực thông thường, có tính năng chịu lực theo các hướng. Do giữa mổi cột đểu có lực tương trợ lẫn nhau, nên tính năng tổng thể của nó rất mạnh, tính ổn định tốt, sức chịu đựng trong không gian tốt. Vì vậy, nó không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các công trình có chiếu ngang lớn, mà nó còn là một hình thức kết cấu chống động đất rất tốt. Độ cao cùa kết cấu giàn thép tương đối nhỏ, hơn nữa có thể sử dụng những chiếc cột với quy cách nhỏ và đống loạt, những cột này chủ yếu sử dụng chất liệu là ống thép hoặc thép chữ L, điểm giao nhau là điểm nút của quả cầu
35
rỗng ruột hoặc điểm hàn nối tấm thép, rất thích hợp trong các nhà máy sản xuất, thiết bị lắp ráp trên mặt đất, thiết bị lắp ráp hoàn chỉnh.
Hình thức giàn thép thì có rất nhiều, phổ biến nhất là giàn thép với hai hướng chính nghiêng, giàn thép có 3 hướng giao nhau và giàn thép theo hệ thống góc cạnh. Dựa vào kết cấu bên ngoài có thể chia kết cấu giàn thép thành hai loại đó là kết cấu theo hình phẳng và hình vỏ. Giàn thép hình phẳng thường có hai tầng; giàn thép hình vỏ có thể là một tầng, hai tẩng, một khúc, hai khúc. Kết cấu giàn thép sử dụng những cây cột khá nhỏ, làm cho chiểu ngang càng lớn, ưu điểm của nó rất rõ ràng.
ở Trung Quốc có rất nhiều kiến trúc sử dụng kết cấu giàn thép. Cung thể thao thủ dô được thiết kế theo kết cấu hình vuông, diện tích khoảng hơn 40.000 m^, có thể chứa dược 18000 khán giả. Cung thể thao Thượng Hải có kiến trúc hình tròn, đường kính 114m, diện tích là 47.000m% có thể chứa được 18.000 người. Toàn bộ mặt đứng của kiến trúc rất mới lạ, dộc dáo, đường nét hoàn chỉnh, mang đậm màu sắc dân tộc. Cung thể thao Giang Tô ở Nam Kinh có diện tích 18.000 m^ có thể chứa được 10.000 người, các mặt phẳng của kiến trúc là hình tám góc, mang đậm màu sắc của một kiến trúc thể thao. Hơn nữa còn có Quảng trường văn hóa Thượng Hải, mái nhà được thiết kế theo kết cấu giàn thép hình quạt, nó là kiến trúc giàn thép có chiểu ngang lớn nhất Trung Quốc hiện nay.
Những công trình kiến trúc này dểu có một đặc điểm chung đó là nghệ thuật tạo hình của nó rất đặc sắc, tinh tế và tráng lệ,
ở nước ngoài, kết cấu giàn thép cũng được ứng dụng rộng rãi. Cung thể thao Madalena ở Mexico là một kiến trúc hình tròn, với đường kính 170m, có thể chứa được 15.000 người. Cộng thêm các vị trí hoạt động, nhiều nhất có thể chứa được 23.000 người. Mái của nó được tạo nên bởi hợp kim nhôm, chống trên bốn cột bê tông hình chữ V, tạo hình độc đáo rất giống với một con côn trùng hình tròn có vỏ cứng. Cung thể thao hình tròn tại thành phố Houston (Mỹ), đường kính 193m, có thể tiến hành các trận thi dấu bóng đá trong nhà, bao gồm 6 tầng ghế ngồi cho
52.000 khán giả. Cung thể thao New Oleans ở Mỹ có các mặt là hình tròn, đường kính 207m, chứa được hơn 90.000 người, đây là cung thể thao theo kết cấu giàn thép lớn nhất trên thế giới.
36
Quy mô kiến trúc giàn thép to lớn như vậy, nếu lấy hình thức kiến trúc truyền thống thì khó mà tưởng tượng được. Tạo hình bên ngoài đập vào mắt mọi người bởi kết cấu mới lạ, độc đáo, thể hiện đẩy đủ sự phát triển thần tổc của khoa học kĩ thuật. Tháp Tokyo Sky Tree sử dụng kiến trúc giàn thép
8 . MÁI VÒM THẨN Kì ĐƯỢC GHÉP NỐI TỮ NHỮNG ĐOẠN THẲNG NGẮN
Năm 1953, Công ty xe hơi Ford ở Mỹ chuẩn bị làm lễ chào mừng 50 năm ngày thành lập, Giám đốc Small Ford quyết định chọn Đại Viện Lộ Thiên ở giữa Văn phòng hình tròn và mái của nó làm nơi diễn ra hoạt động chào mừng. Nhưng chỉ cho phép sân thượng chống trên bức tường có sẵn xung quanh, không cho phép chống ở giữa. Trên bức tường đó lại không tính đến việc tăng thêm ngoại lực,
37
điều này gây cản trở cho những kiến trúc sư quen thiết kế theo kiểu xi măng cốt thép vỏ mỏng. Lúc đó, kiến trúc sư Puller đã dũng cảm nhận nhiệm vụ khó khăn này. Ông dùng hợp kim nhôm với trọng lượng nhẹ để làm cột, với hình thức kết cấu không gian tạo ra đỉnh vòm kết hợp với lớp màng sợi hóa học. Mái nhà hình vòm với đường kính 93 inches( 28,34m ), ngoại lực 8,5 tấn, nhẹ hơn 20 lần so với cách làm thông thường. Từ đó về sau ông không ngừng sáng tạo, phát triển thành hệ thống mái vòm độc đáo được hình thành từ những đoạn thẳng ngắn.
Hệ thống mái vòm được hình thành từ những đoạn thẳng ngắn tức là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên mặt cầu. Bằng 6 đường thẳng liên tiếp nhau có thể tạo nên 4 mặt có hình mũi khoan 3 góc, coi như một đơn vị cơ bản. Dùng những đơn vị này tổ hợp lại, có thể biến thành 8 mặt, 14 mặt, 20 mặt. Qua nhiều lần phân tích tồng hợp, hình thái của nó càng giống với hình tròn. Cuối cùng, giàn thép kết cấu từ những đoạn thẳng ngắn này phân bố trên mặt cầu liển trở thành sân thượng hình tròn. Đặc điểm của kết cấu này là: lực tác dụng lên bất kì cột chống nào cũng đều được chia đều cho toàn bộ các cột chống, tính chỉnh thể rất cao, do đó có thể khai thác tiềm lực vê' khả năng chịu lực tác dụng của kim loại. Mỗi cột chống đểu có thể chịu được một lực tác dụng cao hơn so với lực tác dụng cho phép vốn có của nó.
Mái vòm được cấu thành từ những đoạn thẳng ngắn đầu tiên mà Puller tạo nên có đường kính 4m, còn đường kính của mái vòm có kết cấu tương tự hiện nay là lOOm, việc xây dựng cũng chỉ mất rất ít thời gian.
Năm 1957, đội nhạc giao hưởng Havvaii (Mỹ) khi công diễn tại Honolulu, vé vào cửa bán hết rất sớm ngay từ hôm đầu tiên. Hôm sau, ở rạp lúc đó chỉ toàn là các cột kim loại vừa được vận chuyển đến. Ai mà biết được rằng đêm ca nhạc có phải được tổ chức ngoài trời hay không, khi mọi người đang cố thăm dò tình hình xem thế nào thì hiện tượng lạ bắt đầu hiện ra, chỉ đúng 22 giờ sau, một phòng âm nhạc mái vòm với đường kính 44m hiện ra sừng sững trước mắt, thần kì chẳng khác nào việc A-la-đanh nhờ vả Thần Đèn trong câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm”, trong một đêm có thể xây xong một cung điện nguy nga, tráng lệ. Sau hai giờ đổng hổ, đêm hội âm nhạc đã biểu diễn xong đúng như thời gian đã lên lịch.
38
Hình cầu, từ trước đến nay đã trở thành đối tượng ca tụng của các mĩ thuật gia và các nhà nghệ thuật. Thế kỉ VI trước Công Nguyên, Pitago đã từng nói: “Trong hình học thì hình cầu là hình đẹp nhất.” Plato cũng tuyên bố như vậy, Cái đẹp mà ông nói ở đây chính là đẹp về hình thức, nó là những đường thẳng và hình tròn, và những mặt phẳng và hình lập thể được tạo nên từ những đường thẳng và hình tròn ấy. Họa sĩ người Pháp - người có ảnh hưởng rất lớn đến ngành hội họa - ông Cezanne đã từng nói, để miêu tả được thiên nhiên, người họa sĩ phải dùng hình trụ, hình cẩu và hình nón. Các tác phẩm hội họa của Picasso chính là sự vận dụng những hình thể đó. Cái đẹp của mái vòm được làm từ những đoạn thẳng ngắn toát lên từ những hình cầu đó.
Kiến trúc mái vòm được dựng lên từ những đoạn thẳng ngắn được nhiều người biết đến, nó luôn giữ vị trí đầu tiên ngay từ trước khi các kiến trúc thông khí ra đời. Năm 1959, bang Ohio, Cleveland ở Mỹ đã xây dựng thành công một mái vòm kiểu này. Nó có đường kính 75m, bao gồm tất cả kiến trúc và sân bên ngoài phòng của Hiệp hội kim loại Mỹ, tạo nên một ki quan kiến trúc đan xen, lồng ghép vào nhau. Trước đó 1 năm, một mái vòm kiểu này cũng được xây dựng tại Bedon thuộc bang Louisiana Mỹ, đường kính 115m, dùng làm nhà sản xuất xe tăng.
Puller và kiến trúc mái vòm
39
Chính sự ưa chuộng rộng rãi và sự tinh tế của những kiến trúc mái vòm kiểu này đã gợi ý cho các kiến trúc sư. Năm 1960, Puller đã để xuất xây dựng một mái vòm đường kính 3.200m trên đảo Manhattan ở trung tâm thành phố New York, che phủ toàn bộ khu trung tâm trên đảo, thực hiện xây dựng một thế giới nhỏ, trong đó con người làm chủ thiên nhiên. Đó không phải là viễn tưởng. Như đã tính toán, diện tích tiếp xúc giữa vỏ bên ngoài và tầng khí hậu chỉ bằng 1/5 diện tích bên ngoài của kiến trúc bên trong, vì vậy nhiệt lượng mất đi rất ít, hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao. Vì sao mái vòm lại nhẹ như thế? Đó là nhờ vào lực nổi sinh ra sau khi nhiệt độ không khí trong phòng lên cao, do vậy nó có thể chống đỡ được.
Tác phẩm thành công nhất của Puller là Viện bảo tàng ở Hội chợ triển lãm quốc tế Montreal, Mỹ năm 1967. Toàn bộ kiến trúc là do các cột hợp kim tạo thành, giữa các khung không hể có thiết bị thông gió tự động khống chế việc đóng mở. Ban ngày, tấm màng bảo vệ treo ở phía dưới giàn thép phản xạ ánh sáng; ban đêm dưới ánh sáng rực rỡ nó trông giống như quả cẩu thủy tinh. Tháng 3 năm 1976, do lúc sửa chữa không cẩn thận nên đã gây ra hỏa hoạn, các thiết bị bảo vệ gần như bị thiêu cháy hết, chỉ riêng kết cấu mái vòm là vẫn đứng vững ở đó. Như vậy thực tế đã chứng minh tính kiên cố của kiến trúc mái vòm được dựng nên từ những đoạn thẳng ngắn.
Kiến trúc mà Puller sáng tạo ra rất phong phú, đặc sắc, được mọi người đón nhận. Chúng giống như quả cầu nhiều màu sắc, xuất hiện khắp nơi làm cho thế giới này càng thêm đẹp hơn,
40
l H 9 . NHÀ ở Được TẠO RA Từ TRONG CÔNG XƯỞNG
Thông thường, để xây dựng một ngôi nhà trong thành phố phải mất vài năm hoặc nhiều hơn, còn nhà xe di động lại được hoàn thành trong thời gian vài tháng hoặc ngắn hơn. Loại nhà xe di động này nhanh chóng đem lại những điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với những ngôi nhà thông thường.
Một loại nhà xe di động điền hình
Nhà xe đã thay đổi phương pháp thi công thủ công truyền thống, áp dụng phương thức sản xuất hiện đại hóa giống như chế tạo xe ô tô. ở Mỹ có rất nhiều nhà máy chế tạo những ngôi nhà di động, trung bình cứ 20 phút là có thề chế tạo ra một ngôi nhà di động. Do sản xuất với số lượng lớn nên giá của nó thấp hơn so với những ngôi nhà thà thông thường. Do vậy nó nhận được sự chào đón của các hộ sử dụng.
Thực ra, những ngôi nhà di động dã có lịch sử hơn 60 năm. Ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, để đáp ứng nhu cầu du lịch, mọi người đã bắt đầu chế tạo mui xe ngày nghỉ hay những ngôi nhà theo kiểu xe kéo du lịch. Năm 1933, ngôi nhà di động đầu tiên do một nhà máy chế tạo xe hơi Mỹ sản xuất. Lúc đầu nó chỉ cung cấp cho những nhân viên nhà máy lưu động, nhà thăm dò lưu động, người
41
trong ngành quân sự và nhân viên công trình bằng gỗ sử dụng. Thời kì Đại chiến thế giới lần thứ 2 và công cuộc khôi phục sau chiến tranh, nhà ở thiếu thốn, điểu này khiến cho việc sử dụng nhà ở di động ở Mỹ tăng nhanh. Năm 1950, nhà ở di động có nhà vệ sinh đã thâm nhập thị trường. Năm 1955, các nhà chế tạo Anh và Mỹ bắt đấu sản xuất nhà xe rộng 3m, sau này tăng lên thành rộng 3,6m, dài 20 m. Loại nhà di động cỡ lớn này, thực ra là loại có kết cấu có sẵn, sau khi dùng xe kéo đến hiện trường, phải dùng cần cẩu để vận chuyển và lắp đặt trên một miếng đệm trên mặt đất, đồng thời nó phải nối liến với hệ thống nước ngầm, điện và điện thoại. Phòng tắm, nhà bếp, phòng ăn, phòng sinh hoạt hàng ngày, phòng ngủ của ngôi nhà này có diện tích khá nhỏ, nhưng bên trong lại được bố trí rất thích hợp, về mặt thiết kế, nó đã tiếp thu ưu điểm thiết kế theo khoang của các phi thuyến vũ trụ.
Khung của loại nhà này do nguyên liệu thép tạo thành, bộ phận bảo vệ sử dụng các tấm đúc sẵn tiêu chuẩn, nguyên liệu chủ yếu là gỗ dán có ruột được chế tạo đặc biệt, bên trong có thiết bị giữ nhiệt ở dạng bọt, trên tường có dán lớp giấy làm bằng chất dẻo, mặt trên sử dụng thiết bị chống mưa nắng, đổng thời có tính năng giữ nhiệt, cách nhiệt. Bên trong ngôi nhà, thiết bị thông thường là thiết bị kĩ thuật cao, nhiệt độ có thể điểu chỉnh tự động, thích hợp với với điều kiện khí hậu ở các quốc gia và khu vực khác nhau.
Quy tắc và tạo hình của ngôi nhà di động chủ yếu dựa vào đặc điểm của chủ nhà và tình hình di chuyển để xác định. Chẳng hạn, những ngôi nhà thường xuyên phải di dời, thường chọn loại nhà xẻ có bánh, nhà theo kiểu xe kéo, nhà có xe trượt tuyết. Đối với những ngôi nhà không hay phải di dời, có thể chọn loại nhà có thùng đựng hàng.
Đầu tư cho những ngôi nhà xe này rất thấp, hiệu quả lại cao, đặc biệt là đối với những nơi thiếu nhân lực và vật liệu kiến trúc. Vì các thiết bị của ngôi nhà kiểu này được chế tạo ngay tại công xưởng, nên việc thiết kế ngôi nhà có thể sẽ không chịu ảnh hưởng của thời tiết cũng như theo mùa, từ đó rút ngắn thời gian thi công ngôi nhà.
Nhà xe đã trở thành một hình thức kiến trúc phổ biến ở nước ngoài trong những năm gần đây, nó mang lại môi trường sinh hoạt tốt cho con người. Có thể tin tưởng rằng, cùng với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật, kiểu nhà này sẽ được ứng dụng và phát triển rộng rãi.
42
& 1 0 . Bức TƯỜNG NHÀ TRONG SUỐT
Từ xưa đến nay, ngành xây dựng không thể rời khỏi “cửa sổ” và “bức tường”, trong sự so sánh giữa cửa sổ và bức tường họ cũng đã có những tác phẩm nổi tiếng. Kiến trúc sư người Mỹ ông Smith phát hiện ra rằng tường bao bên ngoài các công trình không có tác dụng quan trọng, có thể dùng gương kính thay thế gạch để làm tường. Do bề mặt bên ngoài gương rất trơn, có tác dụng phản xạ lớn, vì thế rất dễ tạo nên hiệu quả nghệ thuật kì diệu. Năm 1945, ông Smith đã thiết kế một ngôi nhà có tường làm toàn bằng gương kính cho một nữ bác sĩ, toàn bộ ngôi nhà sáng lóa mắt, trông giống như “cung thủy tinh”. Đáng tiếc là, lúc đó tính cách nhiệt của thủy tinh trong suốt rất kém, dễ gây lóa mắt, người phụ nũ trong ngôi nhà này luôn bị cái lạnh giá của mùa đông, cái nóng bức của mùa hè cũng như ánh sáng chói lóa giày vò đến mức suốt ngày kêu đau khồ. Vậy là lần thử nghiệm đầu tiên của Smith thất bại, tuy nhiên ông không hể nản lòng, mà vẫn luôn nghĩ đến việc thiết kế công trình mới với tường bao ngoài là gương kính. Đến năm 1950, sau khi gương kính màu xuất hiện, ông Smith đã sử dụng nó thiết kế một công trình kiến trúc cao tầng (38 tẩng) có tường bao quanh là gương kính, đó là cao ốc Seagram ở New York Mỹ, công trình này đã nhận được sự đánh giá cao của giới kiến trúc.
Năm 1960, lại xuất hiện một loại gương mặt kính, làm cho các công trình kiểu như trên lại càng phát triển mạnh. Gương mặt kính là dùng phương pháp mạ trong chân không hoặc phương pháp xử lí hóa học, trên những tấm kính đã qua xử lí nhiệt (thông thường gọi là thủy tinh công nghiệp) mạ thêm một lớp kim loại có độ dày là 0,1 - 0,2 micromet (kim loại này có thể là đồng, nhôm, vàng) hoặc một lớp oxi hóa kim loại (như đồng oxi hóa, Co ban oxi hóa, Ti tan oxi hóa, thiếc oxi hóa) làm cho nó sáng bóng như gương, đồng thời xuất hiện các màu sắc khác nhau như màu vàng, màu bạc, màu lam, xám, màu đổng cổ. Kính mặt gương có hai đặc tính quan trọng đó là có gương và có kính, khi tiếp nhận ánh sáng nó có đặc tính của gương, có thể đứng soi gương, còn mặt khuất sáng của nó lại mang đặc tính của kính, có thể cho ánh sáng lọt qua. Điếu này đã làm cho các công trình
43
kiến trúc có tường là gương kính đạt được hiệu quả nghệ thuật không thể ngờ tới, bức tường sáng như gương, cảnh vật xung quanh chiếu lên mặt trên, hoà hợp cùng cảnh vật thiên nhiên, khi chúng ta thưởng thức nó, chúng ta sẽ có cảm giác như đang được thưởng thức cái đẹp.
Chức năng thực tế của thiết bị cách nhiệt và thiết bị lấy ánh sáng cũng rất lí tưởng. Chẳng hạn nếu dùng gương mặt kính và gương thông thường tạo nên bủc tường hai tầng sẽ có tính năng cách nhiệt rất tốt. Vào mùa hè, nó có thể ngăn chặn được 90% bức xạ ánh nắng Mặt Trời, điều này giúp chúng ta khi bị Mặt Trời chiếu rọi cũng không có cảm giác nóng bức. Vào mùa đông, nó tiết kiệm chi phí lấy độ ấm so với tường gạch có trát xi măng hai bên, hiệu suất thấu quang của kính mặt gương chỉ có 26%, trong khi con số này ở gương bình thường cao tới 78%. Nhưng do diện tích chiếu sáng của các công trình có tường kính bao quanh, vì vậy có thể làm tăng thêm tính thấu quang. Gương mặt kính sẽ rất nhanh chóng trở thành một loại vật liệu xây dựng cao cấp.
Gẩn 30 năm nay, các nước trên thế giới đã sử dụng loại gương này để thiết kế các công trình hiện đại. Những năm 80, ở Thượng Hải, Trung Quốc đã xuất hiện một công trình kiến trúc cao tầng có tường bao quanh là gương kính, công trình này có cái tiên gọi là "Cao ốc Liên nghị". Cao ốc này nằm ở giao lộ Tứ Xuyên phía đông đường Đình An thành phố Thượng Hải, tổng cộng có 28 tầng, cao khoảng lOOm, diện tích công trình khoảng 28.000 mL Tường bao quanh nó được làm bằng gương màu vàng óng, trên bức tường trơn bóng, không chỉ ánh lên màu vàng lấp lánh, mà còn xuất hiện những bức họa nhấp nháy (chiếu cảnh vật xung quanh lên mặt trên), trông giống như một cung điện thủy tinh sáng chói. Ban ngày, khi mọi người đứng bên ngoài tòa nhà nhìn vào, bức tường gương mặt kính giống như một bức tường thấu quang, nó che đi tất cả hoạt động của người bên trong đó, nhưng khi bước vào bên trong tòa nhà thì bức tường chặn tầm mắt đó không còn nữa, cảnh vật bên trong và bên ngoài căn nhà hoà làm một, không gian trở nên rộng rãi vô cùng, khiến cho mọi người có cảm giác lưu luyến không muốn về.
Nhưng cũng có người tỏ ra lo lắng về độ bền của gương. Gương là loại vật liệu có tính giòn, dễ vỡ, một khi tác dụng lực không sẽ rất dễ gây vỡ vụn. Trong quá trình phát triển kiến trúc có tường là gương, thực sự đã từng xảy ra hiện tượng do gương vỡ quá nhiếu làm cho rất nhiều kiến trúc bị tổn thất. Chẳng hạn, một kiến
44
trúc nổi tiếng ở Âu Mỹ có tên là cao ốc Boston Hancock, do gương kính vỡ vụn mà trở nên thay đổi hoàn toàn. Bứí tường kính của cao ốc này tổng cộng có 10.344 mảnh kính. Năm 1971 vừa hoàn thành thì một vài mảnh kính đã xuất hiện tình trạng kính vỡ. Năm 1973 trong một lần giông bão lại làm tổn thất một số tấm kính nữa. Đến năm 1975 đã có 2000 mảnh kính vỡ mà chỉ có thể thay nó bằng những miếng gỗ, tòa nhà cao tầng Hancock bị tổn thất vô cùng nặng nể. Theo điểu tra, nguyên nhân chủ yếu gây ra vỡ kính là do độ nở ra và co vào ở hai tầng kính không đều nhau. Để khắc phục nhược điểm này, các kiến trúc sư phải áp dụng phương pháp uốn nắn, sửa chữa, biến tất cả các tấm kính hai tầng thành các tấm kính một tầng khá dày, kết quả là tiêu tốn vài triệu đôla Mỹ mới có thể làm cho cao ốc này phát sáng như trước. Tuy nhiên, sau khi sửa chữa vẫn còn một số tấm kính bị vỡ. Để quan sát xem kính có bị vỡ hay không, người ta đành phải phái người dùng kính viễn vọng quan sát cẩn thận sự thay đồi màu sắc của các tấm kính. Hiện nay, công việc này đã có máy truyến cảm điện tử thay thế. Trên mỗi miếng kính, dếu có thiết bị truyền cảm điện tử dạng lát cắt hình tròn. 10344 thiết bị truyền cảm điện tử tùy theo mức độ nó sề phản ánh trạng thái chịu lực của kính đến phòng khống chế Trung ương. Khi một tấm kính nào đó sắp bị vỡ, sau khi điện não phòng khống chế Trung ương
nhận được tín hiệu thiết bị truyền cảm điện
tử truyền đến, lập tức phát ra cảnh báo,
đồng thời báo cho nhân viên quản lí vế tấm
kính có tinh trạng nguy hiểm đó. Khi ấy,
nhân viên quản lí sẽ có nhiệm vụ thay nó.
Như vậy, mọi người có thể có biện pháp xử
lí trước khi sự việc xảy ra, tránh những tổn
thất không thể ngờ tới.
Cùng với sự phát triển cùa các công
trình thì sự an toàn trong kĩ thuật ngày
càng được nâng cao, con người không còn
phải lo lắng về chuyện kính vỡ nữa. Công
trình kiến trúc với bức tường kính khéo léo
tuyệt đối càng làm cho thành phố hiện đại
thêm sặc sỡ. Tòa nhà Seagram ở New York, Mỹ 45
ị| | 1 1 . SÂN VẬN ĐỘNG CỚTHỂ MỞ NÓC ___.V
Sự phát triển của sự nghiệp thể dục thể thao đã thúc đẩy các công trình kiến trúc thể thao phát triển. Sự không ngừng nâng cao về trình độ các môn thể dục thể thao và sự phổ cập của phong trào Olympic quốc tế đã đề ra yêu cầu càng cao hơn đối với các kiến trúc thể thao.
Năm 1989, thành phố Toronto Canada đã xây dựng thành công sân vận động quy mô lớn, có thể đóng mở nóc - Sân vận động Thiên Củng. Năm 1993, thành phố Phú Phong ở Nhật Bản cũng xây dựng thành công một sân vận động khác có tên là sân vận động Phúc Cương. Ngoài ra, một số quốc gia cũng đang triển khai nghiên cứu sân vận động với quy mô lớn có thể đóng, mở nóc.
Không gian sân vận động được chuyển dẩn dần từ bên ngoài vào bên trong, đây là một quá trình từ từ từng bước một. Trong Thế vận hội Olympic cổ đại cách đây hơn 2000 năm được tổ chức tại vùng đất tự nhiên và xanh hóa Olympia phía Tây Hy Lạp, dưới ánh nắng ấm áp của Mặt Trời, các trận tranh tài thể thao đã diễn ra tại đây. Các cuộc thi đấu thể thao truyền thống đã được thể hiện đầy đủ trong Đại hội thể dục thể thao hiện đại lần đầu tiên được tổ chức tại Athens năm 1896. Cho đến ngày hôm nay, mặc dù quy mô sân vận động ngày càng lớn, số người tham gia ngày càng đông, thiết bị kĩ thuật điện tử ngày càng phức tạp, nhưng các môn thi đấu mọi người đặc biệt yêu thích như bóng đá, điển kinh, bóng chày, bóng bầu dục vẫn là những môn thi đấu được tổ chức ngoài trời.
Để khỏi chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu đối với các môn thi đấu, cũng như để tận dụng không gian hoạt động, mọi người đang nỗ lực xây dựng và phát triển sân vận động thể dục thể thao trong nhà với quy mô ngày càng lớn. Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các hạng mục thể dục thể thao ở các nước cũng như yêu cầu ngày càng phức tạp của các chức năng khác, mà còn thể hiện đột phá to lớn trong nghệ thuật kiến trúc và các công trình kĩ thuật.
Nóc có thề đóng mở, có thể thu nhỏ quy mô sân vận động, đây không phải là hình thức kiến trúc mọi người mới nghĩ ra trong những năm gần đây, mà ý tưởng
46
thiết kế này đã có từ rất lâu rồi. Theo ghi chép, năm 80 trước công nguyên, đấu trường Colosseum ở La Mã do Hoàng đế Vespassian ở La Mã hoàn thành có thể chứa được 50000 người, trên chỗ ngồi của khán giả có bố trí màn che làm nóc, việc đóng mở nóc do các nô lệ đảm nhiệm.
Bước vào những năm 60 của thế kỉ, công trình thể dục thể thao có nóc mở được sử dụng đầu tiên tại Âu-Mỹ, như bể bơi lội, sân tennis. Sân vận động có nóc mở quy mô tương đối lớn, đầu tiên phải kể đến lễ đường Pittsburgh được xây dựng tại Mỹ. Đó là kiến trúc có dạng hình tròn với đường kính 127m, 9.200 chỗ ngồi cố định, 4.400 chỗ ngồi tạm thời, chiểu cao của kiến trúc này là 33m. Đầu tiên nó là rạp ngoài trời chuyên biểu diễn ca kịch, chỉ có chỗ ngồi khán giả là có màn che chắn. Sau này do nhu cầu ngày càng cao của các môn thi đấu trong nhà như bóng rổ, khúc côn cầu. mọi người mới đưa ra phương án thiết kế nóc đóng mở, phương án này đã được thực hiện với tổng chi phí là 1.000.000 đôla Mỹ.
Nhưng công trình chính thức thực hiện đó là sân vận động diễn ra Đại hội thể dục thể thao năm 1976 tại Montreal Canada. Cấu trúc chủ yếu của nó là từ phần đỉnh đến những phần xung quanh có thiết kế các dầy thừng và dùng nó để treo bạt, rồi lại thu bạt lên đỉnh, do nguyên nhân kinh tế mà ý tưởng này mãi đến năm 1987 mới được thực hiện. Trên cơ sở đó, sân vận động quy mô lớn Thiên Củng đã được hoàn thành vào năm 1989 tại Toronto Canada. Nó có điểm khác so với sân vận động Montreal là ở chỗ nóc của nó có hình vòm bằng kim loại có thể di động. Công trình quy mô lớn này đã vượt khỏi giới hạn các công trình thể dục thể thao đơn thuần, nó còn bao gốm nhiều hoạt động như hoạt động triển lãm, hoạt động văn nghệ và các hoạt động khác. Trong đó có những hoạt động đòi hỏi không khí và ánh nắng Mặt Trời, có những hoạt động lại đòi hỏi môi trường ánh sáng và điện trong nhà, lại có loại đòi hỏi điều kiện hoạt động ngay cả với thời tiết khắc nghiệt.
Việc hoàn thành sân vận động quy mô lớn Toronto đã gây sự chú ý cho giới thể thao cũng như giới công trình Nhật Bản. Công ty xây dựng đã bắt đầu triển khai và nghiên cứu loại hình sân vận động có nóc đóng mở. Năm 1988, tiến hành xây dựng lại sân vận động Trung tâm quần vợt Hữu Minh Tokio, diện tích sân được tăng lên thành 1.700.000 m^ dành cho hơn 10.000 người, nó được xây dựng theo hình thức có nóc mở di động.
47
Đối với sân vận động quy mô lớn có nóc di động, sự khác nhau của trạng thái chịu lực khi nóc đóng hoàn toàn và những công trình bình thường là không lớn lắm, nhưng sau khi mở nóc di động, trọng tải của nó và trạng thái chịu lực lại vô cùng phức tạp.
Chẳng hạn như Montreal và sân vận động quy mô lớn Phúc Cương ở Nhật Bản, trọng tải nóc rất lớn, diện tích nóc ở Montreal là 3.240.000 m^ sử dụng kết cấu thép và thép bản, tổng trọng lượng là 10.000 tấn, trong đó 3 bản có thể di động có trọng lượng 6.344 tấn, mỗi lán mở cần 20 phút. Diện tích nóc sân vận động Phúc Cương là 450.000m^ sử dụng kết cấu thép ống và nóc titan kim loại, tổng trọng lượng 120.000 tấn, trong dó có 2 bản có thể di động, mỗi bản có trọng lượng 4.000 tấn, mỗi lần mở cần 20 phút.
Trong quá trình mở những loại nóc nặng như vậy, do biến đổi của hướng gió, nhiệt độ, còn có ma sát, thậm chí khi dộng đất còn xuất hiện những biến đổi về trạng thái chịu lực, điều này làm cho phần di động sẽ bị lắc lư, hình dạng biến đổi. Những vấn đế này giải quyết thế nào? Làm thế nào xử lí những ứng lực ở trạng thái không giống nhau. Những điếu này đòi hỏi phải giải quyết trong quá trình thiết kế công trình.
Sân vận động Toronto
48
Ngoài ra là vấn đê' di chuyển những cái nóc có trọng lượng rất nặng, các nhà thiết kế đều cho rằng cấu tạo kết cấu di động này phải hết sức đơn giản, như vậy dù có xảy ra sự cố, cũng vẫn đảm bảo an toàn, đổng thời cũng sẽ dễ dàng trong việc quản lí và sửa chữa.
Nhật Bản là nước thường xuyên xảy ra động đất, sân vân động quy mô lớn Phúc Cương sẽ lắp đặt máy đo động đất trên quỹ đạo chuyển động của nóc, khi thiết bị này nhận được độ động đất vượt quá giới hạn thì nóc mở di động có thể tự động dừng lại.
Montreal và sân vận động Phúc Cương đều thông qua việc di chuyển một bộ phận chỗ ngồi nào đó để thích ứng với yêu cầu của môn bóng chày, môn khúc côn cầu và một số môn thi đấu khác. Hiệu suất mở của Montreal là 91 %, còn của sân vận động Phúc Cương là 63%. Do mục đích sử dụng bên trong không giống nhau, vì vậy, để đưa ra những yêu cầu tiến bộ hơn đối với trạng thái đóng mở của nóc, nóc có thể lấy ánh sáng hay không, các kiến trúc sư lại có những ý tưởng mới và yêu cầu sử dụng mới, việc này lại càng thúc đẩy khai thác và phát triển nóc di động.
1 2>. VIỆC TU SỬA BẢO TÀNG LOUVRE
CỦA KIẾN TRÚC Sư BỐI DUẬT MINH «
Bối Luật Minh là người Hoa quốc tịch Mỹ, ông là một kiến trúc sư xây dựng kiệt xuất, là một nhà nghệ thuật lí tưởng trong ngành kiến trúc, ông rất giỏi trong việc kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống cổ đại và nghệ thuật hiện đại nhất, mới nhất, từ đó tạo ra phong cách độc đáo cho riêng mình. Bối Luật Minh nói: “Kiến trúc và nghệ thuật tuy không giống nhau nhưng thực chất lại thống nhất nhau, mục tiêu của tôi là tìm ra và theo đuổi sự thống nhất hài hoà
4A- KIỄN TRÚC KÌ DIỆU49
giữa chúng”. Thực tế đã chứng minh, việc theo đuổi nghệ thuật trong kiến trúc là một trong những phương diện chủ yếu làm nên thành công trong sự nghiệp của ông.
Bối Luật Minh sinh ngày 26 tháng 4 năm 1917 tại Quảng Châu, tổ tiên của ông ở Tô Châu, cha là nhân viên Ngân hàng. Năm 1927 ông học cấp 2 tại Thượng Hải St John. Sau đó, ông vượt trùng dương xa xôi đi du học tại Mỹ. Bối Luật Minh lần đầu tiên đoạt giải là vào năm 1959. Tác phẩm thiết kế của ông là cửa hàng Merhabi thành phố Denver (Mỹ), đã nhận được giải thưởng vinh dự của Hội kiến trúc học Mỹ. Sau những năm 60, số giải thưởng ông nhận được ngày càng nhiều, nhiều nhất là vào những năm 80.
Đầu những năm 80, tổng thống Pháp ông Lang Smith quyết định tu sửa và mở rộng cung Rover - Bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Để thực hiện công việc này, Chính phủ Pháp đã mở rộng trưng cầu các phương án thiết kế, ứng cử viên đểu là những kiến trúc sư người Pháp và những kiến trúc sư nổi tiếng các nước, cuối cùng sẽ do tổng thống Pháp quyết định, ông mời 15 vị quản lí bảo tàng kiệt xuất thế giới chọn ra phương án thiết kế đã được trưng cẩu. Kết quả có 13 vị chọn phương án của Bối Luật Minh.
Cung Rover ở Paris được xây dựng vào thập kỉ 12, hiện nay là một trong những Bảo tàng lớn nhất thế giới còn lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, trong đó có Mona Lisa.
Bào tàng Louvre
50
4B KIẾN TRUC Kl DIỆU
d 1 3 • TÒA NHÀ MỚI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC TẠI HỒNG KÔNG
Hàng trăm hàng nghìn ngân hàng trên thế giới, bất luận nó là ngần hàng lớn hay nhỏ, đối với phong cách kiến trúc lúc nào cũng theo đuổi tính ổn định, thành thật và tính hướng nội, đặc biệt là toà nhà ngân hàng phải có thực lực về tài chính hùng hậu, thường là hành lang nghiêm ngặt, cửa chắn nhỏ hẹp, thân tường dày nặng kiên cố và diện tích kiến trúc hùng vĩ to lớn không so sánh được. Toà nhà cũ của ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông là một ví dụ điển hình, tường đá chắc nịch, song cửa thẳng đứng nhỏ hẹp và hai bên là những ô cửa nhỏ, lối vào oai phong, ví như phẩn trang trí kiến trúc và sư tử đá, phong cách kiến trúc ngân hàng đã khiến mọi người không ai là không cảm thấy quen thuộc.
Tại tổ hợp công trình này, phong cách kiến trúc không đồng đểu nhưng tính chất kiến trúc giống như một mặt khác của quẩn thể công trình. Tòa nhà mới của ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông thẳng đứng, cao chót vót, cũng có thể phân biệt tòa nhà mới này và tòa nhà ngân hàng Hối Phong ở chỏ hai mặt bên trái phải của trường cao đẳng pháp viện, đối lập mà thành. Người thiết kế ra toà nhà mới này là ông Bối Duật Minh đã không lặp lại lối kiến trúc của toà nhà ngân hàng Hối Phong, mà khéo léo mở ra một ý tưởng tâm huyết khác. Cái đặc sắc nhất của nó chính là lối sắp xếp hình dạng, ông Bối Duật Minh thiết kế toà nhà do bốn cụm hướng lên từ từ của thể tổ hợp cột tam lăng tạo thành. Nhìn từ những góc độ khác nhau, nó giống như thang mây lên cao ổn định, như phép ẩn dụ để nói vê' tiền đồ phát triển trong tương lai của ngân hàng Trung Quốc. Chính ngài Bối Duật Minh đã nói rằng: "toà nhà mới này giống như cầy trúc, dưới to trên nhỏ, đến một mức độ cao nhất định sẽ trở nên nhỏ hơn. Cao ổn định, cao từng bước, cũng là một biểu tượng may mắn ở Trung Quốc".
Trên mặt chính, toàn bộ toà nhà sử dụng kính màu xanh xám làm mặt tường, xuyên suốt đến sợi trang trí một góc nghiêng ngay ngắn 45°, lặp lại hình dạng tam giác và thay đổi, thể hiện một dạng phong cách đặc biệt. Lối vào cổng vòm và tường có khảm chữ "tường thủy tinh" cũng mang phong vị của Trung Quốc. Do
51
giữa cái thực và hư đan xen lẫn nhau tinh tế mà lại đầy đủ những chi tiết khắc họa, tòa nhà mới này khiến cho người đi đường quan sát cảm thấy rất thích thú, thể hiện đột phá được mục đích “phục vụ quẩn chúng” của tập đoàn ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, Ma Cao. Sự sắp xếp không gian bên trong và ngoài phòng của tòa nhà mới ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông cũng có những nét độc đáo. Hai mặt bên Đông Tây của tòa nhà mới do hoa viên hình tam giác cấu thành, cây trong hoa viên được bố trí tao nhã theo phong cách cổ xưa, xen vào nhau có trật tự. Không gian trong phòng được bố trí mới lạ, tìm kiếm những thay đổi linh hoạt trong quy cách, trong sử dụng, không quên việc lặp lại chủ thể hình tam giác, để bên trong phòng cùng hình tượng bên ngoài kiến trúc hài hoà với nhau, khiến bầu không khí bên trong và ngoài phòng giống nhau trọn vẹn.
Đất xây dựng tại Hồng Kông đắt
đỏ, nhìn từ phương diện kinh tế,
không xây nhà cao thì không đáng.
Vả lại, khu \ạỉc này đã xây lên khá
nhiểu những tòa nhà chọc trời, cũng
vì để thương gia từ Thượng Hải qua
lại có thể trông thấy tòa nhà mới của
ngân hàng Trung Quốc, cho nên
không xây lầu cao không được. Do
vậy, ông Bối Duật Minh quyết định
sẽ thiết kế tòa nhà mới của ngân
hàng Trung Quốc là một tòa nhà
chọc trời "thủy tinh thể" có 70 tầng.
Tổng diện tích kiến trúc của toà nhà
mới là 128.000 m^, tổng độ cao là
315 m, đầy là một kiến trúc khá cao
hiện nay tại Viễn Đông.
Tòa nhà ngôn hàng Trung Quốc tại Hông Kông
52
I
& 1 4 - . cAn p h ò n g b ố n m ặ t h ư ớ n g n a m -
TOA NHÀ CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ BOSTON
Phía đông Quảng Trường Kebul ở thành phố Boston nước Mỹ có một công trình kiến trúc cao đổ sộ, đẹp mê lòng người- toà nhà công ty bảo hiểm nhân thọ Boston. Công trình này cao 241 m, 63 tầng, là toà nhà cao nhất Boston hiện nay. Công trình này được kiến trúc sư nổi tiếng Bối Duật Minh và trợ lí chính của ông là Henry Cobb cùng nhau thiết kế. Trong giới kiến trúc sư với nhiều nhân vật nổi tiếng, tại sao công trình kiến trúc nổi tiếng này lại được chính tay Bối Duật Minh thiết kế? Có một câu chuyện đã xảy ra mà ít ai được biết đến.
Câu chuyện xảy ra tại một bữa tiệc tối thịnh soạn, khi mọi người nâng cốc chúc tụng nhau, một triệu phú ngồi cùng bàn với Bối Duật Minh trong lúc ngà ngà say rượu đã hùng hổn tuyên bố: “Tôi định xây một căn nhà hình vuông, tôi đã mời đến rất nhiểu nhà kĩ sư tài giỏi, họ đều nói không có cách nào để xây một căn nhà như thế, xem ra họ chỉ có cái danh mà không có tài thực thụ.”
Cũng là một kiến trúc sư, sau khi nghe thấy những nhà triệu phú đã nói, Bối Duật Minh cảm thấy rất bất bình, tuy nhiên vì giữ thái độ lịch sự trong giao tiếp, để làm rõ vấn đế ông đã ghìm nén cơn giận của mình và ôn tồn hỏi: “Ngài muốn xây một căn nhà như thế nào?”
Nhà triệu phú vẫn ngạo mạn trả lời: “Căn nhà tôi muốn xây rất đơn giản, chỉ có điểu tôi cẩn 4 mặt của căn nhà phải theo hướng nam, các kiến trúc sư đều nói họ không thể làm được, ngay cả căn phòng như thế mà cũng không làm nổi thì còn gọi gì là kiến trúc sư”. Nói xong ông ta cười ha hả một cách chế nhạo.
Vừa nghe nói đến đây, Bối Duật Minh nhận thấy rằng bản thần ngài triệu phú kiêu căng luôn cho bản thân mình là tài giỏi này đã cố tình gầy khó dễ cho họ, ông thấy con người này rất đáng ghét và muốn dạy cho ngài triệu phú một bài học, vì thế ông đã tuyên bố hùng hổn rằng: “Tôi cũng là một kiến trúc sư, điều này có lẽ ngài không biết. Tuy nhiên, tôi biết nguyên nhân vì sao các kiến trúc sư khác
53
không bằng lòng thiết kế ngôi nhà ngài mong muốn vì họ sợ ngài sẽ chẳng dám ở trong căn nhà đó.”
“Chỉ cần anh xây được căn nhà như thế, tôi nhất định sẽ đến ở.” Ngài triệu phú mặt đỏ tía tai hùng hổ nói. Bởi ông ta đang cho rằng trên thế giới này sẽ chẳng thể có một căn nhà có bốn mặt hướng nam như thế.
“Đồng ý, chúng ta cam kết như thế, bây giờ tôi sẽ nói cho ngài phương án thiết kế của tôi.” Bối Duật Minh cười nói.
Ngài triệu phú kiêu căng ngạo mạn nghe thấy thế liền không ngớt chế giễu: “Ôi, không phải là anh định xây nhà trong bức tranh đấy chứ, nếu như thế thì quả đúng là bốn mặt đều hướng nam rồi.”
Bối Duật Minh từ tốn nói: “Chỉ cần xây nhà tại điểm cực Bắc, không phải là đã có căn nhà bốn mặt hướng Nam rồi sao? Ngài có dám đến ở không? ”
Ngài triệu phú nghe đến đây liền chết lặng, bởi ai cũng biết điểm cực Bắc là điểm cuối cùng của phía Bắc địa cầu, cũng là điểm tập hợp các vĩ tuyến của Trái Đất. Nếu như vậy, tất cả mọi hướng trên Trái Đất tại điểm này đều là hướng Nam. Nếu giả dụ xây nhà tại điểm này thì rõ ràng bốn mặt của ngôi nhà sẽ theo hướng Nam hay sao.
Ngài triệu phú im bặt, nhưng vẫn tỏ thái độ xin lỗi một cách lễ phép với Bối Duật Minh. Lúc đó, ông ta đã nhìn Bối Duật Minh bằng con mắt khác, cũng chính ông ta đã gỢi ý cho Bối Duật Minh thiết kế xây dựng công ty Bảo hiểm nhân thọ Boston.
Tất nhiên Bối Duật Minh đã không phụ lòng tin của nhiều người, ông đã xây nên một công trình vào loại bậc nhất thế giới.
Mặt dưới sàn của công trình này có hình thang. Cửa chính ra vào cao đến 3 tầng nhà, đây là điểu độc đáo trong kiến trúc duy chỉ có ở trong công trình này. Toàn bộ toà nhà tuy chỉ cao 63 tầng nhưng kiến trúc bên trong của nó vô cùng độc đáo. 30 khoang thang máy được chia thành 5 tổ dùng cho những tầng khác nhau. Tổ thứ nhất dùng từ tầng 1 đến tầng 16, tổ thứ hai dùng từ tầng 15 đến tầng 26, tổ thứ ba dùng từ tầng 25 đến tầng 36, tổ thứ tư dùng từ tầng 35 đến tầng 48, tổ thứ năm dùng từ tầng 47 đến tầng 60, các tầng chẵn sẽ đi cầu thang máy từ
54
cổng vào, các tầng lẻ đi cầu thang máy từ gara bên dưới, sảnh vào có cầu thang tự động nối xuống gara bên dưới.
Đặc điểm nổi bật nhất của công trình này là toàn bộ các bức tường đểu được xây bằng kính có màu xanh nhạt, có thể soi gương. Toà nhà này chẳng khác nào một tấm gương khổng lổ mọc lên sừng sững ở trung tâm thành phố Boston. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, công trình này trở thành một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với những hoa văn sặc sỡ, lung linh kì diệu. Mặt kính này bao gồm 10.344 mảnh gương kính gép lại, mỗi mảnh có diện tích 4,27 m^ nặng 200 gram. Tuy nhiên, không may mắn rằng vào năm 1973 một trận bão đã làm rơi vỡ hơn 10 mảnh kính, năm 1975 lại có thêm hơn 2000 mảnh kính bị vỡ, họ đành dùng gỗ để đắp vào những chỗ hổng này. Vì thế, một toà nhà kính lung linh sáng ngời bỗng chốc trở nên nham nhở, hơn nữa cũng khiến những người đi đường bên dưới lo sợ kính vỡ rơi từ trên cao xuống. Sau khi phân tích kĩ lưỡng nguyên nhân sự việc, cuối cùng họ đã quyết định củng cố cho công trình này một giàn khung bằng sắt thép, xây lại kiên cố toà tháp trung tâm để tránh những thiệt hại do bão gây ra, đồng thời cũng đã thay toàn bộ loại kính có sức chống chịu cao hơn trước thời tiết cho công trình này, kể từ đó công trình này mới có một diện mạo mới được nhiều người biết đến như ngày nay.
Dù thế nào đi nữa thì công trình toà nhà công ty bảo hiểm Boston đã làm mê hoặc nhiều người bởi vẻ đẹp lấp lánh huyền ảo từ những miếng kính phản sắc và kết cấu vững chắc của công trình này, khiến người khác có cảm giác thực ảo lẫn lộn, được nhiều người mến mộ, được thế giới đánh giá cao, chính vì thế Hiệp hội kiến trúc Mỹ đã danh tặng cho Bối Duật Minh danh hiệu: “Kiến trúc sư xuất sắc của Mỹ”.
55
TINH TẾ, RỘNG LỚN VÀ PHONG CÁCH -
PHÒNG NHẠC TẠI BẢO TÀNG NHÀ HÁT
ROCK STAR ở MI
Phòng nhạc tại Bảo tàng Rock Star nổi tiếng Hoa Kỳ mới được khánh thành không lâu tại thành phố Cleveland bang Ohio. Đây lại là một kiệt tác của nhà kiến trúc sư Hoa Kiểu tài ba Bối Duật Minh.
Hình ảnh bên trong viện bảo tàng phòng nhạc ngôi sao nhạc Rock biến đổi phức tạp, không gian hướng nghiêng chéo sống động, thể hiện một phong cách độc đáo. Hình thái tạo hình bên ngoài được đánh giá là mạnh mẽ, do thể cột vuông lớn và khối tinh thể thủy tinh và tổ hợp hình ô xoắn ốc tạo thành. Phòng nhạc được treo cao trên không trung, tinh tế mà lại phóng khoáng, khiến khách tham quan có dư âm còn văng vẳng bên tai, tạo dư vị cảm giác.
Tòa nhá Rock and roll
56
Kiến trúc sư Bối Duật Minh không phải là thế hệ thanh niên nhạc Rock, lần này thế hệ Rock đã không chọn ra được những nhà thiết kế cùng tầm tuổi hoặc cận tuổi họ, họ đã suy nghĩ cân nhắc nhiều lần, cuối cùng họ đã phải mời người có kinh nghiệm lâu năm thực hiện, những bậc thấy có tài đến tiến hành thiết kế. Thành công của nó, hoàn toàn do nhà thiết kế đã làm việc không biết mệt mỏi, dựa vào bản lĩnh dày dặn, am hiểu sâu sắc vê' nghệ thuật mà có, khiến không thể chê vào đâu được khi nhận được tiếng hò reo tán thưởng sự thắng lợi của việc ra đời một công trình mới.
Một người chủ trì tiết mục thịnh hành tại Chicago đã dùng những vần điệu ăn khớp bằng tiếng Anh để nói rõ tâm tình cũng như sự cảm kích của ban nhạc Rock, anh ta nói: "Nhạc rock đóng quân lần này, cẩn phải cảm ơn ngài Bối Duật Minh." Mặc dù có người bình rằng ngài Bối là một thế hệ bảo thủ, nhưng thực tiễn đã nói lên rằng, trình độ của họ so với Bối Duật Minh thực sự có khoảng cách quá lớn, đểu do tiếng nói từ một phía, hoàn toàn không có sức thuyết phục. Ngài Bối Duật Minh trong một cuộc trưng cẩu ý dân toàn Hoa Kỳ, vẫn nằm trong danh sách những nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất đối với các thiết kế thịnh hành, ở tại vị trí cao nhất.
. BIỆT THỰ Được THIẾT KẾ TRONG DÒNG
CHẢY CỦA VVRIGHT
Trong một hẻm núi tĩnh mịch vắng vẻ của vùng đồi núi bang Pennsylvania (Hoa Kỳ), có một “Biệt thự Dòng Chảy” tuyệt đẹp. Hai mặt bên hẻm núi là một vùng rừng cây tráng lệ, bên dưới là một dòng suối trong suốt, dòng suối do sự chênh lệch núi đá mà hình thành nên một thác nước tuôn trào xuống phía dưới, bên cạnh nó có những hòn đá tròn lớn, những cầy sồi cao chót vót và những dải
57
lớn hoa đỗ quyên dại. Kiến trúc từ trong khối nham thạch nổi lên tuôn trào tạo thành dòng suối, vì vậy được đặt tên là “Biệt thự Dòng chảy”. Nó do nhà thiết kế tài danh VVright thiết kế. Wright cho đến nay nhờ khởi xướng kiến trúc hữu cơ mà nổi tiếng, “Biệt thự Dòng Chảy” được cho là một tác phẩm tiêu biểu quan trọng của kiến trúc hữu cơ. Tạo hình kiến trúc của nó có nhiều dạng, tụ họp đan xen ngang nhau, đối lập với mặt tường thạch thô ráp màu nâu xám là sân thượng bê tông nhẵn bóng màu vàng hơi đỏ, tạo nên cảm giác thích thú. Đá núi, nước chảy và cây cối cùng kết hợp thành một công trình hữu cơ, một thể hoàn chỉnh. Kiến trúc nhân tạo và cảnh vật tự nhiên hợp lại hỗ trợ tôn lên vẻ đẹp của chúng. Làm người ta cảm thấy vui tai vui mắt, thoải mái.
Từ khi Wright thiết kế “Biệt thự Dòng Chảy” năm 1935 cho đến nay, đã qua hơn 60 năm. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và sự đi lên của xã hội, phạm vi kiến trúc đã có rất nhiều những thay đổi, tới tấp ra đời những kiến trúc mới, những trường phái mới, nhưng “Biệt thự Dòng Chảy” vẫn nhận được sự tán thưởng và yêu thích của mọi người, mọi người nườm nượp đến tham quan. Sự kết hợp khéo léo của việc sử dụng “Biệt thự Dòng Chảy” với môi trường, dùng hình dạng của nó biến đổi nhiều vẻ và sự sắp xếp không gian tràn đẩy hứng thú đạt được nhiều thành công to lớn, trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu trong những công trình nổi tiếng.
Biệt thự dòng chảy VVrìght
58
ầ l 1 7 . CON THUYỂN GIƯƠNG BUỔM RA KHƠI __ _
Tòa nhà kiến trúc mới Hypo ở
thành phố Munich là trụ sở chính của
ngân hàng Hypo. Tòa nhà được đặt tại
khu mới của thành phố Munich.
Thành phố này là khu trung tầm cũ
phong cách thời trung cổ và chủ nghĩa
cổ điển, nó đã được khôi phục hoàn
toàn lại sau chiến tranh, phát triển để
giữ gìn khu bộ hành, ở đây mới phát
triển khu thương mại và khu dân cư bờ
phía đông của sông Isar và thành cổ
cách sông. Tòa nhà làm việc của khu
mới, cao nhất không quá 70m mà tòa
nhà Hypo cao 11 Om, do vậy trong
khung cảnh của thàiih phố rất nổi bật.
Hình dáng của tòa nhà cũng lạ lùng.
Bốn tháp hình trụ cao, đỡ dưới các văn
phòng được cẩu thành bởi các không gian hình tam giác, khiến chúng như
Tòa nhà Hypo Munich
đang trôi lơ lửng trong không trung, hình thành nên phần cao tầng của tòa nhà. Phía dưới là một tấm ba bốn lớp của kiến trúc đa tầng, hình thành nên nền móng tòa nhà. Nhìn từ xa, cả quần thể kiến trúc trông như một chiếc thuyền buồm lớn.
Trên kết cấu của khu nhà, tầng thứ 11 của khu cao tầng là tầng thiết bị gồm cả tầng kết cấu, nó giữ bốn vòng trụ tháp lại với nhau, thông qua toàn bộ ngoại lực của tòa nhà, tầng kết cấu này lại được chuyển đến cột tháp trên. Hệ thống kết cấu này, không chỉ phô bày ra một kết cấu hoàn mỹ mà còn có lợi trong việc đây nhanh tiến độ thi công.
59
Toàn bộ tường ngoài của tòa nhà được phù bằng hợp kim nhôm, cửa sổ là thủy tinh cách nhiệt màu xám bạc, sáng bóng, toát ra được thể lượng kiến trúc. Từ xa nhìn lại, tòa nhà giống như một chiếc du thuyền, gây cảm giác mới lạ.
_
118• CON CÁ SẤU ĐỘC ĐÁO -
HỘI TRƯỜNG LỚN ở ĐẠI HỌC DELFT, HÀ LAN
Hội trường đại học Delft Hà Lan là một khu nhà đổ sộ, được xây dựng vào năm 1966. Đối với tòa kiến trúc này, mọi người thoạt nhìn lần đáu tiên đều cảm thấy kì quái, nhưng khi đi vào sâu bên trong nhìn kĩ một lượt đểu phải thừa nhận rằng đây là một kiến trúc thành công. Khuôn hình của nó thật đặc biệt và kì lạ. Có người đã ví nó như một con cá sấu, cũng có người cho rằng nó giống như một con ếch đang há miệng. Nhưng giáo viên và học sinh của trường đại học Delft lại cho rằng, dù thế nào chăng nữa thì hội trường này đã đánh dấu một mốc kiến trúc thành công.
Mái nhà của hội trường gồm những tấm bản có chiểu rộng lớn được xếp liền nhau, nhưng nhìn bề ngoài lại rất đơn giản. Phía nam của kiến trúc là hội trường lớn, phía bắc là bốn hội trường khá nhỏ. Chúng đểu được thiết kế phía trên tầng lầu. Phía dưới của hội trường lớn được chống bởi hai cột trụ hình tam giác lớn.
Từ lối vào chính của tầng trệt hội trường có ghế ngồi nghỉ, phòng giữ đổ, quầy lễ tân, ngoài ra còn trưng bày thêm mô hình khuôn viên của trường.
Bên trong hội trường lớn giống như nhà hát cổ điển, mặt trước sân khấu là một khán phòng với 154 chỗ ngồi, xung quanh ba mặt của ban công khán phòng có 1.041 chỗ ngồi, nếu đặt thêm chỗ ngồi ra lan can thì tối đa có thể chứa được
60
1.500 chỗ. Trải ra ở giữa khán phòng là những hàng ghế được bố trí sắp xếp để xuất hiện một sân khấu. Kiểu thiết kế này khéo léo mà thực tế, với nhiều tính năng đặc biệt.
Góc sau ban công gồm phòng chiếu, thiết bị âm thanh và hệ thống phiên dịch đổng thanh. Hội trường này gồm nhiều chức năng như hội họp, hội nghị, tổ chức lễ hội, hội nghị học thuật, hội nghị quốc tế, biểu diễn văn nghệ, trường đại học mà có hội trường với nhiều chức năng như vậy sẽ không vất vả trong việc tổ chức các hoạt động.
Kiến trúc hiện đại theo đuổi tính cá nhấn hóa, đa dạng hóa, kiến trúc sư cần chú trọng tới những công nghệ kỹ thuật mới nhất, đổng thời ứng dụng kỹ thuật cao vào trong các công trình kiến trúc, để nó có cơ hội kết hợp với nghệ thuật kiến trúc tạo thành những kiến trúc mới và đẹp hơn, đó chính là sự thành công của hội trường đại học Delít Hà Lan.
1 9 » CON TÀU LỚN GIƯƠNG BUỔM -
NHÀ HAT YEREVAN ở ARMENIA
Nằm ở Viện điện ảnh Yerevan của nước Cộng Hòa Armenia là một tòa nhà với ý tưởng mới lạ. Hai sảnh viện điện ảnh có kiểu dáng đặc biệt. Viện điện ảnh đặt cạnh hai tuyến đường giao thông chính trong nội thành, khu đất hình tam giác, hình dáng bên ngoài hệt như một chiếc thuyền buồm đang lướt.
Kiến trúc chủ thể của viện điện ảnh có hai tầng, tầng trệt thiết kế làm nổi bật nên mặt bằng rộng của hai khán phòng, với cửa vào rộng rãi, trưng bày các tác phẩm văn nghệ và thành tựu khoa học, còn có phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, tiệm cà phê, cùng một phòng nhỏ 200 chỗ ngồi chiếu phim tài liệu.
61
Khán phòng được tạo hình với nến nhà nhô cao và cáp treo trên trần nhà, hoàn toàn phù hợp với tấm nhìn và yêu cẩu chiếu của khán phòng. Đồng thời, phần bề ngoài của kiến trúc đã phản ánh được kết cấu không gian bên trong. Nhà thiết kế đã thống nhất chức năng, kết cấu bên trong với mối tương quan hình thể bên ngoài của kiến trúc để đạt được thành quả nhất định.
Bên trong cổng phòng ảnh viện thiết kế cũng rất sáng tạo. Dòng người từ khắp nơi có thể vào phòng từ hai lối vào trước sau, ở giữa xuất hiện một cầu thang lớn. Khi quan khách lên cầu thang thì trước mặt là một cửa sổ kính màu được khảm nạm dài trên lOm, ánh sáng bên ngoài chiếu qua kính màu vào trong phòng. Hai bức tường nghiêng lớn, tạo cho phẩn phía trên của phòng hợp thành không gian cao vút, hai mặt tường nghiêng này cũng là mặt tường trước của hai khán phòng.
Viện điện ảnh Yerevan là điển hình của việc chú trọng công nghệ theo đuổi nghệ thuật tinh xảo, đặc trưng là sử dụng kiến trúc kết cấu cáp treo mới, cấu tạo và thi công vô cùng chuẩn xác, bên trong không có cột thừa nào, bề ngoài bóng bẩy phản ánh vật liệu kết cấu và không gian bên trong của kiến trúc. Giống như một nhà kiến trúc sư nổi tiếng đã từng nói, hệ thống kết cấu là yếu tố cơ bản của kiến trúc, công nghệ của nó còn hơn cả tài năng con người, nhiều hơn chức năng toàn nhà càng có thể quyết định hình thức kiến trúc. Công nghệ xây dựng công trình đã thực hiện được nhiệm vụ thời gian thực của nó, nó chính là sự thăng hoa của nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc sư của viện điện ảnh Yerevan đã thực hiện được câu triết lí nổi tiếng này.
Nhà hát Opera Yerevan
62
^ zu. PHÒNG HỌP QUỐC TÊ MANG ĐẬM TlNH DÂN TỘC ỞTOKYO
Hội quán quốc tế Kyoto Nhật Bản được tổ chức các hội nghị quốc tế, hội nghị mang tính quốc gia và các hoạt động giao lưu. Địa điểm của hội quán được đặt tại thành phố có lịch sử và văn hóa nổi tiếng Kyoto Nhật Bản. Nơi này kể sát công viên công cộng, liền kê' sông núi, cảnh sắc thanh tú đẹp đẽ.
Học viện quốc tẽ Kyoto
Hội quán quốc tế Kyoto là một công trình đã đoạt giải trong cuộc thi thiết kế. Hội trường và các phần công trình khác được kết hợp bởi các mặt phẳng kích thước không đổng đều, tạo thành quần thể kiến trúc riêng biệt nhưng lại liên quan đến nhau. Hội trường có nhiều phòng to nhỏ, như có phòng chứa được
63
2.000 người, 500 người và 150 người, khối lập thể này có một tầng hầm và tám tầng trên. Trên bố cục thì lưu ý bố trí lối vào khác nhau, làm lưu lượng người ra vào được dễ dàng. Chức năng các phòng kết hợp không giống nhau, xem xét các yếu tố như ánh sáng, thông gió và phong cảnh bên ngoài. Bề mặt cắt của kiến trúc được chọn dùng với ý tưởng mới cho hai loại hình, hình thang và hình thang ngược.
Kiến trúc sư cho biết, phòng hội nghị hình thang có lợi trong việc cải thiện âm thanh trong hội trường, có lợi cho việc giảm thể lượng của không gian phía trên hội trường và tiết kiệm phí vận hành điều hoà, cũng có lợi cho chái nhà của bốn mặt hội trường đối với tầm nhìn hội trường. Ngoài ra do toàn bộ phần tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ, có thể kết hợp sắp xếp từng tầng các hội nghị có quy mô khác nhau. Tầng trên cùng của hình thang ngược dùng làm văn phòng như mái hiên trong kiểu kiến trúc truyền thống Nhật Bản, không chỉ là tiếng vọng không gian hình thang phía dưới mà còn thể hiện một phong cách độc đáo của màu sắc quốc gia Nhật Bản.
Tạo hình của kết cấu với không gian kiến trúc ăn khớp với nhau, bên trong hội trường dựa theo diện tích không gian khác nhau để có thể sắp xếp những kiến trúc khác nhau. Ví như hội trường nhỏ có diện tích không lớn, bốn mặt chính là tường, kết cấu khung không bị lộ ra ngoài. Không gian hình thang của hội trường vừa, vượt quá kích thước quy định, độ nghiêng của mặt tường khiến người ta dễ phát sinh cảm giác không vững chãi. Trong thiết kế dùng kết cấu lộ ngoài làm cho người ta có cảm giác phải chống đỡ. Hội trường lớn do có diện tích lớn hơn, ở không gian lớn bên trong thống nhất, đã áp dụng thủ pháp kết cấu khung lộ và không lộ, thể hiện được không gian của ba loại tính chất chức năng khác nhau, khiến cả hội trường vừa thống nhất lại có những biến hóa phong phú.
64
4 4 2 1 . TRUNG TÂM HỘI NGHỊ KENYATTA ở KENYA CÂY LIM CAO CHÓT VÓT
Thủ đô Nairobi của Kenya trong ba mươi năm trở lại đây đã mọc lên không ít những kiến trúc hiện đại. Mặc dù không ít những kiến trúc này được dựng lên bởi nhiều kiến trúc sư từ các quốc gia khác nhau nhưng xét về quy hoạch tổng thể nó vẫn khá hài hoà. Giá trị đặc biệt ở đây là các kiến trúc sư đã nỗ lực tìm kiếm để mang bản sắc dân tộc địa phương vào trong thiết kế, trong đó công trình nổi bật nhất là trung tâm hội nghị Kenyatta.
Trung tâm hội nghị nằm ở khu vực sầm uất của thành phố Nairobi, rộng 4,7 hécta, trong đó bao gồm khu đất rộng trổng cây xanh, tượng cố tổng thống Kenyatta đặt tại đài phun nước được bao quanh bởi hoa tươi, thể hiện sự trang trọng. Hoàn thành trung tâm hội nghị, không chỉ là một đỉnh cao trong quy hoạch thành phố Nairobi mà còn trở thành biểu tượng của một thành phố giàu có. Kiến trúc được phân làm ba bộ phận: một hội trường có sức chứa 800 người, một phòng hội nghị có thể chứa 4.000 người và bộ phận làm việc hành chính.
Hội trường hình cây nấm, với đỉnh chóp hình đầu búa mang ánh sáng phía trên thể hiện kiến trúc lếu trại truyến thống cùa châu Phi, khiến người dân dịa phương rất yêu thích. Bên trong cao lên phía mái nhà, do sự khúc xạ của lưới gỗ tạo thành hoa văn, hình thành một phản xạ ánh sáng khá tốt, đạt được hiệu quả không gian tốt.
Phòng họp lớn với diện tích là 2.400m^ ngoài việc đáp ứng nhu cầu quy mô lớn, còn có thể tổ chức được các loại tiệc, triển lãm, thậm chí cả các hoạt động thi đấu bóng. Mặt tường lớn và trần của lưới gỗ tạo thành những hoa văn mới, biểu hiện tình cảm của châu Phi, mà còn tạo hiệu ứng âm thanh tốt.
Bộ phận hành chính là một tòa kiến trúc cao tầng, hình dáng bên ngoài ít nhiều có chút giống với cầy mè nó đứng cao chót vót, nguy nga và lộng lẫy, đấy cá tính và đặc sắc.
bA KIÊN TRUC Ki DIÊU
65
Trung tâm hội nghị Kenyatta
Qua thiết kế của trung tâm hội nghị Kenyatta, chúng ta có thể thấy việc vận dụng biểu tượng trừu tượng của các nhà thiết kế để theo đuổi nội dung sáng tạo của từng cá nhân. Đối với thiết kế này, nhà thiết kế đã có một đoạn tự bạch: “Đối với tôi, thiết kế là một quá trình làm việc vất vả. Tôi thấy trước mắt mọi người chỉ quan tâm đến hình thức quá nhiều mà bản chất thì lại ít để ý đến. Kiến trúc là một công việc nghiêm túc, không phải là hình thức lưu hành phổ biến. Cuộc sống là thiên biến vạn hóa, muôn hình vạn trạng, xu hướng của tôi là tìm hiểu tính hợp lí trong cuộc sống, tôi thích đơn giản hóa mà không thích làm phức tạp hóa vấn đề. Tôi tin rằng kiến trúc phản ánh một loại hình nghệ thuật quan trọng trong cuộc sống”.
66
5B- KIỄN TRÚC KÌ DIỆU
2 > 2 . KIẾN TRÚC MANG MÀU TRẮNG TINH KHIẾT VIỆN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT ở ATLANTA • • •
Kể từ khi xã hội loài người phát triển đến nay, công nghệ khoa học-kỹ thuật mới, hệ tư tưởng mới, các giá trị thẩm mỹ mới và nền văn hóa mới đã mang đến cho ngành thiết kế kiến trúc một thời đại hoàng kim và sự đua tiếng cả về mặt lí luận.
Công trình được các kiến trúc sư lấy ý tưởng, thiết kế thi công xuất phát từ quan điểm triết học, ngôn ngữ học, truyền thông đa phương tiện... kết hợp với kiến thức cơ sở hạ tầng hiện đại để tạo dựng một mô hình kiến trúc hoàn hảo nhất. Từ các mặt như triết học, ngôn ngữ học, công nghệ cao, khu vực truyền thông... các kiến trúc sư đã tìm kiếm điểm bắt đầu, trong khi một số khác đã dựa trên nền móng chủ nghĩa truyền thống hiện đại kết hợp phát minh mới để tạo ra kiểu dáng tốt hơn.
Một kiến trúc sư người Mỹ tên là Richard Meier, sau nhiểu năm miệt mài nghiên cứu, đã hình thành một phong cách thiết kế kiến trúc chủ yếu là màu trắng rất hiện đại và tinh tế, được gọi là công trình sứ trắng, hay còn gọi là “thông trắng”. Hệ thống kiến trúc độc đáo của Meier tập trung vào thứ tự hình dạng không gian, ánh sáng tự nhiên, vừa tạo ra màu sắc tinh tế và phong phú, vừa tạo ra màu trắng tinh khiết và hoàn hảo để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho sân khấu, đồng thời còn làm cho tác phẩm nghệ thuật của ông có sức sống và sự hấp dẫn độc đáo tuyệt vời.
Bảo tàng nghệ thuật Atlanta là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Meier. Bảo tàng này cách khu thương mại Atlanta khoảng 2.000 m. Để giữ lại một vùng bóng râm tự nhiên cho đại lộ, Meier đã thiết kế toàn bộ tòa nhà được lùi về phía sau. Từ lối đi vào, dọc theo đoạn đường nối dài của hướng đường chéo, có một con đường đi xuyên qua một bức tường và sảnh để đến mặt bằng chính của bảo tàng, trông càng lộng lẫy.
67
Hành lang nối giữa các khu nhà là điểm nhấn quan trọng của công trình, giống như một bức tranh hiển thị cho thấy bước đột phá trong thay đổi kiến trúc theo mô hình hiện đại. Tại đây còn kèm theo sơ đồ chỉ dẫn đến các khu nhà trong tồng thể kiến trúc này, đã phác họa nên một yếu tố đột phá về sự chuyển tiếp giữa đô thị, khu phố bên ngoài tòa nhà và khu khán phòng ở bên trong tòa nhà.
Bảo tàng nghệ thuật Atlanta
Do đoạn đường nối trung tâm trải dài theo hướng đường chéo nên đã phá vỡ tính đối xứng của bể mặt cổ điển, đổng thời còn hình thành nên kiểu thiết kế không gian có chiếu sâu, tạo dựng một không gian ba chiều độc đáo.
Lối vào bên trái của hành lang dẫn đến phòng diễn thuyết được thiết kế 200 chỗ ngồi, thiết lập các loại hình thể có độ mạnh yếu, tạo nên thành công trong việc thay đổi cảm giác về không gian. Cuối bên phải của đoạn đường được uốn giống như cung đường cong của cây dương cầm. Đây là lối vào các khu chính tiếp khách. Từ đây có thể đi vào phòng trưng bày ở cả bốn tầng cao. Mọi người có thể ngắm kĩ từng sản phẩm trưng bày, cũng có thể lướt qua bê' mặt giống như từ một không gian mở này đến một không gian mở khác. Tuyến tham quan mang tính đa
68
dạng của không gian mở với sự kết hợp của ba phòng, khiến cho du khách đi lại nhàn nhã, quan sát dễ dàng.
Bảo tàng nghệ thuật Atlanta sử dụng cấu trúc hỗn hợp, phía đoạn đường nối dọc theo cửa của các trạm cơ sở được lát đá hoa cương, trong khi mặt bên thì dùng bảng men trắng. Theo yêu cẩu ánh sáng không gian mở, nên các dải cửa sổ trần đểu dài, ánh sáng trực tiếp hoặc gián tiếp của cửa sổ các bên đều chan hòa.
Tạo ra ánh sáng hài hòa và quyến rũ là một phần quan trọng của thiết kế phòng trưng bày triển lãm, không những nó đã làm thỏa mãn yêu cẩu vế ánh sáng, mà còn đem đến cho cho con người cảm giác về không gian thẩm mỹ đầy thú vị. Cùng với sự thay đổi của thời gian thì ánh sáng tự nhiên cũng được thay đổi một cách thật tinh tế khiến người ta kinh ngạc vê' sự trôi nhanh một đi không trở lại của thời gian. Nó đã truyền cảm hứng về trí tưởng tượng phong phú cho mọi người để thưởng thức nghệ thuật của những vật phẩm quý báu trưng bày.
Từ trong không gian sống động, thuần khiết, mọi người có thể cảm thấy được sự thăng hoa của màu sắc và ánh sáng tự nhiên, làm nổi bật bê' mặt màu trắng phía dưới trong phạm vi không gian lập thể.
Nhà triết học Goethe đã có câu nói nổi tiếng: Sắc thái là ánh sáng của sự muộn phiền, màu trắng là sắc thái của sự ghi lại. Qua lần tham quan bảo tàng nghệ thuật Atlanta, mọi người đã có hiểu biết sâu sắc hơn đối với câu nói nổi tiếng này.
69
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THỂ DỤC THỂ THAO CHE CHẮN ĐƯỢC MỌI LOẠI THỜI TIẾT -
TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO STEPHEN ở ĐẠI HỌC ELORIDA - HOA KỲ
Kết cấu hình dạng mái nhà nhẹ trong cung thể thao đã được ứng dụng như một thói quen, nó có tạo hình mỹ quan, thi công đơn giản, đặc biệt là phải có giá trị sử dụng kinh tế cao. Trung tâm thể dục Stephen nằm trong khuôn viên trường đại học Plorida, diện tích công trình 20.000 m^ đỉnh nóc nhà được sử dụng kết cấu vải lều có sức đàn hổi và màng mỏng được bơm căng do tập hợp 4 lớp phủ bằng sợi thủy tinh Plorua. Nhà thiết kế sử dụng loại kết cấu này nhằm mục đích thỏa mãn cự ly rộng, tiết kiệm và tạo hình kiến trúc đơn giản cho công trình.
Phòng thi đấu trung tâm là một phòng đa năng, mặt sàn của nó thấp hơn khoảng đất xung quanh là 4,3 m, phẩn trên của màng trắng mỏng diện tích đạt đến 15.000 m^ trong phòng tổng cộng có 12.000 chỗ ngồi, ngoài phòng thi đấu trung tâm thì những phần thấp hơn ở xung quanh được bố trí là sân bóng rổ, bóng chuyển, quyền anh, vũ đạo, thể hình, cử tạ, bơi lội...
Z4. QUẢ BỐNG TREO TRÊN KHÔNG
Lẩu làm việc của xưởng máy Bayern Munich Liên Bang Đức được tạo thành bởi 3 phẩn, phòng triển lãm đứng sừng sững tại tầng trên cao của công trình và hình dạng như cái bát chính là bộ phận trợ giúp cho tầng dưới. Phòng triển lãm là một điểm nhấn tô điểm cho bộ mặt thành phố, được bố trí tại lối rẽ của hai tuyến đường chính, trong không gian lớn hình cái bát đã thiết kế 3 mặt bằng triển lãm cao không giống nhau, mọi người tham quan phải tuân theo lối hình xoắn ốc thẳng đứng. Trung tầm đại sảnh có một cụm phòng chiếu, chiếu toàn cảnh bộ
70
phim lên xung quanh mặt tường hình cung. Phần cao tầng của công trình sử dụng một kiểu kết cấu treo hiếm thấy, trọng lượng của 4 đơn vị làm việc hình cánh hoa, do sự đảm nhận của 4 cột cẩn trục bê tông cốt thép, cần trục được treo tại giá đỡ ở hẩm thang máy giữa, và thích ứng với loại hình kết cấu này. Công trình còn sử dụng phương pháp thêm tầng, xét vế mặt công nghệ và kinh tế thì đểu đạt được hiệu quả tốt. Tường ngoài sử dụng nhôm dúc sẵn, tạo hình của toàn công trình thẳng tắp, mĩ lệ, dưới ánh Mặt Trời lấp lánh tạo nên vẩng hào quang màu bạc. Bể ngoài kiến trúc, hình dạng thẳng và cong, cao và thấp đã tạo nên sự so sánh rõ ràng dứt khoát, tạo nên hình tượng tòa nhà chọc trời, khiến người xem có một cảm giác mới lạ.
. BIỂU TƯỢNG CỦA SỨC MẠNH UY QUYỂN
Brasilia là thủ đô của Brazil, nó là một thành phố trẻ, được dời từ Rio de Ịaneiro đến đây tháng 4 năm 1960. Kiến trúc thành phố được xây dựng theo nhà quy hoạch Custard và nhà kiến trúc sư nổi tiếng Niemeyer. Viển ngoài của toàn thành phố giống hình máy bay, một vật đổ sộ hướng vào trong cuộn chỉ, một đoạn trục giữa có thế chân vạc là quảng trường tam quyến, tòa nhà quốc hội, tòa án tối cao và phủ tổng thống. Vị trí tuyến trục cuối là tòa nhà quốc hội, tòa nhà này có độ dài 240m, rộng 80m, mặt trên thò ra 27 tầng cùng thiết lập tầng làm việc và hai phòng hội nghị, tạo thành một kết cấu hoàn chỉnh. Mặt úp của thể bán cầu là phòng hội nghị của thượng nghị viện, mặt ngửa của thể bán cầu là phòng hội nghị của hạ nghị viện. Do đó có người lí giải rằng: Mặt ngửa là tượng trưng của tự do ngôn luận, tiếp nhận tiếng nói quẩn chúng; mặt úp biểu thị tổng hợp ý kiến của quần chúng nhân dân. Thế nhưng mọi người lại có những liên tưởng hoàn toàn không giống nhau: một cái bát to và một cái dĩa úp kia, đó không phải là một bữa tối thịnh soạn sao? Nhưng bất luận là một sự giải thích trước hay một sự liên tưởng sau, đều không hể liên quan dến ý tưởng nghệ thuật của kiến
71
trúc sư Niemeyer. Quảng trường tam quyển và công trình kiến trúc là trung tâm chính trị của thủ đô, nằm tại một nơi cao trong thành phố, thống lĩnh và cao hơn mọi vị trí, vượt qua mọi loại thần khí. Quảng trường mở, lập thể đan chéo lớn đã quyết định thước đo tiêu chuẩn sử dụng của kiến trúc này, hình dáng đơn giản mà nổi bật, mang đến sự hài hoà giữa phong cách và cấu trúc của thành phố. Tòa nhà Quốc Hội là một kiến trúc xuất chúng và mô hình nổi tiếng của thế giới, đã trở thành biểu tượng chính của thành phố Brasilia.
Nhà Quốc Hội Brasil, một công trình nổi tiếng của Oscar Niemeyer
Z O . ĐÀI TƯỞNG NIỆM XÂY DựNG TRÊN BÈ NỔI
Nhà tưởng niệm những tướng sĩ hy sinh được đặt tại Trân Chầu Cảng, Ha wai, Hoa Kỳ. Nhà tưởng niệm là một công trình lớn hình cái gối trắng. Nó nằm trên bè nổi, phía dưới công trình chính là tàu chiến chủ lực lớn nhất đã bị quân đội Nhật đánh chìm vào ngày mồng 7 tháng 12 năm 1941. Phía sau nhà tưởng niệm được
72
treo quốc kì Hoa Kỳ mà quốc kì này vốn được treo trên chiếc tàu bị chìm dưới đáy biển. Trong phòng triển lãm của nhà tưởng niệm, đã mô tả lại sự kiện Trân Châu Cảng qua những bức hình, thu âm và thu hình. Quân đội Nhật bất ngờ tập kích bằng 183 chiếc máy bay, đầu tiên tấn công vào sân bay, luân phiên ném bom bắn phá oanh tạc, chỉ trong khoảng thời gian 5 phút đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại đảo Ha wai. Lại có hơn 100 chiếc máy bay ngư lôi xuất hiện, tấn công vào hải cảng, làm cho 86 chiếc tàu tại hải cảng chịu sự công kích nặng nể.
Sau chiến tranh, để tưởng niệm sự tổn thất nặng nề này, Hoa Kỳ đã xây dựng một nhà tưởng niệm các tướng sĩ đã hy sinh tại Trân Chầu Cảng. Trong nhà tưởng niệm phân làm 3 phần, sảnh trước là cửa ra vào, sảnh giữa là một nửa không gian mở, cùng sử dụng để tiến hành các nghi lễ và tham quan, Khách tham quan có thể nhìn thấy con tàu chù lực bị chìm. Trên mặt tường sảnh sau làm bằng đá cẩm thạch trắng, đã khắc tên của 1.177 thủy thủ và tướng sĩ đã tử trận. Du khách có thể ngồi tham quan trên những chiếc tàu hải quân nhỏ.
Đài tưởng niệm Trân Châu Cảng
73
2 7 . CÔNG t r ìn h k iến t r ú c c a o n h ấ t t h ế g iớ i NẰM ở PHỔ ĐÔNG THƯỢNG HÀI
Tháp c ó thể coi là kiến trúc cao tầng truyền thống của Trung Quốc. Vận dụng ý tưởng thiết kế tháp vào kiến trúc hiện đại sẽ khiến nó trở thành tháp cao chọc trời mang đặc trưng của Trung Quốc. Toà nhà đồ sộ Kim Mậu ở Thượng Hải đã được hoàn thành là một công trình như thế. Nó là khu kiến trúc cao nhất Trung Quốc hiện nay, với độ cao đứng thứ ba thế giới, đạt 420m.
Một công trình khác khiến mọi người ngạc nhiên hơn nữa là trung tâm tài chính toàn cẩu đặt tại Phổ Đông Thượng Hải - khu kiến trúc cao nhất thế giới với độ cao 460m gồm 95 tặng, cao hơn 17m so với toà nhà Xi u s thuộc thành phố Chicagô nước Mỹ, và còn cao hơn 8m so với toà tháp đôi tại Malaixia. Toà nhà trung tâm tài chính toàn cầu hoàn thành vào năm 2001 là một biểu trưng đưa Thượng Hải trở thành đô thị quốc tế.
Toà nhà Kim Mậu và Trung tâm tài chính toàn cầu đều nằm ở khu vực ven Phổ Đông Lục Gia. Toà nhà Kim Mậu gồm có 88 tầng nổi trên mặt đất và 3 tầng hầm phía dưới lòng đất. Toà kiến trúc này có phần chần đế gần như hình vuông hướng lên, các góc dẩn dần thu vào phía trong hình thành nên kiểu kiến trúc dạng tháp truyển thống.
Việc vận dụng phương pháp tăng cường sự xa gần này vừa tăng cảm giác vể độ cao của toà nhà vừa làm nổi bật hình dáng đẹp mà vẫn rắn rỏi có lực. Cái tạo nên sự đối lập mạnh mẽ với láu tháp chính là kích cỡ phòng quây, là tạo hình kiến trúc mở rộng ra bề mặt ngang, những mái nhà cong khác thường và những bức tường ngoài thu hẹp dần hướng lên trên khiến cho hình dáng của nó thêm gọn gàng và tăng thêm màu sắc.
Không gian làm việc của toà lẩu Kim Mậu chiếm khoảng 48 tầng, các tầng làm việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới, để tạo nên một mặt bằng làm việc hiện đại đáp ứng các loại yêu cẩu của khách hàng. Khách sạn năm sao
74
nằm từ tầng 53 đến tầng 88 của toà nhà, có thể thoả thuê ngắm nhìn cảnh đẹp nhất của hai bên bờ sông. Du khách từ cửa đại sảnh tại tầng mặt đất của khách sạn đi cầu thang máy tốc độ cao lên cửa đại sảnh trên tầng 54 của khách sạn, ở đây có quẩy phục vụ, cửa hàng bán lẻ đổ mỹ nghệ, trung tâm mua sắm..., du khách có thể tận hưởng đổ uống, đồ điểm tầm và tụ tập một nhóm nhỏ họ hàng, bạn bè. Phòng khách 600 gian bao lấy không gian giữa của hơn 30 tầng, ở giữa toà nhà có 6 cầu thang để đưa khách lên các phòng từ tầng 58 đến tầng 85. Tại tầng quan sát 88, chúng ta có thể ngắm toàn cảnh Thượng Hải. Cầu thang điện tốc độ cao hoạt động hiệu quả vận hành liên tục từ tầng hầm thứ nhất lên tẩng 88.
Tòa nhà Kim Mậu
Bên cạnh toà nhà Kim Mậu là toà nhà trung tâm tài chính toàn cầu cao 460m, tổng cộng có 95 tầng, phần bên dưới là các phòng dùng để làm việc buôn bán, phần nửa trên cũng là khách sạn và phần trên đỉnh là nơi ngắm cảnh, có thể nhìn ra xa phong cảnh đẹp tuyệt vời của Thượng Hải.
75
Tạo hình của toà nhà Toàn cầu rất mạnh mẽ, gọn gàng, tao nhã rõ ràng, mang khí chất của kiến trúc hiện đại. Lỗ hổng hình tròn ở trên đỉnh tháp bắt nguồn từ cửa tròn trong nghệ thuật làm khu vườn du ngoạn truyến thống của Trung Quốc. Hình dáng phong phú mà rành mạch, khiến cho tư thế của nó cũng biến đổi vô cùng theo sự biến đổi của các góc độ quan sát. Biết bao hình thái vuông và tròn bình thường nhất trong giới tự nhiên đã được kết hợp lại với nhau một cách hài hoà. Cửa tròn trên đỉnh tháp và tháp truyền hình hòn ngọc Phương Đông ăn khớp với nhau, đổng thời giúp mọi người khi cảm nhận lực cản mạnh mẽ của sự tiếp xúc giữa toà lẩu và mặt đất cũng sẽ thấy được sự mềm mại uyển chuyển của khoảng không tiếp giáp với bầu trời. Nó còn có thể giảm bớt trọng tải gió mà toà tháp phải gánh và cải thiện đặc trưng của toàn bộ lực học không khí.
Khi sơ đổ thiết kế của toà nhà trung tầm tài chính toàn cầu cao nhất thế giới được đưa công khai ra thế giới, đã đem đến cho mọi người cảm giác xao xuyến trong lòng. Đến năm 2001, sau khi xây dựng xong, toà nhà đã là một biểu tượng đưa Thượng Hải trở thành thành phố quốc tế. Cho dù nói về góc độ khai thác, thiết kế hay xây dựng của toà lẩu này, chúng đểu thể hiện rõ trình độ khoa học -kỹ thuật hàng đầu.
Ô 2 8 . TOÀ NHÀ Tự QUAY ở SIDNEY
Quần thể những toà nhà san sát như bát úp và nhà hát hình vỏ sò màu trắng chính là biểu tượng của thành phố Sidney, Australia. Gần đầy, một cơ quan chuyên về thiết kế kiến trúc nổi tiếng của Australia đã đưa ra một toà nhà có thiết kế đặc biệt, được xây dựng tại bến cảng Sidney, có thể quay 360°, được xây dựng sau cẩu Sidney và nhà hát Sidney, là khu kiến trúc nổi tiếng thế giới của Australia.
76
Kiến trúc toà nhà tự quay mang hình bầu dục, có thể tự quay chậm theo hướng mặt trời. Mỗi phòng của cả toà nhà đểu có thể ngắm nhìn cảnh vật bốn phía, toà nhà còn có máy tiếp nhận năng lượng Mặt Trời để bổ sung lượng điện cho công trình kiến trúc. Hệ thống quay của toà nhà cố định trên một kết cấu bê tông, áp dụng kỹ thuật chuyển động máy móc để làm cho toà nhà quay chuyển, bên trong toà nhà còn có cầu thang hình vòng cung có thể quay 180°. Toà kiến trúc này có ba đặc điểm: Thứ nhất là hệ thống quả lý toà nhà, hệ thống này theo dõi và khống chế toàn bộ chức năng của toà nhà, bao gồm nguồn năng lượng, cầu thang máy, thiết bị bảo vệ an ninh, tín hiệu điện và điểu hoà. Thứ hai là hệ thống làm việc tự động hoá, bao gồm dịch vụ xử lý chữ viết, con số và hình vẽ, dịch vụ tư vấn trung ương, dịch vụ quản lý hổ sơ lưu trữ và liên hệ kiểm tra số liệu từ nước ngoài...Thứ ba là hệ thống thông tin, thông qua việc sử dụng kỹ thuật sợi quang, vi ba và vệ tinh để tạo ra khả năng liên kết truyền tải âm thanh, hình ảnh và số liệu giữa toà nhà và trung tâm thông tin của các nước trên toàn thế giới và giúp cho việc truyền tải thông tin không bị khống chế về mặt không gian và thời gian.
^ 2 9 . THÁP CAO CHỌC TRỜI
Nói đến tháp không ít bạn trẻ đểu đã quen thuộc, ở khắp nơi trên đát nước Trung Quốc đều có thể nhìn thấy tháp, ở đây chúng tôi xin giới thiệu tháp nước Cô-oét, là ngọn tháp có nhiều đặc sắc.
Tháp nước Cô-oét là quần thể tạo thành bởi 3 ngọn tháp cao và 30 ngọn tháp thấp, tháp chính cao 185m, là hai quả cầu tròn được giữ bằng cột trụ rỗng tâm. Nửa phẩn trên của quả cầu lớn từ mức 75m trở lên là nhà ăn, phòng dạ tiệc, sân vườn trong nhà và nhà ăn tự phục vụ, bên dưới là hổ chứa nước, ở độ cao 120m
77
của quả cầu nhỏ thiết kế đài quan sát khí tượng quay, ở ngọn tháp thứ hai có một hồ nước hình cầu. Bế ngoài của hai ngọn tháp đều trang trí bằng màu sắc của những tấm thép tráng men. Ngọn tháp thứ ba không chứa nước mà tác dụng chủ yếu của nó là tạo nên sự hoàn chỉnh cho kết cấu và tạo hình của khu kiến trúc.
Nói chung, tháp nước là công trình kiến trúc mang tính kết cấu, chức năng của nó là để chứa nước, tuy nhiên các kiến trúc sư đã phá vỡ phạm trù này, tháp nước tượng trưng cho Cô-oét, ngọn lửa và ánh trăng cổ xưa. Tháp nước này không chỉ thể hiện sự kính trọng vô bờ bến của người A-rập đối với mặt trăng mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc của người dân Cô-oét đối với nước.
/ ' 1
Tháp nước Cõ-oét
78
• THÁP NGHIÊNG PIZZA
Tháp nghiêng Pizza nổi tiếng thế giới của Ý đã chính thức đóng cửa vào chiều ngày mồng 7 tháng 1 năm 1990. Đầy là lần đầu tiên dừng mở cửa cho công chúng vào tham quan kể từ hơn 800 năm sau khi được xây dựng.
Tháp nghiêng Pizza
Tháp nghiêng Pizza nằm trong thành phố Pizza bên bờ sông Anu thuộc khu vực miền Trung nước Ý, là tháp đồng hồ trong quần thể kiến trúc La Mã cổ đại. Nó là di sản quí báu của văn hoá cổ nổi tiếng nước Ý, và cũng là một trong những kỳ quan kiến trúc cổ đại của thế giới.
Tháp nghiêng Pizza bắt đầu khởi công xây dựng vào nửa cuối năm 1173, và đến năm 1350 thì hoàn thành toàn bộ công trình. Nguyên liệu dùng để xây dựng tháp
79
toàn bộ là dùng đá to tự nhiên có chất lượng tốt. Tháp tổng cộng có 8 tầng, cao 54, 5m; tầng đáy có 15 cột đá được chọn lọc kỹ lưỡng, 6 tầng trên mỗi tầng 30 cột, tầng trên cùng có 12 cột; chiếc đổng hổ cổ được gắn vào mặt chính diện trên tầng trên cùng cùa tháp. Trong tháp còn có 300 bậc cầu thang, để du khách các nước trên thế giới trèo lên đỉnh tháp, thoải mái ngắm nhìn quang cảnh của thành Pizza.
Khi xây đến tầng thứ ba của toà tháp này, mọi người phát hiện thấy móng bắt đầu lún xuống, phần thân tháp nghiêng sang phía nam. Sau khi toàn bộ công trình hoàn thành điểm trung tâm của đỉnh tháp cách điểm trung tâm thẳng đứng 2,lm, hết sức nguy hiểm. Trải qua mấy trăm năm mưa gió và nhiều lần động đất, tháp vẫn nghiêng mà không đổ, không hê' chuyển động, vẫn đứng vững một cách thần kỳ trong thành Pizza, được gọi là “tháp nghiêng”. Quả thật có thể gọi là “ông lão thiên cổ vẫn không đổ”.
Tương truyền năm 1590, nhà vật lí học nổi tiếng người Ý Galilê, đã hoàn thành một thí nghiệm “vật rơi tự do” nổi tiếng của ông trên tháp nghiêng Pizza. Từ đó phủ định học thuyết quyển uy “tốc độ vật rơi xuống tạo thành tỉ lệ với trọng lượng của nó” của ông Aleshi Dunde, và hình thành nên “định luật vật thể rơi” và “định luật quán tính”. Cũng từ đó, tháp nghiêng Pizza nổi tiếng khắp nơi, cũng vì thế tháp nghiêng Pizza trở thành trung tâm văn hoá, kinh tế và thành phố du lịch chủ yếu của nước Ý.
Tuy nói tháp nghiêng Pizza “nghiêng nhưng không đổ”, nhưng cùng với dòng chảy của thời gian, độ nghiêng càng tăng, cũng thực sự khiến mọi người luôn luôn lo lắng. Bắt đầu từ năm 1918, chính phủ Italia hàng năm đều phải tiến hành theo dõi và đo đạc chặt chẽ ngọn tháp này. Họ phát hiện thấy rằng độ nghiêng của tháp vào ban ngày còn ghê gớm hơn ban đêm, bình quân mỗi năm nghiêng sang phía Nam Imm. Hơn 10 năm trước, điểm trung tâm của phần đỉnh tháp nghiêng Pizza cách điểm trung tâm thẳng đứng 4,4m, độ nghiêng về phía nam là 5,3°. Tháng 10 năm 1972, khu vực miến Trung và miền Tây nước Ý liên tiếp xảy ra động đất, khiến độ nghiêng của tháp lại tăng thêm l,8mm.
Để bảo vệ công trình kiến trúc cồ thần kỳ và nguy nga này các chuyên gia lực học, các nhà kiến trúc nổi tiếng của các nước trên thế giới tập hợp đông đảo tại Pizza, tích cực tìm biện pháp, đưa ra ý kiến, trù tính lập phương án cứu vãn tốt
80