🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Không Ai Qua Sông Ebooks Nhóm Zalo BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP. HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging–in–Publication Data Nguyễn Ngọc Tư, 1976- Không ai qua sông : truyện ngắn / Nguyễn Ngọc Tư. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2016. 171 tr. ; 20 cm. Nội dung: Đất ; Không ai qua sông ; Đi thật xa mới tới nhà bạn cũ ; Vực không đáy ; … 1. Nông dân -- Việt Nam -- Tiểu thuyết. 2. Tiểu thuyết Việt Nam -- Thê kỷ 21. 3. Văn học Việt Nam -- Thê kỷ 21. I. Ts. 1. Farmers -- Vietnam -- Fiction. 2. Vietnamese fiction -- 21st century. 3. Vietnamese literature -- 21st century. 895.92234 -- ddc 23 N573-T88 Vực không đáy Ba đi làm về thấy bà già ngồi chình ình giữa nhà, ngay bộ bàn trà, một con mèo xám vắt ngang vai, và mẹ thì quỳ dưới bà ta, ôm bàn chân gầy như cọng củi vào lòng, cắt giũa những cái móng dài tựa phù thuỷ trung cổ trong tranh vẽ. Đó là một bà già mặt nhàu nếp gấp, màu da cũ mốc chừng như sắp thiu ôi, chỉ cặp mắt đôi khi Vực không đáy ◆ 5 lóe lên một tia nhìn lơ vơ, khó tả. Nó chẳng biểu lộ ý nghĩ nào ngoài việc phát ra tín hiệu còn chút sự sống trong cái xác khô khòng. Nghe tiếng ba bỏ giày ở cửa, mẹ vẫn không quay người nhìn, nói: - Chồng con đó má. Ảnh đẹp trai hén! Bà già không ra vẻ phản đối hay đồng tình, chỉ giương mắt đục ra ngó rồi lại tiếp tục lim dim tận hưởng sự nuông chiều, không một chút mặc cảm. Mẹ kể sáng đi chợ về thì thấy bà già đứng dựa cửa nhà đụt mưa, nhưng nước đã tạt ướt sũng ống quần, thấy tội nên mẹ mời bà vào nhà ngồi cho đỡ lạnh. Một hồi nghe thức ăn trong bếp dậy mùi, bà già kêu, “bây à, má đói”. - Nghe thương đứt ruột. Ba phát hiện rằng mẹ không chỉ cho má ăn, còn tắm táp, kỳ cọ, cho bà mặc quần áo của mình. Bộ đồ rách kia mẹ đem giặt, phơi trên sào, đã thôi rỏ nước. Kéo mẹ ra một góc, ba thầm thì, coi chừng dân trộm cắp bất lương. Mẹ cười, “má không làm vậy với mình đâu”. Chữ ʻmá᾿ làm ba không thốt nên lời. Đêm đó mẹ nằm bên ba mà cứ bận tâm tới bà già với con mèo ngoài phòng khách. Không biết 6 ◆ Nguyễn Ngọc Tư má nằm đất có bị đau mình không. Nghĩ má lạ chỗ ngủ không yên, mẹ ôm Bi và Quới ra ngủ chiếu với bà, cả bọn rầm rì quá nửa đêm. Không biết họ nói những gì mà bà già còn hứng chí ca, “sắm được sào dài sông bỗng cạn queo/mưa dầm nắng lửa mình ên chống chèo”. Giọng the thé, lẫn trong tiếng mèo phụ hoạ, nghe rợn. Má ở lại một đêm rồi biến mất. Bộ đồ mẹ đưa má mặc đỡ cũng được xếp thẳng nếp, đặt trên ghế dựa. Không lấy đi bất cứ thứ gì, bà già còn để lại con mèo tên Chó. Mẹ buồn suốt cả tuần sau đó, cứ thắc thỏm không biết má đi đâu, đang giữa mùa mưa dầm dề. Nghe giọng bao dung như thể nếu bà già ở lại, mẹ sẽ nuôi luôn. Khoảng thời gian ít ỏi bà già ghé qua, chẳng lưu lại gì ngoài những cọng tóc rơi trong phòng tắm, mà hôm sau khi làm công việc cọ rửa, mẹ đã dọn sạch. Sẽ giống một giấc mơ, nếu không có con mèo xám. Tính khí tự nhiên y hệt bà già, nó mạnh dạn đi lại trong nhà không một chút bỡ ngỡ, cả hành động nhảy vào nôi nằm dưới chân Bi ngủ, như quen thuộc lâu rồi. Tuyệt không thấy con vật ngó ra cửa trông chủ cũ, chừng như bụi mưa ngoài đó, mặt đường ướt nhoét làm nó ớn. Vực không đáy ◆ 7 Bỗng dưng ba có cảm giác, bà già vẫn ở lởn vởn đâu đây, qua cách mẹ bồn chồn ngó mây kéo bầy, những lần đưa nhau đi chơi phố đột nhiên mẹ bảo ba dừng xe, gửi Bi lại để chạy theo một người nào đó, rồi trở lại với vẻ mặt thất vọng. Một bữa bắt gặp con Chó (thật ra là mèo) đang thè lười liếm bột ăn dặm trên miệng Bi, ba nổi khùng kêu mẹ liệng con mèo (tên Chó) đi phứt cho rồi. “Đâu được, của má đó, biết đâu má lại về tìm nó”, mẹ cười, xoa đầu con vật. Nghe giọng, khó biết mẹ đang nói về bà già lang thang, mà đến cái tên thật của bà ta mẹ cũng còn ngơ ngác. Giây phút đó, ba tự hỏi, mình biết về người phụ nữ này được bao nhiêu? Lần đầu gặp mẹ ở một cửa hàng giới thiệu sản phẩm của trung tâm nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi, ba được người ta giới thiệu ‘con nhỏ Ngà đã ở đây hồi ba tuổi”. Ba thấy lạ, cô gái không có vẻ tội tội, rầu rầu như những đứa trẻ có cùng hoàn cảnh, mà khí chất nhẹ nhõm, bình thản đến mức – như ba hình dung – chỉ cần tháo bỏ đôi giày hơi cao gót kia ra, thứ khiến cô đi lại hơi thiếu tự nhiên, cô sẽ bay lên trời. Sau này khi cô đến nhà ba mỗi tuần hai buổi để dọn dẹp nhà, giặt quần áo, như một công việc 8 ◆ Nguyễn Ngọc Tư làm thêm, ba nhận ra ngay cả khi đẫm mồ hôi, thì ở cô cũng chẳng toát ra vẻ gì nặng nhọc. Giữa những dây phơi bên ban công gió loạn, có lúc ba nghĩ suýt chút cô đã bay lên cùng với tấm vải trải giường, như một nhân vật trong tiểu thuyết Colombia. Trong cái nhập nhoạng của buổi chiều tà, khi cô từ giã ra về và lướt người qua cửa, có lần ba hoảng hồn nhìn xuống chân cô, xem có còn chạm đất không. Cô gái thích ba. Tình cờ, ba biết. Những vật dụng cũ như khăn tay, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, sau khi ba liệng vô thùng rác, đều được cô lén giữ lại, cất trong giỏ của mình, như kỷ vật. Và có lần quay lại mớ giấy tờ để quên, ba bắt gặp cô úp mặt vào hít hà cái áo đẫm mồ hôi của ông chủ trẻ. Một bữa ba uống hơi ngà say, ngó cô gái vươn người kéo khép cánh cửa sổ để mưa khỏi tạt ướt nhà, ba tưởng cô sẽ bay mất nên ôm ghì lấy. Cô ấm và ngoan như con chim sẻ trụi lông tự biết mình không có khả năng tung cánh. Đúng bữa đó, Bi tượng hình. Nhưng không hoàn toàn chỉ vì đứa trẻ mà lễ cưới diễn ra sau đó. Ba mặc áo chú rể với tâm trạng vô cùng dễ chịu, tuyệt không chút gì miễn cưỡng. Vực không đáy ◆ 9 Sau này khi nhìn lại hình cưới của mình, ba thấy có một tấm chụp chung với bên nhà gái, những dì phước. Họ tới lễ cưới chớp nhoáng vì nhà thờ có cha đang đau nặng, “mà cũng không thể bỏ tụi nhỏ ở nhà lâu”. Khi nhìn vào tấm ảnh ấy, lần đầu tiên ba tự hỏi, họ có thật là dì phước không, hay chỉ là những phụ nữ bình thường, vì lý do nào đó, đã mượn những bộ y phục nọ để khoác lên người? Ấy là khi bà già ăn mày đã đến và đi, mẹ cho Bi bú và tay kia vuốt lông con Chó, phấp phỏng nhìn mưa xiêu bên thềm. Cái ý nghĩ mẹ kéo bà già vào nhà vì lòng trắc ẩn hồn nhiên, bị thay bằng một giả thuyết vừa quyến rũ vừa đắng cay, biết đâu bà già xin ăn nọ là má ruột của mẹ. Điều đó có nghĩa ba không biết gì về người phụ nữ đêm đêm rúc dưới bụng mình. Hồi nhớ lại bữa bà già tới, ba thấy mẹ và bà ta có vài điểm giống nhau. Thái độ nhẹ nhõm gần như phớt đời, sợi tóc hơi thô cứng (thật ra ba không chắc lắm ở điểm này, vì nếu lăn lóc ngoài đường chịu trận nắng mưa, không thường xuyên tắm gội, thì tóc người ta có thể cứng đơ như thường), cách đặt tên cho con vật chẳng giống ai. 10 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Gọi mèo là Chó cũng hơi giống cách mẹ đặt tên Quới cho chú cá heo nhồi bông mà mẹ luôn giữ bên mình. Quới nằm trong gia tài còm nhom mẹ mang về nhà chồng. Một con thú nhồi bông đã cũ tới mức không thể đoán được màu gốc của nó, trước khi nhem nhuốc sắc gì đó tựa cháo lòng. Hai cái vây con Quới thâm xỉn, đơ ra như vải được hồ cứng. Mẹ nói với ba, hồi nhỏ em phải mút chúng mới ngủ được, Bi của tụi mình thì không vậy, con chỉ mút tay. Trước khi được một nhà hảo tâm tặng thú ngồi bông, mẹ mút góc khăn, góc áo gối, bất thứ gì mềm và có hình tam giác. Nhớ lại, lúc nghe chuyện mẹ và Quới, ba đã hỏi lý do sao tên con cá rất người. “À, Quới là đứa bạn thân của em”, mẹ nói, tiếng đuối trong hối tiếc, “bị người ta đón đi rồi’. Lúc đó ba không gặng hỏi thêm, cũng như từng phớt lờ quá khứ của mẹ. Chẳng vui gì khi nghe kể về cuộc sống của đứa trẻ mồ côi, ba yêu mẹ không phải vì thương hại, ba nghĩ vậy. Và mẹ cũng không phải kiểu đàn bà hay rao những bất hạnh bằng lời, để thu nhặt cảm thương của người khác. Đó là phần thời gian khuất mặt, và sau cái bữa bà già lạ hoắc ghé nhà ung dung ngồi ngay bàn ăn Vực không đáy ◆ 11 dùng bữa sáng với bánh mì trứng chiên, ba muốn bới ra, ngó nghiêng cho biết. Rốt cuộc thì quá khứ của vợ mình có đơn giản như cô ta nói, trong cái lần ba bâng quơ hỏi, “hồi nhỏ chắc em sống khổ lắm?” - Đâu có. Tụi em chỉ thiếu cha mẹ thôi, ngoài ra chẳng thiếu gì. Mẹ trả lời tỉnh rụi, và không có dấu hiệu muốn đi vào chi tiết. Thái độ đó luôn được ba xem là bình thường, trước khi bà già bước vô nhà, mang theo một con mèo tên Chó. Liên tục tính nhầm sổ sách, một kế toán trưởng nghiêm cẩn với từng con số như ba, cảm thấy bất an như vừa nuốt trộng cây đinh cúc vào bụng. Giờ thì không thấy đau, nhưng nó sẵn sàng đâm thủng từ bên trong bất cứ lúc nào. Ba ước gì con người ta giống những con số, rạch ròi, chỗ nào không khớp nhau cũng tìm được nguyên do. Ngờ ở đâu, sẽ tìm được đáp án ở đó. Chúng không mù mịt như câu hỏi, bà già nọ, rốt cuộc có phải là ruột thịt với mẹ không. Những câu hỏi không thành lời khoét thành một lỗ sâu hoắm trong lòng ba, dần rộng như một cái vực nhìn không thấy đáy. Ba hay lén dõi theo mẹ, 12 ◆ Nguyễn Ngọc Tư nhiều hơn cả hồi mới cưới, đầu đầy những hình dung mà ba tự thấy là điên rồ nhưng không sao kìm giữ được, người phụ nữ hát khẽ bên trong phòng tắm với con mèo xám canh chừng ngay bên cửa, cô ta có gì đang che giấu không, có cái đuôi nào không, có vết sẹo nào mà ta chưa biết. Chẳng có gì bảo đảm sẽ không có chuyện một bữa nào đó từ công ty về, ba thấy mẹ đang bắt chí gỡ ghẻ cho thằng bé tóc cháy vàng nào đó, và biểu thằng nhỏ, chào ba đi con. Hay, một người đàn ông lạ mặt cũng xuất hiện theo cách tương tự. Ba nghĩ vậy, trong lúc ngắm mẹ trộn nước thịt kho vô phần ăn của Chó, tức con mèo của một bà già ăn xin bỏ lại, chăm chút như nấu phần cháo cho Bi. Cô ta từ tâm đến vậy sao? Không tính toán một chút nào, với những kẻ lạ qua đường? Bị ý nghĩ lạ xỏ mũi, ba đi xa tới mức thẳng tới tới bệnh viện, với mẫu cuống rốn của Bi, vốn được mẹ phơi khô cất giữ trong tủ áo, làm một giám định huyết thống. Mẹ tìm thấy tờ giấy báo kết quả trong túi quần, lúc lộn ra giặt. Trước đó, có lần mượn say, ba giằng con cá heo màu cháo lòng khỏi tay mẹ, ném đi, hỏi gằn Vực không đáy ◆ 13 “Nói mau, Quới là thằng nào?” Ngay lập tức ba phát hiện ra đó là câu hỏi thừa. Giống như đọc bộ hồ sơ gốc của cô bé Nguyễn Thị Ngà ở viện trẻ bị bỏ rơi, ngó đứa bé rầu rĩ, mắt nhìn xuống trong tấm hình, ba thấy chẳng có nét nào giống vợ mình. Ba không chắc đó là mẹ hay Ngà nào khác. Chắc mẹ hiểu mình có nói gì thì cũng không được xem là sự thật, nên nín thinh nhặt Quới và ẵm Bi ra phòng khách ngủ. Con mèo kêu một tiếng dài ngao ngán rồi trễ nãi bước theo. Cùng lúc có hai ý nghĩ rượi men bia cũng lảo đảo hiện ra. Một, cô ta trốn tránh. Hai, chiếc chiếu đó còn lưu mùi của bà má nổi trôi. Cho đến giờ, chứng kiến ba mẹ mỗi lần gặp lại đều tỏ ra dè dặt, như người này là một mảnh thuỷ tinh vỡ, nếu không cẩn thận có thể làm người kia chảy máu, Bi vẫn hay thắc mắc lý do ba mẹ bỏ nhau. Ba hẹn nay hẹn mai. Thật khó để nói với con bé mười lăm tuổi rằng rạn nứt bắt đầu từ một bà già ăn xin ghé đụt mưa trước hàng ba nhà mình, mẹ rủ vào trong ngồi cho đỡ lạnh, rồi thấy bà dơ và đói, mẹ dắt đi tắm và cho ăn. Chẳng ngại ngồi cùng mâm cơm, giữa bữa bà già 14 ◆ Nguyễn Ngọc Tư còn rầy “thịt kho chưa tới nên dai, hồi nhỏ bây nấu nướng tệ, giờ vẫn y chang”. Mãi mãi, ba vẫn không biết được lúc đó mẹ góp một lời thoại cho vở kịch tưởng tượng, hay thực sự họ đang tắm chung dòng hồi ức, khi nói: - Được má cằn nhằn, con sướng. Vực không đáy ◆ 15 Không ai qua sông Qua cầu Mù U, đoàn tuần hành ốm o còn chừng một nửa. Thiếp không nhìn thấy con chó của mình đâu. Vừa nãy còn thấy nó nhếch chân đánh dấu lãnh thổ, bộ dạng vô cùng phè phỡn. Không biết con chó đã về nhà hay tạt chơi dọc đường sau cái vẫy đuôi của cô chó nào. Không ai qua sông ◆ 17 Út Lẹ đã bỏ về lúc ở bờ bên kia. Đám tuần hành đâm ra buồn tẻ, không phải vì khuyết mất giọng giòn rụm của Út Lẹ, mà vì vắng cảnh mấy đứa nhỏ con chị thò đầu ra khỏi chòm cây bên đường, kêu “má”, rồi nhe ra cười, khoe những hàng răng bắp bồ cào chỗ có hạt chỗ không. Lâu lâu đứa lớn nhất chạy ra trước đoàn người, đánh vần câu ghi trên vải, xong đi thuật lại cho mấy đứa em, “má mình đang rinh chữ không nên đánh phụ nữ bằng một cành hoa”. Thằng em nó, tay ngoáy cứt mũi, hỏi “vậy đánh bằng cây củi có được không ta?” Út Lẹ lượm mấy trái bàng khô chọi dạt đám con nít khỏi đoàn người, nhưng có xua thì tụi nó cũng không chịu đi, “về thể nào cũng bị ổng sai đi mua rượu, tụi con đâu có ngu”. Vậy nên vài lần đoàn tuần hành dồn cục, khi bà mẹ phải xử vói ra ngoài vài vụ giành kẹo đánh nhau. Điện thoại trong túi chị nào cứ nhấp nhổm đổ chuông, nghe nôn ruột. Một người bảo đàn bà tụi mình sao y như con Tấm, muốn ra đường phải nhặt thóc cho xong, mà giờ làm gì có Bụt. May mà qua sông, không còn người nhà chị nào chạy theo để hỏi cây dao xắt chuối giắt ở đâu, hay hết gạo thì mua chịu ở tiệm nào. Những chị bận rộn đã 18 ◆ Nguyễn Ngọc Tư tách đoàn khi đến đầu cầu, bởi nếu qua sông thì phải đi một vòng xa lắm, sợ không kịp về nấu cơm trưa. Người thay Út Lẹ rinh đầu kia của biểu ngữ là một cô bé ngập ngừng, nghe nói mới về làm dâu xứ Mù U. Thiếp dàn hàng ngang với cô, đoạn trúc treo biểu ngữ cho tựa vào vai, chật vật giữ khoảng cách cho cái băng vải không chùng xuống. Cố nhớ về hồi mười bảy tuổi, mình có giống cô dâu mới kia, ăn nhỏ nhẻ, đi nhỏ nhẻ. Chưa đầy chục năm mà, sao ngoảnh lại thấy xa. Ra khỏi dãy chợ mé sông, gió bỏ ngọn thổi tạt mấy biểu ngữ làm đoàn người chao lắc. Cô dâu mới bên kia bậm môi như đang giữ một con diều giãy giụa đòi bay. Thấp đậm như Thiếp còn bị gió xô trật bước xuống lề. Hai chị em rủ nhau cuốn băng ngắn lại, đi cho dễ. Trên đó giờ chắc chỉ còn mấy chữ “nên đánh phụ nữ”, người bên đường không biết, tưởng cuộc đi bộ này xúi giục bạo hành. Cái máy hát trong tay một chị bên Hội phụ nữ phát thêm lần nữa bài chim kêu chim kêu. Lần thứ ba Thiếp tự hỏi cô gái trong bài ca này sao có thể yêu quả pháo như đứa trẻ. Không biết có mấy loại pháo, thứ mà cô gái kia suốt đêm ngày bồng bế có văng ra thứ miểng bén ngót đã găm nhừ cổ Không ai qua sông ◆ 19 bà ngoại Thiếp, hồi chiến. Cậu út lúc ấy vẫn bò quanh, tỉnh bơ bới tìm vú mẹ. Cảnh đó sau này đều được kể lại mỗi khi đám giỗ ngoại, không còn mang tính đau đớn, mà giễu cợt từ hồi nhỏ cậu út đã ham ăn, nên giờ đuổi giạt mấy bà chị để giành miếng đất. Nghĩ lan man, Thiếp đạp gót người đi trước làm chiếc dép sút quai, đoàn đi lại dồn đống chờ chị nọ lấy dây thun buộc lại. Tựa như sợi dây vô hình xỏ xâu đám người, tiếng nhạc kéo đoàn tuần hành đi qua doi Me Đất, gặp Trầm đang vác cần câu ễnh bụng đi ngược chiều. Nó đang chửa đứa thứ hai, và lại không cha như thằng con trai bốn tuổi đang lủn tủn đi bên chân mẹ, tay cầm xâu cá lóc nhỏ bằng chân cái. Trầm lạch bạch nhường đường, tay bưng rổ rau cóc, miệng cười toét, khen đoàn tuần hành vui y như đi coi hát. Thiếp cười, cười thật chứ không ngọt lạt như mấy chị sau lưng, “vui thì đi chung”. Bà chửa xua xua tay, chỉ vào bụng “con nhỏ đói rồi”. Cái bóng Trầm lùi xa, để lại một vệt dài xì xào. Người Mù U tưởng trề môi đã đời hồi Trầm sinh đứa đầu và tiếp tục cấn bầu đứa thứ hai, giờ lại 20 ◆ Nguyễn Ngọc Tư không nhịn nổi, “con nhỏ có gì hay mà cứ hất mặt lên”. Như thể Trầm có sinh chục đứa con hoang nữa cũng chẳng sao, nhưng đi đường phải cúi gằm, cấm vừa đi vừa ca cùng con nít, mắt mũi tươi giòn làm bọn đàn bà khác hoang mang. Đã lần nào mình có được vẻ mặt như con Trầm khi nãy chưa, Thiếp cố nhớ, nghe dậy chút tỵ hiềm không cơn cớ. Không biết có phải vì con Trầm, mà những câu chuyện đàn bà không đầu không cuối mòn dần. Cũng có thể do mỏi chân, và nắng trưa làm cho kiệt sức, nên đoàn tuần hành mất hết hứng thú, đi như trôi về đúng chỗ lúc sáng nó nhóm lên, ngay trước một ngôi nhà thấp tối. Con Mực đang chờ Thiếp ở đó, bình thản đứng coi đám trẻ chọi lon. Cũng chỗ ấy, nửa tháng trước có người đàn bà bị chồng dùng đũa than nóng xiên qua mắt phải. Mà người Mù U và cả anh chồng cũng không hiểu sao chị ta không chịu chạy ra như mọi khi, anh rượt đánh chị hoài chớ gì. Cuộc đi bộ tháng Ba này là vì một người vừa xuất viện, và cũng cho bao đàn bà khác trên cái đất Mù U này. Hội phụ nữ đi thuyết phục từng nhà, rốt cuộc chỉ gom được chừng năm chục chị. Không ai qua sông ◆ 21 Một thím ngồi chơi tứ sắc không thèm ngẩng lên, nói “mắc cười, bộ biểu tình thì không bị đánh nữa sao?” Câu hỏi đó cứ văng vào cuộc tuần hành, ở cái động tác nheo mắt nhả khói cười của mấy ông nhậu bên đường, của những cô gái hé cửa sổ ra dòm rồi hững hờ khép cửa, ở vài chị đàn bà lặn ngụp dưới mé sông nhổ bông súng ma, nhìn đám người đi qua như một đám rước linh thiêng chẳng liên quan đến mình. Thiếp bước vào đoàn tuần hành chỉ vì muốn nghe lóm tên mấy lá thuốc trị ho cho trẻ nít mà mấy chị bảo nhau lúc đi ngang qua. Lội bộ được đỗi đường, một chị dúi biểu ngữ vô tay Thiếp, hớt hãi nói chết cha, quên tắt bếp nồi cơm ở nhà. Vậy là Thiếp đi hết một vòng, chẳng nghe ngóng thêm được bài thuốc nào nữa. Tan về lúc trời quá trưa, nhưng chuyển mưa nên nắng úa. Con Mực lững thững đi đằng sau, rồi lại chạy vọt lên khi thấy bị bỏ xa. Gần đến tiệm thuốc Bắc bên kia đường, Thiếp đứng núp sau cột đèn nhìn đứa con gái đang được bà nội nó gội đầu ở vòi nước đầu nhà. 22 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Chị sinh đứa bé này bảy năm trước, lúc nó hai tuổi rưỡi chị trốn đi theo anh lơ xe, không đem theo món gì, hay chút chữ nào để lại. Chồng Thiếp và đàn ông xóm chợ lặn sông mò gần chết, tưởng chị đuối nước xác đang nằm đâu đó dưới dãy nhà sàn. Năm ngoái, chị quay lại và đứa nhỏ nhìn chị hỏi dì lạ hoắc là ai sao lại vuốt tóc con. Chị không thể xưng mình là mẹ nó. Nhưng chị đang ở lại Mù U, và sẵn sàng làm bất cứ gì, để được nói với con gái mình, mẹ đây! Không ai qua sông ◆ 23 Nút áo Năm Tím mười lăm, một buổi tối người ta tìm thấy nó dưới chân cầu Tân Thạch. Rách mướp, nhưng tay nó nắm chặt tới mức người ta chỉ có thể mở ra từng ngón một. Giữa lòng tay xanh lạnh, là một cái nút áo. Tròn, màu trắng đục gợn nâu, vật chứng duy nhất Tím tóm được của kẻ thủ ác đã chuyền qua Nút áo ◆ 25 tay từng người trong xóm, với hy vọng ai đó từng nhìn thấy nó hoặc anh em nó. Cái nút có thể bị bứt ra từ áo trắng học trò, áo xám của anh đò dọc, áo kẻ của ông thầy giáo, áo chim cò của mấy thằng người hay ôm gà nòi đi cáp độ. Nhưng chỉ có vậy, của bất cứ ai, bằng nhựa, lợn cợn trắng nâu, chỗ đính chỉ vô áo bị gãy, cái nút không kể gì thêm. Người có thể kể thì lơ tơ mơ mỗi chuyện mình bị bịt miệng từ phía sau bởi một cánh tay cứng đanh, sau đó ngất luôn không biết chi trời đất. Thiêm thiếp trên chiếc giường trạm xá, đôi lần tỉnh dậy Tím lại dập đầu vào tường, người ta phải nhồi thêm thuốc ngủ cho nó lịm đi. Ai tới thăm, mẹ Tím cũng nói mỗi câu “thiệt là quân ác nhơn, không lấy gì đắp cho con nhỏ”, như thể chuyện con gái bà phơi lạnh quan trọng hơn hết thảy chuyện khác. - Khóc chừng nửa năm thì tôi nín. Anh cũng biết đó, nước mắt đâu mà khóc hoài. Làm ra vẻ thản nhiên, Tím kết câu chuyện của mình, để giải thích cho anh con trai kia hiểu sao qua tuổi ba mươi mà nó chưa chồng, sao cổ nó đeo sợi dây chuyền bạc xỏ qua một cái nút áo. 26 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Cuộc coi mắt sẽ kết thúc ở đó, nhưng có khi kết thúc ngay lúc người con trai ghé cái quán đầu xóm để hỏi nhà Sáu Tím. Phải Tím Nút Áo thì qua đồi kia là tới. Vụ nút áo là sao hả? Vầy, hồi con nhỏ mười lăm tuổi... Chắc phải bỏ xứ đi con Tím mới mong kiếm được tấm chồng, bà mẹ hay rên vậy. Nhưng nó phải ở lại, hy vọng tìm được kẻ hại mình. Hắn phải là người trong xóm mới thuộc lòng những chiều thứ sáu, Tím về nghỉ cuối tuần, xe lam chạy từ chợ về tới đầu xóm thì đã nhập nhoạng. Phải là người trong xóm mới đánh ngất nó để khỏi bị nhận mặt. Trong tay chỉ có cái nút áo câm, không đủ làm ra công lý của người, nhưng Tím tin luật trời, thằng bất lương đó phải có khi lơ là mặc lại cái áo có hàng nút tật nguyền, hoặc sẽ biến sắc khi nhìn thấy dấu vết tội lỗi lủng lẳng trên cổ Tím. Suốt nửa năm dành cho việc khóc, Tím trốn ở trong nhà, thế giới của nó chỉ từ cửa giữa ra sau bếp. Nếu không phải nấu cơm giặt giũ nó sẽ săm soi nút áo, như nuốt trộng bằng mắt, ghi khắc, đóng đinh nó vào lòng mình. Bữa nọ Tím hỉ mũi cái rột, lấy cùi tay lau nước mắt, nói với chị dâu, mai đi coi cúng đình. Nút áo ◆ 27 Tím bắt đầu lảng vảng những chỗ đông người. Hay đi bộ ngoài đường, gặp người đàn ông nào cũng nhìn chăm chú. Chẳng quan tâm mặt mũi vuông hay tròn, chân ngắn hay cong, chỉ nghĩ coi mặt họ có biến sắc không, áo có đứt nút không. Kẻ bất lương đang núp sau mặt nạ của anh Bảy dượng Ba, những người đàn ông sớm xỉn chiều say, hay chính ông ấp trưởng có ánh nhìn lén lút, không chừng. Tím tin mình sẽ nhận ra hắn bằng thứ linh cảm được chuốt nhọn trong từng ấy tháng ngày. Mùi mồ hôi tay, hơi thở dày như tát lửa vào gáy nó, và tiếng tim hắn hộc lên trong ngực. Chắc chắn tui sẽ bắt được quân bất nhân đó, Tím nói. Mẹ Tím tự dưng lo, “coi chừng gánh nút áo còng lưng”. Quãng đó bên sông có anh thợ máy nhờ mối mai qua hỏi cưới. Tím cũng hơi xiêu lòng, nghĩ hôm cưới sẽ mời đông, biết đâu oan gia của mình cũng tới. Bữa Thợ Máy xách cặp vịt qua nhà xuống mối, nhìn thấy nút áo trên cổ Tím, anh chết giấc. Anh bảo từ đẻ ra đã sợ nút áo rồi, nên mặc toàn áo thun tròng cổ, cũng không biết sao lại sợ, chắc kiếp trước bị một vốc nút chèn ngang họng chết oan. Cứ thấy nút áo Thợ Máy sẽ không thở nổi, mà Tím thì lúc nào cũng treo tòng teng trước ngực, chung đụng sao giờ. 28 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Chỉ cần gói cái nút giấu đáy tủ hay quăng phứt ra vườn, là tháng Giêng sang năm có pháo rước dâu, bà mẹ thở dài. Sáu Tím đóng cửa buồng nói vọng ra, “vậy khác gì bỏ qua cho nó”. Chủ nhân của nút áo giờ biết đâu đang nằm tréo nguẩy cho vợ nhổ tóc bạc, hay thảnh thơi lắc võng ca vọng cổ, biết đâu ngồi coi đá cá lia thia. Hình dung đó làm Tím thấy mình bốc khói. Phải có ai đó trả giá cho cái cảm giác quặn ruột, buồn ói mỗi khi bước qua cầu Tân Thạch, cho những ánh mắt thương hại dính vào người, cho tuổi hai mươi héo rượi. - Tôi mà đi theo anh rồi thì thằng vô lương sẽ thảnh thơi đã đời, vậy đâu được. Sau câu nói đó, thêm một người đàn ông ra về khi vừa mới ngồi ấm chỗ bàn trà nhà Tím. Anh này không ghê nút áo, chỉ ở hơi xa. Tím không ngại lấy chồng cách nhà mười ba cây số, cảnh lạ người lạ, bụng này áp bụng kia sẽ làm mối thù mòn mỏi. Nút áo còn thì Tím còn nhớ mình từng tơ tướp bên cỏ chân cầu. Nhưng cái sự vắng mặt của Tím sẽ làm hắn thoát nơm nớp ám ảnh, vậy thì ông trời làm gì có mắt. Sáu Tím chọn làm gai xóc vào mắt vào tim kẻ còn núp trong bóng tối, không làm đàn bà nữa. Nút áo ◆ 29 Một bữa đợi con gái ngủ trưa, bà mẹ lén cắt sợi dây chuyền, quăng cả dây và nút áo xuống ao bông súng. Ai ngờ chỉ chút xíu vầy mà nặng trịch, bà nghĩ vậy khi nhìn những vòng sóng dần lặng, nước khỏa dấu vết của cái nút áo vừa chìm xuống. “Bỏ đi. Sống đi. Sống như thiên hạ vậy”, bà trệu trạo bảo khi Tím dậy quờ quạng cái cổ trống không. “Họ đâu có nằm phơi bụng dưới chân cầu”, Tím cãi, thủng thẳng ra ngoài ao bông súng không phải để nhìn bông súng. Bà mẹ mướn người bơm đất lấp ao, cảm thấy hành động ấy quá chừng vô vọng. Tím vẫn ngó thấy bên dưới cỏ, dưới rễ cây mít, dưới từng lớp đất nâu nhão nhoét, có cái nút áo. Tròn, bằng nhựa cứng, trắng gợn nâu. 30 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Nhổ quán Mười tới lúc gần sáng, như thể đã thức cả đêm chờ. Chị kêu phiền vì tôi đã để chị nắn gối tối qua. “Nói Mười già cũng chịu, nhưng sức yếu thì sao nhổ quán theo Cao Bồi”. Tôi nghĩ mình thuận theo tự nhiên thôi, đi mãi cũng phải dừng, mòn mỏi. Chuyện Mười với Cao Bồi cũng nên tới hồi kết. Nhổ quán ◆ 31 Một mùa gió nào đó tôi để họ ở Bảy Căn. Quán cơm của Mười chỉ có hai gốc cột cặm còng queo đằng trước, mái nhà đổ dốc gác hờ lên cái vách ta luy của cây cầu bắc qua sông. Cái rèm cửa phía tây ngậm một bụng gió, phập phồng như đang đợi. Ba tháng ở đó đúng mùa nước rong. Cứ sáng ra, sông Cái Lớn dâng tràn nền thị trấn. Những đám rước dâu xắn quần bì bõm. Bỏ chân ra khỏi giày, ăn chưa xong bữa cơm giày đã trôi cùng bầy cá lìm kìm. Mùa mưa cù lao Mỹ Khánh, người đàn ông của Mười u uất vì thiếu mặt trời. Ghé quán Mười bên hông chợ, Cao Bồi khẩy khẩy mấy hột cơm rồi ngó mưa thở hắt. Cái mũi cao đổ bóng lên một bên mắt tối thẫm, bên còn lại không tia nào không cô quạnh. Cao Bồi kêu trông nắng để phơi cái phổi đầy hơi nước mà không thấy đâu. Mười cười, “chỉ cần ới một tiếng, mình chạy lại hà hơi là phổi khô ngay”. “Đàn bà gì mà trơ trẽn”, Cao Bồi chì chiết xong, phủi đít ra về. Cuối năm họ ở Đồng Rừng. Thị trấn cao nguyên bụi đất đỏ như máu. Mưa qua, nhìn nước chảy ròng rã bên lề đường, Mười hình dung nước ấy rất tanh. Quán thuê rẻ, vì chủ nhà thấy bán buôn 32 ◆ Nguyễn Ngọc Tư ế ẩm. Nhưng đắt sao được khi Mười bất cần khách, nhất là họ tới trùng với buổi cơm của Cao Bồi. Tối chong cái đèn dây tóc đỏ lừ chờ ông tới, vài người khách lỡ đường tưởng Mười chờ họ. Một phút sau khi đặt chân vào quán, ngó thái độ bực bội của bà chủ quán thì những mơ tưởng tiêu tan. Uể oải lết dép đi, Mười ngán ngẩm nói, chỉ còn cơm cháy thôi. Thậm chí chị còn không kéo ghế cho khách ngồi. Miễn no bụng là được, cơm nấu lò củi thì cháy hết sảy, hồi nhỏ ăn cháy rưới nước mắm cũng ngon. Những người khách đói meo giả lả, nhưng hơi tức, quán thấy khách không chút xúc động. Hớt mớ cơm trắng xốp phía trên qua một bên, Mười vừa cạo cháy vừa trở trứng chiên trên bếp. Đám thực khách không được đón chào bẽ bàng nhận ra nồi canh khổ qua còn bốc khói với mấy con cá trê nướng vàng dầm nước mắm gừng đang bày ở kia không dành cho họ. Cái bàn ăn lịch sự duy nhất trong quán cũng không, chỗ ăn của họ là bên bàn máy may cạnh bếp. Và khi Cao Bồi thõng tay bước vô, ngồi chễm chệ ở cái bàn nhiều gió và ánh sáng nhất, họ nhận ra ngọn đèn ngoài kia cũng không phải đỏ tóc Nhổ quán ◆ 33 chờ mình. Những gì ấm áp, thơm tho nhất trong quán thuộc về người đàn ông ấy. Ý thức được điều này rõ như hai cộng hai, Cao Bồi không thèm nhìn họ, cũng chẳng ngó Mười đang cười toe, chỉ lơ đãng ngó những ngón tay mình xòe ra đổ bóng dưới ánh đèn. Đôi bàn tay thuôn muốt chưa từng chịu dầm trong nước, chưa từng chịu một vết xước nào, chưa từng mang vác nặng. - Cả chợ chỉ có mấy trái khổ qua chưa mở mắt. Hơi đắng. Ái ngại cái vị đắng không phải tại mình, Mười lượn lách trong cái quán lá chật chội, người đàn bà như dòng suối chảy tuôn. Dáng không cao, ngày càng đẫy đà, nhưng cơ thể sinh động đến nỗi những sợi tóc bạc trên đường rẽ ngôi, những đốm đồi mồi trổ trên mặt cũng phát sáng. Mười không thích tôi để chị tự sáng. Lung linh kia được phản chiếu từ ánh sáng của Cao Bồi. Người mà khi vừa xuất hiện, Mười cũng lập tức không còn là bà già trễ nãi. Bắc cái ghế cách mâm cơm chừng một thước, ngồi tém tẻ nhìn Cao Bồi ăn, hết bữa này sang bữa khác, Mười láp giáp ba điều bốn chuyện như thể cho bốn vách vui. Gần sáng mơ cũng sợ, thấy răng rụng từng cái một, trống trơ. 34 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Mớ gừng mật ong tối qua đưa cho có chịu ngậm không đó, trời trở gió lại ho thì khổ. Không tự lo được cái thân mà người ta lo lại không thèm. Cao Bồi im lặng lùa cơm, hơi nóng bả lả trên mặt. Bộ điệu bình thản, dửng dưng với cuộc đời chảy xiết đó, tuồng như bão có đi ngang đây cũng tránh chỗ ông, nếu nó không làm vậy thì Mười sẽ bẻ cong cho nó tránh. Bóng tối ngân ngấn ngoài thềm thấp, quán chỉ có tiếng đũa khua và một bài hát nửa chừng vẳng đưa sang. Tôi cố ý viết cảnh này lặp đi lặp lại, trong những cái quán Mười từng lưu lại để bán cơm, kể từ khi Cao Bồi lánh khỏi gia đình, bắt đầu sống một-mình trong cái xưởng vẽ. Nhưng không một lần nào nghe Mười kêu chán. Ngay khi tôi chưa kịp đặt tên, chưa chuẩn bị một tiểu sử đầy đủ, chị đã lót tót đi theo tình. Xuống máy bay, chị bước thẳng vào cái quán đầu tiên mà tôi dựng sẵn. Quán cơm tử tế nhất, xoong nồi tươm tất, bàn ăn trải khăn, chỉ cách xưởng vẽ Cao Bồi một vài căn, để ông khỏi sang đường giữa dòng người xe xéo xắt. Nhưng cuộc sống tự do mà Cao Bồi tách bầy gầy dựng chỉ được nửa chừng. Mấy đứa con Nhổ quán ◆ 35 không buông được. Giận chồng, con gái xách gói qua ở ké. Cuối tuần cả bọn kéo tới nấu nướng tiệc tùng, chưa kể điện thoại nheo nhéo suốt ngày ba ăn gì chưa, bỏ quần áo vô máy giặt thì nhấn nút màu xanh, trời sắp mưa coi chừng cửa sổ mở tạt ướt giường. Một tối Cao Bồi nói mai dời đi cồn Thúc Thắc, ở đó chắc được một mình. Mười kêu trời đất ơi, sao rinh cái quán đi được đây. Ông khủng khỉnh bảo “ai cần theo đâu”. Cái kiểu đàn ông này không bao giờ nói cần ai, nhưng vô tình để cho Mười bắt gặp những hộp cơm còng quéo, mớ mì tôm rơi vãi khi ông gặm chúng mà không thèm nấu, hay mớ quần áo dồn đống đầu giường đợi đem phơi mưa cho sạch. Và khi nhìn thấy cái nồi cháy, Mười nghe từ khét đen tiếng kêu thất thanh của người đàn ông không thể sống một mình. Mười nhổ quán. “Nhiều khi nhẩm đếm chục lần đổi chỗ, thấy thiệt là ly kỳ”, chị thầm thì với tôi những khi gần sáng. Mười chỉ kêu phiền khi một vài chữ nào đó, tôi bóng gió rằng chị mỏi mòn. Đâu có. Nhổ quán này cặm chỗ khác hóa ra cũng đơn giản, chỉ là trả nhà và tìm một cái nhà khác để 36 ◆ Nguyễn Ngọc Tư dọn vô. Hành lý mang theo vừa đầy túi xách. Một bộ đồ ăn bằng sứ trắng. Mấy bộ quần áo. Mùng mền gói giấc ngủ cho ngon. Nồi niêu gọn đeo, vừa đủ nấu cho hai người. Không còn ai đủ sức biến nơi chốn Cao Bồi ở thành chỗ nghỉ dưỡng cuối tuần. Thằng con Cao Bồi đôi khi nhớ ông già, nhằm lúc ông tắt điện thoại từ bỏ thế giới. Cuộc gọi sang chỗ Mười, thằng con chỉ muốn biết đang ở đâu, ông già vẫn khỏe. Nó không biết xưng hô sao với người đàn bà bán cơm cho ông già, kể từ khi ông bỏ trốn khỏi bầy. Nửa đêm về, nó hỏi vợ hay gì chưa, ông già đang ở miệt Thứ, chỗ đó quơ tay được nắm muỗi. Vợ nó khoanh một chấm nhỏ trên bản đồ đã rằn ri vết mực, tự hỏi cái máu mê trôi nổi có di truyền không, và bao lâu nữa chồng mình lại lên đường, ai trong số những người tình của chồng sẽ đi theo bán quán. Câu hỏi của cô con dâu cũng làm tôi đau đầu. Những câu chuyện như vầy viết chừng nào mới hết. Những người đàn bà không thèm tự sáng, coi người họ yêu là bầu trời, không khí. Ngay cả cái truyện này, Mười cũng cự nự khi thấy dấu hiệu tôi muốn dừng. Nhổ quán ◆ 37 Cả những lúc không biết sắp tới đi đâu. Chỉ thấy nơi chốn hiện tại đã đủ lâu, nhen nhóm chút cảm tình với chỗ trọ thuê theo tháng. Người thị trấn quen mặt một gã trung niên tới bữa thọc tay vô túi quần lững thững đi ăn cơm quán, thuộc nết bà chủ quán chỉ chăm chút cho mỗi một khách quen. Đầu đường cuối chợ ai cũng nghi hai người là bồ bịch, dù họ thuê riêng hai nhà, ăn cơm trả tiền sòng phẳng. Buồn chán, Cao Bồi đụng gì cũng chê. Mồng tơi nhớt, rau dền nhám, măng ăn đau mình, cá tanh. Hông Mười dày mỡ đã lâu, giờ ông lấy gang tay ướm đo, lắc đầu ra vẻ coi khinh lắm. “Thất thường chất chồng theo tuổi, ai chịu nổi?”, Mười cười trong lúc cố nhớ tên một cái chợ ngã ba sông mình đã từng qua lúc theo ngoại trên chiếc ghe thương hồ. Những tháng chín như vầy bông tràm nhuộm vàng mặt sông, trôi trên bóng những bông lau sắp chín. Cá Chay bơi ngửa bụng, theo ăn bông ken chật mặt nước, đến nỗi có lúc ghe không chèo qua được. Vãi một chài không kéo lên nổi. Thả một đứa trẻ xuống nước, bầy cá đưa nó qua sông mà không chìm. Người ta vớt cá làm mắm, lúc giở mắm chỉ đượm mùi bông. Ở đó có cây Sầu Chung 38 ◆ Nguyễn Ngọc Tư năm trăm năm tuổi, nắng cong lại mưa thở dài, lúc bị khoét phần gốc để làm đường cây khóc bảy ngày bảy đêm. Coi bộ đã đủ ly kỳ, thứ mà Cao Bồi ưa, Mười gợi ý “mai trả nhà, đi tới đó cho biết”. Bụng tiếc gì đâu. Phải ông nói câu ấy Mười sẽ giả bộ giãy, “trời, lại nữa rồi, lần nào cũng vậy, phải nói trước mấy ngày để người ta còn nhổ quán xách theo”. - Ai kêu theo đâu. - Không theo nấu cơm thì sống bằng mì tôm với trứng luộc. Nhắm chịu nổi không đó? - Dư sức. Tôi bỏ nhà để sống một mình mà. “Biết rồi”, Mười nói, mắt nguýt suýt rách đuôi. “Biết rồi”, là những gì Mười muốn trả lời, nếu phút cuối đời Cao Bồi bỗng nói một lời dịu dàng nào đó. Mỗi lần tạt qua chỗ Cao Bồi ở, nghiêng ngó cái ổ coi có cần dọn dẹp gì không, Mười hay bị cằn nhằn, “Lúc nào cũng để lại mùi mồ hôi, khói bếp. Biết khó chịu với con người mà, sao lảng vảng hoài”. Ông tránh không nhắc tới mùi nước mắt đã quéo lại trên tay áo, mùi của tuổi già những váng da khô chờn vờn vẽ lên không khí gương mặt của chia lìa. Chúng làm ông hẫng đi trong ngực, nhắc nhớ một món nợ thanh tân mà Nhổ quán ◆ 39 Mười đã vay khi bỏ đi. Ba mươi năm trước, cái thơm ngọt của khóe miệng, dái tai, tóc mai Mười giày vò ông. Giờ người đàn bà ấy lại tiếp tục gieo rắc mùi vị của phai tàn. Cao Bồi hơi tức mình, đã vậy mai mình lại dời đi. Tôi còn biết phải làm gì. Nhân vật nữ chính của tôi chỉ cười tỉnh rụi bảo, “Biết rồi. Thì dọn, có sao đâu”. 40 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Chỉ gió trả lời câu hỏi Chớp lại lóe lên, chân trời phía tây thêm một lần rách. Dưới chùm chớp hằn học, Tây nghĩ, thêm mưa nữa là mình đủ bộ thê lương. Nó đang ngồi bó gối trên một cái gờ che cửa sổ ở tầng bốn một chung cư cũ, nơi gần trời hơn đất. Ít nhất ngó trời không chóng mặt, như nhìn xuống một khoảng sân sau chằng chịt dây phơi. Chỉ gió trả lời câu hỏi ◆ 41 Đỡ lấy Tây là tấm bê tông đâm ra khỏi vách, rộng chừng ba tấc, chiều dài hơn nửa thước, người thiết kế ra chi tiết này chắc không ngờ, ngoài tác dụng che nắng xiên mưa tạt vào cửa, còn có thể giấu nhân tình. Chị Hằng đã tống Tây lên đây qua đường cửa sổ, lúc nó vẫn chưa kịp mặc gì, “Ở yên trên đó”. Chị hốt gọn mớ quần áo vãi trên sàn nhà ấn vào tay nó, rồi đóng sập đôi cánh cửa. Tiếng xe anh Hùm đã tắt, cầu thang vang tiếng huýt sáo. Nghĩa là chỉ còn không đầy một phút nữa, chị Hằng phải xong việc vuốt phẳng vải trải giường, chỉnh trang phục, buộc tóc, rửa mặt bằng nước lạnh cho má bớt hồng, mắt dịu lửa. Âm thanh chùm chìa khóa quay trên ngón tay anh Hùm mỗi lúc một khoa trương. Lẫn trong những chiếc chìa khóa đủ hình dạng, là con dao bấm. “Lạnh lắm, toàn sát khí”, một lần chị Hằng kể, và cười. Đôi hàng răng ngắn làm nụ cười hơi ma mãnh. Có vẻ như chẳng ai dọa được chị, chẳng gì khiến chị bớt ung dung, kể cả anh chồng giang hồ khét tiếng cai quản khu vực cảng cá và bến tàu, người vẫn thường phì phèo điếu thuốc trong lúc chém thiên hạ và (đôi khi) bị thiên hạ chém. Dân thị xã 42 ◆ Nguyễn Ngọc Tư vẫn dạt vào lề đường mỗi khi nghe tiếng xe phân khối lớn rùn rùn, điều khiển bởi một anh sọc rằn từ đầu tới đuôi, cổ đeo nanh hổ, trên người khảm khắc đầy sẹo vết. “Ờ, coi bậm trợn vậy, nhưng giữa hai ngón cái không bằng trái ớt”, chị Hằng nói, hơi thở gây mê gáy thằng nhỏ xe ôm. Lúc đó Tây chưa thân với cái bớt son trên sườn trái người đàn bà sống nhiều hơn nó mười bảy năm, chưa biết da chị có thể hắt sáng cả khi đèn trong phòng tắt ngóm. Nhưng Tây cảm nhận được một cơ thể mát rượi từ mảng mỡ bụng chị luôn sà xuống, chòng chành cuối lưng nó. Gợi trong đầu thằng con trai thứ chất lỏng trong suốt, hơi sóng sánh, có thể khỏa ngập lên nó, giấu lấp nó, nếu chìm vào. Nên Tây thích chị khách quen, không hoàn toàn vì chị hay cho thêm tiền xe. Chẳng phải lúc nào chị Hằng cũng kêu Tây chở một vòng thu tiền góp, dù ưng nó nhất, khen nó ra dáng đàn ông nhất, “phát thèm”. Chị đi với nhiều xe ôm khác, anh Hùm khỏi ngờ vực lôi thôi. Nhưng chỉ Tây là được chị rủ lên nhà uống nước, xem thử cái giường có kêu không. Rùng mình trên người chị Hằng một lần, Tây không cách nào từ chối lên nhà chị thử giường vài Chỉ gió trả lời câu hỏi ◆ 43 bận nữa, để thả lỏng mình vào thân thể bao dung. Thời khắc quên trời đất, rất đáng giá. “Cùng lắm là chết chớ gì”, nó bảo vậy, khi chị hỏi có sợ anh Hùm không. Nhưng đến khi tiếng xe anh rung cả chung cư, Tây đứng đờ ra, nghĩ về cái cửa sau không bao giờ có. Chị Hằng, thuần thục như mọi khi, túm Tây nhét qua cửa sổ, bảo tránh ra ngoài ấy. Khi những mạch đập đã dịu cơn sôi, nhớ lại diễn biến vụ kẹt ở lưng chừng, trong Tây có chút tức giận, với thằng Tây hèn nhát. Bị đâm vài dao thì có sao, mình đáng vậy. Có thế nào thì cũng giống những chuyện Tây đã từng gặp phải như đụng xe, té giàn giáo, gãy ngón tay, và nó chưa từng nghĩ ông trời bất công với mình. Nhưng chị Hằng, người đàn bà vừa mới đây đã kịp rúc rích với chồng, giọng không chút gượng, cũng làm Tây tổn thương chút đỉnh. Nó thấy mình như mảnh rác, bị dọn dẹp bởi một tay chuyên nghiệp, chớp mắt đã bị đổ đi. Cái gờ che cửa sổ này, rốt cuộc có bao nhiêu người lấy làm chỗ trốn? Tây săm soi, thấy mảng vách chỗ nó tựa lưng vào không chút rêu. Đổi thế ngồi, hòng cứu vãn đôi chân tê rần sắp mất cảm giác, Tây hơi thất vọng, thân hình dài 44 ◆ Nguyễn Ngọc Tư thượt của nó xếp kiểu gì cũng thừa ra. Nghĩ, bối cảnh này chắc không diễn viên nào ưa, nhân vật bó mình chết trân giữa trời, không thoại, không trai gái. Thứ chuyển động duy nhất là nước đái nó thải ra, vừa chảy vừa bốc khói trên tường. Dĩ nhiên thòng chân đòng đưa thì quá sướng, nhưng sao biết được chồng chị Hằng có bất thần tung cửa sổ và tóm lấy nó không. Vách mỏng, cửa gỗ không ngăn được những tiếng động sỗ sàng, đôi lúc Tây hết hồn tưởng đâu mình bị phát hiện. Đường ống nước ở ngoài tay với, anh Hùm chẳng tỏ vẻ gì sắp ra khỏi nhà, gờ che cửa sổ của tầng bốn lại xa và quá nhỏ để đỡ lấy nó nếu nhảy xuống. Tình cảnh không thể tệ hơn, cái quần ka ki rách lai của Tây, trong lúc quýnh lên nó đã làm rơi, vắt lên sợi cáp truyền hình. Nghĩa là hết phương về. Mọi thứ đang chống lại Tây, kể cả con nhỏ thừa nhiễm sắc thể đang chơi ở sân chung một dãy nhà cho mướn trọ, ngay bên dưới. Cái chổi lông gà trong tay, con nhỏ đang múa kiếm, đâm kẻ thù tưởng tượng hết sức dứt khoát, vẻ mặt nghiêm túc hứa hẹn nó sẽ hét ra trò nếu tình cờ ngó thấy Tây ngồi trên gờ cửa sổ, không mặc quần. Chỉ gió trả lời câu hỏi ◆ 45 Rồi con nhỏ bỗng dưng biến mất, sự vắng vẻ của mảnh sân bên dưới cứ đầy lên, dâng ngợp chỗ Tây ngồi. Giữa hai đùi gió lùa rười rượi, có chút xấu hổ khi nhìn thấy nửa dưới cơ thể mình phơi sáng. Không hiểu bởi cái quần đang phơ phất dưới kia, hay do những tiếng động ấm cúng lẫn vào tiếng cười chị Hằng lùa qua vách, mà Tây cảm giác, nó bị bỏ rơi. Cảm giác giống hệt như khi Tây nhìn người ta khép chặt mẹ trong bốn tấm ván, đem vùi xuống đất. Lúc đó Tây mười bốn tuổi, cảm thấy không ổn chút nào, những lần vô thức hỏi mẹ ơi đồng phục con đâu, mà không tiếng ai vọng lại. Không ổn khi cúng mở cửa mả, mặt mũi cha Tây tươi rói, ôm ghì điện thoại. Giỗ đầu mẹ Tây xong, cha nó treo bảng bán nhà, dọn về sống chung với một người đàn bà xưng “má” với anh em Tây, mà tướng mạo không chút gì giống người mẹ bắt đầu bị mối mọt liếm láp. Em gái Tây, rất nhanh, sà vào lòng má, hòa nhập ngay với đám trẻ khu Gò Mây, bình thản nói “mẹ con té lầu chết queo rồi” mỗi khi có người hỏi thăm. Chỉ Tây không thể bỏ rơi mẹ thêm lần nữa. Nó đã bỏ rơi mẹ khi chìm lún trong một chiếc ghế 46 ◆ Nguyễn Ngọc Tư ở tiệm trò chơi điện tử, kệ bà mẹ trèo lên nóc nhà quét dọn lá mục ứ trên máng xối, mấy trận mưa rồi nước ngấm sàn, nhỏ giọt lên giấc ngủ nửa đêm. Cú rơi sau đó, mọi người đoán mẹ Tây chắc vì bất cẩn trật chân, lại rủi té nhằm cái xác lu vỡ, mới chấn thương chí mạng. Giả thuyết ấy mạnh đến nỗi có thể thổi bay vạt rừng, nhưng không yên ủi được Tây. “Biết đâu mẹ tự nhảy xuống”, ý nghĩ đó gặm nhấm nó. Có lần ý nghĩ vụt thành lời, lúc Tây gom quần áo bỏ nhà đi. Nó có thể thấy cha mình giãy giụa thế nào để phủi bỏ cái câu vừa nghe được, “ai dám chắc mẹ té là vì sơ sẩy?" Chẳng ích gì, ý nghĩ ấy đã bám riết lấy ông như một ký sinh đói khát, lây lan nhanh sang người đàn bà rùng mình bên máy giặt, và còn làm phiền họ dài dài. Chỗ Tây kẹt lại bây giờ, cao hơn một chút so với mái nhà nó ngày xưa. Nhìn quanh không thấy khói, không thấy người, chỉ có những tiếng động. Ngay bên vách, nghe tiếng rau cháy xèo trong chảo mỡ, Tây không biết ai là người đứng bếp, mà giọng chị Hằng vẫn giòn chuyện một con nợ dây dưa, “mai anh xách mã tấu dằn mặt vợ chồng nó cho em”. Dưới kia một ông say lè nhè Chỉ gió trả lời câu hỏi ◆ 47 hát bậy gì mà mưa thấm ướt cây dù mưa giá buốt con cu, hai đứa nhỏ ẩu đả giành võng, bà già nào đó ho như bứng cổ họng đi, tiếng rít thuốc lào, bình luận viên bóng đá hét lạc giọng vào không không vào. Chắc là có nhiều âm thanh cuộc đời vẳng lại lúc mẹ đứng trên máng xối, nhưng dưới mái nhà của mẹ thì im phắc như nhà hoang. Phải chi có Tây và em gái, chỉ cần réo lên mẹ ơi giày thể thao đâu rồi, mẹ ơi anh Hai giật tóc con, chắc gì mẹ đã rơi. Tây nghĩ vậy, thấy người nặng dần. Cảm giác như gờ che cửa sổ Tây đang ngồi sắp không đỡ nổi nó. Tây từng làm phụ hồ nên nó biết, người ta hay phẩy tay bỏ qua việc dùng vỉ sắt khi đúc bê tông tấm che. Họ còn không thèm hồ cho láng, vô phước ngồi lên, mông in sâu những vết hằn. Như Tây bây giờ. Cũng may cái áo dài quá nửa mông, nên lần vải cũng đỡ đần cho da thịt nó. Nó đổi tư thế nằm ngửa, lấy lưng làm điểm tựa cho đầu và chân. Ở thế nhìn ngược, nó ngó những mái nhà lô xô chẳng có chút trật tự nào, giấu che những cuộc đời tầm thường, những vui buồn nhỏ mọn, những bi hài kịch. Như chị Hằng vừa ngồi trong lòng Tây vừa cắt đậu bắp nấu súp 48 ◆ Nguyễn Ngọc Tư lươn cho chồng. Như mẹ Tây lần đầu lôi thằng con từ tiệm chơi điện tử về, bà khóc rống lên sau mỗi nhát roi quất vào mông nó. Lúc đó cha Tây ở đâu, nó không nhớ nổi. Có thể cha nó đi làm, ngồi nhà hàng tiếp khách, hoặc công tác xa, hoặc có ở nhà cũng sẽ dắt xe đi, răng nghiến sít cái câu quen thuộc, “tôi ớn cái thứ người hở tí là nước mắt, thiệt, chán hết muốn về”. Thường thì mỗi khi hồi tưởng có nguy cơ thành lũ lụt trong đầu. Tây thường đánh lạc hướng chúng bằng cách kiếm bạn xe ôm rủ nhậu, gọi cho vài cô gái quen qua sóng phát thanh những chương trình kiểu như Nối vòng tay lớn, cũng có khi nó cứ tạt bừa vào quán nước, coi nghệ sĩ tấu hài trên màn hình được phóng chiếu cực lớn. Nhưng kẹt ở một độ cao gần ba mươi mét so với mặt đất, không biết chừng nào có thể thoát được, Tây không cách nào chống đỡ được những ý nghĩ sôi trào. Mẹ bất cẩn rơi, hay đã vươn vai sảng khoái trước khi thả mình, đôi chân như cuống lá vừa khô? Dưới sân, con nhỏ thừa nhiễm sắc thể xuất hiện một lần nữa, nó cứ quay tròn cho chóng mặt rồi xỉu dần. Một lúc thì thấm mệt, nó dạng tay dạng chân nằm phơi ra. Khoảng cách giữa Tây và Chỉ gió trả lời câu hỏi ◆ 49 đứa nhỏ quá xa, nhưng Tây đoán nền trời nhiều mây đang in vào cặp mắt hơi xếch, mí lộn lên. Tiếng động trong nhà chị Hằng nhỏ dần, mùi thức ăn cũng tan mất. Sau tiếng cười ré, người đàn bà thổn thức đầy nhạc tính, dường như vợ chồng họ đã trườn lên giường. Giây phút ấy nó cảm giác chị Hằng, những nóc nhà bên dưới, tiếng người, tổ chim treo tòn teng trên cây gòn chết khô đằng ngã tư, mọi thứ đang ở rất xa mình. Giờ phút này, Tây thuộc về một đám mây sũng nước lừ lừ di chuyển tới, và sự tò mò ngộp thở, không biết cảm giác mẹ thế nào suốt dọc đường rơi? Chới với trong nỗi sợ, hay nhắm hờ mắt nghe gió mỏng dần? 50 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Thầm Hóa ra là một bà già. Người mà Thầm lặn lội đi tìm, là bà già thẳng đuột như cây mía lau, như da thịt đã đi trước cho ngày tàn nhẹ bước. Bà nói tháng rồi tên bà được rao trên truyền hình, mục gỡ rối nhà nông, hỏi thuốc thang kiểu nào cho đám ruộng đang cháy lá, “chắc là tên tui ngộ nên má cô biên lại chơi, đàn bà mà lấy tên Lê Văn Công, ai nghe cũng kêu mắc cười”. Thầm ◆ 51 Thầm vo tờ giấy báo, nghe góc giấy cấn vào lòng tay. Một cái tên đàn ông, cùng với địa chỉ gợi xa xôi, đầu lộ Gòn, ấp Bà Rá, xã Kinh Đôi, mẹ Thầm viết lên tờ báo kê đầu giường, vốn đặt những thứ linh tinh cần thiết, như dầu gió và thuốc, bà chỉ cần quơ tay là đụng. Khu chén in nước thuốc Bắc lên giấy những vòng tròn màu cánh gián, bên cạnh xanh lốm đốm của dầu gió, nổi bật lên mười mấy chữ viết tay, bằng mực đỏ. Chị Chín bên xóm quả quyết nó phải quan trọng thế nào, ẩn giấu bí mật gì đó, mẹ Thầm mới ghi lại. Đưa tờ giấy báo sờn rách cho đứa con vào hôm cúng tuần thứ hai của bà mẹ, Chín nín thở như trao một di thư. Lúc bà già gửi nỗi ưu phiền mang tên lúa cháy lá lên truyền hình, bên kia bờ Đại Tây Dương, Thầm đang chạy. Một ngày nắng như rang như thiêu. Người ta chào nhau bằng “nóng chi mà nóng quá chừng”, và lấy “Chúa ơi, sao người ngày càng khắc nghiệt với chúng con” làm câu tạm biệt. Những cuộc gặp gỡ ít lời, vài ba câu nước bọt đã keo đặc ở trong miệng, hết thiết véo von. Thời tiết này thì không có kỷ lục nào được phá, ban tổ chức cuộc chạy ma ra tông thường niên 52 ◆ Nguyễn Ngọc Tư của thành phố ngán ngẩm bảo vậy. Họ đổi giờ xuất phát sớm hơn, nhưng rồi mặt trời cũng đuổi kịp những vận động viên trên đường chạy bốn mươi hai cây số. Mấy con chó nằm thè lưỡi dưới chân rào, thắc mắc sao bọn người kia không nhảy vô bồn tắm ngâm mình mà chạy như điên ngoài nắng. Nền trời xanh bằn bặt, không gợn mây. Kiểu thời tiết Thầm ưa thích, nếu đừng quá nóng đến nỗi cháy da. Không mây, bóng của Thầm dày, sâu, chắc nụi. Nó làm dịu cả những ngọn cỏ lúc Thầm lướt qua con đường bắt đầu bốc khói. Khi chạy cạnh đoạn rào dài của một sân bóng đá, bóng Thầm bị lưới sắt gột thưa, nhưng cô vẫn nhận ra những đường nét vạm vỡ. Ngay vừa qua quãng đó, một anh đen trũi có biệt danh “Lốc Sahara” chặn Thầm lại, xin nước. Bình nước anh tích trữ ở trạm dừng thứ hai đã kiệt. Đồng tử bốc hơi, nên lúc nhìn cô, cái chớp mắt anh lừ đừ. Đây là cuộc thứ ba chạy cùng nhau, và lần đầu tiên người sa mạc nói với cô, “chúc may mắn”. Như thể anh biết Thầm sẽ ngất ở trạm dừng thứ tư. Nằm trên cáng, cô bốc hơi, thứ hơi nóng có thể nhìn thấy bằng mắt. Ngày đầu tiên ở viện, lúc thiếp đi hình như có điện thoại bên nhà, Thầm ◆ 53 Thầm mặc kệ nó rung, ý nghĩ da lưng mình đang phồng rộp chìm dần vào đáy của giấc ngủ. Sau này chị hàng xóm kể, đầu cơn hấp hối ấy, chị định gọi lại lần nữa, nhưng mẹ Thầm xua tay bảo thôi khỏi. Kể cả cuộc gọi được kết nối, Thầm cũng không về kịp. Mà có ngồi ngay bên giường cũng không làm sao chặn nổi sự bạo động của những u nhọt vỡ ra trong ổ bụng của người đàn bà khăng khăng chống lại bệnh tật bằng cỏ cây. Tro cốt, tính luôn cả hủ đựng, nặng một ký ba. Lần gặp gần nhất, mẹ Thầm không có vẻ gì đau ốm, túi mỡ dưới mắt vẫn vun lên, và đôi vết hằn bên miệng, chắc vì tuổi tác, càng sâu nghiệt ngã. Ngó nhau chớp nhoáng ở sân bay, giữa một rừng máy quay của nhà báo, người hâm mộ. Trước khi cô gái giành huy chương vàng ma ra tông thế giới xuống máy bay, họ bảo bà mẹ nên ôm hôn thế này, nựng má thế kia, nhưng bà gạt đi “Khỏi! Mẹ con tôi không phải kiểu vậy”. Bà từ chối cả cầm hoa, chỉ xáp lại nói mỗi câu “về rồi hả?”, rồi lùi lại cho người dưng ào vào. Thầm biết ơn mẹ riêng hành động đó, không thì báo chí hôm sau tràn ngập những hình ảnh gượng gạo, như Thầm từng nhìn thấy cảnh bà vợ một thợ lò già hôn đôi má 54 ◆ Nguyễn Ngọc Tư lem luốc của chồng sau những ngày ông bị kẹt trong hầm mỏ. Cả hai người sượng sùng diễn một thứ ân tình dàn dựng theo ý nhà báo, lẽ ra phải nhìn nhau thì ngó vào ống kính. Thầm nghĩ, phải cô là bà vợ, cô sẽ cắn xực lên da thịt chồng, cắn đến ngập dấu răng vào người đàn ông về từ cõi chết. Một cách xác nhận cuộc sống. Ông chồng bị đau bất ngờ, có thể nổi khùng tát vợ, như xưa giờ vẫn vậy. Chưa hết buổi đón, mẹ Thầm lẳng lặng bỏ về, một mình, chuyến xe dài ba trăm năm mươi cây số. Bà mẹ chịu tới phi trường cũng vì họ tới nhà nói mãi. Cô gái mang vinh quang về cho đất nước, không thể xuống máy bay mà không một người thân nào ở bên. Không về cùng, Thầm bận họp báo, và trả lời phỏng vấn của truyền hình quốc gia. Cô nhắc mẹ suốt, những hy sinh, tảo tần, ân cần, “lần nào chải mớ tóc xơ cờ của em, mẹ cũng rớt nước mắt”, Thầm bảo vậy. Cái sự buôn gánh bán bưng của bà mẹ cũng làm cho giới truyền thông hết sức hài lòng, khi đôi vai oằn gánh nuôi nấng đứa con gái tài năng. Như thể mẹ làm chủ tiệm vàng thì vinh quang bớt kịch tính, và Thầm có về nhất hàng chục cuộc chạy quốc tế cũng thường. Vậy nên chị biên tập viên cứ xoay mãi chuyện Thầm ◆ 55 nhà Thầm, những lần mưa mẹ nhường chỗ khô cho nằm, chè ế mẹ ăn trừ bữa, nhưng Thầm luôn có cơm canh bốc khói. Đèn trường quay rọi vào từng nốt tàn nhang cô gái, cái nhoẻn cười bất chợt không giấu được chiếc răng mẻ, và những lúc cô cắn môi, ướm thử những từ ngữ vừa với chuyện mình. Chỉ một ý nghĩ trong đầu cô thì không thứ đèn nào chiếu tới, mẹ chắc chuyển kênh rồi. Không có sự tha thứ, dàn hòa nào trong câu chuyện mẫu tử lâm ly này, chỉ khi nào Thầm nói “tôi chạy giỏi như vầy là nhờ mẹ vác đòn gánh rượt đánh tôi hoài”. Chỉ là Thầm chưa từng bị đòn oan. Ngay sự tồn tại của Thầm cũng đáng đánh rồi, nhưng con nhỏ làm cho mọi thứ tệ hơn khi liên tục mắc lỗi: bỏ thi, nấu cơm khét, làm rách áo, xé tập dán diều. Ngồi nhà chịu trận cũng bị ăn năm cây đòn gánh, cứ bỏ chạy may ra thoát được. Vậy là chạy. Lầm lì bám gót theo, mẹ Thầm tuyệt chẳng bao giờ la hét, đòn gánh thủ trong tay sẵn sàng giáng xuống bất cứ lúc nào. Đứa con không van xin, khiêu khích, nên cuộc rượt đuổi của hai người ít thu hút đám đông. Có lần Thầm tưởng mẹ bỏ cuộc rồi, vừa dừng lại thở đã nghe đòn gánh xả vào người. 56 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Trong từng nhát đòn giáng xuống, mang theo sự ráo riết như bà mẹ muốn dứt đứt cho rồi, cho xong, cho tận những phiền muộn vô hình. Như con thằn lằn tự cắt đuôi mình để thoát hiểm, một cú cắt đứt hoàn hảo. Nhưng mình là thứ đuôi không chịu lìa, Thầm nghĩ vậy lúc lút thút về nhà, vì không biết đi đâu. Ngang qua quán nước chật dân bốc vác, Thầm nghĩ biết đâu trong những người đàn ông đó có cha mình. Cái bả vai ê ẩm này, không phải mỗi Thầm đau. Ý nghĩ đó an ủi con nhỏ. Một bữa bị mẹ rượt rát quá, Thầm tắt qua con hẻm trổ ra đường Cách Mạng, ào theo một cuộc chạy ma ra tông hiếm có của tỉnh lẻ, họ tổ chức gây quỹ xây bệnh viện. Lúc đó Thầm mười lăm tuổi, chân xỏ giày vải, mặc bộ đồng phục thể thao của trường, tóc buộc đuôi ngựa. Khi lao về phía rừng cờ đuôi nheo chớp chới ở vạch đích, Thầm biết mình vừa chính thức rời bỏ ngôi nhà trong hẻm Xéo, vách giắt những cây đòn gánh cong như giẻ xương sườn. Cuộc chạy ấy Thầm về tư. Áo không đeo số, không có tên trong danh sách đăng ký, cô bé nói “chạy cho vui vậy”. Chị Tây về nhất ôm Thầm, Thầm ◆ 57 hót ríu rít những lời không hiểu nổi, đoán là khen ngợi. Người đến sau Thầm nửa phút là anh thanh niên mà Thầm đã gạ chuyện trên đường chạy “Ủa, chú, tụi mình cứ chạy hoài vầy sao? Chừng nào mới tới?”, nhưng anh làm lơ, không trả lời. Thở còn không xiết, rảnh đâu mà nói. Sau này, Thầm cũng thường lơ đi mỗi khi bạn chạy đưa chuyện. Không phải vì mệt. Tìm cách vượt lên hoặc tụt lại đằng sau, chỉ để ngó bóng mình. Vắt sườn qua ta luy, nó ghé tai sát miệng vực như nghe ngóng âm thanh từ dưới ấy, tiếng cành khô gãy và lá va nhau, tiếng con chim Thắt Thẻo kêu quéo ruột. Ở thời khắc bóng trĩu dần vào miệng vực thì một hẻm núi trờ tới, bóng bỗng vụt đứng lên, vững chải, như chưa từng có giây phút yếu lòng. Thầm hơi buồn khi chạy vào những ngày mưa, hay chạy ngoài bãi biển. Bóng biệt tăm, nếu có thì cũng tẻ nhạt, lầm lì. Nó chỉ đầy biến ảo khi chạy trên đường núi, trên những con đường đông người. Nhịu vào bóng của người hát rong, ngã dài trên hàng rào của người Mèo phơi váy áo sặc sỡ, đắm mình vào dòng suối ven đường, hoặc mơn lên những vạt trạng nguyên đỏ buốt cả trong mơ. 58 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Chạy đêm dưới bóng đèn đường cũng không tệ, ở khoảng giữa hai cột đèn, bóng sau lưng còn dùng dằng chưa rời khỏi, bóng trước mặt đã đứng chờ. Ai cũng nói mẹ Thầm đặt tên con khéo, tên như tính người. Như ngay từ mang con trong bụng, bà mẹ đã đoán biết tâm tính nó. Cả lúc cầm hoa vẫy, chiếc huy chương long lanh dưới cổ, Thầm cũng hiếm khi cười. Vẻ thất vọng không giấu nổi ấy, được người ta diễn dịch là không hài lòng với thành tích, chưa vượt qua kỷ lục thế giới, có vài sai lầm nhỏ mắc phải trên đường chạy. Thầm kệ, không giải thích. Chỉ là khi vắt kiệt mình qua vạch đích, Thầm không sao kìm được ý nghĩ, vậy là xong, chừng nào mới có cuộc chạy tiếp theo? Chẳng có cuộc thi nào, Thầm quay lại trung tâm thể thao quốc gia với tư cách người hướng dẫn cho câu lạc bộ chạy đường trường. Ở đó không thiếu những câu hỏi kiểu như cách nào để thân xác không phản bội lại mình, làm sao điều khiển đôi chân tráo trở, những cơ bắp trơ lì hóa đá trên đường chạy. “Quên ma ra tông đi”, Thầm đưa ra lời khuyên gọn lỏn. Chạy, phải đau. Đau, nghĩa là sống. Người chết không đau đớn. Thầm nghĩ vậy, mỗi khi ngã vật Thầm ◆ 59 bên đường chạy, nghe từng bó cơ nát ra. Những đốt xương có một linh hồn riêng, không đứa nào chịu đứa nào. Đến ý nghĩ cũng vữa vụn, Thầm thấy cuộc đánh đổi này xứng đáng, chịu đau đớn xác thân để nhận lấy trạng thái trống rỗng hoàn toàn, không thương không hận. Chỉ thấy hơi vắng vì bóng lặng câm, ẩn nhẩn dưới lưng Thầm. Đâu rồi cái bóng luôn sảng khoái chạy cạnh mình, sải những bước thẳng, dài, vừa mới tựa đầu bên gốc xà cừ, rồi thoắt cái, ngã dài vào bãi cỏ. Cái bóng lúc nào cũng ghé tai vào đời sống, kể Thầm nghe bên kia rào một người đàn ông đang khóc, nước dưới chân cầu Tình tối qua nuốt trộng một thân xác của kẻ gieo mình. Thầm chống tay đứng dậy, chạy tiếp. Đôi lần đường chạy tự dưng vắng ngắt, gáy Thầm lạnh, như có cây đòn gánh đang hắt bóng nó vào. Cảm giác rõ ràng tới mức Thầm suýt quay lại nhìn, như hồi nhỏ lúc chạy đòn hay ngoái lại đo khoảng cách giữa mình với mẹ. Nhưng trong gương lồi ở một cua gắt trên đèo, Thầm chỉ thấy đằng sau mình thun thút núi. Chạy và chạy, ráo riết như thể có cả đội quân vô hình bám đuổi. Đôi lần ở những đoạn vắng người, 60 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Thầm huơ tay giỡn bóng, đó là những giây phút hiếm hoi mà cô cho phép mình xao lãng. Tóc dài, vướng, Thầm cắt ngắn. Dây giày dài, vướng, Thầm cũng cắt. Có khi ngang qua cái kiếng soi đặt ở chân cầu thang trung tâm thể thao, cô nghĩ mình trông như người mẫu tranh Picasso. Nửa trên quều quào cắm trên đôi chân dài cứng như hóa thạch, ai đó nói ông trời đâu phải vô cớ mà ban cho Thầm, không chạy là phụ lòng ổng. Thầm nghe vậy, tự hỏi mình và mẹ cũng là mối quan hệ được xếp đặt của vô hình? Từ bỏ nhà đi, sáu năm sau Thầm về, dắt theo chị phóng viên báo Phụ nữ Toàn cầu. Chỗ ngủ bị dẹp mất, đành phải bảo, trước đây em toàn ngủ chung với mẹ. “Kiểu này mẹ con có giận nhau cũng không được, phải nằm chung sát rạt vầy mà”, chị nhà báo cười. Trong nhà gần như chẳng có dấu vết nào cho thấy Thầm là một phần của nó, nhưng chị nhà báo không tinh tế đến mức có thể nhận ra. Có khách, mẹ con Thầm âm ỉ giấu ánh mắt nhìn nhau của hai kẻ lạ. Bài báo lần ấy, ngoài những câu chữ lâm ly chỉ có một tấm hình, mẹ và Thầm ngồi bên gánh chè. Chị nhà báo ủ mưu chụp ảnh mẹ xối nước cho con gái gội đầu, nhưng nhân vật cứ lảng đi. Thầm ◆ 61 Sau này, Thầm không về cùng bên truyền hình thì cũng với nhiếp ảnh gia, họ muốn làm chương trình đặc biệt đón giao thừa, hoặc chụp ảnh cô để làm bìa báo Tết. Bối cảnh ở đâu cũng không lay động bằng một thành phố hẻo lánh, nơi ở góc đường có bà bán xôi vẫn nhớ con Thầm hồi nhỏ suốt ngày dang nắng, nơi kiện tướng chạy bộ lớn lên bên gánh chè bảy món của mẹ mình. Người ta tấm tắc khi biết mẹ Thầm vẫn duy trì gánh chè dù con gái đã gửi về vài món tiền thưởng không nhỏ. Mỗi Thầm biết mẹ không bao giờ đụng vô tiền đó, cô đem qua nhà Chín, một chị hàng xóm không chồng tốt bụng giữ, bảo “hờ khi nào mẹ em đau, chị lo giùm. Em chạy suốt, khó về”. Lúc đó mẹ Thầm không nói mình có bệnh, nhưng cái mùi thuốc Bắc cứ phảng phất trên tường vách. Mớ tiền ấy, lo hậu sự cho mẹ Thầm xong, vẫn còn thừa. Thầm bảo chị bên xóm cứ giữ, coi như trả công những ngày qua lại chăm sóc người dưng. Tro cốt mẹ, Thầm sẽ bỏ ba lô đem theo, người đâu tro đó. Nhà tạm thời khóa lại, cho đến khi Chín gặp được người vô gia cư nào tử tế, sẽ cho vào ở. “Còn cái ông trong tờ báo?” Chín nhắc. 62 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Có mối quan tâm khác, chị hàng xóm quên nói cái câu mỏi mòn, “tính chuyện chồng con đi chớ”. Như thể bằng trải nghiệm, sự không chồng là một vũng sình mà chị không muốn bất cứ ai rơi vào, mình chị chịu đựng đủ rồi. Nên chị hơi bực khi Thầm chỉ cười, bảo không ham. Thầm đã nghĩ tới đàn ông, đúng một lần, bữa chạy bên Tam Đảo. Đường dốc, buồng phổi đầy khí loãng, Thầm nằm xãi lai nghỉ mệt trên bãi cỏ ven đường. Phải đến lúc một bàn tay nào đó áp vào rốn mình, Thầm mới hay có người đang nằm cạnh. Bàn tay rộng, nhiều mồ hôi, ướt lạnh. Không hiểu sao Thầm nghĩ, một bàn tay đẹp với những ngón thon dài. Sau này nhớ lại, phải người đó chạm tay vào nơi nào khác, ngực, xương quai xanh hay đùi, Thầm cũng không thấy da diết tới vậy. Nhưng anh đã đặt tay đúng vào rốn, giữ ở đó chừng vài ba phút, nói, “hình như quanh đây có đào chín, thơm ghê”. Thầm muốn mở mắt nhìn, muốn gạt tay anh ta ra, nhưng không hiểu sao người cứ bồng bềnh không trọng lượng, như bãi đá sỏi cỏ phủ dưới lưng đã biến thành một đống bông gòn. Và, phải chi anh xin số điện thoại Thầm, gợi ý một cái hẹn nào đó, Thầm ◆ 63 Thầm đã không bồn chồn trước kiếng, nghĩ ai thèm lấy con đàn bà như mình. Người đàn ông chạy chung với Thầm bữa đó, nửa năm sau cô gặp lại trong cuộc chạy ở Sapa. Anh chỉ tình cờ đưa bạn gái đi chơi, thấy chạy thì ra coi. Một tay cầm dù che cho người yêu bận rộn với cái váy lồng gió, tay kia anh vẫy nhẹ khi Thầm chạy qua. Bóng Thầm đổ lên tán dù nên không chạm được vào người anh, như đã từng oằn ngọn vào bóng bạn đường trong cái nắng xiên khoai một chiều Tam Đảo. Lần đó, Thầm lại về nhất, lập một thành tích mà ai cũng bảo là vượt quá sức giống dân da vàng. Những kỷ lục cao nhất của thế giới, trước giờ chỉ được làm nên bằng đôi chân sắt nung của người Phi. Tối lại, Thầm gửi đi bản đăng ký tham gia chạy một cuộc thi ma ra tông quốc tế mà cô sẽ mang về huy chương làm hớn hở đất nước đang cần có gì đó để hớn hở. Năm đó Thầm hai mươi tám tuổi, dửng dưng nghe chị hàng xóm nhắc, tính chạy hoài chạy hoài mà không lo chồng con gì, đâu được. Nhưng giờ người phụ nữ tốt bụng ngợp trong mối quan tâm một ông nào đó ở xứ Kinh Đôi, “chắc phải có liên 64 ◆ Nguyễn Ngọc Tư quan gì chớ?” Chừng như chị nhiều bận dọ hỏi mẹ Thầm về cha đẻ của con gái bà, như hồi nhỏ Thầm từng tò mò nhưng chẳng có lời đáp. Câu trả lời có thể trên tờ giấy báo ám thuốc mà Thầm giữ bên mình. Thầm nghĩ vậy khi bước xuống chiếc tàu hứa hẹn đưa cô đến Kinh Đôi. Chuyến đi trước giỗ lần thứ hai chừng hai tuần, và tròn hai năm kể từ những chữ đỏ được ghi vào giấy báo. Tròn hai năm Thầm ngất trên một đường chạy, báo hiệu một chuyện hiển nhiên, cô đã xuống sức. Giờ mỗi ngày Thầm vẫn chạy hàng chục cây số, nhưng không thể liền tù tì có mặt ở các cuộc thi. Bác sĩ bảo cô hãy quên tuổi hai mươi của mình đi, làm quen với con Thầm bắt đầu kém dẻo dai, giảm sức chịu đựng. Làm một phép trừ nhỏ khi so đo với giấy khám sức khỏe cũ, Thầm nhận ra mình thấp hơn hồi bắt đầu chạy hơn một gang tay. Nhưng Thầm vẫn quá khổ so với chiếc tàu đò sẽ đưa cô đi tìm người có tên ghi trên tờ báo. Họ bắc ghế cho cô ngồi giữa lối đi, chỗ đó trần cao cô không bị cộc đầu. Thầm nhìn quanh quất, bóng không có ở đây. Cảm giác bất an, như thể cô đang mắc bẫy bà mẹ trong một trò đùa cuối đời. Thầm ◆ 65 Ba tiếng đồng hồ đến Kinh Đôi, cho chặng đường chừng sáu mươi cây số, tương đương với thời gian Thầm chạy bộ. Không có đường bộ nào tới đó đâu, ông ngồi cạnh Thầm bảo vậy, phì phà khói thuốc vào mặt cô, cứ sông rạch vầy tiền đâu xây cầu. Đi nữa, hay quay lại, Thầm tự hỏi. Khi chiếc tàu xua Thầm lên bờ nhanh như phủi bụi, cô nghĩ, biết nói gì với ông Công ấy, nếu tìm thấy. Bóng Thầm chòng chành trên bờ đất ngổn ngang xáng múc. Thầm từng rải bóng mình trên vô số con đường, nhưng chưa lần nào gặp địa hình khó chịu vậy. Khi bóng tê cứng bên đầu cầu khỉ, Thầm lau mồ hôi nghĩ, giả sử mình qua được cây cầu này, tận mắt thấy người đàn ông đó, rồi sao nữa? Nhưng Thầm chỉ tìm được một bà già bất đắc dĩ mang tên Lê Văn Công do cán bộ hộ tịch nhầm. Vô cùng tự tin về trí nhớ của mình, bà già dứt khoát nói không có bà con hay người quen nào bán chè ngoài chợ. Nghĩa là Thầm với bà là hai người chẳng dây rễ gì nhau. Tàu chưa quay lại, Thầm ra bờ sông chờ, biết nôn nóng cũng chẳng ích gì. Ý chí thép, đôi chân giỏi chịu đựng, con tim mạnh mẽ, những thứ mà 66 ◆ Nguyễn Ngọc Tư Thầm được người ta ca tụng, không có chút giá trị nào ở đây. Cứ chờ thôi. Nó sẽ đến, con tàu ấy, giống như tuổi tác đang chậm rãi đến với Thầm. Ở cái bờ đất này cô không thể nào chạy đến thân thể rã ra, để một ý nghĩ khỏi làm phiền mình. Mẹ cô tìm gì trong những chương trình truyền hình kiểu như “gỡ rối nhà nông”, “thế giới ngôi sao”, “công nghệ và đời sống”. Rốt cuộc, bà tìm kiếm gì ngoài những tiếng người? Thầm ◆ 67 Đ i t h ậ t x a mới đến nhà bạn cũ Khoảnh khắc chốt cài bên trong căn nhà lích kích mở, Vĩnh nghe tiếng kêu của chính mình, trời ơi rốt cuộc cũng tới đây, và Miền đang ở phía sau cánh cửa dần hé. Không nhớ rõ mặt mũi người đàn bà sắp hiện ra kia, trước ngày mười bảy tháng ba năm ngoái, Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ ◆ 69 đời Vĩnh còn không có góc nào cho cái tên Miền. Một xế trưa có thằng người lem luốc quảy giỏ trờ tới chỗ Vĩnh ngồi đón khách, hỏi đường tới ga tàu lửa. Nghe bảo đến ngã tư quẹo trái đi chút nữa đụng ngã năm quẹo phải, thay vì nói cảm ơn, thằng người kêu trời đất ơi, đúng mầy là thằng Vĩnh dài rồi, tao Tèo Anh đây, nhớ tao chớ? Không chấm không phẩy, những kỷ niệm dắt dây về xóm trọ những thằng nhỏ sinh viên đọ cúc cu coi của ai dài nhất những cái đũng quần cứng đờ như được hồ những buổi chen bẹp ruột mua rẻ mì tôm sắp hết hạn dùng. Hào hển, thằng người nói nửa chừng thì kêu chết tao, sắp trễ tàu. Ờ mà con Miền nó sinh con cho mày, biết chưa? Vĩnh không biết. Không thèm biết. Những ngày sau đó nó thà rằng mình không biết luôn. Ước sao thằng bạn lam lũ kia đừng hiện ra, không sẵn miệng cho hay Vĩnh có đứa con rơi, rồi lẩn mất trong biển người. Chín vía chưa kịp về, Vĩnh phải dọt xe theo và chặn được bạn cũ ở cổng ga, nhưng cũng chỉ kịp hỏi “Ê vụ sinh con là giỡn hay chơi, mậy?” và còi tàu băm vằm câu trả lời, nhỏ Miền dạy ở trường mẫu giáo Anh Đào, tao gặp nó năm ngoái. 70 ◆ Nguyễn Ngọc Tư “Sao tao với Miền lại có con được?”, Vĩnh hét vào đám người trên sân ga hớt hãi. Không ai trả lời. Chuyện gì mà vô lý vậy, mình với cô ta chỉ cặp hờ với nhau như dầu tráng chảo. Ngay cả yêu thương thắm thiết cho đi không tiếc thứ gì, thông thuộc từng nốt ruồi từng sẹo kín thì cũng đắn đo chuyện có con khi chưa đám cưới. Một cô gái sinh con và chấp nhận là mẹ đơn thân đâu gọn hơ như đi chợ mua bó rau. Vĩnh nghĩ vậy, cố tách Miền ra khỏi những cô gái tóc chấm lưng ai nói gì chọc gì cũng chỉ cười, hay ra sàn nước tắm mưa lộ thân hình chắc lẳn, lúc nào cũng có mấy cái lô cuốn lủng lẳng trên đầu. Một mình Vĩnh trở về những buổi nhậu trong xóm trọ khi đứa nào đó xách con gà ở dưới quê lên, những cọ quẹt khi bọn trai gái đều say lử, và rạo rực không thể kiềm giữ. Mớ chung đụng mà khi hồi tưởng, những cơ thể những gương mặt cứ ríu vào nhau, không thể tách bạch ai với ai, nhân dịp nào trong những người dọn tới xóm trọ rồi đi, người mới đến lại lấp vào căn phòng trống. Chỉ là lơ đãng đi ngang qua đời nhau, da diết gì đâu mà giữ lại luôn một giọt máu, giỡn hoài. Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ ◆ 71 Chắc không phải con mình, nếu phải thì cô ta đã tìm tới để ăn vạ, bắt cưới. Vĩnh tự thuyết phục mình, những lúc ngồi như thiềm thừ nghĩ tới đứa con rơi (theo lời thằng bạn). Mà con thì Vĩnh đâu có thiếu. Vợ mang bầu đứa thứ ba, và cái bụng chang bang kia đã đẩy Vĩnh ra đường bắt khách chạy xe ôm, tranh thủ kiếm thêm chút tiền sau tan ca ở xưởng in. Chuyện có thêm đứa con nữa làm nó sợ. Lúc lăn những cuộn giấy dầu chất vào kho, khi ngồi trên xe chờ khách khuya, giữa mê lộ ý nghĩ trần trụi về lương tháng này và tấm lưng trần lộ ra sau chiếc áo khoét sâu của cô gái ngang qua, giữa tiền sữa cho con và người đàn ông phè phỡn đẩy cửa tiệm gội đầu thanh nữ bên kia đường, trong đầu Vĩnh thỉnh thoảng lại rẽ qua một người đàn bà, đứa bé, dãy nhà tập thể có cái rào trồng bông xác pháo, bên hông trường mầm non. Vĩnh đảo ngang chỗ đó bảy lần mới vịn được cơn mưa rào để ghé qua chỗ người bảo vệ. Mời ông già điếu thuốc, Vĩnh nói có cô bạn cũ tên Miền trước dạy ở đây. Ông già rít một hơi thuốc dài, phun khói ra bằng mũi, “nhà cổ ở cuối dãy”. “Con của Miền chắc lớn rồi?”, Vĩnh hỏi, ngay lập 72 ◆ Nguyễn Ngọc Tư tức ân hận vì sâu thẳm trong lòng nó đâu muốn xác nhận chuyện đó. Hơi nước nặng trĩu làm khói thuốc không thể tan nhanh, cứ quầng quã trên gương mặt ông già, “trời nuôi thằng nhỏ mạnh cùi cụi”. Con trai. Đứa nhỏ (có thể) con mình là bé trai. Vĩnh cố lắc đầu phủi tóc ngoáy tai để giũ ra cho bằng hết sạch ý nghĩ ấy. Nhưng ý nghĩ như bông gòn, càng xua đuổi càng nhơ nhởn, lúc đậu lúc bay, xé không đứt bứt không rời. Chở vợ đi sinh, Vĩnh cũng nghĩ tới một đêm tối mịt đẫm nước sau giông mưa như vầy, có người đã một mình xách cái giỏ đựng tã trẻ nít đi tới nhà thương. Chậm rãi đi dọc hành lang phòng bệnh, đôi lúc cô ta phải vịn vách để chịu đựng cơn gò của đứa trẻ sắp ra đời. Hình dung đó làm Vĩnh giận dữ, rẽ nhầm đường. Vợ nén đau, cười nói chồng hồn vía bỏ theo con nhỏ nào. - Giỡn hoài! Vĩnh nạt. Lần đầu tiên áp vào thịt da nhau, vợ nhéo đùi Vĩnh, hỏi nửa chơi nửa giỡn rằng đã ôm bao nhiêu gái rồi, Vĩnh cũng nạt khùng, rồi lấp môi vợ bằng môi mình. Như để ém tận đáy cái thời trai trẻ thất vọng. Vĩnh sợ phải kiểm đếm lại những gì thuộc Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ ◆ 73 về quãng trước cái biến cố tiệm điện máy của gia đình bị sông nuốt mất, lúc Vĩnh thi cuối năm thứ ba. Đất nứt ra, cả dãy phố nghiêng dần vào nước, chìm lỉm. Ông anh Vĩnh tối ấy uống say không kịp chạy ra. Vĩnh thôi học, bỏ trường, làm trụ cốt chống đỡ cho cha mẹ. Không ai cho hay Vĩnh bỏ quên giọt máu, lúc dọn đồ rời xóm trọ. Có thể cô ta từng ám chỉ xa xôi, hỏi những câu kiểu như anh có thích con nít không, và Vĩnh vô tư bảo “chỉ nghe thôi đã ớn”. Cô đành câm lặng áp tay lên bụng đứng ngó theo Vĩnh đi mỗi lúc một xa, như phim. Vĩnh vẫn thường quay kính chiếu hậu vào gương mặt khách, những khi chở phụ nữ trạc tuổi mình, tự hỏi “phải Miền không?” Vài lần bị khách bắt quả tang, trừng mắt, “ê, không chơi ngó lén nghen bồ”. Những lần tiệm kiếng quen kêu giao hàng, Vĩnh hay hình dung Miền chạy xe phía sau, soi vào tấm kiếng đang dựng dọc lưng nó. Miền từng đến rất gần, nhưng vì những ngăn cách vô tình, hay bởi bắt gặp cái nhìn hờ hững của Vĩnh nên cô lặng lẽ rút lui. Đứa nhỏ có phải con tôi? Câu hỏi đó Vĩnh cứ miết thành rãnh trong đầu, lúc kéo sụp cái nón che 74 ◆ Nguyễn Ngọc Tư bớt mặt khi ngang qua trường mẫu giáo. Hàng rào giấu sau nó một thế giới mịt mùng, chưa lần nào Vĩnh thấy trẻ con chạy chơi, không thấy quần áo nhỏ nhắn treo sào phơi, cũng không nghe những bài hát trẻ con vẳng ra từ máy hát. Dãy nhà im ắng lạ lùng, như không người. Đứa bé chỉ tồn tại trên môi của thằng bạn cũ đến số điện thoại cũng không có và ông bảo vệ già lẩn thẩn xua những bà mẹ đến sớm dán mặt vào rào chờ đến giờ đón con “không lo ở nhà quét dọn, lại đứng đây phơi nắng”. Thằng nhỏ giống ai, ta? Có lần lỡ để xổng một tia tò mò, Vĩnh phải đánh lạc hướng nó bằng cách bẻ ý nghĩ qua bữa nhậu ở quán Gầm Cầu, chút nữa mua cho bé út cái trống lắc, giờ này chắc vợ đã nấu cơm. Cách nào cũng phải nêm chật những khoảng trống rợn trong đầu. Chỉ cần bước qua cái cổng rào xiêu, gõ cửa căn phòng cuối dãy, đống dây ngờ trói Vĩnh sẽ được tháo bỏ, nhưng nó sớm nản lòng khi hình dung cái gật đầu sẽ sàng. Vĩnh sợ phải chia đời mình trước và sau cái gật đầu, như từng chia quãng trước và sau vụ đất lở, nước sông khỏa hết rồi, mà Vĩnh còn dọn dẹp đổ nát đến tận bây giờ. Miền gật, có thể Vĩnh sẽ không bao giờ tìm lại cái trật tự mà Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ ◆ 75 thằng đàn ông ba mươi bốn tuổi đã vật vã xếp đặt sao cho vừa vặn với vài công việc tầm thường, với cô vợ và mấy đứa con, món tiền điện nước cuối tháng và học phí cho tụi nhỏ. Cũng không thể phẩy tay coi như mơ. Chẳng cơn mơ nào lại sáng rỡ đến vậy. Màu nắng quạu xế trưa khi thằng bạn kéo tay áo lau mồ hôi, cái nhát gừng lơ đãng của ông bảo vệ già dưới cơn mưa nhỏ, hàng rào oằn hoa xác pháo. Tất cả đều gây nên sự rúng động mỗi khi Vĩnh nghĩ về. Làm gì có chiêm bao bức bối đến nỗi Vĩnh phải lên tiếng bênh một gã bỏ rơi cô bồ nhí khi hay cô có bầu. Vợ phì cười, “Người ta chửi thằng trong phim mà, chạm cọng dây nào sao lại lên tiếng”. Vợ lúc nào cũng cười, lấy phải anh chồng nghèo, sớm con cái nhóc nheo, nhưng chuyện đó chẳng làm miệng cô thôi thắp lửa. Nhưng nụ cười đó sẽ tắt xèo đi như lửa mắc mưa, khi Vĩnh nuốt nước bọt nói em à, chuyện là hồi trước anh có quen một con nhỏ, nó không nói không rằng đẻ con cho anh, vậy đó. Chịu nổi không? Lúc bước vào vuông sân khu tập thể, Vĩnh không biết vì bọt bia bốc lên đầu, vì hôm qua con gái méc bạn réo tên ba ra chửi, mà nó không 76 ◆ Nguyễn Ngọc Tư thể đáp trả xứng đáng vì thằng kia không có ba. Vì những giấc mơ mà Vĩnh không sao nhớ nổi, nhưng vợ kể anh đã khóc thút thít rất tội. Hay bởi vừa nãy ngang qua dãy rào xác pháo, Vĩnh nhìn thấy một chiếc xe ba bánh của con nít nằm vắt trên miệng thùng rác, bánh xe trước long ra, rớt rời. Chiếc xe như một chiến binh hết thời, nằm queo với những vết thương được băng bó tạm bợ bằng dây dù, sợi vải. Đẩy cái cổng rào hờ hững có cũng như không, Vĩnh như mộng du, không biết vừa rồi là mở ra hay khép lại. Thấy hơi xây xẩm, đi mãi gần hai năm mới đặt chân lên thềm nhà này. Và cánh cửa ở căn phòng cuối dãy mở vừa đủ cho vệt sáng ngã dài trên cái đầu nhấp nhô lô cuốn. Người đàn bà không chút ngạc nhiên nào trong ánh mắt, giọng bình thản như mới vừa gặp Vĩnh hôm qua: - Vĩnh tới rồi ha. Vô đi, anh! Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ ◆ 77