🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Khởi Nghiệp Với Nghề Chăn Nuôi Gia Súc Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chăn nuôi gia súc là ngành sản xuất cung cấp các sản phẩm thịt và sữa chủ yếu cho con người. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ở nước ta, ngành chăn nuôi gia súc có nhiều lợi thế để phát triển do nhu cầu tiêu dùng trong nước về các sản phẩm thịt, sữa gia tăng, đồng thời cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này ra các nước trên thế giới ngày càng mở rộng. Để ngành chăn nuôi gia súc phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn sản xuất, ngoài việc xây dựng các chính sách hỗ trợ và đầu tư nguồn vốn để mở rộng chăn nuôi, việc nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi gia súc có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao giá trị và phát triển bền vững nghề chăn nuôi gia súc ở nước ta. Cuốn sách Khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc giới thiệu tổng quan về tình hình chăn nuôi giai đoạn 2005-2019; cách phát triển kinh tế từ các nghề chăn nuôi lợn, trâu, bò và dê; quan điểm, chủ trương và giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở Việt Nam. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác 5 thông tin tuyên truyền trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, giúp bạn đọc có những thông tin bổ ích để phát triển chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình biên soạn, biên tập có thể còn thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc! Tháng 12 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI MỘT SỐ GIA SÚC PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM Trong giai đoạn 2005-2019, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng đã dần phát triển theo hướng ngành sản xuất hàng hóa lớn, gắn với thị trường và hội nhập quốc tế, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế, khả năng cạnh tranh như lợn, bò, trâu, dê và những sản phẩm đặc sản. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức cao trong nhiều năm qua, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu xuất khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi gia súc như lợn sữa, lợn thịt và các sản phẩm sữa. Trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi gia súc là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phần lớn đều do tư nhân đầu tư như Công ty Hòa Phát, TH True Milk, CP Việt Nam, Mavin, GreenFeed, v.v.. Nhiều chuỗi liên kết trong chăn nuôi được hình thành tại hầu hết các địa phương, dưới các hình thức: 7 chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi, doanh nghiệp và nông dân cùng làm, v.v.. Điển hình là chuỗi sản xuất thịt lợn của Công ty CP Việt Nam, Dabaco, GreenFeed, Bình Minh; chuỗi sản xuất sữa của Công ty Vinamilk, Mộc Châu, Cô gái Hà Lan, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Sóc Trăng, các chuỗi liên kết trong sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi lợn sữa của Thắng Lợi (Hải Dương, Hà Nam, Nam Định), Hoa Mai (Thanh Hóa)… 1. Quy mô đàn gia súc và sản lượng sản phẩm chăn nuôi a) Chăn nuôi lợn Trong giai đoạn 2005-2019, quy mô đàn lợn dao động từ 24,93 đến 29,08 triệu con (xem Hình 1.1). Tổng đàn lợn cao nhất vào năm 2016, thời điểm giá lợn ổn định ở mức cao nên người dân đầu tư nhiều vào chăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn xuống thấp nhất vào năm 2019 do khủng hoảng giá lợn xuống thấp vào năm 2017 và 2018, sau đó xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi vào tháng 2/2019 kéo dài cho tới nay. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.1: Tổng đàn lợn cả nước giai đoạn 2005-2019 8 Chăn nuôi lợn tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhiều hơn so với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và ít nhất ở khu vực Tây Nguyên. Xu hướng đàn lợn tăng ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, ổn định ở khu vực Tây Nguyên. Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn có đàn lợn với số lượng lớn nhất, chiếm 25,42-28,41% tổng đàn lợn cả nước. Mặc dù vậy, xu hướng đàn lợn tăng mạnh ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (tăng 5,44%) và giảm mạnh ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (giảm 5,48%) (Hình 1.2). Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.2: Phân bố đàn lợn ở các vùng sinh thái năm 2005 và 2018 Sản lượng thịt lợn xuất chuồng trong giai đoạn 2005-2019 có tốc độ tăng trưởng khoảng 4,45%/năm, tăng từ 2,29 triệu tấn năm 2005 lên 3,29 triệu tấn năm 2019, đạt mức cao nhất là 3,82 triệu tấn năm 2018. Hình 1.3 cho thấy, sản lượng thịt lợn có xu hướng tăng dần đều đến năm 2018, nhưng sang năm 9 2019 giảm 13,80% do đàn lợn giảm mạnh bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi đã làm giảm 11,45% tổng đàn lợn so với năm 2018. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.3: Sản lượng thịt lợn cả nước giai đoạn 2005-2019 b) Chăn nuôi trâu Đàn trâu đã suy giảm liên tục trong giai đoạn 2005-2019, từ 2,92 triệu con giảm xuống còn 2,25 triệu con, bình quân giảm 1,62%/năm (Hình 1.4). Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.4: Tổng đàn trâu cả nước giai đoạn 2005-2019 10 Việc duy trì đàn trâu gặp khó khăn do công tác phát triển đàn trâu ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng ở nhiều nơi thiếu trâu đực giống, hiện tượng cận huyết khá phổ biến dẫn đến đàn trâu có chiều hướng suy giảm cả về số lượng, tầm vóc và khối lượng. Quá trình đô thị hoá làm thu hẹp bãi chăn thả, quá trình cơ giới hoá nông nghiệp làm giảm nhu cầu cày, kéo, v.v.. cũng là nguyên nhân làm giảm đàn trâu. Đàn trâu phân bố chủ yếu ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và ít có sự biến động về phân bố giữa các vùng trong giai đoạn 2005-2019. Đàn trâu ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có xu hướng tăng số lượng từ 1,06 đến 1,74% trong cả giai đoạn, còn khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 0,25 đến 2,16% (xem Hình 1.5). Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.5: Phân bố đàn trâu ở các vùng sinh thái năm 2005 và 2018 11 Hình 1.6 cho thấy, sản lượng thịt trâu từ 59,8 nghìn tấn (năm 2005) đã tăng lên 95,1 nghìn tấn (năm 2019), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm nhờ cải tiến kỹ thuật chăn nuôi và tăng khối lượng giết thịt, sản lượng thịt trâu vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.6: Sản lượng thịt trâu cả nước giai đoạn 2005-2019 c) Chăn nuôi bò thịt Trong giai đoạn 2005-2008, đàn bò thịt có xu hướng tăng từ 5,44 triệu con (năm 2005) lên 6,23 triệu con (năm 2008) với tốc độ bình quân đạt 3,65%/năm. Giai đoạn 2008-2013, mỗi năm đàn bò thịt giảm 4,22%, còn 4,97 triệu con vào năm 2013, đây là giai đoạn chăn nuôi bò thịt gặp khó khăn về đầu ra nên xu hướng chăn nuôi bò giảm. Giai đoạn 2013-2019, đàn bò thịt lại có xu hướng tăng, bình quân 1,92%/năm, đạt 5,64 triệu con năm 2019 (Hình 1.7), do có nhiều doanh nghiệp lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, v.v.. đầu tư nhập khẩu hàng trăm nghìn con bò thịt từ Ôxtrâylia về nuôi vỗ béo bán thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất 12 tiểu ngạch đi Trung Quốc, tác động tích cực đến sự phát triển chung của chăn nuôi bò thịt. Trong giai đoạn này, quy mô chăn nuôi bò trong cơ sở chăn nuôi có xu hướng tăng, đặc biệt có những trang trại chăn nuôi bò thâm canh có quy mô hàng nghìn con tại các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Gia Lai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.7: Tổng đàn bò thịt cả nước giai đoạn 2005-2019 Giai đoạn 2005-2018, đàn bò thịt tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm 40,77-43,39%; đàn bò thịt vùng Trung du và miền núi phía Bắc dao động ở mức 15,80-17,62%, vùng Tây Nguyên 11,13-13,29%, vùng Đồng bằng sông Hồng 8,61-12,61%, vùng Đông Nam Bộ 6,81- 7,15% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long 9,71- 12,90%. Từ năm 2005 đến năm 2018, tỷ trọng đàn bò khu vực Đồng bằng sông Hồng giảm 4,20%, trong khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng đàn bò tăng 3,19% (Hình 1.8). Đa số các tỉnh có đàn bò lớn như Nghệ An, Sơn 13 La, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Tây Ninh, v.v.. đều thực hiện tốt chương trình thụ tinh nhân tạo cho bò, đây là giải pháp quan trọng kết hợp hài hòa với chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng nhằm cải tiến cả chất lượng và số lượng đàn bò tại địa phương. Một số giống bò thịt năng suất cao được đưa vào sản xuất trong thời gian qua như Brahman, Red Angus, Charolaise và BBB, v.v.. tạo con lai cho năng suất, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.8: Phân bố đàn bò thịt ở các vùng sinh thái năm 2005 và 2018 Sản lượng thịt bò tăng từ 142,20 nghìn tấn năm 2005 lên 349,20 nghìn tấn năm 2019, đạt tốc độ tăng trưởng 9,07%/năm. Chăn nuôi bò thịt được hầu hết các địa phương có chủ trương phát triển, các chương trình giống, chương trình khuyến nông đều dành phần lớn kinh phí cho công tác cải tạo đàn bò và trồng cỏ, chế biến phụ phẩm nuôi dưỡng, vỗ béo bò thịt. Mặc 14 dù tổng đàn bò có xu hướng giảm nhưng nhờ tăng năng suất chăn nuôi và tăng khối lượng giết thịt, sản lượng thịt bò đạt được tương đối cao. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.9: Sản lượng thịt bò cả nước giai đoạn 2005-2019 d) Chăn nuôi bò sữa Giai đoạn 2005-2019, số lượng bò sữa cả nước tăng từ 104,10 nghìn con lên 321,23 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,91%/năm. Từ năm 2008 đến năm 2019, đàn bò sữa liên tục tăng về số lượng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 16,45%/năm (Hình 1.10). Việc phát triển mạnh đàn bò sữa có sự tham gia của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, đầu tư bài bản như TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu Milk... đã tiến hành đầu tư nhập khẩu hàng chục nghìn con bò sữa chất lượng cao từ Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Niu Dilân, v.v., để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất chăn nuôi bò sữa của các đơn vị. 15 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.10: Tổng đàn bò sữa cả nước giai đoạn 2005-2019 Giai đoạn 2005-2019, sản lượng sữa có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,05%, tăng từ 197,7 nghìn tấn lên 1,03 triệu tấn (Hình 1.11). Đây là thành tựu lớn của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu sang 46 thị trường, trong đó có Trung Quốc, Inđônêxia, Philíppin, Malaixia, các nước Trung Đông, v.v.. Hình 1.11: Sản lượng sữa bò tươi cả nước giai đoạn 2005-2019 16 Cơ cấu đàn bò sữa tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Bộ (33,35%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (25,69%), còn các vùng khác dao động trong khoảng 8,12-12,22% (Hình 1.12). Đặc biệt,, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tốc độ tăng đàn bò sữa rất nhanh do các doanh nghiệp lớn như TH True Milk và Vinamilk đã đầu tư mạnh mẽ vào đàn bò sữa ở các tỉnh thuộc khu vực này như Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v.. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi. Hình 1.12: Phân bố đàn bò sữa ở các vùng sinh thái năm 2018 2. Tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc Sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chăn nuôi trong nước thời gian qua là sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các chuỗi liên kết chăn nuôi có thể gồm một số công đoạn hoặc khép kín, được xây dựng bởi các nhóm hộ, hợp tác xã, nhất là của 17 các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam, Japfa Comfeed, Vissan, TH True Milk, Vinamilk, Masan, Mavin, v.v.. Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch từ hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi trang trại tập trung và các hộ lớn, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Số hộ chăn nuôi có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhất là chăn nuôi lợn. Năm 2011, cả nước có 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn, năm 2016 có 3,44 triệu hộ, đến năm 2019 chỉ còn khoảng 2,96 triệu hộ chăn nuôi lợn. Nhờ sự chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư công nghệ chăn nuôi hiện đại, giống, thức ăn chất lượng cao, quản lý chăn nuôi tiên tiến hơn nên năng suất và chi phí chăn nuôi trong nước đã được cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2005-2019 cũng là thời kỳ mà số lượng và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực chăn nuôi, thú y tăng mạnh, đặc biệt là từ năm 2015 trở lại đây đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư rất mạnh vào chăn nuôi, như Masan, Hòa Phát, PAN, Hùng Vương, Nutifood... Đầu tư FDI trong lĩnh vực chăn nuôi cũng không ngừng gia tăng về số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư có chất lượng hơn vào chuỗi liên kết khép kín, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển bền vững hơn, như đầu tư nghiên cứu, sản xuất con giống, thiết bị chuồng trại, đặc biệt là vào những lĩnh vực khó khăn, còn nhiều 18 rủi ro là giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi là nguồn lực chủ đạo cho đầu tư phát triển và “dẫn dắt” người chăn nuôi vào các chuỗi liên kết, mà thực sự đội ngũ doanh nghiệp chăn nuôi đã trở thành lực lượng sản xuất lớn đủ sức chống chịu với những biến động của thị trường và cạnh tranh quốc tế. 3. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi gia súc Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, chế biến, xuất khẩu thực phẩm và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đối với một số mặt hàng. Tính đến năm 2018, cả nước đã có 18 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang 17 nước trên thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu là 11.450 tấn (tăng gần 84% so với năm 2017). Ngày 26/4/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về các điều kiện thú y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Việc ký Nghị định thư này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành sữa Việt Nam, bởi Trung Quốc là thị trường lớn về tiêu thụ và nhập khẩu sữa. Đến ngày 22/10/2019, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu chính ngạch lô sản phẩm sữa đầu tiên sang Trung Quốc. Cùng với đó, xuất khẩu thịt lợn vẫn được triển 19 khai đều đặn qua đường tiểu ngạch tới các nước trong khu vực, bao gồm lợn sống, lợn mảnh và lợn sữa. Tổng sản lượng thịt lợn xuất khẩu năm 2018 của cả nước theo chính ngạch (bao gồm cả hàng nhập khẩu để gia công, chế biến xuất khẩu) đạt 9.335 tấn. Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thịt lợn sữa và lợn choai đông lạnh sang Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaixia. II. VAI TRÒ CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC Theo Luật Chăn nuôi năm 2018, chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. Gia súc là các loài động vật có vú, có bốn chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế của Việt Nam, ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng ở Việt Nam đã có lịch sử lâu đời và có những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân. Chăn nuôi gia súc ở Việt Nam có những loài vật nuôi chính như lợn, trâu, bò, dê, cừu, ngựa, thỏ… chiếm phần lớn về số lượng đầu con, số lượng giống, loài vật nuôi, chúng đã cung cấp các nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng và quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong quá trình phát triển từ hàng nghìn năm qua, con người đã thuần hóa các loài vật nuôi nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của mình. Đầu 20 tiên, con người thuần hóa gia súc hoang dã và sau đó dần dần thông qua quá trình chọn lọc và lai tạo để tạo nên một số lượng lớn các giống gia súc có màu sắc, hình dáng và kích thước khác nhau. Vật nuôi nói chung và gia súc nói riêng được chọn lọc để đáp ứng một số mục tiêu khác nhau của con người và thích hợp với các điều kiện môi trường địa lý khác nhau. Khi con người định canh trên một vùng đất mới nào đó, họ tiến hành trồng trọt và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và trồng các loại cây mà họ mang theo, đồng thời họ tiến hành thử nghiệm các giống cây trồng và vật nuôi mới. Giống vật nuôi nào có hiệu quả thì được giữ lại và phát triển, còn các giống khác thì bị loại thải. Gia súc hiện nay đang được con người chăn nuôi là kết quả của hàng loạt quá trình chọn lọc chính thức và không chính thức của con người và tự nhiên. Do vậy, chăn nuôi gia súc có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Từ lâu đời nay chăn nuôi gia súc được sử dụng vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đất phục vụ trồng trọt. Ngoài việc làm đất, trâu, bò, ngựa còn được sử dụng để kéo xe vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, kéo nước, kéo cối xay, v.v.. Lợi thế của sức kéo gia súc là có thể hoạt động ở bất kỳ địa bàn nào, sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng. Chăn nuôi gia súc cung cấp thực phẩm và các sản phẩm chế biến có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Thịt gia súc được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa bò, sữa trâu và sữa dê là những loại thực phẩm cao cấp do hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Các loại sản phẩm chế biến như 21 sữa tươi tiệt trùng/thanh trùng, sữa bột, pho mai, bơ, thịt xông khói (bacon), thịt hộp, thịt xay, v.v. đều là các loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của con người ở nhiều nơi trên thế giới. Các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò, chả, v.v., cũng làm từ thịt gia súc như lợn, trâu, bò. Chăn nuôi gia súc cung cấp phân bón cho cây trồng, đây là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc cung cấp nguyên liệu cho các ngành chăm sóc sắc đẹp, dệt may và thủ công mỹ nghệ như: mỡ lợn và mỡ cừu có thể tạo ra những sản phẩm chăm sóc da, lông cừu được chế biến thành len; sừng trâu được chế biến thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau như cúc áo, trâm cài, lược, thìa, dĩa, các vòng số đeo, đồ trang trí, kim đan, móc áo..; da trâu bò được thuộc da làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp, bao da...; lông trâu thích hợp cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học. Chăn nuôi gia súc có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, như lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe con người (công nghệ ghép tạng). Một vai trò quan trọng của chăn nuôi gia súc là được người nông dân coi như một phương tiện tích lũy tài chính hay một ngân hàng sống để bảo đảm an ninh kinh tế cho hộ gia đình. Các loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê,... có thể coi như là “nhà máy sinh học” với nguyên liệu là cây cỏ, không cạnh tranh lương thực với con người, và 22 sản phẩm là thịt, sữa, sức kéo, phân bón kèm theo các phụ phẩm khác. Nguyên liệu cho hoạt động này dễ sản xuất còn thị trường sản phẩm thì hết sức rộng lớn. Chăn nuôi gia súc nhai lại cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những nguồn năng lượng có thể tái tạo đang bị bỏ phí gây ô nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác, để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho xã hội. Đây là kế sinh nhai, là một phương tiện xóa đói giảm nghèo, là công cụ để góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nhiều nơi. Với việc đầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ sở khoa học thì chăn nuôi gia súc sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất đai, tạo điều kiện làm giàu bền vững cho nhiều hộ nông dân. Chăn nuôi gia súc góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Các loài gia súc là những vật nuôi đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp cũng như trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Việt Nam. III. MỘT SỐ GIỐNG GIA SÚC PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM 1. Giống lợn Việt Nam là một trong những nước có quần thể lợn bản địa đa dạng và phong phú với khoảng 24-32 nhóm quần thể/giống lợn khác nhau, phân bố đều khắp các vùng trong cả nước. Một số giống lợn bản 23 địa nổi tiếng đã và đang được đưa vào chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia như lợn Móng Cái (Quảng Ninh), lợn Cỏ (Bình Thuận), lợn Mẹo (Nghệ An, Thừa Thiên Huế), lợn Bản (Hòa Bình), lợn H'Mông (Yên Bái, Hà Giang), lợn Chư Prông (Gia Lai), lợn Mường Tè (Lai Châu), lợn Hương và lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Hung và lợn Hạ Lang (Hà Giang), lợn Xao Va (Nghệ An), lợn Kiềng Sắt (Quảng Ngãi), v.v.. Các giống lợn bản địa của nước ta đều có khối lượng trưởng thành bình quân đạt 50-80kg, thời gian chăn nuôi dài, khả năng sinh sản thấp hơn các giống lợn ngoại, thịt có nhiều mỡ, nhưng có khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt và chất lượng thịt thơm ngon. Đây là các nguồn gen quý hiếm để phát triển chăn nuôi theo hướng đặc sản vùng miền, phục vụ du lịch và có thể hướng tới xuất khẩu. Các giống lợn ngoại được nhập khẩu và chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là các giống lợn Yorkshire (lợn Đại Bạch), Duroc, Pietrain có nguồn gốc từ các nước châu Âu (Anh, Bỉ). Đây là các giống lợn có khối lượng trưởng thành đạt 200-350kg, khả năng sinh sản đạt 10-14 con/lứa, tỷ lệ nạc cao 50-60%. Các giống lợn được cho lai tạo và chọn lọc ra các dòng lợn lai có năng suất cao, khối lượng lớn, khả năng sinh trưởng nhanh, đạt 800-900g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn thấp dưới 2,8kg thức ăn/kg tăng khối lượng, tạo hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Hiện nay, các dòng/giống lợn ngoại này được nuôi chủ yếu ở các nông hộ, gia trại, trang trại có quy mô từ nhỏ đến lớn, cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước và cả cho một số khu vực ở Trung Quốc. 24 2. Giống trâu Giống trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy (Swamp buffalo), phân bố rộng rãi khắp các vùng trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Trâu Việt Nam được nuôi để cày kéo, lấy thịt và được phân loại theo hai nhóm ngoại hình là trâu Ngố có ngoại hình cao to, khối lượng trưởng thành đạt 500-900kg và trâu Ré có ngoại hình thấp bé, khối lượng trưởng thành chỉ 200- 400kg. Một số khu vực có quần thể trâu Ngố nổi tiếng như trâu Bảo Yên (Lào Cai), trâu Chiêm Hóa (Tuyên Quang), trâu Thanh Chương (Nghệ An), trâu Langbiang (Lâm Đồng). Ngoài ra, trong những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã nhập giống trâu Murrah của Ấn Độ, đây là giống trâu sông (River buffalo) được nuôi với mục đích lấy sữa, một con trâu Murrah có thể cho đến 3.000 lít sữa/năm. Tuy nhiên, hiện nay trâu Murrah chỉ còn được nuôi một số ít cá thể ở Thái Nguyên và Bình Dương trong trại giống trâu thuộc Viện Chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở các địa phương, chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu lai F1 Murrah lấy thịt nhờ công nghệ thụ tinh nhân tạo tinh đông lạnh của trâu đực Murrah với trâu cái nội. Trâu lai F1 Murrah có khả năng tăng khối lượng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon và năng suất, hiệu quả cao hơn trâu nội khoảng 20-25%. 3. Giống bò Bò nội Việt Nam chủ yếu là giống bò Vàng, phân 25 bố trên khắp cả nước, có tầm vóc nhỏ bé, khối lượng trưởng thành ở con cái khoảng 160-180kg, ở con đực khoảng 230-250kg. Bò Vàng có ưu điểm chịu đựng được kham khổ, khả năng chống bệnh tốt và thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Ngoài ra, còn có một số giống bò bản địa như bò U đầu rìu (Nghệ An) và bò H’Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang. Các giống bò này có đặc điểm thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở địa phương, chất lượng thịt thơm ngon nhưng tầm vóc và khối lượng trưởng thành không cao. Các giống bò nội ở nước ta đều được chăn nuôi với mục đích cày kéo và lấy thịt, khả năng cho sữa chỉ đủ để nuôi con. Để cải tạo đàn bò nội, nước ta đã nhập khẩu nhiều giống bò chuyên thịt, chuyên sữa và bò kiêm dụng thịt - sữa về để lai tạo và phát triển đàn bò thịt, bò sữa ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt bò, sữa bò trong cả nước. Đầu tiên, bò vàng Việt Nam được cải tạo giống bằng bò đực Shinhi có nguồn gốc từ Pakixtan thông qua chương trình Sind hóa đàn bò từ những năm 70-80 của thế kỷ XX của Chính phủ. Sau đó, bò lai Sind tiếp tục được cải tạo nâng cao tầm vóc, khối lượng thông qua công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng các giống bò chuyên thịt cao sản như bò Brahman có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, bò DroughMaster có nguồn gốc từ Ôxtrâylia, bò Charolaise, Limousine, Angus, BBB (Blanc Bleu Belge) có nguồn gốc từ các nước châu Âu (Pháp, Anh, Bỉ). Các giống bò này đều có tầm vóc cao to, khối lượng trưởng thành có thể đạt 800-1.200kg/con, khả năng sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon. Sau hàng chục năm cải tạo đàn bò, đến nay, bò thịt lai cao sản ở Việt Nam đã tăng 26 được tầm vóc và khối lượng lên hơn gấp đôi bò nội, khối lượng trưởng thành đạt 400-600kg, khả năng tăng khối lượng đạt 0,8-1kg/con/ngày khi vỗ béo, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi ở nhiều địa phương trong cả nước. Đối với bò sữa, Việt Nam phát triển cả bò sữa thuần và bò sữa lai với bò lai Sind từ những năm 70- 80 của thế kỷ XX đến nay. Giống bò sữa chủ đạo là bò Holstein Friesian (HF) có nguồn gốc từ Hà Lan, đây là giống bò sữa cao sản nổi tiếng và được nuôi ở nhiều nước trên khắp thế giới, sản lượng sữa trung bình 4.000-8.000kg/chu kỳ 305 ngày, các đàn bò HF cao sản có thể đạt sản lượng sữa khoảng 12.000- 20.000kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 3-3,5%. Tuy nhiên, đây là giống bò có nguồn gốc từ khu vực ôn đới nên việc chăn nuôi bò HF thuần ở Việt Nam chỉ có hiệu quả ở một số vùng có khí hậu mát mẻ như Mộc Châu (Sơn La) và Lâm Đồng. Bò HF thuần cũng được nuôi ở một số địa phương khác có khí hậu nóng ẩm như Nghệ An, Tuyên Quang, Tây Ninh, v.v.. nhưng đều là những trang trại được đầu tư hiện đại của các công ty sữa lớn như Vinamilk, TH True Milk. Giống bò sữa được nuôi chủ yếu ở các nông hộ tại nhiều địa phương trong cả nước là bò lai HF F1, F2 và F3 giữa bò lai Sind và bò HF, sản lượng sữa bình quân của bò lai HF đạt 2.500-3.500kg/chu kỳ, nhưng khả năng thích nghi với khí hậu nóng ẩm và khả năng kháng bệnh của bò lai HF cao hơn so với bò HF thuần, do đó phù hợp với chăn nuôi nông hộ và gia trại, giúp người chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao khi chăn nuôi bò sữa. 27 Ngoài giống bò HF và bò lai HF, ở một số ít trại chăn nuôi có nuôi bò sữa giống Jersey nguồn gốc từ Anh. Đây là giống bò sữa có năng suất sữa chỉ đạt khoảng 4.000kg/chu kỳ 305 ngày nhưng tỷ lệ mỡ sữa cao, đạt 6-7%. Tuy nhiên, giống bò sữa này không được nuôi phổ biến ở nước ta. 4. Giống dê Giống dê nội ở Việt Nam như dê Cỏ, dê Bách Thảo, dê Đen đều có tuổi đẻ lứa đầu sớm, thời gian mang thai ngắn, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với các điều kiện của địa phương. Khối lượng trưởng thành của dê nội 25-50kg tùy từng giống và được chăn nuôi lấy thịt là chủ yếu. Để cải tạo đàn dê nội, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều giống dê khác nhau trên thế giới nhưng hiện nay chủ yếu là giống dê Boer (nguồn gốc từ Nam Phi) để cải tạo theo hướng chuyên thịt và dê Saanen (nguồn gốc từ Thụy Sĩ) để cải tạo theo hướng chuyên sữa. Giống dê Boer là giống dê thịt có khối lượng trưởng thành đạt 70-120kg và được sử dụng để nuôi thuần cũng như lai tạo với các giống dê nội nhằm tăng khối lượng, tầm vóc của con lai. Giống dê Saanen là giống dê sữa có năng suất sữa đạt 2kg/ngày, thời gian cho sữa khoảng 200 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4,5%. Ngoài hai giống dê trên, nước ta cũng đã nhập một số giống dê như dê Jamnapari và dê Beetal từ Ấn Độ, dê Alpine từ Pháp để cải tạo đàn dê nội nhưng những giống dê này không được phổ biến như dê Boer và dê Saanen. 28 IV. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NGHỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC 1. Những nguyên tắc, yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi a) Phòng bệnh động vật - Nơi chăn nuôi, dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt vật chủ trung gian định kỳ và sau mỗi đợt nuôi; nơi chăn nuôi phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép. - Chất thải trong chăn nuôi phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Con giống, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, pháp luật về thức ăn chăn nuôi. - Động vật phải được phòng bệnh bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. - Vắcxin phòng bệnh bắt buộc trong các chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chịu trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắcxin phòng bệnh động vật. b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn - Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ: Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang 29 mầm bệnh ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã; chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm: Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện nghĩa vụ theo quy định; phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật. - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm; tổ chức phòng bệnh bằng vắcxin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; quyết định và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật. 30 - Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật; yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy. c) Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch - Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch; - Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định; - Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắcxin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho 31 động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; - Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Bảng 1.1: Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc TT Loài gia súc Bệnh bắt buộc áp dụng biện pháp phòng bằng vắcxin Bệnh bắt buộc áp dụng biện pháp giám sát định kỳ Bệnh bắt buộc tiêu hủy khi gia súc bị nhiễm 1 Trâu, bò Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng Sảy thai truyền nhiễm, lao bò, xoắn khuẩn Lở mồm long móng, tai xanh, nhiệt thán, dịch tả lợn cổ điển, dịch tả lợn châu Phi, dại, liên cầu khuẩn lợn (típ 2), giun xoắn, sảy thai truyền nhiễm, lao bò, 2 Lợn Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn Xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn lợn (típ 2) 3 Dê Lở mồm long móng, nhiệt thán Xoắn khuẩn 32 2. Yêu cầu về chuồng trại trong chăn nuôi a) Vị trí chuồng trại Vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nguồn nước sạch đủ cung cấp tối thiểu từ 60 lít đến 80 lít nước uống và từ 100 lít đến 120 lít nước rửa mỗi ngày đối với mỗi con. b) Khoảng cách chuồng trại Nguyên tắc xác định khoảng cách trong chăn nuôi trang trại: Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến tường rào hoặc ranh giới của đối tượng chịu ảnh hưởng. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của trang trại khác. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 150 mét. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 300 mét. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét. 33 Khoảng cách giữa hai trang trại chăn nuôi của hai chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét. c) Yêu cầu về thiết kế, xây dựng chuồng trại Trại chăn nuôi gia súc phải có tường hoặc hàng rào bao quanh. Trại phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan; khu cách ly gia súc ốm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn và các khu phụ trợ khác (nếu có). Khu chăn nuôi cũng cần bố trí chuồng nuôi riêng cho từng nhóm vật nuôi. Chuồng nuôi cách ly, chuồng nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt với khu chăn nuôi. Cổng ra vào trại chăn nuôi, các khu chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng cho các phương tiện vận chuyển và người ra vào trại, cần có vị trí thuận lợi lên xuống cho xuất, nhập gia súc giống. Chuồng nuôi gia súc phải bố trí hợp lý, có kích thước phù hợp khi gia súc đứng, nằm, khoảng cách giữa các dãy gia súc nằm và bảo đảm an toàn cho gia súc. Diện tích chuồng nuôi trung bình đối với mỗi gia súc tối thiểu từ 4m2 đến 5m2 chưa kể diện tích máng ăn, máng uống và hành lang phân phối thức ăn. Diện tích chuồng nuôi cho mỗi gia súc non từ 2m2 đến 4m2. Diện tích sân chơi gấp 2 lần diện tích chuồng nuôi. Nền chuồng phải bảo đảm không trơn trượt và có độ dốc từ 2o đến 3o, thoát nước tốt, tránh đọng nước. Dóng chuồng phải bằng các vật liệu chắc, nhẵn, không có góc nhọn hoặc cạnh sắc, đảm bảo gia súc không bị tổn thương khi cọ sát vào dóng chuồng. Mái chuồng cao, thoáng, có khả năng chống nóng, không bị dột. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi 34 đến khu xử lý chất thải phải kín, bảo đảm dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác. Các thiết bị dùng trong chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải bảo đảm không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa. Các dụng cụ khác trong chuồng trại như: xe đẩy thức ăn, xẻng, xô phải bảo đảm dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng. Các kho: thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và thuốc sát trùng, thiết bị... phải được thiết kế bảo đảm an toàn, thông thoáng, tránh ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Trại chăn nuôi gia súc giống cần phải có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm đạt các chỉ tiêu về môi trường theo quy định hiện hành. 3. Yêu cầu về con giống sử dụng trong chăn nuôi - Yêu cầu chất lượng của đực giống, cái giống trong sản xuất: Đực giống và cái giống sử dụng trong sản xuất giống phải có lý lịch, hệ phả rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng. Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định. - Yêu cầu đối với giống vật nuôi: + Giống vật nuôi phải bảo đảm chất lượng con giống theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc tiêu chuẩn do các cơ sở sản xuất giống vật nuôi công bố. + Cơ sở sản xuất giống vật nuôi phải thường xuyên chọn lọc, loại thải, bảo đảm chất lượng đàn giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ, giống gốc trước khi sản 35 xuất bán con giống. Thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng con giống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tiêu chuẩn đã công bố. Thực hiện kiểm dịch đầy đủ trước khi xuất bán con giống. Nếu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, không thực hiện kiểm dịch thì không được phép xuất bán con giống ra thị trường. Không được phép xuất bán con giống khi trong vùng, cơ sở có dịch thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi có dấu hiệu dịch bệnh trên đàn gia súc giống phải báo ngay cho cơ quan thú y sở tại và thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Nhà nước. 4. Yêu cầu về thức ăn sử dụng trong chăn nuôi - Yêu cầu chung: Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải phù hợp về số lượng và chất lượng với từng loại vật nuôi, từng giai đoạn tuổi, bảo đảm quá trình sinh trưởng, phát triển và an toàn sức khỏe cho vật nuôi, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người và môi trường, bảo đảm các quy định của pháp luật và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. - Yêu cầu về thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường: Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Công bố thông tin sản phẩm thức 36 ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định. - Yêu cầu về thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh: + Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải thể hiện thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm. + Tiêu chí đối với một số loại gia súc ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau: a) Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi; b) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi; c) Bê, nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. + Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ. Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31/12/2020. Thuốc thú y có 37 chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31/12/2021. Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31/12/2022. Các loại thuốc thú y có chứa kháng sinh khác đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31/12/2025. 5. Yêu cầu đối với người chăn nuôi - Người chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã. - Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi. - Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. - Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh cho vật nuôi. - Phòng bệnh và trị bệnh vật nuôi theo quy định của pháp luật về thú y. - Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi. - Tuân thủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của tổ chức, cá nhân cung cấp thức ăn chăn 38 nuôi về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi. - Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phối hợp xử lý thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật. - Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh theo quy định. Bảng 1.2: Số lượng gia súc tối thiểu phải kê khai TT Loại vật nuôi Đơn vị tính Số lượng 1 Trâu Con 1 2 Bò Con 1 3 Dê Con 5 4 Lợn thịt Con 5 5 Lợn nái Con 1 6 Lợn đực giống Con 1 39 Chương 2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NGHỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN 1. Chăn nuôi lợn nái sinh sản a) Phân loại lợn trong đàn lợn nái sinh sản - Lợn cái hậu bị: Lợn cái hậu bị là lợn cái từ sau khi cai sữa được chọn để làm giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu có chửa. Ngày nay, kỹ thuật chế biến thức ăn đã phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của lợn con giai đoạn bú sữa, cho nên đã cho phép tách lợn con khỏi lợn mẹ (cai sữa) rất sớm: có thể ở 21 ngày tuổi, 28 ngày tuổi, 35 ngày tuổi, v.v.. Tuy nhiên, tuổi chọn lợn để làm giống nên chọn ở 60 ngày tuổi. Nếu trước đó, ở thời điểm chưa tách khỏi lợn mẹ đã tiến hành chọn rồi, thì đến 60 ngày tuổi cũng phải chọn lại để chính thức đưa vào giai đoạn nuôi lợn hậu bị. Thời gian nuôi từ 60 ngày tuổi cho đến khi lợn cái động dục và cho phối giống lần đầu có chửa là thời gian nuôi cái hậu bị. Thời gian nuôi hậu bị dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, phụ thuộc vào sự thành thục về tính dục và thể vóc của từng giống. 40 Số lượng lợn cái hậu bị trong một cơ sở chăn nuôi tùy thuộc vào quy mô đàn. Nếu đàn lợn lớn thì số cái hậu bị được chọn lọc để làm giống sẽ lớn, bao gồm lợn cái để thay thế đàn (thay thế những con bị loại thải) và các lợn cái hậu bị dùng để bán giống cho các cơ sở chăn nuôi khác. Tuy nhiên, số lượng được chọn lọc còn phụ thuộc vào mục đích nhân giống, vào chỉ số chọn lọc, vào áp lực chọn lọc, v.v.. - Lợn nái kiểm định: Giai đoạn lợn nái kiểm định được tính từ khi phối giống lần đầu có chửa đến khi lợn đẻ và nuôi con 2 lứa đầu. Giai đoạn nuôi lợn nái kiểm định được chia làm 2 loại lợn nái kiểm định là: nái kiểm định I và nái kiểm định II. Lợn nái từ giai đoạn hậu bị phối giống có chửa, đẻ và nuôi con lứa đầu tiên, thời gian này gọi là nái kiểm định I. Sau khi lợn nái đẻ và nuôi con xong lứa thứ nhất, phối giống có chửa, đẻ và nuôi con lứa thứ 2 gọi là nái kiểm định II. - Lợn nái cơ bản: Nái cơ bản là lợn đã đẻ được 2 lứa, tức đã qua giai đoạn kiểm định I và kiểm định II, bảo đảm đủ tiêu chuẩn được chọn giữ lại làm nái sinh sản. - Lợn nái cơ bản hạt nhân: Là đàn nái được chọn lọc trong đàn lợn nái cơ bản, phải là những lợn nái thuần chủng và đã qua kiểm tra năng suất cá thể có năng suất sinh sản cao. Trong hệ thống nhân giống theo kiểu hình tháp hiện nay thì chỉ ở đàn cụ kỵ còn được gọi là đàn lợn nái cơ bản hạt nhân, đây là đàn để sản xuất đàn giống ông bà. 41 b) Chuồng trại cho lợn nái sinh sản Trong chăn nuôi lợn, bên cạnh các yếu tố giống, thức ăn, việc thiết kế xây dựng hệ thống chuồng trại hợp lý, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại lợn là một việc hết sức quan trọng, vì nó bảo đảm cho việc phát huy tối đa tính ưu việt của phẩm giống (khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng lợi dụng thức ăn, năng suất sinh sản…); cho phép người chăn nuôi có thể điều chỉnh điều kiện tiểu khí hậu, chế độ ăn uống và vệ sinh thú y trong chuồng trại cho phù hợp với yêu cầu của từng loại lợn, ở từng thời kỳ sản xuất và phát triển của chúng; giúp cho người chăn nuôi thuận tiện hơn trong việc quản lý đàn lợn, tiết kiệm được diện tích chăn nuôi và công chăm sóc nuôi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn. Đất xây dựng chuồng trại phải phù hợp với yêu cầu tổng thể, cao ráo, thoáng mát, thuận lợi cho thoát nước bằng phương pháp tự chảy. Chuồng trại phải xây dựng ở nơi có nguồn nước sạch, đủ dùng. Bảo đảm yêu cầu về hệ thống điện thắp sáng, bơm nước và hệ thống đường giao thông phục vụ cho vận chuyển vật tư, thức ăn và các sản phẩm khác của trại. Chuồng nuôi phải xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, nơi chứa phân, hố xử lý chất thải hợp vệ sinh thú y và cảnh quan môi trường. Căn cứ vào mục đích kinh tế và số lượng đàn lợn dự kiến nuôi để xây dựng chuồng trại cho phù hợp về kích thước, số máng ăn, máng uống, cũi nhốt, sàn đẻ, quạt điện, bóng đèn… Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, nên tiến hành xây các hầm biogas để góp phần xử lý phân, 42 nước thải, tăng cường bảo vệ môi trường và tận dụng khí gas cho nhu cầu của trại chăn nuôi lợn và nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Chống nóng cho lợn: Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời thường dao động trong khoảng 31-38oC. Mái chuồng thường được làm bằng fibro ximăng, khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn ngoại kém nên phải luôn chú ý đến việc chống nóng bằng cách: Sử dụng hệ thống phun mưa nhân tạo trên mái trong những ngày có nhiệt độ từ 30oC trở lên; làm mát cục bộ bằng phương pháp dùng vòi phun sương với lợn nái hậu bị, nái chờ phối và nái chửa. Sử dụng vòi nhỏ giọt trên đầu và lưng lợn nái đang nuôi con; ngoài ra lắp quạt điện treo tường hoặc quạt cây cho lợn; xung quanh chuồng căng bạt để che nắng chiếu trực tiếp vào lợn, tránh gió cho lợn… Để chống nóng có hiệu quả, tốt nhất là làm chuồng có mái cao, thoáng gió và trồng cây xung quanh. Chống lạnh cho lợn: Do sử dụng cũi cho lợn bằng sắt, nền chuồng bằng bê tông nên mùa đông lợn thường bị lạnh dễ sinh bệnh nên ta phải chú ý cung cấp nhiệt đầy đủ cho lợn, nhất là đối với lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Cần căng bạt che chắn chuồng vào ban đêm, lúc mưa hoặc có gió lùa. Với lợn con, dùng bóng điện tròn để sưởi ấm. Với lợn lớn, có thể đốt mùn cưa hoặc vỏ trấu ở trong chuồng vào những ngày rét. Chú ý giữ chuồng luôn khô ráo, cho lợn ăn uống đầy đủ. - Chuồng nuôi lợn nái hậu bị: Chuồng nuôi lợn nái hậu bị được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tính từ khi bắt đầu nuôi thường đạt 43 khối lượng 20-25kg (đối với lợn ngoại), 10-12kg (đối với lợn nội) cho đến khi đạt 5-6 tháng tuổi. Chuồng nuôi lợn là chuồng có tường xây bằng gạch hoặc đổ bê tông có chiều cao 0,8m, dài 4,3m và rộng 3m. Nền chuồng đổ bằng xi măng có độ dốc 3-5o để dễ vệ sinh. Chuồng có lắp máng ăn, núm uống nước tự động bên trong. Mỗi ô chuồng lắp một cửa ra vào bằng song sắt phi (φ) 10 (đường kính 10mm), hoặc cửa gỗ, trên cửa có khóa chốt tự động. Nếu nhiều ô chuồng liền nhau thì cứ 2 ô chuồng lắp một máng ăn ở bức tường chung để thức ăn được sử dụng triệt để. Giai đoạn 2: Khi lợn đạt 5-6 tháng tuổi (khối lượng 75-80kg đối với lợn ngoại, 40-45kg đối với lợn nội), chuyển lợn nái hậu bị sang nuôi trong các ô ngăn cách nhau bằng các vách ngăn, mỗi nái/1 ngăn, lúc này chuồng nuôi là cũi được làm bằng sắt tròn phi 6. Kích thước các ô như sau: dài 2,2-2,4m, rộng 0,65- 0,7m, cao 1,0-1,3m, ở mỗi vách ngăn có các chấn song nằm ngang, khoảng cách giữa các chấn song này là 15cm. Nền chuồng chung được đổ bằng ximăng và cát. Phía trước xây máng ăn và đồng thời là máng uống được đổ bằng bê tông có kích thước: rộng 40cm, phần nhô ra ngoài hành lang là 10cm, phần ở trong chuồng là 30cm. Chiều dài máng chạy ngang qua tất cả các ngăn (lòng máng phải được làm nhẵn để dễ thoát nước, tiện cọ rửa), ở cuối máng đặt một ống thông để rửa máng. Phía sau có cửa ra vào, trên cửa có khóa tự động. Nếu là nuôi lợn nội, ta có thể nhốt lợn nái trên chuồng có diện tích là 3m2/con, chuồng xây cần có diện tích sân chơi là 3-4m2. - Chuồng nuôi lợn nái sinh sản: Gồm có ô lợn nái chờ phối và chửa, ô lợn nái đẻ (hoặc cũi đẻ), khu nuôi úm lợn con. 44 Yêu cầu chuồng nuôi lợn nái: Chiếm ít diện tích, dễ kiểm tra khi phối giống, chửa và đỡ đẻ. Tăng số lứa đẻ/nái/năm nhờ kỹ thuật cai sữa sớm, phát hiện nái động dục và phối giống kịp thời. Giảm stress cho lợn khi sống cạnh nhau. Chuồng của lợn nái chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: nái sau khi cai sữa (tách con) → chờ phối → thời kỳ mang thai → chửa kỳ I, được nuôi trong các ô ngăn cách với các tiêu chuẩn như lợn nái hậu bị giai đoạn 2; giai đoạn 2: trước khi lợn đẻ 7-10 ngày, lợn nái được chuyển đến chuồng chờ đẻ, đẻ và nuôi con. Kích thước cũi đẻ: Dài 2,2m, rộng 1,7-2,1m. Cũi gồm 3 ô: ô lợn mẹ ở giữa và 2 ô lợn con ở hai bên. Kích thước ô cho lợn mẹ: cao 1,0-1,3m, rộng 0,7m, dài 2,2m. Phía trước lắp máng ăn kiểu treo (hình chữ U) được làm bằng inox có độ dày 1mm, rộng máng 35cm, dài 50cm. Phía trước của máng ăn là núm uống nước tự động. Phía sau của ô lợn mẹ phải thiết kế một thanh chắn ngang cách cửa ra vào của lợn mẹ là 30cm, để lợn mẹ khi đẻ được dễ dàng và không đè lên con khi nằm xuống. Sau cùng là cửa để chắn lợn con không ra ngoài được. Nền sàn của ô lợn mẹ được đặt 2 tấm bê tông, mỗi tấm dài 10,5m, rộng 0,7m, trên tấm bê tông có các lỗ thoát nước rộng 1cm, dài 8-10cm. Hai ô chuồng của lợn con: Ở 2 bên của ô lợn mẹ, mỗi ô có chiều rộng 0,7m, dài 2,2m, cao 0,5m, xung quanh được hàn bằng các song sắt phi 10, mỗi song cách nhau 5cm. Nền sàn của ô lợn con cũng được đặt 45 bằng các lan sắt tròn phi 10 mỗi lan cách nhau 1cm để dễ lọt phân và nước tiểu. Một bên của ô lợn con đặt một cái ô úm kích thước: cao 0,5m, dài 0,8m, rộng 0,4m, làm bằng sắt phi 12, xung quanh úm có căng bao tải, mỗi úm có một cửa ra vào kèm theo chốt. Ô lợn con bên kia đặt một núm uống nước tự động ở độ cao 15-20cm. Khi lợn con được 5-7 ngày tuổi, đặt vào ô lợn con 1 máng ăn tròn có đường kính 30cm, cao 5cm, miệng máng có các thanh chắn không cho lợn con trèo vào. Trên ô úm có lắp một bóng đèn tròn công suất 100W để sưởi ấm cho lợn con khi cần thiết. Cả chuồng của lợn mẹ và 2 ô lợn con có sàn cao cách mặt đất 30cm, có tác dụng tốt trong việc thông gió tránh ẩm, dễ vệ sinh. Diện tích cần cho một đàn lợn con để nuôi úm: cần 3m2 cho 8-10 lợn con. Thời gian chiếm chuồng khoảng 34 ngày (tính từ 20 đến 60 ngày tuổi) + với 7 ngày để trống chuồng làm vệ sinh. Tỷ lệ ô dự trữ là 10%. Như vậy, nếu nuôi 20 lợn nái với số lứa đẻ trên năm là 2,2 thì phải cần số ô nuôi úm lợn con với diện tích 3m2/ô là: 20 nái x 2,2 lứa x 41 ngày x 110 = 6 chuồng nuôi lợn 365 x 100 đẻ và nuôi con Nên sử dụng kiểu chuồng sàn cao để nuôi lợn con sẽ có hiệu quả cao hơn - Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi: Lợn con những ngày đầu sau khi cai sữa thường gặp stress bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của chúng, lợn vừa chuyển từ môi trường bú sữa mẹ là 46 chủ yếu sang môi trường tự lập hoàn toàn, nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là thức ăn. Lợn con cũng thường bị xáo trộn, do phân thành các lô khác nhau theo khối lượng nên thường kém ăn, dễ bị lây nhiễm bệnh tật, do đó lợn con phải được sống trong điều kiện khô ráo, vệ sinh, có nhiệt độ và điều kiện tiểu khí hậu thích hợp. Đến ngày cai sữa, lợn con được chuyển sang chuồng mới, ở nơi quy định, các ô chuồng này được hàn liền nhau và luôn luôn là chẵn. Kích thước: dài 2,2-2,4m, rộng 2m, cao 0,8m, khoảng cách giữa các chấn song của thành chuồng là 10cm, chuồng có sàn cao cách mặt đất 30-60cm. Sàn chuồng được làm bằng tấm bê tông ở chỗ máng ăn, bên ngoài bằng các song sắt phi 10, có các khe rộng 0,8-1cm, phần bằng bê tông có các khe hở 1cm, dài 10cm. Cứ 2 ô có 1 máng tự động chứa được 20kg thức ăn. Trong mỗi ô có các núm uống tự động. Nếu nuôi lợn con bằng chuồng nền cứng cần chú ý đến việc chống bẩn, ẩm và lạnh cho lợn con. c) Chăn nuôi lợn cái hậu bị - Lựa chọn lợn cái hậu bị: Địa chỉ chọn lợn cái hậu bị: Cần chọn những nơi có địa chỉ tin cậy, đó là những cơ sở chăn nuôi (quốc doanh hoặc tư nhân) có đàn giống đạt năng suất cao và an toàn về dịch bệnh. Không nên tự gây nái từ những đàn bố mẹ để tạo lợn thịt thương phẩm. Chọn nguồn gốc: Chọn lợn cái hậu bị từ những cặp bố mẹ có năng suất sinh sản tốt, lợn mẹ đẻ nhiều con, tốt sữa, cai sữa nhiều con, mắn đẻ, nuôi con khéo, v.v.. Chọn ngoại hình: Chọn những lợn nái khỏe 47 mạnh, lông da bóng mịn, hồng hào, mắt tinh nhanh, đi lại tự nhiên uyển chuyển, không có các khuyết tật như bị úng rốn, chân đi vòng kiềng, đi chữ bát, v.v.. Chọn những con có thân hình phát triển cân đối, mông nở, 4 chân chắc khoẻ, mông phát triển đều. Lợn được chọn phải có khối lượng cao hơn khối lượng trung bình toàn đàn ở thời điểm chọn số lượng và chất lượng vú: Số vú phải từ 12 trở lên, khoảng cách giữa các vú đều, lộ rõ đầu vú, không chọn con vú kẹ. Chọn con có âm hộ phát triển, không chọn những con có âm hộ quá to hoặc quá bé. - Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn cái hậu bị: Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho lợn cái hậu bị qua các giai đoạn: Bảng 2.1: Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái Khối lượng lợn Protein thô/khẩu phần (%) Năng lượng trao đổi ME (Kcal/con/ngày) Từ 20 đến 30kg 16-17 3.100 Từ 30 đến 65kg 15 3.000 Từ 65kg đến phối giống và cả kỳ mang thai 13-14 2.900 Mức ăn con/ngày (kg thức ăn hỗn hợp) cụ thể như sau: 48 Bảng 2.2: Mức ăn cho lợn nái ngoại (con/ngày) Thể trọng (kg) Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Lượng protein thô/con/ngày (g) Năng lượng trao đổi ME (Kcal/con/ngày) 20-25 1,0-1,2 160-204 3.100-3.720 26-30 1,3-1,4 208-238 4.030-4.340 31-40 1,4-1,6 210-240 4.200-4.800 41-45 1,7-1,8 255-270 5.100-5.400 46-50 1,9-2,0 285-300 5.700-6.000 51-65 2,1-2,2 315-330 6.300-6.600 66-80 2,1-2,2 273-286 6.090-6.380 81-90 2,2-2,3 286-299 6.380-6.670 Từ 90kg cho đến 10-14 ngày trước dự kiến phối giống cho ăn 2,0kg/con/ngày (tương ứng protein thô là 280g, năng lượng trao đổi ME = 5.800Kcal). Từ 10 đến 14 ngày trước dự kiến phối giống cho ăn 2,7-3,0kg/con/ngày (tương ứng protein thô là 378- 420g, năng lượng trao đổi ME = 730-8.700Kcal). Mục đích tăng thức ăn nhằm tăng số trứng rụng để tăng số con đẻ ra/ổ. Sau phối giống cho ăn 1,8-2kg/con/ngày bằng loại thức ăn nuôi lợn nái chửa (tương ứng protein thô là 252-280g, năng lượng trao đổi ME = 5.220- 5.900Kcal). Từ 65kg đến phối giống có thể cho ăn thêm 2kg rau xanh/con/ngày. Đối với lợn cái nội, cho ăn khoảng 80% mức ăn của lợn cái ngoại. Thành phần dinh dưỡng của thức 49 ăn giai đoạn 20-55kg có 15% protein, 3.000Kcal năng lượng trao đổi, giai đoạn từ 56kg trở đi cho ăn thức ăn có 14% protein, 2.800Kcal năng lượng trao đổi. - Chế độ ăn: + Từ 20 đến 30kg, ngày cho ăn 4 bữa. + Từ 31 đến 65kg, ngày cho ăn 3 bữa. + Từ 66kg đến phối giống, ngày cho ăn 2 bữa. - Ảnh hưởng của chế độ ăn không hợp lý đối với lợn cái giai đoạn hậu bị: Khẩu phần không bảo đảm dinh dưỡng, mức dinh dưỡng cung cấp không đủ thì giảm khả năng tăng trọng, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu tiên dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu. Trường hợp cho ăn quá mức so với nhu cầu (đặc biệt giai đoạn 80-120kg đối với lợn ngoại, 55kg trở lên đối với lợn nội) làm cho lợn quá béo, khó động dục hoặc động dục bất thường, tỷ lệ thụ thai kém. - Kỹ thuật quản lý lợn cái hậu bị: + Bố trí lợn cái hậu bị trong ô chuồng nuôi: Giai đoạn nuôi hậu bị, lợn cái nuôi nhốt chung trong ô sẽ tốt hơn nuôi riêng biệt từng con và bảo đảm diện tích để dùng cho ăn và nằm là 1 đến 1,2m2/con (giai đoạn nhỏ), 3m2/con (giai đoạn lớn) và diện tích sân chơi 0,5-0,6m2/con. + Kích thích lợn cái động dục sớm: * Khi lợn cái ở 5-6 tháng tuổi, hằng ngày cho lợn đực tiếp xúc 2 lần (cho đi qua khu nuôi lợn cái hậu bị), mỗi lần 10-15 phút để kích thích lợn cái động dục sớm hơn. * Lợn đực giống bài tiết nước bọt có chứa chất pheromon, chất này có tác dụng kích thích lợn cái động dục sớm hơn. Tác dụng của chất pheromon (3 αandiosterol) còn gọi là “hiệu ứng đực giống”. 50 * Nên chú ý những đực giống dưới 10 tháng tuổi chưa có tác dụng hoặc tác dụng ít đến việc kích thích phát dục ở lợn cái vì những con đực này còn non, chưa tiết ra nhiều lượng pheromon mà đó là thành phần cần thiết của “hiệu ứng đực giống”. + Theo dõi để phát hiện lợn động dục lần đầu: * Ghi chép đầy đủ để nắm chắc diễn biến các chu kỳ động dục có ổn định hay không? Từ đó xây dựng kế hoạch phối giống và lên lịch tăng mức ăn trước khi phối giống. * Để phát hiện lợn động dục được chính xác hơn nên kết hợp quan sát bằng mắt thường ngày hai lần và kết hợp dùng lợn đực thí tình. * Dùng sổ ghi chép ngày động dục, thời gian động dục kéo dài, có như vậy mới có nhận xét chính xác là lợn động dục có đều hay không để quyết định là sẽ phối giống hay loại thải. * Nếu lợn động dục bất thường nghĩa là khoảng cách giữa các lần động dục không đều, thời gian động dục kéo dài giữa các chu kỳ, động dục không đều hoặc lợn động dục nhưng không chịu đực, v.v.. Với những trường hợp như vậy nên loại thải và không nên phối ép. + Tuổi và thời gian phối giống: Đối với lợn cái hậu bị, cần kết hợp đồng thời 3 yếu tố sau được gọi là các yếu tố cần và đủ: * Tuổi phối giống: Từ 7,5 đến 8,5 tháng, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi. * Khối lượng phối giống: Trung bình từ 115 đến 120kg (lợn ngoại), từ 45 đến 50kg (đối với lợn nội). * Phối giống: Hoàn toàn không phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ phối giống cho lợn cái ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3. 51 * Ghi chép ngày phối giống để theo dõi kết quả phối giống của lợn cái. Nếu lợn đã phối giống mà không thụ thai thì sẽ động dục trở lại trong vòng 17- 23 ngày kể từ ngày phối giống. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho lợn cái trước khi phối giống, các yếu tố thức ăn rất quan trọng ở thời kỳ này. Thông thường, nên cho lợn cái hậu bị ăn tăng, mức ăn 2,7-3,0kg/con/ngày (đối với lợn cái ngoại), 2,1-2,4kg (đối với lợn cái nội) trong vòng 10-14 ngày trước ngày dự kiến phối giống là thích hợp. Sau khi phối giống, phải giảm mức ăn xuống còn 1,8-2,0kg/con/ngày (đối với lợn cái ngoại) và 1,4-1,6kg (đối với lợn cái nội). + Thú y đối với lợn hậu bị: * Bảo đảm tốt yêu cầu chung về vệ sinh thú y chuồng trại. * Tẩy giun sán trước lúc vào nuôi hậu bị (18-25kg thể trọng). * Lịch tiêm vắcxin đối với lợn nái hậu bị: Trước khi phối giống 35 ngày tiêm vắcxin dịch tả, tụ huyết trùng. Trước khi phối giống 14 ngày tiêm vắcxin lepto, parvo, đóng dấu lợn. * Lợn phải được tẩy giun sán trước khi phối giống. * Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh ghẻ và điều trị kịp thời. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái: + Các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái: * Phối giống trước 7 tháng tuổi khi cơ thể lợn cái chưa phát triển hoàn thiện. * Phối giống ở khối lượng cơ thể lợn cái thấp hơn 52 khối lượng quy định thì sau khi đẻ lứa 1 sẽ dễ làm hao mòn lợn nái dẫn đến loại thải sớm. * Phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên thì số trứng rụng ít do đó đẻ được ít con. + Tóm tắt một số yếu tố làm chậm tuổi phối giống lần đầu ở lợn cái hậu bị: * Thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn các nhóm lợn cái có thể ảnh hưởng đến sự phát dục của lợn cái. * Tuổi của lợn cái khi bắt đầu cho tiếp xúc với lợn đực: Nếu cho tiếp xúc quá sớm hoặc muộn đều không tốt. Sự tiếp xúc thường xuyên của lợn cái với lợn đực trong suốt thời kỳ nuôi hậu bị cũng có thể tác động không tốt đến sự thành thục của lợn cái hậu bị. * Loại lợn đực khi cho tiếp xúc với lợn cái: Nếu cho tiếp xúc với lợn đực còn non thì hiệu quả kích thích động dục không cao. Nên cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với nhiều lợn đực giống khác nhau. * Nhiệt độ môi trường: Nếu nuôi lợn cái hậu bị trong điều kiện chuồng nuôi có nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể làm chậm tuổi động dục lần đầu. * Hàm lượng khí thải trong chuồng nuôi như NH3, H2S,... nếu quá cao có thể làm chậm tuổi động dục lần đầu (có thí nghiệm cho thấy chậm tuổi động dục lần đầu từ 25 đến 30 ngày). * Phát hiện động dục: Nếu lợn đực tiếp xúc với lợn cái liên tục có thể khó phát hiện động dục. Do đó nên nuôi lợn đực, cái tách biệt nhau và kích thích động dục cho lợn cái ngoài 5,5 tháng tuổi. d) Chăn nuôi lợn nái chửa Phân chia giai đoạn trong thời gian chửa: Chửa kỳ I: Từ khi phối giống có chửa đến 84 ngày 53 Chửa kỳ II: Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày dự kiến đẻ (114 ngày). - Nuôi dưỡng lợn nái chửa: Giai đoạn chửa kỳ I và chửa kỳ II dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13-14%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900Kcal, nhưng giai đoạn chửa kỳ II mức ăn cần phải tăng 15-20% cao hơn so với giai đoạn chửa kỳ I. Do giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho lợn nái giai đoạn này là để duy trì cơ thể lợn nái, một phần không đáng kể dùng để nuôi thai. Ở giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, cần dinh dưỡng cho bào thai phát triển, vì vậy việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh theo yêu cầu của từng giống là rất quan trọng. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa, cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: Khối lượng cơ thể lợn nái: nếu lợn nái có khối lượng cơ thể lớn hơn cần cho ăn nhiều hơn. Thể trạng của lợn nái: nếu lợn nái quá béo cần giảm bớt lượng thức ăn, nếu quá gầy cần tăng thêm lượng thức ăn để lợn nái tích lũy cho cơ thể. Giai đoạn chửa: giai đoạn chửa kỳ I cho ăn ít hơn giai đoạn chửa kỳ II. Tình trạng sức khỏe: lợn mẹ yếu cần tăng mức ăn để chóng hồi phục sức khỏe chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con sau này. Nhiệt độ môi trường: khi nhiệt độ môi trường cao, lợn mẹ biếng ăn, khi nhiệt độ xuống thấp cần tăng thêm thức ăn để lợn mẹ chống rét. Chất lượng thức ăn, nếu thức ăn có chất lượng không cao, cần phải tăng lượng thức ăn để bảo đảm đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ trong giai đoạn có chửa. Nguồn 54 thức ăn, sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh càng tốt, một ngày từ 3-4kg rau xanh/nái (cho nái chửa kỳ I) và từ 2-3kg/con/ngày (chửa kỳ II). Bảng 2.3. Mức ăn cho lợn nái cơ bản (kg thức ăn/nái/ngày) Giai đoạn Thể trạng lợn nái Nái gầy Nái bình thường Nái béo Từ phối giống đến 21 ngày 2,5 2,0 1,5 + rau xanh Từ 22 đến 84 ngày sau phối giống 2,5 2,0 1,5 + rau xanh Từ 85 đến 110 ngày sau phối giống 3,0 2,5 2,5 Từ 111 đến 112 ngày sau phối giống 2,0 2,0 2,0 Ngày 113 sau phối giống 1,5 1,5 1,5 Ngày cắn ổ đẻ 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) Nước uống Tự do Tự do Tự do Cho ăn ngày 2 bữa (sáng, chiều), cho ăn thức ăn tinh trước, ăn rau xanh sau (nếu có). Đối với lợn nái nội cần cho ăn thêm rau xanh 3-3,5kg/con/ngày. Hằng ngày vào mùa hè cần tắm cho lợn 1-2 lần/ngày, vào mùa đông chỉ nên tắm vào những ngày nắng ấm. - Ảnh hưởng của chế độ ăn không đúng đối với lợn nái chửa: 55 Cần cho lợn nái chửa ăn đúng theo quy định, nếu cho lợn nái ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí tiền bạc, do thừa so với nhu cầu của giai đoạn chửa. Mặt khác, về kỹ thuật, nếu cho ăn nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt 35 ngày sau khi phối giống); dễ làm chân yếu dẫn đến đè chết con trong giai đoạn nuôi con; tiết sữa kém trong kỳ nuôi con vì tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa; làm cho lợn nái khó đẻ hoặc đẻ kéo dài. Ngược lại, khi cho ăn thiếu so với nhu cầu, do không đủ dinh dưỡng, lợn nái sẽ gầy dẫn đến thể chất kém, giảm sức đề kháng với bệnh tật. Lợn mẹ sẽ không đủ dự trữ cho kỳ tiết sữa dẫn đến năng suất sữa thấp, lợn con còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp. Thời gian khai thác không được lâu vì vậy sớm bị loại thải. Thời gian động dục trở lại sau tách con kéo dài. Do đó, nếu cho ăn không đủ so với nhu cầu thì chăn nuôi lợn nái sẽ bị lỗ vốn. - Kỹ thuật quản lý lợn nái chửa: Công tác thú y đối với lợn nái chửa: Từ 3 đến 5 ngày trước ngày dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái cần được cọ rửa sạch, phun bằng thuốc sát trùng Crezin 5% hoặc bằng loại thuốc khác nhằm tiêu độc khử trùng, tẩy giun sán trước ngày dự kiến đẻ 10 ngày (bằng cách trộn thuốc vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y). Tiêm phòng định kỳ các loại vắcxin dịch tả, tụ dấu, lepto 2 lần/nái/năm. Không tiêm phòng cho nái những loại vắcxin nêu trên khi lợn nái mang thai ở giai đoạn từ khi phối giống đến 60 ngày sau phối giống (trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra). Quy trình tắm ghẻ: Thường xuyên phát hiện ghẻ để điều trị kịp thời. Ngoài ra 14 ngày trước ngày dự 56 kiến đẻ tắm ghẻ lần thứ 1 và 7 ngày sau đó tắm ghẻ lần thứ 2. Đây là yêu cầu bắt buộc để phòng lợn mẹ bị ghẻ rồi lây truyền sang lợn con ngay từ sau sơ sinh. đ) Chăn nuôi lợn nái nuôi con - Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn: Chuẩn bị chuồng đẻ cho lợn nái: Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng bằng nước vôi hay chất khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng, thành chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Để trống chuồng 3-5 ngày trước khi đưa lợn nái vào đẻ. Tiến hành vệ sinh, tắm cho lợn nái: Trước khi đẻ, lợn nái được tắm hoặc lau rửa sạch đất hoặc phân bám dính trên mình. Dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lây nhiễm khuẩn cho lợn con mới sinh do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có chứa các vi khuẩn gây bệnh. Chuẩn bị ô úm lợn con: Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Ô úm cho lợn con có tác dụng như sau: Phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu. Tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng tập ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7-10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ thúc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Kích thước ô úm: 1,2x1,5m. Ô úm được cọ, rửa sạch, phun khử trùng và để trống 3-5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh. Trực đỡ đẻ cho lợn: Trực và đỡ đẻ cho lợn là rất cần thiết, để có thể hỗ trợ cho lợn nái trong những trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình đẻ. Khi đến ngày đẻ, lợn nái có hiện tượng chảy sữa là biểu hiện 57 lợn sẽ đẻ trong vòng 20-24 giờ. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ gồm vải xô màn hoặc vải mềm sạch, cồn iốt 3%, kìm bấm nanh (có thể dùng bấm móng tay loại to), kéo cắt rốn, cân để cân khối lượng sơ sinh. Khoảng thời gian giữa lợn con đẻ ra trước và lợn con đẻ ra kế tiếp là 15- 20 phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn. Việc dùng oxytocin để can thiệp là có hiệu quả nếu thực hiện đúng đắn và quá trình đẻ tiếp diễn chậm chạp nhưng bình thường. Kinh nghiệm cho biết nên can thiệp bằng Oxytocin cho lợn mẹ khi mà lợn con trước đã ra được 30 phút mà chưa có lợn con khác ra kế tiếp hoặc không ra nhau khi biểu hiện việc đẻ đã hoàn tất. Cần lưu ý là không dùng Oxytocin trong trường hợp quan sát thấy lợn nái rặn nhiều lần và kèm theo co một chân mà không đẻ được, những trường hợp như vậy có thể xảy ra trường hợp có lợn con nằm ngang bịt kín đường đẩy thai ra. Trong trường hợp như vậy phải can thiệp bằng cách cho tay vào trong để xoay lợn con trở lại tư thế "thuận ngôi" và cẩn thận, nhẹ nhàng lôi lợn con ra ngoài, có như vậy quá trình đẻ mới tiếp tục được. Trước khi tiến hành thao tác này phải nhớ rằng để giữ cho đường sinh dục của lợn nái không bị nhiễm khuẩn thì phải dùng khăn sạch và xà phòng để rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài và phải dùng găng tay đã được bôi trơn trước. Quản lý lợn con sơ sinh: Để có được nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong điều kiện lợn mẹ không phải chịu nhiệt độ cao thì nhất thiết phải có bóng đèn để sưởi ấm, đặc biệt là vào những tháng mùa đông, mùa thu và vào các ngày đầu sau khi mới sinh của tất cả các mùa trong năm. Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, nếu tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng ngoại công suất 58 250W, ngoài tác dụng sưởi ấm, bóng đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng lợn con. Sau đây là khuyến cáo nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong thời kỳ theo mẹ: ngày đầu (mới lọt lòng mẹ): 350C; ngày thứ 2: 330C; ngày thứ 3: 310C; ngày thứ 4: 290C; ngày thứ 5: 270C; ngày thứ 6 trở đi: 250C-270C. Từ số liệu trên cho thấy, để có được nhiệt độ từ 25 đến 350C thì không thể thiếu thiết bị sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông. - Chăm sóc lợn con sơ sinh: Việc chăm sóc tốt lợn con ngay từ sơ sinh sẽ làm giảm được tỷ lệ chết sau đẻ, giúp cho lợn con phát triển tốt hơn sau này. Khi lợn con được sinh ra, dùng vải xô mềm, sạch để lau, trước hết lau ở mũi, rồi lau miệng, rồi sau đó lau đến phần thân, lau xong cho lợn con vào ổ úm lợn con để đề phòng lợn mẹ cắn con (đối với những lợn nái dữ), nếu lợn nái không dữ có thể để cho lợn con bú ngay sữa mẹ cũng được. Sau khi lợn nái đẻ xong, việc làm tiếp theo là bấm răng nanh cho lợn con. Bấm răng nanh: Dùng kìm bấm nanh hoặc cắt móng tay loại to để bấm răng nanh. Số răng nanh phải bấm là 8 cái, trong đó gồm 4 răng cửa hai phía trái và phải của hàm trên và 4 răng nanh của hai phía trái và phải của hàm dưới. Không bấm nanh quá nông vì bấm nông thì răng vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương vú lợn mẹ khi lợn con bú, bấm quá sâu (sát lợi) dễ gây viêm lợi cho lợn con. Cắt rốn: Chỉ cắt rốn lợn con trong những trường hợp rốn quá dài, nên dùng chỉ thắt lại chỗ cắt, độ dài rốn để lại là 4-5cm. Cho lợn con bú sữa đầu: Điều quan trọng là lợn 59 con sinh ra phải được bú sữa đầu “colostrum” vì sữa đầu có chứa các chất kháng thể, khi lợn con được bú sữa đầu thì các chất kháng thể có trong sữa đầu sẽ giúp lợn con có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến. Cố định đầu vú cho lợn con: Trong một ổ lợn, đặc biệt những ổ lợn có đông con hơn, ở những đàn lợn con của lợn nái già thì mức độ đồng đều kém hơn, để giúp các cá thể lợn con có khối lượng sơ sinh thấp hơn có điều kiện phát triển tốt thì phải cố định đầu vú cho lợn con. Nghĩa là cho những lợn con có khối lượng bé hơn được bú những vú đầu. Việc dành những vú đầu cho lợn con bé hơn phải liên tục trong các lần bú đầu và kéo dài trong 2-3 ngày liền đến khi các lợn con đó đã cố định được vú mà chúng đã bú. Theo dõi sưởi ấm cho lợn con: Cần lưu ý độ cao thích hợp của bóng đèn. Nếu bóng đèn quá thấp lợn sẽ nóng, nằm tản dạt ra xung quanh, mỗi con một nơi. Trong trường hợp treo cao quá hoặc nhiệt độ chuồng lạnh, lợn con sẽ nằm chồng đống lên nhau, mình run rẩy. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi trong những ngày đầu sau khi sinh ra (1-7 ngày) thấp, đặc biệt là những ngày lạnh mùa đông, thường làm cho lợn con bị viêm phổi, bị tiêu chảy và tỷ lệ chết rất cao. Chú ý không nên để lợn con nằm trên nền ximăng ướt mà không có chất đệm lót, bị gió lùa. Tốt nhất là phải có ô úm để tạo nhiệt độ tối ưu cho lợn. - Nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con: Thức ăn cho lợn nái: Vào ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh, nhưng cho uống nước tự do. Sau khi đẻ, tăng lượng thức ăn từ ngày sau đẻ thứ 1, 2 và 3 với 60 lượng thức ăn tăng từ 1-2-3kg tương ứng theo số ngày tăng sau đẻ. Từ ngày đẻ thứ 4 trở đi, lượng thức ăn của mẹ được tính dựa trên số lợn con theo mẹ, nếu lợn nái có số con dưới 6 con, cho ăn 4kg thức ăn /nái/ngày Nếu lợn nái có số con nhiều hơn 6, cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn = 2kg + (số con x 0,3kg/con) cho nái/ngày. Lượng thức ăn cần căn cứ vào thể trạng của con lợn mẹ. Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5kg/ngày, nếu lợn mẹ béo thì bớt đi 0,5kg thức ăn/ngày. Ngoài ra, cần cho lợn nái ăn thêm từ 1-2kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh). Thức ăn cho lợn mẹ vào ngày cai sữa: Một ngày trước ngày cai sữa, lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20-30%. Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. Lưu ý trong trường hợp lợn nái có số con theo mẹ nhiều hơn 10 con, mà đàn lợn con mập, trong khi đó lợn mẹ lại gầy thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (ăn tự do) bằng cách tăng số bữa ăn/ngày cho lợn mẹ để lợn mẹ cung cấp đủ sữa cho lợn con và hạn chế độ hao mòn của con mẹ. Đối với lợn nái nội cho ăn lượng thức ăn tăng cao hơn so với giai đoạn chửa. Mức ăn trung bình cho 1 lợn nái nội có 10 lợn con theo mẹ là 3,0-3,5kg quy đổi thức ăn tinh/ngày. Cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại thức ăn khoáng trong khẩu phần để đề phòng bệnh bại liệt. Kỹ thuật cho ăn: Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ, mỗi bữa cho ăn một ít một, nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 3-4 bữa. Khoảng cách các bữa nên chia đều nhau. Cho ăn đúng giờ, đúng tiểu chuẩn quy định. Cho ăn thức ăn ở dạng cháo loãng. Cần cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con. Để tránh thay đổi thức ăn đột ngột từ giai 61 đoạn chửa sang giai đoạn nuôi con, gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, phải thay dần dần từ thức ăn thời kỳ có chửa sang thức ăn thời kỳ nuôi con. Chú ý theo dõi khả năng ăn của lợn nái, tình trạng sức khỏe của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ: Đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ, để từ đó có những biện pháp nuôi dưỡng thích hợp đối với lợn mẹ cũng như quyết định thời gian tập ăn sớm cho lợn con, là một việc rất quan trọng. Hằng ngày, cần quan sát những biểu hiện bên ngoài của đàn lợn con, từ đó đánh giá sản lượng sữa của lợn mẹ, để có những biện pháp tác động trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng, để tăng sản lượng sữa của lợn mẹ. Việc đánh giá sản lượng sữa của lợn mẹ khó khăn hơn nhiều so với bò sữa bởi vì bầu vú của lợn mẹ không có bể sữa. Chúng ta có thể đánh giá lượng sữa của lợn mẹ thông qua các phương pháp sau: + Quan sát biểu hiện bên ngoài của đàn lợn con và lợn mẹ: Nếu lượng sữa của lợn mẹ tiết ra nhiều, thì lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, lông da bóng mượt. Đồng thời, quan sát thấy 2 hàng vú của lợn mẹ mọng lên, đầu vú căng ra 2 bên, hình dáng vú trước và sau khi cho bú thay đổi rõ rệt. Nếu thời gian tiết sữa của lợn mẹ dài, thì sản lượng sữa sẽ cao, và ngược lại. Nếu quan sát thấy lợn con biết ăn càng sớm, thì chứng tỏ sản lượng sữa của lợn mẹ thấp. Nếu đầu vú của lợn mẹ bị lợn con cắn thủng, thì những lợn nái đó có sản lượng sữa rất thấp. + Cân khối lượng lợn con toàn ổ trước và sau mỗi lần bú sữa mẹ: Sự chênh lệch về khối lượng đó chính là lượng sữa tiết ra của lợn nái 1 lần, rồi nhân với số 62 lần cho lợn con bú trong ngày, chúng ta cũng có thể biết được lượng sữa tiết ra của lợn nái. + Hiện nay người ta sử dụng tổng khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá sản lượng sữa của lợn mẹ. - Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái từ khi cai sữa đến khi phối giống trở lại: Chế độ cho ăn: Ngày cai sữa lợn con, cho lợn mẹ nhịn ăn, đồng thời hạn chế nước uống. Ngay ngày sau đó lợn nái được ăn với mức ăn từ 3-4kg/con/ngày, tùy thuộc vào thể trạng của lợn nái sau cai sữa. Lợn nái có thể trạng bình thường cho ăn 3,5kg/ngày, lợn nái gầy cho ăn 4kg/ngày, lợn nái béo cho ăn 3kg/ngày. Chế độ ăn này chỉ thực hiện đến lúc phối giống trở lại, bình thường thời gian này kéo dài từ 3 đến 5 ngày đối với lợn nái có thời gian cai sữa lợn con giai đoạn 28-35-45 ngày tuổi. Kể từ khi phối giống, chuyển sang chế độ ăn của lợn nái có chửa (xem phần Chăn nuôi lợn nái chửa). Không nên cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 35 ngày đầu sau khi phối giống có chửa (kể cả lợn nái gầy). Kỹ thuật phối giống cho lợn nái: Phát hiện động dục là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phối giống, nhất là khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Kiểm tra lợn nái động dục ít nhất 2 lần/ngày, thời gian cách nhau giữa 2 lần kiểm tra là 12 giờ. Nên kiểm tra vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là những thời điểm con cái có biểu hiện triệu chứng động dục rõ nhất. Thời gian động dục từ 4 đến 5 ngày (đối với nái tơ có thể dài hơn, từ 5 đến 7 ngày). Thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái: Vào giai đoạn chịu đực, thông thường ở nái tơ cho phối giống ngay 63 sau khi chịu đực và phối lặp lại sau thời gian phối lần đầu là 12 giờ; với nái đã sinh sản, sau khi chịu đực 12 giờ cho phối lần thứ nhất và sau đó 12 giờ cho phối tiếp liều thứ hai. Nên phối giống 2 lần nếu là thụ tinh nhân tạo (lúc sáng sớm và chiều mát), 1 lần nếu là phối trực tiếp (vào buổi sáng). Kỹ thuật phối tinh trực tiếp cho lợn cái bằng lợn đực giống: Trước khi cho lợn đực giống phối, cần tắm rửa sạch sẽ, cắt lông ở bao quy đầu (nếu lông dài) lau sạch bao quy đầu bằng khăn mềm. Vệ sinh sạch sẽ âm hộ của lợn cái. Tiêm cho lợn đực 5ml multivit trước khi phối 10 phút để bổ sung vitamin nhóm B cho lợn và để kích thích tăng sự hưng phấn. Khi cho phối giống, đuổi lợn nái vào chuồng phối trước, lợn đực vào sau. Khi lợn đực nhảy cần hỗ trợ bằng cách hướng dương vật vào âm đạo nếu lợn đực đâm không chính xác. Lợn đực nhảy xong cần cho ăn một quả trứng gà để bù lại lượng đạm đã mất. Chú ý không gây ồn ào khi lợn đực nhảy. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho lợn nái: Chuẩn bị liều tinh, ống dẫn tinh quản, nước sinh lý, nhiệt kế, phích nước nóng, găng tay, thuốc oxytocin, 1 kim tiêm 16, và một số vật dụng khác. Trước khi truyền tinh cho lợn nái, cần vệ sinh sạch sẽ âm hộ, lau khô bằng vải mềm, sau đó cho vào chuồng phối, cho lợn đực vào chuồng bên cạnh nếu có. Kiểm tra nhiệt độ của liều tinh chuẩn bị phối (ở 15-20oC) là được. Nâng dần nhiệt độ liều tinh lên 5oC trong vòng 5 phút. Nâng dần nhiệt độ lên 36-37oC trong vòng 10 phút. Đeo găng tay rồi mới được cầm ống dẫn tinh, rửa ống dẫn tinh bằng nước sinh lý, sau đó cho vài giọt tinh vào ống dẫn tinh quản và âm hộ con cái cho trơn. Bơm 0,4 64 IU Oxytocin vào liều tinh để tinh trùng hoạt động tốt hơn, tăng tỷ lệ thụ thai. Đưa ống dẫn vào cổ tử cung, lúc đầu ống dẫn tinh chếch 45o sau đó song song với cơ thể, khi đưa vào đồng thời xoay nhẹ ống dẫn tinh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Lúc rút ra thuận chiều kim đồng hồ. Khi đã đưa ống dẫn tinh vào cổ tử cung ta cắm liều tinh vào ống dẫn tinh rồi hướng lên trên để tinh dễ chảy vào tử cung. Cắm một lỗ bằng kim tiêm 16 ở đáy liều tinh cho dễ vào. Sau khi đã hết tinh trong lọ, cần để nguyên ống dẫn tinh quản trong đường sinh dục của con cái 5-10 phút, đồng thời dùng tay xoa nhẹ 2 mông hoặc dưới bụng để kích thích sự co rút của cổ tử cung nhằm hạn chế chảy ngược. Thông thường một lần phối tinh hết 15-30 phút. Những lưu ý khi phối tinh lợn nái: Ống dẫn tinh quản phải được vô trùng tuyệt đối (mỗi lần phối xong đem hấp ở nhiệt độ cao trong vòng 30 phút). Kiểm tra nhiệt độ liều tinh trong khoảng 18-15oC là được, không được quá 22oC. Liều tinh phải cầm nhẹ nhàng, không xóc lắc. Khi vận chuyển phải tránh ánh sáng. Khi phối tinh chảy ra ngoài thì dừng lại đợi cổ tử cung co bớt rồi mới tiếp tục. Ba ngày đầu sau khi phối phải nhốt lợn nái riêng một chỗ để tránh lợn nái nhảy lên nhau làm tinh dịch chảy ra ngoài ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. e) Chăn nuôi lợn con theo mẹ - Đặc điểm của lợn con bú sữa: Đặc điểm sinh trưởng phát dục: Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5-6 lần, lúc 40 65 ngày tuổi tăng gấp 7-8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12-14 lần. Lợn con bú sữa có sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập cho lợn con ăn sớm. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của lợn con sơ sinh chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa được hoàn thiện dần, như men pepsin tiêu hóa protid, men tiêu hóa bột đường... Cần lưu ý khả năng tiêu hóa đường sacharose của lợn con là rất kém, thậm chí cho lợn con uống nước đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh còn có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của lợn con. Nói chung, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng trong sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt: Lợn con dưới 3 tuần, cơ năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân bằng. Ở giai đoạn đầu, lợn con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ nước trong cơ thể và nhờ hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn. Nói chung, khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra. Vì vậy, nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì thân nhiệt 66 của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp, thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhanh. Tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Trên cơ thể lợn con, phần thân nhiệt có nhiệt độ cao hơn là phần chân và phần tai. Ở phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất, cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị mất nhiệt nhiều nhất. Sau 3 tuần tuổi, cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con mới tương đối hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn được ổn định hơn (39-39,5oC). Đặc điểm về khả năng về miễn dịch: Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái có hàm lượng protein rất cao. - Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ: + Cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con: Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn con cùng bú. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu. Nếu cố định đầu vú tốt, thì sau 3-4 ngày, lợn con sẽ quen và tự bú ở các vú quy định cho nó. Lợn con quen nhanh hay chậm còn 67 phụ thuộc vào tư thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú quy định của nó sớm hơn. Ngược lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn. + Bổ sung sắt cho lợn con: Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con cần được bổ sung thêm sắt. Nên tiếp sắt cho lợn trong 3-4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường cùng làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lợn lúc 3 tuần tuổi, tiêm một mức 100mg sắt là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm 150-200mg sắt. Thường một mũi tiêm là đủ. Nếu lợn nái cho nhiều sữa lợn con lớn nhanh không cần ăn thức ăn tập ăn, nên tiêm mũi thứ hai trước khi cai sữa. Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi bị tử vong. Đưa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả cao nhất. Nên dùng sắt dưới dạng dextran, hợp chất này có tên là Ferri-dextran. Ferri-dextran là hợp chất có kích thước phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách sử dụng như sau: Cách 1: Chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ với liều 200mg sắt (Ferri-dextran) cho 1 lợn con. Cách 2: Tiêm 2 lần: lần thứ nhất tiêm 100mg vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 68 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất cũng với liều 100mg cho 1 lợn con. Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung vitamin E vào khẩu phần ăn của lợn mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 50mg). Nếu thiếu vitamin E bổ sung thì chỉ cung cấp 20-30mg sắt vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con. Cách tiêm sắt cho lợn con: Dùng một bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt khỏi lọ chứa, sử dụng kim 14 hoặc 16 (đường kính lớn) để lấy thuốc. Sau khi lấy thuốc đầy bơm, dùng kim 8, ngắn 1cm để tiêm. Sắt tiêm quá liều (nhiều) có thể gây hại, thậm chí gây độc. Kiểm tra liều dùng ghi ở nhãn của sản phẩm. Không cần thay hoặc sát trùng kim tiêm cho từng con lợn, song nếu điểm tiêm bẩn thì nên lau bằng chất sát trùng. Rửa và sát trùng dụng cụ sau khi tiêm cho nhóm lợn con. Việc sử dụng bơm và kim tiêm một lần tạo điều kiện vệ sinh hơn. Không nên tiêm sắt ở mông vì có thể làm hại đến dây thần kinh và cũng có thể vết sắt dư thừa lưu ở thân thịt lợn mổ bán nếu tiêm vào mông. Tiêm sắt vào cơ bắp ở cổ đúng đường giữa. Cẩn thận không tiêm vào vùng xương sống. Giữ ngón tay ở chỗ tiêm một lúc để tránh hoặc giảm thuốc chảy ngược ra. Điểm khuyến cáo để tiêm dưới da là chỗ da kéo lên được phía trước chân trước. + Tập cho lợn con ăn sớm: Quy luật tiết sữa của lợn nái là số lượng và chất lượng sữa bắt đầu giảm nhanh sau 21 ngày nuôi con, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng để lợn con phát triển càng tăng. Như vậy, hoặc là lợn con tiếp tục bú mẹ sau 21 ngày hoặc lợn con cai sữa lúc 21 ngày tuổi đều 69 đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng, vì vậy tập cho lợn con ăn sớm là giải pháp tốt cho cả hai trường hợp nói trên. Kỹ thuật tập ăn sớm cho lợn con: Cho lợn con làm quen với một lượng thức ăn rất ít hằng ngày từ lúc 7- 10 ngày tuổi. Tốt nhất là nên sử dụng thức ăn hỗn hợp toàn phần sản xuất dành riêng cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 8kg. Thức ăn cho lợn con: Đối với lợn con, trong 1kg thức ăn phải bảo đảm hàm lượng đạm thô 18-19%, năng lượng trao đổi là 3200Kcal, chất xơ không quá 4%. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn con bú sữa, các nước chăn nuôi tiên tiến đã không ngừng nghiên cứu để sản xuất ra những loại thức ăn hỗn hợp khác nhau phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của lợn con. Ở nước ta, nhiều cơ sở sản xuất thức ăn gia súc đã xây dựng được công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con và đem lại hiệu kinh tế cao trong chăn nuôi lợn. - Chăm sóc quản lý lợn con theo mẹ: + Phòng chống ỉa chảy: Chứng ỉa chảy của lợn con là vấn đề nổi cộm chủ yếu đối với người nuôi lợn. Ỉa chảy phổ biến nhất là do các chủng Escherichia coli, một vi khuẩn gram âm, thường có trong đường ruột của tất cả loài có vú. Triệu chứng ỉa chảy do E. coli gây ra là phân lỏng như nước, màu vàng. Lợn con mẫn cảm nhất trong khoảng 1-4 ngày tuổi, lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa. Tuy lợn con sinh ra với sức kháng bệnh rất thấp, nhưng sức đề kháng này tăng lên khi chúng hấp thụ các kháng thể từ sữa đầu của lợn mẹ. Vì khả năng của lợn con hấp thụ các kháng thể bị giảm sút nhanh 70 chóng kể từ lúc sinh ra, cho nên điều quan trọng là chúng phải được bú sữa đầu ngay sau lúc sinh ra. Sữa đầu chỉ cung cấp sự phòng bệnh tự nhiên của lợn con cho đến lúc cơ thể nó tự sản sinh ra kháng thể và bắt đầu hoạt động có hiệu quả lúc 4-5 tuần tuổi. Trong việc điều trị ỉa chảy nói chung, cho uống thuốc thường có hiệu quả hơn là tiêm. Nên dùng loại thuốc đề kháng có hiệu quả chủng vi khuẩn ở cơ sở chăn nuôi. Nếu loại thuốc thường dùng để khống chế ỉa chảy không công hiệu nữa, hãy đề nghị cán bộ thú y hướng dẫn xét nghiệm khả năng mẫn cảm (kháng sinh đồ) nhằm xác định loại thuốc nào công hiệu nhất cho cơ sở. Dược phẩm cho vào nước thông qua máy phân liều lượng hoặc dùng vòi nước riêng rẽ, có thể là một phương pháp hữu hiệu để phân phối kháng thể cho số đông lợn con trong một thời gian dài. Tiểu khí hậu chuồng nuôi khô, ấm, không có gió lùa là yếu tố quan trọng để giảm ỉa chảy. Vệ sinh cũng rất quan trọng cho việc làm giảm tỷ lệ mắc ỉa chảy ở lợn con. Tẩy uế và khử trùng cẩn thận chuồng lợn đẻ sau mỗi lứa lợn đẻ cũng giúp cho việc phòng ngừa. Nên nhớ rằng chỉ cần dính vài gam phân bẩn cũng làm cho quá trình sát trùng không đạt mức độ triệt để và giúp cho một chủng vi khuẩn nào đó hoạt động, có thể nhiễm bệnh cho lứa lợn con tiếp theo. - Thiến lợn đực và cắt đuôi cho lợn con: Những lợn đực dùng để bán thịt cần được thiến sớm. Để giảm thấp stress, nên thiến lợn trước 2 tuần tuổi. Ở tuổi này dễ bắt giữ, chóng lành và ít đau. Dùng dụng cụ sạch, sắc, rạch phía dưới để không đọng nước và dùng các thủ tục khử trùng. Dùng dụng cụ treo lợn thì chỉ cần một người thiến. 71 Cắt đuôi đã trở thành một thực tiễn quản lý phổ biến nhằm ngăn ngừa hiện tượng lợn cắn đuôi nhau xảy ra trong khi nhốt. Tất cả những người chăn nuôi nên thực hiện cắt đuôi cho lợn sau cai sữa. Cắt đuôi cách thân 0,7-1,3cm, dùng kìm bấm hoặc các loại kìm cắt. Bóp chặt chỗ cắt sẽ làm ngừng chảy máu. Một số người chăn nuôi dùng kìm cắt mỏ gà để cắt đuôi, như vậy cũng làm chai mặt cắt. Khử trùng cuống đuôi bằng thuốc khử trùng tốt và khử trùng dụng cụ trước khi cắt đuôi lợn khác. + Thú y đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa: Các bệnh truyền nhiễm cần được tiêm phòng cho lợn con gồm dịch tả, đóng dấu, tụ huyết trùng và phó thương hàn. Riêng vắcxin lở mồm long móng phải do cơ quan thú y địa phương quyết định. Lịch tiêm phòng như sau: + 21 ngày tuổi tiêm phòng vắcxin phó thương hàn lần 1. + 28 ngày tuổi nhắc lại phó thương hàn lần 2 và tụ dấu. + 35 ngày tuổi tiêm vắcxin dịch tả. + Sau 30-35 ngày tuổi tiêm vắcxin lở mồm long móng. Lưu ý: Ở lợn nái nuôi con, ô úm lợn con và ô nuôi lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi không nên để ẩm, ướt, giữ được càng khô ráo, sạch càng tốt. - Kỹ thuật cai sữa lợn con: + Tiến hành cai sữa sớm 21-28 ngày tuổi: Cai sữa sớm cho lợn con có những ưu điểm sau: * Nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Theo FAO (1987), những lợn nái được cai sữa ở 26-32 ngày tuổi đã đạt 2,33 lứa/năm và cho 22,6 lợn con cai sữa. 72 Trong khi đó, những lợn nái được cai sữa con trên 40 ngày tuổi chỉ đạt 2,19 lứa/năm và cho 20,8 con cai sữa. * Tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ lợn mẹ sang lợn con. * Giảm chi phí thức ăn cho 1kg khối lượng lợn con. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi thì giảm chi phí cho sản xuất 1kg khối lượng lợn con xuống 20% so với cai sữa ở 56 ngày tuổi. * Giảm tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ. + Kỹ thuật cai sữa: Đến ngày cai sữa, đưa lợn mẹ xuống chuồng chờ phối, để lợn con lại sau 2-3 ngày mới chuyển lên chuồng nuôi lợn sau cai sữa. Chế độ ăn cho lợn con tách mẹ: * Ngày tách mẹ giảm đi 1/2 lượng thức ăn của lợn con so với ngày trước đó. * Ngày thứ 2 giảm đi 1/3 so với ngày trước cai sữa. * Ngày thứ 3 giảm đi 1/4 so với ngày trước cai sữa. * Ngày thứ 4 trở lại lượng thức ăn của ngày trước ngày cai sữa. Nếu theo dõi không có rối loạn về tiêu hóa thì từ ngày thứ 5 trở đi mức ăn cứ tăng dần theo yêu cầu của lợn con. Lưu ý không nên chuyển đổi loại thức ăn cho lợn con vào hai ngày trước và hai ngày sau cai sữa. + Về chuồng trại: Để cai sữa lợn con, cần chú ý đến những điểm sau: * Ô chuồng mà lợn con cai sữa chuyển đến trong những ngày đầu phải bảo đảm nhiệt độ gần tương đương như nhiệt độ của ô chuồng khi lợn con còn ở với lợn mẹ. * Tiểu khí hậu trong chuồng bảo đảm thoáng mát, khô ráo về mùa hè, ấm áp về mùa đông. * Nước uống đủ, thường xuyên và sạch (10-12 lợn/1 núm uống nước). 73 * Độ dài máng ăn phải phù hợp để lợn không chen chúc, xô đẩy nhau (bảo đảm độ dài máng là 30cm/con). * Nền chuồng có độ dốc 3-5o để dễ thoát nước, khô ráo. * Mật độ chuồng nuôi thích hợp là 10-12 con/1 ô chuồng. * Phân và nước thải phải được xử lý tốt, không gây ô nhiễm và hôi thối. * Phải có chuồng riêng để cách ly lợn ốm phòng nguy cơ lây bệnh cho cả đàn. * Tổng tẩy uế chuồng bằng cọ rửa, phun thuốc sát trùng sau mỗi lần xuất lợn và để trống chuồng 3-7 ngày, sau đó mới đưa lợn mới vào. * Lợn mắc bệnh nên dùng biện pháp cho uống thuốc, vì vậy phải có hệ thống dẫn nước riêng để cung cấp nước thuốc cho những ô lợn ốm. * Lợn con đến ngày cai sữa nên giữ đàn con lại 2- 3 ngày, sau đó mới đưa lên chuồng mới. * Chọn những lợn con còi cọc, chậm lớn, dị tật… vào 1 ô để có chế độ chăm sóc đặc biệt. + Về thức ăn: Lợn con sau cai sữa đến 30kg dùng thức ăn khởi động, trong khẩu phần ăn phải bảo đảm protein thô 17-18%, năng lượng trao đổi ME: 3.200Kcal, canxi: 0,8-0,9%; phốtpho: 0,6%, NaCl: 0,4- 0,8%. Không có hormon hoặc kháng hormon. 2. Chăn nuôi lợn thịt a) Chuồng trại nuôi lợn thịt - Vị trí chuồng trại: + Phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng, cao ráo, thoáng mát, thuận lợi cho thoát nước bằng 74 phương pháp tự chảy. Nếu gần sông ngòi thì phải cao hơn mực nước dâng cao nhất hoặc đỉnh sóng cao nhất 0,5m. + Thuận tiện cho cung cấp điện, nước từ mạng lưới chung của khu vực hoặc có khả năng tự cung cấp nước tại hồ từ mạch nước ngầm. + Thuận tiện cho việc tổ chức đường giao thông để bảo đảm vận chuyển lợn giống, vật tư, thức ăn và sản phẩm của trại. + Khi thiết kế xây dựng trại lợn cần chú ý khoảng cách hợp lý đối với các đơn vị xung quanh, nhà ở và đường giao thông. + Thiết kế chuồng phải đơn giản chắc chắn, bền và gọn gàng sạch sẽ, hình dáng và màu sắc phải đẹp. + Trong thiết kế xây dựng phải chú ý đến phong cảnh xung quanh trại và điều kiện vệ sinh thú y; quản lý chặt chẽ việc xử lý phân và nước thải, giảm tối đa mùi hôi ảnh hưởng đến gia đình mình và những người xung quanh. + Phải chú ý đến những quan hệ xã hội khác: Thăm và tiếp thu ý kiến của những người xung quanh, đem biếu hàng xóm sản phẩm thịt của mình vào những dịp thích hợp... + Trong chuồng lợn luôn phải sử dụng bóng đèn điện sáng, quạt gió và sưởi ấm cho lợn, do đó, không nên sử dụng các vật liệu dễ cháy như gỗ, bao tải, nhựa... + Phải có biện pháp phòng cháy theo quy định về phòng cháy chữa cháy của Nhà nước ban hành. + Các vật liệu trong chuồng nuôi lợn hiện nay chủ yếu được thiết kế bằng sắt, do đó việc phòng chống sét cho chuồng trại phải hết sức chú ý (cho lắp đặt cột thu lôi trên nóc chuồng, chặt bớt những cành cây cao gần chuồng lợn...). 75 - Thiết kế chuồng lợn thịt: Chuồng trại chăn nuôi lợn thịt phải được thiết kế sao cho bảo đảm độ thông thoáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, có diện tích và cường độ ánh sáng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn thịt. Chuồng nuôi lợn thịt phải đặt ở nơi cao ráo, yên tĩnh, có vườn, ao, không có nước ứ đọng hoặc nước thải chạy qua. Thuận lợi đường giao thông cho mua nguyên liệu và bán sản phẩm. Thuận lợi cung cấp điện, nước và mạch nước ngầm. Tùy thuộc vào số lượng đầu lợn và khả năng về đất đai mà có thể bố trí kiểu chuồng 1 dãy hoặc 2 dãy. + Kiểu chuồng một dãy: Có chiều cao tới đỉnh nóc (phía trước) 3,0m; mái phía trước cao 2,2m; mái phía sau cao 2m, chiều ngang 2,8-3m. Chuồng một dãy thường làm bằng vật liệu rẻ tiền như tranh, tre, khấu hao nhanh: 3-4 năm. Chuồng một dãy chỉ có một hiên (lối đi) ở phía trước, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh, bệnh khó lây lan. Hình 2.1: Chuồng một dãy 76 + Kiểu chuồng hai dãy: có chiều cao nóc là 4- 4,5m. Mái gồm 2 lớp, cách xa nhau 30-40cm để tạo độ thông thoáng tự nhiên. Chiều cao từ nền chuồng đến mái: 2,5-2,8m; chiều ngang 6,8-7,0m; hành lang chuồng ở giữa, rộng 1,2m; hai bên là 2 dãy chuồng. Hình 2.2: Chuồng hai dãy Chuồng hai dãy thường được xây kiên cố hơn chuồng một dãy. Chuồng hai dãy có ưu điểm là tiện chăm sóc khi cho ăn, giảm bớt công đi lại, lợn ít bị xáo trộn khi đóng cửa 2 đầu chuồng. Nhược điểm: do nuôi tập trung, lợn dễ bị lây nhiễm bệnh, nhất là bệnh ký sinh trùng. - Yêu cầu kỹ thuật đối với các ô chuồng lợn thịt: + Tường bao quanh chuồng: Không nên xây bịt kín, chỉ nên xây độ cao 0,8m. Phần còn lại được bao bằng lưới B40 hoặc các loại lưới khác, phía ngoài có bạt che chắn mùa đông hoặc những ngày mưa gió. Nên sử dụng bạt ni lông dày, màu trong suốt để tạo độ sáng tự nhiên cho chuồng lợn khi kéo bạt. Bạt che nên thiết kế kéo từ dưới lên, không nên thả từ trên xuống. 77 Ô chuồng có thành làm bằng gạch hoặc bằng tấm đan thép phi 14; chiều cao thành ô chuồng cao 80cm. Mỗi ô chuồng có chiều rộng 3m, chiều dài 5,6-6m, chia làm 2 ngăn: ngăn trong có kích thước 3x3m làm nơi ăn, ngủ cho lợn; ngăn ngoài có kích thước 3x3m làm sân chơi, nơi vệ sinh và nơi đặt máng uống, vòi nước uống cho lợn. + Nền chuồng: Cao cách mặt đất 30-35cm để tránh ngập úng. Độ dốc nền chuồng 3-5o về hướng thoát nước thải. Nền chuồng láng bằng ximăng cát vàng dày 10cm để tạo độ vững chắc của nền và độ nháp, tránh trơn trượt cho lợn nhưng phải bảo đảm phẳng, không đọng nước. Một số nơi làm chuồng sàn nuôi lợn thịt. Sàn có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc hàn bằng sắt phi 10 có khe hở 1cm, phần nền dưới sàn phải có độ dốc 7-10o để bảo đảm thoát nước, phân một cách dễ dàng. + Máng ăn: Nên làm bằng bê tông chạy dài theo chiều rộng của ô chuồng; máng có chiều rộng 40cm, chiều dài 30cm/1 đầu lợn. Nếu nuôi lợn nhiều máu ngoại hoặc lợn ngoại có thể sử dụng máng ăn tự động để tiết kiệm thức ăn và công chăm sóc. + Nước uống: Được cung cấp ở máng uống hoặc vòi nước uống tự động. Máng uống hoặc vòi uống đều đặt ở phía sau chuồng (vị trí sân chơi). Mỗi chuồng nên lắp 2 vòi: 1 vòi có độ cao 30cm; 1 vòi cao 60cm để lợn có thể sử dụng khi còn nhỏ và khi đã lớn. b) Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt - Chế độ ăn: Khi lợn còn nhỏ (dưới 30kg), cho lợn ăn 3 bữa/ngày. Lợn từ 31kg trở lên có thể cho ăn 2 bữa/ngày. Cho lợn ăn thức ăn hỗn hợp trước rồi ăn rau xanh sau. Rau xanh rửa sạch rồi cho ăn sống, 78