🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Kể chuyện thế giới cờ Vua Ebooks Nhóm Zalo EBOLIC #78: KỂ CHUYỆN THẾ GIỚI CỜ VUA Ebolic là dự án chế bản sách số hoạt động phi lợi nhuận và dựa trên tinh thần tự nguyện với mục đích mang đến cho độc giả những đầu sách hay và lan toả văn hoá đọc trong cộng đồng. Chúng tôi luôn khuyến khích độc giả mua sách giấy và chỉ khi không có điều kiện sử dụng nó thì mới tìm đến phiên bản sách số này. [email protected] Facebook.com/groups/Ebolic Facebook.com/EbolicEbook Tác phẩm: Kể chuyện thế giới cờ Vua Tác giả: Võ Tấn Thể loại: Lịch sử; Giai thoại Nhà xuất bản: Đà Nẵng Năm xuất bản: 1998 Chụp sách: Kuro; Vương Hồng Cương Đánh máy: Nguồn chữ trên mạng Soát tổng: Tornad Dàn trang: Tornad Thiết kế bìa: Tornad Điều hành: Tornad Ngày hoàn thành: 28/4/2021 LỜI TỰA CHO PHIÊN BẢN SỐ Phiên bản này được chúng tôi làm dựa trên nguồn chữ từ sách số có sẵn trên mạng, đồng thời đối chiếu để bổ sung và sửa chữa theo sách in Kể chuyện thế giới cờ Vua của tác giả Võ Tấn, NXB Đà Nẵng, 1998. Bản số này khác biệt với bản giấy nói trên ở vài điểm: • Chúng tôi sửa lại các lỗi đánh máy, chính tả kiểu cũ (“quí” thành “quý”, v.v.), các lỗi kiến thức dạng nhỏ (Berthold Lasker là anh ruột của Emanuel Lasker, thay vì em ruột, v.v.), các lỗi ghi sai biên bản ván cờ. Còn lại, để phiên bản số này có giá trị lưu trữ, chúng tôi giữ nguyên tất cả thông tin, bao gồm cả trang xi-nhê. • Chúng tôi trình bày lại ngoại hình của quyển sách, từ bìa đến dàn trang, các hình minh hoạ danh kì và thế cờ hầu hết do chúng tôi thêm vào. • Riêng Chương VII của sách số này không có trong sách in, không hiểu sao nó có sẵn trong nguồn chữ chúng tôi lấy trên mạng về. Tuy nhiên chương ấy cũng viết về cờ vua và theo trang xi-nhê quyển này thì dường như nó là quyển kế tiếp và cũng thuộc tủ sách Cờ cho mọi người, nên chúng tôi quyết định giữ lại phần này. • Chúng tôi lược bỏ một số thông tin phụ (như danh sách các kì thủ có công phát triển cờ Vua, danh sách các trận tranh ngôi vô địch, v.v.) trong phần Phụ lục của sách in. Chúc các bạn có nhiều tri thức với sách và tình yêu với cờ Vua. TORNAD LỜI NÓI ĐẦU Quyển sách này cung cấp cho các bạn: • Lịch sử cờ Vua trong khoảng 1500 năm qua. • Những trận đấu cờ nổi tiếng trong lịch sử. • Những nhà vô địch thế giới, những người chơi cờ giỏi nhất của mỗi thời đại. • Những câu chuyện, những huyền thoại trong thế giới cờ. • Ích lợi của cờ mang lại cho con người. Cuối sách có phần phụ lục hướng dẫn tóm tắt cách chơi cờ và một số tư liệu dành cho những bạn đọc cuốn tìm hiểu thêm. Tác giả rất mong bạn đọc góp ý, chỉ dẫn hoặc bổ sung những gì quyển sách này còn khiếm khuyết. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! VÕ TẤN CHƯƠNG I: THEO DÒNG LỊCH SỬ “Trên đời không có gì vĩ đại bằng con người, trong con người không có gì vĩ đại bằng trí tuệ.” Alexander Hamilton (Mỹ) Trên hành tinh chúng ta có một trò chơi kết hợp trí tuệ và nghệ thuật do con người sáng tạo ra từ ngàn năm nay. Trải qua hàng chục thế kỷ chiêm nghiệm, con người đã liệt nó vào một trong bốn thú chơi thanh tao, nghệ thuật bậc nhất của nhân loại “Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ”. Đó chính là Cờ (Kỳ). Cờ được sánh ngang với âm nhạc, hội hoạ, văn chương. Như vậy thì quả là không còn gì phải bình phẩm thêm nữa! Từ một thú chơi, cờ dần dà mang tính thể thao thử thách trí thông minh, óc sáng tạo của con người. Thời gian sàng lọc tất cả, chỉ những gì tinh tuý nhất mới được giữ lại. Trên trái đất này đã từng xuất hiện biết bao trò chơi, biết bao môn thể thao, trong số đó có rất nhiều trò chơi xuất hiện rồi mai K 0007 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người một, rơi vào dĩ vãng và bị quên lãng. Riêng cờ thì khác hẳn. Đã trải qua hơn 15T năm kể từ ngày nó ra đời, không những nó không bị mai một đi mà trái lại ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp ở tất cả các châu lục. Ngày nay khi nhân loại ngày càng văn minh thì cũng là lúc cờ ở vào thời kỳ hoàng kim của mình. Dù là cờ Tướng hay cờ Vua (bởi chúng là hai anh em sinh đôi) thì sức sống của chúng ngày càng mãnh liệt. Một cách tự nhiên, những người chơi cờ, những người yêu thích cờ đến một lúc nào đó cũng sẽ đặt ra câu hỏi: Cờ có từ bao giờ và lịch sử cả nghìn năm qua của nó ra sao? Vì sao cờ được con người yêu thích và say mê như vậy? Từ xưa tới nay ai là những người chơi cờ giỏi nhất? Cờ có ích lợi gì cho con người? Cờ ngày nay có khác gì với cờ ngày xưa không? v. v… ĐỂ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI TRÊN CHÚNG TA hãy ngược dòng thời gian, cùng làm một chuyến du lịch về quá khứ. Những dòng mở đầu về lịch sử cờ cũng giống K 0008 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người như ở các câu chuyện cổ tích mà chúng ta thường nghe: “Ngày xửa ngày xưa, cách đây lâu lắm rồi…” Vào khoảng thế kỷ VI, Ấn Độ, quốc gia rộng lớn của Phương Đông, từng là một trung tâm văn hoá và nghệ thuật thế giới. Ngày nay, sang thăm đất nước này, chúng ta vẫn không khỏi kinh ngạc trước những đền đài hùng vĩ, những nhà thờ lộng lẫy, oai nghiêm, những khu lăng tẩm tráng lệ, những tượng thần tạc bằng đá, bằng đồng… tinh vi, sống động… Vào thời xa xưa ấy, Ấn Độ cũng là đỉnh cao của toán học, của khoa chiêm tinh. Ấn Độ có nhiều nhà bác học mà thời đó người ta gọi là các nhà thông thái. Các nhà thông thái của thế giới cổ đại ấy đã sáng tạo một trò chơi gọi là Saturanga tức là trò chơi chiến trận đối kháng có hai bên tham gia. Các quân tượng trưng cho một thế trận gồm đầy đủ chỉ huy và bốn binh chủng quân đội thời bấy giờ. Phía trước là một hàng quân tiến bước, tiếp đến là các chàng kỵ mã và các đội voi chiến (Ấn Độ có rất nhiều voi). Mé ngoài cùng là những chiếc xe di động. Chễm chệ giữa hàng quân là đức Vua cùng với các cận thần. Lúc đầu thế trận như vậy được bày trên đất, có cả “sông” và “núi” ngăn cách. Dần dà thế trận rộng lớn được thu nhỏ lại trên một bàn cờ được chia thành các ô và các quân được cách điệu hoá. K 0009 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Từ đó cờ dễ dàng đến với tất cả mọi người, chu du khắp thiên hạ. Các nhà thông thái hết sức thú vị với cách bày trận của mình vì họ cảm thấy chính họ là những thống lĩnh tối cao, chỉ huy toàn bộ ba quân, được dịp phô trương tài nghệ thao lược của mình. Quân của hai bên khôn khéo dàn trận, cố gắng chiếm những vị trí xung yếu, lấn dần trận địa đối phương rồi xáp chiến, khi tấn công mạnh mẽ, khi thoái lui chiến lược, lúc bất thần đánh thẳng vào đại bản doanh quân địch để bắt sống Vua đối phương, và cũng không ít khi bị bên đối phương “cao tay ấn” đánh cho tơi tả, chạy trốn không còn mảnh giáp, lại phải nhẫn nhục, kiên trì gom góp tàn quân, gan góc cố thủ, suy tính cơ mưu để phục hồi lực lượng, phục kích đối phương nhằm chuyển bại thành thắng. Mỗi nhà cầm quân vừa có tài thao lược vừa phải nắm bắt mọi ý đồ, mưu mẹo của đối thủ, phải “đi guốc trong bụng” địch thủ, phán đoán được chiến thuật chiến lược, điểm mạnh điểm yếu của đối phương. Những tình cảm rất tự nhiên của con người như vui buồn, yêu ghét, tức giận, khoan hoà… đều thể hiện qua cuộc cờ. Trái tim người chơi cờ cũng rung động theo những tình cảm đó, tạo nên niềm say mê không bao giờ dứt. TRUYỀN THUYẾT KỂ LẠI RẰNG SAU KHI PHÁT minh ra bàn cờ, nhà phát minh được nhà Vua cho phép tự chọn phần thưởng cho mình. Ông bèn tâu lên: “Muôn tâu bệ hạ, bàn cờ của hạ thần có 64 K 0010 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người ô vuông, xin bệ hạ cho đặt ở ô thứ nhất một hạt thóc, ô thứ hai gấp đôi ô thứ nhất tức là hai hạt và cứ như thế số thóc của ô sau gấp đôi ô trước.” Nhà vua thấy rằng những hạt thóc nhỏ bé được đặt vào chỉ có 64 ô cờ chắc chẳng đáng là bao bèn đồng ý ngay và giục quần thần đếm thóc thưởng cho ông. Sau một hồi tính toán, quần thần kinh hãi tâu cho vua biết số thóc ấy là con số: 18 446 744 073 709 551 615 hạt Một con số lớn khủng khiếp mà nếu quy ra thóc thì toàn bộ số thóc có trong vương quốc cộng với toàn bộ số thóc của các nước lân bang cũng không đủ để thưởng cho nhà phát minh. NHƯ ĐÃ NÓI TRÊN, QUÂN CỜ DẦN DẦN ĐƯỢC cách điệu hoá và luật chơi cũng hình thành rõ ràng. Nói đúng ra thì luật lệ trò chơi ấy lúc bấy giờ còn đơn giản hơn nhiều so với bây giờ. Các nhà khảo cổ đã khai quật và tìm được những quân cờ nguyên dạng thời đó. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn học cũng đã tìm được những văn bia, bản chép tay, tuy ít ỏi song cũng khá đầy đủ để chứng minh được sự ra đời của trò chơi trí tuệ xuất hiện đầu tiên trên đất nước này. Ví dụ trong quyển trường ca bằng thơ nhan đề Vasavadatta của nhà thơ Subandhu, viết bằng tiếng Phạn vào cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII, có một đoạn miêu tả, so sánh một cách dí dỏm: “Ôi, mùa mưa K 0011 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người đóng vai trò như một ván cờ, mà quân cờ là những con ếch xanh, những con ếch vàng đang nhảy nhót trong khu vườn muôn màu hoa lá.” Cũng một bài thơ Ấn Độ khác vào cuối thế kỷ VII, ca ngợi lòng yêu hoà bình và nhân từ của nhà vua Sri Harsha trị vì thời bấy giờ. Lời thơ mô tả: “Đất nước của đấng anh minh không có sự hiềm khích ngoài sự tranh đua của những bầy ong, người ta không dẫm chân lên nhau ngoài những dòng thơ ca, các đội quân không đánh nhau ngoài những đội quân trên bàn cờ.” Ngay từ hồi đó giao lưu giữa Ấn Độ và các nước Đông, Tây láng giềng khá phát triển. Một mặt do quan hệ trao đổi buôn bán và mặt khác là do việc truyền đạo, nhất là đạo Phật mà Ấn Độ được coi là gốc đạo. Các đoàn thuyền trên biển cả, các đoàn lạc đà chở nặng hàng hoá đi về phía Tây. Những người chủ của những chuyến hàng đã học được khá nhiều điều hay và mới lạ ở những quốc gia mình đã đi qua, đem về kể và truyền lại cho đồng bào mình. Trong số những điều mới lạ ấy có cả trò chơi Saturanga kỳ thú. Tương tự như thế, trò chơi Saturanga theo những con đường thương mại và Phật đạo, vượt qua bao núi cao vực thẳm sang phía Đông để đặt nền tảng cho cờ Tướng ở Trung Hoa và các nước Đông Nam Á. K 0012 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Ở Trung Á, trò chơi ngoại nhập này mau chóng được mọi tầng lớp ưa chuộng. Không những các nhà quyền quý, lái buôn giàu sụ cho mình là “nhà thông thái”, khoe tài “đánh trận” mà cả vua chúa, quần thần, tướng lĩnh cho đến những người thợ thủ công chân đất trong giờ nhàn rỗi cũng đọ trí, thử tài với nhau. Do nhiều người chơi cho nên luật đặt ra cũng phải thống nhất. Luật chơi cờ được cải tiến dần, số quân mỗi bên được ấn định đúng với chức năng của nó. Ví dụ quân Xe được thay bằng quân Tháp. Bởi vì khi ấy ở Trung Á người ta không hiểu Xe để làm gì, mà bao giờ ở vành ngoài cùng, để bảo vệ một pháo đài hoặc một kinh đô, cũng là những bức tường thành được biểu hiện bằng những chiếc Tháp (trong cờ Vua người ta gọi là quân Xe vì nó nước đi giống như nước đi của quân Xe ở cờ Tướng, nhưng tên đúng của nó là Tháp, hoặc là Thành). Còn voi thì ở Trung Á không có nên họ thay quân Tượng bằng quân khác (ở ta gọi là quân Tượng chỉ vì nó có nước đi chéo giống như Tượng trong cờ Tướng). Cũng nói thêm là khi Saturanga sang đến Trung Hoa thì xuất hiện thêm một quân mới là quân Pháo, lúc đầu là loại pháo bắn bằng đá (砲) nên chữ Pháo có bộ thạch (石) nằm phía trước, sau này khi pháo dùng thuốc nổ (炮) thì người ta đổi bộ thạch thành bộ hoả (火). Như vậy Saturanga đến những vùng đất mới nó lại có được những cải tiến thích ứng với quan niệm về thể chế và binh nghiệp tại nơi đó. K 0013 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Ở Trung Á người ta đã cải tiến một bước, cờ trở nên gọn nhẹ, linh hoạt và có được những luật chơi ban đầu; điều đó cũng giống như người ta tìm ra được công thức tính diện tích hình tròn. Ngày nay, mỗi học sinh phổ thông đều biết tính diện tích hình tròn bằng công thức đơn giản: S = πr2. trong đó r là bán kính hình tròn. Thuở xưa công thức tính diện tích hình tròn dài lê thê, mô tả đến mấy trang, chữ viết dày đặc, đọc vỡ đầu chưa chắc đã hiểu được, bởi vì thời đó người ta chưa có khái niệm về số π (số pi). Ả-RẬP LÀ ĐẤT NƯỚC CỦA BIẾT BAO CHUYỆN cổ lạ lùng mà trong đó có cả con người trần thế, có cả thần tiên, là đất nước của những phép mầu kỳ ảo mà chỉ có những bộ óc với trí tưởng tượng phi thường mới nghĩ ra. Saturanga nhanh chóng truyền sang vùng đất đầy sáng tạo văn hoá này. Ở đây, đến cả các mỹ nữ trong cung cũng thích chơi cờ. Để phục vụ cho các bậc vương tôn, công tử, mỹ nhân, biết bao nhiêu bộ óc thông thái đã tìm cách hoàn thiện sao cho cờ Vua trở nên một trò chơi vừa thoả sức sáng tạo, vừa hợp lý, vừa dễ hiểu. Họ không tiếc sức nghĩ ra các thế trận thú vị, những bài đố cờ bằng những lời hoa mỹ để biểu diễn tài nghệ của mình. Nhà thơ Ả-rập thế kỷ XI tên là Ibn al-Mu’tazz, trong một bài thơ của ông, đã ca ngợi trò chơi cờ K 0014 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người bằng những lời như sau: “Đó là niềm an ủi thần kỳ với một tình yêu không được đền đáp, một phương cách hữu hiệu để khỏi bị rượu làm say, đó là vị quân sư anh minh trong lĩnh vực quân sự và người bạn đáng tin cậy trong cảnh cô đơn.” Vào các thế kỷ IX, X, các nước Ả-rập đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật chơi cờ cổ đại. Các văn bản khắc trên các bia đá mà ngày nay các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy, dưới các triều đại vua Ả-rập trò chơi này khá thịnh hành và đã có được mầu sắc lý thuyết tương đối rõ. Người Ả-rập gọi Saturanga là Sát-tơ-răng và nhà thông thái Al-Adli sống thời bấy giờ được mệnh danh là một quân sư lỗi lạc về Sát-tơ-răng. SAU NHIỀU NĂM KHẢO CỨU, CÁC BỘ QUÂN CỜ có sớm nhất ở châu Âu được tìm thấy là vào khoảng thế kỷ X. Các nhà sử học căn cứ vào đó mà phán đoán rằng, cờ Vua đã được lan truyền sang châu Âu vào khoảng thời gian đó. Người ta cho rằng, những cuộc xâm lăng, lấn đất đã đưa Sát-tơ-răng theo các chiến thuyền vượt Hắc Hải, Địa Trung Hải sang châu Âu, song cũng có thể nó đi theo các nhà truyền giáo hoặc theo những chuyến buôn bằng những đoàn lạc đà chở nặng vượt hàng ngàn dặm đường khá thịnh hành của người Do Thái, người Ả-rập… sang châu Âu lúc bấy giờ. Đến được châu Âu, có lẽ do đường sá quá xa K 0015 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người xôi, cách trở nên chữ Sát-tơ-răng bị rơi mất phần đuôi, chỉ còn lại chữ Sát. Thế là tuỳ theo giọng cao thấp, trầm bổng của mỗi dân tộc ở châu Âu mà cờ Vua được gọi na ná theo tên gốc: Échecs (tiếng Pháp), Chess (tiếng Anh), Šach (tiếng Slovakia), Shakhmaty (tiếng Nga)… VỀ PHÍA NAM NƯỚC ĐỨC CÓ MỘT LÀNG NHỎ, nhỏ đến nỗi bạn không làm sao thấy được tên làng trên bản đồ. Đó là làng Ströbeck. Rất nhiều người yêu cờ trên thế giới biết đến làng này. Truyền thống và thói quen chơi cờ của dân làng này có ngót nghét đến nay khoảng một ngàn năm. Sự tích về cờ Vua của làng bắt đầu từ năm 1068. Vào năm đó, bá tước Gunzelin gốc người Slav bị buộc tội và bị đày tới làng Ströbeck hẻo lánh này. Ông bị giam trong một ngôi tháp xây bằng đá ở làng. Đó là một ngôi tháp ba tầng cổ xưa, xây theo hình vựa lúa. Có nhiều thời gian rảnh rỗi, bá tước hay mang cờ ra chơi và bày cho những người lính canh tháp cùng chơi. Những người lính được bá tước tận tình bày vẽ cho mình trò chơi “quý tộc” này thì lấy làm thích lắm. Họ ngồi hàng giờ cùng ông chơi, nghe ông bình giải. Ông đố họ những thế cờ lắt léo, dạy họ những nước đi thông minh. Dần dà ông tụ tập được quanh mình khá đông người hâm mộ mà phần đông là bà con trong làng. Một phần vì mến mộ ông bá tước tài ba, một phần do K 0016 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người bản thân trò chơi cũng khá hấp dẫn, dần dần cả làng học nhau chơi cờ. Việc đó làm cho các làng lân cận vừa ghen tỵ, vừa khâm phục. Tiếng lành đồn xa, chẳng bao lâu tài nghệ đánh cờ của làng đã bay về tận kinh đô. Các triều đại vua Đức đều biết tiếng làng cờ độc đáo này. Vua và các quần thần thậm chí đã ban sắc chỉ cho phép cư dân của làng Ströbeck và vùng phụ cận được miễn đóng một số thuế để dân làng có điều kiện và thời gian chơi cờ. Nhà nào trong làng cũng có bàn cờ để sẵn sàng mời các vị khách tới chơi “khai vị”. Xưa kia trong các dịp lễ đăng quang, hội hè đình đám, làng bao giờ cũng tổ chức đấu “cờ người” trên sân bãi quen thuộc của làng. Quân cờ là người mặc y phục theo tên quân cờ: Vua mặc hoàng bào, Hoàng Hậu đội vương miện, Tốt là những võ sĩ nai nịt gọn ghẽ, hông đeo gươm… Ván cờ diễn ra trong sự cổ vũ hào hứng của đông đảo người dự hội. Cho đến ngày nay truyền thống đó vẫn còn. Người được bầu làm chủ làng nhất thiết phải là một người chơi cờ giỏi. Còn các chàng trai muốn dạm vợ trong làng, theo tục lệ, sẽ chơi với ông bố vợ tương lai một vài ván “ra mắt”. Chẳng may chàng nào chỉ biết đi toàn những nước “ngớ ngẩn” thì cứ coi chừng, không khéo ra về trắng tay! Do vậy anh nào cũng ra công rèn tài để giành được cảm tình ngay từ phút đầu của nhà gái. Còn các ông bố vợ rất K 0017 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người lấy làm thích thú khi gặp được chàng rể kỳ phùng địch thủ. Vào làng bạn sẽ thấy trước nhiều ngôi nhà gắn gia huy hình quân cờ. Bạn còn có thể gặp những người già như cụ Angret Mikhailevik, đã hơn ngót tám mươi tuổi. Yêu cờ từ thuở ấu thơ, năm 1926 cụ đã từng tham gia một trận đấu đồng thời gồm có nhiều người làng với kiện tướng Berthold Lasker, anh ruột của nhà vô địch cờ thế giới Emanuel Lasker. Quyển sổ truyền thống về cờ Vua của làng còn ghi chép đầy đủ các trận đấu lớn diễn ra trong làng suốt một thế kỷ qua (kể từ năm 1886). Nhiều đấu thủ cờ Vua danh tiếng thế giới đã đến thăm và chơi cờ với dân làng. Đại kiện tướng người Áo Spielmann thăm làng năm 1908. Cựu vô địch thế giới Mikhail Tal đến làng, sau khi chơi cờ với người địa phương, thích thú nhận xét rằng trình độ chơi cờ của dân làng rất khá. Các đại kiện tướng khác như Yuri Averbakh, Alexey Suetin cũng đã từng là khách của làng. Đặc biệt, nhà vô địch thế giới Anatoly Karpov đến thăm làng đã ghi lại những dòng lưu niệm: “Vinh quang của làng cờ Ströbeck đã vượt ra ngoài biên giới nước Đức… Từ đáy lòng mình, tôi xin chúc làng cờ độc đáo này ngày càng lớn mạnh, phồn vinh và thu được nhiều thắng lợi.” Trường làng có giờ dạy cờ cho các em. Tại các cuộc thi đấu trong tỉnh, trẻ em ở Ströbeck thường là trung tâm chú ý của mọi người. K 0018 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Các biểu tượng cùng với các giải thưởng mà dân làng giành được được trưng bày trong một gian phòng rất đẹp của trường. Trên bức tường, bằng chữ lớn, người ta ghi lại tên các “nhà vô địch” của trường từ năm 1823 đến nay. Từ đó đến giờ đã có hơn 160 nhà vô địch (!). Người làng thích nhắc tới câu nói của Johann Wolfgang Goethe: “Cờ Vua – đó chính là sự kiểm định tốt nhất trí tuệ của con người.” Làng còn có Bài ca về cờ do ông thợ Phriderich Veghener viết lời phổ theo một điệu dân ca Đức. Khách thăm làng khi ra về sẽ được tặng một món quà độc đáo: một tờ giấy bạc in tại địa phương có kích thước và trình bày như một tờ bạc thật. Một mặt in hình bàn cờ, chim đại bàng đội vương miện cùng với quân cờ. Mặt kia có hai vòng tròn. Vòng tròn thứ nhất có hình bá tước Gunzelin đang ngồi chơi cờ với những người lính gác ngục. Còn vòng tròn thứ hai là hình chiếc tháp ba tầng đã từng là nơi giam giữ ông. Chính là từ ngôi tháp cổ xưa đó, người làng đã học được những nước đi ban đầu từ mười thế kỷ trước đây. TỪ LÚC NÀO THÌ CÁC QUY ƯỚC VỀ LUẬT CHƠI cờ Vua được hình thành gần giống với luật cờ hiện đại? Theo các nhà nghiên cứu về cờ thì đó là vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Ta cũng nên lưu ý rằng cờ cũng thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, cho nên nó cũng nẩy nở và phát triển trên mảnh K 0019 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người đất nào thấm đượm tính nhân văn của một nền văn hoá phát triển cao. Một nhà sử học người Anh đã định nghĩa về cờ Vua như sau: “Đó là cuộc trò chuyện thân thiết không lời, là hoạt động khẩn trương và căng thẳng trong im lặng. Đó là thắng lợi huy hoàng và cũng là những tấn bi kịch. Là sự hy vọng và nản lòng. Đó là khúc trường ca và cũng là một khoa học. Đó là Phương Đông cổ xưa và Châu Âu hiện đại. Tất cả liên kết với nhau thành một thể thống nhất trên 64 ô vuông.” Ngay từ thời bấy giờ người ta đã quan niệm trò chơi này như một công cụ của lòng nhân đạo và sự văn minh, bởi vì nó làm cho các hiệp sĩ xao lãng việc chém giết, đổ máu ngoài chiến trường. Do đó, cũng dễ giải thích tại sao khi Italy và Tây Ban Nha được chiếu sáng bằng ánh sáng của nền văn hoá Phục hưng: những tượng đá hoa cương hùng vĩ của Michelangelo, những tranh tường kỳ diệu và lộng lẫy của Leonardo da Vinci, những bức hoạ huyền ảo kiệt xuất của Raphael hay hình tượng muôn thuở của hiệp sĩ Don Quixote với những chiếc cối xay gió bước ra từ những trang sách của Cervantes, thì cờ Vua ở những nơi đó cũng đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật. Chính tại châu Âu, những cải cách lớn về cờ đã xuất hiện. Lần đầu tiên trên bàn cờ xuất hiện hình tượng người phụ nữ, đó là quân Hoàng Hậu thay thế cho quân Cố vấn ở bên cạnh Vua trước đó. Quân Hoàng Hậu được ban cho quyền hành rộng lớn nhờ các nước đi ngang dọc K 0020 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người tung hoành trên khắp bàn cờ. Bởi vào thời phục hưng, mỹ thuật và lòng cao thượng ngự trị khắp nơi nên vai trò của các Quý cô, Quý bà rất được tôn vinh. Có những quy tắc cứng nhắc hạn chế sự sáng tạo trên bàn cờ cũng dần được gỡ bỏ mà điển hình nhất là nước nhập thành độc đáo: chỉ bằng một nước đi mà Vua có thể được đưa ngay vào vị trí an toàn còn Xe, một quân mạnh, lập tức được đưa ra tham gia vào trận đánh. Các nhà cải cách lớn về cờ Vua ở các nước này thời bấy giờ là Luis Ramírez de Lucena, Pedro Damiano, Ruy López de Segura. Các tên gọi Ván cờ Italy, Ván cờ Tây Ban Nha xuất hiện. Đó không phải đơn thuần là tên gọi của một ván cờ mà là những công trình nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về lý thuyết cờ, nhất là đối với lý thuyết ra quân, một vấn đề gây tranh cãi khá nhiều trong thời kỳ này. Họ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tiện đây cũng nói thêm, cờ Vua có lịch sử ngót 1500 năm nên tên gọi các thế cờ cũng mang tính lịch sử. Ví dụ Khai cuộc Réti, Phòng thủ Alekhine, Phòng thủ Ufimtsev, Phòng thủ Philidor, Hệ thống Chigorin, Trận Tarrasch, Gambit Staunton… đó là những kiểu khai cục mang tên các nhà chơi cờ lỗi lạc qua các thời đại. Một số vùng có các trường phái cờ nổi bật một thời, các phương án khai cục cũng mang tên địa danh như: Phòng thủ Ấn Độ cổ, Ván cờ Italy, Ván cờ Tây Ban Nha, Hệ thống Scheveningen (tên một thành phố ở Hà Lan), Gambit Budapest K 0021 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người (thủ đô Hungary), Phòng thủ Slav (tên một dân tộc), Phòng thủ Sicily (một hòn đảo của Italy), ngoài ra còn có Ván cờ Hungary, Ván cờ Anh, Phòng thủ Pháp, Ván cờ Nga, Phòng thủ Hà Lan, Phòng thủ Scandinavia… mang tên các quốc gia đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển môn thể thao này. Lại có những phương án khai cục khác được gọi bằng chính tên quân cờ: Phòng thủ hai Mã, Gambit cánh Hậu, Gambit cánh Vua, Khai cuộc Tượng, Khai cuộc ba Mã… Tuy nhiên, điểm thiếu sót của các nhà lý thuyết lúc bấy giờ là chưa kịp đề cập đến vị trí then chốt của khu trung tâm. Dù trong lý thuyết lúc đó có đề cập đến những nước đi đầu tiên tới khu trung tâm song mục đích chỉ là để mở đường cho Hoàng Hậu và Tượng nhanh chóng công phá vị trí Vua đối phương. Các nhà cải cách này chủ trương sử dụng những đợt tấn công như vũ bão, có thể thí bỏ hẳn một số quân yếu như Tốt chẳng hạn, để tiến công thẳng vào bắt Vua đối phương. Cách đánh dũng mãnh kiểu hiệp sĩ này thời bấy giờ rất được ưa chuộng, thịnh hành và tồn tại đến vài trăm năm. Cho mãi đến thế kỷ XVIII, khi được phân tích kỹ càng để chỉ ra được những nhược điểm của nó, cách chơi này mới chấm dứt. Đến thế kỷ XVII bắt đầu hình thành các trường phái cờ (tức là lối bày một số thế trận được nghiên K 0022 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người cứu kỹ và được kiểm nghiệm có kết quả qua các cuộc chơi của những nhà chơi cờ giỏi). Mở đầu là trường phái Tiền Italy. Trường phái này xuất phát từ vùng Calabria, quê hương của nhà chơi cờ lừng danh Gioachino Greco (1600-1634). Trường phái này có những tên tuổi kiệt xuất mà đến ngày nay vẫn còn được nhắc tới: Giulio Cesare Polerio, Alessandro Salvio, Pietro Carrera… Những người này đã nhận ra được sức mạnh rất năng động của mỗi quân cờ. Quá trình nghiên cứu đã giúp họ tìm ra được những đòn phối hợp độc đáo và đẹp mắt. Các bạn sẽ gặp trong những quyển sách hướng dẫn người mới học chơi những thế cờ kiểu mẫu mang tên của họ. André Philidor GIỮA THẾ KỶ XVIII, TẠI PHÁP XUẤT HIỆN MỘT đấu thủ cờ lừng danh tên là André Philidor (1726- 1795). Đó là một nhân vật huyền thoại của lịch sử cờ Vua thế giới khiến hơn 200 năm sau khi ông mất, khi người ta nêu câu hỏi “Ai là nhà vô địch trong các nhà vô địch?” thì đại kiện tướng cờ người Đan Mạch Bent Larsen đã trả lời không chút đắn đo: “Đó chính là Philidor, ông đã đi trước chúng ta hàng thế kỷ!” Cách đây khoảng một thế kỷ, nhà chơi cờ lừng danh Réti đã đánh giá: “Ông là nhà tư tưởng cờ Vua vĩ đại nhất trong tất cả những người sống trên K 0023 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người thế giới này!” Các đại kiện tướng, các nhà vô địch thế ngày nay dù được khoác vòng nguyệt quế chiến thắng hay được đánh giá là những người phi thường vẫn cảm thấy mình bé nhỏ trước Philidor. Bởi vì ông không chỉ là một bậc đại cao thủ mà là một con người toàn năng. Chính Philidor chứ không ai khác đã đặt dấu chấm hết cho cách chơi cờ theo cảm tính và ngẫu hứng từ nhiều thế kỷ trước. Ông xây dựng hẳn một lý thuyết về cờ được chứng minh hẳn hoi. Từ đó trở đi mỗi một kỳ thủ ngay từ những nước đi đầu tiên đã được trang bị những kiến thức căn bản, có nền tảng và hệ thống để tiến hành một ván cờ có chất lượng cao mà không phải mò mẫm, suy đoán có khi cả chục năm trời. Từ cách làm của ông, các thế hệ sau tiếp tục nâng cao và bổ sung không ngừng để đến ngày nay chúng ta đã có cả một kho tàng lý thuyết cờ vô cùng phong phú và đa dạng, trình độ cờ đã được nâng lên một mức độ cao chưa từng thấy. Ông chính là người khai sáng ra cờ Vua hiện đại. Nhưng còn hơn thế nữa, ông còn là một thiên tài âm nhạc bẩm sinh. Là tác giả của hàng trăm bản nhạc bất hủ, là người sáng lập ra nhà hát Hài kịch lớn nhất nước Pháp. Những nhà nghiên cứu âm nhạc, những nhà viết lịch sử cờ đã ngược thời gian kiên nhẫn tìm hiểu, K 0024 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người sưu tầm trong nhiều thập kỷ về ông qua các tài liệu lưu trữ, thư từ, lời kể, những di vật… và đã dựng được lên bức chân dung khá đầy đủ về Philidor. F r a n ç o i s - A n d r é Danican Philidor sinh ngày 7 tháng Chín năm 1726 tại thành phố Dreux nhỏ bé cách Paris về phía Tây khoảng 60 km. Khi ông ra đời, nhiều lời đồn đại, dị nghị liệu ông có phải là kết quả của mối tình quá chênh lệch tuổi tác giữa cha ông, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nghệ sĩ biểu diễn đàn André Philidor (1726-1795) bậc thầy, khi đó đã 78 tuổi và mẹ ông mới 19 tuổi, đến với cha ông vì say mê và khâm phục cha ông. Nhưng sau đó tất cả những lời dị nghị đã tan biến khi Philidor bộc lộ tài năng âm nhạc phi thường của mình. Người ta kể lại rằng vào năm 1738 trên sân khấu nhà hát cung đình vang lên bản nhạc đầu tay của cậu bé mười hai tuổi Philidor sáng tác, Vua Pháp Louis XV ngồi nghe chăm chú, khi bản nhạc vừa kết thúc nhà Vua cho gọi ngay cậu tới bên cạnh mình và tự tay rút ra mười đồng tiền vàng ban tặng cho cậu. Dòng họ Philidor nổi tiếng về âm nhạc nên được K 0025 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người các triều vua trọng vọng và ban cho nhiều ân sủng. Ông nội ông, cha ông, anh ông là những nhạc sĩ, những nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng trong dàn nhạc cung đình. Nhưng thật bất ngờ cờ Vua đã đi vào cuộc đời của ông chính trong lòng thế giới âm nhạc. Số là thời bấy giờ những nhạc sĩ cung đình có tiếng tăm và cao niên thường dành thời gian rỗi cho cờ Vua. Các vị này thường chơi cờ trong một gian phòng riêng, ở chính giữa có đặt một chiếc bàn dài khảm những ô trắng đen. Cuộc chơi thường rất náo nhiệt và đôi khi còn biến thành những cuộc ẩu đả. Philidor quá trẻ nên không được tham gia, nhưng cũng không bị xua đuổi, được quan sát các ván quyết đấu. Có một lần một vị trong số họ đến sớm nên không có bạn chơi. Philidor mạnh dạn đề nghị mình được hầu cờ ông này. Cả hai đang chơi thì các vị khác kéo tới. Những nụ cười kẻ cả lúc đầu của các bậc cao niên được thay bằng sự ngạc nhiên khi họ tận mắt thấy cậu bé đang dũng mãnh đánh tan hàng phòng thủ của đối phương. Ngay bản thân Philidor cũng cảm thấy bối rối và sợ hãi. Không còn lạ gì tính khí của các đồng nghiệp, trước khi hạ thủ đối phương cậu kêu lớn: “Chiếu hết này!” rồi chạy ào ra khỏi phòng. Chỉ mấy hôm sau người ta phát hiện ra rằng trong số tám mươi nhạc sĩ chơi cờ ở đây không có ai chơi ngang bằng cậu. Năm 14 tuổi Philidor lên ở hẳn Paris, thuê một K 0026 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người căn phòng nhỏ ở riêng. Thời gian rỗi ông tới quán cà phê Régence chơi cờ và chính tại đây Philidor đã may mắn gặp thầy, đó là Legal (1702-1792), một nhà chơi cờ kiệt xuất đã để lại cho đời sau thế chiếu hết mang tên “Mát Legal” nổi tiếng. Lúc đầu Legal còn chấp Philidor, sau đó một thời gian cả hai thầy trò chơi hoàn toàn cân bằng. Tại quán cà phê này Philidor kết thân với các nhà khai sáng Pháp như Diderot, Rousseau, Voltaire… những tư tưởng nhân quyền, bình đẳng, bác ái của các nhà khai sáng này đã ảnh hưởng nhiều tới âm nhạc của Philidor. Có lần ông đã bị cảnh binh bắt giam mười lăm ngày chỉ vì bênh vực cho một người vô cớ bị cảnh binh hành hung. Đó là những năm tháng của tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết. Chân dung của Philidor còn giữ lại được cho tới ngày nay được vẽ theo tư thế nhìn nghiêng: trán cao, hơi hói, mũi hơi hếch, cằm đầy đặn, theo mốt thời bấy giờ mặt ông có thoa phấn, tóc được uốn quăn ở thái dương và buộc phía sau gáy bằng một giải băng rộng. Nếu chỉ chú ý đến những sáng tác của ông, với khoảng cách 200 năm trước người ta thấy dường như ông là một con người tinh tế, hợp lý và lạnh lùng. Nhưng các nhà sử học, những nhà nghiên cứu âm nhạc sau bao năm tháng tìm tòi, đã có được trong tay nhưng bức thư của ông gửi cho vợ, con, bạn bè, những hồi ức của ông về con trai, nhật xét của những người đương thời và nhiều yếu tố khác cho phép chúng ta có một hình tượng K 0027 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Philidor hoàn toàn khác. Trong hồi ký của Frances Burney viết ngày 3 tháng Bảy năm 1771 đã có những dòng sau: “Philidor, con người nổi tiếng về chơi cờ Vua đã tới nước Anh chúng tôi. Ông mang đến cho cha tôi thư giới thiệu của Diderot nổi tiếng. Ngài Philidor tỏ ra là một người học rộng, có giáo dục, nhã nhặn và rất dễ giao thiệp.” Philidor là một người có tâm hồn đặc biệt: ân cần, niềm nở, trung thực, thân thiện. Ông cởi mở giúp đỡ những đồng nghiệp ít thành công hơn, động viên họ bằng những lời khen. Ông tỏ ra phấn khởi thật sự với những thành công của các nhạc sĩ khác. Ông nói với các đồng nghiệp của mình: “Hãy dũng cảm tiến lên phía trước. Tôi không sợ gắn liền âm nhạc của tôi với âm nhạc của các ngài” và các nhạc sĩ cũng trả lại cho ông những tình cảm thắm thiết và thân ái không kém. Ngay cả những người không hoàn toàn thân thiện cũng đánh giá về Philidor rất tốt. Philidor là một trong những người kỳ lạ của thế kỷ kỳ lạ, thế kỷ đã sinh ra nhiều thiên tài. Ông thể hiện thế giới trí tuệ và tinh thần thời đại với những ánh hào quang bên ngoài và những mâu thuẫn bên trong của nó. Tính cách của Philidor là sự hỗn hợp kỳ lạ giữa tính hồn nhiên của trẻ thơ và tính nghiêm túc của nhà bác học. Một học trò của ông tên là De Laborde đã viết về thầy của mình: “Hãy nhìn vào con người này. Ông hoàn toàn không giống những người khác. Ông là một thiên tài hoàn thiện nhất!” K 0028 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Nhưng sự liên quan giữa hai ham muốn trong cuộc đời ông thật không dễ chút nào, đó là cờ Vua và âm nhạc. Tính hồn nhiên và xao động đã nhường chỗ cho những tính cách trí tuệ tuyệt vời hơn của ông: tự điều chỉnh mình một cách nghiêm khắc. Khả năng giao tiếp trên bàn cờ cũng như trên nốt nhạc được Philidor thể hiện bằng óc tổ chức cao. Ông khống chế được những ý nghĩ nhanh và chính xác bằng tình cảm có mức độ và hài hoà. Ông làm việc có phương pháp và dễ dàng lách qua mê cung các đòn phối hợp của cờ Vua và âm nhạc phức tạp và tinh tế. Liên kết sự mẫn cảm với tính lô-gích, giữa nghệ thuật và khoa học. Vào năm hai mươi tuổi, nhờ vào một sự kiện bất ngờ, Philidor được làm một chuyến ngao du khắp châu Âu. Lúc đó ở Paris xuất hiện một nữ nghệ sĩ chơi đàn thụ cầm nổi tiếng mới mười ba tuổi, con của nhạc sĩ Italy Pansa, hai bố con đang trong một chuyến lưu diễn khắp châu Âu. Họ mời Philidor cùng đi với họ và ông đã nhận lời. Thời gian đó ở châu Âu đang có chiến tranh: Hà Lan liên minh với Áo tiến hành các trận đánh chống lại Pháp trên lãnh thổ Áo và Đan Mạch. Vì vậy Pansa quyết định để con gái lại Paris rồi cùng Philidor sang Rotterdam, tại đây họ gặp nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng người Italy là Desemini, hẹn cùng nhau liên kết tổ chức biểu diễn một số buổi hoà nhạc. Nhưng bất ngờ Pansa nhận được tin sét đánh: con gái ông bị chết đột ngột. K 0029 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Ông vội vã quay về Paris khiến kế hoạch biểu diễn tan vỡ. Chàng trai Philidor hai mươi tuổi trên một đất nước xa lạ, không có bạn bè, không có tiền. Chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó tài năng về cờ đã giúp ông thoát nạn và liền đó là mười năm vinh quang trên kỳ đài. Ông đi khắp các thành phố Hà Lan đánh cờ. Không một kỳ thủ nào có thể thắng nổi ông. Ông dạy cờ cho những người hâm mộ, người ta vui lòng trả tiền cho ông. Ông phát biểu ở các hội nghị, đánh cuộc kết quả các ván cờ… Vinh quang về người Pháp bất khả chiến bại lan truyền khắp Hà Lan. Sau đó ông làm quen với các sĩ quan Anh. Họ là những người hâm mộ cờ, thật sự khâm phục cách chơi của Philidor. Họ mời ông tới London. Philidor từ lâu đã muốn trở về Tổ quốc, nhưng viễn cảnh các cuộc gặp mặt với các kiện tướng Anh giỏi nhất thật hấp dẫn. Đầu năm 1747, lần đầu tiên Philidor bước chân lên đất Anh. Những trận biểu diễn tài nghệ của ông tại nước Anh bắt đầu. Quán cà phê Slaughter ở London là một địa điểm trứ danh. Tại đây Philidor đã làm thất điên bát đảo làng cờ Anh. Trước tiên là kỳ thủ lừng danh xứ Scotland Alexadr Kenigel thất trận, sau đó đến lượt đại uý Jozev Bertin rồi tới Abraham Janssen… Nhưng trận cờ thú vị hơn cả là trận đấu tay đôi giữa Philidor và Philipp Stamma. K 0030 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Stamma sinh ra tại thành phố Aleppo thuộc Syria. Trước đây ông sống ở Paris rất bần cùng, túng thiếu. Nhờ giỏi cờ ông làm quen được với Huân tước Harinton. Huân tước mời Stamma tới London, tại đây Stamma làm phiên dịch các ngôn ngữ phương Đông cho chính phủ nhà Vua. Cuộc sống có phần thoải mái hơn. Stamma là đại diện sáng giá của trường phái cờ Italy. Ông còn là tác giả của những quyển sách cờ như Kinh nghiệm và bí quyết chơi cờ gồm 1000 ván cờ được luận giải và phân tích tỷ mỉ. Ông cũng là người nghĩ ra cách đặt tên cho cột và dòng của bàn cờ để dễ dàng ghi chép ván cờ. Cuộc đấu giữa hai người không chỉ phô trương sức cờ của mỗi bên mà còn là cuộc đấu tranh về quan điểm trong lý luận về cờ Vua. Cuộc đấu thu hút toàn thể giới chơi cờ ở thủ đô London, nó càng trở nên hấp dẫn khi Philidor chấp Stamma luôn luôn cầm quân trắng và nếu ván cờ hoà thì coi như Stamma thắng. Họ đấu với nhau mười ván cả thảy, mười ván rung chuyển làng cờ London khi Philidor thắng tám ván, hoà một ván và thua chỉ một ván. Tỷ số cuối cùng, theo như điều kiện trên, là 8-2. Sau này tại quán cà phê Régence, Philidor kể lại rằng chính từ trận đấu với Stamma ông đã nảy ra ý định viết sách về cờ vì trận thắng này là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn không thể chối cãi lý thuyết tân tiến của ông. Năm 1749, quyển Luận giải về cờ Vua nổi tiếng của Philidor đã ra mắt bạn đọc. Tư K 0031 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người tưởng chính của quyển sách này là cách chơi thế trận liên hoàn mà nền tảng của nó là lý thuyết về những quân Tốt bé nhỏ. Ông viết “Những quân Tốt là linh hồn của ván cờ.” Những quân Tốt mới tạo nên thế tiến công hay phòng thủ, chiến thắng hay thất bại. Đó là một ý tưởng bất ngờ và dũng cảm, có lẽ trong đó mang tính chất dân chủ và nhân văn mà ông chịu ảnh hưởng của các nhân vật khai sáng kiệt xuất lúc bấy giờ. Những quân Tốt qua cuộc chiến chinh lâu dài tiến tới hậu phương bên đối phương sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Trước tiên ông định nghĩa thế nào là khu trung tâm Tốt và chỉ ra cho mọi người thấy lợi thế không thể chối cãi khi giành được quyền làm chủ khu trung tâm. Bắt đầu từ Tốt ông xây dựng lý thuyết móc xích chúng với nhau tạo thành những hàng rào Tốt chắc chắn, cho chúng di chuyển đều đặn tạo ra sự lấn ô và kiểm soát khu vực rộng lớn trên bàn cờ. Ông viết: “Ý đồ chính của tôi là đưa ra cho công chúng một cách chơi mới mà chưa ai hiểu thấu đáo. Tôi muốn nói đến cách chơi bằng các Tốt. Chúng là linh hồn của ván cờ. Chỉ có chúng mới có thể tạo ra thế tấn công hay phòng thủ. Cách bố trí chúng quyết định số phận của ván cờ.” Nói vậy không có nghĩa là ông chỉ nghiên cứu về Tốt mà còn có hàng loạt các khảo cứu về phương diện lý thuyết khác nữa. Song đáng nói nhất chính là nó được chứng minh bằng các ván thắng, khiến tên tuổi của ông thêm lẫy lừng, đến nỗi báo chí Paris K 0032 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người và London đã mệnh danh ông là “Người chơi cờ giỏi nhất của mọi thời đại”. Ngày nay những nguyên tắc mà ông đề ra vẫn còn giá trị. Hiển nhiên là không dừng lại ở lý thuyết về Tốt mà còn ở các khái niệm chơi xuyên suốt từ ra quân cho tới tàn cục. Quyển sách của Philidor có một số phận hạnh phúc mà có lẽ chính tác giả cũng chưa dám mơ ước đến: Nó đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng châu Âu và trong suốt 200 năm qua nó đã được tái bản tới hơn 100 lần, không kể việc nó được trích in trong các tạp chí ra định kỳ. Chỉ riêng trong thế kỷ XVIII nó đã được tái bản tới 42 lần! Ngày nay các nhà vô địch thế giới may mắn lắm mới giữ được “ngai vàng” của mình được vài chục năm như Lasker, còn phần đông chỉ trên dưới mươi năm và có người chỉ được một vài năm ngắn ngủi. Trong lúc đó Philidor giữ được “vương quyền” của mình vững chãi trong hơn một trăm năm có lẻ, bởi vì ngay cả sau khi ông mất, những ván cờ hay như những ván ông chơi cũng không có được bao nhiêu, cho mãi tới khi Paul Morphy xuất hiện. Các nhà vô địch sau này dù có tài giỏi cũng chỉ thành đạt trên một phương diện, còn Philidor vừa là một thiên tài âm nhạc được công nhận vừa là một nhà chơi cờ vĩ đại lừng danh nhất không có đối thủ trong thời bấy giờ. Philidor còn tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống K 0033 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người gia đình. Vợ ông là Angélique Henriette Élisabeth, con gái một nhạc sĩ nổi tiếng, là một người phụ nữ diễm lệ, một ca sĩ tuyệt vời, bà đã biểu diễn thành công trong các phòng hoà nhạc của Paris. Họ gặp nhau trong các cuộc diễn tập, yêu nhau và cưới nhau ngày 3 tháng Hai năm 1760 khi đó ông 33 tuổi, còn bà 24 tuổi. Ông đã tìm được không chỉ người bạn gái trung thành và dịu dàng và còn là một người bạn cùng chí hướng về nghệ thuật. Élisabeth trở thành người thẩm định, người biểu diễn các tác phẩm của ông đầu tiên. Không thể không xúc động khi đọc những bức thư Philidor gửi cho vợ viết vào hai mươi năm cuối của cuộc đời ông. Hai ông bà có bảy người con. Bọn trẻ được nuôi dưỡng trong tình yêu và âu yếm, được giáo dục tốt. Năm 1770 ở quán cà phê Salopian ở London thành lập Câu lạc bộ cờ với cơ sở tài chính khá phong phú. 100 thành viên của Câu lạc bộ hàng năm mỗi người đóng 3 ghi-nê. Bằng số tiền này họ mời các kiện tướng, tổ chức các giải đấu. Nhưng những người Anh lại không có thủ lĩnh cờ của mình, ban quản trị Câu lạc bộ đã gửi lời mời tới Philidor. Mùa xuân năm 1771 ông lại đến London sau mười bảy năm xa cách. Giờ đây không còn Janssen, Kenigel, Stamma, Bertin… Ông lại chơi thắng tất cả các kỳ thủ lớp sau. Ba năm sau ông quay lại London một lần nữa và xảy ra một sự kiện khiến ông gắn bó lâu dài với nước Anh. K 0034 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Tại trung tâm London, trên phố Saint James ở ngôi nhà số 85 có một Câu lạc bộ cờ tuyệt vời khác. Đó là Câu lạc bộ quý phái điển hình của Anh, bao gồm các chính khách nổi tiếng, các sĩ quan cao cấp của quân đội Anh, các bậc vĩ nhân khoa học. Câu lạc bộ này đặt ra cho mình nhiệm vụ lôi kéo Philidor ở lại London. Năm 1775 Philidor, khi đó đã 50 tuổi, đến London ký hợp đồng với Câu lạc bộ này, theo đó hàng năm ông sẽ dạy các thành viên Câu lạc bộ chơi cờ trong bốn tháng, từ tháng Hai đến tháng Sáu. Hợp đồng này được kéo dài cho tới khi ông qua đời, có nghĩa là ông sẽ nhận được số tiền công bảo đảm cho cuộc sống của mình. Có lần có người hồ hởi tới chúc mừng ông: “Ông đã thắng cờ.” Ông buồn rầu đáp lại: “Cờ đã thắng tôi!” Sở dĩ ông làm như thế vì trong khoảng thời gian này vợ ông không còn biểu diễn nữa, gia đình ngày càng đông đúc. Các nhà hát coi âm nhạc như một thứ hàng hoá, trả tiền cho các tác phẩm theo những giao kèo khắt khe. Ông không muốn gia đình mình phải lâm vào cảnh túng quẫn. Ông nhất quyết rằng con cái mình phải được ăn học tới nơi tới chốn. Với trách nhiệm của một người cha, ông quyết định gánh vác tất cả. Một bức thư của Philidor viết cho vợ vào ngày 12 tháng Tư năm 1787 có đoạn: “Điều đó thật buồn cười khi tác giả âm nhạc như anh phải chịu chơi cờ ở Anh để nuôi gia đình lớn của mình.” Philidor đến London để kiếm tiền. Bánh mì cờ K 0035 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Vua rất khó khăn. Tại đây ông thật sự tuyên truyền cho trường phái cờ của mình. Ông làm việc quên mình: giảng bài ở Câu lạc bộ, giảng bài riêng cho các cá nhân, đánh cờ mù biểu diễn (với vé vào cửa giá 5 si-linh). Ông sống hết sức đạm bạc và giản dị, tiền có được ông dồn gửi về gia đình để vợ nuôi các con. Trong Câu lạc bộ này có các nghị viên, các tướng lĩnh, các nhà toán học, sử học… nhưng thân thiết nhất với Philidor là Bá tước Hans Moritz von Brühl, một nhà ngoại giao người Đức, sống ở Anh tới 46 năm. Ông này là học trò xuất sắc nhất của Philidor. Những ván cờ chơi giữa hai người rất trứ danh, ngày nay người ta còn giữ được mười tám ván đánh giữa họ. Brühl không chỉ là nhà ngoại giao mà còm là người rất say mê âm nhạc, là người có công cách tân đàn dương cầm, là người thợ khéo tay nổi tiếng về sửa chữa đồng hồ. Nhưng sự nghiệp chính của Brühl lại là thiên văn học. Ông đã thiết kế và tập hợp các dụng cụ quang học độc đáo, kính viễn vọng phản xạ, xây đài quan sát thiên văn ở London và Helfin (cách London 20 dặm). Hàng năm Philidor đều vượt biển Manche sang London dạy cờ theo hợp đồng dài hạn nói trên, đó là những năm ông đã ở vào tuổi 60. Ông già đi nhưng tài nghệ chơi cờ của ông vẫn trẻ trung. Cả ở Anh, ở Pháp, ở Đức… không có một kỳ thủ nào thi đấu ngang bằng với ông. K 0036 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Nhưng rồi những sự kiện xã hội đã làm đảo lộn hẳn cuộc đời bậc danh kỳ vĩ đại này: Năm 1789 cách mạng Pháp bùng nổ, năm 1792 bãi bỏ chế độ quân chủ… Năm 1793, như thường lệ mười bảy năm qua, ông lại đáp thuyền sang London. Nhưng chính ông không thể ngờ đây là chuyến đi cuối cùng để không còn bao giờ được quay về Tổ quốc. Hết những tháng dạy cờ ông muốn trở về nhà nhưng những người cách mạng quá khích đã không chịu cấp thị thực cho ông. Ở Pháp đang ở vào thời kỳ cực kỳ hỗn loạn, sản xuất đình đốn, văn hoá nghệ thuật bị bãi bỏ. Gia đình ông lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, ông tìm mọi cách quay về cứu giúp cho gia đình nhưng cả năm trôi qua vẫn không có một tin tức hồi âm. Năm 1793 cuộc chiến giữa Anh và Pháp bùng nổ. Hy vọng quay về Tổ quốc của ông hoàn toàn tan vỡ. Đó là một đòn chí tử giáng vào ông. Những tin tức không vui từ quê nhà bay sang khiến ông càng thêm lo lắng: những cuộc đấu đá, chém giết thảm khốc giữa phe bảo hoàng và phe cách mạng khiến cuộc sống xã hội hoàn toàn bị đảo lộn. Lần lượt cả Louis XVI lẫn Robespierre đều phải lên đoạn đầu đài. Ông không quan tâm lắm đến chính sự nhưng nỗi buồn, tâm trạng bất ổn cộng với sự làm việc quá mức khiến ông mất ngủ liên miên và lâm bệnh nặng. Ông liên tục viết thư về nhà. Năm 1795 ông cảm thấy yên lòng hơn khi biết gia đình mình còn nguyên vẹn, bình yên và đang trông chờ ông trở về K 0037 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người đoàn tụ. Trong bức thư gửi cho vợ đề ngày 22 tháng Năm năm 1795, ông viết: “Anh nóng lòng chờ thị thực để được bay ngay về trong vòng tay của em và hôn tất cả những đứa con thân yêu của chúng mình. Anh hy vọng mình còn đủ sức vượt qua eo biển một lần nữa.” Nhưng than ôi, ước nguyện của ông không bao giờ trở thành hiện thực. Vào ngày 31 tháng Tám năm 1795 ông đã qua đời trong căn phòng của mình tại nhà số 10 phố Little Rider, hưởng thọ 69 tuổi. Ông được mai táng tại nghĩa trang nhà thờ Saint James. Cáo phó về cái chết của ông được đăng trên tờ báo Thế giới phát hành ở London cũng thật độc đáo, toàn văn như sau: “Thứ hai tuần vừa qua, kiện tướng Philidor, nhà chơi cờ lỗi lạc đã thực hiện xong nước đi kết thúc cuối cùng của mình.” Tình hình ở Pháp lắng dịu dần. Một năm sau nước Pháp mới nhớ đến người con tuyệt vời của mình. Các nhà hát cho trình diễn các tác phẩm của ông. Toà Thị chính Paris đặt nhà điêu khắc nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là Pajou tạc một bức tượng bán thân Philidor để tặng cho gia đình ông, hai bản khác được đặt tại nhà hát Opera và quán cà phê Régence. Philidor không chỉ là một tài năng phi thường hiếm có mà còn là một con người có nhân cách cao cả. Ông là bạn của những con người thất thế, yếu đuối, ông là bằng hữu của những vĩ nhân, là thầy K 0038 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người dạy của các quan đại thần, các tướng lĩnh… Ông còn là người chồng mẫu mực, người cha đáng kính luôn hết lòng vì gia đình, vì tương lai của các con (các con ông tuy sau này không theo nghiệp cờ nhưng đều thành đạt). Ông là mẫu kỳ thủ lý tưởng có một không hai qua mọi thời đại. Không một kỳ thủ nào, không một nhà vô địch thế giới nào sánh bằng. Họ luôn tìm thấy ở ông những gì cao cả để noi theo. SAU ĐÂY LÀ MỘT TRONG SỐ NHỮNG MẨU chuyện về Philidor. Vào năm 1783 ở Paris dậy lên tin đồn về một chiếc máy biết đánh cờ mới xuất hiện. Ông chủ của chiếc máy này là một người gốc Hungary, còn chiếc máy có tên là The Turk. Máy đánh cờ là một chiếc thùng lớn. Trên mặt là hình bàn cờ, những quân cờ là những hình nhân Vua, Hoàng Hậu, Cố đạo (Tượng), Mã, Thành (Xe) và những chú lính bằng gỗ. Quân cờ được di chuyển theo những rãnh hết sức khéo léo. Trí tò mò bị kích thích cao độ, rất đông người kéo đến xem máy biểu diễn. Nhiều kỳ thủ xung phong vào thi đấu với máy, tất nhiên mỗi lần được thi đấu đều phải trả tiền. Máy và người đấu với nhau ngang ngửa, lúc máy thắng, lúc người thắng nhưng tiếng tăm về chiếc máy thông minh nổi lên như cồn khắp thủ đô hoa lệ. Chẳng bao lâu tin này bay đến tai các nhà khoa học trong hàn lâm K 0039 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người viện nước Pháp. Các nhà bác học mũ cao áo dài tranh luận kịch liệt với nhau xem chuyện đó có thật không. Đa số cho rằng không thể có chuyện máy móc biết suy nghĩ như con người, số còn lại thì cho rằng ông chủ máy có tà thuật sai khiến ma quỷ để mê hoặc người đời. Họ quyết định tìm một người đủ tư cách để phán xét. Người đó không thể ai khác ngoài André Philidor nhà chơi cờ vĩ đại của nước Pháp thời bấy giờ. Người ta mời Philidor đấu với máy. Dân chúng tới xem trận đấu đông nghịt và người ta được chứng kiến một cảnh chưa bao giờ thấy: thần tượng cờ của nước Pháp chơi lúng túng như gà mắc tóc, lúc thì đỏ mặt, khi thì vò đầu bứt tai cứ như bị ma bắt, nước đi ngập ngừng, khiến không còn ai nhận ra được ông nữa. “Có điều gì đó kinh khủng lắm đã xảy ra với ông ta!” người ta thì thào với nhau, sợ hãi. Kết cục Philidor của họ đã thua chiếc máy kỳ diệu kia và chiếc máy lại tiếp tục bôn ba trên những nẻo đường tới các thành phố khác với lời quảng cáo to tướng giăng lên phía trước “Máy đánh cờ chiến thắng cả Philidor vĩ đại!” Cho đến một ngày kia, dù khôn ngoan đến đâu “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, do một sự tình cờ người ta khám phá ra rằng cái máy kia chẳng có một trí thông minh nào hết mà chỉ do khéo léo bố trí được một người ẩn nấp rất tài tình bên trong để điều khiển các quân cờ. Nghe nói vụ này được phát giác là do người nấp trong đó quá K 0040 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người mệt bị ngất xỉu, ông chủ phải bỏ dở ván cờ, kéo máy vào một chỗ kín để giải thoát cho “trí thông minh” của mình, nhưng bị người ta phát hiện. Từ đó mới chấm dứt câu chuyện bịp bợm về “máy đánh cờ”. Nhưng còn cuộc đấu kỳ lạ giữa Philidor và máy thì sao? Mãi sau này con trai ông là André mới kể lại tường tận buổi gặp mặt đầy kịch tính trước ngày đấu giữa cha mình và người chủ chiếc máy: “Tối hôm đó, một người đàn ông lạ mặt bước vào K 0041 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người phòng cha tôi và chào rất cung kính. Ông ta đưa ra một tấm sơ đồ và đi thẳng vào câu chuyện: ‘Thưa ngài Philidor kính mến, quả thật tôi không phải là một vị thần nên trò chơi người máy của tôi cũng chỉ như tôi mà thôi. Tôi đã chế ra nó bằng cách này đây.’ Ông ta chỉ vào bản thiết kế của mình và chỉ rõ chỗ người của mình ẩn nấp. ‘Tất cả gia sản của tôi chỉ có thế, tôi đã dùng tất cả những gì còn lại của tôi sáng chế ra nó để kiếm sống, tôi không màng vinh quang như người ta tưởng, tôi chỉ cần tiền để nuôi được gia đình đông đúc của tôi mà thôi. Ông hãy phán xét đi, tôi sẽ vui sướng như thế nào khi được tuyên bố rằng trò chơi người máy của tôi sẽ chiến thắng cả Philidor.’ Thoạt đầu cha tôi tỏ thái độ phẫn nộ với lời đề nghị trơ trẽn kia. Nhưng rồi ông im lặng, ông nhìn còn người gian giảo và đáng thương kia. Có lẽ những ngày tháng tháng gian lao sống cùng các nghệ sĩ giang hồ nơi đất khách quê người mà ông từng nếm trải hiện lên trong ký ức ông. Những nỗi nhọc nhằn, những lời khinh thị sẵn sàng trút lên đầu họ, cũng là vì miếng cơm, manh áo… Dẫu có thua, mất mát của ông có thấm gì. ‘Thôi được!’ cuối cùng cha tôi buồn bã gật đầu. Khi người kia vui sướng bước chân ra cửa, ông còn gọi lại dặn thêm: ‘Ông phải nhắc anh chàng trong đó phải tấn công thật tích cực và khôn khéo, đừng để người ta nhận ra tôi đang chiều ý ông.’ Nhưng lúc thi đấu, người nấp trong máy đã quá hoảng sợ vì uy tín của Philidor nên đã chơi không ra làm sao K 0042 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người khiến cha tôi vô cùng khổ sở mới thua được. Sau buổi đấu, cha tôi về nhà, tâm trạng chán nản. Ông nói với tôi: ‘Đây là ván cờ khiến cha mệt mỏi, lo ngại và tức giận nhất trong cuộc đời chơi cờ của cha!’” Hàng trăm năm đã trôi qua người đời đã quên đi và tha thứ cho lỗi lầm “móc ngoặc” của Philidor. Nhưng lạ lùng thay, tên tuổi của con người sáng chế ra “chiếc máy đánh cờ” kia vẫn được ghi lại một cách trân trọng trong các bách khoa toàn thư về cờ và vật lý: Tên đầy đủ của ông là Wolfgang von Kempelen, sinh ngày 23 tháng Một năm 1734 và mất vào năm 1804. Chiếc máy đánh cờ của ông được làm ra vào năm 1770 khi ông 36 tuổi và ở tuổi 49 ông gặp được Philidor nhân hậu lần đầu tiên. Vinh quang của Philidor đâu phải chỉ ở những bức tượng đồng. Tên tuổi của ông sẽ sống trong trí nhớ của nhiều người khi cờ Vua và âm nhạc còn tồn tại. Chính vì vậy ông không phải một lần mà là hai lần bất tử. TUY LÀ NGƯỜI ĐI TIÊN PHONG VÀ THẤU TRIỆT về phương diện lý thuyết cờ, nhưng không phải Philidor không có những nhược điểm, một nhược điểm trong lý thuyết của Philidor là trong lúc nhận rõ vai trò của Tốt thì lại giành cho các quân khác vai trò chưa tương xứng. Điều đó chưa hẳn là hoàn toàn đúng. K 0043 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Ngay khi Philidor còn sống cũng có một nhóm các nhà chơi cờ người Italy, gọi là nhóm Modena (một thành phố ở Italy) gồm ba người là Ercole del Rio, Giambattista Lolli và Domenico Lorenzo Ponziani đã nhận thấy trong lý thuyết của Philidor còn một số điểm sơ hở. Philidor chủ yếu nhấn mạnh đến giai đoạn ra quân, còn nhóm Modena lại cho giai đoạn tàn cuộc mới là giai đoạn quan trọng nhất: “Ai biết chơi tàn cuộc tức là người đó biết chơi cờ.” Tuy nhiên do uy tín quá lớn của Philidor nên tiếng nói của nhóm này bị chìm nghỉm mặc dù nhiều luận điểm của họ rất có lý. Những tư tưởng cơ bản của nhà chơi cờ người Pháp này tồn tại ở châu Âu suốt hai trăm năm (!) một cách vững vàng. Đó là cách chơi thế trận liên hoàn. Cho mãi tới khi xuất hiện Paul Morphy (1837- 1881), một nhà chơi cờ lỗi lạc người Mỹ, thì cờ mới tìm được con đường mới phát triển hài hoà và sâu sắc hơn. Song trước khi nói về Morphy ta hãy điểm qua vài nét về những trận đấu, từ đó xuất hiện những ngôi sao sáng trong làng cờ thế giới cho đến giữa thế kỷ XIX. BÂY GIỜ TA HÃY ĐIỂM QUA LỊCH SỬ CỦA NHỮNG trận đấu cờ mang tính chất quốc tế đầu tiên, có nghĩa là nói đến lịch sử những trận đấu. Chính những trận đấu quốc tế như vậy khiến môn cờ ngày K 0044 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người càng phát triển, chất lượng ván đấu ngày càng được nâng cao, thu hút thêm nhiều người đến với nó. Như đã nói trên, một trong những người đầu tiên lịch sử còn ghi nhận được là linh mục Ruy Lopez, cha đỡ đầu của làng cờ Tây Ban Nha. Năm 1559 ông đến Rome trong dịp bình chọn Giáo hoàng mới, tại đây ông đã thi đấu với hàng loạt các kỳ thủ bản xứ, ông đã thắng tất cả, dù trong số họ có nhà chơi cờ mạnh nhất Rome là Giovanni Leonardo. Có lẽ đây là trận đấu quốc tế đầu tiên được biết tới với sự thừa nhận là người mạnh nhất. Mười sáu năm sau Leonardo từ Rome hành trình sang Tây Ban Nha đang dưới triều vua Philip II để làm một trận phục thù. Ông không gặp Lopez nhưng đã gặp được hàng loạt các kỳ thủ lớp mới của Tây Ban Nha. Trận đấu quốc tế lần này là dịp để các kỳ thủ giữa hai cường quốc cờ thoả mãn được câu hỏi “Ai hơn ai?” Sau vòng loại chỉ còn hai người là Leonardo và Paolo Boi. Họ thi đấu với nhau trong nhiều tuần không theo một thời khoá biểu nào. Cuối cùng ai là người chiến thắng? Có nhiều tài liệu khác nhau khiến ý kiến các nhà sử học không thống nhất. Trong quyển Từ điển cờ Vua người viết cho rằng người chiến thắng là Boi, nhưng nhà nghiên cứu Bakhman và Greckov trong quyển Lịch sử các trận đấu cờ Vua lại cho rằng người thắng lại là Leonardo, giả thuyết này còn được minh chứng bởi một quyển sách được viết vào năm 1634 K 0045 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người của một tác giả tên là Alessandro Salvio, trong đó có những dòng như sau “Ba ngày diễn ra cuộc đấu giữa họ nhưng không ai giành được ưu thế. Sang ngày thứ tư phong độ của Boi yếu hẳn, ông đã bị thua tất cả các ván. Điều đó khiến ông buồn đến nỗi ngay ngày hôm sau ông bỏ đi, không đấu nữa…” Năm 1587 Leonardo bị một kẻ đạo tặc sát hại dã man, nên chỉ còn lại Boi, ông sống lâu hơn đối thủ bất hạnh của mình mười một năm nữa và mặc nhiên được coi là thủ lĩnh của cờ Vua lúc bấy giờ. Năm tháng qua đi, ở Italy lại xuất hiện thêm một tay cờ tài hoa nữa tên là Gioachino Greco, ông xuất thân từ tầng lớp dưới nhưng lại đứng trên tất cả những kỳ thủ đương thời. Ở Italy ông không có đối thủ, sau đó ông sang Pháp, Anh và Tây Ban Nha, cũng không ai thắng nổi ông. Là một kỳ thủ lãng tử, ông chẳng mấy khi ghi chép lại những ván cờ của mình và do đó người đời sau không biết là ông đã chơi với những ai. Như vậy liệu có thể ghi tên ông vào các nhà vô địch thế giới không đoạt vương miện được chăng? Sau Greco khoảng một trăm năm cờ Vua thế giới bị nhấn chìm trong im lặng. Ở Italy sự ham thích cờ Vua dần dần bị tắt lịm. Nhưng rồi nó lại được bùng lên mạnh mẽ ở Pháp và Anh. André Philidor, như đã nói trên, được coi là nhà vô địch thế giới không chính thức vì người ta biết chính xác ông đã gặp những đấu thủ nào, vào lúc K 0046 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người nào và ở đâu. Ví dụ tại London vào năm 1747 ông đã thi đấu với Stamma (người Anh) và thắng với tỷ số 8-2. hay trong trận gặp Abraham Janssen ông cũng thắng với tỷ số 4-1. Tiếc rằng vào những năm tháng ấy người ta chưa nghĩ ra cách thuận tiện để ghi chép ván cờ như bây giờ nên phần lớn những ván cờ hay như vậy đều bị thất lạc. Thời đó những kỳ thủ xuất sắc nhất Châu Âu đã có dịp gặp nhau. Philidor không gặp đối thủ ngang sức nào ở Hà Lan, Brussels và ngay trên đất nước mình. Trong số những người thua ông có những người Pháp như Legal, Bernar, Karlio, Leje, bá tước Brühl, người Italy như Verdoni, người Anh như Boudler, Wilson, Etvid… Riêng phần lý thuyết về cờ cũng đã mang đến cho Philidor vinh quang không nhỏ. Nếu lúc bấy giờ có tước hiệu vô địch thế giới thì ông quả là một nhà vô địch xứng đáng nhất. NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX TRÊN ĐẤU TRƯỜNG CỜ Vua quốc tế các lực lượng chính được phân bố ở hai phía của eo biển Manche. Năm 1827 tại ngoại ô Paris đã diễn ra cuộc đấu nảy lửa giữa danh thủ người Anh Lewis (1787-1840) và danh thủ người Pháp Deschapelles (1780-1847). Tám năm sau một người Pháp Louis-Charles Mahé de Labourdonnais (1797-1840) đã kế tục thành công truyền thống của Philidor. Mùa hè năm 1834 ông đấu 6 trận liền với kỳ thủ mạnh nhất nước Anh là Alexander McDonnell (1798-1835). Trận đấu theo kiểu hàng K 0047 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người loạt xê-ri như thế này diễn ra tại London khiến người xem lúc bấy giờ rất thú vị. Kết quả chung cuộc Labourdonnais thắng 4 trận thua 2 trận với tỷ số cuối cùng là thắng 45 thua 27 hoà 13. Cuộc đấu tay đôi giữa hai kiện tướng danh tiếng đã để lại di sản sáng tạo phong phú. Lần đầu tiên còn giữ lại cho đời sau tất cả các ván cờ. Chúng được ghi lại, in ấn, sau đó còn được tái bản nhiều lần có bình luận và ghi chú, trở thành công trình nghệ thuật rực rỡ bất hủ của các kiện tướng lớp tiền bối, trở thành đối tượng nghiên cứu và là nguồn cổ vũ cho nhiều tài năng trẻ. Labourdonnais và McDonnell ra đi quá sớm (một người ở tuổi 43, một người ở tuổi 37) khiến khó xác định được ai là nhà vô địch lúc bấy giờ. Nhìn chung đấu thủ người Pháp chơi trội hơn, tuy nhiên ở những ván cuối người ta nhận thấy McDonnell chơi khá thành công. Không lâu sau đó đã xuất hiện những người kế thừa xứng đáng của họ: ở Anh có nhà nghiên cứu văn học Howard Staunton (1810-1874), còn ở Pháp là đại uý cận vệ Hoàng gia Pierre de Saint Amant (1800-1872). Mới đầu những trận đấu giữa họ cho thấy tỷ số nghiêng về Saint Amant, nhưng sau đó vào năm 1843, Staunton đến Paris và hạ đối thủ của mình với tỷ số khá đậm 11-6 (với 4 ván hoà). Staunton trở về Anh suýt nữa trở thành người anh hùng dân tộc. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của người Anh đối với người Pháp. Nước Anh cuối cùng K 0048 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người đã chào đón giờ phút của mình. Cùng thời gian đó còn xuất hiện thêm những cao thủ ở các thủ đô Berlin, Vienna, Budapest, Saint Petersburg… Trận đấu giữa Staunton và Saint Amant đã kết thúc thời kỳ các cuộc thi đấu được tính chỉ qua đại diện mạnh nhất của hai nước. Tuy là hai nước mạnh nhất về cờ lúc bấy giờ nhưng chắc chắn đó chưa phải là thế giới. Một ý tưởng mới đã được khai phá là tiến hành các giải đấu quốc tế lớn. Những người Anh tự hào về Staunton đã đề xuất sáng kiến đó. Họ muốn ông được công nhận là người mạnh nhất thế giới. Thế rồi lý do đã được tìm ra: năm 1851 London chuẩn bị tiến hành triển lãm thế giới, giải đấu sẽ được tiến hành song song với sự kiện này. Staunton đã gửi đi lời mời riêng của mình như sau: “Xuất phát từ lòng mong muốn trả lời câu hỏi về sức mạnh đích thực của các kỳ thủ hiện nay, chúng tôi sẽ tổ chức một giải đấu tại London cho tất cả những ai mong muốn.” Trận đấu này đi vào lịch sử vì lần đầu tiên các trận đấu cờ Vua được quốc tế hoá. Trong khi bắt đầu trận đấu thì vì nhiều lý do khác nhau, Saint Amant, Lasa, Petrov và Shumov không tham gia. Riêng Jaenisch thì đến quá muộn. Như vậy cuộc đấu có sáu khách quốc tế và mười người Anh. Chỉ có sứ giả năm nước là Anh, Pháp, Đức, Áo, Hung đến dự giải. Tổng cộng là mười sáu người. K 0049 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Với số đấu thủ như vậy, lúc đó người ta tổ chức đấu loại trực tiếp. Các đấu thủ xếp cặp với nhau bằng cách bắt thăm. Vòng đầu mười sáu đấu thủ được chia thành tám cặp. Sau ba ván nếu ai thua sẽ bị loại ngay. Vượt qua được vòng một để vào vòng hai còn lại tám đấu thủ là: Anderssen, Szén, Wyvill, Kennedy, Williams, Mucklow, Staunton và Horwitz. Vòng hai có bốn cặp, số ván đánh được quy định là bảy, ai thắng sẽ tiếp tục vào vòng ba. Tám đấu thủ đều nuôi hy vọng, tuy vậy chỉ còn bốn người vào được vòng ba, đó là Staunton, Williams, Wyvill và Anderssen. Tại cuộc đấu này các đấu thủ được nghĩ nước đi không hạn chế thời gian, mỗi ngày họ gặp nhau trên bàn cờ từ 11 giờ trưa cho đến 7 giờ tối. Staunton vượt qua hai vòng đầu một cách ổn thoả, người Anh rất hy vọng, nhưng ở vòng bán kết ông này gặp kỳ thủ người Đức Anderssen và bị Anderssen đánh bại với tỷ số đầy thuyết phục 4-1. Kết quả này làm người Anh rất thất vọng. Vào chung kết những người Anh chỉ còn trông đợi vào kỳ thủ đồng hương của mình là Wyvill nhưng rốt cuộc ông này cũng thể nào trụ lại được, đành chịu thua Anderssen 4-2 (và 1 ván hoà). Thế là Anderssen trở thành nhà vô địch của giải đấu lịch sử này. Khi đó có thể gọi Anderssen là nhà K 0050 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người vô địch thế giới được không? Qua trận đấu này, Anderssen (1818-1879) đã trở thành người chơi cờ giỏi nhất châu Âu. Những ván cờ của ông là những đòn phối hợp tuyệt đẹp, có thể nói không quá đáng rằng ông là người đại diện tiêu biểu cho phong cách chơi này. Những nước đi của ông thật táo bạo vì cách chơi của ông lấy tấn công làm chính, những đòn phối hợp chớp nhoáng hết sức lô-gích, có lẽ vì ông vốn là một giáo viên toán. Uy tín của Anderssen rất lớn và ông đã giữ được uy tín đó trong nhiều năm. Người ta hâm mộ và học tập phong cách chơi mới của ông. Những người Anh tuy chịu thua nhưng đã không tôn vinh Anderssen vào danh hiệu đó, không phải vì Anderssen không phải là đồng bào của họ mà còn một lý do khác: lúc đó ở Mỹ cũng đang có những trận đấu cờ rất thú vị. Và tiếp theo sau đó là chuyến viễn du châu Âu đầy ấn tượng của Paul Morphy. Năm 1862 London lại tổ chức giải quốc tế lần thứ hai, Anderssen lại thắng, khôi phục cho mình danh tiếng kỳ thủ mạnh nhất châu Âu. BÂY GIỜ MỜI CÁC BẠN HÃY TẠM XA RỜI CÁC trận đấu để đi thăm một vài trung tâm cờ. Nói trung tâm thì hơi quá, có lẽ nên gọi là các tụ điểm chơi cờ thì đúng hơn. Tại Paris phồn vinh và hoa lệ có một địa danh khá nổi tiếng trong làng cờ. Đó là quán cà phê K 0051 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Régence. Cách Louvre không xa, ở trung tâm Paris, trên phố Saint Honoré có ngôi nhà số 161, đó là quán cà phê Régence. Mặt chính của nhà khắc dòng chữ “Xây dựng năm 1718” cùng bức phù điêu tạc hình Jeanne d›Arc (tương truyền rằng năm 1429 người phụ nữ anh hùng này đã bị thương tại đây trong khi đánh đuổi quân Anh khỏi Paris). Từ ngày có quán, các tao nhân mặc khách, các nhà văn, nhà báo và các kỳ thủ thường hay lui tới. Có bao nhiêu kiệt tác cờ đã được tạo nên bởi hàng chục thế hệ đấu thủ tại quán này. Ở đây từng hiện diện Deschapelles kiêu hãnh đánh gục đối thủ bằng những đòn phối hợp sắc sảo, có Staunton trong trận quyết đấu với Saint Amant đem vinh quang về cho nước Anh, có Morphy huyền thoại khiến cả làng cờ châu Âu khâm phục. Sau những cái bàn đá cẩm thạch của quán là những trận đấu vang dội của Labourdonnais, Adolf Anderssen, Wilhelm Steinitz, Mikhail Chigorin, Emanuel Lasker, José Capablanca, Alexander Alekhine… tất cả đã hào phóng chia sẻ với người đời những ván cờ bất hủ của mình. Quán đã chứng kiến biết bao khải hoàn và thất bại trong các thế kỷ. Họ mang lại cho ông chủ quán Lefèvre thu nhập và uy tín. Tên tuổi của các danh kỳ là thứ quảng cáo tốt nhất cho quán. Quán cà phê Régence trở nên tiêu biểu cho sự hùng mạnh K 0052 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người của cờ Vua Pháp. Vào năm 1777 vở hài kịch Hãy chiến thắng Philidor được diễn ở đây với nội dung: Nhạc sĩ trẻ Richard yêu say đám nàng Doria xinh đẹp, con gái chủ quán cà phê, đến cầu hôn nàng. Nhưng ông chủ quán ngang ngạnh đặt điều kiện: muốn lấy con gái ông phải chơi cờ thắng Philidor. Chàng nhạc sĩ vô cùng thất vọng. Philidor nghe tin bèn tìm cách giúp đỡ đôi uyên ương. Ông mời chàng đến thi đấu và quyết làm cho chàng thắng cuộc. Chàng nhạc sĩ đáng thương không hề hay biết dự định đó, hồi hộp và lo sợ nên chơi rất dở. Bỗng ở phòng bên vang lên giai điệu một bài ca, người hát là Doria, nàng muốn dùng tiếng hát làm Philidor sao lãng cuộc cờ để người yêu nàng chiến thắng. Không ngờ khi lắng nghe bài hát quen thuộc, Philidor quên phắt dự định ban đầu cứ thế đánh thắng luôn đối thủ. Vị hôn phu đen đủi vô cùng đau khổ. Ân hận vì lỗi lầm của mình, Philidor bèn dùng đến giải pháp cuối cùng: tuyên bố mình sẽ rời bỏ quán sang chơi cờ ở nơi khác nếu chủ quán không chịu gả con gái cho chàng nhạc sĩ. Chủ quán cuống quýt, vừa không muốn mất con gái vừa không muốn quán phá sản. Cuối cùng thì ích lợi về kinh tế đã thắng, ông chủ quán đành chấp nhận lời cầu hôn của chàng nhạc sĩ trong sự hoan hỉ của tất cả mọi người có mặt. Nhà triết học, nhà văn, nhà bách khoa toàn thư lỗi lạc của Pháp là Denis Diderot đã mô tả quán này: “Vào những ngày rét mướt hoặc mưa dai dẳng, tôi K 0053 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người thường đến quán cà phê Régence để say mê theo dõi cuộc cờ. Paris đích thực là trung tâm của thế giới, còn quán Régence đích thực là trung tâm của Paris. Ở đây có Legal sâu sắc, Philidor tế nhị, Maio chu đáo… ở đó bạn sẽ thấy những nước cờ hay đáng kinh ngạc hay những ván cờ ngu ngốc nhất…” Kiến trúc sư Diupezar đã dùng tài nghệ của mình cách điệu hoá toàn bộ nội thất của quán bằng những biểu tượng cờ. Trên trần phòng lớn được vẽ 64 ô vuông đen trắng, ở các bức tường là hình nổi các quân cờ cùng với tên các kiện tướng: Ruy Lopez, Greco, Stamma, McDonnell… Ở hai góc tối lờ mờ là hai bức chạm khắc: Paul Morphy đang chơi cờ mù với một nhóm kỳ thủ và chân dung Turgenev. Bên trong một chút là chiếc bàn của Napoleon và bức tượng bán thân của Philidor do con trai ông tặng cho quán, rồi đến chân dung của Alekhine… Trong quán cà phê luôn là bầu không khí tận tâm, chung thuỷ với nghệ thuật cờ. Chính cái tinh thần nhẹ nhàng, không gợn ưu tư trải qua hàng thế kỷ ở quán này khiến nó trở thành đề tài để nhà vô địch thế giới Emanuel Lasker viết nên thiên truyện ngắn duy nhất của mình: Victor trở thành kỳ sư ra sao. Jean-Jacques Rousseau, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp là khách thường xuyên của quán. Ông rất thích chơi cờ Vua, khốn nỗi những tác phẩm triết học lúc nào cũng luẩn quẩn trong đầu. Cứ mỗi K 0054 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người lần đến quán ông đánh cờ, bàn luận sôi nổi, hôm sau vừa bước vào ông tuyên bố đã tìm ra bí quyết đánh thắng tất cả, ông ngồi vào bàn hăng hái thi đấu để rồi nhận… phần thua. Nhưng lần sau vào quán ông lại cười ha hả thông báo đã tìm ra một phương pháp mới để hạ mọi đối thủ… Tính vui vẻ và đãng trí bác học của ông không gây phiền phức cho ai, ngược lại mọi người đều chào đón ông với một mối thiện cảm không cần phải che dấu. Robespierre, một chính khách nổi bật trên chính trường Pháp với tính cương quyết, sòng phẳng cũng là một đệ tử nhiệt thành của quán. Khi đánh thua ông sẵn sàng chấp nhận hình phạt của đối thủ. Một lần chơi với một người trẻ tuổi, bị thua liền mấy ván, trước khi ra về, ông hỏi: “Thế tôi phải làm gì cho anh đây?” “Xin mời ông ký vào đây!” chàng trai chìa ra tờ giấy viết sẵn lệnh ký tha tội chết cho hầu tước De Meriu. “Ồ, thế này…” ông ngạc nhiên nhưng chàng trai đã ngắt lời: “Ông phải ký thôi, vì ông thua cơ mà.” Robespierre đặt bút ký và hỏi: “Nhưng anh là ai?” “Tôi là hôn thê của ông ấy.” Chàng trai nói xong liền cởi bỏ khăn bịt đầu và trước mặt ông là một cô gái, cô đã làm chuyện táo bạo để cứu người yêu. Còn Voltaire, nhà văn, nhà soạn kịch kiệt xuất của nước Pháp thì sao? Ông rất mê cờ, hàng ngày hay đến quán nhưng chỉ chơi với một đối thủ duy nhất là cha Adam. Khi thắng ông rất mãn nguyện nhưng khi thua mấy ván liền ông liền lật úp bàn K 0055 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người cờ lại và than thở: “Trời ơi, tôi đã bỏ phí mất hai tiếng đồng hồ để ngồi đẩy những mẩu gỗ vớ vẩn này. Chẳng thà để thời gian viết một vở hài kịch còn hơn.” Có lẽ hai cường quốc cờ Vua là Pháp và Anh không lúc nào chịu kém nhau, nếu ở Paris có quán Régence lừng danh thì tại thủ đô London cũng có tiệm cà phê Simpson nổi tiếng. Chính trận đấu giữa McDonnell và Labourdonnais đã diễn ra tại quán này. Thậm chí có lần giải vô địch cờ Vua toàn nước Anh không phải được tổ chức ở một lâu đài (trong lúc ở London có biết bao lâu đài tráng lệ!) mà được tổ chức tại chính tiệm cà phê Simpson. Lần đó một giáo sư xã hội học kiêm sử học tên là Bekerli đã giành được giải vô địch. Trong số khách hay đến Simpson có Staunton, Anderssen, Kiderixki, Steinitz, Sukettort… Khi sang thăm nước Anh, Morphy có đến đây và đã ghi lại trong sổ lưu niệm của quán như sau: “Quán của ngài là nơi tôi thấy dễ chịu nhất London.” NHƯ VẬY, QUA BỐN THẾ KỶ, CỜ VUA ĐÃ PHÁT triển mạnh mẽ tại châu Âu. Vào giữa thế kỷ XVIII, như ta đã biết Philipp Stamma đã nghĩ ra một cách đơn giản để đánh dấu tất cả các ô của bàn cờ và đã rất thành công: Các cột dọc của bàn cờ được đánh dấu bằng những chữ cái Latin từ a đến h: a, b, c, d, e, f, g, h, còn các hàng ngang được đánh dấu bằng K 0056 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người các chữ số Ả-rập từ 1 đến 8. Như vậy việc ghi chép ván cờ, bình luận cũng như tiến hành chơi cờ bằng thư, cờ tưởng (không nhìn bàn) đã có được phương tiện thông tin rất thuận tiện. Stamma được gọi là nhà cải cách lớn và hệ thống ký hiệu của ông vẫn được dùng cho đến ngày nay, tuy rằng sau đó M. Gisen (cũng người Pháp) có cải tiến thêm đôi chút. Paul Morphy SAU KHI PHILIDOR VĨ ĐẠI MẤT GẦN MỘT TRĂM năm thì trong làng cờ xuất hiện một ngôi sao chói lọi, vượt hơn hẳn các nhà chơi cờ đương thời, đó là Paul Morphy. Tổ tiên của Morphy là người xứ Iceland, một hòn đảo lớn ở Bắc Băng Dương. Đảo này có cùng vĩ độ với các nước Na Uy, Thuỵ Điển nên băng tuyết phủ hầu như quanh năm. Đến đời ông nội của Morphy thì gia đình chuyển sang Tây Ban Nha và sau đó, khi ông nội Morphy, vốn là một tướng hải Paul Morphy (1837-1884) quân trong quân đội hoàng gia Tây Ban Nha, đi nhậm chức thì cả nhà theo ông chuyển sang New K 0057 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Orleans (Mỹ). Cha của Morphy là người có tiếng tăm ở vùng này, là uỷ viên của Hội đồng chính phủ bang Louisiana. Ngày 22 tháng Sáu năm 1837, cậu bé Paul Morphy chào đời. Lên chín, lên mười thì Paul bắt đầu làm quen với cờ. Chỉ vài năm sau cậu bé mười hai tuổi đã đánh thắng dễ dàng cha và chú mình là Ernest, sau đó đánh thắng một nhà chơi cờ có tiếng ở New Orleans là Rousseau. Ván thắng này đã được đăng trên tạp chí Régence, một tạp chí cờ Vua có uy tín lúc bấy giờ. Năm mười ba tuổi, Morphy chơi hai ván cờ với kiện tướng gốc người Hungary là Johann Jacob Löwenthal. Ván đầu kết thúc hoà, ván thứ hai Morphy thắng. Hai ván cờ này đã gây một tiếng vang lớn. Báo chí lúc bấy giờ đánh giá Morphy là: “Có đầy đủ phẩm chất của một kiện tướng thực thụ!”(Lúc đó chưa có danh hiệu đại kiện tướng nên kiện tướng là danh hiệu cao nhất của các nhà chơi cờ.) Năm 1857, nước Mỹ tổ chức đại hội cờ Vua tại New York, Morphy hai mươi tuổi tham gia giải, đã đánh thắng tất cả các kiện tướng tài giỏi của Mỹ lúc bấy giờ, giành chức vô địch một cách xứng đáng. Cũng vào năm đó, Morphy bắt đầu tổ chức những trận đánh với nhiều người cùng một lúc, thắng với tỷ số 85-4 và tiếp theo chơi có chấp trước đối với các kiện tướng. Năm sau, bạn bè thay mặt Paul gửi K 0058 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người một bức thư thách đấu với nhà vô địch nước Anh lúc bấy giờ là Howard Staunton với bất kỳ điều kiện nào. Trong thư trả lời Staunton khuyên Morphy nên làm một chuyến viễn du sang châu Âu để có dịp gặp các đấu thủ mạnh nhất ở lục địa này. Thế là “được lời như cởi tấm lòng” ngày 9 tháng Sáu năm 1858 chiếc thuyền lớn Avaria chở Morphy rời cảng New York, bắt đầu một chuyến đi mà sau này làm chấn động cả làng cờ Vua ở châu Âu. Những cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra tại nước Anh. Đấu thủ đầu tiên của Morphy là Berns; Morphy đã đánh thắng ông này với tỷ số tổng cộng là 19-7 (hoà 1 ván). Tiếp theo đó, Morphy đấu với một loạt các danh thủ của nước Anh và thắng họ một cách dễ dàng: thắng Boden 5-1, Bird 10-1, Löwe 6-0, Medley 3-0 và Owen 4-1. Cả London cũng như cả nước Anh bàng hoàng kinh ngạc trước sự xuất hiện của chàng trai ngoại quốc hai mươi mốt tuổi. Xin nhớ rằng nước Anh vào lúc đó là một cường quốc có uy tín bậc nhất châu Âu về cờ, tên tuổi những danh thủ của họ được cả châu Âu kính nể. Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Staunton, Morphy có chơi hai ván cờ qua thư với Staunton và thắng cả hai. Tuy nhiên, ngồi vào đấu chính thức thì hai người chưa gặp nhau. Tiếp theo là trận Morphy thắng Johann Löwenthal với tỷ số 9-3. Tháng sau, trong lúc vẫn còn là khách của nước Anh, Morphy gặp lại John Owen và chấp trước một Tốt và một nước đi mà vẫn thắng Owen với tỷ số 5-0. K 0059 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Sau đó Staunton hẹn với Morphy sẽ gặp nhau đấu chính thức vào mùa thu năm ấy. Morphy nóng lòng chờ đợi. Tuy nhiên trên báo chí London đã có những lời ghen tỵ, công kích Morphy. Đã xuất hiện những bài với lời lẽ thiếu thiện chí, đại loại như một tác giả đã viết: “Ở ta (nước Anh) vốn từ lâu đã có lệ nghiêm ngặt là người muốn thách đấu với nhà vô địch bắt buộc phải có người phò tá và phải nộp trước một số tiền bảo đảm. Vậy mà ngài Morphy lại thiếu cả hai thứ đó!” Sau đó Morphy rời nước Anh sang nước Pháp. Tại đây Morphy đã chơi một trận với nhà vô địch Pháp lúc bấy giờ là Daniel Harrwitz và thắng với tỷ số 5-2, rồi lại chơi cờ tưởng (không nhìn bàn) trên sáu bàn và thắng cả sáu. Trong khoảng tháng Mười và tháng Mười một năm đó (1858) Morphy đánh với kiện tướng Saint Amant (ông này vốn là đối thủ của Staunton vào năm 1843) và thắng với tỷ số 5-0. Cũng như nước Anh, nước Pháp thật sự sửng sốt và khâm phục kỳ thủ trẻ tuổi người Mỹ này. Cũng trong thời gian ấy, Morphy nhận được thư của Staunton và của thư ký câu lạc bộ cờ Hepton ở Anh yêu cầu Morphy cho biết ngày tháng chính xác cho trận gặp Staunton và đề nghị nói rõ thêm điều kiện thi đấu. Đột nhiên cuối tháng Mười một năm đó, Staunton cho công bố trên tờ báo Illustrated London News bức thư của mình. Trong thư Staunton báo tin cho độc giả là lời thách đấu của Morphy đối với ông K 0060 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người có kèm theo một số điều kiện, vì vậy ông không thể đấu với Morphy trong thời gian sắp tới được. Morphy đã công bố thư trả lời, nêu rõ một số sự thật về việc chuẩn bị trận đấu là không đặt bất kỳ điều kiện gì và phê phán thái độ thiếu thiện chí của báo chí Anh. Trên đất Pháp, Morphy tiếp tục thi đấu có kết quả. Từ ngày 20 tháng Mười hai đến ngày 28 tháng Mười hai năm 1958 tại Paris đã diễn ra trận đấu lịch sử giữa Paul Morphy với Adolf Anderssen. Trận đấu làm sôi động Paris, thu hút rất nhiều khán giả vì Anderssen là một đấu thủ có uy tín lớn nếu không nói là lớn nhất ở châu Âu lúc bấy giờ. Cả châu Âu nín thở chờ cuộc quyết đấu giữa hai lục địa. Morphy không hề chú ý đến người mình sẽ gặp là ai, tiếng tăm ra sao, trước mặt ông là một người chơi cờ và ông đánh cờ với người đó một cách vô cùng thích thú, thế thôi! Còn Anderssen không ngờ mình gặp phải một địch thủ ghê gớm như vậy, mặc dù hết sức cố gắng, vận dụng hết tài nghệ của mình, ông cũng đành chịu thua Morphy với tỷ số chung cuộc 2-7. Sau đấy hai người còn gặp nhau một trận nữa. Morphy lại chứng minh sức cờ hoàn hảo của mình bằng trận thắng thứ hai với tỷ số 5-1. Trận đấu cuối cùng trong chuyến chu du ở Pháp lần này là trận đấu giữa Morphy và vị chủ tịch câu lạc bộ cờ London Augustus Mongredien (ông này sang Pháp để đấu với Morphy). Mongredien đã thua Morphy với tỉ số tuyệt đối 0-7. Trước khi Morphy K 0061 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người lên đường, nước Pháp, với truyền thống văn hoá và mến khách, đã tổ chức một buổi lễ chiêu đãi hết sức trọng thể để tiễn đưa vị khách quý. Ngày 10 tháng Tư năm 1859, Morphy rời Paris quay lại nước Anh. Tại đây, Morphy đã thi đấu đồng thời với nhiều người và không thua trận nào. Đặc biệt nhất là trận đấu cùng lúc với năm kiện tướng kiệt xuất của nước Anh: Rivière, Boden, Barnes, Bird và Löwenthal. Kết quả Morphy thắng 2, hoà 2, thua 1. Ngày 30 tháng Tư năm đó, Morphy kết thúc chuyến đi thăm và thi đấu đầu tiên thành công rực rỡ ở châu Âu. Ông đáp con tàu Olympic về nước. Nước Mỹ chào đón ông trở về như chào đón một người anh hùng. Từ đó, trong khi đấu cờ với những người đồng hương của mình, ông luôn luôn chấp quân và chấp nước đi. Mặc dù đã chấp, ông vẫn thắng. Ở Hungary có một người vừa là kiện tướng cờ Vua, vừa là chủ ngân hàng tên là Ignatz Kolisch. Năm 1862 ông ta gửi thư thách đấu với Paul Morphy. Lưu ý đến thành tích của đấu thủ trẻ này, Morphy hứa sẽ lại đi thăm châu Âu và sẽ thu xếp để có thời gian đấu với Kolisch. Năm 1863, Morphy lại đáp tàu thuỷ vượt Đại Tây Dương sang Pháp. Trên đất Pháp, vốn đã trở thành quen thuộc với ông, Morphy đấu một số trận với các danh thủ Pháp và thắng họ một cách dễ dàng. K 0062 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Bắt đầu có những hiệu cho thấy ông không tìm được đối thủ xứng đáng của mình và hứng thú chơi cờ của ông cũng không còn sôi nổi như trong chuyến đi đầu tiên nữa. Khi Kolisch viết thư cho ông và nhắc lại lời ông hứa về trận đấu với mình thì Morphy đã cho công bố trên tạp chí cờ Nouvelles Régence lời từ chối của mình. Ông viết cho Kolisch: “Trước kia, khi được biết một số thắng lợi của ngài, có lúc tôi cho rằng ngài đã chơi vượt hẳn các đấu thủ mà tôi sẽ đọ tài ở châu Âu. Nhưng được xem kết quả các trận đấu của ngài với Paulsen và Anderssen mà tỉ số hoàn toàn không có lợi cho ngài, tôi thấy mình không còn bị ràng buộc bởi lời hứa với ngài trước đây.” Sau một thời gian ở Pháp, Morphy quay về và có ghé thăm Cuba, gặp và đấu với nhà vô địch cờ Cuba lúc bấy giờ là Félix Sicre và một số trận khác. Vào mùa xuân năm 1867, Morphy còn sang Pháp một lần nữa, nhưng chủ yếu là để đi dự triển lãm quốc tế ở đất nước mà ông vốn có cảm tình: Trong chuyến đi cuối cùng này, ông không hề ghé vào quán cà phê Régence và cũng không thi đấu với ai một ván nào. Ván đấu cuối cùng trong cuộc đời chơi cờ của Morphy là vào năm 1869, đó là ván cờ chơi với người bạn thuở thơ ấu của mình tên là Charles Maurian, có chấp một quân Mã. Và từ đó trở đi Morphy không bao giờ chơi cờ nữa, ông sống trong một tâm trạng K 0063 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người buồn chán và âu sầu. Có người nói rằng việc không có địch thủ làm ông buồn bã, có người lại cho rằng do không gặp gỡ được với Staunton làm ông như còn mang mối hận. Không rõ ý kiến nào đúng hơn, hoặc có lẽ là cả hai. Chỉ biết rằng về cuối đời, ông hoàn toàn thờ ơ với cờ đến nỗi vào năm 1883, khi Steinitz, nhà vô địch thế giới tương lai, đến New Orleans thăm ông, hai người cũng chỉ chuyện trò với nhau được có mươi phút. Ngày 10 tháng Bảy năm 1884, Paul Morphy qua đời tại quê nhà vì bệnh chảy máu não, thọ 47 tuổi. ĐẶC ĐIỂM CHƠI CỜ CỦA MORPHY NHƯ THẾ NÀO? Vì sao ông đạt được đỉnh cao rực rỡ như vậy? Rất nhiều người muốn tìm hiểu về ông. Sau này, nhà vô địch thế giới người Liên Xô là Vasily Smyslov đã đánh giá về Morphy: “Cờ đối với Morphy là một nghệ thuật, còn Morphy đối với cờ là một nghệ sĩ vĩ đại… Các ván cờ của Morphy đã trở thành những tác phẩm kinh điển về cờ.” Hàng loạt các nhà vô địch thế giới sau này đều đánh giá rất cao tài năng của ông, coi ông như người thầy của mình. Morphy đã giải quyết thành công việc đánh giá các quân trên bàn cờ. Ông không coi thường luận điểm của Philidor về vai trò của các Tốt, song ông đã tìm ra sức mạnh không phủ nhận được của các quân Mã, Tượng, Xe… Cách đánh của ông hoàn toàn K 0064 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người hiện đại. Chiến lược cơ bản trong giai đoạn ra quân của ông là tranh thủ từng nước đi, tập trung Tốt và các quân chiếm khu trung tâm một cách nhanh chóng nhất. Đối với Morphy, điểm tập trung lực lượng quyết định là khu trung tâm chứ không phải là khu vực Vua đối phương. Sau khi phát triển quân, Morphy tạo ra các đường mở. Theo các đường mở công phu và sáng tạo này, các quân của Morphy chiếm lĩnh được trận địa đối phương. Những điểm yếu của đối phương sẽ bị trả giá rất đắt. Morphy đưa quân xung trận vào từng điểm, đánh tan dần lực lượng phòng thủ của đối phương và kết thúc thắng lợi ván cờ. Các đối thủ của Morphy bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức nghiền ngẫm các ván cờ của ông, họ đã nhận ra thế trận liên hoàn giữa các quân của Morphy là hết sức hài hoà, chặt chẽ. Thậm chí họ còn thấy như huyền bí khi cũng những quân cờ ấy thôi, nhưng nằm trong tay Morphy lại có một sức công phá thần diệu. Tự bản thân những ván cờ của Morphy nói lên lý thuyết của ông. Morphy viết rất ít. Năm 1859, ông giúp cho bạn mình xuất bản tập Những ván cờ chọn lọc của Morphy. Sau đó ông viết một số bài cho tạp chí New York thuyết minh các ván cờ giữa Labourdonnais và McDonnell, cũng như một số ván cờ tàn giữa Morphy và Löwenthal. Sau này một số bạn bè của ông tập hợp các ván cờ của ông lại và cho ra đời tập sách Paul Morphy: Thắng lợi ở các K 0065 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người trận đấu với Anderssen, Löwenthal và Harrwitz. NGƯỜI TA THƯỜNG NÓI TỚI HAI HƯỚNG CHƠI chính trong môn cờ Vua. Như ta biết, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX cờ Vua đã có những bước phát triển mới. Từ các trung tâm cờ ở Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cờ Vua phát triển nhanh chóng sang Pháp rồi đến Anh, Đức, Nga… Đến giữa thế kỷ XIX thì hình thành hai hướng khác nhau. Hướng thứ nhất là lối khai cuộc phối hợp và tiếp theo là các đòn phối hợp được mở đầu bằng trường phái Italy được các nhóm đại kiện tướng thành Modena phát triển. Đến đầu thế kỷ XIX, tiếp thu và chơi khá thành công theo hướng này là các nhà chơi cờ cự phách ở Pháp: Xarat, Deschapelles, Kideritxki và một số đấu thủ thuộc “Chòm sao Berlin” ở Đức. Hướng thứ hai là chơi theo thế trận liên hoàn. Hướng chơi này được Philidor sáng tạo vào giữa thế kỷ XVIII và được các bậc chơi cờ tài hoa về sau ủng hộ: ở Pháp có Saint Amant, ở Anh có Staunton, Williams, Wyvill… Cho đến ngày nay, trong đội ngũ kiện tướng, đại kiện tướng và các nhà vô địch có một số chơi theo đòn phối hợp, một số khác lại có khuynh hướng chơi theo thế trận liên hoàn. Nhưng bởi vì trình độ cờ ngày nay càng được nâng cao nên sự phân biệt giữa hai phong cách chơi này ngày càng lu mờ. Các đấu thủ tài ba ngày nay đã phối hợp các phong K 0066 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người cách đó với nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho đấu pháp của mình. Cho nên việc xếp một đấu thủ nào đó vào một trong hai khuynh hướng trên chỉ là tương đối, chỉ nhằm nhấn mạnh đến một mặt nào đó trội hơn của đấu thủ đó mà thôi. Paul Morphy qua đời năm 1884, tiếc rằng ông không sống thêm được hai năm nữa để chứng kiến một bước ngoặt lớn lao trong phong trào cờ Vua thế giới: năm 1886, trận đấu chính thức đầu tiên để phong danh hiệu Vô địch thế giới được tổ chức. Đó là giải vô địch cờ Vua cấp cao nhất và quan trọng nhất được tổ chức liên tục trong một trăm năm qua trên hành tinh chúng ta. Đó là cuộc đua tài ở đỉnh cao nhất giữa các đấu thủ mạnh nhất ở các lục địa. Chính những trận đấu giành danh hiệu vô địch thế giới ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cùng với các giải đấu quốc tế là tiền đề cho sự ra đời của một tổ chức cờ Vua lớn nhất thế giới: Liên đoàn cờ Vua quốc tế FIDE (viết tắt theo tiếng Pháp là Fédération Internationale des Échecs) mà ngày nay số quốc gia thành viên đã lên tới khoảng 160. CHƯƠNG II: NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TIÊN “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.” Tôn Tử (Trung Quốc) Từ giữa cho đến cuối thế kỷ XIX, môn cờ Vua đã phát triển khá mạnh ở châu Âu và châu Mỹ. Nhiều đấu thủ cờ đầy tài năng xuất hiện. Và như vậy, một cách tự nhiên, người ta nghĩ đến những cuộc đấu quốc tế lớn để chọn người chơi cờ giỏi nhất thế giới. Từ xưa tới nay, khi hai người ngồi vào bàn cờ thì một câu hỏi tự nhiên được đặt ra: “Ai là người mạnh hơn?” Câu hỏi xuất hiện từ khi cờ được sáng tạo ra trên thế gian này. Rồi đến câu hỏi tiếp theo: “Ai là người mạnh nhất?” Và cuối cùng là câu hỏi cực kỳ hấp dẫn: “Ai là người mạnh nhất thế giới?” Nhà vô địch thế giới! đó là những thần tượng thể thao của nhân loại! Các dũng sĩ của Olympic Hy Lạp cổ xưa sau khi được đội vòng nguyệt quế K 0068 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người chiến thắng, tên tuổi được khắc vĩnh viễn vào đá cẩm thạch, tượng họ được dựng trong những lâu đài, nhà thờ, những kỳ tích của họ được mô tả bằng những vần thơ bất hủ. Trong thời đại chúng ta Muhammad Ali là nhà vô địch thế giới quyền anh huyền thoại bởi vì tất cả các đấu thủ khác đều dưới tay ông, khi còn ông trên võ đài thì không ai vượt qua được. Pelé “ông vua bóng đá” đã được thừa nhận. Dù có nhiều cầu thủ tài năng mới xuất hiện trên cầu trường nhưng tất cả đều tôn thờ ông, ông giỏi hơn tất cả! Còn nhà vô địch cờ Vua là con người chiến thắng trong cuộc đấu trí, thông minh nhất, có trí tuệ siêu việt nhất đã đánh thắng tất cả các kỳ thủ khác. Từ cổ chí kim con số những đại cao thủ như vậy vô cùng ít ỏi, chỉ khoảng vài chục. Tên của họ được ghi bằng những dòng chữ vàng, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ loài người. Và như thế hiển nhiên chiếc ngôi báu trong vương quốc cờ sẽ là nơi tranh đoạt quyết liệt nhất, gay go nhất, đầy kịch tính, mang nhiều nét huyền thoại nhất. Nhà vô địch thì phải được kiểm nghiệm kỹ càng trên bàn cờ, có nghĩa là phải chứng minh rằng không có đối thủ nào qua mặt được anh ta. Nhà vô địch không được phép tránh né, e ngại trước bất cứ kẻ nào thách đấu với mình. Trong thời gian nhà vô địch ngự trị thì không thể có kẻ thứ hai ngang bằng với anh ta. Đó là nhà vô địch chân chính. Chính vì vậy trong cờ Vua, tước vị vô địch thế giới K 0069 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người mang một ý nghĩa tôn vinh đặc biệt so với các môn thể thao khác. Người được đội chiếc vương miện có những đặc quyền mặc nhiên và cũng có những nghĩa vụ hết sức khó khăn. Chiếc vương miện trong cờ Vua như ngôi sao bắc đẩu trên bầu trời cờ Vua, nó vẫy gọi hàng ngàn kỳ thủ vươn tới, sáng tạo nên những ván cờ bất hủ, tuyệt mỹ bằng những phong cách chơi kiệt xuất, đưa nghệ thuật cờ mỗi ngày tiến lên đỉnh cao mới. Wilhelm Steinitz CHÚNG TA ĐANG Ở VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX. CÁC trận đấu quốc tế lớn đã được tiến hành và người ta đang nói tới trận tranh chức vô địch thế giới. Điều khó khăn là làm thế nào để tập hợp được các nhà chơi cờ giỏi thời bấy giờ lại thi đấu với nhau. Nhất là sự đi lại giữa các nước cũng như giữa các lục địa lúc bấy giờ còn gặp nhiều trắc trở, không dễ dàng, thuận lợi bằng các phương tiện hiện đại như ngày nay. Vào năm 1862, trong giải quốc tế lần thứ hai được tổ chức tại London, có một vị khách quê ở Praha (thuộc đế quốc Áo-Phổ) tên là Wilhelm Steinitz từ thủ đô Vienna đến tham gia. Vị khách này đã thu hút sự chú ý của làng cờ nước Anh. Sau đó ông này cư trú luôn tại Anh vì ưa thích không khí cờ náo nức ở đây. Sức cờ của ông mạnh dần và K 0070 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người người ta gọi ông một cách tôn kính “Morphy của nước Áo” và những người Anh hy vọng chính ông sẽ đem chức quán quân về cho Anh quốc. Năm 1866 những người Anh nhiệt huyết đã tổ chức trận quyết đấu giữa Steinitz và Anderssen tại London. Nói chung người ta không tin tưởng lắm vào sự thắng lợi của Steinitz, ngay cả Staunton cũng cho rằng Steinitz đang liều lĩnh, có thể dẫn tới một sai lầm tệ hại, đánh mất uy tín của mình trước một Anderssen mạnh hơn hẳn. Nhưng kết quả trận đấu thật sửng sốt: Steinitz đã thắng Anderssen với tỷ số 8-6. Và chính tại cuộc đấu tay đôi đó, lần đầu tiên Steinitz đã thốt ra năm chữ “Nhà vô địch thế giới” để nói về chiến thắng của mình. Người Anh cho rằng điều đó là hoàn toàn đúng, ngay cả Lasker sau này cũng đã viết: “Tước vị nhà vô địch thế giới đã được phát minh ở Anh và từ lâu đã giành được sự công nhận và yêu chuộng rộng rãi trong thể thao ở đất nước này. Tước hiệu này do Steinitz sáng tạo ra khi ông chiến thắng nhà vô địch Đức Anderssen. Sau đó các đấu thủ luôn luôn thi đấu giành danh hiệu vô địch thế giới. Steinitz phải bảo vệ danh hiệu vô địch thế giới trước sáu kỳ thủ là Anderssen, Blackburne, Zukertort, Chigorin, Gunsberg và tôi. Chỉ đến năm 1894 ông mới đánh mất tước hiệu này sau suốt 28 năm tích cực bảo vệ nó.” Một số bách khoa toàn thư về cờ Vua cũng có những ý kiến giống như của Lasker. K 0071 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người Tuy nhiên còn có những ý kiến khác hẳn, họ chỉ gọi đó là trận quyết đấu mà thôi. Có những cơ sở quan trọng cho luận cứ này, vì dù cho Steinitz có tự gọi mình là nhà vô địch thế giới bao nhiêu lần chăng nữa thì cũng không có một văn bản chính thức nào khẳng định điều đó. Không hề có một dòng nào về điều kiện trận đấu cũng như về danh hiệu này. Mặt khác ở Mỹ người ta không muốn nghe thấy danh hiệu nhà vô địch thế giới là người không chiến thắng được Morphy. Trong con mắt người Mỹ, Morphy trở thành người anh hùng dân tộc và là nhà vô địch thế giới bất khả chiến bại. Dù kiêu hãnh đến mấy đi nữa Steinitz không thể không chú ý đến sự việc hiển nhiên đó. Do vậy tháng Một năm 1883, tức là mười bảy năm sau chiến thắng trước Anderssen, Steinitz đã thân chinh lặn lội tới New Orleans tìm gặp Morphy. Ông đứng bên ngoài nhìn qua hàng rào căn nhà Morphy đang sống, ngôi nhà trống vắng, ông đẩy cửa bước vào và gặp Morphy. Hai tài năng cờ lừng lẫy gặp nhau trò chuyện, nhưng trong câu chuyện của họ, thật lạ lùng, không có một lời nào về cờ và cuộc gặp cũng chỉ diễn ra chỉ được mươi phút ngắn ngủi. Năm 1883 từ ngày 26 tháng Tư đến ngày 23 tháng Sáu người ta tổ chức trận đấu quốc tế ở London, thủ đô nước Anh. Mười bốn đấu thủ mạnh nhất lúc bấy giờ thi đấu với nhau, chia làm hai vòng. Đó là trận đấu dài nhất (hai tháng) trong các trận đấu cờ ở thế kỷ XIX (trận đấu này được coi là sự chuẩn K 0072 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người bị cho trận đấu giành chức vô địch thế giới sau đó 3 năm). Kết quả cuối cùng cho thấy Zukertort giành được 22 điểm, dẫn đầu. Steinitz 19 điểm, xếp thứ hai, Blackburne đứng thứ ba với 16½ điểm và Chigorin với 16 điểm, xếp thứ tư. Cho mãi tới ngày mồng 10 tháng Bảy năm 1884 tin Paul Morphy qua đời lan truyền khắp thế giới, khi đó người ta mới chính thức đặt vấn đề về tước hiệu vô địch thế giới. Đó là một minh chứng về cách cư xử đường hoàng trong làng cờ. Ngày 13 tháng Mười hai năm 1885, Zukertort đáp tàu thuỷ sang New York để mở cuộc đối thoại về trận đấu với Steinitz, sau hai tuần thương thảo, cả hai cùng ký vào hai văn bản về Quy chế trận đấu và Hiệp ước giữa những người tham gia. Ngay ở phần lời nói đầu của các văn kiện chính thức này có đoạn viết: “Hôm nay, ngày 29 tháng Mười hai năm 1885 giữa Wilhelm Steinitz, sống ở New York và Johannes Zukertort, sống ở London, đã đạt được thoả thuận là sẽ thi đấu trong một trận có tên gọi là Trận đấu giành danh hiệu Vô địch thế giới.” Đó là văn bản chính thống đầu tiên của lịch sử các trận đấu tranh chức vô địch thế giới về cờ Vua. Như vậy trận đấu tranh chức vô địch thế giới về cờ Vua sẽ diễn ra giữa Zukertort và Steinitz. Bây giờ nhìn lại ai cũng thấy cách đấu để chọn nhà vô địch thật quá đơn giản. Ngày nay, để được chọn là đấu thủ “có máu mặt” tranh chức vô địch, mỗi K 0073 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người đấu thủ cờ phải trải qua ít nhất vài chục trận đấu vô cùng gay go. Đấu thủ phải thể hiện đầy đủ bản lĩnh của mình ở mọi phương diện: kỹ thuật, tâm lý, sức khoẻ… Nhưng dù sao chúng ta cũng nên ghi nhận là nhờ dàn xếp để có được trận đấu đầu tiên giành danh hiệu vô địch thế giới ấy mà trong suốt một trăm năm qua có được truyền thống tổ chức thường xuyên các trận đấu giành Vương miện cờ Vua (trừ thời kỳ do chiến tranh làm gián đoạn) với các thể thức thi đấu ngày càng hoàn hảo và chính xác. Wilhelm Steinitz sinh ngày 14 tháng Năm năm 1836 tại thành phố Praha thuộc đế quốc Áo-Phổ trong một gia đình rất nghèo, đông con. Là người điềm đạm và chăm chỉ, từ nhỏ Steinitz rất ưa thích toán và cờ. Năm hai mươi hai tuổi Steinitz ghi tên mình vào trường Bách khoa thành phố Vienna và học tại đó bốn năm. Wilhelm Steinitz (1836-1900) Ông quan niệm về chơi cờ rất nghiêm túc nên dành nhiều thì giờ nghiên cứu kỹ lưỡng, khám phá và xây dựng nên những lý thuyết riêng của mình về K 0074 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người môn chơi này. Trước Steinitz, các nhà chơi cờ có tiếng thời bấy giờ đều thích lấy tấn công làm chính. Các nước ra quân được triển khai khá nhanh để đưa đến thế trận đối chọi ác liệt, nhắm bắt quân hoặc mau chóng chiếu hết vua đối phương. Steinitz không chơi theo cách như vậy. Ông suy nghĩ, khám phá trong một thời gian dài và chính ông đã mạnh dạn “làm lại từ đầu” các quan niệm về thế trận. Trước hết ông nâng cao vai trò của phòng thủ lên một tầm cao mới. Ví dụ, bằng nhiều ván cờ sinh động của mình, ông đã chỉ ra cho những người cùng thời thấy rằng việc đẩy các Tốt lên cao ngay từ đầu, nhất là các Tốt ở khu vực nhập thành là một điều sai lầm không thể tha thứ được. Việc coi thường vai trò của Tốt và đặt chúng vào những vị trí không thích hợp sẽ làm cho thế cờ có nhiều chỗ yếu, sơ hở. Lý luận về cách di chuyển các Tốt của ông được các nhà chơi cờ lúc bấy giờ công nhận và thán phục. Cách chơi cờ của Steinitz được gọi là “chơi theo thế trận liên hoàn”. Ông nói dứt khoát: “Bất kỳ nước đi nào cũng phải có cơ sở của nó. Sự tấn công phải đúng thời cơ và có nền tảng, nghĩa là chỉ tấn công khi nào đã ‘bài binh bố trận’ chặt chẽ, kín đáo và chỉ khi nào cảm thấy rõ rệt đã có được lợi thế.” Cách ra quân của ông không vội vã, rất chắc chắn, có hiệu quả, nhất là trong quá trình đó lại K 0075 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người phát hiện ra được các sơ hở trong thế trận của đối phương. Ông nói: “Gom góp các ưu thế nhỏ sẽ đem lại một ưu thế đáng kể.” Ở ông ít có sự mạo hiểm, thí quân gay gắt hoặc những bước đi gây bất ngờ cho đối phương. Với lý thuyết của mình, ông được đánh giá là một nhà cải cách lớn về cờ Vua thời bấy giờ. CHÚNG TA HÃY QUAY TRỞ LẠI TRẬN ĐẤU GIÀNH chức vô địch thế giới lần đầu tiên, năm 1886, giữa Steinitz và Zukertort. Ngày nay còn giữ lại được một bài báo, đăng trên tạp chí cờ Vua có tiếng ở Mỹ lúc đó là International Chess Magazine, viết về trận đấu: “Người ta đã thành lập một uỷ ban đặc trách của câu lạc bộ cờ Vua Manhattan nhằm hoàn thiện một cách hết sức kỹ càng mọi công việc nhỏ nhặt nhất của trận đấu này. Mấy nghìn tờ ghi chương trình và những điều liên quan đến trận đấu đã được in ra và phân phát. Hai đấu thủ thi đấu ở chính chiếc bàn mà trước đó nhà chơi cờ thiên tài Paul Morphy đã từng chơi. Ngài Mekenzi sao lại các nước đi của hai đấu thủ lên một bàn cờ lớn treo trên tường. Ngay lập tức các nước đi này được truyền tới tất cả các câu lạc bộ cờ Vua ở nước Mỹ và đồng thời được truyền ngay tới Luân Đôn.” Vào cuộc, bất chấp mọi lý luận sách vở của Steinitz, Zukertort cứ thoải mái chơi theo phong cách của mình và đã làm cho nhà cải cách lớn K 0076 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người lúc bấy giờ một phen hú vía: Trong năm ván đầu, Zukertort đã đánh thắng Steinitz một lèo với tỷ số 4-1. Không ít người bắt đầu tỏ ra nghi ngờ lý thuyết của Steinitz. Cũng may mà Steinitz không nản chí. Ông tin rằng lòng kiên trì của mình cộng với tính chính xác của lý thuyết sẽ giúp ông đi đến thắng lợi. Dần dần ông nhận ra được phong cách, điểm mạnh, điểm yếu của đối phương. Các ván sau ông đánh chậm song không sơ hở. Trong mười ván tiếp theo, ông thắng lại 9 ván và chỉ thua 1 ván duy nhất (không kể 5 ván hoà). Tỷ số cuối cùng là 10-5, một tỷ số xứng đáng để ông trở thành nhà vô địch thế giới đầu tiên về cờ Vua, được các nhà chơi cờ trên thế giới (thực ra lúc đó chỉ có hai lục địa Âu-Mỹ) nhất trí công nhận. Cũng nên nói thêm là Steinitz trở thành nhà vô địch thế giới vào lúc ông đã 50 tuổi! Điều đó cũng chứng minh rằng lý thuyết cờ của ông là lý thuyết cờ tiên tiến nhất thời bấy giờ và trận đấu đã chứng minh tính đúng đắn và sự thành công của nó. Về trận đấu lịch sử này, kiện tướng Kotov đã đánh giá: “Nó đã đánh dấu sự chấm dứt của một thời kỳ cũ và mở ra một thời kỳ mới.” SAU SỰ KIỆN ĐÁNG GHI NHỚ ĐÓ, CÁC DANH THỦ lại chia tay nhau mỗi người một ngả. Tất cả đều nhìn nhận trận đấu để chọn người xứng đáng trao vòng nguyệt quế là một thành công. Tuy nhiên K 0077 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người một số vấn đề lại được đặt ra: Nhà vô địch sẽ được giữ danh hiệu này trong bao lâu? Các trận đấu để chọn người tranh chức vô địch sẽ tiến hành theo thể thức nào? Thời bấy giờ chưa có được một tổ chức quốc tế nào về cờ Vua đứng ra sắp xếp và bảo trợ những công việc như vậy. Cuối cùng người ta quyết định để cho nhà vô địch được quyền quyết định. Steinitz được thông báo rằng, chọn ai là đối thủ để tranh chức vô địch là tuỳ ông. Steinitz đã chọn danh thủ cao cờ nhất thời bấy giờ làm đối thủ của mình. Đó là Mikhail Chigorin (1850-1909), nhà chơi cờ lừng danh người Nga. Chigorin đã viết nhiều tác phẩm xuất sắc về lý thuyết cờ Vua. Mặc dầu trẻ hơn Steinitz tới mười bốn tuổi, nhưng cuộc tranh luận giữa ông và Steinitz đã trở thành sự kiện nổi bật lúc bấy giờ. Chigorin một mặt thừa nhận và đánh giá cao ý nghĩa các tác phẩm của Steinitz, nhưng mặt khác, ông vạch rõ cách chơi của Steinitz mang rõ tính thụ động, chờ thời. Cuộc tranh luận bùng nổ, lắm khi trở nên khá gay gắt. Tuy nhiên trong thâm tâm, Steinitz không khỏi khâm phục con người có dũng khí, can đảm và đầy sáng tạo này. Chính vì vậy ông chấp nhận lời thách đấu với Chigorin. Thực ra, đứng ở góc độ ngày nay để xem xét thì quan điểm của Chigorin có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Steinitz. Song Chigorin đã không gặp may. Năm 1889, hai người gặp nhau để đọ tài cao K 0078 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người thấp trong trận đấu được tổ chức tại La Habana (Cuba), Steinitzt đã giữ nguyên được vương miện của mình sau khi thắng Chigorin với tỷ số 10-6. Năm 1891, trong thời gian cả hai người chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai thì xảy ra một sự kiện ngộ nghĩnh. Lúc đó Steinitz đang ở Mỹ. Chigorin và Steinitz thoả thuận sẽ thi đấu với nhau hai ván cờ bằng điện báo. Các ký hiệu chơi cờ được truyền qua lại giữa hai lục địa. Các tín hiệu có nội dung chữ và số bất thường của những bức điện báo này làm cho cảnh sát New York (trong số họ không ai biết đánh cờ cả) chú ý theo dõi. Rồi vào một buổi sáng đẹp trời, mật vụ thành phố ập vào tóm gọn nhà vô địch, tống vào nhà lao với tội danh hoạt động gián điệp, truyền đi các tài liệu mật cho nước Nga. Cũng may, nhờ giới thông thạo cờ đã hết sức tìm cách chứng minh để các quan chức mật vụ hiểu rằng đó là tín hiệu vô hại, Steinitz mới được trả lại tự do. Năm 1892, Chigorin lại là đối thủ của nhà vô địch, hai người lại gặp nhau ở La Habana. Đây là một trận đấu có thể gọi là cân sức cân tài. Ở một số ván, Chigorin thắng rất xuất sắc. Hai người bám sát nhau từng điểm một. Quy ước của trận đấu là: nếu tỷ số 9 đều thì nhà vô địch được giữ nguyên danh hiệu. Rõ ràng tỷ số này tạo lợi thế cho nhà vô địch. Vì muốn thắng được nhà vô địch thì đối thủ phải thắng với tỷ số 10-8. Quả vậy, đến ván thứ 22 Chigorin thua với tỷ số sát nút 8-9. Và ở ván cuối K 0079 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người cùng, ván thứ 23, ở giai đoạn tàn cuộc, Chigorin hơn hẳn Steinitz một Mã, và chỉ cần vài nước đi nữa là ông thắng ván này một cách hiển nhiên. Vậy mà ông đã thua. một ván thua hết sức kỳ lạ. Tỷ số cuối cùng là 10-8 nghiêng về Steinitz. Có lẽ đây là một phản ứng của Chigorin trước quy ước về tỷ số hoà hoàn toàn bất lợi cho người thách đấu? Trong khoảng thời gian giữa hai lần gặp gỡ với Chigorin, Steinitz còn đấu một trận với Gunsberg (cuối 1890, đầu 1891) và thắng với tỷ số 6-4. Steinitz đã bảo vệ được danh hiệu của mình trong 8 năm liên tục. Đến năm 1894 ông mới phải trao lại vương miện cho Emanuel Lasker. Wilhelm Steinitz qua đời năm 1900, thọ 64 tuổi. Emanuel Lasker EMANUEL LASKER SINH NĂM 1868, ÔNG LÀ MỘT nhà toán học, đồng thời là nhà tâm lý học người Đức. Ông đã từng viết một loạt công trình nghiên cứu về số học. Nhiều người đoán rằng ông sẽ khá thành đạt trong lĩnh vực khoa học của mình. Tuy nhiên, mọi lời tiên đoán không phải lúc nào cũng đúng. Lasker dáng người tầm thước, khoẻ mạnh. Một con người nhanh nhẹn, thường có nụ cười châm biếm trên môi. Trong con người ông kết hợp một cách hài hoà đặc tính của của một nhà khoa học K 0080 ể chuyện thế giới cờ Vua Tủ sách Cờ cho mọi người mẫn tiệp với phong cách tươi mát của một nghệ sĩ. Tính cách của ông hấp dẫn mọi người. Đã có nhiều sách viết về ông, song lại không phải viết về những công trình toán học hay tâm lý học mà là viết về sự nghiệp thứ hai của ông còn chói lọi hơn nhiều: cờ Vua, sự nghiệp của cả một đời mà nổi bật nhất là trong suốt 27 Emanuel Lasker (1868-1941) năm liền giữ vững chức vô địch thế giới, điều mà các nhà vô địch từ cổ chí kim dù trong mơ cũng không có được. Năm 1894, trận đấu tranh chức vô địch thế giới giữa nhà vô địch thế giới Steinitz và người thách đấu là Emanuel Lasker được tổ chức tại ba nơi: New York, Philadelphia và Montreal. Lúc này Steinitz đã 58 tuổi. Lasker, với một phong cách đánh dứt khoát và sắc bén ở tuổi đang sung sức, đã hạ Steinitz với tỷ số đậm 10-5, dễ dàng đoạt vòng nguyệt quế và trở thành nhà vô địch thế giới thứ hai về cờ Vua. Hai năm sau, hai người còn gặp nhau lần nữa ở Moskva. Lần này “bố già” Steinitz đành chịu thúc thủ lần thứ hai với tỷ số khá đậm 2-10.