🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Iliad
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên eBook: Iliad và Odyssey (full prc, pdf, epub)
Tác giả: Homer
Thể loại: Sử thi, Trường ca, Văn học phương Tây
Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan
Nguồn: tve-4u.org
Ebook: Đào Tiểu Vũ's eBook - http://www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
liad và Odyssey của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một.
Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương
Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằmmang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ…
Iliad và Odyssey là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ.
Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn
Bên cạnh đó, Iliad và Odyssey còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân
thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên
Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của
Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ.
Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại
từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odyssey.
Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người.
Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này. Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.
Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệm hữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ.
Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc… Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch
Với tâm thế đúng mực, chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều điều hữu ích từ những tác phẩm cổ điển. Vì suy cho cùng, việc mắc kẹt hoàn toàn trong hiện tại hoặc
luôn ngoái đầu hoài vọng về quá khứ chỉ dẫn ta vướng vào hết sự vô tri này đến sự vô tri khác.
Dịch giả Đỗ Khánh Hoan nguyên giáo sư và trưởng ban Anh văn, Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Saigon (1964- 1979). Trước kia, khi còn ở trong nước, ngoài việc giảng dạy văn chương, văn học Anh Mỹ, ông thường chuyển dịch danh tác văn chương hai xứ này. Từ ngày ra nước ngoài, định cư ở Canada, ông dành thì giờ tìm hiểu văn nghệ xứ tuyết rừng phong, giới thiệu một số cây bút sáng giá, chuyển ngữ nhiều truyện ngắn giá trị. Thêm vào đó, qua tìm hiểu văn học châu Mỹ Latinh, từ 1983 đến nay, ông giới thiệu cây bút đặc sắc. Ông đã
xuất bản Văn học Brasil (1997) và dự tính xuất bản bộ Văn học Châu Mỹ Latinh.
Hai cuốn sử thi Iliad, Odyssey được GS Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ trọn vẹn từ tiếng Hy Lạp.
Mời các bạn đón đọc.
Đọc Iliad và Odyssêy của đại thi hào Homer
“là một cách trau dồi trí tuệ và đức hạnh”
Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Namkhông chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìmhiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên
quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ…
Sau khi đã ra mắt hai tác phẩm được coi là “gối đầu giường” của mọi chính trị gia Cộng Hòa (Plato) và Chính Trị Luận (Aristotle), Alpha Books tiếp tục mang đến hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây: Iliad và Odyssêy của đại thi hào Homer. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay đến cả bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một cách trau dồi trí tuệ và đức hạnh.
Thế nhưng lời giới thiệu này rất có thể
sẽ gợi nỗi băn khoăn nơi số đông độc giả phổ thông là việc đọc những tác phẩm cổ điển như Iliad và Odyssêy có thực sự mang lại bất kì lợi ích thiết thân nào hay không, khi khoảng cách không gian và thời gian giữa tác phẩm và độc giả cách nhau trùng khơi vời vợi.
Câu trả lời ở đây là CÓ.
Iliad và Odyssêy là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ.
Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá
nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn minh phương Tây.
Bên cạnh đó, Iliad và Odyssêy còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên ngoài.
Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ.
Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odyssêy.
Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể
thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người.
Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này.
Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người.
Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ.
Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.
Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệmhữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ.
Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc…
Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch và toàn trị. ***
Với tâm thế đúng mực, chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều điều hữu ích từ những tác phẩm cổ điển. Vì suy cho cùng, việc mắc kẹt hoàn toàn trong hiện tại hoặc luôn ngoái đầu hoài vọng về quá khứ chỉ dẫn ta vướng vào hết sự vô tri này đến sự vô tri khác.
Trân trọng giới thiệu đến bạn viên kimcương tuyệt hảo của nền văn minh phương Tây.
Tháng 9 năm 2013
ĐẶNG HOÀNG QUÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA
Giới thiệu tác phẩm
Người Hy-lạp tin Homer là tác giả thi tập Iliad. Bên ngoài không biết gì về con người, cuộc đời và tác phẩm. Có người tin, có người không tin. Dẫu vậy đa số cho rằng ông chào đời trên đảo Chios phía đông biển Aegean, nơi người Hy lạp sinh sống, và thời gian ông tại thế theo học giả thời nay dường như vào khoảng năm 750-700 TCN, hoặc xa hơn. Người Hy-lạp cũng tin ông là tác giả trường ca Odyssêy.
Tin hay không tùy ý. Song trải qua ba ngàn năm, lúc trái đất còn sơ khai, khi con người nhiều nơi còn man rợ, qua thử thách cay nghiệt của thời gian, qua sàng lọc chi li của nghệ cảm, khắp nơi trên thế
giới, sau khi đi vào, không ai ngớt ca ngợi, thầm hiểu hoặc tuyên bố tác giả là thi sĩ thiên tài, thi phẩm là bông hoa ngát hương bất tử.
Nói về ông cuối thế kỷ XVI văn hào Pháp Michel de Montaigne viết: “Tác giả duy nhất trên thế giới không bao giờ khiến người đọc bực bội, chán ngán.” Đầu thế kỷ XX thi sĩ tùy bút gia Pháp Charles Péguy nói: “Ông vĩ đại. Ông là bề trên. Ông là cha đẻ. Ông là bậc thày tất cả.” Đọc Iliad một lần hay nhiều lần là đi sâu vào trái tim huyền thoại đã hun đúc tưởng tượng Tây phương, đã cấu thành quy tắc đạo đức phương trời ấy, đã mở mắt cho phương trời ấy nhìn vẻ yêu kiều, nét diễm lệ của phụ nữ, tầm vóc cao cả của chí khí muốn có phải trả giá
bằng danh dự và mạng sống. Nơi đó dũng cảm dang tay nghênh đón tình yêu, mỉm cười trước đau khổ, khi Andromakhe tuyệt vọng nhỏ lệ, lúc anh hùng tử trận rú kêu. Qua Achilleus, người đọc thấy phảng phất hương vị man rợ phát xuất từ văn hóa sơ khai thi phẩmphơi bày, nhưng qua Hektor và với chàng người đọc thấy nhân loại bắt đầu văn hóa hiện đại.
Giá trị nội dung
Pâris cuỗm Helen xinh đẹp mang đi. Chồng nàng (Menelaos) bèn kêu gọi người Hy-lạp mở cuộc viễn chinh đòi lại, bao vây thành Troa chín năm ròng rã. Kể chuyện cho mọi người cùng hay Homer cất tiếng hát trong khúc đầu Iliad. Tất cả gồm hai mươi bốn khúc, khúc nào
cũng lôi cuốn khiến người nghe ngây ngất, phần vì ý phần vì lời, tất cả xoay quanh nỗi phẫn nộ Achilleus cực chẳng đã phải mang trong lòng. Bị quân vương quyền uy Agamemnon lấy mất người tình, giai nhân nô lệ Briseis. Chiến trận rền vang, chàng lui về trại, không tham dự, lực lượng Achaian vì thế suy yếu trầmtrọng. Mãi tới lúc bạn chí thiết Patroklos tử trận chàng mới rời trại ra chiến trường giao chiến với Hektor.
Người sau, trải qua ba ngàn năm, không rõ có phải Homer là tác giả các ca khúc đó không. Tuy nhiên, nhờ tầm vóc và vẻ đẹp ngoại khổ, trường ca đã băng qua nhiều thế kỷ, thời gian dẫu lâu dài, vẻ đẹp vẫn y nguyên, không phai nhạt, không suy suyển. Không những thế nhân
giao chiến, mà cả thần linh cũng đánh nhau tơi bời. Vì tham vọng, chiến trường trở nên đẫm máu, cuộc chiến kéo dài, cả thế giới hữu hình lẫn thế giới vô hình day dứt. Tất cả đều cao cả, tất cả đều anh hùng, tất cả đều quảng đại. Nhưng với con mắt và trái tim hiện thực Homer phơi bày cho người xem, người đọc tất cả cũng tầm thường, cũng nhút nhát, cũng ích kỷ, cũng tàn nhẫn. Kết bằng máu và nước mắt, truyện là biểu tượng miêu tả số phận nhân loại do định mệnh đẩy đưa. Achilleus hiểu sự thể, chàng hiểu thành bại trên chiến trường hay ngoài đời là do thần linh quyết định.
Giá trị văn hóa
Không kể tên gọi, khi để mắt nhìn, người Tây phương bấy lâu thấy Iliad là
tác phẩm nền móng trên đó lâu đài văn hóa, văn học của mình sinh sôi, nảy nở. Trước mọi đồng nghiệp trong làng thi ca, trong xóm kể chuyện, trước biết bao rung động dạt dào, kinh nghiệm sáng tác sung mãn, thi tập miêu tả lần đầu thế giới siêu hình giao hòa với thế giới hữu hình, con người trực diện với định mệnh mà lương tâm bắt phải hoàn thành
Số phận.
Iliad là trường ca Hy-lạp, cổ nhất, có lẽ hay nhất trong văn học Tây phương, và qua chuỗi dài lịch sử đã tạo cảm hứng cho vô vàn tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, thi ca, cho đến tiểu thuyết, kịch nghệ, âm nhạc.
Kết hợp chuyện truyền khẩu với chuyện thần thoại thành chuyện trường ca
diễm lệ, thi tập được thi sĩ ca công ngâmvịnh, phô diễn trước quần chúng qua nhiều thế hệ trước khi được ghi lại thành văn vào thế kỷ VIII TCN. Pha trộn nhiều mặt, pha trộn rất nghệ thuật và độc đáo, văn hóa Hy-lạp buổi ban đầu, thi tập lôi cuốn khán giả, độc giả khắp nơi, số lượng mỗi ngày một gia tăng, khi được dịch sang nhiều thứ tiếng, ở Tây Âu từ thời văn nghệ phục hưng, ở nước ta có lẽ chưa bao giờ, quá lắm chỉ nghe tên gọi ngắn gọn, song không biết nội dung thực sự thế nào.
Xoay quanh danh dự, quyền hành, địa vị, dũng cảm của con người, xử sự bất thường của thần linh, chủ đề khẳng định ảnh hưởng sâu rộng, bền bỉ của thi tập trên bình diện văn hóa.
Tóm tắt tác phẩm
Theo sử gia Tây Âu cách đây khoảng bốn ngàn năm khi châu Âu chưa thành hình, quốc gia, dân tộc trên lục địa chưa xác định rõ rệt như ngày nay, có bộ lạc cao lớn, tóc vàng, sử gia không rõ thế nào, rời rừng núi mạn bắc kéo xuống bờ biển, đồng bằng mạn nam, băng qua thung lũng Vardar tiến về phía đông, vượt eo biển Hellespont vào Tiểu Á. Cùng thời gian, một phần bộ lạc rẽ sang phía tây lấn chiếm Nam Âu, định cư trên phần đất sau này gọi là Hellas, bên ngoài gọi là Hy-lạp. Bộ lạc đó có lẽ không đông đảo, và có vẻ không do duy nhất một người chỉ huy. Tới nơi gặp thổ dân họ gọi là Pelasgian, tên gọi tùy tiện không đặt vấn đề nguồn gốc hay chủng
tộc, ngày nay gọi là Helladic, người thuộc văn hóa thời kỳ đồ đồng. Họ không gọi họ là người Hy-lạp mà gọi họ là người Achaian, người Argive hoặc người Danaan, nghĩa là thần dân quân vương huyền thoại Danaus sinh nhiều công chúa. Họ là chủng tộc gan dạ, kiên cường, song bán khai. Trái lại, dân tộc họ chinh phục đã hấp thụ văn minh mấy thế kỷ và đã trở thành bộ phận của văn minh Minoan phong phú kết tụ trên cực nam quần đảo Krete. Kết quả là văn hóa mới ra đời, văn hóa Mycenaean, bao gồm nhân tố mạn bắc và nhân tố mạn namdo pha trộn chủng tộc, song thủ lĩnh chỉ huy là người xâm lược. Tiếng nói là (hoặc ít nhất trở thành) tiếng nói của người mạn bắc, tuy thế vài vùng vẫn giữ
tiếng nói Helladic hoặc Pelasgian. Liều lĩnh, buông tuồng, ra đi là để cướp phá, chiếm địa điểm chủ chốt của người vùng biển Aegean, họ dần dần tiêm nhiễm lối sống cùng nhiều mặt nghệ thuật, song vẫn bảo tồn tư tưởng, nếp sống tinh thần của mình khiến văn hóa của họ ở nhiều điểmkhác văn hóa của người trước họ. Mất nhiều năm họ mới hoàn thành cuộc chinh phục. Dẫu thế sau đó khá lâu họ vẫn là chủng tộc hiếu chiến, sống trên đầu trên cổ thổ dân lao động hàng ngày trên dải đất cằn cỗi. Nghỉ ngơi quá lâu, hòa bình kéo dài, cuộc sống trở nên nhàm chán, họ quay ra gây chiến lẫn nhau hoặc dong buồm xuôi ngược cướp phá vùng biển lân cận. Lúc nhàn rỗi, để giải trí tìm vui, họ quây quần bên nhau ngồi nghe kể
chuyện - thành tích anh hùng Achaian, chiến công trên mặt biển, trên đất liền hay chuyện nam thần, nữ thần, do yêu thương hay giận dữ, tham gia một cách kỳ lạ vào sinh hoạt trần thế. Vì không định cư cùng nơi trên đất liền cũng như dọc bờ biển Tiểu Á đầy rẫy chướng ngại tự nhiên, họ chia thành nhiều nhóm sống rải rác trên lục địa và hải đảo. Vì thiếu phương tiện liên lạc với nhau, tiếng nói theo thời gian cũng tự nhiên chia thành thổ ngữ. Có thổ ngữ là tiếng nói địa phương, có thổ ngữ không bao giờ có khả năng sản xuất văn học, song có bốn thổ ngữ trở thành tiêu chuẩn người xưa công nhận là phương tiện hữu hiệu để thực hiện văn chương: Doric, Aiolic, Ionic và Attic.
Năm tháng trôi qua, định cư xong xuôi, họ bắt đầu khai khẩn đất đai, cày ruộng cấy lúa, bới đất trồng nho, đồng thời phát triển chăn nuôi heo, bò, ngựa, cừu để lấy thịt ăn, lông bán và phương tiện canh tác, chuyên chở. Họ học cách phối hợp cướp đoạt với buôn bán, tiếp xúc với văn minh Phoinicia, văn minh Ai-cập đã và đang phát triển cao độ khi đó. Khoảng năm 1100 TCN. lãnh địa của họ rung chuyển vì đợt di dân từ mạn bắc, đám này kéo xuống như họ trước kia, ùn ùn tựa nước chảy từ miền núi qua Thessaly tới miền nam. Khác chăng là xâm nhập tiếp nối xâm nhập lần này gặp khó khăn. Tình trạng kéo dài gần hai thế kỷ. Rối ren, hỗn loạn, chiến tranh, chạy trốn diễn ra liên miên. Di dân chấm dứt,
thanh bình trở lại, cuộc sống êm đềm, phân phối dân cư diễn ra toàn diện. Người Achaian và một phần bộ lạc kéo tới sau họ - người Ionian, người Aiolian, người Dorian lui về mạn đông, vượt biển tới hải đảo và bờ biển Tiểu Á. Người mới tới tỏa ra khắp Hy-lạp, từ Thessaly xuống mũi đất Korinth và bán đảo Peloponnesos. Họ cũng là người Hy-lạp, như những người họ đã từng đánh đuổi trước kia. Họ sử dụng thổ ngữ cùng ngôn ngữ; họ thờ phụng nhiều thần linh. Nhưng bây giờ họ là thành phần thô lỗ, lạc hậu trong cộng đồng dân tộc Hy-lạp. Người Achaian văn minh ở châu Á, chiếmnhững thành phố cổ kính để sống, những đồng cỏ tươi tốt để chăn nuôi gia súc.
Trong số vật dụng mang theo tới quê
hương mới là mớ chuyện kể về thần linh và tổ tiên thần linh của họ. Lúc này số chuyện đó đã kết thành trường ca, các thi sĩ lang thang, ca công hát dạo vừa đánh đàn vừa hát, vừa kể vừa ngâm để khán giả thưởng thức trong bữa tiệc cộng đồng tổ chức trong nhà trưởng giả hay nhà quý tộc. Có chuyện chỉ là huyền thoại, như chuyện kể nguồn gốc thần linh, việc sáng tạo trái đất. Có chuyện căn cứ vào hồi tưởng sự kiện có thật, như cuộc viễn du của Jason gan dạ tới Hắc hải xa xôi, cuộc địa chiến trên đất Hy-lạp mấy quân vương điều khiển chống lại thành Thebes bảy cửa ô, cuộc viễn chinh bảy quân vương vượt biển tấn công thành Troa trên mũi đất phía bắc Tiểu Á gần eo biển Hellespont. Cuộc viễn chinh như thế có
thực trong lịch sử. Khoảng năm 1180 TCN. hàng ngàn chiến thuyền thuộc lực lượng xâm lược kéo tới vây hãm, cướp phá, đốt cháy thành phố xây dựng trên đó. Gần ba ngàn năm sau, cuối thế kỷ XIX, do muốn tìm hiểu sự thật lịch sử, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann tới Troa và Mycenae khai quật; ông thấy dưới tro than tàn lụi di tích ba thành phố trên cùng dãy đồi. Cùng thời gian nhà khảo cổ người Anh Arthur Evans làm công việc tương tự ở Cnossos; ông thấy cũng dưới tro than tàn lụi nền văn minh từ trước tới giờ chưa ai hay.
Người Achaian di cư nghe kể nhân vật trong chuyện xưa cường tráng, dũng cảm, can trường chứ không ẻo lả, nhút nhát
như họ ngày nay. Nhân vật trong chuyện xưa là con cháu thần linh. Họ có thể trừ khử quái vật, cử tạ ngàn cân, ném thương trăm thước, giương cung hàng tạ, người sau trông thấy chỉ biết cúi đầu bái phục, hay trợn mắt đứng nhìn. Người tài cán trong đám họ mặc giáp y do thần linh chế tạo, ngồi xe đánh ngựa xinh đẹp tuyệt vời phi như gió thổi mây bay. Cung điện họ ở mái nhô cao, tường lát đồng, lát vàng, lát gạch tráng men bóng loáng. Việc họ làm, tốt hay xấu, xét về quy mô và trình độ, to lớn hơn việc người bình thường. Họ sống huy hoàng ở Hy-lạp trước khi người Achaian nếm mùi bại trận và lưu vong.
Người Achaian trong chuyện sống thành cộng đồng. Đứng đầu mỗi cộng đồng là thủ lĩnh hoặc quân vương, hoàn
toàn độc lập, không phụ thuộc ai. Quân vương là con nuôi của thần linh tối cao Zeus (Chúa tể), là thủ lĩnh bộ lạc thời bình cũng như thời chiến. Ông được thành viên hội đồng kỳ hào và anh em vũ trang bộ lạc ủng hộ; ông phải tham khảo ý kiến và tôn trọng tài sản của họ. Trong trường hợp cộng đồng có việc quan trọng cần giải quyết khẩn cấp, ông triệu tập đại hội mời nhân dân và quân đội tham dự để lắng nghe ý kiến; khi tham dự hội đồng đại biểu hoàn toàn tự do bày tỏ quan điểm, lớn tiếng ủng hộ hay nặng lời phản đối, vì hiểu đời họ gắn liền với đời cộng đồng, khi sướng cũng như khi khổ, lúc sống cũng như lúc chết. Tuy nhiên, nếu họp bàn mà vẫn không tìm ra lối thoát, ông và quân sư sẽ khẩn cầu thần
linh giúp đỡ qua sấm rền, chim kêu, chimsa bên phải bên trái như điềm lành, điềmgở. Sau đó ông và cố vấn sẽ vời tiên tri, như Kalchas trong Iliad, có tài biết trước biết sau, tới giải thích điềm triệu.
Quân vương và kỳ hào có tùy tùng theo hầu, họ là binh sĩ tham gia chiến trận và chia sẻ chiến phẩm. Trong tư thất quân vương và kỳ hào có bầy tôi, họ là hầu cận, mã phu, tùy tùng, nông phu, nô lệ. Thời bình, ngay cả quân vương cũng lao động, cày ruộng, trồng cây, xẻ gỗ làmnhà, vợ và con gái dệt vải, thêu thùa, làmbếp, trông nom nhà cửa. Odysseus, một trong số quân vương người Achaian, tự hào tự tay đóng chiếc giường vương giả, phu nhân chăm lo việc nhà ở Ithaka tươmtất. Nausikaa ái nữ quân vương Alkinoos
giàu có cùng đày tớ ra sông giặt quần áo. Mọi thành phần, mọi giai cấp sống gần gũi, yên vui, tương thân, tương trợ, chia ngọt sẻ bùi.
Trái lại, muốn nổi tiếng lừng danh, nhân vật trong trường ca phải dấn thân vào việc làm táo bạo: săn thú, phiêu lưu, chiến tranh. Rừng núi Hy-lạp thuở đó là hang động tốt đẹp cho thú dữ cư ngụ, lẩn trốn, rình mò; ban đêm cũng như ban ngày sư tử núp dưới gốc cây chờ cừu, heo rừng chạy khắp nơi vồ mồi chẳng sợ hiểm nguy, mất mạng. Dùng thuyền đi buôn bán, thăm dò, cướp biển đánh nhau chí tử trên đất lạ quê người, liều mạng giành giật của cải, con gái đem về làmcủa riêng tư. Chiến tranh cũng diễn ra trên đất Hy-lạp chống lại đối thủ hoặc kẻ
thù. Đầu lĩnh đánh xe mạ đồng ra trận, mặc trấn thủ bằng da, lát đồng, chân cuốn xà-cạp, đầu đội mũ trùm kín, đỉnh gài răng heo rừng, lông đuôi ngựa, tay mang khiên to, tay cầm thương dài mũi bọc đồng, thắt lưng gài kiếm hai lưỡi dày nặng. Lúc cuộc chiến gay go, thắng bại quyết liệt, đầu lĩnh xuống ngựa, đi bộ tác chiến cùng anh em... Một người trong bọn nổi máu anh hùng lao đầu về phía trước, vừa chạy vừa hô xung phong, dùng hết thương đến giáo rồi kiếm đâmchém đối thủ bắt gặp trên đường. Gan dạ, liều lĩnh, anh hùng mặc sức hạ sát, quân thù khiếp đảm chạy trốn trong khi đồng đội đuổi theo tiếp tục chém giết. Chiến thắng thường là cơ hội xông vào thành phố đối thủ cướp của, bắt người. Người
chiến thắng chia nhau chiến phẩm, của cải mang về sử dụng, con gái đem về làmnô lệ, nàng hầu, thê thiếp.
Dẫu thế tất cả anh hùng đều có bổn phận tôn trọng, bảo vệ danh dự dù đồng đội hết lòng ủng hộ. Dĩ nhiên, họ phải là chiến sĩ can đảm, kiên cường khi ra trận, dù địch đông mình ít, địch mạnh mình yếu, ngay cả dù thế nào cũng thua. Họ phải trung thành với thủ lĩnh, đồng bào, đồng đội, đứng bên họ khi gian nguy, trả thù khi họ tử trận. Họ phải giữ lời tuyên thệ, lời thề trung thành, lời thề hưu chiến. Họ phải tôn trọng, bất khả xâm phạm sứ giả, lệnh sứ, truyền điệp, họ phải tôn trọng tinh thần hiếu khách. Tội của Pâris trong Iliad không hẳn do quyến rũ vợ người mà phần nào vì hành xử sai trái
trong tư cách khách, trong khi chủ đã tỏ lòng bặt thiệp tiếp đãi đối với mình. Lúc bên Troian mánh lới vi phạm lệnh hưu chiến Antenor cao thượng cùng phe buồn rầu than thở: “Ngô bối đang chiến đấu chống lại lời thề thủy chung, biến thành dối trá lừa lọc (7.351). ”Khác kẻ dã man, người Achaian không hành hạ kẻ thù để ngắm nhìn mà vui cười. Họ có thể giết tàn nhẫn, mau tay trong lúc chiến đấu, giận dữ, báo thù, song không phải người táng tận lương tâm, mặt lạnh như tiền, trước lời năn nỉ của kẻ thất thế hoặc tiếng van xin của kẻ hối lỗi, vì họ sợ thần linh sẽ ngoảnh mặt làm ngơ khi họ cầu xin cứu giúp.
Người Achaian thờ nhiều thần linh. Có thần linh họ mang theo từ miền bắc vào
Hy-lạp; có thần linh họ đón nhận từ chủng tộc vùng biển Aegean, vùng Tiểu Á họ tiếp xúc về sau. Nhà ở, nơi họp của thần linh là núi Olympos phía bắc Thessaly. Quân vương đồng thời chủ súy của họ là Chúa tể, con Kronos, thần linh bầu trời, siêu lực thiên nhiên bàng bạc trong vũ trụ. Đền thờ đặc biệt của Chúa tể dựng trong rừng sồi ở Dodona, xa tít mạn tây. Chúa tể có hai em trai: hải thần Poseidon tóc xanh và diêm vương Hades mặt tối, người kiểm soát biển cả, người canh gác địa ngục, nơi linh hồn thế nhân cư ngụ sau khi quá cố rời khỏi trần gian. Hera, em đồng thời là vợ Chúa tể, là hoàng hậu bầu trời. Thần linh cấp trên là con trai, con gái Chúa tể giao hòa với Hera hay thần linh cấp dưới hoặc trinh
nữ trần gian trong giây phút vô tình vướng mắc lưới tưởng tượng vô tư của Chúa tể. Gái cưng của Chúa tể là Athena mắt xanh lam lục, táo bạo, nhanh trí, nữ thần mưu kế, thông minh, tài cán. Trai quý của Chúa tể là Apollo, thần linh mặt trời, xạ thủ tuyệt vời, có tài soi sáng, chữa lành, giết chết kẻ thù bằng mũi tên bóng loáng. Thấp kém về phẩm trật, song quyền thế trong thế giới của mình là Aphrodite, nữ thần xinh đẹp, hiện thân của yêu đương, dịu dàng, ước muốn và Artemis, nữ thần săn bắn trinh nguyên, vô cùng kín đáo, hết sức nghiêm khắc. Dưới quyền thần linh cao cấp vừa kể là Ares (thần linh chiến tranh) dễ xúc động, bốc lửa ngùn ngụt và Hephaistos, tàn tật, hiếu hòa, thần lửa, thần bễ, thợ rèn kiên
nhẫn và thợ sắt lành nghề. Hermes tươi trẻ, Iris hồng hào đa sắc đi đó đi đây mỗi khi Chúa tể sai bảo. Dưới họ là vô vàn thần linh nam nữ cỡ nhỏ, thần sông, thần biển, thần rừng sống trên đất hay dưới nước.
Thần linh ca công nâng đàn cất tiếng ngân nga, ca tụng đều bất tử và vui nhộn. Thực phẩm họ dùng trên núi Olympos là mật hoa và dược chất trường sinh. Muốn giải trí họ nhìn cảnh thế nhân phía dưới, như người trần xem chọi gà, đua ngựa; họ cũng buồn vui về phe này chống phe kia. Lúc gay cấn, nguy nan, chẳng thể cầm lòng, lao ngay xuống đất, vô hình hay giả dạng thế nhân, họ bênh vực, che chở người họ có cảm tình. Đôi khi họ cũng bị thương vì xung đột với nhau hay
đụng độ với thế nhân. Về phần mình, muốn lấy cảm tình, chiếm thiện chí của thần linh, thế nhân phải giết bò, cừu làmlễ tế sinh. Lễ sát sinh và hỏa thiêu được miêu tả đầy đủ trong Iliad khúc đầu và nhiều lần ngắn gọn trong khúc tiếp theo. Cùng với lễ dâng thịt là lễ dâng rượu, tiếp theo cầu nguyện, đôi khi ca hát. Về phần thần linh cũng như đầu lĩnh thế nhân, họ được dâng lễ vật và tỏ lòng tôn kính. Poseidon trong Iliad cảm thấy buồn rầu khi quân lính Achaian xây tường trên bãi cát gần biển của mình mà không sát sinh, không rưới rượu dâng lễ. Là đấng tối cao trong hàng ngũ thần linh, Chúa tể thường thẳng thắn và thận trọng. Ông trừng phạt khi thế nhân ăn ở, cư xử không đúng nguyên tắc, trừng phạt thường
không do thế nhân xúc phạm tới ông mà vì thế nhân vi phạm luật lệ đã được thừa nhận.
Không thần linh nào có thể cứu người mình thương yêu, bao che khỏi hậu quả của những việc làm sai trái mà người đó gây ra. Nữ thần Nemesis thế nào cũng trừng phạt Pâris, vì chàng đã đưa bản thân, bố đẻ, gia đình, thành phố tới chỗ diệt vong. Trừng phạt là quy luật cố hữu, tự nhiên lởn vởn trong vũ trụ, ngay cả thần linh cũng không có quyền vi phạm. Trừ trường hợp hết sức đặc biệt, thần linh cũng không thể cứu người mình yêu thương khỏi chết. Herakles, con Chúa tể, có tài kỳ diệu, được nuôi dạy để trở thành bất tử trên núi Olympos. Nhưng số phận con người nói chung là chết, vừa
rên rỉ khóc lóc vừa lặng lẽ cất bước xuống tư thất Tử Thần dưới địa ngục tối om bỏ lại đằng sau cả cuộc sống lẫn cuộc đời cùng mọi thứ trên trần gian ánh sáng chan hòa. Không được mai táng đúng cách, như vong hồn Patroklos kể cho bạn chí thiết Achilleus hay, vong hồn sẽ không được phép vào nhà đó, mà cứ phải lủi thủi, lang thang, cô độc ngoài cổng. Vào trong ít nhất vong hồn có bạn bè. Trái lại, người chết luôn luôn là bóng đen tái mét, nhợt nhạt, rầu rĩ, khác hẳn thân hình có thời đầy nhiệt huyết và sức sống. Hai lần trong Iliad, con người được ví như lá cây, mùa xuân đâm chồi nảy lộc tươi tốt, mùa thu úa héo, vàng vọt, tàn tạ, gió thổi rơi lả tả xuống đất. “Thế hệ con người như thế hệ lá cây.
Hàng năm gió thổi bay tơi tả lá cây rơi xuống đất; nhưng khi xuân về, cành nảy lộc, lá cây lại mọc tươi tốt khắp rừng. Con người cũng vậy, thế hệ này xuất hiện, thế hệ kia biến dạng” (6.146-149).
Thần thoại và huyền thoại Hy-lạp cấu thành kho chuyện phong phú trong văn hóa Tây phương. Tuy khác biệt và thay đổi, song cả hai chia sẻ cùng quan niệmvề cuộc đời. Người Hy-lạp yêu đời, muốn tận hưởng cuộc đời vì chết là sự thật tất nhiên. Họ cũng có tín ngưỡng huyền bí chấp nhận quan niệm tái sinh sau khi chết, song đó chỉ là thiểu số. Đối với Homer chết là trạng huống buồn thảmtrong khi sống là thực trạng gian nan. Quy luật bất biến là ai cũng chết, bất kể giàu nghèo, già trẻ, nam nữ, thường dân
hay vua chúa. Tuy nhiên, sự thật vừa kể không khiến người Hy-lạp buồn rầu như người Babylon vốn được thi sĩ vô danh miêu tả trong trường ca Gilgamesh. Người Hy-lạp nhìn cuộc đời với con mắt say sưa. Trong lòng, trước vấn đề sống chết, họ thấy câu trả lời duy nhất xứng đáng với con người là khắc sâu huyền thoại bất tử bằng hành động tuyệt vời. Họ theo đuổi vinh dự với nhiệt tâm kỳ lạ suốt năm thế kỷ, từ Homer thi sĩ tới Alexandros đại đế. Họ là chủng tộc ưa tưởng tượng, ham sống, tham vọng, cương quyết, năng động. Tuy nhiên, hamnổi danh đã biến họ thành nhạy cảm, dễ giận đối với danh dự, vì họ cũng là chủng tộc hay gây gổ, ưa báo thù. Chuyện của họ cho thấy đầy đủ đặc trưng vừa kể.
Người Hy-lạp tin thần linh bất tử, thần linh có khả năng kỳ diệu; họ còn tin giữa thần linh cư ngụ trên núi Olympos trùng trùng điệp điệp với con người ham ăn, ham uống, ích kỷ, khả ố, tham lam, lúc nhúc kéo lê cuộc sống dưới mặt đất dường như không có hàng rào ngăn cách, chẳng có gì khả dĩ phân biệt. Nói khác đi thần linh là bà con với thế nhân và ngược lại: trong huyền thoại Hy-lạp có nhiều thần linh say mê thế nhân, và trong nhiều trường ca Hy-lạp con người huyền thoại tự hào là dòng dõi thần linh. Dẫu thế tác phong đạo đức của thần linh không hoàn toàn quyết định bản chất thể thức tu hành được chính thức công nhận là hết sức tôn kính. Người Hy-lạp thời Homer không có nhà thờ hay giáo đường như ta hiểu
ngày nay. Xây dựng đền thờ nguy nga (nhiều đền thờ đã tàn lụi, nhiều đền thờ còn tồn tại) là dành cho thần linh đến ngự nếu thần linh hiện diện trong vùng.Họ không bao giờ bước vào trừ phi dâng lễ tế sinh. Theo nghĩa này, đàn ông nào cũng có thể là tu sĩ và mọi người có quyền tham dự lễ nghi. Họ lễ đền hàng ngày, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều hay buổi tối, miễn là lúc nào thuận tiện. Sinh hoạt liên tục, tự nhiên nên họ không hề nghĩ sinh hoạt tôn giáo khác sinh hoạt nhân sinh trong cuộc sống hàng ngày. Họ tin có mười ba thần linh trên núi Olympos. Đứng đầu là Zeus, nghĩa là đấng sáng ngời. Ngoài Chúa tể nói đến thần linh ở đó họ kể: Athena (nữ thần trí tuệ), Aphrodite (nữ thần tình yêu),
Apollo (nam thần ánh sáng), Ares (namthần chiến tranh), Demeter (nữ thần sinh sản), Poseidon (nam thần biển cả), Artemis (nữ thần săn bắn), Hera (nữ thần sinh nở), Hermes (nam thần du lịch), Hebe (nữ thần thiếu nhi),Hephaistos (nam thần lửa đỏ), Hestia (nữ thần mái ấm gia đình), Hades (nam thần địa ngục).
Huyền thoại Hy-lạp là kho tàng phong phú - chuyện quá khứ, gồm huyền thoại nửa phần lịch sử pha trộn chuyện bán phần dân gian, chuyện thi sĩ lang thang ngâm nga như Homer chẳng hạn, thường ngắn chứ không dài như Iliad, song ngôn từ và phô diễn tương tự. Căn cứ vào nội dung thi phẩm ta có thể từ đó suy diễn khán giả của Homer quen thuộc khá rộng rãi với huyền thoại. Cả thảy có bốn thi
hệ: thi hệ thành Troa, thi hệ thành Thebes, thi hệ đoàn Argonaut, thi hệ Herakles. Thi hệ thành Troa gồm chuyện dẫn tới cuộc chiến tranh, việc Pâris quyến rũ Helen, biến sự trong cuộc chiến tranh, cuộc cướp phá thành Troa, bất hạnh xảy ra với người chiến thắng trên hải trình trở về Hy-lạp. Thi hệ thành Thebes, nếu còn tồn tại, chắc hẳn sẽ tới tay Homer, rất tiếc thất lạc, nhất là thi tập Thebaid. Huyền thoại kể lực lượng đông đảo Hy-lạp tấn công thành Thebes cũng như thành Troa, thành có tường bao quanh, song dân phòng ngự bên trong hầu như tuyệt vọng. Đúng ra có hai cuộc tấn công: lần trước do bảy thủ lĩnh tiến đánh Thebes không thành công; lần sau do con bảy thủ lĩnh thành công, phá tan Thebes.
Thi hệ Argonaut ta thấy trong Iliad có ba lần nhắc tới Euneos, con Jason và Hypsipyle, bấy giờ là quân vương Lemnos. Trái lại, thi hệ Herakles nhắc tới thường xuyên. Chàng là anh hùng tuyệt vời đối với nhiều thế hệ trước cuộc chiến thành Troa. Nét đặc biệt của huyền thoại Hy-lạp là liên hệ mật thiết giữa con người với thần linh. Thần linh cỡ lớn trong thi tập được mô tả như gia đình sống trên núi Olympos thương phe này ghét phe kia trong cuộc giành giật dưới trần gian, có thần linh ủng hộ phe Hy-lạp, có thần linh bênh vực phe Troian. Chúa tể quyền uy hơn hết, không về phe nào, song biết thành Troa sẽ tiêu vong. Ông quyền uy hơn cả, nhưng gặp khó khăn khi sử dụng quyền hành như người cha trần
thế trong gia đình nhiều vợ đông con. Ảnh hưởng của thần linh đối với con người tế nhị và khác nhau, từ khuyến khích tâm linh đến trợ giúp thể xác. Điểm này là điểm có vẻ khó hiểu đối với độc giả có tư tưởng vô thần. Thần linh không chỉ là người điều khiển mưu đồ, bộ máy siêu linh mà thi sĩ sử dụng. Mọi hành động đều nằm trong phạm vi chức năng của thần linh, như cung cách giải thích sự việc.Vì Homer không có quan niệm về may rủi, ngẫu nhiên nên cái gì xảy ra không tự nhiên đều cho là việc làm của thần linh. Nếu quân Troian áp đảo quân Hy-lạp phải lui về phía sau (sự kiện mà Homer và khán giả của ông không thể tưởng tượng đã xảy ra do quân Troian có khả năng chiến đấu tài giỏi)
như vậy chắc hẳn thần linh chiến tranh (Ares) ủng hộ phe Troian (5.590-595, 5.703-704). Nếu binh sĩ Hy-lạp có hành động thực sự khác thường như vậy chắc hẳn có Athena giúp đỡ (5.793, 22.214). Nếu Helen bỏ chồng rời Argos theo Pâris về Troad ấy chỉ vì Aphrodite thuyết phục (3.383-420). Xạ thủ trở thành tài ba là do Apollo trao cung tên (2.827); thợ săn trở nên lành nghề là do Artemis huấn luyện (5.51).Ta coi việc làm như thế là biểu tượng ngụ từ, nhưng đối với thi sĩ, nhân vật và khán giả của ông, việc làm như thế không phải vậy. Đối với họ thần linh cũng thực như con người, thần linh có thể sấn vào can thiệp, sự can thiệp như thế không chấp nhận giải thích có tính cách ngụ từ, vì họ thực
sự tin tưởng thần linh. Ta có thể cảmnhận cảm xúc tôn giáo thực sự trong thi tập, chẳng hạn trong lời cầu nguyện của tu sĩ (1.36-42), trong thái độ im lặng trong phòng họp lúc Odysseus đứng lên phát biểu (2.279), trong giáo huấn đạo đức, luân lý trong chuyện có tính cách ngụ từ về cầu nguyện (9.502-512).
Trong chuyện của Homer thần linh giữ vai trò đáng kể. Vì thế, dù không muốn cũng phải nói sơ qua, phần vì hiểu độc giả quen với nhân vật trần thế hơn nhân vật siêu nhiên, phần vì vấn đề quá phức tạp chẳng thể bàn trong phạm vi nhỏ hẹp. Tuy nhiên, xin tóm tắt mấy chủ điểm:
- Đồng hình, đồng tính với thế nhân, thần linh của Homer là đàn ông, đàn bà, tất cả đều bất tử, tài năng vượt xa thế
nhân, song như thế nhân cũng buồn vui, cũng giận hờn, cũng ham muốn, do vậy có thể bị trêu chọc, trừng phạt, cưng nựng, mắng mỏ, lôi cuốn, chê bai, đề cao, hạ thấp. Là hàng bất tử, họ cũng có thể tiêu biểu hình bóng cảm xúc hay hoạt động dưới trần gian. Ares bất tử, Ares là con Chúa tể, Ares bảo trợ, che chở thành Troa, Ares là nhân vật tàn bạo, phách lối. Ares cũng là chiến tranh, và vì là chiến tranh Ares là sức mạnh, là sự kiện, song không là nhân vật. Khi tỏ lời trách Aphrodite đã lôi kéo mình bỏ nhà theo thanh niên không xứng đáng tới thành Troa, Helen làm hai việc cùng một lúc: thứ nhất, kêu gọi thần linh đã khiến mình làm theo ý nghĩ đó; thứ nhì, nói với mình, với thực thể mẫn cảm đã khiến
nàng cư xử theo cung cách mà đầu óc mẫn nhuệ của nàng coi là dại dột, ngu đần.
Trong liên hệ với thế nhân, thần linh có quyền tuyệt đối. Chúa tể có thể bị thần linh qua mặt. Thần linh quyền uy hơn hết trong đám là Chúa tể, ông muốn làm gì tùy ý, song thường tự chế vì sợ mang tiếng lỗ mãng. Chúa tể không bị định mệnh chi phối. Lúc phản đối vì ông có ý định cứu vớt thành Troa hoặc cứu sống Sarpedon, chống lại định mệnh, Hera nói bóng gió ông có thể làm cả hai việc nếu muốn. Đưa số phận lên bàn cân, việc làmcó vẻ khách quan (8.69, 22.209), là nghi thức tiêu biểu thái độ hòa giải với quan điểm khác biệt.
- Ta không rõ Homer quan niệm thần
linh như thế nào, thần linh đối với ông tối thượng ra sao; ta cũng không rõ ông quan niệm thần linh theo truyền thống hay thần linh theo khán giả. Tuy nhiên, ta biết trong khi thuật chuyện, với ông thần linh hữu dụng vô cùng. Thần linh có thể thay đổi biến sự, hòa giải những mâu thuẫn hầu như bất khả, cứu vớt thế nhân cần cứu vớt. Điều duy nhất thần-linh-như thế-nhân của Homer không làm ấy là thay đổi bản tính con người. Thần linh xúi giục, đôn đốc, lôi kéo, điều khiển Achilleus, Aineias, Pâris, song không biến họ thành thế nhân như thế nào. Chọn lựa là do con người. Kết cục, mặc dù thần linh can thiệp, Iliad là chuyện của con người.
Chủ đề thi tập bạn đọc sắp sửa lần giở
là thái độ phẫn nộ của Achilleus chống lại Agamemnon, phẫn nộ như thế là cảmxúc tự nhiên của con người, nhưng mở đầu thi tập cũng nói tới thần linh. Thần linh nào đẩy con người tới chỗ đánh nhau khủng khiếp đến thế? Apollo (con Chúa tể) và Leto (vợ Chúa tể) chăng? Mấy dòng mở đầu trước đó ta nghe nói trong lúc anh hùng gục ngã ngoài chiến trường, ý định của Chúa tể nhích dần tới đích. Chuyện xảy ra trong thi tập là do ý định của Chúa tể, Apollo hay Achilleus? Là con người trong hoạt động Achilleus được tự do hay bị giới hạn? Đó là câu hỏi nhiều đoạn trong thi tập nêu lên trong khi thần linh thôi thúc, kiềm chế, đe dọa, cứu vớt anh hùng. Trong khi hành động, hình như do thần linh trực tiếp can thiệp,
con người có quyền hạn tới mức độ nào? Trong thi tập Homer có quan niệm rõ ràng đối với hành động và trách nhiệmcủa con người không? Thoạt nghe câu trả lời dường như không! Trong khúc 1 lúc cãi lộn, Achilleus nén giận không đâmAgamemnon tại chỗ vì nữ thần Athena nắm tóc ngăn cản. Tuy nhiên, xem kỹ chỗ này cùng nhiều đoạn tương tự trong đó hành động của con người do siêu lực thúc đẩy, ta thấy quan niệm của Homer về can thiệp siêu linh là quan niệm vô cùng tế nhị. Athena nắm tóc Achilleus lúc tướng quân rút kiếm, nhưng ta nghe kể trước khi rút kiếm tướng quân đã đắn đo, lựa chọn. Nữ thần tới để đôn đốc tướng quân lựa chọn. Đặc biệt là nữ thần không sử dụng ngôn từ hạ lệnh, mà sử
dụng ngôn từ thuyết phục. “Từ trời cao ta giáng thế để ngăn tướng quân đừng nổi nóng, để xem tướng quân có nghe lời ta không”(1.207). Như vậy chỗ này có tương quan giữa can thiệp của thần linh và hành động của con người; cả hai hình như bắt tay cộng tác, hoặc cả hai dường như là một nhìn từ góc độ khác nhau. Trong Iliad có nhiều đoạn trong đó con người đi tới quyết định phải lựa chọn không do thần linh mách bảo hay can thiệp. Ta thấy Odysseus phải ra tay đối phó với tình thế một mất một còn. Tứ bề thọ địch, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, chiến binh tranh luận với bản thân: rút lui hay đương đầu; chiến binh đi tới quyết định phải ở lại chiến đấu. Co giò chạy là hèn nhát; ý nghĩ khiến chiến binh
rùng mình; hơn thế, binh luật còn khẳng định dù biết thế nào cũng chết, chiến binh không bao giờ được phép bỏ chạy. Dù sao đây vẫn là tự do quyết định như Homer khẳng định sau này khi để Menelaos rơi vào tình huống tương tự, ông dành cho đương sự nhiều hình thức tranh luận, rút lui hay không rút lui, đương sự đi tới quyết định ngược lại: rút lui. Tuy nhiên, quyết định quan trọng của con người thường liên hệ tới dự phần của thần linh; can thiệp của thần linh và trách nhiệm của con người tồn tại song song. Sự thể không phải chỉ là hai thực thể triết lý không đội trời chung Homer sắp xếp thành hàng thực thể này trước thực thể kia. Hơn thế, ông còn trình bày cho ta thấy định mệnh cùng giọng nói tiên tri
của định mệnh, đồng thời trình bày cho ta thấy ý định của Achilleus và Chúa tể. Mở đầu và đó đây trong thi tập ta nghe kể rõ ràng mọi chuyện đều do ý định của Chúa tể trình bày suốt thi tập như là một nhân vật đường bệ, oai nghiêm hơn thần linh khác. Tuy thế, hơn một lần, ý định của Chúa tể bị định mệnh lấn át, như trường hợp Sarpedon. Thấy con cưng giáp chiến với Patroklos, Chúa tể than: “Hỡi ôi! Có ngờ đâu định mệnh bắt Sarpedon, thế nhân ta yêu thương vô cùng, gục ngã dưới tay Patroklos, công tử Menoitios!” (16.433-434). Nhiều lần đã có cố gắng giảng hòa giữa hai tư tưởng, một mặt để xác nhận quyền năng vượt mức của Chúa tể, một mặt để khẳng định quyền năng huyền bí của định mệnh,
quyền lực vô danh, song trong thực tế tình trạng cộng sinh, cộng tồn của hai thực thể không đội trời chung không phải hiện tượng xuất hiện trong thế giới tưởng tượng của Homer. Trong bất kỳ văn hóa nào tư tưởng có chỗ dành cho tự do quyết định (do đó trách nhiệm cá nhân) và đưa ra hình thái khuôn thước (vì vậy ý nghĩa bao trùm), hai quan niệm (cố định và di động) tồn tại gần gũi, song gần gũi một cách miễn cưỡng, nói khác đi, bằng mặt không bằng lòng. Lối thoát duy nhất khỏi tình trạng mâu thuẫn hợp lý là cửa dẫn vào nhà tù định mệnh nghiêmkhắc canh gác, mô hình cố định từ đầu, không bao giờ thay đổi, hoặc ngược lại tự do hoàn toàn, hỗn loạn vô nghĩa trong vũ trụ khó lường. Tư tưởng Hy-lạp tìm
cách ôm ấp mâu thuẫn hợp lý phối hợp tự do với trật tự.
Trong Homer phối hợp đó là phối hợp tế nhị; ý tưởng về định mệnh biểu lộ uyển chuyển. Chúa tể có thể tiên đoán tương lai (cái chết của Patroklos, cái chết của Achilleus, thành Troa sụp đổ), song trong cả ba trường hợp không thể nói kết quả là do ý muốn của định mệnh hoặc ý định của Chúa tể, hay cả hai. Tuy nhiên, đôi khi lại thấy cái tưởng do định mệnh thực ra do thần linh hoặc thế nhân quyết định. Bởi thế lúc Achilleus nổi điên tấn công, quân Troian chạy tán loạn về tường thành, Chúa tể khuyến khích thần linh lâmtrận để cản bước vũ bão của tướng quân. Ông nói: “Lúc này lòng dạ phần buồn, phần hận, vì đồng đội thân tín tử trận, ta
sợ cưỡng lại định mệnh tướng quân có thể tấn công tường thành” (20.29-30). Gia đình thần linh trên núi Olympos giống gia đình thế nhân dưới trần gian. Đứng đầu là người bố quyền uy, đa tình, không thể coi thường, song có thể qua mặt. Bên cạnh là người vợ ghen tuông, mưu mô, để ý từng li từng tí. Xung quanh là bầy con trai, con gái, tranh nhau đặc ân của bố mẹ trong khi theo đuổi mục đích riêng tư. Số thần linh này giữ vai trò của mình trong thi tập, tiếp xúc trực tiếp với thế nhân. Đối với Homer, thần linh và thế nhân giống hệt nhau - về hình thù, ngôn từ, ngay cả tinh thần, tình cảm, phương thức hành động. Hăng say hơn hết trong sự tranh giành là Hera, (vợ Chúa tể) và Athena (con gái Chúa tể);
hai mẹ con ghét cay ghét đắng, ghét muốn đào đất đổ đi thành Troa và người Troian. Ta không rõ tại sao hai nữ thần lại nuôi căm thù lạ lùng như thế đối với người Troian. Nhưng đến khúc 24, ta hiểu sự thể trong đó kể lời phê phán gay gắt về Pâris (24.31-36): cuộc thi sắc đẹp của mấy nữ thần là nguyên do hão huyền hết sức đối với bi kịch đẫm máu miêu tả trong thi tập, song để lại ấn tượng ghét bỏ sâu sắc không giải thích trong lòng mấy nữ thần đối với thành Troa. Động lực đưa Hera đến chỗ ghét bỏ, chọn lựa dẫn tới xúc phạm đối với nhan sắc hoàn toàn phù hợp với hình ảnh Hera như nữ thần ghen tuông Homer miêu tả trong Iliad, trong âm mưu chống lại Herakles, con Chúa tể và vợ người trần thế
Alkmene (14.300-308), tấn công tàn bạo Artemis, con Chúa tể với nữ thần Leto (21.557-566). Trái lại, phía đối nghịch có Aphrodite, nữ thần đoạt giải cuộc thi sắc đẹp hết lòng ủng hộ người Troian, can thiệp cứu mạng Pâris khỏi tay Menelaos (3.439-441).
Lý do khiến thần linh can thiệp thường không quan trọng mà rất tự nhiên, quá ư tự nhiên. Trái lại, được tưởng tượng giống thế nhân cả về mặt mạnh lẫn mặt yếu, lại được phóng đại về kích thước, tầm vóc, thần linh là hình tượng tiêu biểu cả hai mặt có vẻ khó hiểu, khó kiềm chế trong đời sống thế nhân. Athena xúi xạ thủ Pandaros dùng cung bắn Menelaos. Làm vậy là phá hủy cái trong khoảnh khắc là cơ may chấm dứt cuộc chiến
(4.99-159). Lúc này Achilleus không có mặt trên chiến trường, hai bên đều muốn hòa bình, nhưng chiến cuộc cứ tiếp diễn. Vì sao? Vì tình trạng vô lý trong bản tính con người. Vì ý định của lịch sử. Vì ý muốn của Chúa tể. Vì ngẫu nhiên hoàn toàn. Thần linh can thiệp cũng can thiệp trực tiếp, đôi khi thần linh tham dự cuộc chiến. Làm vậy là thần linh bao che thế nhân thần linh thương yêu, và ở mức độ rộng lớn thần linh phả chất can đảm, men anh hùng vào lòng binh lính, ngay cả đoàn quân như Poseidon thực hiện mặc dù Chúa tể ra lệnh không được can thiệp (14.422-610). Ngày nay không nhìn cuộc chiến như thế, song vẫn ngạc nhiên trước vẻ huyền bí của cuộc chiến - hăng hái chiến đấu hay ngập ngừng hoảng sợ, yếu
tố huyền bí gọi là tinh thần. Không thể sờ, không thể đếm, không thể cân, Napoléon bảo yếu tố đó quan trọng gấp ba lần yếu tố vật chất. Đọc truyện chiến tranh cũng thấy kể yếu tố vô hình thường xảy ra, phe ít quân bị áp đảo vì yếu thế, bất thình lình trở nên tin tưởng chủ động, đảo ngược tình hình, phe đông quân sấn tới nhờ hùng mạnh, bỗng dưng thấy ngần ngại, thụ động, tả hữu có thể bị tấn công, nếu vậy sẽ rơi vào rối loạn, kết cục tất nhiên tháo chạy. Đọc lịch sử cũng thấy chiến tranh hầu như không thể đoán trước. Đầu thế kỷ XV, trong khi làm chủ mạn nam, mạn trung nước Pháp trong cuộc chiến tranh kéo dài một trăm năm, quân Anh bỗng dưng bị quân Pháp bao vây, đe dọa tiêu diệt, mặc dù từ trước tới
giờ lần nào đụng độ cũng thua, chỉ huy là cô gái làng Domrémy, người đọc đành giải thích sự việc chẳng khác thần linh can thiệp như Homer kể trong thi tập. Jeanne d’Arc hay La pucelle d’Orléans tuyên bố tổng thiên thần Michael xuất hiện bảo nàng Bouter les Anglais hors de la France: đánh đuổi quân Anh ra khỏi bờ cõi nước Pháp. Trái lại, quân Anh nghĩ nàng được phái tới không phải thiên thần mà quỷ sứ, vì thế nghi nàng là phù thủy bèn đem thiêu sống ở Rouen. Sử gia bây giờ vẫn khó giải thích sự kiện, theo lý luận thuần túy, làm thế nào thiếu nữ làng quê có thể thực hiện điều như nàng đã thực hiện!
Thần linh bất tử; họ không bị thời gian quy định; họ tồn tại muôn đời. Vì không
bị luật đào thải chi phối, họ không thay đổi do tuổi tác, do học hỏi. Họ sẽ mãi mãi như bây giờ và luôn luôn như ngày trước; họ vẫn vậy từ đầu chí cuối thi tập Iliad. Họ không thay đổi, họ không học hỏi. Làm sao họ có thể như thế? Họ là hiện thân của sức mạnh huyền bí qua tác dụng hỗ tương mãnh liệt nảy sinh mô hình rùng rợn ảnh hưởng mạng sống con người - quốc gia thăng trầm, đế quốc thịnh suy, động đất, bão lụt, bệnh dịch, song cũng là hương vị dịu ngọt toát ra từ tình yêu đằm thắm, hương thơm đậm đà bốc lên từ chất rượu cay nồng, sức mạnh phi thường thẩm nhập, lan khắp thân thể chiến binh lúc gian nan, khi nguy hiểm. Là nhân vật (dưới mắt Homer và người Hy-lạp) họ rất khác nhau. Trái lại, ngoài
tình trạng bất tử, họ giống nhau ở điểm: biến hóa, thẩm nhập khủng khiếp. Mỗi thần linh là một sức mạnh. Không bao giờ đặt vấn đề hoặc xét hỏi bản chất tồn tại của mình, sức mạnh đó di động một cách mù quáng, một cách hung dữ tới mức đạt ý định. Thần linh của Homer không công nhận quyền uy nào ngoài chính mình, trừ quyền uy tối thượng, tức Chúa tể. Tranh luận giải quyết ở trên trời. Là thần linh nghĩa là hoàn toàn biến hóa, thẩm nhập trong khi thực hiện quyền năng, làm tròn bản chất của mình mà không bị ý nghĩ, tư tưởng thần linh khác chi phối, trừ chướng ngại phải vượt qua, như vậy không cần tự vấn, tự phê. Trái lại, trong lịch sử con người có người giống thế. Chễm chệ trong thế giới quyền
lực, họ áp đặt ý định của họ lên người khác với lòng tin tưởng bất biến, với ý nghĩ kiên định là họ có quyền, có thế như thần linh! Người như vậy ngày nay gọi là quân phiệt nếu là nhà binh, và độc tài nếu là dân chính, người Hy-lạp gọi là “anh hùng.” Xuyên qua dạng thức nhân loại, người như vậy đồng ý để họ thờ cúng trước mộ sau khi qua đời. Anh hùng thường nóng nảy, tự tôn, tàn phá, hủy diệt, song cũng khẳng định trong môi trường chọn lọc nào đó nhân loại vẫn có khả năng đạt mức siêu nhân, có người có thể phủ nhận chỉ thị mà người khác phải tuân theo để sống. Say sưa tự tôn con người coi mình như thần linh. Nhưng họ không phải thần linh, họ không bất tử. Cũng như mọi người trong cõi nhân gian,
họ bị quy luật thành bại, thịnh suy, hưng phế chi phối. Thế nào họ cũng đi tới tiêu vong, nhất là tiêu vong thâm căn cố đế: cái chết. Sớm muộn, qua đau khổ, qua tai ương, họ sẽ ý thức giới hạn của mình, chấp nhận lẽ chết, thiết lập hoặc tái lập quan hệ nhân thế với đồng loại. Nhan nhản trong huyền thoại Hy-lạp, mô hình này lần đầu được miêu tả rất nghệ thuật trong Iliad.
Như đã nói chuyện thi sĩ lang thang, ca công hát dạo kể có nhiều trước khi thi phẩm ra đời. Trong Iliad có nhắc tới chuyện nhân vật Meleagros, Bellerophontes và nhiều chuyện nữa thất lạc từ lâu. Được lặp đi lặp lại liên tục theo thời gian càng ngày càng phong phú và phong phú kỳ lạ, chuyện được sắp
xếp, khai triển thành thi hệ trường ca, mỗi thi hệ lại được mở rộng để lấy chỗ đưa vào sự tích, kể thêm anh hùng. Mở rộng từ đầu chuyện thành Troa kể nguyên nhân gây nên tai họa đổ xuống thành phố và cung cách xử sự của thành phố khiến thần linh bất bình. Vì thế như nội dung cho thấy từ đó đến nay chuyện là nơi chứa chấp thái độ bất kính, bất trung. Quân vương Laomedon, thân phụ Priam, phụ ước với Apollo và Poseidon từng xây tường bảo vệ thành phố và nuốt lời với Herakles có công xua đuổi thú vật tham mồi ra khỏi đất đai. Dưới quyền Priam, thành phố phát triển tốt đẹp một thời và trở nên giàu có. Nhưng con trai Priam là Pâris trong lúc chăn cừu trên núi Ida gần đó được mời tham dự cuộc
đánh giá sắc đẹp giữa ba nữ thần Hera, Athena, Aphrodite, mỗi người cầm quả táo vàng ửng trên vỏ ghi hàng chữ “dành cho người đẹp nhất.” Chẳng ngần ngại Pâris chọn Aphrodite. Đáp lại thịnh tình như để tưởng thưởng, nữ thần hứa tìmcho chàng giai nhân đẹp nhất trần gian làm vợ chung chăn chung gối. Sau đó trong lần tới thăm Menelaos, quân vương Sparta, nhờ Aphrodite giúp đỡ, chàng chiếm trọn cảm tình Helen, vợ chủ nhân, đẹp nghiêng nước nghiêng thành, thuyết phục nàng bỏ chồng và con gái còn ẵmbế theo mình về đất Troad mang theo của cải đáng kể.
Làm vậy là khiếm nhã và khả ố; làmvậy là xúc phạm quan niệm cố hữu về danh dự của người Achaian. Menelaos