🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Huyền thoại Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không Ebooks Nhóm Zalo thực hiện và giới thiệu Dự án Văn hóa Uống nước nhớ nguồn tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc Với sự phối hợp thực hiện của Trung tâm Thông tin Truyền thông Vì môi trường phát triển và Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt Huyền thoại Hà Nội - điện biên phủ trên không Cuốn sách này được xuất bản trong Chương trình Đền ơn đáp nghĩa THờ PHụNG VÀ LƯU DANH anh hùng liệt sỹ việt nam do TạP CHÍ TRÍ THứC VÀ PHÁT TRIểN thực hiện thực hiện và giới thiệu Dự án Văn hóa Uống nước nhớ nguồn tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc Với sự phối hợp thực hiện của Trung tâm Thông tin Truyền thông Vì môi trường phát triển và Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt Huyền thoại Hà Nội - điện biên phủ trên không NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN Xà VIỆT NAM - 2013 Chỉ đạo thực hiện nội dung và tổ chức chương trình Thờ phụng và Lưu danh anh hùng liệt sỹ việt nam: Nhà thơ - Nhà báo đoàn mạnh phương Tổng Biên tập Tạp chí Trí thức và Phát triển Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội Giám đốc Dự án Văn hóa Uống nước nhớ nguồn Ban biên tập và thực hiện nội dung: Hội Nhà báo Việt Nam Chi hội Nhà báo tạp chí trí thức và phát triển Nhà báo trần miêu - Nhà báo đẶNG đÌNH cHẤN Nhà báo Trần văn trường - Nhà báo TRẦN anh tuấn Nhà báo Hoàng việt hùng- Nhà báo cao ngọc hà Các Biên tập viên: phạm thủy - tiến cao - thanh tâm lê Minh nguyệt - anh tài Ban biên tập chân thành cảm ơn các tác giả, các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, các doanh nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trong Chương trình xuất bản có ý nghĩa này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô 1966 “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị... Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội” (Lời của Hồ Chủ tịch nói với bộ đôi Phòng không - Không quân - 1967) Bác Hồ với bộ đội phòng không - không quân Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đoàn Không quân Sao Vàng nhân dịp Tết Đinh Mùi (9-2-1967). (Đại tá Phùng Thế Tài Tư lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân là người đi bên phải Bác) Bác Hồ tới thăm trận địa phòng không Quảng Bá - Hà Nội (tháng 9-1966) Bác Hồ nói chuyện với phóng viên Báo Phòng Không Không Quân và phóng viên chương trình phát thanh Quân đội nhân dân (16/2/1969) Bác Hồ tặng quà Tết và nói chuyện với các chiến sỹ Đoàn không quân Sao Vàng, Tết năm 1967 Bác Hồ thăm đơn vị bộ đội phòng không quân khu III (1966) Bác Hồ thăm bộ đội pháo cao xạ Bác Hồ thăm bộ đội Tên lửa, trước ngày đơn vị ra quân đánh thắng trận đầu, bắn rơi máy bay Mỹ (26/8/1965) Bác Hồ đến thăm bộ đội không quân tháng 12-1967 tại xã Phú Cường, Đa Phúc - Vĩnh Phúc Bác Hồ thăm trận địa tiểu đoàn 61 Đoàn tên lửa Sông Đà ngày 26/08/1968 Bác Hồ với các chiến sĩ lái máy bay Lời tri ân Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm, đã có hàng triệu người con ưu tú của đất nước ngã xuống “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm thiêng liêng của mỗi người Việt Nam yêu nước, thương nòi. Với tâm nguyện, lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc, trong nhiều năm qua, Dự án Văn hóa Uống nước nhớ nguồn thuộc Tạp chí Trí thức và Phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội, với sự chung tay góp sức của nhiều đơn vị, cá nhân, đã thực hiện bộ sách HUYỀN THOẠI VIỆT NAM gắn liền với những sự kiện lịch sử lớn, những ghi dấu sâu đậm trong hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Đặc biệt trong bộ sách mang tên HUYỀN THOẠI đó trang trọng lưu danh hàng chục vạn Anh hùng liệt sỹ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình vì độc lập tự do của đất nước. Trong những con người linh thiêng ấy, có những liệt sỹ chỉ còn dòng tên để lại với gia đình, với quê hương đất nước... Những cuốn sách trong bộ sách HUYỀN THOẠI có một không hai đó được xuất bản đã làm lay động hàng triệu trái tim đồng bào, đồng chí cả nước. Để góp phần bảo tồn ký ức cho các thế hệ mai sau và thể theo ước nguyện của đông đảo đồng chí, đồng bào, của các gia đình thân nhân liệt sỹ, Dự án văn hóa Uống nước nhớ nguồn - Tạp chí Trí thức và Phát triển thực hiện Chương trình THỜ PHỤNG VÀ LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM. Chương trình bao gồm việc thực hiện và xuất bản 10 cuốn Đại sách lưu danh liệt sỹ với kích thước mỗi cuốn là 0,7m x 1,0m, trọng lượng hàng trăm ki lô gam một cuốn, để đặt thờ tại một ngôi Chùa lớn mãi mãi về sau. Được sự nhất tâm quý báu của Đại đức trụ trì Thích Trúc Thái Minh và các nhà sư hành lễ chùa Ba Vàng (Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) những cuốn Đại sách được rước về đặt thờ trang trọng tại ngôi Chùa linh thiêng để phật tử thập phương và các thế hệ người Việt Nam mỗi khi đến Chùa đều thắp nén tâm hương tưởng niệm, thờ phụng và mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh hùng liệt sỹ. Những làn khói hương tưởng niệm, những lời cầu nguyện tri ân ngày ngày, làm an thỏa vong linh các liệt sỹ và góp phần vơi bớt nỗi đau của các gia đình thân nhân liệt sỹ trên mọi miền đất nước… Đó cũng là tâm nguyện của mỗi người chúng ta. Ban tổ chức Chương trình chân thành cảm ơn những tấm lòng hảo tâm của các doanh nghiệp, doanh nhân và của bà con cô bác gần xa đã quan tâm, hỗ trợ cho Chương trình ý nghĩa thiêng liêng này. Xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các liệt sỹ linh thiêng. ĐỒNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI ĐỨC TRỤ TRÌ CHÙA BA VÀNG TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ TRÍ THỨC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁM ĐỐC DỰ ÁN VĂN HÓA UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Thích Trúc Thái Minh Nhà báo Đoàn Mạnh Phương BỐI CẢNH CHUNG TRƯỚC CUỘC TẬP KÍCH BẰNG B52 CỦA KHÔNG QUÂN MỸ VÀO HÀ NỘI Chiến dịch tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng năm 1972 hàm chứa một mưu đồ thâm hiểm và tàn bạo. Nó được tiến hành trong bối cảnh Mỹ - Ngụy đang tiếp tục bị thất bại nặng nề ở miền Nam trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và sự bế tắc theo hướng bất lợi cho Mỹ tại Hội nghị Pari. Do bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ vẫn muốn dùng vũ lực thông qua sức mạnh được coi là “bất khả chiến bại” của máy bay B52 ném bom hủy diệt Hà Nội nhằm buộc Việt Nam phải ký hiệp định Pari theo sự dàn xếp của Mỹ...Nhưng, những cái đầu hiếu chiến đã tính toán nhầm: Mỹ đã chuốc lấy thất bại thảm hại trong chiến dịch 12 ngày đêm ném bom hủy diệt Hà Nội ! Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Trong những năm 1969 - 1972, cùng với quá trình rút dần quân Mỹ về nước nhằm thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chính quyền Nich-xơn đã sử dụng không quân như một công cụ chiến lược để thực hiện kế hoạch này với mục tiêu không thay đổi là tiếp tục bám giữ miền Nam Việt Nam - Một mục tiêu mà khi còn 50 vạn quân viễn chinh Mỹ ở đó, cũng không thực hiện được. Cho nên ngay từ những ngày đầu bước chân vào Nhà Trắng, đặc biệt là thời gian trước tháng 12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã không ngớt đưa ra những lời đe dọa: “Nếu Bắc Việt Nam không chịu đàm phán theo các điều kiện của Mỹ thì sẽ phải đứng trước khả năng bị xóa sạch bằng những cuộc tấn công ném bom tăng cường bằng B52 vô cùng ác liệt!”. BỐI CẢNH CHUNG VÀ MƯU ĐỒ THÂM ĐỘC CỦA MỸ: Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn quyết định, nhưng cũng vô cùng gay go ác liệt. Ở miền Nam, cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta mùa xuân năm 1972 làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Trước tình hình đó, để hòng cứu vãn tình thế, từ ngày 6 tháng 4 năm 1972, đế quốc Mỹ lại huy động lực lượng lớn không quân tập trung đánh phá trở lại miền Bắc lần thứ hai với quy mô lớn hơn và ác liệt hơn rất nhiều so với lần trước. Mặc dù vậy, không quân Mỹ vẫn không tránh khỏi bị tổn thất nặng nề; chỉ tính từ 9/5/1972 đến 20/10/1972 quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 561 máy bay các loại của Mỹ, diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái... Thực trạng trên chiến trường đã buộc chính quyền Ních-xơn phải “Mỹ hóa” trở lại bằng không quân và hải quân nhằm tiếp tục thực hiện và cứu vãn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tìm mọi cách ngăn chặn cuộc tiến công của quân và dân ta; đặc biệt là ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc 14 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không cho cách mạng miền Nam. Mặt khác, cuộc đàm phán ở Hội nghị 4 bên tại Pari đã kéo dài 4 năm mà vẫn chưa thể kết thúc khiến Mỹ bị mất uy tín trong nội bộ người Mỹ... Tất cả những yếu tố đó đã đặt chính quyền Mỹ lúc bấy giờ trước những sức ép không nhỏ và buộc Tổng thống Mỹ Ních-xơn phải cử Kít-xinh giơ đến Pari để nối lại cuộc đàm phán. Sau nhiều phiên họp kín căng thẳng, vào các ngày 8, 9, 10 tháng 10 năm 1972, phái đoàn ta đã đưa ra bản dự thảo hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Phía Mỹ đã chấp nhận bản hiệp định này, nhưng lại lấy đó làm một con bài để lừa dư luận Mỹ, phục vụ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm đó. Với bản chất phản động, ngoan cố, ngày 23 tháng 10 năm 1972 (chỉ 1 ngày sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra), Mỹ đã tráo trở, dây dưa trì hoãn việc ký kết Hiệp định Pari như đã cam kết trước đó… Vậy, vì sao Mỹ lại tráo trở không ký hiệp định như đã cam kết và đưa B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng? Khi đó Mỹ đổ tại Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống chính quyền Sài Gòn không chịu ký. Thực ra, chuyện Nguyễn Văn Thiệu phản ứng kịch liệt với quan thầy Ních-xơn là điều có thật. Tuy nhiên, mọi người đều thừa hiểu rằng Thiệu làm sao có thể chống lại được quyết định của ông chủ Mỹ. Nhưng, vừa để khỏi bị mang tiếng là bỏ rơi “đồng minh”, vừa để gây sức ép tối đa buộc phía ta phải chấp nhận những điều kiện của Mỹ, một âm mưu cực kỳ hiểm độc đã hình thành trong bộ óc tàn bạo của Tổng thống Mỹ Ních-xơn; đó là đưa B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng, dùng sức mạnh hủy diệt của B52 làm áp lực để buộc chúng ta phải quỳ gối. Đó chính là lý do của sự bội ước trắng trợn của Mỹ sau ngày 20 tháng 10 năm 1972, mà về sau chúng ta mới rõ thêm. Không thể đợi chờ và nín nhịn được nữa trước sự bội ước và thủ đoạn tráo trở của chính quyền Ních-xơn, ngày 26 tháng 10 Chính phủ ta ra tuyên bố công khai lên án sự quay quắt lật lọng của chính quyền Mỹ. Người phát ngôn của Chính phủ ta, trước đông đảo các nhà báo quốc tế ở Pari đã lên tiếng tố cáo: “Hòa bình đã ở đầu ngọn bút”, nhưng chính phủ Mỹ đã trở mặt, phản lại những điều đã thỏa thuận. Dư luận Mỹ và thế giới xôn xao. Bị ta vạch mặt, Kít-xinh-giơ buộc phải tổ chức họp báo. Vốn là một kẻ gian ngoan, để che giấu âm mưu đen tối, một mặt Kít-Xinh-giơ thừa nhận nội dung của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra là đúng, mặt khác ông ta lại ỡm ờ thanh minh và lập lờ tuyên bố: “... Sau mười năm diễn biến, cuộc chiến tranh đã đến hồi kết thúc. Chúng ta tin rằng Hòa bình đang ở trong tầm tay”. Đáng tiếc là thủ đoạn xảo trá của Kít-xinh-giơ, thông qua màn khói “Hòa bình trong tầm tay” đã đánh lừa và trấn an được dư luận Mỹ. Niềm hy vọng của nhân dân Mỹ lại được hâm nóng: Chiến tranh ở Việt Nam sắp chấm dứt; Con em họ sắp được trở về. Kết quả là Ních-xơn đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Mắc Ga-vơn đã gọi: “Ních-xơn là tên gian dối! Ních-xơn là tên lừa bịp”. 15 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Ngay sau đó, trong khi chuẩn bị tiến hành một cuộc ném bom xuống thủ đô Hà Nội, Ních-xơn cho Kít-xinh-giơ bay sang Pari họp tiếp, nhưng với nhiệm vụ trì hoãn và gây bế tắc hội nghị. Thậm chí Ních-xơn còn bảo Chánh văn phòng Hen-đơ-men (H.R.Handerman) gọi điện mật nhắc nhở Kít-Xinh-giơ thêm: “Cần tránh những điều gì tỏ ra là chúng ta phá vỡ thương lượng. Nếu xảy ra tan vỡ thì phải là do phía Hà Nội gây ra. Trong bất cứ trường hợp nào phía chúng ta cũng không được tỏ ra là bên có sáng kiến chấm dứt thương lượng” (Chú thích: Theo Hồi ký của Ních Xơn). Những ngày của tháng 11 năm 1972 ở Thủ đô nước Pháp, Kít-xinh-giơ đã gây ra lắm điều rắc rối cho hội nghị và liên tiếp giở trò “gắp lửa bỏ tay người”. Ông ta đòi sửa 69 điều trong những điều mà hai bên đã thỏa thuận hồi tháng 10, lại đòi miền Bắc cùng rút quân, đòi miền Nam phải là một quốc gia riêng. Phía ta không nghe thì ông ta đổ tội cho ta là thiếu thiện chí, là cản trở cuộc hội đàm tiến triển. Trong cuộc họp ngày 24 tháng 11, Kít-xinh-giơ hăm dọa: “nếu các ông không tỏ ra biết điều, Tổng thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quả sẽ khó lường”. Những ngày đầu của tháng 12/1972, Kít-xinh-giơ vẫn nhiều lần dọa dẫm: nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn... Và, đến lúc đó cuộc chiến tranh sẽ thay đổi tính chất, cuộc thương lượng cũng sẽ thay đổi tính chất. Mỹ sẽ không bàn bạc về hiệp định này nữa! Ngày 7 tháng 12, Ních-xơn gửi điện mật báo cho Kít-xinh-giơ: “Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt, nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước”. Nhưng ông ta lại chỉ thị Kít xinh-giơ vẫn phải tỏ ra mềm dẻo, tiếp tục “giữ cầu” đàm phán thêm một thời gian nữa. Thật là quỷ quyệt hết chỗ nói. Để có thể đi đến ký kết hiệp định hòa bình, trong những ngày này, phía ta đã có nhiều nhân nhượng, nhưng cũng có những điều không thể nào nhân nhượng nổi. Cuối cùng đến ngày 13 tháng 12, cuộc đàm phán hoàn toàn bế tắc, phải dừng lại. Cố vấn Lê Đức Thọ nhìn thẳng vào mặt Kít-xinh-giơ cảnh báo: “Các ông gieo gió ắt phải gặt bão”. Hôm đó Cố vấn Lê Đức Thọ lên máy bay về Hà Nội, còn Kít-xinh-giơ bay về Oa-sinh tơn. Ngày 14 tháng 12, dã tâm đen tối của Ních-xơn đã mở bung ra. Ông ta chính thức ra lệnh: “Hải quân tiếp tục rải thủy lôi phong tỏa các cảng biển và các cửa sông của Bắc Việt. Không quân bắt đầu cuộc tiến công bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng”. Theo đó, một kế hoạch chiến dịch được Lầu Năm Góc chuẩn bị hết sức chu đáo, tỉ mỉ từ trước (Chú thích: Kế hoạch tuyệt mật này được thông qua ngày 30/11/1972, với sự tham gia bàn bạc của Tổng thống Ních-xơn, cố vấn Kít xinh-giơ, Bộ trưởng Quốc phòng Le-dơ (Laird), Thứ trưởng Quốc phòng Hây gơ (Hang) và Chủ tịch Hội đồng tham 16 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không mưu trưởng liên quân (Mo-rơ) Moorer.), các tàu chiến Mỹ tiến hành việc thả thủy lôi, còn các phi công chiến lược ở Gu am và U-ta-pao thì chuẩn bị sẵn sàng, để đến ngày 18 tháng 12 (theo giờ Hà Nội) lái những chiến oanh tạc cơ khổng lồ ầm ầm lao tới Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chiều 18 tháng 12, chiếc máy bay chở Cố vấn Lê Đức Thọ hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm thì chỉ mấy giờ sau, những loạt bom đầu tiên của B52 Mỹ đã dội xuống Hà Nội, mở màn cho một chiến dịch ném bom ác liệt chưa từng có trong lịch sử chiến tranh của Mỹ và đặc biệt là của lực lượng máy bay chiến lược B52. Chiến dịch 12 ngày đêm ném bom hủy diệt Hà Nội của đế quốc Mỹ là như vậy. CHIẾN DỊCH MANG TÊN LINEBACKER II: Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ chống lại miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Pari bế tắc và đổ vỡ. Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker I diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, nhưng có điểm khác biệt lớn là lần này trọng tâm sẽ là các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật và mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày đêm ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ đã ném khoảng 17.000 tấn bom đạn. Thực ra, trước khi tiến hành chiến dịch dùng B52 ồ ạt ném bom Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ đã mở một đợt đánh phá dữ dội các chân hàng và các tuyến giao thông của ta ở khu vực Tân Kỳ, Đô Lương (Nghệ An). Đó có thể coi là nước cờ thăm dò cuối cùng mà Mỹ tiến hành nhằm hai mục đích là: Cắt đứt sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường lớn miền Nam; làm suy yếu khả năng tấn công mùa khô của quân giải phóng và kéo lực lượng phòng không ở địa bàn Hà Nội vào đây. Theo đó, chỉ riêng trong tháng 11 năm 1972, Mỹ đã sử dụng 1.213 lần chiếc B52 đánh phá khu 4... Sau này, khi đã rời ghế Tổng thống Mỹ, Nich-xơn còn viết trong hồi ký của mình: “Ngày 14 tháng 12 năm 1972, tôi ra lệnh tiếp tục thả mìn cảng Hải Phòng và tiến công bằng B52 vào khu vực Hà Nội, Hải Phòng. Ba ngày sau có hiệu lực. Đây là quyết định khó khăn nhất của tôi trong cuộc chiến này”. Cái mà ông Nich-xơn gọi là “quyết định khó khăn nhất” chính là chiến dịch Linebaker II - Cuộc tập kích chiến lược của Mỹ bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng diễn ra từ 18/12/1972. 17 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Sân bay Utapao, Thái Lan, 1966; nơi xuất phát những chuyến B52 đến Việt Nam Theo các tài liệu của chính đối phương thì trong Chiến dịch Linebacker II, Mỹ đã huy động một lực lượng khổng lồ máy bay, tàu chiến loại hiện đại nhất khi đó để thực hiện cuộc ném bom hủy diệt với quyết tâm cao nhất nhằm “đè bẹp đối phương” trong một thời gian ngắn. Đã có 1.192 máy bay các loại và nhiều loại vũ khí, trang bị khí tài hiện đại khác tham gia chiến dịch này. Về lực lượng cụ thể gồm có: Máy bay B52: có 193 chiếc/tổng số 400 chiếc (gần 50% tổng số máy bay B52 mà Mỹ có lúc đó) cùng với 250 tổ lái. Không quân chiến thuật: có 1.077 chiếc máy bay các loại/tổng số 3.043 chiếc (xấp xỉ 31% tổng số máy bay chiến thuật của Mỹ). Tàu sân bay: có 6/14 chiếc tham gia (bằng 34% tổng số tàu sân bay của Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam). Hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, trinh sát chiến thuật, máy bay chỉ huy, máy bay liên lạc dẫn đường, cấp cứu... Ngoài ra còn 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Hàng loạt căn cứ ở nhiều nơi đã được huy động phục vụ cho chiến dịch Linebacker II. Đây là một cuộc huy động lực lượng lớn chưa từng có của không quân Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai cho một trận tập kích đường không chiến lược. Không những thế, cường độ tấn công và số lượng bom đạn mà Mỹ tập trung cho cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cũng rất lớn. Cụ thể: Cường độ xuất kích của máy bay chiến lược B52: + Đêm 18/12: 90 lần chiếc 18 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không + Đêm 19/12: 87 lần chiếc + Đêm 20/12: 93 lần chiếc + Đêm 21/12: 24 lần chiếc + Đêm 22/12: 24 lần chiếc + Đêm 23/12: 33 lần chiếc + Đêm 24/12: 33 lần chiếc + Đêm 26/12: 105 lần chiếc + Đêm 27/12: 54 lần chiếc + Đêm 28/12: 60 lần chiếc + Đêm 29/12: 60 lần chiếc Cường độ xuất kích của không quân chiến thuật: + Cao nhất: 465 lần chiếc (ngày 19/12) + Trung bình: 300 - 400 lần chiếc/ ngày - đêm; riêng F111 xuất kích trung bình 17 - 19 lần chiếc/ đêm, cao nhất là 25 lần chiếc/ đêm (20/12). Tổng số lần xuất kích của các loại máy bay là 4.583 lần chiếc; trong đó 663 lần chiếc B52, 3920 lần chiếc không B52 cất cánh từ GUAM quân chiến thuật (trung bình 326,6 lần chiếc/ ngày). Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và huy động đến mức cao nhất sức mạnh của không lực Hoa Kỳ, đế quốc Mỹ đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống những khu vực đông dân chứ không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự như chúng vẫn biện minh. Bằng việc làm đó, đế quốc Mỹ đã đạt đến đỉnh cao của sự tàn bạo, như Nghị quyết Hội nghị 40 nước không liên kết họp tại Niu Yoóc ngày 3 tháng 1 năm 1973 đã lên án là “vượt qua bất cứ sự tàn bạo nào mà loài người từng biết đến”. Đế quốc Mỹ toan tính rằng, bằng sự tàn sát dã man của B52, chúng có thể buộc nhân dân ta phải khuất phục, phải rút bớt mục tiêu trong đàm phán, sửa đổi lại văn bản hiệp định có lợi cho Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Bản chất và âm mưu của đế quốc Mỹ qua chiến dịch tập kích B52 được Giắc Ri-xơn, một nghị sĩ Thụy Điển khái quát khá đầy đủ: “Đến nay, tất cả mọi người đều thấy rõ Ních 19 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không xơn không tôn trọng lời hứa, từ chối không ký bản Hiệp định mà ông ta đã chấp nhận hồi tháng 10. Ních- xơn khi thấy không thể giành được trên bàn hội nghị những điều Mỹ đã mất trên chiến trường thì một lần nữa lại đi theo “giải pháp” quân sự. Thực tế Ních-xơn bằng cách leo thang trong cuộc chiến tranh không quân, lần đầu tiên dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội hòng buộc Hà Nội chấp nhận điều kiện hòa bình của Mỹ, buộc nhân dân Việt Nam thừa nhận điều kiện hòa bình của Mỹ kiểm soát miền Nam Việt Nam bằng cách giết hại vô vàn dân thường và phá hủy tất cả những gì chúng chưa phá hủy hết”. Nếu đế quốc Mỹ thành công trong cuộc tập kích bằng B52 thì hậu quả thật khôn lường. Báo Nhân đạo (Pháp) đã viết: “Tấn thảm kịch Việt Nam đang trải qua cho ta hương vị của cái mà trái đất chúng ta sẽ nếm trải nếu nước đế quốc mạnh nhất đặt được nền thống trị độc tôn của nó!”. Thế nhưng, “thần tượng B52” - con át chủ bài trong bộ ba chiến lược của đế quốc Mỹ đã phải sụp đổ trước ý chí kiên cường và trí tuệ thông minh tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Chỉ trong 12 ngày đêm, lưới lửa phòng không dày đặc của ta đã xé tan xác 81 máy bay của giặc Mỹ, trong đó “siêu pháo đài bay” B52 là 34 chiếc, F111 là 5 chiếc và 42 máy bay chiến thuật khác. Theo các tài liệu quân sự Mỹ, trong chiến dịch này, tỉ lệ máy bay rơi đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (25%), khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ phải thú nhận: “Cứ cái đà mất máy bay, người lái này và nếu Mỹ còn tiếp tục ném bom thì chỉ đến ngày 28 tháng 4 năm 1973 toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở vùng Đông Nam Á sẽ hết nhẵn”. Cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ đã thất bại thảm hại. Tin máy bay B52 bị bắn rơi, giặc lái bị diệt từ Việt Nam dội về Oa-sinh-tơn như cú sét giáng xuống Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khiến Ních-xơn choáng váng, B.52 (trên) và máy bay tiếp dầu KC-135 tại căn cứ Ut apao Thái Lan 20 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ rụng rời. Kết cục sau cuộc tập kích là uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ. Liên đoàn thế giới các nhà khoa học cho rằng “các cuộc ném bom khủng bố kinh tởm xuống các vùng đông dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bôi nhọ thanh danh nước Mỹ”. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ G. Hôn nhận định: “Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam là uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có. Phản ứng trên khắp thế giới càng thêm gay gắt”. Trước những hành động tội ác của đế quốc Mỹ, Đảng xã hội Áo yêu cầu: “Chính phủ Mỹ hãy chấm dứt lập tức những cuộc ném bom giết người này đối với một nước nhỏ đã được thử thách bằng một cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, hãy ký kết hiệp định ngừng bắn”. Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng: “Trong lúc tình hình Việt Nam đang đứng trước một cục diện mới nghiêm trọng do chính quyền Ních-xơn mở rộng chiến tranh xâm lược, việc khẩn cấp và quan trọng đối với tất cả các lực lượng chống đế quốc, bảo vệ hòa bình và dân chủ trên thế giới là lên án những hành động dã man của Ních xơn, đòi đình chỉ tất cả những hành động xâm lược, tăng cường vô điều kiện và đến mức tối đa sự giúp đỡ về chính trị, về vật chất mang tính nhân đạo đối với nhân dân Việt Nam. Đó là vấn đề chung quốc tế số một quan trọng nhất, cấp bách nhất, hơn bất cứ vấn đề nào khác”. Cuộc ném bom của đế quốc Mỹ tuy có gây những tổn thất nặng nề cho nhân dân ta, nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của Trung ương Đảng ta về vấn đề cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới, trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Mỹ, uy tín của Chính phủ Mỹ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Mỹ Nich-xơn đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch tàn bạo này vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Pari và cuối cùng nhanh chóng ký kết Hiệp định Pari trên cơ sở dự thảo của ta mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết. Sau chiến dịch ném bom dã man của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, dư luận quốc tế đều đánh giá rất cao chiến thắng của quân và dân ta mà việc hạ được “Thần tượng B52” là một kỳ tích. Tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn (Washington Post), dưới dòng tít lớn: “Đợt ném bom khủng bố nhân danh hòa bình”, đã viết: “thất bại này buộc Tổng thống Ních-xơn và cố vấn của Tổng thống phải chấp nhận trở lại những điều khoản mà cách đây ba tháng họ đã bác bỏ”. “... Lẽ ra nếu Ních-xơn không tráo trở, lật lọng, không phá vỡ “thỏa thuận tháng 10” không ra lệnh tiến công Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52 thì ông ta có thể thua trong danh dự. Làm ngược lại, ông ta đã thua trong bi thảm tột cùng...” Trở lại với chiến dịch tập kích 21 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không tàn bạo của không quân Mỹ. Cùng với việc huy động tới 193 máy bay B52 toàn nước Mỹ, xuất kích tới 663 lần chiếc, tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội tới 444 lần chiếc..., đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng cả một biên đội F-111 (khoảng 50 chiếc) xuất kích mỗi đêm từ 10 đến 25 lần chiếc, hoạt động xen kẽ giữa các lần đánh của B52. Đồng thời Mỹ cũng đã huy động tới hơn 1.000 máy bay chiến thuật của không quân và hải quân ở các căn cứ Thái Lan và 6 tàu sân bay ngoài biển Đông, xuất kích tới 3.920 lần/chiếc để bảo vệ B52 và thực hiện đánh sân bay, các trận địa phòng không và các mục tiêu của ta. Có những đêm, Mỹ đã thực hiện tới 105 phi vụ B52. Riêng trên vùng trời Hà Nội, đã sử dụng tới 66% các phi vụ, “Không quân Mỹ đã ném hàng vạn tấn bom xuống 140 mục tiêu lớn nhỏ (riêng B52 đánh 64 mục tiêu) bằng sức công phá của 5 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hi-rô-si-ma”. Gần đây, trong cuốn sách Encyclopedia of the Vietnam War, các tác giả đã đưa ra một vài con số liên quan tới chiến dịch tàn bạo này của Mỹ. Theo đó, “từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, B52 đã ném 17.000 tấn bom xuống Hải Phòng và Hà Nội, làm 1.300 người bị chết... Năm 1972, bom Mỹ đã ném xuống miền Bắc với số lượng lớn hơn nhiều so với thời gian từ năm 1965 đến năm 1968. Chỉ riêng các cuộc oanh tạc trong tháng 12 năm 1972 đã có tới 40.000 tấn bom được ném xuống Hà Nội, và 15.000 tấn bom được ném xuống Hải Phòng”. Theo nhận định của tác giả cuốn sách này, “do có sự chuẩn bị trước và tài mưu lược của các vị lãnh đạo Bắc Việt Nam”, nên cuối cùng, chiến dịch tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng của đế quốc Mỹ bị đánh bại hoàn toàn. Chiến thắng B52 trên bầu trời Hà Nội không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, chúng ta đã USS Sterett (DLG-31, CG-31), Belknap-class cruiser. Tàu được trang bị các radar kiểm soát không lưu AN/ SPS-48E, AN/SPS-49, có 1 trực thăng LAMPS Kaman SH-2 Seasprite và trong chiến tranh Việt Nam thường đóng vai trò các trạm PIRAZ (Positive Identification RADAR Advisory Zone), tàu tìm kiếm cứu nạn phi công trên biển (SAR - Sea Air Rescue) và yểm trợ hỏa lực (SSS - Strike Support Ship). 22 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không có sự chuẩn bị từ trước cho trận chiến đấu quyết liệt này. Ngay từ những năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay B52 đánh phá miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Từ nhận định tài tình đó của Bác, ngay từ năm 1965 đó, quân đội ta đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu cách đánh loại máy bay hiện đại này của không quân chiến lược Mỹ. Từ tháng 5 năm 1966, theo Chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, “Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức một trung đoàn tên lửa cơ động phục kích, trực tiếp nghiên cứu, đánh B52 tại chiến trường Vĩnh Linh” để rút kinh nghiệm. Như vậy, “Chúng ta đã chuẩn bị trận “Điện Biên Phủ trên không” từ rất sớm... Bản kế hoạch đánh B52 ngày 27 tháng 2 năm 1968 có được chính là dựa trên cơ sở bản báo cáo kinh nghiệm đánh B52 dày 38 trang của đoàn công tác B do đồng chí Hoàng Văn Khánh làm trưởng đoàn từ Vĩnh Linh mang về”. Bản kế hoạch này thực chất là một tài liệu nghiên cứu về cách đánh B52. Qua nhiều lần bổ sung, hoàn chỉnh và kiểm nghiệm trên thức tế, bản kế hoạch đó được xây dựng thành tài liệu “Cách đánh B52” - một tài liệu chính thức hướng dẫn cách đánh máy bay B52 cho toàn quân chủng. Với quyết tâm “Kiên quyết không để bị bất ngờ, kiên quyết bắn rơi tại chỗ máy bay chiến lược B52” cùng với ý chí “Quyết tử cho Hà Nội quyết sinh” của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, 34 “pháo đài bay” B52 của đế quốc Mỹ đã bị phơi xác trong cuộc tập kích chiến lược đường không tháng 12 năm 1972. Chiến thắng trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh B52 cho thấy: ta đã hoàn toàn chủ động bước vào cuộc đọ sức quyết 23 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: “Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam, cùng với việc đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B52 của Mỹ ở miền Bắc, ta đã đạt mục tiêu giành thắng lợi quyết định(Sách “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học”, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1996). liệt với một lực lượng lớn không quân chiến lược của Mỹ. Trong cuộc đọ sức đó, như các nguồn sử liệu đã chứng tỏ, quân và dân ta đã giành thắng lợi oanh liệt, làm thất bại các mục tiêu chiến dịch, chiến lược mà phía Mỹ đặt ra cho con “át chủ bài” B52. * * * Cũng cần nói thêm về loại máy bay chiến lược B52 của Mỹ mà không phải ở đâu và lúc nào cũng có thể bắn hạ được; từng được coi là một “Thần tượng” trên bầu trời. B-52 Stratofortress (Pháo đài bay B52) là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của không quân Mỹ, do hãng Bô inh sản xuất; chiếc đầu tiên được bay thử vào năm 1952 (nên gọi là B52). Năm 1955 thì B52 được đưa vào sử dụng. B-52 được coi là niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Với chiều dài gần 50m, cao 12,4m, sải cánh 56,4m, trọng lượng cất cánh tối đa trên 200 tấn, B-52 được xem là máy bay ném bom lớn nhất trên thế giới lúc đó. Sau 20 năm, năm 1972, B-52 đã qua 8 lần được cải tiến, từ B-52A đến B-52G, B-52H. Mỗi chiếc B-52G hoặc H (loại bị bắn rơi tại Hà Nội tháng 12/1972) có thể mang trên dưới 100 quả bom với tổng trọng lượng từ 17 đến 30 tấn cùng nổ chỉ trong phạm vi 3 đến 10 giây đồng hồ. Mỗi B-52 được trang bị 15 máy điện tử phát nhiễu chống các loại ra đa của đối phương. Khi B-52 tấn công mục tiêu còn có máy bay EB66 gây nhiễu phía ngoài và nhiều tốp F4 thả nhiễu tiêu cực là những bó sợi hợp kim nhôm trong khu vực độ dài từ 40km Từ tối 18/12/1972, không lực Mỹ dùng máy bay chiến lược B52 và hàng ngàn chiến đấu cơ tiêm kích chiến thuật, cùng sự hỗ trợ của tàu sân bay, ồ ạt ném bom, bắn phá các thành phố Hà Nội, Hải Phòng 24 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không đến 70km, dày khoảng 2km để gây nhiễu. Trung bình mỗi B-52 đi chiến đấu có 7 máy bay chiến thuật đi kèm. Hiện nay, B52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Máy bay B52G/H có những tính năng kỹ chiến thuật sau: + Kíp bay 6 người + Sải cánh 56,39m + Chiều dài 49,05m + Chiều cao 12,4m + Trọng lượng cất cánh Max: 221.350kg + Vmax = 960km/h + Hmax = 16.750m, thông thường H = 10.000 – 13.000m + Tầm bay xa: 12.000km (B52G), 16.000km (B52H). + Tải trọng vũ khí: 18-30 tấn bom, có thể mang 12 - 20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20mm hoặc 1 pháo 20mm 6 nòng. + Trang bị: Thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117, 122, 153, 172, (12-16 máy gây nhiễu tích cực). + Tên lửa chống rađa HARM; thiết bị phóng nhiễu tiêu cực ALE 24 (21 bộ), thiết bị gây nhiễu hồng ngoại (12 bộ) AL-20; hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình AVQ-22 và quan sát hồng ngoại ELIR AAQ-6, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh NAVSTAR; hệ thống quan sát quang điện tử AN/ASQ-151, ASQ-38… Máy bay B52 ném bom tàn phá Hà Nội trong chiến dịch Linebacker II từ ngày 18/12 đến 29/12/1972 B52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu được tiếp dầu có thể bay lâu và xa hơn. Chính vì B52 có những ưu thế như vậy mà các nhà cầm quân của Mỹ từng cho rằng: “Đối phương không thể có cách chống đỡ và không còn một sinh vật nào tồn tại nổi dưới những trận mưa bom kinh khủng của loại B-52 bất khả xâm phạm”. Cùng với B52, không lực của Mỹ nói chung đều bao gồm những loại máy bay và những phương tiện kỹ thuật hiện đại, tối tân bậc nhất thế giới. Không chỉ vậy, cả về quy mô, số lượng cũng rất hùng hậu, không quốc gia nào sánh được. Cho nên khi thực hiện chiến dịch tập kích bằng B52 vào Hà Nội, Hải 25 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Hàng ngàn lượt máy bay đã thay nhau trút bom xuống Hà Nội Phòng tháng 12/1972, Mỹ luôn tin rằng sẽ thắng, Việt Nam sẽ không thể đứng vững… Khi tiến hành ném bom hủy diệt Hà Nội, B52 của không lực Mỹ còn có 2 thế mạnh khác nữa, đó là: + Luôn được bảo vệ bằng một hàng rào máy bay tiêm kích vây quanh. Mỗi khi đi ném bom như vậy, B52 thường bay theo đội hình lớn, tối thiểu là một tốp 3 chiếc, trung bình là 6 tốp, tức là từ 18 đến 21 chiếc, lúc cao nhất có thể lên tới 31 đến 33 tốp, tức là từ 93 đến 105 chiếc như trong đêm 20 và 26 tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Hà Nội; như thế để thấy lượng bom địch rải xuống Hà Nội lớn như thế nào. Đi kèm B52 là một lực lượng máy bay rất đông gồm F4, F8, F105… bao quanh tạo thành hàng rào “không thể chọc thủng” và có thể chặn đứng máy bay của đối phương tấn công B52. Mặt khác, máy bay cánh cụp cánh xòe F111 còn được giao nhiệm vụ bay đến trước, bay thật thấp để tránh ra đa phát hiện rồi bất ngờ ném bom phá hủy sân bay đối phương nhằm không để cho máy bay đối phương có thể cất cánh; nhiều máy bay khác nữa như F105, F111, F4, A6… được giao nhiệm vụ bắn phá, ném bom các trận địa tên lửa, pháo phòng không của ta… + Máy bay B52 được che giấu bằng một hệ thống nhiễu điện tử cực mạnh. Đây cũng được coi là một ưu thế. Bởi với hệ thống này, trong cùng một lúc nhiễu sẽ tác động lên một dải tần số của ra đa đối phương, khiến ra đa hoàn toàn mất mục tiêu của B52. Nhiễu điện tử đã trở thành một trong những thủ đoạn chủ yếu trong chiến dịch 12 ngày đêm. Không phải vô cớ mà Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ đã nói rằng: “Chúng ta coi chiến tranh điện tử là con đường sống còn của không lực Hoa Kỳ”. Về vấn đề này, giới lãnh đạo của Lầu Năm góc Mỹ cũng từng tuyên bố: “…Giờ đây không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi dạo chơi vào chỗ trống”; “B52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của bộ đội phòng không - không quân Bắc Việt”. Ngay Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Hen-ri Kít-xinh-giơ cũng nói: “Nước Mỹ chúng ta mạnh đến mức trong vấn đề Việt Nam, từ “thất bại” không bao giờ thuộc về chúng ta”… Dĩ nhiên sức mạnh của không lực Mỹ như đã nêu vài nét ở trên hoàn toàn không phải là hoang đường mà là 26 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không một thực tế. Nhưng dù sao lý thuyết là vậy. Thực tế diễn ra trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm của tháng 12 năm 1972 lại hoàn toàn trái với sự kỳ vọng và mong muốn của nhà cầm quyền Mỹ lúc bấy giờ. Việt Nam - Hà Nội đã chiến thắng oanh liệt. Cho nên trong cuốn sách “B52 trong vai trò chiến thuật”, tác giả Gơ-rin-út đã viết: “Các chiến thuật gây nhiễu điện tử bằng nhiều biện pháp và bằng các khí tài hiện đại nhất của không lực Mỹ đều đã thất bại trước trí tuệ của người Việt Nam”. Đúng vậy, chúng ta đã chiến thắng bằng lòng dũng cảm và trí thông minh trong cuộc đối đầu quyết liệt với lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ. LỰC LƯỢNG CỦATACHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH: Trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh trả B52 năm 1972, công bằng mà nói, lực lượng của ta tham gia chiến Ra đa cảnh giới P12, một phương tiện quan trọng để phát hiện B52 từ xa (Ảnh tư liệu ) dịch là rất có hạn và không thể nào có thể so với lực lượng của Mỹ. Tại thời điểm đó, ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ có 5 trung đoàn tên lửa, 6 trung đoàn pháo cao xạ (không kể 8 trung đoàn cao xạ của Quân khu III, Quân khu Việt Bắc); có 4 trung đoàn không quân (trong đó chỉ có 2 trung đoàn MiG- 21); ra đa ta chỉ có 4 trung đoàn rải khắp miền Bắc; ngoài ra là một số đơn vị phòng không của lực lượng dân quân tự vệ chỉ có thể đánh máy bay tầm thấp. Tuy lực lượng của ta mỏng như vậy, nhưng nhờ bố trí hợp lý, chỉ huy giỏi, thông minh, sáng tạo trong tác chiến, trong cách đánh nên chúng ta đã chiến thắng. Cùng với sức mạnh của toàn quân, toàn dân trong thế trận chiến tranh nhân dân của chiến dịch 12 ngày đêm, phải kể tới vai trò quan trọng của các lực lượng sau: + Bộ đội Ra đa: Tuy hoạt động 27 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không có vẻ thầm lặng, nhưng đây là lực lượng trinh sát, lực lượng “quản lý” vùng trời đã phát hiện chính xác máy bay của địch; thông báo và báo động kịp thời cho các lực lượng Phòng không - Không quân và nhân dân để kịp thời sẵn sàng chiến đấu và sơ tán, trú ẩn… Mưu trí, sáng tạo, nhanh chóng đúc rút kinh nghiệm cùng với quyết tâm rất cao - đó là sức mạnh của bộ đội ra đa. Trong chiến công lớn của chiến dịch 12 ngày đêm, có đóng góp rất quan trọng của Bộ đội Ra đa. Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích, nguyên Đài trưởng rađa P.35 - Đại đội 45 - Trung đoàn rađa 291: Trong chiến dịch 12 ngày đêm, Trung đoàn rađa 291là trung đoàn duy nhất phát hiện B52 từ xa, đảm bảo cho ta không bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. Vì vậy, các lực lượng phòng không ở khu vực Hà Nội đã chuyển cấp chiến đấu sớm, bắn rơi tại chỗ B52 ngay từ trận đầu, đêm đầu của chiến dịch. “Con mắt thần” là biệt danh mọi người đã khâm phục đặt cho lực lượng bộ đội rađa phòng không trong chiến dịch chiến thắng B52. + Bộ đội không quân tiêm kích: Đây là lực lượng hỏa lực trong chiến dịch, có khả năng đột kích mạnh, cơ động cao, tầm hoạt động xa; có khả năng chi viện cho các khu vực tác chiến mà ở đó lực lượng phòng không mỏng. Trong chiến dịch, mặc dù B52 của địch chủ yếu đánh về ban đêm nhằm gây khó khăn cho ta, nhất là đối với không quân, nhưng không quân ta đã chủ động, cơ động sơ tán, bố trí máy bay ở các sân bay dã chiến và đã bất ngờ xuất kích 24 chiếc ngay trong đêm 18/12 để đánh chặn địch từ xa khi đội hình của chúng chưa kịp triển khai, gây phân tán, phá vỡ đội hình của địch và làm chỉ huy rối loạn khiến cho cường độ nhiễu đội hình B52 suy giảm, tạo điều kiện cho tên lửa của ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn tiêu diệt máy bay địch. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, không quân ta đã trực tiếp bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc B52. Trong đội hình của lực lượng không quân tiêm kích, MiG-21 là loại vũ khí chủ lực góp phần đập tan niềm tự hào của không lực Mỹ và làm nên “Huyền thoại Điện Biên Phủ trên không” vang dội thế giới. Đây là loại máy bay tiêm kích phản lực siêu âm do Liên Xô sản xuất từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tiêm kích MiG-21 được thiết kế theo kiểu cánh tam giác, có hình dáng gần giống một mũi tên, được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm: - Thiết bị nhận diện bạn và thù (identification, friend or foe - IFF) dùng để nhận biết các loại máy bay, xe cộ thuộc quân ta hay đối phương. IFF xác định vị trí khoảng cách. MiG-21 hầu hết trang bị IFF SRZO-2 “Khrom-Nikel”. - Thiết bị thông tin liên lạc RSIU 5, trừ một số phiên bản đời đầu như MiG-21F-13 trang bị R-802. - Ra đa cảnh báo trên MiG-21 chủ yếu là SPO-2. - Kính ngắm cho súng máy ASP-5 (phiên bản đời đầu MiG-21F-13, MiG 12F), PKI cho các bản tiếp sau. Ngoài ra, một thiết bị không thể thiếu trên máy bay chiến đấu như ra đa 28 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không MiG-21 điều khiển hỏa lực. Các máy bay MiG ngoài các mẫu đời đầu, thường được trang bị ra đa RP-21 “Saphir”. Trên lý thuyết loại ra đa này phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 20km và khóa mục tiêu ở cực ly 10 km. Tuy nhiên, thực tế con số này lần lượt ở mức 13 km và 7 km. Các phiên bản MiG-21 trang bị vũ khí chủ yếu là hai tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 có tầm bắn khoảng 8 km. Vũ khí phụ là pháo 23 hoặc 30 mm. MiG-21 sử dụng động cơ phản lực đốt nhiên liệu hai lần Tumansky R-11- 300, cho phép tiêm kích này đạt tốc độ lên tới 2.500 km/h (Mach 2,5), tầm hoạt động khoảng 1.500 km, trần bay gần 20.000m. Không quân nhân dân Việt Nam lúc đó được viện trợ các loại MiG 21F-13/PF/PFM/MF. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, không quân nhân dân Việt Nam đã lập nên kỳ tích bắn rơi hai pháo đài bay B-52. Một “kỷ lục” mà cho tới cất cánh vào trận đánh tận ngày nay vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới làm được. + Bộ đội tên lửa phòng không: Trong chiến dịch 12 ngày đêm, có thể nói bộ đội tên lửa phòng không là lực lượng chủ yếu đánh B52. Tại khu vực Hà Nội khi đó đã bố trí khoảng 50% lực lượng tên lửa phòng không và chủ yếu tập trung đánh vào ban đêm do B-52 của địch tập trung đánh vào ban đêm. Ngay đêm 18/12, các đơn vị tên lửa đã đánh trận mở màn và đã lập công xuất sắc khi đánh trúng vào đội hình B52. Trong tổng số 34 chiếc B52 bị bắn rơi trong 12 ngày đêm, lực lượng tên lửa đã bắn rơi 29 chiếc (có 16 chiếc rơi tại chỗ). Trong lực lượng tên lửa phòng không của ta khi đó, hệ thống tên lửa đất đối không SA - 2 giữ vai trò chủ lực của đội hình. SA-2 (Nga gọi là C-75) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tầm cao do Liên Xô phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX; SA-2 sau khi 29 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Tên lửa SAM-2 luôn sẵn sàng chiến đấu sản xuất, được triển khai chủ yếu ở các quốc gia thuộc khối Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2 bao gồm các thành phần: - Tên lửa V-750 là loại tên lửa hai tầng gồm một tầng phóng chứa nhiên liệu rắn và một tầng chứa nhiên liệu lỏng. Bộ phận phóng hoạt động trong khoảng 4-5 giây, động cơ chính vào khoảng 22 giây. V-750 lắp một đầu đạn 200 kg HE-phá mảnh. Khi cách mục tiêu khoảng 60m thì đầu đạn tự nổ bung ra 12.000 mảnh vụn. Tên lửa có tầm bắn 45km, độ cao bay trên 20 km. - Ra đa điều khiển hỏa lực FAN SONG, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 60 - 120km đối với phiên bản A/B và 75-145km (phiên bản E/F/D). Ra đa có khả năng quét theo dõi đồng thời sáu mục tiêu cùng lúc. Ra đa FAN SONG kết hợp với hệ thống tên lửa SA-2 và ra đa bắt mục tiêu SPOON REST. - Ra đa bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST có tầm hoạt động khoảng 275 km. - Ra đa đo độ cao SIDE NET, độ cao tìm kiếm từ 28 - 32 km. - Ra đa cảnh báo sớm KNIFE REST, tầm hoạt động khoảng 250 km. Loại này chỉ được trang bị ở một số phiên bản đời đầu của hệ thống SA-2. Trong chiến dịch “Hà Nội - Điện 30 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Biên Phủ trên không” lực lượng tên lửa phòng không của ta đã phát huy cao độ ý chí ngoan cường, dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo nên đã khắc phục được những hạn chế, đã tìm tòi và khai thác được thế mạnh của vũ khí để chiến thắng kẻ địch có trang bị hơn hẳn ta gấp nhiều lần cả về quy mô và tính hiện đại. + Bộ đội pháo phòng không: Đây là lực lượng được bố trí rải nhiều nơi với nhiệm vụ bắn máy bay bay thấp, bay bằng, bổ nhào ném bom ở độ cao thấp và trung bình. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, lực lượng pháo phòng không đã bắn rơi 29 máy bay chiến thuật các loại. Đó là chiến công lớn, góp phần xứng đáng vào chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong 12 ngày đêm khốc liệt. + Lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Hà Nội, Hải Phòng: Đây là lực lượng khá đông, tại chỗ, hầu như khu vực địa bàn nào cũng có với nhiệm vụ đánh máy bay địch bay thấp hoạt động tốp nhỏ, trực tiếp bảo vệ những mục tiêu quan trọng trên mỗi địa bàn, địa phương. Tại thời điểm đó, có 364 phân đội dân quân tự vệ với 1428 khẩu pháo và súng máy phòng không… Những khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ bầu trời Hà Nội Trong chiến dịch, lực lượng pháo phòng không địa phương đã bắn rơi 9 máy bay chiến thuật Mỹ. Bắn rơi máy bay hiện đại của địch bằng súng bộ binh, chính là một trong những kỳ tích của lực lượng dân quân tự vệ trong cuộc chiến tranh nhân dân tổng lực. Cho tới trước thời điểm xảy ra trận đánh, Thủ đô Hà Nội đã tạo được một thế trận nhân dân vững chắc, sẵn sàng cho trận đánh mang tính lịch sử này. Lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu gồm: Các Sư đoàn phòng không 361, 363, 375; 23 tiểu đoàn tên lửa; 13 Trung đoàn cao xạ; bốn trung đoàn không quân; bốn trung đoàn rađa; một số đơn vị súng phòng không của các quân khu, dân quân tự vệ... (có 30 trận địa tên lửa 31 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không là 95%, của rađa là 96,5%.... Một lưới lửa dày đặc từ tầm thấp lên tầng cao, ở trên tất cả các hướng, quân dân đoàn kết một lòng, đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến đấu với quyết tâm cao nhất. Bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân cũng là một yêu cầu quan trọng được đặt ra trước khi bước vào trận đánh lớn. Chúng ta đã huy động 370 ô tô các loại chở hơn 30 vạn người ra khỏi nội thành (tổng số người sơ tán khỏi nội thành là 55 vạn). Các nhà máy, xí nghiệp mà không thể sơ tán thì được ngụy trang, bảo vệ chu đáo. Khắp nơi đều đào hầm trú ẩn; toàn thành phố đặt 36 còi báo động, 36 đài quan sát ở khu vực Nụ cười của nữ dân quân bên cạnh xác máy bay kẻ thù và 100 trận địa pháo cao xạ các loại), mỗi tiểu đoàn tên lửa được bố trí hơn 2 cơ số đạn; hệ số kỹ thuật của tên lửa bảo đảm 100%, của pháo phòng không nội thành cùng 414 trạm quan sát của các khu, huyện...Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu phòng không bốn tuyến với 266 trạm ở các khu, huyện và 64 đội cấp cứu, 11 đội phẫu thuật lưu động... Nhờ vậy đã hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản nhân dân. (Tổng hợp từ nhiều nguồn) 32 SỰ LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG, BÁC HỒ NHÂN TỐ LÀM NÊN CHIẾN THẮNG Nhân tố quan trọng hàng đầu làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là sự lãnh đạo mang tầm chiến lược của Đảng và Bác Hồ; đã tạo nên những điều kiện vô cùng quý báu chuẩn bị cho cuộc đối đầu lịch sử. Bởi ngay từ những năm 1967-1968, Bác Hồ đã dự báo sẽ xẩy ra cuộc chiến này và chỉ đạo quân đội mà trực tiếp là Quân chủng Phòng không - Không quân tích cực nghiên cứu, chuẩn bị phương án với quyết tâm cao nhất là phải đánh thắng cuộc tập kích khốc liệt bằng B52 của địch. Toàn bộ diễn biến trước và khi xẩy ra chiến dịch đã minh chứng cho sự tài tình đó của Đảng và Bác Hồ. Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Trận chiến đấu “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tròn 40 năm về trước làm chấn động dư luận thế giới. Hàng nghìn bài báo, hàng trăm cuốn sách của nhiều tác giả thuộc các lập trường chính trị khác nhau đã viết về sự kiện lịch sử này chỉ để lý giải một câu hỏi: Nguyên nhân gì, sức mạnh nào mà một đất nước với tiềm lực kinh tế cũng như quân sự kém xa Mỹ, chỉ với tên lửa phòng không SAM-2, lại có thể bắn rơi hàng loạt máy bay B52- niềm tự hào của nền công nghiệp Mỹ? Có lẽ không một ai trong số họ hiểu được rằng: Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, quân dân ta đã chủ động tích cực chuẩn bị phương án đánh B52 ngay từ khi chúng chưa xâm phạm vùng trời miền Bắc. SỰ LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÁC HỒ Máy bay chiến lược B52 của Mỹ là loại vũ khí cực kỳ hiện đại; luôn được coi là “bất khả xâm phạm” và đặc biệt với những nước mà kinh tế còn nghèo, tiềm lực quốc phòng còn nhỏ và lạc hậu thì đúng là “bất khả kháng” với B52! Ngay cả hiện nay, sau 60 năm kể từ khi B52 ra đời, vẫn chưa có một loại máy bay quân sự nào có kích thước lớn và sức chở nặng như B52 của không quân Mỹ, với xấp xỉ 30 tấn bom đem theo, để gây nỗi kinh hoàng hơn thế cho những nơi nó đến rải bom... Không những vậy, B52 còn được trang bị một hệ thống gây nhiễu điện tử cực mạnh, tạo thành chiếc “áo giáp điện tử” che giấu toàn bộ lực lượng, biến mỗi chiếc B52 thành một “máy bay tàng hình” che mắt các loại ra đa của đối phương... Đó là khó khăn rất lớn không dễ gì khắc phục được để có thể chiến thắng B52! Thế nhưng, đối với con người Việt Nam thì sức mạnh của B52 cũng không thể khuất phục. Trái lại, chúng ta đã chiến thắng. Một trong những cội nguồn làm nên chiến thắng chính là nhờ có sự lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ. Với tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chiến lược tài tình, Bác Hồ đã có những tiên đoán được lịch sử khẳng định; trong đó những tiên đoán của Người trong chỉ đạo đánh B52 thật là kỳ diệu. Năm 1962, mười năm sau khi chiếc B52 đầu tiên ra đời, trong lần gặp đồng chí Phùng Thế Tài nhân dịp đồng chí được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân chủng Phòng không, Bác hỏi: “Bây giờ chú là Tư lệnh Phòng không, vậy chú đã biết gì về B-52 chưa?”. Thấy đồng chí Tài lúng túng, Bác cười độ lượng: “Nói thế thôi, chú có biết cũng chưa làm gì được nó. Nó bay trên cao mười cây số mà trong tay chú hiện nay mới chỉ có cao xạ thôi. Nhưng ngay 34 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không từ nay, là Tư lệnh Phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến thằng B52 này”. Không chỉ nói như vậy, Bác còn trực tiếp đặt vấn đề với các đồng chí Liên Xô giúp đỡ chi viện cho Việt Nam vũ khí tên lửa phòng không để chuẩn bị cho việc đánh B52. Với sự giúp đỡ của nước bạn, Trung đoàn tên lửa phòng không SAM-2 đầu tiên mang phiên hiệu H36 ra đời. Ngày 18/6/1965, 30 máy bay B52 cất cánh từ Guam ở trung tâm Thái Bình Dương vượt gần 9.000 km với 16 giờ bay liên tục, thực hiện cuộc ném bom “rải thảm” lần đầu tiên trên thế giới vào căn cứ Long Nguyên của ta ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (phía Tây Bắc Sài Gòn). Cùng với bom là những tờ truyền đơn in hình chiếc B52 với đầy đủ kích thước, tính năng của nó và đã gây tác dụng tâm lý nhất định. Một số cán bộ ở miền Nam ra công tác miền Bắc khi kể về những trận rải thảm của B52 đã tỏ ra phân vân, lo lắng. Vì, chỉ cần 10 chiếc B52 lọt vào Hà Nội cũng đủ gây tổn thất nặng nề không lường hết được. Chính vì vậy mà Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm đến việc đánh trả loại máy bay này. Việc xây dựng quyết tâm dám đánh và quyết thắng B52 được đặt ra ngay từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay B52 đánh phá ở chiến trường miền Nam. Ngày 19/7/1965, Bác thăm Trung đoàn 324, bộ đội Phòng không - Không quân, Người khẳng định: “Dù đế quốc Mỹ lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh. Mà đã đánh là nhất định thắng”. Được sự quan tâm và chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, quyết tâm đánh thắng B52 đã từng bước được cụ thể hóa. Ngày 24/7/1965, Trung đoàn tên lửa H36 ra quân đánh thắng trận đầu, bắn rơi tại chỗ chiếc F4C trên bầu trời Hà Tây. Một ngày sau, ngày 25/7/1965, đơn vị lại hạ tại chỗ thêm một máy bay trinh sát không người lái BQM34A ở độ cao 19 km. Hai chiến công đầu của bộ đội tên lửa Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt: nó khẳng định khả năng tên lửa Việt Nam hoàn toàn có thể bắn rơi được B52. Ngày 12/4/1966, máy bay B52 lần đầu tiên ném bom ra miền Bắc, tại khu vực đèo Mụ Giạ ở Tây Nam Quảng Bình, mở đầu việc đánh phá của B52 ở miền Bắc nước ta. Ít lâu sau, từ phía Nam, B52 đánh rộng đến Vĩnh Linh, phía bắc giới tuyến 17 với mức độ ngày càng dữ dội. Bác cho mời đồng chí Đặng Tính, Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân lên báo cáo tình hình và trực tiếp giao nhiệm vụ cho quân chủng: “Máy bay B52 Mỹ đã ném bom miền Bắc. Phải tìm cách đánh cho được B52. Nhiệm vụ này Bác giao cho các chú Phòng không - Không quân”. Được Bác động viên, khích lệ và trực tiếp chỉ đạo, tháng 5/1966, một số đơn vị tên lửa, ra đa và những cán bộ có kinh nghiệm của quân chủng đã được cấp tốc đưa vào chiến trường. Trung đoàn tên lửa H38 - đơn vị hoả lực đầu tiên nhận trọng trách lớn lao này, đã kịp thời cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ, vượt qua nhiều chặng đường hiểm trở đầy ác liệt của bom đạn Mỹ để tới Vĩnh Linh vào đầu năm 1967, chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu đầy khó khăn và cũng rất quan trọng này. Cùng với đó, một số đơn vị ra đa đã vượt qua muôn vàn gian khổ, khó khăn đưa máy lên tận đỉnh Trường Sơn để nghiên cứu phát hiện B52... Những động thái như vậy chính là sự chuẩn bị hiệu quả 35 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng với các chiến sỹ phòng không Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh B52 Mỹ Đồng chí Trường Chinh thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô, Tết Nguyên đán Tân Hợi 1971 36 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Tết Quý Sửu 1973, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm và chúc Tết tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa phòng không 257, đơn vị lập công xuất sắc bắn rơi 4 máy bay chiến lược B52 trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972). Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Đại đội 9, Trung đoàn Pháo cao xạ 260 thuộc Bộ đội Phòng không Hà Nội. 37 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không nhất cho một kế hoạch lâu dài. Trong đó, việc đưa tên lửa vào Vĩnh Linh là chặng đường đầu tiên trên con đường dài đi đến chiến thắng B52. Rồi Mỹ cũng biết được tin 1 trung đoàn tên lửa SAM-2 của ta vào Vĩnh Linh. Lầu năm góc hoảng sợ và quyết tập trung tiêu diệt những bệ phóng của ta bằng mọi giá. Nhiều trận ném bom ác liệt đã được chúng thực hiện cho mục đích trên. Các khí tài của ta bị bom, đạn Mỹ đánh hỏng nặng, nhiều cán bộ chiến sỹ bị thương vong... Biết đơn vị gặp khó khăn, Bác thường xuyên quan tâm thăm hỏi xem có biện pháp khắc phục chưa. Khi biết tin một “đoàn công tác B” do đồng chí Hoàng Văn Khánh, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân làm trưởng đoàn đã cấp tốc vào Vĩnh Linh chỉ đạo, giúp đỡ Trung đoàn H38 hoàn thành nhiệm vụ bắn rơi B52, Bác khen như thế là có biện pháp tích cực, kịp thời. Đại tá Đặng Tính, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân cũng đã trực tiếp vào thăm đơn vị. Đứng ngay trên trận địa của Trung đoàn, đồng chí nói với cán bộ chiến sỹ rằng: “Đưa được cả trung đoàn cùng khối binh khí, kỹ thuật khổng lồ này vào tới chiến trường “lửa” an toàn, là một huyền thoại. Triển khai chiến đấu, đem được cả khối binh khí, khí tài xuống lòng đất mà kẻ thù không hay biết, là hai huyền thoại. Giấu được quân, giấu được binh khí, khí tài, xe cộ, là ba huyền thoại. Chỉ còn một huyền thoại nữa là chờ các đồng chí bắn rơi B 52 trên đất lửa!”. Đó vừa là lời khen ngợi, sự thán phục, vừa là sự động viên, là niềm tin và sự giao nhiệm vụ của đồng chí Tư lệnh đối với cán bộ chiến sỹ Trung đoàn H38... Mảnh đất miền Trung nắng nóng như chảo lửa, lại thêm cái nóng của bom đạn hàng ngày kẻ thù ném xuống, những gian khổ, hy sinh của các chiến sỹ thật không sao kể hết. Lá ngụy trang cho vũ khí ngày nào cũng phải thay mấy lần. Ngày nọ nối tiếp ngày kia như vậy... đủ biết bộ đội tên lửa phòng không sau này phát được sóng bắn rơi B52 ngay trên bầu trời Vĩnh Linh, gian khổ, công phu biết nhường nào! Trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt trên đất Vĩnh Linh đó, Quân chủng Phòng không - Không quân đã cử một số cán bộ, trợ lý khoa học quân sự, tác chiến dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó Tham mưu trưởng Vũ Xuân Vinh xuống các trận địa tên lửa, không quản vất vả, hiểm nguy, thu thập tài liệu biên soạn cuốn sách phổ biến kinh nghiệm và cách đánh B52. Từng trang sách nhỏ ấy đã thấm đẫm mồ hôi và cả máu của cán bộ chiến sỹ. Sau này cuốn sách đó đã trở thành cuốn cẩm nang rất bổ ích cho lực lượng tên lửa phòng không trong cuộc đọ sức với B-52 Mỹ. Cuốn sách mang tên “Cách đánh B52 của bộ đội Tên lửa” ngày đó được in trên giấy đen với bìa đỏ bọc ngoài nên được cán bộ chiến sỹ phòng không - không quân gọi vui là “Cẩm nang bìa đỏ”. Chỉ dày 30 trang đánh máy nhưng nó là kết quả của một quá trình tìm tòi đầy hy sinh gian khổ từ kinh nghiệm chiến đấu thực tiễn của các đơn vị. Trong cẩm nang, cách phá “nhiễu”, đánh B52 làm sao cho hiệu quả được chỉ dẫn tận tình. Nhiều anh em chiến sỹ phòng không - không quân đã xem “cẩm nang bìa đỏ” như kim chỉ nam để tìm diệt B52, tạo nên thành công của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 lịch sử. Xin nói thêm về cuộc chiến đấu của bộ đội tên lửa trên vùng đất Vĩnh 38 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Linh ác liệt: Ngày 17/9/1967, vào lúc 15 giờ 30 phút Bộ Tư lệnh B5 thông báo cho Trung đoàn H38 biết có tín hiệu B52 bay vào đánh phá khu vực Vĩnh Linh. Tiểu đoàn 84 được lệnh chuyển cấp. Sau hàng loạt những động tác của các bộ phận chuẩn bị cho chiến đấu, cuối cùng trắc thủ cũng đồng loạt báo cáo “nhiễu B52”. Đợi một lát sau khi B-52 đã bay vào đến cự ly quy định, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên ra lệnh bắn và chỉ sau đó ít giây, một chiếc B52 đã bốc cháy lao xuống phía biển... Đây cũng là chiếc B52 đầu tiên bị bộ đội tên lửa phòng không ta bắn rơi. Nhận được tin vui từ Vĩnh Linh ra, các đồng chí lãnh đạo Quân chủng Phòng không-Không quân muốn báo tin ngay đến Bác vì Người đã cho phép gọi điện thoại trực tiếp đến bất cứ lúc nào cần thiết. Trời đã khuya, sợ Bác thức giấc, đồng chí Tư lệnh đã gọi cho đồng chí Vũ Kỳ (thư ký của Bác) thì được biết Bác vẫn chưa ngủ. Đồng chí quay số 01 (mật danh điện thoại của Bác), Bác nhận ra giọng đồng chí Phùng Thế Tài và hỏi ngay: “Chú Tài đấy à? Có việc gì thế? Bắn rơi B52 rồi phải không?” Nhận được tin vui từ chiến thắng quan trọng đó, từ ngôi nhà sàn, Bác đã tự tay viết thư khen quân và dân Vĩnh Linh anh hùng và ký Lệnh thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì cho Tiểu đoàn 84 thuộc Trung đoàn tên lửa H38 là đơn vị đã trực tiếp lập công. Những bài học xương máu của Trung đoàn H38 được đúc kết lại trong tập tài liệu dày 29 trang in rônêô trên những tờ giấy giang mộc mạc mang tên “Cách đánh B52 của bộ đội tên lửa” hay còn được gọi là Cuốn cẩm nang bìa đỏ. Cuốn sách mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Chúng ta thắng được B52 Mỹ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của cuốn sách này”. Bản tài liệu đơn sơ đầu tiên này là cơ sở cho việc biên soạn tiếp theo những bản tài liệu, những phương án đánh B52 ngày càng hoàn chỉnh. Bước leo thang của Mỹ đã lên đến đỉnh. Chúng tổ chức những chiến dịch không quân liên tục đánh phá quyết liệt miền Bắc và Thủ đô Hà Nội. Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân được giao nhiệm vụ chuẩn bị phương án chiến đấu bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng trong tình huống địch sử dụng B52. Đó là tầm nhìn xa và sự chỉ đạo đúng đắn và chính xác của Trung ươnng Đảng và Bác Hồ đối với cuộc chiến đấu. Ngày 29 tháng 12 năm 1967, trong lần gặp đồng chí Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đặc trách cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngay phút đầu tiên Bác lại hỏi về B52 và nhận định quả quyết rằng: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua... Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Đầu năm 1968, trong một lần đến thăm quân chủng Phòng không - không quân, Bác nói với các đồng chí trong đơn vị, đại ý: “Nếu chỉ có lòng căm thù giặc và tinh thần xả thân vì nước vẫn chưa đủ thắng lợi. Các chú phải chú ý đào tạo thật nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu kỹ kẻ thù thì mới trăm trận trăm thắng”. Ngày 27/2/1968, bản kế hoạch mang tên “Phương án đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng” của Quân chủng Phòng không - Không quân đã được hình 39 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi Anh hùng phi công Nguyễn Văn Cốc tại Đại hội Chiến sĩ thi đua Quân chủng Phòng không - Không quân (1968) Đến mức nào đó cũng có thể đánh vào Thủ đô Hà Nội. Quân chủng Phòng không - Không quân phải nghiên cứu kỹ đối tượng này”. Ngày 5 tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương lại chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân và các Quân khu: “Phải sẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ cho không quân chiến lược đánh phá trở lại miền Bắc”. Tháng 9 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh thành, tuy còn đơn sơ nhưng đã chứa đựng những nội dung cơ bản. Từ kinh nghiệm thực tế của các chiến trường, bản kế hoạch liên tục được sửa chữa, bổ sung để đến năm 1972, Quân chủng có thêm những “Phương án tháng 5”, “Phương án tháng 7”, “Phương án tháng 9” và cuối cùng là “Phương án tháng 11” và đây cũng là bản kế hoạch đánh B52 hoàn chỉnh nhất. Tháng 9 năm 1971, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã nhận định: “Năm 1972 hoặc là địch sẽ rút nếu đạt được giải pháp; nếu chưa được, địch có thể tập trung không quân đánh phá. Ta cần có biện pháp đề phòng”. Liền ngay sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh, chỉ thị: “B52 không chỉ đánh ở miền Nam. Quân chủng Phòng không - Không quân bổ sung và hoàn thiện phương án mới đánh B52, được gọi là “Phương án tháng 9”; xác định những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không như phán đoán âm mưu, thủ đoạn, hướng và mục tiêu tiến công của địch, quyết định sử dụng lực lượng và cách đánh của ta. Cuối tháng 11 năm 1972, Quân ủy Trung ương, trong chỉ đạo, lại nhắc nhở và nhấn mạnh: “Đế quốc Mỹ có thể liều lĩnh dùng B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng”. Cũng thời gian đó, ngày 24 tháng 11, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã 40 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không thông qua và phê chuẩn Kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng của Quân chủng Phòng không – Không quân. Sau khi ký duyệt, Tổng tham mưu trưởng trực tiếp ra lệnh: “ Phải hoàn thành nhiệm vụ công tác chuẩn bị trước ngày 3 tháng 12 năm 1972” và còn dặn thêm: “Trước ngày Nich-xơn nhậm chức, Mỹ có thể mở đợt tập kích bằng không quân chiến lược ra Hà Nội, Hải Phòng, các đồng chí phải nắm địch thật chắc. Tuyệt đối không để bị bất ngờ…Phải tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B52 mà tiêu diệt”. Có thể nói sự chỉ đạo của Trung ương, của quân đội nói chung và của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu nói riêng đối với Quân chủng Phòng không - không quân trong suốt quá trình chuẩn bị và cả trong chiến dịch 12 ngày đêm (mà trên đây chỉ là vài thí dụ) là hết sức nghiêm túc, chặt chẽ, đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo điều kiện cho Quân chủng Phòng không - không quân cũng như quân dân toàn miền Bắc đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52 của Mỹ. Đầu tháng 12 năm 1972, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng, đã tới Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, trực tiếp nghe tư lệnh Lê Văn Tri báo cáo trình bày kế hoạch đánh B52. Đồng chí nhấn mạnh: “Để gây sức ép với ta, trước sau Mỹ cũng sẽ đưa B52 ném bom Hà Nội. Quân dân ta, mà nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân, phải kiên quyết làm thất bại âm mưu này của chúng”. Từ 8 giờ ngày 17 tháng 12 năm 1972, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho bộ đội phòng không - không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, chuẩn bị sẵn sàng đón đánh B52. Vậy câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu mà Trung ương Đảng và Bộ quốc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài và các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ Hà Nội, chống địch tập kích đường không bằng B52 năm 1972 41 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không phòng ta lại biết được rằng Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập kích bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng? Trên thực tế, Quân đội Mỹ dù hiện đại đến đâu, dù tổ chức chặt chẽ đến mấy, cũng không sao tránh khỏi những sơ hở và lộ liễu. Công tác nắm địch của ta (cơ quan Quân báo của Bộ và của Quân chủng) phải nói là rất xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát hiện những triệu chứng, những nguồn tin từ đối phương. Thí dụ ngày 16, ta nắm được tin hai tàu sân bay Enterprise và Saratoga đang tiến vào Biển Đông, nâng tổng số tàu sân bay ở đây lên 6 chiếc (con số cao nhất từ trước đến nay); nhiều máy bay tiếp dầu trên không KC135 cũng đang được bổ sung đến Phi-lip-pin. Rồi lại có tin Lầu Năm Góc đã cho thành lập cấp tốc một cơ quan chỉ huy để điều khiển chung hai căn cứ không quân chiến lược ở Gu-am và U-ta-pao... Phân tích những thông tin trên, cán bộ quân báo của ta đã đi đến nhận định: “Sắp đánh lớn đến nơi rồi. Việc B52 đánh vào Hà Nội chỉ còn là ngày một ngày hai nữa thôi?”. Vấn đề còn lại là làm sao phán đoán được chính xác ngày nào chúng sẽ bắt đầu hành động ? Và, Bộ chỉ huy lại phải tiếp tục theo dõi tình hình trong ngày 18 tháng 12. Qua đó nhận thấy: Buổi sáng: lúc 5 giờ, tàu sân bay America neo đậu ở đông Đà Nẵng điện hỏi cấp trên: “Trực thăng hôm nay làm nhiệm vụ cấp cứu ở đâu?” Buổi trưa: vào lúc 10 giờ 15 và 11 giờ 46 phút, 2 máy bay không người lái bay thấp vào trinh sát Hà Nội, Hải Phòng. Một máy bay trinh sát khác (RF4C) khi bay qua Hà Nội, điện về căn cứ: “Thời tiết Hà Nội bảo đảm cho không quân hoạt động”. Buổi chiều: Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng tin kỹ thuật (Chú thích: Tin kỹ thuật là tin khai thác được thông qua nghiệp vụ kỹ thuật, do cơ quan Tình báo của Bộ Tổng Tham mưu tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau - Tuy biết B52 cất cánh, nhưng chưa biết mục tiêu tiến công của chúng): “32 chiếc B52 đã cất cánh từ Gu-am, lúc 12 giờ”. Trực ban Binh chủng Ra đa tổng hợp tình hình trong ngày, báo cáo với Phó tư lệnh, Trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Quang Bích: “Hôm nay hoạt động của không Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Thượng tướng Văn Tiến Dũng Tổng tham mưu trưởng, Đại tá Hoàng Phương Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân chủng Phòng Không - Không Quân tại Sở chỉ huy chiến dịch đánh B-52 đặt tại chùa Trầm (Hà Tây) 42 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không quân địch giảm đột ngột. Trừ 3 máy bay trinh sát qua Hà Nội, Hải Phòng, không phận bắc vĩ tuyến 20 hoàn toàn yên tĩnh. Từ vĩ tuyến 20 trở vào không có tốp máy bay nào trên bản đồ đánh dấu đường bay, ngoài 2 tốp B52 hoạt động bên kia tây Trường Sơn. Ra đa toàn binh chủng không có máy nào bị nhiễu quấy phá”. Điều đó cho thấy chúng ta đã bám sát chặt chẽ mọi hoạt động, mọi động thái của lực lượng quân sự Mỹ… Ngay sau đó, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp dưới sự chủ trì của Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Hoàng Phương. Tại cuộc họp này, Tư lệnh Lê Văn Tri nhận định: “Hoạt động của không quân địch giảm đột ngột là dấu hiệu không bình thường. Tổng hợp các nguồn tin trong ngày, chúng ta có thể khẳng định: Đêm nay địch sẽ đánh lớn vào Hà Nội. Có khả năng B52 sẽ đánh từ chập tối”. Cuối buổi họp ngắn gọn ấy, Bí thư Hoàng Phương kết luận: “Thường vụ Đảng ủy hoàn toàn nhất trí với nhận định của đồng chí Tư lệnh. Cuộc chiến đấu đêm nay sẽ rất quyết liệt. Phải động viên bộ đội kiên cường chiến đấu quyết tâm bắn rơi B52 Mỹ ngay từ trận đầu...”. Trở về phòng Sở Chỉ huy, Phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích gọi điện thông báo cho các sư đoàn, binh chủng nhận định của Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh, chỉ thị những việc phải làm. Sau đó, ông nhắc thêm trực chỉ huy Binh chủng Ra đa: “Bộ đội Ra đa phải quản lý không phận thật chặt, quyết không để lọt mục tiêu, nhất là hướng tây bắc!”. Thời điểm B52 tiến công Hà Nội như vậy đã được Quân chủng Phòng không - Không quân khẳng định rõ là “đêm nay, 18 tháng 12”. Tình hình tối hôm ấy diễn biến như sau: - 18 giờ: sau một ngày hoàn toàn yên tĩnh, các đài ra đa cảnh giới của ta bỗng đồng loạt thông báo có hiện tượng nhiễu với cường độ ngày càng tăng. Hiện tượng này dự báo cho biết sắp có một đợt hoạt động lớn của không quân địch. - 18 giờ 15 phút: tổng trạm ra đa nhận được thông báo vượt cấp của đại đội 37: có những tốp F111 xuất hiện trên vùng trời phía bắc Sầm Nưa. - 18 giờ 30 phút: từ hai hướng tây bắc và đông bắc Bắc bộ bắt đầu có nhiễu ngoài đội hình của máy bay EB66. - 18 giờ 50 phút: bộ đội phòng không - không quân được lệnh chuyển vào cấp một, cấp sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tại Sở chỉ huy Quân chủng, Tư lệnh Lê Văn Tri, Chính ủy Hoàng Phương, các Phó Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Quang Bích, cùng kíp trực ban gồm: Tham mưu phó Vũ Xuân Vinh, Trưởng phòng Tác chiến Lê Thanh Cảnh, Trưởng phòng Quân báo Lê Tư, Trưởng phòng Thông tin Nguyễn Tân, Trưởng phòng Cao xạ Đinh Nhẫn, Trực ban khí tượng Đoàn Văn Quảng, Trực ban trưởng Sở chỉ huy Nguyễn Bắc, cùng tất cả sĩ quan trực ban của các cục Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần đều có mặt đầy đủ. Tại Sở chỉ huy Binh chủng Không quân, Tư lệnh Đào Đình Luyện, Phó Tư lệnh Trần Mạnh, và ở Sở chỉ huy Binh chủng Ra đa, Tư lệnh Bùi Đình Cường, Tham mưu phó Hứa Mạnh Tài cũng đều sẵn sàng ở vị trí chỉ huy. - 19 giờ: Đại đội 16 ra đa phát hiện có nhiễu B52. Kíp trắc thủ đã kịp thời thông báo những tọa độ đầu tiên của kẻ 43 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không thù khi nó đang bay lên phía Thượng Lào (Chú thích: Những tốp B52 từ Gu-am, khi đến đông nam Đà Nẵng được hệ thống dẫn đường LORAN đặt ở bán đảo Sơn Trà hướng dẫn bay tiếp sang vùng trời nước Lào để vào Bắc Việt Nam.). Vài phút sau, từ Sở chỉ huy quân chủng, tín hiệu “333”, tín hiệu báo động B52 cho toàn thể lực lượng Phòng không - Không quân, được bàn tay các báo vụ viên phát đi trên làn sóng điện. - 19 giờ 15 phút: ở Đại đội 45 ra đa, bằng một sự khẳng định hết sức dũng cảm, dứt khoát và đầy trách nhiệm, Đài trưởng Nghiêm Đình Tích báo cáo với Đại đội trưởng phán đoán của mình: “B52 đang bay vào Hà Nội”. Nhận được thông báo của Đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần, Trung đoàn trưởng Trung đoàn H91 ra đa Đỗ Văn Năm, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, đã nhanh chóng báo cáo về Trung tâm tin tức cực kỳ hệ trọng đó. Với sự cẩn trọng cao nhất, Tham mưu phó Binh chủng Ra đa Hứa Mạnh Tài lập tức liên lạc thẳng với Đại đội 45, trực tiếp hỏi lại Đài trưởng Nghiêm Đình Tích. Sau khi bảo đảm chắc chắn rằng B52 đang bay vào Hà Nội, Tham mưu phó Hứa Mạnh Tài liền báo cáo lên Bộ Tư lệnh Quân chủng. Quân chủng báo cáo lên Tổng hành dinh. Cục Tác chiến phát lệnh báo động cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Ở trên độ cao hơn 3 vạn phút (Chú thích: Phút (foot): đơn vị đo chiều dài của Anh, Mỹ. Một phút bằng 0,3048 mét. Ba vạn phút bằng 9.144 mét.) hàng đàn pháo đài bay B52 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, như những bầy thú dữ, xé màn đêm bay vào Hà Nội. Tại Sở chỉ huy Sư đoàn phòng không B61, trực chỉ huy Nguyễn Đình Sơn giao nhiệm vụ chiến đấu cho từng đơn vị. Các trung đoàn trưởng tên lửa, cao xạ đã nhận đủ mệnh lệnh của sư đoàn. Tất cả những bệ phóng, những nòng pháo đang quay về hướng địch. Giống như một chiếc bẫy đã gài, một dây cung đang chờ bật, quân dân toàn miền Bắc đã sẵn sàng. Cán bộ chiến sĩ toàn Quân chủng Phòng không - Không quân đã sẵn sàng! 19 giờ 44 phút, quả đạn tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78, thuộc Trung đoàn H57, do Nguyễn Chấn làm Tiểu đoàn trưởng, rời bệ phóng, mở đầu một trận chiến đấu quyết liệt trên bầu trời Thủ đô. Hàng loạt những “con rồng lửa” tiếp theo của các tiểu đoàn 57, 59, 73, 94 bay vút lên trời, cùng những chiếc MiG-21, trước đó đã rời đường băng, lao vào đội hình “pháo đài bay” dầy đặc của địch. Trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm vô cùng ác liệt của tháng 12/1972, Trung ương đã chỉ đạo, đảm bảo cả hai mặt: Chủ động tích cực đánh địch, tiêu diệt lực lượng tiến công chiến lược B52 của chúng và triệt để phòng tránh, sơ tán làm giảm hiệu quả đánh phá của địch xuống mức thấp nhất. Nhờ vậy, công tác phòng tránh, sơ tán được quân và dân ta thực hiện một cách chủ động và triệt để bao trùm các mặt: tổ chức vận động nhân dân sơ tán ra khỏi các trọng điểm đánh phá; chỉ đạo củng cố và xây dựng hầm hố trú ẩn; tổ chức tốt hệ thống thông tin - thông báo, quan sát báo động; triển khai các phương án khắc phục hậu quả. Đối với lực lượng vũ trang, ngoài việc phối hợp với nhân dân thực hiện các nội dung nêu trên còn phải triển khai xây dựng các trận địa dự phòng, các sân bay dã chiến; sơ tán các xưởng trạm, tập kết vũ khí, đạn dược, 44 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không nhất là vấn đề đạn tên lửa... Trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng B52 diễn ra, Hà Nội đã huy động 370 ô-tô các loại chở hơn 30 vạn người ra khỏi nội thành, đưa số người sơ tán khỏi nội thành lên tới gần 55 vạn. Những nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán, đã được ngụy trang, bảo vệ chu đáo. Ở đâu có người, có tài sản, ở đó đều có hầm trú ẩn. Bên cạnh mạng lưới tình báo quốc gia, ra đa cảnh giới, Hà Nội còn có 36 còi báo động, 36 đài quan sát của thành phố, 414 trạm quan sát của các khu, huyện, hình thành mạng lưới quan sát rộng khắp từ xa đến gần. Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu phòng không bốn tuyến với 266 trạm ở các khu, huyện và 64 đội cấp cứu, 11 đội phẫu thuật lưu động... Tất cả những vấn đề đó cho thấy chúng ta đã chủ động chuẩn bị cho trận quyết chiến này như thế nào! Và đó cũng là một trong những tiền đề quan trọng đưa đến thắng lợi của chiến dịch. THẮNG LỢI CỦA CÔNG TÁC CHỈ HUY VÀ ĐIỀU HÀNH CHIẾN DỊCH Một trong những nguyên nhân rất quan trọng làm nên chiến thắng trong Đài ra đa P-35 , đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa tạo điều kiện cho cao xạ, tên lửa và máy bay của ta đánh địch kịp thời chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” chính là nghệ thuật chỉ huy điều hành trong chiến dịch. Thực tế cho thấy Bộ Tư lệnh chiến dịch không những nắm chắc sự chỉ đạo có tính chiến lược của Trung ương, của Bộ Quốc phòng, mà còn nắm vững khả năng chiến đấu của từng đơn vị, từng bước chuyển hóa thế trận cho phù hợp. Quân chủng Phòng không - Không quân đã sớm có kế hoạch tác chiến đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của địch vào Hà Nội, Hải Phòng. Ngày 31 tháng 10 năm 1972, Quân chủng đã tổ chức Hội nghị cán bộ, tập trung bàn về cách đánh B52 sao cho có hiệu quả để giành chiến thắng. Đó là những bước chuẩn bị rất cần thiết cho một chiến dịch lớn. Công tác chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh được các đơn vị tiến hành rất khẩn trương. Ở tầm Quân chủng thì tập trung vào việc điều chỉnh lực lượng đội hình chiến đấu; triển khai Sở chỉ huy dự bị các cấp; huấn luyện các kíp chiến đấu; tiến hành công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, xây dựng quyết tâm, tổ chức 45 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Xe đặc chủng cơ động đưa tên lửa vào bệ phóng đôn đốc kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu... Về lực lượng, thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân nhanh chóng điều chỉnh lực lượng, bố trí lại thế trận, chuẩn bị các phương án đánh địch, trong đó xác định khu vực đánh phá chủ yếu của địch là Hà Nội, Hải Phòng, trọng điểm là Hà Nội; đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, huấn luyện cho cán bộ và chiến sĩ đánh các loại máy bay địch, đặc biệt là tìm cách đánh máy bay B-52. Trong chiến dịch phòng không lần này, đối tượng tác chiến chủ yếu là máy bay B-52. Lực lượng sử dụng để tiêu diệt máy bay B-52 là tên lửa và không quân. Trên cơ sở đó, ta xác định cách bố trí lực lượng và hướng đánh. Các trung đoàn tên lửa ở Hà Nội, bố trí trận địa hình thành từng khu vực có trọng điểm, trên từng hướng trọng điểm tạo được chiều sâu hỏa lực đánh máy bay B-52 là chủ yếu, đồng thời phối hợp đánh cả máy bay cường kích. Hướng tác chiến chủ yếu từ Tây - Tây Bắc, Tây Nam, Đông - Đông Nam, Bắc - Đông Bắc Hà Nội; tổ chức thế đánh cả vòng trong và vòng ngoài, trong đó chủ yếu là vòng ngoài, dãn rộng đội hình tập trung đánh bên sườn, phía sau (đánh đuổi) máy bay địch; đồng thời bố trí một bộ phận tên lửa phục kích đánh địch từ xa. Cách đánh của bộ đội tên lửa là sử dụng phương pháp bắn trong dải nhiễu không thấy mục tiêu, hoặc nhanh chóng điều khiển tên lửa tiêu diệt mục tiêu khi phát hiện thấy mục tiêu trong nhiễu nhằm đạt hiệu quả bắn cao nhất. Đối với các trung đoàn không quân bố trí ở các sân bay dã chiến vòng ngoài Hà Nội, khi được lệnh sẽ bí mật cất cánh đánh máy bay B-52, máy bay cường kích địch từ xa ngoài tầm bắn của tên lửa trên các hướng tây bắc, tây nam là chủ yếu kể cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Các trung đoàn pháo cao xạ và lực lượng phòng không dân quân, tự vệ là lực lượng chủ yếu đánh máy bay chiến thuật được bố trí rộng, nhưng có trọng điểm 46 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không bảo vệ một số mục tiêu trọng yếu, thời cơ bắn hiệu quả khi máy bay địch bổ nhào, bay thấp. Riêng pháo phòng không 100mm bố trí ở một số khu vực, sẵn sàng đánh máy bay B-52 khi có thời cơ. Tiểu đoàn ra đa 8 khi phát hiện máy bay B-52, máy bay bay thấp, nhanh chóng thông báo cho các lực lượng kịp thời đánh địch, không để chúng nghi binh đánh lừa ta và hướng dẫn chu đáo cho máy bay ta cất cánh tập trung đánh máy bay B-52. Trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, các lực lượng bộ đội phòng không, không quân, tên lửa, ra đa và dân quân tự vệ được giao nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội đều đã xây dựng quyết tâm, xác định kế hoạch tác chiến, sẵn sàng đối phó với cuộc tập kích chiến lược ồ ạt bằng không quân của địch, bảo vệ vững chắc Thủ đô. Không chỉ chuẩn bị về vật chất mà công tác chuẩn bị về chính trị, tinh thần nhân dân và bộ đội cũng được thực hiện khẩn trương. Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân đã cho tiến hành một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trong toàn lực lượng ngay trước thềm chiến dịch nổ ra, nhằm quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ và tránh tư tưởng chủ quan và Kíp trắc thủ trong xe điều khiển tên lửa SAM-2 “Ảo tưởng hòa bình” trước những thông tin do địch tung ra về một thỏa thuận ngừng bắn và việc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra; làm cho cán bộ chiến sỹ ta nhận thức sâu sắc hơn về âm mưu thâm độc của kẻ thù và tình hình nhiệm vụ của Quân chủng. Việc xây dựng quân đội nhân dân toàn diện, trong đó lấy xây dựng về chính trị làm nền tảng, đã phát huy mạnh mẽ, cao độ nhân tố con người - nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc đọ sức lịch sử trong “12 ngày đêm Hà Nội” nói riêng và là nhân tố hàng đầu của nền nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam. Trong kế hoạch chiến dịch đánh B52 được hoàn thành trước đó, những nội dung quan trọng như: công tác chuẩn bị; điều chỉnh bố trí lực lượng; nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... về cơ bản đã được xác định. Chính vì vậy mà khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như cả về chiến thuật. Ngày đầu tiên, B52 vào đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã phát 47 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không lệnh báo động trước 25 phút; còn những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 vào đánh Hà Nội trước 30 phút. Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, triển khai công tác chuẩn bị một cách đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và duy trì nó trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra. Trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12/1972, ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, đối phó có hiệu quả với những thủ đoạn đánh phá nham hiểm của địch. Cách đánh sáng tạo và hiệu quả trong chiến dịch này là kết quả được đúc rút từ nhiều năm chống chiến tranh phá hoại, đặc biệt là những kinh nghiệm được bộ đội ra đa, tên lửa, phòng không tích lũy, thậm chí được trả bằng xương máu qua những năm tháng trực chiến và nghiên cứu cách đánh B52 trên chiến trường Khu 4. Để bảo đảm chắc thắng và giành thế chủ động ngay từ trận đầu, công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm vật chất, kỹ thuật cũng được các lực lượng vũ trang ta chuẩn bị công phu với nỗ lực rất lớn. Cho đến trước ngày 18/12/1972, ngày đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, chỉ riêng ở Hà Nội ta đã xây dựng được 30 trận địa cho tên lửa, hơn 100 trận địa cho pháo cao xạ các loại; mỗi tiểu đoàn tên lửa đều có hơn hai cơ số đạn; hệ số kỹ thuật của tên lửa bảo đảm 100%, của pháo phòng không là 95% và của ra đa là 96,5%. Đó là những cố gắng rất lớn trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thể hiện quyết tâm rất cao của quân và dân ta trong việc đập tan cuộc tập kích bằng B52 của địch. Về nghệ thuật chiến dịch, thành công nổi bật là ta đã đánh giá đúng âm mưu, ý đồ và dự đoán đúng quy luật đánh phá của không quân chiến lược Mỹ. Từ đó tổ chức, sử dụng hợp lý lực lượng phòng không ba thứ quân đánh các loại máy bay chiến lược, chiến thuật của địch cả ban ngày và ban đêm. Đặc biệt, tập trung lực lượng tên lửa phòng không đủ mạnh để đánh mục tiêu chủ yếu là B52, trong khu vực tác chiến chủ yếu là Hà Nội. Trong suốt thời gian chiến dịch, nghệ thuật hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng trong Quân chủng Phòng không - Không quân và giữa các lực lượng phòng không của ba thứ quân đã phát triển lên một trình độ cao, làm phong phú nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là rất to lớn, âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa xuân 1975. Thắng lợi đó đã kiểm nghiệm sự sáng tạo của một phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng, với nghệ thuật quân sự độc đáo, làm giảm hiệu lực hoặc vô hiệu hóa sở trường tác chiến của đối phương, đồng thời hậu thuẫn kịp thời, đắc lực cho mặt trận đấu tranh ngoại giao. Những bài học về nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức, thực hành chiến dịch phòng không vẫn giữ nguyên giá trị để các cấp, các ngành, các địa phương và lực lượng vũ trang tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới. Công tác chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng, nhằm kịp thời điều chỉnh những biện pháp thiếu hiệu quả hoặc chưa phù hợp với chiến thuật mà địch thực hiện. 48 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Chẳng hạn, đêm 18 tháng 12 khi máy bay B52 bắt đầu đánh vào Hà Nội, mặc dù các đơn vị tên lửa tổ chức đánh địch quyết liệt, nhưng máy bay của ta lại không tiếp cận được B52, mà tên lửa (cụ thể ở Tiểu đoàn 78) bắn cũng chưa diệt được B52, tình huống dường như trở nên phức tạp. Bộ Tư lệnh chiến dịch kịp thời chỉ đạo các đơn vị rút kinh nghiệm ngay về cách đánh, nghiên cứu kỹ kinh nghiệm phát sóng của Tiểu đoàn 78, kiên trì và kiên quyết đánh tập trung, đánh ở cự ly gần để tiêu diệt B52. Các đơn vị đều chấp hành cách đánh mới, tích cực phát sóng tìm mục tiêu... Do vậy, cuộc chiến đấu đã có kết quả cao hơn: Trên hướng Tây - Bắc, 3 tiểu đoàn 94, 57, 59 thực hiện phóng đạn tập trung và đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên tại Phù Lỗ (Đông Anh); một số đơn vị khác cũng đã bắn rơi tại chỗ máy bay B52. Tuy vậy, địch cũng rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật và thủ đoạn gây nhiễu phức tạp hơn khiến cho tên lửa của ta khó bắn rơi và ngay cả đã đánh trúng B52, nhưng lại không rơi tại chỗ... Ngay lập tức, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổ chức Chiến sĩ tiểu đoàn tên lửa 61 - đơn vị lập công bắn rơi máy bay A-4E của địch ngày 26/10/1967 rút kinh nghiệm và phát hiện được nguyên nhân là: Để đánh được B52, các đơn vị ở phía Nam đội hình phải phát sóng trước, phát hiện mục tiêu ở cự ly xa để phối hợp với các đơn vị ở chính diện phát sóng cự ly gần, tạo màn hỏa lực tập trung; phối hợp hiệp đồng, chiến đấu, thông tin phải nhuần nhuyễn, vững chắc, đánh tập trung hơn…Từ đó, các đơn vị có sự điều chỉnh và bố trí lại thế trận, tạo mật độ tập trung cao cho tên lửa; đồng thời tổ chức cho không quân đánh mạnh hơn nữa buộc B52 phải phân tốp và bộc lộ đội hình, tạo điều kiện cho tên lửa đánh trúng hơn. Vì vậy, trận đánh đêm 20 rạng ngày 21 tháng 12, ta đã giành thắng lợi lớn, bắn rơi 7 chiếc B52, trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ. Trong đó, Tiểu đoàn 77 đã bắn rơi B52 tại chỗ chỉ bằng một quả đạn; trận này khiến địch tổn thất nặng, gây kinh hoàng và làm đảo lộn cả kế hoạch của chúng. Cũng vì vậy mà địch bất ngờ chuyển hướng, thay đổi thủ đoạn bằng việc mở rộng mục tiêu đánh phá ra nhiều nơi khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Phòng và giảm hẳn việc đánh Hà Nội, thậm chí 49 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không tạm dừng đánh phá vào đêm 24/12 nhằm kéo giãn hỏa lực của ta rồi chúng sẽ quay lại tập trung đánh Hà Nội quyết liệt hơn. Bộ Tư lệnh chiến dịch đã không mắc mưu địch và chỉ đạo các đơn vị phải cảnh giác cao độ, giữ vững thế trận… Đúng như ta đã phán đoán, đêm 26/12 địch tập trung đánh phá Hà Nội dữ dội hơn nhiều các đêm khác (cùng với việc tiếp tục đánh phá một số địa bàn khác) hòng làm cho ta lúng túng, bị động. Do cảnh giác cao và được chuẩn bị kỹ nên quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, mưu trí, lập công xuất sắc, bắn rơi 8 chiếc B52 chỉ trong vòng một giờ (một chiếc B52 rơi xuống làng Ngọc Hà là trong trận này). Đây là trận đánh có tính then chốt của chiến dịch; bởi do bị tổn thất quá nặng về lực lượng máy bay B52 trong suốt chiến dịch, nhất là trong đêm 26/12 nên buộc địch đã phải xuống thang sau đó, cường độ đánh phá giảm đi. Phát huy thắng lợi, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổ chức lại thế trận của không quân, tổ chức cơ động MiG-21 ra tuyến ngoài, dùng sở chỉ huy hỗ trợ dẫn đường, đánh từ phía sau đội hình địch... và kết quả là không quân của ta đã bắn rơi 2 máy bay B52 của địch. Bị thất bại nặng nề, đến 30/12/1972 địch phải chấm dứt cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng với một quy mô chưa từng có từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Thất bại của đế quốc Mỹ trong chiến dịch Linebacker II đầy tham vọng và mưu đồ đen tối, như một báo động cho thất bại hoàn toàn của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Viêt Nam. Vậy là sau 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, vượt qua mọi gian khổ, ác liệt, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 máy bay B52, bắt sống nhiều giặc lái, trong đó có nhiều giặc lái B52, kết thúc thắng lợi một trận quyết chiến lịch sử ngay trên bầu trời Hà Nội. Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị. Phía Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Pari 50 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Cùng với những thắng lợi giành được trước đó, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền Nam, thắng lợi của trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng đã góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI CHIẾN DỊCH 12 NGÀY ĐÊM “HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”: Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của ta khi đó, có một vai trò rất lớn trong việc chỉ đạo quá trình chuẩn bị cũng như trong chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Ồ ạt dùng hàng trăm máy bay chiến lược B-52 và hàng nghìn lượt máy bay hiện đại khác tiến hành ném bom hủy diệt Hà Nội vào cuối năm 1972, Mỹ đã thực hiện trận đánh không quân lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam và có thể đây cũng là trận tập kích tập trung lớn nhất trong lịch sử không chiến của không lực Hoa Kỳ bằng máy bay B52. Không bị động với âm mưu của địch, ngay từ năm 1967, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã chỉ đạo và lần lượt góp ý kiến về phương án tổng thể và phương án từng khu vực đánh không quân Mỹ, nhất là đánh B52 trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng. Các phương án này đến cuối năm 1967, được Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài trình bày trước Bộ Chính trị với sự có mặt của Bác Hồ, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khác. Trong những năm từ 1965 đến năm 1968, Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở và trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp về vấn đề bảo vệ vùng trời Thủ đô nói chung và vấn đề chuẩn bị đánh B52 nói riêng. Trước khi xảy ra trận đánh lớn nhất trên bầu trời Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều buổi làm việc với Bộ Tổng tham mưu, với Tư lệnh và các Phó Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân, với các binh chủng ra đa, tên lửa…đồng thời góp những ý kiến cụ thể, chỉ đạo về cách đánh sao cho hiệu quả. Ngoài ra, Tổng Tư lệnh còn trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân. Trận đánh phá cuối năm 1972 khác hoàn toàn với các trận đánh của máy bay Mỹ vào Hà Nội trước đó. Hà Nội là thủ đô của một nước độc lập, có chủ quyền với sự có mặt của mấy chục vị đại sứ các nước lại bị không quân chiến lược của một siêu cường số 1 thế giới là Mỹ ngang nhiên tấn công ào ạt và liên tiếp suốt 12 “Đây là thắng lợi to lớn nhất, chiến công xuất sắc nhất của cuộc chiến tranh nhân dân trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ... Quân dân Hà Nội, quân dân miền Bắc anh hùng đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của Không quân Mỹ, lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Hiệp định Pari” (Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp). 51 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân ngày đêm. Điều đó khiến cả thế giới lo ngại cho sự mất còn của Thủ đô Hà Nội. Không ít bạn bè lo lắng rằng Hà Nội sẽ tan nát dưới những trận mưa bom, Hà Nội sẽ thất thủ. Nếu Hà Nội mất thì cách mạng miền Nam sẽ bị cắt đứt nguồn chi viện vô cùng to lớn về người, về của, về vũ khí! Sự lo ngại ấy chân thành và chính đáng. Nhưng Hà Nội đã dũng cảm đối mặt với “pháo đài bay” B52 với tư thế của người chiến thắng. Thời gian đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ căn hầm ngay trong Thành cổ giữa lòng Hà Nội, đã từng giờ từng phút trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu của các đơn vị Phòng không - Không quân Hà Nội chống lại cuộc tiến công lớn nhất của không quân chiến lược Mỹ. Giữa tiếng bom vang rền từ trời cao dội xuống, giữa tiếng pháo gầm thét và tiếng tên lửa vun vút từ mặt đất phóng lên, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần điện đàm với Tư lệnh hoặc các Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và các đơn vị tên lửa Hà Nội để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời cuộc chiến đấu. Trong 12 ngày đêm đó, một số lần, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và các nhà lãnh đạo Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... cũng có mặt trong Thành cổ Hà Nội cùng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi tình hình chiến đấu. Trong đại thắng Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội, công lao lớn nhất thuộc về các chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân, rồi đến các đơn vị dân quân - tự vệ Thủ đô và nhân dân nội ngoại thành Hà Nội. Về mặt chỉ huy, nổi bật là các Chính ủy, Tư lệnh, Phó Tư lệnh, cán bộ tham mưu, v.v... các cấp từ quân chủng trở xuống! Nhưng không thể thiếu được vai trò chỉ đạo của Tổng Tư lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 52 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không “Điện Biên Phủ trên không” là “chiến công mang tầm vóc thời đại, là một trong những đỉnh cao chiến công trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam anh hùng và tên đế quốc đầu sỏ Hoa Kỳ”. (Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng) Trong dịp kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ trên không (1972 - 2002), Thượng tướng Phùng Thế Tài đã nói đại ý là: Đánh giá đại thắng Điện Biên Phủ trên không, chúng ta cần ghi nhận vai trò to lớn của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người đã nhiều năm dày công, theo đúng các chỉ thị nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo của Quân chủng Phòng không - Không quân từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tác chiến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại vào thời điểm chiếc B52 đầu tiên bị quân và dân Hà Nội bắn rơi trong chiến dịch (chiếc này rơi ngay trên cánh đồng Chuôm, Phù Lỗ, Đông Anh, chỉ cách trận địa chưa đầy 10km): “20giờ 20 phút. Chuông điện thoại đổ hồi. Ở đầu dây bên kia là đồng chí Nguyễn Quang Bích, Phó Tư lệnh Phòng không - Không quân: “Báo cáo Đại tướng, hồi 20 giờ 16 phút, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 bộ đội phòng không Hà Nội bắn rơi tại chỗ Chiến sĩ tiểu đoàn 67 (trung đoàn 275) sẵn sàng chiến đấu (đơn vị đã bắn rơi "bóng ma" AC-130 ngày 9/10/1972) một chiếc B52”. Tôi hỏi lại: “Có đúng B52 không?”. “Báo cáo đúng là B52”. Tin chiến thắng xé toang bầu không khí căng thẳng. Tổng hành dinh náo nức trong niềm vui được thấy “con ngáo ộp” B52 không còn là bất khả xâm phạm trước những con “rồng lửa Thăng Long”. Tôi bước ra Sở Chỉ huy, trời rét đậm và mưa bụi, nhưng lòng tôi ấm áp lạ thường”. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh - nguyên Cục phó Cục tác chiến - Bộ Tổng tham mưu kể lại những kỷ niệm được trực tiếp làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Trong đó có đoạn: “... Khoảng 7h tối ngày 18/12/1972, tôi trực ban trong hầm sở chỉ huy của đại bản doanh. Tôi biết Đại tướng có thói quen thức khuya, chưa ăn uống gì. Tôi báo cáo Đại tướng qua điện thoại: “Báo cáo: B52 đang trên đường theo dọc sông Mê Công ra ném bom Hà Nội”. Đại tướng nói: “Cậu phải xem xét rất kỹ lưỡng. Thế Cục 2 (cục quân báo) thế nào?”. Tôi nói: 53 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không “Cục hai cho tôi biết, tối nay, chúng tập kích lớn”. -“Vậy cậu đã làm thông báo cho các nơi, các đơn vị chưa?”. - “Thưa! rồi”. -“Bây giờ, phòng không nhân dân thì thế nào?”. - “Thưa, tôi đã đề nghị với tham mưu trưởng kéo còi báo động quy định cứ 10 phút chứ không thì bị bất ngờ vì đang đêm yên tĩnh”. Vì lúc đó có rất nhiều xe qua sông Hồng và sông Đuống vào chi viện cho miền Nam nên Đại tướng hỏi tiếp: “Thế anh em giao thông đang đi trên đường thì sao?”. Tôi nói: “Việc này tôi đã liên lạc được với Bộ Giao thông Vận tải rồi, đã cho biết tình hình đêm nay rất căng”. Nghe vậy, Đại tướng đồng ý tất cả và yêu cầu: “Cậu nghe đây, cứ 5 phút một lần cậu phải báo cáo tôi”. Trong đời tôi chưa bao giờ cứ 5 phút lại báo cáo một lần qua điện thoại như thế. Tôi đã chấp hành theo lời đại tướng. Tôi có một còi riêng, khi tôi ấn, thì tất cả thành phố đều phải kéo còi báo động cho nhân dân. Như vậy, cuộc tập kích rất lớn và bí mật của địch vẫn không làm ta bị bất ngờ bởi có được bị sự chuẩn bị trước. Ta chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Kết quả là quân ta thắng lớn. Nghe giọng qua điện thoại, tôi thấy ở thời điểm Tổ quốc bị uy hiếp như thế, Đại tướng rất xúc động, không bỏ sót một chi tiết nào trong quá trình chỉ đạo cuộc chiến đấu... Sau chiến thắng mấy tháng, quân ta đã tổng kết chiến dịch tại Đồ Sơn (Hải Phòng). Đại tướng đã gọi tôi đi cùng. Để báo cáo tổng kết, tôi đã chuẩn bị rất nhiều tài liệu. Nhưng bất ngờ, Đại tướng gọi tôi ra và bảo: “Bây giờ không có sách vở gì cả, cậu với tớ ra bờ biển, đi dọc bờ biển tổng kết. Chỉ tớ với cậu thôi”. Lúc đó, Đại tướng hỏi gì tôi phải trả lời ấy. Ông hỏi: “Trong lúc tình hình căng như thế tinh thần anh em phòng không - không quân thế nào? Theo cậu, tại sao quân địch gây nhiễu như thế mà anh em ta vẫn bắn rơi được?”. Tôi nói: “Thưa, thực ra trong một tiểu đoàn pháo binh có 5 anh em làm thành một ê - kíp. Tất cả đều được chuẩn bị trước qua đợt Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Hải Phòng (19/12/1972) 54 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không tập huấn chung trước đó và rất ăn ý với nhau, chỉ qua ánh mắt thôi cũng hiểu nhau…”. Vậy là, chỉ qua những câu hỏi của Đại tướng như vậy, sau đó, tự nhiên tất cả các tư liệu mà tôi đã chuẩn bị không sử dụng gì đến nhưng những vấn đề trong chiến đấu, những kinh nghiệm, những tổng kết sâu sắc nhất thì đã nhớ được hết vào trong đầu rồi. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - như đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - “Là biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ sáng tạo Việt Nam. Chúng ta đã buộc Nich-xơn ra lệnh ngừng ném bom đánh phá miền Bắc (30/12/1972), và đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973)”. Chiến thắng trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 làm nổi bật BỐN ý nghĩa quan trọng là: 1. Góp phần rất lớn vào việc khẳng định bản chất quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo dưới ánh sáng đường lối chiến tranh nhân dân Hồ Chí Minh. 2. Phát triển thành quả to lớn của ba chiến dịch trong năm 1972 (chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Quảng Trị), tạo ra bước ngoặt cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bước ngoặt đó là: Buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari 1973 thực hiện không điều kiện việc rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam; chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình không điều kiện ở Việt Nam. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện cuộc can thiệp quân sự kéo dài vàoViệt Nam với quy mô khổng lồ (53 vạn tướng sĩ Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, các lực lượng chiến lược của không quân và hải quân Mỹ tham gia chiến đấu ở Việt Nam suốt nhiều năm, chi phí cho chiến tranh Việt Nam trên ba trăm tỷ đôla Mỹ, v.v…). 3. Làm cho chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chủ, mất chỗ dựa về chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế; suy yếu nhanh chóng về mọi mặt, tiến tới tiêu tan ý chí chiến đấu trên lĩnh vực quân sự. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong diễn văn từ chức đã cay đắng và uất ức nói: Ngay cả 50 vạn quân Mỹ cũng còn bị Việt Cộng đánh thua thì quân đội Việt Nam Cộng hòa làm sao mà tự mình địch nổi sức mạnh vũ bão của quân đội Việt Cộng! 4. Tạo điều kiện cơ bản thuận lợi cho các lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị chủ lực từ miền Bắc tiến vào miền Nam, mở những cuộc tiến công thăm dò ở miền Nam và nhanh chóng chuyển sang những cuộc đại tiến công thần tốc tiêu diệt từng phần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ hải, lục và không quân của quân đội Sài Gòn, giành toàn thắng vào ngày 30/4/1975. Tóm lại, không có chiến thắng “Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội” (tức Điện Biên Phủ trên không) cuối 1972 thì không thể có Hiệp định Pari 1973 với những điều kiện do chúng ta đưa ra. Những điều kiện đó là: Mỹ phải rút quân toàn bộ và không điều kiện ra khỏi Việt Nam đồng thời chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện tất cả các hình thức chiến tranh trên đất nước Việt Nam. Đã có Hiệp định 55 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Pari 1973 thì sớm muộn ắt phải có ngày “đánh cho ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như dự đoán và chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, gọi đại thắng trên bầu trời Hà Nội 1972 là “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là hoàn toàn đúng và hoàn toàn chính xác. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã tạo tiền đề quét sạch các lực lượng viễn chinh tinh nhuệ Mỹ ra khỏi bờ cõi, quân dân ta đã thực hiện toàn thắng chỉ thị của Hồ Chí Minh: “đánh cho Mỹ cút”. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã chứng minh hùng hồn dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Trận “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” là chiến thắng có ý nghĩa quân sự, chính trị, lịch sử. Chiến thắng đó đã làm sụp đổ hoàn toàn thần tượng vô địch của “không lực Hoa Kỳ”; làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và âm mưu đưa “miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” của Tổng thống Mỹ Nich-xơn; tạo ra cục diện mới để quân và dân cả nước ta thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong bài thơ Xuân năm 1969: “Ðánh cho Mỹ cút”, làm cơ sở để “đánh cho ngụy nhào”, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” những ngày cuối tháng 12/1972 mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đó đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc trong thế kỷ 20, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, là bài học quý giá về trí thông minh, lòng dũng cảm và tài nghệ quân sự của quân và dân ta trong chống tiến công hỏa lực đường không của địch. * * * Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP là một trong những vị tướng trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu quyết liệt này. Trong cuốn sách “Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng”, Đại tướng đã dành một phần nội dung nói về trận “Điện Biên Phủ trên không”. Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu phần viết đó của Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP. ... Hà Nội, tháng 12/1972 Nhiệt độ xuống thấp hơn mọi năm. Cái rét mùa đông cộng vào cái vắng lặng của ba mươi sáu phố phường vừa được lệnh triệt để sơ tán, càng làm cho thời tiết thêm giá buốt. Cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở Paris, Thủ đô nước Pháp, đang ở bước gay go. Sau những tháng ráo riết vận động bầu cử với trò “ngoại giao con thoi” và lời hứa mang lại hòa bình, Ních xơn ở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ hai. Ở Sài Gòn, ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu run sợ trước những điều khoản bất lợi cho chúng trong thoả thuận giữa ta và Mỹ ngày 18/10/1972, phản ứng quyết liệt với chủ Mỹ. Các cuộc họp giữa các bên cuối tháng 11 và đầu tháng 12 không đạt kết 56 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không quả nào. Trong thời gian này, Mỹ cấp tốc vận chuyển cho Thiệu một khối lượng vũ khí và phương tiện chiến tranh bằng cả một năm trước đó. Để xoa dịu Thiệu và mặc cả với ta, Ních-xơn trở mặt ngang ngược đòi sửa đổi nhiều điều khoản trong bản dự thảo hiệp định lúc này tưởng chừng sắp được ký kết sau hơn ba năm đàm phán tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế trên đại lộ Klebe. Tất nhiên, ta không chấp nhận. Tình hình rất khẩn trương. Đã mấy ngày liền, anh Văn Tiến Dũng và tôi thường về nhà muộn, có khi ở lại Tổng hành dinh làm việc đến tận nửa đêm. Diễn biến trên mặt trận ngoại giao dự báo sẽ có những diễn biến mới trên mặt trận quân sự. Chúng tôi chỉ thị cho các cơ quan quân báo, tác chiến thường xuyên báo cáo tình hình địch, tình hình các chiến trường, và yêu cầu Bộ Ngoại giao thông báo kịp thời những động thái ở Hội nghị Paris. Ghi sâu lời dặn của Bác Hồ đầu năm 1968 khi Người đến thăm Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua”, hướng phán đoán là Mỹ có thể mang máy bay ném bom chiến lược B52, con chủ bài cuối cùng ra mặc cả với ta, đánh sâu vào hậu phương miền Bắc. Trải qua tám năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân và dân ta đã có nhiều chiến công và kinh nghiệm. Nhưng với B52 thì còn quá ít. Nhớ lại giữa năm 1965. Mỹ bắt đầu dùng B52 đánh phá một số căn cứ của ta ở miền Nam. Ngày 12/4/1966, lần đầu tiên Mỹ dùng B52 đánh ra miền Bắc ở đèo Mụ Giạ (Quảng Bình), trục đường số 12, cửa khẩu Việt - Lào. Ngay khi đó, Bác Hồ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho anh Đặng Tính - Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu cách đánh B52. Quyết tâm bắn rơi B52 được đề ra từ đây. Tháng 5/1966, Trung đoàn tên lửa 238 được điều vào Vĩnh Linh để nghiên cứu đánh B52. Tại đây, ngày 17/9/1967, trung đoàn này đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên. Từ tháng 2/1968, Quân uỷ Trung ương dự đoán Mỹ có thể dùng B52 leo thang đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân xây dựng kế hoạch tác chiến. Suốt thời gian sau đó, nhiều đoàn cán bộ Phòng không - Không quân cùng một số trung đoàn tên lửa và biên đội không quân tiêm kích được cử vào nghiên cứu cách đánh B52 trên vùng trời Quân khu IV. Đặc biệt, từ tháng 5/1972, để gây sức ép với ta trên bàn đàm phán, Ních-xơn ra lệnh mở chiến dịch không quân Lainơbếchcơ (Tiền vệ) dùng B52 trút hàng trăm ngàn tấn bom xuống tuyến vận chuyển chiến lược Trường Sơn hòng ngăn chặn sự chi viện mạnh mẽ của miền Bắc cho miền Nam. Đây là một dịp để ta nghiên cứu cách đánh loại máy bay chiến lược này của Mỹ. Việc nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch đánh B52 được triển khai gấp rút và đã căn bản hoàn thành vào đầu tháng 9/1972. Dựa vào kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chiến đấu và những hiểu biết ngày càng nhiều về vũ khí, khí tài và thủ đoạn hoạt động của địch, tài liệu Cách đánh B52 sau nhiều lần bổ sung, hoàn chỉnh, đã góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu của bộ đội. Cũng cần nói thêm rằng, mặc dù sự giúp đỡ của Liên Xô về vũ khí, kỹ thuật là quý báu và có hiệu quả, nhưng từ năm 1969, bạn không viện trợ thêm một quả đạn tên lửa nào. Các bộ khí 57 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không tài tên lửa, rađa cũng dần dần xuống cấp. Điều đó đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ ta phải ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất chiến đấu của vũ khí, khí tài có trong tay. Ngày 22/11/1972, Trung đoàn Tên lửa 263 ở tây Nghệ An bắn hạ một B52. Chiếc máy bay rơi ở phía tây Nakhomphanom, cách căn cứ Utapao (Thái Lan) 64km. Hãng thông tấn Mỹ UPI buộc phải thú nhận tin này. Tuy không bắn rơi máy bay tại chỗ, nhưng lý thuyết sáng tạo bước đầu đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Các báo cáo của Cục Quân báo trong giao ban hằng ngày ở Bộ Tổng Tham mưu cho thấy địch đang ráo riết chuẩn bị: Thành lập Bộ chỉ huy hợp nhất không quân chiến lược chỉ huy cả căn cứ Utapao (Thái Lan) và căn cứ Anđécxơn (Guam); tập trung quá nửa số B52 của không quân Mỹ vào hai căn cứ này; bố trí máy bay tiếp dầu KC135, máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử ở căn cứ Subích (Philippin). Cục Tác chiến được lệnh trực ban 24 giờ trên 24 giờ. Ngày 24/11, anh Văn Tiến Dũng xuống Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân duyệt phương án đánh B52 của lực lượng phòng không Hà Nội, và chỉ thị chậm nhất đến ngày 3/12 phải hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, các trận địa phòng không của cả ba thứ quân khẩn trương triển khai sẵn sàng chiến đấu. Trong buổi giao ban ngày 18/12/1972, Cục 2(2) báo cáo: Hồi 5 giờ sáng, ta bắt được tin của địch từ sân bay hỏi: “Trực thăng hôm nay cấp cứu ở đâu?”. Trưa hôm ấy một máy bay RF4C bay qua Hà Nội báo về căn cứ: “Thời tiết quanh Hà Nội hoạt động được”. Trên bầu trời Khu IV, hoạt động của không quân địch đột ngột giảm xuống, đặc biệt không có tốp B52 nào. Tất cả các đài rađa của mạng cảnh giới mở máy trực ban đều không có nhiễu tích cực. Đây là những dấu hiệu không bình thường, chỉ một ngày sau khi bộ đội Phòng không - Không quân được lệnh bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Chiều ngày 18/12/1972, chiếc chuyên cơ BH-195 (3) đưa anh Lê Đức Thọ về nước đáp xuống sân bay Gia Lâm lúc 16 giờ 45 phút. Cũng khoảng thời gian ấy, Níchxơn gửi công hàm như một tối hậu thư, hạn trong 72 giờ ta phải trở lại bàn đàm phán theo những điều kiện của Mỹ. 19 giờ 10 phút. Trong phòng làm việc của tôi tại Tổng hành dinh, tiếng chuông điện thoại reo vang từ một trong bốn chiếc máy có chế độ ưu tiên số 1. Tiếng nói của đồng chí trực ban tác chiến nghe rất rõ: - Báo cáo thủ trưởng, B52 đã cất cánh từ Guam. Utapao, nhiều tốp bay dọc sông Mêkông lên phía bắc? các lực lượng Phòng không - Không quân đã sẵn sàng, vào cấp 1 xong. Mấy phút sau, còi báo động rú từng hồi. 19 giờ 45 phút. Có tiếng bom nổ ở phía xa xa. Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân báo cáo: Máy bay địch đang đánh phá sân bay Hòa Lạc. Tiếp theo đó, nhiều tốp B52 vào đánh các sân bay Nội Bài, Gia Lâm. Tiếng ầm ì khô và nặng của động cơ máy bay B52 mỗi lúc một rõ dần. Những vầng lửa loé lên, chớp giật liên hồi. Theo sau là những tràng tiếng nổ long trời. Rồng lửa Thăng Long nối nhau 58 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không bay vút lên không trung, đan những vệt sáng màu da cam giữa màn đêm Hà Nội. Cơ quan Tổng hành dinh làm việc hối hả. Tôi yêu cầu Bộ Tổng tham mưu cứ 5 phút báo cáo một lần. Cục 2 báo cáo: Níchxơn đã ra lệnh bắt đầu chiến dịch Lainơbếchcơ II, dùng máy bay chiến lược B52 từ các căn cứ Mỹ ở Thái Lan, Guam, Philippin tiến công Hà Nội, trong khi các máy bay cường kích F111 tiến công các sân bay gần đó. Chiến dịch này đã được Níchxơn, Kít-xinh giơ và tướng Hây (Haig) bàn bạc, quyết định tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng ngày 14/12. Để thực hiện kế hoạch này, Bộ Máy bay B52 bốc cháy do trúng tên lửa phòng không Hà Nội Một lát sau, đồng chí Nguyễn Quang Bích báo cáo cụ thể: Đây là chiếc chỉ huy Sư đoàn không quân chiến lược lâm thời số 57 được thành lập. 50 máy bay KC-135 để tiếp dầu cho B52 được điều thêm sang Philippin. Trên vịnh Bắc Bộ, năm tàu sân bay đang hoạt động, Cục Tác chiến khẩn trương nắm tình hình, liên tiếp chuyển lệnh cho Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. 20 giờ 20 phút. Chuông điện thoại đổ hồi. Ở đầu dây bên kia là đồng chí Nguyền Quang Bích, Phó Tư lệnh Phòng không - Không quân: - Báo cáo Đại tướng, hồi 20 giờ 16 phút, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 bộ đội phòng không Hà Nội bắn rơi tại chỗ một chiếc B52. Tôi hỏi: - Có đúng B52 không? - Báo cáo, đúng là B52. B52G cất cánh từ Guam. Nó rơi xuống xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tin chiến thắng xé toang bầu không khí căng thẳng. Tổng hành dinh náo nức trong mềm vui được thấy “con ngoáo ộp” B52 không còn là “bất khả xâm phạm” trước những con “rồng lửa Thăng Long”. Tôi bước ra ngoài Sở Chỉ huy. Trời rét đậm và mưa bụi. Nhưng lòng tôi ấm áp lạ thường Trong đêm 18 rạng ngày 19/12, địch sử dụng B52 cùng không quân chiến thuật liên tiếp hết đợt này đến đợt khác đánh phá Đông Anh, Yên Viên, Mễ Trì, Gia Lâm, Hòa Mục. Thủ đô chìm trong khói lửa. 4 giờ 39 phút sáng ngày 19/12, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 267 bắn 59 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không rơi chiếc B52 thứ hai. Máy bay rơi tại chỗ trên cánh đồng xã Tân Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Một sự trùng hợp lịch sử: Hà Nội lại nổi lửa diệt thù đúng vào ngày Thủ đô vùng lên kháng chiến, ngày 19/12/1946, hai mươi sáu năm sau. Nhớ lại tháng 9/1971, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã nhận định: Năm 1972, hoặc là địch sẽ rút nếu đạt được giải pháp; nếu chưa, địch có thể tập trung không quân đánh phá. Ta cần có biện pháp đề phòng. Ngay ngày hôm sau, nhân danh Bí thư Quân uỷ Trung ương, tôi chỉ thị cho các Đảng bộ trong toàn quân: “B52 không chỉ đánh ở miền Nam. Đến mức độ nào đó, cũng có thể đánh vào Thủ đô Hà Nội. Quân chủng Phòng không - Không quân phải nghiên cứu kỹ đối tượng này”. Bộ đội cao xạ, rađa, tên lửa và không quân được lệnh triển khai huấn luyện chiến đấu theo các phương án đã được kết luận. Một số trận địa tên lửa, trận địa cơ động cho pháo cao xạ và sân bay dã chiến được bí mật xây dựng. Dân quân, tự vệ Hà Nội và một số thành phố được bổ sung hỏa lực bắn máy bay. Công tác bảo đảm quan sát, thông tin được tăng cường. Ngày 25/11/1972, trong Chỉ thị: Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, Quân uỷ Trung ương cũng nhắc lại: “Sắp tới, địch có thể ném bom bắn phá trở lại các mục tiêu ngoài vĩ tuyến 20 với mức độ ác liệt hơn trước. Chúng có thể liều lĩnh dùng máy bay B52 đánh phá các trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng”. Ngày 27/11, Bộ Tổng Tư lệnh nhận định có nhiều khả năng địch dùng B52 đánh vào Hà Nội và ra lệnh cho các lực lượng vũ trang tăng cường chuẩn bị chiến đấu. Trong bức điện gửi Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tư lệnh B2(4), Quân uỷ Trung ương cũng đã thông báo dự kiến khả năng này. Mặc dù vậy, do quán triệt quyết tâm chưa tốt, suy nghĩ lúc này vẫn nặng về khả năng địch dùng B52 đánh phá từ Thanh Hóa trở vào đến Quảng Trị, nên đầu tháng 12 đã có lệnh điều một Trung đoàn tên lửa vào Khu IV, tiếp đó lại điều thêm hàng trăm quả đạn tên lửa của phòng không Hà Nội vào theo. Sáng 19/12, khi khói lửa còn chưa tan hết, Bộ Chính trị họp tại Tổng hành dinh nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo diễn biến trận đánh B52 trong đêm đầu tiên, khen ngợi chiến công của các lực lượng phòng không và chỉ thị kiên quyết đập tan hành động quân sự điên cuồng, phiêu lưu mới của đế quốc Mỹ. Buổi chiều, tại Câu lạc bộ Quốc tế ở Hà Nội, trước đông đảo phóng viên báo chí trong nước và nước ngoài, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng công bố những hành động tội ác của địch đêm 18/12 và kết quả tiêu diệt B52 của quân và dân ta. Sáu tù binh Mỹ vừa bị bắt cúi đầu thú nhận nỗi kinh hoàng của chúng trước lưới lửa dày đặc của lực lượng phòng không Hà Nội. Đêm 19/12, quân ta chiến đấu hiệu suất thấp, mặc dù địch đã cho xuất kích 87 lần chiếc B52, chỉ kém đêm hôm trước ba lần chiếc. Nguyên nhân do chưa thực hiện đúng hướng dẫn của quân chủng, lại lo thiếu đạn nên chỉ bắn từng quả một. Thủ đoạn của địch là cho B52 tập kích vào ban đêm và bay ở độ cao 11km nhằm tránh hỏa lực của các loại pháo cao xạ. Ngày cũng như đêm, địch tập trung máy bay tiêm kích và cường kích cùng với các biện pháp gây nhiễu tích cực và tiêu cực chế áp, đánh phá các sân bay và trận địa tên lửa, hy vọng sẽ loại trừ hoàn toàn sự uy hiếp của hai lực lượng chủ yếu có thể 60 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không đánh được B52 là tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích của ta. Anh Văn Tiến Dũng xuống họp với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, chỉ thị phải phát huy sức mạnh của các binh chủng, tích cực tạo điều kiện cho không quân ta đánh B52, phát huy hiệu suất chiến đấu của bộ đội pháo phòng không để đánh địch ở tầm thấp. Anh còn chỉ đạo cụ thể các mặt bảo đảm chiến đấu để đánh liên tục, dài ngày. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh quân chủng, các tiểu đoàn tên lửa kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra cách đánh có hiệu quả nhất theo sở trường, sở đoản từng đơn vị. Kết quả đêm 20 rạng ngày 21/12/1972, bộ đội tên lửa đã lập công xuất sắc, phóng 35 quả đạn bắn rơi 07 chiếc B52, có 05 chiếc rơi tại chỗ. Các lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Thái cũng hiệp đồng chặt chẽ, bắn rơi 07 máy bay chiến thuật và một máy bay không người lái. Đòn tiến công trong đêm thứ ba của chiến dịch Lainơbếchcơ II đã bị thất bại nặng nề. Tinh thần của phi công B52 suy “Rồng lửa” SAM trong chiến dịch “ Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” sụp nghiêm trọng. Ngày 21/12, tôi chỉ thị cho quân chủng Phòng không - Không quân: Thắng lợi của chúng ta là rất lớn, cần cố gắng phát huy chiến thắng hơn nữa. Địch sẽ tập trung đánh các trận địa tên lửa. Phải tìm mọi cách bảo vệ tên lửa để tiếp tục tiêu diệt B52. Chú ý bảo đảm đạn tên lửa để đánh được liên tục. Cố gắng phát huy tác dụng của không quân nhằm B52 mà đánh. Tôi cũng trực tiếp gọi điện xuống các sư đoàn biểu dương: Bộ đội phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt. Tôi nói: “Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ từng phút. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội”. Sáng 21/12/1972, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố lên án mạnh mẽ hành động chiến tranh điên rồ của chính quyền Níchxơn. Sau khi nhắc lại lập trường trước sau như một của Việt Nam, bản tuyên bố viết: “Nhân dân ta rất thiết tha với hòa bình, nhưng 61 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không phải là hòa bình trong độc lập tự do thật sự. Chúng ta có đầy đủ thiện chí, đồng thời có đầy đủ quyết tâm và lực lượng để bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản thiêng liêng của mình. Vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả, đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy nêu cao khí phách anh hùng, đoàn kết một lòng, ra sức thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu trên ba mặt trận quân sự chính trị và ngoại giao nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà”. Ngay ngày hôm ấy, tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được phát đi trên Đài Phát thanh Giải phóng: “Bọn xâm lược Mỹ đụng đến miền Bắc một, thì quân và dân miền Nam quyết giáng trả chúng gấp năm, gấp mười lần!”. Đài cũng truyền đi thư của Sài Gòn gửi Hà Nội: “Lửa miền Bắc khêu lửa miền Nam, lửa Hà Nội giục lửa Sài Gòn”. Từ ngoài vô trong, từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn anh hùng đang vang lên tiếng trả lời đanh thép: Đánh! Một màn hiệp đồng tuyệt đẹp trên các mặt trận quân sự dư luận và ngoại giao, giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn. Các mũi giáp công nhằm đúng kẻ thù trong chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Tổng hành dinh làm việc hết sức khẩn trương. Các đồng chí cơ yếu, quân báo, tác chiến, thông tin, mắt hõm sâu qua những đêm thức trắng. Đạn tên lửa thiếu nghiêm trọng. Các dây chuyền lắp ráp đạn tiến hành liên tục ngày đêm, quá sức chịu đựng của con người, mà đạn vẫn không đủ. Quả đạn vừa lắp xong đã có xe chờ sẵn chuyển ngay về trận địa. Tôi thường xuyên gọi điện cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn phòng không Hà Nội, biểu dương thành tích bắn rơi B52 của bộ đội tên lửa, kiểm tra, tình hình chiến đấu. Tôi, đặc biệt nhấn mạnh phải khẩn trương lắp ráp đạn, tiết kiệm đạn, đạn tên lửa chỉ dùng để đánh B52. Phòng Thông tấn Quân sự thuộc Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) kịp thời ra các bản tin chiến sự, nóng hổi từng giờ. Đài Tiếng nói Việt Nam nhiều lần dừng các buổi phát thanh thường lệ để phát tin chiến thắng. Sau khi ra lệnh ném bom vào dịp Quốc hội Mỹ đang kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, Níchxơn lánh mặt đi nghỉ ở Kibiscâynơ, bang Florida, tránh các nhà báo và công luận Mỹ. Thế nhưng “chảy trời không khỏi nắng”. Búa rìu dư luận đã giáng xuống đầu bọn xâm lược, đòi chúng phải chấm dứt ngay “cuộc diệt chủng” ở Việt Nam. Hành động tàn bạo của Níchxơn trùm bóng đen lên ngày lễ Giáng sinh, khiến lương tâm của cả loài người nổi giận. Chưa bao giờ làn sóng phản đối chiến tranh của đế quốc Mỹ lại bùng lên dữ dội như những ngày này trên khắp hành tinh và ngay tại nước Mỹ. Các nhà lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa ra tuyên bố kịch liệt lên án hành động xâm lược mới của Mỹ, khẳng định sự ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Các Đảng cộng sản và công nhân phẫn nộ tố cáo tội ác của Mỹ, kêu gọi nhân dân các nước đấu tranh đòi hòa bình cho Việt Nam. Ở khắp nơi trên thế giới, hàng triệu người xuống đường sôi sục biểu tình lên án mạnh mẽ hành động tội ác ghê tởm của Nhà Trắng. Các nghị, sĩ Quốc hội Mỹ ở cả hai viện chỉ trích gay gắt hành động leo thang mới của Níchxơn đã tiến hành mà không tham khảo ý kiến Quốc hội 62 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không và nhân dân Mỹ. Tờ Thời báo Niu Yoóc, ngày 26/12/1972, cảnh cáo “Mỹ có nguy cơ trở lại một kiểu dã man của thời kỳ đồ đá?”. Duy nhất chỉ có bè lũ Nguyễn Văn Thiệu là hí hứng, vui mừng. Hãng AP (Mỹ) ngày 19/12 đưa tin “một quan chức cao cấp của Nam Việt Nam cho rằng cuộc tiến công trở lại vào vùng trung tâm của Hà Nội và Hải Phòng là để khuyến khích chúng tôi”? rằng “việc này chứng tỏ Mỹ không bao giờ bỏ rơi chúng tôi “, và nhắc lại lời của Thiệu tháng 8/1972 van xin Mỹ “ném bom cho tan nát miền Bắc Việt Nam(!)”. Xấu xa đến mức báo Nhân đạo (L Humamté) ở Pháp đã bình luận: “Ngay như trước đây, trong hồi Chiến tranh thế giới thứ hai, những tên Pháp gian như Đôriô cũng không dám đề nghị “đồng minh” tàn phá Paris. Thế mà nay Thiệu lại mong muốn Mỹ ném bom tàn phá đất nước mình. Thiệu thật đáng xấu hổ hơn cả sự xấu hổ!”. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), anh Phạm Văn Đồng cùng các anh Văn Tiến Dũng, Phùng Thế Tài đến thăm Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân. Thủ tướng đã biểu dương chiến công của bộ đội, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm chiến đấu, kiên quyết đánh bại âm mưu đen tối, tàn bạo của Mỹ, giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể quần chúng ở Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương cũng liên tục cử các đoàn đại biểu đến các trận địa phòng không thăm hỏi và tặng quà cho bộ đội. Lúc này, địch tập trung tiến công các trận địa tên lửa, đối tượng chính gây nguy hiểm cho các loại máy bay Mỹ. Thủ đoạn của chúng là dùng tên lửa Srai bắt sóng rađa của ta để đánh vào trận địa. Sáng 22/12, tôi đến trận địa Tiểu đoàn 77 tên lửa ở Chèm đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Sau khi nghe báo cáo về chiến công bắn rơi B52 đêm trước, tôi vào trong xe chỉ huy yêu cầu Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn và kíp chiến đấu gồm sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức, các trắc thủ phương vị, góc tà, cự ly Mộc, Hà, Tân báo cáo về kỹ thuật và động tác xử trí cụ thể. Những con người dũng cảm, thông minh, kết thành một tập thể ăn ý, cùng một ý chí lập công, chỉ cần một cái nháy mắt cũng đủ hiểu ý định của nhau, đã có những nhận xét khá tinh tế. Xiết chặt tay từng đồng chí, tôi trao đổi, bàn bạc, động viên các chiến sĩ cố gắng tìm thêm cách đánh tối ưu, diệt thêm nhiều B52 của địch. Ở một tiểu đoàn tên lửa khác, khi tôi đến thăm, anh em báo cáo là đang phải sửa chữa vũ khí, khí tài. Về sau, mới rõ vào thời điểm tôi đến, đơn vị đã có lệnh chuẩn bị chiến đấu. Vì muốn bảo vệ tôi, anh em đã nói dối. Biết vậy, nhưng không nỡ phê bình. Việc này gợi nhớ lại một ngày trước đó, đi thăm một trận địa phòng không thì gặp máy bay địch tới khi xe đang chạy trên đê sông Đáy. Chỉ kịp cho xe dừng lại, tôi và các đồng chí cùng đi nằm ép xuống mặt đường cạnh thân đê. Địch phóng mấy quả tên lửa Srai vào một trận địa tên lửa gần đấy rồi bay thẳng. Chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Sự việc chỉ có thế thôi mà mấy ngày hôm sau, vài hãng thông tấn phương Tây đưa tin tôi bị tử thương vì bom B52. Mấy nhà báo Pháp đến sứ quán ta ở Paris xin tiểu sử của tôi. Các đồng chí Ba Lan và một số sứ quán ta ở nước ngoài, nửa tin, nửa ngờ, điện về hỏi xem hư thực. 63 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Sau này, tôi còn được biết một số đồng chí ta bị địch giam cầm, khi nghe tin ấy đã bí mật tổ chức truy điệu tôi trong nhà tù. Đài Tiếng nói Việt Nam đã phải cho thu thanh ngay trong hầm chỉ huy của Tổng hành dinh bài diễn văn của tôi nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) và phát lên để gián tiếp cải chính. Kẻ sát nhân vờ đội lốt con chiên. Níchxơn ra lệnh ngừng tập kích B52 vào ngày Chúa giáng sinh, “lập lờ đánh lận con đen”, thực chất là để xả hơi, rút kinh nghiệm sau những trận đòn đau. Cùng lúc này, nêu cao chính sách nhân đạo, cơ quan địch vận cho phép các phi công Mỹ đang bị giam trong các “Khách sạn Hintơn” được mừng ngày Chúa giáng sinh. Các “phi công trong bộ quần áo ngủ” được hướng dẫn làm bích báo, liên hoan ca hát, đón ông già tuyết bên những cây thông Nôen rực rỡ sắc màu, cầu nguyện cho hòa bình và hồi hương. Buổi phát thanh tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam dành cho binh sĩ Mỹ, quen thuộc với lính Mỹ qua giọng nói của “Hà Nội Hana”, phát đi tiếng nói của Glen Xécten, đại uý hoa tiêu máy bay B52G vừa bị bắt đêm hôm trước, nhắn tin cho vợ: “Anh vẫn còn sống, được đối xử nhân đạo. Nhân dân Việt Nam không phải là kẻ thù của chúng ta. Mong cuộc chiến tranh chết tiệt này chóng kết thúc. Hôn em và con”. Cuộc ném bom rải thảm lại tiếp tục ác liệt ngay sau lễ Giáng sinh. Tham vọng ngông cuồng của những kẻ quen ỷ lại vào sức mạnh đưa chúng lao sâu vào con đường thất bại đầy tội ác. Đêm 26/12, địch huy động hàng trăm lần chiếc B52 đánh phá dã man các khu dân cư ở nội thành Hà Nội. Đã có lúc căn hầm chỉ huy kiên cố của Tổng hành dinh rung chuyển như động đất. Hồi 22 giờ 47 phút, B52 ném bom rải thảm xuống khu phố Khâm Thiên, một nơi có mật độ dân số đông nhất Thủ đô, gây tổn thất rất lớn về người và của. Cùng với Khâm Thiên, B52 cũng rải bom xuống hơn 100 điểm dân cư trong thành phố, hơn 1.000 người bị thương vong. Tranh thủ từng giờ từng phút, các chiến sĩ ta khẩn trương thay thế, sửa chữa vũ khí, khí tài, bổ sung đạn dược, sẵn sàng tiếp chiến. Dày dạn qua mấy ngày đêm chiến đấu, người dân Hà Nội thường ra ngoài hầm trú ẩn xem máy bay Mỹ cháy trong những “đêm hội pháo hoa”. 22 giờ 30 phút đêm 26/12, Tiểu đoàn 76 Trung đoàn tên lửa 257 anh hùng, bằng 13 quả đạn, phối hợp cùng với trận địa phòng không biến hai máy bay B52 thành hai khối lửa khổng lồ sáng rực cả một góc trời phía nam thành phố. Một trong hai chiếc rơi ngay vào cửa hàng ăn Tương Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, nội thành Hà Nội. Đứng giữa sân Tổng hành dinh, tôi vô cùng xúc động nhìn tận mắt cảnh tượng hào hùng ấy. Trở vào, tôi gọi điện cho Sở Chỉ huy bộ đội phòng không Hà Nội. Nghe tiếng trả lời quen thuộc của đồng chí Phó Tư lệnh, tôi hỏi: - Trần Nhẫn đấy à? Khỏe không? - Báo cáo Đại tướng, tôi rất khỏe. Xin chúc sức khỏe Đại tướng. Tôi nói: - Đêm nay đánh như thế là tốt đấy. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh nhiệt liệt biểu dương các đồng chí! Cần chú ý rút kinh nghiệm và giữ gìn tốt lực lượng tên lửa để đánh lâu dài. Còn vấn đề đạn thì sao? 64 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Đồng chí Trần Nhẫn báo cáo vừa nhận được một số đạn tên lửa từ Khu IV chuyển ra, không còn lo phải “bắn mổ cò”. Tôi cảm thấy nhẹ người. Trong đêm 26 rạng ngày 27/12, quân và dân Hà Nội sôi sục căm thù, bắn rơi 18 máy bay địch, trong đó có tám B52. Đây là đêm Mỹ bị mất nhiều B52 nhất. Hà Nội anh dũng, đau thương. Chia xẻ nỗi đau của đồng bào, Bác Tôn và tôi đến ngay khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai, ân cần thăm hỏi bà con. Anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng đến thăm bệnh viện Bạch Mai, khu phố Gia Lâm. Giữa đống gạch ngói hoang tàn, đồng bào xúc động đón nhận sự săn sóc của Đảng và Nhà nước. Mọi người đều hứa quyết tâm biến đau thương thành hành động, bắt quân thù phải đền nợ máu. Dưới bom đạn Mỹ, nhân dân Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu át tiếng bom rơi, báo chí, đài phát thanh không ngừng truyền tin chiến thắng. Xã luận báo Nhân dân viết: “Tổ quốc kêu gọi chúng ta! Loài người kêu gọi chúng ta! Bản tuyên dương công trạng của Quốc hội thúc giục chúng ta thừa thắng xông lên. Chia lửa với miền Nam thân yêu, chia lửa với Khu IV kiên cường, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh chung quanh Thủ đô quyết tâm hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với tiền tuyến lớn trong bản đại hợp xướng chiến thắng oai hùng” “Sài Gòn ơi! Hà Nội viết tiếp những trang sách lớn vào cuốn sách mà đồng bào, đồng chí Sài Gòn đã viết, những trang sách lớn về con người Việt Nam chúng ta cao quý”. Chưa bao giờ, xã luận của báo Đảng lại hào hùng như vậy, câu nói bất hủ của Bác Hồ lúc sinh thời vang lên như một lời nguyền: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn?” Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, anh Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởng xuống trực tiếp chỉ đạo không quân đánh B52. Đêm 27/12, lúc 22 giờ 20 phút, Phạm Tuân lái máy bay MiG-21 bất ngờ cất cánh từ sân bay Yên Bái, hạ một B52 trên vùng trời Tây Bắc, làm rối loạn đội hình của địch, tạo thêm điều kiện cho lưới lửa phòng không Hà Nội diệt thêm năm B52 nữa. Thời gian trôi đi, nặng nề, căng thẳng. Suốt 12 ngày đêm, Mỹ huy động gần 200 máy bay chiến lược B52 và hơn 1.000 máy bay chiến thuật các loại đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Hơn 10 vạn tấn bom đạn trút xuống các trường học, bệnh viện, các khu phố đông dân. Tội ác chồng lên tội ác. Quyết trừng trị quân xâm lược, trả thù cho đồng bào, chiến công của quân và dân ta cũng dày thêm. Trong những ngày này, mặc dù bận và căng thẳng, tôi không quên chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân thu thập các thiết bị điện tử và tài liệu trên xác máy bay B52 và F111, kịp thời sử dụng nghiên cứu bổ sung cách đánh. Nhân dân các địa phương cũng có ý thức trong việc này. Một hôm, con trai út của tôi sơ tán ở Hoà Bình mang về một tập tài liệu của Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân Mỹ định vị các vị trí tên lửa và cao xạ của ta cùng các chỉ lệnh ném bom, do dân thu được và nhờ chuyển. Tôi xem kỹ tài liệu 65 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không này. Trên bìa có dòng chữ: “Tài liệu mật, không được đưa ra khỏi Bộ Quốc phòng”. Trước khi chuyển tài liệu này cho Bộ Tổng Tham mưu, tôi viết thêm: “Trừ Bộ Quốc phòng Việt Nam”. 8 giờ sáng ngày 28/12, tôi đến Tiểu đoàn 79, Trung đoàn tên lửa 257, tại trận địa Yên Nghĩa, Hà Tây. Các chiến sĩ đón tôi trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, nhưng không kém phần nồng nhiệt, thân tình. Sắp đến giờ địch hoạt động. Tôi nói ngắn, căn dặn đơn vị không được chủ quan, thỏa mãn, chú ý giữ bí mật, ngụy trang đánh địch nhưng đừng quên bảo vệ mình. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, tôi nói: - Cũng con người đó, cũng vũ khí đó, nhưng lần này các đồng chí đánh có tiến bộ vượt bậc. Đó là vì chúng ta có quyết tâm rất cao, vì chúng ta nắm vững tư tưởng quân sự của Đảng là luôn luôn chủ động tiến công địch, mưu trí, sáng tạo, bí mật, bất ngờ. Binh chủng của các đồng chí là binh chủng hiện đại, càng phải nắm cho được kỹ thuật quân sự hiện đại, có như vậy mới cải tiến được kỹ thuật, mới tổ chức hiệp đồng chiến đấu tất. Có tổ chức chiến đấu tốt, chỉ huy tốt, phát huy tinh thần chủ động tiến công, mưu trí, sáng tạo, đánh thắng địch ban đêm, đánh thắng mọi thủ đoạn gây nhiễu và chống được tên lửa Srai, của chúng, ta càng giành thắng lợi lớn. Giải thích cho bộ đội rõ thất bại của địch là hết sức nặng nề, tôi nói: - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, với kỹ thuật phòng không hồi bấy giờ, không quân thường bị tổn thất 1% ở những nơi hoạt động tương đối mạnh. Trong chiến tranh phá hoại ở Việt Nam, Giônxơn đã thú nhận tổn thất của Mỹ nói chung là 1%, riêng với Hà Nội, Hải Phòng là 2%. Còn bây giờ bao nhiêu? Đến hôm nay, 28/12, Mỹ đã mất 31 máy bay B52. Chúng có 200 chiếc, mất 31 chiếc là tổn thất 15%. Nếu tính riêng Hà Nội, Hải Phòng, mỗi lần chúng vào 20, 30 chiếc bị hạ bốn hoặc năm chiếc thì tỷ lệ rất cao! Không quân chiến lược mà tổn thất tỷ lệ 10% đến 15% là rất cao. Thất bại hết sức nặng nề là như vậy đó! Mấy hôm nay, chính Mỹ phải thú nhận tổn thất là 8%. Tất nhiên chúng không dám nói hết sự thật. Sau khi chúc tiểu đoàn giành thắng lợi lớn hơn nữa, tôi hỏi: - Tỷ lệ sắp tới là bao nhiêu? Có tiếng trả lời: - 100% ạ. Tôi nói vui: - Nên nhớ rằng một quả tên lửa hạ một máy bay, một chiến sĩ đặc công có thể phá một lúc 15 máy bay. Nếu các đồng chí đánh tốt hơn nữa, thì cũng có khả năng đấy. Sau đó tôi vào thăm Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân đặt trong hang đá núi Trầm. Trong không khí phấn khởi, đồng chí Trần Hanh báo cáo thành tích của không quân ta vừa hạ được một B52 đêm trước. Nghe xong, tôi nói: - Chúc mừng chiến công của không quân. Nhưng chắc các đồng chí không thỏa mãn đấy chứ? - Báo cáo chưa ạ, còn phải phấn đấu hạ nhiều B52 hơn nữa ạ! - Nhất định phải như vậy! Tôi còn được báo cáo về mạng 66 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không trinh sát của binh chủng rađa vừa tối ưu vừa rất Việt Nam. Đây là một mạng lưới rađa dày đặc, mạnh mẽ, được chỉ huy chặt chẽ, với các đài rađa được bố trí bất ngờ, hiểm hóc, kết hợp giữa hiện đại và thô sơ, giữa rađa tầm xa và hệ thống các vọng quan sát bằng mắt bao quanh Hà Nội, kiểm soát chặt chẽ cả bốn tầng không: cao, trung, thấp và thật thấp, có “đánh vỗ mặt, đánh tạt sườn, đánh tập hậu” theo chỉ thị của Tổng Tham mưu phó Vương Thừa Vũ trong buổi kiểm tra Sở chỉ huy Phòng không - Không quân tháng 6/1972. Chính nhờ thế mà trong đêm đầu tiên và trong các ngày sau, mặc dù các đài rađa ở đồng bằng bị nhiễu nặng, các đài khác ở Tây Bắc, Đông Bắc, Vĩnh Linh, Đô Lương, Diễn Châu và cả Cánh Đồng Chum vẫn phát hiện được rõ ràng những đội hình lớn của B52 cách xa Hà Nội hàng nghìn kilômét. Nói chuyện với cán bộ tại Sở chỉ huy, tôi kể chuyện vừa gặp một phụ nữ khi đến xem xác chiếc máy bay B52 bị bắn rơi tại làng Ngọc Hà. Chị nắm tay tôi, giọng xúc động: - Lần đầu tiên được gặp Đại tướng. Chúng tôi không sợ chúng nó! Chúng tôi nhất định không sợ? Phải diệt cho hết chúng nó đi. Phụ nữ Việt Nam là như thế. Dân tộc Việt Nam càng như thế! Sau khi khen ngợi chiến công của bộ đội tên lửa, bộ đội rađa, bộ đội cao xạ, bộ đội không quân, tôi phân tích để mọi người hiểu thêm ý nghĩa của thắng lợi: - Chiến công của các đồng chí là xuất sắc. Tổn thất của địch là vô cùng nặng nề. Đây là tổn thất về không quân chiến lược. Khi mất một chiếc B52 thì các hãng tin phương Tây đã nói tới tổn thất về uy tín của không quân chiến lược Mỹ. Thế mà bây giờ chúng đã mất tới 32 chiếc. Thêm vào đó, một lô giặc lái vừa bị bắt là phi công B52, F111, là những loại mà cả nước Mỹ cũng không có nhiều. Cần thấy rõ điều đó để phấn khởi, tin tưởng, để đánh thắng to hơn. Thay mặt toàn quân chủng, Đại tá Tư lệnh Lê Văn Tri hứa thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, ra sức nâng cao chất lượng chiến đấu, nâng cao sức chiến đấu tổng hợp, cùng các lực lượng vũ trang khác bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái hơn nữa. Quân xâm lược đã ngấm đòn. Ngày 22/12, Mỹ gửi công hàm đề nghị ta họp lại theo nội dung đã thỏa thuận hồi tháng 10/1972. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 25/12/1972, cay đắng thú nhận: “Thiệt hại của Mỹ là nặng nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt Nam tháng 9/1964”. Đêm 30/12/1972, tôi duyệt bản thông cáo chiến thắng do Cục Tuyên huấn dự thảo. Trời về khuya, nhiệt độ xuống thấp. Nhưng trước chiến công oanh liệt với những con số đầy ý nghĩa, ai cũng thấy ấm lòng. Chỉ trong 12 ngày đêm, quân và dân ta đã: 1. Bắn rơi 77 máy bay hiện đại thuộc không quân chiến lược và không quân chiến thuật Mỹ, phần lớn rơi tại chỗ, trong đó có: - 33 máy bay chiến lược B52, phần lớn thuộc loại B52D và B52G, tức loại máy bay chiến lược có trang bị điện tử tối tân của Mỹ. - 5 máy bay F111. 67 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không - 24 máy bay phản lực hiện đại của hải quân Mỹ. - 3 máy bay trinh sát và 1 máy bay lên thẳng. 2. Tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ, trong đó có đủ sĩ quan các cấp từ cấp trung tá trở xuống. 3. Bắn cháy 8 tàu chiến Mỹ. Phấn khởi, xúc động, tôi ghi tiếp vào bản thông cáo, nhiệt liệt khen ngợi và tuyên dương công trạng các quân chủng, binh chủng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ và đồng bào các địa phương trên miền Bắc đã đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, quyết chiến và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, đánh rất giỏi, thắng rất to. Tôi cũng không quên kêu gọi đồng bào, chiến sĩ “nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chủ động kiên quyết tiến công địch, đem hết sức mạnh của mình giáng tiếp cho không quân và hải quân Mỹ những đòn quyết liệt hơn nữa”. Bản thông cáo, đồng thời cũng là một lời cảnh cáo. Mặc dù đã nửa đêm, thông cáo được chuyển ngay cho Thông tấn xã Việt Nam. Sáng hôm sau, toàn văn thông cáo chiến thắng được các báo đăng trên trang nhất và phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngay đầu bản tin thời sự. Xã luận báo Quân đội nhân dân ca ngợi chiến công vĩ đại này là “trận Điện Biên Phủ trên không”, một cái tên đầy ý nghĩa do chính báo chí phương Tây đã thừa nhận. Cả nước nức lòng. Uy thế không lực Hoa Kỳ sụp đổ. Hy vọng thương lượng trên thế mạnh của Mỹ cũng sụp đổ theo. Sau này sách báo phương Tây tiết lộ: Níchxơn thúc ép Nguyễn Văn Thiệu phải ký Hiệp định bằng bất cứ giá nào. Thiệu hầu như tuyệt vọng khi đọc đi đọc lại bức thư của Níchxơn do tướng Hây chuyển tới: “Cho tôi nhấn mạnh để kết thúc rằng tướng Hây không đến Sài Gòn để đàm phán với ngài. Tôi tin chắc sự từ chối của ngài hợp tác với chúng tôi sẽ đưa đến thảm hoạ, mất tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu bên nhau để giành được trong thập kỷ qua. Nó sẽ là không tha thứ được vì chúng tôi sẽ mất đi một giải pháp vinh dự và công bằng..” Ngày 17/01/1973, sáu ngày trước khi Hiệp định Paris, được ký kết, Níchxơn lại gửi thư cho Thiệu, lời lẽ không khác một tối hậu thư: “Đã nhiều lần tôi trả lời với ngài, vấn đề then chốt ở đây không phải là tính chất đặc biệt của Hiệp định và qua đó là hứa hẹn hợp tác lâu dài của hai nước và sự viện trợ từ phía chúng tôi. Rõ ràng chính sự viện trợ này mà tôi đã và đang hành động. Nếu các ngài từ chối không ký Hiệp định thì các ngài đừng trông mong gì vào khả năng giúp đỡ của chúng tôi. Ý kiến trong Quốc hội và công luận không cho phép tôi làm khác”. Vẫn củ cà rốt và cái gậy. Vung cái này không được lại giở đến cái kia. Và tất nhiên là Thiệu phải đầu hàng. Mưu sĩ Kítxinhgiơ trở lại bàn hội nghị, không kiếm chác được gì hơn. Trưa ngày 23/01/1973, trong cơn mưa lất phất và cái lạnh cắt da, ông ta đành phải đến đại lộ Klebe đặt bút ký tắt vào bản Hiệp định bằng hai chữ cái HK dính vào nhau. Bốn ngày sau đó, ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được chính thức ký kết. Giôn Nêgrôpôn (John Negroponte), chuyên viên của Kítxinhgiơ về Việt Nam, cay đắng thốt lên: “Chúng ta ném bom Bắc 68 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Việt Nam để rồi chính chúng ta lại chấp nhận nhượng bộ”. Đế quốc Mỹ đã thua trong ván bài cuối cùng, đúng như lời tiên đoán của Bác Hồ: “Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã huỷ diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. HẦM CHỈ HUY TÁC CHIẾN CỦA BỘ TỔNG THAM MƯU... Hoàng thành Thăng Long được nhiều người biết đến khi được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa vật thể toàn nhân loại. Đó là khu vực mà những trầm tích văn hóa đã được khai lộ. Nhưng có một bí mật ít ai biết tới. Đó chính là Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Đó cũng là nơi chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu trong chiến dịch đánh 4 phòng nhỏ này là nơi liên lạc với các chiến trường Lối xuống trả B-52 của không quân Mỹ 12 ngày đêm năm 1972. Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được xây dựng ngay phía dưới lòng Di tích Hoàng thành Thăng Long (Phía dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và Nhà D67). Đó không phải là Hầm D67 - phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương mà nhiều người từng được biết tới khi mở cửa đón khách tham quan dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội... Căn hầm này được xây dựng từ cuối năm 1965 và đến giữa năm 1966 thì hoàn thành, do Bộ Tư lệnh Công binh thiết kế, thực hiện. Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu có kết cấu nửa nổi nửa chìm, được xây dựng bằng bê tông, với ba lớp nóc, trong đó có hai lớp bê tông và ở giữa là lớp cát có thể chịu đựng được bom tấn, tên lửa. Trang bị trong hầm tương đối hiện đại, đồng bộ với hệ thống tiêu đồ, thông tin liên lạc, hầm tác chiến 69 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không còi báo động, loa phóng thanh thông báo về máy bay địch và nhiều thiết bị khác nữa phục vụ cho công tác chỉ huy... Ngày đó, để giữ bí mật, toàn bộ tầng 2 tòa nhà Cục Tác chiến đã được phá sập để ngụy trang, che mắt máy bay do thám của địch. Dưới đống đổ nát hoang tàn đó chính là Hầm chỉ huy. Đây là nơi đầu tiên tiếp nhận những thông tin quân sự. Kíp trực ban dưới hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ đưa ra những phương án tác chiến, bảo vệ miền Bắc, Thủ đô Hà Nội, đưa ra những đề nghị xử lý tình huống tác chiến trên các chiến trường B, C, K... Hầm chỉ huy tác chiến cũng là nơi đưa ra những cảnh báo máy bay địch và bảo vệ cơ quan đầu não trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhất là trong đợt 12 ngày đêm giặc Mỹ điên cuồng ném bom đánh phá Hà Nội bằng B52. Hầm chỉ huy tác chiến đã được tôn tạo để mở cửa đón khách tham quan vào tháng 12 năm 2012, đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. CỤM TỪ “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU VÀ TỪ KHI NÀO? Khi nhắc về 12 ngày đêm lịch sử năm 1972, nhạc sỹ Phạm Tuyên (ông vừa vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh - 2012) kể lại rằng: Đêm 26/12/1972 quân và dân ta thắng lớn, bắn rơi nhiều máy bay B52 Mỹ. Trong không khí tràn đầy phấn khởi, sáng 27/12, tại phòng giao ban của Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng giám đốc Trần Lâm thông báo: “Đêm qua bộ đội ta bắn rơi 8 máy bay B52. Riêng Hà Nội diệt 5 pháo đài bay, có 4 chiếc rơi tại chỗ. Từ Sở Chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời kêu gọi: “Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn còn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B52 hơn nữa, hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội - Thủ đô thân yêu của chúng ta”. Lời của Đại tướng và không khí chiến thắng khi đó đã tạo cho nhạc sỹ Phạm Tuyên niềm xúc động sâu sắc. Và, ngay đêm 27/12 trong căn hầm trú ẩn của Đài tiếng nói Việt Nam, ông đã sáng tác ca khúc mang tên “Hà Nội - Điện Biên Phủ” với những lời ca hùng tráng: “B52 tan xác cháy sáng bầu trời. Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời. Rồng ta lao vút... Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng. Hà Nội ơi!...”.Bài hát đã được phát trên đài ngay sau đó. “Hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn Điện Biên Phủ ngay trên bầu trời Hà Nội”- Lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Một Điện Biên nay vùi mộng xâm lăng, Hà Nội ơi” - Lời trong bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên - Phải chăng đó là những “nền móng” cho sự ra đời của cụm từ đặc biệt “Điện Biên Phủ trên không” dành cho chiến dịch 12 ngày đêm đánh thắng B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng năm 1972? (Tổng hợp từ nhiều nguồn) 70 DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH 12 NGÀY ĐÊM 12 ngày đêm (18- 30/12/1972) của chiến dịch B52 Mỹ ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng... năm 1972 thực sự là một tội ác dã man của kẻ thù đối với nhân dân ta. Diễn biến của chiến dịch đã minh chứng điều đó. Nhưng đồng thời cũng chứng tỏ một cách sinh động ý chí, lòng quả cảm, trí thông minh, sáng tạo của quân và dân ta, đã vượt qua vô vàn hy sinh, thử thách để chiến thắng kẻ thù hung bạo, lập nên một kỳ tích “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không“ đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm chói ngời của dân tộc ta... Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Những ngày giữa tháng 12 năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ, Kit-xinh-giơ là cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ, tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam. Ngày 17 tháng 12, Ních-xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Linebacker II - Tiền vệ. Đó là chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Đó cũng là 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng quả cảm, đầy mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, đã đập tan cuộc tập kích cùng những mưu đồ đen tối của địch làm nên một chiến thắng oanh liệt mang tầm thời đại lưu danh trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. DIỄN BIẾN MƯỜI HAI NGÀY ĐÊM ÁC LIỆT VÀ QUẢ CẢM ● Ngày 18/12/1972: - Sáng 18/12: Bộ Tổng Tham mưu điện cho các đơn vị: cần đề phòng địch dùng B- 52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, rađa, không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu để kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến địch. Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán, đã thực hiện đào hầm hào, phối hợp với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản... - Phủ Thủ tướng cũng điện cho các Bộ và cơ quan: Địch có thể ném bom Hà Nội - Hải Phòng, cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tán của thành phố. - 10 giờ 15 phút: một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. Các đơn vị ra đa phát hiện báo cáo về Tổng trạm rađa và Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân. - 16 giờ 30 phút: Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô rằng: Sẽ có đợt hoạt động lớn của máy bay chiến lược B52 ra miền Bắc. - 19 giờ 10 phút: các đài rađa cảnh giới của của binh chủng rađa báo cáo về Sở chỉ huy trung tâm: “B52 đang bay vào hướng Hà Nội”. - 19 giờ 25 phút: không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ (F4, F8, F 111, A6, A7...). Cùng lúc ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát dồn dập báo về Sở chỉ huy trung tâm: Máy bay F111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thủ đô ra lệnh báo động toàn thành phố. Lập tức, còi báo động từ Nhà hát Lớn, Quảng trường Ba Đình, ga Hàng Cỏ và nhiều nơi nội và ngoại thành nổi lên khẩn cấp. - Từ 19 giờ 20 phút đến 20 giờ 18 phút: nhiều tốp máy bay B52 (mỗi tốp 3 72 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. - 20 giờ 18 phút: Tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn từ cự ly thích hợp đã bắn rơi 1 máy bay B52 (máy bay rơi xuống cánh đồng thuộc Phù̉ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phú và Hà Nội, cách trận địa gần 10km). Đây là chiếc máy bay B52- G đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội. Chiến công đầu đã khích lệ quân và dân ta tiếp tục chiến đấu với quyết tâm cao nhất là đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của địch. - 20 giờ 16 phút: Tiểu đoàn tên lửa 52, trung đoàn 267, sư đoàn phòng không 365 từ một trận địa ở Nghệ An bắn bị thương nặng 1 máy bay B52 khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội về, buộc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng. B-52 Stratofortress (Pháo đài bay) là 1 trong 3 vũ khí chiến lược, là biểu tượng của sức mạnh không lực Hoa Kỳ (Chiếc B52 này sau cùng hoàn toàn bị loại bỏ do không còn sửa chữa được). - Đêm 18/12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B52 có 8 lần chiếc F111 và 127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên, Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội; 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người, nhiều người bị thương; rất nhiều nhà cửa, công trình bị bom Mỹ phá hủy… - Ngay trong đêm 18/12, nhiều phi công Mỹ đã bị bắt; đó là những bằng chứng “sống” về tội ác của giặc và chiến công đầu của quân và dân ta. Trong số phi công Mỹ bị bắt, có Frnando Alexander - Thiếu tá, hoa tiêu; Hause Cilson - Đại úy, lái chính; Richard Tomat Simson - Đại úy, điều khiển điện tử; Robert Clenxartel, Henrie Charbaron, Character Browels, Rô-bớt Giên Xéc-ten... là những viên đại úy hoa tiêu của B52. Đặc biệt, đúng 24 giờ đêm 18/12/1972, các nhà báo phương Tây và báo chí trong nước đã dự một cuộc họp 73 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Đại úy Rô-bớt Giên Xéc-ten, hoa tiêu B52 bị bắt sống ngay trong đêm đầu tiên 18/12/1972 báo lịch sử tại Câu lạc bộ Quốc tế giữa lòng Hà Nội trong tiếng nổ rền của bom đạn và súng phòng không. Tại cuộc họp báo này, Hà Nội đã thông báo với cả thế giới việc B52 mang bom hủy diệt Thủ đô của Việt Nam và những thất bại đầu tiên của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Cuộc họp báo này là một “đòn” tử huyệt đối với Mỹ. Chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội đã quyết tử cho một “Điện Biên Phủ trên không”, làm chấn động cả nước Mỹ và lương tri nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tại cuộc họp báo, viên sỹ quan trực tiếp chỉ huy điện tử - Thiếu tá Fernando - đã phải cay đắng thốt lên: “Mọi sự tính toán của chúng tôi đã bị đảo lộn hết. Cấp chỉ huy và các kỹ sư điện tử của chúng tôi đã khẳng định như đang nắm trái ngọt trong tay: Phương án bay và tất cả các máy điện tử đủ loại này rất tuyệt vời. Không một loại tên lửa và máy bay nào của Bắc Việt có thể bám, bắt được B52 của ta... Tôi đã thực hiện đúng quy trình thao tác để bịt mắt đối phương...Thế mà... như các ông thấy đấy... tôi đang ở đây và là tù binh”. Trong khi đó, viên Đại úy Henrie Charbaron lại buồn rầu thổ lộ: “Khi được phổ biến nhanh ở căn cứ Guam trước lúc bay, tôi sửng sốt bởi nghĩ rằng Hiệp định hòa bình sắp ký kết như ông Kissinger tuyên bố cách đó ít ngày. Đến trước lúc nhảy dù, tôi biết máy bay tôi lọt vào một ổ dày đặc tên lửa SAM-2 và cao xạ. Máy bay bị trúng đạn, rung lên dữ dội, khói mù mịt... Tôi rơi xuống một đám ruộng và thấy nhiều người chạy tới. Tôi không kịp làm theo hướng dẫn nếu máy bay rơi ...Tôi cúi đầu giơ hai tay đầu hàng”... Những thông tin ban đầu về thất bại của Mỹ đã khiến cả nước Mỹ như bàng hoàng về sự thảm bại của “uy lực Mỹ” - B52 bị bắn rơi ở Hà Nội. ● Ngày và đêm 19/12/1972: Sau cuộc chiến đấu đêm 18/12, các lực lượng chiến đấu đã kịp thời rút kinh nghiệm và hạ quyết tâm đánh mạnh hơn nữa lập thành tích chào mừng ngày toàn quốc kháng chiến 19/12. - 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19/12: địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng và nhiều nơi khác. Các trận địa tên lửa, pháo phòng không cùng các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt một máy bay F4. 74 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không - Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đã đánh một trận xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B52 D của địch. - Sáng 19/12: Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiến đấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B-52 và các máy bay khác của địch. - Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày nguỵ trang sơ tán. Bộ đội rađa phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao và đánh thắng địch. - Đêm 18 rạng ngày 19/12: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B 52 của giặc Mỹ ném bom, động viên thăm hỏi bộ đội và nhân dân. - 19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20/12: máy bay B52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành, gây nhiều thương vong cho quân và dân ta. - Sau 2 đêm đầu chiến đấu, tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượng phòng không bảo vệ Thủ đô cũng gặp khó khăn. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thụ quá mức. Có trận địa pháo bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít… Thực tế đó đặt ra cho Bộ Tư lệnh chiến dịch phải chỉ đạo kịp thời và hiệu quả nhằm giải quyết khó khăn, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. ● Ngày 20/12/1972 - 11giờ 45 phút: Bộ Tổng Tư lệnh điện cho các đơn vị: “Chiều và đêm nay địch sẽ đánh lớn bằng máy bay B52 và máy bay cường kích vào thủ đô Hà Nội”. - 19 giờ ngày 20 đến sáng 21/12: Địch huy động 78 lần chiếc B52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội. Bộ đội rađa phát hiện nhanh, xa, đúng, đủ, kịp thời, mặc cho các loại máy bay địch phát nhiễu dày đặc. Khi B52 địch cách Hà Nội 80km là trực ban trưởng Sở chỉ huy phòng không đóng cầu dao, nổi còi báo động toàn thành phố sẵn sàng chiến đấu. - 20 giờ 05 phút đến 20 giờ 7 phút: trận đánh xuất sắc trong 2 phút từ cự ly 22km với 2 quả đạn, tiểu đoàn 93, trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy 1 máy bay B52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10km. - 20 giờ 34 phút: bằng cách đánh “mới”, tiểu đoàn 77, trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B52 thứ 2 ở ngoại thành. - 20 giờ 29 phút đến 20 giờ 38 phút: 3 tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hỏa lực bắn rơi tại chỗ chiếc B52 thứ 3. - Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100ly của dân quân tự vệ Thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57mm, 14,5mm, 12,7mm bằng nhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn theo tiếng động... bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội. 75 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không - Đêm 20 rạng ngày 21/12: Bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, với 35 quả đạn đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút, các tiểu đoàn (57, 77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B 52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Riêng tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phút đến 5 giờ 11 phút) đã bắn rơi 2 máy bay B 52 (1 chiếc rơi tại chỗ). Đó là những chiến công của quân dân Hà Nội khiến kẻ thù khiếp sợ, kinh hoàng. Ngay sau chiến công đó, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Cuối cùng, Đại tướng nói: “Cả nước đang hướng vê Hà Nộì. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội’’. Cũng ngay sau chiến thắng đêm 20 rạng ngày 21 của quân và dân ta trên bầu trời Hà Nội, hãng thông tấn AP (Mỹ) đã bình luận: “Nếu cứ theo đà này thì máy bay B52 của Mỹ sẽ bị diệt chủng”. Còn các tướng lĩnh Mỹ chỉ huy chiến dịch này ở căn cứ Offut (Nebraska) cũng phải thừa nhận rằng: Trong 2 tuần lễ nữa Mỹ sẽ không còn một chiếc máy bay B52 nào nữa nếu tiếp tục đưa B52 vào “nướng” tại miền Bắc theo kiểu này. Nói về thất bại của không lực Mỹ trong đêm 20/12 rạng sáng 21/12 trên bầu trời Hà Nội, trong cuốn sách “Linebeckec II”, ba tác giả Mỹ gồm Trung tướng James R.Mc Carthy, Trung tá George B. Allison và Đại tá Robert E. Rayfield đã giới thiệu những trang hồi ký và lời kể của một số phi công Mỹ trực tiếp tham gia chiến dịch Linebeckec II. Trong đó có đoạn viết: “... Ngày 20/12 chứng kiến nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Bắc Việt Nam chống lại các máy bay B52 và đó là một ngày tổn thất cao nhất của “chiến dịch Linebecker II”. Bãi lắp đạn tên lửa trong rừng 76 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Rồng lửa được bắn lên tiêu diệt máy bay B52 của Mỹ Cũng theo các tác giả trên: “Trong đêm đó, phòng không Bắc Việt đã phóng hơn 200 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân Bắc Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, sau đó các biên đội tiếp sau phải hứng chịu những loạt đạn mãnh liệt gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định và trên đường phải rút khỏi mục tiêu... Đêm 20/12: thật là cả địa ngục nổ tung!: - Biên đội mang mật danh “Quilt 3” đã bị bắn hạ trong lúc chuyển hướng để rút khỏi mục tiêu. - Biên đội “Gold” và “Wine” cũng bị bắn rơi! Tiếp theo là biên đội “Brass” và “Brass 2” cùng với các biện pháp đối phó điện tử không đảm bảo, bị trúng đạn trong quá trình ném bom đã phải quay lại Thái Lan, nhưng trước khi đến căn cứ không quân Lorring Maine thì đội bay đã phải từ bỏ nó! - Với các biên đội B52-D “Snow” và “Grape” đã vượt qua lưới lửa, theo sau là biên đội “Orange” nhưng “Orange 3” bị trúng 2 tên lửa SAM chỉ vài giây trước khi thả bom và bị nổ tung... 4 nhân viên phi hành của căn cứ không quân Westover do thiếu tá John Stuart chỉ huy trở thành những người mất tích trong chiến đấu. Các cuộc tấn công ngày thứ 3 đã kết thúc. Tổng kết chung thật khủng khiếp! 4 máy bay B52 G và 2 máy bay B52 B bị bắn rơi- với một máy bay B52 D thứ 3 bị hư hỏng”. Thiếu tướng Harry N. Cordes, Phó chỉ huy trưởng ban tham mưu tình báo đã thú nhận: “Giờ đen tối nhất ở Gu-am và U-ta-pao cũng chính là giờ đen tối ở Sở chỉ huy SAC”... và những làn sóng kinh hoàng lan đến nửa vòng trái đất!..”. ● Ngày 21/12/1972 Tại Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. - Ban ngày, 180 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở Công an (Hà Nội), nhà máy điện Yên Phụ, Bộ Giao thông Vận tải, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa. 77 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không - Từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ 24 phút: địch cho 2 lần chiếc máy bay trinh sát Hà Nội và một số khu vực khác nhằm thăm dò lực lượng của ta và chuẩn bị cho đợt tập kích tiếp theo. - 21 giờ 37 phút đêm, rạng sáng 22: địch huy động 24 lần chiếc máy bay B52 và 36 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và bệnh viện Bạch Mai, các khu vực Giáp Bát, Văn Điển... Ngoài ra, 30 lần chiếc F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An)... Trong đêm 21/12, bộ đội tên lửa với quyết tâm cao, đã xuất sắc lập công với thành tích “Một quả đạn đổi một B52”. Chiến công xuất sắc này đã được Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt (Nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng phòng không - không quân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) - là tiểu đoàn trưởng phân đội 57 ngày ấy, kể lại: Đêm 21/12, tình trạng thiếu đạn đã xuất hiện ở nhiều đơn vị tên lửa phòng không khu vực Hà Nội. Vì vậy, phải tới đợt chiến đấu thứ ba trong đêm phân đội 57 của ông mới được lệnh đánh B52. Lúc 5 giờ máy bay Mỹ đã xuất hiện trên bảng tiêu đồ của phân đội, khi đó phân đội chỉ còn 3 quả đạn đang nằm trên bệ phóng. Điều đó khiến mọi người lo lắng. Là phân đội trưởng, ông Phiệt đã hạ quyết tâm tới toàn kíp chiến đấu: dùng một quả đạn tên lửa tiêu diệt một chiếc B52. Cả đơn vị đều quyết tâm như vậy. Ở trận đầu, khi B52 bay vào đến cự ly, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt đã lệnh phóng tên lửa, nhưng khi ấn nút thì đạn lại không rời bệ phóng. Không để lỡ thời cơ, quả đạn thứ hai được lệnh phóng lên...và lập tức trắc thủ báo cáo: “Mục tiêu bốc cháy ở hướng Tây Nam”, lúc đó là 5giờ 09 phút. Chỉ ít phút sau đó, niềm vui chưa lắng xuống thì báo động lại vang lên: “B52 - cự ly 45 km”...Sau khi nâng cao thế kiểm tra không thấy mục tiêu, chỉ có nhiễu, tiểu đoàn trưởng ra lệnh: “hạ cao thế, phương pháp 3 điểm, cự ly 35km, ngòi nổ 11,5 giây chậm”. Quả đạn duy nhất còn lại rời bệ phóng nhằm tốp B52 lao tới...và một chiếc B52 nữa lại bị tiêu diệt, lúc đó là 5 giờ 14 phút. Như vậy là chỉ sau chưa đầy 10 phút chiến đấu, bằng 2 quả đạn, Tiểu đoàn tên lửa phòng không 57 đã bắn rơi 2 chiếc B52, trong đó có một chiếc rơi tại chỗ (ở khu vực núi Đôi, Đa Phúc, Vĩnh Phú). Đây là một trong những chiến công xuất sắc của bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước, ngày 21/12 quân và dân ta đã bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA50, 1 F105. ● Ngày 22/12/1972 - 2 giờ 38 phút sáng 22/12: Bộ đội rađa đã phát hiện chính xác các tốp B52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 22 tháng 12 năm 1972, khi đến thăm Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, đã nói: “Đế quốc Mỹ dùng con bài B52 để ép ta, hòng bắt chúng ta phải khuất phục. Nhưng, các đồng chí đã dạy cho chúng một bài học đích đáng. Giờ đây chúng ta đang ép lại chúng nó. Chiến công của các đồng chí quý lắm! Có giá trị lắm!”. 78 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá ngày 22/12/1972 sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát. - 3 giờ 42 phút: Các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đã bình tĩnh, dũng cảm vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của các đêm trước, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52 ở Thanh Miện - Hải Hưng. - 3 giờ 46 phút: Tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình. - Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên. Ban đêm, 24 lần chiếc B52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9 chiếc F111 tập trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu... Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B52, 1 chiếc F4. - Ngày 21, 22/12: Tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F 111 “cánh cụp cánh xòe” của Mỹ. - Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội - 22 /12, Bộ Tổng Tư lệnh gửi thư khen bộ đội tên lửa, cao xạ, không quân, ra đa, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, đồng bào và cán bộ Thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận xuất sắc tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ. ● Ngày 23/12/1972 - Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội: Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức (Hà Tây). Ban đêm 33 chiếc B52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hải Phòng). Ta bắn rơi 4 79 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không Các chuyên gia Liên Xô xem mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới. ● Ngày 25/12/1972 - Từ 0 giờ ngày 25/12: Không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noel. - Sáng 25/12: Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng máy bay trong đó có 2 chiếc B52, 1 chiếc F4, 1 chiếc A7. - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc và cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân; đặc biệt là quân và dân Hà Nội chiến đấu oanh liệt, giành thắng lợi to lớn, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B52 của Mỹ. ● Ngày 24/12/1972 - Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc). - Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút: địch dùng 33 lần chiếc B52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội). Quân và dân miền Bắc chiến đấu giỏi, đã bắn rơi 5 chiếc máy bay, trong đó có 1 chiếc B52, 2 chiếc F4, và 2 chiếc A7. - Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nôen, 24 giờ ngày 24/12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần phi công Mỹ, rút kinh không - Không quân triệu tập Hội nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu giai đoạn 1 và phổ biến tình hình nhiệm vụ giai đoạn tới. - Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội rađa, không quân và các lực lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 chiếc B52, 5 chiếc F111. Trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 31 chiếc (tên lửa bắn rơi 23 chiếc, có 17 chiếc B52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháo phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F 111 và pháo 100 ly được công nhận bắn rơi 1 chiếc B52. - Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội ác liệt hơn, quân và dân Thủ đô Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánh địch trong những ngày tới. - 15 giờ 25 phút ngày 25/12: Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân từ 19 giờ ngày 25/12, tất cả bộ đội, vũ khí, khí tài tên lửa phải sẵn sàng chiến đấu 100%. Bộ 80 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không đội, rađa phải phân biệt chính xác mục tiêu thật, giả và thông báo kịp thời B52 địch, chú ý máy bay bay thấp. Các loại pháo, súng máy phòng không tổ chức bố trí đón lõng tập trung đánh tiêu diệt F111 và bảo vệ tên lửa; pháo 100 ly tham gia đánh B52. ● Ngày 26/12/1972 - 13 giờ ngày 26: Địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4. - Từ 22 giờ 05 phút ngày 26/12: Địch sử dụng tới 105 lần chiếc B52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B- 52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B-52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B- 52 đánh Hải Phòng). - 22 giờ 40 phút: máy bay B-52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng bị Xác máy bay B-52 của Mỹ do phi công Nutter Jerone Wim brow III lái rơi tại Định Công, Thanh Trì, Hà Nội ngày 26/12/1972 tàn phá nặng nề, gây tang tóc, khó khăn to lớn cho nhân dân ta. - Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi 1 máy bay B52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì). - Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đã phân tích chính xác mục tiêu B52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm 2 chiếc B52 nữa. - Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và bám sát mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi 1 máy bay B52 ngay trên đất cảng. Đại đội 74 pháo 100 milimét, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1 chiếc B52. - Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then 81 Huyền thoại Hà nội - điện biên phủ trên không chốt, có tính quyết định, bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B52 nhất trong 9 ngày chiến đấu. Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng, Lầu Năm góc và của phi công Mỹ. ● Ngày 27/12/1972 - Sáng ngày 27/12: Địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, Đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, rađa... Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đã phát huy hoả lực, đánh trả mạnh mẽ trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 chiếc máy bay F4 của Mỹ. - Từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 27/12: Địch tăng cường huy động 36 lần chiếc máy bay B52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B52 địch dùng 17 lần chiếc F 111 tiếp tục thay nhau đánh phá, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. - 22 giờ 20 phút ngày 27/12: Bộ Tư lệnh Không quân cho đồng chí Phạm Tuân lái máy bay MiG- 21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái được Sở chỉ huy và rađa dẫn đường trực tiếp bảo đảm, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng đội hình B52. Đến bầu trời khu vực Mộc Châu - Sơn La anh tiếp cận được mục tiêu, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một chùm lửa bốc cháy trùm lên chiếc B52 thứ 2. Đây là chiếc B52 đầu tiên bị bộ đội không quân ta bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”. - Ngay trong đêm 27/12: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B52 của Mỹ. - 23 giờ ngày 27/12: Bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh trả quyết liệt tốp B52. Trong trận này các đơn vị tên lửa phòng không của ta đã bắn tan xác 4 máy bay B52, trong đó có 2 chiếc máy bay rơi tại chỗ. Xác máy bay B.52 bị tên lửa phòng không bắn rơi tại hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội 82