🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hướng Dẫn Một Số Trò Chơi Dân Gian Trong Các Lễ Hội Ebooks Nhóm Zalo Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång PGS.TS. PH¹M V¡N LINH Phã Chñ tÞch Héi ®ång PH¹M CHÝ THμNH Thμnh viªn trÇn quèc d©n TS. NguyÔn §øC TμI TS. NGUYÔN AN TI£M NguyÔn Vò Thanh H¶o LỜI NHÀ XUẤT BẢN Mỗi một dân tộc đều có một truyền thống, một nền văn hóa của dân tộc mình. Nền văn hóa đó chứa đựng bản sắc độc đáo từ sự hình thành đến sự phát triển sáng tạo không ngừng trên các phương diện. Trò chơi dân gian Việt Nam là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam, phản ánh một phần các mặt đời sống xã hội của người Việt Nam trong mọi thời đại. Đồng thời, thông qua hoạt động, trò chơi dân gian cũng đã đáp ứng những nhu cầu đa dạng về vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, phát triển thể chất và chuẩn bị cho hoạt động lao động, sản xuất của người Việt Nam. Các trò chơi trước đây thường mang yếu tố cộng đồng, nghĩa là có sự tham gia của rất nhiều người cùng tương tác với nhau. Chính vì điều đó, chúng làm cho những mối quan hệ giữa con người với nhau, tình làng nghĩa xóm thêm gắn kết. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến người chơi có cảm giác 5 chơi suốt ngày mà không thấy chán. Trò chơi dân gian thường được gắn kết với đồng dao, không đơn thuần là một trò chơi mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn thơ trẻ, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp con người hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi theo vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò cò hoặc trò chơi ô ăn quan... tất cả như một bức tranh, bài trò chơi rồng rắn lên mây là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không...”, là bài đồng dao của trò chơi rồng rắn lên mây. Đặc trưng nổi bật của trò chơi dân gian Việt Nam là gắn chặt với văn hóa làng, xã với các lễ hội truyền thống, nhiều trò chơi truyền thống như kéo co, leo dây, ném còn, đua thuyền, bơi chải, vật dân tộc, đá cầu, bắn nỏ, chọi gà... xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, nay vẫn tiếp tục sống trong đời sống tinh thần của những lớp người hiện tại như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục tính tập thể, tình đoàn kết, tính cộng đồng và truyền 6 thống dân tộc Việt Nam. Trò chơi dân gian luôn gắn bó với tuổi thơ và là những thú vui của mỗi người, mỗi thế hệ, bởi vậy, trò chơi dân gian rất cần được duy trì, khôi phục và phát triển rộng rãi trong các đối tượng nhân dân. Theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu, ở nước ta hằng năm có hàng nghìn các lễ hội, lễ hội thường chia làm hai phần, phần lễ và phần hội, mà ở đó còn lưu giữ và phát triển hàng trăm trò chơi dân gian, trong đó có nhiều trò chơi đã được cụ thể hóa thành luật thi đấu, trở thành các môn thể thao dân tộc, đưa vào chương trình thi đấu quốc gia và quốc tế. Cuốn sách Hướng dẫn một số trò chơi dân gian trong các lễ hội do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kim Anh biên soạn. Tác giả tổng hợp và sưu tầm các tư liệu của nhiều chuyên gia và các nghiên cứu của mình về các trò chơi dân gian, để giới thiệu với bạn đọc, mong rằng sẽ góp phần phổ biến những trò chơi dân gian, làm phong phú thêm nét đặc trưng của các lễ hội ở nước ta. Trong quá trình tổng hợp và biên soạn, tác giả đã rất cố gắng để đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, song cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được đầy đủ, hoàn thiện hơn. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 8 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7 PHẦN I MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỔ BIẾN TRONG CÁC LỄ HỘI Ở NƯỚC TA 9 1. KÉO CO1 Hình 1: Kéo co Kéo co là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Kéo co đã trở thành trò chơi tập thể, phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. __________ 1. Ngày 02‐12‐2015, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO, diễn ra tại thành phố Windhock, nước Cộng hòa Namibia, nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philíppin đã chính thức được UNESCO ghi nhận trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. 10 Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm hai phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng. Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai chưa vợ, gái chưa chồng. Ngày nay, kéo co trở thành trò chơi ganh đua mang tính thể thao, nhưng ở một số địa phương, nó vẫn còn giữ những quy tắc phản ánh tính nghi thức của trò chơi, qua đó chúng ta có thể nhìn thấy ý nghĩa tôn giáo lúc khởi thủy. Trò chơi kéo co làng Hữu Chấp1 thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một nghi thức chính trong lễ hội truyền thống của làng, tồn tại gần 400 năm và được tổ chức trang trọng 2 năm/lần. Đồ dùng để kéo co được sử dụng bằng 2 cây tre to lồng vào nhau và tết thêm các dây lạt tre để tạo thành 3 con nhện xoắn. Sau khi bện xong, tre sẽ được mang __________ 1. Trò chơi kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4205/2014/QĐ‐BVHTTDL ngày 19‐12‐2014. 11 treo tại cửa đình làng suốt trong những ngày Tết và chỉ hạ xuống vào ngày tổ chức hội. Theo truyền thống, nghi thức kéo co làng Hữu Chấp luôn phải vận hành theo hướng Đông ‐ Tây. Bảy mươi thanh niên tham gia nghi thức được chọn từ trước Tết Nguyên đán, với các yêu cầu khỏe mạnh, gia đình không có tang, thậm chí là đang có đủ ba thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình ሺcòn gọi là “tam đại đồng đường”ሻ. Tới ngày thi, họ được chia đều thành hai đội với trang phục quần lụa trắng, ở trần, đầu đội khăn xanh hoặc đỏ. Dưới hiệu lệnh của bốn ông “Hóa” trong làng bằng cờ đuôi nheo, trò kéo co diễn ra trong 3 hiệp đấu. Năm nào mà đội kéo co phía Đông thắng được 2 keo thì năm đó làng Hữu Chấp chắc chắn sẽ được mùa. Trò chơi kéo co ngồi1 được tổ chức trong lễ hội làng tại đền Trấn Vũ ሺphường Thạch Bàn, quận Long Biên, Thành phố Hà Nộiሻ diễn ra chính hội vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, gắn với ngày sinh của Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Đây là một nghi thức đặc biệt trong lễ hội: người tham gia kéo co ngồi trên đất, kéo co bằng dây song luồn qua lỗ của một cây cột gỗ được chôn chặt xuống đất. Ý nghĩa của nghi thức kéo __________ 1. Trò chơi kéo co ngồi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ሺtheo Quyết định số 4205/2014/QĐ‐BVHTTDL ngày 19‐12‐2014ሻ. 12 co ngồi mang tính tâm linh, thể hiện mong muốn của cộng đồng là mang lại may mắn cho làng xã, thông qua đó, Đức Thánh ban cho họ những điều tốt lành, bình yên. Nghi thức kéo co ngồi có tính đặc sắc vì nghệ thuật trình diễn được thực hành thông qua một cột lễ, thể hiện tính chất âm dương. Trong hình thức kéo co ngồi, người ta ngồi bệt xuống đất, dùng gót chân làm điểm tựa để kéo. Điều quan trọng nhất khi thực hành nghi lễ này là giữ gìn như một nghi lễ thiêng tâm linh, không như môn thể thao để giành thắng thua. Nghi lễ và trò chơi kéo co được đánh giá là một tập quán xã hội có giá trị tạo ra sự bình đẳng, được trao truyền qua việc truyền khẩu, quan sát, tham gia trực tiếp hoặc truyền dạy tại các trung tâm đào tạo, trường học và các viện bảo tàng. Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á, với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy. Tùy vào mỗi quốc gia thành viên, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng nhất định. Ở nước ta, kéo co được biết đến như là trò chơi dân gian truyền thống, là môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Nghi lễ và trò chơi này thường được thực hành, tổ chức ở vùng trung du, đồng 13 bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội. Đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt và là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trò chơi này cũng thường xuyên được các tộc người ở miền núi phía Bắc nước ta như: Tày, Thái, Giáy ở tỉnh Lào Cai... tổ chức vào các dịp lễ hội. aሻ Hướng dẫn tổ chức trò chơi: ‐ Chuẩn bị sân bãi: ൅ Một khoảng đất trống, rộng, sạch sẽ và thoáng mát. Một đoạn dây dài ሺtùy theo số lượng người chơiሻ mềm và to. Mỗi bên có một lá cờ nhỏ để chỉ huy. ൅ Kẻ một đường ranh giới ở giữa sân để phân đôi sân chơi bằng nhau hoặc cắm một lá cờ có màu sắc hoặc buộc một dây vải đỏ ở giữa dây để làm mốc ሺđiểm chuẩn để phân xử thắng, thua hai bênሻ. ‐ Bắt đầu chơi: ൅ Người hướng dẫn chia số người chơi thành hai đội đều nhau ሺcả về số lượng và sức lựcሻ. Số người chơi không hạn chế, ít nhất khoảng từ 5 đến 6 người một bên. Khi thi đấu chính thức, tùy từng đội mà bố trí theo số lượng mà luật chơi quy định. ൅ Hai đội đứng hai bên vạch giới hạn, theo hàng dọc. Từng đội bố trí người đứng so le nhau ሺngười bên 14 này dây, người bên kia dâyሻ; hai tay nắm chặt dây; chân trước, chân sau ở tư thế vững chãi nhất. Thông thường nên xếp người khỏe nhất ở đầu hàng ሺcầm càngሻ. ൅ Người chỉ huy đứng trên vạch, tay cầm cờ giơ lên cao và hô: Chuẩn bị, 1,2... đến 3 thì phất cờ xuống. Cuộc chơi bắt đầu. ൅ Người chơi từng bên cố dùng hết sức mình kéo dây về phía mình. Đội nào kéo được người đứng đầu của đội kia qua vạch giới hạn là thắng cuộc. Thường là tổ chức kéo 3 keo ሺ3 hiệpሻ cho một lần chơi. ‐ Luật chơi: ൅ Phân chia đều người chơi cho hai bên về số lượng và sức lực. Tuy nhiên, nếu có trường hợp “chấp” thì số lượng mỗi bên có thể khác nhau, nhưng phải tính cho sát và không áp đặt. ൅ Người đứng đầu hàng của đội nào bị đội kia kéo qua vạch giới hạn ሺtính bằng chânሻ thì cả đội đó bị thua một hiệp. Tùy theo sức và rèn luyện tính kiên trì mà phân thắng bại rõ rệt, cũng có thể vẽ 2 vạch giới hạn này ở hai bên, cách đều vạch giữa khoảng 2 ‐ 3m. ൅ Đội nào kéo trước khi ban tổ chức phất cờ là bị phạm quy, phải chơi lại. Nếu bên nào phạm quy 2 lần thì bị xử phạt thua keo đó. 15 ൅ Có thể cải tiến cách chơi nếu số người chơi ít và khỏe thì có khi không dùng dây mà người nọ ôm vào lưng người kia để kéo. Hai người đầu hàng cùng nắm vào một chiếc khăn, một đoạn dây nhỏ,... hoặc đan tay cho chắc vào nhau để kéo. Cũng có lúc chỉ có từng đôi kéo co với nhau. ൅ Có thể vừa kéo vừa “hò dô” cho vui vẻ và góp phần tăng thêm sức lực. ൅ Khi bắt đầu chơi, có thể cho các đội hát một đoạn bài đồng dao: “Dô ta, dô tà Dô ta, dô tà Ta dô ta là dô ta”. Câu cuối cùng là hiệu lệnh cho cuộc chơi bắt đầu. ൅ Người điều khiển chơi cần quan sát kỹ số người chơi ở hai đội, không để khán giả được tham gia hỗ trợ thêm cho một đội nào đó. ൅ Phải chọn và kiểm tra kỹ dây kéo co, tránh để bị đứt hoặc xước tay khi chơi. ൅ Cần quy định rõ về luật. Ví dụ, chơi 3 hay 5 keo, đội nào thắng 2 hoặc 3 keo trước là thắng cả cuộc. ൅ Chọn chỗ đất bằng phẳng, không đi dép hoặc giầy cứng khi chơi. ൅ Trước khi chơi nên khởi động các cơ và khớp để tránh chấn thương cho người chơi. 16 bሻ Điều lệ thi đấu Đăng ký thi đấu: Mỗi địa phương phải đăng ký số đội, nội dung thi đấu. Danh sách mỗi đội gồm: Huấn luyện viên, săn sóc viên và vận động viên ሺchính thức, dự bịሻ. Trang phục thi đấu: Mặc trang phục thể thao hoặc trang phục dân tộc. Dây kéo và sân bãi: ‐ Kích thước dây: ൅ Chu vi dây từ 10 ‐ 12,5cm. ൅ Chiều dài dây tối thiểu là 33,5m. ‐ Điểm đánh dấu của dây ሺxem hình 2ሻ: ൅ ሺaሻ 1 điểm đánh dấu ở giữa dây ‐ giới hạn điểm bắt đầu kéo. ൅ ሺbሻ 2 điểm đánh dấu ở hai bên so với điểm giữa và mỗi điểm cách điểm giữa là 4m ‐ giới hạn phân định kéo thắng. ൅ ሺcሻ 2 điểm đánh dấu ở hai bên so với điểm giữa và mỗi điểm cách điểm giữa là 5m ‐ giới hạn nắm dây của vận động viên hai đội. Đánh dấu vị trí ሺaሻ, ሺbሻ và ሺcሻ bằng 3 màu khác nhau. c b a b c ሺ1mሻ ‐ ሺ4mሻ‐ ‐ ሺ4mሻ‐ ሺ1mሻ Hình 2: Vị trí đánh dấu dây kéo co 17 - Sân bãi ሺxem hình 3ሻ: Trên nền đất bằng phẳng hoặc sân xi măng, kẻ khu vực kéo co có chiều dài tối thiểu là 36m, chiều rộng 1,5m, ở giữa sân kẻ một đường trung tâm ሺaሻ ‐ giới hạn ban đầu của dây và giới hạn phân định thắng thua; kẻ 2 đường ở hai bên ሺbሻ so với đường trung tâm, mỗi đường cách đường trung tâm là 5m ‐ giới hạn vận động viên đứng nắm dây. ‐‐‐‐‐‐‐ 36m ‐‐‐‐‐‐‐ b a b 1,5m 5m 5m Hình 3: Sân thi đấu kéo co Xác định cân nặng: Vận động viên của các đội được xác định cân nặng trước buổi thi đấu. Số cân của từng vận động viên mỗi đội được cộng lại để xác định tổng số cân của đội ሺsố vận động viên chính thức, sao cho đội đó không vượt quá số cân quy địnhሻ. Nếu đội nào vượt quá số cân quy định mà không có vận động viên thay thế thì sẽ phải thi đấu ít người hơn. Hình thức thi đấu và cách tính điểm: Căn cứ vào số đội tham gia, ban tổ chức sẽ quyết định thể thức thi đa�u. 18 ‐ Nếu thi đấu vòng tròn, cách tính điểm như sau: ൅ Đội thắng 2 hiệp đấu liền ሺtỷ số 2 ‐ 0ሻ sẽ được 3 điểm và đội thua 0 điểm. ൅ Đội thắng 2 hiệp đấu và thua 1 hiệp đấu ሺtỷ số 2 ‐ 1ሻ sẽ được 2 điểm và đội thua được 1 điểm. Nếu hai hay nhiều đội bằng điểm nhau thì lần lượt xét: ൅ Tỷ số hiệp thắng thua. ൅ Kết quả trận đấu trực tiếp. ൅ Tổng số cân thấp hơn. ‐ Nếu thi đấu loại trực tiếp phân định kết quả bằng trận đấu ሺthắng thi đấu tiếp, thua bị loạiሻ. 19 2. ĐẤU VẬT ሺĐÁNH VẬTሻ Xuất phát từ một môn thể thao được ưa chuộng trong dân gian với ý nghĩa rèn luyện sức khỏe để bảo vệ làng xóm, ngày nay vật dân tộc đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong các lễ hội đầu xuân tại các làng quê Việt Nam. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hội vật xưa thường được tổ chức long trọng tại các đền, chùa hay đình làng bắt đầu từ mồng 2 Tết âm lịch và kéo dài đến hết tháng Giêng. Trong cả nước, có hàng trăm sới vật được tổ chức dịp đầu năm. Tuy nhiên, những sới vật nổi tiếng thường ở phía Bắc nước ta. Nhiều sới vật nhất chính là ở Hà Tây ሺcũሻ1. Tại Hà Tây, vật dân tộc còn được lưu truyền từ trong truyền thuyết xa xưa và đến ngày nay __________ 1. Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29‐5‐2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính. Thủ đô Hà Nội, thì từ ngày 01‐8‐2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. 20 nó vẫn được tiếp nối. Có nhiều ngôi đình làng thờ những đô vật, như: đình Yên Nội, Đồng Quang... Đấu vật phổ biến ở các lễ hội, đô vật nổi tiếng được gọi là “Trạng vật”. Mở đầu hội vật, nhiều nơi phải có vật lễ do các đô vật nhà thực hiện, sau mới đến vật chính thức cho các đô khác. Bắt đầu là vật vờn trình thánh, sau đó đến vật khảo đấu loại vòng đầu. Sôi nổi là vật giải, có giải lèo tặng cho người thắng trong mỗi hiệp, và giải chính cho người giữ giải suốt những ngày hội chính. Giữ giải nhất mà không ai dám phá được ăn giải cạn. Vào sới vật, 2 đô vật làng cùng nhau lên đài thực hiện múa xe đài uyển chuyển, sau lựa miếng hạ đối phương. Có nhiều miếng như ngáng, đệm để đánh ngã, bốc để nhấc đối phương lên. Khi lỡ miếng thì nằm sát đất chờ cơ hội. Cấm móc hàm, móc nách, móc xương quai xanh và nắm tóc. Muốn thắng phải làm đối phương “lấm lưng, trắng bụng” hoặc nhấc bổng khỏi mặt đất. Trong hội làng Mai Ðộng ሺHà Nộiሻ luôn có tổ chức thi vật ở sân trước bãi đình làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác. 21 Hình 4: Đấu vật dân tộc Trong lúc vật, các đô vật cởi trần và chỉ đóng một cái khố và cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố các đô vật phần nhiều bằng lụa, nhiều màu. Trước khi vào sới vật, hai đô vật thực hiện nghi thức lễ vọng vào trong đình. Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi biểu diễn động tác để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau. Họ lừa nhau, dùng những miếng để vật ngửa địch thủ. Với miếng võ nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình, rồi bất thần họ nhỏm đứng dậy để phản công. Thường thì thi giành giải ba trước, rồi đến giải nhì và sau cùng mới đến giải nhất. Mỗi một giải vật xong, người thắng giải được làng tổ chức vinh danh cho đô vật đạt giải. 22 Trò chơi Vật làng Hà: Vùng chân núi Tam Đảo có nhiều hội vật, nhưng hội vật làng Hà, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo là đông vui nhất vì tất cả các danh đô vật các hội trong vùng đều hẹn về đây tranh tài. Trong làng vật, ai đạt vô địch ở hội làng Hà mới đáng mặt bậc anh tài thiên hạ. Hội vật làng Hà tổ chức vào mồng 7 tháng Giêng. Ngay từ sáng sớm các cụ làm lễ ở đình xong, tiếng trống nổi lên mời gọi mọi người khắp nơi về tụ hội. Trên bãi cỏ trước sân đình, bên cây đa cổ thụ lần lượt từng đôi vật ra múa xe đài trước dân làng. Theo hiệu trống của trưởng lão từng đôi vật vờn nhau rồi vào cuộc theo lối vật tự do với cách thách đấu để giữ giải và thách đấu trước bàn dân thiên hạ. Cho nên bất cứ ai đều có thể thi đấu và giật giải. Đây là hình thức thể thao quần chúng, tạo không khí vui vẻ với phong cách biểu diễn nghệ thuật từ “xe đài” hay “múa hạc” nhằm chiếm tình cảm người xem trước khi vào cuộc tranh hùng. Đặc biệt là người vào đấu vật ở đây không nhất thiết phải đóng khố cởi trần. Vì thế đã có những bậc nữ nhi giả trai vào đấu tranh giải. Hội vật làng Hà càng trở lên hấp dẫn người xem. Hội vật làng Hà thể hiện tinh thần thượng võ của ông cha ta, góp phần thúc đẩy phong trào thể thao quần chúng và gìn giữ nét truyền thống văn hóa dân tộc. 23 * Trò đấu vật ሺdân tộc Môngሻ Trong ngày hội xuân, trong hội gầu tào ሺchơi núiሻ, dân tộc Mông thường tổ chức một số trò chơi, trong đó có trò đấu vật nhằm mục đích tìm người tài giỏi, thể hiện sức mạnh con người, mặt khác cũng là để kính báo với thần linh, kính báo với tổ tiên. Trò chơi đấu vật của dân tộc Mông thể hiện sức mạnh, tài trí của các thanh niên trong cộng đồng. Có 2 cách thi đấu: ‐ Cách thứ nhất: Hai đối thủ ngang tuổi, cân sức vào đấu. Hai cánh tay đan lồng vào nhau, bám vào vai nhau, chân đứng choãi ở tư thế sẵn sàng. Có lệnh hô bắt đầu hoặc hiệu lệnh cồng thì mới được vật. Hai đối thủ dùng tay bám sẵn xô đẩy đối phương hoặc ngoắc chân nhau làm mất trụ đứng, ai quật ngã đối phương xuống đất bất kể ở tư thế nào là thắng. Ở trận đấu 3 keo, ai thắng 2 keo là thắng cuộc. ‐ Cách thứ hai: Cũng địa điểm sân bãi như trên nhưng kẻ 3 vạch, vạch giữa là ranh giới, từ vạch giữa kẻ về mỗi bên 1 vạch dài 1,5m. Hai đối thủ ở tư thế tấn, một vai tỳ vào nhau tại vạch ranh giới, hai đô vật ở tư thế sẵn sàng, có hiệu lệnh vật thì hai người dùng vai tỳ vào nhau, còn chân dồn đẩy đối phương ra khỏi vạch. Ai đẩy được đối phương ra khỏi vạch là thắng cuộc. Ở trận đấu 3 keo, ai thắng 2 keo là thắng cuộc. 24 Các trận đấu vật như vậy loại dần để tìm ra người vô địch cuộc chơi. * Vật cù Trên một khoảng sân, thường có khoảng 14 thanh niên trai tráng chia hai bên cởi trần, đóng khố, tìm cách lừa nhau để ôm cho được quả bóng bằng củ chuối gọt nhẵn chạy về bỏ vào chuồng ሺlỗ nhỏ được đào theo hình vuông hoặc tròn, gần như là vừa khít với quả cùሻ đối phương thì là thắng cuộc. Quả cù được làm từ gốc chuối, đặc biệt thích hợp là gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ. Dùng dao sắc đẽo củ chuối thành hình tròn có đường kính khoảng 30cm, trọng lượng từ 5 ‐ 7kg là đảm bảo yêu cầu. Quả cù phải sạch nhựa và có độ dẻo cần thiết, bởi nó thường xuyên bị giành giật, quăng ném mạnh dễ vỡ trong khi chơi. Vì vậy, quả cù sau khi lược đẽo xong, luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng khá kỹ cho thật dẻo. Lúc này quả cù có màu sẫm và dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi. Sân chơi cù thường là những sân cát bên bờ sông hay trong làng, chiều dài khoảng 50m, ngang khoảng 25m. Có ba hình thức chơi cù: cù gôn, cù đẩy và cù nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao 1,5m, đường kính 50cm ሺcù gôn, cù nướcሻ, hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm ሺcù đẩyሻ. Bên nào giành và đưa được cù vào sọt ሺhay vào hốሻ của đối phương là được 25 một điểm. Để đưa được quả cù vào đích cũng không phải dễ dàng bởi phải giành giật, tranh cướp quyết liệt, bên nào cũng tìm mọi cách nhằm cản phá đối phương đưa cù vào sọt ሺhốሻ của mình. Hội vật cù vì thế rất sôi nổi, hào hứng, cuốn hút mọi người. Mỗi cuộc chơi không quy định cụ thể, số người tham gia mỗi bên cũng không hạn chế. Có khi hội vật cù lên đến đỉnh điểm, đàn ông trai tráng trong làng đều hăng hái vào cuộc không kể tuổi tác, lúc ấy thường là vào dịp Tết Nguyên đán. Người tham gia vật cù đều cởi trần đóng khố. Để phân biệt người của hai đội, ban tổ chức quy định màu sắc của khố hay dải khăn màu vấn ở trên đầu. Tuy từ xưa không có một điều luật cụ thể nào, nhưng trong hội vật cù không hề có lối chơi thô bạo, ác ý. Rất quyết liệt nhưng cũng rất trong sáng. Kết thúc cuộc chơi, đội nào có số lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng. Giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng, danh dự. Ở hội vật cù, dân các làng xem và cổ vũ rất đông, hò reo, đánh trống chiêng cuồng nhiệt cổ vũ cho đội nhà và tán thưởng những đường chạy cù ngoạn mục... 26 3. ĐẨY GẬY * Cách chơi: ‐ Dụng cụ chủ yếu là một cây gậy bằng gỗ tròn, đường kính từ 3 ‐ 5cm, dài khoảng 2m, được bào nhẵn, không có vết xước và đầu tròn. ‐ Chơi trên đất bằng phẳng hoặc trên sân gạch, người xem đứng vòng quanh cách xa từ 3 ‐ 5m. ‐ Người chơi theo từng cặp đứng vào trong vòng tròn ሺvòng tròn có đường kính khoảng 5mሻ. Mỗi người có một bàn tay phải hay trái tùy theo từng đôi quy định nắm chặt một đầu gậy, còn bàn tay kia nắm ở giữa gậy. ‐ Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người cố gắng dùng sức nắm chặt gậy đẩy về phía đối phương để cho đối phương ngã, mất thế đứng vững, chân giẫm vào vạch hoặc bật ra ngoài vòng hoặc đẩy cho đầu gậy kia cũng vượt ra khỏi đường vòng giới hạn là thắng. * Luật chơi: ‐ Chỉ được đẩy gậy bằng tay nắm ở gậy. Không được dùng đầu, vai, lưng, đùi... đẩy đối phương hoặc lấy gậy đâm vào người đối phương. Nếu vi phạm sẽ bị phạt theo 27 các mức nhắc nhở, cảnh cáo, trừ điểm, bị loại ngay. ‐ Có thể quy định thời gian từ 5 ‐ 7 phút/hiệp. Nếu chơi nhiều người đồng hạng để chọn vô địch, thì trận chung kết có thể không quy định thời gian ሺđấu cho đến lúc một người bị thua mới thôiሻ. ‐ Có thể quy định thi đấu từ lượt tay phải, trái ሺtrước, sauሻ để rèn sức cơ bắp tương đối toàn diện và công bằng cho các bên có tay thuận khác nhau. * Luật thi đấu: ሺaሻ Đăng ký thi đấu: Mỗi đoàn đăng ký tối đa 2 vận động viên nam, 2 vận động viên nữ cho một hạng cân. ሺbሻ Nội dung, tính chất và thể thức thi đấu: ‐ Nội dung thi đấu theo các hạng cân: ൅ Nam: Thi đấu ở các hạng cân. 1. Dưới 50kg. Hình 5: Thi đẩy gậy 2. Trên 50kg đến 55kg. 3. Trên 55kg đến 60kg. 28 4. Trên 60kg đến 65kg. 5. Trên 65kg đến 70kg. 6. Trên 70kg đến 75kg. 7. Trên 75kg đến 80kg. 8. Trên 80kg. ൅ Nữ: Thi đấu ở các hạng cân. 1. Dưới 45kg. 2. Trên 45kg đến 50kg. 3. Trên 50kg đến 55kg. 4. Trên 55kg đến 60kg. 5. Trên 60kg đến 65kg. 6. Trên 65kg đến 70kg. 7. Trên 70kg. ‐ Tính chất: Thi đấu tranh giải cá nhân nam, nữ. ‐ Thể thức thi đấu: Căn cứ vào số đội đăng ký tham gia thi đấu, ban tổ chức sẽ quyết định thể thức thi đấu. ሺcሻ Luật thi đấu: Thi đấu theo Luật đẩy gậy của Tổng cục Thể dục thể thao ban hành. 29 4. ĐÁ CẦU * Cách chơi: Có 3 cách chơi theo mức độ: Dễ, vừa và khó, áp dụng cho các đối tượng và lứa tuổi khác nhau. ‐ Cách 1: Dùng cho trẻ em, 2 ‐ 3 trẻ chơi với nhau, dùng 1 quả cầu. Đầu tiên, chơi oẳn tù tỳ, ai nhất được đánh trước. Trẻ để cầu trên mu bàn tay, hất lên rồi ngửa lòng bàn tay ra đỡ. Đỡ được lại hất lên rồi dùng mu bàn tay để đỡ và hất lên như lần đầu... cứ thế chơi đến khi nào không đỡ được cầu ሺcầu bị rơi xuống đấtሻ thì mất lượt chơi, chuyển cầu cho bạn thứ hai chơi, rồi sang bạn thứ ba... Mỗi người ghi nhớ số lần đỡ được cầu. Hết một lượt chơi, ai có số lần đỡ cầu nhiều hơn là thắng. ൅ Luật chơi ở đây là phải luân chuyển bàn tay đỡ cầu ሺsấp ‐ ngửa ‐ sấp ‐ ngửa... lòng bàn tayሻ. Vừa đỡ vừa đếm số lần. Khi cầu rơi xuống đất thì phải chuyển cầu cho bạn thứ hai, thứ ba... ‐ Cách 2: Cho học sinh và thanh thiếu niên, hai bạn chơi với nhau, dùng một quả cầu, mỗi bạn dùng một 30 chiếc bảng con ሺgọi là vợtሻ để chơi. Vẽ một vạch ngang giữa sân làm giới hạn. Mỗi bạn đứng một bên, dùng vợt đánh cầu cho nhau. Ai để cầu rơi, không hất cầu sang sân của bạn hoặc không đánh cầu sang sân của bạn đứng là bị thua, chơi tiếp lần khác. Cuối cùng ai bị thua ít hơn là thắng. Có thể tính đích là 100 lần chẳng hạn. ൅ Luật chơi ở đây là phải đánh vợt trúng cầu và hất cầu được sang sân của bạn. ൅ Có thể cải tiến như sau: Vẽ sân hình chữ nhật với kích thước 3 x 5m, có đường thẳng chia đôi sân. Nếu hất cầu ra khỏi vạch ngang hoặc dọc sân là bị thua. ‐ Cách 3: Cho mọi đối tượng, 2 hoặc 4 người chơi với nhau. Vẽ một hình chữ nhật kích thước 3 x 5m, một đường thẳng chia đôi sân rồi dựng hai cây gậy cao 1m, buộc dây từ gậy này sang gậy kia ሺcoi là lướiሻ. Từng người một dùng chân đá cầu sang sân bạn, bạn kia đỡ bằng chân rồi lại đá sang sân bạn vừa rồi, bạn này đỡ bằng chân rồi lại đá sang... Ai đá hụt cầu, để cầu rơi xuống đất hoặc đá ra ngoài vạch giới hạn của sân bên kia là thua. ൅ Luật chơi ở đây là không được dùng tay bắt và ném cầu. Tất cả phải dùng chân ሺbất kỳ phần nàoሻ. Theo thỏa thuận, có thể dùng cả đầu. Đá cầu là một môn thể dục thể thao thi đấu được phát triển từ trò chơi đá cầu. Thi đấu đá cầu được tiến hành trên sân có chiều dài 12m, rộng 6m, Luật thi đấu đá 31 cầu giống với Luật thi đấu bóng chuyền. Kỹ thuật và động tác giống với bóng đá, vận động viên có thể dùng chân đá cầu, cũng có thể dùng đầu, ngực, bụng đỡ cầu sau đó tiếp tục đá. Phương thức tấn công có thể ngả người để móc cầu và đội cầu. Quả cầu gồm thân và đế: Thân cầu gồm hai lông vũ cắm vào đế; đế cầu gồm ba lớp da dê ሺhoặc lá kim loạiሻ, đường kính khoảng 3,5 ‐ 3,8cm; cầu cao khoảng 13 ‐ 15cm, nặng 8 ‐ 10 gram. Sân thi đấu đá cầu có đường vạch giữa sân, chia sân thành hai nửa. Ở góc trên bên phải của mỗi nửa sân kẻ một ô vuông mỗi cạnh 1m gọi là khu phát cầu. Ở hai giữa vạch biên kẻ một nửa đường tròn có bán kính 1m làm thành khu vực khai cầu, phía trên vạch giữa sân treo một lưới có chiều dài 6,10m, rộng 0,76m, mép trên lưới cách mặt sân l,50m, trên lưới cũng có dây và cột làm mốc lưới, cột mốc cao 0,44m. Mỗi bên ra sân thi đấu 3 người, trong đó có 1 đội trưởng, ngoài ra còn có 3 người chơi dự bị để thay đổi, bổ sung. Khi bắt đầu thi đấu, người phát cầu đứng ở khu vực phát cầu dùng tay cầm cầu lăng cho người khai cầu. Người khai cầu đứng ở khu vực khai cầu trên sân của mình đá cầu mà người phát cầu vừa lăng cho mình sang sân đối phương. Trận đấu bắt đầu. Khi đội nào giành được quyền phát cầu, thì các đội viên trên sân thay đổi vị trí theo chiều kim đồng hồ kể 32 từ người ở vị trí số 1 khai cầu. Mỗi đội khi đá cầu ở trên sân mình tối đa chỉ được 3 lượt người chạm cầu. Cầu trước khi chưa qua tiếp xúc của người khác, mỗi đội viên tổng số chỉ được tiếp xúc cầu và đá cầu 2 lần. Cầu dừng lâu ở bất kỳ bộ phận cơ thể nào của người chơi đều coi là phạm lỗi. Trong lúc thi đấu, bất cứ bộ phận cơ thể nào của đội viên chạm cột giới hạn lưới và lưới ở trong dây giới hạn lưới đều coi là phạm lỗi. Cầu chạm đất và cầu phạm lỗi được xem là cầu chết. Đội đỡ phát cầu bị hỏng thì đối phương được 1 điểm. Đội phát cầu bị hỏng thì đổi bên phát cầu. Thi đấu được áp dụng theo hình thức 3 hiệp thắng 2. Khi một bên đủ 15 điểm và tối thiểu hơn đối phương 2 điểm được coi là thắng 1 hiệp. Kỹ thuật cơ bản của đá cầu gồm có: Đá bằng má trong bàn chân; đá bằng má ngoài bàn chân; đá bằng má trong luân phiên hai chân; đá bằng mu chính diện; đá bằng má trong má ngoài luân phiên hai chân và đá luân phiên bằng má trong ‐ má ngoài của một chân. ൅ Cách đá bằng má trong bàn chân: Một chân làm trụ, chân kia co gối và hơi xoay ra ngoài, cẳng chân lăng lên trên vào phía trong, dùng má trong của bàn chân đá cầu lên. ൅ Cách đá bằng má ngoài bàn chân: Một chân làm 33 trụ, chân kia co gối và xoay vào trong, cẳng chân lăng lên trên ở phía ngoài, dùng má ngoài bàn chân đá cầu đi. ൅ Cách đá bằng má trong luân phiên hai chân: Động tác giống như đá bằng má trong của một chân. Khi một chân chạm đất thì chân kia đá cầu, hai chân thay đổi nhau đá liên tục. ൅ Đá bằng mu chính diện: Dùng mu chính diện của bàn chân tiếp xúc với cầu khi đá. Kiểu này giống với tâng bóng trong bóng đá. ൅ Đá bằng má trong má ngoài luân phiên hai chân: Tức là má trong bàn chân của một chân đá cầu lên, sau đó lại dùng má ngoài của chân kia đá tiếp. Hai chân đá luân phiên nhau. ൅ Đá luân phiên bằng má trong ‐ má ngoài của một chân: về cơ bản giống như kỹ thuật đá bằng má trong, má ngoài của 1 chân. Điểm mấu chốt là hướng phát lực của chân phải điều chỉnh sao cho quỹ đạo bay và điểm rơi của cầu theo đúng ý muốn. Đá cầu gồm đá cầu cá nhân và đá cầu tập thể, đá một loại động tác, cũng có thể đá một chuỗi động tác. Còn có cướp cầu là cách chơi một người “cống cầu”, một người khác đá cầu lên không trung, một số người khác dùng chân tranh đá cầu. Đá cầu là một hoạt động thể dục thể thao dân gian rất bổ ích. Nó không chỉ có ích cho tăng cường sức khỏe, mà còn có tác dụng thúc đẩy nâng cao kỹ thuật của các môn thể thao khác. 34 5. ĐÁNH ĐU Trong các ngày hội, các làng quê thường trồng một vài cây đu ở bãi đất trống hoặc giữa thửa ruộng để trai gái lên đu. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Hình 6: Đánh đu trong lễ hội 35 Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao kết tình cảm của trai gái. * Cách chơi: Khi khởi động ban đầu, có thể nắm dây chạy tới chạy lui vài bước rồi nhảy lên nhún người cho đu bay dần cao hơn. Cũng có thể đứng trên dây, thò một chân xuống mặt đất lấy đà đẩy cho dây bước đầu đung đưa. Khi cần, có người ở dưới chạy đẩy giúp. Khi đu đã bay cao thì càng dễ nhún cho đu lăng mạnh hơn, nhưng phải vừa sức mình. * Luật chơi: ‐ Ai đánh đu được cao nhất ሺngang độ cao của xàሻ là thắng. Có thể tính nhiều lần đu cao để cộng thêm điểm. ‐ Từng người hoặc từng đôi tự lấy đà, tự đu, không được nhờ người ngoài đẩy lấy đà ban đầu hoặc hãm lại sau này. ‐ Trong khi đang có người đu, mọi người xem không được đứng vướng đường đu hoặc động vào làm lệch đu, gây nguy hiểm cho cả người đu lẫn người xem. ‐ Theo sức chịu đựng, mỗi đu chỉ được phép chở 1 36 hay 2 người. Tuyệt đối không để tranh nhau lên nhiều làm đứt đu, nguy hiểm. 37 6. TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ * Hướng dẫn chơi: ‐ Giữa sân vẽ một vòng tròn ሺbán kính 30cmሻ, ở giữa đặt "cờ". Mỗi đầu sân kẻ một vạch ngang, cách vòng tròn 2 ‐ 3m làm mốc giới hạn. ‐ Chia số người thành hai tổ đều nhau, đứng hàng ngang trên vạch mốc, hai hàng đứng đối diện nhau. ‐ Cho mỗi tổ điểm số từ 1 đến hết. Mỗi tổ viên phải nhớ kỹ số của mình. Hình 7: Trò chơi cướp cờ ‐ Trọng tài đứng giữa sân, lần lượt gọi từng đôi 38 theo số đã điểm. Trọng tài gọi số nào thì người số đó chạy nhanh lên vòng tròn, lấy cờ rồi chạy nhanh về chỗ cũ. Người kia phải đuổi theo để "cướp lại". Nếu chạm được tay vào người đội bạn thì được điểm. Nếu không chạm được thì mất điểm. Trọng tài gọi số khác và cuộc chơi lại tiếp tục. Hết các số thì cộng điểm, bên nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. * Yêu cầu: ‐ "Cờ" có thể bằng mảnh vải, cành lá, chiếc khăn... không nên dùng vật cứng, sắc, nhọn. ‐ Mỗi bên chỉ nên có 4 ‐ 5 người chơi để tăng lượng vận động và sự hấp dẫn của cuộc chơi. ‐ Chỉ được chạy khi có hiệu lệnh ሺđúng theo số hoặc tênሻ. Người nào chạy "nhầm" là bị trừ điểm. ‐ Nhắc người chơi chỉ được chạm chứ không được đập mạnh vào người đội bạn. Các bạn khác có thể vỗ tay cổ vũ cho cuộc chơi thêm vui vẻ. * Một số cải tiến: ‐ Nếu cả 2 người cùng chạy tới vòng tròn thì cố gắng làm động tác "rập rình" sao cho "lừa" được người kia để giật được cờ rồi chạy thật nhanh về hàng. ‐ Cách tính điểm như sau: bên nào cướp được cờ mang về an toàn được tính 2 điểm. Bên nào đuổi, vỗ được vào người đội bạn cầm cờ khi đội bạn chưa về đến điểm xuất phát thì được 1 điểm. 39 ‐ Mỗi người được "cướp cờ" ít nhất một lần thì coi như hết một ván chơi. Trọng tài tổng kết điểm, tuyên dương, thưởng cho đội thắng, “phạt” đội thua, rồi cho chơi ván khác. 40 7. TRÒ CHƠI BỊT MẮT BẮT DÊ Trò chơi bịt mắt bắt dê thường hay được lớp trẻ dùng để sinh hoạt trong những dịp có các sự kiện để tạo không khí vui nhộn, giải trí và cũng thường hay được tổ chức ở trong các lễ hội. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để người đó không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Hình 8: Trò chơi bịt mắt, bắt dê Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến 41 khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không để bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai thì bị bịt mắt lại và làm tiếp. Trò chơi này tăng kỹ năng di chuyển, phán đoán và bắt trúng “mục tiêu" khi thị giác bị hạn chế; sự khéo léo, nhanh nhẹn; tính chủ động và mạnh dạn. * Hướng dẫn chơi: ൅ Sau khi chơi trò chơi “tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bị bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. ൅ Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác. 42 8. TRÒ CHƠI RỒNG RẮN LÊN MÂY Rồng rắn lên mây Có cây núc nác Có nhà khiển binh Thầy thuốc có nhà hay không? Một số người chơi rồng rắn, nối đuôi nhau bằng cách người đứng sau hai tay ôm ngang hông người đứng trước, cứ thế xếp thành hàng dài tùy theo số người chơi, hình thù như một con rắn dài có mắt khúc. Người đứng đầu làm đầu rắn, người đứng cuối làm đuôi rắn, giữa là thân rắn và một người làm ông thầy thuốc bắc ngồi đối diện với con rắn. Hình 9: Trò chơi rồng rắn lên mây 43 Khi con rắn ሺđoàn người nối đuôi nhauሻ cùng thưa với ông thầy bài tấu trên, Ông thầy không đồng ý thì con rắn sẽ đi vài vòng rồi quay lại tâu tiếp để xin ông thầy cho thuốc. Sau nhiều lần từ chối, ông thầy đồng ý thì ông sẽ đứng lên để tìm cách bắt lấy được đuôi của con rắn thì ông mới cho thuốc. Tình trạng con rắn lúc đó phải cố tránh né để ông thầy không bắt được đuôi nên cố sức che chắn không cho ông thầy tiến về phía sau, và cùng nhau hò hét với bài hát: “mạnh thầy thầy bắt được thầy ăn, mạnh rắn rắn bắt được rắn cắn”. Thế là cả đoàn người nối đuôi nhau phải lượn qua lượn lại ሺchạy qua, chạy lạiሻ theo đầu con rắn. Cả đám người cứ thế cố né tránh, ông thầy một mình nhanh chân hơn và dễ chạy hơn, nên con rắn một lúc lâu thấm mệt và thật khó giữ được sự ngay hàng như lúc đầu nên cũng sẽ bị đứt ra nhiều đoạn, thế là đầu con rắn không còn điều khiển cho phần đuôi nữa. Vậy là ông thầy bắt được cái đuôi rắn dễ dàng. * Cách chơi: ‐ Chọn chỗ chơi rộng, sạch, bằng phẳng. Số người chơi 6 ‐ 8 người. Một người làm "thầy thuốc" đứng ሺhoặc ngồiሻ một chỗ. Những người khác túm đuôi áo nhau ሺhoặc ôm lưngሻ thành "rồng rắn" đi lượn vòng 44 vèo, vừa đi vừa hát1: Rồng rắn lên mây, Có cây núc nác, Có nhà khiển binh, Thầy thuốc có nhà hay không? Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu? Rồng rắn: Đi lấy thuốc cho con, Thầy thuốc: Con lên mấy, Rồng rắn: Con lên một, Thầy thuốc: Thuốc không ngon, Rồng rắn: Con lên hai, Thầy thuốc: Thuốc không ngon, Rồng rắn: Con lên ba, Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, cho xin khúc đầu, Rồng rắn: Những xương cùng xẩu, Thầy thuốc: Xin khúc giữa, Rồng rắn: Những máu cùng me, Thầy thuốc: Xin khúc đuôi, Rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi... Thầy thuốc chạy, tìm mọi cách bắt đuôi rồng rắn ሺngười đứng cuối hàngሻ. Rồng rắn cố chạy, người đứng đầu cố cản thầy thuốc, những người trong hàng cố luồn tránh để bảo vệ người cuối hàng. Cứ thế, vừa chơi vừa hò reo vui vẻ đến khi một bên thua ሺtóm được __________ 1. Lời đối thoại có thể dài hoặc ngắn tùy theo từng lần chơi, trình độ, thể lực của người chơi... 45 đuôi rắn hoặc rắn bị đứt khúcሻ thì nghỉ kết thúc để chơi bắt đầu ván khác. Yêu cầu: ‐ Chọn người khỏe, nhanh nhẹn nhất làm đầu rồng và thầy thuốc. Ván sau lại đổi bạn khác. ‐ Thầy thuốc chỉ được đuổi bắt khi rồng rắn hát đến câu "tha hồ thầy đuổi" và chỉ được đập nhẹ vào người cuối hàng. ‐ Cả đội phải thuộc lòng lời đồng dao, đối đáp phải mạnh dạn, dứt khoát. ‐ Người làm thầy thuốc nên thường xuyên thay đổi hướng chạy, vừa đỡ chóng mặt vừa dễ bắt được đuôi rồng rắn. ‐ Thời gian chạy, đuổi tối đa khoảng 1 phút cho 1 lần chơi. Nếu không bắt được rồng rắn thì trọng tài cũng cho dừng lại, đổi bạn khác làm thầy thuốc và xáo trộn lại vị trí người làm rồng rắn để người nào cũng được vui chơi tích cực. 46 9. NHẢY DÂY Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ nhảy liên tục như vậy. Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người. Cách chơi: Có 2 loại. ‐ Nhảy dây cá nhân: Hai bạn chơi thi với nhau. Dùng một đoạn dây thừng dài khoảng l,5m, chọn chỗ đất bằng phẳng để chơi. Một bạn nhảy, bạn kia đếm số lần. Bạn nhảy trước, hai tay cầm hai đầu dây, đưa dây ra phía sau lưng, quay cổ tay cho dây vòng qua trên đầu, văng xuống đất, rồi nhảy hai chân lên để cho dây bật qua phía dưới chân, tiếp tục quay cổ tay để dây quay. Cứ như vậy đến khi nào dây vướng chân thì mất lượt, phải đổi cho bên kia nhảy... ‐ Nhảy dây tập thể: 4 bạn chơi chia làm 2 đội ሺcũng có thể nhiều hơn, tùy theo dây dài ngắn nhưng số 47 người phải chẵnሻ, một đội đứng quay dây, một đội nhảy. Đội đứng quay dây dùng một đoạn dây thừng dài khoảng 2m ሺhoặc dài hơn tùy theo số ngườiሻ, hai bạn đứng xa nhau cho dây hơi chùng chạm đất. Dùng tay quay dây liên tục cho chạm đất rồi lên cao, theo chu kỳ đều đặn, thích hợp cho người nhảy. Hai bạn đứng ngoài lựa chiều để nhảy vào sao cho không chạm dây, mỗi lần dây chạm đất thì cũng nhảy lên... Nếu ai chạm vào dây ሺhoặc bị vướng theo quy định trướcሻ thì cả hai phải ngừng cho hai bạn kia vào nhảy, cứ thế đổi lượt cho nhau, chơi đến lúc mệt thì thôi. * Luật chơi: ‐ Người nhảy không được chạm dây, nếu để chạm là bị thua, phải thay bạn khác. ‐ Dây phải liên tục quay đều ሺkhông quá nhanh hoặc chậmሻ làm cho bên nhảy có thể chấp nhận. Nếu để dừng lại là bị thua, phải đổi chỗ cho bạn. ‐ Bên nào nhảy ሺvừa nhảy vừa đếmሻ được nhiều lần không chạm dây hơn là thắng. * Một số cải tiến của trò chơi: ‐ Nhảy chân trước chân sau hay hai chân một. ‐ Khi nhảy hai tay bắt chéo dây trước ngực ሺmột hoặc hai ngườiሻ. ‐ Nhảy cao để dây quay qua dưới chân hai vòng một lần nhảy. ‐ Nhảy dây quay từ trước ra sau hoặc ngược lại. 48 ‐ Vừa nhảy vừa chạy về trước hay lùi sau xem ai nhanh và được xa hơn. ‐ Thi nhảy xem bên nào cùng vào nhảy được nhiều người hơn. Nhảy dây là một loại hình vận động được học sinh các cấp rất ưa thích, mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể lực cho bản thân. Chính vì vậy, nhảy dây đã trở thành nội dung tập luyện bổ trợ cho hầu hết các môn thể thao nâng cao. * Luật chơi: ‐ Nội dung thi đấu có: Thi đấu cá nhân, tập thể có tính điểm đồng đội. ‐ Một người có thể thi đấu ở 2 nội dung: Cá nhân và tập thể. Thi đấu cá nhân có 2 nội dung: ൅ Thi nhảy dây nhanh: Thời gian 10 giây. ൅ Thi nhảy dây bền: Thời gian 60 giây. Thi đấu tập thể có 2 nội dung: ൅ Thi nhảy dây đơn: Nhảy bằng 1 sợi dây. ൅ Thi nhảy dây đôi: Nhảy bằng 2 sợi dây. ‐ Số lượng người dự thi: Ở nội dung cá nhân: Mỗi nội dung thi, mỗi đội cử 1 hoặc 2 người chơi. Ở nội dung tập thể: ‐ Mỗi đội gồm 7 người ሺtính cả 2 người cầm dâyሻ, có thể thêm 1 người dự bị tùy nhu cầu, điều kiện của mỗi đội. 49 ‐ Vận động viên thi nội dung cá nhân được đăng ký trong nội dung thi tập thể ሺnhưng vẫn nằm trong số 7 người đăng kýሻ. * Cách thức kỹ thuật, luật thi: Thi cá nhân: ‐ Khi trọng tài gọi tên, người dự thi vào chỗ, hai chân đứng thẳng, dây thả phía sau lưng và bắt buộc phải chạm đất. ‐ Khi trọng tài có khẩu lệnh “bắt đầu”, người thi mới được chuyển động dây và phải quay dây qua chân mình trong 1 vòng quay 360° của dây. ‐ Người thi có thể nhảy bằng một chân, hai chân hoặc đổi chân luân phiên. ‐ Khi vấp dây, người thi vẫn được nhảy tiếp cho đến hết thời gian. Thi tập thể: ‐ Khi trọng tài gọi: Đội vào vị trí đứng theo hàng dọc, cự ly giãn cách tự đội điều chỉnh, dây chạm dưới đất sát theo hàng chân. ‐ Khi trọng tài có khẩu lệnh “bắt đầu” thì toàn đội và dây mới được chuyển động cho đến khi một người trong đội bị vấp dây. Khi có khẩu lệnh: “Bắt đầu”, hai người quay dây sao cho trong 1 vòng 360° của dây cả 5 người trong đội đều nhảy qua cùng một lúc. 50 Quy định về dây: ‐ Dây dùng cho thi đấu tập thể: Dài 4m. ‐ Dây dùng cho thi đấu cá nhân: Người dự thi tự chọn. Tính thành tích: ‐ Mỗi cá nhân, tập thể được thi 2 lần, lấy thành tích của lần cao nhất ሺcũng có thể chỉ đăng ký 1 lần nhảyሻ. ‐ Chỉ tính số lần nhảy được khi dây đã qua chân trọn một vòng quay. Đối với cá nhân: Thành tích tính đến lúc trọng tài báo hết giờ. Khẩu lệnh trọng tài “bắt đầu”, “dừng”. Đối với tập thể: Trọng tài tính đến khi một vận động viên trong đội bị vấp dây ሺdây bị vướng vào người làm vòng quay bị gián đoạnሻ. * Xếp hạng: Cá nhân: ‐ Giải nhất, nhì, ba về nhảy dây nhanh cho cá nhân có số lần nhảy được cao nhất trong 10 giây. ‐ Giải nhất, nhì, ba về nhảy dây bền cho cá nhân có số lần nhảy được cao nhất trong 60 giây. Tập thể: ‐ Giải nhất, nhì, ba cho tập thể nhảy dây đơn đạt số lần cao nhất. ‐ Giải nhất, nhì, ba cho tập thể nhảy dây đôi đạt số lần cao nhất. Đồng đội: ‐ Cách tính: Lấy tổng số lần các vận động viên đạt được trong các nội dung thi nhảy dây nhanh, nhảy bền, 51 nhảy tập thể dây đơn và dây đôi để xếp hạng nhất, nhì, ba. ‐ Đội nào có tổng số lần nhiều hơn xếp trên. Trường hợp đội có 2 người tham gia các nội dung thi cá nhân thì lấy thành tích cao nhất của hai nội dung thi để tính điểm đồng đội. ൅ Giải riêng cho nam và nữ trong tất cả các nội dung thi nếu đối tượng là học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. ൅ Cá nhân, tập thể hoặc đồng đội có cùng thành tích cho thi chung kết ሺchỉ nhảy 01 lầnሻ để xếp hạng. Sau khi thi chung kết, thành tích vẫn bằng nhau thì được xếp đồng hạng. * Trọng tài: Trưởng ban trọng tài: Là người điều hành, nằm trong ban tổ chức. Trọng tài bấm giờ: ‐ 01 người bấm giờ: Ra khẩu lệnh bắt đầu và kết thúc trong cuộc thi. ‐ Những người quan sát thời gian của trọng tài bấm giờ. Trọng tài thành tích: Người đếm to số lần nhảy. Trọng tài phát thanh: Người gọi đối tượng thi, bắt lỗi xuất phát và giám sát trọng tài thành tích. * Một số hình thức nhảy dây ‐ Nhảy dây đôi: Mỗi tổ 3 người, 2 người quay cho 152 người nhảy, sau đó lần lượt đổi cho nhau. Trọng tài ghi giờ và đếm số lần nhảy của từng người trong một thời gian quy định, bên nào có số lần nhảy nhiều nhất sẽ thắng ሺtổng số lần nhảy của cả 3 ngườiሻ. ‐ Nhảy dây dài tập thể: Chia số người chơi thành vài nhóm ሺtổሻ, mỗi nhóm khoảng 10‐12 người. Khi bắt đầu, trọng tài ra lệnh và bấm giờ. Mỗi nhóm có 2 người quay dây, số người còn lại đều tham gia nhảy, nhưng mỗi lần dây quay chỉ nhảy vào 1 người. Cho đến khi tất cả số người của nhóm đều vào nhảy một số lần nhất định mới thôi. Trong một thời gian quy định, nhóm nào có số lần nhảy nhiều hơn sẽ thắng. ‐ Thi đấu nhảy dây 1 phút: Người tham gia có thể nhảy dây bật một chân hoặc bật hai chân cùng lúc cũng được. Trọng tài ra khẩu lệnh và đếm. Người nào nhảy được số lần nhiều nhất sẽ thắng. Nếu tính đồng đội thì nhóm nào có tổng số lần nhảy nhiều hơn sẽ thắng. ‐ Nhảy dây dài: Chia số người tham gia thành 2 đội, mỗi đội 12 người. Trước khi thi, các đội chỉ định 2 người quay dây. Bắt đầu thi, trọng tài ra lệnh và ghi giờ. Các đội viên của mỗi đội lần lượt nhảy qua dây 1 lần. Sau đó, nhảy đến sau vạch góc đối diện chạy vòng theo chiều kim đồng hồ vòng qua bên trái người quay dây. Tiếp đó, chạy về theo hướng ngược lại. Cứ lần lượt liên tục nhảy qua dây 1 lần. Sau đó lại chạy theo chiều kim đồng hồ vòng sang bên phải người quay dây để về vị trí cũ. Mỗi lượt qua lại như vậy trong 3 phút. 53 Hết thời gian quy định, trọng tài ra lệnh dừng, đội nào có số người nhảy nhiều sẽ thắng. ‐ Nhảy đôi tiếp sức: Phân số người tham gia thành 4 đội ሺA, B, C và Dሻ và xếp thành 4 hàng ngang đứng ở 4 đường biên tạo thành hình vuông, mặt quay vào giữa. Hai đội A, B mỗi người hai tay đều cầm hai đầu một sợi dây. Khi bắt đầu thi, trọng tài ra lệnh hai đội A, B hai tay giữ dây sau khi nhảy đơn vài lần liên tục “nhảy kép”. ൅ Hai đội C, D đứng đối diện sẽ đếm ሺtừng cá nhânሻ số lần “nhảy kép”, sau đó đem cộng tổng số lần nhảy kép của hai đội. ൅ Sau khi hai đội A, B nhảy xong, thì hai đội C, D cũng thực hiện theo cách đó. Cuối cùng, đội nào có tổng số lần nhảy kép được nhiều hơn sẽ giành phần thắng. 54 10. ĐI CÀ KHEO * Cách chơi: ‐ Người chơi có thể tự làm cà kheo thích hợp với mình. Lấy 02 đoạn tre hoặc vầu chắc chắn, đều nhau, cao ngang đầu mình ሺmức cao thấp còn tùy khả năng và quy địnhሻ. Trên mỗi đoạn tre, cách đất khoảng 30 ‐ 50cm, đóng một then ngang để làm chỗ đặt chân cho chắc chắn. Ai giỏi thì có thể đóng then ngang cao hơn mặt đất nhiều hơn. ‐ Người đi cà kheo giỏi có thể tham dự những trò chơi như: Chạy thi bằng cà kheo, bịt mắt bắt dê ሺđi trên cà kheoሻ... Chơi trên đất phẳng, mềm ሺnhất là với người mới tập điሻ. * Luật chơi: ‐ Trước hết, cà kheo phải cao sàn nhau sao cho khi chơi chạy thi được công bằng và vui. ‐ Tùy theo hình thức trò chơi, có cách tính thắng ‐ thua cho thích hợp. Ai đến đích trước là thắng. Có thể tính điểm phụ: Ai ngã cà kheo ít hơn thì được thắng điểm. 55 ‐ Cấm dùng cà kheo gây cản trở, ngáng nhau. * Phương pháp cải tiến: ‐ Để giảm bớt phần nguy hiểm của trò chơi, nhất là đối với các em nhỏ, nên chọn cách chơi cho phù hợp ሺđộ khó, sân...ሻ. Hình 10: Đi cà kheo ‐ Nên tổ chức cho các em nhỏ chơi những hình thức vận động ít mất sức: Thi đi đều bằng cà kheo ሺ3 hoặc 4 em một lượtሻ, dưới nước ሺtiến về phía trước một bướcሻ, trên bờ ሺlùi về phía sau một bướcሻ, nếu nghe hô “xuống nước” hoặc “lên bờ” thì đứng im ሺai nhúc nhích là thuaሻ... ‐ Đối với những em đã đi cà kheo giỏi, nên nâng yêu cầu cao hơn. Thí dụ, thi nhảy xa bằng cà kheo. 56 * Thi đấu: ‐ Đăng ký thi đấu: Mỗi đơn vị đăng ký tối đa 8 vận động viên ሺ4 nam, 4 nữሻ. ‐ Trang phục thi đấu: Các vận động viên tham gia thi đấu phải mặc trang phục dân tộc. ‐ Thể thức thi đấu: Thi đấu loại trực tiếp ở các vòng thi đấu. ൅ Các vận động viên của các đơn vị bốc thăm thứ tự đợt chạy và đường chạy. Tùy theo số lượng vận động viên tham dự, mỗi đợt chạy lấy 1 hoặc 2 vận động viên đạt thành tích cao nhất vào thi đấu vòng bán kết hoặc chung kết. ൅ Vòng chung kết sẽ chọn ra 3 vận động viên đạt thành tích cao nhất để trao thưởng. * Khen thưởng: Ban tổ chức trao huy chương cho các vận động viên đạt thứ hạng nhất, nhì, ba của mỗi nội dung thi đấu. 57 11. BẮN NỎ * Cách chơi: ‐ Làm đồ chơi: Chọn một đoạn tre hoặc gỗ có thể uốn cong và bật tốt, kích thước như thước kẻ học sinh ሺthân to, hai đầu bé dần để dễ uốn congሻ. Buộc một dây chun vào hai đầu. Vót những thanh tre nhỏ như que tính, nhọn một đầu để làm mũi tên. Nếu là nỏ thì dù đơn giản cũng phải có báng để tên ngắm bắn và lẫy. ‐ Cách chơi: 2‐3 bạn chơi với nhau, mỗi người một cung và 4 ‐ 5 mũi tên. Có thể quy định đích bắn là cành cây, cái lá hoặc một vòng tròn trên tường... Từng bạn vào vị trí đứng, đặt mũi tên lên trên cánh cung, đầu nhọn hướng về mục tiêu, đặt đầu bằng vào giữa dây chun; Kéo căng mũi tên và dây chun về phía sau, ngắm trúng mục tiêu rồi thả nhanh tay kéo dãy chun để cho mũi tên lao về mục tiêu. Ai bắn trúng vào mục tiêu hoặc gần sát hồng tâm hơn là thắng. Bạn thua phải cõng bạn thắng một đoạn. * Luật chơi: ‐ Tự quy định về kích thước bắn và mục tiêu cho 58 phù hợp. ‐ Bạn nào dùng cung tên của bạn ấy để bắn. ‐ Mỗi người bắn một lần hoặc số lần theo quy định đã thống nhất. Ai trúng nhiều hoặc gần hồng tâm hơn là thắng. * Một số điểm cần lưu ý: ‐ Chọn chỗ chơi phải đảm bảo an toàn tốt như có tường chắn và không có người qua lại lúc bắn. Mũi tên không được quá nhọn, dễ xảy ra nguy hiểm. Hiện nay, nơi nào đảm bảo được an toàn, lành mạnh thì mới được tổ chức chơi. ‐ Trò chơi này rất ít phổ biến ở miền xuôi, ở miền núi chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chơi trong những ngày lễ hội. ‐ Hiện nay, bắn nỏ đã trở thành môn thể thao dân tộc đã được tổ chức thi đấu cấp tỉnh ở nhiều tỉnh miền núi và cấp toàn quốc. * Trò chơi tu nếch ሺbắn nỏሻ Tu nếch ሺnỏሻ là một loại vũ khí tự chế tạo của đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có cách làm nỏ riêng, nhưng về cơ bản là giống nhau. Nỏ dùng để săn bắn chim, thú để bảo vệ mùa màng. Để bắn chính xác, đòi hỏi phải có kỹ thuật bắn, sự cân đối chuẩn xác lúc chế tạo cây nỏ. ‐ Sân chơi là một bãi rộng, thoáng, dài 20 ‐ 30m, phía sau mục tiêu bắn phải có tường che chắn an toàn. 59 ‐ Dụng cụ để bắn là tu nếch được làm từ cây gỗ dẻ hoặc trò chỉ ሺgỗ dẻo, thớ thẳngሻ, cánh nỏ làm bằng gỗ dẻo, tre, hóp, dây nỏ làm bằng dây gai se chắc, trên thân nỏ có xẻ một rãnh nhỏ để đặt mũi tên và lẫy ሺcòሻ. ‐ Mũi tên làm bằng cây vầu thẳng không bị cụt ngọn, già và được lắp vè ሺcánh tênሻ để điều chỉnh hướng bay tới mục tiêu. Trong cuộc thi bắn nỏ, mục tiêu đặt là một chiếc lá cây hoặc một quả bưởi..., từ nơi bắn tới mục tiêu là 20m. Theo quy định chung, có thể là đứng bắn hoặc ngồi bắn, mỗi người bắn 3 mũi tên, ai bắn trúng đích nhiều hơn là thắng cuộc. Khi bắn phải giương nỏ, đặt mũi tên rồi ngắm bắn, bật lẫy nỏ, mũi tên sẽ bắn đi về phía mục tiêu. Mục tiêu trong ngày hội dân tộc với mục tiêu là 10 vòng tròn để tính điểm và bắn ở tư thế nào, bao nhiêu mũi tên bắn đều được quy định trước. Ai bắn được nhiều điểm được xếp hạng nhất, nhì, ba. * Luật thi đấu bắn nỏ ሺnam, nữሻ ሺaሻ Nội dung thi đấu: ‐ Đứng bắn ሺnam, nữሻ. ‐ Quỳ bắn ሺnam, nữሻ. ‐ Đội nam đứng bắn ሺ3 vận động viênሻ. ‐ Đội nữ đứng bắn ሺ3 vận động viênሻ. ‐ Đội nam quỳ bắn ሺ3 vận động viênሻ. ‐ Đội nữ quỳ bắn ሺ3 vận động viênሻ. 60 ሺbሻ Tính chất: Tranh giải. ‐ Cá nhân ሺnam, nữሻ. ‐ Đội ሺnam, nữሻ. ‐ Quy tắc thử: Mỗi vận động viên được bắn thử. ‐ Cự ly bắn: 20m, chiều cao của bia là 1,5m ሺtính từ tâm bia đến mặt đấtሻ. ‐ Tư thế: Đứng bắn và quỳ bắn. ‐ Bia bắn của ban tổ chức ሺdùng bia 4Bሻ. ‐ Số mũi tên bắn: Mỗi vận động viên được bắn 2 ൅ 5 mũi tên ở mỗi tư thế ሺ2 mũi tên bắn thử, 5 mũi tên tính điểmሻ. ‐ Thời gian bắn ở từng tư thế: ൅ 2 phát bắn thử trong 3 phút. ൅ 5 phát bắn thật trong 6 phút. Tổng thời gian bắn ở một tư thế là 9 phút ሺkhông tính thời gian thay bia cho mỗi vận động viênሻ. Nỏ và tên do vận động viên tự túc, không quy định kích thước, trọng lượng. Nỏ phải theo đúng hình dáng truyền thống của dân tộc, không được làm biến dạng ሺcó báng, tay cầm và hệ thống ngắmሻ. ‐ Tổ chức bắn theo từng tư thế và từng đợt. ‐ Trong quá trình bắn, nếu đứt dây nỏ khi chưa bắn thì được phép thay nỏ và bắn lại, nếu đứt dây khi đã bắn thì xác định là 1 lần bắn. ‐ Khi mũi tên được đặt vào nỏ, chưa làm động tác 61 bắn ሺdây nỏ chưa bậtሻ hoặc mũi tên rơi xuống đất thì được phép nhặt lên ሺkhông tính là lần bắnሻ và tiếp tục được bắn. ‐ Trường hợp đã bắn nhưng mũi tên bị kẹt trên nỏ thì được phép bắn lại ሺkhông tính là 1 lần bắnሻ. ‐ Điểm của từng lần bắn được tính theo điểm chạm mũi tên vào vòng bắn, nếu chạm vào vạch giữa hai vòng bia thì được tính ở vòng có điểm cao hơn. ‐ Trong trường hợp có vận động viên bắn nhầm bia, thì vận động viên có bia bị bắn nhầm sẽ được tính 5 điểm chạm cao nhất ሺở mỗi nội dungሻ, còn vận động viên bắn nhầm bia thì chỉ được tính điểm thực tế trên bia của mình. ‐ Khi gọi vận động viên vào thi đấu, nếu sau 5 phút không có mặt coi như bỏ cuộc. ሺcሻ Cách tính điểm và xếp hạng: ‐ Xếp hạng cá nhân ሺnam, nữሻ: Tính tổng điểm của 5 mũi tên bắn thật, điểm cao xếp trên, điểm thấp xếp dưới. Nếu 2 vận động viên bằng điểm nhau thì lần lượt xét: ൅ Số lần trúng vòng điểm cao ሺtừ vòng 10, 9, 8,...1ሻ; ൅ Xét điểm chạm gần tâm của lần trúng vòng điểm cao ሺtừ vòng 10, 9, 8,... 1ሻ; ൅ Bốc thăm. ‐ Xếp hạng đồng đội ሺnam, nữሻ: Theo tổng điểm62 của các cá nhân ሺ3 nam, 3 nữ của từng tư thếሻ đạt được, điểm cao xếp trên, điểm thấp xếp dưới. Nếu những đội có tổng điểm bằng nhau thì xét thành tích của từng vận động viên có thứ hạng cao hơn xếp trên. ሺdሻ Trang phục thi đấu: Các vận động viên tham gia thi đấu phải mặc trang phục dân tộc ሺtheo từng dân tộcሻ. ሺđሻ Khen thưởng: Ban tổ chức trao cờ, huy chương cho các đội đạt thứ hạng nhất, nhì, ba. Trao huy chương cho các vận động viên đạt thứ hạng nhất, nhì, ba ở các nội dung thi đấu cá nhân. 63 12. ĐÁNH QUAY ሺĐÁNH CÙሻ * Cách chơi: Có 2 cách chơi chính. ‐ Cách 1: Chơi “bổ” Một người thả quay cho quay tít, người khác ሺhoặc mấy người khácሻ dùng quay của mình đánh bổ xuống sao cho trúng quay của bạn. Đánh trúng là giỏi, vỡ quay của bạn cũng không sao. Nếu có nhiều người đánh, ai chậm đến nỗi quay của bạn đã hết xoay ሺchếtሻ rồi mà vẫn chưa bổ được thì mất lượt. Người thả quay cho xoay mà không đạt thì phải làm lại. Có thể lần lượt mỗi người phải thả quay của mình cho người khác đánh bổ một lần. Cũng có thể quy định ai đánh bổ quay của mình mà không xoay thì phải thay thế vị trí của bạn. Nếu chọn ai bị bổ trước thì phải thi thả quay, quay nào tít ít nhất và sớm ngã thì bị bổ trước. - Cách 2: Chơi “cứu” Có 2 kiểu: ൅ Kiểu 1: Mỗi bên chọn một người cứu, còn những người khác phải để quay của mình trong một vòng tròn. 64 Người cứu đánh quay của mình sao cho trúng quay của bạn cùng bên, nếu quay của bạn bật lăn ra ngoài vòng tròn là cứu được bạn. Quay được cứu sẽ được tham gia cứu các quay khác của bạn. Bên nào cứu hết trước là thắng cuộc. Trong khi cứu bạn, quay của mình bổ xuống xong vẫn phải xoay, nếu không xoay thì bị giam vào vòng tròn. ൅ Kiểu 2: Đơn giản hơn, mỗi bên chọn một người bị giam. * Luật chơi: ‐ Chơi bổ hay chơi “cứu”, không được vội vàng, lộn xộn. ‐ Khi chơi bổ, có thể có một người cử các lượt người vào đánh quay. Khi chơi cứu, đến bên nào thì bên đó chỉ định thứ tự người vào đánh quay. ‐ Trước khi chơi phải kiểm tra, loại quay có đinh nhọn không đúng với quy định. Hình 11: Trò chơi đánh quay 65 * Trò chơi tu lu ሺđánh quay của dân tộc Môngሻ Tu lu ሺchơi quayሻ là một trò chơi dân gian không thể thiếu được trong các dịp lễ tết, hội chơi xuân của người Mông. Trò chơi thể hiện được sức mạnh, khéo léo, chính xác và sự điêu luyện của đôi tay. Tu lu mang đậm bản sắc văn hoá thể chất của dân tộc Mông. Đây cũng là một môn thể thao dân tộc truyền thống, vì trò chơi thể hiện khá toàn diện, thể hiện tài năng và sức mạnh của thanh niên, đồng thời thể hiện một lối chơi, một kiểu chơi hoàn thiện. ሺaሻ Đối tượng chơi: Chủ yếu là nam thanh niên và thiếu niên sắp trưởng thành. ሺbሻ Dụng cụ, sân chơi: ‐ Dụng cụ chơi: ൅ Con quay ሺtu luሻ được đẽo gọt từ loại gỗ nặng, cứng, dẻo ሺgỗ đinh, sến, dẻሻ. Tu lu của thanh niên nặng từ 400g ‐ 700g. ൅ Dây quay được tết bằng sợi xe bông, sợi lanh, dài khoảng 70 ‐ 100cm, được buộc vào một cán cầm tạo đà khi quay. Dây quay phải đảm bảo độ dai chắc và mềm. ‐ Sân chơi: Là một bãi đất rộng cứng, bằng phẳng, hành lang xung quanh rộng đảm bảo an toàn cho cuộc chơi. ሺcሻ Cách chơi: ‐ Thi biểu diễn: Thi quay ai lâu hơn ሺtính thời 66 gianሻ, biểu diễn khi tu lu đang quay tít múc vào bát hoặc đĩa mà quay vẫn tít, nuôi quay khi đang giảm dần về tốc độ quay bằng cách dùng dây quay đánh vào tu lu cùng phương đang quay để nhằm kéo dài thêm thời gian quay tít. ‐ Thi chọi quay tĩnh ሺquay để nguyên trong vòng trònሻ: Theo lệnh, tất cả những người tham gia chơi chuẩn bị và đánh quay, quay ai tít lâu nhất được làm cái. Số còn lại cho quay vào vòng tròn nhỏ tại sân chơi. Người làm cái dùng quay của mình chọi vào những quay ở trong vòng tròn, con quay nào bật ra khỏi vòng tròn thì trở thành quay cái. Chọi có thể trúng hoặc không trúng nhưng quay phải tít ሺquay đượcሻ thì vẫn làm cái, nếu chọi để quay không tít ሺquay chếtሻ thì phải cho quay vào vòng tròn. ‐ Thi chọi quay động ሺđang quay títሻ: Được chia làm 2 đội, mỗi đội cử một đại diện thi quay ai tít lâu hơn sẽ được quyền ưu tiên làm cái ሺhoặc rút thăm chọn quyền ưu tiênሻ. Đội ưu tiên được quyền chọi, đội không được ưu tiên đánh quay xong và rời khỏi vị trí để đội ưu tiên chọi. 67 13. TUNG CÒN ሺNÉM CÒNሻ * Trò chơi tót con ሺtung còn của đồng bào Thái, Mườngሻ Tót con ሺtung cònሻ là một trò chơi dân gian được tổ chức chơi trong các dịp tết nguyên đán, lễ hội xên bản, xên mường, hội cầu mưa, hội xuống đồng...Trò chơi dân gian này được nhiều dân tộc chơi, về cơ bản hình thức giống nhau và đều tổ chức trong các dịp tết, hội tương đồng. Hình thức chơi, cách chơi không đơn thuần là giải trí, góp vui trong ngày hội của bản, của mường mà nó còn gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Xét về góc độ tâm linh thì vòng tròn trên cột tre được dựng cao gọi là biểu tượng của “âm” ሺcó nghĩa là mặt trăng rằmሻ. Quả còn làm bằng nhiều nguyên liệu ሺtrong quả còn có thóc, hạt bông, hạt đỗ...ሻ biểu tượng là “dương”. Nếu âm và dương hoà hợp thì mưa thuận gió hoà, dân yên vật thịnh, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu... Trò chơi này ngoài yếu tố thi thố tài năng, góp vui trong lễ hội còn có ý nghĩa tâm linh, 68 tín ngưỡng của dân tộc. Trò chơi dân gian tung còn thường được tổ chức trên bãi rộng ở ven bản hoặc trung tâm nơi diễn ra các lễ hội của bản, mường. Dựng cây còn bằng một cây tre hoặc một cây bương cao từ 12 ‐ 15m, đầu ngọn uốn vòng tròn đường kính từ 25 ‐ 30cm được dán giấy màu đỏ hoặc vàng, có một vài cành tre, cành bương nhỏ để lại gần vòng tròn trên ngọn tạo nét đẹp, sinh động cạnh vòng tròn. Quả còn được khâu bằng vải bông, ở bên trong nhồi cát, lúa, hạt bông... nặng từ 200g ‐ 350g, khâu một sợi dây có tua bằng vải nhiều màu sắc dài từ 45 ‐ 60cm để quay quả còn khi ném đi. Hình 12: Tung còn Ném còn được chia làm 2 phe ሺbên nam, bên nữሻ đứng đối diện nhau, mỗi bên cách cây còn 69 khoảng l0m. Khi tung quả còn đi phải cầm dây còn quay từ 2 ‐ 5 vòng tạo đà, sau đó thả dây còn, quả còn được tung theo phương tiếp tuyến của vòng đà bay về hướng mục tiêu, nếu không trúng mục tiêu thì bên đối diện chạy ra bắt lấy quả còn không để rơi xuống đất. Ai tung còn trúng vòng ở trên cây được suy tôn là người tài giỏi, khéo léo và được già làng, trưởng bản, ban tổ chức lễ hội tặng thưởng. Một cách chơi khác, nam nữ chia làm 2 phe tung còn cho nhau bắt, vừa tung bắt vừa hát đối giao duyên tìm hiểu nhau về làng, bản, quê quán và tỏ tình với nhau để mong muốn dẫn tới hạnh phúc. Qua cuộc chơi tung còn, quả còn được người tỏ tình yêu giữ lại mang về nhà như một kỷ vật làm tin, hướng niềm tin vào hạnh phúc tương lai. * Luật chơi: ‐ Sân thi đấu: Hình chữ nhật, chiều rộng l0m, chiều dài 40m, mặt sân phải bằng phẳng. Cách cột đích 25m về hai phía theo chiều dọc sân kẻ 2 vạch giới hạn để đứng tung ሺvạch rộng 5cmሻ. ‐ Cột đích: Cột hình tròn, có đường kính ở gốc không quá 20cm. Chiều cao từ mặt sân đến đỉnh cột là 7m. ‐ Vòng đích: Đường kính bên trong của vòng tròn là 1m, vành của vòng đích có đường kính không quá 3cm và được viền bằng các tua giấy đỏ. Vòng đích đặt 70 trên cột đích sao cho mép dưới vòng cách mặt sân 7m. ‐ Quả còn: Do các địa phương tự chuẩn bị. * Trang phục thi đấu: Mặc trang phục dân tộc ሺtheo từng dân tộcሻ. * Nội dung thi đấu: Gồm 5 nội dung ሺđồng đội nam nữ, đội nam, đội nữ, cá nhân nam, cá nhân nữሻ. ‐ Mỗi đội phải đăng ký đủ 2 người ሺ2 nam hoặc 2 nữሻ. Trước thi đấu, tiến hành bốc thăm để xếp thứ tự thi của các đội. ‐ Trình tự thi của một đội: Vận động viên của một đội ሺ2 vận động viên nam hoặc nữሻ đứng sau vạch giới hạn của sân, mỗi bên ሺsân A và Bሻ 1 vận động viên. Sau khi mỗi vận động viên tung thử 2 quả còn thì tiến hành tung chính thức. Thứ tự tung như sau: vận động viên bên sân A tung trước, tiếp theo là vận động viên bên sân B tung. Cứ như vậy cho đến khi mỗi vận động viên trong đội tung hết 10 quả. ‐ Tính điểm: ൅ Mỗi quả còn tung trúng đích ሺchui qua vòng đíchሻ được tính 10 điểm. ൅ Các trường hợp: Không quay còn trước khi tung, tung không trúng đích, khi tung đứng cách cột đích dưới 15m, tung không đúng thứ tự đều không được điểm. ‐ Xếp hạng: Thứ hạng của các đội được xếp theo 71 tổng điểm từ cao xuống thấp. Khi có các đội bằng điểm thì xếp hạng lần lượt theo các chỉ số sau: ൅ Đội có người tung trúng đích nhiều hơn. ൅ Nếu các trường hợp trên vẫn chưa phân định được thứ hạng thì xét thời gian thi của đội ሺthòi gian tung 20 quả tính điểmሻ. Đội có thời gian thi đấu ít hơn sẽ xếp trên. Vô địch đồng đội ሺnam ൅ nữሻ: Đồng đội nào có tổng số điểm của 2 đội cao hơn sẽ xếp trên. Nếu bằng điểm nhau sẽ xét đến đồng đội nào có điểm của đội nữ cao hơn, tiếp đến có người tung trúng đích nhiều hơn, cuối cùng là thời gian tung của từng đội. Vô địch cá nhân ሺnam, nữሻ: Mỗi đơn vị được đăng ký 2 vận động viên ሺ1 nam và 1 nữሻ. Trước thi đấu tiến hành bốc thăm theo thứ tự của từng đơn vị. ‐ Trình tự thi: vận động viên của mỗi đơn vị đứng ở hai bên sân sau vạch giới hạn. Mỗi vận động viên được tung 2 quả thử, 10 quả tính điểm, nữ tung trước, nam tung sau. ‐ Thành tích của mỗi vận động viên là tổng điểm tung còn qua vòng ሺmỗi lần 10 điểmሻ. ‐ Xếp hạng: Thứ hạng của các vận động viên được xếp theo tổng điểm từ cao xuống thấp. Nếu có các vận động viên bằng điểm thì xếp hạng lần lượt theo các chỉ số sau: ൅ Số lần tung đạt điểm 10 liên tục. 72 ൅ Nếu vẫn chưa phân định được thứ hạng thì xét thời gian thi đấu của mỗi vận động viên ሺthời gian tung 10 quả chính thứcሻ. vận động viên có thời gian thi đấu ít hơn sẽ xếp trên. * Khen thưởng: Ban tổ chức tặng cờ, huy chương cho đội đạt thành tích nhất, nhì và ba. Trao huy chương cho cá nhân ሺnam, nữሻ đạt thứ hạng nhất, nhì và ba. 73 14. TRÒ CHƠI VẬT TAY, ĐẨY TAY, KÉO TAY * Cách chơi: ‐ Từng đôi một có sức tương đương nhau, thoả thuận cùng vật một bên tay phải hoặc tay trái. Có thể lần lượt vật chống cạnh sườn, tuyệt đối không được bám, đẩy vào vật gì. ‐ Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người dồn sức vào cánh tay, co kéo và cố đè cánh tay của bạn đổ ngửa xuống mặt bàn mà không được xê dịch chỗ tỳ khuỷu tay. * Luật chơi: ‐ Không được lấy tay kia vịn vào bạn. ‐ Không được đứng dậy, dựa vào bạn. Chân không được áp sát vào chân bàn, đầu giữ thẳng. ‐ Ai đè được cánh tay của bạn nằm hẳn sát xuống mặt bàn là thắng. * Trò chơi đẩy tay Cách chơi: ‐ Hai người đứng đối mặt, cách nhau một cánh tay,74 người đứng thẳng, hai bàn tay mở, các ngón khép. Giơ tay ra trước mặt, tay của hai người áp sát vào nhau, lòng bàn tay gần sát nhau, chuẩn bị sẵn sàng để đẩy. ‐ Khi có hiệu lệnh, từng người nhanh chóng tìm cách đẩy trúng tay đối phương để đối phương không thể đứng nguyên như lúc ban đầu. ‐ Người bị đẩy có thể hạ thấp hai bàn tay xuống thật nhanh hoặc tránh tay làm cho đối phương đẩy không trúng và bị mất đà phải cúi, ngã về đằng trước. ‐ Người đẩy có thể làm động tác giả đẩy, chọn lúc thuận lợi đẩy đúng lòng bàn tay đối phương sao cho đối phương phải di chuyển chân. * Luật chơi: ‐ Người nào bị đẩy hoặc đẩy nhỡ đà mà chân di chuyển là bị thua. ‐ Chỉ được dùng lòng bàn tay của mình đẩy vào lòng bàn tay đối phương. Nếu đẩy vào người, vào vai, vào ngực đối phương... thì bị phạt nhắc nhở, không cho chơi hoặc xử thua. ‐ Người bị đẩy chỉ được di chuyển vị trí của hai bàn tay để tránh đòn, không được di chuyển chỗ đứng, cũng không được ngồi xuống hay nhảy lên. Bàn tay lúc nào cũng phải xoè ra. ‐ Nếu có nhiều người chơi và có sức tương đối ngang nhau thì sẽ tiến hành thi đấu loại để chọn người giỏi vào thi chung kết. * Trò chơi kéo tay của dân tộc Thái 75 Cách chơi: ൅ Thi đấu đối kháng cá nhân trực tiếp, được tổ chức trong các dịp vui như đám cưới, mừng nhà mới, chơi xuân... Trò chơi được tổ chức trên một bãi đất rộng, kẻ một đường thẳng làm ranh giới giữa hai người chơi, có một người làm trọng tài. ൅ Mỗi người đứng ở một bên vạch, mặt hướng vào nhau, chân đặt sát vạch, hai tay của hai người nắm vào nhau như cách “bắt tay” ሺcùng nắm tay phải hay tay tráiሻ. Trọng tài cầm vào tay của hai người chơi đặt tại giữa vạch và hô bắt đầu. Lúc này hai người chơi mới được xuống tấn hoặc gồng mình, lực toàn thân được dồn xuống cánh tay và bàn tay để bóp tay đối phương, co, kéo làm cho đối phương mất thăng bằng, kéo đối phương về phía mình. ‐ Xác định thắng thua: Ai kéo được đối phương về phía mình qua vạch kẻ, làm cho đối phương ngã hoặc chân dời khỏi mặt đất là thắng. Trò chơi được tiến hành 3 keo ሺ3 hiệpሻ, ai thắng 2 hiệp là thắng cuộc. 76 15. TRÒ CHƠI ĐÁNH PHẾT ‐ Dụng cụ, sân bãi: ൅ Quả phết: Có thể bằng gốc tre đẽo tròn hoặc một bó giẻ buộc chặt, một quả bưởi xanh nướng chín, quả bóng tennis. ൅ Đòn đánh phết: Gốc tre dài khoảng 70cm, phần dưới gốc tre đẽo gọt như hình cái thìa, phần trên gọt nhẵn để tay cầm đánh quả phết đi cho thuận lợi. ൅ Sân chơi là một bãi đất bằng phẳng, khô ráo, không có bụi cây, cỏ... Bề rộng mỗi chiều có thể dao động tuỳ theo số người chơi nhiều hay ít, khoảng 20 x 40m. Ở giữa hai đầu sân chơi, cách mép vật giới hạn khoảng 0,5m có đào một lỗ sâu khoảng 0,2 ‐ 0,3m, miệng tròn đường kính khoảng 0,2m, nện đất xung quanh cho mịn. * Cách chơi: Người chơi chia làm hai đội đứng ở hai bên. Sau khi quả phết được tung lên ở giữa sân rơi xuống đất, hai bên tìm cách đánh sao cho quả phết rơi xuống lỗ bên đối phương. * Luật chơi: 77 ‐ Không được dùng đòn phết đánh vào tay, vào chân, vào người bên kia. ‐ Không được ngáng, dùng sức đẩy ngực người bên kia. ‐ Khi quả phết bắn ra ngoài bãi, trọng tài nhặt và tung lên ở giữa sân. ‐ Bên nào đánh phết rơi vào lỗ bên sân đối phương là thắng cuộc. * Trò chơi đả cầu cướp phết ở Lập Thạch: Tục đả cầu cướp phết được diễn ra chiều ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đình Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Lễ nghi đả cầu cướp phết được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc: 1. Các trai đinh cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm ሺcướp tay khôngሻ. 2. Các trai đinh cầm mồng phết có hình cong làm bằng gốc tre có khắc hình đầu long mã, dài 1m20. Trai đinh cầm mồng phết đuổi theo người cướp cầu bằng tay. Nếu ôm được quả cầu thì người cầm phết đuổi theo bổ và ngoặc lại. Khi các cụ tế lễ xong thì quả cầu và 2 mồng phết được xếp lên kiệu trước sân đình. Sau 3 hồi trống, chiêng, cụ Mệnh ôm quả cầu đi dưới gầm kiệu, hàng trăm trai đinh ሺcởi trần, đóng khố, chít khăn đỏሻ đứng chờ sẵn phía trước kiệu. 78