🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hội Đồng Lý Luận Trung Ương - Dấu Ấn Một Phần Tư Thế Kỷ Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ ThS. NGUY N TH H I BÌNH TRẦN THỊ THANH PHIỆT ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM NGUYỄN PHAN NAM AN NGUY N VI T HÀ Trình bày bìa: BÙI NAM Chế bản vi tính: PHẠM THÚY LIỄU NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN Đọc sách mẫu:TRẦN THỊ THANH PHIỆT NGUYỄN TRƯỜNG TAM NGUY N VI T HÀ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................,, S ng ký k ho ch xu t b n: 4070-2021/CXBIPH/5-50/CTQG. S quy t nh xu t b n: 838-Q /NXBCTQG, ngày 16/11/2021. N p l u chi u: tháng 11 n m 2021. Mã ISBN: 978-604-57-7280-5. Lời Nhà xuất bản Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài, đề án khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng. Trải qua một phần tư thế kỷ xây dựng, trưởng thành và phát triển, Hội đồng Lý luận Trung ương đã đạt được những thành tích và kết quả to lớn, đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về nghiên cứu và phát triển lý luận chính trị phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với 5 nhiệm kỳ hoạt động, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức triển khai nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn xây dựng 52 báo cáo tư vấn về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực: chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; văn hóa, xã hội, con người; quốc phòng - an ninh - đối ngoại; tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học lý luận chính trị nhằm xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với 203 đề tài cấp nhà nước; thực hiện 42 cuộc hội thảo, trao đổi lý luận quốc tế; tổ chức xuất bản và phát hành 360 đầu sách lý luận chính trị, từng bước bổ sung làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ghi nhận những thành tích đạt được trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, 5 ngày 19/8/2016, Hội đồng Lý luận Trung ương vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Để lưu lại những dấu son quan trọng từ thực tiễn hoạt động, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hội đồng Lý luận Trung ương - Dấu ấn một phần tư thế kỷ. Cuốn sách giới thiệu khái quát về sự ra đời, quá trình xây dựng và phát triển của Hội đồng Lý luận Trung ương một phần tư thế kỷ qua; những suy nghĩ, kỷ niệm của những người đã và đang công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương từ nhiệm kỳ đầu tiên (1996-2000) đến nhiệm kỳ thứ năm (2016-2021). Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Mục lục Trang • Lời Nhà xuất bản 5 • Quyết định đầu tiên của Bộ Chính trị về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương 13 • Đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về những đóng góp của Hội đồng Lý luận Trung ương 14 • Dấu son 25 năm 15 NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (NHIỆM KỲ 1996-2000) 17 • Làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 21 ― GS. Nguyễn Đức Bình • Dưới mái nhà chung, bừng sáng lên một chân trời lý luận 28 ― Nhà báo Hà Đăng TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (NHIỆM KỲ 2001-2005) 31 • Hội đồng Lý luận Trung ương qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển - một số điều suy nghĩ 37 ― GS.TS. Lê Hữu Nghĩa • Tự hào là thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương 44 ― GS.TS. Nguyễn Thị Doan 7 • Một vài cảm nghĩ về sự ra đời của các cơ quan chuyên trách công tác lý luận của Đảng đến sự ra đời của Hội đồng Lý luận Trung ương 48 ― PGS.TS. Đào Duy Quát MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (NHIỆM KỲ 2006-2010) 53 • Phát huy trí tuệ tập thể, nâng cao chất lượng hoạt động lý luận chính trị 59 ― PGS.TS. Tô Huy Rứa • Mười năm công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương (2006-2016) - một chặng đường với nhiều kỷ niệm 66 ― GS.TS. Hoàng Chí Bảo • Dấu ấn và kỳ vọng 71 ― PGS.TS. Phan Xuân Biên • Thực tiễn cao hơn lý luận 74 ― PGS.TS. Nguyễn Quang Điển • Một số kỷ niệm với Hội đồng Lý luận Trung ương 78 ― PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo SỰ GHI NHẬN XỨNG ĐÁNG (NHIỆM KỲ 2011-2015) 83 • Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương 94 ― TS. Đinh Thế Huynh • Những điều đáng nhớ 101 ― GS.TS. Vũ Văn Hiền • Cảm nghĩ nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương 105 ― Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm 8 • Tự hào tham gia Hội đồng Lý luận Trung ương 108 ― ThS. Bùi Thanh Sơn • Đóng góp của Hội đồng Lý luận Trung ương vào sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành Hiến pháp năm 2013 111 ― PGS.TS. Nguyễn Viết Thông • Mối quan hệ nhà nước - thị trường 115 ― TS. Trần Du Lịch NỖ LỰC VƯƠN TỚI (NHIỆM KỲ 2016-2021) 119 • Lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn, phải có tầm nhìn vượt trước 132 ― Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng • Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương 141 ― GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng • Một phần đời đáng nhớ - nhìn lại và đôi điều tâm sự 146 ― GS.TS. Phùng Hữu Phú • Công tác lý luận: Thực trạng, vấn đề và giải pháp 150 ― GS.TS. Tạ Ngọc Tấn • Để Việt Nam có một nền lý luận cách mạng tiến bước cùng thời đại 155 ― PGS.TS. Phạm Văn Linh • Hội đồng Lý luận Trung ương với nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời kỳ mới 159 ― Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa • Những kỷ niệm sâu sắc, ấn tượng, tự hào và những mong muốn đối với Hội đồng Lý luận Trung ương 162 ― Thượng tướng, PGS.TS. Bùi Văn Nam 9 • Kỳ vọng tiếp tục đổi mới và hội nhập trong nghiên cứu Lý luận 166 ― PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh MỘT NHIỆM KỲ MỚI (2021-2026) 169 DẤU ẤN CÙNG NĂM THÁNG 173 • Danh sách thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương qua các nhiệm kỳ 175 • Hoạt động tư vấn 184 • Tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học lý luận chính trị 186 • Hội thảo quốc tế 188 • Ấn phẩm đã xuất bản của Hội đồng 189 Lời kết 190 Một số hình ảnh hoạt động của cơ quan Hội đồng Lý luận Trung ương 192 10 “ — HỒ CHÍ MINH Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. 11 Quyết định đầu tiên của Bộ Chính trị về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương “ Huân chương Độc lập hạng Nhất Quét mã để xem Thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương để tư vấn cho Bộ Chính trị về công tác lý luận; giúp Thường vụ Bộ Chính trị chỉ đạo phương hướng, nội dung các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội thời kỳ 1996-2000 nhằm xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”. (Trích Quyết định số 06-QĐ/TW ngày 30-10-1996 của Bộ Chính trị khóa VIII về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương) Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội đồng và đón nhận Huân chương 13 “ Đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về những đóng góp của Hội đồng Lý luận Trung ương Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao những kết quả hoạt động của Hội đồng, những đóng góp của các thành viên Hội đồng qua các nhiệm kỳ. Kết quả và những đóng góp đó cũng là kết quả chung, đóng góp chung của giới lý luận, của các cơ quan khoa học, của đội ngũ trí thức trong cả nước với sự giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện của các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các cấp ủy địa phương. Trân trọng ghi nhận những đóng góp, cống hiến đó, hôm nay Đảng, Nhà nước trao tặng Hội đồng Lý luận Trung ương Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và chúc mừng các đồng chí, chúc mừng Hội đồng Lý luận Trung ương từng bước trưởng thành và đang ra sức đổi mới để có những phát triển mới cùng với sự trưởng thành và phát triển của Đảng ta, đất nước ta”. (Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất) Quét mã để xem video 14 Dấu son 25 năm • 52 báo cáo tư vấn về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực: chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; văn hóa, xã hội, con người; quốc phòng, an ninh, đối ngoại • 203 đề tài cấp nhà nước • 42 cuộc hội thảo, trao đổi lý luận quốc tế • 360 đầu sách đã xuất bản • Được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất 15 NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (NHIỆM KỲ 1996-2000) “ Lý luận làm cho quần chúng giác ngộ, bày cho quần chúng tổ chức, động viên quần chúng để đấu tranh cho đúng. Nhờ lý luận mà quần chúng hiểu rõ nguyên nhân vì sao mà cực khổ, thấy rõ đường lối đấu tranh để giải phóng mình, hiểu rõ phương pháp đấu tranh với địch. Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 8, tr. 276-277) Bối cảnh ra đời Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác lý luận, trong đó có công tác nghiên cứu lý luận. Nhiều tác phẩm lý luận của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và của các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng được viết trong các thời kỳ cả trước và sau khi thành lập Đảng, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù đế quốc, luôn có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, trở thành cơ sở cho việc hình thành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, soi đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và tiếp sau đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc năm 1954. Trong giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác nghiên cứu lý luận tiếp tục được Đảng ta coi trọng. Tuy nhiên, vì không có một tổ chức chuyên trách giúp Trung ương nghiên cứu lý luận, cho nên nhiều vấn đề về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới không được nghiên cứu sâu để giải đáp kịp thời. Chính vì vậy, năm 1965, Bộ Chính trị khóa III đã ban hành Nghị quyết số 131-NQ/TW ngày 28-12-1965 về việc thành lập Ban Nghiên cứu lý luận của Trung ương (gọi tắt là Ban Nghiên cứu Lý luận Trung ương), với sự tham gia trực tiếp của nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Trung ương Đảng, gồm các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu. Đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, nhằm phục vụ việc nâng cao công tác lãnh đạo của Đảng, góp phần đáp ứng yêu cầu về công tác lý luận và tư tưởng của Đảng, Bộ Chính trị khóa IV đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 20-11-1980 về công tác tổ chức, trong đó đề ra chủ trương thành lập Viện Mác - Lênin. Ngày 09-02-1982, Ban Bí thư đã ra Quyết định số 102-QĐ/TW về việc thành lập Viện Mác - Lênin. Sau Đại hội VIII của Đảng (1996), nhằm tăng cường sự chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, Đảng cần có một cơ quan chuyên môn tư vấn, tham mưu cho Bộ Chính trị về công tác lý luận 18 NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (nhiệm kỳ 1996-2000) chính trị. Thực tế đó đòi hỏi cần thiết phải sắp xếp lại một bước hệ thống tổ chức, bộ máy các cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị và đào tạo cán bộ của Đảng cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, cùng với việc ban hành Quyết định số 07-QĐ/TW ngày 30-10-1996 về việc hợp nhất Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong cùng ngày, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Quyết định số 06-QĐ/TW về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương, ghi rõ: Thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương để tư vấn cho Bộ Chính trị về công tác lý luận chính trị; giúp Thường vụ Bộ Chính trị chỉ đạo phương hướng, nội dung các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội thời kỳ 1996-2000 nhằm xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Hội đồng gồm 29 thành viên do đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực tư tưởng, khoa giáo làm Chủ tịch, một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng phụ trách các mặt công tác lý luận, khoa học xã hội làm Phó Chủ tịch và một số chuyên gia am hiểu lĩnh vực khoa học xã hội làm thành viên. Hội đồng có một Ban Thư ký giúp việc gồm 9 thành viên (đều là kiêm nhiệm, chưa có thư ký chuyên trách). Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng. Ban Tài chính - Quản trị Trung ương bảo đảm về tài chính cho hoạt động của Hội đồng. Chế độ tài chính ghi vào ngân sách hằng năm của Ban Khoa giáo Trung ương. Một số thành tựu nổi bật Trong hoàn cảnh trên, Hội đồng đã thực hiện được một số công trình nghiên cứu có giá trị phục vụ trực tiếp việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội IX của Đảng. Cụ thể như sau: Giai đoạn 1996-2000, có 7 chương trình cấp nhà nước về lý luận chính trị, với 57 đề tài và 13 chuyên đề. Chương trình KHXH.01 (10 đề tài) nghiên cứu những vấn đề cơ bản của “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Chương trình KHXH.02 (7 đề tài) nghiên cứu “Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chương trình KHXH.03 (10 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề về “Xây dựng quan hệ 19 Đồng chí Nguyễn Đức Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 1996-2000 đọc báo cáo tại Hội thảo khoa học Trung - Việt về lý luận mang tính phổ biến và đặc thù của chủ nghĩa xã hội sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”. Chương trình KHXH.04 (6 đề tài) tập trung nghiên cứu những vấn đề về “phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chương trình KHXH.05 (7 đề tài) tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến yêu cầu “Tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chương trình KHXH.06 (7 đề tài) tập trung nghiên cứu “Những vấn đề chiến lược chủ yếu của công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”... Các chương trình, đề tài của giai đoạn này tập trung vào các vấn đề mà giai đoạn 1991-1995 chưa nghiên cứu, hoặc đi sâu hơn vào những vấn đề mà giai đoạn trước giải quyết chưa rõ. 20 NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (nhiệm kỳ 1996-2000) LÀM SÁNG TỎ HƠN NỮA LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM* • GS. NGUYỄN ĐỨC BÌNH “... Toàn bộ các chương trình, đề tài khoa học xã hội được triển khai nghiên cứu trên nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đương nhiên chúng ta không loại trừ mà hết sức trân trọng và biết sử dụng đúng đắn mọi thành tựu khác của trí tuệ loài người. Bản thân chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần được tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, sáng tạo, không kinh viện, giáo điều mà gắn chặt với thực tiễn, với lịch sử cụ thể, hướng vào làm rõ vì sao cách mạng Việt Nam, công cuộc đổi mới hiện nay, con đường tiến lên của đất nước phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Những thử thách nặng nề phải trải qua trong thập kỷ gần đây và ngay cả hiện nay có chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin không còn sức sống như một số kẻ tuyên bố? Phải chăng chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời? Phải chăng lịch sử loài người đã kết thúc ở chủ nghĩa tư bản? Phải chăng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã không còn là chủ nghĩa tư bản, đã mất đi bản chất chế độ bóc lột lao động làm thuê và chủ nghĩa * Trích bài phát biểu tại Hội nghị triển khai các chương trình và đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000, ngày 10-5-1997 của GS. Nguyễn Đức Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 1996-2000. 21 tư bản hiện đại là giải pháp cho mọi vấn đề đang đặt ra trước loài người, trước mọi quốc gia dân tộc? Phải chăng với sự sụp đổ của Liên Xô, không còn có thể nói đến thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội? Nếu chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng đầy rẫy những mâu thuẫn nan giải, những ung nhọt, khuyết tật như ngay một số chính khách và học giả phương Tây cũng phải thừa nhận đó là sự “phản phát triển”, là “một thế giới không thể chấp nhận”,... thì đâu là lối thoát của loài người, nếu không phải là chủ nghĩa xã hội? Liệu có hay không “con đường thứ ba”? Để luận chứng cho sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đối với con đường phát triển đất nước ta, không thể không tiến hành một cuộc tổng kết sâu sắc, quy mô về lịch sử. Để có cơ sở vững chắc, không gì lay chuyển nổi cho niềm tin của nhân dân và ngay cả cho chính chúng ta, vào con đường xã hội chủ nghĩa; để có cơ sở bác bỏ tận gốc những luận điệu dối trá, xuyên tạc, những sự phê phán vô căn cứ, những cái gọi là “học thuyết mới”, “cách tiếp cận mới” nhưng thực chất vẫn là thiên kiến tư sản về con đường đi của nhân loại thời nay, tôi nghĩ đã đến lúc phải đặt lên bàn một loạt câu GS. Nguyễn Đức Bình hỏi đại loại như trên đây để đi sâu nghiên cứu một cách thật nghiêm túc, công phu và triệt để - “triệt để có nghĩa là nắm tận gốc rễ sự vật”(C. Mác). Muốn thế, công tác lý luận phải cố gắng vượt bậc để làm một cuộc tổng kết lịch sử, tổng kết thực tiễn thật sự rộng lớn và sâu sắc. Phải tổng kết lịch sử chủ nghĩa Mác, tất nhiên bao gồm cả giai đoạn Lênin và sau Lênin, từ đó có được những dự báo về tương lai chủ nghĩa 22 Mác ở thế kỷ XXI. Ta biết hàng bao năm nay tương lai học phương Tây tung ra không biết bao nhiêu công trình dự báo về thế kỷ XXI, có những dự báo cả về số phận chủ nghĩa Mác mà về mặt này, bên cạnh một số tác giả quả quyết chủ nghĩa Mác đã “bị chôn vùi”, đã có không ít tác giả cho rằng kết luận như vậy là quá ư nông cạn và vội vàng, thậm chí có người cho rằng tương lai thuộc về chủ nghĩa Mác, rằng không thể hình dung thế kỷ XXI mà không có chủ nghĩa Mác, rằng chủ nghĩa Mác đang sống ngay trong nhiều trường đại học phương Tây. Tôi nghĩ, một công trình khoa học bàn về “Vận mệnh lịch sử của học thuyết Mác” xem ra có ý nghĩa rất thời sự hiện nay. Làm được đến đâu là do sức ta, nhưng có lẽ phải đặt vấn đề trên tầm mức như vậy, bởi đó là nhu cầu của thực tiễn cách mạng, là đòi hỏi của chính lịch sử. Phải tổng kết lịch sử chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến hiện thực với tất cả những thành tựu vĩ đại và cả những thất bại, những bài học nghiêm trọng trong ngót thế kỷ XX. Phải nghiên cứu quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản từ sau Lênin, đặc biệt giai đoạn hiện nay, làm sáng tỏ những đặc điểm mới, những gì nó đã có thể mang lại cho văn minh NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (nhiệm kỳ 1996-2000) loài người mà thời Mác và Lênin chưa thể dự đoán; đồng thời làm sáng tỏ chính ngay bước tiến mới ấy của văn minh lại làm sâu sắc hơn bao giờ hết những mâu thuẫn cực kỳ nan giải, xu thế phát triển tự phủ định và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Phải phân tích sâu sắc tính chất và nội dung cơ bản của thời đại ngày nay, khúc quanh lịch sử mà loài người đang trải qua, những đặc điểm của thế giới trong giai đoạn chúng ta đang sống, những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu và những xu thế tất yếu đang tác động lên quá trình phát triển thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Tóm lại, một cuộc tổng kết thực tiễn có quy mô lịch sử và ở tầm thế kỷ là cần thiết, nếu chưa đủ khả năng đi thật sâu thì ít ra cũng hình dung cho được bức tranh lịch sử trên những nét lớn, bởi tất cả những vấn đề nêu trên đây đều liên quan đến toàn bộ 7 chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000 mà chúng ta phải thực hiện. Hơn nữa, về thực chất và trên mức độ nhất định, đó là nhiệm vụ khoa học trực tiếp đặt ra cho nhiều đề tài nằm trong các chương trình từ KHXH.01 đến KHXH.07. Những nội dung trên nếu được nhận thức một cách chính xác, khoa học thì đó là một tiền đề 23 phương pháp luận rất quan trọng cho việc tiếp cận và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong các chương trình và đề tài khoa học xã hội nói chung. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng, là đường lối nhất quán của Đảng ta. Sự lựa chọn ấy là của chính lịch sử dân tộc từ cuối những năm 1920 được Bác Hồ và Đảng ta nắm bắt và thể hiện trong Đường cách mệnh, Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, trong Luận cương chính trị năm 1930 và được thực tiễn gần 70 năm chiến đấu thắng lợi của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chứng minh là đúng đắn. Đương nhiên, khoa học cần phải làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận sự lựa chọn đó trong bối cảnh lịch sử phức tạp hiện nay. Bởi, khúc quanh lịch sử đầy sóng gió như đã diễn ra làm một số người đâm bối rối trước câu hỏi: dân giàu, nước mạnh bằng con đường nào? Câu hỏi hôm nay làm ta nhớ đến câu hỏi đặt ra đầu thế kỷ: cứu nước bằng con đường nào? Thế nghĩa là trong lựa chọn con đường vẫn còn vấn đề, bởi có người nói: độc lập dân tộc - đồng ý, nhưng 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64. chủ nghĩa xã hội thì không! Đối với tất cả chúng ta thì vấn đề đã rõ và dứt khoát: “... nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1, nghĩa là nhất thiết phải tiến lên chủ nghĩa xã hội mới thật sự có dân giàu (toàn dân chứ không phải chỉ một số người), nước mạnh, mới có độc lập thật sự và vững bền. Cho nên “dân giàu, nước mạnh” phải đi đôi với “xã hội công bằng, văn minh”. Điểm căn bản, cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không thể hiểu cách khác. Tư tưởng của Hồ Chí Minh sở dĩ trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh - tài sản quý báu của dân tộc ta - chính vì chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam được kết tinh ở Hồ Chí Minh bắt gặp trào lưu tư tưởng xã hội tiến bộ nhất của thời đại là chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo nên bước ngoặt lịch sử căn bản đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân ta đi đúng vào quỹ đạo của thời đại là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quả thật vấn đề “hai con đường” vẫn đang tồn tại và tồn tại một cách khách quan trong thực tế đời sống, dù muốn hay không vẫn đang còn là vấn 24 đề mà nhận thức chính trị và lý luận khoa học không thể né tránh. Ta đều biết, từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đến nay, trong cơ sở kinh tế nước ta diễn ra bốn chuyển đổi lớn: thứ nhất, từ một nền kinh tế công hữu thuần nhất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể chuyển sang một nền kinh tế nhiều thành phần; thứ hai, từ một nền kinh tế về cơ bản là tự cấp, tự túc và mang quan hệ hiện vật chuyển sang một nền kinh tế hàng hóa; thứ ba, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển sang một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó có kế hoạch; thứ tư, từ một nền kinh tế gần như khép kín với các nước phương Tây chuyển sang một nền kinh tế mở rộng cửa với bên ngoài. Vấn đề “hai con đường” bắt nguồn từ những điều kiện khách quan trong hiện thực mà các chương trình, đề tài của chúng ta không thể bỏ qua, vì nếu bỏ qua thì còn nói gì đến làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cho nên, xét trực tiếp trên nội dung này thì chương trình KHXH.01 với các đề tài KHXH.01-04 (Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản...), KHXH.01-05 (Mối quan hệ giữa giai NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (nhiệm kỳ 1996-2000) cấp - dân tộc - nhân loại...), KHXH.01-06 (Về những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu và cách giải quyết...), KHXH.01-07 (Về định hướng xã hội chủ nghĩa...) là cực kỳ quan trọng. Toàn bộ chương trình KX.03 (Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa...) là cực kỳ quan trọng. Ngay các chương trình KHXH.02 (Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa...), KHXH.04 (Phát triển văn hóa và xây dựng con người...), KHXH.07 (Về quốc phòng, an ninh...) cũng không thể không tính đến vấn đề “hai con đường”. Đương nhiên nói “hai con đường”, “đấu tranh giữa hai con đường” chớ vấp lại sai lầm cũ. Trong điều kiện nước ta từ nông nghiệp lạc hậu muốn bỏ qua chế độ tư bản để đi dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, xét tiền đề vật chất, thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nội dung cơ bản và điều kiện then chốt bảo đảm thắng lợi cho con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vị trí của chương trình KHXH.02 là cực kỳ quan trọng. Nhưng lấy đâu ra máy móc, thiết bị công nghệ, vốn liếng, kinh nghiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là khi không còn “bao cấp quốc tế”? Tìm đâu ra những thứ đó nếu không sử dụng chủ nghĩa tư bản, tư bản trong nước và tư bản nước ngoài. 25 Từ đó, việc sử dụng một cách rộng rãi và mạnh dạn hình thức kinh tế tư bản nhà nước kiểu đặc biệt như Lênin nói, nghĩa là kinh tế tư bản nhà nước dưới chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo là một tất yếu kinh tế. Một là, tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội; hai là, tất yếu về mặt quan hệ sản xuất như những nấc thang trung gian, những nhịp cầu quá độ dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội; ba là, để khống chế và kiểm soát tính tự phát tư bản chủ nghĩa, hướng nền sản xuất nhỏ đi vào con đường sản xuất lớn một cách tự nhiên và có tổ chức. Có điều cần lưu ý là với kinh tế tư bản nhà nước, cuộc đấu tranh giữa hai con đường tất yếu diễn ra cực kỳ gay go và phức tạp. Nếu xét tận bản chất và tính quy luật của các quá trình kinh tế, chẳng phải thực tế đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trước mắt chúng ta là ai sử dụng ai giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đó sao? Ai chuyển hóa ai? Rốt cuộc con đường nào sẽ thắng? Những câu hỏi đó làm sao tránh khỏi đụng đến khi đi sâu nghiên cứu. Ở đây chỉ nêu vấn đề, còn đi sâu phân tích và tìm kiếm giải pháp là nhiệm vụ các đề tài có liên quan. Một vị trí đặc biệt quan trọng dành cho chương trình KHXH.04 bởi toàn bộ sự nghiệp xây dựng, sáng tạo xã hội mới xét cho cùng là vì con người và do con người. Còn văn hóa nói chung ngày nay cũng được nhận thức ở một tầm cao mới - nó không chỉ là mục tiêu, là động lực mà còn đóng vai trò một hệ điều tiết sự phát triển kinh tế và xã hội. Về chương trình KHXH.05, khỏi phải nói, ai nấy đều biết Đảng là người tổ chức và lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc, xây dựng Đảng do đó là nhiệm vụ then chốt, mọi thắng lợi cách mạng, xét cho cùng, phụ thuộc một cách quyết định vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Điều quan trọng nhất đặt ra cho các chương trình KHXH.04, KHXH.05, cho các đề tài thuộc hai chương trình này là tổng kết thực tiễn sâu sắc, tổng kết có lý luận những vấn đề về phát triển văn hóa, xây dựng con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa, về nâng cao sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng không phải trong những điều kiện trước đây mà trong điều kiện 26 chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, dân chủ hóa đời sống xã hội, trong điều kiện dân trí ngày càng cao,... từ đó hình thành cho được hệ quan điểm và những giải pháp có tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người, nâng cao sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới. Chỉ còn hơn ba năm nữa là bước sang thế kỷ mới. Quỹ thời gian khá eo hẹp, do đó, càng thúc bách chúng ta phải tận lực sử dụng với hiệu suất cao cho công việc của mình. NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (nhiệm kỳ 1996-2000) Cần tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, đổi mới phong cách nghiên cứu lý luận, khâu quyết định nhất ở đây là tổng kết thực tiễn, tổng kết lịch sử với một phương pháp luận đúng đắn, thật sự mác xít, để xây dựng quan niệm tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh, có căn cứ khoa học về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - sản phẩm cuối cùng được kết tinh từ 7 chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000 mà Bộ Chính trị giao cho chúng ta”. 27 DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG, BỪNG SÁNG LÊN MỘT CHÂN TRỜI LÝ LUẬN • NHÀ BÁO HÀ ĐĂNG* Thời gian trôi nhanh, thật nhanh. Thấm thoát đã 25 năm. Một phần tư thế kỷ đã qua mà như mới ngày nào. Tôi nhớ lại, 25 năm về trước, ngày 30-10-1996, giới những người làm công tác lý luận chúng ta sung sướng đón nhận một tin vui: Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 06-QĐ/TW về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương với nhiệm vụ “tư vấn cho Bộ Chính trị về công tác lý luận; giúp Thường vụ Bộ Chính trị chỉ đạo phương hướng, nội dung các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội thời kỳ 1996-2000 nhằm xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”. Lúc ấy, tôi vừa kết thúc nhiệm vụ Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương được mấy tháng, cũng vừa chân ướt chân ráo được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng, cũng lại may mắn có tên trong danh sách 29 thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 1996-2000. Thú thật, vào thời điểm này, là nhà báo, tôi đã có gần 50 năm tuổi nghề, nhưng với công tác lý luận, coi như còn ở bước đầu chập chững. Ở đời, làm việc gì cũng vậy, đầu có xuôi đuôi mới lọt. Không học hết ABC sao có thể làm tốt các bước tiếp theo để rồi tiến tới TUV và XYZ? Tôi tự nhủ: phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa, cố gắng mãi. Nhiệm kỳ đầu 1996-2000 đã để lại trong tôi biết bao kỷ niệm. Tôi nhớ lắm Chủ tịch Hội đồng, GS. Nguyễn Đức Bình * Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 1996-2000. 28 Nhà báo Hà Đăng và các Phó Chủ tịch Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khánh, Nguyễn Duy Quý,... Nhớ các thành viên cùng lứa như Trần Trọng Tân, Đặng Hữu, Đặng Xuân Kỳ, Đỗ Hoài Nam và một số đồng chí khác sau này làm nên nghiệp lớn như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị,... Đồng chí Phùng Hữu Phú, nhiệm kỳ này là thành viên nhưng mấy nhiệm kỳ sau đã là Phó chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng. Với GS. Nguyễn Đức Bình, tôi muốn kể lại một câu chuyện tâm tình. Ở nhiệm kỳ thứ ba của Hội đồng, có một Đề tài độc lập cấp nhà nước được thông qua. Đó là “Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN (nhiệm kỳ 1996-2000) và vận dụng chủ thuyết đó trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI (hướng tầm nhìn tới năm 2020 và 2045)”. Tên đề tài rất kêu. Chừng như đó sẽ là một công trình có tính khám phá lớn. Đồng chí Nguyễn Đức Bình, lúc này không còn là Chủ tịch Hội đồng mà chỉ tham gia với tư cách nhà lý luận. Anh nói nhỏ với tôi: Chủ thuyết phát triển là gì? Chả lẽ mấy chục năm nay, chúng ta đã làm chuyện xây dựng và phát triển đất nước mà chẳng có chủ thuyết gì? Anh tự đặt câu hỏi: Chủ thuyết phát triển của Việt Nam có gì khác hơn là tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước từ độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội? Bản đề án “Chủ thuyết phát triển” đã được bàn thảo và sửa đi viết lại 29 nhiều lần liền trong bốn năm, cuối cùng khi đưa ra nghiệm thu, kết quả vẫn là: “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ thuyết cách mạng và phát triển nhất quán của Việt Nam”. Vâng. Làm công tác lý luận là thế đấy: Phải bươn chải nhiều, lao tâm khổ tứ lắm! Lý luận đâu chỉ từ bộ óc nghĩ ra mà phải là sản phẩm của một quá trình liên tục tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận mà có. Hội đồng Lý luận của chúng ta như cây đương lộc. Cứ mỗi nhiệm kỳ qua, với mấy chục đề tài nghiên cứu và báo cáo tư vấn được thực hiện, cái cây ấy lại đâm chồi nảy lộc, vươn cao lên và phát triển thêm một tầng lá mới. Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị tổng kết công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021 (ngày 17-4-2021) mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những lời khen và căn dặn chân tình, quý giá. Khen Hội đồng trong nhiệm kỳ qua, “đã đạt được những kết quả to lớn, tương đối toàn diện, rất đáng trân trọng”. Khen cơ quan Hội đồng thật sự là một tập thể đoàn kết, trách nhiệm, thật sự là đầu mối kết nối các thành viên của Hội đồng, tập hợp, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà khoa học, nhất là giới nghiên cứu lý luận trong cả nước. Đồng chí Tổng Bí thư căn dặn cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa yêu cầu của công tác lý luận chính trị trong thời kỳ mới. Phải tiếp tục đổi mới tư duy phát triển trên cơ sở phát huy tiềm năng, vị thế, điều kiện thực tiễn của chúng ta, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, thời đại. Do vậy, không thể để kéo dài tình trạng còn lạc hậu của lý luận so với sự vận động và đòi hỏi của thực tiễn. Lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn, phải có tầm nhìn vượt trước, phải có những bước đột phá về lý luận phát triển. Chúng ta vô cùng phấn chấn đón nhận lời động viên của người đứng đầu Đảng: “Có thể nói, một chân trời sáng tạo rộng lớn, một thời cơ phát triển rất tốt đẹp đang mở ra trước Hội đồng Lý luận Trung ương và giới lý luận nước nhà”. Từ cảm xúc và mong ước cá nhân của mình, tôi lựa chọn đầu đề của bài viết này: “Dưới mái nhà chung, bừng sáng lên một chân trời lý luận”. Liệu có gì quá lời không? 30 TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (NHIỆM KỲ 2001-2005) “ ... Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 95) Trong giai đoạn này, tổ chức của Hội đồng có sự phát triển mới, được nâng cấp về nhiều mặt. Ngày 10-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Quyết định số 13-QĐ/TW về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương thay cho Hội đồng Lý luận Trung ương được thành lập theo Quyết định số 06-QĐ/ TW ngày 30-10-1996. Hội đồng trực thuộc Bộ Chính trị. Hội đồng Lý luận Trung ương có chức năng, nhiệm vụ: - Là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài cấp Nhà nước về lý luận chính trị cơ bản, phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo của Đảng. - Thẩm định những vấn đề mà các ngành, các cấp trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. - Nghiên cứu, đề xuất những luận cứ về lý luận đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng. - Giữ mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu lý luận của các đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới. Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương do Bộ Chính trị quyết định theo nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng, gồm 5 đồng chí, 1 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch Hội đồng. Thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng do Thường trực Hội đồng phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, trình Ban Bí thư xem xét, quyết định. Ngày 22-01-2002, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 24-QĐ/TW về 31 thành viên khác của Hội đồng. Hội đồng có một Ban Thư ký. Thành viên của Ban Thư ký do Thường trực Hội đồng quyết định, gồm 9 đồng chí, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm và biệt phái, không có chuyên trách. Hội đồng Lý luận Trung ương có địa điểm làm việc, có con dấu và kinh phí hoạt động, được cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tư vấn. Bộ Chính trị giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức triển khai và nghiệm thu các chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị do Hội đồng trình 32 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chụp ảnh với các đại biểu và thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 1996-2000 và nhiệm kỳ 2001-2005 (ngày 29-01-2002) Bộ Chính trị. Ban Tài chính - Quản trị Trung ương bảo đảm về tài chính cho hoạt động của Hội đồng. Ngày 22-01-2002, Ban Bí thư cũng ra Quyết định số 25-QĐ/TW về Quy chế làm việc của Hội đồng Lý luận Trung ương. Quy chế đã bổ sung nhiều quy định mới tạo cơ sở cho việc kiện toàn về tổ chức bộ máy, nguyên tắc, chế độ làm việc, về các mối quan hệ công tác của Hội đồng, Thường trực Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng. Theo Quy chế này, Hội đồng Lý luận Trung ương được kiện toàn trên các mặt sau: 33 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ nhất Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2001-2005 * Về cơ cấu tổ chức - Hội đồng có 5 tiểu ban chuyên môn (nhiệm kỳ 1996-2000 chưa có các tiểu ban): Tiểu ban Chính trị, Tiểu ban Kinh tế, Tiểu ban Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Xây dựng Đảng và Hệ thống chính trị, Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại. Mỗi tiểu ban có một Trưởng Tiểu ban do Thường trực Hội đồng quyết định. Mỗi thành viên Hội đồng tham gia một tiểu ban. - Ban Thư ký giúp việc Hội đồng. Thành viên Ban Thư ký do Thường trực Hội đồng quyết định. - Hội đồng có một số cộng tác viên khoa học. Danh sách và số lượng cộng tác viên do Thường trực Hội đồng quyết định. - Văn phòng giúp việc Hội đồng. Số lượng cán bộ, nhân viên Văn phòng do Thường trực Hội đồng đề xuất, Ban Tổ chức Trung ương quyết định. 34 Một số kết quả công tác chủ yếu của Hội đồng trong nhiệm kỳ - Xây dựng 10 báo cáo tư vấn phục vụ cho việc ban hành một số nghị quyết Trung ương và dự thảo các văn kiện Đại hội X của Đảng. - Triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn góp phần vào việc tổng kết thành công một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006). - Nghiệm thu các đề tài còn lại của 5 năm 1996-2000, tổng kết, rút kinh TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) nghiệm về chỉ đạo các chương trình, đề tài của 5 năm 2001-2005. - Tổ chức hội thảo một số vấn đề cấp bách về đối nội và đối ngoại trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. - Tổ chức một số cuộc hội thảo về đấu tranh tư tưởng, lý luận để bác bỏ những quan điểm sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng. - Soạn thảo Quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị. - Tổ chức một số đoàn đi nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài. - Tổ chức tại Hà Nội một số cuộc hội thảo quốc tế về lý luận (mời những nhà khoa học của một số đảng và tổ chức quốc tế dự). - Chuẩn bị đề xuất các đề tài, chương trình khoa học xã hội 5 năm để trình Bộ Chính trị cho ý kiến. - Nghiên cứu ra Bản tin nội bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương. Thông báo (số 47-TB/TW) về Kết luận của Bộ Chính trị ngày 13-11-2006, về kết quả hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương giai đoạn 2001-2005, đã nêu rõ: “Bộ Chính trị đánh giá cao những kết quả hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2001-2005. Hội đồng đã hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy chế do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định; hoàn thành tốt những nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (Khóa IX) giao, cung cấp những căn cứ khoa học góp phần phục vụ việc hoạch định đường lối, nhất là việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội X của Đảng; phối hợp triển khai và nghiệm thu các chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước, đấu tranh bác bỏ những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; tổ chức thành công những hội thảo quốc tế quan trọng”. 35 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ sáu Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2001-2005 36 HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG QUA CHẶNG ĐƯỜNG 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN - MỘT SỐ ĐIỀU SUY NGHĨ • GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA* Hội đồng Lý luận Trung ương đến nay đã trải qua chặng đường 25 năm (1996-2021) xây dựng và phát triển với 5 nhiệm kỳ. Tôi là người có vinh dự được tham gia cả 5 nhiệm kỳ của Hội đồng, trong đó 2 nhiệm kỳ là Ủy viên và 3 nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch. Nhìn lại quá trình phát triển của Hội đồng, tôi thấy rất vui mừng và tự hào về đóng góp quan trọng của Hội đồng đối với công tác lý luận của Đảng, đồng thời nhận thức rõ những yêu cầu đối với việc tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu to lớn công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn mới. 1. Cần khẳng định vị thế và sự đóng góp quan trọng của Hội đồng đối với công tác lý luận và sự lãnh đạo của Đảng TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) Qua 25 năm với 5 nhiệm kỳ, Hội đồng đã có bước phát triển vượt bậc, khá toàn diện, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước, đóng góp quan trọng vào công tác lý luận và sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội đồng. Nhiệm vụ chính trị của Hội đồng được Bộ Chính trị quy định trong các Quyết định về thành lập Hội đồng. Quyết định số 28-QĐ/TW ngày 25-7-2016 của Bộ Chính trị ghi rõ: “Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện và phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng...”. * Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương 3 nhiệm kỳ, từ 2001-2015. 37 Có thể nói Hội đồng đã thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối, chủ trương lãnh đạo phát triển đất nước. Hội đồng đã thực hiện ngày càng tốt hơn việc tổ chức, triển khai và quản lý chương trình nghiên cứu lý luận chính trị KX.04 qua các giai đoạn. Chương trình này các nhiệm kỳ trước đây trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, chủ trì triển khai và nghiệm thu qua văn phòng các chương trình, nhưng trong 2 nhiệm kỳ gần đây đã giao cho Hội đồng là tổ chức ngang cấp Bộ thông qua Thường trực Hội đồng và Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ động tổ chức, triển khai, nghiệm thu đánh giá và chắt lọc kết quả. Thông qua hoạt động của chương trình, hoạt động nghiên cứu của Hội đồng được đẩy mạnh và hiệu quả hơn, làm tiền đề, cơ sở cho việc nâng cao chất lượng tư vấn lý luận, bởi vì không có nghiên cứu thì không thể tư vấn tốt được. Trong thời kỳ đổi mới, để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đường lối, xây dựng và bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Nhà nước..., Đảng ta đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, tổng kết thực tiễn - lý luận lớn. Hội đồng đã tích cực tham gia, có những đóng góp trong những cuộc tổng kết đó. Đó là những cuộc khảo sát “Về đảng viên làm kinh tế tư nhân (lúc đầu xác định là kinh tế tư bản tư nhân)”, “Về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, “Về tổng kết 20 năm đổi mới”, “Về tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991”, “Về tổng kết 30 năm đổi mới”, “Về tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)”... Thông qua các cuộc tổng kết đó, đúc rút thành lý luận, bổ sung vào lý luận, cũng là quá trình chuẩn bị đóng góp vào xây dựng dự thảo văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, nhất là Đại hội XII và XIII. Thường trực Hội đồng và nhiều đồng chí Ủy viên Hội đồng tham gia các Tiểu ban, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội, nhất là “nhóm tổng hợp” của Tổ Biên tập đã giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII, XIII của Đảng. Hội đồng đã chủ động nghiên cứu, đề xuất nhiều vấn đề lý luận mới để phục vụ cho việc biên soạn các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc. Có thể nói thông qua hoạt động khảo sát, tổng kết thực tiễn, nghiên 38 TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) Các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2001-2005 tại buổi tọa đàm “Tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt Nam (1986-2006)” cứu lý luận, Hội đồng đã có đóng góp quan trọng vào xây dựng nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, vào xây dựng và bổ sung, phát triển Cương lĩnh của Đảng, vào xây dựng dự thảo nhiều văn kiện Đại hội Đảng. Thông qua các văn kiện quan trọng của Đảng, nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta từng bước được hình thành, bổ sung, phát triển, ngày càng sáng tỏ hơn. Văn kiện Đại hội XIII nhận định: “Tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển”1. Những thành tựu về lý luận qua 35 năm đổi mới là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong đó có sự đóng góp quý giá của Hội đồng Lý luận Trung ương. Nghiên cứu lý luận để đấu tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng và được đẩy mạnh qua từng thời kỳ. Trong nhiệm kỳ 2011-2015, Hội đồng đã thành lập Ban Chỉ đạo 609 về đấu tranh lý luận. Ban Chỉ đạo 609 đã phối 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I. tr.74. 39 hợp tốt với Ban Chỉ đạo 94 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo 213 của Hội đồng Lý luận phê bình văn học - nghệ thuật Trung ương, Hội đồng đã xây dựng dự thảo và trình Ban Bí thư ký phê duyệt về Quy chế đối thoại với những người có ý kiến khác hoặc trái quan điểm, đường lối của Đảng. Trong nhiệm kỳ này, nhiều quan điểm sai trái của “Nhóm 61”, “Nhóm 72” được tung lên mạng Internet như phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận mục tiêu chủ nghĩa xã hội, đòi đổi tên Đảng, đổi tên nước, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi đa nguyên chính trị, coi chế độ chính trị Việt Nam là chế độ toàn trị, mất dân chủ... Hội đồng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học xây dựng hệ thống luận cứ phê phán, cho đăng tải trên các báo, tạp chí, bản tin và trên mạng xã hội. Hội đồng đã chủ trì tổ chức cuộc đối thoại trên tinh thần dân chủ, cởi mở với một số người có quan điểm sai trái. Tiếp nối với Ban Chỉ đạo 609, Ban Chỉ đạo 35 của Hội đồng nhiệm kỳ 2016-2021 cũng đã tích cực hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Cùng với những hoạt động trên đây, Hội đồng đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lý luận thông qua con đường tổ chức hội thảo lý luận. Nếu trong nhiệm kỳ đầu, số cuộc hội thảo còn ít và chỉ tập trung hội thảo với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì những nhiệm kỳ sau số lượng hội thảo tăng lên nhiều và mở rộng quan hệ với nhiều đảng cầm quyền và đảng tham chính trên thế giới như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Các cuộc hội thảo quốc tế không chỉ có tác dụng trao đổi về lý luận mà còn góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ với các đảng và các nước trên thế giới. Có thể khẳng định, thực tiễn hoạt động qua 5 nhiệm kỳ của Hội đồng Lý luận Trung ương cho thấy sự cần thiết, tầm quan trọng và vai trò tích cực của Hội đồng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao là tư vấn các vấn đề lý luận chính trị cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bộ Chính trị đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội đồng, đóng góp của Hội đồng và khẳng định mô hình tổ chức của Hội đồng là hợp lý, hoạt động của Hội đồng là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển lý luận của Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 40 khẳng định: “Sự cần thiết phải duy trì và phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hoạt động của Hội đồng là điều đã được thực tiễn khẳng định”1. Những thành tựu của Hội đồng là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy địa phương, đồng thời là kết quả, nỗ lực phấn đấu qua các nhiệm kỳ của Hội đồng, của cán bộ, công chức, nhân viên của cơ quan Hội đồng. 2. Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra những yêu cầu mới, rất cao đối với công tác lý luận của Đảng, trong đó có liên quan đến trách nhiệm của Hội đồng Lý luận Trung ương. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng viết: “Nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổng kết thực tiễn 40 năm đổi mới để bổ sung, phát triển lý luận của Đảng. Tiếp tục bổ sung, phát triển hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Củng cố các cơ quan TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước”2. Qua chặng đường 25 năm hoạt động, phấn đấu và phát triển, Hội đồng đứng trước một số mâu thuẫn phải giải quyết. Có thể kể ra là: (1) Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn mới với những hạn chế về chất lượng, nội dung, phương thức hoạt động của Hội đồng. (2) Mâu thuẫn giữa chức năng của Hội đồng (tư vấn) với thực tế công việc mà Hội đồng phải đảm nhiệm trong thời gian qua. (3) Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của Hội đồng với những hạn chế về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học của Hội 1. Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ công bố quyết định thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2011-2015. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. II, tr. 234-235. 41 GS.TS. Lê Hữu Nghĩa phát biểu tại Hội thảo khoa học của Chương trình KX.04/11-15 đồng, với điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của Hội đồng. Đó là những mâu thuẫn nảy sinh của quá trình phát triển của Hội đồng. Cần giải quyết những mâu thuẫn đó để thúc đẩy hoạt động của Hội đồng lên tầm cao mới, đóng góp nhiều hơn cho công tác lý luận của Đảng. Từ thực tế hoạt động của Hội đồng, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau: - Cần bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Các quyết định về chức năng của Hội đồng qua 5 nhiệm kỳ đều khẳng định chức năng chủ yếu của Hội đồng là “Chức năng tư vấn về lý luận chính trị”. Xác định như vậy theo tôi là đúng nhưng chưa đủ. Trong thực tế hoạt động của Hội đồng đã vượt qua “tư vấn”, mở rộng hơn. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng đã khẳng định: “Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là cơ quan tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận của Đảng, làm tham mưu, tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phục vụ việc hoạch định, phát triển và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Với chức năng, nhiệm vụ như vậy thì vai trò của Hội đồng Lý luận Trung ương cực kỳ quan trọng, hết sức cao 42 quý. Chức năng, nhiệm vụ đó, theo tôi phải bao hàm các nội dung: Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tham mưu, tư vấn, thẩm định, phản biện về lý luận và chính sách. - Tăng cường cán bộ khoa học chuyên trách cho Hội đồng đủ số lượng cần thiết, theo phương châm “thà ít mà tinh”; lựa chọn cán bộ tham gia Hội đồng phải là những nhà khoa học có trình độ cao về lý luận, có năng lực tư duy lý luận, có tư duy đổi mới, say mê về lý luận, có trình độ vừa chuyên sâu vừa có óc tổng hợp, khái quát; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có điều kiện, thời gian làm việc cho Hội đồng; không câu nệ vào chức vụ và tuổi tác; hạn chế việc chọn các cán bộ lãnh đạo, bận nhiều việc tham gia Hội đồng; xác định rõ chế độ trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện cho từng Ủy viên Hội đồng. - Cần xây dựng cơ chế, chế độ gắn kết Hội đồng, Ủy viên Hội đồng với thực tiễn, trách nhiệm tổng kết thực tiễn của Hội đồng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần giao một số nhiệm vụ tổng kết thực tiễn - lý luận lớn cho Hội đồng ngay từ đầu nhiệm kỳ để phục vụ cho phát triển đường lối theo chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương. - Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ban, ngành Trung ương và các cấp ủy địa phương trong việc phối hợp với Hội đồng trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, trong việc cung cấp tư liệu, tài liệu cho Hội đồng nghiên cứu; cần quy định trách nhiệm các cơ quan khoa học và thực tiễn không chỉ gửi TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) báo cáo cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Văn phòng Trung ương Đảng) đồng thời có trách nhiệm gửi cho Hội đồng để nghiên cứu, chắt lọc kết quả nghiên cứu, tổng kết. - Cần tăng cường điều kiện làm việc, chế độ, chính sách cho Hội đồng, cơ quan Hội đồng và cán bộ của Hội đồng. Các Ủy viên Hội đồng có thể làm việc theo chế độ chuyên gia. Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hội đồng phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình để đóng góp cho công tác lý luận của Đảng. Phát huy thành công tốt đẹp của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tôi tin tưởng rằng bước sang nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ có những bước tiến mới trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ cao cả của mình, góp phần quan trọng vào việc nâng tầm tư duy lý luận của Đảng. 43 TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG • GS.TS. NGUYỄN THỊ DOAN* Tôi được vinh dự tham gia Hội đồng Lý luận Trung ương bắt đầu từ sau Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt 20 năm qua, tôi đã trưởng thành nhiều từ nhận thức, tư duy lý luận đến hoạt động thực tiễn. Với tôi, Hội đồng Lý luận Trung ương thực sự là một trường học lớn mà ở đó tôi đã học được rất nhiều kiến thức bồi đắp cho mình giàu thêm nhân sinh quan cách mạng để phấn đấu, vì nhân dân phục vụ và lúc nào cũng có niềm tin vào Đảng, vào dân, vào Việt Nam nhất định chiến thắng. Hai mươi năm tôi được hoạt động và rèn luyện trong một môi trường lý luận giàu tính nhân văn và đầy gai góc bởi vì luôn phải đào bới, chắt lọc, kế thừa và phát triển những vấn đề lý luận khoa học cơ bản, lý luận chính trị, và trải nghiệm qua thực tiễn sinh động để có được những tham mưu, tư vấn cho Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đưa ra được những chủ trương, định hướng phát triển đất nước trong từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với xu thế cách mạng trên thế giới và mang đậm bản sắc Việt Nam, làm đẹp hơn con đường Việt Nam đã chọn, một con đường được xây bằng máu, nước mắt và ý chí quật cường của một dân tộc anh hùng. Để có được những vấn đề lý luận chính trị được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận, vận dụng và biến thành những chủ trương lớn trong phát triển toàn diện đất nước suốt những năm qua, tôi đã chứng kiến sự làm việc hăng say của các thành viên Hội đồng, sự đổi mới mạnh mẽ * Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương 4 nhiệm kỳ, từ 2001-2021. 44 về tư duy và nội dung, phương pháp điều hành của Thường trực Hội đồng, hoạt động của các tiểu ban của Hội đồng qua mỗi nhiệm kỳ. Tôi có nhiều kỷ niệm trong thời gian tham gia Hội đồng. Chuyến đi Trung Quốc khảo sát để thực hiện đề tài nhánh KX.03.07, trời mưa tầm tã khiến đoàn không thể bay đi Thanh Đảo, rồi lụt lội tại Thanh Đảo khiến chúng tôi phải đi ô tô hàng nghìn cây số từ Bắc Kinh đến Thanh Đảo công tác và ngược lại cho kịp chuyến bay về nước, các đồng chí ở Viện Nghiên cứu lý luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tận tình giúp Đoàn chúng tôi trong suốt quá trình công tác. Chuyến đi thật đậm tình đồng chí, anh em. Rồi các cuộc khảo sát thực tế ở nhiều nơi đã cho tôi nhiều bài học quý báu. Song, điều mà tôi thấy thấm thía nhất là sự bứt phá về đổi mới tư duy, nhận thức từng vấn đề lý luận chính trị được Bộ Chính trị yêu cầu Hội đồng nghiên cứu, đề xuất, sự cởi mở, biện chứng và rất khách quan trong điều hành của Thường trực Hội đồng đã tạo bầu không khí dân chủ, gợi mở những vấn đề để mỗi người phải đào sâu suy nghĩ, đóng góp, đồng thời cũng là để bồi đắp thêm cho mình những tri thức mới. Từ đó tôi đã vững vàng hơn trên bước đường phấn đấu và phục vụ của mình. Tôi thấy khó khăn lớn nhất của quá trình phát triển đất nước thời gian qua là vừa phải giải quyết hậu quả do chiến tranh để lại, vừa phải phát triển để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vấn đề đấu tranh giữa những quan điểm phát triển theo lối mòn và bứt phá để đi lên TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) là một quá trình khó khăn không phải một sớm một chiều mà giải quyết được. Nổi bật nhất là với con đường chúng ta đã chọn, làm thế nào để phát triển mà bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của từng đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững và phát huy. Nhiều vấn đề đặt ra để cởi trói cho nền kinh tế, phát huy hết nội lực và thu hút tối đa nguồn ngoại lực là rất cấp thiết, phải bắt đầu từ nghiên cứu lý luận, đòi hỏi Hội đồng Lý luận Trung ương phải nghiên cứu, tham mưu đầy đủ cho Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Tôi thấy vấn đề đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không, vai trò của kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đều là những vấn đề mới được đặt ra, là những vấn đề gai góc nhất, cam go nhất vì chạm đến vấn đề tư tưởng, bản chất của Đảng và nhiệm vụ của đảng viên đã 45 GS.TS. Nguyễn Thị Doan tham gia Đoàn khảo sát của Hội đồng Lý luận Trung ương tại tỉnh Hà Nam được quy định. Nhưng, đứng trước yêu cầu phát triển, giải phóng sức sản xuất và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai đoạn mới thì không thể khác được, Hội đồng Lý luận Trung ương được giao nhiệm vụ phải nghiên cứu và tham mưu để Ban Chấp hành Trung ương ra được nghị quyết về vấn đề này. Cùng chung quyết tâm với Thường trực và các thành viên Hội đồng cùng các nhà khoa học, biết là vấn đề khó nhưng tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu, viết bài cho hội thảo và phát biểu tham luận trong cuộc họp về cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân và vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển đất nước. Có một lần vào khoảng nửa đầu nhiệm kỳ khóa IX, sau khi tôi phát biểu về vấn đề này, tôi đã vấp phải sự phê phán gay gắt của một đồng chí lão thành nổi tiếng trong làng lý luận, thuộc thế hệ cha anh của tôi và tôi thấy lo lắng sau phát biểu của thầy. Ở thời kỳ ấy, nếu đảng viên nào nhận thức khác về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được quy định thì sẽ bị đánh giá. Song, nếu không có sự điều 46 hành khéo léo, cởi mở, dân chủ, kiên quyết của đồng chí Chủ tịch Hội đồng khi đó thì chắc tôi không bao giờ dám trình bày quan điểm của mình nữa. Tôi ghi nhớ mãi cuộc họp Hội đồng hôm đó và đó cũng là dấu ấn sâu sắc đầu tiên của tôi khi tôi tham gia Hội đồng. Từ đó, tôi đã học được nhiều điều và rút ra được bài học sâu sắc cho mình: cần mạnh dạn nghiên cứu, mạnh dạn trình bày quan điểm và khi điều hành bất cứ cuộc họp nào thì cần lắng nghe, bình tĩnh, cởi mở và giữ vững bản lĩnh của mình. Tôi thấy tự tin hơn vì Đảng luôn lắng nghe, trân trọng ý kiến của các nhà khoa học nên từ đó tôi đã tích cực nghiên cứu, đọc, học để nâng cao trình độ, tham gia tích cực vào các nội dung khoa học thuộc lĩnh vực tôi có thể tham gia được trong Hội đồng. Hai mươi năm được tham gia Hội đồng Lý luận Trung ương là 20 năm tôi không ngừng học tập, nghiên cứu. Mỗi kỳ họp Hội đồng là một lần tôi được tham gia vào lớp học đặc biệt, bởi ở đó mỗi thành viên Hội đồng và các nhà nghiên cứu được mời dự họp là một người thầy, một diễn giả, một nhà khoa học đã giúp tôi bù đắp những kiến thức còn thiếu hụt trong cuộc đời mình cả về lý luận và thực tiễn. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng Lý luận Trung ương, cảm ơn tất cả các thành viên Hội đồng, đội ngũ cán bộ phục vụ, các nhà khoa học suốt những năm qua. Cảm ơn các đồng chí Chủ tịch Hội đồng của 4 nhiệm kỳ, đặc biệt đồng chí Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khóa IX, người đã giúp tôi có thêm niềm tin để vững TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) vàng viết và trình bày quan điểm của mình. Từ đó tôi đã trưởng thành hơn về mặt lý luận chính trị cũng như lý luận cơ bản. Qua 20 năm tham gia Hội đồng, tôi mong muốn Hội đồng Lý luận Trung ương ngày càng đổi mới toàn diện, từng thành viên Hội đồng mạnh dạn phát huy hết năng lực, trí tuệ của mình để cống hiến, phụng sự sự nghiệp của Đảng, nhân dân, xứng đáng là chỗ dựa của Đảng về mặt lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn để Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, dẫn dắt đất nước ta có nhiều thành công hơn nữa trong thời kỳ hội nhập, khẳng định với thế giới rằng con đường Việt Nam đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, là con đường riêng có của cách mạng Việt Nam, như vậy, nhất định chúng ta sẽ thành công. Tôi thật tự hào là thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương. 47 MỘT VÀI CẢM NGHĨ VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG • PGS.TS. ĐÀO DUY QUÁT* Năm 1965, sự nghiệp cách mạng ở hai miền Bắc, Nam đang phát triển mạnh mẽ và đặt ra nhiều vấn đề quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết để tăng cường sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng nhằm đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Để khắc phục tình trạng nhiều vấn đề về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới không được nghiên cứu sâu để giải quyết hoặc giải đáp kịp thời do không có một tổ chức chuyên trách giúp Trung ương nghiên cứu lý luận, ngày 28-12-1965, Bộ Chính trị khóa III, ban hành Nghị quyết số 131- PGS.TS. Đào Duy Quát NQ/TW về việc thành lập Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương. Lãnh đạo Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương gồm các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu. Đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban. * Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 1996-2000. 48 Sau gần 10 năm hoạt động của Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương, nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, ngày 28-5-1974, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 233-NQ/TW về tổ chức và chương trình hoạt động của Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương. Về tổ chức, Bộ Chính trị quyết định lãnh đạo của Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương từ tháng 5-1974 gồm: đồng chí Trường Chinh - Trưởng ban, đồng chí Tố Hữu - Thư ký khoa học và các đồng chí Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Quang Huy, Đào Duy Tùng là ủy viên. Nghị quyết số 233 xác định: Ban Nghiên cứu lý luận có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng những vấn đề lý luận chung do thực tiễn cách mạng Việt Nam đề ra, xác định những vấn đề lý luận trong đường lối và trong các chính sách lớn của Đảng, xây dựng lý luận về cách mạng Việt Nam, còn các Ban chuyên môn khác của Đảng có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể những vấn đề thuộc ngành mình phụ trách. Do đó, nhiệm vụ cụ thể của Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương được xác định như sau: a. Nghiên cứu lý luận của những vấn đề chung thuộc về đường lối cách mạng Việt Nam và những chính sách lớn của Đảng được đem ra bàn ở các cuộc Hội nghị Trung ương và một số cuộc họp của Bộ Chính trị. b. Nghiên cứu lý luận của những vấn đề thuộc về đường lối, chính sách của Đảng do các ngành đề xuất trong quá trình công tác, góp phần vào việc tìm ra phương hướng đúng đắn để giải quyết những vấn đề ấy. TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) c. Nghiên cứu và đề nghị giải đáp những vấn đề lý luận cơ bản chưa được giải đáp trong quá trình học tập ở các trường Đảng hoặc trong học tập, nghiên cứu các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương. d. Tổ chức theo dõi và nghiên cứu những vấn đề lý luận đã và đang gây ra sự bất đồng ý kiến trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay để phục vụ Trung ương trong việc góp phần đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. e. Thông tin lý luận, giới thiệu những vấn đề mới về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin do Đảng ta và các đảng anh em đề ra. Ngày 20-11-1980, Bộ Chính trị khóa IV, ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW về công tác tổ chức, về nhiệm vụ kiện toàn cơ quan tham mưu của Trung ương, Bộ Chính trị quyết định thành lập Viện Mác - Lênin, bao gồm các ban và các bộ 49 phận như: Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương và bộ phận xuất bản sách kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác phẩm của Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo. Bộ Chính trị quyết định đồng chí Đào Duy Tùng là Viện trưởng Viện Mác - Lênin. Năm 1982, đồng chí Nguyễn Vịnh, Ủy viên Trung ương làm Viện trưởng, các đồng chí Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Văn Phùng, Bùi Đức Kế, Văn Chương, Hồng Long làm Phó Viện trưởng. Năm 1987, đồng chí Đặng Xuân Kỳ, Ủy viên Trung ương làm Viện trưởng. Ngày 28-3-1992, Bộ Chính trị khóa VII ra Nghị quyết số 01-NQ/TW về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đánh giá tình hình công tác lý luận từ sau Đại hội VI đến tháng 3-1992, Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ, phương hướng và các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác lý luận trong thời gian tới. Sau Nghị quyết này, ngày 05-5- 1992, Ban Bí thư khóa VII ra quyết định về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ mới của Viện Mác - Lênin: Đổi tên Viện Mác - Lênin thành Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một trung tâm nghiên cứu lý luận của Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương. Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ 1992-1996: Viện trưởng: đồng chí Đặng Xuân Kỳ, Phó Viện trưởng: các đồng chí Trần Nhâm, Vũ Hữu Ngoạn, Đào Duy Quát. Viện có nhiệm vụ: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm cụ thể hóa và phát triển quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào cuộc đấu tranh chung nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Trước mắt Viện tập trung sức vào việc tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới của nước ta, góp phần cụ thể hóa và phát triển đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng. Hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu lịch sử Đảng ở các địa phương và các ngành. Nghiên cứu có hệ thống tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp, những di sản tư tưởng của các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng ta. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của phong trào cộng 50 sản và công nhân quốc tế, những biến đổi mới của thế giới phục vụ cho việc xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội ở nước ta và việc hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng. Tổ chức thông tin những vấn đề lý luận trong nước và quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện. Tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan khoa học của các Đảng và các nước trên thế giới. Đào tạo nghiên cứu sinh theo hướng hoạt động khoa học của Viện. Tham gia giảng dạy các bộ môn lý luận Mác - Lênin tại Học viện Nguyễn Ái Quốc và các cơ sở đào tạo khác. Sau Đại hội VIII, để tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn công tác nghiên cứu khoa học với công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, ngày 30- 10-1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 07-QĐ/TW hợp nhất Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Và để đáp ứng yêu cầu tăng cường việc chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, ngày 30-10- 1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 06-QĐ/TW thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương để tư vấn cho Bộ Chính trị về công tác lý luận và giúp Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, Ban Bí thư chỉ đạo phương hướng, nội dung các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội thời kỳ 1996-2000 nhằm xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. TỪNG BƯỚC KIỆN TOÀN (nhiệm kỳ 2001-2005) Bộ Chính trị quyết định danh sách 29 thành viên Hội đồng nhiệm kỳ 1996- 2000 do đồng chí Nguyễn Đức Bình, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực tư tưởng, khoa giáo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng. Ngày 10-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX ra quyết định thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2001- 2005. Theo quyết định này, Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài cấp nhà nước về lý luận chính trị cơ bản phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo của Đảng; thẩm định những vấn đề mà các ngành, các cấp trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng; 51 nghiên cứu, đề xuất những luận cứ về lý luận đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng; giữ mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu lý luận của các đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới. Hội đồng nhiệm kỳ 2001-2005 có 36 thành viên do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch. Sau 5 nhiệm kỳ hoạt động, Hội đồng Lý luận Trung ương ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn về lý luận chính trị cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Hội đồng cũng ngày càng hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức, nghiên cứu các chương trình khoa học lý luận chính trị do Bộ Chính trị giao, thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu tư vấn góp phần giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành một số nghị quyết và kết luận quan trọng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011). Tuy nhiên, hoạt động của Hội đồng còn những hạn chế, thiếu sót, nhất là hạn chế về chất lượng và hiệu quả tư vấn ở tầm quan điểm chiến lược, đường lối về lý luận chính trị. Vẫn còn không ít những vấn đề lý luận - thực tiễn chưa được luận giải thấu đáo và làm sáng tỏ, vẫn còn những vấn đề mới mà thực tiễn phát triển của Việt Nam đặt ra cần được nghiên cứu tổng kết góp phần phát triển, hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, làm cơ sở tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công tác lý luận chính trị trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, về mặt tổ chức cần xây dựng Hội đồng thành một trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị của Trung ương Đảng với tên gọi là Ban Nghiên cứu lý luận Trung ương hay Viện Mác - Lênin, Hồ Chí Minh. K 52 MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (NHIỆM KỲ 2006-2010) “ Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 273-274) Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 39-QĐ/TW về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010. Ban Bí thư đã ban hành Quyết định số 40-QĐ/TW và số 41-QĐ/TW về thành phần Hội đồng Lý luận Trung ương và Quy chế làm việc của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010. Về chức năng, nhiệm vụ: Bên cạnh chức năng tư vấn như nhiệm kỳ trước, về nhiệm vụ, so với nhiệm kỳ trước, trong nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tin tưởng giao cho Hội đồng nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu một số đề tài. Nếu như nhiệm kỳ trước Hội đồng có nhiệm vụ: “Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức triển khai và nghiệm thu các chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị”, thì nhiệm kỳ này “Hội đồng có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu một số đề tài do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao hoặc chấp thuận đề xuất của Hội đồng, đồng thời kế thừa, chắt lọc kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu khác để thực hiện tốt chức năng tư vấn của Hội đồng và thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao”. Theo Quyết định số 39-QĐ/TW, ngày 15-3-2007, Thường trực Hội đồng do Bộ Chính trị quyết định theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Thành viên và Quy chế làm việc của Hội đồng do Thường trực Hội đồng phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, trình Ban Bí thư xem xét quyết định. Hội đồng có 01 Ban Thư ký và Văn phòng Hội đồng giúp việc. Ban Thư ký khoa học gồm các thư ký khoa học chuyên trách, thành viên Ban Thư ký khoa học do Thường trực Hội đồng quyết định. Văn phòng Hội đồng do đồng chí Chủ tịch quyết định về số lượng cán bộ, nhân viên và chức năng, nhiệm vụ với sự thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương. Thành phần Hội đồng được Ban Bí thư quyết định tại Quyết định số 40-QĐ/ TW ngày 15-3-2007, gồm đồng chí Chủ tịch là một Bí thư Trung ương Đảng (từ tháng 01-2009) là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm nhiệm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng; một đồng chí được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Thường trực chuyên trách (không phải Ủy viên Trung ương Đảng) cấp thứ trưởng; 2 đồng chí Phó Chủ tịch kiêm nhiệm là Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam; một đồng chí Tổng Thư ký chuyên trách và 28 thành viên Hội đồng. Tổng cộng có 54 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ tư Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010 33 thành viên Hội đồng. Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng đã đề nghị Ban Bí thư thay 3 thành viên Hội đồng chuyển sang làm nhiệm vụ khác và bổ sung thêm 2 thành viên mới, đưa tổng số thành viên Hội đồng lên 35 đồng chí, trong đó, có 01 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, 8 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, 6 đồng chí là cấp thứ trưởng, các thành viên còn lại là cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ, viện của các cơ quan quản lý, tham mưu, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo trong cả nước. Trong nhiệm kỳ có sự thay đổi: đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực chuyên trách nghỉ hưu từ ngày 01-01-2008, nên Bộ Chính trị đã cử đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Nhiệm kỳ 2006-2010 thành lập 4 tiểu ban (Tiểu ban Chính trị và Xây dựng Đảng, gồm 8 thành viên; Tiểu ban Kinh tế - xã hội, gồm 12 thành viên; Tiểu ban Văn hóa và Xây dựng con người, gồm 8 thành viên; Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại, gồm 7 thành viên). Mỗi tiểu ban của Hội đồng do một đồng chí trong Thường trực làm Trưởng Tiểu ban. Thư ký Tiểu ban là một đồng chí Thư ký khoa học chuyên trách. 55 Theo quyết định của Thường trực Hội đồng, trong nhiệm kỳ 2006-2010 đã bổ nhiệm 4 đồng chí cộng tác viên khoa học thường xuyên của Hội đồng. Các đồng chí cộng tác viên phần lớn là các đồng chí cán bộ trước đây đã làm việc hoặc cộng tác với Hội đồng, nay đã nghỉ hưu và được Thường trực bổ nhiệm làm cộng tác viên khoa học thường xuyên. Các đồng chí cộng tác viên khoa học sinh hoạt chuyên môn với Ban Thư ký khoa học. Đây cũng là một đặc điểm đặc biệt riêng có của Hội đồng và Cơ quan Hội đồng trong nhiệm kỳ này. Trong nhiệm kỳ 2006-2010, Văn phòng Hội đồng được thành lập gồm 2 bộ phận: Bộ phận Văn thư - Tư liệu và Bộ phận Tài vụ - Quản trị, đến cuối năm 2008, theo Quyết định của Thường trực Hội đồng, hai bộ phận này được nâng lên thành 2 phòng: Phòng Văn Thư - Tư liệu và Phòng Tài vụ - Quản trị. Một số kết quả công tác chủ yếu của Hội đồng trong nhiệm kỳ - Xây dựng 11 báo cáo tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị phục vụ việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X của Đảng; bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; soạn thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng; soạn thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2011-2020. - Tham gia hoặc chủ trì soạn thảo một số đề án phục vụ trực tiếp các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa X theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. - Xây dựng và tham gia thực hiện kế hoạch triển khai học tập, nghiên cứu lý luận chính trị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa X. - Tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2006- 2010; đồng thời, kế thừa chắt lọc kết quả các đề tài, chương trình khác; quy tụ lực lượng chuyên gia trong và ngoài Hội đồng nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991, soạn thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011-2020; trên cơ sở đó công bố một số ấn phẩm phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu. 56 Đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ nhất Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010 - Tổ chức một số cuộc hội thảo và phát hành kịp thời một số ấn phẩm về đấu MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) tranh tư tưởng, lý luận để bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch với đường lối, quan điểm của Đảng. - Tổ chức một số đoàn khảo sát, nghiên cứu ở trong và ngoài nước gắn với chương trình nghiên cứu lý luận chính trị của Hội đồng. - Tổ chức một số cuộc hội thảo quốc tế về lý luận chính trị, trên cơ sở phối hợp với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Nhật Bản và một số đảng bạn, đảng cầm quyền khác. - Chuẩn bị đề xuất nội dung chương trình nghiên cứu lý luận chính trị của Hội đồng Lý luận Trung ương 5 năm 2011-2016 để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến. Kết luận số 11-KL/TW ngày 19-10-2011 của Bộ Chính trị, “Về kết quả hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương giai đoạn 2006-2010...” đã đánh giá: 57 “Trong nhiệm kỳ 2006-2010, Hội đồng Lý luận Trung ương đã cố gắng bám sát thực tiễn, triển khai nhiều hoạt động khoa học, chủ động, kịp thời tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số vấn đề lý luận chính trị, góp phần giải quyết một số vấn đề cấp bách đặt ra trong quá trình đổi mới. Hội đồng đã tập trung chỉ đạo, quản lý, triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị và một số đề tài nghiên cứu giai đoạn 2006-2010. Nhiều kết quả nghiên cứu đã đóng góp thiết thực vào công tác nghiên cứu lý luận của Đảng, phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng. Hội đồng đã bước đầu phát huy vai trò đầu mối, tổ chức lực lượng, tiến hành đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc với quan điểm, đường lối của Đảng; thực hiện tốt một số nhiệm vụ tư vấn khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. Hội đồng đã tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; từng bước mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về lý luận... theo đúng Quy chế do Ban Bí thư ban hành. Bộ Chính trị đánh giá cao kết quả hoạt động, đóng góp của Hội đồng Lý luận Trung ương...”. 58 PHÁT HUY TRÍ TUỆ TẬP THỂ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ* • PGS.TS. TÔ HUY RỨA “Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010 hoạt động trong điều kiện mới: Thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đất nước đã trải qua 20 năm đổi mới và sau khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đại hội X của Đảng đã khẳng định: Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử... Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở PGS.TS. Tô Huy Rứa Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Để có được đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải trải qua quá trình tìm tòi, * Trích bài phát biểu của đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại Kỳ họp thứ nhất Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 24-3-2006. 59 thử nghiệm; thông qua những trăn trở, đấu tranh gian khổ, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chú trọng tổng kết thực tiễn của đất nước, đã có những bước đột phá quan trọng trong tư duy và hành động. Trong quá trình đổi mới, những sáng kiến, sáng tạo của nhân dân, của các ngành, địa phương và cơ sở là cực kỳ quan trọng. Do biết lắng nghe, chắt lọc, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, nên Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn phù hợp. Đổi mới là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, nhiều khi diễn ra ngay trong mỗi con người, trong từng tổ chức. Thành công của Đảng ta là ở chỗ đã quyết tâm đổi mới, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám thừa nhận sai lầm; kiên quyết từ bỏ những cách nghĩ, cách làm không còn phù hợp; khắc phục tư tưởng bảo thủ, giáo điều, đồng thời không rơi vào cực đoan, nôn nóng, để tìm ra các chủ trương, giải pháp và hướng đi mới. Hai mươi năm đổi mới vừa qua có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong tư duy lý luận của Đảng ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của giới lý luận. Mặc dù vậy, Đại hội X cũng chỉ rõ công tác nghiên cứu lý luận còn yếu, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ của giới lý luận còn hạn chế, vừa chưa khai thác hết tiềm năng của mỗi cá nhân nhà khoa học, vừa chưa huy động được sức mạnh tập thể của giới lý luận và cũng chưa có quy chế dân chủ để phát huy đầy đủ trí tuệ và sáng tạo trong nghiên cứu lý luận. Từ đó, Đại hội X đã xác định phương hướng: Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, kịp thời giải quyết đúng đắn những vấn đề bức xúc do cuộc sống đặt ra. Nâng cao trình độ trí tuệ, chất lượng nghiên cứu lý luận của Đảng làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ mới. Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010 nhận rõ trách nhiệm của mình là phải tích cực tham gia để có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào những công việc vừa quan trọng, nặng nề vừa có ý nghĩa lớn lao nói trên. Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Quyết định về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Bí thư đã 60 ban hành Quyết định về thành viên và Quy chế làm việc của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006- 2010. Trong đó chỉ rõ chức năng của Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học lý luận chính trị cấp nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng. Bộ Chính trị đã khẳng định, sự ra đời, tồn tại và phát triển của Hội đồng Lý luận Trung ương là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với công tác lý luận của Đảng cầm quyền. Hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương phải tư vấn kịp thời, đầy đủ, sâu sắc cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận một cách thiết thực để có những đóng góp mới về mặt lý luận chính trị, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo của Đảng trong mỗi thời kỳ. Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ hướng nghiên cứu giai đoạn 2006-2010 của Hội đồng Lý luận Trung ương là tập trung vào chuẩn bị cho việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và chuẩn bị soạn thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011- 2020; tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về đặc điểm của thời đại, của tình hình thế giới hiện nay; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; về phát triển văn hóa - xã hội; về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, về phát huy dân chủ, xây dựng Đảng và đổi mới hệ thống chính trị trong tình hình mới... Đồng thời, Bộ Chính trị cũng đã cho ý kiến về đổi mới cách tổ chức triển khai chương trình, các đề tài nghiên MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) cứu lý luận chính trị và đổi mới bộ máy làm việc của Hội đồng. Từ các quyết định quan trọng của Bộ Chính trị đối với Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010, chúng ta nhận thấy những công việc mà Đảng, đất nước và nhân dân giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương trong những năm tới là hết sức to lớn và nặng nề. Muốn hoàn thành được những nhiệm vụ đó, Hội đồng chúng ta phải thực hiện tốt những vấn đề sau: Một là, phải bám sát các nghị quyết 61 của Đảng, chủ động tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; kế thừa và tiếp thu tốt những kinh nghiệm hay của Hội đồng Lý luận Trung ương khóa trước; chủ động phối hợp, tranh thủ sự trợ giúp của các bộ, ban, ngành, địa phương; và bám sát thực tiễn của đất nước. Để thực hiện tốt chức năng là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, một mặt, Hội đồng cần bám sát Nghị quyết Đại hội X và Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã được Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X thông qua, bám sát Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chủ động xác định những nội dung cần tập trung nghiên cứu để tư vấn kịp thời, có hiệu quả cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về lý luận chính trị phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo của Đảng; mặt khác, cần tranh thủ cao độ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Thường trực Ban Bí thư, coi đây là một trong những nhân tố quyết định thành công của Hội đồng Lý luận Trung ương. Hội đồng đã có quá trình hoạt động và phát triển qua các thời kỳ, với nhiều thành tựu và kinh nghiệm quý báu, nhất là Hội đồng nhiệm kỳ 2001-2005. Trách nhiệm của chúng ta là phải kế thừa, tiếp thu và phát triển mạnh mẽ hơn những bài học hay, những kinh nghiệm quý mà Hội đồng Lý luận Trung ương các khóa trước đã truyền lại. Công tác nghiên cứu lý luận không phải là công việc riêng của Hội đồng Lý luận Trung ương mà là của toàn Đảng, của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan nghiên cứu lý luận và của giới lý luận, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công việc của Hội đồng Lý luận Trung ương muốn đạt kết quả tốt nhất thiết phải có sự giúp đỡ, hợp tác của các bộ, ban, ngành Trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan khoa học và giới lý luận của cả nước, được nhận từ các ban và các cơ quan của Trung ương Đảng những báo cáo, thông tin, tư liệu có liên quan đến việc nghiên cứu lý luận phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng. Trong nghiên cứu của Hội đồng, cần bám sát thực tiễn, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu những sáng kiến, sáng 62 tạo của nhân dân, giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra và đáp ứng kịp thời những mong đợi của nhân dân. Chúng ta biết rằng: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dù được chuẩn bị tốt đến đâu cũng vẫn có thể còn những điểm chưa phù hợp với thực tiễn của đất nước trong quá trình phát triển và những biến động của thế giới. Thực tiễn vận động, biến đổi rất nhanh chóng, với những sáng kiến, sáng tạo to lớn không ngừng của nhân dân và luôn có những vấn đề mới nảy sinh; vì vậy, việc hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn là công việc thường xuyên. Hội đồng phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cấp ủy, với lãnh đạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, với các ban của Trung ương Đảng và các tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề cần thiết và phối hợp khảo sát, tổng kết thực tiễn để chuẩn bị cho những đề xuất, kiến nghị của Hội đồng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương. Hội đồng cần chủ động trao đổi ý kiến và được nhận từ các cơ quan quản lý nhà nước các cấp những tài liệu tham khảo, những kết quả tổng kết thực tiễn, những số liệu thống kê cần cho nghiên cứu của Hội đồng. Hai là, cần có sự chủ động và nỗ lực rất lớn của các thành viên Hội đồng, phát huy thế mạnh trí tuệ và sáng tạo tập thể, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, từng thành viên của Hội đồng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, năng động, nhất là cần sắp xếp, dành thời gian, công sức, trí tuệ thích đáng cho các hoạt động của Hội đồng, có những đóng góp thiết thực, cụ thể vào việc nghiên cứu lý luận chính trị và rộng hơn nữa là đóng góp vào việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) và Nhà nước, thể hiện bằng những bài phát biểu, tham luận, chuyên luận tại các cuộc họp của Hội đồng và các cuộc hội thảo do Hội đồng tổ chức; có những kiến nghị mạnh dạn, đột phá, mang tính khả thi gửi Hội đồng, hoặc gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư; hoàn thành tốt những công việc do Thường trực Hội đồng giao; thực hiện nghiêm chế độ bảo mật, bảo quản tài liệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng và của Tiểu ban. Các thành viên Hội đồng cũng phải 63 thường xuyên gắn bó với thực tiễn và không ngừng học hỏi, nâng cao sự hiểu biết, trình độ chuyên môn. Đồng thời không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không dao động trước những khó khăn, thách thức. Có phẩm chất, đạo đức, lối sống cao đẹp. Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ này có 33 thành viên. Với số lượng không nhiều, và chúng ta cũng không dám tự nhận là những nhà lý luận giỏi, nhưng là những người nhiệt huyết, có điều kiện, khả năng và có nhiệm vụ quy tụ đông đảo các nhà lý luận vào công tác nghiên cứu lý luận. Hội đồng phải phát huy đến mức cao nhất trí tuệ tập thể của Hội đồng và của cả đội ngũ các nhà khoa học lý luận chính trị. Hội đồng Lý luận Trung ương phải tạo được môi trường dân chủ nhất cho hoạt động lý luận. Trong nghiên cứu lý luận và hội thảo khoa học, thực hiện tự do tư tưởng, thật sự dân chủ, tăng cường tranh luận, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, làm cho lý luận gắn bó chặt chẽ hơn nữa với thực tiễn, tràn đầy sức sống, nhanh chóng đi vào đời sống xã hội. Các thành viên Hội đồng cần thực hiện tốt phương châm: sáng tạo lý luận không có điểm tận cùng để từ đó vươn lên có những kết quả nghiên cứu mới, giải đáp kịp thời, có sức thuyết phục và hiệu quả những vấn đề cơ bản, cấp bách đang tồn tại và sẽ nảy sinh trong quá trình tiếp tục đổi mới, phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đối với những ý kiến khác nhau, kể cả khác với chủ trương, đường lối, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước, tất cả các thành viên được tự do tư tưởng, dân chủ thảo luận, tranh luận trong sinh hoạt lý luận của Hội đồng, nhận thức đúng và có chính kiến, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương. Đồng thời, phải có ý thức tổ chức kỷ luật trong phát ngôn và công bố các sản phẩm nghiên cứu. Các đồng chí trong Ban Thư ký khoa học của Hội đồng và các đồng chí chuyên gia cộng tác khoa học là bộ phận tham mưu, tư vấn rất quan trọng cho Hội đồng và Thường trực Hội đồng cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực đóng góp, giúp Hội đồng và Thường trực Hội đồng hoàn thành tốt 64 nhiệm vụ của Trung ương giao. Các đồng chí làm việc tại Văn phòng Hội đồng Lý luận Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần làm việc của nhiệm kỳ trước và không ngừng đổi mới để phục vụ tốt hơn nữa cho công việc của Hội đồng, trực tiếp là Thường trực Hội đồng và Ban Thư ký khoa học. Ba là, tăng cường và mở rộng quan hệ với các cơ quan nghiên cứu lý luận của các đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới. Thực tế đã khẳng định đường lối của Đảng ta gần tám thập kỷ qua nói chung và đường lối đổi mới trong hai thập kỷ qua nói riêng được hình thành trên cơ sở độc lập tự chủ, sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời có sự nghiên cứu thấu đáo, tham khảo kinh nghiệm các nước khác một cách có chọn lọc. Trên thế giới hiện nay, công tác lý luận cũng đang phát triển nhanh chóng. Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ này sẽ mở rộng hơn quan hệ với các cơ quan lý luận, không chỉ của các đảng cộng sản cầm quyền mà còn của các đảng cộng sản chưa cầm quyền và các đảng cầm quyền khác trên thế giới. Với sự quan tâm sâu sắc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư; được sự cộng tác, phối hợp giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, các cơ quan có liên quan, các cấp ủy đảng, chính quyền và sự ủng hộ, đồng lòng của cả đội ngũ các nhà khoa học lý luận chính trị, Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006- 2010 sẽ tận dụng mọi cơ hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực làm việc với phong cách mới và tinh thần mới, phấn đấu hoàn thành tốt nhất MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) những nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, đáp ứng sự tin cậy của Đảng và nhân dân”. 65 MƯỜI NĂM CÔNG TÁC TẠI HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG (2006-2016) - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG VỚI NHIỀU KỶ NIỆM • GS.TS. HOÀNG CHÍ BẢO* Đầu năm 2006, khi đó tôi còn đang công tác tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thì Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định điều động tôi về nhận công tác tại cơ quan Hội đồng Lý luận Trung ương, làm chuyên gia cao cấp, thành viên kiêm thư ký khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương. Buổi đầu làm quen với công việc và trọng trách mới, tôi cũng như mọi người đều có ít nhiều bỡ ngỡ. Tôi phải dành không ít thời gian, kể cả những ngày nghỉ cuối tuần để đọc và tra cứu các tài liệu, văn kiện, nghị quyết các đại hội đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư có liên quan đến công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của Hội đồng với các cơ quan Đảng ở Trung ương, với các ban, bộ, ngành, đoàn thể cũng như nghiên cứu các báo cáo từ các địa phương gửi về, nhất là các tỉnh, thành ủy có mối quan hệ trực tiếp với Hội đồng, dần dần tôi cũng hình dung được các nhiệm vụ, các công việc phải tham gia giải quyết và thực hiện cùng tập thể cán bộ khoa học trong cơ quan. Một đặc điểm trong phương thức làm việc và hoạt động của Hội đồng mà tôi cùng với các đồng nghiệp cần nhận rõ là phải nêu cao tính chủ động đề xuất các vấn đề nghiên cứu, tư vấn các nhiệm vụ khoa học đồng thời phải độc lập nghiên cứu theo lĩnh vực chuyên môn của mỗi người, độc lập thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo và Thường trực Hội đồng giao trực tiếp cho cá nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trong nghiên cứu, soạn thảo và hoàn tất văn bản, dù có sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến thảo luận * Chuyên gia cao cấp, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương 2 nhiệm kỳ, từ 2006-2015. 66 Các đại biểu dự hội nghị cộng tác viên của Hội đồng năm 2012 trong tập thể Ban Thư ký khoa học, trong cơ quan Văn phòng Hội đồng. Có những văn bản quan trọng, nhiều khi phải trình bày và xin ý kiến đóng góp của Hội đồng tại các phiên họp toàn thể, tham khảo ý kiến đóng góp, nhận xét của các cơ quan hữu quan như Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ... Nội dung các văn bản, đề án, kế hoạch được lãnh đạo Hội đồng phân công chuẩn bị lại thường là những vấn đề lớn, ở tầm vĩ mô, có tính chiến lược, đòi hỏi người chuẩn bị phải am hiểu chắc chắn về lý luận, nắm vững quan điểm, nguyên tắc của Đảng thể hiện MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) trong Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội và các Nghị quyết Trung ương, đồng thời am hiểu thực tiễn, có năng lực vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn, nhất là tổng kết thực tiễn một cách có lý luận, nghĩa là từ chỗ đứng của lý luận, từ tư duy lý luận mà tổng kết thực tiễn để từ thực tiễn mà kiểm chứng lý luận, phát hiện những vấn đề mới về lý luận từ thực tiễn. Đây là một yêu cầu, đòi hỏi rất cao của Trung ương đối với cơ quan tư vấn lý luận và đội ngũ cán bộ lý luận của Đảng. Tính chất công việc như 67 GS.TS. Hoàng Chí Bảo phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2011-2015 (tháng 10-2011) vậy đòi hỏi người nghiên cứu phải lao động trí tuệ rất căng thẳng, phải đầu tư thời gian và huy động kiến thức (lý luận và thực tiễn) ở tầm hệ thống, tổng hợp và khái quát nhằm đưa lại những luận chứng khoa học có tính mới, có sức thuyết phục, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo cấp cao. Một khó khăn khác mà công việc đòi hỏi chúng tôi phải vượt qua, đó là cách thức, phương pháp và phong cách trình bày các vấn đề lý luận, ở đây là lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo cấp cao. Yêu cầu này nói một cách cụ thể là gì? Đó là không thiên về phong cách hàn lâm mà phải tìm tòi cách diễn đạt, cách thể hiện giản dị, trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết mà vẫn có hàm lượng lý luận cao. Không sa vào cách trình bày công thức kiểu giáo trình, giáo khoa theo phong cách học đường, sách vở, mà phải bám sát những 68 vấn đề cụ thể, thiết thực của đời sống liên quan đến kiến nghị về chính sách, giải pháp nhưng vẫn không để chủ nghĩa kinh nghiệm thông tục, thực dụng chi phối mà vẫn vươn tới được lý luận - một phong cách lý luận đã được “thực tiễn hóa” cũng như một năng lực tư duy thực tiễn - hành động, đã được “lý luận hóa”. Mỗi lần thực hiện nhiệm vụ khoa học như vậy, ví dụ như chuẩn bị bài phát biểu, bài viết để công bố của lãnh đạo cấp cao, của trưởng đoàn đại biểu Đảng ta tại các hội nghị, hội thảo quốc tế hay các sự kiện kỷ niệm quan trọng trong nước (thành lập Đảng 03-02, sinh nhật Bác Hồ 19-5, Quốc khánh 02-9...) là mỗi lần có dịp thử thách, qua đó tự đổi mới chính mình để từng bước tự trưởng thành. Dĩ nhiên là rất khó nhọc, vất vả, nhiều khi lặng lẽ, âm thầm “một mình mình biết, một mình mình hay”. Công việc như thế, không chỉ cần tới lý trí mà còn là cảm xúc, không chỉ là cần mẫn, tận tụy, trách nhiệm mà còn là cảm hứng sáng tạo và nghị lực vươn lên. Mười năm công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương, tôi có dịp tham gia với tư cách thành viên đoàn đại biểu cấp cao của Đảng đi dự các hội thảo quốc tế, trao đổi lý luận giữa Đảng ta với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng Cộng sản Pháp, thăm nước Nga và làm việc với Đảng Cộng sản Liên bang Nga... Tôi cũng có dịp tham gia đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương tại các tỉnh, thành ủy để tổng kết thực tiễn 25 năm, 30 năm đổi mới, tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập (1991-2011), xây dựng các báo cáo tổng kết của Trung ương và chuẩn bị Báo cáo chính trị Đại hội XI (2011) của Đảng. Tôi cũng có vinh dự được dự các buổi làm việc của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Bí thư với Hội đồng Lý luận Trung ương về công tác của Hội đồng, về các MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) văn bản dự thảo chuẩn bị một số nghị quyết Trung ương và Báo cáo chính trị Đại hội Đảng. Đó là những sinh hoạt chính trị, tư tưởng, lý luận, học thuật mà tôi có dịp cảm nhận trực tiếp bầu không khí thảo luận dân chủ, thẳng thắn, thấm nhuần các chuẩn mực văn hóa, cách ứng xử lịch thiệp, thân tình, tôn trọng, tin cậy, thấu tình đạt lý mà các đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (khóa X), Nguyễn Phú Trọng (khóa XI) và các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư như đồng chí 69 Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị,... dành cho giới nghiên cứu lý luận, cho Hội đồng Lý luận Trung ương, trong đó có bản thân tôi. Đây là một kỷ niệm đẹp trong những năm tháng tôi công tác tại Hội đồng. Mười năm sống và làm việc ở Hội đồng Lý luận Trung ương là biết bao Mười năm sống và làm việc ở Hội đồng Lý luận Trung ương là biết bao những công việc đã làm, những mối quan hệ, những sự kiện và những con người đã tiếp xúc, những thuận lợi và những khó khăn đã từng nếm trải, đan xen bao kỷ niệm vui buồn. Niềm vui đọng lại. Nỗi buồn thoáng qua. Nghĩ lại và nhớ lại, mới thấy những gì mỗi chúng ta làm được còn là nhỏ bé và rất đỗi khiêm nhường so với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã làm nên dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hơn ba thập kỷ đổi mới vừa qua. Đại hội XIII nêu cao khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện hoài bão, tâm nguyện của Bác Hồ, cũng là ước vọng của toàn dân, đất nước giàu mạnh, dân tộc cường thịnh và trường tồn để người dân có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Chúng ta đặt kỳ vọng với tất cả niềm tin yêu vào lớp trẻ, thế hệ sinh ra và lớn lên trong đổi mới. Họ là con đẻ của thời đại đổi mới, họ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của lớp cha anh mình, làm rạng rỡ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Dân tộc anh hùng - Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận, là động lực tinh thần mãnh liệt cho mỗi chúng ta trong cuộc sống lao động và cống hiến. 70 DẤU ẤN VÀ KỲ VỌNG • PGS.TS. PHAN XUÂN BIÊN* Vinh dự được tham gia Hội đồng Lý luận Trung ương từ nhiệm kỳ thứ hai (2001-2006) đến nay, tôi nhận thấy: Hội đồng ngày càng thực hiện “đúng vai, thuộc bài” theo như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực sự là một tổ chức nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo từng nhiệm kỳ, bám sát Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, động thái vận hành của đất nước, Hội đồng Lý luận Trung ương đã có nhiều báo cáo tư vấn về lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Hội đồng là đầu mối thực hiện tích cực tổng kết quá trình đổi mới của đất nước, quá trình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và soạn thảo văn kiện các kỳ đại hội Đảng PGS.TS. Phan Xuân Biên toàn quốc. Thực hiện được chức năng và nhiệm vụ quan trọng trên đây là MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) do Hội đồng Lý luận Trung ương ngày càng có nhiều nỗ lực trên mọi phương diện, trong đó nổi trội là đã quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác lý luận, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cốt lõi là nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Bác Hồ đã chỉ rõ “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. “Lý luận là đem thực tế trong * Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương 4 nhiệm kỳ, từ 2001-2021. 71 lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận”. Từ nhiệm kỳ thứ ba (2006-2011) đến nhiệm kỳ thứ năm (2016-2021), Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ trì nghiên cứu 3 Chương trình khoa học lý luận chính trị, mã số KX.04 với khoảng 100 đề tài vừa mang tính chất nghiên cứu lý luận cơ bản, vừa nghiên cứu tổng kết thực tiễn những vấn đề lý luận chính trị liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng. Đồng thời, hằng năm, theo từng nhiệm kỳ, Hội đồng đã thực hiện khảo sát thực tiễn để tổng kết việc thực thi đường lối, chính sách, đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách. Đặc biệt, Hội đồng là cơ quan chủ lực tham gia tổng kết những vấn đề thuộc về đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam thể hiện trong Cương lĩnh, trong sự nghiệp đổi mới... Tôi nghĩ rằng, kết quả trên đây là thành tựu quan trọng nhất của Hội đồng Lý luận Trung ương trong 25 năm hình thành và phát triển, từ đó vị thế của Hội đồng Lý luận Trung ương ngày càng được nâng cao. Công việc trên đây hẳn rằng sẽ được tiếp tục ở tầm cao hơn, hiệu quả hơn. Bác Hồ đã dạy rằng “Thực hành, hiểu biết. Lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng. Và nội dung của thực hành và hiểu biết lần sau cao hơn lần trước. Đó là nội dung vấn đề hiểu biết trong duy vật biện chứng. Đó là quan điểm biết và làm thống nhất của duy vật biện chứng”. Sắp tới, Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ triển khai thực hiện hệ thống đề tài của Chương trình KX.04 nhiệm kỳ mới, song không thể lặp lại những vấn đề đã được thực hiện mà cần phải nâng cao chất lượng ở tầm tổng kết lý luận sau 4 kỳ thực hiện. Qua mấy nhiệm kỳ thực hiện Chương trình KX.04 chúng ta chỉ mới dừng lại “quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn”. Rõ hơn so với nhận thức trước đây, chưa phải đã rõ hẳn, nên nhận thức đầy đủ, rõ ràng trên cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn còn là nhiệm vụ nặng nề của công tác nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng ta. Sắp tới, Hội đồng Lý luận Trung ương lại đóng vai trò nòng cốt để tổng kết 40 năm đổi mới, 50 năm thống nhất đất nước, 40 năm thực hiện Cương lĩnh, Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước không phải để rút ra kết luận trong những thời gian lịch sử ấy chúng ta đã đạt được thành tựu như thế nào, mà quan trọng hơn là tổng kết ở tầm lý luận chính trị. Kết hợp với 72 kết quả mới, ở tầm cao hơn về công tác nghiên cứu lý luận cơ bản trước hết thông qua chương trình nghiên cứu lý luận chính trị của Hội đồng để “sớm kết luận những vấn đề lý luận đã chín, đã rõ, phát triển, hoàn thiện đường lối, chủ trương xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” như Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu, hệ thống được những vấn đề lý luận về con đường phát triển đất nước ta qua những mốc son lịch sử đó như thế nào? Chúng ta đã đúc kết được 8 “đặc trưng” của xã hội xã hội chủ nghĩa mà ta xây dựng Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011); Xác định được 8 mối quan hệ lớn cần phải giải quyết trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước1 được Đại hội XII và Đại hội XIII bổ sung thành 10 mối quan hệ lớn phản ánh mối quan hệ biện chứng của quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, cũng đã có những kết luận mang tầm lý luận đúng đắn về những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển như mô hình kinh tế tổng thể của đất nước, về mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, về các trụ cột phát triển bền vững, về động lực phát triển đất nước; mục tiêu phát triển theo những cột mốc lịch sử dân tộc, những bài học mà Đại hội XIII vừa nêu ra... Trên cơ sở đó, sắp tới cần xây dựng, xác định mô hình tổng thể chung với một hệ thống cấu trúc chặt chẽ, gồm các thành tố có mối quan hệ biện chứng cả về lý luận và thực tiễn, đánh dấu mốc son mới về phát triển lý luận chính trị của Đảng ta. Việc tập hợp đội ngũ làm công tác lý luận có tâm huyết và trí tuệ là hết sức cần thiết, đặc biệt phải có cơ chế hoạt động để phát huy thực sự dân chủ nhằm kết tinh được ý chí, khát vọng về độc lập dân tộc, thống nhất non sông, xây dựng đất nước cường thịnh... vốn có trong giới trí thức làm công tác lý luận chính trị. Tư duy giáo điều, cực đoan, bảo thủ, áp đặt, học phiệt, quan trường, phi biện chứng, hữu khuynh, MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) “tả” khuynh... đều là những yếu tố triệt tiêu nhiệt huyết sáng tạo và trí tuệ. 20 năm gắn bó với Hội đồng Lý luận Trung ương với biết bao công việc cụ thể đã trải nghiệm là một quá khứ dù là thế tục song rất đậm chất thiêng. Càng trân quý những thành quả đạt được trong thời gian qua, càng kỳ vọng, tin tưởng ở bước đường mới với thành tựu mới, tầm vóc mới của Hội đồng Lý luận Trung ương. 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.26-27. 73 THỰC TIỄN CAO HƠN LÝ LUẬN • PGS.TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN* Tôi tham gia Hội đồng Lý luận Trung ương từ khóa đầu. Tạo nên ấn tượng sâu sắc với tôi là bàn về những vấn đề trọng đại của Đảng, của đất nước nhưng không khí thảo luận, tranh luận rất sôi nổi. Tự do tư tưởng được phát huy, tinh thần dân chủ trong khoa học được khuyến khích, nhiều đề xuất lý luận có giá trị được mạnh dạn nêu ra thật bổ ích. Đương nhiên không phải vấn đề nào cũng tìm được câu trả lời trọn vẹn. Có những vấn đề thuần túy lý luận mà thực tiễn chưa xuất hiện những tiền đề để giải đáp. Ví dụ: vấn đề xác định tiêu chí kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Có những tính quy luật phổ biến mà ở nước ta có những biểu hiện đặc thù của nó (quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng). Ở nước ta, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để PGS.TS. Nguyễn Quang Điển chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu là động lực để phát triển, chứ không phải là đấu tranh giai cấp... Bài học là nghiên cứu lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, chứ không dùng lý luận * Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương 3 nhiệm kỳ, từ 1996-2010. 74 sẵn có để áp dụng, vận dụng máy móc vào thực tiễn theo kiểu gọt chân cho vừa giày được. Tôi nhớ, có lần Hội đồng Lý luận Trung ương thảo luận vấn đề có cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân không, có kết nạp những người làm kinh tế tư nhân vào Đảng không? Ý kiến thảo luận, tranh luận khá sôi nổi. Có đồng chí cho rằng: Đảng nêu mục tiêu dân giàu, nước mạnh,... khuyến khích làm giàu trong khuôn khổ pháp luật. Đảng kêu gọi người dân làm giàu, đảng viên cũng là người dân, hơn nữa là người dân tiên phong, giác ngộ nhất không lẽ kêu gọi mọi người, còn mình đứng ngoài? Có ý kiến phản bác: kinh tế tư nhân là có bóc lột. Điều lệ Đảng quy định: đảng viên là người lao động, không bóc lột. Đảng viên làm kinh tế tư nhân là vi phạm Điều lệ Đảng. Lại tranh luận: thế nào là bóc lột, doanh nghiệp tư nhân thuê mướn bao nhiêu lao động trở lên mới là bóc lột, khái niệm bóc lột trong nền kinh tế tri thức là như thế nào?... Từ lý luận đẻ ra lý luận và tranh luận quanh nó sẽ dẫn đến bế tắc. Hội đồng chưa có kết luận mà tổ chức nhiều đoàn khảo sát thực tế. Tôi tham gia đoàn khảo sát thực tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn thật phong phú. Có những doanh nghiệp từ hộ cá thể đi lên, thuê thêm nhân công, xí nghiệp như một gia đình, chủ thợ cùng làm. Có xí nghiệp, quy mô cỡ tiểu chủ, chỉ 5 - 7 công nhân nhưng lương bổng, điều kiện làm việc, mức sống,... rất cơ cực. Có xí nghiệp tư nhân lớn, có thành lập chi bộ nhưng đảng viên là bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí,... chỉ làm bảo vệ, coi kho không thể và không được tham gia hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thậm chí cũng không lập được công đoàn cơ sở,... Không thể kể hết tính đa dạng của các thành phần kinh tế tư nhân đang hình thành và phân hóa. Với những câu hỏi do đoàn đặt ra, lãnh đạo Đảng ở địa phương cũng MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) phân vân. Có kết nạp những người làm kinh tế tư nhân vào Đảng không, câu trả lời của đoàn khảo sát là đảng bộ cơ sở phải xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định, chứ không thể có quy định chung được. Đó là một vấn đề “nhỏ” trong nhiều vấn đề mà Hội đồng thảo luận. Còn vấn đề lớn là làm rõ về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì không thể có câu trả lời ngay được mà chỉ có thể làm sáng tỏ dần. 75 Chúng ta đã có những bài học - tiếc thay là những bài học đau xót về vấn đề này. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học nói rằng đây là khoa học dự báo về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. C. Mác có nói về chính trị, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chính quyền không có gì khác là chuyên chính vô sản. Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” có viết về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, trong đó giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội, phải cải tạo kinh tế còn hai thành phần chủ đạo là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, xóa bỏ kinh tế hàng hóa, phân phối theo lao động,... Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công, có lý do là tình thế ngặt nghèo thù trong, giặc ngoài, V.I. Lênin thực thi chính sách “chủ nghĩa cộng sản thời chiến”. Nội chiến kết thúc, nước Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. V.I. Lênin nhận ra rằng chính sách “chủ nghĩa cộng sản thời chiến” đã hoàn thành sứ mệnh của mình, do kéo dài nên gây nhiều hậu quả tiêu cực. Từ thực tiễn, Người dũng cảm thừa nhận “cuộc sống đã chỉ ra sai lầm của chúng ta” và thay chính sách “trưng thu lương thực” bằng chính sách “thuế lương thực”, thay chính sách “chủ nghĩa cộng sản thời chiến” bằng chính sách “kinh tế mới”, thừa nhận và khuyến khích kinh tế nhiều thành phần, kinh tế hàng hóa,... và nêu rõ đây không phải là giải pháp tình thế, mà là một nhịp cầu trong nhiều nhịp cầu tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi V.I. Lênin mất, những người lãnh đạo tiếp nối của Liên Xô đã từ bỏ chính sách “kinh tế mới”, áp dụng triệt để chủ trương xóa bỏ kinh tế tư nhân, xóa bỏ kinh tế hàng hóa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đành rằng chủ trương này giúp Liên Xô thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thành công, giúp Liên Xô có sức mạnh công nghiệp và quốc phòng để chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai và khôi phục kinh tế những năm sau đó, nhưng đến thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ trước, nền kinh tế của Liên Xô bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài. Đổi mới hay cải tổ là tất yếu nhưng thay vì giữ ổn định chính trị để đổi mới kinh tế, họ lại chủ trương “dân chủ hóa”, “công khai hóa”, chấp nhận đa đảng, phủ nhận quá khứ, trực tiếp tấn công vào Đảng Cộng sản, dẫn đến khủng hoảng chính trị, kéo theo là sự sụp 76 đổ của Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu... Đã có thời gian chúng ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cả những người sản xuất nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới mà trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,... 35 năm qua, với đường lối đổi mới đó, đất nước ta giữ ổn định về chính trị, nền kinh tế phát triển nhanh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đưa đất nước phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bài học lớn ở đây là không được bám lấy tư duy cũ xơ cứng, không giáo điều, máy móc mà phải luôn xuất phát từ cuộc sống, giải đáp đúng và trúng những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Không có và không thể có một mô hình chủ nghĩa xã hội cho tất cả các nước, không có và không thể có một con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà các nước đều phải đi theo. Cho nên, với câu hỏi lớn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta không phải do những nhà lý luận hàn lâm trong phòng nghĩ ra mà chỉ có thể sáng tỏ từ trong thực tiễn cuộc sống. V.I. Lênin là nhà lý luận thiên tài nhưng Người rất thích câu nói của nhà thơ Đức Gớtthơ vĩ đại: “Bạn ơi, lý luận thì màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Tôi mong rằng công tác lý luận của chúng ta coi trọng tổng MỘT BƯỚC TIẾN MỚI (nhiệm kỳ 2006-2010) kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, xu thế mới từ cuộc sống để khái quát thành lý luận, phát triển lý luận, góp phần giải đáp những vấn đề do đất nước đang đặt ra. 77 MỘT SỐ KỶ NIỆM VỚI HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG • PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẠO* Có lẽ do duyên phận mà tôi lại có nhiều gắn bó với Hội đồng Lý luận Trung ương trong suốt 25 năm qua từ khi Hội đồng ra đời đến nay, từ người được tham gia vào một số công việc của Hội đồng, rồi trở thành Thành viên Hội đồng, đến là Phó Chủ tịch chuyên trách của Hội đồng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Hội đồng Lý luận Trung ương (1996-2000), khi làm thư ký giúp việc cho đồng chí Thường trực Bộ Chính trị, tôi cũng có cơ hội, điều kiện biết được tình hình hoạt động của Hội đồng qua các kênh thông tin chính thức. Đồng thời, là giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng do đồng chí Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội đồng làm Giám đốc, mấy năm đầu lại cũng còn “chân trong, chân ngoài”, làm việc ở Văn phòng Trung ương Đảng nhưng vẫn thuộc biên chế của Học viện. Một lần, tôi sang chỗ anh Tiến (thư ký của bác Bình) chơi, gặp bác Bình. Khi ấy, Hội đồng Lý luận Trung ương đang chuẩn bị triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học của nhiệm kỳ 1996-2000. Bác hỏi tôi có thể tham gia nghiên cứu gì trong Chương trình của Hội đồng không. Lúc đó, thấy Hội đồng toàn những “cây đa, cây đề” nên tôi cũng sợ. Sợ mình không làm được nên tôi nói với bác Bình tôi không dám đăng ký tham gia, nhưng xin bác giới thiệu tôi với một anh nào đó để được tham gia vào đề tài mà anh ấy làm chủ nhiệm, hoặc bác cho tôi tham gia bộ phận giúp việc của Chương trình để học hỏi và nắm được kết quả nghiên cứu của Chương trình. Thế là bác đưa tôi vào làm thư ký Chương trình do GS. Lương Xuân Quỳ, Hiệu trưởng * Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021. 78