🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hỏi – Đáp Về Luật Nghĩa Vụ Quân Sự Năm 2015
Ebooks
Nhóm Zalo
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên của nước ta đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 15‐4‐1960, sau đó, Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1962, 1965; Luật này đã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kỳ cả nước đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ cách mạng; xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước.
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 30‐12‐1981 thay thế Luật nghĩa vụ quân sự năm 1960 sửa đổi, bổ sung năm 1962, 1965. Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được sửa đổi, bổ sung ba lần vào các năm 1990, 1994, 2005. Sau nhiều năm thực hiện, Luật nghĩa vụ quân sự này đã đi vào cuộc sống của Nhân dân, là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện để Nhân dân làm tròn nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội chính
quy, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tại kỳ họp
5
thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 (Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015) thay thế cho Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1994, 2005.
Với mục đích tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân những nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ‐ Sự thật xuất bản cuốn sách: Hỏi - đáp về Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 12 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
6
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Câu hỏi 1: Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? và quy định những nội dung gì?
Trả lời:
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19‐6‐2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01‐ 01‐2016 (Luật số 78/2015/QH13).
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nghĩa vụ quân sự.
Luật nghĩa vụ quân sự ngày 30‐12‐1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự ngày 21‐12‐ 1990 (Luật số 46‐LCT/HĐNN8); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự ngày 22‐6‐1994 (Luật số 35‐L/CTN) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự ngày 14‐6‐2005 (Luật số 43/2005/QH11) (sau đây gọi tắt là Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 được
7
sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994, 2005) hết hiệu lực kể từ ngày Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Câu hỏi 2: Thế nào là nghĩa vụ quân sự?
Trả lời:
Điều 45 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Quy định trên khẳng định mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Quân đội là lực lượng được giao quản lý các loại vũ khı́, trang bị kỹ thuật quân sự và có chức năng tieቷn hành các hoạt động quân sự đeቻ bảo vệ Toቻ quoቷc. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến và phòng thủ đất nước, quân đội phải được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh và các đơn vị quân đội phải được bố trí chiến lược trên các vùng, miền của đất nước. Do đó, việc tuyển chọn, huaቷn luyện quân sự phải do các đơn vi quân đo ̣ ̣̂i tổ chức thự c hiện phù hợp với yêu cầu xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Việc phục vụ tại ngũ trong quân đội là lao động đặc biệt, đòi hỏi công dân phải chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, cần phải có chính sách thỏa đáng đối với công dân phục vụ tại ngũ trong quân đội.
8
Như vậy, thự c hiện nghı̃a vụ quân sự là phục vụ trong Quân đội nhân dân, bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Đeቻ bảo đảm thoቷng nhaቷt về nhận thức trong thự c hiện nghı̃a vụ quân sự , khoản 1 Điều 4 Luật nghı̃a vụ quân sự năm 2015 đã quy đinh cụ thể về kha ̣ ́i niệm nghı̃a vụ quân sự : “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân”. Đồng thời, Luật cũng được bổ sung nội dung quy định mang tính nguyên tắc về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại khoản 2 Điều 4: “Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này”.
Câu hỏi 3: Đối với công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, phục vụ trên tàu kiểm ngư,… có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình hay không?
Trả lời:
Khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định việc công nhận một số đối tượng được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cụ thể như sau:
9
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
‐ Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
‐ Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
‐ Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
‐ Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế ‐ quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
‐ Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Như vậy, theo quy định trên, đối tượng công dân tham gia các hoạt động khác ngoài các trường hợp nêu trên đây không được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. Bởi lẽ, nghĩa vụ quân sự là nghı̃a vụ vẻ vang của công dân đã đượ c quy định trong Hieቷn pháp
năm 2013. Việc quy đinh nghı ̣ ̃a vụ dân sự thay theቷ như nghĩa
10
vụ đóng tiền hoặc nghĩa vụ lao động công ı́ch1 là không có cơ sở chı́nh tri, pha ̣ ́p lý và thự c tieችn, đồng thời làm mất ý nghĩa thiêng liêng của nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 4: Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 5 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 5: Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân của công dân nam và công dân nữ được quy định khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Do tính tới đặc thù về giới và tính chất của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, việc quy định nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân của công dân nam và công dân nữ được quy định khác nhau.
Theo quy định tại Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. ___________
1. Nghi quye ̣ ቷt soቷ 1014/2006/NQ‐UBTVQH11 ngày 05‐4‐2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội veቹ việc chaቷm dứt hiệu lự c của Pháp lệnh nghı̃a vụ lao động công ı́ch.
11
Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Như vậy, quy đinh nghı ̣ ̃a vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân là baቿt buộc đoቷi với công dân nam; đoቷi với công dân nữ thı̀ chı̉ quy đinh ne ̣ ቷu tự nguyện và quân đội có nhu caቹu thı̀ đượ c phục vụ tại ngũ. Quy định như trên vừa phù hợp với quy đinh cu ̣ ̉a khoản 1 Điều 26 Hiến pháp năm 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt”, vừa phù hợp với đặc đieቻm tâm sinh lý và vai trò của người phụ nữ ở hậu phương, hơn nữa, vaቷn đeቹ này đã đượ c thự c hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981, được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994, 2005, oቻn đinh va ̣ ̀ phù hợp với thự c tieችn.
Câu hỏi 6: Người đồng tính có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Đoቷi với người đoቹng tı́nh là công dân Việt Nam neቷu có đủ đieቹu kiện, tiêu chuaቻn theo quy đinh thı ̣ ̀ vaችn phải thự c hiện nghĩa vụ quân sự bı̀nh đaኃng như công dân khác theo quy đinh ̣ tại khoản 2 Điều 45 Hiến pháp năm 2013: "Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân".
Câu hỏi 7: Các đối tượng nào có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự
12
năm 2015, công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ; b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị.
Câu hỏi 8: Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào? Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm trong trường hợp nào?
Trả lời:
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển (điểm 5 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (điểm 6 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Theo Điều 8 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Phó trung đội trưởng và tương đương;
13
b) Tiểu đội trưởng và tương đương;
c) Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
d) Chiến sĩ.
2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Thượng sĩ;
b) Trung sĩ;
c) Hạ sĩ;
d) Binh nhất;
đ) Binh nhì.
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Câu hỏi 9: Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 9 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau: 1. Về quyền: Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm
14
chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
2. Về nghĩa vụ: Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ: a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
c) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Câu hỏi 10: Liên quan đến thực hiện nghĩa vụ quân sự, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 nghiêm cấm những hành vi nào?
Trả lời:
Theo Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Nhà nước ta nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
15
‐ Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
‐ Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. ‐ Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. ‐ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
‐ Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật. ‐ Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
16
II. ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ CÔNG DÂN TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Câu hỏi 11: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 11 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
3. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4. Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.
17
Câu hỏi 12: Con trai bà H là anh T, năm nay 17 tuổi. Vậy, anh T có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: ‐ Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
‐ Công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân. Như vậy, nếu con trai bà H đã đủ 17 tuổi thì mới thuộc đối tượng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Về nguyên tắc, đủ tuổi được hiểu là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm; đủ 17 tuổi có nghĩa là tròn 17 tuổi, ví dụ: sinh ngày 01‐ 01‐1998 thì ngày 01‐01‐2015 mới là đủ 17 tuổi.
Câu hỏi 13: Nguyễn Văn A, 18 tuổi đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nhiều lần có hành vi trộm cắp tài sản của công dân. Nguyễn Văn A có ý định đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự để trốn tránh việc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Vậy, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
‐ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành
18
hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; ‐ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; ‐ Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, trong trường hợp này, Nguyễn Văn A không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 14: Anh T bị mù một bên mắt. Vậy, anh T có thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Anh T là người khuyết tật1, thuộc dạng khuyết tật thị giác. Do vậy, anh T được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 15: Công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại cơ quan nào?
Trả lời:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, theo quy định ___________
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (TG).
19
tại Điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định, công dân cư trú tại địa phương thì đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức thì đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Câu hỏi 16: Thời gian ra lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự là tháng nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tháng Một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tháng Tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân thuộc đối tượng nêu trên để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
20
Câu hỏi 17: Con trai ông X có lệnh gọi của Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, nhưng con trai ông X hiện đang đi làm ăn ở xa. Vậy, ông X có thể thay con trai mình đi đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Việc quy định công dân phải trự c tieቷp đeቷn đăng ký nghı̃a vụ quân sự laቹn đaቹu là baቿt buộc đeቻ cơ quan chức năng naቿm đượ c các thông tin veቹ lý lịch, theቻ trạng sức khỏe của đoቷi tượ ng đăng ký và cũng là yêu caቹu đeቻ bản thân công dân thaቷy rõ trách nhiệm của mı̀nh trong nhiệm vụ bảo vệ Toቻ quoቷc.
Vậy, con trai ông X phải trực tiếp đi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 18: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe... thì có phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi
21
thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 19: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập thì có phải chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến nơi cư trú mới, nơi làm việc, học tập mới hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học, phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
22
Câu hỏi 20: Anh Lò Văn C đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy quân sự xã B, sắp tới anh C có kế hoạch vào Tây Nguyên nửa năm để giúp anh trai mình làm rẫy. Vậy, anh C có phải đến Ban Chỉ huy quân sự xã B để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
Như vậy, vì anh C đi khỏi nơi cư trú khoảng nửa năm nên anh C phải đến Ban Chỉ huy quân sự xã B để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng.
Câu hỏi 21: Đối tượng đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gồm những người nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 18 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, đối tượng đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm: 1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ thuộc các trường hợp sau đây: Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự 23
có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
3. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ;
b) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển;
c) Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Câu hỏi 22: Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 19 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
‐ Chết;
‐ Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
‐ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
‐ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
‐ Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. ‐ Bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật;
24
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.
Câu hỏi 23: Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?
Trả lời:
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 20 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
1. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, quy định hệ thống mẫu biểu đăng ký nghĩa vụ quân sự, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra việc đăng ký nghĩa vụ quân sự; quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
25
4. Cơ quan quân sự cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự và cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. 5. Cơ quan công an cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
a) Kịp thời thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp nơi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đang cư trú về việc họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp thay đổi về nơi thường trú, tạm vắng, tạm trú, lưu trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự để quản lý việc đăng ký nghĩa vụ quân sự;
c) Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương và cơ quan liên quan khác kiểm tra, xử lý những người vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
6. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
26
III. PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ
A. PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ
Câu hỏi 24: Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển (điểm 5 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện quân sự, kỹ thuật, chiến thuật, giáo dục chính trị, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu của quân nhân, kỹ năng khai thác và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghı̃a trong tı̀nh hı̀nh mới; đoቹng thời nâng cao chaቷt lượng lự c lượng dự bị động viên, góp phaቹn xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở và giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện nâng cao chất lượng quân nhân dự bị, khoản 1 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
27
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ (khoản 3 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Câu hỏi 25: Việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được thực hiện trong trường hợp nào? Thời hạn kéo dài tối đa là bao lâu?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
‐ Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
‐ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Câu hỏi 26: Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 22 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
28
Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
Câu hỏi 27: Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, Nhà nước ta có chính sách như thế nào?
Trả lời:
Việc sử dụng nguồn nhân lự c có trı̀nh độ chuyên môn, kỹ thuật đã đượ c đào tạo trước khi nhập ngũ trong lự c lượng vũ trang là một chı́nh sách đúng đaቿn nhaኁm khuyeቷn khı́ch, thu hút thanh niên có trı̀nh độ chuyên môn cao phục vụ trong Quân đội nhân dân đang từng bước đượ c hiện đại hóa, vừa tieቷt kiệm đào tạo trong quân đội. Đeቻ tránh lãng phí nguồn nhân lực cao của xã hội, Nhà nước ta đã quy định việc sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau (Điều 23 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015):
‐ Hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
‐ Hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật.
29
B. PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ
Câu hỏi 28: Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?
Trả lời:
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (điểm 6 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Theo quy định tại Điều 24 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một bao gồm: a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu; c) Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên;
d) Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;
đ) Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc; e) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực hoặc đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;
g) Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;
30
h) Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
2. Binh sĩ dự bị hạng hai:
a) Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng;
b) Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 24 Luật nghĩa vụ quân nhân năm 2015 đã thôi việc;
c) Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng;
d) Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Câu hỏi 29: Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 25 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
‐ Công dân nam đến hết 45 tuổi;
‐ Công dân nữ đến hết 40 tuổi.
Câu hỏi 30: Nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 26 Luật nghĩa vụ quân sự 31
năm 2015, tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hai nhóm như sau:
‐ Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;
‐ Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
Câu hỏi 31: Việc tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 27 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như sau:
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
a) Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;
c) Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan, binh sĩ
32
dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày; trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không quá 12 tháng.
2. Việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định.
Câu hỏi 32: Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập có được kiểm tra sức khỏe hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 28 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập được kiểm tra sức khỏe.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng y tế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
Câu hỏi 33: Nếu hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị chưa hết tuổi phục vụ trong ngạch dự bị nhưng không còn đủ sức khỏe để phục vụ trong ngạch dự bị thì có được rút khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân hay không?
Trả lời:
Giải ngạch dự bị là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân (điểm 7 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
33
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
34
IV. NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ TRONG THỜI BÌNH
A. GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ
Câu hỏi 34: Công dân bao nhiểu tuổi thì được gọi nhập ngũ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994, 2005) quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên tham gia thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thấp. Vì phần lớn công dân khi hoàn thành chương trình đại học đã bước vào tuổi 25, có một số ngành học khi hoàn thành chương trình đại học thì công dân đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. Mặt khác, số công dân đã hoàn thành chương trình đại học hệ chính quy nhưng không thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ (do hết độ tuổi), thì lại được Nhà nước ưu tiên cho tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ
35
phục vụ tại ngũ để học tập. Trong khi đó, những công dân không có điều kiện hoặc chưa có điều kiện để tham gia học tập chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngay từ khi đủ 18 tuổi lại phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ đã phần nào tạo ra sự không công bằng giữa các công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã có quy định bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ để học chương trình đào tạo đại học, cao đẳng.
Câu hỏi 35: Công dân được gọi nhập ngũ cần có các tiêu chuẩn như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
Câu hỏi 36: Công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì cần có các tiêu chuẩn như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật nghĩa vụ quân
36
sự năm 2015 và Điều 7 Luật Công an nhân dân năm 2014, công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an.
Câu hỏi 37: Anh Nguyễn Tiến H (17 tuổi) đang học chương trình đào tạo y sĩ đa khoa tại một trường cao đẳng nghề thuộc Bộ Quốc phòng. Vậy, anh Nguyễn Tiến H có được công nhận là binh sĩ tại ngũ hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 32 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đang học tập tại nhà trường quân đội thì được công nhận là binh sĩ tại ngũ.
Như vậy, hiện nay anh Nguyễn Tiến H 17 tuổi, đang học tập tại một trường quân đội, nếu anh Nguyễn Tiến H có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân và có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì sẽ được công nhận là binh sĩ tại ngũ.
Câu hỏi 38: Việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được tổ chức mấy lần trong một năm và vào thời điểm nào?
Trả lời:
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung 37
các năm 1990, 1994, 2005) chưa quy đinh đầy đu ̣ ̉ veቹ thời đieቻm gọi công dân nhập ngũ, daችn đeቷn công dân không xác đinh đươ ̣ ̣ c thời đieቻm gọi nhập ngũ nên không chủ động saቿp xeቷp đượ c thời gian học tập, lao động. Do đó, đã làm ảnh hưởng đeቷn việc thự c hiện nghı̃a vụ quân sự phục vụ tại ngũ
và học tập, lao động của công dân; trong nhieቹu trường hợp còn làm ảnh hưởng đeቷn chı̉ tiêu giao quân của các đia ̣ phương. Vı̀ vậy, đeቻ bảo đảm cho công dân chủ động chuaቻn bị thự c hiện nghı̃a vụ phục vụ tại ngũ; đoቹng thời, tạo đieቹu kiện cho đia phương trong xa ̣ ̂y dựng, thự c hiện keቷ hoạch gọi công dân nhập ngũ haኁng năm, Đieቹu 33 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định cụ thể thời điểm gọi công dân nhập ngũ như sau:
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Câu hỏi 39: Thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 34 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, thẩm quyền
38
quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như sau: ‐ Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
‐ Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.
‐ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện.
‐ Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo
39
tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
‐ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
‐ Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày.
Câu hỏi 40: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 35 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như sau:
‐ Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân bảo đảm dân chủ,
40
công bằng, công khai, đủ số lượng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian theo quy định của pháp luật; bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có mặt đúng thời gian, địa điểm.
‐ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức giao công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho các đơn vị nhận quân và tổ chức lễ giao nhận quân theo đúng quy định.
‐ Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm công khai số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức.
‐ Đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
‐ Công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh; trường hợp có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập và báo cáo Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp huyện.
41
Câu hỏi 41: Theo quy định của pháp luật, các địa phương đều có thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Vậy, Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp ở địa phương gồm những thành phần nào và thực hiện những nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Theo quy định tại các điều từ Điều 36 đến Điều 39 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, thì thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng quân sự các cấp ở địa phương được quy định như sau:
1. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện:
a) Thành phần Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm (điểm a khoản 2 Điều 36 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015):
‐ Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
‐ Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy Trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện; ‐ Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
‐ Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc
42
Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện:
‐ Nhiệm vụ của Hội đồng quân sự cấp tỉnh (Điều 37 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015):
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ, kế hoạch tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và thực hiện các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
+ Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
‐ Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện (Điều 38 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015):
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã.
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công 43
dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức bàn giao công dân được gọi nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho các đơn vị quân đội, cảnh sát biển và công an; tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
+ Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Đối với cấp xã
a) Thành phần Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm (điểm b khoản 2 Điều 36 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015): ‐ Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
‐ Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy Trưởng Ban chỉ huy quân sự;
‐ Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
‐ Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp ‐ hộ tịch,
44
tài chính ‐ kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã (Điều 39 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015):
‐ Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe.
‐ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
‐ Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
‐ Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
‐ Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu
45
quyết tán thành (khoản 3 Điều 36 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Câu hỏi 42: Lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao đến cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe bao nhiêu ngày?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
Câu hỏi 43: Thời gian khám sức khỏe công dân trong diện gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Trả lời:
Để tạo thuận lợi cho công dân chủ động thực hiện khi có lệnh gọi khám sức khỏe, đồng thời phải bảo đảm quỹ thời gian để thực hiện quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ phù hợp với thực tế, bảo đảm chất lượng và khả thi, khoản 4 Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
46
Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Câu hỏi 44: Kết quả khám sức khỏe công dân trong diện gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có được công bố công khai hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, kết quả phân loại sức khỏe công dân trong diện gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân cư trú, cơ quan, tổ chức nơi công dân làm việc, học tập trong thời hạn 20 ngày.
B. TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ
Câu hỏi 45: Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ được thực hiện đối với những đối tượng nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến
47
tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế ‐ xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế ‐ xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994, 2005) quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với đối tượng là học sinh,
48
sinh viên còn quá rộng, làm ảnh hưởng đeቷn chaቷt lượng xây dựng quân đội.
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu học tập của công dân, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân phát triển rất đa dạng, với nhiều loại hình đào tạo; nhiều ngành, nghề đào tạo chỉ thực hiện xét tuyển (không thi tuyển), số lượng công dân tham gia học tập ngày càng tăng. Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung hai năm 1990, 1994, 2005) quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi nhập ngũ; việc gọi công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học vào phục vụ tại ngũ trong quân đội không nhiều. Một số công dân đã lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng công dân nhập ngũ.
Ngoài ra, Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994, 2005) quy định đối tượng tạm hoãn đối với công dân: “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu” (điểm g khoản 1 Điều 29) đến nay không phù hợp với sự phát triển của đất nước cần được bãi bỏ.
Vı̀ vậy, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên
49
đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân: “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đaቹu”; quy đinh ro ̣ ̃ hơn đoቷi với trường hợp công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ. Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập.
Đồng thời, để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã được boቻ sung quy đinh ta ̣ ̣m hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
Câu hỏi 46: Anh N vừa tốt nghiệp trung học phổ thông và hiện đang theo học tại một trường cao đẳng. Vậy, anh N có được tạm hoãn gọi nhập ngũ hay không?
Trả lời:
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 chỉ quy định tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục
50
nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Như vậy, nếu anh N thuộc đối tượng là sinh viên đang được đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy thì anh N được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Trường hợp anh N thuộc đối tượng là sinh viên đang được đào tạo trình độ cao đẳng nhưng không phải hệ chính quy (ví dụ như hệ đào tạo từ xa, hệ đào tạo tại chức) thì, anh N không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Trong trường hợp này, anh N được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập.
Câu hỏi 47: Pháp luật quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những đối tượng nào?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
51
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế ‐ xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Câu hỏi 48: Anh X là con của thương binh hạng một, theo quy định của pháp luật, anh X thuộc diện miễn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, anh X lại có nguyện vọng được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy, pháp luật quy định về
vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
Câu hỏi 49: Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ có được công khai hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
52
Câu hỏi 50: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ đối với công dân hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân.
Thẩm quyền này thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C. XUẤT NGŨ
Câu hỏi 51: Điều kiện để hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ.
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp sau đây:
‐ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
53
‐ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; ‐ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; ‐ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
‐ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Câu hỏi 52: Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết xuất ngũ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ được quy định tại Điều 44 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau: ‐ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ. ‐ Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
‐ Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ.
‐ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
54
Câu hỏi 53: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi thôi phục vụ tại ngũ; thôi phục vụ trong Công an nhân dân thì phải có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị. Vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ tiếp trong ngạch dự bị hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 45 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 15 ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
55
V. NHẬP NGŨ THEO LỆNH ĐỘNG VIÊN, XUẤT NGŨ KHI BÃI BỎ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ QUỐC PHÒNG
Câu hỏi 54: Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lệnh đình chỉ việc xuất ngũ, nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang nghỉ phép phải trở về đơn vị.
Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.
Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách
56
nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.
Câu hỏi 55: Khi có lệnh bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ do ai quyết định?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 48 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết cụ thể việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
57
VI. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM TRONG VIỆC THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Câu hỏi 56: Công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được hưởng chế độ chính sách như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 49 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.
Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.
Câu hỏi 57: Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Trả lời:
Để khuyến khích thanh niên nhập ngũ và bảo đảm công bằng xã hội trong điều kiện số công dân phục vụ tại ngũ
58
chiếm tỷ lệ nhỏ so với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, khoản 1 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hằng tháng (quy định này nhằm động viên quân nhân ở lại phục vụ trên thời gian hạn đinh la ̣ ̀ phù hợp với thực tế và quy định khi tăng thời hạn phục vụ tại ngũ chung cho các đối tượng là 24 tháng);
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
e) Được ưu đãi về bưu phí;
59
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật; h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật; i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật (quy định nhằm theቻ hiện chı́nh sách ưu tiên đối với công dân được gọi nhập ngũ mà trước đó đã được vay tieቹn của ngân hàng, nhằm giảm bớt khó khăn cho họ trong thời gian phục vụ tại ngũ);
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Câu hỏi 58: Để các hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ yên tâm thực hiện nghĩa vụ quân sự, Nhà nước ta quy định các chế độ, chính sách gì đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:
a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm
60
y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm; b) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
c) Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 59: Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng các chế độ, chính sách gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
c) Được trợ cấp tạo việc làm;
d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ‐ xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước
61
khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định của pháp luật, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Câu hỏi 60: Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có được hưởng chế độ, chính sách gì hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng
62
chiến đấu thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
63
VII. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Câu hỏi 61: Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự. Vậy, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực này?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 55 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
4. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo về nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
5. Tổng kết công tác thi hành pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
64
Câu hỏi 62: Theo quy định của pháp luật, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự theo thẩm quyền. Vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong lĩnh vực này được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 56 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan y tế địa phương phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng để quy định về tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Lao động ‐ Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện chính sách hậu phương quân đội đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ; chính sách dạy nghề, việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý thực hiện đào tạo cán bộ,
65
nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 63: Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 57 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu hỏi 64: Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 58 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
66
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại địa phương.
2. Tổ chức việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công dân nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân và công dân phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại địa phương.
67
VIII. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN
Câu hỏi 65: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 59, Điều 60 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc xử lý vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ bao gồm: a) Khiển trách;
68
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Giáng cấp bậc quân hàm;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thời hạn, trình tự và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
Câu hỏi 66: Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi cố ý không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 316 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 20091, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì phạm tội chống mệnh lệnh, bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
‐ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
+ Lôi kéo người khác phạm tội;
+ Dùng vũ lực;
___________
1. Từ ngày 01‐7‐2016 được thay thế bởi Bộ luật hình sự năm 2015 (BT). 69
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
‐ Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
‐ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Câu hỏi 67: Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý như
thế nào?
Trả lời:
Chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là là hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách qua loa, đại khái; chấp hành mệnh lệnh chậm trễ là việc thực hiện mệnh lệnh muộn hơn so với thời gian quy định; chấp hành mệnh lệnh một cách tùy tiện là hành vi chấp hành mệnh lệnh không đúng với các quy định được nêu tại mệnh lệnh về thời gian, nội dung mệnh lệnh, thể hiện thái độ tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật của người chấp hành mệnh lệnh.
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng thì phạm tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
70
phạt tù từ ba tháng đến ba năm (khoản 1 Điều 317 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm (khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Câu hỏi 68: Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi dùng vũ lực đe dọa đồng đội thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Điều 318 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như sau:
1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:
a) Lôi kéo người khác phạm tội;
b) Dùng vũ lực;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
71
Như vậy, trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi dùng vũ lực đe dọa đồng đội thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Câu hỏi 69: Do mâu thuẫn với Trung đội trưởng V trong huấn luyện, chiến sĩ H đã bắt và trói anh V, đồng thời, có những hành vi xúc phạm danh dự anh V trước đông người gây bức xúc trong đơn vị. Vậy, hành vi của H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Trả lời:
Điều 319 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên như sau:
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung người chỉ huy hay cấp trên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Như vậy, với hành vi trên, H sẽ bị truy cứu trách nhiệm
72
hình sự về tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Câu hỏi 70: Do có tư thù cá nhân từ trước, nên trong quan hệ công tác, Trung đội trưởng T thường xuyên có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của anh M là chiến sĩ thuộc Trung đội mình. Vậy, hành vi của T có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Trả lời:
Hành vi trên của T sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới theo quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
“Điều 320. Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
(Hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự trong một số trường hợp sau đây được coi là nghiêm trọng: ‐ Hành vi xúc phạm thường xuyên, kéo dài;
73
‐ Được người khác can ngăn nhưng không đình chỉ việc xúc phạm;
‐ Nhiều người xúc phạm một người;
‐ Xúc phạm nhiều người;
‐ Xúc phạm có gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người bị xúc phạm;
‐ Xúc phạm bằng các hình thức đê tiện, bỉ ổi thể hiện sự coi thường quá đáng nhân phẩm, danh dự của người bị hại v.v..
Hành vi nhục hình, hành hung làm chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ của người khác đến mức cấu thành tội xâm phạm sức khoẻ của người khác thì người bị phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ tương ứng quy định tại Chương XII "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người" của Bộ luật hình sự mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng quy định tại Điều 319, Điều 320 hoặc Điều 321 Bộ luật hình sự)1.
___________
1. Theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT‐TANDTC‐VKSNDTC‐ BCA‐BTP‐BQP ngày 11‐8‐2003 của Toà án nhân dân tối cao ‐ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ‐ Bộ Công an ‐ Bộ Tư pháp ‐ Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XXIII "Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân" của Bộ luật hình sự năm 1999.
74
Câu hỏi 71: Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có hành vi làm nhục, hành hung, dùng nhục hình đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khác do động cơ cá nhân mà không do quan hệ công tác thì phạm tội gì?
Trả lời:
Hành vi trên của hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục đồng đội (Điều 321 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009), cụ thể như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họ không có quan hệ công tác thuộc trường hợp quy định tại Điều 319 và Điều 320 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiệm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Câu hỏi 72: Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch, thì bị phạm tội đầu hàng địch và bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
75
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Câu hỏi 73: Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì phạm tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh và bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
76
Câu hỏi 74: Người nào bỏ vị trí chiến đấu thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì phạm tội bỏ vị trí chiến đấu và bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Câu hỏi 75: A có hành vi rời bỏ hàng ngũ trong quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Vậy, trong trường hợp này A phạm tội gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì phạm tội đào ngũ, bị phạt
77
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Như vậy, A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi rời bỏ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà còn vi phạm. Coi là đã bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau đây:
‐ Đã bị xử lý bằng một trong các hình thức xử lý theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội về hành vi đào ngũ và chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý. Nếu trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ghi không rõ lý do thì trước khi khởi tố vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành xác minh lý do cụ thể của quyết định kỷ luật. Việc xác minh này phải được lập thành văn bản để làm cơ sở cho việc xem xét truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự;
78