🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hỏi – Đáp Về Di Sản Thế Giới Và Di Sản Thế Giới Tại Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN THU HƯỜNG ThS. BÙI BỘI THU
NGUYỄN MẠNH HÙNG LÂM THỊ HƯƠNG
NGUYỄN THU HƯỜNG NGUYỄN VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 892-2020/CXBIPH/22-295/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4887-QĐ/NXBCTQG, ngày 16/04/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-5564-8.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Thanh HuyÒn
Hái - §¸p vÒ di s¶n thÕ giíi vµ di s¶n thÕ giíi t¹i ViÖt Nam / Thanh HuyÒn. - XuÊt b¶n lÇn thø 2, cã söa ch÷a vµ bæ sung. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2018. - 124tr. ; 21cm
1. Di s¶n thÕ giíi 2. Di s¶n thiªn nhiªn 3. Di s¶n v¨n ho¸ 4. ViÖt Nam 5. S¸ch hái ®¸p
959.7 - dc23
CTM0247p-CIP
THANH HUYEN (Bien so�n)
? �
HOI-flAP
VE DI SAN
A' ?
THEGIOI
VA DI SAN THE Gllil
TAI VIET NAM - -
NHA XUAT BAN CHINH TRl QUOC GIA SlJ THAT Ha Nc)i - 2018
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trên thế giới hiện có khoảng hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ lại mang những vẻ đẹp riêng về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,... trong đó có những vẻ đẹp đã trở thành di sản, được cả nhân loại biết đến và công nhận vì những điểm độc đáo, có một không hai; tính đại diện, đặc trưng tiêu biểu của một thời kỳ, một dân tộc, một vùng đất;... Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản quý báu và có giá trị của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra đời và là cầu nối giúp các di sản này được tôn vinh trên toàn thế giới thông qua một quy trình đánh giá khắt khe dựa trên các tiêu chí mang tính khoa học. Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng di sản thế giới nhiều, đa dạng và cũng là một nước thành viên tham gia, hoạt động tích cực trong Ủy ban.
Với mong muốn giới thiệu đến bạn đọc những thông tin, hiểu biết cơ bản về di sản thế giới nói chung, các di sản thế giới tại Việt Nam nói riêng và các công ước, tổ
5
chức có liên quan, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hỏi - đáp về di sản thế giới và di sản thế giới tại Việt Nam.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 02 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
MỤC LỤC
Trang
Danh sách các di sản thế giới của Việt Nam 14 Hình ảnh các di sản thế giới tại Việt Nam 16 Câu 1: Di sản thế giới là gì? 29 Câu 2: Có bao nhiêu di sản thế giới? 29
Câu 3: Công ước Di sản thế giới ra đời như thế nào? 30
Câu 4: Có mấy loại di sản thế giới? 31 Câu 5: Thế nào là Di sản văn hóa thế giới? 31 Câu 6: Thế nào là Di sản thiên nhiên thế giới? 31 Câu 7: Thế nào là Di sản hỗn hợp thế giới? 32
Câu 8: Thế nào là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới? 32
Câu 9: Các hình thức thể hiện của di sản văn hóa phi vật thể? 34
Câu 10: Việt Nam chính thức tham gia UNESCO năm nào? 34
Câu 11: Việt Nam tham gia Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới khi nào? 35
7
Câu 12: Việt Nam trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới khi nào? 36
Câu 13: Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới? 36
Câu 14: Việt Nam có những di sản thiên nhiên thế giới nào? 37
Câu 15: Việt Nam có những di sản văn hóa thế giới nào? 37
Câu 16: Di sản hỗn hợp thế giới được công nhận đầu tiên của Việt Nam là di sản nào? 37
Câu 17: Việt Nam có những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nào? 38
Câu 18: Việt Nam có những di sản tư liệu thế giới nào? 39
Câu 19: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên khi nào? 39
Câu 20: Những điểm nổi bật của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long? 39
Câu 21: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai khi nào? 42
Câu 22: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên khi nào? 42
Câu 23: Những điểm nổi bật của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng? 43
Câu 24: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai khi nào? 45
8
Câu 25: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào? 46
Câu 26: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế? 47
Câu 27: Khu đền tháp Mỹ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào? 50
Câu 28: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn? 50
Câu 29: Khu phố cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào? 52
Câu 30: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An? 52
Câu 31: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào? 54
Câu 32: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội? 55
Câu 33: Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào? 58
Câu 34: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ? 59
Câu 35: Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Di sản hỗn hợp) vào năm nào? 62
Câu 36: Những điểm nổi bật của Quần thể danh thắng Tràng An? 64
9
Câu 37: Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản phi vật thể khi nào? 66
Câu 38: Giá trị và nét đặc sắc của Nhã nhạc cung đình Huế? 67
Câu 39: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khi nào? 69
Câu 40: Giá trị và điểm nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? 70
Câu 41: Dân ca quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào? 73
Câu 42: Giá trị và điểm nổi bật của Dân ca quan họ Bắc Ninh? 74
Câu 43: Ca trù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại khi nào? 76
Câu 44: Giá trị và nét đặc sắc của nghệ thuật hát Ca trù? 77
Câu 45: Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc ra đời như thế nào? 80
Câu 46: Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào? 81
Câu 47: Các nghi lễ tiêu biểu trong Hội Gióng Đền Phù Đổng và Đền Sóc? 81
10
Câu 48: Hát Xoan được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại khi nào? 84
Câu 49: Giá trị và nét đặc sắc của Hát Xoan (Phú Thọ)? 85
Câu 50: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ra đời như thế nào? 87
Câu 51: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào? 87
Câu 52: Giá trị và nét đặc sắc trong Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương? 88
Câu 53: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào? 90
Câu 54: Giá trị và nét đặc sắc của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ? 90
Câu 55: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào? 92
Câu 56: Giá trị và nét đặc sắc của Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh? 94
Câu 57: Nghi lễ và trò chơi kéo co được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào? 96
Câu 58: Giá trị và nét đặc sắc của Nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam? 97
11
Câu 59: Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể khi nào? 100
Câu 60: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ có đặc trưng gì? 100
Câu 61: Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể khi nào? 102
Câu 62: Những nét độc đáo và đặc sắc của Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ? 103
Câu 63: Mộc bản triều Nguyễn ra đời như thế nào? 106
Câu 64: Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới khi nào? 106
Câu 65: Giá trị của Mộc bản triều Nguyễn? 107
Câu 66: Công tác lưu giữ và bảo quản Di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn được thực hiện như thế nào? 108
Câu 67: Bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được vinh danh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khi nào? 109
Câu 68: Giá trị của các bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám? 110
Câu 69: Mộc bản kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khi nào? 112
Câu 70: Giá trị và điểm nổi bật của Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm? 113
12
Câu 71: Châu bản triều Nguyễn được vinh danh là Di sản tư liệu thế giới khi nào? 114
Câu 72: Giá trị và điểm nổi bật của Châu bản triều Nguyễn? 115
Câu 73: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận là Di sản tư liệu khi nào? 118
Câu 74: Giá trị nổi bật của thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế? 119
13
DANH SÁCH CÁC DI SẢN THẾ GIỚI CỦA VIỆT NAM
Stt Tên di sản Ngày/tháng/năm công nhận Loại di sản
1 Vịnh Hạ Long 17-12-1994 02-12-2000
Di sản thiên nhiên thế giới
2 Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
3 Quần thể di tích Cố
7-2003 7-2015
Di sản thiên nhiên thế giới
đô Huế 11-12-1993 Di sản văn hóa
thế giới
4 Khu đền tháp Mỹ Sơn 12-1999 Di sản văn hóa thế giới
5 Khu phố cổ Hội An 01-12-1999 Di sản văn hóa thế giới
6 Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
31-7-2010 Di sản văn hóa thế giới
7 Thành nhà Hồ 27-6-2011 Di sản văn hóa thế giới
8 Quần thể danh thắng
Tràng An 23-6-2014 Di sản hỗn hợp
thế giới
9 Nhã nhạc cung đình
Huế 7-11-2003 Di sản văn hóa phi vật thể
10 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
11-2005 Di sản văn hóa phi vật thể
Bắc Ninh 30-9-2009 Di sản văn hóa
11 Dân ca quan họ
phi vật thể
12 Ca trù 01-10-2009 Di sản văn hóa phi vật thể
14
Stt Tên di sản Ngày/tháng/năm
công nhận Loại di sản
13 Hội Gióng ở Đền Phù
Đổng và Đền Sóc 16-11-2010 Di sản văn hóa
phi vật thể
14 Hát Xoan 24-11-2011 Di sản văn hóa phi vật thể
15 Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương 6-12-2012 Di sản văn hóa
phi vật thể
16 Nghệ thuật Đờn ca tài
tử Nam Bộ 12-2013 Di sản văn hóa
phi vật thể
17 Dân ca ví, giặm Nghệ
Tĩnh 27-11-2014 Di sản văn hóa
phi vật thể
18 Nghi lễ và trò chơi kéo
co ở Việt Nam 02-12-2015 Di sản văn hóa
phi vật thể
19 Thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu Tam phủ 1-12-2016 Di sản văn hóa
phi vật thế
20 Nghệ thuật Bài Chòi ở
Trung Bộ 7-12-2017 Di sản văn hóa
phi vật thể
21 Mộc bản triều Nguyễn 31-7-2009 Di sản tư liệu thế giới
22 Bia đá tiến sĩ tại Văn
Miếu - Quốc Tử Giám 9-3-2010 Di sản tư liệu thế giới
23 Mộc bản kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm
16-5-2012 Di sản tư liệu thế giới
24 Châu bản triều Nguyễn 14-5-2014 Di sản tư liệu thế giới
25 Thơ văn trên kiến trúc
cung đình Huế
19-5-2016
Di sản tư liệu và chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương
15
Hình ảnh các di sản thế giới tại Việt Nam Vịnh Hạ Long
Phong Nha - Kẻ Bàng
16
Cố đô Huế
Khu đền tháp Mỹ Sơn
17
Khu phố cổ Hội An
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội 18
Thành nhà Hồ
Khu danh thắng Tràng An
19
Nhã nhạc cung đình Huế
Không gian văn hóa cồng chiêng 20
Quan họ Bắc Ninh Ca trù
21
Hội Gióng
Hát Xoan
22
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Đờn ca tài tử
23
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
Nghi lễ và trò chơi kéo co
24
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ
25
Mộc bản triều Nguyễn
Bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám 26
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Châu bản triều Nguyễn
Nguồn: Internet
27
28
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
Câu 1: Di sản thế giới là gì?
Di sản thế giới là những di chỉ hay di tích, danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, quần thể kiến trúc, công trình nghệ thuật… do các nước tham gia vào Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới (WHC), được xét duyệt, công nhận và quản lý bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Những đề cử di sản của các quốc gia sẽ được UNESCO lập danh mục, đặt tên và bảo tồn. Những đề cử được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nhất định.
Câu 2: Có bao nhiêu di sản thế giới?
Theo trang điện tử UNESCO World Heritage Centre tính đến năm 20171, có tất cả 1.073 di sản được liệt kê, trong đó có 832 di sản về văn hóa, 206 di sản về thiên nhiên và 35 di sản hỗn hợp. Các di sản đó hiện diện tại 167 quốc gia. Italia là quốc gia có số lượng di sản thế giới được công
___________
1. Theo http://whc.unesco.org.
29
nhận nhiều nhất với 53 di sản, tiếp theo là Trung Quốc với 52 di sản và Tây Ban Nha với 51 di sản.
Câu 3: Công ước Di sản thế giới ra đời như thế nào?
Công ước Di sản thế giới là tên gọi tắt của Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Ngày 16-11-1972, tại kỳ họp lần thứ 17 diễn ra ở Thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là Công ước quốc tế đầu tiên gắn khái niệm bảo vệ thiên nhiên với bảo vệ di sản văn hóa, mang đến một cách tiếp cận mới với những cơ sở pháp lý cần thiết, bảo đảm mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Công ước giúp các nước thành viên gắn kết việc bảo vệ di sản với chiến lược quy hoạch, phát triển địa phương; bảo vệ bền vững không chỉ di sản thế giới mà còn bảo vệ các di sản văn hóa của mỗi quốc gia. Công ước gồm 8 chương, 38 điều, đề cập những vấn đề hết sức quan trọng về di sản văn hóa và thiên nhiên trên thế giới; trong đó có định nghĩa về di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, tiêu chí di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới; Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Ủy ban Di sản thế giới).
30
Câu 4: Có mấy loại di sản thế giới?
Theo Công ước Di sản thế giới (1972), di sản thế giới được phân thành ba loại: di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp.
Câu 5: Thế nào là Di sản văn hóa thế giới?
Di sản văn hóa gồm: 1) Di tích kiến trúc (monuments): các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bi ký, các hang động cư trú và những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; 2) Nhóm công trình xây dựng (groups of buildings): các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết mà do tính chất kiến trúc, tính chất đồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; 3) Các di chỉ (sites): các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học mà xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu.
Câu 6: Thế nào là Di sản thiên nhiên thế giới?
Di sản thiên nhiên gồm: 1) Các cấu tạo tự nhiên (natural features) bao gồm các thành tạo
31
vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà, xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học, có giá trị nổi tiếng toàn cầu; 2) Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations) và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe dọa mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn, có giá trị nổi tiếng toàn cầu; 3) Các di chỉ tự nhiên (natural sites) hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên, có giá trị nổi tiếng toàn cầu.
Câu 7: Thế nào là Di sản hỗn hợp thế giới?
Đến năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới mới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép hay cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản.
Câu 8: Thế nào là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới?
Theo Điều 2, Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO thông qua ngày 17-10- 2003 đã quy định: “Di sản văn hóa phi vật thể" được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là
32
những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Di sản văn hóa phi vật thể được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về sự phát triển bền vững.
Di sản văn hóa phi vật thể thế giới còn có tên gọi khác là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong Danh mục Di sản văn hóa thế giới phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét đưa vào danh mục.
Tháng 11-2008, để nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban Liên chính phủ về bảo tồn di sản
33
phi vật thể đã đưa ra hai danh mục: Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; và Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đây nay được chuyển vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Câu 9: Các hình thức thể hiện của di sản văn hóa phi vật thể?
Di sản văn hóa phi vật thể thường được thể hiện ở những hình thức sau:
- Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể;
- Nghệ thuật trình diễn;
- Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; - Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;
- Nghề thủ công truyền thống.
Câu 10: Việt Nam chính thức tham gia UNESCO năm nào?
Năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại gia nhập UNESCO. Sau đó, chính quyền Sài Gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ vào tháng 4-1975. Tháng 3-1976, Chính phủ Cách
34
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố kế thừa vị trí tại UNESCO. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12-7-1976, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho UNESCO thông báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO. Tháng 10-1976, với tư cách là thành viên chính thức của UNESCO, lần đầu tiên Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử một đoàn đại biểu tham dự kỳ họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 19 tại Thủ đô Nairobi (Kênia).
Ngày 15-6-1977, Chính phủ thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao, để đảm nhiệm việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn thành viên UNESCO của Việt Nam và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước trong UNESCO.
Câu 11: Việt Nam tham gia Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới khi nào?
Trong bối cảnh các di sản văn hóa và các di sản thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị phá hoại do những biến động của tình hình kinh tế - xã hội, ngày 16-11-1972, tổ chức UNESCO đã thông qua Công ước Di sản thế giới và năm 1987, Việt Nam chính thức tham gia Công ước này.
35
Câu 12: Việt Nam trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới khi nào?
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 19 của các quốc gia thành viên Công ước Di sản thế giới, tổ chức tại trụ sở UNESCO ở Thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) từ ngày 19 đến 21-11-2013, lần đầu tiên Việt Nam đã được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-
2017). Với số phiếu ủng hộ 93/169 phiếu bầu, Việt Nam nằm trong danh sách 11 quốc gia đạt được số phiếu bầu cao nhất và vượt ngưỡng 50% số phiếu yêu cầu để trở thành thành viên mới của Ủy ban Di sản thế giới. Đây là cơ quan có quyền quyết định việc công nhận hay không các hồ sơ di sản do các quốc gia đệ trình lên. Sự kiện này một lần nữa khẳng định uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam trong việc thực thi Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới sau 27 năm Việt Nam tham gia Công ước này.
Câu 13: Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới?
Tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa thế giới và 1 di sản hỗn hợp thế giới. Ngoài ra, UNESCO còn công nhận thêm một số danh hiệu về di sản thế giới cho Việt Nam gồm 12 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và 5
36
di sản tư liệu thế giới mặc dù những danh hiệu này chưa được Ủy ban Di sản thế giới công nhận. Điều này đã minh chứng cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc, có bề dày lịch sử lâu đời.
Câu 14: Việt Nam có những di sản thiên nhiên thế giới nào?
Tính đến hết năm 2017, Việt Nam có hai di sản thiên nhiên thế giới là:
- Vịnh Hạ Long
- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Câu 15: Việt Nam có những di sản văn hóa thế giới nào?
Tính đến hết năm 2017, Việt Nam có năm di sản văn hóa thế giới là:
- Quần thể di tích Cố đô Huế
- Khu đền tháp Mỹ Sơn
- Khu phố cổ Hội An
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Thành nhà Hồ.
Câu 16: Di sản hỗn hợp thế giới được công nhận đầu tiên của Việt Nam là di sản nào?
Ngày 23-6-2014, tại kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới (Doha, Cata) đã chính thức
37
quyết định đưa Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào Danh sách Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Di sản hỗn hợp).
Giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An được công nhận dựa trên ba trụ cột chính quy định tại hướng dẫn thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới.
Thứ nhất, Tràng An đạt được các tiêu chí về văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ, địa chất - địa mạo. Thứ hai, danh thắng bảo đảm được tính toàn vẹn và tính xác thực. Thứ ba, danh thắng đã được thực thi và bảo đảm thực thi đầy đủ việc bảo vệ, quản lý di sản.
Câu 17: Việt Nam có những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nào?
Tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã có 12 Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đó là: - Nhã nhạc cung đình Huế
- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Quan họ Bắc Ninh
- Ca trù
- Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc - Hát Xoan
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
- Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam 38
- Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ.
Câu 18: Việt Nam có những di sản tư liệu thế giới nào?
Tính đến hết năm 2017, Việt Nam có 4 di sản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới, bao gồm:
- Mộc bản triều Nguyễn
- Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc - Mộc bản kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm
- Châu bản triều Nguyễn
- Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Câu 19: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên khi nào?
Ngày 17-12-1994, tại Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản thế giới họp tại Phuket (Thái Lan), Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về giá trị thẩm mỹ.
Câu 20: Những điểm nổi bật của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long?
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm
39
vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây và tây bắc giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km từ thị xã Quảng Yên qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn. Vịnh có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng di sản được thế giới công nhận có diện tích 534 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).
Vịnh Hạ Long có hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai khu vực chính là phía đông nam Vịnh Bái Tử Long và phía tây nam Vịnh Hạ Long. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá là những hang động hùng vĩ gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung,... Chúng được ví là những lâu đài của tạo hóa giữa chốn trần gian. Từ xưa, Vịnh Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
Sự hiện diện của Vịnh và các hòn đảo trên Vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất
40
và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình cácxtơ1 hệ Phong Tùng (Fengcong) và Phong Linh (Fenglin). Kiểu mẫu Phong Tùng gồm các cụm đá vôi hình chóp có đỉnh cao trên dưới 100 m, cao nhất khoảng 200 m, nằm kề nhau, vách rất dốc, điển hình là ở các khu đảo Bồ Hòn và Đầu Bê. Kiểu mẫu Phong Linh có các đỉnh tách rời nhau tạo thành các “hòn tháp” có vách dốc đứng, phần lớn các tháp có độ cao 50-100 m. Địa hình đặc biệt của Vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về cácxtơ hình thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan cácxtơ qua nhiều triệu năm, với các tháp cácxtơ hình chóp, hình tháp bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.
Bên cạnh đó, Vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới với hàng nghìn
___________
1. Cácxtơ (Karst): là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn là do khí CO2 trong không khí hòa tan vào nước, cộng với ion H+ tạo thành Axít Cácbonic. Axít Cácbonic chính là nguyên nhân tạo ra quá trình ăn mòn đá vôi.
41
loài động, thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như: các loài thực vật trên cạn, loài thực vật ngập mặn, loài cỏ biển, san hô, cá, bò sát, chim, lưỡng cư..., trong số đó, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có mặt trong Sách đỏ Việt Nam.
Câu 21: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai khi nào?
Ngày 02-12-2000, tại Hội nghị lần thứ 24 (thành phố Cairns, Ôxtrâylia), Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai về giá trị địa chất, địa mạo với số phiếu tuyệt đối.
Câu 22: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên khi nào?
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: lần thứ nhất vào ngày 03-7-2003 tại Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Di sản thế giới họp tại Thủ đô Paris (Pháp).
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới với hai tiêu chí: địa chất, địa mạo (là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất) và đa dạng sinh học (là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn và
42
sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học).
Câu 23: Những điểm nổi bật của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng?
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía tây bắc. Điểm đặc biệt của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là các kiến tạo đá vôi ở 300 hang động, các sông ngầm và hệ thống động, thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Phong Nha - Kẻ Bàng như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như: sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá macnơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong Nha - Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh, do đó đây là cácxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo. Một đặc điểm mang tính đặc
43
thù khác ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi với ba hệ thống chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn. Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 35 km, bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360 m so với mực nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam - bắc. Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hóa, cũng là một trong những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều. Một số hang động tiêu biểu ở Phong Nha - Kẻ Bàng là động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Khe Ry, đặc biệt, hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới với chiều cao khoảng 200 m, có nơi lên đến 250 m; rộng 200 m; chiều dài ít nhất là 8,5 km.
Trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn có một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh ít bị tác động với độ che phủ trên 96,2% và có tính đa dạng sinh học cao. Tại vùng này, theo số liệu điều tra, bước đầu có nhiều loại thực vật đặc hữu của rừng núi đá vôi như: chò đãi, chò nước, trầm hương, nghiến, sắng, ba kích và sao… Thực vật bậc cao có mạch gồm 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài. Trong
44
đó có 38 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam và 25 loài được ghi vào Sách đỏ thế giới và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên như: bách xanh đá, lan hài đốm, lan hài xanh, lan hài xoắn và nhiều thực vật quý hiếm khác cũng được ghi nhận. Ngoài tài nguyên thực vật đa dạng, về động vật ở đây, đã xác định được 140 loài thú lớn; 302 loài chim, trong đó có 43 loài được mô tả trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài được liệt kê trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát và lưỡng cư, trong đó 4 loài bò sát mới được phát hiện như: thằn lằn tai, tắc kè Phong Nha, rắn lục Trường Sơn, rắn mai gầm Thành, có 18 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài được đưa vào Sách đỏ thế giới; 259 loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu đối với Quảng Bình;... Đặc biệt, rừng trên núi đá vôi là nơi phân bố nhiều loài linh trưởng nhất Việt Nam, gồm 10 loài được ghi nhận, chiếm khoảng 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài thuộc bộ linh trưởng được liệt kê vào Sách đỏ Việt Nam.
Câu 24: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai khi nào?
Ngày 03-7-2015, tại kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng hòa Liên bang Đức, với sự nhất trí
45
hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban Di sản thế giới, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO lần thứ hai ghi danh vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới theo hai tiêu chí mới: là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix) và sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x). Như vậy, sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7-2003 theo tiêu chí viii (giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo) thì Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng lại một lần nữa được vinh danh. Ủy ban Di sản thế giới cũng chấp thuận mở rộng diện tích Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng từ 85,754 ha lên 123,326 ha.
Câu 25: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào?
Ngày 11-12-1993, tại phiên họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã quyết định công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới.
Có hai tiêu chí để công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới, đó là: biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ
46
hưng thịnh nhất - đầu thế kỷ XIX và điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
Câu 26: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế? Quần thể di tích Cố đô Huế nằm bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nơi đây đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, kinh đô
của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Tổng thể kiến trúc của Quần thể di tích Cố đô Huế được xây dựng trên diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi ba vòng thành: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hệ thống thành quách ở đây là một mô hình mẫu mực cho sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên hữu tình với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có, tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế, như: núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Kinh Thành được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng vào năm 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế bao gồm các di tích: Kỳ Đài; Trường Quốc Tử Giám; Điện Long An; Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế; Đình Phú Xuân; Hồ Tịnh Tâm; Tàng thư
47
lâu; Viện Cơ Mật - Tam Tòa; Đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công... Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, được giới hạn bởi một vòng tường thành, mỗi chiều xấp xỉ 600 m với bốn cổng ra vào, trong đó độc đáo nhất và thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô là Ngọ Môn - khu vực hành chính tối cao của triều đình nhà Nguyễn. Hoàng Thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn; Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ Miếu; Hưng Tổ Miếu; Thế Tổ Miếu; Thái Tổ Miếu; Cung Diên Thọ; Cung Trường Sinh; Hiển Lâm Các; Cửu Đỉnh; Điện Phụng Tiên... Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành, là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu; Vạc đồng; Điện Kiến Trung; Điện Cần Chánh; Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường. Ngoài ra còn nhiều di tích khác nữa nằm phía bên ngoài Kinh Thành như Trấn Bình Đài, Phu Văn Lâu, Đàn Nam Giao, Chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén,...
Lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn cũng được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Triều Nguyễn (1802-1945) có đến
48
13 vua, nhưng hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm do triều đình xây dựng. Đó là lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (ở đây còn có lăng mộ vua Kiến Phúc), Dục Đức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái và Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định. Kiến trúc cung đình nhà Nguyễn tuân thủ nghiêm ngặt theo các nguyên tắc phong thủy. Cho nên, việc xây dựng các lăng tẩm cũng phải theo đúng những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý thiên nhiên như: sông, núi, ao, hồ, khe suối và nhất là huyền cung ở tâm điểm của mặt bằng kiến trúc phải tọa lạc đúng long mạch. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Đặc biệt, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình,... để nhà vua thỉnh thoảng lên đây nghỉ ngơi. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm không chỉ là những di tích lịch sử văn hóa mà còn là những thắng cảnh.
Cố đô Huế là quần thể di tích tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của người Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Đặc biệt, Quần thể di tích Cố đô Huế được đánh giá như một “kiệt tác đô thị, một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông” về nghệ thuật và kiến trúc, quy hoạch thành phố và bài trí cảnh quan.
49
Câu 27: Khu đền tháp Mỹ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào?
Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu kiến trúc phong phú, song phổ biến hơn cả là tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).
Tháng 12-1999, tại Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới họp ở Marrakesh (Marốc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Có hai tiêu chí để xếp hạng Khu đền tháp Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới, đó là: điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập văn hóa bản địa và như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.
Câu 28: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn?
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2 km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa,
50
kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chín thế kỷ, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăngko (Campuchia), Pagan (Mianma), Bôrôbudua (Java, Inđônêxia), Ayutthaya (Thái Lan).
Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Mêru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Đền, tháp Chăm xây dựng bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch. Chúng được xếp khít với nhau và ngày nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính. Sau khi tường tháp được dựng lên, những nhà điêu khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú... lên tháp. Nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Mỹ Sơn hội tụ nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ đại hay phong cách Mỹ Sơn E1 thế kỷ VIII, phong cách Hòa Lai cuối thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX, phong cách Ðồng Dương từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X, phong cách Mỹ Sơn A1 thế kỷ X và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn A1 - Bình Ðịnh từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XII, phong cách Bình Ðịnh từ cuối thế kỷ XI đến đầu
51
thế kỷ XIV1. Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển, tính bản địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng được khẳng định, tạo nên vẻ độc đáo, sức hấp dẫn kỳ lạ.
Câu 29: Khu phố cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào?
Ngày 01-12-1999, Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới họp tại Marrakesh (Marốc), đã công nhận Khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới.
Có hai tiêu chí để công nhận Khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới, đó là: biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế và điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền gần như nguyên vẹn.
Câu 30: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An?
Khu phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía đông nam. Từ cuối thế kỷ XVI, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại
___________
1. Di sản thế giới ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2013, tr.107.
52
Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa. Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ..., những đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An mang một màu rêu phong cổ kính nhưng vẫn hết sức sống động. Một số di tích, công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An như chùa Cầu (hay còn gọi là chùa Nhật Bản): do thương gia Nhật Bản tới Hội An buôn bán xây dựng; nhà cổ Quân Thắng: một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất ở Hội An hiện nay với niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ - Trung Hoa; hội quán Phúc Kiến: tương truyền, tiền thân của hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697, sau nhiều lần trùng tu với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang; chùa Ông: được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII, có kiến trúc uy nghi, hoành tráng,
53
thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu,... Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng1. Riêng các di tích được phân thành nhiều loại: nhà cổ, chùa, miếu thờ thần linh, đình, nhà thờ tộc, hội quán, giếng nước cổ, cầu, ngôi mộ cổ,...
Ngoài những giá trị văn hóa được biểu hiện qua những lối kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa đặc trưng đang được bảo tồn và phát huy.
Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị cổ.
Câu 31: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào?
Vào lúc 20g30 phút, ngày 31-7-2010 (theo giờ Braxin), tức 6g30 phút ngày 01-8-2010 (theo giờ Việt Nam), kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản thế giới ở Braxin đã công nhận Khu di tích trung ___________
1. Tổng cục Du lịch: www.vietnam.tourism.com/ index.php/tourism/items/1103.
54
tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một sự kiện có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với Việt Nam, thể hiện những bước đi vững chắc của chúng ta trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị đối với di tích đặc biệt quan trọng này.
Có ba tiêu chí để công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới, đó là: những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và vương quốc Chămpa ở phía nam; là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ liên tục (từ thời tiền Thăng Long qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Hà Nội với các triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay; là minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ với khu vực và thế giới.
Câu 32: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội?
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với diện tích vùng lõi của di sản là
55
18,395 ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108 ha1. Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và tòa nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Thăng Long - Hà Nội là nơi giao thoa các giá trị văn hóa của Đông Á với Đông Nam Á trong một quá trình lịch sử rất lâu dài. Sự giao thoa đó được thể hiện qua vô số các hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị có niên đại lên đến hơn 1.000 năm. Tổng quan mô hình đô thị, kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội mang giá trị độc đáo và tiêu biểu cho sự phát triển liên tục của một trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á. Rất nhiều sự kiện mang tầm vóc quốc tế, bao gồm sự phát triển của các nhà nước độc lập, các hình mẫu nhà nước kiểu châu Á, ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, phương Tây, của chủ nghĩa thực dân và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và còn có thể
___________
1. Cục Di sản văn hóa: dch.gov.vn/pages/news/ preview.aspx?n=34o&c=27.
56
nhìn thấy được trong không gian chung của khu di sản.
Khu di tích thành cổ Hà Nội: có diện tích rộng 13,865 ha1. Hiện tại, trong khu vực trung tâm còn lại năm điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc - Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn. Đặc biệt, ở di tích điện Kính Thiên còn có di tích thềm rồng được xây bằng những phiến đá hộp lớn với bốn con rồng đá chia thành ba lối lên. Bốn con rồng được chạm trổ bằng đá xanh, đầu nhô cao, sừng có nhánh, bờm lượn ra sau, thân cuốn lượn, miệng ngậm hạt ngọc đường, vây nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Điêu khắc rồng đá được coi là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác và tiêu biểu cho kiến trúc dưới thời Lê sơ. Ngoài ra còn có hệ thống tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…
Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu: nằm ở phía tây điện Kính Thiên và là một phần cấu thành của Cấm Thành từ thời Lý cho đến cuối thời Lê Trung Hưng. Cấm Thành là trung tâm đầu não của các vương triều, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng bậc nhất của đất nước, trung tâm
___________
1. Cục Di sản văn hóa: dch.gov.vn/pages/news/ preview.aspx?n=34o&c=27.
57
làm việc và nơi ở của vua và hoàng gia qua các triều đại Lý - Trần - Lê.
Khu di tích này rộng 4,530 ha, được khai quật từ tháng 12-2002, phân định làm bốn khu, đặt tên là A, B, C, D1. Tại đây đã phát hiện rất nhiều dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và nhiều loại hình di vật có giá trị, bao gồm vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật… có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX với hàng trăm kiểu mẫu khác nhau. Tại di tích khảo cổ còn tìm thấy những dấu tích cung điện quan trọng. Trải qua 10 thế kỷ với nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến thiên lịch sử và trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng các dấu tích kiến trúc, các di vật của cung điện xưa vẫn còn được bảo tồn tương đối tốt trong lòng đất. Trong khu di tích còn tìm thấy nhiều đồ dùng, vật dụng của nước ngoài, như các loại đồ sứ của Tây Á, Trung Quốc, Nhật Bản,… phản ánh quan hệ giao lưu văn hóa giữa Thăng Long với thế giới.
Câu 33: Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới khi nào?
Ngày 27-6-2011, kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban
___________
1. Cục Di sản văn hóa: dch.gov.vn/pages/news/ preview.aspx?n=34o&c=27.
58
Di sản thế giới tổ chức ở Thủ đô Paris (Pháp) đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Có hai tiêu chí để công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới, đó là: biểu hiện rõ rệt sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV và ví dụ nổi bật về lối kiến trúc hoàng thành, vừa là biểu tượng cho quyền lực hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.
Câu 34: Những điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ?
Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Giai. Hiện nay, Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành), tỉnh Thanh Hóa.
59
Thành nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, có một không hai ở Việt Nam, Đông Nam Á và khu vực Đông Á cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV. Thành nhà Hồ là một trong số ít các di tích kinh thành ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nên cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất.
Thành gồm ba khu: Thành nội, Hào thành và La thành. Thành nội (hay còn gọi là Hoàng thành) được xây dựng gần như hình vuông; có bốn cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá lớn, nặng từ 15 đến 20 tấn. Trục chính của thành không theo đúng hướng bắc nam, nhưng các cổng vẫn được gọi tên theo bốn hướng chính: cổng Nam, cổng Bắc, cổng Đông, cổng Tây (hay còn gọi là: Tiền, Hậu, Tả, Hữu). Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Thành nội có các công trình kiến trúc như: Điện Hoàng Nguyên (nơi vua ngự triều), Cung Nhân Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Cung Phù Cực (nơi ở của Hoàng hậu - vợ Hồ Hán Thương), Đông Thái Miếu (nơi thờ tông
60
phái họ Hồ), Tây Thái Miếu (nơi thờ họ ngoại là Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông…),… Tuy nhiên, hiện nay Thành nội chỉ còn lại một số di tích và di vật như: phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích các hồ nước, đôi rồng đá với những chi tiết, hoa văn điêu khắc rất tinh xảo mang phong cách điêu khắc cuối thế kỷ XIV, nền móng kiến trúc Thành nội, đường lát đá, bi đá, đạn đá, đồ gốm sứ, khuôn viên cổng Nam và các hiện vật có giá trị đặc trưng cho văn hóa Trần - Hồ. Hào thành nằm bao quanh Thành nội và được nối thông với sông Bưởi qua một con kênh ở góc đông nam của thành. Hào thành có bốn cầu đá bắc vào bốn cửa của Thành nội. Ngày nay, nhiều phần của Hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, dấu tích của Hào thành vẫn có thể nhận thấy rất rõ ở phía bắc, phía đông và một nửa phía nam của thành. La thành là vòng thành ngoài cùng của Thành nhà Hồ, được xây dựng để che chắn cho Thành nội và là nơi sinh sống của cư dân trong thành. La thành dài khoảng 10 km, được xây dựa theo địa hình tự nhiên. Nhà Hồ đã xây dựng La thành bằng cách cho đắp đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi Đốn Sơn (xã Vĩnh Thành), Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ (xã Vĩnh Ninh), Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), Kim Ngưu, Tượng Sơn (xã Vĩnh Quang) với hai con sông là sông Bưởi và sông Mã. Hiện nay, dấu tích của La
61
thành thuộc địa phận làng Bèo (xã Vĩnh Long) đã được khoanh vùng bảo vệ.
Ngoài ba vòng thành kể trên, trong quần thể di tích Thành nhà Hồ còn có một số công trình liên quan như Đàn Xã Tắc, Đàn Thề và nổi bật là Đàn Nam Giao. Đàn Nam Giao hay còn gọi là Đàn tế Nam Giao, là một công trình kiến trúc cung đình quan trọng, được xây dựng năm 1402, nằm ở phía tây nam núi Đốn Sơn, thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía đông nam. Mặt bằng hiện tại còn lộ rõ 5 nền đất với 5 bậc cấp. Vật liệu chính để xây dựng đàn tế là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung (gạch ngói...). Đàn Nam Giao là nơi tế trời, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, quốc gia trường tồn, muôn vật phồn thịnh để từ đó người dân được hưởng phúc lợi của trời. Ngoài ra, đàn còn là nơi tế linh vị của các hoàng đế, các vì sao và nhiều vị thần khác. Lễ tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính cung đình. Lễ tế Nam Giao đầu tiên của triều Hồ được tổ chức cùng năm xây dựng.
Câu 35: Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Di sản hỗn hợp) vào năm nào?
Ngày 23-6-2014, kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban 62
Di sản thế giới tổ chức tại Thủ đô Doha (Cata) đã chính thức quyết định đưa Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào Danh mục Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Khu danh thắng Tràng An hiện là Di sản hỗn hợp thế giới đầu tiên ở Việt Nam.
Có ba tiêu chí để công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đó là: i) tiêu chí về văn hóa: là địa điểm nổi bật ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới chứa đựng những bằng chứng khảo cổ phong phú và vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên trạng; ii) tiêu chí về vẻ đẹp thẩm mỹ: cảnh quan tháp cácxtơ của Tràng An là một trong những khu vực đẹp và ngoạn mục trên thế giới, gồm một dãy các tháp đá vôi và núi hình nón có vách cao tới 200 m; nối liền nhau ở nhiều chỗ bởi các sống núi sắc cạnh bao trọn các hố sụt sâu và các thung lũng ngập nước; iii) tiêu chí về địa chất, địa mạo: Tràng An nổi bật trên phạm vi toàn cầu một cách rõ ràng và tổng quát về đặc trưng cảnh quan cácxtơ đá vôi nhiệt đới ẩm, bao gồm các nón cácxtơ, tháp cácxtơ, các hố sụt, các bồn địa, ngấn đầm lầy, hang ngập, sông ngầm và các hang động với các trầm tích trong đó. Không có nơi nào trên thế giới cho thấy sự chuyển tiếp cảnh quan cácxtơ này tốt hơn và rõ hơn Tràng An.
63
Câu 36: Những điểm nổi bật của Quần thể danh thắng Tràng An?
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Là khu vực có sự hòa lẫn giữa thiên nhiên và văn hóa, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba vùng được bảo vệ liền kề nhau là khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.
Quần thể danh thắng Tràng An là một vùng thiên nhiên kỳ bí, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động của con người. Rừng rậm còn hoang sơ, hồ nước, sông suối trong vắt, không khí trong lành. Cảnh quan địa chất núi đá dạng tháp cácxtơ tại Tràng An là một trong những khu vực đẹp và ngoạn mục nhất trên thế giới với muôn hình vạn trạng. Cảnh quan chủ yếu là các tháp cácxtơ dạng nón có vách dốc đứng; những rặng núi hẹp nối liền các đỉnh bao quanh những trũng, hố sụt tròn và dài. Các nhà địa chất quốc tế đánh giá đây là một thí dụ điển hình cho tháp đá vôi nhiệt đới ẩm ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển địa mạo và là một mô hình để nhận biết, so sánh với các khu vực khác trên thế giới. Cảnh quan danh thắng Tràng An chứa đựng một dãy hoàn chỉnh các dạng địa hình đá vôi điển hình, bao gồm tháp,
64
lũng (hố cácxtơ), thung lũng (hố sụt), các cấu trúc sụt lở và các lớp trầm tích, hang ngầm và sông ngầm, hang động và trầm tích hang động. Các bồn trũng và thung lũng ngập nước này liên thông với nhau bởi các dòng chảy chảy qua các hang động và hang ngầm, có nhiều hang xuyên núi và nhiều loại trầm tích hang động, bao gồm các nhũ đá, măng đá, cột đá và rèm đá. Có thể kể tới các hang như: hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu, hang Khống,... Hòa vào vẻ đẹp của cảnh quan cácxtơ là thảm rừng nguyên sinh dày, bao phủ các vách đá, mang lại không khí mát mẻ cho không gian chung. Điểm xuyết giữa những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh là những đền, chùa, miếu linh thiêng như đền Trình, đền Trần, phủ Khống,... Đặc biệt, cảnh quan của vùng đệm xung quanh Tràng An cũng tạo nên một bức tranh hòa quyện giữa phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống nông thôn truyền thống yên bình.
Quần thể danh thắng Tràng An - một hình mẫu nổi bật về sự tương tác giữa con người và môi trường qua thời gian ở khu vực Ðông Nam Á đã trải qua hơn 30.000 năm phát triển, là một trong số ít các địa điểm có giá trị ở Ðông Nam Á được bảo tồn gần như nguyên trạng. Trong các cuộc nghiên cứu khảo cổ học và phục dựng lại môi trường cổ đã hé lộ chuỗi phát triển văn hóa và
65
hoạt động của người Việt cổ trong mối quan hệ chặt chẽ với tiến hóa địa chất. Từ hàng loạt các di tích, di vật được tìm thấy, như đồ gốm, công cụ bằng đá, nền bếp, gốm vặn thừng và di cốt người, đã khẳng định vùng đất này là nơi định cư của loài người từ xa xưa.
Câu 37: Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản phi vật thể khi nào?
Trung tuần tháng 8-2002, bộ hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện và Chính phủ đã ký quyết định gửi đến UNESCO đăng ký ứng cử vào Danh mục Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Hồ sơ của Nhã nhạc cung đình Huế bao gồm trên 100 trang (hồ sơ viết), gần 100 trang phụ lục, trên 50 ảnh tư liệu và hiện trạng, film slide, băng hình thuyết minh, băng hình minh họa cùng nhiều tài liệu liên quan khác. Hồ sơ đã khẳng định Nhã nhạc là loại hình âm nhạc cung đình đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XIX ở Việt Nam và Huế là trung tâm hội tụ, lan tỏa các giá trị này. Với các giá trị của không gian, bối cảnh, các kỹ năng, kỹ thuật, cách thức diễn xướng, trình tấu, vị thế mang tính chất khẳng định bản sắc văn hóa; thực trạng của công cuộc bảo tồn và chương trình hành động..., ngày 07-11-2003, Nhã nhạc
66
cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Câu 38: Giá trị và nét đặc sắc của Nhã nhạc cung đình Huế?
Nhã nhạc - Nhạc cung đình Việt Nam - bắt đầu manh nha vào triều Lý (1010-1225), định hình ở đời Trần (1226-1400), hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788) và phát triển rực rỡ nhất tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802-1945). Vì vậy, Nhã nhạc cung đình Huế đã được xem là quốc nhạc của nhà Nguyễn. Nhã nhạc thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ trọng đại của Hoàng cung như: Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, mừng đăng quang, mừng thọ vua, tiếp đón các sứ thần…
Thời nhà Nguyễn, nhờ điều kiện kinh tế và xã hội phát triển mạnh nên các triều vua rất quan tâm đến Nhã nhạc. Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương. Các nhạc chương đều do Bộ Lễ chủ trì biên soạn cho phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Ví dụ, Tế Nam Giao có 10 nhạc chương mang chữ “Thành” (thành công); Tế Xã Tắc có 7 nhạc chương mang chữ “Phong” (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ “Hòa” (hòa hợp); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ “Bình” (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ
67
“Thọ” (trường tồn); Lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ “Phúc” (phúc lành)...
Về tổ chức Nhã nhạc thời Nguyễn, một dàn nhạc cung đình thường gồm có: 1 trống bản, 1 phách (sinh tiền), 2 sáo, 1 đàn huyền tử (tức tam huyền tử, đàn tam), 1 đàn hồ cầm (đàn nhị), 1 đàn song vận (nguyệt cầm), 1 đàn tì bà, 1 tam âm la (chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc).
Nhã nhạc cung đình Huế thường đi đôi với múa cung đình. Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu và được biểu diễn vào những dịp khác nhau. Mười một điệu múa cung đình còn tồn tại đến ngày nay là: Bát dật dùng trong Tế Giao, Miếu, Xã Tắc, Lịch đại đế vương và Khổng Tử; Lục cúng, Tam tinh, Bát tiên, Đấu chiến thắng Phật, Tứ linh, Tam quốc tây du dùng trong các ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ và lễ cúng Mụ; Trình tường tập khánh trong các lễ tứ, ngũ tuần đại khánh chúc cho dân giàu, nước mạnh; Nữ tướng xuất quân trong những ngày lễ chiến thắng, hưng quốc khánh niệm, dạ yến và tiếp sứ thần ngoại quốc; Vũ phiến dành cho hoàng thái hậu, hoàng hậu, phi tần, công chúa thưởng lãm trong những yến tiệc, tân hôn; Lục triệt hoa mã đăng trong lễ hưng quốc khánh niệm cho công chúng xem ở trước Phu Văn Lâu.
Hệ thống bài bản nhạc cung đình khá đồ sộ nhưng trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch
68
sử, nhiều bản nhạc đã bị thất truyền, chỉ còn lời ca. Một số bản nhạc hiện còn bảo tồn được gồm: Mười bản ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long ngâm, Phú lục, Tiểu khúc, Tam luân cửu chuyển, Đăng đàn cung, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép, Thái bình cổ nhạc, Bông, Mã vũ, Man và một số bài khác trong hệ bài bản của ca nhạc thính phòng như Nam Bình, Nam Ai...
Nhã nhạc đã từng là một phần thiết yếu của các nghi lễ cung đình Việt Nam hằng năm. Tuy nhiên, vai trò của Nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc biểu diễn phục vụ trong các nghi lễ đó mà đây còn là một phương tiện giao tiếp và cách thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh và các vua chúa thời phong kiến, cũng như truyền tải được những tư tưởng triết lý và tri thức về vũ trụ của người Việt Nam.
Câu 39: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khi nào?
Trước những giá trị văn hóa và tinh thần quý báu mà Không gian cồng chiêng Tây Nguyên mang lại trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Việt Nam đã có hồ sơ đệ trình lên UNESCO đề cử di sản này trở thành di sản văn
69
hóa phi vật thể của nhân loại. Hồ sơ bao gồm: Báo cáo khoa học đánh giá di sản theo 6 tiêu chuẩn của UNESCO và chương trình hành động phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản dày 82 trang (tiếng Việt); ba băng video (120’, 40’ và 10’) minh họa Báo cáo khoa học; album ảnh; băng cátxét; thư mục nghiên cứu về di sản, cam kết và thỏa thuận của cộng đồng và cơ quan quản lý. Phần tham khảo ngoài có một số sơ đồ, 10 tiểu luận khoa học về cồng chiêng,... Tháng 11-2005, UNESCO đã chính thức ghi danh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào Danh mục Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Câu 40: Giá trị và điểm nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng trên năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là cư dân các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á): Bana, Giẻ Triêng, Xơđăng, Rơmăm, Mnông, Cơho, Mạ, Brâu; các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malaiô - Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Đảo) như Êđê, Giarai, Churu.
Cồng chiêng Tây Nguyên bảo lưu hình thức diễn xướng tập thể của cộng đồng. Giai điệu cồng
70
chiêng Tây Nguyên không phải của cá nhân nào mà là sự sáng tạo của cộng đồng.
Cồng chiêng của Việt Nam rất đặc trưng so với cồng chiêng ở những khu vực khác do tính cộng đồng rất cao. Điều này thể hiện ở việc mỗi nhạc công đánh một chiếc. Từng thành viên trong dàn nhạc nhớ rõ từng tiết tấu của từng bài chiêng trong mỗi nghi lễ và kết hợp hài hòa với các nhạc công khác cùng chơi. Tùy theo từng nhóm dân tộc, cồng chiêng được đánh bằng dùi hoặc bằng tay; mỗi dàn cồng chiêng có khoảng 2-13 chiếc có đường kính dao động từ 25 đến 120 cm.
Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Các nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú, mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc.
Mỗi dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên lại có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người... Người Giarai có các bài chiêng: Juan, Trum vang... Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi...
Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm
71
tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ của các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên.
Cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng xuất hiện thường xuyên, gắn bó với từng cá thể, từng gia đình, từng cộng đồng, xuất hiện ở hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả, v.v. cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới, v.v..
Theo chu kỳ vòng cây, suốt cả một mùa rẫy (từ tháng Ba âm lịch cho đến hết tháng Chạp hằng năm), nhiều nghi lễ được tổ chức và cồng chiêng gắn bó mật thiết với các nghi lễ ấy.
Với các sự kiện trong vòng đời con người, cồng chiêng luôn là hình ảnh quen thuộc, tiếng cồng chiêng ngân dài theo suốt cuộc đời của rất nhiều người con trên mảnh đất Tây Nguyên. Thông qua âm thanh này, người dân các dân tộc Tây Nguyên gửi gắm tâm hồn, ước nguyện của mình tới các đấng thần linh, tổ tiên cũng như bày tỏ mong muốn tốt đẹp về sức khỏe, mùa màng, hạnh phúc.
Hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng tái hiện lại cả một không gian săn bắn, làm rẫy, lễ hội,... sôi nổi gắn bó. Thông qua âm nhạc cồng chiêng,
72
những tác phẩm sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên trở nên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Có thể khẳng định, văn hóa và âm nhạc cồng chiêng đã thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa - nghệ thuật ở đỉnh cao của các dân tộc Tây Nguyên.
Câu 41: Dân ca quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào?
Bộ hồ sơ dân ca quan họ Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm một tài liệu 20 trang, mô tả ngắn gọn, súc tích giá trị của di sản, 10 bức ảnh chụp về quan họ Bắc Ninh, một đĩa phim có dung lượng 10 phút,... Trong tài liệu mô tả giá trị di sản tập trung phân tích, làm rõ 9 nội dung về: tục kết chạ, kết nghĩa; tục kết quan họ; tục ngủ bọn để học luyện giọng; truyền thống ứng tác tại nơi trình diễn trong hát canh, hát đối và thi lấy giải; âm điệu; giọng hát (đạt nghệ thuật cao bởi chất “vang, rền, nền, nẩy” và cách đổ hạt); hát đổi giọng; lề lối hát tổ chức chặt chẽ; lời ca trau chuốt, tròn trĩnh, trong sáng,... Từ đó làm nổi bật những giá trị tinh túy nhất của dân ca quan họ Bắc Ninh cả về phương diện văn hóa và nghệ thuật.
Ngày 30-9-2009, UNESCO đã ghi danh Dân ca
73
quan họ Bắc Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Câu 42: Giá trị và điểm nổi bật của Dân ca quan họ Bắc Ninh?
Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sáng tạo nên. Đây là một trong những loại hình dân ca đặc trưng của Việt Nam, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa.
Nét đặc trưng của quan họ chính là hình thức hát đối đáp. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm. Cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc thể hiện nét văn hóa tinh tế của người quan họ.
Hát quan họ không chỉ đòi hỏi hát tròn vành, rõ chữ, mượt mà, duyên dáng, bằng nhiều kỹ thuật như: rung, ngân, luyến láy mà còn phải hát nẩy hạt. Kỹ thuật nẩy hạt của các nghệ nhân
74
quan họ tuy có nét chung với lối hát chèo và ca trù nhưng cũng rất riêng, khó lẫn. Tùy theo cảm hứng của người hát, những hạt nẩy có thể lớn hay nhỏ về cường độ.
Nghệ nhân quan họ là những người có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều “giọng” quan họ. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha...
Khi hát quan họ, người hát sử dụng những thể thơ và ca dao nhất định của người Việt, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp. Lời các bài ca quan họ đều là những câu thơ, ca dao được trau chuốt, từ ngữ trong sáng, mẫu mực. Những bài ca quan họ được sáng tạo ngẫu hứng trong các kỳ hội làng, hoặc ứng tác ngay trong một canh tác, một cuộc thi của làng. Nội dung các bài ca thể hiện các trạng thái tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã khi chia xa, sự vui mừng khi gặp lại của những người yêu nhau mà không nên duyên,...
Hiện nay, dân ca quan họ được chia thành hai loại hình: quan họ truyền thống và quan họ mới. Hai loại hình này có nhiều điểm khác nhau về
75
cách hát, lời ca, hình thức biểu diễn, không gian biểu diễn,...
Hát quan họ đã trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Lời hay ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu phong phú, trữ tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nẩy hạt độc đáo; phong cách lịch thiệp - tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca quan họ.
Câu 43: Ca trù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại khi nào?
Với sự đồng thuận, tự nguyện và hiểu biết đầy đủ của các cộng đồng hát Ca trù tại Việt Nam, cùng các kế hoạch hành động, trách nhiệm, cam kết, ủng hộ và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước đối với việc bảo vệ Ca trù, ngày 01-10-2009, tại Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Arập thống nhất) Ca trù của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Theo đánh giá của UNESCO: Nghệ thuật Ca trù của Việt Nam đã bộc lộ sự quyến rũ, thanh tao, thể hiện chiều sâu văn hóa, chiều sâu tâm hồn của cộng đồng người Việt, là nơi hội tụ những tinh hoa của văn hóa dân tộc, tạo nên sự
76
độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác.
Câu 44: Giá trị và nét đặc sắc của nghệ thuật hát Ca trù?
Ca trù (còn được gọi là hát Cô đầu, hát Ả đào, hát Nhà tơ, hát Nhà trò,...) là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ XV, từng là một loại ca nhạc trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
Hát Ca trù có năm không gian trình diễn chính: hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát chơi). Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng. Ca trù xưa được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Ca trù có những quy định chặt chẽ và khắt khe về sự truyền nghề, cách học đàn, học hát, việc cho phép đào nương vào nghề (lễ mở xiêm áo), việc chọn đào nương đi hát thi…
Tham gia biểu diễn Ca trù có ít nhất ba người: một “đào nương” hay “ca nương” hát theo lối nói
77
và gõ phách lấy nhịp; một nam nhạc công gọi là “kép” đệm đàn đáy cho người hát; một người điểm trống chầu gọi là “quan viên”. Để trở thành một ca nương được mọi người công nhận, người nghệ sĩ phải trải qua quá trình học hỏi, luyện tập, trau dồi và vượt qua rất nhiều thử thách.
Trong Ca trù có các thể cách chỉ các làn điệu hát, hình thức diễn xướng múa, diễn, nghi lễ, việc thi cử. Khi thể cách là làn điệu hát, thì “thể cách” hoàn toàn trùng hợp với “làn điệu” (ví dụ thể cách Hát nói, Bắc phản,…). Một điệu có thể là một bài hát nhưng cũng có thể bao gồm nhiều bài; mỗi bài bao giờ cũng chỉ có một lời ca với tên gọi riêng của nó. Thể cách cũng chỉ một tiết mục múa hoặc diễn xướng, thậm chí một nghi lễ trong trình diễn Ca trù, một trình diễn kỹ thuật về sử dụng trống hoặc đàn. Trong nghệ thuật biểu diễn Ca trù, số thể cách có sự thêm bớt thành các biến cách, làm phong phú thêm cho thể cách Ca trù.
Trong Ca trù, thơ giữ một vị trí rất quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, hát Ca trù là hát thơ với một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát. Lời lẽ, ca từ của Ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu, đòi hỏi phải nắn nót, chau chuốt từng chữ. Khi hát, đào nương không cần há to miệng, không đẩy mạnh
78