🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hỏi – Đáp Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Trong Quan Hệ Hôn Nhân Và Gia Đình Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN NGUYỄN ĐỨC TÀI NGUYỄN NGUYÊN NGUYỄN HOÀI ANH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung nhiều quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định riêng biệt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và theo thỏa thuận; các nguyên tắc chung trong áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó, ngoài những nguyên tắc chung cần tuân thủ, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Cụ thể hóa nội dung này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31-12-2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, bổ sung một số quy định cụ thể nhằm hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thực thi các quy định mới của pháp luật về vấn đề nêu trên, 5 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hỏi - đáp về chế độ tài sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình do hai tác giả Tiêu Phương Thúy và Nguyễn Thị Ly biên soạn dưới dạng các câu hỏi và trả lời trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Câu hỏi 1: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào? Trả lời: Theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như sau: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. - Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 7 - Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Câu hỏi 2: Thế nào là nhu cầu thiết yếu? Trả lời: Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Câu hỏi 3: Anh C và chị D chung sống đã 10 năm không đăng ký kết hôn và có 2 người con, một lên 8 tuổi và một lên 3 tuổi. Anh C muốn ly hôn thì cần làm thủ tục gì? Pháp luật quy định việc giải quyết tài sản và con cái cho anh C như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy, trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện để kết hôn, sống chung với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn tức là chưa được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ với 8 chồng; do đó nếu anh C không muốn chung sống nữa thì cũng không phải làm thủ tục ly hôn. a) Về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục con: Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi hai người không còn sống chung sẽ được thực hiện theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, như sau: - Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan. - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. b) Về vấn đề tài sản: Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và 9 gia đình năm 2014, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Câu hỏi 4: Bố mẹ cháu G có tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. G được 3 tuổi, mẹ cháu bỏ đi để lại G cho bố nuôi. Khi cháu G lên 10 tuổi thì bố cháu mất, G sống cùng ông bà nội. Một năm sau, mẹ cháu G quay trở về và yêu cầu nuôi cháu G đồng thời đòi chia tài sản là căn nhà bố con cháu G đang cho thuê cùng số tiền cho thuê nhà hằng tháng kể từ khi cho thuê đến nay. Ông bà nội cháu G không đồng ý thì mẹ cháu G giải thích: “Chúng tôi có cưới hỏi đàng hoàng. Tôi vẫn là vợ của anh ấy nên vẫn có quyền được hưởng tài sản. Trong giấy khai sinh của cháu G, chúng tôi là bố mẹ cháu…”. Vậy, mẹ cháu G lập luận như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì 10 hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 8, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình, nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện như nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp: kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không có giá trị pháp lý. 11 Trong trường hợp trên, mặc dù bố mẹ cháu G có tổ chức đám cưới, có thời gian sống chung và có con chung nhưng quan hệ này không được pháp luật thừa nhận là quan hệ vợ chồng (vì bố mẹ cháu G không đăng ký kết hôn). Do không phải là quan hệ vợ chồng; mặt khác tài sản mẹ cháu G đòi chia được tạo lập sau khi hai người đã chấm dứt việc sống chung nên việc mẹ cháu G đòi chia căn nhà và tiền thuê nhà là không có cơ sở. Cách mẹ cháu G lập luận: "Chúng tôi có cưới hỏi đàng hoàng. Tôi vẫn là vợ của anh ấy nên vẫn có quyền được hưởng tài sản. Trong giấy khai sinh của cháu G, chúng tôi là bố mẹ cháu…" là không có căn cứ pháp luật. Bởi người đứng tên là cha mẹ trong giấy khai sinh của một ai đó chỉ là cơ sở của việc “xác nhận cha mẹ cho con” khi một trong các bên có yêu cầu xác nhận một người là cha hoặc là con của mình, hoặc không phải là cha, con với mình. Việc đứng tên là cha, là mẹ trong giấy khai sinh không đồng nghĩa đối với việc xác định quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi có đăng ký kết hôn theo luật định. Trong trường hợp mẹ cháu G cố tình tranh chấp về tài sản thì tranh chấp này phải đưa ra Tòa án để giải quyết. Khi đó, mẹ cháu G phải chứng minh được công sức của mình đóng góp để tạo lập khối tài sản đó, ví dụ: có chứng từ về việc gửi tiền để mua nhà... 12 Câu hỏi 5: Anh K là người tỉnh X vào khu kinh tế mới ở tỉnh Y để làm ăn. Tại đây, anh quen biết chị H và kết hôn. Sau một năm chung sống, chị H phát hiện anh K đã có vợ và có con ở tỉnh X. Tòa án tỉnh Y đã tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa anh K và chị H theo yêu cầu của chị H. Vậy, theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa anh K và chị H được giải quyết như thế nào? Trả lời: Theo Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Trong trường hợp này, khi Tòa án tỉnh Y tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa anh K và chị H thì anh K và chị H phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Nếu anh K và chị H có con chung thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa anh K và chị H được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của anh K và chị H được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 13 - Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Câu hỏi 6: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc giải quyết hậu quả của việc chung sống với nhau như vợ chồng khi không đăng ký kết hôn như thế nào? Trả lời: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng (khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau: - Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ 14 luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập (Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). - Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn (khoản 2 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Câu hỏi 7: Anh D và chị S chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn được 6 năm. Anh D chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Vậy, tài sản của anh D và chị S được giải quyết như thế nào theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? Trả lời: Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy 15 định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Ngoài ra, theo Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31-12-2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sau đây viết gọn là Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung), chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm: - Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan; - Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; - Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình. 16 Trong trường hợp trên, anh D chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc nên tài sản của anh D và chị S sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan. Câu hỏi 8: Chị B và anh T chung sống với nhau như vợ chồng. Nhiều lần chị B giục anh T tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn nhưng anh T đều lấy lý do thoái thác và kéo dài thời gian. Gần đây, chị H là bạn của chị B phát hiện anh T đã có vợ và khuyên chị B chấm dứt mối quan hệ này. Chị H còn nói thêm nếu chị B vẫn tiếp tục sống chung với anh T thì sẽ bị xử phạt. Chị H nói như vậy có đúng không? Nếu đúng thì mức xử phạt như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, một trong các hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14-8-2015 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Nghị định số 17 110/2013/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung): Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; - Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Trong trường hợp trên, việc chị H nói chị B nếu tiếp tục sống chung với anh T như vợ chồng khi biết anh T có vợ sẽ bị xử phạt là đúng pháp luật. Anh T và chị B sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính đối với hành vi này từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng. Trường hợp anh T và chị B đã bị xử phạt hành chính về việc chung sống như vợ chồng mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc làm cho vợ chồng ly hôn anh T thì anh T và chị B còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 18 Câu hỏi 9: Chồng chị H bị tai nạn lao động, nằm liệt một chỗ không có khả năng nhận biết. Vì gia đình nghèo, chồng chị là lao động chính trong nhà, nay đã không còn khả năng lao động, chị H muốn bán căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng để trang trải cuộc sống. Vậy, chị H có thể đại diện chồng mình bán căn nhà trên được hay không? Chị H cần thực hiện những thủ tục gì để bán căn nhà này? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan. Như vậy, khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ thì có quyền đại diện cho nhau thực hiện các giao dịch. Trong trường hợp này, chồng chị H do tai nạn lao động phải nằm liệt một chỗ, không có khả năng nhận biết thì bị coi là đã mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy, chị H có quyền đại diện cho chồng bán căn nhà là tài sản chung của vợ chồng để trang trải cuộc sống. Để có thể giao dịch được thì chị H phải thực hiện thủ tục bao gồm: - Nộp đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng chị bị mất năng lực hành vi dân sự kèm theo đơn là kết luận của cơ quan chuyên môn về việc không đủ khả năng nhận thức hành vi. 19 - Cử người đại diện giám sát việc giám hộ theo quy định của pháp luật và khi mua bán nhà cũng cần có đầy đủ chữ ký của người giám sát này. Khi chị H thực hiện xong các thủ tục trên thì cần thực hiện việc mua bán chuyển nhượng có công chứng tại văn phòng công chứng, và bảo đảm đủ chữ ký của các bên tham gia giao dịch mua bán này. Câu hỏi 10: Chị C đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan có gửi tiền về cho chồng mua một mảnh đất đứng tên hai vợ chồng. Chồng chị C dự định mở cửa hàng sản xuất giày da tại nhà nhưng chưa đủ vốn. Vì thế, chồng chị muốn thế chấp mảnh đất này để vay vốn làm ăn. Vậy, trong lúc chị C ở Đài Loan, chồng chị có quyền thế chấp mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng để vay vốn làm ăn hay không? Trả lời: Theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định 20 đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung gồm bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Trong trường hợp trên, mảnh đất đứng tên hai vợ chồng chị C là tài sản chung của vợ chồng. Việc thực hiện các giao dịch liên quan đến mảnh đất bắt buộc phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng chị C. Do đó, khi chị C đi lao động tại nước ngoài thì chồng chị C có quyền thế chấp mảnh đất trên nếu đã có văn bản ủy quyền của chị C cho chồng thay mặt chị thực hiện việc thế chấp mảnh đất này. Câu hỏi 11: Vợ chồng anh V muốn mua ngôi nhà của gia đình chị B. Ngôi nhà này là tài sản chung của vợ chồng chị B, tuy nhiên hiện tại, chồng chị B đang bị bệnh và mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, khi vợ chồng anh V mua ngôi nhà trên thì chị B có quyền bán không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng 21 lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan. Trong trường hợp trên, chị B có quyền đại diện cho chồng bán ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng cho gia đình anh V với điều kiện chồng chị phải có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Câu hỏi 12: Chồng chị G bị bệnh tâm thần, chữa trị đã lâu không khỏi nên chị G có ý định xin ly hôn. Vậy, trong trường hợp, chị G xin ly hôn với chồng bị bệnh tâm thần 22 thì pháp luật giải quyết vấn đề đại diện cho chồng chị G như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. Theo quy định tại Điều 87, Điều 88 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập nhau thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án. Trong trường hợp này, chồng chị G mắc bệnh tâm thần và giả sử đã được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, thì chị G là người đại diện hợp pháp của chồng theo quy định của pháp luật. Trường hợp chị G muốn ly hôn, thì do chị và chồng cùng là đương sự có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập nhau nên Tòa án thụ lý vụ việc ly hôn của chị G sẽ chỉ định người đại diện cho chồng chị theo quy định của pháp luật. 23 Câu hỏi 13: Vợ chồng ông B mở công ty kinh doanh vận tải taxi. Ông B là giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty. Vậy, ông B có phải là đại diện hợp pháp của hai vợ chồng trong quan hệ kinh doanh không? Vợ chồng ông B đóng góp căn nhà là tài sản chung của vợ chồng làm trụ sở giao dịch của công ty thì ông B có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến căn nhà này hay không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác. Như vậy, trong trường hợp nêu trên, ông B là người đại diện hợp pháp của hai vợ chồng trong quan hệ kinh doanh của công ty. Theo Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản. Như vậy, ông B có quyền tự thực hiện giao dịch liên quan đến căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng sau khi có thỏa thuận bằng văn bản giữa vợ chồng ông. Đồng thời, vợ ông B phải chịu trách 24 nhiệm liên đới đối với giao dịch trong quan hệ kinh doanh do ông B đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Câu hỏi 14: Khi anh L nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn hộ chung cư thì được yêu cầu phải nộp đủ giấy tờ của cả hai vợ chồng để cùng ghi tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, anh L chỉ muốn đứng tên của anh trên giấy chứng nhận này mà không có tên của vợ có được hay không? Trong trường hợp muốn bán căn hộ chung cư nói trên, anh L có thể trực tiếp thực hiện giao dịch mà không cần có văn bản ủy quyền của vợ hay không? Trả lời: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu anh phải ghi tên hai vợ chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là đúng (khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013) và Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo quy định tại Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng 25 nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự hiện hành và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung gồm bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Trong trường hợp anh L muốn bán căn hộ chung cư nói trên thì cần có văn bản ủy quyền của vợ đồng ý cho anh L đại diện để thực hiện giao dịch. Nếu anh L trực tiếp giao dịch mà không có văn bản ủy quyền của vợ thì giao dịch này sẽ vô hiệu. 26 Câu hỏi 15: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây: - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25, 26 của Luật này. - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật này. Câu hỏi 16: Chị H kết hôn được 5 năm. Sau khi cưới, chồng chị H có đưa cho chị 150 triệu đồng tiền anh tiết kiệm để chị H giữ, đồng thời trong quá trình chung sống chị H cũng đã tiết kiệm được thêm 300 triệu đồng dồn cùng số tiền chồng chị đưa để gửi tiết kiệm. Hiện tại, do có nhiều mâu thuẫn nên vợ chồng chị H đã ra tòa ly hôn. Về tài sản, chồng chị H yêu cầu chị H phải đưa cho anh số tiền 400 triệu đồng mới chịu ly hôn và dọa nếu chị không đưa sẽ nhờ người viết giấy vay nợ cho chồng chị và chị sẽ buộc phải trả bằng tiền chung của hai người. Chồng chị H nói như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ hoặc chồng phải 27 chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng hoặc dựa trên quan hệ ủy quyền. Ngoài ra, vợ chồng cũng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ sau: nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, thì cha mẹ phải bồi thường; nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, chị H sẽ không phải chịu trách nhiệm với những giao dịch do chồng chị thực hiện nếu không thuộc các trường hợp nêu trên. Thêm vào đó, trong trường hợp giấy nhận nợ của chồng chị H là giả mạo thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai của các bên để đánh giá quan hệ vay tiền cũng như giá trị của giấy nhận nợ để xem xét quyền lợi của các bên. 28 II. TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN Câu hỏi 17: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như sau: - Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. - Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn. - Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng. 29 Như vậy, chế độ tài sản của vợ và chồng là một nội dung mới và cần có sự nghiên cứu, bổ sung nhiều chế định. Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dẫn chiếu tới nhiều điều luật liên quan cần phải chú ý tới. Câu hỏi 18: Nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng là những nguyên tắc nào? Trả lời: Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 gồm 3 nguyên tắc: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. - Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. Câu hỏi 19: Chị G và anh T kết hôn được 2 năm, trong thời gian trên, chị G không tìm được việc làm nên ở nhà nội trợ, còn anh T có công việc ở một công ty nước ngoài với mức lương cao. Gần đây, anh T chỉ trích chị G không kiếm ra tiền, làm nội trợ thì không góp tiền mua được tài sản gì trong gia đình và cấm chị G không được sử dụng chiếc xe 30 máy duy nhất trong gia đình cũng như một số tài sản khác. Việc làm của anh T như vậy là đúng hay sai? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Trong trường hợp trên, chị G tuy chỉ ở nhà làm nội trợ, lo việc trong nhà song vẫn được coi là lao động trong gia đình và có đóng góp vào khối tài sản chung. Việc anh T chỉ trích chị G như vậy là không đúng và trái pháp luật. Về chiếc xe máy và một số tài sản khác trong gia đình được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, chị G có quyền bình đẳng với anh T trong việc sử dụng các tài sản là tài sản chung của vợ chồng. Việc làm của anh T là sai pháp luật. Anh T không có quyền cấm chị G sử dụng tài sản chung của vợ chồng. Câu hỏi 20: Anh Y là con một trong gia đình nên được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ. Sau khi kết hôn, anh Y không chịu làm việc vì cho rằng đã là chồng thì không cần phải làm gì, vợ mới là người phải gánh vác hết. Suy nghĩ của anh Y như vậy có đúng hay không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 31 năm 2013, hôn nhân được tạo lập theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng thì, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, trong trường hợp này, suy nghĩ của anh Y là hoàn toàn sai. Anh Y và vợ có quyền bình đẳng và phải tôn trọng lẫn nhau, trong lao động sản xuất anh Y cũng phải tham gia để tạo lập tài sản và bảo đảm đáp ứng nhu cầu của gia đình. Câu hỏi 21: Do thua cá độ bóng đá nên anh Q có vay nợ một khoản tiền của anh K. Không xoay sở được tiền trả nên nhân lúc vợ anh Q đi công tác ngoài tỉnh, anh Q đã đem chiếc xe máy là phương tiện đi làm hằng ngày của vợ đi cầm cố để lấy tiền trả nợ. Anh Q làm như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3, Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. 32 Trong trường hợp trên, việc anh Q cá độ bóng đá là hành vi vi phạm pháp luật. Khoản tiền anh Q phải trả nợ lấy từ việc anh Q mang cầm cố chiếc xe máy là phương tiện đi làm hằng ngày của vợ là vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo đó, anh Q phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Câu hỏi 22: Anh D làm công nhân tại nhà máy gạch NK, vợ anh D ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái. Nguồn thu nhập chính của gia đình do anh D cung cấp. Anh D cho rằng, anh D là người duy nhất có thu nhập trong gia đình nên việc sử dụng, định đoạt tài sản trong gia đình là do anh D quyết định. Vậy, quan điểm của anh D có đúng hay không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. - Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. Thêm vào đó, theo khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì công việc nội trợ cũng được coi như lao động có thu nhập. 33 Trong trường hợp trên, quan điểm của anh D cho rằng, anh là lao động chính trong nhà thì có quyền quyết định việc sử dụng, định đoạt tài sản trong gia đình là trái với nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng. Câu hỏi 23: Đối với các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Trả lời: Khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ngoài ra, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, theo đó: - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Câu hỏi 24: Trong một trận bão lớn, ngôi nhà duy nhất của vợ chồng anh K và chị B đã bị hư hỏng nặng, cần phải tu sửa gấp nhưng số tài sản chung của anh chị không đủ để tu sửa nhà. Thương con nhỏ phải chịu cảnh mưa gió không có mái che, chị B bàn 34 với anh K bán chiếc nhẫn mẹ anh cho để lấy tiền sửa sang mái nhà nhưng anh K không chịu bán vì muốn giữ làm kỷ niệm. Anh K làm như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Trong trường hợp trên, xét theo nhu cầu thực tế về nơi ở của gia đình anh K và chị B thì ngôi nhà được xác định là nơi ở duy nhất và là nhu cầu thiết yếu của gia đình anh K, và anh K có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình theo khả năng kinh tế để sửa lại căn nhà. Việc anh K từ chối là không nên, vì trong trường hợp này, anh đã không làm tròn nghĩa vụ vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Câu hỏi 25: Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? Trả lời: Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng được quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của 35 vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Câu hỏi 26: Vợ chồng anh T và chị H là lao động từ ngoại tỉnh đến Hà Nội và mua được một căn nhà để sinh sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội sau nhiều năm tích góp. Trong khi chị H đi công tác xa, anh T thấy có người đến hỏi thuê nhà với giá cao, anh T quyết định cho thuê nhà mà không hỏi ý kiến chị H. Anh T làm như vậy có đúng không ? Trả lời: Ngôi nhà mà anh T và chị H đang ở được xác định là nơi ở duy nhất của vợ chồng, do đó thuộc sự điều chỉnh của Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó: việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Như vậy, việc cho thuê nhà của anh T khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của chị H là trái quy định của Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chị H có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch cho thuê nhà trên vô hiệu. Câu hỏi 27: Anh B cùng một nhóm bạn góp vốn làm ăn, do thiếu vốn, bạn anh B gợi ý là anh B nên về bán căn nhà là nơi ở duy 36 nhất của hai vợ chồng, việc làm này của anh B có cần phải hỏi ý kiến của vợ không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Theo quy định trên, nếu anh B muốn bán nhà thì bắt buộc phải có sự thỏa thuận và nhất trí của vợ mình. Ngoài ra, việc hỏi ý kiến người vợ nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Câu hỏi 28: Chị X được thừa kế căn nhà cấp bốn do bố mẹ để lại, căn nhà đứng tên chị X. Sau khi kết hôn, vợ chồng chị X sinh sống tại căn nhà này và đây là nơi ở duy nhất của gia đình chị. Vậy, chị X có quyền bán căn nhà này để đầu tư kinh doanh hay không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. 37 Trong trường hợp trên, căn nhà là tài sản riêng của chị X do vậy chị X có quyền tự mình xác lập các giao dịch đối với căn nhà, cụ thể là bán nhà, để đầu tư kinh doanh nếu bảo đảm được chỗ ở cho vợ chồng chị. Câu hỏi 29: Anh K và chị C kết hôn với nhau được 5 năm, có hai con chung nhưng cả hai vẫn sống trong ngôi nhà mà anh K được một người họ hàng tặng cho riêng, gần đây, do làm ăn thua lỗ, anh K muốn bán căn nhà này đi để lấy tiền trả nợ và cho chị C cùng hai con tự lo chỗ ở, chị C không đồng ý vì đây là nơi ở duy nhất của gia đình và chị không thể đi ở chỗ khác được. Nhưng anh K kiên quyết bán nhà với lý do đây là tài sản riêng của anh K và anh K có toàn quyền quyết định. Anh K có quyền bán nhà trong trường hợp này không? Nếu anh K muốn bán nhà thì phải bảo đảm điều kiện gì? Trả lời: Anh K và chị C cùng hai con đang sống trong ngôi nhà được xác định là nơi ở duy nhất của gia đình, như vậy, thuộc sự điều chỉnh của Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giao dịch liên quan đến tài sản là nơi ở duy nhất của vợ chồng, theo đó: Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm 38 dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Trong trường hợp này, ngôi nhà là tài sản riêng của anh K, nhưng vì là nơi ở duy nhất của vợ chồng nên anh K không được quyết định bán nhà và bỏ mặc cho chị C cùng hai con không có nơi ở, anh K chỉ có thể bán nhà trong trường hợp đã bảo đảm được chỗ ở cho chị C và hai con. Câu hỏi 30: Vợ chồng chị Q kết hôn được 5 năm. Anh chị có một con chung 4 tuổi và tài sản chung là căn nhà 50m2. Gần đây, chồng chị Q do thua cá độ bóng đá nên giấu chị Q bán căn nhà để trả nợ. Khi chủ nợ đến đòi nhà, chị Q mới biết nhà đã bị bán. Hiện chồng chị Q đã bỏ đi đâu không rõ và mẹ con chị không có nơi ở. Vậy, việc bán nhà của chồng chị Q có đúng pháp luật hay không? Chị Q cần làm gì để lấy lại căn nhà của mình? Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Căn cứ quy định này, việc chồng chị Q tự ý bán căn nhà nói trên mà không có sự thỏa thuận với chị Q là trái quy định của pháp luật. Do vậy, giao dịch của chồng chị Q về việc bán căn nhà là vô hiệu. Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vô hiệu 39 không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Theo đó, chị Q có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mua bán căn nhà là vô hiệu và lấy lại căn nhà trên. Câu hỏi 31: Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 40 Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Ngoài ra, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung cũng có hướng dẫn chi tiết thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 9 như sau: Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 32: Anh P và chị S kết hôn được 6 năm, tiền lương của cả hai đều để trong thẻ 41 ATM của anh P. Chị Y kinh doanh vàng bạc đá quý thực hiện giao dịch bán 3 chỉ vàng cho anh P, trả bằng thẻ ATM của anh P. Vậy, trong trường hợp này anh P hay chị S được coi là người có quyền thực hiện giao dịch trên? Trả lời: Tài sản chung của vợ chồng là phạm trù chỉ có vợ, chồng mới hiểu rõ, còn đối với những người thứ ba xác lập giao dịch khác thì họ không thể biết được. Như trong tình huống trên, chị Y không biết rõ được sự phân chia tài sản của gia đình anh P và chị S, chỉ biết rằng thẻ ATM mang tên anh P. Để tạo an toàn giao dịch cho người thứ ba ngay tình như chị Y, khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. Như vậy, người được coi là có quyền giao dịch, có quyền dùng tiền trong thẻ ATM để mua 3 chỉ vàng là anh P - người đứng tên tài khoản. Câu hỏi 33: Ông T cùng vợ đến Ngân hàng Z để gửi tiết kiệm 10 tỷ đồng, sau khi trao đổi với ông T, giao dịch viên đã thống nhất mở tài khoản và thẻ tiết kiệm đứng tên ông T với thời hạn là 12 tháng. Sáu tháng sau, ông T đến Ngân hàng Z đề nghị rút toàn bộ tiền gốc và lãi trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, 42 khi giao dịch viên tại Ngân hàng Z đang thực hiện tất toán thì bà H xuất hiện với đề nghị Ngân hàng Z không được cho ông T rút tiền trên thẻ tiết kiệm đứng tên ông T. Bà H cho rằng đây là số tiền thuộc sở hữu chung của bà và ông T, hai ông bà đang làm thủ tục ly hôn nên nếu Ngân hàng Z cho ông T rút tiền thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà. Trong trường hợp này nhân viên Ngân hàng Z có phải thực hiện theo yêu cầu của bà H không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. Trong trường hợp này, ông T là người đứng tên trên sổ tiết kiệm mở tại Ngân hàng Z nên ông T có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản gửi tiền tiết kiệm này (bao gồm rút toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền gửi). Nhân viên Ngân hàng Z không biết và không thể biết về việc tiền gửi của ông T có phải tiền của riêng ông không. Nói cách khác, yêu cầu của bà H trong trường hợp này là không có cơ sở nên nhân viên Ngân hàng Z không phải đáp ứng yêu cầu của bà H. Câu hỏi 34: Chị T và anh V mới kết hôn, mẹ chị T cho hai vợ chồng 2 cây vàng để làm vốn 43 làm ăn. Số vàng này hiện do chị T giữ. Khi chị T ra cửa hàng vàng bạc của anh M để bán vàng, trong trường hợp này, anh M là người mua vàng coi chị T là người có quyền xác lập và thực hiện giao dịch có liên quan tới số vàng trên mà không cần quan tâm tới ý kiến của anh V dù số vàng này là tài sản chung của chị T và anh V. Như vậy là đúng hay sai? Trả lời: Theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác. Trong trường hợp trên, 2 cây vàng chị T mang đi bán thuộc loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, hay nói cách khác, vàng là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Ngoài ra, người mua vàng là anh M là người thứ ba ngay tình, tức là người chiếm hữu số vàng một cách hợp pháp (thông qua hoạt động mua bán) mà không thể biết được số vàng đó có phải là tài sản chung của vợ chồng chị T hay không và chị T bán vàng đã có sự đồng ý của anh V hay chưa. Về vấn đề giao dịch này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại khoản 2 Điều 32 như sau: Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, 44 thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật Dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình. Như vậy, anh M chủ cửa hàng vàng bạc mua 2 cây vàng của chị T và coi chị T là người có quyền xác lập thực hiện giao dịch có liên quan đến 2 cây vàng đó là đúng. Câu hỏi 35: Anh K cầm tiền sinh hoạt của gia đình ra siêu thị mua các nhu yếu phẩm cho gia đình như gạo, đường, sữa,… anh K có bắt buộc phải bàn bạc và được sự đồng ý của chị T - vợ anh K hay không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia. Như vậy, những nhu yếu phẩm mà anh K mua đều nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của gia đình nên được coi là có sự đồng ý của vợ anh K, anh K không bắt buộc phải hỏi ý kiến của vợ. Câu hỏi 36: Anh T - chồng chị H tham gia chơi chương trình “Ai là triệu phú” của Đài Truyền hình Việt Nam và đạt được giải thưởng là 22 triệu đồng, số tiền này là tài 45 sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của anh T? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Ngoài ra, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng) (Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung). Như vậy, trong trường hợp trên, dù là phần thưởng mà anh T nhận được từ chương trình “Ai là triệu phú” nhưng số tiền 22 triệu đồng trên vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng anh T và chị H. Câu hỏi 37: Anh B và chị A kết hôn với nhau năm 2012, chị A ở nhà có một cửa hàng tạp hóa nhỏ và anh B đi chạy xe ôm, như vậy thu nhập hằng ngày của chị A từ tiền bán hàng và thu nhập từ tiền lái xe ôm của anh B 46 được coi là tài sản chung hay là tài sản riêng? Biết rằng, anh B và chị A không có thỏa thuận nào khác về chế độ tài sản của vợ chồng. Trả lời: Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Trong trường hợp này, anh B và chị A không có thỏa thuận nào khác về chế độ tài sản vợ chồng thì chế độ tài sản của chị A và anh B được xác định theo pháp luật hay nói cách khác là chế độ tài sản luật định. Như vậy, thu nhập từ tiền bán hàng của chị A và thu nhập từ tiền chạy xe ôm của anh B là tài sản chung của vợ chồng và thuộc vào loại tài sản do vợ chồng tạo ra từ lao động, hoạt động sản xuất - kinh doanh. Câu hỏi 38: Anh H vừa trúng xổ số 100 triệu đồng. Anh H muốn cất giữ riêng để làm vốn nhưng vợ anh H là chị B đòi phải chia cho một nửa. Như vậy, anh H có phải chia số tiền trên cho vợ không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thu nhập 47 hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Như vậy, trong trường hợp này, số tiền từ trúng xổ số của anh H được xác định là tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu chia số tiền của vợ anh H là hợp lý. Việc chia số tiền nêu trên, thì vợ chồng anh H có thể tự thỏa thuận chia. Nếu không thỏa thuận được có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Câu hỏi 39: Do thiếu một khoản nợ từ cá độ bóng đá, anh K đã lấy tất cả số tiền tiết kiệm của gia đình để trả nợ và đã làm cho gia đình anh K không đủ tiền chi tiêu để đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Trong trường hợp này, anh K có phải bồi thường cho gia đình không? Trả lời: Khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp này, khoản tiền anh K lấy đi được xác định là tài sản chung của vợ chồng và việc anh K lấy tiền của gia đình đi trả nợ là một hành vi vi phạm quy định về tài sản chung. 48 Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. Do vậy, anh K phải bồi thường cho gia đình của mình vì hành vi lấy tiền tiết kiệm đi trả khoản nợ riêng khiến gia đình không đủ chi tiêu, hay nói cách khác, anh K đã làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và gia đình. Ngoài ra, anh K có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự. Câu hỏi 40: Anh H và chị T kết hôn được gần 10 năm và có một số tài sản chung bao gồm nhà và đất. Để đầu tư kinh doanh, anh H bàn với chị T việc bán nhà và đất để chung vốn làm ăn với bạn. Do chị T không đồng ý nên anh H đề nghị chia tài sản chung để lấy phần tài sản riêng của mình đi đầu tư. Vậy, anh H có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc chia tài sản chung 49 trong thời kỳ hôn nhân, thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự hiện hành và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thảo luận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản và phải được công chứng. Như vậy, khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp trên, anh H có thể thỏa thuận với chị T để đồng ý việc định đoạt khối tài sản chung để lấy vốn kinh doanh. Nếu không thỏa thuận được với chị T thì anh H có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 50 Câu hỏi 41: Vợ chồng chị K có tài sản chung là hai căn nhà và 3 mảnh đất. Do muốn làm ăn riêng nên anh chị muốn chia khối tài sản chung nói trên. Vậy, để được chia khối tài sản chung này, anh chị có cần phải làm thủ tục ly hôn không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự hiện hành và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp trên, vợ chồng chị K không cần tiến hành thủ tục ly hôn mà vẫn có quyền chia tài sản trong quá trình hôn nhân. Câu hỏi 42: Vợ chồng chị Q kết hôn năm 2000, đến đầu năm 2015 chồng chị dùng tiền tiết 51 kiệm của gia đình mua được một xe máy Air Blade trị giá 40 triệu đồng, nhưng chồng chị không cho chị Q sử dụng với lý do đó là tài sản riêng của chồng chị vì trên đăng ký xe chỉ ghi tên chồng, như vậy, chiếc xe máy đó có được coi là tài sản chung của vợ chồng chị Q không? Chị Q có được quyền sử dụng không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này. Cụ thể, khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Trong trường hợp này, nếu chồng chị Q không chứng minh được xe máy là của riêng mình (tự mua bằng nguồn tiền riêng, được tặng, cho riêng...) thì đương nhiên đó là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015, vợ, chồng có quyền ngang nhau và cùng bàn bạc trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, và quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài 52 sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Như vậy, chị Q có quyền sử dụng chiếc xe máy và chồng chị không thể cấm chị sử dụng khi đây là tài sản chung. Câu hỏi 43: Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung nào của vợ chồng phải đi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng? Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: - Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Bên cạnh đó, Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung quy định như sau: - Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và 53 gia đình năm 2014 bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu. - Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng. - Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung. Câu hỏi 44: Vợ chồng chị M mua được mảnh đất bằng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, nhưng lúc làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chị M không có nhà nên chồng chị đã tự đi làm và hiện nay trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có tên của chị M. Chị M phải làm như thế nào để tên chị có trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Trả lời: Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm 54 quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi tên của cả vợ và chồng (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung). Như vậy, chị M phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp cho Văn phòng quản lý đất đai nơi có mảnh đất để được giải quyết. Câu hỏi 45: Trước khi kết hôn, anh B có tài sản riêng là chiếc xe máy Honda “Dream” hiện đăng ký tên anh B. Sau khi kết hôn với chị V, anh B sử dụng chiếc xe máy “Dream” làm phương tiện chạy “xe ôm” phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống gia đình. Vậy, chiếc xe Honda “Dream” đăng ký tên anh B và thu nhập anh B kiếm được từ việc chạy xe ôm là tài sản chung hay tài sản riêng? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết 55 hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp trên, chiếc xe máy anh B có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của anh B nếu anh không thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung. Phần thu nhập anh B kiếm được do việc chạy xe ôm, có sử dụng phương tiện là chiếc xe máy, là thu nhập trong thời kỳ hôn nhân nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống gia đình, do vậy, được coi là tài sản chung của vợ chồng anh B, chị V. Câu hỏi 46: Trước khi kết hôn, chồng chị C có đứng tên sở hữu một căn hộ chung cư. Sau khi kết hôn, vợ chồng chị C mua một chiếc ô tô bốn chỗ hiệu Toyota đăng ký tên chồng. Căn hộ chung cư hiện tại vợ chồng chị cho thuê và tiền thuê nhà được trả trực tiếp cho chị C. Vậy, căn hộ chung cư và chiếc xe ôtô có được coi là tài sản chung của hai vợ chồng chị không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh 56 doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp trên, ngôi nhà chung cư do chồng chị C đứng tên sở hữu có trước thời kỳ hôn nhân và nếu chồng chị không nhập vào tài sản chung thì đó là tài sản riêng của chồng chị C. Chiếc xe ô tô bốn chỗ được mua trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng trừ trường hợp chồng chị C chứng minh được đó là tài sản riêng (sử dụng tiền riêng của chồng để mua), tiền thuê nhà được xác định là tài sản chung của vợ chồng chị C. Câu hỏi 47: Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định như thế nào? Trong trường hợp nào thì bắt buộc phải có văn bản thỏa thuận? Trả lời: Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân 57 và gia đình năm 2014 việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định như sau: - Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. - Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: + Bất động sản; + Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; + Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Câu hỏi 48: Do tình hình sức khỏe yếu nên chị B chỉ ở nhà làm nội trợ, thu nhập dựa vào tiền chạy xe ôm của chồng chị là anh L. Nhưng do đua đòi với bạn bè, ngại lao động nên anh L đã bán chiếc xe máy duy nhất là công cụ hành nghề của mình đi để ở nhà ăn chơi, chị B không biết chuyện này. Việc bán xe của anh L có phù hợp với các quy định của pháp luật không? Tại sao? Trả lời: Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận và việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: - Bất động sản; - Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; 58 - Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Trong trường hợp trên, chiếc xe máy là công cụ hành nghề duy nhất của anh L và là phương tiện tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình, nên việc bán xe của anh L vừa không bảo đảm được yêu cầu phải có sự thỏa thuận với chị B, thậm chí, pháp luật còn yêu cầu là phải thỏa thuận bằng văn bản. Câu hỏi 49: Vợ chồng anh K và chị G quyết định bán một mảnh đất để lấy tiền gửi ngân hàng lấy lãi, tuy nhiên, vì mảnh đất chưa được giá nên chị G chưa muốn bán, trong khi đó, anh K lại nhất quyết đòi bán. Chị G nói rằng, mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng chị và nếu anh K muốn bán thì anh phải có thỏa thuận với chị. Chị G nói như vậy đúng hay sai? Trả lời: Trong trường hợp này, chị G xác định như vậy là đúng theo quy định của pháp luật. Mảnh đất thuộc loại tài sản là bất động sản và là tài sản chung của vợ chồng anh K và chị G. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bất động sản thuộc loại tài sản bắt buộc phải có thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng khi định đoạt. Như vậy, nếu anh K không thỏa thuận bằng văn bản với chị G, không được sự đồng ý của chị G về việc bán mảnh đất đó, thì anh K không được 59 bán hoặc nếu có bán thì giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ bị coi là vô hiệu (theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Câu hỏi 50: Anh V cùng một số người bạn mở công ty, anh V bàn với chị T về việc sử dụng ngôi nhà đang cho thuê của hai vợ chồng làm trụ sở kinh doanh, thỏa thuận này có cần lập thành văn bản không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản. Trong trường hợp trên, ngôi nhà của anh V và chị T được thỏa thuận để đưa vào làm trụ sở kinh doanh, hay nói chính xác hơn là đưa tài sản chung vào kinh doanh. Như vậy, việc thỏa thuận giữa anh V và chị T phải lập thành văn bản theo đúng yêu cầu của pháp luật. Câu hỏi 51: Khi thành lập doanh nghiệp vận tải do anh G làm chủ sở hữu, anh G và vợ là chị B đã có văn bản thỏa thuận thống nhất về việc đưa chiếc xe ô tô nhãn hiệu Toyota là tài sản chung của gia đình vào kinh doanh. Như vậy, việc anh G cho người 60 khác thuê chiếc xe Toyota trên thì có cần phải hỏi ý kiến chị B không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Trong trường hợp trên, khi chị B và anh G thỏa thuận đồng ý đưa chiếc xe Toyota là tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh thì anh G có quyền cho người khác thuê mà không cần hỏi ý kiến chị B. Câu hỏi 52: Vợ chồng chị H lấy nhau được 5 năm, hồi mới cưới, kinh tế khó khăn nên vợ chồng chị vay tiền bố mẹ chị H để làm vốn kinh doanh nhằm giúp đời sống gia đình chị vượt qua khó khăn. Đến nay, kinh tế khấm khá hơn thì chị H muốn hoàn trả số tiền đó cho bố mẹ mình, nhưng chồng chị nhất định không chịu và nói rằng lúc vay tiền, không có mặt anh ở đó nên chồng chị không phải chịu trách nhiệm về khoản vay đó; vì vậy, chị H không được lấy tài sản của gia đình đi trả nợ. Chồng chị H nói như vậy là đúng hay sai? Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung? Trả lời: Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định bao gồm những nghĩa vụ sau: 61 - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, trong trường hợp trên, việc chỉ có một mình chị H đến nhà bố mẹ mình vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì giao dịch vay nợ này thuộc nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng và chị được sử dụng tài sản chung của hai vợ chồng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bố mẹ chị. Câu hỏi 53: Cháu D (9 tuổi) là con trai của anh H và chị T, trong một lần đùa nghịch cùng các bạn, D làm vỡ tấm gương lớn của nhà trường và phải đền 2 triệu đồng. Anh H rất tức giận và cho rằng con hư tại mẹ nên việc bồi thường cho nhà trường chị T phải tự lo liệu. Anh H nói như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 5 Điều 37 62 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản trong đó có việc bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì cha mẹ phải bồi thường. Theo quy định của Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự 2015 (người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý gây ra thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra). Như vậy, trong trường hợp trên, anh H và chị T là người đại diện hợp pháp của cháu D, anh H và chị T cùng có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho nhà trường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Câu hỏi 54: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị H vợ anh X phải đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc 3 năm. Trong thời gian đó, ngôi nhà của anh chị bị hư hỏng cần phải tu sửa. Chị H không có nhà và trong vòng 3 năm chị H cũng không ở trong căn nhà đó, như vậy, chị H có nghĩa vụ về số tiền anh H bỏ ra sửa nhà hay không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản đối với nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy, trong trường hợp này, ngôi nhà của anh X và chị H là tài sản chung của vợ chồng, dù chị H đi làm ăn xa nhưng vẫn phải có trách nhiệm tu sửa ngôi nhà đó cùng chồng, hay nói cách khác, tu sửa ngôi nhà là nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu và sử dụng trước đó của vợ chồng anh X và chị H. Câu hỏi 55: Chị A phát hiện chồng mình có con riêng nên chị muốn chia tài sản chung, hạn chế những phức tạp khi chồng chị A - hiện đã cao tuổi có thể qua đời. Việc này, chị A và chồng phải làm thế nào? Nếu không thỏa thuận được thì chị A có được nhờ Tòa án giải quyết không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Ngoài ra, khoản 2 của Điều 38 nêu trên cũng quy định thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên, ý định của chị A muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 64 Nếu chị A và chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì có thể nhờ Tòa án giải quyết (theo khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) và trong trường hợp vợ chồng chị A nhờ Tòa án giải quyết thì tài sản sẽ được chia theo quy định tại Điều 59 (nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Câu hỏi 56: Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? Trả lời: Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó, thời điểm có hiệu lực được chia theo ba trường hợp như sau: - Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. - Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. - Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu 65 lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. - Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Câu hỏi 57: Vợ chồng anh T và chị D muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để tiện cho việc kinh doanh của mỗi người, tuy nhiên, do không thỏa thuận được nên anh T và chị D phải nhờ tới sự phân chia của Tòa án, trong khi chờ Tòa án phán quyết, anh T vay một khoản tiền của chị A để mua ô tô. Vậy, chị D - vợ anh T có phải chịu trách nhiệm về khoản vay này không (vì anh T và chị D đã xác định là chia tài sản chung)? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp trên, cần làm rõ việc anh T vay tiền mua ô tô sử dụng vào mục đích gì, chiếc ô tô được mua đứng tên ai? Trong trường hợp xác minh việc mua xe vì mục đích chung của vợ chồng 66 anh T và chị D thì chị D vẫn phải có nghĩa vụ đối với khoản tiền mà anh T vay chị A để mua ô tô, vì Tòa án chưa giải quyết xong việc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng. Trường hợp xác minh việc mua xe phục vụ mục đích cá nhân của anh T thì có thể coi đây là cơ sở để chứng minh nghĩa vụ của anh T trong việc trả nợ cho chị A khi phân chia tài sản chung. Câu hỏi 58: Luật Hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Trả lời: Theo quy định tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như sau: - Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. - Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba Câu hỏi 59: Vợ chồng anh H và chị G đã lập văn bản về phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời, hoàn 67 thành thủ tục công chứng, theo văn bản chia thì chị G được sở hữu một khoản tiền hiện đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Vậy, số tiền lãi từ khoản tiền trên thuộc tài sản chung hay tài sản riêng của chị G? Trả lời: Trong trường hợp anh H và chị G không có thỏa thuận nào khác về số tiền trên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, số tiền lãi thu được từ số tiền đang gửi ngân hàng mà đã được xác định là tài sản riêng của chị G thì thuộc tài sản riêng của chị G, cụ thể khoản 1 Điều 40 quy định như sau: Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Câu hỏi 60: Có phải tất cả các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng đều có hiệu lực? Trả lời: Không phải tất cả các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều có hiệu lực, mà theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành 68 niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; - Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; + Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; + Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; + Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; + Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; + Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự hiện hành và quy định khác của pháp luật có liên quan. Câu hỏi 61: Gia đình anh T và chị K sở hữu một nhà máy tái chế rác thải, do nhà máy gây ra ô nhiễm môi trường, phải bồi thường và chịu phạt một khoản tiền lớn, anh T và chị K đã thỏa thuận việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mọi tài sản có giá trị đều thuộc quyền sở hữu của chị K còn lại nhà máy thì thuộc quyền sở hữu của anh T. Việc chia tài sản chung dẫn đến anh T không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và không còn tài sản chung. Trong trường hợp này, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của anh T và chị K có hiệu lực không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trường 69 hợp: trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và trốn tránh nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước là hai trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp này, anh T và chị K cố tình thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để tránh việc dùng tài sản chung để bồi thường thiệt hại và nộp phạt hành chính theo quy định của pháp luật do nhà máy xử lý chất thải gây ra, hay nói cách khác là trốn tránh nghĩa vụ theo quy định đã dẫn như trên. Do vậy, việc chia tài sản chung của anh T và chị K bị coi là vô hiệu. Do đó, việc bồi thường thiệt hại và nộp phạt hành chính phải thi hành trên số tài sản chung của anh T và chị K. Câu hỏi 62: Anh S và chị B lập văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trong số tài sản được liệt kê có cả ngôi nhà chung mà con trai anh chị (8 tuổi) được ông bà nội tặng cho riêng và hiện nay, anh S và chị B quản lý thay. Vậy, văn bản chia tài sản liên quan đến ngôi nhà trên có hiệu lực không? Trả lời: Theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ đặt ra khi vợ chồng có tài sản chung. Trong trường hợp trên, ngôi nhà không phải là tài sản chung của vợ chồng anh S và chị B mà thuộc sở hữu của con trai chưa thành niên của anh chị do được ông bà nội tặng cho riêng. Do đó, về nguyên tắc hai người chỉ có quyền quản lý tài 70 sản, việc định đoạt tài sản phải trên cơ sở đảm bảo lợi ích của con trai anh chị. Theo đó, việc anh S và chị B chia tài sản là ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của con trai là vi phạm đến quyền lợi của đứa trẻ, do vậy, việc phân chia tài sản liên quan đến ngôi nhà trên sẽ bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp cần phân chia việc quản lý ngôi nhà trên, anh S và chị B có thể thỏa thuận về việc giao cho 1 trong 2 người thực hiện cho đến khi con trai anh chị đủ điều kiện để quản lý tài sản theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 63: Vợ chồng anh A và chị T thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong khi hai vợ chồng vẫn còn một khoản nợ chung với anh C, khi anh C đến đòi nợ thì vợ chồng anh A và chị T đùn đẩy trách nhiệm và chứng minh rằng không có tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp này, thỏa thuận chia tài sản chung của anh A và chị T có hiệu lực không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; - Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như: nuôi dưỡng, cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại; thanh 71 toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự hiện hành và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp này, rõ ràng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của anh A và chị T nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đối với anh C, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của anh C. Do đó, việc chia tài sản chung giữa anh A và chị T bị coi là vô hiệu. Anh C có thể viết đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch trên. Câu hỏi 64: Vợ chồng có được thỏa thuận chế độ tài sản không? Trả lời: Bên cạnh chế độ tài sản theo luật định, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định rõ ràng về chế độ tài sản, chế độ tài sản này gọi là chế độ tài sản theo thỏa thuận (khoản 1 Điều 28). Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì, trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Câu hỏi 65: Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm những loại nào? Trả lời: Tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia 72 đình năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau: - Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38 (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân), Điều 39 (thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân) và Điều 40 (hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 (tài sản chung vợ chồng) và khoản 1 Điều 40 (hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoài ra, Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung quy định về tài sản riêng khác của vợ, chồng như sau: - Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. - Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. 73 - Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Câu hỏi 66: Căn nhà vợ chồng chị T đang ở do bố mẹ chị mua trước khi chị lấy chồng. Vậy, nó có phải là tài sản riêng của chị T không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Như vậy, nhà do bố mẹ chị T mua cho chị T trước khi lấy chồng là tài sản riêng của chị. Nếu căn nhà do bố mẹ mua chưa làm thủ tục sang tên thì chị T cần tiến hành làm các thủ tục cần thiết để đăng ký quyền sở hữu riêng cho mình. Việc này có thể tiến hành trước hoặc sau khi đăng ký kết hôn. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng nhà là Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có ngôi nhà đó. Câu hỏi 67: Chị A kết hôn với anh G đã 5 năm, hiện nay, hai vợ chồng đang có nhiều tài sản, trong số đó có tài sản bố mẹ chị A 74 cho chị A trước khi đi lấy chồng gồm 9 nhẫn vàng trị giá 30 triệu đồng và 1 xe ô tô con trị giá 700 triệu đồng. Nay, chị muốn bán số tài sản để lấy tiền giúp đỡ một số anh em bên nhà ngoại nhưng gặp phải sự phản đối của chồng và gia đình nhà chồng. Như vậy, chồng và nhà chồng chị A có quyền phản đối việc chị A bán số vàng và xe ô tô trên không? Trả lời: Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp này, 9 nhẫn vàng và xe ô tô là tài sản mà chị A được cho riêng trước khi kết hôn với anh G thuộc nhóm tài sản có trước khi kết hôn và là tài sản riêng của chị A. Đối với tài sản riêng, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hoàn toàn dựa vào ý chí của chủ sở hữu theo ghi nhận tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể điều khoản này quy định như sau: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”. 75 Ngoài ra, việc định đoạt tài sản này không thuộc vào quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Như vậy, chồng và gia đình chồng chị A không có quyền phản đối và ngăn cản chị A bán tài sản riêng của mình. Câu hỏi 68: Để đầu tư kinh doanh cho công ty của mình, anh K, chồng chị S đã tự mình vay một khoản tiền lớn từ ngân hàng. Đến hạn trả nợ, anh K không trả được nên muốn bán chiếc xe máy SH của chị S có trước khi kết hôn với anh K (mà chị S không nhập chiếc xe máy là tài sản chung của vợ chồng) để trả nợ. Vậy, anh K có được quyền làm như vậy không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Như vậy, chiếc xe máy mà chị S có trước khi kết hôn với anh K và không nhập vào tài sản 76 chung của gia đình thì là tài sản riêng của chị S, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phải do chị S quyết định. Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp này, khoản vay của anh K là nghĩa vụ tài sản riêng của anh K. Do vậy, anh K chỉ được lấy tài sản riêng của mình để thanh toán. Câu hỏi 69: Sau khi kết hôn, anh V được bố mẹ mua cho một căn nhà đứng tên anh V. Trong quá trình sang tên đổi chủ, anh V muốn làm giấy xác nhận tài sản riêng nhưng vợ anh V không chịu ký. Vậy, anh V cần làm gì để bảo đảm căn nhà trên là tài sản riêng của anh V? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Trong trường hợp trên, căn nhà mà bố mẹ anh V mua cho anh V là tài sản riêng của anh V. 77 Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp có thể xảy ra, anh V đề nghị vợ làm giấy xác nhận tài sản riêng là chính đáng. Nhưng nếu vợ anh V không đồng ý xác nhận, nên khi thủ tục “sang tên đổi chủ” chưa hoàn tất, anh V có thể cùng bố mẹ mình đến phòng công chứng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng tặng cho nhà bổ sung thêm điều khoản ghi rõ căn nhà này được tặng cho riêng anh V. Câu hỏi 70: Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với chồng là anh D, chị T được sở hữu một căn nhà và đất trị giá 1 tỷ đồng. Hiện nay, căn nhà đang được cho thuê theo hợp đồng dài hạn, nhưng vì phải đi làm ăn xa nên chị T không có điều kiện về thường xuyên để quản lý, coi sóc ngôi nhà đó, chị T cũng không nhờ được ai quản lý thay. Trong trường hợp này, pháp luật có quy định gì về việc quản lý tài sản riêng sau khi chia không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. Trong trường hợp trên, ngôi nhà theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được xác định là tài sản riêng của chị T, trường hợp của chị là không thể tự mình quản lý và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý 78